Falundafa.org

Chuyển Pháp Luân

Bài giảng thứ ba

Tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử

Mọi người biết chăng? Tôi làm việc gì đây? Đối với tất cả học viên tôi đều dẫn dắt như là đệ tử, bao gồm cả người tự học mà có thể tu luyện một cách chân chính. Truyền công lên cao tầng, mà không dẫn dắt chư vị như thế thì không thể được; điều ấy tương đương với [việc làm] vô trách nhiệm, làm loạn. Chúng tôi cấp cho chư vị bao nhiêu thứ như thế, cho chư vị biết được bao nhiêu [Pháp] lý mà người thường không đáng được biết; tôi truyền Đại Pháp này cho chư vị, lại còn cấp cho chư vị rất nhiều thứ nữa. Giúp chư vị tịnh hoá thân thể rồi, với lại còn liên quan đến một số vấn đề khác nữa; do vậy không dẫn dắt chư vị như đệ tử, [thì] hoàn toàn không thể được. Tiết lộ cho một người thường nhiều thiên cơ tuỳ tiện như thế, điều ấy không được phép. Nhưng có một điểm, thời đại hiện nay đã biến đổi, chúng ta cũng không phải theo hình thức dập đầu chắp tay lạy nữa. Hình thức ấy không có tác dụng gì; làm thế giống như tôn giáo; chúng ta không làm như vậy. Bởi vì chư vị dập đầu xong, bái sư xong, ra khỏi cửa lại quay lại là chư vị khi xưa, nơi người thường muốn làm gì liền làm nấy, chỉ vì danh lợi của mình mà tranh mà đấu, thì hỏi [dập đầu bái sư] có tác dụng gì? Chư vị [thậm chí còn] có thể lấy cờ hiệu của tôi làm bại hoại danh dự Đại Pháp!

Việc tu luyện chân chính đều dựa vào cái tâm của chư vị mà tu; chỉ cần chư vị có thể tu, chỉ cần chư vị có thể tu một cách vững bước tinh tấn và kiên định, thì chúng tôi sẽ dẫn dắt chư vị như là đệ tử; [nếu] chẳng đối xử như thế thì không thể được. Nhưng có một số người vẫn không nhất định có thể thật sự tự coi bản thân họ là người tu luyện mà [tiếp tục] tu; có người không thể [làm được như vậy]. Nhưng rất nhiều người sẽ đi theo tu luyện thật sự. Chỉ cần chư vị còn tu, thì chúng tôi sẽ dẫn dắt chư vị như những đệ tử.

Hàng ngày cứ luyện mấy bộ động tác ấy, vậy có thể tính là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp không? Không nhất định [là vậy]. Bởi vì tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính chúng tôi đề ra mà [tự] yêu cầu, cần phải thật sự đề cao tâm tính bản thân; ấy mới là tu luyện chân chính. Chư vị cứ luyện các động tác ấy, [nhưng] tâm tính không đề cao lên, không có năng lượng lớn mạnh để gia trì mọi thứ, [thì] chưa nói chuyện tu luyện được; chúng tôi cũng không thể coi chư vị là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Chư vị nếu cứ như thế mãi, đành rằng chư vị luyện công, nhưng không [thực sự] chiểu theo yêu cầu của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, chư vị không đề cao tâm tính, ở chốn người thường chư vị vẫn hành xử như xưa, rất có thể chư vị vẫn gặp phải những sự cố phiền phức này khác; [khi] xử lý không đúng, chư vị thậm chí có thể nói Pháp Luân Đại Pháp đã làm cho chư vị luyện công thiên [sai] như thế; điều này có thể xảy ra. Vậy nên chư vị phải chiểu theo yêu cầu tiêu chuẩn tâm tính của chúng tôi mà hành xử, ấy mới là người tu luyện chân chính. Tôi đã nói cho mọi người vậy là rất rõ; do đó mọi người đừng tìm tôi để làm cái việc bái sư hình thức ấy; chư vị chỉ cần thật sự tu, thì tôi sẽ đối đãi như vậy với chư vị. Pháp thân của tôi nhiều không tính được; không chỉ là số học viên này, dẫu nhiều hơn nữa tôi cũng quản được.

Công pháp Phật gia và Phật giáo

Công [pháp] Phật gia không phải là Phật giáo, điểm này tôi giảng rõ cho chư vị; thực ra công [pháp] Đạo gia cũng không phải là Đạo giáo. Trong chúng ta có một số người cứ không hiểu rõ điều này. Một số vị là hoà thượng ở chùa, cũng có một số vị là cư sỹ, họ tự cho rằng họ hiểu biết nhiều điều trong Phật giáo, nên họ chẳng e dè gì mà cứ tuyên truyền những điều trong Phật giáo cho các học viên chúng tôi. Tôi nói với chư vị rằng, chư vị đừng làm thế; bởi vì đây là sự việc trong các pháp môn khác nhau. Tôn giáo có hình thức của tôn giáo; còn ở đây chúng tôi truyền một bộ phận pháp môn tu luyện của chúng tôi; trừ các đệ tử chuyên tu của Pháp Luân Đại Pháp, thì [chúng tôi] không giảng hình thức tôn giáo; vậy nên [chúng tôi] không phải là Phật giáo trong thời kỳ mạt Pháp.

Pháp trong Phật giáo chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật Pháp; còn có nhiều Đại Pháp cao thâm khác; trong mỗi tầng lại có các Pháp khác nhau. Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Tịnh Độ [tông], Mật tông, v.v. chỉ mấy pháp môn ấy; đếm ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn thể Phật Pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật Pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với Phật giáo nguyên thuỷ cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại.

Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni sáng lập vào 2 nghìn 5 trăm năm trước đây tại Ấn Độ cổ. Thời ấy sau khi Thích Ca Mâu Ni khai công khai ngộ, trong ký ức của Ông nhớ lại những điều bản thân mình đã tu luyện trước đây, [Ông] lấy những điều [tu luyện] ấy truyền rộng ra độ nhân. Pháp môn của Ông bất kể có xuất ra bao nhiêu vạn cuốn kinh sách, kỳ thực là 3 chữ, đặc điểm pháp môn của Ông gọi là “Giới Định Huệ”. Giới, chính là cấm hẳn hết thảy dục vọng nơi người thường, cưỡng chế chư vị vứt bỏ những truy cầu lợi ích, đoạn tuyệt khỏi hết thảy những điều thế tục này khác. Như thế tâm của họ sẽ biến thành ‘không’, điều gì cũng chẳng mong nghĩ, họ có thể định lại được; chúng tương phụ tương thành [cho nhau]. Sau khi định lại được rồi, thì cần đả toạ thực tu, dựa vào định lực mà tu lên; đó chính là phần tu luyện chân chính của pháp môn ấy. Họ cũng không giảng thủ pháp, không cải biến bản thể của mình. Họ chỉ tu cái công [xác định] tầng cao thấp của mình, vậy nên [họ] chỉ một điều là tu tâm tính của mình; không tu mệnh nên cũng không giảng diễn hoá của công. Đồng thời trong khi định thì họ tăng cường định lực, trong khi đả toạ thì chịu khổ, [và] tiêu nghiệp của họ. Huệ, ấy chính là chỉ người đã khai công khai ngộ, đại trí đại huệ. Thấy được chân lý của vũ trụ, thấy chân tướng của mỗi tầng không gian; thần thông đại hiển. Khai huệ, khai ngộ ấy, còn được gọi là ‘khai công’.

Thời Thích Ca Mâu Ni sáng lập pháp môn này, ở Ấn Độ có 8 tôn giáo đang đồng thời lưu truyền. Có một tôn giáo thâm căn cố đế gọi là Bà La Môn giáo. Trong những năm tại thế, Thích Ca Mâu Ni đã luôn luôn phát sinh hình thái đấu tranh về ý thức [quan điểm] với các tôn giáo khác. Vì điều mà Thích Ca Mâu Ni truyền là chính Pháp, do đó trong suốt quá trình truyền Pháp, Phật Pháp mà Ông truyền càng ngày càng hưng thịnh. Còn các tôn giáo khác càng ngày càng suy tàn; ngay cả Bà La Môn giáo vốn đã cắm rễ sâu nơi ấy cũng lâm vào trạng thái bên bờ diệt vong. Nhưng sau khi Thích Ca Mâu Ni [nhập] niết bàn, các tôn giáo khác lại bắt đầu hưng thịnh trở lại; đặc biệt là Bà La Môn giáo, lại bắt đầu hưng thịnh trở lại. Còn khi ấy trong Phật giáo xuất hiện tình huống gì? Có một số tăng nhân đã ở các tầng khác nhau khai công, khai ngộ rồi, [nhưng] mà tầng mà [họ] khai [công khai ngộ] lại tương đối thấp. Thích Ca Mâu Ni đạt đến tầng Như Lai; còn nhiều tăng nhân không hề đạt được đến tầng ấy.

Tại các tầng khác nhau Phật Pháp có các hiển hiện khác nhau; nhưng [tầng] càng cao [thì] càng tiếp cận chân lý, [tầng] càng thấp thì càng viễn ly với chân lý. Vậy nên một số tăng nhân khai công khai ngộ tại tầng thấp rồi, họ dùng hiển tượng trong vũ trụ mà họ thấy tại tầng của bản thân mình, tình huống mà [họ] hiểu được và [Pháp] lý mà [họ] ngộ được, để giải thích những lời mà Thích Ca Mâu Ni đã từng giảng. Nghĩa là, đối với Pháp mà Thích Ca Mâu Ni từng giảng có các tăng nhân tiến hành giải thích thế này, [hoặc] giải thích thế khác. Lại có một số tăng nhân lấy những điều bản thân mình tham ngộ mà giảng nói như thể đó là lời của Thích Ca Mâu Ni, chứ họ không giảng [bằng] những lời nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni. Như thế làm diện mục của Phật Pháp sai khác hẳn, hoàn toàn không còn là Pháp mà Thích Ca Mâu Ni đã truyền; rốt cuộc đã làm Phật Pháp trong Phật giáo tại Ấn Độ tiêu mất. Đó là bài học lịch sử quan trọng bậc nhất; vậy nên Ấn Độ sau này không còn Phật giáo nữa. Trước khi tiêu mất, Phật giáo trải qua nhiều lần cải tổ, cuối cùng kết hợp với những điều của Bà La Môn giáo, mà hình thành tại Ấn Độ một tôn giáo [đến] hiện nay, gọi là Ấn Độ giáo. [Họ] cũng không thờ cúng Phật nào cả, mà thờ cúng những thứ khác; [họ] cũng không tin theo Thích Ca Mâu Ni; đã xảy ra tình huống như thế.

Phật giáo trong quá trình phát triển, đã xuất hiện một số lần cải tổ rất lớn. Một là [xảy ra] không lâu sau khi Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế; có người căn cứ theo [Pháp] lý ở cao tầng mà Thích Ca Mâu Ni giảng, để sáng lập ra Đại Thừa Phật giáo. [Về những ai nhìn] nhận rằng Pháp mà Thích Ca Mâu Ni giảng công khai là giảng cho người [tu] bình thường nghe, dùng để giải thoát tự thân, đạt đến quả vị La Hán, không giảng phổ độ chúng sinh; được gọi đó là [theo] Tiểu Thừa Phật giáo. Hoà thượng tại các nước Đông Nam Á bảo lưu theo phương pháp tu luyện nguyên thuỷ từ thời đại của Thích Ca Mâu Ni; người Hán chúng ta gọi đó là Tiểu Thừa Phật giáo. Tất nhiên tự họ không thừa nhận [điều ấy]; họ nhìn nhận rằng họ kế thừa những điều nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni. Quả đúng là như vậy; trên cơ bản họ kế thừa phương pháp tu luyện của thời đại Thích Ca Mâu Ni.

Đại Thừa Phật giáo vốn đã qua cải tổ ấy, sau khi truyền nhập vào Trung Quốc chúng ta, ở Trung Quốc chúng ta [Đại Thừa Phật giáo] đã cố định lại; đó chính là Phật giáo đang lưu truyền ở nước ta hiện nay. Trên thực tế thì nó đã thay đổi toàn bộ diện mạo so với Phật giáo của thời đại Thích Ca Mâu Ni: từ trang phục cho đến toàn bộ các trạng thái tham ngộ, [và] quá trình tu luyện đều đã đổi khác. Phật giáo nguyên thuỷ chỉ nhìn nhận Thích Ca Mâu Ni là tổ tôn để thờ cúng; nhưng [trong] Phật giáo hiện đại đã xuất hiện khá nhiều vị Phật cũng như các Đại Bồ Tát; hơn nữa đó là tín ngưỡng đa Phật. Xuất hiện tín ngưỡng đối với rất nhiều Phật Như Lai; trở thành một chủng Phật giáo đa Phật. Ví dụ: Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Đại Nhật Như Lai, v.v.; cũng xuất hiện nhiều Đại Bồ Tát. Như vậy, toàn thể Phật giáo đã hoàn toàn khác xa với [Phật giáo] nguyên sơ do Thích Ca Mâu Ni sáng lập thuở xưa.

