Pháp Luân Đại Pháp • Giảng Pháp Tại Pháp Hội Mỹ Quốc

• • • • • • • • •

MỤC LỤC

Giảng Pháp tại thành phố New York

Giảng Pháp tại San Francisco

Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York

• • • • • • • • •

Giảng Pháp tại thành phố New York

Lý Hồng Chí
23 tháng Ba, 1997

Xa cách trùng dương, thật khó gặp mặt chư vị một lần. Nhưng mà, dù chư vị không thể gặp mặt đích thân tôi, kỳ thực chỉ cần chư vị tu luyện, thì tôi chính tại bên thân chư vị. Miễn là chư vị tu luyện, thì tôi có thể có trách nhiệm với chư vị đến cùng, hơn nữa mỗi thời mỗi khắc tôi đều đang trông chừng bảo hộ chư vị. (vỗ tay) Ai nếu không làm thế, thì bằng như đang truyền tà pháp, làm điều xấu, tùy tiện tiết lộ thiên cơ. Tất nhiên, thông qua thực tiễn mọi người cũng đều biết rồi, phương diện này tôi cũng không cần phải giải thích quá nhiều. [Việc gì] có thể làm được thì tôi mới nói, [việc gì] không làm được thì tôi sẽ không nói; cho nên, Đại Pháp mới luôn phát triển một cách vững mạnh.

Lần trước khi tôi gặp chư vị, không có nhiều người thế này. Tất nhiên còn rất nhiều người vì không dứt được công tác nên không đến, nghĩa là, kể từ khi gặp mặt mọi người lần trước, chúng ta lại có rất nhiều người nhập Đạo đắc Pháp1. Pháp này có thể phát triển nhanh chóng, hồng dương quang đại, tôi nghĩ ấy là uy lực của Đại Pháp. Đồng thời chúng ta trong quá trình truyền bá Đại Pháp, [thì] con đường đi theo là đúng. Chúng ta cũng thực sự làm được là có trách nhiệm với học viên, có trách nhiệm với xã hội, nên mới có thể thu được hiệu quả [tốt] như vậy. Vì cơ hội gặp mặt chư vị rất ít, đến nước Mỹ một lần [cũng] không dễ, cần phải làm visa, hơi phiền phức một chút. Có thể gặp mặt chư vị một lần, tôi muốn gắng hết mức giúp chư vị giải quyết một số vấn đề, có câu hỏi gì thì chư vị cũng có thể đề xuất, tôi giải đáp cho chư vị. Chúng ta tận dụng hết thời gian này, để giải quyết cho chư vị những nghi vấn và câu hỏi, khiến Đại Pháp có thể phát triển vững mạnh ở Mỹ quốc. [Tôi] vốn là muốn nói với các học viên một số vấn đề cụ thể, thế nhưng ngồi đây có một số người hôm qua đã được “ưu đãi”2 rồi, vì họ đến khá sớm, hôm qua tôi đã giải đáp cho họ một số vấn đề rồi. Nhưng không sao, hôm nay chư vị cũng không phải tiếc, hôm qua chư vị không nghe được thì hôm nay có thể tiếp tục đặt câu hỏi, tôi sẽ trả lời cho mọi người.

Tôi tận dụng thời gian này để giảng cho chư vị những việc trong tu luyện, cũng chính là Pháp. Tôi biết trong khoảng thời gian này mọi người đề cao rất nhanh, hơn nữa đúng là rất nhanh. Sau khi tôi từ Mỹ trở về Trung Quốc lần trước, tôi đã nói với các học viên Trung Quốc, tôi nói rằng Mỹ là một địa phương rất đặc thù, có rất nhiều tinh anh, đặc biệt là người Hoa tinh anh ở đây. Những người này căn cơ tương đối tốt, lý giải3 sâu sắc về Đại Pháp, lý giải khá nhanh, đột phá tầng thứ cũng tương đối nhanh, đó là những điều kiện vượt trội của chư vị. Nhưng cũng đừng dương dương tự đắc, [chư vị] về phương thức khác cũng còn chấp trước4 và chướng ngại, đều cần phải khắc phục thì mới có thể đề cao nhanh hơn.

Bây giờ tôi giảng một chút vấn đề ‘nghiệp bệnh’, đây cũng là một vấn đề làm khó rất nhiều học viên học Pháp chưa sâu. Vấn đề người tu luyện đối đãi với bệnh như thế nào tôi đã viết ở trong sách rồi, nhưng tôi sẽ giảng nó từ một khía cạnh khác. Kỳ thực người tu luyện chúng ta là không thể [xem mình] lẫn lộn cùng với người thường. Mọi người đều biết quá khứ thời xưa hòa thượng hễ xuất gia, [thì] người ta liền không xem họ là người thường nữa, họ đã là nửa-thần5 rồi. Vậy giữa người và thần có gì khác biệt? Người là có ‘tình’, mà tình ấy lại rất nặng; con người chính vì cái tình này mà sống ở thế gian, không có cái tình này thì chư vị cũng không thể sống ở thế gian. Chư vị thích gì, yêu thích gì, chư vị vui mừng thế nào, chư vị tức giận ra sao, tình thân, tình vợ chồng, tình yêu con cái, chư vị muốn làm cái này, không muốn làm cái kia, yêu thích loại sự việc này, không yêu thích loại sự việc kia, v.v., hết thảy sự việc, đều là ‘tình’ của con người. [Nếu] không có cái tình này, thì cũng không có xã hội người thường. Trong trạng thái của cái tình này, người kia trong trạng thái phù hợp với người thường mà làm hết thảy mọi việc thì chư vị không thể nói là họ sai. Vậy tại sao các thế hệ quá khứ có rất nhiều người từng nói, rằng nhận thức của con người đều sai cả rồi? Bởi vì [những vị] giảng ra lời ấy đã không là người thường nữa, [ấy] là họ từ một cảnh giới khác nhìn con người. Nhưng chư vị trong người thường, chư vị không thể nói họ là sai. Hôm qua tôi giảng rằng xã hội người thường hết sức bất hảo, thế nhưng nó cũng là một tầng thứ của toàn thể vũ trụ từ trên xuống dưới xuyên suốt6 xuống, [là] tầng thứ thấp nhất, cũng là thể hiện của đặc tính của vũ trụ, [của] Đại Pháp ở tầng thứ thấp nhất. Thiếu đi tầng con người này thì vẫn là không được, chẳng hạn ai ai cũng tu thành Phật thì cũng không thể nào. Xã hội nhân loại không tồn tại nữa thì cũng không có khả năng; nó chính là tồn tại như vậy. Chỉ là hoàn cảnh ấy rất đặc thù, nó có thể thành tựu những người trong cảnh giới cao. Vậy thì chư vị đứng ở cảnh giới cao mà nhìn con người thì không còn như vậy nữa. Cho nên tôi giảng người tu luyện không thể dùng quan niệm của người thường để đánh giá hết thảy sự vật mà chư vị nhìn thấy, tiếp xúc, hay thể nghiệm7 được. Vậy thì chư vị phải dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu chính mình.

[Khi] người thường có bệnh, nếu không đến bệnh viện, hoặc không uống thuốc, [thì] nó không phù hợp với Lý của người thường, không phù hợp đạo lý thế gian, [nên] người ta chấp nhận không được. ‘Người có bệnh đương nhiên phải uống thuốc’, ‘người có bệnh đương nhiên phải đến bệnh viện trị bệnh’, con người chính là đối với vấn đề này như thế, và điều đó không sai. Nhưng là người tu luyện, chư vị không thể lẫn lộn [giống] với người thường. Nói nghiêm trọng một chút, chư vị đã không còn là người nữa. Tôi vừa giảng rằng, con người có thất tình lục dục8, vì ‘tình’ mà sống. Chư vị đang dần dần xem nhẹ những thứ này, dần dần buông bỏ chúng, trong suốt quá trình tu luyện cho đến khi hoàn toàn vứt bỏ chúng. Con người sống vì nó, nhưng chư vị thì không; chư vị có thể giống người thường sao? Không giống đâu. Đã như vậy, sao chư vị không dùng Lý tại cao tầng khác với người thường để cân nhắc vấn đề, để đo lường chính mình cùng các việc mình gặp phải? Chính là thế, do đó người tu luyện chúng ta một khi thân thể đâu đó xuất hiện không thoải mái, tôi bảo cho mọi người, đó không phải là bệnh. Thế nhưng trạng thái mà người thường xem là bệnh, và trạng thái biểu hiện ra nơi thân thể người tu luyện khi tiêu nghiệp là giống nhau, [nên] người thường rất khó phân biệt, vì thế tu luyện là giảng9 chữ ‘ngộ’. Nếu [trạng thái biểu hiện] nó là khác thì ai ai cũng tu luyện, không còn [vấn đề] ngộ nữa. Nếu thân thể họ chỉ toàn những điều mỹ diệu, dù thể hiện ra chút chuyện khó chịu thì cũng biểu hiện như thần tiên, vậy chư vị nói xem ai mà chẳng tu, mọi người đều tu cả, nhưng như vậy không được tính, cũng không tính là tu, cũng không thể để họ tu như thế, [vì] không có ‘ngộ’ mà. Cho nên tu luyện tất nhiên [nhất định phải] trong thật thật giả giả mà khảo nghiệm chư vị, xem chư vị đối [đãi] vấn đề này như thế nào. Chư vị coi mình là người tu luyện hay coi mình là người thường hết sức bình thường, đó chẳng phải là để xem xem chư vị có thể tu hay không sao? Đương nhiên rồi, giảng ra trên bề mặt thì giống hệt người hết sức bình thường không có gì khác biệt với người thường, [nhưng] thật ra chư vị là người tu luyện.

Hôm qua tôi giảng vấn đề tu luyện Phật Pháp, việc tu luyện là chuyện lớn nhất trong vũ trụ, [là] người muốn thăng hoa tới một cảnh giới [cao] nhường ấy, muốn10 trở thành La Hán, Bồ Tát, Phật, Đạo, Thần. Một người với nghiệp lực đầy thân mà muốn thành Thần, chư vị nói xem đó chẳng phải là việc nghiêm túc? Chẳng phải chư vị nên phải dùng loại tiêu chuẩn cao để đối đãi vấn đề một cách vô cùng kiên định, dùng chính niệm đề yêu cầu chính mình sao? Nếu chư vị vẫn dùng quan điểm người thường kia để đối đãi vấn đề, vậy chư vị chẳng phải là người thường sao? Vấn đề nghiêm túc nhường ấy; để chư vị trở thành Phật nhưng chư vị vẫn coi mình là người thường, chư vị vẫn còn dùng Lý của người [thường] để đo lường những việc ấy, thế thì không được, rất là không nghiêm túc, vậy cũng không thể tu. Phật Đạo Thần ấy không giống như các hòa thượng kia hay con người hiện nay nhận thức đâu. Mọi người đều biết, Phật và Thần là không có cái ‘tình’ của người thường, cũng không có phương thức tư duy của người thường và các khái niệm nhận thức sự vật của người thường. Họ hoàn toàn là phương pháp tư duy trong loại cảnh giới khác; loại khái niệm, quan niệm tư tưởng của người thường về các sự vật kia thì họ đều không có. Bây giờ con người đem Phật và Bồ Tát mà [thường] nhân hóa, nhân tình hóa, nhân vị nhi hóa11 rồi. Có người lên chùa bái Phật thắp hương, nhưng họ không phải là để tu hay vì để kính [ngưỡng], mà là đi cầu. Chấp trước mà đi cầu Phật, chư vị nghĩ xem, đó là một cái tâm không tốt nhường nào!

Quá khứ người ta bái Phật chỉ là sùng kính, chính là kính Phật mà đến, đến bái Phật hoặc đến tu Phật, bởi vì Phật là vĩ đại; chư Phật tại hoành quan12 đang bảo hộ nhân loại, chứ không phải là nhắm vào những gì bản thân chư vị cầu. Nhưng người ngày nay không thế nữa. Người xưa khi nghĩ đến Phật hay Bồ Tát đều mang theo một loại chính niệm, mang một loại tâm lý sùng kính thì mới nhắc đến chữ ‘Phật’, ‘Bồ Tát’, cảm thấy vô cùng thù thắng13, vĩ đại. Nhưng người ngày nay không còn quan niệm như thế nữa, họ tùy tùy tiện tiện mở miệng là có thể nói về Phật, [chữ] ‘Phật’ và ‘Bồ Tát’ như chữ ở cửa miệng của họ mà tùy tiện nói. [Hình] tượng Phật14 thậm chí còn tùy tiện khắc loạn vẽ loạn các nơi, hơn nữa còn đặt đâu cũng được. Tượng Phật A Di Đà, Thánh Maria còn được đặt ở nghĩa địa. Đúng là đã thành ra con người sai Thần đi trông coi người chết, con người phái Thần đi làm thế này thế kia. Chẳng phải cái tâm ấy sao? Mọi người nghĩ xem. Một vị Thần vĩ đại thần thánh nhường ấy, một cái vẫy tay có thể khiến toàn nhân loại hạnh phúc, một cái huơ tay có thể hủy diệt toàn nhân loại; các vị lại đối đãi với Họ như vậy? Nếu không phải Họ từ bi với con người, [thì vì] con người trong vô tri làm điều xấu, [sẽ] trong nháy mắt khiến con người bị hủy diệt đến không còn dấu vết15. Chính vì con người bây giờ không thể hiểu được những điều này, cho nên họ mới dám làm thế. Trên thực tế họ đang phỉ báng Phật, cũng như lần trước tôi đã giảng. Lần trước nói với mọi người rồi, cả trong thực đơn cũng có cái gì mà “Phật nhảy tường”. Phật là không có chấp trước về sắc hay vị16, [đặt tên món đó ý tứ là] ‘hễ ngửi thấy hương vị này, từ bên kia tường nhảy qua đây để ăn’; đây chẳng phải phỉ báng Phật một cách độc ác nhất hay sao? Còn có cái gì mà “La Hán chay” nữa, v.v., La Hán cũng không có bất kỳ chấp trước vào sắc hay vị nào như người thường, các vị nói món kia là [món] La Hán chay mà La Hán ăn, các vị chẳng phải đang mạ lỵ họ sao? Họ xem đồ ăn nơi người thường là dơ bẩn, cho nên quan niệm của họ khác hẳn con người. Người bây giờ vì kim tiền và dục vọng, mà đối với Thần Phật tạo thành trạng thái như vậy. Phật Đạo Thần họ không có quan niệm của con người, không có phương pháp tư duy như người thường. Nhưng mà, như tôi vừa giảng, khi người ta đi bái Phật, không phải với tâm sùng kính hay là muốn tu mà bái Phật, mà là đi cầu Phật, bảo hộ cho họ sinh con trai, phát tài, tiêu tai, giải nạn, đều là cái tâm ấy. Nhưng Phật sẽ mặc kệ những cái đó, Phật là độ nhân từ gốc rễ. Nếu để chư vị cũng giống như Thần Tiên vậy, [sống] hết sức thoải mái nơi người thường, tiền có nhiều thật là nhiều, tai nào nạn nào cũng không có, thật thế thì chư vị cũng chẳng muốn tu Phật, chư vị cũng chẳng muốn làm Thần nữa. Giờ chư vị chính là Thần rồi, thoải mái biết mấy. Không thể nào như vậy.

Người ta qua đời này đời khác17 đều đang tạo nghiệp; nghiệp lực của mình gây nên đời sau của mình, [như] những khó khăn, thống khổ, ma nạn, thiếu tiền, lắm bệnh trong một đời ấy. Chư vị chỉ có sau khi hoàn trả nghiệp lực, thì chư vị mới được hạnh phúc, mới có thể trở nên tốt18. Nói như làm việc xấu mà không phải hoàn trả thì không được, vũ trụ này có cái Lý ấy tồn tại. Chư vị nói rằng việc của đời trước và việc của đời sau dường như của hai người [khác nhau], kỳ thực người ta xét sinh mệnh chư vị là xét cả quá trình sinh mệnh. Chư vị ngủ một giấc, chư vị nói việc ngày hôm qua chư vị làm và việc ngày hôm nay làm là không liên quan, ngày hôm qua không phải do chư vị làm, [nhưng] nó đều cùng do một người chư vị làm, họ là xét sinh mệnh như vậy. Cho nên vấn đề tôi vừa mở rộng ra chính là để giảng cái ý đó, không thể dùng quan niệm người thường để đối đãi những vấn đề này. Người thường có bệnh là phải uống thuốc, còn làm một người tu luyện, tôi cũng không phải cứ bắt chư vị không được uống thuốc. Nhưng điều chúng ta giảng chẳng phải là tu sao? Chẳng phải giảng ngộ sao? Cũng không phải bảo rằng chư vị phải ngộ được hết cả, chư vị có thể ngộ được bao nhiêu thì ngộ bấy nhiêu. Chư vị nói rằng không được, “Tôi là không buông bỏ được cái tâm này, tôi vẫn phải uống thuốc, luyện công đi nữa tôi cũng phải uống thuốc”. Thế nhưng tôi nhìn nhận vấn đề này như thế nào đây? Tôi chỉ là thấy tiếc rằng ngộ tính của họ thấp quá, một quan19 mà họ không qua được. Vốn dĩ là họ phải đề cao lên rồi, sải một bước dài hướng về viên mãn, thế nhưng họ không có sải được một bước ấy ra. Tôi chỉ là vì vậy mà thấy tiếc, chứ không có nói người này là không đạt nữa. Tôi cũng không nói rằng người này uống thuốc rồi thì tuyệt đối không thể tu nữa. Vì ngộ tính mà, mỗi người là khác nhau, căn cơ mỗi người cũng không như nhau. Chư vị đề cao lên được thì chư vị mới có thể vượt qua quan này, chư vị mới có thể có được những nhận thức mới. Chư vị không đề cao lên được, chư vị chưa có ngộ thấu được sự việc ấy, điều đó thuyết minh rằng ở sự việc này chư vị vẫn còn là người thường. Nhưng cũng không thể nói rằng người này hoàn toàn không đạt nữa.

Tôi lại giảng một chút về quan hệ giữa uống thuốc và tiêu nghiệp. Tôi vừa giảng rằng chính là nghiệp tích lại qua đời này đời khác mới tạo thành có bệnh. Vậy nghiệp đó là thứ gì? Nghiệp tồn tại ở không gian khác thì các lạp tử20 của nó càng nhỏ, cũng tức là hạt ấy càng nhỏ thì lực lượng của nó càng lớn. Nếu như nó thẩm thấu đến không gian này, thì nó chính là các vi sinh vật, các bệnh độc21 vi quan nhất, vậy chư vị nói xem bệnh đó là ngẫu nhiên sao? Dùng y học hiện nay, khoa học hiện nay để nhận thức nó thì không thể nhận thức được, chỉ có thể nhận thức được một loại hiện tượng biểu hiện ra nơi tầng không gian bề mặt cấu thành bởi tầng lạp tử lớn nhất hiện hữu22 này tổ thành23 từ phân tử, bèn cho rằng là có bệnh, là mọc khối u, là phát viêm chỗ nào đó, là thế này thế kia. Chứ khoa học hiện nay nhìn không thấy nguyên nhân căn bản khiến họ có bệnh là gì, nó luôn dùng chút đạo lý mà người thường có thể nhận thức được để giải thích. Đương nhiên, khi người ta mắc bệnh thì thông thường cũng cho nó phù hợp với tầng Lý này của thế gian, thông thường ở thế gian sẽ có một điều kiện nhân tố bên ngoài dẫn bệnh đó biểu hiện ra, điều này dường như rất phù hợp với Lý của thế gian. Kỳ thực đó chỉ là điều kiện nhân tố bên ngoài xuất hiện ra để nó phù hợp với Lý của thế gian, với trạng thái của thế gian. Chứ nguyên nhân căn bản và bệnh không sinh ra ở không gian này. Cho nên hiện nay chư vị uống thuốc chính là đem bệnh, bệnh độc ở bề mặt giết chết đi, thuốc đúng là có thể giết chết bệnh độc ở bề mặt. Còn công của người luyện công tự động tiêu diệt bệnh độc cùng nghiệp lực. Thế nhưng ngay khi thuốc giết chết bệnh độc thẩm thấu từ không gian khác sang bề mặt nơi đây, vì bất kỳ vật thể nào đều là sống, [nên] bệnh độc phía bên kia, tức là nghiệp lực ở bên kia sẽ biết, chúng sẽ không qua bên này24 nữa, chư vị bèn cảm thấy uống thuốc mà khỏi rồi. Nhưng tôi bảo chư vị này, nó vẫn tích tụ ở đó. Người qua đời này đời khác đều đang tích tụ cái này, tích đến một mức độ nhất định thì người đó không thể cứu được nữa, đồng thời khi họ chết sẽ bị tiêu hủy triệt để. Mất đi sinh mệnh, vĩnh viễn mất đi sinh mệnh, đáng sợ đến như thế, cho nên ở đây giảng ra mối quan hệ như vậy. Không phải là không cho chư vị uống thuốc, người thường có bệnh thì nhất định phải điều trị.

Nhưng là người tu luyện, chúng ta đối đãi nó thế nào? Chẳng phải cần tịnh hóa thân thể chư vị sao? Thân thể chư vị như vòng tuổi của cây qua đời này đời khác, từ trung tâm nhất đã có nghiệp lực, tầng tầng đều có nghiệp lực, khi chư vị tu luyện thì tôi phải đưa nghiệp lực đó từ trung tâm liên tục đẩy ra ngoài, đẩy đẩy đẩy đẩy, đưa nghiệp lực triệt để đẩy ra ngoài giúp chư vị. Vẫn là không thể để toàn bộ [chúng] đi qua bề mặt thân thể chúng ta, [nếu] toàn bộ đều đi [ra theo] bề mặt thân thể thì chư vị chịu không nổi. Chỉ là từ bề mặt thân thể mà đi ra một phần, chư vị sẽ cảm thấy đột nhiên bệnh đến, khó chịu khôn xiết, thống khổ không chịu được, chư vị liền không chịu nổi nữa rồi, coi bản thân mình là người thường và đi uống thuốc. Vậy chư vị uống thuốc cũng được thôi, chúng ta cũng không có nói người thường không được uống thuốc, chúng ta chỉ nói ngộ tính của chư vị không đủ, cái quan ấy vượt qua chưa có tốt. Chúng ta cũng không có quy định rằng chư vị tu luyện rồi là không cho phép uống thuốc, không có làm ra quy định cứng nhắc như vậy, nhưng mà, tôi đang giảng cho mọi người đạo lý trong Pháp. Vậy mà chư vị muốn đưa nghiệp lực ấy ra, nhưng chư vị uống thuốc đã lại ép nó trở lại rồi, làm sao thanh lý thân thể cho chư vị đây? Đương nhiên chúng tôi cũng có thể đẩy đi cho chư vị từ không gian khác. Nhưng trong Pháp vũ trụ này có một đạo lý, rằng khi tiêu nghiệp [nào] cho chư vị thì chư vị ắt phải gánh chịu thống khổ về phương diện nấy. Chư vị trước đây từng gây thống khổ cho người khác, thì chính mình cũng phải chịu thống khổ đồng dạng. Nhưng đối với người tu luyện mà nói thì không thể để chư vị chịu đựng toàn bộ theo cùng dạng phương thức, sẽ chết đó, thế thì không tu được nữa. Làm người tu luyện sau khi viên mãn thì có thể dùng phúc báo để [hoàn trả] cho sinh mệnh bị hại, nhưng chư vị phải gánh chịu phần thống khổ về tinh thần. Chịu đựng phần mắc nợ người ta đồng thời chính là chư vị đang hoàn [trả] nghiệp ấy, vì chư vị đã thống khổ rồi mà, các vấn đề không hề cô lập [tách rời nhau]. Trong khi hoàn [trả] nghiệp ấy, trong thống khổ [thì] chư vị phải coi mình là người tu luyện; khi chư vị không coi nó là bệnh, về vấn đề này chư vị quả thực là nhận thức ở tầng thứ cao, không phải cách nghĩ của người thường. Cảnh giới và tư tưởng của chư vị tại vấn đề này chẳng phải đã đề cao lên rồi sao? Chẳng phải là vấn đề này sao? Luyện luyện chút động tác là người ta có thể tu luyện lên ư, đó là chuyện cười thôi. Động tác là biện pháp phụ trợ cho viên mãn.

Tâm người ta mà không tu luyện lên được thì vĩnh viễn đều không đề cao được tầng thứ. Cũng không giống như người ta giảng rằng niệm niệm kinh thì có thể tu thành Phật, còn có người tưởng rằng làm bao nhiêu việc tốt thì có thể tu thành Phật, đó toàn là chuyện cười. Toàn là pháp hữu vi25, chư vị mà không thực tu, thì niệm kinh có tác dụng gì? Không tu thì hoàn toàn không thể thành Phật. Phật Thích Ca Mâu Ni khi ấy truyền Pháp đều không có kinh sách, Jesus khi ấy truyền Pháp của Ông cũng không hề có kinh sách, người ta chỉ là thực tu. Chư vị không tu cái tâm ấy thì chư vị có thể lên được sao? Chư vị không đạt yêu cầu của cảnh giới ấy thì chư vị có thể lên [đó] chăng? Thất tình lục dục các loại tâm chấp trước, dục vọng tiền bạc của người thường còn nặng hơn tâm tu thành Phật, chư vị có thể lên trời ư? Điều này hoàn toàn không thể nào. Tôi nghĩ mọi người đều nghe minh bạch rồi, nghĩa là làm một người tu luyện thì đã là người siêu thường rồi. Vậy đã là một người siêu thường, làm sao đối đãi loại trạng thái khó chịu trên thân thể? Người thường là có bệnh, còn thân thể chư vị là đang được tôi đẩy nghiệp ra. Khi đẩy tới bề mặt, thần kinh ngoại vi nơi thân thể bề mặt của con người là mẫn cảm nhất, liền cảm giác thân thể không thoải mái, giống như bị mắc bệnh, hơn nữa có [khi] biểu hiện rất nghiêm trọng, sẽ là như vậy. Đã vậy thì mọi người suy nghĩ xem, nếu chư vị coi mình là người thường, nếu chư vị cho nó là bệnh, [thì] đương nhiên cũng được [thôi], chư vị [cứ] đi uống thuốc là được rồi. Quan này chư vị chưa vượt qua được, ít nhất tại vấn đề này chư vị là người thường. Khi nào chư vị vượt qua quan này, thì ở vấn đề ấy chư vị chính là siêu thường. Thế nhưng nếu chư vị muốn tu thành Phật, thì về nhận thức ở mọi vấn đề chư vị đều phải là siêu thường. Chư vị không bỏ được tâm ấy, chư vị không vượt qua được quan ấy, thì chư vị không thể viên mãn. Cho nên nếu chư vị mất đi cơ hội này, thì quan ấy chưa vượt qua được. Vì sao chúng ta có những phụ đạo viên và học viên cũ đã rất minh bạch [điều này], một khi thấy học viên uống thuốc thì họ trở nên lo lắng. Tất nhiên họ không thể đối đãi giống như tôi; vì mọi người quen nhau lâu rồi, họ bèn nói “bạn không được uống thuốc”, thế này thế kia, bảo cho họ. Đương nhiên người kia lại không ngộ được, “tôi luyện công tại sao không cho tôi uống thuốc?” Người kia không ngộ được thì sự tình này không dễ xử lý. Chúng ta không có quy định cứng nhắc rằng mọi người không được uống thuốc, tôi chỉ là giảng đạo lý của uống thuốc và không uống thuốc đối với người tu luyện, chứ không hề giảng người thường không được uống thuốc.

Lưu truyền Pháp này của chúng tôi chính là để tu luyện ở thế gian, [nhưng] người tu luyện không nhất định mỗi người đều có thể thành Phật. Có người tinh tấn26 phi thường, kiên định phi thường, vậy thì quá trình vị ấy tiến về viên mãn sẽ nhanh. Có người có thể không tinh tấn đến thế được, quá trình vị ấy tiến về viên mãn sẽ rất chậm. Có người dường như tu mà không tu, dường như tin mà không tin, vậy vị ấy có lẽ không viên mãn được. Nhưng làm [người] tu luyện mà giảng, vị ấy có thể sẽ không tu vô ích. Đời này chưa tu thành, không đạt, vậy xem đời sau; có lẽ đời sau họ có thể đạt. Có thể vị ấy không muốn tu nữa, vậy trong Đại Pháp này dù sao họ đã buông bỏ được một số tâm, đã nghe được Phật Pháp, đã tu được so với người thường mà nói là khá rồi, họ có lẽ sẽ tạo nên phúc phận ở đời sau, đời sau nói không chừng họ phát tài lớn, làm quan lớn. Những thứ đó chỉ có thể đổi thành phúc phận, vì họ tu không lên được; nhưng họ cũng không tu vô ích; chính là đạo lý này. Tôi nghĩ làm một người tu luyện hôm nay có thể nghe Pháp, tôi hy vọng mọi người đều phải tu một mạch đến cùng. Phật Pháp không phải nói là ai cũng có thể nghe được đâu. Kỳ thực tôi nói với chư vị, vì nước Mỹ là một nơi khá đặc thù. Tôi vốn dĩ đã dừng giảng Pháp từ hai năm trước, nhưng có rất nhiều người Hoa ở Mỹ, hơn nữa người Mỹ cũng có rất nhiều người thiện lương, tôi cũng muốn để họ đắc Pháp; kỳ thực [tôi] cũng không giảng một cách hệ thống nữa, chỉ là giảng tùy theo tình huống. Bởi vì sách đã có rồi, ai cũng có thể học. Trạm phụ đạo cũng có rồi, mọi người cũng có thể theo đó luyện. Một người nếu muốn có thể nghe được Phật Pháp, phải mấy nghìn năm [mới có] một lần, [mà] chư vị còn không nhất định có cơ duyên ấy. Vì khi chuyển sinh trong lục đạo luân hồi người ta có thể chuyển sinh thành những động vật, thực vật, vật chất khác nhau. Mấy trăm năm trên nghìn năm mới chuyển [sinh thành] người một lần, trong suốt mấy trăm năm mấy nghìn năm chuyển sinh ấy chư vị vẫn phải vào đúng thời kỳ đó vừa khéo chư vị là người, sau đó chư vị còn phải chuyển sinh đến địa phương ấy để có thể gặp được Pháp ấy, còn phải vội đến thế gian vào đúng thời điểm đó để có được cơ duyên nghe được Ông, có thể tham gia lớp học này. Đương nhiên có rất nhiều rất nhiều cơ duyên như vậy tác thành, chư vị mới có thể đắc được Pháp này, không hề dễ dàng gì.

Tôi giảng chính là Phật Pháp, tôi nghĩ mọi người đều hiểu rõ ràng. Tôi không có giảng đạo lý nơi người thường, hơn nữa rất nhiều vấn đề tôi giảng đều chưa từng được giảng nơi người thường, cũng không phải tri thức trong người thường.

Vấn đề uống thuốc này tôi vừa rồi đưa ra giảng một lần nữa, bởi vì vấn đề này đã trở nên khá nổi cộm ở một số khu vực. Có người muốn phá hoại Đại Pháp, đối với việc không uống thuốc [họ] nói nào là “hễ luyện công này rồi thì không cho chúng ta uống thuốc nữa”. Kỳ thực, tôi không phải không cho chư vị uống thuốc. Đương nhiên những phụ đạo viên chúng ta ngồi đây cũng phải chú ý phương pháp làm việc, không được cưỡng ép người ta không uống thuốc. Chúng ta chỉ là giảng rõ đạo lý. Họ muốn tu thì họ tu, họ không muốn tu mà uống thuốc độc thì đều là việc của người thường, tâm của họ không động thì không ai có cách gì được. Chúng ta chỉ có thể giảng duyên phận, khuyến thiện. Ép buộc người thì không phải là tu.

Tôi lại giảng thêm một vấn đề. Vì thời gian hôm nay từ giờ đến chiều đều dành cho mọi người, sau khi tôi giảng xong, mọi người có thể đưa ra các câu hỏi và tôi sẽ giải đáp cho mọi người. Ở Trung Quốc Đại lục, những người trẻ tuổi sinh ra sau “Cách mạng Văn hóa”27 đối với Phật, Bồ Tát, và Thần có lý giải rất nông cạn. Tôi truyền chính là Phật Pháp, có một số người họ biết là tốt, nhưng có một số danh từ vẫn là không hiểu. Đối với một số sự việc của Phật gia thì biết rất ít, tức là nhận thức về Phật gia không thật rõ ràng.

