(Lý Hồng Chí, 21 tháng Bảy 2003 — Washington, D.C., Mỹ quốc)
Những học viên ngồi đây đều làm sáng tác mỹ thuật, đều có kỹ năng chuyên nghiệp. Tôi nghĩ tới đâu sẽ nói tới đó, tôi chỉ là từ Pháp Lý mà giảng. Mỹ thuật đối với nhân loại mà nói là rất trọng yếu, nó cũng giống như các văn hoá khác của nhân loại, là có thể ở xã hội nhân loại mà khởi một loại tác dụng hướng đạo đối với quan niệm của con người, ảnh hưởng tới quan niệm thẩm mỹ của con người. Đối với ‘thế nào là đẹp, thế nào là cảm thụ cái đẹp đúng đắn mà nhân loại nên có’, chúng là có tương quan chặt chẽ với chuẩn mực nền tảng của đạo đức nhân loại. Nếu con người coi cái không đẹp là đẹp, thế thì đạo đức nhân loại là đã ‘xong’ rồi.
Đạo đức nhân loại vào những thời kỳ khác nhau đều có phát sinh một số biến hoá. Bản thân đạo đức của nhân loại là ảnh hưởng tới nghệ thuật của nhân loại, mà nghệ thuật, quay trở lại, là ảnh hưởng tới nhân loại. Như mọi người đã thấy, nghệ thuật hôm nay, có rất nhiều là chịu nhận những thứ do ý thức hiện đại làm ra, mà nhân loại hiện đại đã xa rời rất rất xa khỏi phạm vi và tiêu chuẩn đạo đức mà nhân loại lẽ ra phải có, thế nên cái gọi là ‘nghệ thuật’ được làm ra ấy đã không còn là văn hoá nhân loại nữa. Vì nó không phải được làm ra trong lúc lý trí và thanh tỉnh, nên không phải là những thứ tốt đẹp của nhân loại chân chính mà được tạo ra từ chính niệm và Thiện niệm của con người đối với nhận thức đúng đắn cái đẹp của nghệ thuật. Đã như vậy, đó chính là nghệ thuật đang sa đoạ. Từ nghệ thuật hiện nay mà nói, nghiêm khắc mà nói thì đã không còn là những thứ của con người nữa rồi. Tôi thường thấy một số cái gọi là ‘tác phẩm nghệ thuật hiện đại’, thậm chí còn là tác phẩm rất nổi danh nữa, kỳ thực đều là sản vật của ma tính. Không chỉ là ma tính, mà có rất nhiều người khi vẽ tranh lúc tìm kiếm ‘cảm giác’ thì đã là đang truy cầu hành vi của quỷ, như thế qua thời gian lâu thì tâm lý ắt sẽ âm ám, quái dị. Người làm nghệ thuật đều biết, khi làm ra những thứ đó thì trạng thái tâm lý đều là phóng túng mặt ác của nhân tính, thậm chí cố ý truy cầu phản ánh của tâm lý tà ác. Như vậy những thứ của cái gọi là nghệ thuật hiện đại ấy thông thường không tốt lắm, vì nó không chỉ có hại cho người vẽ tranh, mà đối với khán giả cũng có phương hại về tâm lý, đối với quan niệm đạo đức của con người cũng gây tác dụng phá hoại nghiêm trọng.
Nhưng đệ tử Đại Pháp trong tu luyện và trong cuộc sống cũng không thể thoát ly hoàn cảnh xã hội người thường này, cũng là trong trào lưu quan niệm con người hiện đại này, cũng chịu nhận ảnh hưởng của hoàn cảnh này. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp trước khi học Đại Pháp thì thậm chí đã học và làm nghệ thuật hiện đại. Tất nhiên, tôi nghĩ rằng, dẫu chư vị làm nghệ thuật hiện đại cũng vậy, làm nghệ thuật chính thống mà nhân loại chân chính nên có cũng vậy, thì những kỹ năng cơ bản chư vị học trong quá khứ hẳn cũng như nhau, thế nên đệ tử Đại Pháp phải nhận thức một cách rõ ràng rằng đâu là nghệ thuật mà nhân loại nên có, như vậy mới có thể chiểu theo tiêu chuẩn nghệ thuật thuần chính của con người mà làm, mới có thể sáng tác những gì tốt đẹp.
Hôm nay chúng ta họp là vì việc gì? Tôi bảo mọi người rằng, đệ tử Đại Pháp làm gì vào ngày hôm nay của lịch sử thì cũng đều vô cùng trọng yếu. Hôm qua tôi còn giảng, tôi nói rằng đệ tử Đại Pháp làm gì, thì chẳng bao lâu nữa xã hội nhân loại đều sẽ học theo. Hiện nay, trong thời kỳ Chính Pháp, hết thảy những thứ trên thế gian đều vận động quanh Đại Pháp, điều này là khẳng định, do tam giới là vì Chính Pháp mà được tạo ra. Tại sao hôm nay tôi giảng vấn đề này cho chư vị? Bởi vì những đệ tử Đại Pháp mang kỹ năng nghệ thuật ấy là có năng lực, là có năng lượng, việc mà chư vị làm nếu như không phải ‘chính’, hoặc không đủ ‘chính’, thì chư vị đang làm nhân tố bất chính kia mạnh hơn lên, sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến xã hội nhân loại. Tu luyện ấy, chư vị nguyên lai là đang ‘tu chính’ bản thân mình, tu bỏ đi hết thảy những gì bất hảo. Chư vị ở đâu cũng cần phải làm người tốt, như vậy trong lĩnh vực nghệ thuật chư vị cũng phải làm người tốt, trong tác phẩm của chư vị cũng phải biểu hiện tốt đẹp, biểu hiện ‘chính’, biểu hiện thuần, biểu hiện Thiện, biểu hiện quang minh.
Khi đạo đức xã hội nhân loại trượt dốc đến bước này rồi, quan niệm của nhân loại cũng phát sinh biến đổi như thế. Biến đổi như thế, phát triển đã đến bước này, nếu muốn bảo con người tự bản thân quay trở lại thì cũng không thể được nữa. Người nào, lý luận nào, biện pháp nào cũng không thể khiến con người quay trở lại được nữa, chỉ có Đại Pháp mới được. Chư vị theo tôi đến đây là để cứu vãn chúng sinh, đồng thời, trong ý nghĩa việc chúng ta cứu vãn chúng sinh cũng bao gồm việc cứu lấy đạo đức nhân loại và việc con người được cứu sẽ tồn tại trong tương lai như thế nào, sẽ sinh sống ra sao, sẽ sinh hoạt trong trạng thái thế nào. Nghĩa là, đệ tử Đại Pháp không chỉ cứu vãn chúng sinh, mà còn khai mở ra cho chúng sinh tương lai một con đường sinh tồn chân chính của con người. Đó đều là những gì đệ tử Đại Pháp đang làm trong khi chứng thực Pháp.
Tôi nói tam giới sẽ vĩnh viễn tồn tại. Tồn tại theo cách nào? Đó chính là điều tôi cần làm khi Pháp Chính Nhân Gian. Tuy nhiên đệ tử Đại Pháp làm gì hôm nay cũng đều vô cùng quan trọng, cũng đều đang khai sáng cơ sở cho con người tương lai, cho văn hoá tương lai. Hết thảy mọi thứ của nhân loại cận đại đều loạn rồi, hầu như rất ít là còn có một chút những gì chính thống mà con người nên phải có, đã không còn chút gì là thứ thuần chính nữa. May thay người xưa vẫn lưu lại một số di sản văn hoá, chưa bị phá hoại hoàn toàn, đặc biệt là về phương diện mỹ thuật thì vẫn lưu lại một phần học tập kỹ năng cơ bản, nhân loại vẫn có thể trong khi quay trở về con đường làm người mà khiến người học mỹ thuật nắm vững những thứ cơ bản nhất ấy. Vậy là, làm thế nào vận dụng những điều cơ bản nhất đó khi đi trên con đường chân chính của con người? Làm thế nào có thể sáng tác ra những điều tốt đẹp? Vậy tôi nghĩ rằng, có cơ sở là kỹ năng cơ bản, thêm lên đó là cái Thiện, cái ‘Chính’, và mỹ hảo thuần khiết chân chính mà đệ tử Đại Pháp nhận thức đến được trong tu luyện, thì có thể biểu hiện ra những điều tốt đẹp.
Giảng tới đây, tôi cũng muốn nói một chút những gì tôi thấy về tình huống phát triển của nhân loại và quá trình phát triển nghệ thuật của nhân loại.
Kỳ thật nghệ thuật Đông phương và Tây phương của nhân loại đều có một quá trình thành-trụ-hoại. Nghệ thuật Đông phương và nghệ thuật Tây phương là đi theo hai đường khác nhau, ấy là dùng lời của con người mà giảng, thực ra đó là thể hiện cụ thể tại phương diện sinh hoạt nghệ thuật của sinh mệnh ở tầng thứ thấp nhất —con người— tương ứng với hai đại thể hệ khác nhau trong vũ trụ, cũng chính là biểu hiện ở tầng thấp nhất nơi con người này của những thứ của thể hệ vũ trụ này. Kỳ thực trong vũ trụ có rất rất nhiều đại khung khác nhau, nhiều lắm, đều là các thiên thể độc lập mà cự đại. Mỗi đại khung đều có những phong cách khác nhau tương ứng của mình, về các phương diện được biểu hiện ra, với kết cấu độc đáo đặc thù, dùng lời của con người mà giảng thì chính là có đặc điểm nghệ thuật khác nhau. Mỗi thiên thể cự đại đều có cái Lý khác nhau được ngộ ra một cách chân chính mà từ Pháp Lý căn bản Chân-Thiện-Nhẫn mà nhận thức ra. Đã là như thế, các thể hệ thiên thể khác nhau đều có đặc điểm độc đáo đặc thù riêng của thể hệ bản thân mình, biểu hiện cụ thể ở kết cấu thiên địa, hình thái hoàn cảnh, hình thức sinh mệnh, trang sức của sinh mệnh, phong cách kiến trúc, hình thức biểu hiện của động thực vật, v.v., chúng đều có phương thức biểu hiện cái đẹp ngay chính và phương thức biểu đạt sự hữu nghị và biết ơn độc đáo đặc thù của riêng mình. Tạo hoá trong hằng bao nhiêu thể hệ vũ trụ như thế được truyền đến con người nơi đây về cơ bản là có phương thức biểu hiện của sinh mệnh tầng thấp của hai thể hệ, bao gồm nghệ thuật Đông phương và Tây phương. Nhưng trong khung thể cự đại lại không chỉ có vậy đâu, ý tôi nói là, truyền đến con người nơi đây là chỉ có hai chủng loại này.
Về hai chủng loại thể hệ nghệ thuật này của nhân loại mà nói, trong văn hoá dân tộc Đông và Tây phương tương ứng, đều có quá trình kế thừa hằng mấy nghìn năm, nhưng hai chủng phong cách nghệ thuật lại khác biệt rất lớn, về kỹ pháp, về phương thức biểu hiện, về cảm thụ, về thị giác đều khác nhau. Nghệ thuật Trung Quốc trong quá trình kế thừa thì ngay khi bắt đầu là đã đặt định văn hoá nửa-Thần, nói cách khác một nửa trọng điểm không đặt ở bề mặt con người mà đặt nặng vào ‘thần vận’ và nội hàm, do đó gồm tất cả văn hoá, về biểu hiện, đều có đặc điểm như thế, đặc biệt là phương diện mỹ thuật, không quá chú trọng vào biểu hiện chi tiết bề ngoài, mà chú trọng vào biểu hiện ý, biểu hiện nội hàm của nó. Còn nghệ thuật Tây phương cũng là Thần truyền cho con người, nhưng nó đặt trọng điểm ở văn hoá con người bề mặt, nhấn mạnh về ‘thần công’ của sự cao siêu, chuẩn xác, tinh tế và chân thực trong kỹ pháp, trọng điểm của biểu hiện đặt ở biểu hiện của kỹ năng ở tầng không gian bề mặt con người, do đó trong tác phẩm mỹ thuật thì đối với biểu hiện bề mặt của vật thể thì chuẩn xác đến tinh tế phi thường, thế nên phong cách nghệ thuật của Tây phương và của Trung Quốc là hai con đường khác nhau. Trong quá trình phát triển, nghệ thuật Tây phương là kế thừa từ văn minh lần trước. Kỳ thực qua mấy lần văn minh trước đây nghệ thuật Tây phương vẫn một mực bảo trì một loại kế tục phương thức học thuật: có trường học, có lý luận, có huấn luyện chính quy, vậy nên nó vẫn luôn đi theo con đường ấy. Nhưng nghệ thuật Đông phương trong khi kế tục, vẫn luôn một mực lưu truyền dân gian, lưu truyền trong văn sỹ, nghệ nhân, và những người cầu Đạo, không có lý luận một cách hệ thống, không có trường học, không có huấn luyện chính quy, hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cá nhân để biểu hiện tác phẩm, nhất là tác phẩm điêu khắc. Do đặc điểm văn hoá Trung Quốc, chỗ mà hội hoạ và điêu khắc biểu hiện về cơ bản cũng là tính cách văn hoá của người Trung Quốc khởi tác dụng, biểu hiện ra ý vị một cách bất tự giác. Đã là như thế, khác biệt trong thủ pháp biểu hiện cũng rất lớn. Đứng ở vỏ ngoài nhất của con người mà nhìn, thì nghệ thuật Tây phương về thủ pháp là tinh tế phi thường, yêu cầu liên quan đến sáng tối, cấu trúc, thấu thị là nhất định phải chuẩn xác, đặc biệt là kết cấu thân thể người, biểu hiện đều phi thường chuẩn xác. Nhưng ở mỹ thuật Trung Quốc cổ đại, vì nó không có lý luận hệ thống và nghiên cứu chuyên nghiệp, nên điều ấy dẫn đến việc khiếm khuyết trong tính chuẩn xác của biểu hiện kết cấu vật chất ở bề mặt nhất.
Con đường nghệ thuật đều là từ thời kỳ ban sơ của nó lên đến đỉnh cao rồi lại xuống dốc, tất cả văn hoá của nhân loại cũng là theo hướng như thế. Thành-trụ-hoại-diệt trong đặc tính vũ trụ quá khứ ấy, hết thảy những gì của nhân loại đều ở trong đó, do vậy đến thời mà đạo đức nhân loại không tốt nữa, cái gì cũng không tốt nữa, thì phải làm lại, đối với nhân loại mà nói thì chính là ‘kiếp nạn’, hết thảy đều kết thúc rồi, hết thảy đều sẽ bắt đầu lại mới, rồi lại lên đỉnh cao rồi lại xuống dốc, trọn vòng quay về bắt đầu.
