Giảng Pháp tại Manhattan
(Lý Hồng Chí, 26 tháng 3, 2006, tại New York, Mỹ quốc)
[Ai cũng] đều biết Sư phụ thường ở New York đây, nên hễ mở Pháp hội New York, số người tới khá là nhiều hơn. Đệ tử Đại Pháp trên con đường chứng thực Pháp, mỗi cá nhân đều theo khả năng có thể làm được của mình mà làm những việc mình nên làm; là vì những việc chư vị đang làm hiện nay và tu luyện của chư vị là tương quan khăng khít với nhau; đây chính là đang tu luyện. Hình thức tu luyện của chư vị chính là tu trong xã hội người thường; giai tầng khác nhau, chức nghiệp khác nhau đều có thể tu luyện; hơn nữa [tự] thân đang ở xã hội khác nhau, vận dụng các chức nghiệp khác nhau tại từng góc phố trên thế giới mà chứng thực Pháp, và cứu độ chúng sinh; đều là đang vận dụng chủng loại hình thức xã hội hiện tại mà tu luyện.
Thực ra hình thức tu luyện này, nó không chỉ là tu luyện trong xã hội người thường một cách lơi lỏng và hết sức đơn giản. Sư phụ cũng từng nói với chư vị rằng ‘Đại Đạo vô hình’; về hình thức là đã khác với tu luyện quá khứ; thực ra điểm này mọi người đều đã minh bạch rồi. Địa cầu đã thành tiêu điểm của Chính Pháp vũ trụ; nếu đã là như vậy, thì những sinh mệnh nơi đây, thậm chí cho đến rất nhiều sự vật đang tồn tại ở thế giới này, đều không thể là đơn giản rồi. Trên thực tế, cứu độ chúng sinh cũng vậy, chứng thực Pháp cũng vậy, kể cả tu luyện cá nhân của chư vị, hàm nghĩa ấy đã là to lớn phi thường. Sinh mệnh xác thực đã không phải là con người đơn giản nguyên từ đầu từng ở mặt đất; đa số là từ cao tầng đến; như vậy rất nhiều sự tình trong xã hội người thường, gồm cả rất nhiều hình thức biểu hiện của các sự vật, kỳ thực cũng không hề đơn giản. Nếu đã là như vậy, mọi người hãy nghĩ xem, chư vị ở mỗi từng nghề nghiệp, ở mỗi từng góc phố trong xã hội, ở mỗi từng giai tầng xã hội mà tu luyện, đều bao hàm hàm nghĩa lớn hơn ở trong đó. Như vậy tu luyện cá nhân chỉ là cơ sở tất yếu phải có khi là đệ tử Đại Pháp; trợ [giúp] Sư cũng như cứu độ chúng sinh, và chứng thực Pháp mới là mục đích chân chính của một vị đệ tử Đại Pháp, mới có thể thực hiện thệ ước từ tiền sử. Giảng Pháp lần trước ở Los Angeles tôi cũng giảng sự việc về phương diện này rồi; mọi người có thể lên Internet mà xem xem.
Dẫu thế nào, là người tu luyện, thì chư vị đã biết hết thảy những gì mình làm hiện nay ở xã hội, thậm chí bao gồm cả sinh hoạt cá nhân của chư vị, đều nằm trong phạm vi tu luyện; như vậy mọi người càng cần phải đối đãi nghiêm túc hơn nữa với hết thảy những gì phát sinh xung quanh mình, đối đãi nghiêm túc hơn nữa với chủng loại hình thức tu luyện không có hình thức này của chư vị. Trước đây tôi nói với mọi người, tôi nói rằng cần làm tốt ba việc: phát chính niệm, học Pháp tốt, và giảng chân tướng cứu độ chúng sinh. Giảng chân tướng thì mọi người tích cực và nỗ lực mà làm; tất nhiên có một bộ phận học viên biểu hiện hơi buông lơi, không có tinh tấn lắm, vẫn luôn thấy cứ như là đang làm các việc. Thực ra không phải; đó là [do] hình thức tu luyện khác nhau. Đành rằng con đường tu luyện là cần đi như thế rồi; đó cũng là con đường —kể từ khi [khai] sáng thế [giới]— mà người ta thật sự có thể tu luyện quay về trời; trước đây vô luận là pháp tu nào thì cũng là tu phó nguyên thần; [còn] chủ nguyên thần khi trăm tuổi [lâm chung] là vẫn luân hồi chuyển sinh trong nhân thế; hơn nữa các chủng loại pháp tu và tín ngưỡng đều chỉ là Thần ở nơi con người mà bổ sung cho nhân loại những nhận thức về Thần và văn hoá tu hành. Đây là cơ hội lần thứ nhất [cho] con người, cũng là mục đích của việc sáng [tạo] thế giới; đặc biệt là [từ trong] hằng bao nhiêu chúng sinh vô lượng không kể xiết, chư vị có thể trở thành một vị đệ tử của Đại Pháp; thì sao mà không [tiến] bước cho tốt? Chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp, hoàn thành thệ ước từ tiền sử của chính mình. Trong chứng thực Pháp, và cứu chúng sinh, thì nhìn ngoài giống hệt như sự việc trong xã hội người thường; tuy nhiên chư vị là tu luyện một cách chân chính. Nó khác với mục đích của những việc mà người thường làm; những gì mà người thường muốn thu hoạch là tuyệt đối khác với chư vị. Người tu luyện muốn đạt được đề cao cảnh giới của mình, thực hiện thệ ước, rồi cuối cùng đạt đến viên mãn; mục đích ấy là tuyệt đối không giống.
