Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003

Lý Hồng Chí
Ngày 29 tháng Mười Một năm 2003

Chào tất cả! (học viên: Kính chào Sư phụ!) Có một số Pháp hội thì tôi đến, một số thì [tôi] có thể không đến. Như mọi người đã biết, các đệ tử Đại Pháp hiện nay đã trưởng thành hơn nhiều. Khi chứng thực Pháp, trên con đường [trở] thành Thần này, mọi người đều biết cần thực thi thế nào. Bây giờ đây tôi giảng càng ít, có thể lại càng tốt cho mọi người. Tại sao nói như vậy? Là vì [giai] đoạn này chính là để cấp cơ hội cho mỗi cá nhân chư vị rèn luyện bản thân mình, thời gian này chính là để cấp cơ hội cho chư vị kiến lập uy đức; do đó tôi không thể mãi không để chư vị tự mình suy xét khi đối mặt với các sự việc này khác, không [để chư vị] tự bước lên con đường của mình trong chứng [đắc] quả vị. [Nếu] đều do Sư phụ dẫn dắt mãi, các việc cụ thể trong chứng thực Pháp cũng là tôi bảo cách làm ra sao, thì cũng không được. Sự viên mãn của các đệ tử Đại Pháp, quả vị và tầng đều không hề thấp; nói cách khác, trách nhiệm cần gánh vác đối với chúng sinh trong tương lai cũng đều rất to lớn. Vậy [nếu] chư vị không có uy đức như thế, không tự bước lên con đường của mình [mà đạt đến], không biết cần thực hiện thế nào khi độc lập thực thi các việc, thế thì không được; do vậy thời gian này tôi cố ý đặt cơ hội như thế cho chư vị, để chư vị rèn luyện mà trưởng thành hơn nữa.

Trên thực tế tôi đang lặng lẽ quan sát, đang thấy cả. Vì mọi người đang trong tu luyện, [nên] đều có tâm người thường; có tâm người thường thì chư vị mới có thể tu luyện; có tâm người thường thì [nó] sẽ biểu hiện ra. Do vậy khi chư vị thực hiện bất kể sự việc chứng thực Pháp nào, trong đó kể cả việc tập thể cùng làm cũng như việc từng cá nhân, thì chư vị đều sẽ tự mình suy xét, nghĩ biện pháp giải những vấn đề khó. Trong suy nghĩ ấy [tuỳ theo] là dùng quan niệm của người thường hay là dùng chính niệm của người tu luyện, thì kết quả thực hiện công việc sẽ khác nhau. Chư vị phối hợp thực hiện sự việc cũng thế. Khi chư vị cùng nhau giải các vấn đề thì cũng có biểu hiện ra, thậm chí tại một số vấn đề còn phát sinh tranh luận. Tất nhiên đó là do còn cái tâm của con người nên mới tạo thành như vậy; nhưng cũng có mặt tốt của nó: trong tranh luận sẽ thấy được chấp trước, sẽ thấy được chỗ thiếu sót. Nếu đặt Pháp lên hàng thứ nhất, vứt bỏ mình đi, thì sẽ có thể dùng chính niệm giải quyết vấn đề, sẽ rất mau chóng ra quyết định; trong chứng thực Pháp cũng sẽ thực hiện các việc được tốt. Thực ra hiện nay đã tốt lên rất nhiều so với mấy năm trước; mọi người đều thực sự trưởng thành rồi. Hôm nay tôi không [định] nói nhiều; chủ yếu [muốn] nói một chút về giảng chân tướng.

Một khi nói về vấn đề ‘giảng chân tướng’, rất nhiều học viên nghĩ rằng: mục đích chúng ta giảng chân tướng là để vạch trần tà ác, ức chế chúng thật chắc, phơi bày chúng ra giữa thanh thiên bạch nhật để người dân toàn thế giới có thể thấy rõ, khiến tà ác hết chỗ ẩn trốn. Đó là điều chư vị cần phải làm, nhưng không phải mục đích chủ yếu nhất; mục đích chủ yếu nhất của giảng thanh chân tướng là cứu độ chúng sinh.

Trách nhiệm cần gánh vác trong tương lai của mỗi đệ tử Đại Pháp đều rất lớn. Có biết bao nhiêu chúng sinh cần chư vị đến cứu độ; có biết bao nhiêu sinh mệnh cần chư vị đến cứu vãn; bản thân chư vị trong thời gian này còn phải viên dung, viên mãn hết thảy những gì cần [có] trong quả vị của chư vị và vô lượng chúng sinh; uy đức của chư vị và hết thảy những gì của chư Thần đều ở trong đấy cả; do vậy tôi thường giảng rằng, trong chứng thực Pháp, hãy làm thật tốt ba việc của các đệ tử Đại Pháp; hết thảy đều trong đấy cả; vậy mới nói rằng mục đích chủ yếu nhất của [việc] chư vị giảng thanh chân tướng là trong khi giảng thanh chân tướng có thể cứu độ nhiều chúng sinh hơn nữa; đó là [việc] số một, đó là mục đích thực sự của [việc] chư vị giảng chân tướng.

Cuộc bức hại này dẫu cựu thế lực có an bài thế nào đi nữa, kẻ ác tại thế gian có hành ác thế nào đi nữa, sinh mệnh tà ác tại các không gian có tiến hành bức hại các đệ tử Đại Pháp một cách điên cuồng đến đâu đi nữa, làm đầu độc bao nhiêu con người thế gian đi nữa, thì mọi người đã nghĩ đến [điều này] chưa: chúng có thể phá hoại Đại Pháp hay không? Hoàn toàn không phá hoại được. Mọi người đã thấy rồi, qua [cuộc] bức hại bốn năm tà ác nhất trong lịch sử, ngoài việc các đệ tử Đại Pháp [trải qua] cuộc bức hại này mà rèn luyện trưởng thành hẳn, thanh tỉnh hẳn, và trầm tĩnh hẳn, chư vị càng ngày càng lý trí, chính niệm càng ngày càng nhiều và càng mạnh mẽ, thời khắc quy vị ngày càng gần hơn; ngoài những điều ấy ra thì còn gì nữa đâu? Phải vậy không? Những đệ tử Đại Pháp bị bức hại đến chết chẳng phải đã viên mãn rồi? Trong [cuộc] bức hại, một bộ phận đã dừng tu; [ai] không đạt [tiêu chuẩn] sẽ bị sàng lọc, còn lại chính là vàng [ròng].

Tất nhiên, phàm là một sinh mệnh, [hễ] đã học [theo] Đại Pháp của tôi, thì tôi cần quản vị ấy, cần đối đãi với vị ấy như là đệ tử Đại Pháp, như là một học viên. Nếu bản thân vị đó trên thực tế không tham gia [tu tập môn pháp này], thì đó lại là việc riêng của bản thân họ; do vậy mọi người cần nhận thức thật rõ điểm này. Dẫu cả cuộc bức hại này cũng vậy, hay hết thảy những gì mà cựu thế lực an bài cũng vậy, thực ra [tất cả] đều từ lâu đã nằm trong dự tính của tôi về sự kiện Chính Pháp này; chúng không [thể] phá hoại Pháp được. Tôi không thừa nhận cuộc bức hại này; nhất định là như vậy. Một sinh mệnh đã nghe [theo] Pháp của tôi, một người đã tu luyện trong Đại Pháp của tôi, liệu [có thể] bị khống chế tuỳ theo chúng, thậm chí bị đánh chết hay không? Điều đó nhất định đều sẽ được bồi thường trong tương lai. Tất nhiên còn có những nhân tố khác trong đó nữa. [Với những ai] thật sự có thể thực hiện tốt, thì chúng không dám động đến; [với ai] phủ định an bài của cựu thế lực, chính niệm rất đầy đủ, thì chúng không động đến được. Tức là trong thời gian này, dẫu bức hại như thế nào đi nữa, nếu các đệ tử Đại Pháp tâm rất chính, chính niệm rất đầy đủ, có thể thanh tỉnh và trầm tĩnh nhận thức hết thảy mọi việc này, thì sẽ tránh được rất nhiều tổn thất.

Chư vị cần rõ rằng, tu luyện của các đệ tử Đại Pháp là vượt lên từ con người, là vượt ra từ cựu khung thể bị ràng buộc bởi các chủng loại nhân tố cấu thành từ vô tận vô số không thể tính rõ là bao nhiêu chúng sinh của cựu vũ trụ, là thoát thai từ hoàn cảnh cuối cùng nhất trong [giai đoạn] cuối cùng của thành-trụ-hoại-diệt của khung thể. Ai có thể vượt ra được? Thoát khỏi tất cả những thứ này, thật sự có thể bước sang được tương lai; [điều ấy] thật vô cùng khó khăn. Thực ra trong cuộc bức hại này, những vướng mắc mà chư vị gặp phải trong tu luyện, ấy là biểu hiện tại nhân loại nơi đây; trên thực tế, ở ngoài hoàn cảnh người thường nơi mà con người thế gian không nhìn thấy, ở không gian khác kia mới kịch liệt hơn [nhiều], [là] quá trình giải thể và trùng tổ rất vĩ đại và kinh tâm động phách; chúng sinh trong toàn vũ trụ đều đang chăm chú vào sự việc này, vô lượng vô số chư Thần đều đang nhìn vào đây. Trong cả cuộc biến cải to lớn này cũng bao hàm trong mình nhân tố của việc các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Biểu hiện tại thế gian của con người chính là ba việc mà chư vị đang làm. Còn về biểu hiện của tà ác, đó chỉ là sự điên khùng đã mất hết lý trí trước lúc bị giải thể, cũng là tạo điều kiện cho sự viên mãn của đệ tử Đại Pháp.

Trong cuộc đại biến này, giảng chân tướng đã trở thành biện pháp chủ yếu cứu độ chúng sinh và con người thế gian; như vậy trí huệ mà Đại Pháp cấp cho chư vị, năng lực giỏi mà Pháp đã ban cho chư vị đều đang biểu hiện ở chỗ này. Tác dụng của việc chư vị giảng thanh chân tướng, tất nhiên sẽ có một loại phản ứng dây chuyền. Một cá nhân khi đã nhận rõ sự thật trong việc này, họ sẽ biết ngay: “Ồ, ra là vậy; Đại Pháp vốn dĩ rất tốt”. [Trong] những người đã hiểu rõ sự thật, sẽ có người có thể khởi niệm muốn tu luyện, có người sẽ rất đồng tình, có người sẽ có hành động trợ giúp. Những phản ứng do việc giảng chân tướng mang lại, cũng là người truyền người, tâm truyền tâm mà lan rộng ra. Nhân tố tà ác đang mất đi hoàn cảnh [của chúng]. Đại Pháp và nhân tố chính [diện] cũng đang phủ trùm lên và thấm tràn vào tất cả mọi thứ; đồng thời cũng nhắm thẳng vào cuộc bức hại này; nó sẽ làm xã hội, làm mọi phương diện đều phát sinh biến đổi; khiến kẻ ác mất đi [sự ủng hộ] chung quanh, khiến các sinh mệnh tà ác không còn chỗ để lưu lại nữa; nó tất yếu sẽ có tác dụng như vậy. Khi mọi người giảng thanh chân tướng thấy như bình thường thôi, nhưng tác dụng rất to lớn.

Thực ra mọi người đều thấy cả rồi, trong quá trình các đệ tử Đại Pháp giảng thanh chân tướng thì con người thế gian cũng thay đổi rất nhiều. Hiện nay đã hoàn toàn khác với hồi 20-7-1999 khi bức hại mới bắt đầu; không chỉ con người thế gian đã tỉnh ngộ ra, mà các sinh vật và nhân tố vật chất khác cũng đã phát sinh biến đổi như vậy; nói cách khác, hình thế đã hoàn toàn khác rồi. Tất nhiên không phải là tà ác đã chấm dứt cuộc bức hại; mà là những nhân tố mà cựu thế lực an bài đang bị tiêu trừ càng ngày [còn] càng ít đi; tà ác kia chúng đã không còn nhiều lực lượng nữa. Đành rằng không còn nhiều lực lượng nữa, nhưng chỉ cần chúng vẫn tồn tại, thì chúng sẽ còn vô cùng ác [độc], vô cùng xấu xa. Nhưng chúng không còn nhiều lực lượng nữa, không có nhân tố hoàn cảnh mà tà ác cần thiết, thì chúng không [thể] khống chế con người thế gian và chúng sinh được nhiều như [trước]; như vậy con người thế gian và chúng sinh khác khi không còn trong tình huống phải chịu khống chế của tà ác, thì lúc ấy, mọi người giảng thanh chân tướng cũng dễ dàng hơn nhiều. Nếu làm thật tốt, thì con người thế gian sẽ đều tỉnh ngộ ra, chúng sinh sẽ tỉnh ngộ ra. [Khi] chúng sinh đã tỉnh ngộ cả rồi, thì tà ác hoàn toàn mất đi [hoàn cảnh ủng hộ] chung quanh, chúng thật sự sẽ không điên cuồng được nữa. Người ta đều phản đối chúng, cô lập chúng; tà ác dẫu muốn làm gì cũng không làm được, không ai nghe chúng nữa. Xu thế hiện nay là như vậy; đây là khi cứu độ chúng sinh đưa đến những biến đổi [như vậy].

Thực ra trước đây tôi vẫn luôn giảng cho chư vị rằng, đã là một người tu luyện, nếu là trước đây thì không quan tâm đến con người thế gian nói như thế nào. Các vị có nói người này tốt, người kia xấu; ấy chỉ là con người nói vậy, chứ không phải Thần nói vậy. Kỳ thực trong lịch sử có nhiều người bị con người nói rất xấu tệ, thậm chí viết cả [những nhận xét ấy] vào sách giáo khoa, vào truyện lịch sử, [nhưng] có thể họ đã thành Thần rồi; cũng có người được con người thế gian thổi phồng lên thành những nhân vật tiên tiến, nhưng chết rồi là xuống địa ngục. Là vì tốt hay xấu mà con người nói ấy, đều là xét từ giác độ lợi ích của con người mà thôi. Cái lý của con người là ngược lại: điều con người cho là tốt thì không nhất định đúng là tốt, điều con người cho là xấu thì không nhất định đúng là xấu; vậy cũng nói: người tu luyện không để ý người ta nói những gì. Tuy nhiên Chính Pháp hôm nay không như vậy; [lời] nói tốt hay xấu về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp sẽ quyết định tương lai của con người [ấy]. Trong cuộc bức hại hiện nay, nhất là bức hại các đệ tử Đại Pháp, cuộc đàn áp do tà ác thực hiện ấy, chúng đang can nhiễu đến tôi và bản thân Chính Pháp; do vậy việc này khác với tu luyện trong quá khứ. Bức hại các đệ tử Đại Pháp nhất định là có tội, [ai] liên quan đến đều sẽ phải bồi thường; tất cả các sinh mệnh tham dự vào sự việc này đều không có khả năng trốn thoát được đâu.

Vũ trụ đang trong Chính Pháp, mọi người thử nghĩ, toàn thể vũ trụ đang trong Chính Pháp, từ vi quan cho đến bề mặt, đang không ngừng đột phá. Thiên thể khổng lồ [này] dẫu lớn đến mấy, dẫu nó có bao nhiêu sinh mệnh, dẫu chúng là sinh mệnh hay không là sinh mệnh, dẫu chúng là hữu niệm hay là vô niệm, dẫu chúng là tồn tại hay là vô tồn, [chúng] đều không thoát ra được; bởi vì hết thảy [những gì] của tương lai, đều được đổi mới toàn bộ. Đặc biệt là nhân loại nơi thế gian này và hết thảy các sinh mệnh [ở tầng] bề mặt, hoàn toàn không thể trốn thoát. Chính Pháp đã bao hết tất cả sinh mệnh tại cao tầng rồi; hiện nay tất cả chư Thần không [ai] dám nói sự kiện Chính Pháp này không có quan hệ gì đến họ. Tất nhiên bây giờ không ai dám nói nữa, ai cũng không thoát ra được hết. Như vậy, trong Chính Pháp, một sinh mệnh nào đã thực thi ra sao thì sẽ có một tổng kết của sinh mệnh ấy như thế; không phải là một sinh mệnh nào cứ làm những việc xấu tệ rồi sau diệt bỏ đi là hết; như vậy không được; trong khi bị tận diệt còn phải bồi thường cho hết thảy những việc xấu đã làm. Tôi đã lấy từ bi nhất để đối đãi với chúng sinh; hết thảy các sinh mệnh trong lịch sử dẫu đã phạm tội lớn đến mấy, đã mắc sai lầm đến đâu, tôi cũng có thể không nhớ kể đến lỗi của họ, không kể gì đến tội của họ, tôi cũng có thể tiêu trừ tội của họ. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là trong Chính Pháp họ không được can nhiễu đến Chính Pháp: dẫu ngươi không làm gì cả thì ta vẫn cứu ngươi. Tuy nhiên hễ đã can nhiễu đến Chính Pháp, thì sẽ phải đối mặt với sự đào thải; [ai phạm] tội ác cực đại sẽ phải trong quá trình bị đào thải mà bồi thường cho tất cả những gì đã làm; đã làm bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu; do vậy lần này đối với đám tà ác đã can nhiễu đến Chính Pháp mà xét, thì bất kể chúng đã tà ác thế nào đi nữa, [chúng sẽ] đối mặt với những gì khủng khiếp nhất chưa từng có trong vũ trụ. Kể cả bản thân cựu thế lực, ngay cả khi chúng cho rằng đã hy sinh cho Đại Pháp, nhưng thực ra đó là chúng nhìn nhận theo quan niệm của bản thân chúng thôi. Từ trước đến nay chúng chưa thật sự nghĩ về chúng [và] lấy bản thân Chính Pháp để đo lường chúng [cũng như] lấy Pháp này để đo lường chúng. Vì tương lai chính là bộ Pháp này, chúng sinh trong tương lai đều là từ Pháp này mà tạo ra; nếu không dùng Pháp này để đo lường thì lấy gì để đo lường?

Vấn đề giảng thanh chân tướng này, vì nó rất quan trọng như thế, nên mọi người cần xử lý thật trầm tĩnh hơn nữa, trong khi giảng chân tướng một cách cụ thể, [mọi người] càng cần nhận thức một cách rõ ràng hơn nữa những cơ hội các loại, [cũng như] cách thức và phương thức [hành xử]; mọi người đều cần chú ý [điểm này]. Mọi người đã biết khi truyền Pháp tôi không xét đến đoàn thể xã hội, không xét đến giai cấp xã hội, không phân biệt sang hèn, không phân biệt nghề nghiệp, không phân biệt chức vị cao thấp; tôi không xét gì cả, chỉ xét ‘nhân tâm’. Khi giảng thanh chân tướng chư vị cũng nên làm như vậy. Không nên [vì] thấy rằng người ta là nhân vật cao cấp thế này thế khác [để rồi] chư vị [nảy sinh] nhiều chướng ngại trong tư tưởng, cảm thấy dường như chư vị đến để cầu người ta giúp. Tình huống chân thực là chư vị đang cứu độ họ, chư vị đang tạo cơ hội cho họ lựa chọn tương lai, chắc chắn là như vậy; do đó chư vị cần hiểu rằng giảng chân tướng chủ yếu là để cứu độ con người thế gian.

Hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp làm hôm nay, hết thảy những [ai] chư vị tiếp xúc ở xã hội hôm nay, tôi nói với chư vị, chư vị đang cứu độ chúng sinh. Bất kể là chư vị gặp người như thế nào, thuộc về giai cấp nào, chức vụ là gì, thì đừng [nghĩ] rằng ‘tôi tìm đến ông/bà giảng chân tướng chỉ là vì tà ác đang bức hại các đệ tử Đại Pháp’. Tôi nói với chư vị rằng, cứu độ chúng sinh là ở vị trí số một, [và] giảng chân tướng là biện pháp cứu độ con người. Con người sau khi hiểu rõ chân tướng rồi, biết về cuộc bức hại đã tà ác đến như thế rồi, thì con người tất nhiên sẽ biết phải làm gì; từ đó trở về sau chư vị yêu cầu họ ủng hộ và giúp đỡ, [hoặc] làm những gì đối với sự kiện này, thì đó chính là họ đang lựa chọn tương lai. Nhất là những người trong cuộc bức hại này đang bị [giả dối] che chắn, chư vị không cấp cơ hội cho họ có được không? Chư vị không nói chân tướng cho họ thì họ vĩnh viễn mất đi tương lai [của mình].