Mỹ thuật cổ đại của Trung Quốc, do nó không có nghiên cứu một cách hệ thống và học tập chuyên nghiệp, nên trên cơ bản là nắm không được chuẩn xác những gì liên quan đến thấu thị nhân thể và vật thể. Từ cuối đời nhà Thanh trở về sau, rất nhiều người làm mỹ thuật ở Trung Quốc cũng có được nền tảng công phu của mỹ thuật Tây phương, các tác phẩm về ngoại hình cũng đã chuẩn xác, xuất hiện một số tác phẩm như thế. Tuy nhiên đến thời cận đại trở đi, nhất là khoảng hơn hai mươi năm nay, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của ý thức hiện đại, tác phẩm càng ngày càng không ra hình thù gì nữa. Quan niệm là thuận theo sự biến hoá của ý thức mà biến hoá theo, nếu chính niệm của con người không có tác dụng chủ đạo, mà hoàn toàn dựa vào cảm thụ bề mặt của ý thức con người, chứ không phải nhận thức của chân niệm, không có sự suy xét thanh tỉnh của chân chính bản thân mình, thế thì cũng tựa như không còn linh hồn vậy. Ý thức của con người là được hình thành hậu thiên tại lớp da vỏ ngoài của con người, về biểu hiện chỉ là phản ứng một cách ‘hạ ý thức’ đối với các sự vật. Ý thức là bất ổn định, biến đổi bất kỳ lúc nào, biến đổi theo sự biến đổi của điều kiện ngoại giới và biến đổi của hình thế xã hội, hoàn toàn dựa vào những thứ đó là không có ‘chủ niệm’, hơn nữa là không có hệ thống, không có quy phạm, không có chính niệm, không có ‘tự kỷ’ chân chính. Những thứ được làm ra trong trạng thái ý thức loại ấy chính là cái gọi là ‘nghệ thuật hiện đại’, ‘tác phẩm mỹ thuật hiện đại’. Thời mới lên của những thứ đó, chính là thời đầu khi mới xuất hiện những thứ của phái ấn tượng và phái trừu tượng của Tây phương. Chư vị hãy trầm tĩnh mà nhìn những thứ đó, bảo đảm là giống như chân niệm con người không ở đó mà là do quan niệm bề mặt của người ta làm ra, không hệ thống, không quy phạm, không quy tắc, không liên tục, điều biểu hiện ra thì không biết là gì nữa, không có gây cảm thụ cái đẹp cho người ta, mà là tuỳ theo ý thức bề mặt của người ta mà đến. Bấy giờ họ làm ra những tác phẩm mà coi thì thấy nào là mũi thì vẹo, một nửa bộ mặt, một chân mọc ngoằng ra sau lưng, hễ bắt đầu những thứ đó thì chính là vứt bỏ chủ niệm và chính niệm để làm ra, là sản phẩm do quan niệm hậu thiên của con người chỉ huy các chân tay con người làm ra. Vứt bỏ chủ ý thức, tuỳ tiện cho khái niệm bề mặt của con người phát huy tác dụng thì mới làm ra những thứ đó được. Sự xuất hiện của những thứ đó đã phá huỷ hết cả nghệ thuật Tây phương vốn hầu như là đỉnh cao nhất hoàn mỹ nhất của toàn nhân loại, cận đại đã ảnh hưởng tới Trung Quốc.
Đó chỉ là thời kỳ đầu của mỹ thuật hiện đại, vì quan niệm con người là thuận theo đạo đức của chỉnh thể xã hội khi mà càng ngày càng bại hoại, thì quan niệm ấy, nó cũng không dừng lại ở đó, nó cũng trượt dốc xuống. Những thứ của phái ấn tượng, phái trừu tượng thời đầu ấy, hoàn toàn không quan tâm gì đến quan hệ thấu thị chính xác, chuyển giữa sáng và tối, cũng như tính chuẩn xác của kết cấu, càng ngày càng truy cầu cái gọi là ‘cảm thụ’ cá nhân, lầm lẫn tưởng rằng loại phóng túng mang tính vô lý ấy là giải phóng nhân tính tự ngã. Nó thật sự là ức chế bản tính, là phóng túng của ý thức hậu thiên khi không có tự ngã chân ngã. Lối vẽ rất mạnh bạo về màu sắc, một loại cảm thụ về quan niệm là hoàn toàn phóng túng không còn lý niệm gì nữa, mà quan niệm là hình thành tại hậu thiên của người ta, nó không phải tư tưởng chân chính của con người, nó không quy tắc, không quy phạm, không hệ thống, do đó những thứ nó vẽ ra cũng là như thế, nhìn thì hoàn toàn không hoà điệu. Cho tới thời kỳ cuối thì thuận theo thời mà khái niệm đạo đức của con người càng ngày càng trượt dốc, nó cũng tiến nhập vào một loại ý thức thấp kém hơn nữa, mà loại ý thức thấp ấy chính là đã không chỉ là quan niệm của con người nữa. Khi mà chủ niệm của con người, chân ngã đã vứt bỏ sự chi phối phần con người bề mặt, thì những sinh vật ngoại lai sẽ thừa cơ chui vào. Đã đến bước này thì đã là ý thức ngoại lai thao túng đại não của thân thể người rồi, do đó xuất hiện một số sắc thái tối tăm hơn và âm u hơn, ánh sáng cũng mờ ảo âm u, hoàn toàn là biểu hiện của tâm thái đồi phế của nhân tính. Trượt dốc tiếp nữa, lại thêm vào sự dẫn dắt của danh lợi nơi xã hội, truy cầu sự vứt bỏ tự ngã hoàn toàn, bấy giờ cũng chẳng cần quan niệm hậu thiên nữa. Hễ là như vậy, thì thân thể hoàn toàn không còn tự ngã sẽ một trăm phần trăm là bị ý thức ngoại lai khống chế rồi, mà ý thức ngoại đa số lại là những sinh vật của cõi âm gian, đa số là quỷ hồn. Đó cũng là thiên tượng biến hoá khi mà đạo đức nhân loại không còn tốt nữa. Khi người vẽ bị sinh vật âm tính khống chế, thì những thứ vẽ ra sẽ thấy biểu hiện chính là cõi âm và vật thể cõi âm. Rất nhiều thứ được vẽ mà hễ nhìn thì thấy là biểu hiện ra thế giới của quỷ, âm u, ám ám, mơ hồ không rõ, cái gọi là nhân vật được vẽ ra thì trông như là âm hồn vậy. Đất của cõi âm, trời của cõi âm, người cảm giác loại ấy tại sao cảm thấy thế là tốt? Đó chẳng phải là vì chính niệm của con người đã không còn nữa? Đó chẳng phải là truy cầu âm ám sao? Đó chẳng phải chính là nhân loại đạo đức quá bại hoại rồi sao? Đó chỉ là khi mà người ta đã đến tầng không gian thấp hơn con người. Vì đạo đức nhân loại đang trượt dốc, cho tới hôm nay, nghệ thuật đúng là triển hiện hết sức thực tại của ma tính của nhân loại, nghệ thuật đã tiến đến chỗ báng bổ nghệ thuật thần thánh, đã hoàn toàn trở thành công cụ phát tiết ma tính, điều biểu hiện ra là yêu ma quỷ quái. Bản thân nghệ thuật gia cũng thừa nhận: ‘Đây đều là rác’, nhưng trong cái gọi là ‘trào lưu nghệ thuật’ thì nó lại là có giá trị nhất. Rác rưởi vì sao lại là thứ tốt đẹp nhất? Là vì quan niệm con người đã đảo ngược lại rồi, nhìn nhận rác rưởi là tốt đẹp nhất.
Đó là lịch sử mỹ thuật của con người, tôi vừa giảng một quá trình tổng thể. Giờ tôi lại nói bắt đầu từ nghệ thuật Tây phương. Mọi người biết chăng? Đại chiến Thế giới lần thứ hai vì sao lại để người Pháp đầu hàng? Người Pháp không có năng lực chiến đấu ư? Năm ấy, dân tộc này chẳng cũng xuất hiện những anh hùng như Napoleon hay Louis XIV sao? Dân tộc này chẳng phải cũng có một lịch sử huy hoàng? Kỳ thực, chiến tranh của nhân loại là Thần khống chế, là xuất hiện có mục đích, con người muốn xuất hiện gì cũng không được. Nước Pháp không trực tiếp dấn mình vào Đại thế chiến thứ hai, mục đích của Thần là muốn bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật của nền văn minh nhân loại lần này mà chỉ có ở Pháp, đó cũng là nghệ thuật huy hoàng nhất trong văn minh nhân loại lần này, đáng kiêu hãnh nhất của nhân loại, và hoàn mỹ nhất chính thống nhất của nhân loại chân chính. Nếu chiến tranh nổ ra, thì những tác phẩm nghệ thuật ở những nơi như cung điện Louvre và Versailles sẽ mất hết, nghệ thuật ở các phố tại Paris cũng sẽ mất. Là Thần muốn lưu lại cho con người những cái đó, mục đích là khiến con người trong tương lai sẽ còn có thể có cái để mà tham chiếu quay trở về nghệ thuật của bản thân con người, đệ tử Đại Pháp cũng có thể từ nền tảng nghệ thuật chính thống ấy mà quay trở về.
Nghệ thuật Tây phương trong mấy lần văn minh quá khứ, người ta đều là lấy phương thức học thuật để mà trưởng thành trở lại, quay trở về con đường của văn minh lần trước đó. Tuy nhiên sau khi lần văn minh trước bị huỷ rớt đi rồi, thì sẽ xuất hiện thời kỳ mà kỹ năng cơ bản chưa được trưởng thành. Mọi người từ những tác phẩm mỹ thuật Tây phương là cũng có thể thấy được điều ấy, ví như tác phẩm trước Văn nghệ Phục Hưng và tác phẩm thời kỳ Văn nghệ Phục Hưng, tác phẩm thời kỳ sau Văn nghệ Phục Hưng, và những thứ cận đại, là quá trình đó. Trước Văn nghệ Phục Hưng, tổng thể mà xét, chuẩn mực nghệ thuật của tác phẩm là chưa trưởng thành, bố cục, kết cấu, tỷ lệ, sắc thái, v.v. mọi người đều thấy được, cảm thấy rất là không trưởng thành. Bất kể là hội hoạ hay điêu khắc, đều chưa trưởng thành. Nhưng ở Tây phương, người ta lại từ những văn vật khai quật đào ra được một số thứ của văn minh lần trước, có một số tượng Thần, cũng có một số tác phẩm điêu khắc khác trong lần văn minh trước của cổ Hy Lạp, đều là những tác phẩm phi thường hoàn mỹ và trưởng thành. Vì có cơ sở của văn minh cổ ấy ở đó, nghệ thuật Tây phương lại rất nhanh chóng lại trở nên trưởng thành. Vì có những thứ trước đó mà có thể học tập, so sánh, do đó thành thục rất nhanh, cho đến thời kỳ Văn nghệ Phục Hưng trở về sau, Leonardo da Vinci và một số nghệ thuật gia xuất hiện, thực ra cũng là Thần hữu ý để họ dẫn hướng con người đến sự trưởng thành của nghệ thuật, bảo cho con người cách hoàn thành tác phẩm như thế nào, vậy nên bấy giờ tác phẩm của họ có ảnh hưởng rất to lớn đến nhân loại. Nhưng nghệ thuật hiện đại cận đại lại là do một số thần loại khác an bài, chính là một nhóm cựu thế lực mà hôm nay đang thao túng Chính Pháp. Vì sao xuất hiện Van Gogh? Vì sao xuất hiện Picasso? Những người đó cũng là do chúng an bài, tuy nhiên ấy là để khởi tác dụng phụ diện, mục đích chính là vào thời đạo đức nhân loại trượt xuống dốc cũng phải khiến hết thảy những gì trong văn hoá nhân loại đều cũng phải đồng thời bại hoại đi xuống. Vì thế hai người đó chính là đến để làm loạn nghệ thuật nhân loại, chính là với mục đích làm bại hoại nghệ thuật nhân loại, họ đến hoàn toàn là vì để huỷ rớt văn hoá nhân loại. Do cái gọi là ‘phái hiện đại’ mà họ đã đặt định cơ sở từ thời đương sơ ấy, nên nghệ thuật của nhân loại mới bị dẫn tới trạng thái ma tính như ngày nay.
Thời mà nghệ thuật chính thống của Tây phương mới bị cái gọi là ‘phái ấn tượng’ công kích, chính là lúc xuất hiện thuật nhiếp ảnh. Trong cuộc ‘luận chiến’ ấy, lối nói điển hình của môn thuộc phái ấn tượng là: “Dẫu các vị vẽ chuẩn xác đến đâu đi nữa thì có thể chuẩn như ảnh chụp không?” Vì thế mà phủ định việc vật thể cần vẽ đúng hình, vẽ chân thực, lối vẽ chính thống và tiêu chuẩn. Kỳ thực, đối với con người mà nói, nghệ thuật chính thống là theo đuổi sự hoàn mỹ chất lượng cao, không có giới hạn. Không gian của nghệ thuật chính thống là có hàm nghĩa vô cùng rộng lớn, bởi vì một tác phẩm hoàn hảo không chỉ trông rất thật, mà thực ra cũng gồm cả lịch duyệt nhân tính và tính cách của cá nhân bản thân tác giả. Trong đời tác giả đã từng tiếp xúc những gì, trong đời người là đã nắm vững những tri thức và kỹ năng của môn học nào về các loại phương diện, thảy đều biểu hiện ra ở tác phẩm ấy. Do vậy cùng một thứ, nhưng trong tác phẩm thì biểu đạt của từng cá nhân đều khác nhau, bất kể là về sắc thái của màu sắc, hay thần thái cho đến trình độ làm chủ kỹ pháp. Vì trải nghiệm cuộc đời mỗi cá nhân là khác nhau, tính cách đặc điểm tác giả là khác nhau, nên khiến tác phẩm có sự khác biệt. Hơn nữa, điều cần biểu hiện là đại thiên thế giới và các sinh mệnh cảnh giới cao, hoặc thậm chí triển hiện ra cái mỹ hảo của chư Thần cũng như thế giới của Thần, thế nên ấy là con đường rộng lớn quang minh không giới hạn. Thông thường các nghệ thuật gia của hội hoạ, điêu khắc, vì tư tưởng đa số đều đặt chú trọng ở nghệ thuật của bản thân, nên phần đông không giỏi về thuyết nói. Còn những người không biết vẽ không biết điêu khắc thì lại biết nói, nên những ngôn luận đều là cưỡng từ đoạt lý, lấy cái giống thật của thuật nhiếp ảnh để đánh đổ nghệ thuật chính thống, dần dần chuyển sang mức độ nghệ thuật như hôm nay. Đương nhiên, bấy giờ muốn đánh đổ nghệ thuật chính thống, thì một kẻ hoàn toàn không hiểu mỹ thuật, không làm mỹ thuật sẽ không thể làm nổi, do đó bấy giờ an bài một số nhân vật đại biểu của ‘phái hiện đại’ ấy, cũng để thời niên thiếu của họ trước tiên nắm công phu cơ bản, như thế mới làm cho con người thế gian bị mê hoặc hơn nữa.