Tại thời kỳ ấy còn phát sinh một quá trình cải tổ nữa, từ Bồ Tát Long Thọ truyền xuất ra một chủng phương pháp mật tu; [nó] từ Ấn Độ đi qua Afghanistan, sau đó tiến vào vùng Tân Cương nước ta mà truyền vào đất người Hán; [lúc ấy] đúng vào [triều] đại nhà Đường, nên gọi đó là ‘Đường Mật’. Bởi vì Trung Quốc chúng ta chịu ảnh hưởng rất mạnh của Nho gia, quan niệm đạo đức khác với các dân tộc nói chung. Trong pháp môn tu luyện Mật tông này có [những] điều của nam nữ song tu, xã hội thời ấy không thể tiếp thụ; do vậy vào thời kỳ diệt Phật trong những năm Hội Xương [triều] đại nhà Đường thì nó đã bị trừ dứt hẳn; Đường Mật đã bị tiêu mất ở nơi người Hán chúng ta. Nhật Bản hiện nay có [môn] gọi là ‘Đông Mật’, [đó] chính là học từ Trung Quốc chúng ta vào thời ấy; nhưng họ không hề qua quán đỉnh. Theo Mật tông giảng, không qua quán đỉnh mà học những điều của Mật tông, thì thuộc về trộm Pháp, không được thừa nhận là thân thụ. Một nhánh khác từ Ấn Độ, Nepal truyền nhập vào Tây Tạng, gọi là ‘Tạng Mật’, từ đó lưu truyền đến nay. Trên cơ bản Phật giáo có những việc như thế; một cách rất đơn giản và khái quát, tôi đã nói một lượt về quá trình diễn biến phát triển của nó. Toàn thể Phật giáo trong quá trình phát triển, còn xuất hiện [những môn] giống như Thiền tông do Đạt Ma sáng lập, còn có Tịnh Độ tông, Hoa Nghiêm tông, v.v.; tất cả đều chiểu theo điều Thích Ca Mâu Ni từng giảng rồi tham ngộ [mà] ra; chúng đều thuộc về Phật giáo đã qua cải tổ. Trong Phật giáo có hơn mười pháp môn như vậy; chúng đều đi theo hình thức tôn giáo, do đó đều thuộc về Phật giáo.

Các tôn giáo sinh ra trong thế kỷ này; [mà] không chỉ thế kỷ này, mấy thế kỷ trước ở các vùng khác nhau trên thế giới cũng có nhiều tôn giáo mới xuất sinh; phần đông chúng đều là giả. Các Đại Giác Giả độ nhân, [họ] đều có thiên quốc của bản thân mình; Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật, Đại Nhật Như Lai, v.v., các Phật Như Lai ấy độ nhân, [họ] đều có thế giới do bản thân mình chủ trì. Tại hệ Ngân Hà này của chúng ta, có trên một trăm thế giới như thế; Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng có thế giới Pháp Luân.

Những pháp môn giả kia độ nhân thì độ đi đâu? Họ không độ nhân được; điều họ giảng ra không phải là Pháp. Tất nhiên có một số người đã sáng lập tôn giáo, mục đích ban đầu [là] họ không muốn sẽ làm ma phá hoại chính giáo. Họ khai công khai ngộ tại các tầng khác nhau, họ thấy được một chút [Pháp] lý; nhưng so với các Giác Giả [có khả năng] độ nhân thì họ khác xa: họ rất thấp. Họ phát hiện một số [Pháp] lý, phát hiện một số điều ở nơi người thường là sai; họ cũng [khuyên] bảo người ta làm điều tốt như thế nào; ban đầu họ cũng không phản đối các tôn giáo khác. Cuối cùng người ta tín phụng họ, cho rằng họ giảng có đạo lý; sau đó ngày càng tin tưởng họ; kết quả một số người sùng bái họ, không sùng bái tôn giáo. Tâm danh lợi của họ xuất hiện, [họ] bảo đại chúng phong [cho họ] làm [vị] nào đó; từ đó trở đi họ lập ra một tôn giáo mới. Tôi nói với mọi người rằng chúng đều thuộc về tà giáo; dẫu chúng chẳng hại người, chúng vẫn là tà giáo. Bởi vì chúng can nhiễu đến [việc] con người tin vào chính giáo; chính giáo là độ nhân, còn chúng thì không thể. Dần dần phát triển, họ quay ra làm điều xấu. Gần đây có nhiều [thứ] loại này đã lưu truyền vào Trung Quốc chúng ta; ví dụ cái gọi là ‘pháp môn Quán Âm’ chính là một trong số ấy. Vậy nên mọi người phải hết sức chú ý; nghe nói rằng một nước ở đông Á có trên 2 nghìn loại [như vậy]; tại Đông Nam Á và các nước Tây phương khác, điều gì cũng có [người] tin; có một quốc gia công nhiên có Vu giáo. Những thứ ấy đều là ma xuất hiện tại thời kỳ mạt Pháp. Thời kỳ mạt Pháp là không phải chỉ nói đến Phật giáo; mà còn nói về rất nhiều không gian từ một tầng rất cao trở xuống đều đã bại hoại rồi. Mạt Pháp không chỉ nói đến mạt Pháp của Phật giáo, mà còn là xã hội nhân loại không [còn] duy trì tâm Pháp [để] ước [chế câu] thúc đạo đức nữa.

Tu luyện phải chuyên nhất

Chúng tôi giảng rằng tu luyện phải chuyên nhất; bất kể chư vị tu như thế nào, thì cũng không thể trộn lẫn với những thứ khác mà loạn tu. Có những cư sỹ, họ vừa tu những điều trong Phật giáo, vừa tu những điều của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi. Tôi nói cho chư vị biết, rốt cuộc chư vị chẳng được gì, chẳng ai cấp gì cho chư vị. Bởi vì chúng tôi đều là Phật gia, nên ở đây có vấn đề tâm tính, đồng thời cũng có vấn đề chuyên nhất. Chư vị chỉ có một thân thể; thân thể chư vị [hỏi] sẽ sinh ra công theo môn nào đây? Làm thế nào để diễn hoá cho chư vị? [Hỏi] chư vị muốn đến đâu? Chư vị tu theo pháp môn nào thì chư vị sẽ đến đó. Chư vị tu theo Tịnh Độ thì chư vị sẽ đến thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà; còn nếu chư vị tu theo Dược Sư Phật thì chư vị sẽ đến thế giới Lưu Ly; trong tôn giáo [cũng] giảng như thế; gọi là ‘bất nhị pháp môn’.

Luyện công mà chúng tôi giảng ở đây, chính là một quá trình diễn hoá công hoàn chỉnh; hoàn toàn tuân theo pháp môn tu luyện của bản thân mình. Hỏi chư vị sẽ đi đến đâu? Chư vị đặt [hai] chân trên hai chiếc thuyền, thì sẽ chẳng được gì. Không chỉ giữa luyện công và tu Phật tại chùa [là] không thể trộn lẫn; [mà] giữa các phương pháp tu luyện, giữa khí công với khí công, giữa tôn giáo với tôn giáo cũng không thể trộn lẫn. Ngay cả cùng một tôn giáo, [thì] giữa các pháp môn của nó cũng không thể đồng thời tu lẫn, chỉ có thể chọn lấy một mà tu thôi. Chư vị tu Tịnh Độ, thì là Tịnh Độ; chư vị tu Mật tông, thì là Mật tông; chư vị tu Thiền tông, thì là Thiền tông. Nếu chư vị đặt chân lên hai thuyền, vừa tu cái này, vừa tu cái kia, thì sẽ chẳng được gì. Vậy cũng nói, trong Phật giáo [cũng] giảng ‘bất nhị pháp môn’, cũng không cho phép chư vị tu lẫn. Họ cũng luyện công, họ cũng tu luyện; quá trình sinh thành của công nơi họ đều chiểu theo quá trình tu luyện và diễn hoá trong pháp môn của bản thân họ mà [tiến hành]. Tại các không gian khác cũng có một quá trình diễn hoá cái công [ấy], cũng là quá trình hết sức phức tạp hết sức huyền diệu; không thể tuỳ tiện trộn lẫn những thứ khác vào mà tu được.

Một số cư sỹ, nghe thấy đây là công pháp Phật gia, liền lôi kéo học viên của chúng tôi lên chùa quy y. Tôi nói với chư vị rằng, các học viên chúng ta đang ngồi đây, chớ có ai làm điều đó. Chư vị phá hoại Đại Pháp của chúng tôi, cũng phá hoại giới luật của Phật giáo; đồng thời chư vị can nhiễu đến học viên, [chư vị] khiến người ta không đắc được gì hết; điều ấy không thể được. Tu luyện là vấn đề nghiêm túc, nhất định phải chuyên nhất. Bộ phận [môn pháp] mà chúng tôi truyền nơi người thường, tuy rằng không phải tôn giáo, nhưng mục tiêu tu luyện là nhất trí [với nhau]; đều là [cùng] một mục đích đạt đến khai công khai ngộ, công thành viên mãn.

Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sỹ, càng không có ai quản. Dẫu rằng chư vị đã bái sư, nhưng người được gọi là ‘sư’ ấy cũng là một người tu luyện; người ấy mà không thực tu thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên được. Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được. Đến thời mạt Pháp, vũ trụ đã phát sinh biến đổi to lớn, thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng không còn tốt nữa; những người có công năng (kể cả hoà thượng) đã phát hiện ra tình huống này. Hiện nay toàn thế giới chỉ mình cá nhân tôi đang công khai truyền chính Pháp; tôi làm điều mà người ta trước đây chưa làm; ngoài ra vào thời mạt Pháp [tôi] đã mở cửa lớn [pháp môn] này. Thực ra [điều này] nghìn năm chẳng gặp, vạn năm chẳng gặp; nhưng có thể độ được không cũng chính là có thể tu được không thì còn tuỳ vào bản thân [chư vị]; điều tôi giảng là [Pháp] lý của cả vũ trụ to lớn này.

Tôi cũng không bảo là chư vị phải học Pháp Luân Đại Pháp của tôi; điều tôi giảng là một [Pháp] lý: [Nếu] chư vị muốn tu luyện [thì] chư vị nhất định phải chuyên nhất; nếu không [thì] chư vị hoàn toàn không thể tu luyện được. Tất nhiên nếu chư vị không muốn tu luyện, [thì] chúng tôi cũng không quản chư vị; Pháp là để giảng cho người tu luyện chân chính nghe; do vậy nhất định phải chuyên nhất; ngay cả ý niệm của công pháp khác cũng không được xen lẫn vào. Ở đây tôi không giảng hoạt động ý niệm; Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi không có bất cứ ý niệm hoạt động nào hết; do vậy mọi người cũng đừng xen thêm ý niệm nào vào trong đây. Nhất định phải chú ý điểm này: trên cơ bản không có hoạt động ý niệm; Phật gia giảng ‘không’, Đạo gia giảng ‘vô’.

Tôi có một lần lấy tư tưởng của mình liên [kết] với bốn, năm Đại Giác Giả và Đại Đạo ở tầng cực cao. Nói cao [đến đâu], từ người thường mà xét thì quả thật là cao [đến mức] người ta có nghe cũng sửng sốt [khó tin]. Họ muốn biết trong tâm tôi có nghĩ gì. Tôi tu luyện đã nhiều năm như vậy, người khác muốn biết tư tưởng của tôi thì hoàn toàn không thể được, công năng người khác hoàn toàn không thể đánh vào được. Không ai biết được tôi, họ cũng không biết được tôi nghĩ gì; họ muốn liễu giải hoạt động tư tưởng của tôi, do vậy họ đã được tôi đồng ý, nên có một giai đoạn tư tưởng của tôi và họ liên [kết] với nhau. Sau khi liên [kết], tôi có chút đỉnh chịu không nổi; bất kể tầng của tôi cao bao nhiêu, cũng như tầng của tôi thấp bao nhiêu, bởi vì tôi ở nơi người thường, tôi vẫn còn làm một việc hữu vi: tâm đang độ nhân, để tâm vào việc độ nhân. Nhưng cái tâm của họ tĩnh đến trình độ nào? Tĩnh đến một trình độ đáng sợ. Nếu có một cá nhân tĩnh đến trình độ ấy thì còn được; [nhưng] bốn, năm vị ngồi nơi kia, đều tĩnh đến trình độ ấy, giống như một đầm [sâu] nước chết không có gì trong đó hết; tôi muốn cảm thụ họ mà không thể cảm thụ được. Mấy hôm ấy trong tâm tôi rất khó chịu, chính là cảm thấy một dư vị nào đó. Người thông thường chúng ta không [thể] tưởng tượng được, không [thể] cảm giác được; hoàn toàn là vô vi, [hoàn toàn] là không.

Tu luyện trên cao tầng hoàn toàn không có hoạt động ý niệm; bởi vì chư vị ở nơi người thường gây cơ sở trên tầng này, bộ cơ sở ấy đã được lập xong. Đến tu luyện tại cao tầng, đặc biệt là công pháp của chúng tôi [nó] là tự động, hoàn toàn là tu luyện tự động. Chư vị chỉ cần đề cao tâm tính của mình, công của chư vị sẽ tăng trưởng; thậm chí chư vị không cần phải làm bất cứ thủ pháp nào hết. Động tác của chúng tôi là [để] gia cường những cơ chế tự động; vì sao trong thiền định họ cứ thiền bất động? Hoàn toàn chính là vô vi. Chư vị thấy Đạo gia giảng thủ pháp này, thủ pháp kia, hoạt động ý niệm này nọ, ý niệm dẫn đạo. Tôi nói với chư vị rằng Đạo gia sau khi vượt khỏi tầng về khí một chút, sẽ không còn gì hết; hoàn toàn không giảng ý niệm này, ý niệm kia. Vậy nên có một số người từng luyện những khí công khác, họ vẫn mãi không vứt bỏ được những thứ nào là hô hấp, nào là ý niệm, v.v. Tôi dạy họ những điều đại học, họ vẫn cứ hỏi tôi những việc của học sinh tiểu học: dẫn đạo ra sao, hoạt động ý niệm thế nào; họ đã quen như thế rồi; họ nhìn nhận rằng khí công chính là như vậy, kỳ thực không phải vậy.

Công năng và công lực

Chúng ta có nhiều người nhận thức chưa rõ về các danh từ trong khí công; cũng có người cứ lẫn lộn không rõ mãi. Họ nói ‘công năng’ thành ‘công lực’, ‘công lực’ lại nói thành ‘công năng’. Chúng ta dựa vào tâm tính của chính mình mà tu [luyện] ra loại công ấy, [nó đã] đồng hoá với đặc tính của vũ trụ, [và là] đức của bản thân diễn hoá trở thành công. Đó chính là quyết định tầng cao thấp của cá nhân, công lực lớn nhỏ, vấn đề quả vị cao thấp của họ; công ấy chính là then chốt bậc nhất. Trong quá trình tu luyện, người ta sẽ xuất hiện một loại trạng thái nào? Có thể xuất hiện một số ‘công năng đặc dị’, mà chúng tôi gọi tắt là ‘công năng’. Còn cái công đề cao tầng mà chúng tôi vừa nói đến, nó được gọi là ‘công lực’. Tầng càng cao thì công lực càng lớn, công năng càng mạnh.

