Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu [1998]

Lý Hồng Chí
Ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1998 tại NewYork

Tôi đến đây để tham gia [Pháp] hội này, cũng giống như mọi người, muốn nghe xem thể hội của mọi người. Lúc đó là tôi chủ trương triệu tập [Pháp] hội này. Bởi vì chúng ta vẫn mãi chưa mở hội giao lưu cho các học viên Đại Pháp toàn nước Mỹ, mọi người cùng giao lưu với nhau một chút, tôi cảm thấy cũng khá thích hợp, thời cơ cũng khá chín muồi rồi. Từ lần trước tôi đến nước Mỹ giảng Pháp cho đến nay cũng đã một năm rồi. Thông qua một năm tu luyện này mọi người đều đang đề cao, đặc biệt là lần trước mọi người đều cảm thấy rằng sau khi nghe Pháp, có tác dụng thúc đẩy nhất định với đề cao của mình, nhưng mà rốt cuộc đã đề cao bao nhiêu, tôi nói rằng giao lưu một chút cũng vẫn là có chỗ tốt, còn có thể xúc tiến Đại Pháp của chúng ta hồng dương thêm một bước nữa.

Nói đến hồng dương, hiện tại có một nhận thức sai lầm. Có người nói: Sư phụ đã giảng phải nắm chắc [thời gian] thực tu, thế là anh ta liền lý giải thành việc gì cũng chẳng làm nữa, anh ta bèn nắm chắc thực tu. Đương nhiên rồi, không phải là công tác của người thường không làm nữa. Công tác của người thường và tu luyện, mối quan hệ này mọi người phải sắp đặt cho tốt, chủ yếu là về việc hồng dương Pháp của chúng ta chư vị chưa có coi trọng hơn lên, chư vị đắc được Pháp rồi, còn những người chưa đắc được Pháp mà. Kỳ thực tôi bảo cho chư vị biết, người trong xã hội nhân loại ngày nay không có một ai là nên làm người. Ý tứ là gì? Tôi vì truyền Pháp này, trong những niên đại tương đối xa xưa trong lịch sử đã an bài rồi, hơn nữa truyền một Pháp lớn như thế này, Pháp của toàn vũ trụ. Lần trước tại San Francisco tôi đã từng giảng cho mọi người kết cấu của vũ trụ này, về điều này rất nhiều người chúng ta đã có nhận thức nhất định rồi, kết cấu của vũ trụ thì ra là như vậy. Kỳ thực tôi bảo cho chư vị, khái niệm kết cấu vũ trụ mà lần trước tôi giảng cho chư vị, chư vị đã cảm thấy to lớn cực kỳ rồi. Cái khái niệm đó, trong toàn thiên thể nó cũng chỉ là một hạt bụi, cho nên mọi người thử nghĩ xem vũ trụ này nó lớn nhường nào. Một Pháp lớn nhường này được truyền trong xã hội nhân loại, chư vị thử nghĩ, muốn dung nạp một người thì quá dễ dàng rồi. Chúng ta lấy một ví dụ đơn giản nhất, một lò thép nóng chảy nếu rơi vào đó một mạt gỗ, trong nháy mắt đã chẳng tìm thấy tung tích nó đâu. Pháp chúng ta lớn nhường này để dung nạp một cá nhân chư vị, tiêu nghiệp lực trên thân chư vị, tiêu [trừ] tư tưởng bất hảo của chư vị, v.v. v.v, điều đó dễ như trở bàn tay. Có uy lực lớn nhường ấy, vậy sao chúng ta không làm như vậy? Chúng ta không thể làm như vậy tại xã hội người thường, là vì tu như thế thì không được tính là tu nữa, [mà] là tái tạo, tức là hoàn toàn không cần chư vị nữa, là tái tạo một cá nhân. Cho nên ắt phải là bản thân thực sự mà tu, mới có thể là bản thân chư vị. Nhưng mà trong khi tu luyện sẽ xuất hiện rất nhiều rất nhiều lần vượt quan về tâm tính, còn có việc giữa các học viên chúng ta vì để làm tốt việc Đại Pháp phối hợp với nhau không tốt mà tạo ra mâu thuẫn, những vấn đề này khác, đó cũng là tất nhiên thôi, chỉ là chư vị nhận thức chưa tới.

Nếu như một Pháp được truyền ra, nếu không có ma nạn của nó, không có uy đức mà nó lưu lại cho hậu nhân, tôi nói đó là tà pháp. Không xứng đáng là vĩ đại, không đáng để vui mừng, không có uy đức lưu lại cho hậu nhân, nó tất nhiên là như vậy. Vậy thì tôi truyền Pháp này, chư vị đắc được rồi, chư vị có thể tu rồi, còn phải nghĩ đến việc người khác làm sao để có thể tu, bọn họ làm sao để đắc Pháp. Vừa nãy tôi có giảng một câu, tất cả những người trong xã hội nhân loại, đều không phải vì để làm người mà đến. Nhưng chư vị đừng dương dương tự đắc. Nếu chư vị không đắc Pháp, nếu chư vị tu không trở về được, thì chư vị chính là người, mà còn có thể rớt xuống dưới, thực sự còn không [được] bằng người nữa, cho nên, tính trọng yếu của việc hồng Pháp mọi người cũng phải nhận thức được. Vấn đề này tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi.

Có nhiều học viên đều muốn để tôi giảng cao – mới mẻ một chút. Cái tâm này không bỏ, không thể viên mãn, phải vậy không?! Bất kể tâm nào cũng đều là chướng ngại. Tôi nói rằng sự phát triển của xã hội ngày nay, toàn bộ quá trình phát triển của nó, là chịu sự khống chế và thúc đẩy của người ngoài hành tinh mà sản sinh – phát triển. Hôm nay tôi vẫn còn giảng những vấn đề này, nếu tôi dùng ngôn ngữ văn hóa cổ xưa của Trung Quốc để giảng, có thể giảng càng thấu triệt hơn, nhưng mà mọi người hiện nay [sẽ] nghe không hiểu, quan niệm đều là quan niệm của người hiện đại, cho nên phải kết hợp với phương thức tri thức của loại khoa học hiện đại này mà giảng. Kỳ thực [nó] là rất thấp, nhận thức của nó là hết sức hết sức thấp, cái gọi là khoa học thực chứng chỉ giới hạn trong không gian vật chất này mà mắt người có thể nhìn thấy, chỉ là một không gian trong tam giới của chúng ta. Mà trong tam giới có bao nhiêu tầng vật chất đây? Nhiều đến mức cũng không đếm xuể, mà nhân loại chỉ chiếm một tầng. Con mắt của chư vị có thể nhìn thấy được ấy chỉ là một tầng này, chỉ giới hạn trong phạm vi như thế này. Còn cái vũ trụ khổng lồ này dùng tư tưởng con người để đo lường thì vĩnh viễn đều không đo lường nổi, bởi vì tư tưởng của chư vị dung nạp không nổi. Khi đã đến một cảnh giới rất cao, ngôn ngữ của nhân loại hình dung không nổi tình huống của vũ trụ nữa, mà cũng không có loại ngôn ngữ như thế, thậm chí không có tư duy như thế, cái gì cũng nói không rõ nổi rồi, cho nên giảng lên cao, cũng không phải dùng ngôn ngữ con người là có thể giảng được, chỉ có là chư vị trong quá trình tu luyện cá nhân không ngừng đề cao, thì mới có thể dần dần tự mình lĩnh hội – ngộ ra. Trong khi xem bộ Pháp này, Pháp sẽ điểm hóa cho chư vị hiểu.

Vì sao bộ Pháp này có thể khởi được tác dụng to lớn như vậy, có thể cho chư vị biết được lý cao như vậy? Kỳ thực tôi nói cho mọi người, một cuốn sách, chỉ là một cuốn sách rất thông thường của người thường, mấy tờ giấy hợp lại, giấy trắng chữ đen, nó không khởi được tác dụng gì. Nhưng nó có thể giảng ra những đạo lý thô thiển nhất của nhân loại mà nhân loại biết được, chỉ có vậy thôi. Nếu như đằng sau bộ “Chuyển Pháp Luân” này, mà không có nội hàm của nó tại đó, thì cũng chỉ như vậy thôi. Vì sao chư vị xem “Chuyển Pháp Luân” hết lần này đến lần khác lại có thể thấy được – ngộ được những lý tại các cảnh giới khác nhau ở rất cao, rất cao ấy? Chính là vì đằng sau mỗi chữ đều có vô số tầng tầng lớp lớp các Phật – Đạo – Thần, không đếm được là có bao nhiêu. Chúng ta đang ngồi đây có tu cao nữa, chư vị tu cao nữa, tương lai chư vị khai ngộ rồi, chư vị cũng nhìn không tới biên giới. Chư vị nói chư vị chiểu theo cuốn sách này mà tu, chư vị có thể tu cao bao nhiêu thử xem. Khi đến lúc chư vị nên đề cao, Phật – Đạo – Thần đằng sau chữ này đều thấy được rồi, chư vị nên biết được một tầng lý nào đó, đã đến tầng nào đó rồi, Họ liền lấy chữ ấy, hoặc một hàng chữ ấy điểm hóa cho chư vị thấy nội hàm chân chính ở đằng sau nó, đột nhiên chư vị liền minh bạch. Thực tế không phải là chư vị thông minh, mà là Họ hữu ý điểm cho chư vị hiểu, thì chư vị liền minh bạch. Vậy thì chỗ này có một yêu cầu nghiêm khắc, chư vị chưa tu luyện đến cảnh giới đó, chư vị chưa đạt đến cảnh giới đó, quyết không thể cho chư vị biết được tầng lý này; khi chư vị biết tầng lý này rồi, [tức là] chư vị đã ở trong cảnh giới ấy rồi.

Chúng ta có rất nhiều học viên trong tu luyện cứ luôn cảm thấy bản thân về bề mặt đề cao rất chậm, thường xuyên phản ứng ra những tư tưởng và tâm thái không tốt, cho nên cảm thấy rất lo lắng. Kỳ thực tôi nói với mọi người, chư vị không cần lo lắng, hình thức tu luyện của chúng ta ngày nay so với tất cả những hình thức tu luyện cổ xưa đều khác nhau, mà lại giống nhau. Khác nhau ấy, là bởi vì chúng ta không hề đi theo con đường tiểu Pháp – tiểu Đạo nào; giống nhau ấy, là bởi vì tất cả Pháp cổ xưa trong quá khứ đều chỉ bất quá là một vài hình thức tu luyện thấp nhất – chút cục bộ trong Đại Pháp vũ trụ mà hôm nay chúng ta truyền ra này mà thôi. Đương nhiên chúng ta khi truyền Pháp, uy lực của Nó cũng vậy, con đường chúng ta đi cũng vậy, phương thức độ nhân cũng vậy, là lựa chọn [những điều] tốt nhất rồi. Vậy thì Pháp này Nó có thể không khởi được tác dụng lớn như thế sao? [việc] Đằng sau cuốn sách mà vừa rồi tôi đã giảng là bởi vì Nó có nội hàm lớn như thế.

Phật – Đạo – Thần mà tôi giảng cho chư vị ấy Họ cũng không phải là giả, Họ là Phật – Đạo – Thần thực sự, Họ chính là ở trong bộ Pháp này mà thể hiện ra. Họ có uy lực lớn như vậy, chư vị thấy Họ ở đằng sau các chữ, Họ mà to lớn lên thì vô biên vô tế, nhưng Họ phụ trách chỗ này, Họ chính là một hình thức thể hiện của Pháp, cho nên bộ Pháp này dung nạp một cá nhân mà nói thì rất dễ dàng. Tất cả những Pháp trước kia, tất cả các hình thức tu luyện, cũng chỉ bất quá là vài loại hình thức ở tầng rất thấp trong Pháp hồng đại của vũ trụ mà thôi, hơn nữa còn khá thấp. Lát nữa nếu có thời gian tôi sẽ lại giảng cho mọi người một chút về kết cấu của vũ trụ này tại một tầng thứ nhất định.

Đầu tiên chúng ta hãy giảng một chút về tính trọng yếu của học Pháp, cũng có nghĩa là học Pháp có thể khiến chư vị đề cao, là bởi vì nội hàm đằng sau của Pháp. Vì sao sách khác không đạt được cái cảnh giới này? Không đạt được cái trạng thái này? Bởi vì nó chẳng có gì cả, nhưng mà cũng không phải là cái gì cũng không có, bởi vì trạng thái của tự thân mỗi cá nhân cũng khác nhau. Tôi thường hay giảng, tôi nói những sách của tôn giáo không tốt kia, đương nhiên cái tôi chỉ là sách của tà giáo – tôn giáo không tốt và sách của khí công không tốt kia, không thể lưu tồn. Chính là bởi vì đằng sau chữ của nó cũng có một vài các thứ, cũng có những thứ của nó ở đó, nó lại không phải là Phật, cũng không phải là Đạo, cũng không là Thần, mà đều là những thứ phụ thể này, ma quỷ này, v.v…, viết những thứ loạn bát nháo. Thân thể con người cũng giống như một bộ y phục vậy, tư tưởng của con người cũng giống như một cái mũ, ai mặc vào – ai đội vào thì chính là người đó. Tại sao lại như vậy? Con người là yếu đến mức độ này, ai cũng có thể khống chế con người, ai cũng có thể can nhiễu con người, con người chẳng đáng thương sao? Đáng thương làm sao, là bởi vì bản thân con người rớt đến bước này rồi. Mỗi cá nhân chúng ta, những người đang ngồi học Pháp kỳ thực cũng đều không dễ dàng. Chư vị là có trùng trùng can nhiễu – rắc rối, nào là hễ muốn học Pháp thì công việc bận – thời gian không đủ dùng, v.v… Chư vị cảm thấy nó giống như một hiện tượng tự nhiên, trên thực tế đều là có nguyên nhân các loại phương diện can nhiễu chư vị, không để cho chư vị đắc Pháp. Xác thực cũng có người nói Pháp này không tốt. Nhưng chúng ta không nói cá nhân anh ta thế nào, tư tưởng của anh ta rất có thể không phải anh ta, có thể là người khác. Ngoài ra, những thứ bất hảo đó đang thao túng người này nói ra, loại người này chúng tôi cũng không thể độ. Vậy thì có phải cá nhân này dù sao cũng không phải là hắn ta, người này còn có thể độ được không? Bởi vì người ta có tư tưởng xấu đến thế nên mới bị lợi dụng, cho nên những kẻ trực tiếp phá hoại Đại Pháp thì không thể độ. Cũng có kẻ bại hoại hoàn toàn mất hết lý trí, mặc dù là thứ xấu thao túng mà nói ra – làm ra, vì bản thân anh ta đã không thể làm chủ được chính mình. Pháp của chúng ta chính là bảo con người tu luyện một cách hết sức minh bạch, chư vị ngay minh bạch cũng không nổi, chư vị thanh tỉnh không nổi, chư vị tình nguyện giao cho ý thức ngoại lai khống chế, vậy thì Pháp này của chúng ta sao có thể để những thứ xấu tới khống chế đây? Cho nên cũng không thể cho anh ta.

Trong quá trình tu luyện chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều rất nhiều khó khăn, có lúc tôi nhìn thấy mọi người khi đang tu luyện chịu khổ rất nhiều, tôi cũng rất khó chịu! Có lúc bèn nghĩ: Khi có học viên của chúng ta đang không vượt quan được, anh ta chảy nước mắt ngước nhìn ảnh của tôi một cách đáng thương, trong tâm anh ta đang cầu xin Sư phụ lại giúp anh ấy tiêu nạn thêm chút, giúp anh ấy giải thoát một chút. Nhưng chư vị có biết cách nghĩ của tôi là gì không? Tôi mà gỡ bỏ nạn này cho chư vị, thì chư vị sẽ không còn cơ hội đề cao nữa. Nạn gì cũng không có, chư vị liền có thể thăng hoa tới cảnh giới cao như thế một cách quá ư bình ổn sao? Điều này tuyệt đối không được phép. Mọi người chúng ta đều biết, con người đời này qua đời khác đều tạo rất nhiều nghiệp, như Giê-su giảng con người là có tội. Những nghiệp – những tội đã nợ ấy, chư vị không đi trả, chư vị nói tôi muốn lên Thiên quốc, phủi mông một cái là những thứ này đều vứt bỏ, liền lên Thiên quốc được sao? Mọi người nghĩ xem điều đó có được không? Tuyệt đối không được. Cho nên tự mình phải hoàn trả những gì mình đã nợ, tiêu hết những nghiệp lực đó đi. Đồng thời với việc tiêu nghiệp, tâm tính của chư vị cũng phải đề cao lên, đạt tới cảnh giới cao như thế rồi, mới có thể thăng hoa lên tới bước đó. Có thể khiến chúng ta thăng hoa lên tới bước đó ấy chính là Pháp.

Trong quá trình chúng ta tu luyện chư vị sẽ gặp phải rất nhiều ma nạn. Chỉ cần mọi người nghiêm chỉnh học Pháp, thì nạn nào chư vị cũng có thể vượt qua; chỉ cần chư vị nghiêm chỉnh học Pháp thì khúc mắc nào trong tâm không giải khai được, những thứ không vượt qua được, chư vị đều có thể tìm được câu trả lời trong Pháp, đều có thể giải khai được nó. Bộ Pháp này bao hàm [đạo lý] làm người như thế nào – làm người trời như thế nào; tôi còn bảo cho mọi người biết làm Phật – Đạo – Thần như thế nào, cho đến Thần ở cảnh giới cao hơn nữa, Nó có thể giải khai nút thắt trong tâm của chư vị không? Nó có thể đả khai tư tưởng của chư vị không? Nó có thể giải quyết được vấn đề của chư vị hay không? Đều có thể. Thông thường đều là do các chủng quan niệm mà chúng ta dưỡng thành trong khi trường kỳ sinh sống trong xã hội nhân loại, chư vị không nguyện ý vứt bỏ nó. Trong những lĩnh vực khác nhau chúng ta có được thành tựu, cho rằng mình có được thành tích, ôm giữ thành tích mà không buông, ôm giữ những cái gọi là quan niệm mà chư vị học được trong người thường và chư vị cho là chính xác mà không buông, thông thường đều là những thứ này gây trở ngại cho một bộ phận người. Chúng ta còn có rất nhiều người mà dưỡng thành các loại thế lực [của] thói quen trong xã hội người thường, hoặc là phương thức làm người nào đó, những thứ mà làm người [thì] nên truy cầu. Những thứ này đều là gai góc nhất, sợ đụng phải nhất. Hễ chư vị đụng phải nó, nó lập tức không chịu, dù là Pháp cũng học không nổi, thế thì cũng không còn cách nào. Học hay không học ấy chỉ có thể là mọi người tự mình quyết, không có ai cưỡng ép bất kể ai học cả.

Mỗi người học Pháp đều có một trở ngại, chúng tôi giảng một cách chung chung, giảng một cách khái quát. Phần tử trí thức học Pháp, chịu chướng ngại về khoa học hiện đại, phù hợp với cái khoa học này, tôi mới có thể tiếp nhận; không phù hợp, tôi không tiếp nhận nổi, gây cho họ chướng ngại nghiêm trọng. Không ai biết được vì sao tôi giảng Pháp phải kết hợp với khoa học hiện đại mà giảng, vì sao phải giảng như vậy, là vì tôi phải phá cái vỏ đó của chư vị, phá bỏ cái tầng vỏ gây chướng ngại chư vị đắc Pháp ấy. Có một số người chịu ảnh hưởng của các loại tôn giáo, phù hợp với quan niệm tôn giáo này của anh ta, anh ta mới nói ông tốt, anh ta tới học; không phù hợp, thì anh ta không học. Tôi vì độ chư vị, vì để có thể khiến chư vị đắc Pháp, tôi cũng đã giảng cả những thứ trong tôn giáo, quá trình và hình thức bại hoại của nó. Thậm chí một người thường hết sức bình thường chúng ta, trong xã hội chư vị có công việc của chư vị, chư vị không bỏ được công việc của chư vị, Pháp này của tôi cũng đã giảng về việc tu luyện phù hợp với người thường ở mức tối đa. Thực chất tôi không phải là vì thuận theo mọi người. Pháp này xác thực là có thể khiến chư vị vừa công tác, vừa tu luyện, còn rất nhiều rất nhiều tình huống. Mỗi người đều có chướng ngại, đều có một quan niệm không buông bỏ được, thậm chí nhiều hơn. Bất kỳ quan niệm nào của con người đều là chướng ngại, tôi không phản đối những huy hoàng xuất hiện khi xã hội nhân loại phát triển đến ngày hôm nay, tôi cũng không phản đối những kinh nghiệm tích lũy được trong xã hội nhân loại khi nhân loại phát triển đến ngày nay. Nhưng tôi bảo cho mọi người biết, [là] người tu luyện các vị ắt phải buông bỏ nó từ trong tư tưởng. Người thường bình thường họ có thể ở trong cái huy hoàng này, họ có thể ở trong quan niệm của con người mà sinh tồn, nhưng là người tu luyện, chư vị phải buông bỏ những quan niệm hậu thiên này, cũng chính là đạo lý mà tôi giảng đây, phù hợp với người thường ở mức tối đa mà tu luyện. Chư vị sống giữa người thường, chư vị có thể đi làm, đi học giống như người thường, nhưng quan niệm của con người thì chư vị phải buông bỏ.

Tôi cũng không phải nói chư vị buông bỏ quan niệm của con người rồi, về vật chất chư vị đều không có gì nữa, giống như hòa thượng, giống như người tu đạo, không phải vậy. Tôi bảo chư vị tu luyện trong người thường, vậy thì chư vị phải phù hợp với trạng thái của xã hội người thường, cũng có nghĩa là, điều chư vị thực sự buông xuống được là cái tâm ấy. Con người chính là không buông được cái tâm đó, khi cái tâm đó của chư vị thực sự có thể buông xuống, chư vị sẽ phát hiện chư vị không hề mất đi thứ gì. Việc học Đại Pháp bản thân đã là có phúc phận, làm sao có thể mất đi được? Trên thực tế những gì chư vị thực sự mất đi đó chỉ bất quá là những gì cái tâm kia của chư vị không buông bỏ tạo nên, mãi cứ dày vò cái tâm kia của chư vị, khiến chư vị từ bỏ cái tâm đó. Thực sự khiến chư vị xuất hiện nguy hiểm, loại nguy hiểm ấy cũng là để tống khứ cái tâm đó của chư vị. Chư vị cứ không buông, cứ là không buông, vậy làm thế nào đây? Nó liền cương trì. Càng cương trì, nơi sống của chư vị – hoàn cảnh sinh hoạt của chư vị có khi càng không tốt. Khi chư vị thực sự buông được cái tâm đó, chư vị sẽ phát hiện có lẽ sự tình lập tức có biến chuyển, ngay lập tức tư tưởng nhẹ nhõm, thân thể cũng có biến hoá, toàn thân nhẹ nhàng. Chư vị ngoảnh đầu lại thử nhìn, cái gì của chư vị cũng không sứt sát, hơn nữa còn thực sự như câu nói kia của người Trung Quốc: liễu ám hoa minh hựu nhất thôn, đột nhiên hảo sự lại đều đến.

Nhưng khi loại việc tốt như thế này lại đến, chư vị sẽ phát hiện tiền của chư vị có nhiều mấy, phúc phận của chư vị có lớn đến mấy, khó khăn xuất hiện đến mấy chư vị cũng sẽ không giống người thường chấp trước như thế nữa. Chư vị sẽ xem mọi việc rất nhẹ nhàng, nhưng cái gì chư vị cũng có, như thế chẳng tốt hay sao? Chư vị cứ phải thống khổ như thế dùi vào mà nắm chặt lấy nào tiền, nào là công việc, nào dục vọng mà không bỏ, nào là ăn không ngon, ngủ không ngon, cũng sợ nó mất đi, chư vị nói xem sống như vậy tốt chăng? Trên thực tế thứ mà con người không buông xuống được chính là cái tâm đó. Xã hội nhân loại sẽ không vì người ta tu luyện thì liền mất đi trạng thái của xã hội nhân loại. Trạng thái sinh tồn của nhân loại là vĩnh viễn phải bảo trì, chư vị muốn hay không muốn [thì] nó cũng đều ở đó. Chỉ là người thường không buông được cái tâm đó, khiến cho bản thân sống thật là mệt.

Đương nhiên, con người cũng là rất phức tạp, phúc phận của mỗi người lớn hay nhỏ là có quan hệ với đời trước – đời trước nữa, thậm chí là những thời kỳ sinh tồn khác nhau xa xưa hơn nữa. Cũng không thể thấy được người ta là ông chủ rất lớn, bèn nghĩ nếu tôi tu luyện rồi thì có thể làm ông chủ lớn như ông ta không, tôi buông xuống rồi có thể [được] giống như ông ta không, ấy cũng không như nhau. Cũng như xã hội nhân loại, nó là có quan hệ với những thứ tự thân chư vị mang theo. Hôm nay chư vị tu luyện rồi chư vị có phúc phận lớn ngần ấy, chư vị không tu luyện có lẽ chư vị vẫn là có phúc phận lớn ngần ấy. Khác ở chỗ nào đây? Khác ở chỗ tâm của chư vị nhẹ nhàng; ngược lại, tâm của chư vị căng thẳng. Sự sinh tồn của chư vị vốn đã rất mệt mỏi, tâm chư vị mà mệt hơn, sẽ khiến chư vị ăn không ngon – ngủ không yên. Đương nhiên cơ thể của chư vị phải mệt mỏi, phải lão hoá đi, phải xấu đi, giống như người thường phải mắc rất nhiều bệnh tật. Ngược lại, chư vị buông được rồi, nghèo một chút cũng rất thản nhiên, thực chất cũng sẽ không vì học Đại Pháp mà nghèo đi, sống một cách vui vẻ, tôi thấy vẫn còn hơn là chấp trước như thế. Nhưng mà công việc của nhân loại phải đi làm. Nhiều người hơn nữa tu luyện rồi, mọi người đều không làm việc nữa, tôi nói rằng điều này tuyệt đối không được, chỉ là tâm chúng ta làm thế nào sắp xếp ngay chính quan hệ này. Nhưng mà, học Đại Pháp chính là phúc, trừ bỏ tâm người thường rồi, Đại Pháp sẽ mang tới cho đệ tử phúc phận, nhưng quyết không phải là vì chấp trước vào làm ông chủ lớn mà đạt được.

Ngoài ra, khi chúng ta học Pháp mà gặp phải vấn đề, khi gặp phải vấn đề không giải khai được, không được cứ mãi hướng ngoại cầu, hướng ngoại mà tìm. Ví dụ như, giữa các học viên chúng ta, hoặc giữa những người phụ trách khi gặp phải chuyện phiền phức gì đó, giữa mọi người với nhau mà bạn đúng, anh ta sai, làm ra chuyện như thế, có mâu thuẫn, xuất hiện một loại trạng thái căng thẳng, đó là không đúng. Đệ tử Đại Pháp mà xuất hiện trạng thái này rồi, khi trong tâm chư vị vì những chuyện này mà tức tối bất bình, thì cái tâm này của chư vị chính là đang trong người thường. Chúng ta gặp phải vấn đề gì cũng phải từ trong Pháp tìm đáp án, chúng ta phải nhìn chính mình, nhìn nội tâm của chính mình, tôi có chỗ nào làm không đúng nhỉ? Hôm nay đột nhiên phát sinh vấn đề này có phải là tôi làm không đúng không? Suy nghĩ kỹ về vấn đề này.

