Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội New Zealand [1999]

Lý Hồng Chí
Ngày 8 tháng 5 năm 1999

(Vỗ tay) Chào tất cả!

Chúng ta ngồi tại đây, có người là vừa gặp mặt tại Pháp hội Sydney, nhưng chư vị đa phần đều là các học viên ở New Zealand, còn có người ở nơi khác đến. Mọi người trong quá trình tu luyện, sẽ có rất nhiều vấn đề trong tu luyện muốn đề xuất ra, cho nên mục đích tôi đến đây chủ yếu là muốn gặp mặt mọi người một chút, đồng thời trong thời gian Pháp hội, giải đáp cho mọi người một số vấn đề. Thông qua [Pháp] hội này có thể khiến mọi người thật sự đạt được đề cao, khiến chư vị có thể viên mãn công thành; đồng thời, có thể khiến mọi người cùng nhau tìm ra khoảng cách, xem xem người khác tu ra sao, bản thân còn tồn tại những thiếu sót nào. Tôi nghĩ rằng đây cũng chính là mục đích mà Pháp hội lần này của chúng ta phải đạt được.

Vậy thì trong tu luyện, mọi người khẳng định sẽ có vấn đề thế này, thế khác. Kỳ thực tôi nói với chư vị, chúng ta có rất nhiều người, thông qua học Pháp trường kỳ mọi người đều có thể có một thể ngộ của tự mình: Phát hiện rằng bản thân mình cũng không có nhiều vấn đề như vậy nữa. Tại sao lại không có nhiều vấn đề như thế nữa? Dường như có gặp tôi cũng không đưa ra được câu hỏi nào. Kỳ thực nguyên nhân chủ yếu chính là mọi người trong khi học Pháp, đã dần dần nâng cao nhận thức đối với Pháp, thực sự có thể đề cao lên trong Pháp. Khi chư vị có thể ở trong Pháp mà nhận thức Pháp, chư vị sẽ phát hiện ra rằng điều gì chư vị cũng đều minh bạch. Nhưng vì Đại Pháp vẫn đang truyền trong xã hội nhân loại, vẫn còn có rất nhiều người mới đến học, như vậy, sẽ có rất nhiều người liên tục nêu ra câu hỏi. Nhưng mọi người chúng ta có thể đều cảm thấy rằng, thông thường trong thời gian Pháp hội của chúng ta, có những câu hỏi mà rất nhiều người nêu ra đều có tính trùng lặp. Chính là nói, rất nhiều câu hỏi nêu ra trong mỗi lần [Pháp hội] thì trong thời gian Pháp hội khác cũng đã nêu ra những câu hỏi này rồi. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta luôn có học viên mới đến học, như vậy sẽ có học viên mới đặt câu hỏi, cho nên những câu hỏi đặt ra thông thường đều là những vấn đề thời kỳ đầu học Pháp gặp phải, tất nhiên ở đây cũng bao gồm cả một số câu hỏi mà học viên cũ nêu ra, hoặc muốn hiểu thêm một chút về một phương diện nào đó. Nhưng tôi nghĩ chỉ cần chư vị đọc sách học Pháp, thì điều gì chư vị cũng sẽ biết. Chư vị chỉ cần đọc sách học Pháp, chư vị sẽ biết những điều chư vị nên được biết ở những tầng thứ khác nhau.

Đương nhiên, mọi người trong tu luyện khi minh bạch ra nội hàm của một câu, kỳ thực chư vị đã ở trong tầng thứ đó rồi, chỉ là phía người thường này của chư vị vẫn còn có tư tưởng của người thường. Tư tưởng của người thường nghĩa là gì? Chính là nói chư vị vẫn còn thất tình lục dục của người thường, còn có chấp trước về mọi phương diện của người thường, còn mang theo cái tình của người thường khi suy nghĩ vấn đề v.v., những thứ này chính là tư tưởng của người thường. Còn có các quan điểm hình thành hậu thiên, trong đó còn bao gồm cả nghiệp lực, nghiệp lực tư tưởng. Bởi vì chư vị trong quá trình tu luyện, khẳng định còn có tồn tại những thứ này, chỉ bất quá là nhiều ít khác nhau. Trong tu luyện nó có thể sẽ càng ngày càng ít, có người mà thời gian tu luyện có thể chưa lâu như vậy, hoặc không tinh tấn được như vậy, vậy thì những tư tưởng người thường này sẽ khá nhiều. Cũng chính là nói, mọi người mang nhiều tư tưởng người thường như vậy, chư vị nếu không thể dùng tư tưởng với tiêu chuẩn cao mà nhìn nhận vấn đề, thì chư vị sẽ có rất nhiều rất nhiều vấn đề muốn nêu ra, kỳ thực thông thường đều là vì quan niệm người thường còn rất nhiều tạo thành. Không thể lập tức bảo chư vị trong một cảnh giới nào đó minh bạch ra rất nhiều Pháp lý, minh bạch giống như đã khai công khai ngộ rồi. Bởi vì chư vị có nhiều tư tưởng con người đến vậy, là không thể để tư tưởng của con người biết được sự tình của Phật, Pháp lý chân chính trong cảnh giới của Thần và tình huống chân thực của Ông thì không thể triển hiện cho con người. Trong tu luyện tại bề mặt của Pháp [mà] minh bạch một dòng chữ, một đoạn Pháp lý trong “Chuyển Pháp Luân”, kỳ thực chư vị đã ở trong tầng thứ đó rồi. Không thể biết được nhiều đến thế, là vì chư vị có tư tưởng người thường, không thể để bộ phận tư tưởng chưa tu tốt mà giống như người thường biết được sự tình của Đạo Phật, chính là đạo lý này. Nhưng khi chư vị minh bạch được nội hàm chân chính trong dòng chữ ấy, hoặc tại các tầng thứ khác nhau, khi có những lý giải khác nhau về Nó, kỳ thực chư vị đã ở trong tầng thứ đó rồi.

Chư vị còn phải không ngừng tu luyện trong người thường, không ngừng loại bỏ tâm chấp trước của người thường, cho nên tư tưởng người thường trong tu luyện không thể nào ngay lập tức loại bỏ hết. Nếu đều loại bỏ nó đi hết, vậy thì mọi người cũng không cách nào tu được nữa. Tôi thường giảng một câu như thế này: Nếu một cá nhân, nếu anh ta không còn tư tưởng người thường nữa, thì hết thảy [những gì] người thường suy nghĩ, anh ta đều biết hết, thậm chí một cử động, một ánh mắt của người ta, muốn làm gì, sự việc này cuối cùng có thể đạt đến mức độ nào, anh ta đều có thể biết. Tại sao mọi người hiện giờ không thể biết? Chính là chư vị hiện nay vẫn còn tư tưởng con người tồn tại, còn lẫn vào trong người thường. Nếu khi chư vị không còn ở trong cảnh giới người thường này, chư vị sẽ phát hiện sự việc trong người thường vừa nhìn qua là hiểu ngay. Nhưng mọi người đều đang tu luyện trong người thường. Nếu chư vị không tu luyện trong người thường, vậy thì chư vị sẽ không đề cao lên được, chẳng hạn hôm nay chư vị đều loại bỏ hết được tất cả tư tưởng trong người thường, những nhân tố bất hảo, bao gồm các chủng quan niệm người thường, hoàn toàn biến thành cái tôi hết sức thuần tịnh, chư vị sẽ phát hiện ra chư vị đã không thể tu luyện nữa. Tại sao vậy? Mọi người biết rằng, Thần sau khi viên mãn là không thể tu tiếp, bởi vì cái mê đã bị phá rồi. Nếu chư vị không có những tư tưởng người thường này, chư vị cũng không phải là trạng thái người thường rồi, cái mê cũng đã phá rồi, chư vị sẽ biết được quá khứ và tương lai của bản thân mình, cũng biết được người khác, cho nên sẽ rất khó tu. Nhưng cũng không có nghĩa là [nếu] mọi người có thể biết được quá khứ và tương lai thì không thể tu nữa, bởi vì điều chư vị biết hiện nay là có tính cục hạn. Còn cái biết mà tôi nói là trạng thái hoàn toàn khai ngộ, điều gì cũng biết, không gì không biết, cho nên anh ta sẽ có sự khác biệt như vậy. Chính là nói chư vị tu Đại Pháp trong người thường, trước khi viên mãn mà không có một chút tư tưởng người thường nào thì cũng không được. Nhưng mà, có tư tưởng người thường, lại không thể để chư vị biết được chân tướng tại các tầng khác nhau, nó chính là mối quan hệ như vậy.

Như vậy chư vị đã có tư tưởng người thường, mọi người trong tu luyện khi không chú ý khẳng định sẽ ôm giữ tư tưởng, quan niệm người thường để đo lường Đại Pháp, nhất định sẽ xuất hiện sự việc như vậy. Vậy thì cũng chính là nói mọi người trong tu luyện, sẽ có mâu thuẫn, sẽ có vượt quan, sẽ xuất hiện việc chư vị không buông bỏ được tư tưởng người thường như vậy, đây chính là tu luyện. Tu luyện trong Đại Pháp là từng tầng từng tầng loại bỏ tư tưởng con người. Mọi người biết rằng giống như củ hành tây vậy, bóc đi từng lớp từng lớp [vỏ của] nó, cuối cùng bóc hết, thì là bản chất. Tu luyện trong Đại Pháp không thể ngay lập tức thứ gì cũng loại bỏ hết, như vậy chư vị sẽ không cách nào tu luyện trong người thường được nữa, bởi vì trên bề mặt chư vị cũng đã không thuộc về một thành viên trong người thường rồi.

Tu trong người thường còn có một vấn đề phản ánh ra, chính là mọi người cảm thấy trong tu luyện, có lúc tu cũng được, khi gặp phải một số vấn đề, tâm chấp trước xác thực là trong thời khắc đó, hoặc là trong giai đoạn đó đã buông xuống rồi, đã thản nhiên vượt qua. Thế nhưng sau đó lại phát hiện rằng qua một khoảng thời gian tâm chấp trước lại xuất hiện, vẫn là những sự việc tương tự, những vấn đề tương tự, nhưng lại phát hiện ra nó chưa được loại bỏ một cách căn bản, lại có rồi, kỳ thực không phải như vậy. Tôi nói với mọi người rằng, phương thức tu luyện của Đại Pháp là phân tầng thứ giống như bậc thang vậy. Giống như ví dụ mà tôi vừa đưa ra, giảng về một củ hành tây ấy, một tầng đã bị bóc đi rồi thì không tồn tại nữa, nhưng phần chưa bị bóc đi thì nó vẫn còn. Chính là nói, nó là loại bỏ từng tầng từng tầng, loại bỏ đi cả rồi mới có thể hoàn toàn không còn nữa.

Mọi người trong tu luyện thông thường còn xuất hiện việc nhận thức đối với Pháp không đủ, khi vượt quan rất khó khăn, biết rõ rằng phải chiểu theo Pháp lý mà làm, thế nhưng có lúc cũng làm không tốt. Vậy thì có người bèn nghĩ, mình tu như vậy, mà sao tâm chấp trước vẫn còn, có phải là cá nhân mình không thể viên mãn được? Có rất nhiều người có cách nghĩ như vậy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, chư vị chớ nghĩ như vậy. Cái quan này chư vị vượt qua được tốt, vượt qua không tốt; tâm chấp trước của chư vị buông bỏ rồi, hoặc là chỉ buông bỏ được một chút, kỳ thực chư vị đều đang trong tu luyện, đây chính là tu luyện. Bởi vì sau khi chư vị chưa vượt quan được tốt chư vị sẽ hối hận, sao mình lại chưa vượt được tốt nhỉ? Lần sau mình phải tranh thủ làm sao vượt quan được tốt, đây chính là tu luyện. Nếu như mọi người mỗi quan, mỗi nạn, mỗi khảo nghiệm đều có thể vượt qua được tốt, thì tôi nói rằng chư vị không cần tu luyện nữa, chư vị nên được viên mãn rồi. Bởi vì cái gì cũng không ngăn nổi chư vị, vậy chỉ có là Giác Giả, [là] người đã khai ngộ rồi mới có thể đạt được trạng thái này.

Nhưng, phải chú ý đấy, có một số người dường như nghe hiểu rồi, lại mang theo tâm chấp trước mà lý giải một cách phản diện: ‘hóa ra vượt quan tốt, vượt quan không tốt, đều là đang tu luyện, được rồi, sau này không phải lo lắng nữa, vượt quan không tốt mình cũng không cần lo lắng nữa’. Không được. Nếu chư vị không tu bản thân mình, chư vị không thể tinh tấn, chư vị lại cũng bằng như là không tu rồi, nó chính là mối quan hệ biện chứng như vậy. Pháp lý của chúng tôi, từ thấp đến cao, trong các tầng thứ khác nhau đều xuyên suốt một phương thức nhìn nhận vấn đề, phương thức nhận thức Pháp lý như vậy. Khi chư vị trong tầng này nhận thức có thể là đúng, chư vị đổi một tầng thứ [khác], đổi một góc độ [khác] mà nhận thức, chư vị sẽ phát hiện rằng lại không phải chuyện như vậy. Đây chính là trong khi mọi người không ngừng đề cao, không ngừng tu luyện, không ngừng lý giải đối với Pháp.

Vừa rồi điều tôi giảng nghĩa là, mọi người trong tu luyện sẽ có rất nhiều vấn đề xuất hiện, ấy là tất nhiên. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu mọi người có thể thật sự đề cao trong Pháp, từ trong Pháp mà nhận thức Pháp, có thể sẽ đề cao rất nhanh. Hơn nữa tất cả những vấn đề chư vị nghĩ không ra, những vấn đề nêu ra có thể đều sẽ được giải quyết trong Pháp, vậy biện pháp duy nhất chính là phải đọc sách cho nhiều, không được chỉ luyện động tác. Điểm này trong các học viên người da trắng hoặc các dân tộc khác, có khá nhiều người nhận thức như vậy, cho rằng luyện khí công là luyện động tác, còn có gì khác nữa chứ? Đọc sách làm chi? Thông thường mọi người đều có một lối nghĩ như vậy. Kỳ thực, đây chính là điểm thiếu sót lớn nhất trong nhận thức của chư vị. Chư vị đã từng nghĩ chưa, động tác khí công mà chư vị luyện, có gì khác biệt với tập thể thao không? Trên bề mặt mà nhìn thì khác biệt rất nhỏ, vậy tại sao luyện khí công lại có thể khiến con người đạt được đề cao, khiến con người chữa bệnh khỏe người, còn tập thể thao thì lại không đạt được? Chính là vì nó là tu luyện. Mà nội hàm của tu luyện, lại không hoàn toàn nằm ở động tác, mà động tác chỉ là một phương pháp bổ trợ cho tu luyện. Thật sự có thể đề cao, nguyên nhân căn bản khiến chư vị đạt đến các cảnh giới khác nhau là lý giải của chư vị đối với Pháp, chính là ắt phải có Pháp chỉ đạo cho chư vị thì mới có thể thăng hoa đến vị trí đó được. Cho nên tôi đã giảng tâm tính một người cao bao nhiêu, công của người đó sẽ cao bấy nhiêu, đây là chân lý tuyệt đối.

Trước đây thông thường có người cảm thấy rằng tu Đạo, luyện khí công, có phải là đi tìm một tuyệt chiêu, bí quyết nào đó hoặc là chon dùng một động tác đặc thù nào đó, thì có thể tu luyện lên được? Đây là những thứ có thể để con người biết, còn nguyên nhân thực sự có thể tu lên được thì không để con người biết, nếu không mọi người đều đã thành thần tiên rồi. Cũng chính là nói, nó có phương pháp chỉ đạo, lý luận chỉ đạo chư vị, biện pháp khiến chư vị có thể tu lên được. Chúng tôi hôm nay nói rõ nó ra, chính là có Pháp lý để chỉ đạo. Nhưng trong quá khứ tất cả các phương pháp tu Đạo được truyền ra, thông thường là thế gian tiểu đạo tương đối nhiều.

Trong tư tưởng con người cho rằng đại đạo chân chính, đó cũng là [Đạo mà] Lão Tử, Giê-su, Thích Ca Mâu Ni truyền, những thứ khác đa phần đều là thế gian tiểu đạo. Những thứ đó lại càng đơn giản hơn, về động tác cũng phức tạp, về Pháp lý nó lại không biết được bao nhiêu, cho nên tu luyện lên rất khó khăn. Nó liền nắm lấy cái [cách] khổ tu, trường kỳ chịu khổ mà tu. Chịu khổ có thể khiến con người đề cao lên, có thể khiến con người tiêu nghiệp, nhưng về nhận thức Pháp lý lại vô cùng chậm, cho nên tu lên được hết sức chậm. Còn điều mà hôm nay chúng tôi truyền là Đại Pháp, là Pháp lý của toàn bộ vũ trụ. Một bộ Pháp lớn thế này đem giảng ra để con người đề cao, vậy tất nhiên đề cao lên sẽ nhanh. Mà Pháp lý này lại có thể phá trừ hết thảy những ngu kiến, sai lầm của con người, có thể làm chính lại hết thảy nhân tâm, có thể điều chỉnh lại hết thảy những trạng thái không đúng đắn. Cho nên Pháp lý này chỉ cần chư vị học, chỉ cần chư vị đọc [sách], thì chư vị là đang đề cao. Cho nên đọc sách học Pháp là cực kỳ quan trọng.

Có người nói có đọc sách đọc có nhiều đến mấy, [cũng] chỉ là nhận thức trong tư tưởng, nó và công luyện được là hai chuyện khác nhau? Cái này chính là nói về luyện công, chúng tôi biết nó có thể luyện xuất ra khí, sau đó luyện xuất ra công, đây là vật chất. Mà nhận thức trong tư tưởng của các vị, nó dường như [thuộc về] tinh thần, không liên quan đến vật chất. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng tinh thần và vật chất nó là nhất tính! Trong tu luyện chư vị nghĩ nó không phải một chuyện sao? Khi tư tưởng chư vị minh bạch được Pháp lý của tầng đó, thì chư vị chẳng phải đã ở trong tầng đó rồi sao? Trong “Chuyển Pháp Luân” đã giảng rồi, chi tiết thì tôi sẽ không giảng ra nữa, mọi người hãy đọc sách. Cho nên đọc sách là vô cùng quan trọng, đây là vấn đề đầu tiên tôi phải nhắc đến mỗi lần giảng Pháp. Bởi vì mọi người đều là học viên, mỗi người đều muốn đạt được đề cao, đều muốn thật sự có thể đạt được viên mãn, cho nên mọi người mới đến đây học Pháp này. Vậy thì điểm mấu chốt có thể khiến mọi người đề cao viên mãn, chính là cuốn sách này – “Chuyển Pháp Luân”, mọi người nhất định phải đọc cho nhiều.

Mấy hôm trước có một học viên nói với tôi, nói rằng con đã đọc hơn hai trăm lần rồi, con thực sự không thể đặt xuống được, con vẫn đang đọc. Chính vì anh ta càng đọc thì những thứ bên trong càng nhiều. Khi chư vị ở những tầng thứ khác nhau mà xem bộ sách này, chư vị sẽ phát hiện cùng một dòng chữ, trong tình huống khác nhau, hoặc là khi số lần chư vị đọc được khác nhau, thì nhận thức của chư vị đối với dòng chữ đó hoàn toàn khác nhau. Trước đây chư vị đọc dòng này thì là nghĩa thế này, đến khi chư vị đề cao lên rồi chư vị phát hiện rằng dòng chữ này không phải là ý như thế nữa, còn có hàm nghĩa cao hơn nữa. Cho nên từ đầu tới cuối, đều sẽ phản ánh ra như vậy.

Mọi người biết rằng bộ Pháp này tôi đã truyền ra, tôi không phải là chỉ dạy chư vị chữa bệnh khỏe người, tôi phải tịnh hóa thân thể cho chư vị, đạt đến trạng thái vô bệnh, sau đó không ngừng đề cao tầng thứ của chư vị, thẳng đến viên mãn. Nếu không có Pháp ở tầng thứ cao như vậy tới chỉ đạo chư vị, chư vị căn bản không biết bên trên tu thế nào, chư vị căn bản sẽ không biết được nội hàm của Pháp lý ở tầng thứ đó, cũng không lên nổi. Như vậy chư vị ắt phải xem cuốn sách này, đồng thời khi xem sách, còn phải khiến cảnh giới của mọi người đạt được đề cao, khiến tư tưởng của mọi người, khiến nhận thức của mọi người đạt được thăng hoa. Dùng ngôn ngữ của người thường mà nói thì chúng ta phải làm một người tốt hơn nữa, kỳ thực không chỉ là những thứ này, bởi vì [những thứ] chư vị cần đắc được trong tu luyện không chỉ là một thân thể khỏe mạnh, không chỉ là đắc được một chút xíu công năng như vậy, chư vị phải đạt đến viên mãn, đạt đến cảnh giới cao hơn.

Mọi người nếu muốn đạt đến cảnh giới này, vậy thì nếu chư vị không biết được Pháp lý trong cảnh giới đó, chư vị sao có thể đề cao lên được? Chư vị phải đạt đến cảnh giới cao như vậy, đồng thời trong khi tu luyện chân chính còn phải có thể buông bỏ các chủng chấp trước của con người. Nó giống như từng ổ từng ổ khóa, từng cánh cửa từng cánh cửa, cản trở con đường của chư vị. Cho nên khi chư vị đã minh bạch được Pháp lý này, thì đồng thời bình thường trong bất cứ hoàn cảnh xã hội người thường nào, mọi người đều phải làm được tốt hơn một chút. Ít nhất mọi người phải làm cho ra dáng một người tu luyện, đạt được một cảnh giới cao, tiêu chuẩn cao như vậy. Cũng có nghĩa là cho dù ở đâu, người ta đều phải nói chư vị là người tốt. Như thế tầng thứ của mọi người đạt được thăng hoa, cảnh giới tư tưởng đạt được thăng hoa, vậy công của chư vị chẳng phải càng luyện càng cao sao? Đó chính là tại sao mà lâu nay, có một số người luyện khí công lại không luyện lên được, họ đã luyệt rất nhiều phương pháp mà cũng không tu luyện lên được, thậm chí bản thân họ còn có bệnh, vậy chư vị chẳng phải tu vô ích rồi sao?

Nguyên nhân thực sự khiến tu luyện không lên được, chính là họ không có Pháp lý để chỉ đạo. Cho nên bộ Pháp mà tôi truyền cho chư vị đây, là một bộ Pháp hoàn chỉnh, có hệ thống, thực sự có thể khiến chư vị viên mãn, là bộ Pháp tốt nhất, cho nên mới có nhiều người trân quý Ông như vậy. Hiện nay trên báo đăng rằng chúng ta có 100 triệu người, tại sao lại có nhiều người như vậy? Mọi người biết rằng ở một xã hội như Trung Quốc, đặc biệt những người hơi lớn tuổi một chút, họ đã trải qua rất nhiều cuộc vận động, đặc biệt là đã trải qua Đại cách mạng văn hóa, họ đã từng có tín ngưỡng, cũng đã từng sùng bái mù quáng, đã từng trượt ngã, đã từng có kinh nghiệm, đã trải qua những cuộc vận động thế này, vận động thế kia, người như vậy chư vị muốn họ mù quáng tin theo một thứ nào đó liệu có thể được chăng? Tuyệt đối không thể! Vậy thì tại sao lại có nhiều phần tử trí thức cao cấp đến vậy, có nhiều người có tư tưởng đến vậy đến học Pháp này? Chính là nói rằng Pháp này, thực sự có thể chịu trách nhiệm với người ta, điều giảng ra là đạo lý, là Pháp lý, là dùng [đạo] lý để [cảm] phục con người.

Ở New Zealand nơi này, có nhiều học viên đến vậy đều đang học, Lý Hồng Chí tôi trước kia chưa từng đến đây lần nào, yêu cầu chư vị phải như thế nào, chư vị phải như thế kia, tôi trông chừng chư vị học, không có phải không? Tại sao mọi người đều có thể ở đây tu một cách kiên định? Là bởi vì chư vị biết rằng Pháp lý là tốt. Mục đích sống của con người là gì? Trong suốt cuộc đời người ta chẳng phải là phải thực sự có trách nhiệm với chính mình sao? Đây mới là vấn đề lớn nhất của đời người.

