Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999]

Lý Hồng Chí
Sydney, ngày 2-3 tháng 5 năm 1999

Chào tất cả! (vỗ tay)

Thoáng chốc đã một hay hai năm trôi qua kể từ lần cuối tôi đến Sydney. Lần trước tôi đến vào lúc đang diễn ra Pháp hội. Lần đó, không có nhiều học viên như thế này và việc học Đại Pháp chỉ giới hạn ở người Trung Quốc. Giờ đã có nhiều người hơn, và qua một thời gian tu luyện, tôi cảm thấy rằng chư vị đã có thể từ trong Pháp mà nhận thức Pháp. Trong quá trình tu luyện, chư vị sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh, và muốn được giải đáp. Tôi cảm thấy rằng đến [Pháp hội] lần này, tôi có thể chân chính giải đáp một số vấn đề và giải quyết một số vấn đề cho chư vị, thời điểm rất thích hợp, nên tôi quyết định đến gặp mọi người.

Qua một giai đoạn thời gian tu luyện, tình huống ở Úc châu là khá tốt. Mặc dù trong tu luyện vẫn còn có một vài chỗ nhận thức về Pháp lý chưa minh bạch, nhưng [tình huống] trên tổng thể là tốt. Hôm nay tôi chủ yếu gặp mặt mọi người và thuận tiện thảo luận một vài vấn đề. Vậy nên, hôm nay sau khi tôi thuyết giảng, tôi chủ yếu lắng nghe phần phát biểu của chư vị, còn ngày mai, tôi sẽ dành thời gian giải đáp vấn đề cho chư vị vào buổi chiều. Chư vị có bất kỳ vấn đề gì thì có thể viết lên tờ câu hỏi và chuyển cho tổ công tác Pháp hội, sau đó [họ sẽ] đưa lên cho tôi và tôi sẽ giải đáp cho chư vị.

Có một điều kiện đối với việc giải đáp vấn đề, tôi ở đây để giải đáp vấn đề trong tu luyện của học viên Pháp Luân Đại Pháp, chứ không phải để giải đáp về những sự tình phát sinh trong xã hội người thường hay những vấn đề khác liên quan đến xã hội nhân loại. Đối với những vấn đề này tôi không thể giải đáp, bởi vì hiện giờ tôi chỉ phụ trách đối với những người tu luyện của tôi và tôi không muốn can thiệp vào chính trị, chính sách, luật pháp của bất kỳ quốc gia nào. Tôi làm sự tình này cần phải có trách nhiệm với con người đồng thời cũng cần phải xem xét đến trách nhiệm đối với xã hội. Sự phát triển của xã hội nhân loại đã được đặt định, là theo quy luật mà phát triển, tôi không muốn can thiệp vào những sự tình này.

Tiếp theo, hãy bàn luận một vài vấn đề. Mọi người đều biết rằng khi tôi gặp mặt học viên ở bất kỳ địa phương nào, tôi đều giảng về một vấn đề, đó là, tôi bảo mọi người phải đọc sách cho nhiều và học Pháp cho nhiều. Dẫu là mọi người đều biết tôi sẽ giảng về điều đó, tôi vẫn sẽ lại bàn về nó, đó là vì nếu chư vị muốn đề cao trong Đại Pháp, thì đọc sách và học Pháp là điều tối quan trọng. Nếu chư vị coi Đại Pháp mà tôi truyền giảng hôm nay như một môn khí công phổ thông, thì chư vị đang mắc phải một sai lầm thật lớn. Nếu chư vị muốn có một thân thể khỏe mạnh, thì chư vị đến bệnh viện mà trị bệnh, hay chư vị có thể trị bệnh thông qua các thủ pháp trị liệu y học khác, tôi nghĩ rằng, nếu chư vị chỉ quan tâm đến sức khỏe của mình, thì chư vị cứ đi tìm họ mà chữa trị. Tôi không trị bệnh, tôi đang dẫn dắt chư vị chân chính đi trên con đường tu luyện, đi trên con đường quang minh. Lợi dụng Đại Pháp để chữa bệnh kiếm tiền, như vậy không được. Tôi đang dẫn dắt chư vị đi trên con đường thuần tịnh nhất. Nếu muốn có thể chân chính tu lên, cần phải kiên trì học Pháp.

Tôi đã giảng rằng tinh thần và vật chất là nhất tính. Trong giới tư tưởng học trên toàn thế giới, từ lâu người ta vẫn đàm luận tranh cãi về vấn đề vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính. Tôi đã cho mọi người nhiều ví dụ; hiện tại chúng ta đều biết rằng khi con người đang tư duy, đang suy nghĩ về một vấn đề thì bản thân tư tưởng phát xuất ra thể hiện dưới dạng vật chất. Đó chẳng phải là tinh thần sao? Đó là để nói rằng, vật chất và tinh thần là nhất tính. Toàn bộ vũ trụ này, từ vi quan nhất đến hồng quan nhất, từ nhỏ đến lớn, các lạp tử vật chất nào cũng tồn tại một đặc tính, gọi là Chân, Thiện, Nhẫn. Đặc tính Chân, Thiện, Nhẫn của vũ trụ này ước chế hết thảy hết thảy mọi thứ tại các tầng vũ trụ khác nhau, vật chất chính là do các đặc tính của tinh thần tập hợp mà thành, do đó, vật chất và tinh thần, chúng là nhất tính.

Có người có nhận thức sai, họ nói: “Tôi luyện khí công là luyện khí công, không cần phải đề cao tâm tính hay đọc sách.” Đây chính là vấn đề trọng yếu nhất mà tôi sẽ nói cho chư vị, [với tư tưởng như thế], người này vĩnh viễn không thể đề cao lên, không thể thông qua việc luyện vài động tác khí công mà hết bệnh được; điểm này tại Trung Quốc Đại lục rất nhiều người dân phổ thông cũng đều biết rồi. Nếu chư vị không học Pháp, không đọc sách, không minh bạch đạo lý bên trong, không thể khiến đạo đức của mình lên cao trở lại, không có chuyển biến về tâm tính và không trở thành một người tốt và tốt hơn nữa, thì chư vị phải có bệnh. Bởi vì nhân loại đều như vậy, nhân loại chính là phải có bệnh, chỉ khi chư vị siêu việt khỏi người thường, chư vị mới có thể không có bệnh. Vậy nên không thể siêu việt khỏi người thường chỉ thông qua việc tập luyện vài động tác này hay động tác kia. Chỉ bằng cách chân chính minh bạch Pháp lý này, để cảnh giới và tư tưởng của chư vị đề cao, trở thành một người tốt hơn – một người tốt vượt trên người thường, có nghĩa là, một người siêu thường – thì chư vị mới không mắc bệnh mà người thường phải mắc, chính là đạo lý này. Tôi vừa giảng về việc chỉ khi trở thành một người tốt và siêu việt khỏi người thường hiện nay, chư vị mới có thể thực sự không có bệnh. Vậy thì, nếu chư vị muốn tu luyện lên cảnh giới cao hơn, chẳng phải cần có yêu cầu cao hơn sao? [Một người] không có bệnh không tương đồng với một người đang tu luyện ở cảnh giới cao, mà chỉ là chư vị là người có tiêu chuẩn đạo đức cao hơn người thường. Những gì tôi yêu cầu chư vị làm là siêu việt khỏi người thường, cao hơn nữa – đó chính là, làm một người tốt hơn, một người có đạo đức cao thượng hơn. Chỉ có như vậy, chư vị mới có thể tu luyện lên trên.

Hiện tại một số học viên vốn không phải là người gốc Hoa không chú trọng lắm đến việc học Pháp, cũng không lý giải được tốt lắm. Điều tôi vừa giảng có thể giúp chư vị minh bạch. Bởi vì các thủ pháp khí công chỉ là phụ trợ cho tu luyện, chúng tuyệt nhiên không khởi tác dụng căn bản. Nếu tâm tính của chư vị không đề cao lên, cảnh giới tư tưởng không đề cao lên đến cảnh giới cao hơn, cho dù chư vị có luyện động tác như thế nào, chư vị cũng không tu lên được. Chỉ khi tâm tính chư vị đề cao đến một tiêu chuẩn nhất định, chư vị mới có thể đề cao, chư vị mới có thể đạt được vô bệnh. Chỉ khi chư vị lại lên cao hơn nữa, yêu cầu bản thân tốt hơn nữa, chư vị mới có thể là một người siêu việt khỏi người thường, như vậy sẽ không còn là người thường nữa rồi. Bởi vì đối với con người trong xã hội người thường, suy nghĩ, hành động, việc làm của họ, như mọi người có thể thấy, đều là vì bản thân, vì gia đình, họ cực kỳ ích kỷ, thậm chí đến độ chỉ vì lợi ích cá nhân mà không từ một thủ đoạn nào, hơn nữa hiện tại là thời kỳ đạo đức vô cùng bại hoại. [Nếu] chư vị chỉ giống như người thường, chư vị chỉ luyện vài động tác, chư vị có thể hết bệnh được không? Hoàn toàn không thể được! [Nếu] chư vị giống như người thường, luyện một vài động tác, chư vị có thể trở thành người siêu thường được không? Tuyệt đối không thể được. Do đó, mọi người nhất định phải đọc sách! Đó là vì, khi cảnh giới tinh thần và tư tưởng của chư vị chưa đạt đến một tiêu chuẩn cao như thế, chư vị không thể hết bệnh, cũng không thể đạt đến cảnh giới cao được. Đó là [lý do] tại sao tôi bảo mọi người phải đọc sách cho nhiều và [giảng về] tính tất yếu của việc đọc sách.

Pháp có thể chỉ đạo cho chư vị đề cao ở các tầng thứ khác nhau. Cuốn “Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách có thể cho phép chư vị tu luyện một cách có hệ thống, do đó nó là trọng yếu nhất. Bất kể chư vị có phải là người tu luyện hay không phải là người tu luyện, đọc cuốn Chuyển Pháp Luân có thể khiến chư vị minh bạch làm người như thế nào. Đó là vì nhân loại hiện nay không có tiêu chuẩn đạo đức nào ước thúc, là [theo lối] quan niệm phản truyền thống, phản cổ điển. Con người càng coi trọng hiện thực trước mắt, thì lại càng xa rời bản chất của con người – vốn là bản chất tiên thiên tốt đẹp nhất. Không có đạo đức ước thúc, con người có thể muốn gì làm nấy, như vậy không được. Sự bại hoại của nhân loại đã đẩy con người vào chỗ cực kỳ nguy hiểm, trong phần giảng Pháp tiếp sau, tôi sẽ giải đáp cho mọi người về vấn đề này.

Tiếp theo, tôi sẽ bàn về một số vấn đề cụ thể. Trong khi tu luyện giữa người thường, thường có nhiều tâm chấp trước không thể phóng hạ, đây là nói đến vấn đề cụ thể trong tu luyện. Có nhiều người không thể buông bỏ chấp trước của mình, và ngay cả khi nó khiến họ thần hồn điên đảo, lý trí bất thanh tỉnh, mà họ vẫn không ý thức được. Trong hàng trăm nghìn năm, không có ai chân chính giảng về tu luyện thực sự là tu thế nào. Ai cũng biết rằng tu luyện là đả tọa. Như chư vị thấy đó, có rất nhiều phụ nữ lớn tuổi ở nông thôn Trung Quốc quanh năm ngồi trên giường khâu vá quần áo giày dép, nếu chỉ đơn giản như vậy {quanh năm đả tọa}, thì tôi nói rằng họ đều nên thành Thần rồi. Động tác đó chỉ là một loại phương thức phụ trợ mà thôi, nếu chư vị không luyện công mà chỉ đả tọa, thì có ngồi nhiều đến mấy cũng không đúng là [tu luyện], vì không có nhân tố tu luyện nào ở trong đó hết. Do vậy, trong quá trình tu luyện, tôi bảo chư vị minh bạch Pháp lý, bảo chư vị đọc sách, mục đích là để chư vị đề cao lên cảnh giới cao hơn. [Chư vị] đề cao như thế nào? Chính là chư vị vứt bỏ đi những tư tưởng bất hảo trong xã hội người thường, [ví dụ như] bỏ đi tâm tranh đấu giữa người với người. Chỉ vì chút đỉnh lợi ích mà làm hại người khác, vui buồn chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi, vì thế mà ăn không ngon, ngủ không yên, cả thân thể thật tàn tạ, chư vị sống thật mệt mỏi! Con người tồn tại ở thế gian chỉ vì thế thôi sao?

Giờ thì mọi người đã minh bạch điểm này, sao chư vị còn không thể chân chính như một người tu luyện mà buông bỏ chấp trước của bản thân? Làm một người tu luyện đường đường chính chính. Tôi vẫn thường nói rằng, một người tu luyện chính Pháp, trước tiên chư vị phải làm được đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu. Thế thì tại sao mọi người khi gặp mâu thuẫn trong tu luyện, tại sao không phóng hạ tâm đó được? Khi người khác nói lời khó nghe, tại sao chư vị không vui? Khi chư vị không vui, chẳng phải trong tâm chư vị đang chối bỏ một cơ hội tu luyện và đề cao ư? Chẳng phải chư vị chỉ đang tìm kiếm những thứ vui vẻ giống như người thường sao? Thế thì chư vị chẳng phải là người thường sao?! Lúc đó, chư vị nên nghĩ, “Sao mình lại không vui? Khi người khác chỉ trích mình, mình lại trở nên không vui – mình đang cầu điều gì chăng?” Thế nhưng khi mong cầu người khác đối tốt với chư vị và sống một cách thoải mái nơi người thường, thì chư vị đề cao thế nào đây? Cho nên chư vị không đề cao được. Chư vị phải chân chính phóng hạ những thứ đó – những chấp trước mà người thường không buông bỏ được.

Nhưng với Đại Pháp mà chư vị tu luyện hôm nay, tôi đã suy xét kỹ lưỡng đến việc trong xã hội nhân loại hiện tại, người có công tác trong xã hội người thường thì tu luyện thế nào. Vậy nên trong khi tu luyện Đại Pháp, chư vị có thể có công tác của chư vị, chư vị có thể có việc kinh doanh của chư vị, chư vị có thể có hết thảy sinh hoạt gia đình và hoạt động xã hội. Việc hồng truyền Đại Pháp và phương thức tu luyện Đại Pháp tại xã hội người thường sẽ không ảnh hưởng đến việc tu luyện của chư vị; điểm này tôi đã xem xét đầy đủ. Bởi vì Đại Pháp mà tôi truyền là trực chỉ nhân tâm, tại nơi lợi ích vật chất mà bỏ tâm chấp trước của chư vị, nhưng chư vị không nhất định thật sự mất đi những thứ lợi ích vật chất. Vì tôi thấy rằng bản thân vật chất tuyệt không có nghĩa gì cả. Nếu chư vị rất giàu, nhà chư vị thậm chí được xây bằng vàng nhưng tâm chư vị tuyệt nhiên không có nó, coi nó thật nhẹ, thế thì tôi nói rằng ở đây không có chấp trước vào tiền tài. Đó là để nói rằng, Đại Pháp yêu cầu chính là cải biến nhân tâm, chứ tuyệt đối không buộc chư vị từ bỏ những thứ vật chất. Đương nhiên, đối với các khảo nghiệm nhân tâm, đương nhiên sẽ xuất hiện khảo nghiệm nghiêm túc như thế này để xem truy cầu vật chất của chư vị lớn đến đâu, xem chư vị coi trọng điều gì. Mọi người đều biết rằng, trong những người tu Đại Pháp chúng ta, [có người] làm kinh doanh, làm kinh doanh lớn cũng có, họ là người tu luyện, trong hoàn cảnh công tác của mình, họ đều là người tốt, không nói dối, không lừa đảo người khác, nhưng việc kinh doanh của họ làm rất tốt. Họ cũng không lao tâm như người thường – đến độ mà ăn không ngon, ngủ không yên – nhưng việc kinh doanh của tất cả họ đều rất tốt. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái này lại càng hiển lộ rõ sự khác biệt của người tu luyện. [Khi một người] có thể đạt đến tiêu chuẩn tu luyện, những loại hiện tượng siêu thường như vậy sẽ xuất hiện.

Điều tôi vừa giảng là những tâm chấp trước gây trở ngại cho tu luyện. Có nhiều học viên, khi gặp mâu thuẫn, khi trong lòng cảm thấy bất bình, chư vị có nghĩ rằng chư vị đang tức giận với người thường không? Chư vị hãy nghĩ xem: Phật và Thần, những Giác Giả vĩ đại đó, họ có tức giận với con người không? Tuyệt đối không. Đó là bởi vì họ không ở tầng của con người và không có cái tình của con người. Họ làm sao có thể đặt bản thân giữa những người thường được? Khi chư vị đối đãi với mâu thuẫn giống như người thường, thì khi đó chư vị ở cùng một tầng thứ với người thường, hay ở cùng một cảnh giới với người thường; đó là để nói rằng, chư vị chính là đã ở trong người thường rồi. Chỉ khi chư vị không giống như họ thì chư vị mới không ở trong người thường. Đương nhiên biểu hiện ra chính là khoan dung và độ lượng, người thường sẽ nhìn nó theo cách này, kỳ thực đó là biểu hiện của việc chư vị đề cao tâm tính trong tu luyện. Vì vậy, bất kể gặp phải mâu thuẫn trong hoàn cảnh hay tình huống nào, chư vị phải bảo trì tâm thiện lương, tâm từ bi để đối đãi với mọi vấn đề. Nếu chư vị không thể yêu quý kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được. (vỗ tay). Thế thì tại sao khi một người thường chọc giận chư vị, chư vị lại không thể tha thứ cho anh ta? Trái lại chư vị tranh luận, tranh đấu với anh ta như một người thường? Chẳng phải giữa các học viên với nhau cũng giống vậy sao?

[Một khi] đạo lý này được giảng xuất lai cho tất cả mọi người, mọi người đều minh bạch cả. Những gì tôi giảng cho chư vị là Pháp lý, những gì tôi triển hiện cho chư vị chính là bộ Pháp này. Còn như việc [chư vị] làm như thế nào, nó hoàn toàn tùy thuộc vào việc tu luyện của bản thân chư vị. Đương nhiên tôi có thể giúp chư vị, nhưng nó hầu như không thể hiện ở mặt xã hội người thường này, và nhiều người không thấy nó. Trong tu luyện, học bộ Pháp này cho tốt là trọng yếu nhất, nó sẽ giúp chư vị có thể từ bỏ những chấp trước mà chư vị không buông bỏ được, trong đó bao gồm cả những phần xấu xa nhất.

Chư vị không nên nghĩ rằng quan niệm của chư vị chính là chư vị. Có nhiều người, trong khi học Pháp, lại ôm giữ một chủng quan niệm mà học. Người như vậy nghĩ rằng: “Ồ, đoạn này thật hay… À, đoạn này mình không hiểu lắm… Ồ, mình nghĩ đoạn kia không ổn”. Tôi nói với chư vị rằng, chư vị cho rằng mình rất thông minh, chư vị cho rằng nhận định của mình là đúng, nhưng kỳ thực chư vị đã sai hoàn toàn. Bởi vì tư tưởng của chư vị được hình thành trong xã hội người thường, tiêu chuẩn nhận định tốt xấu của chư vị là tiêu chuẩn của người thường, tuyệt đối không thể hơn được người thường, cho nên chư vị nhìn không thấy chỗ bản chất chân chính của Pháp. Chính những tâm chấp trước của chư vị là chướng ngại ngăn không cho chư vị đắc Pháp, chư vị lựa chọn những phần mà chư vị nghĩ là tốt để đọc, chư vị rõ ràng không phải đang tu luyện một cách chân chính. Đó là vì khi chư vị thấy những phần chư vị nghĩ là không tốt hoặc chư vị nghĩ mình không muốn đọc, đó chính là tâm bất hảo được hình thành hậu thiên, là những tư tưởng bất hảo đang khởi tác dụng, nhưng đó không phải là chư vị thật sự, mặc dù chư vị coi đó chính là chư vị.

Tại sao lại như vậy? Mọi người thử nghĩ xem, một đứa bé lúc mới sinh ra không hề có bất kỳ một quan niệm người thường nào. Tôi đã giảng cho chư vị rằng, với đứa trẻ sáu tuổi trở xuống, tôi chỉ cần nói một câu thì thiên mục của đứa trẻ sẽ có thể nhìn thấy. Tại sao lại như vậy? Là vì đứa trẻ đó chưa hình thành bất kỳ một quan niệm nào của xã hội người thường, nó thuần tịnh và phù hợp với tiêu chuẩn tiên thiên của vũ trụ là Chân, Thiện, Nhẫn. Một khi chư vị đã tích lũy cái gọi là “kinh nghiệm” trong xã hội người thường, đã có cái khung tư tưởng, và đắc ý nói rằng đó là sự lão luyện và có kinh nghiệm giữa những người thường, thì kỳ thực chư vị đã biến bản thân thành vô cùng bất hảo. Chính vì những quan niệm này mà chư vị không cách nào tiếp cận được với chân tướng, bản chất, và chân lý của vũ trụ. Bởi vì những thứ này đều được hình thành hậu thiên, nó sao có thể là chư vị được? Như thế nào gọi là “phản bổn quy chân?” [Chư vị] phải tịnh hóa bản thân, chính là để chư vị trở về với [chỗ] tiên thiên thuần chính nhất của mình, với trạng thái không có tư tưởng hay quan niệm nào. Đó mới là [trạng thái] thông minh nhất, có thể nhìn hết thảy mọi thứ trong thế giới một cách rõ ràng. Bởi vì khi chư vị không có bất kỳ một quan niệm nào, hết thảy mọi thứ đều nằm trong tầm mắt của chư vị, chư vị thoáng nhìn sẽ có thể biết hết thảy sự việc trên thế gian là như thế nào, đó chính là trí huệ. Nếu chư vị ôm giữ một cái khung để nhìn, thì chư vị sẽ bị hạn cuộc trong cái khung đó, nhưng cái khung của chư vị hoàn toàn không phải là chân lý. Chư vị cảm thấy rằng mình có tri thức rất cao, tiêu chuẩn nhận định của mình cũng rất đúng đắn, nhưng kỳ thực nó không hề đúng đắn. Ngay cả khi tôi nói như vậy, chư vị cũng không nhất định có thể ngay lập tức lý giải và thừa nhận quan điểm của tôi. Chư vị phải thật sự vứt bỏ tâm [chấp trước] để đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, thì chư vị mới có thể thấy được cuốn sách của tôi rốt cuộc là như thế nào!

