Đại Viên Mãn Pháp
Chương II: Đồ hình và giải thích động tác
1. Phật Triển Thiên Thủ pháp
Công lý: Phần cốt lõi bài động tác Phật Triển Thiên Thủ pháp, chính là ‘căng’ ‘chùng’, đả thông các chỗ năng lượng bị ứ tắc, điều động sự vận động mạnh mẽ của năng lượng bên trong [thân] thể và dưới da, tự động hấp thu một lượng lớn năng lượng trong vũ trụ, làm cho người tu luyện lập tức đạt đến trăm mạch đều thông. Khi học luyện bộ động tác này sẽ cảm thấy toàn thân phát nhiệt, cảm thụ đặc thù về trường năng lượng rất mạnh mẽ, đó là vì triển khai và mở thông tất cả những đường thông đạo năng lượng. Phật Triển Thiên Thủ pháp có tất cả tám động tác, hơn nữa rất đơn giản. Tuy nhiên tại hoành quan nó khống chế rất nhiều thứ vốn cần luyện xuất ra được trong phương pháp tu luyện hoàn chỉnh, đồng thời có thể làm cho người tu luyện rất nhanh chóng tiến nhập vào trạng thái [ở trong] trường năng lượng. Người tu luyện cần lấy bài động tác này làm động tác cơ sở mà luyện. Mỗi lần luyện công thường luyện bài động tác này trước tiên, nó là phương pháp tu luyện thuộc loại làm cho vững mạnh vào bậc nhất.
Quyết1:
Thân thần hợp nhất, Động tĩnh tuỳ cơ;
Đỉnh thiên độc tôn, Thiên thủ Phật lập.
Thế dự bị: Hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong một chút, chỗ gối và háng đặt ở trạng thái chùng, toàn thân buông lỏng, lỏng nhưng không oải. Hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một chút, môi miệng ngậm lại, hai mắt nhắm khẽ, nét mặt mang ý an hoà.
Hình 1-1
Lưỡng thủ kết ấn—Hai tay nâng lên, bàn tay hướng lên trên. Hai đầu ngón cái nhẹ nhàng khẽ chạm vào nhau, còn bốn ngón tay kia xếp chồng lên nhau. Nam tay trái ở trên, nữ tay phải ở trên, tạo thành hình bầu dục, đặt tại nơi bụng dưới. Hai bắp tay hơi hướng về trước, hai khuỷu tay khởi lên, làm cho nách có chỗ trống (hình 1-1).
Di Lặc thân yêu—Từ khởi thế “kết ấn”, lấy thế thủ ấn đưa lên. Khi đưa đến trước đầu, kết ấn rời ra, dần dần xoay bàn tay hướng lên trên. Khi tay đạt đến đỉnh đầu, lòng bàn tay hướng lên trên, mười ngón tay chỉ vào nhau (hình 1-2), đầu ngón tay cách nhau 20–30 cm. Đồng thời khi ấy, hai chưởng căn nâng lên, đầu dựng [thẳng] lên, hai bàn chân dẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra. Căng ra ước chừng 2–3 giây, [rồi] toàn thân lập tức buông lỏng, chỗ háng và đầu gối lập tức khôi phục lại trạng thái chùng.
Như Lai quán đỉnh—Làm tiếp theo thế trên (hình 1-3). Hai tay đồng thời xoay chuyển bàn tay 140 độ hướng ra phía ngoài thành “hình cái phễu”, duỗi [thẳng] cổ tay và rớt hạ bàn tay xuống. Hai bàn tay hạ rớt đến chỗ trước ngực, khoảng cách giữa tay và ngực không quá 10 cm, tiếp tục chuyển động đến [chỗ] bụng dưới (hình 1-4).