Những điều tôi vừa giảng đây, chủ yếu là hy vọng mọi người coi trọng việc học Pháp, nhất định phải coi trọng việc học Pháp. Quá khứ có một số người đi khắp nơi tìm Đạo mong muốn tu luyện, [mà] không tu luyện lên được. Không đắc được Đạo, cũng không phải là không đắc được cái động tác kia, mà là không đắc được Pháp, không có người giảng Pháp lý tu luyện chân chính. Ông đã là một bộ Đại Pháp của vũ trụ như vậy, mọi người nghĩ xem, Pháp của vũ trụ, đã khai sáng những hoàn cảnh tồn tại và phương thức tồn tại sinh mệnh ở các tầng thứ khác nhau cho các sinh mệnh ở các tầng thứ khác nhau. Cũng chính là nói Ông là căn bản kiến lập nên vũ trụ, hết thảy sinh mệnh, hết thảy vật chất đều do Ông tạo ra. Trước đây những tiểu Pháp, tiểu Đạo, tiểu Lý, tiểu phương thức tu luyện mà mọi người từng biết, chẳng phải cũng đều là những thứ quý hiếm trong Đại Pháp vũ trụ này sao? Cũng chỉ là một chút ít ỏi những thứ mà Ông có thể triển hiện cho con người ở tầng thứ thấp nhất mà thôi. Còn hôm nay chúng ta đắc được là Đại Pháp của vũ trụ, là Chân Lý mà chư vị xưa nay chưa từng biết đến, đây là Chân Lý mà trước nay trong lịch sử xưa nay chưa từng có người giảng ra!

Tôi nghĩ rằng [mọi người] ngồi ở đây đều biết, chúng ta [có người] vừa mới nhập môn, hoặc là còn chưa nhập môn, còn chưa học, thoạt nghe thì có thể có cảm giác [những điều] tôi giảng có phải quá lớn không? Kỳ thực [khi] chư vị đọc sách một cách có hệ thống, tôi nghĩ rằng chư vị sẽ hiểu tôi giảng điều gì. Không có bất cứ sự quản lý về hình thức nào, chư vị muốn học thì chư vị học, chư vị không muốn học thì chư vị không học, không có ai quản. Nhưng nếu chư vị muốn học, tôi sẽ phải chịu trách nhiệm với chư vị, nhưng phương thức mà tôi chịu trách nhiệm với chư vị, lại không thể hiện ra trong người thường, chính là một tình huống như vậy.

Điều [tôi] giảng vừa rồi nghĩa là mọi người phải coi trọng việc học Pháp. Tiếp theo tôi lại bàn một chút về một số tình huống xuất hiện trong xã hội gần đây. Đặc biệt là ở Trung Quốc, có một số học viên đến Trung Nam Hải phản ánh vấn đề lên lãnh đạo quốc gia, nhân tiện tôi nói với mọi người một chút về vấn đề này. Hiện nay báo chí ở Hồng Kông đăng [những tin] loạn bát nháo, báo chí người Hoa ở nước khác, đều nhại lại theo báo chí ở Hồng Kông. Mà toàn thế giới có lẽ đều biết Hồng Kông, nó chỉ có 6 triệu người, [vậy mà] có nhiều tờ báo như vậy, nhiều tập san như vậy, đều đăng tin giật gân, đều muốn kiếm tiền, cho nên thời gian dài trở lại đây đã dưỡng thành nên một hiện tượng báo cáo tin tức rất không có trách nhiệm. Nó có thể tùy tiện đặt điều, có thể tùy tiện bịa đặt, có thể căn cứ vào một vấn đề mà tùy ý phát huy trí tưởng tượng, sau đó đưa nó báo cáo ra, chính là như vậy. Cho nên báo chí mà không nghiêm túc nhất trên toàn thế giới chính là những tờ báo hoa ngữ ở Hồng Kông, thậm chí những tin vỉa hè nó cũng dám coi là tin chính thức mà báo cáo ra.

Ở đây cũng nói một chút với mọi người về quan điểm của tôi. Học viên chúng ta đến Trung Nam Hải phản ánh tình hình lên các lãnh đạo quốc gia, đó không phải là thị uy, cũng không phải là tĩnh tọa. Mọi người cũng không hề ngồi tĩnh tọa, có một số người ngồi ở đó [là do] anh ta đang luyện công ở đó. Không có khẩu hiệu, không có biểu ngữ, không có hành động kích động, không có ngôn ngữ quá khích, đều là dựa trên thiện niệm, muốn nói một chút với lãnh đạo quốc gia về suy nghĩ chân thực của chúng ta, không giống như tình huống mà bộ công an đã phao tin đồn. Một số người cứ luôn cường điệu rằng đến Trung Nam Hải thì thế này thế kia. Trung Nam Hải chẳng phải là trụ sở của chính phủ nhân dân sao? Nhân dân không thể đến sao? Các học viên đến để làm gì đây? Là đến để phản [đối] chính phủ sao? Chẳng phải là đến để phản ánh vấn đề với người lãnh đạo quốc gia thỉnh cầu lãnh đạo quốc gia phân xử cho nhân dân sao? Tại sao lại nói có tổ chức thế này thế kia? Ủng hộ chính phủ có tổ chức, chính phủ còn không vui mừng sao?

Đương nhiên, mọi người nghĩ xem, tại sao có nhiều người như vậy đến đó? Kỳ thực tôi cảm thấy người đến đó quá ít! (vỗ tay) Ở đây tôi lại không phải là cổ vũ mọi người đi, tôi là muốn nói ý gì? Có 100 triệu người học Đại Pháp này, mọi người nghĩ xem, tương đối mà nói thì chẳng phải [số] người đi rất ít sao? Bởi vì người học đông mà, chẳng phải là đạo lý này sao? Vậy thì tại sao mọi người lại đi? Mọi người biết rằng, cảnh sát Thiên Tân đã bắt học viên của chúng ta, đánh học viên của chúng ta, nói chúng ta là tà giáo. Mọi người đều đang học làm người tốt. Nếu chúng ta đúng là làm người xấu, anh nói tôi là tà, anh có nói gì tôi cũng không quan tâm, có phải không? Nhưng mọi người xác thực đang làm người tốt thật sự, anh nói tôi là tà, anh chẳng phải đang làm tổn thương mọi người sao? Chỗ này của các anh không nói đạo lý, nói không rõ ràng, vậy thì chúng tôi sẽ đi nói với lãnh đạo trung ương, về cách làm là không sai! (Vỗ tay) Bởi vì chúng ta không phải đang làm vận động, cũng không phải công kích chính phủ, chúng ta chỉ là nói rằng cách làm của bộ công an là không đúng, cho nên ở đây không có vấn đề gì.

Một số phóng viên báo cáo tin tức, rất là không có trách nhiệm, cho nên anh ta ngửi thấy một chút mùi tanh, anh ta có thể sẽ bịa đặt thêm, vậy thì chúng ta cũng không tạo thêm cơ hội cho anh ta. Cho nên thái độ của tôi rất rõ ràng, ở đây chúng ta không phản [đối] chính phủ, cũng không thị uy, diễu hành gì cả, không làm việc này một cách quá khích, chỉ là đi phản ánh tình hình. Anh cũng muốn đi, tôi cũng muốn đi, vậy là đông lên thôi. Hơn 100 triệu người mà chỉ có hơn 10.000 người đi, đến cả con số lẻ cũng còn không đủ, vậy chẳng phải quá ít sao? Nếu sự việc này làm lớn hơn, quá khích hơn, tôi nghĩ rằng vậy thì không chỉ có 10.000 người, rất có khả năng [người] đi còn nhiều hơn. Cũng không thể nói rằng số người đi phản ánh tình hình nhiều liền nói nó không đúng phải không? Phản ánh vấn đề lên người lãnh đạo quốc gia, đây là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân, quyền lợi của họ, còn có gì sai sao? Không sai, chúng ta không phản chính phủ, không can thiệp chính trị, đồng thời chúng ta cũng tự giác bảo vệ pháp luật quốc gia, có phải vậy không? Chúng ta ở đâu cũng đều là người tốt. Về vấn đề này tôi nghĩ chính là tình huống như vậy.

Mọi người biết rằng chúng ta là tu luyện. Đã là tu luyện, trên con đường tu luyện này của chúng ta, sẽ không có sự việc ngẫu nhiên. Tôi thường giảng những lời thế này, phản đối và ủng hộ đồng thời tồn tại, tin và không tin đồng thời tồn tại, người tốt và người xấu đồng thời tồn tại, cái chính và cái tà đồng thời tồn tại, đây chính là nhân loại, đây cũng chính là đạo lý tương sinh tương khắc. Có người phản đối, không thể nói rằng nó không phải là hảo sự. Mọi người biết rằng, không có ma, thì mọi người không tu luyện được. Nó phản đối chư vị, vậy thì trong khi nó phản đối, có phải chúng tôi sẽ nhìn xem nhân tâm của chư vị, xem chư vị có kiên định không, xem chư vị có thể tu được không. Bởi vì tu luyện là nghiêm túc, một người hết sức bình thường, muốn đạt đến một cảnh giới viên mãn, vậy thì mọi người nghĩ xem, không có khảo nghiệm thực sự cho chư vị, vậy có được tính không? Cho nên mới có khảo nghiệm như vậy, mới có sự việc như vậy.

Người ta làm việc xấu, không thể nói rằng họ đang giúp chúng ta, họ xác thực đang làm việc xấu. Nhưng chúng tôi lại lợi dụng chính bản thân việc xấu mà họ làm, để cấp cơ hội cho người tu luyện. Có người phản đối thì chư vị còn luyện nữa không? Có người nói không tốt, vậy thì bản thân chư vị có cho rằng Ông tốt hay không? Đây chẳng phải đang nhìn vào nhân tâm hay sao? Cho nên tu luyện là rất nghiêm túc, điểm này mọi người chúng ta phải rõ ràng, tuyệt đối không có sự việc nào là ngẫu nhiên.

Thông qua sự việc này, mọi người đã nghĩ đến chưa? Toàn thế giới đều biết Đại Pháp đã xuất hiện rồi! (Vỗ tay) So với bao nhiêu việc hồng Pháp mà chư vị làm có lẽ về phạm vi, về diện tích thì đều lớn hơn. (Vỗ tay) Đồng thời đối với các học viên trong nước cũng xác thực là một khảo nghiệm hết sức nghiêm trọng, đương nhiên những lời này của tôi là giảng cho người tu luyện, ở xã hội người thường thì chỉ là hình thức biểu hiện đó trong xã hội người thường. Tôi vừa giảng về thái độ của tôi, chính là thái độ như vậy. Chúng ta đối với bất kể lãnh đạo quốc gia, chính phủ, pháp luật nào v.v. hết thảy mọi thứ, chúng ta đều không can thiệp, cũng không phá hoại, bởi vì mọi người chính là đang làm người tốt, chỉ là đi phản ánh tình hình.

Về vấn đề này tôi chỉ nói bấy nhiêu. Vì hiện giờ là Pháp hội, mọi người còn phải giao lưu tâm đắc [thể hội], từ trong đó mọi người đều sẽ nhìn lại bản thân một chút, tìm ra khoảng cách, khiến mọi người có thể thực sự đề cao lên. Cả ngày hôm nay chúng ta chỉ giao lưu tâm đắc, sáng mai tôi sẽ giải đáp câu hỏi cho mọi người. Toàn bộ [Pháp] hội này của chúng ta sẽ mở trong một ngày rưỡi. Hy vọng mọi người đều có thể ngồi lại, khi nghe người khác nói hãy trật tự một chút, trân trọng người khác chính là trân trọng bản thân chư vị. Bởi vì Pháp hội là thần thánh, điều chư vị tu là Đại Pháp vũ trụ! Được rồi, tôi giảng vậy thôi. (Vỗ tay)

Pháp hội ngày hôm qua, tôi luôn ở phòng bên cạnh, vừa xem vừa nghe mọi người phát biểu. Tôi cảm thấy Pháp hội này tổ chức rất tốt, có thể khởi được tác dụng chân chính của Pháp hội, khiến mọi người qua Pháp hội thu được lợi ích, thực sự đạt được đề cao, rất tốt. Thời gian sáng nay, tôi sẽ chuyên để giải đáp câu hỏi cho mọi người, việc này đã trở thành thông lệ trong Pháp hội của chúng ta. Vậy thì mọi người có câu hỏi gì, có thể đưa lên, căn cứ vào thời gian Pháp hội [tôi sẽ] cố gắng giải đáp cho mọi người.

Còn về những việc trong người thường, tôi nghĩ mọi người đừng đưa lên. Hoặc là trong quá trình vượt quan có một số sự việc mà chư vị chưa ngộ được, chư vị muốn nêu lên hỏi tôi, cái quan đó thực tế là để chư vị vượt qua, nếu giải đáp cho chư vị rồi, thì dường như không có gì cho chư vị ngộ nữa, phải vậy không? Hãy hỏi nhiều hơn về những sự việc liên quan đến tu luyện của chúng ta, những việc không liên quan đến tu luyện thì hỏi ít thôi, tốt nhất là không nêu ra. Được rồi, sau đây bắt đầu.

Đệ tử: Pháp hội lần đầu ở New Zealand, chúng con đều là học viên mới, hy vọng Sư phụ giảng thêm một chút về Đại Pháp, chỉ đạo chúng con tu luyện.

Sư phụ: Tôi giải đáp câu hỏi, trên thực tế cũng là giảng Pháp cho mọi người, bởi vì đa phần câu hỏi đưa ra là có liên quan đến tu luyện của chúng ta, về phương diện này, tôi sẽ cố gắng nói rõ ràng cho mọi người.

Đệ tử: Con thuê nhà của người khác để ở, người ở phòng khác có rất nhiều sách khí công và sách tôn giáo, bản thân anh ta có thể còn có phụ thể. Xin hỏi có ảnh hưởng đến con không?

Sư phụ: Nói thế này nhé, điều chư vị tu luyện là Đại Pháp, là tu luyện chân chính. Còn nói về các môn khí công khác, nó chỉ có thể bị năng lượng tu luyện chính Pháp của chư vị ức chế, chứ chư vị không thể bị nó can nhiễu. Nhưng có một điểm, nếu tự mình không giữ vững được bản thân, cũng lẫn lộn vào với họ, sách gì cũng xem, cái gì cũng luyện, thì có thể chư vị sẽ chiêu mời phiền phức. Nếu chư vị giữ vững tâm tính chư vị, trong bất cứ hoàn cảnh nào chư vị cũng đều không bị ảnh hưởng. Kỳ thực chư vị có thể biết rằng có rất nhiều người luyện những thứ không tốt, nhưng chư vị đã từng nghĩ chưa? Tất cả hoàn cảnh của nhân loại hôm nay, đều không thuần tịnh. Cho nên cho dù người tu luyện chúng ta ở đâu, chỉ cần giữ vững tâm của mình, tu luyện một cách đường đường chính chính, đừng lo lắng về những thứ này, sẽ không có vấn đề gì cả. Bởi vì sự lo lắng của chư vị bản thân [nó] chính là chấp trước, cho nên chư vị hễ chấp trước thì phải loại bỏ chấp trước của chư vị, từ đó tạo thành việc dường như bị người khác can nhiễu, kỳ thực có thể là do tâm của mình gây nên.

Đệ tử: Hai câu thơ mà Ngài viết: “Trợ Sư thế gian hành”, “Hiệp ngô chuyển Pháp Luân”, là chỉ các đệ tử hay chư Phật Đạo Thần trợ giúp Thầy?

Sư phụ: Đều có [cả hai]. Bởi vì mọi người nghĩ xem, năm đó khi tôi truyền Pháp, khi tôi mở lớp học, kỳ thực chính là đang bồi dưỡng những tinh anh của Đại Pháp. Sự việc hôm nay đều là chư vị đang làm, đang chứng thực Đại Pháp trong người thường, thậm chí học viên mới chúng ta cũng trở thành học viên cũ, cũng đều đang làm các việc hồng Pháp, để nhiều người hơn nữa đắc Pháp. Sự tu luyện của chư vị, cái tâm kiên định đối với Đại Pháp ấy, vững như bàn thạch, đã làm ổn định Đại Pháp một cách mạnh mẽ. Đồng thời trong xã hội người thường có thể khiến càng nhiều người hơn nữa đắc Pháp, điều này thực chất là đã đang trợ giúp Sư phụ rồi. Đương nhiên đây đều là làm trong vô ý, cũng là điều tất yếu sẽ có trong tu luyện của chư vị, chính là chuyện như vậy. Đương nhiên bên trên thì có trạng thái ở bên trên, chính là như vậy.

Đệ tử: Hai câu mà Ngài viết: “Thùy ngôn trí huệ đại, tình trung vũ càn khôn” nên lý giải thế nào?

Sư phụ: Trong lịch sử, có rất nhiều người nổi tiếng, có rất nhiều người mà người ta gọi là thánh giả, có rất nhiều nhân vật mà người thường cảm thấy họ rất xuất sắc, gồm cả rất nhiều người có danh vọng ngày nay, họ cũng chỉ là người thường, đều chưa nhảy ra khỏi tình. Tự họ cảm thấy có chút thành tích, người ta liền nói họ rất xuất sắc, thông minh, có trí tuệ. Kỳ thực, tôi thấy đều là ở trong tình mà múa càn khôn, chính là ý nghĩa này. Đều chưa nhảy ra khỏi tình, đều ở trong hoàn cảnh người thường, cho nên họ vẫn là người thường.

Đệ tử: Con của con hai tuổi, cháu rất thích xem băng hình Thầy dạy công, nhưng bố của cháu lại hết sức phản cảm.

Sư phụ: Tu Đại Pháp, phản bổn quy chân, là mục đích thật sự mà con người đến thế gian hôm nay, [những điều] tôi nói với chư vị là muôn phần chính xác. Tất cả con người trên thế giới hôm nay, kỳ thực đều không phải đến để làm người, nhưng cũng không nhất định đều là đến để đắc Pháp. Vậy thì việc chúng ta sinh tồn trong cõi người đã không phải là mục đích, tôi vừa mới giảng rồi, cũng không nhất định là đều đến để đắc Pháp, nhưng mà đều đến vì Pháp. Chúng ta sinh tồn trong cõi người đã không phải là mục đích duy nhất của sinh mệnh, phải làm thế nào để quay trở về, đây [mới] là mục đích căn bản của sinh mệnh con người, mục đích căn bản của sinh tồn, vậy thì chúng ta làm như thế này chẳng phải là tốt nhất sao? Vậy thì bố của đứa trẻ không cho tu luyện có lẽ là anh ta đang giúp chư vị vượt quan, cũng có lẽ tồn tại những nhân tố khác, và có lẽ là thực sự không cho chư vị tu luyện. Đương nhiên nhìn nhận những vấn đề này như thế nào? Chư vị cảm thấy làm thế nào đúng thì làm thế nấy, chư vị tự mình quyết định.

Đệ tử: Cá tính con người khác nhau, có phải là tu càng cao thì càng không có?

Sư phụ: Cá tính của con người khác nhau, nhưng không đồng nghĩa rằng [đó] chính là cá tính bản chất của chư vị. Cá tính của con người rất nhiều là biểu hiện của việc không buông bỏ chấp trước. [Còn] những tính cách căn bản đó lại không tạo chướng ngại cho việc chúng ta tu luyện, bởi vì rất nhiều người đều có một đặc điểm rất sâu xa, rất bản chất, đây chính là đặc điểm khác nhau của sinh mệnh. Có người thích làm việc nhanh chóng, có người thích làm việc chậm rãi, đương nhiên những điều này cũng không bao gồm những thói quen dưỡng thành hậu thiên của họ. Cho dù nhịp sống của chư vị nhanh hay chậm, những thứ này đối với tu luyện mà nói nó không tạo thành chướng ngại.

Nhưng về học Pháp mọi người nhất định phải tinh tấn, bởi vì thời gian đời người thực sự là hữu hạn. Con người trong xã hội người thường, nếu muốn có thể đắc được những thứ khiến sinh mệnh của bản thân vĩnh viễn đắc được, trong thế gian con người, thì ngoài việc tu luyện ra, những thứ khác đều không đắc được. Mọi người bất kể có bao nhiêu tiền, có chức vị lớn đến mấy, cuộc sống an nhàn đến mấy, chư vị [cũng] không mang theo được gì. Khi đến trắng tay, khi đi cũng không mang được gì theo, duy nhất có thể mang được chính là những thứ đắc được trong tu luyện của người ta, bởi vì nó trực tiếp ở trên chân thể của con người. Cho nên nó chính là trân quý nhất, khó đắc được nhất, cho nên nó chính là thứ đáng giá quý báu nhất. Bởi vì nó quyết định [thứ mà] con người sẽ vĩnh viễn đắc được, quyết định phương thức sinh tồn, hoàn cảnh sinh tồn được sáng tạo cho bản thân trong các tầng thứ khác nhau. Nơi con người đây rất bất hảo, nhưng nơi con người đây lại có thể tu luyện; thiên thượng rất tốt, nhưng trên thiên thượng không dễ tu luyện. Chính bởi vì nơi đây khổ, nên con người mới có thể tu luyện.

Đệ tử: Nếu có người tính tình vốn dĩ rất tốt, có phải là tu sẽ dễ dàng? Người dễ nóng giận thì sẽ khó tu?

Sư phụ: Tôi vừa giảng rồi, con người có đặc điểm sinh mệnh của con người. Nhưng nói về vấn đề nóng giận này, đây không phải là thứ tiên thiên của con người, khi con người tức giận, tôi nói với chư vị, hết sức xác thực là ma tính. Tại sao vậy? Có người nghĩ: Tôi là vì [muốn làm] việc tốt, tôi là vì dạy người ta học điều tốt nên mới nổi nóng, tôi là vì bảo người ta làm việc tốt nên mới nổi nóng. Đó cũng là ma tính, cũng gọi là ‘dĩ ác trị ác’, bởi vì chư vị là lợi dụng ma tính mà bảo người khác làm việc tốt. Nếu chư vị dùng thiện tâm đối đãi với họ, chư vị nói với họ một cách thiện tâm, chư vị bảo họ nên làm cho tốt thì tôi nghĩ rằng họ sẽ bị làm cho cảm động, họ thật sự sẽ tự nguyện làm tốt, chứ không phải bị chư vị cưỡng ép đi làm cho tốt, vậy thì họ sẽ làm được tốt hơn nữa, cho nên mọi người trong tu luyện phải dần dần tu bỏ đi căn bệnh nổi nóng của mình. Mọi người cứ luôn cảm thấy không phát hỏa thì dường như rất khó làm được, kỳ thực không khó làm. Có rất nhiều sự việc mọi người có thể xử lý một cách lý trí, thì sẽ xử lý được tốt hơn, cho nên không thể phát hỏa.

Khi chư vị nóng giận với người khác, chư vị cũng đồng thời đang cấp đức cho người ta. Sự tức giận của chư vị thực sự có thể khiến đối phương tiêu giảm nghiệp lực, điểm này cũng là khẳng định. Bởi vì chư vị đã làm ma cho họ một lần, cho dù trong cuộc sống hay trong tu luyện, [đều] có thể khiến họ tiêu giảm nghiệp lực. Nhưng thứ chư vị đắc được có thể là nghiệp lực mà họ chuyển qua, cho nên là người tu luyện, tôi nghĩ không nên làm sự việc này. Họ tự mình tu, tự chuyển hóa nghiệp lực của họ.

Đệ tử: Trong tu luyện con có rất nhiều nạn và phiền phức, chỉ mong được giải thoát tự thân, chưa thể nói đến hồng Pháp, có phải là chỉ có thể tu thành La Hán?

Sư phụ: Cũng không phải như vậy, đó là lý luận trong Phật giáo. Học viên Đại Pháp mỗi người có trạng thái tu luyện khác nhau, không phải nói ai ai cũng đều phải đi làm việc hồng Pháp, không có quy định thế này thế kia. Kỳ thực có thể nghĩ đến hồng Pháp, bình thường gặp ai thì làm [việc hồng Pháp], hoặc là tổ chức lại mà làm, đó đều là một loại biểu hiện tu luyện trong tu luyện của bản thân học viên, là việc rất tốt. Vậy thì cũng giống như Pháp hội chúng ta tổ chức hôm nay, có người có thể nói lên những thể hội của mình; có người cũng đang tu, nhưng không nói ra được thể hội [của mình], chính là trạng thái tu luyện của mỗi người không giống nhau, cũng có quan hệ, điều này không phải là vấn đề gì cả.