Tại sao ở Trung Quốc và trên toàn thế giới có nhiều người học [Pháp Luân Công] như vậy? Riêng ở Trung Quốc đã có gần 100 triệu người đang học, có nhiều người là nhà khoa học, nhà trí thức cao cấp, nhà xã hội học, nhà tư tưởng, người làm nghiên cứu triết học, và thậm chí cả những cán bộ cấp cao; ở ngoài Trung Quốc có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ, nghiên cứu sinh, và giảng viên đang học [Pháp Luân Công], chẳng lẽ đó là những người không thông minh? Đặc biệt tại Trung Quốc, người ta đã nếm trải quá nhiều rồi, từng tin vào những tư tưởng nhất định, từng trải qua Cách mạng Văn hóa, và đã sùng bái [người khác], những giáo huấn đã cực kỳ sâu sắc. Họ cái gì cũng đã trải qua. Những người này chư vị bắt họ mù quáng tin tưởng vào một điều gì đó có thể được sao?! Vậy tại sao họ lại có thể học Pháp, tại sao họ kiên định như vậy, bản thân điều này không nói lên điều gì sao? Là vì tôi bảo mọi người làm người tốt, tôi bảo mọi người phải làm người tốt hơn nữa, người siêu thường, người khỏe mạnh, cao thượng hơn, cho đến khi có thể khiến chư vị đạt đến viên mãn. Không phải tôi, Lý Hồng Chí, nói một vài câu liền có thể khiến người ta đi theo tôi một cách thiếu lý trí. Mọi người đều biết rằng Đại Pháp [áp dụng phương pháp] quản lý lơi lỏng, chư vị [muốn] học, chư vị liền [có thể] học, chư vị không [muốn] học, chư vị đến từ đâu có thể tùy ý quay trở về đó, tôi cũng không quản; không hề có sự ước thúc gì, không hề có hình thức tổ chức gì, cũng không đòi hỏi chư vị phải trả một xu nào. Tại sao tất cả mọi người đều tụ họp tại đây, đến mức đuổi cũng không chịu đi? Họ không có tư tưởng sao? Không có lý trí sao? Như vậy tại sao có người lại không thể hạ bỏ tâm [chấp trước] của mình và xem cuốn sách này một cách chân chính? Xem xem Lý Hồng Chí đang làm điều gì? Tại sao trên thế giới có nhiều người đọc cuốn sách này như vậy? Sau khi đọc xong chư vị sẽ có thể minh bạch ra tôi đang làm gì.

Năm đó khi tôi bắt đầu truyền Pháp này, tôi có một vấn đề lo lắng nhất. Chư vị đều biết rằng, trong xã hội nhân loại hiện nay, không có tôn giáo nào có thể khiến nhân tâm và đạo đức của nhân loại thăng hoa trở lại, bản thân những người trong tôn giáo cũng biết điều này, nhưng họ hoàn toàn không thể làm bất cứ điều gì. Không chỉ có vậy, trên thế giới hiện nay không có một học thuyết nào, đạo lý nào có thể khiến cho đạo đức của nhân loại thăng hoa trở lại, khiến cho đạo đức con người trở nên cao thượng, càng không thể khiến con người thăng hoa trở lại để đi đến viên mãn, tìm khắp thế giới cũng không thể nào có. Như vậy, con người chính là đã rơi vào một trạng thái cực kỳ nguy hiểm. Nếu như Đại Pháp mà tôi truyền ngày hôm nay không thể cứu được con người, thì con người sẽ không bao giờ được cứu, bởi vì trong vũ trụ không có Pháp nào cao hơn [Pháp đã] tạo ra vũ trụ. Khi con người không có chính niệm và không có đạo đức ước thúc, thì việc xấu nào họ cũng đều dám làm, Thần cũng không cho phép như vậy. Chư vị đều nghe từ tôn giáo, hay dự ngôn, hay tiên tri nào đó, trong sách hay lời truyền miệng, nói rằng nhân loại sẽ gặp phải nạn lớn. Mọi người thử nghĩ xem, nếu nhân loại tiếp tục bại hoại như thế này, chẳng phải sẽ rất nguy hiểm sao? Cho dù không có Thần tới trừng phạt con người, con người cũng sẽ tàn sát lẫn nhau. Kỳ thực con người đã đang hủy diệt chính mình rồi, thậm chí trong trạng thái hòa bình cũng đang hủy diệt chính mình, trong vô tri mà hủy diệt chính mình. Những ô nhiễm do khoa học kỹ thuật phát triển tạo thành đã phá hoại hoàn cảnh tự nhiên, trong tương lai toàn bộ nước sẽ bị ô nhiễm; khoa học kỹ thuật của nhân loại hoàn toàn không có cách nào để khiến cho nước trở về độ thuần tịnh nguyên sơ của nó, ngay cả lương thực mà chư vị ăn cũng đều được thúc cho lớn nhanh hơn nhờ phân bón hóa học. Mọi người thử nghĩ xem, nếu tiếp tục đi xuống như thế này, nhân loại sẽ phát sinh biến dị, cơ thể và hình dáng bên ngoài đều cũng sẽ phát sinh biến dị. Nếu con người muốn nhân bản con người, như thế con người sẽ thật sự bắt đầu hủy diệt chính mình, người ngoài hành tinh khoác trên mình lớp da người sẽ được nhân bản với số lượng lớn, chiếm hữu thân thể con người. Nhân loại trong tương lai, họ là phát triển từ loại người này, họ sẽ nhân bản nhiều gấp bội, cuối cùng hoàn toàn thay thế con người.

Tất nhiên, tôi có thể thấy rõ hết thảy vấn đề trên thế giới, tôi có thể giảng xuất hết thảy vấn đề của nhân loại. Hiện tại tôi không phải vì vấn đề này của xã hội nhân loại mà tới truyền Pháp này, tôi là vì để có thể khiến người tu luyện chân chính đắc Pháp đề cao nên mới giảng việc này, đó là mục đích tôi làm việc này.

Tôi vừa mới giảng về một vấn đề, tiếp theo tôi sẽ giảng về một vấn đề cụ thể. Chúng ta có người, trong tu luyện cứ ôm giữ mãi tâm chấp trước mà không chịu buông bỏ, điều này khiến cho những mâu thuẫn ngày càng nổi cộm hơn, khiến cho những quan mà họ gặp trong tu luyện ngày càng lớn, khiến cho họ không thể vượt qua. Chúng ta ngồi tại đây cũng có [những người như thế]. Vì vậy mà khiến cho họ đi sang hướng phản diện, oán hận Đại Pháp, thậm chí oán hận cả tôi. Người khác tại sao lại không [bị] như vậy? 100 triệu con người này đều là ngốc nghếch hay sao? Tại sao chư vị không nghĩ nguyên nhân gì đã tạo thành như vậy? Có người học Đại Pháp rồi, tôi đã bảo họ phải làm một người đường đường chính chính, làm người tốt, không làm điều xấu, vậy mà họ vẫn đi chơi cờ bạc. Mất tiền rồi, họ lại quay lại oán trách Đại Pháp. Tôi có bảo chư vị đi chơi cờ bạc không? Ngược lại, tôi đã bảo chư vị không được cờ bạc và không làm những việc bất hảo như vậy.

Còn có những người tu luyện Đại Pháp, đột nhiên gặp phải trở ngại ngoài ý muốn, liền oán hận Đại Pháp. Chư vị không nghĩ rằng, trong cuốn Chuyển Pháp Luân tôi đã đưa ra một ví dụ: có một cá nhân, sau khi học Đại Pháp, một ngày anh ta đột nhiên mắc bệnh, mắc triệu chứng hệt như bị nghẽn mạch máu não; nửa người của anh ta bị mất cảm giác, nửa bộ não cũng bị tê liệt. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau anh ta đã có thể đi lại, sau một tuần anh ta về cơ bản đã hồi phục rất tốt. Sau đó anh ta nói với học viên ở điểm luyện công: Tôi luyện Đại Pháp đến độ bị bán thân bất toại; tôi sẽ không luyện tiếp nữa. Mọi người hãy thử nghĩ xem, nếu anh ta không tu luyện Đại Pháp, anh ta bị liệt nửa người liệu có thể hồi phục nhanh như vậy không? Chư vị đều biết rõ bệnh liệt nửa người của anh ta là trạng thái gì, [vậy mà] anh ta vẫn oán trách Đại Pháp. Chúng ta có một số người cần nghiêm túc suy nghĩ một chút, chư vị gặp phải một nạn, chư vị nói Sư phụ không bảo hộ chư vị, chư vị có biết rằng nếu tôi không bảo hộ chư vị, thì không chỉ thân thể của chư vị bị thương đâu, mà rất có thể còn tổn hại đến tính mạng của chư vị! Chư vị có biết không? Tôi đã giảm cho chư vị đến mức độ như vậy rồi, chư vị còn quay lại oán trách Đại Pháp. Con người chính là đang ở trong trạng thái vô tri khó cứu đến như vậy. Những gì bản thân họ nợ trong vũ trụ này, họ không muốn hoàn trả, họ muốn khó nạn nào cũng không có, muốn được thoải mái trong khi khiến tôi phải chịu đựng hết thảy cho họ. Đó có phải là tu luyện không? Như vậy có thể đề cao tâm của chư vị không? Khi gặp phải vấn đề này, chư vị không thể sinh xuất chính niệm đối đãi, thì chư vị tu luyện thế nào đây? Sau này chư vị sẽ đi trên con đường của mình như thế nào? Tôi đã làm rất nhiều cho chư vị, chư vị còn oán trách Đại Pháp, oán trách tôi, và thậm chí lăng mạ tôi. Tất nhiên, tôi sẽ không bao giờ oán hận bất kỳ ai, tôi chỉ giảng Pháp lý cho tất cả mọi người, giảng một đạo lý này. Cho dù chư vị lăng mạ tôi, tôi cũng không oán chư vị, bởi vì tâm của tôi không ở trong người thường. Chư vị nói tôi tốt, hay nói tôi không tốt, chư vị nói tôi là Thần, hay nói tôi là người thường, tôi cũng không động tâm, bởi vì bất luận là nhân tâm nào cũng không thể động đến tôi được. Nếu chư vị có thể đạt đến trạng thái đó giống như tôi, thì chư vị đã cách tu luyện viên mãn cũng không còn xa nữa.

Tôi chỉ đưa ra một ví dụ như vậy. Chư vị tu luyện, thì tâm phải chính. Đương nhiên, tôi bảo chư vị chính, chư vị sẽ không nhất định đạt được chính. Tôi nói một câu là chư vị có thể chính được hay sao? Duy nhất [chỉ có một thứ] có thể khiến chư vị sinh xuất ra chính niệm, có thể khiến chư vị tu luyện lên cao, một thứ tối căn bản, đó chính là bộ Pháp này. Chúng ta có hơn 100 triệu người đang tu luyện, không thể tất cả mọi người đều giống chư vị ngồi ở đây hôm nay, tôi giảng cho từng người từng người chư vị, là không thể được. Nhưng Pháp tôi đã truyền xuất ra rồi, tôi phải có trách nhiệm với chư vị. Để có thể chân chính giúp chư vị tu luyện lên trên, tôi đã dùng một biện pháp, [đó là] lấy tất cả những gì tôi có thể cấp cho chư vị, tất cả những gì tôi có thể trợ giúp cho chư vị, ép nhập tất cả vào bộ Pháp này, chỉ còn xem chư vị tự mình có muốn đắc [Pháp này] hay không. Vì vậy, tôi nói với mọi người rằng, không nhìn thấy tôi, chư vị phải dĩ Pháp vi Sư, dĩ Pháp vi Sư.

Tiếp theo tôi lại giảng về một vấn đề nhỏ. Có học viên trong tu luyện lại đi đến cực đoan. Họ đột nhiên ngộ được rằng: “Ồ, điều này có thể dẫn khởi tâm chấp trước của mình, mình không muốn nó. Bỏ nó đi thôi; ồ, công việc này có thể dẫn khởi tâm chấp trước của mình, mình không làm nữa, ồ, [mình hãy] tránh hết tất cả mọi thứ.” Mọi người hãy thử nghĩ xem: đó có phải là tu luyện không? Đó có phải là đi đến cực đoan không? Tôi thường giảng một câu, tôi nói rằng chúng ta tu luyện trong người thường, phải phù hợp đến mức tối đa với hình thức của người thường mà tu luyện. Đây không phải là một câu nói đơn giản, cũng không phải nói rằng chư vị công tác cứ theo lẽ thường là đạt được tiêu chuẩn của điều tôi vừa nói. Mọi người hãy thử nghĩ kỹ xem, nó thể hiện trong mọi phương diện trong tu luyện của chư vị. Nếu chư vị không thể tu luyện trong xã hội người thường giống như [phương thức của] người thường, chư vị đang phá hoại hình thức này của xã hội người thường. Xã hội người thường tuy là bất hảo, nó cũng là do Đại Pháp của vũ trụ khai sáng cho các sinh mệnh ở tầng này. Chính vì nó không tốt nên con người mới có thể tại đây mà tu luyện. Chính là để chư vị dung hòa trong những thứ không tốt này mà vẫn thoát ra được, giống như hoa sen, mọc trong bùn nhưng vẫn rất thánh khiết, thuần tịnh. Mọi người quyết không được đi sang cực đoan, quyết không được ngộ Pháp lệch lạc. Khi chư vị đi sang cực đoan, khi chư vị nghĩ chư vị không muốn cái này, không muốn cái kia, khi chư vị đòi bỏ công tác, kỳ thực chư vị đã ở trong một chấp trước khác rồi. Bản thân tâm sợ hãi vào chấp trước đã hình thành một loại chấp trước khác; chính là chấp trước sợ chấp trước của mình.

Tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi, vì một lúc nữa các học viên sẽ phát biểu và chia sẻ kinh nghiệm. Tôi biết hôm nay ở đây có cả ký giả, cũng có thể họ đã đi một quãng đường xa tới đây, tôi rất thông cảm với [những khó khăn của] mọi người. Tôi, Lý Hồng Chí, không muốn nổi danh trong [xã hội] người thường, tôi chỉ là muốn có trách nhiệm với đệ tử và học viên tu luyện Đại Pháp. Tôi tới Úc châu có mục đích là để giải đáp những vấn đề tồn tại trong tu luyện của họ, khiến cho họ có thể đề cao lên. Nhưng các vị đã tới đây, tôi không muốn các vị ra về tay không. Ngày trước, tôi có yêu cầu rằng, nếu một ký giả chưa đọc hết cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi sẽ không gặp. Ký giả phải có hiểu biết nhất định về chúng tôi, tôi mới có thể nói chuyện với người đó. Vì điều tôi truyền quá lớn, chỉ với một vài câu nói hoàn toàn không thể giảng rõ được. Những điều các vị muốn hỏi đều thuộc về xã hội người thường, tôi không muốn trả lời, vì hiện nay tôi không quản việc của người thường, hoàn toàn không quản những việc trong xã hội. Nhưng các vị đã tới đây, tôi hy vọng các vị có thể ngồi ở đây bình tĩnh lắng nghe các học viên phát biểu, và tham dự cả hai ngày Pháp hội của chúng tôi. Sau đó tôi sẽ tiếp các vị, các vị sẽ có thể hỏi câu hỏi. Tuy nhiên trong thời gian diễn ra Pháp hội, tôi tuyệt đối sẽ không gặp bất kỳ ai, vì tôi có nhiều việc cần phải xử lý. Pháp hội của chúng tôi là lấy việc đề cao một cách chân chính của học viên làm mục đích, tuyệt đối không phải là hình thức, tuyệt đối không phải tổ chức ra để người khác xem. (vỗ tay)

Được rồi, các học viên của chúng ta sẽ tiếp tục chủ trì Pháp hội, tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi. Chiều mai, tôi sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc cho mọi người, bây giờ tôi sẽ cùng nghe phát biểu của học viên.

Chư vị có thể đưa tờ câu hỏi lên, chiều nay chủ yếu là tôi sẽ giải đáp cho chư vị, giải đáp những vấn đề mà chư vị đề xuất. Thông qua một giai đoạn thời gian tu luyện, có nhiều vấn đề có thể giải quyết [qua việc đọc những gì có] trong sách. Tuy nhiên, có những vấn đề mà chư vị vẫn luôn cảm thấy muốn hỏi Sư phụ cho yên tâm, tất cả mọi người đều nghĩ như vậy. Tôi sẽ đáp ứng nguyện vọng của chư vị. Tôi sẽ cố gắng hết sức giải đáp vấn đề mà chư vị đề xuất. Được rồi, bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu.

Đệ tử: Có phải tất cả khổ nạn của một người kể từ khi bắt đầu tu luyện đều được an bài không, hay chúng là những nhân tố do tự mình gây ra?

Sư phụ: Trong tu luyện là đã an bài con đường tu luyện, nhưng vượt quan không tốt là do nhân tố tự mình. Bởi vì tu luyện là một việc rất phức tạp, nên không phải mọi sự việc đều giống nhau, cũng không phải là người này xuất hiện sự việc gì thì người kia cũng xuất hiện sự việc đó; sự việc giống nhau cũng không thể nào xử lý theo cách giống nhau được, bởi vì, [chư vị là] tu trong mê mà. Nếu tất cả đều giống nhau, thì cái mê đó sẽ bị phá mất. Mọi người đều biết làm thế nào: “À, người kia làm thế này và làm rất tốt, mình cũng sẽ làm như thế”. Như thế thì không gọi là tu luyện nữa rồi. Ma nạn thực tế là do nghiệp lực của tự thân hình thành. Nghiệp lực tích tụ từ đời này sang đời khác đang cản trở chư vị tu luyện, cản trở chư vị phản bổn quy chân, cản trở chư vị đề cao, chính là nghiệp lực này đang khởi tác dụng. Tôi đã lấy nó ra thanh lý một phần, phần còn lại là để cho chư vị tự thanh lý. Bởi vì trong vũ trụ này có một lý: mắc nợ thì phải trả. Bất luận là [xảy ra] trong đời nào, làm việc xấu sẽ tích tụ nghiệp lực, như thế trong đời tiếp theo hay một lúc nào đó trong đời này, phải hoàn trả. Do đó, chính là điều đó đang khởi tác dụng, tôi gọi đó là ma nạn. Kỳ thực ngay cả người thường cũng như vậy, người thường trong trạng thái thống khổ phải chịu đựng bệnh tật và khổ nạn trong cuộc sống, kỳ thực cũng đều là ma nạn của họ. Đối với học viên, chỉ bất quá là tôi xếp đặt chúng ở các tầng thứ tu luyện khác nhau của chư vị, và lợi dụng chúng để cho chư vị vượt quan, tu luyện và đề cao tâm tính của mình. Tôi dùng chúng để khởi tác dụng này. Nhưng người thường chỉ vì hoàn nghiệp mà hoàn nghiệp, cho nên nó không có nhân tố tu luyện, hơn nữa người thường có nghiệp bao nhiêu thì hoàn trả bấy nhiêu. Trong trường hợp của chúng ta, vì con người muốn tu luyện, ma nạn lớn quá, chư vị hoàn toàn không thể tu luyện được, cho nên cần phải tiêu nghiệp. Đương nhiên, có những điều kiện như mọi người đều biết cả, Pháp lý này đã được giảng rõ rồi, nên tôi sẽ không nhắc lại nữa.

Đệ tử: Tiến độ tự học Pháp của con khác với tiến độ học Pháp chung. Việc đó có quan hệ gì không?

Sư phụ: Tự mình học Pháp, nếu chư vị có thể tiếp tục kiên định thực tu, thì cũng rất tốt. Nhưng như mọi người đều biết, chư vị không thể ở nhà một mình mà học Pháp rất tinh tấn được, và cũng không thể nào không tiếp xúc với xã hội người thường được. Người trong xã hội người thường hôm nay đã là muốn gì làm nấy, đó là xã hội mà điều bất hảo nào người ta cũng có thể làm mà không có bất cứ tiêu chuẩn đạo đức hay câu thúc đạo đức nào. Nhân loại hiện nay chính là như vậy. Như vậy tại xã hội những người mà chư vị tiếp xúc đều là thuộc xã hội người thường; những gì họ nói, thuyết, nghĩ và làm hết thảy đều là những gì xã hội nhân loại ngày nay làm. Vậy thì, khi chư vị tự mình tu luyện, không có một hoàn cảnh tốt lắm, hoàn cảnh duy nhất mà chư vị tiếp xúc là loại hoàn cảnh đó, như vậy trên thực tế là chư vị đang bị hoàn cảnh đó thấm vào, [nên] rất khó đề cao. Tôi đã giảng rằng nhiều học viên trước khi tu luyện cảm thấy rằng họ không tệ, [rằng họ] là người tốt. [Sau khi] trở nên tu luyện chân chính, họ phát hiện ra rằng, không phải vậy chút nào. Họ tự nhận mình là tốt là vì họ đang so sánh bản thân với nhân loại ngày nay, [vốn] đã không còn được nữa rồi mà không [so sánh bản thân] với nhân loại [trong] thời kỳ đạo đức cao nhất, hay so sánh [bản thân] với đặc tính của vũ trụ.

Vậy thì, [khi] chư vị luyện công tập thể, ở cùng một chỗ, những gì chư vị nói, nghĩ và làm đều là dựa trên thiện niệm, [chư vị] làm bất cứ việc gì cũng có thể cố gắng hết sức mà suy xét cho người khác, [đó] là một hoàn cảnh vô cùng thuần tịnh, một miền đất tịnh độ bình hòa. Như vậy chư vị là người tu luyện tại hoàn cảnh này, chư vị liền sẽ được loại lực lượng từ bi của môi trường này ảnh hưởng sang; khẳng định là vậy. Nên tôi bảo chư vị luyện công chung là có mục đích. Những người mà chư vị tiếp xúc trong hoàn cảnh đó đều là người tốt, lời nói, hành vi và việc làm [của họ] không giống như của con người tại xã hội người thường; cho nên môi trường này không thể mất đi được. Nhưng cũng có vài địa phương cá biệt mà không có nhiều người học Đại Pháp lắm, ở đó chỉ có một hoặc hai người học, và họ không có một hoàn cảnh tốt như thế, trong tình huống đó thì họ cũng chỉ có thể dựa vào chính mình. Cũng thật sự có những học viên như vậy – thật sự đang lặng lẽ đọc sách, đang lặng lẽ tu luyện, mà còn đang tinh tấn đề cao; thật là giỏi lắm! [Dù vậy], tại đây tôi giảng rằng hoàn cảnh tu luyện chung là không thể thiếu, là rất tốt; chư vị không nên mất đi hoàn cảnh đó; hoàn cảnh đó cũng đang dung luyện người.

Đệ tử: Trong khi cùng giao lưu với các học viên, con có cảm giác là nam học viên dường như chú trọng đến nhận thức Đại Pháp từ lý tính, trong khi nữ học viên dường như chú trọng đến nhận thức Đại Pháp từ cảm tính. Nếu đây là hiện tượng phổ biến, chúng con có thể tham khảo lẫn nhau như thế nào để đạt được đề cao nhanh hơn?

