Falundafa.org

Ý kiến về Chính Pháp đề cập đến tại Hội nghị các phụ đạo viên tại Bắc Kinh [1995]

2 tháng Giêng, 1995

Chúc mừng năm mới!

Dịp năm mới mà vẫn chiêu tập mọi người tới mở hội [nghị], lần hội [nghị] này không mở không được, là vì rất nhiều học viên đã biết rằng tôi sẽ lập tức đi truyền công ở ngoại quốc. Do đó, trong tình huống thời gian gấp gáp này, tôi chiêu tập mọi người tới, vì có một số tình huống là nhất định phải nói cho mọi người. Nếu không, hiện nay đã lộ ra một số triệu chứng, ảnh hưởng đến sự phát triển tốt lành của Đại Pháp chúng ta.

Trước hết nói một chút về tình huống truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp. Mọi người đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp chúng ta bây giờ đã có ảnh hưởng khá lớn ở các nơi trên toàn quốc. Hiện nay các lãnh đạo trong giới khí công, và còn rất nhiều tổ chức khí công các nơi, Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công các tỉnh và thành phố đều có cảm giác thế này: Tất cả khí công [khác] đều đang đi xuống, duy nhất Pháp Luân Đại Pháp nổi bật ra hình thế đi lên, ngoài ra đang phát triển phi thường nhanh chóng. Đây là lời của Hội Khoa học và Nghiên cứu Khí công và của lãnh đạo về phương diện khí công đã nói về tình huống này, chứ không phải bản thân tôi nói. Điều này thuyết minh một vấn đề, vấn đề gì? Đại Pháp chúng ta phát triển càng ngày càng nhanh, số người càng ngày càng đông. Nguyên nhân khiến phát triển có thể nhanh chóng như vậy, đương nhiên cần nhìn từ hai phương diện: Một nguyên nhân là có rất nhiều khí công sư là giả, là lừa người, là không giảng đạo đức, người ta bị một lần bị vài lần, qua thời gian lâu thì người ta cũng minh bạch ra, đó là một phương diện; còn có một nguyên nhân nữa, Pháp Luân Đại Pháp chúng ta kể từ khi truyền ra, chúng ta là có trách nhiệm với học viên, có trách nhiệm với xã hội, khiến rất nhiều người thật sự có thể nhận được lợi ích, cũng khiến rất nhiều người thật sự qua tu luyện trong Đại Pháp mà có một loại tác dụng thúc đẩy tốt bầu phong thái không khí của xã hội, do đó, [Pháp này] sẽ nhận được hiệu quả tốt đẹp như vậy. Vậy cũng là nói rằng, Pháp Luân Đại Pháp truyền bá với tốc độ rất nhanh, hiện nay đã được đông đảo quần chúng nhận thức, truyền được càng ngày càng rộng. Nhưng trong đó như tôi đã giảng, trong hình thế rất tốt thì chúng ta cũng nhìn thấy những thiếu sót của bản thân chúng ta, điều này là khẳng định. Những phụ đạo viên chúng ta ngồi nơi đây, còn có rất nhiều người luyện công chúng ta, còn một số học viên cũ, là có cách làm nhiều cái khác rất xa yêu cầu của Đại Pháp. Ở một mức độ nào đó là đang phá hoại Đại Pháp, gây một loại tác dụng phá hoại. Bởi vì [một khi] chúng ta làm một học viên cũng vậy, làm một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cũng vậy, nhất là khi làm công tác phụ đạo viên, thì người ta sẽ không coi chư vị là một cá nhân đơn lẻ, một người luyện công bất kỳ nào đó. Vô luận chư vị thực hiện điều gì, thì người ta đều xem chư vị như một người luyện Pháp Luân Đại Pháp, đang đại biểu cho hình tượng Pháp Luân Đại Pháp; việc này rất quan trọng. Bởi vì các nơi toàn quốc có không ít người đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt, tốt chính là tốt ở chỗ Ông giảng tu luyện tâm tính, chỉ thẳng vào chỗ thực chất. Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đều coi trọng tâm tính, do đó ánh mắt người ta là chú ý vào những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chư vị, chú ý nhất cử nhất động của chư vị. Hễ chư vị thực thi không tốt, thì họ sẽ cho rằng chư vị chỉ là dừng lại ở chỗ lời nói mà thôi chứ chưa hề đưa vào hành động thiết thực trên thực tế. Nếu chư vị nói rất hay, mà trên thực tế lại không được như thế, vậy sẽ gây cho người ta cảm giác đó, tôi nói rằng như thế là không tốt.

Điều tôi vừa giảng là tình huống truyền công. Chúng ta cũng nhìn thấy loại tình huống như vậy, [nên] cần gọi mọi người tới mở hội nghị này, đồng thời ngay trước khi ra ngoại quốc thì tôi cần phải giảng một chút vấn đề này cho chư vị. Vì ở Bắc Kinh số người luyện Pháp Luân Đại Pháp là tương đối nhiều, có ảnh hưởng nhất định. Tôi ra ngoại quốc truyền công về thực chất cũng giống truyền công ở quốc nội. Như mọi người biết hôm nay tôi đi Đông Bắc, ngày mai đi Tây Nam, ngày kia đi phía Nam, sau đó còn đi nơi này rồi đi nơi khác, chẳng đều là đi các nơi cũng như thế? [Ra ngoại quốc truyền công] cũng là giống như vậy, chư vị đi quanh trái đất chẳng qua chỉ mất hai ngày. Không có nói rằng tôi đến địa phương nào đó rồi sau vĩnh viễn không quay về nữa, rất nhiều người là có lối nghĩ như thế. Còn có một người nói: ‘Phen này ông Lý Hồng Chí đi rồi, ta bèn có thể xưng đại vương’. Người có lối nghĩ kiểu gì cũng có cả.

Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta chính là chú trọng tu luyện tâm tính con người, nhất cử nhất động của chư vị nếu không phù hợp tiêu chuẩn người tu luyện, thì các học viên chúng ta đều có thể đo lường ra. Nhưng cũng có một số người, họ không thể tự mình nhận thức rõ ràng ra khuynh hướng lệch lạc và biểu hiện sai lầm ấy, bởi vì có rất nhiều học viên mà tâm chấp trước, tâm hiển thị, các loại tâm chưa vứt bỏ mà tạo thành [như thế]. Mọi người đều biết Pháp này rất tốt, mọi người đều biết Pháp này có thể khởi tác dụng độ nhân. Vậy thì chư vị hãy nghĩ xem: Pháp này Ông có thể độ nhân, thì tại sao có thể độ nhân? Tại sao có thể khiến con người trở nên tốt? Điều kiện tiên quyết là nếu chư vị không muốn trở nên tốt thì không ai độ nổi chư vị. Mà chư vị trở nên tốt, chỉ có thể là [trên cơ sở] bản thân chư vị mong muốn trở nên tốt. Nhất cử nhất động của chư vị đều phải phù hợp tiêu chuẩn người tu luyện chân chính, đây là vấn đề hết sức nghiêm túc!

Một số người mà loại tâm lý hiển thị ấy biểu hiện ra vô cùng nổi rõ, phát triển tiếp nữa thì sẽ phá hoại Pháp, còn gây ra một loại nhận thức sai lầm cho những người chưa từng tham gia lớp học và những người ở điểm luyện công, thậm chí còn [khiến họ] đi theo và hồ đồ không tỉnh táo làm loạn lung tung cả. Tại đây còn nói đến vấn đề trách nhiệm của phụ đạo viên. Trách nhiệm của phụ đạo viên là phi thường quan trọng, tôi nhớ rằng trước khi tôi tới Quảng Châu truyền công, thì đã nói một câu: Tôi bảo các phụ đạo viên, trách nhiệm của chư vị không kém hơn các trụ trì ở nhà chùa. Tại sao nói như vậy? Truyền công lên tầng thứ cao một cách chân chính chính là vấn đề độ nhân. Người chuyên tu chân chính, họ cũng là người tu luyện chân chính, chẳng qua họ là tu luyện trong tôn giáo, mà chúng ta đại đa số là tu luyện trong hình thức nơi xã hội. Như thế, mọi người đều đã là người tu luyện, mọi người cùng nhau luyện công, cùng nhau giao lưu, cùng nhau đề cao, vậy [so với] các vị trụ trì kia, tức là nói rằng phụ đạo viên và trụ trì của nhà chùa là có gì khác biệt? Tôi nói rằng tại thời kỳ mạt pháp, học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta có tâm tính còn cao hơn hoà thượng. Tôi nói rằng học viên của tôi có tâm tính cao hơn hoà thượng, do đó các phụ đạo viên còn phải cao hơn các trụ trì, các phương trượng của nhà chùa, vậy hỏi những phụ đạo viên chúng ta đã đạt được yêu cầu đó chăng?

Đương nhiên, chúng ta hiện nay ngồi ở đây vẫn có những người chưa từng tham gia lớp học và nay làm phụ đạo viên, đây là một vấn đề. Tuy vậy, tôi không hề phản đối cái này, tương lai chúng ta cũng sẽ không thể là tại các nơi toàn quốc thì người luyện công sau khi tham gia lớp học rồi mới có thể làm phụ đạo viên. Nhưng, chính là từ tiêu chuẩn để làm một người phụ đạo viên mà xét thì chư vị có phù hợp hay không? Lý giải về Pháp là ở mức độ nào? Thậm chí lời nói cử chỉ hoàn toàn không giống một người tu luyện, không giống một người tu luyện Đại Pháp, kiểu người đó là không thể làm phụ đạo viên. Mục đích tu luyện chúng ta đã vô cùng minh xác —có thể tu luyện lên tầng thứ cao— ở các lớp học tôi đã giảng rất rõ ràng rồi. Chư vị nghĩ xem, những vị Chân Nhân đắc Đạo, hoặc những vị Phật và Bồ Tát mà Phật gia giảng, họ như chư vị nói những lời như thế chăng? Họ có như chư vị với tư tưởng bất thuần như thế chăng? Làm các việc là cũng như chư vị làm như thế chăng? Đương nhiên, chúng tôi cũng không cứ buộc chư vị phải nhất định có yêu cầu cao, dù sao chư vị là người đang trong tu luyện, nhưng chư vị nên phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân hay không?

Hầu hết học viên và hầu hết phụ đạo viên đều thực thi rất tốt, làm ra những cống hiến rất lớn, rất vất vả tổ chức mọi người học tập. Chúng ta đều là tự nguyện tới tu luyện, cũng không có ai phong quan chức hay hứa hẹn hoặc kiếm bao nhiêu tiền cho chư vị. Chúng ta không có quyền lực nào cả, cũng không có buộc phải làm nghĩa vụ gì, cũng không có trả lương ngần nào. Mọi người đều làm các việc một cách tình nguyện, đều bằng vào nhiệt tình của mọi người, và [bằng] tấm lòng ái mộ của mọi người đối với Pháp, mà đang làm những việc thế này. Vậy thì, tại sao chúng ta không thực hiện việc này cho tốt? Đương nhiên, tôi vừa giảng tới những người chưa từng tham gia lớp học tập, tương lai tôi sẽ xem xem chúng ta có thể tổ chức, chỉ chuyên tổ chức bồi dưỡng định kỳ cho học viên hoặc phụ đạo viên mới, nhất định cần làm như vậy, nếu không thì [họ] sẽ không theo kịp. Có những địa phương không có một học viên cũ nào, mà vẫn cần tổ chức trạm phụ đạo, cho nên cần phải tiến hành một số bồi dưỡng cần thiết cho họ. Tất nhiên bồi dưỡng này là việc về sau, [giờ thì] chúng tôi không quan tâm chư vị đã từng tham gia lớp học tập hay chưa, từ nay trở đi chúng tôi đều yêu cầu tất cả phụ đạo viên chư vị đều phải lý giải thật tốt Pháp này. Những người độ tuổi sung sức và có năng lực chúng ta, trừ những người cao tuổi và trí nhớ không còn tốt, thì đều cần phải thử học thuộc cuốn sách này, có lẽ điều tôi đề ra là rất cao, yêu cầu quá cao. Nhưng có rất nhiều nơi, rất nhiều học viên đều học thuộc rất nhuần nhuyễn, người ta đến lúc học thì hoàn toàn không cần sách, đều đọc thuộc lòng. Vậy thì so sánh ra… Quê tôi tuy ở Đông Bắc, nhưng tôi thường xuyên ở Bắc Kinh, Bắc Kinh chúng ta là nơi của Hội Nghiên Cứu, tôi đã mở rất nhiều lớp ở đây. Cơ sở hiện nay của chúng ta là ở đây, do đó tôi nghĩ rằng, Bắc Kinh chúng ta nên có tác dụng dẫn đầu. Vốn dĩ Bắc Kinh vẫn là dẫn đầu, nhưng khắp nơi toàn quốc người ta đều đang học [Pháp như vậy] rồi.