Song thủ hợp thập—Đến chỗ bụng dưới thì chuyển tay [sao cho] hai [mu bàn] tay đối nhau, lập tức đưa tay lên ‘hợp thập’ ngay trước ngực (hình 1-5). Khi hợp thập, ngón tay tiếp sát ngón tay, chưởng căn tiếp sát chưởng căn, lòng bàn tay cách một khoảng không, cùi chỏ tách ra, hai cẳng tay tạo thành đường thẳng. (Trừ khi ‘hợp thập’, ‘kết ấn’, thì tay đều là ‘liên hoa chưởng’, dưới đây cũng vậy).
Chưởng chỉ càn khôn—Từ khởi thế “hợp thập”. Hai tay rời ra (hình 1-6), cách nhau khoảng 2–3 cm, đồng thời bắt đầu xoay bàn tay, bàn tay trái đối với nam (tay phải đối với nữ) xoay về hướng ngực, bàn tay phải xoay theo chiều ra ngoài ngực, tạo thành bàn tay trái ở trên bàn tay phải ở dưới; [bàn tay] và cẳng tay tạo thành hình chữ ‘nhất’2. Tiếp theo, cẳng tay trái hướng sang trái lên trên mà duỗi ra (hình 1-7), lòng bàn tay hướng xuống dưới, cao độ của tay và đầu là bằng nhau. Tay phải vẫn để trước ngực, lòng bàn tay hướng lên trên. Khi tay trái đã vào vị trí, thì đầu dựng thẳng lên, hai bàn chân dẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra. Căng khoảng 2–3 giây, rồi toàn thân lập tức chùng lại, tay trái trở về trước ngực cùng với tay phải thành ‘hợp thập’ (hình 1-5). Sau đó lại chuyển bàn tay, bàn tay phải ở trên, bàn tay trái ở dưới (hình 1-8) mà triển khai. Tay phải làm động tác giống tay trái khi trước (hình 1-9), căng rồi chùng; sau khi thu hồi tay, lại ‘hợp thập’ ở trước ngực.
Kim hầu phân thân—Từ khởi thế “hợp thập”. Hai tay từ trước ngực mở ra sang hai bên thân, cùng với vai tạo thành hình chữ ‘nhất’. Đầu dựng lên, hai bàn chân dẫm xuống, hai tay dùng lực hướng sang hai bên, lực [căng] ra bốn bên (hình 1-10); toàn thân dùng lực căng ra. Căng khoảng 2–3 giây, rồi toàn thân lập tức chùng lại; [sau đó] song thủ hợp thập.
Song long hạ hải—Từ khởi thế “hợp thập”. Hai tay vừa tách ra vừa hạ xuống phía trước thân. Khi hai tay đặt song song, duỗi thẳng ra, hợp với thân thể một góc khoảng 30 độ (hình 1-11), [thì] đầu dựng thẳng lên, hai bàn chân dẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra. Căng khoảng 2–3 giây, rồi toàn thân lập tức chùng lại; hai tay thu lại, tay ‘hợp thập’ trước ngực.
Bồ Tát phù liên—Từ khởi thế “hợp thập. Hai tay vừa tách ra, vừa hạ theo phương chếch xuống hai bên thân (hình 1-12). Khi tay đến bên thân, hay cánh tay duỗi thẳng, tạo với thân thể một góc 30 độ về bên trái và phải. Lúc ấy, đầu dựng thẳng lên, hai bàn chân dẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra, căng khoảng 2–3 giây đồng hồ; [rồi] lập tức buông lỏng toàn thân. Hai tay trở về ‘hợp thập’ trước ngực.
La Hán bối sơn—(hình 1-13) từ khởi thế “hợp thập”. Hai tay vừa tách ra, vừa duỗi ra về phía sau thân, đồng thời hai lòng bàn tay cũng chuyển hướng về phía sau. Khi hai tay đến chỗ bên thân, thì cổ tay dần dần cong lên; sau khi về phía sau thân, cổ tay thành góc 45 độ. Khi tay đã đến vị trí rồi, thì đầu dựng thẳng lên, hai bàn chân dẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra. (Thân thể thẳng đứng, không được nghiêng về trước; dụng lực chỗ trước ngực), căng khoảng 2–3 giây đồng hồ, rồi lập tức thả lỏng toàn thân. Thu tay về ‘hợp thập’ trước ngực.
