Chuyển Pháp Luân, quyển II
Vì sao không được thấy

為何不得見

見可信,不見即不信,此乃下士之見。人在迷中,造業甚多,迷住本性豈能得見。悟在先見在後,修心去業,本性一出方可見也。然而上士可見可不見,憑悟而圓滿。眾者有見有不見,乃層次所定,根基所致。修者多不見因有求於見,此為執著,故而不去不見。多為業力所阻,或環境不適,或修法所定,原因眾多,因人而定。見者,即見有所不清,不清方可悟道。如身臨其境,無所不清,此人開功也,再不可修,其悟無存。

Vi hà bất đắc kiến

Kiến khả tín, bất kiến tức bất tín, thử nãi hạ sĩ chi kiến. Nhân tại mê trung, tạo nghiệp thậm đa, mê trụ bản tính khởi năng đắc kiến. Ngộ tại tiên kiến tại hậu, tu tâm khứ nghiệp, bản tính nhất xuất phương khả kiến dã. Nhiên nhi thượng sĩ khả kiến khả bất kiến, bằng ngộ nhi viên mãn. Chúng giả hữu kiến hữu bất kiến, nãi tầng thứ sở định, căn cơ sở trí. Tu giả đa bất kiến nhân hữu cầu vu kiến, thử vi chấp trước, cố nhi bất khứ bất kiến. Đa vi nghiệp lực sở trở, hoặc hoàn cảnh bất thích, hoặc tu Pháp sở định, nguyên nhân chúng đa, nhân nhân nhi định. Kiến giả, tức kiến hữu sở bất thanh, bất thanh phương khả ngộ đạo. Như thân lâm kỳ cảnh, vô sở bất thanh, thử nhân khai công dã, tái bất khả tu, kỳ ngộ vô tồn.

Vì sao không được thấy

Thấy mới tin, không thấy không tin; vậy đó là cái thấy của kẻ ‘hạ sỹ’. Người ở trong mê, tạo nghiệp nhiều lắm, bản tính bị mê đâu thể nào thấy được. Ngộ trước thấy sau, tu tâm trừ nghiệp, bản tính hễ xuất liền có thể thấy. Ấy vậy kẻ ‘thượng sỹ’ dù thấy hay không, vẫn dựa vào Ngộ mà viên mãn. Người ta có [người] thấy có [người] không thấy, ấy là tầng thứ định ra thế, căn cơ khiến như thế. Người tu phần đông không thấy là vì có truy cầu nhìn thấy, đó là chấp trước; vậy không bỏ nó đi thì không thấy. Phần đông là do nghiệp lực ngăn trở, hoặc hoàn cảnh không thích hợp, hoặc Pháp tu định ra thế; có nhiều nguyên nhân, định riêng từng người. Ai mà thấy, là thấy có chỗ không rõ, không rõ mới có thể ngộ Đạo. Như thân nằm trong cảnh, không gì không rõ, thì người đó đã khai công; không thể tu tiếp, không tồn tại cái ‘ngộ’ đó nữa.


● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch ngày 30-3-2008.

▪.chúng giả hữu kiến hữu bất kiến: có thể hiểu là người ta có [người] thấy có [người] không thấy (như dịch trong bài này), hoặc có thể hiểu là người ta có [cái] thấy có [cái] không thấy.
nhân tại mê trung: trong bài này dịch là người ở trong mê.
Pháp tu: trong bài này có thể hiểu là Pháp mà người đó tu theo (chữ Pháp viết hoa), hoặc phương pháp, biện pháp, cách, lối mà người đó tu theo.
thượng sỹ: kẻ sỹ bậc thượng; hạ sỹ: kẻ thấp kém.