Chúng ta có bao nhiêu người khi gặp phải rắc rối, có thể thực sự mà suy nghĩ về bản thân?! Đương nhiên, chúng ta có rất nhiều người ở những thời kỳ khác nhau đều có thể [được] như vậy, nhưng chư vị trong rất nhiều rất nhiều thời kỳ khác nhau cũng đều không thể được như vậy. Khi chư vị tìm thấy nguyên nhân thực sự của bản thân, khi chư vị mà dám nhìn thẳng nó – thừa nhận nó, chư vị sẽ phát hiện lập tức sự việc đó liền thay đổi, mâu thuẫn cũng không có nữa, đối phương không biết vì sao đột nhiên với chư vị như chưa từng xảy ra chuyện gì, như thể mâu thuẫn nào cũng chưa hề phát sinh vậy. Bởi vì một người tu luyện, chư vị không có bất kỳ cơ hội ngẫu nhiên nào tồn tại, cũng không cho phép chư vị có bất kỳ những thứ ngẫu nhiên nào tới phá hoại con đường tu luyện này của chư vị.

Tất cả những sự tình gặp phải chính là để xem chư vị có thể coi mình là một người tu luyện hay không, để mà tìm xem bản thân chư vị sai chỗ nào, không đúng chỗ nào. Chư vị có thể coi bản thân là một người tu luyện mà đối đãi không, mọi người hãy nhớ kỹ câu này của tôi: Chư vị thực sự có thể coi bản thân là một người tu luyện, chư vị gặp phải sự tình gì – rắc rối gì, việc khiến chư vị trong lòng không vui nào, bất kể trên bề mặt chư vị đúng hay không, chư vị đều phải tìm xem nguyên nhân của bản thân; có phải về những vấn đề này mình có cái động cơ ấy mà rất không dễ nhận ra là sai hay không? Nếu như người tu luyện mà chỉ là buông bỏ được trên bề mặt, nhưng khi bên trong nội tâm vẫn còn bảo thủ – cố chấp một thứ gì, cố chấp vào cái lợi ích bản chất nhất kia của chính chư vị mà không để người gây tổn hại, tôi bảo cho mọi người, đó là tu luyện giả! Nội tâm của chính chư vị mà không động, thì một bước chư vị cũng không thể đề cao nổi, đó là đánh lừa chính mình. Chỉ có là chư vị thực sự đề cao từ nội tâm, chư vị mới là đề cao thực sự. Cho nên mọi người nhất thiết phải nhớ kỹ điểm này, gặp phải bất cứ sự tình gì, rắc rối gì, chuyện không vui, hay xảy ra xung đột với ai, nhất định phải xem xét chính mình, tìm chính mình, thì chư vị có thể tìm được nguyên nhân khiến vấn đề không thể giải quyết được. Rất nhiều người trước kia khi làm khí công thịnh hành, cũng hiểu là trường của tự thân có thể ảnh hưởng ra bên ngoài, kỳ thực không phải là việc như thế, mà là vì bản thân chư vị không đúng, đi ngược lại với đặc tính của vũ trụ này, liền phát hiện hết thảy mọi thứ xung quanh đều không hiệp điệu với chư vị nữa, chính là cái quan hệ như thế. Chư vị tự mình hiệp điệu với nó rồi, tất cả đều thuận lợi, chính là như thế.

Trong học Pháp còn có một vấn đề. Chúng ta có một vài học viên học Pháp, chư vị nói anh ta không tinh tấn ư, anh ta cũng đã xem sách rồi; chư vị nói anh ta tinh tấn ư, ngay cả một cuốn sách anh ta cũng không đọc xong, “Chuyển Pháp Luân” không đọc xong. Tôi nói với mọi người đừng xem nhẹ chuyện này. Đặc biệt là học viên mới, nếu lần đầu tiên chư vị không thể hoàn toàn đọc xong cuốn sách này, chư vị sẽ phát hiện từ đó về sau chư vị không có thời gian, chư vị không có cơ hội. Dù cho chư vị có thời gian, chư vị cũng quên mất việc đọc tiếp nó. Vì sao vậy? Ai ai cũng có nghiệp lực tư tưởng, cái nghiệp lực tư tưởng này toàn là thứ ích kỷ thứ không tốt. Nó hễ thấy chư vị học Đại Pháp này chính như vậy, tốt như vậy, sắp tiêu [diệt] nó, nghiệp lực bản thân nó liền sợ hãi, muốn không để chư vị học tiếp đọc tiếp. Nếu như giữa chừng chư vị bỏ cuốn sách này xuống, không xem nữa, thì cái nghiệp lực tư tưởng đó sẽ thôi thúc chư vị không để chư vị có cơ hội để đọc sách nữa, không cho chư vị đọc tiếp, không cho chư vị có cơ hội gặp lại cuốn sách Đại Pháp này. Đây chính là nguyên nhân vì sao có một số người xem chút sách đó thôi thì không còn dễ dàng tìm được cơ hội học nữa. Cho nên ngay khi muốn xem cuốn sách này, lần đầu tiên nhất định phải xem đến cùng, đọc một mạch. Vậy thì khi chư vị xem xong một lượt này, chư vị phát hiện tất cả những thứ quan niệm không tốt của chư vị có thể khởi tác dụng lên tư tưởng của chư vị, về cơ bản đã đánh cho nó rớt rồi. Như thế khi chư vị tiếp tục học Pháp, sẽ không còn chướng ngại về phương diện này nữa, cho nên, học viên chúng ta, đặc biệt là các học viên lâu năm nhất thiết phải chú ý vấn đề này. Khi chư vị bảo người ta học (chẳng hạn họ muốn đọc), hãy bảo họ đọc một mạch đến hết. Nếu lần đầu tiên họ chưa xem xong đã không xem tiếp nữa, chư vị mà lại bảo họ xem sách họ lập tức nói: Tôi không có thời gian, tôi mới xem được một chút thôi. Kỳ thực người đó thật ngốc. Tôi nói rồi, thân thể người giống một bộ y phục, ai mặc lên thì là người đó; cái tư tưởng này cũng như một cái mũ, ai đội lên thì là người đó. Từ miệng họ nói nào tôi không có thời gian, kỳ thực, câu nói đó là nghiệp lực đang nói, không để họ đọc. Để họ kiếm nhiều việc để làm, không để họ nghĩ tới việc xem sách, đây là vấn đề dễ xuất hiện trong học Pháp, mọi người phải hết sức chú ý.

“Chuyển Pháp Luân” ngoài bản tiếng Trung ra, bản tiếng nước ngoài và bản tiếng Trung đều khởi được tác dụng giống hệt như nhau. Nhưng ở chỗ này còn phải nêu ra một vấn đề, rất nhiều học viên chúng ta phiên dịch tiếng nước ngoài, các ngôn ngữ khác nhau, thường hay thích tranh luận với nhau: Nó có ý như thế này bạn chưa thêm vào; Nó có ý như thế kia bạn chưa thêm vào; từ này dịch không đúng, từ kia dịch không đúng, thông thường là tranh luận ở chỗ này, không định lại được. Kỳ thực tôi nói với mọi người, các vị có sai hay không? Không có sai, nhưng mà các vị cũng lại sai. Không sai ở chỗ nào? Hàm nghĩa mà chư vị nói ra ấy xác thực là điều chư vị xem thấy, nhưng mà đó là điều vượt khỏi người thường, mà điều lưu lại trên giấy trắng mực đen lại không thể vượt qua người thường. Cho nên khi chư vị phiên dịch, chỉ cần là phù hợp ở mức độ tối đa với nguyên nghĩa của từ ngữ trong cảnh giới này của người thường là được rồi. Nội hàm ở đằng sau, cái đạo lý mà chư vị có thể xem được, đó là bởi vì nhân tố đằng sau đang khởi tác dụng. Đây là mấy vấn đề tồn tại phổ biến trong khi phiên dịch.

Cùng với học viên chúng ta không ngừng đề cao, cũng sẽ xuất hiện một vấn đề, tại đây tôi phải nói rõ ràng cho mọi người. Đặc biệt là chúng ta có một vài đệ tử người da trắng, còn có những chủng tộc khác, tôi phải nói với mọi người một vấn đề. Cùng với sự tu luyện Đại Pháp, rất nhiều người có thể nhìn thấy một loại cảnh tượng, chính là giữa các học viên chúng ta phát hiện thân thể mà họ tu luyện xuất lai có rất nhiều không phải đều là Phật gia. Trong đó có Đạo gia, cũng có Thần, cũng có thân thể mang hình tượng Thần trên thiên quốc của người da trắng. Tôi nói với mọi người rằng, chư vị cảm thấy môn nào đó tốt, môn nào đó không tốt, đó là chư vị đứng ở quan niệm trong người thường mà nhận thức, lên trên đó không nhận thức như vậy. Vậy thì trong những đệ tử chúng ta tại sao lại có hình tượng thân thể tại các thế giới khác nhau? Đó là vì chư vị tới từ những nơi khác nhau, có lẽ ở trên trái đất đã chuyển sinh thành những chủng người khác nhau. Nhưng mà, nếu chư vị là một sinh mệnh cao tầng xuống đây, về bản chất mà nói, chư vị tuyệt đối có nguyện ý trở về lại thế giới ban đầu của mình. Hiện giờ chư vị nghĩ: Tôi muốn tới thế giới của Sư phụ. Đó là chư vị dùng tư tưởng của con người để suy nghĩ. Cho nên, chúng ta nhằm đảm bảo rằng mọi người có thể đạt được nguyện vọng lúc ban đầu đó của chư vị, chứ không phải nguyện vọng con người bây giờ của chư vị, cũng có nghĩa là đạt được việc đồng hóa với bộ pháp này, sau đó lại trở về trong thế giới ban đầu của chư vị. Cho nên, tôi truyền bộ Pháp này mặc dù là dựa vào cơ điểm Phật gia mà giảng bộ Pháp này, nhưng Nó là Pháp của toàn vũ trụ này, Nó bao hàm tất cả Pháp lý tại các tầng khác nhau của chúng sinh tại những tầng thứ khác nhau – cảnh giới khác nhau – thế giới đơn nguyên khác nhau trong vũ trụ.

Giảng đến sự việc này, vậy thì tôi lại thuận tiện mở rộng giảng tiếp một chút về không gian từ một góc độ khác. Vừa nãy tôi nói rằng con người đến từ những không gian khác nhau – tầng thứ khác nhau, nhân tiện tôi nói một chút về kết cấu của vũ trụ này. Tôi đã giảng, trái đất này của chúng ta, nó gần như là ở tại vị trí trung tâm của vũ trụ, thể hình cầu giống như trái đất thế này tại những nơi khác chỉ còn tồn tại một lượng cực kỳ ít, nhưng chỉ duy nhất nơi này của chúng ta là ở vị trí trung tâm. Vậy thì vị trí trung tâm thì nó có tính đặc thù của nó. Nhưng mà không phải nói về khái niệm ở trong vũ trụ. Nếu trong xã hội người thường bình thường chúng ta, khi người thường học tri thức, đều cảm thấy trung tâm là cao nhất, tốt nhất. Nhưng tôi nói với mọi người, trong khái niệm về vũ trụ, vị trí trung tâm này của trái đất là không tốt nhất. Vì sao vậy? Bởi vì vũ trụ là tròn mà, những sinh mệnh khác nhau trong vũ trụ đều sẽ rớt xuống dưới. Rớt đi đâu đây? Bởi vì vũ trụ là hình tròn mà, vậy thì bên trái này vẫn là trên, dưới đáy này cũng chẳng phải là trên sao? Bên phải này vẫn là trên (làm thế tay), phía sau này vẫn là trên, phía trước này cũng là trên, cho nên những thứ không tốt của nó đều rớt xuống dưới. Rớt đến đâu nhỉ? Chẳng phải rớt vào trung tâm sao, đúng không. Nhưng mà vũ trụ quá phức tạp rồi, còn có khái niệm trung tâm khác nữa.

Vậy thì cái vũ trụ này nó có nhiều tầng thứ nhường ấy, ví như chư vị nói, ước chừng là chưa đến ba tỷ thiên thể như hệ ngân hà thế này, thì cấu thành một phạm vi của vũ trụ, chúng tôi thông thường gọi là tiểu vũ trụ. Lại có khoảng ba nghìn cái tiểu vũ trụ như vậy ngoài nơi đây, giữa chúng đều có một khoảng cách tương đối xa. Người thường chúng ta không có cái khái niệm ấy. Dùng khái niệm của Thần thông thường thì ngay cả khoảng cách này cũng là tương đối xa rồi, giữa chúng với nhau là nhìn không tới được. Nhưng mà ba nghìn vũ trụ như thế này, vòng ngoài của nó có tồn tại một cái vỏ, lại cấu thành nên vũ trụ tầng thứ nhì. Vậy thì tương tự như thế mà suy tiếp ở ngoài vũ trụ tầng thứ nhì, lại có ba nghìn cái vũ trụ lớn nhường ấy như thế lại cấu thành nên vũ trụ tầng thứ ba. Khái niệm con số này rất lớn. Nếu như dùng một hạt gạo đại diện cho một vũ trụ, vậy thì bội số của nó phóng đại ra tương đối lớn. Như vậy ba nghìn hạt gạo thì đã to như một cái bàn rồi, thậm chí còn to hơn thế. Như vậy to bằng ba nghìn cái bàn, thì cái hội trường này đã không chứa nổi rồi, cho nên bội số của nó là tương đối lớn, nghĩa là thể tích của nó – phạm vi của nó là lớn phi thường.

Nhưng vũ trụ này nó chỉ là một khái niệm đơn giản mà tôi giảng cho chư vị. Ngay cả một vũ trụ như vậy thì chúng cũng chỉ được coi là một lạp tử. Thực chất nó xác thực là một lạp tử, hơn nữa vẫn chỉ là hình thức của một lạp tử rất nhỏ trong vũ trụ. Nhưng ngoài điều này ra, sự cấu thành của toàn thiên thể này, còn có là trong mỗi lạp tử của nó có các hình thức tồn tại khác nhau của thiên thể của nó {lạp tử}, trong thiên thể còn có trời của các tầng thứ khác nhau. Trong mỗi lạp tử của nó đều có những tầng thứ khác nhau, đối với những sinh mệnh bên trong chúng mà nói thì chính là các trời khác nhau, trời của các tầng khác nhau. Mà bên trong trời ở các tầng thứ khác nhau lại có tồn tại thế giới của Thần khác nhau, nhiều đến mức không đếm được. Lần trước khi tôi tới nước Mỹ giảng Pháp tại San Francisco, khái niệm Trời hôm đó tôi giảng cho mọi người đã là giảng rất lớn rồi. Tôi giảng đến bao nhiêu tầng đây? Lúc sớm nhất tôi từng giảng 81 tầng, về sau tôi lại giảng cho chư vị đến hơn nghìn tầng rồi, cái phạm vi này giảng đã rất lớn rồi. Kỳ thực tôi nói với mọi người, cái phạm vi mà tôi giảng cho chư vị mà chư vị cảm thấy lớn đến bất khả tư nghị, kỳ thực nó chỉ là cực kỳ bé thôi, nếu mà ly khai nó ra – vượt khỏi nó thật xa, quay đầu lại ngó một chút, nó cũng chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ, thiên thể này lớn đến mức độ như vậy.

Nhưng tôi nói với mọi người, khi chúng ta phát triển từ trái đất lên (không phải là phát triển lên, tôi chỉ có thể dùng ngôn ngữ của con người để giảng, bởi vì nó không còn ngôn ngữ nào khác), chính là lấy một thế giới như trái đất này làm cơ sở, kiểu liên đới như thế này chỉ có thể nói bằng [từ] phát triển vậy, phóng đại như vậy, phát triển phóng đại lên thành một thiên thể khổng lồ như thế, nó chỉ bất quá là một thể hệ. Ngay cả thể hệ thế này cũng là vô số kể, con số của nhân loại đo lường không nổi. Như vậy trong những thiên thể đó đều có những sinh mệnh khác nhau, cách nhau rất xa. Mọi người thử nghĩ xem, vậy thì vũ trụ này lớn đến mức chư vị không thể dùng ngôn ngữ của con người để hình dung nó lớn nhường nào nữa. Sự khác biệt của sinh mệnh đó có lẽ cũng tương đối lớn. Nhân loại luôn cảm thấy nền văn minh phát triển ngày nay của mình là xuất sắc lắm, những tòa nhà lớn của Manhattan kia, là cao nhất nhiều nhất trên toàn thế giới; sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện tại này, nhân loại cũng dương dương tự đắc, xuất sắc lắm. Hồi tưởng lại thấy người xưa còn không bằng người thời nay. Cổ nhân phải bắt xe ngựa, ngồi xe ngựa; con người hiện đại lái xe hơi – xe lửa – máy bay, người ta cảm thấy sự phát triển của mình rất huy hoàng. Kỳ thực tôi nói cho mọi người rằng, chư vị đến từ những thiên thể khác nhau – từ những thế giới khác nhau. Tất cả những gì mà xã hội nhân loại phát triển đều là những thứ từ các thiên thể khác nhau – xã hội khác nhau mà lưu lại vết tích trong tư tưởng của con người, cũng gọi là tín tức, khiến chư vị ở nơi người thường dùng những vật chất thô tháo nhất trong không gian nhân loại để lại tạo nó ra, cũng chính là nói, trong những không gian vũ trụ khác nhau đã sớm có rồi.

Vậy thì tôi vừa mới giảng rồi, rất nhiều người đều đến từ những nơi xa xôi khác nhau. Vậy thì mọi người thử nghĩ xem, sự sai khác – đặc tính giữa chúng cũng lớn phi thường, vậy thì tuỳ theo trải qua năm tháng đằng đẵng, khi sinh mệnh không ngừng biến thành không còn tốt như vậy nữa (dùng lời của thiên thượng, thì không còn tốt và không tốt, chính là dùng câu nói thường dùng, khái niệm thường dùng của họ, chính là nó đã ‘phát trầm’ rồi), nó liền bắt đầu trầm tích xuống dưới, trầm tích xuống rồi, là khi nó không còn thuần như vậy nữa, không còn nhẹ như vậy nữa, không còn phiêu như vậy, nó sẽ trầm tích xuống. Trên thực tế là vật chất đã phát sinh biến dị, chính là nó đã bất thuần rồi. Khi nó trầm tích xuống, không ngừng trầm tích xuống, quá trình phát triển này trong quá khứ chính là một quá trình như vậy. Nhưng nó hết sức chậm rãi, bọn họ cảm thấy bản thân cũng không có phát sinh biến hoá gì, Thần cũng cảm thấy bản thân mình không có phát sinh biến hoá gì, bởi vì năm tháng quá đằng đẵng, dùng thời gian của con người cũng không tính nổi.

Nói về thời gian, trong những không gian khác nhau có những thời gian khác nhau. Cái thời gian đó vô cùng phức tạp, cũng giống như bên trong một cái đồng hồ có những bánh răng to nhỏ khác nhau, hầu như là vậy. Kỳ thực còn phức tạp hơn như vậy không biết bao nhiêu ức lần – triệu lần vẫn còn kém. Khái niệm của con người không thể khái quát, chính là nó có số vòng quay của mình, nó có thời gian của mình, mang theo những sai biệt khác nhau như vậy, vật chất này cứ trầm tích xuống dưới. Khi đến bước con người này, người ta đều cảm thấy tư tưởng của con người rất phức tạp. Kỳ thực tôi nói cho mọi người, tư tưởng của con người xác thực rất phức tạp, vì nó đã trải qua năm tháng đằng đẵng mà tới nơi đây. Trong năm tháng đằng đẵng, những thứ của một tầng thứ nào đó, nó đều lưu lại trong sinh mệnh của chư vị. Hiện nay những nhà khoa học biết rằng, bộ não người có 70% là không dùng được, cũng có nghĩa là rút ngắn trí tuệ của con người. Nếu như khai mở toàn bộ trí huệ của con người, giống như Thần có trí huệ lớn nhường ấy, những tư tưởng phức tạp kia của chư vị ở nơi xã hội nhân loại thì thê thảm rồi, xã hội nhân loại sẽ phát sinh những biến hóa thế nào, điều đó rất khó nói. Cho nên nhắc tới vấn đề này, tôi cũng thuận tiện nói một câu: Sự phát triển thế này của nhân loại hiện nay cũng không hẳn là một việc tốt. Cái tâm tham lam của con người là không có giới hạn, đến cảnh giới cao rồi họ vẫn còn tham lam, họ vẫn còn muốn phát triển lên trên, làm như vậy trên thực tế nó cũng không phải là một chuyện tốt. Vì sao như vậy? Khi con người mà vượt khỏi trạng thái của con người, vượt khỏi tất cả những gì con người có thể biết, đối với nhân loại mà nói thì đó là điều cực kỳ nguy hiểm. Trí tuệ của nhân loại bị phong bế cũng là vì không thể để con người biết nhiều như thế, không thể để con người có được trí huệ lớn nhường ấy.

Giảng tới đây, tôi cũng thuận tiện nói thêm một câu. Mọi người thử nghĩ xem, mỗi người chúng ta nếu thực sự chú ý một chút tư tưởng của mình, sẽ phát hiện trong nháy mắt là biến [đổi], một giây có thể biến ra rất nhiều niệm đầu, chư vị cũng không biết niệm đầu này là từ đâu đến. Có cái khá là ly kỳ, chính là chư vị qua đời này đời khác mà mang theo quan niệm khác nhau, khi gặp phải vấn đề, nó sẽ phản ứng ra. Nhưng mà người nào cũng còn đó những quan niệm vị tư – duy hộ lợi ích bản thân mà được hình thành hậu thiên, cho nên con người ngày càng biến thành không tốt. Chính vì nguyên nhân này, nên con người chỉ có thể rớt xuống, chứ không thể thăng hoa lên trên nữa. Giác Giả – Phật Đà – Thần tới độ nhân, cũng chính là thấy được những điều này, đương nhiên chỗ này còn có rất nhiều rất nhiều những nhân tố phức tạp. Vị Thần đó Ông cũng không phải là ai cũng độ, cũng đều tìm người của chính mình mà độ. Đương nhiên tôi cũng tiết lộ một bí mật, chỉ có tôi mở ra tất cả những phong bế này, độ tất cả con người. Chúng ta ngồi đây có người nói Thầy từ bi, độ chúng con. Kỳ thực có rất rất nhiều điều chư vị không thể biết, vĩnh viễn đều không thể nói cho chư vị biết rằng độ chư vị khó như thế nào. Chư vị thử nghĩ xem, những quan niệm phức tạp kia của chư vị động chạm đến những sự tình của trời của những tầng thứ khác nhau, thế giới khác nhau, cảnh giới khác nhau. Hiện nay người Trung Quốc chúng ta có một câu nói, phải dẹp yên một vài sự việc (gọi là “cân bằng”), chư vị làm thế nào để cân bằng sự việc như vậy chứ.

Đều nói là độ nhân, ai cũng không biết được người này thế nào mới có thể độ được anh ta lên trên, quá khó. Vừa rồi tôi giảng rồi, các Giác Giả đều đang tìm người của mình mà độ, họ là không dính líu – hết sức không dính líu tới người khác. Một khi họ dính líu rồi, họ không độ được người khác, bản thân cũng sẽ không dễ mà sống. Bởi vì cái thế giới này quá phức tạp, những quan niệm tốt xấu trong tầng thứ nhất định đều đã phát sinh biến dị. Họ không có loại quan niệm tốt xấu này của con người, khi chư vị động chạm đến thứ của Họ, chư vị có thể dính líu đến rất rất nhiều rất nhiều thứ của Họ, thế giới của Họ đều phát sinh biến dị, thế này thế khác, chư vị gánh nổi trách nhiệm không? Chư vị gánh trách nhiệm không nổi. Chư vị nhất quyết làm, thì chư vị bằng như là làm việc xấu, chư vị độ nhân cũng là làm việc xấu, không giống như chư vị tưởng tượng vậy đâu, sự tình này là khó làm phi thường. Chúng ta có thêm một vị đệ tử, có thêm một vị học viên, thì nơi tôi đây lại thêm phần khó độ, nhưng tôi vẫn còn muốn độ, hơn nữa có thể độ bao nhiêu thì độ bấy nhiêu, hết sức mà độ nhiều hơn. Tôi lấy một ví dụ đơn giản cho chư vị: Khi tôi mà độ chư vị, mà chư vị lại đang tin một tôn giáo nào đó. Tôn giáo đó trong quá khứ là rất chính, nhưng hiện nay nó không thể độ nhân được nữa, mà đã trở thành một hình thức chính trị. Vậy thì vì độ chư vị, tôi phải nói với chư vị rằng nó không thể độ nhân được nữa, như vậy chẳng phải là đã động chạm đến tôn giáo đó? Cho nên nó sẽ gây trở ngại – phá hoại, thậm chí làm việc xấu trên mọi phương diện, đây là nêu một ví dụ đơn giản.

Đương nhiên, khi tôi giảng đến bước này, bởi vì đang ngồi đây đều là đệ tử Đại Pháp của tôi, rất nhiều tôn giáo trong quá khứ, chúng ta không thể nói nó là tà. Phật giáo – Cơ Đốc giáo – Thiên Chúa giáo, bao gồm Do Thái giáo, còn có một vài [tôn] giáo nữa, tôi thừa nhận là trong lịch sử chúng là chính giáo. Nhưng trong thời kỳ lịch sử hôm nay, trong xã hội, quan niệm của con người hiện đại hóa hôm nay, người ta đã không thể dùng bản chất của con người và quan niệm cổ xưa để lý giải nó nữa. Nghĩa là quan niệm của chư vị và nguyên nghĩa của nó đã xa rời nhau rồi, chư vị không thể lý giải nó nổi, chư vị cũng không thể được nó độ, nó cũng không tới quản nữa. Vậy thì ngược lại, con người trong tôn giáo sẽ tính thâm niên, thổi phồng bản thân, bảo người ta tin họ, cung dưỡng họ, họ cầu danh cầu lợi, thậm chí là làm chính khách. Vậy thì mọi người thử nghĩ xem, quay đầu lại nhìn thử xem, cái tôn giáo này có còn là chính giáo nữa không? Tôi lại không có nói rằng Phật – Đạo – Thần là không chính, tôi là nói cái tôn giáo ấy. Tôn giáo là con người thừa nhận, là con người làm ra, Thần lại không thừa nhận tôn giáo, chỉ thừa nhận nhân tâm. Mặc dù mục đích của chư vị là muốn tới thế giới của Phật, tới thế giới của Giê-su, nhưng mà, việc chư vị làm lại không phải vậy, toàn bộ tôn giáo đều làm như vậy rồi, chư vị nói xem [tôn] giáo của nó có chính hay không? Cũng rất khó nói. Tôi phải chịu trách nhiệm với chư vị, tôi nói cho chư vị là sợ rằng chư vị lầm lỡ. Bị thứ tôn giáo không thể độ nhân đó làm lỡ dở.