Vì trong luận chiến giữa chính và tà thời bấy giờ giữa phái học viện và phái ấn tượng cùng phái trừu tượng, do sự xuống dốc của đạo đức và quan niệm của nhân loại đã phủ định nghệ thuật thần thánh chân chính của nhân loại, vả lại những nghệ thuật gia chính thống vì sinh tồn nên mới chen lách ra được một không gian nhỏ xíu, nên hiện nay bèn gọi nghệ thuật chính thống là “phái tả thực”. Trong quá khứ không có thuyết ấy. Nghệ thuật Thần truyền cho con người có mục đích là để có thể khiến con người biểu đạt cái Thiện và cái Mỹ mà con người tôn vinh, điều ấy có tác dụng chính diện đối với đạo đức nhân loại. Do sự bại hoại của đạo đức nhân loại, nên nghệ thuật chính thống của nhân loại đã bị xu hướng phát triển sang ma tính kia tống khứ khỏi điện đường học viện chính thức, nghệ thuật chính thống vì để có thể sinh tồn nên đã biến thành ‘phái tả thực’, thuyết về ‘tả thực’ chính là xuất hiện như thế.
Nhân loại hiện nay cái gì cũng chạy sang phương diện hướng ngược lại như thế, chư vị có nhận ra không? Những ai không biết xướng âm, không biết nhạc lý, không có kỹ năng cơ bản của vũ đạo lại trở thành minh tinh ca múa, còn nghệ thuật gia chân chính chẳng kiếm nổi miếng cơm; ngay cả những ai biết cắt tóc cũng bị tống ra làm việc ngoài phố, còn những ai không biết cắt lại ở trong những tiệm tóc vô cùng hoa lệ. Hết thảy những thứ của nhân loại đều đang trượt xuống theo phương hướng phản lại, đều đang như thế mà đến chỗ bại hoại. Còn điều mà cái gọi là ‘phái hiện đại’ trước đây truy cầu chính là cảm thụ cá nhân gì đó, thì sau chuyển sang vứt bỏ tự ngã, và hiện nay thì đem thân thể bản thân đưa cho quỷ khống chế, những điều ấy có thể làm ra cái gì tốt? Họ lấy một bức hoạ nào đó của cái gọi là ‘phái hiện đại’ treo lên bảo người ta xem thử: ‘A, các vị xem bức tranh đẹp nhường nào’. Nếu họ chẳng ra giảng giải thì cũng không biết được họ bảo đẹp ấy là ở chỗ nào nữa, mà cái ‘đẹp’ mà họ giảng ra ấy là ma tính, hơn nữa còn gồm những thứ ấu trĩ đến mức khôi hài về nghệ thuật, nếu tư tưởng của chư vị không theo họ nhập vào trong ma tính ấy thì chư vị xem cũng không hiểu cái gọi là ‘đẹp’ họ nói ấy là chi nữa. Kỳ thực những thứ đó đều là rác rưởi có hại cho người.
Đương nhiên, có rất nhiều người chạy vào số đông theo trào lưu, đại đa số dân chúng không hiểu những thứ của phái hiện đại. Chư vị bảo đó đều là rác rưởi, thì những người làm ra những thứ đó bảo rằng càng giống rác càng tốt. Mọi người đều từng nghe cả rồi, Trung Quốc có một cái gọi là nghệ thuật gia nào đó ăn thịt của trẻ con đã chết, cách đây một đoạn thời gian chẳng phải từng nghe qua tin này? Chính là truy cầu ma tính thì mới đến mức như thế, hết thảy điều này mà phát triển tiếp thì có đáng sợ không? Nghệ thuật của nhân loại mà tiếp tục như thế thì sẽ đến như thế nào, kỳ thực không cần nói nữa.
Tôi lại giảng một chút về nghệ thuật nhân loại nên biểu hiện điều gì. Nghệ thuật nhân loại là vì để biểu hiện bản thân con người phải không? Hay là để biểu hiện những cảnh non nước? Hay là vì để biểu hiện chư Thần? Quỷ? Cần biết rằng, nghệ thuật chân chính của nhân loại ban đầu là xuất hiện trong điện đường của Thần. Thần truyền chủng văn hoá này cho con người có một mục đích nữa là để con người thấy được sự vĩ đại của Thần, tin rằng ‘thiện ác hữu báo’, kẻ làm ác sẽ bị ác báo, người tốt sẽ có phúc báo, người tu sẽ lên thiên đường. Sự xuất hiện của nghệ thuật Tây phương, ban đầu đều là ở giáo đường; tạc tượng thời cổ ở Đông phương hầu như đều là hình tượng chư Thần, hội hoạ lưu truyền từ cổ xưa nhất, thời sớm nhất ở Trung Quốc cũng đều là vẽ Thần. Con người vẽ Thần liệu còn có giới hạn chăng? Không có giới hạn. Vũ trụ bao la, thiên vũ mênh mang, hết thảy điều đó, khi nhân loại tín ngưỡng Thần, khi thật sự biểu hiện Thần, thì Thần sẽ triển hiện cho nhân loại. Đó là hoàn mỹ nhất, thần thánh nhất, cũng là cái đích cuối cùng tốt đẹp nhất mà nhân loại cần hướng tới, biểu hiện của tác phẩm cũng sẽ không có giới hạn.
Như mọi người đều biết, người ta muốn vẽ Thần thì phải phỏng theo người. Cái đó không thành vấn đề, bởi vì con người là do Thần chiểu theo hình dáng tự mình để tạo ra, lấy người để luyện tập kỹ năng cơ bản là không sao cả. Người vẽ người thì cũng có gì là không được, cũng khả dĩ thôi, bởi vì con người rốt cuộc cũng là chủ thể của thế gian. Vẽ non nước lại càng không cần nói. Tuy nhiên, trung tâm của tác phẩm mỹ thuật của nhân loại nên phải là Thần. Vì sao nói như thế? Mọi người thử nghĩ xem, con người có nghiệp lực, chư vị là đệ tử Đại Pháp đều biết, hết thảy những gì người ta vẽ đều có nhân tố của bản thân con người tác giả. Trong tác phẩm của nghệ thuật gia, hết thảy tình huống của cá nhân ấy và hết thảy tình huống của người được vẽ đều mang trên bức hoạ. Thông qua một nét bút bình thường vạch bởi người thường, tôi liền biết được cá nhân ấy là người thế nào, họ mang bệnh gì, có nghiệp lực lớn đến đâu, tình huống của tư tưởng, tình huống gia đình, v.v. Mà người được vẽ lại là trong khi vẽ mà thể hiện đầy đủ hết thảy tư tưởng của mình và hết thảy các nhân tố mang theo thân thể, gồm cả nghiệp lực lớn nhỏ. Ai mà lấy bức vẽ nhân vật cá nhân đó đem treo ở nhà, thì nghiệp lực của nhân vật trong bức hoạ cũng từ trong bức vẽ mà phát tán ra, cái thứ đó được treo ở nhà, thì hỏi có lợi cho người ta? Hay là có hại? Nghiệp lực đang phát tán, nó có liên đới với cá nhân ấy, tuôn ra không ngừng như nguồn nước phát tán ra nhà của người treo bức vẽ người đó. Con người nhìn không thấy quan hệ liên đới của vật thể, nhưng thực ra người ta đều cảm giác được sự không thoải mái.
Nhưng nếu con người vẽ Thần, mọi người thử nghĩ, Thần là quang minh, vĩ đại, phát tán ra năng lượng từ thiện, có ích đối với con người, mà người vẽ và người làm tượng đều thọ ích trong quá trình hoàn thành tác phẩm, đồng thời tác giả trong khi sáng tác tác phẩm nghệ thuật về Thần cũng sinh ra Thiện niệm, từ đó Thần còn có thể giúp họ tăng cường chính niệm, trừ bỏ trên thân tác giả nghiệp lực và nghiệp lực tư tưởng. Tác phẩm như thế thì người ta xem xong sẽ thọ ích, tấm lòng rộng mở, trong tư tưởng sẽ có Thiện niệm, khiến con người cao thượng hơn. Thần khi thấy người ta có chính niệm rồi, sẽ giúp người giải trừ nguy nan. Điều ấy đối với nhân loại mà nói, thì còn gì tốt hơn nữa? Tôi thích xem các tác phẩm chính thống, những trần nhà, những bích hoạ vẽ chư Thần, còn có những bức tượng điêu khắc chư Thần. Tôi xem thì luôn luôn là thấy nhân loại còn có hy vọng quay trở lại, bởi vì những tác phẩm ấy là biểu hiện sự vĩ đại của Thần, mà Thần bên kia ở trong hình tượng Thần cũng thật sự đưa cái Thiện cho người. Như vậy, từ so sánh ấy mà xét, mọi người có thấy rằng nghệ thuật nhân loại nên lấy biểu hiện Thần làm chủ đạo hay không?
Đương nhiên, nghệ thuật của xã hội hiện đại không chỉ là tác phẩm hội hoạ và điêu khắc, còn có mỹ thuật công nghiệp, quảng cáo, trang phục, nghệ thuật sân khấu, truyền hình, điện ảnh, tạo mẫu sản phẩm, v.v. đủ loại phương diện các nghề nghiệp liên quan tới nghệ thuật, nói cách khác đều có quan hệ với mỹ thuật. Nhưng dù là nghề nghiệp nào đi nữa, nếu bản thân con người tác giả đã đặt một nền tảng ngay chính, thì chư vị sáng tác tác phẩm nào, cũng đều thẩm thấu nhân tố chính diện, đều là mỹ hảo, đều là Thiện, đều sẽ khiến con người thọ ích. Nhất định là như thế. Nói chung, tôi thấy rằng nghệ thuật nhân loại chính là như vậy.
Vừa rồi tôi giảng nghệ thuật Đông và Tây phương, trong đó cũng gồm cả điêu khắc. Nói đến điêu khắc, thực ra làm tượng của Đông phương, về nguồn gốc và quá trình lịch sử của nó tôi cũng nói một chút, chỉ nói về tình huống trong văn minh lần này. Trước khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc, rất nhiều tác phẩm điêu khắc đều có phong cách liên quan đến văn hoá của thời kỳ trước (tức là trước ‘đại hồng thuỷ’), do đó có phong cách hoàn toàn khác với sau khi Phật giáo truyền nhập vào Trung Thổ. Nghiêm khắc mà nói, tác phẩm điêu khắc Đông phương mà đại biểu cho thời kỳ văn minh nhân loại lần này nên lấy việc biểu hiện Phật, Bồ Tát, và Thần trong Phật giáo làm đại biểu. Các tác phẩm thời kỳ đầu như vậy với thủ pháp tạc tượng là truyền từ Ấn Độ sang, mà thủ pháp làm tượng của Ấn Độ lại là lưu lại từ thời kỳ tín ngưỡng Phật trước thời kỳ Phật giáo Ấn Độ, mà Phật mà người Ấn Độ thời kỳ trước tín ngưỡng ấy là do người tín ngưỡng Phật của người cổ Hy Lạp thuộc châu Âu truyền sang Ấn Độ, vì trong những người châu Âu thời cổ xưa hơn có rất nhiều là tin Phật, đương nhiên không phải đều là tín ngưỡng Phật, còn có tín ngưỡng các Thần khác, sau khi truyền nhập vào Ấn Độ, thì hình tượng Phật và thủ pháp tạo tượng cũng truyền vào Ấn Độ, do đó thủ pháp tạo tượng thời ban sơ của Trung Quốc về cơ bản là cách thức cổ Hy Lạp. Mọi người nhìn thấy rất nhiều điêu khắc Phật từ thời rất xưa ấy, có hốc mắt sâu, xương chỗ lông mày và khuôn mặt đều giống khuôn mặt người Tây phương, là mũi thẳng, hơn nữa dáng người rất thẳng, nguyên nhân chính là cổ Hy Lạp đưa văn hoá tín ngưỡng Phật cổ xưa hơn ấy truyền vào Ấn Độ, rồi từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Tuy nhiên, vì tác phẩm của người làm tượng cũng có nhân tố bản thân con người tác giả trong đó, nên sau khi truyền nhập Trung Thổ rồi, thì trong tạo tượng, hình tượng Phật lại có chút hình dáng người Trung Quốc. Dần dần thuận theo thời gian sau khi truyền vào trung Quốc càng ngày càng lâu dài, dần dần mất đi những nhân tố có từ thời đầu khi văn hoá cổ Hy Lạp mới truyền nhập Trung Quốc, dần dần chuyển sang nhiều dáng nét hơn của bản xứ Trung Quốc. Đó là từ văn hoá bề mặt con người mà giảng, còn có nguyên nhân khác nữa. Sau khi Phật giáo truyền nhập Trung Thổ, xác thực phó nguyên thần của rất nhiều người đã tu thành Phật, Bồ Tát. Tuy nhiên bấy giờ Trung Thổ chưa có thể hệ học thuật hệ thống, bức tượng đều là tác phẩm của thợ đá và người tu Đạo, như thế thì rất không có tính chuyên nghiệp so với điêu khắc Tây phương, về cơ bản là không chuẩn về kết cấu và tỷ lệ thân thể. Do đó, Trung Quốc chúng ta có rất nhiều tạc tượng, nhưng không có đặc điểm tác phẩm của phái nào, mà là nghệ thuật chưa trưởng thành chín chắn tạo ra.
Như vậy tôi vừa phác ra những nét đơn giản trên đại thể về quá trình phát triển của nghệ thuật nhân loại và nguồn gốc của nó. Nghệ thuật trong quá khứ thông thường là biểu hiện Thần, Thần truyền cho con người những điều ấy cũng là để bảo cho nhân loại: Thần đang che chở cho nhân loại, con người mà làm tốt thì nhận quả Thiện.
Thông thường trong tác phẩm của nghệ thuật gia đều có những thứ như chủ đề và mục đích mà họ muốn biểu hiện ra, nghĩa là, trong bố cục khi chư vị có ý tưởng gì, chư vị muốn biểu hiện ra là những gì, thì đều có ý nghĩa biểu đạt của nó ở trong đó, tức là, có một câu chuyện của nó. Tuy nhiên khi mà con người hiện đại ngắm tác phẩm nghệ thuật chính thống Tây phương thì còn có một vấn đề, nhất là với các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, họ chỉ nhìn vào hoạ pháp và thủ pháp của chúng. Đó còn là những người hiểu biết về kỹ năng cơ bản có thể nhìn và hiểu ra được những cái đó. Nhưng rất ít người biết được biểu hiện trong bức hoạ là những gì. Do đó khi tôi xem những tác phẩm hội hoạ và điêu khắc, những học viên bên tôi thường hỏi: ‘Bức này vẽ gì’, thì tôi bèn giảng một chút là vẽ là những gì. Tất nhiên chư vị ở đây đều là làm nghệ thuật, cũng biết rõ rất nhiều điều, nhưng không ngại gì thì chúng ta cũng cùng nhau thử xem thử xem một chút. Hãy lấy ra mấy bức hoạ, tôi cũng nói một chút rằng trong bức vẽ là biểu hiện ra những gì, rằng vì sao biểu hiện thế. (vỗ tay)
Mọi người hãy ngồi. Vừa rồi khi tôi giảng rằng trong những bức tranh có biểu hiện là những gì, mọi người cũng đều minh bạch những điều tôi nói rồi. Tôi muốn để các đệ tử Đại Pháp minh bạch được là nên làm như thế nào. Như vậy, chư vị cũng thử nói ra cách nghĩ của mình, được không?