Công năng chỉ là sản phẩm phụ trong quá trình tu luyện, [chúng] không đại biểu cho tầng, không phải đại biểu [rằng] tầng cao hay thấp của cá nhân, công lực lớn hay nhỏ; có người có thể xuất hiện nhiều [công năng], có người xuất hiện ít. Ngoài ra công năng cũng không phải là thứ để truy cầu như là điều chủ yếu để tu mà có thể đạt được. [Chỉ] khi người [tu luyện] định rõ là họ tu luyện một cách chân chính, họ mới có thể xuất công năng; không thể coi [công năng] là mục đích chủ yếu để mà tu. Chư vị muốn luyện thứ ấy để làm gì? Mong sử dụng nơi người thường phải không? Tuyệt đối không thể cho phép chư vị tuỳ tiện dùng chúng ở nơi người thường; do đó càng [truy] cầu càng không có. Bởi vì chư vị [truy] cầu, bản thân [truy] cầu chính là tâm chấp trước; tu luyện cần từ bỏ chính là tâm chấp trước.

Có rất nhiều người tu luyện đã đến cảnh giới rất cao thâm, [mà] họ chưa có công năng. Sư phụ giúp họ khoá lại hết, e rằng họ giữ mình không vững mà phạm điều xấu; do đó ngay từ đầu trở đi đã không cho phép họ thi triển thần thông của mình; người như vậy tương đối nhiều. Công năng chịu sự chi phối của ý thức con người. Trong khi người ta ngủ, có thể kiềm chế không vững bản thân, rất có thể nằm mộng mà đến sáng hôm sau trời đất đảo lộn cả; điều này không được phép. Bởi vì tu luyện nơi người thường, nên hễ mà có công năng to lớn thì thường không được phép dùng; hầu hết đều bị khoá lại; nhưng cũng không tuyệt đối. Có rất nhiều người tu luyện rất tốt mà không bị khoá; [họ] có thể giữ mình rất tốt, [nên họ] được phép có một bộ phận công năng. Với những người này, [nếu] chư vị bảo họ lấy công năng ra hiển thị một cách tuỳ ý, [thì] họ tuyệt đối không làm thế; họ có thể giữ mình vững vàng.

Phản tu và tá công

Có người chưa từng luyện công, hoặc chỉ mới học được một vài điều trên lớp học khí công, nhưng chúng đều thuộc về chữa bệnh khoẻ người, chứ không phải là tu luyện nào hết. Tức là, những người này, họ chưa được chân truyền; nhưng đột nhiên trong một đêm mà họ có được công. Chúng tôi giảng một chút về loại công ấy đã đến như thế nào; có một vài hình thức.

Có một loại thuộc về phản tu. ‘Phản tu’ là gì? Chúng ta có những người cao tuổi muốn tu luyện; tu luyện từ đầu [đối với họ] là [chuyện] đã muộn. Vào lúc phong trào khí công đang lên cao họ cũng muốn tu luyện; họ biết rằng khí công có thể làm điều tốt cho người khác, đồng thời có thể đề cao bản thân; họ có một nguyện vọng như vậy, mong muốn đề cao [lên], mong muốn tu luyện. Nhưng những năm trước trong cao trào khí công, các khí công sư đều phổ cập khí công, nhưng không hề có ai thật sự truyền [giảng] những điều ở cao tầng. Cho đến tận hôm nay, thật sự truyền công tại cao tầng một cách công khai, thì chỉ có một mình cá nhân tôi làm, không có người thứ hai. Phàm là phản tu, đều 50 tuổi trở lên, là người tuổi đã cao niên, căn cơ tốt phi thường, trên thân mang những thứ rất tốt, hầu như người ta đều muốn [thu làm] đồ đệ, làm đối tượng truyền thừa. Tuy nhiên những người này tuổi tác đã cao, lại mong muốn tu [luyện]; nói chuyện sao dễ vậy! Hỏi tìm sư phụ nơi đâu? Nhưng khi họ muốn tu luyện, cái tâm ấy hễ nghĩ như thế, [thì] chính như vàng kim loé sáng, chấn động thế giới mười phương. Người ta nói [đó là] Phật tính; chính là nói đến Phật tính đã xuất lai.

Từ cao tầng mà xét, sinh mệnh con người chẳng phải vì để làm người. Là vì sinh mệnh con người sản sinh nơi không gian vũ trụ, đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ, là tính bản thiện, là lương thiện. Nhưng vì sau khi những thể sinh mệnh nhiều lên, nó cũng sản sinh ra một chủng quan hệ xã hội; do đó trong số ấy có những người biến đổi thành tự tư hoặc không còn tốt, nên không thể [tồn tại] ở trên tầng rất cao kia được nữa, nên phải rớt xuống, rớt xuống một tầng. Tại tầng ấy họ lại trở nên không tốt nữa, lại rớt xuống tiếp, rớt xuống; cuối cùng rớt xuống đến tầng người thường này. Đã rớt xuống đến tầng này, thì con người phải bị tiêu huỷ triệt để; tuy nhiên những Đại Giác Giả xuất [phát] từ tâm từ bi, quyết định ở hoàn cảnh tối khổ ấy cấp cho con người một lần cơ hội nữa: [họ] sáng tạo ra không gian này.

Người ở các không gian khác đều không tồn tại cái thân thể này; họ có thể phiêu [đãng bay] lên; họ cũng có thể biến lớn, thu nhỏ. Nhưng ở không gian này cho con người phải có cái thân thể như thế này; [chính là] cái nhục thân này của chúng ta. Sau khi có cái thân thể này, thì lạnh chịu không được, nóng chịu không được, mệt chịu không được, đói chịu không được, thế nào cũng là khổ. Có bệnh chư vị thấy khó chịu; sinh lão bệnh tử ấy, chính là để chư vị trong khổ mà hoàn [trả] nghiệp; xét xem chư vị có thể quay trở về hay không, cấp cho chư vị một cơ hội nữa; do đó con người rớt vào [cõi] mê này. Sau khi rớt xuống đến đây, sáng tạo cho chư vị cặp mắt này, không cho phép chư vị nhìn được không gian khác, không thấy được chân tướng của vật chất. Chư vị nếu có thể trở về, thì khổ nhất cũng là quý nhất; ở trong mê vãng hồi tu dựa vào ngộ tính [chịu] khổ rất nhiều, thì quay về [rất] nhanh. Nếu chư vị còn tệ hơn nữa, thì sinh mệnh sẽ bị tiêu huỷ; do vậy họ {Giác Giả} thấy rằng, sinh mệnh của con người, mục đích không phải [vì] để làm người; [nên] bảo chư vị phản bổn quy chân, quay trở về. Người thường chẳng ngộ ra điểm này; người thường ở nơi xã hội người thường, họ [chỉ] là người thường; muốn phát triển như thế nào, [sống] tốt ra sao. Họ càng [sống] tốt, thì càng tự tư, càng muốn chiếm hữu nhiều, họ càng rời xa đặc tính vũ trụ, họ tiến đến diệt vong.

Trên cao tầng thì [nhận] thấy như thế; chư vị cho rằng đang tiến lên, nhưng trên thực tế là thoái lùi. Nhân loại cho rằng khoa học đang phát triển tiến bộ, thực ra cũng chỉ bất quá là đi theo quy luật vũ trụ. Trương Quả Lão trong bát tiên cưỡi lừa ngược; rất ít người biết được tại sao ông lại cưỡi lừa ngược. Ông phát hiện rằng đi về trước lại chính là thụt lùi, nên ông quay trở lại cưỡi như thế. Vậy nên một khi người ta nghĩ đến tu luyện, [thì] các Giác Giả thấy rằng tâm ấy cực kỳ trân quý, nên có thể giúp đỡ một cách vô điều kiện. Cũng như học viên chúng ta ngồi đây hôm nay, nếu chư vị [muốn] tu luyện thì tôi có thể giúp chư vị vô điều kiện. Nhưng nếu làm một người thường, chư vị muốn coi bệnh, cầu mong điều này, cầu mong điều khác, thì không được, không thể giúp chư vị được. Vì sao? Vì chư vị muốn làm người thường; người thường nên phải sinh lão bệnh tử, nên phải như thế; hết thảy đều có quan hệ nhân duyên, không thể làm rối loạn. Trong sinh mệnh [đường đời] một cá nhân của chư vị đáng lẽ không có tu luyện; hiện nay chư vị muốn tu luyện; thì cần phải an bài lại đường [đời] từ nay trở đi cho chư vị; và cũng có thể điều chỉnh thân thể cho chư vị.

Vì vậy con người muốn tu luyện, ngay khi nguyện vọng ấy xuất ra, các Giác Giả nhìn thấy rồi, thật là quá trân quý. Nhưng giúp thế nào đây? Trên thế gian có sư phụ nào dạy? Hơn nữa đây là người đã trên 50 tuổi; các Đại Giác Giả không thể dạy được; bởi vì nếu họ hiển hiện ra để dạy chư vị, giảng Pháp và dạy công cho chư vị, thì đó là tiết lộ thiên cơ; họ cũng phải hạ [tầng] xuống; con người tự bản thân làm điều xấu mà rớt vào cõi mê này, nên phải ngộ trong mê mà tu; do đó Giác Giả không thể dạy. Nếu nhìn thấy một vị Phật sống rõ ràng giảng Pháp cho chư vị, lại còn dạy công cho chư vị, [thì cả] những kẻ thập ác bất xá cũng đều đến học, ai ai cũng tin theo; vậy còn gì để ngộ; sẽ không tồn tại vấn đề về ngộ. Bởi vì con người tự mình rớt đến cõi mê này, lẽ ra đã bị huỷ diệt; [các Giác Giả] cấp cho chư vị một cơ hội ở trong mê ấy mà có thể quay về. [Nếu] có thể quay về, thì quay về; không quay về được, thì tiếp tục luân hồi và [chịu] huỷ diệt.

Con đường là tự mình đi; chư vị muốn tu luyện thì làm thế nào đây? Họ nghĩ đến cách này; bởi vì lúc ấy khí công lên thành cao trào, cũng là một loại biến hoá của thiên tượng. Vì vậy để phối hợp với loại thiên tượng ấy, người ta {các Giác Giả} theo vị trí tâm tính của họ {người tu luyện} mà cấp thêm công cho họ, cấp thêm lên thân họ [thông qua] một loại ống mềm; giống như vòi nước: [họ] mở ra là nó {công} sẽ đến. Họ muốn phát công thì công đến; [kỳ thực] họ không phát công, bản thân họ chưa có công; chính là trạng thái như thế, nó được gọi là ‘phản tu’: từ cao xuống thấp mà tu viên mãn.

Tu luyện bình thường của chúng ta, là tu từ thấp lên cao, mãi cho đến khai công tu viên mãn. [Người] được gọi là ‘phản tu’ này, tuổi đã cao mà tu từ thấp lên cao sẽ không kịp, nên họ tu từ cao về thấp sẽ nhanh hơn; hiện tượng ấy cũng là thời đó tạo thành. Tâm tính của những người này cần phải rất cao; tại nơi vị trí tâm tính của họ mà họ được cấp thêm năng lượng lớn như vậy. Mục đích để làm gì? Một là để phối hợp với thiên tượng lúc bấy giờ; người ấy làm điều tốt đồng thời họ có thể chịu khổ. Vì đối mặt với người thường, các thứ tâm của người thường đều can nhiễu đến chư vị. Có người chư vị chữa lành bệnh cho họ rồi, họ vẫn không hiểu được chư vị; khi chữa bệnh cho họ chư vị đã trục khỏi thân họ biết bao thứ xấu, trị giúp họ đến một mức độ nào đó, nhưng lúc ấy chưa có thể hiện biến đổi rõ ràng [ra bên ngoài]. Nhưng trong tâm họ không vừa ý, không cảm tạ chư vị; có khi còn nguyền rủa rằng chư vị lừa họ! Chính là đối mặt với những vấn đề ấy, để tâm của chư vị được ‘ma luyện’ trong hoàn cảnh ấy. [Giác Giả] cấp công cho họ mục đích là để họ tu luyện, đề cao lên trên. Khi làm điều tốt [họ] lại đồng thời khai phát công năng bản thân, tăng công của chính mình; nhưng một số người không hiểu đạo lý này. Chẳng phải tôi đã giảng rồi sao? Không thể giảng Pháp cho họ; ngộ được thì ngộ được; đây là vấn đề về ngộ; ngộ không được thì chẳng còn cách nào nữa.

Có vài người khi nhận công, một đêm đang ngủ đột nhiên nóng không chịu được, không thể đắp chăn; sáng sau dậy sờ vào đâu thì đó có điện. Họ biết là công đã đến; thân thể của ai có chỗ đau, thì chỉ cần làm qua một cái là khỏi không có sai chạy, quả là tốt. Từ đó trở đi họ biết là [họ] có công; [họ] làm khí công sư, treo biển hiệu; họ tự phong cho mình là ‘khí công sư’ mà hành nghề. Ban đầu, bởi vì cá nhân này là còn rất tốt, họ trị bệnh giúp người ta xong, người ta đưa tiền cho họ, đưa tặng thứ này thứ khác cho họ, họ có thể không nhận, cự tuyệt hết. Tuy nhiên chẳng trụ vững nổi trong thùng thuốc nhuộm lớn [là xã hội] người thường mà không bị ô nhiễm; bởi vì những người thuộc loại phản tu này chưa hề trải qua [quá trình] thật sự tu luyện tâm tính; giữ vững tâm tính của bản thân rất là khó. Dần dần tặng những đồ kỷ niệm nhỏ thì họ nhận; rồi dần dần tặng phẩm lớn cũng nhận; cuối cùng đưa ít quá thì không ưng ý. Rốt cuộc họ nói: ‘Đưa tôi nhiều thứ thế làm gì, đưa tiền là được rồi!’ Đưa ít tiền quá là không được. Người này cũng chẳng phục những khí công sư chân truyền, và tai họ rót đầy những lời khen tụng của người ta về những bản sự của họ. Nếu ai nói họ không tốt, họ sẽ không vừa ý; tâm danh lợi đã xuất hiện hoàn toàn; họ tưởng rằng mình cao minh hơn những người khác, mình thật xuất sắc. Họ tưởng rằng cái công cấp cho họ, là để họ làm khí công sư, [để họ] phát tài; kỳ thực [công ấy] là để họ tu luyện. Hễ tâm danh lợi dấy lên, thì trên thực tế tâm tính của họ đã rớt xuống rồi.