Tôi cũng từng giảng rằng, đều có thể lấy bất kể một chủng [loại] hình thức nào [ở] xã hội mà tu luyện. Từ thời ban đầu nếu như tôi không đưa chủng [loại] hình thức tu luyện này phổ trùm ra các loại ngành nghề xã hội, đưa vào các loại hình thái trong xã hội, mà chỉ là vận dụng một chủng loại hình thức, hoặc lấy hình thức tôn giáo quá khứ mà tu luyện, thế thì chính là bước đi đơn nhất trên một con đường, chỉ có thể xuất gia, trong tu luyện rồi cũng có hình thức; điều ấy không dung [chứa] nổi yêu cầu hồng đại [của] Đại Pháp vũ trụ và của Chính Pháp vũ trụ. Nếu mà là như vậy, kỳ thực, mọi người thử nghĩ xem, chúng sinh ở các góc phố trên thế gian sẽ được cứu thế nào đây? Đại Pháp cũng không thể rất nhanh chóng truyền khắp thế giới; Chính Pháp là có hạn chế về thời gian. Các đệ tử Đại Pháp làm thế nào có thể vận dụng tốt hình thức này; đó là vấn đề bước đi [sao] cho tốt [trên] con đường tu luyện. Đại Đạo vô hình; các chủng [loại] hoàn cảnh đều là cung cấp cho đệ tử Đại Pháp [môi] trường tu luyện, đều có thể tu luyện. Tu luyện của chư vị hôm nay không phải là chủng [loại] tu luyện tiểu đạo vốn do bất kể Giác Giả nào đó đã lưu lại trong văn hoá cho con người; mà là lấy trải rộng toàn thể của xã hội nhân loại đưa ra để mỗi cá nhân chư vị chọn ra phương thức tu thích hợp với mình. Tuy rằng thuận tiện, nhưng trừ tinh tấn ra, thì thậm chí rất khó tham chiếu giữa những mỗi cá nhân với nhau. Ấy là Đại Pháp khai sáng cho chư vị, cũng là điều trước đây chưa từng có; con đường ấy là cần phải chư vị bước đi mà thành. Trách nhiệm gánh vác là rất lớn, nhưng hình thức biểu hiện lại bình thường nhất. Người tu luyện trong quá khứ đều luôn có hình thức tu luyện, vào núi tu hành, xuất gia, cạo đầu làm hoà thượng, đến làm đạo sỹ hoặc nữ tu sỹ trong Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo, làm đạo sỹ; ‘tôn giáo toàn dân’ cũng có hình thức quản chế nghiêm khắc. Những cái đó đều không thể làm phương thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp. Phương thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp là vô hình; hết thảy những gì trong xã hội người thường đều thành hình thức tu luyện của chư vị. Con đường mỗi cá nhân đều khác nhau. Công tác của chư vị khác nhau, hoàn cảnh sinh hoạt của chư vị khác nhau, gia đình của từng người chư vị khác nhau, giai tầng xã hội của từng người chư vị có vị thế ở đâu và những việc mà [chư vị] gặp phải cũng là khác nhau. Thực ra không chỉ có vậy; nếu như nội hàm mở ra ở phía sau là to lớn phi thường, thì trách nhiệm gánh vác cũng to lớn phi thường. Kỳ thực mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp đều đang gánh một trách nhiệm to lớn của thể hệ vũ trụ, cần cứu độ vô lượng chúng sinh trong một thể hệ to lớn như thế; không chỉ là trách nhiệm trọng đại, mà con đường cần được bước đi thật ngay chính cũng là hết sức then chốt; những sinh mệnh nào có thể được cứu độ trong Chính Pháp sẽ được Thiện giải, được thuần tịnh, quy chính; những vật thể hình thái các loại nào có thể [được] lưu lại thì sẽ trong khi [được] thuần hoá mà trừ bỏ những thứ rác rưởi của mình, lưu lại thuần chính; đó là yêu cầu trong Chính Pháp của toàn thể vũ trụ. Trên thực tế, chư vị trong tu luyện cũng là đang làm như thế một cách chủ động. Phương thức và trách nhiệm của tu luyện không hề tầm thường này, Pháp to lớn và Chính Pháp vũ trụ này, đối với đệ tử Đại Pháp mà giảng thì có hàm ý gì? Đó là trách nhiệm vĩ đại nhường ấy, đó cũng là ‘thánh duyên’ mà chư vị đã kết từ tiền sử, đó là ‘thánh đức’ tương lai khi thành tựu một sinh mệnh vĩ đại; không làm tốt có được chăng? Thực ra chư vị tương lai tu luyện viên mãn rồi, thì tầng thứ của quả vị ấy cũng là có thể nhận thấy được hiển nhiên; do đó trong quá trình này, yêu cầu đối với tu luyện cũng cao. Mà chủng [loại] yêu cầu cao này, không có ước thúc [ràng buộc] của hình thức bên ngoài nào hết, hơn nữa quản lý là lơi lỏng ở xã hội người thường, chỉ có Pháp.
[Quản lý] lơi lỏng ở xã hội người thường, mọi người nghĩ xem, nhìn ngoài thì thấy là phóng túng, nhưng trên thực tế yêu cầu tiêu chuẩn đối với chính niệm chính hành trong thực tu là rất nghiêm, chính là nhìn xét ý chí thực tu chân tu của chư vị đối với Pháp. Tại thế tục này toàn dựa vào chư vị tự mình bước đi cho ‘chính’, trong hoàn cảnh phức tạp này làm thế nào có thể bước ra khỏi người thường. Người thường truy cầu gì, người thường muốn được gì, người thường làm những gì, nói những gì, hành [xử] gì, đối với chư vị mà giảng, đều là phải tu bỏ đi. Vì còn phải tu viên mãn nơi người thường, nên cần phải làm được ‘có mà vô tâm’, ‘làm mà không chấp trước’. Xoay trở lại giảng, hết thảy những gì người thường làm đều là cung cấp hoàn cảnh tu luyện cho chư vị. Chư vị là bước đi trên con đường như thế. Vấn đề dễ xuất hiện nhất trên con đường ấy chính là phóng túng bản thân mình, lẫn lộn trong người thường, đặc biệt là thời kỳ chứng thực Pháp, lúc đối mặt với áp lực, đối mặt với các loại khó khăn thì dễ bị nản tâm cùn chí. Đương nhiên chư vị rốt cuộc vẫn là đệ tử Đại Pháp có thệ ước từ trước, sinh mệnh của chư vị rốt cuộc cũng là ‘đồng tại’ cùng Đại Pháp. Có [hiện diện] của Pháp vĩ đại nhường này, trong chính niệm chư vị là đồng tại với Đại Pháp, đó là sự bảo đảm rất to lớn. Khi chính niệm không đầy đủ không phù hợp Pháp thì sẽ thoát ly khỏi lực lượng của Pháp, thì sẽ xuất hiện sự cô lập không được giúp. Ngay cả là làm các việc Đại Pháp, cũng phải phù hợp với Pháp; nếu không thì không có lực lượng của Pháp. Mọi người hiện nay về tổng thể thực thi được hết sức tốt đẹp. Tu luyện đương nhiên cũng là một quá trình ‘sóng lớn cuốn cát đi’; nếu không đạt thì khẳng định sẽ bị cuốn đi [đào thải] trong quá trình ấy, đó cũng là ‘chính thường’. Đệ tử Đại Pháp về chỉnh thể là tốt phi thường, mọi người đều đang tiến về phía trước, đa số đều đã vượt qua rồi. Tất nhiên cũng có [vị] rụng ngã, cũng có [vị] lại đuổi lên theo; đó cũng là ‘chính thường’. Đó chính là biểu hiện xuất hiện trong quá trình tu luyện này. Chỉ cần sự việc này chưa có đến bước cuối cùng, đối với người tu luyện, đối với chúng sinh, thì đều là cơ hội.
Do đó tôi nói rằng, dẫu rằng phương thức tu luyện nới lỏng này xem ra không có điều lệnh, không có giới luật, không có nội quy chế độ, không có người ước [chế] [câu] thúc chư vị; nhưng mà yêu cầu lại hết sức cao; là vì chư vị phải tự mình ước thúc chính mình, chư vị phải tự mình đạt đến tiêu chuẩn. Chính vì trách nhiệm lớn, tu được cao, xã hội nhân loại lại sẽ không xuất hiện ma lớn đến như thế đến trực tiếp gây rắc rối cho chư vị, do đó cựu thế lực mới tạo ra một tà đảng Trung Cộng, trong bức hại mà xét chư vị còn tu hay không tu; vọt qua được thì thừa nhận chư vị, còn không vọt qua được thì chư vị không đạt. Tất nhiên tôi không thừa nhận những điều ấy, nhưng chúng là làm như vậy đó, cũng thật sự khiến một số người mất chính niệm, rơi vào bẫy.
Còn nữa, chính là trong sinh hoạt hiện thực của chư vị có những khó khăn biểu hiện ra, nhân tâm trong xã hội hiện thực dưới sự cám dỗ và đụng chạm bởi lợi ích, tạo ra và cung cấp cơ hội tu luyện cho chư vị. Trên thực tế điều ấy là khó nhất. Quá khứ không có ai dám tu như thế, chính là vì vấn đề này. Muốn tu luyện thì bèn xuất gia, tránh né thế tục, không có can nhiễu của thế tục thì họ liền thanh tịnh. Không gặp phải những sự việc rắc rối này, cũng không gặp sự việc xúc động đến nhân tâm về lợi ích xã hội hiện thực. Như thế đối với người tu luyện mà giảng, bất kể họ tu là của ai, về tổng thể mà giảng, thì về tầng thứ là họ có tính cuộc hạn, tu không được cao, bởi vì họ là có điều kiện, là né tránh hoàn cảnh ác liệt, né tránh mâu thuẫn. Còn chư vị trực tiếp đối mặt với các mâu thuẫn, trực tiếp đối mặt với hiện thực xã hội vốn động chạm đến nhân tâm, trực tiếp đối mặt với các chủng [loại] vấn đề về lợi ích cá nhân và chấp trước nhân tâm. Tu luyện ở thế gian con người, có thể nói đây là khó khăn nhất, không có phương thức tu luyện nào khó hơn ấy nữa.