Đệ tử: (phiên dịch) Chúng con muốn biểu hiện về cuộc bức hại, có thể biểu hiện ra hình tượng đệ tử Đại Pháp chịu tra tấn hay không?
Sư phụ: Có thể biểu hiện. Tình huống đệ tử Đại Pháp bị bức hại là có thể biểu hiện, đệ tử Đại Pháp học Pháp, luyện công, cảnh tượng chư Thần và thiên thượng sau khi Đại Pháp hồng truyền, những điều ấy đều có thể biểu hiện.
Đệ tử: Chúng con sáng tác về quá trình đệ tử Đại Pháp giảng thanh chân tướng và hồng Pháp, còn có cảnh diễu hành nữa, v.v., thế có được không?
Sư phụ: Đều có thể biểu hiện những điều ấy, then chốt là trong ý tưởng và sáng tác thì chư vị cần đạt chuẩn mực.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, về ‘tả ý’ của Trung Quốc, như một số hoạ sỹ lừng danh của Trung Quốc cũng là tả ý, và vẽ tranh sơn thuỷ, chúng con có thể vẽ như thế hay không?
Sư phụ: ‘Tả ý’ là không thành vấn đề. Tranh Trung Quốc, tranh sơn thuỷ, đều khả dĩ cả, vì là đệ tử Đại Pháp làm, có thể trưng bày được. Nhưng chư vị là đệ tử Đại Pháp, hiện nay mọi người đều đang chứng thực Pháp, đang khai sáng tương lai cho chúng sinh, hãy gắng đặt việc giảng chân tướng và vạch trần tà ác ở vị trí số một, đặc biệt là thời kỳ này, đây là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp. Vạch trần bức hại, triển hiện Đại Pháp, triển hiện Thần, có nhiều tác phẩm như thế thì tốt hơn, hãy lấy đó làm chủ yếu. Những tác phẩm khác của đệ tử Đại Pháp cũng có thể trưng bày.
Đệ tử: Tả ý có được xem là biến dị hay không?
Sư phụ: ‘Tả ý’ mà tôi nói đến, là trong vẽ tranh mà biểu hiện cái nội hàm. Nếu con người có thể đứng từ cơ sở đạo đức của chính niệm chính thống mà biểu hiện ra tình cảm, thì không thành vấn đề. Then chốt là ở chỗ dùng chính niệm để sáng tác hay là do truy cầu cái gọi là ý thức hiện đại, dùng thủ pháp biểu hiện chính thống hay là dùng quan niệm của phái hiện đại để biểu hiện, vậy vấn đề không phải ở bản thân ý tưởng.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi, những tác phẩm mà Ngài vừa giảng ấy đều có liên quan đến biểu hiện hình tượng của chư Thần phương Tây. Như vậy, là đệ tử Đại Pháp, có dung hợp cả Trung Quốc và Tây phương, như bức hoạ này, thì làm thế nào để chiểu theo bức hoạ của họ, nhưng vẫn có được đặc điểm của Đông phương chúng ta?
Sư phụ: Đưa Thần của hình tượng người phương Đông và phương Tây vẽ vào trong cùng một tác phẩm, thì không thành vấn đề. Trong Chính Pháp, rất nhiều vị Thần khác nhau đang khởi tác dụng chính diện. Rất nhiều tranh Trung Quốc đều rất tốt, đều có thể khẳng định; về thủ pháp và kỹ xảo, hãy nâng cao hơn nữa, những điều ấy không thành vấn đề. Còn nếu đưa vẽ Trung Quốc và sơn dầu Tây phương cùng thể hiện trong một bức tranh thì dường như rất khó khăn. Đưa thủ pháp cả Đông và Tây phương dung hợp lại là chưa có ai khai mở ra tiền lệ ấy cả, chớ làm ra những gì mà không ra ngô không ra khoai.
Đệ tử: Con là muốn nói rằng từ tầng thứ cao hơn mà nói, rất nhiều chư Thần Đông và Tây phương đều là ở tầng thứ dưới Phật, nếu chúng con biểu hiện ra một tác phẩm khá là to lớn, mà trong tác phẩm đó đều có vẽ họ cả, thế có được không?
Sư phụ: Nếu chư vị muốn sáng tác một tác phẩm lớn, mà trong tác phẩm đồng thời có Thần của cả hình tượng nhân vật Đông phương và Tây phương, thế thì không thành vấn đề. Vẽ một số ông Đạo, rồi tuỳ theo sự cần thiết mà vẽ tiếp một số Thần hình tượng nhân vật Tây phương, cùng trong một tác phẩm, không thành vấn đề. Còn nếu trong cùng một bức tranh mà vừa là thủ pháp sơn dầu, vừa là thủ pháp tranh Trung Quốc, thế thì tôi thấy không có được.
Đệ tử: Còn một vấn đề nữa. Vì chúng con chủ yếu là biểu hiện quang minh trong các tác phẩm, đương nhiên có tác phẩm, do nội hàm khá nhiều, nên trong đó cũng có xuất hiện nhân vật phản diện, làm như thế là tạo tình tiết mang tính tương phản. Con muốn được xác nhận xem, rằng xử lý đối với nhân vật phản diện ấy, tất nhiên là sẽ đặt ở một góc âm ám, nhưng, miêu tả như thế thì có được hay không?
Sư phụ: Có thể. Kỳ thực, chư vị hãy xem bức tranh này, cảnh sát tà ác đang đánh đệ tử Đại Pháp. Biểu hiện về sắc điệu là có khác biệt giữa cảnh sát tà ác và đệ tử Đại Pháp, toàn cảnh lại rất ăn khớp, không sao cả. Đây là vấn đề về kỹ pháp của chư vị thôi, hãy thu xếp nó thế nào cho tốt.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi, thư pháp Trung Quốc có phải là một loại nghệ thuật không? Còn có lối viết chữ thảo, cái đó có ngay chính không?
Sư phụ: Hiện nay gọi là ‘thư pháp’, quá khứ là viết chữ. Đến thời cận đại trở về sau, người ta không dùng bút lông viết chữ nữa, nên bèn coi nó như một loại nghệ thuật. Thực ra, nó cũng xác thực có nội hàm nghệ thuật của mình ở trong đó. Như vậy, vì nó cũng được xem như một loại nghệ thuật rồi, trong triển lãm mỹ thuật hãy đưa nó làm thành một loại tác phẩm nghệ thuật.
Nói đến lối viết chữ thảo, nghiêm khắc mà nói, thì đó là biểu hiện tâm lý phóng túng của phía phụ diện của con người. Chư Thần trong quá khứ khi giúp con người tạo chữ là không hề có lối viết chữ thảo nào cả. Kỳ thực tôi chưa từng luyện viết chữ bằng bút lông, không có thạo về viết bằng bút lông, tuy nhiên thường hay có người bảo tôi viết điều này điều khác, tôi bèn dùng lối viết ‘lệ thư’. Không có ý nói là tôi thiên vị lệ thư hơn, mà là vì lệ thư là loại chữ mà không ai biến nó thành lối viết thảo được, hễ viết thảo thì nó không còn là lệ thư nữa, do đó người ta rất khó biến nó thành chữ thảo khi mà buông lơi quan niệm hoặc khi trong nghiệp lực tư tưởng. Từ điểm đó mà xét nên tôi thích viết chữ lệ thư.
Đệ tử: Về chữ viết của thư pháp mà nói, con thấy một số đệ tử Đại Pháp, vì Sư phụ viết chữ lệ thư, cho nên họ thông thường khi chọn kiểu chữ thì đều chọn lệ thư. Con muốn hỏi, các loại kiểu chữ thì mọi người đều có thể dùng chứ?
Sư phụ: Đều có thể dùng, kiểu chữ nào cũng có thể dùng. Tuy nhiên kiểu chữ thảo ấy, tôi cảm thấy quá phóng túng phía phụ diện của con người, quá nhiều nhân tố bề mặt con người, người ta khi thật sự chính niệm thiện hành thì viết không ra cái đó, chủ yếu là khi buông lơi quan niệm con người mà viết ra thế, khi nghiêm trọng thì tâm thái sẽ có phần phát cuồng, phía chính diện không đầy đủ.
Đệ tử: Con còn có một câu hỏi nữa, đó là về ba màu cơ bản. Sư phụ đã nói về ba màu cơ bản, là có đối ứng ở không gian khác. Trong cõi người cũng nói về màu cặp màu bù nhau. Như vậy lý giải như thế nào về ba màu cơ bản? Ở cõi người chúng ta nói rằng đó là vì ánh sáng mới sinh ra màu sắc, là vì không có ánh sáng thì không nhìn thấy có màu sắc. Mà như ở không gian khác toàn là ánh sáng, thì màu sắc ấy, thì so sánh là thế nào?
Sư phụ: Ba màu cơ bản, trong chất liệu màu của hội hoạ người ta có thể pha chúng với nhau để ra các màu khác, ba màu cơ bản trong quang phổ của nhân loại là khúc xạ thành quang phổ màu khác nhau. Tuy nhiên đó chỉ là thành phần vật chất của không gian vật chất của nhân loại tạo thành như thế, là khác với các không gian khác, vật chất cũng khác. Có người nói rằng hình thái vật thể là do ánh sáng tạo thành, bao gồm cả biểu hiện của vờn chuyển sáng tối trong hội hoạ và sự xuất hiện màu sắc. Không phải thế đâu, vật thể dẫu ở tình huống mà chư vị có ánh sáng hay không thì nó đều là ở hình trạng ấy cả, ánh sáng chỉ là để tạo cho chư vị cảm thụ sáng tối về thị giác, màu sắc khi chịu cường độ ánh sáng có thể thay đổi mà thành cảm giác sai đi, nhưng sẽ không cải biến một cách thực chất màu sắc và hình trạng của vật thể. Dùng lời tu luyện mà giảng, ánh sáng cũng là gây chướng ngại che chắn cho con mắt người, tạo giả tướng cho người ta. Ở rất nhiều không gian khác là không có mặt trời, cũng có rất nhiều không gian mà hết thảy vật thể đều chìm trong ánh sáng nhu hoà của chính mình. Nếu như một vật thể không cần mặt trời, nếu ở không gian nào đó không có mặt trời, thì hình trạng của vật thể vẫn là ổn định. Có không gian mà hết thảy vật thể đều nhè nhẹ phát ra loại ánh sáng dịu mắt, bản thân các sinh mệnh ở tầng thứ ngang nhau cũng có thể nhìn thấy. Không gian loại như thế cũng không có nguồn sáng chiếu thẳng ra theo kiểu như mặt trời, những hình trạng vật thể mà nhìn thấy vẫn là hình trạng như thế.
Dùng mắt người mà nhìn không gian khác thì thấy đó là phát quang, màu sắc và hình trạng vật thể là bất biến. (Đương nhiên Thần và hết thảy những gì của Thần đều có thể biến hoá. Phương thức tồn tại của vật thể cũng không ở trạng thái ổn định kiểu như con người nhìn nhận.) Thông thường là như đèn nê-ôn toả ánh sáng các màu, hình dáng của đèn và màu sắc phát ra không chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Nếu một sinh mệnh mà là sinh mệnh ở tầng thứ đó, thì họ sẽ không cảm thụ giống như con người khi nhìn thấy được không gian đó. Như tôi từng giảng cho chư vị, phân tử cũng là có năng lượng, nhưng con người không cảm giác thấy bởi vì hết thảy, gồm cả con mắt, cũng là do các hạt phân tử tổ hợp thành; nếu một sinh mệnh cấu thành từ các lạp tử to hơn và thấp hơn phân tử, thì cũng đồng như thế mà thấy rằng thân thể người và không gian con người là hết thảy vật thể đều có ánh sáng, đều có năng lượng. Điều này khác với khái niệm mà tôi giảng bên trên về không gian mà mọi thứ đều phát sáng mà không cần mặt trời, ấy là không gian mà tự thân vật thể phát quang.
Vì không gian nơi con người, nó chính là địa phương được tạo ra một cách đặc thù vì Chính Pháp. Nên ra khỏi phạm vi tam giới này là sẽ hoàn toàn khác rồi. Tồn tại ngang với tam giới có nhiều hơn nữa những không gian khác, những không gian mênh mông hơn, ở đó kết cấu hết thảy vật thể đều khác, đều khác với ở thế gian con người; nhìn hình thức của vật thể, là khác với loại quan hệ sáng-tối mà người ta nhìn thấy ở thế giới này. Như vậy quan hệ của biểu hiện sáng tối ở cõi người nơi đây, là để tạo ra một cách đặc thù cho con người một biểu hiện hoàn cảnh. Chư Thần trên thiên thượng, rất nhiều thiên thể đều không có mặt trời chiếu rọi trực tiếp ánh sáng, nhưng cũng có rất nhiều thiên thể không chỉ là một mặt trời chiếu xạ ánh sáng, có chỗ có mặt trời, có chỗ không có mặt trời, cường độ ánh sáng mà sinh mệnh ở các tầng thứ khác nhau cảm giác được cũng là khác nhau, họ cũng đều phù hợp với hình thức tồn tại của ánh sáng ở các tầng thứ khác nhau. Một học viên viết bài trong đó nói rằng ba màu cơ bản là có quan hệ với Chân-Thiện-Nhẫn, ấy là cảm giác của tự thân trong khi tu luyện, chứ không phải thực chất căn bản của Chân-Thiện-Nhẫn.
Con người hễ sau khi nhìn thấy cảnh tượng trên thiên thượng thì sẽ chấn động mạnh, từ đó người ta bèn nghĩ: Dùng màu sắc nào có thể vẽ ra nhỉ? Dùng vật chất bề mặt cấu thành từ phân tử, thì với những gì người ta nhìn thấy và cũng có thể sờ đến thì còn làm được, nhưng với những gì cấu thành từ lạp tử vi quan hơn so với phân tử, thì người bình thường chỉ có thể cảm giác được năng lượng của nó. Màu sắc của vật chất ở chủng loại không gian được cấu thành từ lạp tử vi quan hơn phân tử là không thể tìm nổi ở con người nơi đây. Thực ra phân tử cũng là có năng lượng, hơn nữa không chỉ là có năng lượng, mà còn sinh ra tác dụng của năng lượng. Con người thế gian không cảm giác được năng lượng ấy, bởi vì con người thế gian có kết cấu thân thể, đôi mắt, da cho đến máu thịt, hết thảy đều là sản phẩm của một tầng từ các lạp tử là phân tử này, do đó ở trong tầng thứ ngang hàng thì người ta không cảm giác ra được năng lượng của tầng thứ ngang hàng. Có thể cảm giác được năng lượng ở tầng thứ vi quan, ấy là vì lạp tử cấu thành vật thể ở tầng con người này là có hạt lớn hơn so với lạp tử vi quan. Vậy cũng nói, cấu thành nên màu sắc kia cũng không phải chỉ một tầng lạp tử, do đó nhìn thì thấy không gian tầng cao hơn so với không gian cấu thành từ lạp tử tầng thấp hơn thì rực rỡ ánh quang hơn, nhưng mà nó là siêu xuất khỏi loại ánh sáng ở cảnh giới này, vì thế người ta không thể tìm được màu sắc đó, và ngay cả dùng đến đèn huỳnh quang các màu cũng không thể biểu hiện được điều ấy. Đành rằng không có màu sắc như thế để biểu hiện ra sự thần thánh của cảnh giới ấy, nhưng vẫn có thể dùng màu sắc mà nhân loại có để biểu hiện ra kết cấu bề mặt bức hoạ cũng như các thần thái trang nghiêm. Từ hình trạng đó, kết cấu đó, dùng chất liệu màu của con người vẫn có thể biểu hiện ra. Chư vị mà hoàn toàn dùng hết thảy những thứ của Thần để biểu hiện ra Thần tại thế gian con người, thế thì chính là Thần đã tới nhân gian rồi.