Tiếp theo tôi giảng một cách đơn giản về Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni. Những gì tôi giảng có thể khác với kinh sách [Phật giáo]28. Điều tôi giảng thì Phật Thích Ca Mâu Ni 2.500 năm trước cũng từng giảng qua, thế nhưng hòa thượng thời đó không lưu truyền lại cho người đời sau. Kinh sách là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế mới chỉnh lý ra một cách có hệ thống. Chư vị biết đó 500 năm trước, Trung Quốc chính là thuộc vào triều đại nhà Nguyên, Thành Cát Tư Hãn bấy giờ nói những gì thì hiện nay ai biết được? Chẳng qua dù sao cũng là Phật Pháp, vẫn một mạch lưu truyền một cách đoạn chương không đầy đủ29 và khẩu truyền. Nhưng thông thường nó sẽ mất đi một số điều như thời gian, địa điểm, trường hợp, hàm nghĩa của lời Phật giảng, [và] nhân tố giảng ra nhắm vào người [nghe] khác nhau cũng đều không còn nữa. Trong quá trình lưu truyền, người [nào] chưa viên mãn đều còn quan niệm của con người. Người ta thích đưa những điều phù hợp quan niệm của mình lẫn thêm vào, làm biến đổi Phật Pháp ấy. [Họ] lược bỏ phần không hiểu, dần dần còn nhân tình hóa Phật, Bồ Tát, và chư Thần. Cái gì phù hợp với mình, cái gì có thể lý giải, thì họ lưu truyền nó lại. Cái gì không phù hợp theo đòi hỏi tâm lý của mình, không phù hợp quan niệm của mình thì họ không muốn nói, nên cũng không lưu truyền lại.

Trước hết [tôi] giảng một chút về Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử xác thực có người ấy, hơn 2.500 năm trước, tại Ấn Độ cổ, đã lưu lại cho người tu luyện một phương pháp tu luyện nơi Phật môn của Ông, gọi là Giới-Định-Huệ. Còn nói ‘Phật giáo’ đó chỉ là cái tên mà người làm chính trị hiện nay đặt ra. Phật Thích Ca Mâu Ni không thừa nhận tôn giáo, Ông cũng không có nói mình là tôn giáo, [ấy] là con người gọi đó là tôn giáo. Ông chỉ là truyền Phật Pháp, giảng phương pháp trong môn của Ông mà có thể viên mãn, gọi là Giới-Định-Huệ. Tất nhiên ở đây còn những việc cụ thể, trong kinh sách đều có ghi chép, tôi không giảng thêm [về phần đó]. Mọi người đều biết, Phật A Di Đà có thế giới Cực Lạc, Phật Dược Sư có thế giới Lưu Ly, mỗi vị Phật đều chủ trì một thế giới thiên quốc. ‘Phật’, ‘Bồ Tát’, ‘Như Lai’ là những danh từ của người Trung Quốc chúng ta. Như Lai ở trên thiên thượng Ông được gọi là Pháp Vương, nghĩa là [vị] chủ trì thiên quốc của ông. Nhưng phương pháp thống trị của Ông, không hề như con người dùng biện pháp hành chính hay luật pháp gì đó để quản lý, không có những thứ ấy. Ông hoàn toàn là dựa vào từ bi thiện niệm. Mọi người [ở đó] cũng đều tốt nhường ấy; phù hợp tiêu chuẩn đó, chư vị mới có thể tiến vào thế giới đó. Như vậy, mỗi vị Phật đều có một thế giới do mình chủ trì, nhưng xưa nay chưa ai từng nghe nói Phật Thích Ca Mâu Ni chủ trì thế giới nào, không ai biết Phật Thích Ca Mâu Ni nguyên vốn là ai? Không ai biết thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni ở đâu? Có hòa thượng giảng rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà. Nhưng tôi bảo mọi người này, hỏi thế giới Ta Bà ở đâu? Là trong Tam Giới chúng ta. Vậy lẽ nào có thể thành thế giới Phật? Nơi dơ bẩn nhường ấy! [Ai cũng] đều muốn thoát khỏi nơi này, làm sao có thể thành thế giới của Phật? Chỗ này ngay cả hòa thượng cũng không nói rõ được, trong tôn giáo cũng không có ghi chép. Kỳ thực, Phật Thích Ca Mâu Ni đến từ tầng thứ rất cao. Vũ trụ này to lớn phi thường, lát nữa tôi sẽ giảng một chút về kết cấu của Nó, kết cấu của vũ trụ. Tầng thứ thấp nhất mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở trước khi hạ xuống, từ tầng thứ trên đó, tầng thứ mà [từ đó] trực tiếp chuyển sinh [xuống] thành người, là ở tầng vũ trụ thứ sáu. Không phải [nói] tầng trời thứ sáu, mà là vũ trụ tầng thứ sáu. Một lát nữa tôi sẽ giảng vũ trụ này to lớn nhường nào.

Ở trên tầng vũ trụ thứ sáu Ông có một thiên quốc, ở đó Ông sáng tạo một thiên quốc, gọi là ‘thế giới Đại Phạm’. Cũng tức là nói Phật Thích Ca Mâu Ni là từ thế giới Đại Phạm chuyển sinh đến nhân gian. Ông vì để truyền Pháp độ nhân, độ đệ tử của Ông, mà từ thế giới Đại Phạm chuyển sinh đến nhân gian. Mà những đệ tử được Phật Thích Ca Mâu Ni truyền độ, đều phải tu đến ít nhất là sáu tầng vũ trụ trở lên, phải tu cao như thế. Do đó sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni hạ xuống, vẫn luôn coi sóc đệ tử chuyển sinh tu luyện, hoàn toàn chưa hề quay về thế giới của Ông. Trong tam giới có một nơi gọi là ‘Đại Phạm Thiên’, Ông chính là đang ở đó. ‘Đại Phạm Thiên’ cũng là danh từ mà Ông đặt ra. Vì Ông đến từ thế giới Đại Phạm, nên Ông gọi đây là Đại Phạm Thiên, Ông vẫn ở đây coi sóc các đệ tử của Ông. Đệ tử của Ông đều được thọ ký, Ông thọ ký đều là phù hiệu chữ “卍”. Đều thuộc về đệ tử đã thọ ký. Ai là đệ tử Phật Thích Ca Mâu Ni, ai không phải, [thì] từ cao tầng nhìn là biết. Vì họ phải tu cao mà, Phật Thích Ca Mâu Ni muốn độ họ đến cảnh giới cao như vậy, cho nên một đời là không tu thành. Chính là lặp đi lặp lại mà tu hơn 2.500 năm, hiện giờ là đến lần cuối cùng cần phải viên mãn rồi. Đời này sau khi viên mãn, Ông sẽ mang các đệ tử của Ông đều rời đi, đều rời khỏi thế giới Ta Bà. Trong đệ tử Đại Pháp chúng ta có rất nhiều cũng là đệ tử thọ ký của Thích Ca [tới] đắc Pháp, nhưng đại bộ phận đệ tử thọ ký của Thích Ca là hòa thượng thì nhiều hơn, trong người thường cũng có, trong người thường rất nhiều đã đắc Pháp chúng ta rồi. Kỳ thực giảng đến đây tôi còn muốn bảo chư vị biết, tôi truyền Pháp này cũng không phải nói rằng chư vị cứ phải tới thế giới Pháp Luân, tôi truyền là Lý của toàn bộ vũ trụ. Tôi truyền một điều lớn đến thế, họ ai cũng muốn đắc Pháp này, bởi vì vũ trụ mới đã hình thành, Pháp Chính Càn Khôn, [phải] đồng hóa với Pháp của vũ trụ thì mới có thể quay về trên; ấy là Phật Thích Ca Mâu Ni đã sớm an bài một cách hệ thống cho các đệ tử của mình, Ông biết ngày hôm nay [sẽ đến]. Tôi biết còn có rất nhiều đệ tử của các thế giới khác nhau và các môn chính pháp khác nhau đều đang đắc Pháp trong Đại Pháp. Đệ tử của Phật Thích Ca đại đa số đang ở Hán địa. Không còn ở Ấn Độ nữa. Nhưng cũng có một phần phân tán sống ở các nơi trên thế giới, rất ít. Đại bộ phận đang ở Hán địa, Hán địa tức là Trung Quốc Đại lục.

[Tôi] vừa giới thiệu đơn giản về Phật Thích Ca Mâu Ni và tình huống các đệ tử của ông. Dưới đây tôi lại giảng một chút về Phật A Di Đà. Khi người ta nói về Phật A Di Đà, thì đều biết rằng có thế giới Cực Lạc. Hỏi thế giới Cực Lạc ở đâu? Phật A Di Đà là ai? Về Phật A Di Đà, trong kinh sách Phật giáo có giới thiệu, tôi cũng không giảng phần đó nữa. Tôi giảng phần không ghi chép trong kinh sách. Mọi người đều biết, con người đang lưu truyền điều Phật từng giảng về kết cấu một phần vũ trụ, có nơi gọi là ‘thế giới Tu Di’, cũng chính là thuyết về ‘Tu Di Sơn’. Trái Đất hiện giờ của chúng ta và những thiên thể30 nội ngoại Tam Giới là ở Nam bộ của núi Tu Di, [nên] gọi là ‘Nam Thiệm Bộ Châu’. Tu Di Sơn ấy, Trái Đất là ở Nam bộ của nó. Có người lý giải rằng “Phải chăng núi Tu Di là núi Himalaya? Ấn Độ lúc đó là Nam Thiệm Bộ Châu phải không?” [Kỳ thực] những thứ đó khác nhau. Ông là Phật, lời Ông giảng không phải từ nhận thức thế gian mà giảng, Lý của Ông là đứng trên góc độ của Thần mà giảng. Tư tưởng của Ông không hề ở cơ điểm31 con người.

Tu Di Sơn ấy xác thực là có thật32. Vậy sao người ta không nhìn thấy nó? Kính viễn vọng cũng không nhìn thấy nó? Là vì nó không phải cấu thành từ lạp tử tổ thành bởi tầng phân tử lớn nhất. Tôi bảo mọi người này, lạp tử cấu thành bởi phân tử, chưa nói đến những gì cấu thành bởi nguyên tử, ngay như tổ thành bởi phân tử thì vật chất tổ [hợp] thành bởi tầng lạp tử nếu nhỏ hơn lạp tử bề mặt nhất của chúng ta, thì con người đã không thấy được rồi. Mà núi Tu Di lại do nguyên tử tổ thành, vì thế con người hoàn toàn không thể thấy. Nhưng gần đây [những người] làm thiên văn và làm khoa học vũ trụ, có thể đã phát hiện một hiện tượng, họ phát hiện rằng trong vũ trụ dù có bao nhiêu thiên hà33 có thể nhìn thấy, thì đều [hễ] đến một nơi là chẳng có thiên hà nào. Bên này đều là thiên hà, có rất nhiều rất nhiều hệ ngân hà34, nhưng đến một nơi thì dù một cái cũng không thấy, họ gọi đó là tường vũ trụ, họ không giải thích được nó là tại sao. Tại sao bên kia không có gì? Kỳ thực chính là bị núi Tu Di che rồi. Do núi này lớn quá, nó lớn cỡ nào? Đỉnh của nó là ở trung tâm tầng vũ trụ thứ hai, vượt khỏi tiểu vũ trụ này chúng ta, to lớn phi thường. Cho nên một tòa núi lớn nhường ấy, con người hoàn toàn không thể tưởng tượng được nó, muốn nhìn tới mấy phần khác của nó, con người là không thể. [Nơi] quả cầu nhỏ Trái Đất này, chư vị muốn thấy Bắc Kinh, ở bên kia Trái Đất, thì hoàn toàn không thấy được. Nó là tòa núi lớn như vậy, chư vị hoàn toàn không cách nào tưởng tượng được nó to lớn ngần nào. Ông cũng giảng rằng ở một số phần khác của núi Tu Di lại có các thế giới khác, [về] điều này chúng tôi cũng không giảng thêm nữa.

Vậy tại sao có tòa núi như vậy? Chúng ta hãy nói về núi Tu Di. Tôi bảo mọi người hay, kỳ thực núi Tu Di ấy chính là một loại biểu hiện hình tượng của Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí. Cũng không thể hoàn toàn nói nó là một hình tượng, bởi vì họ là Phật nên có hình người. Ông lại có thể ‘tụ chi thành hình, tản chi thành vật’35, nhưng mà Ông lại là có hình tượng. Ông tản chi thành vật là bởi biến hóa của Ông. Con người không nhìn thấy Phật bèn nói rằng Phật không có thân thể; thân thể họ do nguyên tử cấu thành, chư vị đương nhiên không thể thấy thân thể họ, chư vị nói họ không có thân thể thì cũng đúng. Như vậy Tu Di Sơn này nó đã là do nguyên tử cấu thành, mắt người chúng ta không thể thấy nó, thế nhưng từ một ý nghĩa nào đó mà giảng nó đại biểu cho Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, cho nên trái núi Tu Di này không phải là một tòa mà là ba tòa, đồng thời nó cũng vận động. Ngoại trừ vật thể không gian vật chất này của chúng ta [xem ra] như là chết, hệt như là bất động, thì vật thể bất kỳ không gian nào cũng đều là vận động. Mọi người đều biết phân tử là vận động, nguyên tử cũng vậy, hết thảy đều là vận động. Điện tử vận chuyển quanh hạt nhân nguyên tử, hết thảy đều đang vận động. Vật chất là vận động. Mà núi Tu Di kia, có lúc nó thành một đường thẳng, có lúc thành hình tam giác, nó là biến hóa; khi người ta từ góc độ khác nhau nhìn được nó, trong trạng thái khác nhau nhìn được nó, [thì] đều không nhất định là nhìn được diện mục chân thực36 của nó. Nếu nó xếp thành một hàng thì chư vị sẽ thấy nó là một ngọn núi, có người tu luyện trong quá khứ có thể nhìn thấy, [nhưng] mô tả lại khác nhau, chính là vì họ không thấy được trạng thái cụ thể của nó. Vậy nó đã là một kiểu tượng trưng của Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, thì nó có tác dụng gì? Kỳ thực thế giới Cực Lạc mà mọi người thường nói chính là trong Tu Di Sơn. Thế nhưng núi này lại không như khái niệm mà con người nhận thức vật chất hiện hữu, bên dưới núi Tu Di đều là nước. Thời gian có hạn, tôi giảng bấy nhiêu thôi.

Tiếp theo tôi giảng về cấu thành không gian vũ trụ này. Vũ trụ này lớn ngần nào? Dùng ngôn ngữ con người rất khó giảng ra được. Vì ngôn ngữ con người không đạt đến được, giảng ra thì não chư vị cũng không dung nạp nổi, chư vị cũng không lý giải nổi. Nó quá khổng lồ rồi, lớn tới mức quả là không thể tưởng tượng được37, đối với Thần mà nói cũng không tưởng tượng nổi, cho nên không có vị Phật Đạo Thần nào có thể nói rõ vũ trụ to lớn nhường nào. Như tôi vừa giảng, vũ trụ mà chúng ta thường biết, kỳ thực chỉ là phạm vi tiểu vũ trụ. Lần trước tới Mỹ quốc tôi đã giảng, nói rằng nó do hơn 2,7 tỷ thiên hà giống như Ngân Hà cấu thành, con số không sai biệt lắm, cũng chưa đến 3 tỷ, một phạm vi như thế cấu thành một vũ trụ. Mà vũ trụ này là có vỏ ngoài38, có biên giới. Vậy đây chính là vũ trụ mà chúng ta vẫn thường nói đến. Nhưng nếu vượt ra ngoài vũ trụ này, ở nơi xa xôi hơn nữa lại có vũ trụ. Trong một phạm vi nhất định lại có 3.000 vũ trụ như thế. Mà bên ngoài 3.000 vũ trụ này là có cái vỏ, lại cấu thành nên vũ trụ tầng thứ hai. Bên ngoài vũ trụ tầng thứ hai còn có ước chừng 3.000 vũ trụ lớn như vũ trụ tầng thứ hai như thế, ở ngoài chúng có vỏ ngoài, lại cấu thành nên vũ trụ tầng thứ ba. Cũng giống lạp tử nhỏ tổ thành nên hạt nhân nguyên tử, hạt nhân nguyên tử tổ thành nguyên tử, nguyên tử tổ thành phân tử, chính như trạng thái trong hệ thống mà lạp tử vi quan tổ thành lạp tử lớn hơn. Vũ trụ mà tôi giảng đây vẫn chỉ là trạng thái trong một hệ thống này thôi. Ngôn ngữ này không cách nào hình dung, ngôn ngữ nhân loại không cách nào biểu đạt cho rõ được. Trong trạng thái này thì là trạng thái như vậy, nhưng có rất nhiều rất nhiều hệ thống, rất nhiều rất nhiều giống như vô số nguyên tử tổ thành nên phân tử vậy, cũng đồng dạng phân bố khắp39 vũ trụ. Chư vị nói xem trong vũ trụ này rốt cuộc có bao nhiêu tiểu vũ trụ lớn như của chúng ta? Ai cũng không thể nói rõ ràng. Tôi vừa mới giảng vũ trụ tầng thứ hai, vũ trụ tầng thứ ba, và nói rằng Phật Thích Ca Mâu Ni đến từ vũ trụ tầng thứ sáu, đây chỉ là trong một thể hệ40 này thôi, trong một thể hệ thế này mà nói. Giống như lạp tử nhỏ tổ thành lạp tử lớn, lạp tử lớn tổ thành lạp tử lớn hơn, đó là ở cùng một thể hệ. Nhưng nó không chỉ là một thể hệ lạp tử ấy, nó là rất nhiều rất nhiều các tầng lạp tử khác nhau phân bố khắp thiên thể.

Vũ trụ này vô cùng phức tạp. Khi mở lớp tại Thụy Điển tôi đã giảng cụ thể hơn một chút. Tôi nói về 81 tầng vũ trụ, kỳ thực đâu chỉ 81 tầng, con số41 của nhân loại không tính đếm được. Vì con số lớn nhất của con người chính là ‘triệu triệu’, dùng con số mà Phật tính đếm thì lớn nhất là ‘kiếp’, một kiếp là tương đương với hai tỷ năm, hai tỷ năm cấu thành một kiếp. Dùng ‘kiếp’ cũng không tính đếm được vũ trụ này có bao nhiêu tầng; không phải [nói về] bao nhiêu tầng trời, mà là bao nhiêu tầng vũ trụ, khổng lồ như thế. Nói đến con người thì quá nhỏ bé. Lần trước tôi giảng rằng Trái Đất chẳng qua chỉ là một hạt bụi mà thôi, hơn nữa là nhỏ không đáng kể. Vậy trong một phạm vi như thế mà đã có nhiều không đếm được các kết cấu không gian vô cùng phức tạp. Kết cấu không gian đó là hình dạng42 gì? Lần trước tôi cũng từng giảng. Hỏi nhân loại chúng ta sinh sống ở tầng không gian nào? Sống trong vật chất bề mặt tổ thành bởi tầng lạp tử từ phân tử lớn nhất, sống giữa phân tử và tinh cầu. Tinh cầu cũng là lạp tử, trong vũ trụ khổng lồ nó cũng là một hạt bụi nhỏ bé không đáng nói, hệ Ngân Hà cũng là một hạt bụi nhỏ bé không đáng kể mà thôi. Vũ trụ này, [tức] tiểu vũ trụ mà tôi vừa giảng cũng là một hạt bụi nhỏ bé không đáng kể mà thôi. Con mắt nhân loại chúng ta nhìn được lạp tử lớn nhất chính là tinh cầu, mà lạp tử nhỏ nhất mà nhân loại nhìn được, chính là phân tử, vậy con người chúng ta sinh tồn ở giữa lạp tử từ phân tử và tinh cầu, ngay trong không gian này. Chư vị cảm thấy nó rất rộng lớn, kỳ thực đổi giác độ mà nói thì nó vô cùng nhỏ hẹp.

Tôi lại thay đổi góc độ mà giảng. Không gian giữa nguyên tử và phân tử, phải chăng là một tầng không gian? Dường như không dễ lý giải. Tôi bảo chư vị rằng các nhà khoa học hiện nay đã biết khoảng cách từ nguyên tử đến phân tử là vào khoảng 20 vạn nguyên tử xếp thành mới có thể đạt đến khoảng cách đó. Nhưng khi vật thể càng nhỏ, chính là lạp tử càng nhỏ thì thể tích chỉnh thể của nó càng lớn, vì nó là một tầng diện chứ không phải là một điểm cô lập. Như vậy phân tử kia chính là vô cùng lớn, mà hạt vật chất, lạp tử càng lớn thì thể tích không gian của nó lại càng nhỏ, thể tích không gian chỉnh thể của nó càng nhỏ; chư vị nếu tiến nhập vào không gian đó chư vị sẽ phát hiện nó là không gian rộng lớn hơn. Đương nhiên chư vị phải phù hợp trạng thái đó thì chư vị mới có thể tiến nhập được vào không gian ấy; chư vị dùng tư duy con người, quan niệm con người, [dùng] phương pháp con người nhận thức thế giới hiện hữu để nhận thức nó, thì chư vị thế nào cũng nghĩ không thông, chư vị cũng không tiến vào được. Nhân loại cho rằng khoa học của mình phát triển thế này phát triển thế kia; thật đáng thương! Nó hoàn toàn không hề đột phá tầng không gian phân tử này, không thấy được không gian khác; con người còn đang dương dương tự đắc. Đừng nói là nhìn thấy không gian do nguyên tử cấu thành, tôi bảo mọi người này, đây là phân hoạch lớn [các] thể hệ không gian: giữa nguyên tử và hạt nhân nguyên tử là không gian; giữa hạt nhân nguyên tử và quark là không gian; giữa quark và neutrino cũng là không gian. Mãi đến tận vật chất bản nguyên43 nhất hỏi có bao nhiêu tầng, dùng con số của nhân loại, [hoặc] dùng con số mà Phật giảng là ‘kiếp’ cũng không tính đếm được.

Nhân loại dù muốn thực sự hiểu được vật chất, thì cũng chỉ lý giải nội trong tri thức cá nhân mà con người đang có. Con người vĩnh viễn không biết được thứ cơ sở nhất của vật chất vũ trụ này là gì, vĩnh viễn không thăm dò được, cho nên vũ trụ này đối với con người vĩnh viễn là ‘mê’. đương nhiên không phải là nói sinh mệnh cao cấp vĩnh viễn không biết, [tuy] người thường không có biện pháp biết được vũ trụ này, [nhưng] người tu luyện thì có biện pháp: chư vị chỉ có tu luyện [mới được]. Thông qua thủ đoạn kỹ thuật mà muốn đạt cảnh giới Phật với bản sự44 lớn nhường ấy, có thể nhìn thấu bao nhiêu tầng không gian vũ trụ như vậy, nhân loại vĩnh viễn sẽ không đạt được. Vì con người có thất tình lục dục các loại tâm chấp trước, nếu thật sự đạt tới cảnh giới Phật, thì sẽ là đại chiến tinh cầu, đại chiến vũ trụ. Nhưng chư Thần sẽ không để nhân loại như vậy, cho nên khi khoa học nhân loại đạt tới một trình độ nhất định thì đối với nhân loại mà nói sẽ nhất định là nguy hiểm, vì đạo đức nhân loại sẽ không đạt tới cao như vậy, do đó văn minh của nhân loại sẽ bị hủy mất. Đây không phải là không công bằng, mà vì tự con người không đạt, là đạo đức con người không lên theo kịp. Nhưng xoay lại mà giảng, con người nếu có đạo đức theo kịp thì là Thần rồi, cũng không cần dùng thủ đoạn của con người để thăm dò; mở mắt nhìn một cái là thấy. Vũ trụ này chính là như thế, chư vị muốn biết Nó thì chư vị phải vượt qua cảnh giới này.

Tôi vừa giảng là các thế giới cấu thành từ các lạp tử lớn [nhỏ] khác nhau. Kỳ thực đâu chỉ như thế, ngay tại không gian phân tử hiện hữu này chúng ta, còn rất nhiều rất nhiều không gian, [mà] con người đều không thấy. Tôi vừa giảng đó, tầng lạp tử lớn nhất do phân tử tổ thành, tức là vật chất cấu thành ở bề mặt nhất của chúng ta, [như] thép, sắt, gỗ, thân thể người, nhựa, đá, đất, thậm chí cả giấy, v.v. v.v. Những thứ mà nhân loại thấy được này, là một tầng lạp tử lớn nhất tổ thành bởi tầng phân tử lớn nhất cấu thành nên, có thể thấy được. Nếu như là tầng không gian lạp tử [cũng] do phân tử tổ thành một tầng lạp tử [nhưng] hơi nhỏ hơn tầng lạp tử lớn nhất, [thì] chư vị cũng không nhìn thấy. Như vậy phân tử ấy cũng có thể tổ thành một tầng không gian lạp tử nhỏ hơn, giữa lạp tử nhỏ nhất do phân tử tổ thành cho đến lạp tử lớn nhất ở bề mặt, là có rất nhiều rất nhiều tầng không gian tồn tại, tức là sự tồn tại [các loại] lạp tử lớn nhỏ [khác nhau] do phân tử khác nhau tổ thành, là cấu thành nên những không gian phân tử khác nhau vô cùng phức tạp. Người ta không tin khi nghe nói rằng có người sao mà lập tức biến mất, rồi đột nhiên xuất hiện ở một nơi khác. Nếu thân thể người đó tuy đều do phân tử cấu thành, nhưng các hạt của nó lại vô cùng tinh tế (có thể đạt được thông qua tu luyện), thì người đó có thể xuyên qua không gian này. Họ lập tức biến mất, chư vị nhìn không thấy họ nữa; thoáng chốc lại xuất hiện ở đằng kia, rất là đơn giản.

Tôi vừa giảng kết cấu không gian này, tỷ mỉ hơn một chút so với lần giảng trước, không thể giảng [thêm] nhiều quá cho con người, con người không thể biết nhiều như vậy. Những điều tôi giảng, con người cũng không có khả năng thăm dò tới đó. Khoa học nhân loại hiện nay về thực chất là đứng trên một cơ sở sai lầm mà phát triển lên, nhận thức về vũ trụ, về nhân loại và về sinh mệnh đều sai, cho nên trong giới tu luyện những người tu luyện chúng ta hoàn toàn không thừa nhận khoa học hiện nay, coi nó là một sai lầm. Đương nhiên người thường đều học thế này, chia làm nhiều môn khoa học như thế, người ta đều có chỗ thành tựu trong các môn khoa học. Nhưng cơ điểm của nó là sai lầm, do đó những gì nhân loại các vị nhận thức được vĩnh viễn là một loại nhận thức khá xa chân tướng.

Nhân loại về nhận thức khoa học vĩnh viễn đều đang mò mẫm. Người mù sờ voi, hiện nay khoa học này chính là vậy. Họ mò tới chân voi, hoặc cái vòi, thì họ nói khoa học là thế. Thật ra là họ không thấy chân tướng hoàn chỉnh. Tại sao tại sao tôi vừa nói vậy? [Ví dụ] nhân loại bây giờ cho rằng sự phát triển của con người là thông qua tiến hóa, nhưng thuyết tiến hóa45 căn bản không tồn tại. Trong giới tu luyện chúng tôi cảm thấy con người đang tự chà đạp mình, chúng tôi thấy con người liên hệ tự thân với khỉ mà cảm thấy buồn cười quá. Con người hoàn toàn không do tiến hóa mà thành. Darwin khi đưa ra thuyết tiến hóa của mình thì sơ hở trăm bề, một chỗ khuyết lớn nhất chính là từ vượn tiến hóa thành người, từ sinh vật cổ tiến hóa đến sinh vật cận đại, không hề có quá trình trung gian. Không chỉ con người, [mà] sinh vật, động vật cũng không có. Lý giải việc này thế nào? Kỳ thực thời kỳ lịch sử khác nhau, con người có trạng thái sinh tồn khác nhau. Cũng là nói hoàn cảnh sinh sống của họ, đều là [để] thích ứng với nơi con người sinh ra bấy giờ.

Giảng tới vấn đề này, tôi lại nói một chút về quan niệm con người hiện nay. Do đạo đức bại hoại, rất nhiều quan niệm đều đã phát sinh biến đổi, quá khứ có nhiều nhà tiên tri cũng từng giảng, rằng đến một thời nhất định, người ta trang phục như yêu tinh. Chư vị xem tóc nhuộm màu đỏ, ở giữa lưu lại một đám, hai bên đều cạo sạch. Rằng đến thời nhất định, người không bằng chó. [Hãy xem] có rất nhiều người coi chó như con, cho nó sữa, mặc quần áo toàn đồ cao cấp, hàng hiệu, đẩy bằng xe, gọi nó là con. Trên đường có rất nhiều ăn xin, tôi cũng từng gặp người như thế, ở nước Mỹ đây cũng có, [họ] đưa tay ra “xin cho tôi một quarter”46, họ quả thực không bằng chó. Nhưng tôi bảo mọi người hay, Trái Đất này nếu không có con người, thì cái gì cũng không có. Chính vì có người rồi, nên Trái Đất mới có vạn sự vạn vật. Hết thảy động vật, sinh vật, thực vật đều vì người mà sinh, vì người mà diệt, vì người mà thành, vì người mà dùng. Không có người, thì không có gì hết; ngay cả lục đạo luân hồi chuyển sinh ấy cũng là vì con người. Trên mặt đất hết thảy mọi thứ đều vì con người mà tạo nên. Bây giờ những quan niệm này đều đang phát sinh biến đổi đảo lại. Động vật bình đẳng với người làm sao được?! Hiện nay động vật phụ [bám] lên thân thể người làm chủ [họ], Trời không dung đâu! Điều đó sao thể được? Con người là vĩ đại nhất, có thể tu thành Thần, tu thành Phật, hơn nữa người ta đều có nguồn gốc từ cao tầng đến. Còn sinh vật kia, rất nhiều đều thuộc về [những gì] được tạo ra ở đây, tạo ra trên Trái Đất. Thuận tiện nên nói ra vấn đề này.

Tôi vừa nói về thuyết tiến hóa, chúng tôi coi nó không tồn tại. Nhân loại là qua tháng năm lịch sử đằng đẵng, từng qua văn minh rất nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi lần đạo đức nhân loại bại hoại rồi, thì văn minh của nó bị hủy đi, cuối cùng còn lại cực ít người sống sót, kế thừa một chút văn hóa tiền sử, lại qua một thời đại đồ đá mà phát triển lên. Thời đại đồ đá cũng không [chỉ] một thời kỳ. Từng có rất nhiều lần thời đại đồ đá. Hiện nay các nhà khoa học phát hiện một số vấn đề, rất nhiều thứ khảo cổ phát hiện đều không cùng một thời kỳ. Nhưng lấy tư duy thuyết tiến hóa cưỡng ép vào đó, thì với hiện thực trước mặt họ không giải thích nổi. Chúng tôi phát hiện rằng, người trên Trái Đất này, người các thời kỳ lịch sử khác nhau, lưu lại văn minh các thời kỳ khác nhau. Kim tự tháp của Ai Cập cổ, người hiện đại đều nói là người Ai Cập tạo ra. [Kỳ thực] nó với người Ai Cập hiện nay hoàn toàn không có quan hệ. Ngay cả người, [hay] dân tộc nhận thức về lịch sử chính mình đều sai. Kim tự tháp và người Ai Cập hoàn toàn không có quan hệ. [Nó] được tạo ra trong một lần văn minh tiền sử, sau này tại một lần biến đổi đại lục, kim tự tháp kia chìm xuống dưới nước. Lần văn minh kế tiếp sắp xuất hiện và đại lục mới được tạo ra thì khi đó, nó lại từ đáy biển nổi lên. Lô người kia đã sớm không tồn tại nữa, về sau lại có người Ai Cập hiện nay. Người Ai Cập sau khi phát hiện ra công dụng của loại kim tự tháp này, [họ] lại tạo ra một số kim tự tháp nhỏ [hơn] cùng dạng. Phát hiện rằng đặt quan tài trong nó thì rất tốt, họ bèn đem quan tài đặt vào. [Kim tự tháp] có cái mới tạo, có cái là cũ. Khiến cho người hiện nay không cách nào biết rõ rốt cuộc là từ thời kỳ nào, lịch sử đều bị làm loạn rồi.