Ngoài ra, những người mà chư vị ngẫu nhiên gặp, những người gặp trong cuộc sống, những người gặp trong công tác, [với những người ấy] chư vị cần giảng chân tướng cho họ. Ngay cả với người ở nơi thế gian này mà chư vị gặp thoáng qua không kịp nói chuyện thì chư vị cũng cần để từ bi lưu lại cho họ; không được lạc mất [những ai] đáng được độ, càng không được lạc mất [người] có duyên. Thực ra nhiều đệ tử Đại Pháp khi giảng chân tướng nói: ‘bây giờ tôi đi giảng chân tướng’; cứ như thể là bây giờ đi giảng chân tướng còn lúc bình thường chư vị không giảng chân tướng. Việc cứu độ chúng sinh là quán xuyến trong tất cả mọi việc nơi cuộc sống chư vị hiện nay; nếu mọi người đều nhận thức [như vậy], nhận ra tính trọng yếu của nó, thì tôi nghĩ rằng, có thể cứu độ được nhiều chúng sinh hơn nữa. Hiện giờ con người thế gian cũng đang dần dần tỉnh ngộ ra; lúc này giảng chân tướng sẽ có tác dụng lớn hơn; đối với tà ác kia thì những [ai] nghe chúng đã càng ngày càng ít; do vậy mọi người nhất định cần tỉnh táo nhận thức vấn đề này.

Còn có các học viên cá biệt, tụ tập hai người, ba người, khi làm việc cũng nhóm tụ lại, ‘chúng ta làm một nhóm’, thường tán gẫu những [chuyện] vô dụng, lãng phí rất nhiều thời gian. Hiện nay từng phút từng giây đều rất quan trọng; bỏ lỡ mất đoạn thời gian này rồi, là sẽ bỏ lỡ mất tất cả. Lịch sử sẽ không lặp lại nữa; lịch sử của vũ trụ, lịch sử của tam giới đã trải qua bao nhiêu như thế, niên đại lâu dài như thế; chúng sinh đều đang đợi gì đây? Đều đang sống ở nơi này vì điều gì vậy? Đều đang đợi [để đến] mấy năm nay mà thôi! Thế mà có học viên mấy năm nay đã hoang phí sinh mệnh, không biết tranh thủ [thời gian]; vậy mà chư vị đang gánh vác trách nhiệm to lớn nhường ấy với chúng sinh và lịch sử đó!

Chính thế; có những học viên vẫn chưa tỉnh ngộ ra, cho rằng [mình] đắc Pháp một cách rất ngẫu nhiên, [họ nghĩ:] ‘Mình có trách nhiệm lịch sử đến thế hay sao? Mình có thể làm nổi hay không?’ Thực ra lời ấy không cần hỏi nữa, trong Pháp tôi đã giảng hết sức rõ ràng rồi. Đại Pháp mà tôi truyền xuất ra hôm nay, là không phải ai cũng có thể tu; tại sao có nhiều người không vào đây học được? Tất nhiên, hiện nay đã có rất nhiều học viên mới bắt đầu dần dần tham gia; đó là nhờ tác dụng của việc chư vị giảng thanh chân tướng; nó giống như chiếc chìa khoá vạn năng, khai mở nhân tố mà cựu thế lực cách ly con người thế gian không cho họ học Pháp, ấy là vì chư vị giảng chân tướng mới có tác dụng như vậy. Nói cách khác, không phải ai cũng có thể đắc [Pháp]. Biểu hiện tại thế gian chính là thật giả lẫn lộn, chính là không cho [những gì] chân thực của vũ trụ biểu hiện xuất lai; không cho hoàn toàn biểu hiện hẳn ra những trạng thái đặc thù của các đệ tử Đại Pháp khác với con người thế gian. Đó là ‘tu trong mê’; chính là tu luyện trong trạng thái như vậy, từ trong trạng thái như vậy mà bước ra. Không được coi thường bản thân mình; mỗi đệ tử Đại Pháp, chừng nào chư vị tu Pháp này, thì chư vị cần thực hiện những gì mà các đệ tử Đại Pháp cần phải làm.

Kỳ thực tôi đã giảng rồi, vào thời kỳ này đây [nếu một] người thường làm việc tốt cho Đại Pháp — tại thời điểm then chốt này — thì rất có thể cá nhân ấy sẽ viên mãn thành Thần; huống là chư vị tu Đại Pháp, chư vị đang thực hiện những gì đệ tử Đại Pháp cần làm, ngay tại tình huống khó khăn mà thực thi tất cả. Nhìn ngoài bề mặt thì không thấy nó có biến hoá gì mấy, nhưng ở không gian khác lại có biểu hiện ra — đó mới là chỗ khác biệt giữa người và Thần — biến hoá rất to lớn. Con người bị phong kín trong chốn mê này; trạng thái chân thực hoàn toàn khác với chỗ con người nơi đây. [Khi] đệ tử Đại Pháp nào mà học Pháp không theo kịp, thì đến thời gian này mới biểu hiện ra là không tinh tấn, chìm đắm xuống, thậm chí không biết quý tiếc thời gian, không biết tranh thủ thời gian để làm những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm.

Thực ra đến tận bây giờ vẫn có một số học viên học Pháp rất kém. Chư vị học Pháp học được tốt hay không, đó chính là bảo đảm căn bản cho việc chư vị tiến về viên mãn [hay không], là bảo đảm căn bản cho việc chư vị có thể thoát thai ra [được không]. Hết thảy các sinh mệnh đều là từ Pháp tạo ra cả, kể cả tương lai của chư vị. Chúng sinh của vũ trụ tương lai, vì có rất nhiều sinh mệnh đã bị đào thải trong Chính Pháp, có rất nhiều nơi trong vũ trụ là ‘không’; nhưng chúng sẽ không vĩnh viễn là ‘không’; Đại Pháp sẽ từ Pháp mà sản sinh ra hết thảy các sinh mệnh và các chủng nhân tố cũng như vật chất cần thiết cho tầng ấy của thiên thể; Đại Pháp cũng sẽ tạo ra hết thảy các sinh mệnh mới nào cần thiết; [còn] các sinh mệnh cũ cũng [chỉ có thể] đồng hóa với Pháp này mới có thể tự đổi mới bản thân, từ đó bước sang tương lai. Sinh mệnh nào thì cũng ở trong này cả.

Kỳ thực hiện nay toàn thể sự kiện Chính Pháp này đang càng ngày càng ra bề mặt; tất cả những nhân tố tối hậu còn lại ấy — đã không thể nói đó là sinh mệnh nữa, cũng không thể nói đó là gì nữa, không có ngôn ngữ nào để biểu đạt nó được, cũng không có khái niệm nào để hình dung nó được — tất cả đều đang ở trong quá trình cuối cùng này của Chính Pháp rồi. Thực ra nếu dùng khái niệm “vũ trụ” và “ngoài vũ trụ” để hình dung, thì Chính Pháp đã [sang] khái niệm “ngoài vũ trụ” rồi; tức là Chính Pháp đã đang làm đến những nhân tố [bảo đảm sự] tồn tại của khung thể, thậm chí [đến] nhân tố của những nhân tố rồi.

Giảng là giảng như vậy, nhưng hiện nay mọi người chưa cảm thụ được tình huống ấy; nhưng qua trạng thái các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp hiện nay thực ra cũng có thể thấy được rằng hình thế đã khác rồi. Tà ác không thể duy trì vững chắc được nữa, vì các sinh mệnh tà ác, các nhân tố tà ác đã bị tiêu huỷ đến mức còn vô cùng ít ỏi, không thể sánh với hồi 20-7-1999 được nữa. Bấy giờ tôi đã [nói] để chư vị hình dung: từng cành cây cọng cỏ đều bị các sinh mệnh tà ác ở không gian khác bám vào; chư vị đi ngoài đường thì cành cây kia như [muốn] quất vào mặt chư vị, và cọng cỏ kia như [muốn] ngáng cho chư vị ngã, trong không khí đều ngập tràn tà ác. Không phải là mọi thứ đều đã thật sự biến thành tà ác đâu, mà đó là vì dưới tác dụng của các sinh mệnh hư hỏng và các nhân tố hư hỏng bị ép nhập vào trong tam giới trong [quá trình] Chính Pháp. Đến đâu cũng đầy rẫy nhân tố tà ác; chúng chui vào tất cả mọi thứ, và thực hiện những việc xấu xa nhất nơi tam giới và thế gian con người. Nếu sự kiện Chính Pháp này không chia làm hai [bước, mà] tôi [chỉ gộp] làm một bước thôi, thì cuộc bức hại này sẽ có tính toàn cầu; thật đúng như một nhà tiên tri châu Âu từng nói: ‘đến năm 1999 sẽ có đại ma vương từ trời xuống’, con người toàn thế giới sẽ cảm nhận sự điên cuồng của cuộc bức hại. Lần này khi tà ác đến, các nước khác trên toàn thế giới không cảm thấy được, các dân tộc khác không cảm thấy được sự tà ác của cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công phát sinh từ năm 1999; đó là vì sự kiện này phân làm hai bước; có rất nhiều người thuộc dân tộc khác trên thế giới sẽ tu Đại Pháp, đó là việc của bước kế tiếp. Mọi người thấy cả rồi, hiện nay là tu luyện của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, không phải nhắm vào nhiều người hơn nữa trên toàn thế giới; do đó các quốc gia khác chưa hề phát sinh [hiện tượng] bức hại các đệ tử Đại Pháp như ở Trung Quốc; vậy nên các dân tộc khác cũng không cảm thụ được tà ác nhiều đến như thế nào. Tuy nhiên lúc bấy giờ nhân tố tà ác quá nhiều, nên đối với các học viên mà xét, thì dẫu là học viên đang ở quốc gia nào, thì cũng cảm nhận thấy áp lực lên tâm lý.

Hiện nay không như vậy nữa. Trong [tiến trình] Chính Pháp đã tiêu huỷ một lượng lớn nhân tố tà ác, hơn nữa các đệ tử Đại Pháp trong khi chứng thực Pháp giảng thanh chân tướng và phát chính niệm đồng thời đang liên tục thanh lý bản thân và thanh trừ tà ác tại các không gian, cũng như hết thảy những gì được thực thi khi chư vị chứng thực Pháp, [tất cả điều ấy] đều đang tiêu huỷ các sinh mệnh và nhân tố tà ác do cựu thế lực an bài, có tác dụng rất to lớn. [Khi] chính niệm của đệ tử Đại Pháp rất đầy đủ, [thì] sự tồn tại của chư vị ở thế gian sẽ có tác dụng chính diện. Vậy nên, mọi người thấy rằng các nhân tố tà ác chẳng phải còn rất ít ỏi sao? Đã hoàn toàn khác hẳn so với hồi 20-7-1999.

Tuy nhiên, tà ác đành rằng ít ỏi, nhưng phần còn lại rất tà ác. Trước đây tôi vẫn luôn bảo mọi người rằng, càng [tiến ra đến] bề mặt thì chúng càng không có lực lượng, nhưng càng đến bề mặt [thì] chúng càng xấu xa, sự xấu xa hơn của chúng ở bề mặt bù đắp cho sự thiếu sót về lực lượng của chúng, do vậy nhìn ngoài thì thấy rằng chúng vẫn rất tà. Nhưng mọi người đều đã thấy, hoàn cảnh [hiện nay] đã không như vậy nữa, tà ác kia chỉ có thể duy trì ở những nơi mà tên đầu sỏ tà ác trực tiếp thao túng và khống chế, chỉ có thể duy trì ở những nơi mà những kẻ ác không còn có thể cứu được kia đang làm điều ác mà thôi; hiện nay ngay ở mặt ngoài xã hội Trung Quốc chúng cũng không duy trì vững được nữa rồi; cuộc đàn áp tà ác đã [chuyển sang] âm thầm lén lút rồi, không dám để con người thế gian thấy. Thực ra hết thảy các lực lượng chính [diện] đều đang tiêu huỷ chúng, tà ác đang rất sợ hãi, không dám làm rầm rộ nữa, [mà chỉ] đàn áp một cách âm thầm, không dám làm rầm rộ, sợ rằng sẽ có nhiều con người thế gian hơn nữa thấy được những việc làm tà ác đáng hổ thẹn của chúng. Ngay cả với các cán bộ trung ương, thậm chí với cả các cán bộ cao cấp, thì chúng cũng không để họ biết; [chúng] đang lừa dối cả nội bộ của chúng, đang giấu diếm [sự thật về] cuộc bức hại này. [Nay] chỉ có mấy [kẻ] tà ác ấy, mấy [kẻ] tà ác xấu xa nhất đang thao túng những ác nhân bên dưới tiến hành cuộc bức hại. Những thủ đoạn đê hèn bậc nhất mà chúng viện đến trong cuộc bức hại đang được gắng gượng che đậy kỹ; đối với các cán bộ trung ương thì chúng toàn làm báo cáo giả, lấy điều giả dối để duy trì cuộc bức hại. Hiện nay tà ác bị tiêu huỷ từng lượng lớn, nhìn bề ngoài thì kẻ ác đã không còn điên cuồng nổi được nữa. Những năm trước, khi tà ác rất điên cuồng, là đã có vô số lạn quỷ chống đỡ cho chúng, [nên] người khác có biết được chân tướng cũng không dám nói. Hồi 20-7-1999, tên đầu sỏ tà ác điên cuồng ầm ỹ lăng xăng muốn làm gì thì cũng không người nào dám nói; hồi ấy có quá nhiều nhân tố tà ác đang chèo chống cho nó, và nó muốn đàn áp [Pháp Luân Công]. Bây giờ không còn là thời ấy nữa, hết thảy các nhân tố do cựu thế lực an bài đều đang bị tiêu trừ càng ngày [còn lại] càng ít, biểu hiện ở cõi thế gian con người [là] hoàn cảnh đã khác rồi; tà ác dẫu điên cuồng thế nào thì thời thế ấy đã qua rồi.

Nhưng trong thời kỳ này mọi người đều thấy cả rồi, có bao nhiêu sinh mệnh đã phạm tội đối với Đại Pháp (không kể đến những kẻ đại tội cực ác). Đến khi họ hiểu được chân tướng thì chẳng phải đã xong rồi ư? Nhưng không đơn giản như vậy. Tuy nhiên khi giảng thanh chân tướng chư vị đã khiến họ hiểu ra, chính là cấp cho họ một cơ hội. Nếu họ thật sự vẫn còn chính niệm, thì đúng là đã cấp cho họ một cơ hội chuộc tội. Con người đã làm những gì thì đều sẽ phải bồi thường hết, đây là [Pháp] lý của vũ trụ; tất cả các sinh mệnh đều như vậy cả. Khi cuộc bức hại mới bắt đầu, có biết bao nhiêu người đã vào hùa theo đó do vậy mới tạo thành tình hình tà ác đến như vậy vào thời đó? Nếu con người không gây tác [hại] gì, con người vẫn bất động, không nói, thì liệu có thể tạo thành hoàn cảnh tà ác như thời bấy giờ không? Bất kể [họ ở] trong Trung Quốc hay ngoài Trung Quốc cũng vậy, hễ gây tác dụng như thế trong quá trình này, [hễ] vào hùa thúc đẩy cuộc bức hại, có tác dụng tại dư luận hay thông qua hành vi, thì họ đều phải hoàn trả. Không sinh mệnh nào trốn thoát được đâu, trừ khi họ cứu vãn tổn thất đã gây ra cho Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp.

Chư Thần trong toàn vũ trụ đều căng mắt nhìn, vô lượng vô số chư Thần đang chăm chú vào Trái Đất bé tẹo này, chăm chú vào từng ý từng niệm của mỗi sinh mệnh. Mắt của họ còn không dám chớp, vì không muốn lạc mất dẫu chỉ trong nháy mắt, không muốn bỏ qua dẫu chỉ một niệm của con người. Tại thời gian này đây, tôi giảng những điều ấy là để nói với mọi người rằng, cần bình tĩnh hiểu cho thật minh xác hơn nữa xem những việc chư vị hiện đang làm là gì. Dẫu thực hiện việc gì đi nữa, thì các đệ tử Đại Pháp đều phải đặt chứng thực Pháp lên hàng đầu.

Tuy nhiên, [khi] giảng chân tướng nhất định giảng một cách có lý trí, lấy quan niệm lý luận phù hợp với con người mà giảng nói. Nếu nói siêu thường kỳ lạ quá, không có theo quan niệm lý luận của con người, không có xét đến năng lực tiếp thụ của người ta, thì chư vị đang gây tác hại, tác dụng gây ra là phản diện. Nhất định cần thực thi một cách có lý trí, thực thi một cách tỉnh táo. Khi giảng chân tướng cho người ta cần xét đến trình độ tiếp thụ của họ. Chư vị sẽ thấy, chư vị sẽ quan sát được [điều ấy]; do đó chư vị cần thực hiện cho tốt việc giảng thanh chân tướng của mình. Không được chỉ giảng nói thôi, không được [chạy theo] hình thức, [mà là] nói cho một [ai đó] thì là để người ấy hiểu rõ ra. Tất nhiên, cũng có những [người] hoàn toàn không thể cứu được nữa; vì họ đã hoàn toàn sang bên phản diện mất rồi. Họ không còn gì [ngay] chính nữa; chư vị giảng cho họ thì họ cũng không tiếp thụ; vì nếu họ tiếp thụ một điểm thì tức là họ tự huỷ diệt một điểm, tiếp thụ một điểm [nghĩa] là huỷ diệt một điểm. Nếu họ hoàn toàn tiếp thụ thì họ hoàn toàn huỷ sạch hết cả; bởi vì họ chính là tà ác; do đó cũng có những [người] không thể cứu được nữa; nhưng dầu sao đó cũng là cực kỳ thiểu số.

Còn có một số người, đành rằng chư vị muốn cứu độ họ — như tôi vừa giảng — đành rằng chư vị đã cấp cơ hội cho họ, họ hiểu rõ ra rồi, nhưng họ vẫn phải hoàn trả [tội nghiệp]. Như vậy đó, ấy là từ Pháp lý mà giảng. Nhưng chư vị không nên lo lắng về những việc ấy; đã là đệ tử Đại Pháp mà xét, chư vị [đang] tu Thiện, chư vị phải từ bi đối với chúng sinh. Còn về việc những sinh mệnh ấy sẽ phải hoàn trả [tội nghiệp] như thế nào, tự nhiên sẽ có Pháp đo lường; họ có đáng được lưu lại hay không, cũng đều có tiêu chuẩn của Pháp đo lường; do vậy đã là đệ tử Đại Pháp, thì hãy gắng hết sức cứu độ; chính là như vậy.

Vì sao cần cứu độ? Tôi đã giảng rồi, chúng sinh tại thế gian ngày nay là khác với sinh mệnh trong lịch sử, là khác với con người trong lịch sử quá khứ. Bất kể sinh mệnh nào một khi đã đến thế gian này, tiến nhập vào thế gian mê này, thì đều thật đáng sợ. [Ví như] một vị Thần, chư vị thấy vị ấy mới đây còn là một vị Thần thật vĩ đại, nhưng một khi tiến nhập vào thế giới này, một khi tiến nhập vào [thân] thể người, [đầu] não bị tẩy rồi, thì thật là đáng sợ lắm; [vị ấy] không còn phân [biệt] được [gì] nữa; do vậy dựa vào hành vi thì chư vị không nhìn thấy được nguyên lai của sinh mệnh của họ là [từ đâu], chư vị không nhìn ra được sự khác biệt giữa họ và bản chất của sinh mệnh trước đây.

Tôi định giảng vậy thôi; thực ra chính là định nói với mọi người về việc giảng chân tướng. Nếu mọi người vẫn muốn nói với tôi về những sự việc gì, thì tôi [định] rằng tôi sẽ dùng thời gian tiếp đây để giải đáp những câu hỏi ấy của mọi người; có vấn đề gì thì có thể biên ra giấy. (vỗ tay) Chúng ta sẽ không [lấy] quá nhiều thời gian, vì trong Pháp hội còn có các bài phát biểu.

Phần giảng giải Pháp

Hỏi: Các học viên Bắc Kinh xin vấn an Sư phụ. (Sư phụ: Tôi không đọc các đoạn này.) Đến khi Chính Pháp kết thúc, tức là trước khi chúng con viên mãn, con có thể gặp Ngài hay không? Nếu không thể thực hiện như thế, thì sẽ là ân hận suốt đời của con. Con không biết nghĩ vậy có được không? Nguyện vọng của con có thể thực hiện không?

