(Lý Hồng Chí, 7 tháng Tư, 2007, tại Manhattan)
Chào tất cả mọi người! (vỗ tay) Mọi người thật vất vả! (vỗ tay)
Pháp hội nay đã là thịnh hội của các đệ tử Đại Pháp, ngồi tại đây có những [vị] không ngại nghìn dặm từ xa tới đây, vì để thông qua Pháp hội mà có thể tìm được những sự chênh lệch và có thể tìm thấy những chỗ thiếu sót, gắng sức vượt lên. Đề cao tu luyện cá nhân của các đệ tử Đại Pháp đã không còn là vấn đề nữa; viên mãn của các đệ tử Đại Pháp cũng không còn là vấn đề nữa; một việc trọng yếu cần phải làm trước mắt chính là cứu độ thế nào cho được nhiều chúng sinh hơn nữa; đó cũng là [điều] các đệ tử Đại Pháp cần phải hoàn thành trong quá trình viên mãn hiện nay. Đó là sứ mệnh của các đệ tử Đại Pháp, là trách nhiệm không thể thoái thác, là sự việc nhất định phải làm và nhất định phải hoàn thành.
Quá khứ có nhiều dự ngôn cũng từng giảng, nói rằng tại một thời kỳ nhất định, phải đào thải rất nhiều người, chỉ có thể lưu lại một ít người tốt. Từ rất xa xưa tôi cũng đã giảng rằng, “Tôi chỉ cần người của tôi”. Tây phương có nhiều truyền thuyết và «Thánh Kinh» mà trong đó cũng có ghi chép rằng, đến lúc Đại Phán Xét thì chỉ có một bộ phận thiểu số người có thể được lưu lại. Tình huống ban đầu là con người thế gian, bao quát hết thảy chúng sinh trong tam giới, đều là do nhân tố vật chất trong tam giới cấu thành. Nhân tố vật chất trong tam giới và nhân tố vật chất trên thiên thượng là hoàn toàn bất đồng, nên sinh mệnh như vậy là không lên thiên thượng được, chỉ có thể tại cảnh giới này. Nhưng, sau tình huống ấy, thuận theo chuyển biến không ngừng của lịch sử, mãi cho đến cận đại, đã phát sinh biến hoá rất to lớn.
Trước đây tôi từng giảng tường tận cho mọi người rồi, có nhiều sinh mệnh cao tầng đến nhân gian chuyển sinh làm người; nói cách khác, nhìn bề ngoài con người thì vẫn là hình tượng con người, vẫn là kết cấu con người, nhưng về thực chất, trong vật chất vi quan của vật chất bề mặt nhất ở thế gian, cũng chính là đằng sau vật chất bề mặt nhất của con người, đã là từ ngoài tam giới đến. Rất nhiều [thân] thể người đều được Thần hạ thế từ cao tầng mặc vào như là mặc một bộ y phục vậy; nhìn thì thấy là người, thực tế bản chất thì là sinh mệnh đến từ cao tầng. Tất nhiên, cho dù là ai đã đến đây, bất kể là sinh mệnh ở tầng cao đến mấy, Thần ở tầng cao đến mấy, khi đến xã hội nhân loại, tức là tiến nhập vào xã hội ‘mê’ rồi, thì đều không còn biết gì nữa. Nói cách khác, đã không còn là Thần nữa, chính là con người rồi. Dưới tình huống như vậy, bất luận là tầng thứ cao đến đâu, đều hiển thị không ra phía mặt Thần của họ, trí huệ của họ cũng sẽ bị phong bế; hoàn toàn giống như con người. Nếu trạng thái xã hội mà tốt, trên chỉnh thể đều thuận theo trạng thái của chỉnh thể xã hội mà duy trì ở một mức độ đạo đức nhất định; như vậy đối với con người mà nói, đối với sinh mệnh mà nói, thì vẫn không phải quá đáng sợ lắm. Còn nếu một xã hội có đạo đức trượt nhanh xuống dốc, hoặc cựu thế lực có ý đồ thúc đẩy xã hội con người trượt xuống dốc, điều ấy đối với chúng sinh mà nói, bao gồm chư Thần nào đã hạ xuống làm người cũng vậy, thì là cực kỳ đáng sợ.
Thực ra xã hội Trung Quốc giờ đây, quan niệm đạo đức của người ta đã tách vô cùng xa khỏi trạng thái [chư Thần] yêu cầu đối với con người vào lúc đương sơ chư Thần tạo ra con người. Nói cách khác, đã không còn là trạng thái con người nữa. Nói lời không dễ nghe là: đã không xứng làm người nữa. Trong dĩ vãng, nếu không vì sự kiện Chính Pháp này, thì đã triệt để tiêu huỷ bỏ rồi. Trong lịch sử, nhân loại kiếp nạn hết lần này lần khác, huỷ diệt hết lần này lần khác. Chỉnh thể vũ trụ cũng là như thế, tựa như tân trần đại tạ của cơ thể người; tế bào lão hoá rồi, không tốt nữa, thì bị thay thế, tái sinh lại tế bào mới thành tốt. Chỉnh thể vũ trụ ở các cục bộ khác nhau, không chỉ là thường xuyên, mà là thời thời khắc khắc đều đang phát sinh sự việc như vậy; đó rất là bình thường. Như vậy là người mà nói, sinh mệnh [họ] là thấp tầng nhất, đối với sinh vật tầng thứ thấp nhất mà giảng, vô luận con người tự cảm thấy mình giỏi thế nào, thì trong mắt chư Thần đều không là gì cả; không đạt nữa liền bị đào thải. Là vì hiện nay đang Chính Pháp, đang cứu độ chúng sinh của vũ trụ, [nên] người bại hoại chưa bị đào thải, vì tình huống con người đã phát sinh một số biến đổi, đồng thời các đệ tử Đại Pháp cần thông qua sự kiện này để dựng lập uy đức của mình, vậy mới khiến nhân loại có thể được kéo dài tiếp tục và lưu tồn. Là đệ tử Đại Pháp mà giảng, hiện nay mọi người nếu không thể hoàn thành sự kiện này, không thể khiến chúng sinh đắc độ, thì bản thân chư vị không hoàn thành thệ ước mà chính mình đã lập ra, đồng thời cũng sẽ mang đến tai nạn cho chỉnh thể Chính Pháp, vũ trụ và chúng sinh. Cho nên vừa rồi tôi giảng, đó là điều các đệ tử Đại Pháp nhất định phải làm tốt.
Giảng về tam giới, tôi nói với mọi người một chút nữa. Chớ coi xã hội này của nhân loại có hiện trạng như thế nào, chớ coi các sinh mệnh trong tam giới cảm thấy bản thân họ trọng yếu ra sao, con người cảm thấy bản thân mình tại xã hội tiên tiến thế nào, có thành tựu nhiều đến bao nhiêu, có quyền có thế đến đâu, có nhiều tiền đến mấy, mỗi dân tộc, mỗi chính phủ, mỗi cái gọi là người có thành tựu tự cảm thấy thật suất sắc, kỳ thực, tôi bảo mọi người, hết thảy những gì của nhân loại hôm nay, kể cả hết thảy trong lịch sử và sự xuất hiện của tam giới, đều là vì lần Chính Pháp này mà tồn tại. Nên cũng nói, hết thảy đều là vì Chính Pháp lần này mà được tạo thành, hết thảy đều là vì lần Chính Pháp này mà đến; trong quá trình ấy hết thảy đều là vì lần Chính Pháp này mà được tạo ra. Hết thảy của nhân loại, các sinh mệnh, vật chất, những gì chư vị biết, những gì chư vị lý giải, hết thảy những gì con người có thể nhận thức đến được, đều là vì sự kiện Chính Pháp này mà tồn tại, nếu không chúng tuyệt nhiên sẽ không tồn tại.
Nói cách khác, chính là vì để cuối cùng trong Chính Pháp có thể cứu độ chúng sinh vũ trụ, và thành tựu đệ tử Đại Pháp nên mới tạo ra tam giới; nếu không thì tam giới đã không tồn tại. Xã hội nhân loại chỉ là một lạp tử trong tam giới, xã hội trên một lạp tử bé xíu thật nhỏ nhoi không đáng kể; nhân loại trong đó dẫu có cho rằng việc của bản thân mình có lớn đến đâu, con người cảm thấy sự việc của nhân loại là trọng yếu như thế nào, con người cảm thấy nhân loại có thành tựu to lớn đến mấy, nhân loại phát triển thế này thế kia, [thì] đó là con người đứng tại giác độ con người mà nhìn nhận, ở trong trạng thái ‘mê’ nên nhận thức như thế nào về xã hội nhân loại thật suất sắc đó là không biết được chân tướng mới tạo thành [như vậy]; con người muốn nói sao cũng được, [nhưng] Thần không nhìn [nhận] con người như thế. Một khi chúng sinh biết được mục đích chân thực sự tồn tại của con người với hoàn cảnh sinh tồn, thì sẽ bỗng nhiên tỉnh ngộ; cái gọi là ‘phát triển’ của nhân loại chẳng qua chỉ là quá trình đã được tạo ra, đồng thời đang còn chờ đợi trước khi đại sự cuối cùng đến mà duy trì trạng thái xã hội nhân loại. Hết thảy chỉ bất quá là những biểu hiện cụ thể trong quá trình duy trì trạng thái xã hội nhân loại mà thôi, mục đích chân chính đều là chờ đợi đến bước cuối cùng này: chư Thần đến, Chính Pháp bắt đầu.
Tôi từ năm 1992 là đã bắt đầu truyền Pháp rồi. Đệ tử Đại Pháp sơ kỳ cũng vẫn luôn đang hồng Pháp; khi bị bức hại các đệ tử Đại Pháp cũng lại đang cứu độ chúng sinh trong phạm vi toàn thế giới. Hơn nữa con người thế gian mà các đệ tử Đại Pháp cứu độ ấy cũng đã phát sinh biến hoá vào thời cận đại. [Những gì] nhân loại chờ đợi, và dự ngôn của những nhà tiên tri đều đang phát sinh. Con người đang trong ‘mê’ lờ mờ, bị những lợi ích hiện thực, giả tướng, và những dối trá dẫn dắt, [nên] không dám tin rằng rốt cuộc hết thảy đã thật sự bắt đầu rồi, hơn nữa chính là đang tiến hành rồi. Xã hội nhân loại hệt như vẫn đang ung dung từng bước, hết thảy đều rất bình ổn, đang vận hành bình thường. Thực ra đã đều đang vì Chính Pháp mà vận hành. Thần đến rồi; sẽ không mở cờ gióng trống mà triển hiện tại vũ trụ: “Ta đã đến, ta nói gì thì chư vị nghe theo nấy, ta đưa chư vị thẳng lên thiên thượng một cách vô điều kiện”. Không thể như thế được. Tội mà con người trong lịch sử đã phạm, [thì] con người phải hoàn trả. Xứng hay không xứng [đáng] nhìn thấy chư Thần là không đơn giản như con người tưởng. Con người xứng hay không xứng được đắc Pháp, xứng hay không xứng lên thiên thượng, thì vẫn phải ở trong mê mà khảo nghiệm; vậy nên Thần sẽ không triển hiện như thế. Thần sẽ xuất hiện trong xã hội nhân loại [một cách] giống như con người, giảng ra đều lại là chân lý. Chính là xem ranh giới đạo đức người ta, xem quan niệm đạo đức của người ấy còn có thể nhận thức Ông hay không, còn có thể chấp nhận quy phạm đạo đức căn bản mà vũ trụ này quy định cho nhân loại, cũng chính là tiêu chuẩn đạo đức cuối cùng sẽ quyết định xem người ta còn nhận thức được Pháp đang đến cứu chúng sinh hay không. Nhận thức được, thì chư vị được đắc độ, đắc cứu. Không nhận thức được nữa, thì là chư vị không còn cần cứu nữa, thì không được cần lại nữa. Đó là ranh giới đạo đức băng hoại tạo thành; không còn đạo đức nữa thì không đạt tiêu chuẩn con người nữa. Từ xưa đến nay, người ta dẫu là ở xã hội Đông phương hay Tây phương, đều nhấn mạnh vào đạo đức con người. Đến xã hội cận đại, có bao nhiêu người còn coi trọng nó nữa? Cuối cùng đến khi Thần muốn cứu độ con người, tuy rằng không trực tiếp đo lường mực thước đạo đức của con người, nhưng chư vị có đạo đức bản thân mình bại hoại tạo thành ranh giới [đạo đức] băng hoại, khiến chư vị không thể chấp nhận Pháp, không thể nhận thức Pháp, thì chẳng phải cũng chính là nguyên nhân chư vị không thể được đắc độ, không thể được đắc cứu hay sao?
Xã hội nhân loại trong quá khứ vẫn luôn duy trì ở một trạng thái [mà] diện tầng quan niệm đạo đức khá trọng yếu. Cho đến cận đại, con người cần đắc Pháp, con người cần đắc độ đắc cứu, [thì] cựu thế lực chúng không để cho nhiều người được cứu đến thế, chúng muốn đào thải một bộ phận con người, vậy nên mới tạo ra cho xã hội nhân loại cái thứ tà đảng cộng sản này, nhất là tà đảng Trung Cộng đã làm nhiều việc phá hoại đạo đức nhân loại, lại còn tạo ra văn hoá đảng, ‘cải tạo’ tư tưởng người [dân], mục đích chính là khi đến lúc sẽ cản trở con người đắc Pháp. Quan niệm đã cải biến rồi thì sẽ dùng tư tưởng mà văn hoá của tà đảng nhồi nhét vào để xét vấn đề. Hoàn toàn từ bỏ lý niệm của con người và văn hoá con người thì chính là sinh mệnh biến dị, là trong phạm vi bị đào thải. Lịch sử văn minh năm nghìn năm của Trung Quốc, đã đặt định hết thảy văn hoá và hành vi tư tưởng của con người, hơn nữa là Thần đã tạo ra hết thảy một cách có hệ thống; nhưng lại bị tà đảng mà cựu thế lực nâng đỡ chà đạp rồi, phá hoại rồi. Chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi liên tục phủ định văn hoá cổ [truyền] Trung Quốc, dẫm đạp lên văn minh cổ xưa của Trung Hoa. Những lý niệm, đạo đức, và văn minh do Thần truyền cấp cho con người là để cho đến bước cuối cùng [này] con người dùng nó mà phân biệt thị phi, có thể dùng nó để nhận thức Pháp, có thể dùng nó mà đắc cứu. Tà đảng Trung Cộng không chỉ phá hoại hết thảy một cách có hệ thống, có mục đích, [mà còn] đồng thời nhồi nhét văn hoá đảng tà ác vào người [dân] một cách có hệ thống, có mục đích. Chúng gọi là “giáo dục con người”, “cải tạo con người”, nói ra rất minh xác, là khiến thế giới quan của chư vị phát sinh biến đổi, biến thành hành vi mà tà đảng Trung Cộng tạo ra, tư duy mà [nó] tạo ra, phương pháp tư tưởng mà [nó] tạo ra. Người Trung Quốc [nào] đã bị ‘cải tạo’ rồi, dùng thế giới quan do tà đảng nhồi nhét vào mà nhận thức thị phi và thiện ác của nhân loại, mà nhận thức Pháp, nhận thức chân lý thì quả là rất khó. [Ai] nhiều tuổi một chút, người thế hệ già, từ trước khi văn hoá tà đảng Trung Cộng còn chưa xuất hiện, chiểu theo giáo dục và hun đúc của văn hoá nhân loại cổ xưa vốn được tiếp thụ trước đây. Tuy rằng cận đại có một bộ các thứ của tà đảng Trung Cộng, nhưng họ vẫn còn có ranh giới đạo đức con người tồn tại [trong họ], có thể phân biệt thiện ác cơ bản. Đáng bi [thương] nhất chính là những người trẻ tuổi hiện đại, hoàn toàn bị ý thức của tà đảng Trung Cộng hiện đại nhồi nhét vào, lại còn cảm thấy như bản thân thật suất sắc, rằng cái gì cũng thấu tỏ rồi; họ nhầm lẫn cho rằng [hiện] tượng loạn [trong] quan hệ con người, [trong] quan niệm [về] giá trị, và đạo đức luân thường của con người —vốn đã bị tà đảng Trung Cộng phá hoại một cách có mục đích— là trạng thái nhất quán của nhân loại trong lịch sử, là bản năng của nhân loại. Thêm vào đó là tà thuyết tiến hoá luận, họ thật sự coi bản thân cũng là động vật, chứ không biết rằng đó là tà đảng đã thực hiện một cách có mục đích. Con người quên mất [điều] nhân loại chờ đợi và mục đích chân chính làm người, nhưng tà linh ác đảng tà ác thì biết, vậy nên mới phá hoại con người một cách có mục đích. Sự ngu muội không coi gì vào đâu mang [loại] thức hiện đại ấy hoàn toàn ngăn trở họ nhận thức ra chân lý của vũ trụ; vậy nên đối với thế hệ con người ấy quả là đáng sợ phi thường.
Đương nhiên, Chính Pháp mà, cứu độ chúng sinh mà, Thần chẳng phải toàn năng sao? Phật Pháp chẳng phải vô biên sao? Đúng thế, trong cứu độ chúng sinh đang triển hiện đầy đủ Pháp lực vô biên của Đại Pháp. Từ bề mặt mà nhìn, khi Đại Pháp vừa mới truyền ra tôi đã giảng rồi, tôi nói rằng cửa cứu chúng sinh đã mở rộng, rộng như là không còn cửa nữa. Trong lịch sử chúng sinh dẫu sai sót gì thì cũng không xét nữa, vì các tầng thứ khác nhau, các chủng các dạng, các loại sinh mệnh đều đã bất hảo rồi, mỗi tầng thứ đều không phù hợp với tiêu chuẩn của mỗi tầng thứ nữa. Không phải nói rằng [những gì] của tầng thứ cao không phù hợp với tiêu chuẩn tầng thứ thấp; [mà là] Thần phải phù hợp với tiêu chuẩn tầng sở tại của Thần; chư vị phù hợp tiêu chuẩn của con người thì không được; [nếu chỉ] phù hợp với tiêu chuẩn của con người thì chư vị chính là con người rồi. Nói cách khác, các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau đều không phù hợp với tiêu chuẩn của các tầng thứ khác nhau, bao gồm cả con người cũng không là tiêu chuẩn con người nữa. Khi này, muốn cứu độ chúng sinh thì phải làm thế nào?
Mọi người đã biết, trong vũ trụ còn có tồn tại sinh mệnh chính và phụ, có Phật có ma, có chính Thần có phụ Thần, giữa tương hỗ với nhau là có đối lại nhau, vì họ đều là sản vật tất nhiên của vũ trụ. Như vậy muốn cứu độ chúng sinh, thì chỉ có một biện pháp, là tất cả chúng sinh có sai gì đã phạm trong quá trình sinh mệnh thì đều không xét lại nữa. Trừ ra các sai phạm trong lịch sử của tất cả chúng sinh thì mới có thể cứu độ họ được. Nói cách khác, chỉnh thể vũ trụ đều đã không tốt nữa, thì còn lấy ra ai mạnh hơn ai một chút để làm gì? Dẫu có giỏi hơn ai một điểm thì cũng vẫn không thể đạt tiêu chuẩn của vũ trụ, do vậy trong cứu độ hoàn toàn không xét những điều ấy nữa. Vậy xét cái gì? Chính là xét xem khi được cứu độ, thì họ có thể nhận thức được bộ Pháp đang cứu độ họ hay không! Là vì hết thảy của tương lai đều là Pháp này tạo thành, sự sinh tồn sau này của các sinh mệnh tương lai đều đang được bộ Pháp này cung cấp hoàn cảnh sinh hoạt. Ai có thể tiến nhập sang tương lai, cũng là cần được Pháp tẩy sạch và làm tịnh, và đồng hoá với Pháp thì mới có thể tiến nhập sang tương lai. Vậy chư vị [nếu] ngay cả bộ Pháp này mà còn không thể nhận thức ra được nữa, thì đương nhiên không thể [được] lưu lại; lưu lại thì chư vị đi đâu? Vũ trụ tương lai chính là do bộ Pháp này tạo ra, không có chỗ cho chư vị nữa rồi, chư vị cũng không tồn tại nữa.