Đệ tử: Thỉnh Sư phụ giảng một chút về y phục hoặc lối trang phục thông thường của Phật, Đạo, Thần.
Sư phụ: Trang phục của chư Phật mà chúng ta thường thấy chính là cà-sa màu vàng. Với chư Bồ Tát thì hãy vẽ thành trang phục phụ nữ Trung Quốc cổ đại, chư vị có thể tham chiếu theo trang sức phụ nữ đời nhà Tống, ấy là phổ biến nhất. Thần với hình tượng người da trắng thì dẫu là ở thế giới nào, họ thông thường đều là khoác quanh bằng một tấm cà-sa lớn màu trắng, chư Phật là khoác quanh bằng một tấm cà-sa vải lớn màu vàng, chư Thần với hình tượng người da đen là khoác bằng một tấm cà-sa vải lớn màu đỏ. Tất nhiên, còn có biểu hiện đa dạng hơn cũng như ở tầng cao hơn, còn có những vị không mặc trang phục gì, còn có các chủng loại phục sức rất là nguyên thuỷ, các chủng loại chư Thần đều có. Trong tác phẩm thông thường thì biểu hiện điều mà con người thế gian có thể nhận thức là được rồi. Đạo, đương nhiên là mặc phục sức như Trung Quốc cổ đại, đó là Đạo thông thường, thực ra những vị Đại Đạo ở tầng rất cao có y phục cũng là các chủng loại khác nhau.
Là bởi vì người tu luyện trong quá khứ còn có một hiện tượng: Dẫu chư vị ở thời nào, tu thành vào triều đại nào, thì khi viên mãn mà mặc phục sức gì thì từ đó trở đi sẽ là trang phục ấy, thông thường đều như thế cả. Tất nhiên Phật thì khác, tất cả ai tu thành Phật đều nhất định là hình tượng Phật, mặc y phục như Phật. Đối với tu Thần khác mà giảng, thì tình huống thông thường là khi tu thành đang mặc gì thì từ đó về sau sẽ mặc y phục đó. Chư vị có ai từng qua núi Võ Đang chứ? Có thấy hình vẽ Huyền Vũ không? Tranh vẽ Huyền Vũ tại sao lại có đầu tóc xoã lòa xoà như thế? Vì lúc ông tu thành là tóc xoã như vậy, nên ông là có hình tượng xoã tóc như thế. Ông ngồi toạ trường kỳ trong núi, cảm thấy vấn tóc phiền phức quá, nên không vấn nữa, cho đến tận khi tu thành cũng vẫn như thế.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, chư Phật trong tranh cổ có vị mặc y phục, có vị để trần bên vai.
Sư phụ: Có thời người ta dùng khái niệm của bản thân để vẽ chư Phật. Ví như, vùng Nam Á thời tiết rất nóng bức, hoà thượng thường để trần bên vai, để trần vai bên phải, cho mát. Đến vùng phía bắc, thì hoà thượng có vải che phần vai bên phải lại, để vai phải che lại cho khỏi lạnh. Ở thế giới chư Phật không có khái niệm ấy đâu, thông thường họ là dùng trang phục để trần vai bên phải. Người Trung Quốc khi vẽ hình tượng Phật, người Trung Quốc có quan niệm là để phần vai đó che hết đi, thực ra trang phục của Thần là thế này: Thần của hình tượng người Tây phương cũng là để trần một bên vai, là vì loại trang phục này là không có ống tay áo, nên cả hai bên đều khoác trùm cả thì hành động không có thuận tiện.
Đệ tử: Con xin hỏi, học viên chúng con học vẽ tranh, tại sao kỹ năng cơ bản học khó đến thế? Rất khó tìm [chỗ học]. Học vẽ ở Trung Quốc, làm sao đưa chuẩn mực kỹ pháp đề cao lên?
Sư phụ: Chủ yếu là do giáo dục ở các quốc gia Tây phương quá bị ảnh hưởng bởi ý thức của cái gọi là phái hiện đại, đã hoàn toàn không chú trọng vào huấn luyện kỹ năng cơ bản cho học sinh. Hơn nữa có rất nhiều thầy giáo, giảng viên đều là thuộc phái hiện đại, bản thân họ cũng không biết rõ, không hiểu biết những thường thức cơ bản nhất của hội hoạ. Muốn nắm vững kỹ năng cơ bản, thế thì phải trải qua huấn luyện khắc khổ thì mới nắm vững được. Ban đầu phải vẽ tĩnh vật, nắm được quan hệ giữa cấu trúc và thấu thị, vẽ tĩnh vật tốt rồi thì cần luyện ký hoạ, sau đó là vận dụng màu sắc sắc thái một cách chính xác, từng bước từng bước mà nắm được công phu cơ bản của vẽ tranh. Kỹ năng cơ bản là điều mà bất kể hoạ sỹ hay nhà điêu khắc nào cũng phải nắm vững.
Đệ tử: Vì sao Trung Quốc từ xa xưa đến nay vẫn vẽ tranh phong cảnh, tất nhiên Trung Quốc cũng có biểu hiện những hình tượng chư Phật, chỉ là lịch sử Trung Quốc thì đa số là tranh sơn thuỷ.
Sư phụ: Hội hoạ Trung Quốc giảng ‘ý’, vẽ ra ý cảnh, nội hàm của nó, thế nên phần nhiều là vẽ sơn thuỷ, rốt cuộc thì người Trung Quốc là văn hoá nửa-Thần, trong ý thức cũng không muốn biểu hiện quá nhiều về con người, cũng là nguyên nhân mà tôi vừa rồi giảng, do vậy đa số vẽ sơn thuỷ. Tuy nhiên cũng có vẽ người, chẳng qua thường là không dùng mẫu, mà hoàn toàn là từ trong ý tưởng mà xuất ra, như thế hoá ra lại là kiền tịnh. Tất nhiên, không phải là hoàn toàn không vẽ người thật, trong lịch sử có một số nhân vật anh hùng, những nhân vật mà người ta muốn kỷ niệm thì hoạ sỹ cũng vẽ họ, cho đến thời cận đại thì đã khá phong phú rồi. Kỳ thực đã phát hiện rằng hội hoạ Trung Quốc vào thời tối sơ khai cũng là vẽ Thần, hơn nữa trong các chùa chiền tự cổ chí kim đều vẫn luôn vẽ tranh về Phật, Đạo, Thần.
Đệ tử: Hội hoạ Trung Quốc lấy đường nét làm chủ, màu sắc rất nhẹ, hội hoạ Tây phương rất chú trọng màu sắc. Có phải Trung Quốc chúng ta nên có màu sắc giống như của hội hoạ Tây phương hay không?
Sư phụ: Không phải. Vẽ của Đông phương là có đặc điểm của hội hoạ Đông phương, nên vẽ thế nào thì vẽ như thế, chư vị hễ thay đổi nó là không còn là thế nữa. Vẽ của Đông phương là chú trọng đường nét, còn vẽ của Tây phương thì không vẽ đường nét, chư vị vẽ ra đường nét thì không còn đúng nữa, nó là dùng vờn sáng tối để tạo hình.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, chúng con là tả ý hoặc tả chân. Khi vẽ tranh thì Pháp thân của Ngài có gắn lên trên đó không? (mọi người cười)
Sư phụ: Pháp thân của tôi sẽ không làm thế. (mọi người cười) Họ dùng tư tưởng nghĩ một chút là chư vị biết vẽ thế nào. Nhưng, chư vị bảo là ‘con giờ đã minh bạch rồi, vậy để Sư phụ vẽ’ (mọi người cười) thế thì không được đâu.
Đệ tử: Lúc bấy giờ hoạ sỹ có thể tiến nhập vào một loại trạng thái siêu thường, tranh mà họ vẽ có thể sẽ rất là siêu thường.
Sư phụ: Cũng không nhất định là siêu thường, vô luận là thế nào đi nữa thì hãy thật lý trí, thật như bình thường. Tựa như chư vị tu Đại Pháp cũng thế, hết thảy đều rất bình thường. Đệ tử Đại Pháp nên vẽ gì thì chư vị nên làm điều ấy cho thật tốt, không có chuyện tiến nhập vào trạng thái nào đó, cũng không có lối nghĩ thế mới là đúng.
Đệ tử: Kính thưa Sư phụ, vì con muốn vẽ những hình người khác nhau, Sư phụ đã đề cập rằng Thần của người da đen là khoác cà-sa màu đỏ, nhưng chúng con vẫn chưa biết tóc của họ trông ra sao.
Sư phụ: Thông thường, chư vị muốn vẽ chư Thần của Tây phương thì có thể tham chiếu theo các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Văn nghệ Phục hưng, những hình tượng trong các tác phẩm mỹ thuật thời kỳ Văn nghệ Phục hưng của Tây phương là đúng. Những nam Thần trưởng thành thông thường là để râu, tất nhiên cũng có những vị không để râu. Chư Phật thông thường không để râu, nhưng một số ít là có để râu. Thần với hình tượng người da đen là có tóc giống như người da đen, tóc xoăn để ngắn, bởi vì con người là do chư Thần chiểu theo hình dạng của mình mà tạo ra.
Đệ tử: (phiên dịch) Con đã vẽ một bức tranh cho trường học của mình, về cơ bản đó là bức chân dung tự hoạ. Khi con vẽ là dụng tâm để vẽ, gắng sức không để các quan niệm khởi tác dụng. Con phát hiện rằng người ta phản hồi lại là khá tốt, bố cục cũng trở nên tốt hơn như có phép thuật. Do đó con muốn hỏi là, có phải là chỉ cần chúng con dụng tâm để vẽ là có thể vẽ được tốt? Con muốn thỉnh Sư phụ cho một chút chỉ đạo.
Sư phụ: Nói một cách nghiêm khắc, khi vẽ tranh thì nhất định phải dụng tâm cẩn thận. Chư vị dụng tâm, người ta đều sẽ nói là chư vị vẽ tốt, chẳng qua vẫn là còn kém nếu so với thời đại mà chú trọng vào kỹ năng cơ bản. Do đó tôi cảm thấy rằng, nếu luyện kỹ năng cơ bản cho tốt hơn nữa, thì các đệ tử Đại Pháp sẽ vẽ được đẹp hơn, sẽ lưu lại cho người đời sau một con đường chính. Tất nhiên dụng tâm vẽ là đúng.
Đệ tử: Con có thể vẽ chân dung Sư phụ hay không?
Sư phụ: Ai nha, có khá nhiều vị đã tạc tượng và vẽ hình tôi, kết quả đều không có giống. Vẽ cũng được thôi, không sao cả, hãy lấy ảnh chụp để vẽ.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con biết rằng có rất nhiều học viên, thật sự rất muốn vẽ Sư phụ, đặc biệt là còn có những hình tượng ở không gian khác, những bức tranh vẽ ra cũng có cái giống, cảm thấy quả thực có uy lực của Pháp thân, tuy nhiên đối đãi những chân dung được vẽ đó như thế nào, vì dù sao đi nữa cũng có ảnh chụp Sư phụ, còn có những bức phác hoạ nữa?
Sư phụ: Nếu những phác hoạ cần phải đốt đi thì đốt đi thôi, không sao cả. Thời kỳ Chính Pháp, các đệ tử Đại Pháp lấy việc chứng thực Pháp làm trọng yếu.
Đệ tử: Vậy thì những bức vẽ tốt, chúng con không biết là có thể dâng hương hay không?
Sư phụ: Hãy coi đó như những bức tranh mà bảo tồn là được rồi.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, hôm nay con nghe giảng, thì lối tư duy mở rộng rất nhiều. Nhưng con nghĩ, rằng liệu có thể viết thành bài giảng hay không, là vì còn rất nhiều người không có đến, mà cũng đều rất có thành tựu trong nghệ thuật.
Sư phụ: Đợi đến Pháp Lý mà tôi giảng lần này được chỉnh lý rồi xem xem thì mới quyết định.
Đệ tử: Con thấy là dường như con đường sáng tác cần đi như thế nào, nguyên ban đầu con thấy trống rỗng không biết gì trong đầu, nhưng bây giờ minh bạch rồi, rất cao hứng.
Sư phụ: Đó chính là Pháp mà tôi muốn giảng cho chư vị hôm nay.
Đệ tử: Con còn một câu hỏi nữa. Giống như con, điều học được toàn là hội hoạ Tây phương, nhưng con rất thích hội hoạ Trung Quốc. Khi vẽ thì có thể hay không lấy việc biểu hiện làm chủ, chứ không hạn cuộc trong việc lấy thủ pháp truyền thống làm đầu?
Sư phụ: Chư vị nói là ‘về kỹ pháp tôi lấy cái sở trường của cả hai bên’, có lẽ trước đây cũng có người thử qua. Chư vị có thể làm thử xem, nhưng cần hoà điệu, nhìn thì cần phải cảm thấy rất tự nhiên. Bất quá, chư vị thử qua thì có thể sẽ cảm thấy rằng không cách nào thật sự đưa văn hoá hội hoạ của Đông và Tây phương hợp nhất lại.
Đệ tử: Kính chào Sư phụ. Tranh của chúng ta, chẳng hạn như thiên sứ, mang đôi cánh, có phải là của Tây phương và Đông phương hỗn hợp lại không?