Mọi người hãy nghe rõ, con người quá khứ nói tu khó thế này, tu khó thế kia, tu hàng mấy chục năm, cả một đời, tu hàng mấy đời. Kỳ thực họ kéo dài thời gian [tu luyện] là vì họ không có sự cám dỗ trực tiếp, không có cái khổ lớn thế này. Loại tu luyện hiện tại của chư vị, nhìn không thấy yêu cầu ước thúc của hình thức tu luyện, nhưng tu luyện trong xã hội hiện thực, đối với người ta mà nói thì quả thực rằng ở đủ mọi phương diện đều có tồn tại cám dỗ, rằng lúc nào việc gì đều có tồn tại việc chư vị có đạt hay không, do đó tôi nói rằng có thể tiến bước theo được mới thật là xuất sắc. Trong lịch sử xưa nay vẫn chưa có [ai] từng tu như thế, cũng không có người dám bước đi con đường này, cũng không có Thần dám bảo con người bước đi con đường này; hơn nữa [giờ] đang trong [thời] loạn thế, thêm lên đó là bức hại của tà ác, và áp lực của hình thế khủng bố.
Vì sao tôi nói rằng viên mãn của đệ tử Đại Pháp có yêu cầu cao? Gánh vác trách nhiệm lớn? Trên thực tế chính là như thế. Thêm lên đó [là] tu luyện trong hoàn cảnh thế này; rất nhiều học viên vẫn hoàn toàn ở trong trạng thái ‘mê’. Một số học viên ở một trình độ nào đó, ở các trạng thái khác nhau hoặc về thị giác là có thể tiếp xúc đến tình huống một số không gian khác. Con đường mỗi học viên khác nhau, tình huống cũng khác nhau. Kỳ thực chư vị có hiểu biết bao nhiêu thì đều là quá ít; cảnh tượng tráng quan của vũ trụ trong Chính Pháp và sự tráng quan của biến hoá về thân thể của đệ tử Đại Pháp thời tu luyện trong Chính Pháp, những điều ấy đều rất khó thấy. Bản thân cái ‘mê’ ấy đối với học viên là cấu thành mức độ khó khăn rất lớn. Chư vị tu luyện trong tôn giáo, chư vị tu trong bất kể loại tu luyện nào mà tránh né thế tục, nó đều không giống chủng [loại] phương thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp hôm nay, [đối với] họ đều có thể ở các trình độ khác nhau mà đả khai một số năng lực cho họ, đều dùng bản thân thần thông để khiến người ta tinh tấn. Nhưng do cựu thế lực tà ác can nhiễu khiến đệ tử Đại Pháp về phương diện này bị đặt vào trạng thái nghiêm khắc nhất, rất nhiều học viên không thấy được biến hoá của tự mình, không thấy được thành tựu của hết thảy những gì mình làm. Trong tình huống như vậy, còn phải có yêu cầu nghiêm khắc với bản thân mình, còn phải bước đi thật tốt con đường này, đặc biệt là trong cuộc bức hại tà ác này của Trung Cộng, chư vị có thể bước ra chứng thực Pháp; trong tình huống đối mặt với áp lực, và an toàn của sinh mệnh luôn bị uy hiếp ấy, khi mà rất nhiều con người thế gian không hiểu được chân tướng và bị lừa dối che phủ, [khi] đối mặt với áp lực của các loại ý kiến của con người thế gian, mà vẫn có thể tinh tấn, thì cá nhân đó chẳng phải xuất sắc sao? Thật sự xuất sắc lắm. Ai có thể tu luyện trong hoàn cảnh như thế thì họ chính là nên được viên mãn, chính là nên được có quả vị lớn, là vì lịch sử này từ xưa đến nay chưa có nạn lớn như thế, xưa nay chưa từng có ai dám đi con đường này. (vỗ tay)
Bất kể sự việc trọng yếu gì xuất hiện nơi xã hội nhân loại đều không hề ngẫu nhiên. Con người muốn làm gì, xem ra thì bề mặt là cá nhân ấy đã làm gì đó, thực ra đều không phải là vị ấy làm. Nếu như không có nhân tố Thần ở đằng sau lưng [họ], con người không làm nên gì cả. Mà kể cả bất kể sự vật gì hiện đang tồn tại ở xã hội hiện nay, ví dụ các hãng lớn trên thế giới có thể làm lớn, nhân loại trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học có thể tạo xuất ra những thứ nào đó, phương thức tồn tại của xã hội, trạng thái sinh hoạt của con người, những việc ấy đều không hề đơn giản chút nào. Đặc biệt là [các] sự kiện có thể chi phối hình thức của xã hội, thì đằng sau [chúng] đều có nhân tố của Thần. Đương nhiên trước đây tôi cũng đã từng giảng cho mọi người rồi, tôi nói rằng rất nhiều sự tình ở xã hội nhân loại [thì] sự xuất hiện của chúng đều có quan hệ trực tiếp với Chính Pháp. Mọi người hãy trầm tĩnh mà suy nghĩ, sự xuất hiện của mỗi từng dân tộc, sự xuất hiện của mỗi sự kiện trên chỉnh thể thế giới, thậm chí sự cân bằng lực lượng chính trị của nhân loại hiện nay, và sự vương víu giữa các chủng sự vật, thảy đều có quan hệ trực tiếp với Chính Pháp hôm nay, thảy đều có quan hệ trực tiếp với đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Khi giảng chân tướng, đệ tử Đại Pháp vạch trần bức hại tà ác của tà đảng Trung Cộng nhưng có những người không chịu nghe, thậm chí còn ôm lấy những thứ tà đảng Trung Cộng nhồi nhét cho họ để làm lý lẽ biện giải. Kỳ thực đó đều không phải ngẫu nhiên. Mọi người thử nghĩ xem, những thứ tà ác đó, chúng chẳng phải cũng là do có cựu thế lực kia trong vũ trụ thao [túng] khống [chế] hay sao? Cựu thế lực kia chẳng phải muốn dùng lý niệm của chúng, và nhận thức của chúng để thao [túng] khống [chế] Chính Pháp và tu luyện của đệ tử Đại Pháp hay sao? Là vì trong Chính Pháp động chạm đến mỗi từng sinh mệnh trong vũ trụ, kể cả cựu thế lực, những [gì] bất thuần ấy, không đủ thuần ấy thì có thể lý giải sao? Một cách nghĩ của sinh mệnh cao tầng đều khởi tác dụng đối với hạ giới. Một người thường có một cách nghĩ thì cũng không có quan hệ với người khác, nhưng đối với bản thân thì lại có tác dụng, chỉ là lớn nhỏ [thế nào] mà thôi. Một niệm của sinh mệnh cao tầng khởi tác dụng với các chúng sinh trong phạm vi [ở] vũ trụ sở tại của sinh mệnh đó. Sinh mệnh cao tầng lớn hơn thì một niệm của nó sẽ khởi tác dụng trong một phạm vi vũ trụ rộng lớn hơn. Tất nhiên chúng sẽ không làm việc xấu trực tiếp đối với các chúng sinh ở hạ giới; nhưng một niệm của chúng chính là phù hợp với ý nguyện của lạn quỷ ở hạ giới; chúng lạn quỷ có hậu thuẫn thì mới dám bức hại các đệ tử Đại Pháp một cách tà ác như thế này. Như vậy, trong Chính Pháp, chúng muốn duy trì hình thế của cuộc bức hại này, muốn làm tê liệt thế nhân, không để con người quan tâm tới [cuộc] bức hại Pháp Luân Công, điều ấy rất dễ. Muốn con người không tiếp xúc chân tướng rằng Pháp Luân Công bị bức hại, mục đích chúng duy trì cuộc bức hại này là cái gọi là ‘khảo nghiệm đệ tử Đại Pháp’, [thì] phải liên tục duy trì bầu không khí khủng bố tà ác này, là vì trong các đệ tử Đại Pháp vẫn còn một bộ phận không có ‘tranh khí’, tu chưa đủ tốt, còn có một bộ phận đang lần lượt bước ra, còn có một bộ phận chúng sinh còn chưa được đắc cứu. Chính là vì những chỗ thiếu sót của các học viên, là bị chúng chộp được, mới khiến cho chúng dám ngông cuồng làm càn. Dùng lời của chúng mà nói, chúng là vì Chính Pháp mà không tiếc hy sinh sinh mệnh của chúng; thực chất là vì để đạt mục đích của chúng mà chẳng tiếc hết thảy; do đó mà tạo cho Chính Pháp khó khăn rất lớn, thậm chí chi phối Chính Pháp.