Nói rõ ra, chính là hiện nay trong Chính Pháp, không xét chúng sinh trong lịch sử đã phạm tội lớn đến đâu, đã phạm sai sót lớn đến mấy, [mà] chỉ xét thái độ của chúng sinh trong thời gian Chính Pháp đối với Đại Pháp, và thái độ đối với đệ tử Đại Pháp. Chính là ranh giới ấy. Ranh giới ấy thực ra cũng không là một vạch [ranh giới] nào cả, [mà] chính là chư vị có muốn đến tương lai không. Khi [nghe] những lời dối trá lừa thế gian, trong văn hoá tà ác mà tà đảng Trung Cộng đã tạo ra, có bao nhiêu người còn có thể nhận thức được đến điểm này? Có bao nhiêu người có thể phân biệt thị phi? Có bao nhiêu người có thể nhận rõ sự tà ác của tà đảng Trung Cộng? Rất khó; vậy nên các đệ tử Đại Pháp mới giảng chân tướng, vạch trần tà ác, khiến con người thế gian nhận rõ tà đảng Trung Cộng, đó mới có thể cứu độ con người thế gian. Đó chính là [điều] các đệ tử Đại Pháp cần làm.
Có người nói, chư vị truyền “Cửu Bình” cũng vậy, vạch trần tà đảng Trung Cộng cũng vậy, đó chẳng phải tham dự chính trị? Điều gì gọi là ‘chính trị’? Tại lý niệm của người Tây phương, trong xã hội ngoại trừ những hoạt động tôn giáo ra [thảy] đều là chính trị. Trên toàn thế giới đều nhận thức định nghĩa một từ “chính trị” như thế cả. Hoạt động tôn giáo là thuộc về hoạt động xã hội. Trong [các] hoạt động xã hội, ngoại trừ hoạt động tôn giáo loại ấy, đều là thuộc về phạm trù hoạt động chính trị. Điều gì không được tính là hoạt động chính trị? Chư vị ở nhà làm cơm, sinh hoạt gia đình, điều ấy không tính là chính trị. Việc chư vị [làm] chỉ cần tiến nhập vào xã hội thì được tính là chính trị. Ấy là đứng tại giác độ xã hội tự do mà giảng. Cho là đứng tại quan niệm chính trị đã bị tà đảng Trung Cộng làm biến dị mà nói, thì cũng chẳng có gì là suất sắc cả; chính trị đã biến dị [ấy] là cái gậy đánh người. Thông qua chính trị có thể cứu người, đó là điều chúng ta có thể dùng; có sao đâu? Tôi vừa giảng rồi, hết thảy trong tam giới đều là vì Đại Pháp mà được tạo ra, vì Đại Pháp mà thành, vì Đại Pháp mà đến. Không có sự kiện Chính Pháp này thì không có hết thảy nhân loại. Vậy, chuyển sang tư duy một cách khác, mọi người thử nghĩ xem, đó chẳng phải hết thảy điều ấy đều là cung cấp cho Đại Pháp hay sao? Dùng để cứu người? Dùng để đệ tử Đại Pháp tu luyện? Nhất định là vậy! Chỉ coi tôi Lý Hồng Chí lựa chọn gì cấp cho các đệ tử Đại Pháp.
Từ một giác độ khác mà giảng, phương thức tu luyện của các đệ tử Đại Pháp và phương thức tu luyện trong lịch sử là khác nhau. Đó cũng khiến nhiều người không theo kịp, [bị] mê hoặc, [hoặc] dùng phương thức tư duy của tà đảng Trung Cộng đã tạo ra cho họ mà nhận thức quan hệ lịch sử và hiện đại, quan hệ giữa tu luyện tôn giáo quá khứ và tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hiện nay. Họ cho rằng những cách tu luyện trong quá khứ chính là tu luyện [của] con người, những cách thức tín Thần trong quá khứ chính là thật sự có thể quay về thiên quốc. Hoàn toàn không thể quay về thiên quốc. Hiện nay càng ngày càng nhiều người đã biết rồi, kể cả người ở xã hội Tây phương, cũng đều càng ngày càng biết rằng con người đang trong luân hồi. Miễn là chư vị đến nơi người đây, ai cũng không lên được thiên thượng; đó là tuyệt đối, chưa có ai từng có thể lên thiên thượng. Phó nguyên thần họ không ở trong tam giới, nhưng là trong phạm vi của tam giới. Giống như tôi đứng trong phạm vi chiếc bàn này, nhưng tôi không hề tiến nhập vào bên trong của cái bàn ấy; do vậy phó nguyên thần của người ta có thể tu thành hồi thiên. Dẫu đã là vậy, vì họ đã tiếp cận tam giới, [nên] sau khi hồi thiên, Thần ở tầng cao hơn còn phải lắp cho họ một cái lồng bao [quanh], sẽ cách ly vĩnh viễn khỏi các sinh mệnh trên thiên thượng. Bản thân họ nhìn không thấy cái lồng bao đó. Mục đích là không để họ ô nhiễm trời, không được ô nhiễm chúng sinh trên thiên thượng. [Nếu] tôi không giảng ra, thì ngay cả Thần cũng không biết điều này.
Nói cách khác, ai tiến nhập vào tam giới, ai đã đến [cõi] người nơi đây rồi, thì là đã rớt xuống rồi, chính là không thể lại quay trở về trên nữa, vì nhân loại quá khứ không có chân Pháp có thể khiến con người quay về thiên thượng. [Người ta] nói rằng Thích Ca Mâu Ni từng truyền Pháp, Jesus cũng từng giảng về Đạo của Ông, thực ra [điều] những vị ấy giảng chỉ là để cấp cho một [trong những] nguyên thần của con người, phó nguyên thần nghe, còn con người phía bên này thì [nghe] không minh bạch; nên khiến con người bề mặt và chủ nguyên thần không cách nào cải biến trong tu luyện ấy. Người ta nói Phật Thích Ca Mâu Ni đã truyền Pháp thế này thế kia, họ chỉ là đặt định văn hoá nhân loại. Tôi ngay lúc bắt đầu đã giảng những sự việc này. Thần vừa mới tạo ra con người, não con người trống không, là đối với thế giới này chưa có năng lực nhận thức, là chưa có thực tiễn xã hội, chưa có kinh qua mưa gió [khó khăn], thậm chí con người trong sinh hoạt vẫn nhận thức chưa rõ về bốn mùa. Phải để con người có được một quá trình nhận thức thế giới như vậy, quá trình không ngừng đặt định các chủng loại văn hoá; như vậy cần phải tạo ra một hệ thống, phương thức tư duy chính xác và lý niệm đạo đức cấp cho con người. Điều đó cần trải qua một quá trình lịch sử lâu dài mới có thể hình thành; vậy nên nhân loại trong lịch sử cần phải trải qua nhiều năm đến thế. Không thể là đến lúc Chính Pháp nay mới tạo ra tam giới và nhân loại; [thế] không được; tất yếu phải có quá trình lịch sử đó, khiến con người khi đi qua quá trình lịch sử ấy nắm vững được từ thực tiễn cho đến lý luận, vậy mới có thể đặt định ra trạng thái hôm nay của nhân loại, tư tưởng của nhân loại, ngoại hình của nhân loại, lý niệm đạo đức của nhân loại, hành vi của nhân loại.
Như vậy đối với quá trình thực tiễn và nhận thức thế giới này, khi đồng thời đặt định văn hoá con người, tất nhiên cũng cần bảo cho con người [những gì] trọng yếu nhất. Thế nào là Thần, thế nào là Phật, thế nào là Đạo, thế nào là các Thần khác nhau. Đặt định như thế nào? Chính là khiến những vị Thần ấy hạ thế, lấy phương thức độ nhân để khiến con người nhận thức. Thực ra, nói về độ nhân, tôi vừa giảng rồi, được độ là phó nguyên thần, [còn] ai cũng chưa thể lên thiên thượng, đều đang luân hồi tại thế gian. Vì phó nguyên thần dưới tác dụng của ngoại hình con người, [nên] họ cũng có cùng dạng hình tượng như con người, [ai] có huệ căn tốt thì thấy [họ] lên thiên thượng; Thần ấy chỉ là phó nguyên thần của người ta và chỉ là có hình tượng đồng dạng với người ấy mà thôi; thực ra không phải là chân chính chủ thể của cá nhân ấy; cá nhân ấy vẫn còn phải luân hồi. Lịch sử chính là từng bước từng bước như vậy mà đặt định cho đến hôm nay, lấy con người [mà] tạo thành con người với tư duy và hành vi như hiện đại này, khi đến thời vào bước tối hậu này của lịch sử nhân loại là khiến con người có thể nhận thức Pháp. Như vậy cũng nói rằng, sự xuất hiện của Thích Ca Mâu Ni và sự xuất hiện của một số chư Thần trong lịch sử, chính là [để] xuất hiện văn hoá [do] Thần truyền; thực ra chính là cấp cho con người đặt định ra một quá trình tư tưởng [để] nhận thức về Thần, đặt định văn hoá mà con người nhận thức về Thần. Nếu không thế, hôm nay tôi xuất lai truyền Pháp, chư vị không biết thế nào là Thần, không biết thế nào là Phật, thế nào là Đạo, [thì] Pháp này của tôi thật sự rất khó giảng ra được. Giảng thế nào đây? Tôi phải đưa nào là Phật, nào là Đạo, nào là Thần, [họ] là thế nào, đặc điểm gì, làm gì, độ nhân ra sao, thế nào là độ nhân, người được cứu độ có trạng thái gì, v.v. thảy đều phải [đưa ra] giảng xuất lai cho chư vị. Đành rằng giảng rồi [nhưng] cũng không có thực tiễn và nhận thức, không có hình tượng, không có quá trình nhận thức, thì truyền Pháp này như thế nào? Lý giải như thế nào? Vậy nên trong quá trình lịch sử tất yếu phải hoàn thành hết thảy những điều ấy, [thì] đến hôm nay con người mới có thể nhận thức thế nào là Thần, thế nào là Pháp, thế nào là tu luyện, thế nào là viên mãn, v.v.
Vậy lại nói, thế nào là tu luyện? Tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hôm nay mới là tu luyện chân chính, là con người thật sự có thể tu luyện rồi; từ lịch sử đến nay đều chưa từng có. Thế nào gọi là phổ độ chúng sinh? Thần đã lưu lại văn hoá ấy, [nhưng] họ lại không hề thật sự thực hiện việc ấy. Tôi đã thực hiện rồi, hiện nay lại chính là đệ tử Đại Pháp chư vị đang phổ độ chúng sinh rồi; hơn nữa là đang nhắm vào toàn nhân loại mà thực hiện (vỗ tay) toàn diện cứu vãn con người. Nói một cách khác, hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp hôm nay đang làm, dẫu chư vị là tham dự vào bất kể hạng mục [công việc Đại Pháp] nào, hay là bản thân chư vị đi ra phố để giảng chân tướng, phát tư liệu, hay là ngồi trước lãnh sự quán để vạch trần tà ác, [thì] chư vị đều đang tu luyện bản thân mình, chứng thực Pháp, đồng thời đang cứu con người thế gian. Đó chính là những gì các đệ tử Đại Pháp làm. Nhìn ngoài thì thấy bình thường, [thực ra] đều vĩ đại, đều thật suất sắc, vì các ngành các nghề của nhân loại, tại các loại hoàn cảnh đều là trường tu luyện của chư vị. Quá khứ giảng tu luyện, hễ tu luyện liền vào chùa, vào núi; tôi đã [đặt] định cho đệ tử Đại Pháp phương thức tu luyện loại này mà rất nhiều người không rõ: ‘Đều vẫn công tác mà tu luyện là sao? Không xuất gia tu luyện là sao?’ Chính thế; thực ra Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử đã giảng rồi, nói rằng vào thời Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế thì con người không ly khai thế tục mà có thể tu thành Như Lai. Vậy không ly khai thế tục, như thế nào là không ly khai thế tục? Hơn nữa trong một xã hội ngày nay như thế này, [thì] tu luyện như thế nào?
Tôi vừa giảng rồi, trước đây tôi cũng đã bàn về vấn đề này rồi; các đệ tử Đại Pháp đều có tại các ngành nghề, tại các giai tầng xã hội; tại các ngành nghề đều đang cứu độ chúng sinh, đang chứng thực Pháp, dẫn khởi tác dụng của đệ tử Đại Pháp. Thực ra, chư vị tại các ngành nghề có thể làm tốt hết thảy những gì mà chư vị cần phải làm, [thì] chính là chư vị đang tu luyện. Các ngành nghề thế gian đều là trường sở tu luyện cung cấp cho chư vị. Điều ấy quay lại đề mục vừa rồi, hết thảy của nhân loại trong tam giới đều là vì Đại Pháp mà thành, vì Đại Pháp mà được tạo ra, vì Đại Pháp mà đến. Điều gì, ngành nghề nào đều có thể tu luyện. Nói cách khác, xã hội nhân loại chính là trường luyện công to lớn [nơi] tu luyện của các đệ tử Đại Pháp ta, ở đâu cũng có thể tu luyện, [chính] là xét sự tinh tấn và không tinh tấn trong tu luyện của chư vị; trong đó kể cả hành vi đặc vụ mà [có] chư vị làm. (mọi người cười) Đều có thể tu luyện, cứu độ chúng sinh; chính là xét cái tâm chư vị được dàn xếp ra sao, chính là xem chư vị giữ thái độ gì đối với Pháp.
Vừa rồi những vấn đề mà tôi bàn đến, thực ra thì Pháp ấy cũng đã được [tôi] giảng từ trước rồi; chỉ là hoán đổi giác độ và nói một chút nữa với mọi người. Tôi muốn dành thời gian tiếp đây để giải đáp những tờ câu hỏi của mọi người. (vỗ tay) Đã lâu không gặp mặt, rất nhiều người đã có rất nhiều vấn đề muốn hỏi, nhưng vẫn có [người] không tinh tấn [sau] lại trở thành tinh tấn; người khác đã đi qua con đường ấy rồi mà họ vẫn phải lại đi một lần; vấn đề mà người khác đã hỏi thì nay họ vẫn muốn hỏi. (mọi người cười) Còn có một bộ phận người, họ chính là không đọc sách [thường xuyên]. Trong sách đều giải đáp cả rồi, [nhưng] họ không đọc sách, do vậy đến lúc gặp tôi thì họ cũng còn muốn hỏi. (mọi người cười) Dẫu thế nào đi nữa, đã là đệ tử Đại Pháp, có thể tu luyện trong Đại Pháp, [thì] đều phải nói rằng thật là suất sắc. Có vấn đề thì cứ hỏi; tôi là Sư phụ; là đệ tử có vấn đề, nhất là vấn đề tu luyện, việc nghiêm túc đến như vậy thì đương nhiên cần bảo cho chư vị, cần giảng cho chư vị. Tiếp đây mọi người vẫn là theo phương thức viết tờ câu hỏi mà đặt câu hỏi. Còn một điểm, chưa kể đến các hội trường nhánh, thì chư vị ngồi tại đây nay đã có trên ba nghìn người; mỗi người [đưa] một tờ câu hỏi thì chúng ta có đọc cũng không hết, (Sư phụ cười) Vậy nên, những người ở nhóm tổ chức còn cần chỉnh lý một chút rồi mới có thể đưa lên.
(Sư phụ ngồi xuống, các đệ tử vỗ tay.)
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở Vũ Hán và Thẩm Quyến xin vấn an Sư phụ! (vỗ tay) Quyết tâm làm thật tốt ba việc, và bước đi thật tốt phần đường cuối cùng.
Sư phụ: Tôi tin tưởng. Nhất định sẽ như vậy! Cảm ơn tất cả! (vỗ tay)
Đệ tử: Con phát hiện ảnh hưởng đến đề cao bản thân rốt cuộc là chính tín không đủ kiên định, tại vi quan còn nhân tố bất tín, khiến cho con rất khổ tâm. Đệ tử vô cùng mong mỏi theo Sư phụ về nhà.
Sư phụ: Tất nhiên rồi; từ những chữ viết trong tờ giấy [cũng] thấy được còn có nhân tố thiếu sót, đồng thời cũng vô cùng mong muốn tu tốt. Tôi nghĩ rằng chỉ cần đọc Pháp nhiều là có thể giải khai chỗ vướng trong tâm, thì nhất định sẽ tu tốt. Không có biện pháp đặc thù. Mỗi cá nhân [nếu] đều do Sư phụ đích thân dẫn dắt tu, đối với toàn thế giới nhiều người đến thế, thì không thể được; do vậy từ trước đây tôi vẫn luôn giảng rằng, cần ‘lấy Pháp làm Thầy’. Tôi nói rằng Sư phụ đã đưa mọi thứ ép nhập vào trong bộ Đại Pháp này rồi; chư vị cho đến nay vẫn chưa có bao nhiêu người có thể minh bạch được lời tôi vừa nói ấy có sức nặng đến đâu; tương lai tôi sẽ giảng lại cho chư vị. Nhưng chư vị cần phải thật sự dựa vào bộ Pháp này mà tu, nhất định có thể tu thành! Vậy nên phải đọc sách cho nhiều, học Pháp thật nhiều. (vỗ tay)
Đệ tử: Con đại diện cho các đệ tử Thẩm Dương xin vấn an Sư phụ tôn kính! (Sư phụ: Cám ơn!) (vỗ tay) Khi thanh lý trường không gian của bản thân, thì là kết ấn hay là lập chưởng?
Sư phụ: Khi kết ấn là đang thanh lý tư tưởng và thân thể của mình rồi; hễ lập chưởng tức là phát hướng ra ngoài rồi. Hình thức bề mặt chỉ là vì khi phát chính niệm tư tưởng [cần] tăng thêm kiên định, thực hiện công việc ấy một cách chuyên nhất hơn nữa. Kỳ thực khi chính niệm mạnh mẽ thì chỉ dùng tư tưởng là giải quyết vấn đề rồi.
Đệ tử: Toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Bạng Phụ thuộc An Huy, Hợp Phì và Hoài Nam xin chúc sức khoẻ Sư phụ vĩ đại tôn kính! Chúng con vô cùng nhớ đến Ngài; đến khi nào có thể gặp được ân Sư? Hiện nay ở Trung Quốc trẻ em sáu tuổi vừa nhập học hai tháng là toàn bộ cả tập thể gia nhập đội thiếu niên. Trẻ con như vậy, đến lúc tà đảng bị giải thể thì có nguy hiểm đến sinh mệnh không?
Sư phụ: Trẻ em thì không tính, cưỡng chế lôi kéo các cháu nhập đội, đều không được tính, (vỗ tay) đặc biệt là trẻ con sáu tuổi trở xuống lại càng không tính (vỗ tay) Tà đảng Trung Cộng dằn vặt tầm bậy (mọi người cười) nó dằn vặt tới lui mãi nhưng không được tính. (mọi người cười).