Sư phụ: Trong Chính Pháp, những vị Thần hoàn toàn khởi tác dụng chính diện, là đều có cả Thần với hình tượng người Đông Tây phương và cả chư Thần với các hình tượng khác nữa. Hoàn toàn tuỳ theo ý nghĩa trong bức tranh mà chư vị muốn biểu hiện là gì, cũng là theo bố cục đòi hỏi. Chẳng hạn, chư Thần với hình tượng người Tây phương có vị có cánh, có vị không có cánh, cái đó phải xem xem biểu hiện của bố cục của chư vị. Tôi bảo chư vị rằng, chư Thần ở không gian ở tầng thấp, họ biết rằng tôi sẽ truyền Pháp, vì thế cựu thế lực đã an bài rằng họ sẽ thao túng việc tôi ra truyền thế nào và xã hội sẽ ở trạng thái nào. Đương nhiên tôi sẽ không chiểu theo những gì họ muốn mà làm. Khi truyền Pháp tôi lấy hình tượng gì để Chính Pháp, điều ấy đối với chúng sinh mà nói là việc rất lớn, vì vấn đề tôi lựa chọn hình tượng nào mà Phật và Đạo lúc bấy giờ phát sinh tranh chấp ở tầng thứ thấp, cũng vì thế mà Đạo giáo được lập ra. Đạo muốn có thể khiến tôi chọn hình tượng của Đạo, để tôi dùng Đạo để giảng Đạo Pháp, tuy nhiên bản thân họ biết rằng Đạo là đơn truyền, mà đơn truyền thế thì cứu độ chúng sinh thế nào, truyền Đại Pháp ra sao? Không được, do đó họ bèn nghĩ ra biện pháp, đó cũng là lập tôn giáo ở mặt đất này, vì thế mà xuất hiện Đạo giáo. Sau đó trong Đạo giáo, rất nhiều Đạo cũng phân thành Phật, Bồ Tát, trên thiên thượng cũng thật sự có những thế giới của Đạo, bởi vì họ muốn để tôi lựa chọn hình tượng của Đạo. Còn bên Phật thì cũng vì để tôi chọn Phật mà khai sáng ra điều kiện, nói là cần lựa chọn hình tượng Phật, từ bi, cần phổ độ chúng sinh. Nhưng mà, tôi chuyển sinh vào Trung Thổ, nếu tôi chuyển sinh sang Tây phương, thế thì Thần với hình tượng người da trắng cũng sẽ sáng tạo ra điều kiện. Tranh chấp giữa Đạo và Phật trong lịch sử là vì thế mà phát sinh. Sau khi tôi xác định ra hết thảy những gì tôi muốn, thì tranh chấp về loại hình tượng nào cũng kết thúc. Tôi cũng không chiểu theo an bài của cựu thế lực mà làm.
Như vậy chư Thần trên thiên thượng, bất kể là Thần loại nào, thiên thượng hễ khi có việc, họ đều thương lượng với nhau. Jesus đến mặt đất cứu độ con người cũng là chư Thần hiệp đồng với nhau, bởi vì trên mặt đất phát sinh sự việc lớn thế sẽ động chạm đến thiên thượng. Phật muốn truyền Pháp, mà các vị Thần khác không thừa nhận thì cũng không được. Tranh chấp giữa Phật và Đạo mà tôi vừa giảng nay đã là quá khứ rồi, vì sự việc truyền Pháp đã định xong rồi, thì cũng không còn tranh chấp nữa, đều ổn cả rồi.
Đệ tử: Vẽ màu nước có chút tương đồng với vẽ tranh Trung Quốc, có chút tương đồng với vẽ sơn dầu, có những tác phẩm là dùng vẽ màu nước và lối vẽ tranh Trung Quốc……
Sư phụ: Kỹ năng cơ bản học vẽ màu nước là của Tây phương, do đó vẽ màu nước vẫn là thủ pháp của Tây phương. Nói về bản thân chất liệu màu, thì nó không có cuộc hạn vào việc chư vị vẽ tranh màu nước hay là vẽ tranh Trung Quốc. Chư vị dùng màu nước để vẽ tranh Trung Quốc cũng không sao cả, chư vị dùng màu nước để vẽ tranh theo cách của vẽ sơn dầu thì cũng không thành vấn đề. Bản thân màu nước không có vấn đề về lối vẽ Đông hay Tây phương, nghĩa là dùng chất liệu màu nào, vẽ tranh gì, cũng như bản thân lối vẽ là những việc khác nhau. Hội hoạ Đông và Tây phương không chỉ ở vấn đề màu sắc đậm nhạt được biểu hiện ra, mà trong nội hàm của chúng cũng là có hai loại văn hoá ủng hộ.
Rất nhiều người từng thử kết hợp hội hoạ Đông phương và Tây phương, thực ra đều đã thất bại. Hội hoạ Trung Quốc và hội hoạ Tây phương không chỉ là lối vẽ biểu hiện ra cũng như vấn đề kỹ xảo màu sắc, đằng sau hội hoạ là có văn hoá dân tộc rất rộng lớn. Các chủng loại kỹ năng trong mỗi loại văn hoá đều là điểm kết tinh của chỉnh thể văn hoá của dân tộc đó. Thực ra lấy hội hoạ Đông Tây phương kết hợp lại là làm không được, trừ phi văn hoá Đông và Tây phương hoàn toàn trộn lẫn với nhau trở thành một thứ biến dị mất gốc.
Đệ tử: Chúng con muốn vẽ về ‘khai thiên tịch địa’, tức là cựu thế lực trong vũ trụ bị huỷ rớt xong, mọi thứ thật tươi đẹp, nghĩa là thiên thể này trở nên tốt đẹp, cái xấu bị bỏ đi, là cảnh tượng như thế, thì có nên chăng thêm hình tượng chư Thần ở trong đó? Hay chỉ đơn thuần biến hoá màu sắc? [Con nghĩ có lẽ] sẽ tốt hơn nếu đưa những điều Sư phụ vừa giảng vào.
Sư phụ: Không thể vẽ trừu tượng, nhất định phải có chủ thể mà cần thiết phải biểu hiện, chính là cần quay trở về con đường chính.
Đệ tử: Liên quan đến những thần thú ở trên thiên thượng, như sư tử mà Sư phụ vừa giảng, thì còn có nào là rồng, nào là phượng, giả sử nói về rồng, như cả một quần thể rồng, thì còn có ác long màu đỏ như Sư phụ chỉ ra trong kinh văn, “chém rồng đỏ”, những rồng đó là có chỗ phân biệt hay không?
Sư phụ: Ngoại hình của rồng là như nhau. Rồng cũng có tốt và xấu, có ác long, có hảo long, còn Thần Long nữa, thông thường khi nhìn thấy rồng ở thế giới thiên quốc, thế giới Phật thì thấy đều là kim long, rực rỡ kim quang. Có một điểm cần nói rõ, rồng được nói trong văn hoá Đông phương là khác với sinh vật được gọi là rồng trong văn hoá Tây phương, là không cùng chủng loại sinh vật. Rồng ở văn hoá Đông phương có các màu sắc khác nhau, có cả màu sắc như cá đen-trắng, cũng có rồng màu đỏ, cũng có màu vàng, trắng, còn có cả đen nữa, là khác nhau, bởi vì rồng cũng có phân biệt về tầng thứ, có phân biệt thiên long, địa long, và cả rồng trong nước nữa. Còn rồng được nói trong văn hoá Tây phương là một loại ác thú ở địa ngục. Thường thường hễ người Trung Quốc nói đến rồng, thì nhiều người Tây phương hiểu rồng là xấu xa, là cảm giác như thế, thực ra đó là do khác biệt văn hoá giữa Đông và Tây phương. Rồng mà người Tây phương nói đến trông có điểm tựa như là đầu giống rồng, cổ thon nhỏ, thân thể kềnh càng tựa khủng long, mang đôi cánh không có lông vũ, ngoài ra loại sinh vật này là sinh vật tầng thấp trong thể hệ của Thần với hình tượng người Tây phương. Rồng ở nơi địa ngục trong thể hệ của Thần với hình tượng người Tây phương ấy, chúng phun âm hoả. Thực ra tôi thấy rằng người ta trong quá khứ khi phiên dịch đã nhầm lẫn chỗ này, đem loài thú ấy xem như là rồng, nó không phải là rồng của Đông phương đâu, (hỏi các học viên Tây phương:) chư vị nói xem khái niệm nhận thức của người Tây phương đối với rồng có phải như tôi vừa nói không? (trả lời: Đúng rồi).
Kỳ thực là không cùng loại sinh vật. Ở thế giới thiên quốc Tây phương, thông thường không có loại rồng mà Đông phương nói đến, nó không phải là sinh vật của thể hệ bên đó. Mà trong thể hệ của Thần hình tượng người Tây phương là đối ứng với xã hội người da trắng ở mặt đất và xuống tiếp cả không gian thấp hơn nữa, trong thể hệ đó không có giảng về rồng nào cả, cũng không có thể hiện của loại động vật ấy, nhưng họ có rất nhiều sinh vật mà trong thể hệ của Thần hình tượng người Đông phương không có. Chư vị nói tỷ dụ như Tây phương trước đây trên mặt đất có một loại thú, mà nửa thân dưới là ngựa, nửa thân trên là người, những cái đó không có trong thể hệ của thế giới Đông phương, do vậy nó không chỉ là sự khác biệt về văn hoá đâu, mà là do trong thể hệ của thế giới đó là không có.
Đệ tử: Thưa Sư phụ con muốn hỏi một câu, con là vẽ tranh sơn dầu, vậy là muốn vẽ một bức tranh đẹp thì phải mất khá nhiều thời gian, [con hỏi là] vì con nghĩ có rất nhiều đầu việc cần phải làm.
Sư phụ: Đệ tử Đại Pháp nào tinh tấn đều rất bận rộn, thời kỳ Chính Pháp là cần giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh, như thế những gì hôm nay tôi nói với mọi người, rằng chúng ta có những người có chuyên môn riêng, thì vẫn cần sáng tác những tác phẩm mỹ thuật. Làm ra những tác phẩm ấy đòi hỏi rất nhiều thời gian, tôi biết rất rõ điều ấy. Tuy nhiên, đừng lo, chư vị hãy gắng tận dụng thời gian mà chư vị có thể dùng được để vẽ, nhưng thời gian đừng để kéo dài quá lâu. Cố gắng mà vẽ, vẽ được nhiều chút rồi thì chúng ta sẽ lại làm triển lãm.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi, ấy là nói về cân bằng quan hệ hai bên, tức là có ngần ấy thời gian thôi, làm được cái này thì không làm được cái kia.
Sư phụ: Phải rồi, vậy hãy an bài cho hợp lý. Điều tôi bảo chư vị làm cũng không chỉ vì để lưu lại cho người khác và con người tương lai, đối với tu luyện của tự thân chư vị là có trợ giúp. Bởi vì mọi người đều sinh hoạt trong hoàn cảnh xã hội này, cũng là cần phải từ thời đại này bước xuất ra, nghĩa là, quan niệm của con người ngày nay là như thế rồi, đều trong thùng thuốc nhuộm, chúng ta có kỹ năng đặc thù, khẳng định là chịu ảnh hưởng về phương diện này là lớn hơn so với người khác. Như vậy chư vị trong sáng tác mà quay trở về con đường chính thì quá trình ấy chẳng phải là đang tẩy sạch bản thân mình? Về nghệ thuật cũng chẳng phải đề cao bản thân mình? Là như thế, từ bản chất, từ quan niệm là cải biến bản thân, chẳng phải là tu luyện chính mình sao?
Đệ tử: Hôm qua con thấy Sư phụ xoay chuyển Pháp Luân tại hội trường, con cảm thấy rất chấn động. Nếu con đưa cảnh tượng đó, theo như con nghĩ, mà vẽ ra, bấy giờ Sư phụ mặc bộ trang phục Tây Âu, [vẽ] thế thì có trực tiếp quá không, chi tiết quá không?
Sư phụ: Có thể vẽ, mặc trang phục Tây Âu cũng được.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi hai câu hỏi, thứ nhất là nói rằng Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là bao dung rất nhiều chư Thần. Nhiều chư Thần đến như thế, đương nhiên, học viên tu thành thì sẽ đều là những Phật, Đạo, Thần khác nhau, như vậy hiện nay chúng con muốn vẽ miêu tả một số đồng tu tu tốt, mà trong đó có thể đã có đồng tu tu luyện hết sức tốt đẹp, chúng con có thể miêu tả họ. Như thế với những vị Thần của những chính giáo hoặc tín ngưỡng khác mà Sư phụ đề cập đến, trong Phật giáo còn có những chính Thần nữa, vậy con hỏi là có thể miêu tả họ không?
Sư phụ: Với rất nhiều vị thì chư vị đều có thể. Hãy nói thế này, những Thần được đề cập đến trong Phật giáo, trong Phật giáo thì những Phật và Bồ Tát mà con người ngày nay có thể biết đến thì cũng được cả. Lão Tử, Đạo, Yahweh, Jesus, thánh nữ Mary, thảy đều không thành vấn đề. Tuy nhiên đệ tử Đại Pháp khi chứng thực Pháp mà lại miêu tả những vị Thần không quan hệ đến Đại Pháp, thì không có ý nghĩa gì cả. Chư vị miêu tả những gì, biểu hiện ra như thế nào, cái đó không cần tôi phải nói nhiều quá.
Đệ tử: Còn một câu hỏi nữa, ấy là nói về thời kỳ Văn nghệ Phục hưng trong quá khứ, những tác phẩm cổ điển được lưu lại, ví như bức “bữa tối cuối cùng”, v.v. Con cảm thấy những tác phẩm ấy là những công trình rất lớn, con muốn chúng ta cũng có những tác phẩm rất tốt đẹp để lưu lại, tuy nhiên không phải với hình thức giống như họ, vì chúng ta là phản ánh Pháp Luân Đại Pháp. Nhưng tinh thần là như thế. Thứ nhất là ý tưởng phải thật tốt, có kỹ thuật, có thời gian, còn có rất nhiều điều kiện nữa, do đó con cảm thấy, rằng cần làm thật tốt một số công trình như thế, nhìn chung cần phải bỏ công phu rất lớn.
Sư phụ: Ý tưởng rất lớn. Đừng sốt ruột, hãy từ từ, mọi người căn cứ theo năng lực hiện có mà sáng tác. Chư vị là đang bắt đầu, nếu như chư vị có năng lực, thì chư vị làm; chư vị chưa làm nổi, thì con người sau này nhất định sẽ làm. Nhân loại nhất định sẽ sáng tạo cho Đại Pháp những gì huy hoàng, bởi vì Đại Pháp ban ân quá nhiều cho con người rồi! (vỗ tay)
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con cảm thấy hình tượng Phật trong hội hoạ Trung Quốc có nhiều trang sức, vẽ trông rất đẹp, rất đẹp, nhưng hiện nay vẽ ra đều trông rất đơn giản, con cảm thấy không đẹp mắt.
Sư phụ: Cách nhìn là không giống nhau, tại nơi con người đây là biểu hiện như thế. Vào các thời kỳ khác nhau Phật triển hiện cho con người của những thời kỳ khác nhau những trang phục các thời kỳ khác nhau. Thời kỳ đầu khi tôi bắt đầu truyền Pháp, có rất nhiều chư Bồ Tát đến tìm tôi, chư vị không thể tưởng tượng được rằng họ mặc gì đâu. Như chư vị đã biết, nữ hài tử vào thời Đại Cách mạng Văn hoá thích nhất là mặc bộ quân phục xanh màu cỏ, (mọi người cười) họ biến hoá thành ra là mặc những bộ quân phục màu xanh cỏ đó. Ý tôi muốn nói là, chư Phật sẽ căn cứ theo quan niệm con người các thời kỳ khác nhau mà triển hiện. Kỳ thực hình tượng nguyên bản của chư Phật là cà-sa màu vàng, tóc xoăn màu xanh lam. Đương nhiên, làm tượng và vẽ tranh thời cổ đại cũng có khác biệt với thời nay, bấy giờ vẽ chư Phật trông thật long lanh, đó cũng là chiểu theo quan niệm con người bấy giờ mà hiển tượng ra. Đương nhiên, khi có thể thấy được hình tượng nguyên bản của Phật, thì cũng thấy được quang huy của thế giới Phật và Phật thể, thì đó là triển hiện cực kỳ thù thắng. Thần cũng cố ý biến hoá triển hiện cho con người.