Văn hóa người Maya, rất nhiều người đều nói có quan hệ với người Mexico hiện nay. Thực ra hoàn toàn không quan hệ với người Mexico, họ chỉ là người lai giữa người Tây Ban Nha và thổ dân. Còn văn hóa Maya là của thời kỳ văn minh lịch sử trước đó, loại người đó đã bị hủy diệt ở Mexico rồi, chỉ có một ít người thoát được. Nhưng văn hóa Maya này có quan hệ trực tiếp với người Mông Cổ. Những chi tiết thì [tôi] không giảng nữa. Nhân loại không biết nguồn gốc lịch sử của mình, người da trắng cũng vậy. Tại đại hồng thủy lần trước, khi văn minh nhân loại lần trước bị hủy diệt là đại hồng thủy. Trên Trái Đất, núi so với mực nước biển cao từ 2.000 mét trở xuống đều bị ngập hết, chỉ có người ở trên 2.000 mét còn sống. Chuyện thuyền Noah là thật. Đại hồng thủy lần ấy văn hóa phương Tây bị hủy diệt hoàn toàn. Văn hóa phương Đông cũng lọt vào hủy diệt, nhưng người miền núi ở núi Himalaya và núi Côn Luân, tựa nông dân ấy đã may mắn tránh thoát; người Trung Quốc sống ở núi Côn Luân đã sống sót. Vì lúc đó, văn hóa phương Đông rất phát triển, nên đã kế thừa được Hà Đồ, Lạc Thư, Kinh Dịch, Thái Cực, Bát Quái v.v. Người ta nói ấy là ai đó hậu nhân tạo ra, [kỳ thực] đó đều là họ sửa đổi chúng và đưa ra một lần mới, hoàn toàn không do họ tạo ra, [chúng] đều thuộc văn hóa tiền sử. Thế là Trung Quốc tuy lưu được những thứ này, chúng trong phát triển của lịch sử, mà không chỉ có ngần ấy, những gì được lưu lại thời cổ đại còn nhiều nữa, khi lưu truyền [chúng] càng ngày càng ít. Vậy nó chính là một dân tộc có nội hàm rất sâu, với lịch sử rất uyên nguyên, chính là Trung Quốc. Còn văn hóa người da trắng sau khi toàn bộ bị trận đại hồng thủy kia tràn ngập, thì không còn gì cả. Thời ấy ở rìa đại lục Châu Âu còn một khối đại lục nữa, cũng bị chìm xuống. Đó là nơi phát triển nhất của họ cũng bị chìm xuống. Cho nên người da trắng là từ trạng thái không còn gì, bất kỳ văn minh nào cũng không còn, mà phát triển từ đầu, chính là khoa học hiện nay của họ.

Khoa học cổ xưa của Trung Quốc và khoa học thực chứng của phương Tây là khác nhau. Có nhiều nhà khảo cổ thảo luận những vấn đề này với tôi, [và] tôi đều nói cho họ, họ cũng cảm thấy là vấn đề này, vì họ có rất nhiều câu hỏi khó mà không giải thích được. Tôi vừa giảng nhận thức của nhân loại về vũ trụ, căn bản không thể nhận thức thêm nữa. Hiện nay có rất nhiều nhà khoa học, [mà] cơ điểm nghiên cứu của họ sai rồi, nhất là họ có chút thành tích ở một lĩnh vực nào đó, họ bèn không buông bỏ được nữa, với những nhận thức của mình họ đặt định nghĩa, đặt ra một cái khung. Chúng ta ngồi đây có rất nhiều lưu học sinh, tiến sỹ, thạc sỹ, tư tưởng là cởi mở, chư vị sẽ phát hiện: Định nghĩa của họ ở trong phạm vi cảnh giới của họ thì nó là đúng, nhưng một khi chư vị vượt khỏi nhận thức của họ, vượt khỏi cảnh giới của họ thì phát hiện rằng nó lại là sai, nó là trói buộc người ta. Nhà khoa học thật sự có thành tựu là có can đảm đột phá những cái khung này. Kể cả Einstein, trong cảnh giới nhận thức của ông ta mà nói thì là đúng, vượt khỏi cảnh giới đó thì sẽ phát hiện điều Einstein nói là sai, có phải là đạo lý này không? Vì khi người ta thăng hoa lên, khi trạng thái tư duy chư vị càng tiếp cận chân lý cao tầng, càng tiếp cận cao tầng, thì phát hiện rằng nhận thức ở tầng thấp là sai, chính là như vậy.

Nhận thức của nhân loại về vật chất chẳng phải sai sao? Con người đứng tại không gian giữa vật chất hiện hữu bề mặt cấu thành bởi tầng lạp tử từ phân tử lớn nhất và tinh cầu, người ta đã không nắm rõ rồi; ngay tại chỗ này, họ phát triển tới phát triển lui, [cho rằng] đây chính là khoa học tuyệt đối rồi, đây chính là nhận thức duy nhất về vật chất rồi, đây chính là những gì tiên tiến nhất rồi. Đó chỉ là tại một vi lạp nhỏ xíu xíu xíu xíu trong không gian vũ trụ mênh mông phức tạp mà nhận thức thế giới vật chất, hơn nữa còn hạn cuộc trong một không gian nhỏ bé. Kết cấu tinh cầu mà tôi vừa giảng kia chỉ là một hệ thống thôi; chư vị đang trong một hệ thống nhỏ bé lắm, hệ thống một hạt bụi, nhận thức [hiểu biết] một chút không gian trong vô số hàng tỷ không gian, tức là nhận thức trong một không gian nhỏ xíu xíu, chư vị nói xem đúng vậy không? Do đó phát triển và hiểu biết của khoa học nhân loại, [có] cơ điểm ban đầu đã sai rồi. Nguồn gốc của nhân loại, sinh mệnh mà giảng ra thì còn phức tạp nữa; thôi không giảng nữa. Vì giảng thêm nữa sẽ nói tới nguồn gốc sinh mệnh, quá phức tạp rồi, ngoài ra giảng nhiều giảng cao thì người ta sẽ không tin. Vì con người rốt cuộc là tư tưởng con người. Tôi giảng ở đây, Thần nghe rồi họ sẽ tin, vì họ là tư tưởng của Thần. Họ ở cảnh giới đó họ nhìn thấy được, phương pháp tư duy của họ khác hẳn với của con người.

Vừa rồi tôi giảng như vậy có rõ ràng không? Tôi thử hỏi mọi người, tôi giảng như vậy, mọi người nghe hiểu hay không? (vỗ tay) Tôi thường nói một câu, hôm qua còn nhấn mạnh lần nữa vấn đề này, chính là ‘duyên phận’. Rất nhiều người chúng ta luôn muốn đem Đại Pháp giới thiệu cho nhiều người hơn nữa. Có người [khi] chư vị vừa giới thiệu cho họ, họ lập tức cảm thấy rất tốt, hơn nữa họ chủ động học, vậy hẳn là có duyên. Có người [khi] chư vị giới thiệu cho họ, kể cả người thân của mình, [thì] họ cũng không muốn nghe, họ cũng không tin, chư vị nói thế nào họ cũng không tin. Tôi cho mọi người biết, họ có thể là không có duyên. Đương nhiên loại trạng thái đó không phải do mỗi hình thức ‘duyên’ tạo thành; còn có người có thể do ngộ tính họ kém, hoặc do nghiệp lực lớn tạo thành.

Hôm nay tôi sẽ giảng riêng về ‘duyên’. Duyên là gì? Trước kia tôi cũng giải thích vấn đề này. Giới tu luyện cứ luôn nhấn mạnh duyên phận duyên phận; hỏi ‘duyên’ này cấu thành thế nào? Kỳ thực tôi bảo mọi người này, ‘duyên’ mà chúng tôi giảng trong giới tu luyện, là không thể nói cho rõ trong một thời kỳ lịch sử ngắn. Nó siêu việt một đời người, thậm chí mấy đời, và thậm chí thời gian lâu hơn nữa. Duyên phận là không dứt. Tại sao không dứt? Vì [như] vừa rồi tôi giảng vấn đề hoàn [trả] nghiệp, nói nhìn nhận sinh mệnh con người như thế nào, nhìn một sinh mệnh thì phải nhìn chỉnh thể sinh mệnh họ, chứ không thể [chỉ] nhìn một đời họ. Như chư vị ngủ, hôm nay và hôm qua chư vị không thừa nhận hôm qua là chư vị, vậy không được! Cho nên duyên người ta động chạm đến thời gian rất dài. Cái tốt cũng có thể kế thừa, cái xấu cũng có thể kế thừa. Vậy cũng tức là nói, quan hệ nhân duyên giữa người với người cũng là không dứt. Người bình thường nói [chữ] ‘duyên’ ấy, đại đa số là nói về ‘thân duyên’, nghĩa là nói về duyên vợ chồng. Nói cái này tương đối nhiều. Thực ra về duyên vợ chồng này tôi cũng đã giảng trước kia rồi, việc nơi người thường này, vì giảng về duyên nên tôi nói về nó. Nó hình thành ra sao? Thông thường đại đa số là thế này: Người này ở đời trước có ân với người kia, người kia không thể báo đáp, [họ] đời trước có lẽ quan chức rất nhỏ, có lẽ rất nghèo. Họ nhận ân huệ rất lớn của người này, trong lòng họ luôn nghĩ tới báo đáp, vậy cũng có thể tác thành duyên vợ chồng. Mà cũng có người đời trước yêu mến người kia, hoặc cả hai người đều yêu nhau, nhưng không có duyên đó không thể thành một nhà, vậy cũng có thể tác thành duyên vợ chồng đời sau. Vì nguyện vọng người ta là rất chủ yếu; chư vị muốn điều gì, chư vị muốn làm gì; chư vị nói ta muốn tu Phật, vậy Phật có thể sẽ giúp chư vị. Tại sao? [Vì] niệm ấy quá trân quý, ở hoàn cảnh khổ thế này mà chư vị muốn tu Phật. Đã vậy nếu người ta muốn làm ma thì cũng không ngăn cản nổi, họ cứ một mực làm điều xấu thì chư vị ngăn cản làm sao? Chư vị nói họ cũng không nghe, cứ làm. Thế nên nguyện vọng của người ta là rất chủ yếu.

Ngoài ra còn có nào là bạn bè thân quyến, học trò đệ tử, còn có ân oán giữa người với người tác thành duyên; đều có thể dẫn đến các vị thành một nhà, hoặc một nhóm, trong xã hội phát sinh các liên hệ xã hội, khiến cho mâu thuẫn giữa người với người, ân oán phải hồi báo. Đó đều là duyên, đều là nói về điều này. Nó không [chỉ] đến từ một đời, có lẽ là mấy đời hoặc đời trước, đây là chỉ tình huống loại này. Chúng tôi còn phát hiện, vì có quan hệ như vậy, nên người ta đời này có ân ân oán oán của mình, có bạn bè thân quyến của mình, có vợ chồng con cái của mình, v.v. v.v., đã vậy rất có thể quần thể ấy là có ân oán tồn tại. [Nào là] đối [xử] tốt với người này, đối [xử] không tốt với người kia, người này phải hồi báo người kia, vậy thì những điều này sẽ dẫn đến chuyển sinh theo nhóm vào đời sau. Nhưng họ không chuyển sinh cùng nhau, mọi người cùng một lượt, không phải vậy. Ra đời sớm muộn không giống nhau, có người lớn tuổi người nhỏ tuổi, dù sao trong nhóm người ấy sẽ phát sinh một số liên hệ, trước sau chuyển sinh đến. Nếu không cùng một nhóm hoặc không có duyên, không liên quan với mình thì chư vị sẽ phát hiện [nguời kia] đi trên đường, dường như là người ở thế giới cách biệt, dường như không có bất kỳ quan hệ gì với họ. Chư vị cũng sẽ phát hiện có người như thế, dường như các vị [chỉ] là hai người qua đường. Đó tức là không phải cùng nhóm với chư vị, không có bất kỳ quan hệ nhân duyên nào với họ. Do đó thông thường khi chuyển sinh tới đều là một nhóm, thời gian trước sau khác nhau. Có [người] làm cha mẹ, có [người] làm con cái, có [người] làm bạn bè, có [người] làm kẻ thù, có [người] làm ân nhân. ‘Duyên’ mà tôi vừa giảng chính là điều này.

Đương nhiên tu luyện cũng không ngoài loại duyên này. Vì chư vị muốn tu luyện mà, một người tu luyện, quá khứ giảng rằng một người tu luyện thì cả tổ tiên cũng tích đức, cũng được lợi ích. Không phải là nói chư vị tu luyện, chư vị tu thành Phật, thì họ tội nghiệp cũng không cần trả, đều sẽ thành Phật; điều đó không được đâu. Mà là nói khi chư vị tu luyện [họ] biết chư vị đắc Pháp trong đời này, [nên] có thể người xung quanh chư vị là có thân nhân chư vị chuyển sinh, có thể những người có ân ân oán oán thì chư vị cần khiến họ đắc Pháp, có thể tác thành loại quan hệ như thế. Đương nhiên tu luyện không giảng tình thân, không giảng tình thân thế thì họ giải khai cuộc hạn đó47, [tình huống] độc tu48 hoặc đơn truyền49, thì họ phải tự đi tìm người chọn người, các thế hệ quá khứ đều tu như thế. [Tình huống] phổ độ chính là chúng ta hôm nay giảng [chữ] ‘duyên’ này. ‘Duyên’ mà tôi nói tới ấy, là có quan hệ với chúng ta ngồi đây. Rất có thể chư vị là có duyên đắc Pháp, vậy duyên này đã [được] tác thành thế nào? Nơi đây rất nhiều người là đến để đắc Pháp, có mục đích mà đến, còn có thể là bạn bè thân quyến [của tôi các đời trước], hoặc các thế hệ đệ tử [của tôi] hoặc cũng có thể do duyên phận khác dẫn tới; chẳng qua tu luyện không hề giảng [chữ] ‘tình’ của người thường, không có thứ ấy. Tôi thường hay giảng rằng có người là đến để đắc Pháp, vậy có thể trong quá khứ đã phát nguyện như thế, chính mình muốn đến chịu khổ để đắc Pháp, trong đó cũng có nhân tố như vậy. Cho nên tôi thường giảng, tôi nói rằng chớ vì một niệm sai lầm nhất thời trong đời này mà ảnh hưởng lần đắc Pháp này, không thì chư vị vĩnh viễn hối hận [và] không thể bù đắp nổi. Sự thực tôi thấy rằng về cơ bản duyên phận này sợi dây này buộc rất chắc, đều không [ai] lạc mất, đều đang đắc Pháp. Chỉ là về mức độ tinh tấn thì không như nhau.

Tiếp theo tôi nói lại một vấn đề, chính là ‘hình thức tu luyện’. Vì hôm qua tôi cũng nói sơ qua điểm này. Chúng ta có một số học viên nói tới vấn đề về kết hôn hay không kết hôn, có người không muốn kết hôn, muốn vào núi tu luyện, có người có lối nghĩ khác. Điều này trong tu luyện Đại Pháp chúng ta cũng có rất nhiều rất nhiều đệ tử ôm giữ [ý] niệm ấy. Nhưng ai ai cũng biết rằng, Pháp tôi truyền đây chủ yếu tu luyện tại xã hội người thường, lấy đề cao chủ ý thức, chủ nguyên thần chính mình làm mục đích tu luyện. Vì chư vị chịu khổ một cách rõ ràng minh bạch, chư vị thấy rõ ràng lợi ích của mình bị thiệt hại mà chư vị vẫn bất động tâm, [nên] chư vị chẳng phải là tu chính mình sao? Pháp này chư vị không đắc thì ai đắc? Nếu quả thật vào núi tu luyện né tránh các mâu thuẫn ấy, vậy thì chư vị tu lên rất chậm, qua năm tháng dài đằng đẵng dần dần mài mòn những tâm kia đi, như thế không đắc Pháp này [thì] rất có thể [người] tu là phó nguyên thần. Vì chư vị ở núi sâu tu luyện không có những điều kiện này, có thể phải đả tọa, nhập định, trường kỳ nhập định. Trong trạng thái đó chính chư vị tu luyện hay không tu luyện thì bản thân chư vị cũng không rõ ràng. Là vì chính chư vị không thật sự ngay tại hoàn cảnh phức tạp mà đạt được đề cao, chính là như vậy, người xuất gia cũng có thể tu chủ nguyên thần, nhưng xã hội người thường mới là nơi có thể ma luyện50 tâm người ta nhất.

Các phương pháp tu luyện mà chúng ta từng nghe tới trong quá khứ, trải qua các thế hệ —bất kỳ tôn giáo nào cũng vậy, bất kỳ phương pháp tu luyện nào cũng vậy— [điều] người ta lưu truyền lại đều là giảng vào núi vào chùa tu luyện, đoạn tuyệt thế duyên51, cả tình thân cũng không cần, cha mẹ vào chùa thăm cũng không nhận. “Các vị tìm ai?” “Cha mẹ tìm con, con là con của cha mẹ.” “Ồ, A Di Đà Phật, thí chủ nhận lầm người rồi. Tôi tên là thế này thế này.” Vì người đó đổi lấy Pháp danh rồi. “Tôi là đệ tử Phật môn, không phải con trai các vị”, quả thật cắt hết các duyên thế gian. Như hòa thượng hiện nay, đương nhiên họ cũng không tu nữa, còn muốn kiếm tiền gửi về nhà. Chân tu52 là đoạn tuyệt thế duyên. Nếu không sao lại nói hòa thượng hễ xuất gia liền không thể xem là người nữa, chính là đạo lý này. Họ là Thần, nửa-thần rồi mà. Hiện nay mặc dù đã không tu nổi nữa rồi, nhưng thường rất nhiều người vẫn bị chướng ngại bởi loại hình thức của phương pháp tu luyện cổ xưa kia, cũng muốn chọn dùng phương pháp như vậy để tu luyện Đại Pháp. Tương lai thì có thể, hiện giờ không có được điều kiện ấy. Pháp mà hôm nay tôi truyền trước mắt chỉ có thể là tu luyện theo hình thức thế này; tôi làm Sư phụ cũng không ở trong núi. Cho nên chư vị không thể cứ là hễ nghĩ tới tu luyện thì chạy vào trong núi, hễ nghĩ tới tu luyện thì xuất gia, hễ nghĩ tới tu luyện thì không kết hôn nữa, hễ nghĩ tới tu luyện thì cải biến trạng thái người thường; không phải vậy đâu. Phương pháp tu luyện [có] rất nhiều, trong tám vạn bốn nghìn Pháp môn cũng không chỉ mỗi Pháp môn chúng ta tu thế này. Do đó tôi giảng ấy là chúng ta không được bị ảnh hưởng của mấy phương pháp tu luyện quá khứ và quan niệm truyền thống. Hôm nay tôi dạy chư vị là một hình thức tu luyện hoàn toàn mới và thật sự có thể khiến chư vị đắc độ nhanh nhất. Tương lai có pháp tu của tương lai. Kỳ thực trong sách tôi giảng rồi, tôi bảo con người nếu muốn tu luyện, nói dễ vậy sao?! Tu tới tu lui mà thật ra không phải là chư vị [tu], chư vị còn không biết đâu!

Tôi bảo mọi người hay, quá khứ cổ xưa, rất nhiều chư Thần đều phát hiện chủ nguyên thần con người quá khó độ, bèn dùng biện pháp độ phó nguyên thần, một vị độ như vậy rồi cảm thấy rất tốt, vị kia cũng thấy độ vậy là rất tốt, như thế họ đều độ như vậy, nên hình thành kiểu dạng này, thừa nhận loại hình thức độ nhân ấy. Nhưng nó bất công với con người, người này tu luyện mà người khác [đắc] độ. Chính vì nó bất công nên họ không dám công khai với đời, cũng không dám cho con người biết. Tôi vạch trần nó cho con người [biết]. Tại sao? Vì tôi chính là muốn để con người thật sự có thể đắc Pháp. Thay đổi trạng thái đó, để chính chư vị có thể tu. Đồng thời, nếu người ta tu luyện thế này thì có chỗ tốt cho xã hội, khi chính chư vị đề cao thì chư vị chắc chắn là người tốt nơi xã hội, đây là tốt nhất không thể tốt hơn. Cho nên tôi chính là đem chuyện này xoay chuyển trở lại. Nhưng một số Thần trong tháng năm đằng đẵng họ là tu lên như thế, giống như tu luyện phó nguyên thần mà tu lên, cho nên họ đều ngăn cản tôi truyền cho chư vị điều này. Mọi người chư vị nghĩ thử xem Pháp này truyền [ra] cũng thật không dễ, đắc được cũng rất không dễ. Cuối cùng chư Thần Phật Đạo cũng minh bạch ra tôi đang làm việc gì, thấy kết quả là vô cùng tốt, bây giờ đều minh bạch rồi.

Tôi thời đầu truyền Pháp tại Trung Quốc rất khó khăn, đương nhiên bây giờ truyền khá dễ, nhất là đến nước Mỹ, chư vị nghe Pháp đã rất dễ rồi. Vừa rồi tôi giảng rằng hình thức tu luyện chúng ta đây không được bị quan niệm của quá khứ ảnh hưởng, chúng ta chính là tu thế này. Đương nhiên sau khi lô người này là chư vị tu luyện xong, tương lai sẽ có trạng thái tu luyện của người tương lai. Người tương lai sẽ không biết nhiều Pháp thế này, vì đây là một thời kỳ lịch sử đặc thù, chúng tôi đã truyền điều này. Người tương lai [xa] hơn nữa cũng không thể biết tôi là ai, cũng không lưu lại cho họ hình tượng [của tôi]. Những băng tiếng, băng hình, chư vị chớ thấy hiện giờ chư vị đã ghi lại, tương lai chư vị cũng đều không lưu lại được, đều sẽ bị xóa hết. Quá khứ khi Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn dắt đệ tử tu luyện là không cho đệ tử tồn tiền, tồn vật, e rằng họ khởi tâm chấp trước vào lợi ích vật chất, cho nên cái gì cũng không cho họ có, chỉ có một bộ cà sa, một bình bát xin cơm. Nhưng thường người ta đều có nhiều tâm rất khó bỏ. Có một thời kỳ rất nhiều người gom góp bình bát xin cơm này. Có người nói: “Bát của ta bằng đồng, bát của ta bằng ngọc, bát của ta rất đẹp, bát của ta bằng bạc.” Có hòa thượng gom góp rất nhiều bát. Phật Thích Ca Mâu Ni bèn nói, nếu các vị có chủng tâm chấp trước đối với [đồ] vật, vậy các vị hãy về nhà đi, vì trong nhà cái gì cũng có, chư vị cứ tích, cứ tồn đi. Tại sao một cái bát xin cơm còn không buông bỏ được? Người xuất gia cái gì cũng phải buông bỏ, tại sao một niệm tồn trữ bát xin cơm cũng không bỏ được vậy, tiền của đều không còn, mà còn chấp trước vào cái bát? Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ý tứ chính là, ngay cả một niệm, một chút chấp trước cũng không cho họ giữ lại, phải trừ bỏ, không cho họ có cái tâm đó.

Thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni quá khứ hòa thượng [có] bát rất nhỏ, chỉ có thể xin một bữa ăn. Hòa thượng bây giờ ấy, cầm một cái to như vầy. Quá khứ cầm bát, bây giờ cầm chuông53, bưng một cái chuông đi xin. Mà chư vị cho họ cơm thì họ hoàn toàn không cần, họ muốn tiền. Tâm đối với lợi ích vật chất, truy cầu tiền lớn như vậy mà là tu luyện sao? Tôi cho chư vị biết, tiền ấy là một chướng ngại lớn nhất đối với người tu luyện. Điều vừa giảng là về người xuất gia. Còn tu luyện Đại Pháp không đặt nặng về vật chất mà [chú] trọng về tâm. Vì trong xã hội người thường vừa làm việc vừa tu luyện, cho nên không sợ chư vị có bao nhiêu tiền, chỉ sợ tâm chấp trước tiền tài của chư vị không bỏ được. Nhà chư vị phòng ốc xây bằng gạch vàng kim, trong tư tưởng chư vị không có, không trọng nó. Tu nơi người thường, làm công tác gì cũng có, làm ăn thì phải kiếm tiền, trong tâm không có thì có sao đâu, không có coi trọng nó, có hay không cũng như nhau, thì chư vị đã qua được quan này. Nhà chư vị có phòng bằng vàng, cũng không sao. Chúng ta là yêu cầu bỏ tâm đó đi, tu luyện không phải là vứt bỏ gì đó về phương diện vật chất, chỉ có như vậy mới phù hợp với tu luyện tại thế gian. Nếu hễ tu luyện, mọi người đều không làm gì nữa, thì xã hội này ăn gì? Vậy không được. Chúng ta chỉ trọng nhân tâm, trực chỉ nhân tâm54, thực sự để tâm tính chư vị đề cao, không phải vứt bỏ gì đó về phương diện vật chất, điểm này [phải] phân biệt rõ với pháp tu truyền thống trong quá khứ. Nhưng để xem chư vị có tâm kia không, thì ở phương diện đó vẫn phải khảo nghiệm nghiêm túc [chư vị].

Tôi là giảng người tu luyện ấy, tu luyện trong Đại Pháp chúng ta, chúng ta chính là [đi] con đường này. Chư vị cần phải coi những tâm ấy thật nhẹ. Còn như người tu luyện chuyên nghiệp tương lai, chỉ cầm một cái bát đi xin ăn, đi bộ, vân du55. Nếm trải hết cái khổ thế gian, chư vị mới có thể viên mãn. Tương lai người xuất gia thì phải tu như vậy.

Giảng về khổ, tôi giảng mọi người này, người ta một khi tu luyện thì khẳng định là khổ, sẽ đụng phải khổ. Tu Đại Pháp cũng là có phúc phận, nhưng hễ tu luyện thì có ma nạn, điểm này là khẳng định. Nhưng thông thường người ta chịu một chút tội, chịu một chút khổ họ liền cho là chuyện xấu. “Mình thế nào mà không thoải mái thế này, không thoải mái thế kia.” Chư vị mà thoải mái suốt cả đời, thì tôi cho chư vị biết khẳng định là xuống địa ngục. Chưa nói thoải mái suốt cuộc đời, một đời này chư vị không mắc bệnh, thì sau khi qua đời, 100% sẽ xuống địa ngục. Sống chính là tạo nghiệp, chư vị không thể không tạo nghiệp. Vì hễ chư vị mở miệng [nói], thì chư vị có thể đã gây tổn thương người khác. Lời từ miệng nói ra, một cách vô ý sẽ làm tổn thương người khác. Chư vị nói với người này, người đó không có để ý, khả năng người khác nghe thấy, đối với họ là có tổn thương. Người ta sống, những thứ ăn vào, thậm chí đi đường chư vị sẽ giẫm chết sinh vật. Đương nhiên rồi, chúng ta đã giảng rằng, người ta sống trên đời [thì] chư vị sẽ tạo nghiệp, nếu chư vị không mắc bệnh, thì nghiệp của chư vị không tiêu được. Người ta trong thống khổ khi bị bệnh, thật sự đang tiêu nghiệp của chư vị. Tiêu đi rồi thì sẽ đỡ, thường là bị một trận bệnh nặng, qua một thời gian sau khi chư vị hồi phục, sẽ phát hiện cả khuôn mặt mình hồng hào, làm việc gì cũng thuận lợi. Vì nghiệp chư vị tiêu đi rồi, nó sẽ chuyển hóa thành phúc phận: đức. Vì chư vị đã thống khổ mà, nên thường làm việc gì cũng sẽ tương đối thuận lợi, dễ thành công; con người không thấy được những điều này, cho nên người ta mà chịu chút khổ liền cảm thấy là việc xấu, thật ra, khổ có gì đáng sợ?! Người ta chỉ là khổ một chút, hạ quyết tâm trụ lại, vượt qua rồi chư vị sẽ thấy làm việc gì cũng đều khác trước rồi. Tôi nói người ta tu luyện chẳng phải là [chịu] cái khổ sao. Nếu chư vị có thể buông bỏ, bảo đảm chư vị sẽ viên mãn. Nói cao một chút, nếu chư vị có thể buông bỏ niệm sinh tử kia, chư vị thật sự đúng là Thần!

Quá khứ Phật A Di Đà giảng rằng, niệm Phật hiệu của ta, thì có thể vãng sinh thế giới Cực Lạc. Làm sao có thể được? Ý của Ông không phải ở bề mặt mà có thể lý giải được. Niệm Phật hiệu là có thể lên thế giới Cực Lạc, nhưng người ta đều lý giải trên bề mặt lời giảng này của Phật. Phật Pháp là có nhiều tầng nội hàm khác nhau. Chư vị niệm Phật hiệu của Ông, chính là luyện công, niệm đến mức trong não chẳng còn gì, chỉ còn mấy chữ ‘A Di Đà Phật’ này, một niệm thay vạn niệm, niệm khiến tư tưởng toàn bộ đều là không, điều gì cũng không có, chỉ có ‘A Di Đà Phật’. Lúc niệm Phật sẽ có vô số tâm chấp trước và các loại can nhiễu, chư vị trụ vững được chăng? Tất cả chấp trước đều buông xuống, tâm niệm liền thành không thì đạt mục đích tu luyện rồi. Chư vị niệm Phật hiệu cũng là một loại sùng kính đối với Phật, chư vị muốn đến thế giới Cực Lạc nên chư vị mới niệm, đương nhiên Phật của thế giới Cực Lạc sẽ đến quản chư vị, chư vị đang tu Phật mà. Nội hàm trong đó rất sâu. Có người nói, khi sắp chết mà niệm ‘A Di Đà Phật’ là có thể đến thế giới Cực Lạc, được như thế nào đây? Khi chư vị thực sự có thể buông bỏ niệm sinh tử, [thì] chư vị có thể đến. Khác biệt giữa người và Thần, chính là hơn kém ở chỗ này. Buông bỏ sinh tử thì chư vị chính là Thần, không buông bỏ được sinh tử thì chư vị chính là người, chính là chỗ khác biệt này. Chúng ta tu luyện tới tu luyện lui, tất cả chấp trước đều buông bỏ rồi, vậy chẳng phải là ngay cả sinh tử cũng đều buông bỏ rồi sao? Chẳng hạn người kia lập tức có thể buông bỏ sinh tử, vậy còn chấp trước nào mà còn chấp trước đây? ‘Đã đắc Pháp rồi, ta đến sinh tử còn không sợ, mạng cũng có thể không cần, vậy thì còn chuyện gì có thể chấp trước nữa đây?’ Chính là đạo lý này. Khi người sắp chết, sợ hãi vô cùng, “Ôi chao, mình chốc nữa là chết rồi, trút hơi thở rồi”, [vậy] họ là tâm tình gì? Nhưng có người khi sắp chết không hề sợ hãi, trong miệng vẫn niệm ‘A Di Đà Phật’, chư vị nói người đó chẳng sẽ đến thế giới Cực Lạc sao? Cái gì cũng đều buông rồi, sinh tử đối với họ hoàn toàn không có khái niệm đó. Một niệm của người ta là có trường kỳ tu luyện tạo được cơ sở. Tư tưởng người thường là cực kỳ phức tạp, tâm gì cũng có, quan sinh tử làm sao không sợ chứ? Tôi nói ‘Đại Đạo chí giản chí dị’56, nói rằng có nhiều chuyện rất đơn giản, nhưng một khi giải khai nó ra mà giảng chi tiết, thì sẽ phải giảng ra rất nhiều rất nhiều. Nhưng nếu trực tiếp bảo chư vị, chư vị cũng không làm được, người ta cũng không lý giải thâm sâu đến vậy. Đều là từ trên mặt con chữ, từ bề mặt mà lý giải; cho nên phải giảng Pháp cho mọi người.


• • • • • • • • •

Giảng Pháp tại San Francisco

Lý Hồng Chí
6 tháng Tư, 1997

Chúng ta vừa mới gặp mặt tại New York, mới qua mấy ngày, hôm nay lại gặp mặt ở đây. [Tôi] vốn muốn cho mọi người một quá trình có thể hấp thu [bài giảng ấy], vì những điều giảng lần trước rất là cao. Kỳ thực những điều tôi giảng gần đây, chư vị suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, có thể chư vị sẽ cảm thấy điều giảng ra [còn] cao hơn nhiều, kỳ thực đã giảng đến bản chất rồi. Vì có một nguyên nhân, đó là chư vị tri thức văn hóa cao, ngoài ra có một phần [học viên] là đắc Pháp sau. Mà phần những người đắc Pháp sau ấy [đang] đề cao rất nhanh, yêu cầu đối với họ cũng cao, đề cao tầng thứ cũng nhanh. Mọi người cảm thấy độ khó lớn hơn một chút, khó khăn nhiều hơn một chút, nghĩa là ma nạn dường như nhiều hơn một chút, đó là tất nhiên. Những gì tôi giảng hôm nay, rất nhiều điều là trước kia chưa từng giảng. Vì thời gian tu luyện rất hữu hạn, nên tôi hy vọng truyền Pháp này cho mọi người thật nhanh, tu luyện thật nhanh, viên mãn thật nhanh57.

