(Lý Hồng Chí, 18 tháng Bảy, 2009)
Mọi người vất vả quá!
Pháp hội New York vừa kết thúc xong, và đã gặp mặt mọi người một lần. Lần này thì [tôi] không định giảng nhiều, vì vậy tôi đến muộn một chút (Sư phụ cười) (mọi người vỗ tay) Toàn thể hình thế Chính Pháp đang tiến đến rất nhanh, tác dụng của các đệ tử Đại Pháp khi phối hợp cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp, đều khiến hình thế trên thế giới phát sinh biến hoá rất to lớn. Về điểm này mọi người đều thấy được rồi, con người thế gian cũng thấy rồi. Hồi 20 tháng Bảy, năm 1999 bắt đầu thời kỳ đầu cuộc bức hại, có rất nhiều người đoán chắc rằng, nói rằng Pháp Luân Công trụ không nổi mấy ngày. Nguyên có một số người muốn ủng hộ Pháp Luân Công, chịu ảnh hưởng của tư tưởng loại ấy, [nên] không biểu đạt thái độ nữa. Nhất là từ sau [sự kiện] ngày 4 tháng Sáu tà đảng Trung Cộng trấn áp sinh viên, rất nhiều người cảm giác rằng dường như Trung Quốc không còn hy vọng gì nữa, thậm chí có người công khai nói, nói rằng đừng quản Pháp Luân Công, rằng họ cũng như thế không đứng vững nổi vài ngày. Bất kể họ xuất phát từ cách nghĩ nào đi nữa, thì Pháp Luân Công cũng không như lời mà họ đoán chắc. Pháp Luân Công đã bước vượt qua rồi, (vỗ tay nhiệt liệt) hơn nữa trong tình huống không có sự ủng hộ từ bên ngoài mà vượt qua rồi. (vỗ tay nhiệt liệt) Về điểm này, cũng quả thực khiến con người thế gian đã nhìn với cặp mắt khác xưa; càng thể hiện rõ chỗ xuất sắc của đệ tử Đại Pháp, càng thể hiện rõ sự khác biệt của người tu luyện Pháp Luân Công. Hiện nay một số người đã từ lãnh cảm trở thành quan tâm, từ cái tâm coi thường chuyển thành khâm phục.
Sự việc chưa đến chỗ dừng, Chính Pháp còn đang tấn tới, các đệ tử Đại Pháp còn không ngừng chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, hình thế còn đang không ngừng biến hoá, hơn nữa biến hoá rất mau chóng. Khi nhân tố tà ác ở không gian khác bị tiêu huỷ lượng lớn, thì con người thế gian ngày càng thanh tỉnh, nhân tố bất hảo đang thao [túng] khống [chế] tư tưởng con người ngày càng ít đi; như vậy khiến con người thế gian có thể trầm tĩnh suy xét về cuộc bức hại và nhìn nhận thế nào về đệ tử Đại Pháp. Thực ra con người thế gian có nhìn chúng ta như thế nào, điều ấy không phải là then chốt, cũng không trọng yếu; chúng ta làm thật tốt việc của mình mới là trọng yếu nhất. Trong quá trình bị bức hại, chúng ta không có nhìn vào thái độ của con người thế gian, chúng ta không có đặt hy vọng ký thác vào việc người thường có thể làm gì đối với Đại Pháp; ngoài ra cũng không có buông bỏ việc giải cứu con người thế gian và chúng sinh. Việc cứu độ con người thế gian này là chỉ có đệ tử Đại Pháp mới có thể làm; trách nhiệm rất lớn. Khi bức hại nghiêm trọng nhất cũng đều không buông bỏ trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, khi bức hại nghiêm trọng nhất thì từ đầu đến cuối đều lấy việc tu luyện thật tốt bản thân làm căn bản, chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh một cách có lý trí.
Là như vậy, khi cuộc bức hại bắt đầu, có rất nhiều việc thực hiện chưa được tròn đầy. Khó tránh được; là vì thuở đương sơ rất nhiều người không biết nên làm thế nào. Đối với cuộc bức hại đột nhiên như thế, phỉ báng rợp trời dậy đất, ngoài ra vu khống truyền khắp cả thế giới; bấy giờ Pháp Luân Công không có kênh thông tin, không có chỗ để lên tiếng. Tất cả kênh truyền tin toàn thế giới đều truyền tải báo cáo vu khống của các kênh truyền tin Trung Cộng, tương đương với việc thay cho Trung Cộng rợp trời dậy đất khắp các nơi thế giới bức hại Pháp Luân Công, bức hại đệ tử Đại Pháp. Đối mặt với hình thế ấy, chúng ta không hề sợ mà ngã xuống. Người tu luyện đối mặt với hết thảy những gì của người thường thì vốn là không coi trọng. Tu luyện là giải thoát cá nhân, tu luyện là chính tự mình; người khác nói gì thì đó là việc của người khác. Chỉ là vì đệ tử Đại Pháp có một trách nhiệm cứu độ chúng sinh, nên mới quan tâm chú ý đến tình huống của chúng sinh; điều này khác với tu luyện trong quá khứ. Hơn nữa việc này trách nhiệm cũng khá trọng đại. Chúng sinh [mà ta] đang đối diện, con người thế gian hôm nay là khác với các sinh mệnh của các thời kỳ lịch sử dĩ vãng. Nhìn thì thấy đều là người, [nhưng] có rất nhiều là từ tầng cao tới, là Thần giáng sinh thành người; vì thế mới khiến cho cần phải cứu; việc cần phải làm mà trách nhiệm càng trọng đại, thì càng thật xuất sắc; như vậy, việc này thì vì tình thế mà ắt phải làm. Nếu không phải như vậy, cuộc bức hại này sẽ không duy trì lâu đến thế, cũng sẽ không cứ tồn tại tiếp diễn; chỉ là một nhóm người cá nhân tu luyện mà thôi, thì đối với cựu thế lực là không có uy hiếp nào cả. [Mà] là vũ trụ cần phải Chính Pháp, cựu thế lực và các nhân tố bất hảo bị động chạm tới, cuộc bức hại ở xã hội người thường chỉ là phản ánh ở tầng thứ này. Ở bề mặt thấy đệ tử Đại Pháp có phương thức tu luyện khác với quá khứ, lại một nhóm đông người như vậy, khởi tác dụng chính diện thì đả phá sự quân bình giữa chính và tà, giữa tốt và xấu trên thế gian; vậy nên nhân tố bất hảo sẽ vùng dậy; nhưng không đến nỗi dẫn khởi cuộc bức hại to lớn đến như thế này. Mà là nhân tố cựu vũ trụ an bài; đồng thời sinh mệnh bất hảo ở các không gian trong thời Chính Pháp không ngừng trầm tích, rơi xuống, đã tạo thành một trường không gian đặc biệt bất hảo ở thế gian, khiến đạo đức xã hội trượt dốc hàng ngày, khiến nhân tâm đại biến; ở thế gian hiển hiện ra càng loạn; làm khó hơn nữa cho việc cứu độ chúng sinh; đồng thời biểu hiện của ma càng lớn hơn. Đối diện với tình huống như thế, các đệ tử Đại Pháp có thể vượt qua là không hề dễ dàng, còn chưa kể đến phải cứu độ chúng sinh đã bị loạn quá đi rồi.
Lúc bắt đầu, là [vì] chưa biết làm thế nào, có [người] chưa đủ trầm tĩnh. Khi đối mặt với áp lực, trong các đệ tử Đại Pháp thì các chủng loại trạng thái tu luyện đều có; vậy nên khiến cho đệ tử Đại Pháp khi khởi sự làm việc rất khó hợp tác. Trong tu luyện là có [vị] không tinh tấn và có [vị] tinh tấn; cũng có các loại tâm con người trộn lẫn với nhau, thế mới khiến sự việc trở nên phức tạp. Trước đây tôi từng giảng, tôi nói rằng không ai bức hại nổi Pháp này; chỉ có đệ tử Đại Pháp thực thi không tốt thì mới khởi tác dụng bất hảo. Như mọi người thấy rồi, cuộc bức hại này, nó đối với đệ tử Đại Pháp như thế nào? Hoàn toàn bất lực. Cuộc bức hại chỉ có thể trợ giúp tăng uy đức của người tu luyện, ngoài đó ra thì nó không là gì cả; không có tác dụng gì; chỉ có thể là trong bức hại mà tự huỷ diệt chính nó. Nhưng trong cuộc đọ sức chính-tà này, các đệ tử Đại Pháp từ hợp tác không tốt, dần dần trở nên có thể hợp tác, rồi sau đó dần dần trở nên lý trí hơn. Cho tới hôm nay, mặc dù còn có rất nhiều việc, còn có rất nhiều địa phương vẫn tồn tại hiện tượng hợp tác không tốt; từ tổng thể mà xét, tổng thể đệ tử Đại Pháp đã nếm trải tu luyện và chứng thực Pháp trong những năm qua, rèn luyện ngày càng thành thục, ngày càng lý trí. Từ không biết làm thế nào, dần dần đã biết thực thi ra sao, từ không lý tính đã dần dần sang có lý tính rồi.
Tu luyện quá khứ, nó chỉ là vấn đề viên mãn cá nhân; thực thi được tốt hay xấu là vấn đề cá nhân. Hiện tại cần cứu độ chúng sinh, vậy là liên quan đến vấn đề hợp tác với nhau, vấn đề phối hợp. Trong quá trình hợp tác, là có nhân tâm phản ánh ra. Đáng mừng là, dù thế nào đi nữa, dòng chủ lưu vẫn luôn là tốt, nguyện vọng của mọi người là đúng. Bất kể nhân tâm có khởi tác dụng như thế nào, và nhân tố mà cựu thế lực an bài đang khởi tác dụng, nhưng xuất phát điểm của mọi người là chứng thực Pháp, điểm ấy là không ai lay động được; do đó sự việc chứng thực Pháp này không có bị đình trệ, sự việc cứu độ chúng sinh này cũng không có bị đình trệ. Hợp tác chưa tốt thì tự mình làm; trên diện rộng mà hợp tác chưa tốt thì làm ở diện nhỏ; có thể hợp tác tốt thì làm cùng nhau; dù sao đi nữa, chư vị đã vượt qua rồi; tôi mong rằng từ nay trở đi mọi người phải lý trí hơn nữa làm thật tốt những việc mà chư vị cần phải làm.
Chứng thực Pháp và tu luyện cá nhân đến bước này, thì quả thực không dễ dàng gì. Mọi người rèn luyện đã thành thục rồi; trên thực tế quá trình rèn luyện ấy, cũng là quá trình vứt bỏ cái tâm con người. Đề cập tới đây, hết thảy những gì chư vị làm đều là có liên hệ với tu luyện cá nhân, tuyệt không phải cô lập vì một sự việc nào đó mà làm, hoặc thực hiện đơn nhất một sự việc nào đó. Hết thảy tất cả đều là liên hệ với Chính Pháp, hết thảy tất cả đều có liên hệ với trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, hết thảy tất cả lại còn có liên hệ với tu luyện cá nhân của chư vị, đó đều là ‘bất khả phân’. Vì vậy chư vị thực thi điều gì thì sẽ phản ánh lên trạng thái tu luyện của chư vị. Về phối hợp giữa chư vị với nhau, trong tâm bất bình, kích động tức giận, những lúc ấy rất khó xét nghĩ bản thân, thử xem trạng thái bản thân thế nào, xuất phát điểm là tâm nào của con người. Đa số là ý kiến của bản thân không được chấp nhận, hoặc coi thường người khác; phản ánh của loại tâm ấy là mạnh mẽ nhất. Tôi thấy được rằng hiện nay vẫn còn hiện tượng đó tồn tại. Nhưng dù thế nào đi nữa, tu luyện mà, hy vọng rằng mọi người có thể rèn luyện càng ngày càng thành thục, càng ngày càng lý trí, càng ngày càng có thể như người tu luyện đang thực thi các việc.
Trước đây tôi từng nói rằng, thời gian Chính Pháp sẽ không quá dài, [mà] rất ngắn. Tôi từng hy vọng rằng chư vị rất nhanh sẽ thành thục, rất nhanh sẽ lý trí lên; khiến sự việc này chỉ trong một thời gian ngắn là kết thúc rồi. Nếu các đệ tử Đại Pháp đều chưa lý trí, đều chưa trở nên thành thục, mãi vẫn dùng nhân tâm làm các việc, biểu hiện mạnh mẽ như thế, thì sự việc này làm sao hoàn tất đây? Sao có thể nói rằng đệ tử Đại Pháp đã tu luyện tốt rồi?
Còn nữa, về việc cứu độ chúng sinh này, có một số người [vẫn] rất khó mà [thực hiện] một cách khẩn trương; hiện nay các đệ tử Đại Pháp làm các việc chỉ là một số người đang làm. Có một số người chưa bước ra, không coi trọng; coi việc cứu độ chúng sinh xem như không có trọng yếu đến thế. Thực ra, trách nhiệm của chư vị khi là đệ tử Đại Pháp toàn bộ đều ở trong đó cả. Việc cứu độ chúng sinh mà không làm, thì chư vị không hoàn thành trách nhiệm đệ tử Đại Pháp của chư vị, tu luyện của chư vị sẽ tương đương như bằng không; bởi vì để chư vị làm đệ tử Đại Pháp không phải là vì để viên mãn cá nhân của chư vị, mà là [vì] sứ mệnh trọng đại mang trên thân.
Tôi hy vọng rằng càng về sau mọi người nên là càng [hành xử] như đệ tử Đại Pháp hơn nữa, phối hợp tốt hơn nữa. Làm việc thì nghĩ đến người khác, gặp mâu thuẫn thì nghĩ đến bản thân mình; lời này có thể mọi người đều biết nói, cũng đều minh bạch, nhưng vào lúc then chốt thì không nghĩ ra. Mỗi lần Pháp hội tôi đều nhắc lại những lời này, đều phó chúc cho mọi người. Nếu chư vị đều có thể thực hiện được điểm ấy, [thì] nội bộ chư vị không có mâu thuẫn. Nếu đều có thể thực hiện được điểm ấy, [thì] mọi việc gì đều có thể giải quyết, hơn nữa chư vị sẽ phối hợp rất tốt đẹp.
Còn nói về việc những [học viên] từ Trung Quốc ra mà không hiểu xã hội quốc tế, chỉ là một phương diện đó, tôi nghĩ rằng một thời gian rất ngắn nữa thì chư vị sẽ minh bạch, sẽ hoà nhập vào trong xã hội nơi đây. Đó không phải vấn đề lớn nhất. Vấn đề lớn nhất chính là nhân tâm quá nhiều. Tất nhiên, nói tới ‘nhân tâm’; khi chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, về phương diện tu luyện thì chính niệm phải mạnh; sinh hoạt bình thường, trong xã hội này thì biểu hiện không được là siêu thường. Chư vị nói ‘tôi là nên phải sinh sống như Thần’, đi ngoài đường cũng khác thường, cử chỉ lúc bình thường cũng không giống ai nữa, thế thì đã đi sang một cực đoan khác. Cần tu luyện một cách phù hợp ở mức lớn nhất với trạng thái của xã hội người thường; đó cũng là điều tôi giảng. Do đó cần tu một cách lý trí, tu một cách đường đường chính chính. Về quan hệ này, tôi nghĩ rằng chư vị cũng không khó an bài; thời gian lâu rồi thì cũng đều biết được là như thế nào. Những [vị] không được lý trí lắm thì cũng không quá nhiều nữa.
Dù sao đi nữa, phàm đã ở trong hoàn cảnh này của đệ tử Đại Pháp mà biểu hiện thất thường: không lý trí lắm; nói lung tung vô bổ; có [vị] chuyên tìm gặp giao du những [ai] không tinh tấn, nhân tâm quá nhiều chứ không giống người tu luyện, gây tác dụng phụ diện; có [vị] còn có lúc gặp gỡ đặc vụ; lại nữa, còn có những [vị] không lý trí chuyên gây rắc rối giữa các học viên. Tôi thật sự rất lo lắng cho tương lai của những vị này. Nhưng tôi cũng nghĩ [về những học viên mà], một khi xuất hiện những vấn đề này, liền không nghĩ đến tình huống tu luyện của bản thân mình, chỉ nghĩ đến cá nhân này có gì không tốt, vị ấy là người ra sao; chứ lúc ấy không thử nghĩ xem, vì sao trong đệ tử Đại Pháp xuất hiện người như vậy, phát sinh loại sự việc như thế? Họ chẳng phải chính là nhắm vào những người đó mà đến sao? Nhắm vào những cái tâm con người kia mà đến? Nhất định là như vậy. Trong tu luyện không có việc gì là vô duyên vô cớ cả. Khi trong chúng ta xuất hiện trạng thái không đúng đắn và hành vi của người không tốt, thì là nhắm vào nhân tâm mà đến. Chúng ta không thừa nhận an bài của cựu thế lực; hễ làm không tốt liền sẽ bị dùi vào sơ hở; có lẽ ở phương diện này cần nhắm thẳng như thế thì mới xuất hiện. Một khi sự việc loại này xuất hiện, mọi người đều sốt ruột: ‘Sao lại khiến đệ tử Đại Pháp mất mặt như thế, xuất hiện những người như thế?’ Nhưng mọi người đều chưa thử nghĩ xem: ‘Bản thân chúng ta chẳng phải ở phương diện nào đó chưa đúng sao?’ Thực ra [nếu] bản thân quả thực đã minh bạch rồi, thực hiện ngay chính rồi, [thì] những người đó, những biểu hiện đó đã không có rồi; là vì trong các đệ tử Đại Pháp sẽ không xuất hiện bất kể sự việc vô duyên vô cớ nào, cũng không cho phép; ai cũng không dám. Chư vị chớ coi tà ác chúng tà ác đến thế, chúng không dám làm thế. Nhân tố cựu thế lực chúng mà dám khởi tác dụng ấy ở các đệ tử Đại Pháp, thì là vì chư vị còn có nhân tâm như vậy; cần những người như thế xuất hiện. Về phương diện này mọi người nhất định phải thanh tỉnh.
Rất nhiều việc mà trước đây tôi không định giảng, tôi cũng không thể giảng. Giảng ra rồi thì cái khó sẽ trở thành lớn hơn, biến thành phiền phức hơn; bởi vì cựu nhân tố chúng cảm thấy rằng ‘Nếu Ngài giúp đột phá thông hết những việc này rồi, thì nhân tâm kia sẽ không vứt bỏ đi được nữa’. Chúng thậm chí còn khiến những người kia vì thế mà đi sang phía phản diện, xuất hiện phiền phức lớn hơn nữa. Do vậy phải là chư vị tự mình vượt qua; bởi vì Pháp đã truyền cho chư vị rồi, mọi người đều đang tu, điều gì cũng có thể ở trong tu luyện mà giải quyết; chính là chư vị có dụng tâm mà tu hay không. Thật sự dụng tâm tu, thì điều gì cũng có thể giải quyết.
Những điều tôi vừa giảng, cũng chính là muốn bảo mọi người rằng, bất kể trong nội bộ đệ tử Đại Pháp có xuất hiện vấn đề gì, [thì] nhất định là nhắm vào ‘nhân tâm’ của những vị nào đó hoặc một nhóm các vị nào đó; nhất định là như thế. Cựu thế lực kia cũng không dám phá hoại Chính Pháp, là vì sự việc Chính Pháp này mà bị phá hoại mất, thì vũ trụ cũng không tồn tại nữa. Các đệ tử Đại Pháp là đang ‘trợ Sư Chính Pháp’, việc này cũng là mang tính quyết định; không ai dám thật sự phá hoại. Cựu thế lực là ý muốn chiểu theo những gì chúng muốn mà làm sự việc này. Trong tu luyện của chư vị, vứt bỏ nhân tâm như thế nào? Sư phụ có cách làm của Sư phụ, chúng có cách làm của chúng. Nhưng dù thế nào đi nữa, cũng đừng để chúng dùi vào sơ hở; trong tu luyện cần tự xét mình thật nhiều. Bất kể là xuất hiện vấn đề gì, đầu tiên hãy tự xét mình, xét nhóm mà lúc đó làm việc, khả năng là sẽ tìm thấy gốc rễ của vấn đề.
Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo. Quá khứ hoà thượng và một số người tu luyện giảng rằng, nói “Phật tại tâm trung”, phải hướng nội tâm mà tu; thực ra điều họ nói đều là cái ý này. Trên thực tế chính là như thế. Xã hội nhân loại hầu như ở trung tâm của vũ trụ này, ở trung gian giữa vật chất lớn nhỏ. Nhìn ra ngoài, ‘kỳ đại vô ngoại’, lớn đến mức vô biên vô tế; trước đây tôi giảng cho mọi người về vũ trụ này lớn đến nhường nào, không ngừng giảng, cuối cùng tôi không giảng nữa, không cách nào có thể giảng; là vì ngôn ngữ con người cũng hết lời rồi, tư tưởng của con người cũng không dung nạp nổi. Chỉ có dùng tư duy của Thần mới có thể lý giải. Cũng như vậy, nhìn vào trong, vũ trụ này cũng lớn đến mức như thế. Tôi nhớ trước đây có một bộ phim nào, [trong đó] một giọt nước rơi xuống, sau đó đưa giọt nước đó phóng đại, phóng, phóng, phóng, phóng đến rất lớn, biến thành rất nhiều phân tử nước. Sau đó nhắm vào một phân tử nước mà phóng đại nữa, phát hiện rằng phân tử nước đó là do rất nhiều lạp tử cấu thành; mà sự tổ [hợp tạo] thành của những lạp tử đó lại giống như tinh cầu của vũ trụ. Sau đó lại nhắm vào tinh cầu đó phóng đại nữa, liền nhìn thấy lạp tử tổ [hợp tạo] thành nên phân tử nước của nó, trên đó có thể giới, có thành thị, có núi, có hải dương. Tiếp đó, lại đưa một giọt nước mưa đang rơi trong thế giới đó mà phóng lớn lên, thì lại là vũ trụ quảng đại. Vô biên vô tế như thế, cứ thế mãi không hết. Tất nhiên, bản thân tác giả, ông ấy có thể là theo một loại cách nghĩ của khoa học; nhưng tư tưởng ấy tuyệt đối không phải là tự bản thân con người có thể suy nghĩ ra được. Nói về ví dụ ấy, thì thực ra tình huống chân thực còn phức tạp, còn lớn hơn nữa so với điều mà ông ấy tưởng tượng. Lạp tử đó vi quan đến mức độ nào, [điều ấy] quả thực không cách nào tưởng tượng. Trong một hạt cát có vô biên vô tế vô số các không gian quảng đại, vô biên vô tế vô lượng chúng sinh. Đạo gia giảng vũ trụ là đại vũ trụ, thân thể người là tiểu vũ trụ; chỉ vậy sao? Thân thể người và vũ trụ bên ngoài mà so sánh thì giống như lớn nhỏ [khác nhau]; thực ra không phải khái niệm như vậy. Vô luận là hướng ngoại hay hướng nội, đều là vô lượng vô tế. Mức độ vi quan của vật chất, nhân tố bản nguyên cấu thành nên tư tưởng con người, [cái] nhân xuất phát của hết thảy các sự vật, bản nguyên nhất của hết thảy các biểu tượng, thì sau này chư vị tự mình xem đi; phức tạp quá khó giảng được. (Sư phụ cười)
Tôi vừa giảng, tu luyện là phải hướng nội tu. Không chỉ là vậy; các đệ tử Đại Pháp trên thế giới, ở các địa phương khác nhau, đều đang bao phủ trùm một diện tích khá lớn. Nói cách khác, chư vị ở thế giới này, nhìn thì chư vị là người tu luyện, cái trường của chư vị có thể ảnh hưởng hoàn cảnh chung quanh chư vị; đó là dùng ngôn ngữ nông cạn thông tục mà giảng. Thực ra toàn thể thế giới này, đã bị đệ tử Đại Pháp mỗi người bao thầu một phần rồi; biểu hiện là ở trên trái đất này; mà con người trên trái đất lại đối ứng với vũ trụ. Nếu họ tới đây để đắc Pháp, thì họ chính là đại biểu cho chúng sinh ở thể hệ của họ, sau lưng họ có thể hệ rộng lớn. Mà thể hệ ấy lại được tổ [hợp tạo] thành như lạp tử; nó không phải chỉ đến đó là hết; mà thể hệ ấy nó ở vi quan hơn còn có [các] thể hệ rộng lớn ở vi quan hơn. Mà các lạp tử cấu thành một vị Thần là có bao nhiêu? Tất cả các lạp tử ấy đều là các thể hệ to lớn, rộng lớn. Lại lên cao nữa thì cũng như thế, lặp lại, lặp lại, trùng phục lại. Như vậy trên trái đất chính là một cá nhân trong thế giới này. Đệ tử Đại Pháp không chỉ là như vậy, mỗi cá nhân đều đã bao trùm một diện rất lớn rồi, trong đó bao quát rất nhiều người. Tâm của đệ tử Đại Pháp nếu bất ổn, sẽ khiến hoàn cảnh chung quanh chư vị phát sinh biến hoá. Khi chư vị hoảng sợ, chư vị phát hiện chúng sinh đều không đúng như bình thường nữa. Khi chư vị biến đổi thần tình trở thành tươi tỉnh thảnh thơi, tấm lòng rộng mở, lạc quan, thì chư vị phát hiện rằng hoàn cảnh chung quanh cũng khác rồi. Trong khi giảng chân tướng, khi chứng thực Pháp, khi chư vị làm các việc mà phát sinh khó khăn, [hãy] điều chỉnh điều chỉnh bản thân, dùng chính niệm suy xét vấn đề, có thể sẽ rất hiệu dụng.
Thuận theo việc Chính Pháp không ngừng tiến về phía trước, loại biểu hiện như thế này ngày càng minh hiển; là vì lực lượng chư vị ngày càng lớn, lực lượng tà ác ngày càng tiêu trừ. Khi nhân tâm của chư vị rất nặng nề, lại còn có tà ác và các nhân tố bất hảo can nhiễu, thì biểu hiện ra là chư vị [mà] mạnh [lên] thì nó yếu [đi], chư vị yếu [đi] thì nó mạnh [lên]. Thuận theo sự tiến triển của Chính Pháp, các nhân tố bất hảo ngày càng tiêu nhược, [đến] khi không sánh được, thì chư vị sẽ biểu hiện ra càng ngày càng mạnh. Tương lai hãy nhìn xem, lúc bấy giờ các đệ tử Đại Pháp càng ngày càng hiển xuất năng lực ra; nhưng khi tới bước đó rồi thì cũng là đến cuối cùng rồi, cuối cùng của cuối cùng rồi. Vì thế các đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp, cứu độ chúng sinh, [thì] thái độ của bản thân, trạng thái tư tưởng, cách thực hiện, thảy đều then chốt phi thường, có thể quyết định sự biến hoá trên thế gian. Một cá nhân có thể quyết định một phạm vi, mà nhiều đệ tử Đại Pháp hơn nữa, nhiều đệ tử Đại Pháp đến như thế, hằng mấy nghìn vạn người, tư tưởng ấy hễ động, có thể không phải là chuyện nhỏ nữa.
Thời đương sơ ban đầu. tuy các đệ tử Đại Pháp khiến xã hội Trung Quốc phát sinh biến hoá rất lớn —người tu luyện nhiều lên, người tốt việc tốt xuất hiện không ngừng; báo chí các nơi cũng không ngừng đăng bài rằng đệ tử Đại Pháp có biểu hiện như thế nào, tốt đẹp ra sao; phát thanh, quảng bá tin tức, đài truyền hình cũng đăng báo cáo— tác dụng chính diện ấy, đã đánh động đến nhân tố phụ diện. Nội trong tam giới chính là ‘tương sinh tương khắc’. Xã hội nhân loại không phải là xã hội của Thần, nó là xã hội có cả thiện và ác đồng thời. Kể cả thân thể con người cũng là do thiện ác hai chủng nhân tố đồng thời cấu thành. Hết thảy các nhân tố vật chất trên thế giới đều như thế; chư vị ăn các thứ ngũ cốc lương thực khác thì cũng như thế; do vậy cấu thành nên nhân tố của chư vị cũng là vật chất ở không gian này. Khi mà chư vị [có] lý tính, khi biểu hiện rất lương thiện, thì [ở] chư vị chính là Phật tính, chính là Thiện. Khi người ta không có lý trí, khi bị kích động, khi giận dữ, khi thậm chí mất cả lý tính, thì chính là ma tính; chỉ bất quá là mức độ biểu hiện bất đồng mà thôi. Vậy nên, khi chư vị cứu độ chúng sinh, khi chứng thực Pháp trong hoàn cảnh thế gian này, chúng sinh cũng sẽ có biểu hiện như thế. Khi chư vị giảng thanh chân tướng, thì nhắm vào cũng là những người có thiện-ác lớn nhỏ khác nhau. Dù thế nào đi nữa, thế giới tuy là thiện-ác cùng có đồng thời, nhưng xã hội nhân loại là cần dùng Thiện để duy hộ. Tuy nhân loại không có Chính Lý, nhưng nó có một điều phổ quát mà mọi người đều công nhận là trạng thái do Thiện duy hộ; do vậy khi giảng chân tướng cũng nên phải thanh tỉnh lý tính mà làm. Đệ tử Đại Pháp khi giảng chân tướng [mà] muốn khiến người ta có cải biến, muốn có thể cứu được cá nhân ấy, [thì] chư vị không được kích động nhân tố phụ diện của con người. Nhất định phải Thiện, thì mới có thể giải quyết vấn đề, mới có thể cứu được cá nhân đó.
Trước đây tôi cũng đã giảng cho mọi người về thế nào là Thiện. Có người nói rằng ‘Bạn cười tươi tỉnh một chút với người ta, bạn biểu hiện rất thân thiện, thì đó là Thiện rồi’. Đó chỉ là con người biểu hiện ra một loại trạng thái hữu hảo. Cái Thiện chân chính, là người tu luyện ở trong quá trình tu luyện, trong quá trình tu Thiện, đã tu thành Chân Thiện. Khi đối diện với chúng sinh, vì chư vị có phía mà chưa tu xong, do vậy chư vị không thể hoàn toàn biểu hiện ra phần thành Thần vốn tu luyện xong. Khi cần thiết, chư vị cần phải lý trí, thanh tỉnh như một người tu luyện, để trách nhiệm của mình, để chính niệm của mình làm chủ đạo, sau đó cái Thiện chân chính của chư vị mới có thể triển hiện xuất lai; đó chính là sự khác nhau giữa người tu luyện và Thần. Đây là Từ Bi; Ông không có cố ý biểu hiện ra, không phải là biểu hiện thiện ác hay vui thích của con người. Không phải là ‘bạn đối với tôi tốt thì tôi biểu hiện Thiện với bạn’. Ông không có đòi giá cả, không kể báo đáp; hoàn toàn là vì chúng sinh. Vì thế Từ Thiện này hễ xuất lai, thì lực lượng của Ông là vô tỷ; bất kể nhân tố bất hảo nào cũng đều bị giải thể. Từ Bi càng lớn, thì lực lượng đó càng lớn. Là vì trước đây xã hội nhân loại không có Chính Lý, vậy nên con người là không dùng Thiện để giải quyết vấn đề; con người xưa nay đều dùng thủ đoạn chinh phạt để giải quyết vấn đề của con người; do đó điều ấy trở thành cái Lý của con người. Người mong muốn thành Thần, bước xuất khỏi trạng thái con người, thế thì phải vứt bỏ loại tâm ấy, phải dùng Từ Bi để giải quyết vấn đề.
Thực ra Từ Bi là năng lượng rất to lớn, là năng lượng của Chính Thần. Càng Từ Bi thì năng lượng càng lớn, các thứ bất hảo đều bị giải thể rớt cả. Đó là điều, mà trước đây Thích Ca Mâu Ni, hoặc những người tu luyện khác cũng vậy, đều chưa từng giảng. Biểu hiện lớn nhất của Thiện chính là Từ Bi; Ông là thể hiện năng lượng to lớn. Ông có thể giải thể hết thảy những gì không đúng đắn. Tất nhiên, năng lực Từ Bi thuận theo sự tăng trưởng của tầng thứ mà tăng trưởng theo; vì thế Ông cũng quyết định tầng thứ lớn nhỏ. Lực lượng quyết định sự cao thấp của quả vị tầng thứ; đây là khẳng định.
Những gì tôi vừa giảng là để bảo mọi người rằng, hiện nay khi giảng chân tướng, cứu độ chúng sinh thì cần phải thực thi tốt hơn nữa, làm sao cho thực thi tốt hơn nữa. Tôi là giảng vòng quanh điều ấy. Pháp hội lần trước tôi đã giải đáp cho chư vị một số câu hỏi rồi; vì vậy lần này không định giảng nhiều. Giảng nhiều nữa thì cũng là giải [thích] «Chuyển Pháp Luân», giảng nhiều thì chư vị bản thân sẽ ít suy xét đi; do vậy không định giảng nhiều. Mấy năm nay thời gian giảng Pháp không nhiều cũng là vì nguyên nhân ấy; thế nào cũng phải dành cho bản thân chư vị tu, cũng phải để bản thân chư vị tiến tới thành thục. Sư phụ mà liên tục giảng cho đến cuối cùng, thì cũng không tính là chư vị tu. Gặp phải một số vấn đề lớn thì tôi sẽ ra giảng. Nếu không có trở ngại việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, thì tôi không ra giảng. Không phải là về chỉnh thể có vấn đề tồn tại một cách phổ biến, thì tôi không giảng; để chư vị bước đi [thành] con đường của mình; đó là điều tôi muốn.
Tôi thấy rằng, tôi giảng tới đây thôi. Pháp hội của chư vị còn phải tiếp tục. Lần này là tới gặp mọi người một chút. Tôi biết có một số là từ các quốc gia khác tới, không xa [thì cũng] hàng vạn dặm. Tới để mở Pháp hội; một mục đích là [qua] Pháp hội có thể học hỏi [người khác], giữ sở trường bù sở đoản. Trong tu luyện, trong việc chứng thực Pháp này, có thể bước đi tốt con đường ấy, khiến bản thân thực thi tốt hơn; một [mục đích] nữa là, rất nhiều người muốn tới gặp Sư phụ; tôi [đều] biết. (vỗ tay nhiệt liệt) Tôi cũng muốn gặp mặt mọi người; vì thế tôi đã tới. (vỗ tay nhiệt liệt). Hảo, tôi giảng tới đây thôi; cảm ơn tất cả. (vỗ tay nhiệt liệt)
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: ttp://big5.minghui.org/mh/articles/2009/7/23/205195.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh:
//en.minghui.org/emh/articles/2009/7/26/109522.html
Dịch ngày: 30-7-2009, chỉnh sửa 4-8-2009. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ bất khả phân: không thể tách rời, không thể phân tách.
▪ chính: một từ chính này, một khái niệm chính này có mấy sắc thái khác nhau; ta tham khảo các từ trái nghĩa: (i) tà, oai với nghĩa là bất chính, không ngay chính; ví dụ: tà môn oai đạo; (ii) phụ với nghĩa tiêu cực, không chính diện, hoặc chỉ một trong hai chủng vật chất cao tầng; ví dụ: phụ diện (mang tính tiêu cực), vật chất phụ (hai loại vật chất chính và phụ); và (iii) phản với nghĩa đối lập, trái với lẽ thuận; ví dụ: phản Lý; người dịch giữ nguyên cách dùng từ chính-tà, chính-phụ, chính-phản này; như vậy, cặp từ chính-phụ là không có giống nghĩa mà người Việt thường hiểu.
▪ lục tứ: ngày 4 tháng 6; là nói về sự kiện 4-6-1989 ở Thiên An Môn, Trung Cộng dùng bạo lực đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ.
▪ lý tính: tính hợp lý, có lý trí, có lý.
▪ nhân tâm: cái tâm của con người, của người thường.
▪ Phật tại tâm trung: Phật ở trong tâm.
▪ phó chúc: giao phó, dặn dò.
▪ phô thiên cái địa: rợp trời dậy đất, khí thế lớn mạnh át đi tất cả.
▪ thành thục: trưởng thành (thành) và chín chắn (thục).
▪ trợ Sư Chính Pháp: hỗ trợ Sư phụ trong việc Chính Pháp.
▪ Trung Cộng: Đảng cộng sản Trung Quốc.
▪ vô biên vô tế: không biên giới không ngằn mé.
▪ vô tỷ: không sánh nổi, không gì sánh nổi.