Sư phụ: Như thế này không phải đang gặp [mặt] sao? (mọi người cười) Chư vị là muốn thấy chân tướng của tôi, (Sư phụ cười) vậy hãy tu thật tốt; mỗi đệ tử Đại Pháp, hễ chư vị có thể viên mãn thì chư vị sẽ thấy được. (vỗ tay) Các đệ tử Đại Pháp không những chỉ có cơ duyên mà vô số chúng sinh hôm nay đều không đắc được, mà trên thực tế, những vinh diệu của sinh mệnh vĩnh hằng trong tương lai đều đang được tôi chuẩn bị cho chư vị. (vỗ tay)

Hỏi: Các đệ tử tại Vũ Hán [thuộc tỉnh] Hồ Bắc đều nhớ Sư phụ, xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn tất cả. (vỗ tay)

Hỏi: Có những người nói Pháp Luân Công là tốt, nhưng không muốn giúp đỡ học viên; [ví như khi học viên] xếp báo ở [chỗ họ], hoặc tại [một số] hoạt động [họ] không nêu tên Đại Pháp. Những người như thế nếu không thay đổi, thì kết quả sẽ ra sao?

Sư phụ: Thực ra có những người nhất thời chưa rõ về Đại Pháp. Nhất là những người thế gian đã bị che mờ quá sâu nặng trong cuộc bức hại tà ác đến như thế; khi các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng, nếu mà cái nút kết trong tâm họ không hoá giải được, thì có thể [họ] vẫn trong quá trình nhận thức về Đại Pháp, tạm thời không thể định tính cho họ được. Hiện nay không thể nói họ là tốt và cũng không thể nói họ là xấu; nhưng cũng có thể [là vì] mọi người thực thi chưa đủ khi giảng thanh chân tướng cho họ.

Hỏi: Chúng con hiểu về câu “Chân tướng đại hiển thiên hạ mang” như thế nào?

Sư phụ: Kỳ thực tôi đã dùng lời của Thần: “mang”. Biến hoá to lớn trên toàn thể vũ trụ — mọi người nghĩ xem — đều sẽ ở nơi nhân loại này; sẽ có rất nhiều người xấu ác đến bước tiếp theo bị đào thải; số người bị đào thải là rất lớn và đáng sợ. Ban đầu con người còn cảm thấy kinh hoàng chấn động, nhưng về cuối sẽ mụ mẫm cả. Đến khi thấy người chết đầy đường thì [người ta] sẽ ở trạng thái nào? Những gì con người không tin, những gì trong lịch sử vẫn bị con người coi là mê tín ấy đều sẽ xuất hiện. Cái thế giới vật chất mà con người dùng quan niệm khoa học hiện đại để nhận thức, sẽ đến lúc [họ] thấy rằng hoàn toàn không phải như thế, thì con người sẽ suy nghĩ thế nào? Những gì con người không tin sẽ xuất hiện; khi đối mặt với sự thay đổi vĩ đại của cái gọi là không gian vật chất ấy, con người sẽ ra sao đây? Con người sẽ nhìn thấy rằng chư Thần nguyên là có tồn tại. “A! Hoá ra đệ tử Đại Pháp đều là Thần cả! Té ra những gì đệ tử Đại Pháp nói đều là đúng cả!” Ban đầu thì còn có cách nghĩ như thế; [nhưng] đến lúc con người chịu thống khổ khi hoàn trả tội [nghiệp] thì sẽ dần dần không còn tư tưởng nào nữa; quả nhiên là “thiên hạ mang”.

Hỏi: Đệ tử muốn viết sử ký về Pháp Luân Đại Pháp, chép lại câu chuyện các loại từ khi Sư phụ truyền Pháp đến nay.

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng đệ tử Đại Pháp có thể làm được việc này thì rất xuất sắc. Có thể làm như vậy; nhưng việc này cần nhiều thời gian, [nhiều] công sức. Ba việc của các đệ tử Đại Pháp cũng rất quan trọng; hãy thu xếp thời gian thật tốt.

Hỏi: Đệ tử Đại Pháp chính niệm chính hành khi chứng thực Pháp; xin hỏi [Sư phụ], con có thể viết [bài] cao hơn nữa không? Sẽ đột phá [vượt cao hơn] Đại Pháp không?

Sư phụ: Chư vị dẫu viết cao đến mấy cũng không thể đột phá Đại Pháp được đâu, (mọi người cười) vì Đại Pháp quá lớn. Những điều chư vị biết chỉ là những gì có thể biểu hiện xuất lai nơi xã hội người thường, và những việc của đệ tử Đại Pháp chúng ta dùng hành vi của con người để chứng thực Pháp nơi xã hội người thường; [những] việc đó [viết ra cũng] không sao cả. Sau khi viết xong mọi người có thể trao đổi tham khảo ý kiến của nhau, [qua đó] có thể làm một số việc được thực hiện tốt hơn.

Hỏi: [Trước đây] đệ tử đã từng viết tiểu thuyết võ hiệp tu luyện; [nay] dùng hình thức tiểu thuyết võ hiệp để giảng về [Pháp] lý siêu thường thì có được không? Làm thế nào để thực hiện tỉ mỉ chi tiết về phương diện văn nghệ? Sao cho con người thế gian ngầm hiểu ra và tiếp thu quan niệm đúng đắn về tu luyện?

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng chư vị viết sử ký thì có phần nghiêm túc hơn. Viết tiểu thuyết cũng được; nhưng nếu lấy toàn thể sự kiện này của Đại Pháp mà viết thành tiểu thuyết, thì xem chừng dung lượng của tiểu thuyết là chưa thích hợp. Tôi thấy rằng nếu viết thành sử ký, thì hãy cụ thể hoá một chút, nhân vật hoá một chút thì cũng vậy; còn viết tiểu thuyết, nếu nhắm vào một đệ tử nào đó, về một nơi nào đó, một sự kiện nào đó — chọn đề tài ấy mà — thì cũng không sao cả.

Hỏi: Con xin thay mặt các đệ tử tại Trung Quốc vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cám ơn tất cả. (vỗ tay)

Hỏi: Các đặc vụ lợi dụng chỗ sơ hở về phương diện an toàn trên Internet để tiến hành bức hại; nhưng có một bộ phận các đệ tử hải ngoại và người phụ trách lại không chú trọng [việc này]; gây can nhiễu và có tác hại đến công tác chứng thực Pháp và các đệ tử Đại Pháp [khác]; xin Sư phụ chỉ bảo.

Sư phụ: Về việc này, tôi thiết nghĩ mọi người đều nên chú trọng; mặc dù chúng ta không có gì phải hổ thẹn với người đời, nhưng cũng không được để đặc vụ can nhiễu.

Nói về đặc vụ, trong mắt chư Thần thì đó là nghề nghiệp dơ bẩn nhất ở nơi nhân loại, khiến người ta sống mà hổ thẹn với lòng mình một thời gian dài và trong trạng thái lén lén lút lút rồi từ đó sinh ra những biến thái về tâm lý; kỳ thực rất khổ sở. Mọi người đừng cho rằng họ có tài năng ghê gớm. Cách đây không lâu ở Đài Loan có học viên đến Thượng Hải và bị bắt; rồi đặc vụ bên an ninh thấy rằng anh có tâm sợ hãi, mới muốn biến anh ta thành đặc vụ. Mọi người biết đấy, thủ đoạn loại này rất đê hèn vô sỉ, chỉ có ở chỗ tà ác mới có [kẻ] làm như thế. Thực ra tôi đã biết cái trò đó từ lâu rồi: khi chúng làm điều ấy thì trước tiên tìm hiểu chư vị cho thật rõ, thậm chí [về việc] chư vị ăn mặc sinh sống hay đi lại cũng hiểu rõ chư vị thích thế nào; sau đó [chúng] giăng bẫy chư vị, bắt chư vị lại; rồi gặp mặt đầu tiên là hù doạ chư vị, khiến chư vị cảm giác như sắp bị bắn chết đến nơi; sau đó [chúng] nắm cứng lấy tâm lý sợ hãi của chư vị, [dựa vào đó] mà nói chuyện với chư vị; chư vị [dẫu] không muốn nói thì chúng nói ra những gì đã tìm hiểu từ trước, qua cuộc đàm thoại gây cho chư vị cảm giác rằng cái gì chúng cũng biết, dường như có những điều chỉ rất ít người biết thế mà chúng cũng biết. Do chịu tác dụng của tâm sợ hãi [liền có] cảm giác rằng cả người thân thiết nhất cũng không còn có thể dựa vào được nữa, cảm giác sai đi rằng ai cũng là đặc vụ, ai cũng không đáng tin, rằng nếu không đáp ứng theo yêu cầu của tà ác thì có lẽ sẽ bị giết bất cứ lúc nào. Thực ra đấy là cái tâm sợ hãi của bản thân đang bị khoét sâu vào mới thành ra như thế. Đó là mánh khoé, là mấy trò chuyên dùng của gián điệp. Tất nhiên tại các quốc gia dân chủ giờ đây không còn ai làm cái trò đó như thế nữa; chỉ có cái chính quyền tà ác chà đạp lên nhân quyền kia mới viện đến biện pháp như vậy mà thôi. Tại các quốc gia dân chủ [nếu làm thế] thì đã bị đưa ra toà từ lâu rồi.

Không ngại chúng gây rối. Cũng không được để tâm quá nhiều chuyện này chuyện nọ; nhưng mọi người cũng phải cảnh giác. Cần suy xét sao cho những việc mà chư vị cần làm sẽ không thể để tà ác đến phá hoại; mọi người cần cân nhắc việc này. Chúng ta không có gì phải thẹn với ai hết, cũng không sợ người đời biết, chúng ta cũng không có điều chi phạm pháp cả; nhưng đối với tà ác mà xét, thì chúng ta cũng không để chúng có cơ hội hành ác. Đối với tà ác mà xét, thì không để cho tà ác biết những việc mà các đệ tử Đại Pháp cần làm, do vậy nhiều lúc mọi người cũng phải hết sức chú ý. Không lẽ nào chư vị chưa kịp làm gì, tà ác đã tới trước và làm những việc xấu rồi; như thế sẽ gây nhiều rắc rối cho việc chư vị giảng chân tướng và độ nhân, tạo nhiều khó khăn; do đó cần coi trọng việc này.

Hỏi: Người dân Hồng Kông vì phản đối điều khoản 23, đã có năm mươi vạn người xuống đường tuần hành; nhưng trong đó có người chưa biết sự thực về Pháp Luân Công. Họ sẽ không được cứu chỉ vì phản đối [nghị định] 23 phải không? Chúng con cũng cần giảng chân tướng thêm hơn nữa phải không?

Sư phụ: Điều khoản số 23 tà ác mà toàn thể người dân Hồng Kông đều phản đối ấy, nguyên ban đầu là [có mục đích] để tiến hành bức hại các đệ tử Đại Pháp tại Hồng Kông, nhưng rồi cũng là bức hại nhắm vào dân chúng Hồng Kông. Có nhiều con người thế gian ở Hồng Kông đứng lên phản đối như thế, thì dẫu họ xuất phát từ góc độ nào đi nữa, dẫu bấy giờ là họ dụng tâm gì đi nữa, thì họ nhất định đang có tác dụng chính diện trong sự kiện này. Tôi nghĩ rằng việc này đối với người dân Hồng Kông mà xét, có thể nói là bản thân họ đã lựa chọn một tương lai rất tốt cho mình, đã có một sự khởi đầu rất tốt về thái độ đối với Đại Pháp. Có nhiều người [trong đó] thật sự hiểu rõ về Pháp Luân Công, và họ làm như thế là để phản đối [nghị định 23], và đã đặt định một cơ sở rất tốt đẹp rằng sẽ được cứu độ trong tương lai. Còn với những ai chưa nhận thức được rõ sự thật về Pháp Luân Công và cuộc bức hại này, thì cần giảng thanh chân tướng thêm hơn nữa; chính là như vậy.

Hỏi: [Về việc] mời một số hãng lớn tham dự Gala. Nếu không giảng chân tướng cho họ, mà chỉ mời họ đến góp vui mừng năm mới với người Hoa, như vậy vẫn chưa đạt phải không?

Sư phụ: Tất nhiên là chưa đủ. Hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp thực thi hôm nay đều là để cứu độ con người; nếu không thì chư vị thực thi những việc ấy để làm gì? Giảng thanh chân tướng một cách đường đường chính chính, đó chính là việc của các đệ tử Đại Pháp. Tôi nói với chư vị rằng, hiện nay hết thảy các sinh mệnh ở thế gian này đều đã vì Pháp mà đến. Nếu chư vị muốn khiến họ nhận thức rõ ra điều ấy, thì chư vị hãy giảng chân tướng [cho họ]. Đấy là chiếc chìa khoá vạn năng, là chiếc chìa khoá để khai mở những việc đã bị phong kín lưu lại từ lâu nhưng đang được chúng sinh chờ đợi từ xa xưa lắm rồi. (vỗ tay)

Thực tế tôi nghĩ rằng, chư vị — các đệ tử Đại Pháp — hôm nay làm hết thảy những gì, đều không phải là chư vị đang làm cho Đại Pháp, cũng không phải là đang làm cho tôi, Sư phụ của chư vị; [mà] là chư vị đang làm cho chính bản thân mình. Chư vị đang viên dung thế giới bản thân mình, kiến lập uy đức của bản thân chư vị, chư vị đang thu và cứu [độ] các sinh mệnh mà chư vị cần, chư vị đều đang làm cho bản thân chư vị. Từ góc độ của tôi, là Sư phụ, mà xét, thì tất nhiên tôi cần phải bảo chư vị [làm những việc ấy], bởi vì [chư vị] cần viên dung hết thảy những gì của mình, nên tôi cần dẫn dắt chư vị đến thành [công]. Chư vị cần gì ở đâu, tôi mới yêu cầu chư vị đi làm.

Ngoài ra từ góc độ tu Thiện và từ bi mà xét, thì chư vị cũng cần làm [những việc ấy]. Tôi chỉ lấy ví dụ như vậy, chứ không chỉ [dừng lại] ở Gala này, mà kể cả các việc mà chư vị tiếp xúc hoặc thực hiện về mọi phương diện khác nhau, trong đó đều bao gồm việc này: Cứu độ chúng sinh là ở vị trí hàng đầu. Chư vị không được [làm] chỉ là để phong phú thêm nội dung của Gala này, lại càng không được chỉ để đưa lại niềm vui nhất thời cho con người; điều tôi bảo chư vị là cứu độ chúng sinh. (vỗ tay) Nếu chư vị [tổ chức] được một Gala chất lượng tốt và tràn ngập chính khí của Đại Pháp, thì bản thân việc đó đã có thể có tác dụng cứu độ chúng sinh; cứ thế mà làm chẳng đã là hay quá rồi sao? Đây chẳng phải cơ hội là gì? (vỗ tay)

Hỏi: Có một số học viên rất tôn kính từ trong đáy lòng mình đối với Đại Pháp; khi giảng chân tướng cũng rất biết dụng tâm; tuy nhiên trong việc tu luyện của bản thân lại thực hiện không đạt, thường phạm sai lầm, tự họ rất khổ não.

Sư phụ: Rất có thể như vậy; bởi vì chư vị đã hiểu rõ Pháp lý về [phương diện] rộng, nhưng khi vào vấn đề của cá nhân, thì có người còn những nhân tố của người thường được lưu lại sẽ tạo thành chấp trước, điều ấy sẽ biểu hiện ra. Nhìn bề ngoài thì thấy như là mâu thuẫn, thực ra không mâu thuẫn; hơn nữa khi tâm chấp trước mạnh quá còn xuất hiện những trạng thái rất không tốt. Nhưng khi xuất hiện vấn đề lớn thì nhất định phải chú ý [sửa sai], [khi] ấy là nguy hiểm nhất.

Giảng đến đây tôi cũng muốn nêu ra một vấn đề, rằng mọi người không được nhìn nhận các vấn đề một cách quá tuyệt đối. Điển hình là những thứ lý luận xiên xẹo mà tà ác tuyên truyền ở Trung Quốc; ví như họ tuyên truyền rằng “nếu muốn bảo người khác làm điều tốt, thì trước hết mình phải làm tốt như thế đã”; mọi người thử nghĩ xem nói vậy đúng không? Rất nhiều người ôm cứng vào lời nói ấy để rồi [lấy nó] che giấu những sai sót của mình chứ không muốn sửa; nhất là một số người đang có vấn đề đã lấy [câu] ấy làm chân lý chứ không buông bỏ đi. Tôi bảo mọi người rằng, [nói] vậy là tuyệt đối sai lầm. Phải chăng một người mắc lỗi rồi là không thể bảo chư vị làm điều tốt nữa? Lẽ nào một người phạm sai sót là sẽ không được góp ý người khác làm điều tốt nữa? Đó là lô-gíc gì vậy? Có bao nhiêu người suy nghĩ cẩn thận về vấn đề này?

Như mọi người đã biết, Jesus từng nói một câu rằng: ‘người ta ai cũng có tội’. [Chỉ] vì chư vị có tội nên chư vị không được dạy con chư vị làm điều tốt? [Chỉ] vì chư vị có tội nên chư vị cũng không được bảo người khác đừng phạm tội? Đó đúng là thứ luận điệu xằng bậy, phải vậy không? Thực ra con người ai chẳng có sai phạm? Người ta sinh ra là đã tạo nghiệp, ai ai cũng có điều sai sót. Nhưng không thể vì bản thân mình còn có sai sót mà mình không thể bảo người khác làm điều tốt; và cũng không thể vì người khác còn có chỗ sai sót mà họ không thể bảo chư vị làm điều tốt; cần phải xét xem điều người ta nói có đúng không; đó mới là nhìn vấn đề theo góc độ của chư Thần. Thực ra con người cũng nên xét [các vấn đề] như thế, đó mới là [Pháp] lý chân chính.

[Bộ máy] tuyên truyền của kẻ thống trị tà ác đã bẻ cong [luân] lý biến thành như thế: Chư vị phải làm tốt trước rồi hãy bảo người khác làm tốt. Đó là lời lẽ rất tà ác. Bề ngoài thì dường như: ‘Ồ, đúng thế, nói thế thật là đúng lắm’. [Thực ra] hoàn toàn không đúng, chỉ gây tác dụng tiêu cực. Ai có thể làm được tốt đến như vậy? Ở đâu có con người hoàn hảo [nhường ấy]? Một người tu luyện khi đến bước tu luyện cuối cùng, khi chưa hoàn toàn thoát khỏi thân người thì vẫn còn tội nghiệp; vị ấy vẫn còn có chấp trước; vậy mà khi tu tới bước đó thì vị ấy đã hoàn toàn vĩnh viễn siêu xuất khỏi người thường rồi. Nếu như chiểu theo cách nói như trên [mà hành xử], thì ai cũng không thể bảo ai làm việc tốt được nữa, như thế xã hội này chẳng phải đã sụp đổ phải không?

[Một] đệ tử Đại Pháp có chấp trước, còn có tâm của người thường chưa có mất đi, còn có chỗ làm chưa tốt; nhưng [điều ấy] không tương đương rằng đệ tử Đại Pháp ấy không còn tốt, không tương đương rằng sinh mệnh ấy đã hỏng rồi, cũng không tương đương rằng đệ tử Đại Pháp ấy tu không hề tốt. Vị ấy đều đã tu tốt ở rất nhiều phương diện rồi; [nhưng] vì vị ấy vẫn còn chỗ sai do vị ấy vẫn còn tâm chấp trước [nên] nhất định bộc lộ ra để [có thể] nhận ra chỗ nào còn thiếu sót; do vậy mới biểu hiện ra [như thế]. Có thể biểu hiện ra thì mới có thể tu; [chứ nếu] ẩn giấu [mãi] mà không biểu hiện ra thì khó tu, thậm chí bản thân cũng không ý thức được [chỗ thiếu sót của mình], như thế thật sự rất khó tu.

Hỏi: Xin hỏi Sư phụ nói về đệ tử Đại Pháp làm [công tác] truyền thông cần giảng chân tướng như thế nào, nhất là về triển vọng về phương diện hợp tác với bên trong Trung Quốc.