Bởi vì lần này tôi cũng giống mọi người là tới tham dự Pháp hội này, thấy được vấn đề nào thì giảng cho mọi người vấn đề ấy.

Vừa rồi khi tôi đang nghe học viên phát biểu, chúng ta có vài người đã không thể ngồi yên, anh ta rất muốn để học viên đó phát biểu ít thôi, để tôi ra giảng. Tôi nói Pháp hội này của chúng ta, chính là hội giao lưu tâm đắc, đừng để chuyện này bị can nhiễu. Còn giảng Pháp, đều là có tính nhắm thẳng – có mục đích tôi mới giảng. Một vài vấn đề tôi nhìn thấy tôi giảng rõ cho mọi người, có trợ giúp cho đề cao. Đương nhiên trong quá trình tu luyện còn có tồn tại rất rất nhiều vấn đề. Tôi nói lại một lần nữa, trên toàn thế giới bất cứ nơi nào tu luyện, đều phải giống như Trung Quốc vậy – theo hình thức đó mà làm. Vì sao vậy? Mọi người đều biết, xã hội Trung Quốc quản lý người có thể nói là một xã hội hà khắc. Chúng ta ở trong một xã hội hà khắc như vậy, chúng ta có thể thật thuận lợi truyền Pháp ra, vậy thì chúng ta trong bất kể xã hội tương lai nào, Pháp này có lẽ đều có thể không chịu tổn thất mà lưu truyền tiếp tục. Cũng chính là nói, trong vài năm truyền Pháp này – trong một số quá trình này, nên làm như thế nào, tại Trung Quốc tôi đều đã bảo họ làm như thế ấy. Hễ xuất hiện vấn đề, tôi bèn cải chính lại, khiến nó phát triển một cách thuận lợi lành mạnh. Vậy thì tại các quốc gia khác, khu vực khác ấy, mọi người cũng như vậy mà làm, sẽ khiến Pháp này ít đi đường vòng, khiến học viên ít chịu tổn thất, chính là mục đích này.

Tu luyện là một việc nghiêm túc phi thường. Xã hội nhân loại phát triển đến ngày nay, tôi nói cho mọi người rằng, mỗi một sự việc đều không phải là ngẫu nhiên. Sự phát triển của xã hội nhân loại trong mắt tôi và chư vị nhìn thì hoàn toàn là chuyện khác nhau. Con người chúng ta đều vì dân tộc mình, vì địa khu của mình, thậm chí là lợi ích cá nhân, mà suy xét vấn đề trong tư tưởng, đứng trên cơ sở ấy mà suy xét, đó đều là tư tưởng của con người. Tôi không nhìn vấn đề như vậy. Tôi đang phân tích lịch sử, xem xét sự phát triển của toàn nhân loại, không như chư vị mà nhận thức như vậy. Con người xem xét vấn đề, rất có thể là phản lại. Bởi vì xuất phát điểm khi con người xem xét vấn đề là muốn đạt được hạnh phúc trong [cõi] người. Thần là để con người trong cõi người mà nhanh chóng trả hết nghiệp lực, trở về nơi nguyên lai của chư vị mà hưởng phúc, đó là khác biệt về bản chất. Nhưng mà con người lại muốn ở cõi người đây mà sống qua ngày một cách quá ư thoải mái, đương nhiên là không đắc Pháp thì họ sẽ nghĩ như vậy thôi. Đắc Pháp rồi, quan niệm sẽ phát sinh biến hoá, đó là điều hoàn toàn khác. Cho nên tôi thường giảng, con người chịu một chút khổ, gặp phải một chút ma nạn, không phải là việc xấu mà là việc tốt. Vì sao như vậy? Khi con người muốn duy hộ bản thân mình, thì đều là từ một chữ “tư”, là cái ý muốn vị tư đó, không muốn chịu khổ, chỉ muốn hạnh phúc. Nhưng mọi người thử nghĩ xem, con người chúng ta đều muốn hạnh phúc, bao gồm cả rất nhiều xã hội người da trắng hiện nay, quả thực điều kiện sống của họ nếu so với Trung Quốc – so với những quốc gia địa khu ở châu Á, họ cảm thấy đó đã rất hạnh phúc rồi. Kỳ thực, bọn họ có cái khổ khác, con người thì không thể thoát khỏi nỗi thống khổ sinh lão bệnh tử, hơn nữa khi không đạt được các chủng dục vọng, vậy thì cái khổ bị tình cảm dẫn động sẽ càng khó chịu hơn. Họ còn cảm thấy cuộc sống không có bến đỗ, không biết sống vì điều gì. Họ sống một cách cô độc tịch mịch, sự tịch mịch khó chịu đựng là điều nguy hiểm lớn nhất của con người, cũng là cái khó lớn nhất trong tu luyện, cho nên con người khi trong thống khổ, trong những hoàn cảnh khác nhau, đều có thể khiến con người tu luyện – đề cao, vậy thì chịu khổ ấy, chịu một chút tội ấy, cũng không phải là chuyện xấu gì. Bởi vì dùng quan niệm của Thần mà giảng, sau khi chư vị chịu tội [khổ], thì nghiệp lực của chư vị sẽ tiêu đi. Dù cho chư vị có phát sinh khó khăn lớn nhường nào, chư vị phải đối đãi nó một cách chính xác, dùng tâm thái thật bình hòa mà đối đãi nó. Cũng giống như tôi giảng, khi phát sinh xung đột với người khác chư vị phải hướng nội mà tìm, tìm nguyên nhân của chính mình, không được hướng ngoại mà tìm, vậy thì về thực chất tâm tính chư vị chính là đang đề cao.

Trước kia tôi từng giảng một câu, đương nhiên là lời của giới tu luyện, nói rằng người này không tu đạo mà đã ở trong đạo. Nghĩa là sao? Người này trong xã hội người thường cuộc sống khá thanh bần, mà còn thường hay gặp phải một số chuyện phiền phức. Nhưng khi gặp phải chuyện phiền phức, anh ta đều có thể lấy thiện đãi người, tìm chỗ không phải của bản thân, vậy thì người như vậy mới là người tốt nhất thực sự. Nếu anh ta trong thời gian dài cứ thế tiếp, anh ta có thể kiên trì như thế cho tới khi cuối cuộc đời, chư vị sẽ thấy rằng anh ta sẽ đắc đạo. Vì sao lại đắc đạo? Ví như nói, mọi người đều biết rằng, tôn giáo phương Tây không giống với những thứ tôi truyền cho chư vị hôm nay, cũng không giống hình thức tu luyện của phương Đông, Nó giảng tín. Chỉ cần tin Chúa, tin Giê-su (tin Ki-tô), chiểu theo điều Thần nói mà làm, thì có thể tới Thiên quốc, chính là đạo lý ấy.

Đương nhiên, tôn giáo phương Tây kỳ thực nó cũng là tu luyện. Vì sao vậy? Khi họ đang cầu nguyện, họ nói con sai ở chỗ nào đó rồi, sau đó lần tới làm được tốt, không tái phạm cùng lỗi giống như vậy nữa, dần dần họ càng làm tốt hơn, càng ngày càng tốt, càng ngày càng tốt, họ không tái phạm tất cả những lỗi lầm giống như trước kia nữa. Chẳng phải họ càng làm càng tốt hay sao? Đây chẳng phải là đề cao trong [việc] tu tâm tính sao? Tu chính là tu nhân tâm, vậy thì cái tâm này của họ chẳng phải đang đề cao sao? Hơn nữa kiểu đề cao này chẳng phải chính là tu luyện sao? Nhưng họ sai khác một thứ. Tu luyện của chúng ta là tính mệnh đồng thời đề cao, tu luyện của họ chỉ là tu tính thôi, cho nên họ chỉ có thể là đến khi kết thúc sinh mệnh, sẽ do Giê-su Ki-tô hoặc là Thiên Chúa Giê-hô-va tới thẩm định xem họ có đủ tiêu chuẩn lên trời hay không. Nếu đủ, Ông sẽ tạo ra cho họ một thân thể của Thần, tiếp họ lên trời. Mà tu luyện của chúng ta hiện nay và một số kiểu tu luyện ở phương Đông cổ xưa trước kia thì đặc điểm tương tự. Đồng thời với việc tâm tính của chư vị đạt được đề cao, thân thể của bản thân chư vị cũng đang phát sinh biến hóa, dùng vật chất cao năng lượng thay thế nó, đây là đặc điểm của chúng ta.

Quá khứ giảng tu luyện Phật thể, nói rằng khi chư vị tu luyện, khi cảnh giới của chư vị không ngừng đề cao, tại vị trí đan điền của chư vị sẽ xuất hiện một nguyên anh, tức là nguyên anh không ngừng lớn lên. Tới khi thấy được hình tượng, chính là một tiểu Phật hay một tiểu Đạo hài {một đứa nhỏ}, càng ngày càng lớn. Cuối cùng khi lớn bằng cơ thể của chư vị, nó sẽ thay thế nhục thân vốn có của chư vị. Phật giáo giảng Niết bàn, không mang theo thân thể. Khi thoát khỏi nhục thân, người mà có thể nhìn thấy sẽ phát hiện rằng, từ trong thân thể xuất hiện một vị Phật rời đi. Khái niệm của người phương Đông và phương Tây không giống nhau, là vì văn hóa khác biệt giữa Đông Tây phương hiện nay tạo thành. Trong quá khứ cổ xưa, ở phương Tây cũng có tu Đạo, cũng có tu thân thể, chỉ bất quá là người phương Tây hiện tại họ đã để nó thất truyền rồi.

Vài năm nay tôi tới những địa khu khác nhau. Trong núi ở Australia tôi cũng đã nhìn thấy Thần của người da trắng, đây đều thuộc về tu luyện của thần trên [mặt] đất. Tại núi Alps của châu Âu và núi Rocky của Mỹ tôi cũng đã thấy, chư vị nghe thấy tôi giảng những điều này nhưng cũng đừng khởi bất kỳ tâm hoan hỷ nào, chư vị có tới cũng không tìm được họ, đổi cách nói mà giảng, họ cũng không dám ra gặp chư vị. Vì sao vậy? Bởi vì chư vị tu là Đại Pháp, quá chính – quá chính. Tôi nói với mọi người rằng, nguyên nhân bản thân chư vị không cảm thấy được quá chính, là vì tu luyện bề mặt thân thể của chư vị khá chậm, còn khi tu luyện vật chất vi quan của sinh mệnh chư vị chuyển hóa lên lại vô cùng nhanh. Vì sao lại nhanh như vậy? Bởi vì nơi nguồn cội tiên thiên của chư vị cái thân thể đó nó vốn là tại trên trời. Nhưng khái niệm ‘Trời’ này, không giống với khái niệm về khoảng cách nơi nhân loại mà chư vị tưởng tượng. Mọi người thử nghĩ xem, nếu từ trên Hoả tinh mà nhìn địa cầu, địa cầu chẳng phải cũng là ở trên trời hay sao? Cũng là trên trời thôi. Không gian chưa tới một tấc cỡ ngón tay này của chư vị có phải trời không? Nó cũng là trời, không giống như ‘Trời’ trong cái khái niệm khoảng cách của con người mà chư vị tưởng tượng. Như vật chất từ vi quan đến hồng quan, giống hệt như tế bào của thân thể người, tế bào là do phân tử tổ thành, sau đó tiếp xuống nữa dẫu là phân tử – nguyên tử – hạt nhân nguyên tử – neutron, cuối cùng đến hạt quark, hay dẫu là neutrino cũng vậy, đó vẫn còn rất nông cạn, một mạch mãi đến vi quan tiếp nữa. Dùng khái niệm cự ly của con người mà xét, thì về thân thể của chư vị hay là về bất kể vật thể nào ngoài thân thể thì nó cũng không có cự ly lớn mấy, dường như tại cùng chỗ. Nhưng phạm vi thiên thể đó lại vô cùng lớn, vật chất càng vi quan, lạp tử [hạt] vật chất càng vi quan thì diện tích chỉnh thể của nó lại càng lớn. Một lạp tử như nó rất nhỏ, nhưng nó là một chỉnh thể do vô số các hạt cấu thành, nó là vô cùng lớn, hơn nữa vượt khỏi phạm vi không gian của con người, mà không gian này của con người xem ra rất lớn, kỳ thực cũng không lớn chút nào.

Trong khi học viên chúng ta đang tu luyện dù cho gặp phải phiền phức nào, chư vị phải có thể xem xét tự mình, xem xét nguyên nhân của mình, thì vấn đề gì của chư vị cũng đều có thể giải quyết. Gặp phải vấn đề, nhất định phải hướng nội mà tìm. Khi nãy tôi vừa giảng, không phải vì người khác đối xử với chư vị như thế nào, mà là vì chỗ này của chư vị chưa đúng. Nếu chư vị nói, toàn bộ thiên thể đều rất thuận, chỗ này của chư vị có gì đó không đúng, chính là ở chỗ này của chư vị có vấn đề bướng bỉnh, là chư vị với người khác có gì đó không đúng. Khi chư vị tìm nguyên nhân ở bản thân chư vị, xoay chuyển vấn đề lại, thì nó liền đúng rồi, nó đã bình phục rồi, mọi người lại hòa ái với chư vị. Chỉ lấy một ví dụ đơn giản như vậy để giảng về đạo lý này.

Bởi vì đây là chúng ta mở Pháp hội, còn có người cần phát biểu, tôi nghĩ Pháp hội này sẽ tiếp tục. Ngày mai tôi giảng cho mọi người, sau đó lại giải đáp vấn đề cho mọi người.

Tôi nói với mọi người rằng chúng ta tu luyện không dễ dàng gì, mọi người đã chịu khổ rất nhiều, chỉ có chính giáo hoặc tu luyện chính pháp thì mới chịu khổ. Nếu tu luyện một cách quá thuận lợi, không có bất kỳ ma nạn nào, thì đó không thể được gọi là tu luyện, cũng không thể khiến con người viên mãn, đây là chân lý tuyệt đối.

Khi nói tới vấn đề tu luyện này, tiện đây tôi giảng cho mọi người một chút trong xã hội ngày nay có đủ thứ tôn giáo hỗn tạp. Nhưng tôi cũng tuyên bố rằng, Pháp Luân Đại Pháp chúng ta không phải là tôn giáo, tôi tuyệt không làm tôn giáo, Pháp Luân Đại Pháp chúng ta cũng tuyệt không phải là tôn giáo. Tôi cũng nói với mọi người, bởi vì Pháp truyền trong xã hội, tương ứng mà giảng, vũ trụ này trong một tầng thứ nhất định thì nó có một lý tương sinh tương khắc tồn tại. Cũng chính là nói khi tôi truyền chính Pháp, một cách tương ứng tà pháp cũng sẽ xuất hiện, nó là lý tương sinh tương khắc tạo thành. Xem xem con người tiến vào cửa nào, xem con người ngộ điều gì, bởi vì con người tự mình rớt đến bước này rồi, phải tạo thành cho con người chướng ngại của cái mê này. Trong trạng thái mê này, xem chư vị còn có thể nhận thức được chính Pháp hay không, xem chư vị cầu điều gì, vậy thì đây chính là rất then chốt, kỳ thực chư vị ngồi đây đắc Pháp là không hề dễ dàng. Chư vị không biết được rằng trong tất cả các phương diện [dù] là hữu ý hay là vô ý, là ý thức nào chỉ đạo chư vị đã bài trừ biết bao khó khăn, mới có thể đắc được Pháp này.

Cũng có một vài tà giáo đang lưu truyền, điều mà tất cả những tà giáo này đang giảng đều là ngày tận thế gì đó của thế giới, đều giảng những thứ này. Đương nhiên rồi, tôi đã từng giảng là có kiếp nạn tồn tại, Phật giáo cũng giảng như vậy, Cơ Đốc giáo – Thiên Chúa giáo – Đạo gia cũng đều có quan điểm như vậy, đây là quy luật phát triển của vũ trụ. Nhưng tuyệt không giống như những điều một vài tôn giáo tà ác giảng như thế. Hơn nữa tôi cũng nhìn thấy, trong một thời kỳ nhất định, xác thực có thể có chuyện như vậy tồn tại, nhưng nó không phải là không giải quyết được. Tôi có thể nói với mọi người ngồi đây một cách nghiêm túc rằng, tất cả cái gọi là tai nạn của địa cầu gì đó sẽ phát sinh vào năm 1999, hoặc là tai [nạn diệt] vong của vũ trụ, những chuyện như thế căn bản đều không tồn tại. Vậy vì sao lại có nạn? Tôi giảng đạo lý này cho mọi người, ví dụ như, nhân loại đạo đức của họ đã suy bại, vật chất đều đã hủ hoá rồi, cũng chính là nói đã biến thành bất thuần rồi. Văn hoá của nhân loại ngày nay loạn bát nháo, là hỗn tạp của các loại văn hóa, nhân chủng cũng ngày càng hỗn tạp, nó thực sự đẩy nhân loại trượt dốc tới chỗ rất nguy hiểm, điều này là khẳng định. Nhưng tôi đã giảng rồi, là vì con người không được nữa thì mới có nạn.

Vì sao không tồn tại nữa? Tôi nói rằng tại Trung Quốc nơi đó, hiện tại có một trăm triệu người đang học Đại Pháp của chúng ta, các nơi trên toàn thế giới chúng ta cũng có rất nhiều đệ tử đang học Pháp này, số người cũng đã tương đối khả quan rồi. Nếu như những người này đều đang hướng thiện, đang tu, làm người tốt, đang có nhiều người tốt như vậy, nếu vũ trụ hoặc trái đất bị hủy diệt đi, những người tốt này phải làm sao đây? Có phải đạo lý như vậy không? Hủy ấy, là bởi vì nó đã không tốt thì mới hủy, có nhiều người tốt nhường này thì huỷ thế nào? Cũng chính là nói, nguy hiểm đó đã không tồn tại nữa rồi. (Vỗ tay) Nhưng tôi cũng giảng cho mọi người, vì mọi người ngồi tại đây đều là tới học Pháp. Tôi đã nói về vấn đề này rồi, tôi cũng giảng kỹ lưỡng một chút cho mọi người rằng, tiến thêm bước nữa tiêu trừ những thứ tà ác và tư tưởng hỗn loạn đó.

Mọi người đều biết tôi đang truyền Pháp, đang độ nhân. Những người chúng ta ngồi đây đều tin vào chuyện này, bởi vì chư vị đích thân thọ ích, chư vị xác thực đã từ trong Pháp – từ trong Lý minh bạch điểm này. Nhưng tôi nói cho mọi người rằng, tôi cũng hoàn toàn không phải chỉ là đến độ nhân, nhưng mà, trong việc mà tôi làm này trong đó gồm cả việc độ nhân. Bởi vì giảng quá cao, chư vị ngồi đây có vài người là mới tới, có thể không thể tiếp thu được. Trước kia tôi đã giảng vấn đề như thế này, tôi nói toàn thể vũ trụ xuất hiện việc lệch rời khỏi đặc tính của vũ trụ (đặc tính của vũ trụ này tôi đã giảng rất rõ ràng trong “Chuyển Pháp Luân” rồi, “Chân – Thiện – Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ) khi bất thuần, chúng sinh trong vũ trụ, khi tất cả vật chất và sinh mệnh biến thành không thuần tịnh, nó sẽ lệch rời khỏi đặc tính đó của vũ trụ, cũng chính là lệch rời khỏi Pháp. Pháp của vũ trụ sáng tạo môi trường sống cho những sinh mệnh đó tại các tầng thứ khác nhau, khi sinh mệnh và vật chất trong đó trong năm tháng đằng đẵng mà biến thành bất thuần, thì nó không phù hợp với yêu cầu của Pháp tại mỗi tầng đó, đây chính là tại sao sinh mệnh sẽ phải rớt xuống dưới. Bởi vì sau khi nó không phù hợp nữa thì nó phải rớt xuống dưới, càng không tốt càng rớt xuống dưới, cho tới khi rớt đến chỗ con người này. Đây vẫn chưa phải là trạm cuối cùng.

Vậy thì, nếu vật chất này xuất hiện một vấn đề như vậy trên chỉnh thể – trên diện tích lớn, vậy thì tính nguy hiểm này to lớn phi thường, lại còn không dễ phát giác. Nếu tôi không truyền Pháp này, chư vị ngồi đây [nếu] không tới học Pháp này, thì ai cũng không biết xã hội nhân loại ngày nay đã bại hoại đến mức độ này. Chính vì chư vị học Pháp này mà minh bạch ra, quay đầu lại nhìn xã hội nhân loại, con người đã biến thành không tốt nhường này rồi. Cho nên, Pháp này của vũ trụ, chư vị đừng thấy là hôm nay tôi giảng cho chư vị nghe rồi, trước kia ngay cả Thần cũng đều không biết, không cho phép chúng sinh biết được rằng vũ trụ là có Pháp. Họ chỉ biết rằng vũ trụ có yêu cầu cho trạng thái của các tầng khác nhau của nó, cụ thể là thế nào, về căn bản là không hề biết, vậy thì trong quá trình đằng đẵng của vũ trụ đều đang chầm chậm lệch rời Pháp của vũ trụ, cái quá trình này thì bọn họ cũng không phát giác được. Cho nên tôi đã làm một việc lớn nhường này. Vì sao tôi đi làm? Trong đó là có nguyên nhân, đương nhiên, hiện giờ tôi vẫn chưa thể giảng những điều này.

Tôi là nói, việc mà tôi làm đây, không chỉ là độ nhân, tôi còn phải khiến tất cả các sinh mệnh – vật chất đã lệch rời ấy toàn bộ làm chính lại chúng (vỗ tay). Nếu không, những nơi phía trên cũng đều nguy hiểm, tôi bảo chư vị có tu tốt nữa, chư vị cũng không có nơi an toàn để ở, cho nên đều phải làm. Sự tình này chư vị không biết được nó có độ khó lớn ngần nào. Nhưng mà, dù cho tôi đã giảng như vậy rồi, mặt kia mà tôi làm được thì chư vị nhìn không thấy được, tôi chỉ là hình tượng một con người, là Lý Hồng Chí mang một hình người đầy đủ ngồi đây đang nói chuyện với chư vị, cho nên chư vị hãy coi tôi là người giống chư vị là được rồi. Điều tôi giảng không phải những thứ khiến người ta kinh hoàng sửng sốt, tôi chỉ đang giảng Pháp, nói cho chư vị biết đạo lý của vũ trụ này. Tin hay không, có thể tu hay không, đó là việc của bản thân chư vị.

Giảng tới đây, tôi cũng thuận tiện lại nói cho mọi người, về cơ bản vũ trụ này đều đã được chính lại rồi. Duy chỉ còn nhân loại, còn tầng vật chất bề mặt nhất này, nhưng cũng đang trong [quá trình] kết thúc. Công của tôi hoàn toàn có thể chế ước được tầng vật chất này không cho nó phát sinh phân rã – phát nổ hay điều gì khác, hoàn toàn có thể chế ước được vững (vỗ tay). Cho nên loại hiện tượng đó trong dự ngôn của lịch sử căn bản đã không tồn tại nữa. Đương nhiên tôi cũng đã giảng vấn đề này, nếu tôi phải làm chuyện này, chư vị cần giữ lại những gì, tôi đều phải khiến nó biến thành tốt. Trước kia tôi đã từng giảng câu này, tôi nói là giống như một quả táo thối, đều đã thối rữa hết rồi, chư vị mà giữ lại nó thì chính là làm việc xấu. Những sinh mệnh tại cảnh giới rất cao xem con người đều là giống hệt như rác, họ không coi con người đồng loại với bọn họ. Ông muốn lưu lại họ, vì sao muốn lưu lại họ? Lưu lại họ Ông phải khiến họ trở nên tốt, không chỉ con người, ở đây còn bao gồm cả những vật chất – thực vật – động vật, rất nhiều rất nhiều thứ trên trái đất, đều bao gồm trong đó.

Sự việc hôm nay tôi làm đây, là muốn làm tốt lại cả nhân loại, cả vật chất trên trái đất này, tôi đều có thể làm. Bởi vì các sinh vật – thực vật – động vật khác không cần nó đến nhận thức Pháp, tôi trực tiếp có thể làm [chính lại] chúng nó, trực tiếp tái tạo hoặc đồng hóa chúng. Nhưng mà, chúng ta chỉ nói về con người, nếu muốn khiến con người trên trái đất đều trở thành tốt là điều không thể. Vì sao không thể? Là vì có một vài người đã xấu tới mức không thể cho họ biết đến Pháp. Dù cho biết được rồi cũng không thể để họ học, chính là nói họ đã không xứng tới học Pháp. Như vậy người như thế số lượng cũng tương đối đáng kể, tương đối lớn. Làm thế nào đây? Tôi không có giảng nhân loại hoặc địa cầu sẽ phát sinh vấn đề kiếp nạn gì. Nhưng mà, tôi nói với mọi người rằng, trong xã hội hiện nay có rất nhiều những chứng bệnh không trị được, các loại thiên tai tự nhiên, đó đều không hề ngẫu nhiên. Khoa học hiện tại không nhận thức được hết thảy vật thể đều là sống, đều có mặt tồn tại sinh mệnh của nó, chỉ dùng khoa học hiện đại mà giải thích hiện tượng vật lý ở bề mặt của nó, không nhìn thấy được phía mặt sinh mệnh của nó, cho nên, nhân loại sẽ xuất hiện đại đào thải trên diện rộng, điều này là khẳng định. Những thứ không tốt ấy thì đương nhiên phải đào thải. Cũng giống như thân thể con người nó phải tân trần đại tạ, những thứ không tốt nó sẽ bị đào thải đi. Sẽ có việc như vậy xuất hiện.

Kỳ thực, những việc như thế này đều tồn tại trong các thời kỳ lịch sử, mấy nghìn năm nay vẫn luôn như vậy. Con người đang bỏ cũ thay mới, thân thể đang tân trần đại tạ, trái đất này cũng giống như vậy, xã hội nhân loại cũng giống như vậy, sinh ra – chết đi. Nhưng điều tôi giảng là sẽ xuất hiện sự việc nghiêm trọng hơn – trên diện rộng như thế. Người mà có nghiệp lực quả thực rất lớn sẽ không thể tiếp tục sinh tồn như thế này nữa. Nếu lưu lại thì trái đất lưu lại thế nào? Cũng giống như chư vị tu luyện vậy, đồng thời với việc diễn hóa thân thể cho chư vị, cũng đang chế tạo lại trái đất mới. Có người nghĩ rằng, hay là sau khi trái đất mới tạo thành rồi chúng ta sẽ ngồi trên thứ gì đó, độ chúng ta qua đó nhỉ? Đó là cách nghĩ của con người, quan niệm của con người.

