Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996]
Lý Hồng Chí
Ngày 12 tháng 10 năm 1996
Tôi hết sức cảm tạ chính phủ Houston và nhân dân Houston đã cho tôi vinh dự, tôi cũng hy vọng quảng đại đệ tử Pháp Luân Công cũng như tôi cảm tạ sự ủng hộ và ưa chuộng của họ đối với Đại Pháp. Chúng ta dùng tiếng vỗ tay để biểu thị sự hồi kính, được không? (Vỗ tay) Tôi muốn đem sự thành ý hữu hảo của chính phủ Houston và danh dự mà chính phủ Houston đã cho tôi mang đến cho tất cả đệ tử Pháp Luân Công và nhân dân Trung Quốc.
Tôi vẫn luôn nhớ đến đệ tử Pháp Luân Công tại Mỹ, bao gồm đệ tử người da trắng, người da đen, người da vàng, còn có đệ tử của các chủng tộc khác. Có thể đắc Pháp cũng đều là duyên phận của chư vị đã đến. Nên cứ muốn đến để xem mọi người tu luyện như thế nào.
Rất nhiều người chưa từng gặp tôi, nhưng mà rất nhiều người đều đã đọc sách rồi, cũng đã biết đến Pháp này, cứ luôn cảm thấy không gặp mặt Thầy dường như là trong tâm không mấy vững lòng, dường như là sau khi gặp tôi thì trong tâm sẽ vững lòng hơn. Thật ra, ở trong những bài văn ngắn kia —mà mọi người gọi kinh văn— tôi đã nói với mọi người rồi, không gặp mặt tôi vẫn có thể tu được như nhau, vẫn có thể đắc được những gì đáng được đắc như nhau, cái gì cũng đều không bỏ sót, bởi vì tu luyện chân chính không ở tại hình thức, không ở tại có gặp được Sư phụ hay không? Mọi người đều biết Phật Thích Ca Mâu Ni không tại thế đã hơn hai nghìn năm rồi, nhưng mà người hậu thế vẫn tiếp tục đang tu. Họ cũng không cách nào gặp được Phật Thích Ca Mâu Ni, vẫn có thể tu thành như nhau. Đó là bởi vì Ông có kinh sách tại nhân gian, Ông có Pháp thân ở đây độ nhân.
Tôi đã là truyền một bộ Pháp lớn như vậy, mọi người có thể đều đã hiểu rõ được từ trong sách rồi, trong lịch sử xưa nay đều chưa từng có người làm một việc lớn như vậy. Đem một bộ đạo lý chân chính, một cách hoàn chỉnh, có hệ thống, có thể lên được trời mà giảng ra cho nhân loại. Trong quá khứ là không cho phép, trong xã hội nhân loại quá khứ là tuyệt đối không thể lưu lại những thứ này cho nhân loại.
Đương nhiên có rất nhiều người đã từng đọc kinh sách của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thật ra đó là người đời sau chỉnh lý, là không hoàn chỉnh, đã giảng một số đạo lý, người đời sau trong chỉnh lý dựa vào truyền thuyết và ký ức, cho nên là đứt đoạn không liên tục. Tại sao lại như vậy? Bởi vì đây cũng là Thần cho phép duy nhất được lưu lại cho nhân loại tại đoạn lịch sử ấy. Lúc đó Phật Thích Ca Mâu Ni thật sự đã giảng rất nhiều, nhưng do Ấn Độ lúc đó còn chưa có văn tự, chưa thể lập tức ghi chép lại. Năm trăm năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế người đời sau mới đem những gì Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dùng văn tự chỉnh lý ra. Đương nhiên thời gian, địa điểm, trường hợp, tính nhắm thẳng vào hoàn cảnh người thời đó, đều đã xảy ra biến hóa, nên đã không có cách nào tìm lại hết thảy những điều ấy. Nhưng mà dù như vậy đi nữa, kinh Phật vẫn còn có thể khiến người thật sự muốn tu luyện lĩnh hội được Phật lý từ trong đó, nhưng mà từ [góc độ] Phật lý hồng đại mà nói thì Nó lại không phải là hoàn chỉnh, càng không phải là Pháp căn bản của vũ trụ một cách hệ thống. Nhưng mà Thích Ca Mâu Ni là Phật, những lời Ông giảng ra xác thực có mang Phật tính cùng thể hiện của tầng Phật lý ấy. Giê-su, Lão Tử cũng giống như tình huống của Thích Ca, đều không có lưu lại những ghi chép về những gì họ giảng Pháp thời đó. Những cao tăng tu luyện xuất lai qua các thời đại cũng là như vậy.
Tôi thường giảng một câu như thế này, tôi nói tôi đã làm một việc tiền nhân xưa nay chưa từng làm. Trong đệ tử cũng lưu truyền một câu như thế này, rằng Thầy đã lưu lại cho con người một chiếc thang lên trời. Lời này Thần cũng có nói, chúng Thần nói: “Ông đã lưu lại cho con người một chiếc thang lên trời”. Những điều mà Thích Ca, Giê-su, Lão Tử lưu lại rất ít hoặc không hoàn chỉnh, là bởi vì trong quá khứ cũng không cho phép làm như vậy.
Bộ Pháp mà tôi giảng ra vô cùng lớn, chư vị chỉ cần tuân theo bộ Pháp này mà tu thì chư vị có thể viên mãn, đối với chúng sinh trong quá khứ thì đây là một việc không thể tưởng tượng. Trong đó những thiên cơ đề cập đến hết sức nhiều, hết sức lớn. Nhưng mà nếu chư vị không tu luyện, giở bộ sách này ra chư vị thử đọc một lần, chư vị sẽ phát hiện đây là cuốn sách bảo con người làm một người tốt như thế nào, điều được giảng là đạo lý, là một bộ sách như vậy. Nếu chư vị muốn tu luyện, chư vị đọc lại lần thứ hai, đừng cố ý đi đào sâu vào ý nghĩa của mỗi chữ, chư vị chỉ cần chú tâm đọc bộ sách này một lần. Sau khi đọc xong lần thứ hai, chư vị sẽ phát hiện Nó không phải là một cuốn sách thông thường, so với cảm nhận, nội hàm bên trong khi đọc xong lần thứ nhất, đều đã xảy ra biến hóa. Đợi đến khi chư vị đọc xong lần thứ ba, chư vị sẽ phát hiện nội hàm lại xảy ra biến hóa, lại không giống như hai lần trước. Chư vị cứ như vậy mà đọc tiếp tục, hoàn hoàn chỉnh chỉnh đọc hết ba lần, bộ sách này có lẽ chư vị đã không bỏ xuống được. Suốt đời đều không bỏ xuống được. Tại sao lại như vậy? Bởi vì từ bề mặt con người mà nói thì có hai nguyên nhân. Thứ nhất là con người đều có sự khát cầu đối với tri thức và chân lý; thứ hai là ở con người đều có Phật tính. Những gì trong sách giảng là Phật lý, Nó là tương thông với phía mặt Phật tính của bản thân chư vị. Chư vị vừa đọc được là đã cảm thấy thân [thiết]. Chân Pháp lý sẽ khiến chư vị kích động, chư vị sẽ cảm thấy đây chính là điều chư vị muốn.
Còn nữa, tu luyện phải có quá trình, khi bắt đầu học Pháp chư vị chỉ có thể hiểu rõ được đạo lý làm người tốt. Trên thực chất bên trong cuốn sách này đã bao hàm những lý trong cảnh giới khác nhau, những lý trong tầng thứ khác nhau. Như trong Phật giáo giảng trong tam giới có ba mươi ba tầng trời, trong tam giới có những tầng thứ khác nhau, chư vị muốn tu đến tầng trời nào thì chư vị phải biết được cái lý ở tầng trời ấy rồi chư vị mới có thể tu lên được, khi chư vị đạt được tiêu chuẩn ấy thì chư vị mới có thể thăng hoa. Chư vị muốn tu đến ngoài tam giới thì phải có lý của ngoài tam giới cho chư vị minh bạch, rồi mới có thể tu lên được. Bộ Pháp này có những nhân tố có thể chỉ đạo chư vị tu luyện lên những tầng thứ cao khác nhau. Nếu không, thì giống như tôi đã giảng là chư vị cầm sách giáo khoa tiểu học mà chư vị lên đại học thì chư vị vẫn là một học sinh tiểu học, bởi vì chư vị chưa nắm được tri thức của đại học, không chỉ đạo được chư vị đọc sách trong đại học, chính là cái đạo lý này. Nhưng mà cuốn sách này chư vị chớ coi là có rất nhiều thiên cơ được tiết lộ ra, nhưng mà người không tu luyện thì trên bề mặt cái gì chư vị cũng đều không thấy được. Nếu chư vị tu luyện, nếu chư vị hết sức chú tâm mà đọc bộ sách này, thì mới phát hiện ra nội hàm trong ấy hết sức lớn, lớn đến mức độ nào? Chư vị có thể tu cao ngần nào thì có thể chỉ đạo chư vị tu cao ngần nấy.
Tôi nói với mọi người, người mà đắc Pháp Luân Đại Pháp ấy, đều là có lai lịch, có duyên phận, có người có thể là sinh mệnh từ trên tầng thứ rất cao đến. Chư vị thấy những người ở trên thế gian này, mọi người dường như là như nhau cả, bởi vì từ trên bề mặt chư vị không thấy được họ là ai, nhưng mà tôi thường giảng câu này, truyền Pháp lớn nhường này cũng không phải tùy tiện cho người ta học, cho nên chư vị nghe được thì có thể là có duyên, chính là duyên phận đưa đến. Những lời tôi giảng không có một câu nào là thoát lời vô cớ, tương lai sẽ chứng thực. Đương nhiên tôi đã đem Pháp lớn thế này truyền ra, thì tôi phải chịu trách nhiệm với Nó. Độ nhân không được thì chính là tùy tiện tiết lộ thiên cơ, phá hoại thiên Pháp, đó là tuyệt đối không được, ai cũng không dám làm như vậy.
Mọi người biết rằng trong quá khứ ai mà tùy tiện tiết lộ thiên cơ sẽ dẫn đến trời phạt. Người tu luyện tại sao phải ngậm miệng không nói? Một là, con người quá chấp mê, hai là, không tu luyện thì cũng không được phép biết được chân tướng. Người tu luyện hiểu rõ thiên lý, nói ra đều là thiên cơ, tùy ý nói ra với người thường là tiết lộ thiên cơ, chính họ cũng phải rớt xuống. Vậy tại sao hôm nay tôi lại có thể làm được vậy? Hơn nữa có nhiều người đến thế tu luyện lên trên, sắp tu thành viên mãn? Chính là bởi vì tôi có thể chịu trách nhiệm đối với hết thảy, hơn nữa khi tôi làm sự việc này trước tiên suy xét đến việc chịu trách nhiệm đối với con người, đối với xã hội nhân loại, đối với chúng sinh các giới, đối với vũ trụ, đứng ở cơ điểm này thì tôi mới có thể làm cho nó tốt. Pháp đã bao hàm nội hàm của các tầng thứ khác nhau, những người tu luyện đến từ tầng thứ tương đối cao, nên hiện giờ có những đệ tử đã tu luyện đến tầng rất cao rồi, chính là dùng bộ Pháp này làm chỉ đạo.
Bộ Pháp này cao đến mức độ nào? Trong quá khứ người truyền Pháp nơi người thường không được phép giảng Pháp vượt khỏi tầng thứ của Phật, mục đích là không cho con người biết được ở trên tầng thứ cao hơn có Phật hay không, có Thần hay không. Bởi vì ở đây có một nguyên nhân: Con người cứ luôn dùng nhận thức của con người để tưởng tượng Thần Phật, đó là bất kính đối với Thần Phật; vậy thì Phật cao hơn mà cho người biết được, tùy tiện nói ra tên của Phật thì chính là phỉ báng Phật, hơn nữa người hiện đại còn lăng mạ Phật trong vô ý thức. Cổ nhân trong quá khứ là thực sự kính Thần Phật, con người hiện nay dù có tin cũng không phải thành tâm. Có rất nhiều người cảm thấy rất kính Phật, tên Phật ở ngay trên miệng họ mà hô thẳng tên họ ra, kỳ thực họ đã là đang phỉ báng Phật rồi. Con người trước kia khi nói ra chữ Phật này, người ta đều sẽ dâng lên cái tâm kính ngưỡng, tâm sùng kính, đều cảm thấy rất thần thánh. Người hiện nay không hề, kể cả trên thực đơn của bữa ăn cũng có cái tên “Phật nhảy tường”, rất tùy tiện.
Mọi người thử nghĩ xem, Phật nếu so với con người thì thần thánh vô tỷ, tư duy logic của người thường, kết cấu tư tưởng của người thường, phương thức biểu đạt bằng lời nói là không có trong cảnh giới của Phật, cho nên dùng nhân tâm làm thế nào đi nữa kỳ thực đều bất kính đối với Phật. Nhưng mà bởi vì Phật từ bi với con người, biết rằng con người là ở trong mê, lại là phản lý, bởi vậy không ghi nhớ lỗi lầm của con người, vì để độ con người, cho nên lại cho phép con người biết đến sự tồn tại của Phật. Vậy những Phật cao hơn, những Thần cao hơn mà cho người biết, thì con người sẽ dễ dàng tạo nghiệp đối với Ông, sẽ dễ dàng bất kính đối với Ông, chính vì lý do này nên không cho con người biết được, không cho con người biết được Phật trong tầng thứ cao hơn. Phật Như Lai xem người là người thường, nhỏ đến tội nghiệp, như hạt bụi nho nhỏ. Vậy những Thần rất cao, rất cao, quay đầu trở lại xem thì thấy Phật Như Lai cũng hệt như người thường vậy, bởi vì Ông quá cao. Vậy Ông xem con người là như thế nào? Chẳng là gì cả. Mọi người thử nghĩ xem, nhân loại lúc nào cũng cảm thấy con người ở trong xã hội người thường sống rất tốt, cho rằng con người là sinh mệnh xuất sắc nhất trong vũ trụ, trên thực tế cái hoàn cảnh xã hội người thường này là tầng thứ thấp nhất trong vũ trụ này, có thể nói là nơi dơ bẩn nhất trong những sinh mệnh của vũ trụ. Ở trong mắt những Thần rất cao mà nhìn, nơi nhân loại đây là bãi rác của vũ trụ, là bãi phân của sinh mệnh cao tầng. Vậy từ trong bãi phân dơ bẩn phát ra âm thanh gọi tên Phật, thì bản thân nó đã là bất kính, cho nên những Thần cao hơn là không cho con người biết được.
Những lời tôi vừa giảng có thể mọi người đều có chút ít không để ý. Tôi nói tôi truyền bộ Pháp này, con người không phải cứ tùy tùy tiện tiện là có thể đến để coi như tri thức mà nghe, chư vị có thể đến được có thể là chư vị có duyên, không tin mọi người hãy ghi nhớ lời tôi. Đương nhiên dù chư vị có duyên phận lớn cỡ nào đi nữa, chư vị đắc được rồi, tôi nghĩ chư vị nên trân quý. Đương nhiên mọi người ngồi đây đều sẽ trân quý. Nghìn dặm xa xôi thậm chí có người từ quốc ngoại đến, từ Hồng Kông đến, thậm chí có người từ Châu Âu đến, mục đích đều là vì tu luyện, một là muốn gặp mặt Sư phụ, hai là muốn đến nghe Pháp. Chính là bởi vì chư vị muốn hướng thiện, muốn tu luyện. Rất nhiều người coi những điều Sư phụ giảng như chân lý, kỳ thực chân lý của con người cũng không cách nào đo lường Đại Pháp, Ông là căn bản của vũ trụ. Cho nên tôi nghĩ, mỗi một người ngồi đây, đều nên trân quý cái duyên phận này, đã đắc bộ Pháp này thì chư vị hãy tu tiếp, đừng bỏ lỡ cơ hội này.
Phương thức mà Pháp này truyền ra so với bất kể lần nào độ nhân nào trong lịch sử đều khác nhau. Tại sao vậy? Mọi người đã thấy được sự khác biệt rồi, bởi vì bất cứ một loại Phật Pháp nào khi truyền ra Nó đều bảo con người xuất gia đi tu, tôi ở đây không giảng cái này. Tại sao không giảng cái này? Bởi vì Phật giáo ở trong cái vòng của Phật giáo mà bàn về Phật giáo, Đạo giáo ở trong cái vòng của Đạo giáo mà bàn về Đạo Pháp, vậy thì tôn giáo phương Tây thì nó cũng không nhảy ra khỏi giáo nghĩa của nó. Tôi lần này hoàn toàn nhảy ra khỏi phạm vi của tôn giáo mà giảng Đại Pháp căn bản của vũ trụ.
Quá khứ có người giảng, con người muốn tu luyện thì phải buông bỏ hết thảy lợi ích vật chất trong người thường, đi vào núi sâu rừng già, hoặc là đi vào trong chùa, hoàn toàn tách biệt với thế gian, với thế tục này, mới có thể đạt được thanh tĩnh mà tu luyện, mục đích là cưỡng ép con người từ trong tâm chấp trước về lợi ích vật chất mà giải thoát. Tôi không dẫn chư vị đi theo con đường như vậy. Tại sao vậy? Tôi thấy được một tình huống: con người muốn nhanh hết mức đạt đến viên mãn, đồng thời lại có thể khiến thật đông con người thế gian tu luyện, chỉ có tu ở trong xã hội người thường thì mới có thể đạt được. Kỳ thực ở trong hoàn cảnh phức tạp thì mới có thể thật sự tu luyện bản thân con người, mà so với việc tránh khỏi cái hoàn cảnh phức tạp này mà tu luyện thì thời gian còn ngắn hơn nhiều. Còn có một vấn đề then chốt chính là rất nhiều phương pháp tu luyện là không tu luyện chính mình, mà tu luyện phó nguyên thần, trong quá khứ đây lại là một đại thiên cơ, mọi người đọc sách có lẽ đều đọc thấy rồi. Tôi hôm nay chính là muốn chính chư vị tu luyện chính mình, tức là muốn đem Pháp này giao cho ‘chư vị’ thật sự, cho nên tôi đã lựa chọn là để chư vị ở trong hoàn cảnh phức tạp của người thường mà tu luyện. Tu như vậy đối với nhân loại cũng có chỗ tốt, trong tu luyện vừa không ảnh hưởng xã hội người thường, lại có thể mang đến chỗ tốt cho xã hội nhân loại. Người tu luyện cũng là một thành viên trong xã hội, có công việc, sinh hoạt bình thường, con người lại có thể học Pháp tu luyện, mãi cho đến viên mãn.
Tôi đã lựa chọn cho chư vị một con đường tu luyện như vậy, nên với các pháp môn tu luyện khác là hoàn toàn khác nhau. Bởi vì chư vị hoàn toàn đã nhảy ra khỏi phạm vi của tôn giáo, cho nên tôi thường hay giảng chúng tôi không phải là tôn giáo, tôi chỉ là đem Pháp này truyền cho con người, khiến con người đắc Pháp, có thể tu đến cuối cùng thì có thể viên mãn. Nếu như có người trong đời này họ không thể tu luyện, vậy thì khi họ biết được đạo lý bề mặt của bộ Pháp này, thì họ sẽ làm một người tốt, như vậy cũng có ích đối với xã hội, có thể khiến nhân tâm hướng thiện.
Xã hội hiện nay vấn đề xuất hiện liên miên không dứt. Mọi người biết đấy, pháp luật chế định nhiều đến mấy, vẫn có người phạm tội. Vấn đề hễ xuất hiện liền chế định những pháp luật mới, lại phạm tội thì lại chế định. Nhân loại đã hạn chế chính mình quá nhiều rồi, hơn nữa nhân loại hiện giờ đã không còn cách nào khác đành phải hứng chịu hết thảy những gì mà nhân loại tự tạo ra cho mình. Ngày càng phong bế mình càng nghiêm ngặt, ngày càng từ phương diện này mà đi đến cực đoan, đồng thời lại càng khiến con người không nhận thức được chân lý của vũ trụ. Thật ra nguyên nhân khiến xã hội bất an không phải ở điều lệ pháp luật nhiều hay ít, nhân tố khiến tất cả từ dân tộc đến cá nhân bất an chỉ là một chữ –– Đức. Chính là tâm tính của con người đã không được nữa rồi, con người hiện nay đã mất đi quy phạm của người, cho nên mới khiến xã hội loạn như vậy. [Nếu] con người đều ở trong một cảnh giới tư tưởng rất cao, đều có một tâm tính rất cao, mọi người thử nghĩ xem cái xã hội này sẽ là như thế nào? Toàn bộ xã hội nhân loại sẽ là như thế nào? Người ta đều biết rằng làm chuyện xấu là không tốt, đối với chính mình không tốt [và] đối với người khác cũng không tốt, đều sẽ không đi làm chuyện xấu, tôi nghĩ rằng đến cảnh sát cũng không cần nữa, có phải không? Ai ai cũng đều tự giác duy hộ chuẩn tắc đạo đức của nhân loại.
Đương nhiên những sự việc này của nhân loại trái lại không phải là việc tôi chủ yếu làm, tôi truyền bộ Pháp này là cho mọi người có thể đắc Pháp, tu luyện viên mãn, nhưng mà tu luyện trong xã hội người thường, Ông tất nhiên sẽ khởi được tác dụng như vậy, đây chính là tác dụng phụ khi bộ Pháp này truyền trong xã hội đem lại chỗ tốt cho nhân loại. Đối với người tu luyện mà nói, có thể khiến người ta thật sự đắc Pháp. Ở trong hoàn cảnh phức tạp, ở trong lợi ích hiện thực, chư vị có thể vọt trội lên, thì chư vị là xuất sắc, chư vị nên được viên mãn. Vậy ở đây có những điều kiện gì? Có phải là nếu người ta đã tu Pháp này rồi thì những gì về vật chất đều không cần nữa? Không phải như vậy, bởi vì khi truyền bộ Pháp này tôi đã suy xét đến việc bộ Pháp này sẽ truyền rất rộng, bởi vì trong lịch sử đã đặt định việc hôm nay truyền Pháp như thế nào. Sự xuất hiện của khí công chính là trải đường cho tôi hôm nay truyền Pháp. Ở Trung Quốc đại lục, có người gọi hình thế khí công lúc đó là ‘vận động tạo Thần.’ Nếu từ đầu đã không có một hoàn cảnh như vậy, thì hôm nay tôi truyền Pháp sẽ không dễ dàng, trên thực tế thì khí công là trải đường cho tôi truyền Pháp. Đương nhiên hiện giờ có những khí công sư giả ra [gây] họa [làm] loạn. Nếu như là xuất hiện tự nhiên thì đó cũng là bình thường, nhân loại chính là như vậy mà. Chính Pháp đang truyền, nhất định sẽ động chạm đến những nhân tố bất chính kia, có chính thì cũng sẽ có tà, xem người ta đi vào cửa nào. Sự can nhiễu của nhân tố xấu trong tu luyện, con người cũng có thể thăng hoa trong tu luyện. Nếu không có những thứ xấu can nhiễu chư vị, tôi nghĩ chư vị cũng không tu luyện được. Tu luyện cá nhân thì là như vậy, thì sẽ động chạm đến rất nhiều nhân tố.
Có người cảm thấy tôi sống trên đời thì nên thoải thoải mái mái. Người thường nghĩ như vậy không có sai, con người mà, họ là muốn sống được tốt một chút, vui sướng một chút, chịu khổ ít hơn một chút. Nhưng mà là một người tu luyện tôi nói với chư vị, chịu một chút khổ không phải là việc xấu, bởi vì Lý của vũ trụ là phản ngược lại nơi con người đây, lý của không gian nhân loại đây là phản lại. Mọi người thử nghĩ xem, khi mà người trong xã hội nhân loại đều muốn thoải mái, thì sẽ tranh đấu lẫn nhau mà từ đó có được lợi ích, những sinh vật khác cũng sẽ bị tai ương. Vậy con người sống thì chính là đang tạo nghiệp, sẽ làm tổn hại đến người khác và sinh vật khác. Vậy chư vị toàn tạo nghiệp mà không trả nghiệp, chư vị không chịu khổ để tiêu nghiệp đi, chư vị nghĩ xem nghiệp này càng tích lại càng lớn, càng tích lại càng lớn, đến cuối cùng nó sẽ trở thành vấn đề như thế nào? Khi một người từ trong đến ngoài đều bị nghiệp lực màu đen tràn đầy, thì sinh mệnh này sẽ phải bị tiêu hủy, sinh mệnh của con người thật sự bị tiêu hủy rồi, thì là vĩnh viễn không tồn tại; ngược lại mà nói, để con người chịu một ít khổ, chịu một ít tội, từ trong thống khổ con người tiêu đi một ít nghiệp, sau này họ sẽ sống được rất hạnh phúc, đây là chính Lý của vũ trụ và quy luật sinh mệnh tuần hoàn. Trong quá khứ người già thường hay nói, con người khi còn nhỏ sẽ có một số bệnh, đến lúc tuổi trẻ sẽ phải chịu một số tội, đến sau này thì sẽ sống được tốt hơn. Thông thường là như vậy, đây là quy luật con người tiêu nghiệp, bởi vì chư vị không tiêu nghiệp thì sẽ không có hạnh phúc. Nghiệp lực chư vị quá nhiều thì hạnh phúc từ đâu đến? Mà nghiệp lực này bản thân nó chính là khiến chư vị không được vui sướng, phải chịu khổ nhiều, là nguyên nhân căn bản khiến chư vị phải phó xuất nhiều, đây là nói về con người.
Còn đã là một người tu luyện, mọi người thử nghĩ xem, chư vị không tiêu đi nghiệp lực của chư vị, chư vị không chịu một chút khổ, chư vị toàn chỉ muốn thoải thoải mái mái, vậy chư vị làm sao mà tu luyện? Chư vị ngồi ở đây nghĩ: tôi hôm nay phải ra khỏi tam giới, ngày mai muốn tu luyện thành Phật, nhưng nó không phải là con người muốn là sẽ đạt được. Cần phải ở trong thực tế tu luyện, lăn lộn lăn lộn trong xã hội hiện thực, đem cái tâm chấp trước ở nơi người thường của chư vị trừ bỏ đi, đem tâm chấp trước mà con người không bỏ được buông bỏ xuống. Đương nhiên có những người trình độ văn hóa khá cao, hoặc những người già, sẽ có thể làm được tốt hơn một chút, làm được rằng khi xảy ra mâu thuẫn với người bình thường hoặc khi gặp khó khăn gì đó thì có thể thật bình tĩnh không giống như người khác mà tranh mà đấu. Đây là trong kinh nghiệm xã hội thời gian lâu sẽ minh bạch, nhưng trong đó là có tâm sợ của con người và bất đắc dĩ. Người tu luyện ngay lập tức là phải nhìn thấu vấn đề này.
Người tu luyện khi gặp phải mâu thuẫn thì nên chịu đựng nó, hơn nữa chính mình phải có thể nhẫn, chư vị mới có thể thật sự thăng hoa lên. Người khác khi họ bắt nạt chư vị thì họ sẽ cấp đức cho chư vị; khi người khác bắt nạt chư vị thì đồng thời chư vị xác thực đang chịu tội, nghiệp lực tự thân của chư vị cũng đang tiêu đi từ đó cũng đang sinh ra đức; chư vị là người tu luyện, đức sẽ chuyển hóa trở thành công, vậy công của chư vị chẳng phải đã [tăng] trưởng lên rồi sao? Đồng thời khi chư vị chịu đựng, có thể nhận thức đúng đắn, không tức không hận, chư vị chẳng phải cũng đang đề cao tâm tính của chính chư vị sao? Lý này là phải phản ngược lại mà nhìn nhận.
Tôi thường giảng, khi người khác ức hiếp chư vị, khi gây phiền phức cho chư vị, hoặc khi chư vị chịu đựng thống khổ gì đó, chư vị không nên ghi thù [hận] người khác, bởi vì chư vị là đang tu luyện. Nếu họ không tạo phiền phức cho chư vị, nếu họ không tạo ra cơ hội đề cao cho chư vị, chư vị làm sao mà tu luyện lên được? Cho nên chư vị không những không được hận họ, trong tâm chư vị còn phải cảm tạ họ. Có người bèn nghĩ: làm người như vậy có phải là quá nhu nhược không? Không phải như vậy đâu, chư vị không có hoàn cảnh như vậy thì chư vị thực sự không tiêu được nghiệp, bởi vì điều chư vị cầu không phải là an nhàn, tu luyện của chư vị lại không tách rời hoàn cảnh tu luyện của xã hội người thường.
Vừa rồi tôi đã giảng, khi tôi bắt đầu tôi đã biết rằng khi tôi truyền ra bộ Pháp này trong xã hội sẽ có chấn động lớn đến đâu, sẽ có bao nhiêu người đến học. Hiện giờ tại Trung Quốc tu luyện bộ Pháp này, mỗi ngày đều đang tu luyện là hơn 10 triệu người; biết đến bộ Pháp này, nửa tu nửa không tính cả vào thì có trên 100 triệu người; hơn nữa tôi còn biết rằng không bao lâu thì sẽ xảy ra một chấn động rất lớn trên thế giới. Hiện giờ bộ Pháp này còn chưa được giới khoa học kỹ thuật liễu giải, trong tương lai khoa học của xã hội nhân loại đều sẽ vì vậy mà xảy ra biến hóa rất lớn, tôi hết sức xác thực đã tiết lộ cho nhân loại rất nhiều thiên cơ. Nhân loại hoàn toàn là bị phong bế, trí tuệ của con người cũng là bị chế ước, cho dù chư vị ở trong xã hội người thường có học vấn lớn đến đâu, có cấp bậc lớn đến đâu, chư vị chỉ là một người thường. Khoa học thực chứng hiện nay lại dẫn dắt con người đến một con đường phong bế nhân loại, không thể thật sự nhận thức được chân tướng của vũ trụ.