Đệ tử: Chúng ta hiện nay vẽ ra rất đơn giản.
Sư phụ: Trong tranh triều đại nhà Đường có Phật, Bồ Tát với trang phục trang sức khá nhiều. Tôi nghĩ là hãy theo những tranh vẽ triều đại nhà Đường mà vẽ là được rồi.
Đệ tử: Con đã qua nửa năm ở cung điện Louvre. Con nghe thấy người hướng dẫn khi giới thiệu về bức tranh ‘Mona Lisa’, ông ấy nói về Thần thời trước, nói rằng Mona Lisa là đại biểu của hình tượng Thần thời trước đây, rằng Thần không đeo trang sức nào cả. Nhưng nghe Sư phụ nói về sự việc này, con cảm thấy chưa được rõ.
Sư phụ: Bức tranh đó là vẽ người, không phải Thần, cũng không có tốt đẹp như người ta vẫn nói đâu, hơn nữa đám bóng tối trong đó rất là bất thiện.
Đệ tử: Người hướng dẫn nói rằng đó vẽ về một quý tộc thời trước, rằng quý tộc thời trước ấy là không đeo trang sức gì.
Sư phụ: Đó đều là con người nói, lời người dẫn cũng không tin cậy được. Chư Thần trên thiên thượng có rất nhiều vị đeo hoa tai. Nữ Thần trên trời là đeo những thứ trang sức kiểu như hoa tai, mà đó cũng là pháp khí. Về chư Thần hình tượng người Tây phương, trên thân nữ Thần dường như mang rất ít trang sức. Bồ Tát dường như mang nhiều trang sức hơn một chút, thông thường Thần đều đeo vòng cổ, Bồ Tát còn có chuỗi hạt châu lớn, rất là dài.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, tiên nữ trải hoa là có ý nghĩa gì? Con giờ vẫn chưa biết.
Sư phụ: Khi ở mặt đất có người độ nhân giảng Đạo hoặc có việc rất tốt đẹp thì các tiên nữ mới rải hoa. Rất nhiều học viên nhìn thấy rồi đó, Sư phụ mỗi lần giảng Pháp thì họ đều rắc rải hoa. (vỗ tay) Họ là khích lệ chúng sinh, rải hoa cho chư vị.
Đệ tử: (phiên dịch) Con không thường hay nhìn thấy Thần ở không gian khác, có nhìn thấy thì cũng không rõ ràng. Con làm thế nào mới có thể biết rằng mình vẽ có chuẩn xác không? Đây là một vấn đề lớn. Khi vẽ Thần thì cần vẽ những gì?
Sư phụ: Thông thường, biết được đại khái là mặc y phục gì, đại khái là hình tượng ra sao, thế là một cơ sở rồi. Xung quanh chư vị có rất nhiều đệ tử Đại Pháp mà từng thấy qua các loại cảnh tượng, chư vị có thể nghe họ nói một chút. Vẽ thử xem, tự mình sẽ biết được vẽ họ có kết cấu và biểu hiện như thế nào.
Đệ tử: Con xin thỉnh giáo một chút, nói về vẽ tranh của các cháu nhi đồng, vì những bạn trẻ này rất thuần chất, ngây thơ, nên các cháu không hiểu biết kỹ thuật. Như thế thông qua bàn tay các cháu vẽ, thì loại thủ pháp biểu hiện ấy có phải là khác biệt rất lớn so với những thứ rất kỹ thuật mà chúng ta cần hay không?
Sư phụ: Phải rồi, hoạ sỹ là hoạ sỹ, trẻ nhỏ là trẻ nhỏ, trẻ nhỏ không đồng đẳng như hoạ sỹ. Nếu đứa trẻ thích vẽ tranh thì chính là đang bắt đầu trên đường trở thành hoạ sỹ nhưng cũng không đồng đẳng như hoạ sỹ, nếu vẽ không đẹp thì vĩnh viễn vẫn là không biết vẽ, biết vẽ và không biết vẽ vĩnh viễn là có sự khác biệt, thế nên trẻ em cần phải học tập, học cho tốt những gì cần học. Ngay cả loại tranh vẽ mà người trưởng thành vẽ cho trẻ em hiện nay cũng là từ khi có phái hiện đại thì mới xuất hiện, trong quá khứ cũng có truyện tranh dành cho trẻ em, và loại truyện tranh đó cũng là dùng thủ pháp truyền thống để vẽ.
Đệ tử: Như vậy các bạn nhỏ, những cháu đó muốn vẽ biểu hiện ra những điều của Đại Pháp, các cháu trực tiếp vẽ biểu hiện ra, thế thì có vấn đề nào đó hay không? Hay là chỉ những ai của phái học viện, nhất định phải có tính mỹ thuật thì mới có thể vẽ những điều ấy?
Sư phụ: Trẻ em có thể luyện tập vẽ tranh, những tranh luyện tập không thể được coi như tác phẩm thành công, nhưng những bài tập của môn mỹ thuật ở trường là có thể đưa giảng viên đánh giá. Học sinh trường Minh Huệ đương nhiên cần học Pháp, và môn mỹ thuật ắt là có những bức vẽ về Đại Pháp cùng học viên, những cái đó cũng chỉ là học tập và làm bài tập thôi. Tuy nhiên tôi mong rằng môn mỹ thuật của tất cả các trường học đều cần đào tạo chính quy về kỹ năng cơ bản. Thực ra không có kỹ năng mà vẽ Thần thì chẳng phải là làm xấu Thần sao? Dẫu rằng dụng tâm là ý tốt. Từ một phương diện khác mà xét Thần là không thể tuỳ tiện vẽ được, đúng không? Không biết vẽ thì lẽ nào có thể biểu hiện được sự trang trọng, mỹ lệ và chân chính của chư Thần được? Đương nhiên vẽ học viên thì không tính.
Ở trường Minh Huệ, tự học sinh nếu muốn luyện tập vẽ, thì không thành vấn đề, các trường học nào vẽ đẹp thì tự họ có thể bình luận so sánh. Nhưng tôi nghĩ rằng, một tác phẩm có chuẩn mực cao là phải có công phu, đặc biệt là triển lãm, cần phải đưa ra chuẩn mực chuyên nghiệp chính thống.
Đệ tử: Trong tranh thể hiện những cảnh đệ tử Đại Pháp và Sư phụ Chính Pháp, vẽ ra chư Phật, Đạo, Thần ở không gian khác, bởi vì tất cả Thần của cựu vũ trụ đều không tham dự Chính Pháp, như thế có thể lý giải là đệ tử Đại Pháp với thể hiện của thân thể ở các không gian khác nhau đang tham dự Chính Pháp ở các không gian khác nhau hay không?
Sư phụ: Không nói là tất cả Thần đều không tham dự. Trong vũ trụ đa số Thần là không tham dự, nhưng trừ cựu thế lực ra, còn có một bộ phận hoàn toàn có thể chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà khởi tác dụng chính diện, còn có các thiên binh thiên tướng cũng đang hộ Pháp. Không có nói là tất cả chư Thần đều không tham dự, có những chính Thần đang tham dự. Chư vị có thể vẽ. Trong Chính Pháp đệ tử Đại Pháp có thể điều động thần thông và công, nhưng không dễ điều động phía Thần đã tu xong của tự mình.
Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp tham dự Chính Pháp ở không gian khác, họ cũng là với hình tượng Phật, Đạo, Thần, cũng là có cùng loại hình tượng với chư Phật, Đạo, Thần khác hay không?
Sư phụ: Hình tượng thì là như thế. Đệ tử Đại Pháp chỉ là chứng thực Pháp ở nơi người thường, còn bên kia về cơ bản là bất động; tuy nhiên khi phát chính niệm thì có thể điều được công năng ở bên kia. Khi chứng thực Pháp thì cơ bản đều là chủ thể bên này làm, khi chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng cũng như pháp khí và thần thông, thông thường là như vậy.
Đệ tử: Thế thì họ chỉ có thể ngồi ở đó thôi phải không?
Sư phụ: Là vì không cho phép khi không có chủ thể ở đó mà lại tự vận động. Bởi vì sau khi chủ thể tu thành xong thì sẽ động theo chủ thể, còn trong tình huống không có chủ thể mà nó tự mình vận động thì bằng như bộ phận đó tự chủ rồi, phải không? Thế thì chẳng phải đã là một sinh mệnh khác? Thay thế cả chư vị, thao túng ngược trở lại, như thế có được không? Những thứ tu được thì thảy đều không là chư vị nữa, như thế không thể được, do vậy phải là chủ thể đã hoàn thành hết thảy rồi thì sau đó mới hợp thành nhất thể. Nói một cách khác, cánh tay của chư vị mà tự nó vận động, không khống chế được nữa, thì nó có còn là của chư vị nữa không? (mọi người cười)
Đệ tử: Bên kia bất động thì làm các việc như thế nào?
Sư phụ: Thật sự làm các việc thì đó là chư vị chứng thực Pháp ở thế gian con người này, chính là chư vị ở đây phát chính niệm, chư vị khi giảng chân tướng cứu độ con người thế gian. Chính niệm mạnh mẽ thì có thể điều động năng lượng của chư vị, các tầng thứ khác nhau đều có năng lượng, pháp khí, và công của các tầng thứ khác nhau, chính niệm càng mạnh thì điều động được năng lượng càng lớn. Cũng có một số học viên có thể ‘nguyên thần xuất xác’, ‘nguyên thần ly thể’, trong Chính Pháp cũng có thể khởi tác dụng. Có thể nguyên thần xuất ra khỏi thân xác ấy là những ai có thể làm chủ phần Thần thể đã tu xong.
Đệ tử: Những tranh trong Phật giáo có rất nhiều Phật, Đạo, Thần, vậy có thể tham khảo hay không?
Sư phụ: Có thể tham khảo.
Đệ tử: Chữ viết thảo thư là biến dị. Vậy chúng con vẽ tranh từ nay trở đi mà đề chữ thì ắt phải dùng khải thư và lệ thư, đúng không?
Sư phụ: Thảo thư là buông thả phía phụ diện của con người và trong trạng thái quan niệm của con người làm chủ mà viết ra. Tôi cảm thấy viết chữ một cách cẩn thận ngăn nắp thì tốt hơn. Chữ viết cũng là do Thần truyền cho con người, làm như thế cũng là tôn kính đối với Thần. Tôi chỉ nói về Pháp Lý. Chư vị nói ‘tôi thích thảo thư, tôi luyện là luyện thảo thư’, con người thế gian ngày nay thì tôi không quản, nhưng đệ tử Đại Pháp thì nhất định phải chính.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, thỉnh Ngài giảng về nhìn nhận về những bức bích hoạ tại Đôn Hoàng.
Sư phụ: Ở chỗ đó vào thời cổ đại vốn là một ngôi chùa lớn, kiến trúc ấy đã bị huỷ mất vì chiến tranh cùng với năm tháng lâu dài không tu sửa. Những bức bích hoạ ở Đôn Hoàng là lần lượt được vẽ vào quãng triều đại nhà Đường. Trong tranh có một số là cảnh tượng thiên thượng, vì vẽ vào thời Phật giáo hưng thịnh, rất nhiều người tin vào Phật tin vào tôn giáo, nên rất nhiều người thấy được cảnh tượng Phật, cảnh tượng Thần, người ta bèn vẽ những điều ấy ra, tuy nhiên lại chịu ảnh hưởng của sự chưa trưởng thành về kỹ thuật của hội hoạ Đông phương, nên không có được quan hệ thấu thị nghệ thuật cũng như kết cấu hình thể chín chắn và chuẩn xác như Tây phương. Tuy nhiên ở vào hai nghìn năm trước mà có thể có kỹ năng như thế cũng là khiến Phật giáo và mỹ thuật Trung Quốc triển hiện ra hào quang của văn hoá cổ xưa rồi.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi một chút, về những nền văn minh cổ khác, ví như Ai-cập, hoặc văn hoá Maya ở Nam Mỹ, [những vị Thần của họ] dường như khác rất nhiều so với Phật Đạo Thần mà chúng con nhận thức, họ có từng tồn tại hay không?
Sư phụ: Những văn minh ấy đã từng tồn tại. Điều mà họ tin vào là những Thần khác, rất nhiều đều là chính Thần.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, liên quan đến thần thú ở thiên thượng, của bên Đông phương, còn có chư Thần Đông phương và pháp khí của họ đại khái có những gì?
Sư phụ: Ô, chư vị tựa như hỏi trong vũ trụ có bao nhiêu lạp tử. Thế thì quá nhiều, quá nhiều. Pháp khí thì Thần nào cũng có, mà không chỉ một cái. Khi tu lên được, thì Pháp khí là tuỳ theo người tu luyện mà thành hình. Như bình bát, niệm châu, mõ cá mà hoà thượng thường dùng, hoặc phất trần, bảo kiếm của Đạo, v.v. đều có thể thuận theo việc người tu luyện mà thành Pháp khí. Tăng nhân tay lần tràng hạt, hàng ngày lần niệm châu và niệm Phật, thì thuận theo tầng thứ của họ đề cao lên, thì năng lượng trên bàn tay cũng lớn dần, không ngừng lần hạt châu, thì năng lượng ở trong nó cũng trở nên sung túc, bản chất của hạt châu cũng phát sinh biến hoá, tương lai khi tu thành thì mỗi hạt châu trở thành một Pháp khí, mà chỉnh thể chuỗi hạt cũng là một Pháp khí, nếu tầng thứ mà cao thì trong mỗi hạt châu trở thành như một thế giới mà cái gì cũng có. Các chủng các loại đồ đều có thể thành Pháp khí. Đệ tử Đại Pháp khi chứng thực Pháp, chư vị bảo ‘tôi viết bài chứng thực Đại Pháp’, thì cái bút mà chư vị cầm hàng ngày đều có công đức, có thể là chiếc bút của chư vị sẽ trở thành Pháp khí trong tương lai. Người tu luyện dùng cái gì thì một khi cái đó có công đức, sẽ đều có khả năng trở thành Pháp khí, kể cả những chiếc bút phớt mà chư vị dùng khi chứng thực Pháp.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con có câu hỏi, liên quan đến điêu khắc, nói về Hy Lạp, La Mã, thì điêu khắc của họ trông rất tinh tế chuẩn xác, nhưng quay lại xem tượng Phật triều đại nhà Đường, con cảm thấy lại có thể rất cảm động lòng người, do vậy con thấy rằng tỷ lệ cân đối không ảnh hưởng sự kính ngưỡng của con người đối với Thần.