Vừa nãy tôi đã giảng, tất cả những vật chất của vũ trụ đều do vật chất vi quan – lạp tử vi quan không ngừng tổ thành một tầng lạp tử lớn hơn, mãi cho tới tổ thành đến tế bào mà con người chúng ta ngày nay có thể nhìn thấy được –- phân tử, lạp tử lớn nhường này. Cũng chính là nói, tất cả vật chất từ tầng lạp tử phân tử này trở xuống đã được canh tân rồi, chỉ còn sót lại tầng phân tử ở tầng bề mặt này, thậm chí là bề mặt hơn nữa. Vậy thì cũng có nghĩa là những bộ phận cấu thành từ lạp tử vi quan từ bề mặt do phân tử cấu thành trở xuống của nó, [thì] trái đất đã là một trái đất mới. Khi vật chất tại không gian tầng bề mặt này có thể cấp cho những người tốt [được] lưu lại tiến nhập vào trái đất mới, một cách không biết không cảm thấy, sẽ có một ngày như thế đột nhiên cảm thấy được thế giới đã thay đổi, hoặc một ngày sáng sớm tỉnh dậy phát hiện mọi thứ trên thế giới đều đã biến thành mới rồi, ngoài ra con người có thể không có bất kỳ cảm nhận nào khác, về cảm quan thì phát hiện nó thay đổi rồi, không có bất kể chấn động nào.

Vì sao vậy? Bởi vì vật chất tại bất kỳ tầng vật chất nào từ [vật chất] bề mặt trở xuống đều là do vật chất vi quan tổ thành, mà khi vật chất vi quan mà giải thể, vật chất bề mặt cũng sẽ giải thể không nhìn thấy nữa. Sự giải thể của nó là không biết không cảm thấy, cũng giống như khói tan mây tản, lúc đó con người vẫn còn ở tại nơi ban đầu nhưng đã là trên trái đất mới rồi. Mục đích tôi giảng là nói với mọi người, một là cái được gọi là kiếp nạn đó là không tồn tại; nữa là những người không làm người tốt là [đang] nguy hiểm. Vấn đề này trực tiếp can hệ tới nhân loại chúng ta ngày nay, cũng can hệ tới vấn đề tu luyện của chúng ta hiện nay.

Dưới đây thuận tiện tôi cũng nói một chút. Bất kỳ ai cũng không được xem những lời tôi giảng là điều ly kỳ, hoặc đoạn chương thủ nghĩa, ôm giữ tâm hoan hỷ, các chủng tâm chấp trước mà ra ngoài tuỳ tiện loạn truyền. Là đệ tử, chư vị biết nên làm thế nào. Tôi vẫn cảm thấy có một vài người trong tâm không mang được thứ gì, tôi lại tiếp tục giảng cho mọi người: Con người vì sao mà làm người? Con người vì sao lại nói họ vụng về? Một là trí huệ ít; Một nữa là con người muốn làm việc gì đó phải thông qua tay và chân của họ, thông qua thể lực của họ mà làm, họ phải làm cật lực. Còn Thần đôi khi muốn làm việc gì đó Họ không cần dùng tới tay và chân, Họ dùng tư tưởng là có thể làm được, Họ hễ nghĩ là có thể thành. Bởi vì công của Thần, từ lạp tử cực vi quan cho đến hết sức hồng quan là đều có, nhưng mỗi một lạp tử đều là hình tượng bản thân Họ. Khi Họ hễ muốn hình thành thứ gì đó, [trong] công của Họ lạp tử công lớn bao nhiêu cũng có, chính là từ vi quan nhất của vật thể đó một mạch đến các tầng của nó cho tới bề mặt đồng thời tạo thành vật thể đó. Khi Họ đang nghĩ, cái công đó liền khiến vật thể từ không thành có, lại dùng một trường thời gian rất nhanh mà làm để tạo ra nó rồi. Đó chính là vì sao mà Phật có năng lực lớn đến vậy, vì sao Thần có năng lực lớn đến vậy.

Mà con người là vụng về nhất, cho nên con người muốn làm gì đều phải thông qua lao động thể lực của bản thân mình, muốn xây nên một tòa nhà, cần bao nhiêu người lên lên xuống xuống, cũng giống như vài trăm phần tử ở đây đang bận tới bận lui – bận tới bận lui, nhưng mà, là một loại phương thức vụng về nhất. Hơn nữa Phật muốn làm sự việc gì, thì không giống con người dùng thời gian của con người mà làm. Họ dùng thời gian trong không gian nhanh nhất đó để làm, cho nên, trong không gian này trong nháy mắt vô cùng ngắn là nó đã thành rồi. Nhưng trong trường thời gian của nhân loại thì cảm thấy một niệm là thành. Tầng thứ tu càng cao, năng lực càng lớn, thời không có thể nắm vững được cũng càng nhiều.

Dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi.

Đệ tử: Cậu con trai bốn tuổi của con rất thích đọc – học thuộc “Chuyển Pháp Luân” và kinh văn của Sư phụ, nhưng không thích luyện động tác, vậy có được tính là tu luyện không?

Sư phụ: Trẻ con và người lớn chúng ta không giống nhau. Trẻ con ham chơi, đây là thiên tính của nó, không thể nói là chấp trước, nó chính là sống như vậy. Vậy thì, để trẻ nhỏ học Pháp, nếu nó có thể học Pháp, điều đó là tốt nhất. Tôi rất thích nhìn trẻ con, là vì tư tưởng – tâm hồn của trẻ nhỏ và thân thể của nó quá thuần tịnh. Nếu như chúng tu luyện thì nhanh vô cùng, nó không có bất kể chấp trước nào tăng trưởng lúc hậu thiên của con người. Chúng ta có một vài đứa trẻ khi đang nghe Pháp, chư vị thấy nó vừa chơi đùa, vừa nghe, dường như nghe không vào tai, thực tế nó đều nhập tâm, chư vị hỏi cái gì nó cũng biết. Nếu trẻ nhỏ có thể luyện công thì tốt vô cùng, nhưng nhỏ quá cũng không được. Bởi vì nó là một đứa trẻ mà, ham chơi. Trẻ nhỏ cần đối đãi một cách đặc biệt.

Đệ tử: Trong khi hồng Pháp cho người da trắng, có một số người không thể vứt bỏ tín ngưỡng vào Giê-su, [về việc] điều này ảnh hưởng tới tu luyện Đại Pháp của họ thì nhìn nhận thế nào?

Sư phụ: Bởi vì tôi từng giảng bất nhị Pháp môn, nếu không thể chuyên nhất tu luyện Đại Pháp, thì không thể viên mãn trong Đại Pháp chúng ta. Khi nãy tôi đã từng nói rồi, cả vũ trụ, hoặc là phạm vi rất lớn, nó đã lệch rời khỏi Pháp, trong đó có bao gồm con người không? Tôn giáo đó chẳng phải do con người tổ chức sao? Nếu chúng sinh trong vũ trụ đã lệch rời khỏi Pháp, trong những sinh mệnh lệch rời khỏi Pháp có bao gồm thế giới thiên quốc mà con người vẫn luôn tín ngưỡng hay không? Nếu thế giới của Phật – Đạo – Thần cũng đều ở trong đó, vậy thì mọi người thử nghĩ xem, đây là vấn đề gì? Năm đó Giê-su truyền Pháp cũng vậy, Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, Lão tử cũng vậy, hoặc là Giê-hô-va, khi Họ truyền Pháp, lúc đó chúng sinh và sinh mệnh trong vũ trụ sớm đã lệch rời khỏi đặc tính của vũ trụ.

Tôi lấy ví dụ bằng ngôn ngữ thô tục nhất, ví như thế giới của những Phật, thế giới của những Thần đó là thế giới được cấu thành từ vàng. Nhưng trong những năm tháng đằng đẵng, khi chúng trở nên bất thuần rồi, nó sẽ không phải vàng mười – vàng tinh khiết nữa, dù vẫn là vàng cấu thành. Nhưng nó lại là vàng 18K – vàng 16K, vậy thì hôm nay Pháp đã chính lại, thì chính là vàng ròng – vàng mười – vàng tinh khiết – vàng 24K. Nhưng tôn giáo hoặc phương pháp tu luyện mà họ lưu lại, đều là vào lúc vàng 18K – 16K mà lưu lại [và] không đạt được tiêu chuẩn mới của thế giới Thần Phật, họ còn có thể quay trở về thế giới vàng ròng 24K không? Quay về một phân tử thôi thì ở đó đã là bất thuần rồi, cũng không thể để các vị ô nhiễm, chẳng phải là cái đạo lý này sao? Cho nên tiện đây tôi nói với mọi người rằng, tất cả những tôn giáo trên thế giới hiện giờ, bao gồm tất cả chính giáo, tôi không thể nói nó là tà giáo, nó là Phật truyền lại, nhưng đều không thể khiến con người viên mãn nữa rồi.

Dù chư vị trong tôn giáo nào đó có tốt đến mấy, chư vị tuyệt đối là chiểu theo những điều Phật Đà hay Giê-su năm đó dạy cho chư vị mà tu, tu cao đến mấy cũng chỉ có thể đạt đến Lý cao nhất mà Thích Ca và Giê-su năm đó truyền dạy, nhưng vẫn là vàng 16K, 18K, họ có thể quay về thế giới vàng ròng đó không? Không phải là nói Phật Thích Ca hay Giê-su không đủ tốt, điều tôi giảng là chúng sinh toàn vũ trụ đã lệch rời khỏi Pháp, còn Họ chỉ là một phần tử trong đó, chính là đạo lý này, cụ thể thì tôi không giảng, vấn đề rất lớn. Nhưng con người đúng là chấp mê bất ngộ, chỉ tin vào những điều họ nhìn thấy hiện nay. Con người còn có một thói cố hữu hết sức nghiêm trọng, họ không dùng lý tính để xem xét vấn đề, họ thích dùng cảm tình để xem xét vấn đề. Những thứ truyền lại từ cổ xưa họ xả không được, không bỏ xuống được, là vì cảm tình của họ mà không buông bỏ được, mà không dùng lý trí của họ để phân tích xem ruốt cuộc là đúng hay sai.

Đệ tử: Trong khi hồng Pháp cho người da trắng cần phải chú ý những gì?

Sư phụ: Phương pháp tư duy của người da trắng và người da vàng chúng ta không giống nhau, phải suy xét đến đặc điểm của họ. Chư vị không được dùng phương pháp tư duy và ngôn ngữ rất phức tạp của Trung Quốc làm khó họ. Họ hễ thấy: Cái này khó quá. Điều này có thể không thu được kết quả tốt, cho nên tôi chủ trương muốn để người da trắng đắc Pháp, trước tiên cần cho họ xem cuốn “Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)”, sau khi học tốt rồi lại xem cuốn “Chuyển Pháp Luân”, họ sẽ dễ dàng theo học. Ngay lập tức xem cuốn “Chuyển Pháp Luân”, đại đa số người dễ mà xem không hiểu bèn bỏ xuống. Đương nhiên cũng có [những người] đặc biệt tốt, mới xem là xem hiểu ngay. Còn có một vấn đề, chính là khi xem sách, tiếp xúc lần đầu nhất định phải nghĩ biện pháp để họ xem xong trong một lần. Bỏ dở giữa chừng, họ sẽ rất khó tìm được thời gian để xem. Chư vị bảo họ đi học – đi xem [sách], đảm bảo là họ sẽ nói nào là không có thời gian, đều là như vậy. Thực tế chính là nghiệp lực tư tưởng kia đã ngăn trở không cho họ xem lại, nghiệp lực tư tưởng của họ sợ hãi. Sau khi xem xong cuốn sách này, có thể tiêu trừ nghiệp lực tư tưởng của họ.

Đệ tử: Chúng con từng tuyên truyền Đại Pháp với đài phát thanh – đài truyền hình – báo chí Mỹ Quốc, nhưng không có hồi âm, có nên tiếp tục nỗ lực hay không?

Sư phụ: Chỗ này tôi còn phải giảng cho mọi người một đạo lý, chư vị có lẽ đều biết cách làm nhất quán của tôi. Tôi đã nói là tuyệt đối không làm ra bất kỳ hình thức tôn giáo nào, tôi cũng không dùng sổ ghi danh của người thường để ghi chép lại hết từng cái tên Trương Tam – Lý Tứ của chư vị. Chúng ta không có bất kể thứ gì trên hình thức, không có văn phòng, cũng không có thứ gì hữu hình, bất kể thứ gì hữu hình đều khiến người ta chấp trước, đều không phải là tu luyện. Không chỉ là buông bỏ tiền – tài – danh lợi. Cho nên tôi nói với mọi người rằng, Pháp của chúng ta truyền ra trong xã hội nhân loại, Pháp này quả thực quá lớn rồi, vậy thì, nói một cách tương đối, Pháp lớn nhường này truyền ra thì yêu cầu đối với nó cũng phải cao nhất. Chư vị không biết vì sao tôi lại đi con đường vô hình như thế này, là vì Pháp này của chúng ta lớn nhường ấy, chúng ta ắt phải bước trên con đường ‘đại đạo vô hình’ mới thật sự xứng với hình thức lưu truyền của Pháp này tại thế gian. Trong quá khứ có rất nhiều người đến truyền Pháp, Phật cũng vậy, [hay] Thần – Giê-su Ki-tô của phương Tây, thậm chí Giê-hô-va cũng vậy, Họ đều buộc người ta lại với nhau, sợ họ học không tốt, sợ họ rớt xuống, cho nên, để họ cùng một chỗ rồi tu. Thích Ca Mâu Ni bảo đệ tử đều cạo trọc đầu, khoác áo cà sa; đệ tử của Giê-su vào viện tu đạo. Tôi nói với mọi người đó là vì Pháp họ truyền là nhỏ, Họ mà không yêu cầu như thế thì không thể độ nổi họ. Mà chúng ta hôm nay có Pháp to lớn nhường này, chúng ta đương nhiên dám để ngỏ cửa, cái gì cũng để chư vị tùy ý, chỉ nhìn nhân tâm. Tôi nói tôi đã mở một cánh cửa lớn, kỳ thực chư vị còn chưa biết đó thôi, nào còn cửa gì nữa? Toàn bộ đều mở rộng rồi, chỉ nhìn nhân tâm!

Giả như nói chư vị là từ những không gian – thế giới khác nhau tới đắc Pháp, tư tưởng con người của chư vị bên này không biết, vậy thì chư vị muốn quay về thế giới của chư vị, chư vị nghĩ xem dùng những loại phương pháp đó – loại tôn giáo đó trong quá khứ để dạy chư vị [thì] có thể trở về được hay không? Chư vị tuyệt đối không trở về được. Pháp này của chúng ta hôm nay lại có thể độ tất cả chúng sinh trở về vị trí ban đầu của họ, bởi vì đây là Đại Pháp của vũ trụ. Vậy thì ở đây có một yêu cầu, yêu cầu Pháp này truyền ra trong thế gian cũng cần ắt phải đi rất chính, cho nên, tôi nói với mọi người, chúng ta là bước đi [ngay] chính nhất. Chúng ta bảo con người vứt bỏ danh – lợi – tình. Bản thân chúng ta bắt đầu từ tôi, chúng ta cũng đều buông bỏ những thứ này. Mà không chỉ là những thứ này, chúng tôi còn đòi hỏi chư vị truyền ra trong xã hội người thường, còn phải phù hợp với hình thức của xã hội người thường, không thể phá hoại.

Hơn nữa trong khi truyền Pháp chúng ta hầu như không có bất kỳ quảng cáo – truyền hình – báo chí nào tuyên truyền, thổi phồng hết cỡ chúng ta, không có. Tất cả những báo cáo từng đăng khi giảng Pháp trước kia, tôi xem đi xem lại thì chỉ bất quá là một tinh thần thế này: Lý Hồng Chí đến rồi. Nhưng cũng có cực ít học viên từng tuyên truyền Đại Pháp, nhưng đều là hành vi cá nhân, cá nhân vì Đại Pháp làm việc tốt. Cho nên, nếu bản thân Đại Pháp chúng ta lợi dụng bất cứ hình thức nào để tuyên truyền bản thân, đều là bôi nhọ bản thân mình, cho nên chúng ta không đi con đường này. Nói tôi là học viên, tôi lại là phóng viên của tòa báo hoặc tôi là biên tập, tôi là muốn tuyên truyền Pháp, đó là hành vi cá nhân. Pháp của chúng ta không có yêu cầu làm như vậy. Hành vi cá nhân, cá nhân muốn đi làm, đó là cái tâm của cá nhân ấy; cá nhân muốn làm việc tốt, điều này không có quan hệ với chỉnh thể Pháp của chúng ta.

Vì sao lại có nhiều người học nhường này? Mọi người biết rằng, Pháp của chúng ta là tốt, Pháp của vũ trụ mà, ai có thể nói Nó không tốt?! Ngay cả kẻ xấu đến mấy cũng đều bội phục trong tâm, [mà] phản đối trên miệng. Vì sao trên miệng lại phản đối? Hắn biết rằng, nếu đều như thế này, hắn thực sự phải bị đào thải. Cho nên, còn như nói chư vị đi làm như thế nào, hồng dương Pháp này thì đó là hành vi cá nhân chư vị. Bản thân Đại Pháp không có hình thức gì, chúng ta bước trên một con đường ‘đại đạo vô hình’ chân chính.

Chư vị trở về đều là một phần tử hết sức bình thường trong xã hội, chúng tôi ở đây chỉ xem nhân tâm của mọi người, không hề có bất kể giới luật nào, không hề có bất kể quy định dạng thức mệnh lệnh mang tính hình thức nào. Trước kia quả thực không có ai dám bước đi con đường này, chư vị đừng quản họ nói nào tôn giáo này, tôn giáo kia, chư vị nói các vị đều quay về nhà không cần làm ra hình thức tôn giáo, làm những việc hữu vi này, về nhà mà tu, thì tôn giáo ấy sẽ tan mất, tuyệt đối không dám. Bởi vì Pháp không lớn được như thế. Chúng ta ở đây thì dám. Mọi người về nhà cứ đi làm công việc của chư vị, cuộc sống của chư vị không thay đổi. Nhưng trong tâm mọi người mang chứa Pháp đang tu chính mình, thực sự đang đề cao. Trước kia tôi từng giảng, tôi nói Phật và Thần ấy, họ không xem tôn giáo của người thường, họ cũng không thừa nhận tôn giáo, họ chỉ thừa nhận nhân tâm. Nói khi mà tôn giáo gặp phải phá hoại, vì sao Phật không quản? Khi giáo đường kia bị phá hoại, Ki-tô {Giê-su} vì sao không quản? Đó là con người làm, con người muốn làm một việc tốt, bảo mọi người đến tin Ki-tô, tin Phật, xây chùa xây giáo đường, đó là hình thức của con người. Thần – Phật chỉ nhìn nhân tâm, cho nên chúng ta không làm ra bất kể hình thức nào.

Trước kia tôi cũng từng giảng, đương nhiên chúng ta càng không thể tham dự chính trị, tuyệt đối không thể tham dự chính trị. Sự phát triển của xã hội nhân loại, quốc gia này tốt, quốc gia kia không tốt, quan hệ giữa người với người, đó là do sự phát triển của xã hội quyết định, người thường cố ý ngăn trở không nổi. Con người chỉ có thể ở trong đó mà dốc hết tâm huyết vì bản thân con người mà phấn đấu, mà nghiên cứu, hoặc là muốn như thế nào, nhưng mà, thiên tượng chưa tới chỗ đó thì người thường ai cũng không thay đổi được. Sự phát triển của nhân loại là định cho nhân loại một con đường, phát triển như thế nào, bước đi như thế nào, bước nào cũng đều không sai sót. Cho nên, là một người tu luyện là siêu xuất khỏi người thường. Tại sao lại phải quản việc của con người chứ? Có vị chính khách của tôn giáo kia vì độc lập – lãnh thổ gì đó, thậm chí vì địa vị nào đó mà làm chính trị, quá hơn nữa còn giết người – làm ra hoạt động khủng bố, đó là tà ác, tôi nói họ không phải là người tu luyện. Người tu luyện là không can thiệp vào chính trị của người thường, họ chỉ có thể là chính khách. Điều Phật – Thần muốn ấy là thế giới thiên quốc, sao lại phải tranh thế giới của con người? Chư vị nói xem họ có phải là người tu luyện chăng? Họ đủ tiêu chuẩn chăng? Con người còn coi những người này là Thần mà sùng bái, kỳ thực có người còn không phải người tốt, phải hạ địa ngục.

Đệ tử: Hàng nghìn hàng vạn năm nay môi trường vật chất của xã hội người thường có phải một trong những nhân tố tạo thành nghiệp tư tưởng?

Sư phụ: Đương nhiên là như vậy. Không có môi trường vật chất này chư vị cũng không tạo nổi nghiệp. Không có môi trường nhân loại hiện tại, thì cũng không làm được việc tốt, cũng không làm được việc xấu. Không có môi trường này thì cũng không thể làm người được, đây là khẳng định. Nhưng xã hội nhân loại lại có tính đặc thù của nó, cho nên vẫn buộc phải tồn tại.

Đệ tử: Ma tính trong xã hội nước Mỹ có phải là chướng ngại chủ yếu ngăn người Mỹ đắc Pháp không?

Sư phụ: Không thể nói như vậy. Tôi tới vùng nông thôn và một vài thành phố nhỏ của Mỹ, tôi thấy có rất nhiều người lương thiện, những người da trắng lương thiện. Tất cả những thành phố lớn trên toàn thế giới đều khá là loạn, vàng thau lẫn lộn, tốt xấu bất phân. Thông thường là có [người] đặc biệt tốt và cũng có [người] đặc biệt xấu. Bởi vì nó có lý tương sinh tương khắc trong đó, cho nên chư vị không thể ‘vơ đũa cả nắm’. Nhưng mà nước Mỹ lại có đặc điểm của nó, nước Mỹ tạo thành phái hiện đại đối với việc làm biến dị tư tưởng con người đã khởi tác dụng rất lớn, bao gồm rất nhiều phương diện, ví dụ như các lĩnh vực nghệ thuật này, văn hóa này, quan niệm này, những thứ thuộc phái hiện đại là một loại văn hóa biến dị, không phải là văn hóa của con người, điểm này là khẳng định. Văn hóa nước Mỹ vào thời những năm 50 trước kia, tôi cảm thấy đó là văn hóa của con người. Con người cũng khá lương thiện. Đàn ông người da trắng bọn họ đều giảng phong độ lịch thiệp, rất văn minh; phụ nữ cũng ra dáng phụ nữ, tôi cảm thấy rất tốt. Hiện nay nam nữ hệt như đều cùng một cá tính. Đương nhiên ở đây tôi không phải là nói nước Mỹ không tốt.

Khi nãy tôi nói rồi, tôi chỉ là giảng biến hóa của nhân loại. Người phương Đông ngày nay cũng tương đối đáng sợ, những tư tưởng xấu kia, giữa người với người đang làm tổn hại lẫn nhau. Con người đều không biết, đều không nghĩ tới, hai người vừa gặp mặt miệng còn chưa nói gì, đã bắt đầu làm tổn hại lẫn nhau. Đây là do lịch sử văn hóa quá lâu đời, đời đời kiếp kiếp nói không chừng người này với người kia đều đã từng có oán. Chính là thời gian ân oán đó quá lâu rồi, vừa chạm mặt nhau có thể đều muốn đòi lại, cho nên tàn hại lẫn nhau. Chẳng phải chư vị đã nói rồi sao, người Hoa tại Mỹ không đoàn kết mà, chư vị ai cũng đều nhìn ở bề mặt, kỳ thực điều tôi nhìn thấy là nguyên nhân thực sự, chính là do nguyên nhân này tạo nên.

Đệ tử: Bị ma tính can nhiễu, chạy loạn xung quanh thân thể hoặc trong thân thể, những người xung quanh cũng làm cho thành mặt màu đen – màu vàng – màu xanh lục – nhợt nhạt, giống như ma quỷ vậy……

Sư phụ: Tôi nói cho mọi người biết, có người nói anh ta đang tu luyện Đại Pháp, chư vị nói chư vị là đệ tử Đại Pháp, tôi phải xem chư vị có phải là đệ tử Đại Pháp chân chính hay không, chứ không chỉ là chư vị nói ngoài miệng. Đệ tử của tôi ắt phải thực sự tu luyện, gặp phải chuyện phiền phức đi tìm trong tâm mình, có phải là [do] tâm tôi có vấn đề mà tạo thành không. Có người xem một lượt cuốn sách, đã nói là tôi tu luyện Đại Pháp rồi, tôi gặp phải chuyện này, chuyện kia. Trong đầu chư vị toàn nghĩ chuyện của người thường, gặp phải vấn đề chư vị liền đấu với người khác, gặp phải mâu thuẫn chư vị liền tìm nguyên nhân ở người khác, không tìm nguyên nhân của chính mình. Chư vị nói chư vị là đệ tử của tôi, tôi đây không thừa nhận, đó đương nhiên là hai chuyện khác nhau. Đương nhiên tôi không phải nói tờ câu hỏi này, không phải là nói người này.

Tôi chính là muốn nói, nếu chư vị có thể từ tự tâm mà tìm vấn đề, thì vấn đề nào cũng đều có thể giải quyết. Chư vị phát hiện trước kia có một vài người bản thân họ đã học rất nhiều những thứ loạn bát nháo, xung quanh cơ thể bị làm cho rất loạn, tín tức rất loạn, thường hay nhìn thấy những hiện tượng đáng sợ, hoặc là thân thể xuất hiện phản ứng thật đáng sợ. Vì điều này mà họ tới học Đại Pháp của chúng ta, anh ta biết rằng Đại Pháp của chúng ta uy lực lớn. Nhưng tôi nói với mọi người rằng, đây gọi là hữu vi hữu cầu mà tới đắc Pháp, cho nên như vậy không được, không đắc được. Nhưng chúng tôi cũng không phản đối, chư vị ban đầu không nhận thức được Pháp mới có cái tâm như vậy. Nhưng một khi đã học rồi, chư vị phải buông bỏ những tâm này, vậy thì hiện tượng nào cũng đều có thể giải quyết. Tôi nghĩ đạo lý của tôi đã giảng cho mọi người rõ ràng rồi. Vấn đề này cũng đã giảng rất rõ ràng trong “Chuyển Pháp Luân”, nhất định phải đọc sách học Pháp cho nhiều, đọc sách thì vấn đề này của chư vị đều có thể giải quyết.

Đệ tử: Con vẫn luôn cảm thấy mình lương thiện, nhưng sao con không thể tu xuất ra sự từ bi như Sư tôn giảng ấy?

Sư phụ: Câu hỏi này nêu ra rất hay. Kỳ thực chư vị viết tờ câu hỏi này bản thân là một tâm chấp trước, cũng không phải nói chư vị viết tờ câu hỏi là tâm chấp trước, chư vị đang chấp trước vào sự từ bi của chư vị. Thứ đó không phải là có thể muốn nó tới là nó tới. Tuỳ theo sự đề cao tầng thứ của chư vị, bộ phận cái tình kia của chư vị bị tiêu trừ đi nó sẽ không trống không, mà bị thay thế bởi từ bi, nó là dần dần – dần dần sẽ gia tăng. Nhưng nếu nói những người chúng ta ngồi đây, các đệ tử này của tôi, trong số chư vị quả thực có rất nhiều người tu được rất cao, vì sao lại không có sự từ bi cao nhường ấy? Kỳ thực sự từ bi của Thần nếu dùng sự từ bi theo tưởng tượng của con người hiện tại của chư vị căn bản là khác nhau, vấn đề này trước đây tôi đã nhiều lần giảng cho mọi người. Vì để chư vị có thể sinh tồn trong xã hội người thường, không thể để phần bề mặt của chư vị biểu hiện quá đặc thù, nếu chư vị thực sự biểu hiện ra từ bi lớn nhường ấy, quả thực chư vị không thể sinh tồn trong người thường được nữa. Cho nên từ bi của chư vị, tất cả những gì chư vị tu luyện xuất ra đều nhanh chóng phát triển trong tối vi quan của sinh mệnh chư vị, được cách khai với bề mặt.