Sư phụ: Tình huống mà chúng ta đang gặp hiện nay về cơ bản là thế này: các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc bây giờ mà làm công tác truyền thông, thì về mặt an toàn đối với họ là chưa đến lúc; nhưng họ phát truyền đơn, phát đĩa VCD, cũng như nhiều việc khác tự họ đều đang làm rất tốt. Ở bên ngoài Trung Quốc, các đệ tử Đại Pháp làm công tác truyền thông cần gắng sức để cho người Trung Quốc thấy được chân tướng cuộc bức hại, cần [làm] sao cho toàn thể nhân dân Trung Quốc thấy được chân tướng, cũng nhất định cần phải [làm] sao để nhân dân Trung Quốc biết được chân tướng! (vỗ tay) Cần cứu độ họ, cũng là để người Trung Quốc thấy được người Trung Quốc đang làm những gì trong cuộc bức hại này, và kết cục thật đáng sợ nhường nào mà người Trung Quốc sẽ phải đối mặt sau đó.

Hỏi: Về chấp trước của cá nhân, [con] mãi vẫn không làm tịnh được; trong tâm rất sốt ruột, nhưng rốt cuộc vẫn không làm được tốt.

Sư phụ: Hãy học Pháp nhiều vào, học Pháp cho thật nhiều. (Sư phụ cười) Không có thuốc đặc trị đâu: chúng ta [dùng] một viên, là chấp trước bị ngốn hết sạch. (mọi người cười) Thực ra uy lực của Đại Pháp còn công hiệu hơn cả thuốc đặc trị nữa. Tất nhiên, hiện nay mọi người đều rất bận, cần làm việc này việc khác, rất nhiều việc, lại còn công việc gia đình, công tác, công tác xã hội nữa; tuy nhiên nhất định cần tu bản thân [cho tốt]; do vậy vẫn luôn cần học Pháp.

Hỏi: Nhân dịp lễ này, xin [Sư phụ] nhận tấm lòng tôn kính và cảm tạ từ toàn thể đệ tử Đại Pháp. Các đệ tử nhất định thực thi được tốt, để Sư phụ hài lòng hơn, bớt lo hơn.

Sư phụ: Cảm ơn tất cả. (vỗ tay) Các đệ tử Đại Pháp còn đang chịu bức hại, chư vị bảo tôi vui mừng thì tôi cũng không vui được; vào thời khắc này đây có biết bao nhiêu đệ tử Đại Pháp đang chịu bức hại trong các trại [cưỡng bức] lao động tà ác ở Trung Quốc. Tâm ý ấy [của chư vị] thì Sư phụ lĩnh nhận.

Hỏi: Con nghĩ rằng, các đệ tử Đại Pháp mà có tên tuổi ngoài xã hội, ví dụ người liên lạc của một số địa khu, hoặc người đã viết rất nhiều các bài viết về sự thực Đại Pháp, [họ] có thể trình bày cách nhìn nhận và lý giải, hay phân tích về một số vấn đề ở thế gian như lãnh thổ, v. v. với cương vị là một thành viên của tổ chức địa phương, của nhóm kiều bào, hoặc của hoạt động ‘cùng đưa Giang ra toà’? Không nên để người thường hiểu sai, thì cần thực hiện thế nào?

Sư phụ: Đã là đệ tử Đại Pháp, thì bây giờ tu luyện và chứng thực Pháp là [việc] hàng đầu. Các đệ tử Đại Pháp cần chứng thực Pháp. Chư vị giảng thanh chân tướng, cứu độ chúng sinh là [những việc] số một.

Một số nhân sỹ dân chủ trong xã hội, kể cả một số cá nhân [liên quan đến thảm sát ngày] 4-6, [họ] đều liên tục đả kích chính sách bạo ngược của tà ác. Phương diện nhân quyền cũng như tự do tín ngưỡng đều là do họ đề xướng mà ra; họ đả kích [tà ác] về những phương diện ấy cũng là có tác dụng chính diện đối với việc vạch trần cuộc bức hại Pháp Luân Công. Như vậy, giữa họ và chúng ta về điểm này là có chỗ chung; do vậy trong chúng ta có một số học viên cũng muốn đứng tại góc độ đó mà trình bày. Nhưng trên thực tế mọi người phải hết sức bình tĩnh, cần bình tĩnh phân tích những việc mọi người làm ấy là có quan hệ với Đại Pháp, với chứng thực Pháp hay không. Nếu có liên quan thì chư vị [mới] làm; còn nếu không có quan hệ gì thì chư vị không nên làm; chư vị vĩnh viễn đừng mê lạc mất.

Mọi người có biết Sư phụ không? Vũ trụ này thật vô cùng to lớn, [có] vô lượng chúng sinh không thể tính đếm, có vô lượng các thiên thể không thể tính đếm, có biết bao nhiêu sinh mệnh, chỉ cần chúng động một niệm, thì sẽ có tác dụng lớn nhường nào ở trên mặt đất này. Có bao nhiêu sinh mệnh, có bao nhiêu nhân tố của cựu thế lực và cựu sinh mệnh, chúng đều muốn chi phối sự kiện Chính Pháp này, can nhiễu đến sự kiện Chính Pháp này, [nhưng] chúng không tài nào cải biến được tôi. Con đường tôi đi là rất ngay thẳng, (vỗ tay) chúng không thể can nhiễu tôi được, dùng mọi cách đều vô dụng. Ở chỗ con người đây cũng có can nhiễu thế này can nhiễu thế khác, nhưng đều không có tác dụng gì.

Chẳng phải người ta vẫn nói rằng, ‘dẫu ngươi có cả nghìn diệu kế, nhưng ta vẫn [theo] quy tắc nhất định của mình’? Tức là đệ tử Đại Pháp nhất định phải biết được rằng bản thân mình đang làm gì, nhất định phải tỉnh táo, [biết được nó] có liên quan tới chứng thực Pháp hay không. Vạch trần tà ác, ấy là điều chúng ta cần làm để cứu độ chúng sinh. Chỉ khi có liên quan đến những việc mà đệ tử Đại Pháp đang làm hôm nay thì chư vị mới làm, không liên quan thì đừng làm. Khi làm các việc mà có phương hướng lệch lạc đi thì sẽ vì thế mà nảy sinh chấp trước, đều sẽ có hại cho học viên. Nếu việc ấy có liên quan tới Đại Pháp, có liên quan tới việc chư vị chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì chư vị hãy làm; càng làm càng thấy con đường càng thoáng, nhất định là vậy. Tuyệt đối không được để lẫn vào những thứ đấu tranh chính trị của con người.

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp từ Singapore và Malaysia xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn tất cả. (vỗ tay)

Hỏi: Gặp lúc tư tưởng nghiệp lực rất nhiều, [con xin hỏi] có thể tuỳ thời tuỳ lúc mà phát chính niệm hay không?

Sư phụ: Căn cứ vào tình huống cụ thể của chư vị mà làm. Thực ra có một số tư tưởng phản ánh [chính] là can nhiễu; [với] những thứ đó thì mọi người có thể phát chính niệm thanh trừ chúng. Có một số là do chấp trước của bản thân sinh ra, có một số là những quan niệm được nuôi dưỡng ở thế gian mà thành; [với] những thứ đó thì phát chính niệm thanh trừ không thể một lần là hết; do đó chúng sẽ thỉnh thoảng xuất hiện. Dường như chư vị phát chính niệm xong [chúng] lại xuất hiện, thường có biểu hiện này. Tuy nhiên, không phải vì chư vị chưa làm, cũng không phải vì chư vị làm chưa có tác dụng, mà là vì [làm] một lần chỉ có thể thanh trừ một bộ phận. Những thứ do cựu thế lực an bài ấy đã do các nhân tố sinh mệnh ở tầng cao hơn làm cho tách ra thành vô số vô lượng các phần; do vậy mỗi lần chính niệm chỉ có thể thanh trừ một hoặc hai phần, nên vẫn còn.

Không chỉ dừng lại ở việc ấy, trong tam giới chúng đã làm rất nhiều việc xấu tệ, đã an bài rất nhiều thứ mà chúng muốn; hơn nữa rất nhiều thứ trong đó đã phát sinh biến dị. Qua một thời gian rất lâu dài như thế, [nay] bảo những vị được gọi là Thần của cựu thế lực vốn trước đây làm ra những điều ấy đi giải quyết thì chúng cũng không thể giải quyết nổi nữa; nếu không [có] Chính Pháp thì không còn giải quyết được nữa. Trong vũ trụ có rất nhiều sự việc kiểu như thế; [khi] toàn thể xu thế vĩ đại của Chính Pháp chưa đến thì rất khó giải quyết. Nhưng đối với nghiệp tư tưởng mà xét, thì phát chính niệm có thể thanh trừ sạch hết.

Hỏi: Trong cuốn sách nhỏ giảng chân tướng có ảnh của [học viên] tà ngộ kèm theo chuyện về họ; [con xin hỏi] xử lý thế nào?

Sư phụ: Tà ngộ là do bị cưỡng chế trong khi bức hại mà thành; đợi khi người ấy được phóng thích, qua một thời gian thì sẽ hiểu ra. Còn đối với những [ai] đã gây ra cho Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp những tổn thất không thể cứu vãn thì ấy lại là chuyện khác.

Hỏi: Gần đây có các học viên mới đã tới tham gia luyện công; [con xin hỏi] dẫn dắt họ đến học Pháp và khích lệ các học viên mới vào tham gia học Pháp tập thể như thế nào?

Sư phụ: Khích lệ họ luyện công tập thể và học Pháp tập thể, thì không sao cả. [Nhưng] bảo học viên mới lập tức làm những việc của đệ tử Đại Pháp, thì quả là hành xử nôn nóng; bởi vì có nhiều học viên mới trong đó phần nhiều đều thuộc về lô sau. Tuy nhiên hiện nay cũng có những [người] đang lần lượt tham gia vào đây và cũng có thuộc về lô này; dưới tác dụng của việc chư vị giảng thanh chân tướng, cái khoá đã được mở tung ra; người tu luyện trong tương lai cũng đã bắt đầu tới tham gia rồi; có cả hai trường hợp.

Hỏi: Trong công tác truyền thông của chúng con, đã làm nhiều báo cáo vạch trần [tình thế] thái bình [ở Trung Quốc] do đảng XX tô vẽ nhưng bản chất là tà ác; còn những báo cáo đó có quan hệ gì với việc trực tiếp cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp; xin thỉnh Sư tôn chỉ rõ.

Sư phụ: Thực ra mục đích của cái ‘thái bình’ mà chúng tô vẽ cũng là để che đậy thực chất cuộc bức hại Pháp Luân Công, gây cho người ta giả tượng rằng dường như không hề có cuộc bức hại này; còn đằng sau đó [chúng] đang thực hiện một cuộc bức hại rộng lớn nhất, xấu xa nhất, dơ bẩn nhất, và tà ác nhất trong lịch sử. Có thể vạch trần những việc như vậy một cách chính diện; còn về các phương diện khác thì cần xét xem có quan hệ với chứng thực Pháp không; có quan hệ thì làm. Các đệ tử bên ngoài Trung Quốc cũng đang vạch trần bản chất tà ác qua các kênh truyền thông, đó cũng là để con người thế gian thấy rõ bản tính của tà ác tại lịch sử. Có những học viên vẫn luôn vạch trần mánh khoé lấy thái bình tô vẽ để che đậy tội ác, và vạch trần những sự việc tà ác dơ bẩn mà [chúng] làm lén lút đằng sau.

Hỏi: Khi giảng chân tướng trên diện rộng cho người Trung Quốc, để thuận tiện liên lạc với người thường, [chúng con] vận dụng một số thứ phù hợp theo sở thích của người thường, trong đó khó tránh khỏi những thành phần đã bị biến dị, bởi vì hết thảy những gì ở nhân loại đều đã biến dị rồi. Tuy nhiên hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp làm cũng đều là lưu lại cho tương lai; [như vậy] cần dàn xếp quan hệ đó thế nào cho ngay chính?

Sư phụ: Để cứu độ chúng sinh mà giảng chân tướng một cách có trí huệ thì không thành vấn đề; những gì lưu lại cho con người tương lai là tinh thần Chính Pháp của đệ tử Đại Pháp và con đường quy chính. Khi giảng chân tướng thì bất kể là dùng cách giảng nói nào, thì mục đích cũng là thật sự để con người thế gian hiểu rõ ra cuộc bức hại này. [Về] vấn đề chà đạp tín ngưỡng và nhân quyền, thì người ta đều có thể hiểu ra được. Còn như dẫn một số ví dụ thì cũng là để cứu độ con người. [Nếu] vận dụng các thứ văn hoá đã bị biến dị của con người để giảng chân tướng, thì [chư vị] cần cẩn thận về phương diện đó; bởi vì chư vị không biết rõ là họ chấp trước vào cái gì; nguyên là họ chấp trước vào chính lại là những thứ ấy, mà chư vị lại không thể tốn quá nhiều công sức để nói cho đến ngọn ngành những thứ mà họ chấp trước, [nên] có khi lại gây hiệu quả không tốt. Hãy gắng hết sức để tránh liên quan vào những vấn đề khác của người thường.

Từ một phương diện khác mà xét, hết thảy những gì của nhân loại đều thế cả, điều gì cũng biến dị rồi. Không chỉ đã biến dị, mà ma tính đều đã rất lớn. Hết thảy những gì nơi xã hội con người đều đã bại hoại rồi; nếu không [vì] Chính Pháp, thì lịch sử nhân loại đã không thể tiến đến ngày hôm nay. Cũng vì lý do đó mà bao nhiêu lần tai nạn vũ trụ đều tránh qua được. Con người phát minh ra bom nguyên tử để làm gì? Trên mặt đất này điều gì cũng là do chư Thần thao túng con người làm ra cả, sự việc nào cũng đều có mục đích. Tuy rằng những sự việc đó đã qua rồi, nhưng sự việc nào của con người cũng đều không phải tồn tại một cách ngẫu nhiên. Những gì không có quan hệ tới Chính Pháp, thì khi giảng chân tướng [chư vị] hết sức [tránh], đừng bình luận về nó. Cũng không được giảng chân tướng quá cao, [làm] thế gây tác dụng không tốt. [Nơi] nhân loại thì cái gì cũng không còn tốt nữa, đó là sự thực.

Hỏi: Hiện nay học viên mới mới bắt đầu tu luyện mà giảng chân tướng thì có thể có tác dụng trấn áp tà ác không?

Sư phụ: Có thể; bởi vì khi tôi đang tiêu trừ các nhân tố tà ác trên chỉnh thể, thì trong tất cả không gian nơi nhân loại và đại khung, cũng như tất cả không gian trong tam giới, cũng đều tràn ngập đầy những nhân tố của Đại Pháp; tôi không chỉ nói về vũ trụ mới. Một sinh mệnh chỉ cần khởi tác dụng chính [diện], thì nhân tố của Đại Pháp sẽ cấp lực lượng, [và] sinh mệnh ấy từ nay sẽ bắt đầu có phúc báo. Chẳng phải bây giờ chúng ta đã thấy được rất nhiều ví dụ như thế rồi sao? Tức là, một khi một học viên mới đang giảng chân tướng, thì nhân tố của Đại Pháp, Pháp thân của Sư phụ, và còn có các chính Thần đã hoàn toàn phối hợp cùng, đều sẽ giúp đỡ, đều sẽ có tác dụng chính diện; điều đó là khẳng định; tuy nhiên [điều kiện] tiên quyết là học viên đó cần phải tự mình thực hiện.

Hỏi: Làm sao để ngay trong thời gian Chính Pháp rất ngặt rất gấp vẫn an bài được tốt sự việc Chính Pháp và việc dẫn hướng con trẻ tu luyện?

Sư phụ: Những việc cụ thể như thế thì bản thân mình [quyết định] an bài nó như thế nào cho tốt.

Hỏi: Hiểu về ‘phù hợp theo trạng thái người thường’ là thế nào?

Sư phụ: Trong sinh hoạt chư vị cần hết sức sao cho phù hợp với trạng thái người thường mà tu luyện. Tu luyện Đại Pháp cũng không có giới luật, trong sinh hoạt, về cơ bản, cần bảo trì sự tương đồng ở mức tối đa so với người thường; trên hình thức về cơ bản là phù hợp theo trạng thái người thường ở xã hội; chính là như vậy; nhưng cũng lại là một người tu luyện. [Vấn đề] này tôi đã giảng rất nhiều rất nhiều lần rồi, trong nhiều lần giảng Pháp cũng đã giảng làm thế nào.

Hỏi: Rất nhiều người chưa từng nghe về Đại Pháp cũng như về chân tướng cuộc bức hại; cũng chưa từng tham dự bức hại; ý nghĩa của việc giảng thanh chân tướng cho họ là gì, xin Sư phụ chỉ rõ.

Sư phụ: Có người chưa từng nghe nói về Đại Pháp, cũng chưa từng nghe nói về cuộc bức hại; giảng chân tướng cho họ cũng có ý nghĩa rất trọng đại. Con người thế gian qua hằng bao năm bao đời vẫn luôn bị phong kín, đến mức làm cho một số sinh mệnh qua vãng sinh luân hồi thời gian lâu dài đằng đẵng vẫn đang đợi chờ sự kiện này nhưng tạm thời vẫn chưa nhận ra được. Khi giảng thanh chân tướng, mọi người có thể không chỉ nói cho họ về sự kiện như thế đang phát sinh ở thế gian, mà chư vị còn nói với họ về Đại Pháp, bảo cho họ rằng Đại Pháp là gì; điều ấy sẽ khai mở cơ duyên đang bị chờ đợi hằng bao nhiêu lâu nhưng đang bị phong kín lại, khiến họ nhận rõ được rằng là điều mà họ đợi đã đến.

Hỏi: Một thời gian trước đây con không thực hiện được tốt; từ nay bắt đầu tốt, thì còn kịp không?

Sư phụ: [Khi] Chính Pháp chưa tiến nhập vào nhân gian thì vẫn [còn] cơ hội; kịp hay không kịp là việc riêng của bản thân chư vị. Có người tranh thủ thời gian được tốt, có người phí hoài thời gian; có người phạm lỗi lớn quá rồi mà họ vẫn không nghĩ đến việc đền bù, vẫn biếng trễ như xưa; vậy khó nói lắm. Do vậy, chỉ cần sự kiện này chưa kết thúc, thì đó vẫn là cơ hội. (vỗ tay)

Hỏi: Gần đây có nhiều học viên gánh vác rất nhiều công tác và cảm thấy mệt mỏi, sức khoẻ và trạng thái không như xưa; [con xin hỏi] đột phá [chướng ngại này] như thế nào?

Sư phụ: Điều đó cần xét từ hai phương diện. Thứ nhất là [một số] học viên làm [công tác] rất gian khổ, thật sự rất gian khổ, chủ động gánh vác rất nhiều; như vậy cũng cần tìm người đến giúp một tay, hoặc tìm biện pháp như thế nào đó giải quyết vấn đề này; đó là một. Thứ hai, là trong chúng ta có rất nhiều đệ tử Đại Pháp thật sự thấy rất mệt, nhưng mặt khác lại không chú ý học Pháp tu luyện; thực thi rất nhiều công chuyện nhưng lại không tự tu bản thân mình, như thế sẽ cảm thấy rất mệt, sẽ cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy khó khăn. Thực ra tôi vẫn luôn giảng rằng, tu luyện không ảnh hưởng đến thực thi công việc Đại Pháp; nhất định là vậy. Bởi vì luyện công có thể tiêu trừ mệt mỏi một cách tốt nhất, là biện pháp khiến thân thể khôi phục nhanh chóng nhất.

Hỏi: Hết thảy những chúng sinh bị cựu thế lực đào thải ấy, Đại Pháp có thể có biện pháp làm họ sống lại và sinh trở lại vào vũ trụ mới không?

Sư phụ: [Về việc] chúng sinh bị cựu thế lực đào thải, việc này giảng ra sẽ rất lớn. Nếu cựu thế lực không can nhiễu, thì hết thảy chúng sinh trong lịch sử dẫu có tội đến đâu tôi cũng đều có thể tiêu bỏ tội nghiệp của họ. Vô vàn chúng sinh trong lịch sử đã có ân ân oán oán với nhau thật vô cùng phức tạp, không cứ chỉ ở một tầng nào; trên dưới giao nhau, tung hoành ngang dọc những thứ ân oán ngang trái và quan hệ phức tạp; tôi có thể [dàn xếp] cân bằng được hết thảy những việc ấy, điều gì tôi cũng có thể làm được; nói cách khác tôi có thể cứu hết sinh mệnh của toàn thể vũ trụ này. Nhưng cựu thế lực kia, chúng cứ muốn phải đào thải một lô.