Đệ tử: Lý giải thế nào về nạn tăng thêm do con người cố ý? Nếu qua được nạn này rồi, có được tính là vượt quan trong tu luyện không?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người, có thể nạn tăng thêm do con người cố ý, chư vị có thể vượt qua, nhưng tôi nói với chư vị, đó chính là nạn trong cuộc sống của người thường. Tại sao vậy? Bởi vì nó không phải là sự an bài trên con đường tu luyện của chư vị. Bởi vì mỗi bước đi được an bài ra sao, nó là vô cùng có hệ thống, cần bỏ cái tâm nào của chư vị, đồng thời khi [qua] nạn này đề cao lên, nên làm phong phú thêm bộ phận nào của thân thể chư vị, giải quyết vấn đề ở bộ phận nào, nên tu luyện xuất ra thứ gì, cảnh giới ở chỗ nào, điều đó đều là có an bài, là vô cùng có hệ thống. Cho nên chư vị tự mình gây thêm phiền toái mà an bài gì đó, thì cũng tương đương với làm loạn một bộ những thứ đã được an bài một cách hệ thống cho chư vị.

Cho nên mọi người không được cố ý đi tìm khổ mà chịu, cũng không nên cố ý muốn làm thế nào, hãy tùy kỳ tự nhiên mà tu luyện. Chư vị gặp phải vấn đề gì thì chỉ cần chư vị có thể vượt qua được tốt, vậy là vô cùng tốt rồi. Gặp phải phiền phức gì, chư vị đều có thể tìm ở tự mình, tìm cái tâm này của mình, đó chính là tu luyện. Mọi người biết rằng trong núi có người tu luyện, kỳ thực trong vùng núi cao nơi đây cũng có, chỉ là con người không biết, rất nhiều vùng núi cao trên toàn thế giới cũng đều có người tu luyện. Có người trong số họ đã tu vài nghìn năm rồi, tầng thứ đề cao được rất chậm. Họ chỉ là khổ tu, khổ có thể khiến người ta tu luyện, tiêu nghiệp, nhưng không tu trong Pháp lý thì sẽ chậm. Bởi vì họ không biết được Pháp lý ở tầng thứ cảnh giới cao như vậy, thì họ không thăng hoa lên được cảnh giới đó.

Hôm nay chư vị tại sao lại tu được nhanh đến vậy? Ngay với tình huống hiện giờ chư vị còn không tưởng tượng nổi chư vị đề cao nhanh đến mức nào. Tôi truyền Pháp mới trong vài năm ngắn ngủi, [mà] có rất nhiều người đã có thể đạt đến tiêu chuẩn viên mãn rồi, đây là việc không thể tưởng tượng nổi. Bởi vì họ đang học Đại Pháp, Đại Pháp vũ trụ dung luyện con người thì vô cùng dễ dàng. Tôi nhớ tôi đã từng đưa một ví dụ này: Một lò luyện thép nóng chảy nếu như rơi vào đó một cái mạt gỗ hay một mảnh gỗ, trong nháy mắt chư vị sẽ không nhìn thấy nó đâu nữa. Con người chính là giống như mảnh gỗ đó, Đại Pháp vũ trụ này giống như lò luyện thép đó. Dung luyện con người, nếu như dung luyện một người thì quá dễ dàng rồi. Nhưng tôi không thể làm như vậy, tôi phải để chư vị tự mình tu luyện. Nếu làm như vậy thì cũng bằng như tái tạo lại từ đầu con người chư vị, có thể có hình dạng và đặc điểm vốn có của chư vị, nhưng có thể không phải là chư vị nữa. Cho nên tôi phải để bản thân chư vị thực sự có thể tu luyện, có thể khiến bản thân thăng hoa lên, giải thoát ra.

Đệ tử: Có thể thường xuyên [đọc] niệm công lý phối hợp với luyện công không?

Sự phụ: Không nên làm như vậy, luyện công là luyện công. Bởi vì luyện công là yêu cầu nhập tĩnh, cố gắng không nghĩ gì cả. Học Pháp là học Pháp, cho nên nhất định phải tách biệt nó ra. Bao gồm cả bốn câu khẩu quyết trước khi chúng ta luyện công, đều là niệm trước khi luyện công, trong khi luyện công thì không niệm, như vậy sẽ dễ nhập tĩnh.

Đệ tử: Học viên mới cần lý giải đạo lý {nguyên lý} của công, học viên cũ luyện công cũng có tình huống là động tác không chuẩn xác.

Sư phụ: Không chuẩn xác thì bảo họ [tập cho] chuẩn xác. Còn nói về không lý giải đối với Pháp, thì bảo họ học Pháp, phải tách biệt với luyện công. Nhất định phải bảo người không học Pháp [đi] học Pháp, nếu không họ sẽ luyện vô ích. Tôi nói với mọi người, điều đáng tiếc nhất là gì? Đã bước vào Pháp này rồi, mà lại đi lướt qua, thậm chí là cho họ, họ cũng không cần, đây mới là sự hối hận vô cùng vĩnh viễn vĩnh viễn của sinh mệnh! Vĩnh viễn không biết là hối hận cùng cực thế nào nữa! Bởi vì có rất nhiều sinh mệnh họ vốn dĩ là đến để đắc Pháp. Trong những năm tháng đằng đẵng, cũng có sinh mệnh như vậy, họ đã mất đi chính niệm của bản thân, trở nên càng ngày càng không biết bản thân mình đến để làm gì, cho nên mới dễ lạc lối. Một khi lạc lối rồi, thì thật là……, đương nhiên may mà Pháp lý có thể giải quyết những vấn đề này, chỉ e chư vị không đọc, chỉ e chư vị không học, tôi có thể khải ngộ hết thảy [mọi thứ] của chư vị, có thể thanh trừ đi hết thảy những gì khiến cho bản tính của chư vị bị mai một.

Đệ tử: Khi đả tọa có thể hát nhạc luyện công trong tâm không?

Sư phụ: Không nên hát. Khi mọi người luyện công tại sao phải nghe nhạc? Bởi vì tôi đã cân nhắc đến việc tu luyện của con người hôm nay so với người tu luyện trong bất cứ trạng thái nào trước đây thì đều khác nhau. Bởi vì mọi người đều có công việc, đều bận làm công tác xã hội và học tập, như vậy sẽ khiến đầu óc của người ta rất khó mà tĩnh lại được. Mục đích để cho chư vị nghe nhạc này, chính là để chư vị có thể tĩnh lại được. Dùng một niệm nghe nhạc này, không để chư vị nghĩ đến những thứ khác, chính là dùng một niệm thay vạn niệm. Nhưng bản thân việc nghe nhạc cũng dễ khiến người ta nảy sinh chấp trước. Nhưng may mà âm nhạc của chúng ta là đã được thêm vào năng lượng, có nội hàm của Đại Pháp chúng ta trong đó. Cho nên nó cũng sẽ chuyển hóa thành một loại phương thức mà có thể khiến chư vị có thể thu được lợi ích, đạt được đề cao trong tu luyện, âm nhạc Đại Pháp là khởi tác dụng như vậy. Đừng sa vào giai điệu bề mặt của âm nhạc, nghĩa là đừng chấp trước.

Đệ tử: Nhìn thấy phù [hiệu] chữ 卍 xoay chuyển, có phải là Sư phụ thọ ký không?

Sư phụ: Thông thường thọ ký đều là ở trên chóp đỉnh đầu, ở trong trạng thái khác mà nhìn thấy đó chỉ là phù hiệu chữ 卍 của Phật gia.

Đệ tử: Phật Thích Ca Mâu Ni xuống đây độ nhân đã chịu rất nhiều khổ nạn, [Ông] vẫn ở tầng thứ Như Lai sao?

Sư phụ: Phật Thích Ca Mâu Ni là Như Lai, đây là điều hoàn toàn chính xác, nhưng Ông ở tầng thứ nào thì không có ai giảng. Phật, Pháp Vương ở tầng thứ khác nhau đều gọi là Như Lai, không có ai giảng, cũng không cho con người biết.

Đệ tử: Tại sao Đạo gia cũng niệm A Di Đà Phật và Quan Âm Bồ Tát?

Sư phụ: Đến thời nhà Minh mới xuất hiện Đạo giáo một cách thực sự có hệ thống. Đạo trước đây nó không có giáo, nó chỉ là sư phụ dẫn dắt một nhóm đồ đệ ở đó tu. Mặc dù có một nhóm người, nhưng không hình thành nên một loại hình thức giống với tôn giáo hoàn chỉnh như thế này. Sau thời nhà Minh, hình thức này so với hình thức tự viện, với tôn giáo cơ bản là hoàn toàn nhất trí rồi. Bởi vì Đạo phải thanh tu, phải độc tu, phải tĩnh tu, cho nên nó không có nhân tố phổ độ chúng sinh. Vậy thì sau khi hình thành nên tôn giáo, mục đích của tôn giáo là gì? Một là khiến người ta có thể tu luyện viên mãn; một điều nữa là tôn giáo trong xã hội có thể khởi tác dụng khiến nhân tâm hướng thiện. Vậy thì Đạo giáo này cũng đã bắt đầu làm những sự việc này, làm Pháp sự cho người ta, hoặc là nó cũng phải độ nhân, bởi vì có lô lớn tín đồ xuất hiện rồi, thì nó sẽ phải độ nhân. Vậy độ nhân thì không thể nói độ một, hai người, đó không gọi là độ nhân, đó gọi là dẫn dắt đồ đệ. Vậy thì nó cũng làm ra các danh xưng của Phật, Bồ Tát, thậm chí La Hán, đây chính là Đạo thông thường mà tôi giảng, đây không thuộc về Đại Đạo, đây là thứ xuất hiện vào thời cận đại.

Đệ tử: Con vì luyện công khác mà bị phụ thể nhập vào trong thân thể, lại còn nhập vào thân thể của con trai con, dạy cháu luyện công, phụ thể trên thân cháu có phải là do con đến tiêu trừ không?

Sư phụ: Nếu như một người chỉ là đến gần, chứ không thật sự tiến vào cửa này, đi lướt qua, hoặc là cứ luôn ở ngoài cửa quan sát, vậy mới là đáng buồn nhất! Hết thảy những điều tôi giảng ở đây đều là để bảo chư vị, làm thế nào trở thành một người tu luyện. Nếu chư vị không buông bỏ được những thứ mà chư vị chấp trước này, thì chư vị sẽ vĩnh viễn không thể trở thành một người tu luyện được. Chư vị cũng chỉ có thể ở trong thống khổ của chư vị mà chấp trước vào những thứ thống khổ đó của chư vị. Đệ tử chân tu tôi đều giúp họ dọn dẹp những sự việc này, nhưng chư vị ắt phải làm một người tu luyện. Từ nay về sau, ngay như câu tôi vừa giảng là giúp chư vị dọn dẹp những sự việc này, chư vị cũng phải quên đi, chư vị căn bản không được nghĩ về việc sư phụ làm những gì cho chư vị, [nghĩ rằng] tôi sẽ không làm gì cho chư vị. Chư vị cứ đi học Pháp, ở trong Đại Pháp mà dung luyện chư vị. Còn nói về con của chư vị ra sao, chư vị căn bản cũng không được nghĩ đến nữa, chư vị chấp trước [thì] cả đời cũng không giải quyết nổi. Chư vị không nghĩ nữa, tôi đều sẽ xử lý những sự việc này một cách thỏa đáng.

Nào có chuyện một người tu luyện viên mãn rồi, mà bên thân họ vẫn còn có nhiều phiền phức vậy chứ? Sao có thể được đây? Không chỉ những oán [hận] đời đời kiếp kiếp mà chư vị đã kết, mà những duyên chư vị đã kết, tôi cũng phải giải quyết cho chư vị. Một người tu luyện viên mãn không phải là chuyện dễ dàng. Những món nợ mà chư vị thiếu qua đời đời kiếp kiếp, những oán [hận] đời đời kiếp kiếp mà chư vị phải trả, chúng đã nhiều lắm rồi, [tôi] đều giải quyết cho chư vị. Chư vị phải là một vị Giác Giả chân chính, vô cùng sạch sẽ từ trong ra đến ngoài thì mới có thể viên mãn được. Chư vị kéo theo biết bao nhiêu sự tình, nợ biết bao nhiêu món nợ, biết bao nhiêu oán [hận], chư vị đều không trả, chư vị sao có thể viên mãn đây? Nhưng chư vị lại không biết được những sự tình này, chư vị cũng không giải quyết nổi những sự tình này, chư vị chỉ có thể trong thống khổ chấp trước cả đời cũng không giải quyết nổi. Đã gặp được Đại Pháp rồi, còn quản nó làm gì? Hãy buông bỏ tâm đi, hiện giờ chẳng phải có một khẩu khí, có một chính niệm sao? Cứ ở trong Đại Pháp mà tu. Ví dụ nói chư vị thực sự không giữ nổi những phần khác, thì tối thiểu là bộ phận chính niệm này chư vị vẫn phải giữ vững chứ! Huống hồ tương lai chư vị cần viên mãn, có thể không quản những sự việc đó không? Nhưng tâm chấp trước của chư vị chấp trước vào những sự việc này mạnh như vậy, tôi đối đãi với chư vị thế nào đây? Bất cứ niệm nào cũng đều là chấp trước, tâm chấp trước không phải là một, hai ngày mà dưỡng thành, thời gian dài như vậy, chấp trước đến như vậy, sợ hãi đến như vậy, làm sao mà là người tu luyện được? Giảng trọng điểm là có chỗ tốt cho chư vị.

Đệ tử: Một số tư tưởng do nghiệp lực tư tưởng tạo thành, con biết rằng đây là một cơ hội, cần phải chuyển hóa nghiệp lực, xin Thầy giảng một chút nên làm thế nào.

Sư phụ: Hãy buông bỏ cái tâm này, tu luyện một cách đường đường chính chính, chính là làm như vậy! Các học viên ngồi đây nếu chư vị ai đó mà hiện nay trong tâm còn có những thứ chưa buông bỏ, lần này chư vị có thể buông xuống, tôi bảo đảm rằng hôm nay chư vị bước ra khỏi hội trường này thì đối với sự việc đó sẽ có một tư tưởng khác. Tu luyện của người ta, chính là quá trình vứt bỏ tối đa tâm chấp trước của con người. Tại sao lại coi trọng việc này đến vậy? Là bởi vì những sự việc mà chư vị vẫn nghĩ trong đầu, vẫn chấp trước vào, vẫn xem trọng chính là một bức tường, là không rời khỏi bức tường con người. Tôi để cho mỗi một niệm chư vị, đều dần dần thoát ly con người trở thành trạng thái của Thần. Mà mỗi một niệm của chư vị đều vướng mắc, trói buộc vào nơi con người này mà không chịu rời xa nó. Cũng giống như con thuyền kia, nó muốn ra khơi, nhưng sợi dây thừng của nó lại bị buộc vào bến đỗ, buộc rất nhiều sợi, nếu chư vị không gỡ nó ra thì chư vị không đi nổi.

Đệ tử: Có học viên thời gian dài rơi vào trạng thái tiêu nghiệp bệnh, cuối cùng lưu lại ở một tầng thứ mà không lên được?

Sư phụ: Là lưu lại ở tầng thứ đó thời gian quá lâu rồi, cũng chính là nói thời gian chấp trước quá lâu rồi. Trong học viên [tồn tại] phổ biến hai loại tình huống, có người chẳng hạn chấp trước vào bệnh của bản thân quá lâu rồi. Bởi vì mọi người biết rằng, chư vị tu luyện, không phải là chỉ đơn thuần là vì để đạt được một mục đích, phải đồng thời khi chư vị đề cao, lại tiêu đi nghiệp lực của chư vị. Chấp trước vào nghiệp lực, thì không đề cao lên được, tâm tính không đề cao lên được, cũng không vượt được quan đó giống như thế, [thời gian] sẽ kéo dài rất lâu. Chính là nói chư vị trong tu luyện không thể tiến bộ, cứ mãi dừng lại ở cái trạng thái đó. [Nếu] chư vị thực sự đang tinh tấn, đang đề cao bản thân, thì quan này sớm đã vượt qua rồi. Lỡ mất thời gian lâu như vậy, còn không ngộ, ngược lại còn hình thành một chủng chấp trước vào bản thân cái bệnh này, làm dao động tín tâm kiên định tu luyện Đại Pháp của chư vị. Đây chính là một nạn không xong lại tăng thêm một nạn, lại một nạn nữa, quan liền trở nên lớn đến như vậy rồi. Đương nhiên cũng không loại trừ [trường hợp] nghiệp lực lớn, tu luyện là điều phức tạp. Nhưng tôi nghĩ nguyên nhân đa phần đều là tầng thứ bản thân đề cao quá chậm tạo thành, khiến cho trạng thái này kéo dài quá lâu.

Đệ tử: Băng ghi hình Ngài và học viên cá biệt gặp mặt, các học viên vây quanh Ngài báo cáo tình hình, nêu câu hỏi, có thể chiếu những [hình ảnh] giảng Pháp của Ngài ở các trường hợp cá biệt này không?

Sư phụ: Không tốt! Hết sức không tốt! Trong trường hợp cá biệt tôi không cho phép bất cứ ai ghi âm ghi hình, có người cứ nhất quyết giấu một chiếc máy ghi âm trong túi. Anh ta lừa dối tôi, kỳ thực anh ta đang lừa dối chính bản thân anh ta. Bởi vì hết thảy việc tu luyện, hết thảy việc đề cao của chư vị đều là đang tu bản thân chư vị. Hết thảy mọi thứ che đậy đều chỉ như trò đùa con trẻ. Những vấn đề mà tôi giảng nhắm vào tình huống cá biệt là không có tính phổ biến, không có tính phổ biến mà chư vị đưa ra có phải sẽ can nhiễu người khác không? Tôi nói với chư vị, Pháp lý này rất là lớn. Tôi đều là từ [góc độ] hồng quan, từ trên chỉnh thể mà giảng, tôi không giảng cụ thể cho chư vị, giảng rồi thì sau đó chư vị sẽ rất khó tu luyện. Chư vị chính là một thành viên tu luyện trong Đại Pháp, chư vị có trách nhiệm với Đại Pháp chính là có trách nhiệm với chư vị. Pháp này mà đi chệch một bước, chư vị đều sẽ không trở về được. Nếu Pháp không chính, thì không thể khiến chư vị tu luyện viên mãn.

Đệ tử: Mặc dù con đã học cách hướng nội tìm, bèn vào lúc bình thường chú ý đem cái tâm bất hảo này loại bỏ đi. Có lúc con góp ý với người khác, họ không vui với con, đây có phải là tạo nghiệp không?

Sư phụ: Không phải tạo nghiệp. Bản thân chúng ta có tâm chấp trước, có thể nhận ra là hết sức tốt, nhưng cũng không nên trở thành người cẩn thận những điều nhỏ nhặt.

Còn nói về việc góp ý với người khác, góp ý một cách có thiện ý, thì nên góp ý. Mọi người tu luyện chẳng phải cũng cần phải tốt với người khác sao? Đầu tiên nghĩ đến là người khác, nhìn thấy người khác có khuyết điểm, bởi vì người đó cũng đang tu luyện, tại sao lại không nói với họ? Cho dù họ đối đãi thế nào, điều nên nói với họ thì chư vị hãy nói với họ. Tâm của chư vị là thiện, Sư phụ nhìn thấy rồi, chư vị không cần cho người khác xem. Còn nói về việc họ không tiếp thu, cho dù họ tiếp thu hay không, chư vị đều đã động chạm đến cái tâm mà họ nên bỏ đi, tôi nghĩ đối với họ cũng là một sự thúc đẩy. Họ lúc đó chưa ngộ ra, sau này họ có thể sẽ ngộ ra. Nếu anh ta vẫn không ngộ được tôi sẽ lại mượn miệng của người khác mà khích họ, vẫn không ngộ được thì sẽ khiến trên đầu anh ta đụng phải cái bao lớn. (Cười) Nói đùa vậy thôi! Kỳ thực tu luyện chính là loại bỏ tâm chấp trước của con người. Nhưng chư vị muốn minh bạch tu luyện như thế nào thì ắt phải đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” này, đọc đi đọc lại. Đã phát hiện ra tâm chấp trước của bản thân rồi mà còn không muốn bỏ đi, vậy thì là vấn đề cá nhân rồi. Bản thân không phát hiện được, người khác góp ý cho chư vị rồi, chư vị cảm thấy trong tâm không thoải mái, chư vị cầm cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên thử đọc một chút. Chư vị không cần ôm giữ bất cứ mục đích nào mà đọc, chư vị tùy ý cầm cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên, dù là tiếng Trung, tiếng Anh, hay là các thứ tiếng khác, chư vị tùy ý mở ra xem, bảo đảm mục đó là chỉ chư vị, chư vị xem xem bảo đảm là như vậy. Nhưng chư vị không nên thí nghiệm, chư vị mang cái tâm muốn thí nghiệm thì hết sức không tốt, là không nghiêm túc với Pháp, cho nên khi chư vị muốn thí nghiệm thì sẽ không dùng được nữa, cũng không có tác dụng.

Đệ tử: Con học Pháp gần hai năm rồi, tâm tính cũng đang đề cao, nhưng trên thân thể lại không thấy tiêu nạn gì lớn, Sư phụ còn quản con nữa không?

Sư phụ: Chư vị đã tu được hai năm rồi, mọi người nghĩ xem, nếu tôi không quản chư vị, chư vị sớm đã rời khỏi môn này rồi. Kỳ thực, chúng ta không nên so với người khác. Người khác gặp phải một nạn lớn, đụng phải ô-tô, làm xe ô-tô bị tông hỏng mà cũng không bị sao, tôi cũng phải làm một phen. Tình huống tu luyện của mỗi người đều không giống nhau, tôi có thể không an bài cho chư vị như vậy, tôi chọn biện pháp khác để giúp chư vị tiêu nghiệp. Kỳ thực nếu như đều giống nhau thì chư vị đều không cần tu nữa, nhìn một cái là biết rồi. Chư vị gặp phải việc gì cũng giống như anh ta: tôi cũng theo đó mà làm. Vậy thì không phải là tu luyện nữa. Cho nên tình huống của mỗi người là thiên biến vạn hóa.

Đệ tử: Trẻ nhỏ đã quen nghe băng tiếng Thầy giảng Pháp, trước khi cháu đi ngủ cũng mở cho cháu nghe, làm như vậy có khiến cho cháu sau này lớn lên rồi, hễ nghe Pháp là buồn ngủ không?

Sư phụ: Sẽ không như vậy! Làm được rất tốt. Trẻ nhỏ thích nghe đó là phía mặt bản tính tiên thiên của nó là minh bạch. Trẻ nhỏ sau ba tuổi thì những thứ tiên thiên sẽ dần dần ít đi, sẽ bị che đậy. Sau ba tuổi đến trước sáu tuổi, trẻ nhỏ vẫn còn rất ngây thơ. Sau sáu tuổi thì dễ hình thành quan niệm.

Đệ tử: Cơ duyên tu luyện được gieo xuống như thế nào.

Sư phụ: Cũng có [trường hợp] kết [duyên] tại các tầng thứ khác nhau, cũng có [trường hợp] kết [duyên] tại nơi con người này.

Đệ tử: Hiện giờ các tài liệu Đại Pháp ở khu vực của chúng con thủy chung vẫn chưa được phát hành công khai với số lượng lớn trong xã hội, có nguyên nhân nào khác không?

Sư phụ: Mọi người chư vị tu luyện rất tốt, về hình thức thì cơ bản là đang tu trong hình thức Đại Pháp, điều này không vấn đề gì. Còn nói về vấn đề tài liệu có khu vực có thể là có, có khu vực thì không có. Ở Trung Quốc đại lục có khu vực mấy chục người đọc một quyển sách, cực kỳ thiếu thốn. Đặc biệt là ở vùng nông thôn lại càng thiếu, sách vô cùng thiếu. Những vấn đề này đều sẽ được giải quyết.

Đệ tử: Từ trong Pháp nhận thức Pháp, làm thế nào mới có thể làm được điểm này tốt hơn nữa?