Vậy cũng nói, hết thảy những điều này mà chư vị gặp phải khi cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp đều không hề ngẫu nhiên. Dẫu chỉ là việc nhỏ, một ý kiến của cá nhân, chư vị khi giảng chân tướng mà gặp các chủng các dạng người và sự việc khác nhau, đều không hề quá đơn giản; nhưng chư vị chỉ có ôm giữ tâm từ bi mà làm thì mới được. Đối với thái độ hiểu sai của người thường thì không được tranh biện; chỉ vì cứu người, cứu chúng sinh; tôi nghĩ rằng hiệu quả này có thể cải biến tất cả. Khi giảng chân tướng, tâm của chư vị nếu bị tâm người thường làm xao động, thì sẽ không làm nổi gì nữa. Khi giảng chân tướng, người thường nghe theo tà đảng Trung Cộng tuyên truyền vu khống từ trước ở các kênh thông tin, hiểu sai đối với đệ tử Đại Pháp, ghét bỏ chư vị, hoặc không muốn nghe chư vị nói, lúc bấy giờ tình cảm của chư vị bị xao động, phẫn nộ bất bình, không hài lòng, thậm chí không lý trí lắm, thế thì [chư vị] không còn giảng chân tướng được nữa, chư vị không cứu người được nữa. Trên thực tế tà ác cũng đang lợi dụng sự hiểu lầm của người thường đối với đệ tử Đại Pháp mà không ngừng gia tăng mâu thuẫn với nhau về tư tưởng. Nếu chư vi có chính niệm rất mạnh, thì tà ác sẽ bị giải thể. Lực lượng từ bi chân chính có thể giải thể hết thảy nhân tố bất chính; khi chư vị giảng cho họ thì chính là năng lượng đang phát phóng ra ngoài, thì sẽ giải thể những thứ của tà ác; tà ác ở không gian khác sẽ không dám đến gần và khống chế người ta nữa. Bấy giờ giảng đạo lý cho người ta thì họ sẽ nghe; chư vị chính là phá trừ những điều giả dối mà tà đảng Trung Cộng nhồi nhét vào, là đả khai khúc mắc trong tâm của họ.
Vì vừa mới giảng Pháp xong ở Los Angeles, hôm nay lại vừa đăng bài lên Internet, nên hôm nay tôi không giảng nhiều. Nhưng có một việc tôi muốn nói với mọi người. Rất nhiều chư Thần nói bên tai tôi rằng: ‘Rất nhiều đệ tử của Ngài là không thể nói [bảo] được, hễ nói [bảo] là ‘nổ tung’ lên, nói cũng không thể nói thì sao mà được, không thể để người khác nói thì tu thế nào; đó gọi là người tu luyện nào vậy, v.v. v.v.’ Trước đây tôi biết rằng các loại can nhiễu rất nhiều, những việc cần làm khi đối mặt với bức hại này là vẫn chưa thành thục; vì để chư vị làm tốt việc chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh, [nên] tôi vẫn luôn không giảng Pháp về phương diện này, tôi cũng không nói một cách trọng điểm cho chư vị về tình huống phương diện này. Hiện nay biểu hiện về phương diện này đã rất nổi cộm rồi, cần phải chú ý về phương diện này rồi. Làm một người tu luyện mà giảng, mọi người đã biết, ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, khi thật sự phải chịu tổn thất thì người tu luyện cũng chỉ đáp lại bằng một nụ cười; đó là trạng thái mà chư vị cần phải có và nhất định phải làm được; là vì chư vị không phải người thường, chư vị phải bước ra khỏi người thường. Chư vị không thể dùng cái Lý của người thường để yêu cầu bản thân; chư vị phải dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu chư vị; do đó chư vị nhất định phải làm được như thế.
Trong mấy năm qua, mọi người đã làm rất nhiều việc xuất sắc, công đức vô lượng; nhưng cũng xác thực là có rất nhiều học viên đã dưỡng thành một thói quen thế này, dẫu rằng mỗi ngày đều xem [sách] Pháp, cũng đọc Pháp, nhưng về phương diện này, rất nhiều người không những không cải thiện nhiều, mà tôi phát hiện rằng có rất nhiều người thì thứ đó còn khuếch đại, những người cá biệt là đã đến mức là hoàn toàn không thể đụng đến [họ] nữa, hễ nghe một tí không lọt tai là lập tức không chịu được, hễ đụng phải chấp trước cá nhân liền ‘nổ tung’ lên; cái thứ đó đã rất ngoan cố, rất lớn rồi. Không thể chịu bị người khác nói, không thể bị người phê bình, dẫu có làm sai rồi thì cũng không thể bị nói [phê bình]; như thế thì làm sao được? Đó đâu phải là người tu luyện? Dù chư vị đang làm các việc Đại Pháp và việc cứu người thì cũng phải là người tu luyện làm, không thể là người thường làm. Thậm chí có một số người làm sai rồi, người khác dẫu là thiện ý đề xuất ra, thì họ đều muốn lẩn tránh. Hễ có lỗi liền giải thích [bao biện], nói dối không chớp mắt; thậm chí hễ sai liền giải thích, tìm nguyên nhân khách quan. Loại trạng thái mà người thường cũng chẳng như thế, thì còn là hành vi của đệ tử Đại Pháp chăng? Người tu luyện là phải tiếp thu phê bình của người khác; trong sách cũng giảng rồi; còn có học viên vòng vo đẩy trách nhiệm, hễ có vấn đề, không phải là nguyên nhân phương diện này, thì là nguyên nhân phương diện kia; mà thực tại không có nguyên nhân thì biên [tạo] ra một cái [nguyên nhân]; (mọi người cười) “các bạn chưa biết đó thôi, lúc bấy giờ là tình huống nó thế này”, như thế này như thế kia. (mọi người cười) Đó còn được tính là còn khá một chút; [những ca] nghiêm trọng kia chính là một chút cũng không thể đụng đến được. Hễ có việc này thì chư vị có biết là Thần nhìn chư vị thế nào không? Cựu thế lực lập tức ghi nhớ chư vị, biểu hiện lần này của chư vị liền bị chúng nắm thóp rồi, thế thì chư vị hãy đợi xem rắc rối sẽ đến. Vì về phương diện này tâm tính chưa đạt đến vị trí [cần phải đạt], [nên] sẽ tạo thành phiền phức lớn; hãy chú ý.