Tất nhiên, tôi còn có một biện pháp mà cựu thế lực không thể nghĩ đến. Tôi có thể khiến một sinh mệnh [dù] đã hoàn toàn bị tiêu huỷ đến mức vô hình ảnh vô dấu tích, thậm chí qua thời gian đằng đẵng lâu dài đã bị chuyển hoá thành sinh vật [hoặc] thực vật khác, rồi lại phát sinh các chủng loại chuyển hoá nữa, tôi đều có thể lấy chúng [ngược] trở lại, bởi vì tôi có thể siêu việt qua mức vi quan nhất của hết thảy các sinh mệnh, do đó tôi có thể lấy chúng trở lại được. (vỗ tay) Thậm chí tôi có thể lấy lại được cả những vật chất và nhân tố nguyên từ đầu cấu thành nên các sinh mệnh [vốn] đã vĩnh viễn không thể có lại nữa, lấy lại những nhân tố nguyên từ đầu cấu thành nên sinh mệnh ấy, lấy lại hết thảy các nhân tố cấu thành chiếu theo nguyên dạng [như ban đầu], tôi cũng có thể tiêu bỏ bộ phận cùng quá trình và quãng lịch sử phạm tội đối với Đại Pháp của một sinh mệnh, tôi có thể khiến sinh mệnh ấy được tái sinh như thể là chưa hề đi qua quãng lịch sử đó. Điều gì tôi cũng có thể làm được, nhưng cũng không thực hiện tuỳ tiện. Cần xét nguyên nhân; Sư phụ cần phải suy xét cho tương lai của vũ trụ, suy xét cho sự tốt đẹp của tương lai, suy xét cho chúng sinh trong tương lai. (vỗ tay)

Hỏi: Trong lịch sử trước đây có phải cựu thế lực và Sư phụ đã có khế ước chuyên để ràng buộc Chính Pháp của Sư phụ? Nếu có, thì toàn bộ khế ước cần trừ bỏ, tất cả cần phải phục tùng theo an bài của Phật Chủ.

Sư phụ: Tôi nói với chư vị rằng, thực ra trong lịch sử, lợi dụng lúc phân thân của tôi chuyển sinh trong người thường cựu thế lực đã thực hiện rất nhiều sự việc. Khi tôi lần lượt lần lượt chuyển sinh ở thế gian, chúng đã lợi dụng cơ hội đó để thao túng dùi vào sơ hở; bởi vì lúc bấy giờ [tôi] không truyền Pháp, hoàn toàn là lúc trong trạng thái người thường để hoàn thiện con người, chúng đã cưỡng chế thêm vào một số những việc mà chúng muốn. Những điều ấy hoàn toàn không phải là những gì tôi muốn làm, nhưng sự việc đã xảy ra ở thế gian rồi. Những việc như thế đều có rất rất nhiều ở mỗi thời kỳ. Khi phân thân của tôi chuyển sinh ở thế gian, chúng cũng đến chi phối, do đó rất nhiều sự việc trong lịch sử là chúng đẩy sang thân của tôi, nói rằng đó là tôi đã làm. Tất nhiên tôi không thể thừa nhận. Lịch sử đã quá lâu dài rồi, trong bao năm tháng lâu dài như thế chúng không ngừng làm những việc như vậy. Sự việc đã quá phức tạp, chúng cũng không thể giải quyết nổi được nữa, vậy là phải đợi đến trong Chính Pháp mới xét. Do vậy khi tôi vừa mới bắt đầu Chính Pháp, chúng phát hiện rằng hoàn toàn không phải những gì chúng muốn; bấy giờ cựu thế lực bắt đầu đối kháng lại, về biểu hiện càng ngày càng gay gắt.

Trong mười mấy năm truyền Pháp, những gì chư vị thấy chỉ là những can nhiễu ở bề mặt, thực chất ở không gian khác nó rất kinh hồn khiếp vía, tà ác cùng cực. Tất nhiên những việc ấy không có quan hệ gì tới các đệ tử Đại Pháp, tới tu luyện cá nhân của chư vị; tu luyện đề cao, vứt bỏ tâm chấp trước đều là việc của bản thân chư vị; can nhiễu của chúng đối với tôi đều là vì quá trình lịch sử và tương lai của lịch sử. Đối với các sinh mệnh trong cựu thế lực, để cứu vãn [chúng] tôi đã không ngừng giảng cấp cho chúng [từ góc độ] Pháp lý. Có [sinh mệnh] nghe theo, có [sinh mệnh] hiểu ra rằng chúng đều là sai, nhưng chúng không giải quyết được, bởi vì lịch sử đã xảy ra rồi, những thứ mà chúng an bài một cách cụ thể ấy đều phát sinh biến dị rồi, chúng càng không giải quyết nổi được nữa.

Về vấn đề tôi vừa giảng, (Sư phụ cười) có nhiều người đang suy nghĩ. Tôi nói ấy là chỉ về những việc của bản thân lịch sử thôi; không liên quan đến bản thân các đệ tử Đại Pháp.

Hỏi: Khi thực hiện công tác Đại Pháp cũng cần học Pháp, nhưng cũng có công tác phải làm. Đang học Pháp thường hay có điện thoại, bản thân con thấy rất khó xử. Nếu chỉ quan tâm đến bản thân mình học Pháp, thì đó có phải là ích kỷ không?

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng học Pháp là chỉ học Pháp; không ai có thể can nhiễu; vì chư vị tu chưa tốt, nên hết thảy những gì chư vị làm đều không có uy đức. Nếu gọi một người thường tới, cho họ gì đó, đưa họ ít tiền, rồi bảo họ đến làm công việc Đại Pháp, thì họ có làm không? Họ sẽ làm; nhưng đó chẳng phải là người thường đang làm công việc Đại Pháp sao? Ý nghĩa ở đâu? Mục đích căn bản là gì? Do vậy các đệ tử Đại Pháp cần tu bản thân mình thật tốt, kiến lập uy đức đồng thời chứng thực Đại Pháp; đó là những gì đệ tử Đại Pháp [cần] thực hiện; hơn nữa cũng cần biết thực hiện như thế nào, làm thế nào cho tốt.

Nhưng điều kiện là trong lúc không có việc gì trọng yếu, trong tình huống không có ảnh hưởng gì lớn đối với người khác; [khi ấy] bỏ mọi việc khác để học Pháp là đúng. Ví dụ như khi học Pháp cần gắng hết sức không cho can nhiễu, [có thể] chuyển điện thoại sang chế độ “tin nhắn”. (mọi người cười)

Hỏi: Trong giảng chân tướng có rất nhiều việc cần làm, làm thế nào cũng không hết; có việc cần làm nhưng làm không xong, thì cần làm sao?

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng, mọi người cũng đã hiểu được sự cấp bách rồi. Có rất nhiều việc cần làm. Hãy cố gắng an bài cho tốt. Mọi người đều làm, [cần] phối hợp với nhau cho tốt, sao cho có thể thực hiện nhanh hơn.

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp từ đài phát thanh Thế giới Pháp Luân xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người (vỗ tay)

Hỏi: Chúng con thường được các đệ tử yêu cầu chế tạo băng thâu âm các bài kinh văn mới của Sư phụ, dùng để học Pháp. Vì không có tiếng Sư phụ trong đó, [con] xin hỏi có thể có tác dụng học Pháp hay không?

Sư phụ: Trước đây, khi phiên dịch băng từ thâu âm các [bài] giảng Pháp của tôi, tôi đã giảng vấn đề này rồi; có tiếng Sư phụ trong đó là được rồi. Nhưng tôi đã viết rất nhiều văn tự mà trong đó không hề có tiếng nói của tôi lồng ở trong; tôi nghĩ rằng, vào thời kỳ đặc thù khi các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp thì làm như vậy; còn nói về tương lai nhân loại, thì không làm thế được.

Khi các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, có rất nhiều sự việc đã được tôi thuận tiện hoá cho chư vị. Có rất nhiều việc thực ra không thể làm trong tu luyện được, [nhưng] tại tình huống đặc thù này tôi đã cho phép chư vị làm. Kể cả một số hình thức giảng thanh chân tướng của mọi người, ấy cũng là để cứu độ chúng sinh, do đó đã được thực thi như vậy, không sao cả. Còn nếu như đây [chỉ] là vấn đề tu luyện cá nhân, thì những việc như vậy cũng không được phép, đều không thể thực hiện.

Hỏi: Đệ tử là [học viên] đắc Pháp sau 20-7-1999, gần đây gặp phải ma nạn rất lớn. [Đệ tử] không phân biệt được rõ đó là ‘quan’ mà Sư phụ đặt, hay là do chấp trước bản thân dẫn đến như thế; tự cảm thấy không xứng với từ bi phổ độ của Sư phụ tôn kính.

Sư phụ: Có một số vấn đề quả là khi còn trong tu luyện sẽ không thể suy nghĩ cho thấu đáo ngay ra được; có nhiều chấp trước hoặc là có nhiều nguyên nhân không thể nhận ra được ngay; do vậy sẽ có lúc cảm thấy rất khó khăn. Nhưng nói theo một khía cạnh khác, nếu một người tu luyện [gặp] việc gì cũng suy nghĩ thấu đáo được hết, [gặp] quan nào cũng lập tức có thể vượt qua hết, thì có phải là dễ quá không? (cười) [Như thế] dễ dàng quá; tôi đang nói về [vấn đề] tu luyện cá nhân.

Tất nhiên cũng có một số can nhiễu của cựu thế lực ở đây. Một số sự việc mà các đệ tử hoàn toàn không cần trải qua nhưng bị cưỡng [chế] thêm vào, thậm chí cả những vấn đề hết sức nan giải, hơn nữa đều gây tác dụng can nhiễu trong quá trình lịch sử chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh; khẳng định là cũng có những sự việc như vậy; thế đã là đệ tử Đại Pháp thì cần làm thế nào? Tôi nghĩ rằng, hãy cố gắng thực hiện cho tốt, học Pháp thật nhiều, thực hiện các sự việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm nhiều hơn nữa. Nếu chư vị tiến bước rất chính, thực thi tốt, thì rất nhiều sự việc sẽ giải quyết dễ dàng. Không được giải quyết vấn đề chỉ để giải quyết vấn đề, [như thế] dễ sinh ra chấp trước mới.

Hỏi: Từ giác độ khoa học văn hoá và lịch sử Trung Quốc cổ đại mà giảng chân tướng, thì cần làm thế nào?

Sư phụ: Mọi người có thể nêu ra nhiều ví dụ trong lịch sử, dẫn ra một số sự thực trong học thuật các phương diện khác nhau, đều không sao cả; nhưng cần phải thích đáng; nếu ví dụ đưa ra không khớp thì sức thuyết phục không cao. [Phải] thật đúng chỗ.

Hỏi: Anh em của con và con là những văn nhân Anh ngữ, chúng con muốn biết rằng chúng con có thể chọn người nào đó làm ví dụ truyền thống hay không? Shakespeare rất có ảnh hưởng, các nhà văn Hy Lạp cổ đại cũng rất có ảnh hưởng; chúng con có thể chọn theo phong cách của những vị ấy để viết hay không? Nếu làm như thế thì có phải là chúng con định nhắm đến quá cao hay không?

Sư phụ: Là nhắm đến quá thấp. (mọi người cười) Chư vị là các đệ tử Đại Pháp, chư vị là những gì chưa có trong lịch sử, chư vị là những gì mà chúng sinh đều muốn mà không được. Chư vị cần mở mang những phong cách mới cho các sinh mệnh tương lai, thế vẫn còn chưa cao sao? Có thể lấy phương diện ngay chính của một số nhân vật lịch sử làm gương, nhưng tôi nghĩ rằng đệ tử Đại Pháp còn cần phải đi trên con đường của chính mình; phải vậy không? Đó mới là khai sáng. (vỗ tay)

Hỏi: Thỉnh Sư phụ giảng lại một lượt về thái độ trong việc đệ tử Đại Pháp không tham dự chính trị, ví dụ hành động đưa tên đầu sỏ tà ác ra toà?

Sư phụ: Kẻ tà ác đó là hung thủ chính bức hại các đệ tử Đại Pháp. Tôi nói với chư vị rằng, việc này không phải tham dự chính trị. Nó bức hại các đệ tử Đại Pháp đến chết, mà không phải bồi thường sao? Không nên vạch trần [điều đó] ra hay sao? Cuộc đàn áp này lẽ nào không nên chấm dứt?

Hết thảy chúng sinh trong tam giới đều vì Pháp mà đến, vì Pháp mà được tạo ra; tức là mọi hình thức trong tam giới, kể cả các chủng loại trạng thái của xã hội nhân loại, trong đó tất nhiên có cả pháp luật hiện nay, tất nhiên cũng bao gồm cả các hình thức tồn tại khác của con người. Hết thảy những điều ấy đã là Pháp tạo thành, thì lẽ nào không thể được dùng cho Đại Pháp trong khi chứng thực Pháp? Có thể chứ; tuy nhiên chúng ta tuyển chọn những gì [ngay] chính, tuyển chọn những gì tốt đẹp, tuyển chọn những gì có thể khởi tác dụng chính diện. Chúng ta sử dụng một cách có chọn lựa; xét trong phạm vi rộng là như vậy.

Còn xét trong phạm vi hẹp, thì chúng ta cũng không tham dự chính trị. Những gì tốt hay xấu ở nơi con người, nhân dân Trung Quốc lựa chọn theo chế độ nào, đó [đều] là việc của con người; tôi và các đệ tử Đại Pháp xưa nay không có nói rằng cần theo chế độ nào, cần sống ra làm sao; kể cả việc rất nhiều nhân sỹ [ủng hộ] dân chủ đã đề xuất xã hội dân chủ, thì tôi cũng không để các đệ tử Đại Pháp tham dự [vào đó]. Các đệ tử Đại Pháp là vạch trần chính cái cuộc bức hại này, chúng ta đang ngăn chặn cuộc bức hại này; [điều đó] có nên không? Người nhà chư vị bị bức hại đến chết, chư vị có tìm họ phân xử không? Chư vị tìm họ phân xử họ liền bảo rằng chư vị làm chính trị! Thế còn gì là đạo lý nữa?! Như thế không hợp lý.

Từ khi tôi, Lý Hồng Chí, bắt đầu truyền Đại Pháp này [đến nay], tôi cũng như các học viên đều không hề can thiệp vào chính trị; hoàn toàn không quan tâm; nhưng Đại Pháp chúng ta là có lợi cho xã hội, có lợi đối với tất cả các chế độ xã hội khác nhau, với dân tộc và với các quốc gia, dù đó là chế độ nào cũng vậy. Chỉ có tập đoàn thiếu lý trí nhất, tà ác nhất, ngu xuẩn nhất trên thế giới từ cổ chí kim kia mới có thể làm cái việc ngu xuẩn đến như vậy, [chúng] bức hại nhóm quần chúng lương thiện nhất, có lợi ích nhất cho xã hội; bởi vì chúng thấy trước mắt chỉ là quyền lực, đối với người dân dẫu có tốt hay không thì chúng không quan tâm. Hễ xã hội có sự biến động nào, thì chúng lập tức nghĩ xem quyền lực của mình có bị uy hiếp hay không; [chúng] sống thật mệt mỏi, duy trì cái quyền lực ấy quả là mệt mỏi! Vì thế nên mới hành ác; tôi thấy rằng quyền lực kia có lẽ [đến lúc] sụp đổ rồi. (vỗ tay)

Khi giảng thanh chân tướng có [gặp] một số người đã bị tuyên truyền giả dối kia đánh lừa [và] nói rằng chư vị tham dự chính trị; đó là bị tà ác đầu độc nên mới nói ra như vậy. Chúng ta [cần] bảo cho họ, để họ nhận rõ ra, để họ tỉnh ngộ ra; nếu không người ta sẽ tự cắt đứt mất con đường sau này của mình. Tất nhiên con người lựa chọn điều gì thì đó là sự việc của bản thân họ.

Hỏi: Con xin hỏi rằng gần đây có một vài đệ tử cá biệt bị cựu thế lực theo phương thức ma bệnh mà lấy mạng của họ, vậy [họ] có thể viên mãn không?

Sư phụ: Về vấn đề này tôi đã giảng qua nhiều lần rồi, chúng ta cũng có rất nhiều học viên thực ra đã hiểu rõ sự việc này là thế nào. Về tu luyện mà xét, con người ta nếu muốn vượt [thoát] khỏi người thường thì cần phải vứt bỏ hết thảy các chấp trước của con người; do vậy cựu thế lực dùi vào chỗ sơ hở đó mà an bài hết thảy những điều của chúng. Ví dụ như chúng an bài rằng một học viên nào đó đến lúc nào đó sẽ có trạng thái phát bệnh, một học viên nào đó đến lúc nào đó sẽ rời bỏ [thế gian] trước. Cựu thế lực đã an bài một số người mà chúng lựa chọn vào đây, những người ấy có biểu hiện là đang tu Đại Pháp, hơn nữa biểu hiện là hết sức tinh tấn, nhưng thực chất chính là họ do cựu thế lực đã an bài để rồi đến thời gian nào đó là chuyên làm cái việc ấy. Bản thân cựu thế lực muốn đào thải những sinh mệnh đó, do vậy mới khiến họ can nhiễu Đại Pháp, từ đó mà có tội, nên đã khiến họ gây tác dụng như thế. Tất nhiên, chúng lựa chọn những sinh mệnh mà chúng muốn đào thải nên mới thực hiện như vậy. Trong các đệ tử Đại Pháp của tôi cũng có những người bị chúng lợi dụng, bị chúng lừa gạt trong lịch sử; ví như [chúng nói] ‘đến một thời điểm nào đó thì phải làm như thế ngươi mới viên mãn được’; cũng có tình huống như vậy; vậy nên tạo ra [tình huống] thật có giả có. Đâu là [người] đến để gây rối loạn, đâu là đệ tử Đại Pháp, nhất thời khó mà phân [biệt] được rõ.

Nhưng tôi không xét đến bất kể điều gì [trong đó]; dẫu chư vị là do cựu thế lực an bài hay là đệ tử Đại Pháp nhưng bị cựu thế lực lừa gạt, thì đã đọc Pháp của tôi và làm đệ tử của tôi thì chính là môn đồ trong Đại Pháp, đối với an bài của cựu thế lực thảy đều không thừa nhận, [thì] tôi có trách nhiệm với người ấy. Nhưng sự xuất hiện sự việc này quả là đã tạo thành một số can nhiễu đến các đệ tử Đại Pháp. Những học viên nào đã biết phủ nhận an bài của cựu thế lực, nhưng không có biện pháp thoát ra được, thì với những sinh mệnh như thế, tôi cũng cứu. (vỗ tay) Tất nhiên nếu là đệ tử Đại Pháp [nhưng] bị lừa, thì khỏi phải nói, nhất định sẽ viên mãn. Nhưng vào thời gian đó [nếu] đúng là đã gây ra tác dụng rất xấu và cũng không có lý trí nữa, thì lại khác.

Thực ra phần lớn khi lâm vào lúc đó, kể cả [người] do cựu thế lực an bài cũng như đệ tử Đại Pháp nhưng bị lừa gạt, rất nhiều [người] đều thực hiện rất tốt, không gây ra tổn thất thêm nào cho Đại Pháp; hơn nữa người nhà [của họ], về các phương diện khác nhau, cũng có biểu hiện hết sức tốt.

Thực ra [trong những học viên] bị bức hại đến chết ở Trung Quốc, có nhiều [người] là đệ tử Đại Pháp bị chúng lừa gạt, cũng có những [người] là do chúng an bài, đều là do bản thân họ vào thời kỳ nào đó trong lịch sử đã đồng ý; do vậy rất khó xử. Hơn nữa khi bị bức hại họ không thanh tỉnh, lý trí không rõ ràng, không nghĩ đến rằng bản thân mình là đệ tử Đại Pháp, cũng không nghĩ đến Sư phụ, [họ cảm thấy] dường như mọi thứ này đều là con người đang bức hại con người; thêm vào đó lại có an bài trong lịch sử của cựu thế lực nữa, họ cũng không thể phủ định [nó]; mọi người nói xem làm sao đây? Do vậy có nhiều việc không đơn giản như tưởng tượng; tu luyện là việc hết sức nghiêm túc; việc Chính Pháp này cũng không hề tầm thường chút nào.

Hỏi: Lãnh sự quán Trung Quốc vừa uy hiếp vừa lấy lợi dẫn dụ các nhóm Hoa kiều, và lợi dụng tình cảm ái quốc của kiều bào để xúi giục gây thù hận Pháp Luân Công; vậy cần làm thế nào?