Học Pháp có những chỗ tốt gì? Chính là học viên chúng ta có vấn đề gì thì tự họ giải quyết. Ngoài ra có một vấn đề, chính là ai mà muốn khuấy đảo thị phi, thì các học viên tự họ phân biệt được ra, khiến những kẻ oai môn tà đạo, những kẻ thổi gió quạt lửa không làm nổi điều gì, không có thị trường. Từ nay trở đi chúng ta có thể hình thành chế độ này: chư vị hễ là tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chư vị hễ là muốn tu luyện trong Đại Pháp chúng tôi đây, thì chư vị nhất định phải học Pháp, chúng tôi là không thừa nhận ai chỉ luyện động tác thôi. Đây không phải là có yêu cầu cao đối với chư vị, bởi vì những người đó là phá hoại nghiêm trọng thanh danh của Pháp chúng ta. Chính những người chỉ luyện động tác mà không tu tâm tính, thì ra khỏi cửa sẽ tự tung tự tác, sẽ muốn gì làm nấy, ở xã hội người thường còn làm những thứ bất hảo còn hơn cả người thường; tôi nói rằng vậy là không được, do đó đề xuất yêu cầu này.

Vì chúng ta có một số học viên vẫn chưa trừ bỏ tâm hiển thị này, [nên] xuất hiện các chủng tình huống loại này, ví như có người cứ luôn thích hiển thị bản thân mình. Ở đây tôi là nói về phụ đạo viên chúng ta, đây là hội nghị các phụ đạo viên; tôi mà nói về học viên chúng ta, thì học viên chúng ta cũng không nghe không thấy, nên tôi là nói các phụ đạo viên. Không trừ bỏ tâm hiển thị, trong đó tồn tại một nguyên nhân chủ yếu là rất nhiều phụ đạo viên trong chúng ta có lý giải còn quá kém về Pháp, hoàn toàn không bằng một học viên bình thường. Mà còn có một vấn đề, học viên đụng phải chỗ khó hiểu khó giải, [phụ đạo viên] trước vốn không đọc sách, không học tập, hoặc đọc thì cũng không thường xuyên, bèn xuất hiện việc thế này: Họ có rất nhiều vấn đề không giải được, bèn muốn hỏi phụ đạo viên. Một khi hỏi phụ đạo viên, thì vì phụ đạo viên chúng ta bản thân còn có vấn đề tâm tính… phụ đạo viên cũng không đọc sách, lĩnh hội về Pháp chỉ là qua loa nửa vời. Có phụ đạo viên bèn nghĩ: ‘Mình mà không nói được, thì sẽ giảm uy tín của mình, muốn tổ chức mọi người cùng nhau luyện công cho tốt thì cũng khó mà tổ chức được’. Tất nhiên mục đích có thể là muốn duy hộ Pháp này —[e rằng] sẽ khó khăn khi tổ chức mọi người luyện [công]— Do đó có phụ đạo viên đối với những vấn đề mà tự mình còn chưa rõ đã dám nói thuyết tuỳ tiện và đưa ra kết luận, nói cứ như đương nhiên là vậy rồi, hoặc theo cảm giác cảm thụ của mình mà nói, trên thực chất chính là phá hoại Pháp, phá hoại Pháp một cách rất nghiêm trọng. Trước đây tôi đã giảng vấn đề này, rằng không được dùng cảm giác của mình, dùng những gì bản thân ngộ ra ở tầng thứ sở tại mà giải thích Pháp này, vấn đề này chẳng phải đã rõ như vậy hay sao? Chính là vấn đề đó! Do vậy mọi người chúng ta nhất định phải chú ý việc này.