Sư phụ: Không thể ở trong Pháp mà nhận thức Pháp, một đặc điểm lớn nhất chính là dùng quan niệm của người thường để đo lường Pháp, dùng cách nói của người thường mà nói về Đại Pháp, giống như một người ngoài cuộc. Thật sự từ trên Pháp lý mà nhận thức Pháp, điều nói ra là Pháp, hành vi cũng là hành vi của đệ tử Đại Pháp, đó mới là đang tu luyện tinh tấn. Những lời nói ra cũng sẽ khác, điều nói đến là làm thế nào trong quá trình tinh tấn mà tinh tấn hơn nữa. Còn người không từ trên Pháp mà nói về Pháp, chỉ ôm giữ nhận thức cảm tính, hoặc là người thường đối với Pháp chỉ mang tâm thái cảm thấy [Pháp là] tốt, dùng ngôn ngữ của người thường mà nói về Pháp, thông thường đều là như vậy, khác biệt rất lớn.

Đệ tử: Con gần đây buồn bã ủ rũ, làm việc không khởi được tinh thần, có phải tính ỳ không?

Sư phụ: Hãy tinh tấn! Khởi tinh thần lên! Tôi nói với mọi người, đây cũng là một loại biểu hiện của ma tính. Đây là do nghiệp lực tư tưởng tạo thành, nó chính là khiến chư vị rơi vào trạng thái như vậy mà không tiến lên được. Từ trong Pháp lý mà nhận thức Pháp, thật sự tinh tấn thì có thể vượt qua được.

Đệ tử: Cháu ngoại ba tuổi [của con] rất thích xem hình Sư phụ và đồ hình Pháp Luân, còn nói những lời như “Pháp Luân thiên địa toàn, viên mãn chính là trở về nhà”, nhưng bố cháu thường xuyên can nhiễu cháu học Pháp, có một số việc con lại không thể trực tiếp quản.

Sư phụ: Trước tiên hãy tìm nguyên nhân ở bản thân. Khi bố cháu không lý giải được thì trước tiên đừng ở trước mặt anh ta mà biểu hiện, bởi vì bố cháu không cho tu luyện. Mọi người nghĩ xem, tu luyện là việc đúng đắn nhất. Bố cháu không lý giải, chư vị lại không nói rõ ràng, vậy thì sau đó nói với đứa trẻ. Chư vị nghĩ xem đứa trẻ này cũng không tầm thường đâu, ba tuổi mà, đó không phải lời mà người thường có thể nói ra được.

Đệ tử: Tâm cầu tiến trong người thường có gì tương tự với tâm chấp trước mà Ngài nói không?

Sư phụ: Đại Pháp vũ trụ đã khai sáng hoàn cảnh sinh tồn cho các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau, đã tạo nên các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau. Con người cũng là hoàn cảnh do Đại Pháp tạo nên và sinh mệnh được tạo nên cho tầng thứ vũ trụ thấp nhất, trong tầng này đã khai sáng cho con người đạo lý mà con người biết. Còn nói về điểm tương tự với Đại Pháp, tôi không thể đồng ý với cách nói của chư vị. Tâm cầu tiến của con người, có thể đối với con người là điều tốt, nhưng đó là người thường, ở đây tôi giảng là người tu luyện. Người tu luyện có thể hoàn thành tốt công việc và việc học tập mà họ nên làm, nhưng lại không chấp trước vào những thứ đó.

Đệ tử: Ở trường học khắc khổ chăm chỉ [học tập] để giành được vị trí thứ nhất có phải là tâm chấp trước không?

Sư phụ: Vấn đề này tôi đã giảng rất rõ rồi. Có rất nhiều đứa trẻ không những học Pháp tốt, mà học tập ở trường cũng đều đứng thứ nhất, thứ nhì, rất nhiều [trẻ nhỏ] là như vậy, vô cùng nhiều. Nhưng chúng không chấp trước vào bản thân thành tích, mà là trong tu luyện Đại Pháp đã hiểu rằng nên làm thế nào, có thể sắp xếp cho chính mối quan hệ giữa học tập và Pháp, bởi vì học tập là việc mà học sinh nên làm tốt. Là lý giải đối với Pháp, ở đâu cũng nên làm người tốt. Biết rằng bản thân là một học sinh thì nên phải học tập tốt, nó tự nhiên học tập cũng sẽ tốt. Chỉ cần học tập chăm chỉ, hoàn thành bổn phận mà mình nên làm, nó tất nhiên sẽ có thể thi vào được trường tốt, thi vào đại học, mà không phải cứ chấp trước vào trường tốt, chấp trước vào thành tích tốt, chấp trước vào đại học là đạt được đâu. Tôi thường hay giảng một câu thế này: Con người ôm giữ tâm muốn làm gì, khi mong muốn đạt được, thì thông thường là ngược lại. Khi chỉ nghĩ làm việc đó thật tốt, thì tự nhiên cũng sẽ đạt được.

Đệ tử: Trong công việc bỏ thời gian và công sức vào làm việc, đã tốt còn muốn tốt hơn có phải là tâm chấp trước không?

Sư phụ: Nếu như trong công việc, chư vị làm việc cẩu thả, chư vị không thể làm tốt công việc được, khi chư vị nhận đồng lương này, tôi nghĩ trong tâm chư vị cũng không yên. Bởi vì người tu luyện ở đâu thì cũng nên là người tốt, không phải vì để làm người tốt mà làm người tốt, chư vị là một người tu luyện, chư vị nên làm tốt hết thảy mọi việc. Chính là quan hệ như vậy.

Đệ tử: Con lo lắng bản thân tu không thành. Cũng hạ quyết tâm đời này tu không thành đời sau tu tiếp.

Sư phụ: Thoạt nhìn thì rất có quyết tâm, kỳ thực chư vị chẳng có quyết tâm chút nào. Đời sau nếu chư vị lại xuất hiện trạng thái này thì sao? Vậy thì tôi đến đời sau lại tu tiếp, phải không? Phải có sự kiên định không được bỏ lỡ cơ duyên này, đời này nhất định có thể [tu] thành.

Đệ tử: Hiện nay con đã biết rồi, nhân loại sau này sẽ không có Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền nữa. Vậy thì con sẽ không cần thiết đến đời sau tu tiếp nữa, cách nghĩ này có đúng không?

Sư phụ: Ý nói là đời này tu không thành, đời sau tu tiếp, đời sau cũng không có Pháp Luân Đại Pháp nữa, vậy cũng không cần tu nữa. Nhưng câu hỏi chư vị đã nêu ra rồi, chứng tỏ chư vị vẫn còn có tâm tu. Hãy tinh tấn, buông bỏ tâm xuống mà thật sự tu. Có gì còn không buông bỏ được đây? Mọi người biết rằng hết thảy mọi thứ xuất hiện trong vũ trụ này đều không phải ngẫu nhiên. Vậy một sự việc lớn thế này xuất hiện trong xã hội nhân loại, nó là ngẫu nhiên sao? Tôi không thể giảng ra những sự tình trong tương lai của nhân loại, chư vị sẽ chấp trước vào nó mà học, vậy thì chính là ôm giữ tâm chấp trước mà học. Tôi nghĩ, nguyên nhân chư vị không thể tinh tấn cũng chính là lý giải của chư vị đối với Pháp còn chưa đủ. Biện pháp giải quyết vấn đề này, chư vị hãy đọc sách cho nhiều. Đọc sách cũng chỉ tốn một chút thời gian của chư vị thôi, cũng không nhọc cái gân cốt của chư vị, không khiến chư vị phải khổ cái tâm chí. Đọc sách cho nhiều, rồi thử giải quyết vấn đề xem, sau đó chư vị xem thử xem có thể tinh tấn hay không, có thể tiếp tục tu không.

Đệ tử: Các học viên ở Hồng Kông gửi lời vấn an Sư phụ!

Hiện nay các phóng viên truyền thông ở Hồng Kông cảm thấy rất đau lòng trước những báo cáo sai lệch về Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp, đã gửi thư công khai cải chính những báo cáo sai lệch, bóp méo sự thật đó. Các đệ tử đồng môn tại Sydney và New Zealand sau khi nghe Sư phụ giảng Pháp lại càng thêm kiên định đi theo Sư phụ tiến lên trên con đường Pháp Luân Đại Pháp, thực tu hồng Pháp.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (Vỗ tay) Pháp Luân Đại Pháp không thể cấp cho mỗi người dân trên toàn thế giới một cuốn sách, cũng không thể cấp cho 1 tỷ mấy người dân Trung Quốc mỗi người một cuốn sách, sau đó lại phán xét xem chư vị nên được đặt ở vị trí nào. Vậy thì con người có mặt minh bạch, cũng có mặt không minh bạch. Trên bề mặt thì không minh bạch, kỳ thực họ đều có mặt minh bạch. Khi mấy chữ Pháp Luân Đại Pháp, Chân Thiện Nhẫn có thể để người ta biết đến thì họ sẽ khởi niệm, sẽ theo niệm của họ lúc đó mà sắp xếp, có thể sẽ quyết định tương lai của người ta, định ra vị trí của người ra. Cho nên dù nó báo cáo thế nào, dù nó làm thế nào cũng vậy, hôm qua tôi đã giảng rằng hầu như mọi ngóc ngách trên toàn thế giới đều đã biết rồi, mỗi người có thể cũng đều có một niệm về sự việc này, không phải là sự việc đơn giản. Đại Pháp nghiêm túc như vậy, mọi người nghĩ xem, phóng viên đã viết gì, anh ta đều phải gánh chịu hết thảy những gì mình đã làm. Không chỉ là những thứ này, mỗi người trong xã hội người thường, mỗi sinh mệnh trong tương lai đều phải gánh chịu hết thảy những gì mình làm. Đây là chân lý tuyệt đối, mà còn là sự việc vô cùng xác thực. Bản thân việc công kích Đại Pháp, nó đã không phải là việc nhỏ, bởi vì sinh mệnh của con người đều do Pháp khai sáng cho. Đến [Pháp] này anh ta còn phản đối, thì anh ta nên đi đâu đây?

Đệ tử: Đệ tử sau khi xem “Hồng ngâm”, nước mắt rơi đầy mặt, thu được rất nhiều lợi ích. Là một cuốn sách quý khác không gì sánh nổi trên con đường tu luyện?

Sư phụ: Trong cuốn sách này tôi chủ yếu viết về những việc trong tu luyện và những sự việc liên quan đến Pháp, cho nên tôi cảm thấy để cho mọi người xem có lẽ cũng có chỗ tốt cho sự đề cao của chư vị, liền cho xuất bản Nó.

Đệ tử: Về sự việc xảy ra ở Bắc Kinh chúng con đều nên nhẫn, kiên định [tu] Đại Pháp.

Sư phụ: Có thể tu bản thân, điểm này đương nhiên là đúng đắn. Nếu người ta nói chư vị là tà pháp, chư vị lại cứ thờ ơ, thì tôi nói rằng không đúng rồi. Bởi vì mỗi người học viên đều tu luyện trong Đại Pháp, biết được sự đáng quý của Đại Pháp, bản thân việc trân quý Đại Pháp cũng là trân quý chính chư vị. Trong quá trình chư vị học Đại Pháp, thường sẽ có một vài khảo nghiệm. Bao gồm những khảo nghiệm trong giấc mộng của chư vị cũng vậy, vượt quan trong công tác thực tế cũng vậy, vượt quan trong cuộc sống thực tế cũng vậy, cũng giống như một bài kiểm tra nhỏ, học được một thời gian rồi thì kiểm tra thử, xem chư vị có vững chắc hay không, có học tốt hay không. Nhưng tôi bảo mọi người, đến lúc cuối cùng khi chư vị viên mãn trong Đại Pháp sẽ có khảo nghiệm.

Đệ tử: Nếu sau khi lấy ra các gen gây bệnh di truyền của các đời truyền lại, vậy thì giữa tất cả những người liên quan đến việc này như người thao tác và đứa trẻ được sinh ra, bao gồm cả tình huống trong tầng không gian này và các không gian khác, có tồn tại được và mất không?

Sư phụ: Nói thế nào nhỉ? Các không gian khác chư vị không thể động đến được. Con người trong lĩnh vực sinh mệnh vẫn không ngừng tìm tòi, nhưng những gì có thể biết được chỉ là tình huống thân thể bề mặt nhất do phân tử tổ hợp thành của nhân loại. Mà nguyên nhân bản chất nhất cấu thành nên sinh mệnh con người, thì con người vĩnh viễn cũng sẽ không biết được, cho nên muốn tra rõ sinh mệnh con người và sinh mệnh rốt cuộc là gì, điều đó vĩnh viễn, vĩnh viễn sẽ là chỗ mê của nhân loại. Đây là điều không thể cho con người biết được. Còn nói về việc có thể lấy ra các gen gây bệnh di truyền, [để] con người sẽ không mắc bệnh nữa, thì vẫn không phải như vậy. Thân thể con người tự nó có tồn tại nhân tố dẫn đến mắc bệnh. Đồng thời con người có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mà các nhà khoa học cũng phát hiện ra nhưng lại không phải do những nguyên nhân gây bệnh này tạo thành, cho nên chư vị muốn khiến người ta không mắc bệnh là không thể được.

Tôi đứng trên góc độ tu luyện mà giảng, nếu một người không mắc bệnh, sau trăm tuổi anh ta nhất định sẽ xuống địa ngục. Tại sao vậy? Bởi vì con người chỉ toàn tạo nghiệp mà không trả nghiệp, nghiệp của anh ta đã quá lớn rồi. Cho nên con người sẽ có bệnh, sẽ có thống khổ, trong cuộc sống sẽ có phiền phức, sẽ có quan nạn, sẽ có những ngày tháng đau khổ, đây đều là đang tiêu nghiệp của con người, đều là đang tiêu giảm nghiệp lực. Đặc biệt là khi có bệnh, nghiệp tiêu được khá lớn. Vậy có phải là có bệnh là việc hảo sự không? Đương nhiên không phải hảo sự, con người không làm những việc xấu đó thì sẽ ít bệnh. Vậy thì có phải con người cũng không cần lấy ra cái gen gì đó không? Kỳ thực con người muốn làm gì thì chư vị cứ làm thôi, đây là sự việc của con người, tôi chỉ giảng cho mọi người đạo lý như vậy. Vậy thì con người cứ luôn muốn tìm tòi, cứ luôn muốn cái gọi là phát triển, cứ luôn có những nhân tâm biến dị này, vậy thì chư vị cứ đi làm là được rồi. Bởi vì khoa học hiện nay đã xuyên suốt trong từng lĩnh vực của đời sống, từng lĩnh vực rất nhỏ. Mọi thứ dường như đều vì nó mà sống, vì nó mà tồn tại. Chư vị chỉ quản làm cho tốt, con người hôm nay chính là trạng thái sinh tồn như vậy, đó chính là công việc của chư vị. Đã làm thì tôi nghĩ chư vị nên cố gắng làm nó cho tốt, điều này không vấn đề gì.

Còn nói về những thứ được và mất này, điều này không có quan hệ với tu luyện, đó là công việc của chư vị. Công việc và tu luyện là tách biệt, không phải là một chuyện. Công việc của chư vị không thể thay thế cho tu luyện, nhưng tâm tính và trạng thái của chư vị trong tu luyện sẽ phản ánh vào trong công việc của chư vị và trong thái độ của chư vị với hết thảy sự vật.

Đệ tử: Nếu vũ trụ là một hệ thống có trật tự, năng lượng là vô cùng, vậy thì các học thuyết hỗn loạn hiện nay sao lại phù hợp với loại an bài một cách có hệ thống ấy của vũ trụ được?

Sư phụ: Kỳ thực cho dù con người nơi đây có hỗn loạn thế nào, những học thuyết này nhiều thế nào, quá khứ Trung Quốc cổ đại có bách gia chư tử, cận đại có các loại học thuyết triết học, còn có các loại học thuyết tôn giáo. Cho dù nó nói thế nào, làm thế nào, thì đều là thứ ở tầng này, nó không khởi bất cứ can nhiễu nào đối với vũ trụ. Tôi lấy một ví dụ như thể là mạ lỵ con người, kỳ thực không phải, tôi chỉ là lấy ví dụ: từ trong đống rác kia cứ luôn muốn bốc ra các loại mùi, chư vị không cho bốc ra cũng không được. Cho nên nó không có quan hệ trực tiếp với vũ trụ, chỉ là một loại biểu hiện hỗn loạn của con người nơi đây. Trong loạn mà nhìn nhân tâm, trong loạn nhìn xem ai vẫn còn chính niệm.

Đệ tử: Có một lần con ngồi xếp bằng đột nhiên ngồi được 8 tiếng 20 phút, sau đó đứng lên cứ đi khập khiễng khập khiễng, nhưng hiện giờ đã đỡ nhiều rồi, lẽ nào con thực sự đã sai rồi sao?

Sư phụ: Hơn 8 tiếng đó không phải là thử một chút. Chúng ta khi luyện công nếu có đủ khả năng thì luyện thêm một chút, là việc tốt. Nếu vượt quá giới hạn của chư vị, cứ nhất định phải ngồi thời gian lâu như vậy, nhất định phải như thế nào đó, tất nhiên cái tâm tu luyện này vô cùng tốt, thì phải chăng lại là một chủng chấp trước khác? Nếu chư vị thật sự có chấp trước đối với bản thân việc ngồi xếp bằng, vậy thì có thể sẽ tạo thành một loại nhân tố để chư vị ngộ, nhân tố để chư vị minh bạch ra. Cho nên tôi nghĩ, mọi người tu là tu, không nên ôm giữ bất cứ tâm chấp trước nào. Nhất định phải đạt cái gì là đứng đầu, tôi nhất định phải đạt được là người khác không thể ngồi được lâu như tôi, hoặc khởi lên tâm gì khác, vậy thì bảo đảm kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Tuyệt đối không thể trong tu luyện Đại Pháp mà sản sinh tâm chấp trước, chỉ có thể để chư vị loại bỏ tâm chấp trước.

Còn nói về việc ở trong tu luyện trường kỳ, chư vị đã có thể ngồi song bàn lâu như vậy một cách tự nhiên, lại có thời gian, ở nhà lại không có việc gì quá quan trọng, hễ ngồi là ngồi được lâu như vậy, tôi nghĩ vậy thì chư vị cứ ngồi thôi. Nhưng ở đây còn có một vấn đề, tôi đã giảng rồi, tôi nói Đại Pháp chúng ta không chủ trương trường kỳ tu trong định, hãy đọc sách học Pháp cho nhiều, chư vị phải tu cái tâm này của chư vị một cách minh minh bạch bạch, đề cao trong Pháp. Còn động tác tu luyện bản thân nó là một loại biện pháp bổ trợ của viên mãn, cho nên nếu chư vị dành 8 tiếng này để học Pháp, tôi thấy sẽ đề cao được rất nhiều. Kỳ thực trước đây tôi đã giảng cho mọi người, lúc đầu khi truyền Pháp này thì đã cân nhắc rồi, con người ở trong trạng thái xã hội người thường thì tu thế nào? Bởi vì thời gian rất hạn hẹp, có rất nhiều người công việc bận rộn chắc chắn không có nhiều thời gian như vậy mà ngồi xếp bằng.

Kỳ thực tôi đã từng giảng về vấn đề này rồi. Cho dù chư vị có nửa giờ ngồi xếp bằng, tôi cũng không thể để chư vị rớt lại được, vấn đề cần giải quyết trong động tác luyện công thì đều không để chư vị rớt lại, chính là vì để thích ứng với hình thức này mà tu luyện. Mọi người nếu mỗi người mỗi ngày đều mất 8 tiếng cho nó {luyện công}, công việc trong xã hội người thường đều không có ai làm nữa, thì người ta đều không lý giải nổi chúng ta, vậy thì không đúng rồi. Điều tôi giảng là một đạo lý, cũng không phải nói là không cho chư vị thế này, không cho chư vị thế kia. Nếu chư vị có rất nhiều thời gian, chư vị lại có thể rất tự nhiên mà ngồi được thời gian rất lâu, vậy chư vị ngồi song bàn tôi cũng không phản đối. Chính là nói chư vị không nên ôm giữ tâm chấp trước mà làm bất cứ việc gì.

Phương thức tư duy này của tôi, đại bộ phận đều là phương thức tư duy của người phương Đông. Vừa rồi tôi giảng như vậy, luôn là giảng một cách biện chứng như vậy, tôi không rõ học viên người da trắng nghe có hiểu không? Chư vị nghe có hiểu không? (Vỗ tay) Tốt. Bởi vì phương thức tư duy khi tôi giảng Pháp, thường là phương thức tư duy của người phương Đông, cho nên hỏi lại mọi người một chút.

Đệ tử: Nếu sinh mệnh sinh ra trong tam giới, nếu muốn tu xuất khỏi tam giới có phải rất khó không?

Sư phụ: Cũng không nhất định. Trước đây trong tu luyện là rất khó, có thể nói là không thể. Nói rằng phổ độ chúng sinh, kỳ thực là độ những người xuống đây từ thế giới của chính họ, mà [những vị] như Phật Thích Ca Mâu Ni, Giê-su hạ xuống độ nhân, trong phạm vi nhân chủng của họ thì ai họ cũng độ. Nhưng mà, cũng đều là có tính hạn cuộc nhất định. Hiện nay là hết thảy chúng sinh trong vũ trụ đều đang sắp xếp lại từ đầu vị trí của mình, vậy thì có lẽ ở phương diện này vẫn còn có cơ hội, chính là xem sinh mệnh này đối đãi với hết thảy điều này thế nào.

Đệ tử: Đại Pháp chúng ta bao gồm Lý của Phật gia, Đạo gia và Kỳ môn, một số Pháp lý mà các vị Như Lai khác đã chứng ngộ, thì có tác dụng chỉ đạo đối với chúng con không?

Sư phụ: Không có. Đại Pháp bao hàm hết thảy, nhưng lại không thể thêm vào lý của những tiểu đạo, tiểu môn nào đó hoặc lý của Như Lai nào đó, điều đó chỉ có thể khiến chư vị ngộ lệch lạc, bởi vì nó không thể đứng ngang hàng với Đại Pháp vũ trụ. Nhận thức và quả vị tại các tầng thứ khác nhau đều là Pháp tạo ra. Hết thảy những gì chư vị tu luyện trong Đại Pháp này, cũng có nhân tố mà chư vị tự mình chứng ngộ được về Pháp, đó chính là quả vị mà chư vị tự mình đắc được.

Chúng tôi nhân tiện giảng một chút cho mọi người, chúng ta ngồi ở đây có người mới đến lần đầu tiên, còn chưa từng đọc sách của tôi, [do] học viên của chúng ta, hoặc là người thân dẫn đến, mọi người ngồi ở đây có lẽ đều là duyên phận. Nhưng, tôi nói với mọi người, vấn đề mà chư vị nêu ra tôi không có thời gian giải đáp. Tại sao vậy? [Mỗi] một lần tôi đến đây thật không hề dễ dàng, vài năm họ mới mở được lần Pháp hội này, trong tu luyện họ có rất nhiều vấn đề cần tôi giải đáp, cho nên thời gian này đối với người tu luyện mà nói là cực kỳ trân quý. Cho nên tôi không thể dành thời gian cho chư vị, mong chư vị lượng thứ. Tại sao vậy? Bởi vì những vấn đề chư vị hỏi thông thường đều là những vấn đề của người thường, mà những sự việc của xã hội nhân loại thì tôi không quản. Còn có người vừa mới nêu ra, rằng Sư phụ các vị có bản sự như vậy tại sao không làm cho kinh tế quốc gia phát triển? Ai cũng biết sự phát triển của xã hội nhân loại là chiểu theo quy luật mà phát triển, đến bước nào thì nên thế nào, đó là Thần định ra. Phật, Đạo, Thần đều duy hộ hết thảy điều này, là tuyệt không thể tùy tiện làm loạn. [Nếu] nhiều Thần như vậy mà muốn làm gì thì làm, thì đừng nói là làm cho kinh tế của chư vị phát triển, thiên hạ sớm đã đại loạn rồi.