Lần giảng Pháp trước tôi có nói rằng, một khi Sư phụ giảng ra sự việc này rồi, chư vị về thì sẽ gặp phải; có người vừa ra khỏi cửa hội trường này liền gặp phải rồi. Khi mâu thuẫn đến là không cho chư vị thời gian chuẩn bị, đều là đưa đến trong tình huống chư vị chưa có chuẩn bị về tư tưởng nào cả. Sẽ không có ai đến bảo chư vị ‘tôi là đến khảo nghiệm bạn, tôi là vì đề cao tâm tính của bạn mà đến để đề xuất phê bình bạn’. Kỳ thực đối phương của mâu thuẫn cũng tự họ không có rõ ràng, [mà] là vượt quan [ải] tâm tính với nhau. Bây giờ Sư phụ giảng xong Pháp [này rồi], xem chư vị có thể làm được hay không. Không có chuẩn bị tư tưởng, không có dấu hiệu trước, không có cảnh báo từ trước, đều là mâu thuẫn đột nhiên xuất hiện, giống y hệt như người thường xuất hiện mâu thuẫn. Đương nhiên, hôm nay tôi đề xuất vấn đề này, tôi nói sự việc này hy vọng rằng mọi người [khi] trở về hãy tu về phương diện này. Bất kể thói quen được sự việc gì dưỡng thành đều là sự sinh thành của vật chất. Tại không gian khác là có chủng vật chất ấy, thì ở không gian này mới xuất hiện trạng thái ấy. Thứ đó tựa như chôn mìn, chư vị đụng phải nó nó liền nổ; do đó những mìn kia không gỡ bỏ đi thì không được. Bắt đầu từ nay trở đi, vô luận là ở địa phương nào, vô luận là ai, chỉ cần là chư vị tu Đại Pháp, thì những thứ thực [tại] [vật] chất đó tôi đều gỡ xuống cho. (vỗ tay)
Gỡ những thứ thực [tại] [vật] chất đó xuống, nhưng cái thói quen được dưỡng thành kia thì chư vị phải tự mình tống khứ. Thói quen được dưỡng thành dần dần qua thời gian, loại thói quen ấy có nguyên lai từ những chấp trước khác nhau. Có chấp trước vào thể diện; [thì] bị người ta nói [những gì] cảm thấy ngượng ngùng, về phương diện này chính là sẽ xúc động cái tâm không thể bị nói [phê bình]. Cũng có người cảm thấy bản thân là người phụ trách hạng mục [công việc] thì không thể để người ta nói [phê bình]. Cũng có người là có sở trường ở một phương diện nào đó và không để người ta nói. Cũng có người đối với những ai mà có ý kiến không tốt nên vì thế mà không để người ta nói; v.v. đủ loại phương diện. Không thể để người khác nói [phê bình] nguyên từ các chấp trước khác nhau. Dẫu là như thế nào, mọi người đều là đệ tử Đại Pháp; dẫu chư vị gánh vác là trách nhiệm gì, chư vị đều là người tu luyện; Sư phụ có trách nhiệm với tu luyện của chư vị. Chư vị cũng là như tất cả người tu luyện khác, đang tu bản thân mình, cần là cuối cùng đi đến viên mãn; cũng có trách nhiệm với tu luyện của chư vị. Có thể hôm nay vừa ra khỏi cửa liền có người đụng phải xung đột về ngôn ngữ [nói lời khó nghe], bấy giờ hãy xem xem ai sẽ ‘nổ tung’ nhé. (cười) (mọi người cười)
Từ nay trở đi chư vị sẽ là như thế, dẫu chư vị đúng hay không đúng, vấn đề [đúng-sai] ấy đối với một người tu luyện mà giảng là hoàn toàn không trọng yếu. Không được cứ tranh luận mãi, không được nhấn mạnh vào là ai đúng ai sai. Có người vẫn luôn cứ nhấn mạnh rằng mình là đúng; chư vị đúng, chư vị không sai, vậy thì sao? Là đề cao trong Pháp chăng? Dùng nhân tâm để nhấn mạnh đúng-sai, bản thân đó đã là sai rồi; bởi vì chư vị dùng cái Lý của người thường để đo lường bản thân chư vị, chư vị dùng cái Lý của người thường để yêu cầu người khác. Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng. (vỗ tay) Khi đều có thể rất thản nhiên đối mặt với uỷ khuất dẫu lớn đến mấy, đều có thể bất động tâm, đều không tìm cớ cho mình, có rất nhiều việc thậm chí chư vị không cần tranh biện, bởi vì trên con đường tu luyện này của chư vị không có việc ngẫu nhiên nào cả; có lẽ khi nói chuyện với nhau làm xúc động chư vị, có lẽ cái nhân tố để phát sinh mâu thuẫn với chư vị có quan hệ đến lợi ích chính là do Sư phụ đưa vào. Có lẽ chư vị bảo rằng lời nói kia làm chư vị rất cáu, đụng trúng chỗ đau của chư vị, chư vị mới cảm thấy bị kích thích [cáu giận]. Cũng có lẽ là thật sự oan uổng cho chư vị, nhưng lời đó lại không nhất định là họ nói đâu, có thể là tôi nói đó. (mọi người cười) Bấy giờ tôi chính là xem chư vị đối đãi việc ấy như thế nào; bấy giờ chư vị đụng phải họ nhưng thực ra là chư vị bằng như đụng phải tôi. (cười) (mọi người cười, vỗ tay) Hôm nay chúng ta nói tới đây. Những thứ [kia] tôi có thể gỡ bỏ hết sạch cho chư vị; nhưng thói quen được dưỡng thành kia thì chư vị nhất định phải trừ bỏ đi, nhất định phải bỏ, nhất định phải bỏ. (vỗ tay)
Từ thời đầu tôi đã phát hiện vấn đề này rồi; nhưng vẫn luôn không giảng. Vì sao không giảng? Vì đệ tử Đại Pháp khi chứng thực Pháp đối mặt với các loại can nhiễu của tà đảng Trung Cộng, lợi dụng bộ máy tuyên truyền của cả một quốc gia, hàng mấy nghìn loại báo chí, mấy trăm loại đài phát thanh và truyền hình do tà đảng Trung Cộng khống chế [tất cả] đều rợp trời dậy đất đàn áp Pháp Luân Công, lợi dụng đặc vụ bày trò quỷ từ bên trong, các loại âm mưu đều thi triển hết, báo cáo toàn là vu khống và bịa đặt. Hơn nữa dân chúng toàn thế giới đều ở trong tình huống bị đầu độc; đệ tử Đại Pháp phải đối mặt với bảy tỷ người mà giảng chân tướng, [nếu] không có ý chí bền bỉ bất khuất trong chính niệm, thì không làm nổi cứu vãn chúng sinh và chứng thực Pháp; do đó mấy năm nay bất kể chư Thần đó nói thế nào, tôi cũng không giảng Pháp này. Đệ tử Đại Pháp đều rất lương thiện, người ta hễ nói một câu gì thì mình cũng không nói nữa, tà ác kia vu khống thì mình cũng không nói nữa, thế thì bất lợi đối với giảng chân tướng cứu người, càng bất lợi đối với vạch trần tà ác; do đó tôi đã không giảng Pháp này. Chính là vì vấn đề này nên tôi vẫn luôn không nói nặng về phương diện này. Hiện nay tôi nói là vì sẽ không ảnh hưởng đến chư vị làm các việc nữa; đối diện với tà ác, hiện nay đệ tử Đại Pháp đều thành thục rồi; giảng chân tướng cũng sẽ không bị ảnh hưởng nữa; mọi người đều lý trí rồi, thanh tỉnh rồi; trải qua mấy năm nay mọi người cũng biết làm thế nào; bây giờ tôi giảng cũng sẽ không tạo thành nhân tố bất lợi cho việc mọi người giảng chân tướng nữa. Như vậy từ nay trở đi, mọi người phải chú ý tu về phương diện này.