Mục đích của mọi người đều là tốt, là muốn duy hộ Pháp này. [Chư vị nghĩ] ‘tôi không phải vì để đề cao uy vọng cá nhân tôi, [mà là nếu] tôi không tổ chức được mọi người luyện công, [thì] tôi làm công tác của mình không tốt’, có thể là xuất phát từ mục đích đó. Nhưng tôi khuyên mọi người này, phương pháp duy nhất giải quyết vấn đề đó, phương cách duy nhất, chính là chư vị phải lĩnh hội Pháp này, phải nhuần nhuyễn Pháp này. Đến lúc nào người ta hỏi chư vị, chư vị đều nói dựa trên Pháp này, chính là nói về Pháp này. Còn như về các loại biểu hiện của các trạng thái công năng, thì chư vị có thể không nói cho họ. Chư vị [hãy] nói các loại công năng có cả hơn vạn hình thức biểu hiện, chư vị bảo làm sao nói cho chư vị được? Chư vị có các loại trạng thái, trạng thái này, trạng thái kia, khi chư vị tự coi mình là người luyện công, thì chư vị mặc kệ nó. Có những trạng thái mà chư vị cảm thụ được, có những trạng thái mà chư vị chưa cảm thụ được nó thì đã trôi qua rồi. Công năng có hơn vạn loại, chúng ở trong thân thể hễ chuyển động thì sẽ có cảm giác. Trong những công đó còn hàm chứa điện rất mạnh, từ rất mạnh, còn có một số những thứ khác, hễ chúng chuyển động thì chư vị sẽ có cảm thụ, đều rất mẫn cảm. Nói về các loại trạng thái của chư vị, thì còn có các loại thể sinh mệnh mà chư vị diễn luyện ra, vậy thì chư vị giải thích những việc đó cho họ thế nào, về những việc này thì chư vị có thể không cần giải thích cho họ, chư vị có thể nói những cái đó tất cả đều là phản ứng bình thường, hơn nữa đều là hảo sự. Nếu lý giải thấu về Pháp, chúng ta có thể chiểu theo Pháp mà nói. Chư vị từ trước vẫn luôn mong muốn duy hộ Pháp này, muốn giải thích nhiều hơn một chút cho mọi người, nhưng e rằng mọi người lĩnh hội không được tốt, mà nguyên nhân chủ yếu chính là lĩnh hội của chúng ta về Pháp không được sâu sắc, nên không nói ra cho người ta được, nói không được thì tự mình cũng ngại mất mặt, nên bèn nói như thể là đương nhiên vậy, đó chẳng phải nghiêm trọng phá hoại Pháp hay sao?

Tâm hiển thị ấy nếu phát triển tiếp, nó sẽ làm tăng thêm truy cầu cá nhân về danh lợi, bởi vì nguyên vốn nó chính là từ đó, [vốn là từ] truy cầu danh lợi. Phát triển tiếp nữa thì sẽ lên cầm đầu, sẽ xưng đại vương; [sẽ nói] ‘Các vị đều phải nghe tôi! Ngay cả Lý Hồng Chí làm việc gì cũng phải nghe theo tôi’. Dù sao thì học viên cũng không biết, cho nên họ cứ nói thế. Không chừng còn bảo rằng Lý Hồng Chí là ma! Rằng chỉ có họ mới là quyết định. Hiện nay chúng ta chẳng phải đang có một người như thế sao! Vấn đề này biểu hiện ra phi thường nghiêm trọng; trong Pháp này của chúng ta, trong các phụ đạo viên của chúng ta đang ngồi đây hôm nay, ở nơi Bắc Kinh chúng ta đây thì sự việc như vậy lẽ ra không nên tái hiện lần nữa; nhưng mà nó vẫn xuất hiện. Điều đó nói lên rằng lý giải của chúng ta về Pháp là ở mức độ rất là kém, cho nên có một vài cá nhân đã rất quá đáng rồi, chẳng còn ra sao cả, mà có những người vẫn mù quáng sùng bái họ. Với những chuyện như thế này thì chúng ta là nhắm vào sự việc [để giải quyết] chứ không phải nhắm vào cá nhân, [tôi] chỉ là nói ra việc này, mọi người phải hết sức chú ý vấn đề này.

Còn một tình huống có phản ánh ra trong phụ đạo viên chúng ta, chính là một loại tâm làm việc. Điều này chưa từng có trong lịch sử, chỉ là chúng ta trong tình huống đặc thù hôm nay mới xuất hiện, vào thời kỳ đặc thù của lịch sử mới xuất hiện. Tại sao xuất hiện tình huống này? Trong lịch sử, người Trung Quốc chúng ta hoặc ở các địa phương khác trên thế giới cũng thế, đều là lấy gia đình làm trung tâm; nhưng người hiện đại, đặc biệt là người Trung Quốc chúng ta, bản thân ai cũng có công tác, làm công việc suốt đời, nếu chẳng có công việc để làm thì khi đó tinh thần suy sụp. Xuất hiện loại tình huống như thế, do đó bèn coi Pháp Luân Đại Pháp chúng ta thành một loại sự nghiệp để mà làm, có rất nhiều phụ đạo viên là mang loại tâm thái này. Họ cũng cảm thấy điều tốt đẹp của Pháp —nếu không thì đã không làm như vậy, tiền đề chắc chắn là như thế— họ biết đó là tốt. Nhưng không [để tâm vào] làm sao để mình học Pháp cho tốt, nhận thức Pháp cho tốt, đề cao bản thân như thế nào trong Pháp, mà họ ôm giữ một loại tâm làm việc. ‘Mình đã cao tuổi thế này rồi’, ‘hiện nay đã nghỉ hưu rồi’, hoặc ‘mình sắp nghỉ hưu rồi, không có việc gì làm, nhân dịp này tìm một chút việc làm mới tốt, mà công này tốt đẹp như thế’, họ là mang loại tâm ấy. Mọi người hãy nghĩ xem, lối nghĩ ấy cách xa phải đến mười vạn tám nghìn dặm so với yêu cầu của Pháp chúng ta. Chúng ta là phải có trách nhiệm với Pháp, chứ [đây] không phải là có trách nhiệm với tâm tình cảm thụ cá nhân của chư vị. Chư vị cảm thấy chư vị không việc gì làm, trống vắng không chỗ dựa, muốn tìm chút việc để làm, [nhưng] đây không phải như thế, đó là một vấn đề rất nổi cộm, [duy] trì loại tư tưởng nào đối đãi với Pháp, đó là một vấn đề rất nghiêm túc!