Sư phụ: Tôi không thực sự đồng ý với chư vị về điều này. Những học viên nào học Pháp tốt đều có thể nhận thức Pháp từ lý tính; chỉ những ai ít đọc sách – ý là những ai không đủ tinh tấn, hay những người vừa mới học – mới dễ nhận thức Pháp từ cảm tính. Về phương diện này, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nữ giới ngày nay cũng xuất sắc; họ có tư tưởng và năng lực [riêng], không thể nhìn nhận như vậy. Mà căn cơ và năng lực của nữ đệ tử Đại Pháp không thể phân biệt qua vẻ bề ngoài được.

Đệ tử: Hai lần tu luyện qua thế gian pháp có thể lý giải như thế nào?

Sư phụ: [Đó là] một trong những biểu hiện [của việc] căn cứ tình huống khác nhau của học viên mà quyết định học viên tu luyện như thế nào, [điều ấy] cũng có thể là mười lần hay tám lần. Lấy ví dụ, nếu chư vị chỉ viên mãn tại cảnh giới của La Hán, thì đúng là như vậy, chư vị chỉ cần tu thế gian Pháp một lần là đủ rồi. Nếu chư vị tu luyện lên tầng cao hơn, thì trong tu luyện cần phải tái tu nhiều lần và không ngừng tu. Có người tương đối mẫn cảm; có thể là có người minh xác hơn và biết hơn một chút.

Đệ tử: Trong quá trình học Pháp, cần phải nắm rõ Pháp lý, mà không bị sa vào chấp trước truy cầu kiến thức. Chúng con phải xử lý việc này như thế nào?

Sư phụ: Khi chư vị có thể ở trong Pháp mà nhận thức được ý nghĩa của tu luyện, thì chư vị sẽ minh bạch. Nếu muốn nhận thức Pháp từ trong Pháp, chỉ có [cách] học Pháp thật nhiều. Bộ sách Đại Pháp của chúng tôi có thể phá giải mọi chỗ mê, có thể chính lại hết thảy nhân tâm; chỉ cần chư vị đọc sách Đại Pháp thì [mọi thứ] đều có thể giải quyết. Hễ mà chư vị cảm thấy có nhiều vấn đề không giải quyết được, kỳ thực, là chính bản thân chư vị không muốn giải quyết [thôi]. Bởi vì nếu chư vị đọc sách và học Pháp, bất cứ vấn đề nào đều có thể giải quyết được. Mọi người đều biết, chính phủ hiện tại công nhận rằng chúng ta có hơn 100 triệu người. Nếu mỗi người đều muốn tìm tôi để tôi giải đáp vấn đề cho họ; hoàn toàn không có cơ hội đó. Hiện tại các học viên Úc châu ngồi đây có thể gặp tôi, trong khi các học viên ở Trung Quốc Đại lục hoàn toàn không thể gặp tôi. Kỳ thực, tôi thường ở Trung Quốc Đại lục, họ không thấy tôi bởi vì tôi không thể đi gặp họ được. Nếu một địa phương biết tôi đang ở đâu, thì các học viên sẽ loan truyền tin đến độ toàn quốc đều biết, vậy là mọi người đều sẽ đến tìm tôi. Xã hội Trung Quốc khác với các xã hội khác, nếu người ta không lý giải được chúng ta, sẽ có thể khiến cho Đại Pháp bị tổn thất, vậy nên tôi không thể gặp mặt tất cả mọi người được. Như vậy trong loại tình huống này, tôi lại muốn có trách nhiệm với việc tu luyện của chư vị, thì tôi có trách nhiệm bằng cách nào đây? Hôm qua tôi vừa giảng câu này: Tôi đã ép nhập tất cả những gì tôi có thể cấp cho chư vị vào trong bộ Pháp này, và chỉ cần chư vị đọc sách, cái gì chư vị cũng có thể đắc. Có học viên đã đọc Chuyển Pháp Luân hơn 200 lần rồi, và họ vẫn còn đang đọc. Mỗi lần đọc lại khác nhau bởi vì đây là một cuốn sách tu luyện, bao hàm bên trong là nội hàm ở các tầng thứ khác nhau. Vấn đề xuất hiện khi chư vị đọc xong lần thứ nhất sẽ được giải đáp trong lần đọc thứ hai, và chư vị sẽ minh bạch. Nhưng sau khi chư vị đọc lần thứ hai xong, cũng sẽ có vấn đề mới [xuất hiện], và khi chư vị đọc xong lần thứ ba, các vấn đề lại được giải đáp theo cách giống như vậy. Không ngừng tu luyện như vậy, không ngừng đọc sách như vậy, chư vị chính là đang không ngừng tinh tấn. Thêm vào đó là các bài công pháp, [với] loại phương pháp phụ trợ này, chư vị chính là đang đề cao. Có học viên thường hỏi tôi: “Sư phụ, con có thể đạt viên mãn không?” Vậy thì tôi muốn hỏi chư vị: “Chư vị có thể làm như tôi vừa nói không?” Kỳ thực câu này, [chư vị] nên hỏi chính mình liệu chư vị có thể viên mãn không.

Đệ tử: Sau khi tu luyện lên tầng rất cao, tế bào của thân thể đã hoàn toàn bị thay thế bởi vật chất cao năng lượng, đến lúc đó, không còn sự tân trần đại tạ; vậy có phải không cần ăn, không cần uống nữa phải không?

Sư phụ: Nhưng cần phải là toàn bộ thân thể đã chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng, thì mới có thể làm được, nếu thân thể bề mặt chưa đạt đến đó thì chưa được. Mọi người đều biết luyện khí công có thể giữ khí và phát khí. Khi chân chính tu luyện lên cao tầng thì không phải là khí nữa, khí trở nên không là gì cả, mà [thay vào đó] là năng lượng cao hơn, mà tôi gọi là công; nó thật ra là vật chất tinh hoa ở vi quan hơn. Mà loại vật chất tinh hoa này sẽ tồn trữ tại thân thể chư vị, mọi tế bào trong thân thể chư vị đều sẽ tồn trữ loại vật chất cao năng lượng này. Vật chất vi quan hơn đương nhiên có tính ước chế. Dần dần loại vật chất cao năng lượng này sẽ càng ngày càng nhiều lên, càng ngày càng bão hòa, thế thì tế bào trong thân thể chư vị chẳng phải sẽ bị nó đồng hóa sao? Sau khi tất cả các tế bào của chư vị bị đồng hóa bởi chủng vật chất cao năng lượng này, thân thể của chư vị có còn giống như thân thể người thường không? Lúc đó thân thể loại này đã được cấu thành từ vật chất cao năng lượng gom chọn từ các không gian khác; vậy có còn tồn tại loại tân trần đại tạ của người thường chăng? Không còn tồn tại nữa. Lúc này chư vị có thể không cần ăn và không cần uống nhưng không có nghĩa là chư vị không thể ăn hay uống. Thứ mà chư vị thật sự cần không phải là những thứ từ không gian của chúng ta, [nếu] được cấp những thứ của người thường, chư vị sẽ không muốn ăn chúng, nhìn thấy chúng [chư vị] đã cảm thấy buồn nôn rồi, mà những gì chư vị cần là vật chất cao cấp hơn ở các không gian khác.

Đệ tử: Tất cả học viên ở Quảng Châu đều nhớ Ngài. Tất cả học viên ở Quảng Châu xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người (vỗ tay)

Đệ tử: Có phải tầng thứ của người tu luyện ở Úc châu nói chung là tương đối thấp không?

Sư phụ: Tôi không có nói điều đó. Tu luyện dựa vào chính mình, kỳ thực, chư vị đã tu luyện được đến cảnh giới nào, hiện tại chư vị đều không thể biết. Một khi chư vị biết, chư vị sẽ có những chấp trước to lớn, nó liền biến thành một loại chướng ngại, sẽ có thể ngáng trở con đường tu luyện của chư vị. Vậy nên không biết cũng là không có cái chấp trước này.

Đệ tử: Trong Tinh Tấn Yếu Chỉ, Sư phụ đề cập rằng tu luyện là nghiêm túc, chứ tuyệt đối không phải là việc phản tỉnh hay ăn năn của người thường. Con cảm thấy rằng con đã quanh quẩn ở trong trạng thái phản tỉnh và ăn năn mà mãi vẫn chưa vượt qua được. Thỉnh Sư phụ, hướng nội tìm và phản tỉnh khác nhau như thế nào?

Sư phụ: Đề cao trong tu luyện không thể giống với phản tỉnh và ăn năn. Tuy nhiên, chư vị có thể phản tỉnh chính mình và ăn năn thì bản thân nó chính là một phương diện của tu luyện, chính là quan hệ như vậy.

Chư vị biết tôi vẫn thường giảng, tôi nói rằng, chư vị đừng thấy, Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo ấy không giảng tu luyện [như chúng ta], nhưng họ cũng là tu luyện. Chỉ bất quá là do khác biệt về văn hóa nên Jesus và Jehovah không nói đến danh từ “tu luyện”, [đó] là vì trong văn hóa của họ không có khái niệm này và phương thức tư duy cũng không giống như vậy. Vậy thì, mọi người hãy nghĩ xem: họ chẳng phải đang tu luyện sao? Khi con người bước vào nhà thờ, có thể dụng tâm thành kính vô cùng mà sám hối với Jesus và Chúa của họ, [nói họ] đã làm sai ở đâu và làm điều gì bất hảo và rằng lần sau sẽ làm tốt hơn, rồi sau đó, trên hành vi họ làm tốt hơn một chút. Sau đó phát hiện ra [thêm] sai sót, rồi lại sám hối, rồi lại theo tiêu chuẩn cao hơn mà làm. Mọi người nghĩ xem: Tu luyện thực chất chính là tu tâm con người, vậy chẳng phải đây là tu tâm sao? Sau cùng họ trở nên càng ngày càng tốt hơn, và làm càng ngày càng tốt hơn; chẳng phải họ đã đạt đến tiêu chuẩn mà thế giới thiên quốc của họ yêu cầu ư? Đó không phải là viên mãn sao? Chỉ là vì văn hóa khác biệt mà họ không giảng công; không giảng phong phú như văn hóa phương Đông giảng, cho nên, nhiều danh từ họ dùng khá là đơn giản, yêu cầu cũng khá là đơn giản, chỉ giảng về đức tin, kiên tín vào Thần.

Đệ tử: Có một người tu luyện đang trải qua quan sinh tử mà anh ta [vẫn] không thanh tỉnh, những người tu luyện quanh người này nên làm như thế nào?

Sư phụ: “Có một người tu luyện đang trải qua quan sinh tử” – câu này không đúng lắm; mà anh ta lại không thanh tỉnh, đây không thể nói là anh ta đang tu luyện. Thực chất anh ta không tinh tấn chút nào, đang dựa trên nhận thức cảm tính đối với Pháp cùng với nhiệt tình của người thường, không chân chính nhận thức Pháp từ lý tính chút nào, không chân chính tinh tấn thực tu chút nào, [đó] không phải là tu luyện chân chính. Chư vị biết đấy, tu luyện là nghiêm túc, tôi không thể thừa nhận một người như thế là người tu luyện. Không có sự việc gì trên thế gian nghiêm túc hơn tu luyện. Một người thân mang đầy nghiệp lực, một người đầu não đầy những tư tưởng dơ bẩn [lại] muốn thành một vị Đại Giác Giả và tu luyện viên mãn, việc này thật nghiêm túc làm sao, và quá trình mà người tu luyện có thể buông bỏ tất cả những thứ của con người thật vĩ đại làm sao! Vậy thì chư vị không đối đãi nghiêm túc có được không? Mỗi quan chư vị cũng không tự vượt qua cho tốt, có được không?! [Việc xảy ra mà] không chú ý, tin mà như không tin, tu luyện mà như không tu luyện, hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với bản thân – người như vậy có thể viên mãn được không?! Phải vậy không? [Chư vị] không thể chiểu theo yêu cầu tâm tính của Đại Pháp mà làm, thế thì không được đâu. Người thường chính là sẽ có bệnh, sinh lão bệnh tử là quy luật của người thường.

Đệ tử: Là một sinh viên đại học, con có thể duy trì tinh tấn như thế nào? Có học viên đề xuất rằng không vào đại học và tham gia công tác có [thể đem lại] hoàn cảnh tu luyện tốt hơn.

Sư phụ: Tôi nói rằng cái này đúng là hoàn toàn sai rồi. Tôi hiểu rằng có người khi thấy được chân lý thì sẽ xung động, đặc biệt hôm nay tôi đem Đại Pháp truyền ra, giảng ra nhiều thiên cơ đến vậy, [người] vừa mới đắc Pháp sẽ kích động, và sẽ không dễ [sắp đặt cho] chính quan hệ giữa người tu luyện và người thường. Cần tu luyện phù hợp tối đa với hình thức của xã hội người thường: đó cũng không phải chỉ là một câu nói đơn giản thôi đâu, đó là Pháp! [Nó] là xuyên suốt mọi phương diện. Tôi biết rằng trong tương lai trên toàn thế giới sẽ có thêm nhiều người học Đại Pháp, hàng tỷ người sẽ theo học. Hồi đầu [khi] tôi truyền Pháp này, tôi đã biết là kết quả sẽ như thế nào. Với nhiều người đến học như vậy, mọi người đều không làm việc, không đi học nữa, thế có được không?! Vậy nên, tôi, trước khi truyền Pháp đã suy xét đến bước này, làm thế nào để người ta có thể tu luyện ngay trong xã hội người thường là có quan hệ trọng đại. Vậy thì công tác của chư vị, công việc làm ăn của chư vị, việc học tập của chư vị, v.v., các phương diện đều sẽ không ảnh hưởng đến tu luyện của chư vị, chư vị cần phải công tác hay học tập như thường lệ. Công tác hay việc học của chư vị hoàn toàn không phải là tu luyện, nhưng, là một người tu luyện, việc tâm tính đề cao của chư vị sẽ biểu hiện trong công tác và việc học tập của chư vị, chính là quan hệ như thế. Vì vậy, học viên Đại Pháp ở bất cứ đâu, mọi người đều nói rằng, cá nhân này thật sự xuất sắc, đó là trạng thái biểu hiện của việc tu luyện trong khi phù hợp tối đa với hình thức của xã hội người thường. Nếu như chư vị không đạt được điểm này, [thì] chư vị chưa theo như tôi bảo chư vị mà làm, chưa theo như yêu cầu của Sư phụ mà làm. Nếu chư vị không nghe theo những gì tôi nói, thì tại sao chư vị còn gọi tôi là Sư phụ? Tôi sẽ không dạy chư vị đi trên con đường bất hảo, vì tôi truyền ra bộ Pháp này rồi, tôi sẽ phải có trách nhiệm đối với Nó. Kỳ thực, tôi trân quý chư vị còn hơn chư vị trân quý bản thân mình, vì chư vị đồng tại với Sư phụ, chư vị là Thần vĩ đại nhất của tương lai, là hình mẫu của tân vũ trụ, là hy vọng của nhân loại tương lai. Tuyệt đối không được học Pháp rồi, liền không làm những sự tình của người thường nữa. Những sự tình mà Đại Pháp không cho phép làm, chư vị không làm thì cho thấy là ngộ tính của chư vị tốt. Nếu một công tác bình thường của người thường mà chư vị không làm, thì là có vấn đề, đó là chấp trước do tâm hoan hỷ tạo thành dẫn khởi.

Đệ tử: Tiểu đệ tử ở Lạc Sơn xin vấn an Sư phụ! Đệ tử Đại Pháp ở Bắc Kinh xin bày tỏ sự tôn kính cao nhất đến Sư phụ! Đệ tử ở thành phố Đại Liên xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! ( vỗ tay)

Đệ tử: Trong bài giảng thứ tám của Chuyển Pháp Luân, phần “Ai luyện công thì đắc công”, Ngài giảng “Hết thảy các tín tức, hết thảy các linh thể của thân thể chư vị và các tế bào của chư vị đều tăng công”, tín tức và linh thể ở đây là chỉ điều gì?

Sư phụ: Mỗi tế bào của chư vị đều là hình tượng của bản thân chư vị, mãi cho đến tận tế bào vi quan hơn vi quan hơn nữa. Tôi không chỉ bàn đến vấn đề này ở trên Pháp, nhân loại hiện tại cũng nhận thức đến đó rồi. Khi các khoa học gia chụp mặt cắt của những động vật nhỏ sau đó chuyển chúng vào máy tính và khi chúng hiển thị trên màn hình, [họ] khám phá ra rằng những tế bào đó là hình tượng của con động vật nhỏ này, hơn nữa giống hệt nhau, nhưng xét biểu hiện ở bề mặt chính là một tế bào. Đó là để nói rằng, khi chư vị luyện công, toàn bộ thân thể chư vị đều đang theo đó mà biến hóa, vậy nó không phải là một linh thể ư? Khẳng định là vậy. Hơn nữa, hết thảy những thứ chư vị tu luyện xuất lai đều có sinh mệnh, bao gồm cả công của chư vị, mỗi một lạp tử của công của chư vị, các Pháp khí, công năng, thần thông khác nhau. Không chỉ có vậy – khi một người đạt viên mãn, người đó phải có tương đối nhiều những thứ đó, mới có thể trở thành một Đại Giác Giả. Cho nên chúng đều có sự sống, đều là có sinh mệnh và năng lực; chính là ý tứ này.

Đệ tử: Song sinh có phải là hai chủ nguyên thần đồng thời đầu thai không?

Sư phụ: Đương nhiên là vậy rồi, nó tuyệt đối không phải là một chủ nguyên thần phân thành đôi.

Đệ tử: [Ở] một số địa phương nhất định ở châu Phi là chế độ đa thê, hồng Pháp cho họ có khả dĩ không?

Sư phụ: Khả dĩ, ai cũng có thể học. [Có] sự khác nhau về chế độ xã hội, đạo đức con người, lý tính, nhận thức quan niệm, cho nên có sai biệt lớn, [nhưng] những thứ đó không ảnh hưởng đến tu luyện của họ. Tại hoàn cảnh nào, giai tầng nào, ai cũng có thể tu luyện, chỉ là xem họ có tu hay không thôi.

Đệ tử: Thân thể con người chúng ta trong không gian này chỉ bất quá là một lạp tử trong đại thiên thể vũ trụ, mà [kích cỡ của] các lạp tử lại lớn nhỏ khác nhau, hình thành nên các không gian khác nhau, hình thành nên [việc] các không gian đều có một thân thể của chúng ta, mà không gian này cũng không phải là của một người, mà là một bộ phận của vũ trụ.

Sư phụ: Đúng vậy, hiểu như thế là đúng. Tuy bản thân chư vị là một sinh mệnh cá thể, nhưng chư vị cũng là một lạp tử trong chỉnh thể vũ trụ, một phần của sinh mệnh chỉnh thể. Ví dụ như tôi vừa giảng, chư vị là một sinh mệnh cá thể, cũng có thể nói chư vị là sinh mệnh chỉnh thể ở cảnh giới này, mỗi tế bào trong thân thể của chư vị là hình thức lạp tử độc lập mang hình tượng giống hệt chư vị, nhưng cũng lại là một bộ phận của tổng thể.

Đệ tử: Sư phụ đã nói rằng trạng thái của xã hội Trung Quốc cổ đại và người xưa tốt hơn so với [những thứ của thời] hiện đại, vậy thì chúng con lý giải những sự tình tranh tranh đấu đấu diễn ra trong lịch sử Trung Quốc cổ đại như thế nào? Có phải như Khổng Tử nói, chỉ xã hội cổ đại trước thời Xuân Thu Chiến Quốc và Tam Hoàng Ngũ Đế mới là tốt không?

Sư phụ: Xã hội cổ đại, bất luận là thời kỳ nào, đều tốt hơn xã hội hiện đại. Đây là so sánh người với người, kỳ thực không gian này của nhân loại đúng là rất bất hảo, từ bất cứ một không gian nào trong vũ trụ cao hơn tầng thứ nhân loại mà nhìn, chỗ này của nhân loại đều rất tệ, là dơ bẩn nhất, cũng là [nơi] ít thấy chân lý của vũ trụ nhất. Như vậy, nó vốn đã bất hảo, con người ngày nay thậm chí còn tệ hơn vì giờ đây quan niệm của con người là phản đảo. Tôi không có ý nói rằng con người là phản lại khi so với không gian khác; đó là thiên định, tôi là nói con người ngày nay so với con người trong quá khứ — quan niệm [của họ] đều phản lại, tốt xấu đều phản lại. Cho nên ngày nay khi con người làm chuyện xấu, họ đã không còn biết bản thân đang làm chuyện xấu, họ nghĩ rằng [họ đang] làm điều tốt. Chư vị mà nói họ chỉ vì lợi, họ [sẽ] nói đó là bản sự. Có người bị mất cắp, họ không nói tên trộm là xấu, họ nói rằng chính bản thân chư vị chưa đủ cẩn thận. Đó không phải đều là quan niệm đã hoàn toàn phản lại sao? Con người hiện đại nói rằng thời cổ đại là không tốt, nhưng kỳ thực đó là con người hiện tại đã lấy quan niệm vốn đã bất hảo mà đánh giá cổ nhân. Trong phim ảnh sản xuất ở Hồng Kông, chư vị thấy người xưa được khắc họa là suốt ngày đánh đánh giết giết, nhưng đó chỉ là thủ pháp nghệ thuật, khoa trương nghệ thuật thôi. Trải qua lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, những sự tình như thế không đáng kể. Mọi người đều biết, nghệ thuật cần phải rộng hơn cuộc sống.

Người quá khứ nói rằng: “Đánh người đừng đánh vào mặt”. Câu này nghe có vẻ rất đơn giản, dù là đang đánh nhau, [người ta] vẫn có thể ước thúc bản thân và không thể muốn gì làm nấy; nhưng hiện tại khi người ta đánh nhau thì lại chuyên môn đánh vào mặt, tàn nhẫn, độc ác và không còn gì ước thúc, con người giờ đã khác rồi. Đương nhiên, vì sao thời xưa có chiến tranh? Tôi nói với chư vị rằng, đó là thiên định. Đó là vì Pháp lý cấp cho nhân loại ở không gian này định rằng binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc, thắng giả vi anh hùng. Những thứ này, tại không gian cao tầng mà nhìn thì đều là bất hảo, nhưng giữa phản lý của nhân loại thì nó lại thích ứng với lý của nhân loại vốn phản với lý của vũ trụ, và [nó] đã khởi tác dụng ở xã hội nhân loại hàng nghìn năm qua. Khi nghiệp lực của con người trở nên lớn thì cần phải tiêu nghiệp. Vậy nên thiên tai, nhân họa và chiến tranh sẽ đến.

