Nguyên tắc chỉnh sửa chữ

14 tháng Chạp, 2005, giảng:

1. Đề cập đến tu luyện của Phật gia và Đạo gia thì có thể giống như đề cập đến tu luyện Đại Pháp mà dùng chữ luyện “煉”.

2. Đề cập đến khí công hoặc những thứ loạn bát nháo thì đều dùng chữ luyện “練” này.

3. Đề cập đến người thì dùng chữ tượng “像”; đề cập đến Thần, Phật thì cũng dùng chữ tượng “像” ấy. Đề cập về sự [việc] và đọc âm xiàng với thanh điệu số bốn thì dùng chữ tướng “相” này; còn đề cập về động vật thì dùng chữ tượng “象”.
16 tháng Chạp, 2005, giảng:

Đề cập đến vật thể và đồ tượng [hình ảnh] thì dùng chữ tượng “象” này, [về] động vật cũng dùng chữ tượng “象” ấy.

Còn [trường hợp] khác thì dùng chữ tướng “相” này; khi đề cập đến người, Thần, Phật thì dùng chữ tượng “像” này.
17 tháng Chạp, 2005, giảng:

Khi lấy căn cứ chỗ đề cập đến của chữ tượng “象” và chữ tượng “像” thì phải xem xem là đề cập về điều gì; ngoài ra bản thân các từ đối tượng “對象” và từ đối tượng “對像” thì không xem như danh từ cố định.

1. Dùng từ thì xét nghĩa của từ mà dùng chữ;
2. Khi dùng chữ thì xét nghĩa của chữ mà dùng chữ;
3. Trong một đoạn lời thoại cũng cần xét chỗ nó đề cập đến mà dùng chữ;
4. Các kinh sách Đại Pháp đã xuất bản hiện có rồi thì nay tạm không cần chiếu theo điều số 3 mà làm.
Lý Hồng Chí
18 tháng Chạp, 2005

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.minghui.org/mh/articles/2005/12/19/116892.html.
Dịch ngày 28-11-2009; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Có những chữ đọc giống nhau, hoặc gần giống nhau, nhưng viết khác nhau. Trong bài này, Sư phụ có ghi rõ cách phân biệt như thế nào. Tiếc thay, do sự khác biệt về ngôn ngữ, khi dịch sang tiếng Việt thì không truyền đạt được ý này. Những ghi chú này là dịch giả cố gắng diễn đạt phần nào mà thôi.

▪ Luyện: Hai chữ luyện trong tiếng Hoa —chữ luyện 煉 bộ hoả, và chữ luyện 練 bộ mịch— đều được dịch thành một chữ luyện trong tiếng Việt, xin đọc giả vui lòng thuận theo ngữ cảnh mà tự hiểu. Như Sư phụ chỉ rõ, chữ “luyện” thuộc bộ hoả là dùng khi nói về tu luyện, luyện công của Đại Pháp, Phật gia, Đạo gia.

▪ Tượng: Hai chữ tượng trong tiếng Hoa —chữ tượng 像 bộ nhân, và chữ tượng 象— đều dịch thành một chữ tượng trong tiếng Việt. Như dịch giả quan sát, thì khi nói về hình tượng, bức tượng, ảnh tượng của người, Thần, Phật thì là dùng chữ “tượng” thuộc bộ nhân.

▪ Tướng: Người dịch thấy trong kinh sách thì chữ tướng 相 xuất hiện trong các từ ngữ như tướng do tâm sinh, chân tướng, giảng thanh chân tướng.