Pháp Luân Đại Pháp • Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc [1997]

• • • • • • • • •

MỤC LỤC

Giảng Pháp tại thành phố New York

Giảng Pháp tại San Francisco

Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York

• • • • • • • • •

Giảng Pháp tại thành phố New York

紐約法會講法

Giảng Pháp tại thành phố New York

李洪志
一九九七年三月二十三日

Lý Hồng Chí
23 tháng Ba, 1997

遠隔重洋啊,很難得和大家見一次面。但是呢,你們雖然看不到我本人,其實只要你修煉,我就在你身邊。只要你修煉,我就能夠對你負責到底,而且我時時刻刻都在看護著你。(鼓掌)如果誰不這樣做,就等於是在傳邪法,幹壞事,隨便洩露天機。當然,通過實踐大家也都知道了,這方面我也不用過多去解釋了。能做到的我才說,做不到的我就不說,所以,大法一直在健康的發展。

Xa cách trùng dương, thật khó gặp mặt chư vị một lần. Nhưng mà, dù chư vị không thể gặp mặt đích thân tôi, kỳ thực chỉ cần chư vị tu luyện, thì tôi chính tại bên thân chư vị. Miễn là chư vị tu luyện, thì tôi có thể có trách nhiệm với chư vị đến cùng, hơn nữa mỗi thời mỗi khắc tôi đều đang trông chừng bảo hộ chư vị. (vỗ tay) Ai nếu không làm thế, thì bằng như đang truyền tà pháp, làm điều xấu, tùy tiện tiết lộ thiên cơ. Tất nhiên, thông qua thực tiễn mọi người cũng đều biết rồi, phương diện này tôi cũng không cần phải giải thích quá nhiều. [Việc gì] có thể làm được thì tôi mới nói, [việc gì] không làm được thì tôi sẽ không nói; cho nên, Đại Pháp mới luôn phát triển một cách vững mạnh.

上一次我和大家見面的時候,沒有這麼多人。當然了還有許多人是因為工作脫不開身沒有來,也就是說,從上一次和大家見面之後,我們又有很多人入道得法。這個法能夠使他迅速的發展,洪揚光大,我想這是大法的威力。同時我們在大法的傳播過程當中,走的路都是對的。我們也確實做到了為學員負責,對社會負責,才能夠取得這樣一個效果。因為和大家見面機會很少,來美國一次不容易,需要簽證,比較麻煩一些。能夠和大家見一次面,我想儘量的幫助大家解決一些問題,有甚麼問題你們也可以提出來,我給大家解答。我們充份利用這一段時間,幫助大家解決一些疑難的問題,使大法在美國更能夠健康的發展。本來是想和學員們有一些具體問題說一說,可是在座的有一部份人昨天已經吃了「小灶」了,因為他們來的比較早,昨天我給他們解答了一些問題。但不要緊的,今天你也不要遺憾,昨天你沒聽到的你可以繼續提問題,我可以給大家解答。

Lần trước khi tôi gặp chư vị, không có nhiều người thế này. Tất nhiên còn rất nhiều người vì không dứt được công tác nên không đến, nghĩa là, kể từ khi gặp mặt mọi người lần trước, chúng ta lại có rất nhiều người nhập Đạo đắc Pháp1. Pháp này có thể phát triển nhanh chóng, hồng dương quang đại, tôi nghĩ ấy là uy lực của Đại Pháp. Đồng thời chúng ta trong quá trình truyền bá Đại Pháp, [thì] con đường đi theo là đúng. Chúng ta cũng thực sự làm được là có trách nhiệm với học viên, có trách nhiệm với xã hội, nên mới có thể thu được hiệu quả [tốt] như vậy. Vì cơ hội gặp mặt chư vị rất ít, đến nước Mỹ một lần [cũng] không dễ, cần phải làm visa, hơi phiền phức một chút. Có thể gặp mặt chư vị một lần, tôi muốn gắng hết mức giúp chư vị giải quyết một số vấn đề, có câu hỏi gì thì chư vị cũng có thể đề xuất, tôi giải đáp cho chư vị. Chúng ta tận dụng hết thời gian này, để giải quyết cho chư vị những nghi vấn và câu hỏi, khiến Đại Pháp có thể phát triển vững mạnh ở Mỹ quốc. [Tôi] vốn là muốn nói với các học viên một số vấn đề cụ thể, thế nhưng ngồi đây có một số người hôm qua đã được “ưu đãi”2 rồi, vì họ đến khá sớm, hôm qua tôi đã giải đáp cho họ một số vấn đề rồi. Nhưng không sao, hôm nay chư vị cũng không phải tiếc, hôm qua chư vị không nghe được thì hôm nay có thể tiếp tục đặt câu hỏi, tôi sẽ trả lời cho mọi người.

我就利用這個時間給大家講一講修煉中的事情,也就是法。我知道大家在這段時間提高的很快,而且是相當快的。我上次從美國回中國之後,我跟中國的學員已經講過了,我說美國這個地方很特殊,有許多精英,特別是華人的精英在這裏。這些人根基比較好,對大法的理解深,理解起來比較快,層次突破也比較快,這是你們的優越條件。但是也不要沾沾自喜,也是有不同方式的一些個執著和障礙,都有待於去克服才能夠更快的提高。

Tôi tận dụng thời gian này để giảng cho chư vị những việc trong tu luyện, cũng chính là Pháp. Tôi biết trong khoảng thời gian này mọi người đề cao rất nhanh, hơn nữa đúng là rất nhanh. Sau khi tôi từ Mỹ trở về Trung Quốc lần trước, tôi đã nói với các học viên Trung Quốc, tôi nói rằng Mỹ là một địa phương rất đặc thù, có rất nhiều tinh anh, đặc biệt là người Hoa tinh anh ở đây. Những người này căn cơ tương đối tốt, lý giải3 sâu sắc về Đại Pháp, lý giải khá nhanh, đột phá tầng thứ cũng tương đối nhanh, đó là những điều kiện vượt trội của chư vị. Nhưng cũng đừng dương dương tự đắc, [chư vị] về phương thức khác cũng còn chấp trước4 và chướng ngại, đều cần phải khắc phục thì mới có thể đề cao nhanh hơn.

下面我講一下病業的問題,這也是一直困惑著我們許多學法不深的學員的一個問題。但是我在書裏邊已經寫了,就是關於我們修煉的人如何對待病的問題,我再把它從另外一個側面講一講。其實我們煉功人是不能夠混同於常人的。大家知道過去古時候那個和尚一出家,人就不把他當作常人看了,他已經是個半神了。那人和神之間有甚麼差異呢?人是有情的,而情又是非常重的,人就是為了這個情而生活在世間上,沒有這個情你也就不能夠在世間上生活。你喜歡甚麼,愛好甚麼,你如何高興,你如何生氣,親情啊,夫妻之情啊,兒女之情啊,你想幹這個,不想幹這個,你喜歡這種事情,不喜歡這種事情,等等,一切事情,這都是人的情。沒有了這個情,那麼也就沒有了常人社會。在這個情的狀態之下,人符合常人這個狀態中所做的一切事情你不能說他是錯的。那麼為甚麼過去歷代有許多人說,人認識的都是錯的呢?因為講這話的已經不是常人,是他們在另外一個境界中去看人了。可是你在常人之中,你不能說他是錯的。我昨天講了常人這個社會非常不好,可是它也是整個宇宙從上到下貫穿下來的一個層次,最低的一個層次,也是宇宙的特性、大法在最低一個層次的體現。缺了這層人還不行呢,說人人都修成佛了也不可能的。人類社會不存在了也是不可能的,它就是這樣存在著。只是這個環境很特殊,它可以造就高境界中的人。那麼你站在高境界中來看人就不一樣了。所以我講了修煉的人你就不能用常人的觀念來衡量你所看到的、接觸到的、體會到的一切事物。那麼你就得用高標準來要求自己了。

Bây giờ tôi giảng một chút vấn đề ‘nghiệp bệnh’, đây cũng là một vấn đề làm khó rất nhiều học viên học Pháp chưa sâu. Vấn đề người tu luyện đối đãi với bệnh như thế nào tôi đã viết ở trong sách rồi, nhưng tôi sẽ giảng nó từ một khía cạnh khác. Kỳ thực người tu luyện chúng ta là không thể [xem mình] lẫn lộn cùng với người thường. Mọi người đều biết quá khứ thời xưa hòa thượng hễ xuất gia, [thì] người ta liền không xem họ là người thường nữa, họ đã là nửa-thần5 rồi. Vậy giữa người và thần có gì khác biệt? Người là có ‘tình’, mà tình ấy lại rất nặng; con người chính vì cái tình này mà sống ở thế gian, không có cái tình này thì chư vị cũng không thể sống ở thế gian. Chư vị thích gì, yêu thích gì, chư vị vui mừng thế nào, chư vị tức giận ra sao, tình thân, tình vợ chồng, tình yêu con cái, chư vị muốn làm cái này, không muốn làm cái kia, yêu thích loại sự việc này, không yêu thích loại sự việc kia, v.v., hết thảy sự việc, đều là ‘tình’ của con người. [Nếu] không có cái tình này, thì cũng không có xã hội người thường. Trong trạng thái của cái tình này, người kia trong trạng thái phù hợp với người thường mà làm hết thảy mọi việc thì chư vị không thể nói là họ sai. Vậy tại sao các thế hệ quá khứ có rất nhiều người từng nói, rằng nhận thức của con người đều sai cả rồi? Bởi vì [những vị] giảng ra lời ấy đã không là người thường nữa, [ấy] là họ từ một cảnh giới khác nhìn con người. Nhưng chư vị trong người thường, chư vị không thể nói họ là sai. Hôm qua tôi giảng rằng xã hội người thường hết sức bất hảo, thế nhưng nó cũng là một tầng thứ của toàn thể vũ trụ từ trên xuống dưới xuyên suốt6 xuống, [là] tầng thứ thấp nhất, cũng là thể hiện của đặc tính của vũ trụ, [của] Đại Pháp ở tầng thứ thấp nhất. Thiếu đi tầng con người này thì vẫn là không được, chẳng hạn ai ai cũng tu thành Phật thì cũng không thể nào. Xã hội nhân loại không tồn tại nữa thì cũng không có khả năng; nó chính là tồn tại như vậy. Chỉ là hoàn cảnh ấy rất đặc thù, nó có thể thành tựu những người trong cảnh giới cao. Vậy thì chư vị đứng ở cảnh giới cao mà nhìn con người thì không còn như vậy nữa. Cho nên tôi giảng người tu luyện không thể dùng quan niệm của người thường để đánh giá hết thảy sự vật mà chư vị nhìn thấy, tiếp xúc, hay thể nghiệm7 được. Vậy thì chư vị phải dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu chính mình.

常人有病了,要不上醫院,不吃藥,它是不符合常人的理,不符合世間的道理,人就接受不了。人有病了當然要吃藥啊,人有病了當然要去醫院治病啊,人就是這樣針對這個問題的,這沒有錯。可是作為一個修煉的人,你就不能夠混同於常人了。說句嚴重一點的話,你已經不是人了。我剛才講了,人有七情六慾,為情而活著。你在逐漸的看淡這些,逐漸的放淡這些,在修煉過程當中你直至把它完全放棄的。人為這個活著,你不為這個活著,你能和人一樣嗎?就不一樣了。那麼既然這樣,那你為甚麼不用不和人一樣的那個高層次的理來衡量問題,衡量你自己和你所遇到的事情呢?就是這樣,所以我們修煉人一旦身體出現哪個地方不舒服的時候,我告訴過大家,它不是病。可是常人認為的這個病的狀態,在和修煉人的身體中消業時所表現出來的狀態是一樣的,常人很難區別,所以修煉就講了一個悟。它要是不一樣了那誰都修煉了,沒有悟了。他這個身體盡是美妙的事,哪怕出點難受的事都是像神仙一樣的表現,那你說誰還不修啊,大家都修了,可是那也不算了,也不算修了,也不能讓他這樣修了,沒有悟了嘛。所以修煉必然是在這個真真假假當中考驗你,看你怎麼去針對這個問題。你是把你當作一個修煉的人呢還是把自己當作一個普普通通的常人,這不是在看這個人能修不能修嗎?當然了,講起來表面上好像這個普普通通的人和常人沒甚麼兩樣,其實你是個修煉的人。

[Khi] người thường có bệnh, nếu không đến bệnh viện, hoặc không uống thuốc, [thì] nó không phù hợp với Lý của người thường, không phù hợp đạo lý thế gian, [nên] người ta chấp nhận không được. ‘Người có bệnh đương nhiên phải uống thuốc’, ‘người có bệnh đương nhiên phải đến bệnh viện trị bệnh’, con người chính là đối với vấn đề này như thế, và điều đó không sai. Nhưng là người tu luyện, chư vị không thể lẫn lộn [giống] với người thường. Nói nghiêm trọng một chút, chư vị đã không còn là người nữa. Tôi vừa giảng rằng, con người có thất tình lục dục8, vì ‘tình’ mà sống. Chư vị đang dần dần xem nhẹ những thứ này, dần dần buông bỏ chúng, trong suốt quá trình tu luyện cho đến khi hoàn toàn vứt bỏ chúng. Con người sống vì nó, nhưng chư vị thì không; chư vị có thể giống người thường sao? Không giống đâu. Đã như vậy, sao chư vị không dùng Lý tại cao tầng khác với người thường để cân nhắc vấn đề, để đo lường chính mình cùng các việc mình gặp phải? Chính là thế, do đó người tu luyện chúng ta một khi thân thể đâu đó xuất hiện không thoải mái, tôi bảo cho mọi người, đó không phải là bệnh. Thế nhưng trạng thái mà người thường xem là bệnh, và trạng thái biểu hiện ra nơi thân thể người tu luyện khi tiêu nghiệp là giống nhau, [nên] người thường rất khó phân biệt, vì thế tu luyện là giảng9 chữ ‘ngộ’. Nếu [trạng thái biểu hiện] nó là khác thì ai ai cũng tu luyện, không còn [vấn đề] ngộ nữa. Nếu thân thể họ chỉ toàn những điều mỹ diệu, dù thể hiện ra chút chuyện khó chịu thì cũng biểu hiện như thần tiên, vậy chư vị nói xem ai mà chẳng tu, mọi người đều tu cả, nhưng như vậy không được tính, cũng không tính là tu, cũng không thể để họ tu như thế, [vì] không có ‘ngộ’ mà. Cho nên tu luyện tất nhiên [nhất định phải] trong thật thật giả giả mà khảo nghiệm chư vị, xem chư vị đối [đãi] vấn đề này như thế nào. Chư vị coi mình là người tu luyện hay coi mình là người thường hết sức bình thường, đó chẳng phải là để xem xem chư vị có thể tu hay không sao? Đương nhiên rồi, giảng ra trên bề mặt thì giống hệt người hết sức bình thường không có gì khác biệt với người thường, [nhưng] thật ra chư vị là người tu luyện.

我昨天還講過佛法修煉問題,修煉的事情是宇宙中最大的一件事情,人要昇華到那樣一個境界中去,要成羅漢、菩薩、佛、道、神。一個滿身業力的人想成神,你說它不是個嚴肅的事情?你不應該非常牢固的用這種高標準來看待這些問題、用正念來要求自己嗎?你還是用那個常人的觀點看待這個問題的話,那你不就是個常人嗎?這麼嚴肅的事情,叫你成佛你還把自己當作人看,你還用人的理去衡量這些事情,那麼它就不行了,就很不嚴肅了,那也不能修了。那個佛、道、神不像現在那個和尚、現在的人認識的。大家知道,那個佛呀神呀是沒有常人的情的,也沒有常人的思維方法和常人對事物認識的那種概念。他完全是另外一種境界中的思維方法,人對事物的那種思想概念、觀念他們都沒有。現在人是把佛、菩薩給人化了,人情化了,人味兒化了。有的人上廟裏去拜佛燒香,他不是去修去敬,而是去求。執著的去求佛,你想一想,這是多不好的一顆心!

Hôm qua tôi giảng vấn đề tu luyện Phật Pháp, việc tu luyện là chuyện lớn nhất trong vũ trụ, [là] người muốn thăng hoa tới một cảnh giới [cao] nhường ấy, muốn10 trở thành La Hán, Bồ Tát, Phật, Đạo, Thần. Một người với nghiệp lực đầy thân mà muốn thành Thần, chư vị nói xem đó chẳng phải là việc nghiêm túc? Chẳng phải chư vị nên phải dùng loại tiêu chuẩn cao để đối đãi vấn đề một cách vô cùng kiên định, dùng chính niệm đề yêu cầu chính mình sao? Nếu chư vị vẫn dùng quan điểm người thường kia để đối đãi vấn đề, vậy chư vị chẳng phải là người thường sao? Vấn đề nghiêm túc nhường ấy; để chư vị trở thành Phật nhưng chư vị vẫn coi mình là người thường, chư vị vẫn còn dùng Lý của người [thường] để đo lường những việc ấy, thế thì không được, rất là không nghiêm túc, vậy cũng không thể tu. Phật Đạo Thần ấy không giống như các hòa thượng kia hay con người hiện nay nhận thức đâu. Mọi người đều biết, Phật và Thần là không có cái ‘tình’ của người thường, cũng không có phương thức tư duy của người thường và các khái niệm nhận thức sự vật của người thường. Họ hoàn toàn là phương pháp tư duy trong loại cảnh giới khác; loại khái niệm, quan niệm tư tưởng của người thường về các sự vật kia thì họ đều không có. Bây giờ con người đem Phật và Bồ Tát mà [thường] nhân hóa, nhân tình hóa, nhân vị nhi hóa11 rồi. Có người lên chùa bái Phật thắp hương, nhưng họ không phải là để tu hay vì để kính [ngưỡng], mà là đi cầu. Chấp trước mà đi cầu Phật, chư vị nghĩ xem, đó là một cái tâm không tốt nhường nào!

過去人拜佛只是崇敬,就是敬佛來了、拜佛來了或修佛來了,因為佛偉大,佛在宏觀上保護著人類,不是針對你自己去求甚麼。可是現在的人不是這樣了。過去的人想起佛、菩薩都是帶著一種正念,帶著一種崇敬的心理才談到佛、菩薩那個字的,覺的非常殊勝、偉大。可是現在的人他就沒有這樣一個觀念了,他隨隨便便的一張嘴就可以談佛,佛、菩薩像長在嘴上了隨便說。那個佛像甚至於隨便到處亂刻、亂畫,而且放在哪都行。阿彌陀佛、聖母瑪利亞的像也插在墳地裏邊。真成了人在指使著神去看管那個死人一樣,人去指使著神怎麼怎麼做。不是那顆心嗎?大家想一想。多麼神聖的偉大的一個神,揮手之間可以叫全人類幸福;揮手之間可以叫全人類覆滅,你這樣對待他?要不是他們慈悲於人,人無知的幹壞事時,一瞬間就會叫人毀滅的無影無蹤了。就是人他現在理解不了這些了,所以他才敢這樣做。實際上他在謗佛,就像我上次講話一樣。上次跟大家講了,菜單裏邊都有甚麼「佛跳牆」啊。佛是沒有色味執著的,一聞到這香味,從牆那邊就跳過來要吃,這不是最惡毒的謗佛嗎?還有甚麼「羅漢齋」呀,等等等等。那個羅漢也是沒有常人任何色味執著的,你說那個菜是羅漢吃的羅漢齋,你不是在罵他嗎?他看常人中的食物是骯髒的,所以他的觀念和人都不一樣。現在人為了金錢和慾望,對神、佛造成了這樣一個狀態。佛、道、神他們沒有人的觀念,沒有常人這種思維方法。可是,就像我剛才講的,人去拜佛的時候,不是抱著那顆崇敬、想修的心去拜佛,而是去求佛了,保祐我生兒子、發財、消災、解難,都是這個心。可是佛不管這個,佛是從根本上度人。那都叫你像神仙一樣了,在常人中舒舒服服的,錢有的是,甚麼災、甚麼難都沒有,真的你都不想修佛,你都不想當神了。你現在就是神,多舒服啊。不可能這樣的。

Quá khứ người ta bái Phật chỉ là sùng kính, chính là kính Phật mà đến, đến bái Phật hoặc đến tu Phật, bởi vì Phật là vĩ đại; chư Phật tại hoành quan12 đang bảo hộ nhân loại, chứ không phải là nhắm vào những gì bản thân chư vị cầu. Nhưng người ngày nay không thế nữa. Người xưa khi nghĩ đến Phật hay Bồ Tát đều mang theo một loại chính niệm, mang một loại tâm lý sùng kính thì mới nhắc đến chữ ‘Phật’, ‘Bồ Tát’, cảm thấy vô cùng thù thắng13, vĩ đại. Nhưng người ngày nay không còn quan niệm như thế nữa, họ tùy tùy tiện tiện mở miệng là có thể nói về Phật, [chữ] ‘Phật’ và ‘Bồ Tát’ như chữ ở cửa miệng của họ mà tùy tiện nói. [Hình] tượng Phật14 thậm chí còn tùy tiện khắc loạn vẽ loạn các nơi, hơn nữa còn đặt đâu cũng được. Tượng Phật A Di Đà, Thánh Maria còn được đặt ở nghĩa địa. Đúng là đã thành ra con người sai Thần đi trông coi người chết, con người phái Thần đi làm thế này thế kia. Chẳng phải cái tâm ấy sao? Mọi người nghĩ xem. Một vị Thần vĩ đại thần thánh nhường ấy, một cái vẫy tay có thể khiến toàn nhân loại hạnh phúc, một cái huơ tay có thể hủy diệt toàn nhân loại; các vị lại đối đãi với Họ như vậy? Nếu không phải Họ từ bi với con người, [thì vì] con người trong vô tri làm điều xấu, [sẽ] trong nháy mắt khiến con người bị hủy diệt đến không còn dấu vết15. Chính vì con người bây giờ không thể hiểu được những điều này, cho nên họ mới dám làm thế. Trên thực tế họ đang phỉ báng Phật, cũng như lần trước tôi đã giảng. Lần trước nói với mọi người rồi, cả trong thực đơn cũng có cái gì mà “Phật nhảy tường”. Phật là không có chấp trước về sắc hay vị16, [đặt tên món đó ý tứ là] ‘hễ ngửi thấy hương vị này, từ bên kia tường nhảy qua đây để ăn’; đây chẳng phải phỉ báng Phật một cách độc ác nhất hay sao? Còn có cái gì mà “La Hán chay” nữa, v.v., La Hán cũng không có bất kỳ chấp trước vào sắc hay vị nào như người thường, các vị nói món kia là [món] La Hán chay mà La Hán ăn, các vị chẳng phải đang mạ lỵ họ sao? Họ xem đồ ăn nơi người thường là dơ bẩn, cho nên quan niệm của họ khác hẳn con người. Người bây giờ vì kim tiền và dục vọng, mà đối với Thần Phật tạo thành trạng thái như vậy. Phật Đạo Thần họ không có quan niệm của con người, không có phương pháp tư duy như người thường. Nhưng mà, như tôi vừa giảng, khi người ta đi bái Phật, không phải với tâm sùng kính hay là muốn tu mà bái Phật, mà là đi cầu Phật, bảo hộ cho họ sinh con trai, phát tài, tiêu tai, giải nạn, đều là cái tâm ấy. Nhưng Phật sẽ mặc kệ những cái đó, Phật là độ nhân từ gốc rễ. Nếu để chư vị cũng giống như Thần Tiên vậy, [sống] hết sức thoải mái nơi người thường, tiền có nhiều thật là nhiều, tai nào nạn nào cũng không có, thật thế thì chư vị cũng chẳng muốn tu Phật, chư vị cũng chẳng muốn làm Thần nữa. Giờ chư vị chính là Thần rồi, thoải mái biết mấy. Không thể nào như vậy.

人生生世世都在造業,自己的業力促成了自己下一世、這一世的困難、痛苦、魔難、缺錢、多病。你只有償還業力之後,你才能夠得到幸福,才能變好。說幹了壞事不還這是不行的,宇宙有這個理存在著。說上一世的事情和下一世的事情你覺的好像是倆個人,其實人家看你生命是看你整個生命過程。你睡了一覺,你說你昨天做的事情和今天幹的事情是兩回事,昨天不是你幹的,那都是你一個人幹的,他們是這樣看生命的。所以我剛才引申過來就講這個意思,不能夠用常人的觀念來對待這些問題。常人有病了就是要吃藥,而作為一個修煉的人,我也不是非得讓你不吃藥。可是我們講的不是修嗎?不是講悟嗎?也不是叫你全能悟到,你能悟到多少就悟多少。你說不行,「我就放不下這顆心,我還得吃藥,煉功了我也得吃藥」。可是我怎麼看這個問題呢?我只是對他悟性低很惋惜,這一關他沒有過。本來他應該提高上來的,通向圓滿邁出一大步,可是他沒邁出這一步來。我只是為這個惋惜,並沒有說這個人不行了,也沒有說這個人吃藥了就絕對的不能修了。因為悟性嘛每個人都不一樣,根基每個人也都不一樣。你提高上來你才能過了這一關,你才能夠有更新的認識。你提高不上來,你沒有悟透這件事情,這說明你在這一件事情上還是常人。但是也不能說這個人完全不行。

Người ta qua đời này đời khác17 đều đang tạo nghiệp; nghiệp lực của mình gây nên đời sau của mình, [như] những khó khăn, thống khổ, ma nạn, thiếu tiền, lắm bệnh trong một đời ấy. Chư vị chỉ có sau khi hoàn trả nghiệp lực, thì chư vị mới được hạnh phúc, mới có thể trở nên tốt18. Nói như làm việc xấu mà không phải hoàn trả thì không được, vũ trụ này có cái Lý ấy tồn tại. Chư vị nói rằng việc của đời trước và việc của đời sau dường như của hai người [khác nhau], kỳ thực người ta xét sinh mệnh chư vị là xét cả quá trình sinh mệnh. Chư vị ngủ một giấc, chư vị nói việc ngày hôm qua chư vị làm và việc ngày hôm nay làm là không liên quan, ngày hôm qua không phải do chư vị làm, [nhưng] nó đều cùng do một người chư vị làm, họ là xét sinh mệnh như vậy. Cho nên vấn đề tôi vừa mở rộng ra chính là để giảng cái ý đó, không thể dùng quan niệm người thường để đối đãi những vấn đề này. Người thường có bệnh là phải uống thuốc, còn làm một người tu luyện, tôi cũng không phải cứ bắt chư vị không được uống thuốc. Nhưng điều chúng ta giảng chẳng phải là tu sao? Chẳng phải giảng ngộ sao? Cũng không phải bảo rằng chư vị phải ngộ được hết cả, chư vị có thể ngộ được bao nhiêu thì ngộ bấy nhiêu. Chư vị nói rằng không được, “Tôi là không buông bỏ được cái tâm này, tôi vẫn phải uống thuốc, luyện công đi nữa tôi cũng phải uống thuốc”. Thế nhưng tôi nhìn nhận vấn đề này như thế nào đây? Tôi chỉ là thấy tiếc rằng ngộ tính của họ thấp quá, một quan19 mà họ không qua được. Vốn dĩ là họ phải đề cao lên rồi, sải một bước dài hướng về viên mãn, thế nhưng họ không có sải được một bước ấy ra. Tôi chỉ là vì vậy mà thấy tiếc, chứ không có nói người này là không đạt nữa. Tôi cũng không nói rằng người này uống thuốc rồi thì tuyệt đối không thể tu nữa. Vì ngộ tính mà, mỗi người là khác nhau, căn cơ mỗi người cũng không như nhau. Chư vị đề cao lên được thì chư vị mới có thể vượt qua quan này, chư vị mới có thể có được những nhận thức mới. Chư vị không đề cao lên được, chư vị chưa có ngộ thấu được sự việc ấy, điều đó thuyết minh rằng ở sự việc này chư vị vẫn còn là người thường. Nhưng cũng không thể nói rằng người này hoàn toàn không đạt nữa.

我再講一講這個吃藥和消業之間的關係。剛才我講了就是生生世世積下來的業才促成有病的。那個業是甚麼東西?在另外空間裏存在的那個業它的微粒越小,也就是那個顆粒越小,它的力量越大。如果它要滲透到我們這個空間中來的時候,它就是微生物,最微觀的病毒,那你說那個病它是偶然的嗎?用現在的醫學、現在的科學去認識它就認識不了,只能認識到現有的用分子組成的最大的一層粒子所構成的這層表面的空間中所表現出來的一種現象,它就認為有病了,長瘤子了,哪塊地方發炎了,如何如何。可是現在的科學它看不見造成他有病的根本原因是甚麼,他都把它用常人所能認識的這點道理去解釋。當然了,人要得病的時候往往都叫它符合世間這一層的理,往往都在世間上有那麼一個引起這個病表現出來的那麼一個外因條件,這好像就非常符合這個世間的理了。其實那只是為了讓它符合這個世間的理、這個世間的那麼一個狀態而出現的外因條件。而根本原因,病不產生於這個空間。所以你現在吃藥就是把這個病、表面的病毒殺死,藥真的能夠殺死表面病毒。可煉功人的功自動就在消滅病毒和業力。可是這個藥它一殺死這個表面上從另外空間裏滲透過來的病毒的時候,因為任何物體都是活的,那邊的病毒,也就是那邊的業力就知道了,它就不過來了,你就覺的吃藥好了。可是我告訴你,它卻積攢在那裏了。人生生世世都在積攢這個東西,積攢到一定成度這個人就是不可救要,同時在死亡時就是徹底毀掉了。失去生命,永遠失去生命了,就這麼可怕,所以這裏邊講了這樣一個關係。人不是不讓你吃藥,常人有病一定要醫治。

Tôi lại giảng một chút về quan hệ giữa uống thuốc và tiêu nghiệp. Tôi vừa giảng rằng chính là nghiệp tích lại qua đời này đời khác mới tạo thành có bệnh. Vậy nghiệp đó là thứ gì? Nghiệp tồn tại ở không gian khác thì các lạp tử20 của nó càng nhỏ, cũng tức là hạt ấy càng nhỏ thì lực lượng của nó càng lớn. Nếu như nó thẩm thấu đến không gian này, thì nó chính là các vi sinh vật, các bệnh độc21 vi quan nhất, vậy chư vị nói xem bệnh đó là ngẫu nhiên sao? Dùng y học hiện nay, khoa học hiện nay để nhận thức nó thì không thể nhận thức được, chỉ có thể nhận thức được một loại hiện tượng biểu hiện ra nơi tầng không gian bề mặt cấu thành bởi tầng lạp tử lớn nhất hiện hữu22 này tổ thành23 từ phân tử, bèn cho rằng là có bệnh, là mọc khối u, là phát viêm chỗ nào đó, là thế này thế kia. Chứ khoa học hiện nay nhìn không thấy nguyên nhân căn bản khiến họ có bệnh là gì, nó luôn dùng chút đạo lý mà người thường có thể nhận thức được để giải thích. Đương nhiên, khi người ta mắc bệnh thì thông thường cũng cho nó phù hợp với tầng Lý này của thế gian, thông thường ở thế gian sẽ có một điều kiện nhân tố bên ngoài dẫn bệnh đó biểu hiện ra, điều này dường như rất phù hợp với Lý của thế gian. Kỳ thực đó chỉ là điều kiện nhân tố bên ngoài xuất hiện ra để nó phù hợp với Lý của thế gian, với trạng thái của thế gian. Chứ nguyên nhân căn bản và bệnh không sinh ra ở không gian này. Cho nên hiện nay chư vị uống thuốc chính là đem bệnh, bệnh độc ở bề mặt giết chết đi, thuốc đúng là có thể giết chết bệnh độc ở bề mặt. Còn công của người luyện công tự động tiêu diệt bệnh độc cùng nghiệp lực. Thế nhưng ngay khi thuốc giết chết bệnh độc thẩm thấu từ không gian khác sang bề mặt nơi đây, vì bất kỳ vật thể nào đều là sống, [nên] bệnh độc phía bên kia, tức là nghiệp lực ở bên kia sẽ biết, chúng sẽ không qua bên này24 nữa, chư vị bèn cảm thấy uống thuốc mà khỏi rồi. Nhưng tôi bảo chư vị này, nó vẫn tích tụ ở đó. Người qua đời này đời khác đều đang tích tụ cái này, tích đến một mức độ nhất định thì người đó không thể cứu được nữa, đồng thời khi họ chết sẽ bị tiêu hủy triệt để. Mất đi sinh mệnh, vĩnh viễn mất đi sinh mệnh, đáng sợ đến như thế, cho nên ở đây giảng ra mối quan hệ như vậy. Không phải là không cho chư vị uống thuốc, người thường có bệnh thì nhất định phải điều trị.

可是修煉的人哪,我們怎麼對待它?不是要淨化你的身體嗎?你的身體像樹的年輪一樣生生世世的,從那個最中心就有業力,層層都有業力,你在修煉的時候我就是要把這個業力從中心一直在往外推,推推推推,把業力給你徹底推出去。還不能全部走我們身體的表面,全都走身體的表面你是受不了的。只是從身體表面走出一部份來,你就覺的突然間來病了,難受的不行了,痛苦的不行了,你就受不了了,把自己當作常人了,去吃藥了。那你就吃藥好了,我們也沒有說常人不能吃藥,我們只是說你的悟性不夠,這一關沒有過好。我們也沒有規定說你修煉了就不准吃藥,沒有作這樣的硬性規定,可是,我在給大家講法中的道理。那麼你想把這個業力放出去,你吃藥把這業力又壓回去了,怎麼給你清理身體呢?當然我們都可以從另外空間給你推走。可是這宇宙的法裏邊有一個道理,給你消業的時候你必須得在這件事情上承受痛苦。你從前給別人製造的痛苦,自己得同樣承受。可是對修煉人來講不能讓你用同樣方式承受全部,會死掉的,那就修不了了。作為一個修煉的人圓滿後用福報於被傷害的生命,但是你得承受精神上的痛苦那一部份。承受欠人家的這部份的同時就是你在還了這個業了,因為你痛苦了嘛,問題不是孤立的。還這個業的同時,痛苦中你得把自己當作修煉的人,你沒有把它當作是病的時候,你在這一個問題上你確實是一個高層次的認識,不是常人的想法。你的境界、思想在這個問題上你是不是提高上來了呢?不就是這個問題嗎?煉煉動作人就能修煉上來,那是笑話,動作是圓滿的輔助手段。

Nhưng là người tu luyện, chúng ta đối đãi nó thế nào? Chẳng phải cần tịnh hóa thân thể chư vị sao? Thân thể chư vị như vòng tuổi của cây qua đời này đời khác, từ trung tâm nhất đã có nghiệp lực, tầng tầng đều có nghiệp lực, khi chư vị tu luyện thì tôi phải đưa nghiệp lực đó từ trung tâm liên tục đẩy ra ngoài, đẩy đẩy đẩy đẩy, đưa nghiệp lực triệt để đẩy ra ngoài giúp chư vị. Vẫn là không thể để toàn bộ [chúng] đi qua bề mặt thân thể chúng ta, [nếu] toàn bộ đều đi [ra theo] bề mặt thân thể thì chư vị chịu không nổi. Chỉ là từ bề mặt thân thể mà đi ra một phần, chư vị sẽ cảm thấy đột nhiên bệnh đến, khó chịu khôn xiết, thống khổ không chịu được, chư vị liền không chịu nổi nữa rồi, coi bản thân mình là người thường và đi uống thuốc. Vậy chư vị uống thuốc cũng được thôi, chúng ta cũng không có nói người thường không được uống thuốc, chúng ta chỉ nói ngộ tính của chư vị không đủ, cái quan ấy vượt qua chưa có tốt. Chúng ta cũng không có quy định rằng chư vị tu luyện rồi là không cho phép uống thuốc, không có làm ra quy định cứng nhắc như vậy, nhưng mà, tôi đang giảng cho mọi người đạo lý trong Pháp. Vậy mà chư vị muốn đưa nghiệp lực ấy ra, nhưng chư vị uống thuốc đã lại ép nó trở lại rồi, làm sao thanh lý thân thể cho chư vị đây? Đương nhiên chúng tôi cũng có thể đẩy đi cho chư vị từ không gian khác. Nhưng trong Pháp vũ trụ này có một đạo lý, rằng khi tiêu nghiệp [nào] cho chư vị thì chư vị ắt phải gánh chịu thống khổ về phương diện nấy. Chư vị trước đây từng gây thống khổ cho người khác, thì chính mình cũng phải chịu thống khổ đồng dạng. Nhưng đối với người tu luyện mà nói thì không thể để chư vị chịu đựng toàn bộ theo cùng dạng phương thức, sẽ chết đó, thế thì không tu được nữa. Làm người tu luyện sau khi viên mãn thì có thể dùng phúc báo để [hoàn trả] cho sinh mệnh bị hại, nhưng chư vị phải gánh chịu phần thống khổ về tinh thần. Chịu đựng phần mắc nợ người ta đồng thời chính là chư vị đang hoàn [trả] nghiệp ấy, vì chư vị đã thống khổ rồi mà, các vấn đề không hề cô lập [tách rời nhau]. Trong khi hoàn [trả] nghiệp ấy, trong thống khổ [thì] chư vị phải coi mình là người tu luyện; khi chư vị không coi nó là bệnh, về vấn đề này chư vị quả thực là nhận thức ở tầng thứ cao, không phải cách nghĩ của người thường. Cảnh giới và tư tưởng của chư vị tại vấn đề này chẳng phải đã đề cao lên rồi sao? Chẳng phải là vấn đề này sao? Luyện luyện chút động tác là người ta có thể tu luyện lên ư, đó là chuyện cười thôi. Động tác là biện pháp phụ trợ cho viên mãn.

人的心不修煉上來是永遠都提高不了層次的。也不像人們講的念念經就能修成佛,還有的人以為做多少好事就能修成佛,那都是笑談。都是有為之法,你不去實修,念經有何用?不修根本就不可能成佛的。釋迦牟尼佛當時傳法的時候沒有經書,耶穌當時傳他的法的時候也沒有經書,人們只是實修。你不去修這顆心你就能夠上來?你達不到那個境界的要求你就能上來?常人的七情六慾各種執著心、錢的慾望比成佛的心都重,你就能上天?那根本就是不可能的。我想大家都聽明白了,就是說作為一個修煉的人已經是個超常人了。那麼作為一個超常人,怎麼樣對待身體上難受這種狀態?常人是有病的,而你那身體是我在給你往出推業。推到表面的時候,人的身體表面末梢神經是最敏感的,就感覺身體不舒服,像得了病一樣,而且有的表現的很重,會這樣的。既然會這樣大家想一想,你要是把你當作常人,你要認為它是病,當然也行,你去吃藥好了。這一關你沒過去,最起碼在這一個問題上你是常人。你甚麼時候過去了這一關,在這一個問題上你就是超常的。可是你要想修成佛,你得在所有問題的認識上都得是超常的。你放不下那一顆心,你就過不了這一關,你就不可能圓滿。所以你要是失去了這個機會,這一關就沒有過去。為啥我們有些輔導員、老學員很明白,一看學員吃藥他就著急。當然他們不能像我這樣對待,因為大家都很熟悉了,他就說「你不能吃藥啊」,如何如何,告訴他。當然他又不悟,「我煉功為甚麼不讓我吃藥啊?」他不悟這個事情就不好辦了。我們沒有強硬的規定大家不吃藥,我只是講了吃藥和不吃藥對修煉人的一個道理,而不是講常人不能吃藥。

Tâm người ta mà không tu luyện lên được thì vĩnh viễn đều không đề cao được tầng thứ. Cũng không giống như người ta giảng rằng niệm niệm kinh thì có thể tu thành Phật, còn có người tưởng rằng làm bao nhiêu việc tốt thì có thể tu thành Phật, đó toàn là chuyện cười. Toàn là pháp hữu vi25, chư vị mà không thực tu, thì niệm kinh có tác dụng gì? Không tu thì hoàn toàn không thể thành Phật. Phật Thích Ca Mâu Ni khi ấy truyền Pháp đều không có kinh sách, Jesus khi ấy truyền Pháp của Ông cũng không hề có kinh sách, người ta chỉ là thực tu. Chư vị không tu cái tâm ấy thì chư vị có thể lên được sao? Chư vị không đạt yêu cầu của cảnh giới ấy thì chư vị có thể lên [đó] chăng? Thất tình lục dục các loại tâm chấp trước, dục vọng tiền bạc của người thường còn nặng hơn tâm tu thành Phật, chư vị có thể lên trời ư? Điều này hoàn toàn không thể nào. Tôi nghĩ mọi người đều nghe minh bạch rồi, nghĩa là làm một người tu luyện thì đã là người siêu thường rồi. Vậy đã là một người siêu thường, làm sao đối đãi loại trạng thái khó chịu trên thân thể? Người thường là có bệnh, còn thân thể chư vị là đang được tôi đẩy nghiệp ra. Khi đẩy tới bề mặt, thần kinh ngoại vi nơi thân thể bề mặt của con người là mẫn cảm nhất, liền cảm giác thân thể không thoải mái, giống như bị mắc bệnh, hơn nữa có [khi] biểu hiện rất nghiêm trọng, sẽ là như vậy. Đã vậy thì mọi người suy nghĩ xem, nếu chư vị coi mình là người thường, nếu chư vị cho nó là bệnh, [thì] đương nhiên cũng được [thôi], chư vị [cứ] đi uống thuốc là được rồi. Quan này chư vị chưa vượt qua được, ít nhất tại vấn đề này chư vị là người thường. Khi nào chư vị vượt qua quan này, thì ở vấn đề ấy chư vị chính là siêu thường. Thế nhưng nếu chư vị muốn tu thành Phật, thì về nhận thức ở mọi vấn đề chư vị đều phải là siêu thường. Chư vị không bỏ được tâm ấy, chư vị không vượt qua được quan ấy, thì chư vị không thể viên mãn. Cho nên nếu chư vị mất đi cơ hội này, thì quan ấy chưa vượt qua được. Vì sao chúng ta có những phụ đạo viên và học viên cũ đã rất minh bạch [điều này], một khi thấy học viên uống thuốc thì họ trở nên lo lắng. Tất nhiên họ không thể đối đãi giống như tôi; vì mọi người quen nhau lâu rồi, họ bèn nói “bạn không được uống thuốc”, thế này thế kia, bảo cho họ. Đương nhiên người kia lại không ngộ được, “tôi luyện công tại sao không cho tôi uống thuốc?” Người kia không ngộ được thì sự tình này không dễ xử lý. Chúng ta không có quy định cứng nhắc rằng mọi người không được uống thuốc, tôi chỉ là giảng đạo lý của uống thuốc và không uống thuốc đối với người tu luyện, chứ không hề giảng người thường không được uống thuốc.

我們這個法的流傳就是在世間上修煉,修煉的人不一定每個人都能成佛。有的人非常精進,非常堅定,那他走向圓滿的進程要快。有的人可能就不會那麼太精進,他走向圓滿的進程就要很慢。有的人似修非修,似信非信,那麼他可能就圓滿不了。但是作為修煉來講,他可能不會白修。這一世沒修成,不行,下一世看,也許他下一世能行。也許他不想修了,那麼在這個大法中他畢竟有些心放下了,也聽到了佛法了,也修的比較常人來說不錯了,他可能會構成他下一世的福份,來世他說不定發大財當大官。那些東西只能換成福份了,因為他修不上去,他也不會白修,就是這個道理。我想作為一個修煉人能夠今天聽到法,我希望大家都要一修到底。佛法不是說每個人都能聽的到的。其實我跟大家講,因為美國這個地方比較特殊。我本來在前兩年就已經不講法了,但是美國華人很多,而且美國人也有許多善良的人,我也想讓他們得法,其實也不是系統的講了,就是針對情況在講。因為書已經有了,都可以去學了。輔導站也有了,大家也可以跟著去煉。一個人要想能夠聽到佛法,得幾千年一次,你還不一定有那個機緣。因為六道輪迴轉生的時候人可以轉生成不同的動物、植物、物質。幾百年上千年轉一次人,在這幾百年幾千年轉生當中你還得在那一個時期碰到恰巧你是人,然後你還得轉生到那個地方去能碰到這個法,還得趕到世間那個時間能夠有這個機緣聽到他,能夠參加這個班。當然有許許多多這樣的機緣湊成的,你才能夠得到這個法,不是很容易的。

Lưu truyền Pháp này của chúng tôi chính là để tu luyện ở thế gian, [nhưng] người tu luyện không nhất định mỗi người đều có thể thành Phật. Có người tinh tấn26 phi thường, kiên định phi thường, vậy thì quá trình vị ấy tiến về viên mãn sẽ nhanh. Có người có thể không tinh tấn đến thế được, quá trình vị ấy tiến về viên mãn sẽ rất chậm. Có người dường như tu mà không tu, dường như tin mà không tin, vậy vị ấy có lẽ không viên mãn được. Nhưng làm [người] tu luyện mà giảng, vị ấy có thể sẽ không tu vô ích. Đời này chưa tu thành, không đạt, vậy xem đời sau; có lẽ đời sau họ có thể đạt. Có thể vị ấy không muốn tu nữa, vậy trong Đại Pháp này dù sao họ đã buông bỏ được một số tâm, đã nghe được Phật Pháp, đã tu được so với người thường mà nói là khá rồi, họ có lẽ sẽ tạo nên phúc phận ở đời sau, đời sau nói không chừng họ phát tài lớn, làm quan lớn. Những thứ đó chỉ có thể đổi thành phúc phận, vì họ tu không lên được; nhưng họ cũng không tu vô ích; chính là đạo lý này. Tôi nghĩ làm một người tu luyện hôm nay có thể nghe Pháp, tôi hy vọng mọi người đều phải tu một mạch đến cùng. Phật Pháp không phải nói là ai cũng có thể nghe được đâu. Kỳ thực tôi nói với chư vị, vì nước Mỹ là một nơi khá đặc thù. Tôi vốn dĩ đã dừng giảng Pháp từ hai năm trước, nhưng có rất nhiều người Hoa ở Mỹ, hơn nữa người Mỹ cũng có rất nhiều người thiện lương, tôi cũng muốn để họ đắc Pháp; kỳ thực [tôi] cũng không giảng một cách hệ thống nữa, chỉ là giảng tùy theo tình huống. Bởi vì sách đã có rồi, ai cũng có thể học. Trạm phụ đạo cũng có rồi, mọi người cũng có thể theo đó luyện. Một người nếu muốn có thể nghe được Phật Pháp, phải mấy nghìn năm [mới có] một lần, [mà] chư vị còn không nhất định có cơ duyên ấy. Vì khi chuyển sinh trong lục đạo luân hồi người ta có thể chuyển sinh thành những động vật, thực vật, vật chất khác nhau. Mấy trăm năm trên nghìn năm mới chuyển [sinh thành] người một lần, trong suốt mấy trăm năm mấy nghìn năm chuyển sinh ấy chư vị vẫn phải vào đúng thời kỳ đó vừa khéo chư vị là người, sau đó chư vị còn phải chuyển sinh đến địa phương ấy để có thể gặp được Pháp ấy, còn phải vội đến thế gian vào đúng thời điểm đó để có được cơ duyên nghe được Ông, có thể tham gia lớp học này. Đương nhiên có rất nhiều rất nhiều cơ duyên như vậy tác thành, chư vị mới có thể đắc được Pháp này, không hề dễ dàng gì.

我講的是佛法,我想大家都清楚的。我沒有講常人中的道理,而且我講的許多問題都是常人中從來沒有人講過的,也不是常人中的知識。

Tôi giảng chính là Phật Pháp, tôi nghĩ mọi người đều hiểu rõ ràng. Tôi không có giảng đạo lý nơi người thường, hơn nữa rất nhiều vấn đề tôi giảng đều chưa từng được giảng nơi người thường, cũng không phải tri thức trong người thường.

這個吃藥的問題剛才我又把它講一次,因為這個問題在各地區都比較突出。有的人想破壞大法,對不吃藥的問題說甚麼「一煉這個功就不讓我們吃藥了」。其實我不是不讓你吃藥。當然我們在座的輔導員也要注意工作方法,不要強迫人不吃藥。我們只是講清道理。他想修他就修,他不想修吃毒藥都是常人的事,他這個心不動誰也沒有辦法。我們只能講緣份,勸善。強化人不是修。

Vấn đề uống thuốc này tôi vừa rồi đưa ra giảng một lần nữa, bởi vì vấn đề này đã trở nên khá nổi cộm ở một số khu vực. Có người muốn phá hoại Đại Pháp, đối với việc không uống thuốc [họ] nói nào là “hễ luyện công này rồi thì không cho chúng ta uống thuốc nữa”. Kỳ thực, tôi không phải không cho chư vị uống thuốc. Đương nhiên những phụ đạo viên chúng ta ngồi đây cũng phải chú ý phương pháp làm việc, không được cưỡng ép người ta không uống thuốc. Chúng ta chỉ là giảng rõ đạo lý. Họ muốn tu thì họ tu, họ không muốn tu mà uống thuốc độc thì đều là việc của người thường, tâm của họ không động thì không ai có cách gì được. Chúng ta chỉ có thể giảng duyên phận, khuyến thiện. Ép buộc người thì không phải là tu.

我再講一個問題。因為今天一下午時間都給大家了,我講完之後,大家可以提出問題來我再給大家解答。在中國大陸經過「文化大革命」以後出生的年輕人,對佛啊、菩薩呀、神呀,理解很淺。我傳的是佛法,有些人他知道是好,但是有些名詞還是不理解。對佛家的一些事情知道的很少,就是對佛家的認識不太清。

Tôi lại giảng thêm một vấn đề. Vì thời gian hôm nay từ giờ đến chiều đều dành cho mọi người, sau khi tôi giảng xong, mọi người có thể đưa ra các câu hỏi và tôi sẽ giải đáp cho mọi người. Ở Trung Quốc Đại lục, những người trẻ tuổi sinh ra sau “Cách mạng Văn hóa”27 đối với Phật, Bồ Tát, và Thần có lý giải rất nông cạn. Tôi truyền chính là Phật Pháp, có một số người họ biết là tốt, nhưng có một số danh từ vẫn là không hiểu. Đối với một số sự việc của Phật gia thì biết rất ít, tức là nhận thức về Phật gia không thật rõ ràng.

下面我就簡單的講一講阿彌陀佛和釋迦牟尼佛。我講的和經書上可不一樣。我講的釋迦牟尼佛在二千五百年前也講過,可是當時的和尚沒有給後世人流傳下來。經書是釋迦牟尼佛不在世五百年以後才系統整理出來的。大家知道五百年,中國正處於元朝,成吉思汗當時講了甚麼現在誰知道?不過畢竟是佛法,斷章不全的和口傳的一直在流傳。可是往往他會失去佛講的那個話的時間、地點、場合、涵義,針對不同人講的這些因素都不存在了。在流傳過程當中,沒圓滿的人都有人的觀念存在。人都喜歡把符合自己觀念的東西加進去,改動這個佛法。刪去不理解的部份,慢慢的又把佛、菩薩、這些神哪,人情化了。符合自己的東西,能夠理解的,他就把它流傳下來。不符合自己心理要求的,不符合自己的那個觀念的他就不願意去講,就沒有流傳下來。

Tiếp theo tôi giảng một cách đơn giản về Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni. Những gì tôi giảng có thể khác với kinh sách [Phật giáo]28. Điều tôi giảng thì Phật Thích Ca Mâu Ni 2.500 năm trước cũng từng giảng qua, thế nhưng hòa thượng thời đó không lưu truyền lại cho người đời sau. Kinh sách là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế mới chỉnh lý ra một cách có hệ thống. Chư vị biết đó 500 năm trước, Trung Quốc chính là thuộc vào triều đại nhà Nguyên, Thành Cát Tư Hãn bấy giờ nói những gì thì hiện nay ai biết được? Chẳng qua dù sao cũng là Phật Pháp, vẫn một mạch lưu truyền một cách đoạn chương không đầy đủ29 và khẩu truyền. Nhưng thông thường nó sẽ mất đi một số điều như thời gian, địa điểm, trường hợp, hàm nghĩa của lời Phật giảng, [và] nhân tố giảng ra nhắm vào người [nghe] khác nhau cũng đều không còn nữa. Trong quá trình lưu truyền, người [nào] chưa viên mãn đều còn quan niệm của con người. Người ta thích đưa những điều phù hợp quan niệm của mình lẫn thêm vào, làm biến đổi Phật Pháp ấy. [Họ] lược bỏ phần không hiểu, dần dần còn nhân tình hóa Phật, Bồ Tát, và chư Thần. Cái gì phù hợp với mình, cái gì có thể lý giải, thì họ lưu truyền nó lại. Cái gì không phù hợp theo đòi hỏi tâm lý của mình, không phù hợp quan niệm của mình thì họ không muốn nói, nên cũng không lưu truyền lại.

先講一講釋迦牟尼佛。釋迦牟尼佛在歷史上確有其人,二千五百多年前,在古印度,給修煉的人留下了他那一佛門修煉的方法,叫戒、定、慧。至於說佛教那只是現在的人搞政治才把它叫出來的名字。釋迦牟尼佛不承認宗教,他也沒有說自己是宗教,是人把他叫成宗教。他只是在傳佛法,講他那一門能夠圓滿的方法,叫戒、定、慧。當然這裏邊具體的事情,經書中都有記載,我不多講。大家都知道,阿彌陀佛有極樂世界,藥師佛有琉璃世界,每個佛都主持一個天國世界。這個佛、菩薩、如來,是我們中國人的名詞。如來在天上他是叫法王,就是他這個天國的主持。可是他的統治方法,可不是像人用甚麼行政手段、法律來管理,沒有這些東西。他完全是靠慈悲善念。大家也都那麼好,符合那個標準,你才能進入那一個世界。那麼,每一個佛都有一個自己主持的世界,可是從前誰也沒有聽說過釋迦牟尼佛主持甚麼世界,誰也不知道釋迦牟尼佛原來是誰?誰也不知道釋迦牟尼佛的世界在哪兒?有的和尚講了,釋迦牟尼佛在娑婆世界。可是我告訴大家,娑婆世界是哪裏啊?是我們三界之內。那怎麼能成佛世界?多骯髒的地方啊!都是要脫離那個地方的,怎麼能成佛世界呢?這裏邊和尚也說不清,宗教裏邊也沒有記載。其實呢,釋迦牟尼佛來的層次很高。這個宇宙非常的大,一會兒我講一下它的結構,宇宙的結構。釋迦牟尼佛下來之前呆過的最低的一個層次,從那個層次上,直接轉成人的那個層次,是在第六層宇宙上。可不是第六層天,是第六層宇宙。一會兒我講這個宇宙有多大。

Trước hết [tôi] giảng một chút về Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử xác thực có người ấy, hơn 2.500 năm trước, tại Ấn Độ cổ, đã lưu lại cho người tu luyện một phương pháp tu luyện nơi Phật môn của Ông, gọi là Giới-Định-Huệ. Còn nói ‘Phật giáo’ đó chỉ là cái tên mà người làm chính trị hiện nay đặt ra. Phật Thích Ca Mâu Ni không thừa nhận tôn giáo, Ông cũng không có nói mình là tôn giáo, [ấy] là con người gọi đó là tôn giáo. Ông chỉ là truyền Phật Pháp, giảng phương pháp trong môn của Ông mà có thể viên mãn, gọi là Giới-Định-Huệ. Tất nhiên ở đây còn những việc cụ thể, trong kinh sách đều có ghi chép, tôi không giảng thêm [về phần đó]. Mọi người đều biết, Phật A Di Đà có thế giới Cực Lạc, Phật Dược Sư có thế giới Lưu Ly, mỗi vị Phật đều chủ trì một thế giới thiên quốc. ‘Phật’, ‘Bồ Tát’, ‘Như Lai’ là những danh từ của người Trung Quốc chúng ta. Như Lai ở trên thiên thượng Ông được gọi là Pháp Vương, nghĩa là [vị] chủ trì thiên quốc của ông. Nhưng phương pháp thống trị của Ông, không hề như con người dùng biện pháp hành chính hay luật pháp gì đó để quản lý, không có những thứ ấy. Ông hoàn toàn là dựa vào từ bi thiện niệm. Mọi người [ở đó] cũng đều tốt nhường ấy; phù hợp tiêu chuẩn đó, chư vị mới có thể tiến vào thế giới đó. Như vậy, mỗi vị Phật đều có một thế giới do mình chủ trì, nhưng xưa nay chưa ai từng nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trì thế giới nào, không ai biết Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên vốn là ai? Không ai biết thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni ở đâu? Có hòa thượng giảng rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà. Nhưng tôi bảo mọi người này, hỏi thế giới Ta Bà ở đâu? Là trong Tam Giới chúng ta. Vậy lẽ nào có thể thành thế giới Phật? Nơi dơ bẩn nhường ấy! [Ai cũng] đều muốn thoát khỏi nơi này, làm sao có thể thành thế giới của Phật? Chỗ này ngay cả hòa thượng cũng không nói rõ được, trong tôn giáo cũng không có ghi chép. Kỳ thực, Phật Thích Ca Mâu Ni đến từ tầng thứ rất cao. Vũ trụ này to lớn phi thường, lát nữa tôi sẽ giảng một chút về kết cấu của Nó, kết cấu của vũ trụ. Tầng thứ thấp nhất mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở trước khi hạ xuống, từ tầng thứ trên đó, tầng thứ mà [từ đó] trực tiếp chuyển sinh [xuống] thành người, là ở tầng vũ trụ thứ sáu. Không phải [nói] tầng trời thứ sáu, mà là vũ trụ tầng thứ sáu. Một lát nữa tôi sẽ giảng vũ trụ này to lớn nhường nào.

在第六層宇宙上他有一個天國,他在那裏創造的一個天國,叫大梵世界。也就是說釋迦牟尼佛是從大梵世界轉生到人間來的。他為了傳法度人,度他的弟子,從大梵世界轉生到人間來。而被釋迦牟尼佛所傳度的弟子,都要修到最低都是六層宇宙以上,要修這麼高。所以釋迦牟尼佛下來以後,一直都在看著弟子轉生修煉,根本就沒有回到他的世界裏去。在三界之內有個地方叫作大梵天,他就在這個地方。大梵天也是他起的名字。因為他是大梵世界來的,所以他把它叫作大梵天,他在這裏邊看著他的弟子。他的弟子都是授了記的,他授記的都是「卍」字符。都屬於是授記弟子。哪些是釋迦牟尼佛弟子,哪些不是,在高層次中一看就知道了。因為他們修的要高嘛,釋迦牟尼佛要把他們度到那麼高境界中去,所以一世就修不成。就這麼反來復去的修了二千五百多年,現在是面臨著最後一次該圓滿了。這一世圓滿後,他將把他弟子都帶走,都離開娑婆世界。我們大法弟子當中有許多也是釋迦的授記弟子在得法,但是大部份釋迦的授記弟子是和尚多,在常人中也有,在常人中很多都已經在得我們這個法了。其實講到這我還要告訴大家,我傳的這個法也不是說你非得去我們法輪世界,我傳的是整個宇宙的一個理。我傳這麼大的東西,他們也都要得這個法,因為新的宇宙已構成,法正乾坤,同化了宇宙的法才能返上去,這是釋迦牟尼佛系統的早給他的弟子安排好的,他知道這一天。我知道還有很多不同世界和其它正法門的弟子在大法中得法。釋迦佛的弟子大多數在漢地。在印度沒有了。但是散居世界各地也有一部份,很少。大部份在漢地,漢地就是中國大陸。

Ở trên tầng vũ trụ thứ sáu Ông có một thiên quốc, ở đó Ông sáng tạo một thiên quốc, gọi là ‘thế giới Đại Phạm’. Cũng tức là nói Phật Thích Ca Mâu Ni là từ thế giới Đại Phạm chuyển sinh đến nhân gian. Ông vì để truyền Pháp độ nhân, độ đệ tử của Ông, mà từ thế giới Đại Phạm chuyển sinh đến nhân gian. Mà những đệ tử được Phật Thích Ca Mâu Ni truyền độ, đều phải tu đến ít nhất là sáu tầng vũ trụ trở lên, phải tu cao như thế. Do đó sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni hạ xuống, vẫn luôn coi sóc đệ tử chuyển sinh tu luyện, hoàn toàn chưa hề quay về thế giới của Ông. Trong tam giới có một nơi gọi là ‘Đại Phạm Thiên’, Ông chính là đang ở đó. ‘Đại Phạm Thiên’ cũng là danh từ mà Ông đặt ra. Vì Ông đến từ thế giới Đại Phạm, nên Ông gọi đây là Đại Phạm Thiên, Ông vẫn ở đây coi sóc các đệ tử của Ông. Đệ tử của Ông đều được thọ ký, Ông thọ ký đều là phù hiệu chữ “卍”. Đều thuộc về đệ tử đã thọ ký. Ai là đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni, ai không phải, [thì] từ cao tầng nhìn là biết. Vì họ phải tu cao mà, Phật Thích Ca Mâu Ni muốn độ họ đến cảnh giới cao như vậy, cho nên một đời là không tu thành. Chính là lặp đi lặp lại mà tu hơn 2.500 năm, hiện giờ là đến lần cuối cùng cần phải viên mãn rồi. Đời này sau khi viên mãn, Ông sẽ mang các đệ tử của Ông đều rời đi, đều rời khỏi thế giới Ta Bà. Trong đệ tử Đại Pháp chúng ta có rất nhiều cũng là đệ tử thọ ký của Thích Ca [tới] đắc Pháp, nhưng đại bộ phận đệ tử thọ ký của Thích Ca là hòa thượng thì nhiều hơn, trong người thường cũng có, trong người thường rất nhiều đã đắc Pháp chúng ta rồi. Kỳ thực giảng đến đây tôi còn muốn bảo chư vị biết, tôi truyền Pháp này cũng không phải nói rằng chư vị cứ phải tới thế giới Pháp Luân, tôi truyền là Lý của toàn bộ vũ trụ. Tôi truyền một điều lớn đến thế, họ ai cũng muốn đắc Pháp này, bởi vì vũ trụ mới đã hình thành, Pháp Chính Càn Khôn, [phải] đồng hóa với Pháp của vũ trụ thì mới có thể quay về trên; ấy là Phật Thích Ca Mâu Ni đã sớm an bài một cách hệ thống cho các đệ tử của mình, Ông biết ngày hôm nay [sẽ đến]. Tôi biết còn có rất nhiều đệ tử của các thế giới khác nhau và các môn chính pháp khác nhau đều đang đắc Pháp trong Đại Pháp. Đệ tử của Phật Thích Ca đại đa số đang ở Hán địa. Không còn ở Ấn Độ nữa. Nhưng cũng có một phần phân tán sống ở các nơi trên thế giới, rất ít. Đại bộ phận đang ở Hán địa, Hán địa tức là Trung Quốc Đại lục.

剛才我簡單的介紹了釋迦牟尼佛和他的弟子的情況。下面我再講一講阿彌陀佛。人們談起阿彌陀佛的時候,都知道有個極樂世界。極樂世界在哪裏呢?阿彌陀佛是誰呢?對於阿彌陀佛,佛教的經書中有介紹,這部份我也就不講了。我講經書中沒有記載的這一部份。大家知道,人們都在流傳著佛講過宇宙的部份結構,有個地方叫作須彌世界,也就是須彌山之說。我們現在的地球及三界內外的天體在須彌山的南部,叫南贍部洲。這個須彌山,地球在它的南部。有人理解「這個須彌山是不是喜瑪拉雅山哪?當時的印度是不是南贍部洲啊」?那是兩回事情。他是佛,他講話不是在世間認識上講,他的理是站在神的角度上去講的。他的思想可不在人這個基點上。

[Tôi] vừa giới thiệu đơn giản về Phật Thích Ca Mâu Ni và tình huống các đệ tử của ông. Dưới đây tôi lại giảng một chút về Phật A Di Đà. Khi người ta nói về Phật A Di Đà, thì đều biết rằng có thế giới Cực Lạc. Hỏi thế giới Cực Lạc ở đâu? Phật A Di Đà là ai? Về Phật A Di Đà, trong kinh sách Phật giáo có giới thiệu, tôi cũng không giảng phần đó nữa. Tôi giảng phần không ghi chép trong kinh sách. Mọi người đều biết, con người đang lưu truyền điều Phật từng giảng về kết cấu một phần vũ trụ, có nơi gọi là ‘thế giới Tu Di’, cũng chính là thuyết về ‘Tu Di Sơn’. Trái Đất hiện giờ của chúng ta và những thiên thể30 nội ngoại Tam Giới là ở Nam bộ của núi Tu Di, [nên] gọi là ‘Nam Thiệm Bộ Châu’. Tu Di Sơn ấy, Trái Đất là ở Nam bộ của nó. Có người lý giải rằng “Phải chăng núi Tu Di là núi Himalaya? Ấn Độ lúc đó là Nam Thiệm Bộ Châu phải không?” [Kỳ thực] những thứ đó khác nhau. Ông là Phật, lời Ông giảng không phải từ nhận thức thế gian mà giảng, Lý của Ông là đứng trên góc độ của Thần mà giảng. Tư tưởng của Ông không hề ở cơ điểm31 con người.

這個須彌山是確有其事。那麼為甚麼人看不到它呢?望遠鏡也看不到它呢?因為它不是由最大一層分子組成的粒子構成的。我告訴大家,由分子組成的粒子,別說原子組成的了,就是由分子組成的比我們最表面這個粒子要更小一層粒子組成的物質,人就看不見了。可是這個須彌山卻是由原子組成的,所以人就根本看不見了。但是最近搞天文的搞宇宙科學的,可能發現了一個現象,他們發現宇宙中不管有多少所能看到的星系,都到了那一個地方就再也沒有星系了。這邊都是星系,有許許多多的銀河系,可是到一個地方齊刷刷的就沒有了,他們叫宇宙牆,他就解釋不了這是為甚麼。為甚麼那邊就沒有了?其實就是被須彌山擋住了。因為這個山太大了,有多大呢?它的頂端在第二層宇宙的中心,超出了我們這個小宇宙,非常大。所以那麼大的一個山,人根本就不可能想像它,想要看到它的其它幾個部位,那人是不可能的。地球這麼一粒小圓球,你要看北京,在地球那邊,根本就看不了。它那麼大一個山,你根本就無法想像它有多大。他也講了在須彌山其它幾個部位又有其它的世界,這個我們也就不多講了。

Tu Di Sơn ấy xác thực là có thật32. Vậy sao người ta không nhìn thấy nó? Kính viễn vọng cũng không nhìn thấy nó? Là vì nó không phải cấu thành từ lạp tử tổ thành bởi tầng phân tử lớn nhất. Tôi bảo mọi người này, lạp tử cấu thành bởi phân tử, chưa nói đến những gì cấu thành bởi nguyên tử, ngay như tổ thành bởi phân tử thì vật chất tổ [hợp] thành bởi tầng lạp tử nếu nhỏ hơn lạp tử bề mặt nhất của chúng ta, thì con người đã không thấy được rồi. Mà núi Tu Di lại do nguyên tử tổ thành, vì thế con người hoàn toàn không thể thấy. Nhưng gần đây [những người] làm thiên văn và làm khoa học vũ trụ, có thể đã phát hiện một hiện tượng, họ phát hiện rằng trong vũ trụ dù có bao nhiêu thiên hà33 có thể nhìn thấy, thì đều [hễ] đến một nơi là chẳng có thiên hà nào. Bên này đều là thiên hà, có rất nhiều rất nhiều hệ ngân hà34, nhưng đến một nơi thì dù một cái cũng không thấy, họ gọi đó là tường vũ trụ, họ không giải thích được nó là tại sao. Tại sao bên kia không có gì? Kỳ thực chính là bị núi Tu Di che rồi. Do núi này lớn quá, nó lớn cỡ nào? Đỉnh của nó là ở trung tâm tầng vũ trụ thứ hai, vượt khỏi tiểu vũ trụ này chúng ta, to lớn phi thường. Cho nên một tòa núi lớn nhường ấy, con người hoàn toàn không thể tưởng tượng được nó, muốn nhìn tới mấy phần khác của nó, con người là không thể. [Nơi] quả cầu nhỏ Trái Đất này, chư vị muốn thấy Bắc Kinh, ở bên kia Trái Đất, thì hoàn toàn không thấy được. Nó là tòa núi lớn như vậy, chư vị hoàn toàn không cách nào tưởng tượng được nó to lớn ngần nào. Ông cũng giảng rằng ở một số phần khác của núi Tu Di lại có các thế giới khác, [về] điều này chúng tôi cũng không giảng thêm nữa.

那麼為甚麼有這樣一個山呢?我們就講這個須彌山。我告訴大家,其實這個須彌山就是阿彌陀佛和觀音菩薩、大勢至菩薩的一種形像的表現。也不能完全把他說成是形像,因為他們是佛是有人形的。他又可以聚之成形,散之成物,可是他卻是有形像的。他散之成物是因為他的變化。人看不見佛了就說佛沒有身體,他的身體是由原子構成的,你當然就看不見他的身體,你說他沒身體也就對了。那麼這個須彌山它既然是由原子構成的,我們人眼睛看不見它,可是從某種意義講它就代表了阿彌陀佛和觀音菩薩、大勢至菩薩,所以這個須彌山不是一座而是三座,同時它也是運動的。除了我們這個物質空間的這個物體好像是死的一樣,不動的一樣,任何一個空間的物體都是運動的。大家知道分子是運動的,原子是,一切都是運動的。那個電子圍繞原子核運轉,一切都是在運動的。物質是運動的。而那個須彌山,它有的時候成一條直線,有的時候成三角形,它是變化的。人們在不同角度上看到它的時候,在不同狀態下看到它的時候,就不一定看到它的真實面目。如果它排成一字形你就看到是一座山,有的修煉的人過去可以看的到,說法不一,就是因為他沒有看到它的具體狀態。那麼既然它是阿彌陀佛和觀音菩薩、大勢至菩薩的一種象徵,它起甚麼作用呢?其實大家說的極樂世界就在須彌山裏邊。可是這個山又不像我們人對現有物質的認識這種概念,須彌山以下都是水。時間有限,我就講這麼多。

Vậy tại sao có tòa núi như vậy? Chúng ta hãy nói về núi Tu Di. Tôi bảo mọi người hay, kỳ thực núi Tu Di ấy chính là một loại biểu hiện hình tượng của Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Cũng không thể hoàn toàn nói nó là một hình tượng, bởi vì họ là Phật nên có hình người. Ông lại có thể ‘tụ chi thành hình, tản chi thành vật’35, nhưng mà Ông lại là có hình tượng. Ông tản chi thành vật là bởi biến hóa của Ông. Con người không nhìn thấy Phật bèn nói rằng Phật không có thân thể; thân thể họ do nguyên tử cấu thành, chư vị đương nhiên không thể thấy thân thể họ, chư vị nói họ không có thân thể thì cũng đúng. Như vậy Tu Di Sơn này nó đã là do nguyên tử cấu thành, mắt người chúng ta không thể thấy nó, thế nhưng từ một ý nghĩa nào đó mà giảng nó đại biểu cho Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, cho nên trái núi Tu Di này không phải là một tòa mà là ba tòa, đồng thời nó cũng vận động. Ngoại trừ vật thể không gian vật chất này của chúng ta [xem ra] như là chết, hệt như là bất động, thì vật thể bất kỳ không gian nào cũng đều là vận động. Mọi người đều biết phân tử là vận động, nguyên tử cũng vậy, hết thảy đều là vận động. Điện tử vận chuyển quanh hạt nhân nguyên tử, hết thảy đều đang vận động. Vật chất là vận động. Mà núi Tu Di kia, có lúc nó thành một đường thẳng, có lúc thành hình tam giác, nó là biến hóa; khi người ta từ góc độ khác nhau nhìn được nó, trong trạng thái khác nhau nhìn được nó, [thì] đều không nhất định là nhìn được diện mục chân thực36 của nó. Nếu nó xếp thành một hàng thì chư vị sẽ thấy nó là một ngọn núi, có người tu luyện trong quá khứ có thể nhìn thấy, [nhưng] mô tả lại khác nhau, chính là vì họ không thấy được trạng thái cụ thể của nó. Vậy nó đã là một kiểu tượng trưng của Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, thì nó có tác dụng gì? Kỳ thực thế giới Cực Lạc mà mọi người thường nói chính là trong Tu Di Sơn. Thế nhưng núi này lại không như khái niệm mà con người nhận thức vật chất hiện hữu, bên dưới núi Tu Di đều là nước. Thời gian có hạn, tôi giảng bấy nhiêu thôi.

下面再講一講這個宇宙空間構成。這個宇宙有多大,用人的語言很難把它講出來。因為人的語言達不到,講出來你的腦子也容納不了,你也理解不了。它太龐大了,大的簡直就是不可思議,對神來說都是不可思議,所以沒有一個佛、道、神能夠說清楚宇宙有多大。我剛才講了,我們一般認識的宇宙,其實講的就是小宇宙範圍。我在上一次來美國的時候講過,說由二十七億多個銀河系這樣的星系,差不多這個數字,不到三十億吧,這麼一個範圍構成了一個宇宙。而這個宇宙是有外殼有邊緣的。那麼這就是我們通常所說的宇宙。可是要超出這個宇宙以外呢,在更遙遠的地方還有宇宙。在一定的範圍之內還有三千個這樣的宇宙。而這三千個宇宙在外邊是有外殼的,又構成了第二層宇宙。在第二層宇宙以外還有大約三千個這樣的第二層宇宙這麼大的宇宙,外邊有外殼,又構成了第三層宇宙。就像小粒子組成原子核,原子核組成原子,原子組成分子,就像微觀粒子組成更大粒子的系統中的狀態。我講的這個宇宙還是在這一個系統中的狀態。這個語言沒有形容的辦法,人類的語言沒有辦法表達清楚。在這一個狀態下是這樣一個狀態,可是它是很多很多系統,很多很多像無數的原子組成分子一樣多,是遍布宇宙一樣的。你說這個宇宙中到底有多少像我們這個小宇宙這麼大的宇宙,誰也說不清楚。我剛才講了第二層宇宙、第三層宇宙,講釋迦牟尼佛來自第六層宇宙,這只是在這一個體系中,在這樣一個體系中說的。就像小粒子組成大粒子,大粒子組成更大的粒子,這是在一個體系。可是它不只是這一個粒子體系呀,它是許許多多不同層次的粒子遍布天體的。

Tiếp theo tôi giảng về cấu thành không gian vũ trụ này. Vũ trụ này lớn ngần nào? Dùng ngôn ngữ con người rất khó giảng ra được. Vì ngôn ngữ con người không đạt đến được, giảng ra thì não chư vị cũng không dung nạp nổi, chư vị cũng không lý giải nổi. Nó quá khổng lồ rồi, lớn tới mức quả là không thể tưởng tượng được37, đối với Thần mà nói cũng không tưởng tượng nổi, cho nên không có vị Phật Đạo Thần nào có thể nói rõ vũ trụ to lớn nhường nào. Như tôi vừa giảng, vũ trụ mà chúng ta thường biết, kỳ thực chỉ là phạm vi tiểu vũ trụ. Lần trước tới Mỹ quốc tôi đã giảng, nói rằng nó do hơn 2,7 tỷ thiên hà giống như Ngân Hà cấu thành, con số không sai biệt lắm, cũng chưa đến 3 tỷ, một phạm vi như thế cấu thành một vũ trụ. Mà vũ trụ này là có vỏ ngoài38, có biên giới. Vậy đây chính là vũ trụ mà chúng ta vẫn thường nói đến. Nhưng nếu vượt ra ngoài vũ trụ này, ở nơi xa xôi hơn nữa lại có vũ trụ. Trong một phạm vi nhất định lại có 3.000 vũ trụ như thế. Mà bên ngoài 3.000 vũ trụ này là có cái vỏ, lại cấu thành nên vũ trụ tầng thứ hai. Bên ngoài vũ trụ tầng thứ hai còn có ước chừng 3.000 vũ trụ lớn như vũ trụ tầng thứ hai như thế, ở ngoài chúng có vỏ ngoài, lại cấu thành nên vũ trụ tầng thứ ba. Cũng giống lạp tử nhỏ tổ thành nên hạt nhân nguyên tử, hạt nhân nguyên tử tổ thành nguyên tử, nguyên tử tổ thành phân tử, chính như trạng thái trong hệ thống mà lạp tử vi quan tổ thành lạp tử lớn hơn. Vũ trụ mà tôi giảng đây vẫn chỉ là trạng thái trong một hệ thống này thôi. Ngôn ngữ này không cách nào hình dung, ngôn ngữ nhân loại không cách nào biểu đạt cho rõ được. Trong trạng thái này thì là trạng thái như vậy, nhưng có rất nhiều rất nhiều hệ thống, rất nhiều rất nhiều giống như vô số nguyên tử tổ thành nên phân tử vậy, cũng đồng dạng phân bố khắp39 vũ trụ. Chư vị nói xem trong vũ trụ này rốt cuộc có bao nhiêu tiểu vũ trụ lớn như của chúng ta? Ai cũng không thể nói rõ ràng. Tôi vừa mới giảng vũ trụ tầng thứ hai, vũ trụ tầng thứ ba, và nói rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đến từ vũ trụ tầng thứ sáu, đây chỉ là trong một thể hệ40 này thôi, trong một thể hệ thế này mà nói. Giống như lạp tử nhỏ tổ thành lạp tử lớn, lạp tử lớn tổ thành lạp tử lớn hơn, đó là ở cùng một thể hệ. Nhưng nó không chỉ là một thể hệ lạp tử ấy, nó là rất nhiều rất nhiều các tầng lạp tử khác nhau phân bố khắp thiên thể.

這個宇宙非常的複雜,我在瑞典辦學習班時講的就具體一些。我講到八十一層宇宙,其實何止八十一層,人類的數字是計算不了的。因為人的數字最大的就是兆,用佛計算的數字最大是劫,它一劫就是相當於二十億年,二十億年構成一個劫。用劫都計算不了這個宇宙有多少層,不是多少層天,而是多少層宇宙,就這麼龐大。說到人那太渺小了。我上次講過我說地球也只不過是一粒塵埃而已,而且是微不足道的。那麼在這樣一個範圍之內卻有數不清的非常複雜的空間結構。這個空間結構是個甚麼形狀呢?我上次也談過了。我們人類生活在哪層空間呢?生活在分子最大的一層粒子所組成的表面物質中,生活在分子和星球之間。星球也是個粒子啊,在龐大的宇宙之中它也是微不足道的一粒塵埃嘛,銀河系也是微不足道的一粒塵埃而已。這個宇宙,我剛才講的小宇宙也是微不足道的一粒塵埃而已。我們人類的眼睛看到的最大的粒子就是星球,而人類看到的最小的粒子,就是分子,我們人就生存在分子和星球之間的這個粒子中間,就在這個空間當中。你覺的它很廣闊,其實換一個角度上講,它卻非常的狹小。

Vũ trụ này vô cùng phức tạp. Khi mở lớp tại Thụy Điển tôi đã giảng cụ thể hơn một chút. Tôi nói về 81 tầng vũ trụ, kỳ thực đâu chỉ 81 tầng, con số41 của nhân loại không tính đếm được. Vì con số lớn nhất của con người chính là ‘triệu triệu’, dùng con số mà Phật tính đếm thì lớn nhất là ‘kiếp’, một kiếp là tương đương với hai tỷ năm, hai tỷ năm cấu thành một kiếp. Dùng ‘kiếp’ cũng không tính đếm được vũ trụ này có bao nhiêu tầng; không phải [nói về] bao nhiêu tầng trời, mà là bao nhiêu tầng vũ trụ, khổng lồ như thế. Nói đến con người thì quá nhỏ bé. Lần trước tôi giảng rằng Trái Đất chẳng qua chỉ là một hạt bụi mà thôi, hơn nữa là nhỏ không đáng kể. Vậy trong một phạm vi như thế mà đã có nhiều không đếm được các kết cấu không gian vô cùng phức tạp. Kết cấu không gian đó là hình dạng42 gì? Lần trước tôi cũng từng giảng. Hỏi nhân loại chúng ta sinh sống ở tầng không gian nào? Sống trong vật chất bề mặt tổ thành bởi tầng lạp tử từ phân tử lớn nhất, sống giữa phân tử và tinh cầu. Tinh cầu cũng là lạp tử, trong vũ trụ khổng lồ nó cũng là một hạt bụi nhỏ bé không đáng nói, hệ Ngân Hà cũng là một hạt bụi nhỏ bé không đáng kể mà thôi. Vũ trụ này, [tức] tiểu vũ trụ mà tôi vừa giảng cũng là một hạt bụi nhỏ bé không đáng kể mà thôi. Con mắt nhân loại chúng ta nhìn được lạp tử lớn nhất chính là tinh cầu, mà lạp tử nhỏ nhất mà nhân loại nhìn được, chính là phân tử, vậy con người chúng ta sinh tồn ở giữa lạp tử từ phân tử và tinh cầu, ngay trong không gian này. Chư vị cảm thấy nó rất rộng lớn, kỳ thực đổi giác độ mà nói thì nó vô cùng nhỏ hẹp.

我再換一個角度講。原子和分子之間的空間,是不是一層空間呢?好像不太好理解。我告訴你現在科學家知道從原子到分子之間的距離是由二十萬個原子排列起來才能達到分子這樣一個距離。可是物體越小的時候,就是粒子越小它的整體的體積越大,因為它是一個層次面而不是孤立的一個點。那麼這個分子就非常的大,而物質顆粒、粒子越大的它的空間體積就越小,它整體空間體積越小,你要進入那個空間中去你會發現它是更廣闊的空間。當然你得符合那個狀態你才能進入那個空間,你用人的思維、人的概念、人對現有物質世界認識的這種方法去認識它,你怎麼也想不通,你也進不去的。人類說自己的科學怎麼發達呀怎麼發達,很可憐!它根本就沒有突破分子這一層空間,看不到另外空間,人還在沾沾自喜。別說看到由原子構成的那個空間,我告訴大家,這是一個大的空間體系的劃分,原子和原子核之間是空間;原子核和夸克之間是空間;夸克和中微子之間還是空間。到這個物質的最本源有多少層,用人類的數字、用佛講的劫的數字也計算不了。

Tôi lại thay đổi góc độ mà giảng. Không gian giữa nguyên tử và phân tử, phải chăng là một tầng không gian? Dường như không dễ lý giải. Tôi bảo chư vị rằng các nhà khoa học hiện nay đã biết khoảng cách từ nguyên tử đến phân tử là vào khoảng 20 vạn nguyên tử xếp thành mới có thể đạt đến khoảng cách đó. Nhưng khi vật thể càng nhỏ, chính là lạp tử càng nhỏ thì thể tích chỉnh thể của nó càng lớn, vì nó là một tầng diện chứ không phải là một điểm cô lập. Như vậy phân tử kia chính là vô cùng lớn, mà hạt vật chất, lạp tử càng lớn thì thể tích không gian của nó lại càng nhỏ, thể tích không gian chỉnh thể của nó càng nhỏ; chư vị nếu tiến nhập vào không gian đó chư vị sẽ phát hiện nó là không gian rộng lớn hơn. Đương nhiên chư vị phải phù hợp trạng thái đó thì chư vị mới có thể tiến nhập được vào không gian ấy; chư vị dùng tư duy con người, quan niệm con người, [dùng] phương pháp con người nhận thức thế giới hiện hữu để nhận thức nó, thì chư vị thế nào cũng nghĩ không thông, chư vị cũng không tiến vào được. Nhân loại cho rằng khoa học của mình phát triển thế này phát triển thế kia; thật đáng thương! Nó hoàn toàn không hề đột phá tầng không gian phân tử này, không thấy được không gian khác; con người còn đang dương dương tự đắc. Đừng nói là nhìn thấy không gian do nguyên tử cấu thành, tôi bảo mọi người này, đây là phân hoạch lớn [các] thể hệ không gian: giữa nguyên tử và hạt nhân nguyên tử là không gian; giữa hạt nhân nguyên tử và quark là không gian; giữa quark và neutrino cũng là không gian. Mãi đến tận vật chất bản nguyên43 nhất hỏi có bao nhiêu tầng, dùng con số của nhân loại, [hoặc] dùng con số mà Phật giảng là ‘kiếp’ cũng không tính đếm được.

人類要想真正的認識物質,那只能是在人現有的這個人的知識之內去理解。人永遠都不會知道這個宇宙的物質的最基礎的東西是甚麼,永遠也探測不到,所以這個宇宙永遠對人都是迷。當然了也不是說高級生命永遠不知道、常人沒辦法知道這個宇宙,修煉者有辦法——你只有修煉。通過人類的技術手段要想達到佛的境界那麼大本事,能夠看透那麼多層空間宇宙,人類永遠都達不到。因為人有七情六慾各種執著心存在,要真的達到佛的境界,那就是星球大戰、宇宙大戰。可是神不會讓人類這樣的,所以人類的科學達到一定成度的時候對人類來說一定是危險的,因為人類的道德不會達到那麼高,所以人類的文明就會被毀掉。這不是不公平,是人自己不行,是人的道德跟不上。但反過來講,人要道德跟上就是神了,也不用人的手段去探測了,睜開眼睛一瞅都看到了。這個宇宙就是這樣的,你想知道它你得超出這個境界。

Nhân loại dù muốn thực sự hiểu được vật chất, thì cũng chỉ lý giải nội trong tri thức cá nhân mà con người đang có. Con người vĩnh viễn không biết được thứ cơ sở nhất của vật chất vũ trụ này là gì, vĩnh viễn không thăm dò được, cho nên vũ trụ này đối với con người vĩnh viễn là ‘mê’. đương nhiên không phải là nói sinh mệnh cao cấp vĩnh viễn không biết, [tuy] người thường không có biện pháp biết được vũ trụ này, [nhưng] người tu luyện thì có biện pháp: chư vị chỉ có tu luyện [mới được]. Thông qua thủ đoạn kỹ thuật mà muốn đạt cảnh giới Phật với bản sự44 lớn nhường ấy, có thể nhìn thấu bao nhiêu tầng không gian vũ trụ như vậy, nhân loại vĩnh viễn sẽ không đạt được. Vì con người có thất tình lục dục các loại tâm chấp trước, nếu thật sự đạt tới cảnh giới Phật, thì sẽ là đại chiến tinh cầu, đại chiến vũ trụ. Nhưng chư Thần sẽ không để nhân loại như vậy, cho nên khi khoa học nhân loại đạt tới một trình độ nhất định thì đối với nhân loại mà nói sẽ nhất định là nguy hiểm, vì đạo đức nhân loại sẽ không đạt tới cao như vậy, do đó văn minh của nhân loại sẽ bị hủy mất. Đây không phải là không công bằng, mà vì tự con người không đạt, là đạo đức con người không lên theo kịp. Nhưng xoay lại mà giảng, con người nếu có đạo đức theo kịp thì là Thần rồi, cũng không cần dùng thủ đoạn của con người để thăm dò; mở mắt nhìn một cái là thấy. Vũ trụ này chính là như thế, chư vị muốn biết Nó thì chư vị phải vượt qua cảnh giới này.

我剛才講的是不同的大的粒子構成的世界。其實何止這些呢,就在我們分子這個現有的空間當中,還有許許多多空間呢,人都看不到。我剛才講了,由分子組成的最大一層顆粒,就是我們人最表面構成的物質,鋼、鐵、木頭、人的身體、塑料、石頭、土,甚至於紙,等等等等。人類所看到的這些東西,是由最大一層分子組成的最大一層粒子構成的,能夠看的到。如果分子組成的稍微小於最大一層粒子的那層空間粒子的時候,你就看不到了。那麼這個分子又能組成了更小一層粒子空間,這個分子它組成的最小粒子到表面這個最大粒子之間哪,有很多很多層的空間存在,也就是說由不同的分子組成的大小粒子的存在,構成了這個非常複雜的不同的分子空間。人們不相信說這個人他一下怎麼就沒了,突然間從另外一個地方出現了。如果他的身體雖然都是由分子構成的,但它的顆粒非常細膩的話(通過修煉可以達到),他就可以穿越這個空間。他一下子就沒了,你看不見他;他一下在那兒又出來了,很簡單的。

Tôi vừa giảng là các thế giới cấu thành từ các lạp tử lớn [nhỏ] khác nhau. Kỳ thực đâu chỉ như thế, ngay tại không gian phân tử hiện hữu này chúng ta, còn rất nhiều rất nhiều không gian, [mà] con người đều không thấy. Tôi vừa giảng đó, tầng lạp tử lớn nhất do phân tử tổ thành, tức là vật chất cấu thành ở bề mặt nhất của chúng ta, [như] thép, sắt, gỗ, thân thể người, nhựa, đá, đất, thậm chí cả giấy, v.v. v.v. Những thứ mà nhân loại thấy được này, là một tầng lạp tử lớn nhất tổ thành bởi tầng phân tử lớn nhất cấu thành nên, có thể thấy được. Nếu như là tầng không gian lạp tử [cũng] do phân tử tổ thành một tầng lạp tử [nhưng] hơi nhỏ hơn tầng lạp tử lớn nhất, [thì] chư vị cũng không nhìn thấy. Như vậy phân tử ấy cũng có thể tổ thành một tầng không gian lạp tử nhỏ hơn, giữa lạp tử nhỏ nhất do phân tử tổ thành cho đến lạp tử lớn nhất ở bề mặt, là có rất nhiều rất nhiều tầng không gian tồn tại, tức là sự tồn tại [các loại] lạp tử lớn nhỏ [khác nhau] do phân tử khác nhau tổ thành, là cấu thành nên những không gian phân tử khác nhau vô cùng phức tạp. Người ta không tin khi nghe nói rằng có người sao mà lập tức biến mất, rồi đột nhiên xuất hiện ở một nơi khác. Nếu thân thể người đó tuy đều do phân tử cấu thành, nhưng các hạt của nó lại vô cùng tinh tế (có thể đạt được thông qua tu luyện), thì người đó có thể xuyên qua không gian này. Họ lập tức biến mất, chư vị nhìn không thấy họ nữa; thoáng chốc lại xuất hiện ở đằng kia, rất là đơn giản.

剛才講了這個空間的結構,比上次講的更詳細一些,太多了不能給人講,人不能夠知道那麼多。我講的這些,人也不可能都把它探測到。人類現在的科學實質上是站在一個錯誤的基點上發展起來的,對宇宙、對人類、對生命的認識都是錯的,所以在修煉界我們修煉的人根本就不承認現在的科學,認為它是一個錯誤。當然常人都是這樣學過來的,分成這麼多學科,大家都在各個學科中有所成就。但是它的基點是錯誤的,所以你們人類認識的永遠是相當偏離真相的一種認識。

Tôi vừa giảng kết cấu không gian này, tỷ mỉ hơn một chút so với lần giảng trước, không thể giảng [thêm] nhiều quá cho con người, con người không thể biết nhiều như vậy. Những điều tôi giảng, con người cũng không có khả năng thăm dò tới đó. Khoa học nhân loại hiện nay về thực chất là đứng trên một cơ sở sai lầm mà phát triển lên, nhận thức về vũ trụ, về nhân loại và về sinh mệnh đều sai, cho nên trong giới tu luyện những người tu luyện chúng ta hoàn toàn không thừa nhận khoa học hiện nay, coi nó là một sai lầm. Đương nhiên người thường đều học thế này, chia làm nhiều môn khoa học như thế, người ta đều có chỗ thành tựu trong các môn khoa học. Nhưng cơ điểm của nó là sai lầm, do đó những gì nhân loại các vị nhận thức được vĩnh viễn là một loại nhận thức khá xa chân tướng.

人類對科學的認識永遠都是在摸索。盲人摸象,這個科學現在就是這樣。它摸到了象的大腿,或者是鼻子,它說科學是這樣。其實它看不到整個真相。我剛才為甚麼這麼說呢?人類現在認為人的發展是進化來的,可是進化論是根本不存在的。我們在修煉界覺的人在糟蹋自己,我們看著人把自己和猴子連繫起來都覺的很可笑的。人根本就不是進化來的。達爾文拿出他的進化論的時候漏洞百出,最大的一個缺陷就是從猿進化到人、從古生物進化到近代生物,中間的過程都沒有。不只是人,生物、動物都沒有。這怎麼解釋呢?其實不同歷史時期,人有不同的生存狀態。也就是說他的生活環境,都是適應當時的人所產生的。

Nhân loại về nhận thức khoa học vĩnh viễn đều đang mò mẫm. Người mù sờ voi, hiện nay khoa học này chính là vậy. Họ mò tới chân voi, hoặc cái vòi, thì họ nói khoa học là thế. Thật ra là họ không thấy chân tướng hoàn chỉnh. Tại sao tại sao tôi vừa nói vậy? [Ví dụ] nhân loại bây giờ cho rằng sự phát triển của con người là thông qua tiến hóa, nhưng thuyết tiến hóa45 căn bản không tồn tại. Trong giới tu luyện chúng tôi cảm thấy con người đang tự chà đạp mình, chúng tôi thấy con người liên hệ tự thân với khỉ mà cảm thấy buồn cười quá. Con người hoàn toàn không do tiến hóa mà thành. Darwin khi đưa ra thuyết tiến hóa của mình thì sơ hở trăm bề, một chỗ khuyết lớn nhất chính là từ vượn tiến hóa thành người, từ sinh vật cổ tiến hóa đến sinh vật cận đại, không hề có quá trình trung gian. Không chỉ con người, [mà] sinh vật, động vật cũng không có. Lý giải việc này thế nào? Kỳ thực thời kỳ lịch sử khác nhau, con người có trạng thái sinh tồn khác nhau. Cũng là nói hoàn cảnh sinh sống của họ, đều là [để] thích ứng với nơi con người sinh ra bấy giờ.

講到這個問題,我再說說現在人的觀念。由於道德敗壞,許多觀念都發生了一些變化,過去有許多預言家也講過,到一定時候,人打扮的像妖精一樣。你說那個頭髮染成紅色的,中間就留那麼一綹,兩邊都剃光了。到了一定時期,人不如狗。有許多人把狗當作兒子、孩子,餵它奶,穿的衣服都是高級的,名牌,推著車子,把它叫作兒子。街上有許多要飯的,我也碰到過這樣的人,這在美國也有啊,伸出手來,「請給我一個Quarter」,他真不如那個狗。可是我告訴大家,這個地球要沒有人,甚麼都沒有。正因為有了人,這個地球中才會有萬事萬物。一切動物、生物、植物,都是為人而生,為人而滅,為人而成的,為人而用的。沒有人,甚麼都沒有,六道輪迴轉生也都是為了人。地上的一切都是為了人而造就的。現在這些觀念都在發生反的變化。動物和人平等怎麼行?!現在動物附人體當人的主,天不容啊!這怎麼能行呢?人是最偉大的,可以修成神、修成佛的,而且人的來源都是高層次來的。而這些生物,很多都是屬於在這造就的,在地球上造就的。順便說這個問題。

Giảng tới vấn đề này, tôi lại nói một chút về quan niệm con người hiện nay. Do đạo đức bại hoại, rất nhiều quan niệm đều đã phát sinh biến đổi, quá khứ có nhiều nhà tiên tri cũng từng giảng, rằng đến một thời nhất định, người ta trang phục như yêu tinh. Chư vị xem tóc nhuộm màu đỏ, ở giữa lưu lại một đám, hai bên đều cạo sạch. Rằng đến thời nhất định, người không bằng chó. [Hãy xem] có rất nhiều người coi chó như con, cho nó sữa, mặc quần áo toàn đồ cao cấp, hàng hiệu, đẩy bằng xe, gọi nó là con. Trên đường có rất nhiều ăn xin, tôi cũng từng gặp người như thế, ở nước Mỹ đây cũng có, [họ] đưa tay ra “xin cho tôi một quarter”46, họ quả thực không bằng chó. Nhưng tôi bảo mọi người hay, Trái Đất này nếu không có con người, thì cái gì cũng không có. Chính vì có người rồi, nên Trái Đất mới có vạn sự vạn vật. Hết thảy động vật, sinh vật, thực vật đều vì người mà sinh, vì người mà diệt, vì người mà thành, vì người mà dùng. Không có người, thì không có gì hết; ngay cả lục đạo luân hồi chuyển sinh ấy cũng là vì con người. Trên mặt đất hết thảy mọi thứ đều vì con người mà tạo nên. Bây giờ những quan niệm này đều đang phát sinh biến đổi đảo lại. Động vật bình đẳng với người làm sao được?! Hiện nay động vật phụ [bám] lên thân thể người làm chủ [họ], Trời không dung đâu! Điều đó sao thể được? Con người là vĩ đại nhất, có thể tu thành Thần, tu thành Phật, hơn nữa người ta đều có nguồn gốc từ cao tầng đến. Còn sinh vật kia, rất nhiều đều thuộc về [những gì] được tạo ra ở đây, tạo ra trên Trái Đất. Thuận tiện nên nói ra vấn đề này.

我剛才講的進化論,我們看它是不存在的。人類是在漫長的歷史歲月中,經過多次不同時期的文明。每次人類道德敗壞了,它的文明就被毀掉了,最後剩下極少數的人活下來,繼承一點史前的文化,經過了又一個石器時代發展過來的。石器時代也不是一個時期,有過多次石器時代。現在科學家發現一些問題,很多考古發現的東西都不是一個時期的。可是用進化論的思想硬往裏套,在現實面前他解釋不了。我們發現,人在這個地球上,不同歷史時期的人,留下來不同時期的文明。古埃及的金字塔,現代人都說是埃及人造的。它跟現在的埃及人根本就沒有關係。就是人、民族對自己的歷史認識都是錯的。金字塔與埃及人根本就沒有關係。在史前那麼一次文明當中造的,後來在一次大陸變更中那個金字塔沉到水裏邊去了。在第二次文明將要出現造就新大陸的時候,它又從水底升上來了。那批人早就不存在了,後來又有了現在的埃及人。埃及人發現了這種金字塔的功能之後,又造出了一些小的這樣的金字塔。發現它裏邊放上棺材挺好,他就把它放上棺材。有新造的,有老的。弄的現在人他也無法弄清到底是甚麼時期的了,歷史都被搞亂了。

Tôi vừa nói về thuyết tiến hóa, chúng tôi coi nó không tồn tại. Nhân loại là qua tháng năm lịch sử đằng đẵng, từng qua văn minh rất nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi lần đạo đức nhân loại bại hoại rồi, thì văn minh của nó bị hủy đi, cuối cùng còn lại cực ít người sống sót, kế thừa một chút văn hóa tiền sử, lại qua một thời đại đồ đá mà phát triển lên. Thời đại đồ đá cũng không [chỉ] một thời kỳ. Từng có rất nhiều lần thời đại đồ đá. Hiện nay các nhà khoa học phát hiện một số vấn đề, rất nhiều thứ khảo cổ phát hiện đều không cùng một thời kỳ. Nhưng lấy tư duy thuyết tiến hóa cưỡng ép vào đó, thì với hiện thực trước mặt họ không giải thích nổi. Chúng tôi phát hiện rằng, người trên Trái Đất này, người các thời kỳ lịch sử khác nhau, lưu lại văn minh các thời kỳ khác nhau. Kim tự tháp của Ai Cập cổ, người hiện đại đều nói là người Ai Cập tạo ra. [Kỳ thực] nó với người Ai Cập hiện nay hoàn toàn không có quan hệ. Ngay cả người, [hay] dân tộc nhận thức về lịch sử chính mình đều sai. Kim tự tháp và người Ai Cập hoàn toàn không có quan hệ. [Nó] được tạo ra trong một lần văn minh tiền sử, sau này tại một lần biến đổi đại lục, kim tự tháp kia chìm xuống dưới nước. Lần văn minh kế tiếp sắp xuất hiện và đại lục mới được tạo ra thì khi đó, nó lại từ đáy biển nổi lên. Lô người kia đã sớm không tồn tại nữa, về sau lại có người Ai Cập hiện nay. Người Ai Cập sau khi phát hiện ra công dụng của loại kim tự tháp này, [họ] lại tạo ra một số kim tự tháp nhỏ [hơn] cùng dạng. Phát hiện rằng đặt quan tài trong nó thì rất tốt, họ bèn đem quan tài đặt vào. [Kim tự tháp] có cái mới tạo, có cái là cũ. Khiến cho người hiện nay không cách nào biết rõ rốt cuộc là từ thời kỳ nào, lịch sử đều bị làm loạn rồi.

瑪雅人的文化,很多人都說與現在的墨西哥人有關係。其實跟墨西哥人根本就沒有關係,他們只是西班牙和土著人的混血兒。而瑪雅文化是在上一個歷史文明時期的,那個人類已經在墨西哥毀滅了,只有少數人逃離了。但是這個瑪雅文化與蒙古人有直接關係。這些詳細就不講了。人類不知道他的歷史淵源,白人也是一樣。在上一次大洪水當中,上一次人類文明被毀滅的時候是大洪水。地球上海拔兩千米以下的高山都被淹掉了,只有住在兩千米以上的人活下來了。諾亞方舟的事情是真的。這次大洪水西方文化完全被毀滅了。東方文化也處於毀滅,可是住在喜瑪拉雅山和崑崙山一帶的那個山上的人,就像農村人倖免,住在崑崙山裏的中國人活下來了。因為那個時候,東方文化很發達,所以就繼承了過去的河圖、洛書、易經、太極、八卦等等。人們說那是後人誰誰造出來的,那都是他把它又改動了從新拿出來了,根本就不是他造的,都是史前文化。那麼中國雖然留下了這些東西,它在歷史的發展當中,還不止這些,在古代的時候留下的東西更多,流傳中越來越少了。那麼它就是一個內涵很深的、歷史很淵源的這麼一個民族,就是中國。而白人的文化全部被那場大洪水淹掉之後,甚麼都沒有了。當時在歐洲大陸的邊緣上還有一塊大陸,也沉下去了。那是他最發達的地方沉下去了。所以白人是從一個甚麼都沒有的、任何文明都沒有的一個狀態下從新發展起來的,就是他現在的這個科學。

Văn hóa người Maya, rất nhiều người đều nói có quan hệ với người Mexico hiện nay. Thực ra hoàn toàn không quan hệ với người Mexico, họ chỉ là người lai giữa người Tây Ban Nha và thổ dân. Còn văn hóa Maya là của thời kỳ văn minh lịch sử trước đó, loại người đó đã bị hủy diệt ở Mexico rồi, chỉ có một ít người thoát được. Nhưng văn hóa Maya này có quan hệ trực tiếp với người Mông Cổ. Những chi tiết thì [tôi] không giảng nữa. Nhân loại không biết nguồn gốc lịch sử của mình, người da trắng cũng vậy. Tại đại hồng thủy lần trước, khi văn minh nhân loại lần trước bị hủy diệt là đại hồng thủy. Trên Trái Đất, núi so với mực nước biển cao từ 2.000 mét trở xuống đều bị ngập hết, chỉ có người ở trên 2.000 mét còn sống. Chuyện thuyền Noah là thật. Đại hồng thủy lần ấy văn hóa phương Tây bị hủy diệt hoàn toàn. Văn hóa phương Đông cũng lọt vào hủy diệt, nhưng người miền núi ở núi Himalaya và núi Côn Luân, tựa nông dân ấy đã may mắn tránh thoát; người Trung Quốc sống ở núi Côn Luân đã sống sót. Vì lúc đó, văn hóa phương Đông rất phát triển, nên đã kế thừa được Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, Thái Cực, Bát Quái v.v. Người ta nói ấy là ai đó hậu nhân tạo ra, [kỳ thực] đó đều là họ sửa đổi chúng và đưa ra một lần mới, hoàn toàn không do họ tạo ra, [chúng] đều thuộc văn hóa tiền sử. Thế là Trung Quốc tuy lưu được những thứ này, chúng trong phát triển của lịch sử, mà không chỉ có ngần ấy, những gì được lưu lại thời cổ đại còn nhiều nữa, khi lưu truyền [chúng] càng ngày càng ít. Vậy nó chính là một dân tộc có nội hàm rất sâu, với lịch sử rất uyên nguyên, chính là Trung Quốc. Còn văn hóa người da trắng sau khi toàn bộ bị trận đại hồng thủy kia tràn ngập, thì không còn gì cả. Thời ấy ở rìa đại lục Châu Âu còn một khối đại lục nữa, cũng bị chìm xuống. Đó là nơi phát triển nhất của họ cũng bị chìm xuống. Cho nên người da trắng là từ trạng thái không còn gì, bất kỳ văn minh nào cũng không còn, mà phát triển từ đầu, chính là khoa học hiện nay của họ.

中國的古老的科學和這個西方實證科學是不一樣的。有許多考古學家也跟我探討過這些問題,我都給他們講了,他們也覺的是這個問題,因為他們有許多困惑的問題解釋不了。我剛才講人類對宇宙的認識,根本就不可能認識到更多的。現在有許多科學家,他研究的基點就是錯的,尤其是他在這一個領域當中有一點成績了,他就放不下了,他對他所認識的下了定義,下了一個框框。我們在座的有許多留學生、博士、碩士,思想是開放的,你們會發現:他們的定義在他這個境界範圍之內它是對的,可是你一旦超出他的認識、超出他的境界的時候發現它又是錯的了,它是束縛人的。真正有造就的科學家他是敢於突破這些框框的。包括愛因斯坦,在他認識的這個境界講的是對的,超出這個境界發現愛因斯坦講的是錯的,是不是這個道理?因為人昇華上去的時候,你的思維狀態越接近高層真理的時候,越接近高層的時候,發現低層的認識就是錯的,就是這樣。

Khoa học cổ xưa của Trung Quốc và khoa học thực chứng của phương Tây là khác nhau. Có nhiều nhà khảo cổ thảo luận những vấn đề này với tôi, [và] tôi đều nói cho họ, họ cũng cảm thấy là vấn đề này, vì họ có rất nhiều câu hỏi khó mà không giải thích được. Tôi vừa giảng nhận thức của nhân loại về vũ trụ, căn bản không thể nhận thức thêm nữa. Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học, [mà] cơ điểm nghiên cứu của họ sai rồi, nhất là họ có chút thành tích ở một lĩnh vực nào đó, họ bèn không buông bỏ được nữa, với những nhận thức của mình họ đặt định nghĩa, đặt ra một cái khung. Chúng ta ngồi đây có rất nhiều lưu học sinh, tiến sỹ, thạc sỹ, tư tưởng là cởi mở, chư vị sẽ phát hiện: Định nghĩa của họ ở trong phạm vi cảnh giới của họ thì nó là đúng, nhưng một khi chư vị vượt khỏi nhận thức của họ, vượt khỏi cảnh giới của họ thì phát hiện rằng nó lại là sai, nó là trói buộc người ta. Nhà khoa học thật sự có thành tựu là có can đảm đột phá những cái khung này. Kể cả Einstein, trong cảnh giới nhận thức của ông ta mà nói thì là đúng, vượt khỏi cảnh giới đó thì sẽ phát hiện điều Einstein nói là sai, có phải là đạo lý này không? Vì khi người ta thăng hoa lên, khi trạng thái tư duy chư vị càng tiếp cận chân lý cao tầng, càng tiếp cận cao tầng, thì phát hiện rằng nhận thức ở tầng thấp là sai, chính là như vậy.

人類對物質的認識它不是錯的嗎?人就站在現有的最大一層分子粒子構成的表面物質和星球之間的空間當中,他就搞不清楚了,就在這裏邊,他發展來發展去的,這就是絕對的科學了,這就是物質的唯一的認識了,這就是最先進的東西了。那只是在這龐大的複雜的宇宙空間當中那麼一個小小小小的微粒中認識物質世界,而且還侷限在一個小空間裏。我剛才講的那個星球的結構那還是一個系統呢,你在一個小小系統、一粒塵埃的系統當中,在無數億個那個空間當中認識那麼一點空間,就是一個小小空間中認識的東西,你說它是對的嗎?所以人類的科學它的發展它的認識,開始基點就是不對的。人類的起源、生命講起來就更複雜,不講了。因為再講多了就講生命的起源了,太複雜了,而且講多了講高了人就不相信了。因為人畢竟是人的思想。我在這兒講,神聽了他相信,因為他是神的思想。他在他那個境界中看到了,他的思維方法和人的是截然不同。

Nhận thức của nhân loại về vật chất chẳng phải sai sao? Con người đứng tại không gian giữa vật chất hiện hữu bề mặt cấu thành bởi tầng lạp tử từ phân tử lớn nhất và tinh cầu, người ta đã không nắm rõ rồi; ngay tại chỗ này, họ phát triển tới phát triển lui, [cho rằng] đây chính là khoa học tuyệt đối rồi, đây chính là nhận thức duy nhất về vật chất rồi, đây chính là những gì tiên tiến nhất rồi. Đó chỉ là tại một vi lạp nhỏ xíu xíu xíu xíu trong không gian vũ trụ mênh mông phức tạp mà nhận thức thế giới vật chất, hơn nữa còn hạn cuộc trong một không gian nhỏ bé. Kết cấu tinh cầu mà tôi vừa giảng kia chỉ là một hệ thống thôi; chư vị đang trong một hệ thống nhỏ bé lắm, hệ thống một hạt bụi, nhận thức [hiểu biết] một chút không gian trong vô số hàng tỷ không gian, tức là nhận thức trong một không gian nhỏ xíu xíu, chư vị nói xem đúng vậy không? Do đó phát triển và hiểu biết của khoa học nhân loại, [có] cơ điểm ban đầu đã sai rồi. Nguồn gốc của nhân loại, sinh mệnh mà giảng ra thì còn phức tạp nữa; thôi không giảng nữa. Vì giảng thêm nữa sẽ nói tới nguồn gốc sinh mệnh, quá phức tạp rồi, ngoài ra giảng nhiều giảng cao thì người ta sẽ không tin. Vì con người rốt cuộc là tư tưởng con người. Tôi giảng ở đây, Thần nghe rồi họ sẽ tin, vì họ là tư tưởng của Thần. Họ ở cảnh giới đó họ nhìn thấy được, phương pháp tư duy của họ khác hẳn với của con người.

我剛才這樣講清楚嗎?我問問大家,我這樣講,大家聽明白聽不明白?(鼓掌)我經常講一句話,昨天還一再強調這個問題,就是緣份。我們很多人總想把這個大法介紹給更多的人。有的人你一介紹給他,他馬上就覺的很好,而且他要主動學,這可能就是有緣。有的人你介紹給他,包括自己的親人,他也不想聽,他也不相信,你怎麼說他都不相信。我告訴大家,他可能是沒有緣。當然了這種狀態不是由緣一種形式構成的,還有的人可能是因為他的悟性不行,或者是業力大造成的。

Vừa rồi tôi giảng như vậy có rõ ràng không? Tôi thử hỏi mọi người, tôi giảng như vậy, mọi người nghe hiểu hay không? (vỗ tay) Tôi thường nói một câu, hôm qua còn nhấn mạnh lần nữa vấn đề này, chính là ‘duyên phận’. Rất nhiều người chúng ta luôn muốn đem Đại Pháp giới thiệu cho nhiều người hơn nữa. Có người [khi] chư vị vừa giới thiệu cho họ, họ lập tức cảm thấy rất tốt, hơn nữa họ chủ động học, vậy hẳn là có duyên. Có người [khi] chư vị giới thiệu cho họ, kể cả người thân của mình, [thì] họ cũng không muốn nghe, họ cũng không tin, chư vị nói thế nào họ cũng không tin. Tôi cho mọi người biết, họ có thể là không có duyên. Đương nhiên loại trạng thái đó không phải do mỗi hình thức ‘duyên’ tạo thành; còn có người có thể do ngộ tính họ kém, hoặc do nghiệp lực lớn tạo thành.

我今天就單講這個緣。甚麼是緣?過去我也解釋過這個問題。修煉界一再強調這個緣份緣份,這個緣怎麼構成的?其實我告訴大家,我們在修煉界講的緣,那就不能夠在一個短的歷史時期說的清。它要超越人的一生,甚至於幾生,甚至於更長時間。這緣份它是不斷的。為甚麼不斷呢?因為剛才我講了還業的問題,說到怎麼看人的生命,看一個生命要看他的生命整體,卻不能看他的一生。就像你睡覺一樣,今天和昨天你不承認昨天是你啦,那不行!所以他的緣要牽扯到很長時間。好東西可以繼承,壞東西也可以繼承。那麼也就是說,人與人之間的因緣關係這個東西也不斷。一般人講的緣哪,大多數是講的這個親緣,也就是講夫妻之緣。這個講的比較多。其實這個夫妻之緣我過去講過,這常人中的事情,因為講緣嘛我談到它。它怎麼促成的呢?往往大多數都是這樣的:這個人前一世對那個人有恩,那個人無以為報,前一世也許官很小、也許很窮。他受他的恩惠很大,他就心裏想著報答,那麼也可能促成夫妻之緣。那麼也有的人前一世愛慕他,或者倆個人都愛慕,可是沒有那個緣不能夠成為一家,那麼就能促成來世的夫妻之緣。因為人的願望很主要,你想要甚麼,你想幹甚麼,你說我想修佛,那麼佛可能就會幫你。為甚麼呢?這一念太珍貴了,這麼苦的環境下你想修佛。那麼人想要當魔也阻擋不了,他就一味的幹壞事你怎麼阻擋?你說他也不聽,就幹。所以人的這個願望是很主要的。

Hôm nay tôi sẽ giảng riêng về ‘duyên’. Duyên là gì? Trước kia tôi cũng giải thích vấn đề này. Giới tu luyện cứ luôn nhấn mạnh duyên phận duyên phận; hỏi ‘duyên’ này cấu thành thế nào? Kỳ thực tôi bảo mọi người này, ‘duyên’ mà chúng tôi giảng trong giới tu luyện, là không thể nói cho rõ trong một thời kỳ lịch sử ngắn. Nó siêu việt một đời người, thậm chí mấy đời, và thậm chí thời gian lâu hơn nữa. Duyên phận là không dứt. Tại sao không dứt? Vì [như] vừa rồi tôi giảng vấn đề hoàn [trả] nghiệp, nói nhìn nhận sinh mệnh con người như thế nào, nhìn một sinh mệnh thì phải nhìn chỉnh thể sinh mệnh họ, chứ không thể [chỉ] nhìn một đời họ. Như chư vị ngủ, hôm nay và hôm qua chư vị không thừa nhận hôm qua là chư vị, vậy không được! Cho nên duyên người ta động chạm đến thời gian rất dài. Cái tốt cũng có thể kế thừa, cái xấu cũng có thể kế thừa. Vậy cũng tức là nói, quan hệ nhân duyên giữa người với người cũng là không dứt. Người bình thường nói [chữ] ‘duyên’ ấy, đại đa số là nói về ‘thân duyên’, nghĩa là nói về duyên vợ chồng. Nói cái này tương đối nhiều. Thực ra về duyên vợ chồng này tôi cũng đã giảng trước kia rồi, việc nơi người thường này, vì giảng về duyên nên tôi nói về nó. Nó hình thành ra sao? Thông thường đại đa số là thế này: Người này ở đời trước có ân với người kia, người kia không thể báo đáp, [họ] đời trước có lẽ quan chức rất nhỏ, có lẽ rất nghèo. Họ nhận ân huệ rất lớn của người này, trong lòng họ luôn nghĩ tới báo đáp, vậy cũng có thể tác thành duyên vợ chồng. Mà cũng có người đời trước yêu mến người kia, hoặc cả hai người đều yêu nhau, nhưng không có duyên đó không thể thành một nhà, vậy cũng có thể tác thành duyên vợ chồng đời sau. Vì nguyện vọng người ta là rất chủ yếu; chư vị muốn điều gì, chư vị muốn làm gì; chư vị nói ta muốn tu Phật, vậy Phật có thể sẽ giúp chư vị. Tại sao? [Vì] niệm ấy quá trân quý, ở hoàn cảnh khổ thế này mà chư vị muốn tu Phật. Đã vậy nếu người ta muốn làm ma thì cũng không ngăn cản nổi, họ cứ một mực làm điều xấu thì chư vị ngăn cản làm sao? Chư vị nói họ cũng không nghe, cứ làm. Thế nên nguyện vọng của người ta là rất chủ yếu.

另外還有甚麼親朋好友啊,學生弟子啊,還有人與人之間的恩怨結成的這個緣,都能促成你成為一家,或者是一個群體,在社會上發生著社會的連繫,使這個人與人之間的矛盾、恩怨得以回報。這都是緣,都是指這個。它不是一世來的,也許是幾世的或者是上一世的,這是指的這種情況。我們還發現,因為有這樣一個關係,就是人在這一生當中有他的恩恩怨怨,有他的親朋好友,有他的妻子兒女等等等等,那麼很可能這一個群體就有恩怨存在。對他好,對他不好啊,他要回報他呀,那麼這些東西就會促成下一世的群體轉生。但是他不是一起來的、大家一塊兒轉生,不是。來在世上早晚不等,有年歲大的年歲小的,反正是這一個人群當中它會發生著一些連繫,先後轉生來的。不是一個群體或無緣的,與你無關的你會發現走在街上,好像是與世隔絕的人,與他好像是沒有任何關係。你也會發現有這樣的人,好像你們是兩路人。這就不是你這個群體來的,與他沒有任何因緣關係。所以往往轉生來的時候都是一個群體,先後不同時間來的。有當父母的,有當兒女的,有當朋友的,有當仇人的,有當恩人的。我剛才講緣就是這個。

Ngoài ra còn có nào là bạn bè thân quyến, học trò đệ tử, còn có ân oán giữa người với người tác thành duyên; đều có thể dẫn đến các vị thành một nhà, hoặc một nhóm, trong xã hội phát sinh các liên hệ xã hội, khiến cho mâu thuẫn giữa người với người, ân oán phải hồi báo. Đó đều là duyên, đều là nói về điều này. Nó không [chỉ] đến từ một đời, có lẽ là mấy đời hoặc đời trước, đây là chỉ tình huống loại này. Chúng tôi còn phát hiện, vì có quan hệ như vậy, nên người ta đời này có ân ân oán oán của mình, có bạn bè thân quyến của mình, có vợ chồng con cái của mình, v.v. v.v., đã vậy rất có thể quần thể ấy là có ân oán tồn tại. [Nào là] đối [xử] tốt với người này, đối [xử] không tốt với người kia, người này phải hồi báo người kia, vậy thì những điều này sẽ dẫn đến chuyển sinh theo nhóm vào đời sau. Nhưng họ không chuyển sinh cùng nhau, mọi người cùng một lượt, không phải vậy. Ra đời sớm muộn không giống nhau, có người lớn tuổi người nhỏ tuổi, dù sao trong nhóm người ấy sẽ phát sinh một số liên hệ, trước sau chuyển sinh đến. Nếu không cùng một nhóm hoặc không có duyên, không liên quan với mình thì chư vị sẽ phát hiện [nguời kia] đi trên đường, dường như là người ở thế giới cách biệt, dường như không có bất kỳ quan hệ gì với họ. Chư vị cũng sẽ phát hiện có người như thế, dường như các vị [chỉ] là hai người qua đường. Đó tức là không phải cùng nhóm với chư vị, không có bất kỳ quan hệ nhân duyên nào với họ. Do đó thông thường khi chuyển sinh tới đều là một nhóm, thời gian trước sau khác nhau. Có [người] làm cha mẹ, có [người] làm con cái, có [người] làm bạn bè, có [người] làm kẻ thù, có [người] làm ân nhân. ‘Duyên’ mà tôi vừa giảng chính là điều này.

當然修煉的也跑不出這種緣。因為你要修煉嘛,一個人修煉,過去講一個人修煉祖上都積德了,都要受益。不是說你這修煉了,你修成佛了,他們罪業可以不還,都當佛,這可不行。就是說你在修煉的時候知道你這一世得法,可能你周圍的人有你的親人轉生的,可能有恩恩怨怨的這些人你要讓他們得法,可能促成這樣一種關係。當然這個修煉不講親情,不講親情那麼他就打開這個侷限,獨修或單傳的,他要自己去選人、挑人,過去歷代都是這樣修。普度就是我們今天講的這個緣。我談到的這個緣哪,與我們在座的是有關係的。很可能你是有緣得法的,那麼這個緣是怎麼促成的呢?這裏邊很多人是來得法的、有目地來的,還可能有親朋好友、各代弟子也可能是其它緣份所致,不過修煉可不講常人之情,沒有這個東西。我經常講我說有人是來得法的,那麼可能過去都發過這樣的願,自己要來吃這個苦得這個法,也有這樣的因素在裏邊。所以我經常講,我說不要因為一時這一世的錯念影響這次得法,那你將永遠後悔都彌補不了。事實上我看基本上這個緣份這根線牽的很牢,都沒有落下,都在得法。只是在精進成度上不一樣。

Đương nhiên tu luyện cũng không ngoài loại duyên này. Vì chư vị muốn tu luyện mà, một người tu luyện, quá khứ giảng rằng một người tu luyện thì cả tổ tiên cũng tích đức, cũng được lợi ích. Không phải là nói chư vị tu luyện, chư vị tu thành Phật, thì họ tội nghiệp cũng không cần trả, đều sẽ thành Phật; điều đó không được đâu. Mà là nói khi chư vị tu luyện [họ] biết chư vị đắc Pháp trong đời này, [nên] có thể người xung quanh chư vị là có thân nhân chư vị chuyển sinh, có thể những người có ân ân oán oán thì chư vị cần khiến họ đắc Pháp, có thể tác thành loại quan hệ như thế. Đương nhiên tu luyện không giảng tình thân, không giảng tình thân thế thì họ giải khai cuộc hạn đó47, [tình huống] độc tu48 hoặc đơn truyền49, thì họ phải tự đi tìm người chọn người, các thế hệ quá khứ đều tu như thế. [Tình huống] phổ độ chính là chúng ta hôm nay giảng [chữ] ‘duyên’ này. ‘Duyên’ mà tôi nói tới ấy, là có quan hệ với chúng ta ngồi đây. Rất có thể chư vị là có duyên đắc Pháp, vậy duyên này đã [được] tác thành thế nào? Nơi đây rất nhiều người là đến để đắc Pháp, có mục đích mà đến, còn có thể là bạn bè thân quyến [của tôi các đời trước], hoặc các thế hệ đệ tử [của tôi] hoặc cũng có thể do duyên phận khác dẫn tới; chẳng qua tu luyện không hề giảng [chữ] ‘tình’ của người thường, không có thứ ấy. Tôi thường hay giảng rằng có người là đến để đắc Pháp, vậy có thể trong quá khứ đã phát nguyện như thế, chính mình muốn đến chịu khổ để đắc Pháp, trong đó cũng có nhân tố như vậy. Cho nên tôi thường giảng, tôi nói rằng chớ vì một niệm sai lầm nhất thời trong đời này mà ảnh hưởng lần đắc Pháp này, không thì chư vị vĩnh viễn hối hận [và] không thể bù đắp nổi. Sự thực tôi thấy rằng về cơ bản duyên phận này sợi dây này buộc rất chắc, đều không [ai] lạc mất, đều đang đắc Pháp. Chỉ là về mức độ tinh tấn thì không như nhau.

下面我再談一個問題,就是這個修煉形式。因為昨天我也簡單的談到了一點。我們有些學員談到了結婚不結婚的問題,有的人不想結婚,想要進山修煉,有的人有不同的看法。這在我們大法的修煉當中也有許許多多弟子抱有這一念。可是誰都知道,我傳的這個法主要是在常人社會中修煉,以提高人自己的主意識、主元神為修煉目地。因為你在明明白白的吃苦,你清楚的看到你的利益受到傷害而你卻不動心,你不是在修你自己嗎?這個法你不得誰得?如果真的去進山修煉避開這個矛盾,那麼修起來就要慢,在漫長的歲月中慢慢磨去那些心,那麼不得此法很可能修的就是副元神。因為你在深山裏修煉就不具備這些條件,可能要打坐、入定,長期入定。在那種狀態下你自己修煉沒修煉你自己是不清楚的。因為你自己沒有真正的在這個複雜環境中得到提高,就是這樣,出家人也能修主元神,但是常人社會才是最能魔煉人心的地方。

Tiếp theo tôi nói lại một vấn đề, chính là ‘hình thức tu luyện’. Vì hôm qua tôi cũng nói sơ qua điểm này. Chúng ta có một số học viên nói tới vấn đề về kết hôn hay không kết hôn, có người không muốn kết hôn, muốn vào núi tu luyện, có người có lối nghĩ khác. Điều này trong tu luyện Đại Pháp chúng ta cũng có rất nhiều rất nhiều đệ tử ôm giữ [ý] niệm ấy. Nhưng ai ai cũng biết rằng, Pháp tôi truyền đây chủ yếu tu luyện tại xã hội người thường, lấy đề cao chủ ý thức, chủ nguyên thần chính mình làm mục đích tu luyện. Vì chư vị chịu khổ một cách rõ ràng minh bạch, chư vị thấy rõ ràng lợi ích của mình bị thiệt hại mà chư vị vẫn bất động tâm, [nên] chư vị chẳng phải là tu chính mình sao? Pháp này chư vị không đắc thì ai đắc? Nếu quả thật vào núi tu luyện né tránh các mâu thuẫn ấy, vậy thì chư vị tu lên rất chậm, qua năm tháng dài đằng đẵng dần dần mài mòn những tâm kia đi, như thế không đắc Pháp này [thì] rất có thể [người] tu là phó nguyên thần. Vì chư vị ở núi sâu tu luyện không có những điều kiện này, có thể phải đả tọa, nhập định, trường kỳ nhập định. Trong trạng thái đó chính chư vị tu luyện hay không tu luyện thì bản thân chư vị cũng không rõ ràng. Là vì chính chư vị không thật sự ngay tại hoàn cảnh phức tạp mà đạt được đề cao, chính là như vậy, người xuất gia cũng có thể tu chủ nguyên thần, nhưng xã hội người thường mới là nơi có thể ma luyện50 tâm người ta nhất.

過去我們所聽到的修煉方法,在歷代不管任何一個宗教也好、任何一個修煉方法也好,人們流傳下來的都是講的進山進廟修煉,斷絕世緣,親情都不要了,父母進廟探親都不相認。「你找誰啊?」「我就找你呀,你是我兒子」。「啊,阿彌陀佛,施主你認錯人了」,我叫甚麼甚麼。因為他已經改了法名了。「我是佛門弟子,不是你的兒子」,真的斷絕世緣的。像現在的和尚當然他也不修了,還要賺錢寄回家。真修是斷絕世緣的。要不說和尚一出家就不能當作人看呢,就是這個道理。他就是神了,半神。現在雖然修不了了,可是往往很多人都受這個古老的修煉方法的這種形式的障礙,也想要採用這樣一個方法修煉大法。將來可以,現在不具備這個條件。我今天傳的這個法目前只能是這樣一種形式修煉,我這個當師父的也不在山裏。所以你不能夠老是一想到修煉就是跑到山裏去,一想到修煉就出家,一想到修煉就不結婚了,一想到修煉就改變了常人狀態了,不是這樣。修煉方法很多,八萬四千法門中還不只是我們這一法門這樣修煉。所以我講的就是我們不要受過去幾種修煉方法和傳統的觀念所影響。我今天教給你的是一種全新的、真正能夠使你最快得度的這樣一個修煉形式。將來有將來的修法。其實我在書裏邊講,我說人要想修煉,談何容易?!修來修去其實不是你,你還不知道呢!

Các phương pháp tu luyện mà chúng ta từng nghe tới trong quá khứ, trải qua các thế hệ —bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, bất kỳ phương pháp tu luyện nào cũng vậy— [điều] người ta lưu truyền lại đều là giảng vào núi vào chùa tu luyện, đoạn tuyệt thế duyên51, cả tình thân cũng không cần, cha mẹ vào chùa thăm cũng không nhận. “Các vị tìm ai?” “Cha mẹ tìm con, con là con của cha mẹ.” “Ồ, A Di Đà Phật, thí chủ nhận lầm người rồi. Tôi tên là thế này thế này.” Vì người đó đổi lấy Pháp danh rồi. “Tôi là đệ tử Phật môn, không phải con trai các vị”, quả thật cắt hết các duyên thế gian. Như hòa thượng hiện nay, đương nhiên họ cũng không tu nữa, còn muốn kiếm tiền gửi về nhà. Chân tu52 là đoạn tuyệt thế duyên. Nếu không sao lại nói hòa thượng hễ xuất gia liền không thể xem là người nữa, chính là đạo lý này. Họ là Thần, nửa-thần rồi mà. Hiện nay mặc dù đã không tu nổi nữa rồi, nhưng thường rất nhiều người vẫn bị chướng ngại bởi loại hình thức của phương pháp tu luyện cổ xưa kia, cũng muốn chọn dùng phương pháp như vậy để tu luyện Đại Pháp. Tương lai thì có thể, hiện giờ không có được điều kiện ấy. Pháp mà hôm nay tôi truyền trước mắt chỉ có thể là tu luyện theo hình thức thế này; tôi làm Sư phụ cũng không ở trong núi. Cho nên chư vị không thể cứ là hễ nghĩ tới tu luyện thì chạy vào trong núi, hễ nghĩ tới tu luyện thì xuất gia, hễ nghĩ tới tu luyện thì không kết hôn nữa, hễ nghĩ tới tu luyện thì cải biến trạng thái người thường; không phải vậy đâu. Phương pháp tu luyện [có] rất nhiều, trong tám vạn bốn nghìn Pháp môn cũng không chỉ mỗi Pháp môn chúng ta tu thế này. Do đó tôi giảng ấy là chúng ta không được bị ảnh hưởng của mấy phương pháp tu luyện quá khứ và quan niệm truyền thống. Hôm nay tôi dạy chư vị là một hình thức tu luyện hoàn toàn mới và thật sự có thể khiến chư vị đắc độ nhanh nhất. Tương lai có pháp tu của tương lai. Kỳ thực trong sách tôi giảng rồi, tôi bảo con người nếu muốn tu luyện, nói dễ vậy sao?! Tu tới tu lui mà thật ra không phải là chư vị [tu], chư vị còn không biết đâu!

我告訴大家,在古老的過去,許多的神都發現了人主元神太難度,就採取了度副元神的辦法,一個這樣度了覺的挺好,他也覺的這樣度挺好,那麼他們都這樣度,就形成了這麼一種、認可的這麼一種度人形式。可是它卻對人不公,這個人修煉度的卻是別人。正因為它不公所以他不敢公諸於世,也不敢叫人知道。我把它抖摟給人了。為甚麼?因為我就是要叫人真正能夠得法。改變這種狀態,叫你自己能修。同時,如果人這樣修煉對社會有好處,你自己提高的時候你必定在社會上是一個好人,這最好不過了。所以我就是把這個東西給它扭轉回去。可是有些神他在漫長的歲月中也是這樣修上去的,就像修煉副元神修煉上去的,所以他們都在阻擋著我傳給你們這個東西。你們大家想一想這個法傳的很不容易,得到也很不容易。最後眾神、佛、道明白了我在做甚麼樣的事情,看到了後果是非常好的,現在都明白了。

Tôi bảo mọi người hay, quá khứ cổ xưa, rất nhiều chư Thần đều phát hiện chủ nguyên thần con người quá khó độ, bèn dùng biện pháp độ phó nguyên thần, một vị độ như vậy rồi cảm thấy rất tốt, vị kia cũng thấy độ vậy là rất tốt, như thế họ đều độ như vậy, nên hình thành kiểu dạng này, thừa nhận loại hình thức độ nhân ấy. Nhưng nó bất công với con người, người này tu luyện mà người khác [đắc] độ. Chính vì nó bất công nên họ không dám công khai với đời, cũng không dám cho con người biết. Tôi vạch trần nó cho con người [biết]. Tại sao? Vì tôi chính là muốn để con người thật sự có thể đắc Pháp. Thay đổi trạng thái đó, để chính chư vị có thể tu. Đồng thời, nếu người ta tu luyện thế này thì có chỗ tốt cho xã hội, khi chính chư vị đề cao thì chư vị chắc chắn là người tốt nơi xã hội, đây là tốt nhất không thể tốt hơn. Cho nên tôi chính là đem chuyện này xoay chuyển trở lại. Nhưng một số Thần trong tháng năm đằng đẵng họ là tu lên như thế, giống như tu luyện phó nguyên thần mà tu lên, cho nên họ đều ngăn cản tôi truyền cho chư vị điều này. Mọi người chư vị nghĩ thử xem Pháp này truyền [ra] cũng thật không dễ, đắc được cũng rất không dễ. Cuối cùng chư Thần Phật Đạo cũng minh bạch ra tôi đang làm việc gì, thấy kết quả là vô cùng tốt, bây giờ đều minh bạch rồi.

我在中國當初傳法時很難的,當然現在傳就比較容易,尤其到美國,你們聽法已經很容易了。剛才我講了我們這個修煉形式不要受過去那個觀念的影響,我們就是這樣修的。當然了你們這批人修煉完了之後,將來有將來人修煉的狀態。將來人不會知道這麼多法,因為這是一個特殊的歷史時期,我們傳了這個東西。再將來的人也不能知道我是誰,也不給他留下形像的。那個錄音帶、錄像帶,你別看你現在錄了,你將來都留不下,都要抹掉的。過去釋迦牟尼佛領著弟子修煉的時候不讓弟子存錢存物,怕他們起對這個物質利益的執著的心,所以甚麼都不讓要,就一件袈裟,一個要飯碗。可是人往往都有很多心很難去。有一個時期很多人攢起這個要飯碗來了。有人說「我這個碗是銅的,我這個碗是玉的,我這個碗好看,我這個碗是銀的」。有的和尚攢了許多碗。釋迦牟尼佛就說,你們要有這種對物執著的心,那你們就回家去,因為家裏邊甚麼都有,你去攢、去存。為甚麼一個要飯碗還放不下?出家人甚麼都要放下,為甚麼存要飯碗這一念都不去哪,財寶沒有了,碗還要執著?釋迦牟尼佛講這意思就是,連這一念、一點執著都不給他留著,要去掉的,不讓他有這個心。

Tôi thời đầu truyền Pháp tại Trung Quốc rất khó khăn, đương nhiên bây giờ truyền khá dễ, nhất là đến nước Mỹ, chư vị nghe Pháp đã rất dễ rồi. Vừa rồi tôi giảng rằng hình thức tu luyện chúng ta đây không được bị quan niệm của quá khứ ảnh hưởng, chúng ta chính là tu thế này. Đương nhiên sau khi lô người này là chư vị tu luyện xong, tương lai sẽ có trạng thái tu luyện của người tương lai. Người tương lai sẽ không biết nhiều Pháp thế này, vì đây là một thời kỳ lịch sử đặc thù, chúng tôi đã truyền điều này. Người tương lai [xa] hơn nữa cũng không thể biết tôi là ai, cũng không lưu lại cho họ hình tượng [của tôi]. Những băng tiếng, băng hình, chư vị chớ thấy hiện giờ chư vị đã ghi lại, tương lai chư vị cũng đều không lưu lại được, đều sẽ bị xóa hết. Quá khứ khi Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt đệ tử tu luyện là không cho đệ tử tồn tiền, tồn vật, e rằng họ khởi tâm chấp trước vào lợi ích vật chất, cho nên cái gì cũng không cho họ có, chỉ có một bộ cà sa, một bình bát xin cơm. Nhưng thường người ta đều có nhiều tâm rất khó bỏ. Có một thời kỳ rất nhiều người gom góp bình bát xin cơm này. Có người nói: “Bát của ta bằng đồng, bát của ta bằng ngọc, bát của ta rất đẹp, bát của ta bằng bạc.” Có hòa thượng gom góp rất nhiều bát. Phật Thích Ca Mâu Ni bèn nói, nếu các vị có chủng tâm chấp trước đối với [đồ] vật, vậy các vị hãy về nhà đi, vì trong nhà cái gì cũng có, chư vị cứ tích, cứ tồn đi. Tại sao một cái bát xin cơm còn không buông bỏ được? Người xuất gia cái gì cũng phải buông bỏ, tại sao một niệm tồn trữ bát xin cơm cũng không bỏ được vậy, tiền của đều không còn, mà còn chấp trước vào cái bát? Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ý tứ chính là, ngay cả một niệm, một chút chấp trước cũng không cho họ giữ lại, phải trừ bỏ, không cho họ có cái tâm đó.

過去釋迦牟尼佛時代和尚那個碗很小,只可要一頓飯吃。現在的和尚啊,拿那麼大一個。過去拿缽,現在拿磬,端一個磬來要。而你給他飯他根本不要,他要錢。對於物質利益,對錢追求的心那麼強是修煉嗎?我告訴大家,這個錢是對修煉人的最大障礙。剛才講的是出家人。但是大法修煉不重物而重心。因為在常人社會一邊工作一邊修煉,所以不怕你有多少錢,只怕你執著錢財的心不去。你家房子是金磚蓋起來的,你思想上沒有,沒把它看重。在常人中修,做甚麼工作的都有,做生意就賺錢,心裏沒有有甚麼關係,沒有把它看重,有和沒有是一樣,你就過了這一關。你家照樣房子是金的,沒有關係。我們要求去這個心,修煉不是從物質上去掉甚麼,只有這樣才符合在世間上修煉。都修煉了,人都不做甚麼了,這社會吃甚麼?這不行。我們只重人心、直指人心,真叫你的心性提高,不是從物質上去掉甚麼,這點要和過去傳統修法分清。但看你有沒有此心,卻要從這方面嚴肅的去考驗。

Thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni quá khứ hòa thượng [có] bát rất nhỏ, chỉ có thể xin một bữa ăn. Hòa thượng bây giờ ấy, cầm một cái to như vầy. Quá khứ cầm bát, bây giờ cầm chuông53, bưng một cái chuông đi xin. Mà chư vị cho họ cơm thì họ hoàn toàn không cần, họ muốn tiền. Tâm đối với lợi ích vật chất, truy cầu tiền lớn như vậy mà là tu luyện sao? Tôi cho chư vị biết, tiền ấy là một chướng ngại lớn nhất đối với người tu luyện. Điều vừa giảng là về người xuất gia. Còn tu luyện Đại Pháp không đặt nặng về vật chất mà [chú] trọng về tâm. Vì trong xã hội người thường vừa làm việc vừa tu luyện, cho nên không sợ chư vị có bao nhiêu tiền, chỉ sợ tâm chấp trước tiền tài của chư vị không bỏ được. Nhà chư vị phòng ốc xây bằng gạch vàng kim, trong tư tưởng chư vị không có, không trọng nó. Tu nơi người thường, làm công tác gì cũng có, làm ăn thì phải kiếm tiền, trong tâm không có thì có sao đâu, không có coi trọng nó, có hay không cũng như nhau, thì chư vị đã qua được quan này. Nhà chư vị có phòng bằng vàng, cũng không sao. Chúng ta là yêu cầu bỏ tâm đó đi, tu luyện không phải là vứt bỏ gì đó về phương diện vật chất, chỉ có như vậy mới phù hợp với tu luyện tại thế gian. Nếu hễ tu luyện, mọi người đều không làm gì nữa, thì xã hội này ăn gì? Vậy không được. Chúng ta chỉ trọng nhân tâm, trực chỉ nhân tâm54, thực sự để tâm tính chư vị đề cao, không phải vứt bỏ gì đó về phương diện vật chất, điểm này [phải] phân biệt rõ với pháp tu truyền thống trong quá khứ. Nhưng để xem chư vị có tâm kia không, thì ở phương diện đó vẫn phải khảo nghiệm nghiêm túc [chư vị].

我就講這個修煉人,在我們這個大法中修煉,我們就是這樣的路子。你要把這些心都放淡。至於將來專業修煉的人,只拿一個碗去要飯、行腳、雲遊。吃盡世間的苦,你才能夠圓滿。將來出家人是要這樣修。

Tôi là giảng người tu luyện ấy, tu luyện trong Đại Pháp chúng ta, chúng ta chính là [đi] con đường này. Chư vị cần phải coi những tâm ấy thật nhẹ. Còn như người tu luyện chuyên nghiệp tương lai, chỉ cầm một cái bát đi xin ăn, đi bộ, vân du55. Nếm trải hết cái khổ thế gian, chư vị mới có thể viên mãn. Tương lai người xuất gia thì phải tu như vậy.

講到苦啊,我跟大家講,人一修煉的時候肯定是苦,會碰到苦。修大法也是有福份的,但是修煉起來會有魔難,這一點是肯定的。可是往往人遭一點罪、受一點苦他就認為是壞事。「我怎麼這麼不舒服啊,那麼不舒服啊」。你要舒舒服服的一生,我告訴你肯定是下地獄了。別說你舒舒服服的一生,你這一生不得病,百年之後,百分之百下地獄。活著就是造業,你不可能不造業的。因為你一張嘴,你就可能傷到別人。嘴說出的話,無意之中會傷害別人。你跟他講,他沒有在意,可能別人聽到了,對他有傷害。人活著,吃的東西,甚至於走路你會踩死生物。當然啦,我們講了,人活在世上你就會造業,如果你不得病,你的業就消不了。人在痛苦的得病當中,真是在消你的業。消下去了就會好,往往得一場大病,過一段時間你康復之後,會發現自己滿面紅光,做甚麼甚麼順利。因為你業消下去了,它就會轉化成福份——德。因為你痛苦了嘛,那麼往往做甚麼事情就比較順利,容易做成,人看不到這些,所以人要吃一點苦就覺的是壞事,其實,苦有甚麼可怕的?!人就是苦一點,橫下心來頂住,過後你看做甚麼事都不一樣了。我說人修煉不就是個苦嘛。你要能夠放的下,保證你就圓滿。說的更高一點,你要能夠放下那個生死之念,你真就是神!

Giảng về khổ, tôi giảng mọi người này, người ta một khi tu luyện thì khẳng định là khổ, sẽ đụng phải khổ. Tu Đại Pháp cũng là có phúc phận, nhưng hễ tu luyện thì có ma nạn, điểm này là khẳng định. Nhưng thông thường người ta chịu một chút tội, chịu một chút khổ họ liền cho là chuyện xấu. “Mình thế nào mà không thoải mái thế này, không thoải mái thế kia.” Chư vị mà thoải mái suốt cả đời, thì tôi cho chư vị biết khẳng định là xuống địa ngục. Chưa nói thoải mái suốt cuộc đời, một đời này chư vị không mắc bệnh, thì sau khi qua đời, 100% sẽ xuống địa ngục. Sống chính là tạo nghiệp, chư vị không thể không tạo nghiệp. Vì hễ chư vị mở miệng [nói], thì chư vị có thể đã gây tổn thương người khác. Lời từ miệng nói ra, một cách vô ý sẽ làm tổn thương người khác. Chư vị nói với người này, người đó không có để ý, khả năng người khác nghe thấy, đối với họ là có tổn thương. Người ta sống, những thứ ăn vào, thậm chí đi đường chư vị sẽ giẫm chết sinh vật. Đương nhiên rồi, chúng ta đã giảng rằng, người ta sống trên đời [thì] chư vị sẽ tạo nghiệp, nếu chư vị không mắc bệnh, thì nghiệp của chư vị không tiêu được. Người ta trong thống khổ khi bị bệnh, thật sự đang tiêu nghiệp của chư vị. Tiêu đi rồi thì sẽ đỡ, thường là bị một trận bệnh nặng, qua một thời gian sau khi chư vị hồi phục, sẽ phát hiện cả khuôn mặt mình hồng hào, làm việc gì cũng thuận lợi. Vì nghiệp chư vị tiêu đi rồi, nó sẽ chuyển hóa thành phúc phận: đức. Vì chư vị đã thống khổ mà, nên thường làm việc gì cũng sẽ tương đối thuận lợi, dễ thành công; con người không thấy được những điều này, cho nên người ta mà chịu chút khổ liền cảm thấy là việc xấu, thật ra, khổ có gì đáng sợ?! Người ta chỉ là khổ một chút, hạ quyết tâm trụ lại, vượt qua rồi chư vị sẽ thấy làm việc gì cũng đều khác trước rồi. Tôi nói người ta tu luyện chẳng phải là [chịu] cái khổ sao. Nếu chư vị có thể buông bỏ, bảo đảm chư vị sẽ viên mãn. Nói cao một chút, nếu chư vị có thể buông bỏ niệm sinh tử kia, chư vị thật sự đúng là Thần!

過去阿彌陀佛講,念我佛號,就能往生極樂世界。怎麼可能呢?他的意思不是表面能理解的。念佛號是可以上極樂世界,可是人們都在表面上理解佛的這個話。佛法是有不同的層次內涵的。你念他的佛號,就是煉功,念的腦子裏甚麼都沒有,只有阿彌陀佛這幾個字,一念代萬念,把思想全部都念空了,甚麼都沒有,只有阿彌陀佛。念佛時會有無數執著心和各種干擾,你頂的住嗎?所有執著都放下,心念一空這就達到了修煉的目地了。你念佛號又是對佛的一種崇敬,你要去極樂世界你才念,當然那個極樂世界的佛就要來管你了,你在修佛嘛。裏邊的內涵很深的。有的人說,臨死的時候念阿彌陀佛就能去極樂世界,得甚麼樣哪?你真的能夠放下生死一念的時候,你真的能去。人和神的區別,就差在這兒。放下生死你就是神,放不下生死你就是人,就是這個區別。我們修煉來修煉去的,把甚麼執著都放下了,那不連生死都放下了嗎?說人一下就能放下生死,那甚麼執著還能執著呢?已經得法了,我連生死都不怕,命都可以不要了,那麼甚麼事情還能執著呢?它是這個道理。人在臨死的時候,嚇的不行了,「哎呀,我一會要死了,嚥氣了」,他是甚麼心情啊?可有的人在臨死的時候不害怕,嘴裏還念著阿彌陀佛,你說他不去極樂世界?甚麼都放下了,生死對他根本就沒有這個概念。人的一念是有長期修煉做基礎的。常人的思想是極其複雜的,甚麼心都有,生死關頭怎麼不怕?我說大道至簡至易,說有許多事情很簡單,但是一把它分解開來詳細講,就會要講出很多很多。但是要是直接告訴你,你也做不到,人們也理解不了那麼深。都是從字面上、表面上去理解,所以就得給大家講法。

Quá khứ Phật A Di Đà giảng rằng, niệm Phật hiệu của ta, thì có thể vãng sinh thế giới Cực Lạc. Làm sao có thể được? Ý của Ông không phải ở bề mặt mà có thể lý giải được. Niệm Phật hiệu là có thể lên thế giới Cực Lạc, nhưng người ta đều lý giải trên bề mặt lời giảng này của Phật. Phật Pháp là có nhiều tầng nội hàm khác nhau. Chư vị niệm Phật hiệu của Ông, chính là luyện công, niệm đến mức trong não chẳng còn gì, chỉ còn mấy chữ ‘A Di Đà Phật’ này, một niệm thay vạn niệm, niệm khiến tư tưởng toàn bộ đều là không, điều gì cũng không có, chỉ có ‘A Di Đà Phật’. Lúc niệm Phật sẽ có vô số tâm chấp trước và các loại can nhiễu, chư vị trụ vững được chăng? Tất cả chấp trước đều buông xuống, tâm niệm liền thành không thì đạt mục đích tu luyện rồi. Chư vị niệm Phật hiệu cũng là một loại sùng kính đối với Phật, chư vị muốn đến thế giới Cực Lạc nên chư vị mới niệm, đương nhiên Phật của thế giới Cực Lạc sẽ đến quản chư vị, chư vị đang tu Phật mà. Nội hàm trong đó rất sâu. Có người nói, khi sắp chết mà niệm ‘A Di Đà Phật’ là có thể đến thế giới Cực Lạc, được như thế nào đây? Khi chư vị thực sự có thể buông bỏ niệm sinh tử, [thì] chư vị có thể đến. Khác biệt giữa người và Thần, chính là hơn kém ở chỗ này. Buông bỏ sinh tử thì chư vị chính là Thần, không buông bỏ được sinh tử thì chư vị chính là người, chính là chỗ khác biệt này. Chúng ta tu luyện tới tu luyện lui, tất cả chấp trước đều buông bỏ rồi, vậy chẳng phải là ngay cả sinh tử cũng đều buông bỏ rồi sao? Chẳng hạn người kia lập tức có thể buông bỏ sinh tử, vậy còn chấp trước nào mà còn chấp trước đây? ‘Đã đắc Pháp rồi, ta đến sinh tử còn không sợ, mạng cũng có thể không cần, vậy thì còn chuyện gì có thể chấp trước nữa đây?’ Chính là đạo lý này. Khi người sắp chết, sợ hãi vô cùng, “Ôi chao, mình chốc nữa là chết rồi, trút hơi thở rồi”, [vậy] họ là tâm tình gì? Nhưng có người khi sắp chết không hề sợ hãi, trong miệng vẫn niệm ‘A Di Đà Phật’, chư vị nói người đó chẳng sẽ đến thế giới Cực Lạc sao? Cái gì cũng đều buông rồi, sinh tử đối với họ hoàn toàn không có khái niệm đó. Một niệm của người ta là có trường kỳ tu luyện tạo được cơ sở. Tư tưởng người thường là cực kỳ phức tạp, tâm gì cũng có, quan sinh tử làm sao không sợ chứ? Tôi nói ‘Đại Đạo chí giản chí dị’56, nói rằng có nhiều chuyện rất đơn giản, nhưng một khi giải khai nó ra mà giảng chi tiết, thì sẽ phải giảng ra rất nhiều rất nhiều. Nhưng nếu trực tiếp bảo chư vị, chư vị cũng không làm được, người ta cũng không lý giải thâm sâu đến vậy. Đều là từ trên mặt con chữ, từ bề mặt mà lý giải; cho nên phải giảng Pháp cho mọi người.


• • • • • • • • •

Giảng Pháp tại San Francisco

旧金山法会讲法

李洪志
一九九七年四月六日

Lý Hồng Chí
6 tháng Tư, 1997

我們剛剛在紐約見過面,現在時隔幾天吧,今天又在這裏見面了。本來想給大家一個能夠吸收的那麼一個過程,因為上次講的東西是很高的。其實我最近講的東西,你仔細品味起來,可能你會感覺到講的東西要高的多,其實是講了實質。因為有個原因,就是你們文化知識高,而且有一部份人是後得法的。而這部份後得法的人提高的很快,對他們的要求也就高,層次提高的也就快。大家覺的難度大一些,困難多一些,也就是魔難好像多一些,這是必然的。今天我講的東西,很多是以前沒有講過的。因為修煉的時間是很有限的,所以我希望儘快的把這個法都傳給大家,儘快的修煉,儘快的圓滿。

Chúng ta vừa mới gặp mặt tại New York, mới qua mấy ngày, hôm nay lại gặp mặt ở đây. [Tôi] vốn muốn cho mọi người một quá trình có thể hấp thu [bài giảng ấy], vì những điều giảng lần trước rất là cao. Kỳ thực những điều tôi giảng gần đây, chư vị suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, có thể chư vị sẽ cảm thấy điều giảng ra [còn] cao hơn nhiều, kỳ thực đã giảng đến bản chất rồi. Vì có một nguyên nhân, đó là chư vị tri thức văn hóa cao, ngoài ra có một phần [học viên] là đắc Pháp sau. Mà phần những người đắc Pháp sau ấy [đang] đề cao rất nhanh, yêu cầu đối với họ cũng cao, đề cao tầng thứ cũng nhanh. Mọi người cảm thấy độ khó lớn hơn một chút, khó khăn nhiều hơn một chút, nghĩa là ma nạn dường như nhiều hơn một chút, đó là tất nhiên. Những gì tôi giảng hôm nay, rất nhiều điều là trước kia chưa từng giảng. Vì thời gian tu luyện rất hữu hạn, nên tôi hy vọng truyền Pháp này cho mọi người thật nhanh, tu luyện thật nhanh, viên mãn thật nhanh57.

我昨天還在講這樣一個問題,大家可能知道中國的《西遊記》,唐僧去西天取經的時候是歷盡艱辛,九九八十一難,差一難都不行,還得補上,那是很不容易的。你們今天得法太容易了,就是不在美國,買張機票,一瞬間就到了。相對來講,這法得的也確實很容易,但是修起來就不那麼容易了。我也考慮了,能不能學,能不能得,怎麼樣對待這個法,我們也要看一看。不能夠把這個時間拖的很長,人對得不得這個法的認識上還要再三的思考,去考慮,去學不去學?如何如何。我們也在考慮這個問題。所以我覺的時間緊一點也有它的好處。不是這個法誰都能得的,我們是講緣份的,也就是說,時間緊,也可能不該得法的人他進不來。時間拉長了可能會存在這樣的問題,不該得法的人可能會進來,那麼他會干擾、破壞我們。他不相信,會起一種干擾的作用。當然了,我們這個門開的是很大的,不管你甚麼人,你只要能學,我們就對你負責任。但是我們也要看一看人心的。

Hôm qua tôi còn giảng một vấn đề như thế này. Mọi người có thể đã biết trong «Tây Du Ký» của Trung Quốc, khi Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh là nếm trải đủ mọi gian khổ, chín chín tám mươi mốt nạn, thiếu một nạn là không được, vẫn phải bù vào, rất không dễ dàng. Hôm nay chư vị đắc Pháp quá dễ rồi. Ngay cả không ở nước Mỹ, [chỉ] mua một tấm vé máy bay, trong nháy mắt là tới rồi. Giảng một cách tương đối, Pháp này xác thực rất dễ đắc được; nhưng hễ tu thì không dễ thế nữa. Tôi cũng suy xét rồi: Có thể học được không, có thể đắc hay không, đối đãi Pháp này thế nào, chúng tôi cũng cần phải xem xem. Không thể kéo dài thời gian này quá lâu, đối với việc đắc hay không đắc Pháp này, [có] người cứ suy đi xét lại, cứ đắn đo, học hay không học? Thế này thế kia. Chúng tôi cũng đang cân nhắc vấn đề này. Cho nên tôi thấy thời gian cấp bách một chút cũng có chỗ tốt của nó. Không phải ai cũng đều có thể đắc được Pháp này. Chúng tôi giảng duyên phận, nghĩa là, thời gian cấp bách, cũng có thể khiến những người không nên đắc Pháp sẽ không tiến vào được. Thời gian kéo dài ra có thể tồn tại vấn đề như thế, những người không nên đắc Pháp có thể sẽ tiến vào, như thế họ sẽ can nhiễu, phá hoại chúng ta. [Vì nếu] họ không tin, thì sẽ khởi một loại tác dụng can nhiễu. Đương nhiên, cửa này chúng tôi mở ra quả thực là rất rộng, dù chư vị là ai, chỉ cần chư vị có thể học, [thì] chúng tôi sẽ có trách nhiệm với chư vị. Nhưng chúng tôi cũng cần phải xem xét nhân tâm.

佛法是博大精深的,我們今天講的這個法,超出一般常規對佛法的認識,是在講整個宇宙的這樣一個法,整個宇宙的這樣一個特性。而這個龐大的宇宙,它每一層都有宇宙的特性,就是真、善、忍在每一層境界中體現出來的法理。而每一層次中的法理,都是非常龐大的,非常龐雜的。你要想把那一層的理講清楚,可能耗盡一生都不一定能夠把它完全講出來,它就這麼龐雜。大家知道釋迦牟尼佛是站在如來這個層次在給人、給他的修煉弟子講法。可是他耗盡他的一生,也只講了他那一門的東西。釋迦牟尼佛講修煉有八萬四千法門,這裏邊還不包括道家。中國道家講他們還有三千六百法門,還不包括我們一般認識的西方宗教那種神的修煉方法。而且釋迦牟尼佛講八萬四千法門也只是站在如來這個層次上講這個範圍中的認識。那麼超越這個範圍呢,那不知道他有多少修煉的方法,不知他有多少不同的如來佛和其證悟的法理,它非常大的。可以說佛法用汪洋大海來形容都形容不了。宇宙有多大這個法就有多大,是這樣一個概念。

Phật Pháp là bác đại tinh thâm58. Pháp chúng tôi giảng hôm nay, vượt khỏi nhận thức thông thường về Phật Pháp, là giảng ra Pháp toàn thể vũ trụ, đặc tính của toàn vũ trụ. Mà vũ trụ khổng lồ này, mỗi tầng của Nó đều có đặc tính vũ trụ, chính là Pháp Lý mà Chân-Thiện-Nhẫn thể hiện ra tại mỗi tầng cảnh giới. Mà Pháp Lý trong mỗi từng tầng thứ, đều vô cùng to lớn, vô cùng phức tạp. Nếu chư vị muốn giảng rõ ràng ra Lý của một tầng, thì có thể mất cả một đời cũng không nhất định có thể hoàn toàn giảng ra được, nó chính là phức tạp và to lớn nhường ấy. Mọi người biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni là đứng ở tầng thứ Như Lai mà giảng Pháp cho con người và các đệ tử tu luyện của Ông. Nhưng Ông mất cả đời mình, cũng chỉ giảng được những thứ trong môn của Ông. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tu luyện có tám vạn bốn nghìn pháp môn, trong đó còn chưa bao gồm Đạo gia. Đạo gia Trung Quốc giảng họ lại có ba nghìn sáu trăm pháp môn, [nhưng] vẫn chưa bao gồm phương pháp tu luyện của các loại Thần trong tôn giáo phương Tây mà chúng ta thường biết. Hơn nữa Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tám vạn bốn nghìn pháp môn cũng chỉ là đứng tại tầng thứ Như Lai ấy mà giảng nhận thức trong phạm vi đó thôi. Vậy vượt khỏi phạm vi ấy, thì không biết là có bao nhiêu phương pháp tu luyện, không biết là có bao nhiêu Phật Như Lai và Pháp Lý khác nhau mà họ chứng ngộ được, nó vô cùng lớn. Có thể nói dùng [hình ảnh] đại dương mênh mông cũng không hình dung được Phật Pháp. Vũ trụ lớn bao nhiêu thì Pháp này lớn bấy nhiêu, là khái niệm như vậy.

我今天只是用人的語言,而且用人類今天最淺白的語言,給大家概括的講了一個很大、很高深的整個宇宙的這麼一個概況。真正能夠完全理解這個法,能夠在這個法中修煉,你們所體悟的東西之高深難以言表,只要你修煉,你會慢慢的越體悟越多。你從《轉法輪》中看,你會越看明白的越多。如果你根基很好,你在這個大法中修,真是夠你修的,你想修多高,那個法他就有多大,這個法太博大了。大家知道,我在《轉法輪》一書中已經講過了,我說那裏邊那個法理非常博大,你看每個字的背後都是層層疊疊無數的佛道神,都數不清的。因為每一層次有每一層的理,每一層次有每一層的佛、道、神存在。你想想這個法該有多大。其實我還只是概括的把他講給大家了。真正的理解是靠你在實修當中自己去悟,自己去修,自己去理解。所以這個理我告訴大家,千萬不要覺的《轉法輪》這本書也看了,動作也會了,就行了,知道好就跟著煉就完了。你要想提高,全靠那本書,所以你要反覆的看。看那本書你就是在認識,就是在提高。加上我們圓滿的手段——煉功,你就會不斷的提高你的層次。所以千萬不要覺的我看過一遍了,也覺的好,跟著大家煉,煉功也沒有間斷,可是這個法卻是非常主要的。一定要在學法上下功夫。

Hôm nay tôi chỉ là dùng ngôn ngữ con người, hơn nữa là dùng ngôn ngữ nông cạn đơn giản dễ hiểu nhất của nhân loại ngày nay, để giảng khái quát cho mọi người một tổng quan59 rất lớn và rất cao thâm của toàn thể vũ trụ này. [Nếu] thực sự có thể hoàn toàn lý giải Pháp này, có thể tu luyện trong Pháp này, thì chư vị sẽ thể ngộ60 được những điều cao thâm khó tả thành lời; miễn là chư vị tu luyện, chư vị sẽ dần dần thể ngộ càng ngày càng nhiều. Chư vị đọc sách «Chuyển Pháp Luân», chư vị càng đọc sẽ minh bạch càng nhiều. Nếu chư vị căn cơ rất tốt, chư vị tu trong Đại Pháp này, [thì] thực sự đủ cho chư vị tu; chư vị muốn tu cao bao nhiêu, thì Pháp này lớn bấy nhiêu. Pháp này quá rộng lớn. Mọi người biết đấy, tôi giảng trong sách «Chuyển Pháp Luân» rồi, tôi nói Pháp Lý bên trong đó là rộng lớn phi thường, đằng sau mỗi chữ chư vị thấy đều là tầng tầng trùng điệp vô số Phật Đạo Thần, nhiều không đếm xuể. Vì mỗi tầng thứ có Lý của tầng thứ ấy, mỗi tầng thứ có tồn tại Phật Đạo Thần của tầng thứ ấy. Chư vị nghĩ xem Pháp này lớn nhường nào. Kỳ thực tôi mới chỉ giảng khái quát về Ông cho mọi người. Lý giải chân chính [vẫn] là dựa vào chư vị khi thực tu mà tự mình ngộ được, tự mình mà tu, tự mình mà lý giải. Vậy nên tôi bảo mọi người cái Lý này: Nhất định không nên cảm thấy rằng cuốn sách «Chuyển Pháp Luân» này đã xem rồi, động tác cũng đã biết rồi, [vậy] là được rồi, rằng biết là tốt và theo đó mà luyện là xong rồi. Nếu chư vị muốn đề cao, thì toàn dựa vào cuốn sách đó, do đó chư vị phải đọc đi đọc lại. Khi đọc cuốn sách đó thì chư vị chính là đang nhận thức, chính là đang đề cao. Thêm vào đó là biện pháp viên mãn của chúng ta —luyện công— chư vị sẽ không ngừng đề cao tầng thứ của mình. Cho nên tuyệt đối không nên cảm thấy rằng mình đã đọc qua một lượt rồi, cũng cảm thấy tốt, bèn theo mọi người luyện, luyện công cũng không gián đoạn, [thế là đủ rồi]; nhưng Pháp này lại là vô cùng chủ yếu. Nhất định phải đặt công phu vào việc học Pháp.

這個宇宙這麼大,結構又是那麼複雜。我給大家講過了空間的構成,比如說物質是由分子和更微觀粒子組成的,我們所認識的空間也是由這些粒子組成的。現在科學認識的粒子有分子、原子、中子、原子核、電子,然後還有夸克、中微子,再往下現在的科學也不知道是甚麼了。那麼我講的是,每一層這樣的粒子所存在的那個境界,我們要叫它一個層次面,其實粒子的分布不是面,而在那一層次中無處不在的不是面存在的,人類沒有這個名詞,所以就叫它面吧,只能這樣形容。就是在這個境界當中,在那一層粒子的境界當中它構成了一個空間。粒子和粒子之間是空間,而粒子本身裏邊又是空間。而粒子又能夠組成不同大小的粒子,那同一粒子組成不同大小的粒子之間又是空間。這就是我上次給大家講過的空間的概念。

Vũ trụ này lớn thế, kết cấu lại phức tạp thế. Tôi đã giảng cho mọi người cấu thành của không gian. Ví như nói vật chất là do phân tử và lạp tử vi quan hơn tổ thành. Không gian chúng ta nhận thức [được] cũng do những lạp tử này tổ thành. Khoa học hiện nay biết các lạp tử có phân tử, nguyên tử, neutron, hạt nhân nguyên tử, điện tử, sau đó còn có quark, neutrino, xuống dưới nữa thì khoa học hiện nay cũng không biết là gì. Vậy điều tôi giảng là, chỗ tồn tại ‘cảnh giới’ mỗi tầng lạp tử như vậy, chúng ta gọi nó là một ‘tầng diện’61. Kỳ thực lạp tử phân bố không là [theo] diện, mà là tồn tại khắp nơi62 ở tầng thứ đó chứ không [theo] diện. Nhân loại không có danh từ này, nên bèn gọi nó là ‘diện’ vậy, chỉ có thể hình dung như vậy. Tức là trong cảnh giới ấy, trong cảnh giới một tầng lạp tử đó nó cấu thành nên một không gian. Giữa lạp tử và lạp tử là không gian, mà bên trong bản thân lạp tử cũng lại là không gian. Mà lạp tử lại có thể tổ thành các lạp tử lớn nhỏ khác nhau, rồi ở giữa các lạp tử lớn nhỏ khác nhau mà được tổ thành từ các lạp tử đồng nhất ấy cũng lại là không gian. Đây chính là khái niệm ‘không gian’ mà lần trước tôi giảng cho mọi người.

過去一直講由原子到分子之間它是一個廣闊的空間,我們人生活在分子組成的最大的一層粒子和我們看到的星球這層粒子之間,人生活在這個空間當中。星球它也是一個粒子。再往大去,那個銀河系它也是有外殼的。那個銀河系和無數個銀河系一樣分布在宇宙中,它會不會構成一個空間呢?它也是有連帶的。那麼銀河系以外還有一個宇宙的範圍。那麼這個宇宙的範圍它是不是一層粒子呢?它也是一層粒子。這個宇宙太大了,大的簡直沒法說。而且,三千個像我們居住的宇宙一樣的宇宙又構成更大一層宇宙,那外面是有外殼的,它又是更大一層宇宙的粒子。而我剛講過的粒子是從一個點上展開的,其實每一層粒子都是遍布整個天體的。可是,就是我剛才講過的這也只不過是兩層宇宙,你們已經覺的它不可思議了。其實未來的人類科學也認識不到,人類永遠認識不到那麼高。就是講到這兒,這一層粒子在這個浩瀚的宇宙當中,它也只不過是一粒塵埃,而且是小小的一粒塵埃。你說這宇宙它有多大!我過去一直給大家講的就是這種空間。

Trước kia [tôi] vẫn luôn giảng giữa nguyên tử tới phân tử nó là một không gian rộng lớn. Con người chúng ta sống giữa tầng lạp tử lớn nhất do phân tử tổ thành và tầng lạp tử là tinh cầu mà chúng ta [vẫn] thấy. Con người sống trong không gian này. Tinh cầu cũng là một lạp tử. Hướng tới lớn hơn, thì hệ Ngân Hà này nó cũng có vỏ ngoài. Hệ Ngân Hà này cùng vô số hệ ngân hà cũng phân bố giống thế trong vũ trụ, chúng chẳng phải cấu thành một không gian sao? Chúng cũng có liên đới. Vậy hệ ngân hà trở ra lại có một phạm vi vũ trụ. Vậy phạm vi vũ trụ ấy chẳng phải nó là một tầng lạp tử sao? Nó cũng là một tầng lạp tử. Vũ trụ này quá lớn rồi, lớn đến mức quả thực không cách nào nói [ra được]. Hơn nữa, ba nghìn vũ trụ giống như vũ trụ mà chúng ta cư trú lại cấu thành một tầng vũ trụ lớn hơn, mà mặt ngoài63 là có vỏ ngoài, nó lại là một tầng lạp tử lớn hơn nữa của vũ trụ. Mà lạp tử tôi vừa giảng là từ một điểm mà triển khai, kỳ thực mỗi tầng lạp tử đều phân bố khắp toàn thiên thể. Nhưng mà, ngay cả cái mà tôi vừa giảng ấy cũng chỉ bất quá là hai tầng vũ trụ, chư vị đã cảm thấy không thể tưởng tượng nổi rồi. Kỳ thực khoa học nhân loại tương lai cũng không thể nhận thức tới được, nhân loại vĩnh viễn không nhận thức đến cao như vậy. Ngay cả là giảng đến chỗ đó, tầng lạp tử ấy trong vũ trụ bao la này, nó chẳng qua cũng chỉ là một hạt bụi, hơn nữa chỉ là một hạt bụi nhỏ tí xíu thôi. Chư vị nói xem vũ trụ này to lớn nhường nào! [Điều mà] trước kia tôi vẫn giảng cho mọi người chính là kiểu không gian này.

上一次我又講了這個空間的構成,它除了這個原子和分子之間、星球和分子之間這種空間之外,每一層原子粒子又會組成大小不同的粒子,那麼在這些大小不同的粒子層中它又是空間。比如說分子,我們通常知道分子和原子之間是空間,那麼原子要組成分子呢,就得相當多的原子排列在一起組合成分子。那麼要是少一點的原子粒子組成的這個更大一層粒子呢,它和多的原子粒子組成的更大粒子之間就又是一層空間。因為我講過,分子可以組成最表面的像我們人所能夠看到的任何物體,包括鋼、鐵、水、空氣、木頭,包括我們人體。這是分子組成的最大一層粒子構成的人能看到的這層表面物質。那麼分子它還組成了比這個最大的分子粒子稍微小一點的倒數第二層粒子,它還能組成倒數第三層粒子,都是分子組成的。因為分子可以組成不同大小的粒子嘛。那麼它們之間又是空間,所以這個宇宙是非常複雜的。還不止這些,因為每層空間當中它還存在著縱向的,就是不同層次的空間。也就是說,它有不同層次的像那個宗教所認識的多少層天這樣的空間。而且不同層次的那個空間當中還存在著不同的單元世界,是非常複雜的。我只是給大家講了一個普遍存在的這樣一種現象。

Lần trước tôi đã lại giảng về cấu thành của không gian này. Ngoài không gian theo kiểu giữa nguyên tử và phân tử, giữa tinh cầu và phân tử ấy, thì mỗi từng tầng lạp tử nguyên tử lại sẽ tổ thành các lạp tử to nhỏ khác nhau, vậy ở [giữa] các tầng lạp tử to nhỏ khác nhau này cũng lại là không gian. Chẳng hạn như phân tử, thông thường chúng ta biết giữa phân tử và nguyên tử là không gian, vậy nếu nguyên tử tổ thành phân tử, thì phải có tương đối nhiều nguyên tử sắp xếp lại với nhau để tổ hợp thành phân tử. Vậy tầng lạp tử lớn hơn tổ thành từ lượng lạp tử nguyên tử ít hơn, giữa nó và [tầng] lạp tử lớn hơn nữa do lượng lạp tử nguyên tử nhiều hơn tổ thành thì lại là một tầng không gian. Vì tôi đã giảng, phân tử có thể tổ thành bất kỳ vật thể nào ở bề mặt nhất như [những thứ] con người chúng ta có thể nhìn thấy, gồm cả sắt, thép, nước, không khí, gỗ, kể cả thân thể người chúng ta. Đây là tầng vật chất bề mặt mà con người có thể nhìn thấy, được cấu thành từ tầng lạp tử lớn nhất do phân tử tổ thành. Vậy phân tử còn có thể tổ thành một tầng lạp tử thứ hai đếm ngược, mà hơi nhỏ hơn những lạp tử phân tử lớn nhất một chút, chúng còn có thể tổ thành tầng lạp tử thứ ba đếm ngược, đều là do phân tử tổ thành. Vì phân tử có thể tổ thành các lạp tử to nhỏ khác nhau mà. Vậy thì giữa chúng lại là không gian, cho nên vũ trụ này là vô cùng phức tạp. Mà không chỉ có vậy, vì trong mỗi tầng không gian còn tồn tại các [không gian] hướng dọc, nghĩa là không gian với tầng thứ khác nhau. Tức là, nó có những không gian với tầng thứ khác nhau kiểu như bao nhiêu tầng trời mà tôn giáo vẫn nhận thức. Hơn nữa trong các không gian tầng thứ khác nhau ấy còn tồn tại các thế giới đơn nguyên khác nhau, là vô cùng phức tạp. Tôi chỉ giảng cho mọi người một loại hiện tượng tồn tại phổ biến thế này thôi.

其實除了這種空間之外,還有一種粗糙的空間,就是最表面的空間。我經常跟大家講,當然,上回也有人提問說,我在一篇《精進要旨》中說人類社會恰好在最中心、最外層、最表面。不理解是甚麼意思。這個最表面的涵義,要按照這個宇宙的理來講它是沒裏外的,也沒有人類所認識的那種大小的概念,和我們人的概念完全不一樣了。我今天就講一講這個「外」。為甚麼說人類是最邊緣,最外面?甚麼意思呢?就是除了我以前所講過的這個空間之外,還有一種空間,這種空間就像我們今天人類生存的這個空間一樣,和神所在的空間是截然不同的。我以前所講過的空間都是由更微觀的高能量物質組成的。而我今天講的這個空間是由表面物質組成的。這些表面物質裏面也存在著許許多多不同的元素、不同的粒子。這個很特殊的表面空間,就像我們人一樣,你身體裏邊有不同大小的細胞,也可以叫成粒子吧,細胞表面都有一層皮,那麼一直到我們人體表面的皮上構成皮的粒子的皮,人體的表面粒子的皮構成了人表面的肉皮,這張皮在極微觀下它也是一個個極其廣闊的空間。身體裏邊那個粒子皮構成的肉的組織和表面以內的結構是完全不同的。這個宇宙也是這樣,當然它是很複雜的。我們人生存的這個空間它是一個甚麼形態呢?比如說都是由一個粒子組成的,不管有多大的粒子到多小的粒子,每一個粒子都有一個外殼。

Kỳ thực ngoài kiểu không gian này ra, còn một kiểu không gian thô tháo64, chính là không gian bề mặt nhất. Tôi thường nói với mọi người, đương nhiên, lần trước cũng có người hỏi rằng, trong sách «Tinh Tấn Yếu Chỉ» tôi nói rằng xã hội nhân loại vừa vặn nằm ở trung tâm nhất, tầng ngoài nhất, bề mặt nhất. [Người đó] không hiểu được là ý gì. [Về] hàm nghĩa của ‘bề mặt nhất’ này; chiểu theo Lý của vũ trụ này mà giảng thì nó không có trong-ngoài, cũng không có khái niệm lớn-nhỏ mà nhân loại nhận thức, hoàn toàn khác khái niệm của con người chúng ta. Hôm nay tôi giảng một chút về [khái niệm] “ngoài” này. Tại sao nói nhân loại là ở biên duyên65 nhất, mặt ngoài nhất? Là ý tứ gì? Chính là ngoài [kiểu] không gian mà tôi đã giảng trước đây, còn có một kiểu không gian, kiểu không gian này cũng giống như không gian mà nhân loại chúng ta hôm nay đang sinh sống, [nhưng] hoàn toàn khác biệt với không gian mà Thần ở. Kiểu không gian mà trước kia tôi giảng đều là do vật chất cao năng lượng vi quan hơn tổ thành. Còn không gian mà hôm nay tôi giảng là do vật chất bề mặt tổ thành. Bên trong vật chất bề mặt này cũng tồn tại rất nhiều rất nhiều nguyên tố khác nhau, lạp tử khác nhau. Không gian bề mặt rất đặc thù này, cũng như con người chúng ta, trong thân thể chư vị có các tế bào lớn nhỏ khác nhau, cũng có thể gọi là lạp tử vậy. Bề mặt tế bào đều có một lớp da. Vậy một mạch cho đến lớp da của các lạp tử [mà] cấu thành nên lớp da ở bề mặt thân thể con người chúng ta, lớp da của các lạp tử bề mặt của thân thể người thì cấu thành nên lớp da thịt bề mặt của người. Tấm da này tại mức cực vi quan nó lại là một không gian cực kỳ rộng lớn. Các tổ chức [mô] thịt trong thân thể do da lạp tử cấu thành đó, hoàn toàn khác với kết cấu nội trong bề mặt. Vũ trụ này cũng là như vậy, đương nhiên nó rất phức tạp. Không gian mà con người chúng ta sinh tồn nó có hình thái gì? Chẳng hạn đều là do lạp tử tổ thành, thì bất kể là lạp tử lớn ngần nào hay nhỏ ngần nào, mỗi từng lạp tử đều có một cái vỏ ngoài.

我今天實質上就是給大家講這個外殼。而這些外殼雖然粒子包粒子,粒子包粒子,有的粒子好像是在裏邊,地球就是中間位置嘛,其實它們都屬於外邊。這就是我講人為甚麼在最外邊。它們都屬於最外邊,因為它們都和最外邊的皮殼發生著連繫。皮殼是一個獨立的體系,宇宙有個最大的外殼,它們都和這個最大的外殼發生著連繫。我們這個人類肉體所存在的空間,也是這樣一種形式。在這個空間當中有這個空間的特點,它和那個神的世界,和那個我以前講過的空間是截然不同的。而宇宙裏邊所有的一切物質的來源都是從這些空間中來的。

Thực chất hôm nay tôi chính là giảng cho mọi người về cái vỏ ngoài này. Mà những vỏ ngoài này mặc dù là lạp tử bao lấy lạp tử, lạp tử bao lấy lạp tử, có lạp tử dường như là ở bên trong, Trái Đất chính là vị trí giữa mà, kỳ thực chúng đều thuộc về biên ngoài66. Đây chính là [lý do] tôi giảng vì sao con người ở biên ngoài nhất. Chúng đều thuộc về biên ngoài nhất, bởi vì chúng đều có phát sinh liên hệ với cái da vỏ ở biên ngoài nhất. Da vỏ là một thể hệ độc lập, vũ trụ có một cái vỏ ngoài lớn nhất, và tất cả chúng đều có mối liên hệ với cái vỏ ngoài lớn nhất này. Không gian nơi nhục thể67 con người chúng ta tồn tại, cũng là một loại hình thức như vậy. Trong không gian này có đặc điểm của không gian này, nó so với thế giới của Thần, so với không gian mà lúc trước tôi giảng là khác hoàn toàn. Mà nguồn gốc của hết thảy vật chất bên trong vũ trụ đều đến từ trong các không gian này.

今天還有人問我燒香的問題,我說這邊的物質消失之後,那邊的物體就解放了,就釋放出去了。同時這邊的物體就能過到那邊去。那麼,這邊的物質對那邊來說還是很珍貴的。因為這邊的物質經過燃燒已經發生了變化,和物質在這邊時已經不一樣了。我過去講過一句話,我說:你在地上修煉能帶回一把土去,上面都會覺的你了不起,就是這個意思。人家說極樂世界到處都是金子,那麼你要到極樂世界裏去你發現那一塊石頭、一粒塵埃都沒有,那麼可能你從這個物質世界中帶去一點它就是極其珍貴的。我們人有句話是講以稀為貴,以少為奇。當然實際不一定是這樣,就說這個意思。因為那裏邊的一切物質來源還是從這裏來的。當然了,也不是說要我們人專門給做這個事,這個宇宙中的機制在起作用。

Hôm nay còn có người hỏi tôi vấn đề thắp hương. Tôi nói rằng sau khi vật chất bên này tiêu mất, thì vật thể ở bên kia được giải phóng, được thả ra. Cùng lúc ấy vật thể ở bên này có thể qua được bên kia. Vậy thì, vật chất bên này đối với bên kia mà nói là rất trân quý. Vì vật chất bên này sau khi bị thiêu cháy đã phát sinh biến hóa, đã khác vật chất lúc còn ở bên này. Trước kia tôi đã giảng một câu, tôi nói rằng: Chư vị tu luyện trên mặt đất [rồi] có thể đem một nắm đất về, thì bên trên đều thấy rằng chư vị xuất sắc lắm, là ý tứ này. Người ta nói thế giới Cực Lạc đâu đâu cũng là vàng. Vậy chư vị mà đến thế giới Cực Lạc chư vị sẽ phát hiện không có một hòn đá, một hạt bụi, vậy có thể chư vị mang theo một chút [đất đá] từ thế giới vật chất này thì nó thật cực kỳ trân quý. Con người chúng ta có câu: ‘hiếm thì mới quý, ít thì mới lạ’68. Đương nhiên thực tế không nhất định thế đâu, chỉ là nói cái ý này. Vì nguồn gốc hết thảy vật chất bên đó vẫn là từ bên này. Đương nhiên, cũng không có ý nói rằng đòi hỏi con người chúng ta chuyên đi làm việc này, [mà là] cơ chế trong vũ trụ này đang khởi tác dụng.

我進一步講這個表面構成的世界,就是我們用眼睛看到的這個星球。而每一個星球又有它另外的空間,許許多多不同粒子構成的空間。可是粒子構成最大的表面這層空間,也就是它的殼,它的最表面。剛才我拿人體作比較。拿這個宇宙作比較,我們人生活所在的這個宇宙,就是這個宇宙的外殼。

Tôi giảng thêm bước nữa về thế giới [do vật chất] bề mặt cấu thành này, chính là những tinh cầu mà chúng ta nhìn thấy bằng con mắt này. Mà mỗi tinh cầu đều có không gian khác của nó, rất nhiều rất nhiều không gian cấu thành từ các lạp tử khác nhau. Nhưng các lạp tử cấu thành nên không gian bề mặt lớn nhất này, cũng chính là vỏ của nó, bề mặt nhất của nó. Vừa rồi tôi lấy thân thể người để làm so sánh. Lấy vũ trụ này để so sánh, thì cái vũ trụ mà con người chúng ta đang sinh sống đây chính là vỏ ngoài của vũ trụ này.

那麼這個宇宙太大了,我們實際又在這個宇宙中間。可是我剛才講了,雖然粒子好像是被不同的粒子包圍著,其實你還是在外邊,因為你所存在的這個空間的結構、物質、連繫都是外面空間的那種體系,受外面空間制約,它是這樣的一種情況。而且我還講過,釋迦牟尼佛講一粒沙裏含三千大千世界。其實釋迦牟尼佛也是在講那個沙子的粒子表面構成的微觀空間裏存在著許許多多不同的世界。可是我今天更明確的告訴大家,就是這個沙子的外殼——皮,包括構成沙子的各層粒子外殼,和我們這邊的物質空間是一個體系。由分子組成的大小不同的粒子中許許多多的生命,生命的形態和我們人類生命的形態是一模一樣。也就是說沙子裏存在的那個人和我們人是一模一樣的。有黑人,有白人,有黃種人。而且將來你們會看到很奇怪的就是他們的裝束都和我們古人差不多。再有,在他們這個世界的更微觀又會出現一種整體的變化。這種變化因為過去一直沒有講,就是不同的微觀世界也有一定的天體範圍。剛才講的是沙子的粒子構成的它的天體範圍。

Vậy vũ trụ này to lớn quá, và chúng ta thực tế lại ở giữa của vũ trụ này. Nhưng vừa rồi tôi đã giảng, tuy lạp tử dường như là bị bao vây bởi các lạp tử khác nhau, kỳ thực chư vị vẫn ở biên ngoài, bởi vì kết cấu, vật chất, liên hệ của không gian nơi chư vị tồn tại đều là [thuộc về] loại thể hệ không gian mặt ngoài, chịu không gian mặt ngoài chế ước. Nó là tình huống như vậy. Hơn nữa tôi cũng từng giảng rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong một hạt cát có ba nghìn đại thiên thế giới. Kỳ thực Phật Thích Ca Mâu Ni là đang giảng bên trong không gian vi quan [được] cấu thành ở bề mặt của lạp tử của hạt cát có tồn tại rất nhiều rất nhiều thế giới khác nhau. Nhưng hôm nay tôi nói với mọi người một cách minh xác hơn, chính là vỏ ngoài của hạt cát này —bộ da, gồm cả vỏ ngoài của các tầng lạp tử cấu thành nên hạt cát— là cùng một thể hệ với không gian vật chất chúng ta bên này. Trong các lạp tử lớn nhỏ khác nhau do phân tử tổ thành có rất nhiều rất nhiều sinh mệnh, [mà] hình thái sinh mệnh là giống y hệt với hình thái sinh mệnh của nhân loại chúng ta. Nên cũng nói người tồn tại trong hạt cát kia là giống hệt con người chúng ta. Có người da đen, có người da trắng, có chủng người da vàng. Hơn nữa tương lai chư vị sẽ thấy rất lạ rằng chính trang phục của họ không khác mấy so với [trang phục] người cổ [xưa] chúng ta. Còn nữa, ở [mức] vi quan hơn [trong] thế giới này của họ lại còn xuất hiện một loại biến hóa chỉnh thể. Loại biến hóa này vì trước đây [tôi] chưa từng giảng, [đó] chính là các thế giới vi quan khác nhau cũng có phạm vi thiên thể nhất định. [Điều] vừa giảng là phạm vi thiên thể do lạp tử hạt cát cấu thành.

我們所講的那個微觀世界裏存在的那些生命,他們是又一個體系,又一個天體生命的體系。他裏面也有他們的佛、道、神和人、動物、物質、山、水、天、地、空氣和他們那個微觀宇宙中存在的一切物質。而且還有更微觀更更微觀的這樣的世界存在。所以我們過去有許多修煉的人,看到過從那個微觀世界裏,從那個小小的沙、土、石頭的那個微觀世界裏邊出來的佛,那個佛他也可以變的很大。比這個體系更小一層體系裏邊也有佛、道、神、人,他那個佛也能變化出來,能到我們這個世界中來,因為他是佛嘛。他能變化多大呢?他能變化到最大像銀河系這麼大。他小呢,就小到無影無蹤,因為他是那個微觀世界中的佛,和我們天體裏的佛完全是兩回事。可是長的形像一樣,修的要求也都是一樣,同樣偉大,也同樣是真、善、忍這個法從上到下貫穿下來的。

Sinh mệnh tồn tại trong thế giới vi quan mà chúng ta nói đến, họ là một thể hệ khác, một thể hệ sinh mệnh [trong] thiên thể khác. Trong đó cũng có Phật Đạo Thần của họ và người, động vật, vật chất, núi, nước, trời, đất, không khí cùng hết thảy vật chất tồn tại trong vũ trụ vi quan đó của họ. Thêm nữa còn có những thế giới cùng dạng [nhưng] vi quan hơn, vi quan hơn hơn nữa tồn tại. Do vậy quá khứ chúng ta có rất nhiều người tu luyện, từng thấy được từ những thế giới vi quan kia, từ những thế giới vi quan của cát, đất, đá bé tí xíu kia xuất hiện những vị Phật, chư Phật ấy họ cũng có thể biến thành rất lớn. Trong tầng thể hệ nhỏ hơn một mức so với thể hệ này cũng có Phật, Đạo, Thần, người, chư Phật ấy họ cũng có thể biến hóa xuất lai, có thể tới thế giới này của chúng ta, vì họ là Phật mà. Họ có thể biến hóa lớn ngần nào? Họ có thể biến hóa lớn nhất thì lớn như hệ Ngân Hà này. Họ mà [biến thành] nhỏ, thì nhỏ đến không còn dấu tích, vì họ là Phật trong thế giới vi quan kia, [họ] hoàn toàn khác chư Phật trong thiên thể chúng ta. Nhưng hình tượng trông giống nhau, yêu cầu tu cũng đều như nhau, vĩ đại như nhau, cũng đồng dạng là Pháp Chân-Thiện-Nhẫn này từ trên xuống dưới xuyên suốt xuống.

這個宇宙簡直太奧妙了,而比它更更更小的還有更小的那個佛、道、神、人、物質存在的那個天體,但是,可不是只有一粒沙子裏有生命,而是遍布宇宙所有的物質大小粒子、內外一切粒子殼的。那麼我剛才是往微觀講,在這個龐大的天體宏大到了一定成度的時候,就超出了我們這個天體的範圍。而這個天體的範圍又不能夠用這個宇宙的名詞來概括,完全不同於這個概念。當宇宙洪大到一定的邊緣的時候,突然宇宙間就到了一個空的地方,甚麼都沒有了。那麼再往遙遠去又發現又有更大的天體存在。它和我們這個天體就完全不是一回事了。我講的這個天體完全超出我們這個宇宙的概念。那麼那個更大的天體中那個佛、道、神就特別的大,他看我們就像我們看微觀世界、微觀天體裏邊的佛、道、神、人、物一樣。所以他們是另外的又一個體系,那大的就了不得。別說他們看我們人,他看我們這個天體,就像我們人在看出土文物一樣。他覺的很奇怪,也很奧妙,也挺好,挺有意思的。他也覺的這個生命奧妙無窮。這個小小的天體裏面也充滿了生機,他也這樣看。但是他卻沒有我們同樣的生命存在的那種天體範圍之內的概念,完全沒有。在他來看,你就是那微生物的生命,和他們毫不相干。所以我們經常有許多修煉的人在那個石頭、沙子裏邊,甚至於更小的微觀粒子當中看到那個景象的感受是一樣的。

Vũ trụ này quả thật quá huyền bí diệu kỳ69, mà [trong các vũ trụ] nhỏ hơn nhỏ hơn hơn nữa so với nó còn có các thiên thể với Phật, Đạo, Thần, người, vật chất nhỏ hơn tồn tại; nhưng mà, không chỉ một hạt cát là có sinh mệnh trong đó, mà là phân bố khắp tất cả vật chất của vũ trụ, các lạp tử lớn nhỏ, bên trong bên ngoài vỏ hết thảy lạp tử. Vậy vừa rồi tôi là hướng tới vi quan mà giảng; [còn] khi thiên thể bao la này lớn đến một mức độ nhất định, sẽ vượt khỏi phạm vi thiên thể chúng ta. Mà phạm vi thiên thể ấy lại không thể dùng danh từ ‘vũ trụ’ này để khái quát, hoàn toàn khác khái niệm đó. Khi vũ trụ hồng đại đến một biên giới nhất định, thì đột nhiên đến một nơi ‘không’, không có gì cả. Vậy tiếp tục đi xa hơn nữa thì phát hiện lại có thiên thể lớn hơn nữa tồn tại. Nó hoàn toàn khác thiên thể chúng ta. ‘Thiên thể’ mà tôi nói đây hoàn toàn vượt khỏi khái niệm ‘vũ trụ’ này của chúng ta. Vậy thì chư Phật, Đạo, Thần trong thiên thể lớn hơn kia [cũng] đặc biệt to lớn, họ nhìn chúng ta cũng giống chúng ta nhìn Phật, Đạo, Thần, người, vật chất trong thế giới vi quan, trong thiên thể vi quan. Cho nên họ là một thể hệ khác, to lớn kinh khủng. Chưa nói họ nhìn con người chúng ta [như thế nào], họ nhìn thiên thể chúng ta đây, thì cũng giống chúng ta nhìn những văn vật khai quật được từ lòng đất. Họ cảm thấy rất kỳ lạ, cũng rất huyền bí diệu kỳ, cũng rất tốt, rất là thú vị. Họ cũng cảm thấy sinh mệnh này huyền bí diệu kỳ vô cùng. Cái thiên thể bé tẹo này cũng tràn đầy sức sống, họ cũng nhìn nhận như vậy. Nhưng họ lại không có khái niệm trong phạm vi thiên thể mà những sinh mệnh giống chúng ta tồn tại, hoàn toàn không có. Trong mắt họ, chư vị chính là sinh mệnh vi sinh vật, không liên quan gì đến họ. Do vậy chúng ta thường có rất nhiều người tu luyện có cảm nhận tương tự khi thấy được những cảnh tượng bên trong cục đá, hạt cát, thậm chí trong những lạp tử vi quan nhỏ hơn.

我們有的學員在開了天目的時候,看到自己天目裏面有山有水,自己在往出奔跑。飛快的往出跑,穿過了許許多多的山河,甚至於穿過了許許多多的城市,一直在從天目裏往出跑。你看到的景象,我告訴你,它不是從外邊來的,那真真切切的就是你的這個腦袋裏邊的這個細胞,更微觀的這個粒子組成的它那個世界的存在形式。我經常講,如果你能看的見,你會發現一個汗毛上可能就會有很多城市,也可能裏邊在跑火車跑汽車。聽起來覺的玄而又玄。這個世界就是這麼一個非常龐雜的世界。完全和我們現在的科學認識不同。我經常講,現在的科學,它開始建立的時候就是站在一個認識不完善的、一個錯誤的基點上發展起來的,所以他只能侷限在這個框框裏。要說真正的科學,用我們真正了解這個宇宙生命物質的情況來說,現在的這個科學還不算科學。因為用這個科學這條路永遠都探測不到這個宇宙的奧妙。人類只相信人自己是宇宙中唯一的生命,他太可憐了,可憐到這種成度。外星人的存在,切切實實的外星人到過我們地球上來了,一些照片都拍到了,他都不相信。他就是被這個科學束縛了。感情用事的人也不是搞研究,是智不清,他只願意相信被人已經接受了的東西,不管它真正對不對,只願意相信從書本上學到的東西。這是我講的這種空間形式。因為人類的語言是很有限的,表達起來我都覺的很困難,我不知道大家聽懂沒聽懂?(鼓掌)。

Chúng ta có học viên lúc khai thiên mục, thấy trong thiên mục của mình có non có nước, [thấy] bản thân mình đang chạy thẳng ra ngoài, phi rất nhanh ra ngoài, băng qua rất nhiều rất nhiều núi sông, thậm chí xuyên qua rất nhiều rất nhiều thành thị, một mạch chạy từ trong thiên mục ra. Cảnh tượng chư vị thấy đó, tôi bảo chư vị hay, nó không phải đến từ bên ngoài, đó đích xác là tế bào trong đầu não chư vị, [là] hình thức tồn tại của thế giới tổ thành từ lạp tử vi quan hơn. Tôi thường giảng rằng, nếu chư vị có thể nhìn thấy, chư vị sẽ phát hiện trên một lông tơ có thể có rất nhiều thành thị, cũng có thể trong đó còn có xe lửa xe hơi đang chạy. Nghe có vẻ rất huyền [hoặc]. Thế giới này chính là một thế giới phức tạp phi thường như vậy đó. Hoàn toàn khác với nhận thức của khoa học chúng ta hiện nay. Tôi thường giảng, khoa học hiện nay, từ khi bắt đầu kiến lập nó đã đứng trên một nhận thức không hoàn thiện, một cơ điểm sai lầm mà phát triển lên, do vậy nó chỉ có thể giới hạn trong cái khung này. Nếu nói đến khoa học chân chính, từ tình huống của vật chất, sinh mệnh, vũ trụ mà chúng ta đã thực sự hiểu được, [thì] khoa học hiện nay còn không được tính là khoa học. Vì theo con đường của khoa học ấy thì vĩnh viễn không thăm dò được [những điều] huyền bí diệu kỳ của vũ trụ này. Nhân loại chỉ tin rằng bản thân con người là sinh mệnh duy nhất trong vũ trụ, họ đáng thương quá, đáng thương đến mức độ như vậy. [Nói về] sự tồn tại của người ngoài hành tinh70, người ngoài hành tinh hết sức xác thực đã đến Trái Đất chúng ta rồi, còn chụp cả một số ảnh, họ cũng không tin. Họ chính là bị khoa học này bó buộc rồi. Những người xử trí theo cảm tính ấy cũng không phải là làm nghiên cứu, là [lý] trí không thanh tỉnh, họ chỉ muốn tin vào những thứ đã được con người tiếp thụ, cho dù nó có thực sự đúng hay không, [họ] chỉ muốn tin vào những thứ học được từ sách giáo khoa. Đó là hình thức không gian mà tôi giảng. Vì ngôn ngữ nhân loại rất hữu hạn, biểu đạt ra tôi cũng cảm thấy rất là khó, tôi không biết mọi người nghe có hiểu hay không? (vỗ tay).

我們所認為的佛、道、神包括我們人,我們看到的一切物質所存在的空間,這裏邊包括著無數的宇宙,數不清的宇宙,用兆來計算都計算不了。這麼大的一個天體範圍,它是一個獨立的體系。那麼超越這個體系之外還有更大的天體的存在,它是又一個獨立的體系。那麼超越它還有更大、更大、更大體系存在,這個宇宙就是這麼龐大。而微觀世界中,它又是極其微觀極其微觀的。我們人所生存這個境地在幾乎中心位置,無論從宏觀到微觀來看,幾乎人類世界是在中心位置。而不同的粒子組成了不同的空間,除此之外,還有由特殊的不同的粒子組成的表面世界。大家知道,我在中國的時候就有學員講,有的弟子元神離體進到我們這個物質空間太空中去翱遊去了。不過為甚麼他沒看到佛的世界,也沒看到神的世界呢?他看到的完全是我們這個物質空間的真實景象,卻沒有神呢?因為他進到了皮殼這樣的空間裏來了,是人生存的空間。是我們這樣的一個物質空間形式,他看到的是這樣一種情況。這是我講的這樣的空間存在形式。

Những Phật Đạo Thần mà chúng ta nhận thức, bao gồm cả con người chúng ta, [và] không gian với hết thảy vật chất tồn tại mà chúng ta thấy được, ở đây bao gồm cả vô số các vũ trụ, các vũ trụ không đếm xuể, dùng [đơn vị] ‘triệu triệu’71 để tính cũng không tính đếm được. Một phạm vi thiên thể lớn nhường ấy, nó là một thể hệ độc lập. Vậy vượt ra ngoài thể hệ này còn có thiên thể lớn hơn nữa tồn tại; nó lại là một thể hệ độc lập. Thế thì vượt ra ngoài nó còn có những thể hệ lớn hơn, lớn hơn, lớn hơn nữa tồn tại; vũ trụ này chính là khổng lồ như vậy. Mà trong thế giới vi quan, nó lại là cực kỳ vi quan cực kỳ vi quan. Nơi con người chúng ta sinh tồn đây gần như tại vị trí trung tâm, vô luận nhìn từ hồng quan hay vi quan, thế giới nhân loại gần như ở vị trí trung tâm. Mà các lạp tử khác nhau tổ thành các không gian khác nhau, ngoài đó ra, còn có các thế giới bề mặt do các lạp tử đặc thù khác nhau tổ thành. Mọi người biết đó, khi tôi ở Trung Quốc Đại lục đã có học viên nói rằng, có đệ tử nguyên thần ly thể và ngao du đến không gian ngoài thiên thể của không gian vật chất này của chúng ta, nhưng tại sao họ không thấy thế giới của Phật, cũng không thấy thế giới của Thần? Điều họ thấy hoàn toàn là những cảnh tượng chân thực trong không gian vật chất này của chúng ta, nhưng lại không có Thần? Bởi vì họ đã tiến vào không gian kiểu dạng da vỏ rồi, là không gian mà con người sinh tồn, là hình thức không gian vật chất kiểu dạng này như của chúng ta, cái họ thấy là tình huống như vậy. Đây là hình thức tồn tại không gian dạng này mà tôi [đang] giảng.

我們還有些學員問過我這樣的話:人的生命是怎麼來的?因為我談到過物質的本源,我也講一講這個問題。大家不要以為我在講科學,佛法包含著一切。我以前講過物質本源。本源是甚麼?我一直沒有跟大家講這個物質的本源它是甚麼。可是,我剛才說的不同的這樣大的天體的本源不能講。但是,我可以給你們講我們這天體內不同境界中存在的物質與生命的本源是甚麼。其實,物質的本源就是水。宇宙本源之水可不是常人地球上的水。物質的本源為甚麼講它是水呢?每當不同層次的最微觀物質到了一定的時候,就沒有物質了。而沒有物質之後呢,物質顆粒就不存在了。再看就發現了一個問題,發現一個看不到物質粒子存在的、那個靜靜的,通常我一般把它叫作死水,也叫本源,沒有生命的水。你扔進一塊東西,它不會有漣漪體現,聲音的振動也不會使它發生波動,完全是靜止的。而物質的最基本的組成,就是從這種水中來的。

Chúng ta còn có những học viên đã hỏi tôi câu thế này: ‘Sinh mệnh của con người đến như thế nào?’ Vì tôi từng bàn đến bản nguyên của vật chất, tôi cũng giảng một chút vấn đề này. Mọi người đừng cho rằng tôi đang giảng khoa học, Phật Pháp bao hàm hết thảy. Trước đây tôi đã giảng ‘bản nguyên vật chất’. ‘Bản nguyên’ là gì? Tôi vẫn chưa từng giảng cho mọi người bản nguyên của vật chất là gì. Nhưng mà, bản nguyên của những thiên thể to lớn khác nhau mà tôi vừa nói thì không thể giảng. Thế nhưng, tôi có thể giảng cho chư vị bản nguyên của vật chất và sinh mệnh tồn tại trong các cảnh giới khác nhau trong thiên thể của chúng ta là gì. Kỳ thực, bản nguyên của vật chất chính là nước. Nước —bản nguyên của vũ trụ— không phải nước trên Trái Đất người thường. Vì sao nói bản nguyên của vật chất là nước? Mỗi khi vật chất vi quan nhất của các tầng thứ khác nhau đạt đến một điểm nhất định, thì không có vật chất nữa. Mà sau khi không còn vật chất nữa, thì hạt vật chất cũng không tồn tại nữa. Xem xét tiếp sẽ phát hiện một vấn đề, phát hiện tồn tại một loại lạp tử vật chất mà nhìn không thấy, thứ tĩnh tĩnh ấy, tôi thường gọi nó là ‘tử thủy’72, cũng gọi là ‘bản nguyên’, [là] nước không có sinh mệnh. Chư vị ném vào đó một thứ gì đó, nó sẽ không có thể hiện gợn sóng, chấn động âm thanh cũng sẽ không khiến nó gợn sóng, hoàn toàn là tĩnh chỉ73. Mà tổ thành căn bản nhất của vật chất, chính là từ thứ nước này.

怎麼組成的呢?這個宇宙中有法,這個法就是我們講的真、善、忍,這種宇宙的特性把這個水組成了最初期的、最微小的、最原始的物質單一粒子,也可以把它叫作最原始粒子。可是它是單一的,它甚麼也不是,就像一個水泡一樣。那麼再把兩個原始的粒子加在一起,再組成更大的原始粒子,然後再把兩組兩位一體的粒子合成更大一些的粒子。這樣不斷的組合下去,直到不同層次的粒子組合成各種物質的外形、生命、物質、空氣和生存所需的光、水、時間等等等等,粒子會有不同的組合方式,我們今天叫作排列程序。

Tổ thành như thế nào? Trong vũ trụ này có Pháp, Pháp này chính là Chân-Thiện-Nhẫn mà chúng tôi giảng, chủng đặc tính này của vũ trụ đem thứ ‘nước’ ấy tổ thành lạp tử vật chất đơn nhất sơ khai nhất, vi tiểu nhất, nguyên thủy nhất, cũng có thể gọi nó là lạp tử tối nguyên thủy. Nhưng nó là đơn nhất, nó không là gì cả, cũng giống như một cái bọt nước. Vậy thì ghép hai lạp tử nguyên thủy lại với nhau, thì sẽ lại tạo thành lạp tử nguyên thủy lớn hơn. Sau đó lại đem hai lạp tử [loại] hợp hai thành một kia mà hợp thành một lạp tử lớn hơn chút. Cứ không ngừng tổ hợp tiếp tục thế, một mạch đến lạp tử các tầng thứ khác nhau tổ hợp thành ngoại hình các chủng vật chất, sinh mệnh, vật chất, không khí và những thứ cần thiết cho sinh tồn như ánh sáng, nước, thời gian v.v. v.v., lạp tử sẽ có các phương thức tổ hợp khác nhau, mà hôm nay chúng ta gọi là trình tự sắp xếp74.

粒子的排列程序它是不同的,那麼就構成了在那一境界中的表面的物質不同。這樣不斷從微觀向宏觀組合成更大的粒子、更大的粒子,最後就組合成了我們今天人類所認識的中微子、夸克、電子、中子、原子核、原子、分子。組成到我們所認識的表面物質直到更大的天體。而這個表面物質組合到這一步的時候,由於它的排列程序的變化多樣,這個表面物質差異就相當大了。可是,我們大家都知道,這個木頭,它是由分子組成的;這個鐵它也是由分子組成的;塑料也是由分子組成的。就包括我們這個空間的水,它也是由更微觀的水組合成更大粒子構成的水分子。那麼我們講,它既然從更微觀組成了表面物質,所以我告訴大家,整個我們所能夠認識到的這個宇宙,就是由水構成的。而那種水是密度極大的,根本就是不動的水,是由它構成的。

Trình tự sắp xếp của các lạp tử là khác nhau, vậy sẽ cấu thành nên các vật chất bề mặt trong cảnh giới đó là khác nhau. Cứ như vậy không ngừng từ vi quan đến hồng quan mà tổ hợp thành các lạp tử lớn hơn, lạp tử lớn hơn, cuối cùng tổ hợp thành neutrino, quark, điện tử, neutron, hạt nhân nguyên tử, nguyên tử, phân tử mà nhân loại chúng ta hôm nay biết đến. Tổ thành đến vật chất bề mặt mà chúng ta vẫn biết, mãi cho đến thiên thể to lớn hơn. Mà khi vật chất bề mặt tổ hợp đến bước này, thì do trình tự sắp xếp của nó biến hóa đa dạng, nên những vật chất bề mặt này khác biệt tương đối lớn. Nhưng mà, mọi người chúng ta đều biết, gỗ ấy, nó là do phân tử tổ thành; sắt ấy nó cũng là do phân tử tổ thành; nhựa cũng là do phân tử tổ thành. Bao gồm cả nước trong không gian của chúng ta, nó cũng là do nước vi quan hơn tổ hợp thành lạp tử lớn hơn rồi cấu thành phân tử nước. Vậy nên chúng tôi giảng rằng, nó đã là từ [vật chất] vi quan hơn tổ thành vật chất bề mặt, cho nên tôi cho mọi người biết, toàn bộ vũ trụ mà chúng ta có thể nhận thức được này, chính là do nước cấu thành. Mà loại nước kia là có mật độ cực lớn, căn bản chính là nước bất động, là do nó cấu thành.

大家可能聽過古代有人講神話故事。有的修道人,把石頭也榨出了水。我告訴大家,聽起來好像是用我們現在人的思維觀念,用現在科學解釋不了。他認為你在講神話,天方夜譚。我告訴大家,那是確確實實的。因為一切物質都是由水構成的。連鋼鐵都可以榨出水,甚至於可以化解成水,再堅硬的物質的基本粒子都來源於水。如果從這個角度上來理解佛法神通的話,我想就不難理解了,他就有那麼大的威力,他就能使它歸還到原始物質上去。剛才我講的這種形式,它是一個階梯性的,不同的大層次中有不同這樣的水。

Mọi người có lẽ từng nghe cổ đại có người kể chuyện thần thoại. Rằng có người tu Đạo, lấy đá ép ra nước. Tôi bảo mọi người này, thoạt nghe dường như dùng tư duy quan niệm con người chúng ta hiện nay, dùng khoa học hiện nay thì không giải thích nổi. Họ cho rằng chư vị đang kể chuyện thần thoại, Chuyện Nghìn Lẻ Một Đêm75. Tôi cho mọi người biết, việc đó hết sức xác thực. Vì hết thảy vật chất đều do nước cấu thành. Ngay cả sắt thép cũng có thể ép ra nước, thậm chí có thể hóa giải thành nước, vật chất cứng rắn đến mấy thì lạp tử cơ bản của nó cũng đều bắt nguồn từ nước. Nếu như từ góc độ này mà lý giải Phật Pháp thần thông, thì tôi nghĩ sẽ không khó lý giải, Nó chính là có uy lực lớn như vậy, Nó là có thể khiến chúng quay trở về vật chất nguyên thủy. Loại hình thức mà tôi vừa giảng, nó là có tính thứ bậc, trong các tầng thứ to lớn khác nhau có các loại ‘nước’ khác nhau như vậy.

我們還發現一個問題,剛才我講到了,我們這個水也是由那個很微觀的那個水組成的更大一層粒子,最後組成了水分子,構成了我們這個世界的水。那麼,那個不同層次本源的水是不是又能組成比人類物質世界更大一層粒子?然後又組成它那個水?其實呢,我剛才講了,我說這個宇宙,宇宙最終是甚麼我不能講。但是,我可以告訴大家,不同層次中存在著不同物質的本源,也就是說存在著不同物質本源的水。越往上去那個水的密度越大。它可以組成不同空間的不同粒子、不同的水、不同的生命。大家知道,人體、鋼鐵,一切都是我們這個空間的生命與物體。就是我們認識的,人能夠接觸到的生命,人用眼睛可以看到的生命,其實也是來源於這個水,只不過是常人世界的水。就是我們最表面的,由那個不動的本源的水組合成人類這個水。這個距離已經很大了。而在我們人眼睛看到的生命物質也是由這個水組成的。大家知道這個蔬菜呀,你用手把它攥來攥去,最後甚麼都不會剩的,都是水。水果呢,也是一樣。現在科學家講,人體百分之七十都是水。可是他還不知道,連骨頭、頭髮都是由水分子組成的,只不過這些是更微觀的水組合成的粒子構成的,其實都是水。只是更微觀粒子構成的我們這個物質空間一切都是水組成的。

Chúng tôi còn phát hiện một vấn đề, như tôi vừa giảng đó, nước của chúng ta cũng là từ nước rất vi quan kia tổ thành một tầng lạp tử lớn hơn, cuối cùng tổ thành phân tử nước, cấu thành nên nước trong thế giới này của chúng ta. Vậy thì, nước bản nguyên các tầng thứ khác nhau kia phải chăng lại có thể tổ thành một tầng lạp tử lớn hơn so với thế giới vật chất nhân loại? Sau đó lại tổ thành nước của nó [ở tầng ấy]. Kỳ thực, tôi vừa giảng rồi, tôi nói rằng vũ trụ này, vũ trụ cuối cùng là gì thì tôi không thể giảng. Tuy nhiên, tôi có thể cho mọi người biết, trong các tầng thứ khác nhau tồn tại các bản nguyên vật chất khác nhau, nghĩa tồn tại bản nguyên vật chất là nước khác nhau. Càng lên cao, mật độ của nước kia càng lớn. Nó có thể tổ thành lạp tử khác nhau, nước khác nhau, sinh mệnh khác nhau của các không gian khác nhau. Mọi người biết đấy, thân thể người, sắt thép, hết thảy đều là sinh mệnh và vật thể trong không gian chúng ta. Ngay cả sinh mệnh mà chúng ta vẫn biết, mà con người có thể tiếp xúc được, sinh mệnh mà con người có thể thấy được bằng mắt, kỳ thực cũng là bắt nguồn từ nước này, chẳng qua là nước của thế giới người thường. Chính là nước ở bề mặt nhất chúng ta, thứ nước nơi nhân loại do nước bản nguyên bất động kia tổ hợp thành. Khoảng cách này đã rất lớn rồi. Mà sinh mệnh và vật chất mà mắt người chúng ta có thể thấy được cũng là do nước này tổ thành. Mọi người đều biết lá rau này, chư vị dùng tay vò đi vò lại, thì cuối cùng chẳng còn gì, đều là nước. Hoa quả cũng như vậy. Các nhà khoa học hiện nay nói rằng, 70% thân thể người là nước. Nhưng họ vẫn không biết rằng ngay cả xương, tóc cũng đều do phân tử nước tổ thành, chẳng qua những thứ này được cấu thành bởi các lạp tử do nước ở vi quan hơn tổ hợp thành, thật ra đều là nước. Chỉ là các lạp tử vi quan hơn cấu thành nên hết thảy mọi thứ trong không gian vật chất này của chúng ta, đều là nước tổ hợp thành.

這個微觀的物質,能夠組成表面不同的物質,就是因為它粒子的排列程序不同造成的。如果你能夠變魔術,當然過去有許多人變魔術,把那個水變成冰,或者是把一個物體變成其它物體。聽起來很玄,其實一點也不玄。你要是能夠改變它的分子排列程序的時候,它就是別的東西了。那麼怎麼改變物質表面形狀呢?當然形狀更好改變的,形狀一改變就是其它的東西了。層次越高的佛、道、神,他越具備這樣的威力。大家知道,人是非常低能的,低能到甚麼成度呢?人要想完成一件事情,做一件事情,得親自動手動腳,得經過你的體力勞動把它做成。而佛不用,佛只要思想,想就可以。因為佛有許多神通,有許多功能,他自己還有強大的功。那個功的每個微粒都是他本人的形像,那微粒又是由更微粒組成的,都是他的形像。你想想,他一想的時候那個功就出去了。在極微觀上都在改變那不同層次的粒子的結構,時間又是用最快空間的時間,瞬間就做成了。佛做事是非常快的,不受我們這個空間和時間的限制。一瞬間他就從最基礎上把那個物體改變成別的東西了。這就是佛法神通所起作用的原理。為甚麼佛一想它就會變?佛想的時候,功的無數的粒子和無量的智慧,就在各層次同時改變著,整體也在改變著所要做的一切,他的功更大的顆粒也在改變著它的表面。一個物體,從它最基本的粒子到表面的粒子,都被他的功從微觀到表面在同時改變。他就把那件事情一瞬間就變出來了,一瞬間就做成了。從無到有,他可以從空氣中存在的分子、粒子組成你能看的到的物體,這就從無到有。為甚麼佛法神通有這麼大的力量?人類的科技永遠達到不了這一點。

Vật chất vi quan này, có thể tổ thành các vật chất bề mặt khác nhau, chính là do trình tự sắp xếp khác nhau của lạp tử mà ra. Nếu như chư vị có thể làm ảo thuật, đương nhiên quá khứ có rất nhiều người làm ảo thuật, biến nước thành băng, hay là biến một vật thể này thành vật thể khác. Nghe có vẻ rất huyền [hoặc], kỳ thực không huyền [hoặc] chút nào. Nếu chư vị có thể thay đổi trình tự sắp xếp các phân tử của nó, thì nó đã là thứ khác rồi. Vậy thì làm sao có thể cải biến hình dạng bề mặt của vật chất? Đương nhiên hình dạng thì càng dễ cải biến, một khi hình dạng cải biến thì đã là thứ khác rồi. Chư Phật Đạo Thần tầng thứ càng cao, họ càng có mang theo uy lực như vậy. Mọi người đều biết, con người vô cùng yếu kém, yếu kém đến mức độ nào? Người ta mà muốn hoàn thành một việc, làm một việc, thì phải tự mình động tay động chân, phải qua lao động thể lực của mình để làm cho nó xong. Nhưng Phật thì không cần, Phật chỉ cần [dùng] tư tưởng, nghĩ là được rồi. Vì Phật có rất nhiều thần thông, có rất nhiều công năng, bản thân Ông còn có công mạnh mẽ. Mỗi vi lạp của công ấy đều là hình tượng của bản thân Ông, vi lạp ấy lại là do lạp [tử] vi quan hơn tổ thành, đều là hình tượng của Ông. Chư vị nghĩ xem, khi Ông vừa nghĩ thì công kia liền xuất ra rồi. Ở mức cực vi quan đều đang cải biến kết cấu của lạp tử các tầng thứ khác nhau, [còn] thời gian lại là dùng thời gian của không gian nhanh nhất, trong nháy mắt là làm xong rồi. Phật làm các việc hết sức nhanh, không chịu hạn chế của thời gian và không gian này của chúng ta. Trong nháy mắt Ông [có thể] cải biến vật thể thành thứ khác từ nền tảng nhất. Đây chính là nguyên lý của Phật Pháp thần thông khởi tác dụng. Vì sao Phật nghĩ một cái là nó {vật thể} liền cải biến? Khi Phật nghĩ tưởng, vô số lạp tử công và vô lượng trí huệ, liền đồng thời cải biến ở các tầng thứ, chỉnh thể cũng đang cải biến hết thảy những gì muốn làm, những hạt công lớn hơn của Ông cũng đang cải biến bề mặt của nó {vật thể}. Mỗi vật thể, từ lạp tử cơ bản nhất của nó cho đến lạp tử bề mặt, đều được công của Ông từ vi quan đến bề mặt đồng thời cải biến. Và Ông có thể biến [hóa] những việc ấy trong nháy mắt, trong nháy mắt là làm xong. Từ không đến có, Ông có thể từ những phân tử, lạp tử tồn tại trong không khí tổ hợp thành những vật thể mà chư vị có thể nhìn thấy được, đây chính là từ không đến có. Tại sao Phật Pháp thần thông có lực lượng lớn như vậy? Khoa học kỹ thuật của nhân loại vĩnh viễn không đạt được đến điểm này.

佛法的力量,人類不能夠通過科技手段達到,是因為人不可能在科技發展當中道德也隨著昇華,這是不可能的。而且人在這個科技發展的時候都是帶著很強的執著心要完成一件事情,又違背了這個宇宙的法理,所以心性不可能達到那麼高的。而且人還有許許多多七情六慾,各種執著心,爭鬥心,妒忌心,歡喜心,貪心,等等。要真的有那麼高的科技手段,這宇宙就是星球大戰,宇宙大戰真的都出來了。可是佛、道、神卻不允許,絕對不能夠要人來禍亂宇宙的,所以神在制約著人類。不允許人類道德不提高而科技手段達到那麼高,絕對不可能的。

Lực lượng của Phật Pháp, loài người không thể thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật mà đạt tới, là vì con người không thể khiến đạo đức thăng hoa theo cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đó là không thể. Hơn nữa người ta khi phát triển khoa học kỹ thuật đều là mang theo tâm chấp trước rất mạnh muốn hoàn thành việc [nào đó], còn trái ngược với Pháp Lý vũ trụ này, do vậy tâm tính không thể đạt đến cao như vậy. Hơn nữa con người còn có rất nhiều rất nhiều thất tình lục dục, các chủng tâm chấp trước, tâm tranh đấu, tâm tật đố, tâm hoan hỷ, tâm tham, v.v. Nếu thật sự có được thủ đoạn khoa học kỹ thuật cao nhường ấy, thì vũ trụ này sẽ [có] chiến tranh giữa các vì sao, đại chiến vũ trụ thực sự sẽ xảy ra. Nhưng chư Phật Đạo Thần không hề cho phép, tuyệt đối không thể để con người tới [gây] họa loạn vũ trụ, do vậy Thần đang chế ước nhân loại. Không cho phép nhân loại đạo đức không đề cao mà thủ đoạn khoa học kỹ thuật lại đạt đến cao như vậy, tuyệt đối không thể nào.

我經常講,人類是經過不同的歷史時期發展到今天來的,也就是說,有許許多多次人類經過不同歷史中的劫難被銷毀掉了,然後又產生新的人類,經過這樣不同的周期變化過來的。為甚麼呢?修煉界都發現了這樣一個情況:每當人類處於危險境地的時候或者是被歷史淘汰的時候,都是人類道德極端敗壞的時候。有人說希臘文化怎麼怎麼好,人哪去了?可是現在可以從希臘文化中發現一個問題:那個希臘文化留下來的文化保證是它希臘文明發展最後期留下來的東西,我們發現裏邊也有同性戀,甚麼亂性的東西,而且生活是非常奢侈的,腐化的,非常墮落的,看到那個人類已經非常敗壞了。為甚麼它消失了?就是因為它道德不行了。人,只有人類的外形不能說他是人。那鬼為甚麼不說它是人呢?它只是比你少一層粒子。那猴子、猩猩為甚麼不能把它叫作人呢?因為人不只具備著人的肢體,還具備著人的道德規範,道德觀念。人要失去了人的道德觀念,失去了人的道德規範,失去了做人的準則,他就不是人了。所以今天的人類社會我可以坦白的告訴大家,神已經不把他當作人看了。你想一想,人還不危險嗎?政府允許,國家允許,民族允許,甚至於在你這個思想境界中,你的意識中,你認可,他不一定是好的。所以你看今天這個社會,吸毒、販毒、製毒、變性、同性戀、性解放、黑社會,層出不窮。自私和慾望使人人為敵,沒有一點正念。敗壞人類社會的各種現象到處都是,各行業中的甚麼現代派藝術,甚麼搖滾樂,足球場上的魔性大發等等。貫穿著整個社會方方面面。人心的變壞使觀念都發生了反的變化,好的當成壞的,壞的當成好的,人的觀念都反過來了。強取金錢名利、宣揚鬥爭哲學,黑社會老大登上了大雅之堂。你們說這還是人嗎?

Tôi thường giảng rằng, nhân loại là trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau mà phát triển tới hôm nay, nói cách khác, có rất nhiều rất nhiều lần nhân loại trải qua các kiếp nạn trong [thời kỳ] lịch sử khác nhau mà bị hủy diệt, sau đó lại sản sinh nhân loại mới, trải qua những chu kỳ khác nhau như thế mà biến hóa tới nay. Tại sao vậy? Giới tu luyện đều phát hiện một tình huống thế này: Mỗi khi nhân loại rơi vào tình trạng nguy hiểm hoặc khi bị lịch sử đào thải, đều là lúc đạo đức nhân loại cực kỳ bại hoại. Có người nói văn hóa Hy Lạp tốt đẹp thế này thế kia, nhưng người đi đâu rồi? Nhưng hiện nay có thể từ văn hóa Hy Lạp phát hiện một vấn đề: Văn hóa lưu lại từ văn hóa Hy Lạp chắc chắn là những gì nền văn minh Hy Lạp phát triển thời kỳ cuối cùng lưu lại, chúng ta phát hiện trong đó có những thứ đồng tính luyến ái, loạn tình dục, hơn nữa cuộc sống hết sức xa xỉ, hủ bại, hết sức trụy lạc, thấy rằng nhân loại đó đã rất bại hoại rồi. Vì sao nó tiêu mất? Chính vì đạo đức của nó không được nữa. Con người ấy, chỉ có ngoại hình của loài người thì không thể nói họ là người. Quỷ kia tại sao không gọi nó là người? Nó chỉ là ít hơn chư vị một tầng lạp tử. Vậy con khỉ, tinh tinh kia tại sao không thể gọi nó là người? Vì người không chỉ có thân thể và tứ chi, mà còn có quy phạm đạo đức, quan niệm đạo đức của người. Người mà mất đi quan niệm đạo đức của người, đánh mất quy phạm đạo đức của người, đánh mất chuẩn tắc làm người, thì họ không là người nữa. Do đó xã hội nhân loại hôm nay, tôi có thể nói thẳng với mọi người rằng, Thần đã không coi họ là người nữa. Chư vị nghĩ xem, nhân loại còn không [trong tình trạng] nguy hiểm sao? [Điều mà] chính phủ cho phép, quốc gia cho phép, dân tộc cho phép, thậm chí trong cảnh giới tư tưởng của chư vị, ý thức của chư vị, chư vị công nhận, [nhưng] nó không nhất định là tốt. Cho nên chư vị hãy nhìn xã hội hôm nay, hút hít, buôn bán, sản xuất ma túy, chuyển đổi giới tính, đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục, xã hội đen, hiện ra không dứt76. Tự tư77 và dục vọng khiến người ta coi nhau như kẻ địch, không còn chút chính niệm nào. Các loại hiện tượng bại hoại trong xã hội nhân loại đâu đâu cũng gặp, trong các ngành nghề nào là nghệ thuật phái hiện đại, nào là rock and roll, ma tính đại phát trên các sân bóng v.v. Đã xuyên suốt tất cả các phương diện của toàn bộ xã hội. Nhân tâm trở nên xấu đã khiến quan niệm phát sinh biến hóa phản đảo: tốt thì cho là xấu, xấu thì cho là tốt; quan niệm của con người đều phản đảo lại rồi. Tranh giành tiền tài danh lợi, tuyên dương triết học đấu tranh, đại ca xã hội đen leo lên những nơi thanh nhã78. Chư vị nói đi đây còn là nhân loại không?

我現在看到那個中學生穿的那個褲子,褲腰帶繫到屁股上,下面的腿上腳上嘀哩嘟嚕一大堆像腸子一樣。那個褲腰帶還郎當一塊,那個頭剃的這兒兩邊光光的,上面像個房簷似的。還有的中間只留一行頭髮和鬼一樣,他覺的好看。可是他好不好看哪?仔細品味起來,他沒有任何美的概念。女人穿著黑色的服裝,留著魔性髮式,板著面孔和陰間的鬼一模一樣。就是人的觀念反過來了,由魔作亂人類把陰暗東西當成了美。

Hiện nay tôi thấy học sinh trung học mặc quần, thắt lưng thì [trễ đến] mông, trên đùi còn treo các thứ lủng lẳng như khúc ruột. Thắt lưng còn thòng ra một đoạn, đầu thì cạo nhẵn thín hai bên, phía trên trông như mái hiên. Còn có người chỉ để một hàng tóc ở giữa trông như quỷ, họ thấy thế là đẹp. Nhưng trông họ có đẹp hay không? Nhìn kỹ thì họ không có chút khái niệm thẩm mỹ nào. Phụ nữ mặc trang phục màu đen, để những kiểu tóc ma tính, khuôn mặt cứng đơ như quỷ cõi âm. Chính là quan niệm con người đã đảo lộn, do ma gây họa loạn nhân loại coi những thứ đen tối u ám trở thành đẹp.

我那天講了,妖魔鬼怪的玩具,越醜的、越兇的賣的越快,那漂亮的娃娃誰也不買。人的觀念全都變了。大家想一想它不可怕嗎?人類的發展確確實實是有周期性的。人類要想避免這種事情的發生,只有一個辦法,就是維護人的道德。大家看到了,現在社會問題層出不窮,哪個政府也解決不了。民族問題,國家與國家的問題,民族之間的矛盾,民族內部的矛盾,許許多多社會犯罪各方面的原因,哪個政府都頭痛,誰也解決不了。為甚麼解決不了呢?因為他們的辦法都只是從這個現象中去解決這個現象。可是這個現象被抑制住了,緊接著它又會出現更不好的現象。你再去制約它,它又會出現更不好的現象。人類制定的法律就是在機械的限制人,封閉人,包括制定法律的人在內。人在不斷的封閉自己,封閉來封閉去最後把人封閉的沒有一點出路。這個法律定的太多了,人都像動物一樣被管著,沒有出路了,誰也就想不出辦法了。

Hôm nọ tôi đã giảng, đồ chơi yêu ma quỷ quái, càng xấu, càng hung [tợn] thì bán càng chạy, những con búp bê xinh đẹp thì không ai mua. Quan niệm con người hoàn toàn biến đổi rồi. Mọi người nghĩ xem nó chẳng đáng sợ sao? Sự phát triển của xã hội nhân loại xác thực là có tính chu kỳ. Nhân loại nếu muốn tránh sự việc ấy phát sinh, thì chỉ có một biện pháp, chính là duy hộ79 đạo đức con người. Mọi người thấy đấy, xã hội hiện nay vấn đề hiện ra không dứt, không chính phủ nào giải quyết nổi. Vấn đề dân tộc, vấn đề giữa quốc gia với quốc gia, mâu thuẫn giữa các dân tộc, mâu thuẫn nội bộ các dân tộc, rất nhiều rất nhiều nguyên nhân ở các phương diện gây phạm tội trong xã hội, chính phủ nào cũng đau đầu, không ai giải quyết được. Tại sao không giải quyết được? Vì biện pháp của họ đều chỉ là từ hiện tượng mà giải quyết hiện tượng. Nhưng khi hiện tượng này bị ức chế được rồi, thì ngay sau đó lại xuất hiện hiện tượng bất hảo hơn. Các vị lại đi chế ước nó, rồi nó lại xuất hiện hiện tượng bất hảo hơn nữa. Luật pháp do con người đặt ra chính là đang hạn chế một cách máy móc con người, phong bế con người, gồm cả người chế định ra luật pháp trong đó. Con người đang không ngừng phong bế chính mình, phong bế tới phong bế lui cuối cùng phong bế con người đến mức không còn chút lối thoát nào. Luật pháp được định ra quá nhiều rồi, người ta đều bị quản giống như động vật, không còn lối thoát nữa, không ai nghĩ ra được biện pháp nào.

可是我告訴大家,其實人類一切不好的根源就是因為人的道德敗壞了。要不從這上著手人類甚麼問題都解決不了;要從這個問題上著手人類甚麼問題都能解決。是不是這個問題呀?大家想一想。每個人都從內心要求自己做一個好人,都能夠約束自己,做甚麼事情想到別人,不傷害別人,想到別人能不能承受的了,你想那個社會會是甚麼樣。需要甚麼法律啊?需要警察嗎?人都在自己約束自己管自己。但是政治宣傳和強治同樣不會使道德回升,反而成拙。世界發展到今天大家都覺的法制很好,其實那是沒有辦法的辦法。幾千年發展過來的人類,過去都沒有那麼多法律來管人。只有簡單的王法,衡量好壞的標準是德。可是古人道德卻比現在高尚的多。現在人覺的古人不好,其實是因為你站在現在人的敗壞了的觀念上去看古人。過去的人一點也不比現在人不聰明。人的大腦所能用的那部份從來都沒有擴大過。只是我們現在的人覺的自己了不起,覺的自己聰明。

Nhưng tôi cho mọi người biết, kỳ thực căn nguyên mọi thứ bất hảo của nhân loại chính là vì đạo đức con người bại hoại rồi. Nếu không bắt tay từ chỗ này thì vấn đề gì nhân loại cũng không giải quyết được; nếu bắt tay làm từ vấn đề này thì vấn đề gì nhân loại cũng có thể giải quyết được. Là vấn đề này phải không? Mọi người thử nghĩ xem. Mỗi người đều từ nội tâm yêu cầu tự mình làm người tốt, đều có thể ước thúc chính mình, làm gì cũng nghĩ đến người khác, không làm hại người khác, nghĩ tới rằng người khác có thể chịu đựng chăng, thì chư vị nghĩ xem xã hội đó sẽ như thế nào. Còn cần luật pháp gì nữa? Còn cần cảnh sát không? Người ta đều đang tự ước thúc tự quản chính mình. Còn tuyên truyền chính trị và cai trị bằng sức mạnh đều không thể khiến đạo đức hồi thăng, ngược lại còn tệ hơn. Thế giới phát triển đến ngày nay mọi người đều cảm thấy pháp chế rất tốt, kỳ thực đó là biện pháp khi không còn biện pháp nào nữa. Nhân loại qua mấy nghìn năm phát triển tới nay, quá khứ đều không có nhiều luật pháp thế này để quản con người. Chỉ có vương pháp đơn giản, tiêu chuẩn đo lường tốt xấu là ‘đức’. Nhưng đạo đức người xưa cao thượng hơn nhiều so với hiện nay. Người hiện nay cảm thấy người xưa không tốt, kỳ thực đó là vì các vị đứng trên quan niệm đã bại hoại của người hiện nay mà nhìn nhận người xưa. Người quá khứ không hề kém thông minh hơn người hiện nay chút nào. Bộ phận đại não có thể sử dụng được của con người xưa nay không hề lớn thêm chút nào. Chỉ là con người chúng ta hiện nay cảm thấy mình thật xuất sắc, cảm thấy mình thật thông minh.

社會的發展也是神安排的,允許你發展到這一步出現了現代化的機器,現代化的設備,現代化的生活工具。古人沒有想到造它嗎?只是神在那一步還沒有安排。現代人一點也不比古人聰明。但是這個物質越發展,往往人就越陷在這個物質現實當中。覺的這多了不起啊,古人造不出來,我們現代人都趕上神仙了。坐飛機昨天從歐洲到美洲,這跟神仙一樣了。我告訴大家,在這個浩瀚的宇宙當中,這一切早就有了。在其它世界當中早就有了。人不好了往下掉,掉到人類這一塊來,掉到這地球上來了。人的思想中都存在著先天的意識,只是自己不知道。甚麼通過科技手段哪,甚麼自己的科技怎麼先進哪,搞出來了甚麼飛機呀,汽車呀,甚麼現代化的東西呀。其實我告訴大家,只不過是你在意識中存有過去的東西,在這個垃圾堆當中你又用垃圾,用最表面的粗糙物質又做出來了,人還覺的不錯。當然人類就是這樣掉下來了,因為他不好了嘛,掉到這一步上來,苦,人得承受。那麼人類的發展不能夠是人自己想怎麼發展就怎麼發展,為所欲為。人想怎麼幹覺的舒服就行,那是絕對不行的,所以人就危險。這個講劫難,那個講劫難,我從來不講這些事情,也沒有用。有沒有我也不說它。有,也與我們煉功人、好人沒有關係。但是我們確實看到了人發展到今天,解決不了問題的時候,遇到的麻煩,使人類沒有出路,確確實實是人類道德敗壞所造成的。因為剛才講生命構成,講空間,我們反過來談到了人類。物質構成人是因為粒子組合成不同的物質的時候,它就能組合成人的不同的表面物質。那個分子排列的程序是骨頭的粒子排列那樣的表面物質就是骨頭。排列成肉的分子排列程序,那麼它就是肉。排列成甚麼它就是甚麼。這就能構成你的生命,說明了就很簡單。

Sự phát triển của xã hội cũng là Thần an bài, cho phép các vị phát triển đến bước này rồi xuất hiện cơ khí hiện đại hóa, thiết bị hiện đại hóa, công cụ sinh hoạt hiện đại hóa. Người xưa không nghĩ đến việc tạo ra chúng sao? Chỉ là Thần không có an bài ở bước đó. Người hiện đại không hề thông minh hơn người xưa chút nào. Nhưng [đời sống] vật chất này càng phát triển, thông thường con người lại càng bị hãm vào cái hiện thực vật chất này. Cảm thấy điều này thật xuất sắc, người xưa không tạo ra được, người hiện đại chúng ta đều bắt kịp thần tiên rồi. Hôm qua đi máy bay từ Châu Âu sang Châu Mỹ, theo kịp như thần tiên rồi. Tôi cho mọi người hay, nơi vũ trụ bao la này, hết thảy thứ ấy đã có từ lâu. Trong những thế giới khác đã có lâu rồi. Người không còn tốt nữa và rớt xuống, rớt xuống đến chỗ nhân loại đây, rớt xuống đến Trái Đất này. Trong tư tưởng của người ta tồn tại ý thức tiên thiên80, chỉ là bản thân không biết. Nào là ‘thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật’, nào là ‘khoa học kỹ thuật chúng mình tiên tiến ra sao’, làm ra nào là ‘máy bay’, ‘xe hơi’, nào là ‘các thứ hiện đại hóa’. Kỳ thực, tôi nói với mọi người, chẳng qua chỉ là những thứ trước kia lưu tồn trong ý thức các vị, [nay] trong đống rác này các vị lại sử dụng rác, sử dụng những vật chất thô tháo bề mặt nhất rồi lại làm ra [chúng], con người vẫn cảm thấy khá lắm. Đương nhiên nhân loại chính là đã rớt xuống như vậy, bởi vì họ không còn tốt nữa mà, rớt đến bước này, khổ ấy, con người phải chịu. Vậy thì sự phát triển của nhân loại không thể là tự con người muốn phát triển thế nào liền phát triển thế ấy, muốn gì làm nấy81. Người ta muốn làm thế nào cảm thấy thoải mái là được, điều đó tuyệt đối không được; do đó con người [đang trong tình trạng] nguy hiểm. Người này nói về kiếp nạn, người kia nói về kiếp nạn; tôi xưa nay không giảng việc này, cũng không ích gì. Có hay không tôi cũng không bàn đến. Có, thì cũng không quan hệ gì đến người tu luyện, người tốt chúng ta. Nhưng mà chúng tôi thực sự thấy rằng con người phát triển đến hôm nay, khi không giải quyết được vấn đề nữa rồi, những phiền phức gặp phải, khiến nhân loại không còn đường ra, quả nhiên xác thực là do đạo đức nhân loại đã bại hoại tạo thành. Vì vừa nãy giảng về cấu thành của sinh mệnh, giảng về không gian, chúng ta quay trở lại nói về nhân loại. Vật chất cấu thành nên người là vì khi lạp tử tổ hợp thành các vật chất khác nhau, thì nó có thể tổ hợp thành các vật chất bề mặt khác nhau của người. Khi trình tự sắp xếp phân tử là theo kiểu trình tự sắp xếp của các lạp tử của xương thì vật chất bề mặt chính là xương. [Nếu] sắp xếp thành trình tự sắp xếp phân tử của thịt, vậy thì nó chính là thịt. Sắp xếp thành gì thì nó thành nấy. Như thế có thể cấu thành nên sinh mệnh của chư vị, nói rõ ra thì thật đơn giản.

剛才我還講了一個問題,許許多多人說神造了人。有人講泥土造人如何如何,我們不講這些具體現象是怎麼造的。其實怎麼造的都有。更大的神只要一想就能把你造出來。任何物體都是活的,給你造出外形了之後,再造出內臟。人覺的人體非常複雜,而對大智大覺的神來說小小事一件。佛一想,在極微觀下用物質就給你造出內臟,很快就可以造出來。每一個物體形成的時候,就有一個生命注入進去。當然人還有副元神,許許多多的生命都來了,構成了人。講起來就是這麼一個情況。

Vừa rồi tôi còn giảng một vấn đề, rất nhiều rất nhiều người nói rằng Thần đã tạo ra con người. Có người nói [dùng] đất sét tạo ra con người thế này thế kia; chúng tôi không giảng hiện tượng cụ thể là tạo ra thế nào. Kỳ thực tạo theo cách nào cũng có. Thần lớn hơn nữa thì chỉ cần nghĩ một cái liền có thể tạo ra chư vị. Bất kỳ vật thể nào cũng đều là sống, sau khi tạo ra ngoại hình cho chư vị, thì tạo ra nội tạng. Con người cảm thấy thân thể người vô cùng phức tạp, nhưng đối với vị Thần đại trí đại giác mà nói thì chỉ là một việc rất rất nhỏ. Phật nghĩ một cái, ở mức cực vi quan dùng vật chất liền tạo ra nội tạng cho chư vị, rất nhanh đã có thể tạo ra rồi. Mỗi khi một vật thể được hình thành, liền có một sinh mệnh được rót vào. Đương nhiên con người còn có phó nguyên thần, rất nhiều rất nhiều sinh mệnh đều đến, cấu thành nên con người. Giảng ra chính là tình huống như vậy.

過去在科學界人們老好鑽牛角尖,說先有雞呀先有蛋的。我說也沒有雞也沒有蛋。就是微觀的物質組成了宏觀的物質。小的粒子組成了更大的粒子。由那種還不能說成是物質的東西組成物質。更大的生命和我們這個生命,雖然從體積上來看,構成的身體的粒子不一樣,構成的外形大小就不一樣,可是構成生命存在的那個物質,不管是多大多小,他的表面粒子排列程序是一樣的。比如說,更大一層的那個人,他的身體如果每個粒子就是星球這層粒子構成的,那麼,他的肉和我們人身體的分子排列是一樣的。也就是說星球排列的程序和我們分子排列的程序構成的肉應該是一樣的。所以更小一層人也是這樣構成的,以至更微。關於這個問題我就講這麼多。

Trước kia trong giới khoa học người ta cứ thích dùi vào sừng bò82, nói rằng con gà có trước hay quả trứng có trước. Tôi nói rằng chẳng có gà cũng chẳng có trứng. Chính là vật chất vi quan tổ thành vật chất hồng quan. Lạp tử nhỏ tổ thành lạp tử lớn hơn, từ những thứ mà còn không thể gọi là vật chất tổ thành vật chất. Sinh mệnh lớn hơn và sinh mệnh của chúng ta, mặc dù từ [phương diện] thể tích mà xét, thì lạp tử cấu thành nên thân thể là khác nhau, [do đó] cấu thành nên ngoại hình lớn nhỏ cũng khác nhau, nhưng vật chất cấu thành nên tồn tại sinh mệnh ấy, bất luận to nhỏ thế nào, thì trình tự sắp xếp của lạp tử bề mặt của nó là giống nhau. Ví như nói, người ở tầng lớn hơn một mức, nếu mỗi lạp tử của thân thể họ đều do tầng lạp tử tinh cầu này cấu thành, vậy thì, thịt của họ giống với trình tự sắp xếp phân tử thân thể chúng ta. Nói cách khác, trình tự sắp xếp của tinh cầu và trình tự sắp xếp của phân tử cấu thành nên thịt của chúng ta hẳn là như nhau. Cho nên người ở tầng nhỏ hơn một mức, cũng là cấu thành như vậy, cho đến nhỏ hơn nữa. Về vấn đề này tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi.

到今天為止,這個宇宙的結構已經全面都講了。當然詳細的情況是不能講的。有人問我說,老師啊,我們想知道知道佛怎麼生活。我說那你就修成佛。因為人是不能知道佛怎麼生活的。人絕對不會有那個概念。給你講出來你也會用人的歡喜心、用人的思想、邏輯思維來對待他,等於是罵他,不尊敬他。所以我們就不能夠具體的去講了。我只能用有限的人類的語言概括的講。其實我們今天選擇用這個中文來講是最合適不過的。因為中文是世界上表達能力最強、內涵最大的語言。如果要用英文或者其它文種講,甚麼都講不出來。我為了把它講清楚,用了一些方言。因為規範了的現代漢語也無法把它講清楚,所以大家可能聽出我的話裏邊帶有地方的那種語言,能很恰如其份的形容它,而且用詞不規範,新八股也沒有更深的內涵,不然的話就無法表達。

Đến hôm nay, tôi đã giảng toàn diện về kết cấu vũ trụ này. Đương nhiên tình huống chi tiết thì không thể giảng. Có người hỏi tôi: ‘Thưa Thầy, chúng con muốn biết một chút Phật sinh hoạt thế nào’. Tôi nói vậy thì chư vị hãy tu thành Phật. Vì con người không được biết Phật sinh hoạt thế nào. Con người tuyệt đối sẽ không có khái niệm ấy. Giảng ra cho chư vị thì chư vị sẽ dùng tâm hoan hỷ của con người, dùng tư tưởng của con người, tư duy logic của con người mà đối đãi Họ, [vậy] bằng như mạ lỵ Họ, không tôn kính Họ. Do đó chúng tôi không thể giảng một cách cụ thể. Tôi chỉ có thể dùng ngôn ngữ hữu hạn của nhân loại mà giảng một cách khái quát. Kỳ thực chúng tôi hôm nay chọn dùng tiếng Trung mà giảng là phù hợp quá rồi. Vì tiếng Trung là ngôn ngữ có năng lực biểu đạt mạnh nhất, nội hàm lớn nhất thế giới. Nếu như dùng tiếng Anh hoặc tiếng khác mà giảng, thì cái gì cũng không giảng ra được. Vì để giảng nó cho rõ ràng, tôi đã dùng một số tiếng địa phương. Là vì Hán ngữ hiện đại đã quy phạm cũng không cách nào giảng nó cho rõ, do vậy mọi người có thể nghe ra trong lời tôi giảng có mang theo tiếng địa phương, có thể hình dung nó một cách thích đáng, hơn nữa [tôi] dùng từ cũng không quy phạm; loại tân bát cổ83 cũng không có nội hàm thâm sâu hơn; nếu không [giảng cách đó] thì cũng không cách nào biểu đạt.

再講一個問題就是大家一直很關心的問題。有人說,老師我煉功我甚麼也看不到。我們就講這個看到看不到是怎麼回事。其實我講天目的時候,已經談過了。對人要求是比較高的,理是不斷昇華的。我要再講呢,就超越了那個認識了。但是,我儘量和我上次講的溝通起來。我再進一步給大家講一講這個問題。

[Tôi] lại giảng một vấn đề, chính là vấn đề mọi người rất quan tâm. Có người nói: ‘Thưa thầy, con luyện công mà con chẳng thấy được gì cả’. Vậy chúng tôi sẽ giảng việc thấy được và không thấy được này là thế nào. Kỳ thực khi giảng về thiên mục, tôi đã bàn đến rồi. Yêu cầu đối với người ta là tương đối cao, Lý là không ngừng thăng hoa. Nếu tôi giảng thêm nữa, thì sẽ vượt qua nhận thức kia. Nhưng mà, tôi sẽ gắng hết mức để liên hệ với điều tôi giảng lần trước. Tôi sẽ giảng thêm một bước cho mọi người về vấn đề này.

我們在座的絕大多數人根基都是非常好的。其實,從你修煉開始到今天哪怕時間短,你也應該能夠看到一些東西了,因為我們《轉法輪》中強調去人執著心要求的很嚴格,所以很多人又不敢去看。有許多人,真的恍恍惚惚看到了甚麼,他也不敢相信。這裏邊有幾個原因造成了你看不了,不能看。第一個,就是有的人認為我看甚麼東西,就像我看這個物質世界一樣的清楚那才算看到。這是一個非常強的障礙,他總是用人的思想概念去認識這個問題。不是這樣的。你要是真的能看的那麼清楚的時候,你已經開悟了,百分之百開悟了,而且那個時候看神比看人還要清楚。因為那個世界立體感比我們強,空氣比我們透,物質比我們實,所以看的就更清楚。就是因為我們有這樣一個觀念,認為能看清楚才是真看到了,不是的。你在修煉過程當中,看也不能讓你看的那麼清楚。所以看只能是模模糊糊的。再有,有個別人看的比較清楚,可是他看的是局部,視角很窄。看清楚的部份只能看一塊。視角很寬的話,看到的東西保證就是比較模糊的。不能看那麼清楚,或者只能看很低、很少的空間。所以我們別用人所謂現實的那個物質的概念去障礙自己,這是一個原因。但是有例外的,天生就看的很清楚的是少數。就不講了。

Người chúng ta ngồi đây tuyệt đại đa số đều có căn cơ hết sức tốt. Kỳ thực, từ khi chư vị bắt đầu tu luyện đến hôm nay cho dù thời gian ngắn ngủi, chư vị đều hẳn là có thể thấy một số thứ rồi, vì trong «Chuyển Pháp Luân» chúng tôi nhấn mạnh tống khứ tâm chấp trước yêu cầu rất nghiêm khắc, do vậy rất nhiều người không dám nhìn. Có rất nhiều người, thực sự có thể thấy gì đó lờ mờ, họ cũng không dám tin. Ở đây có mấy nguyên nhân tạo thành việc chư vị nhìn không thấy, không thể thấy. Thứ nhất, chính là có người cho rằng ‘Tôi nhìn thứ gì, thì phải rõ ràng giống như tôi nhìn thế giới vật chất này thì mới tính là thấy được’. Đây là một chướng ngại rất mạnh, họ toàn dùng tư tưởng khái niệm của con người mà nhận thức vấn đề này. Không phải vậy đâu. Nếu chư vị thực sự có thể nhìn rõ ràng như vậy, thì chư vị đã là khai ngộ rồi, khai ngộ 100% rồi, hơn nữa khi đó chư vị sẽ nhìn Thần còn rõ ràng hơn nhìn người. Vì cảm nhận lập thể ở thế giới đó mạnh hơn [chỗ] chúng ta, không khí trong hơn của chúng ta, vật chất thực hơn của chúng ta, do đó thấy sẽ rõ ràng hơn. Chính vì chúng ta có quan niệm như vậy, cho rằng có thể nhìn rõ mới thật là nhìn thấy; không phải [thế] đâu. Chư vị trong quá trình tu luyện, nhìn được thì cũng không thể để chư vị nhìn rõ đến thế. Cho nên chỉ có thể nhìn thấy mơ mơ hồ hồ. Còn nữa, có người cá biệt nhìn thấy khá rõ ràng, nhưng họ thấy là cục bộ, góc nhìn rất hẹp. Phần nhìn rõ chỉ là một phần nhỏ. Nếu góc nhìn rất rộng, thì những thứ nhìn thấy đảm bảo sẽ tương đối mơ hồ. Không thể nhìn rõ ràng đến như thế; hoặc chỉ có thể nhìn những không gian rất thấp, rất ít. Do đó chúng ta đừng dùng cái người ta gọi là khái niệm vật chất hiện thực để tự chướng ngại chính mình; đây là một nguyên nhân. Nhưng có ngoại lệ, bẩm sinh mà có thể nhìn thấy rất rõ ràng thì là thiểu số. Nên không giảng đến.

再有一個原因,我們有許許多多人不是看不見,他能夠看的見,可是他總把它當作幻覺,他總把它當作是想像。初期的時候也是有這樣的,因為我特別在《轉法輪》中談到了,告訴大家不能想,隨心而化,你一想它就變了,隨著你的心變化,我們有些人擺不正這個關係。隨著你的執著心、歡喜心所造成的那個原因之外,還有一個障礙,甚麼障礙呢?就是你的這個思想想甚麼和你看到物體形象是在大腦的同一個區域中反映出來的。起作用是在大腦的同一個部份。人看到的物體形象不是你眼睛分析出來的,是通過視神經傳到大腦松果體那個區域看到的。可是你一想甚麼問題想出形象來的時候,也是在那一個區域中起作用。那麼就促成了一種錯覺,你真的看到了甚麼的時候,而且本來就模糊,你就認為是想的,其實不是想的,是你真的看到了。

Còn một nguyên nhân nữa, chúng ta có rất nhiều rất nhiều người không phải là nhìn không thấy; họ có thể thấy, nhưng họ toàn coi đó là ảo giác, họ toàn coi đó là tưởng tượng. Thời kỳ đầu cũng có [người] như vậy, vì trong «Chuyển Pháp Luân» tôi đã đặc biệt bàn đến [vấn đề này] rồi, bảo mọi người rằng không được nghĩ tưởng, ‘tùy tâm nhi hóa’84, chư vị hễ nghĩ nó liền biến, tùy theo tâm của chư vị mà biến hóa, chúng ta có một số người không thu xếp được cho chính quan hệ này. Ngoại trừ nguyên nhân tạo thành bởi tâm chấp trước, tâm hoan hỷ của chư vị ra, còn một chướng ngại nữa, là chướng ngại gì? Chính là những gì mà tư tưởng chư vị nghĩ và hình tượng vật thể mà chư vị thấy là phản ánh xuất ra tại cùng một khu vực của đại não. Khởi tác dụng tại cùng một bộ phận của đại não. Hình tượng vật thể mà con người nhìn thấy không phải [do] mắt của chư vị phân tích ra, mà là qua thần kinh thị giác truyền đến khu vực thể tùng quả của đại não mà nhìn thấy. Nhưng khi chư vị vừa nghĩ vấn đề nào đó mà nghĩ tưởng ra hình ảnh, thì cũng là tại khu vực đó khởi tác dụng. Vậy sẽ dẫn đến một loại cảm giác sai, khi chư vị thực sự nhìn thấy thứ gì, hơn nữa [nó] vốn lờ mờ, chư vị bèn cho rằng [đó] là tưởng tượng, kỳ thực không phải tưởng tượng, mà là chư vị thật sự nhìn thấy.

過去有許多小道修煉,訓練他的弟子的時候,特意要他去想,你看不見你去想。最後越想越實,越想越實,他就這樣訓練他。小道修煉難成正果,就是因為有漏嘛,這本身就是執著。他要他看一個物體,看不到,你想,仔細看看它,閉著眼睛再想,越想越實,就慢慢的好像是想像到了現實中來了。過去小道它是這樣的訓練。因為小道嘛,這種執著他們覺察不到是執著,因為他不講圓滿嘛。

Quá khứ có rất nhiều [loại] tu luyện tiểu đạo, khi huấn luyện đệ tử, cố ý yêu cầu họ tưởng tượng; ngươi không thấy thì ngươi hãy tưởng tượng. Cuối cùng càng tưởng tượng càng thật, càng tưởng tượng càng thật, người ta huấn luyện họ như vậy. Tu luyện tiểu đạo khó thành chính quả, chính vì hữu lậu85 mà, bản thân [tưởng tượng] ấy chính là chấp trước. Người ta yêu cầu họ nhìn một vật thể, nhìn không thấy thì ngươi tưởng tượng, nhìn nó cho kỹ, rồi nhắm mắt tưởng tượng, càng tưởng tượng càng thật, rồi dần dần dường như là tưởng tượng thành hiện thực. Quá khứ tiểu đạo là huấn luyện như vậy. Bởi vì tiểu đạo mà, chủng chấp trước này họ không phát hiện ra được [đó] là chấp trước, vì họ không giảng viên mãn.

我們就對這些問題看的很重,任何執著都會影響圓滿。我告訴大家分清這個問題,很可能是你看到了當作想像了,但不能這樣去煉。比如說這個法輪,如果有人恍恍惚惚看到了,但是感覺是自己想的。看他在運動,在轉,我告訴你,那是你看到了。不妨大家試一試,按照我說的看一看。我只是講已經能看到的當成想的弟子,沒有這感覺的不要硬去想,那是執著。我剛才給大家講是為了給大家排除心理障礙,千萬不要執著,大家千萬不要執著它。

Chúng ta rất coi trọng những vấn đề này; bất kỳ chấp trước nào đều sẽ ảnh hưởng viên mãn. Tôi bảo mọi người phân biệt rõ vấn đề này, rất có thể là chư vị thấy rồi nhưng cho là tưởng tượng; nhưng không thể luyện như vậy. Chẳng hạn Pháp Luân này, nếu có người lờ mờ lờ mờ thấy được rồi, nhưng lại cảm thấy là tự mình tưởng tượng. Thấy Nó đang vận động, đang quay, tôi bảo chư vị này, đó là chư vị thấy được rồi. Không ngại thì mọi người thử xem, chiểu theo lời tôi nói mà nhìn thử xem. Tôi chỉ là nói về đệ tử nào đã có thể thấy được rồi nhưng lại coi là tưởng tượng; [ai] không có cảm giác đó thì không được miễn cưỡng tưởng tượng, đó là chấp trước. Tôi vừa giảng cho mọi người là để bài trừ chướng ngại tâm lý cho mọi người, nhất định không được chấp trước, mọi người nhất định không được chấp trước vào nó.


• • • • • • • • •

Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York

紐約座談會講法

Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York

李洪志
一九九七年三月二十二日

Lý Hồng Chí
22 tháng Ba, 1997

在明天報告會之前,今天看大家有甚麼事情,可以跟我講一下。

Trước hội nghị ngày mai, hôm nay xem mọi người có việc gì [cần hỏi], có thể nói với tôi một chút.

弟子:花丈夫的錢算不算失德?

Đệ tử: Tiêu tiền của chồng có tính là thất đức86 không?

師:夫妻就是這樣一種關係,不存在這個問題。現在為甚麼你提這個問題呢,就是因為現在人為的把這種人的倫理給敗壞了。現在有一些人,講婦女解放,這個問題很敏感,有人說我們婦女太苦了。婦女應該解放,應該男女平等,我們婦女就應該強一些。為甚麼這樣呢?就是因為有的男人太欺負女人,受氣。我告訴大家,這個社會發生敗壞的時候,人們很難看到它敗壞的因素和敗壞的狀態是怎麼造成的。大家都喜歡在這個事情當中去論這個事情。

Sư phụ: Vợ chồng chính là quan hệ thế mà, [nên] không tồn tại vấn đề này. Bây giờ tại sao chư vị nêu ra vấn đề này? Chính là vì hiện nay [có người] đã cố ý làm bại hoại luân lý con người rồi. Thời nay có những người, nhấn mạnh ‘giải phóng phụ nữ’, vấn đề này rất nhạy cảm; có người nói ‘Phụ nữ chúng ta khổ quá. Phụ nữ phải được giải phóng, nên là nam nữ bình đẳng, phụ nữ chúng ta cần phải mạnh mẽ lên.’ Tại sao như vậy? Vì có người nam quá ức hiếp phụ nữ, [khiến họ] chịu ấm ức. Tôi nói với mọi người, khi xã hội này trở nên bại hoại, người ta rất khó nhìn ra nhân tố gây bại hoại của nó và trạng thái bại hoại được tạo thành ra sao. Mọi người đều thích từ trong sự việc mà luận bàn sự việc đó.

其實我告訴大家,這種婦女解放的這種宣傳,也是人類敗壞了以後出現的。不是說婦女受男人欺負,而是男人也在欺負男人,女人也在欺負女人,男人也在欺負女人,而男人欺負女人表現出來比較明顯。其實也有得勢的女人欺負男人。是整個社會道德都敗壞下去了造成的。其實男女之間是剛和柔的關係,婦女受男人欺壓就表現的比較明顯些。可是我告訴大家,我為甚麼講這種現象它是錯的呢?講宣傳甚麼婦女自立自強是錯的呢?現在人總是用現代人敗壞了的觀念去衡量古代人,認為婦女在古時受欺壓,其實根本不是現代人想的那麼回事。在中國古代包括全世界,西方社會也是這樣,男人他知道如何去對待自己的妻子,體貼愛護自己的妻子,那妻子又知道體貼丈夫,陰陽就是這樣並存的。兩個陽碰在一起就是打,兩個陰碰在一起也不行。陰陽就是這樣相輔相成相互依存的。

Kỳ thực, tôi bảo mọi người này, loại tuyên truyền giải phóng phụ nữ ấy, cũng là sau khi nhân loại bại hoại mới xuất hiện. Không phải nói phụ nữ bị nam giới bắt nạt, mà là nam giới cũng bắt nạt nam giới, nữ giới cũng bắt nạt nữ giới, nam giới cũng bắt nạt nữ giới; nhưng nam giới ức hiếp nữ giới thì biểu hiện tương đối rõ ràng. Kỳ thực cũng có nữ giới cậy thế ức hiếp nam giới. Là do đạo đức cả toàn xã hội bại hoại rồi mà tạo thành. Kỳ thực giữa nam và nữ là quan hệ ‘cương nhu’; phụ nữ chịu nam giới áp bức thì biểu hiện tương đối rõ hơn một chút. Nhưng tôi bảo mọi người hay, tại sao tôi giảng rằng hiện tượng này là sai? Rằng tuyên truyền cái gì mà phụ nữ tự lập tự cường là sai? Người ngày nay cứ luôn dùng quan niệm đã bại hoại của người hiện đại để đánh giá người xưa, cho rằng phụ nữ thời xưa bị áp bức, kỳ thực hoàn toàn không phải chuyện như người hiện đại nghĩ thế. Tại Trung Quốc cổ đại cũng như toàn thế giới, xã hội phương Tây cũng thế, nam giới biết phải đối xử thế nào với vợ mình, quan tâm yêu thương che chở vợ mình, người vợ cũng biết quan tâm chồng mình, âm dương chính là cùng tồn tại như vậy. Hai cái dương đụng phải nhau thì sẽ đánh nhau, hai cái âm đụng phải nhau thì cũng không được. Âm dương chính là tương phụ tương thành87 tương hỗ ỷ tồn88 như vậy.

可是現在,大家想一想,一提倡婦女解放,女人就覺的受欺壓,就應該站起來啦,可是隨之而來的是甚麼呢?離婚、爭鬥、孩子被拋棄等等社會問題都出來了。根本原因不在於婦女解不解放,而是人類社會的道德敗壞了,是不是這個原因?這是根本原因。解決問題不解決根本、在現象中解決現象,只能是解決了舊矛盾又來了新矛盾,社會越來越畸形發展。當今社會很多人都站在這個具體問題中去想問題,去用鬥爭的辦法解決危機永遠解決不了。人類不知他為甚麼近代變成了這樣。都在這個事中去講這個事的時候,就會制定各種法律來加以制約,可是人的心不好,還會出現新的變異的、更不好的問題,那麼就再定甚麼法,人類就在這樣封閉著自己,最後給自己封閉的一點路都沒有。而且這種事情隨之而來會帶來許許多多社會問題。

Nhưng thời nay, mọi người nghĩ xem, vừa đề xướng giải phóng phụ nữ, nữ giới liền cho rằng bị áp bức, cần phải đứng lên; nhưng [phong trào ấy] mang theo tới là những gì? Các vấn đề xã hội như ly hôn, tranh đấu, bỏ rơi con nhỏ, v.v. đều xuất hiện. Nguyên nhân căn bản không ở chỗ phụ nữ giải phóng hay không giải phóng, mà là đạo đức xã hội nhân loại đã bại hoại; là nguyên nhân này đúng không? Đó là nguyên nhân căn bản. Giải quyết vấn đề nhưng không giải quyết từ cái gốc, [chỉ là] trong hiện tượng mà giải quyết hiện tượng, [thì] chỉ có thể là giải quyết mâu thuẫn cũ liền nảy sinh mâu thuẫn mới; xã hội càng ngày càng phát triển dị dạng. Xã hội hiện nay rất nhiều người đều là đứng trong vấn đề cụ thể mà nghĩ vấn đề, dùng biện pháp đấu tranh để giải quyết nguy cơ thì vĩnh viễn không giải quyết được. Nhân loại không biết tại sao thời cận đại họ biến thành như vậy. Khi toàn là trong sự vụ mà nói sự vụ, bèn chế định ra các loại luật pháp để ràng buộc thêm; nhưng lòng người bất hảo rồi, nên vẫn sẽ xuất hiện vấn đề mới biến dị và xấu tệ hơn nữa. Vậy thì lại chế định luật pháp nào đó; nhân loại chính là như thế mà phong bế chính mình; cuối cùng phong bế mình đến mức một chút lối ra cũng không còn. Hơn nữa loại việc này sẽ mang theo tới sẽ dẫn đến rất nhiều rất nhiều vấn đề xã hội.

按照陰陽學說,女性的就應該柔,不能剛。男的屬於陽剛,女的就屬於陰柔,剛柔相合在一起,保證是非常和諧的。現在不是男人喜歡欺負女人,而是這個社會敗壞了,無論男人女人都在欺負別人,同時出現了近代的陰陽反背。中國表現最明顯。你看運動員,都是女的拿獎多,男的很少拿著獎,就說這意思。為甚麼這樣呢?一切都是陰很盛陽很衰,這種因素是陰陽反背造成的。加上宣傳甚麼婦女解放的副作用,是社會道德敗壞促成社會上人心變化。其實那個女人發自內心的不喜歡自己的丈夫像綿羊,像個女人一樣,是不是這樣?恨自己的丈夫不像男子漢,不能強硬,可是他真要強硬起來了,女人又受不了,是不是這個道理?

Chiểu theo học thuyết âm dương, nữ tính nên là nhu, không thể cương. Nam thuộc về dương cương, nữ thuộc về âm nhu, cương nhu tương hợp cùng nhau, bảo đảm là vô cùng hài hòa. Bây giờ không phải nam giới thích bắt nạt nữ giới, mà là xã hội này bại hoại rồi, bất kể nam giới nữ giới đều đang ức hiếp người khác, đồng thời đã xuất hiện âm dương phản bối89 thời cận đại. Trung Quốc biểu hiện rõ ràng nhất. Chư vị xem các vận động viên, đều là nữ đoạt nhiều giải, nam rất ít đoạt giải; là để nói cái ý này. Tại sao như vậy? Hết thảy đều là âm rất thịnh dương rất suy, nhân tố này là âm dương phản bối tạo thành. Thêm vào đó là tác dụng phụ của tuyên truyền cái gì mà giải phóng phụ nữ; [thật ra] là đạo đức xã hội bại hoại thúc đẩy nhân tâm trong xã hội thay đổi. Kỳ thực người nữ ấy tự nội tâm không thích chồng mình giống con cừu, giống nữ nhân; phải vậy không? Hận rằng chồng mình không giống nam tử hán, không thể mạnh mẽ cứng cỏi; thế nhưng họ thật sự mạnh mẽ cứng cỏi lên thì phụ nữ lại không chịu; là đạo lý này phải không?

人類所有的現象的敗壞,一切一切都不知道找他的根本原因。在具體問題上解決具體問題,這邊出問題了,制定法律;那邊出問題了,制定法律,最後把你封閉的像在牢籠裏一樣動不了。法律最後就沒出路了,制定法律的人,都想去治別人,他沒想到回過來法律也要治他。人就在承受著自己給自己製造的一切,是不是這個道理?所以大家不要隨著這個社會觀念變異的潮流隨波助瀾,常人想這麼做,我們也跟著做。我為甚麼講,我們不能和常人一樣,常人看不到這些東西。

Nhân loại [trước] bại hoại của tất cả các hiện tượng, hết thảy mọi thứ đều không biết tìm nguyên nhân căn bản của nó. [Toàn] trong vấn đề cụ thể mà giải quyết vấn đề cụ thể; bên này xuất hiện vấn đề, chế định luật pháp; bên kia xuất hiện vấn đề, chế định luật pháp; cuối cùng [tự] phong bế các vị đến mức như bị cầm tù không động đậy được. Luật pháp cuối cùng không còn lối thoát, người chế định luật pháp, đều nghĩ đi trị người khác, họ đâu ngờ rằng luật pháp quay ngược lại trị họ. Con người đang hứng chịu tất cả những gì tự mình tạo ra cho mình; là đạo lý này phải không? Cho nên mọi người không được thuận theo trào lưu quan niệm biến dị xã hội này mà thêm dầu vào lửa90, người thường muốn làm thế nào, chúng ta cũng làm theo. Tôi vì sao giảng, ‘chúng ta không thể giống như người thường’, người thường nhìn không ra những điều này.

人類根本的出路,不在於用甚麼法來管甚麼人,而是修德於天下。人的道德都提高了,就沒有人欺負人的事情,人見人敬,還能有那麼多壞人嗎?警察都不需要了。我做的比你警察管著時都好,還要警察幹甚麼?人人重德,要法律幹甚麼?大家都知道在中國古代,世界其它地區也是這樣,人的道德水準很高的時候,沒有那些法律,哪有法律呀?只有很簡單的王法,人們衡量好壞都用道德這個標準,你這個事做的好不好,就看你道德觀念怎樣。這人沒德,這一句話就衡量他了,那個縣官判案也是這樣判的,不德者,打板子,再不行那就殺頭,這人不是人了,殺頭,敗壞人倫不要了。人活在世上,有人的道德規範,有人的道德行為準則的,失去了這些東西,就和動物一樣,那還要他幹甚麼,不就淘汰了嗎?要想扭轉現在人類的思想很難了。你們看到了今天出現的婦女現象,其它的方面何止不是這樣?人類的社會問題太多啦,唯一的出路就是正人心。

Lối thoát căn bản của nhân loại, không ở việc dùng luật pháp gì tới quản người ta, mà là tu đức khắp thiên hạ. Đạo đức con người đề cao hết rồi, không còn chuyện người bắt nạt người, nhân kiến nhân kính91, vậy còn có thể có nhiều người xấu đến thế chăng? Cũng không cần cảnh sát nữa. Tôi hành xử so với lúc có cảnh sát các vị quản thì còn tốt hơn, còn cần cảnh sát làm chi? Người người trọng đức, cần luật pháp làm gì? Mọi người đều biết Trung Quốc thời xưa, các nơi khác trên thế giới cũng vậy, khi chuẩn mực đạo đức con người rất cao, [thì] không có những luật pháp kia, nào có luật pháp gì chứ? Chỉ có vương pháp rất đơn giản; người ta đo lường tốt xấu đều dùng tiêu chuẩn đạo đức; việc này anh làm có tốt không, thì xem quan niệm đạo đức người đó thế nào. ‘Người này không có đức’, một câu nói này liền đánh giá người ta rồi; quan huyện xử án cũng như vậy mà xử, kẻ vô đức, đánh bằng gậy, không được nữa thì chém đầu, người này không phải là người nữa, chém đầu thôi, làm bại hoại nhân luân thì khỏi cần. Người sống trên đời, là có quy phạm đạo đức của người, có chuẩn tắc hành vi đạo đức của người, đã mất những điều ấy, thì khác gì động vật, vậy còn cần hắn làm gì, chẳng phải đào thải sao? Muốn uốn nắn lại tư tưởng của nhân loại hiện nay rất khó. Chư vị đã thấy hôm nay xuất hiện hiện tượng phụ nữ, những phương diện khác nào chỉ như vậy? Xã hội nhân loại quá nhiều vấn đề rồi, lối thoát duy nhất chính là chính lại nhân tâm.

弟子:年輕人要結婚,這是不是執著心?

Đệ tử: Người trẻ tuổi muốn kết hôn, đây là tâm chấp trước phải không?

師:我如果出家,去寺院裏傳這個法,別說白人,其他民族的人,就是我們在中國大陸,也沒有多少人去廟裏,就不可能使那些更廣大的人民真正能得法的人得到法。既然我在社會上傳了,採取這樣一種形式叫大家得法,那麼我們就得符合這個社會的形式,符合正常人的生活,又能夠使人修煉這樣一個方式,那麼我們在這種傳法的形式和各種細節上都做了仔細的安排。

Sư phụ: Tôi nếu như xuất gia, vào trong chùa truyền Pháp này, đừng nói người da trắng, và người dân tộc khác, chỉ nói chúng ta ở Trung Quốc Đại Lục, cũng không có bao nhiêu người vào chùa, nên không thể khiến những người thực sự có thể đắc Pháp trong [quần chúng] nhân dân quảng đại hơn nữa được đắc Pháp. Vì tôi đã là tại xã hội mà truyền, chọn dùng hình thức dạng này để mọi người đắc Pháp, vậy chúng ta phải phù hợp với hình thức của xã hội này, phù hợp với sinh hoạt của người bình thường, lại có thể khiến người ta tu luyện [theo] phương thức thế này, vậy thì về hình thức truyền Pháp thế này và các loại việc chi tiết [khác] chúng tôi đều đã an bài một cách tỉ mỉ rồi.

我如果上廟裏我可以不結婚。我也知道將來學這個法的人特別的多,將來的人是人人都知道,不管你是白人也好,黃種人也好,還是甚麼人也好,肯定都知道。那麼就會出現一個很大的問題——人都不結婚了怎麼辦?人要跟我學嘛。因為我講法也在身教。我好像是有那麼一點舉動,甚至於我穿衣戴帽,有些人都想要學,所以我就非常注重這些大小事,不但傳正法我人也要身正。大家看見的那個穿袈裟照片,那是將來給專修弟子留下來的。而我穿著西服在常人社會傳佛法,這是開天闢地頭一次,從來沒有。法這樣傳了,那麼我們的修煉就要符合社會這個形式。

Nếu tôi vào chùa thì tôi hẳn là không kết hôn. Tôi cũng biết tương lai người học Pháp này sẽ đặc biệt nhiều, người tương lai là ai ai cũng đều biết [đến Pháp này], dù các vị là người da trắng cũng vậy, người da vàng cũng vậy, hay nhân chủng gì cũng vậy, khẳng định đều biết. Vậy sẽ xuất hiện một vấn đề rất lớn: Mọi người đều không kết hôn nữa thì làm sao? Người ta muốn học theo tôi mà. Vì tôi giảng Pháp cũng lấy bản thân làm mẫu. Dường như tôi có chút cử động gì, thậm chí tôi mặc quần áo đội mũ [thế nào], có những người cứ muốn học theo, cho nên tôi hết sức chú trọng những việc lớn nhỏ này, chẳng những truyền chính Pháp mà cá nhân tôi bản thân cũng phải chính. Mọi người thấy bức ảnh chụp [tôi] mặc áo cà sa, đó là để lưu lại cho các đệ tử chuyên tu92 tương lai. Còn tôi mặc âu phục truyền Phật Pháp tại xã hội người thường; đây là lần đầu tiên [thế này] từ khai thiên tịch địa, trước giờ chưa từng có. Pháp đã truyền như thế, vậy tu luyện của chúng ta cũng phải phù hợp với hình thức này của xã hội.

如果我哪裏做的有問題,那麼將來的人類就會發生很大的變化。大家都知道,那個佛他是不吃肉的。修煉的法門很多,雖然它不都像佛教裏講的吃肉那麼絕對,但修煉是不執著於肉的。如果我要是在常人中傳這個法,叫修煉人在常人中修煉,學的人又那麼多,那麼我要不吃肉,將來的人就要不吃,人類的生活習慣、食物都要發生改變。可是,神都知道肉食確實對人體起到一個很充份的壯體作用,這是素食取代不了的,這一點是肯定的。當然我們修煉的人不一樣,修煉人不吃肉身體反而很好,那是因為修煉的原因。如果是一個常人,他不修煉,他不吃肉,那保證他營養不足,這一點是肯定的。

Nếu chỗ nào tôi làm mà có vấn đề, thì nhân loại tương lai sẽ phát sinh biến hóa rất lớn. Mọi người đều biết, Phật là không ăn thịt. Pháp môn tu luyện có rất nhiều, tuy nó đều không như trong Phật giáo giảng về ăn thịt một cách tuyệt đối đến thế, nhưng tu luyện là không chấp trước vào thịt. Nếu tôi là truyền Pháp này nơi người thường, bảo người tu luyện ở trong người thường mà tu luyện, người học lại nhiều như vậy, thì nếu tôi không ăn thịt, [thì] con người tương lai sẽ không ăn, toàn bộ tập quán sinh sống, món ăn của nhân loại đều phát sinh biến đổi. Nhưng mà, Thần đều biết món thịt đối với thân thể người quả thực có tác dụng làm thân thể cường tráng đầy đủ, điều này thì món chay không thể thay thế được, điểm này là khẳng định. Đương nhiên người tu luyện chúng ta thì khác, người tu luyện không ăn thịt thì ngược lại thân thể rất tốt, đó là vì nguyên nhân tu luyện. Nếu là một người thường, họ không tu luyện, họ không ăn thịt, thì bảo đảm là họ không đủ dinh dưỡng, điểm này là khẳng định.

說不結婚,人類要是沒有了後代不就完了嗎?我們都考慮了,作為一個佛門出家修煉的人,是有這樣一個不得結婚的規矩,但是在不同的修煉方法中它就不是絕對的了。過去,因為在不同的歷史時期,在人類的不同的歷史時期,在人類的不同文明時期,修煉對人的要求也是不一樣的。

Chẳng hạn không kết hôn, nhân loại nếu không có đời sau thì chẳng phải xong rồi sao? Chúng tôi cân nhắc cả rồi, làm người tu luyện xuất gia của Phật môn, là có quy định không được kết hôn như vậy, nhưng trong các phương pháp tu luyện khác nhau nó cũng không tuyệt đối. Quá khứ, vì trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của nhân loại, trong các thời kỳ văn minh khác nhau của nhân loại, tu luyện yêu cầu đối với người ta cũng không giống nhau.

不結婚的目地是為了去掉人的慾望和色心兩樣東西,可是,在常人中修煉一開始就這樣不行,因為人類還是要繁衍。我們在常人社會中修煉的人又多,那麼你要修煉人在常人社會中修煉而又要大家都和常人社會生活脫離了,真的人類社會沒有了是絕對不行的!你看人類不好,可是它是我們這個宇宙從上到下貫穿下來的一部份,也是這個法的最低層次的體現的一部份,人類沒有了不行。但作為個別人來講,你們不想結婚,那就無所謂,那屬於你們個人問題也不是錯。但是有一點,他不結婚呢,他不是執著。我們不要錯誤的進入另外一種必須出家才能圓滿的障礙當中去。

Mục đích không kết hôn là để trừ bỏ hai thứ ‘dục vọng’ và ‘sắc tâm’, thế nhưng, tu luyện trong người thường hễ bắt đầu mà đã thế thì không được, vì nhân loại vẫn cần sinh sôi nảy nở. Chúng ta có nhiều người tu luyện ở xã hội người thường đến thế, vậy chư vị đòi hỏi người tu luyện trong xã hội người thường tu luyện mà lại muốn người ta thoát ly hết khỏi sinh hoạt xã hội người thường, thực sự xã hội nhân loại không có nữa thì tuyệt đối không được! Chư vị thấy nhân loại không tốt, nhưng nó là một phần của vũ trụ từ trên xuống dưới xuyên suốt xuống, cũng là một phần thể hiện tại tầng thấp nhất của Pháp này. Nhân loại không có là không được. Nhưng là người cá biệt mà nói, chư vị không muốn kết hôn, thì không hề gì, đó thuộc về vấn đề cá nhân chư vị và cũng không sai. Nhưng có một điểm, [cho rằng] người nào không kết hôn, thì họ không [có] chấp trước. Chúng ta không được lầm lẫn lọt vào một loại chướng ngại khác rằng ắt phải xuất gia mới có thể viên mãn.

你比如說,幾千年來留下的修煉,不管是佛家的、道家的、原始的天主教、基督教和山裏修煉的這些人都是不結婚的。那麼就給人造成一種認識上的這麼一種觀念:只要修煉就不能結婚。這是今天我們這個大法在世間流傳的很大的一個干擾,千萬不要因為這個障礙造成我們在家修煉的弟子不結婚。我們今天的修煉形式就是在這個最複雜的人群當中提高你自己,而不只是提高副元神,或者是修其它的甚麼東西。那麼你就必須得在最複雜的常人中魔煉你這顆心,在家弟子一定要符合常人的社會狀態,這是這個法的嚴謹的一部份,我說這意思明白了吧?但是慾和色是一定要去的執著。不要叫過去那種古老的修煉或那種古老宗教中的修煉方法造成一種錯覺,好像我們要修煉也得這樣,不是的。我們今天修煉的形式就是我給大家留下的修煉方法,包括我們今天這個法在社會上流傳的各種要求方式,都是給後人留下來的。

Chư vị ví như nói, các loại tu luyện được lưu lại mấy nghìn năm qua, bất kể là Phật gia, Đạo gia, Thiên Chúa giáo hay Ki Tô giáo nguyên thủy, và tu luyện trong núi, những người này đều không kết hôn. Vậy nên tạo thành cho người ta một loại quan niệm thế này trong nhận thức: Miễn là tu luyện thì không được kết hôn. Đây là một can nhiễu rất lớn cho Đại Pháp chúng ta hôm nay lưu truyền tại thế gian, nhất định không được vì chướng ngại này khiến đệ tử tu luyện tại gia của chúng ta không kết hôn. Hình thức tu luyện của chúng ta hôm nay chính là ở trong quần thể con người phức tạp nhất này mà đề cao chính chư vị, chứ không chỉ là đề cao phó nguyên thần, hoặc là tu [cho] gì đó khác. Vậy chư vị ắt phải ở [hoàn cảnh] người thường phức tạp nhất mà ma luyện cái tâm này của chư vị, đệ tử tại gia nhất định phải phù hợp trạng thái xã hội người thường, đây là phần nghiêm cẩn của Pháp này, ý tôi nói này đã minh bạch chưa? Nhưng mà ‘dục’ và ‘sắc’ là chấp trước nhất định phải bỏ. Không được để loại tu luyện cổ xưa hoặc phương pháp tu luyện của tôn giáo cổ xưa trong quá khứ tạo thành một loại nhận thức sai, rằng dường như nếu chúng ta tu luyện thì cũng phải như vậy; không phải đâu. Hình thức chúng ta tu luyện hôm nay chính là phương pháp tu luyện mà tôi lưu lại cho mọi người, kể cả các loại yêu cầu [và] phương thức chúng ta hiện nay lưu truyền Pháp này nơi xã hội, đều để lưu lại cho người đời sau.

我們明文規定的大家都知道,如:我們不涉入政治,不搞有形的組織這種管理,我們不搞等級,不摸錢,這個法肯定是不能給人當官。在社會中你做甚麼事情當多大官都沒有問題,也不影響你修煉。那是常人社會的事你修煉就是修煉,和你在常人中做的事和修煉要把它分開,那是兩回事。比如你做這個常人中的工作對常人社會、對人類有好處,你這是積德而不是修煉,這是兩回事,千萬不要扯在一起。有人說我的工作是積德行善的,將來會圓滿。人不實際修煉,當宗教的會長、領袖,哪怕造廟、造佛像也不會圓滿。那是自圓其說,工作就是工作,永遠替代不了修煉。修煉就是修煉,常人中的事情就是常人中的事情,為宗教做事也是為常人做事,出家人不是佛。佛認人心不認教,這是兩回事,不要混在一起。

Chúng ta có quy định minh xác mọi người đều biết, ví như: Chúng ta không can dự chính trị, không làm ra kiểu quản lý bằng tổ chức hữu hình, chúng ta cũng không có cấp bậc, không đụng đến tiền, [và] Pháp này khẳng định sẽ không thể [phong] quan [chức] cho người ta. Ở xã hội chư vị làm việc gì, làm quan to đến đâu cũng không thành vấn đề, cũng không ảnh hưởng chư vị tu luyện. Đó là việc xã hội người thường, chư vị tu luyện chính là tu luyện, với việc chư vị làm nơi người thường và với tu luyện thì [chư vị] cần phân tách nó, rằng đây là hai chuyện khác nhau. Ví như chư vị làm công tác nơi người thường mà có chỗ tốt cho xã hội người thường, cho nhân loại, [thì] chư vị ấy là tích đức chứ không phải tu luyện, đây là hai chuyện khác nhau, nhất định không được vơ lẫn cùng nhau. Có người nói ‘Công việc của tôi là tích đức hành thiện, tương lai sẽ viên mãn’. Người chẳng tu luyện thực tế, [thì dù] làm hội trưởng, lãnh tụ của tôn giáo, dù là xây chùa, dựng tượng Phật thì cũng sẽ không viên mãn. Đó là lối nói tự bao biện, công tác chỉ là công tác, vĩnh viễn không thay thế tu luyện được. Tu luyện chính là tu luyện, việc nơi người thường chính là việc nơi người thường, làm các việc cho tôn giáo cũng là làm các việc cho người thường, người xuất gia không phải là Phật. Phật thừa nhận nhân tâm, không thừa nhận tôn giáo, đó là hai chuyện khác nhau, không được lẫn lộn với nhau.

弟子:老師,我代表深圳和廣州的學員向您問好,我來的時候他們叫我千萬帶到。

Đệ tử: Thưa Thầy, con thay mặt các học viên ở Thâm Quyến và Quảng Châu vấn an Ngài, khi con tới họ dặn con nhất định phải mang theo [những lời này].

師:你告訴他們,你說老師心裏一直惦記著所有的弟子。

Sư phụ: Chư vị hãy bảo họ, hãy nói trong tâm Thầy vẫn luôn nhớ đến tất cả đệ tử.

弟子:高中學生面臨著高考,學習很緊張,煉功就少一些,怎麼辦。

Đệ tử: Học sinh cấp ba sắp thi đại học, học tập rất căng, nên luyện công ít một chút, [xin hỏi] làm thế nào?

師:這個沒有問題,我們修煉的動作是圓滿的輔助手段,它雖然很重要,但是我們更主要的是修人的這顆心。說我心裏一直把自己當作煉功人,在一段時間,哪怕你很長時間之內簡直忙的確實是不能夠煉功,可一直心裏把自己當作煉功人在要求自己,你都會長功。但是有一點,那老師既然這樣講了,我們就不煉功了,那不行,這走另外一個極端了。因為特殊情況,都會特殊斟酌的。因為佛法是無邊的,佛法無邊是甚麼意思呢?他有的是辦法,有的是能夠斟酌每個人的情況來度人。

Sư phụ: Điều đó không thành vấn đề, động tác trong tu luyện chúng ta là biện pháp phụ trợ cho viên mãn, mặc dù rất quan trọng, nhưng điều chủ yếu hơn của chúng ta là tu cái tâm con người. Chẳng hạn trong tâm ta vẫn luôn coi mình là người luyện công, trong một đoạn thời gian, dù chư vị trong thời gian rất dài quả thật bận rộn tới mức thực sự không thể luyện công, nhưng luôn luôn trong tâm xem mình là người luyện công mà yêu cầu chính mình, thì chư vị đều sẽ tăng công. Nhưng có một điểm, [nếu nói] ‘Thầy đã là giảng thế rồi, nên chúng ta không luyện công nữa’, vậy không được; đó là sang cực đoan khác rồi. Do tình huống đặc thù, [nên] đều có châm chước đặc biệt. Vì Phật Pháp là vô biên, ‘Phật Pháp vô biên’ ý nghĩa là gì? Ông có rất là nhiều biện pháp, rất là nhiều cách châm chước tình huống mỗi người mà độ nhân.

弟子:老師明天允不允許錄像?

Đệ tử: Thưa Thầy, ngày mai có được phép ghi hình không?

師:大家可能都聽說了,在中國大陸,我們傳的這個法,學的人很多,我現在根本也不講課了。在大陸跟學員也不見面的,其實我有三年沒和中國大陸學員見面了。但是學的人越來越多,這樣就引起了社會上的重視。看到了那麼多人都在學,而且人們一學之後都感覺好,換句你們的話說,就是大家學了之後,修起來都很堅定。那麼人數一多呢,可能在中國這個社會就要產生一些人們的思考。有許多人會用常人的想法來衡量我和法,為人做好事也很難,因為人心不正嘛。我們避免這些不必要的麻煩吧,所以我最近一個時期在一些國家和學員見面的時候都不叫錄音,不叫錄像。甚麼意思呢?就是少把這些東西傳到國內去,雖然我們不涉入政治,當然沒有政治問題,但壞人會斷章取義的破壞,惟恐天下不亂。主要是不想引起麻煩,讓我們這個法能夠正確的、無誤的、不出一點偏差的給人類給未來留下。如果我們遭受甚麼不必要的損失,在將來都是個很遺憾的事情,我們不能只考慮一時。

Sư phụ: Mọi người có lẽ đều nghe nói rồi, ở Trung Quốc Đại Lục, Pháp mà chúng ta truyền này đây, người học rất đông, bây giờ tôi hoàn toàn cũng không [mở] lớp giảng nữa. Ở Đại Lục93 cũng không gặp mặt học viên nữa, thực tế đã ba năm tôi không gặp mặt học viên Trung Quốc Đại Lục. Nhưng người học ngày càng nhiều, như vậy liền dẫn đến chú ý trong xã hội. Thấy được nhiều người đến thế đang học, hơn nữa người ta hễ học rồi đều cảm thấy tốt; nếu nói theo cách của chư vị, ấy là sau khi mọi người học, thì đều tu rất kiên định. Vậy thì số người hễ đông lên, ở xã hội Trung Quốc có thể nảy sinh suy nghĩ của một số người. Rất nhiều người sẽ dùng cách nghĩ của người thường để đánh giá tôi và Pháp; vì người ta làm việc tốt cũng rất khó, do nhân tâm bất chính mà. Chúng ta hãy tránh những phiền phức không đáng này, cho nên thời gian gần đây khi tôi gặp các học viên ở một số quốc gia đều không cho thu âm, không cho ghi hình. Là có ý gì? Chính là giảm thiểu việc truyền những thứ này vào trong nước [Trung Quốc]94, tuy chúng ta không can dự chính trị, đương nhiên không có vấn đề chính trị, nhưng người xấu sẽ đoạn chương thủ nghĩa95 để phá hoại, [họ] chỉ e thiên hạ không loạn. [Chúng ta] chủ yếu không muốn dẫn ra phiền phức, để Pháp này của chúng ta có thể lưu lại cho nhân loại tương lai một cách chính xác, không sai lầm, và không xuất một chút sai lệch. Nếu chúng ta gặp phải những tổn thất không đáng có, thì tương lai sẽ là việc rất đáng tiếc; chúng ta không thể chỉ suy nghĩ nhất thời.

錄音也好,錄像也好,將來肯定都保存不下來,這點是肯定的。大家都知道有的現在已經開始擦掉了,就是以前有的錄像現在已經沒有圖像了,錄音帶也沒有聲音了,逐漸的在擦,有些東西不能這樣保留下來。我面對著你們的情況講的,別人聽了之後那他又是一種狀態出現,理解都不一樣。《轉法輪》是適合於大家看的,是這樣一種情況。你們自己斟酌吧,這件事情我沒說絕對了。

Ghi âm cũng vậy, ghi hình cũng vậy, tương lai khẳng định đều không giữ lại, điểm này là khẳng định. Mọi người đều biết có cái bây giờ đã bắt đầu bị xóa, ngay cả băng hình trước có [hình] bây giờ đã mất hình, băng tiếng cũng mất âm thanh, đang xóa dần dần, có những thứ là không được lưu lại theo dạng này. Tôi nhắm vào tình huống chư vị mà giảng, người khác nghe xong lại là một loại trạng thái [khác], cả lý giải cũng khác. «Chuyển Pháp Luân» là thích hợp mọi người đọc; chính là tình huống như vậy. Chư vị hãy tự cân nhắc thôi, về việc này tôi không nói tuyệt đối.

弟子:師父,我是從上海來的。上海的弟子真的非常想念您。上次國際交流會我回去以後,給他們講跟您見面他們都流下眼淚了,他們讓我代表向您問好。

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con đến từ Thượng Hải. Các đệ tử Thượng Hải thật vô cùng nhớ Ngài. Lần trước sau khi con trở về từ Hội Giao lưu Quốc tế, nói với họ rằng đã gặp mặt Ngài, họ đều rơi nước mắt, họ bảo con thay mặt vấn an Sư phụ.

師:你告訴他們,我很遺憾:當年傳功的時候上海沒去上。因為我當時為了給這個法留下一條正確的路,我沒有像其他的那種氣功師,像擺地攤賣野藥的或像是跑單幫的這麼幹,都是由當地的氣功組織,氣功科學研究會或者政府單位來邀請我,我才去的。上海就一直沒有發出邀請,這個事情就耽誤了。等到後期發出邀請的時候,傳功已經停止了。但是我很遺憾,一直沒有去中國這個大城市傳法,除了北京之外中國最大的一個城市就是上海。當然我知道,現在上海人學法的很多,能夠使我高興的我覺的雖然我沒有去,但上海整個大法的洪揚和發展過程還是非常健康的,學的也很紮實,這點比較好。

Sư phụ: Chư vị hãy bảo họ, tôi rất lấy làm tiếc: Những năm thời truyền công đã không tới Thượng Hải. Do khi ấy tôi vì để lưu lại con đường chính xác cho Pháp này, tôi không như khí công sư loại khác, cứ như bày sạp bán thuốc hay như một mình đi bán dạo, [tôi] đều do tổ chức khí công địa phương, hoặc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công96, hoặc cơ quan chính phủ mời tôi, thì tôi mới đến. Thượng Hải vẫn luôn không gửi thư mời, nên chuyện này kéo dài. Đợi về sau gửi thư mời, thì đã ngừng truyền công rồi. Nhưng tôi rất hối tiếc, mãi vẫn chưa tới thành phố lớn này của Trung Quốc để truyền Pháp, ngoài Bắc Kinh ra thì thành phố lớn nhất Trung Quốc chính là Thượng Hải. Đương nhiên tôi biết, hiện giờ ở Thượng Hải người học Pháp có rất nhiều, có thể làm tôi cảm thấy vừa lòng mặc dù tôi chưa đến; nhưng toàn bộ quá trình hồng dương và phát triển Đại Pháp ở Thượng Hải là vô cùng lành mạnh, học được cũng rất vững chắc, điểm này tương đối tốt.

弟子:李老師,我是北京來的弟子,北京的全體弟子問候您。

Đệ tử: Thưa thầy Lý, con là đệ tử đến từ Bắc Kinh, toàn thể đệ tử Bắc Kinh xin vấn an Ngài.

師:北京啊,其實不光是北京,有許多地方的學員都是一樣,我也是很想大家,可是我不敢和大家去見面。因為我一旦和大家見面的時候,有一個人看到我,幾個小時之內,就會來幾十人,一天可能會來幾千人;第二天可能會有上萬人。外地也要來,就像今天有許多外地來的,那麼就會在社會上引起一些非議,所以沒有辦法和大家見面。但我也想,在一個嚴厲的社會制度下,我們能使這個法不出偏差的傳下來,那麼也就在歷史上經過了一個很嚴厲時期的考驗,所以將來任何一個歷史時期我們都可以立於不被破壞之地,是吧?

Sư phụ: Bắc Kinh à, kỳ thực không riêng gì Bắc Kinh, học viên rất nhiều địa phương cũng thế, tôi cũng rất nhớ mọi người. Nhưng tôi không dám gặp mặt mọi người. Vì một khi tôi gặp mặt mọi người, có một người nhìn thấy tôi, chỉ trong vòng vài giờ, là sẽ đến mấy chục người, một ngày có lẽ sẽ mấy nghìn người đến; ngày hôm sau có thể trên vạn người đến. Nơi khác cũng muốn đến, cũng như hôm nay có rất nhiều người nơi khác đến, vậy sẽ dẫn đến một số dị nghị trong xã hội, cho nên không cách nào gặp mặt mọi người. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, trong một chế độ xã hội khắt khe thế này, chúng ta có thể đưa Pháp này truyền ra không xuất sai lệch gì, vậy cũng tức là chúng ta đã trải qua một khảo nghiệm rất khắt khe trong một thời kỳ lịch sử, cho nên tương lai bất kỳ thời kỳ lịch sử nào, chúng ta cũng đều có thể dựng nên một mảnh đất không bị phá hoại, phải không?

弟子:我們有學員從香港和中國帶來的《轉法輪》在會場上出售可不可以?

Đệ tử: Chúng ta có học viên mang sách «Chuyển Pháp Luân» từ Hồng Kông và Trung Quốc đến hội trường để bán có được không?

師:如果我們手裏有《轉法輪》,要在會上為大家做點好事,給沒有書的學員提供點方便,我想沒有錯,可以做。因為大家也不會圖名圖利的,這個沒有問題。但是這些事情在我們做之前,為了別引起其它方面的副作用,和美國的我們負責人打聲招呼,我想沒有問題。

Sư phụ: Nếu chúng ta có trong tay «Chuyển Pháp Luân», muốn làm chút việc tốt cho mọi người ở hội [trường], tạo [điều kiện] thuận tiện cho học viên chưa có sách, tôi nghĩ rằng không có sai, có thể làm. Bởi vì mọi người cũng sẽ không vì danh vì lợi, nên không có vấn đề. Nhưng trước khi chư vị làm những việc này, vì không để dẫn đến tác dụng phụ ở các phương diện khác, hãy đánh tiếng [thông báo] cho người phụ trách của chúng ta ở Mỹ quốc; tôi nghĩ không có vấn đề gì.

我們在座的從上次和我見過面以後,你們已經有過一段修煉的過程了,我想對法都有一定的了解,不會去亂來。我為甚麼這麼放心?因為你們知道我傳的是甚麼,我們甚麼都不要,只要人心。如果這個人心都不能改變,那這個法就甚麼用都沒有。任何一種強化的形式都不能改變人心,所以我們沒有定這一條規定、那一條規定的,要求大家怎麼怎麼做,沒有這樣。這個法能夠使他健康發展,能夠學的人越來越多,在社會能夠起到那麼好的作用,就是因為大家心裏頭已經有了法,知道怎麼去做了,不需要誰去再告訴,不需要我去告訴怎麼做,所以我也比較放心。如果我們在座的有一個人做的不好,我們其他人馬上就看到了。有法在嘛,有法去衡量,保證是這樣的。

Chúng ta ngồi đây [ai] từ khi gặp tôi lần trước, chư vị đã qua một đoạn quá trình tu luyện rồi, tôi nghĩ đều đã có liễu giải nhất định về Pháp, sẽ không đi gây loạn. Tại sao tôi an tâm như thế? Vì chư vị biết được tôi truyền là gì; chúng tôi không đòi hỏi gì, chỉ cần nhân tâm. Nếu cả nhân tâm ấy cũng không thể cải biến, thì Pháp này cũng chẳng có tác dụng gì. Bất kỳ hình thức gượng ép nào cũng không thể cải biến nhân tâm, cho nên chúng ta không định ra điều quy định này, điều quy định kia, yêu cầu mọi người phải làm thế này thế kia, không có vậy đâu. Có thể khiến Pháp này phát triển lành mạnh, có thể khiến người đến học ngày một nhiều, trong xã hội có thể khởi tác dụng tốt như thế, ấy là vì mọi người trong tâm đã có Pháp, biết làm thế nào rồi, không cần ai đến bảo nữa, không cần tôi đến bảo làm thế nào, cho nên tôi cũng tương đối yên tâm. Nếu chúng ta ngồi đây có một người làm không tốt, người khác trong chúng ta đều nhìn ra. Có Pháp mà, có Pháp để đo lường, bảo đảm là như vậy.

弟子:老師講這個傳法,除了傳給我們自己中國人之外,也要傳給其他人種,希望老師給予指點,怎麼樣去把這個法廣泛的傳給其他人?

Đệ tử: Thầy giảng truyền Pháp này, ngoài truyền cho người Trung Quốc chúng ta ra, cũng cần truyền cho các nhân chủng khác, mong Thầy điểm hóa97 cho, làm thế nào truyền rộng Pháp này cho các dân tộc khác?

師:這個我們也沒有特殊的規定,因為法傳出來了就是給人的。現在書已經翻譯出來的有德文的,日文的,韓文的,法文的,英文的,還有俄文的等等,反正是好多。還有意大利文好像是一直在翻譯,其他還在加緊翻譯。

Sư phụ: Chúng ta cũng không có quy định đặc thù cho việc này, vì Pháp truyền ra chính là cấp cho con người. Bây giờ sách phiên dịch ra đã có tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Anh, còn có tiếng Nga v.v., nói chung khá là nhiều. Còn có tiếng Ý hẳn là đang phiên dịch, các ngôn ngữ khác cũng đang được tăng cường phiên dịch.

這方面的工作他們翻譯組做了,因為資料有了之後,人就可以去看。怎麼傳我們沒有甚麼規定叫去怎麼怎麼做,我想我們傳這個法的時候也考慮到這個法好,大家才覺的珍惜。正因為好你才想把他告訴給別人,那麼整個這個法的傳播都是心傳心,人傳人,基本上是採取這樣一種形式傳的。在中國已有兩千多萬人在實修,加上帶修不修的,目前有一億人。可是在社會上在表面上好像是平平靜靜的沒人知道似的,就是大家都在心傳心的,口傳心授,他已經形成相當大的一個趨勢。沒有甚麼特殊的規定,都是大家自己在做,我說這意思明白吧?我們沒有規定任何形式上的東西,因為佛家講普度眾生。度人嘛,不是說你去度人,因為你還在修煉,你肯定是度不了人,那麼你把法介紹給別人這就是最好的幫助別人得法。將來的人會知道有多麼珍貴,你給他多少錢,你給他多少好東西,都不如給他這個法。他能使一個地區、一個民族、一個國家以至人類的道德回升、幸福祥和。有了這些,人類才會健康的發展。

Công việc phương diện này tổ phiên dịch đang làm rồi, vì sau khi có tài liệu, thì người ta có thể đọc. Truyền thế nào thì chúng ta chưa có quy định bảo làm thế này thế kia, tôi nghĩ khi truyền Pháp này thì cũng cân nhắc rằng Pháp này tốt, mọi người mới cảm thấy trân quý. Chính vì tốt [nên] chư vị mới muốn nói cho người khác về Ông, như vậy toàn bộ [quá trình] truyền bá Pháp này đều là tâm truyền tâm, người truyền người, trên cơ bản là dùng hình thức vậy để truyền. Ở Trung Quốc đã có hơn hai mươi triệu người đang thực tu, [nếu] thêm cả [người] lúc tu lúc không98, trước mắt có một trăm triệu người. Nhưng ở xã hội nơi bề mặt [vẫn] hệt như bình thản lặng lẽ không ai hay biết, ấy là mọi người đều tâm truyền tâm, khẩu truyền tâm thụ, Ông đã hình thành một xu thế rất lớn. Không có quy định đặc thù gì, đều là mọi người tự mình làm; tôi nói ý này đã minh bạch chưa? Chúng ta không có quy định bất kỳ thứ gì về hình thức, vì Phật gia giảng phổ độ chúng sinh. Độ nhân mà, [tôi] không nói chư vị đi độ nhân, vì chư vị còn đang tu luyện, chư vị khẳng định không độ nhân nổi, vậy thì chư vị giới thiệu Pháp này cho người khác thì chính là trợ giúp tốt nhất người khác đắc Pháp. Người tương lai sẽ biết trân quý nhường nào, chư vị cho họ bao nhiêu tiền, cho họ bao nhiêu thứ tốt đi nữa, cũng không bằng đưa họ Pháp này. Ông có thể khiến cho một khu vực, một dân tộc, một quốc gia cho đến cả nhân loại có đạo đức hồi thăng trở lại, hạnh phúc yên bình. Có những điều ấy, nhân loại mới có thể phát triển lành mạnh.

弟子:我學了法輪佛法之後,我第一就是想好好工作,把工作做好,實在閒的沒事做就看書。

Đệ tử: Con sau khi học Pháp Luân Phật Pháp, thì đầu tiên con nghĩ làm việc sao cho tốt, khiến công việc làm được tốt, khi thực sự rảnh rỗi không có việc gì thì mới xem sách.

師:那不是最好嘛。你生活上遇到的、在工作上或者社會上遇到的一些事情,可能對自己的某顆心能夠起到提高的作用。可能你碰到那件事情,也許是為了去你的執著心,也許是為了幫助你甚麼事情。一旦人走上修煉這條道路的時候,那麼他的今後的一生,都不會有偶然的事情存在。因為修煉是有序的安排,時間不是那麼很充裕,不可能有甚麼偶然的事情,都是安排的很緊的。你們不要把平時碰到的那些好像是偶然出現的那些小事當作是偶然的,因為不會有很多奇怪事情出現,或者跑到另外一個空間中去修煉,那麼你就提高不了這顆人心。還是這樣一個凡事中的狀態,還是常人中的矛盾,還是常人中的生活方式,碰到的事情和原來差不多少。但是,你仔細想一想,還是不一樣的,都是為了你修煉能提高而出現的。

Sư phụ: Đó chẳng phải tốt nhất sao? Những việc mà chư vị gặp phải trong sinh hoạt, gặp phải trong công việc hoặc trong xã hội, có thể khởi tác dụng đề cao đối với tâm nào đó của mình. Khả năng chư vị đụng phải chuyện đó, có lẽ là để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, có lẽ là để trợ giúp chư vị việc nào đó. Một khi bước lên con đường tu luyện này, thì cuộc đời từ nay về sau của người ấy, sẽ không có chuyện gì tồn tại ngẫu nhiên đâu. Vì tu luyện là an bài có [trình] tự99, thời gian không quá dư giả đến thế, không thể nào có việc gì ngẫu nhiên, đều là an bài rất chặt chẽ. Chư vị không được xem những việc nhỏ nhặt bình thường đụng phải mà hệt như xuất hiện ngẫu nhiên là ngẫu nhiên; là vì [hoàn cảnh] sẽ không có thật nhiều chuyện lạ xuất hiện, hoặc là chạy đến một không gian khác để tu luyện, [nếu] vậy chư vị cũng không đề cao được cái tâm đó. [Thực tế] vẫn là trạng thái trong những việc bình phàm thế này, vẫn những mâu thuẫn nơi người thường, vẫn là phương thức sinh sống nơi người thường, sự tình đụng phải không khác bao nhiêu so với trước kia. Nhưng mà, chư vị nghĩ nghĩ kỹ một chút, vẫn là [thấy] khác đấy, [đó] đều xuất hiện là để tu luyện của chư vị có thể đề cao.

弟子:您講真、善、忍,有些情況下也許背叛過人家,答應過人家,在這種情況下,我們出手幫人家整那個壞蛋。

Đệ tử: Ngài giảng Chân-Thiện-Nhẫn; [nhưng] có những tình huống hẳn là [kẻ nọ] phản bội người ta, [con] đáp ứng người đó, [rằng] trong tình huống ấy, chúng con sẽ ra tay giúp họ cho kẻ xấu kia một bài học.

師:我們是這樣想的,這書上也都有。就是碰到一般的事情,你氣不過的事情,你要去管,不是說不行,你碰到了說兩句也是可以的。也許你說的話不起作用,也許你說的並不是那麼回事,因為你看不到他倆矛盾的背後是甚麼,就是他的因緣關係是甚麼。比如倆個人,他揍了那個人一拳,你覺的在常人中看,打人的人是不對的。為甚麼要打人啊?可是你把時間推過去,你發現在他前半生或者在他前一生他曾經打過他一拳。我們修煉的人看人不能看人的一生,要看他的整個生命,那麼他是欠他的。

Sư phụ: Chúng tôi là nghĩ như vầy, điều này trong sách cũng có [giảng rồi]. Chính là đụng phải việc thông thường, việc khiến chư vị tức giận không chịu được, chư vị muốn quản, [tôi] không nói rằng [thế] không được; chư vị gặp phải rồi nói đôi câu cũng khả dĩ thôi. Có lẽ lời chư vị nói không có tác dụng, có lẽ chư vị nói ấy không hề là chuyện đó đâu, vì chư vị không thấy đằng sau mâu thuẫn hai người họ là gì, tức là quan hệ nhân duyên của họ là gì. Ví như hai người, người này đánh người kia một đấm, chư vị cảm thấy nơi người thường mà xét, kẻ đánh người là không đúng. Tại sao phải đánh người? Thế nhưng chư vị đẩy thời gian trở lại, chư vị phát hiện ra nửa đời trước của người kia hoặc đời trước của người kia đã từng đánh người này một đấm. Người tu luyện chúng ta nhìn người không được [chỉ] nhìn một đời của họ, cần nhìn cả toàn bộ sinh mệnh, như vậy người kia đã thiếu nợ người này.

就這些事情警察管是合理的,常人管常人是合乎世間理的。這個不犯甚麼說道。可是作為一個修煉的人,我主張看到這樣的事情少管,儘量不管。為甚麼呢?因為你一管容易把那件事情管錯,不是那麼回事。那麼你是個修煉人,你非得那樣去做,那麼你可能會造業。你把這件事情給耽誤了,破壞了。本來那個神安排讓他今生還業,他沒還成,找個時間他倆還得來一把,我說的這個話就是這個意思。可是如果真的要是碰到殺人放火的你要是不管,那就是心性問題。你修煉的人,作為一個神也得管這個事情,是不是?可是話又說回來,這種事情我們一般學員都很難碰到,甚至於碰不到。也就是在你生活當中不給你安排,因為它必須對你心性提高有好處,沒有用的,這種事情往往我們學員很少碰到,幾乎沒有碰到。

Những chuyện này để cảnh sát quản thì hợp lý, người thường quản người thường là hợp với Lý của thế gian. Điều này không vi phạm nguyên tắc gì. Thế nhưng đã làm người tu luyện, tôi chủ trương là gặp chuyện thế này thì bớt quản, gắng hết mức không quản. Tại sao vậy? Vì chư vị hễ quản thì dễ quản sai việc đó đi, không phải chuyện đó. Vậy chư vị là người tu luyện, chư vị cứ nhất định làm thế, thì chư vị có thể sẽ tạo nghiệp. Chư vị làm việc này bị lỡ rồi, phá hoại rồi. Vốn vị Thần kia an bài để người đó đời này trả nghiệp, họ không trả xong, [vậy phải] tìm thời gian hai người đó lại một lần nữa; lời này tôi giảng là ý như vậy. Nhưng nếu thật sự gặp chuyện sát nhân phóng hỏa100 mà chư vị mặc kệ, thì chính là vấn đề tâm tính. Người tu luyện chư vị, [ngay cả] làm một vị Thần thì cũng phải quản việc này, đúng không? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc loại này thì học viên bình thường chúng ta đều rất khó gặp phải, thậm chí không gặp phải. Nghĩa là không an bài cho chư vị [việc loại này] trong cuộc sống của chư vị; vì nó ắt phải có lợi cho đề cao tâm tính của chư vị [thì mới an bài]; [việc] không có tác dụng, các việc kiểu như thế thông thường học viên chúng ta rất ít khi gặp phải, hầu như không gặp.

至於說背叛誰,答應過常人甚麼,那都是常人之事。修煉了就得用法來衡量,用修煉人的標準要求自己了。甚麼都用常人的標準衡量、甚麼背叛、甚麼答應過常人甚麼,那不就是常人嗎?

Còn nói phản bội ai đó, đáp ứng người thường chuyện gì, ấy đều là việc người thường. Tu luyện rồi thì phải dùng Pháp để đo lường, dùng tiêu chuẩn người tu luyện để yêu cầu bản thân. Cái gì cũng dùng tiêu chuẩn người thường để đo lường, nào là phản bội, nào là đã đáp ứng với người thường gì đó, đó chẳng phải chính là người thường sao?

弟子:同時在美國的留學生,都是抱著一種執著心在讀一些很枯燥的自然科學。

Đệ tử: Đồng thời du học sinh ở Mỹ, đều ôm giữ một loại chấp trước mà đọc các thứ khoa học tự nhiên rất khô khan.

師:我明天可能要談這個問題。我講這麼個道理,人類的歷史和人類的科學,其實是一個錯誤。它發展的基點,對人類、對自然、對物質的認識基點是錯誤的,所以才造成今天人類社會道德的破壞。這個問題很大,我明天去談。但是有一點,人類要是沒有知識,今天《轉法輪》他看不了,最起碼更高更深的內涵在裏邊他看不出來。那麼你學的知識也可能不是偶然的,未來的人類,要站在一個新的科學基點上去發展它,也得有知識。

Sư phụ: Ngày mai tôi có thể sẽ nói vấn đề này. Tôi giảng đạo lý thế này, lịch sử của nhân loại và khoa học của nhân loại, kỳ thực là một sai lầm. Nó có cơ điểm phát triển, cơ điểm nhận thức về nhân loại, về tự nhiên, về vật chất là sai lầm, cho nên mới tạo thành đạo đức xã hội nhân loại bại hoại hiện nay. Vấn đề này rất là lớn, ngày mai tôi sẽ nói. Nhưng có một điểm, nếu nhân loại không có tri thức, thì hôm nay họ không đọc được «Chuyển Pháp Luân», ít nhất thì nội hàm cao hơn thâm sâu hơn trong đó thì họ không nhìn ra được. Như vậy tri thức mà chư vị học cũng có thể không hề ngẫu nhiên, nhân loại tương lai, nếu muốn đứng từ một cơ điểm khoa học mới mà phát triển lên, thì cũng phải có tri thức.

我想作為一個大法的弟子,那個時候自然就知道怎麼去做。可能也都不是偶然的事情,所以你現在該學的你就學,你不要把它當作執著的東西。我聽說有個學員,因當初來美國時自己有的地方做錯了,就退了學了。我說開始可能做錯了,那現在就是錯上加錯。既然也這樣了,不要把自己今後的生活人為的造成一種困難:有些做過的錯事不能都以同樣的方式改過,自己心裏頭知道錯了,知道今後不會這樣去做,對於這種事只要以後做的更好用成績來補過是可以的。我想這樣就沒有問題。這些問題我們不會因為你錯了非得要你把這件事情倒過來,償還過去,我們不會這樣做這件事情。就是說,不要給修煉造成困難,不要給生活造成困難。作為學生,我們現在只能告訴你要學好,因為你是學生所以就應該學好。

Tôi nghĩ, làm một đệ tử Đại Pháp, thì lúc đó tự nhiên sẽ biết làm thế nào. Có lẽ cũng không phải chuyện ngẫu nhiên, cho nên bây giờ cái gì cần học thì chư vị cứ học, chư vị đừng coi nó là thứ chấp trước gì. Tôi nghe nói có học viên, do lúc mới đến Mỹ bản thân có chỗ làm sai, bèn bỏ học. Tôi nói rằng ban đầu có thể là sai, mà giờ chính là đã sai lại thêm sai. Tuy đã là thế rồi, không nên cố ý tạo khó khăn cho cuộc sống sau này của mình: Có việc đã làm sai rồi không thể sửa sai theo phương thức giống thế, bản thân trong tâm biết sai rồi, biết từ giờ về sau sẽ không làm như vậy nữa, đối với việc loại này chỉ cần sau này làm tốt hơn và dùng thành tích chuộc lỗi lầm là được rồi. Tôi nghĩ như vậy sẽ không có vấn đề gì. Những vấn đề này chúng tôi sẽ không vì chư vị sai rồi mà cứ bắt chư vị phải đảo ngược sự việc trở lại, hoàn trả lại quá khứ; chúng tôi sẽ không làm chuyện này như thế. Nói cách khác, không được tạo thành khó khăn cho tu luyện, không được tạo thành khó khăn cho sinh hoạt. Là học sinh, hiện giờ chúng tôi chỉ có thể bảo chư vị cần học cho tốt, vì chư vị là học sinh cho nên cần học cho tốt.

哪怕你搞甚麼其它工作,因為它是常人社會上的一種工作,他用常人社會這個理來看他是為這層空間裏的人類社會服務的,那麼你也應當把它做好。因為人類也是宇宙大法在最低層的生命表現。

Dù chư vị làm công tác gì khác đi nữa, vì đó là công tác ở xã hội người thường, họ dùng Lý này của xã hội người thường để nhìn nhận [và] họ là phục vụ vì xã hội nhân loại tại tầng không gian này, vậy nên chư vị cũng nên làm nó cho tốt. Vì nhân loại cũng là biểu hiện sinh mệnh ở tầng thấp nhất của Đại Pháp vũ trụ.

弟子:老師,我代表德國弟子向您問好。

Đệ tử: Thưa Thầy, con xin thay mặt đệ tử ở Đức vấn an Ngài.

師:德國的邀請我也看到了。去年十一月份天冷的那個時候俄羅斯也有邀請。天暖和的時候找個時間我會去。

Sư phụ: Thư mời của Đức tôi cũng thấy rồi. Tháng 11 năm ngoái khi trời lạnh Nga cũng có thư mời. Khi thời tiết ấm lên tôi sẽ tìm thời gian để đi.

弟子:老師,我本來也是移民在日本的,我們一直想讓您去日本,如果您將來有機會。

Đệ tử: Thưa Thầy, con vốn là di dân ở Nhật Bản, chúng con vẫn luôn muốn mời Ngài đến Nhật Bản, nếu như sắp tới Ngài có cơ hội.

師:我在廣州辦班的時候日本有個人聽過課。聽過課之後,他回日本組織了一些人,都是日本人,好像都是老年人在學。學來學去,他還是放不下他原來的氣功,所以我們就一直沒和他聯繫。因為他教的那些人也都是不純的,我們就一直沒和他聯繫。

Sư phụ: Khi tôi mở lớp ở Quảng Châu thì Nhật Bản có người tới nghe giảng. Sau khi nghe giảng xong, anh này về Nhật Bản tổ chức một số người, đều là người Nhật Bản, hình như đều là người lớn tuổi đến học. Học tới học lui, nhưng anh này vẫn không buông bỏ môn khí công ban đầu, cho nên chúng tôi vẫn luôn không liên lạc với anh ta. Vì những người anh ta dạy cũng bất thuần, nên chúng tôi vẫn luôn không liên lạc với họ.

弟子:我先生就是日本人但他很喜歡大法,他覺的很好。

Đệ tử: Chồng con là người Nhật Bản nhưng anh ấy rất thích Đại Pháp; anh ấy cảm thấy [Đại Pháp] rất tốt.

師:也許是文化上的差異,但我想,日本人要真能學的話,要比白人學起來容易。因為思維方法東方人都是一樣的。因為西方人思維方法不一樣,但是西方人學了之後也還是不錯。日本我倒是去了一次。只是看了看日本人怎麼樣了。

Sư phụ: Có lẽ là [do] khác biệt về văn hóa, nhưng tôi nghĩ, người Nhật Bản nếu thực sự có thể học, thì dễ dàng hơn so với người da trắng. Vì phương pháp tư duy thì người phương Đông đều giống nhau. Do phương pháp tư duy người phương Tây là khác; nhưng người phương Tây sau khi học thì cũng tốt lắm. Tôi đã tới Nhật Bản một lần. Chỉ là xem xem người Nhật Bản như thế nào.

弟子:如果這個大法將來成為人們的心法的話,那麼在社會科學的方面,就說哲學也好文學也好,這些會是甚麼樣子的。

Đệ tử: Nếu tương lai Đại Pháp này trở thành tâm pháp của nhân loại, vậy về phương diện khoa học xã hội, như nói triết học hay văn học, những thứ ấy sẽ thế nào?

師:都會發生變化。而且還是一個全新的,人對這個社會、對人、對一切的認識都會扭轉過來的。那麼我們現在北京有好多學員,他知道自己和別人不一樣,他們在流傳一句話說:我們是新人類。當然我倒沒有肯定他們的說法,就說這個意思。肯定和現在人的思維方法、認識方法都不一樣。肯定是這樣的。隨著你不斷的深入學習這個法以後,你甚麼都會有一個從新認識。我們在座的都是職稱比較高一些的,很多是留學生,你們慢慢去體會,你們會發現人類的每一件事情和你的認識都在發生著變化。因為我剛才講了,人類的發展,人類對人類的起初對它的起源認識,那個進化論根本就是不存在的。對物質的認識,對宇宙的認識,對生命的認識,和對我們現實世界的認識,對這個宇宙空間的認識,全都是站在一個錯誤的基點上發展起來的。

Sư phụ: Đều sẽ biến đổi. Hơn nữa còn là hoàn toàn mới, nhận thức của nhân loại về xã hội này, về con người, về hết thảy đều sẽ xoay chuyển trở lại. Vậy hiện nay ở Bắc Kinh chúng ta có khá nhiều học viên, họ biết mình là khác người khác, họ lưu truyền một câu rằng: ‘Chúng ta là nhân loại mới’. Đương nhiên trái lại tôi không có khẳng định cách nói của họ, chỉ là nói lên ý đó. Khẳng định sẽ khác với phương pháp tư duy, với phương pháp nhận thức của con người hiện nay. Khẳng định là như vậy. Thuận theo chư vị về sau không ngừng học tập Pháp này sâu hơn, chư vị đều sẽ có nhận thức mới về mọi thứ. Chúng ta ngồi đây đều có chức vị khá cao, rất nhiều là du học sinh, chư vị [hãy] từ từ thể nghiệm, chư vị sẽ phát hiện mỗi từng việc của nhân loại với nhận thức của chư vị đều đang phát sinh biến hóa. Vì [như] tôi vừa giảng, sự phát triển của nhân loại, nhận thức của nhân loại về khởi đầu của nhân loại và nguồn gốc của nó; thuyết tiến hóa kia căn bản không tồn tại. Nhận thức về vật chất, nhận thức về vũ trụ, nhận thức về sinh mệnh, và nhận thức về thế giới hiện thực chúng ta, nhận thức về không gian vũ trụ này, toàn là đứng trên một cơ điểm sai lầm phát triển lên.

弟子:主元神甚麼時候進入……。

Đệ tử: Khi nào chủ nguyên thần tiến nhập vào…

師:主元神進入的時候,一般都是在出生的前夕不長的時間。但是具體的時間不固定。也許他出生的前刻,也許他出生的很早,半個月,一個月,或者是更早,也都可能。

Sư phụ: Khi chủ nguyên thần tiến nhập vào, bình thường là không lâu trước lúc sinh ra. Nhưng thời gian cụ thể không cố định. Có thể là trước lúc họ sinh ra một khắc, có thể trước lúc họ sinh ra từ rất sớm, nửa tháng, một tháng, hoặc là sớm hơn nữa, cũng đều có khả năng.

弟子:老師對人類複製人的看法。

Đệ tử: Quan điểm của Thầy về việc nhân loại nhân bản người.

師:人類沒有了道德規範的時候,甚麼事都可以做的出來。這種人出生了沒有父母的觀念,沒有人倫道德的觀念,很可怕的。他甚至可以複製出同樣一個人來代替這個人,把那個人殺掉的。人類就是道德敗壞了之後,他才出現這種事情。但是你們,我想不會出現複製人,因為神不允許。他真的複製出來也不是那個人,他只有魔才能上去,神不會給他元神的。

Sư phụ: Khi nhân loại không còn quy phạm đạo đức, chuyện gì cũng có thể làm ra. Chủng người đó sinh ra sẽ không có quan niệm cha mẹ, không có quan niệm đạo đức nhân luân, rất đáng sợ. Họ thậm chí có thể nhân bản ra một người đồng dạng để thay thế người đó, và giết người đó đi. Nhân loại chính là sau khi đạo đức bại hoại rồi, họ mới xuất hiện cái chuyện đó. Nhưng mà chư vị này, tôi nghĩ sẽ không xuất hiện nhân bản người đâu, vì Thần không cho phép. Họ thực sự nhân bản ra thì cũng không phải là cá nhân đó, nó chỉ có ma mới có thể gắn vào, Thần sẽ không cấp nguyên thần cho nó.

弟子:混血兒他們修煉的話,那他們進入哪個世界?

Đệ tử: Là con lai nếu họ tu luyện, thì họ sẽ tiến vào thế giới nào?

師:混血兒作為一個人來說,他已經失去了天上面人種的對映。作為一個修煉的人來講,就不注重他的表面了,那麼就看他的元神了。他的元神是白的,那就是白的;元神是黃的那就是黃的;元神是黑的,那就是黑的。他修煉就是另外一回事情。

Sư phụ: Con lai như là một người mà nói, họ đã mất đi đối ứng với nhân chủng ở trên Trời. [Còn như] là một người tu luyện mà nói, thì không chú trọng bề mặt của họ nữa, vậy chỉ xem nguyên thần của họ. Nguyên thần của họ là [da] trắng, vậy thì là [da] trắng; nguyên thần là [da] vàng vậy thì là [da] vàng; nguyên thần là [da] đen, vậy thì là [da] đen. Họ tu luyện thì là [thành] chuyện khác.

弟子:混血兒可不可以修煉成功?

Đệ tử: Con lai có thể tu luyện thành công hay không?

師:能修不能修、修成修不成都看人自己。混血兒要修下去一樣圓滿。修煉成了,他元神是哪裏的,修煉成了就歸在那裏。

Sư phụ: Có thể tu hay không, tu thành hay không đều là xem bản thân người ta. Con lai nếu cứ tu thì viên mãn cũng như nhau. Tu luyện thành rồi, nguyên thần của họ từ đâu đến, thì tu luyện thành rồi sẽ quy về nơi đó.

弟子:您上次說的,混血兒已經失掉了甚麼?

Đệ tử: Lần trước Ngài nói rằng, con lai đã mất hết thứ gì đó?

師:他失掉了他從上面貫穿下來的身體。這麼說吧,黃種人在上面是有黃種人,白種人在上面是有白種人,他失掉了這根線。

Sư phụ: Họ mất thân thể mà xuyên suốt từ trên kia xuống đây. Nói thế này nhé, người da vàng thì trên kia có người da vàng, người da trắng thì trên kia có người da trắng, họ đã mất đường dây đó.

弟子:您說嬰兒出生了才有那個元神,那是不是早在懷孕的時候就是沒有生命,請解釋。

Đệ tử: Ngài nói trẻ con sinh ra rồi mới có nguyên thần, vậy có phải lúc đầu khi mang thai thì không có sinh mệnh, xin giải thích.

師:不,任何物體,我講過這樣一句話,……任何物體產生的時候就有一個生命注入了。工廠造出了一個產品,任何一樣東西,你看他是這樣的,都是有生命的。當那個嬰兒胚胎在母體裏很小的時候,一產生那個小肉點的時候,他就已經是活的了,那麼他沒有元神他怎麼活呢?沒有元神,他本身也是有生命力的。因為那個人除了自己之外,過去修煉不是都講三魂七魄嗎?當然他講的很不具體,就說這個意思。就是說除了你的主元神之外,你的身體裏還有其它的構成一個人生命因素,肉體本身還有父母的那個形像的生命,父親、母親那個形像也是活的。人體本來就是很複雜的。

Sư phụ: Không phải đâu; bất kỳ vật thể nào, tôi từng giảng một câu thế này, bất kỳ vật thể nào khi sinh ra thì đều có một sinh mệnh được rót vào. Công xưởng tạo ra một sản phẩm, bất kỳ thứ gì như thế, chư vị thấy chúng là vậy, [nhưng] đều có sinh mệnh. Khi thai em bé còn rất nhỏ trong bụng mẹ, hễ phần thịt nhỏ ấy được sinh ra, thì nó đã là sống rồi, vậy không có nguyên thần thì nó sống như thế nào đây? Không có nguyên thần, bản thân nó cũng là có lực sinh mệnh. Vì con ta ngoại trừ bản thân ra, tu luyện quá khứ chẳng phải đều giảng ba hồn bảy phách sao? Đương nhiên họ giảng rất không cụ thể, chỉ để nói lên ý này. Tức là ngoài chủ nguyên thần của chư vị ra, trong thân thể chư vị còn có những nhân tố khác cấu thành nên sinh mệnh một người, bản thân nhục thể còn có sinh mệnh với hình tượng của cha mẹ; hình tượng của cha và mẹ kia cũng là sống. Thân thể con người vốn dĩ rất phức tạp.

弟子:那墮胎也算殺生吧?

Đệ tử: Phá thai cũng được tính là sát sinh phải không?

師:那沒錯。懷孕了之後,打胎就是殺生,你不管人類的道德甚麼樣了,人類和法律上承認不承認,法律代表不了神,你殺生了就是殺生,你說法律上沒殺生,那是人說的。我們發現婦產醫院有許多嬰兒,在那個周圍空間裏邊有許多肢體不全的,或者是肢體很全,卻很幼小的小孩生命在那裏邊沒地方去。本來這個生命他轉生了,他可能有他的前程,可能他活多少年之後他再從新進入輪迴,可是還沒等出生,你把他殺掉了。那麼他就要在這個漫長的歲月中痛苦的掙扎著,那麼小的生命孤孤單單,那麼可憐!他要一直等到給他在人世天定的年齡全都過去之後,才能進入下一個輪迴。所以你一下子就給他治到那麼苦的境地上了,你說那不是殺生嗎?而且還業力很大。

Sư phụ: Không sai. Đã hoài thai rồi, thì phá thai chính là sát sinh; chư vị dù cho đạo đức nhân loại thế nào, nhân loại và luật pháp thừa nhận hay không thừa nhận, luật pháp không đại biểu cho Thần, chư vị sát sinh rồi thì chính là sát sinh; chư vị bảo về luật pháp thì không là sát sinh, đó là người nói. Chúng tôi phát hiện nơi bệnh viện phụ sản có rất nhiều trẻ sơ sinh, trong một chu vi không gian kia có rất nhiều trẻ không có đủ chân tay, hoặc có đủ chân tay nhưng là những em bé còn rất non ở đó mà không có nơi nào để đi. Vốn những sinh mệnh này đã chuyển sinh rồi, chúng có thể có tương lai của chúng, có thể chúng sống bao nhiêu năm rồi mới vào luân hồi một lần mới, thế mà chưa còn sinh ra, chư vị đã giết chúng rồi. Vậy chúng phải vật vã thống khổ trong tháng năm dài đằng đẵng, những sinh mệnh bé nhỏ hết sức cô đơn, đáng thương như thế! Chúng phải đợi một mạch đến khi tuổi thiên định101 ở nhân thế toàn bộ qua đi rồi, thì mới có thể tiến vào luân hồi kế tiếp. Cho nên chư vị bỗng chốc đặt chúng vào hoàn cảnh khổ đến vậy, chư vị nói xem đó chẳng phải là sát sinh sao? Hơn nữa nghiệp lực rất lớn.

弟子:這樣業力還能修嗎?

Đệ tử: Nghiệp lực nhường ấy còn có thể tu không?

師:能修,當然能修。但是我講了,因為宇宙大法是圓容的,在一個固定的層次中看法就成了絕對的了。不同層次有不同的法,層次越高理的認識越明。因為如果你真能修煉圓滿了,他們一定就是你宇宙中的眾生。那有人想那我們就殺生吧。這樣想的人一定修不成。你要修不成,你殺的那些生命你還都還不起呢。我說這個意思明白了吧?修煉是可以彌補這些東西的,但是那得是真修,圓滿之後看因果。

Sư phụ: Có thể tu, đương nhiên có thể tu. Nhưng tôi giảng rồi, vì Đại Pháp vũ trụ là viên dung, trong một tầng thứ cố định thì cách nhìn trở thành tuyệt đối. Tầng thứ khác nhau có Pháp khác nhau, tầng thứ càng cao thì Lý nhận thức được càng rõ. Vì nếu chư vị thực sự có thể tu luyện viên mãn, chúng nhất định sẽ là chúng sinh trong vũ trụ của chư vị. Thế thì có người nghĩ vậy chúng ta cứ sát sinh thôi. Người nghĩ vậy nhất định tu không thành. Chư vị nếu tu không thành, những sinh mệnh mà chư vị giết kia chư vị hoàn trả không nổi. Tôi nói ý đó chư vị minh bạch chưa? Tu luyện có thể bù đắp những thứ ấy, nhưng mà phải là chân tu, sau khi viên mãn xem nhân quả.

弟子:假如二十年前墮胎,那個時候不知道,墮胎都是允許的,假如現在修煉怎麼辦?業力這麼重?

Đệ tử: Giả dụ hai mươi năm trước đã phá thai, thời đó không hiểu, [tưởng] phá thai là được phép; nếu bây giờ tu luyện thì phải làm sao? Nghiệp lực nặng nhường ấy?

師:你只管修,其實我們很多人,生生世世不定在哪世幹了甚麼,不定在哪世欠下多大的業力。今天的人都是業滾業滾過來的,沒有業力的已經沒了。就是沒有殺害生命的都好像沒有,殺生不一定是人的生命。我們既然能夠度你,既然能夠修,得了法了,你不要想這些問題。你只管去修,我都會有安排,你要圓滿都會很好的把這件事情做好。

Sư phụ: Chư vị chỉ quản việc tu, kỳ thực chúng ta rất nhiều người, qua đời này đời khác không biết đời nào làm những gì, không biết đời nào mắc nợ nghiệp lực lớn bao nhiêu. Người hiện nay đều là đến trong nghiệp cuộn lấy nghiệp102, [người] không có nghiệp lực đã không có nữa. Ngay cả [người] chưa từng sát hại sinh mệnh cũng dường như không có, sát sinh không nhất định là sinh mệnh người. Chúng tôi đã là có thể độ chư vị, [chư vị] đã là có thể tu, đã đắc Pháp rồi, [thì] chư vị đừng nghĩ những vấn đề này nữa. Chư vị chỉ lo tu, tôi đều sẽ có an bài; nếu chư vị mà viên mãn thì những việc này đều sẽ rất dễ làm [giải quyết] tốt.

弟子:在德國有好幾個法輪大法學員都是獵人,他們說狐狸附體不好,我現在還沒有接受。

Đệ tử: Ở Đức có nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đều là thợ săn, họ nói rằng cáo phụ thể thì không tốt, đến giờ con vẫn không thể tiếp nhận.

師:狐狸本身我們不講它,將來可能是不存在的。但是,作為這個修煉的人,我們儘量不去做這些殺生的事,我們還有個慈悲。另外那個狐狸附體,有許多那狐狸是得了靈氣的;有些狐狸它沒有靈氣附不了體。

Sư phụ: Về bản thân cáo thì chúng ta không giảng về nó, tương lai có thể không tồn tại. Nhưng mà, làm người tu luyện, chúng ta gắng hết mức không đi làm mấy chuyện sát sinh này, chúng ta còn có từ bi. Ngoài ra những cáo phụ thể đó, có rất nhiều cáo là đắc linh khí; những cáo không có linh khí thì không thể phụ thể.

弟子:將來人類還得往上修嗎?

Đệ tử: Tương lai nhân loại vẫn phải tu lên trên phải không?

師:將來人類到了那個時候你們差不多都結束了你們的修煉,但是也是很快的。將來錄音、錄像,不會給未來的人留下,未來的人不會知道我的形像。有人說,我洩露了很多天機,其實未來的人沒有聽我講法。現在街上的人並不知道,沒有聽過法,當然你們要是真的修煉圓滿都走了,我是在給神講法。所以這個天機還沒有洩露給人。未來的人進入一個非常美好的時期,未來的人都是很有福份的了。相對來講,修煉就要困難一些,因為環境好了沒有那麼多苦,所以修煉起來也很不容易。但是反過來講,它又是正常的,人間也不是那麼苦、那麼壞了,進入正常修煉時期了。

Sư phụ: Tương lai khi nhân loại đến lúc đó thì hầu hết chư vị đều kết thúc tu luyện của mình rồi, nhưng cũng sẽ rất nhanh. Tương lai băng tiếng, băng hình, sẽ không lưu lại cho người tương lai, người tương lai sẽ không biết hình tượng của tôi. Có người nói rằng, tôi đã tiết lộ rất nhiều thiên cơ, kỳ thực người tương lai không nghe [được] tôi giảng Pháp. Người ngoài phố hiện nay cũng không biết, chưa từng được nghe Pháp, đương nhiên nếu chư vị thật sự tu luyện viên mãn và đều rời đi, [như thế] tôi là giảng Pháp cho Thần. Cho nên thiên cơ này vẫn là không có tiết lộ cho con người. Người tương lai tiến vào một thời kỳ vô cùng tốt đẹp, người tương lai đều rất có phúc phận. Nói một cách tương đối, tu luyện sẽ khó khăn hơn chút, vì hoàn cảnh tốt rồi không khổ nhiều thế này, nên tu luyện cũng rất không dễ. Nhưng xoay lại mà nói, ấy mới là bình thường, nhân gian cũng không phải khổ đến thế, xấu đến thế; sẽ tiến vào thời kỳ tu luyện bình thường.

修煉很苦啊,不止是你吃的苦,我過去講過一句話叫:高處不勝寒。我講的話和常人的話可不一樣。就是說,當你的境界提高了,你的功提高了,你的一切都隨著提高,你的思維方法也變了,所以你會發現和你有共同語言的人非常的少。就在這一點上,你會覺的很孤單,心裏也會感到一種苦。那麼隨之而來就會帶來一種狀態:好像和常人語言少,接觸少,甚至於是家人,保證會這樣。但這都是屬於正常的,我們儘量的擺好這個關係。因為你們確確實實不能算作一個常人。既然是神,既然不是常人了,過去修煉的和尚一出家就是半神。現在的和尚當然他不是了,他也沒有具備那個素質。一出家為甚麼說他是半神呢?過去修,一出家就斷絕世緣,你想他還是人嗎?當然就不能和人一樣,人離不開這些人之常情。你們經過修煉之後,真正的提高上來,你們會發現,人所執著的你不執著;人所津津樂道談的東西,你們覺的太無味了。

Tu luyện rất là khổ, không những là cái khổ chư vị chịu, trước kia tôi giảng một câu: ‘cao xứ bất thắng hàn’103. [Nhưng] lời tôi giảng khác với lời người thường giảng. Ý là nói, khi cảnh giới của chư vị đề cao rồi, công của chư vị đề cao rồi, hết thảy mọi thứ của chư vị cũng theo đó đề cao, [thì] phương pháp tư duy của chư vị cũng biến đổi, cho nên chư vị sẽ phát hiện rằng người có thể nói chuyện với chư vị là vô cùng ít. Ngay ở điểm này thôi, chư vị sẽ cảm thấy rất là cô đơn, trong tâm sẽ cảm thấy một loại khổ. Vậy thì theo đó sẽ mang tới một loại trạng thái: Dường như nói chuyện với người thường ít đi, tiếp xúc ít đi, thậm chí là người nhà; bảo đảm sẽ như vậy. Nhưng đó đều là thuộc loại bình thường, chúng ta gắng hết mức thu xếp cho tốt quan hệ này. Vì chư vị hết sức xác thực không thể được tính là người thường. Đã là Thần, đã không là người thường nữa, quá khứ hòa thượng tu luyện hễ xuất gia thì chính là nửa-thần. Hòa thượng bây giờ họ đương nhiên không phải, họ cũng không có tố chất đó. Một khi xuất gia vì sao nói họ là nửa-thần? Tu trong quá khứ, hễ xuất gia là đoạn tuyệt thế duyên, chư vị nghĩ xem họ còn là người chăng? Đương nhiên không thể giống người nữa, người là không rời được những thứ nhân chi thường tình104. Chư vị sau khi trải qua tu luyện, thật sự đề cao lên rồi, chư vị sẽ phát hiện, những gì người ta chấp trước thì chư vị không chấp trước; những thứ người ta bàn tán say sưa105, thì chư vị cảm thấy quá vô vị.

那麼你們必然和人要有一個差距,這個鴻溝會越來越大。但是你們也不要覺的過份的在這方面想它,因為你們一旦進入這個狀態的時候,你們逐漸的逐漸的就會接觸到你們應該接觸到的東西,你們就會逐漸的開功,開悟。你有你們的樂趣,人有人的樂趣,當然神他有神的樂趣。

Vậy tất nhiên chư vị hẳn sẽ có chỗ khác với con người, khoảng cách đó sẽ ngày càng lớn. Nhưng chư vị cũng không cần nghĩ quá nhiều về phương diện này, vì một khi chư vị tiến vào trạng thái này, chư vị dần dần dần dần sẽ tiếp xúc đến những thứ mà chư vị nên được tiếp xúc đến, chư vị sẽ dần dần khai công, khai ngộ. Chư vị sẽ có cái vui106 của chư vị, con người có cái vui của con người, đương nhiên Thần cũng có cái vui của Thần.

弟子:在美國長大的小孩,中文不是很好,將來是不是要送回國去?

Đệ tử: Trẻ con lớn lên ở Mỹ, tiếng Trung không được tốt lắm, tương lai có cần đưa về nước [Trung Quốc] không?

師:我告訴你們,我在國外走了許多地方,我都發現這個問題,所以我往往看到我們弟子,我就告訴他,我說一定叫孩子學中文,不能失去你黃種人的那種特點。因為白人世界裏沒有你,你還要回到黃種人世界,你要是學法理解不了法的真正涵義那才是最大的事。今天這個翻譯出來的書也是在過渡時期給人認識的一個過程,就像我們《法輪功》那本書,他只是個認識過程中的東西,真正修煉的是《轉法輪》。用外文翻譯過來的書,他也是一個認識過程,你要想真正修煉,得看原文的,從原文中你才能知道是甚麼是甚麼。你翻譯的再好,他都是很淺白的,沒有內涵的。所以我們很多人看書,每看一遍都不一樣,同一句話你在不同境界裏看那完全不一樣。

Sư phụ: Tôi bảo chư vị này, ở quốc ngoại tôi đã đi nhiều nơi, tôi đều phát hiện vấn đề này, cho nên thường khi tôi gặp đệ tử chúng ta, tôi bèn bảo họ, tôi nói nhất định phải khiến con trẻ học tiếng Trung, không thể đánh mất đặc điểm đó của người da vàng chư vị. Vì trong thế giới người da trắng không có chư vị, chư vị còn phải về thế giới người da vàng, nếu chư vị học Pháp mà lý giải không nổi hàm nghĩa chân chính của Pháp thì đó mới là chuyện lớn nhất. Hiện nay sách được phiên dịch ra cũng là cho người ta quá trình nhận thức thời kỳ quá độ, giống cuốn «Pháp Luân Công» kia của chúng ta, Nó chỉ là những điều trong quá trình nhận thức, [còn] tu luyện chân chính là «Chuyển Pháp Luân». Sách dùng tiếng nước ngoài phiên dịch ra, Nó cũng là một quá trình nhận thức; chư vị nếu muốn tu luyện chân chính, thì phải đọc nguyên văn, từ trong nguyên văn chư vị mới có thể biết là gì là gì. Chư vị phiên dịch tốt đến mấy, Nó vẫn là rất nông cạn và đơn giản, không có nội hàm. Vì thế rất nhiều người chúng ta đọc sách, mỗi lượt đọc đều khác nhau, cùng một câu nói chư vị tại cảnh giới khác nhau thì thấy hoàn toàn khác nhau.

弟子:有些老學員都不願和新學員一塊來切磋,這個現象對嗎?

Đệ tử: Có những học viên cũ không muốn cùng học viên mới giao lưu, hiện tượng này có đúng không?

師:我們沒有硬性規定大家非得到煉功點上來煉功,我只告訴大家:在煉功點上集體煉功互相探討,提高起來快,對學員提高有好處。人家想在家裏煉,那麼他就在家裏煉,這個沒有甚麼。我們有些人,修的不錯的,確實在家裏煉的這部份裏不少。但是有些就是不能夠精進的,在家不出來的也有不少,所以你不能夠一概而論,也不能夠強求他。修煉是人心的問題,說我這個心不想修,你非讓他來有甚麼用呢,是不是?他不想成佛,佛也沒有辦法。自己要甚麼,自己想幹甚麼那才行。但是你覺的出來好像能夠幫助我們洪法,你覺的這樣好,勸他幫助幫助大家,其實也不一定是這樣。在家修,在外邊修都一樣。

Sư phụ: Chúng ta không có quy định cứng nhắc mọi người cứ phải đến điểm luyện công để luyện công, tôi chỉ là bảo mọi người: Tại điểm luyện công mà luyện công tập thể thảo luận với nhau, đề cao sẽ nhanh hơn, đối với đề cao của học viên là có chỗ tốt. Người ta muốn ở nhà luyện, vậy thì họ cứ ở trong nhà luyện, điều này không vấn đề gì. Chúng ta có những người, tu rất khá, xác thực trong bộ phận những người tu luyện ở nhà này không ít. Nhưng có một số đúng là không thể tinh tấn, những người ở nhà không ra ngoài cũng không ít, cho nên chư vị không thể vơ đũa cả nắm107, cũng không thể cưỡng cầu họ. Tu luyện là vấn đề nhân tâm, [nếu] nói tâm tôi không muốn tu, [vậy] chư vị cứ bắt họ đến thì có tác dụng gì đây, có phải không? Họ không muốn thành Phật, [thì] Phật cũng không có biện pháp. Tự mình muốn gì đó, tự mình muốn làm gì đó thì mới được. Nhưng mà chư vị cảm thấy ra ngoài dường như có thể trợ giúp chúng ta hồng Pháp, chư vị cảm thấy vậy là tốt, khuyến khích họ trợ giúp trợ giúp mọi người; kỳ thực cũng không nhất định như vậy. Ở nhà tu, ra ngoài tu đều như nhau.

現在我還發現一個問題,當然不是你講的這個問題。我們在中國大陸發現,初期的老學員很多都不出來煉了。在外邊煉的幾乎都是沒有聽過我講法的,非常的多。因為這是我們大法的流傳形式,這個形式給大家留下來了,後人也都是這樣做的,非常好。不是說這些回去的人不行了,有很多人已經修的很好。他發現自己和新入門對法認識不高的學員之間也沒有共同語言,會出現這個問題。學員之間津津樂道談的那些事情,他認為是執著,他心裏難受,他可能是不來的原因,有這種情況。人做甚麼事情的時候,往往都是帶有一顆心,有個目地。如果這個人修煉的非常好,他沒有任何常人執著的心的時候,他和人在一起呆不了。人的每一句話他都受不了,每一句話每一念,他思想裏的念頭,他都是有目地的。人的思想很清淨,甚麼都沒有的時候,別人想甚麼你都會知道。那麼別人一念,一舉一動,一句話,你都受不了,心裏很煩,你就覺的又沒法和他說清楚,所以就不出來,也有這樣的。不都是這樣。但是我想,我們新學員最好出來煉。為甚麼?因為對你們提高確確實實有好處。如果你不出來煉,你在家裏煉,靠你自己去悟,當然能悟出來,但是很慢的。誰不想精進哪?誰不想趕快提高上來?

Bây giờ tôi còn phát hiện một vấn đề, đương nhiên không phải vấn đề chư vị đang nói đây. Ở Trung Quốc Đại Lục chúng tôi phát hiện rằng, rất nhiều học viên cũ thời đầu đều không ra ngoài luyện nữa. Những người luyện công bên ngoài hầu như đều chưa từng nghe tôi giảng Pháp, hết sức nhiều. Vì [luyện công tập thể] đó là hình thức lưu truyền của Đại Pháp chúng ta, hình thức này là lưu lại cho mọi người, người [đời] sau đều sẽ làm như vậy, vô cùng tốt. Không phải nói rằng những người về nhà là không được nữa, có rất nhiều người tu rất là tốt. Họ phát hiện rằng giữa bản thân và học viên mới nhập môn mà nhận thức Pháp không cao là không có tiếng nói chung, sẽ xuất hiện vấn đề này. Giữa các học viên đang say sưa bàn tán những thứ ấy, họ cho [đó] là chấp trước, trong tâm họ [thấy] khó chịu, đó có thể là nguyên nhân họ không đến, có tình huống như vậy. Khi người ta làm việc gì đó, thì thông thường đều mang theo một cái tâm, có mục đích. Nếu người này tu luyện vô cùng tốt, khi họ không có bất kỳ tâm chấp trước người thường nào, cùng chỗ với người thì họ không ở nổi. Mỗi câu nói của người ta thì họ không chịu nổi; từng câu từng niệm, niệm đầu trong tư tưởng họ, họ đều là có mục đích. Khi tư tưởng người ta rất thanh tịnh, cái gì cũng không có, thì người khác nghĩ gì chư vị đều biết. Vậy thì từng niệm, nhất cử nhất động, từng câu nói của người khác, chư vị đều không chịu nổi, trong lòng rất phiền, chư vị lại cảm thấy không cách nào nói rõ ra với họ, nên bèn không ra đó nữa, cũng có [tình huống] như vậy. Không phải đều như vậy. Nhưng mà tôi nghĩ, học viên mới chúng ta tốt nhất là ra ngoài luyện. Tại sao? Vì đối với đề cao của chư vị quả thực xác thực là có chỗ tốt. Nếu chư vị không ra ngoài luyện, chư vị ở trong nhà luyện, dựa vào tự chư vị mà ngộ, đương nhiên có thể ngộ ra được, nhưng mà rất chậm. Ai mà chẳng muốn tinh tấn? Ai mà chẳng muốn nhanh chóng đề cao lên?

弟子:我們做事情的時候不知道這件事情是應該做還是不應該做?怎麼把真、善、忍作為我們指導?

Đệ tử: Khi chúng con làm một việc thì không biết việc đó nên làm hay không nên làm? Làm sao lấy Chân-Thiện-Nhẫn để chỉ đạo chúng con?

師:其實不是說事情該做不該做。你不知道,往往人都陷在具體事物中去衡量好和壞你就衡量不出來。我為甚麼能夠看到人類今天發展的一切情況?甚麼事情我都能給他說清楚,因為我不在其中。你看問題的時候,你不再陷在它那裏邊去看,你不要在這個具體問題裏邊去就事論事,你跳出來觀察觀察這個問題,看它符不符合真、善、忍。如果是一個修煉好的人,或者一個神、菩薩來做這件事情,會怎樣做?你這麼想,正念一出馬上你就知道。

Sư phụ: Kỳ thực không phải nói việc đó nên làm hay không nên làm. Chư vị không biết; thông thường người đã hãm trong sự vật cụ thể mà đo lường tốt và xấu thì chư vị sẽ đo lường không ra. Vì sao tôi có thể nhìn thấy hết thảy tình huống phát triển của nhân loại hiện nay? Chuyện gì tôi cũng có thể nói cho họ rõ ràng, là vì tôi không ở trong đó. Khi chư vị nhìn vấn đề, chư vị đừng cứ hãm trong nó mà nhìn, chư vị đừng ở trong vấn đề cụ thể mà lấy sự luận sự108; chư vị [hãy] nhảy ra ngoài quan sát quan sát vấn đề, xem nó có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn không. Nếu là một người tu luyện tốt, hoặc là một vị Thần, Bồ Tát tới thực thi việc này, thì sẽ thực thi thế nào? Chư vị nghĩ như thế, chính niệm hễ xuất thì lập tức chư vị sẽ biết.

弟子:複雜的環境出高人,大陸的環境一定比美國複雜的多,在大陸修的會快一點。

Đệ tử: Hoàn cảnh phức tạp xuất cao nhân, hoàn cảnh ở Đại Lục nhất định phức tạp hơn nhiều so với Mỹ quốc, [vậy] tu ở Đại Lục sẽ nhanh hơn chút.

師:都複雜,複雜的方式不一樣。大陸的人,互相之間人心的摩擦很厲害。勾心鬥角這個很厲害。可是美國的表面文化破壞非常厲害,魔性很大,所以都可以修煉。

Sư phụ: Đều phức tạp cả, phương thức phức tạp khác nhau. Người ở Đại Lục, va chạm về nhân tâm với nhau rất ghê gớm. Toan tính đấu đá rất ghê gớm. Nhưng ở Mỹ thì văn hóa bề mặt bị phá hoại hết sức ghê gớm, ma tính rất lớn, cho nên đều có thể tu luyện.

弟子:空氣污染很大,對修煉是不是很有壞處?

Đệ tử: Không khí ô nhiễm rất nặng, đối với tu luyện phải chăng rất không tốt?

師:沒有,對我們修煉人沒有問題。因為你的身體逐漸的被高能量物質代替了,這些東西污染不了你。

Sư phụ: Không có, đối với người tu luyện chúng ta thì không có vấn đề. Vì thân thể chư vị dần dần được vật chất cao năng lượng thay thế rồi, những thứ đó không thể ô nhiễm chư vị được.

弟子:修煉能不能帶動外部環境包括自然環境、社會環境、或者修煉者本人的交往環境和生活環境向良性、向真、善、忍這個方向發展。

Đệ tử: Tu luyện có thể dẫn động hoàn cảnh bên ngoài bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, hoặc hoàn cảnh giao tiếp và hoàn cảnh sinh hoạt của bản thân người tu luyện phát triển theo hướng lành mạnh, hướng đến Chân-Thiện-Nhẫn hay không.

師:在起這個作用,只是很微妙,不容易觀察到,與你有關係的一切都在微妙的發生著變化。兩方面的變化:一個是越離你越遠;一個是越離你越近。就是越變越好;有的乾脆就背離你了,不行的就背離,他會這樣的。變化很微妙。

Sư phụ: Đang khởi tác dụng này, chỉ là rất vi diệu, không dễ quan sát được, hết thảy những gì có quan hệ với chư vị đang phát sinh biến hóa một cách vi diệu. Biến hóa hai phương diện: Một là ngày càng xa chư vị; một là ngày càng gần chư vị. Chính là càng ngày càng tốt; có cái hoàn toàn rời xa chư vị, [những thứ] không đạt sẽ rời xa, chúng sẽ là như vậy. Biến hóa rất vi diệu.

弟子:老師,煉功時單盤和雙盤,最終有甚麼影響?

Đệ tử: Thưa Thầy, khi luyện công ngồi đơn bàn hay song bàn, cuối cùng có ảnh hưởng gì?

師:他有一個修煉的基因在裏邊,有一個機制在裏邊。我們這套功雙盤這種機制,就像一部機器吧,這個機器齒輪是這麼安的,你非要那麼安,他就造不出東西來。但是它不一定那麼絕對,因為有些人他有個漸進提高過程。盤不上慢慢的盤。所以我們還是有辦法。你要儘量的趕上來。

Sư phụ: Nó có một nhân tố nền tảng109 của tu luyện trong đó, có một cơ chế trong đó. Cơ chế song bàn [trong] bộ công [pháp] chúng ta, kiểu như một bộ cơ khí vậy, bộ máy [có] bánh răng đặt thế này, chư vị cứ đặt thế kia, [thì] nó sẽ không tạo được thứ gì. Nhưng nó không nhất định tuyệt đối đến thế, vì có những người họ có quá trình đề cao dần dần. Ngồi không được thì từ từ ngồi. Cho nên chúng ta vẫn là có biện pháp. Chư vị cần gắng hết mức đuổi theo lên.

弟子:盤腿不能入靜的話,也不能夠達到「定」。就說明自己層次很低,不能往高層次上。

Đệ tử: Nếu ngồi xếp bằng không thể nhập tĩnh, cũng không thể đạt đến “định”. Vậy thuyết minh rằng tầng thứ của mình rất thấp, không thể lên cao tầng được.

師:你往那一坐就能夠定的住,那現在層次已經很高了。這個書裏邊已經都寫了。你實在定不下來,你就把你那個壓不住的思想當它是別人。其實我告訴你,本來它就不是你,它是後天形成的觀念和思想業力組合成的。你本來要打坐入靜,它為甚麼不靜?它不聽你的,它能是你嗎?它是業力在往上翻,所以你要把它當作別人。隨執著的放淡,慢慢就會越來越能靜下來,層次也在提高。

Sư phụ: Chư vị tới đó ngồi một cái là có thể định trụ [vững lại], vậy tầng thứ hiện giờ rất cao rồi. Điều này đều đã viết trong sách. Thực tế chư vị mà không định lại được, chư vị hãy xem tư tưởng mà không áp xuống được đó là người khác. Kỳ thực tôi bảo chư vị hay, vốn dĩ nó đúng là không phải chư vị, nó là quan niệm hình thành hậu thiên110 cùng nghiệp lực tư tưởng tổ hợp thành. Chư vị vốn dĩ muốn đả tọa nhập tĩnh, tại sao nó không tĩnh? Nó không nghe chư vị, nó có thể là chư vị sao? Nó là nghiệp lực đang khuấy đảo lên, cho nên chư vị phải coi nó là người khác. Thuận theo việc chấp trước được coi nhẹ, từ từ sẽ càng ngày càng có thể tĩnh xuống, tầng thứ cũng đề cao.

弟子:煉功老發睏的話,您說是睡呢?還是魔?還是跟它鬥爭呢?

Đệ tử: Nếu luyện công cứ luôn buồn ngủ, Ngài nói xem [nên] ngủ hay không? Hay [đó] là ma? Vẫn là đấu tranh với nó?

師:睡覺本身不是魔,它是人必須休息的一種因素,這也是宇宙構成的一種東西、一種因素。但是作為修煉人來講,你在修煉中睡覺,那麼它就能起到一種魔的作用,不讓你修煉。它本身不是魔,它能起到這樣一種作用。可是反過來講又是為加強你意志而起作用,那意志你自己不去修嗎?要加強自己的意志,克制它就是加強意志,也是修。煉功時睏本身也是思想業力起的作用。

Sư phụ: Bản thân ngủ không phải là ma, nó là một loại nhân tố con người ắt phải nghỉ ngơi; đó cũng là một thứ, một loại nhân tố cấu thành của vũ trụ này. Nhưng là người tu luyện mà giảng, đang tu luyện mà chư vị ngủ, vậy nó có thể khởi một loại tác dụng của ma, không cho chư vị tu luyện. Bản thân nó không là ma, [nhưng] nó có thể có loại tác dụng ấy. Nhưng xoay lại mà giảng nó lại có tác dụng để gia cường ý chí của chư vị, ý chí ấy chư vị không tự mình [cần] tu sao? Cần gia cường ý chí của mình, khắc chế nó chính là gia cường ý chí, cũng là tu. Lúc luyện công mà buồn ngủ thì bản thân nó cũng là do nghiệp tư tưởng khởi tác dụng.

弟子:我想問氣機到底是怎麼回事?

Đệ tử: Con muốn hỏi khí cơ rốt cuộc là gì?

師:氣機就是由功的很微觀的物質,人看不見的物質構成的一種運動的機制。這種機制是有形的,但是人看不見,將來修煉到一定成度的時候天目開的比較好可以看的見。它就像一條帶子一樣,白色的帶子,在你身體外運轉。但是它卻和丹田裏邊的法輪連著,它在你煉功的時候在不斷的被加強。這個東西越強,它越能帶動你自動煉功,就是你不煉功時它也在轉,它在幫你自動煉功。我們傳出的五套功法裏面,都有這種機制在運動。所以你看你自己站這兒沒有動,你身體的機制它在來回的運動,帶動你身體全面的演化。

Sư phụ: Khí cơ chính là do vật chất rất vi quan của công, vật chất mà con người không nhìn thấy cấu thành nên một loại cơ chế vận động. Loại cơ chế đó là hữu hình, nhưng con người không nhìn thấy, tương lai khi tu luyện đến trình độ nhất định, thiên mục khai mở khá tốt thì có thể nhìn thấy. Nó giống như một cái đai vậy, cái đai màu trắng, vận chuyển ngoài thân thể của chư vị. Nhưng nó liên kết với Pháp Luân ở đan điền, khi chư vị luyện công nó không ngừng được gia cường. Thứ này càng mạnh, thì nó càng có thể dẫn động chư vị luyện công, cả khi chư vị không luyện công thì nó vẫn đang chuyển [động], nó giúp chư vị tự động luyện công. Trong năm bộ công pháp mà chúng tôi truyền ra, đều có loại cơ chế này đang vận động. Cho nên chư vị thấy mình đứng đó không hề động, [nhưng] cơ chế trên thân thể chư vị nó đang vận động tới lui, dẫn động diễn hóa toàn diện thân thể chư vị.

弟子:法輪世界裏有沒有法輪歌?

Đệ tử: Trong Thế giới Pháp Luân có bài hát Pháp Luân không?

師:那是在做廣告,在搞一種人情化了的東西。佛法怎麼能這麼不嚴肅?!現在人都把佛人化了。可是,佛卻是無比偉大的神。過去談起佛來,都會升起無限敬仰的心。現在隨便講。那個墓地裏邊刻上佛、菩薩、瑪麗亞的像,那簡直就是在糟蹋佛、菩薩和瑪麗亞。周圍都是死人的墓碑。人,不知道自己在幹甚麼,人覺的挺好,他想叫佛、菩薩和瑪麗亞看管那些死人,簡直就是在指揮神,不就是這樣嗎?這其實都是人罪惡的思想想出來的東西。說很多功法搞甚麼跳舞啊,搞甚麼歌啊,這玩意兒與修煉有甚麼關係,而且助長人對情的執著。用人的思想、人的思維方法,看待佛、道、神,其實根本就不能用人的思維方法去考慮。當你修煉很好的時候,同樣沒有人的這些思想的時候,你才能圓滿。

Sư phụ: Đó là làm quảng cáo, làm ra thứ đã nhân tình hóa. Phật Pháp sao có thể không nghiêm túc như vậy?! Hiện nay cả Phật cũng bị con người nhân [tình] hóa. Nhưng Phật là Thần vĩ đại vô tỷ111. Quá khứ mà nhắc đến Phật, thì đều dâng lên tâm kính ngưỡng vô hạn. Hiện nay nói tùy tiện. Ngay trong nghĩa địa kia cũng khắc lên tượng Phật, Bồ Tát, thánh Maria, đó đúng là chà đạp Phật, Bồ Tát và thánh Maria. Xung quanh đều là mộ bia người chết. Con người, không biết mình đang làm gì, con người cảm thấy rất tốt, họ muốn bảo Phật, Bồ Tát và thánh Maria trông coi những người chết đó, quả đúng là đang chỉ huy Thần, chẳng phải chính là như vậy sao? Kỳ thực đó đều là những thứ từ trong tư tưởng tội ác của con người nghĩ ra. Ví như rất nhiều công pháp đang làm ra nào là khiêu vũ ư, làm ra nào là bài hát ư, những đồ chơi này thì quan hệ gì với tu luyện, hơn nữa còn cổ vũ người ta chấp trước vào ‘tình’. Dùng tư tưởng con người, phương pháp tư duy của con người, mà đối đãi Phật Đạo Thần; kỳ thực hoàn toàn không thể dùng phương pháp tư duy của con người mà suy xét. Khi chư vị tu luyện được rất tốt, khi đồng dạng không có tư tưởng của con người kiểu như vậy, [thì] chư vị mới có thể viên mãn.

弟子:我們生活在一種有為的狀態中,應該去那種正常生活下的慾望,我就有的時候搞不清楚,弄的自己非常緊張。

Đệ tử: Chúng con đang sống trong một loại trạng thái hữu vi, [nhưng] cần phải trừ bỏ những loại dục vọng [có được] trong sinh hoạt bình thường, con đôi khi không được rõ ràng, khiến cho mình hết sức căng thẳng.

師:你是說我們在修煉的時候,覺的自己好像對法有一定認識,應該提高,應該去掉一些思想。可是,發現有些思想還在,好像是搞的我們很為難,我怎麼還有這樣的思想,就覺的自己很矛盾,是不是?我告訴大家,因為上次我講的時候,已經談到這問題,我們要是把你常人中所有的能夠維持常人生活的這種人的思想都去掉,你一天都不能在常人中呆,人做甚麼都是執著心而支使的,你受不了人的一思一念。你不知道沒有那個思想的時候,你和人在一起是甚麼滋味,所以為了能讓你在這常人中修煉,等到人圓滿時才能轉化到人最表面,去掉一切執著的。

Sư phụ: Chư vị là nói rằng chúng ta khi tu luyện, cảm thấy mình dường như có nhận thức nhất định về Pháp, cần phải đề cao, cần phải loại bỏ một số tư tưởng. Nhưng mà, phát hiện có những tư tưởng vẫn còn, dường như làm chúng ta rất khó xử, mình sao vẫn còn tư tưởng thế này, cảm giác mình rất mâu thuẫn, đúng vậy không? Tôi bảo với mọi người, vì lần trước khi tôi giảng, đã bàn đến vấn đề này, nếu chúng tôi loại bỏ sạch tất cả các loại tư tưởng con người [vốn là] để có thể duy trì cuộc sống người thường ở nơi người thường của chư vị, thì dù một ngày chư vị cũng không thể ở được nơi người thường, con người làm gì đều do tâm chấp trước sai khiến, chư vị chịu không nổi từng tư từng niệm của người ta. Chư vị không biết rằng khi không có tư tưởng đó, chư vị mà ở cùng người thường sẽ là tư vị gì; cho nên để có thể để chư vị tu luyện nơi người thường, [thì] đợi đến lúc người ta viên mãn mới có thể chuyển hóa đến [phần] bề mặt nhất của con người, [mới] loại bỏ hết thảy chấp trước.

弟子:白種人修圓滿了去哪個世界?

Đệ tử: Người da trắng tu viên mãn sẽ đến thế giới nào?

師:這個問題已經講過了,我們可能有的人看那個《轉法輪》裏邊都是佛的形像;有人看英文版的《轉法輪》裏邊都是那個像瑪麗亞和耶穌的那種穿戴的神,白人的形像的神,每個字都是。你別看修煉我們大法,我講了我們是佛家的,可是我傳的是整個宇宙的特性,宇宙的理,宇宙的法,那當然,他的神也包括在裏邊了。那麼他是白人他圓滿了,他身上修出來的功也是白人形像,圓滿後去那個白人世界。他們修出來的小嬰孩,都是帶翅膀的。當然道家的也是一樣。

Sư phụ: Vấn đề này đã giảng qua rồi, chúng ta có thể có người nhìn thấy trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» đều là hình tượng của Phật; có người thấy trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» bản tiếng Anh đều là chư Thần phục sức kiểu như thánh Maria và Jesus, chư Thần với hình tượng của người da trắng, mỗi chữ đều như vậy. Chư vị chớ thấy tu luyện Đại Pháp của chúng ta, [rằng] tôi giảng chúng ta là Phật gia, nhưng điều tôi truyền là đặc tính của vũ trụ, Lý của vũ trụ, Pháp của vũ trụ, vậy thì đương nhiên, Thần của họ cũng bao gồm trong đó. Như vậy họ là người da trắng mà viên mãn, thì công tu xuất ra trên thân họ cũng là hình tượng người da trắng, sau viên mãn sẽ đến thế giới của người da trắng đó. Tiểu anh hài112 mà họ tu xuất ra, đều là mang theo cánh113. Đương nhiên Đạo gia cũng kiểu như vậy.

弟子:怎麼樣償還殺生的業力?

Đệ tử: Làm thế nào hoàn trả nghiệp lực do sát sinh?

師:我們有非常多的弟子在修煉過程中遇到一些危險的事情,撞汽車,從高處摔下來等等很多事情。之後我們的學員自己心裏很高興,是值得高興。當然我在法裏講了,這等於是還了以前欠下的很大的業力,甚至於是還了命。如果真是那個命還了,那真是地獄就除名了,因為你那個命已經還了。

Sư phụ: Chúng ta có rất nhiều đệ tử trong quá trình tu luyện gặp phải mấy việc nguy hiểm, [như] đụng xe ô-tô, ngã từ trên cao xuống, v.v., rất nhiều chuyện. Sau đó trong tâm bản thân học viên chúng ta rất cao hứng, đáng để cao hứng. Đương nhiên trong Pháp tôi đã giảng, điều đó bằng như là đã hoàn trả nghiệp lực rất lớn đã nợ trước đây, thậm chí là [bằng như] đền mạng. Nếu thật sự đã trả mạng rồi, thì quả đúng là ‘địa ngục trừ danh’114, vì chư vị đã trả mạng đó rồi.

其實你別以為撞一下你啥事都沒有,可是你真死掉一個你,是業力構成的你。而且身體上有你不好業力構成的思想,有心,有四肢,撞死了,可是它全是業力構成的。我們給你做了這麼大的好事,去掉了這麼大的業力,用它來償命,沒人做這個事情。就是因為你能修煉,我們才這樣做,等你們知道的時候,你們是無法感激我。

Kỳ thực chư vị đừng tưởng đụng một cái chư vị chả sao cả; nhưng [thực tế] chư vị đã quả thật chết đi một chư vị, là cái chư vị cấu thành từ nghiệp lực. Hơn nữa trên thân thể có các tư tưởng cấu thành từ nghiệp lực bất hảo, có [các] tâm, có tứ chi, đã đụng chết rồi, thế nhưng nó toàn do nghiệp lực cấu thành. Chúng tôi đã làm cho chư vị một chuyện tốt lớn nhường ấy, đã trừ bỏ nghiệp lực lớn đến thế, dùng nó để đền mạng; không ai làm chuyện này đâu. Chính vì chư vị có thể tu luyện, chúng tôi mới làm như vậy; đợi khi chư vị biết được, chư vị cũng không có cách nào cảm ơn tôi.

弟子:我們怎麼圓滿?

Đệ tử: Chúng con viên mãn thế nào?

師:我們這套法,傳出來就是要把人的本體轉化成佛體,我們就走這條路,不走涅槃,也不走虹化,也不走道家的那種弄個竹棍變個人在棺材裏,屍解的辦法。就是堂堂正正的叫人看見你圓滿,因為你身體已經轉變了。

Sư phụ: Bộ Pháp này của chúng ta, truyền ra chính là chuyển hóa bản thể115 người thành Phật thể; chúng ta đi con đường này; không đi [đường] ‘niết bàn’, cũng không đi [đường] ‘hồng hóa’116, cũng không theo cách của Đạo gia là lấy đoạn cây trúc biến thành người trong quan tài, [tức] biện pháp ‘thi giải’. [Chúng ta] chính là đường đường chính chính để người ta thấy chư vị viên mãn, vì thân thể của chư vị đã chuyển biến rồi.

弟子:老師說在常人中修煉要把常人中工作做好……,我想找一個花時間少就能做好一個工作,然後去花時間修煉。

Đệ tử: Thầy nói tu luyện trong người thường [thì] phải làm tốt công tác nơi người thường…, con muốn tìm việc làm mà chỉ tốn ít thời gian mà vẫn có thể làm tốt, sau đó dành nhiều thời gian vào tu luyện.

師:我們都有這個想法,大家都想找一個寬鬆點工作,既能夠有很多時間修煉,又能夠工作可能不錯。想法終歸是個想法,動機可能都是考慮到我要修煉,但是往往並不一定像我們想的都能夠實現。因為每個人的情況不一樣,只要你自己不強烈的執著,非要那麼做,我的法身都會給你安排的很好,正常工作一樣修煉。

Sư phụ: Chúng ta đều có cách nghĩ này, mọi người đều muốn tìm một việc nhẹ nhàng, vừa có thể có thật nhiều thời gian tu luyện, vừa có thể làm việc được tốt. Lối nghĩ chung quy chỉ là lối nghĩ, động cơ có lẽ đều là cân nhắc rằng ta muốn tu luyện; nhưng thông thường không nhất định [điều] chúng ta muốn đều có thể thành hiện thực. Vì tình huống mỗi người một khác, chỉ cần bản thân chư vị không chấp trước mạnh mẽ, cứ nhất nhất làm thế, thì Pháp thân của tôi đều sẽ an bài cho chư vị thật là tốt, [làm] công tác bình thường [cũng] đồng dạng tu luyện.

弟子:有人看繁體字和簡體字的《轉法輪》不一樣,感覺不一樣。

Đệ tử: Có người đọc «Chuyển Pháp Luân» bản chữ phồn thể và chữ giản thể thấy không như nhau, cảm giác không như nhau.

師:好像是沒有吧,應該是一樣的。有一點,中國大陸經過「文化大革命」以後,這個人的思想變化很大。台灣人和東南亞其它地區的華僑,華人,他的思想在這方面有一點差異,是不是你看繁體字《轉法輪》的時候容易帶有你這個原來的觀念?一旦看簡體字就覺的和中國這個不適應的東西搞在一起,實際上是你自己一種心裏障礙。

Sư phụ: Dường như không có [khác], nên phải là như nhau. Có một điểm, Trung Quốc Đại Lục sau khi trải qua “Cách mạng văn hóa”, tư tưởng người ta biến hóa rất lớn. Người Đài Loan cùng với Hoa kiều, người Hoa các nơi khác ở Đông Nam Á, tư tưởng của họ về phương diện này có một chút khác biệt, có phải là khi chư vị xem «Chuyển Pháp Luân» bản chữ phồn thể thì dễ mang theo quan niệm vốn có trước kia không? Một khi xem [bản] chữ giản thể liền cảm thấy bị lẫn vào cùng những thứ không thích hợp của Trung Quốc ấy, trên thực tế đó là một loại chướng ngại trong tâm bản thân chư vị.

弟子:有時看《轉法輪》,不想放手。也不想煉功了。

Đệ tử: Có lúc đọc «Chuyển Pháp Luân» không muốn buông tay. Cũng không muốn luyện công nữa.

師:看《轉法輪》,不想放手,那你就多看,那沒有關係。把時間再擠到後邊也行,多看書是好事,學法是很主要的。

Sư phụ: Đọc «Chuyển Pháp Luân», không muốn buông tay, vậy chư vị cứ đọc cho nhiều, điều đó không hề gì. Dồn thời gian về sau cũng được, đọc sách nhiều là chuyện tốt, học Pháp là rất chủ yếu.


• • • • • • • • •

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

1. đắc Pháp: (i) nhận được Pháp Luân, đắc được Pháp; (ii) bắt đầu tham gia Pháp Luân Đại Pháp, bắt đầu tu luyện, tức là về ý tứ là đồng nghĩa với từ nhập Đạo và khác nghĩa với từ đắc Đạo (đây là lối dùng từ đắc Pháp trong ngữ cảnh Pháp Luân Đại Pháp). Mọi ghi chú, chú thích đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo.

2. tiểu táo, cật tiểu táo: là ý nói được ưu đãi, nhận một số lợi ích đặc thù, được đãi ngộ đặc biệt; tạm dịch là ưu đãi; táo → bếp; cật → ăn.

3. lý giải: hiểu được, từ lý tính mà giải (hiểu) được.

4. chấp trước: [cái tâm] còn cố chấp vào gì đó, mà theo nhận thức thăng hoa lên hoặc khi hoàn cảnh thay đổi rồi thì cái đó không còn thích hợp nữa (diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).

5. bán thần: nửa-thần. Lưu ý là chữ bán tiếng Hoa không hoàn toàn có nghĩa 50% hoặc xấp xỉ 50%, nó có thể được hiểu là một phần, điểm trung gian; nghĩa là, trong văn dịch, khi gặp chữ ‘nửa’ như trong từ nửa-thần này, thì không nên chỉ hiểu là xấp xỉ 50%, mà có thể hiểu là một phần. Ví dụ có thể hiểu như sau: nửa thần nửa nhân → một phần thần một phần nhân, nửa đời trước nửa đời sau → phần cuộc đời trước đây và phần cuộc đời sau này tính từ thời điểm phân chia nào đó.

6. quán xuyến: tạm dịch là xuyên suốt (trong tiếng Việt từ quán xuyến mang nghĩa khác).

7. thể hội: điều trực tiếp trải nghiệm qua, kinh nghiệm, trong sách này dịch là thể nghiệm; nhiều chỗ khác dùng nguyên từ Hán Việt, ví dụ: tâm đắc thể hội.

8. thất tình lục dục: các thứ tình cảm và ham muốn nói chung, cái ‘tình’ nói chung; thất tình → bảy trạng thái hỷ (vui mừng) nộ (giận dữ) ái (yêu thích) (chán ghét) ai (sầu khổ) lạc (sung sướng) cụ (sợ hãi) là nói chung các trạng thái tình cảm; lục dục → sáu ham muốn (dục) ứng với sáu điều thu nhận được sắc (những gì nhìn thấy) thanh (những gì nghe thấy) hương (những gì ngửi thấy) vị (những gì nếm thấy) xúc (những gì sờ thấy) pháp (những gì nghĩ tới) ứng với sáu giác quan nhãn (mắt) nhĩ (tai) tỷ (mũi) thiệt (lưỡi) thân (thân thể) ý (suy nghĩ).

9. giảng: giảng nói, chú trọng, đạo lý là thế; ví dụ: tu luyện giảng nhất cá ngộ → tu luyện là giảng chữ ngộ, chú trọng chữ ngộ; tu luyện bất giảng thân tình → tu luyện không giảng tình thân, việc tu luyện về đạo lý là không giảng không liên quan gì với tình thân quyến.

10. yếu: có thể dịch là muốn, nên phải, cần phải, phải. Trong ngữ cảnh câu này có thể hiểu ý tứ là: việc tu luyện là một việc lớn nhất trong vũ trụ, [vì đây] là an bài rằng con người nên có thể quay về, thăng hoa trở về, tu thành La Hán, Bồ Tát,...

11. nhân vị nhi hoá: thay đổi biến hoá theo khẩu vị [sở thích] riêng của người ta.

12. hoành quan, hồng quan: ở mức lớn hơn [tương đối so với] vi quan là mức nhỏ hơn (diễn nghĩa bề mặt); ví như mức phân tử là hồng quan so với mức nguyên tử; ví như nói tại hồng quan mà khống chế diễn luyện, tức là khống chế diễn luyện ở mức vĩ mô, chứ không phải điều tiết ở mức chi tiết vi mô.

13. thù thắng: tôn quý, cao thượng, khả kính, tốt đẹp.

14. Phật tượng: hình tượng Phật, có thể là bức tượng hoặc bức tranh.

15. vô ảnh vô tung: tạm dịch là không còn dấu tích.

16. sắc vị: những gì nhìn thấy thì gọi là sắc, những gì nếm thấy thì gọi là vị.

17. sinh sinh thế thế: tạm dịch là qua đời này đời khác; chữ sinhthế đều được dịch là đời (lifetime).

18. hảo: tốt; khi nói sống tốt, [cuộc đời] trở nên tốt là ý nói cuộc sống thoải mái, điều kiện sinh hoạt tốt; chứ không nhất định là nói sống cuộc sống đạo đức tốt, tâm tính tốt. Trong văn dịch kinh sách nói chung, người dịch giữ nguyên lối diễn đạt chữ tốt (hảo) kiểu này của người Hoa; đọc giả cần theo ngữ cảnh mà hiểu đúng ý.

19. quan: quan ải, cửa, khảo nghiệm; vượt quan → vượt qua quan ải, thông qua khảo nghiệm; một số huyệt vị, khiếu cũng được gọi là quan.

20. lạp tử: hạt; ví như nói nguyên tử, điện tử, v.v. là các loại lạp tử; vi lạp → hạt nhỏ, vi hạt.

21. bệnh độc: (i) virus (theo bản dịch tiếng Anh); (ii) theo ngu ý của người dịch, trong ngữ cảnh kinh sách Đại Pháp thì từ bệnh độc có thể được dùng để chỉ virus nói riêng, hoặc như một thuật ngữ nói chung những thứ gây bệnh như virus, vi trùng, vi khuẩn, v.v. nơi không gian này.

22. hiện hữu: (i) đang có; (ii) đang có mặt, đang tồn tại; (iii) những gì mà người ta có thể cảm thụ được sự tồn tại của nó (ví dụ: thế giới hiện hữu → thế giới mà ta nhận thức được, ngụ ý là không tính những gì tâm linh huyền ảo, không tính thế giới khác).

23. tổ thành: tổ hợp thành.

24. bên này, bên kia: trong một số ngữ cảnh, không gian hiện hữu chúng ta sống được gọi là bên này, còn không gian khác được gọi là bên kia.

25. hữu vi chi pháp: trong bản dịch này tạm dịch là pháp hữu vi; trong ngữ cảnh Phật giáo, những việc thế tục và cả những việc như quyên góp, in kinh, xây chùa, nghi lễ tôn giáo, v.v. đều được gọi là hữu vi, được xếp vào loại pháp hữu vi; cũng được hiểu là việc làm có mục tiêu, có ý định; còn tham thiền nhập định, tu tâm thanh tịnh, v.v. mới được tính là vô vi; khi nói cái gì đó là pháp hữu vi thì nhiều lúc là để nhắc nhở rằng đó thuộc về thứ hữu hình nơi thế tục, không phải là thuộc về phạm trù thực tu (diễn giải của người dịch). Bản thân từ hữu vivô vi còn có biểu đạt sắc thái khác trong ngữ cảnh khác.

26. tinh tấn:, cũng đọc là tinh tiến, chỉ tiến không lùi, trong tu luyện khi gặp tình huống mà lời giải là cần phải tiến (ví như khảo nghiệm tâm tính và cần buông bỏ chấp trước) thì người tu đó tiến chứ không chùn bước hoặc lùi lại (tức là buông bỏ tâm đó luôn), thì gọi là tinh tấn (diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).

27. Văn hóa Đại Cách mạng: thường được dịch là “Cách mạng Văn hóa” hoặc “Đại Cách mạng Văn hóa”, một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc quãng 1966~1976; trong bản tiếng Hán từ này luôn đặt trong dấu nháy kép để biểu thị nó không nên thật sự được hiểu theo tên đó (nhận thức của người dịch).

28. kinh thư: là nói về kinh sách Phật giáo. Theo thiển ý của người dịch, bối cảnh thời Sư phụ ra giảng Pháp chưa lâu, quãng 1997 1999 trở về trước, thì khi nói kinh sách mà không chỉ rõ cụ thể, thì thường là nói về kinh sách Phật giáo.

29. đoạn chương bất toàn: đoạn tách ra đã thoát khỏi toàn văn, toàn ngữ cảnh, không được toàn vẹn; tạm dịch là đoạn chương không đầy đủ.

30. thiên thể: theo thiển ý của người dịch, chữ thể này là cùng nghĩa trong các từ nhân thể (thân thể người), bản thể, Phật thể, Thần thể, nãi bạch thể; nghĩa là thiên thể là không phải chỉ là nói về các tinh cầu, các ngôi sao như cách dùng từ ở ngoại giới.

31. cơ điểm: điểm nền tảng, xuất phát điểm, cơ sở mà từ đó nhận thức hay đánh giá; → nền tảng.

32. xác hữu kỳ sự: điều được xác thực là thật; tạm dịch là xác thực là có thật.

33. tinh hệ: hệ các ngôi sao; tạm dịch là thiên hà.

34. ngân hà: các thứ đồng dạng như hệ Ngân Hà chúng ta (từ Ngân Hà viết hoa biểu thị tên riêng) thì cũng được gọi là các hệ ngân hà (không viết hoa biểu thị danh từ chung).

35. tụ chi thành hình, tản chi thành vật: tụ lại thì thành có hình tượng, tản ra thì tán thành vật chất (diễn nghĩa bề mặt chữ).

36. chân thực diện mục: bộ mặt thật.

37. bất khả tư nghị: không thể nghĩ bàn, không thể tưởng tượng hình dung ra, rất khó tin; tạm dịch là không thể tưởng tượng được, không thể tưởng tượng nổi.

38. ngoại xác: tạm dịch là vỏ ngoài.

39. biến bố: phân bố khắp cả, rải rác ra khắp cả, tản ra trải ra khắp cả; tạm dịch là phân bố khắp.

40. thể hệ: hệ thống.

41. số tự: chữ số, chữ để biểu đạt số, trong bản dịch này tạm dịch là con số; triệu: tạm dịch là triệu triệu (triệu tiếng Hán = 1012, triệu tiếng Việt = 106); kiếp (phiên âm từ kalpa tiếng Phạn) là biểu đạt một chu kỳ diễn hoá, trong ngữ cảnh đoạn cụ thể này là con số về thời gian một chu kỳ một phạm vi vũ trụ (chữ kiếp hoặc kiếp nạn trong ngữ cảnh khác là nói về đại nạn của một chu kỳ ấy, hoặc lànạn lớn nói chung).

42. hình trạng: tạm dịch là hình dạng.

43. bản nguyên: cũng đọc là bổn nguyên, cái gốc (bản) nguyên ban đầu (diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).

44. bản sự: khả năng, năng lực, tài năng; cũng đọc là bổn sự.

45. tiến hóa luận: được dịch là thuyết tiến hóa.

46. quarter: 1/4, đồng 25 xu (cent) tiền Mỹ; 25 cent = 1/4 dollar.

47. đả khai cục hạn: phá vỡ tình thế bế tắc, giải khai cuộc hạn mở ra lối mới giải quyết vấn đề.

48. độc tu: tu luyện đơn độc, tu một mình.

49. đơn truyền: truyền đơn lẻ, trái nghĩa với phổ truyền (truyền phổ cập cho nhiều người).

50. ma: chữ “ma” 魔 (có chữ quỷ ở trong) trong từ ma luyện được viết trong các kinh sách cũng là chữ “ma” trong các từ ma tính, ma nạn, ma quỷ, Ma Vương. Lưu ý là có một từ đồng âm ma luyện, với chữ “ma” 磨 viết khác (mài giũa, cọ sát, giày vò, có chữ thạch ở trong); khi đó ma luyện nghĩa là mài giũa rèn luyện, đây là nghĩa phổ biến được hiểu ở xã hội. Có đoạn viết “năm thán dài đằng đẵng dần dần mài mòn những tâm kia đi” là được viết chữ “ma” (mài mòn) kia. Còn từ “ma luyện tâm tính”, theo thiển ý người dịch, được hiểu là rèn luyện tâm tính, mài luyện tâm tính (to temper one’s nature, theo cách dùng từ ngoài xã hội), với hòn đá mài là nhân tố “ma” (như trong từ ma tính, ma quỷ).

51. đoạn tuyệt thế duyên: cắt đứt hết khỏi (đoạn tuyệt) các duyên thế gian (thế duyên).

52. chân tu: tu chân chính, tu thật.

53. khánh: 磬 chuông khánh, đồ mà hoà thượng có thể dùng để gõ khi tụng kinh; tạm dịch là chuông.

54. trực chỉ nhân tâm: chỉ thẳng (trực chỉ) vào tâm người (nhân tâm).

55. vân du: vân → mây, du → di chuyển; vân du thường là nói người tu hành lang thang nơi trần thế, tùy duyên mà đến theo duyên mà đi, ví như đám mây theo gió nay đây mai đó không có chương trình định trước sẽ đi đâu.

56. Đại Đạo chí giản chí dị: Đại Đạo là giản dị nhất, giản dị cùng tột (diễn giải trên nghĩa bề mặt chữ).

57. tận khoái: nhanh nhất có thể, gắng sức cho nhanh nhất; ba từ tận khoái trong cuốn sách này đều được dịch thoáng thành thật nhanh.

58. bác đại tinh thâm: rộng lớn và sâu sắc thâm thúy (diễn nghĩa bề mặt).

59. khái huống: đường nét chung tổng thể khái quát (outline), bức tranh tổng thể, tình hình chung (general situation), tại ngữ cảnh cuốn sách này tạm dịch là tổng quan. Theo ngu ý của người dịch, Pháp mà Sư phụ giảng thành lời nơi nhân loại với nghĩa bề mặt mà học viên có thể hiểu được ấy chính là bức tranh tổng thế, thiết kế tổng quan, đường nét khái lược, là khái huống của vũ trụ này. Về phần chi tiết thì đương nhiên ai tu đến đâu mới biết đến đó.

60. thể ngộ: tự thân (thể) trải nghiệm qua (ngộ), trải nghiệm, kinh nghiệm.

61. tầng thứ diện: tạm dịch là tầng diện. Diện: (i) mặt, mặt phẳng, mặt cong, bề mặt (biểu diện); (ii) một tầng thứ diện phân hoạch theo liên đới nào đó chứ không phải phân hoạch theo khu vực không gian.

62. vô xứ bất tại: không đâu không có, tạm dịch là khắp nơi.

63. ngoại diện: tạm dịch là mặt ngoài.

64. thô tháo: thô, không nhỏ mịn.

65. biên duyên: ngoài rìa, biên giới.

66. ngoại biên: (i) bên ngoài (outside); (ii) biên ngoài (outer surface), lớp ngoài, mặt ngoài, rìa ngoài (dịch thành (i) hoặc (ii) tùy theo ngữ cảnh).

67. nhục thân, nhục thể: thân thể xác thịt; nhục → thịt.

68. dĩ hy vi quý, dĩ thiểu vi kỳ: tạm dịch là hiếm thì mới quý, ít thì mới lạ.

69. áo diệu: tạm dịch là huyền bí (áo) diệu kỳ (diệu); áo → huyền bí, thâm sâu, không dễ lý giải.

70. ngoại tinh nhân: (alien) tạm dịch là người ngoài hành tinh.

71. triệu: tạm dịch là triệu triệu (triệu tiếng Hán = 1012, triệu tiếng Việt = 106).

72. tử thủy: nước chết, nước tĩnh; tĩnh → bất động, không dao động, không lay động, không xao động; ví dụ: yên tĩnh, an tĩnh, tĩnh tọa, nhập tĩnh.

73. tĩnh chỉ: tĩnh dừng hẳn lại; chỉ → dừng lại.

74. bài liệt trình tự: trình tự sắp xếp.

75. Thiên Phương Dạ Đàm: Chuyện Nghìn Lẻ Một Đêm, ý nói hư cấu hoang đường như truyện cổ tích.

76. tầng xuất bất cùng: xuất ra không ngừng, hiện ra không dứt.

77. tự tư, vị tư: ích kỷ, vì bản thân mình; trái nghĩa với vị tha; tha → người khác.

78. đại nhã chi đường: nơi thanh nhã, nơi thanh lịch, nơi có yêu cầu cao, cảnh giới hoàn mỹ; đăng đại nhã chi đường là ý nói được tôn vinh.

79. duy hộ: duy trì bảo hộ.

80. tiên thiên: cái nguyên có từ đầu là tiên thiên, trái nghĩa với hậu thiên là cái mà về sau mới có; nghĩa cụ thể có thể tùy ngữ cảnh, ví dụ, nếu lấy thời điểm người ta sinh ra làm mốc tham chiếu, thì tiên thiên là giống nghĩa bẩm sinh, trời cho; nhiều chỗ trong kinh sách, là lấy thời sinh mệnh nguyên sơ làm tham chiếu.

81. vi sở dục vi: muốn gì làm nấy; sở dục → chỗ ham muốn, điều ham muốn.

82. toàn ngưu giác tiêm: rúc vào mũi sừng bò, dùi sừng bò; ý nói là đi vào ngõ cụt.

83. bát cổ, bát cổ văn: lối hành văn 8 đoạn (trong khoa cử thời Minh-Thanh), ngụ ý là rỗng tuyếch rập khuôn sáo mòn cứng nhắc; chủ quan người dịch thấy Sư phụ dùng từ bát cổ hoặc tân bát cổ (bát cổ mới) để chỉ lối hành văn của văn hóa đảng.

84. tùy tâm nhi hóa: biến hóa tùy theo tâm.

85. lậu: chỗ rò rỉ, ý nói là khiếm khuyết không hoàn hảo; vô lậuhữu lậu là ý nói hoàn hảo hay không, hoặc ý nói đã trừ sạch tâm chấp trước của người thường hay chưa.

86. thất đức: mất đức.

87. tương phụ tương thành: cùng phụ giúp nhau cùng thành tựu cho nhau.

88. tương hỗ ỷ tồn: cùng hỗ trợ nhau cùng dựa vào () nhau mà tồn tại.

89. âm dương phản bối: âm dương phản đảo với nhau, ngụ ý âm thịnh dương suy; có chỗ dịch là âm dương đảo chiều.

90. suy ba trợ lan: đẩy thêm cho sóng cuồn cuộn hơn, tạm dịch là thêm dầu vào lửa (thành ngữ).

91. nhân kiến nhân kính: người gặp người kính trọng, người ta gặp nhau là biểu hiện kính trọng.

92. chuyên tu: [hình thức] tu chuyên nghiệp; ví như hòa thượng xuất gia của Phật giáo là thuộc loại chuyên tu này. Theo ngu ý của người dịch, chúng ta tu luyện hòa đồng vào xã hội, chuyên tu cũng cần vân du trần thế; còn trong khứ khi dùng hai từ xuất giatại gia để phân biệt hai hình thức tu luyện thì đã có ngụ ý rằng hình thức tu là được phân loại theo mức độ xa lánh hồng trần; còn từ chuyên tu là không mang theo ngụ ý đó.

93. Đại Lục: nói tắt của Trung Quốc Đại Lục'.

94. quốc nội: trong nước; hầu hết các từ như trong nước, nước ta, v.v. là để nói về Trung Quốc.

95. đoạn chương thủ nghĩa: tách ra khỏi toàn văn mà lấy nghĩa, trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh (thường là nói dễ gây ra hiểu sai ý nguyên gốc).

96. Khí công Khoa học Nghiên cứu Hội: tạm dịch là Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công.

97. điểm hóa: chỉ ra, gợi ý, bảo cho; thường không trực tiếp mà là gián tiếp, kiểu như dùng từ đồng âm, ẩn ý qua báo mộng, xảy ra việc nào đó bên ngoài, làm cho trượt ngã, v.v.

98. đới tu bất tu: tạm dịch là lúc tu lúc không.

99. hữu tự: có thứ tự, trật tự, trình tự; trái nghĩa với loạn; hữu tự đích an bài: tạm dịch là an bài có [trình] tự.

100. sát nhân phóng hỏa: giết người đốt [nhà], ý là nói chung các việc ác nghiêm trọng mức độ ấy.

101. thiên định: trời định ra.

102. lai: đến; trong ngữ cảnh này hiểu là sinh ra (đến thế gian này), tức là sinh ra với nghiệp cuộn lấy nghiệp.

103. cao xứ bất thắng hàn: (thành ngữ) chỗ cao không chịu được lạnh, ý nói là ở địa vị cao, hoặc cảnh giới tư tưởng rất cao, thì cô độc, khó mà có ai khác có thể chia sẻ.

104. nhân chi thường tình: những chuyện thường, thói thường của con người.

105. tân tân lạc đạo: bàn tán say sưa; tân → nước bọt; lạc → vui vẻ; đạo → nói.

106. lạc thú: trong sách này tạm dịch là cái vui.

107. nhất khái nhi luận: (thành ngữ) tạm dịch là vơ đũa cả nắm.

108. tựu sự luận sự: luận về sự việc ngay trong bối cảnh việc đó, từ việc luận việc.

109. cơ nhân: tạm dịch là nhân tố nền tảng; nhân trong từ nguyên nhân, nhân duyên; trong từ căn cơ, cơ bản.

110. hậu thiên: cái về sau mới có, trái nghĩa với tiên thiên là cái nguyên vốn có ban đầu.

111. vô tỷ: không gì sánh được.

112. anh hài, tiểu anh hài: em bé mới sinh (nghĩa bề mặt).

113. sí bàng: cánh lông vũ.

114. địa ngục trừ danh: xóa tên khỏi [danh sách trong] địa ngục.

115. bản thể: thân thể nguyên bản; theo ngu ý của người dịch thì trong bối cảnh tu luyện, bản thể là nói cái thân nguyên bổn vốn có từ trước khi tu, sau khi tu thì bản thể có thể chuyển hóa, và ngoài ra còn có thể tu ra các thân khác nữa.

116. hồng hóa: hóa thành ánh sáng mà đi (diễn giải nghĩa bề mặt chữ); hồng, thải hồng → mầu sắc cầu vồng.

• • • • • • • • •

Dịch từ bản gốc tiếng Hán; có tham khảo bản tiếng Anh; nguồn từ //falundafa.org.

Dịch tháng 10-2016, hiệu chỉnh tháng 12-2017.

Đây là bản lưu hành trên Internet, chỉ để phục vụ cho học viên sử dụng, đọc, lưu trữ, in ấn,… với mục đích tu học cá nhân. Không tự ý dùng bản này để in ấn phát tán rộng mà không xin phép.