Sư phụ: Giảng chân tướng là chiếc chìa khoá vạn năng. Tiền bạc, lợi ích là những thứ lôi kéo con người ta, đều là những thứ của người thường, ấy là những việc tạm thời vậy; nhưng những gì chư vị đưa lại cho họ là những điều vĩnh viễn của sinh mệnh, vả lại sinh mệnh [của họ] tại thế gian này cũng chính là vì những sự việc ấy nên mới tồn tại ở thế gian này. Không được coi nhẹ những việc chư vị đang làm; [khi] chư vị thật sự giảng thấu chân tướng cho họ, thì [tình huống] sẽ không như vậy nữa. Còn nếu vẫn không được thì đó là sự chọn lựa tương lai của người ta.

Từ khi tôi bảo chư vị giảng thanh chân tướng cho đến hôm nay, quá trình lịch sử ấy tuy không dài, nhưng biến hoá đã hết sức to lớn. Khi tôi mới bắt đầu bảo chư vị giảng chân tướng, bấy giờ còn có rất nhiều các nhân tố đang cản trở. Hiện nay cũng vẫn còn, nhưng đã vô cùng ít ỏi. Nói cách khác, trong khi giảng chân tướng thì các nhân tố can nhiễu càng ngày càng ít, [còn] nhân tố có thể khiến con người thế gian hiểu rõ ra đã càng ngày càng nhiều. Trước đây có những lúc giảng chân tướng không có được hiệu quả tốt lắm, đó là đang bị các nhân tố tà từ bên ngoài đến khởi tác dụng can nhiễu; hiện nay đã khác rồi. Hãy từ bi, hãy nghĩ biện pháp để cứu độ con người thế gian, sao cho càng có nhiều con người thế gian hiểu rõ được chân tướng hơn nữa.

Hết thảy các việc mà đệ tử Đại Pháp thực hiện đều rất vĩ đại, hơn nữa cũng rất trọng yếu. Trong khi giảng chân tướng, những lời chư vị nói, năng lượng [chư vị] xuất ra, đều có tác dụng chấn nhiếp và tiêu trừ tà ác; chư vị đang là [những gì] then chốt trong việc lưu lại các sinh mệnh ở thế gian. Nếu lời chư vị nói rất thuần chính, thì sẽ thật sự đả động đến nơi đáy lòng tư tưởng của người thế gian, lập tức khiến con người thế gian hiểu rõ ngay.

Hỏi: Khi chúng con làm phim hoạt hình giảng chân tướng phát hiện thấy rằng đằng sau chương trình làm phim hoạt hình 3D có một số nhân tố không tốt; có học viên sau khi sử dụng [chương trình] một thời gian thì thân thể cảm thấy không thoải mái. Có phải là không nên dùng những chương trình đó không?

Sư phụ: Có một số thứ không tốt; thực ra khi chư vị sử dụng cũng là [chư vị] chọn những sinh mệnh ấy, và cứu độ chúng. Những thứ bên trong đó sẽ có thứ được Thiện giải, có thứ bị đào thải, [hoặc] chuyển hoán. Giảng từ một giác độ khác, chư vị sử dụng [chúng] cũng chính là từ bi với vật đó. Có những thứ đã biến dị cần phải được quy chính [hoặc] đào thải; điều ấy tương đương với cứu một sinh mệnh. Tuy nhiên có những thứ đã quá xấu rồi; do vậy cần sử dụng một cách có lựa chọn.

Hỏi: [Đệ tử] chỉ sau khi tu một thời gian lâu đến vậy, mới ý thức được rằng chấp trước căn bản của mình là gì; đó chính là chấp trước vào bản thân.

Sư phụ: Đúng thế; nói thẳng ra [đây] chính là nhân tố cơ bản của sinh mệnh trong quá khứ. Trước đây mọi người đều có [trong mình] phương diện này; nhiều người còn không hề ý thức ra được. Thuận theo việc mọi người đề cao toàn thể, thì phương diện này không còn nổi cộm như trước nữa.

Hỏi: Trong khi chứng thực Đại Pháp trước đây, đành rằng [đệ tử] có làm những công việc chứng thực Pháp, nhưng hiện nay thấy rằng đó là xuất phát từ ‘tự tư’, là với cơ điểm từ chứng thực bản thân. Câu hỏi của chúng con là, vì sao nhận thức ra điều ấy muộn màng như vậy?

Sư phụ: Chứng thực Pháp cũng là tu luyện; quá trình tu luyện chính là quá trình không ngừng nhận thức ra những chỗ thiếu sót của bản thân để rồi bỏ chúng đi; chỉ [có điều] rất nhiều các chấp trước tối căn bản [nếu] nhận thức ra được càng sớm càng tốt. Nhận thức ra được, bản thân đó cũng là đề cao. Có thể vứt bỏ chúng, hoặc khắc phục chúng, tiêu tán chúng, cuối cùng hoàn toàn loại bỏ chúng, quá trình đó chính là liên tục đề cao, cũng là chuyển biến căn bản của sinh mệnh.

Hỏi: Con là người phụ trách ở một vùng ở châu Úc. Con học Pháp không tinh tấn, chịu nhận nhiều can nhiễu về danh lợi; con thấy rất ân hận, e rằng [có thể đã] gây ảnh hưởng xấu đến Đại Pháp. Là một đệ tử Chính Pháp con muốn đề cao. Xin hỏi Sư phụ tôn kính, địa phương chỗ chúng con có nên tuyển chọn một đệ tử học Pháp tốt hơn để làm người phụ trách hay không?

Sư phụ: Có thể nhận thức được đã là tiến bộ lớn rồi. Tu luyện chính là như vậy; khi chư vị không ngừng nhận thức ra chỗ thiếu sót của mình, chư vị cũng là đang đề cao; tuy nhiên bản thân có thể kiên định như thế nào mới là điều trọng yếu nhất sao cho đi tiếp đoạn đường sau này cho tốt.

Nhân đây tôi cũng nói một vấn đề. Ở Trung Quốc, vào thời trước khi xảy ra cuộc bức hại, thực sự đã có rất nhiều học viên học Pháp là học luyện công kèm theo các loại tâm thái [khác nhau]. Thấy người khác học thì mình cũng học, có khả năng trị bệnh thì chúng ta cùng luyện. Hoàn toàn không hề có dụng tâm học Pháp, chứ chưa nói gì đến nhận thức một cách nghiêm túc về tu luyện, chưa có thấy được chính niệm thật sự của con người. Qua một thời gian lâu, thậm chí kéo dài qua đến mấy năm vẫn thế. Rất nhiều học viên cứ nhìn theo người khác, ‘Ồ, họ đã khỏi bệnh rồi, vậy mình cũng luyện; bệnh của họ chưa khỏi thì mình chưa luyện’. Nguy hiểm hơn nữa là có rất nhiều người cứ nhìn theo người phụ trách; người phụ trách thế nào thì họ cũng thế; người phụ trách tốt thì họ cũng tốt, người phụ trách làm không tốt thì họ cũng theo thế mà học. Trong tu luyện tôi đã khuyến khích mỗi từng đệ tử Đại Pháp đều tự mình đi thật tốt trên con đường riêng của mình, kiến lập uy đức cho chính mình; khiến bản thân mình tiến về viên mãn, trở thành một Vương làm chủ trời đất riêng của mình. Cớ sao không thể tự mình đi tốt con đường của mình, không tự mình học Pháp cho tốt, gây dựng chính niệm của bản thân mình?

Thực ra tôi chọn người phụ trách là không chọn người [có tầng] cao nhất. Tôi nhìn các chúng sinh là như nhau, tôi đối với chúng sinh là không hề có ‘chư vị giỏi hơn người này, người này giỏi hơn người kia’; tôi xét một cá nhân là có kinh nghiệm và nhiệt tình làm công tác tập thể hay không. Tôi chỉ có một cách nghĩ như vậy thôi; chứ tôi không theo cách nghĩ rằng ‘cá nhân này tu được tốt, giỏi hơn người khác, vì thế mới để họ làm người phụ trách’. Một người thường từ khi bắt đầu tu luyện cho đến tận viên mãn, quá trình ấy tu luyện thế nào, có viên mãn được không, thảy đều phải xét xem bản thân người tu luyện ấy có thể làm tốt không.

Thực ra có rất nhiều đệ tử Đại Pháp bình thường khác, lặng lẽ âm thầm nhưng tu luyện rất tốt. Có cơ sở vô cùng tốt, có căn cơ hết sức tốt, về các phương diện đều tốt lắm; nhưng nếu bảo vị đó ra làm một số công tác mang tính sự vụ, thì không nhất định là vị ấy sẽ làm được; do vậy tôi chọn học viên nào biết cách tổ chức, có thể làm một số việc, và có nguyện ý hy sinh cho mọi người để làm người phụ trách. Trước đây tôi đã nói về việc này nhiều lần rồi; tuy nhiên có một số đệ tử Đại Pháp làm người phụ trách đã có biểu hiện quả thực rất tốt đẹp, và có một số có biểu hiện hơi kém. Vào lúc cuộc bức hại bắt đầu, đã có những người phụ trách vì không học Pháp một thời gian lâu, nên đã thoả hiệp theo tà ác, gây nên một số tác dụng bất hảo. Như vậy, một số học viên vốn vẫn nhìn theo người khác làm sao liền làm vậy ấy, nhất là [học viên nào vốn vẫn] nhìn theo người phụ trách, [họ] cho rằng: ‘A, tại sao vị ấy không hành xử đúng nữa? Vị ấy không tu nữa thì mình cũng không tu nữa. ’ Tôi muốn các học viên vứt bỏ chính cái tâm ấy. Tôi [muốn] để học viên tu xuất ra được chính niệm của bản thân mình, tôi không [muốn] rằng mục đích của chư vị tu luyện [chỉ] là để giúp đỡ trạm trưởng, người phụ trách hoặc hội trưởng tu luyện; mỗi người đều phải tu bản thân mình.

Trong cuộc bức hại này, có rất nhiều học viên như trên cũng đã trưởng thành, đã thanh tỉnh, đều có thể lý trí hẳn lên. Trải qua bài học đau xót ấy rồi mới hiểu rõ ra! Thực ra trước đây tôi đã giảng nhiều lần rồi; chính là họ chưa có coi trọng tự tu bản thân mình. Tu luyện không có khuôn mẫu, không thể nhìn theo người khác mà tu, cũng không thể dán mắt vào người khác được — ‘Anh tốt thì tôi cũng tốt, anh [tu] không tốt thì tôi cũng thôi’ — chỉ một chút chủ kiến cũng không có; chư vị thử nói xem, với những học viên như thế thì tôi dẫn dắt chư vị tu luyện thế nào đây? Đúng chư vị là [người] đang tu không? Tư tưởng toàn là tự thị nhi phi, lời nói ra cũng là ngôn bất do trung. Tu luyện là không thể bắt chước theo người khác, chỉ có thể tu một cách hết sức thực chất. Tu thế nào? Chính là học Pháp cho nhiều, không thể trông vào người khác. Tất nhiên nhìn theo Thần thì cũng được, nhưng Thần không tu luyện ở đây, do đó những ai đang tu này đây đều là ‘con người’ thôi; chỉ có [ai] có cái thân thể này thì mới có thể tu xuất ra được. Chừng nào còn chưa vứt bỏ hết thảy mọi thứ của con người, thì chư vị vẫn là người tu luyện. Chỉ khi mà hết thảy những gì bề mặt đã rốt ráo biến hoá xong hết, thì chư vị mới triệt để thoát ly khỏi con người. Nhưng trong quá trình tu luyện thì ý thức của bản thân mình cần phải minh bạch, [cần] tu bỏ đi những chỗ thiếu sót của mình, ức chế chỗ không tốt của bản thân, thanh lý những chỗ không tốt của bản thân; cần phải có ý thức không ngừng hướng thượng tiến lên, đó chính là tu.

Hỏi: Sau khi Sư phụ giảng Pháp tại [hội] sáng tác mỹ thuật, có đệ tử bèn đi học kỹ thuật hội hoạ cơ bản; [như vậy] có ảnh hưởng giảng chân tướng không?

Sư phụ: Như vậy có ảnh hưởng. Tôi nói với chư vị rằng, kỹ thuật cơ bản của hội hoạ không phải chỉ [qua] một hai năm luyện [tập] mà thành, có rất nhiều [người] đã bắt đầu luyện [tập] từ khi còn nhỏ [tuổi], phải trải qua thời gian rất lâu. Rất nhiều [người] giỏi đều phải qua hàng mười mấy năm, mấy chục năm rèn luyện mới thành công. Chư vị nói: ‘Bây giờ tôi muốn vẽ, vẽ một bức tranh’, nhưng không thể đưa [tranh của] chư vị đi triển lãm được; (mọi người cười) bởi vì điều tôi giảng chủ yếu là nhắm vào các đệ tử Đại Pháp đã có kỹ thuật hội hoạ cơ bản, đã có chuyên môn về mặt này, tức là những [đệ tử nào] đã giỏi và chuyên nghiệp về lĩnh vực này, tôi [giảng] nhắm vào họ, khiến họ thay đổi quan niệm vốn đã bị ảnh hưởng bởi ý thức hiện đại, để họ [vẽ] được những gì [ngay] chính cho nhân loại. [Còn] bây giờ mới đến [học vẽ] thì không [kịp], bởi vì đây không phải là điều nhất thời có thể làm được ngay; ngoài ra tôi còn muốn họ nêu được tiêu chuẩn [cao trong hội hoạ]. Dẫu chư vị làm điêu khắc hay vẽ tranh cũng vậy, hãy luyện kỹ thuật cơ bản cho tốt, đó chính là vấn đề tối cơ bản. Vấn đề khó khăn nhất mà tất cả các họa sỹ gặp phải đều là ‘sáng tác’, mức độ khó khăn rất lớn. Khắc hoạ tâm lý [và] thần thái của nhân vật, sao cho thật sống động; điều ấy không phải [chỉ] có kỹ thuật cơ bản là có thể làm được đâu. Mỹ thuật chính thống, ấy là một kỹ năng lớn mà Thần truyền cấp cho con người.

Hỏi: [Con xin hỏi] làm thế nào để giúp đỡ nhiều học viên hơn nữa bước ra, cùng nhau làm tốt công tác Chính Pháp?

Sư phụ: Hãy dụng tâm giống như [khi] chư vị giảng chân tướng vậy.

Hỏi: [Con xin hỏi] ba hồn bảy phách là gì? Có quan hệ đến tu luyện?

Sư phụ: Đó là những thứ của con người; bây giờ tôi không giảng trước. Tất nhiên vào tình huống cá biệt [tôi đã giảng] cho một diện hẹp, tôi có giảng một số sự việc của nhân loại; [điều ấy] không có ảnh hưởng gì đến nhân loại. Bước kế tiếp sẽ là những sự việc của nhân loại, [khi ấy] tôi cần giảng những sự việc trong tam giới, kể cả lịch sử chân thực của con người, mục đích tồn tại của tam giới, cội rễ của dân tộc và nguyên lai của nhân chủng cũng như con người, nhân tố chân chính cấu thành nên [thân] thể người, hết thảy những thứ trên thế gian này vì sao mà tồn tại.

Chủ nguyên thần và phó nguyên thần mà tôi giảng cho chư vị, đó là những gì nói đến khi giảng Đại Pháp; còn giảng một cách chân chính về Pháp của nhân loại bên trong tam giới, thì tôi vẫn chưa giảng cho chư vị, do vậy đều sẽ [được] giảng trong tương lai. Có hai bước Chính Pháp và Pháp Chính Nhân Gian là vậy; bước tiếp trong tương lai là [nhắm vào] con người nơi đây; [tôi sẽ] giảng một cách toàn diện về tam giới, nhân loại, quan hệ giữa [các] hành tinh và địa cầu, giữa [các] sinh mệnh và [thân] thể người, mục đích của từng bước trong sự phát triển của xã hội nhân loại — đó là lịch sử chân thực của nhân loại — Thần tạo ra con người, v. v. Vậy nên các sự việc của nhân loại đều sẽ cần phải giảng, hết thảy những gì con người không tin đều sẽ triển hiện.

Hỏi: [Con xin hỏi] cựu Pháp lý và tân Pháp lý có bộ phận trùng nhau không?

Sư phụ: Khác biệt rất nhiều, [các] vấn đề căn bản là không trùng nhau. Cơ điểm của quá khứ là ‘vị tư’, còn hết thảy những gì Đại Pháp tạo nên đều là không ‘chấp ngã’. Có một số vấn đề cụ thể sẽ được nhận thức như nhau. Biểu hiện cụ thể của Thiện và Ác về cơ bản là như nhau, nhưng rất nhiều điều đã có phát sinh một số biến đổi; sinh mệnh trong tương lai sẽ tốt đẹp hơn hẳn.

Hỏi: [Con xin hỏi] báo chí mà các học viên làm thì có thể bán ra được không?

Sư phụ: Tất nhiên là có thể; nếu có rất nhiều người đọc báo mà chư vị làm, thì trước tiên có thể bán một phần xem sao. Thực ra báo mà chư vị làm thật sự đã là một phần các tờ báo cốt cán bậc nhất trong đại cộng đồng người Hoa thế giới, (vỗ tay) tại các thành thị rất nhỏ tại Mỹ cũng đều có, tôi cũng thấy có cả ở những địa phương rất nhỏ bé, ở đó các tờ báo tiếng Trung khác hoàn toàn không vươn đến được, không với tới được. Chư vị cũng nhất định phải làm [báo chí] càng ngày càng tốt; khi điều kiện đã đầy đủ thì có thể dần dần chuyển tới một vòng tuần hoàn tốt hơn.

Hỏi: Là một phương thức trong các kênh thông tin giảng chân tướng, đài phát thanh cần phối hợp như thế nào với hình thế Chính Pháp cho tốt hơn, sao cho có tác dụng tốt hơn trong [việc] việc giảng chân tướng?

Sư phụ: Việc này cũng giống như các kênh truyền tin khác mà đệ tử Đại Pháp đang làm, cần học tập lẫn nhau, học sở trường bù sở đoản, đều có thể làm tốt. Ít nhất [có thể] chia sẻ thông tin cũng như nguồn tư liệu khác, các kênh truyền tin khác không có những điều kiện này. Có thể làm thử xem sao. Vì để giảng chân tướng vạch trần cuộc bức hại tà ác, [và] cứu độ chúng sinh nhiều hơn nữa, sao cho có thể khiến đài phát thanh làm cho nhiều người hơn nữa, nhất là người [dân] tại Trung Quốc, đều biết, như thế mới tốt.

Hỏi: Chồng của con không tu, đã tham dự nhiều Pháp hội, cũng làm một số việc cho Đại Pháp, nhưng đã làm việc xấu. Đã muốn sửa [sai], nhưng có một lực lượng làm anh ấy vô cùng đau khổ, không thể tiếp tục ở lại gia đình; chúng con đã ly hôn. Người như vậy còn có thể cứu nữa không?

Sư phụ: Trong cuộc bức hại này, tôi bảo chư vị rằng, nói một cách chặt chẽ, thì có rất nhiều người [tại] Trung Quốc đã phạm tội với Đại Pháp; do vậy khi giảng thanh chân tướng nếu chư vị không cứu độ họ, thì họ thật sự sẽ không thể cứu được nữa. Khi giảng chân tướng chẳng phải chư vị cũng đang cấp cơ hội cho họ hay sao? Cũng đang cứu độ họ đúng không? Tất nhiên trong đó có nhiều người từng là thân nhân của chư vị trước đây; hãy làm thử xem. Còn như thật sự không còn tốt nữa thì lại là chuyện khác; [việc] này chư vị không cần hỏi tôi, chư vị [tự] biết được rằng họ có thể cứu được hay không.

Hỏi: Khi biên soạn kịch bản cho phim, thì [nên] là kịch bản trực tiếp tả về chân tướng, hay là lồng thêm một số nội dung giảng chân tướng theo phương thức người thường; [con xin hỏi] cách nào là tốt?

Sư phụ: Đây là khác nhau theo giác độ; [hai cách] đều được. Nhưng dẫu là [theo] phương thức nào thì chư vị cũng là đệ tử Đại Pháp, [cần] biết được chứng thực Đại Pháp như thế nào; [chư vị] có thể dàn xếp được tốt, do vậy tôi nói rằng viết thế nào cũng được.

Hỏi: Trên truyền hình [của chúng con] mà giảng dạy về khoa học hiện đại thì có thích hợp không?