Một người tu luyện, khi một người chân chính tu luyện lên tầng thứ cao, thì chính là vấn đề độ nhân độ kỷ. Chư vị không đạt theo yêu cầu tư tưởng ấy, thì chư vị sẽ không làm tốt công tác này được đâu, chẳng phải là vậy sao? Tôi nhấn mạnh một lần nữa, và các nơi trên toàn quốc tôi đều giảng vấn đề này, chúng ta không được coi đây là một đơn vị [công tác], một thực thể kinh doanh, hoặc một đơn vị sự nghiệp xí nghiệp để mà làm. Tôi thường dẫn ví dụ: Thích Ca Mâu Ni thời những năm truyền Pháp, vì e rằng người ta sẽ lọt vào chủng loại hình thức đó —bấy giờ còn chưa có động chạm tới vấn đề [tâm làm việc] này, chỉ là truy cầu liên quan tới danh và lợi— Thích Ca Mâu Ni bảo các vị đều đoạn tuyệt với nó, Ông dẫn các vị vào núi sâu rừng già, tới tu luyện trong sơn động, không để cho các vị có gì hết, đoạn tuyệt về mặt vật chất, diệt sạch hết các loại tâm chấp trước của con người, các chấp trước về danh lợi. Nhưng chúng ta vẫn là trong xã hội người thường, mọi người đang tu luyện tại xã hội người thường, đều tu một cách tự giác. Kỳ thực tại đây tôi không có chút nào hàm nghĩa phê bình mọi người, chỉ là vì để có trách nhiệm với tu luyện của mọi người, chỉ rõ ra cho chư vị những chướng ngại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tu luyện lên tầng thứ cao. Mà chúng ta đã là người phụ đạo viên, chúng ta có bất kể vấn đề gì, nghĩa là chư vị làm không được tốt, thì có thể một lô người [học viên] sẽ đều bị chư vị dẫn dắt hỏng mất. Nếu một lô người đó đều bị chư vị làm hỏng, thì bản thân [chư vị] thế nào thì chưa nói, mà chư vị đã có thể huỷ mất cả một lô người rồi! Tôi thường hay nói về vấn đề này, về cái tâm làm việc này. Đương nhiên nó có chỗ tốt của nó, [nên] chúng ta cần cân bằng cho đúng đắn quan hệ này. Mọi người nếu không có tâm làm việc này, không ai muốn làm phụ đạo viên, thế thì tôi nói rằng sẽ không thể nào triển khai tốt các việc của chúng ta được. Mọi người đều cần có nhiệt tình muốn làm công việc này, nhưng xuất phát điểm đều là vì Pháp. Là để các học viên đắc Pháp, hồng dương Pháp, độ nhân, [chứ] xuất phát điểm không thể vì để ‘tôi cần làm chút việc nào đó’. Về điều này tôi nghĩ rằng chúng ta thực hiện là còn thiếu sót, chúng ta cần cân nhắc kỹ hơn về những việc này.

Từ nay về sau phụ đạo viên chúng ta nhất định phải học nhuần nhuyễn Pháp này, thì tôi nghĩ rằng những vấn đề này có thể giải quyết, kể cả những ai chưa tham gia lớp học cũng nhất định phải học nhuần nhuyễn Pháp này, cho nên, tiêu chuẩn của chúng ta đối với các phụ đạo viên cũng là cao. Có người là bằng vào cảm tình cá nhân, ‘chúng tôi quan hệ tốt, trước hai chúng tôi quan hệ tốt lắm’, bèn kéo vị kia làm phụ đạo viên; [chư vị] không thể đối đãi vấn đề này như vậy. Nhất định là [chọn trong] chúng ta ai học được tốt, ai tu luyện được tốt, thì tới làm công tác này, tại đây tôi có thể là có yêu cầu cao đối với mọi người. Tôi biết trạng thái [của chư vị] dưới kia, nhưng tôi nghĩ rằng dù sao thì chúng ta là Bắc Kinh, Hội Nghiên Cứu Pháp Luân Đại Pháp chúng ta cũng ở nơi đây, trung tâm cũng là tại đây, tôi nói rằng nơi đây là không làm được tốt thì sẽ ảnh hưởng các địa phương khác.

[Tôi] không định nói nhiều lắm, là vì rốt cuộc thì đây cũng là những thiếu sót. Dù rằng tôi không phê bình mọi người, [nhưng] nói là nhắm vào chỗ thiếu sót. Những hội nghị thế này không yêu cầu người khác tham gia, cũng là e rằng sẽ ảnh hưởng công tác của chư vị hôm nay, cho nên không để người khác tham gia, chỉ để các phụ đạo viên chúng ta tham gia. Tôi cảm thấy các phụ đạo viên chúng ta có thể làm gương, làm công việc này cho tốt, [thì] kiến thiết công phái chúng ta, sự phát triển bình thường sau này, tôi nghĩ rằng sẽ không thành vấn đề.

Còn có một loại tin đồn, nói rằng Lý Hồng Chí ra ngoại quốc, có thể sẽ không trở lại nữa. Người nói những lời này chính là coi tôi như một người thường bình thường. [Kiểu như] tôi ra ngoại quốc, làm công kiếm chút tiền rồi trở lại, hoặc định cư lại đó. Nhưng tôi đâu phải người như thế. Mọi người biết tôi có người thân thích ở ngoại quốc, tôi tuỳ ý lúc nào ra ngoại quốc cũng được, điều kiện sinh hoạt là tốt hơn so với đây. Nhưng tôi không truy cầu những cái đó, những thứ danh lợi hay hưởng thụ ấy thì tôi không truy cầu. Những thứ đó hoàn toàn vô dụng với tôi. Nhưng phòng tránh một số người không biết, phòng tránh một số người sẽ có lối nghĩ đó, trong tình huống tôi không có mặt, có thể có một số nơi xuất hiện vấn đề này. Để chỉ đạo tu luyện, trong tình huống tôi không có mặt, thì hết thảy mọi việc đều do Hội Nghiên Cứu của Pháp Luân Công chúng ta thống nhất đứng ra quyết định, thống nhất dẫn dắt mọi người tu luyện. Trước nay hết thảy các quyết định của Hội Nghiên Cứu đều đã qua tôi đồng ý, dù rằng tôi đang ở địa phương nào, họ làm ra quyết định gì cũng đều thông qua điện thoại hoặc fax liên hệ với tôi rồi sau đó họ mới quyết định. Còn một điểm nữa, tôi cũng giảng cho họ rồi, rằng đây cũng là một khảo nghiệm đối với bản thân Hội Nghiên Cứu. Xem xem trong tình huống tôi không có mặt, thì việc dẫn dắt mọi người làm được tốt hay không tốt, đó cũng là khảo nghiệm đối với họ. Nhưng tôi nghĩ rằng điều này không thành vấn đề, bởi vì những người theo bên tôi một thời gian lâu thì đối với cách làm của tôi, đối với những gì tôi muốn làm, đối với cần làm những gì về chỉnh thể việc phổ cập Pháp, thì họ cũng khá là hiểu rõ. Do vậy tại đây [tôi] chỉ ra một cách minh xác rằng: Trong tình huống tôi không có mặt, thì Hội Nghiên Cứu đứng ra quyết định, các trạm phụ đạo các nơi toàn quốc chúng ta đều cần nghe theo và chấp hành. Làm người phụ đạo viên thì cũng phải nghiêm túc có trách nhiệm này.