Vừa rồi tôi chủ yếu giảng là khi người ta đang tu luyện chịu một chút khổ, chịu một chút thống khổ thì đó là việc tốt. Có người nói tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì tôi nên thoải thoải mái mái tu luyện, nên là không có ma nạn mà tăng công, không nên có nhiều phiền phức như thế đến can nhiễu tôi. Người tu luyện không trả nghiệp, không đề cao cảnh giới, vĩnh viễn cũng không tăng công được. Có người nói người trong nhà không cho tôi luyện công, không cho tôi điều kiện, không cho tôi thời gian, thậm chí gây sự đòi ly hôn. Kỳ thực không nhất định là thật, có lẽ là đang khảo nghiệm tỷ trọng tu luyện của chư vị lớn ngần nào, nhưng mà biểu hiện ra thì thật sự là rất kịch liệt. Tu luyện là nghiêm túc, mỗi một quan mỗi một nạn tuyệt đối sẽ không như đùa cợt, khi người tu luyện xuất hiện phiền phức gì nhất định là có nguyên nhân. Kỳ thực khi ai đó tạo ra phiền phức cho chư vị đều là đang giúp chư vị đề cao, đồng thời khi đề cao cảnh giới tư tưởng của chư vị thì chư vị cũng đang tiêu nghiệp trong khi chịu đựng thống khổ, rồi đồng thời còn đang khảo nghiệm chư vị kiên định hay không đối với Pháp này. Nếu mà chư vị không kiên định đối với Pháp, thì cơ bản cái gì cũng khỏi bàn đến.
Trong giảng Pháp tôi đều là nhìn thấy học viên có chỗ nào mơ hồ thì mới giảng, cho nên không nhất định thật hệ thống, mọi người cũng không nên đem những gì tôi giảng hôm nay để làm chỉ đạo một cách hệ thống cho tu luyện sau này, điều chỉ đạo chư vị tu luyện một cách hệ thống chỉ có “Chuyển Pháp Luân”. Bất kể những gì tôi nói, tôi giảng sau này đều là giảng xung quanh “Chuyển Pháp Luân”, mà chỉ đạo mọi người tu luyện chỉ có cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, đó là hệ thống nhất. Rất nhiều người ở đây có tri thức văn hóa khá cao, bất kể chư vị đến từ Đài Loan hay là đến từ Trung Quốc đại lục, hay là người Hoa đến từ quốc gia khác, ngoại trừ Hoa kiều lớn tuổi ra, thì đều thuộc trình độ văn hóa tương đối cao, có thể nói là tinh anh trong người Hoa. Tôi thường hay giảng bộ Pháp này truyền ra so với khí công khác thì khác biệt rất lớn, mà người luyện khí công khác thông thường đều là người cao tuổi, về hưu không có việc làm, tuyệt đại đa số là muốn rèn luyện thân thể, hơn nữa đều là luyện khí. Nhưng mà người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không phải vậy, người cao tuổi chiếm một phần, nhưng những người thanh tráng niên chiếm tỷ lệ tương đối lớn, hơn nữa trình độ văn hoá tương đối cao.
Khi tôi giảng Pháp truyền công cũng khác với các khí công sư khác. Các khí công sư thông thường giảng một chút đạo lý một cách đơn giản rồi sau đó dạy người ta luyện động tác thế nào, phát chút tín tức. Tôi trước giờ không làm như vậy. Nếu tôi đã chân chính truyền Pháp dẫn dắt chư vị lên trên, trước tiên tôi phải giảng Pháp. Mỗi lần mở lớp, mỗi buổi học phải giảng Pháp trong một giờ, sau đó mới dạy chư vị phương tiện của viên mãn – chính là động tác luyện công, cho nên so với khí công khác là khác nhau. Nội hàm của Pháp lý cũng rất lớn, những người có tri thức văn hoá càng cao càng có thể lý giải, sẽ càng cảm thấy tốt. Những người có tri thức càng cao đến học dễ dàng từ trên lý tính mà nhận thức Pháp. Đương nhiên trình độ văn hóa thấp một chút cũng là có duyên mà đến, đối với Thần Phật là có nhận thức nhất định, đặc biệt là có thể nhận thức rất rõ ràng từ trên Pháp lý, nên đề cao cũng hết sức nhanh.
Bởi vì ở đây còn có một số người đối với Pháp Luân Công còn không mấy hiểu rõ, tôi lại nói một chút một cách đơn giản, khái quát về tình huống của Pháp Luân Công, đã đến đây thì muốn giảng cho mọi người nhiều hơn chút. Bộ Pháp tôi truyền này đây trong lịch sử rất xa xưa, giảng đến chuyện này thì hơi dài dòng. Xã hội nhân loại hiện nay là sau khi trải qua nhiều lần văn minh, nhân loại còn sót lại rồi lại phát triển từ đầu. Vậy là ý gì? Lấy bản khối đại lục này của nước Mỹ mà nói, tức là đại lục Châu Mỹ mà nói, nó đã nhiều lần chìm xuống đáy biển, rồi nhiều lần nổi lên. Văn minh ở trên khối đại lục này cũng là [có] nhiều lần, mà mỗi một lần văn minh đối với con người mà nói đều là niên đại tương đối xa xưa. Đương nhiên tương đối mà nói cũng có [lần] thời gian ngắn hơn chút, nguyên nhân là đạo đức của nhân loại đã bại hoại quá nhanh tạo thành. Đứng ở góc độ siêu việt người thường mà xem xét lịch sử thì không thể như khái niệm mà người thường xem xét lịch sử. Người thường chỉ ở trong văn minh nhân loại hiện hữu mà xem xét lịch sử của nhân loại. Nhận thức của người tu luyện và [người] siêu việt người thường thì vượt qua rất xa văn minh của nhân loại kỳ này, cho nên tôi nhìn nhận lịch sử là nhìn được rất xa.
Lịch sử của bộ Pháp Luân Đại Pháp này cũng là tương đối xa xưa, đã tương đối xa xưa, nếu truy ngược trở lại, dùng khái niệm thời gian hiện nay của con người rất khó mà nói nó rõ ràng. Nhưng mà tôi nói với mọi người, Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp vô cùng lớn, tầng thứ cao không thể lường; đệ tử tu luyện trong Pháp môn này của tôi sau khi viên mãn có thể đến thế giới Pháp Luân, cũng có thể đến rất nhiều thế giới thiên quốc khác. Nói đến thế giới thiên quốc, tôi nói với mọi người, trong vũ trụ có vô lượng thế giới của Thần, trong phạm vi của hệ Ngân Hà chúng ta đối ứng thì có rất nhiều thiên quốc. Đối với Phật nhân loại cũng có sự hiểu biết nhất định, như Phật A Di Đà chủ trì thế giới Cực Lạc, còn có thế giới Lưu Ly, thế giới Liên Hoa, thế giới Mỹ Hảo, thế giới của Thần do Thần chủ trì. Giê-su của tôn giáo phương Tây, còn có Thánh Maria, còn có một số chính giáo khác, họ cũng có thiên quốc của họ. Đương nhiên có một số thiên quốc vượt khỏi rất xa phạm vi vũ trụ mà nhân loại biết đến, vượt khỏi phạm vi của tiểu vũ trụ này, cho nên một khi tôi giảng đến những điều trong tu luyện, vô luận là từ thời gian, không gian thì đều là vô cùng lớn.
Vậy ở trong niên đại tương đối xa xưa, tương đối xa xưa của thời tiền sử, trước đợt văn minh nhân loại này, tôi đã từng truyền Pháp, độ nhân trong thế nhân một cách rộng rãi. Thời ấy cũng giống như Phật giáo hôm nay độ nhân vậy, lần này tôi dùng Pháp căn bản của Đại Pháp mà làm việc còn lớn hơn, cho nên hễ giảng Pháp lên là nội hàm rất lớn. Bởi vì việc phải làm rất lớn, cho nên cũng có rất nhiều Phật, Đạo, Thần đều đang hiệp trợ tôi làm sự việc này. Bởi vì bộ Pháp này không chỉ là giảng lý của một môn Phật gia, điều giảng là Lý của vũ trụ.
Toàn bộ vũ trụ đều là do nhân tố vật chất “Chân–Thiện–Nhẫn” cấu thành, trong cảnh giới rất cao là “Chân–Thiện–Nhẫn”. Trong Chân–Thiện–Nhẫn có thể sinh ra tốt, có thể sinh ra đẹp, có thể sinh ra từ bi, cũng có thể sinh ra hai loại nhân tố chính phản. Thế còn “Nhẫn” thì sao, Nó có thể sinh ra Nhẫn được và không Nhẫn được, cho nên Pháp càng xuống dưới thì Pháp lý càng khổng lồ, phức tạp, âm dương – tương sinh tương khắc đều xuất phát từ “Chân–Thiện–Nhẫn”, ở trong mỗi một cảnh giới tầng thứ thì càng xuống dưới đến bước con người đây thì phức tạp vô cùng. Nhân loại có thiện có ác, có tốt có xấu, cũng có tình, hơn nữa lý của con người lại là phản, ở trong lý của con người xuất hiện ‘vương giả trị quốc’, ‘binh chinh thiên hạ’, ‘cường giả vi anh hùng’. Sau khi nhân loại có văn hoá nửa-Thần, xuất hiện biểu hiện văn hoá càng thêm phức tạp, bao gồm những thứ mà xã hội nhân loại nói như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín v.v.. Do nhân loại không có Pháp lý chính, con người cũng không biết chân Pháp của vũ trụ là như thế nào, không phân rõ được thật sự tốt xấu thị phi. Con người cũng đều là Phật tính và ma tính đồng thời cấu thành, con người khi ở trong tâm trạng không ổn định, động ác niệm hoặc lúc xung động, chính là bị phía mặt ma tính dẫn động; con người ở trong tình huống rất lý tính, khi làm việc với tâm thái rất hoà thiện, là được phía mặt Phật tính dẫn dắt.
Pháp Luân Đại Pháp bao gồm Lý của tất cả các tầng thứ của vũ trụ và biểu hiện của sinh mệnh vật chất, vô sở bất bao {không gì không bao hàm}, vô sở di lậu {không gì bị bỏ sót}, đều ở trong Pháp này. Đại Pháp siêu xuất khỏi phạm vi của Phật gia, Ông có hết thảy Lý của Phật, Đạo, Thần, lại có Lý vượt qua họ, hoàn toàn ở bên trong. Vũ trụ vì Ông mà sinh, Ông quy phạm hết thảy mọi thứ trong vũ trụ, Ông đã tạo ra chúng sinh của các tầng thứ. Trong khi Đại Pháp hồng truyền, rất nhiều các Phật, Đạo, Thần với tầng thứ khác nhau đều hiệp trợ tôi làm việc. Hiện giờ trong chúng sinh đắc Pháp thì khó đắc Pháp nhất chính là những người trong tôn giáo, bởi vì trong tâm họ có Thần mà họ tin theo, có Phật của họ, có Đạo của họ, họ không tin rằng còn có những Thần khác, những Phật khác, những Thần cao hơn, vì vậy những người này không nghe, không đọc Đại Pháp, đây là nhân tố gây trở ngại họ không thể đắc Pháp. Tại đây không phải nói là họ không tốt, chính bởi vì điều họ tin là chân Thần, chính Thần trong quá khứ, điều đó cũng khiến họ khó mà đắc Pháp, hình thành chướng ngại. Họ không biết rằng tôn giáo đã đến lúc không thể độ nhân được nữa rồi, chúng Thần cũng đều đang đắc Pháp này.
Mọi người biết rằng Thích Ca Mâu Ni giảng: Thời kỳ mạt Pháp, Pháp của ta sẽ không thể độ nhân. Lời này hầu như không có ai để ý, kỳ thực hiện giờ thời kỳ mạt Pháp đều đã qua đi rất lâu rồi, căn bản đã không còn Pháp nữa. Pháp mà Thần Phật trong tôn giáo giảng trong quá khứ, con người hiện đại cũng không thể thật sự lý giải ý nghĩa chân thực của nó, người xuất gia cũng không lý giải được nguyên ý của kinh sách, hơn nữa có rất nhiều hòa thượng qua các thời đại đã viết rất nhiều sách mà cũng coi đó như kinh sách để người ta đọc. Pháp đã loạn rồi, người đời đã không biết tu như thế nào nữa. Tôi cũng từng hỏi người trong Cơ Đốc giáo, Giê-su giảng khi người khác tát má bên trái chư vị, chư vị phải đưa luôn má bên phải cho người ấy tát là vì sao, họ nói không rõ được. Ngay cả hiện nay rất hiếm có người lý giải được hàm nghĩa chân thực trong lời giảng của Thần, đều là đứng trên quan niệm tư tưởng của người hiện đại mà lý giải Thần và lời giảng của Thần, lý giải lời mà Đại Giác Giả giảng trong quá khứ, căn bản là không lý giải được Pháp rồi. Kỳ thực hàm nghĩa mà Giê-su giảng rất đơn giản: khi người khác đánh chư vị thì họ sẽ cấp đức cho chư vị, khi chư vị thống khổ thì nghiệp của bản thân chư vị sẽ tiêu đi. Khi chư vị có thể thản nhiên mà đưa má bên kia cho người ta đánh, cảnh giới người ấy đã rất cao rồi. Tin vào [tôn] giáo kỳ thực chính là tu luyện, vốn dĩ chính là ‘tu tại tự kỷ, công tại sư phụ’. Bên này chư vị chỉ cần làm người tốt, vậy thì Giê-su, Thần, Phật sẽ giúp chư vị diễn hóa công, đều là giúp đỡ những sinh mệnh mà họ độ như vậy. Do văn hóa lúc bấy giờ với hạn chế của các phương diện như ngôn ngữ văn tự, nên Giê-su chỉ là giảng bề mặt của Lý chứ không giảng thực chất của nó.
Hôm nay trong truyền Pháp tôi đã giảng một cách toàn diện Pháp Lý của vũ trụ, mặc dù như thế, người trong thời kỳ mạt Pháp đắc Pháp vẫn còn khó. Lần này tôi truyền bộ Pháp này là đã lựa chọn thời cơ chúng sinh đều dễ dàng đắc Pháp mà bắt đầu truyền, đã lựa chọn lúc mà tất cả tôn giáo đã đến kỳ mạt, nhân loại đã đến khi không tốt nhất mà khai truyền. Trong tâm của thế nhân lúc này đã không còn quy phạm của con người, cũng không còn mấy người thật tâm tín Thần, chọn vào lúc này tôi đem Pháp truyền ra. Tôi vừa giảng rằng trong truyền Pháp tôi chịu trách nhiệm với con người, tôi chịu trách nhiệm với xã hội, kỳ thực cũng chịu trách với Thần, không có can thiệp bất cứ tôn giáo nào, bởi vì tôn giáo lúc này Thần của họ cũng đều không thừa nhận nữa. Bởi vì xã hội đã đến lúc này rồi nhân tâm đều không tốt nữa, nhưng mà tôi biết có rất nhiều người họ vẫn có còn Phật tính thiện căn, chỉ là thuận theo hồng lưu của nhân loại bại hoại mà trượt xuống, nên người thời nay vẫn còn có thể cứu độ, hơn nữa Pháp lớn, năng lực độ nhân cũng lớn.
Bộ Pháp này không phải truyền một ngày, hai ngày trong xã hội nhân loại cho náo nhiệt, trong khi độ nhân cũng là đang đặt định tương lai. Bộ Pháp này, bởi vì Pháp lớn, nội hàm bao hàm trong đó cũng lớn, trong quá trình con người tu luyện những gì luyện ra từ trong công cũng vô cùng phong phú. Mọi người biết rằng công năng có rất là nhiều, trong mỗi một tầng thứ đều có hơn hàng vạn thứ, bởi vì Đại Pháp không chỉ là một môn Phật gia, Ông đã tập hợp tất cả năng lực, Ông là Pháp của vũ trụ. Vậy thì một điều lớn như vậy, chư vị thử nghĩ xem, khi tu luyện đến cuối cùng viên mãn thì phải có bao nhiêu thứ tùy theo đó mà tu luyện xuất lai? Khi tu luyện mà được viên mãn rồi, thì tầng thứ sẽ cao, uy lực sẽ lớn, Pháp lực cũng sẽ tương đối lớn.
Vừa rồi tôi đã giảng một danh từ “tương sinh tương khắc”, thế nào gọi là tương sinh tương khắc? Tôi giảng một chút về cái lý này cho chư vị. Tại sao Thần không thanh lý sạch sẽ những người xấu trong xã hội nhân loại, những ma ở trên trời, những quỷ ở phía dưới? Không được. Tại sao không được vậy? Vô luận sinh mệnh ở cảnh giới nào, nếu mà không có tác dụng của sinh mệnh của phía mặt phụ, trong thành công chưa có trải qua một phen nỗ lực, chưa có trải qua khó khăn, sinh mệnh tầng thấp chưa trải qua gian khổ và cần mẫn mà đắc được những gì họ muốn đắc, thì sinh mệnh sẽ không biết quý tiếc những gì đã đắc được, cũng không có cảm giác không dễ dàng đạt được, càng không biết thế nào là thắng lợi và thất bại, không có sự vui mừng của đầy đủ, không biết thế nào là thống khổ, cũng sẽ không biết thế nào là hạnh phúc. Chính bởi vì cao tầng của vũ trụ có sinh mệnh chính phụ, hướng xuống dưới nữa có thiện có ác, hướng xuống dưới nữa có ma có Phật, có Thần có yêu [quái], có người thiện có người ác, sinh mệnh vũ trụ mới có sinh cơ, trong mâu thuẫn sinh mệnh mới sống một cách có mùi có vị.
Vừa rồi giảng đến không gian, vậy tôi sẽ giảng lại một chút không gian của vũ trụ và hình thức vật chất bề mặt của sinh mệnh. Trong cảnh giới rất cao rất cao của vũ trụ thì không còn sinh mệnh hữu hình, mà những vật chất cực kỳ vi quan vô hình, tràn ngập trong không gian kia, nó cũng là linh thể sống, còn có [thứ] vi quan hơn so với chúng. Vậy càng hướng đến bề mặt thì hạt lạp tử của vũ trụ sẽ càng lớn, khoa học hiện nay của nhân loại đã biết đến một số lạp tử, như là phân tử, nguyên tử, neutron, điện tử, quark, neutrino, nhưng mà đến cuối cùng của lạp tử vật chất—vật chất bản nguyên, thì kém đến mức quả thực quá xa. Bất kể vật chất nào trong tầng không gian nhân loại này đều là do lạp tử phân tử cấu thành, không khí, cái bàn này của tôi hiện giờ, khăn trải bàn, sắt, đất, đá, nước, bất kể loại nào đều là do tầng lạp tử phân tử này tổ [hợp] thành. Tôi thường hay giảng đạo lý này, tôi nói bộ não của con người là bị Thần khống chế, bộ não của khoa học gia cũng là bị Thần hạn chế. Con người cứ không nghĩ đến việc làm thế nào để chọc thủng tầng không gian này, phân tử cũng vậy, nguyên tử cũng vậy, họ chỉ chú trọng nghiên cứu hình thức cá thể của lạp tử, lạp tử như là một điểm, hình thức tồn tại của vài lạp tử, họ không có biện pháp để mà nhìn toàn bộ lạp tử phân tử và nguyên tử tồn tại theo mặt. Đương nhiên hiện giờ chưa có loại phương pháp khoa học kỹ thuật này. Khi người ta thật sự nhìn thấy cái mặt này thì người ta sẽ phát hiện ra không gian khác rồi, đơn giản vậy thôi. Những không gian kia là tương đối rộng lớn, tương đối mỹ hảo, khái niệm thời không và lớn nhỏ của nó thì không thể đứng ở cái lý niệm của người thường này, phương thức tư duy của người thường mà nhận thức, người ta phải nhảy ra cái trạng thái tư tưởng này mà nhận thức nó. Rất nhiều không gian do lạp tử vi quan cấu thành so với không gian này của chúng ta thì còn rộng lớn hơn.
Lạp tử đều là có năng lượng, vậy thì cứ như vậy mà xét, quá khứ thì cái vũ trụ này cũng bằng như là do năng lượng cấu thành. Nhân loại đã nhận thức được nguyên tử có tính phóng xạ, hạt nhân nguyên tử có tính phóng xạ, neutron có tính phóng xạ, nhưng mà chư vị có biết chăng? Hạt quark, neutrino, vật chất càng vi quan thì năng lượng càng lớn, tính phóng xạ càng mạnh. Đối với con người mà nói, còn chưa nhận thức được rằng thứ vật chất bề mặt do phân tử cấu thành này cũng là có tính phóng xạ, chỉ là thân thể của con người cũng là do phân tử cấu thành, hết thảy mọi thứ của thế giới vật chất đều là do phân tử cấu thành, con người không cảm nhận được năng lượng và tính phóng xạ của phân tử. Phương pháp nghiên cứu khoa học của thế giới nhân loại, công cụ hoá nghiệm, dụng cụ đo đạc bản thân đều là vật thể bề mặt tổ [hợp] thành bởi phân tử, những máy móc đo năng lượng của nhân loại đều là do phân tử cấu thành, chư vị làm sao mà trắc nghiệm được phân tử là có năng lượng đây? Cho nên con người không trắc nghiệm được năng lượng của phân tử. Trong vũ trụ phân tử tuyệt đối không phải là một tầng lạp tử cuối cùng, mà sinh mệnh ở trong một tầng lạp tử lớn hơn so với phân tử cũng giống như con người nhìn nguyên tử là có mang năng lượng. Trong tu luyện có những người tu luyện không những [tăng] trưởng công hướng lên cao, mà còn [tăng] trưởng công hướng xuống dưới, đứng ở tầng thứ ấy mà nhìn con người, thì càng có một ý vị đặc biệt. Cũng tức là nói, tầng phân tử vẫn không phải là lạp tử bề mặt nhất, lớn nhất.
Chúng ta biết rằng ở trong nguyên tử có hạt nhân nguyên tử và đìện tử. Hình thức vận động của điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử có giống với hình thức mà địa cầu này của chúng ta và mấy đại hành tinh vận chuyển xung quanh mặt trời không? Chư vị chớ thấy nó nhỏ, lạp tử mặc dù vi quan, nhưng mà tầng diện của nó có thể càng lớn, cũng tức là nói tổng thể tích rất lớn. Thí dụ nhìn con người, chỉ nhìn một cái lạp tử phân tử của con người thì không thấy được người ta, có thể nhìn được tất cả tầng lạp tử mà tổ thành bề mặt cấu thành nên con người thì mới có thể thấy được con người. Giả sử dùng kính hiển vi có bội số phóng đại cao lấy nguyên tử phóng đại lớn đến mức như địa cầu mà nhìn xem trên đó có bao nhiêu sinh vật, đương nhiên con người hiện nay không làm được, nếu thấy được chư vị sẽ phát hiện đó là một cảnh tượng khác, đối với những sinh mệnh kia mà nói đó cũng là một [khoảng] trời đất rộng lớn.
Tôi đã vừa giảng, phân tử không phải là lạp tử của bề mặt lớn nhất, vậy thì thế nào là tầng lạp tử lớn nhất? Tầng lạp tử lớn nhất thì con người vĩnh viễn cũng sẽ không biết được, nhưng mà lạp tử lớn hơn một tầng so với phân tử thì con mắt của mọi người đều có thể thấy được, nhưng lại không dám nghĩ đến. Những tinh cầu ở trên bầu trời, những tinh cầu trong vũ trụ này nó có phải là một tầng lạp tử không? Bởi vì khái niệm của chư vị giới hạn ở trong khoa học hiện hữu, chư vị thấy tinh cầu rải rác ở trong thiên thể, nhưng mà chúng là có liên hệ nội tại. Trên hồng quan giả như khi thân thể người vượt khỏi tinh cầu rất nhiều, thể tích của chư vị, thân thể của chư vị, tư tưởng của chư vị, khi dung lượng của chư vị vượt qua nó rất nhiều, thì cũng như con người nhìn phân tử vậy, chư vị quay đầu lại nhìn thử, những tinh cầu này so với kết cấu của lạp tử vi quan có phải là đại đồng tiểu dị không? Con người cũng không có được trí tuệ và sức tưởng tượng lớn đến thế, tôi nói Phật Đà mới là khoa học gia lớn nhất, khoa học của nhân loại đã phong bế chính nhân loại rồi. Khoa học thực chứng của nhân loại đã tạo thành cho con người rất nhiều khu vực sai lầm, bị giới hạn ở đấy. Chư vị vượt khỏi nó, nó sẽ nói chư vị không khoa học, dùng cái được gọi là khoa học này càng ngày càng phong bế chính mình càng nghiêm ngặt hơn, càng không thể nhận thức được chân tướng của vũ trụ. Khoa học thực chứng hiện nay nói rằng sự phát triển của con người là do tiến hoá mà ra, kỳ thực căn bản là không tồn tại thuyết tiến hóa, con người căn bản không phải là tiến hóa mà ra. Trong lịch sử nhân loại đã không ngừng nhiều lần xuất hiện văn minh, mỗi một thời kỳ văn minh đều có nội dung không giống nhau. Tôi hễ giảng ra thì cứ muốn khiến mọi người liễu giải được nhiều hơn chút, bởi vì trình độ văn hóa của mọi người khá cao, năng lực lý giải mạnh, (vỗ tay) tôi sẽ giảng nhiều hơn ở phương diện này.
Cấu thành của vũ trụ hoàn toàn không giống như khoa học gia hiện nay nói là do vụ nổ lớn hình thành. Con người căn bản là không phải từ loài vượn tiến hóa mà ra. Mới đầu khi Darwin đưa ra thuyết tiến hóa, thuyết tiến hóa là sơ hở trăm bề. Bản thân ông ta cũng là ngại ngùng lo lắng mà đưa ra, chỗ thiếu sót lớn nhất trong đó chính là không có một quá trình lịch sử tương đối dài ở trung gian từ vượn tiến hóa thành người. [Di] vật thật cho đến hiện nay cũng không có xuất hiện, đến ngày nay đều không tìm được, nhưng con người lại tiếp nhận, mà còn tin như là chân lý vậy. Khoa học thực chứng hiện nay là một loại giả tướng, phương hướng của nhân loại sai rồi, nhận thức không được chân lý của vũ trụ, không dám thừa nhận sự tồn tại của không gian khác, nhưng mà các loại hiện tượng giải nói không rõ ở không gian khác lại có thể phản ánh đến không gian này của nhân loại, con người lại không dám tiếp nhận nó, không dám thừa nhận nó, cho đó là không khoa học. Nếu mà dùng phương pháp của khoa học hiện đại để nhận thức được những gì không nhận thức được, vậy nó chẳng phải cũng là khoa học sao? Bởi vì khoa học đã đặt ra định nghĩa cho khoa học, nên con người không dám vượt khỏi [nó] mà nhận thức.
Khi tôi giảng vũ trụ đã nói đến khái niệm tiểu vũ trụ. Cái tiểu vũ trụ này không những con người không dám tưởng tượng là lớn đến đâu, đương nhiên tư tưởng con người cũng vẫn luôn muốn tìm tòi vũ trụ lớn ngần nào, tiểu vũ trụ mà tôi nói đến trong khoa học hiện nay còn chưa có khái niệm này, khoa học cho rằng cái vũ trụ này chính là vũ trụ mà mắt nhìn thấy, vũ trụ mà tôi vẫn giảng đây nó lớn ngần nào? Dùng con số của nhân loại, ngôn ngữ của nhân loại cũng không hình dung được, nhưng mà có thể giảng ra kết cấu đại khái — mọi người có biết trong tiểu vũ trụ có bao nhiêu tinh hệ giống như hệ Ngân Hà không? Có lẽ những người ngồi đây có sở trường về phương diện này đã được học từ sách vở, nhưng mà điều tôi giảng không như vậy. Tinh hệ như hệ Ngân Hà hiện nay trong cái tiểu vũ trụ này thì có hơn 2.7 tỷ cái, không đến 3 tỷ cái. Đây là dùng phương thức mà mắt người nhìn vật thể, dùng một loại hình thức kết cấu của tinh thể mà con người có thể nhận thức được mà nói, vũ trụ của tương lai cũng không giống với con số này. Thích Ca Mâu Ni từng giảng một câu, Ông nói Phật Như Lai nhiều như số cát sông Hằng. Thích Ca Mâu Ni cũng là Phật Như Lai, Ông từng nói Phật Như Lai như số cát sông Hằng. Đây là phương thức mà mắt Phật nhìn vật thể, kỳ thực vô lậu mà xét thì tinh thể trong tiểu vũ trụ nhiều như cát vậy, mật độ giống như phân tử. Phạm vi của cái tiểu vũ trụ này nó cũng có vỏ ngoài, vậy nó có phải là phạm vi lớn nhất của vũ trụ này không? Đương nhiên không phải, đứng ở không gian rộng lớn to lớn hơn nữa mà nhìn thì cái tiểu vũ trụ này cũng chỉ là một lạp tử của không gian cự đại mà thôi.