Sau lần giảng Pháp vừa rồi ở Los Angeles tôi cũng bảo mọi người, tôi nói rằng chư vị trở về là sẽ đụng phải. Đích thân tôi thấy mấy trường hợp rồi. (mọi người cười) Mà [nó] đến rất mãnh liệt. Nhưng nhìn thì thấy rất mãnh liệt, trên thực tế thì cũng không nói gì; có mấy học viên lập tức ‘nổ tung’, không chịu nổi, lập tức cãi cọ với người ta; hoàn toàn không là trạng thái một người tu luyện nữa. Đương nhiên không phải [ý] nói rằng mọi người tu không tốt; tôi vừa giảng rồi, không phải trách nhiệm của chư vị, [mà] là Sư phụ vì để chư vị giảng chân tướng, nên về phương diện này vẫn chưa động đến nó. Bấy giờ nếu [tôi] động [đến nó], nếu mà khi giảng chân tướng biểu hiện rất yếu nhược, thì lực độ sẽ nhỏ. Tuy nhiên hiện nay xem ra thói quen được dưỡng thành kia đã thật sự khó bỏ rồi. Thứ thực [tại] [vật] chất kia tuy không còn nữa, nhưng hễ đụng đến liền không được nữa rồi. Tôi đã gặp mấy trường hợp; tôi bèn giảng cho họ, tôi nói rằng chư vị có tới Pháp hội Los Angeles chăng? Tôi chưa nói sang câu thứ hai thì họ liền minh bạch ra: ‘A, sai rồi; thưa Sư phụ, con sai rồi’. (mọi người cười) Vậy đó, rốt cuộc là người tu luyện, nhận thức được rồi thì họ sẽ sửa; ai cũng muốn làm tốt, chỉ là khi mâu thuẫn kia tới [thì] nó là đột nhiên xuất hiện. Đâu có nói rằng ‘mâu thuẫn tới rồi, chư vị chuẩn bị sẵn sàng chưa?’ Cũng không có chuyện như vậy; chính là đột nhiên xuất hiện. Đương nhiên, ‘băng dày ba thước không bởi lạnh một ngày’, tuy không còn thứ thực [tại] [vật] chất đó nữa, [nhưng] thói quen được dưỡng thành, và có những thứ khiến người ta hễ mở miệng liền nói xuất ra, đã thành tập quán rồi, muốn trừ bỏ đi là không dễ; nhưng nhất định phải bỏ.
Tôi biết, trong quá trình ấy, có lẽ có người hễ ra khỏi cửa thì làm chưa tốt, nhưng không được nản lòng. Sư phụ biết trong quá trình tu luyện của chư vị, rồi thì đến cuối cùng cũng sẽ làm tốt thôi; đó là những việc trong quá trình tu luyện; tuy nhiên bản thân chư vị không được phóng túng. Chư vị nói ‘mình cứ từ từ đã’, vậy không được! Làm người tu luyện mà giảng thì chư vị phải tinh tấn, chư vị phải là ngay lần đầu đã làm tốt là tốt nhất, càng làm càng tốt mới được! Từ nay trở đi, đặc biệt là khi các đệ tử Đại Pháp hợp tác với nhau để làm việc nào đó, chư vị nhất định phải đặc biệt chú ý. Trong tu luyện [thì] những gì không nên có [thì] tôi đều không lưu lại cho chư vị, chỉ lưu lại duy nhất một chút thứ đó thôi; bấy giờ là vì không thể để ảnh hưởng giảng chân tướng, nên không động đến [nó] cho chư vị. Thực ra từ thời đầu giảng Pháp, từ trước 20-7-1999, những lời này tôi cũng đã giảng lặp đi lặp lại rồi; là vì bấy giờ tôi nghĩ rằng, ngộ nhỡ cựu nhân tố làm ra sự việc nào đó, nếu chúng thật sự muốn lấy chiêu cũ ra đối đãi đệ tử Đại Pháp, nếu không có tạo được cơ sở thật tốt, vậy thì rất nhiều học viên có thể không qua được, có thể không tu nữa, có thể không đạt nữa, rớt xuống rồi; do đó bấy giờ tôi nhấn mạnh khá nhiều, giảng khá nhiều, về phương diện tu luyện tâm tính ấy tôi đã nói hết sức nhiều. Đến 20-7-1999 trở đi tôi không đề cập lại nữa, đặc biệt là vấn đề này thì tôi nhất mực không giảng nữa; nguyên nhân tôi cũng nói với mọi người rồi; do vậy bắt đầu từ nay trở đi, mọi người đều phải làm cho tốt, tôi cũng thấy rằng quả thực có những người làm được hết sức tốt; cũng có [người] biểu hiện như [vượt] qua rồi, nhưng trong tâm chưa có qua, trong tâm vẫn đang bứt rứt. (cười) (mọi người cười) Miệng thì không nói nữa, biểu hiện cũng rất thản nhiên, nhưng trong tâm vẫn còn tức; (cười) tuy nhiên, vẫn được tính là có thể trầm tĩnh. Đó đã là bước thứ nhất rồi; vì đối diện với đệ tử Đại Pháp có tầng thứ khác nhau, [thì] yêu cầu đối với người tu luyện khác nhau là cũng khác nhau; Chư vị nào làm được tốt thì yêu cầu cho chư vị là cao hơn một chút, đề cao nhanh hơn một chút. Tu luyện mà; chính là như vậy; quan [ải] nào mà đặt ra nhỏ, chư vị sẽ chỉ có thể đi một bước nhỏ; cái quan ấy mà đặt ra lớn, thì chư vị chính là nhảy vọt.
Ngoài ra đề cập một điểm khác; chính là đệ tử Đại Pháp cần chú ý về phương diện sinh hoạt. Như mọi người đã thấy rồi, không phải là vợ chồng mà có quan hệ nam nữ bất chính, ấy là tội ác của nhân loại, phá hoại gia đình, [làm] bại hoại nhân luân. Từ thời kỳ đầu tôi đã thấy vấn đề này; tu luyện trong xã hội người thường, [thì] vấn đề lớn nhất chính là vào thời loạn thế mà đối diện với cám dỗ của [giới] tính ở xã hội người thường. Vấn đề này đối với người tu luyện mà giảng, quá khứ là yêu cầu phi thường nghiêm khắc; vô luận là chủng [loại] tu hành nào xét cũng là rất nặng. Quá khứ nếu một người xuất gia mà phạm giới về phương diện này, thì chư vị đừng tu nữa. Nếu là một đệ tử được Thần Tiên nào đó dẫn vào núi tu, ai mà phạm lỗi này, thì chư vị vĩnh viễn là xong rồi. Sự tình nghiêm túc đến như thế. Là đệ tử Đại Pháp, chư vị tu trong Đại Pháp còn thần thánh hơn; nhưng có một số học viên lại không chú ý như thế. Dẫu cái Lý ở thế gian con người nơi xã hội là như thế nào, con người coi vấn đề này ra làm sao; thì đã làm người tu luyện thì phải [lấy] tiêu chuẩn cao, và cái Lý siêu việt khỏi người thường để xét và đối đãi vấn đề này, là [cần] chiểu theo yêu cầu của Thần mà làm. Người có quan hệ nam nữ bất chính thì cũng chính là phạm tội; Thần không có làm những việc dơ bẩn ấy; mà người tu luyện chúng ta chẳng phải tu luyện hướng về Thần sao? Chẳng phải đang bước trên con đường [thành] Thần sao? Tại sao không thể theo gương chư Thần? Tại sao không thể chiểu theo yêu cầu của Thần mà làm? Hơn nữa có người còn phạm nhiều lần? Vậy đâu được?