Nhưng xét từ vấn đề được nêu ra này: thứ nhất họ không phải là người tu luyện chúng ta; thứ hai là có mang theo một kiểu khiêu khích; thứ ba, họ là đứng tại cơ điểm con người mà nghĩ vấn đề. Con người muốn làm gì thì Thần phải làm thứ nấy cho chư vị sao? Nếu con người muốn làm gì vậy thì Trời phải làm thứ nấy cho chư vị sao? Thần đều nghe theo sự chỉ huy của con người các vị sao? Chư vị cho rằng kinh tế quốc gia phát triển là quan trọng, chư vị có biết rằng Thần coi những sự việc khác còn quan trọng hơn! Chư vị có biết rằng người ta không có phúc phận là bởi vì đạo đức của họ không được nữa, nhân tâm quá xấu, nếu nhân tâm đều tốt, thì họ sẽ có phúc phận, họ sẽ thịnh vượng. Chư vị có hiểu đạo lý này không?! Con người trở nên xấu như vậy rồi, còn muốn thứ này thứ kia, ai cho chư vị chứ?! Ở đây tôi không phải là nói một dân tộc nào, một quốc gia nào, tôi chỉ là nói một Pháp lý phổ biến, chính là cái lý như vậy. Nếu muốn có phúc phận, nếu con người muốn có phúc phận, vậy thì phải giảm bớt nghiệp lực, có đức lớn, thì mới giàu mạnh. Đầu tiên cũng ắt phải là nhân tâm hướng thiện, nghiệp lực nhỏ, nếu không thì, không chỉ là kinh tế không tốt, mà thiên tai nhân họa gì cũng đều có, liên miên không dứt. Nhưng con người họ không ngộ ra, họ không biết rằng hết thảy điều này đều là có an bài, họ cứ cho rằng con người muốn làm gì, thì có thể làm nấy.

Đệ tử: Hết thảy những người chuyên làm chuyện xấu trên thế giới, cũng là trong mệnh đã định trước rồi, có thể tha thứ được không?

Sư phụ: Không thể. Hết thảy đều định trước là chỉ sinh mệnh của con người có sự an bài một cách có thứ tự. Tôi đã giảng trong Pháp rồi, có hai tình huống có thể cải biến vận mệnh con người, có thể cải biến sự an bài của con người. Một loại là một cá nhân bước trên con đường tu luyện, trong cuộc đời chư vị [vốn] không có tu luyện, vậy thì toàn bộ sinh mệnh [đường đời] của chư vị đều sẽ phải cải biến lại từ đầu; một loại nữa là cá nhân này làm chuyện xấu, có thể cải biến vận mệnh của người đó, anh ta không ngừng làm chuyện xấu, thậm chí có thể cải biến vận mệnh cả đời của anh ta. Nếu con người không làm việc xấu, thì sẽ không tạo nghiệp. Cho nên khi con người làm việc xấu có thể cải biến vận mệnh của anh ta, có thể cải biến sự an bài tiên thiên của anh ta, nhưng chờ đợi anh ta là bị tiêu hủy từng tầng từng tầng trong khi hoàn trả hết thảy những gì anh ta đã làm. Tu luyện có thể cải biến cuộc đời con người, bất cứ biện pháp nào khác đều không được.

Đệ tử: Khi con đọc “Chuyển Pháp Luân”, có rất nhiều Lý cao thâm, thường hay đọc rồi lại quên, khi con nghe băng tiếng giảng Pháp, xong rồi cái gì cũng quên hết.

Sư phụ: Đây cũng là bình thường. Một là khi mới bắt đầu khởi bước thì những thứ bất hảo trong tư tưởng có quá nhiều gây nên. Một điều nữa là vì phía mặt đắc Pháp của chư vị đã nhớ kỹ rồi, cũng chính là bộ phận tu tốt đó, thuận theo việc chư vị không ngừng tu luyện, tốc độ đề cao càng nhanh, vậy thì bộ phận mà chư vị học được tốt sẽ cách khai ra càng nhanh. Chư vị hễ học tốt rồi thì lập tức cách khai ra, hễ cách khai ra thì sẽ không còn câu thông với bộ phận bề mặt mà chư vị chưa tu tốt, cho nên cảm thấy sao lại quên hết rồi. Nghĩa là bộ phận đó của chư vị đã vượt qua rồi, nó đạt yêu cầu rồi, đủ tiêu chuẩn rồi, khi đạt được yêu cầu của Pháp thì sẽ theo đó thăng hoa lên. Bộ phận sau khi thăng hoa ấy chính là Thần, tuyệt đối không thể lẫn lộn vào một chỗ với con người. Tất nhiên đây cũng không phải là tuyệt đối, bởi vì quá khứ tu luyện trong núi sâu rừng già thì không phải như vậy, là vì họ không tiếp xúc với xã hội người thường. Còn đệ tử Đại Pháp vừa hay lại tu luyện trong xã hội người thường, phần Thần nếu làm những sự việc giống như con người, thì đó là tuyệt đối không được phép, cho nên phải cách khai ra. Chư vị ở bên này làm tốt hay không tốt, thì mặt tu tốt là bất động và không tham gia vào việc của con người. Điều này bảo đảm cho bộ phận tu tốt của chư vị không rớt xuống dưới, chỉ có thể không ngừng đề cao lên trên, đây là biện pháp tốt nhất.

Cho nên có lúc sẽ biểu hiện ra cảm giác ‘lại quên rồi’, hoặc là quan này qua rồi, qua một đoạn thời gian cảm giác sao mà hiện giờ tâm chấp trước này dường như lại có rồi? Chính là bộ phận tu tốt đó, bộ phận đạt tiêu chuẩn đó, nó đã cách khai rồi, thì [mới] thành ra như vậy. Nhưng cũng không phải hoàn toàn như vậy, khi chư vị không ngừng thực tu, bộ phận con người bề mặt nhất của chư vị cũng cải biến càng ngày càng nhiều, có thể nhớ được Pháp cũng càng ngày càng nhiều. Cho nên đó là vấn đề sẽ xuất hiện, tình huống sẽ xuất hiện trong một đoạn thời gian, đó là bình thường.

Đệ tử: Hiện giờ con ngày càng không muốn nói chuyện, làm bất cứ việc gì cũng khá lãnh đạm, hơn nữa còn thường hay quên, trạng thái này có đúng không?

Sư phụ: Hay quên còn có một loại tình huống. Chư vị sinh sống trong người thường, đặc biệt là ở Trung Quốc nơi đó, có rất nhiều người đầu óc đều để tâm vào tranh giành đấu đá giữa người với người, ma sát giữa người với người. Cứ như vậy, sẽ khiến cho tư tưởng và phương thức tư duy rất bất hảo, tuyệt đối không phù hợp với tư tưởng của người tu luyện. Người ta đã thành thói quen rồi, hễ suy nghĩ vấn đề thì đầu óc chư vị lại chuyển qua chỗ đó, liền động niệm đầu xấu, vậy làm thế nào? Trước tiên tôi bèn khiến bộ phận tư tưởng đó của chư vị bế tắc lại, khiến nó không phát triển như thế nữa, khiến cho bộ phận tư tưởng tốt của chư vị phát triển lên. Vậy thì trong thời gian này chư vị sẽ xuất hiện [tình trạng] hay quên, là vì tốt cho chư vị. Tư tưởng đó của chư vị hễ xuất ra thì liền động niệm đầu xấu, đó là tuyệt đối không được. Tất nhiên không phải nói là xấu thế nào, phương thức tư duy đó chỉ là không đúng đắn, cứ nghĩ là lại sang phương thức tư duy đó, cho nên phải cải biến nó. Một đoạn thời gian dễ hay quên đấy là vì để mọi người tu luyện mới làm như vậy, nhưng sẽ không ảnh hưởng công việc và học tập. Còn nói về việc phát hiện ra việc mà bản thân mình làm không đúng, vậy có thể có liên quan đến sự đề cao của chư vị. Bởi vì Pháp lý là không ngừng thăng hoa. Hiện nay điều chư vị ngộ ra là đúng, chư vị lại đề cao lên rồi chư vị phát hiện điều mình ngộ được lại không phải là tuyệt đối nữa. Chư vị lại đề cao, chư vị sẽ phát hiện điều mình vừa ngộ sao mà lại không đúng lắm. Có thể là trạng thái này. Cho nên càng tu lên thì hẳn là càng đúng.

Đệ tử: Tu luyện là bắt đầu từ bản nguyên của sinh mệnh, một mạch đến viên mãn; công trụ là bắt đầu từ đỉnh đầu tăng trưởng lên, một mạch đến viên mãn, giữa hai quá trình này có quan hệ như thế nào?

Sư phụ: Vật chất cao năng lượng chuyển biến thân thể là sự biến hóa của bản thể. Đại Giác Giả trang bị năng lượng vô cùng lớn, trong tu luyện biểu hiện của năng lượng này chính là công trụ, đó là bộ phận Pháp của người tu luyện biểu hiện ra ở ngoại quan. Nó là hai hình thức tồn tại. Hết thảy những điều cần thiết trong tu luyện, bao gồm sự cải biến các phân tử của tự thân, cũng phải dựa vào năng lượng này, nó có thể cải biến hết thảy. Tu luyện Đại Pháp là bắt đầu từ vi quan nhất của sinh mệnh, nhưng là một người tu luyện, bề mặt của họ cũng đang biến hóa, chỉ là tỷ lệ biến hóa nhỏ, tỷ lệ khoảng 1%.

Đệ tử: Tu luyện là thân thể phía con người bên này khởi tác dụng, Pháp lý cũng càng ngày càng minh bạch, vô cầu nhi tự đắc, loại nhận thức cảm thụ này có đúng không?

Sư phụ: Đúng. Trạng thái này hết sức tốt. Khi đạt đến trạng thái này sẽ có cảm giác được sự nhẹ nhàng, an tâm trong cuộc sống. Cùng với việc bản thân không ngừng tinh tấn, đối với Pháp lý ngày càng minh bạch, cho nên tu luyện lên sẽ càng ngày càng đơn giản. Có rất nhiều sự việc nhìn thì thấy không phức tạp như cách mà con người nhìn vấn đề, nhìn qua là hiểu ngay. Người thường khi phát sinh mâu thuẫn gì, tranh luận với nhau không ai phục ai. Nhưng chư vị không ở trong cuộc tranh luận của họ, khi chư vị ở bên cạnh trầm tĩnh nhìn họ, chư vị có thể phán đoán ra được trong họ ai nói có lý. Nếu chư vị căn bản không ở trong người thường chư vị lại nhìn xem họ tranh biện, họ chưa nói hết mấy câu, thì điều gì chư vị cũng minh bạch, có cảm giác việc này thì có gì đáng tranh luận, nhìn qua là hiểu ngay.

Đệ tử: Do con tuổi đã cao, xương quá cứng, ngồi song bàn đả tọa rất khó làm được, đến đơn bàn cũng không cách nào làm được, đành phải duỗi chân luyện công.

Sư phụ: Tu luyện đối với người ở bất cứ độ tuổi nào mà nói đều không thành vấn đề. Người tuổi cao, bản thân không tồn tại vấn đề khó tu, là không phân tuổi tác. Bởi vì lý giải đối với Pháp thì dù chư vị lớn tuổi, nhỏ tuổi cũng đều có thể lý giải được. Vậy thì nói về song bàn, tất nhiên với người tuổi cao tôi cũng sẽ đối đãi có chút khác biệt về vấn đề này. Cả đời đều chưa từng ngồi song bàn, dường như xương, gân đều chưa từng kéo dài như vậy, làm thế nào đây? Hãy luyện dần dần, không cần lo lắng, tôi nghĩ cuối cũng vẫn có thể ngồi được. Vì [có] người hơn 80 tuổi, gần 90 tuổi, chưa từng ngồi song bàn cũng đều ngồi được rồi. Hãy luyện xem, phải tràn đầy tín tâm vào bản thân. Người tu luyện trong quá khứ đến khi 80, 90, hơn 100 tuổi mới đắc Đạo đó là chuyện rất thường gặp.

Đệ tử: Con người sau này sẽ không biết về Pháp này, nhưng trong Kinh văn “Pháp định” có nói “Muôn vạn đời sau đều cần chiểu theo con đường này do đích thân tôi lưu lại cho mọi người mà tu thì mới có thể viên mãn”.

Sư phụ: Tôi giảng cho chư vị, chỉ có thể là dùng ngôn ngữ của con người mà giảng, Pháp này tại các giới, các tầng trong vũ trụ vĩnh viễn cũng sẽ không cải biến, vĩnh viễn cũng không thể cải biến lại nữa. Cho nên, Đại Pháp vũ trụ này của chúng ta, sẽ vĩnh viễn đứng ở chỗ bất bại. Hơn nữa Ông còn có năng lực tu bổ tự thân, không ngừng viên dung Ông, khiến Ông vĩnh viễn bất hoại. Mọi người biết rằng, con người là không xứng nghe Pháp lớn thế này. Không phải Phật Thích Ca Mâu Ni không giảng chân Pháp, không phải Giê-su không muốn giảng thật thấu cho con người, [mà] là con người chỉ có thể được nghe nhiều đến vậy. Nếu không, con người biết được lý của Thần Phật là không được. Hôm nay tôi đã giảng cho chư vị nhiều thiên cơ như vậy, chư vị viên mãn rồi, [thì] tôi không hề giảng cho con người, [mà] đều là giảng cho Thần.

Người không viên mãn, tương lai đều sẽ xóa đi ký ức của họ, đều sẽ không để họ biết. Mà trong Đại Pháp này còn có người đến thế giới Pháp Luân, còn có hàm nghĩa của [Pháp] môn này ở bên trong. Cho nên việc tương lai có [truyền] cho con người hay không, đó là việc về sau. Nhưng bản thân Đại Pháp này và tôi, nhân loại sau này sẽ không biết đến. Người ta sẽ truyền tụng rất lâu, giống như câu chuyện thần thoại vậy, người ta sẽ truyền rất lâu, cũng sẽ khắc sâu ghi nhớ bài học sâu sắc được lưu lại cho con người vào lúc cuối cùng sắp xếp lại vị trí các sinh mệnh ở tầng này.

Đệ tử: Pháp Luân Công giảng Chân, Thiện, Nhẫn, vậy thì tại Thiên Tân xảy ra việc bất công đối với đệ tử Pháp Luân Công, phải chăng cũng nên nhẫn?

Sư phụ: Vấn đề này tôi đã giảng cho mọi người rồi, không muốn giảng thêm nữa. Nhẫn là biểu hiện của người tu luyện trong hết thảy các hành vi, chứ không phải là không có hành vi. Pháp lớn thế này bị con người tùy ý phá hoại thì không nên đi biểu đạt ý kiến một chút sao? Tôi lại lần nữa nói với mọi người, các học viên đi đến Bắc Kinh không phải là đi thị uy, không phải là đi diễu hành, không có khẩu hiệu, không có biểu ngữ, không có ác ý, đều là dựa vào thiện niệm để phản ánh tình huống chân thực lên lãnh đạo quốc gia. Tôi nghĩ sự việc như thế này là vẫn nên làm. Bởi vì họ cảm thấy bất công đối với các đệ tử Đại Pháp, dường như cũng bằng như là bất công đối với họ. Anh nói họ là tà, cũng bằng như nói tôi là tà. Mỗi người đều nghĩ như vậy, mỗi người đều muốn chính danh {nói lời công bằng} cho Đại Pháp, phản ánh một chút tình hình lên lãnh đạo quốc gia, chính là cái tâm ấy, không sai! Số người đi có đông không? Tôi nói số người đi không hề đông. Bởi vì có 100 triệu người luyện công, nếu mọi người ai cũng đều đi cả, vậy thì tuyệt đối không được, Bắc Kinh cũng không chứa nổi. Toàn quốc có 100 triệu người mới có hơn 10.000 người đi, sao có thể nói là đông được? Nếu chư vị thực sự muốn định họ là tà giáo, tôi thấy số người đi sẽ không chỉ là 10.000 người đâu. Vậy phản ánh tình huống chân thực lên trung ương mà còn sai hay sao? Không sai! (Vỗ tay)

Chúng ta đã nói chúng ta không phản đối chính phủ, không tham dự chính trị, mọi người đều đang làm người tốt, điều này mà còn sai sao? Ông vẫn cứ khăng khăng nói họ là tà sao? Nếu mọi người đều làm những việc như người thường, ông nói họ ra sao, họ có thể không quan tâm, [nếu] họ thật sự làm người tốt, chư vị lại nói họ tà, vậy họ có thể không đau lòng sao?

Đệ tử: Một người có thiện tâm nhiều hay ít có phải là do tầng thứ sở tại của sinh mệnh tiên thiên là cao hay thấp mà quyết định?

Sư phụ: Thiện tâm trên thực tế là bản tính tiên thiên, ở thế gian chỉ có thể nói là biểu hiện lương thiện tiên thiên của con người, so với người mà do hoàn toàn là động vật hoặc do các sinh vật khác chuyển sinh thành là có khác biệt. Là con người mà nói, thiện tâm thì mỗi người đều có, bởi vì mỗi sinh mệnh vào lúc cấu thành sinh mệnh tại cảnh giới sở tại thì đều phù hợp với tiêu chuẩn của tầng thứ đó. Chỉ là hậu thiên hình thành các chủng quan niệm, trong người thường vì để tạo lập chỗ đứng trong xã hội người thường, mà không ngừng bảo vệ bản thân, duy hộ chút lợi ích của bản thân, không ngừng làm tổn hại người khác, thiện tâm trở nên càng ngày càng ít.

Đệ tử: Phật là tầng thứ cao nhất, nhân loại là tầng thứ thấp nhất. Từ Phật đến con người trong đó có bao nhiêu tầng thứ?

Sư phụ: Xem ra chư vị chưa học Pháp. Kết cấu của vũ trụ tôi đều đã giảng nhiều lần cho các học viên của tôi rồi, chư vị tìm sách mà đọc. Bởi vì giảng ra thì hết sức lớn, cũng hết sức lâu, một lúc cũng không giảng hết được. Phật cũng không phải là cao nhất, không giống như chư vị tưởng tượng thế. Trong quá khứ Thần tối cao là vô hình, Ông không có hình thể. Còn những vị Thần có hình thể, xét trong toàn vũ trụ, đều là ở tầng trung hạ. Từ thượng tầng trở lên, những vị Thần khổng lồ vô tỷ đều là vô hình, giống như những vật chất ngập tràn. Nhưng Ông là có tư tưởng, có sinh mệnh, tầng thứ càng cao, [thì] năng lượng càng lớn, lực lượng càng lớn, tầng thứ càng cao, [thì] trí huệ càng lớn.

Đệ tử: Con luyện công mới được nửa năm, mà vẫn không có bất cứ phản ứng hay trạng thái luyện công nào, có phải là Sư phụ chưa quản con không? Có lúc con nghĩ mình có khả năng là người đại căn cơ, cách nghĩ này có ổn không?

Sư phụ: Chư vị có thể có cách nghĩ thế này, cách nghĩ thế kia, đều không hề gì. Nhưng đừng coi những cách nghĩ này như là một chấp trước, nghĩ rồi thì đã nghĩ rồi. Con đường tu luyện của mỗi người đều có an bài nhất định, chỉ quản việc tu thôi. Đại Pháp là mở ra cho chúng sinh. Là đệ tử, nếu tôi không quản chư vị thì là vấn đề của tôi. Kỳ thực chư vị có thể đọc được Pháp lý, có thể tu luyện trong đó, mà bộ phận biến hóa chư vị lại chưa cảm nhận được, điều này không có nghĩa là chư vị không đang trong tu luyện. Bởi vì xác thực là có người rất mẫn cảm, xác thực là có người không mẫn cảm. Như vậy trạng thái tu luyện của người ta là không giống nhau. Cũng có thể là người đại căn cơ, cũng có thể không, cho nên loại tình huống nào cũng có cả.

Đệ tử: Người chỉ tu đến tầng thứ thiên nhân có phải là phải đợi đến khi nhục thân tử vong rồi mới có thể đi đến vị trí mà họ nên đến?

Sư phụ: Thiên nhân trong tam giới, họ là không có thân thể cấu thành bởi tầng lạp tử phân tử lớn nhất, là thân thể cấu thành bởi lạp tử vi quan hơn tầng lạp tử của con người. Cho nên, họ không thể mang theo cái tầng thân thể này. Nhưng mà tôi đã giảng rằng ở trong tam giới thì không có cách nói [khái niệm] viên mãn, không ra khỏi tam giới thì đều không được tính là viên mãn. Kỳ thực có một số người, thực thi được tốt hơn một chút, tức là họ là người tốt trong người thường, nghiệp lực khá nhỏ, hoặc là một đời họ đã làm rất nhiều việc tốt, người này không tu luyện cũng sẽ thăng lên trời ở các tầng thứ khác nhau trong tam giới làm thiên nhân. Cái này thì không cần tu luyện. Nhưng mà, sau bao nhiêu năm nữa họ vẫn phải hạ xuống luân hồi. Còn nói về tu luyện tiểu đạo, họ không thể ra khỏi tam giới còn có nguyên nhân khác, đó là việc của tiểu đạo, không quản việc của họ.

Đệ tử: Khi xử sự không có chủ kiến, dễ bị người khác dẫn động, loại trạng thái này có phải do bản thân không tinh tấn không?

Sư phụ: Là vấn đề lý tính, là người tu luyện khi làm việc phải có chủ kiến chính niệm.

Đệ tử: Làm tốt công việc có quan hệ với tu luyện không?

Sư phụ: Khi chư vị làm các việc trong người thường, nên thế nào để làm các việc cho tốt, lại không liên quan đến vấn đề tâm tính của chư vị, chỉ là vấn đề kỹ thuật, tôi nghĩ thế thì không có quan hệ với tu luyện của chư vị. Nếu vấn đề mà chư vị đối mặt, là có mang theo vấn đề về tâm tính, nghĩa là sự việc mà chư vị làm có thể có việc tốt và có việc xấu, tôi nghĩ, chư vị hãy cố gắng chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm thì là đúng.

Đệ tử: Thân thể đã được vật chất cao năng lượng chuyển hóa hoặc chuyển hóa một phần, có còn chịu sự chế ước của quy luật khách quan của không gian vật chất không?

Sư phụ: Sau khi được chuyển hóa hoàn toàn thì không chịu [chế ước]. Chỉ cần có bộ phận chưa được chuyển hóa thì vẫn sẽ chịu ảnh hưởng của không gian nhân loại, họ sẽ có thể chịu sự chế ước của không gian này.

Đệ tử: Ăn đồ ăn nóng sẽ bốc hỏa, sẽ bị cảm lạnh, ho, ăn nhiều sẽ mập?

Sư phụ: Đây giống như là câu hỏi do người thường nêu ra, đây không giống như người tu luyện. Bởi vì chư vị là một người tu luyện, năng lượng mà tự thân chư vị phát phóng ra, hữu ý [hay] vô ý đều có thể cải biến trạng thái của thân thể, cho nên vẫn là có khác biệt với người thường. Người tu luyện sợ ăn đồ ăn nóng sẽ phát hỏa, thì đó lại là một chấp trước, vả lại cũng không phải chuyện như vậy. Là một người tu luyện thì phải từ trong Pháp mà nhận thức Pháp, phải dùng lý siêu thường để đo lường bản thân. Cho nên chư vị cứ mãi dùng lý của người thường để đo lường bản thân, thì tôi nói rằng điều đó là không đúng, phải vậy không? Đó chính là vấn đề tâm tính. Sợ bị cảm lạnh, bị ho thì đó là một người thường, tôi biết rằng chư vị vẫn chưa tu luyện. Người tu luyện chúng ta, thân thể này cuối cùng đi đến tịnh bạch thể, sau đó ra ngoài tam giới, trở thành một thân thể cấu thành bởi vật chất cao năng lượng, vậy trong quá trình tu luyện chúng ta chẳng phải là cần dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân sao? Nói rằng trước khi tôi chưa đạt được, thì tôi dùng quan niệm của con người để đo lường để yêu cầu bản thân tôi, vậy thì sẽ vĩnh viễn là con người. Bởi vì chư vị đạt được hay chưa đạt được, [dù] bản thân chư vị không biết, chư vị đều phải dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân.

