Càng về cuối càng tinh tấn

Một cá nhân trong [quá trình] tu luyện sẽ có rất nhiều quan cần phải vượt qua; nguyên nhân tạo ra [như vậy] là vì từ khi sinh ra làm người trở đi chính là đã liên tục sản sinh các loại các dạng quan niệm đối với nhận thức xã hội nhân loại, từ đó sản sinh những chấp trước. Bởi vì xã hội nhân loại là một thế giới mà khổ nạn và hưởng thụ lợi ích cùng có, [nên] cuộc đời con người ta có rất nhiều khổ nạn, bất kể chư vị có nhiều tiền đến mấy, [thuộc về] giai tầng xã hội nào đi nữa. Vì thống khổ làm con người khó chịu, từ đó con người, dù tự nhận ra hay không tự nhận ra, đều sẽ đối kháng với khổ nạn; mục đích là mong muốn được sống hạnh phúc hơn một chút; vậy nên khi truy cầu hạnh phúc, con người sẽ hình thành [ý tưởng] làm sao cho bản thân không phải chịu thiệt thòi, sống tốt ra sao, thế nào mới có thể vươn lên hàng đầu ‘công thành danh toại’ trong xã hội này, làm sao để hưởng thụ được nhiều, làm sao để trở thành kẻ mạnh hơn, v.v. Vì thế, cùng với lúc có được một số kinh nghiệm, thì cũng hình thành những quan niệm nhân sinh; kinh nghiệm qua thực tế lại còn khiến quan niệm trở nên ngoan cố hơn.

Thực ra, tại xã hội nhân loại là phản lý trong vũ trụ. Con người có nạn, có thống khổ là để con người hoàn trả nghiệp, từ đó có tương lai hạnh phúc. Còn người tu luyện chính là chiểu theo chính lý mà tu luyện. Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy. Tuy nhiên, trong tu luyện thực tế, khi thống khổ đến, khi mâu thuẫn xung kích đến tim gan, đặc biệt là khi xung kích chạm tới những quan niệm ngoan cố kia của con người, thì quả là khó vượt quan được; thậm chí biết rõ rằng đó là khảo nghiệm mà vẫn không vứt bỏ được chấp trước. Nhất là các đệ tử Đại Pháp lại là đang tu luyện trong cái gọi là xã hội hiện thực vốn đầy rẫy những điều mê hoặc này, thì cải biến quan niệm là khó khăn hơn, và cũng là trọng yếu hơn. Do đó tôi thường bảo chư vị phải học Pháp thật nhiều trong [quá trình] tu luyện, đồng thời cũng thường đăng những bài viết để chỉ ra những vấn đề tồn tại phổ biến, không ngừng tu chỉnh phương hướng. Mặc dù vậy, trên con đường tu luyện vẫn đôi lúc biểu hiện ra những vấn đề mới. Vào lúc này mà nói, hình thức bức hại xuất hiện trên con đường tu luyện của các đệ tử Đại Pháp đã phát sinh biến đổi rất to lớn khi mà toàn vũ trụ Chính Pháp và các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Dẫu là hoàn cảnh tu luyện hay là nhận thức của con người thế gian, đều đang có biến đổi về căn bản. Nguyên điều đó đã là thể hiện của thời kỳ cuối của Chính Pháp và của tu luyện của các đệ tử Đại Pháp; nhưng vẫn còn một bộ phận thiểu số học viên, thậm chí cả học viên tu lâu, vào lúc này đây xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít trạng thái ‘tiêu trầm’, buông lơi ý chí tinh tấn; mà không nhận ra rằng đó cũng là chấp trước vào thời gian Chính Pháp, hoặc do quan niệm hậu thiên không ngay chính đã can nhiễu tạo thành như vậy, từ đó bị những nhân tố can nhiễu mà cựu thế lực đã lưu lại từ trước đây tại không gian bề mặt của nhân loại và tà linh, lạn quỷ dùi vào chỗ sơ hở, làm cho những chấp trước và quan niệm kia lớn mạnh hơn nữa, từ đó tạo nên trạng thái ‘tiêu trầm’ như thế.

Thực ra, mọi người hãy nghĩ xem, người tu luyện trong quá khứ —khi phải mất cả một đời mới có thể đi hết con đường— đều không dám lười biếng chểnh mảng [dẫu chỉ] một thời khắc; vậy mà các đệ tử Đại Pháp —[những người] được Đại Pháp cứu độ đến quả vị sinh mệnh— trong tu luyện cũng lại là pháp môn tu luyện tiện lợi nhất, vào thời điểm vinh diệu vĩ đại nhất của tu luyện chứng thực Pháp —thời gian tu luyện mà chỉ trong nháy mắt là trôi qua— lại có thể không tinh tấn hơn? Chư vị đã biết rằng phương thức tu luyện của các đệ tử Đại Pháp là tu luyện giữa những người thường tại thế gian, trong tu luyện cũng là ‘trực chỉ nhân tâm’. Chấp trước của con người, những quan niệm can nhiễu đến chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, đều nhất định phải bị trừ bỏ. Đối với người tu luyện đang trên con đường trở thành Thần, lẽ nào trừ bỏ những chấp trước vào nhân tâm và cải biến quan niệm lại khó khăn đến vậy sao? Nếu một người tu luyện mà ngay cả đến những thứ đó cũng không muốn buông bỏ, thì thể hiện của người tu luyện là gì? Tất nhiên, đa số đệ tử nào rơi vào tình huống này thực ra là vì ngay từ đầu đã không nhận ra được can nhiễu từ quan niệm hoặc chấp trước nhỏ của mình, [và] bị tà ác dùi vào chỗ sơ hở, rồi phóng to những nhân tố đó nên mới thành như vậy. Tôi biết rằng sau khi chư vị minh bạch ra thì sẽ rất mau chóng quay trở lên, nhưng trên con đường vĩ đại nhất trở thành Thần này chư vị phải bị rẽ ngoặt ít thôi, không được lưu lại những ân hận cho tương lai bản thân mình, [gây] cự ly biệt lập với tầng thứ; đó mới là hy vọng của tôi và của chư vị cũng như của những chúng sinh đang trông chờ vào chư vị.

Lý Hồng Chí
Ngày 8 tháng Mười năm 2005

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo)

Bản tiếng Hán: //www.minghui.ca/mh/articles/2005/10/8/112064.html.
Bản tiếng Anh: //en.minghui.org/emh/articles/2005/10/9/65725.html.

Dịch từ tiếng Hán ngày 15-10-2005. Bản dịch có thể được chỉnh sửa để sát hơn với nguyên tác

 ▪ hậu thiên: những gì sau mới có được gọi là hậu thiên, trái với tiên thiên là cái vốn có từ ban đầu.
lạn quỷ: quỷ hư hỏng xấu xa.
: đạo lý, Pháp lý, cái lý; phản lý: cái lý ngược lại; chính lý: cái lý ngay chính, Pháp lý chân chính.
nhân thể: thân thể người.
quan: cửa ải, quan ải, hiểu theo nghĩa bóng là khảo nghiệm; quá quan, hay vượt quan nghĩa là khi trải qua khảo nghiệm.
tà linh: linh thể tà vạy.
tiêu trầm: nhàn rỗi ung dung, nhởn nhơ lười biếng; tiêu trong từ tiêu dao; trầm trong từ trầm mặc, trầm tĩnh.
trực chỉ nhân tâm: chỉ thẳng vào cái tâm của con người.
vinh diệu: vẻ vang, vinh dự.