Vậy bên ngoài vũ trụ lại là cái gì? Trải qua một quá trình thời không dài đằng đẵng, ở nơi xa nhìn thì như là phát hiện một điểm sáng. Khi càng đến gần nó, sẽ phát hiện cái điểm sáng này càng lúc càng lớn, càng lớn, càng lớn, lúc này sẽ phát hiện nó cũng là một cái vũ trụ, so với cái vũ trụ của chúng ta kích cỡ không sai khác mấy. Vậy thì với vũ trụ kiểu như vậy thì có bao nhiêu? Vẫn là dùng phương thức con người nhìn vật thể mà nói, ước chừng có ba nghìn cái vũ trụ như vậy, đây đều là dùng nhận thức của con người và khái niệm con số đối với một loại nhận thức nhân tố vật chất. Kết cấu của vũ trụ là cực kỳ phức tạp. Bề ngoài ở đây lại có một tầng vỏ ngoài, vậy là cấu thành vũ trụ tầng thứ hai. Sau đó phạm vi lớn hơn bên ngoài vũ trụ tầng thứ hai này lại có ba nghìn cái vũ trụ lớn như thế, lại cấu thành vũ trụ tầng thứ ba. Đây lại không phải là bao nhiêu tầng không gian. Chín tầng trời mà tôn giáo của xã hội người thường giảng, tôi dùng mặt cấu thành bởi tầng lạp tử này để đối ứng với nó, chín tầng trời này chính là không gian cấu thành bởi một trong những tầng lạp tử trong Tam giới mà đối ứng với phạm vi của chín đại hành tinh. Hệ mặt trời của chúng ta ở phía Nam của núi Tu Di. Tôi thường nói sinh mệnh và vũ trụ vĩnh viễn là ẩn đố của nhân loại, con người vĩnh viễn cũng sẽ không nhận thức được chân tướng của vũ trụ, cũng không thể nào tra [xét] rõ nguyên nhân tối bản nguyên của cấu thành sinh mệnh ở chỗ nào, bởi vì con người vĩnh viễn cũng sẽ không thể đưa khoa học kỹ thuật phát triển đến vi quan như vậy. Có người nghĩ rằng, cứ mãi thế này thì khoa học kỹ thuật của nhân loại chẳng phải càng ngày càng cao sao? Thật ra không phải, mặc dù khoa học kỹ thuật của nhân loại là do sinh vật ngoài hành tinh trực tiếp thao túng, nhưng mà khoa học kỹ thuật của nhân loại và những sinh vật ngoài hành tinh này cũng đồng thời bị Thần sớm đã an bài cả rồi, khoa học kỹ thuật chẳng qua là chiếu theo an bài của Thần mà đi. Xã hội nhân loại chỉ bất quá là chiếu theo biến hóa của thiên tượng mà phối hợp vận hành, lịch sử của quá khứ là không ngừng lặp lại, lịch sử hôm nay cũng là lặp lại và chỉnh sửa của lịch sử trước nữa.
Những gì tôi vừa giảng là muốn mở rộng tư tưởng của chư vị một chút, đối với việc chư vị tu luyện là có chỗ tốt. Vũ trụ không giống như nhân loại nhận thức như thế, vậy vũ trụ này rốt cuộc lớn ngần nào đây? Khái niệm vũ trụ mà tôi giảng cho mọi người [dù] có thêm phạm vi của ức vạn tầng thì cũng chỉ là một hạt bụi của thiên thể cự đại. Đối với con người mà nói tôi có thể dùng đạo lý và một đống các con số để giảng ra cho chư vị, nhưng mà người ta đã không cách nào cảm thụ, con người cũng sẽ vĩnh viễn không thể nào nhìn thấy, bởi vì con người không có kết cấu thần thể như của Thần, dung lượng tư duy và trí tuệ căn bản là không chịu đựng nổi, con người cũng không có loại hình thức tư duy đó, khái niệm cự đại ấy đại não của con người cũng không chịu đựng nổi. Bởi vì khi người tu luyện đạt đến tầng thứ cao như thế, khi đại não, tư tưởng, thân thể đều trở thành thể cao năng lượng, thì mới có thể có được năng lượng lớn như vậy, thể tích lớn như vậy, trí tuệ lớn như vậy, cho nên đại não của con người là dung nạp không nổi cảm thụ cao hơn nhân loại quá nhiều và hiện thực mà cao tầng triển hiện, trí thức mà con người có thể cầu cũng là hữu hạn.
Một phương diện khác, con người muốn nhận thức cao đến vậy, thì con người phải có được cảnh giới đạo đức cao nhường ấy. Thần sẽ không cho con người mang theo nhân tâm mà đạt đến tầng thứ của Phật. Nói rằng đem khoa học kỹ thuật của nhân loại phát triển đến cao như của Phật, tuyệt đối không thể nào, tại sao? Mọi người biết con người có tình của con người, còn có các chủng tâm chấp trước, thất tình lục dục quá nhiều rồi, còn có những thứ như tâm tranh đấu, tâm tật đố. Mọi người thử nghĩ xem, nếu như thật sự đạt đến cảnh giới của Phật, còn không làm đảo lộn Phật giới sao? Nói không chừng chư vị ở chỗ của Phật vì việc gì đó mà khởi tâm tật đố rồi phát sinh mâu thuẫn với Phật, đó là tuyệt đối không cho phép; sắc tâm không bỏ nhìn thấy Đại Bồ Tát vẻ mặt xinh đẹp tuyệt đỉnh, từ đó khơi lên sắc tâm với Thần, điều đó ở trên thiên thượng là tuyệt đối không thể nào tồn tại, cho nên kỹ thuật của con người vĩnh viễn không thể nào phát triển đến cảnh giới của Thần Phật. Cũng tức là nói phương pháp khoa học kỹ thuật của nhân loại vĩnh viễn cũng sẽ không cho chư vị đạt đến cảnh giới của Thần, điểm này là khẳng định.
Tôi vừa giảng cái lý tương sinh tương khắc, bây giờ nói tiếp. Trong cảnh giới rất cao, sinh mệnh tồn tại cũng rất đơn giản, tư tưởng cũng rất là đơn giản thanh tịnh, nhưng mà trí huệ cực lớn. Vậy thì khi xuống phía dưới thì sao, thì sẽ xuất hiện hai dạng tính của cùng một sinh mệnh. Lại xuống phía dưới nữa thì nó liền biến thành hai chủng nhân tố vật chất khác nhau. Bởi vì thiên thể vũ trụ rất lớn, khi tiếp tục xuống phía dưới thì dần dần hai chủng vật chất khác nhau liền xuất hiện tính đối lập. Lại xuống phía dưới nữa, thì đặc tính khác nhau của hai chủng vật chất có tính đối lập khác nhau sẽ càng ngày càng rõ, liền xuất hiện hình thức tồn tại của sinh mệnh chính phụ. Lại xuống phía dưới cho đến có Phật (Pháp vương) thì cũng có ma (ma vương), đồng thời xuất hiện nhiều chủng nhân tố đối lập, như âm dương, thái cực v.v.. Lại xuống phía dưới rồi sinh hóa ra lý tương sinh tương khắc, tính mâu thuẫn của hai chủng vật chất khác nhau cũng càng ngày càng lớn.
Nhất là khi đến xã hội nhân loại thì cái lý tương sinh tương khắc này tương đối minh hiển, một người nếu muốn làm thành một việc tốt hoặc một việc xấu, chư vị phải khắc phục được mâu thuẫn tương đối, chư vị mới có thể hoàn thành việc ấy, cho dù là cá nhân, đoàn thể, một công ty trong xã hội hiện đại, hoặc một chính phủ, muốn làm thành một việc, chư vị phải khắc phục rất nhiều mâu thuẫn mới có thể làm thành những việc ấy. Chỉ có thuận thiên ý thì mới có thể nước chảy thành sông, nếu không thì không có chuyện nhẹ nhàng thoải mái làm việc gì đó mà hễ làm là thành công ngay. Từ trong lý của tầng con người này mà giảng, là con người đã làm ra việc không tốt mà lưu lại rất nhiều nợ nghiệp, cho nên hễ làm gì đó liền phải trả nợ. Bởi vì lý tương sinh tương khắc hầu như là không nơi nào không tồn tại, người ta làm gì đó đều khó. Vậy nó có chỗ tốt gì? Pháp Lý là viên dung, từ phương diện khác mà giảng, một sinh mệnh khi đã khắc phục mâu thuẫn tương đối mà đắc được những gì muốn đắc, thì mới cảm giác được cái không dễ mà đắc, chư vị mới biết quý tiếc nó, thì mới biết được sự mãn nguyện sau khi đắc được, sự vui mừng và hạnh phúc sau thắng lợi. Nếu như không có tính đối lập này tồn tại, vậy mọi người thử nghĩ xem, muốn làm gì liền làm nấy, hễ làm là xong ngay, muốn làm việc gì thì làm việc nấy, chư vị không cần phải đi tranh thủ bất cứ việc gì, làm gì cũng rất nhẹ nhàng, làm gì cũng không có khó khăn, chư vị sẽ cảm thấy sống không có ý nghĩa. Chính bởi vì chư vị không dễ mà đắc thì chư vị mới cảm thấy hạnh phúc, đây là trạng thái sinh tồn của nhân loại, bởi vậy con người cũng sẽ sống một cách có sức sống.
Thông qua những gì vừa giảng, tôi hy vọng mọi người có thể mở rộng tư tưởng của mình, trong tu luyện có thể giúp ích cho tinh tấn. Giảng đến những thứ này thì lời phải giảng quá nhiều, có lúc tôi muốn nói cái này lại muốn nói cái kia. Bởi vì thời giờ rất ngắn, tôi nghĩ thế này: mọi người đến đây mang theo rất nhiều câu hỏi, gặp tôi rồi cũng có rất nhiều lời muốn hỏi, tôi sẽ dành thời gian hết mức cho mọi người, tôi giải đáp câu hỏi cho chư vị. Mọi người đều nên chăm chú nghe, đây cũng là giảng Pháp, hơn nữa còn có tính nhắm thắng. Vậy dưới đây tôi sẽ giải đáp câu hỏi cho mọi người, chư vị có thể đứng lên lớn tiếng nói, để mọi người đều nghe được, cũng có thể đem tờ câu hỏi truyền qua đây.
Tại chỗ ngồi giơ tay lên là có thể hỏi. Tờ câu hỏi viết quá dài đọc lên sẽ phí thời gian, mọi người viết tờ câu hỏi nên đi thẳng vào vấn đề, một hỏi thế nào, hai hỏi thế nào, đơn giản ngắn gọn chút.
Đệ tử: Những người lớn tuổi không viên mãn thì làm thế nào?
Sư phụ: Học viên này nêu ra vấn đề có tính đại diện. Những người lớn tuổi ngồi đây cũng khá nhiều, vấn đề ông ấy nêu ra chính là, những người tuổi tác khá cao không viên mãn thì làm thế nào? Tu luyện là việc rất nghiêm túc, không giống như Trung Quốc Đại lục ngày nay, mọi người đi cửa sau là việc gì cũng đều xử lý xong hết, nhưng điều này thì không được. Vậy thì làm thế nào? Thật sự phải tu bản thân chư vị một cách hết sức thiết thực mới được.
Đồng thời với việc trả lời vấn đề này, trước tiên tôi muốn giảng một chút về mối quan hệ giữa tu luyện và công tác. Tu luyện không ảnh hưởng tới cuộc sống bình thường của chư vị. Ở xã hội chư vị mở công ty, chư vị làm quan lớn trong chính phủ, trong bất kỳ công tác nào tại thế gian chư vị cũng đều có thể tu luyện. Trước kia Giê-su có giảng một câu như thế này, Ông giảng rằng người có tiền mà lên thiên quốc còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim. Vì sao ông giảng lời này? Chính là vì có rất nhiều người không thể buông bỏ chấp trước vào tiền. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, không sợ chư vị có bao nhiêu tiền. Phòng trong nhà chư vị là dùng tiền mà chất lên, lối đi trong nhà chư vị dùng vàng mà lót, chư vị làm quan to đến mấy, dù chư vị có làm tổng thống đi nữa, chư vị vẫn có thể làm một người tốt, ở trong hoàn cảnh đó của chư vị, trong mâu thuẫn tại giai tầng đó của chư vị cũng đều có thể tu bản thân mình. Mọi người thử nghĩ xem, chúng ta ngồi đây có người từ các giai tầng khác nhau. Có người chỉ vì miếng cơm manh áo, giữa người với người sống tại giai tầng thấp sẽ phát sinh một số mâu thuẫn, người trong giai tầng này họ có thể từ trong mâu thuẫn và đau khổ mà kiên trì làm một người tốt từ đó đạt được tiêu chuẩn tu luyện, cuối cùng sẽ viên mãn. Vậy thì những người tại giai tầng trung họ cũng có mâu thuẫn tại giai tầng đó của họ, ở trong những mâu thuẫn này họ làm thế nào để có thể làm một người tốt, đề cao lên trên, thì cũng có thể luyện thành. Tôi phát hiện rằng người ở bất kỳ giai tầng nào cũng đều có thể đề cao lên trên, đều có thể tu luyện. Tổng thống ở trong giới của ông cũng có khổ não, cũng có mâu thuẫn tại giai tầng đó của ông, giữa quốc gia với nhau, giữa dân tộc với nhau cũng đều có mâu thuẫn, nhân loại đều là như nhau. Con người sống trên đời chính là khổ, cho nên đều có thể tu. Tôi đây là bảo các đệ tử nhảy ra khỏi cái khung của tôn giáo để nhận thức về tu luyện, thực hiện việc tu luyện chân chính của con người.
Vậy thì người tuổi cao tu luyện cũng là như vậy, công của tôi là công pháp tính mệnh song tu, vừa tu luyện vừa kéo dài tuổi thọ, thời gian này chẳng phải đã đủ dùng rồi sao? Nhưng tiền đề là người cao tuổi thì càng phải tinh tấn hơn, đối đãi nghiêm túc với việc tu luyện. Nếu người cao tuổi do nguyên nhân nào đó mà thực sự chưa thể viên mãn, nếu đến khi trăm tuổi trước khi lâm chung có phát thệ: Lần sau ta nhất định phải tu. Vậy thì họ sẽ mang theo Pháp Luân mà chuyển sinh, mang theo những thứ tu luyện mà chuyển sinh, tu tiếp đời trước. (Vỗ tay) Thêm một điều nữa tức là con người quả thực quá khổ rồi, không nghĩ tới nữa, thì làm thế nào đây? Tu luyện bao nhiêu thì đắc được bấy nhiêu, vậy thì phải xem tầng thứ tu luyện hiện có của họ là ở tầng nào, nếu ở trong một tầng trời nào đó trong tam giới, vậy thì sẽ tới tầng trời đó làm sinh mệnh của tầng đó. Nếu chư vị có thể xuất khỏi tam giới, chỉ là không có quả vị viên mãn, vậy thì chư vị có thể tới thế giới thiên quốc làm chúng sinh. Thế giới đó thì lại không giống như con người tưởng tượng là trong đó đều là Phật, Bồ Tát không có gì khác, trong đó là có vô lượng chúng sinh, là thế giới mỹ hảo vô cùng phồn vinh, trong đó có người dân [là] thiên nhân, (vỗ tay) nhưng với con người mà nói thì họ cũng là Thần, điều đó thì con người thế gian không thể sánh được, họ chỉ là không có quả vị. Câu hỏi của chư vị về cơ bản đã được giải đáp xong. (Vỗ tay)
Đệ tử: Lý giải thế nào về việc đệ tử chân tu không có bệnh?
Sư phụ: Ở Đại lục người của rất nhiều địa phương đã hình thành một cách nói, khi có người có bệnh mà không trị khỏi, thì sẽ có người bảo anh ta: Anh hãy mau đi học Pháp Luân Công đi, hễ học là linh [nghiệm]. Vì sao lại như vậy? Là bởi vì Pháp Luân Công điều chỉnh thân thể của người tu luyện rất nhanh, mục đích là sau khi điều chỉnh thì lập tức tiến nhập vào tu luyện, do vậy cũng không hoàn toàn giống người thường nhận thức như thế. Có người khi đến luyện công không ôm giữ bất kể cách nghĩ trị bệnh nào thì là tốt nhất, bởi vì tu luyện yêu cầu không chấp trước, vô sở cầu mà trị. Một khi hữu sở cầu thì chính là tâm chấp trước, hiệu quả ngược lại sẽ không tốt. Nói rằng tôi chính là đến để trị bệnh, thì chư vị chính là có chấp trước, bởi vì Đại Pháp truyền ra thế gian không phải là lấy việc trị bệnh cho con người làm mục đích, mà là đến để độ nhân, trừ bệnh là để điều chỉnh thân thể cho người được độ. Vì chấp trước mà đến, cũng tương đương với nắm cái bệnh đó mà không buông, bệnh sẽ không cách nào chữa.
Lý niệm của nhân loại so với Lý của vũ trụ là phản lại, càng cầu càng không có. Chỉ khi chư vị buông cái tâm này xuống, thì chư vị mới là buông bỏ được cái bệnh này. Đến tu luyện thì đừng nghĩ tới trị bệnh, chính là không được hữu cầu, do vậy người có bệnh trong khi luyện công thì đừng quản việc có bệnh. Chư vị vô sở cầu, chư vị không quản nó, chư vị chỉ nghĩ đến việc luyện công, thì càng luyện càng tốt, có thể luyện công xong trở về chỉ trong một đêm là bệnh nào cũng không còn nữa. (Vỗ tay) Hiện tượng này ở Trung Quốc Đại lục mọi người ở rất nhiều địa phương đều đang truyền tai nhau, cảm thấy rất thần kỳ, rất nhiều người đều đang học, do vậy càng học thì người càng đông.
Tôi chỉ là giảng cái đạo lý này, chính vì vô sở cầu thì có hiệu quả nhanh nhất, người hữu sở cầu thì có thể sẽ có hiệu quả chậm hơn. Cách nhìn của tôi về bệnh là như thế này: Khi tôi làm những việc này cho đệ tử thì cũng không gọi là chữa bệnh, mà gọi là tịnh hóa thân thể người tu luyện, mục đích của tịnh hóa là tạo cơ sở cho tu luyện. Mang theo thân thể có bệnh thì không xuất công được, làm thế nào đây? Chư vị đến luyện công thì chính là luyện công, chư vị đừng có chấp trước gì cả, cũng đừng có cầu gì là tốt nhất, như vậy tôi sẽ có thể tịnh hóa thân thể của chư vị được, tịnh hóa đến trạng thái mà hầu như không có bệnh. Nhưng mà có người cá biệt trong tình huống không ảnh hưởng đến tu luyện của chư vị có thể còn lưu lại cho chư vị một chút cảm giác của tiêu nghiệp và bệnh. Vì sao lưu lại một chút? Là bởi vì có người tu luyện mà ngộ tính phải đề cao cho nên mới làm như vậy. Mọi người nghĩ xem, nếu như một người mà thân thể bề mặt đều không có bệnh thì lúc đó chính là siêu thường rồi, cảm giác tiêu nghiệp cũng chẳng có nữa thì đó không phải là tu luyện, thế thì đương nhiên tin rồi, như vậy còn không tin sao? Hễ tin là tin đến cùng. Do vậy có người cá biệt sẽ căn cứ vào tình huống cần thiết mà lưu lại một số nhân tố mà tu luyện dùng đến, xem chư vị có tin hay không, mục đích là khiến người tu luyện từ trong ngộ mà bước ra, có phải vậy không? (Vỗ tay)
Nhưng mà còn có một vấn đề tôi nói rõ cho mọi người, người ta khi tu luyện vẫn sẽ gặp phải một số chuyện phiền phức, vẫn sẽ có nạn. Cái nạn ấy biểu hiện ở hai phương diện, một là trên thân thể xuất hiện việc không thoải mái, một nữa là người khác sẽ chọc giận chư vị. Nguyên nhân thân thể không thoải mái, tôi nói với mọi người rằng không phải là bệnh, nhưng mà nó biểu hiện ra thì giống như bệnh. Mọi người đều biết rồi đó là đang tiêu nghiệp. Tiêu nghiệp là gì? Kỳ thực tôi là khiến toàn bộ thân thể của chư vị được tịnh hóa, con người chuyển sinh trong người thường, trong khi chuyển sinh thì từng đời từng kiếp, từng đời từng kiếp, có người hai mươi mấy đời, có người ba mươi mấy đời, thậm chí có người còn lâu hơn. Chuyển sinh nhiều lần như vậy, trong cõi người chuyển sinh tới chuyển sinh lui, mỗi lần đều đã tạo một lượng lớn nghiệp, đương nhiên trong mỗi đời khi có bệnh, khi có thống khổ sẽ tiêu đi một ít, nhưng mỗi một đời đều sẽ có rất nhiều, tích tụ lại nhiều rồi sẽ sinh bệnh. Khi người ta có bệnh, sẽ tìm bác sỹ khám bệnh. Khi bác sỹ khám bệnh, chỉ xử lý được cho người ta bề mặt thân thể, con người khi thống khổ vì sinh bệnh cũng sẽ tiêu được một chút nghiệp, nhưng đa số nghiệp lực và nguyên nhân căn bản về bản chất mà tạo thành có bệnh là ở không gian khác, những bác sỹ kia không động đến được, nguyên nhân căn bản sinh bệnh là ở đó, do vậy người ta đời đời kiếp kiếp đều lưu lại một ít nghiệp.
Mọi người biết thân thể con người hiện nay là thế nào không? Khi tôi giảng bài tôi thấy có học viên mà trong xương tủy khối nào khối ấy đều là đen. Đương nhiên, ở không gian này thì không nhìn ra, bởi vì nghiệp lực thể hiện ở không gian khác. Vậy thì làm sao đây? Thân thể con người từ lạp tử vi quan đến lạp tử bề mặt, từ nhỏ đến lớn từng tầng từng tầng từ lập thể mà nhìn, thì giống như những vòng tuổi của cây từng vòng từng vòng vậy, mỗi tầng đều không còn kiền tịnh nữa. Tôi phải tịnh hóa thân thể của chư vị từ trung tâm nhất, nếu chư vị không tu luyện thì không có ai làm cho chư vị chuyện như thế này. Quá khứ trong Phật giáo giảng người ta một đời tu không thành, con người là không thể tự mình tịnh hóa cho mình được, đề cao lại càng khó hơn. Nếu muốn tu xuất lai thì ắt phải có chính Pháp mới được. Chư vị nếu tu luyện trong Đại Pháp, thì tôi sẽ phải đem những nghiệp lực tích tồn trong thân thể chư vị, hết thảy những nguyên nhân tạo thành ô nhiễm, khiến thân thể không khỏe mạnh đẩy hết ra ngoài. Nếu ngay lập tức từ thân thể vật chất bề mặt đẩy ra ngoài thì người ta sẽ không chịu được, sẽ chết mất, vậy thì làm sao đây? Trong quá trình đẩy ra thì đại bộ phận là di rời đi theo không gian khác, rời khỏi thân thể chư vị, chỉ đem một phần cực ít đẩy ra theo bề mặt thân thể chư vị.
Vì sao đi ra theo bề mặt? Đều đi ra theo không gian khác có phải là xong rồi không? Làm như vậy thì không phù hợp với Thiên lý. Có được thì phải có mất, nợ rồi thì phải hoàn trả, đó là Thiên lý. Người ta tạo nghiệp rồi thì phải trả, đặc biệt là người tu luyện. Kỳ thực tôi chỉ khiến chư vị trả một chút, đã tính là chư vị trả rồi, chính bởi vì chư vị có cái nguyện vọng tu luyện này. Mặc dù tôi để cho chư vị chịu đựng một chút ở bề mặt, thân thể chư vị cũng sẽ đột nhiên giống như mắc bệnh nặng vậy, khó chịu không chịu được, có người quả đúng là như không sống nổi nữa. Người ngộ tính tốt biết rằng, mình đã tu luyện rồi mình sợ gì chứ, mình cũng nghe Pháp rồi, mình đã đọc sách rồi, đạo lý mình cũng hiểu rồi, mình còn sợ gì chứ? Chỉ một niệm thuần phác, vững vàng như vậy, nhưng nó còn sáng hơn vàng. Họ cũng không uống thuốc, cũng không đi khám bác sỹ, đột nhiên không còn chuyện gì nữa, một cơn đại nạn đã qua đi rồi, một cục nghiệp lớn đã tiêu đi, cục nghiệp lớn hơn nữa cũng được đẩy ra ở không gian khác rồi. Kỳ thực xuất ra ở trên bề mặt chỉ là một chút xíu, cái nghiệp ấy cũng được tính là tiêu rồi, như vậy cũng coi như chư vị đã hoàn trả rồi. Do vậy trong quá trình tu luyện, có người sẽ xuất hiện tình huống thân thể khó chịu, loại cảm giác khó chịu này cũng không giống với bất kể loại bệnh nào. Do vậy sẽ xuất hiện tình huống này, từ trong đó cũng đang khảo nghiệm mức độ kiên định về căn bản của chư vị, trong nạn mà xem chư vị có thể coi bản thân mình là người luyện công không, lúc ấy chư vị có còn tin Pháp này hay không. Tu Phật chính là một việc rất nghiêm túc.
Tu luyện ngoài thế gian pháp, thân thể đã được tịnh hóa cao độ, cũng gọi là thể La Hán, thân thể lúc đó đã thăng hoa đến thân thể vật chất cao năng lượng, một chút tế bào của người thường cũng không còn nữa, từ bề ngoài nhìn thì giống với người thường nhưng lại không giống. Lúc này sẽ không còn nghiệp bệnh nữa, bởi vì bệnh của thế gian đã không thể động vào thân thể cấu thành bởi vật chất cao năng lượng này của chư vị rồi. Ra ngoài thế gian pháp thì đã đẩy hết nghiệp bệnh của chư vị ra rồi, tu luyện tại thế gian pháp thì sẽ có việc thân thể xuất hiện không thoải mái, hoặc là đụng phải chuyện hữu kinh vô hiểm gì đó, lúc đó chư vị sẽ không sợ hãi, nhưng sẽ khiến cho người khác sợ chết khiếp, sẽ xuất hiện những sự việc như vậy. Đệ tử chân tu của Đại Pháp nhiều người tu như thế mà không xuất hiện vấn đề gì, chỉ cần chư vị tu thì tôi sẽ bảo hộ chư vị, đương nhiên nếu chư vị không tu thì tôi cũng không quản chư vị, tôi là vì người tu luyện mà làm những việc này. Do vậy chư vị đừng đi kéo người khác đến trị bệnh. Việc của người thường hiện giờ tôi không quản, chư vị cũng đừng làm việc phá hoại Pháp. Con người mà không tu luyện thì họ phải gánh chịu hết thảy những gì họ từng làm, vô luận họ gặp phải sự việc gì thì cũng đều có quan hệ nhân duyên. Câu hỏi này đã giải đáp xong rồi.
Đệ tử: Hôm nay [Thầy] có thể tịnh hóa thân thể cho mọi người không? Nhất là những thứ lưu lại do học công khác.
Sư phụ: Mọi người cứ yên tâm, tôi bảo mọi người rằng, khi chư vị ngồi ở đây nghe bài giảng xong bước ra ngoài thì đảm bảo là thay đổi rồi. Nói đến đây tôi muốn nói với những học viên không tinh tấn rằng, bởi vì chư vị đã muốn làm người tu luyện rồi, nhưng lại không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, lúc học lúc không, lúc tu lúc không, thì thân thể sẽ xuất hiện vấn đề, nguyên nhân là chư vị không chân tu thì thân thể sẽ trở về trạng thái người thường. Lúc này chư vị cảm thấy sao mà thân thể cứ luôn không khỏe vậy? Tu luyện là nghiêm túc. Vì sao không khỏe? Điều này phải hỏi bản thân chư vị, chư vị có tin Pháp hay không? Có tin rằng chư vị là người tu luyện không? Tâm của chư vị có ổn định được thế không? Nếu chư vị có thể thật sự làm được việc kiên định tu luyện, đều buông bỏ nhân tâm, chỉ cần không đến một giây triệu chứng bệnh của chư vị đã không còn nữa rồi. (Vỗ tay) Tu luyện là không cho phép hàm hàm hồ hồ. Nếu trong tu luyện mà chư vị tâm thần bất định {không chắc chắn}: Pháp này có phải là như vậy không? Chư vị cũng bằng như là nói mình có phải là tu luyện không? Hiện giờ mình là người thường hay là người tu luyện nhỉ?
Tu luyện Phật Pháp chân chính cũng không giống như tôn giáo trong thời kỳ mạt Pháp tùy tiện như thế, tu luyện là việc rất nghiêm túc. Nếu chư vị không thể kiên định thì đều phí công. Nếu như chư vị có thể vứt bỏ danh, lợi, tình, mà chư vị không viên mãn thì tôi cũng bất bình. Con người nếu vứt bỏ danh lợi tình cũng bằng như vứt bỏ sinh mệnh vậy. Con người sống là vì cái gì? Chẳng phải là vì tiền, vì danh, vì cái tình của con người sao? Chư vị có thể vứt bỏ nó thì chư vị còn có thể là người không? (Vỗ tay) Con người là sống vì những thứ này, chỉ có Thần mới không có những thứ ấy. (Vỗ tay) Nhưng tôi bảo mọi người rằng, Thần cũng không giống như người ta tưởng tượng là giống như một pho tượng bất động ở đó. Con người không biết rằng trên trời đúng là vô cùng mỹ hảo. Họ vui chơi có khi còn hơn con người, nhưng ở đó lại là cao thượng, từ thiện, mỹ hảo vô cùng. Chính bởi vì họ có cảnh giới cao đến thế, họ mới có năng lực, thân thể của họ có thể lượn qua lượn lại, bay tới bay lui, chỗ nào cũng mỹ hảo đến như vậy, ngôn ngữ của con người không hình dung được. Màu sắc ở đó thì chỗ con người đây đều không có, hình tượng của Thần đều đẹp vô cùng, quá mỹ hảo rồi.
Chúng ta ngồi đây có người tuổi tác rất cao, đương nhiên cũng có người trẻ tuổi, trong tu luyện thân thể con người nếu quay trở lại diện mạo tiên thiên vốn có của chư vị, người ta càng đi lên trên thì càng trẻ, nếu thật sự quay trở về diện mạo tiên thiên vốn có của chư vị, khi đó chư vị sẽ phát hiện rằng chư vị trẻ vô cùng. Có người mặc dù tuổi tác rất cao, nhưng có thể nguyên thần của họ lại là thanh niên hoặc là trẻ con. Mọi người biết có rất nhiều người già mắc chứng mất trí nhớ, người dân gọi là lão trẻ con, sẽ đi tranh giành đồ ăn với trẻ con, sẽ chơi với trẻ con. Vì sao? Người ta nói người này già rồi, già đến mức không ổn rồi, dùng khoa học hiện đại mà giải thích thì nó chính là như vậy. Kỳ thực tôi bảo mọi người rằng, con người già đi thì tâm chấp trước cũng buông bỏ rồi, hết thảy mục đích, truy cầu khi làm người đều không còn nữa, khi họ vứt bỏ toàn bộ, thì bản tính của họ lại phản xuất ra. Có lẽ nguyên thần của họ vốn dĩ chính là trẻ con, do vậy họ sẽ xuất hiện việc giống lão trẻ con như thế. Tôi bảo mọi người đúng là như vậy đấy. Trong tu luyện càng lên trên thì càng đẹp càng trẻ. Có người nói [họ] nhìn thấy sinh mệnh ở dưới một tầng thì thấy đầu tóc có chải cũng chải không mượt, đầu bù tóc rối, đó là vì càng xuống thấp càng khó coi. Trong tu luyện càng đề cao lên trên thì càng mỹ hảo, thân thể không những không có nghiệp bệnh, mà còn càng ngày càng thuần tịnh.