Muốn tu luyện chư vị hãy thử một chút xem. Có học viên trước đây không dám uống nước lạnh, hiện giờ uống không sao. [Trước] không dám cái này, cái kia, hiện giờ đều không có vấn đề gì. Mà điều con người cho là thế, thì đó chỉ là quan niệm của con người. Hôm qua tôi lấy một ví dụ, học viên nói với tôi: anh nọ bị xe hơi đâm rồi, hai bả vai, xương cốt trên thân thể, xương chậu đều bị đụng vỡ rồi. Trong lúc hôn mê anh này được đưa đến bệnh viện. Bệnh viện nói người này rất khó hồi phục được, người này đều đã như vậy rồi, hỏng rồi, chuẩn bị hậu sự thôi. Nhưng mà, ngày thứ hai anh ta đã tự xuống giường đi lại, bệnh viện không thể hiểu nổi, bác sỹ nói người này sao có thể sống được nhỉ? Anh ta về nhà. Sau đó bệnh viện vì muốn tìm hiểu tìm hiểu xem người này bây giờ ra sao, hỏi anh ta còn đi lại không? Ý nói là còn có thể đi lại được không? Người ta nói anh ta hiện nay không đi nữa. “Anh thấy chưa”, vị bác sỹ kia nói “Tôi đã nói là không được mà”. Nhưng người ta vội nói tiếp với ông ta, “Hiện giờ có thể chạy rồi” (Vỗ tay) Đương nhiên quan niệm của con người không lý giải nổi. Chính là nói, người tu luyện, bản thân chư vị đang làm gì thì chư vị phải biết, chư vị không nên cứ mãi đặt mình lẫn lộn với người thường.

Đệ tử: Sư phụ độ nhân [mà] đã mở cánh cửa lớn như vậy, tại sao lại ảnh hưởng đến Thần ở rất nhiều rất nhiều các không gian?

Sư phụ: Bởi vì tôi đang chính Pháp! Họ đều là đối tượng bị chính lại. Hết thảy sinh mệnh đều đang sắp xếp lại từ đầu vị trí sinh mệnh tương lai của mình.

Đệ tử: Trong bản thảo thường trích dẫn lời nguyên gốc trong sách của Sư phụ, nên xử lý thế nào?

Sư phụ: Đem đốt đi là được rồi. Bởi vì chư vị là đệ tử tu luyện, chư vị không có ý bất kính, lại không có chỗ cất giữ. Đặc biệt là khi chúng ta chép sách, có người hỏi chép hỏng rồi thì xử lý thế nào? Đều có thể đốt nó đi, không có vấn đề. Pháp là ở không gian khác của con chữ, lửa nơi cõi người không thể đốt được Ông. Thứ hủy đi chỉ là giấy cấu thành từ tầng lạp tử lớn nhất và mực in bề mặt.

Đệ tử: Khi luyện tĩnh công không nên động, nếu thể hình không tự giác mà thay đổi không phù hợp với yêu cầu, có thể điều chỉnh đến vị trí phù hợp với yêu cầu không?

Sư phụ: Có thể, không ảnh hưởng chút nào. Phát hiện ra không đúng, thì nhất định phải sửa lại. Nếu không sẽ hình thành thói quen, [bộ] cơ đó cũng sẽ biến dạng, nhất định phải sửa lại. Nhưng mà cũng không phải nói là động tác của mỗi người chúng ta không được có một chút khác biệt nào, đều [phải] giống như từ một khuôn đúc mà ra, điều đó là không thể, khẳng định là không thể. Mọi người thực hiện về cơ bản có thể phù hợp yêu cầu là được rồi. Cố gắng thực hiện tập thể, khi luyện công phải đều.

Đệ tử: Nếu đả tọa hai giờ đồng hồ, thời gian sắp xếp là: Khi gia trì [thần thông] hình cầu, gia trì [thần thông] hình trụ hai tay hoán đổi luân phiên mỗi lần nửa tiếng, nhập định nửa tiếng, sắp xếp như vậy có được không?

Sư phụ: Nếu như trong trường hợp không có can nhiễu hoặc chư vị rất có thời gian, chư vị lại có thể ngồi lâu như vậy, tôi không phản đối. Nhưng mà, không được ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường, không được ảnh hưởng đến công tác, học tập. Đồng thời, còn phải đặt việc học Pháp lên vị trí hàng đầu. Những việc này chư vị hãy tự mình kiểm soát, không thể nói chư vị sai. Mỗi người đều sắp xếp thời gian khác nhau, nhưng mà, nhất định phải đặt việc học Pháp lên hàng đầu.

Đệ tử: Con 57 tuổi, tu luyện Đại Pháp hơn hai năm rồi, nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt.

Sư phụ: Tình huống của mỗi người đều khác nhau, không nhất định đều là như vậy, nhưng phổ biến là như vậy. Cá biệt thì tôi không thể giảng, hôm nay tôi giảng là có tính phổ biến. Tình huống của mỗi người đều khác nhau, là người tu luyện, chớ xem trọng nó. Nếu chư vị cứ mãi nghĩ về việc này, vậy thì lại hình thành nên một loại chấp trước. Có thể là nên có, nhưng cũng có thể không. Cho dù có thì cũng không để chư vị nhìn thấy, bên trong thân thể đã chuyển hóa rồi, cho nên chớ coi nó là chuyện quan trọng. Có thì có, không có thì không có, dù sao thì tình huống của mỗi người là khác nhau. Không phải nói rằng có thì chư vị có thể tu, không có thì chư vị không thể tu, không phải là khái niệm này.

Đệ tử: Con ở New Zealand, không ăn lương [thất nghiệp] của chính phủ thì không sống được, như vậy có mất đức không? Có phải nên về Đại lục tu luyện thì mới tốt?

Sư phụ: Tu luyện ở đâu cũng như nhau, điều này tôi không quản. Còn nói về vấn đề trong sinh hoạt, tự mình có thể giải quyết là tốt nhất. Không thể giải quyết, thì cũng không thể nói là chư vị sai, bởi vì quốc gia này, nó chính là có phúc lợi như vậy. Nhưng tôi nghĩ, cho dù có thể giải quyết hay không, hoặc là tu luyện ở đâu, nếu là tình huống này của chư vị, thì đừng coi nó nặng quá. Tu luyện ở đâu cũng có thể viên mãn. Tôi đã giảng phù hợp tối đa với trạng thái người thường mà tu, hàm nghĩa được bao hàm rất rộng. Nhưng nếu chư vị nói, trước mắt cảm thấy ở đây tu luyện khá tốt, vậy chư vị hãy ở đây mà tu. Nhưng tôi nghĩ, nếu chư vị sức dài vai rộng thì hãy cố gắng giải quyết vấn đề này, nếu tuổi cao rồi, vậy cũng đừng coi nó nặng. Có rất nhiều sự việc cũng không giống như bề mặt thế này, tình huống đặc thù sẽ có cách đối đãi đặc thù. Bởi vì điều này không có tính phổ biến, cho nên tôi không muốn giảng nhiều.

Đệ tử: Trong kinh văn “Viên dung”, thì “xả tận” cụ thể là chỉ những gì?

Sư phụ: Chính là xả tận tất cả các chấp trước của chư vị. Có một dạng chấp trước, nó đều giống một cái khóa, giống một cái quan, giống một sợi dây thừng không thể để chư vị ra khơi, đều phải cắt đứt nó. Đương nhiên, trong khi tu luyện, mọi người tu ra sao, vứt bỏ chấp trước này ra sao, tôi cũng đã giảng rồi. Không phải nói là vứt bỏ tâm chấp trước chính là vứt bỏ đi tất cả những thứ vật chất gì đó, chúng ta đều đi ăn xin, không phải ý như vậy. Vấn đề này tôi không nhắc lại nữa, học viên mới, còn chưa minh bạch lắm, chư vị hãy đọc sách.

Đệ tử: Trong thời kỳ chính Pháp, một số chúng sinh ở cao tầng vốn là muốn phối hợp với Đại Pháp làm một chút việc tốt, nhưng ngược lại lại trở thành chướng ngại, cũng đang bị thanh lý.

Sư phụ: Tôi nói với mọi người, là bởi vì chúng sinh đều đã lệch khỏi Đại Pháp nên mới chính Pháp. Vậy mọi người nghĩ xem, khi họ muốn giúp làm việc tốt, có phải là họ vẫn là quan niệm ban đầu? Như vậy tiêu chuẩn của họ có còn là tiêu chuẩn vốn có [ban đầu] không? Cho nên họ làm chi bằng không làm, có thể còn gây thêm phiền phức. Cứ ngoan cố kiên trì thì là phá hoại, chính là đạo lý này, ai cũng không giúp được. Nhưng nếu tuyệt đối chiểu theo những gì tôi bảo họ mà làm thì không vấn đề gì, đó mới là vĩ đại nhất.

Đệ tử: Câu “Hồng vi thập phương khán thương khung” mà Thầy giảng trong “Hồng ngâm” có thể lý giải là Thầy đang quan sát thiên thể từ mức cực vi quan.

Sư phụ: Là ý nghĩa này. ‘Hồng’ trong “Hồng vi” là chỉ lạp tử lớn nhất, lạp tử mà vượt rất xa lạp tử mà chư vị có thể nhận thức được. Kỳ thực nếu nói thẳng ra thì vũ trụ với phạm vi rất lớn kia nó chẳng phải cũng là một quả cầu lớn hay sao? Cũng là lạp tử. Phương thức nhìn chúng sinh vũ trụ, trạng thái của vũ trụ với loại phương thức mà con người nhìn vật thể là không giống nhau, không phải cùng một cách nhìn. ‘Vi’, chính là cực kỳ vi quan, vậy “Hồng vi” cũng có một tầng ý nghĩa là tối vi quan. ‘Hồng’, bản thân nó cũng đại biểu cho hồng đại, “hồng vi thập phương”, phải nhìn được lớn nhất và còn phải nhìn được nhỏ nhất, đồng thời còn phải nhìn được rộng nhất. Khái niệm về thế giới mười phương của Phật gia, chính là bao gồm trên dưới, bốn phương tám hướng, chính là ‘thập phương’, chính là ý nghĩa này. Liếc mắt một cái là nơi đâu cũng thấy được. “Hồng vi thập phương khán thương khung”, chư vị nếu muốn nhìn hiểu được thiên thể, thì chư vị phải như vậy mà nhìn. Đương nhiên có thể lý giải như thế nào thì là như thế, không giải thích nhiều nữa.

Đệ tử: Có một người hồng Pháp cho đồng nghiệp ở đơn vị, đối phương đề xuất rằng nếu anh ta khỏi bệnh, thì họ sẽ học Đại Pháp, người phụ trách này liền đến bệnh viện kiểm tra, nhưng kết quả không tốt, [thấy] rất băn khoăn.

Sư phụ: Điều này phải tìm ở tâm tính chư vị, nhìn vấn đề này là biết [học viên này] hiện nay học Pháp vẫn chưa đủ. Vấn đề chư vị nêu lên bề ngoài rất đơn giản, đã luyện [công] thời gian lâu như vậy rồi, vốn dĩ là làm việc tốt, tại sao lại không thể chứng thực Pháp cho người khác? Không đơn giản như vậy đâu. Tu luyện ấy, sự đề cao của chư vị với việc trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị là đệ nhất tính. Còn nói về việc chư vị bảo người khác đắc Pháp thì đó là chuyện của người khác, đó chỉ là đệ nhị tính, sự đề cao của chư vị mới là đệ nhất tính. Cho dù chư vị làm bất kể việc gì thì cũng đều không thể tách khỏi sự đề cao của bản thân chư vị, vậy chư vị khi gặp phải những chuyện này thì phải tìm ở tâm tính. Chư vị không có trạng thái bệnh, cũng đã không uống thuốc nhiều năm như vậy rồi, vẫn luôn cảm thấy rất khỏe. Vậy có bệnh là trạng thái gì? Có bệnh chính là ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, học tập của chư vị. Bình thường cảm thấy không thoải mái, thế này không phải là có bệnh sao? Có phải là cứ mãi ôm giữ một cái tâm bất an chăng, hoặc là khi [chư vị] mang theo một tâm gì đó rất mạnh mà làm, thì có khi chẩn đoán cho chư vị một loại giả tướng, rất có thể là như vậy. Tu luyện thực sự rất nghiêm túc, bởi vì nó là việc nghiêm túc nhất. Nhìn từ một điểm khác, những người đó là thấy chư vị khỏi bệnh mới đến học, đây là mang theo tâm gì mà bước vào chứ? Người mà chúng tôi cần là [người] đến học Đại Pháp đến tu luyện.

Đệ tử: Con muốn dạy cho những đứa nhỏ đang học tiếng Trung của con học Pháp Luân Đại Pháp, nhưng con lại lo lắng có thể xuất hiện một số nguy hiểm nào đó.

Sư phụ: Tuyệt đối sẽ không xuất hiện nguy hiểm, chỉ có thể tốt cho con người. Trẻ nhỏ không tồn tại vấn đề nghiệp lực và những sự việc khi vượt quan như người lớn. Trẻ con có trạng thái của trẻ con, tuyệt đối sẽ không có những sự việc này.

Đệ tử: Người tu luyện có thể trám răng, nạm răng không?

Sư phụ: Điều này không vấn đề gì. Khi những bộ phận ở bề mặt thân thể này của chư vị còn chưa phát sinh biến hóa, chư vị cảm thấy cái răng hỏng trông không đẹp, thì trám nó, không hề gì. Giống như con người chúng ta mặc y phục, [nên] mặc chỉnh tề sạch sẽ một chút, là [cùng] một đạo lý.

Đệ tử: Xin hỏi Sư tôn về việc nắm vững hữu vi và vô vi?

Sư phụ: Vấn đề này tôi đã giảng rồi. Tu luyện trong Đại Pháp của chúng ta, thì hữu vi, vô vi không giống với tu luyện trong quá khứ. Trong quá khứ [coi] hết thảy hành vi đều là hữu vi, họ cho rằng ăn cơm, đi đường đều là hữu vi, cho nên họ bèn trường kỳ nhập định bất động, bèn ở đó đả tọa, họ liền cho rằng [đó] là vô vi. Nhưng vô vi mà tôi giảng là phương thức tu luyện Đại Pháp hôm nay. Mọi người đều sinh sống trong xã hội người thường, chư vị không làm việc thì không được. Cho nên chúng tôi giảng phương thức đề cao lớn nhất chính là đề cao về nhân tâm, đó là căn bản nhất. Kỳ thực họ giảng vô vi cũng vậy, khổ tu cũng vậy, mục đích cuối cùng của họ là đề cao nhân tâm. Nhưng tôi hôm nay là trực chỉ nhân tâm, trực tiếp đề cao về nhân tâm, cho nên Đại Pháp là tu được nhanh nhất.

Vô vi mà Đại Pháp giảng nghĩa là, chư vị không cần hữu vi tự mình an bài đi tìm cái khổ mà chịu, an bài phương thức tu luyện, hoặc là chư vị tự mình cứ nhất định phải đi làm một số việc mà chư vị cho là tốt, tự mình tìm chút nạn, hoặc nhất định thế này thế nọ, đó đều là hữu vi. Mà ở những vấn đề này, mọi người cố gắng bảo trì vô vi, tùy kỳ tự nhiên mà tu luyện. Chư vị nên làm việc thì làm việc, nên đọc sách thì đọc sách, nên luyện công thì luyện công. [Khi] vấn đề xuất hiện chư vị phải biết rằng đó là trong tu luyện phản ánh ra để bản thân đề cao mà xuất hiện. Không ngừng đề cao bản thân, không ngừng đọc sách, đó chính là tinh tấn. Hết thảy những thứ khác tự tìm cho mình mà chư vị cho là việc tốt, cho là có lợi hoặc sự việc gì khác, nói không chừng lại chính là chướng ngại. Cho nên về những vấn đề này tôi cho rằng, là một người tu luyện Đại Pháp, không nói những điều không nên nói, không làm những việc không nên làm, thì là vô vi rồi.

Đệ tử: Khi học Pháp có lúc có thể ngộ được rằng Sư phụ tại sao lại dùng loại phương thức này để giảng, loại phản ứng tự nhiên này có phải là bình thường không?

Sư phụ: Những cái này đều là trạng thái bình thường trong tu luyện, thông thường đều sẽ xuất hiện. Khi tôi giảng Pháp có một đặc điểm, khi trả lời câu hỏi cảm thấy không có tính nhắm thẳng vào đa số mọi người, chỉ là đối với những người cá biệt hoặc là những vấn đề không quan trọng, câu trả lời thông thường [sẽ] là hỏi một đằng trả lời một nẻo. Kỳ thực, tôi là đang giảng Pháp, là không thể nói nhảm, giảng ra là muốn lưu lại cho con người, chúng sinh đều muốn nghe. Cho nên không thể căn cứ vào những vấn đề đã minh bạch rồi, [mà] nhất định phải trả lời vấn đề này. Tôi sẽ mượn câu hỏi này của chư vị để giảng về vấn đề khác, những vấn đề mà cần nhiều người hơn nữa biết, nhiều sinh mệnh hơn nữa biết đến. Hơn nữa, khi tôi giảng Pháp, tôi phát hiện ra trong khi giải đáp vấn đề, chư vị đã minh bạch ra rồi, vậy mà tờ câu hỏi này của chư vị còn chưa đọc xong. Nếu như chư vị cũng đã minh bạch rồi, vậy tôi cũng không đọc nữa, tôi bèn mượn vấn đề này để lại giảng về vấn đề khác, thông thường là như vậy. Cho nên phương thức tôi giảng Pháp là không giống như phương thức giải đáp nào đó của người thường.

Đệ tử: Đôi khi thể ngộ được đạo lý và quy luật vận động của sinh mệnh vật chất tồn tại trong thiên thể vũ trụ, kiểu lý giải này với quả vị trong tương lai thì có khác biệt gì về bản chất?

Sư phụ: Đây là một loại hiện tượng triển hiện ra trong tư tưởng, cũng là điều thường gặp. Có rất nhiều học viên trong khi học Pháp đã lĩnh hội được Pháp lý mà Pháp triển hiện ra tại các tầng thứ khác nhau. Nhưng mà, không nói ra được. Hễ nói ra thì không còn vĩ đại như vậy nữa, liền trở thành tựa hồ như đạo lý của người thường. Bởi vì Pháp ở cao tầng, ngôn ngữ của con người là không giảng nổi. Tôi giảng cho chư vị chỉ là giảng một cách khái quát, còn triển hiện của Pháp lý chân chính thì không phải như vậy. Cho nên có lúc khi chư vị có thể thật sự ngộ được Pháp lý ở tầng đó, chư vị đột nhiên minh bạch ra, đó mới là thật sự đã đề cao, đã minh bạch, đã thăng hoa.

Chư vị thông thường ở trong Pháp lý ngộ được rất nhiều vấn đề [đó] đều là đúng. Không ôm giữ tâm chấp trước mà ngộ, thì đều là đúng. Nhưng cũng có tình huống, là chư vị ôm giữ tâm chấp trước không buông, cứ cố phải tìm ra đạo lý mà bản thân chư vị chấp trước vào, như vậy rất có thể chấp trước của chư vị khiến nghiệp lực tư tưởng tạo thành những thứ giả mà triển hiện ra, chứ không phải từ trong Pháp lý triển hiện ra, cho nên điều đó là giả. Không ôm giữ bất cứ tâm chấp trước nào, không ôm giữ bất cứ quan niệm nào, mới có thể nhìn thấy Pháp lý chân chính. Ví dụ chư vị ôm giữ một loại tâm chấp trước nào đó muốn đo lường đo lường Đại Pháp, chỗ này giảng đúng, chỗ kia giảng không đúng, chỗ này tôi đồng ý, chỗ kia [tôi] còn có cách nghĩ [khác], thì điều gì chư vị cũng không nhìn thấy được. Bởi vì Pháp là nghiêm túc, Pháp lý, Phật lý là không cho phép con người đến đo lường, cho nên chư vị sẽ không nhìn thấy. Còn nói về những điều cụ thể của chư vị hoặc những điều chư vị ngộ được, rất có thể vẫn có sai lệch so với những trạng thái chư vị cảm nhận được tại các tầng thứ khác nhau, so với quả vị cuối cùng của chư vị. Nếu không thì, chư vị hôm nay [sẽ] không nêu ra câu hỏi, điều gì chư vị cũng đều minh bạch. Cho nên, nó chỉ là thể hiện cụ thể của Pháp lý mà [chư vị] biết được tại các cảnh giới khác nhau các tầng thứ khác nhau.

Đệ tử: Xin hỏi Sư phụ tại sao phải thu âm nhạc luyện công mới? Học viên da trắng cảm thấy không phù hợp lắm?

Sư phụ: Đây là do các băng gốc ghi âm nhạc mà chúng ta chế tác trước đây, đã mòn quá rồi, cho nên mới làm lại lần mới. Vì tất cả các băng gốc đều không dùng được rồi, sao chép quá nhiều rồi, nên chất lượng cũng không được nữa rồi. Cho nên mọi người sau khi mang về [dùng] có thể càng ngày càng tệ, có tồn tại vấn đề như vậy, bèn chế tác lại mới.

Nếu không phù hợp lắm, tôi nghĩ chư vị cứ nghe băng ghi âm cũ cũng được, không hề gì, dùng băng mới cũng được. Nhưng mọi người đều cảm thấy dùng băng mới có vẻ rõ ràng hơn một chút, bởi vì nó là băng mới ghi âm, băng gốc rõ nét, cho nên khẳng định nghe sẽ khá rõ, chính là như vậy. Nhưng khi luyện công thì ngoài sự khác biệt về cảm giác của bản thân ra, trên thực chất trong tu luyện không có khác biệt.

Đệ tử: Xin Sư phụ giảng một chút về siêu vật chất.

Sư phụ: Điều này không thể giảng. Nếu tôi giảng nó ra, con người tương lai sẽ có thể đả khai không gian này. Đây là không cho phép con người đả khai không gian này, là không cho phép con người được biết.

Đệ tử: Vì con không hiểu tiếng Trung, [nên] không biết phiên dịch có chính xác không?

Sư phụ: Không hiểu tiếng Trung chư vị hãy hỏi học viên biết tiếng Trung, nó có nghĩa gì. Nhưng rất khó, bởi vì cả 9 bài giảng liên tiếp thì rất khó nhờ người khác phiên dịch ra cho chư vị. Nhưng may mà băng ghi âm [giảng Pháp] này thì ở Mỹ quốc đã dịch ra rồi, là phiên dịch được đồng bộ với bài giảng của tôi, đã giải quyết được vấn đề này rồi.

Đệ tử: Con làm việc ở bệnh viện, hàng ngày giao tiếp với các bệnh nhân, nghiệp lực của họ có ảnh hưởng đến con không?

Sư phụ: Có bệnh nhân, khi mà nghiệp lực của họ phản ánh tại bộ phận [cơ thể] nào đó khá mạnh mẽ, biểu hiện ra là ở bộ phận đó của họ có bệnh. Kỳ thực có rất nhiều người nghiệp lực cũng rất lớn, họ không phản ứng ra ở bệnh, mà phản ứng ra ở trong cuộc sống bình thường là không hạnh phúc, không thoải mái, phản ứng về phương diện này cũng rất nhiều, cũng chính là nói kỳ thực chỗ nào cũng đều là nghiệp lực. Cái này không ảnh hưởng chư vị tu luyện, môi trường công tác trong bệnh viện cũng không ảnh hưởng. Bởi vì [thứ] chư vị tu luyện là công, còn những nghiệp lực này, đối với chư vị là không có can nhiễu gì.

Tôi nhớ ở Mỹ có học viên, anh ta hình như là làm xét nghiệm bệnh lý, nuôi cấy vi khuẩn, anh ta phát hiện khi dùng tay của mình cầm vào tấm kính, các vi khuẩn đều chết hết. Chính là nói năng lượng phát ra từ tay anh ta, đã giết chết những con vi khuẩn đó, sẽ xuất hiện tình huống này. Bởi vì năng lượng của chúng ta chính là công, công là tự chư vị tu luyện được, mang theo hình tượng và tư duy của bản thân chư vị. Chỉ cần bản thân chư vị nghĩ một chút trong tư tưởng, tôi đang làm thí nghiệm, không được giết chết nó, vậy thì công này sẽ không giết. Có học viên tâm [lại] động rồi, chư vị không được ngày nào cũng nghĩ: con virus này, nó đến thì mình sẽ giết chết nó. Hết sức không được nghĩ, điều ấy sẽ hình thành một chấp trước. Chư vị không cần quản nó, một cách tự nhiên nó sẽ biết bảo vệ chư vị, bởi vì nó là do chư vị tu luyện ra.