Kim Cang bài sơn—Từ khởi thế “hợp thập”. Hai tay vừa tách ra, vừa đẩy về phía trước với bàn tay dựng lên, ngón tay chỉ lên trên, cao bằng vai. Khi cánh tay duỗi thẳng, đầu dựng thẳng lên, hai bàn chân dẫm xuống, toàn thân dùng lực căng ra (hình 1-14). Căng khoảng 2–3 giây đồng hồ, rồi lập tức thả lỏng toàn thân; hai tay hợp thập.
Điệp khấu tiếu phúc—Từ khởi thế “hợp thập”. Hai tay chầm chậm hạ xuống, lòng bàn tay xoay hướng vào trong bụng. Khi đến chỗ bụng dưới, hai tay tạo thành trạng thái bắt chéo xếp chồng lên nhau (hình 1-15). Nam tay trái ở trong, nữ tay phải ở trong. Khoảng cách giữa hai tay, giữa tay và bụng dưới ước khoảng 3 cm. Thời gian xếp tay bụng dưới ước chừng 40–100 giây đồng hồ.
Thu thế: hay tay kết ấn (hình 1-16).
2. Pháp Luân Trang pháp
Công lý: Bài Pháp Luân Trang pháp thuộc về bài [công pháp] đứng tĩnh, do bốn động tác ‘bão luân’ hợp thành. Thường hay luyện Pháp Luân Trang pháp có thể làm người tu luyện toàn thân thông suốt; đây là phương pháp tu toàn [diện] sinh huệ tăng lực, đề cao tầng, gia trì thần thông. Động tác tương đối đơn giản, tuy nhiên những thứ luyện được là rất nhiều, rất toàn diện. Người tu luyện khi mới luyện Pháp Luân Trang pháp sẽ cảm thấy hai tay rất ‘nặng’, rất “mỏi”; luyện xong rồi không thấy cảm giác mệt mỏi [giống như] sau khi làm việc nữa, mà [trái lại] luyện xong lập tức thấy toàn thân nhẹ nhàng. Thuận theo việc luyện công lâu dần lên, thứ số tăng dần, thì sẽ lại cảm thấy tại giữa hai [cánh] tay có “Pháp Luân” đang xoay chuyển. Khi luyện Pháp Luân Trang pháp, thì động tác cần phải tự nhiên; không được truy cầu ‘lắc động’; có động ít thì là bình thường, nhưng động nhiều thì phải khống chế. Yêu cầu thời gian ‘bão luân’ càng lâu càng tốt, tuy nhiên nó tuỳ theo mỗi người. Nhập tĩnh rồi không được buông lơi ý thức luyện công; phải nắm vững điểm này.
Quyết:
Sinh huệ tăng lực, Dung tâm khinh thể;
Tự diệu tự ngộ, Pháp Luân sơ khởi.
Thế dự bị—Hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong một chút, chỗ gối và háng đặt ở trạng thái chùng, toàn thân buông lỏng, lỏng nhưng không oải. Hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một chút, môi miệng ngậm lại, hai mắt nhắm khẽ, nét mặt mang ý an hoà.
Đầu tiền bão luân—Từ khởi thế “kết ấn”. Hai tay từ chỗ bụng dưới chầm chậm đưa lên, thuận theo đó mà mở “kết ấn” ra. Khi hai tay lên đến trước đầu, thì lòng bàn tay xoay hướng vào mặt, cao ngang với lông mày (hình 2-2). Mười đầu ngón tay chỉ vào nhau, khoảng cách ngón tay ước khoảng 15 cm, hay [cánh] tay ôm tròn, toàn thân thả lỏng.