Hôm qua tôi còn giảng một vấn đề như thế này. Mọi người có thể đã biết trong «Tây Du Ký» của Trung Quốc, khi Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh là nếm trải đủ mọi gian khổ, chín chín tám mươi mốt nạn, thiếu một nạn là không được, vẫn phải bù vào, rất không dễ dàng. Hôm nay chư vị đắc Pháp quá dễ rồi. Ngay cả không ở nước Mỹ, [chỉ] mua một tấm vé máy bay, trong nháy mắt là tới rồi. Giảng một cách tương đối, Pháp này xác thực rất dễ đắc được; nhưng hễ tu thì không dễ thế nữa. Tôi cũng suy xét rồi: Có thể học được không, có thể đắc hay không, đối đãi Pháp này thế nào, chúng tôi cũng cần phải xem xem. Không thể kéo dài thời gian này quá lâu, đối với việc đắc hay không đắc Pháp này, [có] người cứ suy đi xét lại, cứ đắn đo, học hay không học? Thế này thế kia. Chúng tôi cũng đang cân nhắc vấn đề này. Cho nên tôi thấy thời gian cấp bách một chút cũng có chỗ tốt của nó. Không phải ai cũng đều có thể đắc được Pháp này. Chúng tôi giảng duyên phận, nghĩa là, thời gian cấp bách, cũng có thể khiến những người không nên đắc Pháp sẽ không tiến vào được. Thời gian kéo dài ra có thể tồn tại vấn đề như thế, những người không nên đắc Pháp có thể sẽ tiến vào, như thế họ sẽ can nhiễu, phá hoại chúng ta. [Vì nếu] họ không tin, thì sẽ khởi một loại tác dụng can nhiễu. Đương nhiên, cửa này chúng tôi mở ra quả thực là rất rộng, dù chư vị là ai, chỉ cần chư vị có thể học, [thì] chúng tôi sẽ có trách nhiệm với chư vị. Nhưng chúng tôi cũng cần phải xem xét nhân tâm.

Phật Pháp là bác đại tinh thâm58. Pháp chúng tôi giảng hôm nay, vượt khỏi nhận thức thông thường về Phật Pháp, là giảng ra Pháp toàn thể vũ trụ, đặc tính của toàn vũ trụ. Mà vũ trụ khổng lồ này, mỗi tầng của Nó đều có đặc tính vũ trụ, chính là Pháp Lý mà Chân-Thiện-Nhẫn thể hiện ra tại mỗi tầng cảnh giới. Mà Pháp Lý trong mỗi từng tầng thứ, đều vô cùng to lớn, vô cùng phức tạp. Nếu chư vị muốn giảng rõ ràng ra Lý của một tầng, thì có thể mất cả một đời cũng không nhất định có thể hoàn toàn giảng ra được, nó chính là phức tạp và to lớn nhường ấy. Mọi người biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni là đứng ở tầng thứ Như Lai mà giảng Pháp cho con người và các đệ tử tu luyện của Ông. Nhưng Ông mất cả đời mình, cũng chỉ giảng được những thứ trong môn của Ông. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tu luyện có tám vạn bốn nghìn pháp môn, trong đó còn chưa bao gồm Đạo gia. Đạo gia Trung Quốc giảng họ lại có ba nghìn sáu trăm pháp môn, [nhưng] vẫn chưa bao gồm phương pháp tu luyện của các loại Thần trong tôn giáo phương Tây mà chúng ta thường biết. Hơn nữa Phật Thích Ca Mâu Ni giảng tám vạn bốn nghìn pháp môn cũng chỉ là đứng tại tầng thứ Như Lai ấy mà giảng nhận thức trong phạm vi đó thôi. Vậy vượt khỏi phạm vi ấy, thì không biết là có bao nhiêu phương pháp tu luyện, không biết là có bao nhiêu Phật Như Lai và Pháp Lý khác nhau mà họ chứng ngộ được, nó vô cùng lớn. Có thể nói dùng [hình ảnh] đại dương mênh mông cũng không hình dung được Phật Pháp. Vũ trụ lớn bao nhiêu thì Pháp này lớn bấy nhiêu, là khái niệm như vậy.

Hôm nay tôi chỉ là dùng ngôn ngữ con người, hơn nữa là dùng ngôn ngữ nông cạn đơn giản dễ hiểu nhất của nhân loại ngày nay, để giảng khái quát cho mọi người một tổng quan59 rất lớn và rất cao thâm của toàn thể vũ trụ này. [Nếu] thực sự có thể hoàn toàn lý giải Pháp này, có thể tu luyện trong Pháp này, thì chư vị sẽ thể ngộ60 được những điều cao thâm khó tả thành lời; miễn là chư vị tu luyện, chư vị sẽ dần dần thể ngộ càng ngày càng nhiều. Chư vị đọc sách «Chuyển Pháp Luân», chư vị càng đọc sẽ minh bạch càng nhiều. Nếu chư vị căn cơ rất tốt, chư vị tu trong Đại Pháp này, [thì] thực sự đủ cho chư vị tu; chư vị muốn tu cao bao nhiêu, thì Pháp này lớn bấy nhiêu. Pháp này quá rộng lớn. Mọi người biết đấy, tôi giảng trong sách «Chuyển Pháp Luân» rồi, tôi nói Pháp Lý bên trong đó là rộng lớn phi thường, đằng sau mỗi chữ chư vị thấy đều là tầng tầng trùng điệp vô số Phật Đạo Thần, nhiều không đếm xuể. Vì mỗi tầng thứ có Lý của tầng thứ ấy, mỗi tầng thứ có tồn tại Phật Đạo Thần của tầng thứ ấy. Chư vị nghĩ xem Pháp này lớn nhường nào. Kỳ thực tôi mới chỉ giảng khái quát về Ông cho mọi người. Lý giải chân chính [vẫn] là dựa vào chư vị khi thực tu mà tự mình ngộ được, tự mình mà tu, tự mình mà lý giải. Vậy nên tôi bảo mọi người cái Lý này: Nhất định không nên cảm thấy rằng cuốn sách «Chuyển Pháp Luân» này đã xem rồi, động tác cũng đã biết rồi, [vậy] là được rồi, rằng biết là tốt và theo đó mà luyện là xong rồi. Nếu chư vị muốn đề cao, thì toàn dựa vào cuốn sách đó, do đó chư vị phải đọc đi đọc lại. Khi đọc cuốn sách đó thì chư vị chính là đang nhận thức, chính là đang đề cao. Thêm vào đó là biện pháp viên mãn của chúng ta —luyện công— chư vị sẽ không ngừng đề cao tầng thứ của mình. Cho nên tuyệt đối không nên cảm thấy rằng mình đã đọc qua một lượt rồi, cũng cảm thấy tốt, bèn theo mọi người luyện, luyện công cũng không gián đoạn, [thế là đủ rồi]; nhưng Pháp này lại là vô cùng chủ yếu. Nhất định phải đặt công phu vào việc học Pháp.

Vũ trụ này lớn thế, kết cấu lại phức tạp thế. Tôi đã giảng cho mọi người cấu thành của không gian. Ví như nói vật chất là do phân tử và lạp tử vi quan hơn tổ thành. Không gian chúng ta nhận thức [được] cũng do những lạp tử này tổ thành. Khoa học hiện nay biết các lạp tử có phân tử, nguyên tử, neutron, hạt nhân nguyên tử, điện tử, sau đó còn có quark, neutrino, xuống dưới nữa thì khoa học hiện nay cũng không biết là gì. Vậy điều tôi giảng là, chỗ tồn tại ‘cảnh giới’ mỗi tầng lạp tử như vậy, chúng ta gọi nó là một ‘tầng diện’61. Kỳ thực lạp tử phân bố không là [theo] diện, mà là tồn tại khắp nơi62 ở tầng thứ đó chứ không [theo] diện. Nhân loại không có danh từ này, nên bèn gọi nó là ‘diện’ vậy, chỉ có thể hình dung như vậy. Tức là trong cảnh giới ấy, trong cảnh giới một tầng lạp tử đó nó cấu thành nên một không gian. Giữa lạp tử và lạp tử là không gian, mà bên trong bản thân lạp tử cũng lại là không gian. Mà lạp tử lại có thể tổ thành các lạp tử lớn nhỏ khác nhau, rồi ở giữa các lạp tử lớn nhỏ khác nhau mà được tổ thành từ các lạp tử đồng nhất ấy cũng lại là không gian. Đây chính là khái niệm ‘không gian’ mà lần trước tôi giảng cho mọi người.

Trước kia [tôi] vẫn luôn giảng giữa nguyên tử tới phân tử nó là một không gian rộng lớn. Con người chúng ta sống giữa tầng lạp tử lớn nhất do phân tử tổ thành và tầng lạp tử là tinh cầu mà chúng ta [vẫn] thấy. Con người sống trong không gian này. Tinh cầu cũng là một lạp tử. Hướng tới lớn hơn, thì hệ Ngân Hà này nó cũng có vỏ ngoài. Hệ Ngân Hà này cùng vô số hệ ngân hà cũng phân bố giống thế trong vũ trụ, chúng chẳng phải cấu thành một không gian sao? Chúng cũng có liên đới. Vậy hệ ngân hà trở ra lại có một phạm vi vũ trụ. Vậy phạm vi vũ trụ ấy chẳng phải nó là một tầng lạp tử sao? Nó cũng là một tầng lạp tử. Vũ trụ này quá lớn rồi, lớn đến mức quả thực không cách nào nói [ra được]. Hơn nữa, ba nghìn vũ trụ giống như vũ trụ mà chúng ta cư trú lại cấu thành một tầng vũ trụ lớn hơn, mà mặt ngoài63 là có vỏ ngoài, nó lại là một tầng lạp tử lớn hơn nữa của vũ trụ. Mà lạp tử tôi vừa giảng là từ một điểm mà triển khai, kỳ thực mỗi tầng lạp tử đều phân bố khắp toàn thiên thể. Nhưng mà, ngay cả cái mà tôi vừa giảng ấy cũng chỉ bất quá là hai tầng vũ trụ, chư vị đã cảm thấy không thể tưởng tượng nổi rồi. Kỳ thực khoa học nhân loại tương lai cũng không thể nhận thức tới được, nhân loại vĩnh viễn không nhận thức đến cao như vậy. Ngay cả là giảng đến chỗ đó, tầng lạp tử ấy trong vũ trụ bao la này, nó chẳng qua cũng chỉ là một hạt bụi, hơn nữa chỉ là một hạt bụi nhỏ tí xíu thôi. Chư vị nói xem vũ trụ này to lớn nhường nào! [Điều mà] trước kia tôi vẫn giảng cho mọi người chính là kiểu không gian này.

Lần trước tôi đã lại giảng về cấu thành của không gian này. Ngoài không gian theo kiểu giữa nguyên tử và phân tử, giữa tinh cầu và phân tử ấy, thì mỗi từng tầng lạp tử nguyên tử lại sẽ tổ thành các lạp tử to nhỏ khác nhau, vậy ở [giữa] các tầng lạp tử to nhỏ khác nhau này cũng lại là không gian. Chẳng hạn như phân tử, thông thường chúng ta biết giữa phân tử và nguyên tử là không gian, vậy nếu nguyên tử tổ thành phân tử, thì phải có tương đối nhiều nguyên tử sắp xếp lại với nhau để tổ hợp thành phân tử. Vậy tầng lạp tử lớn hơn tổ thành từ lượng lạp tử nguyên tử ít hơn, giữa nó và [tầng] lạp tử lớn hơn nữa do lượng lạp tử nguyên tử nhiều hơn tổ thành thì lại là một tầng không gian. Vì tôi đã giảng, phân tử có thể tổ thành bất kỳ vật thể nào ở bề mặt nhất như [những thứ] con người chúng ta có thể nhìn thấy, gồm cả sắt, thép, nước, không khí, gỗ, kể cả thân thể người chúng ta. Đây là tầng vật chất bề mặt mà con người có thể nhìn thấy, được cấu thành từ tầng lạp tử lớn nhất do phân tử tổ thành. Vậy phân tử còn có thể tổ thành một tầng lạp tử thứ hai đếm ngược, mà hơi nhỏ hơn những lạp tử phân tử lớn nhất một chút, chúng còn có thể tổ thành tầng lạp tử thứ ba đếm ngược, đều là do phân tử tổ thành. Vì phân tử có thể tổ thành các lạp tử to nhỏ khác nhau mà. Vậy thì giữa chúng lại là không gian, cho nên vũ trụ này là vô cùng phức tạp. Mà không chỉ có vậy, vì trong mỗi tầng không gian còn tồn tại các [không gian] hướng dọc, nghĩa là không gian với tầng thứ khác nhau. Tức là, nó có những không gian với tầng thứ khác nhau kiểu như bao nhiêu tầng trời mà tôn giáo vẫn nhận thức. Hơn nữa trong các không gian tầng thứ khác nhau ấy còn tồn tại các thế giới đơn nguyên khác nhau, là vô cùng phức tạp. Tôi chỉ giảng cho mọi người một loại hiện tượng tồn tại phổ biến thế này thôi.

Kỳ thực ngoài kiểu không gian này ra, còn một kiểu không gian thô tháo64, chính là không gian bề mặt nhất. Tôi thường nói với mọi người, đương nhiên, lần trước cũng có người hỏi rằng, trong sách «Tinh Tấn Yếu Chỉ» tôi nói rằng xã hội nhân loại vừa vặn nằm ở trung tâm nhất, tầng ngoài nhất, bề mặt nhất. [Người đó] không hiểu được là ý gì. [Về] hàm nghĩa của ‘bề mặt nhất’ này; chiểu theo Lý của vũ trụ này mà giảng thì nó không có trong-ngoài, cũng không có khái niệm lớn-nhỏ mà nhân loại nhận thức, hoàn toàn khác khái niệm của con người chúng ta. Hôm nay tôi giảng một chút về [khái niệm] “ngoài” này. Tại sao nói nhân loại là ở biên duyên65 nhất, mặt ngoài nhất? Là ý tứ gì? Chính là ngoài [kiểu] không gian mà tôi đã giảng trước đây, còn có một kiểu không gian, kiểu không gian này cũng giống như không gian mà nhân loại chúng ta hôm nay đang sinh sống, [nhưng] hoàn toàn khác biệt với không gian mà Thần ở. Kiểu không gian mà trước kia tôi giảng đều là do vật chất cao năng lượng vi quan hơn tổ thành. Còn không gian mà hôm nay tôi giảng là do vật chất bề mặt tổ thành. Bên trong vật chất bề mặt này cũng tồn tại rất nhiều rất nhiều nguyên tố khác nhau, lạp tử khác nhau. Không gian bề mặt rất đặc thù này, cũng như con người chúng ta, trong thân thể chư vị có các tế bào lớn nhỏ khác nhau, cũng có thể gọi là lạp tử vậy. Bề mặt tế bào đều có một lớp da. Vậy một mạch cho đến lớp da của các lạp tử [mà] cấu thành nên lớp da ở bề mặt thân thể con người chúng ta, lớp da của các lạp tử bề mặt của thân thể người thì cấu thành nên lớp da thịt bề mặt của người. Tấm da này tại mức cực vi quan nó lại là một không gian cực kỳ rộng lớn. Các tổ chức [mô] thịt trong thân thể do da lạp tử cấu thành đó, hoàn toàn khác với kết cấu nội trong bề mặt. Vũ trụ này cũng là như vậy, đương nhiên nó rất phức tạp. Không gian mà con người chúng ta sinh tồn nó có hình thái gì? Chẳng hạn đều là do lạp tử tổ thành, thì bất kể là lạp tử lớn ngần nào hay nhỏ ngần nào, mỗi từng lạp tử đều có một cái vỏ ngoài.

Thực chất hôm nay tôi chính là giảng cho mọi người về cái vỏ ngoài này. Mà những vỏ ngoài này mặc dù là lạp tử bao lấy lạp tử, lạp tử bao lấy lạp tử, có lạp tử dường như là ở bên trong, Trái Đất chính là vị trí giữa mà, kỳ thực chúng đều thuộc về biên ngoài66. Đây chính là [lý do] tôi giảng vì sao con người ở biên ngoài nhất. Chúng đều thuộc về biên ngoài nhất, bởi vì chúng đều có phát sinh liên hệ với cái da vỏ ở biên ngoài nhất. Da vỏ là một thể hệ độc lập, vũ trụ có một cái vỏ ngoài lớn nhất, và tất cả chúng đều có mối liên hệ với cái vỏ ngoài lớn nhất này. Không gian nơi nhục thể67 con người chúng ta tồn tại, cũng là một loại hình thức như vậy. Trong không gian này có đặc điểm của không gian này, nó so với thế giới của Thần, so với không gian mà lúc trước tôi giảng là khác hoàn toàn. Mà nguồn gốc của hết thảy vật chất bên trong vũ trụ đều đến từ trong các không gian này.

Hôm nay còn có người hỏi tôi vấn đề thắp hương. Tôi nói rằng sau khi vật chất bên này tiêu mất, thì vật thể ở bên kia được giải phóng, được thả ra. Cùng lúc ấy vật thể ở bên này có thể qua được bên kia. Vậy thì, vật chất bên này đối với bên kia mà nói là rất trân quý. Vì vật chất bên này sau khi bị thiêu cháy đã phát sinh biến hóa, đã khác vật chất lúc còn ở bên này. Trước kia tôi đã giảng một câu, tôi nói rằng: Chư vị tu luyện trên mặt đất [rồi] có thể đem một nắm đất về, thì bên trên đều thấy rằng chư vị xuất sắc lắm, là ý tứ này. Người ta nói thế giới Cực Lạc đâu đâu cũng là vàng. Vậy chư vị mà đến thế giới Cực Lạc chư vị sẽ phát hiện không có một hòn đá, một hạt bụi, vậy có thể chư vị mang theo một chút [đất đá] từ thế giới vật chất này thì nó thật cực kỳ trân quý. Con người chúng ta có câu: ‘hiếm thì mới quý, ít thì mới lạ’68. Đương nhiên thực tế không nhất định thế đâu, chỉ là nói cái ý này. Vì nguồn gốc hết thảy vật chất bên đó vẫn là từ bên này. Đương nhiên, cũng không có ý nói rằng đòi hỏi con người chúng ta chuyên đi làm việc này, [mà là] cơ chế trong vũ trụ này đang khởi tác dụng.

Tôi giảng thêm bước nữa về thế giới [do vật chất] bề mặt cấu thành này, chính là những tinh cầu mà chúng ta nhìn thấy bằng con mắt này. Mà mỗi tinh cầu đều có không gian khác của nó, rất nhiều rất nhiều không gian cấu thành từ các lạp tử khác nhau. Nhưng các lạp tử cấu thành nên không gian bề mặt lớn nhất này, cũng chính là vỏ của nó, bề mặt nhất của nó. Vừa rồi tôi lấy thân thể người để làm so sánh. Lấy vũ trụ này để so sánh, thì cái vũ trụ mà con người chúng ta đang sinh sống đây chính là vỏ ngoài của vũ trụ này.

Vậy vũ trụ này to lớn quá, và chúng ta thực tế lại ở giữa của vũ trụ này. Nhưng vừa rồi tôi đã giảng, tuy lạp tử dường như là bị bao vây bởi các lạp tử khác nhau, kỳ thực chư vị vẫn ở biên ngoài, bởi vì kết cấu, vật chất, liên hệ của không gian nơi chư vị tồn tại đều là [thuộc về] loại thể hệ không gian mặt ngoài, chịu không gian mặt ngoài chế ước. Nó là tình huống như vậy. Hơn nữa tôi cũng từng giảng rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong một hạt cát có ba nghìn đại thiên thế giới. Kỳ thực Phật Thích Ca Mâu Ni là đang giảng bên trong không gian vi quan [được] cấu thành ở bề mặt của lạp tử của hạt cát có tồn tại rất nhiều rất nhiều thế giới khác nhau. Nhưng hôm nay tôi nói với mọi người một cách minh xác hơn, chính là vỏ ngoài của hạt cát này —bộ da, gồm cả vỏ ngoài của các tầng lạp tử cấu thành nên hạt cát— là cùng một thể hệ với không gian vật chất chúng ta bên này. Trong các lạp tử lớn nhỏ khác nhau do phân tử tổ thành có rất nhiều rất nhiều sinh mệnh, [mà] hình thái sinh mệnh là giống y hệt với hình thái sinh mệnh của nhân loại chúng ta. Nên cũng nói người tồn tại trong hạt cát kia là giống hệt con người chúng ta. Có người da đen, có người da trắng, có chủng người da vàng. Hơn nữa tương lai chư vị sẽ thấy rất lạ rằng chính trang phục của họ không khác mấy so với [trang phục] người cổ [xưa] chúng ta. Còn nữa, ở [mức] vi quan hơn [trong] thế giới này của họ lại còn xuất hiện một loại biến hóa chỉnh thể. Loại biến hóa này vì trước đây [tôi] chưa từng giảng, [đó] chính là các thế giới vi quan khác nhau cũng có phạm vi thiên thể nhất định. [Điều] vừa giảng là phạm vi thiên thể do lạp tử hạt cát cấu thành.

Sinh mệnh tồn tại trong thế giới vi quan mà chúng ta nói đến, họ là một thể hệ khác, một thể hệ sinh mệnh [trong] thiên thể khác. Trong đó cũng có Phật Đạo Thần của họ và người, động vật, vật chất, núi, nước, trời, đất, không khí cùng hết thảy vật chất tồn tại trong vũ trụ vi quan đó của họ. Thêm nữa còn có những thế giới cùng dạng [nhưng] vi quan hơn, vi quan hơn hơn nữa tồn tại. Do vậy quá khứ chúng ta có rất nhiều người tu luyện, từng thấy được từ những thế giới vi quan kia, từ những thế giới vi quan của cát, đất, đá bé tí xíu kia xuất hiện những vị Phật, chư Phật ấy họ cũng có thể biến thành rất lớn. Trong tầng thể hệ nhỏ hơn một mức so với thể hệ này cũng có Phật, Đạo, Thần, người, chư Phật ấy họ cũng có thể biến hóa xuất lai, có thể tới thế giới này của chúng ta, vì họ là Phật mà. Họ có thể biến hóa lớn ngần nào? Họ có thể biến hóa lớn nhất thì lớn như hệ Ngân Hà này. Họ mà [biến thành] nhỏ, thì nhỏ đến không còn dấu tích, vì họ là Phật trong thế giới vi quan kia, [họ] hoàn toàn khác chư Phật trong thiên thể chúng ta. Nhưng hình tượng trông giống nhau, yêu cầu tu cũng đều như nhau, vĩ đại như nhau, cũng đồng dạng là Pháp Chân-Thiện-Nhẫn này từ trên xuống dưới xuyên suốt xuống.

Vũ trụ này quả thật quá huyền bí diệu kỳ69, mà [trong các vũ trụ] nhỏ hơn nhỏ hơn hơn nữa so với nó còn có các thiên thể với Phật, Đạo, Thần, người, vật chất nhỏ hơn tồn tại; nhưng mà, không chỉ một hạt cát là có sinh mệnh trong đó, mà là phân bố khắp tất cả vật chất của vũ trụ, các lạp tử lớn nhỏ, bên trong bên ngoài vỏ hết thảy lạp tử. Vậy vừa rồi tôi là hướng tới vi quan mà giảng; [còn] khi thiên thể bao la này lớn đến một mức độ nhất định, sẽ vượt khỏi phạm vi thiên thể chúng ta. Mà phạm vi thiên thể ấy lại không thể dùng danh từ ‘vũ trụ’ này để khái quát, hoàn toàn khác khái niệm đó. Khi vũ trụ hồng đại đến một biên giới nhất định, thì đột nhiên đến một nơi ‘không’, không có gì cả. Vậy tiếp tục đi xa hơn nữa thì phát hiện lại có thiên thể lớn hơn nữa tồn tại. Nó hoàn toàn khác thiên thể chúng ta. ‘Thiên thể’ mà tôi nói đây hoàn toàn vượt khỏi khái niệm ‘vũ trụ’ này của chúng ta. Vậy thì chư Phật, Đạo, Thần trong thiên thể lớn hơn kia [cũng] đặc biệt to lớn, họ nhìn chúng ta cũng giống chúng ta nhìn Phật, Đạo, Thần, người, vật chất trong thế giới vi quan, trong thiên thể vi quan. Cho nên họ là một thể hệ khác, to lớn kinh khủng. Chưa nói họ nhìn con người chúng ta [như thế nào], họ nhìn thiên thể chúng ta đây, thì cũng giống chúng ta nhìn những văn vật khai quật được từ lòng đất. Họ cảm thấy rất kỳ lạ, cũng rất huyền bí diệu kỳ, cũng rất tốt, rất là thú vị. Họ cũng cảm thấy sinh mệnh này huyền bí diệu kỳ vô cùng. Cái thiên thể bé tẹo này cũng tràn đầy sức sống, họ cũng nhìn nhận như vậy. Nhưng họ lại không có khái niệm trong phạm vi thiên thể mà những sinh mệnh giống chúng ta tồn tại, hoàn toàn không có. Trong mắt họ, chư vị chính là sinh mệnh vi sinh vật, không liên quan gì đến họ. Do vậy chúng ta thường có rất nhiều người tu luyện có cảm nhận tương tự khi thấy được những cảnh tượng bên trong cục đá, hạt cát, thậm chí trong những lạp tử vi quan nhỏ hơn.

Chúng ta có học viên lúc khai thiên mục, thấy trong thiên mục của mình có non có nước, [thấy] bản thân mình đang chạy thẳng ra ngoài, phi rất nhanh ra ngoài, băng qua rất nhiều rất nhiều núi sông, thậm chí xuyên qua rất nhiều rất nhiều thành thị, một mạch chạy từ trong thiên mục ra. Cảnh tượng chư vị thấy đó, tôi bảo chư vị hay, nó không phải đến từ bên ngoài, đó đích xác là tế bào trong đầu não chư vị, [là] hình thức tồn tại của thế giới tổ thành từ lạp tử vi quan hơn. Tôi thường giảng rằng, nếu chư vị có thể nhìn thấy, chư vị sẽ phát hiện trên một lông tơ có thể có rất nhiều thành thị, cũng có thể trong đó còn có xe lửa xe hơi đang chạy. Nghe có vẻ rất huyền [hoặc]. Thế giới này chính là một thế giới phức tạp phi thường như vậy đó. Hoàn toàn khác với nhận thức của khoa học chúng ta hiện nay. Tôi thường giảng, khoa học hiện nay, từ khi bắt đầu kiến lập nó đã đứng trên một nhận thức không hoàn thiện, một cơ điểm sai lầm mà phát triển lên, do vậy nó chỉ có thể giới hạn trong cái khung này. Nếu nói đến khoa học chân chính, từ tình huống của vật chất, sinh mệnh, vũ trụ mà chúng ta đã thực sự hiểu được, [thì] khoa học hiện nay còn không được tính là khoa học. Vì theo con đường của khoa học ấy thì vĩnh viễn không thăm dò được [những điều] huyền bí diệu kỳ của vũ trụ này. Nhân loại chỉ tin rằng bản thân con người là sinh mệnh duy nhất trong vũ trụ, họ đáng thương quá, đáng thương đến mức độ như vậy. [Nói về] sự tồn tại của người ngoài hành tinh70, người ngoài hành tinh hết sức xác thực đã đến Trái Đất chúng ta rồi, còn chụp cả một số ảnh, họ cũng không tin. Họ chính là bị khoa học này bó buộc rồi. Những người xử trí theo cảm tính ấy cũng không phải là làm nghiên cứu, là [lý] trí không thanh tỉnh, họ chỉ muốn tin vào những thứ đã được con người tiếp thụ, cho dù nó có thực sự đúng hay không, [họ] chỉ muốn tin vào những thứ học được từ sách giáo khoa. Đó là hình thức không gian mà tôi giảng. Vì ngôn ngữ nhân loại rất hữu hạn, biểu đạt ra tôi cũng cảm thấy rất là khó, tôi không biết mọi người nghe có hiểu hay không? (vỗ tay).

Những Phật Đạo Thần mà chúng ta nhận thức, bao gồm cả con người chúng ta, [và] không gian với hết thảy vật chất tồn tại mà chúng ta thấy được, ở đây bao gồm cả vô số các vũ trụ, các vũ trụ không đếm xuể, dùng [đơn vị] ‘triệu triệu’71 để tính cũng không tính đếm được. Một phạm vi thiên thể lớn nhường ấy, nó là một thể hệ độc lập. Vậy vượt ra ngoài thể hệ này còn có thiên thể lớn hơn nữa tồn tại; nó lại là một thể hệ độc lập. Thế thì vượt ra ngoài nó còn có những thể hệ lớn hơn, lớn hơn, lớn hơn nữa tồn tại; vũ trụ này chính là khổng lồ như vậy. Mà trong thế giới vi quan, nó lại là cực kỳ vi quan cực kỳ vi quan. Nơi con người chúng ta sinh tồn đây gần như tại vị trí trung tâm, vô luận nhìn từ hồng quan hay vi quan, thế giới nhân loại gần như ở vị trí trung tâm. Mà các lạp tử khác nhau tổ thành các không gian khác nhau, ngoài đó ra, còn có các thế giới bề mặt do các lạp tử đặc thù khác nhau tổ thành. Mọi người biết đó, khi tôi ở Trung Quốc Đại lục đã có học viên nói rằng, có đệ tử nguyên thần ly thể và ngao du đến không gian ngoài thiên thể của không gian vật chất này của chúng ta, nhưng tại sao họ không thấy thế giới của Phật, cũng không thấy thế giới của Thần? Điều họ thấy hoàn toàn là những cảnh tượng chân thực trong không gian vật chất này của chúng ta, nhưng lại không có Thần? Bởi vì họ đã tiến vào không gian kiểu dạng da vỏ rồi, là không gian mà con người sinh tồn, là hình thức không gian vật chất kiểu dạng này như của chúng ta, cái họ thấy là tình huống như vậy. Đây là hình thức tồn tại không gian dạng này mà tôi [đang] giảng.

Chúng ta còn có những học viên đã hỏi tôi câu thế này: ‘Sinh mệnh của con người đến như thế nào?’ Vì tôi từng bàn đến bản nguyên của vật chất, tôi cũng giảng một chút vấn đề này. Mọi người đừng cho rằng tôi đang giảng khoa học, Phật Pháp bao hàm hết thảy. Trước đây tôi đã giảng ‘bản nguyên vật chất’. ‘Bản nguyên’ là gì? Tôi vẫn chưa từng giảng cho mọi người bản nguyên của vật chất là gì. Nhưng mà, bản nguyên của những thiên thể to lớn khác nhau mà tôi vừa nói thì không thể giảng. Thế nhưng, tôi có thể giảng cho chư vị bản nguyên của vật chất và sinh mệnh tồn tại trong các cảnh giới khác nhau trong thiên thể của chúng ta là gì. Kỳ thực, bản nguyên của vật chất chính là nước. Nước —bản nguyên của vũ trụ— không phải nước trên Trái Đất người thường. Vì sao nói bản nguyên của vật chất là nước? Mỗi khi vật chất vi quan nhất của các tầng thứ khác nhau đạt đến một điểm nhất định, thì không có vật chất nữa. Mà sau khi không còn vật chất nữa, thì hạt vật chất cũng không tồn tại nữa. Xem xét tiếp sẽ phát hiện một vấn đề, phát hiện tồn tại một loại lạp tử vật chất mà nhìn không thấy, thứ tĩnh tĩnh ấy, tôi thường gọi nó là ‘tử thủy’72, cũng gọi là ‘bản nguyên’, [là] nước không có sinh mệnh. Chư vị ném vào đó một thứ gì đó, nó sẽ không có thể hiện gợn sóng, chấn động âm thanh cũng sẽ không khiến nó gợn sóng, hoàn toàn là tĩnh chỉ73. Mà tổ thành căn bản nhất của vật chất, chính là từ thứ nước này.

Tổ thành như thế nào? Trong vũ trụ này có Pháp, Pháp này chính là Chân-Thiện-Nhẫn mà chúng tôi giảng, chủng đặc tính này của vũ trụ đem thứ ‘nước’ ấy tổ thành lạp tử vật chất đơn nhất sơ khai nhất, vi tiểu nhất, nguyên thủy nhất, cũng có thể gọi nó là lạp tử tối nguyên thủy. Nhưng nó là đơn nhất, nó không là gì cả, cũng giống như một cái bọt nước. Vậy thì ghép hai lạp tử nguyên thủy lại với nhau, thì sẽ lại tạo thành lạp tử nguyên thủy lớn hơn. Sau đó lại đem hai lạp tử [loại] hợp hai thành một kia mà hợp thành một lạp tử lớn hơn chút. Cứ không ngừng tổ hợp tiếp tục thế, một mạch đến lạp tử các tầng thứ khác nhau tổ hợp thành ngoại hình các chủng vật chất, sinh mệnh, vật chất, không khí và những thứ cần thiết cho sinh tồn như ánh sáng, nước, thời gian v.v. v.v., lạp tử sẽ có các phương thức tổ hợp khác nhau, mà hôm nay chúng ta gọi là trình tự sắp xếp74.