Đệ tử: Lúc bình thường về cơ bản là có thể chiểu theo tiêu chuẩn của người luyện công mà yêu cầu bản thân, nhưng trong mơ thường hay làm một số việc tâm tính không tốt, cãi nhau với người ta.

Sư phụ: Bình thường khi chúng ta tỉnh táo rõ ràng, có thể ước thúc bản thân, có thể làm được tốt. Nhưng thông thường kiểu ước thúc này, không hoàn toàn [nghĩa] là đã vượt được quan về tâm tính. Cũng có thể là giữ thể diện, cũng có thể là cảm giác về lý thì nên làm như vậy, trên thực tế [về] tư tưởng vẫn chưa làm được. Nhưng mà, lý trên bề mặt có thể ước thúc bản thân một cách lý trí. Nhưng chưa thực sự đạt được một cách vững chắc ngay với hành vi ấy, cho nên lúc này sẽ xuất hiện trong mộng để khảo nghiệm mọi người. Kỳ thực cũng là chỉ rõ cho chư vị, nói rằng về phương diện này còn phải nỗ lực, chính là ý này. Mộng không phải là tu luyện, nhưng là một loại kiểm nghiệm đối với mọi người, một loại kiểm nghiệm trong tu luyện.

Đệ tử: Người ta cứ luôn coi Phật, Đạo, Thần, quỷ là mê tín, trong khi hồng Pháp chúng con giải thích thế nào?

Sư phụ: Chư vị căn bản không cần giảng những điều này cho họ. Bởi vì, chư vị hồng Pháp là muốn người ta đắc Pháp, chứ chư vị không muốn đẩy người ta ra. Chư vị có biết khi chư vị giảng cao như vậy, cũng bằng như đẩy người ta ra. Khi chư vị mới bắt đầu bước vào thì cũng là lý giải từ lý ở tầng thứ thấp nhất của Pháp. Bởi vì Đại Pháp khẳng định là bắt đầu từ làm người tốt như thế nào mà giảng lên, chư vị cũng từ đó mà giảng lên. Pháp này có thể khiến người ta trừ bệnh khỏe người, có thể khiến người ta trở thành người cao thượng, hãy giảng từ những đạo lý này. Vấn đề còn lại, trong khi đề cao tự nhiên họ sẽ minh bạch. Chư vị ngay lập tức giảng rất cao, họ liền không luyện nữa, họ cảm thấy không tiếp thu nổi.

Đệ tử: Ngộ được [mà] làm không được, có phải là biết rõ rồi còn cố phạm?

Sư phụ: Đó chính là chưa coi mình là người tu luyện. Nhưng có rất nhiều người khi vượt quan là chưa ngộ ra, nhưng sau đó khi bình tĩnh lại thì minh bạch ra, điều này cũng tính là chư vị đã minh bạch, chỉ là lúc đó chư vị chưa làm được. Có điều sau khi minh bạch rồi, nếu chư vị lại làm không được, thì chứng tỏ rằng chư vị tu chưa vững chắc. Nếu vấn đề lại xuất hiện chư vị có thể làm được, vậy cũng tính là đã vượt qua. Nếu chư vị đã minh bạch rồi mà vẫn không qua được, vậy thì nên thật sự nỗ lực một cách vững chắc.

Đệ tử: [Con] đã tu luyện bốn, năm năm rồi, làm thế nào biết được bản thân mình đã tu đến bước nào?

Sư phụ: Hoàn toàn không có cảm giác, cũng có người như vậy. Mấu chốt là phải coi bản thân là một người luyện công, không được cảm thấy rằng những năm còn sống trên đời của mình vẫn còn rất nhiều, có thể từ từ mà tu. Bản thân cũng đang tu, cũng không nỡ từ bỏ Đại Pháp, xác thực là đang tu. Nhưng mà, lại không có dụng tâm như vậy, cũng tức là nói không tinh tấn, như vậy không được đâu! Bởi vì Đại Pháp là nghiêm túc, không thể dùng chủng tâm đó để đối đãi. Ngay cả tiểu pháp, tiểu đạo, thì chư vị cũng không thể dùng chủng tâm đó để đối đãi nó. Bởi vì đây là Đại Pháp, mọi người phải biết quý tiếc Ông. Ông cấp cho chư vị những thứ mà tiểu đạo không cách nào cho chư vị được, cho nên chư vị nên dùng tâm tương ứng mà đối đãi với Ông.

Đệ tử: Ma tính rất mạnh, hoàn cảnh xung quanh lại không tốt, [nên] xử lý thế nào?

Sư phụ: Tôi nghĩ điều này đều có liên quan đến tu luyện của chư vị, không phải là giúp chư vị tiêu nghiệp thì là giúp chư vị đề cao tâm tính, cho nên chư vị phải đối đãi một cách đúng đắn. Có người khi ở vào hoàn cảnh rất khó khăn, bởi vì chư vị là người tu luyện, cho nên bảo đảm đối với chư vị đều có chỗ tốt. Cho nên chư vị cho rằng đối với chư vị không có chỗ tốt là [do] chư vị còn chưa buông được [tâm] con người tạo thành, chư vị cảm thấy bất công với chư vị, chư vị cảm thấy họ không nên đối xử như vậy với chư vị, nên đối xử với chư vị tốt hơn. Thế nhưng đứng tại góc độ người luyện công, mọi người đều đối xử tốt với chư vị như vậy, [thì] chư vị tu thế nào đây? Tâm của chư vị làm thế nào bộc lộ ra được đây? Chư vị làm sao mà đề cao đây? Chư vị làm sao mà tiêu nghiệp đây? Chẳng phải là vấn đề này sao? Cho nên [khi] chư vị gặp phải tất cả những ma nạn này, chư vị không được ôm giữ tâm chống đối, chư vị nhất định phải đối đãi một cách đúng đắn. Bởi vì chư vị là người tu luyện, không giống như tôi. Nếu ai đối đãi với tôi, đối đãi với Đại Pháp như vậy, thì đó chính là tà ác phá hoại gây cản trở Chính Pháp.

Đệ tử: Chồng của con tháng 6 năm 1997 đã vượt quan, tiêu nghiệp, có chút biểu hiện giống như bị nghẽn mạch máu não, ông ấy kiên trì xem băng hình giảng Pháp. 21 ngày sau có thể bước xuống giường kiên trì nghe Pháp. Đầu năm 1998, có thể khắc phục những bất tiện trên thân thể, đến điểm luyện công học Pháp luyện công.

Sư phụ: Trước đây trong khi học Pháp không đạt được tinh tấn như vậy, cho nên mới xuất hiện sự việc này. Nhưng mà, dẫu sao cũng đã tu rồi, thì tôi phải coi ông ấy như người tu luyện mà đối đãi. Bản thân không thể tinh tấn, nhưng làm sư phụ thì sẽ coi ông ấy như người tu luyện mà đối đãi, dù sao thì ông ấy cũng đang học, đang tu. Di chứng sau khi bị nghẽn mạch máu não thông thường đều rất nghiêm trọng, đa phần là bán thân bất toại. Nhưng, ông ấy biểu hiện ra rất nhẹ, nếu có thể dùng chính niệm đối đãi với bản thân, không nên giống như người bệnh mà đối đãi với bản thân, tôi nghĩ cũng không nên có trạng thái như vậy, có thể làm được thì sẽ càng tốt hơn. Một tình huống khác, rất có thể nghiệp lực về phương diện này hơi lớn một chút, cần theo phương thức như vậy để tiêu nó đi, đồng thời xem chư vị trong tình huống này có thể kiên định không, cũng có thể tồn tại vấn đề như vậy. Tình huống khác nhau có trạng thái tu luyện khác nhau, mỗi người đều không giống nhau. Nhưng điều tôi lo lắng nhất chính là có thể coi bản thân mình như người tu luyện mà đối đãi hay không. Thông qua tình huống này mà xét, thì ông ấy cũng là đang học đang tu, nhưng vẫn còn cái tâm mà bản thân ông ấy nên bỏ.

Còn một vấn đề khác, nếu người nhà của ông ấy cũng là đệ tử mà coi những sự việc này nặng, [thì] cũng là một chấp trước, cũng sẽ khiến nó kéo dài thêm. Bởi vì tu luyện là suy xét đến sự viên mãn của chư vị, vì sự đề cao của chư vị mà chịu trách nhiệm. Không những chịu trách nhiệm với ông ấy, phải tiêu nghiệp của ông ấy, mà còn phải trừ bỏ tâm của chư vị. Chư vị phải thực sự là người tu luyện, thực sự tinh tấn, việc gì cũng có thể buông bỏ, vậy thì chư vị xem sẽ thế nào. Chư vị cứ không buông bỏ quá đi thì nó sẽ hình thành một chấp trước lớn, ngược lại còn ảnh hưởng đến người khác. Những sự việc này cũng phải chú ý. Đương nhiên những sự việc mà tôi giảng đây đều có thể không tồn tại, vậy cũng có thể là trạng thái khác. Cũng tức là chư vị không được chấp trước, điều tôi giảng là Pháp lý.

Đệ tử: Trong tu luyện làm thế nào mới có thể khiến bản thân phù hợp với những yêu cầu của Đại Pháp đối với bản thân tại các tầng thứ khác nhau?

Sư phụ: Rất nhiều học viên đều có cách nghĩ như vậy. Chư vị hoàn toàn có thể đạt được yêu cầu đối với chư vị ở trong trạng thái đó, có thể phù hợp với tiêu chuẩn tại cảnh giới đó, [điều ấy] rất khó làm được. Bởi vì bộ phận làm người mà tôi lưu lại cho chư vị là để chư vị tiếp tục tu luyện trong người thường. Chúng ta bắt đầu loại bỏ từ tâm bất hảo nhất, sau đó cứ tiếp tục như vậy mà loại bỏ. Có một số thứ là dần dần loại bỏ từng tầng từng tầng, vậy thì loại bỏ được tầng này thì lại có tầng kia, nói chung là càng ngày càng hướng đến bề mặt. Loại bỏ hết cả thì cũng là đã viên mãn. Trước khi chưa loại bỏ hết, thì vẫn còn hành vi của con người, trạng thái của con người. Đó là biện pháp tốt nhất duy nhất mà tôi cấp cho chư vị để có thể sinh sống trong người thường, vừa có thể tu luyện trong người thường. Có thứ của người thường, có phải là từ nay trở đi chúng ta có thể buông lơi bản thân không? Không được! Điều tôi giảng cho chư vị là đạo lý, với chư vị thì nên phải không ngừng tinh tấn, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, ấy mới là tu luyện. Nếu chư vị buông lơi, thì chư vị lại không phải là tu luyện rồi, ít nhất là không tinh tấn, chính là một tầng quan hệ như vậy. Bởi vì những thứ người thường cần phải bỏ ở mỗi một tầng, đều ắt phải là chư vị tự mình mà tu, tự mình mà nỗ lực.

Đệ tử: Khi làm công tác hồng Pháp, làm thế nào mới không trộn lẫn những thứ của con người vào trong Đại Pháp?

Sư phụ: Bởi vì có nhân tâm thì sẽ có thể phản ứng ra. Mấu chốt là khi chư vị phát hiện ra có tâm chấp trước, có tâm người thường, thì làm thế nào bỏ nó đi, đó là chủ yếu nhất. Nếu chư vị phát hiện ra có vấn đề, có thể bỏ nó đi, vậy thì việc chư vị làm ra mới là tốt nhất, thần thánh nhất.

Đệ tử: Sau khi vũ trụ đản sinh ra sinh mệnh, [sinh mệnh] không bị rớt xuống thì thuộc tầng thứ nào? Và quy về thiên quốc nào?

Sư phụ: Vũ trụ mênh mang này, khắp hết thảy đều là Pháp [tạo ra], đều là những thế giới do Pháp sáng tạo ra, còn nhiều hơn cả những hạt bụi, hạt cát mà chư vị nhìn thấy, hơn nữa so với điều đó còn nhiều hơn đến mức không đếm được, không cách nào đo lường, trong những hạt cát đó còn bao hàm vô lượng vô số. Mỗi tầng thiên thể đều có thể tạo ra sinh mệnh, sự sản sinh ra sinh mệnh không phân tầng thứ và thiên quốc. Việc sinh mệnh rớt xuống mà tôi giảng, đó là tình huống mà chưa đến một phần bao nhiêu triệu, hơn nữa là sự việc trong những năm tháng dài đằng đẵng. Sinh mệnh trên thiên thượng nhiều đến mức không cách nào tính đếm được, còn trên trái đất có được mấy người? Không phải là điều mà cách nghĩ con người có thể nghĩ được.

Đệ tử: Có Phật thì có ma, có ma mới có thể tu Phật, người do ma đầu thai thành cho dù không làm việc ác thì cũng sẽ bị tiêu hủy phải không?

Sư phụ: Trong vũ trụ này có ma vương, có Pháp vương, Pháp vương chính là Phật Như Lai. Cho nên ở một tầng thứ nhất định, nó là tồn tại như vậy, là một loại phương thức tồn tại tương sinh tương khắc. Nhưng ma thì lại không có nhiều đến vậy, khắp hết thảy đều là chính Thần. Bởi vì phụ không áp [đảo] được chính, nhưng có nó tồn tại. Vậy cũng chính là nói, ma cũng là sản vật trong vũ trụ, không có ma thì chư vị thực sự không tu nổi. Mọi người biết rằng chư vị tu luyện trong người thường, con người có thể dùng ma tính của con người mà gây ra cho chư vị không ít phiền phức, chư vị không ngừng đề cao, tinh tấn. Nhưng đến tầng thứ cao hơn, con người sẽ không thể gây phiền phức cho chư vị nữa. Bởi vì con người hễ nhìn thấy chư vị, chút thứ đó của con người là không khởi tác dụng được nữa. Bởi vì nó rất yếu, chư vị đã đang tu luyện tại một tầng thứ nhất định rồi. Vậy thì can nhiễu đối với chư vị dường như là con người, [nhưng] kỳ thực họ bị ma khống chế dẫn động, vậy thì sẽ có ma ở các tầng thứ khác nhau tới khống chế dẫn động con người, tạo ra chướng ngại cho tu luyện của chư vị để không cho chư vị tu. Nhưng bản thân việc không cho chư vị tu, nó lại là thời cơ tốt nhất để chư vị tiêu nghiệp và đề cao. Chính là nhìn nhận vấn đề này như vậy.

Còn nói về việc trong vũ trụ nó đầu thai rồi, mà vẫn không việc ác nào không làm. Mọi người biết rằng, khi tu luyện trong Mật tông Lạt Ma giáo, họ là có tu ma. Ma tại sao cũng phải tu? Bởi vì tu thành ma vương, cũng phải buông bỏ thất tình lục dục, các loại chấp trước của người thường, các chấp trước của con người đều tu bỏ đi, chư vị mới có thể đạt đến cảnh giới đó. Vậy tại sao lại thành ma? Họ không tu Thiện, cho nên họ chính là ma vương, cũng đạt được tiêu chuẩn đó, đạt đến cảnh giới đó, nhưng họ lại là ma vương. Nếu ở trong người thường mà không điều ác nào không làm, vậy bất kể chư vị là Thần tới, hay là ma tới, thì đều phải đối mặt với sự tiêu hủy. Chính là vấn đề này. Nếu ma chuyển sinh thành người, mà không làm việc phá hoại nhân loại, thì không thể tiêu hủy họ. Nếu như có thể đắc Pháp, [thì] cũng có thể tu luyện như nhau, cho đến viên mãn.

Đệ tử: “Sau khi khai công thì không thể tu”, có phải là không cần luyện công nữa, cũng không cần đề cao tâm tính nữa?

Sư phụ: Vì chư vị đã chứng ngộ được quả vị của chư vị. Sau khi khai ngộ rồi thì không còn là tư tưởng con người nữa, hoàn toàn là một loại tư duy khác, một loại phương thức tồn tại khác rồi. Hết thảy [mọi thứ] từ cảnh giới sở tại của chư vị trở xuống, thì chư vị đều nhìn thấy, các tầng thứ chư vị đều nhìn thấy được, so với những điều con người chư vị suy nghĩ hiện nay thì hoàn toàn không như vậy nữa. Chư vị đã chứng ngộ được quả vị của chư vị, tu luyện đã kết thúc rồi. Tu luyện không phải là phương thức tồn tại vĩnh viễn của sinh mệnh, là quá trình từ chỗ con người nơi đây mà hồi thăng về vị trí ban đầu, không phải là quá trình vĩnh viễn của sinh mệnh.

Đệ tử: Ở tầng thấp mà khai công thì làm sao mới có thể bảo trì việc ở trong tầng thứ ấy, đời này còn có thể tu lên không?

Sư phụ: Tại sao lại khai công ở tầng thấp? Trong tam giới căn bản là không có quả vị. Nhưng tôi vì để mọi người có thể thực sự viên mãn, hiện giờ [số người] đã đạt đến trạng thái khai ngộ không phải là con số ít, nhưng chưa có một ai được đả khai cho chư vị, chưa có một ai khai ngộ, bởi vì sự việc này tôi là có an bài thống nhất. Việc an bài cho tu luyện của chư vị về cơ bản là chiểu theo [mức độ] chư vị có thể chịu đựng được và hết thảy những gì chư vị mang theo mà an bài cho chư vị một cách có hệ thống, chuẩn xác phi thường, không phải dùng tư tưởng của con người là có thể nhận thức được. Chư vị là một cục thép thì tuyệt đối không để cho chư vị thành một cục sắt được.

Đệ tử: Lục tổ Thiền tông có phải Bồ Tát không? Tranh chấp của ông ấy với Thần Tú có phải là chấp trước không?

Sư phụ: Là La Hán sơ quả, điều này không có quan hệ gì với tu luyện của chúng ta. Tôi dạy chư vị Đại Pháp Đại Đạo, chư vị lại cứ khăng khăng đi hỏi mấy việc tiểu đạo đó. Bởi vì bản thân Đạt Ma không phải là Phật, là La Hán chính quả, đệ tử của ông đương nhiên cao nhất thì cũng chỉ là La Hán. Vậy thì đã không phải là Phật, thì những đạo lý mà ông ấy giảng ra có thể là Phật lý được không? Đương nhiên cũng không phải. Kỳ thực cho dù là Đạt Ma cũng vậy, còn cả ngũ tổ đời sau của ông cũng vậy, kỳ thực đều là có Phật quản. Nếu không thì, ông ấy đến La Hán còn không tu thành được. Điều Đạt Ma giảng không phải là Phật Pháp, mà chỉ là đạo lý mà bản thân ông đã ngộ được trong cảnh giới của quả vị La Hán đó [mà thôi].

Còn nói về tranh chấp với Thần Tú là biểu hiện của nhân tâm trong tu hành. Tôi nghĩ, dù là tiệm ngộ hay đốn ngộ thì bản thân pháp tu đều là đúng. Ở trong trạng thái đó của họ tôi nghĩ cũng chỉ là chuyện như thế. Nói thẳng ra chẳng phải là việc tôi lập tức minh bạch ra và việc tôi dần dần minh bạch ra sao? Chính là lập tức viên mãn và dần dần viên mãn, chỉ cần chư vị có thể tu viên mãn, tu chính Pháp [thì] tu thế nào cũng đều được, chẳng phải cùng một đạo lý sao? Nó là tranh chấp về pháp tu. Cũng giống như con người duy hộ tôn giáo vậy, ở nơi con người đây mà giảng thì là đúng, nhưng ở nơi Thần Phật mà giảng, hễ nhìn là thấy đó đều là tâm chấp trước. Bản thân việc duy hộ tôn giáo có thể tu thành viên mãn được không? Có thể trừ bỏ tâm nào của chư vị đây? Cái gì cũng không bỏ đi nổi, ngược lại còn làm gia tăng chấp trước vào bản thân việc duy hộ thứ đó. Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni giảng hết thảy Pháp hữu vi như bóng nước huyền ảo, đều là hữu vi. Không phải nói chư vị duy hộ tôn giáo thì chư vị là duy hộ Phật, căn bản không phải khái niệm đó, đó là điều con người dùng tư tưởng của con người mà nghĩ ra.

Đệ tử: Chúng ta có bán khai công không?

Sư phụ: Trong trạng thái tiệm ngộ thì có, kỳ thực nó chính là thuộc về bán khai công, chẳng qua là mức độ khác nhau. Có rất nhiều người.

Đệ tử: Con là một người còn hiểu biết rất ít ỏi về Pháp Luân Đại Pháp, con mang theo tâm nguyện [muốn] tương lai thành Phật mà tu luyện, thì có tính là chấp trước không?

Sư phụ: Đương nhiên là chấp trước. Bổn phận của một học sinh là học tập, chư vị cứ học tập tốt, tự nhiên chư vị sẽ có thành tích tốt, tự nhiên sẽ có thể lên đại học. Trong công tác chư vị làm việc được tốt, chư vị tự nhiên sẽ có thành tích. Bản thân việc muốn tu luyện không thể nói là sai, bản thân việc muốn thành Phật đó là phản bổn quy chân, là chốn về cuối cùng của sinh mệnh trong vũ trụ. Điều này còn có thể sai sao? Giống như con người muốn trở về nhà vậy còn có thể sai sao? Điều này không sai. Nhưng trong đầu óc chư vị cứ thường xuyên nghĩ: Mình phải tu thành Phật, khi nào mình tu thành Phật nhỉ? Tôi là phải thành Phật. Có lỗi nghĩ mạnh mẽ như vậy, thì đó chính là chấp trước.

Trong Phật giáo, rất nhiều thứ người ta đã không biết nữa rồi. Các lão hòa thượng trong Phật giáo đã chết rồi, các hòa thượng mới trong Đại cách mạng văn hóa đã hoàn tục thời gian lâu như vậy, sau cách mạng văn hóa lại trở về làm hòa thượng, làm trụ trì, ở giữa [thời gian đó] là một khoảng trống rất lớn, hết thảy những điều tu luyện chân chính trong quá khứ đều không còn biết nữa. Đặc biệt là sau khi Phật giáo trải qua mấy lần pháp nạn, những thứ nguyên thủy nhất căn bản đều không biết, họ cũng không lý giải được. Kỳ thực Thiền tông qua các đời đều bị coi là dùi sừng bò, Đạt Ma cũng thừa nhận chỉ có sáu đời, tiếp nữa là không còn Pháp nữa, Pháp của ông sau đó là không thể truyền nữa, cũng không thể khởi tác dụng trong cõi người được nữa. Nhưng con người ngày nay vẫn còn ôm chết cứng mà không buông. Lục tổ Huệ Năng đã viên tịch 1000 năm nay rồi, có truyền nữa cũng không thừa nhận. Hiện nay cũng đã qua 60 đời rồi, người ta vẫn không buông. Điều Đạt Ma giảng là La Hán pháp. La Hán pháp tiếp cận với tam giới nhất, nó cũng chính là thấp nhất. Pháp lý thấp nhất thì gần với cái lý luận triết học của con người, con người cũng dễ tiếp thụ. Cho nên rất nhiều người như thể là đã đắc được cái chân lý cao nhất của triết học, coi nó là đạo lý trong người thường mà lý giải, hiện nay là chuyện như vậy.

Đệ tử: Tại sao có thể để chúng sinh biết được Đại Pháp căn bản của vũ trụ?

Sư phụ: Bởi vì sau khi viên mãn họ đều là Thần, [ai] không thể viên mãn trước [khi bước sang] lịch sử mới đều phải sắp xếp lại từ đầu vị trí hoặc là canh tân hoặc là bị lịch sử đào thải. Tôi nói với chư vị, chư vị chớ thấy tôi đã giảng nhiều thiên cơ nhường này, đã giảng cho chư vị Pháp lớn nhường này, kỳ thực tôi đang dùng ngôn ngữ của con người mà giảng một cách khái quát, còn bản chất của Pháp lý chân chính thì hiện giờ chư vị không biết. Mà điều chư vị minh bạch, biết được là bộ phận đã tu sửa xong, cũng là bộ phận Pháp lý nên để cho chư vị biết ở tầng thứ của chư vị, cũng không phải tuyệt đối tất cả mọi thứ ở trong tầng thứ đó đều triển hiện cho chư vị. Bởi vì chân tướng là không cho phép con người thế gian được biết, vũ trụ xưa nay đều như vậy, cho nên họ cũng chỉ có thể biết được những điều họ nên được biết.