Phúc tiền bão luân—Hai tay từ [tư thế] “đầu tiền bão luân” hạ xuống chầm chậm, giữ nguyên tư thế, hạ liền một mạch cho đến chỗ bụng dưới (hình 2-3). Hai khuỷu tay chếch ra, chỗ nách có khoảng không, mười đầu ngón tay chỉ vào nhau, hai [cánh] tay ôm tròn.
Đầu đỉnh bão luân—Từ khởi thế “phúc tiền bão luân”. Giữ nguyên tư thế, chầm chậm đưa lên đỉnh đầu, thực hiện ‘đầu đỉnh bão luân’ (hình 2-4). Mười ngón của hai tay chỉ vào nhau, lòng bàn tay hướng xuống, hai [cánh] tay ôm tròn, khoảng cách khoảng 20–30 cm, hai vai, tay, khuỷu, cổ tay toàn bộ thả lỏng.
Lưỡng trắc bão luân—Hai tay từ [thế] “đầu đỉnh bão luân” hạ xuống (hình 2-5), hạ thẳng xuống hay bên đầu, lòng bàn tay hướng vào hai tai. Hai vai thả lỏng, cẳng tay dựng thẳng, khoảng cách giữa tay và tai không được gần quá.
Điệp khấu tiểu phúc—(hình 2-6) hai tay từ [thế] “lưỡng trắc bảo luân” hạ xuống, liền một mạch cho đến chỗ bụng dưới, tạo thành trạng thái ‘điệp khấu’.
Lưỡng thủ kết ấn, thu thế (hình 2-7).
3. Quán Thông Lưỡng Cực pháp
Công lý: Quán Thông Lưỡng Cực là bài [công] pháp quán thông hỗn hợp giữa năng lượng của vũ trụ và bên trong [thân] thể. Khi luyện bộ công pháp này, thì lượng vào ra rất lớn, có thể làm cho người luyện công trong một thời gian cực ngắn đạt đến mục đích tịnh hoá thân thể; đồng thời khi xung quán cũng khai đỉnh, khi xung quán cũng khai thông đường thông đạo trong thân thể ở dưới chân. Tay thuận theo năng lượng trong [thân] thể và cơ chế ngoài [thân] thể mà [vận] động lên xuống. Năng lượng xung lên, xung xuất ra khỏi đỉnh đầu, đến tận chỗ cực cao nhất của vũ trụ; năng lượng quán xuống, là từ chân mà xung xuất, xung đến chỗ cực thấp nhất của vũ trụ. Năng lượng sau khi phản hồi từ hai cực, lại theo hướng ngược lại mà phát xuất. Chuyển động qua lại tất cả chín lần.
Làm xong chín lần đơn thủ xung quán, hai tay lại làm tiếp đồng thời xung quán, xong chín lần nữa xong, hai tay đẩy Pháp Luân xoay chuyển bốn lần {bốn vòng} theo chiều kim đồng hồ đưa năng lượng ngoài [thân] thể quay hồi vào trong [thân] thể. Kết định ấn, thu thế.
Trước khi luyện bài Quán Thông Lưỡng Cực pháp, hãy nghĩ rằng mình là hai ống rỗng cao lớn, đỉnh thiên lập địa, cao lớn vô tỷ; [làm thế] có [tác dụng] hỗ trợ năng lượng quán thông.
Quyết:
Tịnh hoá bản thể, Pháp khai đỉnh để;
Tâm từ ý mãnh, Thông thiên triệt địa.
Thế dự bị—Hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong một chút, chỗ gối và háng đặt ở trạng thái chùng, toàn thân buông lỏng, lỏng nhưng không oải. Hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một chút, môi miệng ngậm lại, hai mắt nhắm khẽ, nét mặt mang ý an hoà.
Hai tay kết ấn—(hình 3-1).