Trình tự sắp xếp của các lạp tử là khác nhau, vậy sẽ cấu thành nên các vật chất bề mặt trong cảnh giới đó là khác nhau. Cứ như vậy không ngừng từ vi quan đến hồng quan mà tổ hợp thành các lạp tử lớn hơn, lạp tử lớn hơn, cuối cùng tổ hợp thành neutrino, quark, điện tử, neutron, hạt nhân nguyên tử, nguyên tử, phân tử mà nhân loại chúng ta hôm nay biết đến. Tổ thành đến vật chất bề mặt mà chúng ta vẫn biết, mãi cho đến thiên thể to lớn hơn. Mà khi vật chất bề mặt tổ hợp đến bước này, thì do trình tự sắp xếp của nó biến hóa đa dạng, nên những vật chất bề mặt này khác biệt tương đối lớn. Nhưng mà, mọi người chúng ta đều biết, gỗ ấy, nó là do phân tử tổ thành; sắt ấy nó cũng là do phân tử tổ thành; nhựa cũng là do phân tử tổ thành. Bao gồm cả nước trong không gian của chúng ta, nó cũng là do nước vi quan hơn tổ hợp thành lạp tử lớn hơn rồi cấu thành phân tử nước. Vậy nên chúng tôi giảng rằng, nó đã là từ [vật chất] vi quan hơn tổ thành vật chất bề mặt, cho nên tôi cho mọi người biết, toàn bộ vũ trụ mà chúng ta có thể nhận thức được này, chính là do nước cấu thành. Mà loại nước kia là có mật độ cực lớn, căn bản chính là nước bất động, là do nó cấu thành.

Mọi người có lẽ từng nghe cổ đại có người kể chuyện thần thoại. Rằng có người tu Đạo, lấy đá ép ra nước. Tôi bảo mọi người này, thoạt nghe dường như dùng tư duy quan niệm con người chúng ta hiện nay, dùng khoa học hiện nay thì không giải thích nổi. Họ cho rằng chư vị đang kể chuyện thần thoại, Chuyện Nghìn Lẻ Một Đêm75. Tôi cho mọi người biết, việc đó hết sức xác thực. Vì hết thảy vật chất đều do nước cấu thành. Ngay cả sắt thép cũng có thể ép ra nước, thậm chí có thể hóa giải thành nước, vật chất cứng rắn đến mấy thì lạp tử cơ bản của nó cũng đều bắt nguồn từ nước. Nếu như từ góc độ này mà lý giải Phật Pháp thần thông, thì tôi nghĩ sẽ không khó lý giải, Nó chính là có uy lực lớn như vậy, Nó là có thể khiến chúng quay trở về vật chất nguyên thủy. Loại hình thức mà tôi vừa giảng, nó là có tính thứ bậc, trong các tầng thứ to lớn khác nhau có các loại ‘nước’ khác nhau như vậy.

Chúng tôi còn phát hiện một vấn đề, như tôi vừa giảng đó, nước của chúng ta cũng là từ nước rất vi quan kia tổ thành một tầng lạp tử lớn hơn, cuối cùng tổ thành phân tử nước, cấu thành nên nước trong thế giới này của chúng ta. Vậy thì, nước bản nguyên các tầng thứ khác nhau kia phải chăng lại có thể tổ thành một tầng lạp tử lớn hơn so với thế giới vật chất nhân loại? Sau đó lại tổ thành nước của nó [ở tầng ấy]. Kỳ thực, tôi vừa giảng rồi, tôi nói rằng vũ trụ này, vũ trụ cuối cùng là gì thì tôi không thể giảng. Tuy nhiên, tôi có thể cho mọi người biết, trong các tầng thứ khác nhau tồn tại các bản nguyên vật chất khác nhau, nghĩa tồn tại bản nguyên vật chất là nước khác nhau. Càng lên cao, mật độ của nước kia càng lớn. Nó có thể tổ thành lạp tử khác nhau, nước khác nhau, sinh mệnh khác nhau của các không gian khác nhau. Mọi người biết đấy, thân thể người, sắt thép, hết thảy đều là sinh mệnh và vật thể trong không gian chúng ta. Ngay cả sinh mệnh mà chúng ta vẫn biết, mà con người có thể tiếp xúc được, sinh mệnh mà con người có thể thấy được bằng mắt, kỳ thực cũng là bắt nguồn từ nước này, chẳng qua là nước của thế giới người thường. Chính là nước ở bề mặt nhất chúng ta, thứ nước nơi nhân loại do nước bản nguyên bất động kia tổ hợp thành. Khoảng cách này đã rất lớn rồi. Mà sinh mệnh và vật chất mà mắt người chúng ta có thể thấy được cũng là do nước này tổ thành. Mọi người đều biết lá rau này, chư vị dùng tay vò đi vò lại, thì cuối cùng chẳng còn gì, đều là nước. Hoa quả cũng như vậy. Các nhà khoa học hiện nay nói rằng, 70% thân thể người là nước. Nhưng họ vẫn không biết rằng ngay cả xương, tóc cũng đều do phân tử nước tổ thành, chẳng qua những thứ này được cấu thành bởi các lạp tử do nước ở vi quan hơn tổ hợp thành, thật ra đều là nước. Chỉ là các lạp tử vi quan hơn cấu thành nên hết thảy mọi thứ trong không gian vật chất này của chúng ta, đều là nước tổ hợp thành.

Vật chất vi quan này, có thể tổ thành các vật chất bề mặt khác nhau, chính là do trình tự sắp xếp khác nhau của lạp tử mà ra. Nếu như chư vị có thể làm ảo thuật, đương nhiên quá khứ có rất nhiều người làm ảo thuật, biến nước thành băng, hay là biến một vật thể này thành vật thể khác. Nghe có vẻ rất huyền [hoặc], kỳ thực không huyền [hoặc] chút nào. Nếu chư vị có thể thay đổi trình tự sắp xếp các phân tử của nó, thì nó đã là thứ khác rồi. Vậy thì làm sao có thể cải biến hình dạng bề mặt của vật chất? Đương nhiên hình dạng thì càng dễ cải biến, một khi hình dạng cải biến thì đã là thứ khác rồi. Chư Phật Đạo Thần tầng thứ càng cao, họ càng có mang theo uy lực như vậy. Mọi người đều biết, con người vô cùng yếu kém, yếu kém đến mức độ nào? Người ta mà muốn hoàn thành một việc, làm một việc, thì phải tự mình động tay động chân, phải qua lao động thể lực của mình để làm cho nó xong. Nhưng Phật thì không cần, Phật chỉ cần [dùng] tư tưởng, nghĩ là được rồi. Vì Phật có rất nhiều thần thông, có rất nhiều công năng, bản thân Ông còn có công mạnh mẽ. Mỗi vi lạp của công ấy đều là hình tượng của bản thân Ông, vi lạp ấy lại là do lạp [tử] vi quan hơn tổ thành, đều là hình tượng của Ông. Chư vị nghĩ xem, khi Ông vừa nghĩ thì công kia liền xuất ra rồi. Ở mức cực vi quan đều đang cải biến kết cấu của lạp tử các tầng thứ khác nhau, [còn] thời gian lại là dùng thời gian của không gian nhanh nhất, trong nháy mắt là làm xong rồi. Phật làm các việc hết sức nhanh, không chịu hạn chế của thời gian và không gian này của chúng ta. Trong nháy mắt Ông [có thể] cải biến vật thể thành thứ khác từ nền tảng nhất. Đây chính là nguyên lý của Phật Pháp thần thông khởi tác dụng. Vì sao Phật nghĩ một cái là nó {vật thể} liền cải biến? Khi Phật nghĩ tưởng, vô số lạp tử công và vô lượng trí huệ, liền đồng thời cải biến ở các tầng thứ, chỉnh thể cũng đang cải biến hết thảy những gì muốn làm, những hạt công lớn hơn của Ông cũng đang cải biến bề mặt của nó {vật thể}. Mỗi vật thể, từ lạp tử cơ bản nhất của nó cho đến lạp tử bề mặt, đều được công của Ông từ vi quan đến bề mặt đồng thời cải biến. Và Ông có thể biến [hóa] những việc ấy trong nháy mắt, trong nháy mắt là làm xong. Từ không đến có, Ông có thể từ những phân tử, lạp tử tồn tại trong không khí tổ hợp thành những vật thể mà chư vị có thể nhìn thấy được, đây chính là từ không đến có. Tại sao Phật Pháp thần thông có lực lượng lớn như vậy? Khoa học kỹ thuật của nhân loại vĩnh viễn không đạt được đến điểm này.

Lực lượng của Phật Pháp, loài người không thể thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật mà đạt tới, là vì con người không thể khiến đạo đức thăng hoa theo cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đó là không thể. Hơn nữa người ta khi phát triển khoa học kỹ thuật đều là mang theo tâm chấp trước rất mạnh muốn hoàn thành việc [nào đó], còn trái ngược với Pháp Lý vũ trụ này, do vậy tâm tính không thể đạt đến cao như vậy. Hơn nữa con người còn có rất nhiều rất nhiều thất tình lục dục, các chủng tâm chấp trước, tâm tranh đấu, tâm tật đố, tâm hoan hỷ, tâm tham, v.v. Nếu thật sự có được thủ đoạn khoa học kỹ thuật cao nhường ấy, thì vũ trụ này sẽ [có] chiến tranh giữa các vì sao, đại chiến vũ trụ thực sự sẽ xảy ra. Nhưng chư Phật Đạo Thần không hề cho phép, tuyệt đối không thể để con người tới [gây] họa loạn vũ trụ, do vậy Thần đang chế ước nhân loại. Không cho phép nhân loại đạo đức không đề cao mà thủ đoạn khoa học kỹ thuật lại đạt đến cao như vậy, tuyệt đối không thể nào.

Tôi thường giảng rằng, nhân loại là trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau mà phát triển tới hôm nay, nói cách khác, có rất nhiều rất nhiều lần nhân loại trải qua các kiếp nạn trong [thời kỳ] lịch sử khác nhau mà bị hủy diệt, sau đó lại sản sinh nhân loại mới, trải qua những chu kỳ khác nhau như thế mà biến hóa tới nay. Tại sao vậy? Giới tu luyện đều phát hiện một tình huống thế này: Mỗi khi nhân loại rơi vào tình trạng nguy hiểm hoặc khi bị lịch sử đào thải, đều là lúc đạo đức nhân loại cực kỳ bại hoại. Có người nói văn hóa Hy Lạp tốt đẹp thế này thế kia, nhưng người đi đâu rồi? Nhưng hiện nay có thể từ văn hóa Hy Lạp phát hiện một vấn đề: Văn hóa lưu lại từ văn hóa Hy Lạp chắc chắn là những gì nền văn minh Hy Lạp phát triển thời kỳ cuối cùng lưu lại, chúng ta phát hiện trong đó có những thứ đồng tính luyến ái, loạn tình dục, hơn nữa cuộc sống hết sức xa xỉ, hủ bại, hết sức trụy lạc, thấy rằng nhân loại đó đã rất bại hoại rồi. Vì sao nó tiêu mất? Chính vì đạo đức của nó không được nữa. Con người ấy, chỉ có ngoại hình của loài người thì không thể nói họ là người. Quỷ kia tại sao không gọi nó là người? Nó chỉ là ít hơn chư vị một tầng lạp tử. Vậy con khỉ, tinh tinh kia tại sao không thể gọi nó là người? Vì người không chỉ có thân thể và tứ chi, mà còn có quy phạm đạo đức, quan niệm đạo đức của người. Người mà mất đi quan niệm đạo đức của người, đánh mất quy phạm đạo đức của người, đánh mất chuẩn tắc làm người, thì họ không là người nữa. Do đó xã hội nhân loại hôm nay, tôi có thể nói thẳng với mọi người rằng, Thần đã không coi họ là người nữa. Chư vị nghĩ xem, nhân loại còn không [trong tình trạng] nguy hiểm sao? [Điều mà] chính phủ cho phép, quốc gia cho phép, dân tộc cho phép, thậm chí trong cảnh giới tư tưởng của chư vị, ý thức của chư vị, chư vị công nhận, [nhưng] nó không nhất định là tốt. Cho nên chư vị hãy nhìn xã hội hôm nay, hút hít, buôn bán, sản xuất ma túy, chuyển đổi giới tính, đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục, xã hội đen, hiện ra không dứt76. Tự tư77 và dục vọng khiến người ta coi nhau như kẻ địch, không còn chút chính niệm nào. Các loại hiện tượng bại hoại trong xã hội nhân loại đâu đâu cũng gặp, trong các ngành nghề nào là nghệ thuật phái hiện đại, nào là rock and roll, ma tính đại phát trên các sân bóng v.v. Đã xuyên suốt tất cả các phương diện của toàn bộ xã hội. Nhân tâm trở nên xấu đã khiến quan niệm phát sinh biến hóa phản đảo: tốt thì cho là xấu, xấu thì cho là tốt; quan niệm của con người đều phản đảo lại rồi. Tranh giành tiền tài danh lợi, tuyên dương triết học đấu tranh, đại ca xã hội đen leo lên những nơi thanh nhã78. Chư vị nói đi đây còn là nhân loại không?

Hiện nay tôi thấy học sinh trung học mặc quần, thắt lưng thì [trễ đến] mông, trên đùi còn treo các thứ lủng lẳng như khúc ruột. Thắt lưng còn thòng ra một đoạn, đầu thì cạo nhẵn thín hai bên, phía trên trông như mái hiên. Còn có người chỉ để một hàng tóc ở giữa trông như quỷ, họ thấy thế là đẹp. Nhưng trông họ có đẹp hay không? Nhìn kỹ thì họ không có chút khái niệm thẩm mỹ nào. Phụ nữ mặc trang phục màu đen, để những kiểu tóc ma tính, khuôn mặt cứng đơ như quỷ cõi âm. Chính là quan niệm con người đã đảo lộn, do ma gây họa loạn nhân loại coi những thứ đen tối u ám trở thành đẹp.

Hôm nọ tôi đã giảng, đồ chơi yêu ma quỷ quái, càng xấu, càng hung [tợn] thì bán càng chạy, những con búp bê xinh đẹp thì không ai mua. Quan niệm con người hoàn toàn biến đổi rồi. Mọi người nghĩ xem nó chẳng đáng sợ sao? Sự phát triển của xã hội nhân loại xác thực là có tính chu kỳ. Nhân loại nếu muốn tránh sự việc ấy phát sinh, thì chỉ có một biện pháp, chính là duy hộ79 đạo đức con người. Mọi người thấy đấy, xã hội hiện nay vấn đề hiện ra không dứt, không chính phủ nào giải quyết nổi. Vấn đề dân tộc, vấn đề giữa quốc gia với quốc gia, mâu thuẫn giữa các dân tộc, mâu thuẫn nội bộ các dân tộc, rất nhiều rất nhiều nguyên nhân ở các phương diện gây phạm tội trong xã hội, chính phủ nào cũng đau đầu, không ai giải quyết được. Tại sao không giải quyết được? Vì biện pháp của họ đều chỉ là từ hiện tượng mà giải quyết hiện tượng. Nhưng khi hiện tượng này bị ức chế được rồi, thì ngay sau đó lại xuất hiện hiện tượng bất hảo hơn. Các vị lại đi chế ước nó, rồi nó lại xuất hiện hiện tượng bất hảo hơn nữa. Luật pháp do con người đặt ra chính là đang hạn chế một cách máy móc con người, phong bế con người, gồm cả người chế định ra luật pháp trong đó. Con người đang không ngừng phong bế chính mình, phong bế tới phong bế lui cuối cùng phong bế con người đến mức không còn chút lối thoát nào. Luật pháp được định ra quá nhiều rồi, người ta đều bị quản giống như động vật, không còn lối thoát nữa, không ai nghĩ ra được biện pháp nào.

Nhưng tôi cho mọi người biết, kỳ thực căn nguyên mọi thứ bất hảo của nhân loại chính là vì đạo đức con người bại hoại rồi. Nếu không bắt tay từ chỗ này thì vấn đề gì nhân loại cũng không giải quyết được; nếu bắt tay làm từ vấn đề này thì vấn đề gì nhân loại cũng có thể giải quyết được. Là vấn đề này phải không? Mọi người thử nghĩ xem. Mỗi người đều từ nội tâm yêu cầu tự mình làm người tốt, đều có thể ước thúc chính mình, làm gì cũng nghĩ đến người khác, không làm hại người khác, nghĩ tới rằng người khác có thể chịu đựng chăng, thì chư vị nghĩ xem xã hội đó sẽ như thế nào. Còn cần luật pháp gì nữa? Còn cần cảnh sát không? Người ta đều đang tự ước thúc tự quản chính mình. Còn tuyên truyền chính trị và cai trị bằng sức mạnh đều không thể khiến đạo đức hồi thăng, ngược lại còn tệ hơn. Thế giới phát triển đến ngày nay mọi người đều cảm thấy pháp chế rất tốt, kỳ thực đó là biện pháp khi không còn biện pháp nào nữa. Nhân loại qua mấy nghìn năm phát triển tới nay, quá khứ đều không có nhiều luật pháp thế này để quản con người. Chỉ có vương pháp đơn giản, tiêu chuẩn đo lường tốt xấu là ‘đức’. Nhưng đạo đức người xưa cao thượng hơn nhiều so với hiện nay. Người hiện nay cảm thấy người xưa không tốt, kỳ thực đó là vì các vị đứng trên quan niệm đã bại hoại của người hiện nay mà nhìn nhận người xưa. Người quá khứ không hề kém thông minh hơn người hiện nay chút nào. Bộ phận đại não có thể sử dụng được của con người xưa nay không hề lớn thêm chút nào. Chỉ là con người chúng ta hiện nay cảm thấy mình thật xuất sắc, cảm thấy mình thật thông minh.

Sự phát triển của xã hội cũng là Thần an bài, cho phép các vị phát triển đến bước này rồi xuất hiện cơ khí hiện đại hóa, thiết bị hiện đại hóa, công cụ sinh hoạt hiện đại hóa. Người xưa không nghĩ đến việc tạo ra chúng sao? Chỉ là Thần không có an bài ở bước đó. Người hiện đại không hề thông minh hơn người xưa chút nào. Nhưng [đời sống] vật chất này càng phát triển, thông thường con người lại càng bị hãm vào cái hiện thực vật chất này. Cảm thấy điều này thật xuất sắc, người xưa không tạo ra được, người hiện đại chúng ta đều bắt kịp thần tiên rồi. Hôm qua đi máy bay từ Châu Âu sang Châu Mỹ, theo kịp như thần tiên rồi. Tôi cho mọi người hay, nơi vũ trụ bao la này, hết thảy thứ ấy đã có từ lâu. Trong những thế giới khác đã có lâu rồi. Người không còn tốt nữa và rớt xuống, rớt xuống đến chỗ nhân loại đây, rớt xuống đến Trái Đất này. Trong tư tưởng của người ta tồn tại ý thức tiên thiên80, chỉ là bản thân không biết. Nào là ‘thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật’, nào là ‘khoa học kỹ thuật chúng mình tiên tiến ra sao’, làm ra nào là ‘máy bay’, ‘xe hơi’, nào là ‘các thứ hiện đại hóa’. Kỳ thực, tôi nói với mọi người, chẳng qua chỉ là những thứ trước kia lưu tồn trong ý thức các vị, [nay] trong đống rác này các vị lại sử dụng rác, sử dụng những vật chất thô tháo bề mặt nhất rồi lại làm ra [chúng], con người vẫn cảm thấy khá lắm. Đương nhiên nhân loại chính là đã rớt xuống như vậy, bởi vì họ không còn tốt nữa mà, rớt đến bước này, khổ ấy, con người phải chịu. Vậy thì sự phát triển của nhân loại không thể là tự con người muốn phát triển thế nào liền phát triển thế ấy, muốn gì làm nấy81. Người ta muốn làm thế nào cảm thấy thoải mái là được, điều đó tuyệt đối không được; do đó con người [đang trong tình trạng] nguy hiểm. Người này nói về kiếp nạn, người kia nói về kiếp nạn; tôi xưa nay không giảng việc này, cũng không ích gì. Có hay không tôi cũng không bàn đến. Có, thì cũng không quan hệ gì đến người tu luyện, người tốt chúng ta. Nhưng mà chúng tôi thực sự thấy rằng con người phát triển đến hôm nay, khi không giải quyết được vấn đề nữa rồi, những phiền phức gặp phải, khiến nhân loại không còn đường ra, quả nhiên xác thực là do đạo đức nhân loại đã bại hoại tạo thành. Vì vừa nãy giảng về cấu thành của sinh mệnh, giảng về không gian, chúng ta quay trở lại nói về nhân loại. Vật chất cấu thành nên người là vì khi lạp tử tổ hợp thành các vật chất khác nhau, thì nó có thể tổ hợp thành các vật chất bề mặt khác nhau của người. Khi trình tự sắp xếp phân tử là theo kiểu trình tự sắp xếp của các lạp tử của xương thì vật chất bề mặt chính là xương. [Nếu] sắp xếp thành trình tự sắp xếp phân tử của thịt, vậy thì nó chính là thịt. Sắp xếp thành gì thì nó thành nấy. Như thế có thể cấu thành nên sinh mệnh của chư vị, nói rõ ra thì thật đơn giản.

Vừa rồi tôi còn giảng một vấn đề, rất nhiều rất nhiều người nói rằng Thần đã tạo ra con người. Có người nói [dùng] đất sét tạo ra con người thế này thế kia; chúng tôi không giảng hiện tượng cụ thể là tạo ra thế nào. Kỳ thực tạo theo cách nào cũng có. Thần lớn hơn nữa thì chỉ cần nghĩ một cái liền có thể tạo ra chư vị. Bất kỳ vật thể nào cũng đều là sống, sau khi tạo ra ngoại hình cho chư vị, thì tạo ra nội tạng. Con người cảm thấy thân thể người vô cùng phức tạp, nhưng đối với vị Thần đại trí đại giác mà nói thì chỉ là một việc rất rất nhỏ. Phật nghĩ một cái, ở mức cực vi quan dùng vật chất liền tạo ra nội tạng cho chư vị, rất nhanh đã có thể tạo ra rồi. Mỗi khi một vật thể được hình thành, liền có một sinh mệnh được rót vào. Đương nhiên con người còn có phó nguyên thần, rất nhiều rất nhiều sinh mệnh đều đến, cấu thành nên con người. Giảng ra chính là tình huống như vậy.

Trước kia trong giới khoa học người ta cứ thích dùi vào sừng bò82, nói rằng con gà có trước hay quả trứng có trước. Tôi nói rằng chẳng có gà cũng chẳng có trứng. Chính là vật chất vi quan tổ thành vật chất hồng quan. Lạp tử nhỏ tổ thành lạp tử lớn hơn, từ những thứ mà còn không thể gọi là vật chất tổ thành vật chất. Sinh mệnh lớn hơn và sinh mệnh của chúng ta, mặc dù từ [phương diện] thể tích mà xét, thì lạp tử cấu thành nên thân thể là khác nhau, [do đó] cấu thành nên ngoại hình lớn nhỏ cũng khác nhau, nhưng vật chất cấu thành nên tồn tại sinh mệnh ấy, bất luận to nhỏ thế nào, thì trình tự sắp xếp của lạp tử bề mặt của nó là giống nhau. Ví như nói, người ở tầng lớn hơn một mức, nếu mỗi lạp tử của thân thể họ đều do tầng lạp tử tinh cầu này cấu thành, vậy thì, thịt của họ giống với trình tự sắp xếp phân tử thân thể chúng ta. Nói cách khác, trình tự sắp xếp của tinh cầu và trình tự sắp xếp của phân tử cấu thành nên thịt của chúng ta hẳn là như nhau. Cho nên người ở tầng nhỏ hơn một mức, cũng là cấu thành như vậy, cho đến nhỏ hơn nữa. Về vấn đề này tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi.

Đến hôm nay, tôi đã giảng toàn diện về kết cấu vũ trụ này. Đương nhiên tình huống chi tiết thì không thể giảng. Có người hỏi tôi: ‘Thưa Thầy, chúng con muốn biết một chút Phật sinh hoạt thế nào’. Tôi nói vậy thì chư vị hãy tu thành Phật. Vì con người không được biết Phật sinh hoạt thế nào. Con người tuyệt đối sẽ không có khái niệm ấy. Giảng ra cho chư vị thì chư vị sẽ dùng tâm hoan hỷ của con người, dùng tư tưởng của con người, tư duy logic của con người mà đối đãi Họ, [vậy] bằng như mạ lỵ Họ, không tôn kính Họ. Do đó chúng tôi không thể giảng một cách cụ thể. Tôi chỉ có thể dùng ngôn ngữ hữu hạn của nhân loại mà giảng một cách khái quát. Kỳ thực chúng tôi hôm nay chọn dùng tiếng Trung mà giảng là phù hợp quá rồi. Vì tiếng Trung là ngôn ngữ có năng lực biểu đạt mạnh nhất, nội hàm lớn nhất thế giới. Nếu như dùng tiếng Anh hoặc tiếng khác mà giảng, thì cái gì cũng không giảng ra được. Vì để giảng nó cho rõ ràng, tôi đã dùng một số tiếng địa phương. Là vì Hán ngữ hiện đại đã quy phạm cũng không cách nào giảng nó cho rõ, do vậy mọi người có thể nghe ra trong lời tôi giảng có mang theo tiếng địa phương, có thể hình dung nó một cách thích đáng, hơn nữa [tôi] dùng từ cũng không quy phạm; loại tân bát cổ83 cũng không có nội hàm thâm sâu hơn; nếu không [giảng cách đó] thì cũng không cách nào biểu đạt.

[Tôi] lại giảng một vấn đề, chính là vấn đề mọi người rất quan tâm. Có người nói: ‘Thưa thầy, con luyện công mà con chẳng thấy được gì cả’. Vậy chúng tôi sẽ giảng việc thấy được và không thấy được này là thế nào. Kỳ thực khi giảng về thiên mục, tôi đã bàn đến rồi. Yêu cầu đối với người ta là tương đối cao, Lý là không ngừng thăng hoa. Nếu tôi giảng thêm nữa, thì sẽ vượt qua nhận thức kia. Nhưng mà, tôi sẽ gắng hết mức để liên hệ với điều tôi giảng lần trước. Tôi sẽ giảng thêm một bước cho mọi người về vấn đề này.

Người chúng ta ngồi đây tuyệt đại đa số đều có căn cơ hết sức tốt. Kỳ thực, từ khi chư vị bắt đầu tu luyện đến hôm nay cho dù thời gian ngắn ngủi, chư vị đều hẳn là có thể thấy một số thứ rồi, vì trong «Chuyển Pháp Luân» chúng tôi nhấn mạnh tống khứ tâm chấp trước yêu cầu rất nghiêm khắc, do vậy rất nhiều người không dám nhìn. Có rất nhiều người, thực sự có thể thấy gì đó lờ mờ, họ cũng không dám tin. Ở đây có mấy nguyên nhân tạo thành việc chư vị nhìn không thấy, không thể thấy. Thứ nhất, chính là có người cho rằng ‘Tôi nhìn thứ gì, thì phải rõ ràng giống như tôi nhìn thế giới vật chất này thì mới tính là thấy được’. Đây là một chướng ngại rất mạnh, họ toàn dùng tư tưởng khái niệm của con người mà nhận thức vấn đề này. Không phải vậy đâu. Nếu chư vị thực sự có thể nhìn rõ ràng như vậy, thì chư vị đã là khai ngộ rồi, khai ngộ 100% rồi, hơn nữa khi đó chư vị sẽ nhìn Thần còn rõ ràng hơn nhìn người. Vì cảm nhận lập thể ở thế giới đó mạnh hơn [chỗ] chúng ta, không khí trong hơn của chúng ta, vật chất thực hơn của chúng ta, do đó thấy sẽ rõ ràng hơn. Chính vì chúng ta có quan niệm như vậy, cho rằng có thể nhìn rõ mới thật là nhìn thấy; không phải [thế] đâu. Chư vị trong quá trình tu luyện, nhìn được thì cũng không thể để chư vị nhìn rõ đến thế. Cho nên chỉ có thể nhìn thấy mơ mơ hồ hồ. Còn nữa, có người cá biệt nhìn thấy khá rõ ràng, nhưng họ thấy là cục bộ, góc nhìn rất hẹp. Phần nhìn rõ chỉ là một phần nhỏ. Nếu góc nhìn rất rộng, thì những thứ nhìn thấy đảm bảo sẽ tương đối mơ hồ. Không thể nhìn rõ ràng đến như thế; hoặc chỉ có thể nhìn những không gian rất thấp, rất ít. Do đó chúng ta đừng dùng cái người ta gọi là khái niệm vật chất hiện thực để tự chướng ngại chính mình; đây là một nguyên nhân. Nhưng có ngoại lệ, bẩm sinh mà có thể nhìn thấy rất rõ ràng thì là thiểu số. Nên không giảng đến.

Còn một nguyên nhân nữa, chúng ta có rất nhiều rất nhiều người không phải là nhìn không thấy; họ có thể thấy, nhưng họ toàn coi đó là ảo giác, họ toàn coi đó là tưởng tượng. Thời kỳ đầu cũng có [người] như vậy, vì trong «Chuyển Pháp Luân» tôi đã đặc biệt bàn đến [vấn đề này] rồi, bảo mọi người rằng không được nghĩ tưởng, ‘tùy tâm nhi hóa’84, chư vị hễ nghĩ nó liền biến, tùy theo tâm của chư vị mà biến hóa, chúng ta có một số người không thu xếp được cho chính quan hệ này. Ngoại trừ nguyên nhân tạo thành bởi tâm chấp trước, tâm hoan hỷ của chư vị ra, còn một chướng ngại nữa, là chướng ngại gì? Chính là những gì mà tư tưởng chư vị nghĩ và hình tượng vật thể mà chư vị thấy là phản ánh xuất ra tại cùng một khu vực của đại não. Khởi tác dụng tại cùng một bộ phận của đại não. Hình tượng vật thể mà con người nhìn thấy không phải [do] mắt của chư vị phân tích ra, mà là qua thần kinh thị giác truyền đến khu vực thể tùng quả của đại não mà nhìn thấy. Nhưng khi chư vị vừa nghĩ vấn đề nào đó mà nghĩ tưởng ra hình ảnh, thì cũng là tại khu vực đó khởi tác dụng. Vậy sẽ dẫn đến một loại cảm giác sai, khi chư vị thực sự nhìn thấy thứ gì, hơn nữa [nó] vốn lờ mờ, chư vị bèn cho rằng [đó] là tưởng tượng, kỳ thực không phải tưởng tượng, mà là chư vị thật sự nhìn thấy.

Quá khứ có rất nhiều [loại] tu luyện tiểu đạo, khi huấn luyện đệ tử, cố ý yêu cầu họ tưởng tượng; ngươi không thấy thì ngươi hãy tưởng tượng. Cuối cùng càng tưởng tượng càng thật, càng tưởng tượng càng thật, người ta huấn luyện họ như vậy. Tu luyện tiểu đạo khó thành chính quả, chính vì hữu lậu85 mà, bản thân [tưởng tượng] ấy chính là chấp trước. Người ta yêu cầu họ nhìn một vật thể, nhìn không thấy thì ngươi tưởng tượng, nhìn nó cho kỹ, rồi nhắm mắt tưởng tượng, càng tưởng tượng càng thật, rồi dần dần dường như là tưởng tượng thành hiện thực. Quá khứ tiểu đạo là huấn luyện như vậy. Bởi vì tiểu đạo mà, chủng chấp trước này họ không phát hiện ra được [đó] là chấp trước, vì họ không giảng viên mãn.