Đệ tử: Sinh mệnh rớt xuống dưới có phải là chưa tu đến tiêu chuẩn của tầng đó?

Sư phụ: Điều này lại không phải vậy. Chư vị chưa tu luyện lên đến quả vị đó, thì chư vị căn bản là không đến được chỗ đó. Sinh mệnh trực tiếp sản sinh ra trong cảnh giới đó, vậy họ đã là phù hợp với tiêu chuẩn trong cảnh giới đó. Đã động niệm mà không nên động trong tầng thứ đó của họ, đã làm việc mà không nên làm trong tầng thứ đó của họ, có thể chính là vì những điều này mà rớt xuống. Kỳ thực cũng không phải đơn giản như vậy. Tư tưởng của con người là linh động, tư tưởng nào cũng có thể động. Là vì những quan niệm tạp loạn hình thành hậu thiên của chư vị và các chủng nghiệp lực đang khởi tác dụng, không có những thứ này, chư vị sẽ phát hiện rằng tư tưởng của con người là thanh tịnh. Đạt đến cảnh giới của Phật căn bản là không có những thứ thấp kém này, hoàn toàn là cao thượng. Cái gì cũng biết, ngay cả tư tưởng của trâu, ngựa Ông cũng biết, nhưng Ông căn bản không động tâm, [đến] nghĩ cũng không muốn nghĩ, không cần động niệm, nhưng điều gì Ông cũng biết.

Đệ tử: Làm sao mới biết được mình sẽ dừng lại ở giai đoạn nào, làm thế nào mới có thể đột phá nó?

Sư phụ: Kỳ thực nguyên nhân khiến chư vị tu luyện chậm lại, chủ yếu là ở việc học Pháp bản thân không dụng tâm lắm, yêu cầu đối với bản thân không nghiêm khắc lắm, thông thường đều là nguyên nhân này tạo thành. Cái tâm tinh tấn không thể lùi, mọi người hãy ghi nhớ! Phải tu đến cùng! Dùng Pháp lớn thế này để con người tu luyện, tuyệt đối sẽ không kéo dài trong thời gian thật lâu, cho nên nhất định phải tinh tấn.

Đệ tử: Pháp Luân Công đã là cao hơn Phật Pháp, tại sao còn gọi là Pháp Luân Phật Pháp?

Sư phụ: Tôi biết [ý] chư vị là thế nào. Kỳ thực chư vị vẫn chưa hiểu, tôi đã giảng rất rõ ràng rồi. Cao hơn Phật Pháp, ai là Phật Pháp? Phật Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là Phật Pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng trước Ông có sáu vị Phật nguyên thủy, vậy thì Pháp mà sáu vị Phật nguyên thủy giảng có phải là Phật Pháp không? Pháp mà Phật tương lai, Phật Di Lặc giảng có phải là Phật Pháp không? Vậy thì Pháp mà các vị Như Lai nhiều như số cát sông Hằng giảng có phải là Phật Pháp không? Rốt cuộc thì ai là Phật Pháp? Phật Thích Ca Mâu Ni có thể đại biểu cho tất cả các Như Lai không? Không đại biểu được. Phật Thích Ca Mâu Ni có thể đại biểu cho toàn bộ Phật Pháp không? Không đại biểu được. Vốn dĩ bản thân người đưa tờ câu hỏi này cũng chưa hiểu.

Tại sao lại gọi là Pháp Luân Phật Pháp? Cũng gọi là Pháp Luân Đại Pháp? Pháp Luân Phật Pháp, [thì] dễ phân biệt với Phật giáo hiện nay, chính là cách gọi như vậy để phân biệt nó ra. Kỳ thực đây đều là danh từ trong người thường, gồm cả Pháp Luân Đại Pháp, đều là danh từ trong xã hội người thường triển hiện ra cho con người. Ông kỳ thực là căn bản của vũ trụ, tạo ra chúng sinh vũ trụ, cho đến căn bản của hết thảy hết thảy vạn sự vạn vật.

Đệ tử: Pháp môn tu luyện Phật Pháp nhiều vô cùng, đối với những người khác nhau có các pháp môn tu luyện khác nhau phải không?

Sư phụ: Không có cách nói này. Đối với mỗi người chư vị khác nhau, còn phải chuyên cấp cho chư vị một pháp môn khác nhau, có phải là ý này không? Phật Pháp không nghiêm túc như vậy sao? Phật Pháp cũng không phải là khai sáng cho con người, cũng không phải là vì để độ con người, mà là Phật từ bi với con người nên mới làm như vậy. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng Phật Như Lai nhiều như số cát sông Hằng, chỉ có Phật Thích Ca Mâu Ni tới đây. Chư vị tưởng rằng Phật không độ chư vị thì khó chịu, bị nghiện sao? Phật không phải vì con người mà sinh ra, không phải đạo lý như vậy.

Đệ tử: Một cuốn sách của Pháp Luân Công có thể khiến tất cả người tu luyện tu thành sao?

Sư phụ: Tôi biết chư vị tại sao lại đến đây, nhưng tôi vẫn giảng cho chư vị nghe. Khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế giảng Pháp cho mọi người, lúc đó cũng không có kinh sách. Sau này, Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế nữa, người ta căn cứ theo những lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, hồi ức lại mà viết ra kinh sách. Sự khác biệt đó đã tương đối lớn rồi, không có tính đặc thù về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh lúc đó nữa. Mặc dù như vậy, căn cứ theo các kinh sách như vậy, vẫn có rất nhiều người có thể tu xuất lai, chư vị không thừa nhận có được không? Chỉ với cuốn kinh Phật đó, chư vị nghĩ con người [còn] tu thế nào đây?

Đệ tử: Pháp Luân Đại Pháp là Đại Pháp của vũ trụ, vậy thì Đại Pháp tại sao lại là một pháp môn trong tám vạn bốn nghìn pháp môn?

Sư phụ: Con người cũng chỉ có thể biết nhiều đến vậy. Nếu giảng cho họ cao hơn, họ cũng nghe không hiểu. Kỳ thực mọi người đã từng nghĩ chưa, tất cả Phật Pháp trong toàn bộ vũ trụ, không chỉ là tám vạn bốn nghìn pháp môn đâu. Những vị Phật Như Lai kia nhiều như số cát sông Hằng, mỗi vị Phật Như Lai đều có Pháp lý do tự mình chứng ngộ, nhưng đều là thuộc về một cảnh giới đó. Tám vạn bốn nghìn ấy, con số này có thể bao trùm nổi không? 840 triệu cũng không bao trùm nổi, nhiều vô cùng! Phương pháp tu luyện nhiều vô cùng. Vậy thì tất cả những phương pháp này chẳng phải đều là các pháp môn khác nhau mà Đại Pháp của chúng ta, Đại Pháp vũ trụ khai sáng cho chúng sinh ở các tầng thứ đó hay sao? Khiến cho họ ở các cảnh giới khác nhau từ trong Đại Pháp mà chứng ngộ được một bộ phận của Pháp hay sao? Vậy thì trong này có bao hàm bộ phận mà chúng tôi giảng cho con người hôm nay, chỉ để con người có thể lý giải được hay không? Là Pháp ở tầng thứ đó? Có phải không? Tôi cũng chỉ có thể dùng biện pháp, khái niệm mà con người có thể biết được để nói với con người. Kỳ thực tám vạn bốn nghìn pháp môn, tám tỷ, tám mươi tỷ, tám nghìn tỷ nó cũng không bao trùm nổi, nhiều vô cùng, nhưng đều là từ trong Đại Pháp mà chứng ngộ ra. Đại Pháp của chúng ta cũng có [bộ phận] thấp nhất mà triển hiện cho người thường. Cho nên chẳng phải bao chứa hết thảy điều này sao? Tôi bèn dùng khái niệm tám vạn bốn nghìn pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni lưu lại cho con người, mà con người thế gian đáng được biết để khái quát một đạo lý mà con người có thể biết như vậy, từ đó khải ngộ chính niệm của con người mà thôi.

Đệ tử: Sau lần Chính Pháp này, vũ trụ sẽ còn phát sinh lệch dời không?

Sư phụ: Những việc này, không phải là điều chư vị nên nêu ra, cũng không phải là dùng tư tưởng của con người mà có thể tưởng tượng được. Tôi chỉ nói với chư vị, Đại Pháp lần này đã trang bị năng lực có thể viên dung, tu bổ hết thảy, cho nên là một Pháp bất hoại.

Đệ tử: Con thường xuyên đầu óc trống rỗng, không biết người khác nói gì, rốt cuộc là chuyện gì?

Sư phụ: Kỳ thực trạng thái [này] hết sức tốt. Chúng ta có lúc ở trong người thường, tư tưởng xác thực trở nên rất tinh [ranh]. Người ta chỉ hơi nói chư vị một chút gì không dễ nghe hoặc chỉ hơi không vừa ý chư vị, chư vị lập tức liền bắt đầu cảnh giác, bắt đầu động một loại niệm đầu tư tưởng khác để bảo vệ bản thân phản kích người khác. Điều này hoàn toàn không phù hợp với trạng thái của người tu luyện. Làm thế nào đây? Vậy thì trong tu luyện phải tiến hành điều chỉnh những tư tưởng này của chư vị. Trong giai đoạn điều chỉnh không để chư vị lại dùng những tư tưởng đã thành quen, để bảo vệ bản thân, có thể làm tổn hại đến người khác này nữa. Cho nên cái tư tưởng đó, khi muốn dùng vào chỗ đó thì phát hiện không còn nữa, đã trống rỗng rồi, thông thường đều là như vậy, cho nên đối với người tu luyện là có chỗ tốt. Khiến cho chính niệm của chư vị đều mạnh lên, lúc đó chư vị đã có thể giữ vững bản thân rồi. Là một hiện tượng tốt trong tu luyện.

Đệ tử: Vũ trụ từng phát sinh nhiều lần hủy diệt, những sinh mệnh cao tầng và chúng sinh bị tiêu hủy kia so với việc hình thần toàn diệt là như thế nào?

Sư phụ: Khái niệm vũ trụ mà chư vị nói là gì? Tư tưởng của chư vị không dung nạp nổi vũ trụ rốt cuộc lớn ngần nào, cho nên chư vị cũng không biết được vũ trụ mà mình nói đến lớn ngần nào. Chính là nói chư vị có thể khuếch đại tư tưởng của chư vị, có thể tưởng tượng được lớn hơn nữa, thì cũng là cực kỳ nhỏ li ti, nhỏ li ti. Nhưng mà, cho dù lớn đến đâu, nếu trong phạm vi nhất định trong vũ trụ phát sinh sự việc như vậy, thì hết thảy sinh mệnh trong tầng thứ đó đều sẽ bị tiêu hủy sạch, không còn gì nữa, so với những sinh mệnh bại hoại bị tiêu hủy đơn độc kia là có khác biệt. Sinh mệnh bị tiêu hủy đơn độc là bị tiêu hủy trong khi hoàn trả nghiệp lực từng tầng từng tầng, cho nên họ có chết cũng phải hoàn [trả] nghiệp, cũng phải hoàn trả những gì họ nợ. Còn loại nổ tung này là trong chớp mắt cái gì cũng giải thể hết, đều không có nữa. Đương nhiên là tương đối đáng sợ, cực kỳ đáng sợ.

Đệ tử: Làm thế nào mới có thể nắm vững từng niệm phát xuất ra đều là trên cơ sở của Pháp, lại phải làm được thủ trung chứ không đi sang cực đoan?

Sư phụ: Kỳ thực tôi nói với mọi người, chư vị không nên lý giải vấn đề như vậy. Mọi người có thể trong khi tu luyện, trong cuộc sống hàng ngày của chư vị mà gặp phải vấn đề gì, hoặc là phiền phức gì, chư vị có thể tìm chỗ thua kém của mình [thì] chư vị chính là tu luyện. Tìm ra thiếu sót của mình, sau đó làm được tốt hơn, đây chính là tu luyện. Còn như nói, tôi làm thế nào mới có thể khiến lời nói ra phù hợp với Pháp, tôi làm thế nào mới có thể khiến từng lời nói hành động đều có thể làm được theo tiêu chuẩn của Pháp, những điều này là thuận theo sự đề cao mà tự nhiên thể hiện ra, tâm tính cao thấp của chư vị tự nhiên cũng chính là ngôn hành của chư vị, không coi trọng học Pháp [thì có] cố ý làm cũng không làm được.

Tôi chỉ nói với chư vị cho dù khi làm việc gì, nghĩ gì, làm gì, khi phát sinh mâu thuẫn, khi nhìn thấy vấn đề của bản thân ở đâu, chư vị có thể tu chính mình, có thể làm được tốt hơn, đây chính là điều tôi muốn bảo chư vị làm, cũng là phương pháp căn bản nhất của người tu luyện Đại Pháp theo đó mà tu luyện. Công tác không phải là tu luyện, mà hết thảy những gì phản ánh ra trong người thường, đều là thể hiện của tư tưởng của người tu luyện, hành vi trong tu luyện sẽ phản ánh ra trong công tác. Cũng có nghĩa là cuộc sống của chư vị không phải là tu luyện, nhưng trạng thái trong tu luyện của chư vị sẽ phản ánh ở trong cử chỉ ngôn hành, trạng thái sinh hoạt của chư vị. Còn nói về thủ trung, đó là khi tôi giảng đến Pháp lý, trong tình huống đặc thù mà yêu cầu mọi người làm. Ví dụ chúng tôi nói làm thế này không tốt, gây tổn hại cho Đại Pháp, thì họ liền lập tức lại chạy sang một cực đoan khác. Chư vị nói với họ rằng thế này không được, thì họ lại chạy sang một cực đoan khác, là nhắm vào tình huống này mà giảng.

Đệ tử: Có lúc con nêu chút kiến nghị với phụ đạo viên, họ lấy đủ các cớ để không tiếp thu kiến nghị của con.

Sư phụ: Có thể có hai nguyên nhân: một là anh ta cho rằng mình đúng; một lý do khác là, anh ta có thể có thứ chấp trước khác ngăn trở. Nhưng không thể vì thế mà nói anh ta không tốt. Bởi vì rất có thể anh ta đã có rất nhiều tâm đã bỏ đi rồi, nhưng anh ta vẫn còn đang trong tu luyện, còn có tâm người thường chưa bỏ đi, vậy thì anh ta sẽ chấp trước, anh ta sẽ có quan niệm người thường. Cho nên khi làm các việc, thậm chí là khi làm việc Đại Pháp, họ cũng có thể sẽ biểu hiện ra tâm người thường, điều này là khẳng định. Cho nên tôi giảng, họ làm công tác Đại Pháp cũng là tu luyện, làm công tác Đại Pháp phải kết hợp lại với tu luyện, họ cũng đang trong tu luyện. Ngoài ra bản thân chư vị cũng đừng sản sinh ra quan niệm gì, làm việc gì cũng đều xuất phát từ lợi ích của Đại Pháp thì sẽ có thể làm tốt. Thêm nữa là chư vị trước tiên cũng phải xem lại bản thân mình có còn tồn tại tâm gì không, khi không tiếp thu kiến nghị của chư vị thì điều đầu tiên chư vị nghĩ đến là đối phương có vấn đề, hay trước tiên nhìn lại bản thân một lượt.

Đệ tử: ‘Tam giáo’ được viết trong “Hồng Ngâm” là chỉ tam giáo nào?

Sư phụ: Ở vùng đất Trung Quốc ấy thông thường chính là chỉ tam giáo là Nho [giáo], Thích [giáo], Đạo [giáo]. Đây chủ yếu là giảng về hoàn cảnh ở Trung Quốc.

Đệ tử: Nếu mỗi đệ tử đều mang theo Pháp Luân mà viên mãn, lý giải như thế nào về hiện tượng mà thế giới của các vị Phật, Thần khác nhau trong toàn vũ trụ đều mang theo Pháp Luân.

Sư phụ: Vấn đề này tôi sớm đã giảng cho chư vị rồi, là học viên này vẫn chưa đọc đến, chưa nghe đến. Có rất nhiều người không phải là đến thế giới Pháp Luân. Còn Pháp Luân mà tôi cấp cho chư vị, chỉ là khiến hết thảy những thứ tiên thiên của chư vị đồng hóa thành [những thứ ] tốt nhất trong vũ trụ. Chính Pháp xong, từ nơi đâu đến thì trở về nơi đó, là cái gì thì vẫn là cái đó, cho dù chư vị là Phật, là Đạo, là Thần. Còn nói về [những người] đến thế giới Pháp Luân, số lượng là rất ít, hết thảy những điều mà tôi làm là khiến chư vị đồng hóa với Pháp của vũ trụ.

Hỏi: Tôn giáo cho rằng họ là đúng, nhưng không có chứng cứ. Pháp Luân Công cũng không có chứng cứ chứng minh các vị là đúng, Ông yêu cầu phải tin học thuyết của Ông, mà không thể tin thứ khác.

Sư phụ: Không phải như vậy. Mặc dù chư vị không phải là học viên của tôi, tôi [cũng] không phản đối chư vị đưa ra câu hỏi này. Bởi vì mỗi một người khi chưa hiểu về Pháp, có lẽ đều sẽ có cách nghĩ thế này hay thế kia. Kỳ thực tôi không là phải bảo người ta nhất định phải tin tôi. Điều tôi giảng cho mọi người chỉ là Pháp lý, chỉ là đạo lý. Hôm nay chư vị ra khỏi cửa muốn làm gì, thì làm nấy, không có người quản chư vị. Không phải là tôi nhất quyết bắt ai phải học, tôi chỉ là nói cho người ta tình huống chân thực của tu luyện chân chính. Còn nói về việc ai muốn tu thứ gì thì đó là việc của họ. Chỉ e rằng chư vị đối với Pháp lý như thế này, ngay đến xem chư vị còn chưa xem qua, đây quả thực là sự việc nghìn năm, vạn năm khó gặp. Quá khứ không có ai giảng, trong quá khứ thiên cơ cũng không cho phép giảng cho con người nghe, cho nên tôi chỉ là để cho người ta liễu giải. Muốn tu luyện gì, đó là việc của họ. Đồng thời tôi cũng nói với người ta rằng trong các tôn giáo là không có Thần quản. Trong quá khứ khi chư vị sám hối, thật sự có thể cảm thấy vị Thần đó đang nghe chư vị nói, thậm chí có [vị] có thể ở trong não mà trả lời chư vị, bây giờ thì không có nữa. Cho nên tôi hy vọng người đưa ra câu hỏi này hãy đọc sách thử xem, thử tìm hiểu xem, xem xem là chuyện gì. Con người chúng ta đều có tư tưởng, mọi người đều có tri thức. Thông qua đọc sách rồi, chư vị sẽ biết Ông là đúng hay là không đúng.

Đệ tử: Con nên trợ giúp dạy công, hay nên chuyên chú vào việc tự mình học Pháp luyện công, hay là quan tâm cả hai?

Sư phụ: Việc đề cao sự tu luyện của chư vị mới là điều quan trọng nhất. Tất nhiên chư vị có thời gian, thì có thể giúp người khác đắc Pháp, đây cũng là một việc tốt nhất. Con người không biết nhân loại đã phát triển đến hoàn cảnh đáng sợ như thế nào rồi. Chư vị muốn bảo cho người ta biết, bảo người ta hãy trở thành người tốt, cho dù không tu luyện cũng đừng đi đến cảnh bị đào thải, thì tôi nói rằng đó cũng không phải là một việc xấu. Đương nhiên có thể tu luyện thì càng tốt! Bởi vì đó là mục đích cuối cùng để làm người.

Đệ tử: Có phải tư tưởng càng đơn giản, càng đơn nhất thì càng dễ phá vỡ lớp vỏ này? Càng xa rời đặc tính vũ trụ, cái vỏ con người sẽ càng khó phá?

Sư phụ: Là như vậy. Tôi phát hiện rất nhiều người da trắng họ rất đơn thuần, nhất là có một số người da trắng ở vùng nông thôn thật sự vô cùng thuần phác. Họ không có cái quan niệm này cái quan niệm kia, có thì cũng rất ít, chướng ngại cản trở họ đắc Pháp là vô cùng nhỏ. Cho nên có rất nhiều người da trắng một khi tu luyện rồi, thì [số người có] thiên mục khai mở đặc biệt nhiều.

Đệ tử: Đôi khi [con] thực sự không biết sống tại nhân gian còn có ý nghĩa gì?

Sư phụ: Chúng ta phải trân quý việc tu luyện tại thế gian, không ngừng tinh tấn trong Pháp lý. Hết thảy những thứ trong người thường đối với người tu luyện mà nói đều không có sức hấp dẫn gì, là bởi vì cảnh giới của người tu luyện cao hơn người thường tạo thành. Không muốn ở tại nơi con người này, cảm thấy không có ý nghĩa, sẽ xuất hiện trạng thái này. Nếu chư vị nhận thức được rằng lúc này là thời cơ tu luyện, cơ hội hồi thăng [trở về] thật trân quý biết bao, coi tỷ trọng tu luyện Đại Pháp lớn hơn một chút, thì sẽ không có cái cảm giác này.

Câu hỏi chỉ giải đáp nhiều vậy thôi. Vốn dĩ là [Pháp] hội một ngày rưỡi, lại tăng lên một chút thời gian một buổi chiều nữa, giải đáp thêm cho mọi người một chút. [Pháp] hội này của chúng ta, nhìn chung, tôi cảm thấy hết sức thành công. Thông qua Pháp hội này, mọi người nhất định đều có được sự đề cao khác nhau, đều có thể sau khi Pháp hội này kết thúc, biến nó thành một loại động lực, để càng thêm tinh tấn, sẽ làm được tốt hơn nữa, đây chính là mục đích mà Pháp hội phải đạt được. Có thể khiến mọi người đạt được đề cao, mới là mục đích thật sự của đại hội này. Nếu không, chúng ta quyết không được chạy theo bất kể hình thức nào. Bất cứ hình thức nào cũng không thể khiến con người tu luyện, bất cứ hình thức nào cũng không thể cải biến nhân tâm.

Thông qua việc mọi người cùng học Pháp với nhau, mọi người đều có thể tìm được chỗ sai kém của bản thân, trong tu luyện xem xem người khác tu ra sao, bản thân tu ra sao. Chính là nhờ vào động lực này, hy vọng mọi người phải tinh tấn hơn, sớm ngày viên mãn.

Bởi vì những điều tôi giải đáp cho mọi người ở đây đều là những vấn đề trong tu luyện, những điều bàn đến đều là những vấn đề ở các tầng thứ khác nhau, đối với người thường mà nói thoạt nghe thì tương đối cao một chút. Đương nhiên năng lực tiếp thu của chư vị cũng là có hạn, có một số điều không nhất định có thể hoàn toàn tiếp thu. Nhưng dù thế nào đi nữa, mọi người đều đã bước vào hội trường này, rất có thể chính là một loại duyên phận, mọi người không ngại thì đọc thử xem, cầm quyền sách này lên, không ôm giữ bất cứ quan niệm nào mà đọc, chư vị có thể sẽ đọc được rất nhiều rất nhiều điều. Tại sao có nhiều người đến như vậy tu luyện? Với điểm này thôi thì cũng nên xem xem rốt cuộc là tại sao. Con người là có tư tưởng, có lý trí, thậm chí con người hiện nay là có tri thức, tốt hay không tốt, thật hay giả, chư vị tự mình xem xem, tự mình phân tích. Bao gồm tất cả những người tu luyện mọi người ngồi tại nơi đây, không có ai buộc họ nhất định phải đến học, mà đều là họ tự mình muốn tu, thật sự có thể tu trong Đại Pháp, cho nên mới có thể khiến Pháp hội này của chúng ta được triệu tập hôm nay. Lần Pháp hội này tôi cảm thấy rất viên mãn, hy vọng mọi người sau khi trở về phải tinh tấn hơn. Cảm ơn mọi người! (Vỗ tay)

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //gb.falundafa.org/chigb/newzland.htm
Có tham khảo bản tiếng Anh: //en.falundafa.org/eng/lectures/19990508L.html
Dịch ngày 08-10-2016. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.