Đệ tử: Toàn thể đệ tử Đại Pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ chúc sức khoẻ Sư phụ! Cảm tạ ân đức cứu độ của Sư phụ tôn kính từ bi vĩ đại!
Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)
Đệ tử: Sự truyền bá của “Cửu Bình” và việc đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng khiến hoàn cảnh Trung Quốc biến đổi rất lớn; xin hỏi Tôn Sư, hiện tại chúng con có thể nhân các việc như đi công tác kinh doanh làm nguyên nhân để về nước hay không?
Sư phụ: Cần đợi một chút. (Sư phụ cười) Chỉnh thể hình thế Chính Pháp đang tiến vùn vụt đột phá lên bề mặt, đã mau chóng phi thường rồi; do đó nhân tố tà ác bị tiêu huỷ đặc biệt nhiều, trong Chính Pháp về chỉnh thể là đang tiêu giảm. Trước khi Chính Pháp chưa đến ở không gian bề mặt, các đệ tử Đại Pháp trong tình huống chính niệm rất đầy đủ cũng đang tiêu huỷ một lượng lớn nhân tố tà ác. Các đệ tử Đại Pháp toàn thế giới, bao gồm cả đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc, cũng đều đang cấp tốc tiêu huỷ cái tà đảng kia và sinh mệnh loạn quỷ. Đặc biệt là gần đây, chư Thần chính là đang nhắm vào cựu thế lực mà tìm giết một cách toàn diện, thấy được liền đánh hạ xuống địa ngục, còn không thấy thì đi khắp nơi để tìm chúng, cần thanh trừ triệt để, (vỗ tay) bao gồm cả những nhân tố mà cựu thế lực an bài cũng đều đang bị tiêu huỷ. Hiện nay còn một vấn đề là, [như] mấy hôm trước tôi giảng về [việc] có liên quan đến những loạn thần trong tôn giáo, [chúng] cũng đang bị thanh lý. Do đó hình thế biến hoá sẽ rất nhanh. Tuy nhiên trước khi tà ác chưa bị hoàn toàn thanh lý xong, thì chúng vẫn làm điều xấu; hơn nữa chúng tập trung tại những người vô cùng [bại] hoại, và những việc rất [bại] hoại kia. Do vậy trước hết đừng vội vàng.
Đệ tử: Những học sinh của trường Nghệ thuật Phi thiên đã tham gia lưu diễn có tác dụng gì trong tiến trình Chính Pháp?Họ có cần phải hoàn thành trung học và học nghề đại học nữa không?
Sư phụ: Trường Nghệ thuật Phi thiên là học viện chuyên nghiệp, cần đào tạo nhân tài hạng nhất; tất nhiên là phải có khoá [học] văn hoá, ngoài ra phương diện khoá [học] văn hoá còn cần phải tham gia hệ thống thi cử Trung học của Mỹ quốc, vậy nên tại khoá [học] văn hoá cũng không được bỏ qua. Các đệ tử Đại Pháp đều đang làm [điều ấy rồi], hơn nữa không ngừng hoàn thiện.
Học sinh của Trường múa Phi thiên khi chứng thực Pháp có tác dụng vô cùng to lớn. Mọi người giảng chân tướng không thể lập tức nhắm vào rất nhiều người; các đệ tử Đại Pháp tuy rằng khi giảng chân tướng đã cứu rất nhiều người, nhưng đối diện với hàng mấy tỷ người toàn thế giới, [để] làm được thì có mức độ khó khăn rất lớn; về điểm đó mọi người cũng thấy rồi. Nhất là mọi người khi giảng chân tướng, thông thường đều là một đối một, hoặc đối với mấy người. Nhưng diễn xuất nghệ thuật hễ đưa ra là hàng mấy nghìn người, ít nhất thì cũng là một nghìn người. Nhất là từ lễ Giáng sinh đã bắt đầu liên tục tới nay, hiệu quả diễn xuất rất tốt, về cơ bản người xem xong là trăm phần trăm đều cải biến. Lúc đầu mấy đặc vụ phái tới quấy rối, và loạn thần trong tôn giáo kích động làm loạn, [với] những thứ đó đều đã đề phòng; sau này không còn có vấn đề loại ấy nữa. Con người từ nhà hát kịch đi ra, thái độ đối với đệ tử Đại Pháp trên căn bản là trăm phần trăm đã chuyển biến, thái độ đối với Pháp Luân Công cũng chuyển biến. Niệm đầu của người ta hễ máy động, thì [niệm] ấy đã quyết định được lưu lại hay không được lưu lại của họ.
Các học viên học ở lớp cao, hiện nay đang diễn xuất bên ngoài; một vòng [diễn] luân lưu ấy là [có] hơn 20 vạn người [xem]. Mọi người thử nghĩ, việc ấy thực hiện là thế nào? (vỗ tay) Tôi cảm thấy thật xứng công lao. (mọi người cười) Do vậy một đoàn [diễn] là vẫn không đủ dùng; hai đoàn hay ba đoàn, cứu độ chúng sinh mà. Những tiểu đệ tử Đại Pháp không những là đang thực thi việc cứu độ chúng sinh, họ cũng đang đề cao bản thân trong tu luyện. Bản thân họ cũng đang thành tựu chính mình, họ làm những việc này thì bản thân cũng là tu luyện, cũng là đi trên con đường thành Thần.
Đệ tử: Khu vực Đài Loan có nhiều điều phối viên vì tư tâm và tâm chấp trước, khi dẫn dắt các học viên làm các việc chứng thực Pháp cũng vì thế mà lệch đi, không phù hợp yêu cầu của Pháp; nhiều lần trao đổi nhưng không tác dụng. Đệ tử thấy trước mắt và gấp trong tâm. Xin hỏi Sư phụ tôn kính, là các học viên bình thường, làm thế nào để không tạo lập nhóm mới, lại phối hợp tốt, [và] phát huy được tác dụng bản thân trong quá trình?
Sư phụ: Tôi nghĩ rằng, nhân tâm nhiều quá đã tạo thành [như vậy], dùng nhân tâm để làm việc của đệ tử Đại Pháp thì sẽ như vậy. Trong tu luyện mỗi cá nhân đều đi tốt con đường của mình, tu tốt bản thân, thì sẽ khiến các việc làm được tốt. Là người phụ trách tại địa phương, thực ra nói thẳng ra cũng chính là người điều phối, chỉ là [khi] Phật Học Hội có việc nào đó, Sư phụ có việc nào đó, thì cần tìm họ, thông qua họ để truyền đạt đến các học viên một số thông tin và yêu cầu. Mỗi cá nhân họ cũng đều phải tu tốt bản thân mình. Kể cả người phụ trách, tất cả đệ tử Đại Pháp, mỗi cá nhân khi đang xuất hiện vấn đề đều phải tìm bên trong; mọi người đều làm thế thì nhất định có thể thực hiện được tốt. Nếu đều để mắt nhìn chăm chú vào người phụ trách, mọi người đều đến giúp họ tu mà quên rằng bản thân mình cũng là người tu luyện thì không được; hơn nữa mâu thuẫn sẽ ngày càng nhiều, vì chư vị đang nhìn xét ra ngoài, tìm bên ngoài.
Người phụ trách nếu quả thực làm không tốt hoặc năng lực không đạt thì đều cần phải cân nhắc việc thay người, vì họ thực thi không tốt tuy rằng có quan hệ với vấn đề trong việc đề cao chỉnh thể ở địa phương, nhưng đối với các đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp là sẽ tạo thành can nhiễu. Nhưng nếu đệ tử Đại Pháp ai ai cũng đều có trách nhiệm với tu luyện bản thân, và với Đại Pháp, thì tôi nghĩ rằng cũng sẽ khiến trạng thái chỉnh thể địa phương đó tốt đẹp phi thường.
Là người phụ trách mà nói thì khẳng định sẽ phạm sai lầm. Lời tôi vừa nói mọi người đã nghe rõ chưa? Khẳng định là họ sẽ phạm sai lầm. Vì họ không phạm sai lầm thì họ đã là Thần, họ khỏi cần tu nữa. Như vậy người phụ trách phạm sai lầm rồi thì cần phải đối đãi nghiêm túc hơn nữa so với người khác phạm lỗi hay chăng? Tu luyện là bình đẳng, là như nhau. Trên ảnh hưởng mà xét trách nhiệm đương nhiên sẽ lớn, cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến học viên khác, điều ấy tất nhiên Sư phụ có yêu cầu đối với họ là phải cao. Nhưng trên thực tế coi là cá thể tu luyện mà nói thì là bình đẳng, trong tình huống thông thường không thể chỉ vì họ phạm sai lầm liền không để họ làm người phụ trách. Ý nghĩa là gì? Các đệ tử Đại Pháp trong tu luyện cũng đang thành tựu và rèn luyện người phụ trách của các đệ tử Đại Pháp; bởi vì trong xã hội người thường chư vị không tìm thấy loại hình thức công tác này của người phụ trách đệ tử Đại Pháp, không có tiền lệ. Họ phạm sai lầm rồi liền không để họ làm nữa; đến một vị khác nữa họ vẫn phải phạm sai lầm, rồi lại không để họ làm nữa; đó không phải [điều] tôi muốn làm; tôi phải để họ rèn luyện thành thục. Vậy nói một cách khác, phải chăng đệ tử Đại Pháp hễ phạm phải sai lầm, thì tôi liền không muốn chư vị làm đệ tử Đại Pháp nữa, lại thay người khác? (các đệ tử cười) Họ hễ lại phạm sai sót liền không để họ làm đệ tử Đại Pháp nữa, lại thay người nữa, như thế được không? Trong quá trình tu luyện, chính là sẽ xuất hiện vấn đề; [khi] xuất hiện vấn đề thì then chốt là mọi người có thể thiện ý giúp đỡ họ cải biến thành tốt như thế nào, chứ không phải là để họ gánh trách nhiệm nào đó, đi chỉ trích họ. Thái độ mỗi người tu luyện đối với người khác cũng là biểu hiện tu luyện của bản thân, vậy nên mỗi cá nhân đều cần phải minh bạch về phương diện này.
Người phụ trách có vấn đề [thì] khẳng định là trách nhiệm lớn; điều này mọi người biết rồi, Sư phụ có vô số Pháp thân đều đang quản, khẳng định sẽ không bỏ qua vấn đề của họ, bỏ qua cơ hội đề cao của họ. Nhưng chư vị nếu quá chấp trước vào vấn đề của họ, thế cũng sẽ thông qua sự việc này mà bộc lộ vấn đề của chư vị, cũng sẽ để chư vị thông qua sự việc ấy mà khiến chư vị thấy vấn đề của bản thân mình, [từ đó] khiến vấn đề của họ có thể là vì tâm chư vị chưa bỏ được nên tạm thời không giải quyết. Vậy có nhiều người hơn nữa đều bị tác động đến tham dự vào việc đó; tốt thôi, vậy sẽ thông qua sự việc ấy, mà đưa tất cả các vấn đề bộc lộ hết ra, khiến chư vị nhìn thấy. Sẽ có sự việc như vậy, không phải là không giải quyết vấn đề, không phải là Pháp thân của Sư phụ không quản.
Đệ tử: Trung tâm phục vụ thoái đảng toàn cầu thường xuyên tiếp nhận điện thoại của các giới dân chúng từ Trung Quốc, muốn chúng con thay mặt họ chúc sức khoẻ Sư phụ tôn kính!
Sư phụ: Tôi cám ơn dân chúng Trung Quốc, cảm ơn chúng sinh! (vỗ tay) [Khi] không còn nhân tố tà ác khống chế nữa, thì thế nhân sẽ tỉnh ngộ , sẽ dùng tư tưởng của bản thân để suy xét vấn đề. Quá khứ khi tà ác trấn áp một cách rợp trời dậy đất, bất kể là có bao nhiêu người đã biểu lộ thái độ rồi, bất kể là có bao nhiêu người nói những gì về Đại Pháp, đó không phải là của bản thân cá nhân đó tự nói ra, [mà] là nhân tố tà ác lợi dụng cái miệng con người để nói ra; điểm này tôi phân [biệt] rõ ràng phi thường! Cho nên tà ác các ngươi làm những gì, các ngươi muốn bức hại người, [thì] trong Chính Pháp sẽ xử lý đối với những sự việc này là không mảy may xuất hiện sai sót đâu.
Đệ tử: Kính thưa Sư phụ! Đệ tử làm công tác ký giả trong kênh truyền thông, luôn luôn cảm thấy năng lực bản thân có hạn, đột phá rất chậm, thời gian viết báo chí lâu hơn rất nhiều so với thời gian mà chuyên nghiệp yêu cầu, cảm thấy rất sốt ruột, cảm giác như có quan hệ đến việc đề cao tâm tính của bản thân không được nhanh.
Sư phụ: Học Pháp nếu theo kịp thì sẽ có đột phá. Học Pháp tốt rồi mới có thể chứng thực Pháp, học Pháp tốt rồi mới có thể làm các việc tốt hơn. Rất nhiều học viên có những việc trước đây không biết thì thông qua học Pháp mà tư tưởng đã mở rộng; điều gì cũng đều có thể làm được một cách thuận tay vừa ý, thì phải học Pháp tốt mới như vậy. Không phải nói là chư vị tu không tốt, [điều] tôi giảng là Pháp lý. Hãy đọc sách nhiều, học Pháp nhiều thì nhất định sẽ có trí huệ.
Đệ tử: Trong quá trình giảng chân tướng thường gặp người như thế này, chấp nhận Pháp Luân Công, nhưng không chấp nhận Đại Kỷ Nguyên. Câu hỏi của con là, do phong cách làm báo của Đại Kỷ Nguyên làm cho người ta hiểu sai Pháp Luân Công, hay là bản thân kênh truyền tin đó có vấn đề?
Sư phụ: Tôi thấy rằng không phải những vấn đề ấy. Trên thế giới này loại người nào cũng có, họ muốn ăn cay, họ muốn ăn chua, ngũ vị câu toàn. Khi tà đảng Trung Cộng phát tán những lời lừa dối độc hại, những người khác nhau có những hiểu sai khác nhau. Hiểu sai của họ ở đâu, thì sẽ tạo thành tư tưởng của họ ở đó xuất hiện vấn đề; biểu hiện ra chính là cách suy nghĩ khác nhau. Tất nhiên, không phải nói rằng kênh truyền thông ấy đã thực thi vô cùng hoàn mỹ; ít nhất thì kênh thông tin của đệ tử Đại Pháp dựng nên sạch sẽ hơn so với kênh thông tin của người thường. Đang cứu chúng sinh, khiến con người thu được lợi ích, về điểm ấy thì kênh truyền thông của người thường không sánh được. Như vậy vì sao vẫn có người suy nghĩ như thế, đi nói ra như thế? Nói cách khác, người khác nhau có cảnh giới khác nhau, có nhận thức khác nhau, bị tà đảng đầu độc kết bệnh ở đâu thì họ sẽ biểu hiện ở phương diện đó. Vì thế, tôi nghĩ rằng những việc ấy còn phải là giảng chân tướng cho họ thật thông suốt mới được; không phải là Đại Kỷ Nguyên thật sự có vấn đề lớn đến thế.
Đệ tử: Về việc Truyền hình của tà đảng đã được đưa vào Canada và Tân Đường Nhân mới ra đời, cần đột phá như thế nào?
Sư phụ: Việc đó để xem các đệ tử Đại Pháp làm thế nào. Chư vị hãy nhớ kỹ một điểm, vũ đài nhân loại hôm nay là để cấp cho đệ tử Đại Pháp triển hiện, nhất quyết không phải là cấp cho tà ác kia triển hiện! (vỗ tay) Chỉ cần làm tốt, mọi người đều có thể nhận thức, phối hợp với nhau, chính niệm đầy đủ thì không có gì là không làm được; bởi vì điểm xuất phát của chư vị là không ai sánh được, là cứu độ chúng sinh! Tam giới này kiến lập có mục đích là vì sự kiện hôm nay, không phải là cấp cho người thường thưởng ngoạn, càng không phải cấp cho người thường vui chơi giải trí. Nhân loại là có vui chơi giải trí, đó là phương thức sinh hoạt của con người, đó là để con người duy trì một loại trạng thái ấy [khi] đợi Pháp.
Đệ tử: Tại sao đệ tử bất kể là nỗ lực thế nào mà vẫn cảm thấy không theo kịp tiến trình Chính Pháp?
Sư phụ: Tôi cho rằng chư vị nhận thức [vậy] lại là rất tốt, luôn cảm thấy bản thân còn sai khác, vậy [hãy] không ngừng cố gắng tiến lên, học Pháp nhiều vào, thực hiện nhiều những việc đệ tử Đại Pháp nên làm. Chính là như vậy.
Đệ tử: Chúng con là tổ biên soạn tài liệu giáo dục Trung Văn. Xin hỏi Sư phụ, trong tiến trình Chính Pháp trước mắt, chúng con nên dồn bao nhiêu sức lực để cho việc viết sách? Nên làm tài liệu giáo dục hay là làm nhiều mục việc khác
Sư phụ: Tôi nghĩ rằng chư vị biên soạn tài liệu giáo dục tiếng Trung Quốc cũng vậy, chư vị làm việc nào khác cũng vậy, là [ở chỗ] chư vị phải phối hợp với nhau, nhìn xem nhà trường của đệ tử Đại Pháp có dùng tài liệu của chư vị không. Nếu không thế thì chư vị biên soạn xong, [lại] không có chỗ dùng, thì chẳng phải rất lãng phí thời gian sao? Việc này phải phối hợp. [Nếu] thật sự các đệ tử Đại Pháp là việc học tập cần, vậy thì hãy làm, hơn nữa cần làm thật tốt. Việc này khi làm thì cũng không phải là công trình nhỏ, cũng không phải việc nhỏ, đó chính là cần lưu lại cho con người rồi. [Nếu] chỉ là bản thân muốn làm, rồi chư vị sau khi làm xong, nếu như có khiếm khuyết, hoặc không hoàn thiện, lại không dùng được, thì chư vị chẳng phải làm chậm trễ những việc khác sao? Do đó cần phối hợp cho tốt.
Đệ tử: Trước hết xin thay mặt đệ tử từ toàn Anh quốc chúc sức khoẻ Sư tôn! Chúng con thực hiện chưa tốt trong việc Lưu diễn Toàn cầu Dạ hội Mừng xuân của Tân Đường Nhân, Dạ hội đã không được diễn tại Anh quốc, chổ trình diễn gặp rất nhiều khó khăn; có phải là các đệ tử Anh quốc có vấn đề về chỉnh thể hay không?
Sư phụ: Tôi nghĩ rằng ngay cả chỗ trình diễn cũng không tìm được thì quả là có vấn đề. (các đệ tử cười) Lẽ nào lại như vậy? Là vì mọi người vẫn chưa coi trọng đúng mức sự việc này và hợp tác tốt hay chăng? Năm nào các đệ tử Đại Pháp đều làm một lần dạ hội mừng tết Trung Quốc, cuối cùng phát triển đến các địa phương, thậm chí những nước khác nhau cũng đều tự làm. Chúng ta làm điều đó để làm gì? Là giải trí cho người thường chăng? Tuyệt đối không phải, mọi người đều hết sức minh bạch về điểm này. Chính là thông qua đó, mà triển hiện ra phong thái diện mạo của đệ tử Đại Pháp, phá trừ những vu khống và phỉ báng mà tà đảng nhồi nhét vào người ta, đồng thời cứu độ chúng sinh và giảng thanh chân tướng. Hiện nay trên toàn thế giới ở xã hội tầng trung và thượng có người nói rằng không biết về Pháp Luân Công; tôi nói rằng họ giả vờ ngây thơ. Nhất là những người ở các cơ quan nào của chính phủ nói rằng ‘tôi không biết về Pháp Luân Công các ông’, họ là cố ý vờ ngây thơ, thật sự là giả vờ ngây thơ. Vậy cũng nói một cách khác, về cơ bản cũng biết rằng Pháp Luân Công là gì, cũng đều biết Trung Cộng đang bức hại Pháp Luân Công, cũng đều biết Pháp Luân Công là một đoàn thể tu luyện lương thiện, dùng lý niệm Chân, Thiện, Nhẫn để yêu cầu chính mình. [Về] điểm này thì họ cũng quá rõ rồi.