Đơn thủ xung quán—Từ khởi thế “hợp thập”. Thực hiện động tác xung lên quán xuống từng tay. Tay thuận theo khí cơ bên ngoài [thân] thể mà động một cách từ từ, năng lượng bên trong [thân thể] thuận theo tay mà động (hình 3-3). Nam tay trái (nữ tay phải) đưa lên trước. Tay từ phía bên của đầu xung lên trên một cách từ từ, xung lên quá đỉnh đầu; đồng thời tay phải (nữ tay trái) quán [xuống] một cách từ từ, cùng tay kia luân phiên xung quán (hình 3-4). Hai bàn tay hướng vào thân thể, cự ly cách thân thể không quá 10 cm. Toàn thân buông lỏng. Tay đưa lên rồi đưa xuống được tính là một lần, cộng lại xung quán chín lần.
Song thủ xung quán—Thực hiện đơn thủ xung quán xong, tay trái (nữ tay phải) đợi ở bên trên, còn cánh tay kia đưa lên; nói cách khác, hai tay đều đặt ở vị trí xung lên trên (hình 3-5); sau đó hai tay đồng thời quán xuống (hình 3-6).
Khi hai tay xung quán, lòng bàn tay hướng vào thân thể, cự ly cách thân thể không quá 10 cm. Một lần lên rồi xuống tính là một lần, cộng xung quán chín lần.
Hai tay suy động Pháp Luân—Khi hoàn thành xong lần thứ chín song thủ xung quán, thì hai tay từ trên đỉnh đầu hạ xuống, qua đầu và ngực cho đến chỗ bụng dưới (hình 3-7). Khi hai tay hạ xuống đến chỗ bụng dưới rồi, hai tay xoay chuyển Pháp Luân (hình 3-8, 3-9). Nam tay trái ở trong, nữ tay phải ở trong; khoảng cách giữa tay với tay, giữa tay và bụng dưới là 2–3 cm; đẩy Pháp Luân chuyển thuận chiều kim đồng hồ bốn lần {bốn vòng}, đưa năng lượng bên ngoài [thân] thể quay hồi vào trong [thân] thể. Khi đẩy Pháp Luân, không [đưa] tay ra ngoài phạm vi bụng dưới.
Hai tay kết ấn. Thu thế (hình 3-10).
4. Pháp Luân Chu Thiên pháp
Công lý: Bài Pháp Luân Chu Thiên pháp là để năng lượng của [thân] thể người [luyện công] lưu động trên diện rộng; không phải [chỉ] chạy theo một mạch hay một vài mạch, mà là tuần hoàn toàn diện từ mặt âm sang mặt dương của [thân] thể người, [tuần hoàn] tới lui không ngừng; [nó] siêu xuất vượt hơn hẳn các cách thông mạch hay đại chu thiên tiểu chu thiên bình thường khác. Pháp Luân Chu Thiên pháp thuộc về phương pháp tu luyện trung thừa, [đặt] trên cơ sở là ba bài động tác [vừa trình bày] bên trên; thông qua việc luyện bài động tác này có thể đả khai rất mau lẹ các khí mạch của toàn thân thể (trong đó bao gồm cả đại chu thiên), toàn châu thân đều thông suốt, từ trên xuống dưới dần dần thông khắp toàn thân. Đặc điểm lớn nhất của Pháp Luân Chu Thiên pháp là sử dụng sự xoay chuyển của Pháp Luân để chỉnh lại các trạng thái không đúng đắn của [thân] thể người, cho phép [thân] thể người—tiểu vũ trụ—quy về trạng thái nguyên thuỷ, đạt được toàn thân khí mạch thông suốt không trở ngại. Khi luyện đến trạng thái như vậy, thì đã đạt đến tầng rất cao trong [tu luyện] thế gian pháp. Khi luyện bài động tác này, [hai] tay ‘tuỳ cơ nhi động’, động tác cần phải ‘hoãn mạn viên’.
Quyết:
Toàn Pháp chí hư, Tâm thanh tự ngọc;
Phản bổn quy chân, Du du tự khởi.
Thế dự bị: Hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong một chút, chỗ gối và háng đặt ở trạng thái chùng, toàn thân buông lỏng, lỏng nhưng không oải. Hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một chút, môi miệng ngậm lại, hai mắt nhắm khẽ, nét mặt mang ý an hoà.