Đệ tử: Khi đọc Chuyển Pháp Luân hay nghe Sư phụ giảng Pháp ở các địa phương khác, đối với những từ và khái niệm mà con không hiểu, có nhất thiết phải [tìm] hiểu những từ đó, ví như từ “tự nhiên” và “tất nhiên” không?

Sư phụ: Bề mặt của từ ngữ thông thường thì giống với nhận thức của con người. Thực ra không nhất định phải đào sâu vào những từ này, khi đọc sách chư vị nhất thiết nên tránh đào sâu vào từ ngữ, chư vị nên đọc tuần tự, nhưng chư vị phải nhận thức được rằng chư vị đang đọc Pháp; đang đọc cái gì chư vị phải biết. Mà nội hàm của Pháp cũng không ở bề mặt, khi chư vị minh bạch nhận thức cao hơn của một câu, thì đó là nội hàm của Pháp lý triển hiện và Pháp đang hiển hiện.

Đệ tử: Là một bác sĩ châm cứu, khi châm kim, con tiếp xúc với da của bệnh nhân và khi trị liệu bằng phương pháp “giác hơi” thì cũng lấy ra rất nhiều thứ dơ bẩn từ da người bệnh; cả hai tình huống này đều có thể truyền nghiệp, một người tu luyện có thể tiếp tục làm loại công tác này không?

Sư phụ: Đừng quá cẩn thận như vậy. Bởi vì chư vị đang tiếp xúc với người thường trong hết thảy các hoạt động tại xã hội. So sánh thế này, cái ghế chư vị ngồi vào, người khác vừa mới ngồi lên đó, vậy chư vị có ngồi lên đó không; những thứ mà người khác vừa sờ vào, chư vị có sờ vào chúng không. Loại tiếp xúc gián tiếp này cũng là tiếp xúc. Xã hội này chính là dơ bẩn, chính là như vậy đó. Người tu luyện không thể có cái tâm sợ này sợ nọ, hình thành nên một loại chấp trước khác – chấp trước sợ cái này cái khác. Hãy tu luyện một cách đường đường chính chính, thứ thân thể chư vị phóng xuất đều là ánh quang của chính Pháp. Có nhiều đệ tử Đại Pháp tham gia làm nghiên cứu khoa học, trong các thí nghiệm lên vi khuẩn, khi tay của họ vô ý ở gần chỗ của các vi khuẩn, thì phát hiện ra rằng các vi khuẩn đều đã chết. Những ví dụ như thế có rất nhiều, đó là để nói rằng, là học viên Đại Pháp, bản thân chư vị có khả năng diệt khuẩn. Vì chư vị không dùng đến phương pháp khí công để trị liệu [ở nơi công tác của chư vị], mà dùng đến phương pháp của người thường để trị liệu, vậy thì không thành vấn đề. Cho dù chư vị có thể bị nhiễm một chút nghiệp lực nó cũng cực kỳ ít ỏi và không có ảnh hưởng gì. Nếu chư vị mà dùng khí công để trị bệnh thì lại khác, rõ ràng đó là đang giao hoán với người khác, chư vị nhận lấy bệnh và cấp những thứ tốt cho người khác. Cho nên tôi nói rằng những khí công sư giả, họ chưa trải qua tu luyện, họ lại muốn dùng nó để kiếm tiền, kỳ thực là đang làm hại bản thân – hại bản thân đến mất mạng. Con người vì tiền mà việc gì cũng đều dám làm, còn không biết đang hại chính bản thân mình.

Đệ tử: Con giờ đã tu luyện được hơn hai năm rồi, con kiên tín Đại Pháp và cũng có được những lý giải nhất định. Nhưng trong hội giao lưu, con không biết phải nói gì, trong tâm con biết, nhưng lại không thể nói rõ ra, cho nên con không muốn nói gì. Đó là do năng lực biểu đạt bẩm sinh yếu kém hay do lý giải Pháp còn chưa đủ?

Sư phụ: Việc này không nhất định là vấn đề về lý giải Pháp, mỗi người [khi] tu luyện đều có trạng thái khác nhau.

Đệ tử: Người tu trước và người tu sau có gì khác biệt?

Sư phụ: Không có gì khác biệt cả. Tôi chưa từng nói rằng người tu trước thì như thế này, người tu sau thì như thế kia. Đại Pháp còn đang được truyền, miễn là chư vị đắc [Pháp], chư vị cứ đi tu luyện thôi. Nếu như không thể khiến cho chư vị đạt viên mãn thì không thể để chư vị tu luyện được. Tầng thứ khác nhau không phải do nhập môn trước hay sau, mà là do việc tự thân tu luyện [của người đó].

Đệ tử: Trong khi đả tọa con phát hiện rằng đầu [của con] liên tục dao động và chuyển động một cách bất tự chủ, khiến cho [con] không thể nhập tĩnh khi đả tọa; trái lại, nó khiến cho con có tâm lý hoảng sợ, việc gì đang xảy ra vậy?

Sư phụ: Có hai loại tình huống. Một loại là một học viên mới, trước khi trở thành người tu luyện chân chính, có lẽ trước kia chư vị đã từng học thứ gì đó khác, hoặc trước kia trong nhà đã từng thờ cúng thứ gì đó, hay từng bái lạy thứ gì đó; như vậy cũng không loại trừ vì làm những việc bất hảo giữa người thường mà dẫn khởi những thứ gì đó chiêu mời. Nếu trong quá trình luyện công, chư vị chân chính kiên định tu luyện Đại Pháp, thì tôi sẽ có thể thanh trừ thứ đó. Còn có một loại tình huống, chính là sau khi một người bắt đầu tu luyện, thân thể đang được điều chỉnh ở giai đoạn ban đầu, bộ phận nào đó của thân thể trước đây đã từng có bệnh, vậy thì có khả năng đó là phản ứng của nghiệp lực ở phương diện đó. Cả hai loại tình huống đều có thể là nguyên nhân. Nhưng hãy cố hết sức đừng lắc động theo nó, nếu thật sự khó khống chế, chư vị có thể mở mắt mà luyện công. Tại sao hiện tại chư vị không lắc động? Vậy chư vị chỉ cần bảo trì trạng thái hiện tại khi luyện công và khi nào không còn lắc động thì mới lại nhắm mắt. Lắc động cũng có thể xuất hiện ở người tu luyện khi đại chu thiên khai thông.

Đệ tử: Tất cả các học viên từ Pittsburgh, Mỹ quốc gửi lời vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Khi người lớn đang luyện tĩnh công, một đứa bé nằm ngủ bên cạnh thì có được không? Nếu như vậy, thì ảnh hưởng như thế nào đến chủ nguyên thần và phó nguyên thần của đứa bé?

Sư phụ: Ý của chư vị thực ra là đứa bé có thể đắc công hay không, nhưng chư vị không muốn trực tiếp nói thế vì bên trong chư vị có chấp trước. Chẳng phải tôi đã từng giảng rằng một người luyện công, cả gia đình được lợi ích sao? Ít nhất trường năng lượng mà chư vị mang theo là hữu ích đối với toàn thể gia đình, bởi vì chư vị đang tu luyện chính Pháp, và loại lực lượng từ bi an hòa chư vị mang theo có thể điều chỉnh lại hết thảy những trạng thái không đúng đắn.

Đệ tử: Có học viên nói rằng khi một người tu luyện đến một tầng thứ nhất định, nếu người đó thường xuyên nói với người khác hay nhớ lại quá trình tu luyện trước đây và cảm giác khi nghiệp lực được tiêu trừ, [người đó] sẽ có thể bị rớt trở lại tầng thứ trước đó.

Sư phụ: Làm sao có thể như vậy được?! Là một người tu luyện, nói về quá trình tu luyện của mình, nó sẽ giúp cho cả người đó và những đệ tử Đại Pháp làm tốt hơn khi lại trải qua quan đó, [nó] sẽ không có ảnh hưởng chút nào đến tầng thứ cả. Nhưng nếu [anh ta] mang tâm hiển thị, thì lại là chuyện khác, [trong trường hợp đó, anh ta] nói ra thì có thể có học viên không muốn nghe.

Đệ tử: Hôm qua Ngài giảng rằng, vật chất và tinh thần là nhất tính, vậy việc đó có quan hệ như thế nào đến việc học Pháp của chúng ta?

Sư phụ: Người đưa tờ câu hỏi này chưa phải là học viên, đối với Pháp mà tôi đang giảng còn chưa liễu giải được, nhưng tôi vẫn có thể trả lời câu hỏi này cho chư vị. Bởi vì ở đây tôi là [đang giảng về] tu luyện, vừa rồi chư vị đã nghe rõ rồi, trong tu luyện thân thể con người có thể được cải biến. Hết thảy những biến hóa này là do thăng hoa tâm tính và tư tưởng của người tu luyện trong quá trình tu luyện mang lại. Vậy thì người ta thường nhìn nhận rằng tâm tính thuộc về phạm trù tinh thần, và giữa vật chất và tinh thần không có quan hệ. Cũng có người nghĩ: “Tinh thần thì có quan hệ gì với công [mà chúng ta] luyện? Chúng ta chính là luyện công thôi, sao lại giảng đạo lý làm gì?” Đây chính là nguyên nhân căn bản tại sao nhiều người luyện công mà không tăng công. Khi chư vị minh bạch được đạo lý này, sẽ khiến tư tưởng của chư vị thăng hoa lên, sẽ khiến cảnh giới của chư vị đề cao, sẽ khiến chư vị minh bạch được [Pháp] lý cao hơn. Đó chính là cảnh giới tư tưởng của chư vị đã đề cao, là vị trí sở tại của cảnh giới tư tưởng chư vị. Chỉ khi chư vị đạt đến tiêu chuẩn này thì công của chư vị mới tăng lên, chính là đạo lý này. Nếu chư vị không minh bạch đạo lý này, thì chư vị hàng ngày luyện công, chư vị luyện từ sớm đến tối, luyện không ăn không uống, thì chư vị cũng sẽ không thể tăng công. Nhưng nếu chư vị nói rằng chư vị chỉ đọc sách mà không luyện công, thì cũng không thể nói chư vị là đệ tử Đại Pháp đang tu luyện, bởi vì chư vị chỉ coi đó như lý luận mà học. Chỉ khi bản thân muốn tu luyện, có nguyện vọng đạt viên mãn, đồng thời có hành vi tu luyện thì lúc đó mới gọi là tu luyện. Dù gì đây cũng chỉ là giảng cho chư vị trên tầng bề mặt, thực chất thì sự đề cao tinh thần chính là đề cao công, vì vật chất và tinh thần là nhất tính.

Đệ tử: Khi con đọc Chuyển Pháp Luân, có vài lần xuất hiện cùng một trạng thái giống nhau, khi đang đọc đầu con đột nhiên có cảm giác nặng trĩu, rất buồn ngủ, nhưng con không ngủ thiếp đi mất; [con] cảm thấy mắt luôn nhìn quanh một đoạn nhất định trong sách, đột nhiên, một đoạn khác xuất hiện trong sách, nhưng không phải là lời trong cuốn Chuyển Pháp Luân.

Sư phụ: Đây chính là nghiệp tư tưởng đang cản trở nghiêm trọng chư vị và không để chư vị đọc sách và học Pháp. Nó khiến chư vị buồn ngủ, khiến chư vị ngủ, khiến chư vị mất chính niệm và chính giác; thậm chí khi nó sốt ruột còn hiện ra để can nhiễu chư vị, còn có thể hiện ra trong tư tưởng [chư vị]. Ma quỷ phá hoại Đại Pháp cũng làm như vậy, thậm chí [nó] còn có thể ở trong tư tưởng tranh cãi với chư vị, nói chuyện với chư vị, không để chư vị học. Vậy còn không minh bạch sao? Nghiệp tư tưởng và can nhiễu ngoại lai đang khởi tác dụng, nó ngăn không để chư vị thăng hoa. Bởi vì sự thăng hoa của chư vị sẽ tiêu trừ nó; tôi đã giảng là tôi sẽ tiêu nghiệp cho chư vị. Khi nó thật sự bị tiêu trừ, nó sẽ thật sự giải thể, nó có chịu vậy không? Nên nó sẽ liều mạng để kháng lại. Nếu chư vị coi những thứ này là một phần của chư vị, thì chư vị sẽ không đắc Pháp được, vì Pháp là cấp cho chư vị, tuyệt đối không thể cấp cho nghiệp lực đó đâu! Cho nên [chư vị] phải vượt qua nó, bất kể buồn ngủ thế nào, [chư vị] cần phải vượt qua nó, ức chế nó, thanh trừ nó. Lúc chư vị vượt qua quan này, thì cũng là lúc mà nó bị tiêu trừ.

Đệ tử: Hiện tại con cảm thấy rằng đối với nhiều sự tình, con cứ nói ra lại là sai, cứ làm lại là sai, cho nên con không dám nói hay làm gì nữa. Nhưng có không ít người xung quanh con nghĩ rằng con quá dè dặt.

Sư phụ: Tôi cũng nghĩ như vậy. Kỳ thực đó là sau khi nhận thức được chân lý và thấy rằng lý của nhân loại vốn là phản lý thì xuất hiện trạng thái đó, đó là một loại biểu hiện của quá trình trở thành người tu luyện. Nhưng còn cần phải làm một người tu luyện đường đường chính chính, tu luyện một cách đường đường chính chính. Chỉ bất quá là cảnh giới của người tu luyện sẽ biểu hiện xuất lai, ở những sự việc [mà người đó] làm một cách hữu ý hay vô ý, [và chúng] đều ở tiêu chuẩn cao. Đừng bị sa vào chủng chấp trước khác, sợ mình nói sai, sợ mình làm sai, tâm sợ này cũng là một chấp trước. Hãy cố gắng hết sức làm một cách đường đường chính chính, [như vậy] sẽ không có vấn đề.

Đệ tử: [Sư phụ] có thể cho chúng con biết căn nguyên của tâm hư vinh là gì không?

Sư phụ: Tình. Chư vị thích người khác nói chư vị là tốt, chư vị thích người khác khen và tâng bốc chư vị, chư vị thích người khác tôn trọng chư vị; bất cứ sự tình gì làm tổn hại hình tượng của chư vị thì chư vị đều sợ, [tất cả thứ đó] đã sản sinh ra một trạng thái tâm lý, chính là tâm hư vinh, nó là một chấp trước. Tâm giữ thể diện, cũng rất là mạnh. Kỳ thực khi chư vị phóng hạ tâm, không mang theo gánh nặng đến vậy, [chư vị] tu sẽ nhanh hơn.

Đệ tử: Trong quá trình tu luyện có nhiều quan cũng vượt qua được tốt, con chỉ cần cắn răng là vượt qua được, nhưng “tình” là một quan rất khó qua, đã vài lần liên tiếp con không qua được, đặc biệt vì con là người tương đối mềm yếu và giàu tình cảm. Con tu luyện đã gần hai năm rồi, nhưng trong thời gian này, chỉ vì vấn đề tình cảm với bạn trai, con đã ngừng luyện công vài tháng. Giờ con muốn luyện công trở lại, Sư phụ còn quản con không?

Sư phụ: Đại Pháp giờ vẫn đang mở rộng cửa, vẫn có học viên mới không ngừng đến học, học viên mới vẫn còn đang nhập môn. Chỉ cần [chư vị] tu, thì hoàn toàn xét bản thân chư vị. Nhưng chư vị cứ mãi như vậy thì không được, tiếp thụ giáo huấn một lần là đủ rồi. “Tình” đúng là rất khó buông bỏ, tôi nói cho chư vị nhé, con người đều cho rằng tình cảm và tư tưởng của mình là một bộ phận của thân thể họ, là thứ qua tư tưởng sản sinh ra, hoàn toàn không phải vậy. “Tình” đúng là phản ứng bất lý trí nhất. Phàm khi chư vị bị tình dẫn động, lý trí của chư vị hoàn toàn không thể khởi lên được. Chư vị hãy nghĩ kỹ xem, vì sao khi chư vị cứ mãi không quên được sự tình gì, vì sao khi chư vị thấy căm phẫn bất bình với sự tình gì, thì đó là bị tình dẫn động. Có người vô cùng cao hứng mà quên hết tất cả, khi tâm tình trở nên dị thường, đó là bị tình dẫn động đến độ lý trí không minh bạch; có người mang tình cảm quyến luyến không rời, đến độ [như] xẻo tim khoan xương mà dứt không nổi, đó là bị tình giằng kéo bị động đến vậy, hết thảy đều là tình khởi tác dụng. Thật ra, tình này chính là một vị thần trong không gian tam giới này của chúng ta, ông là được tạo ra cho nhân loại, vì con người và tất cả chúng sinh trong tam giới mà tồn tại. Không có tình, nhân loại sẽ trở nên lạnh lùng và lãnh đạm, nếu nhân loại không có tình, thậm chí họ còn ác hơn, vậy thì [đối với] nhân loại đến một chút ý nghĩa cũng chẳng có. Chính là vì tình, con người mới hiểu được hỉ nộ ai lạc; chính là vì có tình, con người mới có quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái; chính là vì có tình, mới có thể xây dựng gia đình; chính là vì có tình, mới có thể yêu thương và bảo vệ con cái. Đối với nhân loại tình khởi tác dụng như vậy. Nhưng do tư tưởng bất chính dẫn dắt, tình này có thể khiến con người sinh ra hành vi bất chính, hay phương thức tư duy bất chính. Con người ngay từ khi mới chào đời đã bị nhúng trong tình, nó đã thẩm thấu tất cả tế bào của chư vị, tất cả các phân tử và tế bào nội trong tam giới đã bị nó thẩm thấu, do đó rất khó thoát khỏi nó trong tu luyện. Là người tu luyện, chư vị nếu không thể phóng hạ cái tình này, hết thảy những gì chư vị làm đều là hành vi con người. Kỳ thực, trọng tình chính là duy hộ cái tình này, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị có thể buông bỏ nó, chư vị sẽ không còn ở trong nó, [chư vị] chính là Thần. Chính là đạo lý này.

Phật, Bồ Tát, La Hán, Thần không ở trong cái tình này, Thần ở ngoài tam giới không có tình này của người thường. Nhưng không có tình của người thường không đồng nghĩa với việc không yêu thương và bảo vệ kẻ khác. Họ có thứ gì đó cao hơn, gọi là từ bi, là [thứ] cao thượng hơn, quảng đại và tốt đẹp hơn. Tình là một nhân tố nội trong tam giới.

Đệ tử: Học viên thành phố Phúc Châu gọi điện cho con và nhờ con gửi lời vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Singapore là xã hội đa chủng tộc mà thông dụng Anh văn, dân số là 3,2 triệu người, [trong đó] 76 % là người Trung Quốc. Nhưng hiện giờ chỉ có một số ít người học Đại Pháp. Đa số là được giáo dục bằng tiếng Anh, hơn nữa [còn] có thể nghe được tiếng Trung, nhưng muốn đọc được tiếng Trung thì có vấn đề [khó khăn]. Ngoài nguyên nhân khác, [nguyên nhân] nói trên cũng chính là chướng ngại, khó khăn [cản trở] họ đắc Pháp. Đệ tử cũng được giáo dục bằng tiếng Anh, có thể hiểu được khó khăn của họ. Sư phụ, chúng con làm sao có thể hồng Pháp cho thêm nhiều người như vậy ở Singapore?

Sư phụ: Loại tình huống này cũng giống ở các địa phương khác. Ở Úc châu cũng có một số người Trung Quốc, hoặc là người Hoa kiều ở các quốc gia Tây phương khác, tuy nhiên [họ] hoàn toàn lớn lên trong văn hóa Tây phương, nên họ không nói được tiếng Trung. Nhưng có phải là [họ] không thể học Pháp không? [Họ] có thể đọc Chuyển Pháp Luân bản tiếng Anh. Học Chuyển Pháp Luân bằng tiếng khác có thể đắc Pháp như nhau, không thành vấn đề.

Đệ tử: Sư phụ nói hiện tại người trên địa cầu đều không phải nên để làm người, đệ tử lý giải như sau có đúng không? Chính là lúc đó những người này hạ xuống, tuyệt đối không phải từng bước từng bước biến thành xấu mà rơi rớt xuống, mà là mạo hiểm hạ xuống. Tuy nhiên một khi đến nhân gian thì cũng đều [đi] vào trong mê rồi, tạo nghiệp rất nhiều, một số người tạo nghiệp nhiều lắm, đã hoàn toàn mê mất rồi, hoàn toàn không thể tu rồi. Nhưng dẫu là như thế, Sư phụ vẫn nhìn vào điểm họ ban đầu hạ xuống đắc Pháp, nên bất luận là người nào, chỉ cần vị ấy hôm nay động niệm tu luyện rồi, bước vào cửa này, Sư phụ liền độ vị ấy.

Sư phụ: Trên cơ bản là như vậy, nhưng không phải [tất cả] đều là chính niệm mà hạ xuống; cũng có [người] rớt xuống. Nhưng Đại Pháp độ nhân thì đối với ai cũng như nhau. Tôi đã mở rộng cửa này [đến mức] không còn cửa nữa, chỉ xét nhân tâm. Mặt khác con người ở thế gian hiện tại đều không phải đến để làm người, tôi đã giảng câu này, nhưng cũng không phải [tất cả] đều đến để trở thành Phật, Đạo, Thần; đó là để nói rằng cũng không phải đều đến để tu luyện. Nhưng [tất cả] đều là vì Đại Pháp mà đến, vì Đại Pháp mà thành, vì Đại Pháp mà được tạo nên, trong đó khởi tác dụng chính [hay] phản đều có.

Đệ tử: Đệ tử sau khi học Đại Pháp đã nằm mộng thấy Ngài hai lần, [cả hai lần] đều là hình tượng [như] hiện tại. Đệ tử là được giáo dục bằng tiếng Anh, lại là [có] dòng máu lai, tại sao con không nhìn thấy Pháp thân của Ngài mà lại thấy phân thân của Ngài?

Sư phụ: Tiến trình tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, tôi không muốn cho chư vị biết quá cụ thể. Có học viên có tình huống khác, [họ] cũng không thấy được Pháp thân của tôi. Mọi người đều biết Pháp thân này là hình tượng của Phật, với tóc xanh và áo cà sa vàng. Chưa đạt đến cảnh giới của Phật thì [chư vị] không được phép nhìn thấy hình tượng của một vị Phật, chính là vấn đề này. Để không ảnh hưởng đến việc đề cao của chư vị, cho nên tôi không giảng nhiều về tình huống cụ thể của chư vị. Cũng có người có thể nhìn thấy, nhìn thấy được rồi thì lại dễ sinh tâm hoan hỷ, cho nên tôi vẫn thường không nói đến tình huống cụ thể, cũng vẫn luôn có người hỏi [về nó]. Có người họ mang theo nhân tố tiên thiên, khiến cho họ có thể thấy, người như vậy rất nhiều. Bởi vì tôi giảng rồi, con người không phải đều đến để làm người, là nguyên nhân này tạo thành. Rồi thì cũng có người tu luyện rất tốt, cần phải đột phá nhanh hơn, cũng không cho phép họ thấy, cho nên cũng khiến [cho họ] nhìn mà không thấy. Không có tôn giáo nào hay phương pháp tu luyện nào có thể độ chư vị lên chỗ cao hơn chỗ Thần của họ, như vậy Đại Pháp của chúng ta có thể độ hết thảy mọi chúng sinh, có thể tu cao đến đâu phải xét bản thân người tu luyện. Bởi vì Đại Pháp là Pháp của vũ trụ và đã khai sáng hoàn cảnh sinh tồn của hết thảy các chúng sinh trong vũ trụ, có thể đưa chư vị trở về vị trí tiên thiên. Nhưng yêu cầu cũng sẽ cao như vậy, có học viên cần phải tu lên tầng thứ rất cao, nếu như phá ngộ cho họ, [họ sẽ] vĩnh viễn không thể đạt đến cảnh giới đó.