“Nhất là những thứ lưu lại do học công khác”? Chư vị chỉ cần tu luyện chân chính, những thứ này tôi đều sẽ xử lý cho chư vị. Những thứ này không cần để trong tâm, cũng đừng đi nghĩ về nó nữa. Chư vị phải vứt bỏ nó đi từ trong tư tưởng của chư vị. Nếu chư vị chuyên chỉ vì việc này đến [học] thì không được, nếu như chư vị quá chấp trước nó thì chính là tự mình đang nắm chặt mà không buông, tôi bỏ nó đi cho chư vị rồi chư vị cũng vẫn cảm giác tâm bất ổn. Nếu muốn tu luyện chân chính, thì thứ gì không tốt tôi cũng có thể lấy xuống cho chư vị.
Đệ tử: Lần này chúng con đến nghe Pháp, Ngài sẽ có Pháp Luân để tặng cho mọi người không?
Sư phụ: Là người đến tu luyện, người đến đây nghe Pháp và người chưa đến được tôi đều sẽ quản. Không chỉ là cài Pháp Luân, người tu Đại Pháp rồi tôi còn phải điều chỉnh thân thể cho học viên một cách toàn diện, cho nên chư vị gặp được tôi cũng vậy, chưa gặp được tôi cũng vậy, đều như nhau, chỉ cần chân tu, những gì đáng có đều sẽ cấp. Những người ở Trung Quốc đã từng nghe tôi giảng bài chỉ có mấy vạn người, nhưng hiện giờ người tu luyện trên toàn Trung Quốc đến đâu cũng có. Nhiều người như vậy đều chưa từng gặp tôi, nhưng hết thảy những gì cần thiết trong tu luyện Đại Pháp họ đều có cả. Tôi truyền Pháp lớn như thế này, việc gì cũng do chủ thể của tôi đến làm thì không thể làm được, cho nên không thể gặp mặt từng người một. Tôi là cài Pháp Luân cho chư vị, chỉ cần chư vị tu luyện, chư vị xem cuốn sách này, chư vị cảm thấy Pháp tốt, chư vị mong muốn tu Đại Pháp, chư vị thực sự động niệm ấy, thì chư vị sẽ phát hiện thân thể chư vị sẽ có cảm giác khác.
Tôi còn không chỉ cấp Pháp Luân cho chư vị. Mọi người nghĩ xem, một người không tu luyện, một cái thân thể mà không có những cơ chế mà tu luyện cần có thì có thể luyện xuất được gì đây? Pháp Luân là cái gốc của tất cả mọi thứ tôi cấp cho chư vị, còn phải tiêu bỏ nghiệp lực cho chư vị, còn phải bỏ đi các ân oán và các loại quan hệ căn nguyên của chư vị trên thế gian và các tầng không gian, cấp cho chư vị rất nhiều cơ chế ở bên trong, bên ngoài cơ thể dẫn động toàn bộ thân thể chư vị biến hóa, còn phải cài cho chư vị các thứ ở bộ vị đan điền cũng như các chỗ khác, như những hạt giống sinh ra hơn hàng vạn thứ, tương lai còn phải xóa tên chư vị trong địa ngục, đây là những điều có thể cho chư vị biết, còn nhiều hơn nhiều hơn nữa phải làm cho chư vị, thì chư vị mới có thể thật sự tu luyện, mới có thể trong Đại Pháp mà thật sự tu luyện xuất lai.
Đôi khi tôi nói về những khí công giả lừa người kia, họ thực sự là đang lừa người. Họ làm cho chư vị những gì? Không làm gì cả. Nếu không cấp cho người ta những thứ này thì người ta luyện thế nào đây? Có thể luyện xuất lai không? Hơn nữa trong tu luyện nếu không bảo hộ chư vị, thì sẽ có nguy hiểm đến sinh mệnh, bởi vì con người cần trả nghiệp mà. Không bảo hộ chư vị thì những mạng mà chư vị nợ trước đây thì làm thế nào? Con người hiện nay nào có ai chưa từng nợ mạng người? Đời đời kiếp kiếp cho tới hôm nay đã có biết bao nhiêu nghiệp rồi, nhân thế chính là hiểm ác, nếu không chịu trách nhiệm với người ta thì chính là hại người, do vậy nói rằng họ chính là hại người. Chư vị tu Đại Pháp rồi, tất cả những điều này đều phải giải quyết cho mọi người, chỉ cần chư vị thật sự học, chư vị sẽ đắc được.
Ngồi đây có những người văn hóa khá cao, đừng để cái lý luận hiện đại này hạn chế. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” này, nếu người đã khai mở thiên mục rồi mà nhìn, thì chư vị sẽ phát hiện rằng mỗi chữ đều là một chữ 卍, mỗi chữ lại đều là Phật. Mọi người thử nghĩ xem bộ Pháp này có lực lượng lớn nhường nào, trong cuốn sách này có bao nhiêu Phật đây? Hơn nữa mỗi chữ đều là tầng tầng các Phật, bởi vì cuốn sách này đã bao hàm Lý ở các tầng thứ khác nhau của vũ trụ. Trong tu luyện mỗi khi đề cao lên rồi, lúc đó chư vị đọc sách sẽ phát hiện rằng cùng một câu nói thì so với lúc chư vị đọc ban đầu thì ý nghĩa đã khác rồi, chư vị lại có thêm nhận thức mới, là giảng về một tầng ý nghĩa khác rồi, trong mỗi một chữ đều có tầng tầng lớp lớp vố số tầng các Phật. Đương nhiên, người thường không nhìn thấy, do vậy tôi bảo mọi người rằng cuốn sách này vô cùng trân quý. Trước kia khi nghe giảng có người đặt Nó dưới mông để ngồi, chư vị còn chưa nhận thức được bộ Pháp này là gì, đương nhiên khi chư vị nhận thức được rồi, chư vị sẽ phát hiện rằng hết thảy điều này đều nghiêm túc phi thường. Trong tu luyện chư vị động một niệm Họ đều biết, trước khi chư vị động một niệm thì chư vị muốn động niệm gì là họ đã biết rồi. Con người cảm thấy phản ứng tư duy của con người là quá trình vô cùng nhanh, nhưng trong một không gian nhanh hơn một chút mà nhìn thì tư duy của chư vị là một quá trình phản ứng vô cùng chậm, chư vị chưa nghĩ xong thì bên kia đã biết rồi, chư vị vừa động niệm là bên kia liền biết rồi.
Có người nói với tôi, thưa Thầy, con đóng học phí cho Ngài, nhà con có người này người nọ không đến, Ngài cấp cho họ một Pháp Luân nhé. Đương nhiên cũng không thể trách người này, anh ta không biết rằng người không tu luyện thì không thể cấp những thứ này. Tôi bảo mọi người rằng, chư vị bỏ ra bao nhiêu trăm triệu cũng không mua được, Nó là thứ không có trong cõi người, Nó là siêu thường, là thứ của Thần. Từ một ý nghĩa nào đó mà giảng, sinh mệnh của Nó so với sinh mệnh con người hiện tại của chư vị thì còn trân quý hơn nhiều, Nó là sinh mệnh cao cấp, do vậy điều này sao có thể dùng giá trị để đo lường được? Nhưng một người nếu muốn tu luyện, tôi có thể cấp cho chư vị mà không kể giá cả, hơn nữa không chỉ là những thứ này, cuối cùng tôi còn phải bảo hộ chư vị một mạch đến khi chư vị viên mãn.
Đệ tử: Giải thích thế nào về việc sinh mệnh chưa đến tuổi thọ đã tử vong, người như vậy thì làm thế nào?
Sư phụ: Sau này mọi người đừng nêu lên những chuyện không có liên quan đến tu luyện của chư vị. Có người thậm chí còn hỏi tôi đốt giấy có tác dụng gì không, những chuyện này không có quan hệ gì với tu luyện Đại Pháp, hơn nữa cũng không có thời gian giải đáp. Người chưa đến tuổi trời mà đã tử vong thì kết cục là rất đáng buồn, bởi vì tôi đã giảng đạo lý này rồi, khi một người giáng sinh, thì một đời người Thần đã an bài cho họ ổn cả rồi, nếu như chưa đến thọ [mệnh] mà đột nhiên chết đi, thì họ sẽ rơi vào một hoàn cảnh cực kỳ thống khổ. Hoàn cảnh thống khổ gì? Bởi vì sinh mệnh là có an bài, việc ăn của chư vị, việc uống của chư vị, địa vị trong xã hội của chư vị, chỗ đứng của chư vị trong đời người, những điều ấy đều được an bài xong cả rồi. Con người đột nhiên chết đi thì sẽ mất đi những thứ này, chưa hết thọ [mệnh] lại không thể chuyển sinh, vong linh sẽ tiến nhập vào một không gian vô cùng hoang vắng lạnh lẽo. Ở đó cái gì cũng không có, cũng giống như con người đến Sao Hỏa vậy. Kỳ thực Sao Hỏa là có người, họ là ở không gian khác, điều chúng ta nhìn thấy lại vừa đúng là không gian hoang vắng bên này. Vậy thì khi lập tức rơi vào hoàn cảnh này, không ăn, không uống, cái gì cũng không có, họ vô cùng thống khổ, nhưng sẽ không chết đói, vậy thì họ sẽ cứ ở trong không gian đó chờ đợi suốt, đợi đến khi tuổi thọ thực sự của họ trong nhân thế đến rồi mới có thể đi chuyển sinh. Đây chính là chỉ những cô hồn dã quỷ kia. Trước đây trong Phật Giáo giảng siêu độ siêu độ, con người hiện nay cũng không hiểu siêu độ là gì, những người chết như vậy mới đi siêu độ, người bình thường ở bên này vừa chết là đã đi chuyển sinh rồi còn đi siêu độ gì chứ. Quá khứ giảng siêu độ chính là chỉ siêu độ những sinh mệnh này.
Tiện đây tôi nói tới một vấn đề, một vấn đề của xã hội. Hiện giờ rất nhiều quốc gia có người đề xuất “chết an lạc” {chết nhẹ nhàng}. Tôi bảo mọi người nhé, có bệnh nhân chịu không nổi thống khổ họ muốn chết thì đó là việc của bản thân họ, ai làm cho họ thì người đó chính là giết người, chính là đã tạo nghiệp lớn giết người, Thần đều nhìn nhận như vậy. Hơn nữa đặt họ vào một hoàn cảnh thống khổ nhất, đến một không gian còn khổ hơn. Những người yêu cầu “chết an lạc” bản thân họ không minh bạch, họ đến nơi kia rồi sẽ hối hận, còn không bằng sống thống khổ một chút. Vì sao con người lại có thống khổ? Con người sống ở thế gian thì sẽ tạo nghiệp, có người nghiệp lực lớn, có người nghiệp lực nhỏ, có người chính là phải thống khổ trước khi chết, trong thống khổ sẽ trả được rất nhiều nghiệp tạo ra trong một đời, đời sau sẽ có cuộc sống tốt, bởi vì có người mà nghiệp lực họ nợ cần phải hoàn trả ở thời khắc trước khi tử vong rồi sau khi chuyển sinh họ sẽ không có nghiệp lực nữa. Nhưng họ không muốn thống khổ, họ không muốn hoàn trả, vậy thì đời sau khi sinh ra có thể họ sẽ mang theo thân thể có bệnh mà sinh ra, thậm chí là một người tàn tật, hoặc là thọ mệnh không dài. Con người họ không lý giải được điểm này, con người chỉ tin các thứ “hiện thực”. Tôi nói rằng con người bị giả tướng của khoa học hiện nay phong bế quá chặt rồi, do vậy con người mới làm ra cái gì mà “chết an lạc”. Chẳng an lạc chút nào.
Đệ tử: Làm một người tu luyện còn cần phải nỗ lực cầu tiến trong công việc, học tập nơi xã hội người thường không?
Sư phụ: Cần, vừa rồi tôi đã nói vấn đề này rồi. Vì sao vậy? Bởi vì khi tôi truyền Pháp này đã suy xét đến vấn đề này, người học sẽ rất nhiều, sẽ tương đối nhiều. Tương lai sẽ phổ cập đến toàn xã hội nhân loại, bởi vì Nó tốt mà, Pháp của vũ trụ cấp cho con người tu luyện. Người đông lên rồi thì sẽ mang đến một vấn đề xã hội lớn nhất, [nếu] mọi người đều xuất gia, thì xã hội nhân loại chẳng phải không còn nữa sao? Do vậy không được. Chính bởi vì tôi bảo chư vị tu luyện trong xã hội người thường, người tu luyện có thể phù hợp với xã hội người thường ở mức độ tối đa mà tu luyện, thì sẽ giải quyết được vấn đề này. Đồng thời khiến bản thân con người thực sự đắc Pháp.
Chư vị có thể làm bất kể công việc bình thường nào của người thường, người tu luyện ở trong bất kể hoàn cảnh sinh sống nào, trong bất kể công việc nào đều có thể làm người tốt. Một người tu luyện thì chư vị ở đâu cũng ắt phải là một người tốt. Là người tu luyện mà nói, trong xã hội người thường mà làm không tốt thì đó nhất định là trách nhiệm của mình, không coi mình là người tu luyện mà nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Ông chủ thuê chư vị, chư vị không làm tốt cho người ta; chư vị là học sinh, mà chưa hoàn thành bài tập, lên lớp không nghe giảng, vậy chư vị có thể nói chư vị là người tốt không? Người tốt ở trong bất kể hoàn cảnh nào chư vị cũng nên là người tốt. Chư vị là học sinh thì nên phải học tập cho tốt, chư vị là một người làm thuê thì chư vị nên hoàn thành tốt công việc. Sắp đặt cho chính quan hệ giữa bản thân với xã hội, với con người, chư vị đều là có tư tưởng. Bình thường mọi người có thể làm tốt một chút, mâu thuẫn sẽ nhỏ đi sẽ nhỏ đi, nhưng mâu thuẫn vẫn sẽ có.
Vì để chư vị đề cao thì cũng sẽ cấp cho chư vị một số khảo nghiệm, trong tu luyện thông thường khi mâu thuẫn đến sẽ rất đột nhiên, nhưng mà nếu chư vị tu luyện thì nó sẽ không phải là tồn tại ngẫu nhiên, bởi vì chư vị muốn tu luyện thì tôi sẽ an bài lại từ đầu con đường tu luyện của chư vị, con đường sinh sống được an bài lại từ đầu, vì để người tu luyện đề cao, do vậy vấn đề gặp phải thông thường sẽ đột nhiên xuất hiện, dường như là ngẫu nhiên, trên bề mặt thì không khác biệt so với mâu thuẫn giữa người với người. Tuyệt đối sẽ không có chuyện Thần tiên đến tạo phiền phức cho chư vị, trên biểu hiện đều là con người tạo ra phiền phức cho chư vị thì mới có [tác dụng] trợ giúp đối với việc đề cao của chư vị. Vậy thì như thế nào mới có thể xử lý tốt những vấn đề này? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì một trái tim từ bi, gặp phải vấn đề thì xem xét bản thân. Hôm trước tôi có giảng cho mọi người một câu, tôi nói rằng nếu chư vị không thể yêu kẻ thù của chư vị thì chư vị không thành Phật được. Một vị Thần hoặc là một người trong tu luyện sao có thể coi người thường là kẻ thù được? Làm sao lại có kẻ thù được? Đương nhiên chư vị hiện giờ vẫn chưa đạt được, chư vị sẽ từ từ đạt được. Cuối cùng chư vị phải đạt được, bởi vì kẻ thù của chư vị là người trong người thường, con người sao lại có thể trở thành kẻ thù của Thần được? Sao có thể xứng trở thành kẻ thù của Thần được?
Đệ tử: Thầy đề cập đến việc con người ta từ khi sinh ra đến khi chết đi đều là Thần an bài, vậy thì phá thai đối với sinh mệnh của thai nhi thì thế nào?
Sư phụ: Làm một người đã bắt đầu tu luyện mà nói, việc gì đã từng làm trước đây thì trước tiên đều buông nó xuống. Trước đây trong vô tri làm rồi thì là làm rồi, cái gì cũng đừng nghĩ nữa, chỉ quản tu luyện. Không ngừng đề cao trong tu luyện là ở vị trí thứ nhất. Khi chư vị là một người tu luyện chân chính thì cái gì tôi cũng có thể giúp chư vị giải quyết, tôi cũng có thể giải quyết được. Nhưng có một điểm, nếu như biết sai rồi mà lại biết sai vẫn làm, thì cũng bằng như là không phù hợp với yêu cầu của người tu luyện, vậy thì không phải người tu luyện.
Còn nói về phá thai, tôi bảo mọi người rằng tôi nhìn thấy một cảnh tượng, trong bệnh viện ấy, có rất nhiều rất nhiều linh thể của những đứa trẻ bay trong không trung trong phòng và trước cổng của rất nhiều rất nhiều bệnh viện, có [đứa trẻ] thì tứ chi không đầy đủ. Những linh thể nhỏ ấy không có chỗ để đi, rất đáng thương, có [đứa trẻ] có lẽ là trong một đời một kiếp nào đó là có quan hệ thân duyên với người mẹ. Sau này cần phải chú ý. Bởi vì chư vị tu luyện, cái gì tôi cũng có thể giúp chư vị giải quyết.
Đệ tử: Thưa Thầy, vì sao công pháp lại do phụ đạo viên dạy? Không sợ có sai lệch sao?
Sư phụ: Vấn đề này là thế này, tôi yêu cầu phụ đạo viên khi dạy công thì phải chiểu theo [những gì] được giảng trong cuốn “Pháp Luân Công” mà dạy. Động tác không thể là mỗi người đều giống hệt nhau như từ một khuôn đúc ra, sai khác một chút thì không sao cả. Nhưng phải gắng hết mức làm cho chuẩn, gắng hết mức chiếu theo yếu lĩnh mà làm. Bởi vì luyện công của Pháp Luân Công với luyện công của công pháp khác là khác nhau, công pháp khác không luyện thì nó sẽ dừng lại, phải thu công. Chư vị thì không thế, Pháp Luân Công là Pháp luyện người, 24 giờ đều được công luyện, vì sao có thể đạt đến trình độ ấy? Chính là vì những cơ chế mà tôi cài cho chư vị là tự động, chư vị luyện công là vì sao? Chư vị là đang gia cường những cơ chế mà tôi cài cho chư vị. Mọi người nhớ kỹ nhé, chư vị luyện công là gia cường những cơ chế mà tôi cài cho chư vị, còn thực sự luyện chư vị là những cơ chế kia, cơ chế đang dẫn động công không ngừng trong 24 giờ đồng hồ luyện người ta. Luyện công của Đại Pháp là các cơ chế kia dẫn động mà luyện, do vậy nên, động tác mà có một chút ít sai lệch cũng sẽ không ảnh hưởng, nhưng mà nhất định phải gắng hết mức làm cho chuẩn, động tác vẫn là cần quy phạm.
Đệ tử: Có rất nhiều nơi lạc hậu không thể xem băng luyện công, động tác do một người truyền cho người thứ hai, người thứ hai lại truyền cho người thứ ba, do vậy giữa các điểm luyện công của chúng ta động tác có phần không giống nhau.
Sư phụ: Người luyện công sẽ càng ngày càng nhiều, học viên sẽ đi lại với nhau, những điều này đều sẽ rất nhanh được giải quyết. Bởi vì rất nhiều người đắc Pháp rất không dễ dàng, điểm này tôi biết, hơn nữa mọi người đều cảm thấy Pháp tốt, muốn truyền Pháp này cho người khác, cũng lặng lẽ làm rất nhiều công tác, tôi đều biết, công đức vô lượng.
Đệ tử: Con có một con gái hai tuổi và một con trai hai tháng tuổi, hôm nay suýt chút nữa là mang chúng tới. Cần thông qua phương thức gì, vào lúc nào để chúng có thể tiếp xúc với việc học Pháp luyện công nhanh nhất?
Sư phụ: Ở Trung Quốc Đại lục, trẻ con ba tuổi, bốn tuổi thì đều có trẻ luyện, ba tuổi luyện thì khá ít, trẻ con bốn tuổi luyện thì vô cùng nhiều, vô cùng phổ biến. Hơn nữa chư vị không được cảm thấy chúng là trẻ con, chư vị cảm thấy nó dường như không thể lý giải, tôi bảo chư vị rằng, nói không chừng bản tính tiên thiên của nó tốt, so với người lớn lý giải còn tốt hơn. Người ta đều nói trẻ con có năng lực tiếp thu khá nhanh, vì sao lại khá nhanh? Bởi vì trí huệ tiên thiên của nó vẫn còn chưa hoàn toàn bị che mất, do vậy có lúc trẻ con là rất minh bạch, nếu đứa trẻ là có lai lịch, vậy huệ căn còn tốt hơn nữa.
Đệ tử: Lý giải thế nào về vấn đề thiên mục? Có thể thuận theo việc thiên mục khai mở tại các tầng thứ khác nhau, luyện công sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về chân tướng vũ trụ, vậy thì Phật nhận thức như thế nào về chân tướng của vũ trụ?
Sư phụ: Cái này tôi bảo mọi người rằng, con người vĩnh viễn không nhận thức được chân tướng của vũ trụ là bởi vì con người ở trong tầng thứ con người này. Phật có thể nhận thức vũ trụ, đó là tầng thứ cảnh giới của Phật quyết định. Thần ở tầng thấp đối với tình huống vũ trụ của tầng cao hơn thì họ cũng không nhận thức được. Cũng tức là nói người tu luyện khai ngộ ở các tầng thứ khác nhau, hoặc là những điều các giác giả ở các tầng thứ khác nhau thấy được là chân tướng vũ trụ ở tầng thứ sở tại của họ, ở trên họ thì vẫn là không nhìn thấy.
Ngoài ra chư vị trong quá trình tu luyện không phải mỗi người đều được khai mở thiên mục. Giống như Phật, cái gì cũng thấy rõ ràng rồi thì cũng không tu được nữa, sẽ chậm vô cùng. Nếu thiên mục thật sự khai mở rồi, thấy được không gian khác còn chân thực hơn không gian con người này, cảm giác lập thể và cảm giác đối với vật thể còn rõ ràng, chân thực hơn là nhìn con người. Trong tình huống thông thường tôi chỉ có thể để những học viên có thể nhìn nhìn thấy được cục bộ của tình huống tại không gian khác, những người nhìn thấy được phạm vi rất lớn thì tình huống nhìn được thường là mờ ảo, hoặc là chỉ có thể thấy rõ tình huống ở tầng thấp, trừ phi có tình huống đặc thù. Vì sao vậy? Nếu như đều cho người ta nhìn được rõ ràng đến như vậy, thì người ta lập tức đều đến tu luyện rồi, hơn nữa còn rất kiên định, nếu như vậy thì đã phá mê rồi, ngộ cũng không tồn tại nữa, tu cũng không được tính nữa. Con người chỉ có trong mê mới có thể tu luyện, trong mê mới có thể ngộ, như vậy chịu khổ mới được tính. Nếu cái gì cũng nhìn rõ ràng rồi, thì chịu bao nhiêu khổ cũng sẽ không có lời oán thán nữa. Tầng thứ của Phật vì sao họ khó đề cao? Chân tướng gì cũng đều nhìn thấy rồi, họ đề cao làm sao đây? Đề cao sẽ rất chậm, bởi vì họ không có khổ. Con người không nhìn thấy chân tướng cho nên con người mới có thể tu, không nhìn thấy cũng là khổ, mọi thứ của con người đều là khổ.
Có người hỏi tôi: Thầy ơi, con cũng luyện công rồi, sao mà bệnh vẫn không khỏi? Tôi nói chư vị là vì trị bệnh của chư vị mà đến phải không? Hay là vì tu luyện mà tới? Nếu chư vị đến tu luyện, căn bản là chư vị đừng nghĩ đến bệnh, hoàn toàn không nghĩ những việc này mới khỏi, không có chấp trước mới có thể khỏi. Bởi vì chư vị vẫn còn ôm giữ cái tâm người thường ban đầu, không thể coi mình là người luyện công. Loại bỏ từ căn bản chấp trước của con người xem xem sẽ thế nào? Có người không ngủ được, không ngủ được thì luyện công chẳng phải vừa hay? Chư vị xem chư vị có ngủ được không. Tôi giảng cho mọi người rằng chỉ sai khác ở một niệm đó, sự khác biệt giữa con người và Thần chính là sai khác ở một niệm đó, có thể buông bỏ thì là người tu luyện, chư vị không thể buông bỏ thì chư vị chính là con người.
Đệ tử: Hiện giờ có tu luyện chuyên nghiệp không? Nếu có, con có thể làm đệ tử tu luyện chuyên nghiệp không?
Sư phụ: Pháp truyền ra rồi tuyệt đại đa số con người là tu như thế này, đương nhiên có một số ni cô, hòa thượng đang tu Đại Pháp. Tu luyện Đại Pháp không trọng hình thức, kỳ thực Phật, Đạo, Thần ở trên trời đều nhìn nhận như vậy. Phật là không coi trọng hình thức trong người thường mà coi trọng tu bỏ nhân tâm. Xây chùa có nhiều đến mấy, ngày nào cũng dập đầu lạy tượng Phật, nhưng người ta ra khỏi cửa lại muốn gì làm nấy, đó không phải là tu luyện. Một lòng một dạ tu luyện bản thân chư vị, Phật nhìn thấy sẽ vui mừng. Không nằm ở hình thức, chân tu thì Sư phụ sẽ quản chư vị. Tu luyện chính là tu bỏ cái tâm này của con người. (Vỗ tay) Kỳ thực thoát ly khỏi quần thể con người phức tạp mà tu luyện Đại Pháp thì ngược lại còn chậm. Đương nhiên nếu chư vị muốn xuất gia tu luyện, chúng ta hiện giờ vẫn chưa có được điều kiện này.
Đệ tử: Sau khi thân thể con người chuyển hóa về vật chất cao năng lượng rồi thì đồ ăn ăn vào có ảnh hưởng gì?
Sư phụ: Đồ ăn ăn vào do cơ chế trong tu luyện chuyển hóa, trong tu luyện vẫn là tu luyện bình thường.
Đệ tử: Người Trung Quốc sinh ra ở nước Mỹ chỉ nói được tiếng Anh thì có thể tu luyện viên mãn không?
Sư phụ: Hiện giờ có rất nhiều đệ tử là người da trắng, nói ngôn ngữ gì [cũng] không ảnh hưởng đến tu luyện. Ở Thụy Điển tôi mở một lớp cho đệ tử da trắng, họ lý giải được cũng rất tốt, trong tu luyện đề cao cũng rất nhanh. Người Hoa có lịch sử lâu đời, văn hóa vô cùng sâu xa, đặc điểm của người Hoa là rất hướng nội, những điều chứa trong tâm chứa rất nhiều. Nếu muốn từ đạo lý nói rõ ràng cho người Hoa, thì phải giảng Lý cho thật thấu. Nhưng người da trắng không như vậy. Tính cách của họ hướng ngoại, nói chuyện thì nói rõ ý. Họ tức giận chư vị có thể nhìn ra, họ cao hứng chư vị cũng có thể nhìn ra, nội tâm không có gì, đều ở trên bề mặt. Trực giác của họ mạnh hơn người Hoa, không cần dùng đạo lý sâu quá, hễ giảng thông là minh bạch rồi, không có quá nhiều chướng ngại tâm lý, ngược lại lại tu được rất nhanh.
Không biết tiếng Trung cũng có thể tu luyện như nhau, nhưng có một điểm, tiếng Anh chỉ có thể phiên dịch ra ý tứ bề mặt mà tôi giảng, phiên dịch một cách thật chuẩn xác ý tứ tầng bề mặt là không làm được, nhưng mà không ảnh hưởng nội hàm cao tầng. Người tương lai học Pháp, thì những thứ ở tầng bề mặt con người này rất chủ yếu. Do vậy người tương lai không hiểu tiếng Trung thì rất khó.
Đệ tử: Nhân chủng khác nhau có thiên quốc khác nhau, vì sao người da đen Châu Phi lại không có?
Sư phụ: Người da đen cũng có Thần tạo ra họ, chỉ là họ đã sớm quên rồi.
Đệ tử: Tôn giáo đều có thiên quốc phải không?
Sư phụ: Chính giáo mới có thiên quốc, những tà giáo kia là không có thiên quốc. Ngoài ra vào thời kỳ mạt Pháp, kỳ thực trên thực tế tôn giáo cũng không còn Thần chân chính quản nữa. Những điều mà trong quá khứ Thần bảo con người tuân thủ thì con người đều không còn tuân thủ nữa, trong tôn giáo một số người dẫn đầu làm chuyện bất hảo. Có người đang lợi dụng thân phận tôn giáo để kiếm tiền, có người đang làm chính khách, có người đang dẫn đầu làm bại hoại xã hội. Bản thân họ đều không còn tin Thần nữa, bản thân họ cũng không tu luyện nổi. Chư vị thử đi hỏi người xuất gia kia: Ông có thể khiến tôi viên mãn không, ông có thể viên mãn không? Tôi đã từng hỏi những người xuất gia sáu, bảy mươi năm, họ không dám nói có thế giới Cực Lạc, thế thì còn tu gì nữa? Cửa thiên quốc đã đóng rồi, những thứ loạn bát nháo vốn dĩ cũng không phải là điều mà Thần truyền, càng không thể nói đến thiên quốc gì hết.
Đệ tử: Trong mộng nhìn thấy Thầy đang dạy chúng con, nói chuyện với chúng con, giải thích giấc mộng này như thế nào?
Sư phụ: Có một số người căn cơ khá tốt xác thực là có thể tiếp xúc được, trẻ con thì nhiều hơn chút, trong tình huống thông thường trong khi nhập định đả tọa mà nhìn thấy tôi thì tuyệt đại đa số không nói chuyện với chư vị. Nói chuyện thì cũng là điểm hóa. Có người nói Thầy ở trong mộng dạy công, điểm này phải cảnh giác, phải xem dạy chư vị là công gì, ra ngoài năm bài công pháp này thì nhất định là đến can nhiễu chư vị, những điều giảng ra mà vượt quá những Pháp lý mà tôi truyền thì tuyệt đối không phải là tôi, mà là giả. Phàm là gặp phải kẻ giả mạo thì chư vị có thể đuổi hắn đi, chư vị có thể nói ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không cần các thứ của ngươi, hắn mà không đi thì chư vị hãy gọi tên tôi.
Đệ tử: Chịu khổ có thể tiêu nghiệp, nhẫn chịu bệnh phải chăng là có thể tiêu nghiệp?
Sư phụ: Nhẫn chịu bệnh, con người ấy khi nhẫn chịu thống khổ thì đều là đang tiêu nghiệp. Nhẫn chịu bệnh cũng là đang tiêu nghiệp. Vừa rồi tôi giảng nếu con người một đời không mắc bệnh, thì sau khi họ trăm tuổi chắc chắn là hạ địa ngục, bởi vì họ cả đời chỉ toàn tạo nghiệp mà chưa từng trả nghiệp. Hạnh phúc là điều mà người thường truy cầu, người tu luyện nếu không chịu chút khổ thì không trả được nghiệp lực đã tạo trước kia. Đồng thời không có đề cao về tư tưởng, cũng không phải là tu luyện.
Đệ tử: Khi nào mới có đệ tử chuyên tu?
Sư phụ: Tôi không phải nói rằng không để mọi người chuyên tu, có hòa thượng trong chùa cũng đều đã tu luyện Đại Pháp, họ đã xuất gia rồi, không thể hoàn tục nữa, vậy thì trong một thời kỳ nhất định loại tình huống này có tồn tại. Nhưng mà những người khác chưa xuất gia thì hãy tu tại gia, điều tôi lưu lại cho chư vị chính là con đường tu luyện trong xã hội người thường.
Đệ tử: Hy vọng Thầy khai mở thiên mục cho mọi người.
Sư phụ: Điều này không cần phải nói. Trong quá trình tu luyện của chư vị, chư vị trong quá trình đọc sách chính là đang làm cho chư vị. Hết thảy những thứ mà người tu luyện cần, kể cả thiên mục đều sẽ khai mở, nhưng không phải ai ai cũng đều cho nhìn.
Đệ tử: Chồng của con đã qua đời, con rất nhớ anh ấy, con làm sao mới có thể buông bỏ cái tâm này?
Sư phụ: Chư vị “rất nhớ anh ấy” là cái tâm người thường, buông bỏ nó xuống thì chư vị mới có thể tu luyện. Tôi đưa một đạo lý đơn giản này cho chư vị, con người ấy đều chấp trước vào tình thân [quyến] trong người thường, chư vị có biết trong người thường luân hồi chuyển đời đã bao nhiêu lần rồi không? Chư vị đã từng có bao nhiêu cha mẹ anh em vợ chồng con cái không? Khi chư vị chuyển đời trong người thường, những người thân trong mỗi một đời của chư vị chư vị đều đã từng nhớ đến họ như vậy, chư vị có thể nhớ hết không? Đâu là người thân thực sự của chư vị? Nơi tạo ra sinh mệnh chư vị mới là người thân thực sự của chư vị, họ đang đợi chư vị quay trở về, chư vị lại mê tại nơi này, chấp trước vào những thứ tạm thời này.
Mọi người đến một gia đình cũng vậy, đến thế gian cũng vậy, cũng giống như quán trọ vậy, trú qua một đêm, ngày hôm sau thì chia tay, đến đời sau thì ai còn nhận ra ai nữa. Xung quanh chư vị có người chồng thân thiết của chư vị trước đây và những thân nhân khác, chư vị có nhận ra không? Họ có nhận ra chư vị không? Điều tôi giảng chính là Pháp lý, không phải là không cho mọi người hiếu thuận với cha mẹ, chính là bảo mọi người buông bỏ cái nhân tâm này. Bất kể một loại tâm nào vấn vít lấy chư vị chư vị cũng đều không tu luyện được, nó đều túm chặt lấy chư vị không cho chư vị tu luyện, không để chư vị thành Phật. Đứng từ góc độ này mà giảng thì họ có phải là đang dày vò chư vị không? Không để chư vị thành Phật? Bản thân chư vị còn không minh bạch ra là chuyện gì hay sao. Người đã khuất, đã đi rồi mà họ vẫn còn đang nắm lấy chư vị, chư vị lại càng nên buông xuống. Tôi đây là giảng đạo lý cho chư vị, tôi là để cho chư vị minh bạch. Ngay cả chư vị là người thường không tu luyện, tại nơi người thường chư vị cứ mãi thống khổ vì người đã khuất, thì chư vị sống cũng không hạnh phúc. Đời người rất ngắn, trong thế giới của Phật mà nhìn thì xã hội người thường càng ngắn hơn. Khi hai vị Phật đang nói chuyện thấy chư vị ra đời, quay đầu lại nói vài câu nữa thấy chư vị đã trăm tuổi nằm dưới đất rồi, nhanh như vậy. Là con người trong cái trường không gian này của con người mà cảm thấy rất chậm.
Đệ tử: Đôi khi sẽ có một số tạp niệm, con biết là không tốt, nhưng rất khó bài trừ, có phải là ma không?
Sư phụ: Chư vị biết cái tạp niệm này là không tốt, chư vị hãy gắng hết mức bài xích nó. Tôi bảo chư vị rằng, con người sống trên đời thì thông thường không phải là chính mình đang suy nghĩ, không phải chính mình đang sống. Chư vị xem con người ngày nay, bất kể là người của quốc gia nào, mỗi ngày vội vội vàng vàng, họ sống như thế nào? Tôi bảo mọi người, có người thì có một nửa không phải là chính họ đang sống, thậm chí có người mà toàn bộ đều không phải là chính họ đang sống.
Nhất là con người hiện đại thì sống thế nào liệu bản thân họ đều biết chăng? Con người trong suốt một đời từ nhỏ đến lớn trong khi sinh sống đang tích rất nhiều cái gọi là kinh nghiệm, mà những cái gọi là kinh nghiệm này lại hình thành quan niệm tư tưởng của con người. Con người cho rằng đụng phải vấn đề thì tôi chỉ cần xử lý như thế này là có thể xử lý được tốt, vậy thì dần dần quan niệm cố định như vậy sẽ hình thành, rất nhiều việc chư vị cho rằng đã xử lý rất tốt rồi, nhưng bản thân chư vị lại không còn nữa rồi, bản thân chư vị đã đi ngủ rồi. Cái ‘chư vị’ mà đang sinh sống trong xã hội người thường, nhục thân của chư vị đã bị những quan niệm hình thành hậu thiên ấy làm chủ rồi, làm việc này, làm việc kia, cả ngày mơ mơ màng màng, cứ như vậy mà sống qua ngày. Mà những quan niệm này đều là để bảo vệ chư vị không chịu tổn hại mà sinh ra. Chư vị không chịu tổn hại thì chư vị không trả nghiệp được, chư vị sẽ đắc được những lợi ích mà [lẽ ra] chư vị không nên đắc được, chư vị sẽ làm tổn hại người khác, vậy thì chư vị sẽ không ngừng tạo nghiệp. Vậy thì những nghiệp lực này cũng là sống, bởi vì những quan niệm hậu thiên và nghiệp lực kia sẽ hình thành nên nghiệp lực tư tưởng trong đại não, vậy thì khi chư vị tu luyện chư vị cần tiêu nó đi. Bởi vì con người tu luyện [chứ] không thể tu nó, tu nó [mà] không tu chư vị thì chư vị cũng sẽ không chịu, đương nhiên tôi cũng không chịu.
Tôi để chư vị thành Phật, để chư vị tu luyện, trong tu luyện chư vị cần phải trừ bỏ đi những quan niệm hậu thiên của chư vị, thanh trừ đi những nghiệp lực tư tưởng thay thế chư vị. Vậy mọi người thử nghĩ xem, nếu thanh trừ những thứ này đi, mà nó lại là sống, thì nó sẽ không chịu, chính bởi vì nó ở trong đại não chư vị, do vậy nó sẽ làm dao động tư tưởng của chư vị, khiến tư tưởng chư vị không ổn định, thúc giục chư vị không học Pháp, không tin vào Pháp, thúc giục chư vị đi làm cái này, làm cái kia, thậm chí còn làm việc xấu một cách không tự biết. Bởi vì trước đây khi chư vị chưa tu luyện đã từng mắng chửi người khác, đã từng nghĩ việc xấu, mới hình thành những nghiệp lực này. Được, vậy thì nghiệp tư tưởng đều phản ánh lên tư tưởng chư vị, những lời mắng chửi người khác, khiến chư vị không tin vào Pháp, thậm chí mắng chửi tôi. Tôi không nhớ đến lỗi của chư vị, là bởi vì không phải là chư vị mắng chửi tôi, nếu không thì tội của chư vị sẽ rất lớn. Là nghiệp lực tư tưởng của chư vị đang mắng chửi tôi, nhưng mà trong tu luyện chư vị phải bài trừ nó, nếu không thì chính là chư vị mắng chửi rồi. Do vậy chư vị chỉ cần bài trừ nó, bài xích nó, chư vị biết không phải là chư vị đang mắng chửi, mà là nghiệp lực đang khởi tác dụng, ma đang khởi tác dụng, chúng ta cùng tiêu trừ nó đi, tìm lại bản thân chư vị. Hiện nay đa số người ta sống trên đời họ không phải là chính mình đang sống, họ là đang sống cho ý thức, quan niệm hình thành hậu thiên của họ.
Đệ tử: Thiên tượng là gì? Người tu luyện tầng thứ cao chừng nào mới có thể không chịu ám thị của thiên tượng?
Sư phụ: Thiên tượng sẽ không có ám thị gì đối với con người. Hiện nay chỉ có những động vật đắc linh khí mới làm những việc khống chế con người nơi nhân loại vào thời kỳ không còn tốt này. Thần đã định cho nhân loại một cái đĩa rất lớn đang chuyển động trên thiên thượng, trên đó đã định rằng xã hội nhân loại vào thời kỳ nào thì xuất hiện trạng thái gì. Chuyển động đến một thời kỳ nhất định, xã hội nhân loại một cách không tự biết sẽ xuất hiện một loại trạng thái, đó chính là thiên tượng biến hóa.
Đệ tử: Tiêu chuẩn của “luân hồi” là gì?
Sư phụ: Luân hồi cũng có tiêu chuẩn? Một sinh mệnh trong luân hồi có thể đời này là người đời sau là động vật, cũng nói không chừng chuyển sinh thành thực vật. Dù sao thứ gì cũng đều có thể chuyển sinh, chuyển sinh thành thứ gì thì phải xem nghiệp lực của người ta lớn hay nhỏ mà định.
Đệ tử: Túc mệnh thông có thể biết trước tương lai không?
Sư phụ: Túc mệnh thông có thể biết trước tương lai? Túc mệnh thông có thể biết được một đời một kiếp hoặc vài đời vài kiếp của người ta, cũng có thể nhiều hơn. Có người thậm chí biết bản thân mình là từ đâu đến, cũng có thể biết được chư vị tương lai sẽ thế nào, không những biết được chính mình, mà còn có thể biết được người khác, đó chính là túc mệnh thông.
Đệ tử: Phật, Bồ Tát có thể biết được quá khứ trước đây bao lâu? Tương lai bao xa?
Sư phụ: Vô lậu mới có thể tu thành Phật, Bồ Tát, vô lậu thì cái gì cũng đều biết. Chư vị không thể coi những điều này là tri thức mà cầu, tôi cũng không thể giải đáp những vấn đề này. Có người thường hay hỏi tôi: Phật sinh sống như thế nào? Tôi bảo chư vị rằng, con người là tuyệt đối không được biết Phật sinh sống như thế nào. Nếu chư vị muốn biết Phật sinh sống như thế nào, thì chư vị hãy tu thành Phật. Có người đã thấy được thế giới Cực Lạc, đã thấy thế giới Pháp Luân, lại còn thấy được các thế giới khác, đó là hiển hiện ra cho chư vị [thấy] tại tầng thứ đó của chư vị, nếu chư vị muốn hoàn toàn thấy được chân tướng của nó, thì chư vị phải đạt đến tiêu chuẩn của Phật thì mới có thể thấy được chân tướng của nó. Cũng giống như bộ Pháp này, chư vị ở tầng thứ này thấy là Pháp lý của một tầng thứ này, chư vị ở một tầng thứ khác nhìn thì lại là Pháp lý của một tầng thứ khác. Không thể hiển thị chân tướng tầng thứ cao cho tầng thứ thấp, đây là Lý của vũ trụ.
Đệ tử: Tương lai kết cục của những Phật giả do [người ta] bái lạy mà ra kia sẽ thế nào?
Sư phụ: Xem thiện ác của chúng mà định. Gây họa làm loạn xã hội, gây họa làm loạn vũ trụ thì đều phải thanh trừ đi, đương nhiên nếu có thứ tốt thì cũng cho một con đường chuyển sinh, đều sẽ có an bài.
Đệ tử: Tu luyện tâm tính có phương pháp hệ thống hay không?
Sư phụ: Bộ Pháp mà tôi cấp cho chư vị này đây chính là hệ thống nhất rồi, không có cái nào hệ thống hơn đâu, chư vị hãy xem cuốn “Chuyển Pháp Luân” đi.
Đệ tử: “Buông đồ đao xuống, lập địa thành Phật” là trong Phật giáo giảng, còn trong Pháp Luân Công thì [giảng] thế nào?
Sư phụ: Lời này không phải là Thích Ca Mâu Ni giảng, là người sau này giảng, cho nên nói Phật giáo vào thời kỳ mạt Pháp không dễ tu luyện nữa, không phải lời của Phật mà lại coi thành lời của Phật rồi, người hiện đại đều không biết là chuyện gì nữa, nó không phải là Phật lý. Giết bao nhiêu người rồi mà hễ buông đao xuống là tôi đã thành Phật rồi, nào có chuyện ấy? Người tốt còn phải tu nữa là, có phải đạo lý này không? Đương nhiên ý nghĩa giảng trong đó có thể là từ nay trở đi không làm việc xấu nữa, có thể có ý là phải tu hành, nhưng so với Phật thì còn cách xa.
Đệ tử: Xin giải thích thêm một chút về “Thân thể sẽ biến thành lớn”?
Sư phụ: Dung lượng, thể tích của tư tưởng, thân thể của người tu luyện đều phải gia tăng lên, do vậy có lúc chư vị đứng trạm trang cảm giác biến thành rất cao lớn, cũng có người cảm thấy biến thành rất nhỏ, bởi vì phía thân thể tu tốt kia là có thể biến thành lớn biến thành nhỏ. Thân thể người tu luyện xác thực sẽ biến thành lớn, nếu không thì ở tầng thứ cao chư vị cũng không chịu nổi nhận thức về chân tướng của vũ trụ. Thân thể trong tu luyện tại không gian này lại lớn hơn so với không gian kia. Nhục thân của tôi ngồi ở đây chỉ lớn như chư vị nhìn thấy thế này, nhưng thân thể tôi ở bên kia thì cái này lại lớn hơn cái kia, cái này lại lớn hơn cái kia, lớn đến mức những người có thiên mục khai mở tốt nhất ngồi đây cũng chỉ có thể thấy được phía dưới của ngón chân tôi, không thấy được phía trên của ngón chân tôi, đây vẫn chưa phải là lớn nhất. Đương nhiên đây không phải là khoe khoang gì, giữa thầy trò với nhau không nói dối. Tôi nói với mọi người, thân thể người tu luyện xác thực là đang gia tăng thể tích. Tôi nhớ Yoga Ấn Độ có một bức vẽ có vẽ Bhagavan giảng cho đệ tử của Ông, các ngươi xem xem tất cả Thần đều ở trong thân thể ta. Các chúng thần được vẽ đều nằm trong thân thể của Ông. Tu luyện mà, mục đích chính là phải tu thành Thần. Sự lớn nhỏ của Thần chính là sự lớn nhỏ về tầng thứ, sự cao thấp của quả vị, từ đó mà khiến Thần thể phù hợp với tầng thứ quả vị.
Đệ tử: Xin hỏi Ngài lần này chuẩn bị đến Mỹ là để tổ chức một lớp học giảng Pháp chín ngày?
Sư phụ: Không phải, nguyên nhân là bộ Pháp này đã được giảng hoàn chỉnh rồi. Từ sau khi xuất bản cuốn “Chuyển Pháp Luân” thì tôi không giảng một cách hệ thống nữa. Bởi vì nếu giảng nữa thì tôi sẽ không thể không sai một chữ chiểu theo cuốn “Chuyển Pháp Luân” mà giảng. Tôi giảng bài là không có bản thảo, tôi sẽ căn cứ theo tình huống khác nhau của học viên mà giảng, cùng một vấn đề tôi sẽ đứng từ các góc độ khác nhau mà giảng, do vậy mỗi lần đều không giống nhau. Vậy thì nếu tôi lại mở lớp giảng Pháp một cách hệ thống thì sẽ can nhiễu học viên tu luyện theo cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Bởi vì tôi phát hiện cùng một vấn đề thì tôi càng giảng càng cao, bởi vì tôi càng ngày càng muốn khiến học viên minh bạch, (vỗ tay) do vậy những điều giảng ra sẽ can nhiễu đến học viên tu luyện. Bộ Pháp này đã in ra rồi, vì vậy không thể lại giảng bài một cách hệ thống nữa, nhưng mà mọi người chỉ cần chiểu theo “Chuyển Pháp Luân” mà tu, thì như nhau. Giải đáp vấn đề cá biệt trong tu luyện cho mọi người như thế này thì có thể.
Đệ tử: Trên thế giới nhiều người như vậy Thầy làm sao biết được ai đang tu luyện?
Sư phụ: Tu luyện tại cảnh giới cao và cảnh giới thấp có nhận thức tư tưởng là khác nhau, không như điều mà chư vị dùng tư tưởng con người tưởng tượng ra. Người ta trong quá trình tu luyện khi đạt đến cảnh giới nhất định thì có thể xuất Pháp thân, thậm chí xuất vô số Pháp thân, Pháp thân sẽ giúp chủ thể (cũng gọi là chủ tôn) đến hoàn thành việc dẫn dắt đệ tử, bảo hộ đệ tử, làm rất nhiều việc cụ thể. Pháp thân chính là triển hiện của trí huệ của tôi, loại trí huệ này lại là có hình [tượng] Thần, nói thẳng ra chính là bản thân tôi. Do vậy Pháp thân của tôi có mang theo hình tượng chỉnh thể, tư duy chỉnh thể của bản thân tôi, chuyện gì cũng đều có thể làm được, nhưng lại không khác biệt với chủ thể. Nhưng dưới tầng thứ này thì không một ai có thể thấy được mối liên hệ nội tại này, chỉ có là sau khi vượt qua tầng thứ này rồi mới có thể nhìn thấy. Trong khi làm việc cụ thể thì giống hệt với khi tôi đích thân đi làm, bởi vì đó chính là thể hiện hữu hình tượng của tư tưởng của tôi.
Đệ tử: “Vô sở cầu nhi tự đắc” và “vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là thế nào?
Sư phụ: Trong tu luyện Đại Pháp mà giải thích kinh sách trong Phật giáo, tôi nghĩ không thích hợp lắm. Từ [khía cạnh] nhỏ mà nói, điều Thích Ca Mâu Ni giảng là thứ trong môn của Ông, ở đây là thứ trong môn này của tôi, điều này liên quan đến vấn đề ‘bất nhị pháp môn’, từ [khía cạnh] lớn mà nói tất cả các Pháp đều bắt nguồn từ Đại Pháp, còn có rất nhiều rất nhiều nhân tố phức tạp mà chư vị không biết. Do vậy các danh từ, khái niệm trong Phật giáo tôi xưa nay không muốn giải thích. Đôi khi thuận tiện thì nói một chút, đưa ra ví dụ, đó là giảng Pháp của tôi. Tôi cũng khuyên mọi người, trong đầu não của chư vị nếu như có các thứ trong tôn giáo, tu Pháp Luân Đại Pháp rồi, chư vị hãy nhanh chóng vứt bỏ nó đi, tẩy tịnh bản thân, nếu không thì sẽ can nhiễu chư vị một cách nghiêm trọng, hơn nữa chư vị sẽ còn dùng những thứ trong Phật giáo để đo lường những lời tôi giảng, chư vị sẽ không thể tu luyện nữa. Trong Phật giáo cũng giảng ‘bất nhị pháp môn’, hiện giờ là thời kỳ loạn Pháp mạt Pháp, mọi người phải chú ý.
Nói đến bất nhị pháp môn, kỳ thực trong tôn giáo có được bao nhiêu người có thể thực sự hiểu cái ý đó? Trong tôn giáo cũng có [người] thứ gì cũng tu. Hòa thượng vừa tu Thiền tông vừa tu Mật tông, kinh sách nào cũng đọc, tu Tịnh Độ cũng giảng bộ [những thứ] đó của Thiền tông. Tu môn nào thì chỉ xem kinh sách của môn đó, những kinh đó lại không phải đều là Thích Ca Mâu Ni giảng. Đọc “kinh Hoa Nghiêm” sau khi tu thành sẽ đến thế giới Hoa Nghiêm, đọc kinh của Phật A Di Đà sẽ đến thế giới Cực Lạc, người đời sau cho rằng kinh sách đều là của Thích Ca Mâu Ni, do vậy chư vị hễ tu lẫn thì sau đó vị Phật đó cũng không quản chư vị nữa. Người hiện đại tin Phật đều có một cách nghĩ: Đều là Phật, bái lạy ai mà chẳng được? Đều là sách của Phật, đọc sách của ai mà chẳng được? Đó là cách nghĩ của con người.
Mọi người biết đấy vì sao đọc “Chuyển Pháp Luân” có thể tu luyện đến thế giới Pháp Luân, trong tu luyện có thể đắc được những thứ nên có trong môn này như là Pháp Luân? Kinh sách trong tôn giáo cũng là như vậy, chư vị tu môn của họ, thì chư vị cũng đang đắc các thứ trong môn của họ, vậy thì Thần trong Pháp môn đó sẽ cài lên thân thể chư vị các thứ trong môn của họ. Vậy chư vị lại đọc sách của môn này, môn này lại cài cho chư vị các thứ của môn này, môn nào cũng tới, vậy thân thể chư vị đã loạn rồi, chư vị tu thế nào đây? Ví như bên trong cái TV mà đặt vào đó linh kiện của cái máy giặt, tôi thấy cái TV này của chư vị sẽ không còn xem được nữa, không phải là đơn giản, dễ dàng như con người nghĩ.
Tu luyện là một quá trình diễn hóa thăng hoa công và sinh mệnh vô cùng nghiêm túc, phức tạp, còn tinh vi hơn bất kể cỗ máy phức tạp nào của nhân loại, do vậy những thứ tu luyện là không thể trộn lẫn vào nhau, cũng sẽ không trộn lẫn với nhau. Con người một khi làm như vậy, Phật hễ nhìn thấy chư vị vừa tu cái này lại tu cái kia thì đều không cấp cho chư vị những thứ trong môn của họ nữa, đây cũng là vấn đề tâm tính của người tu luyện. Bộ những thứ của Phật Như Lai là chính Ông đã trải qua bao nhiêu đời tu luyện gian khổ mới tu thành, cấu thành thế giới của Ông, thế giới của Ông đều là các nhân tố tu luyện kia cấu thành, chư vị vẫn còn là một con người mà đã muốn tùy tùy tiện tiện cải biến điều ấy ư? Đồng thời tu hai pháp môn tương đương với chư vị muốn phá hoại Pháp của hai vị Phật, đồng thời tu ba pháp môn thì cũng bằng như chư vị đang phá hoại Pháp của ba vị Phật, đó chẳng phải là tội lỗi sao? Có người nói tôi cũng không biết, chính bởi vì chư vị không biết, Phật cũng không cho chư vị cái gì, cũng không để chư vị phạm cái tội này, đây chính là nguyên nhân căn bản của bất nhị pháp môn. Con người không biết, cho rằng học như vậy thì kiến thức rộng biết mấy, đó là chấp trước.
Chư vị là môn nào thì là môn ấy, Thiền tông thì là Thiền tông, Tịnh Độ thì là Tịnh Độ, Hoa Nghiêm thì là Hoa Nghiêm, Thiên Thai thì là Thiên Thai, Mật tông thì là Mật tông. Mà trong Mật tông cũng không được loạn tu, Hồng giáo thì là Hồng giáo, Bạch giáo thì là Bạch giáo. Đó là tuyệt đối không thể làm loạn được, tu luyện nó là việc nghiêm túc nhất, nghiêm túc nhất, nhân loại không có việc nào nghiêm túc hơn việc này. Bởi vì nó là vĩ đại nhất, do vậy nhất định phải đối đãi nghiêm túc. Đương nhiên tôi cũng không bảo chư vị nhất thiết phải học Pháp Luân Công, nếu chư vị cảm thấy ở môn đó trong Phật giáo có thể viên mãn, thì chư vị cứ học, nhưng nếu tôi mà không giảng rõ ràng cho chư vị thì tôi lại là không có trách nhiệm với chư vị. Bởi vì chư vị có duyên ngồi tại đây, tôi chỉ muốn bảo chư vị rằng, tôn giáo vào thời kỳ mạt Pháp, người xuất gia đều rất khó tu, chư vị hỏi những người xuất gia kia xem ông có thể viên mãn không? Tôi cái gì cũng biết, người xuất gia trên thế gian, bao gồm toàn thế giới, có thể ra ngoài thế gian pháp, có thể đạt đến La Hán sơ quả chỉ có lác đác vài người, hơn nữa còn là một chân đặt trong cửa, một chân đặt ngoài cửa, đây vẫn là phó nguyên thần tu luyện. Kỳ thực họ cũng đều đang đợi Phật đến, chư vị bảo họ độ chư vị, độ đi đâu đây? Họ là La Hán, họ còn muốn tu đến thế giới của Phật, vị Phật nào có muốn họ hay không còn phải là Phật quyết định, họ độ chư vị đi đâu đây?
Đệ tử: Thầy nói rằng đến tầng thứ cao rồi thì hoàn toàn đều là tự động luyện công?
Sư phụ: Ở Trung Quốc khi khí công vừa mới xuất hiện thì có người nói khí công không thể viên mãn, bởi vì lúc đó khí công được truyền đều là những thứ thuộc về tầng chữa bệnh khỏe người. Vừa rồi tôi giảng một câu, tôi nói kỳ thực khí công là trải đường cho tôi truyền Pháp Luân Đại Pháp, không có khí công bắt đầu truyền trước thì hôm nay tôi truyền Đại Pháp sẽ rất khó. Tôi ở trong một xã hội khắt khe nhất, có thể truyền Nó ra, thì tương lai trong bất kỳ một xã hội nào trong lịch sử lưu truyền chắc hẳn đều sẽ không xuất hiện vấn đề.
Có người nói khí công là Pháp hữu vi, Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng Pháp hữu vi thì như mộng ảo tan vỡ không thể viên mãn. Kỳ thực những người học lời này bản thân họ cũng không biết thế nào gọi là hữu vi. Họ giảng rằng động tác của luyện công chính là hữu vi, nhưng luyện công của Đạo gia rất nhiều [công] là có động tác, các [vị] đại Đạo tu xuất lai là tương đối cao, tiên thiên Đại Đạo tu xuất được rất nhiều rất nhiều [Đạo] còn cao hơn cả Thần Phật thông thường, không phải nói rằng có động tác thì là hữu vi. Vậy Mật tông cũng có đả thủ ấn, còn các hòa thượng ở Hán địa cũng kết các thủ ấn khác nhau, giảng song bàn đơn bàn, đó chẳng phải là động tác sao? Hữu vi hay vô vi còn dựa vào động tác nhiều hay ít làm tiêu chuẩn sao? “Hữu vi” không phải là ý này. “Hữu vi” là chỉ con người trong quá trình tu luyện có những thứ chấp trước không bỏ, chú trọng hình thức của con người, cũng có người tìm một số biện pháp, kỹ năng, phép thuật, cho rằng như vậy là có thể đề cao, không lấy việc tu bỏ tâm chấp trước làm căn bản, [mà] cầu tiểu thuật, làm các việc hữu vi. Có một số người xuất gia đang kiếm tiền, xây nhiều chùa, làm phúc lợi gì đó cho xã hội, tham dự chính trị, đó mới là hữu vi. Tu vì những thứ này mới là mộng ảo tan vỡ, lạc mất việc tu hành của bản thân, như vậy có thể viên mãn chăng? Tôi đã xây cho Phật bao nhiêu chùa, [tôi] chạy cửa sau ông phải cho tôi lên. Làm gì có cách nói như thế? Cái tâm người thường này của chư vị không bỏ, đặt chư vị vào cảnh giới của Thần thì chính chư vị cũng không dám ở lại đó, so với Thần Phật trang nghiêm thần thánh, thuần tịnh vô tỷ, thì chư vị sẽ cảm thấy xấu hổ đến mức không biết chui vào đâu, tự chư vị sẽ phát hiện chư vị không nên ở đó, bởi vì cảnh giới tư tưởng của chư vị kém quá xa, tự chư vị cũng sẽ hạ xuống. Động tác không phải là hữu vi, mà chấp trước của con người mới là hữu vi thật sự.
Tôi đã giảng rằng trong tu luyện thì hoạt động tư tưởng đều dễ xuất hiện vấn đề, do vậy gắng hết mức không động niệm, không hữu sở vi {cố ý làm gì}. Bất kể vật thể nào trong không gian khác cũng là sống, là có sinh mệnh. Những cơ chế tu luyện mà tôi cài cho chư vị, chư vị trong khi luyện công là đang gia cường cái cơ chế đó, khi gia cường cái cơ chế đó đến một mức độ nhất định, nó sẽ tự động vận chuyển, tương lai khi luyện công mỗi lần đều luyện chín lần gia cường cho nó càng ngày càng mạnh, đến cuối cùng chư vị sẽ phát hiện chư vị không cần đếm số chư vị chỉ quản việc luyện công, đến lần thứ chín tự nó sẽ suy chuyển [đẩy] Pháp Luân, đến lần thứ chín tự nó sẽ kết ấn. Ngay cả đếm số cũng không còn [cần] nữa.
Đệ tử: Ai ai cũng đều có thể biết rằng mình đã xuất thế gian pháp phải không?
Sư phụ: Bởi vì có một số người căn cơ cao phi thường, vì để đảm bảo rằng họ có thể quay trở về nơi tiên thiên mà họ đến, cái gì cũng không thể bảo cho họ biết. Bảo cho họ biết một chút, thì sẽ phá hỏng con đường của họ, thì sẽ tạo thành việc họ không quay về được vị trí ban đầu của họ, do vậy phải căn cứ tình huống khác nhau của cá nhân mà định. Có những lúc có thể biết, có người cá biệt có thể biết.
Đệ tử: Trong tương lai các đệ tử chuyên tu tu luyện trong chùa phải đi vân du trong người thường, “tương lai” này chỉ nhân loại lần này hay trước đây?
Sư phụ: Người xuất gia khác với người thường, tôi là để cho họ tu luyện chứng được quả vị lớn hơn giống như các đệ tử Đại Pháp khác, từ đó tạo ra hoàn cảnh có thể thành tựu uy đức lớn hơn cho họ.
Đệ tử: Làm sao để biết rằng có Pháp thân bảo hộ hay không, có Pháp Luân trên thân hay không?
Sư phụ: Pháp Luân ấy có người mẫn cảm có thể cảm giác thấy, có người không mẫn cảm thì không cảm giác thấy. Không phải là ai ai cũng đều cảm giác được, ngay cả người có thể cảm giác được Pháp Luân xoay chuyển thì đợi đến khi Pháp Luân đã ổn định lại trong thân thể người đó thì cũng không dễ mà cảm giác được. Cũng giống như quả tim của chư vị đang đập, chư vị không sờ vào nó thì chư vị có thể cảm giác được quả tim của chư vị đang đập không? Khi nó trở thành một bộ phận của thân thể chư vị thì chư vị sẽ không cảm giác được nữa, nhưng có người ban đầu đã không có cảm giác, đây là do thân thể không mẫn cảm, không hề gì, tình huống thân thể của con người là vô cùng phức tạp, mỗi người đều không giống nhau.
Đệ tử: Giả như nói rằng có một người trẻ tuổi tu viên mãn, lập tức lên thiên quốc, vậy họ sẽ không tận hết trách nhiệm cuối cùng với cha mẹ, con cái, đó có phải là để lại khó khăn cho người khác không?
Sư phụ: Chính vì hiện giờ chư vị chưa viên mãn, chư vị không có tư tưởng cao đến như vậy, chư vị mới dùng tư tưởng của con người để nhìn nhận vấn đề này. Khi người ta đạt đến cảnh giới đó thì nhận thức về hết thảy mọi thứ cũng khác rồi. Do uy đức trong tu luyện, cũng sẽ cải biến hoàn cảnh xung quanh. Kỳ thực người nào có mệnh người đó, ai cũng không thể làm chủ được vận mệnh của người khác cả. Có người nói tôi chính là muốn thế hệ sau của tôi được tốt. Nếu thế hệ sau của chư vị không có phúc, chư vị có lưu lại bao nhiêu phúc phận họ cũng sẽ vung tiền sạch sẽ, hoặc một ngọn lửa đốt cháy mất, hoặc bị rơi mất, bị trộm; nếu như họ có phúc phận, vậy thì họ sẽ có thể thừa kế. Người nào có mệnh người đó, không ai có thể quản được người khác, chớ thấy [đó] là người thân của chư vị, đời này là người thân của chư vị, đời sau nói không chừng lại là người thân của người khác, hơn nữa đời trước [họ] cũng là người thân của người khác. Cho nên người nào có mệnh của người đó, nói rằng chúng ta cứ muốn người khác như thế nào, thì nhất định không được, bởi vì sinh mệnh của con người không phải do con người an bài, [mà] là Thần đến an bài. Cũng không thể nói tới vấn đề chư vị để lại cho họ thống khổ hay không thống khổ gì đó, những vấn đề này sớm đã được an bài rồi. Những chuyện này đều không giống như chư vị nghĩ thế, chư vị không ở trong cảnh giới đó, thì nhìn nhận vấn đề đều là cách nghĩ của người thường. Kỳ thực tu luyện thành Thần Phật là uy đức lớn nhường nào, những chuyện hậu sự đó đã được an bài trong quá trình tu luyện rồi.
Đệ tử: Luyện công đầu cứ lắc lư.
Sư phụ: Đây đều là hiện tượng tốt. Khi thông mạch sẽ có [hiện tượng] đầu bị năng lượng dội cho lắc lư. Kỳ thực hiện tượng xuất hiện trong khi luyện công rất nhiều, hàng vạn loại không kể hết, dù là xuất hiện trạng thái nào chư vị đều nên đối đãi một cách chính xác. Trên con đường tu luyện nơi nào cũng đều là khảo nghiệm về ngộ tính của người tu luyện. Thành phần của công có rất nhiều, thứ mẫn cảm nhất đối với bề mặt con người chính là điện, thời kỳ đầu dưới tác dụng của công nơi nào hơi động một chút là chư vị sẽ cảm thấy không thoải mái. Có lúc luyện xuất ra thứ tốt còn hoài nghi rằng có phải là mắc bệnh hay không, sao lại trở nên không dễ chịu nữa, nếu như vậy chư vị nói xem tu thế nào đây? Chư vị là người tu luyện, chư vị đều phải coi nó là hiện tượng tốt, cũng xác thực là hiện tượng tốt. Khi thông mạch sẽ rất khó chịu, sẽ có cảm giác đau cục bộ, thân thể biến đổi, cũng không dễ chịu, đôi khi giống như có rất nhiều con bọ đang bò trong thân thể, bởi vì hàng vạn đường mạch còn chưa hết, không chỉ là vài đường mạch này, ngang dọc giao nhau đều có, toàn thân đôi khi giống như điện chạy, lạnh, nóng, tê, nặng, xoay chuyển, v.v. các trạng thái quá nhiều rồi, về cảm giác đều sẽ khiến thân thể của chư vị rất khó chịu, nhưng đó là chuyện tốt, là do năng lượng và thân thể biến đổi tạo thành. Cảm giác mà kể ra thì quả là quá nhiều, mọi người đều phải coi nó là chuyện tốt, cũng xác thực là chuyện tốt.
Đệ tử: Giác giả là đại tự tại. Thầy truyền Đại Pháp, có thể có trách nhiệm với rất nhiều học viên, nhận thức đại tự tại này như thế nào?
Sư phụ: Vì để độ chư vị thì cũng không thể nói đến tự tại. Tôi đang thay chư vị gánh chịu tội lỗi, có lúc là thay chư vị tiêu nghiệp, (vỗ tay) Phật Thích Ca, Giê-su năm đó chẳng phải cũng như vậy sao? Có người nói: Thầy ơi, Ngài có bản sự lớn đến vậy, sao mà Ngài vẫn có chuyện phiền phức? Kỳ thực phiền phức đều là của các vị, ví dụ có học viên mà vốn dĩ đã tiêu nghiệp cho họ rồi, còn dư lại một ít phiền phức nên là tự mình vượt qua, nhưng họ vẫn không qua được. Cũng không thể vì không qua được một chút phiền phức này mà hủy họ đi, do vậy tôi bèn thay họ chịu đựng vậy, những chuyện phiền phức như vậy sẽ can nhiễu đến tôi.
Độ nhân là rất khó, rất khổ. Tôi biết Giê-su vì sao bị đóng đinh lên thập tự giá. Tôi cũng biết Thích Ca Mâu Ni vì sao không có cách nào khác phải niết bàn rời đi, tôi cũng biết vì sao Lão Tử vội vàng viết “Ngũ Thiên Ngôn” rồi đi. Truyền chính Pháp quá khó. Nếu như truyền thứ không chính thì lại không ai quản, họa loạn xong rồi thì tự bản thân hạ địa ngục rồi tiêu hủy, bởi vì họ tự mình hại mình mà.
Đệ tử: Thiên ma tại cao tầng làm thế nào nhận biết được đại, tiểu giác giả, ai đi chế ước đám ma này?
Sư phụ: Thần có Thần cao hơn quản, cao hơn lại có cao hơn, ma là biểu hiện của sinh mệnh chính và phụ trong vũ trụ, trên tầng thứ cao không giống với nhận thức tại tầng thứ thấp. Nếu khi đạt đến tầng thứ La Hán thì tư tưởng nào của con người cũng đều không có nữa. Con người sau khi trăm tuổi ấy, khi chính mình từ thân thể (thân thể bằng thịt) xuất ra ấy, thì những việc trong cả một đời người, gồm cả những việc làm lúc ba tuổi như thể vừa mới làm một phút trước đó sống động ngay trước mắt. Bởi vì rời khỏi không gian, thời gian này, thì sẽ không giống với không gian, thời gian này nữa, tất cả đều như vừa mới làm xong, lúc đó những việc làm trong một đời người là đúng, là sai, thì bản thân đều biết hết, lúc đó mới hối hận. Lúc đó bộ phận tư tưởng bị ức chế của con người cũng mở ra, nhưng không giống với trí huệ của Phật, bởi vì Phật có năng lực lớn hơn mà thành.
Đệ tử: Cúng dường Pháp thân của Sư phụ như thế nào?
Sư phụ: Pháp thân chính là tôi. Rất nhiều người tin vào Phật giáo thắp hương, niệm Phật hiệu, dập đầu, niệm kinh, ngày nào cũng bái Phật, nghi lễ cũng làm vô cùng long trọng, nhưng mà sau khi làm xong nghi lễ người ta lại muốn gì làm nấy, không có tác dụng gì cả. Con người đã không hiểu được thế nào gọi là kính ngưỡng Phật rồi. Một người tu luyện trong quá trình tu luyện lấy khổ làm vui, trừ bỏ đi hết thảy các chấp trước của mình, từ bi hướng thượng, trong tu luyện đang không ngừng tinh tấn, tôi nói với chư vị, điều này khiến tôi vui mừng hơn việc chư vị làm bất kể nghi lễ gì. Bởi vì tôi truyền bộ Pháp này không có yêu cầu nào khác đối với con người, tôi chính là muốn chư vị đắc Pháp, điều tôi muốn chính là trừ bỏ cái tâm của người thường đó của chư vị, cuối cùng có thể độ chư vị thành công.
Đương nhiên Pháp thân của Phật cũng cần đồ ăn, không giống như con người giảng là Phật không ăn đồ ăn. Có người giảng Phật không ăn lương thực, dù cho người đó biết thật hay biết giả, thì lời này nói ra cũng là đúng. Phật không ăn lương thực của con người, nhưng Ông ăn đồ ăn trong cảnh giới đó của họ, Thần không ăn đồ ăn thì Ông sẽ không bị chết đói nhưng Ông sẽ bị đói bị gầy đi, cho nên Ông cũng phải ăn đồ ăn, nhưng không ăn vật chất bề mặt mà là vật thể cấu thành từ những lạp tử vi quan hơn. Thắp hương cũng có ý nghĩa thực chất. Hòa thượng hiện nay chư vị hỏi họ xem vì sao phải thắp hương, họ nói là kính Phật. Kính Phật vì sao phải thắp hương? Làm việc gì đó khác không được sao? Kỳ thực khói bay ra khi thắp hương cũng là vật chất, mà vật chất cấu thành nên khói chỉ là vật thể bề mặt, khói cũng có [cái] thể vật chất khác, Thần Phật phải dùng những thứ này diễn hóa ra những thứ dùng để gia trì cho đệ tử.
Đệ tử: Pháp thân và hóa thân?
Sư phụ: Tôi chưa từng giảng về hóa thân. Rất nhiều điều Phật Thích Ca Mâu Ni giảng đều rất đúng, nhưng những thứ giảng trong Phật giáo không phải đều là nguyên văn nguyên nghĩa của Phật Thích Ca Mâu Ni. Kinh sách Phật giáo là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế mới được chỉnh lý ra. 500 năm, mọi người thử nghĩ xem, hiện nay 500 năm trước nước Mỹ này còn chưa có, 500 năm trước ai giảng điều gì đó đến hiện nay người ta mới chỉnh lý ra, điều này so với lúc bấy giờ đã khác biệt lớn chừng nào, hoàn cảnh này, thời gian này, địa điểm này, nói nhằm vào tình huống nào, cho nên sai biệt rất lớn. Pháp mà tôi truyền không phải Phật giáo, tôi chưa từng giảng hóa thân, tôi chỉ giảng Pháp thân, tôi là kết hợp với tư duy của con người hiện nay, văn hóa của nhân loại hiện nay mà giảng.
Đệ tử: Einstein nói tốc độ ánh sáng là cố định, có áp dụng cho các không gian không?
Sư phụ: Einstein nhận thức được cái lý này là lý nội trong phạm vi của nhân loại, hiện nay nhận thức về phương diện này cũng là nhận thức cao nhất của nhân loại rồi. Nhưng khi vượt khỏi cảnh giới của nhân loại, chư vị sẽ phát hiện rằng thứ mà Einstein nhận thức được lại không phải là tuyệt đối, tầng khác nhau có các Lý khác nhau và vật chất với hình thức biểu hiện tại các tầng khác nhau. Chư vị càng lên trên thì càng tiếp cận với chân lý, càng lên trên càng đúng; tại cao tầng mà quay đầu nhìn lại, nhận thức bên dưới đều không phải là Lý căn bản của vũ trụ hoặc chưa tiếp cận hơn với Lý căn bản. Một người dám nhận thức chân lý, họ sẽ dám đột phá những định luật mà tiền nhân đặt ra. Nếu chư vị ở trong định luật của họ, thì chư vị có nghiên cứu thế nào cũng là đang đi theo họ; nếu chư vị đột phá khỏi họ, chư vị sẽ càng tiến thêm một bước về phía chân lý.
Khi người ta vượt khỏi nhận thức hiện hữu thì người ta sẽ phát hiện nhận thức trước kia không phải là chân lý tuyệt đối nữa. Einstein giảng tốc độ ánh sáng là tốc độ cao nhất, tôi nói cho mọi người rằng trong cùng một tầng thứ thì niệm lực của các sinh mệnh còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hơn nữa tầng thứ cao hơn mà vượt qua tầng thứ nhân loại này thì do thời gian khác nhau, tốc độ chậm nhất cũng sẽ nhanh hơn tốc độ nhanh nhất tại tầng thấp hơn. Sinh mệnh là có tầng thứ, tầng thứ khác nhau lại có hình thức thời gian và không gian khác nhau, hết thảy chúng sinh và vật chất đều chịu sự hạn chế của thời gian và không gian khác nhau, tầng thứ càng cao thì tốc độ của nó càng nhanh, cũng tức là nói [tốc độ] chậm nhất tại cao tầng còn nhanh hơn nhiều so với tốc độ ánh sáng mà con người nhận thức được tại tầng thấp. Năng lực của Phật Đà lớn hơn năng lực của con người, Phật càng cao thì càng lớn, vượt rất xa tốc độ ánh sáng mà nhân loại nhận thức được.
Tôi giảng những điều này chính là bảo cho mọi người, nhân loại có Lý của tầng nhân loại và thế giới vật chất mà con người nên nhận thức được, nhưng đây chỉ là nhận thức của con người, tuyệt không phải là chân lý của vũ trụ, không được xem nó tuyệt đối, nó chỉ là nhận thức trong một tầng này. Thích Ca Mâu Ni vì sao giảng ‘Pháp vô định Pháp’? Cuối cùng còn giảng một câu ‘trong đời này ta chưa có giảng Pháp nào hết’? Bởi vì khi Ông mới khai ngộ vẫn chưa đạt tới cảnh giới Như Lai, Ông cũng biết là đang tu lên, cuối cùng những năm cuối đời [Ông] mới đạt đến tầng thứ Như Lai rất cao. Trong suốt 49 năm truyền Pháp Ông cũng không ngừng giảng một cách từ thấp lên cao nhận thức của Ông về vũ trụ. Ông biết rằng thứ mà trước kia Ông từng giảng không phải là Lý cao nhất, khi Ông tiếp tục đề cao lên thì lại cao hơn [những điều] đã giảng ban đầu. Giảng tiếp nữa thì cũng không phải là Lý căn bản tối hậu, cho nên ông biết điều vừa giảng lại không đúng, bởi vì Ông lại đã đề cao lên rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni biết rằng Pháp mà mình giảng cả một đời đều không phải là Pháp tối cao của vũ trụ, không phải là chân lý tối cao của vũ trụ, lúc cuối đời Ông nói ‘cả đời ta chưa có giảng Pháp nào hết’. Nhưng mà Ông lại biết rằng Pháp lý tại các tầng khác nhau mặc dù không phải là Lý tối cao, nhưng đó lại là Lý mà các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau phải tuân thủ, cũng tức là nói tại tầng đó thì là Lý. Lý tại các tầng khác nhau càng lên cao càng tiếp cận với Lý căn bản, mà Thần trong vũ trụ lại không nhìn thấy Pháp lý căn bản tối hậu, cho nên Ông lại nói ‘Pháp vô định Pháp’.
Đạo lý mà Einstein nhận thức trong người thường đã là tối cao rồi. Nếu Einstein có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, nếu ông có cơ hội sẽ phát hiện ra Lý cao hơn, vậy thì ông cũng sẽ lật đổ nhận thức trước kia của mình. Kỳ thực ông đã phát hiện trong tôn giáo có nhận thức cao hơn rồi. Vì sao những năm cuối đời Einstein tin vào tôn giáo, bước vào tôn giáo? Bởi vì ông phát hiện điều giảng trong tôn giáo là Lý chân chính [nên] ông mới bước vào. Vì sao lại có rất nhiều nhà khoa học cuối cùng lại tin vào tôn giáo? Những người có thành tựu trong khoa học như vậy. Chiểu theo quan niệm tuyệt đối của khoa học thực chứng mà xét thì nghĩ không thông. Kỳ thực chỉ có những người không có thành tựu gì, [chỉ] xoay trong định nghĩa người khác đặt ra mới là những người bảo vệ hữu danh vô thực, tư tưởng của những người thực sự có thành tựu sẽ không bị kết luận định nghĩa nào đó hạn chế, đó mới là người thông minh.
Đệ tử: Khi luyện công tư tưởng không tĩnh lại được thì học thuộc “Chuyển Pháp Luân” có được không?
Sư phụ: Được. Nếu muốn đạt được nhập tĩnh tuyệt đối, người luyện công thời kỳ đầu không dễ làm được, ngay cả luyện một thời gian nhất định rồi mà muốn đạt được nhập tĩnh hoàn toàn cũng rất khó làm được. Vì sao? Mọi người thử nghĩ xem, chư vị sống trong người thường, tu luyện trong người thường, [được] tu luyện chính là bản thân chư vị, như vậy lại vừa vặn là bản thân chư vị sống giữa người thường, vì ăn, ở, mặc, con cái trong nhà vào đại học, hôm nay ai bị ốm, ngày mai lại có việc gì gấp, dù sao thì sự tình gì nơi thế gian con người cũng đều đang can nhiễu chư vị, chư vị không nghĩ cũng phải nghĩ. Chỉ có trong tu luyện xem những thứ mà tâm người thường chấp trước vào thật nhẹ rồi mới có thể làm được. Điều này không mâu thuẫn với việc tu luyện trong người thường, cũng không mâu thuẫn với việc vừa làm tốt công tác vừa học tập. Cũng chính là nói làm gì đó nhưng lại không chấp trước vào được mất của bản thân, dần dần sẽ có thể đạt được, thời kỳ đầu thì không đạt được, chỉ cần buông nhẹ tâm người thường, một mạch cho tới khi buông được thật nhẹ, cho tới khi không còn chấp trước nữa, lúc này tư tưởng tự nhiên sẽ thanh tịnh.
Nếu muốn để người ta tĩnh lại được, trong tôn giáo cũng không có cách nào. Có người nói niệm A Di Đà Phật thì có thể tĩnh lại được, đó là phương pháp luyện công, trong quá trình thì vẫn là không thể tĩnh lại được. Niệm A Di Đà Phật niệm như thế nào? Cần ‘nhất tâm bất loạn’ mà niệm, mấy chữ A Di Đà Phật đều có thể hiển hiện ở trước mặt, thật sự là thứ gì cũng niệm thành ‘không’, không còn gì nữa, đạt tới cảnh giới này mới là thực sự nhập tĩnh. Giữa quá trình thì không đạt được cảnh giới ấy, không thể nào ngay lập tức đạt được nhất tâm bất loạn. Thời kỳ đầu không đạt được, ví như có người trong miệng niệm A Di Đà Phật, trong tâm vẫn còn đang nghĩ con mình bị ốm rồi, người nào đó bắt nạt mình, đối tượng của mình ra làm sao, trong miệng vẫn đang niệm A Di Đà Phật. Chấp trước một đống to vậy sao có thể tĩnh lại được đây. Chính là nói thuận theo việc tu luyện khi coi những thứ chấp trước trong người thường càng ngày càng nhẹ, chư vị tự nhiên sẽ có thể tĩnh lại được. Nhưng nhất thời không tĩnh lại được không phải là chướng ngại cho việc tu luyện và đề cao, mọi người nhất định phải nhớ kỹ điểm này. Còn khi luyện ở những pháp môn khác họ coi nó rất nặng, bởi vì họ là tu luyện phó nguyên thần, họ không cho chủ nguyên thần chư vị khởi tác dụng.
Họ giảng ‘thức thần tử nguyên thần sinh’, họ coi phó nguyên thần là nguyên thần mà đối đãi. Thức thần chính là bản thân chư vị, thức thần của chư vị chết rồi, vậy chư vị thực sự đã chết rồi, họ sẽ tiếp quản thân thể. Tại đây tôi yêu cầu người tu luyện khi tới cuối cùng hoàn toàn có thể tĩnh lại được chư vị cũng [phải] biết bản thân mình đang luyện công, còn có một chút ý thức này, đây không phải là chấp trước. Chư vị ngay cả bản thân mình cũng không biết nữa vậy còn tu gì nữa? Phật mà ngay cả bản thân mình cũng đều không biết sao? Không phải như vậy.
Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công xử lý như thế nào mối quan hệ với bạn bè theo Phật giáo?
Sư phụ: Tôi nói với mọi người, chư vị không được coi những người tin tôn giáo hiện nay là người tu luyện. Tôi nói với chư vị một chân lý nhé: Thần Phật căn bản là không thừa nhận hình thức tôn giáo phía dưới và những người dụng tâm vào bản thân tôn giáo, chỉ thừa nhận [người] chân tu, tôn giáo là người đời sau làm ra. Năm đó Thích Ca Mâu Ni không hề sáng lập tôn giáo, Thích Ca Mâu Ni là sáng lập ra hình thức tu luyện tập thể. Ông vì muốn mọi người không chấp trước, mọi người đều xuất gia vào núi rừng vào trong động ngồi đả tọa. Là người đời sau đã biến nó thành hình thức tôn giáo này, là con người trong xã hội gọi nó là tôn giáo, mà con người hiện nay cũng không hiểu nữa, làm nó thành một loại hình thức tôn giáo. Thứ tôn giáo này Thần Phật cũng không thừa nhận, không phải là chư vị làm lễ rửa tội rồi, thọ giới rồi thì Thần Phật sẽ thừa nhận, đó là con người thừa nhận. Cũng không phải là làm lễ rửa tội rồi, thọ giới rồi thì có thể lên thiên quốc; không phải chư vị đã quy y rồi thì chư vị đã là người của Phật gia. Phật nhìn xem con người khi phát nguyện có thành tâm hay không, đồng thời xem chư vị có chân tu hay không. Phật cũng không thừa nhận hình thức, đó là tôn giáo thừa nhận.
Đối với bạn bè trong Phật giáo, chư vị cứ coi họ như những người bình thường mà đối đãi, con người muốn tin gì thì tin thứ nấy cũng được thôi. Bởi vì chư vị tu luyện trong người thường, nhất định sẽ tiếp xúc với những người khác, dù họ có tín ngưỡng gì thì cũng không cách nào làm được chân tu, coi là bạn bè người thường là được rồi.
Đệ tử: Sau khi luyện Pháp Luân Công những việc học hành khác [con] đều không muốn xem nữa, chỉ nhất tâm muốn tu luyện.
Sư phụ: Điều này giảng từ hai phương diện, một là người này có thể là ngộ tính rất cao, căn cơ rất tốt, ngay lập tức đắc được Pháp rồi, họ lập tức ý thức được đây là điều gì, trong tu luyện lên nhanh vô cùng. Bởi vì căn cơ tốt, ngộ tính cao, rất nhiều tâm họ đều có thể buông xuống được, điều căn bản của sinh mệnh không động [tới được], chỉ là bề mặt bị trần thế ô nhiễm, lập tức trừ bỏ đi ô nghiễm bề mặt thì họ sẽ nhận thức được chân lý của Phật Pháp, vốn là không chấp trước vào những thứ của người thường. Vậy thì kiểu người này chính là thuộc về kiểu người khá tốt vừa rồi tôi giảng.
Còn có một tình huống nữa chính là căn cơ cũng rất tốt, trong tu luyện biết Đại Pháp là tốt, nhưng chưa hoàn toàn từ trên lý tính nhận thức được yêu cầu đối với tu luyện của Đại Pháp, chịu ảnh hưởng của phương thức tu luyện trong quá khứ hoặc của người xuất gia, cũng sẽ xuất hiện loại tình huống này.
Dù là nguyên nhân gì, cũng không được chạy sang cực đoan. Tôi bảo chư vị tu luyện trong người thường là [vì] hình thức tu luyện của Đại Pháp quyết định. Hơn nữa Đại Pháp yêu cầu người tu luyện tại nơi nào tu luyện cũng [phải] là ưu tú, là học sinh thì chư vị phải học tập tốt, là một thành viên của xã hội thì chư vị phải làm tốt công việc của chư vị, đồng thời lại là một người tu luyện.
Đệ tử: Học Pháp Luân Công một năm tới nay vẫn còn có nghiệp tư tưởng, trong tâm sốt ruột không biết làm thế nào?
Sư phụ: Học viên đều rất khá, kỳ thực có thể nhận thức được thiếu sót của bản thân chính là đang trong tu luyện. Tôi biết điều anh ấy nói là gì. Vừa rồi tôi giảng cho mọi người một vấn đề chính là: Một khi chư vị tới luyện Pháp Luân Công thì tôi đã tịnh hóa thân thể cho chư vị, tầng phân tử lớn nhất của bề mặt con người về cơ bản toàn bộ đều được tịnh hóa rồi, gồm cả bộ phận tư tưởng của chư vị. Nhưng tôi còn muốn lưu lại bộ phận mà chư vị có thể sinh sống trong người thường, duy trì trong người thường mà tu luyện. Cũng tức là nói, nhân tâm đều không còn nữa, thì không thể sinh tồn tại thế gian con người, không có thứ của con người thì ngay cả một phút chư vị cũng không muốn ở lại chỗ con người. Tôi bảo chư vị không sản sinh chấp trước nữa, có thể gắng hết mức buông bỏ chấp trước hiện có của con người.
Kỳ thực từ một phương diện khác mà giảng cũng có thể hoàn toàn lấy xuống toàn bộ những tư tưởng này của chư vị, những tư tưởng bất hảo toàn bộ lấy xuống, trực tiếp lấy chấp trước của chư vị xuống. Nhưng điều này không được, đây không phải là tu luyện. Nhưng có một điểm tôi có thể làm, [là] tịnh hóa cho chư vị từ bề mặt, khiến tư tưởng của chư vị đạt được thanh tịnh nhất định, nhưng vẫn phải lưu lại một chút dùng cho tu luyện. Loại bỏ tiếp nữa thì chư vị sẽ không thể luyện được. Vì để chư vị có thể tu luyện trong người thường, tôi đã tịnh hóa thân thể cho chư vị từ vi quan bên trong, bề mặt bên ngoài không có quá nhiều đại thần thông biểu hiện ra, để chư vị duy trì trong người thường mà tu luyện, tịnh hóa từ vi quan nhất của sinh mệnh chư vị, từ bên trong ra đến ngoài, một mạch cho tới khi tịnh hóa đến bề mặt nhất, một chút thứ còn sót lại cuối cùng của chư vị một khi loại bỏ đi thì là viên mãn. Những thứ trên bề mặt còn chưa loại bỏ là vì để tu đến bước cuối cùng [dùng], hữu ý lưu lại cho chư vị để chư vị có thể duy trì sinh hoạt trong người thường, một chút thứ đó mà loại bỏ đi thì chư vị thật sự không thể ở trong người thường được nữa, đối với bất kể sự việc nào của con người chư vị cũng sẽ không thấy hứng thú nữa, sẽ xuất hiện trạng thái này, cho nên khi tới bước cuối cùng thì chút thứ đó mới được loại bỏ toàn bộ.
Đây là biện pháp tốt nhất, vừa có thể cho phép chư vị tu luyện trong người thường, lại có thể cho phép chư vị sinh sống bình thường giữa người thường, đồng thời lại phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, không được giống người thường có tâm chấp trước mạnh như thế. Chư vị đi là con đường này, như thế này mà tu luyện, tôi bảo với mọi người rằng, tạm thời chư vị còn một chút tư tưởng và chấp trước của người thường thì đừng để trở thành gánh nặng, đó là hữu ý lưu lại cho chư vị. Nhưng chúng ta phải chú ý một khuynh hướng khác, có người vốn là không tinh tấn tu luyện gì cả, hễ nghe tôi nói như vậy thì, ồ, đây là lưu lại cho mình, vậy mình không quản nữa, buông thả bản thân, không coi nhẹ chấp trước, không yêu cầu nghiêm khắc bản thân, thế thì lại không được, thế thì lại không phải là tu luyện nữa.
Đệ tử: Có thể kết hôn hay không?
Sư phụ: Tôi đã lưu lại cho chư vị nhân tố để có thể sinh sống trong người thường rồi. Trong các đệ tử có những người trẻ tuổi tôi hy vọng chư vị vẫn phải thành gia lập nghiệp. Giả như tương lai xã hội nhân loại đều tới học Đại Pháp, đều không thành gia thất, thì xã hội nhân loại này sẽ kết thúc, không còn nữa, điều này không được. Hơn nữa người trẻ tuổi còn cần lưu lại thế hệ sau cho con người tương lai, chư vị còn phải lưu lại phương thức tu luyện cho tân nhân loại của tương lai.
Đệ tử: Thế giới Pháp Luân lớn chừng nào?
Sư phụ: Thế giới Pháp Luân lớn vô cùng. (Cười) Có vô lượng chúng sinh, rất nhiều Phật, Bồ Tát và La Hán.
Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công rồi có thể niệm A Di Đà Phật không?
Sư phụ: Niệm Phật chính là tu luyện, niệm A Di Đà Phật chính là tu luyện Pháp môn Tịnh Độ. Luyện Pháp Luân Công chư vị lại niệm A Di Đà Phật đó chính là trộn lẫn vào mà luyện rồi. Tôi cũng không phải là bắt chư vị phải tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chư vị quả thực không thể buông bỏ thì cứ đi niệm A Di Đà Phật thôi, đạo lý tôi đã giảng rõ rồi. Tới thời kỳ mạt Pháp trong tôn giáo rất khó viên mãn. Có người nói mang theo nghiệp vãng sinh, nhưng không dễ dàng như người thường nghĩ, người ta cần tu cái tư tưởng của bản thân tàm tạm rồi, nghiệp lực chủ yếu đều đã tu bỏ rồi, chỉ còn lại một chút xíu chấp trước có thể từ từ loại bỏ, lúc này sẽ xuất hiện một tình huống đặc thù, thế mới có thể mang theo nghiệp vãng sinh. Chư vị mang theo một thân thể vô cùng dơ bẩn mà lên thiên thượng tuyệt đối kiền tịnh, lên thế giới của Phật, đặt chư vị ở đâu đây? Phải vậy không?
Đệ tử: Nửa đêm canh ba luyện công, cảm thấy có ma quấy nhiễu, có phải nửa đêm không thể luyện công?
Sư phụ: Chư vị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp một cách chân chính, không trộn lẫn với những thứ khác mà luyện, đảm bảo sẽ không có bất cứ thứ gì dám làm hại chư vị. Có lúc học viên mới luyện lẫn thứ khác, cho nên không thể nói họ là tu môn Đại Pháp này, không làm theo yêu cầu của Pháp, chỉ luyện động tác, không phải tu luyện chân chính, xuất hiện vấn đề mà niệm tên tôi thì tôi cũng không dễ tới quản chư vị. Chư vị nói Thầy sao không quản con? Chư vị có tu Đại Pháp chăng? Chư vị có chiểu theo yêu cầu của tôi mà tu chăng? Có phải đạo lý này không? Tu Phật là nghiêm túc.
Đệ tử: Thái Cực quyền và Pháp Luân Công có thể cùng luyện được không?
Sư phụ: Không được. Những thứ quyền như Thái Cực, Hình Dịch, Bát Quái đều có khí công trong đó, nhưng luyện võ thuật khác thì không hề gì, nào là Trường quyền, Hồng quyền, Nam quyền, Thiếu Lâm những thứ này đều không hề gì, còn Thái Cực quyền thì hoàn toàn là khí công.
Người hiện đại không biết nên dùng Thái Cực quyền như thế nào, có người coi Thái Cực quyền là thể dục khỏe người để rèn luyện thân thể. Kỳ thực Thái Cực quyền mang theo rất nhiều thứ nội ngoại kiêm tu ở trong đó. Con người hiện nay không biết tu [nó] như thế nào nữa, là vì Trương Tam Phong không lưu cấp cho con người tâm pháp tu luyện Thái Cực quyền, chỉ lưu lại động tác, do đó người đời sau không tu luyện nổi. Chớ thấy động tác của Thái Cực quyền chậm chạp thong thả, năng lực của nó không ở không gian bề mặt. Tại phía con người nơi đây dù chư vị nhanh tới đâu cũng không nhanh bằng tay của họ, thấy họ vận động rất chậm nhưng họ là đi trong không gian khác. Cũng giống như câu chuyện cổ mà mọi người đã biết, Thần Tiên đi rất bình thường, người ở đằng sau phi ngựa cũng không đuổi kịp, người thường nhìn thì thấy bước rất chậm, kỳ thực là họ đi trong không gian khác.
Con người cảm thấy mình ra quyền rất nhanh, nhưng họ vĩnh viễn cũng không đuổi kịp tốc độ của thời không khác, cho nên chư vị nhìn thấy Thái Cực quyền ra quyền, ra quyền rất chậm, động tác của chư vị có nhanh nữa cũng không nhanh bằng họ, họ sớm đã tới đó rồi. Chỉ là con người hiện đại không đạt được trình độ đó, hơn nữa trên tay của họ là có mang theo công năng, chủng công năng này không phải là con người có thể chịu đựng nổi. Võ thuật trong điện ảnh đánh rất đẹp mắt, vì sao trong thực tiễn lại khua khoắng lung tung, dẫm đạp lung tung một hồi không nhìn thấy công phu của võ thuật ở đâu? Đánh không ra tư thế nào? Chính là vì không có công phu trong đó. Nếu họ có công phu trong đó, thì người ta không tránh là không được. Họ không dùng chiêu thuật này thì không được. Cho nên hiện nay đánh không ra tư thế gì là vì không có công phu nội ngoại.
Thái Cực quyền có thể đi vào không gian khác, nó đã là ở trong tu luyện rồi, cho nên nó hoàn toàn là khí công. Thân thể người ta theo đó mà biến hóa, cảnh giới tư tưởng cũng đang đề cao, người ta mới có thể luyện xuất ra các thứ. Tôi nói với mọi người, tu thành Đạo thì thần thánh vô tỷ, không giống như con người tưởng tượng. Con người hiện nay là đứng trong quan niệm sa đọa hiện nay mà nghĩ về cổ nhân, cổ nhân không phải như vậy.
Đệ tử: Pháp Luân xoay chuyển xuôi ngược phải chăng là có xoay chuyển nghiêng, xoay chuyển đảo ngược?
Sư phụ: Đúng vậy, thân thể của chư vị cần điều chỉnh như thế nào, Nó sẽ chiểu theo yêu cầu mà điều chỉnh thân thể cho chư vị. Xoay thế này, xoay thế khác, điều chỉnh thân thể của chư vị cho tốt. Thời kỳ đầu khi điều chỉnh thân thể con người Pháp Luân xoay chuyển tùy ý, tốc độ nhanh chậm không cố định. Điều chỉnh thân thể xong rồi, Pháp Luân sẽ đến vị trí bụng dưới ổn định xoay chuyển xuôi chín vòng, xoay chuyển ngược chín vòng, tiến vào [thời kỳ] bình thường.
Đệ tử: Con luyện công con trai phản đối.
Sư phụ: Phải rồi, có một số người có tình huống này, người nhà phản đối. Đó còn phải xem bản thân chư vị, nói chung là đã bước vào tu luyện thì sẽ có khảo nghiệm. Vậy thì có thể có ma tới lợi dụng con trai của chư vị để can nhiễu chư vị. Nếu chư vị thực sự bước vào tu luyện Đại Pháp, chư vị thật sự có thể tu, thì tôi sẽ xử lý. Trong khi can nhiễu tôi sẽ thấy được chư vị nghĩ thế nào, còn muốn luyện hay không, bởi vì tu Phật chính là nghiêm túc, ý chí không kiên định thì đều không được.
Đệ tử: Đả tọa tốt nhất là song bàn, phải không?
Sư phụ: Yêu cầu cuối cùng là phải song bàn, cứ từ từ luyện, đều có thể song bàn được. Ở Trung Quốc người già hơn 80 tuổi dần dần cũng đều xếp bằng được rồi, không vấn đề gì. Chư vị chỉ cần luyện, từ từ đều có thể xếp bằng được. Không phải là lập tức phải được ngay, gắng gượng xếp bằng thì không được. Chư vị nói con ngồi đơn bàn cũng không ngồi được, đơn bàn ngồi không được thì chư vị ngồi khoanh chân. Nói rằng con ngồi khoanh chân cũng không ngồi được, vậy thì chư vị kênh lên cao hơn một chút. Đợi tới khi chư vị ngồi xuống rồi chân sẽ từ từ hạ xuống, mỗi lần đều sẽ hạ xuống, cuối cùng khi có thể hạ xuống thì chư vị hãy ngồi đơn bàn. Đơn bàn thì chân sẽ kênh lên rất cao, cũng không hề gì, mỗi lần luyện công chư vị sẽ phát hiện chân sẽ hạ xuống một chút, mỗi lần sẽ hạ xuống một chút. Đợi sau khi hoàn toàn hạ xuống rồi, khi ngồi đơn bàn hai chân hoàn toàn đạt được tiêu chuẩn hạ xuống ngang bằng thì chư vị hãy ngồi song bàn. Chư vị chỉ cần hễ hạ xuống ngang bằng mà chư vị có thể nhấc một chân còn lại lên thì chính là song bàn.
Đệ tử: Vì sao nói con lai đáng thương? Đời này làm người Trung Quốc, đời sau có thể làm người nước ngoài, nhân chủng, nguyên thần trên trái đất có bao nhiêu chủng tộc.
Sư phụ: Chuyển sinh là nguyên thần chuyển sinh, còn bị trộn lẫn dòng máu là nhục thân. Thần khác nhau tạo nên con người khác nhau của mình, những vị Thần đó trong lịch sử vẫn luôn quản người do mình tạo ra. Người da trắng chính là người da trắng, người da đen chính là người da đen, người da vàng chính là người da vàng. Bất kỳ một dân tộc nào trên thế gian đều là nhân chủng đối ứng với thiên thượng. Sau khi trộn lẫn dòng máu thì không còn đối ứng với Thần trên thiên thượng nữa, vậy thì bất kỳ một vị Thần nào tạo con người có lẽ đều sẽ không quản nữa, vậy thì đối với những người này mà nói là rất đáng thương. Có người nói vậy thì làm thế nào? Tôi nói với mọi người rằng, chư vị đừng lo lắng, điều tôi giảng là tình huống của bề mặt con người, bởi vì nguyên thần của người ta không có trộn lẫn, cho nên nếu người ta tu luyện thì tôi đều có thể để chư vị tu. Chư vị có thể tu tới bước cuối cùng thì cũng có thể viên mãn như nhau, không có phân biệt. Tu luyện thì không vấn đề gì.
Nếu người thường là tình huống này thì sẽ sống rất đáng thương. Do khu vực mà tập trung tình huống này, Thần bên trên không thừa nhận, nên thông thường người ở khu vực này đều rất nghèo khổ, cuộc sống rất khó khăn.
Đệ tử: Trẻ nhỏ Trung Quốc ở nước ngoài đọc sách, chúng chịu sự giáo dục của phương Tây. Trong tu luyện chúng dùng ngoại ngữ để lý giải “Chuyển Pháp Luân”, [liệu chúng] có thể đến thế giới đối ứng với người da vàng không?
Sư phụ: Nguyên thần ở đâu thì sẽ tới đó, không xét bề mặt của thân người. Nếu tu luyện tốt thì đều viên mãn như nhau. Nhưng mà ý nghĩa bề mặt của tiếng Trung sẽ không dễ lý giải, sự sai khác trên bề mặt thì không giải quyết được. Nhưng trong tu luyện nội hàm vượt khỏi nhân loại thì không chịu ảnh hưởng.
Đệ tử: Não người rất phát triển, vì sao động vật có thể khống chế con người?
Sư phụ: Não người không phát triển một chút nào. Là tự con người cho là phát triển, hơn nữa chính con người cũng biết não người có đến trên 70% bộ phận là không thể dùng, kỳ thực là bị Thần khóa cứng. Dù là sinh vật gì, một khi có linh khí rồi, thì sẽ siêu xuất khỏi tầng thứ sở tại, thì có thể chế ước sinh mệnh khác. Mặc dù Thiên lý không dung, nhưng mà con người làm việc bất hảo nếu phù hợp với những thứ đó, thì cũng bằng như tự con người cầu tới, nó chiếm lý rồi, cho nên nó có thể khống chế con người.
Đệ tử: Mối quan hệ giữa công và Pháp thì lý giải thế nào? Đề cao trong Pháp Luân Công và Pháp lý có mối quan hệ gì?
Sư phụ: Những điều này tôi đã giảng rất rõ ràng trong cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Vấn đề này giảng ra rất rộng lớn, thử nói đơn giản một chút. Những người làm lý luận chính trị vẫn luôn tranh luận, nói vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính, vẫn luôn phát sinh tranh luận về phương diện hình thái ý thức này. Tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần là nhất tính. Công chính là Pháp, Pháp chính là công, bản thân tinh thần chính là vật chất. Tâm tính của người tu luyện đề cao là có tiêu chuẩn, về biểu hiện cũng là có thước đo. Tâm tính nâng lên rồi vậy công cũng sẽ nâng lên. Công hình thành một cột công trụ trên đỉnh đầu chư vị, vòng ngoài công trụ là có khắc vạch, đó chính là tiêu chuẩn cao thấp của tâm tính, tâm tính đề cao thì thước đo sẽ tăng trưởng lên, nó tăng trưởng lên rồi thì công cũng tăng trưởng lên, diễn hóa của công cũng là vô cùng nhanh. Chính là xem tâm tính chư vị có lên được hay không, tâm tính lên rồi thì công cũng lên, cho nên tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu là chân lý tuyệt đối, môn nào cũng là như vậy, chỉ là tu luyện tiểu đạo không hiểu mà thôi.
Tôn giáo của phương Tây không giảng công, Phật Thích Ca Mâu Ni khi truyền Pháp cũng không giảng công, chỉ có Đạo mới giảng công. Bởi vì thứ mà tôi giảng đã bao hàm tất cả các thứ của Phật, Đạo, Thần ở trong đó, vốn dĩ hết thảy Thần, hết thảy Pháp đều là từ trong Pháp căn bản của vũ trụ mà ngộ ra. Trong giảng Pháp tôi gắng hết mức để có thể khiến chư vị lý giải được, danh từ nào có thể khiến chư vị lý giải được thì sẽ dùng danh từ đó. Có người nói tôn giáo phương Tây không phải là tu luyện, tôn giáo phương Đông đả tọa là tu luyện. Phương Tây không phải là tu luyện sao? Tôn giáo phương Tây cũng là tu luyện. Giê-su nói ‘con tin ta thì có thể vào thiên quốc’, là ý nghĩa gì? Giê-su luôn giảng bề mặt, sau đó bảo con người làm như thế nào, cũng giống như văn hóa phương Tây vậy, họ không chú trọng nội hàm, chư vị làm là được rồi. Con người hiện nay họ không biết ‘tin’ mà Giê-su giảng là gì. Giê-su nói con tin ta thì có thể vào thiên quốc. Kỳ thực ‘tin’ là chiểu theo những gì Giê-su nói mà làm mới là tin thực sự, không chiểu theo những điều Giê-su nói mà làm đó có phải là tin thực sự không? Con người tới lễ đường lễ bái, trước khi ăn cơm người ta cũng niệm “Amen”, nhưng quay lại xã hội người thường họ làm hết mọi chuyện xấu, đó gọi là tin Giê-su sao? Giê-su giảng chỉ là một câu “Tin ta thì có thể vào thiên quốc” sao? Vì sao Giê-su giảng nhiều đạo lý làm người đến như vậy, làm theo những gì Ông nói thì có thể vào thiên quốc, có phải ý nghĩa này không? “Tin” chính là một từ khái quát, không tu bản thân không đề cao bản thân thì chư vị có thể vào thiên quốc sao? Đến khi lễ bái thì chư vị tới, trong miệng thường hay niệm tên của Thần thì chư vị chính là tin vào Thần rồi? Là đồng nghĩa với vào thiên quốc rồi? Như vậy không được.
Mục đích chư vị sám hối để làm gì? Sám hối là biết mình đã sai rồi [và] muốn làm tốt hơn, không phải là vừa sám hối vừa làm việc xấu. Nói rằng hôm nay giết người rồi, Ngài tha thứ cho con nhé, ngày mai chư vị lại giết một người, chư vị lại sám hối cầu xin tha thứ. Ai tha thứ cho chư vị đây? Có phải đạo lý này không? Chư vị sám hối [vì] đã làm việc xấu, sau này sẽ không làm nữa, thực sự sẽ không làm nữa. Phát hiện bản thân mình có tâm bất hảo, trong khi sám hối chư vị nói với Giê-su: Đấng Ki-tô Giê-su à, cứu con với, con có tư tưởng bất hảo. Vậy thì bình thường chư vị sẽ làm tốt hơn một chút, đây chẳng phải là chư vị đang đề cao tâm tính của con người sao? Đây chẳng phải chính là đang tu bản thân sao? Giê-su không hề giảng công, bởi vì ‘tu tại tự kỷ, công tại sư phụ’, tôi là muốn để thân thể chư vị cũng tu thành, muốn cải biến thân thể chư vị, cho nên trọng điểm giảng về công. Giê-su không giảng công là vì chư vị không cần biết, chư vị chỉ cần tu cái tâm này của chư vị, công là Giê-su quản, cho nên Giê-su đã không giảng công. Tu luyện chính là tu bỏ những tư tưởng và hành vi bất hảo của con người. Cảnh giới đề cao lên rồi, bên kia sư phụ sẽ diễn hóa công cho chư vị, chính là đạo lý này.
Đệ tử: Phật Thích Ca Ông là đắc Pháp mấy ức vạn năm trước, mà khi sản sinh sinh mệnh không phải đều đồng hóa với “Chân-Thiện-Nhẫn”, vậy làm sao mà vẫn đắc đạo được?
Sư phụ: Chúng sinh trên thiên thượng cũng không phải đều là có quả vị, chúng sinh trên thiên thượng cũng không phải đều là Phật. Hết thảy sinh mệnh đều là Đại Pháp vũ trụ tạo nên, được sinh ra trong vũ trụ do Đại Pháp tạo thành, nhưng điều này và đắc đạo không phải là cùng một khái niệm. Đắc đạo là chỉ đã chứng ngộ được quả vị của mình. Thích Ca là Phật, là một vị Phật vô cùng tốt. Nhưng chỗ tôi đây không phải là tu theo Thích giáo. Chư vị còn chưa thể thật sự nhận thức bộ Pháp này. Tôi nói với mọi người, “Chân-Thiện-Nhẫn” là Pháp lý của toàn vũ trụ, là căn bản tạo nên toàn vũ trụ, cũng là căn bản tạo nên tất cả những vị Thần nguyên thủy nhất và tất cả những vị Thần trong suốt toàn bộ quá trình của vũ trụ. Phật Thích Ca Mâu Ni đương nhiên cũng nằm trong số đó. Vũ trụ cũng có quá trình Thành Trụ Hoại Diệt. Phật Thích Ca không phải là vị Thần nguyên thủy nhất, tất cả các sinh linh trong vũ trụ đều sẽ bước tới chỗ hoại diệt, chúng sinh cận kề tam giới hạ thế tu luyện lại từ đầu là biện pháp thuần tịnh sinh mệnh trong phạm vi này. Lý mà Thích Ca Mâu Ni giảng là Như Lai Pháp chứng ngộ ra từ “Chân-Thiện-Nhẫn” trong tầng thứ đó của Ông. Tất cả các Như Lai đều không thể giảng ra Chân Pháp, Pháp căn bản của vũ trụ, là vì Đại Pháp căn bản của vũ trụ là siêu việt khỏi vũ trụ, siêu việt khỏi hết thảy các sinh mệnh trong vũ trụ. Chúng Thần chỉ có thể chứng ngộ ra nhận thức của bản thân mình trong tầng thứ đó của họ, đó chính là môn của họ. Những vị Thần khác nhau chỉ có thể độ con người thành chúng sinh bên dưới họ. Còn Đại Pháp là đại Đạo căn bản, tu được nhanh nhất, đơn giản nhất, không câu nệ nhiều như vậy. Pháp giống như kim tự tháp, ở rìa thì chỉ thấp ngần này, Thần ở tầng ấy lý giải chỉ cao ngần này, vậy những người được độ cũng chỉ có thể viên mãn trong tầng thứ này. Như Lai viên mãn tại tầng này, vậy thì họ chỉ chứng ngộ được nhiều ngần này, khi dẫn dắt đệ tử họ chỉ giảng thứ của môn này. Điều mỗi một vị Phật ngộ được đều không giống nhau, mỗi một vị Phật đều là từ trong Pháp lý của Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn mà lý giải Đại Pháp căn bản Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Dưới sự gia trì của Thần Phật tại tầng cao hơn một mức, chính tu chính ngộ, họ lý giải được bao nhiêu, họ biết được bao nhiêu, thì sẽ hình thành thứ tu luyện của bản thân họ, họ là đồng hóa với tầng Pháp này rồi.
Đệ tử: Trong khi đả tọa vì sao đầu lại xoay về phía pháp tượng của Thầy?
Sư phụ: Là phía minh bạch của chư vị đang nhìn tôi. Đôi khi Pháp thân của tôi sẽ điểm ngộ cho chư vị, khi điểm ngộ sẽ dùng những phương pháp khác nhau. Nếu chư vị muốn biết chuyện này làm được tốt hay không, làm đúng hay không? Chư vị xem ảnh trong sách của tôi hoặc là các bức ảnh khác của tôi. Dù thiên mục của chư vị đã khai mở hay chưa, nếu như chư vị đã làm sai chuyện gì, tôi sẽ rất nghiêm túc; nếu chư vị làm đúng, tôi sẽ mỉm cười với chư vị. (Vỗ tay)
Đệ tử: Khi Thầy giảng Pháp, con đều cảm thấy rất đúng rất hay, đôi khi cảm thấy quả thực đã nói vào tận trong tâm rồi, nhưng hễ quay đầu hồi tưởng lại Thầy đã giảng những gì thì dường như là điều gì cũng không nhớ được đầy đủ thì làm thế nào?
Sư phụ: Kỳ thực nghe tôi giảng Pháp đều có trạng thái này. Tôi đã giảng rất nhiều Pháp, chư vị cũng không thể đều nhớ Nó thật rõ ràng. Không sao cả, mỗi lần khi chư vị trong tu luyện gặp phải vấn đề, nếu chư vị có thể coi mình là người tu luyện mà đối đãi một cách chính xác, thì chư vị sẽ có thể nhớ ra lời tôi giảng, bảo đảm là như vậy. Nhưng nếu lúc đó chư vị tức giận tới mức đầu óc u mê không bình tĩnh được thì sẽ không nhớ ra, cũng là tu luyện không vững chắc. Nhưng trong tình huống thông thường chư vị sẽ nhớ lại được Pháp mà tôi giảng, nếu người nào không thể tu luyện nữa, vậy thì họ sẽ vĩnh viễn cũng không thể nhớ ra Pháp tôi từng giảng. Tôi luôn nhấn mạnh bộ Pháp này không phải là giảng cho người thường nghe, mọi người ngồi tại đây đều là duyên, nếu không chư vị không thể bước vào được.
Đệ tử: Nếu con thu nhận động vật nhỏ bị bỏ rơi thì có tạo nghiệp không?
Sư phụ: Điều này thì lại không tạo nghiệp. Đối với người thường mà nói là đang làm việc tốt, nhưng quá khứ Phật giáo giảng ‘bất sát, bất dưỡng’. Bất sát, bất dưỡng nó có một nguyên nhân. “Bất sát” thì người tu luyện đều minh bạch rồi, “bất dưỡng” thì ở đây có hai đạo lý, một là khi tu luyện những động vật này dễ đắc linh khí. Nếu ngay lập tức đắc được linh khí, nói không chừng nó sẽ làm rất nhiều chuyện xấu. Trung Quốc có câu nói xưa gọi là “đã thành tinh”. Bản thân động vật là không được phép tu luyện. Còn một điều nữa chính là nuôi những thứ này rất nhọc tâm, sẽ bị phân tâm, nghĩ tới nó cũng là chấp trước, sẽ ảnh hưởng tu luyện. Đương nhiên đối với người tu luyện mà giảng, rất thích động vật cũng là một loại chấp trước.
Tôi kể cho chư vị câu chuyện này. Mọi người đều biết Bà La Môn giáo là [môn] Thích Ca Mâu Ni phản đối nhất, Ông cho rằng [nó] là [tôn] giáo đã biến thành tà rồi, nó là đối lập nhất với Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni. Kỳ thực tôi bảo với mọi người điều Thích Ca Mâu Ni phản đối chính là Bà La Môn giáo chứ không phải phản đối Thần của Bà La Môn, mà những vị Thần mà Bà La Môn giáo tin vào ở thời kỳ nguyên thủy nhất đều là Phật, tin vào là những vị Phật còn sớm hơn cả Thích Ca. Nhưng do thời gian lâu rồi, con người từ bỏ chính tín vào Phật, biến tôn giáo này thành tà, thậm chí còn sát sinh để lễ tế Phật. Cuối cùng những thứ thần được tín phụng kia cái nào cũng không phải là hình tượng của Phật, bắt đầu tín phụng những thứ yêu ma quỷ quái với hình tượng quái vật. Con người đã biến tôn giáo thành tà. Mọi người biết đấy, nếu Phật giáo phát triển tiếp thế này, đến Thích Ca Mâu Ni [họ] cũng không thừa nhận nữa. Vậy thì mọi người thử nghĩ xem lại trải qua bao nhiêu năm sau nữa, người tu luyện lúc đó quay đầu nhìn lại tôn giáo này trong lịch sử quá khứ thì nó có phải là tà hay không? Cũng như nhau. Là con người biến [tôn] giáo trở thành tà, [còn] Thần không hề tà.
Khi còn rất xa xưa, tại Ấn Độ có một đệ tử của Bà La Môn tu luyện, tu rất tinh tấn, ở trong núi ông tự mình độc tu. Một hôm có một người thợ săn đuổi bắt một con hươu, bắn con hươu này bị thương. Con hươu này đã chạy đến chỗ ông, ông liền giấu con hươu đi, bảo vệ nó. Ông một mình ở trong núi rất tịch mịch, sau đó bèn nuôi con hươu này. Con người ấy, tâm chấp trước mà không chú ý thì sẽ rất ghê gớm, chủng tâm thương xót của người thường này, [là] nhân tâm chấp trước vào tình, đều dốc hết vào con hươu nhỏ này, sau này ông đã rất chấp trước vào con hươu này, cuối cùng con hươu này quả thực đã trở thành người bạn thân thiết nhất của ông, kết quả là ông đã dành rất nhiều tinh lực vào con hươu này, khi ông ngồi đả tọa tư tưởng cũng không tĩnh lại được, còn đang nghĩ cho hươu ăn gì, đã buông lơi sự tinh tấn của ông.
Vài năm sau, con hươu này một hôm đột nhiên chết đi, ông vô cùng đau khổ. Ông cứ nhớ mãi con hươu này, ông lại càng không thể tinh tấn nữa. Lúc này tuổi ông đã rất lớn rồi, chư vị không phải là người tu luyện thì sinh mệnh sẽ không thể kéo dài, ông đã không thể tu luyện nữa, sinh mệnh của ông sẽ kết thúc thôi. Khi sinh mệnh của ông kết thúc ông vẫn còn không nghĩ tới Phật Pháp của ông, ông vẫn còn nhớ tới con hươu này, do vậy sau khi chết ông liền chuyển sinh thành hươu. Con người khi sắp chết mà chấp trước nghĩ về điều gì thì họ có thể sẽ chuyển sinh thành thứ ấy, cho nên ông lập tức chuyển sinh thành một con hươu. Điều này thật đáng buồn. Một người tu luyện, tu luyện rất khá, cuối cùng hủy trong một sớm. Người tu luyện tốt nhất vẫn là không nên chấp trước vào động vật.
Đệ tử: Đang vội không thể nhẫn nại với người khác thì làm thế nào?
Sư phụ: Không thể nhẫn nại mà chư vị còn nêu ra? Không thể nhẫn nại cũng phải nhẫn, là một người tu luyện chư vị phải từ bi! Vừa rồi tôi đã giảng chư vị không thể yêu kẻ thù của chư vị thì chư vị tu luyện không thành, không thể thành Phật được. Mọi người thử nghĩ xem khi ai đối với chư vị không tốt liệu có phải là đời trước chư vị nợ họ, chư vị không trả người ta có được không? Lúc đó nói không chừng chư vị đối với người ta còn ác hơn là hiện giờ đối với chư vị, gây đau khổ cho người khác nói không chừng còn lớn hơn cả [thế] này nữa! Trong tu luyện khi mâu thuẫn tới biểu hiện dường như là hết sức ngẫu nhiên, ai khiến chư vị tức giận, lúc đó chư vị cũng là hết sức ngẫu nhiên khiến người ta tức giận. Nào có chuyện gì trước khi xảy ra thì báo trước cho chư vị, ài, đời trước anh đã khiến tôi tức giận rồi, đời này tôi cũng làm anh tức giận. Không có loại chuyện này. Rất nhiều sự việc trông như là ngẫu nhiên, [nhưng] đều không phải là ngẫu nhiên.