‘Phụ đạo viên’, tôi xoay trở lại mà nói, rất nhiều người chúng ta coi đó như một loại danh hiệu. Chúng tôi không hề bảo mọi người làm ra loại chức vị hay chức vụ gì nơi người thường, chính là tránh những cái đó, phụ đạo viên vốn không phải quan chức gì. Lại nói, chư vị nếu có thái độ quan cách trước mọi người ở nơi luyện công, và người ta quay đi mặc kệ chư vị, thì chư vị cũng không có cách nào. Chư vị nếu vẫn xử lý không khéo, [họ bèn nghĩ] ‘ta không tới luyện nữa được chưa’. Cho nên chúng ta không có quyền lực gì, mọi người đều bằng vào nhiệt tình mà tự nguyện làm việc này, cũng là làm điều tốt cho người khác. Vì thế chúng ta cần chú ý hơn về phương pháp công tác: đã không phải là quyền lực gì, không phải chức vị gì, tôi nghĩ rằng các phụ đạo viên đều có thể được thay đổi tuỳ thời tuỳ nơi. Không được chấp trước vào những cái đó, ‘bảo tôi làm phụ đạo viên thì tôi làm, còn không để tôi làm phụ đạo viên thì tôi làm một người luyện công hết sức bình thường và luyện cùng mọi người’. Kỳ thực, phụ đạo viên ấy là tình nguyện, chứ không phải cho chư vị làm phụ đạo viên thì [nghĩa là] chư vị tu thành! Không hề như vậy, chẳng qua là vì người khác mà cống hiến nhiều hơn, mà chịu một số ma nạn, gánh vác một số công tác. Do đó rất nhiều địa phương xuất hiện tình huống này, sau khi bảo thay phụ đạo viên bèn tiêu cực không chịu, thậm chí có người còn lôi kéo bè phái; tôi nghĩ rằng những việc này lẽ ra không nên xuất hiện trong Pháp Luân Đại Pháp. Người tu luyện có thể làm ra những chuyện đó sao? Tôi bèn nói rằng các phụ đạo viên chúng ta, chúng ta chính là đang nói về các việc ở tầng thứ này, những việc đó thì đừng coi chúng rất nặng, nhất định đừng quá xem trọng.

Tuy nhiên, đối với những người thật sự phá hoại Pháp chúng ta, mặc kệ họ là ai, hễ xuất hiện ai thì chúng ta liền thay người đó; là vì chúng ta không có yêu cầu gì đối với các học viên, các vị muốn học thì các vị học, các vị không muốn học thì cũng không có cách nào. Nhưng các vị đã học thì chúng tôi cần có trách nhiệm với các vị, chúng tôi cần nói cho các vị. Nhưng nếu [đối với] phụ đạo viên thì không vậy được, chư vị mà làm không tốt thì sẽ ảnh hưởng cả một lô, sẽ can nhiễu người khác. Do đó chúng ta mà thấy ai làm những thứ oai môn tà đạo, thì thấy người nào liền gạt bỏ người ấy. Tại đây [tôi] trịnh trọng nêu ra với mọi người: Một học viên tại điểm luyện công ở công viên Tứ Quý Thanh, có một đoạn thời gian hành xử không ra sao cả, đến bây giờ vẫn không thừa nhận sai lầm của anh ta, mà chúng ta cũng không cần anh ta thừa nhận sai lầm. Anh ta nên phải tự mình chỉnh lại cho đúng những việc này, nhưng anh ta không có biểu hiện gì hết, hơn nữa nghe nói rằng còn gây ảnh hưởng rất không tốt. Bất kể anh ta đối với tôi thế nào, trên bề mặt đối với tôi như thế nào, cũng như đằng sau lưng đối với tôi ra sao, nếu anh ta ảnh hưởng Pháp này, thì không thể làm tiếp phụ đạo viên được nữa. Chẳng hạn có người nói: ‘ta chính là Phật rồi’, ‘ta là vị nào đó tới cõi này’, ‘Pháp Luân của ta lớn như ngôi nhà’, hoặc ‘ta còn hơn cả Lý Hồng Chí’. Anh ta nói gì cũng được thôi, tôi mặc kệ anh ta; nhưng không phù hợp với tiêu chuẩn phụ đạo viên Pháp Luân đại Pháp thì không được, chúng ta cho anh xuống thôi. Sau này tốt hơn lên, có khi lại để anh ta làm trạm trưởng. Chúng ta cũng đừng nhìn người cố định mãi, chính là vấn đề này. Tại đây không phải có ý phê bình ai, hay chỉ trích ai. Chúng ta là nhắm vào việc chứ không nhắm vào người, nên đưa ví dụ này ra. Chưa có chỉ ra người khác; hỏi có ai làm loại việc này hay không? Cũng là có, chỉ là không nổi cộm đến thế.