Như mọi người đều biết, chúng ta đều biết rằng tối hậu của các dự ngôn trong lịch sử đều là để cho con người hôm nay nghe. Trong rất nhiều dự ngôn đề cập rằng, “những người có thể còn lại cuối cùng đều là thuần tịnh, thân thể đều là kiền tịnh”. Họ nhìn nhận rằng việc bảo trì sự thuần tịnh của con người là quan trọng nhất, không gì quan trọng bằng điều ấy; do đó [ai] được lưu lại nhất định là những người như thế, [ai] tu luyện thành cũng nhất định là những người như thế, người được lưu lại trên Trái Đất cũng nhất định là như thế. Mọi người [thử] nghĩ xem, Thần trong vũ trụ khi nhìn thấy đệ tử đại Pháp làm những việc kia thì họ sẽ đối đãi chư vị như thế nào? Dùng tiêu chuẩn của họ đối với một người sẽ thành Thần mà yêu cầu, chư vị hễ làm loại việc kia thì đáng sợ nhường nào? Hễ ai phạm lỗi về phương diện này, Thần của khắp trời đều sẽ nhìn nhận rằng nhất định phải đánh hạ chư vị xuống, là tuyệt đối không thể chấp nhận, tuyệt đối không thể thừa nhận chư vị; do đó nạn mà chư vị gặp phải từ nay về sau, có rất nhiều nhân tố là những Thần đó họ thuần tuý là tống chư vị xuống; chư vị thử nói xem điều ấy gây khó khăn cho tu luyện đến nhường nào? Do đó họ mới khiến chư vị tái phạm mãi, phạm nhiều lần mà không sửa, cuối cùng trong xung đột tâm tính mà nhấn chư vị xuống tà ngộ. Bao biện chính mình; không ngừng bao biện cho mình thì sẽ [sang] tà ngộ; cuối cùng thì thậm chí đối với [Pháp] Lý của Đại Pháp cũng không nhìn nhận nữa, cuối cùng sẽ sang phản diện. Khá nhiều người tà ngộ, chư vị tưởng họ thật sự nguyện ý tà ngộ ư? Rất nhiều là vì phương diện này không có làm tốt nên bị tà ác dùi vào sơ hở mà tạo thành. Do đó những tà ác kia chuyên môn [đi] tóm cứng những nhược điểm đó của chư vị, chính là nắm cứng những thứ đó của chư vị mà không buông. Hễ chúng nhìn nhận rằng hoàn toàn không đạt nữa rồi, dùng tiêu chuẩn của chúng thì như thế hoàn toàn không thể tu luyện [được] nữa, thì chúng nhất định nghĩ biện pháp tống chư vị xuống, nghĩ biện pháp khiến chư vị bị huỷ rớt đi. Đương nhiên chúng cũng biết, Lý Hồng Chí sẽ không buông bỏ đệ tử của Ông, sẽ tiếp tục độ họ. Nhưng chư vị biết chăng? Chúng sẽ khiến chư vị sang phía phản diện, làm ra những việc có lỗi với Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, [trở] thành công cụ bị tà ác lợi dụng. Đã phạm tội không thể tha thứ đối với Đại Pháp thì còn biết làm sao? Chúng chính là muốn khiến [những ai] phạm phải lỗi lầm kia bị đẩy đến bước như vậy. Quả thực đã đến bước đó rồi thì thật sự không thể độ được nữa, vì chư vị đã không cách nào bồi thường được nữa rồi; thế thì độ sao đây? Chính Pháp là có tiêu chuẩn, tu luyện của đệ tử Đại Pháp cũng là có tiêu chuẩn; về phương diện này tại sao không chú ý? Bôi nhọ Sư phụ, bôi nhọ đệ tử Đại Pháp, tạo thành ảnh hưởng xấu xa như thế.
Còn có một vấn đề; chư vị là tu luyện trong xã hội người thường; vấn đề đối diện với người nhà vốn không tu luyện, vẫn luôn xử lý không tốt. Tất nhiên, vẫn là câu nói ấy, ‘băng dày ba thước không bởi lạnh một ngày’; ngay từ đầu không xử lý tốt thì oán giận tích lại quá thâm sâu, dần dần về sau tạo thành một loại gián cách, dường như hoàn toàn không xử lý nổi. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho đệ tử Đại Pháp trong chứng thực Pháp. Phàm là xuất hiện vấn đề này, thì cái sai là ở đệ tử Đại Pháp, là vì ngay từ đầu xử lý không tốt nên mới khiến nó biến thành như thế. Kỳ thực rất nhiều sự việc chư vị có thể hợp tác được tốt, an bài nếu mà tốt, thì sẽ không gây trì hoãn [khi] làm các việc Đại Pháp. Chính là vì bản thân làm chưa có tốt, sơ sót xem thường điểm này.
Mọi người biết rằng Chính Pháp và tu luyện là nghiêm túc; ai tu thì vị ấy đắc chính quả. Thân nhân sẽ vì chư vị tu thành mà được đắc phúc báo; chứ quyết sẽ không phải là những người thân thích, bằng hữu, cha mẹ con cái vốn không tu luyện mà lại theo đó viên mãn. Là sinh mệnh cá thể, không tu luyện thì họ nên là như thế nào thì sẽ là như thế ấy; chư vị không thay thế họ được, chư vị cũng không gánh vác cho họ được. Nếu họ không phá hoại Pháp, họ cũng không tu luyện, vì sự viên mãn của chư vị thì họ sẽ có phúc báo, có [người] thậm chí có thể đến thế giới của chư vị làm chúng sinh trong thế giới của chư vị, cũng có thể tương lai đắc phúc báo ở tại thế [giới này]; đều là xét xem duyên phận thế nào. Vì chư vị là từ hoàn cảnh này mà tu luyện xuất lai, nên họ hàng và thậm chí tổ tiên cũng được lợi ích. Trái lại, những người bức hại đệ tử Đại Pháp, can nhiễu Chính Pháp, [thì] vì họ, nên tổ tông đều có tội và vì thế mà sẽ bị hạ địa ngục. Người trong nhà, chư vị có thể bảo họ tu luyện là tốt nhất; họ không thể tu luyện thì chư vị cũng nên để họ làm một sinh mệnh mà [sẽ] được cứu, ít nhất làm một người tốt, họ mới có thể đắc phúc báo. Một số học viên ngay từ đầu không có làm tốt, sơ sót xem nhẹ việc này; nguyên nhân lớn nhất chính là cho rằng: ‘Họ là thân thích của tôi, họ là cha mẹ tôi, họ là con của tôi, tu Đại Pháp là việc quá tốt rồi, [vậy] tôi quyết định, tôi bảo họ đều phải tu’, do vậy lời nói mang theo tính cưỡng chế, hoặc ‘các vị nhất định phải nghe tôi’. Thời khắc then chốt của sinh mệnh thì người khác không thể thay thế được, lời chư vị nói là không được tính [thay cho họ]. Những việc trong sinh hoạt ở thế gian con người thì chư vị có thể thay thế họ, những việc của họ thì thậm chí chư vị [còn] có thể quyết định cho họ; nhưng thật sự đến thời khắc then chốt liên quan đến sinh mệnh ấy, thì sinh mệnh lựa chọn gì, thì không còn là đơn giản nữa. Người ta không phải chỉ có một đời; đời này là người nhà của chư vị, đời sau họ là người nhà của người khác, đời kế tiếp nữa thì không biết là chuyển sinh đến đâu nữa; bất quá chỉ là duyên phận một đời mà thôi; chư vị lẽ nào có thể thay thế sự vĩnh viễn của sinh mệnh của họ mà lựa chọn? Chỉ có là chư vị thật sự có nguyện vọng cứu độ họ, coi họ như là một sinh mệnh cần cứu độ, [thì] chư vị xem xem việc này sẽ khác ngay. Chính là nói [lên] rằng rất nhiều việc mà phương thức đối đãi khác nhau, thì hiệu quả thu được cũng khác nhau.