Sinh mệnh của con người là do những lạp tử vi quan tổ thành mãi cho đến lạp tử lớn nhất là phân tử bề mặt, phân tử tổ thành tế bào, mãi cho tới khi chư vị không ngừng tu, phân tử bên trong thân thể của chư vị (tôi chỉ có thể hình dung như vậy, ngôn ngữ của con người có hạn), những lạp tử vi quan của sinh mệnh của chư vị, toàn bộ đều đang biến đổi to lớn, phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp. Sau đó, tu xong nó cũng tức là đi qua đó một phần, tu xong liền đi qua đó một phần, ngay cả từ bi cũng đi qua. Nó cũng giống như một cái kho, cất giữ cho chư vị, cất giữ tất cả những gì chư vị tu luyện. Nếu bề mặt cơ thể của chư vị biến hoá quá nhanh, ngược lại chư vị lại tu không được. Chư vị nhìn thấy thứ gì cũng đều muốn khóc, chư vị làm một chút việc, đều đồng nghĩa với mặt tu xong của chư vị cùng làm, đồng nghĩa với Thần đang làm việc của con người. Chư vị làm điều xấu cũng bằng như Thần đang làm, cho nên chư vị sẽ phải rớt xuống. Chúng tôi vì không để chư vị rớt xuống, chư vị lại có thể duy trì việc tu luyện trong người thường, vậy thì, phần tu tốt của chư vị lập tức bị cách khai, cách khai khỏi phần chưa tu xong – những hạt thô kia, nó vĩnh viễn bảo trì [trạng thái] như thần ngồi đó đả tọa bất động. Còn phần chưa tu xong của chư vị vĩnh viễn đều giống như con người sinh sống trong xã hội người thường, cho tới khi chư vị không ngừng tu ra ngoài, cũng chính là không ngừng viên mãn bản thân, mãi cho tới khi những phân tử ở bề mặt nhất đều được viên mãn, đều bị đồng hóa, đều tu xong rồi, bước cuối cùng ấy chính là viên mãn. Chúng ta đi theo con đường như vậy.

Có học viên nói: Thưa Thầy con tu như vậy mà sao không cảm nhận được đề cao bao nhiêu cả? Đôi khi tư tưởng còn phản ánh ra những tư tưởng ý niệm không tốt là nghĩa làm sao? Tôi nói với mọi người rằng đừng nóng ruột, nếu những thứ của con người trên bề mặt đều mất đi, quả thực chư vị không thể tu được nữa. Nếu chư vị không có tư tưởng của con người, vậy thì tất cả những tư tưởng mà con người phản ánh ra chư vị đều có thể cảm ứng được. Từng lời nói – từng hành động – từng niệm của con người hiện đại đều là vị tư, thậm chí có những ý niệm không tốt rất sâu kín chư vị đều không chịu nổi. Chư vị làm sao có thể sinh tồn giữa bọn họ, chư vị làm sao giao thiệp với họ? Cho nên còn chưa thể như vậy được. Ví dụ như chư vị trên bề mặt, bên trong thân thể đã tu xong 100 phần, trên bề mặt của chư vị chỉ có thể bỏ đi cho chư vị một phần, cho nên chư vị vĩnh viễn cảm thấy trên bề mặt tiến bộ không nhanh được nhường ấy, đó là bình thường. Không được nghe tôi nói vậy chư vị liền nghĩ: Ồ, hóa ra là như thế, vậy thì tôi không sợ hãi nữa, tôi nên làm gì thì cứ làm thôi. Tôi giảng là Pháp lý này, chư vị mà không nghiêm khắc yêu cầu bản thân – không làm theo tiêu chuẩn, chư vị cũng không được tính là đang tu, chính là kiểu quan hệ như thế.

Đệ tử: Vừa gặp phải một chuyện bất cẩn đã hiện rõ nguyên hình.

Sư phụ: Đừng nói bản thân mình quá không tốt, kỳ thực chư vị là người tu luyện. Chư vị có thể nhìn thấy những thiếu sót của chư vị, chư vị đã vượt khỏi tư tưởng lúc đó của bản thân chư vị rồi, đã vượt khỏi bản thân chư vị ban đầu. Người thường không thể nhìn thấy thiếu sót của bản thân, cho rằng mình chỗ nào cũng tốt, như một đoá hoa, có phải vậy không? Chư vị có thể tu bản thân, tra xét bản thân, thấy được chỗ thiếu sót của mình, chư vị còn không phải là người tu luyện hay sao?

Đệ tử: Con từng phạm phải hai lỗi lớn, sau đó vô cùng hối hận, xin hỏi là đó là phó ý thức của con hay là tín tức của con khởi tác dụng?

Sư phụ: Nếu chúng ta trong người thường mà làm chuyện gì đó, làm chuyện không tốt, chư vị không thể nói không phải là chư vị làm, chư vị cũng không thể phân nó ra thành chủ ý thức làm hay phó ý thức làm, bởi vì chư vị là một thể thống nhất. Chư vị cũng không thể nói những thứ đó đều là nghiệp lực tư tưởng làm, bởi vì nó cũng là do chủ ý thức của mình không kiên quyết gây nên. Trước khi chư vị chưa trừ bỏ nó đi thì nó sẽ can nhiễu chư vị. Nghiệp lực chưa tiêu trừ thì hành vi bề mặt lúc này của nó đều cho đó là chư vị, quyết liệt bài xích, có thể phân rõ mà hơn nữa chủ ý thức rất mạnh, đó lại là chuyện khác. Cho nên chư vị không bài xích những gì nó làm thì chỉ có thể nói là chư vị làm. Tu ấy, chính là phải trừ bỏ những thứ bất hảo này, đồng thời gia cường chủ ý thức. Những việc trước kia trong tu luyện tốt nhất không nên nghĩ, không tốt đến mấy thì cũng đã qua rồi. Sau này làm cho tốt, để tránh phát sinh chấp trước.

Đệ tử: Mấy lần Pháp hội mở tại nước Mỹ chúng con đều ghi hình lại, không cho người thân tại nước ngoài, làm như vậy có trái với ý của Thầy không?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, tôi nói phương pháp tu luyện Đại Pháp này của chúng ta là con đường tốt nhất, con đường thuần tịnh nhất. Vì để đảm bảo chư vị có thể viên mãn. Tôi thực sự chịu trách nhiệm về chư vị, tôi đều phải thanh lý hết những thứ không thuộc về tu luyện Đại Pháp của chúng ta từ trong Đại Pháp chúng ta. Dù cho là lời tôi giảng, giảng cho một khu vực cục bộ, đệ tử một quốc gia nào đó, không phù hợp với những khu vực khác cũng phải thanh lý. Đó chỉ là giảng về một khu vực này không mang tính phổ biến cũng phải thanh lý, mục đích là để chư vị thực sự có thể tu luyện, không bị chịu bất kể can nhiễu nào, chính là vì mục đích này.

Có người nói giai đoạn hiện nay của chúng ta, chúng ta đem những điều Sư phụ hôm nay giảng tại đây cầm về mở cho học viên xem, với các học viên mà nói đó chẳng phải có chút đề cao, có chỗ tốt sao? Chư vị đã ghi hình thì cũng ghi rồi. Nhưng không được ôm bất kể tâm hoan hỷ – tâm hưng phấn đến xã hội mà truyền những thứ này. Chư vị nói rằng mình trở về cho các học viên tại điểm luyện công của chúng ta hoặc là đất nước chúng ta xem thử chút, có gì không được. Nhưng làm thế nào để nắm vững sự việc này, tôi nói rằng là đệ tử thì không cần tôi nói tường tận, mọi người đều xem xong rồi, hoặc sách giảng Pháp cũng in ra rồi, vậy thì xóa nó đi là xong. Nếu ai tùy tiện sao chép cho người khác, mở những thứ này, truyền những thứ này, tùy tiện để nhà xuất bản hoặc nhà máy chế tạo lượng lớn, đó chính là việc làm xấu nhất, thế thì tôi nói anh ta không đủ tiêu chuẩn của một đệ tử Đại Pháp.

Đệ tử: Trước kia con tu luyện không tinh tấn, về phương diện quan sắc mấy lần vẫn không vượt qua, bây giờ sửa lỗi Ngài còn cần nữa không?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, đừng vì một hai lần chư vị vượt quan không được mà cảm thấy bản thân không thể tu tiếp nữa. Kỳ thực chư vị tu luyện chính là như vậy, có người tu tốt, quan này vừa đến đã vượt qua; có người kém hơn một chút, quan này qua không tốt, thậm chí còn chưa qua nổi quan này. Nhưng họ lại có thể vượt qua tốt những quan ở phương diện khác, ngã lên ngã xuống như vậy, vượt qua tốt và không tốt, đây chính là tu luyện. Ai ai mà quan nào cũng đều có thể qua, vậy thì chư vị không cần tu nữa, lập địa thành Phật, có phải đạo lý này không? Nhưng vượt quan cứ vượt mãi không qua thì phải chú trọng vào đấy, kéo dài mãi như vậy thì còn là tu luyện không?

Đệ tử: Trước khi học “Chuyển Pháp Luân” con làm nghề chữa bệnh bằng khí công; sau khi học Pháp Luân Công, đã chấm dứt hành nghề này, hiện giờ có thể đi học Trung y và châm cứu và có thể theo nghề này không?

Sư phụ: Tuyệt đối không có vấn đề gì. Trung y là một loại biện pháp chữa bệnh của xã hội nhân loại, là thứ của con người, không có xung đột với tu luyện. Còn về khí công trị bệnh, tôi nói điều đó hết sức không nên làm. Tôi thấy nếu chư vị học Trung y châm cứu cũng không vấn đề gì, có thể học, có thể làm.

Đệ tử: Số lượng học viên chúng con ở đây ít, hơn nữa cư trú phân tán, không có hoàn cảnh học Pháp rộng lớn như trong nước, nên làm thế nào để có thể sáng tạo ra những hoàn cảnh này tốt hơn nữa?

Sư phụ: Chư vị biết không? Năm đó khi tôi tới Bắc Kinh truyền Pháp, lớp học lần thứ nhất chỉ có hơn 200 người, nhưng hôm nay nó có tới một trăm triệu người. Chư vị đều có nghĩa vụ nói cho người khác biết về Pháp, tương lai chẳng phải sẽ nhiều lên hay sao? Hoàn cảnh là do mình sáng tạo ra, nhiều người cùng một chỗ luyện công quả thực rất tốt, vừa có thể cùng nhau cọ sát, cùng nhau thăng tiến, cùng nhau thảo luận những chuyện trong tu luyện, sẽ tăng cường tín tâm tu luyện. Đồng thời trường năng lượng khi luyện công tập thể rất lớn, quả thực là có chỗ tốt cho tu luyện của người ta, điểm này là khẳng định. Một cá nhân tu luyện hễ bận là dễ quên, hoặc buổi sớm luyện một chút, buổi tối luyện một chút, dù sao thì cũng lười biếng một chút, điều này là khẳng định.

Đệ tử: Vì sao con nhìn thấy những người trong không gian khác đều là hình tượng người phương Tây, thậm chí có cả thiên sứ mang đôi cánh, mà không nhìn thấy người phương Đông?

Sư phụ: Nhìn thấy thì đã nhìn thấy rồi. Tôi mà nói rõ cho chư vị, tôi lại sợ chư vị sản sinh chấp trước và hiểu lầm khác. Các học viên của chúng ta chư vị đừng coi hiện nay chư vị hình như là người Trung Quốc, hay hình như chư vị là người Thụy Điển, hay là người da trắng khác, chư vị lại có thể là một chủng người khác. Vũ trụ quá to lớn rồi. Có lẽ sau khi chư vị tu thành sẽ đi tới thế giới đó như của Thần Tây phương. Cũng có thể là như vậy, tôi không khẳng định. Nhưng không được khởi bất kể chấp trước nào, cũng không được có bất kể tâm hoan hỷ hay hiểu lầm nào, từ giờ trở đi không luyện những điều của Phật gia nữa. Nếu chư vị không luyện bộ những thứ mà hôm nay tôi truyền cho chư vị, chư vị sẽ không thể đến được nơi đó. Chư vị nói Thầy truyền là những điều của Phật gia, ngày mai tôi đến Thiên Chúa giáo làm cầu nguyện thôi, chư vị sẽ không trở về được. Tôi từng giảng rằng tôi là đứng trên cơ sở Phật gia, điều tôi truyền là Pháp của vũ trụ, có gia nào mà không bao hàm trong phạm vi của Pháp vũ trụ đây? Chính là đạo lý này. Pháp này của tôi là càng giảng càng rõ, thế này có lẽ không có chỗ tốt quá lớn cho tu luyện của chư vị, điều này đều nên là những thứ do chư vị tự mình tu, tự mình ngộ.

Đệ tử: Con khuyên người nhà đừng tiếp tục luyện công nào đó. Ban đêm trong mơ con không giữ vững bản thân, bị nó quán đỉnh từ đầu xuống, tiến vào rất nhiều những thứ không tốt, tỉnh dậy đầu rất đau, từ đó thường hay đau đầu, con phải làm thế nào?

Sư phụ: Chư vị không giữ vững bản thân, nghĩa là khi nó muốn quán đỉnh cho chư vị mà chư vị không phản đối, không phản đối thì chính là muốn nó rồi, chư vị sai kém trong một niệm, chư vị đồng ý thì nó quán đỉnh cho chư vị. Phải nhớ lấy bài học này, lần sau giữ vững cho tốt, không sao, lần này là khảo nghiệm. Cảm giác đau đầu của chư vị là giả, là giáo huấn chư vị phải đề cao ngộ tính. Khảo nghiệm trong mơ không phải là tu luyện, mà là khảo nghiệm xem trong trạng thái như vậy chư vị có tu một cách thiết thực hay không, chính là chuyện như thế. Nếu trong mơ chư vị đều giữ vững một cách vô cùng chắc chắn, chứng tỏ chư vị tu luyện hết sức thiết thực ở bước này [và] ở vấn đề này. Nhưng đây là chỉ tình huống lần này của chư vị, rất nhiều giấc mộng không nhất định đều là mộng, ma thực sự mà tới thì không phải như vậy.

Đệ tử: Sư phụ giảng, thế giới này của chúng ta là dơ bẩn, lại nói những thứ bên này đối với bên kia mà nói lại là rất trân quý, giải thích như thế nào?

Sư phụ: Nếu chư vị mà đóng gói nguyên vẹn những thứ trong thế giới này mang sang thế giới đó, ai cũng sẽ không cần, sẽ coi nó là thứ dơ bẩn nhất, còn bẩn hơn cả phân, quả thực là như vậy. Nhưng vật chất của thế giới này trải qua một quá trình diễn hóa như vậy, thăng hoa thành vật chất trong cảnh giới kia thì lại là trân quý, đó là một loại quan hệ như vậy. Cũng chính là nói, có một vài vật chất vốn có nguồn gốc từ nơi đây, hơn nữa vật chất nơi đây lại từ phía trên rớt xuống, chính là quan hệ như vậy. Thiên cơ tận lộ.

Đệ tử: Tu luyện đến khi nguyên anh xuất thế thiên mục sẽ nhìn thấy nó, tiến nhập vào tiêu chuẩn trung tầng nghĩa là gì?

Sư phụ: Trong một vài phương pháp tu luyện tại thế gian trong quá khứ là có thể nhìn thấy. Như tu luyện đạo gia trong quá khứ khi nguyên anh lớn tầm đứa trẻ 7 – 8 tuổi, nguyên thần của họ phải tiến vào điều khiển nó, từ trong thân thể nhảy ra, đây gọi là ‘nguyên anh xuất thế’. Họ không thể kiềm chế được, họ quá hưng phấn, đó là Phật thể mà, họ liền muốn xuất ra ngoài vận động này, chơi đùa này, chư vị nhìn thấy có nguyên anh trong cơ thể không ra ngoài, đó không gọi là nguyên anh xuất thế. Nhưng chúng ta ở đây không cho phép xuất ra, tối thiểu là trong giai đoạn hiện nay không cho phép. Khi nãy tôi vừa giảng, chỉ còn sót lại không gian này chưa xử lý, nơi này rất dơ bẩn rất nguy hiểm. Không gian cao tầng đang trong quá trình xử lý, chúng thậm chí còn chạy tới rất nhiều, thậm chí cả những thứ bất hảo từ tầng thứ rất cao cũng đều có. Chư vị xem đi trên đường có thứ [như] là con người, kỳ thực nó không phải là người, nếu chư vị có thể nhìn thấy, chư vị coi thế giới này, người ngoài hành tinh còn rất nhiều đó. Nhưng nó giống như con người, [người ta] nhìn không ra, những thứ đó đều phải xử lý.

Tiến nhập vào tiêu chuẩn trung tầng nghĩa là gì? Chư vị có thể biết chư vị tu được bao cao không? Đâu là trung tầng của chư vị? Vì đảm bảo chư vị có thể tu luyện, hiện giờ chính là bảo chư vị tu như thế, cho nên chư vị không cách nào biết được, cũng không thể để chư vị biết được. Một khi chư vị biết thì sẽ dẫn khởi tâm chấp trước – tâm hoan hỷ của chư vị, chư vị không biết chư vị sẽ làm ra những việc gì. Trước kia tu như vậy đã hủy đi một số người. Đột nhiên một hôm nhìn thấy mình là hình tượng của Phật, họ liền tự mình chạy ra ngoài làm khí công sư. Ta là Phật rồi, anh ta liền đi làm cái đó, ai cũng chẳng phục nữa, đến cả Sư phụ cũng không phục nữa. Chư vị nói chư vị bất động tâm, là trong trạng thái hiện có của chư vị. Chỉ cần chư vị rời xa môi trường này khi chư vị nhìn thấy điều gì đó, sẽ không động tâm chăng? Cho nên nhằm đảm bảo mọi người đề cao nhanh hơn, có người là không cho thấy. Nhưng có rất nhiều người là cho thấy, tình huống của mỗi người là khác nhau, chúng ta còn rất nhiều đệ tử thuộc về cận kề viên mãn, kỳ thực họ đã viên mãn rồi, chỉ là không cho họ động. Nhưng dường như họ biết rất nhiều sự việc, có người nói chuyện với tôi, nhìn thấy tôi, muốn giao tiếp với tôi. Trước kia đây đều là hiện tượng xưa nay chưa từng có, đều là chuyện không thể, chính là nói rõ rằng học viên chúng ta có người tu rất nhanh.

Đệ tử: Nhìn thấy một số đệ tử cứ ra vẻ như cao hơn người khác một bậc, trong tâm chỉ muốn rời xa họ, đây là hiện tượng bình thường hay là tu luyện chưa tốt?

Sư phụ: Những điều này chỉ có thể nói là hiện tượng bình thường, có người có tâm chấp trước như vậy. Chúng ta có một số học viên cảm thấy có vài học viên hễ động niệm thì tâm chấp trước họ mang theo khiến người ta chịu không nổi. Đặc biệt là tư tưởng mà các học viên mới phản ánh ra nhiều hơn một chút. Nhưng cũng không nói là học viên như vậy tu không tốt, là vì tâm mà họ còn chưa bỏ biểu hiện ra. Tu luyện chính là như vậy, không thể vì nhìn thấy người khác có tâm không tốt liền nói người khác không tốt, cũng không thể nói nhìn thấy một chuyện làm tốt rồi, bèn nói họ tu được bao cao, cần đo lường toàn diện cá nhân này.

Đệ tử: Trong kinh văn “Đạo Pháp” Sư phụ nói: “Vì con người mà nuôi dưỡng tà ma”, “ma tà ác” này là thứ gì?

Sư phụ: Con ma đó nó là thứ gì? Nó là ma. Vốn vũ trụ này là có ma, chư vị muốn chỉ nó thì chính là nó, chủ yếu là những thứ ma tính phản ánh ra về tâm tính, hoặc về tư tưởng, vậy thì chính là chỉ con người vẫn còn có ma tính. Chính là nói giữa các học viên chúng ta đôi khi cũng đóng vai trò ma cho người khác, ma [luyện] người khác một lần cũng sẽ có, nhưng không thể nói họ là ma, chỉ có thể nói họ đã khởi một tác dụng như vậy. Người này có thể còn là người rất tốt, còn đang tu, chỉ bất quá là họ không làm tốt chuyện này lại đóng vai trò ma cho người khác. Cũng có người nghiệp tư tưởng khá nặng, con ma chỉ ra trong kinh văn “Đạo Pháp” đó là ma phá hoại Pháp, phá hoại chư vị tu luyện, thuộc về loại này thì tôi không phải là bảo hộ không nổi chư vị. Tôi nói với chư vị rằng, tất cả mọi tình huống xuất hiện trong tu luyện đều có quan hệ với chư vị, cho nên chư vị cần tu.

Đệ tử: Phía đã đắc Pháp chính Pháp như thế nào?

Sư phụ: Chính là chư vị hỏi bài kinh văn “Đạo Pháp” này, ở đây tôi không giải thích cụ thể cho chư vị, dù chư vị lý giải bài kinh văn “Đạo Pháp” này thế nào, chư vị cũng đều không lý giải lệch lạc, chỉ là mức độ lý giải của chư vị có hạn. Kỳ thực tôi cũng không phải hoàn toàn viết cho phía con người này của chư vị, là viết cho phía bên đã tu xong kia của chư vị, cho nên chư vị biết được đến trình độ nào thì đến trình độ nấy cũng tốt.

Đệ tử: Đệ tử Tân Cương mong ngóng Sư phụ.

Sư phụ: Muốn tôi tới. Tôi biết tấm lòng của mọi người, cảm ơn mọi người. Có rất nhiều nơi đều muốn bảo tôi tới. Xem cơ duyên vậy.

Đệ tử: Con rất muốn hồng Pháp, nhưng đôi khi lo lắng mình làm không tốt, không cẩn thận sẽ phá hoại Đại Pháp, làm thế nào để nắm vững được?

Sư phụ: Hãy nói về thể hội học Pháp của chính chư vị. Đừng lấy Pháp như là lời của mình, đừng giải lệch lạc Pháp mà giảng, nói về thể ngộ của chư vị. Chư vị sợ phá hoại Pháp thì có thể nói như thế này: Chư vị nói từ trong Pháp này tôi thể hội được cái gì, như thế nào. Chư vị lại thêm vào một câu nói rằng, nội hàm trong Pháp này vô cùng lớn, đây chỉ là thể hội hiện giờ trong cảnh giới của tôi mà thôi. Đó không phải là phá hoại Pháp. Hoặc giả chư vị nói Sư phụ nói như thế nào, chư vị để bản thân họ tự nhận thức. Đó đều không phải là phá hoại Pháp. Nếu chư vị lấy lời tôi giảng, như là lời của chư vị mà giảng cho người khác, một cách vô ý đang khởi một tác dụng bất hảo. Như vậy có lúc người khác cũng lấy quan niệm bản thân thêm vào trong Pháp, câu này Nó là như thế này – như thế kia. Hễ họ giải thích như vậy là hỏng rồi, họ chẳng phải là giải thích loạn Pháp hay sao? Kỳ thực Pháp có nội hàm rất sâu, họ căn bản không thể giải thích nổi. Chư vị chỉ có thể nói: Tôi nhận thức được Pháp còn có nội hàm như thế này ở trong, còn có nội hàm cao hơn. Điều này đều không sao cả.

Đệ tử: Phải vô vi, không quản chuyện phiếm của người thường, nhưng lại chỗ nào cũng phải nghĩ tới người khác, làm thế nào sắp xếp tốt quan hệ này?

Sư phụ: Trong Pháp tôi có giảng một Pháp lý, ai ai cũng đều phải tu cái tâm này của mình, khiến mình trở thành người tốt, người tốt hơn nữa, thậm chí đạt đến tiêu chuẩn của cảnh giới cao. Xảy ra vấn đề hướng nội tâm của mình mà tìm, chuyện này chuyện kia trong xã hội chư vị nhìn thấy điều gì là liền quản, có lẽ quản không tốt, sẽ quản sai, cho nên cố gắng ít làm – không quản. Chư vị lấy ví dụ vì sao hòa thượng ngày xưa lại xuất gia? Thậm chí dùng bông gòn bịt chặt lỗ tai cả ngày không nghe, cái gì tôi cũng không nghe, ngậm chặt miệng lại sợ mình nói chuyện. Họ phát hiện rằng con người nghe lọt những điều không tốt, [thì] dường như đâu đâu cũng đều đang tạo nghiệp.

Thế nào gọi là người xấu chư vị biết không? Người xấu vì sao anh ta trở thành xấu? Chính là vì những thứ xấu rót vào trong đầu anh ta quá nhiều, anh ta học những thứ xấu quá nhiều, đầu óc anh ta đầy ắp những thứ xấu, dù có biểu hiện ra ngoài hay không thì anh ta vẫn là người xấu. Vậy thì những thứ xấu này đến từ đâu? Chẳng phải là nghe lọt vào hay sao? Cái gì tôi cũng không cần, những thứ không tốt đó tôi không nghe, nhìn mà không thấy, có tai mà không nghe. Thế nào là người tốt? Những điều chứa đầy trong đầu đều là những điều tốt, thì chư vị chính là người tốt. Trong đầu chư vị đều là điều tốt, những việc chư vị làm sẽ phù hợp với tiêu chuẩn, hành vi đều do đại não chỉ huy, đương nhiên sẽ làm việc tốt. Là người tu luyện, những chuyện trong người thường chư vị cứ thích quản, không thấy được quan hệ nhân duyên thì sẽ quản sai. Công tác của chư vị, chư vị không quản đương nhiên không được, trong xã hội người thường gặp phải một người đá ai đó một cái, mắng ai đó một câu, giữa người này với người kia có mâu thuẫn tranh đấu gì đó, chư vị chống lại chuyện bất bình, những việc này chư vị không nên quản. Vì sao vậy? Có cảnh sát, có lãnh đạo, nếu chư vị quản bằng như là chư vị tham dự, hơn nữa chưa chắc chư vị quản đúng. Nếu đời trước anh này nợ anh kia một cước, người ta đời này tại đây hoàn trả cước đó, chư vị đi quản anh ta không trả xong. Theo đạo lý của con người mà giảng thì chư vị đã làm một việc tốt, nhưng đối với vị Thần an bài sự việc hoàn nghiệp này mà nhìn thì chư vị đã làm một việc xấu, bởi vì người tu luyện không thể dùng tiêu chuẩn của người thường để đo lường, chính là nói ý này, không đi quản những việc hữu vi này.