Tôi nghĩ rằng hễ khi có vấn đề xuất hiện, thì cần phải đến giảng chân tướng. Tôi cảm thấy nên thông qua giảng chân tướng để giải quyết nó, đồng thời làm rõ ra cái gì đang ngăn trở. Thực ra, vấn đề lớn nhất chính là học viên phối hợp không tốt. Tất nhiên cũng có giữa những địa phương khác nhau xuất hiện [việc là] người này muốn thuê hội trường này, người kia muốn thuê hội trường kia, không ngừng tranh luận lẫn nhau, quên là đang chứng thực Pháp, [chứ] không phải chứng thực bản thân.
Trước đây hàng năm đều là đệ tử Đại Pháp chư vị tự mình làm. Nhưng mỗi năm tôi xem xong, tôi có phần mừng, cũng có phần không như ý. Các đệ tử Đại Pháp đã hao phí rất nhiều tài lực, vật lực, và nhân lực; đưa vào Dạ hội năm mới hàng năm, những người tham dự vào thường đều là chủ lực của các hạng mục [công tác], do đó, nếu không đạt hiệu quả thì quả là tổn thất không bù đắp được, không lợi. Tôi nghe thấy ở sàn diễn những ý kiến bất đồng, sau khi diễn xuất kết thúc thì người bước ra nói gì cũng có; nghĩa là không thể đạt được hiệu quả cần có. Tất nhiên, các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, trong giảng chân tướng thì có [điều] giảng thông, [điều] giảng không thông. Sau này tôi cân nhắc một thời gian, Dạ hội này là cần thực hiện hay không? Nếu lại hiệu quả như thế thì không thể lại cứ làm nữa rồi. Các đệ tử Đại Pháp làm hết thảy những việc này đều không phải là cấp giải trí cho người thường. [Nếu] không thể cứu người, chúng ta hao phí nhân lực, vật lực, và tài lực nhiều đến thế vào trong đó, các địa phương đều làm, như thế thì không thể làm [tiếp] được. Sau này khi tôi cân nhắc thật kỹ việc này, thấy rằng trong các đệ tử Đại Pháp thật sự có một số người có tài năng về phương diện này, vẫn luôn muốn đi theo con đường ấy để chứng thực Pháp, mọi người cũng có nguyện vọng ấy. Tất nhiên, là tôi đang từ bề mặt mà giảng. Vậy tôi nghĩ rằng, đã là như vậy, thì tôi cứ dứt khoát dẫn mọi người thực hiện luôn. (vỗ tay) Tối thiểu thì tôi cũng dẫn mọi người đến thành thục xong, dẫn dắt họ hai năm [rồi] mọi người cũng biết thực thi như thế nào.
Tất nhiên, dù là việc gì, nói thì đơn giản, [nhưng] hễ tôi tham dự, thì tính chất ấy đã thay đổi rồi. Như mọi người đã biết, các đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp, vậy Sư phụ [còn] đến làm gì? Sư phụ đến [để] Chính Pháp. Vậy nên, nếu tôi làm việc này, [thì] những khán giả trước mặt, những người mà tôi muốn [cứu] độ, những việc cần phải làm, đều đã có thay đổi. Nếu muốn làm tốt việc này, thì cần phải đạt được hiệu quả tốt nhất, thật sự có thể khiến cá nhân ấy được độ, được cứu; [thế] tôi mới làm, cũng cần phải làm đạt đến như thế. Vậy thì, tôi cũng không thể làm như trước nữa. Trước đây, là vì đệ tử Đại Pháp đều thực hiện một cách nghiệp dư, [nên nay] muốn làm là làm với chuẩn mực cao. Tất nhiên có người đã nói, nói Sư phụ muốn làm gì, thì nhất định sẽ làm tốt nhất. Đúng vậy! Không phải là tốt nhất thì tôi cũng không làm. (vỗ tay) Do đó, tôi mới để mọi người chiêu mời, và lập ra Trường múa, tuyển chọn nhân tài, lập ra đoàn nhạc, tất cả chuỗi việc ấy đều cần được bồi dưỡng từ cơ sở, sau đó cần đạt đến hiệu quả diễn xuất vào hạng nhất. Kể cả sáng tác bài luyện, rất nhiều sự việc là có Sư phụ tham dự vào. Chư vị cũng từng nghe nói cả rồi.
Dù thế nào đi nữa, khi diễn xuất thì đám trẻ cũng rất nỗ lực, thực thi quả thực rất tốt. Mọi người xem diễn xuất văn nghệ đó đã xem đến rớt nước mắt, điều ấy rất hiếm gặp. Diễn xuất của Thần Vận, mỗi tuồng sẽ có rất nhiều người rơi nước mắt từ đầu cho đến cuối cùng, còn có nhiều người hơn nữa không ngừng gạt lệ. Lần diễn xuất nào cũng thế cả, con người cảm thấy rất xúc động. Không gian này là những đứa trẻ đang diễn, còn ở không gian khác là có rất nhiều Pháp thân của tôi và rất nhiều chư Thần đang thực thi. (vỗ tay) Lực chấn động và cải biến đối với con người, rất giống như những năm tôi đích thân truyền Pháp, (vỗ tay) cho nên cải biến rất lớn đối với con người ta.
Diễn xuất văn nghệ mà, chuẩn mực càng cao, người ta tiếp thụ càng thấy hay, cải biến đối với con người càng lớn; do vậy mới cần phải đạt đến diễn xuất hoàn mỹ. Phương diện nào cũng đều cần phải hoàn mỹ, khi màn vừa kéo lên liền phải là một bức hoạ thật là đẹp đẽ nhất. Về yêu cầu thì cần phải là động tác múa đẹp, trang phục đẹp, cảnh sân khấu đẹp. Điều ấy thì con người ở xã hội hiện nay đã không còn hiểu rõ những điều đó nữa. Quan niệm về thẩm mỹ của con người đã biến đổi thuận theo trào lưu xã hội, hôm nay nói thời trang này là tốt, ngày mai nói thời trang kia là tốt. Chỉ có [Pháp] Lý của Đại Pháp mới là bất biến bất động, chỉ có chúng ta mới biết được thế nào là đẹp chân chính. Bởi vì đệ tử Đại Pháp chính là tu luyện Chân, Thiện, Nhẫn, vậy nên chúng ta mới có thể biết được điều tốt thật sự là gì, là bất biến, mới có thể gây nên cộng hưởng của phía Thiện và phía tốt đẹp của con người. Những người thường kia không làm được. Ngoài ra ở trên sân khấu, thuận theo diễn viên ca hát, đội nhạc diễn tấu và diễn viên nhảy múa, thì năng lượng phóng ra cũng đều là thuần Thiện, là từ bi, là rất to lớn. Thực ra ở nơi diễn có rất nhiều người đã khỏi bệnh. Giờ đây người xem diễn xuất văn nghệ vẫn còn chưa biết, nhưng dần dần rồi con người sẽ biết; xem diễn xuất xong thì tư tưởng đã tịnh hoá, thân thể đã khoẻ, (vỗ tay) do đó sự việc này, tôi thấy rằng thực hiện có hiệu quả rất tốt. Tất nhiên, đoàn diễn đa số là tiểu đệ tử Đại Pháp, như vậy cũng không chiếm dụng nhiều nguồn lực của đệ tử Đại Pháp.
Đệ tử: Mục đích Thi múa [cổ truyền] Trung Quốc Toàn thế giới do Tân Đường Nhân [tổ chức] là gì?
Sư phụ: Tôi vẫn chưa định nói rõ sớm thế, lưu lại một chút tốt đẹp để mọi người sau này sẽ nói về điều ấy. (các đệ tử cười) Nhưng tôi có thể giảng một chút bề mặt cho mọi người. Các đệ tử Đại Pháp làm gì thì tà đảng Trung Cộng cũng sợ. Diễn xuất văn nghệ của các đệ tử Đại Pháp là văn hoá Trung Quốc thuần chính, văn hoá cổ [truyền], văn hoá [do] Thần truyền chân chính; tất nhiên là có tác dụng phá trừ văn hoá của tà đảng Trung Cộng, [nên] nó tự nhiên sợ hãi. Tà đảng dẫu xoay sở thế nào, thì nó là cái chính phủ lưu manh, nó chiếm cứ chỉ là phần đất Trung Quốc kia thôi, nó làm gì thì cũng chỉ là phạm vi Trung Quốc. Tân Đường Nhân làm thế là toàn cầu rồi, cuộc thi lớn quốc tế rồi, dù sao cũng là hoạt động mang tính quốc tế, (Sư phụ cười) (mọi người cười, vỗ tay) người đoạt giải cũng là giải thi cỡ quốc tế rồi.
Đệ tử: Xin [Sư phụ] nói một chút về chữ giản thể của Trường Minh Huệ là có khả dĩ không?
Sư phụ: Căn cứ theo sự thuận tiện, chư vị chỉ có thể là căn cứ theo hiện trạng của nhân loại hiện nay mà làm. Trường Minh Huệ ở Đài Loan dùng chữ phồn thể, đối với người ở Trung Quốc thì làm chữ giản thể; tôi không phản đối việc đó. Bản thân việc viết chữ thế nào không là vấn đề, then chốt là thế nào để có thể phá trừ văn hoá đảng, cứu độ chúng sinh; đó là việc lớn. Đừng dùi mài vào những việc nhỏ kia.
Đệ tử: Một số đệ tử ở các vùng biên xa xôi không tham dự những hạng mục Chính Pháp [về] Dạ hội Năm mới mà Sư phụ dẫn dắt các đệ tử Bắc Mỹ trong thời gian gần đây, có chút cảm giác không theo kịp.
Sư phụ: Không phải vậy, tôi không hề bảo mọi người đều tham dự vào sự việc này. Chỉ là việc bán vé Dạ hội Năm mới cũng là các học viên sốt sắng, nên bảo tôi giảng một hai câu, cũng không bảo mọi người đều đến tham dự. Tôi chỉ giảng là chư vị ai có điều kiện thì có thể đến giúp một tay, không có điều kiện thì không cần đến. [Nếu chư vị] nói ‘tôi ở đây bận lắm, không rời khỏi các công tác chứng thực Pháp được’, thì chư vị không cần tới.
Đệ tử: (Sư phụ: Tôi không đọc tên nhé.) Các đệ tử Đại Pháp [tỉnh] Chiết Giang xin vấn an Sư phụ! (Sư phụ: Cảm ơn tất cả!) (vỗ tay) Đối với các đệ tử Đại Pháp trong và ngoài nước [Trung Quốc] thì yêu cầu [có] khác nhau không? Hay là nghiệp lực khác nhau? Hay là tri thức khác nhau, duyên phận khác nhau?
Sư phụ: Không phải nghiệp lực khác nhau, cũng không phải yêu cầu khác nhau, càng không phải duyên phận khác nhau; là ban đầu nguyện phát ra khác nhau. Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, ở đâu cũng đều như nhau, tiến trình Chính Pháp là đồng bộ. (vỗ tay) Nếu không có đệ tử Đại Pháp ở quốc tế phản [đối] bức hại, vạch trần tà ác với sức lực mạnh mẽ ở quốc tế, [thì] tà ác đối với các đệ tử Đại Pháp trong nước Trung Quốc còn bức hại một cách chẳng kiêng dè hơn nữa! Có thể khiến hình thế thay đổi lớn ấy, là không tách rời khỏi những việc làm của đệ tử Đại Pháp ở quốc tế; do vậy về điểm này, chỉ là thực thi khác nhau, còn vấn đề đối mặt là như nhau; cảnh giới tu luyện, tầng thứ đều không có khác biệt nào cả.
Đệ tử: Toàn thể học viên ở Nga xin vấn an Sư phụ. Một số học viên ở Nga giảng chân tướng và bị bắt, bị giam. [Con] xin hỏi các học viên ở Nga nên cải biến trạng thái và hoàn cảnh đó như thế nào?
Sư phụ: Thông thường ở đâu xuất hiện vấn đề thì các đệ tử Đại Pháp đến đó giảng chân tướng, duy trì mãi như thế, kiên trì không buông bỏ. Các học viên Trung Quốc cũng đều có một cảm giác, cảm thấy rằng xã hội Tây phương làm việc gì cũng là theo thứ tự mà làm, có một số việc còn phải hẹn trước, chờ đợi chờ đợi thời gian rất lâu. Nhưng tình huống của bức hại lại rất nhanh, phản bức hại là không có thời gian chậm rãi thế để cân nhắc. Các học viên cảm thấy làm thế là không được, do đó rất nhiều học viên Trung Quốc đã tự theo biện pháp của mình, gặp mặt trực tiếp, duy trì mãi, kiên trì không buông bỏ mà làm, nhất định có tinh thần phải giảng chân tướng đến cùng, thái độ làm việc cho đến xong. Tất nhiên có một số học viên Tây phương thấy chịu không được, [vì] đã quen với loại phương thức sinh hoạt kia rồi. Như thế không được, quả thực không được đâu. Chư vị không được đợi, chúng sinh đang bị bức hại, đạo đức đang trượt xuống nhanh chóng, những người chư vị cần cứu độ càng ngày càng ít, càng ngày càng khó; do vậy không được đợi.
Đệ tử: Vì sao tài liệu sách giáo khoa chữ Trung Quốc cho vị lai lại là chữ giản thể? Chữ giản thể chẳng phải do Trung Cộng làm ra?
Sư phụ: Đúng xã hội của tà đảng Trung Cộng là nơi làm ra chữ giản thể; điểm đó là khẳng định. Nhưng hiện nay xã hội Trung Quốc trên một tỷ người đều đang dùng chữ giản thể; nếu giảng thanh chân tướng mà dùng chữ phồn thể và họ đọc không hiểu thì cũng không được. Đây không phải là một việc một sớm một chiều. Giảng chân tướng một cách thuận tiện nhất, bất kể hiện nay dùng chữ gì, miễn là có thể cứu người thì là được rồi! Cứu người là vị trí số một! (vỗ tay)
Đệ tử: Sư tôn nói rằng đệ tử Đại Pháp là thoát thai xuất lai từ cựu vũ trụ, bước ra khỏi từ cựu Pháp Lý. Từ đó có thể hiểu như thế này không: Đại Pháp cho chúng sinh một lần cơ hội ‘tự tân’, cũng là [điều] độc nhất vô nhị.
Sư phụ: Vũ trụ không còn tốt nữa, chúng sinh đều không còn tốt nữa; nếu không canh tân, thì vũ trụ không tồn tại nữa; chính là như vậy. Không chỉ đối với con người, [mà] đối với Thần, đối với Trời, đối với chúng sinh, hết thảy sinh mệnh đều bao quát ở trong rồi, là vũ trụ đang Chính Pháp, chứ không chỉ là Pháp Chính Nhân Gian. Thực ra Pháp Chính Nhân Gian chân chính vẫn chưa bắt đầu.
Đệ tử: [Con] xin hỏi lập [trường] đại học và Chính Pháp có quan hệ gì?
Sư phụ: Đệ tử Đại Pháp muốn lập đại học, thông qua biện pháp đó chứng thực Pháp, giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh là không có gì không tốt. Chỉ xét xem việc làm đó và cứu độ chúng sinh có quan hệ hay không; nếu không thì không có ý nghĩa lớn lắm.
Đệ tử: [Con] thấy trong cách làm của bạn đồng tu có rất nhiều nhân tố văn hoá đảng, [nhưng] không biết trao đổi với vị ấy như thế nào.
Sư phụ: Những ai từ Trung Quốc đến, có ít nhiều phương thức tư duy và kết cấu ngữ ngôn đều là tà đảng Trung Cộng tạo thành thói quen xã hội cho người ở Trung Quốc. Thuận theo việc tu luyện, sẽ dần dần nhận thức ra chúng. [Sống] trong xã hội bình thường, thói quen hư xấu của người ở Trung Quốc sẽ được cải biến qua thời gian lâu. Nhưng những thứ đó không ảnh hưởng tu luyện, không trở ngại tu luyện được, không sao cả. Vào những năm khi tôi truyền Pháp tại Trung Quốc, nhiều người cũng đều là trạng thái tư duy như thế, [mà] cũng đều có thể nhận thức Pháp, cũng có thể tu luyện; cái đó không ngăn trở. Vạch trần văn hoá đảng tà ác, là vạch trần bản chất tà ác, để người ta nhận thức rõ nó, xem nó đầu độc người Trung Quốc như thế nào, đang huỷ hoại lương tri con người như thế nào, huỷ hoại văn hoá cổ [truyền] Trung Quốc như thế nào; mục đích cuối cùng của tà ác là huỷ hoại con người.
Đệ tử: [Con xin hỏi], sách Đại Pháp chữ phồn thể và giản thể ở không gian khác có như nhau hay không?
Sư phụ: Tại không gian khác không phải là phồn thể mà cũng không là giản thể, (mọi người cười) [mà] là mẫu chữ của không gian khác, (mọi người cười) trên thiên thượng là [dùng] mẫu chữ của thiên thượng.
Đệ tử: [Con xin hỏi], trước mắt mà thấy điểm sáng sắc vàng kim chạy qua, thì có thể niệm [chữ] “diệt” không?
Sư phụ: Có thể nói thế này nhé: chư vị cảm thấy đó là thứ bất hảo, thì chư vị có thể [dùng] chính niệm đối đãi, nhưng nếu họ là những điều tốt, thì chính niệm đối đãi cũng không khởi tác dụng; vì chư vị là chính nên nếu họ cũng là chính, thì sẽ không khởi tác dụng.
Đệ tử: Tương lai chỉ có Đại Pháp và tiếng Trung Quốc, phải chăng trẻ em sinh ra ở nước ngoài không cần đi học nữa, chỉ học Đại Pháp hoặc dạy chúng tiếng Trung Quốc là được rồi?
Sư phụ: Tôi không bảo chư vị làm thế. Tương lai Pháp Chính Nhân Gian, bấy giờ là trạng thái nào, đó là [điều] con người được lưu lại đều cần thuận theo mà đi cho đến bước đó. [Dẫu] chư vị nói là chúng ta hiện nay phải làm những việc của tương lai, [nhưng] chư vị làm không nổi. Chư vị nên đem việc cứu độ chúng sinh trước mắt làm thật tốt. Việc của tương lai không phải là [điều] đệ tử Đại Pháp quản, vì bấy giờ chỉ có Sư phụ làm.
Đệ tử: Các điểm du lịch ở rất nhiều thành phố lớn không thể duy trì tiếp được nữa; đa số học viên đã tham dự vào các hạng mục như dạ hội năm mới, đoàn nhạc Thiên Quốc, v.v., vì thế [số] học viên trực tiếp giảng chân tướng ngày càng ít đi.