Còn nữa, lần trước tôi đã giảng rồi, chính là chúng ta nhất định phải dấy lên phong trào học Pháp, nhất định phải làm nóng lên việc học Pháp. Lĩnh hội Pháp cho tốt, chỉ có lĩnh hội tốt Pháp này, thì ai muốn rối loạn cũng sẽ không có người nghe, mỗi từng niệm hay lời nói của họ, thì chư vị đều biết rằng họ nói đúng hay không, chư vị nói xem họ có thể làm được gì? Làm những thứ tà môn oai đạo là không làm nổi; bảo đảm là như thế.

Mọi người đều biết Pháp này là tốt, kỳ thực, mỗi lần lên lớp tôi đều đứng tại các góc độ khác nhau mà giảng. Có người nói: ‘Hôm nay tôi nghe Thầy giảng khoá này là thế này, khoá giảng kia thì nghe Thầy giảng lại thế kia’. Kỳ thực cùng là một vấn đề, tôi đứng tại các góc độ khác nhau mà giảng, mà Pháp mỗi lần tôi giảng ra, thì chư vị trong tu luyện sau này, hoặc trong đề cao sau này, hoặc vào các thời kỳ khác nhau mà đọc cuốn sách này, thì chư vị sẽ phát hiện những điều chỉ đạo cho chư vị đều bao quát [trong đó] rồi, đều trong sách rồi. Pháp này bao quát rất rất nhiều những điều được giảng từ các góc độ khác nhau, với các thành phần khác nhau, trong các trạng thái khác nhau; tôi vẫn giảng ra Pháp này ở một trạng thái ấy. Cho nên, chư vị lĩnh hội thì đều có thu hoạch. Chỉ cần chư vị học Pháp này thật tốt, thì tôi nói rằng sẽ không có vấn đề gì. Cuốn sách thứ ba của tôi —cuốn «Chuyển Pháp Luân»— sắp xuất bản rồi, bao gồm toàn bộ nội dung bài giảng trên lớp của tôi, là khá toàn diện, rất nhanh sẽ được xuất bản. Là các học viên Bắc Kinh sẽ được đọc cuốn sách này đầu tiên, có được thu hoạch trước tiên. Mọi người chúng ta cần học Pháp cho nhiều, lĩnh hội Pháp cho tốt.

Tôi giảng tới giảng lui, là để mọi người có thể thật sự đạt được đề cao, [nên] nói những lời này cho chư vị. Khẩn cấp triệu tập mọi người lại thế này, cũng là e rằng mọi người sẽ không xử lý được tốt trong quá trình tu luyện, hoặc do lý giải [Pháp này] chưa đầy đủ, hoặc tôi chưa dẫn chư vị lên con đường chính, [chư vị] nửa chừng hỏng mất, [thế thì] tôi cảm thấy chưa trọn vẹn với mọi người. Do đó triệu tập mọi người tới đây, rồi giảng cho mọi người về sự việc này. Việc tu luyện là việc của bản thân mọi người, tương lai ai bị rớt lại phía sau, ai không đạt được, thì tôi sẽ không thể nào mở lối tắt cửa sau [cho người đó], bảo rằng tôi thấy người đó cũng được mà, hoặc người đó kể lể tình huống, và chúng ta bèn mở cửa sau cho, trực tiếp để chư vị lên; những cái đó là không được đâu. Chư vị biết điều tôi truyền ra hôm nay là Pháp này, Pháp này là Pháp trong vũ trụ, tôi mà không án chiếu theo Pháp mà làm, thế thì tôi chẳng phải đang dẫn đầu phá hoại Pháp sao? Tất cả là bằng vào bản thân chư vị tu. Tốt chính là tốt, có thể độ nhân, còn có thể cứu người, chỉ là xem xem mọi người lĩnh hội Pháp thế nào, nhận thức Pháp ra sao. Mời mọi người lại đây, chỉ là để nói bấy nhiêu thôi, nhưng nhất định chớ coi hội nghị này như là dịp tôi nhìn vào những thiếu sót của chư vị, muốn phê bình mọi người, không phải như thế đâu. Tôi nghĩ là có một số vấn đề thì kịp thời chỉ ngay ra sẽ tốt hơn là để sau này mới chỉ ra. Các trạm trưởng trạm phụ đạo các nơi, và còn một số phụ đạo viên, chúng tôi chỉ ra [mà] vẫn không được, thì lập tức thay để người đó xuống, người đó lập tức dừng lại, vị ấy dần dần nhận thức ra vấn đề của mình, và tu luyện trở lại. Trạm trưởng hoặc phụ đạo viên ấy, họ làm hay không làm [vai trò đó] thì cũng như nhau, họ cũng đều có thể tu luyện tới cuối cùng, vậy dừng lại [vai trò đó], ngoài ra cũng có chỗ vô cùng tốt cho họ, bản thân họ cũng nhận thức ra, và vẫn tu luyện. Có một số người, chúng ta nhiều lần cấp cơ hội cho họ, nhưng họ vẫn cứ không ngộ ra, cuối cùng thì đã không còn kịp nữa, họ đã hoàn toàn rớt xuống rồi, biến thành loại trạng thái của ma kia rồi. Đó là những bài học giáo huấn!