Con đường tu luyện là tùy theo mỗi người mà định, mỗi cá nhân đều khác nhau. Có người nhìn rất rõ ràng, hôm nay nhìn thấy cái này, ngày mai nhìn thấy cái kia; có người thì nhìn không thấy. Đừng tưởng rằng [những người] nhìn không thấy gì là tầng thứ thấp, mà cũng đừng tưởng rằng [anh ta] nhìn thấy được là tu luyện tốt. Tầng thứ tu luyện cao thấp ra sao phải xét xem tâm tính của một người cao thấp ra sao, đó là tuyệt đối. Trong lịch sử bất kỳ loại tu luyện nào cũng không dùng công năng làm tiêu chuẩn đo lường tâm tính của một người cao thấp ra sao hay tầng thứ cao thấp ra sao, từ trước tới giờ [điều đó] chưa từng xảy ra.

Đệ tử: Mọi thứ đều được chuyển hóa từ đức, thế thì nhận được thứ gì đó từ Sư phụ có thể mất đức không?

Sư phụ: Tôi đã từng giảng một câu, tôi nói rằng chư vị đều là người tu luyện, chư vị phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, chư vị [là] ai cũng phải làm như vậy, vì chư vị đang trong tu luyện, đó là yêu cầu đối với tu luyện của chư vị. Nhưng tôi không phải là người tu luyện, Sư phụ đến để độ chư vị, chư vị phải rõ điểm này. Cho nên chư vị vĩnh viễn không được đem chư vị mà so sánh với tôi.

Đệ tử: Sư phụ giảng con đường tu luyện của mỗi đệ tử đều được an bài cho đến viên mãn. Nhưng trong Chuyển Pháp Luân lại nói, “những thứ họ mang trên thân và lực nhẫn nại của bản thân họ kết hợp lại là cố định”?

Sư phụ: Như vậy không mâu thuẫn. Mỗi cá nhân tôi đều đã an bài cho chư vị viên mãn, nhưng mỗi cá nhân đều không nhất định đều viên mãn ở cùng một cảnh giới, chẳng phải là đạo lý này sao? Vậy nên những thứ chư vị mang trên thân, lực nhẫn nại, lực chịu đựng, vị trí tiên thiên của chư vị ở đâu, đều không giống nhau.

Đệ tử: “có một số người [ngay] tại tầng rất thấp [đã] khai công khai ngộ rồi”. Đối với những người như vậy mà nói, an bài đến viên mãn có ý nghĩa gì?

Sư phụ: Chư vị cảm thấy không có ý nghĩa, người khác lại cảm thấy có ý nghĩa! Người không tu luyện đều cảm thấy bản thân có thể có chút thành tựu nơi người thường là thỏa mãn rồi, họ cảm thấy hết sức có ý nghĩa, hơn nữa sinh hoạt rất là có tư vị, chẳng phải là đạo lý này sao? Những người tu luyện khác nhau là sẽ viên mãn tại tầng thứ nào, đối với họ mà giảng chính là có ý nghĩa lắm đó!

Đệ tử: Đệ tử đã học Pháp và luyện công được hơn một năm rồi, nhưng mỗi lần luyện động công thì không ngừng ngáp và nước mắt chảy dài trên mặt, có phải là do có tâm chấp trước nào chưa buông bỏ hay không?

Sư phụ: Không phải. Ngáp là một trạng thái trong tu luyện, thường thấy ở giai đoạn tu luyện ban đầu, nhưng không nhất định đều sẽ xuất hiện. Trạng thái này không phải là cố định, ở giai đoạn ban đầu, khí sinh ra trong thân thể quán lên đầu và cần phải bài xuất ra thì có thể sẽ ngáp. Nó không phải là chuyện gì xấu, vào thời đầu khi thân thể đang được điều chỉnh, lúc thanh trừ bệnh trong đầu não cũng có thể xuất hiện tình huống loại này, đều là một biểu hiện trong quá trình tu luyện.

Đệ tử: Khi mỗi người đều ôm giữ ý kiến riêng của mình về một việc nào đó, làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa tâm chấp trước và giữ vững quan điểm của mình? Ví dụ, khi có ý kiến bất đồng về cách làm một sự việc nhưng chỉ có thể lựa chọn một loại cách làm, mà mỗi cách nhìn đều là thể hiện của Pháp tại mỗi tầng thứ khác nhau, vậy nên chiểu theo nhận thức của bản thân mà làm, hay chiểu theo yêu cầu của tổ chức mà làm? Làm thế nào để thể hiện mỗi đệ tử [đều] dĩ Pháp vi Sư?

Sư phụ: Lúc xử lý vấn đề có ý kiến bất đồng, sau khi thảo luận, cần phải lấy Đại Pháp làm trọng, không được nhấn mạnh chủ ý của cá nhân quá. Sau khi quyết định cuối cùng được đưa ra, [chư vị] liền phải cùng nhau làm cho tốt. Khi [mọi người] ôm giữ ý kiến của mình, trường kỳ tranh luận, không thể đạt được thống nhất, thì như vậy đã bị ma hoặc ma tính phá hoại Pháp lợi dụng mất rồi. Khăng khăng giữ ý kiến của bản thân mà không buông bỏ, đó chính là chấp trước vào tự ngã.

Đệ tử: Cái nhìn của một người đối với một sự việc đều có thể hình thành quan niệm tự ngã, nhưng điểm khác biệt giữa người tu luyện và người thường chính là, tâm thái của họ khi đối đãi với quan niệm tự ngã là khác nhau; người thường có chấp trước vào tính chính xác của quan niệm tự ngã, nên hy vọng người khác sẽ đồng tình với mình, nhưng người tu luyện chỉ có chủ kiến của mình mà không áp đặt lên người khác, lý giải như vậy có đúng không?

Sư phụ: Không hoàn toàn đúng. Bởi vì người tu luyện sẽ không dễ dàng hình thành quan niệm tại nơi người thường, họ đặt Pháp lên trên hết thảy, dùng Pháp phá mê, phá trừ quan niệm người thường, và hết thảy đều lấy Pháp đo lường. Ngoại trừ việc kiên định chính niệm duy hộ Pháp, đối với việc của người thường thì làm mà vô cầu, làm hay không làm đều không có chấp trước, lại càng không có quan niệm cố định.

Đệ tử Đại Pháp đối đãi với việc phát sinh tranh luận như thế nào? Có dùng chính niệm để đối đãi không? Đặc biệt khi phát sinh xung đột ý kiến mạnh mẽ, [chư vị] phải xét bản thân, tâm của bản thân đang đặt ở đâu, có 100% đặt ở trong Pháp không? Khởi điểm của việc chư vị ôm giữ chủ kiến cá nhân là từ đâu, nhất định phải nhìn xem căn bản của tư tưởng này là gì.

Đệ tử: Có một học viên có một loại cảm giác bi quan, nói rằng có thể mình là sinh mệnh thuộc tam giới, nỗ lực tu thế nào có lẽ cũng không thể xuất ra khỏi tam giới. Anh ấy nghĩ vậy có đúng không?

Sư phụ: Ai nói rằng người đó là sinh mệnh thuộc về tam giới? Tôi chưa hề nói với bất kỳ một ai rằng họ không thể tu luyện, tôi nói rằng bất luận chư vị là ai, bất luận chư vị tới đây làm gì, cho dù chư vị sinh ra để tới đây phá hoại Pháp, tôi đều độ chư vị. (vỗ tay)

Chư vị có biết không? Hiện nay số lượng học viên Đại Pháp rất lớn. Nếu bản thân chúng ta không làm tốt, với một nhóm người đông như vậy [hậu quả] sẽ rất trầm trọng, như vậy một số cơ quan chức năng của chính phủ sẽ để ý. Kỳ thực, vẫn luôn có người đang tìm hiểu, có một số người làm đặc vụ đang cùng học viên luyện và quan sát xem họ đang làm gì. Chư vị có biết tôi suy nghĩ thế nào không? Bất luận nghề nghiệp của anh ta là gì, anh ta vẫn là một chúng sinh, anh ta trước hết là một sinh mệnh, đối với họ, tôi chỉ coi họ là người có nghề nghiệp khác mà thôi, bất kể họ ôm giữ tâm gì khi họ bước chân vào hoàn cảnh này của chúng ta, tôi đều có thể lấy thiện niệm đối đãi họ, chỉ cần anh ta muốn tu, tôi sẽ có thể phụ trách anh ta. Cho nên có nhiều người thuộc các cơ quan chức năng của chính phủ tới để tìm hiểu về Đại Pháp, họ phát hiện ra rằng chúng ta tuyệt không có gì phải che giấu, không có gì là xấu, hơn nữa thấy rằng Đại Pháp thật tốt quá, liền bắt đầu thật sự học Đại Pháp. Sau đó, họ nói với học viên của chúng ta: “Mọi người có biết tôi là ai không? Tôi là điệp viên. Tôi thấy mọi người ở đây thật tốt quá. Tôi cũng sẽ bắt đầu học!” (vỗ tay)

Tôi nói rằng Đại Pháp của chúng ta không sợ người khác tới để tìm hiểu. Mỗi người học viên chúng ta, mỗi nhân viên công tác đều như thế này: “Các vị tới để tìm hiểu, các vị muốn biết điều gì, tôi đều cho các vị biết, các vị muốn xem gì, chúng tôi đều cho chư vị xem”. Không có gì che giấu, tất cả đều đường đường chính chính. Bởi vì đây là nơi tịnh độ duy nhất trên thế gian này. Trước khi hiểu rõ về Đại Pháp, nhân loại ngày nay đã không còn tin thế giới này còn người tốt. Nếu họ không hiểu chúng ta và không bước chân vào hoàn cảnh này, họ thật sự sẽ không tin rằng trong thế giới này vẫn còn những người tốt [như thế] này.

Đệ tử: Khi đệ tử vừa tỉnh dậy hay trong khi đi lại, một bộ phận của đại não thường đọc thuộc một số đoạn trong cuốn Chuyển Pháp Luân, nhưng chủ ý thức của đệ tử vẫn đang nghĩ về việc người thường, đó có phải là mặt tu thành của đệ tử đang đọc thuộc Pháp hay không?

Sư phụ: Đúng như vậy, loại trạng thái này có thể xuất hiện. Mặt đã tu tốt của chư vị rất thanh tỉnh và lo lắng cho mặt con người còn chưa tu tốt và đang thiếu tinh tấn.

Đệ tử: Chồng của con đã hỏi câu hỏi trong Pháp hội miền Đông Mỹ quốc diễn ra vào tháng 3 ở New York, Sư phụ đã khích lệ ông ấy thay đổi triệt để, lột xác thành một người mới. Ông ấy biết mình nên làm theo lời Sư phụ và chân chính tu luyện, tuy nhiên chồng của con vẫn ở trong trạng thái hối hận sâu sắc, tự trách bản thân, không thể thoát ra được, còn có can nhiễu mạnh mẽ của ma, [tình trạng này] đã diễn ra trong hơn bốn tháng nay rồi.

Sư phụ: Là chủ ý thức của ông ấy quá yếu nhược và không thể làm chủ bản thân một cách thanh tỉnh. Tôi đã nói ông ấy đã mắc sai lầm, như thế ông ấy lại bị rơi vào trạng thái tự trách bản thân, đã đi sang phía cực đoan khác và chấp trước vào nó, sau đó ma lại nhân cơ hội và lợi dụng tâm không đúng đắn của ông ấy, đang can nhiễu ông ấy.

Đệ tử: Ông ấy còn có thể tu luyện được không?

Sư phụ: Điều này phải hỏi bản thân ông ấy. Tại sao tôi lại nói rằng bệnh nhân tâm thần không thể tu luyện, chư vị đều biết rằng Đại Pháp này của chúng ta là cấp cho chủ ý thức của chư vị tu, chính là cấp cho bản thân chư vị, chư vị phải tu bản thân một cách minh bạch. Hết thảy các phương pháp tu luyện trong quá khứ, bao gồm tất cả tôn giáo trong quá khứ, đều là tu luyện phó ý thức. Khi người ta chết đi, chủ nguyên thần [vẫn phải] chuyển sinh luân hồi như trước đó, mà bộ phận đã đạt tiêu chuẩn đã lên thiên quốc, nhưng đó không phải chư vị thật sự, mà là phó nguyên thần. Đây là chỗ mê từ thiên cổ, trong quá khứ không thể tiết lộ. Hôm nay, vì để truyền bộ Đại Pháp này và để chư vị có thể chân chính đắc độ, tôi đã lấy ra chỗ mê của thiên cổ, bí mật trong những bí mật, thiên cơ của những thiên cơ, giảng xuất cho chúng sinh. Nếu bản thân chư vị không thể tu luyện, bản thân chư vị không thanh tỉnh, thì tôi sẽ cấp Pháp này cho ai đây? Bảo ai đến đắc [Pháp] đây? Cho nên chủ ý thức của chư vị phải thanh tỉnh. Chư vị không thanh tỉnh thì không được. Bởi vậy tôi đã nhiều lần bảo mọi người phải lý trí và tu luyện đường đường chính chính.

Đệ tử: Trong khi đả tọa có thể dùng tấm đệm để nâng phần lưng cao một chút và đỡ phần eo hay không?

Sư phụ: Tạm thời có thể như vậy, tôi phải cho phép chư vị có một quá trình luyện. Tương lai thì không được, vì sau này nhất định chư vị đã luyện được tốt rồi.

Đệ tử: Trong giấc mơ của con Sư phụ nói với con rằng nếu con có thể lấy thật tu thành giả và những thứ giả đều tu bỏ hết, khi đó con đã tu thành.

Sư phụ: Việc này phải nhìn từ hai phương diện. Trước hết, hiện thực này của xã hội nhân loại, trong con mắt của Thần, không phải chân thực. Ngoài ra, đây là điểm hóa đối với chấp trước vào chân thực của chư vị, là điểm hóa cho phía mặt chấp trước cụ thể của chư vị. Tôi chỉ có thể nói với chư vị như vậy, chư vị không thể bảo tôi giải thích những câu nói là điểm hóa mà tôi đã cấp cho chư vị. Nếu không thì tôi điểm hóa cho chư vị để làm gì?

Đệ tử: Thứ tự xuất hiện của “Chân, Thiện, Nhẫn” có hàm nghĩa đặc biệt nào không?

Sư phụ: Đều là viên dung. Trong “Chân” có “Chân, Thiện, Nhẫn”. Trong “Thiện” có “Chân, Thiện, Nhẫn”. Trong “Nhẫn” cũng có “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Đệ tử: Trong cuốn Chuyển Pháp Luân, khi nói về Phật gia và Đạo gia, Sư phụ thường lấy Đạo gia đặt trước Phật gia. Điều này có liên quan gì đến trình tự xuất hiện của “Chân, Thiện, Nhẫn” không?

Sư phụ: Chư vị không nên chú ý đến những việc như thế này, ở đây không có mối liên hệ đặc biệt nào, tôi thấy nói “Phật, Đạo, Thần” thuận [hơn]. Tôi có thể nói “Đạo, Phật, Thần”, nhưng như vậy nghe không hay, hoặc tôi có thể nói “Thần, Đạo, Phật”, nhưng như vậy nghe không thuận. Nói “Chân, Thiện, Nhẫn” rất thuận! Tôi có thể thay đổi vị trí, nhưng đọc lên nghe không thuận. Tôi nói như thế nào, chư vị hãy cứ nói theo.

Đệ tử: Con là người nghiêm túc, cẩn thận, mà lại thiếu kiên nhẫn, con cảm thấy loại tâm thái này đã trở thành chướng ngại cho tu luyện của mình.

Sư phụ: Rõ ràng là một chướng ngại. Chư vị có thể nhận ra được như vậy là rất tốt.

Đệ tử: Đó là do quan niệm và nghiệp lực hình thành hậu thiên tạo ra hay là do đặc tính tiên thiên của con tạo ra?

Sư phụ: Là [do] quan niệm, chính là chủng loại quan niệm này đã được dưỡng thành trong một quá trình dài, mỗi khi gặp sự việc nào đó, nó khiến cho chư vị tiến nhập vào trong quan niệm này. Tính chất của nó là cái được gọi là cẩn thận, nghiêm túc, và thiếu kiên nhẫn, nó đã dưỡng thành một thứ mang tính tập quán, đều có thể vứt bỏ.

Đệ tử: Sư phụ nói rằng trong hoàn cảnh khó khăn như vậy mà còn muốn tu luyện, thật sự là xuất sắc. Nhưng con là vì thấy thế gian quá khổ và quá vô vị mà nhất định muốn tu luyện, có phải là con không thể chịu được chút khổ nào?

Sư phụ: Không phải như vậy, điều tôi giảng là cách nhìn của Thần đối với con người, còn cảm giác của chư vị là cảm giác bình thường của thế nhân. Xã hội nhân loại quả thật là rất khổ. Sinh mệnh ở các không gian khác đều có thể bay tới bay lui, có thể biến lớn thu nhỏ, tất cả đều rất tự nhiên đối với họ, duy nhất chỉ có nhân loại và những không gian ở vỏ ngoài là như thế này. Từ khi sinh ra chư vị đã bị hết thảy mọi thứ trong không gian này trói buộc, chư vị đi bộ thì thấy mệt, chư vị không ăn sẽ thấy đói, không uống sẽ thấy khát, không mặc quần áo sẽ thấy lạnh, v.v. Đây là những cái khổ tự nhiên đến khi tiến nhập vào không gian này. Tất nhiên, còn có ma sát tâm tính giữa người với người, tác dụng của nghiệp lực, và trong vô tri không ngừng tạo nghiệp, còn có những cái khổ mà con người không nhận biết được, những cái khổ mà không thể nói rõ ra được, cho nên nhân loại chính là khổ.

Đệ tử: Có một học viên hỏi, anh ta mỗi khi chạm vào kim loại thì tay liền phóng điện, đã liên tục một năm rồi. Xin hỏi Sư phụ, như vậy có phải anh ta vẫn dừng lại ở tầng thứ đó không?

Sư phụ: Không phải. Hết thảy năng lượng xuất hiện trong quá trình của người tu luyện, nói cách khác, công và sự cải biến của thân thể chư vị, đối với con người mà nói là mang nhiều điện. Con người nhạy cảm nhất với các thành phần của điện. Trong thực tế điện là biểu hiện của một dạng năng lượng. Từ phương diện khác mà giảng, nếu ai đó trong tu luyện về phương diện nào đó chưa đủ tinh tấn, hoặc giả về phương diện nào đó có chút không đạt, đây có thể là điểm hóa cho học viên đó. Còn có một loại tình huống, sau khi tu luyện đề cao tầng thứ, bề mặt cơ thể con người cũng có thể có đột phá, sự phát triển công năng phóng điện tương ứng cũng không giống nhau, cũng có thể có biểu hiện loại này. Đây đều là việc nhỏ, không quan trọng, nhưng đều sẽ được điều chỉnh cho tốt.

Đệ tử: Có người ở Sydney đang công kích Đại Pháp, có người chủ trương kiện họ, con nghĩ đó là dùng cách của người thường đấu với người thường, cách nhìn như vậy có đúng không?

Sư phụ: Trước tiên tôi muốn khẳng định với học viên đó, tâm muốn duy hộ Đại Pháp không phải là sai. [Chúng ta phải] xem [những người này đang] phá hoại Pháp như thế nào, nếu họ đã gây ra ảnh hưởng nhất định đối với Đại Pháp, thì từ góc độ các học viên muốn duy hộ Đại Pháp, thông qua pháp luật để giải quyết không phải là sai. Tất nhiên, chúng ta cố hết sức để tránh làm việc này, nhưng nếu phải thông qua pháp luật để giải quyết thì cũng không thể tránh được. Nhưng vì chúng ta đang độ nhân, chúng ta phải luôn mở một lối thoát, cấp cho người ta một cơ hội. Cho dù người đó đã vô ý phá hoại Pháp, cũng phải để cho họ có một quá trình để hiểu [chúng ta]. [Có thể] tìm họ để nói chuyện, nếu họ vẫn tiếp tục như vậy, chúng ta dùng đến một chút pháp luật cũng không phải là không được. Vì Phật học hội Úc châu là một đoàn thể được đăng ký hợp pháp, được pháp luật công nhận là hợp pháp, không thể bị người khác tùy ý công kích. Bất quá trong đó cũng có nhiều việc là có quan hệ với tu luyện cá nhân của chư vị, không thể không xét bản thân, [chư vị phải xem] có phải do chấp trước của cá nhân tạo thành không, có phải do chấp trước chư vị chưa buông bỏ đang khởi tác dụng không.

Đệ tử: Câu hỏi của con như thế này, có hơn hàng chục nghìn trạng thái tu luyện, chúng con phải đo lường bản thân như thế nào, xem có đối đãi đúng với các trạng thái tu luyện hay không?

Sư phụ: Hết thảy [các loại] cảm giác và trạng thái biểu hiện xuất hiện trong tu luyện cá nhân, đều phải coi như những trạng thái bình thường trong tu luyện. Mỗi người trong tu luyện, đều muốn vượt qua thật tốt mỗi quan, và cũng muốn biết bản thân họ rốt cuộc đã vượt qua được quan đó hay chưa. Kỳ thực nếu chư vị có thể đối với lợi ích trước mắt mà thản nhiên bất động, chư vị đã vượt qua được rồi; nếu chư vị có thể trong mâu thuẫn mà tìm nguyên nhân bên trong bản thân mình và như vậy chính lại bản thân trước, chư vị đã vượt qua được; nếu chư vị trong các loại khảo nghiệm có thể buông bỏ chấp trước, chư vị đã vượt qua được. Đương nhiên mức độ vượt qua cũng không giống nhau. Có học viên có thể làm được trọn vẹn; có học viên chỉ làm được ở bề ngoài, trong lòng vẫn chưa buông bỏ; có người nhìn qua thì không sai, nhưng bên trong vẫn còn điểm vướng mắc, như vậy rõ ràng họ vẫn giữ lại một chút [của những chấp trước đó]. Điều này không khó nhận ra.