Hai tay kết ấn—(hình 4-1).
Vừa tách khỏi trạng thái “hợp thập” hai tay vừa hạ xuống vị trí bụng dưới trong khi lòng bàn tay hướng vào thân thể, khoảng cách giữa bàn tay và thân thể không vượt quá 10 cm. Tay vượt quá bụng dưới rồi duỗi tiếp xuống phía giữa hai chân, xuôi theo mé trong đưa xuống, đồng thời khom lưng ngồi xổm xuống (hình 4-3). Khi hai tay gần đến mặt đất, liền [đưa tay] vạch từ đầu ngón chân tới mé ngoài chân qua phía sau gót chân (hình 4-4). Sau đó, hai cổ tay hơi cong lại, từ sau gót chân dần dần dâng lên thuận theo phía sau cẳng chân (hình 4-5). Vừa đưa hai tay lên ở phía sau lưng, vừa dựng thẳng eo lưng lên (hình 4-6).
Trong toàn bộ bài Pháp Luân Chu Thiên pháp, hai tay không được chạm vào bất kể chỗ nào trên thân thể, nếu không, năng lượng trên tay sẽ thu hồi vào trong [thân] thể. Khi hai tay đã lên đến chỗ dừng lại không thể đưa lên được nữa, hãy nắm tay không3 (hai tay không mang năng lượng) (hình 4-7); tiếp đó hai tay ‘rút ra’ từ chỗ nách, rồi bắt chéo tay trước ngực (tay nào ở trên tay nào ở dưới là tuỳ theo thói quen từng người, không có yêu cầu đặc biệt, không phân biệt nam nữ) (hình 4-8).
Hai bàn tay ở trên vai (có khoảng cách), hai bàn tay mở ra thuận theo mặt dương của tay4 kéo theo lưng cánh tay cho đến khi hai cổ tay chéo nhau, rồi biến thành hai lòng bàn tay đối nhau, khoảng cách giữa hai tay là 3–4 cm. Lúc đó tay và [cẳng] tay hợp thành hình chữ ‘nhất’ (hình 4-9). Tiếp theo hai bàn tay ‘xoay quả cầu’, tay bên ngoài trở thành tay bên trong, tay bên trong trở thành tay bên ngoài. Sau đó, hai tay vừa dọc theo mặt âm của cẳng tay hướng đến mặt âm của bắp tay mà tiến, vừa dâng lên vượt qua đầu (hình 4-10). Sau khi hai tay qua đầu, hai tay ở vào trạng thái chéo nhau (hình 4-11). Lúc ấy, hai tay từ chỗ chéo nhau tách ra, đầu ngón tay chúc xuống, lấy năng lượng ở phía sau nối lên trên, rồi lại vận động lên trên đầu, qua [đầu] rồi tới trước ngực (hình 4-12); như vậy là một vòng tuần hoàn chu thiên; thực hiện tất cả chín lần. Thực hiện xong lần thứ chín thì hai tay từ vị trí trước ngực hạ xuống chỗ bụng dưới. Rồi điệp khấu tiểu phúc (hình 1-15).
Hai tay kết ấn, thu thế (hình 4-13).
5. Thần Thông Gia Trì pháp
Công lý: Bài Thần Thông Gia Trì pháp thuộc về [công] pháp tu luyện tĩnh công, là công pháp đa hạng đồng tu dùng thủ ấn của Phật để chuyển Pháp Luân, gia trì thần thông (kể cả công năng) và công lực. Thần Thông Gia Trì pháp thuộc về công pháp trung thừa trở lên, nguyên thuộc về pháp mật luyện. Thần Thông Gia Trì pháp yêu cầu ngồi luyện trong tư thế hai chân song bàn xếp bằng. Mới luyện không thể song bàn [thì] có thể dùng đơn bàn cũng được; nhưng cuối cùng vẫn phải song bàn. Khi luyện năng lượng lưu [chuyển] rất mạnh, trường năng lượng bên ngoài [thân] thể rất lớn. Thời gian xếp bằng yêu cầu càng lâu càng tốt, có thể tuỳ theo công mà định. Thời gian càng lâu, cường độ càng lớn, công xuất ra càng nhanh. Khi luyện công không nghĩ gì hết, không có ý niệm nào cả; nhờ tĩnh mà định; tuy nhiên chủ ý thức phải biết rằng bản thân mình đang luyện công.