Sư phụ: Đúng rồi, trên tượng Phật, Thần là có Pháp thân của Phật, Thần, tất nhiên là khác với bức tượng điêu khắc bình thường, do đó có thể cảm động con người. Tôi vừa giảng chính là vấn đề này. Người Trung Quốc chú trọng ‘tả ý’, người Tây phương chú trọng sự chuẩn xác của biểu hiện bề mặt, ấy là hai loại thủ pháp khác nhau, đều có thể khiến con người xúc động. Thần ở trong tranh Đông phương có thể khiến con người xúc động, là vì vẽ ở đó là Thần, nếu là vẽ người thường thì sẽ không thế. Thần ở trong tranh Tây phương cũng đồng như thế khiến con người kính ngưỡng, nhưng nếu trong bức tranh Tây phương là biểu hiện ra người thường, thì người ta xem cũng sẽ không xúc động. Nếu như trong tranh và điêu khắc Trung Quốc mà kỹ pháp cũng được trưởng thành, chuẩn xác như của Tây phương, thì chẳng phải khiến người ta cảm động mạnh hơn, thấy chân thực sống động hơn? Không thể vì tác dụng của Thần mà coi tác phẩm vốn không thành thục, không hoàn mỹ là khả dĩ được, tác phẩm hoàn mỹ cộng thêm Thần ở đó thì mới thần thánh hơn nữa.
Đệ tử: Vậy thì học theo kỹ xảo đó hay không?
Sư phụ: Điều tôi nói không chỉ là kỹ xảo, tôi nói là hãy vẽ theo cách vẽ chính thống, hãy cố gắng hoàn thiện nghệ thuật, như thế là đề cao đối với bản thân, cũng là kính trọng với chư Thần.
Đệ tử: (phiên dịch) Con muốn hỏi là, con khi làm thiết kế bằng máy tính, thường có chụp phóng cận cảnh, ví như chụp phóng cận cảnh đệ tử Đại Pháp hoặc người thường. Con muốn biết là, khi sáng tác thì có thể chọn dùng hình chụp phóng cận cảnh của bộ mặt người, v.v. hay không, con không biết thế là tốt không, tiêu chuẩn là gì.
Sư phụ: Có thể, không chỉ là chụp phóng cận cảnh, mà chỉnh thể cá nhân cũng có thể được lấy làm model, tuy nhiên cần phải có tiêu chuẩn cái đẹp thật chính xác, chứ không phải theo như quan niệm con người nhìn nhận thích thế nào.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, các học viên Trung Quốc có năng lực giỏi hơn chúng con về phương diện này, tức là họ được huấn luyện tốt hơn chúng con, họ có thể giúp một chút việc này không? Nghĩa là học viên Trung Quốc nên là có một lượng lớn bức tranh đẹp hơn những tác phẩm của chúng con.
Sư phụ: Hiện nay chúng ta đừng đặt hy vọng vào các đệ tử ở Trung Quốc. Hiện nay chúng ta, các đệ tử Đại Pháp có chuyên môn về phương diện này đang ở các quốc gia bên ngoài Trung Quốc, làm thôi. Tất nhiên, ở Trung Quốc mà tìm ra một nghìn đệ tử Đại Pháp mà vẽ đẹp thì không thành vấn đề, nhưng hiện giờ ở đó đúng là lúc phát sinh cuộc bức hại tà ác.
Đệ tử: Con muốn hỏi là, điện ảnh và truyền hình ngày nay, còn cả hội hoạ nữa thì có quan hệ gì với hội hoạ truyền thống?
Sư phụ: Cái gì cũng không thoát ly khỏi ảnh hưởng của trào lưu thời đại đối với nó, thế nên rất nhiều phim hoạt hình, mà những hình tượng được vẽ trong đó, thật ra tôi cảm thấy rất là xấu xí, một số biểu hiện thiện chẳng ra thiện, mà hình tượng thực ra lại rất ác. Hôm nay điều tôi giảng cho chư vị là dùng chính niệm, dùng Thiện, dùng thủ pháp chính thống để quay trở về con đường của con người, đệ tử Đại Pháp cần phải là trong khi khai mở con đường cho con người thế gian tương lai thì trước tiên phải tìm lại chính niệm trong nghệ thuật.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, con muốn hỏi một chút về quan hệ giữa sáng tác hội hoạ và sáng tác âm nhạc.
Sư phụ: Đều cần dùng chính niệm để sáng tác, vừa qua tôi giảng cho chư vị về sáng tác âm nhạc, vừa giảng xong, không giảng ở đây nữa. Tôi đã giảng cho chư vị hằng mấy mấy giờ đồng hồ rồi.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, Ngài giảng về Thiện, nhưng con không muốn vẽ ra cảnh trường rộng lớn.
Sư phụ: Thế thì biểu hiện ra những chủ đề nhỏ cũng tốt lắm, đều được cả. Chư vị bảo rằng chư vị vẽ ra sự việc rất nhỏ ấy, không muốn vẽ rất là lớn, chỉ vẽ cảnh rất nhỏ thôi, đều được cả.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, ‘thiên long bát bộ hộ Pháp’ là có hình tượng gì?
Sư phụ: Thiên long bát bộ hộ Pháp là do Thích Ca Mâu Ni giảng ra, thực tế là Ông giảng về tám bộ chúng sinh, tám loại chúng sinh, sinh linh. Điều mà tôi an bài cho chư vị chính là thiên binh thiên tướng làm hộ Pháp, còn có rồng, là hai bộ ấy. Đương nhiên, có những đệ tử Đại Pháp cá biệt cũng có tình huống hộ Pháp cá biệt. Các bộ khác hộ Pháp đều không thể nói chuẩn xác được, bởi vì mấy bộ chúng sinh khác ấy đều đang trong Chính Pháp, có thể được lưu lại không, có thể bước sang không, đều là sau khi Chính Pháp mới thấy được.
Sư phụ: Vị này giơ tay đến mấy lần rồi.
Đệ tử: Con muốn nói, vì con cảm thấy đề tài của Đại Pháp là rất nhiều, mấy năm qua, Đại Pháp là kinh thiên động địa.
Sư phụ: Là như thế.
Đệ tử: Vậy là [con cảm thấy] vẫn luôn rất kinh động, cảm thấy Đại Pháp chúng ta có đề tài hết sức phong phú, rất cảm động. Là đệ tử Đại Pháp và cũng là làm nghệ thuật, chúng con có trách nhiệm như thế, cần phải hoàn thành những việc cần phải làm. Nhưng, đương nhiên khi cảm thấy thật sự phải vẽ, thì cũng có không ít khó khăn. Hôm nay qua việc Sư phụ đích thân giảng giải, chúng con cảm thấy rằng rất nhiều vấn đề nay đã có phương hướng rồi. Con muốn nêu lên một vấn đề cụ thể, chính là mong người tổ chức triển lãm hội hoạ của chúng ta có thể đứng ra phối hợp một chút trên tổng thể về những chủ đề quan trọng, bởi vì trong ý tưởng của chúng ta có rất nhiều đề tài, cũng rất quan trọng
Sư phụ: Phối hợp mà chư vị nói là rất quan trọng. Chúng ta có người mà tư tưởng mở ra, bèn phác thảo ra, rồi đưa cho người có năng lực trong chúng ta vẽ là tốt lắm, không cần chư vị đi tìm ý tưởng nữa, làm được như thế sẽ rất là tốt.
Đệ tử: Chúng con có những đệ tử Đại Pháp có ý tưởng rất tốt, cũng có ý kiến rất là hay, nhưng không có kỹ xảo rất tốt. Tựa như đệ tử Đại Pháp làm đài truyền thanh, truyền hình, chúng con có thông tin, có dữ liệu, có ý tưởng, có kỹ xảo, chúng con cần cộng hưởng. Nhất là cần đảm bảo chất lượng những đề tài lớn quan trọng, vì lần triển lãm đầu tiên của đệ tử Đại Pháp chúng ta là cần phải đưa ra chuẩn mực mà thật sự có thể đại biểu cho đệ tử Đại Pháp chúng ta. Nên con nghĩ rằng, tác phẩm lớn hay nhỏ đều rất tốt, nhưng triển lãm những tác phẩm quá lớn là có khó khăn. Ví như con có ý tưởng rất hay, con nghĩ rằng về kỹ xảo thì cũng có thể đạt được đến một mức độ nhất định, nhưng con cảm thấy mình còn rất nhiều điều chưa nhìn thấy được, hoặc không biết vẽ thế nào, vậy chúng ta cần kết hợp lại.
Sư phụ: Đúng, chính là như thế. Chư vị có thể tìm hai vị phụ trách về bố cục, và đưa ra, ai có thể vẽ thì cứ vẽ, như thế sẽ giảm thiểu thời gian tìm ý tưởng. Về cơ bản thì những ý tưởng đại khái ở nét lớn là khả dĩ rồi, vì chư vị đều có kỹ xảo, có năng lực là có thể làm được. Tôi nghĩ rằng ý kiến này rất tích cực.
Tôi thấy rằng tôi giảng tới đây thôi. Những việc tiếp sau, tức là cụ thể hơn nữa, thế thì chư vị hãy an bài sao cho tốt. Làm sao bước đi thành con đường đệ tử Đại Pháp, bởi vì hôm nay chư vị làm gì đều sẽ cực kỳ quan trọng. Chư vị thực thi mà tốt thì nhân loại sẽ học theo, chư vị thực thi không tốt thì nhân loại cũng vẫn học theo, do vậy đệ tử Đại Pháp nhất định cần thực thi cho tốt. Chư vị làm ra những tác phẩm không tốt, không chính, thì cũng không thể đưa ra được, vì có ảnh hưởng đối với nhân loại. Do đó không chỉ là dùng thủ pháp chính thống, cần biểu hiện cái mỹ hảo, biểu hiện cái Thiện, biểu hiện ngợi ca Đại Pháp, ngợi ca Thần, mà còn đồng thời về kỹ xảo thì chư vị cũng cần đưa ra chuẩn mực, đưa ra chuẩn mực chính thống. (vỗ tay)
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.falundafa.org/chibig5/yyms_2.htm.
Có tham khảo bản tiếng Anh: //en.falundafa.org/eng/lectures/20030721L_2.html.
Dịch ngày: 17-10-2010. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ âm gian: cõi âm.
▪ bán-Thần văn hoá: văn hoá nửa-Thần.
▪ chính: một từ chính này, một khái niệm chính này có mấy sắc thái khác nhau; ta tham khảo các từ trái nghĩa: (i) tà, oai với nghĩa là bất chính, không ngay chính; ví dụ: tà môn oai đạo; (ii) phụ với nghĩa tiêu cực, không chính diện, hoặc chỉ một trong hai chủng vật chất cao tầng; ví dụ: phụ diện (mang tính tiêu cực), vật chất phụ (hai loại vật chất chính và phụ); và (iii) phản với nghĩa đối lập, trái với lẽ thuận; ví dụ: phản Lý; người dịch giữ nguyên cách dùng từ chính-tà, chính-phụ, chính-phản này; như vậy, cặp từ chính-phụ là không có giống nghĩa mà người Việt thường hiểu.
▪ cơ bản công: công phu cơ bản; trong bài dịch là kỹ năng cơ bản.
▪ đại khung; khung thể: khung lớn; cái khung (cũng nói là thương khung: gầm trời xanh, gầm trời rộng lớn) (diễn trên chữ nghĩa).
▪ hạ ý thức: trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ có đề cập đến hạ ý thức này; người Việt ta thường gọi trạng thái hạ ý thức là trạng thái vô thức, không hữu ý, v.v.
▪ kỹ pháp: phương pháp kỹ thuật, kỹ xảo.
▪ nội hàm: cái ruột tinh hoa bên trong, trái với biểu diện là cái bề mặt ngoài vỏ.
▪ người hướng dẫn: trong bài có nói đến người hướng dẫn ở điện Louvre, thường là một người có tri thức rất sâu sắc về mỹ thuật và văn hoá, chứ không phải chỉ đơn thuần chỉ dẫn khách.
▪ tả chân, tả ý: lối vẽ tả chân thực hình tượng, và lối mượn hội hoạ để miêu tả một cái ý bên trong (diễn chữ nghĩa). Ví như Trung Quốc cổ điển có lối vẽ tranh sơn thuỷ, mượn cái khí thế, cái kỳ vĩ của phong cảnh mà nói lên cái ý mà mình muốn biểu hiện, ấy là tả ý. Còn vẽ chính xác hình dáng kiểu bề ngoài thì gọi là tả chân.
▪ Thanh mạt: thời cuối đời nhà Thanh.
▪ thần công, thần vận: tạm hiểu là công phu nghệ thuật (công) và truyền cảm ý vị (vận) một cách thần kỳ tuyệt hảo (Thần); thần công là chỉ nghệ thuật về phương diện biểu hiện cho tai nghe mắt thấy, thần vận là chỉ nghệ thuật về phương diện truyền cảm cái rung động bên trong; nói chung người ta thường hiểu là nghệ thuật truyền thống của Tây phương (như âm nhạc, hội hoạ) là sở trường về thần công, còn Đông phương là thiên về thần vận.
▪ thành-trụ-hoại-diệt: thành → hình thành, tạo thành; trụ → trụ vững, ổn định lại; hoại → hư hoại, trở nên hỏng đi; diệt → tiêu mất, bị diệt đi (diễn trên chữ nghĩa).
▪ thảo thể: lối viết chữ thảo, viết nhanh viết ngoáy, tỉnh lược và ghép các nét. Người Hoa có hành thảo, và cuồng thảo (viết ngoáy khiếp hơn nữa). Dùng bút lông viết chữ Nho chân phương thì có lệ thư và khải thư. Còn thảo thể là viết tỉnh lược, viết ngoáy. Lệ thư cổ xưa hơn, từng rất phổ biến vào thời nhà Hán. Khải thư được coi là dễ đọc hơn, và là lối viết chân phương chính thức mà có phần phổ biến hơn cho đến hiện nay (hiểu là đến hết thời mà người ta viết chữ bằng bút lông, thời nhà Thanh). Khải thư có thể được viết hơi ngoáy hơi tỉnh lược một chút thì thành lối viết hành khải. Hành thư được xem như kiểu chữ dùng thường nhật. Trên đây là những kiểu chữ chính mà viết bằng bút lông. Còn có các kiểu chữ khác, như kiểu chữ thường gặp ở bản khắc trên mai rùa (chữ giáp cốt), chữ trên đỉnh đồng (đại triện, tiểu triện), chữ in bằng bản khắc gỗ (Tống thể), các kiểu chữ thời máy tính hôm nay, v.v.
▪ thấu thị nhân thể: nhìn vào trong thân thể người; dịch giả hiểu là: trong ngữ cảnh bài này là nói về phương pháp nghiên cứu giải phẫu tạo hình được dùng trong huấn luyện hội hoạ kinh điển bên Tây phương, mà ở đó, hoạ sinh không chỉ nghiên cứu hình dáng bề mặt người, mà phải nghiên cứu cả hệ cơ xương, v.v.
▪ tự ngã, chân ngã: cái tôi, cái tôi đích thực; ngã → tôi; chân → đích thực.