Vậy thì làm thế nào để đâu đâu cũng suy nghĩ cho người khác? Bởi vì tôi đã giảng phù hợp ở mức độ tối đa mà tu luyện trong xã hội người thường, chư vị phải tiếp xúc với người ta, vậy thì sẽ có lợi ích tồn tại, chư vị còn tự tư như vậy, có chuyện gì chư vị đều nghĩ tới bản thân trước tiên, không nghĩ tới người khác, tôi nói như vậy không được, bởi vì chư vị rốt cuộc còn phải tiếp xúc với quần chúng xã hội mà. Trong công tác chư vị lãnh đạm ngồi đó chuyện gì cũng không quản, tôi nghĩ ông chủ của chư vị nên sa thải chư vị, chư vị còn cần phù hợp với trạng thái sinh tồn của xã hội nhân loại. Chư vị phải tiếp xúc với người khác, lấy thiện đãi người, làm việc trước tiên nghĩ tới người khác. Xã hội ngày nay có một số người làm ăn, liền muốn vét sạch tiền trong túi của người khác, [thì] họ lập tức giàu to. Về điểm này, người da trắng châu Âu làm ăn tôi thấy rằng tâm thái của họ vô cùng tốt. Họ coi nó như một sự nghiệp, một công việc, tận tâm tận lực mà làm. Một ngày dù cho chỉ có một khách hàng, họ cũng không chê ít, họ cho rằng đây là công việc của họ, đây chính là một phần trong cuộc sống con người, đang làm một sự việc, có thể duy trì cuộc sống, có một chút tích lũy là được. Đây là trạng thái của con người. Người ta hiện nay tư tưởng muốn phát tài nhanh chóng mạnh mẽ vô cùng, chính là vì tư tưởng chỉ đạo này, mà con người hiện nay đều đang làm hại lẫn nhau, dường như muốn vét sạch tiền của người khác cất hết trong túi của mình. Người khác làm sao đây? Họ không thử nghĩ là người khác cũng khổ sao? Làm các việc cơ bản là không nghĩ tới người khác. Đây chính là tư tưởng của nhân loại biến dị trong xã hội nhân loại ngày nay.

Đệ tử: Xin Sư phụ giảng thêm một chút về hàm nghĩa của bài “Thủ trung”?

Sư phụ: Học viên có lẽ đều minh bạch, chính là chư vị nhận thức Pháp không được dùng cảm tình của con người, dùng cách nghĩ của con người để nhận thức Pháp, nói một cách đơn giản chính là đạo lý này. Ví như chư vị nói hôm nay có người phỏng vấn tôi. Anh ta bèn lấy một ví dụ nói về trong và ngoài vũ trụ là như thế nào? Tôi nói rằng khái niệm mà chư vị giảng là cách nghĩ của con người. Trong vũ trụ này không có cái trong và ngoài mà chư vị giảng đó, cũng chẳng có cái khái niệm này, điều mà chư vị giảng là tư duy của con người, cách nghĩ của con người. Tôi nói ý đó chính là chúng ta cũng phải thay đổi một chút cách nghĩ của con người, chính là trong cuộc sống lúc bình thường của chư vị, về nhận thức đối với Pháp, chư vị thật sự không thể dùng tư tưởng của con người mà đối đãi nữa, không thể cố chấp vào những thứ bản thân con người chư vị không buông bỏ được để nhận thức Pháp. Nghĩa bề mặt trong bài “Thủ trung” là không được đi theo cực đoan.

Đệ tử: Sư phụ nói rằng uy đức của Đại Phật trên thiên thượng đều là do bản thân Họ tu xuất ra. Nhưng trong thế giới của Phật rất khó tu luyện, vậy thì có phải có nghĩa là Họ đều phải quay trở lại nhân gian để tu luyện không?

Sư phụ: Sinh mệnh trong vũ trụ có hai nguồn gốc: Một là do cha mẹ sinh ra; một là sản sinh dưới tác dụng do vật chất trong vũ trụ đang vận động. Những sinh mệnh sản sinh trong cảnh giới đó đều là cảnh giới cao như thế, họ không có bất kỳ thứ nào tại tầng thấp ô nhiễm tới họ, cũng không có bất kỳ tiêu chuẩn nào tại tầng thấp yêu cầu họ, ông sinh ra là đã phù hợp với tiêu chuẩn đó của cảnh giới đó, vậy chẳng phải họ phải sinh sống trong cảnh giới đó sao? Vậy thì còn [loại] nữa ấy chính là do tu [lên]. Bởi vì đây là tôi giảng trọng điểm về kiểu tu luyện này cho người tu luyện các vị. Bộ phận mà tu lên trên đó quả thực chỉ nhỏ đến đáng thương trong vũ trụ này, đa số sinh mệnh sản sinh trong cảnh giới đó.

Đệ tử: Nhiệt tâm hồng Pháp của rất nhiều học viên khiến con vô cùng cảm động, nhưng bản thân con thường lãnh đạm, làm thế nào mới có thể cải biến loại trạng thái này?

Sư phụ: Về điều này tôi không có yêu cầu gì cả, [tôi] không có nói học viên chúng ta đều phải đi hồng Pháp, lấy Pháp này truyền cho người khác. Người khác không có cái nhiệt tâm này, họ đắc Pháp rồi không muốn làm sự việc truyền Pháp thì không làm, không nhất thiết phải khiến chư vị đi làm, cũng không tính là chư vị sai. Nhưng chúng tôi giảng, là đệ tử bởi vì chư vị có lòng từ bi mà, chư vị thấy người khác khổ, thì chư vị phải nói cho người khác biết, chư vị cho người ta bao nhiêu tiền – dù là giúp đỡ gì cũng đều không bằng truyền Pháp cho họ, đây là làm việc tốt nhất mà.

Đệ tử: Luyện công trong hoàn cảnh không mở băng ghi âm, tốc độ nhanh chậm của động tác có ảnh hưởng tới kết quả không?

Sư phụ: Dù chư vị có nhanh nữa thì cũng sẽ không quá nhanh, chư vị có chậm nữa thì cũng không quá chậm. Cái nhanh và chậm này không cố định, cứ nhất định phải chuẩn xác giống tôi như đúc. Không phải như vậy. Bởi vì chúng ta là đang gia cường cơ chế, nhưng về đại thể khi chư vị làm [động tác] cần giống với băng ghi âm là được. Khi luyện công tập thể, động tác phải giống nhau, phải chỉnh tề.

Đệ tử: Nguyên anh lớn lên bằng bản thân người đó thì sẽ không lớn nữa, vậy thì trẻ nhỏ tu luyện là có phải đợi tới khi bản thân nó lớn lên không?

Sư phụ: Con người làm sao có thể so sánh với nguyên anh được? Bản thân nguyên anh chính là do tu luyện xuất ra. Chúng ta chẳng phải có rất nhiều trẻ nhỏ đang luyện sao?

Đệ tử: Tư tưởng của người khác luôn có thể tiến nhập vào đầu óc con, họ buồn ngủ con cũng muốn ngủ, họ tức giận con liền không vui.

Sư phụ: Đây là một loại trạng thái xuất hiện trong quá trình tu luyện: Chính là lỗ chân lông của thân thể chư vị đều được mở rồi, tín tức ở bên ngoài có thể cảm ứng đến chư vị. Nó không phải là công năng gì cả, nó chỉ là một loại trạng thái trong quá trình tu luyện: Cơ thể người khác chỗ nào đó đau chư vị cũng đau theo; người khác chỗ nào đó không thoải mái chư vị cũng không thoải mái; người khác vui mừng dường như chư vị cũng vui mừng theo. Thực tế nó là một loại trạng thái sản sinh khi thân thể chư vị đang thông thấu. Nhưng rất nhanh nó sẽ qua đi, chư vị tu càng nhanh thì trạng thái này qua đi càng nhanh.

Đệ tử: Nghe nói trong nước có một học viên học Pháp không bao lâu thì chết. Trước khi chết anh ta kiên quyết không uống thuốc, ngay cả sinh tử cũng không sợ như vậy, sao lại có thể chết được?

Sư phụ: Trong tâm một người bệnh là vì muốn để tôi trừ bệnh cho người ấy, không uống thuốc, hoặc kiên quyết coi mình là người luyện công, trên bề mặt là có thể nhìn thấy được. Một người thường mắc phải bệnh chí mạng rồi, anh ta bèn kiên quyết dù chết cũng không uống thuốc, anh ta có chết hay không? Chẳng phải là anh ta chết rồi sao? Anh ta đến lúc phải chết thì chết thôi. Bởi vì anh ta là người thường, người thường sao có thể tùy tiện kéo dài sinh mệnh cho họ được? Anh ta nói anh ta luyện công rồi, mọi người thử nghĩ xem, phải chăng hôm nay chư vị luyện Pháp Luân Công rồi, cũng đã xem sách rồi, thì đã là đệ tử Đại Pháp? Chư vị không tinh tấn, chư vị không làm theo tiêu chuẩn mà tôi nói với chư vị, sao có thể là đệ tử của tôi đây? Chư vị có phải là đệ tử của tôi hay không, phải cần tôi chứng nhận chư vị là đệ tử hay không, cũng chính là nói chính chư vị có đủ tiêu chuẩn của một đệ tử hay không? Chư vị luyện công hàng ngày cũng giống như thể thao, mặc dù chư vị xem sách rồi nhưng không nhập tâm, cũng không tinh tấn, chư vị cũng không làm theo yêu cầu trong sách, chư vị có thể là đệ tử của tôi không? Anh ta chẳng phải vẫn là một người thường hay sao? Vậy thì người thường mắc bệnh rồi, giống như người sắp chết đuối muốn vớ một cọng rơm cứu mệnh biết được tôi có thể trừ đi nghiệp bệnh của con người, nhưng khi cái công này đang tiêu nghiệp thì không uống thuốc, anh ta cũng đã luyện công, ngộ nhận rằng luyện công [và] không uống thuốc thì có thể khỏi, rằng anh ta không thể chết. Anh ta không những là một người thường, hơn nữa còn có tâm chấp trước mạnh như vậy, anh ta có thể không chết sao?

Đại Pháp là nghiêm túc, tu luyện là nghiêm túc. Cứ tùy tuỳ tiện tiện kéo dài sinh mệnh cho một người mà lẽ ra đã kết thúc sinh mệnh như vậy, tùy tuỳ tiện tiện để người thường thành Phật viên mãn, sao có thể được?! Chư vị tu luyện cái tâm đó của chư vị, về căn bản nhất tâm mà không động [thì] vẫn không được tính, chư vị nói rằng trên bề mặt chư vị làm tốt rồi, nội tâm chư vị vẫn còn một chút chấp trước như thế mà bản thân chư vị không phát hiện ra [thì] cũng không tính là đã vượt quan, bởi vì nó là điều nghiêm túc nhất, phải thực sự phát sinh biến hoá về bản chất. Mọi người biết rằng luyện Pháp Luân Công có rất nhiều người, có rất nhiều người mắc bệnh ung thư và các chứng bệnh nan y khác đều khỏi rồi, con số tương đối khả quan, điều này không cần tôi nói, học viên chúng ta đều biết.

Cũng có một vài người bệnh nguy kịch mắc bệnh ung thư, mắc các bệnh nan y khác tới luyện Pháp Luân Công của chúng ta, họ vẫn chết như thường. Vì sao vậy? Miệng họ nói tôi luyện Pháp Luân Công, nhưng trong tư tưởng của họ căn bản không hề vứt bỏ cái bệnh của họ. Vậy thì có người nghĩ rằng: Anh ta luyện rất tích cực này, anh ta cũng nói với chúng ta không có uống thuốc này, anh ấy cũng bảo chúng ta vứt bỏ chấp trước vào bệnh đó này, còn giúp mọi người học Pháp, nhưng bản thân anh ta không nhất định vứt bỏ. Chư vị không biết trong tâm anh ta nghĩ điều gì, phức tạp như vậy đó. Anh ta bảo mọi người vứt bỏ từ trong tâm, anh ta biết rằng Sư phụ có thể nghe thấy, để Sư phụ nghe, nói trắng ra là đang lừa Sư phụ, mà mục đích thực sự của anh ta là muốn: Tôi đã làm những việc này Sư phụ nhất định có thể quản tôi, tôi đang xem sách, tôi đang luyện công, tôi cũng bảo người khác tu, Sư phụ nhất định sẽ trừ bỏ bệnh cho tôi. Chư vị xem, trên bề mặt anh ta không uống thuốc, trên miệng cũng nói như vậy, trên bề mặt là làm theo yêu cầu luyện công của tôi mà làm, nhưng thực chất anh ta không có thực sự đạt được tiêu chuẩn của người luyện công. Trong tâm anh ta còn đang nghĩ: Ta chỉ cần làm như vậy, Sư phụ nhất định sẽ trừ bệnh cho ta. Trong tâm anh ấy vẫn còn đang nghĩ. Nhưng về căn bản là cách nghĩ để Sư phụ trừ bệnh cho anh ta đã bỏ được hay chưa? Chẳng phải vẫn còn chôn – còn giấu trong tâm hay sao? Vậy trên bề mặt chẳng phải là lừa người sao? [Hay là] lừa tôi? Thực tế thì chính là lừa chính mình thôi. Vậy thì anh ta có thể khỏi cái bệnh đó không?

Nhưng thường thì những người mắc bệnh nặng chúng tôi đều cấp cho họ cơ hội, cứ kéo dài mãi. Cái ngày họ bị bác sĩ phán tử hình sớm đã qua đi, đã qua một thời gian rất lâu, nửa năm một năm, vài năm, vẫn đang cấp cho họ cơ hội, đợi họ trừ đi cái tâm ấy. Họ chính là không bỏ, trên miệng họ không nói, nhưng trong tâm thường bất an nghĩ rằng tôi luyện Pháp Luân Công rồi, bệnh của tôi có thể chẳng còn nữa đâu; Tôi luyện Pháp Luân Công rồi, có thể sẽ khỏi thôi. Họ không thể thực sự coi mình là một đệ tử tu luyện căn bản không hề nghĩ tới bệnh mà đối đãi. Tôi đều đã giảng yêu cầu của tôi với chư vị hầu như điều gì cũng không có, khai mở toàn bộ, chỉ nhìn nhân tâm. Ngay cả nhân tâm tôi cũng không nhìn nữa, tôi còn có thể độ chư vị không? Kỳ thực, dù tu luyện trong môn nào, cũng đều phải cải biến nhân tâm. Chẳng qua chúng ta là trực chỉ nhân tâm.

Đệ tử: Con học Pháp càng học càng cảm thấy Pháp lực vô biên, tất cả đều ở trong vô biên, không thể tới đến đầu. Xin Sư phụ chỉ cho đó là chuyện gì?

Sư phụ: “Tất cả đều ở trong vô biên”, đây cũng là một loại khảo nghiệm, một khi cảm thấy viên mãn đã cận kề, sẽ không có cảm giác này nữa. Cảm giác của chư vị hết sức tốt, bất kể chư vị có cảm thụ gì thì cũng đừng quản nó, có khi đề cao lên thăng hoa vô cùng nhanh. Nhưng, chỉ cần phần cơ thể này tiến nhập vào trong tam giới, sẽ vô cùng khó khăn, tiến một bước lên phía trước đều vô cùng khó. Khó đến mức chư vị đúng là không muốn vứt bỏ quan niệm của con người, đây là một tình huống mà tôi nhìn thấy.

Đệ tử: Sư phụ thường giảng thời gian rất cấp bách, nhưng đồng thời lại giảng Đại Pháp truyền trong người thường rất rộng, truyền rất lâu, có xung đột không?

Sư phụ: Tôi là giảng thời gian rất cấp bách, tôi đã nói tôi không chỉ đang độ nhân, đợi sau khi chư vị viên mãn tôi còn có việc khác phải làm, không thể nói cho chư vị. Tôi không thể truyền Pháp rất lâu trong nhân gian. Tôi giảng thời gian rất cấp bách vậy thì chư vị hãy mau chóng tu, cũng đừng giải cong lời tôi giảng, đừng lẫn lộn với những tôn giáo tà ác hiện nay giảng kiếp nạn gì gì đó. Thời gian tu luyện xác thực rất cấp bách. Không có kiếp nạn nào cả. Nhưng mà tu luyện là có ngày kết thúc. Chân tướng một khi minh hiển, điều gì cũng đều kết thúc, vậy thì không cho phép chư vị tiếp tục tu nữa. Nhưng nhân loại phải tiếp tục [sinh tồn], tu luyện vĩnh viễn sẽ có, đó là hình thức tu luyện sau này rồi.

Đệ tử: Sống trong xã hội người thường, làm việc cẩn thận, có trách nhiệm với công việc – với gia đình, vô cùng tỉ mỉ, có bị coi là chấp trước không?

Sư phụ: Tôi không thể nói điều chư vị nói là sai. Nhưng tôi cũng không bài trừ rằng nó còn có những thứ rất nặng của con người trong lời chư vị nói. Bởi vì khi chư vị làm tốt những việc này trong xã hội người thường, chư vị không thể dùng tư tưởng của Phật mà làm, [làm] như thế chư vị cũng không làm được, cho nên chư vị vẫn là tư tưởng của con người. Đây chỉ là biểu hiện trong những tình huống khác nhau trong tầng thứ.

Đệ tử: Người bạn người Mỹ oán trách bản dịch “Chuyển Pháp Luân” tiếng Anh khó đọc, Sư phụ có thể chỉ ra viễn cảnh Đại Pháp tại nước Mỹ không?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, không phải bản dịch tiếng Anh khó đọc, tôi nói bản dịch tiếng Anh dịch rất hay, đặc biệt là cuốn do Mỹ quốc xuất bản đó rất thông tục. Nội hàm của bộ Đại Pháp này quá lớn, người Mỹ với tư tưởng tương đối giản đơn xem thấy khó, những người trẻ không quen sử dụng đến bộ não thì sẽ có một vài điều khó lý giải. Những người ngồi đây đọc “Chuyển Pháp Luân” có ai có thể nói là họ đều có thể hiểu một cách dễ dàng đâu, cũng đều cảm thấy càng học càng thấy khó. Như mọi người biết, Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh đã đi 11 năm, nếm trải hết gian nan nguy hiểm, trở về còn phải tự mình dịch. Hôm nay Đại Pháp đều đặt ở đây rồi, chư vị còn cảm thấy Nó khó, nếu chư vị thấy bản dịch này không tốt, cũng có thể dịch, dịch tốt hơn xem.

Tại Trung Quốc, chúng tôi đã tổ chức một số học viên dịch cuốn sách này, muốn dịch sang tiếng Anh, đã dịch mất hai năm. Mọi người cùng nhau tranh luận, muốn dịch cái này nguyên ý không động [sửa dù] một điểm cho những người đọc tiếng Anh. Họ đã khắc phục khó khăn rất lớn, chư vị nhận được bản dịch sẵn rồi mà còn cảm thấy khó. Nếu thật sự có vấn đề có thể tự mình đi đối chiếu bản Trung Quốc mà phiên dịch. Có một lưu học sinh người Nga tại Boston, hôm qua khi anh ấy nói tôi có ở đó nghe. Mọi người cảm thấy quá trình anh ta học tiếng Hán rất kỳ lạ, hiện tượng như vậy rất nhiều. Nếu chư vị dụng tâm một chút, tôi nghĩ cũng đều sẽ giống anh ta.

Còn nói về viễn cảnh của Đại Pháp trong người Mỹ thế nào? Tôi nói với mọi người rằng, bất kể sự việc gì, bất kể một sinh mệnh nào, làm bất kể sự việc gì trong vũ trụ này đều có thể nhìn thấy tương lai của nó, hơn nữa còn có thể nhìn thấy từ đầu đến cuối. Vừa hay tôi làm việc này thì ai cũng không thể thấy được tương lai. Trước khi tôi còn chưa làm thì căn bản là không có tương lai. Còn nói về tương lai sẽ ra sao, chiểu theo xã hội nhân loại hiện tại mà phát triển tiếp, tương lai con người đều sẽ giống như ma vậy, tà ác không chịu nổi. Đương nhiên con người không tốt nữa, thì xung đột bạo lực, thiên tai nhân họa sẽ nhiều thôi, nào giết hại lẫn nhau, nào đấu đá, nghiệp lực cuồn cuộn. Vậy thì viễn cảnh sẽ thế nào? Rất đáng sợ. Nếu nói tu luyện, viễn cảnh Đại Pháp tại nước Mỹ như thế nào, vậy thì hãy xem tình huống người Mỹ đắc Pháp [ra sao].

Đệ tử: Có một số người Mỹ cho rằng trong Đại Pháp có một số nội dung là phản đối những công pháp khác có liên quan, như vậy thường hay dẫn đến một số vấn đề.

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, Pháp lớn nhường này truyền ra, ngay trong cuốn sách này cũng có rất rất nhiều khảo nghiệm nhắm vào những người khác nhau, xem nhân tâm động như thế nào, Đại Pháp là không phải để con người đắc được một cách tùy tiện. Ví dụ như chư vị nói, hiện giờ nào là tà giáo, nào là giả khí công, đủ thứ hỗn tạp nhiều không kể xiết, chúng mê hoặc đệ tử người ta, có rất nhiều người có thể tu đã bị nó dẫn vào giống như tôn giáo vậy; còn có thứ làm chuyện tự sát, loạn bát nháo cả. Tôi giảng rồi, tôi không chỉ là đang độ nhân, tôi mà không chỉ ra những thứ bất hảo này ra, tôi mà không nói cho chư vị nó là tà, vậy thì làm sao chư vị có thể tu luyện chuyên nhất mà không bị can nhiễu đây? Tôi làm thế nào mới có thể nói với chư vị sự trọng yếu của bất nhị pháp môn đây? Đại Pháp cũng không phải tùy tiện để con người đắc. Có thể họ chấp trước vào những thứ này thì sẽ bị trở ngại, họ sẽ không muốn đắc nữa. Vậy không muốn đắc thì không muốn đắc thôi, bởi vì không buông bỏ xuống không thể tu chuyên nhất thì không viên mãn được, mà còn phá hoại Đại Pháp, chính là cảm tình cá nhân họ khiến họ không đắc được Pháp. Đại Pháp là nghiêm túc, không phải nói ai ai cũng đều có thể đắc Pháp. Chúng ta có thể truyền rộng Đại Pháp, để những người có duyên – những người còn có thể đắc Pháp đều tới đắc Pháp. Nhưng quả thực là có một bộ phận người căn bản không thể đắc được, không thể để họ xem, họ có lẽ bị chướng ngại cứng rồi. [Những người] chướng ngại không nổi ấy, thì có thể họ còn có duyên.

Đệ tử: Có vài tờ phát hành chính thức Pháp tượng của Sư phụ [có] thủ ấn khác nhau, có thể bảo cho chúng con biết nội hàm bên trong được không?

Sư phụ: Ngoài hình dùng trong Pháp hội này, không phát hành bất cứ hình đả thủ ấn nào. Thủ ấn là phức tạp phi thường, cũng giống như Pháp mà hôm nay tôi giảng cho chư vị có nhiều lời như vậy. Thủ ấn khi đang vận động chính là ngôn ngữ, một chuỗi liên tiếp đả ra, thì chính là giảng một đoạn Pháp. Những lời mà tôi có thể giảng, thì hôm nay tôi đã không đả thủ ấn cho chư vị. Chính là vì những lời ấy không thể giảng, chư vị cảm thấy hôm nay tôi giảng cao, khẳng định là nghĩ như vậy, thủ ấn kia còn cao hơn thế không biết là bao nhiêu, đó là chân tướng của việc đả [thủ ấn], có thể hiểu được thì hiểu, không hiểu được thì cũng không sao.

Đệ tử: Con nghĩ chúng con là vì phải hồng Pháp nên mới được an bài tới xã hội phương Tây, tương lai khi thời gian thích hợp chúng con cần phải quay lại phương Đông, đúng không?

Sư phụ: Nếu nói chư vị đã di dân đến phương Tây, là bởi vì sao, [thì] gì tôi cũng không thể bảo cho chư vị biết [lý do], hiện giờ chư vị đi đâu cũng được, tương lai [nếu] nói chư vị viên mãn rồi sẽ trở về phương Đông. Chư vị viên mãn rồi còn tới trái đất làm gì nữa?

Đệ tử: Có một người sau khi thay thận thất bại lại còn bị cắt bỏ đi mất, do cơ duyên học Pháp Luân Công, bình thường dốc lòng tu luyện tâm tính, hy vọng có thể tu luyện viên mãn tại đời này, có cơ hội đó không?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, chư vị có rất nhiều người nói tới việc tiến hành phẫu thuật, nói rằng thân thể tôi đây thiếu mất linh kiện rồi còn có thể tu hay không? Kỳ thực phẫu thuật là phẫu thuật con người trong không gian này, nó không thể động tới một chút gì của thân thể trong không gian khác, cho nên nó cắt bỏ đi chỉ là thứ tại không gian bề mặt này. Mà về bản chất thân thể thì nó đều không thể động tới, cũng chính là nói bên kia nó không bị thiếu, nhưng chư vị tu luyện xác thực lại phải dựa vào cái thân thể này. Nếu chư vị thật sự là người có thể đạt được tiêu chuẩn tu luyện, kỳ tích gì cũng đều có thể làm ra cho chư vị. Nhưng nếu chư vị không đạt được tiêu chuẩn đó, điều gì cũng không thể làm cho chư vị, cho nên tu luyện chính là điều nghiêm túc.

Đệ tử: Ngộ đến rồi nhưng còn chưa làm được hoặc làm chưa tốt, có phải là chưa ngộ đến không?

Sư phụ: Ngộ đến rồi mà chưa làm tốt đó là biết rõ mà vẫn phạm lỗi. Không phải là không ngộ đến, kỳ thực tôi nói đùa vậy thôi. Tôi nói với mọi người rằng, chư vị có rất nhiều người biết rõ ràng cái lý này, tới khi vượt quan trong tâm vẫn không buông bỏ được, phải như vậy hay không? Phải hay không? (Toàn thể trả lời: Phải.) Nguyên nhân vì sao vậy? Có người thì vì một cái khẩu khí, có người thì không buông bỏ được cái tình đó, phải vậy không? Cho nên đều biết rõ mà vẫn phạm lỗi. Tu luyện rồi nhưng chư vị không thể cứ mãi cố tình phạm lỗi, vẫn phải vượt qua.

Đệ tử: ‘Tử thuỷ’ có bao hàm “Chân – Thiện – Nhẫn” không?

Sư phụ: Vũ trụ đều là đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn cấu thành, chư vị đừng quản nó là khái niệm gì, trong khái niệm nhất định nó là như vậy. Trong khái niệm khác nó lại là một dạng khác. Tu luyện không thể lấy hứng thú – tri thức làm xuất phát điểm, như vậy không được đâu. Tâm tư phải đặt vào tu luyện.

Đệ tử: Muốn tu đến tầng thứ siêu việt cả La Hán, có phải nhất định phải phát nguyện phổ độ chúng sinh? Nếu không phát nguyện này phải chăng chỉ có thể tu được đến tầng thứ thấp?