Quyết:
Hữu ý vô ý, Ấn tuỳ cơ khởi;
Tự không phi không, Động tĩnh như ý;
Thế dự bị—Ngồi thế xếp bằng. Lưng ngay cổ thẳng, hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một chút, môi miệng ngậm lại. Toàn thân buông lỏng, lỏng nhưng không oải, hai mắt nhắm khẽ, tâm sinh từ bi, mang theo ý an hoà. Hai tay kết ấn xếp tại bụng dưới (hình 5-1), dần dần nhập tĩnh.
Đả thủ ấn—Hai tay từ trạng thái kết ấn chầm chậm đưa lên, tới khi đến trước đầu, khai lỏng kết ấn, dần dần xoay bàn tay hướng lên trên. Khi hai bàn tay hướng lên trên, thì tay cũng đạt đến điểm cao nhất (hình 5-2). (Khi đả thủ ấn thì cẳng tay ‘kéo’ theo bắp tay, cũng có một lực nhất định). Tiếp theo tách hai tay ra, vừa xoay chuyển về phía sau và vạch một vòng cung trên đỉnh đầu, vừa đưa xuống, đưa một mạch cho đến chỗ trước đầu (hình 5-3). Hai khuỷu tay gần nhau hết mức, lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía trước (hình 5-4). Sau đó hai cổ tay vừa duỗi thẳng ra, vừa chéo nhau trước ngực; nam tay trái ở ngoài, nữ tay phải ở ngoài. Khi hai tay chéo nhau xong rồi liền thành hình chữ ‘nhất’ (hình 5-5); tay ở ngoài, cổ tay xoay chuyển hướng ra ngoài, xoay lòng bàn tay hướng lên trên, vẽ nên một nửa hình tròn lớn, trở thành lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía sau, tay có một lực nhất định; [còn] tay ở trong sau khi chéo tay xong, lòng bàn tay dần dần chuyển hướng xuống dưới, duỗi thẳng hết ra, chuyển tiếp cho đến khi lòng bàn tay hướng ra ngoài, tay chếch xuống dưới so với thân thể thành một góc 30 độ (hình 5-6). Tiếp theo, tay trái (tay ở trên) hành động ở trong; tay phải vừa chuyển lòng bàn tay hướng vào trong vừa đưa lên trên, động tác như [đã trình bày ở] trên nhưng giao hoán [tay] phải [tay] trái, vị trí các tay đảo lại (hình 5-7). Tiếp theo, nam tay phải (nữ tay trái) cổ tay duỗi thẳng ra, lòng bàn tay hướng vào thân thể, sau khi bắt chéo trước ngực thì lòng bàn tay hướng xuống dưới, hạ thẳng chếch xuống chỗ trước cẳng chân, tay cần để thẳng. [Còn] nam tay trái (nữ tay phải) xoay hướng lòng bàn tay vào trong, vừa đưa lên, sau khi bắt chéo rồi thì xoay bàn tay, vừa chuyển về phía trước vai trái (nữ vai phải). Khi tay đến vị trí thì lòng bàn tay hướng lên trên, ngón tay chỉ về phía trước (hình 5-8). Tiếp theo, cũng như động tác trên nhưng tư thế các tay hoán vị, tức là nam tay trái (nữ tay phải) hành động ở trong, nam tay phải (nữ tay trái) hành động ở ngoài, vị trí các tay đổi cho nhau (hình 5-9). Các động tác đả thủ ấn là liên tục, không [có chỗ] dừng nghỉ.