Nhưng như vậy có phải là nói rằng mọi người đối với mỗi quan đều phải vượt qua cho tốt và nếu không vượt qua cho tốt nghĩa là không đạt tiêu chuẩn tu luyện? [Có phải nói rằng] chư vị như vậy là không được? Không phải như vậy. Tôi nói cho mọi người biết, tu luyện mà, chính là tu tâm của mình. Tôi [muốn] giảng lại rõ ràng hơn nữa, đối diện với lợi ích trước mắt, đối diện với giận dữ và oán hận, trong mâu thuẫn giữa người với người, tâm của chư vị có thể sẽ bị xúc động. Nếu có thể chân chính đạt được thản nhiên bất động, tôi nói rằng chư vị thật sự xuất sắc! Mỗi khi chư vị không vượt qua quan được tốt, chư vị nghĩ rằng: “Mình đã không vượt qua được tốt, mình không được rồi phải không?” Không phải như vậy. Có người nhận thức cao hơn một chút, có người nhận thức thấp hơn một chút, có người vượt quan được tốt, có người không được tốt như vậy, có người hoàn toàn không vượt qua được. Nhưng chư vị đều biết hối hận, trách bản thân lần này không đạt. Như vậy sẽ hạ quyết tâm lần sau sẽ vượt qua được cho tốt để bù lại cho thiếu sót lần này, khi khảo nghiệm lại xuất hiện, chư vị sẽ có quyết tâm để vượt qua thật tốt, kỳ thực đây chính là tu luyện. Quan nào chư vị cũng vượt qua được, thì tôi nói rằng như vậy không còn là tu luyện nữa, nếu như vậy thì tôi, là Sư phụ, đã không làm tròn trách nhiệm của mình, cấp cho chư vị khảo nghiệm quá nhỏ, khiến cho tâm tính của chư vị không thể đề cao được, có phải vậy không?

Đệ tử: Các đệ tử ở Nhật Bản xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người (vỗ tay)

Đệ tử: Con tu luyện đã được hơn ba năm, mẹ của con đã qua đời tháng 3 năm ngoái, bà ấy cũng tu luyện được ba năm. Con thường thấy rất hối hận vì có nhiều việc đã không làm được tốt nên đã gia tăng khó nạn cho bà ấy, con tự trách mình vì khi bà ấy đối mặt với quan sinh tử con đã không thể ở trong Pháp mà giúp đỡ bà ấy một cách chân chính, bởi vì lúc đó con đã không thể thanh tỉnh nhận thức được tính nghiêm túc của Đại Pháp.

Sư phụ: Như vậy không có gì phải tự trách bản thân, tự trách quá nhiều cũng là chấp trước. Chư vị mỗi người đều đang tu luyện, rất có thể sẽ mắc phải sai lầm, nhưng chư vị đối với người khác không thể có ảnh hưởng tuyệt đối. Đặc biệt khi người khác cũng là người tu luyện. Tu luyện là việc riêng của mỗi cá nhân, nếu khi đối diện với can nhiễu bà ấy đã có thể thản nhiên bất động và nắm vững chính mình, như vậy mới có thể gọi là tu luyện! [Nói là] người khác làm không tốt, không trợ giúp được nhiều cho bà ấy, nếu người tu luyện dựa vào sự trợ giúp của người khác, như vậy không thể gọi là tự mình tu luyện, ở đây không có gì phải tự trách bản thân. Có điểm gì chưa đạt, thì hãy tiếp thụ giáo huấn thông qua việc này và tự mình làm thế nào cho tốt. Hãy nhìn từ nhiều phương diện, có thể việc đó không xấu như chư vị tưởng tượng. Có thể mỗi người học Đại Pháp rồi đều không phải là uổng công, có thể sự viên mãn trong tương lai của chư vị sẽ khiến cho bà ấy được đắc độ.

Đệ tử: Ngài có thể giảng cho chúng con về kết cấu của vật chất không?

Sư phụ: Câu hỏi này rất rộng! Kết cấu của vật chất ở tầng nào? Kết cấu của loại vật chất nào? Nó rất phức tạp. Khoa học hiện tại đã nhận thức được trình tự sắp xếp bề mặt của phân tử, kết cấu của tất cả vật chất không thể giảng hết được, tôi giảng trong vài ngày cũng không thể giảng hết được. Khi tôi giảng cho chư vị khái niệm về vũ trụ, tôi vẫn sử dụng tới mức tối đa nhận thức của con người, tư duy của con người, và từ ngữ của con người để giảng cho chư vị, như thế rất giới hạn, cũng chung chung. Ngay cả như vậy, tôi mới chỉ nói khái quát về phương thức tồn tại của một loại vật chất của vũ trụ. Hơn nữa, ngôn ngữ con người cực kỳ nghèo nàn và hữu hạn, bởi vì nhân loại không có câu từ nào khả dĩ để hình dung nó.

Đệ tử: Trong không gian này của chúng ta, sự việc phát sinh theo trình tự thời gian, ở không gian khác không có khái niệm về thời gian, sẽ biểu hiện như thế nào? Có phải nó biểu hiện trực tiếp dựa theo niên đại không?

Sư phụ: Hôm trước, có một cậu thanh niên hỏi tôi, “Một cộng một bằng hai, đó là chân lý”. Tôi nói, “Đó là chân lý trong người thường. Tôi nói rằng rời khỏi không gian này nó không còn là chân lý nữa. Trong các trạng thái thời-không khác nhau, nó sẽ không phải là chân lý”. Chính là trong các trạng thái thời-không khác nhau, chư vị không thể sử dụng khái niệm của con người để đo lường, những sinh mệnh ở đó cũng có phương thức tính toán thời gian, phương thức sinh tồn, và phương thức nhận thức sự vật, là hoàn toàn khác, tốt hay xấu, chính hay phản đều khác nhau tùy theo nhận thức của con người.

Đệ tử: Mỗi người đều có nghiệp phải hoàn trả, nghiệp của mình, bản thân phải tự gánh chịu, và người khác không thể tùy tiện can nhiễu, nếu có người gặp nguy hiểm đến tính mạng, người tu luyện nên đối đãi như thế nào?

Sư phụ: Việc này tôi đã giảng qua nhiều lần rồi, người tu luyện tuy không can thiệp vào việc của người thường, nhưng nếu chư vị gặp người đang sát nhân, đang phóng hỏa mà vẫn mặc kệ, thì đó là vấn đề về tâm tính. Vô vi mà tôi giảng ấy là chư vị không được mang tâm chấp trước [rằng] cứ phải tìm việc nào đó để làm.

Đệ tử: Các đệ tử ở Hồng Kông xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Trong khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, có những tạp niệm tiến nhập vào trong não của con, con nên dàn xếp cho đúng và đối đãi vấn đề này như thế nào?

Sư phụ: Việc này đều rất tự nhiên, mỗi người đều sẽ gặp. Nhưng chư vị nhất định phải khắc phục nó, đây là những tư tưởng quan niệm hình thành hậu thiên và nghiệp lực sản sinh trong tư tưởng của chư vị tạo thành, nó đang can nhiễu đến việc tu luyện đắc Pháp của chư vị. Hãy loại trừ nó: “Ta phải kiên định tập trung chú ý đọc sách và học Pháp.” Làm như vậy bản thân cũng là đang diệt trừ nó. Bởi vì là Pháp mà, chư vị học Pháp chính là diệt trừ nó, chư vị tuyệt không thể để cho nó ảnh hưởng đến chư vị. Nếu mắt đang nhìn sách mà tư tưởng lại không ở đó, mỗi chữ đọc như thế nào cũng không biết, thì như vậy không được, cũng tương đương với không đọc.

Đệ tử: Dường như mỗi lần đối mặt với khảo nghiệm tâm tính, con cảm thấy rằng mình đã vượt qua, nhưng sau đó quay đầu nhìn lại, con nhận ra mình đã không vượt qua được cho tốt, hay thậm chí không hề vượt qua được, có phải do sự đề cao tầng thứ của con tạo thành cảm giác này không?

Sư phụ: Đúng như vậy, nếu chư vị thông qua tu luyện mà đề cao tầng thứ, quay đầu nhìn lại sẽ có cảm giác như vậy, kỳ thực do tiêu chuẩn cao hơn nên yêu cầu cũng cao hơn.

Chúng ta hãy giải lao trong 10 phút, được không?

(Các học viên cung kính tặng Sư phụ những bó hoa tươi, thể hiện lòng tôn kính nhất đối với Sư phụ.) (vỗ tay)

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay). Hoa này hình như rất đắt tiền. Mọi người không cần phải tiêu nhiều tiền như thế này, không cần lo đến những việc như thế này, nhưng dù sao tôi cũng cảm ơn tất cả mọi người. (vỗ tay)

Đệ tử: Có học viên trong quá khứ học công [pháp] khác, có thể đả tọa trong hai, ba giờ đồng hồ, họ luôn nghĩ rằng họ giỏi hơn những học viên không thể ngồi đả tọa được tốt, không chú ý đến học Pháp và tu luyện tâm tính, xin Sư tôn chỉ rõ cho chúng con.

Sư phụ: Bất luận trước đây điều kiện thân thể của một người như thế nào, khi chân chính tiến nhập vào Đại Pháp [mọi việc] sẽ khác. Có học viên, trước đây đã từng chơi thể thao, có học viên đã từng học vũ đạo, chân của họ rất dẻo, có thể ngồi song bàn ngay lập tức, rất dễ dàng, nhưng đó có phải là luyện công không? Không phải. Nếu họ muốn chân chính tu luyện, họ sẽ phát hiện [mọi việc] sẽ khác; [mặc dù] chân của họ đã tập vũ đạo nhưng lại không thể ngồi song bàn, hơn nữa còn rất đau. Là vì song bàn của người tu luyện tuyệt đối không phải đơn giản là ngồi vắt chéo chân mà không có cơ chế nào. Vì đây là tu luyện, hết thảy mọi thứ của chư vị đều là vì để bảo đảm cho sự đề cao của chư vị, bao gồm cả việc đả tọa. Đả tọa có thể chân chính khiến chư vị tiêu nghiệp và đề cao tâm tính, thì mới có tác dụng. [Nếu không], ngồi song bàn lâu đến mấy thì có tác dụng gì đây? Nếu như không thể tiêu nghiệp, không thể khởi tác dụng trong tu luyện, song bàn cũng chỉ để song bàn mà thôi, song bàn thời gian lâu liệu có tác dụng gì đây? Chẳng phải đúng như vậy sao? Ở đây tôi không phê bình ai cả, tôi đang giảng Pháp lý này. Tôi chưa bao giờ nói người có thể ngồi song bàn trong thời gian dài là có tầng thứ cao, hay tu luyện tốt như thế nào. Nếu trong quá khứ chư vị học công [pháp] khác hoặc học vũ đạo, thể thao, trước kia ngồi vắt chéo chân không bị đau, và giờ đây vắt chéo chân cũng cảm thấy giống như hồi trước, không có gì thay đổi, thì đây không phải là một chuyện nhỏ! Chư vị không thể để Đại Pháp lướt qua người chư vị và rời đi. Nếu không chân chính học Pháp, chư vị sẽ không biết trân quý Pháp này. Những người không thể ngồi song bàn cũng không nên lo lắng, nếu hình thành chấp trước, đó cũng là một chướng ngại. Hãy từ từ, trước tiên luyện đơn bàn, sau đó chư vị sẽ có thể ngồi song bàn. Có những người trên 80 tuổi, chưa bao giờ ngồi song bàn, bây giờ cũng đã có thể ngồi song bàn, tại sao chư vị lại không thể làm giống như vậy? [Mọi người] đều có thể ngồi được như vậy.

Đệ tử: Đệ tử học Pháp được vài năm rồi. Nhưng con vẫn cảm thấy còn cách quá xa trạng thái “nhìn thấu hết thảy điều bí mật”.

Sư phụ: Kỳ thực, tôi nói cho chư vị biết đó là phần con người của chư vị ở bề mặt chưa tu tốt và muốn biết về Thần, hơn nữa, chính là những quan niệm và nghiệp lực tư tưởng hình thành hậu thiên trong tư tưởng của chư vị có chấp trước vào những điều này, làm sao những thứ đó có thể được phép biết về Thần? Hơn nữa chư vị lại không thể phân biệt rõ ràng chính niệm của chư vị thật sự là gì. Trong quá trình tu luyện, trong khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân và đột nhiên minh bạch ra một Pháp lý, thì chư vị đã ở tầng đó rồi. Nếu không, Pháp lý của tầng đó tuyệt đối sẽ không được khai thị cho chư vị. Như vậy tại sao chư vị không được phép biết tất cả mọi thứ? Vì mặt chưa tu tốt của chư vị tuyệt đối không thể biết về Thần Phật, trong khi đó phần đã tu tốt của chư vị đã được tách ra. Chư vị chỉ có thể thông qua học Pháp mà dần dần minh bạch ra [Pháp] lý tại tầng thứ cao hơn, đó đã là cho chư vị một loại khai thị rồi. Mặt đã tu tốt có thể trong nháy mắt đạt tiêu chuẩn này, bộ phận đã tu tốt ngay lập tức minh bạch hết thảy Pháp lý trong vũ trụ ở cảnh giới đó. Có học viên khi nhìn thấy tôi không thể nghĩ ra câu hỏi gì, dường như không có gì để nói. Kỳ thực chư vị đã minh bạch hết cả rồi, mặt tu tốt của chư vị khởi tinh thần ngay khi nhìn thấy tôi, vì vậy bề mặt của cơ thể chưa tu tốt cũng liền minh bạch. Tuy nhiên phần con người chưa tu tốt vĩnh viễn sẽ có vấn đề cần hỏi. Cho nên ngay khi rời khỏi, mặt con người đột nhiên nghĩ ra được câu hỏi: “Ôi, tại sao mình lại không hỏi Sư phụ về vấn đề này nhỉ?” Rất nhiều người có trạng thái như vậy.

Đệ tử: Con luôn lưu ý nghiên cứu các nhân tố của quá trình tu luyện và những nhân tố ảnh hưởng đến sự dũng mãnh tinh tấn tu luyện Phật Pháp, để khiến cho mình có thể tu luyện tốt hơn.

Sư phụ: Không có gì để nghiên cứu cả, chính là vấn đề về chấp trước, Pháp lý tôi đã cấp cho chư vị, không thể giảng thấu đáo hơn được nữa rồi. Trong quá khứ con người phải tự ngộ ra tất cả những điều này, còn tôi đã đem nó giảng xuất lai rồi. Chư vị quyết không được mang tâm nghiên cứu Đại Pháp để học Pháp, khi gặp vấn đề, chư vị nên đi tìm vấn đề trong tư tưởng của chư vị, nhất định [vấn đề] phát sinh ở đó. [Một khi đã] xả bỏ chấp trước của mình, bảo đảm chư vị sẽ vượt qua được quan đó, sẽ có thể làm được tốt, cũng có thể đề cao lên.

Đệ tử: Con thường chia sẻ trao đổi với những người có nhận thức về Pháp khá giống con và có thể ngộ tương đồng với con về một số vấn đề. Đây có phải là một chấp trước không?

Sư phụ: Còn phải xem mong muốn tiếp cận những học viên mà chư vị có thể dễ dàng nói chuyện có nhân tâm khác đang khởi tác dụng không, nếu không có thì không vấn đề gì, nếu có nhân tố không đúng, nó có thể là chướng ngại cho sự [tu luyện] tinh tấn [của chư vị].

Đệ tử: Khi gặp những lý giải khác nhau về Pháp lý hay thể ngộ khác nhau về một vấn đề nào đó, làm thế nào con có thể trừ bỏ quan niệm cố hữu của bản thân và đề cao lên được tốt hơn nữa?

Sư phụ: Là người tu luyện, chư vị không thể đồng thời đề cao cùng với người khác ở cùng một tầng thứ, cho nên nhiều khả năng chư vị và các học viên khác có bất đồng về cách nhìn nhận, có bất đồng trong nhận thức về Pháp lý. Sự lý giải không giống nhau đối với Pháp [lý] tại mỗi tầng thứ rất nhỏ chính là sự khác biệt, mỗi học viên đều đang tiến bộ, đều đang tinh tấn, nhưng khả năng lý giải đối với Pháp lý đều không giống nhau. Bất kể như thế nào, khi chư vị làm điều gì, bao gồm cả công tác Đại Pháp, đều phải hết sức lấy Pháp làm trọng, lấy việc chứng thực Đại Pháp cứu độ thế nhân làm trọng, lấy việc duy hộ Đại Pháp làm cơ sở tư tưởng quan trọng nhất. Khi hồng Pháp cho người thường, chư vị cần hành xử sao cho người thường có thể lý giải được, và thể hiện cho người thường những điều dựa trên Pháp lý ở bề mặt nhất. Chư vị đã nhận thức được Pháp lý cao đến đâu, tu luyện cao tới đâu, kỳ thực chư vị không thể giảng xuất lai được, chỉ có thể lĩnh hội trong tâm, cũng không thể dùng Pháp lý siêu thường để làm việc với người thường. Nhưng chư vị cũng không thể lẫn lộn mình với người thường.

Đệ tử: Sư phụ đã giảng rằng ở tất cả các không gian, không có sinh mệnh nào có thân thể con người như của chúng ta.

Sư phụ: Đúng vậy. Không ai có thân thể được cấu thành từ các phân tử của tầng con người này. Nhưng ở các tầng thứ không quá cao ngoài tam giới, có một số ít trường hợp đặc thù trong đó có loại tình huống này.

Đệ tử: “Nên sẽ không mắc bệnh, cũng không tồn tại vấn đề sinh lão bệnh tử, nên cũng không tồn tại loại thống khổ như thế. Người tại không gian khác có thể phiêu [đãng bay] lên, không có [trọng lượng] nặng nhẹ, mỹ diệu phi thường”. Vậy tại sao người chết đi vẫn có thể chịu thống khổ, sau khi họ đã thoát khỏi lớp vỏ nhục thân con người này?

Sư phụ: Là vì con người khi chết đi chưa rời khỏi tam giới. Người trong tam giới đều được gọi là con người, đều là khổ. Chỉ bất quá là càng ở tầng cao trong tam giới, họ cũng có chút tốt hơn so với những người ở những tầng thấp hơn. Con người thế gian vẫn không phải là khổ nhất, kỳ thực so với con người còn có những sinh mệnh ở tầng thấp hơn nữa, hơn nữa còn có địa ngục và so với địa ngục còn có rất nhiều tầng thấp hơn. Con người so với Thần là tối khổ. Vấn đề sinh lão bệnh tử trong tam giới đều tồn tại, và không chỉ [tồn tại] đối với con người. Người bình thường, chủ nguyên thần khi rời khỏi thân thể sẽ không thể thoát khỏi tam giới, vẫn ở trong tam giới, sau khi chết đi vẫn chuyển sinh đi lên. Tại một số tầng trong tam giới cao hơn tầng con người, có ít thống khổ hơn rất nhiều so với con người. Nếu không được như con người và ở tại tầng thấp hơn tầng con người, thống khổ của người đó sẽ lớn hơn cả thống khổ của con người. Người trong các tầng thứ trong tam giới được gọi chung là con người. Nhưng người trên thiên thượng gọi người trên trái đất là “con người”, và gọi người trên thiên thượng là “người trời”.

Đệ tử: Các đệ tử ở Nam Kinh xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Toàn thể học viên ở Thâm Quyến xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Con bắt đầu tiếp xúc với Đại Pháp một năm trước đây, con cảm thấy rất tốt. Nhưng con có tín ngưỡng tôn giáo và không muốn từ bỏ. Theo yêu cầu của Đại Pháp, phải bất nhị pháp môn, rất khó để con lựa chọn Đại Pháp hay tôn giáo, xin hỏi nên làm thế nào?

Sư phụ: Điều này tốt hơn nên tự hỏi bản thân, chư vị là người quyết định lựa chọn của mình. Nhưng tôi đã giảng minh bạch trên Pháp lý, mặc dù chư vị tự bước đi trên con đường của mình, tôi đã nói cho tất cả mọi người biết tình huống chân thực của giới tu luyện. Năm đó truyền công ở Trung Quốc, chỉ cần tôi bắt đầu giảng ở đâu, ở cách đó không xa bảo đảm sẽ có một môn giả khí công bắt đầu mở lớp, con người tự lựa chọn cho bản thân mình xem họ muốn chính hay tà. Hôm nay chúng ta mở Pháp hội này tại đây, chẳng phải cũng có vài tổ chức tôn giáo mở hội gì đó ở gần đây sao? Dù sao, đó cũng là cựu thế lực tà ác lợi dụng lý tương sinh tương khắc để can nhiễu đến việc đắc độ của thế nhân. Con người nhìn qua thì thấy đắc Pháp dễ dàng, kỳ thực không hề dễ dàng. Hiện tại hết thảy chính giáo đều đã không có Thần quản nữa. Người trong tôn giáo đều vì địa vị, tiền tài mà tranh mà đấu. Tại sao con người tin vào tôn giáo là cả một vấn đề lớn, đạo lý này tôi đã giảng vô cùng rõ ràng, tin hay không tin và lựa chọn như thế nào là việc của bản thân chư vị. Chư vị muốn tu gì thì tu thứ đó, chư vị không muốn thì sẽ không tu. Ở đây tôi chỉ nhìn vào nhân tâm, không có bất kể điều gì là hình thức.

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp khi viên mãn thì cơ thể sẽ có hai loại tình huống, một là cơ thể đã được thay thế bởi vật chất cao năng lượng, hai là Nguyên Anh sẽ thay thế cơ thể, lý giải như vậy có đúng không?

Sư phụ: Hôm nay tôi cấp cho chư vị những gì tốt nhất. Nhưng tình huống của mỗi người đều khác nhau, có tình huống cấp cho người ta nhục thân, người ta lại không muốn. Vì khi quay trở lại thế giới của người đó, nếu mang theo nhục thân, Thần ở đó sẽ thấy rất lạ, vì vậy người đó sẽ không muốn! Có học viên nói rằng cái gì họ cũng muốn, kỳ thực hiện tại chư vị đối với việc này là đang dùng tư tưởng người thường mà xem xét. Khi chư vị minh bạch rồi, khai ngộ rồi, [chư vị] hoàn toàn sẽ không nhìn theo cách này nữa. Vì lúc đó chư vị sẽ không còn tư tưởng của người thường nữa, hoàn toàn sẽ đứng ở cảnh giới đó để xem xét vấn đề. Tu luyện Đại Pháp kỳ thực cái gì cũng có thể tu xuất lai, học viên cần gì đều sẽ có, vì đây là Pháp căn bản của vũ trụ.