Chúng ta rất coi trọng những vấn đề này; bất kỳ chấp trước nào đều sẽ ảnh hưởng viên mãn. Tôi bảo mọi người phân biệt rõ vấn đề này, rất có thể là chư vị thấy rồi nhưng cho là tưởng tượng; nhưng không thể luyện như vậy. Chẳng hạn Pháp Luân này, nếu có người lờ mờ lờ mờ thấy được rồi, nhưng lại cảm thấy là tự mình tưởng tượng. Thấy Nó đang vận động, đang quay, tôi bảo chư vị này, đó là chư vị thấy được rồi. Không ngại thì mọi người thử xem, chiểu theo lời tôi nói mà nhìn thử xem. Tôi chỉ là nói về đệ tử nào đã có thể thấy được rồi nhưng lại coi là tưởng tượng; [ai] không có cảm giác đó thì không được miễn cưỡng tưởng tượng, đó là chấp trước. Tôi vừa giảng cho mọi người là để bài trừ chướng ngại tâm lý cho mọi người, nhất định không được chấp trước, mọi người nhất định không được chấp trước vào nó.


• • • • • • • • •

Giảng Pháp tại buổi tọa đàm ở New York

Lý Hồng Chí
22 tháng Ba, 1997

Trước hội nghị ngày mai, hôm nay xem mọi người có việc gì [cần hỏi], có thể nói với tôi một chút.

Đệ tử: Tiêu tiền của chồng có tính là thất đức86 không?

Sư phụ: Vợ chồng chính là quan hệ thế mà, [nên] không tồn tại vấn đề này. Bây giờ tại sao chư vị nêu ra vấn đề này? Chính là vì hiện nay [có người] đã cố ý làm bại hoại luân lý con người rồi. Thời nay có những người, nhấn mạnh ‘giải phóng phụ nữ’, vấn đề này rất nhạy cảm; có người nói ‘Phụ nữ chúng ta khổ quá. Phụ nữ phải được giải phóng, nên là nam nữ bình đẳng, phụ nữ chúng ta cần phải mạnh mẽ lên.’ Tại sao như vậy? Vì có người nam quá ức hiếp phụ nữ, [khiến họ] chịu ấm ức. Tôi nói với mọi người, khi xã hội này trở nên bại hoại, người ta rất khó nhìn ra nhân tố gây bại hoại của nó và trạng thái bại hoại được tạo thành ra sao. Mọi người đều thích từ trong sự việc mà luận bàn sự việc đó.

Kỳ thực, tôi bảo mọi người này, loại tuyên truyền giải phóng phụ nữ ấy, cũng là sau khi nhân loại bại hoại mới xuất hiện. Không phải nói phụ nữ bị nam giới bắt nạt, mà là nam giới cũng bắt nạt nam giới, nữ giới cũng bắt nạt nữ giới, nam giới cũng bắt nạt nữ giới; nhưng nam giới ức hiếp nữ giới thì biểu hiện tương đối rõ ràng. Kỳ thực cũng có nữ giới cậy thế ức hiếp nam giới. Là do đạo đức cả toàn xã hội bại hoại rồi mà tạo thành. Kỳ thực giữa nam và nữ là quan hệ ‘cương nhu’; phụ nữ chịu nam giới áp bức thì biểu hiện tương đối rõ hơn một chút. Nhưng tôi bảo mọi người hay, tại sao tôi giảng rằng hiện tượng này là sai? Rằng tuyên truyền cái gì mà phụ nữ tự lập tự cường là sai? Người ngày nay cứ luôn dùng quan niệm đã bại hoại của người hiện đại để đánh giá người xưa, cho rằng phụ nữ thời xưa bị áp bức, kỳ thực hoàn toàn không phải chuyện như người hiện đại nghĩ thế. Tại Trung Quốc cổ đại cũng như toàn thế giới, xã hội phương Tây cũng thế, nam giới biết phải đối xử thế nào với vợ mình, quan tâm yêu thương che chở vợ mình, người vợ cũng biết quan tâm chồng mình, âm dương chính là cùng tồn tại như vậy. Hai cái dương đụng phải nhau thì sẽ đánh nhau, hai cái âm đụng phải nhau thì cũng không được. Âm dương chính là tương phụ tương thành87 tương hỗ ỷ tồn88 như vậy.

Nhưng thời nay, mọi người nghĩ xem, vừa đề xướng giải phóng phụ nữ, nữ giới liền cho rằng bị áp bức, cần phải đứng lên; nhưng [phong trào ấy] mang theo tới là những gì? Các vấn đề xã hội như ly hôn, tranh đấu, bỏ rơi con nhỏ, v.v. đều xuất hiện. Nguyên nhân căn bản không ở chỗ phụ nữ giải phóng hay không giải phóng, mà là đạo đức xã hội nhân loại đã bại hoại; là nguyên nhân này đúng không? Đó là nguyên nhân căn bản. Giải quyết vấn đề nhưng không giải quyết từ cái gốc, [chỉ là] trong hiện tượng mà giải quyết hiện tượng, [thì] chỉ có thể là giải quyết mâu thuẫn cũ liền nảy sinh mâu thuẫn mới; xã hội càng ngày càng phát triển dị dạng. Xã hội hiện nay rất nhiều người đều là đứng trong vấn đề cụ thể mà nghĩ vấn đề, dùng biện pháp đấu tranh để giải quyết nguy cơ thì vĩnh viễn không giải quyết được. Nhân loại không biết tại sao thời cận đại họ biến thành như vậy. Khi toàn là trong sự vụ mà nói sự vụ, bèn chế định ra các loại luật pháp để ràng buộc thêm; nhưng lòng người bất hảo rồi, nên vẫn sẽ xuất hiện vấn đề mới biến dị và xấu tệ hơn nữa. Vậy thì lại chế định luật pháp nào đó; nhân loại chính là như thế mà phong bế chính mình; cuối cùng phong bế mình đến mức một chút lối ra cũng không còn. Hơn nữa loại việc này sẽ mang theo tới sẽ dẫn đến rất nhiều rất nhiều vấn đề xã hội.

Chiểu theo học thuyết âm dương, nữ tính nên là nhu, không thể cương. Nam thuộc về dương cương, nữ thuộc về âm nhu, cương nhu tương hợp cùng nhau, bảo đảm là vô cùng hài hòa. Bây giờ không phải nam giới thích bắt nạt nữ giới, mà là xã hội này bại hoại rồi, bất kể nam giới nữ giới đều đang ức hiếp người khác, đồng thời đã xuất hiện âm dương phản bối89 thời cận đại. Trung Quốc biểu hiện rõ ràng nhất. Chư vị xem các vận động viên, đều là nữ đoạt nhiều giải, nam rất ít đoạt giải; là để nói cái ý này. Tại sao như vậy? Hết thảy đều là âm rất thịnh dương rất suy, nhân tố này là âm dương phản bối tạo thành. Thêm vào đó là tác dụng phụ của tuyên truyền cái gì mà giải phóng phụ nữ; [thật ra] là đạo đức xã hội bại hoại thúc đẩy nhân tâm trong xã hội thay đổi. Kỳ thực người nữ ấy tự nội tâm không thích chồng mình giống con cừu, giống nữ nhân; phải vậy không? Hận rằng chồng mình không giống nam tử hán, không thể mạnh mẽ cứng cỏi; thế nhưng họ thật sự mạnh mẽ cứng cỏi lên thì phụ nữ lại không chịu; là đạo lý này phải không?

Nhân loại [trước] bại hoại của tất cả các hiện tượng, hết thảy mọi thứ đều không biết tìm nguyên nhân căn bản của nó. [Toàn] trong vấn đề cụ thể mà giải quyết vấn đề cụ thể; bên này xuất hiện vấn đề, chế định luật pháp; bên kia xuất hiện vấn đề, chế định luật pháp; cuối cùng [tự] phong bế các vị đến mức như bị cầm tù không động đậy được. Luật pháp cuối cùng không còn lối thoát, người chế định luật pháp, đều nghĩ đi trị người khác, họ đâu ngờ rằng luật pháp quay ngược lại trị họ. Con người đang hứng chịu tất cả những gì tự mình tạo ra cho mình; là đạo lý này phải không? Cho nên mọi người không được thuận theo trào lưu quan niệm biến dị xã hội này mà thêm dầu vào lửa90, người thường muốn làm thế nào, chúng ta cũng làm theo. Tôi vì sao giảng, ‘chúng ta không thể giống như người thường’, người thường nhìn không ra những điều này.

Lối thoát căn bản của nhân loại, không ở việc dùng luật pháp gì tới quản người ta, mà là tu đức khắp thiên hạ. Đạo đức con người đề cao hết rồi, không còn chuyện người bắt nạt người, nhân kiến nhân kính91, vậy còn có thể có nhiều người xấu đến thế chăng? Cũng không cần cảnh sát nữa. Tôi hành xử so với lúc có cảnh sát các vị quản thì còn tốt hơn, còn cần cảnh sát làm chi? Người người trọng đức, cần luật pháp làm gì? Mọi người đều biết Trung Quốc thời xưa, các nơi khác trên thế giới cũng vậy, khi chuẩn mực đạo đức con người rất cao, [thì] không có những luật pháp kia, nào có luật pháp gì chứ? Chỉ có vương pháp rất đơn giản; người ta đo lường tốt xấu đều dùng tiêu chuẩn đạo đức; việc này anh làm có tốt không, thì xem quan niệm đạo đức người đó thế nào. ‘Người này không có đức’, một câu nói này liền đánh giá người ta rồi; quan huyện xử án cũng như vậy mà xử, kẻ vô đức, đánh bằng gậy, không được nữa thì chém đầu, người này không phải là người nữa, chém đầu thôi, làm bại hoại nhân luân thì khỏi cần. Người sống trên đời, là có quy phạm đạo đức của người, có chuẩn tắc hành vi đạo đức của người, đã mất những điều ấy, thì khác gì động vật, vậy còn cần hắn làm gì, chẳng phải đào thải sao? Muốn uốn nắn lại tư tưởng của nhân loại hiện nay rất khó. Chư vị đã thấy hôm nay xuất hiện hiện tượng phụ nữ, những phương diện khác nào chỉ như vậy? Xã hội nhân loại quá nhiều vấn đề rồi, lối thoát duy nhất chính là chính lại nhân tâm.

Đệ tử: Người trẻ tuổi muốn kết hôn, đây là tâm chấp trước phải không?

Sư phụ: Tôi nếu như xuất gia, vào trong chùa truyền Pháp này, đừng nói người da trắng, và người dân tộc khác, chỉ nói chúng ta ở Trung Quốc Đại Lục, cũng không có bao nhiêu người vào chùa, nên không thể khiến những người thực sự có thể đắc Pháp trong [quần chúng] nhân dân quảng đại hơn nữa được đắc Pháp. Vì tôi đã là tại xã hội mà truyền, chọn dùng hình thức dạng này để mọi người đắc Pháp, vậy chúng ta phải phù hợp với hình thức của xã hội này, phù hợp với sinh hoạt của người bình thường, lại có thể khiến người ta tu luyện [theo] phương thức thế này, vậy thì về hình thức truyền Pháp thế này và các loại việc chi tiết [khác] chúng tôi đều đã an bài một cách tỉ mỉ rồi.

Nếu tôi vào chùa thì tôi hẳn là không kết hôn. Tôi cũng biết tương lai người học Pháp này sẽ đặc biệt nhiều, người tương lai là ai ai cũng đều biết [đến Pháp này], dù các vị là người da trắng cũng vậy, người da vàng cũng vậy, hay nhân chủng gì cũng vậy, khẳng định đều biết. Vậy sẽ xuất hiện một vấn đề rất lớn: Mọi người đều không kết hôn nữa thì làm sao? Người ta muốn học theo tôi mà. Vì tôi giảng Pháp cũng lấy bản thân làm mẫu. Dường như tôi có chút cử động gì, thậm chí tôi mặc quần áo đội mũ [thế nào], có những người cứ muốn học theo, cho nên tôi hết sức chú trọng những việc lớn nhỏ này, chẳng những truyền chính Pháp mà cá nhân tôi bản thân cũng phải chính. Mọi người thấy bức ảnh chụp [tôi] mặc áo cà sa, đó là để lưu lại cho các đệ tử chuyên tu92 tương lai. Còn tôi mặc âu phục truyền Phật Pháp tại xã hội người thường; đây là lần đầu tiên [thế này] từ khai thiên tịch địa, trước giờ chưa từng có. Pháp đã truyền như thế, vậy tu luyện của chúng ta cũng phải phù hợp với hình thức này của xã hội.

Nếu chỗ nào tôi làm mà có vấn đề, thì nhân loại tương lai sẽ phát sinh biến hóa rất lớn. Mọi người đều biết, Phật là không ăn thịt. Pháp môn tu luyện có rất nhiều, tuy nó đều không như trong Phật giáo giảng về ăn thịt một cách tuyệt đối đến thế, nhưng tu luyện là không chấp trước vào thịt. Nếu tôi là truyền Pháp này nơi người thường, bảo người tu luyện ở trong người thường mà tu luyện, người học lại nhiều như vậy, thì nếu tôi không ăn thịt, [thì] con người tương lai sẽ không ăn, toàn bộ tập quán sinh sống, món ăn của nhân loại đều phát sinh biến đổi. Nhưng mà, Thần đều biết món thịt đối với thân thể người quả thực có tác dụng làm thân thể cường tráng đầy đủ, điều này thì món chay không thể thay thế được, điểm này là khẳng định. Đương nhiên người tu luyện chúng ta thì khác, người tu luyện không ăn thịt thì ngược lại thân thể rất tốt, đó là vì nguyên nhân tu luyện. Nếu là một người thường, họ không tu luyện, họ không ăn thịt, thì bảo đảm là họ không đủ dinh dưỡng, điểm này là khẳng định.

Chẳng hạn không kết hôn, nhân loại nếu không có đời sau thì chẳng phải xong rồi sao? Chúng tôi cân nhắc cả rồi, làm người tu luyện xuất gia của Phật môn, là có quy định không được kết hôn như vậy, nhưng trong các phương pháp tu luyện khác nhau nó cũng không tuyệt đối. Quá khứ, vì trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của nhân loại, trong các thời kỳ văn minh khác nhau của nhân loại, tu luyện yêu cầu đối với người ta cũng không giống nhau.

Mục đích không kết hôn là để trừ bỏ hai thứ ‘dục vọng’ và ‘sắc tâm’, thế nhưng, tu luyện trong người thường hễ bắt đầu mà đã thế thì không được, vì nhân loại vẫn cần sinh sôi nảy nở. Chúng ta có nhiều người tu luyện ở xã hội người thường đến thế, vậy chư vị đòi hỏi người tu luyện trong xã hội người thường tu luyện mà lại muốn người ta thoát ly hết khỏi sinh hoạt xã hội người thường, thực sự xã hội nhân loại không có nữa thì tuyệt đối không được! Chư vị thấy nhân loại không tốt, nhưng nó là một phần của vũ trụ từ trên xuống dưới xuyên suốt xuống, cũng là một phần thể hiện tại tầng thấp nhất của Pháp này. Nhân loại không có là không được. Nhưng là người cá biệt mà nói, chư vị không muốn kết hôn, thì không hề gì, đó thuộc về vấn đề cá nhân chư vị và cũng không sai. Nhưng có một điểm, [cho rằng] người nào không kết hôn, thì họ không [có] chấp trước. Chúng ta không được lầm lẫn lọt vào một loại chướng ngại khác rằng ắt phải xuất gia mới có thể viên mãn.

Chư vị ví như nói, các loại tu luyện được lưu lại mấy nghìn năm qua, bất kể là Phật gia, Đạo gia, Thiên Chúa giáo hay Ki Tô giáo nguyên thủy, và tu luyện trong núi, những người này đều không kết hôn. Vậy nên tạo thành cho người ta một loại quan niệm thế này trong nhận thức: Miễn là tu luyện thì không được kết hôn. Đây là một can nhiễu rất lớn cho Đại Pháp chúng ta hôm nay lưu truyền tại thế gian, nhất định không được vì chướng ngại này khiến đệ tử tu luyện tại gia của chúng ta không kết hôn. Hình thức tu luyện của chúng ta hôm nay chính là ở trong quần thể con người phức tạp nhất này mà đề cao chính chư vị, chứ không chỉ là đề cao phó nguyên thần, hoặc là tu [cho] gì đó khác. Vậy chư vị ắt phải ở [hoàn cảnh] người thường phức tạp nhất mà ma luyện cái tâm này của chư vị, đệ tử tại gia nhất định phải phù hợp trạng thái xã hội người thường, đây là phần nghiêm cẩn của Pháp này, ý tôi nói này đã minh bạch chưa? Nhưng mà ‘dục’ và ‘sắc’ là chấp trước nhất định phải bỏ. Không được để loại tu luyện cổ xưa hoặc phương pháp tu luyện của tôn giáo cổ xưa trong quá khứ tạo thành một loại nhận thức sai, rằng dường như nếu chúng ta tu luyện thì cũng phải như vậy; không phải đâu. Hình thức chúng ta tu luyện hôm nay chính là phương pháp tu luyện mà tôi lưu lại cho mọi người, kể cả các loại yêu cầu [và] phương thức chúng ta hiện nay lưu truyền Pháp này nơi xã hội, đều để lưu lại cho người đời sau.

Chúng ta có quy định minh xác mọi người đều biết, ví như: Chúng ta không can dự chính trị, không làm ra kiểu quản lý bằng tổ chức hữu hình, chúng ta cũng không có cấp bậc, không đụng đến tiền, [và] Pháp này khẳng định sẽ không thể [phong] quan [chức] cho người ta. Ở xã hội chư vị làm việc gì, làm quan to đến đâu cũng không thành vấn đề, cũng không ảnh hưởng chư vị tu luyện. Đó là việc xã hội người thường, chư vị tu luyện chính là tu luyện, với việc chư vị làm nơi người thường và với tu luyện thì [chư vị] cần phân tách nó, rằng đây là hai chuyện khác nhau. Ví như chư vị làm công tác nơi người thường mà có chỗ tốt cho xã hội người thường, cho nhân loại, [thì] chư vị ấy là tích đức chứ không phải tu luyện, đây là hai chuyện khác nhau, nhất định không được vơ lẫn cùng nhau. Có người nói ‘Công việc của tôi là tích đức hành thiện, tương lai sẽ viên mãn’. Người chẳng tu luyện thực tế, [thì dù] làm hội trưởng, lãnh tụ của tôn giáo, dù là xây chùa, dựng tượng Phật thì cũng sẽ không viên mãn. Đó là lối nói tự bao biện, công tác chỉ là công tác, vĩnh viễn không thay thế tu luyện được. Tu luyện chính là tu luyện, việc nơi người thường chính là việc nơi người thường, làm các việc cho tôn giáo cũng là làm các việc cho người thường, người xuất gia không phải là Phật. Phật thừa nhận nhân tâm, không thừa nhận tôn giáo, đó là hai chuyện khác nhau, không được lẫn lộn với nhau.

Đệ tử: Thưa Thầy, con thay mặt các học viên ở Thâm Quyến và Quảng Châu vấn an Ngài, khi con tới họ dặn con nhất định phải mang theo [những lời này].

Sư phụ: Chư vị hãy bảo họ, hãy nói trong tâm Thầy vẫn luôn nhớ đến tất cả đệ tử.

Đệ tử: Học sinh cấp ba sắp thi đại học, học tập rất căng, nên luyện công ít một chút, [xin hỏi] làm thế nào?

Sư phụ: Điều đó không thành vấn đề, động tác trong tu luyện chúng ta là biện pháp phụ trợ cho viên mãn, mặc dù rất quan trọng, nhưng điều chủ yếu hơn của chúng ta là tu cái tâm con người. Chẳng hạn trong tâm ta vẫn luôn coi mình là người luyện công, trong một đoạn thời gian, dù chư vị trong thời gian rất dài quả thật bận rộn tới mức thực sự không thể luyện công, nhưng luôn luôn trong tâm xem mình là người luyện công mà yêu cầu chính mình, thì chư vị đều sẽ tăng công. Nhưng có một điểm, [nếu nói] ‘Thầy đã là giảng thế rồi, nên chúng ta không luyện công nữa’, vậy không được; đó là sang cực đoan khác rồi. Do tình huống đặc thù, [nên] đều có châm chước đặc biệt. Vì Phật Pháp là vô biên, ‘Phật Pháp vô biên’ ý nghĩa là gì? Ông có rất là nhiều biện pháp, rất là nhiều cách châm chước tình huống mỗi người mà độ nhân.

Đệ tử: Thưa Thầy, ngày mai có được phép ghi hình không?

Sư phụ: Mọi người có lẽ đều nghe nói rồi, ở Trung Quốc Đại Lục, Pháp mà chúng ta truyền này đây, người học rất đông, bây giờ tôi hoàn toàn cũng không [mở] lớp giảng nữa. Ở Đại Lục93 cũng không gặp mặt học viên nữa, thực tế đã ba năm tôi không gặp mặt học viên Trung Quốc Đại Lục. Nhưng người học ngày càng nhiều, như vậy liền dẫn đến chú ý trong xã hội. Thấy được nhiều người đến thế đang học, hơn nữa người ta hễ học rồi đều cảm thấy tốt; nếu nói theo cách của chư vị, ấy là sau khi mọi người học, thì đều tu rất kiên định. Vậy thì số người hễ đông lên, ở xã hội Trung Quốc có thể nảy sinh suy nghĩ của một số người. Rất nhiều người sẽ dùng cách nghĩ của người thường để đánh giá tôi và Pháp; vì người ta làm việc tốt cũng rất khó, do nhân tâm bất chính mà. Chúng ta hãy tránh những phiền phức không đáng này, cho nên thời gian gần đây khi tôi gặp các học viên ở một số quốc gia đều không cho thu âm, không cho ghi hình. Là có ý gì? Chính là giảm thiểu việc truyền những thứ này vào trong nước [Trung Quốc]94, tuy chúng ta không can dự chính trị, đương nhiên không có vấn đề chính trị, nhưng người xấu sẽ đoạn chương thủ nghĩa95 để phá hoại, [họ] chỉ e thiên hạ không loạn. [Chúng ta] chủ yếu không muốn dẫn ra phiền phức, để Pháp này của chúng ta có thể lưu lại cho nhân loại tương lai một cách chính xác, không sai lầm, và không xuất một chút sai lệch. Nếu chúng ta gặp phải những tổn thất không đáng có, thì tương lai sẽ là việc rất đáng tiếc; chúng ta không thể chỉ suy nghĩ nhất thời.

Ghi âm cũng vậy, ghi hình cũng vậy, tương lai khẳng định đều không giữ lại, điểm này là khẳng định. Mọi người đều biết có cái bây giờ đã bắt đầu bị xóa, ngay cả băng hình trước có [hình] bây giờ đã mất hình, băng tiếng cũng mất âm thanh, đang xóa dần dần, có những thứ là không được lưu lại theo dạng này. Tôi nhắm vào tình huống chư vị mà giảng, người khác nghe xong lại là một loại trạng thái [khác], cả lý giải cũng khác. «Chuyển Pháp Luân» là thích hợp mọi người đọc; chính là tình huống như vậy. Chư vị hãy tự cân nhắc thôi, về việc này tôi không nói tuyệt đối.

Đệ tử: Thưa Sư phụ, con đến từ Thượng Hải. Các đệ tử Thượng Hải thật vô cùng nhớ Ngài. Lần trước sau khi con trở về từ Hội Giao lưu Quốc tế, nói với họ rằng đã gặp mặt Ngài, họ đều rơi nước mắt, họ bảo con thay mặt vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Chư vị hãy bảo họ, tôi rất lấy làm tiếc: Những năm thời truyền công đã không tới Thượng Hải. Do khi ấy tôi vì để lưu lại con đường chính xác cho Pháp này, tôi không như khí công sư loại khác, cứ như bày sạp bán thuốc hay như một mình đi bán dạo, [tôi] đều do tổ chức khí công địa phương, hoặc Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công96, hoặc cơ quan chính phủ mời tôi, thì tôi mới đến. Thượng Hải vẫn luôn không gửi thư mời, nên chuyện này kéo dài. Đợi về sau gửi thư mời, thì đã ngừng truyền công rồi. Nhưng tôi rất hối tiếc, mãi vẫn chưa tới thành phố lớn này của Trung Quốc để truyền Pháp, ngoài Bắc Kinh ra thì thành phố lớn nhất Trung Quốc chính là Thượng Hải. Đương nhiên tôi biết, hiện giờ ở Thượng Hải người học Pháp có rất nhiều, có thể làm tôi cảm thấy vừa lòng mặc dù tôi chưa đến; nhưng toàn bộ quá trình hồng dương và phát triển Đại Pháp ở Thượng Hải là vô cùng lành mạnh, học được cũng rất vững chắc, điểm này tương đối tốt.

Đệ tử: Thưa thầy Lý, con là đệ tử đến từ Bắc Kinh, toàn thể đệ tử Bắc Kinh xin vấn an Ngài.

Sư phụ: Bắc Kinh à, kỳ thực không riêng gì Bắc Kinh, học viên rất nhiều địa phương cũng thế, tôi cũng rất nhớ mọi người. Nhưng tôi không dám gặp mặt mọi người. Vì một khi tôi gặp mặt mọi người, có một người nhìn thấy tôi, chỉ trong vòng vài giờ, là sẽ đến mấy chục người, một ngày có lẽ sẽ mấy nghìn người đến; ngày hôm sau có thể trên vạn người đến. Nơi khác cũng muốn đến, cũng như hôm nay có rất nhiều người nơi khác đến, vậy sẽ dẫn đến một số dị nghị trong xã hội, cho nên không cách nào gặp mặt mọi người. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng, trong một chế độ xã hội khắt khe thế này, chúng ta có thể đưa Pháp này truyền ra không xuất sai lệch gì, vậy cũng tức là chúng ta đã trải qua một khảo nghiệm rất khắt khe trong một thời kỳ lịch sử, cho nên tương lai bất kỳ thời kỳ lịch sử nào, chúng ta cũng đều có thể dựng nên một mảnh đất không bị phá hoại, phải không?

Đệ tử: Chúng ta có học viên mang sách «Chuyển Pháp Luân» từ Hồng Kông và Trung Quốc đến hội trường để bán có được không?

Sư phụ: Nếu chúng ta có trong tay «Chuyển Pháp Luân», muốn làm chút việc tốt cho mọi người ở hội [trường], tạo [điều kiện] thuận tiện cho học viên chưa có sách, tôi nghĩ rằng không có sai, có thể làm. Bởi vì mọi người cũng sẽ không vì danh vì lợi, nên không có vấn đề. Nhưng trước khi chư vị làm những việc này, vì không để dẫn đến tác dụng phụ ở các phương diện khác, hãy đánh tiếng [thông báo] cho người phụ trách của chúng ta ở Mỹ quốc; tôi nghĩ không có vấn đề gì.

Chúng ta ngồi đây [ai] từ khi gặp tôi lần trước, chư vị đã qua một đoạn quá trình tu luyện rồi, tôi nghĩ đều đã có liễu giải nhất định về Pháp, sẽ không đi gây loạn. Tại sao tôi an tâm như thế? Vì chư vị biết được tôi truyền là gì; chúng tôi không đòi hỏi gì, chỉ cần nhân tâm. Nếu cả nhân tâm ấy cũng không thể cải biến, thì Pháp này cũng chẳng có tác dụng gì. Bất kỳ hình thức gượng ép nào cũng không thể cải biến nhân tâm, cho nên chúng ta không định ra điều quy định này, điều quy định kia, yêu cầu mọi người phải làm thế này thế kia, không có vậy đâu. Có thể khiến Pháp này phát triển lành mạnh, có thể khiến người đến học ngày một nhiều, trong xã hội có thể khởi tác dụng tốt như thế, ấy là vì mọi người trong tâm đã có Pháp, biết làm thế nào rồi, không cần ai đến bảo nữa, không cần tôi đến bảo làm thế nào, cho nên tôi cũng tương đối yên tâm. Nếu chúng ta ngồi đây có một người làm không tốt, người khác trong chúng ta đều nhìn ra. Có Pháp mà, có Pháp để đo lường, bảo đảm là như vậy.

Đệ tử: Thầy giảng truyền Pháp này, ngoài truyền cho người Trung Quốc chúng ta ra, cũng cần truyền cho các nhân chủng khác, mong Thầy điểm hóa97 cho, làm thế nào truyền rộng Pháp này cho các dân tộc khác?

Sư phụ: Chúng ta cũng không có quy định đặc thù cho việc này, vì Pháp truyền ra chính là cấp cho con người. Bây giờ sách phiên dịch ra đã có tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Anh, còn có tiếng Nga v.v., nói chung khá là nhiều. Còn có tiếng Ý hẳn là đang phiên dịch, các ngôn ngữ khác cũng đang được tăng cường phiên dịch.

Công việc phương diện này tổ phiên dịch đang làm rồi, vì sau khi có tài liệu, thì người ta có thể đọc. Truyền thế nào thì chúng ta chưa có quy định bảo làm thế này thế kia, tôi nghĩ khi truyền Pháp này thì cũng cân nhắc rằng Pháp này tốt, mọi người mới cảm thấy trân quý. Chính vì tốt [nên] chư vị mới muốn nói cho người khác về Ông, như vậy toàn bộ [quá trình] truyền bá Pháp này đều là tâm truyền tâm, người truyền người, trên cơ bản là dùng hình thức vậy để truyền. Ở Trung Quốc đã có hơn hai mươi triệu người đang thực tu, [nếu] thêm cả [người] lúc tu lúc không98, trước mắt có một trăm triệu người. Nhưng ở xã hội nơi bề mặt [vẫn] hệt như bình thản lặng lẽ không ai hay biết, ấy là mọi người đều tâm truyền tâm, khẩu truyền tâm thụ, Ông đã hình thành một xu thế rất lớn. Không có quy định đặc thù gì, đều là mọi người tự mình làm; tôi nói ý này đã minh bạch chưa? Chúng ta không có quy định bất kỳ thứ gì về hình thức, vì Phật gia giảng phổ độ chúng sinh. Độ nhân mà, [tôi] không nói chư vị đi độ nhân, vì chư vị còn đang tu luyện, chư vị khẳng định không độ nhân nổi, vậy thì chư vị giới thiệu Pháp này cho người khác thì chính là trợ giúp tốt nhất người khác đắc Pháp. Người tương lai sẽ biết trân quý nhường nào, chư vị cho họ bao nhiêu tiền, cho họ bao nhiêu thứ tốt đi nữa, cũng không bằng đưa họ Pháp này. Ông có thể khiến cho một khu vực, một dân tộc, một quốc gia cho đến cả nhân loại có đạo đức hồi thăng trở lại, hạnh phúc yên bình. Có những điều ấy, nhân loại mới có thể phát triển lành mạnh.

Đệ tử: Con sau khi học Pháp Luân Phật Pháp, thì đầu tiên con nghĩ làm việc sao cho tốt, khiến công việc làm được tốt, khi thực sự rảnh rỗi không có việc gì thì mới xem sách.

Sư phụ: Đó chẳng phải tốt nhất sao? Những việc mà chư vị gặp phải trong sinh hoạt, gặp phải trong công việc hoặc trong xã hội, có thể khởi tác dụng đề cao đối với tâm nào đó của mình. Khả năng chư vị đụng phải chuyện đó, có lẽ là để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, có lẽ là để trợ giúp chư vị việc nào đó. Một khi bước lên con đường tu luyện này, thì cuộc đời từ nay về sau của người ấy, sẽ không có chuyện gì tồn tại ngẫu nhiên đâu. Vì tu luyện là an bài có [trình] tự99, thời gian không quá dư giả đến thế, không thể nào có việc gì ngẫu nhiên, đều là an bài rất chặt chẽ. Chư vị không được xem những việc nhỏ nhặt bình thường đụng phải mà hệt như xuất hiện ngẫu nhiên là ngẫu nhiên; là vì [hoàn cảnh] sẽ không có thật nhiều chuyện lạ xuất hiện, hoặc là chạy đến một không gian khác để tu luyện, [nếu] vậy chư vị cũng không đề cao được cái tâm đó. [Thực tế] vẫn là trạng thái trong những việc bình phàm thế này, vẫn những mâu thuẫn nơi người thường, vẫn là phương thức sinh sống nơi người thường, sự tình đụng phải không khác bao nhiêu so với trước kia. Nhưng mà, chư vị nghĩ nghĩ kỹ một chút, vẫn là [thấy] khác đấy, [đó] đều xuất hiện là để tu luyện của chư vị có thể đề cao.

Đệ tử: Ngài giảng Chân-Thiện-Nhẫn; [nhưng] có những tình huống hẳn là [kẻ nọ] phản bội người ta, [con] đáp ứng người đó, [rằng] trong tình huống ấy, chúng con sẽ ra tay giúp họ cho kẻ xấu kia một bài học.