Sư phụ: Tôi cũng không hướng tư tưởng của chư vị về điều này, không giảng ra những điều này, chư vị nghe được từ tôn giáo nào? Phát nguyện gì chứ? Tôi nói với chư vị rằng, đều là cái tình của con người. Chư vị đã nêu ra thì tôi cũng giảng một chút là vì sao đồ đệ Phật giáo lại giảng như vậy. Hiện tại trong Phật giáo hiện giờ giảng ‘phát nguyện’ ấy chẳng phải là nhân tạo hay sao? Chẳng phải tâm hữu cầu sao? Trong Phật giáo giảng ‘phổ độ chúng sinh’, họ cho rằng họ phát ra nguyện vọng phổ độ chúng sinh rồi thì có thể để họ làm Phật rồi, đó chẳng phải chuyện cười sao? Bản thân phải thực sự tu tới cảnh giới đó, chịu khổ nhiều như thế, đạt tới cảnh giới cao thâm như thế mới có thể thành Phật. Hiện giờ đã muốn phổ độ chúng sinh, tu còn chưa cao bao nhiêu thì độ chúng sinh gì. Kỳ thực trong hàm nghĩa câu nói này của rất nhiều đồ đệ Phật giáo bao hàm rất rất nhiều chấp trước đối với tình người và tâm hiển thị. Lời tôi nói ngay lập tức khoét vào trong tâm người ta. Con người làm sao có được nội hàm phổ độ chúng sinh ở cảnh giới của Phật? Con người ngày nay nói phổ độ chúng sinh chẳng phải chính là tâm hiển thị và tâm chấp trước đầy si tâm vọng tưởng phức tạp đó sao? Đây là do những tâm chấp trước vào con người, chấp trước vào tình, chấp trước vào tương lai và hiển thị dẫn động. Một đồ đệ Phật giáo trong thời kỳ mạt pháp chư vị có cảnh giới thần thánh cao như thế sao? Đây là điều không thể.

Hơn nữa, việc phổ độ chúng sinh không thể giảng tùy tiện, cũng không phải làm tuỳ tiện. Con người làm sao biết được Thích Ca Mâu Ni hạ thế có biết bao nhiêu Phật – Đạo – Thần chấp thuận, còn phải có bao nhiêu Phật – Đạo – Thần tầng thứ cao hơn chấp thuận thì Ông mới có thể hạ thế không? Trừ những tình huống đặc thù ra ai dám xuống, xuống đây cũng bằng như rớt xuống, chư vị muốn trở về chư vị phải tu, ai dám xuống chứ? Tam giới cũng không cho ai tùy tiện tiến vào. Chư vị nói chư vị sẽ không bị nhân loại làm ô nhiễm, các vị một cá nhân nhảy vào hố phân, chư vị nói chư vị không bị ô nhiễm có được không? Chư vị chính là đang bị ô nhiễm rồi, đúng vậy không? Không phải là điều [có thể] làm một cách tùy tiện. Vốn dĩ là điều rất thần thánh trong tôn giáo, ngôn từ của Phật gia – của Thần, ngôn từ trong tu luyện, cứ tuỳ tùy tiện tiện mang ra giảng tùy tiện nơi người thường. Giảng đến mức như thể chẳng đáng giá một xu, không còn nội hàm thần thánh của nó nữa.

Ngoài ra, [tầng thứ] La Hán này cũng không có nguyện vọng phổ độ chúng sinh. Vì sao vậy? Bởi vì La Hán là Giác Giả tự giác, gọi là La Hán. Thế nào gọi là Giác Giả tự giác? Ông chỉ là tu bản thân đạt đến xuất khỏi tam giới, viên mãn rồi, thì Ông đã tính là thắng lợi, đã tính là giải thoát, cho nên Ông căn bản không mang nguyện vọng hoặc là mục đích độ người khác. Bồ Tát chỉ là đang trợ giúp Phật thực hiện việc độ chúng sinh. Bồ Tát nói độ nhân về thế giới của mình, Bà còn chưa có thế giới, Bà cũng ở trong thế giới của Phật, nếu Bà tùy tiện độ nhân còn phải xem Phật có muốn hay không, có phải đạo lý này không? Nếu Phật muốn độ nhân, Bà đi trợ giúp một cách cụ thể, chính là quan hệ như vậy.

Đệ tử: Có phải con chỉ cần dốc toàn lực mà vứt bỏ tâm chấp trước, còn việc vứt bỏ được hay không đều là công lao của Sư phụ?

Sư phụ: Vậy thì chẳng phải thành ra tôi tu rồi sao. Quá trình là như vậy, nhưng không thể lý giải như vậy.

Kỳ thực chư vị phát hiện chư vị nhận thức được vấn đề, thực sự nhận thức được những tâm chấp trước không nên có đó, trong tích tắc chư vị là đã đạt tiêu chuẩn rồi. Sư phụ tự nhiên sẽ bỏ đi vật chất bề mặt cho chư vị, đó cũng không tính là Sư phụ như thế nào, bởi vì đây là chư vị tự mình tu.

Đệ tử: Chúng ta nên xử lý như thế nào mối quan hệ giữa từ bi và vô vi?

Đến cảnh giới La Hán, cảnh giới Bồ Tát rồi, Họ không còn cái tình của con người thì là từ bi. Con người sống là vì tình, cũng chính là nói con người bị ngâm trong tình rất khó thoát khỏi, không thể rời bỏ tình thì tu luyện không nổi, đề cao không nổi. Còn nói về vô vi, đây là một loại yêu cầu trong tu luyện. Nếu trong vũ trụ đạt đến cảnh giới khá cao cũng sẽ có trạng thái như vậy: Điều gì cũng đều biết, điều gì cũng đều không muốn làm, điều gì cũng có thể làm, còn đơn giản hơn xếp đồ chơi. Chư vị thông minh quá đỗi, một sinh viên đại học, mấy mẩu gỗ hết sức đơn giản đặt ở đây, bảo chư vị xếp đi xếp lại, bảo chư vị chơi với nó, chư vị muốn chơi không? Chư vị không muốn chơi. Nhìn cái là rõ, chỉ là mấy mẩu gỗ, có gì để mà chơi? Chư vị cũng chẳng buồn động. Trong tu luyện giảng vô vi đó là không để chư vị tạo nghiệp thêm nữa. Không nhập vào tình, có thể đạt được tiêu chuẩn vô vi cũng chính là đã ở cảnh giới từ bi rồi.

Đệ tử: Con là biên tập nghiệp dư cho một tờ san tổng hợp, vì hồng Pháp chúng con định đăng những cuốn như “Chuyển Pháp Luân” của Ngài, nhưng do lượng bài có hạn, chúng con chỉ có thể tuỳ ý trích tuyển một vài phần.

Sư phụ: Không tốt. Một là trên tờ san của chư vị đủ thứ hỗn tạp cái gì cũng có, đăng Pháp trên đó không thích hợp lắm. Hơn nữa kiểu trích tuyển như vậy, trên thực tế chính là đoạn chương thủ nghĩa, cũng không thể khiến người ta có thể lý giải được, dễ bị những người được gọi là nhà văn kia, sao chép làm thứ gì đó của con người. Cho nên nhất thiết không được làm chuyện như vậy, nhất thiết không được đoạn chương thủ nghĩa.

Đệ tử: Học viên lâu năm không tới điểm luyện công, Sư phụ giảng là điều bình thường, Sư phụ không khuyến khích họ đến hoàn cảnh loại này mà tu có phải tốt không?

Sư phụ: Không đơn giản như chư vị nghĩ vậy. Nhưng chư vị có biết không? Tôi độ chư vị còn phải suy xét tới những việc này của chư vị, những người trong cảnh giới khác nhau, những người ở trạng thái khác nhau, chư vị bảo họ đi, nhưng chư vị không biết rằng họ rất khó chịu. Những điều chư vị nói, chư vị làm, đối với họ mà nói thì họ phiền không chịu được, xác thực là như vậy. Còn nói không phải trạng thái này, mà là không muốn ra, tôi nói cái đó phải sửa đổi một chút. Chư vị nên ra ngoài luyện công, đối với chư vị là có chỗ tốt. Nếu quả thật đi làm không có thời gian, cũng có thể thông cảm, thế thì tuỳ chư vị thôi.

Đương nhiên ở Trung Quốc có chuyện như thế này, chư vị luyện công thì sớm tối đều ra luyện, sáng sớm 4 giờ ra luyện, tối 6 giờ ăn cơm xong, ra ngoài cùng luyện công tập thể với mọi người, mỗi ngày hai lần. Họ phát hiện luyện công như vậy thì tốt phi thường. Nhưng rất nhiều nơi ở nước ngoài mọi người viện đủ cớ để không luyện như vậy. Tôi nói với mọi người rằng, công này tôi truyền thế nào, chư vị chiếu theo như thế nấy mà làm, đảm bảo không có hại, chỉ có chỗ tốt. Chư vị nói rằng chư vị rất bận không có thời gian, kỳ thực, là chư vị sợ nghỉ ngơi không tốt. Chư vị đã từng nghĩ chưa, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất. Loại nghỉ ngơi mà có thể đạt đến [trạng thái] mà chư vị ngủ cũng không đạt được, không có ai nói rằng tôi luyện công mệt quá, hôm nay không làm được gì cả. Chỉ có thể nói tôi luyện công đến mức khắp người nhẹ nhõm, một đêm không ngủ tôi cũng không cảm thấy buồn ngủ, khắp người có [sức] lực. Cả ngày làm việc dường như không có chuyện gì cả, có phải vậy không? Cho nên, nói không có thời gian hoặc những cớ khác mà không ra ngoài luyện công, tôi nói đó đều là lý giải Pháp không sâu, [cái] tâm tinh tấn không đủ. Đương nhiên rồi, nói trạng thái đó của học viên lâu năm, chỗ này có sự phân biệt rạch ròi. Nhưng chưa đạt đến trạng thái đó, bản thân viện cái cớ đó nên cũng không ra ngoài thì lại không đúng. Tu luyện là tu chính mình, lừa gạt người khác chính là lừa gạt chính mình.

Đệ tử: Không gian cao tầng sớm đã có máy bay, người tại không gian cao tầng chẳng phải có thể bay hay sao, vì sao còn dùng tới máy bay.

Sư phụ: Tôi đã từng giảng cho chư vị, không gian khác nhau, không phải tất cả mọi nơi trên trời đâu cũng là như Phật, đâu cũng là như Thần vậy, sinh mệnh đó khác biệt khá lớn, cũng có nơi có nhân loại như thế này, rất ít. Nhưng những nơi mà chủng người giống như người ngoài hành tinh thì đặc biệt nhiều, họ cũng phải bay, họ phải ngồi trên phi thuyền. Tôi không thể giảng cho chư vị hướng cái tư tưởng này đến những chỗ đó, hướng đến chỗ hiếu kỳ. Sinh mệnh ấy phức tạp phi thường, thế giới kiểu gì cũng có, vũ trụ là phồn tạp phi thường. Trên trái đất hiện tại của chúng ta chỉ có người da trắng – người da vàng – người da đen; ở đó ngay cả xanh lá – xanh lam cũng đều có, còn có cả hoa. Đủ thứ đủ loại kiểu gì cũng có, không giống chư vị tưởng tượng, chính là nói chư vị đừng dùng tư tưởng này của con người mà nghĩ những vấn đề đó nữa.

Đệ tử: Pháp Luân Công là [hình thức] quản lý lỏng lẻo, điều này với tổ chức kết cấu hữu hình thì có quan hệ gì?

Sư phụ: Quản lý lỏng lẻo, không có tổ chức kết cấu hữu hình, chư vị muốn đến thì chư vị đến, chư vị không muốn đến thì chư vị đi, chúng tôi cũng không có ghi danh sách. Trên bề mặt con người thì chẳng ai biết chư vị là ai, có phải vậy không? Mọi người đều là tự nguyện học mà. Ví như có người đến khắp nơi thăm dò nói Sư phụ tới đâu rồi? Mọi người đến nghe Pháp, có phải vậy không? Không có nói tôi phát lệnh động viên, mọi người đều đến Mỹ quốc nghe Pháp, hoàn toàn không có chuyện đó, tu hay không đều là tự nguyện. Một khi có phương thức quản lý trong người thường, thì tâm người thường nào cũng đều nổi lên, chấp trước tới mức không thể tu luyện, sẽ loạn Pháp.

Đệ tử: “Vô lậu” trong “Phật tính vô lậu” chỉ điều gì?

Sư phụ: “Vô lậu” trước kia là một câu thiền ngữ trong Phật giáo, chính là ngôn ngữ tu luyện trong Phật giáo. Ví như chư vị nói, con người có thất tình lục dục, các chủng tâm chấp trước, đều là vì tình tạo nên. Các loại như tâm tật đố, tâm hiển thị, tâm lý thù hận, quá nhiều rồi. Tâm nào cũng cần vứt bỏ, tâm nào còn sót lại chưa bỏ thì coi như hữu lậu. Hữu lậu thì không thể viên mãn. Phải tu đến vô lậu, không sót lại một tâm nào, tu đến mức thật sự vô lậu, lúc đó mới có thể thực sự viên mãn.

Đệ tử: Mỗi khi vũ trụ mới được các Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới, đặc tính “Chân – Thiện – Nhẫn” này là biến hóa rồi phải không?

Sư phụ: Những vấn đề như vậy chư vị đừng nêu ra nữa, ngay cả nghĩ cũng không thể nghĩ. Đặc tính “Chân – Thiện – Nhẫn” là vĩnh hằng bất biến. Pháp bất biến mới có thể đo lường được sinh mệnh và vật chất đã phát sinh biến hóa ở bên trong.

Đệ tử: Âm nhạc Pháp Luân Công ngoài việc giúp người luyện công nhập tĩnh ra, còn có gì đặc thù không……?

Sư phụ: Mục đích chủ yếu là giúp người ta có thể nhanh chóng nhập tĩnh. Bởi vì khi con người nghe nhạc, trong tư tưởng không nghĩ những chuyện kẻ tranh người đoạt – thứ loạn bát nháo – những việc làm ăn tốt xấu – kiếm tiền nhiều ít, thì chọn lấy một biện pháp như vậy. Phương pháp dùng âm nhạc một niệm thay vạn niệm. Đằng sau âm nhạc cũng thêm vào nội hàm của Đại Pháp, cho nên chư vị càng nghe càng lọt tai, càng nghe càng dễ chịu.

Đệ tử: Khi luyện tĩnh công có thể đồng thời nghe Sư phụ giảng Pháp không?

Sư phụ: Chư vị nghe tôi giảng Pháp làm sao có thể nhập tĩnh đây? Tế bào não của chư vị hoạt động mạnh, chẳng phải đang nghe Pháp sao? Cho nên không thể nhập tĩnh. Nghe Pháp chính là nghe Pháp.

Đệ tử: Hôm qua Sư phụ nhắc tới, thêm một người tu luyện Sư phụ sẽ chịu khổ thêm một phần, sau khi nghe xong trong lòng thấy rất buồn, vì con đã giới thiệu rất nhiều người bước vào con đường tu luyện.

Sư phụ: Tôi đã nghĩ tới vấn đề mà chư vị sẽ nghĩ đây rồi. Tôi bảo với chư vị rằng đừng nghĩ như vậy, tôi có biện pháp của tôi, chư vị không cần quản những việc này. Chư vị chỉ quản việc tu, chư vị dẫn được càng nhiều người tới học, có thể nói chư vị công đức vô lượng. Bằng như là trợ giúp Sư phụ truyền Pháp. Tư tưởng của chư vị cũng quá linh hoạt rồi, có thể nghĩ tới bước này. Tôi nói là chư vị thêm một người tu luyện, tôi phải lo lắng thêm một người, tôi lo lắng không giống phương thức lo lắng đó mà chư vị tưởng tượng, tôi có vô số Pháp thân đang làm những việc này.

Đệ tử: Khi đả tọa và trong mơ con cảm thấy đang bay trong không trung, nhưng chưa hề gặp người mặc áo vàng, của Phật gia. Không biết có phải là con thật sự nhìn thấy không?

Sư phụ: Kỳ thực là nhìn thấy rồi. Vì sao không có Phật gia, là vì chư vị đến nơi khác. Tôi nghĩ, những chuyện này chư vị nhìn thấy rồi thì cũng là nhìn thấy rồi, đừng quản nó sâu thêm nữa, dụng tâm vào tu luyện của chư vị, nhất thiết phải làm như vậy.

Đệ tử: Thần ở trên đã không coi con người hiện đại là người rồi, nhưng hôm qua Sư phụ giảng con người hiện tại đều không phải là nên làm người.

Sư phụ: Con người ngày nay quả thực rất bại hoại, Thần đều không quản nữa. Mọi tôn giáo đều không có Thần quản nữa, bởi vì Thần hễ nhìn thấy nhân loại quá bại hoại rồi, liền không coi con người là người nữa. Nhưng dù cho chư vị từ đâu tới và độ chư vị hay không là hai chuyện khác nhau. Nhưng tôi có việc tôi không để cho bất kể sinh mệnh nào biết, tôi cũng không có nói là giống với cách làm của bọn họ? Sự việc tôi làm này còn có ý nghĩa rộng hơn. Xã hội nhân loại sẽ phải tiếp tục sinh sôi, [những người] có thể tu luyện tốt, [những người] viên mãn sẽ tới thế giới thiên quốc tại những tầng thứ khác nhau; Những người không thể viên mãn, cũng có thể đạt được tiêu chuẩn của nhân loại thời nguyên sơ, thì làm nhân loại vào thời kỳ văn minh tiếp theo!

Đệ tử: Trong kinh văn “Chứng thực” Sư phụ có nói: Chúng ta nên “chứng thực Đại Pháp là đúng đắn, là khoa học chân chính……”, chúng con chứng thực thế nào?

Sư phụ: Chúng ta là người có văn hóa, trước mặt những người không hiểu hoặc chúng ta ở trước mặt những người không tốt, hãy dùng thể hội của chư vị, dùng tri thức của chư vị, dùng thành quả trong công tác thực tế của chư vị v.v… đều có thể chứng thực.

Đệ tử: Con là người Ba Lan. Con muốn hồng Pháp tại Ba Lan, khi nào có thể thấy được tài liệu tiếng Ba Lan, con có thể giúp như thế nào?

Sư phụ: Ba Lan cũng có một số người Hoa, cũng có người đang học, đang luyện. Nhưng chưa dịch ra tiếng Ba Lan, chờ xem cơ duyên vậy. Bởi vì ắt phải là đệ tử Đại Pháp chúng ta phiên dịch thì mới có thể dịch ra được. Người khác dịch rất khó có thể dịch Nó được. Tôi cũng cùng tâm trạng giống chư vị mong sớm có cuốn “Chuyển Pháp Luân” tiếng Ba Lan. Nếu chư vị có thể dịch được đương nhiên là tốt.

Đệ tử: Khi giới thiệu Đại Pháp cuốn “Chuyển Pháp Luân” cho người khác, con không nắm rõ mức độ, đôi khi không tự giác đã giảng những điều khá cao, ngược lại khiến người ta cho rằng không đáng tin.

Sư phụ: Đúng. Mọi người nhất định phải chú ý điểm này. Đừng đứng trên nhận thức của chư vị mà đi giới thiệu cho những người còn chưa học Pháp, sẽ làm họ sợ hãi. Chư vị một cách không biết không cảm thấy mà đã giảng rất cao rồi, đó là cảnh giới của chư vị, thậm chí là chư vị còn chưa giảng ra những điều cao hơn nữa, nhưng nội hàm trong lời nói của chư vị đã có rồi. Điều đó tư tưởng bề mặt của bản thân họ không thể tiếp nhận nổi, tư tưởng bên trong của họ mà tiếp thu được, thì họ không chịu nổi. Cho nên khi chúng ta giới thiệu cho người khác, nhất định phải giảng tầng lý ở bề mặt nhất thấp nhất của “Chuyển Pháp Luân”, làm một người tốt như thế nào, làm thế nào có thể đạt được việc đề cao tầng thứ, giảng cái lý đơn giản này. Cũng giống một người chư vị bảo họ đi học, nhưng chư vị đang giảng đạo lý đại học mà họ ngay cả tiểu học còn chưa học. Họ sẽ nói: “Có lẽ tôi không học nữa, tôi nghe không hiểu” có phải đạo lý này không?

Đệ tử: Không có chân (một chân), và không có tay (thiếu tay), vừa không thể ngồi xếp bằng lại không thể làm động tác, thì tu thế nào?

Sư phụ: Tôi đã giảng, tu Đại Pháp là điều nghiêm túc, ở đây tôi truyền Pháp là để con người tu luyện, cũng chính là nói rằng anh ta có thể tu luyện, mà lại chú trọng vào nhân tâm. Nói không có tay, lại cũng chẳng có chân, có cái tâm này mà tu thôi, chư vị dùng một chân, một tay mà làm, tôi nghĩ cũng sẽ xuất hiện kỳ tích, quan trọng là nhìn nhân tâm.

Đệ tử: Trong khi ngồi tĩnh tọa nhập định, trong ý thức đã không còn cái thân thể này, nhưng cảm nhận được sự tồn tại của ánh sáng và âm thanh, thì tiếp tục tu như thế nào?

Sư phụ: Không giảng cho chư vị là trong tĩnh phải như thế nào thế nào, tiến nhập vào trạng thái gì, không có cái này. Chúng ta chú trọng về tu luyện nhân tâm mới là căn bản. Chấp trước vào trạng thái gì đó đều không thể khiến chư vị đạt được cảnh giới rất cao, chỉ có thể có tính hạn cuộc khá lớn. Vô vi là Đại Pháp. Còn nói về chư vị nhìn thấy những gì đó đều là hiện tượng bình thường, nghe thấy âm thanh gì, thì cũng đều là bình thường, không cần quản nó, cũng không chấp trước vào nó.

Đệ tử: Nguyên thần ly thể có phải là nên không có ý niệm, để Nó bay, có phải là nghĩ bay cao hơn một chút không? Đẹp hơn một chút? Hoặc thay đổi tư thế, như nằm thành ngồi, cúi mặt……

Sư phụ: Có thể bay thì bay, nói chư vị nằm mà bay, ngồi mà bay, bay thế nào thì tùy ý. Nhưng đừng coi nó như một loại vui chơi. Có người bảo tôi biểu diễn cái gì đó, tôi biểu diễn cái gì cho chư vị thì chư vị đều sẽ dùng tư tưởng của con người mà đỗi đãi, cười ha ha sảng khoái. Chư vị không thấy được ý nghĩa vĩ đại chân chính của Phật Pháp thần thông trong đó, cho nên, không thể dùng như vậy. Chư vị có thể làm như thế, cũng đừng coi đó giống như một việc vui chơi bình thường.

Đệ tử: Nguyên Thần ly thể vốn có thể bay rất cao – rất xa, sao gần đây đột nhiên bay không cao nữa?

Sư phụ: Có thể là vì chư vị chấp trước, cũng không phải trong tu luyện cứ để chư vị như vậy. Nếu quá thường xuyên, ảnh hưởng đến việc chư vị tu luyện, như vậy không được. Tu luyện đề cao tầng thứ của chư vị mới là vị trí thứ nhất.

Đệ tử: Con ‘ngũ thể đầu địa’ bội phục Pháp Luân Đại Pháp của Ngài, nhưng có người nói mỗi ngày phải cung phụng hoa quả trước Pháp tượng của Ngài.

Sư phụ: Thần tại nhân gian độ nhân kỳ thực thì Ông cũng ăn, nhưng không ăn thứ của con người. Ăn thứ gì đây? Mọi người đã biết tôi từng giảng vật thể nào cũng đều có thể khác tồn tại, Ông ăn cái thể khác ấy của đồ ăn đó của chư vị. Chư vị là đệ tử, tôi là Sư phụ, đương nhiên tôi không khách khí với chư vị. Khi chư vị ăn cơm, khi cơm vừa dọn lên, ở bên kia đã bưng đi rồi. Còn như nói những điều hữu hình kia, tôi không hề bảo chư vị làm vậy. Nhưng nếu chư vị có cái tâm này, cứ quyết làm như vậy tôi cũng không phản đối, đó là cái tâm của chư vị. Còn như nói có người dập đầu lạy tôi, tôi nghĩ chư vị không dập đầu lạy tôi, chư vị tu vô cùng tốt, tôi thấy chư vị thì vui mừng rồi; chư vị hàng ngày dập đầu lạy tôi [mà] chư vị tu không tốt, tôi thấy chư vị thì rất buồn, có phải đạo lý này không? Nó chỉ là hình thức, nhưng cũng thể hiện một tấm lòng.

Đệ tử: Khi con rất bối rối một vài vấn đề nào đó, con liền suy nghĩ đến khổ sở, lúc này con sẽ tưởng tượng ra một đáp án, đôi khi còn xuất hiện những bức tranh trong đầu, đây là chuyện tốt hay chuyện xấu?

Sư phụ: Đây là điều thường xuất hiện khi chư vị ở trong người thường. Khi suy nghĩ những vấn đề của người thường thường hay xuất hiện trạng thái đó. Nếu trong tu luyện học Pháp chư vị vẫn làm như vậy, tôi nói rằng đối với Pháp ít nhất ấy chính là chấp trước. Suy nghĩ vấn đề trong công việc hay cuộc sống, đó là công việc, nhưng chư vị cũng phải tách khỏi tu luyện. Khi tu luyện chư vị đều buông bỏ nó, điều gì cũng không nghĩ. Khi công tác thì chư vị cứ hòa nhập vào công việc thôi không sao. Nếu xuất hiện bức tranh và đáp án thì đó là một biểu hiện của công năng.

Đệ tử: Não luôn là không {trống rỗng}, không nghĩ gì cả và cái Không của Thiền Tông có gì khác biệt?

Sư phụ: Khác biệt này lớn quá đi chứ. Chư vị có không {trống rỗng} đến mấy cũng không cho phép chư vị mất đi ý thức của mình, đây là Không mà chúng tôi giảng. Còn cái Không đó của Thiền Tông là cái gì cũng không có, cái gì cũng không biết, người luyện không phải là họ, họ không luyện công, chỉ bất quá là tĩnh chỉ mà thôi. Cho nên họ luyện ấy là người khác, là phó nguyên thần.

Đệ tử: Con không hiểu lắm câu nói hôm qua của Sư phụ “con người hiện nay trên trái đất đều không nên là để làm người.”

Sư phụ: Giảng bắt đầu từ cái vỏ tại bề mặt nhất của con người. Nhân loại hiện nay (đương nhiên không phải chư vị, vì chư vị đang trong tu luyện rồi), là thập ác câu toàn, nhưng họ lại đều có gốc tích, chính là quan hệ như vậy. Còn nhân loại chân chính, con người trong quá khứ ấy, tôi phát hiện đều ở không gian khác, cũng chính là âm gian. Tuỳ theo chiến tranh tử trận đã lần lượt qua đời rồi, đều không chuyển sinh lên trên, đều bị những sinh mệnh có gốc tích này thay thế nhân loại. Nhưng mà, ai tới thì cũng phải khiến họ mê giống như con người vậy, cũng sẽ theo sự bại hoại của xã hội nhân loại mà bại hoại, cho nên chính là quan hệ như vậy. Dám liều mình to gan bằng trời xuống đây, mới có thể nghe được Pháp cao thâm nhường này. Nhưng cũng không phải đều là tới đắc Pháp, cũng có [kẻ] tới phá hoại, cho nên tôi nói đều không nên là đến làm người. Nhưng cũng đều không phải là đến tu luyện, cũng có [kẻ] chuyên môn đến để phá hoại Đại Pháp, nếu phá thì bị đánh vào địa ngục. Còn có những loại đã không được nữa rồi, không thể đắc Pháp nữa rồi. Cũng có [người] đã không xứng đáng đắc Pháp nữa rồi.