Gia trì—Tiếp theo động tác thủ ấn thực hiện ở trên. Tay trên hành động bên trong, tay dưới hành động bên ngoài. Nam tay phải dần dần xoay bàn tay, lòng bàn tay hướng vào ngực hạ xuống. Nam tay trái (nữ tay phải) đưa lên trên, đến khi hai cẳng tay chuyển đến trước ngực thành hình chữ ‘nhất’ (hình 5-10), hai tai vừa kéo mở sang hai bên, vừa bắt đầu xoay bàn tay hướng xuống dưới (hình 5-11). Khi hai tay đến bên trên chỗ đầu gối, thì tay cao bằng eo lưng, cẳng tay cao bằng lưng tay, hai tay buông lỏng (hình 5-12). Động tác này đưa thần thông bên trong thân thể ra trên tay để gia trì. Khi gia trì, lòng bàn tay cảm giác như có nhiệt, nặng, điện tê, giống như có vật, v.v.; tuy nhiên không được dùng ý truy cầu, [cần] tuỳ kỳ tự nhiên. Thời gian thực hiện động tác này càng lâu càng tốt.
Nam tay phải (nữ tay trái) vừa cong cổ tay chuyển lòng bàn tay hướng vào trong, vừa chuyển động về chỗ bụng dưới. Tay vào vị trí rồi, thì lòng bàn tay hướng lên trên đặt ở chỗ bụng dưới; khi làm động tác ấy thì nam tay trái (nữ tay phải) vừa đưa lên xoay về phía trước, vừa chuyển động về chỗ dưới cằm; khi đưa lên đến chỗ cao bằng vai, thì lòng bàn tay hướng xuống dưới. Tay vào vị trí rồi, thì cẳng tay cao bằng [bàn] tay. Lúc ấy hai lòng bàn tay đối nhau; định lại tại tư thế đó (hình 5-13). Động tác ‘gia trì’ yêu cầu thực hiện thời gian rất lâu, tuy nhiên có thể làm được bao lâu thì hãy làm bấy nhiêu lâu. Sau đó tay ở trên vạch một nửa vòng tròn phía trước, hạ xuống chỗ bụng dưới; đồng thời tay dưới đưa lên, và xoay lòng bàn tay hướng xuống dưới, đưa lên đến chỗ dưới cằm, tay [đặt] ngang vai, hai lòng bàn tay đối nhau; định lại ở tư thế đó (hình 5-14). Yêu cầu thời gian thực hiện càng lâu càng tốt.
Tĩnh công tu luyện—Thực hiện tiếp bên trên. Tay trên vạch một nửa hình tròn phía trước hạ xuống chỗ bụng dưới, hai tay tạo thành trạng thái kết ấn (hình 5-15), tiến nhập vào ‘tĩnh công tu luyện’. Nhập định thâm sâu, tuy nhiên chủ ý thức cẩn phải biết rằng mình đang luyện công. Yêu cầu thời gian càng lâu càng tốt; tuy nhiên có thể làm được bao lâu thì làm bấy nhiêu lâu.
Thu thế: hai tay hợp thập xuất định, ra khỏi trạng thái ngồi xếp bằng.
1 Do đặc điểm của khẩu quyết cũng như các câu chú khác, học viên cần nghe trực tiếp tiếng Hán và phát âm tiếng Hán cũng như lặp theo phát âm Hán (có trong băng tiếng nhạc nền bài tập). Các phần phiên âm, phiên dịch hay diễn nghĩa sang tiếng Việt chỉ để tham khảo cho dễ hiểu.
2 Hình chữ nhất [—], tức là tạo thành đường thẳng.
3 Toản không quyền: nắm thành ‘nắm đấm rỗng’, rỗng ở trong, nắm tay hờ hờ không chặt. Xem kỹ hình chụp, băng hình.
4 Dương diện, âm diện: mặt dương và mặt âm của cánh tay, mặt ngoài và mặt trong của cánh tay.