Sư phụ: Chúng tôi là nghĩ như vầy, điều này trong sách cũng có [giảng rồi]. Chính là đụng phải việc thông thường, việc khiến chư vị tức giận không chịu được, chư vị muốn quản, [tôi] không nói rằng [thế] không được; chư vị gặp phải rồi nói đôi câu cũng khả dĩ thôi. Có lẽ lời chư vị nói không có tác dụng, có lẽ chư vị nói ấy không hề là chuyện đó đâu, vì chư vị không thấy đằng sau mâu thuẫn hai người họ là gì, tức là quan hệ nhân duyên của họ là gì. Ví như hai người, người này đánh người kia một đấm, chư vị cảm thấy nơi người thường mà xét, kẻ đánh người là không đúng. Tại sao phải đánh người? Thế nhưng chư vị đẩy thời gian trở lại, chư vị phát hiện ra nửa đời trước của người kia hoặc đời trước của người kia đã từng đánh người này một đấm. Người tu luyện chúng ta nhìn người không được [chỉ] nhìn một đời của họ, cần nhìn cả toàn bộ sinh mệnh, như vậy người kia đã thiếu nợ người này.

Những chuyện này để cảnh sát quản thì hợp lý, người thường quản người thường là hợp với Lý của thế gian. Điều này không vi phạm nguyên tắc gì. Thế nhưng đã làm người tu luyện, tôi chủ trương là gặp chuyện thế này thì bớt quản, gắng hết mức không quản. Tại sao vậy? Vì chư vị hễ quản thì dễ quản sai việc đó đi, không phải chuyện đó. Vậy chư vị là người tu luyện, chư vị cứ nhất định làm thế, thì chư vị có thể sẽ tạo nghiệp. Chư vị làm việc này bị lỡ rồi, phá hoại rồi. Vốn vị Thần kia an bài để người đó đời này trả nghiệp, họ không trả xong, [vậy phải] tìm thời gian hai người đó lại một lần nữa; lời này tôi giảng là ý như vậy. Nhưng nếu thật sự gặp chuyện sát nhân phóng hỏa100 mà chư vị mặc kệ, thì chính là vấn đề tâm tính. Người tu luyện chư vị, [ngay cả] làm một vị Thần thì cũng phải quản việc này, đúng không? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc loại này thì học viên bình thường chúng ta đều rất khó gặp phải, thậm chí không gặp phải. Nghĩa là không an bài cho chư vị [việc loại này] trong cuộc sống của chư vị; vì nó ắt phải có lợi cho đề cao tâm tính của chư vị [thì mới an bài]; [việc] không có tác dụng, các việc kiểu như thế thông thường học viên chúng ta rất ít khi gặp phải, hầu như không gặp.

Còn nói phản bội ai đó, đáp ứng người thường chuyện gì, ấy đều là việc người thường. Tu luyện rồi thì phải dùng Pháp để đo lường, dùng tiêu chuẩn người tu luyện để yêu cầu bản thân. Cái gì cũng dùng tiêu chuẩn người thường để đo lường, nào là phản bội, nào là đã đáp ứng với người thường gì đó, đó chẳng phải chính là người thường sao?

Đệ tử: Đồng thời du học sinh ở Mỹ, đều ôm giữ một loại chấp trước mà đọc các thứ khoa học tự nhiên rất khô khan.

Sư phụ: Ngày mai tôi có thể sẽ nói vấn đề này. Tôi giảng đạo lý thế này, lịch sử của nhân loại và khoa học của nhân loại, kỳ thực là một sai lầm. Nó có cơ điểm phát triển, cơ điểm nhận thức về nhân loại, về tự nhiên, về vật chất là sai lầm, cho nên mới tạo thành đạo đức xã hội nhân loại bại hoại hiện nay. Vấn đề này rất là lớn, ngày mai tôi sẽ nói. Nhưng có một điểm, nếu nhân loại không có tri thức, thì hôm nay họ không đọc được «Chuyển Pháp Luân», ít nhất thì nội hàm cao hơn thâm sâu hơn trong đó thì họ không nhìn ra được. Như vậy tri thức mà chư vị học cũng có thể không hề ngẫu nhiên, nhân loại tương lai, nếu muốn đứng từ một cơ điểm khoa học mới mà phát triển lên, thì cũng phải có tri thức.

Tôi nghĩ, làm một đệ tử Đại Pháp, thì lúc đó tự nhiên sẽ biết làm thế nào. Có lẽ cũng không phải chuyện ngẫu nhiên, cho nên bây giờ cái gì cần học thì chư vị cứ học, chư vị đừng coi nó là thứ chấp trước gì. Tôi nghe nói có học viên, do lúc mới đến Mỹ bản thân có chỗ làm sai, bèn bỏ học. Tôi nói rằng ban đầu có thể là sai, mà giờ chính là đã sai lại thêm sai. Tuy đã là thế rồi, không nên cố ý tạo khó khăn cho cuộc sống sau này của mình: Có việc đã làm sai rồi không thể sửa sai theo phương thức giống thế, bản thân trong tâm biết sai rồi, biết từ giờ về sau sẽ không làm như vậy nữa, đối với việc loại này chỉ cần sau này làm tốt hơn và dùng thành tích chuộc lỗi lầm là được rồi. Tôi nghĩ như vậy sẽ không có vấn đề gì. Những vấn đề này chúng tôi sẽ không vì chư vị sai rồi mà cứ bắt chư vị phải đảo ngược sự việc trở lại, hoàn trả lại quá khứ; chúng tôi sẽ không làm chuyện này như thế. Nói cách khác, không được tạo thành khó khăn cho tu luyện, không được tạo thành khó khăn cho sinh hoạt. Là học sinh, hiện giờ chúng tôi chỉ có thể bảo chư vị cần học cho tốt, vì chư vị là học sinh cho nên cần học cho tốt.

Dù chư vị làm công tác gì khác đi nữa, vì đó là công tác ở xã hội người thường, họ dùng Lý này của xã hội người thường để nhìn nhận [và] họ là phục vụ vì xã hội nhân loại tại tầng không gian này, vậy nên chư vị cũng nên làm nó cho tốt. Vì nhân loại cũng là biểu hiện sinh mệnh ở tầng thấp nhất của Đại Pháp vũ trụ.

Đệ tử: Thưa Thầy, con xin thay mặt đệ tử ở Đức vấn an Ngài.

Sư phụ: Thư mời của Đức tôi cũng thấy rồi. Tháng 11 năm ngoái khi trời lạnh Nga cũng có thư mời. Khi thời tiết ấm lên tôi sẽ tìm thời gian để đi.

Đệ tử: Thưa Thầy, con vốn là di dân ở Nhật Bản, chúng con vẫn luôn muốn mời Ngài đến Nhật Bản, nếu như sắp tới Ngài có cơ hội.

Sư phụ: Khi tôi mở lớp ở Quảng Châu thì Nhật Bản có người tới nghe giảng. Sau khi nghe giảng xong, anh này về Nhật Bản tổ chức một số người, đều là người Nhật Bản, hình như đều là người lớn tuổi đến học. Học tới học lui, nhưng anh này vẫn không buông bỏ môn khí công ban đầu, cho nên chúng tôi vẫn luôn không liên lạc với anh ta. Vì những người anh ta dạy cũng bất thuần, nên chúng tôi vẫn luôn không liên lạc với họ.

Đệ tử: Chồng con là người Nhật Bản nhưng anh ấy rất thích Đại Pháp; anh ấy cảm thấy [Đại Pháp] rất tốt.

Sư phụ: Có lẽ là [do] khác biệt về văn hóa, nhưng tôi nghĩ, người Nhật Bản nếu thực sự có thể học, thì dễ dàng hơn so với người da trắng. Vì phương pháp tư duy thì người phương Đông đều giống nhau. Do phương pháp tư duy người phương Tây là khác; nhưng người phương Tây sau khi học thì cũng tốt lắm. Tôi đã tới Nhật Bản một lần. Chỉ là xem xem người Nhật Bản như thế nào.

Đệ tử: Nếu tương lai Đại Pháp này trở thành tâm pháp của nhân loại, vậy về phương diện khoa học xã hội, như nói triết học hay văn học, những thứ ấy sẽ thế nào?

Sư phụ: Đều sẽ biến đổi. Hơn nữa còn là hoàn toàn mới, nhận thức của nhân loại về xã hội này, về con người, về hết thảy đều sẽ xoay chuyển trở lại. Vậy hiện nay ở Bắc Kinh chúng ta có khá nhiều học viên, họ biết mình là khác người khác, họ lưu truyền một câu rằng: ‘Chúng ta là nhân loại mới’. Đương nhiên trái lại tôi không có khẳng định cách nói của họ, chỉ là nói lên ý đó. Khẳng định sẽ khác với phương pháp tư duy, với phương pháp nhận thức của con người hiện nay. Khẳng định là như vậy. Thuận theo chư vị về sau không ngừng học tập Pháp này sâu hơn, chư vị đều sẽ có nhận thức mới về mọi thứ. Chúng ta ngồi đây đều có chức vị khá cao, rất nhiều là du học sinh, chư vị [hãy] từ từ thể nghiệm, chư vị sẽ phát hiện mỗi từng việc của nhân loại với nhận thức của chư vị đều đang phát sinh biến hóa. Vì [như] tôi vừa giảng, sự phát triển của nhân loại, nhận thức của nhân loại về khởi đầu của nhân loại và nguồn gốc của nó; thuyết tiến hóa kia căn bản không tồn tại. Nhận thức về vật chất, nhận thức về vũ trụ, nhận thức về sinh mệnh, và nhận thức về thế giới hiện thực chúng ta, nhận thức về không gian vũ trụ này, toàn là đứng trên một cơ điểm sai lầm phát triển lên.

Đệ tử: Khi nào chủ nguyên thần tiến nhập vào…

Sư phụ: Khi chủ nguyên thần tiến nhập vào, bình thường là không lâu trước lúc sinh ra. Nhưng thời gian cụ thể không cố định. Có thể là trước lúc họ sinh ra một khắc, có thể trước lúc họ sinh ra từ rất sớm, nửa tháng, một tháng, hoặc là sớm hơn nữa, cũng đều có khả năng.

Đệ tử: Quan điểm của Thầy về việc nhân loại nhân bản người.

Sư phụ: Khi nhân loại không còn quy phạm đạo đức, chuyện gì cũng có thể làm ra. Chủng người đó sinh ra sẽ không có quan niệm cha mẹ, không có quan niệm đạo đức nhân luân, rất đáng sợ. Họ thậm chí có thể nhân bản ra một người đồng dạng để thay thế người đó, và giết người đó đi. Nhân loại chính là sau khi đạo đức bại hoại rồi, họ mới xuất hiện cái chuyện đó. Nhưng mà chư vị này, tôi nghĩ sẽ không xuất hiện nhân bản người đâu, vì Thần không cho phép. Họ thực sự nhân bản ra thì cũng không phải là cá nhân đó, nó chỉ có ma mới có thể gắn vào, Thần sẽ không cấp nguyên thần cho nó.

Đệ tử: Là con lai nếu họ tu luyện, thì họ sẽ tiến vào thế giới nào?

Sư phụ: Con lai như là một người mà nói, họ đã mất đi đối ứng với nhân chủng ở trên Trời. [Còn như] là một người tu luyện mà nói, thì không chú trọng bề mặt của họ nữa, vậy chỉ xem nguyên thần của họ. Nguyên thần của họ là [da] trắng, vậy thì là [da] trắng; nguyên thần là [da] vàng vậy thì là [da] vàng; nguyên thần là [da] đen, vậy thì là [da] đen. Họ tu luyện thì là [thành] chuyện khác.

Đệ tử: Con lai có thể tu luyện thành công hay không?

Sư phụ: Có thể tu hay không, tu thành hay không đều là xem bản thân người ta. Con lai nếu cứ tu thì viên mãn cũng như nhau. Tu luyện thành rồi, nguyên thần của họ từ đâu đến, thì tu luyện thành rồi sẽ quy về nơi đó.

Đệ tử: Lần trước Ngài nói rằng, con lai đã mất hết thứ gì đó?

Sư phụ: Họ mất thân thể mà xuyên suốt từ trên kia xuống đây. Nói thế này nhé, người da vàng thì trên kia có người da vàng, người da trắng thì trên kia có người da trắng, họ đã mất đường dây đó.

Đệ tử: Ngài nói trẻ con sinh ra rồi mới có nguyên thần, vậy có phải lúc đầu khi mang thai thì không có sinh mệnh, xin giải thích.

Sư phụ: Không phải đâu; bất kỳ vật thể nào, tôi từng giảng một câu thế này, bất kỳ vật thể nào khi sinh ra thì đều có một sinh mệnh được rót vào. Công xưởng tạo ra một sản phẩm, bất kỳ thứ gì như thế, chư vị thấy chúng là vậy, [nhưng] đều có sinh mệnh. Khi thai em bé còn rất nhỏ trong bụng mẹ, hễ phần thịt nhỏ ấy được sinh ra, thì nó đã là sống rồi, vậy không có nguyên thần thì nó sống như thế nào đây? Không có nguyên thần, bản thân nó cũng là có lực sinh mệnh. Vì con ta ngoại trừ bản thân ra, tu luyện quá khứ chẳng phải đều giảng ba hồn bảy phách sao? Đương nhiên họ giảng rất không cụ thể, chỉ để nói lên ý này. Tức là ngoài chủ nguyên thần của chư vị ra, trong thân thể chư vị còn có những nhân tố khác cấu thành nên sinh mệnh một người, bản thân nhục thể còn có sinh mệnh với hình tượng của cha mẹ; hình tượng của cha và mẹ kia cũng là sống. Thân thể con người vốn dĩ rất phức tạp.

Đệ tử: Phá thai cũng được tính là sát sinh phải không?

Sư phụ: Không sai. Đã hoài thai rồi, thì phá thai chính là sát sinh; chư vị dù cho đạo đức nhân loại thế nào, nhân loại và luật pháp thừa nhận hay không thừa nhận, luật pháp không đại biểu cho Thần, chư vị sát sinh rồi thì chính là sát sinh; chư vị bảo về luật pháp thì không là sát sinh, đó là người nói. Chúng tôi phát hiện nơi bệnh viện phụ sản có rất nhiều trẻ sơ sinh, trong một chu vi không gian kia có rất nhiều trẻ không có đủ chân tay, hoặc có đủ chân tay nhưng là những em bé còn rất non ở đó mà không có nơi nào để đi. Vốn những sinh mệnh này đã chuyển sinh rồi, chúng có thể có tương lai của chúng, có thể chúng sống bao nhiêu năm rồi mới vào luân hồi một lần mới, thế mà chưa còn sinh ra, chư vị đã giết chúng rồi. Vậy chúng phải vật vã thống khổ trong tháng năm dài đằng đẵng, những sinh mệnh bé nhỏ hết sức cô đơn, đáng thương như thế! Chúng phải đợi một mạch đến khi tuổi thiên định101 ở nhân thế toàn bộ qua đi rồi, thì mới có thể tiến vào luân hồi kế tiếp. Cho nên chư vị bỗng chốc đặt chúng vào hoàn cảnh khổ đến vậy, chư vị nói xem đó chẳng phải là sát sinh sao? Hơn nữa nghiệp lực rất lớn.

Đệ tử: Nghiệp lực nhường ấy còn có thể tu không?

Sư phụ: Có thể tu, đương nhiên có thể tu. Nhưng tôi giảng rồi, vì Đại Pháp vũ trụ là viên dung, trong một tầng thứ cố định thì cách nhìn trở thành tuyệt đối. Tầng thứ khác nhau có Pháp khác nhau, tầng thứ càng cao thì Lý nhận thức được càng rõ. Vì nếu chư vị thực sự có thể tu luyện viên mãn, chúng nhất định sẽ là chúng sinh trong vũ trụ của chư vị. Thế thì có người nghĩ vậy chúng ta cứ sát sinh thôi. Người nghĩ vậy nhất định tu không thành. Chư vị nếu tu không thành, những sinh mệnh mà chư vị giết kia chư vị hoàn trả không nổi. Tôi nói ý đó chư vị minh bạch chưa? Tu luyện có thể bù đắp những thứ ấy, nhưng mà phải là chân tu, sau khi viên mãn xem nhân quả.

Đệ tử: Giả dụ hai mươi năm trước đã phá thai, thời đó không hiểu, [tưởng] phá thai là được phép; nếu bây giờ tu luyện thì phải làm sao? Nghiệp lực nặng nhường ấy?

Sư phụ: Chư vị chỉ quản việc tu, kỳ thực chúng ta rất nhiều người, qua đời này đời khác không biết đời nào làm những gì, không biết đời nào mắc nợ nghiệp lực lớn bao nhiêu. Người hiện nay đều là đến trong nghiệp cuộn lấy nghiệp102, [người] không có nghiệp lực đã không có nữa. Ngay cả [người] chưa từng sát hại sinh mệnh cũng dường như không có, sát sinh không nhất định là sinh mệnh người. Chúng tôi đã là có thể độ chư vị, [chư vị] đã là có thể tu, đã đắc Pháp rồi, [thì] chư vị đừng nghĩ những vấn đề này nữa. Chư vị chỉ lo tu, tôi đều sẽ có an bài; nếu chư vị mà viên mãn thì những việc này đều sẽ rất dễ làm [giải quyết] tốt.

Đệ tử: Ở Đức có nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đều là thợ săn, họ nói rằng cáo phụ thể thì không tốt, đến giờ con vẫn không thể tiếp nhận.

Sư phụ: Về bản thân cáo thì chúng ta không giảng về nó, tương lai có thể không tồn tại. Nhưng mà, làm người tu luyện, chúng ta gắng hết mức không đi làm mấy chuyện sát sinh này, chúng ta còn có từ bi. Ngoài ra những cáo phụ thể đó, có rất nhiều cáo là đắc linh khí; những cáo không có linh khí thì không thể phụ thể.

Đệ tử: Tương lai nhân loại vẫn phải tu lên trên phải không?

Sư phụ: Tương lai khi nhân loại đến lúc đó thì hầu hết chư vị đều kết thúc tu luyện của mình rồi, nhưng cũng sẽ rất nhanh. Tương lai băng tiếng, băng hình, sẽ không lưu lại cho người tương lai, người tương lai sẽ không biết hình tượng của tôi. Có người nói rằng, tôi đã tiết lộ rất nhiều thiên cơ, kỳ thực người tương lai không nghe [được] tôi giảng Pháp. Người ngoài phố hiện nay cũng không biết, chưa từng được nghe Pháp, đương nhiên nếu chư vị thật sự tu luyện viên mãn và đều rời đi, [như thế] tôi là giảng Pháp cho Thần. Cho nên thiên cơ này vẫn là không có tiết lộ cho con người. Người tương lai tiến vào một thời kỳ vô cùng tốt đẹp, người tương lai đều rất có phúc phận. Nói một cách tương đối, tu luyện sẽ khó khăn hơn chút, vì hoàn cảnh tốt rồi không khổ nhiều thế này, nên tu luyện cũng rất không dễ. Nhưng xoay lại mà nói, ấy mới là bình thường, nhân gian cũng không phải khổ đến thế, xấu đến thế; sẽ tiến vào thời kỳ tu luyện bình thường.

Tu luyện rất là khổ, không những là cái khổ chư vị chịu, trước kia tôi giảng một câu: ‘cao xứ bất thắng hàn’103. [Nhưng] lời tôi giảng khác với lời người thường giảng. Ý là nói, khi cảnh giới của chư vị đề cao rồi, công của chư vị đề cao rồi, hết thảy mọi thứ của chư vị cũng theo đó đề cao, [thì] phương pháp tư duy của chư vị cũng biến đổi, cho nên chư vị sẽ phát hiện rằng người có thể nói chuyện với chư vị là vô cùng ít. Ngay ở điểm này thôi, chư vị sẽ cảm thấy rất là cô đơn, trong tâm sẽ cảm thấy một loại khổ. Vậy thì theo đó sẽ mang tới một loại trạng thái: Dường như nói chuyện với người thường ít đi, tiếp xúc ít đi, thậm chí là người nhà; bảo đảm sẽ như vậy. Nhưng đó đều là thuộc loại bình thường, chúng ta gắng hết mức thu xếp cho tốt quan hệ này. Vì chư vị hết sức xác thực không thể được tính là người thường. Đã là Thần, đã không là người thường nữa, quá khứ hòa thượng tu luyện hễ xuất gia thì chính là nửa-thần. Hòa thượng bây giờ họ đương nhiên không phải, họ cũng không có tố chất đó. Một khi xuất gia vì sao nói họ là nửa-thần? Tu trong quá khứ, hễ xuất gia là đoạn tuyệt thế duyên, chư vị nghĩ xem họ còn là người chăng? Đương nhiên không thể giống người nữa, người là không rời được những thứ nhân chi thường tình104. Chư vị sau khi trải qua tu luyện, thật sự đề cao lên rồi, chư vị sẽ phát hiện, những gì người ta chấp trước thì chư vị không chấp trước; những thứ người ta bàn tán say sưa105, thì chư vị cảm thấy quá vô vị.

Vậy tất nhiên chư vị hẳn sẽ có chỗ khác với con người, khoảng cách đó sẽ ngày càng lớn. Nhưng chư vị cũng không cần nghĩ quá nhiều về phương diện này, vì một khi chư vị tiến vào trạng thái này, chư vị dần dần dần dần sẽ tiếp xúc đến những thứ mà chư vị nên được tiếp xúc đến, chư vị sẽ dần dần khai công, khai ngộ. Chư vị sẽ có cái vui106 của chư vị, con người có cái vui của con người, đương nhiên Thần cũng có cái vui của Thần.

Đệ tử: Trẻ con lớn lên ở Mỹ, tiếng Trung không được tốt lắm, tương lai có cần đưa về nước [Trung Quốc] không?

Sư phụ: Tôi bảo chư vị này, ở quốc ngoại tôi đã đi nhiều nơi, tôi đều phát hiện vấn đề này, cho nên thường khi tôi gặp đệ tử chúng ta, tôi bèn bảo họ, tôi nói nhất định phải khiến con trẻ học tiếng Trung, không thể đánh mất đặc điểm đó của người da vàng chư vị. Vì trong thế giới người da trắng không có chư vị, chư vị còn phải về thế giới người da vàng, nếu chư vị học Pháp mà lý giải không nổi hàm nghĩa chân chính của Pháp thì đó mới là chuyện lớn nhất. Hiện nay sách được phiên dịch ra cũng là cho người ta quá trình nhận thức thời kỳ quá độ, giống cuốn «Pháp Luân Công» kia của chúng ta, Nó chỉ là những điều trong quá trình nhận thức, [còn] tu luyện chân chính là «Chuyển Pháp Luân». Sách dùng tiếng nước ngoài phiên dịch ra, Nó cũng là một quá trình nhận thức; chư vị nếu muốn tu luyện chân chính, thì phải đọc nguyên văn, từ trong nguyên văn chư vị mới có thể biết là gì là gì. Chư vị phiên dịch tốt đến mấy, Nó vẫn là rất nông cạn và đơn giản, không có nội hàm. Vì thế rất nhiều người chúng ta đọc sách, mỗi lượt đọc đều khác nhau, cùng một câu nói chư vị tại cảnh giới khác nhau thì thấy hoàn toàn khác nhau.

Đệ tử: Có những học viên cũ không muốn cùng học viên mới giao lưu, hiện tượng này có đúng không?

Sư phụ: Chúng ta không có quy định cứng nhắc mọi người cứ phải đến điểm luyện công để luyện công, tôi chỉ là bảo mọi người: Tại điểm luyện công mà luyện công tập thể thảo luận với nhau, đề cao sẽ nhanh hơn, đối với đề cao của học viên là có chỗ tốt. Người ta muốn ở nhà luyện, vậy thì họ cứ ở trong nhà luyện, điều này không vấn đề gì. Chúng ta có những người, tu rất khá, xác thực trong bộ phận những người tu luyện ở nhà này không ít. Nhưng có một số đúng là không thể tinh tấn, những người ở nhà không ra ngoài cũng không ít, cho nên chư vị không thể vơ đũa cả nắm107, cũng không thể cưỡng cầu họ. Tu luyện là vấn đề nhân tâm, [nếu] nói tâm tôi không muốn tu, [vậy] chư vị cứ bắt họ đến thì có tác dụng gì đây, có phải không? Họ không muốn thành Phật, [thì] Phật cũng không có biện pháp. Tự mình muốn gì đó, tự mình muốn làm gì đó thì mới được. Nhưng mà chư vị cảm thấy ra ngoài dường như có thể trợ giúp chúng ta hồng Pháp, chư vị cảm thấy vậy là tốt, khuyến khích họ trợ giúp trợ giúp mọi người; kỳ thực cũng không nhất định như vậy. Ở nhà tu, ra ngoài tu đều như nhau.

Bây giờ tôi còn phát hiện một vấn đề, đương nhiên không phải vấn đề chư vị đang nói đây. Ở Trung Quốc Đại Lục chúng tôi phát hiện rằng, rất nhiều học viên cũ thời đầu đều không ra ngoài luyện nữa. Những người luyện công bên ngoài hầu như đều chưa từng nghe tôi giảng Pháp, hết sức nhiều. Vì [luyện công tập thể] đó là hình thức lưu truyền của Đại Pháp chúng ta, hình thức này là lưu lại cho mọi người, người [đời] sau đều sẽ làm như vậy, vô cùng tốt. Không phải nói rằng những người về nhà là không được nữa, có rất nhiều người tu rất là tốt. Họ phát hiện rằng giữa bản thân và học viên mới nhập môn mà nhận thức Pháp không cao là không có tiếng nói chung, sẽ xuất hiện vấn đề này. Giữa các học viên đang say sưa bàn tán những thứ ấy, họ cho [đó] là chấp trước, trong tâm họ [thấy] khó chịu, đó có thể là nguyên nhân họ không đến, có tình huống như vậy. Khi người ta làm việc gì đó, thì thông thường đều mang theo một cái tâm, có mục đích. Nếu người này tu luyện vô cùng tốt, khi họ không có bất kỳ tâm chấp trước người thường nào, cùng chỗ với người thì họ không ở nổi. Mỗi câu nói của người ta thì họ không chịu nổi; từng câu từng niệm, niệm đầu trong tư tưởng họ, họ đều là có mục đích. Khi tư tưởng người ta rất thanh tịnh, cái gì cũng không có, thì người khác nghĩ gì chư vị đều biết. Vậy thì từng niệm, nhất cử nhất động, từng câu nói của người khác, chư vị đều không chịu nổi, trong lòng rất phiền, chư vị lại cảm thấy không cách nào nói rõ ra với họ, nên bèn không ra đó nữa, cũng có [tình huống] như vậy. Không phải đều như vậy. Nhưng mà tôi nghĩ, học viên mới chúng ta tốt nhất là ra ngoài luyện. Tại sao? Vì đối với đề cao của chư vị quả thực xác thực là có chỗ tốt. Nếu chư vị không ra ngoài luyện, chư vị ở trong nhà luyện, dựa vào tự chư vị mà ngộ, đương nhiên có thể ngộ ra được, nhưng mà rất chậm. Ai mà chẳng muốn tinh tấn? Ai mà chẳng muốn nhanh chóng đề cao lên?

Đệ tử: Khi chúng con làm một việc thì không biết việc đó nên làm hay không nên làm? Làm sao lấy Chân-Thiện-Nhẫn để chỉ đạo chúng con?

Sư phụ: Kỳ thực không phải nói việc đó nên làm hay không nên làm. Chư vị không biết; thông thường người đã hãm trong sự vật cụ thể mà đo lường tốt và xấu thì chư vị sẽ đo lường không ra. Vì sao tôi có thể nhìn thấy hết thảy tình huống phát triển của nhân loại hiện nay? Chuyện gì tôi cũng có thể nói cho họ rõ ràng, là vì tôi không ở trong đó. Khi chư vị nhìn vấn đề, chư vị đừng cứ hãm trong nó mà nhìn, chư vị đừng ở trong vấn đề cụ thể mà lấy sự luận sự108; chư vị [hãy] nhảy ra ngoài quan sát quan sát vấn đề, xem nó có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn không. Nếu là một người tu luyện tốt, hoặc là một vị Thần, Bồ Tát tới thực thi việc này, thì sẽ thực thi thế nào? Chư vị nghĩ như thế, chính niệm hễ xuất thì lập tức chư vị sẽ biết.

Đệ tử: Hoàn cảnh phức tạp xuất cao nhân, hoàn cảnh ở Đại Lục nhất định phức tạp hơn nhiều so với Mỹ quốc, [vậy] tu ở Đại Lục sẽ nhanh hơn chút.

Sư phụ: Đều phức tạp cả, phương thức phức tạp khác nhau. Người ở Đại Lục, va chạm về nhân tâm với nhau rất ghê gớm. Toan tính đấu đá rất ghê gớm. Nhưng ở Mỹ thì văn hóa bề mặt bị phá hoại hết sức ghê gớm, ma tính rất lớn, cho nên đều có thể tu luyện.

Đệ tử: Không khí ô nhiễm rất nặng, đối với tu luyện phải chăng rất không tốt?

Sư phụ: Không có, đối với người tu luyện chúng ta thì không có vấn đề. Vì thân thể chư vị dần dần được vật chất cao năng lượng thay thế rồi, những thứ đó không thể ô nhiễm chư vị được.

Đệ tử: Tu luyện có thể dẫn động hoàn cảnh bên ngoài bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, hoặc hoàn cảnh giao tiếp và hoàn cảnh sinh hoạt của bản thân người tu luyện phát triển theo hướng lành mạnh, hướng đến Chân-Thiện-Nhẫn hay không.

Sư phụ: Đang khởi tác dụng này, chỉ là rất vi diệu, không dễ quan sát được, hết thảy những gì có quan hệ với chư vị đang phát sinh biến hóa một cách vi diệu. Biến hóa hai phương diện: Một là ngày càng xa chư vị; một là ngày càng gần chư vị. Chính là càng ngày càng tốt; có cái hoàn toàn rời xa chư vị, [những thứ] không đạt sẽ rời xa, chúng sẽ là như vậy. Biến hóa rất vi diệu.

Đệ tử: Thưa Thầy, khi luyện công ngồi đơn bàn hay song bàn, cuối cùng có ảnh hưởng gì?

Sư phụ: Nó có một nhân tố nền tảng109 của tu luyện trong đó, có một cơ chế trong đó. Cơ chế song bàn [trong] bộ công [pháp] chúng ta, kiểu như một bộ cơ khí vậy, bộ máy [có] bánh răng đặt thế này, chư vị cứ đặt thế kia, [thì] nó sẽ không tạo được thứ gì. Nhưng nó không nhất định tuyệt đối đến thế, vì có những người họ có quá trình đề cao dần dần. Ngồi không được thì từ từ ngồi. Cho nên chúng ta vẫn là có biện pháp. Chư vị cần gắng hết mức đuổi theo lên.

Đệ tử: Nếu ngồi xếp bằng không thể nhập tĩnh, cũng không thể đạt đến “định”. Vậy thuyết minh rằng tầng thứ của mình rất thấp, không thể lên cao tầng được.

Sư phụ: Chư vị tới đó ngồi một cái là có thể định trụ [vững lại], vậy tầng thứ hiện giờ rất cao rồi. Điều này đều đã viết trong sách. Thực tế chư vị mà không định lại được, chư vị hãy xem tư tưởng mà không áp xuống được đó là người khác. Kỳ thực tôi bảo chư vị hay, vốn dĩ nó đúng là không phải chư vị, nó là quan niệm hình thành hậu thiên110 cùng nghiệp lực tư tưởng tổ hợp thành. Chư vị vốn dĩ muốn đả tọa nhập tĩnh, tại sao nó không tĩnh? Nó không nghe chư vị, nó có thể là chư vị sao? Nó là nghiệp lực đang khuấy đảo lên, cho nên chư vị phải coi nó là người khác. Thuận theo việc chấp trước được coi nhẹ, từ từ sẽ càng ngày càng có thể tĩnh xuống, tầng thứ cũng đề cao.

Đệ tử: Nếu luyện công cứ luôn buồn ngủ, Ngài nói xem [nên] ngủ hay không? Hay [đó] là ma? Vẫn là đấu tranh với nó?

Sư phụ: Bản thân ngủ không phải là ma, nó là một loại nhân tố con người ắt phải nghỉ ngơi; đó cũng là một thứ, một loại nhân tố cấu thành của vũ trụ này. Nhưng là người tu luyện mà giảng, đang tu luyện mà chư vị ngủ, vậy nó có thể khởi một loại tác dụng của ma, không cho chư vị tu luyện. Bản thân nó không là ma, [nhưng] nó có thể có loại tác dụng ấy. Nhưng xoay lại mà giảng nó lại có tác dụng để gia cường ý chí của chư vị, ý chí ấy chư vị không tự mình [cần] tu sao? Cần gia cường ý chí của mình, khắc chế nó chính là gia cường ý chí, cũng là tu. Lúc luyện công mà buồn ngủ thì bản thân nó cũng là do nghiệp tư tưởng khởi tác dụng.