Sư phụ: Thực ra đoàn nhạc Thiên Quốc hiện nay về cơ bản không luyện tập bài mới, đa số đều là tự mình tìm thời gian để luyện tập, thời gian luyện tập tập thể cũng không nhiều, các nơi đều là tình huống như vậy cả; do đó về cơ bản không ảnh hưởng đến các hạng mục [công việc] khác. Vào giai đoạn ban đầu mới thành lập, đúng vậy, trong một đoạn thời gian cần phải mất thời gian luyện tập; hiện nay về cơ bản không ảnh hưởng nữa.
Đệ tử: Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Trung Cộng đã lan đến hải ngoại, [về] các sự kiện như học viên bị trục xuất, trên các kênh truyền thông của chúng ta cần xử lý thế nào?
Sư phụ: Đăng bài báo cáo về bức hại tà ác; không sao cả; chúng ta không mất mặt, điều để người ta thấy là sự tà ác của Trung Cộng. Các đệ tử Đại Pháp cũng sẽ không bị tà ác doạ mà sợ. Đệ tử Đại Pháp đã trải qua sóng to gió lớn, ai còn sợ chúng nữa? Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đều không sợ chúng, trên quốc tế cũng không ai còn sợ chúng! Đối với tà ác thì cần vạch trần là vạch trần, cần báo cáo là báo cáo.
Đệ tử: Đệ tử rất muốn học thuộc Pháp, [nhưng] mỗi từng hạng mục [công việc] hiện nay quả thực rất hạn hẹp thời gian.
Sư phụ: Điều này cần tự xét bản thân mình. Nó từ đầu đến cuối đều là mâu thuẫn ấy; đệ tử Đại Pháp cần phải chứng thực Pháp, đồng thời cũng cần phải học Pháp cho tốt; thời gian khẳng định là rất hạn hẹp. Nó chính là khó khăn mà chư vị đối mặt. Hãy tu bản thân thật tốt, còn phải cứu độ chúng sinh; [thảy] đều trọng yếu, đều quan trọng.
Đệ tử: Từ năm 2005 Sư phụ khi giảng Pháp tại San Francisco đã bảo chúng con, rằng khu phố Tàu là điểm còn trống trong việc chúng con giảng chân tướng; chúng con luôn nỗ lực làm, nhưng tà ác ở đó cho đến nay vẫn biểu hiện điên cuồng; các đệ tử vùng Bay Area rất sốt ruột; xin Sư phụ khai thị.
Sư phụ: Có bao nhiêu người đến khu phố Tàu ở San Francisco để giảng chân tướng? Không thể kiên trì lâu dài, ít nhân viên; thế thì đương nhiên cải biến không nổi. Vậy nên học viên khu Bay Area đông như thế, tại sao mọi người không coi trọng địa phương đó, đến đó thực thi một cách nỗ lực?
Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp các nơi vấn an Sư phụ! Những thiệp chúc này đến từ Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh, Sa Thị tỉnh Hồ Bắc, Yên Đài, Bộc Dương tỉnh Hà Nam, Hợp Phì, Bình Giang tỉnh Hồ Nam, Tế Nam, Côn Minh, Đơn Đông tỉnh Liêu Ninh, Hàng Châu, Phúc Kiến, Nam Bình, Mân Bắc, Quý Châu, Tuân Nghĩa, Bàn Cẩm, Hoài An tỉnh Giang Tô, Trường Xuân, Bắc Kinh, Thiên Tân, Nam Kinh, Thương Châu, Quý Dương, Tây Song Bản Nạp tỉnh Vân Nam, Thẩm Dương, thành phố Ninh Đức, Trịnh Châu tỉnh Hà Nam, thành phố Cát Lâm, Hồng Đô thuộc Nam Xương, Châu Hải, Lai Dương, Sâm Châu, Hành Dương, Hành Nam, Lư Châu tỉnh Tứ Xuyên, trường Đại học Thiên Tân, Ích Dương tỉnh Hồ Nam.
Sư phụ: Cảm ơn mọi người (vỗ tay)
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp mang theo thệ ước từng lập với Sư phụ mà đến [cõi] nhân gian; nếu trong mê ở nhân gian này sinh mệnh ấy không đi theo con đường chiểu theo thệ ước, thì họ còn có một con đường tu luyện đến viên mãn hay không? Nhất là đối với trẻ con?
Sư phụ: Một sinh mệnh vi phạm điều ước, ở thiên thượng xét thì đó có thể là một việc lớn. Tất nhiên, nếu là thời kỳ đệ tử Đại Pháp bị bức hại mà không đi cùng tà ác, không thêm dầu vào lửa, không tham dự vào [việc] bức hại đệ tử Đại Pháp, đồng thời có thể nhận theo Đại Pháp, thì ít nhất cũng có thể được lưu lại sang bước tiếp theo. Bước tiếp theo sẽ còn có người tu luyện. Đương nhiên, không có được vinh diệu của “đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp”, bởi vì loại uy đức ấy là không thể đo lường được. Khi Pháp Chính Nhân Gian trong tương lai, còn có một lô các đệ tử Đại Pháp, sự tu luyện của họ sẽ rất khó khăn, thậm chí tư tưởng của họ chỉ hơi có một chút không đúng đắn, thì Pháp sẽ không triển hiện cho họ. Cầm cuốn sách, suốt ngày đọc thì cũng không nhất định là một người tu luyện; vậy nên yêu cầu đối với họ cũng cao; vì tương lai chân tướng đều phải triển hiện. Nói cách khác, tương lai tuy khó, nhưng vẫn có cơ hội tu luyện.
Đệ tử: Những lời mà Sư phụ giảng ở nơi nào đó, nếu truyền đạt mà không qua chính thức của Phật Học Hội, thì nơi khác có thể được nghe học viên truyền đạt hay không?
Sư phụ: Có học viên cá biệt thích biểu hiện bản thân, thường hay làm những việc mới lạ khác người [để] hiển thị bản thân. Tôi đã nhiều lần giảng rồi, rằng những lời mà tôi giảng trong những tình huống cá biệt hoặc ít người thì không thể thu âm, cũng không được tuỳ tiện giảng cho học viên nghe. Có một số người cứ không nghe theo, họ cứ muốn làm thế, họ đang hiển thị bản thân, phá hoại Đại Pháp, can nhiễu tu luyện của các đệ tử Đại Pháp. Như mọi người đã biết, nhân tâm chưa vứt bỏ trong tu luyện có biểu hiện nổi cộm nhất chính là: làm việc lại không chứng thực Đại Pháp, mà là đang chứng thực bản thân họ! Nó gây ra là tác dụng phá hoại. Còn có người vẫn thường lấy danh nghĩa của Sư phụ, nói Sư phụ bảo rằng tôi thế này thế kia, rằng Sư phụ đã nói thế này thế kia, rằng Sư phụ bảo chư vị thế này thế kia. Tôi không hề bảo ai thế này thế kia cả. Phàm là như vậy, đều là dùng danh nghĩa của Sư phụ vì chỗ dụng tâm của bản thân họ. Ngay cả khi tôi lúc giải quyết vấn đề đã nói ai đó nên thực hiện như thế nào, nếu họ giảng ra giữa các học viên, thì họ cũng là đang gây tác dụng phá hoại. Chư vị hãy nhớ kỹ lời tôi nói: hễ là người lấy danh nghĩa của tôi đều là đang làm điều xấu. Ít nhất là lúc đó lời nói của họ tuyệt đối không phải là người tu luyện nên nói, mà là đang lấy danh nghĩa của Sư phụ để áp chế người khác, và nâng bản thân họ lên. Tất nhiên, tôi có thể bảo người điều phối chung của các đệ tử Đại Pháp truyền đạt lời của tôi, đó là do tôi bảo nói như vậy.
Đệ tử: Lịch sử văn hoá Trung Hoa năm nghìn năm là đặt định ra văn hoá lịch sử mà nhân loại [có thể] lý giải Pháp; tiến trình Chính Pháp tiếp cận đến lúc cuối [rồi], chúng con cần dùng rất nhiều thời gian biên [soạn] sách giáo khoa về văn hoá chính thống của Trung Quốc thích hợp cho học sinh tiểu học và trung học, ở ngoại quốc.
Sư phụ: Việc này tôi nghĩ rằng cũng cần kết hợp với [bên] làm [trường] học, thực thi một cách phối hợp. Mọi người [có] người này muốn làm, [có] người kia cũng muốn làm, [thế thì] hao tổn nhân lực, vật lực, tinh lực, cuối cùng cũng không nhất định có thể dùng được, chư vị chẳng phải tương đương với làm vô ích sao? Việc giảng chân tướng để cứu người hiện nay quả thực vô cùng khẩn cấp. Con người tương lai phải tự mình đem những việc đã làm hỏng làm tốt lại từ đầu. Dẫu tà ác có tác động thế nào, những việc xấu rốt cuộc vẫn là do con người làm. Những việc không tốt mà con người làm ra ấy, con người cần khiến nó được làm quay trở lại, do đó các đệ tử Đại Pháp hiện nay thực thi như thế nào, thì cũng chỉ là cấp cho con người một con đường chính xác mà thôi.
Đệ tử: Xin Sư phụ giúp chúng con hiểu được tính trọng yếu của múa cổ điển Trung Quốc.
Sư phụ: Không đáng bàn đến tính trọng yếu; mà là đệ tử Đại Pháp đang dùng múa Trung Quốc để biểu diễn. Giảng về múa Trung Quốc trong [khuôn khổ] đó nhé? (mọi người cười) Vì chư vị dùng khi biểu diễn, nên tôi có vài lời. Múa cổ điển Trung Quốc trên thực tế gọi tắt là múa Trung Quốc. Tất nhiên, trong múa Trung Quốc còn có nào là múa dân gian, múa dân tộc. Múa cổ điển Trung Quốc tại sao được gọi là múa cổ điển? Chính là vì được lưu truyền từ cổ đại Trung Quốc. Nói về lưu truyền, thực ra có hai loại hình thức: một loại là văn hoá cổ các thời kỳ khác nhau được ‘quán thâu’ vào trong gen của con người, hình thành nên một loại ‘vị đạo’ mà người ta nhất cử nhất động đều mang theo, đó gọi là ‘vận vị’; một loại nữa chính là thừa truyền văn hoá, lưu truyền văn hoá cũng phân thành khẩu truyền cùng lưu truyền bằng văn tự, và lưu truyền ‘vũ tư’ hoặc [gọi là] động tác thân thể và chân tay của vũ đạo. Các địa phương khác nhau đều có dạng thức biểu hiện khác nhau của vũ đạo, những thứ được quán thâu vào thân người sẽ làm cho dáng điệu của người ta hình thành nên đặc điểm dân tộc; đó thuộc về ‘vị đạo’ dân tộc trong nội hàm của người ta. Do đó cái nhấc tay, cái động chân của người Trung Quốc có nhiều khác biệt so với cái nhấc tay, cái động chân của người Tây phương, kể cả biểu đạt tình cảm của người ta cũng vậy. Thực ra đó đều là ‘vận điệu’ dân tộc; cái đó rất khó học theo được. Dẫu tư thế vũ đạo của chư vị như thế nào, thì chư vị hễ vươn tay hễ vung chân thì chính là cái ‘vị đạo’ ấy, đó là những điều đã xuyên suốt qua lịch sử rất lâu dài.
Múa Trung Quốc giảng ‘thân vận’ và ‘thân pháp’ cùng với ‘kỹ xảo’ là ba bộ phận lớn. Nói đến ‘thân vận’ mà múa Trung Quốc giảng, thực ra chính là thông qua biểu diễn của các chi mà biểu hiện ra cái ‘vị đạo’ của dân tộc. Phương diện ‘thân pháp’ của múa Trung Quốc, trong lịch sử không được lưu truyền với tính quy phạm hệ thống; nhưng tại phương diện ‘kỹ xảo’ được trời ưu đãi mà lưu truyền. Như mọi người đã biết, chữ “vũ” trong ‘vũ thuật’ và chữ “vũ” trong ‘vũ đạo’, hai chữ khác nhau đồng âm ấy cũng là do Thần cố ý an bài. Thực ra, dùng ‘văn’ của chữ “vũ” [trong từ ‘vũ thuật’], thì cũng chính là ‘vũ đạo’; mà dùng ‘võ’ của chữ “vũ“ [trong từ ‘vũ đạo’], thì chính là võ công. Tại các triều đại trong lịch sử, từ triều đình đến dân gian, thì vũ đạo ở rất nhiều dịp như khánh hỷ hay hội yến, v.v., đều là võ tướng ra biểu diễn nhảy, quay, nhào lộn, v.v. trong phép đánh võ công, và múa kiếm, múa thương, múa côn, v.v. Còn ‘thân pháp’ được lưu truyền phần nhiều tại dân gian Trung Quốc, có rất nhiều thứ phong cách khác nhau. Còn các triều đại đều có vũ đạo cung đình; vũ đạo cung đình xưa nay chưa từng đoạn dứt. Nhưng đến thời cận đại, người ta mới quy phạm hoá hệ thống múa Trung Quốc, từ đó đã lập ra môn học múa Trung Quốc, dạy múa Trung Quốc một cách có hệ thống. Nhưng [múa ấy] quyết không phải là đến cận đại mới được sáng tác.
Múa Trung Quốc tự nó có một bộ hoàn chỉnh huấn luyện công cơ bản; cũng có những thứ giống luyện tập vũ-ba-lê như cầm thanh ngang, và trên mặt đất; đồng thời cũng có ‘thân vận’, ‘thân pháp’ và ‘kỹ xảo’. Hiện nay ‘thân vận’ giảng ở Trung Quốc chịu những hạn chế của văn hoá đảng, thực ra nhận thức rất nông cạn. ‘Vận’ không chỉ là động tác bề mặt được biểu hiện của động tác múa, [mà] chủ yếu là nội hàm dân tộc. Ví như, hai người một người Tây phương một người Trung Quốc cùng là chưa hề học múa mà cùng học nhảy múa Trung Quốc, thì nhất định ‘vị đạo’ khác nhau. Những thứ di truyền dân tộc đều vào tận xương cốt rồi, vào trong sinh mệnh rồi. Kỹ xảo cao và khó của múa Trung Quốc có nhảy lộn, nhảy này, xoay này, mức độ khó là khó hơn vũ-ba-lê, nắm vững kỹ xảo có yêu cầu cao hơn vũ-ba-lê. Về hệ thống mà nói thì múa Trung Quốc lớn hơn, nhiều động tác hơn hẳn so với vũ-ba-lê.
Vũ-ba-lê chính là những động tác ấy, nếu chư vị thêm một động tác vào đó nữa thì không còn là động tác vũ-ba-lê nữa; vậy nên không thể thay đổi nó được. Còn động tác múa Trung Quốc có nhiều, cũng làm cho múa Trung Quốc dễ hơn về phương diện khắc hoạ nhân vật, bất kể là trong sáng tác vũ đạo [cần] khắc hoạ nhân vật nào, biểu diễn màn diễn nào, hoàn cảnh nào, thì đều biểu diễn ra được. Đó là chỗ sở trường của nó, sáng tác tương đối dễ dàng. Sáng tác vũ-ba-lê một vở diễn thôi cũng khó lắm, vì nó rất ít động tác, chính là những thứ đó thôi, chư vị vượt ra ngoài đó thì không còn là vũ-ba-lê nữa. Vì múa Trung Quốc rất rộng lớn, trong đó có rất nhiều thứ, nên nói một cách tương đối thì sáng tác dễ hơn. Vậy nên các đệ tử Đại Pháp dùng múa Trung Quốc để biểu diễn dạ hội mừng năm mới là có chỗ tốt như vậy. Thêm vào đó Trung Quốc có lịch sử văn minh năm nghìn năm, lấy ra chuyện cổ nào, lựa ra điều nào đó, thì đều có thể biểu hiện trên sân khấu, quả là dùng mãi không cạn, lấy hoài không hết. Còn thứ văn hoá khô khốc cực đoan kia của tà đảng Trung Cộng có đáng kể gì? Năm ngoái, tà đảng Trung Cộng vì để can nhiễu biểu diễn của các đệ tử Đại Pháp, đã mệt dân tốn tiền mà phái ra sáu mươi đoàn diễn xuất, xấu xa đủ điều, biểu diễn hạ lưu thấp kém ấy hoàn toàn chẳng ai muốn xem, tốn tiền mời người ta đến xem mà còn bị người ta không ngớt mồm mạ lỵ. Tiêu tốn hàng mấy tỷ rồi đại bại quay về. Rất nhiều diễn viên nhân cơ hội đó đào thoát. Các đoàn diễn xuất phân chia [tiền] trong ngoài không quân bình mà đánh nhau chí chết, diễn xuất chẳng ai xem nên hao phí nhiều muốn chết, bị người xem mạ lỵ đến muốn chết. Diễn viên đều nhiễm đầy thói xấu của văn hoá đảng, nên tà đảng chính là đang nhắm mắt lồng lộn lên thôi. (vỗ tay)
Đệ tử: Dạ hội mừng tết của người Hoa toàn cầu khi cứu độ chúng sinh là có tác dụng trọng yếu. Có học viên nói vì để cứu độ chúng sinh, để nhiều người hơn nữa đến xem biểu diễn, chúng ta có thể giảm giá, không tính đến suy tổn của diễn xuất. Cách nghĩ như vậy có đúng không?
Sư phụ: Không đúng. Đó là vì chư vị làm chưa tốt, chưa làm đến nơi đến chốn, không còn cách khác, [lâm vào] bí bách trước mắt, phải giảm giá, phải biếu không cho người ta, nên mới làm thế. Bản thân là chưa làm tốt tạo thành như vậy.
Đệ tử: Khi giảng thanh chân tướng phát hiện rằng có một số người Trung Quốc ở hải ngoại khó tiếp thu chân tướng hơn cả ở trong nước [Trung Quốc].
Sư phụ: Trước đây là như vậy, bây giờ khác rồi. Tất cả Hoa kiều cao tuổi trước đây rời Trung Quốc, sau khi đến hải ngoại là đúng lúc hai phe lớn toàn thế giới là phe của tà đảng và phe xã hội tự do đang đối kháng. Quốc gia và thậm chí người dân của xã hội tà đảng, quả thực bị người dân ở quốc tế coi thường lắm; đó không phải là vì dân tộc khác nhau, mà là vì Trung Quốc cũng là xã hội tà đảng, nên người ta cũng khinh rẻ người Trung Quốc. Hễ nói đến Trung Quốc là không ai tán đồng, vì Trung Quốc là đại biểu cho tà đảng cộng sản. Vậy nên có một số Hoa kiều cao tuổi cảm thấy bản thân không ngẩng đầu lên nổi. Trung Quốc cường thịnh rồi thì họ rất mừng; đó là do không phân biệt rõ giữa Trung Cộng và Trung Quốc nên thành ra như thế, là một loại tâm lý phức tạp; chứ họ không nhất định là thật sự tán đồng Trung Cộng. [Nếu] Trung Quốc ngày nay không phải là thiên hạ của Trung Cộng, mà là chính phủ của người dân bình thường, lại giàu mạnh nữa, thì họ tất nhiên cũng sẽ rất mừng. Chúng ta cần nhìn thấy chỗ khúc mắc của họ ở đâu. Giảng chân tướng là cần phải thấy chướng ngại tư tưởng của họ tại chỗ nào.
Đệ tử: Trong dạ hội mừng năm mới ở New York có chương trình phản ánh trực tiếp Đại Pháp khi diễn xuất đã có một số thay đổi, [đó] là vì chính niệm của đệ tử không mạnh, hay là vì khán giả tại đó không thể tiếp thu?
Sư phụ: Thay đổi về chương trình đó, đó đều là sự việc rất nhỏ. Không phù hợp lắm thì thay đổi. Có can nhiễu đều là đặc vụ của tà đảng làm. Chúng can nhiễu đến tôi, thì không có tác dụng tí gì. Tôi muốn làm gì, thì ai muốn thế nào cũng không tác động được. (vỗ tay) Vậy nên tôi cũng thường bảo các đệ tử Đại Pháp, rằng bản thân chư vị cần phải rõ rằng mình đang làm gì, ý kiến người khác thì có thể nghe theo, nhưng con đường chư vị đi như thế nào là chính xác, thì không được cứ dao động tới lui mãi.
Nhân đây tôi giảng cho mọi người một chút, như chư vị đều biết, trong bao năm nay tà đảng Trung Cộng bức hại nhắm vào các đệ tử Đại Pháp, có một số đặc vụ Trung Cộng đã đăng bài tà ác trên mạng lưới Internet cũng vậy, mà tà đảng Trung Cộng vu khống trên các kênh truyền thông cũng vậy, đều chắc chắn không ngừng mạ lỵ tôi, cũng chắc chắn đang bịa đặt rất nhiều điều này khác; tất nhiên, đó toàn là tội lớn nhất, chúng cũng không hoàn trả nổi đâu, tương lai thì chúng sẽ biết; nhưng tôi hoàn toàn không nghe không nhìn [những thứ ấy]. Chư vị biết chăng? Những thứ website ấy tôi xưa nay chẳng từng xem, [chư vị] có tin không? (vỗ tay) Tôi biết rằng chúng sẽ mạ lỵ tôi, nhưng mạ lỵ những gì thì tôi không muốn biết. Tất nhiên học viên cũng không có kể, và không ai bảo với tôi; (mọi người cười) mà tôi đọc những thứ đó làm gì? Những thứ đó không làm tôi dao động được. Tôi biết việc này mà tôi đang làm đây là gì, tôi biết chuyện này bắt đầu và kết thúc ra như thế nào, vậy là đủ rồi! (vỗ tay) Còn trong quá trình trung gian ấy, thiên biến vạn hoá như thế thì tôi hoàn toàn không quan tâm. Chỉ cần con đường của đệ tử Đại Pháp của tôi được đi thật ngay chính, trông chừng đừng xuất hiện vấn đề, thì tôi không quan tâm gì đến chúng. (vỗ tay)
Đệ tử: Kinh văn mới Sư phụ giảng, rằng toàn diện giải thể trong tam giới những loạn thần nào can nhiễu Chính Pháp. ‘Loạn thần’ đó là nói về điều gì?
Sư phụ: Loạn thần, cựu thế lực, tất cả những gì khởi tác dụng phản diện đối với Đại Pháp đều là loạn thần. (vỗ tay)
Đệ tử: Chính giáo của lịch sử nay đã không thể tu luyện được nữa, ngoài ra, hiện tại còn đang can nhiễu Chính Pháp; như vậy chúng ta nên nhìn nhận đối đãi thế nào?
Sư phụ: [Tôi] đã nói về đối đãi thế nào rồi. Đối với tôn giáo, chư vị không được có động thái gì; chúng ta chỉ nhắm vào ‘nhân tâm’. Họ muốn tu thì chư vị bảo cho họ, [nếu] họ muốn nghe chân tướng, thì chư vị nói cho họ, thế là được rồi. Không cần phải đi làm gì cả, cũng không cần hữu ý đến chỗ của họ; đợi họ tới là được rồi. Tôi đã nói rằng chúng sinh rồi đều đến nghe chân tướng, bởi vì chính là thái độ của họ đối với Đại Pháp là ranh giới giữa việc lưu họ lại hay không. Tại sao cần thanh trừ những loạn thần đang nắm các tôn giáo? Vì những người ở đó là phải biểu đạt thái độ, nhưng các loạn thần đó không để họ biểu đạt thái độ, không để những con người đó có cơ hội được cứu; do đó nhất định phải thanh trừ chúng rồi, vì chúng đang huỷ hoại chúng sinh. Chớ thấy rằng chúng là biểu hiện của một vị Thần; ở [tôn giáo] đó có rất nhiều sinh mệnh là từ tầng thứ cao hơn hạ xuống chuyển sinh làm người, so với chúng là cao hơn nhiều không thể biết là bao nhiêu; chúng muốn huỷ hoại những người đó thì chúng không xứng; vậy nên cần phải thanh lý bỏ đi những loạn thần đó, để chúng sinh có cơ hội biểu đạt thái độ.
Đệ tử: Kính chào Sư phụ! Con là đệ tử Đại Pháp từ Bắc Kinh đến. Chúng con trước khi ra khỏi Trung Quốc, có không ít đệ tử Đại Pháp ở Bắc Kinh căn dặn chúng con nhiều lần rằng, ‘nếu có thể gặp Sư phụ, thì nhất định phải thay mặt chúng tôi chúc sức khoẻ Sư phụ! Chúng con nhớ Sư phụ nhiều lắm.’ Cuối cùng hôm nay đã có cơ hội hoàn thành uỷ thác quan trọng của họ, con xin thay mặt họ chắp tay hợp thập đến Sư tôn! Xin chúc sức khoẻ Sư tôn! Chúc sức khoẻ Sư tôn! Chúc sức khoẻ Sư tôn!
Sư phụ: Cảm ơn! (vỗ tay) Cảm ơn các đệ tử Đại Pháp ở Bắc Kinh! Không phải là vì các đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh thực thi chưa được tốt, như mọi người đã biết, tà ác to lớn nhất đều tập trung cả tại Bắc Kinh; do vậy về cường độ giảng chân tướng, về trạng thái của học viên, khẳng định là còn kém so với nơi khác. Cũng không phải là học viên không còn đạt nữa, mà là tà ác tại địa phương đó nhiều và tập trung hơn. Thuận theo khi mà tà ác về chỉnh thể đang bị tiêu huỷ càng ngày càng nhiều, các đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh sẽ không bị tụt hậu, sẽ không bị kém so với nơi khác. Khẳng định là như vậy. (vỗ tay)
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp tại Osaka, Nhật Bản xin vấn an Sư phụ vĩ đại! Sư phụ vất vả quá! Con vẫn luôn vì tự mình nên không vứt bỏ tự ngã được, làm đình đốn việc cứu độ chúng sinh, nên rất khổ tâm. Ngoài việc học Pháp cho nhiều ra, con nên phải làm như thế nào mới có thể đạt được yêu cầu của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp?
Sư phụ: Biết được chỗ chưa đạt trong việc làm, vậy hãy làm nó cho đạt, đạt được yêu cầu là được rồi. Ba việc của đệ tử Đại Pháp là yêu cầu làm cho tốt. Trước mắt việc lớn nhất chính là cứu độ chúng sinh, cứu nhiều người hơn nữa! Đó chính là việc lớn nhất.
Đệ tử: Các đệ tử California chắp tay kính chào Sư phụ! Xin Sư tôn chỉ bảo cho rõ, Đại học Phục Hưng là còn làm không? Y học trong tương lai còn là tu luyện không?
Sư phụ: Việc làm đại học là còn phải xem xem điều kiện có đầy đủ không. Còn y học tương lai? Y học hiện nay cũng đã không là tu luyện rồi. (các đệ tử cười) Đệ tử Đại Pháp tại các loại ngành nghề đều có thể tu luyện; nhưng bản thân ngành nghề đó không phải là tu luyện.
Đệ tử: Kính chào Sư tôn! Các đệ tử Đại Pháp tại Cáp Nhĩ Tân xin vấn an Sư phụ!
Sư phụ: Cảm ơn các đệ tử Đại Pháp tại Cáp Nhĩ Tân.
Đệ tử: Về tình hình hoạt động của Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh gần đây, xin Sư tôn chỉ bảo.
Sư phụ: Những việc đó vẫn là việc mà chư vị cần thu xếp như thế nào. Tại sao lại có vấn đề? Điều đó nên chăng là tôi hỏi chư vị. (Sư phụ cười) (các đệ tử cười) Nhân lực, vật lực, tài lực, đối với chư vị mà xét, đều không đầy đủ, khó khăn khẳng định là rất lớn. Nhưng Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung ban đầu cũng gặp những việc đó, cũng đã vượt qua rồi, đã vượt hẳn qua rồi. Nếu không vấn đề gì thì cứ học theo [họ] thêm nữa, thử theo đó làm mẫu. Nhưng làm thế nào thì vẫn là chư vị làm. Cũng như chư vị tu luyện như thế nào cho thật tốt cũng tựa như vậy.
Đệ tử: Một thời gian trước đây Minh Huệ Net [tiếng Hoa] đăng thêm lời chú cho một bài, đề cập đến việc hiện nay các đệ tử cần hết sức tránh kết hôn với người thường hoặc học viên mới. Một đệ tử Đại Pháp ở Đài Loan xin thay mặt các đệ tử ở Trung Quốc để hỏi [về việc này].
Sư phụ: Bài viết đó là do đệ tử Đại Pháp viết; mà đệ tử Đại Pháp viết là có nhân tố để trao đổi với nhau trong đó. Không phải là Pháp bảo chư vị là thế nào, không phải là nói rằng chư vị phải như thế này thế kia. Sư phụ không từng nói như thế, Pháp cũng không giảng như thế; tuy nhiên, đệ tử Đại Pháp làm việc gì, thì cũng phải suy xét kỹ là có nên hay không. Chư vị là đệ tử Đại Pháp mà, chư vị phải có trách nhiệm với tu luyện của mình, cũng phải có trách nhiệm với hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp; vậy nên, tôi nghĩ rằng chư vị cần đứng tại cơ điểm đó mà xét vấn đề, việc chư vị làm là có nên hay không hoặc nên làm như thế nào, thì sẽ biết. Nếu đặt bản thân lên hàng đầu, thì rất có thể là rất nhiều sự việc thực thi sẽ không tốt, sẽ xuất hiện vấn đề. Chư vị [nếu] thật sự suy nghĩ về trách nhiệm với Đại Pháp, với bản thân mình, [thì] việc chư vị làm sẽ làm được tốt.
Đệ tử: Vào thời gian phát chính niệm thì phải làm công việc; vừa công tác vừa phát chính niệm, thì có hữu hiệu không?
Sư phụ: Trong tình huống cực kỳ đặc thù, tình huống thực tại không thể rời tay khỏi công việc được thì có thể làm xong công việc rồi phát chính niệm. Chư vị nói tôi vừa làm việc vừa phát chính niệm; nhưng rất khó làm nổi, thật sự rất khó làm được. Khi làm việc ở công sở làm việc của người thường, chư vị không nhất định phải dùng thế tay; người ta sẽ không hiểu. Chư vị ngồi thật tĩnh là được rồi; vì bản thân việc phát chính niệm dùng tư tưởng là khả dĩ rồi. Khi làm công tác khẳng định là phát chính niệm sẽ không tốt. Chư vị nói rằng thực tế không làm được, vì phải làm việc; thế thì cũng được, xong việc thì làm bù. Tuy nhiên, các đệ tử Đại Pháp toàn cầu thống nhất phát chính niệm vào một thời gian nhất định, lực lượng ấy là không thể đo lường. Vậy nên, mỗi cá nhân, đều có thể với chính niệm rất mạnh mẽ đối đãi việc này, nếu ngay từ đầu làm thật tốt, có thể là tà ác hiện nay không còn nữa. Chính là vì có rất nhiều học viên bị can nhiễu, việc này việc nọ can nhiễu, nên thực hiện không được tốt.
Đệ tử: Bây giờ là 3:30 [chiều] rồi, Sư phụ đã giảng Pháp gần hai giờ đồng hồ, đệ tử xin mời Sư tôn uống nước.
Sư phụ: Đợi một lát nữa. (vỗ tay)
Đệ tử: Đối với đệ tử đang lâm chung thì các đệ tử Đại Pháp thực hiện thế nào có thể giúp đỡ họ?
Sư phụ: Đọc Pháp cho họ nghe là tốt nhất; bất kể [đó] là lúc mà [họ] nên ra đi hay không, đều là xét bản thân họ. Còn nữa, các đệ tử Đaị Pháp của tôi dẫu là bị bức hại mà chết, hoặc vào thời kỳ này bị cựu thế lực bức hại mà ra đi, đối với họ mà giảng thì đều đã viên mãn rồi. (vỗ tay) Tại sao như vậy? Như mọi người đã biết, toàn thể vũ trụ đều đang chăm chú nhìn lần Chính Pháp này; mục đích tạo ra tam giới chính là vì để Chính Pháp. Chúng sinh đã chờ đợi từ lịch sử rất xa xưa đều là vì Chính Pháp hôm nay. Mỗi sự việc thế gian con người hôm nay xét ra đều không hề nhỏ đâu! Đặc biệt là [những gì] có quan hệ trực tiếp với Đại Pháp, có quan hệ trực tiếp với Chính Pháp, những gì có quan hệ trực tiếp với đệ tử Đại Pháp, thảy đều là những việc không hề nhỏ chút nào. Nếu trong cuộc bức hại này mà ai dám nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, không cần nhiều, chỉ cần đó là một câu xuất phát tự nội tâm, thì người đó nhất định sẽ quy vị! (vỗ tay) Điều đó có ý nghĩa gì? Tại lúc này, trong hoàn cảnh tà ác, họ dám chứng thực Pháp, thì họ nhất định là Thần rồi. Trong cuộc bức hại này, ai vì đệ tử Đại Pháp mà làm một chút việc thiện, làm điều tốt, thì cá nhân đó nhất định thành Thần! (vỗ tay) Bởi vì đây là thời khắc then chốt nhất của lịch sử, đối với mỗi từng sinh mệnh thì mỗi một niệm trong tư tưởng của họ, đều được chư Thần chăm chú nhìn. Vô số, vô lượng chúng sinh trong vũ trụ đang nhìn vào cõi người; trong mỗi từng lạp tử không khí đều là con mắt, hơn nữa đều giăng kín đầy khắp chăm chú nhìn hết thảy, nhìn từng xu hướng động nhỏ của các sinh mệnh trong đây. Bởi vì đây là tiêu điểm của Chính Pháp, liên quan đến tương lai của chúng sinh toàn vũ trụ. Mắt của con người không nhìn thấy những điều ấy, nên cảm thấy như không có gì. Thực ra vô số chư Thần, xưa nay chưa từng bao giờ có nhiều chư Thần đến thế, đều đang chăm chú nhìn tam giới. Con người nếu thật sự thấy được điều ấy thì sẽ cảm thấy đáng sợ phi thường. Từng ý từng niệm của con người, từng chút ý kiến nhỏ, đều không hề lọt qua mắt chư Thần. Vậy nên con người vào thời gian này thực hiện bất kể việc gì, đều là đang đặt định tương lai của chính mình. Như vậy là đệ tử Đại Pháp mà giảng, họ đã làm nhiều việc mà các đệ tử Đại Pháp nên làm như thế, mọi người thử nghĩ xem, thì họ sẽ đáng được đi về đâu? Họ chẳng phải là đệ tử Đại Pháp của tôi bị bức hại đến chết hay sao, chẳng phải là đệ tử Đại Pháp sao? Không chỉ là viên mãn, họ sẽ có hết thảy vinh diệu mà một đệ tử Đại Pháp đáng nên có! (vỗ tay)
Tất nhiên, nói tới đây, tôi lại nghĩ đến một vấn đề này. Chúng ta có các học viên như thế này, không thể nói rằng chư vị là đặc vụ, nhưng những việc chư vị làm trên thực tế đã quá bất hảo rồi. Chư vị vừa muốn tu luyện, [nhưng] việc sai lầm mà chư vị từng làm trước đây bị Trung Cộng nắm trong tay và đang uy hiếp, sợ rằng nếu Trung Cộng tiết lộ ra thì đệ tử Đại Pháp sẽ đối đãi với chư vị khác đi, sợ rằng Sư phụ sẽ đối xử với chư vị khác đi. Thực ra tôi từ lâu đã biết chư vị rồi! Vì vậy trái với lòng mình mà làm những việc mà tà ác muốn chư vị làm, vừa muốn làm đệ tử Đại Pháp, lại không ngừng mà làm những việc bất hảo, chư vị thử nói xem, tôi sẽ đối đãi chư vị như thế nào đây? Chư vị hiện nay chỉ có hai lựa chọn: chư vị tu luyện kiên định, [thì] chư vị chính là đệ tử Đại Pháp, hết thảy những gì chư vị làm đều sẽ thành uy đức của chư vị; chư vị đứng sang phía tà ác, [thì] hết thảy những gì chư vị làm đều không là gì cả, chỉ là vì để che đậy bản thân chư vị mà làm thôi. Tôi đã nói việc này vậy là vô cùng rõ ràng rồi. Ngoài ra tôi còn bảo mọi người, rằng sẽ chẳng bao lâu nữa những người như vậy sẽ không được đợi nữa, sẽ rất nhanh thôi! Lập tức sẽ xảy đến, dùng lời nói của con người chính là ‘báo ứng’, lập tức sẽ đến ngay. Trước đây tôi dù đã giảng như thế nào, có một số người vẫn như gió thoảng ngoài tai. Chư vị tin hay không cũng không sao, thời điểm này trong lịch sử là không hề nhỏ đâu. Pháp thì chư vị cũng [đọc] xem rồi, đi hay ở, là bản thân chư vị cân nhắc mà làm!
Đệ tử: Nên chỉ đạo con trẻ tu luyện như thế nào?
Sư phụ: Về điểm này, là đệ tử Đại Pháp mà vẫn cần giảng nữa sao? Con trẻ [nếu] chưa thể luyện công thì chư vị đọc Pháp cho bé, dạy trẻ hát các ca khúc của đệ tử Đại Pháp. Rất nhiều con nhỏ của các đệ tử Đại Pháp đều thuộc «Hồng Ngâm», có những cháu nhỏ tuổi lắm nhưng có thể thuộc rất nhiều bài [trong đó], thật sự là đứa trẻ tốt.
Đệ tử: Ở trong nước [Trung Quốc], học viên Đại Pháp bị tà ác chuyển hoá, giúp đỡ tà ác bức hại các đệ tử Đại Pháp đang bị giam cầm, khiến đệ tử bị bức hại đến tàn phế. Người nhà của người bị bức hại muốn đệ đơn kiện thương tật. Xin hỏi Sư tôn đối đãi vấn đề này như thế nào?
Sư phụ: Người thường ấy đương nhiên có phương thức đối đãi của người thường rồi. Họ bức hại người ta thành tàn phế thì người nhà người ta đương nhiên muốn tìm họ. Tu luyện là con người đang tu luyện, không phải Thần đang tu luyện, họ phạm tội ở nơi con người rồi, thì họ đương nhiên phải bồi thường. Nhưng nói trở lại, nếu như họ thật sự có thể lại tu tốt, hơn nữa tu luyện kiên định, [thì] có thể rất nhiều việc lại sẽ phát sinh biến đổi. Tôi giảng rồi, hết thảy đều là vì Pháp này mà đến; điều ấy là ở hàng thứ nhất. Nhưng nếu chư vị thực thi không tốt, chư vị làm không đạt, thì chư vị chính là người thường, [là] người thường thì chư vị phải đối mặt với những hiện thực ấy của người thường.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp từ San Diego xin kính chào Sư tôn! Xin hỏi Sư tôn, đối với ‘cơn sốt’ [học] tiếng Trung thì đệ tử cần thực hiện thế nào? Làm giáo dục tiếng Trung có ảnh hưởng đến các hạng mục [công việc] chứng thực Pháp hay không?
Sư phụ: Đúng thế, các đệ tử Đại Pháp đều biết rằng người dân Mỹ quốc không biết những thứ của tà đảng Trung Cộng. Dẫu họ đấu với tà đảng cộng sản trong hằng bao nhiêu năm như thế, nhưng họ vẫn không hiểu được văn hoá đảng. Sách giáo khoa của tà đảng Trung Cộng hiện nay đều là văn hoá đảng. Nếu học tiếng Trung mà dùng tài liệu giáo dục của Trung Quốc, thì đó chẳng phải là bồi dưỡng thành người của văn hoá đảng rồi sao? Đệ tử Đại Pháp thấy rất rõ [điều ấy], nên mới nghĩ, rằng có thể nên chăng chúng ta làm tài liệu giáo dục cung cấp cho bộ môn giáo dục Mỹ quốc. Điều đó cần được Bộ Giáo Dục Mỹ quốc công nhận, nếu không chư vị làm xong cũng vô dụng. Nếu chư vị cảm thấy có thể làm được thế, thì chư vị hãy làm; còn làm không được thì cũng không sao cả.
Đệ tử: Khi bán vé Dạ hội của Tân Đường Nhân, các đệ tử gọi tắt là “trao vé”, nhưng chữ “trao” và chữ “trả” là đồng âm, vậy có thể nói là có ảnh hưởng xấu hay không.
Sư phụ: Không có ảnh hưởng gì xấu. Trao vé, trả vé [nghe giống nhau]; vậy chúng ta đổi từ đi, không nói “trao vé” mà nói “bán vé” vậy là [giải quyết] được rồi không? (mọi người cười) Đúng vậy, [chư vị nói] ‘trao vé, trao vé’, lúc đầu tôi không nghe rõ là chư vị định nói trao vé hay là trả vé [lấy lại tiền] nữa. Hãy nói “bán vé” chẳng là tốt rồi sao. (mọi người cười)
Đệ tử: Các kênh truyền thông như đài truyền hình Tân Đường Nhân, thời báo Đại Kỷ Nguyên, trong Chính Pháp, có tác dụng [to lớn] không thể đo lường. Làm thế nào để khiến những kênh truyền thông ấy của chúng ta trở thành tự hoạt động được, không phải lo về kinh tế nữa?
Sư phụ: Điều đó cần xét xem chư vị làm thế nào. Những việc này tôi đã nói nhiều lần rồi, nhưng cần có người làm các việc tìm khách hàng. Các đệ tử Đại Pháp, bảo chư vị viết bài, phát tư liệu, ra phố, làm gì thì thế nào chư vị cũng làm được; nhưng bảo chư vị đi làm các việc tìm khách hàng [như quảng cáo] thì không muốn đi làm.
Đệ tử: Pháp mà Sư tôn từng giảng đều dạy rằng văn hoá Trung Quốc là văn hoá nửa-Thần, hôm nay [Sư tôn] dạy rằng là Thần-truyền văn hoá.
Sư phụ: Đúng rồi, văn hoá của người Trung Quốc do Thần truyền cho, biểu hiện ra là văn hoá có lẫn nửa phần người và nửa phần Thần. Không có gì mâu thuẫn cả. Văn hoá Trung Quốc là văn hoá nửa-Thần, nhưng [cũng] là văn hoá Thần truyền cho con người.
Đệ tử: Các đệ tử hải ngoại chúng con đối với các học viên trong nước mong muốn ra nước ngoài, thì nên giữ thái độ như thế nào? Có nên khuyến khích họ lưu lại trong nước không?
Sư phụ: Về việc này, tôi không muốn nói tuyệt đối. Nếu không, hôm nay tôi hễ nói ra, thì rất nhiều người lại sẽ đi đến cực đoan. Các đệ tử Đại Pháp dù sao cũng phải hoàn thành những việc mình cần phải làm! bất luận ở nơi nào. Phát nguyện của bản thân cần được thực hiện, những chúng sinh cần phải cứu độ thì bản thân cần phải đi cứu độ!
Đệ tử: Vì các hạng mục [công việc] chứng thực Pháp tăng thêm, số người giảng chân tướng cho chính phủ Mỹ quốc giảm bớt, rất nhiều việc tiến triển chậm.
Sư phụ: Tài lực vật lực nhân lực là có bấy nhiêu thôi, chúng ta còn cần phải làm nhiều việc như thế. Vậy hãy xét xem việc nào nhẹ, việc nào nặng, an bài như thế nào cho tốt.
Đúng vậy, một số chính phủ có biểu hiện không tốt, vì cựu thế lực có ức chế vô cùng lớn đối với chính phủ các nước. Tại sao? Vì chúng biết rằng, trong Chính Pháp các đệ tử Đại Pháp cần phải làm nhiều việc đến thế, lại khó khăn như vậy nữa, mục đích là đang kiến lập uy đức của đệ tử Đại Pháp. Chính phủ có lực mạnh ấy hễ nói ra, hoặc tất cả các chính phủ đều khai hoả nhắm vào chính quyền tà ác kia, thì tà đảng Trung Cộng sẽ sụp đổ trong chốc lát, cuộc bức hại sẽ không tiếp tục được nữa, và hoàn cảnh khảo nghiệm các đệ tử Đại Pháp ấy chẳng phải sẽ không có nữa sao? Họ sẽ tu luyện thế nào? Do vậy ức chế của cựu thế lực đối với các chính phủ là mạnh nhất. Theo như hiện nay mà giảng, tà đảng loạn quỷ sẽ mau chóng không ức chế các chính phủ được nữa, thuận theo việc tà ác bị tiêu huỷ lượng lớn, năng lực khống chế con người cũng bị tiêu giảm rất nhanh.
Đệ tử: Đệ tử thấy trong tôn giáo có rất nhiều người thật tâm muốn tu luyện, nhưng họ vì tín ngưỡng vào tôn giáo ban đầu, khiến trở ngại cho việc họ liễu giải chân tướng
Sư phụ: Không phải vì nguyên nhân tôn giáo của họ cản trở họ liễu giải chân tướng, mà là nhân tố của loạn Thần trong tôn giáo ấy đang gây tác dụng phản diện. Hiện nay phương diện này càng ngày càng ít, tiêu giảm càng ngày càng nhiều; dần dần sẽ phát sinh biến hoá to lớn. Chư vị thử coi xem. (vỗ tay)
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp từ Bỉ, Long Island ở New York, vùng Bay Area ở San Francisco, Besancon ở Pháp, Toronto và Edmonton ở Canada, Nam Mỹ, Ireland, Sri Lanka, và Hàn quốc xin chúc Sư phụ mạnh khoẻ!
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)
Đệ tử: Câu hỏi của một học viên người Tây phương. Sư phụ đã đề cập rằng hiện nay không phải là tu luyện cá nhân, [mà] là cứu độ chúng sinh. Xin Sư phụ giảng sâu điểm này hơn nữa?
Sư phụ: Đề cao cá nhân vẫn là vị trí thứ nhất; tôi là [ý] nói rằng các đệ tử Đại Pháp trong khi chứng thực Pháp, trong những việc cần làm thì quan trọng nhất là cứu độ chúng sinh; bây giờ đã thấy khẩn cấp phi thường. Trong tu luyện, các đệ tử Đại Pháp về chỉnh thể đã trải qua mấy thời kỳ khác nhau. Trước 20-7-1999, các đệ tử Đại Pháp lấy đề cao tu luyện cá nhân là trọng yếu nhất; những việc khác đều không quan trọng. Thời kỳ ấy rất nhiều học viên đều cảm thấy rằng chỉ cần học Pháp, luyện công, [thì] bản thân sẽ như hoả tiễn vọt lên, bay lên, đột phá tầng thứ mau lẹ phi thường; chư vị đứng, ngồi đều đang đột phá, chư vị đi đường, ăn cơm cũng đều đang đột phá! Thời kỳ bấy giờ quả là chỉ cần chư vị học Pháp, thì sẽ đẩy chư vị lên, đòi hỏi trong một thời gian nhất định phải đưa các đệ tử Đại Pháp đều đến vị trí; đến lúc thì sẽ cứu độ chúng sinh được. Cựu thế lực nếu thật sự muốn hành ác, cuộc bức hại nếu thực sự xảy ra, thì cũng có thể trụ vững.
Như vậy, đến 20 tháng Bảy, 1999 trở về sau, trong cuộc bức hại này, có thể trở thành đệ tử Đại Pháp chân chính hay không, trong cuộc bức hại này chính là cần xem xem chư vị đúng là khối vàng thật không. Chư vị có thể bước ra chăng, chư vị có thể đối diện với áp lực của cuộc bức hại tà ác mà tiếp tục tu luyện chăng. Trong lịch sử, rất nhiều tôn giáo chẳng phải đều gặp phải tình huống này? Đó chẳng phải rất hiển nhiên sao? Nhưng tâm sợ hãi, các loại tâm chấp trước khiến một số người không đạt nữa. Điều này không hợp khẩu vị của họ nữa, điều kia không hợp khẩu vị của họ nữa; không phải Đại Pháp hoặc những việc Sư phụ làm không còn hợp khẩu vị của họ, mà là bản thân họ sợ hãi, và đang tìm cớ! Không dám bước ra, sách cũng không dám đọc nữa, Pháp cũng không dám tu nữa, động tác cũng không dám luyện nữa.
Hiện nay Chính Pháp và đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp đã đứng vững trước cuộc bức hại, từng bước từng bước đã tiếp cận đến đoạn chót rồi; nhân tố tà ác bị tiêu huỷ đến mức không còn lại mấy nữa, không còn áp lực lớn nữa. Từ tình huống chỉnh thể mà xét, [việc] các đệ tử Đại Pháp trong khi thành thục mà tiến về viên mãn đã không thành vấn đề nữa. Trước mắt việc lớn nhất cần phải làm chính là như thế nào để cứu độ nhiều con người thế gian hơn nữa! Cứu độ chúng sinh! Điều ấy đã trở thành một việc rất lớn của các đệ tử Đại Pháp.
Trong cuộc bức hại này, tà ác không chỉ là bức hại các đệ tử Đại Pháp, chúng cũng đang bức hại con người thế gian! Nếu con người thế gian có cách nghĩ không đúng đắn, niệm đầu không đúng đắn về Đại Pháp, thì khi Chính Pháp hồng thế hễ tới là [họ] đào thải, vì điều họ phản đối là Pháp tạo ra hết toàn thể vũ trụ tương lai. Họ còn đi đâu đây? Không muốn sang tương lai thì chỉ có thể bị giải thể, không tồn tại nữa; vậy nên nói đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh là trọng yếu phi thường.
Đệ tử: Rất nhiều học viên ở Trung Quốc sau khi nghe [vậy], liền không chú trọng tu luyện cá nhân nữa; có nên như vậy không? (Sư phụ: Đó là đi sang cực đoan, đương nhiên đó là không đúng.) Chúng con có phải là trên cơ sở tu luyện cá nhân không ngừng đề cao mà thực hiện tốt việc cứu độ chúng sinh?
Sư phụ: Tất nhiên là như thế rồi, nhất định là như vậy. Tu luyện cá nhân là không thể thả lỏng; bất luận là chư vị làm việc gì, như giảng chân tướng, hoặc chư vị làm các việc chứng thực Đại Pháp, thì trước tiên cần đặt tu luyện tốt bản thân vào vị trí số một, chư vị thực hiện những việc đó mới càng thần thánh hơn, bởi vì chư vị là đệ tử Đại Pháp, là đệ tử Đại Pháp đang làm việc chứng thực Pháp. Người thường cũng có thể làm các việc của các đệ tử Đại Pháp, [nhưng] họ không thể có được uy đức của đệ tử Đại Pháp, họ chỉ có thể có phúc đức, tạo được phúc phận.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp tại Ireland xin chúc sức khoẻ Sư tôn Vĩ đại Từ bi. Công tác chứng thực Pháp ở Ireland mấy năm trước từng chịu ma nạn rất lớn. Trải qua một năm nỗ lực nhiều hơn của các đệ tử, về cơ bản đã lên theo kịp tiến trình Chính Pháp. [Con] xin hỏi Sư phụ, ma nạn trước đây là [do] các đệ tử không tinh tấn, hay là [do] an bài của cựu thế lực và bức hại của tà ác?
Sư phụ: Đều có cả. Mấy năm trước nhân tố tà ác nhiều, hiện nay thời kỳ này nhân tố tà ác ít, các đệ tử Đại Pháp càng ngày càng trưởng thành; các loại nguyên nhân đều có cả. Tất nhiên, chủ yếu hơn là phải tu luyện bản thân.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp tại thành phố Tân Tân tỉnh Liêu Ninh, Hoài Nhu ở Bắc Kinh, khu Phong Đài ở Bắc Kinh, Chiết Giang, huyện Lương Bình ở Trùng Khánh, thành phố Lan Châu tỉnh Cam Túc, thành phố Kim Xương, huyện Cổ Lãng, Cáp Nhĩ Tân, Thường Châu, Thông Châu ở Bắc Kinh, Gia Mộc Tư, khu quân cảnh Thượng Hải, quân khu Vũ Hán, quân khu Thành Đô, quân khu Quảng Châu, hệ thống Hàng không Trung Quốc, Giang Tây, Vận Thành ở Sơn Tây, Trương Gia Khẩu, thành phố Nhạc Xương ở Quảng Đông, Bảo Định ở Hà Bắc, Vũ Hán, Sơn Tây xin chúc sức khoẻ Sư phụ. (Sư phụ: Cảm ơn tất cả.) Các đệ tử Đại Pháp tại Phụ Dương ở An Huy, Vũ Hán ở Hồ Bắc, thành phố Kinh Châu, Triều Dương và Sán Đầu cùng Yết Dương ở Quảng Đông, khu Triêu Dương và khu Hải Điến ở Bắc Kinh, thành phố Thiết Lĩnh tỉnh Liêu Ninh, huyện Trường Đinh ở Phúc Kiến, Thành Đô ở Tứ Xuyên, Ôn Giang ở Thành Đô, Hà Nam, Huỳnh Cương, Hà Trạch ở Sơn Đông, khu Diêm Lương tỉnh Thiểm Tây, thành phố Trạm Giang, giới văn nghệ Bắc Kinh, Bản Khê ở Liêu Ninh, Đại Khánh, thành phố Côn Sơn, mỏ dầu Thắng Lợi, thành phố Đông Doanh, Quảng Châu, Bảo Định ở Hà Bắc, Lan Châu ở Cam Túc, Tân Cương, Khai An, Đức Dương, Miên Dương, Tam Đài, Trường Sa, Thừa Đức ở Hà Bắc, tỉnh Vân Nam, đại học Thanh Hoa, Ma Thành ở Hồ Bắc, đại học Công nghệ Bắc Kinh, thành phố Thái An, Thuận Nghĩa ở Bắc Kinh, Trùng Khánh, khu Dương Phổ ở Thượng Hải, Thạch Gia Trang ở Hà Bắc, Thanh Đảo xin chúc sức khoẻ Sư phụ. (Sư phụ: Cảm ơn tất cả.)
Các đệ tử Đại Pháp tại Na Uy, Đức, Áo, Queensland ở Úc, Seattle ở Mỹ quốc, Canada, thành phố Melbourne, Venezuela, Argentina, Peru, Mexico, Chile, Dominic, Đan Mạch, Hà Lan, Indonesia, Cộng hoà Xéc, Slovenia, Nhật Bản, thành phố Montreal, Thuỵ Điển, Phần Lan, thành phố San Diego, thành phố Ottawa, Cuba, thành phố Boston, Hồng Kông, Ma Cao, Úc, thành phố Houston, thành phố Nữu Ước, Lào, New Mexico, Malaysia, New Zealand, Israel, thành phố Los Angeles, Pháp, Sicily ở Italy, Việt Nam, Albany ở Nữu Ước, Ấn Độ, và toàn thể giáo viên học sinh trường múa Phi Thiên xin chúc sức khoẻ Sư phụ.
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)
Đệ tử: Con trai [của con] là học sinh trung học, cũng đang học Pháp, nhưng không tinh tấn như thời còn bé. Mỗi khi [nó] gần những thứ bất hảo ở xã hội người thường, con rất lo lắng.
Sư phụ: Đúng thế, con của đệ tử Đại Pháp vào thời được tự mình dẫn dắt, thì rất là tốt, hàng ngày chư vị dạy cháu học thuộc Pháp, luyện công. Một khi cháu bé đi học thì thay đổi. Xã hội này quả thực có ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Vì đạo đức của toàn thể xã hội đều đang xuống dốc, con trẻ không có năng lực trụ vững, hễ tiến nhập vào xã hội này, chính là tiến nhập vào thùng thuốc nhuộm lớn rồi. Nếu như có thể đốc thúc con trẻ học Pháp, luyện công như trước đây, thì sẽ không dễ bị trượt xuống dốc theo xã hội. Rất nhiều tiểu đệ tử Đại Pháp, đến khi lớn lên, thì lại trở thành rất dở, đều là vì nguyên nhân này.
Đệ tử: Xin Sư tôn giảng giải, như thế nào để cân bằng quan hệ giữa làm thật tốt một hạng mục [công việc] và triển khai nhiều hạng mục hơn nữa.
Sư phụ: Điều này cần xem bản thân chư vị phối hợp như thế nào. Chư vị an bài thôi. Một hạng mục cần làm tốt, thì đầu tư sức lực vào đó khẳng định là phải nhiều rồi. Lại mở thêm hạng mục mới, thời gian chắc chắn rất hạn hẹp. Thông thường là như thế. Những việc như vậy thì an bài như thế nào? Các đệ tử Đại Pháp rất nhiều người gánh nhiều hạng mục, quả thực rất khó khăn. Sư phụ biết chỗ khó của chư vị, tương lai tôi sẽ giảng cho các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc về những việc gian nan của chư vị, để họ cũng biết rằng chư vị đang ở trong tình cảnh rất khó khăn mà chứng thực Pháp, mà ức chế tà ác đang bức hại họ.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở trong tình huống ít người mà làm nhiều việc, nhưng có những hạng mục [công tác] mà kết quả không được như ý. Con nghĩ rằng có những hạng mục đòi hỏi chúng con phải chuyên nghiệp hoá, thì mới có thể phát triển tốt hơn lên được.
Sư phụ: Là như vậy đó. Giống như diễn xuất dạ hội năm mới cũng vậy, mấy năm nay các đệ tử Đại Pháp chúng ta rất nỗ lực, nhưng do mức độ chuyên nghiệp hoá không đủ, hiệu quả hữu hạn. Chuyên nghiệp hoá xong là không như vậy nữa.
Đệ tử: Hàng loạt bài «Giải thể văn hoá đảng» của Đại Kỷ Nguyên phân tích rất thấu triệt văn hoá đảng, nhưng không có đáp án minh xác. Đáp án đó có phải là cần do đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp là có câu trả lời không?
Sư phụ: Đáp án chính ở trong văn minh năm nghìn năm của Trung Quốc. Văn hoá năm nghìn năm Trung Quốc, đó là văn hoá nhân loại chính thống, đó chính là đáp án.
Đệ tử: Xin Sư tôn giảng giải về ý nghĩa trong Chính Pháp của “Triển lãm Mỹ thuật Quốc tế Chân Thiện Nhẫn”?
Sư phụ: Mọi người đều biết, lôi kéo xã hội nhân loại xuống dốc, có vài thứ chủ yếu gây tác dụng dẫn đầu. Một là sáng tác văn nghệ, một là sáng tác mỹ thuật. Trực tiếp nhất đối với con người, ảnh hưởng lớn nhất đối với tư tưởng con người và với cảm quan con người chính là những thứ đó; trực tiếp ảnh hưởng và dẫn dắt sự biến hoá quan niệm đạo đức của con người, làm bại hoại con người một cách nhanh nhất trực tiếp nhất; vậy nên hình thức của nghệ thuật [trường] phái hiện đại, văn hoá [trường] phái hiện đại, và hình thức văn nghệ [trường] phái hiện đại, những thứ đó, là gây tác dụng dẫn đầu. Nhân loại đã đánh rơi mất phương thức sáng tác nghệ thuật mà Thần dạy cho con người, và làm ra những [trường] phái hiện đại [có] ma tính rất nhiều, phủ định những gì Thần đã truyền cấp cho con người, đem phương thức sáng tác mỹ thuật chính thống mà Thần truyền cấp cho con người chê bai đến không còn giá trị.
Các đệ tử Đại Pháp biết rằng, văn hoá nhân loại là do Thần truyền cho con người, không tin Thần là nguyên nhân căn bản khiến đạo đức nhân loại trượt dốc, do vậy đệ tử Đại Pháp không thể dùng tiêu chuẩn đạo đức trượt dốc của nhân loại để xét vấn đề. Những gì đệ tử Đại Pháp làm ra, khẳng định là phải ‘hoàn nguyên’ về những gì mà Thần cấp cho con người. Như vậy những việc chư vị cần làm ấy, bản thân nó, cũng sẽ chặn đứng nhân tố phá hoại, cũng sẽ khởi tác dụng dẫn đầu quay trở về [nguồn gốc]. Khẳng định là như vậy, do đó, triển lãm mỹ thuật, bản thân nó, là vạch trần bức hại, đồng thời, thủ pháp sáng tác mỹ thuật cũng đang dẫn con người quay trở lại, khiến con người trở về bước trên con đường của con người, có tác dụng trợ giúp con người quay trở về.
Trong sáng tác mỹ thuật con người đã rơi mất thủ pháp sáng tác mà Thần dạy cho con người; vấn đề lớn nhất ở đó chính là, con người đặt ý thức sáng tác của mình và cách nghĩ của bản thân mình ở vị trí thứ nhất, và vứt bỏ nguyên tắc biểu đạt có tính chuẩn xác đối với vật thể mà Thần dạy con người. Trong sáng tác [thì] biểu hiện vật thể một cách chuẩn xác là ở vị trí thứ nhất, [điều ấy] là không được cải biến; vì đó là Thần truyền, cũng là tiêu chuẩn chứng thực mức độ kỹ [thuật thủ] pháp của nghệ thuật gia. Hễ cải biến nó, thì sẽ loạn [vì] không còn nguyên tắc, đó là nguyên nhân xuất hiện những thứ [trường] phái hiện đại. [Khi] không thể đặt tính chân thực trong phản ánh chuẩn xác vật thể ở vị trí số một trong sáng tác, [thì] những thứ người ta tạo ra chính là ‘vẽ loạn’ chứ không phải mỹ thuật; vì con người không còn tốt nữa, đạo đức bại hoại rồi, con người không còn chính niệm thì Thần sẽ bỏ con người, như vậy con đường đó càng đi thì càng loạn, ngày càng nguy hiểm.
Đệ tử: Khi phỏng vấn [điều tra], một số luật sư danh tiếng, nhân sỹ nhân quyền và người thường ở Trung Quốc, nhiều lần muốn nhắn gửi lời chúc đến Sư phụ. Họ nhận thức rằng tương lai của Trung Quốc là chỉ có trông cậy vào đệ tử Đại Pháp.
Sư phụ: Nói vậy không có sai, nhưng đệ tử Đại Pháp đối với chính quyền của người thường là không có hứng thú, cũng sẽ không đi tham gia vào những việc của người thường. Chúng ta chỉ là đang phản bức hại, đang cứu người. [Việc] con người coi chính quyền của con người là rất trọng yếu là không hề sai; tương lai sẽ là chính quyền gì đối với xã hội là rất quan trọng. Đệ tử Đại Pháp là người tu luyện. Giải thể tà đảng Trung Cộng là phương pháp căn bản nhất để giải trừ bức hại, vạch trần tội ác của tà đảng Trung Cộng là để giải cứu chúng sinh đã bị nó đầu độc. Tam giới đều là chuẩn bị cho sự tu luyện và cứu độ chúng sinh của đệ tử Đại Pháp hôm nay; việc của đệ tử Đại Pháp mới là to lớn nhất. Tương lai đến thời Pháp Chính Nhân Gian, nhân loại sẽ xuất hiện một trạng thái mới. Nói cách khác, tương lai là việc của tương lai, do vậy các đệ tử Đại Pháp chỉ quản việc thực hiện những việc mà họ cần làm. Trong tương lai không lâu nữa, Thần sẽ triển hiện ở nhân loại rồi, hết thảy những gì con người không tin đều sẽ triển hiện ngay trước mắt cho những người nào được lưu lại [trong tương lai], trạng thái của nhân loại sẽ quay về đi trên con đường chân chính của con người.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở Ma Thành tỉnh Hồ Bắc hết sức nhớ Sư phụ. Họ bảo con thay mặt họ chúc sức khoẻ Sư phụ. (Sư phụ: Cảm ơn đệ tử Đại Pháp ở Ma Thành.) Hôm qua đọc trên Minh Huệ Net [tiếng Hán] thấy viết rằng, các đồng tu ở Trung Quốc chiểu theo Minh Huệ quảng bá toàn quốc thống nhất luyện công, kết quả rất tốt. Các đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại thì thực hiện thế nào?
Sư phụ: Cái đó có thể nói là một việc tốt. Tôi vẫn đang xét xem, xem xem cuối cùng kết quả như thế nào.
Đệ tử: Gần đây con có tiếp đãi nhiều người từ quốc nội đến, tự nhận là đệ tử Đại Pháp; [con] cũng thấy rằng cựu thế lực đang dùi vào chỗ sơ hở của những học viên đó. Họ thậm chí đến từ cùng một địa phương, nói là đến Mỹ quốc để giúp Sư phụ làm Chính Pháp, nhưng trong [khi] tiếp xúc con thấy họ không có làm những việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm nào cả, ngoài việc bận rộn với những việc như cư trú, công tác, v.v. thì trạng thái tu luyện [cũng] không tốt.
Sư phụ: Là như thế, hiện nay tôi không muốn nói, cũng không muốn kết luận, là vì tôi nói điều gì thì đều sẽ tạo thành khó khăn cho tu luyện của họ. Có thể đạt hay không, không chỉ là nhắm thẳng vào việc họ tu luyện hay không, mà còn phải xét một sinh mệnh có thể được cứu độ hay không. Dù thế nào đi nữa, dù đã xuất [ngoại] cũng vậy, hay là ở tại quốc nội cũng vậy, đều phải coi bản thân như một đệ tử Đại Pháp một cách chân chính. Nếu không, thì ở đâu cũng thế.
Đệ tử: Trong tình huống cả nhà đều là đệ tử Đại Pháp, một số mâu thuẫn mãi vẫn không giải quyết được, hoặc trở nên rất rắc rối, cũng rất khổ tâm.
Sư phụ: Trong tu luyện của đệ tử Đại Pháp khẳng định là có mâu thuẫn phản ánh xuất lai. Nếu đều không thể tìm ở bên trong, [thì] dẫu chư vị là người nhà, hay là đồng tu với nhau, cũng đều sẽ khiến mâu thuẫn không ngừng lớn lên, kéo dài thời gian rất lâu mà không vượt ‘quan’ được. Giải quyết thế nào? Đều phải hướng nội mà tìm. Ai có thể làm được trước, thì sẽ khiến sự việc đó xuất hiện sự xoa dịu. [Nếu ai cũng] đều có thể làm được thế, thì giải quyết xong.
Rất nhiều đệ tử Đại Pháp đối với người trong nhà đều duy trì một loại thái độ như thế nào? ‘Họ là thân nhân của mình, có việc gì tốt đối với người nhà thì mình quyết định [được rồi]. Một số việc mình vì họ mà làm, dù sao đi nữa mình cũng là muốn tốt cho họ.’ Không [nên] như thế; khi chư vị đã tu luyện rồi, chư vị chính là đồng tu, ai nấy về thiên quốc của mình. Ai tu tốt người ấy trở về, không ai thay thế cho ai được. Ở xã hội người thường, nếu tôi là quan chức, thì tôi để người nhà tôi đều theo đó hưởng lợi. Điều đó là khả dĩ, nhưng là việc của người thường. Những việc ở trạng thái siêu xuất khỏi người thường thì chư vị không làm [thế] được nữa. Ai tu người ấy đắc, ai không tu người ấy không được đắc; không ai tu thay cho người khác được. Đã là như vậy, thì giữa [mọi người] với nhau cần phải nghiêm túc đối đãi với những vấn đề và mâu thuẫn đã xuất hiện, chính là không được giống như người thường muốn sao làm vậy. Trong những việc [thuộc về] tu luyện chư vị coi những người trong nhà thật sự như các đệ tử Đại Pháp và đồng tu mà đối đãi, tôi nghĩ rằng nhất định sẽ giải quyết được mâu thuẫn.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc chế tạo rất nhiều bùa hộ mệnh, được dùng là những hình tượng như Thích Ca Mâu Ni, Quán Âm…v.v. Sư phụ công bố kinh văn «Giải thể toàn diện hết thảy loạn Thần trong tam giới đang tham dự can nhiễu Chính Pháp» rồi, thì có đệ tử nhìn nhận rằng dùng hình tượng những Thần đó làm bùa hộ mệnh là không thích hợp. Xin Sư phụ minh thị.
Sư phụ: Đương nhiên không thích hợp. Hồi trước có tác dụng với con người cũng là vì Sư phụ căn cứ [rằng] chư vị đang cứu người mà giúp cho khởi tác dụng, nhưng làm việc đó là không thích hợp. Đệ tử Đại Pháp là chứng thực Đại Pháp, sao lại đi chứng thực các Thần khác? Những người ấy rốt cuộc là [được] ai cứu, đó chẳng phải vấn đề lớn sao? Đó không phải là bảo con người phải tin vào những Thần mà vốn cần phải biểu đạt thái [độ] đối với Đại Pháp sao? Họ {những vị Thần đó} có được lưu lại không là còn phải xem biểu hiện của họ. Bản thân của bùa hộ mệnh không có khởi tác dụng gì, mà là Sư phụ giúp cho khởi tác dụng. Chứng thực Pháp là việc của đệ tử Đại Pháp, quyết không phải là việc của những vị Thần đó; chư vị phải rõ rệt về điểm này.
Đệ tử: [Con] thấy rằng rất nhiều đồng tu gần đây đều gặp phải khảo nghiệm của ‘tình’.
Sư phụ: Đúng vậy, tà đảng Trung Cộng muốn đưa xã hội nhân loại đẩy đến huỷ diệt, chúng dùng chính là biện pháp đó. Tham ô hủ bại đó không đáng kể. Chúng ta thử đổi góc độ mà giảng, nói cá nhân kia tham ô hủ bại, họ tham ô là tiền của tà đảng Trung Cộng, làm cho tà đảng Trung Cộng hủ bại mà [tiêu] mất, [thì] họ còn là làm việc tốt ấy, (mọi người cười, vỗ tay) cái đó không là vấn đề. Vấn đề lớn nhất chính là tà đảng Trung Cộng đang huỷ diệt đạo đức con người. Chúng biết rằng Pháp Luân Đại Pháp giảng “Chân Thiện Nhẫn”, dạy người làm người tốt; chúng liền dạy người làm người xấu, đặc biệt là về quan hệ nam nữ. Chư vị có biết xã hội Trung Quốc đã đến mức độ nào không? Luân thường đạo lý loạn cả, cả xã hội luân thường đạo lý loạn cả; chư vị muốn tìm một cô gái trong sạch, một cô nương thuần khiết thì vô cùng khó. Tại sao chúng bại hoại đến thế? Chúng chẳng phải muốn huỷ diệt con người sao? Đệ tử Đại Pháp chẳng phải muốn tu quay về? Tại sao không chú ý về phương diện này? Thuận theo xã hội, thuận theo tà đảng Trung Cộng mà hủ bại sao? Vấn đề này chẳng phải rất nghiêm túc ư?! Từ điểm đó mà xét, người ở Trung Quốc có còn là trạng thái của con người không? Chẳng phải nghiêm trọng sao?! Đệ tử Đại Pháp là phải chặn đứng sự xuống dốc của thế gian! Không để cho nhân loại trượt xuống dốc; vậy cớ gì mà bản thân chư vị về phương diện này vẫn không vượt qua được! Nhất quyết phải chú ý điểm này!
Dù thế nào đi nữa, các đệ tử Đại Pháp về phương diện này là không được lại xuất hiện vấn đề này nữa. Tôi không muốn thấy chư vị xuất hiện vấn đề về phương diện này. Các học sinh ở đoàn nghệ thuật, bình thường giữa nam nữ với nhau là không để họ tuỳ tiện tiếp xúc, hơn nữa là còn ít tuổi, càng không cho phép kết bạn nam nữ. Các đệ tử Đại Pháp khác cũng phải chú ý đến việc này. Nếu ở trường [chúng ta] xuất hiện vấn đề này, thì xuất hiện một người nào là cho thôi học người đó, khẳng định là như vậy. Các đệ tử Đại Pháp mà bản thân làm không tốt, thì không thể cứu độ chúng sinh được. Bản thân thực thi không tốt thì chư vị còn cứu độ chúng sinh sao đây? Niệm đầu chư vị xuất ra đã là bất chính rồi, thì chư vị làm sao có thể thực thi cho tốt việc này? Tương đương với trợ giúp tà ác rồi.
Đệ tử: Con đắc Pháp chưa đầy một năm; vẫn luôn nỗ lực làm tốt ba việc, đuổi theo hồng lưu Chính Pháp. Đối với đệ tử mới đắc Pháp, Sư phụ có nhắc nhở gì không?
Sư phụ: Câu hỏi này đặt ra rất hay. Các đệ tử mới đắc Pháp, là quá may mắn. Chư vị có biết chư vị đã tham gia vào một quần thể như thế nào không? Họ đã kinh qua những khảo nghiệm nghiêm khắc cho đến hôm nay. Tất nhiên cuộc bức hại này chưa kết thúc, xét đến cùng không còn nhiều tà ác nữa, không còn hoành hành nữa, áp lực không lớn nữa. Tuy nhiên sẽ không vì chư vị mới vào đây, mà tiêu chuẩn tu luyện đối với chư vị được hạ xuống, cho nên trong tu luyện nhất định phải nỗ lực làm thật tốt ba việc đệ tử Đại Pháp cần làm, đồng thời, cứu độ chúng sinh, khởi tác dụng của đệ tử Đại Pháp. Muốn thực hiện những việc đó, thì phải học Pháp thật tốt. Nỗ lực học Pháp, thì sẽ theo kịp tiến trình Chính Pháp, thì sẽ đường đường chính chính trở thành đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp và xứng danh là đệ tử Đại Pháp.
[Tôi] giảng đến đây thôi (vỗ tay)
Gặp mặt mọi người Sư phụ rất vui, (vỗ tay nhiệt liệt) nhất là hôm nay. (vỗ tay) Những đệ tử Đại Pháp nào từ trong cuộc bức hại này mà bước vượt qua, thật là suất sắc. (vỗ tay) Hết thảy vinh diệu mà đệ tử Đại Pháp nên được có trong tương lai, chư vị đều sẽ đạt được. (vỗ tay) Thời kỳ gian khổ nhất, khó khăn nhất, [chư vị] đã bước qua rồi. Trong thời gian hữu hạn cuối cùng này, tôi nghĩ rằng các đệ tử Đại Pháp cần thực hiện tốt hơn nữa, đẹp hơn nữa, hoàn thành sứ mệnh lịch sử! (vỗ tay thời gian lâu)
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //minghui.ca/mh/articles/2007/4/19/153101.html
Có tham khảo bản tiếng Anh ://en.minghui.org/emh/articles/2007/4/22/84823.html
Dịch phần giảng Pháp ngày: 8-5-2007, bổ xung phần hỏi-đáp ngày 19-12-2007.
Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ bán Thần văn hoá: văn hoá một nửa phần Thần.
▪ chân Pháp: Pháp thật, Pháp chân chính.
▪ chính tín: đức tin chân chính.
▪ chính, phụ: chính và phản, chính diện và phản diện, nhân tố chính diện và phản diện.
▪ chính diện, phụ diện: chính diện, phản diện.
▪ Cửu Bình: Chín bài bình luận về đảng cộng sản, một sê-ri chín bài do thời báo Đại Kỷ Nguyên (dajiyuan.com, epochtimes.com) công bố vào cuối năm 2004.
▪ dĩ Pháp vi Sư: lấy Pháp làm Thầy, coi Pháp như Thầy.
▪ dự ngôn: lời tiên tri, dự báo trước, lời dự kiến.
▪ đắc độ, đắc cứu: được độ, được cứu.
▪ hoàn nguyên: quay trở về (hoàn) cái nguồn gốc ban đầu (nguyên).
▪ hoảng nhiên đại ngộ: trong bài được dịch thành bỗng nhiên tỉnh ngộ.
▪ hồi thiên: về trời.
▪ hồng lưu: dòng chảy lớn.
▪ khẩu truyền: truyền miệng.
▪ loạn quỷ, loạn thần: những quỷ, thần nào làm loạn, gây loạn.
▪ mục địa: trong bài được dịch thành mục đích.
▪ ngũ vị câu toàn: đầy đủ cả năm vị (cay, chua,…)
▪ nhân gian: cõi người.
▪ nhân tâm: cái tâm của con người.
▪ phi thiên: tiên nữ bay lượn.
▪ Phi thiên Nghệ thuật học hiệu: trường Nghệ thuật Phi thiên.
▪ Phi thiên Vũ đạo học hiệu: trường Múa Phi thiên.
▪ quán thâu: rót vào, tưới vào, đưa vào.
▪Tân Đường Nhân: tên một của hãng truyền hình (www.ntdtv.com) quốc tế.
▪ tập khí: thói quen xấu, thói xấu.
▪ Thần truyền văn hoá: văn hoá [do] Thần truyền, văn hoá do Thần truyền cho con người.
▪ hộ thân phù: bùa hộ mệnh.
▪ thế nhân: con người thế gian.
▪ tiến hoá luận: luận thuyết tiến hoá.
▪ tân trần đại tạ: thay thế bằng cái mới, ví như các tế bào lão hoá bị thay bằng các tế bào mới trong cơ thể.
▪ Trung Cộng: đảng cộng sản Trung Quốc.
▪ tu luyện trường, luyện công trường: trường tu luyện, trường luyện công, điểm tu luyện, điểm luyện công.
▪ tự thể: trong bài này được dịch là mẫu chữ.
▪ tự tân: đổi mới bản thân mình, tự làm mới.
▪ vị đạo: vị, dư vị.
▪ vũ đạo: múa.
▪ vũ thuật hoặc võ thuật: võ, thuật đánh võ; chữ ‘vũ’ (‘võ’) này và chữ ‘vũ’ trong từ ‘vũ đạo’ tuy đọc giống nhau theo cách đọc của người Trung Quốc, nhưng viết ra là hai chữ khác nhau.
▪ vũ tư: tư thế múa.