Đương nhiên, còn có một số đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, kết hôn với người thường; có [vị] thật sự bị cái ‘tình’ lôi xuống, biến thành người thường, còn người thường hơn cả người thường nữa; còn có người chịu can nhiễu rất lớn, bản thân cảm thấy lực bất tòng tâm, vừa sợ ảnh hưởng quan hệ vợ chồng, vừa sợ việc của Đại Pháp làm không tốt, cũng biết rằng ảnh hưởng tu luyện bản thân mình; đưa đẩy đến cuối cùng thì tâm lực kiệt quệ, không biết thế nào mới tốt nữa. Kỳ thực, hãy trầm tĩnh mà suy xét, [thì] những việc đó đều có thể giải quyết. Một khi bộ Pháp này đã là truyền như thế này tại thế gian con người, ở xã hội người thường mà tuyển định ra phương thức tu luyện như thế này, khẳng định là hết thảy những gì gặp phải ở xã hội người thường đều có thể giải quyết; chính là xét xem chư vị đối đãi người nhà như thế nào, có thể dùng chính niệm đối đãi việc đó không, có thể dùng chính niệm của một người tu luyện để giảng cho rõ ràng không. Nếu xử lý tốt, thì sẽ tốt; xử lý không tốt, thì sẽ trái lại.
Kỳ thực giảng chân tướng ở người thường cũng là như thế; bất kể họ giữ thái độ gì, chư vị đều ôm giữ tâm từ bi đối đãi với họ, [thì] từ sâu thẳm trong tâm linh họ, phía minh bạch trong sinh mệnh họ đều hiểu cả. Nếu chư vị làm qua loa bề ngoài, thậm chí bị tâm người thường dẫn động, thì nhất định sẽ không thu được hiệu quả tốt. Sự việc thần thánh đến thế, sự việc quyết định tương lai của một sinh mệnh, lẽ nào có thể tuỳ tiện như vậy? Qua loa bề ngoài như vậy? Lẽ nào có thể bị tâm người thường dẫn động? Thực ra nói là ‘giảng chân tướng’, chư vị chẳng phải là đang cứu họ sao? Chư vị chẳng phải độ người sao? Chư vị không độ được họ, còn bị họ lôi đi. Cái tâm kia bị túm chặt là vì có chấp trước. Không có chấp trước, thì ‘các vị không thể dẫn động được tôi’. ‘Tôi giảng chân tướng một cách hết sức lý trí, và có chính niệm’, thì hiệu quả sẽ khác.
Rất nhiều đệ tử Đại Pháp chẳng quản vạn dặm xa xôi đến tham gia Pháp hội, đến được đây là không hề dễ dàng; là vì mỗi cá nhân đều có công tác, đều là tranh thủ thời gian nghỉ cuối tuần đi máy bay tới lui mà đến. Đến rồi thì cũng có thể có rất nhiều lời muốn nói với Sư phụ, cũng có thể có một số nghi vấn muốn đề xuất. Là vì Pháp hội Los Angeles vừa xong, hơn nữa muốn chỉnh lý thành sách, vậy nên quá nhiều thì thật sự tiêu hoá không nổi; hôm nay không giảng nhiều nữa. Bởi vì mùa hè có khá nhiều Pháp hội, lần sau tôi giảng nữa. (vỗ tay)
Nhân tiện tôi giảng một chút nữa, sự việc giảng chân tướng này chỉ có thể lực độ càng ngày càng lớn, không thể phóng túng, quyết không thể phóng túng. Nếu như nhân loại thật sự xuất hiện việc mà như dự ngôn đã nói, thì tương lai hối hận cũng đã muộn. Không thể [làm việc] có lỗi với chúng sinh, có lỗi với thệ nguyện mà mình lập từ tiền sử. Hơn nữa cuộc bức hại tà ác này còn chưa kết thúc, chúng ta không có bất kể lý do gì để lơi lỏng cả. Làm đệ tử Đại Pháp mà giảng, kỳ thực, chư vị không phải là làm cho người khác đâu, cũng không phải là làm cho Đại Pháp, đương nhiên càng không phải làm cho tôi, Sư phụ [của chư vị]. Hết thảy những gì chư vị [làm] đều là [vì] tu luyện của chư vị, bởi vì tu luyện này chính là chủng [loại] hình thức tu luyện như thế; hình [thức] vô hình. Hết thảy những gì chư vị gặp trong xã hội đều là việc nội trong phạm vi tu luyện của chư vị, để xem chư vị đối đãi thế nào. Đối diện cuộc bức hại này, đương nhiên cũng là nội trong phạm vi tu luyện của chư vị. Do đó chư vị từ nay trở đi làm sao bước đi cho tốt con đường của mình, cũng chính là làm thế nào tu bản thân cho tốt. Đối với một số vấn đề cá biệt xuất hiện, tôi không định giảng nhiều, vì mọi người đều trầm tĩnh cả rồi, biết rằng [chúng] đều không phải ngẫu nhiên, đều là có nguyên nhân; tôi cũng hy vọng mọi người có thể chính niệm đầy đủ hơn, trong tu luyện thì tinh tấn hơn, đừng để tà ác dùi vào sơ hở, như thế thì đệ tử Đại Pháp [mới] bớt chịu tổn thất. Đặc biệt là bây giờ giảng chân tướng cần người [làm], cần có nhiều người hơn nữa tham gia giảng chân tướng cứu chúng sinh, nhiều người hơn nữa tham gia các hạng mục [công việc] phá trừ bức hại của tà ác; như vậy thiếu đi một người là thiếu đi một lực lượng rất lớn, thêm một người là thêm một lực lượng rất lớn; do đó tôi không muốn rơi rụng một ai cả, cũng không muốn mất, [hoặc] mới sớm đã để họ rời đi nữa. Viên mãn của đệ tử Đại Pháp là không có vấn đề nữa rồi; nhưng chư vị mới sớm đã rời đi, cũng là tạo thành tổn thất cho [việc] đệ tử Đại Pháp làm các việc, cũng là bị cựu thế lực dùi vào sơ hở. Hiện nay cần người [làm], không được tạo thành tổn thất. Tôi muốn mọi người tận lực làm cho tốt, chính niệm đầy đủ hơn, tránh tổn thất.
[Tôi] giảng đến đây thôi, cảm ơn mọi người. (toàn trường vỗ tay nhiệt liệt)
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.minghui.org/mh/articles/2009/9/12/208261.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh: //en.minghui.org/html/articles/2009/9/27/111144.html.
Dịch ngày 8-11-2009; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ ái diện tử: thích cái bộ mặt [của mình], tâm chấp trước vào thể diện; trong bài này ái diện tử tâm được dịch là tâm [chấp trước] vào thể diện (tên một chấp trước).
▪ băng đông tam xích phi nhất nhật chi hàn: băng đóng dày đến ba thước là không phải do cái rét một ngày mà thành (thành ngữ Trung Hoa), thành Roma không phải xây trong một đêm, người ta không thể thành tài mà không trải qua thời gian trui luyện.
▪ chính thường: bình thường đúng như cái lẽ phải là như thế.
▪ dụ hoặc: dụ dỗ mê hoặc (diễn nghĩa đại khái), trong bài dịch là cám dỗ.
▪ dự ngôn: lời báo trước, tiên tri.
▪ dưỡng thành: dung dưỡng mà thành (diễn chữ nghĩa).
▪ đại lãng đào sa: trong bài này dịch là sóng lớn cuốn cát đi.
▪ đồng tại: ở cùng thời-gian|không-gian (diễn trên chữ nghĩa).
▪ hạ giới: thế giới bên dưới (diễn chữ nghĩa bề mặt).
▪ hữu nhi vô tâm, tố nhi bất chấp trước: trong bài này dịch là có mà vô tâm, làm mà không chấp trước; vô tâm → không để trong tâm, không có tâm chấp trước.
▪ kiền tịnh: trong sạch, thuần tịnh.
▪ nhân luân: luân thường đạo lý của con người.
▪ phúc báo: báo ứng có phúc, phước báo.
▪ thế nhân: con người thế gian, con người thế giới.
▪ tranh khí: tạm hiểu là nỗ lực, phấn đấu (chưa sát nghĩa lắm).
▪ tưởng pháp: cách nghĩ, ý nghĩ, ý tưởng, ý kiến; trong bài này tạm dịch là cách nghĩ, ý kiến.
▪ Trung Cộng: Đảng cộng sản Trung Quốc.