Sư phụ: [Tôi] bảo chư vị rằng, khi Sư phụ đàm luận về vấn đề khoa học, tôi thực ra không hề phủ định [khoa học]; nó là một tạo hoá trong vũ trụ. Trên thực tế những gì phải trải qua những tháng năm rất lâu dài [các] sinh mệnh mới tạo ra được, thì tôi đều rất trân quý [chúng], miễn là chúng không [mang] tính phá hoại đối với vũ trụ, [mà] là làm phồn vinh thêm vũ trụ. Quá trình sinh mệnh là không đơn nhất. Tôi chỉ nói rằng khoa học không thích hợp đối với nhân loại; hiện nay chẳng phải đã hiển lộ rất nhiều tiêu cực sao?

Như mọi người đều thấy, con người bị khoa học ảnh hưởng đến mức càng ngày càng không tin vào Thần; nhưng con người là do Thần tạo thành; không chỉ là Thần tạo thành, mà mục đích tạo ra con người còn là cùng lúc với Chính Pháp mà khiến các sinh mệnh từ cao [tầng đến có thể] đắc độ; hơn nữa nhân loại cũng sẽ là một tầng thật sự không thể thiếu trong vũ trụ tương lai, từ đây [sẽ] phát sinh những liên hệ với toàn thể vũ trụ. [Có] tác dụng to lớn như thế, [trong] bối cảnh rộng lớn như thế, thế mà những thứ của khoa học đang huỷ hoại chính niệm cơ bản của con người.

Khi các sinh mệnh sử dụng khoa học trên diện rộng, thì nó thực sự đang gây tác dụng hết sức xấu trong vũ trụ. Vũ trụ là một thể tuần hoàn; hết thảy các nhân tố vật chất đều đang tuần hoàn. Sinh mệnh có tội khi ở trong quá trình bị tiêu huỷ, thì cũng cần tiêu huỷ tội của chúng — tiêu huỷ, tiêu huỷ, lại tiêu huỷ — tiêu huỷ cho đến khi vật chất chết đã tuyệt đối không còn sinh mệnh nữa, rồi sẽ dần dần đề cao lên các tầng [và được] sử dụng. Vũ trụ là một thể tuần hoàn; nếu như vật chất bị biến dị rồi thì rất khó xử lý. Vì vật chất sau khi biến dị được sinh mệnh tầng thấp hấp thụ rồi, còn sinh mệnh tầng cao lại không thể đến tầng thấp để giải quyết; vật chất mà sinh mệnh tầng thấp không giải quyết được lại được tái sử dụng, trong [quá trình] tuần hoàn thăng hoa tiếp lên, khi vật chất bắt đầu biến dị ấy tiếp tục thăng hoa lên, thì sinh mệnh của một tầng trên kia cũng không cách nào giải quyết hoàn toàn. Khi thăng hoa thì [sinh mệnh] mỗi tầng đều không thể giải quyết hoàn toàn; hơn nữa có rất nhiều vật chất đã nảy sinh tình huống như vậy, sẽ làm cho vũ trụ phát sinh biến dị trên diện rộng.

Như mọi người đã biết, thép của chúng ta hiện nay, rất nhiều là do nhiều kim loại tạo thành; khi cho nó quay trở lại lò để luyện lại, thì không cách nào khiến kim loại trở về thuần khiết nữa, vả lại kỹ thuật nào cũng không làm chúng phân ly hoàn toàn. Mọi người biết rằng đất trồng trọt một khi đã được bón phân hoá học, thì đến khi chư vị thôi không bón phân hoá học, thì cũng không trồng được cây nào nữa, hoàn toàn không trồng trọt được. Hạt giống [thu hoạch] sau khi được dùng phân hoá học, thì những đời sau [của giống hạt ấy] cũng cần bón phân hoá học; hạt giống đã biến dị mà không được bón phân hoá học, thì không được. Mà phân hoá học ấy, như mọi người đã biết, là cấu thành từ các hợp chất hoá học.

Sự tuần hoàn của vật chất có rất nhiều hình thức; [tôi] nói về một phương thức tuần hoàn vật chất đơn giản nhất: vật chất của thực vật, động vật cũng như thân thể người đều do các lạp tử tổ [hợp tạo] thành; giữa các lạp tử là có khe; phóng đại sẽ thấy những khe đó rất lớn, hơn nữa trong những khe ấy có khí vị tản phát ra [ngoài], mà bản thân những khí vị ấy — [nếu] nhìn tại mức vi quan hơn — thực ra là một trường do các hạt tổ [hợp tạo] thành; do vậy hết thảy các động vật thực vật đều đang tản phát các vật chất vi quan. Những thứ đó đều được tầng ngay bên trên liên tục sử dụng; nhưng [nếu như] nước, không khí, vật chất [cũng như] các chủng nhân tố cần thiết cho cấu thành của con người thế gian và sinh vật đã bắt đầu bị ô nhiễm và đều phát sinh biến dị, thì những gì được không gian ngay tầng trên sử dụng cũng đã bị biến dị từ căn bản.

Tôi đã giảng cho mọi người rằng dưới tác dụng của khoa học của người hành tinh khác, con người đã có một tầng thân thể, một tầng lạp tử của một tầng thân thể đã hoàn toàn bị người hành tinh khác thao túng, hoàn toàn do nhân tố của người hành tinh khác cấu thành, trong đó gồm có những thứ như số tự, kết cấu cơ giới, linh kiện điện tử, v.v. tạo thành; những thứ đó đang không ngừng gây tác dụng làm biến dị. Công nghiệp hiện đại trên diện rộng do khoa học mang đến đã làm rất nhiều tầng không gian thấp của vũ trụ bị ảnh hưởng. Trong Chính Pháp tôi phát hiện rằng có một tầng rất to lớn trong vũ trụ đã bị những thứ đó làm ô nhiễm; ngoài ra những thứ bị biến dị ấy cũng gây tác dụng chống đối trong Chính Pháp.

Mọi người thử nghĩ xem, những thứ biến dị ấy nếu lại thăng [hoa] lên đến những thứ vi quan [hơn], nếu như Thần cũng hấp thụ [chúng], thì chẳng phải Thần cũng đều sẽ phát sinh biến dị? Thế giới của Thần cũng sẽ phát sinh biến dị? Trên thực tế đã xuất hiện tình huống như vậy; mọi người nghĩ xem, có đáng sợ không? Do đó tôi nói rằng những thứ [khoa học] ấy không thích hợp cho nhân loại; chỉ có thể thích hợp cho các sinh mệnh trong phạm vi cực nhỏ sử dụng theo một thứ tự [nhất định].

Tôi nói với mọi người rằng, mức độ ô nhiễm không khí hiện nay đã [đến mức] không ai có thể khôi phục nó lại về mức độ thuần khiết như thời tiền sử. Cũng không cần nói nhiều đến vậy, [nó] đã không thể sánh với không khí cách đây 1.000 năm. Con người đã biến dị rồi, đã thích nghi rồi. Ô nhiễm của nước [cũng vậy], không còn biện pháp có thể đưa nước về mức độ thuần tịnh nhất nữa; bởi vì nước cũng là [trong] tuần hoàn.

Trước đây tôi giảng cho chư vị rồi, nước thì vẫn là nước, nhưng nước biển là một loại vật chất và nước ngọt là một loại vật chất khác. Từ nước biển có thể [chiết] luyện ra nước ngọt, điều ấy tương tự như từ đá [quặng] có thể luyện ra kim loại, nó có thể luyện ra như thế. Bình thường nước ngọt sẽ chảy về chỗ trũng, đến chỗ trũng nhất là đại dương — tất nhiên [đại dương] thấp hơn các lục địa — do vậy nó phải chảy về đại dương. Nhưng sau khi chảy vào trong đại dương, thì nước ngọt ấy không tản ra. Lạp tử của nước [ngọt] nhỏ hơn lạp tử vật chất trong nước mặn, do đó nước [ngọt] sẽ lưu chuyển xuyên qua những lạp tử kia, nó tương tự như kinh lạc của con người vậy; sau đó nó tuần hoàn [quay] trở lại; do đó có những con sông đã chảy mãi không ngừng hàng mấy vạn năm, hàng mấy chục vạn năm vẫn chảy như thế. Có người nói nước sông là do nước trong lòng đất chảy ra, là do băng tan mà ra. [Nhưng] mọi người đã thấy, những con sông ấy vì sao mà lớn vậy? Vẫn cuồn cuộn chảy mãi hàng vạn năm — ví như sông Trường Giang, như mấy con sông lớn ở Mỹ quốc — dòng chảy lớn mạnh như thế, phải có bao nhiêu nước để nó chảy mãi như thế? [Có người nói] là do nước từ trên núi tuyết; [nhưng] một số con sông hoàn toàn không khai nguồn từ núi tuyết. Thực ra nước kia đang tuần hoàn; sau khi nó chảy đi thì nó lại trong quá trình tuần hoàn, cũng là quá trình tịnh hoá, tịnh hoá trở lại và quay về. Nhưng nó đã ô nhiễm quá nghiêm trọng; mà không phải là do những nhân tố bình thường của con người gây ra ô nhiễm, đó là do công nghiệp khoa học hiện đại vì người hành tinh khác đưa vào, [vậy nên] không thể tịnh hoá đến mức thuần khiết [như trước] nữa; do đó sau khi [nước] đã biến dị rồi thì cái gì cũng không thể khiến nó tịnh hoá nữa.

Có người đắp đập ở đầu sông, ngay ở trên thượng nguồn mà lập một cái đập, để phát điện, cải [thiện] việc dùng điện của con người, giải quyết vấn đề nguồn năng lượng. Thực ra [điều ấy] giống như họ chặn ngang lưng [dòng chảy] rồi chặt đứt nó; giống như một người hay một sinh mệnh kia cũng vậy — vì con sông cũng là sinh mệnh; vật thể nào mà chẳng có sinh mệnh? — nếu một người bị chặt đứt ngang lưng, thì vị ấy sẽ ra sao? Vì dòng sông quá lớn, nên thời gian của nó khác với thời gian của con người, chư vị không thấy sự biến đổi lập tức của nó được; nhưng nó đang chết, nó đang chết từ từ. Quá trình tử vong của nó dài hơn của con người, phải mất hàng chục năm, hoặc trên trăm năm. Chẳng phải [con người vẫn] đề xuất rằng ‘cải tạo núi sông’, ‘cải tạo tự nhiên’? ‘Cải tạo tự nhiên’ ấy chính là phá hoại tự nhiên, ‘cải tạo núi sông’ chính là phá hoại núi sông. Hết thảy những gì chư Thần tạo ra đều có [trình] tự, theo con mắt của chư Thần thì thiên-địa không có giống [như trong con mắt] của con người; đã an bài quân bình mọi thứ hết sức tốt đẹp rồi. Con người chỉ nên sử dụng thật khéo, chứ không được phá hoại. Rất nhiều tai hoạ tự nhiên [đến] với nhân loại là do bản chất phá hoại của khoa học gây ra. Con người muốn dùng khoa học để đạt được cái gọi là ‘phát triển’ cũng dẫn đến việc khai thác nguồn năng lượng và tài nguyên một cách vô hạn độ; hết thảy mọi thứ đều đang bị phá hoại.

Như mọi người đã biết, thế kỷ trước tại châu Âu và Mỹ quốc có công nghiệp rất phát triển, nhất là công nghiệp gang thép và công nghiệp hoá chất; bấy giờ gây ra ô nhiễm rất nghiêm trọng. Nhưng người châu Âu và Mỹ quốc đã kịp thời tỉnh ngộ, tăng cường bảo hộ sinh thái tự nhiên; trải qua mấy chục năm sau đó, hoàn cảnh đã thật sự trở nên tốt hơn; do vậy chư vị thấy rằng nước sông tại Mỹ rất trong, nước hồ cũng không bị ô nhiễm. Sự tỉnh ngộ của con người đã thực sự khởi tác dụng như vậy; nhưng muốn trở về được mức độ thuần [khiết] như trước đó thì quá khó khăn. Nói cách khác, khoa học cũng đưa đến những điều xấu tệ cho con người; hiện nay chẳng phải các nhà khoa học cũng đều ý thức được [điều ấy]? Tuy nhiên đó chỉ là [những gì] mà mắt người ta nhìn thấy được hay [họ] cảm thấy được mà thôi.

Chư vị đã biết chưa? Sự phát triển của khoa học tại lĩnh vực vi quan còn đáng sợ hơn. Trong nghiên cứu các lạp tử ở vi quan hơn, [khoa học] khiến các lạp tử vi quan phát sinh phân rã, tạo thành phản ứng phân rã dây chuyền liên tục, liên tục phân rã và nổ không ngừng. Các khoa học gia hiện nay cũng biết rằng [điều] ấy đáng sợ; nếu cho phát nổ dây chuyền mãi như thế, thì không cần phải trải qua một thời gian lâu, toàn thể địa cầu này sẽ bị giải thể hết. Hiện nay những nhà khoa học làm [ra] những việc ấy không ai có thể dừng loại phát nổ ấy được; hiện nay vẫn đang liên tục phân rã và giải thể. Những người Trung Quốc đan áo len đều biết rằng, nếu hiện nay cứ liên tục tháo không ngừng, thì sẽ mở từng nút từng nút. Mà khoa học đưa đến cho nhân loại đâu chỉ có vậy; có đáng sợ hay không?

Con người cho rằng máy tính thật là tốt, có máy tính dùng rất tiện lợi; tôi không phản đối máy tính, tôi cũng không phản đối khoa học; tôi chỉ nói rằng [chúng] không thích hợp với con người. Các sinh mệnh khác, [có thể] sử dụng [chúng] trong một phạm vi có giới hạn, bởi vì chúng cũng là một tạo hoá của vũ trụ. Hiện nay có những người mà tư tưởng chậm lụt đến mức không có máy tính thì không tính toán được nữa, không có máy tính là không suy xét vấn đề được nữa, cần phải xem những gì lưu trữ trong máy tính. Chư vị nói lý với họ nhưng họ không nghe — ‘Để tôi xem máy tính nói gì’ — Chư vị nói gì với họ, họ cũng không nghe. Con người đã dựa vào máy tính quá nhiều, rời xa máy tính là không có được nữa. Ngoài ra, những chỉ lệnh nó phát xuất ra, nó nói gì là quyết định như thế, khiến người dùng [máy tính] nghe theo máy tính. Có những người đúng là nghe theo máy tính. Chẳng phải máy tính đang khống chế con người? Nếu máy tính phát triển thêm bước nữa, tính ỷ lại của con người và chỉ lệnh của máy tính đều mạnh lên thêm nữa, thì con người thật sự sẽ bị máy tính khống chế. Nếu có thể chế tạo những người máy rất hoàn hảo, như thân thể con người vậy, và đến lúc người máy ấy cũng có thể chế tạo ra người máy, thì nhân loại sẽ bị huỷ diệt; bởi vì chúng sẽ liên tục sản xuất người máy và đào thải con người. Nghe vậy thật đáng sợ; nếu như không phải vì Chính Pháp đang ức chế khoa học của nhân loại [không cho] phát triển vô hạn độ, thì hôm nay đã là như thế rồi đó. Hiện nay đã thấy rất nhiều nhân viên công tác tại chính phủ khi xử lý nhân viên công tác, họ không còn nghe theo con người nữa, mà là máy tính quyết định. Đã đến mức độ đó rồi, có đáng sợ hay không? Họ nghe theo máy tính, con người phải nghe theo máy tính, theo những số liệu máy tính lưu trữ, với lý do là chúng rất chính xác. Tuy nhiên con người là phức tạp, là sống động, là biến hoá, và tư duy của họ cũng đang luôn biến đổi; con người ở trong sự bất ổn định giữa thiện và ác, tốt và xấu mà luôn biến đổi, sự việc của con người thế gian cũng không hề ổn định; hơn nữa con người cũng không phải là vật chất bất động mà có thể qua một quyết định là khái quát cho được. Đó là những gì tiêu cực mà khoa học đưa đến cho con người.

Tất nhiên, những gì mọi người đang học hiện nay đều là những thứ ấy, vậy nên chư vị không dạy thứ đó thì dạy gì nữa? Đã là như vậy rồi. Hiện nay vào thời kỳ lịch sử này chư vị làm như vậy cũng không tính là sai, bởi vì quy chính hết thảy mọi thứ như thế nào sẽ là việc của tương lai.

Hỏi: Một số người Philipine muốn dịch cuốn «Chuyển Pháp Luân» sang tiếng Philipine; nếu có người đọc và dịch, nhưng chưa phải là người tu luyện, thì họ có thể trợ giúp trong việc phiên dịch không?

Sư phụ: Giúp đỡ [trong việc] phiên dịch thì cũng được; nhưng đệ tử Đại Pháp phải có vai trò chủ đạo; bởi vì người thường không thể lý giải được Pháp lý; điểm này là khẳng định; chư vị phải hết sức chú ý.

Hỏi: Chúng con vẫn luôn nỗ lực giảng chân tướng cho người thường, giảng rõ rằng vì sao cuộc bức hại đối với Đại Pháp là tà ác nhất trong lịch sử, chúng con giảng rằng đây là cuộc bức hại có tính chất toàn thế giới, là cuộc bức hại đối với nhân tính, với lương thiện, với lương tri; chứ không phải chỉ đơn thuần là sát hại cái thân xác thịt của con người. Con xin hỏi Sư phụ giảng rõ thêm hơn nữa?

Sư phụ: Đúng vậy, nó phá hoại đạo đức của nhân loại đến mức hầu như chỉ còn lại một chút xíu lương tri, mà không chỉ có [như những gì chư vị vừa trình bày] Nếu Pháp này không thể cứu độ con người, thì nhân loại đã hết hy vọng rồi.

Hỏi: Giảng thanh chân tướng là then chốt [trong] giải quyết hết thảy các vấn đề; cần làm rõ một cách toàn diện và thâm sâu; vậy [chúng con] định kiến lập bảo tàng về sự đàn áp diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công, sao cho các quan chức chính phủ, các nhà đầu tư vào Trung Quốc, học sinh cũng như các kênh truyền thông có thể hiểu rõ sự thật sâu sắc hơn, qua đó cứu độ rộng rãi chúng sinh.

Sư phụ: Ý tưởng đó rất hay; trong đó có triển lãm về sự bức hại các đệ tử Đại Pháp và vật chứng của chứng thực Pháp; là nơi để cứu độ chúng sinh và giảng chân tướng.

Hỏi: [Con xin hỏi] ‘từ bi’ là vứt bỏ ‘tình’ [mới] sản sinh ra, còn ‘uy đức’ là được tu xuất lai như thế nào?

Sư phụ: Chư vị đi thật tốt trên con đường Chính Pháp này, trong tu luyện chư vị có thể vượt qua khỏi những ràng buộc của bản thân mình, có thể vứt bỏ các chấp trước của mình, có thể trong chính niệm mà cứu độ chúng sinh, chư vị có thể [lấy] chính niệm đối đãi với hết thảy những gì mình gặp phải; đó chính là uy đức. (vỗ tay)

Hỏi: Trong quá trình Chính Pháp con thực thi rất tốt khi mới bắt đầu, nhưng sau đó con không còn làm tốt nữa, chính niệm cũng mai một.

Sư phụ: Vậy hãy làm cho tốt. Chư vị sinh hoạt [ngay] trong xã hội người thường, những mê hoặc từ các loại quan niệm của xã hội người thường, các tâm chấp trước chưa từ bỏ được trong khi tu luyện cũng đều vướng víu [vào chư vị], [nên] khi giữ mình không vững liền xuất hiện vấn đề. Đã nhận thức ra [chỗ sai] rồi thì hãy thực hiện lại cho thật tốt.

Hỏi: Khi giảng chân tướng có người hỏi: ‘Các đệ tử Đại Pháp vì sao phải chịu những đòn tra tấn ghê thế mà không thoả hiệp’. Không dễ mà giải đáp được câu hỏi này tại tầng của người thường; chúng con nên trả lời câu hỏi đó thế nào cho tốt?

Sư phụ: Chư vị hỏi lại họ, ‘Vì sao đồ đệ Cơ Đốc giáo trong lịch sử bị bức hại đến hơn ba trăm năm mà không hề thay đổi tín ngưỡng?’ Thực ra đối với người thường thì trả lời câu hỏi đó không phải là điều chủ yếu. Trong lịch sử Trung Quốc chẳng phải có rất nhiều người thà chết vẫn không khuất phục hay sao? Thực ra là vì quan niệm đạo đức của con người hiện đại đã không tốt nữa, họ đã không còn hiểu được căn bản của [phép] làm người. Trung Quốc có rất nhiều cổ nhân chỉ vì một lời hứa của mình mà từ bỏ mạng sống chứ không chịu thay đổi; tại sao con người hôm nay thấy điều ấy là khó hiểu? Chính là vì con người ngày nay đã biến dị. Chư vị có thể kể một số thí dụ từ các góc độ khác nhau mà giảng, có thể giảng [điều ấy cho họ].