Đệ tử: Có phải tất cả Thần hộ Pháp của đệ tử đều do Sư phụ chỉ định?

Sư phụ: Tu luyện chính Pháp là có Sư phụ và các chư Thần, thiên binh bảo hộ. Nhưng không được sử dụng những danh từ và khái niệm của những tôn giáo khác, chúng có thể mang theo những nhân tố bất thuần. Hãy tạm thời để chư vị, những người tu luyện Đại Pháp sang một bên: có nhiều người ăn mặc bẩn thỉu, lôi thôi, mang theo một tấm chăn bông rách nát, ngủ vạ vật ở bất kỳ chỗ nào – chư vị nhìn họ giống như những người ăn xin, nhưng xung quanh họ là có thiên long bát bộ bảo hộ, con người có thể biết họ là ai không? Con người không thể biết được, con người chính là dùng con mắt của người thường để nhìn vấn đề. Vì sao có học viên sau khi tu luyện trở nên dũng cảm hơn, [trong khi] trước đó không dám đi vào chỗ tối tăm, sau khi tu luyện Đại Pháp họ lại dám đi. Tất cả những việc này đều có nguyên nhân của nó.

Đệ tử: Các học viên ở thị trấn Cảnh Đức tỉnh Giang Tây xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Trong xã hội người thường con nhận trợ cấp dành cho người tàn tật. Sau khi đắc Pháp có phải con không nên nhận những trợ cấp đó nữa? Con sợ rằng nhận trợ cấp như vậy khiến cho con không thể trả được nghiệp.

Sư phụ: Vấn đề này cần nhìn từ hai phương diện. Nếu chư vị là người tàn tật, giả dụ chư vị không thể làm việc, không có nguồn cấp cho sinh hoạt [hàng ngày], và quốc gia này có chính sách như vậy, tôi thấy như vậy cũng khả dĩ. Vì tôi đã bảo chư vị tu luyện trong khi phù hợp đến mức tối đa với [xã hội] người thường. Tôi cũng không nhìn vào những hình thức này, tôi chỉ nhìn vào nhân tâm. Hiện nay xã hội nhân loại là như vậy, pháp luật quy định như vậy, xã hội cho phép chư vị như vậy, thì chư vị về điểm này có thể phù hợp tối đa. Nhưng nếu sự tàn tật của chư vị, thông qua tu luyện Đại Pháp đã khỏi rồi, và chư vị vẫn nhận những trợ cấp đó mà không báo cho chính phủ, thì đó là vấn đề về tâm tính, phải nhìn nhận như vậy. Cũng có những loại trợ cấp khác nữa, chỉ cần chư vị phù hợp với điều kiện đặt ra của xã hội người thường thì chư vị có thể nhận mà không có vấn đề gì.

Đệ tử: Trong khi luyện công xuất hiện nghiệp tư tưởng hoặc những tín tức khác can nhiễu, con chưa kịp diệt trừ chúng đã phản ứng xong hết rồi.

Sư phụ: Nhanh quá [nên chư vị] không phản ứng lại kịp thì đó không phải là tu không tốt, biết là sai mà vẫn kệ [nó] phản ứng tuỳ ý thì là chưa tu bản thân mình, nếu trên hành vi mà để [nó] tuỳ ý chi phối thì đó chính là người thường. Nếu chư vị để mặc cho nó chi phối hành vi [của mình] thì chính là [giống như] người thường. Kỳ thực, khi chư vị ý thức được nó, chư vị có thể ý thức được nó không phải là chư vị, khi chư vị ý thức được loại tư tưởng này là không đúng, kỳ thực chư vị chính là đang diệt trừ nó, [nếu] cơ sở mà bình thường học Pháp chư vị đã tạo được vững chắc hơn một chút, thì sẽ tốt hơn rất nhiều. Người thường không tu luyện, hoàn toàn không ý thức được việc này, họ nghĩ tất cả tư tưởng đều là của bản thân họ. Rốt cuộc những quan niệm hình thành trong người thường chi phối mọi hành vi của họ, vậy mà con người vẫn tin rằng đó là tự bản thân họ làm. Lúc đó con người tự bản thân đã bị mai một, bị phong kín, không thể khởi được bất kỳ một tác dụng gì nữa, hoàn toàn đã không còn là bản thân mình nữa. Hiện nay người trong xã hội đều sống như vậy. Họ còn nghĩ rằng, người khác còn ca ngợi họ thật giỏi giang, họ không dễ gì bị lợi dụng, không dễ gì bị lừa, họ có bản sự, có kinh nghiệm. Tôi nói rằng người như vậy là ngốc nghếch nhất, cuộc sống của họ không phải do bản thân họ sống, họ đã để cho thứ khác sống thay mình, thân thể của họ đã bị thứ khác khống chế.

Đệ tử: Mặc dù con đã tìm cách phân biệt đâu là tự ngã, con vẫn không thể hoàn toàn khiến nó {tình trạng này} chấm dứt.

Sư phụ: Nếu chư vị nói, “Ta không muốn ngươi”, và nó cứ như vậy chết đi, như vậy quá dễ rồi. Đồng thời khi chư vị có thể phân biệt nó, bản thân chư vị đang trở nên mạnh mẽ hơn, bản thân chư vị đang tỉnh ngộ, bản thân chư vị đang đột phá ra khỏi sự bao vây của nó, ngày càng mạnh mẽ hơn, trong khi nó ngày càng yếu nhược, dần dần tan biến đi, cuối cùng bị tiêu diệt, cần có một quá trình.

Đệ tử: Như vậy có thể mang đến những thứ bất hảo cho công của đệ tử không?

Sư phụ: Không. Bởi vì chính niệm của chư vị đang khởi tác dụng. [Khi chư vị] không chú ý có thể bị dùi vào, nhưng công của chư vị sẽ không bị can nhiễu, bởi vì Sư phụ đang quản, [nếu chư vị] học Pháp thật nhiều, bảo trì chính niệm, gặp vấn đề có thể hướng nội tìm thiếu sót của bản thân, sẽ khiến nó kinh sợ đến tột cùng rồi. Nó sẽ biết rằng bị phơi bày ra sẽ dẫn đến bị tiêu trừ, rằng nó đang bị tiêu diệt.

Đệ tử: Nếu trong một đời không thể tu đến viên mãn, có thể mang theo nghiệp vãng sinh không? Và ở thế giới Pháp Luân tiếp tục tu luyện, giống như ở thế giới Cực Lạc?

Sư phụ: Vũ trụ đang [trải qua] Chính Pháp và các thiên thể đang trùng tổ, sau khi Chính Pháp xong hết thảy mọi thứ đều là tốt nhất, [những ai] không đạt tiêu chuẩn sẽ không thể trở thành những sinh mệnh trong tầng thứ cao hơn tiêu chuẩn của họ, tiêu chuẩn ở đâu thì họ sẽ ở đó. Kỳ thực, tôi nói với mọi người rằng, trong quá khứ thế giới Cực Lạc đã có tình huống này, nhưng sau khi Chính Pháp thì rất khó nói. Mang theo nghiệp vãng sinh không phải là loại tình huống mà con người tưởng tượng. Con người đã nhân tình hóa, nhân vị hóa, đã cảm tình hóa nó rồi. Thế nào gọi là mang theo nghiệp vãng sinh? Tôi nói với mọi người rằng, có thể chân chính mang theo nghiệp vãng sinh, [thì] người đó đã đạt đến tiêu chuẩn về sự kiên định và tín niệm. Khảo nghiệm khó vượt qua nhất đối với con người, khảo nghiệm ắt phải tu xuất khỏi trong tu luyện, chính là buông bỏ sinh tử. Tất nhiên không nhất định ai cũng phải đối mặt với khảo nghiệm sinh tử, nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ [việc này có thể xảy ra]. Khi mỗi cá nhân đối diện với khảo nghiệm khó khăn nhất của mình, để xem anh ta có thể buông bỏ chấp trước lớn nhất của mình không, kỳ thực là khảo nghiệm xem anh ta có thể bước ra khỏi được không. [Có thể] buông bỏ sinh tử, thì chính là Thần; không thể buông bỏ sinh tử, thì chính là người. Tất nhiên buông bỏ sinh tử không đồng nghĩa với việc thật sự phải chết, tu luyện chính là trừ bỏ nhân tâm. Một người đang sắp chết mà trong tư tưởng hoàn toàn không có cảm giác sợ hãi phải chết – người thường có thể làm được như vậy không? Nếu ngay lập tức phải chết, cảm giác sẽ như thế nào. Không có một chút cơ sở tu luyện hay cơ sở tư tưởng nào liệu có đạt đuợc như vậy không? Một người hoàn toàn không sợ chết, ngay cả khi đối diện với cái chết, miệng vẫn niệm Phật, hơn nữa chẳng những không sợ hãi, mà trong khi niệm Phật bản thân còn khởi tư tưởng vui vẻ, mang theo tâm vui vẻ đối với Phật như vậy mà ra đi. Chư vị thử nói xem, người như vậy có thể xuống địa ngục không? Anh ta đã dựa vào chính niệm kiên định mà buông bỏ sinh tử. Như vậy đã không phải là hành vi của con người rồi, người nào mà không sợ chết! Trong tình huống đó, anh ta miệng vẫn niệm Phật, một vị Phật thấy người như vậy, có thể không tiếp nhận không? Tất nhiên anh ta vẫn còn nghiệp lực vì anh ta đã không tu tinh tấn, vẫn còn tâm chấp trước chưa bỏ, vậy làm như thế nào? Mang anh ta đến một nơi rất gần thế giới Cực Lạc, tại đó anh ta sẽ tiếp tục tu luyện, tu luyện cả vạn năm, cả chục vạn năm, khi đạt tiêu chuẩn anh ta sẽ tới thế giới Cực Lạc. Tại sao anh ta phải tu luyện trong thời gian dài như vậy? Bởi vì ở nơi đó không có khổ, không có khổ tu sẽ chậm. Tại sao ở nơi con người có thể tu luyện nhanh chóng? Tại sao trong một đời, mấy chục năm là có thể tu thành? Mà đệ tử Đại Pháp của tôi còn có thể nhanh hơn nữa, bởi vì con người là khổ, ai ai cũng đều từ thai mẹ sinh ra, cũng đều giống nhau. Không biết không khổ là như thế nào nên con người không cảm thấy mình đang phải chịu khổ. Kỳ thực trong con mắt của Thần, con người rất khổ. Tu luyện Đại Pháp nhất định sẽ không vô ích. Người tu luyện có những lúc không tinh tấn, hoặc là tinh tấn không đủ, ngộ tính có phần kém, khi qua đời họ sẽ đắc được một chút gì đó, sẽ được an bài. Người có nguyện vọng đời sau tiếp tục tu, họ sẽ có thể mang theo những gì họ đã được đắc và chuyển sinh, sẽ không tu luyện một cách vô ích, sau khi chuyển sinh sẽ có thể tiếp tục tu. Tuy nhiên cũng có những người thật sự không thể tu luyện, trong trường hợp đó sẽ an bài cho họ được nhận phúc báo trong đời sau. Họ dù sao cũng đã chịu khổ, đã phó xuất, đắc được gì đó, họ không thể thành chính quả, nhưng có thể chuyển thành phúc báo, đời sau trở thành đại quan, phát đại tài. Tất nhiên đó không phải là mục đích của người tu luyện, nhưng sẽ xảy ra như vậy, nếu người đó không thể tiếp tục tu.

Nhưng còn có một điểm, một người học viên có con trai đã tu viên mãn, người đó cũng tu, nhưng không đạt được viên mãn. Tôi nghĩ có thể người con trai sẽ đưa người đó đến làm chúng sinh trong thế giới của anh ta, nhưng là [một chúng sinh] không có quả vị. Người đó sẽ trở thành chúng sinh, chính là bách tính, trong thế giới của Phật cũng có nhiều chúng sinh khác. Nhưng người đó sẽ không giống như loại người ô uế ở trên trái đất, mà sẽ là thiên nhân đã đạt đến tiêu chuẩn của cảnh giới đó.

Đệ tử: Các đệ tử ở Trường Xuân xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn tất cả mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Chấp trước vào “tự ngã” có phải là chấp trước khó từ bỏ nhất không?

Sư phụ: Tất nhiên. Mỗi người sống trên thế gian đều là vì tự kỷ, vì vậy sinh ra rất nhiều tư tâm. Có tư [tâm], liền dễ dàng bị cái tình lay động, trong tu luyện biểu hiện ở tất cả mọi nơi đều là những thứ khó xả bỏ khó tách rời, nó trở thành những chấp trước khó buông bỏ trong tu luyện. Có khi đang làm công việc Đại Pháp, thì xuất hiện chấp trước vào duy hộ vai trò của bản thân, duy hộ danh tiếng của bản thân, duy hộ ý thích của bản thân. [Đối với] người thường, biểu hiện càng thêm phức tạp, họ thích làm quan, thích làm rạng rỡ tổ tông, thích người khác khen ngợi mình, thích có tiền, và thích tài trí hơn người. Duy hộ ý thích của bản thân chính là biểu hiện của tình và vị tư vị ngã, cho nên rất khó buông bỏ. Cần phải từ bi đối đãi với tất cả mọi người và gặp bất kể vấn đề gì đều phải tìm nguyên nhân ở bản thân. Cho dù người khác chửi mắng chúng ta hay đánh chúng ta, chúng ta đều phải hướng nội, “Có phải do mình chỗ này không đúng nên mới tạo thành như vậy?” Như vậy chư vị có thể tìm ra nguyên nhân căn bản của mâu thuẫn, cũng là biện pháp tốt nhất để trừ bỏ chấp trước vào vị tư vị ngã. Hãy mở rộng tâm của mình, cho đến khi trong tu luyện cá nhân chư vị có thể tha thứ cho tất cả mọi người, bao gồm cả tha thứ cho kẻ thù. Là bởi vì, kẻ thù mà chư vị gọi là kẻ thù do con người phân biệt, là con người vì lợi ích mà phân biệt, đó không phải là hành vi của Thần. Cho nên yêu cầu cũng cao, Thần sao có thể coi con người là kẻ thù? Như vậy chúng ta trong quá trình tu luyện, gặp bất kỳ chuyện gì đều phải nghĩ đến người khác trước. Khi chư vị nhận được thứ gì thuộc về người khác, chư vị phải nghĩ đến người khác một chút – họ mất đi thứ này thì có tổn hại gì không, họ trong lòng có thấy buồn không. Bất luận việc gì cũng phải nghĩ đến người khác – trước hết nghĩ đến người khác, sau đó mới nghĩ đến bản thân. Tôi chính là muốn chư vị tu thành viên mãn chính Pháp, chính ngộ, tiên tha hậu ngã. Như vậy là buông bỏ tự tư, là có thể buông bỏ “tự ngã”. Bộ phận đã tu tốt của chư vị, đảm bảo là giống như tôi vừa nói, đều là giống như vậy. Cho nên nhìn từ phía chư vị, khi chư vị gặp vấn đề có thể tìm nguyên nhân ở bản thân, nghĩ đến người khác nhiều hơn, tu luyện bản thân, hướng nội tìm, ít nhìn vào sự hạn chế của người khác hơn, mọi việc đều có thể chiếu theo những gì tôi nói mà làm, kỳ thực chư vị [làm được như vậy là] đang tinh tấn.

Đệ tử: Mấy năm gần đây, con liên tục tham gia vào công việc của một ngôi chùa Phật giáo. Sau khi học Pháp con nhận thấy có sự xung đột, nhưng không biết đối đãi như thế nào. Con biết mình nên xả bỏ chấp trước, nhưng con thấy khó từ bỏ được trách nhiệm của mình ở đó. Xin Sư phụ chỉ cho con nên đối đãi như thế nào.

Sư phụ: Kỳ thực [việc này] cực kỳ đơn giản. Chư vị tại sao không thể từ bỏ. Chư vị nói không thể từ bỏ trách nhiệm của mình, đó là tiêu chuẩn của người thường, việc đó có quan hệ gì với tu Phật không? Điều chư vị không từ bỏ được là cái tình của người thường. Phật có coi trách nhiệm đó là quan trọng không? Vậy chư vị đang vì ai mà trách nhiệm? Có phải vì bản thân tôn giáo mà mang trách nhiệm không? Trách nhiệm của chư vị có thể khiến người ta đi đến viên mãn không? Vậy trách nhiệm của chư vị có thể khiến chư vị đi đến viên mãn không? Nếu chư vị không thể viên mãn thì chấp trước vào đó để làm gì? Chẳng phải chư vị có trách nhiệm với sự viên mãn chân chính của bản thân sao? Chư vị có nên vì cái được gọi là trách nhiệm đó, mà chấp trước cả cuộc đời, để cho Đại Pháp lướt qua chư vị rồi rời đi. Hay chư vị nên chân chính nắm lấy thời cơ này và có trách nhiệm với sự tu luyện chân chính của bản thân và [có trách nhiệm] với việc cầu đắc viên mãn chân chính? Đây là việc hết sức đơn giản, phải không? Nếu là hữu vi mà làm thì tuyệt đối không thể đạt viên mãn. Chư vị tu ở trong chùa, cái được gọi là trách nhiệm đó của chư vị, nếu tâm đó không thể từ bỏ, Phật nhìn thấy cũng sẽ khó chịu. Chư vị đừng nghĩ rằng vì mình đã hoàn thành trách nhiệm của mình ở đó nên Phật sẽ thấy chư vị đã đạt tiêu chuẩn. Phật không thừa nhận tôn giáo, chỉ thừa nhận tâm của con người. Tôn giáo do con người tạo ra, Jesus thời đó không hề tạo ra tôn giáo, Thích Ca Mâu Ni thời đó cũng không hề tạo ra tôn giáo, họ chỉ thừa nhận tâm của người tu luyện. Tất nhiên, người tu luyện có một môi trường tu luyện chung là rất tốt, đó là lấy việc tu luyện chân chính đến khi viên mãn thành chính quả làm ưu tiên cao nhất. Chấp trước vào hoàn cảnh, chấp trước vào bản thân tôn giáo chẳng phải là hữu vi sao? Có người tin rằng: “Tôi đã xây được bao nhiêu ngôi chùa, tôi đã làm được bao nhiêu bức tượng Phật, cho nên tương lai tôi sẽ có thể viên mãn”. Tôi nói sẽ không thể viên mãn được. Trong những người thường, có nhiều người cũng làm tượng Phật, đó không khác gì một công việc, là hữu vi. Pháp hữu vi cũng như bong bóng huyễn hoặc, đó là Thích Ca Mâu Ni đã giảng như vậy. Nếu tư tưởng không chân chính đề cao, nếu một người thường trong đầu đầy những nghiệp tư tưởng, lúc nào cũng phản ứng xuất ra những tư tưởng bại hoại, thì mang họ đến nơi của Phật cũng giống như mang một đống rác đặt tại trước mặt Thần, Phật. Có được phép làm như vậy không? Tuyệt đối không thể cho phép. Cho nên mọi người trong tu luyện đều phải vứt bỏ những thứ dơ bẩn, bại hoại đó, để đạt đến một thân thể thuần tịnh, tư tưởng thanh tịnh, tư tưởng ở cảnh giới cao, như vậy mới có thể đến nơi đó. Nếu vẫn không thể vứt bỏ những thứ đó, không thể buông bỏ những việc hữu vi, chẳng phải như vậy là quá khờ khạo hay sao?!

Đệ tử: Ngài sẽ tiếp tục giảng Pháp bao nhiêu năm nữa?

Sư phụ: Cho đến khi Pháp Chính Nhân Gian kết thúc.

Đệ tử: “Con người”, “nhân loại”, “người thường”, trong sách có hàm nghĩa khác nhau hay không?

Sư phụ: Đều giống nhau. Chỉ là được sử dụng trong các trường hợp khác nhau, hàm nghĩa là giống nhau. Người thường chính là con người, nhưng kỳ thực ở cảnh giới cao hơn, “con người” bao gồm cả thiên nhân – chính là thiên nhân trong tam giới. “Nhân loại” chính là con người, không tu luyện chính là người thường.

Đệ tử: Trong quá trình tu luyện con ngộ ra những [Pháp] lý siêu thường, nhưng con không biết có đúng hay không, con nên làm thế nào?

Sư phụ: Khi ngộ ra [Pháp] lý siêu thường sẽ có cảm giác thần thánh và cảm giác chính niệm thăng hoa phù hợp với Pháp lý của Đại Pháp. Pháp lý ở tầng thứ cao chỉ có thể tâm lĩnh. Người xưa giảng tâm lĩnh thần hội, trong tư tưởng của mình minh bạch, nhưng rất khó dùng ngôn ngữ con người để nói ra. Một khi đã nói ra, thì chư vị phát hiện nó biến thành bình thường phổ biến, giống như lý của người thường rồi. Chỉ cần nói bằng ngôn ngữ của người thường, nó sẽ mất đi ý vị. Tại sao như vậy? Là vì lý tại cao tầng chỉ có thể sử dụng tư duy ngôn ngữ tại cao tầng mà giảng ra, cho nên học viên lại càng không thể sử dụng hành vi dựa trên ngộ cao tầng cao hơn người thường mà biểu hiện cho người thường. Con người chính là con người, con người không thể lý giải [Pháp] lý và hành vi ở tầng cao.

Tu luyện trong khi phù hợp ở mức tối đa với xã hội người thường. Chư vị ngộ ra Pháp lý càng cao, đó là sự thăng hoa trong tu luyện của chư vị, tuyệt đối không cho phép chư vị biểu hiện trạng thái đó ở chỗ người thường. Khi chư vị minh bạch ra Pháp lý ở mặt này, sự biến hóa ở các không gian khác là khá lớn, và bộ phận cơ thể được cấu thành từ những lạp tử vi quan sẽ trải qua sự biến hóa mạnh mẽ, hơn nữa, trong Pháp lý của tầng đó, hết thảy đều lập tức trở nên minh bạch.

Đệ tử: Trong quá trình tu luyện con nhìn thấy những vật thể hoặc sinh mệnh ở không gian khác. Làm sao để đo lường xem họ tốt hay xấu?