Tôi đã giảng rằng, tâm tính cao đến đâu, công cao đến đó. Đã rớt xuống thì cái công ấy không thể cấp cho họ lớn như trước nữa, cần tuỳ theo tâm tính mà cấp; tâm tính cao đến đâu, công cao đến đó. Tâm danh lợi càng nặng, ở chốn người thường rớt xuống càng trầm trọng, công của họ cũng theo đó rớt xuống. Cuối cùng đến khi họ hoàn toàn rớt xuống, [thì] công không được cấp nữa, không có công nào hết. Những năm trước xuất hiện không ít những người như thế; phần nhiều là những phụ nữ trên 50 tuổi. Chư vị thấy các cụ bà tập công, cũng chưa hề được chân truyền, có lẽ đã đến lớp khí công học một số động tác chữa bệnh khoẻ người, nhưng đột nhiên một hôm có công đến. Khi tâm tính hỏng, tâm danh lợi khởi lên liền bị rớt xuống, kết quả hiện nay chẳng là gì cả, đã mất hết công. Hiện nay loại phản tu này bị rớt xuống hết sức nhiều, phần còn lại chỉ lèo tèo thưa thớt. Tại sao? Vì họ không biết rằng đó là để họ tu luyện; họ tưởng rằng đó là để họ phát tài, nổi danh nơi người thường, và làm khí công sư; thực ra đó là để họ tu luyện.

‘Tá công’ là gì? Nó không có hạn chế về tuổi; nhưng có một yêu cầu, cần phải là người có tâm tính đặc biệt tốt. Người ấy hiểu rằng khí công có thể tu luyện, người ấy cũng muốn tu luyện. Tâm ấy muốn tu luyện, nhưng hỏi tìm sư phụ ở đâu? Những năm trước đây quả là có những khí công sư chân chính đã xuất hiện truyền công, nhưng những điều họ truyền đều là chữa bệnh khoẻ người; không có ai truyền dạy lên cao tầng, người ta cũng không có dạy.

Giảng đến tá công, tôi còn giảng một vấn đề này: con người ngoài chủ nguyên thần (chủ ý thức) ra còn có phó nguyên thần (phó ý thức). Có người có một, hai, ba, bốn, có khi đến năm phó nguyên thần. Phó nguyên thần không nhất định có cùng giới tính với người ấy; có [cái] là nam, có [cái] là nữ, không như nhau. Thực ra [ngay cả] chủ nguyên thần cũng không nhất định có cùng [giới tính] với nhục thân; bởi vì chúng tôi đã phát hiện rằng bây giờ nữ nguyên thần của nam có rất nhiều, nam nguyên thần của nữ cũng có rất nhiều; hoàn toàn phù hợp với điều mà hiện nay Đạo gia gọi là thiên tượng âm dương đảo chiều và âm thịnh dương suy.

Thông thường phó nguyên thần của con người đến từ tầng cao hơn so với chủ nguyên thần; đặc biệt một số người, phó nguyên thần của họ đến từ tầng hết sức cao. Phó nguyên thần không phải là phụ thể; nó và chư vị cùng sinh ra từ một thai mẹ, mang cùng một tên với chư vị; [nó] cũng là một bộ phận của thân thể chư vị. Lúc bình thường người ta nghĩ về điều gì, làm việc gì, là do chủ nguyên thần quyết định. Phó nguyên thần chủ yếu gắng sức khống chế chủ nguyên thần của con người để nó không phạm điều xấu; tuy nhiên lúc mà chủ nguyên thần quá ư chấp trước thì phó nguyên thần cũng không giúp gì được. Phó nguyên thần không tiếp thu chỗ mê của xã hội người thường, còn chủ nguyên thần thì dễ bị tiếp thu chỗ mê của xã hội người thường.

Một số phó nguyên thần đến từ tầng rất cao, có thể chỉ còn một chút nữa là đắc chính quả. Phó nguyên thần muốn tu luyện, nhưng chủ nguyên thần lại không muốn tu luyện thì cũng chịu. Một hôm trong cao trào khí công, chủ nguyên thần cũng muốn học công, tu luyện lên cao tầng; tất nhiên suy nghĩ ấy rất chất phác, không có mong nghĩ gì đến truy cầu danh lợi. Phó nguyên thần rất lấy làm ưng ý: ‘Ta muốn tu luyện, nhưng ta không quyết định; ngươi muốn tu luyện, quả là hợp ý ta’. Nhưng hỏi tìm sư phụ nơi đâu? Phó nguyên thần rất có bản sự, nó rời khỏi thân thể đi tìm Đại Giác Giả mà nó đã biết trong đời trước. Bởi vì có một số phó nguyên thần [ở] tầng rất cao, nên có thể rời thân thể; sau khi đến nơi [phó nguyên thần] liền nói muốn tu luyện, muốn mượn công. Người ta thấy cá nhân này rất tốt, [muốn] tu luyện thì tất nhiên giúp thôi; vậy là phó nguyên thần đã mượn được công. Thông thường công ấy có năng lượng tản xạ; nó thông qua đường ống mà truyền dẫn đến; cũng có [trường hợp công] mượn được đã thành hình; [công] đã thành hình thông thường kèm công năng tồn tại.

Như vậy, họ đồng thời có kèm theo công năng; cá nhân này cũng giống như tôi vừa giảng: đêm đang ngủ [cũng] nóng không chịu được, sáng hôm sau ngủ dậy thì thấy có được công. Chạm vào đâu ở đó có điện; có thể trị bệnh cho người ta; họ biết rằng họ có được công. [Công] đến từ đâu? Họ không biết rõ. Họ chỉ biết đại khái là nó đến từ không gian vũ trụ; nhưng cụ thể nó đến như thế nào, thì họ không biết; phó nguyên thần không có bảo cho họ [biết], là vì [kẻ] tu luyện là phó nguyên thần; họ chỉ biết rằng có công truyền đến.

Thông thường người tá công không chịu hạn chế tuổi tác; người ít tuổi có khá nhiều; do vậy mấy năm trước có xuất hiện một số người 20 tuổi, 30 tuổi, 40 tuổi; nhiều tuổi hơn cũng có. Thanh niên thường khó tự chủ bản thân; bình thường chư vị thấy họ rất tốt; khi chưa có bản sự gì nơi xã hội người thường, thì tâm danh lợi của họ rất nhẹ. Rồi một khi nổi danh, thông thường họ rất dễ bị tâm danh lợi can nhiễu; họ cảm thấy năm tháng đời này còn là một chặng đường rất dài, còn cần chạy vạy này khác, [còn cần] phấn đấu một phen để đạt được một mục tiêu nào đó nơi người thường. Do vậy hễ khi công năng xuất hiện, có được bản sự rồi, [thì] thông thường họ lấy [năng lực ấy] làm phương tiện để truy cầu mục tiêu cá nhân nơi xã hội người thường. Điều ấy không được, cũng không được phép sử dụng [công năng] như thế; càng dùng nhiều thì công ấy càng ít; cuối cùng thì chẳng còn chút gì. Những người [tá công] bị rớt như vậy rất nhiều; tôi thấy rằng hiện nay không còn một ai.

Hai tình huống mà tôi vừa giảng đến đều là những người có tâm tính tương đối tốt mà được công; công ấy không phải do bản thân mình [tu] luyện mà thành; nó là từ các Giác Giả; do vậy bản thân công ấy là tốt.

Phụ thể

Có nhiều người chúng ta [đã nghe] về những chuyện trong giới tu luyện về phụ thể [là] những thứ liên quan đến động vật, cáo chồn quỷ rắn v.v. Đó thực ra là gì? Có người giảng rằng luyện công khai phát công năng đặc dị; thực ra không phải là khai phát công năng đặc dị; công năng đặc dị ấy chính là bản năng của con người. Chẳng qua vì thuận theo sự phát triển tiến bộ của xã hội nhân loại, con người ngày càng theo những thứ hữu hình ở trong không gian vật chất trước mắt chúng ta, ngày càng phụ thuộc vào những công cụ hiện đại hoá của mình, nên bản năng của con người chúng ta ngày càng thoái hoá; cuối cùng những chủng bản năng ấy bị làm cho tiêu mất hoàn toàn.

Muốn có công năng, thì phải trải qua tu luyện, [phải] phản bổn quy chân, nó mới tu xuất lai được. Nhưng động vật không có tư tưởng phức tạp như thế; do đó nó câu thông với đặc tính của vũ trụ, nó có bản năng tiên thiên. Có người giảng rằng động vật biết tu luyện, rằng cáo biết luyện đan, rằng con rắn này biết tu luyện v.v. Không phải [là] chúng biết tu luyện; ban đầu chúng cũng chẳng hề biết [đến tu] luyện là gì hết; chính là vì chúng có cái chủng bản năng tiên thiên ấy. Vì vậy dưới một điều kiện đặc định, dưới một hoàn cảnh đặc định, sau thời gian lâu có thể phát huy tác dụng; chúng có thể đắc công, có thể xuất hiện công năng.

Như vậy, chúng có bản sự; trong quá khứ chúng ta giảng là ‘đắc linh khí’, ‘có bản sự’. Từ người thường mà xét, thì động vật kia thật lợi hại, có thể chi phối con người dễ dàng. Thật ra tôi nói rằng không lợi hại; trước mặt người tu luyện chân chính thì nó không là gì hết; chư vị đừng coi nó tu cả 800 năm, cả 1000 năm, chẳng cần đến một ngón tay nhỏ cũng đủ vê nát nó. Chúng tôi giảng động vật có bản năng tiên thiên như vậy, nó có thể có bản sự. Nhưng trong vũ trụ này của chúng ta còn có một [Pháp] lý: chính là không cho phép động vật tu thành. Vì vậy mọi người xem những sách cổ thấy viết rằng mấy trăm năm cần giết chúng một lần, có đại kiếp tiểu kiếp. Đến một thời gian nhất định nếu động vật tăng công, thì phải tiêu diệt chúng, sét sẽ đánh chúng, v.v. không cho phép chúng tu luyện. Bởi vì chúng không được trang bị bản tính con người, chúng không thể tu luyện như con người, không có đặc điểm con người; nếu tu thành thì đảm bảo chúng sẽ thành ma; nên không cho phép chúng tu thành; do đó trời giết chúng; chúng cũng biết điểm này. Tuy nhiên như tôi đã giảng, xã hội nhân loại hiện đang trượt trên dốc lớn, có cả những kẻ không điều ác nào mà không làm; đã đến trạng thái như thế, hỏi xã hội nhân loại chẳng phải nguy hiểm là gì?

Vật cực tất phản! Chúng tôi phát hiện rằng vào mỗi lần chu kỳ huỷ diệt khác nhau của xã hội nhân loại tiền sử, đều phát sinh tình huống là đạo đức của nhân loại đã hết sức bại hoại. Hiện nay tại không gian mà nhân loại chúng ta [đang] sinh tồn cũng như nhiều không gian khác, mọi nơi đều ở trong hoàn cảnh vô vàn nguy hiểm; tại các không gian khác của tầng này cũng lại như thế; chúng cũng muốn mau chóng thoát thân, chúng cũng muốn lên tầng cao hơn; đề cao tầng thì chúng tưởng rằng có thể trốn thoát được. Nói sao dễ dàng vậy! Muốn tu luyện, thì cần phải có thân thể người; do đó xuất hiện [tình huống có] người luyện công bị phụ thể [nhập vào], [đó] là một [trong những] nguyên nhân.

Có người nghĩ: ‘Nhiều Đại Giác Giả, nhiều sư phụ công phu cao như vậy, vì sao không quản [việc này]?’ Trong vũ trụ này của chúng ta còn một [Pháp] lý: bản thân chư vị cầu gì, chư vị muốn gì thì người khác không muốn can thiệp. Ở đây chúng tôi dạy mọi người theo đường chính, đồng thời giảng rõ Pháp cho chư vị, để cho chư vị tự mình ngộ; còn học hay không là vấn đề ở bản thân chư vị. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân. Không ai cưỡng bách hay bức bách chư vị phải tu; tu hay không là vấn đề riêng của cá nhân chư vị; nghĩa là, chư vị theo đường nào, chư vị muốn gì, chư vị mong được gì, không ai can thiệp chư vị hết; chỉ có thể khuyến Thiện.

Có người mà chư vị thấy họ luyện công, thật ra toàn cho phụ thể được [công]. Vì sao chiêu mời phụ thể? Những người luyện công trên toàn quốc, hỏi bao nhiêu người mà đằng sau có phụ thể? Nếu nói ra thì rất nhiều người sẽ không dám luyện công, vì con số ấy làm người ta phát sợ! Vậy vì sao lại xuất hiện tình huống này? Nó đang là cái hoạ loạn xã hội người thường; hỏi tại sao hiện tượng nghiêm trọng này xuất hiện? Cũng là vì nhân loại tự mình chiêu mời chúng đến, bởi vì nhân loại đang bại hoại, đến đâu cũng có ma. Nhất là những khí công sư giả đều mang phụ thể trên thân; họ truyền công chính là truyền những thứ ấy. Trong lịch sử nhân loại không hề cho phép động vật [gắn] lên thân thể người; hễ [gắn] lên là bị giết; ai thấy được đều không cho phép. Tuy nhiên tại xã hội chúng ta ngày nay có người cầu chúng, muốn chúng, cúng [thờ] chúng. Có người nghĩ: ‘Tôi đâu có cầu chúng một cách minh xác!’ Chư vị không cầu chúng, nhưng chư vị [có thể] cầu công năng; các Giác Giả của [môn] tu luyện chính Pháp liệu có thể cấp [công năng] cho chư vị? [Truy] cầu chính là một chấp trước nơi người thường; tâm ấy phải bỏ. Vậy ai có thể cấp? Chỉ có ma tại các không gian khác và động vật mới cấp thôi; vậy chẳng phải tương đương với cầu chúng đến là gì? Chúng liền đến.