Hỏi: Một số người Hoa ở hải ngoại, về cơ bản đã hiểu được chân tướng cuộc bức hại ở trong nước [Trung Quốc], cũng có biểu hiện đồng tình, và chỉ trích tà ác; nhưng họ không tin Đại Pháp, không tin Sư phụ đang độ nhân, trái lại còn có lời bất kính đối với Sư phụ.

Sư phụ: Vậy thì chư vị đừng nói với họ là Sư phụ độ nhân; chư vị chỉ giảng về cuộc bức hại là xong; đừng giảng những gì cao [quá]. Nếu có người hỏi, [và] họ có thể liễu giải được, thì chư vị mới giảng cho họ; cũng đừng giảng cao [quá].

Con người không thể liễu giải được người tu luyện; chỉ qua đôi câu ba lời thì cũng không nói rõ ra được; do vậy [có thể] kết quả còn trái lại, không được giảng cao [quá]. Chư vị muốn lấy những nhận thức về Pháp lý thông qua tu luyện mới có được của mình mà lập tức giảng hết cho họ, thì chư vị làm họ sợ quá. Chư vị phải trải qua bao nhiêu năm tu luyện mới nhận thức được đến đó thôi, chư vị muốn khiến họ trong khoảnh khắc mà đến cao như chư vị hay sao? Lẽ nào như thế được? Chư vị đều phải từng bước từng bước tu lên, huống hồ họ chỉ là người thường đang nghe về chân tướng, hơn nữa chẳng phải họ là người đã bị [những vu khống] đầu độc? Do vậy nhất định không được quá vội vàng.

Hỏi: Trường Minh Huệ của chúng con có một lớp tiếng Trung người lớn cho người Tây phương, định lấy cuốn «Chuyển Pháp Luân» làm tài liệu để dạy tiếng Trung; nhưng không biết như vậy có thích hợp không, vì không thể giải thích [Pháp trong sách]. Xin cảm ơn Sư tôn.

Sư phụ: Có thể dạy cuốn «Pháp Luân Công»; ban đầu có thể dạy cuốn «Pháp Luân Công». Trước đây tôi đã từng giảng về vấn đề cần giảng như thế nào. Có thể dùng nhận thức của chư vị mà giảng, chư vị nói rằng ‘đây là nhận thức của tôi’, hoặc nói ‘nhận thức hiện nay của bản thân tôi mới đến như vậy, nhưng còn rất nhiều nội hàm cao thâm hơn nữa, điều tôi giảng không phải là tuyệt đối’. Chư vị có thể nói những điều như thế, bảo cho học sinh như thế.

Thực ra có rất nhiều người học cuốn «Pháp Luân Công» bản chỉnh sửa, chư vị không cần giải thích. Chư vị đọc cho họ thì họ liền minh bạch ra, bởi vì Pháp đang khởi tác dụng. Nếu có các danh từ cá biệt mà không hiểu bản thân [danh từ] ấy, thì chư vị cứ giải thích danh từ đó, cũng phải nói thêm “ấy là nhận thức theo ngữ pháp hiện đại; nhưng trong Đại Pháp còn có các nội hàm khác nữa”; giảng như vậy thì không sao cả. Còn nói về nhận mặt chữ, thì cứ giải thích rõ bản thân các chữ tiếng Hán ấy [là được rồi].

Hỏi: [Con xin hỏi] làm thế nào để trẻ em có thể tham gia giảng chân tướng tốt hơn? Những người đắc Pháp vào bước tiếp theo là trong thời Pháp Chính Nhân Gian hay là sau khi Pháp Chính Nhân Gian?

Sư phụ: Người đắc Pháp vào bước tiếp theo đã bắt đầu đang đến từ bây giờ rồi. Thực ra đây là những việc của bước tiếp theo [là] thời Pháp Chính Nhân Gian; nhưng hiện nay [họ] đã bắt đầu [đến] rồi; bởi vì đã gần lắm rồi; các đệ tử Đại Pháp khi giảng thanh chân tướng mà khởi tác dụng rất tốt đẹp, thì sẽ có người tu luyện trong tương lai đến [nghe]. Trẻ em giảng chân tướng [là việc cần] căn cứ theo điều kiện mà làm; không yêu cầu như người lớn.

Hỏi: Một số đệ tử ngộ ra rằng, giảng chân tướng cho [những người] bên lĩnh vực kinh tế cũng hết sức quan trọng; bởi vì tà ác hiện nay…

Sư phụ: Đúng vậy; về việc này tôi cũng nghĩ tới từ lâu. [Trong những] người trên thế gian, có rất nhiều chủ các công ty lớn — tôi bảo chư vị rằng — vào [những] đời trước họ đã phát nguyện kiếm tiền để cho Đại Pháp sử dụng. Hiện nay họ đã mê cả, họ không những không cấp cho Đại Pháp dùng, mà còn dùng vào chỗ tà ác kia nữa.

Lần này cựu thế lực không để cho những vị ấy đến đắc Pháp; bởi vì chúng cho rằng, [nếu] chư vị có nhiều tiền quá, thì cuộc bức hại này đã không tồn tại; với mấy nhà đại tài phiệt hậu thuẫn đằng sau chư vị, thì tà ác ở Trung Quốc kia có còn tà ác được không? Chúng không để cho người Trung Quốc biết được chân tướng, [thì] chư vị liền đặt một số vệ tinh lên đó, suốt ngày phát [tin] vào Trung Quốc. Sự ngăn trở của cựu thế lực quả thực đã làm hại những vị ấy, hơn nữa có một số vị đã phạm tội nghiệp rất lớn.

Có thể thực hiện công việc [mà chư vị đã nói ở trên], [hãy làm] trong khả năng cho phép; [nhưng] có những lúc tìm đến họ cũng không dễ dàng đâu.

Hỏi: Trong việc phối hợp và viên dung toàn thể có [xuất hiện] những bất đồng ý kiến; hễ gặp việc như vậy cần trước tiên tìm xét nguyên nhân từ bản thân có đúng không?

Sư phụ: Khi có tranh cãi thì cần nghĩ xem bản thân có chấp trước không. Mọi người đều giữ chính niệm, thì phối hợp nhất định sẽ hết sức hài hoà, chuyện gì cũng giải quyết mau chóng. Khi tranh cãi mãi không dừng thì cần phải nghĩ đến [việc] tự xét mình. Có học viên nghĩ rằng tranh cãi ấy cũng là vì Đại Pháp vậy thôi, rồi lấy đó mà che đậy chấp trước của bản thân. Khi thực hiện những việc của Đại Pháp, thì tâm ganh đua của chư vị, tâm phô trương tự ngã của chư vị, [quá] coi trọng cảm tình của bản thân chư vị, cái tâm [cảm thấy như] bị người khác động chạm đến uy tín của mình, [tất cả chúng] đều lẫn vào đây cả.

Hỏi: Đối với những người chưa từng nghe nói về Pháp Luân Công, thì có cần phải đề cập đến cuộc bức hại tại Trung Quốc không?

Sư phụ: Tất nhiên cần đề cập đến, bởi vì sớm hay muộn [họ] cũng nghe nói về [cuộc bức hại].

Hỏi: Sư phụ đã từng dạy, khi chúng con phối hợp thật tốt, thì hễ làm công tác sẽ rất có sức mạnh. Nếu như chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp chưa thể hiện ra được sức mạnh tụ hợp ngưng tụ của mình, thì như thế có thể nói là đúng hay không?

Sư phụ: Chỉnh thể Đại Pháp vẫn chưa có sức mạnh ‘ngưng tụ’ sao? Không đúng, nói như vậy không đúng. Thực ra không ai phá nổi Pháp này đâu; chúng sinh — ngoại trừ bản thân tôi biết được Pháp của tôi — thì không một sinh mệnh nào, một vị Thần nào biết được [Pháp này]. Ban đầu có một vài vị Thần đã từng thấy được hình thức của một bộ phận cực nhỏ của bộ Pháp này, trừ đó ra, thì không có một sinh mệnh nào khác trong toàn thể vũ trụ này thật sự biết được thể hiện chân thực của Đại Pháp. Chư vị nhìn thấy Pháp Luân, đó là thể hiện về phương diện ‘công’, nhưng [còn về] Pháp Luân chân chính định ra Pháp — ngoài tôi ra — bất kể một sinh mệnh nào cũng không thể thấy được, [Nó] uy lực vô cùng. (vỗ tay)

Trong vũ trụ mới, Pháp này biến cố [ở] hết thảy, trong hết thảy đều thẩm thấu Chân Thiện Nhẫn. Còn các đệ tử Đại Pháp phối hợp như thế nào, đó là việc nhận thức đối với Đại Pháp và tu luyện cá nhân. Pháp là hoàn chỉnh, không ai rờ đến hay nhìn thấy được, dẫu là sinh mệnh nào cũng không động đến [Pháp này] được. Tôi đang dẫn Đại Pháp cùng hết thảy những gì được tạo ra [bởi Pháp] mà mạnh mẽ đẩy về phía trước, đẩy hướng đến chỉnh thể vũ trụ, hướng đến vi quan nhất, hướng đến Thần lớn nhất, hướng đến vào trong tất cả, cũng là liên tục đẩy tiến đến bề mặt nhất và tầng thấp nhất cũng như [đến] thế gian; không ai ngăn trở nổi; [đó là] cái thế [lực] không thể ngăn trở. (vỗ tay) [Tôi] đang thực hiện một cách mạnh mẽ hết thảy mọi thứ trong vũ trụ.

Hỏi: Đệ tử có tội, nhưng con rất muốn lập công chuộc lỗi; như vậy được không?

Sư phụ: Có thể được.

Hỏi: Các đệ tử Đại Pháp tại Quảng Châu, các học viên tại Trường Xuân, Bắc Kinh, Hồ Bắc, Thiên Tân, Australia, Giang Tô, Chiết Giang, Hàng Châu, Sơn Đông, Yên Đài, Hình Đài, Hàm Đan, thành phố Cát Lâm, thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông, Lan Châu, Anh quốc, toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Toronto, toàn thể đệ tử nhí tại [trường] Minh Huệ, các đệ tử Đại Pháp tại Kansas, thành phố Bình Hương tỉnh Giang Tây, Thượng Hải, Khai An, Nhật Bản, các đệ tử tại New Hampshire, các đệ tử Đại Pháp tại thành phố Phụng Thành tỉnh Liêu Ninh, toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Quảng Tây, Scotland, các đệ tử Đại Pháp tại Thạch Hà Tử ở Tân Cương, Bắc Mỹ, các đệ tử Đại Pháp tại Nghi Xương, các đệ tử Đại Pháp tại Vancouver ở Canada, các đệ tử Đại Pháp tại Duy Phường, Mẫu Đan Giang, núi Nga My, toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Hành Dương, các đệ tử Đại Pháp tại Sơn Tây, và Nga, tất cả xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn tất cả. (vỗ tay)

Hỏi: Trong các hoạt động gần đây, chúng con thường gặp gỡ những người thường và các đảng phái, bởi vì họ có biểu hiện ủng hộ Đại Pháp; làm như vậy đã làm rất nhiều người cho rằng chúng con có khuynh hướng chính trị.

Sư phụ: Tôi nghĩ rằng, dẫu đảng phái chính trị nào ủng hộ thì cũng không thành vấn đề, bởi vì họ trước hết đều là con người, đều là chúng sinh cần được cứu độ; không cần để ý đến những kẻ dụng tâm bất lương kia nói những gì. Đại Pháp nhắm thẳng vào ‘nhân tâm’, không nhắm vào đoàn thể; ai ủng hộ Đại Pháp cũng được, ai khởi tác dụng chính diện {tích cực} đối với Pháp đều là tốt; ấy là họ đang lựa chọn tương lai cho mình. (vỗ tay) Nhưng chúng ta không hề có mục đích chính trị nào cả; chúng ta cũng không xét đến bản thân đoàn thể nào, mà chỉ xét ‘nhân tâm’.

Hỏi: Trong quá trình [con làm công tác] gọi điện thoại [về Trung Quốc], có một số học viên lâu năm ở Trung Quốc dường như có phần e sợ cuộc bức hại, không muốn nói chuyện, hoặc lảng sang chuyện khác. Có một số vị học viên lâu năm đã tới Mỹ quốc, do chấp trước vào danh lợi, nên gần đây đã có biểu hiện như là không tu nữa, mà thường chủ động lai vãng với người thường, rất ít khi tham dự vào các hoạt động Đại Pháp. Con xin hỏi Sư phụ, họ còn tu được không?

Sư phụ: Tu hay không là phải xem bản thân họ [thế nào]; đều là họ tự quyết định cả thôi; con người ta muốn tu thì tu, không tu thì không tu nữa; chư vị chỉ có thể khuyến Thiện. Tôi đã dạy bảo Pháp này cho họ rồi, trong tu luyện tôi cũng có thể cứu độ họ; nhưng chính họ là [người] có muốn được cứu hay không, ấy là bản thân người ấy tự quyết định; xưa nay tôi đều không cưỡng chế bất kỳ ai, các đệ tử Đại Pháp cũng không cưỡng chế bất kỳ ai cả. Tôi thực hiện sự việc này hoàn toàn xuất phát từ tâm từ bi, hoàn toàn là vì sự tốt đẹp cho chúng sinh.

Hôm nay tôi ban đầu không có định giảng lâu thế này; vậy mà đã giảng một thời gian lâu rồi đó. (vỗ tay thời gian lâu) Thực ra có rất nhiều điều mà tôi không cần giảng kỹ. Các đệ tử Đại Pháp đã trưởng thành nhiều rồi, đã minh bạch rất nhiều việc rồi. Đôi khi tôi đọc những bài mà chư vị viết, tôi thấy rằng thật đáng khâm phục, tôi cũng cảm thấy tự hào vì chư vị. Tôi nhận thấy rằng một số đệ tử Đại Pháp đã thật sự trưởng thành rồi, về Pháp mà tôi giảng thì họ đã thật sự có thể lý giải, hơn nữa lý giải rất thâm sâu, đó chính là trong chính niệm lý giải từ Pháp lý. Hiện nay khi giảng chân tướng đã có nhiều đệ tử Đại Pháp thực thi rất tốt, hơn nữa cũng rất vững vàng, làm một cách lặng lẽ, chính niệm kiên định lý trí, không ngại khổ. Hết thảy tương lai của các đệ tử Đại Pháp, đều sinh ra từ ba việc mà chư vị đang làm, nhất là [từ] việc giảng chân tướng. Tôi đã thấy hết thảy những gì chư vị làm, tôi thấy rằng như thế thật xuất sắc lắm, thật sự trưởng thành rồi, thật sự đã trưởng thành.

Hiện nay tôi không giảng nữa, đã giảng ít đi; ấy là có mục đích. Để chư vị thật sự [thông qua] chứng thực Pháp mà đi trên con đường của mình, chính ngộ hết thảy mọi thứ và uy đức của chính mình. Thực ra điều chủ yếu nhất mà tôi giảng hôm nay chính là vấn đề cứu chúng sinh, chính là đàm luận xoay quanh vấn đề ấy, [tôi] muốn mọi người có thể minh tỏ hơn nữa. Có rất nhiều việc chư vị đều đã biết cần làm thế nào; [nếu] tôi lại giảng cụ thể hơn nữa, thì chính là lấy mất cơ hội để chư vị tự mình sáng tạo vị lai, cơ hội để chư vị tự mình đi trên con đường của mình; do vậy rất nhiều lúc tôi không muốn giảng nhiều; chính là tôi đang lặng lẽ nhìn chư vị. Tôi cũng biết rằng chư vị thật sự càng ngày càng trưởng thành hơn.

Các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc cũng vậy, trong bức hại [họ] càng ngày càng kiên cường, lý trí, thanh tỉnh; [mà] điểm này là chủ yếu nhất — thanh tỉnh, biết rằng cần thực thi thế nào — mà không chỉ biết rằng cần thực thi thế nào, [họ] còn thực hiện được một số việc rất tốt đẹp. Đệ tử chân tu đều cần chứng thực Pháp; có rất nhiều các đệ tử vẫn luôn thực hiện được rất tốt. Các báo cáo [từ Trung Quốc] đều là những trường hợp bị bức hại rất nặng nề. Thực ra có rất nhiều [đệ tử] thực thi vô cùng tốt đẹp; tự họ không nói ra, mà [họ] lặng lẽ làm, có nhiều việc rất xuất sắc. Có rất nhiều đệ tử Đại Pháp đã làm rất giỏi, rồi sau này mọi người sẽ biết [điều ấy].

Thấy như vậy, tôi thật sự cảm thấy rất hài lòng, (vỗ tay) tôi thấy rằng các đệ tử Đại Pháp đã không làm tôi thất vọng. Trước đây tôi vẫn giảng rằng, tôi nói rằng tôi đã không hề phí công, [bây giờ] tôi không thể nói như vậy nữa, bởi vì đây không còn là vấn đều có hoài phí công hay không, mà tôi đã thấy rằng các đệ tử Đại Pháp thật sự đã qua rèn luyện nên rất trưởng thành, thật sự chứng thực Pháp, thực sự đang đi trên phần cuối cùng của con đường trở thành Thần rồi. (vỗ tay nhiệt liệt)

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (của người dịch, không phải chính văn, chỉ để tham khảo)

Bản tiếng Hán: //gb.falundafa.org/chigb/jiangfa4_1.htm

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/1/26/44482.html.

Dịch ngày 1-8-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

quy vị: trở về vị trí ban đầu, ngụ ý quay về nơi ban đầu của mình, phản bổn quy chân.

quản: coi sóc, quản lý, chịu trách nhiệm.

trùng tổ: tổ hợp lại, tạo dựng tổ hợp lại.

kinh tâm động phách: kinh hồn táng đởm, kinh khủng khiếp vía.

hữu niệm, vô niệm: có niệm, không có niệm.

tồn tại, vô tồn: có tồn tại, không ở dạng tồn tại.

lạn quỷ: quỷ xấu tệ hư nát.

“chân tướng đại hiển thiên hạ mang”: khi chân tướng, sự thực hiển lộ trắng ra thì toàn thiên hạ ngỡ ngàng không hiểu. Đây là câu cuối trong bài thơ “Tâm tự minh” của Sư phụ.

tà ngộ: ngộ theo đường tà (diễn trên chữ nghĩa).

biến dị: thay đổi nên không còn giống như cũ, không còn tốt như cũ.

giả tượng: hiện tượng giả, cái hình ảnh giả; trái với chân tướng là cái thực chất.

phúc báo: quả báo phúc, quả báo tốt lành.

quan: cửa ải, khảo nghiệm.

trấn nhiếp: làm cho chấn động và sợ hãi/uy hiếp.

chủ kiến: cách nhìn, quan điểm của chính mình, không lệ thuộc.

tự thị nhi phi, ngôn bất do trung: giống thật mà là giả, lời nói không tự [đáy] lòng; không thật, không thuần chân.

mục đích: thực ra trong bản gốc tiếng Hán, Sư phụ đã chỉnh lại là mục địa. Do trong tiếng Việt dùng từ mục địa khó hiểu, nên người dịch vẫn dùng từ mục đích. (xem bài ‘Chỉnh sửa’, kinh văn 26-3-2004).

nguyên lai: nguồn gốc xuất phát từ đâu mà ra.

cựu Pháp lý, tân Pháp lý: Pháp lý cũ, Pháp lý mới.

cơ điểm: điểm nền tảng ( -> nền tảng, cơ sở), ngụ ý là khi đánh giá, nhìn nhận hay thực hiện một việc gì đó, thì căn cứ trên cơ sở nào mà làm; trong các bài dịch trước, người dịch thường dịch là xuất phát điểm, nay để nguyên là cơ điểm.

vi tư, vị tư, chấp ngã: vì bản thân, ích kỷ, chấp trước vào cái tôi.

đắc độ: được [cứu] độ.

khí vị: mùi; người dịch vẫn để nguyên là khí vị.

kinh lạc: các kinh mạch trong con người ta nói chung.

biến bố: châu biến [khắp nơi], đâu đâu cũng có mặt, cũng thấm vào.