Đệ tử: Con đến từ Đan Mạch, được may mắn đắc Pháp tại California, con có nên về Đan Mạch hồng Pháp không? Con lo lắng không gánh nổi trách nhiệm.

Sư phụ: Chư vị không cần nghĩ những việc này. Chúng ta có rất nhiều người khi bảo người khác đắc Pháp thường thường đều nói: Cuốn sách này hay vô cùng, nói với bạn bè. Bạn bè họ nói: Thật à, chúng ta tới xem xem. Cứ tình cờ như vậy là họ vào học rồi, đều rất đơn giản, đơn giản nhưng lại không phải là ngẫu nhiên. Đương nhiên có một điểm, chư vị không thể nói: Tôi cảm thấy tốt như vậy sao bạn lại không học? Có thể người ta nói: Tôi không học, không có thời gian; hoặc tôi thấy không hay. Cứ phải bắt người khác học, làm vậy là sai rồi. Vì sao lại sai? Chư vị là bảo người ta đắc một cách cưỡng ép, chư vị ép người ta đắc. Không có sự ép buộc, tâm người ta không động, thì quyết không thể đưa Pháp cho họ, họ phải là tự tâm của mình động. Nói một cách khác, họ phải xứng đáng với bộ Pháp này mới để họ xem, có phải đạo lý này không?

Đệ tử: Nên lý giải như thế nào về câu “Đúng vào thời điểm ngay trước khi họ khai công khai ngộ, thì giúp họ bẻ tám phần mười công của bản thân họ xuống, ngay cả tiêu chuẩn tâm tính của họ cũng cắt xuống”?

Sư phụ: Tôi đã giảng về cái Lý này rồi. Mục đích bẻ cái công đó của chư vị là để chư vị viên mãn. Thế nào gọi là viên mãn? Bản thân chư vị cũng tu đạt tiêu chuẩn rồi, công của chư vị, tất cả phúc đức của chư vị cũng đều đang được viên mãn. Vậy Phật muốn có gì liền có thứ nấy, muốn năng lực gì liền có năng lực ấy, là từ đâu đến? Đều là tâm huyết bản thân chư vị phó xuất, chính là cái “công” uy đức đồng tại với tâm tính cấu thành nên, viên mãn nên, chư vị không có những thứ đó chư vị không thể lên trời. Mọi người đã biết, xung quanh Phật thể có một vòng tròn, [tượng] Phật vẽ trong chùa cổ đều như ngồi trong mặt trăng. Kỳ thực nó không phải là thứ gì khác, nó chính là thế giới của bản thân Phật, phải viên mãn thế giới này, không viên mãn nó chư vị sẽ không có gì cả. Chư vị chỉ có công, [còn] không có gì cả. Vậy thì gọi là Phật gì đây? Chư vị muốn cứu độ con người làm việc tốt, [mà] chư vị lại không có thứ đó. Đều phải có, chư vị ắt phải có một thế giới của mình, mới có thể muốn gì được nấy.

Đệ tử: Đề cao tâm tính nếu không giống hội giao lưu Đại Pháp như ngày hôm nay, con cảm thấy con không thể đạt được, đây có phải điều bình thường không?

Sư phụ: Hội giao lưu có thể rất có ích với sự đề cao và thúc đẩy học viên, đồng thời cũng có thể hồng Pháp, hình thức này hết sức tốt. Đây là điều tôi thấy nên làm như vậy, xác thực có thể khiến những người không tinh tấn tìm ra sự chênh lệch, thúc đẩy họ có thể đuổi kịp. Nếu nói không mở hội như thế này thì không đắc được Pháp, như vậy lại không đúng. Có Pháp ở đó mà, có thể đi học. Pháp hội có thể có tác dụng hồng Pháp và thúc đẩy, cũng xác thực là có người đắc Pháp thông qua Pháp hội.

Đệ tử: Sư phụ nói thời kỳ hiện tại này Thần tại các tầng không gian khác nhau đều đang học Pháp này, xin hỏi kinh văn mà các sinh mệnh cao cấp trong tầng thứ này học có giống với kinh văn chúng con đang xem không?

Sư phụ: Tuyệt đối là khác. Các tầng thứ khác nhau có Pháp của các tầng thứ khác nhau. Giấy trắng mực đen này là để cho con người đọc, cùng một bộ Pháp đến tầng thứ khác nhau, thì chữ – nội hàm của Nó đều hoàn toàn khác nhau.

Đệ tử: Ma quỷ chuyển thế làm loạn nhân gian, vì sao sinh mệnh cao cấp lại cho phép quỷ trong địa ngục chuyển thế?

Sư phụ: Quỷ kia cũng không phải đều ở địa ngục, các tầng thứ khác nhau có ma của các tầng thứ khác nhau. Có [loại] là tồn tại do tương sinh tương khắc, có [loại] là vì nghiệp lực của con người lớn mà đến tương ứng, cũng có thế lực cũ bại hoại tới loạn Pháp.

Đệ tử: Năm ngoái con đã tiếp nhận lễ rửa tội Cơ Đốc giáo, nhưng bây giờ con mới phát hiện Pháp Luân Đại Pháp mới là Đại Pháp chân chính, con quyết tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, hai điều này có gì xung đột.

Sư phụ: Không có gì xung đột cả. Lễ rửa tội là con người làm, là thứ bề mặt, không phải là Thần làm. Tôi đã giảng điều Thần thừa nhận là nhân tâm, chứ không thừa nhận bất kể hình thức nào của con người.

Đệ tử: Ngài nói vũ trụ có Thành – Trụ – Hoại, vì sao lại phải Hoại?

Sư phụ: Mọi người biết rằng, đồ ăn nó vì sao phải thối rữa? Con người vì sao phải già đi? Sắt vì sao lại bị rỉ? Đến cả đá cũng đều sẽ phong hóa đi, chính là ý nghĩa này vậy. Chẳng qua là nó có thời gian lâu hơn, thời gian khác nhau, tương đối lâu dài, đối với con người mà nói đó là không thể nghĩ bàn, dường như là bất hoại vĩnh viễn trụ.

Đệ tử: Gần hai tháng nay [con] vẫn mãi không thoát khỏi can nhiễu của ma, lời dơ bẩn bên tai, trong mơ, trong sinh hoạt thường ngày có những tín tức bất hảo can nhiễu.

Sư phụ: Xem sách cho nhiều, vấn đề gì cũng đều có thể giải quyết. Vừa rồi tôi giảng xem sách cho nhiều, kỳ thực chư vị không nhất định là hiểu được hàm nghĩa lời này của tôi. Cuốn sách này là vạn năng, không gì là không thể. Đồng thời với việc kiên định chủ ý thức của bản thân chư vị còn đang tiêu nghiệp lực trong tư tưởng của chư vị. Xuất hiện những tình huống như vậy đa số là nghiệp tư tưởng khá nặng, nhưng phải đặc biệt chú ý kiên định chủ ý thức!

Đệ tử: Một mình đơn độc đọc sách luyện công thì không có vấn đề gì, nhưng tới điểm luyện công lại càng có cảm giác học tập chính trị.

Sư phụ: Có lẽ trong tâm chư vị phản cảm với học tập chính trị, có phải tâm lý phản nghịch quá mạnh tạo thành không? Không ở tại hình thức, mà là ở nội hàm, vậy chẳng phải cũng là một tâm chấp trước mạnh mẽ sao? Tâm phản nghịch phải không?

Đệ tử: Đăng giới thiệu sơ lược của Pháp Luân Đại Pháp trên tờ san có phải là đoạn chương thủ nghĩa không?

Sư phụ: “Giới thiệu sơ lược” nó không phải là trích ra từ trong Pháp của tôi, nó là một bản “Giới thiệu sơ lược”, thì không phải là đoạn chương thủ nghĩa, chính là giới thiệu một cách khái quát về Pháp này của tôi, trước kia họ đã từng làm việc này, nhưng mỗi lần làm đều rất nghiêm túc, họ đều suy đi tính lại rồi mới làm.

Đệ tử: Cô đơn là kẻ thù nguy hiểm nhất trong tu luyện, nên hiểu thế nào?

Sư phụ: Chư vị không biết rằng cô đơn có thể tiêu hủy mọi thứ của con người. Trước kia vị hòa thượng đó trong khi tu luyện thì họ dựa vào cái gì? Vì sao họ có thể tu thành? Cái khổ lớn nhất của họ là cô đơn. Chư vị nói xem họ chịu khổ gì? Sự cô đơn khó chịu đựng được. Trước kia những người lên núi tu đạo họ làm thế nào để có thể đắc đạo? Con người trên thế gian đang hưởng thụ vinh hoa phú quý. Ngay những người không hưởng thụ vinh hoa phú quý, những người không có tiền ấy, họ còn có người thân bạn bè, có lạc thú tại nhân gian. Họ một mình khổ tu trên núi, sự cô đơn khó chịu đựng được do không tiếp xúc với con người, nó có thể mài mòn rất nhiều những tâm chấp trước và các loại dục vọng của con người. Đương nhiên chúng ta lại không đi theo con đường này, chúng ta trực chỉ nhân tâm, đi con đường nhanh nhất. Mài mòn chư vị vài chục năm tôi thấy cũng không kịp.

Đệ tử: Bệnh tâm thần không thể vào lớp, nhưng [con] xin hỏi những bệnh nhân như mắc chứng hoang tưởng, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng rối loạn hoảng sợ cũng đều thuộc về người mắc bệnh tâm thần đúng không?

Sư phụ: Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, cái bệnh mà nhân loại nói là bệnh tâm thần đó và lý giải của tôi là khác nhau. Bệnh tâm thần mà tôi nói chính là chủ nguyên thần của họ không làm chủ thân thể, do bất kể một tín tức ngoại lai nào, bất kể một sinh mệnh nào cũng đều có thể khống chế họ làm cái này làm cái kia, nghiệp lực của con người cũng có thể khống chế họ làm cái này cái kia. Nghiệp lực ấy chính là ở trong đầu họ khiến họ mắng chửi người khác, làm những việc bất hảo. Người ta bèn nói là họ mắc bệnh tâm thần. Tôi phát hiện người bệnh tâm thần căn bản không hề bị thương hay mầm bệnh, nó làm sao có thể gọi là bệnh được? Nó chỉ là hiện tượng bất bình thường của con người. Nhưng Đại Pháp này của chúng ta là độ nhân, là để chủ nguyên thần tu luyện, chư vị nói chủ nguyên thần của chư vị không quản, chúng tôi cấp cho ai đây? Cho nên không thể để họ vào hội trường. Thứ chi phối con người là nghiệp lực hoặc phụ thể, có thể độ nghiệp lực và phụ thể của họ không? Chính là quan hệ như vậy. Hơn nữa người ta sẽ nói: “Ông xem, luyện Pháp Luân Công luyện đến phát điên rồi.” Sẽ tạo thành tổn thất rất lớn cho chúng ta.

Đệ tử: Hẹn hò sẽ dẫn khởi đến rất nhiều chấp trước cho chúng ta, nên cắt đứt với bạn trai hay thuận theo tự nhiên, kết hôn sinh đẻ?

Sư phụ: Kỳ thực tôi đều đã giảng rồi, xã hội nhân loại còn phải sinh sôi. Nếu đệ tử Đại Pháp chúng ta hôm nay không phải là hơn 100 triệu người, mà là mấy tỷ người, vậy thì vấn đề này chẳng phải sẽ rất nghiêm trọng sao? Có phải là vấn đề này không? Tôi bảo chư vị ở mức độ tối đa mà phù hợp với người thường, kỳ thực chư vị cũng có thể làm, chỉ là chư vị yêu cầu quá cao với bản thân mình. Đương nhiên, tôi cũng không phản đối yêu cầu quá cao, tôi nghĩ có thể phù hợp với người thường hết mức. Cứ cố áp đặt mà làm như vậy, sẽ khiến xã hội không thể lý giải nổi chúng ta, sẽ khiến Pháp chịu một số tổn thất. Bản thân chư vị vừa không đạt được cảnh giới đó vừa xuất hiện nỗi thống khổ của việc nhẫn chịu cái tâm đó. Nếu thật sự đạt được cảnh giới đó tôi không phản đối, không đạt được tiêu chuẩn của cảnh giới đó, hãy hết mức thuận theo tự nhiên.

Hãy cân bằng cho tốt quan hệ này. Nếu thật sự có thể lấy đi hết tất cả cái tình của chư vị, chư vị thật sự cũng không thể hẹn hò. Nhưng trước khi đạt đến trạng thái này, tôi nghĩ vẫn là chiểu theo trạng thái của nhân loại mà làm. Cũng tuyệt đối sẽ không vì chư vị kết hôn rồi, thì chư vị rớt xuống một nấc, sẽ không như vậy.

Đệ tử: Nếu đời trước là động vật, đời này có thể tu luyện xuất thế gian Pháp không?

Sư phụ: Tôi lấy một ví dụ, có lẽ một người là tới từ tầng thứ rất cao, chuyển sinh từ đời này qua đời khác không nhất định đều làm người. Có người làm thứ này, làm thứ khác, rốt cuộc là chuyển sinh tới bước này mới làm người. Ngay cả trước khi tới bước này chư vị còn đã từng chuyển sinh làm động vật, cũng không thể nói chư vị là động vật. Chư vị chẳng qua chỉ là trong lục đạo luân hồi, còn sinh mệnh chân chính là gì đó mới là điều quan trọng nhất.

Đệ tử: Khi con đọc sách học Pháp đôi khi có thể ngộ được, nhưng đôi khi đọc hai – ba lượt vẫn không ngộ được?

Sư phụ: Hữu ý mà muốn ngộ điều gì đảm bảo là không ngộ được. Chư vị cầm cuốn sách này chư vị chỉ quản việc đọc, gọi là vô cầu nhi tự đắc. Hôm qua tôi còn giảng, chư vị gặp phải vấn đề gì, chư vị không được mong nghĩ tìm xem những đoạn có liên quan để đọc, chư vị lật giở cũng không thấy, thông thường đều là vô cầu nhi tự đắc, tiện tay cầm sách lên giở ra xem, đảm bảo chính là điều hôm nay chư vị nên đắc. Nhưng tôi giảng ra câu này rồi, như vậy có người hiểu ra, được, sau này xem sách tôi sẽ tiện tay giở như vậy. Đây lại là chấp trước, chư vị lại giở không ra. Đó lại là hữu sở cầu, chỉ bất quá là đã biến tướng.

Đệ tử: Chúng con kiên tín vào Ngài và Pháp Luân Đại Pháp, nghe nói gần đây tại Đại Lục đã phát sinh một số phiền toái, nên đối đãi thế nào?

Sư phụ: Bắt đầu từ ngày tôi truyền Pháp phiền phức này đã là không dứt. Vì sao vậy? Nếu một chính Pháp truyền ra mà không có cái tà can nhiễu hoặc con người đều có thể lý giải Ông, tôi thấy cũng chỉ ngang với một chuẩn mực của con người, có phải vậy không? Vậy thì độ không nổi con người rồi. Chính bởi vì có người không hiểu, hoặc là cái tà vừa thấy chính Pháp nó liền muốn can nhiễu. Mặc dù Pháp này đã truyền ra, Nó lưu truyền thế nào tại thế gian, độ nhân thế nào, khi gặp phải can nhiễu, bản thân Đại Pháp và tôi làm thế nào, con đường đi có chính hay không, đây chính là điều quan trọng bậc nhất. Trực tiếp quan hệ tới việc Pháp có chính hay không, Pháp có thể độ nhân hay không, có phải đạo lý này không? Cho nên mưa mưa gió gió mãi không ngừng. Từng bước mà chúng ta đi đều rất chính, thậm chí có người muốn bắt một chút lỗi để công kích chúng ta, y đều không bắt được sai lầm nào. Chúng ta bước đi quá ngay chính. Cho nên, chúng ta cứ như vậy mà vượt qua. Trong mưa gió phong ba như vậy chúng ta đã kiến lập uy đức của mình, mới có thể lưu lại cho người đời sau những thứ có thể nói, những thứ có thể giảng, mới có những bài học, kinh nghiệm mà Nó chịu được những ma nạn khác nhau mà vượt qua lưu lại cho người sau. Nó mới có được uy đức, có phải vậy không?

Đệ tử: Sư phụ nói rằng tu luyện trong người thường phải hết mức phù hợp với trạng thái của người thường, tại Mỹ quốc nếu muốn hồng Pháp ra ngoài mà không có một cơ cấu được đăng ký, đôi khi làm việc thấy bất tiện.

Sư phụ: Mỹ quốc đã đăng ký một Đại Pháp học hội. Nhưng chúng ta không thể coi học hội như việc trong người thường mà làm, nó chỉ là tạo dựng một môi trường luyện công hợp pháp cho Pháp này của chúng ta, là một sự bảo đảm cho việc tu luyện hợp pháp của mọi người, chỉ vậy mà thôi. Tuyệt đối không được coi bản thân thứ này như việc để làm. Tôi từng giảng Đại Đạo vô hình, cũng không cho phép dụng tâm vào bất kể công tác nào. Ngay cả hôm nay tổ chức [Pháp] hội Đại Pháp, cũng là kết hợp với tu luyện mà làm, học viên không thu phí, là một tổ chức mang tính từ thiện, nhưng nó không phải là tôn giáo.

Đệ tử: Cuộc sống cá nhân của con ít tiếp xúc với người ngoài, người nhà thì ở trong nước, thời gian còn lại con bèn ở nhà học Pháp, hoàn cảnh tu luyện như vậy phải chăng là…… .

Sư phụ: Tu luyện thế nào cũng được, chỉ cần tâm của chư vị thời thời khắc khắc có thể coi mình là người tu luyện, mà học, mà luyện, đều sẽ không bị rớt lại. Ra ngoài tu luyện thì càng tốt.

Đệ tử: Toàn bộ quá trình tu luyện của con người có phải đều phải bài trừ can nhiễu của các chủng tín tức?

Sư phụ: Khi chư vị luyện công nếu thực sự có thể nghe được một số âm thanh, hoặc là trong đầu óc có một vài tín tức, có một vài niệm đầu can nhiễu chư vị, chư vị phải bài trừ nó, mạnh mẽ đến mức chư vị cứ coi nó là người thứ ba, là tư tưởng của người khác, không quan hệ với chư vị. Vì sao tôi phải bảo chư vị làm như vậy? Bởi vì là thứ của chư vị thì nó phải nghe theo sự chỉ huy của chư vị. Cánh tay của chư vị, chân của chư vị, ngón tay của chư vị, miệng của chư vị chư vị bảo nó động thế nào thì nó động thế nấy. Vì sao? Bởi vì nó là của chư vị. Khi tư tưởng của chư vị phải nhập định, cái tư tưởng không tĩnh lại được đó, chư vị càng bảo nó tĩnh lại, nó lại càng không tĩnh, nó là chư vị chăng? Chư vị có thể thừa nhận nó là chư vị không? Nó là quan niệm mà chư vị hình thành hậu thiên và nghiệp lực. Cho nên chư vị cứ coi nó là người thứ ba. Ngươi nghĩ đi, ta xem ngươi nghĩ. Lúc này chư vị đã nhảy ra rồi, chư vị mà thật sự phân rõ ra, cũng bằng như là chư vị đã vạch rõ ranh giới với nó, bản thân chư vị tìm được chính mình, đây cũng là tu luyện. Làm như vậy cũng có thể rất nhanh tiêu trừ nó. Nếu chư vị thực sự có thể phân rõ nó, nó sẽ sợ hãi, chính là phải tiêu trừ nó.

Đệ tử: “Chuyển Pháp Luân” là lưu lại cho hậu nhân, trên đó đều có hình của Sư phụ, nhưng Ngài lại nói con người tương lai sẽ không biết hình tượng của Ngài.

Sư phụ: “Chuyển Pháp Luân” không phải lưu lại cho hậu nhân, con người tương lai sẽ không biết có “Chuyển Pháp Luân”. Vậy thì dù Pháp tôi giảng cao, tiết lộ rất nhiều thiên cơ, những người nghe Pháp tương lai thực sự đều viên mãn, chẳng phải tôi chỉ giảng cho Thần thôi sao? Con người vẫn là không biết được. Cho nên tôi mới giảng những điều này cho chư vị. Tôi hy vọng chư vị đều có thể viên mãn.

Còn nói về sách, dễ xử lý vô cùng, chúng tôi có thể trong một thời gian nào đó khiến Nó không còn một chữ nào, đều biến thành giấy trắng.

Đệ tử: Nên đối đãi như thế nào với hiện tượng mất hàng – mất câu trong phiên bản “Chuyển Pháp Luân”?

Sư phụ: “Chuyển Pháp Luân” bản nhái sự việc này có khá nhiều, mọi người hết sức chú ý, nếu phát hiện mất chữ – mất hàng thì hãy dùng bút của chư vị chép lại chúng lên. Sau này nếu lại có hiện tượng mất chữ – mất hàng thì đừng mua, cũng tức là nói bản sắp chữ ban đầu thì có thể mua, bản sắp chữ mới nhất quyết không được mua.

Đệ tử: Có học viên từng ở trong các môn các phái khí công, nhưng hiện nay khi giới thiệu Đại Pháp thì đầu tiên họ đều giới thiệu họ đã từng luyện những thứ gì đó, viện cớ thu hút học viên.

Sư phụ: Chúng ta có người có tâm người thường như vậy. Nhưng chư vị không thể nói họ không tốt. Hai ngày phát biểu này tôi cũng phát hiện cũng có người cứ nói mãi những thứ của bản thân trước kia, về tổng thể mọi người nói đều rất tốt. Chỉ là vẫn có người mà tâm người thường có thể biểu hiện ra. Khi hồng dương Đại Pháp, chư vị về căn bản không được nhắc tới những thứ chư vị đã từng học trước kia. Bởi vì chư vị đã đoạn tuyệt với nó rồi, nó không thuộc về chư vị, cũng không thuộc về những thứ chư vị muốn đắc. Chư vị chẳng phải bằng như là đang tuyên truyền hai Pháp môn hay nhiều Pháp môn sao?

Đệ tử: Xin Sư phụ giảng lại một chút về quy định không tồn tiền của trạm phụ đạo. Nhưng trong xã hội thương nghiệp Mỹ quốc này, làm việc gì cũng không tránh khỏi động tới tiền.

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, điều này là không ai có thể thay đổi được: Trạm phụ đạo tuyệt đối không được tích trữ tiền. Nếu nói vào giai đoạn này chúng ta bán sách thừa lại một chút tiền, chúng ta muốn dùng chút tiền thừa để lập tức làm vài việc gì đó. Về nguyên tắc mà xét thì không động đến tiền, trên thực tế thì vẫn là động rồi. Cứ kéo dài như vậy thì vĩnh viễn không kết thúc, chư vị cũng bằng như là đang tồn tiền – tồn vật. Kỳ thực tôi nói với mọi người, chúng ta làm những việc hồng Pháp này, những cái nhỏ không đáng kể, tôi nghĩ học viên có năng lực của chúng ta có thể bao toàn bộ. Như hội trường lớn như hôm nay, chính là tiền của một học viên của chúng ta đưa ra, vì muốn để mọi người tới đắc Pháp, mà làm một việc tốt. Có thể anh ta còn đắc được nhiều hơn. Nhưng mà tôi nghĩ tôi chỉ là nói cái ý này, con đường chúng ta đi phải hết sức đi cho ngay chính, nhất định phải đi cho ngay chính con đường này.

Đệ tử: Có phải tầng thứ càng cao thì càng tiếp cận với vật chất bản nguyên? Điều này có thể giải thích được thiên nữ trải hoa có thể thấu qua thân thể của Bồ Tát, nhưng lại không thể thấu qua thân thể của La Hán.

Sư phụ: Không phải là ý nghĩa đó, điều mà chư vị nói là sự khác biệt về vật chất, điều tôi giảng là sự khác biệt về cảnh giới, sự khác biệt về quả vị. Đương nhiên sự khác biệt về quả vị có thể tạo thành sự khác biệt về các hạt của thân thể chư vị, điểm này là khẳng định. Nhưng sự khác biệt về hạt không phải là điều kiện tiên quyết, tâm tính cao thấp, quả vị cao thấp mới là điều kiện tiên quyết.

Những vấn đề giải đáp hôm nay về cơ bản đều hết rồi. Học viên mới xem sách cho nhiều, nếu chư vị muốn học – muốn tu thì chư vị xem. Chúng ta khó mới chiêu mở được Pháp hội lần này, nếu tôi giảng cho chư vị những thứ sơ cấp kia, thì [những người] chúng ta ngồi đây trong Pháp hội lần này cũng bằng như là mở vô ích, mọi người sẽ không nghe được những điều cần nghe. Mục đích chúng ta mở Pháp hội là để mọi người có thể đề cao nhanh hơn, sớm ngày viên mãn. Đồng thời cũng có thể khiến Pháp này càng thêm phát dương quang đại, khiến nhiều người hơn đắc Pháp. Cho nên mọi người từ sau Pháp hội lần này, tôi nghĩ rằng: Chúng ta nên có được sự đề cao vượt bậc. Đồng thời chúng ta cũng nên khiến nhiều người hơn nữa chưa đắc Pháp được đắc Pháp. Tôi nói với mọi người rằng, trong những người da trắng, còn có rất nhiều những người có thể độ của nhân chủng khác còn chưa đắc Pháp. Đương nhiên những chuyện này tôi không ép buộc chư vị làm, có thể làm được đến mức độ nào thì làm tới mức độ ấy. Pháp độ người có duyên, chỉ có thể khuyến thiện, không thể cưỡng ép bảo họ tu, chính là như vậy. Hy vọng mọi người đề cao nhanh hơn, có thể sớm ngày viên mãn.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.falundafa.org/chibig5/bmjf.htm.
Có tham khảo bản tiếng Anh: //www.falundafa.org/book/eng/lectures/19980329L.html.
Dịch ngày: 14-11-2015. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Ngũ hoa bát môn đích tôn giáo: đủ thứ tôn giáo hỗn tạp.
Thiên di, Thiên li: tạm dịch là xa rời.
Lịch triều lịch đại: các thời kỳ lịch sử.
Thổ cố nạp tân: bỏ cũ theo mới.
Bàng đại: tạm dịch là to lớn.
Thiên cơ tận tiết: Thiên cơ tận lộ.
Thị nhi bất kiến: tạm dịch là nhìn mà không thấy.
Minh trí cố phạm hoặc minh tri cố phạm: biết rõ mà vẫn phạm lỗi.
Nhân vi: nhân tạo hoặc là cố tình, cố ý, tự áp đặt.
Vô sở bất năng: không gì là không thể.
Đạo bản: bản nhái.
Phát dương quang đại: Hiểu là phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng.