Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998]

Lý Hồng Chí
Ngày 04 và 05 tháng 09 năm 1998

Chào mọi người!

Trong tất cả mọi người ngồi đây, có người vừa vội vã tới đây từ Pháp hội ở Singapore, có người thì vội vã đến đây từ các quốc gia và địa phương khác, cũng có cả các học viên mới. Mục đích chủ yếu mà chúng ta tổ chức Pháp hội là thông qua Pháp hội để cho mọi người rút kinh nghiệm lẫn nhau, tìm ra thiếu sót của bản thân mình, có thể khiến mọi người cùng đề cao trong tu luyện. Ðồng thời, sự kiện này bản thân nó cũng là một sự kiện để hồng Pháp. Tất cả những gì chúng ta muốn làm đều là để giúp mọi người chúng ta có thể tu luyện và đề cao, tuyệt đối không chạy theo hình thức. Vì thế trong tương lai bất cứ khi nào chúng ta tổ chức Pháp hội, thì đều phải thể theo nguyên tắc như thế này, để thật sự có thể giúp các học viên đề cao, [chúng ta] phải đảm bảo được điều đó, thì chúng ta mới có thể tổ chức Pháp hội như thế này. [Nếu] Pháp hội mở quá thường xuyên, mở quá nhiều, [như thế] sẽ dễ dàng sản sinh ra một sự cạnh tranh, [rằng] anh tổ chức thế này, tôi tổ chức thế kia, đều muốn ôm giữ cái tâm lý của người thường. Như thế thì không được. Chúng ta đều phải xuất phát từ Pháp, tổ chức một [Pháp] hội như thế này hoàn toàn là vì sự tu luyện của học viên.

Những học viên lâu năm đang ngồi tại đây là tương đối nhiều, và tôi rất vui mừng khi gặp mọi người. Chúng ta thực sự là đang mạnh mẽ đột phá tiến lên, đề cao bản thân trên con đường tu luyện này. Sự biến hóa của chư vị thì bản thân chư vị hiện tại tạm thời vẫn chưa thể nhìn thấy được, nhưng biến hóa ấy là lớn phi thường. Điểm này trong tương lai không xa chư vị sẽ có thể chứng thực được, có thể nhìn thấy được rồi. Vì thế tôi cảm thấy hết sức vui mừng.

Sự tu luyện của chư vị trong giai đoạn thời gian này, nghe Pháp mà tôi giảng trong các Pháp hội, lại thông qua việc không ngừng học tập “Chuyển Pháp Luân” một cách thâm sâu, [chư vị] có thể nhìn thấy rất nhiều chân tướng khác nhau hiển lộ, đã có những lý giải khác nhau sâu sắc hơn về Pháp. Ðồng thời, tôi còn muốn tiến thêm một bước nữa giảng một chút về quá trình tu luyện của chư vị và về nhận thức đối với một loại kết cấu vũ trụ khác. Trước tiên tôi sẽ giảng về một loại kết cấu khác của vũ trụ. Ở đây có một vấn đề trước tiên phải nói một chút: Kỳ thực thì vũ trụ chính là do Pháp cấu thành. Vì thế mục đích mà tôi giảng về vũ trụ tuyệt đối không phải là để khoa học hiện nay đạt đến cảnh giới cao ngần nào, cũng không phải là giảng cho chư vị như là [giảng] một loại tri thức nào cả; mà là vì để mọi người chúng ta có thể tu luyện. Bởi vì nó và Pháp là tương phụ tương thành [với nhau], là vì mục đích để cho chư vị tu luyện đạt đến các cảnh giới khác nhau. Cũng tức là chư vị sẽ quay trở về những nơi mà đã sản sinh ra chư vị tại các cảnh giới khác nhau, quay trở về các tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau của vũ trụ. Vũ trụ này lớn ngần nào thì Pháp này lớn ngần ấy. Trong tư tưởng của chư vị thì đó vẫn là một khái niệm chưa biết. Hôm nay tôi sẽ giảng từ một giác độ khác, xem xem tư tưởng của chư vị có thể theo nổi hay không.

Trước tiên tôi sẽ giảng một chút về vũ trụ này, cũng tức là, giảng đến vũ trụ kỳ thực cũng chính là giảng về vật chất và nhận thức đối với vật chất. Bất kể là nhận thức của khoa học hiện đại đối với vật chất có trình độ cao tới đâu, thì nó cũng vẫn cực kỳ nông cạn, thậm chí so sánh với toàn thể vũ trụ thì căn bản là không đáng được nhắc đến, không cách gì so sánh được. Mọi người biết đấy, tôi nói rằng vũ trụ này là do những lạp tử cơ bản tổ [hợp] thành. Còn các lạp tử cơ bản là do cái gì tổ [hợp] thành? Ðiều này phải giảng một cách cụ thể. Trong khái niệm về các tầng thứ thiên thể khác nhau (không phải là nói về các tầng thứ vũ trụ khác nhau), ‘thiên thể’ này to lớn ngần nào? Phạm vi của một tầng thiên thể trong đó thôi cũng đã to lớn phi thường rồi, nhưng nó cũng không phải là theo quy luật rằng bình quân bao nhiêu tầng vũ trụ thì cấu thành một tầng thiên thể. Ước chừng có khoảng hơn một vạn tầng [vũ trụ], cũng có [khi] khoảng hơn 100 triệu tầng vũ trụ mới cấu thành một tầng thiên thể. Khái niệm này lớn phi thường. Như vậy mỗi một tầng thiên thể là một phạm vi vũ trụ mênh mông không thể tưởng tượng được.

Khi người ta nói đến khái niệm vũ trụ, về căn bản đều chỉ là đang nói về phạm vi của bao nhiêu các dải thiên hà mà người ta có thể nhận thức được. Phạm vi mà khoa học hiện nay có thể quan sát được chính là tiểu vũ trụ mà người ta nói đến. Tôi bắt đầu từ cơ điểm là trái đất mà giảng lên. [Từ] tiểu vũ trụ này thì 3000 tiểu vũ trụ cùng cỡ giống tiểu vũ trụ của chúng ta thì cấu thành vũ trụ tầng thứ hai. Như vậy lại 3000 vũ trụ có phạm vi lớn như vũ trụ tầng thứ hai đó cấu thành tầng vũ trụ thứ ba. Mọi người thử nghĩ xem bội số đó là tương đối lớn, nhưng đó là từ một cơ điểm phát triển lên mà giảng. Mà những lạp tử lớn cỡ như trái đất thì trong vũ trụ này không chỉ có một. Các lạp tử có kích cỡ tương đương xấp xỉ với trái đất chúng ta trong vũ trụ là phân bố khắp nơi, nhiều không đếm được. Bội số phóng đại vũ trụ mà tôi vừa giảng đây là đứng từ cơ điểm của một lạp tử mà giảng, như vậy thực chất thì nó là phổ biến khắp toàn thiên thể, trong hết thảy hết thảy [mọi thứ] đều có những lạp tử lớn ngần ấy {trái đất}. Chúng đều có một thể hệ triển khai ra như vậy, triển khai từ lớn tới nhỏ, từ nhỏ tới lớn. Một cái tầng tiểu vũ trụ ấy thôi đối với nhân loại mà giảng đã là tương đối, tương đối lớn rồi, không thể tính đếm được các lạp tử tinh cầu lớn nhỏ khác nhau trong đó là có bao nhiêu. Tại sao vậy? Bởi vì chư Phật, Thần, Ðạo ở các tầng thứ rất cao có thể nhìn thấu tất cả, nhưng không ai có cái tư tưởng [ý nghĩ rằng] đi kiểm tra xem có bao nhiêu hạt bụi. Kỳ thực tinh cầu trong thiên thể cự đại thì nó chỉ như là một hạt bụi phiêu bạt trong thiên thể vũ trụ mà thôi.

Như vậy có 3000 vũ trụ lớn ngần này không ngừng khuếch đại triển khai phạm vi của nó, không ngừng khuếch đại triển khai thể hệ của nó. Ước chừng đến tầng thứ khoảng hơn 1000 thì xung xuất [khỏi] phạm vi thể hệ của thiên thể tầng thứ nhất. Nhưng ngay cả cái phạm vi đó cũng không chỉ có một: trong vũ trụ mênh mông khổng lồ nó cũng chỉ là một lạp tử, vậy mà tầng lạp tử đó cũng là hiện hữu khắp thiên thể mênh mang. Xuất ra khỏi phạm vi đó rồi, thì toàn bộ hình thành một trạng thái “không”. “Không” đến mức độ nào? Bất kể vật chất nào nội trong thể hệ này, nếu muốn tiến nhập vào, thì nó bằng như là tự giải thể. Bởi vì bất kể vật chất nào nội trong phạm vi thể hệ này thì đều là có sinh mệnh, có đặc tính, có tư tưởng. Tiến nhập vào trong cái “không” vi quan nhường ấy thì dường như lạp tử này đã không thể duy trì tư tưởng và sinh mệnh được nữa, nó sẽ ngay lập tức giải thể, cũng tức là bất kể thứ gì rơi vào đó rồi thì đều sẽ giải thể. Khái niệm này giảng như vậy thì chúng ta dễ lý giải. Nhưng sau khi vượt ra khỏi phạm vi của cái “không” ấy kỳ thực vẫn có những thiên thể khác, những thiên thể với phạm vi lớn hơn. Nhưng sinh mệnh ở cảnh giới này không thể di chuyển một bước sang kia được, là bởi vì tại vi quan hơn, vi quan hơn, vẫn còn có các nhân tố vi quan hơn tồn tại. Nhưng mà đến phạm vi lớn hơn chỗ kia, thì khái niệm vật chất và sinh mệnh của thiên thể ấy đã hoàn toàn khác rồi, khái niệm về vật chất đã không tồn tại nữa. Trong phạm vi của thiên thể đó, tầng số vũ trụ là khác nhau, nhưng cấu thành mỗi một tầng thiên thể đều có các lạp tử cơ bản nhất vi quan nhất. Mà lạp tử cơ bản đều là do đặc tính vũ trụ Chân–Thiện–Nhẫn tổ hợp mà thành.

Khái niệm mà tôi đang giảng ở đây rất phức tạp. Bởi vì ngôn ngữ của con người thực sự là hữu hạn, chư vị cần phải chú ý nghe. Ví dụ nói, vật chất hạt lớn nhất của một tầng thiên thể nào đó, là do tự thân thể hệ của nó từ các lạp tử vô hạn vi quan tổ thành cho đến tầng lạp tử to lớn ngần ấy, đó gọi là thể hệ tổ hợp lạp tử theo hướng ngang. Tức là các lạp tử vật chất nó không những là từ trong một thể hệ vi quan theo hướng dọc mà tổ hợp lên, mà đồng thời tự thân nó cũng là do một thể hệ tự [hình] thành từ vật chất vi quan cho đến lớn hơn, lớn lớn hơn tổ thành. Cũng tức là nói mỗi một tầng các lạp tử lớn nhỏ khác nhau của thể hệ này tự thân nó cũng đều là một thể hệ do vật chất vi quan tổ thành. Nhưng mà mỗi một tầng các lạp tử lớn nhỏ khác nhau của thể hệ này lại là phân bố khắp hết thảy, cho nên giữa các lạp tử lớn nhỏ khác nhau ấy lại cấu thành một thể hệ tổ hợp theo hướng ngang. Như thế giữa lạp tử cơ bản nhất của nó và tầng lạp tử lớn nhất của nó thì cách nhau tương đối xa xôi.

Vậy vật chất bản nguyên nhất rốt cuộc là gì? Chính là nước. Nhưng nước mà tôi giảng đây không phải là nước trong xã hội người thường chúng ta. Cũng không phải là nước trong sông, suối, hồ, biển tồn tại trong các tầng thứ khác nhau, mà nước này là [thứ mà] tạo ra tất cả các vật chất và sinh mệnh của tầng thứ thiên thể đó, cũng có thể gọi nó là bản nguyên vậy, chỉ có thể gọi nó là bản nguyên như vậy thôi. Nhưng loại nước này lại không giống như khái niệm của loại nước nơi không gian người thường mà chúng ta vẫn biết. Chuẩn xác thì cần phải gọi nó là “tử thủy” {nước chết}, bởi vì nó là bất động, nó hoàn toàn là tĩnh chỉ bất động. Chư vị ném một cái gì vào thì nó cũng sẽ không khởi lên chút sóng nào, nó sẽ không bắn tung tóe lên.

Giảng về nước này, trước hết hãy nói về nước nơi nhân gian. Chúng ta có thể dùng khoa học của loài người để lấy ví dụ. Trong xã hội người thường mọi người biết rằng, hiện nay các nhà khoa học giảng rằng có vật hữu cơ và vật vô cơ, về thực chất đó chỉ là nhận thức chỉ hạn cuộc vào không gian này. Tổ thành của vật chất không chỉ là từ vật chất của không gian bề mặt này. Thông thường các nhà khoa học [xem xét] cây, hoa, cỏ, thực vật, động vật, kể cả con người. Người trong không gian này cho rằng chúng có sinh mệnh, nên cho rằng đó là “vật hữu cơ”. Kỳ thực những thứ ấy đều là do nước của không gian này tổ thành. Mọi người biết rằng nước của thân thể chúng ta chiếm 90% thân thể trở lên. Nghĩa là con người chúng ta cũng là do nước của không gian này cấu thành. Trước kia tôi từng giảng rằng nước có thể tạo ra vạn sự vạn vật, chỉ là các nhà khoa học hiện nay thăm dò [nghiên cứu] chưa tới được điểm này mà thôi. Nhưng nước của không gian vật chất này có thể trồng rau. Rau đó [khi] chư vị dùng tay vắt, vắt, vắt nó, cuối cùng vắt đến lúc chẳng còn lại gì cả, chỉ còn lại diệp lục tố. Sau khi xử lý đặc biệt diệp lục tố đó, thì cuối cùng chẳng còn lại gì, toàn là nước. Nghĩa là tất cả mọi thứ của không gian này, vật chất hữu cơ mà con người biết đến kỳ thực đều bắt nguồn từ nước của không gian này, chính là nước đã hình thành nên tất cả, tạo ra tất cả mọi thứ.

Còn “vật chất vô cơ” mà [người ta] nhận thức ấy, trên thực chất tôi bảo chư vị rằng, đó là do nước của một tầng cao hơn tạo ra. Nhưng khoa học hiện nay không nhận thức đến được, liền cho rằng chúng không có sinh mệnh. Kỳ thực chúng là có sinh mệnh. Hình thức tồn tại sinh mệnh của chúng so với những gì khoa học hiện nay có thể nhận thức được quả thực là khác nhau quá xa. Họ chiếu theo các quan niệm hiện tại mà phát triển thì vĩnh viễn cũng không nhận thức được. Trước kia ở Trung Quốc trong giới tu luyện cổ xưa có cách nói như thế này: “Vị Thần tiên đó bản sự rất lớn, ném một cục đá vào trong nồi thì có thể ép nó ra nước”. Thoạt nghe thì đúng là chuyện cười, nhưng thực chất thì không phải là chuyện cười đâu. Trong phạm vi cấu thành nên toàn bộ thiên thể của vũ trụ này, bất cứ vật thể nào thì cơ điểm nhất của nó cũng đều có nguồn gốc từ nước. Nước vi quan hơn thì trông thế nào? Thế còn nước vi quan hơn hơn nữa thì lại trông thế nào? Điều đó là không thể nghĩ bàn, không thể tưởng tượng được. Cho nên tôi giảng, đối với mọi người mà nói thì chỉ có thể là một khái niệm mà thôi.

Những gì tôi vừa giảng nghĩa là các lạp tử của các tầng thứ khác nhau đều có một nhân tố bản nguyên nhất – bản nguyên nhất. Nhưng lạp tử đó về chỉnh thể chúng có trật tự hướng dọc và cả hướng ngang. Giống như chúng ta trên trái đất, [từ] trái đất thì có ngần ấy ngần ấy hệ ngân hà cấu thành nên một vũ trụ, rồi ngần ấy ngần ấy vũ trụ lại cấu thành một vũ trụ với phạm vi lớn hơn. Nhưng chúng ta giảng trái đất là cơ điểm, bởi nhân loại chúng ta tại đây, tôi đang giảng Pháp tại đây, cho nên tôi lấy trái đất làm cơ điểm. Nhưng trái đất hoàn toàn không phải là cơ điểm của hết thảy vật chất của vũ trụ này. Hết thảy vật chất này mà chúng ta vẫn nhìn thấy được xung quanh mình, chúng ta cho rằng đó là [có tính] vật chất nhất. Trước kia tôi giảng Pháp, vì để không làm rối loạn tư tưởng của mọi người, nên tôi cũng giảng chúng là vật chất thấp nhất. Kỳ thực chúng không được tính là vật chất duy nhất, chư vị nói chúng là vật chất cơ bản cũng được, chúng ta có thể gọi [chúng] bằng một danh từ khác. Còn có siêu vật chất, còn có siêu vật chất hơn, siêu vật chất hơn nữa……

Địa cầu trong không gian tam giới này nó là ở vị trí trung tâm, bất kể là hướng dọc, hướng ngang, hạt lớn nhỏ, nó là ở trung tâm. Như thế vẫn có tồn tại những vật chất với khối lượng lớn hơn so với trái đất này của chúng ta, nhưng không phải là loại khối lượng mà tôi vẫn nói trước kia. Nào nguyên tử, nào hạt nhân nguyên tử gì đó cấu thành cái khối lượng rất lớn đó, không phải là khái niệm ấy, những thứ ấy đều là vật chất mà nhân loại có thể nhận thức. Điều tôi giảng là về siêu vật chất, hoàn toàn không phải là vật chất của không gian nhân loại. Nhưng về [phương diện] hạt, về trạng thái kết cấu bề mặt, thì nó đều siêu quá vật chất không gian này. Cho nên cơ điểm của siêu vật chất lớn nhất chính là rìa của Tam Giới, như thế cơ điểm vật chất nhỏ nhất cũng giống như vậy là ở tại rìa Tam Giới. Không gian nhân loại ở tại trung gian của vật chất lớn nhỏ, cũng chính là cơ điểm của vật chất mà nhân loại biết. Như thế nếu gọi hết thảy mọi thứ của tầng không gian này là “vật chất”, thì những thứ trong Tam Giới mà nhỏ hơn vật chất nhân gian thì chỉ có thể gọi là phi vật chất, nhỏ hơn nữa thì gọi là phi phi vật chất, mãi cho đến lạp tử nhỏ nhất của Tam Giới. Trước kia tôi giảng rằng cái khái niệm lớn bé ấy trong vũ trụ này không giống như loại khái niệm lớn bé mà người thường chúng ta vẫn hiểu, chính là ý này.

Toàn bộ thiên thể vũ trụ cũng như thế. Tất cả các lạp tử đều là sống, đều có sinh mệnh. Vậy mọi người hãy nghĩ xem: Vũ trụ kia bất kể phạm vi của nó lớn cỡ nào, thì nó cũng là sống. Nhưng trong phạm vi của thiên thể có vô số vô số lạp tử lớn nhỏ khác nhau, cũng đều là các sinh mệnh thể tồn tại. Vũ trụ này có bao nhiêu tầng trời? Nó có bao nhiêu tầng vũ trụ đây? Có bao nhiêu tầng thiên thể? Bất cứ sinh mệnh nào bên trong [vũ trụ] cũng không có cách gì đo lường được vũ trụ này to lớn phức tạp nhường nào. Khái niệm thiên thể mà tôi vẫn nói ấy là hơn nghìn vạn tầng vũ trụ cấu thành, nhưng nó cũng chỉ bất quá là một hạt bụi trong thể mênh mông to lớn của vũ trụ vô hạn này, cũng chỉ là một lạp tử vô cùng nhỏ mà thôi. Nếu chư vị có thể vươn tới chỗ rất xa rất xa rồi quay đầu nhìn lại, chư vị sẽ thấy nó còn nhỏ hơn là người ta nhìn hạt cát nữa; ở chỗ xa hơn nữa nhìn thì nó còn nhỏ hơn hạt bụi; xa hơn nữa thì không nhìn thấy nữa. Nói thẳng ra, vừa rồi tôi giảng tới giảng lui cho chư vị, toàn bộ vũ trụ dường như đều là do lạp tử tổ thành lạp tử, lạp tử tổ thành lạp tử như vậy mà cấu thành [nên]. Kỳ thực nếu lại tới chỗ rộng lớn hơn nữa mà nhìn thì [sẽ thấy rằng] không còn là do lạp tử cấu thành nữa, cũng không có ngôn ngữ [để giảng về nó] nữa, cũng không thể giảng cho con người nữa.

Nhưng tư tưởng của nhân loại luôn luôn là hữu hạn. Hễ tôi nói lạp tử tổ thành lạp tử như vậy, thì lại dẫn chư vị vào trong một logic giản đơn rồi, kỳ thực không phải vậy. Sự phức tạp của kết cấu vũ trụ là không cách gì dùng ngôn ngữ của con người mà nói rõ ra được. Hơn nữa khi ly khai khỏi không gian của chúng ta, thì tư tưởng, thời gian, không gian, hình thái sinh mệnh… hết thảy đều thay đổi rồi, đặc biệt là sự khác biệt thời không. Giữa lạp tử với lạp tử có sự khác biệt rất lớn. Ví dụ chẳng hạn giữa tinh cầu với tinh cầu thì chúng ta biết rằng nó có một cự ly, cự ly này là tương đối xa xôi. Nhưng mọi người có biết rằng, thân thể của chúng ta, gỗ, không khí, nước, v.v… tất cả đều là do phân tử tổ thành. Mà phân tử cũng là một tầng lạp tử, nhưng tầng lạp tử này thì lại ngay kế cận với tinh cầu, nói cách khác lạp tử lớn nhất mà thấp hơn tinh cầu chính là phân tử. Lạp tử lớn nhất mà thấp hơn phân tử chính là nguyên tử. Như thế cự ly giữa phân tử và nguyên tử, chúng ta dùng khái niệm của con người mà xét, thì thấy chúng cách nhau khá là gần, hầu như không có khoảng cách. Nhưng nếu chư vị tiến nhập vào trạng thái đó, chư vị sẽ phát hiện ra rằng nó giống như vậy cũng có thời gian của không gian đó, có trạng thái của không gian đó, và đó cũng là một không gian cực kỳ rộng lớn mênh mông, mỗi một tầng đều là như vậy cả. Chúng ta đứng ở giữa phân tử và tinh cầu thì cảm thấy thiên thể rất là lớn, nhưng nếu chư vị đứng ở giữa nguyên tử và phân tử thì chư vị sẽ cảm thấy thiên thể đó còn lớn hơn thế nữa, tức là chư vị phải phù hợp với trạng thái của thời gian và không gian của nó thì mới có thể hiểu nó được.

Vừa rồi tôi giảng cho chư vị vấn đề này là để nói với mọi người rằng, chư vị thấy giữa tinh cầu với tinh cầu thì cách nhau rất xa, nhưng giữa phân tử và phân tử dùng khái niệm của con người chúng ta mà xét thì cách nhau rất gần, kỳ thực cũng cách nhau rất xa. Lạp tử có thể tổ thành vô số sinh mệnh, kể cả con người chúng ta, các loại động vật, các loại thực vật, kể cả gỗ, xi măng, sắt thép, và cả không khí mà chúng ta đang sống trong đó. Trước kia tôi đã giảng, rằng con người kỳ thực là đang sống trong đống đất. Mọi người chúng ta đều biết rằng con giun kia bò qua bò lại ở trong đất. Chư vị có biết chăng? Thần xem con người chúng ta cũng như thế, con người cũng là đang chui tới chui lui trong đống đất. Vì sao vậy? Con người chúng ta xem đất là đất, nhưng Thần xem tất cả phân tử, tức là các phân tử trong Tam Giới đều là đất cả, là vật chất thô tháo nhất, vật chất dơ bẩn nhất, họ xem đó chính là đất, chính xác là đất. Cho nên mọi người thử nghĩ xem, chư Thần xem vũ trụ này, xem thế giới này thì thấy thế nào? Không khí là do phân tử tổ thành, tất cả hoàn cảnh sinh tồn quanh chư vị là do phân tử tổ thành, nước trong không gian này của chư vị cũng là do phân tử tổ thành, ngay cả không khí cũng vậy. Thần xem phân tử chính là đất, cho nên chư vị hoàn toàn bị đất chôn vùi, con người ở trong đất mà chui qua chui lại, con người là sinh tồn trong hoàn cảnh như vậy. Tôi giảng thế này thì có thể mọi người đã hiểu rõ vì sao trong các tôn giáo phương Tây Giê-hô-va hoặc Jesus cũng giảng rằng Thượng Đế đã dùng đất bùn tạo con người rồi chứ?! Kỳ thực người phương Đông cũng giảng về chuyện Nữ Oa dùng đất bùn tạo ra con người. Tôi giảng thế này thì chư vị đã không khó lý giải nữa. Kỳ thực Thần xem tất cả các lạp tử cấu thành vật chất không gian này đều là bụi đất hoặc là đất, thực chất chính là như vậy.

Tôi vừa giảng rằng các lạp tử có thể cấu thành nên mọi thứ trong không gian. Các thiên thể khác nhau đều rộng lớn và phi thường phồn vinh. Lạp tử càng vi quan thì thế giới được tổ thành càng đẹp, càng mỹ hảo. Kỳ thực các lạp tử lớn hơn còn có thể cấu thành phạm vi thiên thể lớn hơn hoặc các sinh mệnh lớn hơn. Nếu như những tinh cầu này, con người chúng ta nhìn thì thấy cách nhau rất xa, vậy thì đối với các sinh mệnh lớn hơn mà nhìn thì họ lại thấy chúng cách nhau rất gần; cũng giống như con người nhìn khoảng cách giữa phân tử và phân tử vậy. Vậy thì những gì giữa tinh cầu và tinh cầu [mà] người ta thấy được liệu có phải là một bộ phận của thân thể của một sinh mệnh hay không? Nói cách khác, nó có thể tổ thành sinh mệnh lớn hơn không? Kỳ thực thì là như nhau. Quá khứ nói rằng có người khổng lồ và người lùn. Bất kể là người thường nói rằng có hay không, tôi là từ đạo lý mà giảng; chỉ là thời đại đã thay đổi. Lịch sử đã đi đến bước này thì phải phù hợp với yêu cầu lịch sử và văn hóa của thời kỳ này. Vậy nên đã khiến xã hội ngày nay biến thành như thế này. Người ta nhìn không thấy, không tiếp xúc được nên cũng không tin nữa. Càng không tin thì lại càng không cho con người biết được chân tướng, là vì nhân loại đã trở nên ngu xuẩn. Kỳ thực việc không tin của nhân loại cũng đã được an bài. Tôi thường giảng, con người tưởng rằng tự mình định đoạt hết, [thật ra] con người chưa bao giờ tự mình định đoạt được.

Còn về vấn đề con người muốn tự định đoạt, con người muốn làm dân chủ, kỳ thực nhân loại chưa bao giờ thật sự định đoạt, tại vì Thần đang thao túng thế giới. [Nếu] phúc phận lớn, có năng lực lớn, [thì] nhất định là an bài cho họ làm quan lớn; [còn] phúc phận nhỏ, năng lực nhỏ, [thì] họ tuyệt đối không làm được quan lớn. Công xã Pari đã lật đổ chế độ quân chủ, nhưng tôi cho mọi người biết, ở nước Pháp các vị tổng thống được bầu qua các thế hệ cũng đều là các vị Hoàng Ðế trong quá khứ; chỉ là đã biến thành một loại an bài khác. Ý mà tôi giảng chính là nói rằng tất cả đều là Thần an bài. Như vậy việc tranh đấu giữa các đảng phái biểu hiện ra trong xã hội người thường hôm nay, cũng chỉ là trạng thái sinh tồn của nhân loại hiện nay. Thời cổ đại, tôi nghĩ rằng chư vị đều sẽ tin điểm này, không có chuyện [tranh đấu] như thế. Đến ngày hôm nay, trên thực chất nhân loại là một nhân loại biến dị, xã hội biến dị, về vấn đề này tôi sẽ không giảng nữa.

Vừa rồi bàn về việc các lạp tử khác nhau của vũ trụ có thể cấu thành các sinh mệnh lớn nhỏ khác nhau. Trên mỗi tinh cầu đều có sinh mệnh tồn tại, chỉ là họ không thể hiện ra trong không gian của con người đây, [nên] nhân loại chúng ta sẽ không thể biết đến họ. Bởi vì khoa học ngày nay không phát triển, chỉ có thể bò lết trong không gian này, do vậy nó không biết được. Kỳ thực đả khai không gian khác cũng thật dễ dàng. Chư vị chỉ cần có một hệ thống quan sát vi quan to lớn, thì chư vị có thể nhìn được hình thức tồn tại của những vật thể do những lạp tử dưới cấp phân tử tổ thành. Vì con người có các loại chướng ngại, có chướng ngại về tư tưởng [nên] không tin, họ không dám đi làm, họ cảm thấy không có ý nghĩa gì, nên cũng không thấy được sự tồn tại chân thực của chúng. Nhưng bất kể chư vị có muốn nhìn thấy hay không, chúng sẽ [vẫn] thỉnh thoảng hé lộ chân dung. Đột nhiên có người nhìn thấy. Một cách tình cờ vật chất trong trạng thái vận động sẽ đột nhiên hiển lộ xuất lai. Đây là chuyện vẫn thường hay xảy ra. Người ta thường lý giải ảo ảnh là một loại khúc xạ của khí quyển. Đó là một loại thuyết để biện giải khi khoa học hiện nay giải thích không được, [nó] không có đạo lý chút nào. Kỳ thực chính là thể hiện chân thực của không gian khác. Tôi vừa giảng về khái niệm vũ trụ, mọi người có thể lý giải được, đúng không? (vỗ tay)

Trong vũ trụ này tất cả các vật chất đều là do Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành. Chân-Thiện-Nhẫn trong các tầng thứ khác nhau có các thể hiện khác nhau, có các hình thức biểu hiện trong các tầng thứ khác nhau, đã khai sáng hoàn cảnh sinh tồn khác nhau cho sinh mệnh của các tầng thứ khác nhau. Khi đến bước này nơi con người, thể hiện của Pháp này lại phi thường lớn, phi thường phức tạp, hình thức tu luyện cũng nhiều phi thường, Lý mà người ta ngộ được cũng nhiều phi thường. Muốn làm một người tốt, trong không gian này có tồn tại yêu cầu, chính là “nhân – nghĩa – lễ – trí – tín”, v.v.. v.v.. Chúng cũng đều là từ Chân-Thiện-Nhẫn phân hóa ra, rất nhiều, cũng không chỉ những cái đó. Nhân tố cấu thành người nữ là kiều nhu {yếu mềm}, người nam cần cương trực, v.v.. những điều ấy đều từ trong Pháp mà thể hiện ra, bao gồm cả hình thái sinh tồn của vật chất, phương thức tồn tại của vật chất, đều là do Pháp thể hiện ra, Pháp đã tạo ra tất cả.

Sau đây tôi lại nói một chút về tu luyện. Tu luyện vì sao cần phải đạt đến tiêu chuẩn của [một] cảnh giới thì mới có thể đi đến đó? Đó là vì tầng thứ nào có Pháp của tầng thứ ấy, cảnh giới ấy đối với yêu cầu về sinh mệnh, đối với hoàn cảnh [môi trường] của sinh mệnh là có tiêu chuẩn. Thân thể mang đầy nghiệp lực không phù hợp với hoàn cảnh của không gian kia thì không được. Thân thể dơ bẩn tuyệt đối không thể đến không gian cao nhường ấy. Do vậy chư vị ắt phải phù hợp với trạng thái thân thể trong cảnh giới cao nhường ấy, cũng tức là không có nghiệp lực. Không chỉ không có nghiệp lực, mà vật chất của thân thể này còn phải vi quan, mịn màng giống như thế. Đây là điều mà người không thực tu dù muốn cầu, muốn đắc [nhưng] đều không đắc được, [mà] chỉ có thể tu. Kinh qua chịu khổ, tu luyện gian khổ mới đắc được.

Còn nữa, chính là về phương diện sinh mệnh của chư vị cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn của cảnh giới đó, cũng tức là tâm của chư vị, tư tưởng của chư vị, hết thảy linh tính tồn tại nơi sinh mệnh chư vị, cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn của tầng ấy.

Đương nhiên, hình thái tồn tại của sinh mệnh của không gian kia còn có một tiêu chuẩn. Giống như con người thế này, thì chư vị không đến đó được. Như vậy khi chư vị sắp viên mãn, thì nhất định phải là hình tượng của sinh mệnh của không gian đó. Càng lên cao thì hình tượng của sinh mệnh càng trẻ và mỹ hảo. Càng xuống thấp thì càng không mỹ hảo. Càng đi lên trên thì không những hình tượng là mỹ hảo, [mà] tư tưởng cũng phải thuần tịnh mỹ hảo, phương thức tồn tại, lời nói cử chỉ, động tác cũng sẽ phát sinh biến hóa. Lời mà họ nói ra tựa như thơ, và đó vẫn chỉ là trạng thái trong một tầng thứ nhất định. Vậy tầng thứ cao hơn nữa thì còn mỹ hảo hơn nữa. Không phù hợp với yêu cầu của cảnh giới ấy thì tuyệt đối không được. Tôi vẫn thường giảng một câu là “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ”. Chính là chư vị muốn đạt đến cảnh giới như thế [nhưng] chư vị ngay cả biết cũng chẳng biết, chư vị đạt được thế nào đây? Chư vị làm được thế nào đây? Tự mình thì không làm được. Tôi chỉ nhìn cái tâm tu luyện của chư vị, chư vị hạ quyết tâm phải tiếp tục tu, thì những mặt khác đều do Sư phụ làm. Chư vị có thể kiên định không, có thể tu đến cùng không, đó là quan trọng nhất.

Về phương thức diễn hóa cụ thể của công, tôi đều chưa giảng cho mọi người, cũng không để mọi người tập trung tư tưởng vào đó. Làm như thế [để] không dễ dẫn khởi chấp trước, tránh được việc suy nghĩ viển vông. Mọi người biết rằng càng lên cao thì tư tưởng càng tĩnh. Nhưng tâm tính không đề cao mà một mực cầu được tĩnh thì không đúng. Có người luyện công nhất mực cầu tĩnh, cứ là muốn tĩnh, đã hình thành một chủng chấp trước. Nhưng tôi nói cho mọi người, từ tiểu đạo mà giảng, thì đó là một phương pháp; từ tầng thứ cao mà giảng, thì đó là một loại hữu vi. Vì sao vậy? Bởi vì tĩnh là thông qua tu luyện mà dần dần vứt bỏ tâm chấp trước mới có thể đạt được. Cố ý mà muốn đạt đến hoàn toàn tĩnh lại được, ngay lập tức đều vứt bỏ hết (đương nhiên có tình huống đặc thù, cái này chúng ta không nói), nói chung là không làm được. Khi chư vị có thể đạt đến tĩnh như thế, thì có nghĩa là tư tưởng của chư vị đã thuần tịnh được đến trình độ ấy. Gọi là tình huống đặc thù ấy, là chỉ phương pháp tu luyện mà tu phó nguyên thần, ngay từ đầu đã có thể đạt đến trình độ nhập tĩnh một cách nhân tạo. Nhưng đó không phải là phương pháp tu luyện của Đại Pháp chúng ta. Đó cũng không phải là một vấn đề nhỏ.

Trước kia tôi từng giảng, người nào mang theo mục đích của bản thân mà giảng nói với người khác muốn cải biến người khác, hoặc muốn thuyết phục người khác, thì dù lời của chư vị có lý đến đâu, người khác cũng vẫn rất khó mà tiếp thu hoàn toàn, cũng không đả động được tâm người ta. Vì sao vậy? Kỳ thực tôi cho mọi người hay, là vì lời chư vị nói ra mang theo tất cả tư duy của chư vị. Các chủng thất tình lục dục nơi người thường của chư vị, thậm chí những thứ chư vị chấp trước thật nhiều, trong lời mà chư vị nói ra đều mang theo các tư tưởng phức tạp, nên làm cho lời của chư vị không có lực lượng lớn như thế, rất phân tán. Thêm nữa khi nói gì đó với người khác, thường thường là đứng trên quan điểm của mình, và nó không nhất định là phù hợp với Pháp của vũ trụ, do vậy từ điểm này mà giảng thì lại không có lực lượng của chân lý. Như vậy khi nói gì đó với người khác lại thêm vào những thứ để bảo hộ bản thân, [để] bản thân không bị tổn hại, cũng tức là mục đích lời chư vị nói cũng lại bất thuần, cứ như vậy khiến lời nói ra hết sức hời hợt. Nhưng khi chư vị thật sự có thể đạt được tư tưởng thanh tĩnh, hoặc khi tâm chấp trước của chư vị càng ngày càng ít, tư tưởng tạp niệm càng ngày càng ít, chư vị [sẽ] phát hiện lời chư vị nói sẽ có sức mạnh. Vì sao khi giảng về vô vi tôi lại nói mọi người không được tùy tiện quản những việc không nên quản? Chính là vì lời chư vị nói ra đã bắt đầu có sức mạnh rồi, lời nói có sức mạnh thì có thể cải biến người khác. Bất kể đúng hay sai, chư vị đã cải biến người khác, chư vị có thể đã làm việc gì đó sai rồi. Bởi vì cái mà mắt chư vị nhìn được là bề mặt, nhưng quan hệ nhân duyên [trong] quá khứ thì chư vị nhìn không thấy, chư vị không biết được chân tướng. Vậy thì khi đến tầng thứ cao hơn, tư tưởng của chư vị ngày càng thuần tịnh, những gì mà tư tưởng của chư vị có mang theo, lời chư vị nói ra, [là] phi thường kiền tịnh {trong sạch}. Càng kiền tịnh, càng đơn nhất, thì càng phù hợp với Lý của tầng ấy của vũ trụ. Lời nói ra sẽ ngay lập tức có thể xuyên thấu nhân tâm, đánh vào nơi sâu thẳm của tư tưởng người ta, đánh vào trong vi quan hơn của sinh mệnh người ta, chư vị nói [xem] nó có lực lượng lớn nhường nào?! Do vậy có thể tĩnh lại được thì đó là thể hiện của cảnh giới.

Chúng ta tu luyện phải phù hợp với tiêu chuẩn của tầng nào đó thì mới có thể tu đến cảnh giới ấy, nếu không thì chư vị không đến đó được. Đây chính là vì sao chúng ta tu luyện thì phải [tống] khứ tâm chấp trước của con người, vì sao phải tiêu nghiệp, vì sao phải phù hợp với yêu cầu của Pháp, vì sao [tôi] phải bảo chư vị thường xuyên xem sách, cần phải hiểu rõ Pháp.

Vừa rồi một cách đơn giản tôi bàn một chút về vấn đề đó. Hôm nay là Pháp hội, cơ hội mọi người gặp được tôi rất ít, có rất nhiều câu hỏi vẫn luôn ấp ủ muốn tìm cơ hội hỏi tôi, do vậy tôi sẽ dùng thời gian còn lại để giải đáp câu hỏi cho mọi người. Nhưng có một điểm mọi người cần chú ý, có những người (đương nhiên đều là học viên mới) đặt câu hỏi [với] khẩu khí rất lớn, đối với Sư phụ cũng không đủ tôn kính. Đương nhiên tôi không nhấn mạnh việc “sư đạo tôn nghiêm”, nhưng dù sao tôi cũng là sư phụ của chư vị, tôi sẽ độ chư vị đến một cảnh giới như thế, những gì tôi cấp cho chư vị, sinh mệnh chư vị vĩnh viễn cũng không cách nào báo đáp được tôi. Do vậy tôi hy vọng khẩu khí của chư vị sẽ giống với khẩu khí của một đệ tử. Được rồi, tiếp theo mọi người có thể đưa tờ câu hỏi lên.

Phần Hỏi Đáp

Đệ tử: Sau Thích Ca, Lão Tử, Jesus, có bao nhiêu người tu thành Như Lai chính quả?

Sư phụ: Tổng lại thì hết sức nhiều. Sau Thích Ca Mâu Ni có rất nhiều người đắc đạo, đều là trong Phật giáo [mà] tu luyện xuất lai; cũng có trong những người tu đạo và đệ tử sau này của Jesus tu xuất lai. Đương nhiên các phương thức tu Đạo của Trung Quốc cũng rất nhiều. Bởi vì phương pháp tu luyện không giới hạn vào khu vực [địa lý]. Do vậy vào thời cổ đại trong xã hội phương Tây cũng có [người] tu đạo, tu xuất lai cũng không ít, không phải đều là từ trong tôn giáo tu xuất lai. Nhưng cận đại thì rất ít [người] viên mãn, đến xã hội hiện đại thì hầu như là con số không.

Đệ tử: “Chuyển Pháp Luân” [quyển II] đề cập đến việc mặt trăng là do nhân loại thời xa xưa kiến tạo nên. Thầy có thể nói một chút về nguyên nhân và mục đích kiến tạo được không?

Sư phụ: Mọi người chúng ta đang cười. Bởi vì nó cách rất xa mục đích tôi giảng Pháp. Chư vị đang [truy] cầu tri thức, suy tưởng lung tung rồi. Khi người ta càng suy nghĩ lung tung, tư tưởng chư vị sẽ càng không thanh tĩnh. Nhưng với những thứ mà chư vị chấp trước nơi người thường, chư vị không những không bỏ, lại còn hỏi tôi, lại còn trộn lẫn vào trong Pháp, trộn cả lại. Tôi lo lắng cho chư vị về phương diện này. Hãy dụng tâm vào tu luyện. Đương nhiên câu hỏi đã được đưa ra, thì tôi có thể nói nói một chút cho chư vị.

Trong lịch sử không có trạng thái khoa học nào giống như ngày nay, nhưng nhân loại các thời kỳ khác nhau có phương thức phát triển của các thời kỳ khác nhau. Người thời ấy nhận thức được rằng đêm tối đem đến cho người ta phiền phức, do vậy tạo ra mặt trăng ở trên kia, nó có thể mang đến cho trái đất ánh sáng vào ban đêm. Việc này không có quan hệ với tu luyện. Tôi không phải là không muốn giảng cho chư vị, tôi giảng ra thì sẽ khẳng định thứ gì đó, bởi vì những gì tôi giảng ra sẽ là Pháp, do vậy chư vị đừng bảo tôi đi tùy tiện giảng những sự việc mà cá nhân cảm thấy hứng thú ấy.

Đệ tử: Tốc độ của ý niệm có nhanh hơn tốc độ ánh sáng không?

Sư phụ: Điểm này là khẳng định. Tốc độ ý niệm của con người là tương đối cao. Khi tầng thứ của chư vị càng cao, chư vị sẽ xuyên việt mọi không gian ở tầng thứ thấp hơn chư vị. Tôi nói lời này mọi người nghe cho rõ nhé: khi tầng thứ của chư vị càng cao, công của chư vị xuyên qua mọi không gian của tầng thứ ở dưới chư vị, [thì] không chịu ước chế của bất kể không gian thời gian nào [ở] dưới chư vị, mà công là do ý niệm chỉ huy. Chư vị đang sinh tồn ở trong hoàn cảnh này, tốc độ đi bộ của chư vị, tốc độ xe hơi của chư vị, tất cả mọi thứ đều bị hạn chế trong phạm vi của thời gian của không gian này. Ý niệm con người phát xuất ra tại không gian con người là rất nhanh. Nếu là một người tu luyện thì họ sẽ vượt qua hạn chế của không gian này, do vậy ý niệm của họ nhanh phi thường. Đồng thời chúng tôi còn giảng rằng công của người ta và tất cả năng lực mà thân thể người ta mang theo đều chịu chế ước của tư tưởng người ấy, nên cũng có nghĩa là khi ý của chư vị đến, công của chư vị liền đến, liền có năng lực lớn như vậy. Tôi nói rằng [với] người đã tu luyện đến cảnh giới rất cao, nếu không khóa lại cho chư vị, thì thật sự đảo lộn trời đất có thể đều là chuyện trong nháy mắt. Do vậy khi chưa đạt đến hoàn toàn khai ngộ, khi ở trên mặt đất mà tu luyện thì tuyệt đối không thể khai phóng cho chư vị mà tu như vậy, đó là tuyệt đối không thể được. Năng lực nhỏ thì có thể. Bởi vì không gian này cũng có Thần của không gian này đang quản, do vậy họ có thể khống chế được tất cả, chư vị không đảo được trời, cũng không lộn được đất. Nhưng năng lực của chư vị lớn nữa thì không được. Sư phụ cũng phải quản.

Đệ tử: Trong vũ trụ này của chúng ta, loại vật chất nào có tốc độ lớn nhất?

Sư phụ: Chư vị lại hỏi về khoa học rồi. Tôi cho chư vị biết, thỏa mãn cái tâm truy cầu này của chư vị, cũng bằng như phóng đại chấp trước của chư vị. [Nhưng] không cho chư vị biết thì, [dù sao] chư vị cũng đã nêu ra rồi.

Trong không gian này, ngay cả cái tốc độ mà con người hiện nay biết được này còn có năng lượng lớn hơn, người ta còn chưa phát hiện ra, cũng không lợi dụng được. Cái gì lớn nhất, nhỏ nhất chứ, đều là đứng trên nhận thức của con người, nhận thức trong phạm vi của trường không gian và thời gian của con người. Trong vũ trụ này, không có cái khái niệm lớn nhỏ như con người nhận thức, do vậy chư vị bảo cái tốc độ nào đó trong vũ trụ là nhanh, đó là do tầng thứ quyết định. Ví dụ tốc độ lời nói của Thần ở tầng thứ rất cao, có lúc nói với tốc độ rất chậm rất chậm, nhưng so với tốc độ tư duy của chư vị thì vẫn nhanh hơn. Những lời mà tôi đang giảng ở đây hiện nay, ngay với câu mà vừa rồi tôi nói rằng chư vị chấp trước, vừa mới đây thôi, [nhưng] trong một không gian [khác] nó đã qua hàng trăm năm rồi, là sai khác lớn như vậy. Vũ trụ quá to lớn rồi, sự khác nhau về trường thời gian cấu thành nên những không gian phức tạp của vũ trụ.

Kỳ thực, “không bị thời gian chế ước là nhanh nhất”, nhưng đối với con người mà nói, chư vị vĩnh viễn cũng không thể thật sự lý giải được nội hàm chân chính của câu ấy. Dùng khái niệm của chư vị là “Trong vũ trụ loại tốc độ nào nhanh nhất” đều là tư tưởng của con người, nhận thức của con người. Kể cả trong không gian hiện hữu này của chúng ta, thời gian này cũng không phải là tuyệt đối. Mọi người biết rằng trong “Chuyển Pháp Luân”, tôi nói rằng nhìn được ngôi sao kia đến chỗ chúng ta là có khoảng cách 15 vạn năm ánh sáng. Kỳ thực tôi cũng chỉ là dùng khoa học hiện nay mà con người có thể nhận thức được mà giảng vậy thôi. Trên thực chất vẫn không phải chuyện như vậy. Vì sao không phải chuyện như vậy? Mọi người nghĩ xem, các không gian khác nhau tồn tại thời gian khác nhau, trong phạm vi của trái đất chúng ta có một trường thời gian. Hết thảy đều giới hạn trong phạm vi của cái thời gian này. Ngay khi cái vệ tinh nhân tạo kia ra khỏi tầng khí quyển của chúng ta, nó đã là một [trường] thời gian khác rồi, [nó] với thời gian của trái đất tuyệt đối không phải cùng một trường thời gian. Như vậy khi đi qua tinh cầu khác, thì lại có trường thời gian của tinh cầu ấy. Thiên thể càng to lớn, thì thời gian, tốc độ của nó sai khác càng lớn.

Trong hệ Ngân Hà phát sinh sự việc, chư vị nói phải 15 vạn năm ánh sáng mới có thể thấy được, kỳ thực tôi nói cho mọi người, không chừng hai, ba năm là chư vị có thể thấy được. Vì sao? Bởi vì tốc độ ánh sáng cũng chịu khống chế của trường thời gian. Khi xuyên qua các trường thời gian khác nhau, tốc độ ánh sáng “xoạt–, xoạt–, xoạt–” liền trở nên chợt nhanh chợt chậm, khi đến nơi trái đất chúng ta đây, lại [phải] phù hợp với trường thời gian của trái đất, liền trở nên hết sức chậm. Chư vị dùng trường thời gian trái đất mà nhân loại có thể hiểu được để đo lường cái thời gian này của vũ trụ, thì căn bản không cách nào đo lường được. Nhận thức của nhân loại đối với chân lý, nhận thức đối với vật chất, nhận thức đối với sinh mệnh, khái niệm đối với vũ trụ, nhận thức đối với rất nhiều sự vật đều không chính xác, bao gồm cả [nhận thức về] sự phát triển của nhân loại.

Đệ tử: Các Đại Giác Giả của Phật gia giải thích ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta như thế nào?

Sư phụ: Chỉ nhìn ánh sáng thì có gì hay?! Ánh sáng có rất nhiều loại, tầng thứ khác nhau thì [nó] cũng khác nhau, tình huống, mục đích phát ra ánh sáng cũng khác nhau, đừng dùng tư tưởng của người để nghĩ về những việc cao hơn con người. Tôi nói rằng chư vị muốn tu thì phải đọc sách cho nhiều, học Pháp cho nhiều, [điều] chư vị không ngộ được, không biết được, tương lai đều có thể thấy được trong Pháp. Mọi người nghĩ xem, tôi nói rằng bất kể vật thể nào cũng đều có năng lượng, ngay cả phân tử cũng là có năng lượng. Người ta không cảm giác được rằng phân tử có năng lượng là vì bản thân nhân loại là do phân tử cấu thành, vì vậy không cảm giác được. Những thứ có năng lượng thì có tồn tại ánh sáng, tồn tại năng lượng. Chớ có chuyện bé xé ra to, chuyện gì cũng thổi phồng lên. Khi uy đức của các đệ tử Đại Pháp triển hiện xuất lai, đó mới là ánh sáng rực rỡ vĩ đại.

Đệ tử: Có thể đăng kinh văn của Sư phụ trên báo để hồng Pháp không? Con lại lo rằng liệu có thể bị người ta hiểu sai hàm nghĩa của kinh văn không?

Sư phụ: Có, đều sẽ bị. Do vậy tốt nhất là không làm như vậy. Vì sao? Tôi cho mọi người biết, phương thức hồng Pháp tốt nhất của chúng ta chính là mọi người luyện công tập thể. Chúng ta chỉ nói rằng không muốn lạc mất người hữu duyên. Tôi giảng Hồng Pháp không phải là bảo toàn nhân loại đến đắc Pháp, tuyệt không phải khái niệm ấy. Tôi là giảng về người hữu duyên để họ đến đắc Pháp. Hôm nay tôi cũng không ngại nói thấu cho mọi người. Biện pháp hồng Pháp mà chúng ta xưa nay vẫn chọn dùng là: chư vị luyện công ngoài trời; còn có một cách nữa chính là, trong xã hội có sách Đại Pháp chúng ta được bán trong các hiệu sách. Pháp thân của tôi sẽ khiến người có duyên đến mua quyển sách ấy, người có duyên hễ đọc thì họ sẽ đến học. Chúng ta lại luyện công ở ngoài trời, vậy thì Pháp thân sẽ an bài cho họ tìm đến điểm luyện công đắc Pháp. Một cách tình cờ sẽ dẫn họ đến đó luyện công, hoặc có thể tìm đến học viên của chúng ta. Chúng ta an bài sự việc này như vậy.

Chư vị muốn để nhiều người hơn biết đến, đã chọn dùng rất nhiều rất nhiều biện pháp, đó là một tấm lòng của học viên, tôi thấy được rồi. Chư vị làm cũng đều rất tốt, nhưng đều là hành vi cá nhân tự phát. Do vậy tôi không khẳng định là được hay không được, tuy nhiên trong Pháp tôi đã lưu lại phương thức hồng Pháp cho Đại Pháp, chính là như sau: chúng ta luyện công tập thể ngoài trời và thêm vào đó là Pháp hội; có sách bán trong hiệu sách. Người hữu duyên đến mua sách, sau khi xem sẽ muốn tu, rồi họ sẽ tự chủ động tìm đến học, là như vậy. Đương nhiên chúng ta có lúc là hành vi cá nhân của học viên đi đăng báo một chút, để người khác biết một chút, cũng có thể khiến rất nhiều người đắc Pháp, tôi cũng không phủ định hình thức này, có thể khiến những người hữu duyên ấy biết đến. Tuy nhiên tôi chỉ nói là hình thức hồng Pháp tốt nhất mà tôi lưu lại cho chư vị chính là luyện công tập thể và Pháp hội.

Đệ tử: Con đã làm cho việc hồng Pháp trở thành một bộ phận không thể tách rời của tu luyện, nhưng Sư phụ nói hồng Pháp và viên mãn không [liên] quan.

Sư phụ: Hồng Pháp và viên mãn đương nhiên là hai khái niệm [khác nhau]. Tuy nhiên có một điểm, những người làm công tác hồng Pháp của chúng ta, [nếu] chư vị coi nó như một công việc, mặc dù thường xuyên nỗ lực tốn công đi làm, [nhưng] bình thường rất ít xem sách, lại không có thời gian luyện công, [làm] công tác như vậy tất nhiên sẽ thoát ly Pháp, cũng tức là chư vị chưa kết hợp được tu luyện của chư vị và công tác của chư vị. Khi chư vị làm công tác [thì] rất chấp trước, không nghĩ xem những phiền phức gặp phải là có quan hệ với tâm tính của mình hay không, phương thức làm có phù hợp với Pháp hoặc tiêu chuẩn người tu luyện không, chư vị toàn không hướng nội tìm ở bản thân mình như vậy, không nhìn nhận như vậy, [thì] đó chỉ là công tác của người thường, chỉ bất quá là người thường đang làm công tác Đại Pháp, ít nhất là chưa chiểu theo tiêu chuẩn người tu luyện mà làm. Tu luyện với công tác phải kết hợp lại, trong công tác chư vị gặp phải bất kỳ vấn đề khó nào chư vị đều tìm trong tâm tính của mình, chư vị có thể xét bản thân: Gặp phải phiền phức thì nghĩ một chút xem mình vì sao lại thế này nhỉ? Có phải là mình làm sai không? Hay có phải là xuất phát điểm của mình có vấn đề chăng? Hay là thế nào? Tức là chư vị luôn có thể dùng tiêu chuẩn của người luyện công để yêu cầu chính mình, đo lường chính mình. Từng ý từng niệm của chư vị, chư vị đều không phóng túng [mà] coi bản thân là người tu luyện, thì chư vị là đang trong tu luyện rồi, chẳng phải công tác của chư vị đã kết hợp lại với Pháp sao? Còn về viên mãn thì phải xem trình độ tu luyện của chư vị, chư vị đã tu đến được chỗ viên mãn ấy chưa. Ngay cả mỗi cá nhân, họ mỗi ngày đều đang tu luyện, [nhưng] họ có thể viên mãn hay không, thì họ phải đạt đến trình độ viên mãn [mới được].

Đệ tử: Mỗi ngày con đều đọc “Chuyển Pháp Luân”, nhưng có những nội dung như “khoa chúc do”, “tịch cốc”, “trộm khí”, “thu khí”, con cảm thấy lý giải một cách thông thường là đủ rồi.

Sư phụ: Tôi cho mọi người biết, mặc dù tôi giảng là lấy những loại sự việc ấy làm ví dụ mà giảng, nhưng điều tôi giảng không chỉ vẻn vẹn như vậy. Điều tôi giảng là Pháp Lý! Nội hàm phía sau đó là vô số, vô tận, không ngừng, vũ trụ này lớn ngần nào, thì Pháp này lớn ngần ấy. Tôi chỉ bất quá là dùng hành vi thông thường nhất, ngôn ngữ nông cạn nhất của con người, hình thức con người thấp nhất để giảng Pháp này, mục đích là để chư vị có thể minh bạch. [Có thể] ngộ được nội hàm vô tận không ngừng đằng sau Nó, do vậy mọi người hết sức không được chọn mà đọc. Đọc Pháp cần phải mỗi lần không sót đọc đến cuối, hết sức phải chú ý vấn đề này. Tính liền mạch của Nó đối với tu luyện của chư vị là có lợi ích cực lớn, Pháp kia là liền mạch thông suốt, do vậy chư vị không thể chọn mà đọc như vậy.

Đệ tử: Mọi sự vật ở môi trường xung quanh người luyện công có phải đều do Sư phụ diễn hóa ra không?

Sư phụ: Môi trường xung quanh không phải là diễn hóa ra, chư vị trong quá trình tu luyện thì mọi sự việc phát sinh xung quanh mình đều là nhân duyên tiên thiên của chư vị tạo nên. Cũng tức là nghiệp lực của chính chư vị báo ứng, cũng có thể là trước kia làm việc tốt mà báo ứng, tất cả đều là thiện quả, nghiệp quả của chư vị. Tôi lợi dụng chúng để khiến chư vị có thể tu luyện. Không phải là tôi diễn hóa ra đâu. Như vậy cùng lúc chư vị vượt quan, cũng rất xác thực là đang trả nghiệp. Điểm này là khẳng định. Những gì rất nhiều học viên nhìn thấy trong mộng hoặc trong khi luyện tĩnh công cũng đều không phải là diễn hóa ra. Rất nhiều là thể hiện chân thực, chỉ là chư vị cảm giác thấy không rõ ràng lắm.

Đệ tử: Xin Sư phụ kể một số sự việc liên quan đến việc Sư phụ tu luyện cho những đệ tử có thể viên mãn?

Sư phụ: Chư vị viên mãn rồi thì sẽ biết. Tôi vốn là dự định kể với chư vị tình huống ấy của tôi. Từ tình huống hiện tại mà xét việc này thì càng ngày càng không thể. Vì sao không thể? Bởi vì tương lai sẽ không để con người biết [rằng] có tôi tồn tại, do vậy tôi không muốn lưu lại cho con người tình huống của tôi. Còn về chư vị, chỉ cần chư vị hễ viên mãn, thì chư vị liền biết. Đến lúc đó chư vị có dùng hết ngôn ngữ cũng không hình dung được rằng Sư phụ của chư vị vĩ đại như thế nào! (Vỗ tay)

Tôi không chỉ là vì chư vị, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà thao tận cái tâm, tôi vì tất cả các sinh mệnh mà gần như hao tận mọi thứ của tôi. Đương nhiên, loại hao tận này không phải là như chư vị lý giải là không còn gì cả. Tôi vẫn thường giảng một câu, tôi nói rằng tôi đã lấy tất cả những gì có thể khiến chư vị tu luyện đề cao, những gì chư vị có thể đắc được trong tu luyện ép nhập vào trong bộ Pháp này cả rồi. Chư vị mặc dù ở các cảnh giới khác nhau, nhưng đều không thật sự lý giải được lời tôi nói có sức nặng nhường nào. Chư vị chỉ cần tu, cái gì chư vị cũng có thể đắc được. Nhưng chư vị biết chăng? Những thứ mà chư vị đắc được ấy đã dung nhập [với] bao nhiêu thứ của tôi trong đó? (vỗ tay). Đương nhiên tôi không muốn giảng về những sự việc của bản thân tôi. Tôi chỉ là muốn bảo với chư vị rằng những sự việc mà tôi là sư phụ đang làm đây, chư vị cũng phải trân quý đó! Chư vị nhất định phải tu cho tốt, đừng lỡ mất cơ duyên.

Đệ tử: Khi nào chúng con có thể có Đại Pháp do người phương Tây phiên dịch?

Sư phụ: Sách “Chuyển Pháp Luân” rất nhanh sẽ có thôi. Bản tiếng Pháp sẽ sớm được giao cho nhà xuất bản để in; bản tiếng Anh đã có rồi; bản tiếng Đức hiện tại đã có trong hiệu sách. Xem ra rất nhiều hiệu sách đều có. Các thứ tiếng khác, tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha hình như đang được phiên dịch; [bản] tiếng Nga đã có rồi, đây là các loại ngôn ngữ phương Tây. Còn có các loại ngôn ngữ khác cũng có người đang dịch. Sự việc này với tôi mà nói xác thực rất lo, nhưng mà thông thường là đều vì cơ duyên ở nhiều phương diện vẫn chưa chín muồi, lại thêm can nhiễu từ các phương diện mà chư vị không ý thức được, vậy nên cứ kéo dài mãi.

Đệ tử: Vì tu luyện tâm tính là trọng yếu nhất, nhưng trong sách Sư phụ vẫn nói về tầng thứ tu luyện và thần thông?

Sư phụ: Rất nhiều là câu hỏi học viên mới đưa lên, cũng phải xem sách rồi mới hỏi chứ! Tu luyện và năng lực của Phật là không thể tách rời, do vậy tôi giảng những thứ ấy chỉ là từ trên đạo lý, Pháp lý mà giảng khái quát, để chư vị minh bạch, lấy một ví dụ để người tu luyện minh bạch những cái khác, đó chính là mục đích. Không phải là tôi không cho chư vị cầu những thứ ấy mà lại giảng cho chư vị những thứ ấy, điều đó với tu luyện Phật Pháp là không thể tách rời. [Việc] chư vị cầu và [việc] nên minh bạch Pháp lý là hoàn toàn khác nhau, nó {thần thông} là thể hiện ở phương diện khác của Phật Pháp. Chư vị không thấy được sự thù thắng của Phật Pháp thần thông là vì chư vị ôm giữ quan niệm của con người [mà] xem sách tạo nên. Chư vị cảm thấy những cái nào hợp khẩu vị của chư vị thì chư vị xem cái ấy, tư tưởng người thường của chư vị lý giải không được thì chư vị liền không xem, thậm chí không tiếp nhận, song đó chính là nguyên nhân chư vị không đề cao được.

Đệ tử: Vì sao nói đồng tính luyến ái là không đạo đức?

Sư phụ: Mọi người nghĩ xem, đồng tính luyến ái là hành vi của con người chăng? Trời tạo người nam, tạo người nữ, mục đích là gì? Là để sinh sôi nảy nở thế hệ sau. Vậy đàn ông với đàn ông, phụ nữ với phụ nữ, nghĩ một cái liền biết nó là đúng hay không, việc nhỏ không đúng thì nói là họ làm sai; việc lớn mà không đúng thì chính là không có quy phạm đạo đức của con người nữa, không xứng làm người nữa.

Tôi nói với mọi người vì sao xã hội hiện tại lại như thế này? Đây là do không có chính Pháp ước thúc con người tạo thành. Đại Pháp là phải truyền chính trong hoàn cảnh loạn nhất, khi tất cả tôn giáo đều không độ nhân được nữa, trong trạng thái mà tất cả các Thần đều buông tay không quản nữa mới truyền. Lực lượng của Pháp rất lớn, thời kỳ tốt nhất thì cũng không cần Pháp lớn thế này đến truyền, thời kỳ bất hảo nhất mới có thể thể hiện uy lực của Pháp. Nhưng cũng là có nguyên nhân khác nữa.

Đệ tử: Vì sao người đồng tính bị coi là người xấu?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, nếu hôm nay tôi không truyền Pháp này, đối tượng mà Thần tiêu diệt đầu tiên chính là người đồng tính. Không phải tôi đến tiêu diệt họ, mà là Thần. Mọi người biết rằng người đồng tính tìm được một căn cứ, họ nói rằng trong văn hóa Hy Lạp cổ có [đồng tính], đúng thế. Trong văn hóa Hy Lạp cổ có hiện tượng tương tự như vậy. Mọi người có biết vì sao văn hóa Hy Lạp cổ không còn không? Người Hy Lạp cổ vì sao không còn nữa? Là vì nó đã bại hoại đến mức độ như vậy nên bị tiêu hủy.

Khi Thần tạo con người, họ quy định hành vi của con người, [và] phương thức sinh hoạt cho con người, con người mà ra khỏi phạm vi này thì không gọi là người. Nhưng chư vị lại có ngoại hình của người, vậy nên Thần không thể dung nhẫn cho họ tồn tại, sẽ tiêu hủy đi. Chư vị biết chăng, chiến tranh, dịch bệnh và thiên tai nhân họa trên thế giới vì sao xuất hiện? Chính là vì con người có nghiệp lực, [vì để] tiêu nghiệp cho con người mà tồn tại. Trong tương lai thời kỳ lịch sử dù mỹ hảo đến đâu thì trên trái đất vẫn tồn tại chiến tranh, dịch bệnh và thiên tai nhân họa, đó là một biện pháp tiêu nghiệp cho con người. Có người phạm tội rồi, có thể thông qua tử vong, thống khổ của nhục thân [mà] tiêu đi nghiệp lực của họ, sau đó họ lại chuyển sinh thì không còn nghiệp lực nữa, sinh mệnh của họ sẽ không chết thật sự, lại chuyển sinh lần mới. Nhưng có người đã tạo nghiệp lực quá lớn, vậy thì sẽ động chạm đến bản chất sinh mệnh của họ, đều sẽ bị tiêu hủy. Người đồng tính không chỉ tự mình vi phạm quy phạm mà Thần cấp cho con người, mà còn phá hoại quy phạm đạo đức của xã hội nhân loại, đặc biệt là ấn tượng tạo thành cho trẻ em có thể khiến xã hội tương lai trở thành giống như ma quỷ. Chính là vấn đề này. Nhưng loại tiêu hủy ấy, không phải là nói tiêu diệt một cái là mất hết, từ chúng ta mà nhìn thì tầng tầng bị tiêu diệt với tốc độ hết sức nhanh, nhưng trong trường thời gian kia của họ thì lại cực kỳ lâu dài, từng lượt từng lượt, bị tiêu diệt cực kỳ thống khổ, là việc đáng sợ phi thường. Con người nên sống một cách quang minh, đường đường chính chính như con người mà sống. Không nên phóng túng ma tính của bản thân, muốn làm gì liền làm nấy.

Đệ tử: Con muốn đắc chính quả, mục tiêu định ra là quả vị La Hán, nhưng con không chủ động giúp đỡ những người không có duyên với con, bao gồm cả việc Hồng Pháp, con có làm sai không?

Sư phụ: Làm sai rồi. Đây là tư tưởng ở bề mặt con người của chư vị. Chư vị biết chăng? Mỗi người chư vị nên tu đến đâu, chư vị có năng lực chịu đựng lớn ngần nào, chư vị có bao nhiêu đức, chư vị có cơ sở [về] vật chất lớn ngần nào, tôi đều đã an bài cho chư vị rất tốt. Chư vị muốn tự mình an bài cho mình con đường tu luyện này, việc đó là không thể thành được, cũng không có ai thừa nhận. Chư vị vì sao định ra cho mình ở vị trí La Hán này? Là bởi vì chư vị hiện nay chỉ có thể lý giải Pháp đến trình độ đó, chư vị có rất nhiều tâm chấp trước chưa muốn vứt bỏ, cũng chỉ có thể nói rằng chư vị lý giải Pháp đến trình độ ấy, nên chư vị mới nhận thức như vậy. Tương lai trình độ lý giải Pháp của chư vị cao rồi, sách Đại Pháp chư vị xem nhiều lần hơn rồi, nhất định sẽ cải biến cách nghĩ ấy của chư vị, chư vị sẽ thấy câu hỏi mà mình vừa nêu là không nên hỏi. Lúc ấy chư vị sẽ cảm thấy đỏ mặt. Hiện tại tôi cũng chỉ có thể cho chư vị biết, hiện tại nó đại biểu cho cơ sở {trình độ} hiện tại của chư vị. Do vậy tôi cũng không trách chư vị. Tuy nhiên cách làm của chư vị không đúng đâu. [Nếu] phóng túng đối với bản thân, tâm chấp trước mà chư vị không muốn bỏ sẽ khiến chư vị khó tinh tấn.

Đệ tử: Con hồi mới nhập môn thì rất chú tâm và tinh tấn, nhưng gần đây, đột nhiên nảy sinh hoài nghi đối với Đại Pháp, hơn nữa hay phạm sai lầm, không qua được quan, đây là nghiệp lực tư tưởng hay can nhiễu của ma?

Sư phụ: Vì sao tôi bảo chư vị phản bổn quy chân? Mục đích của quy chân là gì? Chính là quay về nơi tự kỷ thật sự của mình. Con người có rất nhiều tâm chấp trước, các chủng quan niệm, thất tình lục dục, tất cả các tư tưởng đều ở trong não của chư vị, nhưng đó đều không phải là chư vị. Tôi nói rằng cửa này đã mở rộng hết cỡ, chỉ xét tâm chư vị, chỉ xét nhân tâm, có tu được hay không, còn có thể có tư tưởng {mong muốn}, niệm đầu phản bổn quy chân hay không. Do vậy tôi bảo chư vị rằng, tất cả những can nhiễu đến tư tưởng của chư vị có lẽ đều không phải là chư vị. Còn về một số người trước những lợi ích nơi người thường họ không thể vứt bỏ được, hoặc là họ không phân biệt rõ tư tưởng kia có phải là chính mình hay không, họ còn coi những tư tưởng bất hảo là chính mình, thì chúng tôi tuyệt đối không quản nữa. Vì sao vậy? Bởi vì người ta đã coi những tư tưởng bất hảo kia là chính mình rồi, tất cả những thứ này của chúng tôi không thể cấp cho những tư tưởng bất hảo kia.

Đệ tử: Trong “Chuyển Pháp Luân” nói đến việc Đại Giác Giả là chiểu theo đặc tính của mình mà tổ [hợp] thành vũ trụ.

Sư phụ: Để tôi nói với mọi người, rất nhiều người đã đọc phần này, đây là chỉ bao gồm những sự việc phát sinh trong hết thảy các vũ trụ với cảnh giới khác nhau trong những thiên thể khổng lồ của toàn vũ trụ. Thiên thể này quá to lớn rồi, không phải là tôi sẽ giảng cho chư vị về sự việc của cả thiên thể. Các Đại Giác Giả trong các thiên thể tầng thứ khác nhau ngộ được các Pháp Lý khác nhau của Đại Pháp Vũ Trụ, [Pháp Lý] mà các Đại Giác Giả trong cùng một tầng thứ ngộ được cũng không giống nhau. Khi các vũ trụ lớn nhỏ khác nhau trong thiên thể khổng lồ có xuất hiện [sự] bại hoại, sẽ có Đại Giác Giả ngộ [được] cao, ngộ [được] chính xây dựng lại mới tầng vũ trụ đó. Nhưng [đó] không phải là chỉ toàn bộ thiên thể to lớn vô tỉ bao hàm vô số vũ trụ ở các tầng thứ khác nhau.

Đệ tử: Trong kinh văn “Đối thoại với Thời Gian” đề cập đến Thần, nên lý giải khái niệm Thần như thế nào? Khác biệt giữa họ và Phật, Đạo? Giữa họ và Thần nguyên thủy có quan hệ gì?

Sư phụ: Trong vũ trụ, tất cả những gì siêu việt năng lực người thường đều là Thần, những sinh mệnh vi quan [mà] to lớn tràn đầy trong không khí, nhiều không đếm hết, đều là những Thần vô hình. Chính là khái niệm này. Thần có các cảnh giới khác nhau, còn có các chủng loại khác nhau. Phật có phải là Thần không? Đạo có phải là Thần không? Nói tóm lại thì họ đều là Thần. Chỉ bất quá là họ có đặc điểm tu luyện và ngoại hình của mình, và hình thành những thứ độc [đáo] đặc [biệt] của riêng mình, nên họ mới gọi là Đạo, mới gọi là Phật, mới gọi là Thần. Hết thảy hết thảy trong vũ trụ, đều là có tư tưởng, có sinh mệnh, chư vị có thể nói họ không phải là Thần không? Thời gian trong bất kể không gian nào cũng đều hạn định nghiêm ngặt những biến hóa phát sinh của tất cả vật chất trong không gian ấy, chư vị nói xem họ không phải là Thần sao? Họ có thể biết tư tưởng của tất cả các sinh mệnh trong phạm vi khống chế của họ, nếu họ muốn nói thì cũng có thể nói thành lời, họ muốn tụ thành hình người thì cũng có thể tụ thành hình người, chư vị nói xem họ không phải là Thần sao? Người ta cho rằng thời gian chỉ là một loại khái niệm, mặt trời mọc lên rồi lặn xuống, người ta vạch ra một số điểm trên đồng hồ, viết mấy chữ số, vậy là thời gian rồi. Đó là hình thức biểu hiện của thời gian trong xã hội người thường, bao gồm cả việc mặt trời mọc lên và lặn xuống. Tôi nói với chư vị, ngay cả việc mặt trời mọc và lặn, trái đất quay quanh mặt trời, đều là thời gian của không gian này hạn định, an bài, không xảy ra sai lệch.

Đệ tử: Con lập chí viên mãn, sau khi Sư phụ dừng truyền Pháp, con có còn được Pháp thân của Sư phụ bảo hộ không?

Sư phụ: Kỳ thực tôi đã dừng truyền Pháp rồi, thời gian tôi truyền Pháp một cách hệ thống đã qua rồi. Tôi hiện tại chỉ là đến tham gia Pháp hội, thuận tiện giải đáp cho chư vị một số vấn đề. Trạm trưởng cứ luôn có một tư tưởng: muốn tôi giảng cao một chút, giảng cho chư vị nhiều hơn một chút. Trước kia tôi truyền Pháp là quan trọng bậc nhất. Hiện giờ là việc chư vị tu luyện, đề cao mới là quan trọng bậc nhất, liệu có thể không có Pháp thân quản chăng? Khi Pháp thân của tôi không quản, chư vị đã là viên mãn rồi.

Đệ tử: Có những học viên mới đắc Pháp rất muốn nghe, xem băng hình, băng tiếng mà Sư phụ giảng Pháp ở Bắc Mỹ trước năm 1998, liệu có được không?

Sư phụ: Hiện tại đã có sách mà tôi giảng Pháp lần đầu tại Bắc Mỹ, chư vị xem sách, đối với nhận thức Pháp của chư vị là hết sức có ích. Ngược lại chư vị xem băng hình, đối với chư vị có thể không có tính nhắm thẳng, bởi vì lúc ấy tôi là nhắm thẳng vào tình huống cụ thể của học viên nghe Pháp ở dưới mà giảng. Sách thì lại mang tính phổ biến, là đã qua chỉnh lý rồi. Hơn nữa khi tôi giảng Pháp thì một đặc điểm lớn nhất [mà] chư vị có lẽ đều thấy được trên băng hình rồi. Tôi đang giảng, giảng, giảng, đột nhiên tôi chuyển chủ đề, lại giảng vấn đề khác rồi, chư vị có lẽ đều có cảm giác như vậy. Vì sao vậy? Bởi vì đang giảng, đang giảng, tôi phát hiện học viên đều minh bạch rồi, không cần đợi tôi giảng xong đã minh bạch rồi. Vậy được, tôi liền không giảng nữa, tôi bèn giảng vấn đề khác. Bởi vì trong băng hình của tôi thường xuất hiện loại sự việc ấy, do vậy chư vị xem băng hình thì đối với chư vị mà nói là có rất nhiều vấn đề không nhất định là tốt hơn so với sách. Ngược lại sách đối với chư vị còn tốt hơn. Chính là cái ý này. Sách và băng hình đồng thời tồn tại sẽ tạo thành can nhiễu, do vậy một khi sách giảng Pháp tại các nơi khác nhau được xuất bản, thì tất cả băng hình băng tiếng ắt phải tiêu hủy. Đây là vì duy hộ Đại Pháp. Không bỏ được là cái tình của con người.

Đệ tử: Con và vợ của con đều tu Đại Pháp. Vài tháng trước chúng con lần lượt mơ thấy con chim lớn hết sức mỹ lệ. Con chim ấy sau khi tiến nhập vào thân thể con thì tiêu mất, còn vợ con nghe thấy tiếng kêu của con chim ấy. Xin hỏi việc này nói lên điều gì?

Sư phụ: Chỉ là một con chim thôi. Đời này qua đời khác chư vị trong khi chuyển sinh, dù là Thần từ tầng thứ rất cao hạ xuống cũng có thể đời này chuyển sinh thành người, đời sau chuyển sinh thành động vật, ở xã hội nhân loại thì chính là như vậy. Nếu như lúc bắt đầu tu luyện cái mà chư vị nhìn thấy đầu tiên, thì có thể là nguyên hình của chư vị, hoặc là hình tượng của nơi chốn sớm nhất của chư vị, có thể là hình người, hay là động vật, hay là thế này, hay là thế khác. Chim trên trời thì cũng là Thần.

Đệ tử: Người tu luyện có thể ăn thực phẩm bổ sung không?

Sư phụ: Chư vị chưa đọc sách, chính là chưa đọc sách. Mọi người nghĩ xem, thân thể người tu luyện mà có bệnh thì không thể xuất công, cũng tức là thân thể không thuần tịnh của chư vị là không thể tu luyện. Như vậy khi chư vị tu luyện thì cần tịnh hóa thân thể chư vị, đạt đến mức độ thuần tịnh tuyệt đối, sau đó bắt đầu xuất công. Do vậy tôi nói chúng tôi không trị bệnh. Nhưng tôi sẽ tịnh hóa thân thể cho người tu luyện chân chính, loại thân thể ấy là không còn bệnh nữa. Vậy thì chúng ta đều muốn đạt đến loại thân thể ở cảnh giới Phật ấy, chư vị ăn thực phẩm bổ sung thì có thể đạt được không? Khẳng định là không đạt được. Vậy chư vị ăn nó để làm gì? Cái thứ đồ này cũng không phải là thứ tươi ngon đáng thử gì. Chúng ta trong quá trình tu luyện chính là cần làm cho thân thể chư vị càng ngày càng tịnh hóa, càng ngày càng đạt đến trạng thái chính thường nhất, tốt nhất, cái đó bằng uống thuốc thì không đạt được. Vậy chư vị đi uống thuốc, thì chư vị chính là đối với tu luyện vẫn cảm thấy chưa yên tâm, chư vị chính là chưa coi bản thân mình là người tu luyện mà đối đãi, chẳng phải chính là đạo lý này hay sao? Chư vị không coi bản thân là người tu luyện mà đối đãi, vậy chúng tôi làm sao có thể coi chư vị là người tu luyện mà đối đãi đây. Chẳng phải đạo lý này sao. Bất kể là thuốc Trung y hay là thuốc Tây y, đều là thuốc cả, điểm này là khẳng định. Mục đích của chư vị chẳng qua chỉ là muốn có thân thể khỏe mạnh, nhưng chúng tôi tu luyện lại vượt qua cái này rất xa. Chính là quan hệ này, vậy chư vị sẽ làm thế nào?

Đệ tử: Chúng con là đệ tử Trung Quốc, còn có năm người vì nguyên nhân các loại nên không đến. Nguyên nhân họ không đến được là ma can nhiễu quá lớn, hay là Sư phụ an bài?

Sư phụ: Ngay cả năm người các vị đây tôi cũng không muốn để chư vị đến. Vì sao vậy? Như tôi vừa mới giảng, trước kia tôi truyền Pháp là quan trọng bậc nhất, hiện giờ tu luyện và đề cao của chư vị là quan trọng bậc nhất. Tâm đều đặt vào tu luyện, tu một cách vững chắc và thực chất, đó là quan trọng nhất. Nhân tâm nổi lên, liền muốn tìm tôi, muốn nghe Pháp, đi khắp nơi đuổi theo…… đối với tu luyện của chư vị là không có chỗ tốt nào cả, không có điểm gì tốt cả. Khi cử hành Pháp hội tại Singapore, trong nước [Trung Quốc] rất nhiều người muốn đi. Sau đó tôi nói với tổng hội, tôi nói chư vị nên thông báo xuống dưới, bảo các trạm phụ đạo các nơi thông báo xuống dưới, nhất định không để các học viên đi lung tung, không có gì tốt. Vốn dĩ vào đoạn thời gian này Pháp thân đã an bài cho chư vị có trật tự để tu luyện rồi, chư vị lại làm nó loạn lên. Rất có khả năng thông qua tu luyện trong đoạn thời gian này, một số tâm chấp trước của chư vị có thể bỏ đi được, những gì nên đề cao tại phương diện này đều đã bị làm cho loạn rồi, chính là nguyên nhân này. Không được coi những chấp trước mà chư vị nhất định làm nhưng làm không thành nói thành can nhiễu của ma.

Đệ tử: Chồng của con chưa luyện công, dù anh ấy mới đọc “Chuyển Pháp Luân” một lần, xem băng hình Thầy giảng Pháp, nhưng thiên mục của anh ấy đã mở, và còn có công năng dao thị.

Sư phụ: Đây là do duyên phận của anh ta tạo thành, [do] căn cơ có lẽ cũng khá tạo thành, đọc một cái là đả khai. Còn nói về việc anh ta học hay không, tu hay không, mỗi người trong xã hội phức tạp này đều đã biến thành hết sức phức tạp rồi. Mỗi người chư vị ngồi đây, trong lịch sử trước khi chư vị còn chưa đến nhân gian, tận sâu trong tâm linh chư vị đã gieo hạt giống để ngày hôm nay đắc Pháp. Trong xã hội nhân loại tôi đã nhiều lần tìm đến chư vị, đã từng thọ ký cho chư vị, những thứ này đều khởi tác dụng mạnh mẽ. Nhưng cũng không thể khiến tâm chấp trước nơi người thường của chư vị giảm bớt đi, cũng không thể khiến chư vị giống như thuở ban đầu của chư vị gặp được Pháp: Ái chà, mình đã đợi bao nhiêu năm rồi, chính là vì đến để đắc được Nó. Rất nhiều người đã không còn có cảm giác này, do vậy tạo thành lúc tu lúc không, không thật tinh tấn. Người hữu duyên đều đã đắc Pháp rồi, nhưng họ lại không bỏ được những trùng trùng chấp trước kia, các loại tình huống đều có, duyên hễ tận thì cũng là xong rồi.

Đệ tử: Khi Sư phụ giảng về phù hiệu chữ 卍 có nói: “Vượt gấp đôi Như Lai thì có hai phù [hiệu] chữ 卍”, ở đây vượt gấp đôi Như Lai có phải là chỉ độ cao của công trụ không?

Sư phụ: Đó là chỉ tâm tính và uy đức, mà công chỉ là một dạng biểu hiện. Ở đây chỉ công trụ cũng được, nhưng phải là cái công trụ sau khi viên mãn kia, cũng tức là sau khi viên mãn công trụ của chư vị so với công trụ của Như Lai cao gấp đôi. Công trụ trong quá trình tu luyện thì không tính, bởi vì nó chưa [cố] định, chưa có viên mãn những bộ phận khác của chư vị, [đó] chỉ là một loại hình thức tồn tại của năng lượng. Nhưng mà từ một điểm nào đó mà giảng thì cũng đại biểu cho tầng thứ và tâm tính của chư vị trong quá trình tu luyện.

Đệ tử: Ở Pháp hội Singapore khi đệ tử vỗ tay, Sư phụ nhiều lần dùng song thủ hợp thập để ra hiệu ghi nhận. Nhưng [trong] giảng Pháp trước đây đa số là dùng đơn thủ lập chưởng để ghi nhận, ở đây có hàm nghĩa ở tầng sâu gì không?

Sư phụ: Tôi đối với đệ tử là [dùng] đơn thủ. Nhưng có một điểm, tôi thấy được cái tâm thuần tịnh kia và trạng thái không ngừng tinh tấn kia của mọi người, tôi thực sự rất vui, tôi liền thích dùng song thủ. Ở tình huống thông thường, Sư phụ đối với đệ tử đều là dùng đơn thủ.

Đệ tử: Con nghe nói rằng khi có thể đọc thuộc lòng “Chuyển Pháp Luân” thì có thể vĩnh viễn mang Đại Pháp theo chủ nguyên thần, vô luận là viên mãn hay không viên mãn cũng đều như nhau.

Sư phụ: Ai nguyện ý chỉ ghi nhớ Pháp [mà] không viên mãn? Vì sao mà học thuộc sách? Chẳng phải chính là vì viên mãn sao? Chư vị thuộc lòng “Chuyển Pháp Luân” rồi, đối với đề cao là có chỗ tốt. Bởi vì bộ phận vi quan của thân thể chư vị và con người bề mặt nhất của chư vị đều đang học thuộc. Tuy nhiên dù chư vị thuộc thế nào, người thuộc thành thục đến mấy, sẽ vào một thời kỳ nhất định xuất hiện [việc] lại không thuộc nữa. Vì sao vậy? Bởi vì bộ phận chủ yếu kia của chư vị, bộ phận đã thuộc rồi ấy thì sau khi nó đủ tiêu chuẩn, sẽ cách khai hẳn ra khỏi chư vị, chư vị đột nhiên cảm giác rằng: Ui chao, mình sao lại không thuộc được nữa vậy? Là bởi vì bộ phận đã đủ tiêu chuẩn kia đã bị cách khai rồi. Mà bề mặt con người lại không thuộc hết, lại quên mất, có người quên nhiều, có người quên ít, sẽ xuất hiện loại sự việc này.

Chúng ta có rất nhiều người còn có trạng thái thế này, chính là tai họ lúc nghe được lúc không, thiên mục nhìn các thứ lúc rõ lúc không. Vậy lúc nào thì nhìn được rõ ràng nhất? Nhìn được tốt nhất? Chính là trong giai đoạn này họ tu hết sức tốt, trước khi chưa bị cách khai, khi sắp đạt đủ tiêu chuẩn, nhìn được sẽ rõ ràng, tai nghe cũng rõ, thân thể cảm giác cũng mẫn cảm. Ngay sau khi bị cách khai, họ phát hiện là lại không được nữa: Có phải là mình rớt xuống rồi? Sao lại không được nữa rồi nhỉ? Không phải là rớt xuống dưới, [mà] là vì bộ phận tu tốt kia của chư vị đã cách khai hẳn rồi, còn lại bộ phận này là bộ phận mà chưa tu tốt, vậy thì lại tiếp tục tu nữa. Do vậy nó là sự xuất hiện mẫn cảm có tính giai đoạn, là một loại trạng thái như thế. Tình huống này chỉ có tu trong Đại Pháp mới có.

Đệ tử: Có phải là tầng thứ tu càng cao thì ngủ càng ít phải không?

Sư phụ: Cũng không phải như vậy. Loại tình huống này với việc lạp tử của bản thân tư tưởng của chư vị biến hóa [và] đề cao là có quan hệ, nhưng mà, là có tính giai đoạn. Vấn đề tôi vừa mới giảng cũng bao gồm phương diện này, bộ phận tu tốt kia của chư vị cách khai hẳn ra, bề mặt của chư vị sẽ biểu hiện ra [trạng thái] bình thường, một mạch cho đến trước khi chư vị viên mãn [thì] chư vị đều luôn có trạng thái này, tất cả điều đó là để có thể khiến chư vị sinh sống giống như người thường. Tuy nhiên mặt con người càng ngày càng yếu, lại thêm tự mình yêu cầu cao đối với bản thân, [thì] có thể chư vị biểu hiện nơi người thường càng ngày càng tốt, chính là như vậy.

Đệ tử: Thời gian rất gấp, con vẫn chưa ngồi song bàn được, làm thế nào để làm tốt hơn?

Sư phụ: Không cần lo lắng, cũng không có nói thời gian không đủ dùng, tôi chưa bao giờ giảng cái gì [mà] thời gian không đủ dùng. Bảo chư vị tu nhanh lên, chư vị hãy chỉ lo mà luyện, nhưng bản thân chư vị nên biết rằng cần nghiêm khắc yêu cầu với chính mình, chính là như vậy. Tuyệt đối không ngồi song bàn được thì nói chung là rất hiếm thấy, rất hiếm thấy. Cũng có trường hợp nguyên thần mà [lúc] họ ở trên trời thì không phải hình tượng con người, là hình tượng của Thần khác, cho nên họ không ngồi song bàn, cũng có thể có nhân tố này tồn tại. Tuy nhiên chúng tôi hôm nay giảng rằng, bởi vì chư vị đang có thân người, nhục thân, tôi nghĩ đều có thể [song] bàn, trừ phi cực đặc thù. Chúng ta nói đùa một câu, chúng ta ngồi đây có rất nhiều người xác thực là tu được rất tốt, chư vị không [song] bàn được thì các vị bồ tát trên thiên thượng sẽ che miệng cười chư vị: Các vị nhìn người tu luyện kia xem, vẫn chưa [song] bàn lên được.

Đệ tử: Xin Sư phụ giảng một chút về khái niệm chấp trước.

Sư phụ: Là nguyên nhân gì khiến người ta nhìn không thấy chân tướng trong vũ trụ? Vì sao không gian này là mê? Tôi cho mọi người biết, làm một người thường tại không gian xã hội người thường [thì] những gì thấy được, tiếp xúc được và những tri thức học được trong xã hội người thường đều đang giới hạn chư vị, phong bế chư vị. Khi tri thức của chư vị đối với không gian này, nhận thức của chư vị đối với tất cả mọi thứ bên trong không gian này ngày càng rõ ràng, có vẻ như càng ngày càng minh bạch, thì chư vị chính là đang càng ngày càng phong bế mình lại. Chư vị cũng cảm thấy trong không gian người thường này cho rằng [nó] là chân lý, kỳ thực nó rất có thể là sai, là ngược lại. Do vậy nếu chư vị không vứt bỏ những nhận thức trong xã hội người thường kia, thì chư vị sẽ nhìn không thấy chân tướng của vũ trụ. Đặc biệt là các thứ mà con người chúng ta vì sinh tồn, vì bảo hộ bản thân, vì đắc được nhiều lợi ích hơn cho bản thân mà không bỏ được, tôi gộp hết cả lại gọi nó là chấp trước. Những chấp trước này chính xác là giống một cái khóa cường đại đang khóa chư vị lại, trên con đường chư vị tiến lên phía trước, mỗi cái khóa chư vị đều phải đả khai nó ra, không đả khai nó thì nó khóa chư vị, [làm] mê chư vị, [làm] chư vị nhìn không thấy chân tướng. Hơn nữa trên con đường phản bổn quy chân, chư vị không đả khai được những cái khóa này, thì chư vị không bước qua được, đó chính là quan. Hết thảy những gì chư vị chấp trước, đó chính là chướng ngại của chư vị, trong tu luyện mà những quan phải gặp, kỳ thực nó cũng là nạn của bản thân chư vị. Mục đích tôi lợi dụng nó chính là đả khai những cái khóa chấp trước của chư vị, để chư vị thấy được chân tướng, khiến tư tưởng của chư vị có thể được thăng hoa.

Đệ tử: Lý giải như thế nào về “vứt bỏ toàn bộ chấp trước”?

Sư phụ: Chính là bỏ các chủng tâm mà không bỏ được tại không gian người thường, bởi vì phương thức tu luyện của chư vị hôm nay không giống với tất cả những phương thức tu luyện trong quá khứ. Tôi biết rằng sẽ có rất nhiều, rất nhiều người sẽ đến học, như vậy nó sẽ hình thành một loại hình thức xã hội, tương lai còn có nhiều [người đến học] hơn. Vậy thì nó hình thành hình thức xã hội là một quần thể người tu luyện, sẽ có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Nếu mỗi người đều khai mở [công năng] mà tu, đi lại giống như Thần, vậy thì chỉnh thể hình thức xã hội sẽ phát sinh biến hóa, nó sẽ không giống với xã hội con người nữa, sẽ giống như là xã hội của Thần, vậy thì không được. Bởi vì xã hội nhân loại chính là thế này, do vậy chúng tôi bèn lợi dụng hoàn cảnh tu luyện như thế này [mà] tu luyện trong đó. Chúng ta không những không phá hoại hoàn cảnh này, mà trong tu luyện chúng ta còn phải phù hợp với hoàn cảnh này, bởi vì [nếu] chư vị không phù hợp với hoàn cảnh này thì chư vị không cách gì tu luyện. Hình thức mà chúng tôi chọn dùng hôm nay cũng là như vậy. Hiện tại có trên 100 triệu người đang tu Đại Pháp, [nếu] đều xuất gia, đều làm đạo sĩ, đều làm hòa thượng, vậy thì không được. Vậy tương lai còn có nhiều người hơn, thì xã hội này làm thế nào? Ai sẽ nuôi chư vị, mọi người đều đến tu luyện, vậy thì không được. Do vậy chúng ta phải hết mức phù hợp với xã hội người thường, chúng ta là lợi dụng loại hình thức xã hội này của người thường mà tu luyện, vậy nên phải phù hợp với nó.

Chư vị đều phải có một công việc, đều phải có một hoàn cảnh {môi trường} thậm chí một gia đình, còn có rất nhiều rất nhiều thân nhân ở xã hội người thường, tất cả những phương diện này đều là thể hiện rằng chúng ta có thể phù hợp với hình thức xã hội người thường. Đồng thời họ lại tạo cho chúng ta cơ hội tốt để tu luyện, cung cấp hoàn cảnh tu luyện cho chúng ta, bởi vì chư vị đang tu luyện trong người thường. Vậy thì đã là tu luyện trong xã hội người thường, tại phương diện tiếp xúc vật chất, cũng có thể nói là đối với [việc] chiếm hữu vật chất, tại phương diện này chúng ta cũng là hết mức phù hợp với trạng thái xã hội người thường. Nhưng có một điểm, chư vị với người khác là khác nhau, chính là bởi vì chư vị là người tu luyện, tâm chư vị không chấp trước vào đó, chư vị có thể có rất nhiều tiền, có thể có một gia đình, có thể có tài sản của chư vị, có thể có rất nhiều rất nhiều. Tuy nhiên, chư vị phải buông bỏ cái tâm kia, đây chính là phương thức tu luyện của chư vị.

Vậy thì “vứt bỏ tất cả” mà chúng ta nói ở đây hoàn toàn không phải là nói rằng cứ phải vứt bỏ các thứ vật chất thì mới tính là vứt bỏ. Mà ngược lại, nếu chư vị vứt bỏ hết các thứ vật chất, nhưng trong tâm chư vị vẫn không vứt bỏ được, lưu luyến không xả, cắt [đứt] xả [bỏ] không dứt, vẫn thường thường nghĩ đến [chúng], có lúc vì vậy mà còn ảnh hưởng đến tu luyện, tôi nói như vậy không phải là vứt bỏ, đó là vứt bỏ một cách cưỡng bức. Do vậy coi những thứ vật chất bề mặt ấy thật nhẹ đó là hình thức. Tôi thấy nguyên nhân thật sự có thể tu lên được là bởi vì tâm con người phát sinh biến hóa rồi, cái tâm này đạt được tiêu chuẩn rồi, cảnh giới tư tưởng của người [đó] đạt được tiêu chuẩn rồi, [đó] mới thực sự là tu lên được. Chúng ta coi những thứ vật chất thật nhẹ, chư vị có hay không có cũng chẳng sao, then chốt là tâm chư vị có thể vứt bỏ không, có thể đề cao lên được không, đó mới là quan trọng nhất. Hơn nữa toàn bộ hình thức tu luyện của chúng ta đều là vì để tu luyện trong người thường mà an bài, làm thế nào khiến chư vị tinh tấn, công lại không bị thoái lùi xuống, an bài về mọi phương diện, đều là phù hợp với loại hình thức tu luyện này của chúng ta hôm nay. Do vậy khi tôi bắt đầu truyền Pháp năm đó những Thần kia đều nói, rằng đây là “cao đức Đại Pháp”. Họ đều cảm thấy rất là tốt.

Đệ tử: Phương thức hồng truyền Đại Pháp nên chăng là cần thích hợp với người Châu Âu?

Sư phụ: Làm một người tu luyện sau khi đắc được Pháp này rồi, làm thế nào khiến Ông được hồng dương, để nhiều người hơn nữa đến học, đó là một nguyện vọng rất tốt đẹp. Vô luận là châu Âu cũng vậy, hay là tại phương Đông cũng vậy, bất kể chư vị truyền Pháp như thế nào, [người] không có duyên phận thì sẽ rất khó đến học. Vậy thế nào là người hữu duyên? Bởi vì vấn đề về duyên này tôi đã từng giảng rồi. Vậy thì làm thế nào tìm những người hữu duyên này? Nói rằng tôi đăng báo tìm xem ai là người hữu duyên, cách đó không có tác dụng. Tuy nhiên có một điểm mọi người cần hiểu rõ, thậm chí mỗi học viên chúng ta bản thân trong tâm đều minh bạch, rằng có người khi chư vị nói ra với họ ba chữ “Pháp Luân Công”, hoặc khi chư vị nói ra ba chữ: “Chuyển Pháp Luân”, thì họ lập tức cảm giác được một chấn [động], hoặc là cảm thấy hưng phấn, lập tức họ muốn học. Đây rất có thể là người hữu duyên. Có người mà chư vị nói với họ thế nào họ cũng không động tâm, thì họ rất có thể là người không có duyên.

Vậy thì nói về làm thế nào để hồng truyền và phương thức hồng truyền, kỳ thực phương thức tốt nhất chính là học viên chúng ta luyện công ở nơi công cộng, để những người hữu duyên kia có thể tìm đến; [cách] nữa là để cho sách Đại Pháp của chúng ta được tìm thấy trong các hiệu sách ở các dân tộc khác nhau, các quốc gia khác nhau. Tôi có vô số Pháp thân, Ông nhìn một cái là thấy được ai có duyên, ai là nên đắc Pháp. Nếu như trong hiệu sách của chúng ta có sách, trong công viên có học viên chúng ta luyện công, Ông có thể tìm đến người hữu duyên, dẫn dắt người ấy đi tìm đến Pháp này. Nếu như không có hoàn cảnh như thế, cũng sẽ tạo thành một loại khó khăn. Bất kể là Ông {Pháp thân} dùng biện pháp gì, họ {người hữu duyên} sẽ tìm đến sách, sau đó xem sách xong họ cảm thấy tốt, bởi vì họ có duyên mà, họ nhất định sẽ cảm thấy là tốt, họ sẽ đi tìm, hễ đi tìm thì vì chúng ta trong công viên có người luyện công, họ sẽ tìm được. Từ khi tôi bắt đầu truyền Pháp này một mạch đến hôm nay, rất nhiều người đều là đắc như vậy. Tuy nhiên rất nhiều người là thông qua học viên chúng ta nói, họ cảm thấy tốt, bảo người thân đến học. [Nếu] bản thân cảm thấy không tốt, tuyệt đối sẽ không bảo người thân đến để bị lừa, chính là bởi vì bản thân cảm thấy tốt nên mới bảo người thân đến học; vậy thì người thân lại cảm thấy tốt rồi, họ lại bảo người thân, bạn bè khác đến học. Thông qua thể hội của tự thân họ, học viên tự mình nói ra cảm thụ của họ, đối với người ta là khởi tác dụng chấn động, họ sẽ không lừa dối người thân của mình, cũng sẽ không lừa dối bạn bè của mình, do vậy bạn bè của họ sẽ tin. Vậy nên nếu họ tin, họ cũng đến học, họ cũng có cảm thụ giống như vậy. Đó chính là phương thức hồng truyền của Đại Pháp.

Nhưng cũng có một số ít người là xem được bài viết mà học viên của chúng ta đăng trên báo hoặc tạp chí sau đó đắc Pháp. Dạng đắc Pháp này, hôm qua tôi giảng rằng tôi cũng không phản đối loại phương thức này. Nhưng nó sẽ có vấn đề gì xuất hiện? Chính là thượng sĩ sẽ đến, hạ sĩ cũng sẽ đến. Như vậy những người đến sẽ ôm giữ những mục đích khác nhau, các chủng tâm thái khác nhau mà đến [là] đều có, do vậy có người luyện một đoạn thời gian họ lại đi, vậy thì họ có thể là hạ sĩ, cũng có thể là họ không muốn đắc, hoặc là không đáng [được] đắc, thông thường đều là như vậy. Học viên tự mình viết bài trên báo chí, truyền tin tức cũng là việc tốt, tôi cũng không phản đối, bởi vì dù sao cũng khiến người hữu duyên đến, thượng sĩ cũng sẽ xem được báo mà đến, chính là bởi vì nguyên nhân này, nó cũng có thể khởi tác dụng. Tuy nhiên chủ yếu là hai loại phương thức: một cách là trong hiệu sách chúng ta có sách, có điểm luyện công, Pháp thân dẫn dắt họ đi tìm; một cách [khác] là thông qua Pháp hội và học viên chúng ta giảng cho thân nhân cảm thụ của mình. Chủ yếu là người đến theo hai loại phương thức này khá nhiều, chất lượng cao. Còn như về việc chọn dùng các phương thức khác, bất kể là phương Đông hay phương Tây, tôi thấy chủ yếu chính là hai loại phương thức này. Lúc đầu tại rất nhiều địa phương người ta vẫn chưa biết đến Pháp Luân Công, do vậy chúng ta giới thiệu Ông cho người khác, chọn dùng những loại như báo hay tạp chí, viết một bài như vậy, đương nhiên cũng là đang hồng Pháp, điểm này là khẳng định.

Đệ tử: Con là người da trắng, khi Ngài gặp phải khảo nghiệm, thì tiếp thụ khảo nghiệm này hay để nó qua đi?

Sư phụ: “Khi Ngài…” đó là chỉ tôi đấy, phải không? Có một vấn đề tôi cho mọi người biết, câu hỏi này hỏi rất hay, tôi cảm thấy cũng đến lúc nên nói rõ ràng cho mọi người vấn đề này rồi.

Tôi cho chư vị biết, hôm nay bất kể là có bao nhiêu người tu Đại Pháp, tôi có bao nhiêu học viên, đệ tử, [thì] chư vị đều là người tu luyện, ai cũng không ngoại lệ, do vậy chư vị đều đang tu. Tu tốt hay xấu, tinh tấn hay không tinh tấn, tầng thứ cao hay không cao, chư vị đều phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân mà tu luyện, coi bản thân là người tu luyện. Nhưng mà, tôi không phải là đến để tu luyện. Điểm này mọi người chư vị nhất định cần phân biệt rõ. Tôi không có nạn của bản thân tôi, tôi cũng không có nhân tố tu luyện giống chư vị. Có một điểm tôi có thể cho chư vị biết, bởi vì tôi coi chư vị là đệ tử, tôi là đang độ chư vị, đang độ hóa chư vị, do vậy từ điểm này mà xét, giữa tôi và chư vị là khác nhau. Tất cả phiền phức mà chư vị gặp phải, chư vị đều phải coi nó là tu luyện, bởi vì nó khẳng định là tu luyện. Nếu như ở tôi đây xuất hiện phiền phức, thì chính là can nhiễu đối với Pháp, chính là phá hoại Pháp. Vì sao nhìn nhận như vậy? Vũ trụ này tiên thiên đã tồn tại, mục đích tôi làm sự việc này là Chính Pháp, chúng sinh của vũ trụ đã lệch rời khỏi Pháp, do vậy tất phải Chính Pháp. Tôi thường giảng cho chư vị một câu chính là: Đây là vạn năm không gặp, [từ] khai thiên tịch địa cũng chưa có sự tình này, tại nhân gian truyền Đại Pháp của toàn vũ trụ, Pháp mà quá khứ cả Thần cũng không biết.

Trong lịch sử lâu dài sinh mệnh càng ngày càng bất thuần. Hết thảy đều đang biến dị, nếu cứ tiếp tục thế này thì ngay cả [cái] cơ điểm nhất của Chân, Thiện, Nhẫn cũng sẽ biến dị, điều này là đáng sợ phi thường. Nhưng tôi quý tiếc sinh mệnh trong vũ trụ, tôi muốn bảo trì hết mức các sinh mệnh nguyên thủy, [để] không xuất hiện hình thức diệt này. Tôi động một niệm này rồi thì [tôi] cũng đến. (Vỗ tay) Vậy thì đã là đến đây rồi, tôi xuất hiện dưới hình thức là [tôi] mang theo hết thảy những gì nguyên thủy nhất, mỹ hảo nhất và so với ban đầu thì còn hoàn mỹ hơn. Như vậy mọi người biết chăng, Pháp Luân là vận chuyển, Pháp Luân mà chư vị nhìn được kia cũng chỉ là một hình thức bề mặt của Pháp Luân. Nó còn có phương diện về Pháp mà chư vị không thấy được. Nó đang không ngừng vận chuyển, [và có] cơ chế tự động tu bổ, quy hồi tất cả về trạng thái nguyên thủy nhất, tốt nhất. Hết thảy vật chất, hết thảy sinh mệnh đều như vậy từ vi quan lên đến bề mặt, hết thảy đều đang vận chuyển, vận động, tôi đã tạo ra và khôi phục hết thảy những thứ này, hơn nữa là không ngừng viên dung. Tôi không tồn tại vấn đề tu luyện. Tôi làm việc này thì việc cần giải quyết là các trở ngại do đám thế lực tà ác hình thành sau khi các sinh mệnh vũ trụ trở nên bất thuần khởi tác dụng; đồng thời còn có nghiệp lực mà chúng sinh [trong] xã hội người thường tự thân tạo thành gây khó khăn cho tôi. Tôi thường giảng một câu, tôi nói tôi biết vì sao Jesus bị con người đóng đinh trên giá thập tự; tôi nói vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni cứ phải [nhập] niết bàn; Lão Tử lưu lại “Ngũ thiên ngôn” rồi vội vàng rời đi. Ví dụ nói một người đến thế gian, đời đời kiếp kiếp chuyển sinh, chư vị không biết [mình] đã có bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp rồi. Nhưng chư vị mỗi đời mỗi kiếp đều thiếu người khác rất nhiều nợ, đã từng làm rất nhiều việc bất hảo. Có những người họ đến từ các tầng thứ khác nhau, chuyển sinh đến trái đất này, như vậy khi họ từng bước từng bước giáng hạ xuống thì đều đã từng làm việc sai, nên cũng nói họ đã từng ở trong các không gian cao tầng khác nhau. Vì sao họ không ở lại được trong không gian kia? Bởi vì ở đó họ lại làm những việc không tốt, lại giáng xuống; lại làm việc không tốt, lại giáng xuống. Vậy thì những việc không tốt đã làm ở trên trời kia mà thiếu nợ thì chính là thiếu nợ Thần.

Một người muốn trở về lên trên trời, Thần trên trời đều không cho phép! Không có sư phụ dạy, không có sư phụ quản, thì chư vị dù có bản sự lớn bằng trời cũng vĩnh viễn không trở về được. Chỉ cần chư vị xuống đến đất, không có [những] sư phụ chân chính độ nhân đến quản, thì vĩnh viễn cũng không thể quay về được nữa. Bởi vì cho dù chư vị thật sự có thể hoàn lại nghiệp [ở] nhân gian, chư vị cũng không hoàn được nợ ở trên trời. Jesus muốn độ nhân, phát [tâm] đại từ bi [và] Ông không quản những cái ấy, vậy thì Ông phải giải khai những nút thắt nghiệp lực [mà] không giải khai được trên thân con người. Nhưng trong vũ trụ này có một Lý gọi là “bất thất giả bất đắc”, được thì chư vị phải mất, nợ thì phải trả, đó là Lý tuyệt đối, tuyệt đối vĩnh viễn bất biến. Vậy thì nếu Ông giải thoát cho người này, vậy thì món nợ mà người ấy thiếu thì ai trả? Cho nên một cách tự nhiên những món nợ này, tất cả những nợ bị thiếu này, liền rơi lên thân Jesus. Ông thay họ giải [khai], vậy Ông hãy thay họ mà trả. Tất cả những nút không giải khai được, tất cả những gì còn thiếu, những thứ người được độ căn bản không cách gì giải thoát, đều gắn lên thân của Jesus, bởi vì Ông ở trên [mặt] đất mà. Nợ nghiệp ở các tầng thứ khác nhau đều có, nghĩa là không chỉ là nợ ở cõi người nơi đây. Cuối cùng thì đến mức độ nào? Người mà Ông độ càng nhiều, thì nút thắt trên thân Ông càng nhiều, căn bản là không có cách gì giải thoát. Ông cũng không có tinh lực làm những việc ấy, không giải khai được nút thắt. Như vậy cuối cùng thì Jesus cũng độ được những người ấy, [nhưng] thân người của mình thì không giải thoát ra được, do đó Jesus chỉ có cách là phải bỏ cái thân thể đó, thay họ trả sạch những nợ nghiệp ấy. Nghiệp lực của rất nhiều sinh mệnh, khí hận rất lớn đều rơi lên chỗ Jesus. “Được, ta sẽ thay các tín đồ hoàn trả”, bị đóng đinh trên giá thập tự, chết một cách thống khổ phi thường. Tất cả các nút thắt đều gắn trên nhục thân, nhục thân tử vong thì cũng đều được cởi bỏ hết. Cái thân thể này tuột hết đi rồi, Jesus cũng được giải thoát. Đây chính là vì sao Jesus cứ phải bị đóng đinh trên giá thập tự, vì sao người ta nói: Jesus thay người chịu nạn, chính là nguyên nhân này.

Mọi người thấy rồi đấy, có rất nhiều người đều đến học Pháp này, tương lai sẽ còn nhiều hơn. Vậy thì chư vị biết đấy nếu muốn tu luyện, những sự tình này đều cần Sư phụ làm. Nhưng tôi với họ lại khác nhau, bởi vì Jesus cũng vậy, Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, Họ dù sao cũng là Giác Giả của phạm vi nhỏ. Tôi không ở trong vũ trụ, do vậy tôi có thể giải quyết sự việc của các sinh mệnh khác nhau trong các tầng thứ khác nhau, các thiên thể vũ trụ khác nhau. Tôi nói rằng tôi độ nhân không phải là mục đích thực sự, tuy nhiên nó là một tầng sinh mệnh bao hàm trong đó, là một tầng sinh mệnh mà tôi muốn cứu độ. Trên thực chất bản thân tôi không có nạn, tôi không phải là tu luyện. Những phiền phức tôi gặp phải, rất ít thể hiện ở phía người thường này, tuy nhiên cũng có thể hiện ở phía [người thường] này, đa số đều là [những điều] chư vị không biết. Tôi có thể giải thoát [khỏi] sự tình này, là bởi vì tôi không ở trong đó. Tôi sẽ không giống như họ mà không giải thoát được như vậy, tôi có thể giải thoát được, nhưng độ khó phi thường lớn, là bất kể sinh mệnh nào trong chư vị cũng không tưởng tượng được. Tôi có thể vứt bỏ đến mức độ tối đa hết thảy mọi thứ của tôi, do vậy tôi có thể giải khai tất cả những thứ này. (vỗ tay)

Vừa rồi nói đến vấn đề này, tôi thuận tiện nhấn mạnh thêm một câu, bên tôi thông thường có một số học viên theo tôi, tại các nơi cũng có một số người phụ trách, trạm trưởng, hoặc là những người phụ trách khác, chư vị cần minh bạch một điểm: tất cả những sự tình chư vị gặp phải đều là đang vượt quan, nhưng chư vị không thể đại biểu [thay mặt] Sư phụ. Bất kể sự tình nào chư vị biết là tôi đã tham gia vào sự việc ấy, thì chư vị phải từ trên góc độ của tôi mà suy xét vấn đề. Đây là vấn đề chư vị không để ý trước đây. Chẳng hạn tạo phiền phức cho tôi, thì chính là phá hoại đối với Pháp này. Do vậy điều này và việc chư vị vượt quan là hoàn toàn khác nhau. Đó tuyệt đối không phải là Sư phụ đang tu luyện, hoặc Sư phụ đang vượt quan, mà là thực sự phá hoại đối với Pháp và vũ trụ, do vậy là không thể như nhau, điểm này nhất định phải rõ ràng. Khi tôi xử lý vấn đề, tôi sẽ coi nó là ma thực sự mà đối đãi, nhưng chư vị thì không được. Chư vị gặp phải bất kể sự việc gì đều là có quan hệ trực tiếp đối với tu luyện của chư vị, do vậy chư vị đều phải coi nó là tu luyện, đều phải tìm nguyên nhân của tự mình, đó là hoàn toàn khác nhau.

Đệ tử: Có vẻ như người Châu Âu nhập tĩnh rất khó, vì sao vậy?

Sư phụ: Kỳ thực người phương Đông và người châu Âu là như nhau. Tu luyện trong xã hội người thường, có thể đạt đến thật sự tĩnh lại được thì tầng của họ đã rất cao rồi. Bởi vì chư vị trong xã hội người thường có công tác, có những việc của người thường cần phải làm, những việc của mọi phương diện. Chư vị ngồi ở kia chư vị không muốn suy nghĩ vấn đề, [nhưng] tự những vấn đề kia lại khởi tác dụng trong tư tưởng của chư vị, tự động nghĩ đến, do vậy chư vị không tĩnh lại được. Chúng ta trong tu luyện không ngừng đề cao, không ngừng vứt bỏ tâm chấp trước. Khi tâm chấp trước của chư vị càng ngày càng ít, chư vị sẽ phát hiện rằng chư vị sẽ tự nhiên càng ngày càng tĩnh, càng ngày càng tĩnh, đây là thể hiện của tầng thứ. Chư vị nói ngay từ đầu tôi phải đạt được trình độ tĩnh, đó là không hiện thực, chọn dùng phương pháp gì cũng đều không thể đạt đến được. Trừ phi chúng ta có tình huống cực kỳ đặc thù, mặt con người này cực kỳ yếu, mà mặt kia lại cực kỳ mạnh, họ thuộc vào trạng thái nửa minh bạch nửa không, đó là người cực kỳ đặc thù, họ có thể đạt được tĩnh [ở trình độ] nhất định. Bởi vì họ chủ yếu khởi tác dụng không phải là [phía] người, mà là phía Thần, trừ phi là dạng này. Còn những [dạng] khác đều không thể ngay lập tức có thể đạt đến trình độ có thể tĩnh lại được. Do vậy là không phân biệt nhân chủng, người châu Âu và người phương Đông là như nhau.

Không nhập tĩnh được chư vị cũng đừng lo lắng, khi luyện công chỉ cần thân thể chư vị có thể thoải mái thả lỏng xuống, chư vị hãy cố gắng hết mức ức chế bản thân không nghĩ loạn. [Nếu] thực sự không còn cách nào nữa mà nó vẫn nghĩ loạn, nghĩ loạn thì nghĩ loạn, chư vị coi những tư tưởng nghĩ loạn này là người khác. Chư vị nói ngươi cứ nghĩ đi, ta sẽ nhìn ngươi, xem ngươi nghĩ. Như vậy đó cũng là một biện pháp. Điểm tốt là tự chư vị có thể phân biệt rõ đó không phải mình, với điểm này thôi đã cực kỳ trân quý. Hoặc là chư vị ức chế nó không để nó suy nghĩ, vậy là đạt được cái mà người tu luyện có thể làm được. Sau khi thân thể thả lỏng thì tiến nhập vào trạng thái diễn luyện tốt nhất. Nhưng tư tưởng không tĩnh lại được, không đạt được trạng thái diễn luyện tốt nhất thì làm thế nào đây? Mọi người đều biết chúng ta bắt đầu tu luyện từ vi quan, do vậy từ phía mặt vi quan của chúng ta là tĩnh. Bắt đầu từ đó, đợi đến khi mặt đó càng ngày càng tĩnh, tu được càng ngày càng tốt, như vậy cái trên bề mặt bị chế ước đến mức càng ngày càng yếu. Trên bề mặt sẽ càng ngày càng bất hảo, nhưng trên bề mặt sẽ ngày càng yếu, chính là quan hệ này. Chúng ta rất nhiều người tu luyện một thời gian rất dài, phát hiện rằng trong tư tưởng vẫn có tư tưởng bất hảo, [nếu] chư vị muốn ức chế thì có thể ức chế được vững. Bởi vì mặc dù nó càng ngày càng bất hảo, ngày càng [lên] bề mặt, nhưng nó lại càng ngày càng yếu, bởi vì nó không còn gốc rễ nữa.

Đệ tử: Là người luyện công phương Tây, chúng con làm thế nào để phân biệt được cái gì là chính, và sinh sống như thế nào? Chúng con có nên tùy kỳ tự nhiên không?

Sư phụ: Tôi nghĩ là thế này, tôi giảng câu “tùy kỳ tự nhiên” cũng là tại các tình huống khác nhau mà giảng, cũng không phải bảo chư vị tất cả các sự việc đều tùy kỳ tự nhiên. Chư vị đi làm trong công ty, ông chủ trả tiền lương cho chư vị, mà chư vị trong công tác cứ tùy kỳ tự nhiên một cách mơ mơ màng màng, cũng không nỗ lực, vậy thật không xứng đáng nhận phần tiền lương ấy. Chúng ta ở đâu cũng đều nên là một người tốt. Tôi nói với chư vị rằng, câu “tùy kỳ tự nhiên” này cần xem nên nói ở đâu, trong tu luyện [thì] tùy kỳ tự nhiên, nhưng chúng ta vẫn phải cố ý ức chế mặt bất hảo của bản thân, vẫn phải nỗ lực mà tu, đó cũng không gọi là tùy kỳ tự nhiên. Kỳ thực mọi người chúng ta cũng đều là tu như thế. Vậy thì trong tu luyện chúng ta đã biết một cách hết sức minh xác [thì] chính là đang chủ động tu bản thân mình. Trong cuộc sống chúng ta cần hết mức phù hợp với hình thức xã hội người thường, do vậy công tác của người thường và tu luyện của chư vị phải tách ra, nhất định phải tách ra. Công tác chính là công tác, tu luyện chính là tu luyện. Tuy nhiên có một điểm, bởi vì chư vị là người tu luyện, việc chư vị yêu cầu tiêu chuẩn cao đối với mình sẽ thể hiện ra trong công tác, sẽ thể hiện ra trong xã hội, trong gia đình, trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau. Cũng tức là chư vị ở đâu cũng đều là một người tốt, người khác đều sẽ nói chư vị là người tốt, chính là loại quan hệ này. Khái niệm “tùy kỳ tự nhiên” mà chúng ta giảng không giống quá khứ giảng, tất cả đều không quản nữa, một khi đến đó ngồi xuống, thì giống như xuất gia vậy, cứ để “tùy kỳ tự nhiên” thôi. Không phải như vậy, tuyệt đối không phải khái niệm này.

Nếu chư vị gặp phải phiền phức gì, tôi nghĩ rằng làm một người tu luyện, chúng ta trước tiên tự mình cần xem xét bản thân, có phải là vì tự mình chỗ nào đó làm không tốt tạo thành không? Mỗi người tu luyện nếu không làm được điểm này, thì chư vị không cách gì tiến lên. Do vậy khi mỗi người gặp phải bất kể việc phiền phức gì chư vị đều trước tiên [là] xem lại mình, có phải là mình làm không đúng? Tôi thường giảng một đạo lý, nghĩa là tất cả mọi thứ trong vũ trụ là bình hòa. Chư vị tự mình làm sai, thì tạo thành nút thắt, tạo nút thắt với người khác, mọi thứ xung quanh dường như đều không đúng nữa, quan hệ giữa người với người cũng phát sinh căng thẳng. Lúc này tự mình hãy tìm nguyên nhân của bản thân, chư vị điều chỉnh lại chỗ không đúng của bản thân, chư vị sẽ phát hiện ra tất cả lại bình hòa, lại thật là đúng. Tôi không chủ trương [rằng] chúng ta đi tranh biện này nọ với người khác. Nếu như chúng ta thật sự xuất hiện phiền phức, xem ra thì như là người khác bất công với mình, tôi nghĩ làm một người tu luyện, rất có thể là đời trước chư vị nợ người ta, nhẫn nhẫn một chút cho qua là xong. Làm một người thường thì cũng đều biết, khi hai người va chạm, cuối cùng gây ra xích mích, sản sinh mâu thuẫn, giữa hai người không giải khai được. Mâu thuẫn thời gian lâu rồi thì càng khó giải khai, cuối cùng thành ra kẻ thù. Chúng ta có thể nhẫn nhịn nó, không quản nó, lùi một bước. Trung Quốc có một câu gọi là “lùi một bước, biển rộng trời cao”. Chư vị vẫn đâm về phía trước, húc về phía trước, chư vị sẽ phát hiện rằng đúng là hết đường. Chư vị thoái lùi một bước, bỏ cái tâm xuống không quản nữa. Chư vị [sẽ] phát hiện ra đúng là biển rộng trời cao, lại là một cảnh tượng khác, chính là như vậy. Làm người tu luyện thì nên là như vậy. Nếu như chúng ta giống người thường mà đi tranh biện, đi đấu tranh, trong mâu thuẫn khởi tác dụng giống như họ, tôi nói vậy thì chúng ta cũng bằng như giống với người thường, có phải vậy không? Trên thực chất chính là như vậy.

Đệ tử: Chúng con làm thế nào mới biết được tầng thứ của bản thân?

Sư phụ: Từ góc độ chủ quan của tôi mà giảng, lúc đầu tôi rất không muốn để chư vị biết tầng thứ của chư vị. Một cá nhân hòa tan vào một Pháp lớn như thế này, tôi lấy một ví dụ, giống như một lò luyện thép, nếu vứt xuống một mùn cưa hoặc một mẩu mạt gỗ, trong nháy mắt chư vị sẽ không còn thấy bóng dáng nó đâu nữa. Pháp lớn như thế này mà dung [luyện] người, thì nghiệp lực của thân thể chư vị, nghiệp lực tư tưởng, các thứ các loại, trong nháy mắt đều sẽ không còn. Nếu như chúng tôi hoàn toàn làm như vậy, thì bằng như là chư vị không tu, bằng như là tôi tái tạo sinh mệnh, không tính là chư vị tu. Nên chúng ta không thể như vậy, phải để tự chư vị tu, tự mình cải biến bản thân. Pháp này rất lớn. Chúng ta trong quá trình tu luyện, chư vị chỉ cần coi bản thân là một người tu luyện mà tu một cách hết sức vững chắc, chư vị không ngừng xem sách, thì chư vị không ngừng thăng hoa, đề cao. Thêm vào đó chúng ta có phương pháp phụ trợ là luyện công, tốc độ đề cao của chư vị sẽ rất nhanh, đây chính là hình thức tu luyện nhanh nhất.

Nếu từ đầu tôi để chư vị biết được chư vị ở cảnh giới nào rồi, thì tâm của chư vị sẽ khó giữ được vững: Ái chà! Mình Thần như thế này! Mình đã tu được thế này rồi đấy! Nếu như tôi để chư vị thấy được những phát sinh biến hóa chân thực xung quanh thân thể chư vị, chư vị nghĩ xem chư vị mang theo thất tình lục dục [và] các chủng tâm chấp trước của người thường, tâm chư vị có thể bất động không? Bởi vì tư tưởng người thường của chư vị còn rất mạnh, do vậy tôi không thể để chư vị biết quá sớm, chính là bởi vì muốn đảm bảo rằng trong tu luyện chư vị không ngừng đề cao, đề cao, đề cao với tốc độ nhanh nhất. Thượng sĩ văn đạo, dựa vào ngộ mà viên mãn. Đó chính là xuất sắc nhất. Cũng chính là nhanh nhất, thật sự là nhanh nhất.

Tình huống của một số đệ tử chúng ta cũng đều không giống nhau, do vậy có một số người tu trong [trạng thái] khai mở, có một số người tu trong trạng thái bị khóa một phần, họ có thể thấy được. Có [người] thậm chí thấy được khá rõ, cái gì cũng biết. Đó là tình huống cá biệt, đa số là bị khóa mà tu. Chỉ lo mà đọc sách, tu luyện, thì chư vị đang không ngừng đề cao bản thân, thì chư vị đang không ngừng ngộ được thiên cơ, ngay từ bản thân Pháp Lý này cũng đủ để có thể khiến chư vị [làm] đầy đủ tín tâm. Đương nhiên là, con người của xã hội hôm nay, bị các thứ gọi là giả hiện thực trong xã hội người thường mê quá sâu rồi, chấp trước quá ghê gớm rồi, thực sự là rất khó tự bứt lên. Giữa Pháp và chấp trước lợi ích cá nhân của họ, thông thường phát sinh sự giằng co, thậm chí là họ thà từ bỏ Pháp chứ không từ bỏ chấp trước. Những sự tình này cũng rất khó nói, bởi vì xã hội hôm nay đã đến một giai đoạn mà con người không còn biết được bản tính, không biết được tiêu chuẩn làm người rồi.

Tuy nhiên nó càng bất hảo, lại [càng] cung cấp hoàn cảnh tốt nhất cho chúng ta tu luyện. Chẳng phải hoàn cảnh càng phức tạp thì càng có thể tu xuất cao nhân sao? Chính là đạo lý này. Vài năm trước ở Trung Quốc xuất hiện rất nhiều khí công sư, trong người thường người ta đều rất bội phục họ: A, khí công đại sư thật xuất sắc, thật có bản sự! Bởi vì họ trị bệnh cho người ta, người ta sẽ cho họ thứ tốt, thậm chí là tiền bạc. Truy cầu đối với lợi ích vật chất càng ngày càng nặng, vậy nên có rất nhiều người đã rớt xuống, cũng không còn công nữa, cũng triệt để kết thúc rồi, sư phụ của họ cũng không quản họ nữa. Vì sao vậy? Bởi vì trước kia tu luyện của họ đều là tu luyện tại những hoàn cảnh người thường không biết đến. Ở trong núi hoặc là trong hoàn cảnh mà người thường không biết đến, hay ở trong chùa, hoặc là trong các hình thức tôn giáo khác mà tu luyện, họ không tiếp xúc với hiện thực và lợi ích phức tạp của xã hội người thường, chưa kinh qua cái thùng thuốc nhuộm lớn này. Một khi tiếp xúc với xã hội, thì sẽ bị xã hội phức tạp làm ô nhiễm, cuối cùng truy cầu danh lợi như người thường, biến thành một người thường, bởi vì phương pháp tu luyện của họ ở trong người thường thì không có tác dụng. Nhưng chúng ta vừa khéo là trong cái thùng thuốc nhuộm lớn ấy mà tu luyện, tất cả những gì tiếp xúc đều là những thứ ấy, nếu chúng ta có thể thoát thai ra được, thì chư vị chẳng phải là xuất sắc sao?! Chư vị vì sao có thể tu được cao chư vị có biết không? Đây là điều đảm bảo cơ bản nhất tạo thành việc chư vị tu được cao, chính là ở đây nó rất hư nát. Chư vị nếu có thể xuất lai, cho dù chư vị chỉ động tâm một chút, chẳng hạn chư vị hôm nay muốn tu luyện, thì chư vị đã rất phi thường rồi. Trong hoàn cảnh như thế này, chìm trong khổ, chư vị vẫn có thể có cái tâm như vậy.

Khổ trên bề mặt, trên hình thức đều không đáng kể gì cả, mà cái khổ thực sự xẻo tim thấu xương là lúc cắt xả cái tâm kia, khi vứt bỏ chấp trước mới là khổ nhất. Hoàn cảnh phức tạp này đã trở thành một điều kiện tốt nhất cho chư vị có thể tu luyện lên tầng thứ cao. Vậy nên ngược lại mà giảng, Đại Pháp này cũng chỉ có thể là ở hình thức bất hảo nhất như thế này mới có thể hiển ra uy lực của Ông. Trong hoàn cảnh xã hội còn tốt thì không cần Đại Pháp này, như vậy trong hoàn cảnh xã hội còn tốt thì cũng không cần đến Chính Pháp, thế gian chỉ cần có Như Lai Pháp của Jesus, Thích Ca Mâu Ni là khả dĩ rồi. Nhưng mà, vì sao tôn giáo hiện nay lại bước vào thời kỳ mạt Pháp, tất cả các tôn giáo đều không thể độ nhân nữa? Người ta ngay cả Phật cũng dám [lăng] mạ, và tượng của Jesus cũng có thể bị dẫm dưới chân, tiểu tiện lên, thời kỳ thế này chư vị còn bảo họ đi học Pháp đó {Như Lai Pháp}, độ họ, thì đã không được nữa rồi.

Đệ tử: Con nhất tâm muốn tu luyện, làm sao mới có thể không hoài nghi đối với Đại Pháp.

Sư phụ: Tôi nói là tư tưởng mỗi người trong xã hội người thường đều sẽ hình thành lúc hậu thiên rất nhiều rất nhiều quan niệm, tiếp thụ tri thức của hiện thực giả của xã hội người thường, khiến chư vị mê ở trong đó mê càng sâu hơn. Trong tư tưởng của chư vị hình thành các chủng quan niệm và các chủng tư tưởng cố định, đều là những nhân tố làm trở ngại chư vị đắc Pháp. Não chư vị sản sinh nghi vấn, có phải là vì dùng những thứ nhận thức được trong hiện thực của người thường để đo lường Pháp mà tạo thành không? [Nên] mới xuất hiện nghi vấn? Khẳng định là vậy. Như vậy cũng tức là chư vị đang dùng quan niệm hình thành [từ] tri thức của người thường, tư tưởng của người thường mà đo lường Pháp, người thường chẳng phải là tầng thứ thấp nhất sao? Người thường chẳng phải chính là ở trong mê sao? Họ có thể có điều gì mà có thể so sánh với chân lý của vũ trụ đây? Đều không thể. Vậy thì Đại Pháp này của chúng ta lại là đứng trên hình thức thấp nhất [là] người thường, dùng ngôn ngữ của con người, hình thức biểu hiện thấp nhất mà giảng về Ông, do vậy xem chừng thì dường như [Pháp] cũng rất bề mặt? Nhưng chỉ cần chư vị tiếp tục học, chư vị phát hiện ra Ông là càng học càng cao, càng học càng sâu không thể đo lường, xa không thể với đến. Tri thức của người thường lại không có những nội hàm này. Nếu chư vị coi những cái không tin và nghi vấn kia đều là tư tưởng của tự mình thì chư vị đã quá sai rồi. Đó là các quan niệm hình thành hậu thiên trong người thường, là tự chư vị coi nó là bản thân mình, nhưng nó lại không phải chư vị.

Đệ tử: Trước khi con luyện công thì thiên mục đã khai mở rồi, con là người dựa vào toán mệnh mưu sinh, [con có] cần từ bỏ công việc của con không?

Sư phụ: Nếu chư vị không luyện công, làm người thường thì tôi không phản đối. Tôi là giảng Pháp cho người tu luyện, khiến họ có thể tu luyện. Cũng không phải là bảo mọi người đều đến tu Đại Pháp, chư vị cảm thấy chư vị có thể tu thì chư vị tu, chư vị thấy không thể tu thì chư vị không tu. Có thể trong xã hội nhân loại tương lai vẫn tồn tại loại tiểu đạo toán quái này, xem phong thủy này, thậm chí chọn dùng phương pháp gì đó trị bệnh cho người, những thứ đó đều có thể tồn tại, từ xưa đến nay trên toàn thế giới đều có tồn tại. Thế thì làm một người tu luyện, thì những điều mà tương lai chư vị thấy được cũng càng ngày càng cao, năng lượng của lời chư vị nói ra cũng càng ngày càng lớn. Khi chư vị toán quái cho người khác sẽ xuất hiện vấn đề, sự việc của nhân gian có lúc là không ổn định, có thể là như vậy, lại có thể không phải như vậy. Thế thì nếu người này tin [lời chư vị], hết sức tin, họ cũng có thể tăng cường cho nó khởi tác dụng; chư vị có năng lượng rồi, thì lời chư vị nói ra có thể khiến nhân tố không ổn định kia ổn định lại, vốn dĩ chưa chắc là chuyện như vậy. Những gì chư vị nhìn được cũng không phải là thực chất, nó có quan hệ nhân duyên khác, chư vị hễ nói ra rồi thì làm [cố] định chắc lại, như vậy thì có thể chư vị đã làm việc xấu. Mà chủng nghiệp lực này là trong tu luyện chư vị thêm vào một cách không cần thiết, quan của chư vị, nạn của chư vị bày xếp ở đó. Mỗi một quan mỗi một nạn phải để chư vị vượt qua, nạn mà chư vị thêm vào một cách không cần thiết thì chư vị không cách nào vượt qua. Làm những việc bất hảo mà có ảnh hưởng rất lớn, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, vậy thì chư vị là không qua được quan này đâu, chư vị sẽ không cách nào tu luyện được, do vậy người tu luyện giảng tu khẩu, điểm này chư vị căn bản làm không được. Nếu chư vị trực tiếp đem những thứ chư vị nhìn thấy được, thông qua miệng của chư vị mà nói ra, thì chư vị là tiết lộ thiên cơ, hơn nữa là tùy tiện nói cho người thường một cách vô trách nhiệm, như thế sao được? Như vậy càng không chấp nhận được.

Mặt khác tôi nói lại với chư vị rằng, phàm là toán quái, ngoại trừ những nhân tố của bản thân, tuyệt đại đa số đều có nhân tố ngoại lai khởi tác dụng, do vậy đó là một sự việc rất đáng sợ. Đối với một sinh mệnh mà nói là rất đáng sợ! Đó là không cách nào tu luyện. Ở đây tôi chỉ nói cho con người về đạo lý của sự việc này, tôi không phản đối người thường làm như vậy. Nếu chư vị muốn tu luyện, thì tôi phải cho chư vị biết, tôi phải có trách nhiệm với chư vị. Nếu chư vị làm như vậy, thì chỉ có thể mang đến hậu quả không tốt cho chư vị. Nhưng chư vị khẳng định sẽ nghĩ rằng “thế cuộc sống của tôi thì làm thế nào đây?” Tôi chỉ giảng Đạo, giảng Pháp cho người tu luyện. Có thể tu luyện thì chư vị tu luyện, chỉ có thể giảng như vậy. Nhưng mà tôi phải có trách nhiệm với chư vị, vậy thì xoay ngược lại chúng ta lại nói, làm một đệ tử Đại Pháp, đều phải để chư vị có thể sinh sống, nên là như vậy.

Đệ tử: Làm sao con có thể vứt bỏ tâm sợ hãi?

Sư phụ: Sợ cũng là một chấp trước, đó là vấn đề ý chí của bản thân chư vị mạnh hay không, nên khắc phục nó. Có người nói, tôi cứ luyện công là ngủ. Đó cũng là thứ mà ý chí của bản thân chư vị phải khắc phục, mặc dù nó không phải là ma, nhưng chúng nó có thể khởi tác dụng của ma đối với người tu luyện. Nếu chư vị không xung phá được nó, thì nó sẽ khởi tác dụng đối với chư vị.

Đệ tử: Con không bao giờ cảm thấy được Pháp Luân đang xoay chuyển ở chỗ bụng dưới.

Sư phụ: Không phải là người nào cũng đều có thể cảm giác được. Có người mẫn cảm thế này: năng lượng động một cái, “Ái chà! Sao mà mạnh mẽ thế”. Có người mà trong bụng trời đất đã đảo lộn cả, họ vẫn không cảm thấy. Tình huống thân thể mỗi người không giống nhau, đừng dựa vào cảm giác mà xét tầng thứ ai cao hay thấp, hết sức đừng dựa vào cảm giác mà xét.

Đệ tử: Thiên mục của con sẽ không bao giờ khai mở phải không?

Sư phụ: Chư vị đang truy cầu phải không? Nếu như chư vị tu thành [mà] vẫn không khai mở, thì tôi nghĩ là nó không đúng lắm. Ý của chư vị là nói sẽ không khai mở trong quá trình tu luyện của chư vị phải không? Nếu như chư vị cầu nó, nếu chư vị có tư tưởng này, cho dù chỉ có một chút, [thì] đều không để chư vị nhìn. Có thể nhìn rồi cũng không để chư vị nhìn, bởi vì cái tâm này của chư vị chưa bỏ, chấp trước kia của chư vị vẫn chưa bỏ. Do vậy chư vị phải vứt bỏ cái chấp trước ấy đừng quản nó, đến lúc thì chư vị thử xem xem sẽ thế nào.

Học viên người da trắng họ không giống với học viên phương Đông, bởi vì phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc, nguồn gốc văn hóa của nó thâm sâu hơn. Nó không chỉ có văn hóa năm nghìn năm, sáu nghìn năm, nó còn kế thừa của một thời kỳ văn hóa tiền sử, do vậy trong xương cốt, tế bào của nó đều là nội hàm văn hóa rất thâm sâu. Nhưng văn hóa xã hội người da trắng kiến lập chỉ có hai nghìn năm, do vậy cái mê của nó rất dễ phá khai. Phá khai xong, họ gần như có thể nhìn thấy được. Nhưng người Trung Quốc khác ở chỗ nào? Khi chư vị cho họ biết vì sao, họ vẫn còn nghĩ: Ồ, cái này nói đúng đấy. Nhưng vì sao mà vì sao? Khi chư vị cho họ biết vì sao mà vì sao ấy, thì họ vẫn nghĩ: Ồ, nhưng mà vì sao lại vì sao của cái vì sao ấy. Do vậy chư vị phải một mạch phá cho họ đến đáy thì mới có thể đả khai hết. Đây chính là vì sao học viên người da trắng của chúng ta ngay sau khi bắt đầu học dường như có rất nhiều người có thể nhìn thấy được, chính là vì nguyên nhân này. Họ bị các thứ bề mặt của xã hội người thường phong bế rất ít, chỉ là cái đạo lý ấy. Đạo lý của người thường đang trói buộc họ, một khi đạo lý [ấy] được phá khai, trong người thường không còn gì có thể trói buộc họ nữa, chính là ý này. Đương nhiên không phải đều là như vậy, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính cũng là khác nhau. Nếu như thật sự có thể học Pháp [thấu] vào trong tâm, trong tu luyện thật sự có thể nhận thức Pháp, thì đó lại là khác với nhận thức cảm tính ban đầu này, sẽ thăng hoa đến lý tính mà nhận thức Pháp.

Đệ tử: Hồng Pháp cho người xuất gia như thế nào?

Sư phụ: Tôi thường nghĩ về người xuất gia, đặc biệt hai năm vừa rồi tôi vẫn luôn rất trăn trở về họ. Bởi vì Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, Jesus cũng vậy, các Đại Giác Giả này đã sáng lập ra tu luyện. Có đệ tử tu luyện kế thừa, cho dù nói thế nào, họ cũng được tính là đệ tử Phật môn, tôi vẫn luôn ghi nhớ đến họ. Nhưng thời kỳ mạt pháp đã đến lúc này, trong tôn giáo người thật sự muốn tu luyện xác thực là không nhiều lắm. Tôi phát hiện một vấn đề, có rất nhiều người xuất gia là duy hộ tôn giáo, chứ không phải duy hộ Thần Phật. Tâm của họ không đặt vào tu luyện, họ hoàn toàn là đang duy hộ hình thức tôn giáo, như vậy chấp trước này đã tạo thành một chướng ngại nghiêm trọng. Còn có người cho rằng ngoài hình thức tôn giáo thì không có Phật Pháp, [rằng] đó đều là tà môn oai đạo, đây là nhân tố lớn nhất cản trở nghiêm trọng họ đắc Pháp. Tuy nhiên cũng có những người thật sự có tư tưởng, thật sự có thể từ trên lý mà đo lường tất cả, rất xuất sắc. Khi họ xem sách của tôi, sau khi xem xong họ biết đây là gì, bởi vì con người đều có Phật tính. Nó cũng giống như điện vậy, hai cực hễ đấu vào nhau, “pưng” là nối thông. Họ không có Phật tính thì không nối thông được. Không thể bật tia lửa này lên được, không thông điện được. Do vậy có những đệ tử xuất gia là khác biệt, tôi nói rằng thật sự rất khá, bởi vì họ biết mục đích bản thân mình xuất gia là vì tu luyện. Nhưng có người lại không có cái chính niệm này. Đương nhiên, tôi không giảng nhiều sự tình trong tôn giáo nữa, đây chỉ là thuận tiện nói một chút. Nếu như chư vị là cư sỹ, hoặc chư vị là bằng hữu hay người thân của họ, chư vị có thể nói với họ, họ muốn tu thì tu, không muốn tu thì thôi. Chúng ta nhất định không được lôi kéo người: bạn đến tu đi, bạn không tu thì thật đáng tiếc đó! Nhất định phải đi với tôi đấy! Tâm [người ta] không phải là [điều] nhân tình có thể cải biến được. Nhân tâm phải tự mình có thể động mới được.

Đệ tử: Làm thế nào để những tăng lữ có chức trách cố định trong chùa thực tu được? Họ có nên hoàn tục không?

Sư phụ: Căn bản không cần hoàn tục. Vì sao không cần hoàn tục? Vấn đề bất nhị pháp môn mà tôi giảng chủ yếu là đối với Pháp mà chúng ta đang tu luyện. Quá khứ đằng sau mỗi chữ của kinh Phật đều là hình tượng của Phật. Hiện tại chư vị lật mở ra, chư vị đều không thấy được, ngay cả sau những tên của Thích Ca Mâu Ni và Jesus cũng đều không có hình tượng của họ, vậy nên cũng nói [kinh] sách không có năng lực độ nhân nữa, chỉ là giấy trắng chữ đen. Hơn nữa làm Pháp sự cũng chỉ là một chủng hình thức tôn giáo, tôi cũng chỉ coi nó là công tác của người thường. Kỳ thực có rất nhiều hòa thượng đã coi hình thức ấy của họ là công việc rồi, họ cho rằng mình đang đi làm, kiếm tiền lương. Hòa thượng tại Trung Quốc đại lục phân thành cấp khoa, cấp xứ mà nhận tiền lương, nghe nói còn có cấp cục. Họ đã cải biến những gì nguyên gốc của Thích Ca Mâu Ni, người ta đều không biết là đang phá hoại Pháp mà Thích Ca Mâu Ni lưu truyền. Đã đến bước này rồi, đương nhiên Thích Ca Mâu Ni cũng không quản nữa, và mọi thứ đã là như thế này rồi, do vậy tôi chỉ coi nó là công việc. Họ niệm kinh cũng vậy, làm Pháp sự cũng vậy, là không khởi tác dụng. Chỉ cần họ tu luyện Đại Pháp, chúng ta không câu nệ bất kể hình thức nào, tôi đã giảng Đại Đạo vô hình. Pháp lớn như thế này bất kể hình thức nào trong người thường cũng không xứng. Chúng tôi bèn quản lý lơi lỏng, chỉ nhìn nhân tâm. Chư vị tu, thì tôi quản chư vị. Mà kiểu quản [lý] này là người thường không nhìn thấy được, do vậy không câu nệ bất kể hình thức nào của xã hội người thường. Chúng ta đã là không có hình thức, vậy nên mọi thứ trong người thường tôi đều coi là công việc, tôi chỉ có thể nhìn nhận như vậy. Hòa thượng các vị muốn làm Pháp sự thì cứ làm Pháp sự, miễn là chư vị biết bản thân mình là tu Đại Pháp là được rồi, hãy đặt thêm công phu nhiều hơn vào tinh tấn, là đối đãi như vậy. Các tôn giáo khác cũng như vậy.

Đệ tử: Tâm thanh tịnh là phải vứt bỏ tất cả chấp trước, những thứ mà bản thân cảm thấy hứng thú cũng phải vứt bỏ hết phải không?

Sư phụ: Nếu thật sự đạt đến trạng thái tâm thanh tịnh thì là như vậy. Nhưng chư vị là [bắt đầu] tu luyện từ người thường, nếu ngay lập tức bảo chư vị làm được, thì chư vị lập tức thành Phật, cho nên như thế là không thể. Nếu muốn đạt đến cảnh giới Phật, chư vị phải có một quá trình tu luyện, có một cơ sở tư tưởng thâm hậu. Cũng tức là chư vị không ngừng tu luyện, không ngừng làm thâm sâu thêm, đề cao bản thân, càng ngày càng đề cao, nó sẽ đạt được dần dần. Nếu bảo chư vị thật sự đạt được ngay, chư vị có thể sẽ bị sợ đến mức không dám luyện nữa. Bởi vì tư tưởng của chư vị chưa cao như vậy, mới bắt đầu từ người thường, do vậy một cách từ từ và tự nhiên, không cần chư vị phải quá để tâm nó cũng có thể đạt được. Chỉ cần chư vị tu, xem sách thì có thể đạt được. Pháp lý có thể giải quyết tất cả vấn đề của chư vị. Không cần cưỡng ép, cưỡng ép cũng là hữu vi. Chư vị chỉ cần coi bản thân là một người tu luyện, điểm này phải rõ ràng. Mọi người đang tu tâm của mình, hết mức không làm việc bất hảo, đó không gọi là hữu vi, đó gọi là hết mức tiến gần đến bản chất tiên thiên của chư vị.

Đệ tử: Ngài nói khoa học là tôn giáo, nhưng con vẫn phải làm tốt công tác nghiên cứu khoa học, loại trạng thái này cứ luôn mâu thuẫn.

Sư phụ: Tôi nói khoa học là tôn giáo, tôi đã giảng rất kỹ lưỡng rồi. Vì sao nó là tôn giáo? Hơn nữa là một tôn giáo rất hoàn thiện? Bởi vì nó không chú trọng đức, cũng không thừa nhận sự tồn tại của Thần. Bởi vì nó không nhìn thấy sự tồn tại của Thần, nó không thừa nhận rằng người ta làm việc xấu sẽ có báo ứng, làm việc tốt có phúc báo. Nếu ai nói rằng làm việc tốt có phúc báo, làm việc xấu bị ác báo, có Thần tồn tại, thì nó sẽ dùng lý luận của khoa học để phủ định chư vị, đả kích chư vị. Thậm chí là chính giáo nó cũng đi đả kích, phá hoại đạo đức của nhân loại. Con người không còn ước thúc về tâm lý thì việc xấu gì cũng dám làm, như vậy chỉ từ điểm này mà xét cái khoa học này chư vị nói nó là chính hay là tà đây? Nó không phải đang khởi tác dụng tà sao? Vì sao con người hiện nay đạo đức lại thoái hóa ghê gớm như vậy? Chính là người ta không còn tín niệm [ngay] chính nữa, đặc biệt là người phương Tây, kỳ thực điều các vị thật sự tin không phải là tôn giáo, mà là khoa học của các vị. Từ sâu trong tư tưởng, các vị hãy nghĩ một chút, điều khiến chư vị tin nhất thật ra là khoa học. Mọi thứ khác đối với chư vị chỉ là thứ yếu, cái khoa học kia mới là phi thường chủ yếu, tôi muốn giảng ra cho chư vị là bởi vì nó là một chướng ngại trong tu luyện.

Nghe nói rằng giáo hội công giáo Rôma trong quá khứ không thừa nhận người là từ người vượn tiến hóa thành, nó cho rằng người là do Thiên Chúa dùng đất sét tạo thành. Nghe nói giáo hội công giáo Rôma hiện nay đã thừa nhận rồi, công khai thừa nhận người là do người vượn tiến hóa thành, họ chẳng phải đã phủ định Chúa của họ rồi sao? Cái khoa học này nó có sức mạnh thật lớn, con người hiện tại đều đang tin [nó]. Tôi có thể nói rõ mọi sự tình của nhân loại, từ lớn đến nhỏ; tôi có thể giảng rõ hết thảy mọi thứ trong sự phát triển của nhân loại từ cổ chí kim, nhưng bởi vì nó đều thuộc về sự việc trong người thường, nên tôi không quản. Mục đích tôi giảng ra phải là [điều] có quan hệ với tu luyện của chư vị thì tôi mới giảng. Cơ điểm của hầu hết tất cả nhận thức của khoa học, cơ điểm nhận thức về vật chất, vũ trụ, sinh mệnh đều sai lầm. Cái lỗ hổng trên bầu khí quyển ở châu Úc, chính là tại Nam Cực trên bầu khí quyển xuất hiện lỗ hổng tầng ozone, khoa học hiện tại nói đó là do khí thải công nghiệp và khí dùng trong máy lạnh gọi là CFC và các khí thải khác tạo nên, do những thứ này tạo thành sự phá hoại tầng ozone. Kỳ thực tôi nói với mọi người, trong vũ trụ này hết thảy đều là sinh mệnh, đều là sống. Khí thể to lớn [mà] chư vị nhìn không thấy nó, tầng tầng tầng tầng, chư vị đếm không hết là có bao nhiêu, họ đều là sinh mệnh, đều là Thần. Là công nghiệp mà khoa học hiện đại mang lại đã phá hoại nghiêm trọng hoàn cảnh sinh tồn của con người, điểm này là nghìn vạn [lần] đúng. Nhưng không phải khí thể kia đã phá hoại mà tạo thành lỗ hổng trên bầu khí quyển của Nam cực, người không phá hoại Thần được. Vì sao nó không ở châu Âu, nơi công nghiệp phát triển mà xuất hiện lỗ hổng? Vì sao cứ phải ở nơi Nam Cực không có người? Là vì Thần thấy được [rằng] khí thải, khí độc trên trái đất quá nhiều rồi, [nên] tự mình mở ra một cửa sổ, đưa khí thải này thoát ra sau đó lại đóng lại, căn bản là không giống khoa học hiện nay nhìn nhận.

Hiện tại sự phát triển của nhân loại đã đến [mức mà] khoa học thao túng tất cả các lĩnh vực rồi, do vậy nhân loại hiện nay đã không thoát khỏi nó được nữa, nó đã trở thành một hiện thực của sự phát triển của xã hội nhân loại. Chư vị không chiểu theo nó mà làm, như vậy sẽ không ổn. Chúng ta là phù hợp với người thường ở mức độ tối đa mà làm, vậy nên chư vị hãy làm tốt công tác nghiên cứu khoa học của chư vị, đây không phải là chư vị sai. [Đó] không phải là điều mà một cá nhân, một dân tộc hoặc một quốc gia có thể thoát ra được. Nhưng vì là công tác thì chư vị hãy làm nó cho tốt, hoàn thành chức trách của chư vị, làm tốt công tác của chư vị, chỉ là như vậy. Chư vị không nên nhìn nhận rằng chư vị đang vì khoa học mà thế này thế nọ, kỳ thực khoa học đã len lỏi khắp nơi mà chiếm lĩnh tất cả các lĩnh vực của nhân loại. Tất cả mọi thứ của nhân loại dường như đều là vì nó mà tồn tại, như vậy người ta không thể vì thế mà cái gì cũng không làm nữa. Với người tu luyện tôi chỉ muốn chư vị hiểu rõ đạo lý này, chứ không hề bảo chư vị vứt bỏ cái hiện thực hiện có đã khiến xã hội nhân loại không cách gì thoát ra được này, không phải là bảo chư vị vứt bỏ công việc.

Tôi giảng rằng khoa học là một tôn giáo, hơn nữa là một tôn giáo hoàn thiện. Nó khiến chư vị trước hết nhận thức về vật chất, từ đó có được sự tín ngưỡng của chư vị về mặt tinh thần. Mà tôn giáo chân chính là bảo chư vị minh bạch từ trên đạo lý, thật sự từ trong tư tưởng của chư vị mà hiểu rõ nó, cuối cùng đạt đến từ vô hình đến hữu hình. Cuối cùng thật sự có thể nhận thức được nó về mặt vật chất, sau khi đạt viên mãn quay về Thiên quốc, nó là một quá trình như vậy. Khoa học là ngược lại. Nó bắt đầu từ mặt vật chất mà dẫn động tinh thần con người; mà tôn giáo là nhận thức từ mặt tinh thần mà dẫn động sự biến hóa của vật chất. Tôi giảng đạo lý này chính là để chư vị hiểu nó. Vì nó đã trở thành hiện thực của xã hội rồi, tôi không phải là đang phản đối khoa học – nó đã trở thành cái mà con người vì sinh tồn [mà] ỷ lại, tôi chỉ là giảng tình huống chân thực đang diễn ra của khoa học hiện nay.

Đệ tử: Xin Sư phụ giảng một chút về quan hệ nhân quả và tâm từ bi được không?

Sư phụ: Chư vị đề [cập] đến từ bi, nên tôi muốn chỉnh lại tư tưởng của chư vị, tôi cho chư vị biết từ bi là gì. Người ta trong xã hội người thường nghĩ rằng nếu tôi sống thật thoải mái, không có tai, không có nạn, mỗi ngày đều phi thường thư thái, tiêu diêu, tiền cũng không thiếu, cái gì muốn thì đều có, người ta bèn nghĩ rằng Thượng Đế từ bi với con người, đối [xử] với con người thật là tốt. Tôi cho chư vị biết, Thượng Đế sẽ không như vậy, nếu thật sự như vậy, đó là đối [xử] với chư vị thật không tốt. Bởi vì Lý của con người đều là phản đảo lại. Mọi người biết đấy, con người sống tại thế gian, thì phải có giao tiếp với xã hội, vậy nên con người sẽ tạo nghiệp. Jesus giảng rằng: con người là có tội. Bởi vì có tội mới rớt xuống không gian của xã hội người thường này. Trong không gian này, đời đời kiếp kiếp đều đang tạo nghiệp, đều đang phạm tội, chư vị muốn thoải mái thì chẳng phải là không muốn hoàn trả nghiệp sao? Nếu là không trả nghiệp, thêm vào nghiệp chư vị tạo ở kiếp này, kiếp sau ngay cả thân người chư vị cũng không đắc được, chư vị có thể chuyển sinh [thành thứ] bất hảo hơn. [Nếu] chư vị lại tạo nghiệp, thì chỉ có thể rớt xuống địa ngục; rớt xuống nữa, thì tiêu hủy đi; vậy từ trên Lý này mà xét, chư vị nói Thượng Đế đối [xử] với chư vị thế nào mới là tốt đây? Đây chính là nhân quả.

Nhưng tôi nhìn nhận thế nào đối với từ bi thật sự? Nếu như một người thật sự tốt, trong đời này họ sẽ gặp phải rất nhiều rất nhiều ma nạn. Trong những ma nạn này mục đích là để họ trả nghiệp mà trước đây họ nợ, tận dụng đời này nhanh chóng trả hết [nợ]. Đời này có thân người, trả xong nợ [thì] chư vị có thể lên Thiên quốc, vĩnh viễn hưởng phúc, do vậy trong người thường họ sẽ chịu khổ. Thế thì mọi người nghĩ xem, cái nào là từ bi thật sự? Phật xét vấn đề và người xét vấn đề là tuyệt đối không giống nhau. Người thường nghĩ rằng nếu Phật cho con người hưởng phúc nơi người thường, thì đó là từ bi [với] họ, Thần từ bi với họ. Ngược lại, họ [mà] chịu khổ, thì họ oán trời oán đất: “Than ôi, làm sao [mà] Thượng Đế không quản tôi chứ? Tôi là người lạc lối đây!”. Thực sự Thượng Đế đang quản chư vị, để chư vị trả nghiệp, để quay về, vĩnh viễn về được nơi không sinh không diệt, không rớt xuống, tốt biết bao? Đó mới là từ bi thật sự. Mọi người biết đấy, chư vị đang tu luyện, vì sao tôi không trừ bỏ hết khổ của chư vị đi? Không cần chư vị vượt quan, đưa [thẳng] chư vị đi lên chẳng phải là xong rồi sao, thế từ bi biết mấy! Như vậy không được đâu! Cái chư vị nợ thì chư vị phải tự mình trả, hãy nhanh chóng trả, nhanh chóng trả, tôi mới có thể độ chư vị nhanh nhất, không phải đạo lý này sao? Tôi là từ trên góc độ khác mà giảng [về] từ bi, và [về câu hỏi] từ bi là gì. Pháp là giảng cho chư vị, chứ không phải là giảng cho người thường, chư vị phải vĩnh viễn nhớ kỹ điểm này. Người thường vĩnh viễn là trong mê, họ không được biết những đạo lý này, mà con người chính là con người; mà học viên chư vị chính là học viên, người tu luyện và người thường vĩnh viễn là khác nhau.

Có một điểm tôi có thể cho chư vị biết, việc của thiên hạ là không có ngẫu nhiên, Thần đang ở kia trông coi đó. Không gian này có [Thần] quản chuyển sinh luân hồi; có [Thần] quản [sự] ổn định của xã hội; có [Thần] an bài hệ thống xã hội; có [Thần] khống chế sự ổn định của trái đất; có [Thần] quản không khí, các loại thành phần không khí; còn có Thần [giám sát] xem các Thần khác nhau trên trái đất làm những sự tình gì. Ở đây dạng Thần nào cũng có, họ có thể không quản những việc này sao? Trong xã hội người thường, [người ta] muốn xuất hiện cái gì thì sẽ xuất hiện cái nấy một cách tùy tiện hay sao? Tuyệt đối không thể được.

Đệ tử: [Theo] Lý tương sinh tương khắc có phải tại không gian cao tầng thì một trong hai chủng vật chất này gần Chân, Thiện, Nhẫn hơn không?

Sư phụ: Không phải lý giải như vậy. Toàn bộ vũ trụ đều là do Chân, Thiện, Nhẫn cấu thành. Tôi nói thế này nhé, hai chủng vật chất này trong vũ trụ đều là Chân, Thiện, Nhẫn tạo thành. Nếu vũ trụ này chỉ có mặt “chính” tồn tại, đối với sinh mệnh mà nói thì thật đáng thương, họ không có hạnh phúc, họ không có đau khổ, cuộc sống cũng không có gì thú vị. Chính bởi vì có ma nạn, có thống khổ, họ đắc được hạnh phúc, họ biết quý tiếc, biết trân quý, họ mới cảm thấy cuộc sống có hương vị. Do vậy trong vũ trụ có mặt “chính” tồn tại, thì cũng an bài cho sinh mệnh mặt “phụ” tồn tại, đồng thời [những thứ phụ diện] còn có thể tiêu nghiệp cho sinh mệnh.

Đệ tử: Sau khi giải quyết những vấn đề [của bản thân] từ căn bản, mỗi khi nhắc đến việc duy hộ Đại Pháp, con lại cảm thấy nhiệt huyết sục sôi, xin hỏi Sư phụ loại trạng thái này có đúng không?

Sư phụ: Không đúng, không đúng. Mọi người phải hết sức chú ý! Tôi vừa mới đề cập đến vấn đề là: có mặt chính [và cũng] có mặt phụ. Mặt phụ xuống đến phía dưới thì chính là mặt ác; mặt chính xuống đến phía dưới thì chính là mặt Thiện. Cho nên tôi bảo chư vị, chúng ta trong xã hội người thường tuyệt không thể giống như con người trong xã hội người thường mà làm những việc kia, chúng ta nhất định phải dùng mặt Thiện [mà] khởi tác dụng. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng chúng sinh đều có Phật tính. Kỳ thực tôi bảo mọi người rằng, chúng sinh đồng thời cũng đều có cả ma tính. Chính là: đồng thời tồn tại ma tính và Phật tính trong một sinh mệnh. Con người trong những tình huống nóng nảy, tàn bạo, không lý trí thì chính là ma tính. Con người khi [có] trạng thái lý trí, hiền lành, từ bi thì chính là Phật tính. Hai loại tính [chất] khác nhau sẽ thể hiện ra trong các trạng thái khác nhau, cho nên chúng ta vĩnh viễn dùng mặt Thiện. Truyền hình một thời gian trước đây đưa tin thất thiệt đối với chúng ta, khi chúng ta tìm họ, mọi người đều rất lý trí, thiện ý giảng giải cho họ. Lúc ấy rất đông người đi, [nhưng] không nhất định người đông là không tốt. Về cách làm về thái độ [đều] có phân [biệt rõ] thiện ác, hoàn toàn dùng thái độ [từ] thiện hòa [nhã] mà giảng đạo lý, không can thiệp vấn đề chính trị quốc gia, cũng không phá hoại của công, mọi người đều có thể giống như người tu luyện, giảng đạo lý của chúng ta với họ. Họ rất cảm động: chưa từng gặp những người như vậy. Tương phản lại, xã hội nhân loại vì sao có bạo lực? Người thường hễ khi muốn thuyết minh vấn đề gì, giảng đạo lý gì, thì lại chọn diễu hành thị uy, xuất hiện bạo lực, hét lên “A–”, thậm chí dùng vũ lực. Bởi vì con người có mặt ma tính tồn tại, đó là người thường. Chúng ta ở đây là những người tu luyện, chúng ta chỉ có thể dùng mặt Thiện, không thể dùng mặt ác được. Người thường dùng cả hai mặt thiện ác, người thường giảng đạo lý, [nhưng] cũng dùng bạo lực. Nói [đạo lý] không thông thì họ liền động thủ đánh, chửi rủa. Người thường đều có cả hai mặt thiện ác.

Đệ tử: Thầy nói rằng, khi thanh lý vũ trụ thì có người ngoài hành tinh chạy đến trái đất, vậy hình thức tồn tại của chúng là phụ thể hay là hình thức nào khác?

Sư phụ: Trước tiên tôi giảng một chút về chuyện người ngoài hành tinh là như thế nào. Mọi người biết đấy, trái đất này của chúng ta không phải là tinh cầu duy nhất có sinh mệnh trong vũ trụ này, và trái đất cũng không chỉ có một lần này thôi. Tôi đang giảng rằng, tại vị trí này của cái trái đất này trước kia đã từng có các trái đất trước đó. Những trái đất ấy đã bị phế bỏ rồi, cũng có cái đã nổ tung, đã qua rất nhiều lần [như vậy]. Con số này tương đối lớn. Mỗi một lần vào giai đoạn cuối cùng của trái đất này, đều là vào lúc các sinh mệnh ở đó đã hết sức bại hoại, vật chất đã bất thuần, nên không thể được giữ lại nữa. [Khi] toàn bộ quả cầu này đã biến thành một quả cầu nghiệp lực, thì [nó] bị đào thải. Bởi vì sinh mệnh sẽ chuyển sinh mà, chuyển sinh thành đất, đá, thực vật, vật chất, chuyển sinh thành cái gì thì chúng cũng mang theo nghiệp lực, [khiến cho] chỗ nào cũng đều là nghiệp, nên biến thành quả cầu nghiệp lực rồi, lúc đó thì [nó] bị đào thải đi. Trên trái đất vẫn có một số ít người tốt, cực ít, cũng chính là [những người] cá biệt, lấy họ ra, đưa đến một tinh cầu khác trong Tam Giới. Nhưng trái đất này dần dần đã được thay thế không biết là bao nhiêu lần rồi, mỗi lần đều có người được lưu lại. Vậy những sinh mệnh được lưu lại như thế này cũng dần dần đông lên. Mỗi một thời kỳ Thần tạo ra con người có hình tượng đều khác nhau, cho nên sự khác biệt là hết sức lớn. Còn có một số là được sản sinh ra trên tinh cầu khác, đó chính là người ngoài hành tinh.

Họ đã trở thành giống như một bản ghi chép của lịch sử như vậy đấy, giống như vết tích của một trang lịch sử được lưu lại và đặt ở đấy, chỉ có chút tác dụng này thôi. Họ là [những người] được lưu lại vào thời kỳ cuối của trái đất lúc đó, họ mang kỹ thuật thời đó tiến nhập đến tinh cầu kia, khởi điểm khá là cao. Qua năm tháng dài lâu, những [tri thức về] tình huống của vũ trụ mà họ nắm được đã siêu việt vượt rất xa con người trái đất hiện nay. Thân thể của họ có thể tiến nhập vào không gian khác, trong trường không gian khác [họ] thích ứng với trạng thái của trường không gian khác, [họ] đều đã đạt đến trình độ đó rồi. Thứ mà họ cưỡi bay đi bay về, cái khí cụ bay mà con người gọi là đĩa bay, cũng có thể tiến nhập vào không gian khác, bay trong thời không khác. Nếu họ đi trong một thời không rất nhanh, nó tiến vào một lát là đã đi được rất xa rồi, cho nên cái tốc độ ấy đối với con người mà nói là không thể nghĩ bàn. Nhiên liệu [họ] sử dụng căn bản không phải là loại vật chất và khái niệm lý luận kỹ thuật mà khoa học hiện tại có thể nhận thức được.

Qua năm tháng dài lâu, những người ngoài hành tinh này không ngừng phát triển, không ngừng biến dị. Trong vũ trụ này thực sự đã xuất hiện một loại quan hệ xã hội không chính thường của loại sinh mệnh này. Sự tham lam và dục vọng khiến chúng ở đó đã thực sự phát sinh sự việc giống như đại chiến tinh cầu {chiến tranh giữa các vì sao}. [Chúng] vẫn chưa uy hiếp đến nhân loại, là [vì] nhân loại không có năng lực uy hiếp chúng. Vậy nên chúng không tấn công nhân loại. Nếu chư vị uy hiếp đến chúng, chúng sẽ tấn công nhân loại. Mặc dù người ngoài hành tinh không tấn công nhân loại, nhưng chúng biết thân thể của nhân loại là tối hoàn mỹ. Cho nên chúng rất mê thân thể con người, chúng muốn chiếm lấy thân thể con người. [Chúng] dùng khoa học để làm giàu tất cả các lĩnh vực của nhân loại, khiến con người tin vững chắc và ỷ lại vào khoa học. [Khi] phương thức sinh tồn và tư duy của con người đã hoàn toàn đồng hóa với chúng, đến lúc đó chúng chỉ cần thay thế nguyên thần của con người là thành chúng rồi, cuối cùng sẽ thay thế nhân loại.

Nói ra thì dài dòng, chúng đã đến [trái đất] một cách toàn diện ngay từ khi bắt đầu xuất hiện cách mạng công nghiệp tại xã hội phương Tây. Trước thời kỳ đó chúng đã đến rồi, nhưng chúng chưa thao túng [nhân loại]. Khi chúng toàn diện kéo tới là lúc xã hội người da trắng bắt đầu tiến vào xã hội công nghiệp. Chúng vì để chiếm lĩnh trái đất này mà đã chuẩn bị đầy đủ, đã an bài một cách hệ thống. Chúng đã sáng tạo ra khoa học cho con người, cho nên cái khoa học này là do người ngoài hành tinh làm ra. Mục đích của chúng là thống nhất con người, biến tư tưởng của con người trở thành giản đơn, quy phạm cho giống như cơ khí. Tri thức cũng được thống nhất lại, [để] tương lai chúng dễ bề thao túng, thay thế con người. Hơn nữa, chúng còn tuyển chọn một số dân tộc làm đạo [quân] tiên [phong] của chúng để thao túng nhân loại một cách toàn diện trong tương lai. Nhật Bản là đạo quân tiên phong mà chúng dẫn động về kỹ thuật; Mỹ là đạo quân tiên phong phá hủy tất cả văn hóa cổ xưa của trái đất, ngay cả văn hóa của quốc gia phong bế nhất, cổ xưa nhất cũng không thoát được. Toàn thế giới đều đang bị ảnh hưởng bởi văn hóa hiện đại của Mỹ quốc. Mà Anh quốc là đạo quân tiên phong về phương diện chế tạo cơ khí vào những thời kỳ đầu; còn Tây Ban Nha là đạo quân tiên phong để làm hỗn tạp nhân chủng. Biện pháp mà người ngoài hành tinh khiến con người thoát khỏi Thần là [làm] hỗn tạp nhân chủng, khiến con người trở thành người không có gốc, giống như thực vật tạp giao của con người ngày nay. Người Nam Mỹ, người Trung Mỹ, người Mêxicô và một số [dân tộc] người Đông Nam Á đều bị hỗn loạn nhân chủng. Tất cả [những điều đó] đều không qua được mắt Thần. Người ngoài hành tinh đã làm những chuẩn bị tương đối đầy đủ để tiếp quản con người.

Những người biết thao tác máy tính, ai ai cũng đều bị đánh số rồi. Đương nhiên học viên chúng ta không tồn tại vấn đề này. Chư vị hễ sau khi đã đắc Pháp, thì tôi sẽ thanh lý tầng thân thể mà đã bị chúng chiếm hữu ấy. Chúng ở trong thân thể người đã hình thành nên một tầng thân thể của chúng, [điều đó] cực kỳ đáng sợ! Người ta từ tiểu học đến đại học, toàn bộ [những thứ] được học đều là khoa học do chúng mang đến, và tất cả những gì nhân loại đang sử dụng hiện nay đều là [do] khoa học tạo thành, không đâu không có. Tư tưởng của con người về máy tính, về kỹ thuật mà linh cảm đến vì sao lại phát triển nhảy vọt đột ngột [như vậy]? Là tầng thân thể của người ngoài hành tinh thao túng nhân loại mà hình thành ấy làm [việc đó]. Chính là một bộ các thứ kỹ thuật, khoa học của chúng đã hình thành ở bên trong thân thể con người đang thao túng tư tưởng con người làm như vậy. Hiện nay máy tính quả thực là phát triển không thể tin nổi, [nhưng] đó không phải là kỹ thuật của con người. Nhân loại nếu cứ lâu ngày như vậy, thì sẽ đối diện với nguy cơ bị người ngoài hành tinh thay thế. Nhưng mọi người nghĩ xem, người ngoài hành tinh rốt cuộc cũng là sinh mệnh nội trong Tam Giới này [của] người thường, chúng dám làm như vậy, cũng là có nguyên nhân khác, cũng là bởi vì Pháp của vũ trụ đã bị lệch rời mà xuất hiện, Thần không quản nữa, cho nên cũng là có quan hệ với sinh mệnh cao tầng. Nếu muốn xoay chuyển chuyện này thì phải xoay chuyển bắt đầu từ bên trên. Bởi vì chúng có một quan niệm: [chúng] nhìn nhận rằng con người đã không được nữa rồi, đạo đức đã bại hoại rồi, đều không được nữa rồi, đổi là đổi thôi, đường nào cũng sẽ phải đào thải. Phật từ bi với con người là vì Như Lai và Bồ Tát cách nhân loại gần nhất, là Phật tầng thấp nhất. Các Phật cao hơn Phật tầng ấy rất nhiều tầng thứ, quay đầu lại xem thì [thấy] Phật Như Lai cũng là người thường. Còn nhân loại thì là cái gì? Chẳng là gì cả, một khi thấy không còn tốt nữa, thì hủy bỏ rồi bắt đầu lại thôi, chính là khái niệm này. Từ bi trong đầu não họ không phải là đối với con người mà là đối với Phật. Thần ở tầng thứ cao hơn nữa, họ quay đầu lại xem thử, nói rằng cái nhân loại ấy căn bản chẳng là gì hết, thậm chí chẳng bằng cả vi sinh vật. Đạo lý là như vậy, phải không?! Có người còn đang nói rằng: “Thầy độ chúng tôi, thầy nên độ như thế này, độ như thế kia”. Tôi nói rằng, Phật không độ chư vị thì trong lòng khó chịu [như thể] mắc nghiện vậy có phải không? Không phải như vậy, mà là vì Phật từ bi với con người, từ bi với chư vị mới làm như vậy thôi. Con người cứ lựa chọn, con người cứ muốn đắc độ ra sao, tu luyện như thế nào. Con người không biết là bản thân họ đang nói cái gì.

Tình huống của người ngoài hành tinh chính là như vậy. Bởi vì bên trên đang thanh lý chúng, hễ thanh lý thì chúng phát hiện ra, cho nên chúng chạy đến nơi này, những năm gần đây đặc biệt nhiều. Nhưng chúng không biết rằng tôi làm việc này cũng là an bài một cách hệ thống, chúng chạy đến đâu cũng chạy không thoát. Tất cả những việc xấu chúng làm đều phải bồi thường, điểm này là khẳng định. Lý của vũ trụ này đối với bất kể sinh mệnh nào cũng đều tuyệt đối hợp lý, cho nên tất cả những gì chúng làm, chúng đều phải bồi thường. Còn nói [về việc] cuối cùng sẽ xử lý thế nào đối với sinh mệnh của chúng, thì sau này tuyệt đối sẽ không tồn tại người ngoài hành tinh nữa. Nếu trong số người ngoài hành tinh thực sự có kẻ tốt, thì sinh mệnh của nó có thể được chuyển sinh thành sinh mệnh khác. Còn những sinh mệnh bất hảo thì phải bị đào thải. Cho nên tất cả những gì mà mọi sinh mệnh làm đều là đang tự xếp đặt vị trí tương lai của chính mình, gồm cả tất cả con người. Con người làm điều gì thì cũng đều là đang tự xếp đặt vị trí cho chính mình.

Hiện nay đại đa số người ngoài hành tinh chúng đến đây là vì chạy trốn để giữ mạng sống, chúng đã biết rằng cuối cùng chúng rất khó chạy thoát được, cho nên có một số người ngoài hành tinh đã kết hôn với người trái đất. Nhưng không phải là kết hôn chính đáng, vì ai cũng sẽ không kết hôn với chúng. Chúng bắt một phụ nữ nông thôn để lưu lại hậu duệ của chúng. Còn có [những kẻ] đang lẩn trốn trong người thường. Chúng dù trốn thế nào cũng không trốn nổi. Công khổng lồ là từ vi quan lên, cho dù ngươi là thép, sắt, gỗ, thân thể người, nước, đá, không khí, thực vật, động vật, vật chất, v.v… tất cả đều đang từ vi quan hướng lên bề mặt mà lên. Chư vị nói xem chúng trốn đến đâu, [công] ở đâu cũng có, đều đang xung lên bề mặt, cho nên chúng đã thấy rồi, không có nơi nào trốn được, không có nơi nào ẩn nấp được. Chúng tồn tại như thế nào? Phụ thể thì không phải, nhưng có một số chúng biến thành hình tượng con người đi lại trên đường, chư vị cũng không biết chúng là ai. Có một số đã trốn mà không ra, nhưng số ấy đã rất ít, vô cùng ít rồi. Quá khứ chúng có thể ẩn trốn, đĩa bay của chúng có thể bay đến các không gian khác. Nhưng toàn bộ các không gian khác đều đã được giải quyết cả rồi, toàn bộ là công khổng lồ đang tiến đến nơi đây, chúng cũng trốn không được nữa rồi. Chúng chỉ có thể trốn trong sơn động nào đó, dưới đáy biển ở không gian này, [nhưng] thế cũng không trốn nổi. Dù sao, vấn đề chúng đang đối mặt chính là như vậy. Tất cả các sinh mệnh đều đang ở trong sự kiện này mà tự xếp đặt vị trí cho mình.

Đệ tử: Khoa học của xã hội người thường là sai, vì thế phải chăng chúng con có thể trực tiếp bước vào tu luyện mà không cần trải qua nhồi nhét tri thức người thường?

Sư phụ: Từ một góc độ khác mà giảng, vẫn có thể đạt được đề cao ở phương diện tri thức. Khi tôi giảng Pháp, vì để cho mọi người có thể hiểu rõ, tôi cũng dùng quan niệm của con người hiện đại để giảng Pháp, việc đó về phương diện tri thức cũng có thể đả khai được lối nghĩ của con người, đối với việc đắc Pháp cũng có chỗ tốt. Nếu văn hóa thấp quá, thì rất khó lý giải được các danh từ hiện đại mà tôi [dùng để] giảng. Nhưng không phải không có thì không được. Nếu như không có loại văn hóa hiện đại do khoa học đem lại này, thì tôi có thể sử dụng ngữ ngôn cổ đại để giảng Pháp, không dùng phương thức [mà tôi đang] giảng ngày hôm nay để giảng. Thế nhưng xã hội hiện tại dù sao thì cũng đã [trở thành] như thế này, cho nên chư vị phù hợp với trạng thái của xã hội người thường mà làm thì được rồi. Hiện giờ thì cũng chỉ có thể là như thế này thôi. Tôi nghĩ rằng làm người tu luyện, thì bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, chư vị ở bất kỳ vị trí nào [trong xã hội] chư vị cũng phải làm tốt hết thảy: là một học sinh thì phải học cho giỏi; đi làm thì phải làm việc cho tốt. Nếu chư vị làm ra hình thức đặc thù nào đó, thì hình thức tu luyện của chư vị cũng có thể theo đó mà phát sinh biến hóa, và sẽ mang đến khó khăn cho cuộc sống và tu luyện của chư vị. Chư vị cần phải biết rằng, mặc dù người ngoài hành tinh đã mang khoa học của chúng đến cho nhân loại vì để đạt mục đích [của chúng], nhưng chư Thần đang khống chế tất cả, và ngược lại cũng đang lợi dụng chúng.

Đệ tử: Chúng con có nên dành nhiều thì giờ hơn để tu luyện, và dành ít thì giờ làm công tác nơi người thường hơn?

Sư phụ: Không phải khái niệm này. Chư vị cần phải hết sức [mà] chiếu theo thời gian công việc của người thường để hoàn thành công việc của chư vị. Tôi nghĩ rằng dù bận rộn thế nào, chư vị vẫn có thì giờ luyện công và đọc sách, chính là như thế. Tôi nghĩ rằng, làm một đệ tử tinh tấn, thì trong tâm chư vị nên [mong muốn] dùng nhiều thời gian rảnh rỗi để dành vào tu luyện.

Đệ tử: Chúng con có cần cố ý đi tìm một môi trường phức tạp để tu luyện không?

Sư phụ: Không cần thiết. [Chư vị] chớ lúc nào cũng muốn làm những việc gì đó một cách cố ý, muốn tự mình an bài con đường tu luyện của bản thân mình thì không được. Không được cố ý mà muốn thế này, thế kia, con đường [tu luyện] của chư vị là do tôi an bài. Nếu chư vị muốn tu luyện thì chính là như thế. Chư vị nên làm việc gì thì chư vị hãy làm việc nấy. Ở Trung Quốc có một số người đột nhiên không để ý đến ăn mặc của mình sau khi bắt đầu luyện công. Vốn dĩ nên ăn mặc cho ra dáng, chỉnh tề và sạch sẽ, cho ra dáng con người. Vậy mà cô ấy (anh ấy) lại lôi thôi lếch thếch, thậm chí là không biết hổ thẹn, như thế không được. Đây không phải [giống như] năm xưa Trương Tam Phong tu Đạo. Ngày nay chư vị là tu luyện trong xã hội người thường, ít nhất [chư vị] phải ra dáng con người. Thần là cao hơn con người, càng phải làm tốt hơn, trong mọi phương diện đều cần phải làm tốt hơn. Nhất định không được hễ luyện công rồi thì cái gì cũng không quản nữa, cả ngày lôi thôi lếch thếch, dơ dáy, như thế không được. Từ một điểm nào đó mà giảng, chư vị đang phá hoại hình tượng của Đại Pháp, có phải vậy không? Cho nên lần này mở Pháp hội này tôi bảo mọi người, và thông báo cho những người phụ trách, tôi bảo mọi người phải ăn mặc chỉnh tề, không được để người ta thấy chẳng giống ai, phải không? Mấy năm nay kinh tế Trung Quốc cũng không tệ, nên mặc một bộ quần áo đẹp về căn bản là không thành vấn đề. Ngược lại tôi không bảo chư vị cứ phải mặc y phục đẹp, nhưng ít nhất chư vị phải gọn gàng sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề một chút. Nhớ kỹ chúng ta tu trong xã hội người thường, vấn đề này không đáng là vấn đề nào cả. Về vấn đề tu luyện, chúng ta chớ tự an bài hoàn cảnh tu luyện cho mình.

Đệ tử: Thiên mục của một cháu bé bốn tuổi đã khai mở, có thể nhìn thấy Pháp Luân và tên của Thầy phát ra ánh sáng, nhưng có lúc nó rất cứng đầu, và nếu người lớn không chiều thì nó la khóc ầm ỹ, ầm ỹ khiến trong tâm con rất khó chịu.

Sư phụ: “Ầm ỹ khiến trong tâm con rất khó chịu”, chẳng phải chính chư vị đã tự viết ra rồi hay sao? Chư vị rất khó chịu, rất khó chịu chính là tâm chư vị đã động rồi, đứa trẻ đó chẳng phải đang giúp chư vị đề cao sao?

Đệ tử: Đứa con gái hai tuổi [của con] khi nhìn thấy Pháp Luân thì rất phấn khích nói: “Pháp Luân”, khi nhìn thấy Pháp tượng của Thầy thì nói: “Sư phụ”, còn thường xuyên ngồi dưới đất hợp thập, nói: “Luyện công”, có lúc khi phát băng tiếng của Thầy nó liền nói: “Nghe Sư phụ giảng”.

Sư phụ: Thế thì cháu bé này đặc biệt lắm. Vì cháu chỉ có hai tuổi thôi, đứa trẻ như vậy có thể là đến để đắc Pháp. Các tiểu đệ tử, tiểu học viên chúng ta, tầm 4-5 tuổi và 5-6 tuổi tu được tốt thì có rất nhiều, rất là thần kỳ. Một số em rất là thần thông, bộ phận những người này tương đối nhiều. Người trong nhà nào trong tương lai sẽ đắc Pháp, Thần ở bên trên thấy rất rõ: “Ồ, người nhà này sẽ đắc Pháp.” Nói không chừng vị ấy liền an bài để được chuyển sinh vào đó, chuyển sinh sẽ có thể đắc Pháp.

Đệ tử: Có phải nơi bệnh viện là có nhiều nghiệp lực hơn các nơi khác?

Sư phụ: Là một bệnh viện nơi xã hội người thường, một nơi để trị bệnh mà nói, thì dường như có nhiều hơn một chút. Nhưng là người luyện công chư vị sợ gì chứ? Không có quan hệ gì với người luyện công chúng ta, những thứ đó không làm hại chúng ta được.

Đệ tử: Làm giải phẫu bệnh lý ở bệnh viện có tác dụng xấu đối với người luyện công không?

Sư phụ: Nếu là công việc của chư vị, thì chư vị cứ làm, không sao cả, bởi vì [đó] đã là người chết rồi. Chúng tôi giảng tu luyện phù hợp ở mức tối đa với trạng thái xã hội người thường. Chớ vì chúng ta là người tu luyện mà cải biến tất cả hình thức của xã hội người thường, thế không được.

Đệ tử: Nếu trên miệng không [lăng] mạ người ta, nhưng trong tâm lại [lăng] mạ, thế có mất đức không?

Sư phụ: Có người nói: “Tôi tu được rất tốt, biểu hiện rất tốt”, nhưng các chấp trước trong tâm của họ chưa buông bỏ một chút nào, thế có thể được tính là tu không? Đó chẳng phải là giả sao? Vì thế cải biến từ bản chất mới là cải biến thật sự. [Vẻ] bề ngoài đều [chỉ] là hình thức. Miệng chư vị có [lăng] mạ hay không đó [chỉ] là hình thức, tâm của chư vị có cải biến hay không đó mới là [cải biến] thật sự. Nếu chư vị chửi thầm trong tâm, thì đương nhiên tâm chưa có cải biến. Thất đức hay không chỉ là việc nhỏ. Ðại Pháp không phải được truyền ra để bảo tồn đức của người thường.

Đệ tử: Có một số học viên sợ các động vật và sinh vật có độc, phải chăng nếu những tâm này không buông bỏ thì không thể viên mãn được?

Sư phụ: Ðó là hai chuyện khác nhau. Tâm sợ hãi bỏ được là được rồi. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta không hẳn là sợ chúng, mà đều là chán ghét những thứ dơ bẩn này. Loại dơ bẩn này không phải là loại dơ bẩn khi nhìn thấy phân, mà là loại dơ bẩn khi nhận thấy những thứ này là những thứ bất hảo. Trong thế giới tương lai, vũ trụ của tương lai, loại sinh vật này sẽ không tồn tại. Tôi bảo chư vị rằng, vũ trụ lúc sơ kỳ không có những thứ mang độc, những thứ ác này. Tại sao sau này chúng xuất hiện? Ðó là vì nghiệp lực của các sinh mệnh càng ngày càng nhiều, càng ngày càng bất hảo, vũ trụ cũng càng ngày càng tạp, những thứ bất hảo cũng sản sinh nhiều lên, dần dần thì cũng càng ngày càng trở nên độc hơn, chính là một quá trình phát triển như vậy.

Đệ tử: Trong bài kinh văn “Ngộ” giảng “lần lượt liên tiếp đến” [lưỡng lưỡng tương kế nhi lai]. Thưa, lý giải “từng cặp từng cặp” [lưỡng lưỡng] như thế nào?

Sư phụ: Ðó là ngữ pháp Trung Quốc cổ đại. Ngữ pháp Trung Quốc cổ đại có thể diễn giải rõ ràng các vấn đề, văn tự súc tích, ý nghĩa được nói đến lại sâu sắc, nội hàm được bao hàm lại lớn, đó là văn tự tốt nhất. Người xưa giảng rằng đó là tiếng của thiên thượng, văn tự của thiên thượng. Đạo đức của nhân loại ngày nay đã bại hoại, không còn được nữa, nên cũng sử dụng bạch thoại rồi. Như thế câu “lưỡng lưỡng tương kế nhi lai”, muốn giải thích nó ra thì ý tứ chính là: cả ba cùng nhau, hai người một nhóm. Có người bàn với người khác rằng: “Pháp này rất tốt, hai chúng ta tu nhé”; người kia cũng thấy rằng Pháp này rất tốt, [nên] họ cũng đến; sau đó vị kia lại bảo với người trong nhà, dẫn người trong nhà đến [học], như thế người ta cứ từng ba từng đôi mà đến. Dùng bạch thoại thì tôi phải dùng cả một đoạn lời nhiều như thế. Dùng [cụm từ] “lưỡng lưỡng tương kế” mà đến, chỉ bốn chữ như vậy đã khái quát được toàn bộ rồi. Chính là ý nghĩa này. “Tương kế” [nối nhau] mà, chính là họ lục tục lục tục đến vào thời gian khác nhau, liên tục, kế tiếp nhau mà đến. Diễn giải “tương kế” ấy cũng phải dùng rất nhiều lời.

Đệ tử: Đệ tử Ðại Pháp làm công việc buôn bán sách báo, có thể mua sách Ðại Pháp với giá bán buôn và bán lại với giá lẻ không?

Sư phụ: Một thời gian trước chính tôi cũng đã nghĩ đến một chuyện, bởi vì ở Trung Quốc thời gian mới đây số công nhân phải thôi việc (thực tế chính là thất nghiệp) tương đối nhiều, trong đó có một số rất ít là học viên của chúng ta. Sau này tôi nghĩ, có thể để cho họ buôn bán sách Pháp Luân Ðại Pháp hay không? Như thế vừa giải quyết được vấn đề sinh sống của họ, vừa giải quyết được vấn đề mua sách của học viên. Có một số học viên đã làm thế rồi. Sau này tôi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy như vậy không đúng. Không đúng như thế nào? Mọi người hãy nghĩ xem, Ðại Pháp có thể [cứu] độ chúng ta, Đại Pháp thần thánh nhường ấy, vậy mà chúng ta lại dùng Nó để kiếm tiền, chúng ta đã xếp đặt mình ở chỗ nào rồi? Đã đặt Ðại Pháp ở chỗ nào rồi? Như thế cực kỳ không nên, cho nên tôi đã không để họ làm nữa. Thế thì tại sao [người thường] trong xã hội lại có thể làm? Bởi vì tôi là mượn xã hội người thường để truyền Pháp. Xã hội người thường cũng là hình thức thể hiện của Pháp ở tầng thứ thấp nhất, vì thế mà các ngành các nghề của nó là tồn tại như vậy, thế không có sai. Bởi vì nếu như sách của chúng ta không có nội hàm ở đằng sau, [chỉ là] giấy trắng chữ đen, thì đó chỉ là một quyển sách. Chính vì có nội hàm ở đằng sau, nên mới khởi được tác dụng của Pháp. Các nhà sách và người buôn sách trong xã hội người thường đi làm việc ấy {bán sách Ðại Pháp}, thế thì không có vấn đề, ấy chính là phù hợp với tầng Pháp ở xã hội người thường này. Là đệ tử chúng ta, quả thực là có tồn tại vấn đề như vậy. Chúng ta lợi dụng Pháp để kiếm tiền, mà đại đa số những người mua sách lại đều là đệ tử chúng ta, tiền này dùng sao đây?

Nếu bản thân chư vị mở tiệm sách, và dùng điều kiện tiện lợi này để kinh doanh sách Ðại Pháp, không phải là cố ý lập dựng ra vì Ðại Pháp, và trước đó chư vị đã mở tiệm sách rồi, thế thì tôi cũng không phản đối chư vị làm như thế. Bởi vì rốt cuộc chư vị đã buôn bán sách trước đó rồi. Nhưng tôi nghĩ rằng, thuận theo việc chư vị không ngừng nhận thức Pháp, tôi tin chư vị sẽ có cách làm mới.

Đệ tử: Vì để gặp được Thầy, con bất chấp mọi sự và xích mích với người trong nhà, như thế là đúng hay sai?

Sư phụ: Nếu chư vị là từ Trung Quốc đại lục đến, rất có thể chính là không cho chư vị đến. Cũng rất có thể là Pháp thân của tôi không để chư vị đến, để chư vị an tâm tu luyện. Nếu chư vị không phải đến từ Trung Quốc đại lục, thì có thể bản thân chư vị có nguyên nhân khác. Có thể là để xem chư vị có kiên định hay không, tất cả đều có thể. Cái này tự chư vị phải ngộ.

Đệ tử: Con biết tu luyện cần phải tranh thủ thời gian, nhưng lại muốn có con, thế có tính là chấp trước không?

Sư phụ: Chúng ta đã nói rằng tu luyện phù hợp tối đa với người thường. Hiện nay các đệ tử trẻ tuổi tu luyện cũng có mấy chục triệu người, nếu mọi người đều không kết hôn và sinh con, như thế có phải là một kiểu phá hoại xã hội người thường không? Ít nhất tôi có thể cho chư vị biết rằng, chư vị chưa phù hợp với hình thức tu luyện trong xã hội người thường. Nhưng có người nói “Cả đời này tôi thực sự không muốn kết hôn, tôi đã thực sự quyết tâm rồi”. Tôi cũng không phản đối, vậy chư vị cứ tu luyện như thế. Miễn là không gây gánh nặng hay mâu thuẫn thêm nữa cho cuộc sống của chư vị hoặc trong các phương diện khác, như thế tôi cũng không quản. Sự việc trong nhân thế là do chư vị tự định đoạt, chư vị tự mình làm. [Chư vị] nói “Nếu có con rồi sẽ gây ảnh hưởng cho sự tu luyện”, tôi thấy sẽ không phải vậy, sẽ không như thế.

Đệ tử: Viên mãn có những hình thức nào? Có phải đều mang theo bản thể?

Sư phụ: Tôi đã giảng vấn đề này rồi, chỉ có những ai đến Thế giới Pháp Luân mới mang theo thân thể. Còn với những ai đến các nơi khác, chính vì các vị có rất nhiều người là từ các tầng thứ và các cảnh giới khác nhau đến để đắc Pháp. Từ [góc độ] trên đó mà xét [nếu] mang thân thể trở về, Thần Phật sẽ cảm thấy chư vị mang về cái gì mà kỳ kỳ quái quái thế, cho nên họ ở đó về căn bản là không có, không cần. Nếu mang cái thứ này trở về, thì sẽ phá hỏng cả bộ các thứ tu luyện của họ. Hãy chú ý, bất kể chư vị từ đâu đến, tôi chỉ đồng hóa những gì nguyên có của chư vị với Pháp mới và chân chính nhất mà thôi. Còn nói về những thứ ở bề mặt của sự tu luyện của chư vị, tôi đều không đụng đến, đó là để bảo đảm cho chư vị quay trở về nơi nguyên lai của chư vị. Nói cách khác, nếu chư vị là Phật thì chư vị sẽ là Phật; nếu chư vị là Ðạo thì chư vị sẽ là Ðạo; nếu chư vị là Thần thì chư vị sẽ là Thần. Hình tượng của chư vị và tất cả những gì trong quá khứ của chư vị đều không thay đổi. Còn [những ai] trước đây chưa có quả vị, thế thì thông qua lần này sẽ có thể khiến chư vị đạt được quả vị, sau đó nên về nơi nào thì sẽ an bài cho chư vị về nơi đó.

Đệ tử: Khi luyện công con luôn luôn nghe thấy một loại âm nhạc cố định, không phải là nhạc Đại Pháp. Con lo rằng có tín tức từ không gian khác can nhiễu?

Sư phụ: Âm nhạc của các không gian khác thì khác với nhạc tu luyện của chúng ta. Nhưng quả thực có âm nhạc mỹ diệu ở các không gian khác, nếu nghe được thì là nghe được, đừng quản nó, đó là âm thanh từ các không gian khác. Và cũng đừng lo lắng, bản thân âm nhạc hoàn toàn không đại biểu cho tu luyện. Khi chư vị đang tu luyện Ðại Pháp, tôi để chư vị nghe âm nhạc này mà luyện. Mục đích là khi tư tưởng chư vị còn chưa đạt được nhập tĩnh thì một niệm thay cho vạn niệm. Nói cách khác khi chư vị nghe nhạc thì não chư vị sẽ không suy nghĩ lung tung, mà chỉ nghe nhạc thôi, như thế có chỗ tốt đối với việc luyện công của chư vị. Nhưng ấy nhất định phải là âm nhạc luyện công của chúng ta.

Đệ tử: Trên thân thể con bị một loại can nhiễu, [trong đó] có tiếng nói, hình ảnh, kéo dài đã nửa năm rồi, mãi chưa đột phá được.

Sư phụ: Nếu chư vị là một người tu luyện chân chính, thì dù cách nghĩ của chư vị lúc mới tiến nhập Ðại Pháp là gì, chư vị phải buông bỏ nó đi, và chư vị đừng quản điều gì cả. Tự chư vị phải minh xác. Chư vị đến tu luyện không phải là để giải quyết việc ấy. Mục đích tôi truyền ra Pháp này là để độ nhân, tu luyện, để con người quay trở về, chứ không phải để giải quyết vấn đề gì của thân thể người thường cả, Nó là nghiêm túc. Con người phải xác định rằng bản thân mình chân chính tu luyện, thì vấn đề gì cũng có thể giải quyết cho chư vị. Nhưng nếu chư vị chỉ vì để giải quyết vấn đề nào đó của người thường, thì chúng tôi đều không thể giải quyết cho chư vị được, tóm lại một câu: Pháp là [để] tu luyện. Ví dụ có người biết rằng Pháp Luân Công không trị bệnh, [bèn nói] “Thế tôi không trị bệnh. Tôi đã hiểu rằng không trị bệnh, và tôi cũng không nhắc đến trị bệnh. Tôi cũng không để người khác trị bệnh cho mình.” Tuy thế trong tâm của họ vẫn đang nghĩ: “miễn là mình luyện công, Sư phụ nhất định sẽ loại bỏ bệnh cho mình.” Chư vị xem, trong tâm họ vẫn đang nghĩ: “chỉ cần mình luyện công, Sư phụ nhất định sẽ loại bỏ bệnh của mình.” Trong tâm họ cái suy nghĩ được chôn giấu rất sâu ấy vẫn còn, họ vẫn muốn để tôi quản bệnh của họ, nghĩa là, họ vẫn còn đang chấp trước vào cái bệnh ấy. Nếu họ thật sự buông bỏ được, căn bản không còn nghĩ đến và không quản nó nữa, thì chư vị xem xem sẽ như thế nào? Đó gọi là “vô cầu nhi tự đắc”. Bất kỳ hình thức tu luyện và phương pháp tu luyện nào cũng đều như thế cả. Trong xã hội người thường, bất cứ thứ gì chư vị cũng đều có thể thông qua chấp trước mà đạt được, thậm chí là chấp trước truy cầu hơn nữa, tuy nhiên Lý trong không gian khác thì hoàn toàn trái ngược, là ngược lại, khi chư vị nỗ lực muốn đạt được, chấp trước muốn [có được] mà thực thi, thì sẽ chẳng có gì cả. Vừa hay là khi chư vị càng buông bỏ, càng không quản nó, thì chư vị mới có thể đạt được, cho nên gọi là “vô cầu nhi tự đắc”.

Đệ tử: Khi Sư phụ làm đại thủ ấn ở Pháp hội Singapore, có người cảm thấy rất thoải mái, có người cảm thấy rất mỹ diệu, có người cảm thấy buồn, thương tâm, rơi lệ, [sự khác nhau đó] là có quan hệ với tầng thứ tu luyện phải không?

Sư phụ: Khá đúng, về cơ bản thì khá đúng. Sự cảm thụ và lĩnh ngộ của mỗi người đều không giống nhau.

Đệ tử: Tu luyện viên mãn đều là đạt đến cảnh giới vô tư, vô ngã, thế thì tại sao vẫn có các tầng thứ khác nhau?

Sư phụ: Nói thế này nhé, tu thành La Hán sơ quả cũng là viên mãn, có thể đạt được giải thoát tự thân là đã khả dĩ rồi, không cần nghĩ đến việc phổ độ chúng sinh, cũng không cần nghĩ đến việc quản người khác, người tu luyện tự mình nỗ lực đạt được [như vậy] là được rồi. Ðó chính là La Hán sơ quả. Nếu chư vị muốn đạt đến quả vị Bồ Tát, dù chỉ là Bồ Tát sơ quả, trong tu luyện chư vị ắt phải tu đại từ bi, xuất tâm đại từ bi. Ngoài việc giải thoát bản thân ra, còn phải giúp đỡ người khác giải thoát, dù chư vị làm được hay không làm được, chư vị sẽ có cái tâm ấy, thấy chúng sinh đều thật là khổ, nhìn chúng sinh là rơi lệ, mà không phải là giả vờ, mà là chân thật. Chư vị không động bất kỳ tâm niệm nào cả. Đương nhiên trong tu luyện sẽ không cứ luôn xuất hiện trạng thái ấy, nhưng mà nó sẽ xuất hiện. Còn nếu chư vị tu thành Phật, tâm từ bi của chư vị sẽ khác đi, chư vị tuyệt sẽ không giống như Bồ Tát thấy chúng sinh là rơi lệ, chư vị sẽ có tâm từ bi. Mà càng hiểu rõ quan hệ nhân duyên của chúng sinh hơn, nhìn mọi việc với trí huệ càng lớn hơn. Thế còn tu đến [quả vị] Phật ở tầng thứ rất cao so với Phật Như Lai, quay đầu lại xem thử: “Loại tâm từ bi ấy là gì vậy?”. Họ cho rằng tâm từ bi của Phật đối với người thường cũng là chấp trước. Họ chỉ từ bi đối với chúng Thần, chúng Phật, chúng sinh của thế giới Phật bên dưới họ thôi, chứ không từ bi đối với con người. Đó không phải là nói rằng họ không từ bi, mà là cảnh giới của họ quá cao rồi. Đối với các sinh mệnh ở phía dưới mà nói thì còn không bằng cả vi sinh vật, về căn bản họ không xem con người thấp kém kia là loại sinh mệnh có gì hữu dụng cả. Đạt đến Phật ở cảnh giới cao hơn nữa, quay đầu lại xem thử: “Ô, Phật Như Lai thì cũng là người thường cả, những người này đang làm gì dưới đó vậy?” Họ sẽ coi con người là gì đây? Con người không là gì cả. Ở trong đất chui qua chui lại, giống như vi sinh vật cực kỳ nhỏ bé. Thế thì Phật ở cảnh giới cao hơn cao hơn nữa thì sao, chư vị muốn đạt đến trạng thái ấy, thì chư vị phải tu luyện đến cảnh giới ấy. Tôi chỉ là giảng ra một loại trạng thái biểu hiện đơn giản nhất của họ, chứ không phải chỉ có như thế.

Chân Pháp là không thể để con người biết, bởi vì chư vị vẫn còn nhân tâm. Sinh mệnh trong các cảnh giới khác nhau có các trạng thái khác nhau. Hơn nữa phương diện thân thể vật chất này của sinh mệnh cũng đang liên tục biến hóa. Giả như thân thể của Phật do nguyên tử cấu thành, thế thì thân thể của Phật cao hơn và của Thần cao hơn, thì có thể là do [những hạt] tương đương với neutron cấu thành. Lên trên nữa, thì có thể do neutrino, hạt quark [cấu thành]. Đó chỉ là mức vi quan mà con người có thể nhận thức đến được. Thế [thân thể] cấu thành từ vật chất vi quan hơn, vi quan hơn nữa thì sao? Nhìn thì thấy năng lượng lớn hơn, bởi vì lạp tử vật chất càng nhỏ, thì mật độ của nó càng lớn, cho nên nhìn thì thấy nó cực kỳ mịn, rực rỡ. Chúng ta nhìn thân thể con người thì còn có thể thấy được lỗ chân lông, nhưng nếu chư vị nhìn thân thể của Thần thì không có lỗ chân lông. Khi chư vị nhìn thân thể của các sinh mệnh trong Tam Giới [ở tầng thứ] cao hơn con người một tầng, tức là thiên nhân ở các tầng thứ khác nhau nội trong Tam Giới, chư vị thấy thân thể của họ đối với con người mà nói thì quả thực là trơn nhẵn, mịn màng, quá mỹ hảo rồi. Chính là vì lạp tử của họ so với lạp tử của con người thế gian thì nhỏ hơn, mật độ lớn hơn. Nghĩa là, [khi] họ không ngừng thăng hoa, thì hết thảy hình thức bề mặt cũng đang thăng hoa, sự thăng hoa cảnh giới là điều kiện tiên quyết. Viên mãn là có các cảnh giới khác nhau. Cho dù chư vị tu đến tầng thứ nào, thì [những gì] từ tầng thứ chư vị trở xuống, đối với chư vị mà giảng thì đều không còn là mê nữa. Tận hiển ra trước mắt, có thể nhìn thấy chân tướng của hết thảy. Nhưng hết thảy những gì cao hơn tầng thứ của chư vị, thì sẽ vĩnh viễn là chỗ mê của chư vị, chư vị vĩnh viễn không biết. Đó chính là quả vị mà chư vị chứng [ngộ] được, chư vị phó xuất bao nhiêu, chư vị đã tu luyện bao nhiêu, thì chư vị đắc được bấy nhiêu.

Đệ tử: Con hiểu rằng tu luyện là điều nghiêm túc. Nhưng mặt khác lấy khổ làm vui, cười ha ha mà tu, thì có sai không?

Sư phụ: Không có sai. Nếu như trong quá trình tu luyện chư vị có thể thời thời khắc khắc bảo trì được sự vui vẻ, gặp phải khó khăn nào cũng đều có thể làm được như thế, thì tôi nói rằng chư vị thực sự xuất sắc, mọi người sẽ thực sự bội phục sự xuất sắc của chư vị. Việc đó là rất khó làm được, đối mặt với bất kể khổ nạn nào tâm cũng đều bất động và có thể vui vẻ cười ha ha mà đối đãi là rất khó. Nhưng ngay cả khi chúng ta không gặp [chuyện] phiền toái hoặc vượt quan, mà có thể trường kỳ bảo trì một thái độ lạc quan, tâm lý từ bi, đó là điều mà người tu luyện lúc bình thường cần phải làm được, đó là trạng thái tốt nhất.

Đệ tử: Người luyện công sau khi kết hôn có thể có sinh hoạt vợ chồng không?

Sư phụ: Chúng tôi nói chư vị tu luyện trong người thường, không phải là đệ tử chuyên tu xuất gia, nên chư vị cần phải sinh hoạt phù hợp với trạng thái của người thường. Chúng ta xem hình thức vật chất nơi người thường là đều không quan trọng. Tại sao thế? [Điều] cải biến là nhân tâm. Nếu nhân tâm không cải biến, thì tất cả đều là giả. Chư vị nói “về bề mặt cái gì tôi cũng không có”, nhưng trong tâm chư vị lại không buông bỏ được, đối với những thứ này chư vị cứ rục rịch muốn động, thì không có tác dụng gì. Chư vị nói “trong tâm tôi không có [những thứ ấy], coi những thứ này chỉ là để duy trì những thứ của con người, duy trì trạng thái của con người”, thế thì tôi nói rằng chư vị làm khá tốt. Tất nhiên khi chư vị tu luyện tới trình độ cao thâm, những thứ này đều phải vứt bỏ. Còn trong thời gian này chư vị làm thế nào thì không thể tính là chư vị sai, tôi đã từng giảng trong “Chuyển Pháp Luân” rất rõ ràng rồi, trạng thái đó đã nói rồi.

Tại sao trong quá trình tu luyện của chư vị thì có thể như vậy? Là vì Pháp môn này của chúng ta, Đại Pháp tôi truyền hôm nay là hữu ý mở ra trong xã hội người thường phức tạp, như vậy mới có thể khiến người ở các tầng thứ cao hơn quay trở về được. Nếu mức độ phức tạp của xã hội người thường này không đủ, nghĩa là chư vị không có nạn lớn nhường ấy, không có can nhiễu lớn nhường ấy, thì chư vị vốn từ các tầng thứ cao hơn đến đây sẽ vĩnh viễn không có cách nào trở về. Pháp lớn, lại mở ra trong xã hội người thường, thế thì Pháp này của chúng tôi đã cung cấp cho chư vị điều kiện để có thể sinh hoạt thuận tiện trong xã hội người thường. Chính là chư vị bắt đầu từ vi quan, từ bản nguyên của sinh mệnh chư vị, tức là bắt đầu từ các lạp tử bản nguyên cấu thành sinh mệnh chư vị mà cải biến thân thể chư vị, giống như vòng tuổi của cây từ trong phát triển hướng ra ngoài. Chư vị chỉ cần tu, chư vị chỉ cần đủ tiêu chuẩn, thì liền lập tức sẽ giống như vòng tuổi của cây khuếch đại hướng ra ngoài, liên tục khuếch đại cho đến bề mặt, thì giống như đến vỏ cây, khi đó tất cả đều đã thay đổi rồi, chư vị đã viên mãn. Khi còn chưa đến vỏ cây, nghĩa là chưa đến tầng thân thể vật chất ở bề mặt nhất này của thân thể chư vị, thân thể vật chất bề mặt của chư vị vẫn còn tồn tại tư tưởng người thường, thế thì khẳng định sẽ có các chủng dục vọng nơi người thường, sắc, tình, các chủng chấp trước nơi người thường. Sẽ không mạnh như của người thường, nhưng vẫn có, đó là vì để bảo đảm chư vị có thể phù hợp với hoàn cảnh người thường trong quá trình tu luyện mà hữu ý lưu lại cho chư vị. Nhưng mặt mà đã tu tốt sẽ không bị thân thể người thường bề mặt dẫn động làm những việc người thường, sẽ đem mặt tu xong đã đạt tiêu chuẩn của chư vị kia, cách khai nó ra ngay lập tức.

Sau khi cách khai ra có ích lợi gì? Bề mặt con người ấy bất kể hoạt động và làm chuyện gì ở nơi người thường, thì mặt mà đã tu xong kia nó ngồi ở đó hoàn toàn bất động, không động niệm, không động tư tưởng, thân thể bất động, không tham dự việc gì cả. Đó đảm bảo rằng khi người ta làm việc gì nơi người thường thì phía Thần kia hoàn toàn không làm, mà là phía con người chưa tu tốt đang làm, vì vậy bảo đảm chư vị chỉ có thể trong khi đề cao mà đề cao không ngừng, không bị rớt xuống. Ngược lại, trong xã hội người thường, nếu chúng ta chọn [phương thức] từ bề mặt hướng đến thâm sâu mà bắt đầu cải biến, thì chư vị sẽ không cách nào tu luyện trong xã hội người thường được. Tất cả mọi hành vi của chư vị nơi người thường cũng bằng như Thần đang làm, thân thể đã biến hóa cũng bằng như thân thể của Thần, đều đang làm những việc người thường. Chư vị căn bản là không tu được. Thần làm việc của người thường thế sao được chứ, Thần có cái tình của người thường, đó là tuyệt đối không được phép. Cho nên chúng ta làm ngược lại, cải biến chư vị bắt đầu từ bản nguyên của chư vị, và cứ như thế không ngừng hướng ra bề mặt mà mở rộng, mở rộng, mở rộng. Trước khi chư vị viên mãn thì về bề mặt chư vị vẫn có thể liên tục duy trì trạng thái sinh hoạt nơi người thường, chỉ bất quá là càng ngày càng đạm bạc, càng ngày càng đạm bạc. Cuối cùng cái gì cũng đều có thể xem nhẹ, buông bỏ được, vậy là đã tiếp cận viên mãn rồi. Khi chỉnh thể chư vị mở rộng liên tục ra tới bề mặt, thì chư vị đã triệt để viên mãn rồi. Vào khoảnh khắc đó rất là tự nhiên không có bất kể chấn động gì. Quá khứ tu luyện viên mãn là có chấn động. Một cá nhân viên mãn thì núi lở, biển động, sẽ phát sinh động đất trong phạm vi rất lớn. Còn viên mãn như thế này thì Nó không có chấn động, vì vậy Nó thích hợp cho nhiều người hơn nữa tu luyện trong xã hội người thường, không can nhiễu đến xã hội người thường. Nhiều người chư vị như vậy nếu viên mãn, tôi thấy rằng trái đất kia hoàn toàn không thể chịu nổi, cho nên chúng tôi ở rất nhiều phương diện đều an bài sao cho thích hợp với [phương thức] tu luyện trong xã hội người thường.

Thế thì khi bộ phận mà chưa tu tốt còn chưa phát triển đến bề mặt của chư vị, nếu chư vị nói rằng “tôi không còn tâm người thường”, thì tôi không tin, đó là chư vị tự mình cưỡng ép như vậy. Chư vị có thể lấy tiêu chuẩn cao mà nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, cho ra dáng người luyện công. Đồng thời, hết mức phù hợp với hình thức của xã hội người thường mà làm. Nhưng những điều tôi giảng đây cũng không chỉ là giảng cho một sự việc này thôi, sinh hoạt vợ chồng cũng không đơn giản là tất phải xử lý như thế, không phải như vậy. Trong vấn đề này, chư vị có thể chọn biện pháp tiện lợi nhất với mình, chư vị thấy làm thế nào là tốt thì làm thế ấy. Chư vị thấy tâm người thường vẫn còn, cũng khá mãnh liệt, vẫn muốn kết hôn, vẫn muốn tìm một đối tượng, cũng thích cô gái ấy hoặc là cậu trai ấy, như vậy chư vị có cái tâm ấy, thì chư vị cứ làm như vậy, cũng cho thấy rõ là chư vị vẫn chưa tu đến bước đó, thế thì chư vị có thể làm như vậy. Chư vị chớ nói rằng lập tức buông bỏ được mọi thứ ngay hôm nay, có thể làm được như vậy, lập tức thành Phật, thế thì chư vị khỏi cần tu nữa, chư vị đã là Phật rồi. Cho nên tu ấy nó là từ từ mà tu, là quá trình tiến dần. Mặc dù tôi giảng như vậy, chư vị nghĩ “A, Thầy nói rồi, nói mình khi còn chưa tu tốt, ở bề mặt đều có thất tình lục dục của người thường, thế thì mình có thể cứ làm như vậy rồi”. Không được! Mặc dù chư vị [còn] có, tôi bảo chư vị phù hợp tối đa với xã hội người thường mà làm, nhưng nếu chư vị không dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để nghiêm khắc yêu cầu bản thân, thế thì bằng như chư vị không tu. Nó là một loại quan hệ biện chứng như thế.

Đệ tử: Học viên người da trắng muốn sử dụng tất cả thời gian để nghe Pháp, nhưng không có băng ghi âm phiên dịch thuyết minh, [họ] có thể tự mình đọc sách “Chuyển Pháp Luân” ghi âm lại để nghe được không?

Sư phụ: Cái này hiệu quả không nhất định là tốt. Vì sao không nhất định là tốt? Bởi vì Pháp tôi giảng là có lực lượng. Bởi vì chư vị là người tu luyện, trước khi chư vị chưa viên mãn, trong lời chư vị nói ra đều mang theo các loại tín tức của người thường, như thế [nếu] chư vị phát ra, chư vị lại tự thu vào, sự ô nhiễm lặp đi lặp lại, giao nhau vậy thì không tốt. Nếu chư vị xem sách thì lại là chuyện khác. Hiện nay chúng ta đang làm phiên dịch thuyết minh, đang làm khẩn trương, rất nhanh sẽ có thôi, vấn đề này sẽ được giải quyết rất nhanh. Dù sao tôi giảng cho chư vị đạo lý này, tức là những gì chư vị nói ra là có mang theo tất cả các loại tâm và các loại tư tưởng người thường của mình. Bởi vì Pháp cần phải khởi được tác dụng, chỉ nghe đạo lý bề mặt thì nghe không ra được gì cả. Những gì từ miệng chư vị nói ra là nhận thức của chư vị tại cảnh giới ấy, vậy [khi] chư vị lại nghe trở lại, thì chư vị vĩnh viễn [vẫn] là nhận thức tại cảnh giới ấy. Phiên dịch thuyết minh thì không như thế, là vì thanh âm của tôi cũng đang giảng ở đó, thanh âm tuy nhỏ, thanh âm phiên dịch tuy lớn, nhưng trên thực tế họ [chỉ] là đang phiên dịch, còn chân chính là tôi đang giảng. Các học viên vừa có thể nghe hiểu được, vừa có thể tiếp nhận tất cả những gì tôi mang theo khi giảng Pháp, chính là ý này.

Đệ tử: [Con] đã gặp một bé gái chừng ba đến năm tuổi, tất cả là ba lần. Khi con nửa tỉnh nửa mê, thì nó bước lên gối, vừa nhảy nhót vừa cười, có phải đó là anh hài do Pháp Luân xuất ra hay không?

Sư phụ: Loại tình huống này đều là việc tốt, nhưng cũng không thể nói đó tuyệt đối là việc tốt được. Anh hài rất bé. Bối cảnh trước kia của mỗi cá nhân chúng ta đều cực kỳ phức tạp, cho nên về phương diện này chớ nên quản nó, cũng có thể là [sinh mệnh mà] chư vị mang theo trước kia, hoặc là có nguyên nhân khác, dù sao thì [chỉ] là một bé gái, cũng có thể là việc tốt. Chớ nên quản nó, chư vị chỉ quản việc tu luyện thôi.

Dường như lời tôi [vừa giảng] cho chư vị vẫn chưa rõ ràng, có người nghe vẫn chưa hiểu rõ. Tôi lấy một ví dụ, nhưng không nhất định là tình huống trên. Có những người trong số chúng ta khi hạ xuống chuyển sinh, con cái của họ trước kia cũng theo hạ xuống, nhưng nó không chuyển sinh theo ở bên đó. Còn có người có con trong các đời trước kiếp trước, nó đã chuyển sinh trong đời này rồi. Đứa con kia đời ấy không chuyển sinh, nhưng rất có linh khí, cứ theo mãi, cũng có tình huống loại này, tình huống loại nào cũng có. Bởi vì chư vị đắc chính Pháp rồi, nếu có quan hệ nhân duyên với chư vị, thì chúng tôi đều sẽ an bài tất cả cho chư vị, đều sẽ an bài thỏa đáng tất cả cho chư vị, nên không cần quản nó nữa.

Đệ tử: Con vắt hết tâm tư cũng không đặt ra được câu hỏi nào, có phải là tu rất không……

Sư phụ: Chúng ta có những học viên lâu năm tu rất tốt, họ gặp tôi thì không nói được lời nào, tôi cũng biết họ cũng bứt rứt đến khó chịu mà cũng chẳng nói được gì. Trước khi gặp tôi họ có cả một bụng câu hỏi muốn hỏi tôi, nhưng vừa gặp mặt tôi họ chẳng còn gì để nói nữa. Tôi bảo cho mọi người biết là vì sao. Chư vị chỉ cần là một người tu luyện [hễ] gặp tôi sẽ đều là như vậy cả, gặp mặt tôi rồi thì không có gì để nói, là vì chư vị khi không ngừng tu luyện, một bộ phận của chư vị mà đã tu được hiểu rõ, tu được tốt, đã hoàn toàn cách khai khỏi chư vị rồi, cách khai hoàn toàn ra khỏi bộ phận tu chưa tốt của chư vị. Cho nên bộ phận tu chưa tốt này của chư vị vĩnh viễn đều cảm thấy không hiểu rõ, sẽ có câu hỏi, thậm chí muốn hỏi [tôi]. Nhưng khi gặp được tôi, bởi vì gặp được Sư phụ rồi, bộ phận tu tốt kia của chư vị cũng khởi tinh thần lên, hễ tinh thần của nó khởi lên thì bên người thường này của chư vị hoàn toàn bị dẫn động. Chư vị ngồi đây vì sao không có tư tưởng bất hảo, [không khí] an lành như thế này? Chính là mặt tu tốt đó của chư vị đều đã khởi tinh thần lên rồi, toàn bộ thân thể đã bị mặt tu tốt kia dẫn động, chư vị nói xem bộ phận ấy nếu không đủ tiêu chuẩn thì có thể tu tốt được chăng? Nói cách khác, nó cái gì cũng biết. Chỉ có bộ phận tu chưa tốt mới không biết thôi. Vậy cũng có nghĩa là lúc đó chư vị sẽ không muốn hỏi nữa, đều biết cả rồi không có gì để hỏi nữa, hiểu rõ ràng rồi. Đợi đến sau khi rời khỏi tôi, thì nó lại không quản nữa, nó lại tĩnh chỉ bất động, chư vị ở bên này lại không hiểu nữa. “Tại sao vừa rồi mình không hỏi Thầy nhỉ!”. Có phải là trạng thái đó không? Kỳ thực là như vậy.

Tôi bảo mọi người, phải đọc sách cho nhiều, đọc sách cho nhiều, đọc sách cho nhiều, nhất định phải đọc sách cho nhiều. Đây là một bộ Pháp của vũ trụ, từ cổ chí kim bất kể pháp môn nào lưu truyền trong xã hội người thường cũng chỉ là Pháp của cảnh giới Như Lai và thấp hơn Như Lai mà lưu truyền trong người thường. Pháp lớn như thế này đã khai sáng cho các sinh mệnh khác nhau trong vũ trụ các hoàn cảnh sinh tồn khác nhau, một bộ Đại Pháp tạo nên toàn thể vũ trụ, chỉ là chư vị chưa đạt tới cảnh giới ấy, nhìn không thấy nội hàm cao như thế mà thôi. Nhưng tất cả những gì chư vị [cần] biết để đạt được quả vị và tu luyện viên mãn đều ở cả trong đó, cho nên nhất định phải đọc sách cho nhiều, đọc sách cho nhiều. Đương nhiên các học viên lâu năm của chúng ta đã biết rồi, “mình hễ có câu hỏi thì mình sẽ đi đọc sách”, bảo đảm là được giải quyết. Vậy thuận theo đó ở trong cảnh giới mới sẽ có câu hỏi mới cao hơn xuất hiện, vậy chư vị lại xem sách thì Nó sẽ lại giải quyết cho chư vị. Thế thì thuận theo đó chư vị lại có câu hỏi ở trong cảnh giới ấy, rồi chư vị lại đọc sách thì Nó lại giải quyết cho chư vị. Chính là không ngừng tu luyện, không ngừng thăng hoa như thế. Có câu hỏi thì Pháp này sẽ giải đáp cho chư vị, trong sinh hoạt lúc bình thường chư vị nghiêm khắc yêu cầu chính mình, không ngừng đề cao, thì chư vị là đang dũng mãnh tinh tấn rồi.

Đệ tử: Căn nguyên của danh, lợi, tình là từ tư tâm chăng?

Sư phụ: Danh và lợi, những thứ này đều là tư tâm. Tình thì trong [khi] giảng Pháp trước kia tôi đã giảng rồi, nó tràn ngập tại tầng không gian này của nhân loại và trong Tam Giới. Bất kể sinh mệnh nào trong Tam Giới cũng đều không thoát khỏi, đều đang trong sự chế ước của nó. Con người chính là ở trong cái tình này. Chư vị càng chấp trước nó, thì lực lượng của cái tình này càng lớn, càng khởi tác dụng, đặc biệt là khi người ta mất đi người thân hoặc khi người trẻ tuổi thất tình, trong tư tưởng càng nghĩ nhiều thì lực lượng của tình càng lớn. Nó là ở trong Tam Giới, người tu luyện chư vị ắt phải thoát khỏi nó, chư vị phải buông bỏ cái tình này, chư vị phải siêu việt nó. Còn nói về lợi và danh, những thứ này là những thứ con người xem trọng, kỳ thực cũng bắt nguồn từ tình. Có danh rồi, thì chính mình chẳng sẽ hưởng thụ hạnh phúc do danh mang lại hay sao? Ái chà, thật là vui mừng, cầu danh và lợi chẳng phải là vì để đắc được sự thỏa mãn hay sao? Thỏa mãn rồi thì chẳng sẽ vui sướng ư? Chư vị vui mừng chẳng phải cũng là tình sao? Cho nên nó có thể mang đến sự vui mừng và vinh dự cho chư vị, đó chẳng phải chính là tình sao? Chư vị đạt được thỏa mãn lợi ích, chư vị chẳng phải lại vui mừng [thêm nữa] ư? Lại là tình, cho nên con người chính là vì cái tình này mà sống. Trong người thường chư vị vui mừng, không vui mừng; chư vị phản đối cái gì, không phản đối cái gì; chư vị muốn gì, không muốn gì; chư vị muốn đạt được trạng thái gì; chư vị xem cái gì là tốt, xem cái gì là không tốt; chư vị muốn như thế nào, không muốn thế nào, tất cả đều là tình. Nói rằng con người chính là vì tình mà sống. Xã hội nhân loại có thể không có tình chăng? Nếu xã hội nhân loại không có tình nữa, thì con người sống sẽ không có ý nghĩa, thực sự không có ý nghĩa. Con người là nên sống như thế.

Nói về vấn đề tư tâm. Tôi vừa giảng cho chư vị đạo lý này, chư vị đều vỗ tay, trong lòng rất cao hứng. Tôi nói về vấn đề vũ trụ tương lai là bất diệt, chư vị đều vui mừng. Vì sao có thể như vậy được, chư vị có biết không? Có người giảng câu như thế này: “Người không vì mình trời tru đất diệt.” Có người đã lấy nó làm phương châm sống. Kỳ thực chư vị vẫn chưa biết, cái “tư” ấy quán xuyến [đến] tầng thứ rất cao. Người tu luyện trong quá khứ nói: “mình đang làm gì”, “mình phải làm gì”, “mình muốn đắc được gì”, “mình đang tu luyện”, “mình muốn thành Phật”, “mình muốn đạt được gì”, kỳ thực đều là không rời khỏi cái “tư” ấy. Mà tôi muốn chư vị có thể làm được là thật sự thuần chính, vô tư, thật sự viên mãn [của] chính giác chính Pháp, mới có thể đạt được vĩnh viễn bất diệt. Cho nên tôi bảo chư vị, chư vị làm bất kể việc gì thì trước tiên phải nghĩ cho người khác. Có người mà người khác cho mình tiền liền vui mừng. Chúng ta không nghĩ thử xem người khác khi cho chúng ta tiền, người khác sẽ vì thế mà gặp bất hạnh hay không? Kinh tế có phát sinh khó khăn không? Hoặc thế nào đó. “Chỉ cần người khác cho mình cái gì là mình vui mừng”, chúng ta lại không nghĩ cho người khác; “chỉ cần người khác đối xử với chúng ta tốt, thì chúng ta vui mừng”, không nghĩ cho người khác; thậm chí có người trong thống khổ cùng cực không biết làm thế nào mà vẫn phải nói lời tốt đẹp với chư vị, chư vị lại không thông cảm cho cái tâm của người khác. Sự tình dạng gì cũng có. Nói cách khác, chư vị bắt đầu tu luyện từ hôm nay thì làm việc gì cũng phải nghĩ cho người khác.

Đệ tử: Trong “Chuyển Pháp Luân” quyển II giảng trong biển cũng có người, có mấy chủng người.

Sư phụ: Đúng. Có [chủng người] sinh sống tại không gian này của chúng ta, có [chủng] không sinh sống tại không gian này. Không chỉ trong biển có người, mà trong các không gian khác tồn tại ở tầng thứ đồng đẳng với chúng ta cũng có các [chủng] người khác, người giống như chư vị, còn có [chủng] không giống chư vị, gọi họ là người cũng được, không gọi là người cũng được. Bởi vì họ có một chút tình nhưng lại không có dục của người thường, cho nên nửa thân dưới của họ là hình [dạng] vật chất, chỉ có nửa thân trên là hình người, cho nên họ sẽ trôi đi trôi lại, bay đi bay về. Trong biển đại đa số người là thuộc về các [chủng] người trên trái đất trong quá khứ đã bị đào thải trong các thời kỳ khác nhau. Cũng có [chủng] người chính là người ở đáy biển, có [một số] so với con người thì không khác mấy, có loại nửa thân trên là người nửa thân dưới là cá, cũng có loại nửa thân trên là cá nửa thân dưới là người. Còn có mặt dưới của các bản khối đại lục cũng có [các chủng] người quá khứ, chính là những người bị đào thải trong quá khứ. Họ không thể lên trên được. Bởi vì họ là bị thế gian, tức là bị trái đất đào thải, cho nên có một bộ phận họ không còn nhiều nghiệp tội đến thế, họ đã chui vào bên trong lòng đất rồi. Như thế nào thì cứ như thế, họ cũng không ra ngoài, cứ ở trong đó sinh tồn, nhưng số lượng vô cùng ít. Thường thường họ đều có chút bản sự so với con người, và không như con người bị mê như thế. Được rồi, chư vị chớ hiếu kỳ, chớ quản những sự tình này, bởi vì không có quan hệ nhiều với sự tu luyện của chư vị.

Đệ tử: Trong tương lai, sau khi sách Đại Pháp bản tiếng Nhật mới được chính thức được phát hành, sách của bản dịch cũ có chỗ dịch sai sẽ xử lý như thế nào?

Sư phụ: Cũng không thể nói nó có chỗ sai, chỉ là phiên dịch chưa thích hợp, hoặc là dùng từ còn chưa chuẩn xác, chỉ có thể nói như vậy thôi. Xử lý thế nào? Cũng không cần xử lý, cứ để như thế thôi. Bởi vì bất kể bản sách loại ngôn ngữ nào cũng đều không thể không chênh lệch chút nào khi phiên dịch từ tiếng Trung ra. Tôi còn chủ trương rằng có nhiều loại bản dịch thì trái lại là càng tốt, mọi người xem rồi thấy: “Ồ, có ý nghĩa này; ồ, còn có ý nghĩa này nữa, thì ra nó là như thế”. Vậy tôi thấy cũng có chỗ tốt. Chính là như thế.

Đệ tử: Nhát gan là tâm chấp trước hay là nhân tố sinh lý?

Sư phụ: Nhát gan cũng là bởi vì trong vũ trụ này có tồn tại nhân tố như thế, khiến chư vị sợ, nó được gọi là sợ. Chư vị càng sợ, nó càng khởi tác dụng. Từ ý chí chư vị phải khắc phục, đây là vấn đề ý chí của chư vị, cũng là [điều] cần phải làm được trong tu luyện.

Đệ tử: Khi luyện công thường nghĩ đến [những gì] có liên quan đến tu luyện, từ việc hồng Pháp cho đến lời của Thầy, [vậy] có đúng không?

Sư phụ: Là một trạng thái trong một [khoảng] thời gian nhất định, tương lai sẽ tốt thôi.

Đệ tử: Người khác thay thế con sát sinh, nghiệp lực phải chăng vẫn ở trên thân con?

Sư phụ: Nếu chư vị là làm công việc như thế, thì tôi không muốn trong trường hợp thế này mà giảng vấn đề ấy. Tôi có hai bài kinh văn đã bàn về vấn đề này rồi, đã nói rõ việc đó rồi, nhưng có người không ngộ được. Tôi giảng thế này vậy, chư vị có biết chư vị đời đời kiếp kiếp đã làm hại bao nhiêu sinh mệnh không? Mỗi cá nhân đều [đã làm hại] rất nhiều. Nếu Pháp là nhỏ, thì chư vị trong đời này sẽ tu không thành được, chư vị mỗi một đời đều phải hoàn trả những mạng đã nợ. Trong Phật giáo giảng rằng một đời tu không thành, nghĩa là họ cũng đã thấy được, nói rằng sát sinh phải đền mạng. Nhưng hôm nay chúng tôi cho chư vị viên mãn, không có chừng đó thời gian, thế thì những sinh [mệnh] bị chư vị giết thì xử lý thế nào đây? Ngoài một bộ phận thống khổ mà chư vị nợ họ ra mà chư vị bồi thường trong khi tiêu nghiệp, trong thống khổ, tuyệt đại đa số tôi phải tiêu bỏ cho chư vị, còn lại là do chư vị hoàn trả, bảo đảm rằng chư vị có thể vượt qua quan này. Đồng thời, có một bộ phận sinh mệnh bị chư vị làm hại sẽ ở trong thế giới tương lai chư vị viên mãn trở thành chúng sinh của thế giới của chư vị, sẽ biến chuyện này trở thành việc tốt. Nếu các sinh mệnh bị làm hại họ biết được: “Ồ, mình sẽ đến thế giới của Phật”, thì họ sẽ vươn cổ ra để cho chư vị giết họ, họ sẽ rất vui mừng để cho chư vị giết họ. Đương nhiên họ không có quả vị, họ là đến thế giới ấy làm chúng sinh, đến thế giới Phật của chư vị làm dân thường, hoặc là làm động vật, làm hoa, chim, nói chung là căn cứ theo các sinh mệnh khác nhau mà có an bài khác nhau.

Nhưng lời là giảng như vậy rồi, vẫn có người có thể lý giải một cách phản diện: “Ồ, thế thì mình sát sinh không vấn đề gì”. Nếu chư vị tu không thành viên mãn, thì những sinh [mệnh] chư vị đã giết tương lai chư vị sẽ vĩnh viễn bồi thường không hết, mà chư vị tất phải bồi thường, đã tạo nghiệp lớn như thế. Nói cách khác, trong thống khổ cùng cực, chư vị bồi thường hầu như là không ngừng nghỉ, vậy nên [đó] là việc vô cùng đáng sợ. Hôm qua có học viên nói: “Thầy sẽ không giảng địa ngục”. Tôi nói là không thể giảng cho chư vị, trường hợp này của chúng ta, thần thánh như thế này, giảng thứ đó sẽ rất đáng sợ. Đương nhiên đối với tôi mà giảng thì cũng không có gì đáng sợ cả. Nhưng đối với những người nào đó mà giảng thì vô cùng đáng sợ. Cho nên tôi nghĩ [mặc dù] vừa mới đây tôi chưa trực tiếp chính diện trả lời chư vị, [nhưng] tôi nghĩ tôi cũng đã nói rõ ràng rồi.

Ở Trung Quốc có một học viên, là một nghiên cứu sinh tiến sỹ y khoa, vừa hay anh này đang làm thí nghiệm giải phẫu. Sau khi làm xong thí nghiệm, anh sẽ được học vị tiến sỹ, nghĩa là cái gì anh cũng đều thi đạt rồi, [nhưng] còn phải làm mấy thí nghiệm, phải giải phẫu một nghìn hoặc năm trăm con chuột bạch nhỏ, sau đó anh sẽ nhận học vị tiến sỹ. Sau đó anh đề xuất với thầy của mình rằng không thể làm như vậy được, nói rằng “tôi hiện giờ đã tu Pháp Luân Đại Pháp, tôi biết rõ sát sinh là tạo nghiệp”. Sau đó anh bảo thầy hướng dẫn rằng: “tôi không thể đi sát sinh được, tôi không cần học vị nữa”. Mọi người nghĩ xem, con người không qua được quan sinh tử này, thì họ không viên mãn được. Nhưng tuyệt đối sẽ không để chư vị nhất định đau đớn một trận mới tính là có thể buông bỏ sinh tử, đó chỉ là một hình thức thôi. Tôi không xem trọng, tôi chỉ xem tâm của chư vị, [xem] thực sự có thể hay không thể làm được. Mọi người nghĩ xem, con người sống trên thế gian không gì khác là vì danh và lợi. Sau khi anh ta lấy được học vị tiến sỹ rồi, công tác và tiền đồ tương lai của anh ta sẽ có thể phần nào tốt hơn, tiền lương của anh tự nhiên cũng sẽ nhiều, điều đó không cần phải nói, sẽ cao hơn người thường, cao hơn người bình thường. Con người chẳng phải là vì cái này mà sống sao? Anh ta ngay cả cái đó cũng không cần nữa. Mọi người nghĩ xem anh ta ngay cả cái đó cũng dám buông bỏ. Là một người trẻ tuổi, [nhưng] những cái này đều có thể không cần, thì chẳng phải là cái gì cũng có thể vứt bỏ rồi sao, anh ta chẳng phải là bằng như dám buông bỏ sinh tử sao? Con người chẳng phải vì những thứ này mà sống sao? Người như thế anh ta có thể làm như vậy, cảnh giới tu luyện kỳ thực cũng đã ở đó rồi. Tôi là nhằm vào những người như vậy, nhằm vào những tình huống như thế này, tôi giảng rằng nếu đã có thể làm được đến vứt bỏ tình, vứt bỏ danh lợi, thế thì sao không vứt bỏ luôn bản thân cái sợ sát sinh đi?! Đó chẳng phải là đã vứt bỏ luôn chấp trước tối hậu rồi sao? Tôi là giảng cái ý này. Nếu như chưa đạt được cảnh giới này, còn chưa qua được quan sinh tử, không thể vứt bỏ được tất cả những thứ ấy, [mà] chư vị làm như vậy thì đó lại là chuyện khác rồi, tất cả những sinh mệnh bị giết thì chư vị sẽ phải tự mình trong khi bồi thường không ngừng nghỉ mà bồi thường, là đáng sợ như thế. Pháp lý, đạo lý tôi đã giảng rõ ràng cho chư vị rồi, nhưng làm thế nào, thì vẫn phải tự cân nhắc. Nguyên tắc của Đại Pháp đã giảng rồi, nói rằng không thể sát sinh. Chỉ cần chư vị tu luyện, thì không thể sát sinh. Nhưng Đại Pháp tại cảnh giới cao hơn thì Ông là viên dung, Pháp lại thể hiện ra đạo lý trong cảnh giới kia của Phật. Tôi đã giảng, bộ phận sinh mệnh bị chư vị làm hại sẽ đến thế giới tương lai của chư vị sau khi viên mãn làm chúng sinh; nhưng nếu chư vị không thể viên mãn, thì tất cả đều là con số không! [Khi ấy] chư vị đều phải tự mình hoàn trả, chính là quan hệ như vậy. Vậy nên tôi không muốn giảng Pháp cao tầng, chính là vì [nếu] bây giờ tôi giảng ra, thì có một số người không thể thực sự hiểu rõ đạo lý mà tôi giảng.

Đương nhiên, Pháp mà, đều là cao hơn đạo lý trong người thường, chư vị lục hết sách cổ kim trong ngoài nước cũng không tìm được, thậm chí trong các kinh thư khác chư vị cũng không tìm được. Vậy nên mọi người đều muốn nghe, nhưng hết sức đừng xem như tri thức, tôi không phải là để thỏa mãn cái tâm truy cầu tri thức của chư vị. Tôi là đang độ chư vị, đang giảng Pháp.

Đệ tử: Thầy thường dùng từ “chúng ta”, [chúng con nên] lý giải như thế nào?

Sư phụ: Tôi đang dùng từ ngữ của Trung Quốc đại lục hiện đại. Tôi cảm thấy chư vị đều là một thành viên trong Đại Pháp, thế thì cũng là một phần tử của Đại Pháp, tôi bèn lấy “các vị” giảng thành “chúng ta”. Tôi cảm thấy chư vị nghe xong có thể sẽ tự đặt mình vào trong tu luyện chân chính. Chính là cách nghĩ này.

Đệ tử: Một người như thế nào mới được tính là bị bệnh tâm thần?

Sư phụ: Bệnh tâm thần chính là tự mình không thể làm chủ tể thân thể của chính mình nữa, vô cùng yếu đuối, cứ hễ khi gặp phải chuyện rắc rối, thì cái gì cũng không muốn quản nữa. Chủ ý thức giống như đang ngủ vậy, cái gì cũng không quản nữa, thoáng một cái là họ đã buông cái thân thể ấy rồi, vậy thì lúc này người ta sẽ xuất hiện trạng thái mà người thường gọi là bệnh tâm thần. Vì sao vậy? Chủ ý thức của chư vị không quản thân thể của chư vị, thì cũng chính là chư vị không lý trí nữa. Vậy thì tư tưởng cấu thành từ các loại nghiệp lực và các loại quan niệm hình thành lúc hậu thiên của chư vị bắt đầu làm chủ tể thân thể, miệng, mắt, tất cả [mọi bộ phận] của chư vị, thế thì [họ] sẽ nói năng lung tung, điên điên khùng khùng, không có bất kể hành vi quy phạm của người bình thường nào, người ta bèn nói họ bị bệnh tâm thần. Tôi giảng bệnh tâm thần không phải là bệnh, không có bất kể trạng thái bệnh lý gì, chính là chủ tư tưởng của họ quá yếu đuối thôi. Cũng có là bẩm sinh, mới sinh ra chủ tư tưởng của họ đã yếu đuối, thân thể ấy cứ luôn bị người khác khống chế, cứ giao cho người khác khống chế. Lại cộng thêm các tín tức mạnh mẽ từ các không gian can nhiễu, nên khiến người này cái gì cũng có thể làm ra được. Đại não của họ nó là bộ cơ khí đã có sẵn, ai thao túng cũng được. Nếu chư vị không thao túng, chư vị buông nó, người khác sẽ đến thao túng, nó sẽ không có quy phạm của con người nữa. Vậy nên, [là] một con người thì ý chí nhất định phải kiên cường, ý chí nhất định phải kiên định!

Đệ tử: Phải chăng có những người lúc viên mãn vừa không chuyển hóa bản thể, lại không tu xuất nguyên anh?

Sư phụ: Tôi đã giảng rằng trong số đệ tử Đại Pháp có rất nhiều người là từ các tầng thứ khác nhau đến [đây], vậy thì cũng có thể tồn tại các trạng thái khác nhau. Nhưng chư vị chớ quản chư vị là trạng thái gì, chỉ cần chư vị tu, tôi bảo đảm để chư vị đạt đến trạng thái vừa lòng chư vị nhất, mỗi cá nhân đều là như vậy. Tôi cấp cho chư vị [những thứ] tốt nhất, chẳng phải chính là đã tạo ra [những thứ] tốt nhất cho vũ trụ này hay sao? (Vỗ tay)

Đệ tử: Lúc đọc “Chuyển Pháp Luân” rất ít [khi] cảm thụ được Phật, Đạo, Thần điểm hóa một cách minh hiển, nhưng trong quá trình thực tu có thể ngộ được Pháp Lý.

Sư phụ: Chính là [vì] chư vị có thể ngộ được [nên] không cần điểm hóa đó thôi, chư vị có thể tự giác làm được thì điều đó là tự mình ngộ đạo, điều đó là vô cùng tốt. Có người thực sự ngộ không được, nhưng thấy họ là một khối liệu [tốt], vậy làm thế nào đây? Thì điểm [hóa] cho họ một câu vậy.

Đệ tử: Gần đây [con] thường phản ứng ra tâm thái rất không tốt, không có thiện niệm, tư duy cũng rất tán loạn, con thực sự đã rớt tệ hại đến vậy sao?

Sư phụ: [Khi chư vị] phóng túng chính mình, thì nghiệp lực sẽ giống như điên cuồng. Nếu như bên này chư vị mạnh rồi, thì có thể ức chế vững nó. Đồng thời khi [chư vị] ức chế vững, tôi thấy chư vị vẫn thực sự tốt và là người tu luyện, thế thì [tôi] vẫn phải quản, phải tiêu bỏ những thứ này xuống, chính là một tầng quan hệ như thế. Chư vị tự mình không làm được thì cũng không được, chư vị nói: “Ồ, mình chỉ cần ức chế nó thì Thầy sẽ tiêu bỏ nó cho mình, vậy mình bắt đầu ức chế [là được rồi]”. Giống như tôi vừa giảng về cái tư tưởng [của những người] có bệnh kia: chư vị là vì để tôi tiêu nghiệp cho chư vị thì chư vị mới luyện, như thế không được! Dù sự tình gì đi nữa thì chư vị cũng đều không thể chấp trước được, phải có chính niệm.

Đệ tử: [Khi chúng con] luyện công tập thể trong công viên, có thể phát băng hình Thầy dạy công được không?

Sư phụ: Nếu hoàn cảnh cho phép, chính phủ lại không can thiệp, thế thì không sao. Chiếu băng hình cần phân trường hợp, địa điểm.

Đệ tử: Tu luyện được một năm, dường như càng tu càng yếu đuối, chấp trước nhỏ xíu cũng sẽ khiến tâm lý dao động rất ghê gớm.

Sư phụ: Cũng có thể là chư vị đã trở nên càng ngày càng mẫn cảm, sợ bản thân tu luyện không tốt, tâm này cũng đừng nên có, đường đường chính chính mà tu luyện, nhưng phải nghiêm khắc yêu cầu chính mình. Chúng ta mỗi cá nhân trong quá trình tu luyện đều sẽ mắc sai sót, đều có những quan không qua được. Nếu mỗi một quan chư vị đều có thể qua một cách thuận lợi, thì tôi làm Sư phụ đây chưa an bài tốt. Vậy nên mỗi một quan đều rất khó vượt qua, chư vị hoặc là qua được, hoặc là không qua được; hoặc là qua tốt, hoặc là qua không tốt. Nhưng qua không tốt thì chư vị biết thống khổ, chư vị tự biết mình chưa tu tốt thì hối hận, [rằng] lần sau sẽ tu tốt. Vậy lần tiếp theo lại vượt quan, chính là trong trạng thái này, vượt qua được, không vượt qua được, tự mình kiểm tra lại mình, không ngừng làm như vậy, [thì] chư vị chính là tu luyện. Nếu mỗi một quan chư vị đều qua được tốt rồi, thế thì chư vị khỏi cần tu nữa. Quan nào cũng đều không cản nổi chư vị, thì chư vị nên viên mãn rồi. Nhưng mà, chúng ta lại nói trở lại, “Thầy đã giảng rồi: Chúng mình qua tốt [hay] qua không tốt, chỉ cần chúng mình tu là được rồi”. Từ đó chư vị liền buông lơi chính mình, vượt quan không tốt cũng không để ý, thế thì chư vị lại không phải là tu luyện nữa, chính là mối quan hệ như vậy. Chư vị không nghiêm khắc yêu cầu chính mình thì lại không được.

Đệ tử: Thế nào gọi là viên mãn? Là chết đi giống như người thường, hay là do Sư phụ an bài?

Sư phụ: Viên mãn có nhiều loại hình thức. Mọi người biết chăng, Phật Thích Ca Mâu Ni là giảng Niết Bàn, Ông [giảng] là vứt bỏ tâm chấp trước của con người ở mức tối đa. Pháp môn ấy của Ông ngay cả thân thể người cũng không cần, cho nên các vị cũng chớ chấp trước vào thân thể người nữa, chính là tu như vậy. Trong Lạt Ma giáo của Tây Tạng giảng “hồng hóa”, chính là lúc viên mãn ngồi tại nơi đó. Nếu toàn bộ thân thể chư vị đều đã tu tốt rồi, thì trong giây phút viên mãn đó sẽ như một luồng ánh sáng đỏ, hóa hết thân thể đi, nguyên thần của họ mang theo Phật thể đã tu tốt rồi rời đi. Nhưng Phật thể đã tu tốt không mang theo vật chất của phía người thường này, vậy nên con người nhìn không thấy Ông, chỉ nhìn thấy có ánh sáng, quang ảnh thăng lên. Vậy [những người mà] tu có phần kém hơn chút thì họ không thể hồng hóa hết toàn bộ thân thể được. Vậy nên khi họ hồng hóa, trong nháy mắt [cả] một thân thể của người “soạt” biến thành một người hoàn chỉnh cao khoảng một thước {30 phân}, giống với họ như đúc, nhưng lại biến thành cao một thước, thân thể lớn và bé [có tỉ lệ] vô cùng bằng nhau, đó chính là họ tu chưa đủ, không hồng hóa toàn bộ được.

Còn có trạng thái khác. Trong sự viên mãn của Đạo gia của Trung Quốc có giảng “thi giải”. Cái gì gọi là thi giải? Bởi vì tại Trung Quốc cổ đại có rất nhiều người tu luyện Đại Đạo. Pháp tu của Đại Đạo là sau khi họ tu thành thì mang theo thân thể, ngay cả thân thể họ cũng cần, nhưng nhục thân lại không phải là thân thể người thường nữa, nó đã hoàn toàn được vật chất cao năng lượng chuyển hóa, nó đã trở thành Đạo thể của họ rồi. Biện pháp thi giải của họ chính là tự họ đã biết mình tu viên mãn rồi, thân thể họ đã hoàn toàn đều tu thành rồi. Vậy họ muốn ly khai nhân gian thì ly khai thế nào? Đa số người tu Đạo lưu lại những nguyện mà vẫn chưa thể hoàn thành nơi người thường đến sau khi viên mãn họ [mới] đi giải quyết. Phật môn thì không như vậy, trong [khi] họ viên mãn thì đã giải quyết rồi.

Thi giải chính là để cho người khác sẽ không đi tìm họ sau khi họ rời đi, [họ] biểu hiện ra một loại chết giả, còn trên thực tế vào lúc ấy [họ] đã có thể lên trời xuống đất rồi. Lúc sắp đi họ bảo người nhà nói rằng: “Tôi sắp viên tịch rồi, đã tu xong rồi, tôi sắp đi rồi, chuẩn bị cho tôi một cỗ quan tài.” Vừa vặn vào đúng giờ đó, họ tự mình nằm lên giường, một lát sau đã không còn thở nữa. Người trong nhà hễ thấy chết rồi, bèn đặt vào trong quan tài chôn cất. Trên thực chất họ [dùng] “chướng nhãn pháp” {phép che mắt}, họ đã sử dụng thần thông. Vào cái ngày ấy khi người trong nhà nhìn thấy họ, đó không phải là chân thân của họ. Là cái gì vậy? Nó là do họ chỉ vật hóa thành. Họ đã dùng một chiếc giày, hoặc một cây chổi rơm, hoặc một thanh gỗ, hoặc một cây kiếm, hóa thành hình tượng của mình, chỉ vật hóa thành hình tượng [của mình]. Lời gì [nó] cũng biết nói, [nó] nói với người trong nhà họ: “Tôi nằm đây một lát là xong rồi, cho tôi vào quan tài là xong rồi.” Trên thực tế [nó] là khúc gỗ ấy, hoặc là cây chổi rơm ấy, cũng có thể là một chiếc giày. Người thật thì họ đã rời đi rồi, đi rất xa rồi. Người trong nhà bèn chôn cất nó. Trên thực tế sau khi chôn xong, vài giờ sau nó sẽ trở lại nguyên hình, nó sẽ lại là một chiếc giày, hoặc một thanh tre, hoặc là một khúc gỗ. Đó gọi là “thi giải”. Có người từ nơi khác trở về nói rằng: “Ô, ai đó ai đó của nhà các vị, lúc tôi đi làm ăn ở nơi rất xa tôi đã gặp ông ấy, chúng tôi còn nói chuyện nữa.” Người trong nhà họ nói rằng không đúng, người đã chết rồi. Người kia nói: “Tôi đã gặp ông ấy rồi, ông ấy chưa chết đâu, tôi xác thực đã gặp ông ấy rồi, còn nói chuyện với ông ấy nữa, còn cùng nhau dùng bữa nữa.” [Người nhà] nói: “Việc này thật kỳ quái, ông ấy hết sức rõ ràng là đã chết rồi mà.” Người trong nhà cũng biết ông ta tu Đạo, thế là đào lên xem xem thế nào. Quan tài mở ra, nhìn thấy chỉ có một chiếc giày bên trong mà thôi.

Đạo gia còn một loại hình thức gọi là “bạch nhật phi thăng”. Bạch nhật phi thăng chính là thân thể của họ hoàn toàn tu xong rồi, tại thế gian trước khi tu viên mãn họ cũng đã hoàn thành các nguyện rồi, không còn việc gì [cần phải] làm nữa, cũng nên đi rồi. Lúc này gọi là “Thiên môn khai”, cũng chính là cánh cổng lớn của Tam Giới mở ra. Sau đó có [trường hợp] thì xuất hiện Thiên thần đến tiếp họ, hoặc là có rồng, hoặc là có hạc v.v., họ ngồi lên trên rồi bay đi, hoặc có chiếc thiên xa đến rước họ. Loại sự tình này vào thời cổ đại là hết sức nhiều, cũng có [hình thức] bạch nhật phi thăng như thế này. [Trong] môn này của chúng ta, [với những ai] sẽ đến thế giới Pháp Luân, tôi muốn chọn dùng biện pháp này – bạch nhật phi thăng. Còn có những pháp môn không cần thân thể, chư vị cấp thân thể cho họ, thì những thứ trong toàn bộ thế giới của họ đều bị đả loạn hết. Cũng giống như Thích Ca Mâu Ni niết bàn, các vị cấp cho Ông thân thể thì không gọi là niết bàn nữa, đó chẳng phải đều đả loạn toàn bộ Pháp môn ấy rồi sao? Thế giới của Ông đều là do những nhân tố Giới, Định, Huệ ấy cấu thành, vậy nên Ông không cần. Chúng ta có rất nhiều người dùng tư tưởng của người thường mà nghĩ: “Ồ, bạch nhật phi thăng này tốt lắm đây, để cho người ta xem xem mình bay lên nào.” Chư vị là [dùng] tâm người thường mà nghĩ việc của Thần, đó là tuyệt đối không được. Nói cách khác, lúc viên mãn tự có biện pháp viên mãn [thích hợp]. Nhưng chúng ta lần này viên mãn, tôi bảo chư vị, nhiều người như vậy, tôi nhất định sẽ lưu lại cho những người không tin một lần giáo huấn sâu sắc. Vậy nên tương lai đệ tử của tôi viên mãn, rất có thể sẽ là một cảnh tượng hùng tráng mà xã hội loài người vĩnh viễn khó có thể quên. (Vỗ tay)

Giảng là giảng như vậy, tâm gì cũng buông bỏ, chớ có quản những sự tình này. Chỉ quản việc tu, chư vị tu không thành thì cái gì cũng bằng như không.

Đệ tử: Trong sách “Chuyển Pháp Luân” các chữ khác nhau thì đằng sau phải chăng có các Phật, Đạo, Thần khác nhau?

Sư phụ: Đúng, điểm này là khẳng định. Vậy nên tôi bảo mọi người đọc sách. Có người đọc hiểu [được điều gì đó] rồi thì: “A!”. Một khi hiểu được, thân thể đột nhiên chấn động, [cảm thấy] một luồng nhiệt, [dù] đó chỉ là một cảm giác nhỏ yếu. Kỳ thực lúc đó sự biến hóa thân thể là cực kỳ mạnh mẽ, bên trong chỗ nào cũng đều đang cuồn cuộn. Bởi vì chư vị đã đề cao lên một tầng thứ nữa rồi, tại các tầng thứ khác nhau thân thể đều có các biến hóa với hình thức khác nhau. Mọi người biết những tượng Phật trong chùa ở Trung Quốc, trên đỉnh đầu xuất ra bốn cái đầu, hoặc bên trên bốn cái đầu lại xuất ra ba cái đầu; bên trên ba cái đầu lại xuất ra một cái đầu nữa. Kỳ thực đó là một loại hình thức biểu hiện của Pháp tượng xuất hiện trong các tầng thứ khác nhau của Phật. Nói cách khác ở những trạng thái thân thể tại các tầng thứ khác nhau thì biến hóa đều khá mạnh mẽ. Vừa vĩ đại, lại vừa trang nghiêm, vừa uy nghiêm, vừa ảo diệu vô cùng, cho nên không để chư vị nhìn thấy là có nguyên nhân. Bởi vì chư vị có tâm người thường, sẽ dùng tâm người thường để lý giải, thậm chí sẽ vì thế mà điên tam đảo tứ, [như thế] đều không được.

Đệ tử: Có phải sự tiếp xúc thân thể [khi] bắt tay sẽ gây ra truyền dẫn nghiệp lực?

Sư phụ: Người tu luyện chân chính, cho dù cảm giác chư vị linh mẫn như thế nào, thì nó đều không có hại gì đối với chư vị cả. Thân thể chư vị tu luyện đều là công, còn có thể sợ những thứ thấp hơn công sao? Nó kém hơn hẳn cả một cảnh giới và tầng thứ lớn, cho nên không sợ.

Người ta bắt tay nhau, người thường và người thường tiếp xúc, bắt tay với nhau, xác thực có thể khiến nghiệp lực khởi một tác dụng truyền dẫn, ít nhất là tiêm nhiễm, điểm này là khẳng định. Hiện tại mọi người đều bắt tay. Bắt tay là được truyền từ xã hội người da trắng phương Tây. Người phương Đông trước kia không bắt tay, hễ gặp mặt là ôm quyền, cũng rất là tốt. Người nữ thì không ôm quyền như thế, thế trông không đẹp, họ ôm quyền trước bụng bên phải như thế này: gặp mặt thì ôm quyền, hướng về một bên thân, hạ đầu gối xuống một chút. Bắt tay dường như là từ sau [thời kỳ] phục hưng văn nghệ phương Tây mới xuất hiện. Quá khứ họ cũng không bắt tay, họ có lễ tiết của họ, cũng không giống nhau, có chỗ thế này, có chỗ thế kia, nói chung là đa hình đa dạng, các loại lễ tiết đều có. Bắt tay là về sau này mới hình thành. Chẳng phải chúng ta có hợp thập sao, [ấy là] lễ tiết của Phật môn.

Đệ tử: Tu luyện một năm qua có rất ít người tạo rắc rối cho con, cứ thế này cả một đống tâm chấp trước làm sao bỏ được?

Sư phụ: Không phải như thế. Mỗi cá nhân đều có trạng thái khác nhau, hoặc là thế này, hoặc là thế kia, hoặc là… các nhân tố đủ mọi phương diện. Vậy nên chư vị hết sức chớ chấp trước vào những thứ này. Ngày mà nạn đến thực sự chư vị lại khó mà qua được, không có nạn thì chư vị lại muốn. Đều là có nguyên nhân. Kỳ thực có người cũng xác thực là không có nhiều nạn như thế, điểm này cũng là khẳng định.

Đệ tử: Điểm luyện công của chúng con có mấy chục người, tuyệt đại bộ phận mọi người sắc mặt không tốt, phải chăng là chúng con chưa làm được thực tu?

Sư phụ: Có một số điểm luyện công cá biệt là rất không đúng đắn, các học viên nói với nhau một số nào là tin tức tiểu đạo, nào là loạn ngộ. Những chuyện chẳng đúng với Pháp mà tôi giảng họ cứ không ngừng loạn ngộ, còn dẫn dắt các học viên nghĩ thế này thế kia, suy nghĩ lung tung. Lại còn bình luận Pháp, Pháp này là thế nào thế nào, đoạn này là thế nào thế nào, đoạn kia là thế nào thế nào. Con người có xứng bình luận Pháp không? Ít nhất chư vị vẫn còn tư tưởng con người, làm như thế là không đúng. Chúng ta cứ chiếu theo Đại Pháp mà tu, mà đọc, mà xem [sách] và luyện công tập thể. Dùng nhiều thời gian để đọc Pháp, xem Pháp, dùng ít thời gian bàn về thể hội của bản thân. Hoặc chư vị luyện công xong thì nói với nhau một chút, đều được. Chư vị chiếm dụng thời gian tu luyện và đọc Pháp để đàm luận thể hội, tôi nghĩ là không tốt. Có người giảng nói những thứ ấy đều là mang theo các loại tư niệm, các loại tình tự {tâm trạng}, thậm chí [những thứ họ] giảng nói so với Pháp đều là hai chuyện khác nhau, chư vị đã dẫn các học viên đi lệch lạc, thậm chí suy nghĩ lung tung các thứ. Con người đều có tư tưởng người thường. Trong số các học viên chúng ta, dù là học viên lâu năm, học viên mới, đều không thể để chư vị bàn, cũng không thể để chư vị biết những đạo lý cao hơn bề mặt con chữ. Nói cho cùng những gì chư vị bàn đều là đạo lý ở mặt chữ, bề mặt, bởi vì Thiên Pháp là không thể giảng trong chốn người thường được. Vậy nên có những người cũng không biết họ làm thế nào, không biết họ làm sao mà ngộ ra được những thứ loạn bát nháo ấy, vậy nên phải chú ý đó!

Đệ tử: “Ấn” dịch ra là gì? Vì sao phải “kết ấn”?

Sư phụ: Phật không gọi [đó] là ấn, đó là một loại thể hiện trang nghiêm của Phật Pháp, là một danh từ từ Ấn Độ cổ dịch sang mà không cải biến, gọi là “ấn”. Kết ấn ấy, đại thủ ấn ấy, tiểu thủ ấn ấy, đó là một loại biểu hiện trang nghiêm khác của Pháp tượng và Pháp ngữ.

Đệ tử: Con tu luyện gần một năm rồi, mà chưa nhìn thấy Pháp Luân?

Sư phụ: Nói thế này vậy, nếu tự thân chư vị một chút biến hóa cũng chẳng có, không thể nghiệm được sự biến hóa mà Pháp cấp cho chư vị, hoặc chư vị đều chẳng biết và ngộ được những thứ có thể siêu việt trạng thái của người thường, thì tôi không tin, trừ phi chư vị không phải là người tu luyện. Chư vị cứ phải là nhìn thấy, thể hiện xuất lai, hoặc nhìn thấy rõ ràng như nhìn người thường thế này, thể hiện ra một cách hết sức thực tại đến thế này, thì tôi nghĩ cũng không được. Bởi vì căn cứ theo điều kiện của tự thân chư vị, sự khác biệt về trạng thái tư tưởng người thường, và sự khác biệt [những thứ cần] viên mãn, cho nên mỗi cá nhân có phương pháp đối đãi khác nhau, bản thân [tôi] làm sự tình này, tuyệt đối sẽ không rập khuôn máy móc. Hữu ý mà muốn nhìn thấy Pháp Luân, tâm này không bỏ thì không nhìn thấy được.

Đệ tử: Phật ở tầng thứ cao hơn, xem nhân loại không là gì cả, xin hỏi, vì sao Sư phụ độ chúng con?

Sư phụ: Pháp của vũ trụ, khai sáng hoàn cảnh sinh tồn ở các tầng thứ khác nhau cho toàn bộ các sinh mệnh các tầng thứ khác nhau của vũ trụ, vậy thì trong những hoàn cảnh sinh tồn này ắt phải có chúng sinh. Người thường cũng là [ở tại] một tầng thứ thấp nhất của các tầng thứ khác nhau do Pháp này khai sáng cho toàn bộ vũ trụ. Vậy thì, đứng tại góc độ này, tôi cần phải suy xét cho toàn bộ Pháp và toàn bộ vũ trụ. Tôi nói [vậy] đã rõ ràng chưa? (Vỗ tay) vậy nên đứng trên góc độ của tôi, nhận thức của tôi đối với các sinh mệnh, các sinh mệnh của cả hai mặt chính phụ, thì đều không giống chư vị. Điều này chư vị lý giải không nổi.

Đệ tử: Tùy theo không ngừng học Pháp, những sự tình trong đầu não càng ngày càng ít đi, thậm chí có lúc cái gì cũng đều không muốn nghĩ, đó phải chăng là chủ ý thức của con yếu, hay là tu luyện đã bị sai lệch rồi?

Sư phụ: Không phải. Tôi còn muốn bảo chư vị rằng đây là một hiện tượng vô cùng tốt. Vì sao nói là hiện tượng vô cùng tốt? Tôi bảo chư vị rằng, trong chốn người thường thì bộ não phản ứng vô cùng nhạy bén, vì để duy hộ cho lợi ích bản thân khỏi bị tổn thất, tại phương diện này tư tưởng phản ứng vô cùng nhanh, hơn nữa sức nhớ lại tốt nữa. Nói cách khác, bộ phận não mà chư vị động này thì không tốt, cũng chính là nó sẽ tạo nghiệp, [nó đã] quá phát triển rồi, can nhiễu chư vị tu luyện. Vậy làm sao đây? Chúng tôi chọn dùng một biện pháp, trước tiên ức chế bộ phận não này của chư vị lại, nói cách khác chính là đầu tiên khóa nó lại, điều chỉnh xong, thay thế nó bằng bộ phận tư tưởng mà có thể tư duy như người tu luyện, khiến bộ phận tư tưởng này phát triển lên. Sau đó điều chỉnh xong bộ phận gian hoạt ấy, lại nới nó ra từ từ, lúc đó chư vị đã có thể giữ vững bản thân rồi. Bởi vì chư vị ngay cả ý thức cũng ý thức không được cái tư tưởng bất hảo đó của mình, quá phát triển mà, cứ hễ nghĩ vấn đề là chui vào trong bộ phận não đó. Bộ phận não đó, ảnh hưởng nghiêm trọng mọi người tu luyện, vậy nên rất nhiều người sẽ xuất hiện trạng thái này, đó là tạm thời thôi. Những tư tưởng mà chư vị thường hay dùng để bảo vệ lợi ích bản thân, hoặc có thể làm hại người khác, những tế bào não quá phát triển ấy, [tôi] đều phong bế chúng chắc lại để điều chỉnh. Vậy nên sẽ xuất hiện trạng thái này. Nhưng là tạm thời thôi. Sau khi phong bế còn phải xử lý cho chư vị, không để nó phát triển thế nữa, để nó đủ dùng một cách bình thường là được rồi. Để các tế bào [và] tư tưởng chính niệm của chư vị phát triển lên, chính là như vậy. Nếu không như thế, tôi dùng một câu phương ngôn để nói, hình dung tương đối thích đáng: Một người tu Phật đường đường chính chính, đầu não chư vị lại gian xảo lươn lẹo thì không được.

Đệ tử: Khi nghe người khác bàn về thể hội, bản thân [con] được gợi ý, nhưng cảm thấy không vững chắc như tự mình ngộ được.

Sư phụ: Đúng. Đương nhiên là như vậy. Tự chư vị ngộ được, chủ yếu là tự mình tu xuất lai, đó là vững chắc nhất. Nhưng mà, nghe người khác nói đối với chư vị xác thực cũng là một sự tham khảo, cũng là một sự xúc tiến, vậy nên cũng có chỗ tốt. Pháp hội sẽ không thường xuyên được mở, Pháp hội của chúng ta phải có chỗ tốt của Pháp hội. Bàn luận thể hội cũng chớ làm quá thường xuyên, cần dành tinh lực tập trung vào việc học Pháp, đọc sách.

Bởi vì những câu hỏi cần giải đáp là tương đối thấp và trùng lặp; còn một số câu hỏi [chỉ cần] đọc sách là có thể giải quyết được, vậy nên chúng tôi đều bỏ ra rồi. Do điều kiện thời gian [có hạn], chúng tôi không giải đáp nữa. (Vỗ tay nhiệt liệt)

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Bản gốc tiếng Hán: http://big5.falundafa.org/chibig5/swiss.htm

Dịch ngày: 23-5-2016. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.