Giả dụ trước giờ chư vị chưa hề có tình huống này, là một người tu luyện vì để đề cao nếu không tạo ra môi trường này cho chư vị thì cũng không được. Nếu chư vị không có chuyện phiền phức thì cũng không được, tôi vẫn phải lợi dụng chuyện phiền phức này để đề cao tâm tính của chư vị. Đồng thời với việc đề cao tâm tính bản thân chư vị cũng đang tăng công, tâm tính của chư vị đang đề cao. Ai tạo ra phiền phức cho chư vị thì đồng thời họ cũng đang cấp đức cho chư vị. Chư vị trong thống khổ thì nghiệp lực của bản thân cũng đang chuyển hóa thành đức, chư vị nhất cử tứ đắc, chư vị nên cảm tạ người ta mới phải. Chư vị còn hận người ta, còn không nhẫn nại được với người ta, như thế thì không đúng. Có người lại nghĩ, Sư phụ nói để mình nhẫn, thì mình cũng nhịn, thời gian lâu thì chư vị sẽ nói Thầy ơi con nhịn đến mức quả thực là khó chịu quá. Tôi nói đó không phải là Nhẫn, người tu luyện chân chính căn bản là không sinh ra tức giận, chuyện lớn tới đâu cũng đều bất động tâm, việc gì mà phải nhịn đến mức khó chịu? Đó mới là người tu luyện. Còn có người vì lo nghĩ tới thể diện mà nhẫn, đó cũng không phải là nhẫn chân chính. Chẳng qua đã tu luyện rồi, tạm thời chư vị chưa đạt được thì chư vị vẫn thật sự phải nhịn một chút.
Đệ tử: Có rất nhiều đại khí công sư đều là sư phụ trẻ tuổi, có rất nhiều sư phụ của các môn phái truyền công?
Sư phụ: Có rất nhiều người truyền công là do thiên tượng tạo thành, là có mục đích. Nhưng tôi cũng bảo với mọi người rằng, có rất nhiều khí công sư là tự phong, kỳ thực họ không phải là khí công sư, họ là giả, rất nhiều người là động vật phụ thể và những thứ loạn bát nháo khác dẫn động. Thế gian tiểu đạo cũng có rất nhiều sư phụ đang truyền, điều giảng ra là lý tại tầng đó. Ngoài đó ra thì chính là người tu luyện trong núi, trong [những người] tôi tiếp xúc có người đã tu hơn 4.000 năm. Vì sao họ phải tu một thời gian dài như vậy? Không phải là tầng thứ của họ không đủ không thể lên trời, [trong số] họ có những người đã vượt rất xa tam giới rồi, nhưng họ không lên được, là [vì] không cho phép họ lên, không có thế giới nào tiếp nhận họ. Vì sao họ có thể tăng trưởng công? Điều này cũng là do Pháp lý tại tầng này quyết định. Còn những tiểu đạo thế gian kia thì lại khác, có [thứ] là do người tạo ra. Mới bắt đầu đã nắm chắc lấy một môn mà tu, hoặc là tu trong Đạo gia, hoặc là trong Phật gia, tu tới tu lui họ cảm thấy khá lắm, người khác tìm họ: Anh tới tu cái này xem, họ lại đi học thứ đó. Như thế công của họ đã bị làm tạp loạn rồi. Vốn dĩ bên trên có sư phụ quản, sư phụ bên trên một khi thấy đã như thế này rồi, thì không muốn [họ] nữa. Bên trên không thu nhận nữa, thì họ cũng không thể xuất khỏi tam giới. Ngoài tam giới không cho phép tiến vào tam giới, trong tam giới không cho phép xuất khỏi tam giới, chư vị tu luyện cao đến mấy mà không có bên trên tới tiếp nhận thì cũng không xuất ra được, bởi vì họ đã tu tạp, công của họ đã loạn cả rồi, cho nên họ chỉ ở trong tam giới. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tiểu đạo thế gian tu luyện không thành chính quả, cho nên tôi giảng bất nhị pháp môn là việc vô cùng nghiêm túc.
Có người từng xem sách, nói: thưa Thầy, chẳng phải Thầy có sư phụ bên Đạo gia, sư phụ bên Phật gia truyền các thứ cho Thầy sao? Tôi nói với mọi người, việc tôi làm không giống vậy, tôi là giảng Pháp của vũ trụ. Tôi không chỉ giảng Pháp của Phật gia, cũng không [chỉ] giảng Pháp của Đạo gia, cũng không phải là giảng một môn cụ thể nào, tôi là đang truyền Đại Pháp căn bản của vũ trụ, do đó tôi cứ luôn luôn gọi là Đại Pháp Đại Pháp, đây là Pháp căn bản của vũ trụ. Tất cả những Pháp môn trong vũ trụ đều bao hàm trong đó. Tôi cũng nói với mọi người rằng, mấy vị sư phụ trong đời này của tôi có Phật, Đạo, Thần, đều là mấy đời trước tôi đã truyền cho họ, mục đích là an bài họ đến thời gian này khi tôi muốn truyền Đại Pháp thì lại truyền lại cho tôi, khai mở ký ức của tôi, sau đó truyền cho chư vị. (Vỗ tay) Trong xã hội người thường phát sinh bất kể một sự việc gì đều không phải là ngẫu nhiên. Truyền Đại Pháp một việc lớn như thế này, tương lai người học sẽ còn nhiều hơn, cho nên các chủng nhân tố bất chính trong vũ trụ can nhiễu và những thứ trong tam giới can nhiễu việc truyền Đại Pháp, những linh thể tầng thấp những con động vật đắc linh khí loạn bát nháo này gây họa làm loạn cũng không phải là ngẫu nhiên.
Đệ tử: Chúng con ở tầng thứ này không thể phân biệt được khí công sư thật và giả, sau này thì đối đãi thế nào?
Sư phụ: Hiện giờ mục đích chư vị muốn phân biệt khí công sư thật và giả là gì? Lúc này chư vị vẫn còn muốn tới tham gia lớp học của các khí công sư khác sao? Nếu không thì phân biệt họ để làm gì? (Vỗ tay) Tôi nghĩ là có người có thể chưa từng tham gia lớp học khí công, hễ nghe những điều thầy Lý giảng, hóa ra tu luyện này lại bác đại tinh thâm như vậy, ồ, vậy mình lại nghe thử những khí công sư khác giảng, tăng thêm chút tri thức. Có người nghĩ như vậy là sai rồi. Điều tôi giảng là Đại Pháp, chư vị không thể nghe được những điều này tại nơi khác. Bất nhị pháp môn là vấn đề vô cùng nghiêm túc.
Ngoài ra nếu chư vị coi những điều này là tri thức, hoặc nếu chư vị đi tham gia pháp môn khác, có thể là Pháp mà tôi giảng ngay cả một câu chư vị cũng không nghĩ ra được. Bởi vì tu luyện là việc nghiêm túc, khí công sư thật hay giả thì chư vị không cách nào phân biệt được, biểu hiện của họ chính là [để] lừa tiền. Trên bề mặt có một số người cũng giảng thiện, nhưng tận trong xương tủy của họ lại là vì tiền, cho nên điều này rất khó phân biệt được.
Đệ tử: Có người có hứng thú với Đại Pháp, nhưng không thể quyết định được là có tu luyện hay không, cũng không thể coi bản thân mình là người tu luyện, vậy thì phụ đạo viên của chúng con còn cần giúp họ không?
Sư phụ: Tôi nghĩ có một vài học viên vẫn cần có một quá trình nhận thức. Nếu muốn để một người vừa mới bắt đầu nhập môn cũng có cảnh giới cao như học viên cũ thì họ vẫn chưa thể đạt được. Hãy để họ có một quá trình nhận thức, họ muốn tới luyện thì họ luyện, họ muốn luyện thì chư vị dạy họ. Từ từ họ cảm thấy tốt thì chư vị cho họ mượn cuốn “Pháp Luân Công” xem thử xem, hoặc bảo họ đi mua một cuốn sách để xem. Như vậy họ cảm thấy rất tốt, nhận thức của họ nâng lên rồi, vậy thì chư vị lại đưa cho họ cuốn “Chuyển Pháp Luân” để xem, từ nông cạn tới thâm sâu bản thân họ sẽ nhận thức được. Nếu chư vị đưa ra yêu cầu cho họ: Luyện công của chúng tôi thì anh không được uống thuốc; luyện công của chúng tôi thì phải lập tức không được tin những thứ khác; luyện công của chúng tôi thì phải lập tức làm được tới mức độ nào, thì chư vị đã lập tức dọa họ sợ chạy rồi. Chư vị bảo họ trước tiên luyện thử xem, họ cảm thấy tốt rồi tự họ sẽ biết làm thế nào.
Độ nhân chính là rất khó. Nếu họ trường kỳ vẫn không thể kiên trì bất nhị pháp môn mà tu luyện, hoặc là chỉ luyện động tác mà không đọc sách, vậy chư vị hãy khuyên họ đi luyện công khác. Nếu không sẽ xuất hiện vấn đề, đối với họ cũng không tốt. Họ ở đây cũng sẽ khởi tác dụng không tốt, họ ở đây không chuyên tâm mà tu, Pháp thân của tôi sẽ không quản họ, vậy họ chính là một người thường. Người thường đến lúc thì phải mắc bệnh, nói không chừng ma loạn Pháp còn lợi dụng họ gây chuyện, lập tức không bình thường nữa. Người thường không biết việc tu luyện phải chuyên nhất, một khi xuất hiện vấn đề sẽ tạo thành tổn hại rất lớn cho chúng ta. Họ không thể tu luyện chuyên nhất, không thể học Pháp thì khuyên họ rời đi, hoặc bảo người nhà họ khuyên họ đừng luyện tiếp nữa.
Đệ tử: Trước kia con dạy võ thuật trong nhà trường, là thầy giáo võ thuật, hiện giờ học Pháp Luân Đại Pháp, không luyện Thái Cực quyền nữa, nhưng có thể dạy cho học sinh không?
Sư phụ: Có thể được. Nhưng phàm là có nhân tố tu luyện, bao gồm Thái Cực quyền, đều sẽ dính líu tới vấn đề tu luyện. Nếu chư vị dựa vào công việc này để kiếm sống, thì chư vị có thể làm. Chư vị nói con ở trong trường dạy Thái Cực quyền, thì chư vị có thể dạy, [với] những tình huống đặc thù thì tôi sẽ xử lý một cách đặc thù. Nếu không phải là tình huống này thì phải chuyên nhất tu luyện. Nhưng tôi nghĩ rằng, chư vị dạy họ Pháp Luân Đại Pháp chẳng tốt hơn sao? (Vỗ tay) Tại Trung Quốc có thầy giáo lên lớp thể dục là dạy Pháp Luân Đại Pháp, sau khi luyện xong ngồi đó đọc sách cho học sinh, tự học sinh nói rằng từ trước tới giờ đi học chưa từng được yên tĩnh như thế này.
Đệ tử: Pháp Luân ngoài việc có thể nhìn thấy ra còn có thể nghe thấy không?
Sư phụ: Luyện Pháp Luân Công thì công năng gì cũng có thể xuất hiện, có người thiên nhĩ hễ thông là có thể nghe thấy âm thanh từ không gian khác.
Đệ tử: Người tu luyện Đại Pháp có thể lập gia đình không?
Sư phụ: Có thể. Trong tu luyện tôi cũng lưu lại cho chư vị những thứ cho bản thân [chư vị] tu, đảm bảo việc chư vị tu luyện trong người thường. Có thể phù hợp với trạng thái phương thức sống của người thường mà tu luyện. Cũng hy vọng những người chưa thành hôn đều có thể tìm được một đối tượng như ý, xây dựng một gia đình. Tương lai không chừng hai người đều luyện, vậy chư vị đã độ họ rồi. Nhưng cũng không được coi đó là tiêu chuẩn, họ không luyện thì tôi không kết hôn với họ, cũng phải phù hợp với trạng thái của người thường mà tu luyện.
Đệ tử: Vừa rồi Thầy giảng về vấn đề liên quan đến nỗ lực làm việc. Con làm việc vô cùng nỗ lực, nhưng ông chủ lại dùng con để ép các đồng nghiệp, con rất khó xử.
Sư phụ: Ông chủ làm thế nào thì cũng không liên quan tới chư vị. Nếu ông chủ sai khiến chư vị đi ép người khác, tôi nghĩ chuyện này dễ xử lý, chư vị có thể uyển chuyển một chút, biểu đạt rõ ràng ý tứ của chư vị. Là người tu luyện chúng ta không làm tổn hại người khác, nhưng trách nhiệm của chư vị chính là như vậy, vậy thì chư vị cứ làm không vấn đề gì. Nhưng phương pháp xử lý vấn đề có thể thiện. Vì để công ty không chịu tổn thất, nếu là điều chính đáng, tôi nghĩ chư vị cũng nên đi làm. Dù sao thì những việc cụ thể này, tôi bảo chư vị đều có thể làm tốt. Nhưng có một điểm: Tuyệt đối không được vượt khỏi nguyên tắc của người luyện công, không được làm chuyện xấu.
Đệ tử: Chúng con ở nước Mỹ có những việc mình có thể kêu oan, nhưng hễ nghĩ tới Chân-Thiện-Nhẫn, không tố tụng pháp luật có đúng không?
Sư phụ: Đừng vì một chút chuyện nhỏ đã gọi cảnh sát. Có những mâu thuẫn rất có thể là nhắm vào nhân tố như tu luyện, trả nghiệp, đề cao của chư vị mà đến. Cho nên khi xuất hiện chuyện phiền phức, chỉ cần nó không uy hiếp quá nghiêm trọng tới chư vị, không làm tổn hại được chư vị, tôi nghĩ đều không phải là ngẫu nhiên. Quả thực có người tới giết chư vị, đốt nhà chư vị, những việc gây tổn hại rất lớn cho chư vị, thì chư vị báo cảnh sát, chư vị cũng có thể tố cáo với pháp luật. Nếu không phải như vậy, tôi nghĩ chư vị không nên làm thế.
Là một người tu luyện, trong tu luyện cá nhân, trong quá trình đề cao nhận thức cá nhân, những chuyện không liên quan tới tu luyện của chư vị tôi sẽ không để chư vị gặp phải. Bởi vì con đường chư vị tu luyện đề cao cá nhân sau này là tôi [đã] an bài tỉ mỉ, không an bài cho chư vị những chuyện không cần thiết. (Vỗ tay) Pháp luật kiện toàn tới đâu cũng không thể quản được nhân tâm, khi không nhìn thấy con người sẽ vẫn làm việc xấu. Pháp luật chế định ra nhiều lên thì cái hại càng lớn, nhiều tới mức người ta cũng không nhớ được, có khi người ta làm việc gì đó thì là phạm pháp rồi. Người chế định ra pháp luật là muốn dùng pháp luật đó quản người khác, kỳ thực một khi được chế định ra, thì pháp luật cũng quản cả bản thân người chế định ra pháp luật. Con người đã đang phải gánh chịu tất cả những gì chính bản thân sáng tạo ra. Pháp luật càng ngày càng khắt khe, càng ngày càng hạn chế người ta chặt hơn, tương lai sẽ quản con người giống như quản động vật vậy, con người sẽ không thích như vậy, nhưng đây lại đều là tự con người tạo ra, thì tự mình phải gánh chịu. Con người hiện nay đều đang gánh chịu hết thảy những gì tự mình tạo ra cho mình, mà hết thảy những điều này đều đang không ngừng phong bế nhân loại.
Thần không thừa nhận pháp luật của con người, Thần cho rằng con người đã bại hoại rồi sau này không còn cách nào thì chọn dùng một biện pháp. Thần chỉ thừa nhận tâm pháp, chỉ thừa nhận đạo đức. Có đạo đức ở đây, không có pháp luật người ta cũng sẽ không làm chuyện xấu, có phải vậy không?
Đệ tử: Thượng đế là gì?
Sư phụ: Các dân tộc khác nhau là do các vị Thần khác nhau tạo nên. Đối với con người mà nói, Thần tạo nên họ chính là thượng đế của họ. Đây là chỉ thân thể con người, kỳ thực nguyên thần của con người lại có nguồn gốc khác.
Đệ tử: Tu luyện Pháp Luân Công tại nước Mỹ và tu luyện tại Trung Quốc Đại lục có gì khác biệt?
Sư phụ: Không có gì khác biệt. Người ở quốc gia phương Tây, và người da vàng tại phương Đông xác thực là có thể hệ khác nhau tại không gian của riêng mình, đối ứng với những thể hệ khác nhau trong không gian lớn hơn của vũ trụ, những thể hệ không gian khác nhau này đều có nhân tố vật chất cấu thành đặc thù của nó, người phương Đông cũng có nhân tố cấu thành bởi vật chất đặc thù của họ. Có rất nhiều người đến nước Mỹ, ngoài sự chênh lệch về thời gian ra, còn có một quá trình thích ứng, vẫn luôn cảm thấy có phần không quen ở bên trong bên ngoài, chính là vì nhân tố vật chất không tương đồng, hoàn cảnh sinh sống không tương đồng. Trong quá khứ người ta nói: Một vùng đất nước nuôi dưỡng một vùng người, là như vậy. Bởi vì những nhân tố này đối với người thường mà nói là rất chủ yếu, nội hàm văn hóa của người phương Đông và phương Tây cũng khác nhau, ví như người Trung Quốc chú trọng số thuật và phát âm. Ví như ‘bát’ và ‘phát’, ‘tử’ và ‘tứ’, thích nói âm tốt, không thích nói âm không tốt. Vậy thì trong hoàn cảnh vật chất này của phương Đông cũng xác thực có nhân tố vật chất như vậy, có thể sản sinh một chút tác dụng đối với người thường. Nhưng ở phương Tây thì không có, nhưng nó có nhân tố môi trường vật chất của nó. Ví dụ chẳng hạn, người phương Đông giảng phong thủy của địa lý phương vị, nhưng với người phương Tây mà nói thì không có tác dụng, đảm bảo không có tác dụng. Chư vị xem phong thủy mà chư vị xem cho người da trắng hoặc người da đen ở Mỹ, hoặc là xem cho các dân tộc khác, căn bản sẽ không có tác dụng. Người phương Tây rất kiêng kỵ con số “13”, hoặc họ giảng về các chòm sao, đối với người phương Đông mà nói căn bản không phải là chuyện như vậy, cũng không có tác dụng. Cho nên số “13” đối với người phương Đông căn bản là không có ý nghĩa thực chất. Môi trường không gian là thành phần do vật chất của nó cấu thành, không phải là chuyện đơn giản như vậy, thứ gì không có cơ sở được cấu thành bởi môi trường vật chất thì không thể thành lập.
Đệ tử: Làm thế nào phân rõ can nhiễu và ma nạn do Thầy an bài?
Sư phụ: Chư vị không được gọi bản thân an bài của tôi là ma nạn. Kỳ thực tôi không tạo ra thứ gì cho chư vị cả, là tôi lợi dụng những thứ vốn có của chư vị mà an bài, tiêu trừ một phần nghiệp lực vốn có của chư vị, còn lại một chút coi như là quan mà chư vị phải vượt qua khi chư vị đề cao tâm tính, trong quá trình chư vị tu luyện mà sắp đặt tới một vị trí phù hợp. Đến lúc khi cần đề cao lên sẽ dùng để vượt quan. Do đó khi chư vị gặp phải chuyện phiền phức thì nên nhận thức một cách chính xác. Đây là điều tôi an bài cho chư vị, chỉ cần có thể thực sự giống với người tu luyện thì đều có thể vượt qua được.
Đệ tử: Làm thế nào để biết được việc nào Thầy cho chúng con làm và không cho chúng con làm?
Sư phụ: Chỉ cần chư vị học Pháp, những việc nào nên làm, những việc nào không nên làm, thì đều có thể tự phân biệt được. Tôi nghĩ rằng có một số việc sẽ có nguy hiểm và không tốt chư vị [mà] không nên làm [nhưng] chư vị cứ phải làm cho bằng được, có thể sẽ mãi làm không thành, khi chư vị cứ cố làm thì sẽ gặp chuyện phiền phức, những chuyện này chư vị có thể phân biệt ra được, tự mình ngộ mà, đều bảo cho chư vị thì tu làm sao?
Kể một câu chuyện cười trong tu luyện, tại Trung Quốc có một học viên là thợ điện, một lần anh đóng điện tác nghiệp, sửa chữa máy biến áp. Cao áp của máy biến áp là 30 Kilo Vôn, người ta mà chạm vào rồi thì lập tức cơ thể sẽ bị giật xuyên qua, đồng thời người sẽ bị cháy xém. Anh này muốn đến phía bên kia của máy biến áp để vặn một con ốc. Lúc đó nhìn cũng không có thứ gì cản trở anh, anh ta cứ không thể bước chân qua được, chính là biểu thị cho anh ta, không để anh ta đi qua, sẽ gặp nguy hiểm, nhưng lúc đó anh ta cứ nhất quyết đi qua. Bởi vì là đóng điện tác nghiệp, kết quả anh ta qua đó vừa chạm vào con ốc, “pang” một cái điện giật anh ta, cho nên đôi khi không nên làm hoặc có chuyện nguy hiểm phiền phức sẽ điểm hóa cho chư vị. Người bình thường lúc đó sẽ bị cháy xém nát thành một cục, bởi vì anh ta tu Đại Pháp, cho nên lúc đó không xảy ra nguy hiểm tính mạng. Anh ta cảm giác như mình như bị nổ tung vậy, cả người “tang” một tiếng, anh ta lập tức bình tĩnh lại, những người khác đều sợ chết khiếp, người khác nhìn thấy anh ta vào tích tắc đó toàn thân là một quả cầu lửa lớn, “oành” một tiếng. Dòng điện từ tay anh ta đánh vào, từ dưới bàn chân lại đánh ra một cái lỗ, lúc đó anh ta nghĩ mình là người luyện công mình sẽ không có chuyện gì, anh ta cũng không sợ hãi, hành động thoải mái, như chưa từng xảy ra chuyện gì. Kết quả là lãnh đạo ngành điện của anh tới, nhất quyết bắt anh phải tới bệnh viện kiểm tra. Không có cách nào khác đành phải đi viện kiểm tra, bác sỹ kia cũng giật nẩy mình: Kỳ lạ! Điện áp cao như vậy bình thường đều bị đánh cho nát rồi, người sớm đã chết rồi, từ phía trên xuống phía dưới bàn chân anh ta còn đánh xuyên một lỗ, sao anh ta lại không chết nhỉ? Còn không chảy máu, bên trong đều đã cháy đen. Bác sỹ cảm thấy rất kỳ lạ.
Bởi vì trong thân thể người luyện công Đại Pháp đã được vật chất cao năng lượng đồng hóa rồi, so sánh ra thì điện của người thường lại không là gì cả, nhưng lớp da bề mặt nhất lại chưa hoàn toàn tu xong, cho nên tầng này bị đánh xuyên qua. Chỉ đánh xuyên qua tầng này, còn chỉnh thể thì không bị tổn hại. Câu chuyện mà tôi kể ra là bảo với mọi người rằng, người luyện Đại Pháp sẽ gặp chuyện ‘hữu kinh vô hiểm’. Nhưng mà nếu như ai vì vậy mà khởi tâm chấp trước, hữu ý làm những việc không nên làm, thì sẽ thực sự nguy hiểm.
Đệ tử: Vì sao lại an bài cho chúng con tới nước Mỹ tu luyện?
Sư phụ: Khoa học kỹ thuật của Mỹ rất phát triển, nắm vững những thứ này có lẽ tương lai cần tới. Những người đến nước Mỹ đều là tinh anh của phương Đông. (Vỗ tay)
Đệ tử: Ngồi xếp bằng đả tọa có phải nhất định phải nhập tĩnh?
Sư phụ: Nếu chư vị thuần túy là luyện chân thì cũng được. Có một số người nói tôi chỉ có chân là không được, tôi luyện luyện nhiều một chút. Vậy tôi nghĩ chư vị [sao] không ngồi đả tọa, luyện chân đồng thời lại nhập tĩnh chẳng phải càng tốt hơn sao? Chỉ luyện xếp bằng cũng không hề gì, khi luyện công phải nhập tĩnh.
Đệ tử: Khi đọc “Chuyển Pháp Luân”, xếp bằng đả tọa có trợ giúp gì không?
Sư phụ: Có trợ giúp. Khi đọc sách xếp bằng, một là có thể luyện tập xếp bằng nhiều hơn, hai là cũng là luyện công, điều này rất tốt.
Đệ tử: Con của người bạn vừa sinh ra đã bị điếc. Luyện Pháp Luân Công có thể giúp ích cho cháu không?
Sư phụ: Chư vị là muốn nói có thể trị khỏi bệnh của cháu bé không? Chuyện này tôi không thể nói một cách đơn giản, không thể vì trị bệnh mà tới luyện công. Nhưng tôi có thể nói với chư vị, bị điếc là nhục thân của cháu bé, còn nguyên thần của cháu bé thì không điếc. Con người khi tu luyện chân chính, thì thân thể như thế nào cũng đều có thể khôi phục lại bình thường. Người luyện công cũng phải có tiêu chuẩn của người luyện công. Họ chính là đến vì cái bệnh này, không buông bỏ cái tâm này thì bệnh cũng sẽ không khỏi. Tu Phật là nghiêm túc.
Đệ tử: Chồng con tuyệt thực phản đối con luyện công.
Sư phụ: Chuyện này tôi nghĩ rằng trên thực tế hãy xem bản thân chư vị đối đãi như thế nào. Phàm là xuất hiện việc người nhà can nhiễu thông thường đều là: Một là xem tu có kiên định hay không, hai là xem xem tâm tính người tu luyện như thế nào, ba là người thân đang giúp tiêu nghiệp. Người cực cá biệt hoàn toàn không thể tiếp thụ Đại Pháp thì cũng có.
Đệ tử: Trong khi giảng Pháp Thầy có nhắc tới hình thức sinh, lão, bệnh, tử của Thần, xin Thầy giảng một chút.
Sư phụ: Trong quá khứ vũ trụ có Thành Trụ Hoại Diệt, sinh mệnh trong vũ trụ có sinh lão bệnh tử, chỉ là không gian khác nhau thời gian dài ngắn khác nhau [mà thôi]. Sai biệt vô cùng lớn, có thời gian dài như thể không có sinh tử, có [thời gian] lại ngắn ngủi đến mức chỉ trong nháy mắt. Trong hình thức Thành, Trụ, Hoại, ví như có giai đoạn hình thành của vũ trụ, có thời kỳ ổn định của nó, sau đó lại bước vào suy bại, bại hoại. Đây là hình thức căn bản của vũ trụ quá khứ, là quy luật vận động của hết thảy các sinh mệnh vật chủng vật chất trong vũ trụ.
Các tờ câu hỏi còn chưa giải đáp xong, vẫn còn rất nhiều, bởi vì thời gian tôi giảng Pháp đã hết rồi, hội trường sắp đóng cửa, tôi nghĩ rất nhiều người vẫn còn muốn nghe tôi giải đáp, cũng chỉ có thể như vậy thôi. Tôi nghĩ rằng có cơ hội chúng ta có thể gặp mặt tại các thành phố khác, lần này tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi. Tôi cũng vô cùng cảm ơn các học viên địa phương Houston, nhờ họ tổ chức mới khiến tôi có thể có cơ hội ngồi tại đây gặp mặt mọi người. Do ban đầu định là thời gian một buổi chiều, nhân viên công tác sắp tan ca rồi, chúng ta chỉ có thể như vậy. Rất đáng tiếc, mọi người đều lưu luyến không rời. Tôi nghĩ có người không gặp mặt Thầy không yên thì lần này đã gặp được tôi rồi thì trong tâm nên ổn định lại một chút. Kỳ thực tôi bảo chư vị rằng, chỉ cần chư vị tu luyện, thì lúc nào tôi cũng đều đang ở bên cạnh chư vị.
Tôi hy vọng mỗi người chúng ta ngồi đây đều đừng bỏ lỡ thời cơ này, những người có thể nghe tôi giảng Pháp là không nhiều. Cơ hội như thế này – cơ hội giảng Pháp, sau này có lẽ sẽ càng ít, cho nên hy vọng mọi người trân quý lần gặp mặt này của chúng ta, trong tu luyện chư vị phải có trách nhiệm với bản thân mình. Đắc được Pháp này rồi thì hãy tu luyện tiếp tục, Nó cũng không làm lỡ dở công việc của chư vị, trong khi bận rộn trăm bề chư vị thử làm xem. Nếu như không phải như tôi giảng, chư vị có thể không làm, bởi vì chư vị sẽ không bị tổn thất gì cả. Nếu chư vị biết là tốt thì chư vị cứ tu tiếp, chân tướng của Phật Pháp sẽ từng bước hiển hiện cho chư vị.
Tôi hy vọng mọi người đều có thể trân quý cơ duyên lần này, sau này trong tu luyện đều có thể không ngừng tinh tấn, chân chính thực tu, chân chính đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” này. Phải đọc cho thật nhiều, cộng thêm luyện công, như vậy chư vị sẽ không ngừng đề cao. Mỗi lần đọc sách đều có những cảm thụ và vấn đề khác nhau. Mỗi khi chư vị thăng hoa lên trên, những vấn đề chư vị gặp phải thì lần tới khi chư vị đọc cuốn sách này đều sẽ được giải quyết. Nhưng chư vị sẽ có vấn đề mới, khi lại tiếp tục xem một lượt nữa đảm bảo lại giải quyết cho chư vị. Vậy thì chư vị sẽ có vấn đề mới hơn, cứ như vậy mà không ngừng tu luyện, không ngừng tiến tới, thăng hoa.
Đồng thời khi gặp phải một vài phiền toái và ma nạn, thống khổ và đau xót, tôi cũng từng giảng câu này với các học viên ở Trung Quốc: Chư vị thấy nó không [làm] được, chư vị cứ thử xem nó có [làm] được hay không; nếu khi chư vị không Nhẫn được chư vị hãy thử xem chư vị có thể Nhẫn được hay không. Tương lai cùng với việc mọi người không ngừng tu luyện đề cao, tôi nghĩ rằng khi chúng ta lại gặp nhau có thể sẽ không như thế này. Tôi cũng hy vọng mọi người có thể không ngừng đề cao, tinh tấn trong quá trình tu luyện, một mạch đến viên mãn. Trong tu luyện chư vị muốn gặp tôi, kỳ thực tôi chính là ở bên cạnh chư vị. (Vỗ tay) Hôm nay đến đây thôi.
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.falundafa.org/chibig5/houston.htm
Phần giảng Pháp dịch ngày: 27-4-2007, phần hỏi đáp dịch ngày 17-10-2016, bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.