Đệ tử: Con muốn hỏi khí cơ rốt cuộc là gì?

Sư phụ: Khí cơ chính là do vật chất rất vi quan của công, vật chất mà con người không nhìn thấy cấu thành nên một loại cơ chế vận động. Loại cơ chế đó là hữu hình, nhưng con người không nhìn thấy, tương lai khi tu luyện đến trình độ nhất định, thiên mục khai mở khá tốt thì có thể nhìn thấy. Nó giống như một cái đai vậy, cái đai màu trắng, vận chuyển ngoài thân thể của chư vị. Nhưng nó liên kết với Pháp Luân ở đan điền, khi chư vị luyện công nó không ngừng được gia cường. Thứ này càng mạnh, thì nó càng có thể dẫn động chư vị luyện công, cả khi chư vị không luyện công thì nó vẫn đang chuyển [động], nó giúp chư vị tự động luyện công. Trong năm bộ công pháp mà chúng tôi truyền ra, đều có loại cơ chế này đang vận động. Cho nên chư vị thấy mình đứng đó không hề động, [nhưng] cơ chế trên thân thể chư vị nó đang vận động tới lui, dẫn động diễn hóa toàn diện thân thể chư vị.

Đệ tử: Trong Thế giới Pháp Luân có bài hát Pháp Luân không?

Sư phụ: Đó là làm quảng cáo, làm ra thứ đã nhân tình hóa. Phật Pháp sao có thể không nghiêm túc như vậy?! Hiện nay cả Phật cũng bị con người nhân [tình] hóa. Nhưng Phật là Thần vĩ đại vô tỷ111. Quá khứ mà nhắc đến Phật, thì đều dâng lên tâm kính ngưỡng vô hạn. Hiện nay nói tùy tiện. Ngay trong nghĩa địa kia cũng khắc lên tượng Phật, Bồ Tát, thánh Maria, đó đúng là chà đạp Phật, Bồ Tát và thánh Maria. Xung quanh đều là mộ bia người chết. Con người, không biết mình đang làm gì, con người cảm thấy rất tốt, họ muốn bảo Phật, Bồ Tát và thánh Maria trông coi những người chết đó, quả đúng là đang chỉ huy Thần, chẳng phải chính là như vậy sao? Kỳ thực đó đều là những thứ từ trong tư tưởng tội ác của con người nghĩ ra. Ví như rất nhiều công pháp đang làm ra nào là khiêu vũ ư, làm ra nào là bài hát ư, những đồ chơi này thì quan hệ gì với tu luyện, hơn nữa còn cổ vũ người ta chấp trước vào ‘tình’. Dùng tư tưởng con người, phương pháp tư duy của con người, mà đối đãi Phật Đạo Thần; kỳ thực hoàn toàn không thể dùng phương pháp tư duy của con người mà suy xét. Khi chư vị tu luyện được rất tốt, khi đồng dạng không có tư tưởng của con người kiểu như vậy, [thì] chư vị mới có thể viên mãn.

Đệ tử: Chúng con đang sống trong một loại trạng thái hữu vi, [nhưng] cần phải trừ bỏ những loại dục vọng [có được] trong sinh hoạt bình thường, con đôi khi không được rõ ràng, khiến cho mình hết sức căng thẳng.

Sư phụ: Chư vị là nói rằng chúng ta khi tu luyện, cảm thấy mình dường như có nhận thức nhất định về Pháp, cần phải đề cao, cần phải loại bỏ một số tư tưởng. Nhưng mà, phát hiện có những tư tưởng vẫn còn, dường như làm chúng ta rất khó xử, mình sao vẫn còn tư tưởng thế này, cảm giác mình rất mâu thuẫn, đúng vậy không? Tôi bảo với mọi người, vì lần trước khi tôi giảng, đã bàn đến vấn đề này, nếu chúng tôi loại bỏ sạch tất cả các loại tư tưởng con người [vốn là] để có thể duy trì cuộc sống người thường ở nơi người thường của chư vị, thì dù một ngày chư vị cũng không thể ở được nơi người thường, con người làm gì đều do tâm chấp trước sai khiến, chư vị chịu không nổi từng tư từng niệm của người ta. Chư vị không biết rằng khi không có tư tưởng đó, chư vị mà ở cùng người thường sẽ là tư vị gì; cho nên để có thể để chư vị tu luyện nơi người thường, [thì] đợi đến lúc người ta viên mãn mới có thể chuyển hóa đến [phần] bề mặt nhất của con người, [mới] loại bỏ hết thảy chấp trước.

Đệ tử: Người da trắng tu viên mãn sẽ đến thế giới nào?

Sư phụ: Vấn đề này đã giảng qua rồi, chúng ta có thể có người nhìn thấy trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» đều là hình tượng của Phật; có người thấy trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» bản tiếng Anh đều là chư Thần phục sức kiểu như thánh Maria và Jesus, chư Thần với hình tượng của người da trắng, mỗi chữ đều như vậy. Chư vị chớ thấy tu luyện Đại Pháp của chúng ta, [rằng] tôi giảng chúng ta là Phật gia, nhưng điều tôi truyền là đặc tính của vũ trụ, Lý của vũ trụ, Pháp của vũ trụ, vậy thì đương nhiên, Thần của họ cũng bao gồm trong đó. Như vậy họ là người da trắng mà viên mãn, thì công tu xuất ra trên thân họ cũng là hình tượng người da trắng, sau viên mãn sẽ đến thế giới của người da trắng đó. Tiểu anh hài112 mà họ tu xuất ra, đều là mang theo cánh113. Đương nhiên Đạo gia cũng kiểu như vậy.

Đệ tử: Làm thế nào hoàn trả nghiệp lực do sát sinh?

Sư phụ: Chúng ta có rất nhiều đệ tử trong quá trình tu luyện gặp phải mấy việc nguy hiểm, [như] đụng xe ô-tô, ngã từ trên cao xuống, v.v., rất nhiều chuyện. Sau đó trong tâm bản thân học viên chúng ta rất cao hứng, đáng để cao hứng. Đương nhiên trong Pháp tôi đã giảng, điều đó bằng như là đã hoàn trả nghiệp lực rất lớn đã nợ trước đây, thậm chí là [bằng như] đền mạng. Nếu thật sự đã trả mạng rồi, thì quả đúng là ‘địa ngục trừ danh’114, vì chư vị đã trả mạng đó rồi.

Kỳ thực chư vị đừng tưởng đụng một cái chư vị chả sao cả; nhưng [thực tế] chư vị đã quả thật chết đi một chư vị, là cái chư vị cấu thành từ nghiệp lực. Hơn nữa trên thân thể có các tư tưởng cấu thành từ nghiệp lực bất hảo, có [các] tâm, có tứ chi, đã đụng chết rồi, thế nhưng nó toàn do nghiệp lực cấu thành. Chúng tôi đã làm cho chư vị một chuyện tốt lớn nhường ấy, đã trừ bỏ nghiệp lực lớn đến thế, dùng nó để đền mạng; không ai làm chuyện này đâu. Chính vì chư vị có thể tu luyện, chúng tôi mới làm như vậy; đợi khi chư vị biết được, chư vị cũng không có cách nào cảm ơn tôi.

Đệ tử: Chúng con viên mãn thế nào?

Sư phụ: Bộ Pháp này của chúng ta, truyền ra chính là chuyển hóa bản thể115 người thành Phật thể; chúng ta đi con đường này; không đi [đường] ‘niết bàn’, cũng không đi [đường] ‘hồng hóa’116, cũng không theo cách của Đạo gia là lấy đoạn cây trúc biến thành người trong quan tài, [tức] biện pháp ‘thi giải’. [Chúng ta] chính là đường đường chính chính để người ta thấy chư vị viên mãn, vì thân thể của chư vị đã chuyển biến rồi.

Đệ tử: Thầy nói tu luyện trong người thường [thì] phải làm tốt công tác nơi người thường…, con muốn tìm việc làm mà chỉ tốn ít thời gian mà vẫn có thể làm tốt, sau đó dành nhiều thời gian vào tu luyện.

Sư phụ: Chúng ta đều có cách nghĩ này, mọi người đều muốn tìm một việc nhẹ nhàng, vừa có thể có thật nhiều thời gian tu luyện, vừa có thể làm việc được tốt. Lối nghĩ chung quy chỉ là lối nghĩ, động cơ có lẽ đều là cân nhắc rằng ta muốn tu luyện; nhưng thông thường không nhất định [điều] chúng ta muốn đều có thể thành hiện thực. Vì tình huống mỗi người một khác, chỉ cần bản thân chư vị không chấp trước mạnh mẽ, cứ nhất nhất làm thế, thì Pháp thân của tôi đều sẽ an bài cho chư vị thật là tốt, [làm] công tác bình thường [cũng] đồng dạng tu luyện.

Đệ tử: Có người đọc «Chuyển Pháp Luân» bản chữ phồn thể và chữ giản thể thấy không như nhau, cảm giác không như nhau.

Sư phụ: Dường như không có [khác], nên phải là như nhau. Có một điểm, Trung Quốc Đại Lục sau khi trải qua “Cách mạng văn hóa”, tư tưởng người ta biến hóa rất lớn. Người Đài Loan cùng với Hoa kiều, người Hoa các nơi khác ở Đông Nam Á, tư tưởng của họ về phương diện này có một chút khác biệt, có phải là khi chư vị xem «Chuyển Pháp Luân» bản chữ phồn thể thì dễ mang theo quan niệm vốn có trước kia không? Một khi xem [bản] chữ giản thể liền cảm thấy bị lẫn vào cùng những thứ không thích hợp của Trung Quốc ấy, trên thực tế đó là một loại chướng ngại trong tâm bản thân chư vị.

Đệ tử: Có lúc đọc «Chuyển Pháp Luân» không muốn buông tay. Cũng không muốn luyện công nữa.

Sư phụ: Đọc «Chuyển Pháp Luân», không muốn buông tay, vậy chư vị cứ đọc cho nhiều, điều đó không hề gì. Dồn thời gian về sau cũng được, đọc sách nhiều là chuyện tốt, học Pháp là rất chủ yếu.


• • • • • • • • •

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

1. đắc Pháp: (i) nhận được Pháp Luân, đắc được Pháp; (ii) bắt đầu tham gia Pháp Luân Đại Pháp, bắt đầu tu luyện, tức là về ý tứ là đồng nghĩa với từ nhập Đạo và khác nghĩa với từ đắc Đạo (đây là lối dùng từ đắc Pháp trong ngữ cảnh Pháp Luân Đại Pháp). Mọi ghi chú, chú thích đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo.

2. tiểu táo, cật tiểu táo: là ý nói được ưu đãi, nhận một số lợi ích đặc thù, được đãi ngộ đặc biệt; tạm dịch là ưu đãi; táo → bếp; cật → ăn.

3. lý giải: hiểu được, từ lý tính mà giải (hiểu) được.

4. chấp trước: [cái tâm] còn cố chấp vào gì đó, mà theo nhận thức thăng hoa lên hoặc khi hoàn cảnh thay đổi rồi thì cái đó không còn thích hợp nữa (diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).

5. bán thần: nửa-thần. Lưu ý là chữ bán tiếng Hoa không hoàn toàn có nghĩa 50% hoặc xấp xỉ 50%, nó có thể được hiểu là một phần, điểm trung gian; nghĩa là, trong văn dịch, khi gặp chữ ‘nửa’ như trong từ nửa-thần này, thì không nên chỉ hiểu là xấp xỉ 50%, mà có thể hiểu là một phần. Ví dụ có thể hiểu như sau: nửa thần nửa nhân → một phần thần một phần nhân, nửa đời trước nửa đời sau → phần cuộc đời trước đây và phần cuộc đời sau này tính từ thời điểm phân chia nào đó.

6. quán xuyến: tạm dịch là xuyên suốt (trong tiếng Việt từ quán xuyến mang nghĩa khác).

7. thể hội: điều trực tiếp trải nghiệm qua, kinh nghiệm, trong sách này dịch là thể nghiệm; nhiều chỗ khác dùng nguyên từ Hán Việt, ví dụ: tâm đắc thể hội.

8. thất tình lục dục: các thứ tình cảm và ham muốn nói chung, cái ‘tình’ nói chung; thất tình → bảy trạng thái hỷ (vui mừng) nộ (giận dữ) ái (yêu thích) (chán ghét) ai (sầu khổ) lạc (sung sướng) cụ (sợ hãi) là nói chung các trạng thái tình cảm; lục dục → sáu ham muốn (dục) ứng với sáu điều thu nhận được sắc (những gì nhìn thấy) thanh (những gì nghe thấy) hương (những gì ngửi thấy) vị (những gì nếm thấy) xúc (những gì sờ thấy) pháp (những gì nghĩ tới) ứng với sáu giác quan nhãn (mắt) nhĩ (tai) tỷ (mũi) thiệt (lưỡi) thân (thân thể) ý (suy nghĩ).

9. giảng: giảng nói, chú trọng, đạo lý là thế; ví dụ: tu luyện giảng nhất cá ngộ → tu luyện là giảng chữ ngộ, chú trọng chữ ngộ; tu luyện bất giảng thân tình → tu luyện không giảng tình thân, việc tu luyện về đạo lý là không giảng không liên quan gì với tình thân quyến.

10. yếu: có thể dịch là muốn, nên phải, cần phải, phải. Trong ngữ cảnh câu này có thể hiểu ý tứ là: việc tu luyện là một việc lớn nhất trong vũ trụ, [vì đây] là an bài rằng con người nên có thể quay về, thăng hoa trở về, tu thành La Hán, Bồ Tát,...

11. nhân vị nhi hoá: thay đổi biến hoá theo khẩu vị [sở thích] riêng của người ta.

12. hoành quan, hồng quan: ở mức lớn hơn [tương đối so với] vi quan là mức nhỏ hơn (diễn nghĩa bề mặt); ví như mức phân tử là hồng quan so với mức nguyên tử; ví như nói tại hồng quan mà khống chế diễn luyện, tức là khống chế diễn luyện ở mức vĩ mô, chứ không phải điều tiết ở mức chi tiết vi mô.

13. thù thắng: tôn quý, cao thượng, khả kính, tốt đẹp.

14. Phật tượng: hình tượng Phật, có thể là bức tượng hoặc bức tranh.

15. vô ảnh vô tung: tạm dịch là không còn dấu tích.

16. sắc vị: những gì nhìn thấy thì gọi là sắc, những gì nếm thấy thì gọi là vị.

17. sinh sinh thế thế: tạm dịch là qua đời này đời khác; chữ sinhthế đều được dịch là đời (lifetime).

18. hảo: tốt; khi nói sống tốt, [cuộc đời] trở nên tốt là ý nói cuộc sống thoải mái, điều kiện sinh hoạt tốt; chứ không nhất định là nói sống cuộc sống đạo đức tốt, tâm tính tốt. Trong văn dịch kinh sách nói chung, người dịch giữ nguyên lối diễn đạt chữ tốt (hảo) kiểu này của người Hoa; đọc giả cần theo ngữ cảnh mà hiểu đúng ý.

19. quan: quan ải, cửa, khảo nghiệm; vượt quan → vượt qua quan ải, thông qua khảo nghiệm; một số huyệt vị, khiếu cũng được gọi là quan.

20. lạp tử: hạt; ví như nói nguyên tử, điện tử, v.v. là các loại lạp tử; vi lạp → hạt nhỏ, vi hạt.

21. bệnh độc: (i) virus (theo bản dịch tiếng Anh); (ii) theo ngu ý của người dịch, trong ngữ cảnh kinh sách Đại Pháp thì từ bệnh độc có thể được dùng để chỉ virus nói riêng, hoặc như một thuật ngữ nói chung những thứ gây bệnh như virus, vi trùng, vi khuẩn, v.v. nơi không gian này.

22. hiện hữu: (i) đang có; (ii) đang có mặt, đang tồn tại; (iii) những gì mà người ta có thể cảm thụ được sự tồn tại của nó (ví dụ: thế giới hiện hữu → thế giới mà ta nhận thức được, ngụ ý là không tính những gì tâm linh huyền ảo, không tính thế giới khác).

23. tổ thành: tổ hợp thành.

24. bên này, bên kia: trong một số ngữ cảnh, không gian hiện hữu chúng ta sống được gọi là bên này, còn không gian khác được gọi là bên kia.

25. hữu vi chi pháp: trong bản dịch này tạm dịch là pháp hữu vi; trong ngữ cảnh Phật giáo, những việc thế tục và cả những việc như quyên góp, in kinh, xây chùa, nghi lễ tôn giáo, v.v. đều được gọi là hữu vi, được xếp vào loại pháp hữu vi; cũng được hiểu là việc làm có mục tiêu, có ý định; còn tham thiền nhập định, tu tâm thanh tịnh, v.v. mới được tính là vô vi; khi nói cái gì đó là pháp hữu vi thì nhiều lúc là để nhắc nhở rằng đó thuộc về thứ hữu hình nơi thế tục, không phải là thuộc về phạm trù thực tu (diễn giải của người dịch). Bản thân từ hữu vivô vi còn có biểu đạt sắc thái khác trong ngữ cảnh khác.

26. tinh tấn:, cũng đọc là tinh tiến, chỉ tiến không lùi, trong tu luyện khi gặp tình huống mà lời giải là cần phải tiến (ví như khảo nghiệm tâm tính và cần buông bỏ chấp trước) thì người tu đó tiến chứ không chùn bước hoặc lùi lại (tức là buông bỏ tâm đó luôn), thì gọi là tinh tấn (diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).

27. Văn hóa Đại Cách mạng: thường được dịch là “Cách mạng Văn hóa” hoặc “Đại Cách mạng Văn hóa”, một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc quãng 1966~1976; trong bản tiếng Hán từ này luôn đặt trong dấu nháy kép để biểu thị nó không nên thật sự được hiểu theo tên đó (nhận thức của người dịch).

28. kinh thư: là nói về kinh sách Phật giáo. Theo thiển ý của người dịch, bối cảnh thời Sư phụ ra giảng Pháp chưa lâu, quãng 1997 1999 trở về trước, thì khi nói kinh sách mà không chỉ rõ cụ thể, thì thường là nói về kinh sách Phật giáo.

29. đoạn chương bất toàn: đoạn tách ra đã thoát khỏi toàn văn, toàn ngữ cảnh, không được toàn vẹn; tạm dịch là đoạn chương không đầy đủ.

30. thiên thể: theo thiển ý của người dịch, chữ thể này là cùng nghĩa trong các từ nhân thể (thân thể người), bản thể, Phật thể, Thần thể, nãi bạch thể; nghĩa là thiên thể là không phải chỉ là nói về các tinh cầu, các ngôi sao như cách dùng từ ở ngoại giới.

31. cơ điểm: điểm nền tảng, xuất phát điểm, cơ sở mà từ đó nhận thức hay đánh giá; → nền tảng.

32. xác hữu kỳ sự: điều được xác thực là thật; tạm dịch là xác thực là có thật.

33. tinh hệ: hệ các ngôi sao; tạm dịch là thiên hà.

34. ngân hà: các thứ đồng dạng như hệ Ngân Hà chúng ta (từ Ngân Hà viết hoa biểu thị tên riêng) thì cũng được gọi là các hệ ngân hà (không viết hoa biểu thị danh từ chung).

35. tụ chi thành hình, tản chi thành vật: tụ lại thì thành có hình tượng, tản ra thì tán thành vật chất (diễn nghĩa bề mặt chữ).

36. chân thực diện mục: bộ mặt thật.

37. bất khả tư nghị: không thể nghĩ bàn, không thể tưởng tượng hình dung ra, rất khó tin; tạm dịch là không thể tưởng tượng được, không thể tưởng tượng nổi.

38. ngoại xác: tạm dịch là vỏ ngoài.

39. biến bố: phân bố khắp cả, rải rác ra khắp cả, tản ra trải ra khắp cả; tạm dịch là phân bố khắp.

40. thể hệ: hệ thống.

41. số tự: chữ số, chữ để biểu đạt số, trong bản dịch này tạm dịch là con số; triệu: tạm dịch là triệu triệu (triệu tiếng Hán = 1012, triệu tiếng Việt = 106); kiếp (phiên âm từ kalpa tiếng Phạn) là biểu đạt một chu kỳ diễn hoá, trong ngữ cảnh đoạn cụ thể này là con số về thời gian một chu kỳ một phạm vi vũ trụ (chữ kiếp hoặc kiếp nạn trong ngữ cảnh khác là nói về đại nạn của một chu kỳ ấy, hoặc lànạn lớn nói chung).

42. hình trạng: tạm dịch là hình dạng.

43. bản nguyên: cũng đọc là bổn nguyên, cái gốc (bản) nguyên ban đầu (diễn giải theo nghĩa bề mặt chữ).

44. bản sự: khả năng, năng lực, tài năng; cũng đọc là bổn sự.

45. tiến hóa luận: được dịch là thuyết tiến hóa.

46. quarter: 1/4, đồng 25 xu (cent) tiền Mỹ; 25 cent = 1/4 dollar.

47. đả khai cục hạn: phá vỡ tình thế bế tắc, giải khai cuộc hạn mở ra lối mới giải quyết vấn đề.

48. độc tu: tu luyện đơn độc, tu một mình.

49. đơn truyền: truyền đơn lẻ, trái nghĩa với phổ truyền (truyền phổ cập cho nhiều người).

50. ma: chữ “ma” 魔 (có chữ quỷ ở trong) trong từ ma luyện được viết trong các kinh sách cũng là chữ “ma” trong các từ ma tính, ma nạn, ma quỷ, Ma Vương. Lưu ý là có một từ đồng âm ma luyện, với chữ “ma” 磨 viết khác (mài giũa, cọ sát, giày vò, có chữ thạch ở trong); khi đó ma luyện nghĩa là mài giũa rèn luyện, đây là nghĩa phổ biến được hiểu ở xã hội. Có đoạn viết “năm thán dài đằng đẵng dần dần mài mòn những tâm kia đi” là được viết chữ “ma” (mài mòn) kia. Còn từ “ma luyện tâm tính”, theo thiển ý người dịch, được hiểu là rèn luyện tâm tính, mài luyện tâm tính (to temper one’s nature, theo cách dùng từ ngoài xã hội), với hòn đá mài là nhân tố “ma” (như trong từ ma tính, ma quỷ).

51. đoạn tuyệt thế duyên: cắt đứt hết khỏi (đoạn tuyệt) các duyên thế gian (thế duyên).

52. chân tu: tu chân chính, tu thật.

53. khánh: 磬 chuông khánh, đồ mà hoà thượng có thể dùng để gõ khi tụng kinh; tạm dịch là chuông.

54. trực chỉ nhân tâm: chỉ thẳng (trực chỉ) vào tâm người (nhân tâm).

55. vân du: vân → mây, du → di chuyển; vân du thường là nói người tu hành lang thang nơi trần thế, tùy duyên mà đến theo duyên mà đi, ví như đám mây theo gió nay đây mai đó không có chương trình định trước sẽ đi đâu.

56. Đại Đạo chí giản chí dị: Đại Đạo là giản dị nhất, giản dị cùng tột (diễn giải trên nghĩa bề mặt chữ).

57. tận khoái: nhanh nhất có thể, gắng sức cho nhanh nhất; ba từ tận khoái trong cuốn sách này đều được dịch thoáng thành thật nhanh.

58. bác đại tinh thâm: rộng lớn và sâu sắc thâm thúy (diễn nghĩa bề mặt).

59. khái huống: đường nét chung tổng thể khái quát (outline), bức tranh tổng thể, tình hình chung (general situation), tại ngữ cảnh cuốn sách này tạm dịch là tổng quan. Theo ngu ý của người dịch, Pháp mà Sư phụ giảng thành lời nơi nhân loại với nghĩa bề mặt mà học viên có thể hiểu được ấy chính là bức tranh tổng thế, thiết kế tổng quan, đường nét khái lược, là khái huống của vũ trụ này. Về phần chi tiết thì đương nhiên ai tu đến đâu mới biết đến đó.

60. thể ngộ: tự thân (thể) trải nghiệm qua (ngộ), trải nghiệm, kinh nghiệm.

61. tầng thứ diện: tạm dịch là tầng diện. Diện: (i) mặt, mặt phẳng, mặt cong, bề mặt (biểu diện); (ii) một tầng thứ diện phân hoạch theo liên đới nào đó chứ không phải phân hoạch theo khu vực không gian.

62. vô xứ bất tại: không đâu không có, tạm dịch là khắp nơi.

63. ngoại diện: tạm dịch là mặt ngoài.

64. thô tháo: thô, không nhỏ mịn.

65. biên duyên: ngoài rìa, biên giới.

66. ngoại biên: (i) bên ngoài (outside); (ii) biên ngoài (outer surface), lớp ngoài, mặt ngoài, rìa ngoài (dịch thành (i) hoặc (ii) tùy theo ngữ cảnh).

67. nhục thân, nhục thể: thân thể xác thịt; nhục → thịt.

68. dĩ hy vi quý, dĩ thiểu vi kỳ: tạm dịch là hiếm thì mới quý, ít thì mới lạ.

69. áo diệu: tạm dịch là huyền bí (áo) diệu kỳ (diệu); áo → huyền bí, thâm sâu, không dễ lý giải.

70. ngoại tinh nhân: (alien) tạm dịch là người ngoài hành tinh.

71. triệu: tạm dịch là triệu triệu (triệu tiếng Hán = 1012, triệu tiếng Việt = 106).

72. tử thủy: nước chết, nước tĩnh; tĩnh → bất động, không dao động, không lay động, không xao động; ví dụ: yên tĩnh, an tĩnh, tĩnh tọa, nhập tĩnh.

73. tĩnh chỉ: tĩnh dừng hẳn lại; chỉ → dừng lại.

74. bài liệt trình tự: trình tự sắp xếp.

75. Thiên Phương Dạ Đàm: Chuyện Nghìn Lẻ Một Đêm, ý nói hư cấu hoang đường như truyện cổ tích.

76. tầng xuất bất cùng: xuất ra không ngừng, hiện ra không dứt.

77. tự tư, vị tư: ích kỷ, vì bản thân mình; trái nghĩa với vị tha; tha → người khác.

78. đại nhã chi đường: nơi thanh nhã, nơi thanh lịch, nơi có yêu cầu cao, cảnh giới hoàn mỹ; đăng đại nhã chi đường là ý nói được tôn vinh.

79. duy hộ: duy trì bảo hộ.

80. tiên thiên: cái nguyên có từ đầu là tiên thiên, trái nghĩa với hậu thiên là cái mà về sau mới có; nghĩa cụ thể có thể tùy ngữ cảnh, ví dụ, nếu lấy thời điểm người ta sinh ra làm mốc tham chiếu, thì tiên thiên là giống nghĩa bẩm sinh, trời cho; nhiều chỗ trong kinh sách, là lấy thời sinh mệnh nguyên sơ làm tham chiếu.

81. vi sở dục vi: muốn gì làm nấy; sở dục → chỗ ham muốn, điều ham muốn.

82. toàn ngưu giác tiêm: rúc vào mũi sừng bò, dùi sừng bò; ý nói là đi vào ngõ cụt.

83. bát cổ, bát cổ văn: lối hành văn 8 đoạn (trong khoa cử thời Minh-Thanh), ngụ ý là rỗng tuyếch rập khuôn sáo mòn cứng nhắc; chủ quan người dịch thấy Sư phụ dùng từ bát cổ hoặc tân bát cổ (bát cổ mới) để chỉ lối hành văn của văn hóa đảng.

84. tùy tâm nhi hóa: biến hóa tùy theo tâm.

85. lậu: chỗ rò rỉ, ý nói là khiếm khuyết không hoàn hảo; vô lậuhữu lậu là ý nói hoàn hảo hay không, hoặc ý nói đã trừ sạch tâm chấp trước của người thường hay chưa.

86. thất đức: mất đức.

87. tương phụ tương thành: cùng phụ giúp nhau cùng thành tựu cho nhau.

88. tương hỗ ỷ tồn: cùng hỗ trợ nhau cùng dựa vào () nhau mà tồn tại.

89. âm dương phản bối: âm dương phản đảo với nhau, ngụ ý âm thịnh dương suy; có chỗ dịch là âm dương đảo chiều.

90. suy ba trợ lan: đẩy thêm cho sóng cuồn cuộn hơn, tạm dịch là thêm dầu vào lửa (thành ngữ).

91. nhân kiến nhân kính: người gặp người kính trọng, người ta gặp nhau là biểu hiện kính trọng.

92. chuyên tu: [hình thức] tu chuyên nghiệp; ví như hòa thượng xuất gia của Phật giáo là thuộc loại chuyên tu này. Theo ngu ý của người dịch, chúng ta tu luyện hòa đồng vào xã hội, chuyên tu cũng cần vân du trần thế; còn trong khứ khi dùng hai từ xuất giatại gia để phân biệt hai hình thức tu luyện thì đã có ngụ ý rằng hình thức tu là được phân loại theo mức độ xa lánh hồng trần; còn từ chuyên tu là không mang theo ngụ ý đó.

93. Đại Lục: nói tắt của Trung Quốc Đại Lục'.

94. quốc nội: trong nước; hầu hết các từ như trong nước, nước ta, v.v. là để nói về Trung Quốc.

95. đoạn chương thủ nghĩa: tách ra khỏi toàn văn mà lấy nghĩa, trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh (thường là nói dễ gây ra hiểu sai ý nguyên gốc).

96. Khí công Khoa học Nghiên cứu Hội: tạm dịch là Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công.

97. điểm hóa: chỉ ra, gợi ý, bảo cho; thường không trực tiếp mà là gián tiếp, kiểu như dùng từ đồng âm, ẩn ý qua báo mộng, xảy ra việc nào đó bên ngoài, làm cho trượt ngã, v.v.

98. đới tu bất tu: tạm dịch là lúc tu lúc không.

99. hữu tự: có thứ tự, trật tự, trình tự; trái nghĩa với loạn; hữu tự đích an bài: tạm dịch là an bài có [trình] tự.

100. sát nhân phóng hỏa: giết người đốt [nhà], ý là nói chung các việc ác nghiêm trọng mức độ ấy.

101. thiên định: trời định ra.

102. lai: đến; trong ngữ cảnh này hiểu là sinh ra (đến thế gian này), tức là sinh ra với nghiệp cuộn lấy nghiệp.

103. cao xứ bất thắng hàn: (thành ngữ) chỗ cao không chịu được lạnh, ý nói là ở địa vị cao, hoặc cảnh giới tư tưởng rất cao, thì cô độc, khó mà có ai khác có thể chia sẻ.

104. nhân chi thường tình: những chuyện thường, thói thường của con người.

105. tân tân lạc đạo: bàn tán say sưa; tân → nước bọt; lạc → vui vẻ; đạo → nói.

106. lạc thú: trong sách này tạm dịch là cái vui.

107. nhất khái nhi luận: (thành ngữ) tạm dịch là vơ đũa cả nắm.

108. tựu sự luận sự: luận về sự việc ngay trong bối cảnh việc đó, từ việc luận việc.

109. cơ nhân: tạm dịch là nhân tố nền tảng; nhân trong từ nguyên nhân, nhân duyên; trong từ căn cơ, cơ bản.

110. hậu thiên: cái về sau mới có, trái nghĩa với tiên thiên là cái nguyên vốn có ban đầu.

111. vô tỷ: không gì sánh được.

112. anh hài, tiểu anh hài: em bé mới sinh (nghĩa bề mặt).

113. sí bàng: cánh lông vũ.

114. địa ngục trừ danh: xóa tên khỏi [danh sách trong] địa ngục.

115. bản thể: thân thể nguyên bản; theo ngu ý của người dịch thì trong bối cảnh tu luyện, bản thể là nói cái thân nguyên bổn vốn có từ trước khi tu, sau khi tu thì bản thể có thể chuyển hóa, và ngoài ra còn có thể tu ra các thân khác nữa.

116. hồng hóa: hóa thành ánh sáng mà đi (diễn giải nghĩa bề mặt chữ); hồng, thải hồng → mầu sắc cầu vồng.

• • • • • • • • •

Dịch từ bản gốc tiếng Hán; có tham khảo bản tiếng Anh; nguồn từ //falundafa.org.

Dịch tháng 10-2016, hiệu chỉnh tháng 12-2017.

Đây là bản lưu hành trên Internet, chỉ để phục vụ cho học viên sử dụng, đọc, lưu trữ, in ấn,… với mục đích tu học cá nhân. Không tự ý dùng bản này để in ấn phát tán rộng mà không xin phép.