Có bao nhiêu người mang cách nghĩ đúng đắn đến luyện công? Luyện công đòi hỏi [coi] trọng đức, làm việc tốt, hành Thiện; ở đâu làm gì đều tự yêu cầu bản thân như vậy. Tại công viên luyện cũng vậy, ở nhà luyện cũng vậy, hỏi có mấy người suy nghĩ như thế? Có những người mà thật không hiểu nổi họ luyện là công gì, khi đang luyện, khi đang chuyển động, thì miệng họ chẳng dứt: ‘A! Mấy cô con dâu nhà này chẳng có hiếu với tôi; mẹ chồng của tôi sao mà quá tệ!’ Có người bình luận từ chuyện đơn vị cho đến quốc gia đại sự, không gì là họ không nói đến; điều gì không phù hợp với quan niệm cá nhân của họ là [họ] bực bội khó chịu. Chư vị gọi đó là tu luyện được không? Còn có người khi luyện công luyện trạm trang, chân mỏi run cả lên, vậy mà não của họ chẳng có nghỉ: ‘Mọi thứ bây giờ đắt đỏ, vật giá leo thang, đơn vị mình lại chưa trả tiền lương; tại sao mình luyện vậy vẫn chưa được công năng? Mình luyện thành công năng rồi; mình cũng làm khí công sư; mình cũng phát tài; mình cũng coi bệnh cho người ta để kiếm tiền’. Một khi họ thấy người khác xuất hiện công năng, thì họ rất sốt ruột, họ nhất mực truy cầu công năng, truy cầu thiên mục, truy cầu khả năng trị bệnh. Mọi người thử nghĩ xem: điều này sai biệt quá xa so với đặc tính Chân Thiện Nhẫn trong vũ trụ chúng ta! Hoàn toàn trái ngược. Nói nghiêm trọng một chút: họ đang luyện tà pháp! Ấy vậy mà họ chẳng tự biết. Họ càng suy nghĩ như thế, ý niệm xuất phát ra lại càng xấu. Những người này chưa hề đắc Pháp; họ không biết [coi] trọng đức; [họ] tưởng rằng luyện công thông qua thủ pháp thì có thể luyện xuất ra công; họ nghĩ rằng mong muốn điều gì thì cũng có thể truy cầu được; họ tưởng như vậy.

Chính vì tư tưởng của bản thân là bất chính, nên [họ] mới chiêu mời những thứ xấu. Con động vật kia nhìn thấy rồi: ‘Vị này muốn luyện công phát tài; vị kia muốn nổi danh, muốn đắc công năng. Được lắm, thân thể hắn cũng khá, những thứ mang trên thân cũng rất tốt; nhưng tư tưởng của hắn quả là tệ; hắn truy cầu công năng mà! Có thể hắn có sư phụ; dẫu hắn có sư phụ ta cũng không sợ’. Nó biết rằng sư phụ của [môn] tu luyện chính Pháp [cũng] thấy được họ truy cầu công năng như thế; càng truy cầu càng không được cấp; đó chính là tâm chấp trước phải vứt bỏ. Họ càng nghĩ như vậy, thì càng không cấp công năng cho họ, họ lại càng không ngộ được; càng truy cầu thì cách nghĩ càng tệ hơn. Cuối cùng sư phụ thở dài thất vọng, thấy rằng cá nhân này không còn hy vọng, nên không chăm sóc cho vị ấy nữa. Có người không có sư phụ, nhưng có [sư phụ] qua đường quản một chút. Bởi vì các Giác Giả tại các không gian khác rất nhiều; Giác Giả thấy vị này, coi thử một chút, theo họ một hôm thì thấy vị này không được, [Giác Giả] bèn bỏ đi; hôm sau lại có một [Giác Giả khác], đến coi một chút thấy cá nhân này không được, liền bỏ đi.

Con động vật biết rằng, vị này có sư phụ cũng vậy, có sư phụ qua đường cũng vậy, sư phụ của họ không thể cho họ những thứ họ truy cầu. Bởi vì [con] động vật không thấy được không gian nơi các Đại Giác Giả ở, nên nó cũng không sợ, nó cứ dùi sâu vào chỗ sơ hở này. Trong vũ trụ chúng ta có một [Pháp] lý, rằng tự mình truy cầu gì, tự mình mong muốn gì, người khác thông thường không thể can thiệp; nó dùi sâu vào sơ hở ấy: ‘Hắn ta muốn thế, ta giúp hắn; ta giúp hắn nào có sai gì?’ Nó cấp [cho vị này]. Mới đầu nó chưa dám gắn lên [thân thể vị ấy]; trước tiên nó cấp cho vị ấy một chút công để thử. Một hôm vị này đột nhiên thật sự thấy công mà mình truy cầu đã đến, lại có thể trị bệnh. Nó thấy thế quả là tốt, giống như chơi khúc nhạc dạo đầu: ‘Ý nguyện của hắn muốn thế, vậy ta sẽ gắn lên [hắn], gắn rồi cấp được nhiều hơn, cấp được thoả thích hơn. Chẳng phải ngươi cầu thiên mục? Kỳ này ta sẽ cấp đủ cho ngươi’, thế là nó gắn lên [thân thể vị kia].

Tư tưởng truy cầu của vị ấy, chính là truy cầu những điều này, thì thiên mục khai mở, lại có thể phát công, còn được một chút công năng nhỏ bé. Vị ấy vui mừng quá đỗi; vị ấy tưởng rằng mình cuối cùng cũng truy cầu được điều ấy rồi, luyện xuất ra rồi; kỳ thực vị ấy chẳng luyện ra gì cả. Vị ấy cho rằng mình có thể thấu thị nhân thể, có thể thấy được thân thể con người có bệnh ở đâu. Thực ra thiên mục vị này hoàn toàn chưa khai mở; [mà] là con động vật đã khống chế đại não của vị ấy, nó lấy con mắt của nó để nhìn, rồi phản ánh lên đại não vị kia; [vậy nên] vị kia tưởng rằng thiên mục của mình đã khai mở. Phát công, ngươi cứ phát công đi, hễ vị ấy duỗi tay ra phát công, thì những móng vuốt con động vật kia cũng từ sau lưng vị ấy cũng chìa ra; khi vị ấy phát công, thì cái đầu rắn thè ra cái lưỡi [chẻ đôi], mà vươn đến chỗ có bệnh, chỗ sưng kia, rồi dùng đầu lưỡi mà liếm liếm. Loại này rất nhiều; phụ thể của những người ấy đều là bản thân họ cầu mong mà đến.

Bởi vì vị này truy cầu, vị ấy muốn phát tài, muốn nổi danh. Tốt quá, công năng kia cũng có, còn có thể trị bệnh, thiên mục lại nhìn được; như thế thật là ưng ý. Con động vật liền thấy ngay: ‘Ngươi chẳng phải muốn phát tài? Tốt, ta sẽ cho ngươi phát tài’. Khống chế đại não của một người thường thật là việc quá dễ dàng. Nó có thể khống chế rất nhiều người đến tìm vị này để coi bệnh, rất nhiều [người] đến. Được lắm, bên này vị ấy đang trị bệnh, bên kia con động vật chỉ thị phóng viên báo chí đăng bài tuyên truyền. Nó khống chế người thường làm những việc như thế; nhưng người đến coi bệnh mà trả ít tiền quá thì không được, [nó] sẽ làm chư vị đau đầu; thế nào chư vị cũng phải đưa nhiều tiền. Danh lợi đều được: đã phát tài lại nổi danh; cũng đã được làm khí công sư. Thông thường những người này không giảng tâm tính, điều gì cũng dám nói; trời là thứ nhất, họ là thứ nhì. Họ dám nói họ là Vương Mẫu Nương Nương, là Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng trần; họ còn dám nói họ là Phật. Vì họ chưa thật sự trải qua tu luyện tâm tính, nên họ luyện công truy cầu công năng; kết quả [họ] đã chiêu mời phụ thể [là] động vật.

Có người có thể nghĩ: ‘Như thế có gì xấu đâu; dẫu sao kiếm tiền, phát tài là được rồi, lại có thể nổi danh nữa’; có không ít người suy nghĩ như vậy. Tôi bảo với mọi người, thật ra [con động vật ấy] nó có mục đích, nó không hề giúp chư vị một cách vô duyên vô cớ. Trong vũ trụ này có [Pháp] lý, gọi là ‘bất thất giả bất đắc’. Nó được gì? Chẳng phải tôi vừa đề cập đến vấn đề này sao? Nó muốn được một điểm tinh hoa của thân thể chư vị để tu thành hình người; nó sẽ ở trên thân thể người mà thu thập tinh hoa của con người. Mà tinh hoa của thân thể người chỉ có một phần ấy; nếu muốn tu luyện, thì chỉ có phần ấy thôi. Nếu chư vị để nó lấy mất, thì chư vị đừng nghĩ đến tu luyện nữa; chư vị còn tu luyện gì nữa đây? Chư vị chẳng còn gì nữa, thì chư vị hoàn toàn không tu luyện được. Có người có thể nói: ‘Tôi cũng không muốn tu luyện; tôi chỉ muốn phát tài; có tiền là được rồi; lo gì!’ Tôi nói với chư vị, chư vị muốn phát tài, tôi giảng đạo lý này ra cho chư vị, thì chư vị sẽ không nghĩ như thế nữa. Vì sao? Nếu nó ly khai khỏi thân chư vị từ sớm, thì chư vị sẽ tứ chi vô lực. Từ đó trở đi, cả đời sẽ như thế; bởi vì tinh hoa con người đã bị nó lấy đi quá nhiều; [còn] nếu nó rời khỏi thân chư vị muộn hơn, thì chư vị chính là một người thực vật; nửa đời về sau chư vị chỉ nằm dài trên giường hít thở mà thôi. Chư vị có tiền liệu có thể tiêu? Có danh liệu chư vị có thể hưởng thụ? Có đáng sợ không?

Sự tình ấy trong những người luyện công hiện nay rất nổi cộm, có rất nhiều. [Động vật] không chỉ [làm] phụ thể, [nó] còn [có thể] giết nguyên thần của con người, nó chui vào nê hoàn cung của người ta, ngụ ở đấy. Nhìn bề ngoài thì là một người, nhưng nó không phải là người; hiện nay đã xuất hiện tình huống này. Bởi vì chuẩn mực đạo đức của nhân loại đã phát sinh biến hoá; có người làm điều xấu, nếu chư vị nói với họ rằng họ đã làm điều xấu, họ chẳng hề tin. Họ cho rằng kiếm tiền, truy cầu tiền, phát tài, đó là điều hết sức hợp lý, là điều đúng đắn; vì thế mà làm hại người khác, làm thương tổn người khác, vì kiếm tiền mà không việc ác nào không làm, điều gì họ cũng dám phạm. [Con động vật ấy] nó không mất, thì nó không được; nó giúp chư vị phải chăng là vô cớ? Nó muốn đoạt những thứ trên thân chư vị. Tất nhiên như tôi đã giảng, người ta đều vì quan niệm của mình chẳng ngay, tâm nơi mình chẳng chính mà [tự] rước lấy rắc rối.

Chúng tôi giảng Pháp Luân Đại Pháp. Tu luyện pháp môn này của chúng tôi, chỉ cần chư vị giữ vững tâm tính, nhất chính áp bách tà, thì chư vị không xuất hiện bất cứ vấn đề gì. Chư vị nếu chẳng giữ vững tâm tính, chư vị truy cầu điều này, truy cầu điều khác, chắc chắn sẽ chiêu mời rắc rối. Có người chẳng dứt bỏ được những thứ đã luyện trước đây; chúng tôi giảng luyện công phải chuyên nhất, tu luyện chân chính phải chuyên nhất. Chư vị chớ coi các khí công sư viết sách; tôi nói với chư vị rằng trong những cuốn sách ấy thứ gì cũng có, và giống như những thứ họ luyện; đó là rắn, đó là cáo, đó là chồn. Chư vị đọc những cuốn sách đó, [thì] những thứ ấy sẽ từ trong chữ mà nhảy ra. Tôi đã giảng, những khí công sư giả ấy đông hơn khí công sư chân chính rất nhiều lần, chư vị không phân biệt được rõ; do đó mọi người nhất định phải giữ vững [tâm tính]. Ở đây tôi không nói chư vị nhất định phải tu luyện Pháp Luân Đại Pháp; chư vị tu môn nào cũng được. Trong quá khứ có một câu: ‘Nghìn năm chẳng được chính Pháp, còn hơn một ngày tu thiền cáo hoang’. Do đó, nhất định phải giữ vững [tâm tính]; tu luyện chính Pháp một cách chân chính, không trộn lẫn bất kể thứ gì vào tu, ngay cả ý niệm cũng không được thêm vào. Pháp Luân của một số người bị biến hình; vì sao biến hình? Họ nói: ‘Tôi có luyện công nào khác đâu?’ Nhưng mỗi khi luyện công, ý niệm của họ [lại] thêm vào những thứ họ từng [luyện] trước đây; chẳng phải là mang thêm chúng vào là gì? Vấn đề phụ thể, chúng tôi chỉ giảng đến đây.

Ngôn ngữ vũ trụ

‘Ngôn ngữ vũ trụ’ là gì? Đó là một người đột nhiên có thể nói một loại lời nói kỳ diệu bí ẩn, líu lo ríu rít, líu lo ríu rít; [họ] nói những gì, chính họ cũng chẳng biết. Người có công năng tha tâm thông có thể hiểu được ngụ ý đại khái, nhưng không thể hiểu được người kia nói cụ thể những gì. Ngoài ra có người có thể nói được nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Có người còn cho rằng [điều này] thật xuất sắc, nhìn nhận đó là bản sự, là công năng. [Thật ra] nó không phải là công năng, cũng không phải là bản sự của người tu luyện, nó không đại biểu cho tầng của chư vị. Vậy nó là gì? Chính là do tư tưởng của chư vị bị một loại linh thể ngoại lai khống chế; chư vị lại còn cho rằng tốt lắm, chư vị thấy hoan hỷ, chư vị thấy cao hứng; chư vị càng cao hứng thì nó khống chế chư vị càng chắc chắn hơn. Đã là một người tu luyện chân chính, chư vị chịu để nó khống chế là sao? Hơn nữa nó đến từ tầng vô cùng thấp; do vậy, chúng ta là những người tu luyện chân chính, nên [chúng ta] không thể chiêu mời những phiền phức đó được.

Con người là trân quý nhất, là anh linh của vạn vật; chư vị chịu để những thứ ấy khống chế là sao? Ngay cái thân thể của mình chư vị cũng chẳng thiết, thật đáng buồn thay! Những thứ ấy có thứ gắn lên thân người, có thứ không gắn lên thân người mà cách thân người một đoạn; nhưng chúng thao túng chư vị, khống chế chư vị. Chư vị muốn nói chúng liền cho chư vị nói, nói cứ líu lo ríu rít cả lên. Còn có thể truyền nữa; người khác muốn học, dám lớn mật mà mở miệng ra, thì liền nói được. Kỳ thực những [linh thể ấy] chúng đi thành từng nhóm từng bầy; chư vị muốn nói là chúng liền đến để chư vị nói.

Vì sao xuất hiện tình huống này? Cũng như tôi đã từng nói, chúng cũng muốn đề cao tầng của mình; nhưng ở chỗ [chúng ở] không có khổ mà chịu, nên không thể tu luyện, không thể đề cao [tầng]. Chúng bèn nghĩ ra một cách: giúp con người làm việc tốt; nhưng chúng không biết rõ thực hiện ra sao; nhưng chúng biết rằng năng lượng chúng phát ra có thể có đôi chút tác dụng ước chế đối với người mang bệnh, có thể tạm thời giải trừ sự đau đớn cho bệnh nhân, nhưng không thể trị hết bệnh; do vậy chúng biết cách khởi tác dụng bằng cách dùng miệng của người ta mà phát ra; chuyện là như vậy. Có người gọi đó là lời của trời; cũng có người gọi đó là lời của Phật, [nói thế] là phỉ báng Phật. Tôi nói rằng [ăn nói như thế] thật là hàm hồ!

Mọi người đều biết rằng Phật không dễ mở miệng. Nếu tại không gian này của chúng ta mà mở miệng nói, có thể ông [Phật] sẽ gây động đất cho nhân loại; điều ấy đâu có được! Chấn động ầm ầm như thế. Có người nói: ‘Thiên mục tôi thấy ông [Phật] nói chuyện với tôi’. Không phải ông ấy nói với chư vị. Có người nhìn thấy Pháp thân của tôi cũng làm việc ấy; [thực ra] không phải là [Pháp thân] nói với chư vị; ý niệm mà Pháp thân xuất ra có mang theo âm thanh lập thể, chư vị nghe thấy giống như nghe được Pháp thân nói vậy. Thông thường Pháp thân có thể nói tại không gian mình đang ở; nhưng sau khi truyền dẫn qua đây thì chư vị nghe không rõ Pháp thân nói gì. Bởi vì khái niệm thời-không của hai không gian là khác nhau; một thời thần của không gian chúng ta, tức là hai giờ đồng hồ hiện nay. Nhưng tại các đại không gian kia, thì một thời thần của chúng ta là bằng một năm; vậy so với thời gian của Pháp thân thì chậm hơn.

Quá khứ có câu “một ngày phương trời, nghìn năm mặt đất”; ấy là nói về các thế giới đơn nguyên không có khái niệm không gian và thời gian; chính là những thế giới mà các Đại Giác Giả cư ngụ; ví như thế giới Cực Lạc, thế giới Lưu Ly, thế giới Pháp Luân, thế giới Liên Hoa, v.v.; chính là những nơi ấy. Còn thời gian tại các đại không gian kia lại nhanh hơn [chúng ta]; nếu chư vị có thể tiếp thu được [âm thanh], thì nghe được họ nói chuyện; có người [có được] thiên nhĩ thông, tai của họ đã khai mở; nhưng lúc có thể nghe họ nói chuyện, thì chư vị cũng không nghe rõ. Chư vị nghe gì cũng như thế: như tiếng chim hót hoặc tiếng máy hát quay nhanh; nghe không được nội dung. Tất nhiên có người có thể nghe được âm nhạc, có thể nghe được [người ta] nói chuyện. Nhưng nó cần phải thông qua một loại công năng đóng vai tải thể, để tiêu trừ sự sai biệt về thời gian, truyền cho đến tai chư vị, [có vậy] chư vị mới có thể nghe rõ ràng; chính là tình huống như vậy. Có người nói rằng đó là ngôn ngữ của Phật, [thực ra] nó hoàn toàn không phải.

Một khi các Giác Giả gặp mặt, hai người chỉ [cần] mỉm cười, liền hiểu nhau ngay. Bởi vì đây là truyền cảm tư duy không dùng âm thanh; điều tiếp nhận được có mang theo âm thanh lập thể. Khi họ mỉm cười, thì ý kiến đã trao đổi xong rồi. Cũng không chỉ dùng hình thức [trao đổi] ấy, cũng có lúc [họ] dùng một phương pháp khác. Mọi người đã biết, trong Mật tông, các lạt-ma Tây Tạng chú trọng những phép thủ ấn; tuy nhiên chư vị có hỏi các lạt-ma về những thủ ấn ấy là gì? Họ nói với chư vị rằng đó là yoga vô thượng. Cụ thể là gì? Họ cũng không biết. Kỳ thực đó là ngôn ngữ của các Đại Giác Giả. Khi có nhiều người, [Đại Giác Giả] làm những đại thủ ấn, trông hết sức đẹp mắt, các loại đại thủ ấn; khi có ít người, họ làm những tiểu thủ ấn, trông cũng rất đẹp mắt; các loại tư thế tiểu thủ ấn vô cùng phức tạp, vô cùng phong phú, bởi vì chúng là ngôn ngữ. Trước đây những điều này đều là thiên cơ, [nay] chúng tôi đã giảng ra. Những gì dùng ở Tây Tạng là một vài động tác đơn thuần dành cho luyện công; họ đã quy nạp chúng, hệ thống hoá [chúng]. Chúng chỉ là một loại ngôn ngữ đơn thuần dùng cho luyện công, hơn nữa chỉ là một vài hình thức để luyện công; [còn] thủ ấn chân chính thì rất phức tạp.

Sư phụ cấp gì cho học viên

Có người sau khi gặp tôi liền bắt tay tôi, nắm lấy mãi mà không buông. Những người khác thấy người kia cầm tay, họ cũng cầm tay tôi. Tôi hiểu được trong tâm họ nghĩ gì. Có người muốn bắt tay với Sư phụ, cảm thấy rất cao hứng; có người nghĩ sẽ được một chút tín tức, [nên] cầm tay là không có rời ra. Chúng tôi nói với mọi người rằng, tu luyện chân chính là việc của cá nhân chư vị; ở đây [chúng tôi] không chữa bệnh khoẻ người, [không] cấp cho chư vị một chút tín tức, [không] giúp chư vị chữa bệnh; chúng tôi cũng không giảng những thứ ấy. Bệnh chư vị do tôi trực tiếp chữa cho chư vị; [học viên] ở điểm luyện công là do Pháp thân của tôi chữa; [học viên] đọc sách tự học cũng do Pháp thân của tôi chữa. Chư vị tưởng rằng chạm vào tay tôi là có thể tăng công được ư? Đó chẳng phải chuyện khôi hài hay sao?

Công là dựa vào tâm tính bản thân mà tu. Chư vị không thực tu, thì công ấy không thể tăng lên được, bởi vì ở đó nó có tiêu chuẩn tâm tính. Trong khi chư vị tăng công, [tại] cao tầng có thể nhìn thấy tâm chấp trước của chư vị, cái vật chất kia vứt bỏ rồi, trên đỉnh đầu sẽ xuất sinh một xích độ. Hơn nữa xích độ này là một [hình] thức tồn tại của công trụ; xích độ cao bao nhiêu, công trụ cao bấy nhiêu; nó đại biểu cho công mà bản thân chư vị tu được, cũng đại biểu cho tâm tính cao hay thấp của chư vị. Người khác dẫu là ai cấp thêm cho chư vị bao nhiêu cũng không được, thêm lên một chút [cũng] không trụ lại được; đều bị rớt xuống. Tôi có thể lập tức đưa chư vị đạt đến “tam hoa tụ đỉnh”; nhưng chư vị vừa ra khỏi cửa thì công lại rớt xuống. Nó không phải [của] chư vị, không phải do chư vị tu được, không đặt lên được; bởi vì tiêu chuẩn tâm tính của chư vị chưa đến đó, nên ai thêm vào cũng không thêm được; nó hoàn toàn dựa vào tự mình mà tu, tu luyện cái tâm của mình. Tăng công lên một cách thực chất, không ngừng đề cao bản thân, đồng hoá với đặc tính vũ trụ, thì chư vị mới có thể lên được. Có người tìm tôi xin chữ ký; tôi không muốn ký. Một số người nói rằng Sư phụ đã cho [họ] chữ ký; họ muốn hiển thị, muốn tín tức của Sư phụ bảo hộ họ. Đó chẳng phải là tâm chấp trước? Tu luyện là do tự mình, chư vị còn giảng tín tức nào đây? Tu luyện tại cao tầng mà chư vị còn nói về những thứ ấy là sao? Nó có nghĩa gì đâu? Nó chỉ để chữa bệnh khoẻ người thôi.

Công mà chư vị tự luyện được, tại mức cực vi quan, các lạp tử của công ấy có cùng hình dạng giống hệt chư vị. Khi tu luyện xuất khỏi thế gian pháp, thì chư vị đã là tu luyện Phật thể. Công đều mang hình dáng Phật thể, trông đẹp vô cùng, ngồi trên [toà] sen; trên mỗi một vi lạp nhỏ đều như vậy. Còn công của động vật đều là những thứ như cáo bé, rắn bé; trên các vi lạp nhỏ tại mức cực vi quan đều là những thứ ấy. Còn có cái [gọi là] ‘tín tức’; [có người] khuấy khuấy trà rồi đưa chư vị uống, dẫu sao nó cũng là công. Người thường chỉ muốn tạm thời giải trừ sự đau khổ, [tạm thời] đẩy lùi bệnh tật về sau này, ức chế [nó]; người thường dù sao vẫn là người thường; họ có làm cho thân thể họ xấu tệ thế nào đi nữa, chúng ta cũng không quan tâm. Chúng ta là những người tu luyện, [như thế] tôi mới vì chư vị mà giảng ra điều này. Từ nay trở đi, mọi người chớ có làm như vậy nữa; tín tức nào đi nữa; dẫu là gì đi nữa thì cũng tuyệt đối không lấy những thứ ấy. Có khí công sư nói: ‘Ta phát tín tức cho các vị, các vị ở các nơi trên toàn quốc đều tiếp nhận được’. Tiếp nhận gì đây? Tôi giảng cho chư vị rằng điều ấy không có tác dụng gì lớn; cứ giả thuyết rằng nó có chỗ tốt, thì chẳng qua để cầu chữa bệnh khoẻ người mà thôi. Tuy nhiên chúng ta là người tu luyện; công là bản thân tu xuất lai; người khác phát tín tức công gì cũng không thể đề cao tầng [cho chúng ta] được; chỉ để chữa bệnh cho người thường. Nhất định phải giữ tâm cho chính; việc tu luyện không ai thay thế được đâu; chư vị tự mình tu luyện một cách chân chính, mới có thể tự mình đề cao tầng.

Vậy tôi cấp gì cho mọi người? Mọi người đã biết, chúng ta có nhiều người chưa từng luyện công, thân thể có bệnh; có nhiều người tuy đã luyện công nhiều năm, nhưng vẫn loanh quanh ở [giai đoạn] khí, cũng chưa có công. Tất nhiên có một số vị đã chữa bệnh cho người ta, [nhưng] chư vị lại không biết mình làm sao mà trị được bệnh? Khi tôi giảng về vấn đề phụ thể, tôi đã [trục xuất] các phụ thể mang trên thân thể của những người có thể chân tu Đại Pháp; bất kể [phụ thể đó] là gì đi nữa; từ trong đến ngoài thân thể có thứ gì không tốt, toàn bộ đều được vứt bỏ. Người tự tu chân chính khi đọc Đại Pháp này, cũng được thanh lý thân thể; hơn nữa hoàn cảnh trong gia đình của chư vị cũng được thanh lý. Trước đây nếu chư vị cúng thờ bài vị của cáo hoặc chồn, chư vị lập tức quăng vứt đi; chúng đều bị thanh lý cho chư vị rồi, không còn tồn tại nữa. Bởi vì chư vị muốn tu luyện, nên chúng tôi có thể mở cánh cửa thuận tiện nhất, làm những việc ấy cho chư vị; nhưng chỉ hạn cuộc cho những người tu luyện chân chính mà thôi. Tất nhiên có người không muốn tu luyện; đến tận bây giờ họ vẫn chưa hiểu ra, nên chúng tôi không thể quản [họ] được; [người mà] chúng tôi quản là những ai tu luyện chân chính.

Còn một kiểu người: trong quá khứ người ta nói rằng trên thân họ có phụ thể, và bản thân họ cũng cảm giác là có. Nhưng sau khi giúp họ vứt bỏ [phụ thể] rồi, thì cái tâm bệnh của họ lại không dứt: họ cứ cảm giác như trạng thái ấy vẫn tồn tại; họ cho rằng vẫn còn; ấy chính là một loại tâm chấp trước, gọi là ‘nghi tâm’. Dần dà tự họ chiêu mời cái thứ không tốt ấy trở lại. Tự chư vị phải vứt bỏ cái tâm ấy; hoàn toàn không tồn tại [phụ thể nữa đâu]. Có những người mà chúng tôi đã xử lý từ bài học trước, tôi đã làm những việc ấy rồi, các phụ thể đã được vứt bỏ hết rồi.

Luyện công tại tầng thấp của Đạo gia yêu cầu [tạo] một cơ sở: cần hình thành chu thiên, một khối điền của đan điền cần hình thành, còn có những điều ở các phương diện khác cũng cần hình thành. Chúng ta ở đây cần đặt Pháp Luân, khí cơ; hết thảy các cơ chế tu luyện v.v. rất nhiều, hơn vạn thứ, tất cả thứ ấy đều cấp cho chư vị, như các chủng tử [được] gieo vào cho chư vị. Sau khi loại bỏ bệnh của chư vị, thì những gì cần làm đều được làm, những gì cần cấp sẽ được cấp toàn bộ cho chư vị; như vậy chư vị mới có thể ở trong pháp môn này của chúng tôi mà thật sự tu luyện xuất lai. Nếu không, nếu chẳng cấp gì cho chư vị, thì [chỉ] là chữa bệnh khoẻ người. Nói thẳng ra: có người không giảng tâm tính, thì chẳng thà tập thể thao.

Tu luyện chân chính cần phải có trách nhiệm với chư vị; những ai tự tu cũng được như thế, nhưng cần phải là chân tu; chúng tôi cấp tất cả những điều ấy cho người chân tu. Tôi đã giảng rằng phải thật sự dẫn dắt chư vị như các đệ tử. Ngoài ra, [chư vị] nhất định phải học thật thấu Pháp ở cao tầng, [phải] biết tu luyện như thế nào; năm bộ công pháp được truyền dạy hết để [chư vị] học. Trong tương lai chư vị có khả năng sẽ đạt đến tầng rất cao; [bây giờ] chư vị chưa ý thức được tầng cao đến thế; đắc chính quả không thành vấn đề. Chư vị chỉ cần tu luyện; Pháp này tôi đã kết hợp từ [Pháp] tại các tầng khác nhau mà giảng; sau này khi chư vị tu luyện tại các tầng khác nhau, chư vị sẽ phát hiện nó đều có tác dụng chỉ đạo cho chư vị.

Là người tu luyện, đường đời từ nay về sau sẽ được cải biến; Pháp thân của tôi sẽ an bài lại cho chư vị. An bài như thế nào? Hỏi tiến trình sinh mệnh của một số người còn có bao nhiêu [năm]? Người ấy tự mình cũng chẳng biết; có người còn một năm nữa, nửa năm nữa là có thể mắc bệnh nặng, hễ mắc bệnh là bị luôn mấy năm liền; có người có thể bị tắc nghẽn mạch máu não hoặc bệnh khác, hoàn toàn bất động. Tại đường đời từ nay về sau, hỏi chư vị tu luyện sao đây? Chúng tôi đều giúp chư vị thanh lý hết, không cho phép sự kiện như thế phát sinh. Nhưng chúng tôi có lời nói trước, chỉ có thể giúp người tu luyện chân chính làm những điều ấy; tuỳ tiện làm cho người thường thì không thể; nó tương đương với làm điều xấu. Sinh lão bệnh tử nơi người thường có quan hệ nhân duyên của nó; không thể tuỳ tiện phá hoại.

Chúng tôi coi người tu luyện là trân quý nhất, vậy nên chỉ có thể làm vậy cho người tu luyện. Làm những gì? Nếu uy đức của sư phụ rất cao, cũng có nghĩa là công lực của sư phụ rất cao, thì ông có thể tiêu [trừ] nghiệp lực cho chư vị. Công của sư phụ cao thì có thể tiêu trừ được rất nhiều; công của sư phụ thấp thì chỉ có thể tiêu trừ một chút. Chúng tôi ví dụ thế này: lấy các chủng nghiệp lực trên đường đời từ nay về sau của chư vị mà tập trung lại, [từ đó lấy ra] tiêu trừ đi một phần, [ví như] tiêu trừ một nửa. Nửa còn lại chư vị cũng không qua nổi, [nó] cao hơn núi. Làm sao đây? Có thể khi chư vị đắc Đạo, trong tương lai sẽ có nhiều người được lợi ích; như thế, có rất nhiều người sẽ thay chư vị mà đảm nhận một phần. Tất nhiên đối với họ sẽ không đáng kể. Chư vị còn diễn luyện ra nhiều thể sinh mệnh; vả lại ngoài bản thân chủ nguyên thần, phó nguyên thần của chư vị ra còn có rất nhiều ‘chư vị’ [khác], đều thay thế chư vị mà đảm nhận một phần. Đến lúc chư vị qua kiếp nạn, thì phần còn lại không đáng mấy. Nói là ‘còn lại không đáng mấy’, nhưng nó còn rất lớn, chư vị vẫn không qua được; vậy làm thế nào đây? [Chỗ ấy] sẽ được phân thành vô số rất nhiều các phần, đặt tại các tầng tu luyện của chư vị; lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị, chuyển hoá nghiệp lực của chư vị, tăng công của chư vị.

Hơn nữa, một cá nhân mong muốn tu luyện, nhưng đó đâu phải chuyện dễ dàng. Tôi đã giảng rằng đây là một việc nghiêm túc phi thường, ngoài ra nó là điều siêu xuất [khỏi] người thường; so sánh với bất kể sự việc gì nơi người thường thì nó cũng khó hơn. Nó chẳng phải siêu thường là gì? Do vậy so với việc gì trong người thường, thì yêu cầu đối với chư vị cũng cao hơn. Con người chúng ta có nguyên thần; nguyên thần là bất diệt. Nếu nguyên thần là bất diệt, mọi người thử nghĩ coi, nguyên thần chư vị trong hoạt động xã hội tại các đời trước phải chăng đã từng làm những điều xấu? Rất có thể. Đã từng sát sinh, đã từng thiếu nợ của ai những thứ gì, hiếp đáp những ai, làm tổn hại những ai; [tất cả] những việc ấy đều đã có thể từng làm. Nếu đúng như thế, [thì] khi chư vị ở bên này tu luyện, họ ở bên kia sẽ thấy rất rõ ràng. [Nếu] chư vị chữa bệnh khoẻ người [thì] họ không quan tâm đến chư vị; họ biết chư vị [chỉ] trì hoãn về sau; hiện tại chư vị không hoàn [trả thì] tương lai hoàn [trả], tương lai hoàn [trả] còn nặng hơn. Do vậy chư vị tạm thời không hoàn [trả], [thì] họ cũng không lo.

Chư vị nói chư vị muốn tu luyện, họ không chịu: ‘Ngươi muốn tu luyện, ngươi muốn rời đi; ngươi tăng công rồi, thì ta không động đến ngươi được, ta không gần ngươi được nữa,’ họ có thể không chịu. Họ dùng trăm phương ngàn kế để cản trở chư vị, không cho chư vị tu luyện, vì vậy viện đến đủ loại phương pháp để can nhiễu chư vị, thậm chí đến giết chư vị. Tất nhiên chư vị sẽ không vì đang ngồi đả toạ nơi đây mà đầu lìa đi mất; như thế không thể, bởi vì cần phải phù hợp với trạng thái xã hội người thường. Có thể vừa ra khỏi cửa liền bị đụng xe hơi, ngã từ trên lầu xuống, hoặc xuất hiện các nguy hiểm khác; có thể xuất hiện những sự việc như thế, rất là nguy hiểm. Tu luyện chân chính không hề dễ dàng như chư vị tưởng tượng đâu; [hễ] chư vị muốn tu luyện, thì chư vị [liền] tu luyện lên được sao? Nếu chư vị tu luyện một cách chân chính, thì lập tức gặp [những chuyện] nguy hiểm đến sinh mệnh, lập tức vấp phải vấn đề này. Có rất nhiều khí công sư không dám truyền công đưa con người lên cao tầng. Tại sao? Chính là [vì] họ không làm được điều này, họ không bảo hộ chư vị được.

Có nhiều người truyền [giảng] Đạo trong quá khứ, họ chỉ có thể dạy một đồ đệ; họ duy hộ được một đồ đệ là khá lắm rồi. Còn trên diện rộng thế này, người bình thường không dám làm. Nhưng tại đây chúng tôi giảng cho chư vị rằng, tôi có thể thực hiện việc này, bởi vì tôi có vô số Pháp thân, [vốn] mang đầy đủ Pháp lực thần thông lớn phi thường của tôi, có thể triển hiện những thần thông lớn, Pháp lực rất lớn. Hơn nữa những điều chúng tôi đang làm hiện nay cũng không hề đơn giản như biểu hiện có thể thấy được ở chúng ta; tôi cũng không phải vì một lúc nhiệt huyết trong đầu mà đứng ra làm [việc này]. Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng. Chúng tôi thực hiện việc này cũng không được phép sai sót; [nếu chư vị] thật sự theo con đường chính đạo mà tu luyện, [thì] không ai dám động đến chư vị; hơn nữa chư vị có Pháp thân của tôi bảo hộ, sẽ không xuất hiện bất kể nguy hiểm gì.

Nợ thì phải hoàn [trả]; do vậy trên đường tu luyện có thể phải gặp một số điều nguy hiểm. Nhưng khi gặp những sự việc loại này, chư vị sẽ không sợ hãi, cũng không để cho chư vị thật sự gặp nguy hiểm. Tôi có thể dẫn một số thí dụ cho chư vị. Vào thời tôi giảng bài ở Bắc Kinh, có một học viên, đang đi xe đạp qua đường; vào lúc đi trên đường đến một đoạn quành, thì một chiếc xe ô-tô cao cấp đang rẽ gấp ở đó đột nhiên đụng phải vị học viên này của chúng ta; đây là một nữ học viên đã trên 50 tuổi. Chiếc xe ô-tô ấy đâm vào bà một cái, đâm rất mạnh, nghe thấy “bang” một tiếng vào đầu, đầu của bà đập đúng vào mui xe. Vào lúc ấy bàn chân của học viên này vẫn còn mắc ở bàn đạp, đầu đã va vào [ô-tô] rồi; nhưng lại không cảm thấy đau. Không những không cảm thấy đau, mà cũng không chảy máu, cũng không có sưng. Người lái xe sợ hãi quá, nhảy vội ra khỏi xe và hỏi bà, rằng bị đụng xe có sao không, rằng chúng ta cần đến bệnh viện không? Bà nói không sao cả. Tất nhiên, tâm tính người học viên này của chúng ta rất cao, nên không gây khó khăn gì cho người ta. Nói rằng không sao cả, nhưng mui xe đã bị đâm lõm một miếng lớn.

Những sự việc kiểu như thế là đến để lấy đi [sinh] mệnh [của người ta]; nhưng sẽ không gặp nguy hiểm gì. Trước đó chúng tôi dạy tại trường Đại học Cát Lâm, có một học viên từ cổng chính Đại học Cát Lâm đi ra; đang dắt xe vừa đến giữa thì hai chiếc xe [ô-tô] đột ngột chạy tới kẹp ngay anh ta vào giữa, trông thấy thì như là đâm rồi; nhưng [vị này] không hề sợ. Thông thường chúng ta gặp những tình huống như thế này đều không sợ hãi; tại đúng tích tắc ấy, [hai chiếc] xe dừng lại, và không xảy ra vấn đề gì.

Tại Bắc Kinh còn có một chuyện nữa. Mùa Đông trời mau tối hơn, người ta cũng đi ngủ sớm hơn. Trên đường phố chẳng có ai, rất yên tĩnh. Có một học viên đang đạp xe vội vã về nhà; phía trước chỉ có một chiếc xe jeep đang chạy; đang chạy đang chạy, đột nhiên chiếc xe phanh gấp. Anh này không hề chú ý, vẫn cắm đầu đạp xe tiến lên. Nhưng chiếc xe jeep kia đột nhiên lùi lại, lùi lại cấp tốc, lùi lại rất nhanh; hai luồng lực ấy mà gặp nhau, thì đó cũng là đến để lấy đi [sinh] mệnh [của anh ta]. Đúng vào tích tắc mà trông như đâm vào nhau, thì một luồng lực đột nhiên kéo xe đạp của anh ấy lại một đoạn nửa mét; ngoài ra chiếc xe jeep cũng phanh đứng lại ngay trước bánh xe của anh ta; có lẽ người lái trong xe đã phát hiện rằng phía sau có người. Lúc ấy người học viên này cũng không sợ hãi; nói chung lúc gặp tình huống như thế thì không sợ hãi; có thể sau này mới thấy sợ. Điều mà anh ấy nghĩ đến trước tiên là: ‘Ái chà, ai đã kéo mình lại nhỉ, mình phải cảm ơn người ấy’. [Anh ta] quay đầu lại vừa định nói cảm ơn, thì thấy trên đường chẳng có một ai, hoàn toàn yên tĩnh. Anh ấy lập tức hiểu ra: Chính là Sư phụ bảo hộ mình rồi!

Còn một sự kiện nữa ở Trường Xuân. Có học viên mà bên cạnh nhà là một cao ốc đang xây; hiện nay các toà nhà này được xây rất cao; giàn giáo của nó toàn là những ống sắt dày hai tấc, dài bốn mét. Học viên này vừa ra khỏi nhà không xa thì một chiếc ống sắt từ trên tầng cao kia rơi thẳng đứng xuống, lao thẳng xuyên vào đỉnh đầu của anh này; mọi người trên phố trông thấy thảy đều kinh sợ. Anh ta nói: ‘Ai vỗ tôi thế?’ Anh ấy vẫn tưởng rằng ai đó đang vỗ lên đầu của mình. Đúng lúc tích tắc quay đầu nhìn lại, [anh ta] thấy trên đỉnh đầu [mình] là một Pháp Luân lớn đang quay; chiếc ống sắt thuận theo đầu mà trượt xuống. Trượt xong nó cắm dựng đứng xuống đất. Nếu [ống sắt] ấy mà thật sự cắm vào thân người, thì mọi người thử nghĩ xem, nó nặng nhường ấy, thì như là xuyên qua kẹo hồ lô, xuyên một cái là từ trên xuống dưới; rất nguy hiểm vậy.

Sự tình loại này rất nhiều, không tính đếm được; nhưng không xuất hiện nguy hiểm. Sự việc này không phải ai cũng gặp; những người cá biệt của chúng ta mới gặp. Có gặp cũng vậy, không gặp cũng vậy, đảm bảo là chư vị sẽ không xuất hiện nguy hiểm gì; điểm này tôi có thể đảm bảo được. Có một số học viên, họ không chiểu theo yêu cầu tâm tính mà làm, chỉ luyện động tác không tu tâm tính; họ không thể được xem là người luyện công.

Giảng đến việc Sư phụ cấp những gì, đó là những thứ tôi cấp cho mọi người. Các Pháp thân của tôi sẽ liên tục bảo hộ cho đến khi chư vị có thể tự bảo hộ được bản thân mình; khi ấy chư vị đã xuất khỏi tu luyện thế gian pháp rồi, đã đắc Đạo. Nhưng chư vị cần phải tự hành xử như là người tu luyện chân chính, thì mới có thể làm điều ấy được. Có người trong tay cầm cuốn sách của tôi, trên đường phố lớn vừa đi vừa hét to lên rằng: ‘Có Lý Sư phụ bảo hộ thì không sợ xe hơi đâm’. Đó là phá hoại Đại Pháp, sẽ không bảo hộ loại người này; thực ra các đệ tử chân tu sẽ không làm như vậy.

Trường năng lượng

Chung quanh chúng ta khi luyện công có xuất hiện một trường; trường ấy là trường gì? Có người nói là trường khí, trường từ, trường điện. Thực ra chư vị gọi đó là trường gì thì cũng không đúng, bởi vì vật chất mà trường này bao hàm là cực kỳ phong phú. Vật chất cấu thành trong tất cả các không gian của vũ trụ chúng ta, hầu như đều có trong công này; chúng tôi gọi đó là trường năng lượng là thích hợp hơn; do vậy chúng tôi thông thường gọi đó là ‘trường năng lượng’.

Trường ấy có tác dụng gì? Như mọi người biết, những người tu luyện chính Pháp chúng ta đều có một loại cảm giác thế này: vì đã tu luyện chính Pháp, họ giảng từ bi, họ đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ; do vậy các học viên chúng ta ngồi trong trường này đều có cảm thụ, rằng trong tư tưởng không có niệm đầu nào xấu; hơn nữa rất nhiều học viên chúng ta ngồi tại đây thậm chí không nghĩ đến hút thuốc, cảm thấy bầu không khí hết sức tốt lành, hết sức thoải mái; đó chính là [vì] năng lượng mà người tu luyện chính Pháp mang theo [bên mình]; trong phạm vi của trường này thì [nó] khởi tác dụng ấy. Tương lai từ khi chư vị học xong lớp này trở đi, hầu hết mọi người chúng ta đều sẽ có công, thật sự xuất hiện công; bởi vì [những thứ] mà tôi truyền [và] cấp cho chư vị đều là những thứ tu luyện chính Pháp; bản thân chư vị cũng cần chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính mà tự đặt yêu cầu cho mình. Tuỳ theo việc chư vị luyện công không ngừng, chiểu theo yêu cầu tâm tính của chúng tôi mà tu luyện, [thì] năng lượng của chư vị sẽ dần dần ngày càng lớn [mạnh].

Chúng ta giảng độ kỷ độ nhân, phổ độ chúng sinh; do đó Pháp Luân xoáy vào trong độ bản thân, xoáy ra ngoài độ nhân. Khi xoáy ra ngoài thì nó phát phóng năng lượng, có ích cho người khác; như vậy, ai ở trong vùng che phủ của trường năng lượng của chư vị đều được lợi ích; họ có thể cảm thấy rất thoải mái. Bất kể là chư vị đi ngoài phố, tại đơn vị [công tác], [hay] ở nhà cũng vậy, đều có tác dụng như thế. [Đối với] người ở trong phạm vi trường của chư vị, có thể chư vị không cố ý [mà đã] điều chỉnh thân thể của họ; bởi vì loại trường này có thể điều chỉnh lại hết thảy các trạng thái không đúng đắn. Thân thể con người không nên có bệnh; có bệnh là thuộc về trạng thái không đúng đắn; nó {trường năng lượng} có thể điều chỉnh lại trạng thái không đúng đắn này. Người mang tư tưởng xấu, khi nghĩ đến những thứ không đúng đắn, gặp tác dụng mạnh mẽ của trường của chư vị, cũng có thể thay đổi tư tưởng của họ, có thể khi ấy họ liền không nghĩ việc xấu nữa. Có thể có người muốn [nhục] mạ người khác, đột nhiên lại thay đổi tư tưởng, không nghĩ đến [nhục] mạ nữa. Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, chính là ý nghĩa này.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào

Chúng ta có nhiều học viên sau khi về [nhà], cảm thấy công pháp [này] rất tốt, muốn truyền cấp cho bạn bè thân quyến. Có thể; chư vị có thể truyền, truyền cho ai cũng được. Nhưng có một điểm, chúng tôi cần nói rõ cho mọi người; chúng tôi cấp cho mọi người nhiều thứ như thế, vốn không thể lấy giá trị [tiền] mà đo lường được. Vì sao cấp cho mọi người? Là để chư vị tu luyện; chỉ có tu luyện, mới có thể cấp cho chư vị những thứ ấy. Cũng có nghĩa là, khi chư vị truyền công trong tương lai, không được dùng những thứ này để cầu danh cầu lợi; do đó chư vị không được giống như tôi mở lớp thu phí. Bởi vì chúng tôi cần in sách, in tài liệu, đi các nơi để truyền công, [nên] cần phí tổn. Trên toàn quốc, học phí của chúng tôi đã là thấp nhất, trong khi những thứ chúng tôi cấp lại là nhiều nhất; chúng tôi thật sự đưa con người lên cao tầng; điều này bản thân chư vị thể nghiệm được. Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tương lai chư vị [nếu] ra truyền công, đối với chư vị chúng tôi có hai yêu cầu [như sau]:

Yêu cầu thứ nhất là không được thu phí. Chúng tôi cấp cho chư vị nhiều thứ như thế, không phải để chư vị phát tài, cầu danh, mà là để độ chư vị, để chư vị tu luyện. Nếu chư vị thu phí, thì Pháp thân của tôi sẽ thu hồi lại toàn bộ tất cả những gì [đã từng cấp cho] chư vị; như vậy, chư vị không còn là người của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi nữa, điều chư vị truyền cũng không phải là Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi. Khi chư vị truyền công thì không [được] cầu danh cầu lợi; [mà] tự nguyện phục vụ mọi người. Những học viên của chúng tôi ở các nơi trên toàn quốc đều làm như thế, các phụ đạo viên mọi nơi cũng tự họ làm gương. Đến học công của chúng tôi, chỉ cần chư vị muốn học, là chư vị đến học thôi; chúng tôi có thể có trách nhiệm với chư vị; một xu cũng không lấy.

Yêu cầu thứ hai là không được trộn lẫn những gì của cá nhân vào trong Đại Pháp. Trong quá trình truyền công, bất kể là thiên mục của chư vị đã khai mở cũng vậy, chư vị đã nhìn thấy được gì cũng vậy, đã xuất được những công năng nào cũng vậy, chư vị không được dùng những gì mình thấy mà giảng Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi. Một chút sự tình mà chư vị ở nơi tầng ấy nhìn thấy được có thể quá sai khác, quá ư sai biệt so với hàm nghĩa chân chính của Pháp mà chúng tôi giảng. Do vậy từ nay trở đi khi chư vị truyền công, phải hết sức chú ý điều này; có như vậy mới có thể đảm bảo những gì nguyên gốc của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi là bất biến.

Cũng không cho phép theo phương thức truyền công này của tôi, không cho phép dùng hình thức mở lớp lớn giảng Pháp như tôi; chư vị không thể giảng Pháp. Bởi vì những gì tôi giảng, ý nghĩa rất sâu xa, kết hợp với những điều tại cao tầng mà giảng. Chư vị tu luyện tại các tầng khác nhau, trong tương lai sau khi chư vị đề cao [tầng], chư vị nghe lại băng thâu âm này, chư vị sẽ không ngừng đề cao; chư vị không ngừng nghe, thì chư vị sẽ cứ mãi có được lĩnh hội mới, có thu hoạch mới; đọc sách lại càng như vậy. Những lời tôi giảng đã kết hợp với những điều rất cao thâm; do vậy chư vị không thể giảng được Pháp này. Không cho phép chư vị dùng lời nói nguyên gốc của tôi mà nói thành lời của chư vị; nếu không, đó chính là hành vi trộm Pháp. Chư vị chỉ có thể dùng lời nguyên gốc của tôi mà giảng, [nói] thêm rằng Sư phụ đã giảng như vậy, rằng trong sách đã viết như vậy; chỉ có thể nói như thế. Tại sao? Bởi vì một khi chư vị nói như thế, thì có mang theo lực lượng của Đại Pháp. Chư vị không được dùng những điều mà chư vị hiểu biết để truyền như thể là Pháp Luân Đại Pháp, nếu không, điều chư vị truyền không phải là Pháp Luân Đại Pháp, [tức là] chư vị tương đương với phá hoại Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi. [Nếu] chư vị chiểu theo cách nghĩ của mình, chiểu theo tư tưởng của mình mà giảng, thì đó không phải là Pháp, không thể độ nhân, cũng không thể khởi bất kể tác dụng gì; do vậy, không ai có thể giảng Pháp này.

Phương pháp truyền công của chư vị, chính là tại điểm luyện công, hoặc tại trường truyền công mà bật băng tiếng, băng hình cho học viên; sau đó nhờ các phụ đạo viên dạy họ [động tác] luyện công. Có thể chiểu theo hình thức hội thảo trao đổi: mọi người chia sẻ, đàm luận với nhau, giảng cho nhau; chúng tôi yêu cầu thực hiện như vậy. Đồng thời, không được gọi các học viên (đệ tử) truyền bá Pháp Luân Đại Pháp là Thầy, là Đại sư, v.v.; Sư phụ trong Đại Pháp chỉ có một. Bất kể vào học trước hay sau cũng đều là đệ tử.

Khi chư vị truyền công, có thể có người nghĩ: ‘Sư phụ có thể cài Pháp Luân, có thể vì người mà điều chỉnh thân thể; [còn] chúng tôi làm không được’. Không sao; tôi đã giảng cho mọi người rồi: đằng sau thân mỗi học viên đều có Pháp thân của tôi, mà không chỉ có một [Pháp thân]; do đó Pháp thân của tôi sẽ làm những việc ấy. Khi chư vị dạy họ, nếu họ có duyên phận, thì lúc ấy có thể đắc Pháp Luân. Nếu duyên phận còn kém chút ít, [thì] qua điều chỉnh thân thể, rồi sau khi luyện công cũng dần dần có thể đắc [Pháp Luân]; Pháp thân của tôi cũng sẽ giúp đỡ họ điều chỉnh thân thể. Không chỉ có vậy, tôi nói với chư vị rằng, [nếu] đọc sách của tôi, xem băng hình của tôi, hoặc nghe băng tiếng của tôi mà học Pháp học công, [và] có thể tự hành xử như người luyện công, thì cũng sẽ đắc được những gì đáng được đắc.

Chúng tôi cũng không cho phép học viên trị bệnh cho người khác; tuyệt đối cấm chỉ học viên Pháp Luân Đại Pháp trị bệnh cho người khác. Chúng tôi dạy chư vị tu lên cao, không cho phép chư vị khởi bất kể tâm chấp trước gì, cũng không cho phép chư vị tự mình làm hỏng thân thể chính mình. Trường luyện công của chúng tôi là tốt hơn cả so với các trường luyện công của các công pháp khác; chỉ cần chư vị đến luyện công tại trường này, thì cũng tốt hơn nhiều so với điều [trị] bệnh của chư vị. Các Pháp thân của tôi ngồi thành một vòng tròn, trên không úp trên trường luyện công có Pháp Luân lớn, [và] Pháp thân lớn ở trên nắp trông coi trường này. Trường này không phải là một trường bình thường, không phải là một trường luyện công bình thường, mà là một trường tu luyện. Chúng ta có rất nhiều người có công năng đã thấy được trường này của Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, che phủ bằng ánh sáng đỏ, toàn là màu đỏ.

Pháp thân của tôi có thể trực tiếp cài Pháp Luân; nhưng chúng ta chớ có phát triển tâm chấp trước. Khi chư vị dạy họ động tác, họ [có thể] nói: ‘Ái chà, tôi được Pháp Luân rồi’. Chư vị [có thể] tưởng rằng chư vị cài [Pháp Luân], [thực ra] không phải. Tôi nói cho mọi người điều này: chớ có phát triển tâm chấp trước ấy; đó đều là do Pháp thân của tôi làm. Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đều truyền công như vậy.

Ai mà thay đổi công pháp trong Pháp Luân Đại Pháp, đều chính là phá hoại Đại Pháp, phá hoại pháp môn này. Có người lấy công pháp này biến thành văn vần; điều này tuyệt đối không được phép. Các phương pháp tu luyện chân chính đều được lưu lại từ thời kỳ tiền sử, được lưu lại từ những niên đại vô cùng xa xưa, đã tu luyện xuất lai vô số Đại Giác Giả. Không ai dám động đến [thay đổi] chúng dẫu chỉ một chút; chỉ là vào thời kỳ mạt Pháp chúng ta mới có thể xuất hiện những việc như thế. Trong lịch sử không hề xuất hiện những việc như vậy; mọi người phải hết sức chú ý đến điểm này.