Cá nhân tôi đã nói ra là thích thẳng thắn, không thích nói vòng quanh. Chúng ta vào giai đoạn gần đây, dù là trạm phụ đạo, phân trạm, hay các phụ đạo viên mà chúng ta có ở các điểm, thì quả thực đã làm lượng lớn các việc, khiến Pháp chúng ta có thể có được ảnh hưởng lớn đến thế hôm nay. Đương nhiên, một phương diện là do Pháp rất tốt, [ngoài ra] mọi người có cống hiến rất nhiều, duy hộ Pháp này, tuyên truyền Pháp này. Kỳ thực Pháp này, tôi nói rằng vốn dĩ là Pháp của vũ trụ, cũng bao quát cả mọi người trong đó, chư vị thảy đều trong Pháp này, vậy nên, Pháp này cũng là của chư vị đó, duy hộ Pháp này hay không, tuyên truyền Pháp này hay không, hồng dương Pháp này hay không, tương lai đồng hoá với Pháp này hay không, đó đều là việc của bản thân mọi người chư vị. Tôi chỉ có thể là giảng Pháp này ra, dẫn dắt tới con đường chính lộ, đó là điều tôi làm. Tương lai khi thật sự viên mãn, thì tôi nói ấy là bản thân chư vị tu đó.

[Tôi] không định chiếm dụng quá nhiều thời gian của mọi người, nguyên ban đầu khá nhiều người nghĩ rằng tới nghe xem Thầy giảng một số điều nào đó ở tầng thứ cao ở hội [nghị] các phụ đạo viên, [đó] đều là mang [tâm] truy cầu, chấp trước, muốn tìm tòi tri thức mà đến, tôi nói rằng như thế rất không tốt. Tôi không muốn giảng thêm nữa, chỉ giảng bấy nhiêu đó thôi. Mọi người nếu có câu hỏi gì, vấn đề đặc thù gì, thì chúng ta dành chút thời gian, mọi người có thể nêu ra. Tổng trạm Bắc Kinh có an bài việc chụp ảnh, một lát nữa các trạm phụ đạo, các phân trạm có thể tổ chức chụp ảnh với nhau, không sao cả, [tôi] có thể chụp ảnh cùng mọi người. Tiếp theo đây mọi người có câu hỏi đặc thù gì thì có thể đưa lên, [tôi] chỉ giảng tới đây thôi.

Tôi còn nghe nói một số học viên đi qua lại các điểm. Qua lại các điểm cũng là việc tốt, tăng cường mối liên hệ, học hỏi giúp đỡ nhau, thế cũng là quá tốt. Nhưng có những người đến một số điểm, là dường như mang theo một loại tâm hiển thị: “Tôi biết được tin tức này”, truyền ra các tin đồn, hoặc có những việc mà “các vị không hiểu, mà tôi biết”. Họ cứ luôn muốn… ẩn giấu trong đó có một chút xíu cái đó. Một chút nhỏ, lợi dụng Pháp này để nâng cao bản thân, cũng là tâm hiển thị. Chứ không phải là họ rất minh xác muốn nâng cao bản thân, không phải vậy đâu, mà là có một chút tâm hiển thị. Tâm hiển thị này trong những người tu luyện là có hại người ta.

Đệ tử: Có người đề xuất rằng người chưa khai ngộ thì làm sao có thể có Pháp thân?

Sư phụ: Những người chưa khai ngộ hãy chú ý nhé! Người chưa khai ngộ nếu tu luyện đạt tới cảnh giới Phật thì cũng sẽ có Pháp thân, nhưng [trong] các học viên chúng ta hiện nay chưa hề có một ai, kể cả các khí công sư của các công phái khác hiện nay cũng không có một ai. Theo tôi biết thì chỉ có mình tôi là có Pháp thân. Tại sao một số người trong mộng thì nhìn thấy phụ đạo viên chúng ta, còn nhìn thấy trạm trưởng chúng ta, còn thấy những điều khác. Đó là tư tưởng của bản thân chư vị thêm lên vào trường không gian của chư vị, ấy là trường không gian của chư vị cùng với loại quan hệ đối ứng đã phản ánh ra, là một loại trạng thái trong đó dùng những thứ này phản ánh vào trong phạm vi của trường không gian của chư vị. Hơn nữa, tu luyện tới một mức độ nhất định, nếu không khoá thì còn có thể phân thân, tức là chủ nguyên thần và thân thể của họ, là có thể phân thân. Tuy nhiên cái đó đều là cách làm rất nhỏ, của tầng thứ rất thấp.

Đệ tử: Có người kia tự xưng là Bồ Tát Vi Đà, hơn nữa có thể cầm lấy ra Pháp Luân mà Thầy đặt vào cho học viên.

Sư phụ: Đó là họ tự tâm sinh ma, tự tâm diễn hoá, anh ta tự mình nghĩ thế. Anh ta có lấy ra được chăng? Cái lấy ra được là do anh ta tưởng tượng. Trong phạm vi trường không gian của anh ta tự mình nghĩ ra hình ảnh đó. Chứ anh ta không làm được gì đâu, tự xưng Bồ Tát Vi Đà là sao? Tôi bảo chư vị này, từ đầu tôi đã giảng việc này cho chư vị rồi: Thời kỳ mạt Pháp thì [ở] tầng thứ cao, họ đều ở trong kiếp nạn. Nên được bảo hộ đều đã bảo hộ rồi, không có bảo hộ ấy đều thuận theo sự nổ tung mà bị huỷ diệt rồi, hiện nay không còn ai cả. Có nhiều người nhìn thấy Bồ Tát Quán Âm, có những học viên lấy tượng [Bồ Tát Quán Âm] ra khai quang. Tôi nói cho chư vị rằng, con người có tâm xuất ra ngay vào tích tắc bái Phật ấy là từ bi nhất, thiện lương nhất, là tâm tốt nhất. Chính vì để bảo hộ cái tâm ấy của chư vị, cho nên để chư vị nhìn thấy hình tượng Bồ Tát Quán Âm. Kỳ thực đều là Pháp thân của tôi hiển hiện. Trước đây tôi đều giảng những vấn đề này trên lớp.

Thu âm của Tổng trạm Phụ đạo Bắc Kinh

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

▪ Khí công Nghiên Cứu Hội: trong bài dịch là Hội Nghiên Cứu Khí Công.

▪ xưng đại vương, làm đại vương: lập bang phái, băng hội và xưng vương xưng hùng một phương; trong bài này ý là tự đứng lên làm chủ.