Sư phụ: Đối với những người vừa mới bắt đầu tu luyện sẽ rất khó để đo lường, không dễ để có thể phân biệt rõ ràng. Hơn nữa có nhiều Thần từ các không gian cao tầng vì trốn tránh Chính Pháp mà xuống đây, còn có nhiều Thần ở các không gian khác nhau trong tam giới không biết về những sự việc cao hơn cảnh giới của mình, vì vậy họ cũng đang trong mê [ở mức độ] nhất định. Tuy nhiên biểu hiện của họ đối với con người mà nói là khá thiện, từ góc độ con người mà nhìn thì họ là thiện. Nhưng tại cảnh giới của họ thì họ đã không còn phù hợp với tiêu chuẩn nữa. Chỉ là từ góc độ con người mà nhìn thì họ vẫn thiện hơn con người. Vì vậy dễ khiến cho một vài học viên ở trong chấp trước mà trở nên mê hoặc không thanh tỉnh. Nên làm như thế nào? Tôi đã dạy chư vị bất nhị pháp môn, cho dù đó là ai cũng không được đi theo, nhìn thấy gì cũng không được động tâm. Chư vị có thể không nói chuyện với họ, chư vị có thể hoàn toàn không để ý đến họ, không nhìn họ. Chỉ có thể làm như vậy. Tránh tất cả mọi thứ thuộc về họ. Họ nói với chư vị điều gì, chư vị cũng đều không nghe. Có thể họ sẽ tâng bốc chư vị để chư vị nghe theo họ. Họ có thể nói cho chư vị biết vé số trúng thưởng ngày mai sẽ là bao nhiêu, họ rất có thể sẽ làm như vậy. Tất nhiên, việc như vậy cũng không phải ngẫu nhiên, đó cũng là ma nạn trong quá trình tu luyện của chư vị, để khảo nghiệm nhân tâm của chư vị. Vì vậy mọi người quyết phải chú ý đến việc này, kiên định không tiếp xúc với họ thì sẽ không có vấn đề gì, bởi vì tại thời điểm này sẽ rất khó để chư vị có thể phân biệt được họ.

Đệ tử: Con của người tu luyện khi còn rất nhỏ có cần đi khám bệnh không?

Sư phụ: Người không tu luyện khi cần thiết đều nên đi gặp bác sĩ, bởi vì người thường khi mắc bệnh cần gặp bác sĩ. Tôi ở đây chính là giảng cho những người tu luyện chân chính, thân thể của chư vị đều sẽ chuyển hóa thành Phật thể, đó là điều bác sĩ dù có làm thế nào cũng không thể đạt được. Nhưng là người tu luyện, thường có nhiều gia đình có con nhỏ, chúng nhiều khả năng không phải là những đứa trẻ tầm thường. Trước khi đầu thai chúng đều biết rằng “Gia đình này tương lai sẽ học Đại Pháp. Mình muốn đầu thai vào gia đình này” – như thế rất có khả năng đứa trẻ đó có lai lịch phi thường. Phàm là đứa trẻ như vậy, những lúc người lớn luyện công là thay thế cho đứa trẻ mà luyện, cho đến khi nó có thể tự luyện. Có rất nhiều tình huống như vậy, đều dựa vào người lớn như chư vị nhìn nhận và xử lý. Nếu chư vị không thể nhìn ra có phải là tình huống này hay không, thì việc chư vị đưa đứa trẻ vào bệnh viện không tính là chư vị sai. Nhưng trong đó cũng nhìn vào tâm của chư vị, nó có thể biểu hiện ra các chủng suy nghĩ, các chủng tâm thái. Nói như vậy, nếu chư vị kiên định tu luyện Đại Pháp, chư vị sẽ minh bạch rằng mỗi người đều có vận mệnh của mình, những vấn đề không nên xảy ra sẽ không được phép xảy ra. Thường thường những đứa trẻ tôi vừa giảng – đến từ tầng thứ cao – tới đây để đắc Pháp. Chúng hoàn toàn không có nghiệp lực, chúng hoàn toàn sẽ không mắc bệnh. Tất cả những gì chúng chịu đựng rất có khả năng là chịu thay cho người lớn như chư vị. Có nhiều tình huống như vậy. Nhưng cũng không tuyệt đối. Chư vị phải tự đánh giá và xử lý các tình huống cụ thể.

Đệ tử: Các học viên ở Singapore xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn tất cả mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Các học viên ở tỉnh Giang Tô xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn tất cả mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Tượng Đại Phật ở Linh Sơn, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, mỗi ngày có hơn một vạn người tới bái lạy, nhưng nghe nói tượng Đại Phật đó có phụ thể, trong bụng còn có nhiều hũ tro cốt; chúng con đã không ngừng tranh luận về việc tới đó để hồng Pháp, xin Sư phụ chỉ rõ.

Sư phụ: Hồng Pháp là đối với người, tuyệt đối không phải đối với nó {một bức tượng}. Mọi người hãy nghĩ xem, người ta còn mang hũ tro cốt đặt trong bụng Phật, đó là đang làm việc tốt hay việc xấu? Tại sao hòa thượng lại làm loại việc này? Là vì gia đình của người đã mất đã trả tiền, hòa thượng đó, vì tiền mà ngay cả Phật cũng mang đi bán! Hiện nay chính là loạn như vậy đó, người ta khi đang bái Phật là đang bái ai? Bái lạy những hũ tro cốt đó chăng? Đều đến mức đáng cười cả rồi. Người đã mất vì những người này mà sẽ gây ra tội rất lớn, người trong nhà và tổ tiên cũng sẽ theo đó mà bị liên lụy.

Đệ tử: Con đã nhìn thấy Pháp Luân và một số cảnh tượng, sau khi con giao lưu với các đệ tử Pháp Luân Công chúng ta, những cảnh tượng và Pháp Luân lập tức biến mất, con đã làm sai điều gì?

Sư phụ: Việc này cần nhìn từ hai phương diện. Nếu chư vị mang một loại tâm hoan hỷ mà nói với người khác thì chúng có thể biến mất, không để chư vị nhìn thấy nữa. Bởi vì những cảnh tượng thần thánh cấp cho chư vị thấy đã không thể khiến chư vị xuất ra tâm kiên định tu Đại Pháp thật tốt, tâm thuần tịnh, mà trái lại khiến chư vị sinh ra tâm hoan hỷ, tất nhiên như vậy sẽ không thể cho phép chư vị nhìn thấy, vì cần phải có trách nhiệm đối với sự tu luyện của chư vị. Nếu sau khi nhìn thấy những thứ đó chư vị không sinh ra tâm hoan hỷ hay tâm hiển thị, chư vị cảm thấy đây là những gì chân thật, mang suy nghĩ [muốn] nói với các học viên khác kiên định chính niệm, nói một chút cho người khác, như vậy sẽ không có vấn đề gì hết. Không phải không thể nói, chỉ sợ chư vị mang theo tâm chấp trước mà nói.

Đệ tử: Nếu chúng con tu luyện thật tốt, có lẽ khi đạt đến viên mãn chúng con sẽ vẫn còn trẻ, đến lúc đó chúng con có phải tiếp tục hoàn tất trách nhiệm với những người trong gia đình không?

Sư phụ: [Nếu] chư vị không vứt bỏ loại chấp trước này, tuyệt đối sẽ không thể viên mãn. Chư vị đang dùng suy nghĩ của người thường để suy xét sự việc này. Tôi nói với mọi người rằng, tôi không chỉ giúp chư vị tiêu nghiệp và trông coi chư vị, nếu chư vị tu thành chính quả, thế giới của chư vị sẽ trở nên phong phú, tôi sẽ làm cho chư vị rất rất nhiều sự việc. Những sinh mệnh mà chư vị mắc nợ trong quá khứ, những sinh mệnh chư vị đã giết, ân ân oán oán, tôi đều cần giải quyết cho chư vị, có rất nhiều việc tôi cần phải làm cho chư vị. Nếu chư vị chấp trước vào vấn đề này, nó sẽ là một chướng ngại lớn ngăn chư vị tiến lên trong tu luyện, hãy xả bỏ nhân tâm đó, chư vị chỉ quản việc tu luyện. Trước khi viên mãn chư vị cần phải hoàn tất trách nhiệm làm một thành viên trong gia đình [của chư vị], đó là tất nhiên.

Đệ tử: Thánh Kinh nói rằng trong giáo đường Jesus đã nổi giận với những người cho vay nặng lãi, nhưng Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu chúng ta không nổi nóng. Nếu Jesus là một vị Phật, việc này nên lý giải như thế nào?

Sư phụ: Thánh Kinh không phải do chính Jesus viết ra, những gì con người miêu tả về hành vi biểu đạt của Jesus tuyệt đối không phải là chuẩn xác. Rất có khả năng thái độ của ông có chút cứng rắn đối với những người cho vay nặng lãi. Ông ghét cái ác và rất nghiêm khắc với những ai làm điều ác, nhưng ông sẽ không thật sự tức giận.

Đệ tử: Các đệ tử ở Thượng Hải xin vấn an Sư phụ, mong Sư phụ sẽ tới Thượng Hải!

Sư phụ: Cảm ơn tất cả mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Chúng con làm thế nào để lý giải cho tốt thể hiện ở các tầng khác nhau của Đại Đạo vô hình? Bởi vì, trong khi con làm công tác phụ đạo viên, có một số học viên, vì người phụ trách Học hội và phụ đạo viên có tầng thứ bất đồng, [mà] trong công tác hồng Pháp khó đạt được điểm chung để thảo luận, phí thời gian phí sức lực, [điều này] dường như có quan hệ nhất định với cách lý giải của họ.

Sư phụ: [Việc này] rất phổ biến, tại Trung Quốc có rất nhiều phụ đạo viên đã trở nên thành thục, khi gặp vấn đề có thể trước hết nghĩ xem họ có vấn đề gì không, cho nên về cơ bản [họ] là đang tu luyện một cách dũng mãnh. Tuy nhiên, có một số địa phương, phụ đạo viên ít thời gian học Pháp hoặc không được tinh tấn lắm và bận công tác; cho nên khi gặp vấn đề họ thích tranh luận và không hướng nội tìm. Khi chư vị cảm thấy có gì đó không đúng, chư vị phải nghĩ xem bản thân chư vị có gì không đúng không. Có thể làm được điểm này hay không chính là tiêu chuẩn để đánh giá các học viên Đại Pháp. Nhận ra xuất phát điểm của bản thân không hề có điều gì sai, sau đó, chư vị mang thái độ bình hòa mà cho người kia biết; nếu cả hai bên, trong mâu thuẫn đều có thể tự mình đối đãi theo cách này, liệu còn có mâu thuẫn gì không? Còn có gì để tranh luận không? Tuy là nói như vậy, nhưng vẫn sẽ có tranh luận, thậm chí tranh luận rất gay gắt, để vứt bỏ chấp trước trong quá trình tu luyện. Đó là vì chư vị đang tu luyện và vẫn còn chấp trước còn chưa xả bỏ; có những lúc chư vị không ý thức được, có những lúc chư vị quên không hướng nội tìm. Chấp trước vào thái độ nào đó và chấp trước vào quan niệm của bản thân đều có thể phát sinh tranh luận.

Đệ tử: Chúng con nên lý giải thể hiện của Đại Đạo vô hình tại các tầng thứ khác nhau như thế nào?

Sư phụ: Hình thức của Đại Pháp trong xã hội ngày nay là Đại Đạo vô hình, bất luận hình thức nào trong xã hội người thường đều không phù hợp để hồng truyền Đại Pháp; vì vậy tôi đã không chọn hình thức nào cả. [Nếu] hôm nay chư vị tới học, thì chư vị học, [nếu] chư vị không tới, chư vị có thể tùy ý rời đi. Tất nhiên, nếu chư vị thật sự muốn học, chúng tôi sẽ có trách nhiệm với chư vị. Loại trách nhiệm này người thường không thể nhìn thấy, trong không gian của người thường, nó là vô hình. Không có chỗ làm việc, không tồn giữ tiền, không tồn giữ vật. Mỗi cá nhân chư vị là một thành viên của xã hội người thường, đều có công tác học tập trong xã hội và sinh hoạt trong các loại hoàn cảnh. Có một điểm khác biệt duy nhất giữa chư vị và người thường là chư vị tu luyện bản thân, và chư vị tự biết rõ mình là người tu luyện. Người thường không tu luyện và có lúc họ không thể lý giải được người tu luyện. Giống như khi các học viên tới Quốc vụ viện ở Trung Nam Hải: “Làm thế nào mà những người này có thể đột nhiên xuất hiện rồi lại đột nhiên rời đi như vậy?” Vì họ đều là những thành viên của xã hội, và không có hình thức nào hết, chỉ bất quá họ là người tu luyện, từ trong công chúng mà tới, biểu đạt ý kiến xong lại quay lại [là người] trong công chúng, không có hình thức tổ chức nào. Mặc dù đúng là như vậy, đối với những người quen với việc tiến hành tổ chức, và dân chúng [vốn đã quen với việc] bị tổ chức, ngược lại không thể lý giải được việc này, nghĩ rằng các vị [có] tổ chức nghiêm ngặt. Những việc mà người tu luyện làm, người Trung Quốc hiện nay rất khó lý giải, thậm chí còn có người hoàn toàn không tin rằng ngày nay vẫn còn nhiều người là người tốt như vậy.

Đệ tử: Người da trắng là từ văn minh kỳ trước lưu lại, như vậy người da vàng và những nhân chủng khác là…

Sư phụ: Ở thời kỳ văn minh lần trước, các bản khối đại lục không giống với hiện nay. Nhưng đại khái là người da vàng sống ở khu vực Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Hiện tại những người da đỏ bản địa sống ở đó được phân loại thuộc về giống người da vàng. Những người da vàng sống ở vùng đất của Trung Quốc ngày nay – khu vực trung tâm nhất lúc đó là Kazakhstan – sau trận đại hồng thủy, họ di cư đến vùng sa mạc Tân Cương, khi ấy ở đó là vùng đất phì nhiêu. Sau đó họ không ngừng di cư về phía Đông. Nói một cách chặt chẽ, người Ấn Độ, Ai Cập, Ba Tư, người da vàng, người da trắng, và người da đen là sáu nhân chủng chính của trái đất hiện nay, tất cả nhân chủng khác đều là người lai.

Đệ tử: Con cảm thấy Pháp Sư phụ giảng là câu trả lời cho những chỗ mê trong cuốn Chuyển Pháp Luân và giải hết những chỗ mê, [nếu con] trường kỳ nghe những bài giảng Pháp của Sư phụ ở nhiều nơi khác nhau như thế này, có phải là ngộ của con đối với cuốn Chuyển Pháp Luân không?

Sư phụ: Tôi sẽ nói cho mọi người một chút chân lý, con người không xứng đáng nghe tôi giảng Pháp. (vỗ tay) Nếu chỉ vì con người mà đến giảng Pháp, một vị Phật Như Lai hạ thế là đủ. Trong khi tôi đang giảng Pháp, một số người trong chư vị ngồi dưới có thể nhìn thấy có những sinh mệnh tại tầng tầng lớp lớp các thiên thể đều đang lắng nghe, tôi giảng Pháp không chỉ cho con người. Tuy nhiên, trong tu luyện, bảo đảm có [những thứ] lưu lại cho chư vị tu luyện. [Chư vị] lo lắng rằng tôi đã mang Pháp ra giảng xuất lai, giảng minh bạch rồi, vậy không còn gì cho chư vị tu luyện, vậy sẽ không được tính – có phải đó là ý của chư vị không? Không phải như vậy, [sẽ] lưu cấp cho chư vị [những thứ] để tu luyện.

Đệ tử: Các học viên ở Tân Cương, Ô Lỗ Mộc Tề xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Có phải là nguyên lai quả vị của một người ở đâu, người ta có thể tu đến đó?

Sư phụ: Nói chung là như vậy đối với [những người] từ tầng cao tới. Nhưng chư vị có biết mình là ai không? Chư vị có phải từ tầng cao đến không? Nếu là từ cao tầng đến, có phải người đó vì có tội mà rơi rớt xuống không? Chư vị hoàn toàn không thể biết được mình đến từ đâu. Ngay cả [những người] từ tầng cao hạ xuống này, kinh qua vài nghìn năm chuyển sinh và thời gian đằng đẵng, nghiệp lực của họ lớn đến mức họ đã mất đi hết thảy những đặc tính của bản lai tiên thiên. Không nên mang nhân tâm mạnh như thế mà hỏi.

Đệ tử: Con có thể thỉnh Sư phụ giảng về bản thân và cuộc sống của Sư phụ hay không?

Sư phụ: Chư vị hiện tại vẫn là một người thường, chư vị vừa hỏi chính là câu hỏi của người thường. Tôi không muốn nói về bản thân, cái tôi cấp cho con người chính là bộ Pháp lý này. Chư vị cứ coi tôi như một người bình thường, tôi chỉ là một con người với hình ảnh hoàn toàn là [hình ảnh] của con người, đang ở đây giảng cho chư vị, hơn nữa là sử dụng ngôn ngữ của con người. Còn nói về tôi có năng lực lớn thế nào, tôi cũng không triển hiện, chư vị cũng không thấy. Nhưng hễ chư vị tu luyện, tôi là có trách nhiệm với chư vị, có thể phụ trách [chư vị]. Điểm này trong thực tiễn chư vị cũng đã có thể hiểu ra, cũng không cần tôi phải nói nhiều. Người trong tương lai sẽ không biết đến sự tồn tại của tôi. Nếu hôm nay các học viên đều có thể viên mãn, thì Pháp mà tôi giảng không phải là giảng cấp cho con người, mà là cấp cho Thần. Những người không tu luyện, qua một đời nữa, qua một lần luân hồi nữa, họ sẽ không còn biết gì nữa. Con người trong tương lai là không thể biết về tôi, [những gì] được lưu lại cũng sẽ giống như truyện thần thoại. Vì vậy tôi không muốn lưu lại điều gì cho con người. Cuộc sống của tôi như thế nào, hay bản thân tôi như thế nào như thế nào, tôi không muốn nói về nó, tôi cũng không muốn người khác viết về tôi. Là đệ tử, tương lai họ sẽ biết về tôi. Sau khi viên mãn, họ sẽ biết rõ tôi là như thế nào. (vỗ tay)

Đệ tử: Toàn thể học viên New Zealand xin vấn an Sư Phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Có một khoảng cách rất lớn giữa nhận thức về Pháp và sự đề cao tâm tính của con. Nhận thức về Pháp của con luôn đi trước và ở một cảnh giới khá cao, nhưng trong tu luyện thực sự, việc đề cao tâm tính của con luôn rớt phía sau và có những khi rất kém; con sợ rằng trong trạng thái như vậy những Pháp lý con ngộ ra có thể bị sai lệch.

Sư phụ: Kỳ thực, [nếu] chư vị có thể nhìn ra điểm này, chư vị chính là đã tu không tệ chút nào. Người thường không thể nhìn ra sai lầm của mình, trong khi chư vị có thể nhìn ra sự khác biệt của một số trạng thái tu luyện khác nhau của mình. Kỳ thực nó không phải như chư vị tưởng tượng, về nhận thức về Pháp lý, thông thường là dễ minh bạch, tuy nhiên, con người trong hiện thực xã hội, đối với các chấp trước vào các chủng lợi ích và tình cảm, nếu có thể sau khi minh bạch Pháp lý mà một lúc là tu bỏ, thì như vậy không cần tu luyện nữa, cũng không cần có quan phải vượt qua nữa. Khi chư vị chấp trước vào điều gì đó mà lại ở trong Pháp mà tìm cớ, như thế nhất định là sai, học Pháp mà vô sở cầu, thì những gì chư vị minh bạch được nhất định là ngộ chân chính.

Đệ tử: Các học viên ở Bắc Kinh và Mỹ quốc xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Trong quá trình tu luyện của con, xuất hiện nghiệp sắc dục, làm thế nào để tiêu diệt nó?

Sư phụ: Những gì chư vị gặp trong mộng chính là các chủng khảo nghiệm đối với chư vị, là để xem chư vị trong tu luyện hàng ngày tâm tu có được vững vàng hay không, quan này vượt qua được tốt hay không. Đó là một loại khảo nghiệm, [để] xem chư vị có thể vượt qua được không, và chư vị tu luyện có vững vàng hay không. Vì chỉ có lúc như vậy [trạng thái] của chư vị mới có thể chân chính thể hiện xuất lai, vì tất cả những tâm muốn che giấu, bưng bít của chư vị lúc đó đều đang ngủ. Nếu làm không tốt cần phải xem trọng, bởi vì dù sao thì biểu hiện cũng là không tốt rồi. Nếu bình thường [chư vị] tu được tốt, khẳng định trong giấc mơ chư vị sẽ làm được rất tốt, có thể vượt qua.

Đệ tử: Khi gặp vấn đề hoặc tự vấn bản thân tìm vấn đề, con phát hiện ra tư tưởng của mình luôn xoay quanh bản thân mình như thế này như thế nọ, dường như có gốc rễ ở đâu đó không thể tống khứ đi được, cho nên con thấy rất khổ não. Tại sao con không thể bảo trì được trạng thái chính giác?

Sư phụ: Đúng là không tệ! Tôi thấy được tâm của chư vị muốn trừ bỏ điều này. Đó chính là tu luyện. Đối với việc hoàn toàn trừ bỏ tư tâm của bản thân chư vị, gốc rễ này, là có một quá trình, bởi vì nó đã được dưỡng thành trong suốt một phần cuộc đời của chư vị. Tôi tin rằng trong tu luyện chư vị sẽ có thể trừ bỏ nó, đây chính là thứ căn bản của tâm ích kỷ. Chư vị có thể ý thức được việc này, trong tu luyện có thể dụng tâm trừ bỏ nó, như vậy rất tốt, đó chính là tu luyện!

Đệ tử: Con luôn cảm thấy mình không tinh tấn, không thể chịu khổ, và không đủ nghị lực, có biện pháp nào tăng cường khả năng chịu khổ của con không?

Sư phụ: Hãy đọc sách nhiều hơn, dần dần chư vị sẽ kiên định được ý chí tu luyện; những cái khác sẽ có thể khắc phục được. Không có đường tắt, tu luyện chính là tu như vậy. Chư vị có thể ý thức được tất cả những việc này, như vậy rất tốt, chư vị có thể nhận thức được tất cả những việc này, đó là điều người thường không thể làm được. Kỳ thực việc chư vị không hài lòng với bản thân chính là chư vị đang tu luyện, từ từ năng lực của chư vị sẽ được tăng cường.

Đệ tử: Khi nghe thấy những báo cáo sai lệch của giới truyền thông nước ngoài về Sư phụ và Đại Pháp, mặc dù con muốn làm gì đó để duy hộ Đại Pháp, trong tâm con cảm thấy những việc làm của họ không xứng để tâm chút nào; tâm thái của con như vậy có đúng không?

Sư phụ: Khi người khác công kích Đại Pháp, [nếu] chư vị cảm thấy họ đang không công kích chư vị, thì chư vị không phải là một thành viên của Đại Pháp. Tại sao có nhiều người như vậy đến Quốc vụ viện ở Trung Nam Hải để thỉnh nguyện? Họ cảm thấy sự kiện ở Thiên Tân cũng giống như nhắm vào họ, họ cảm thấy khi công an bắt bớ các đệ tử Đại Pháp, cũng giống như bản thân họ đang bị bắt. Bởi vì họ cũng là người tu luyện, mọi người đều tu cùng một bộ Pháp, đối với việc các học viên ở Thiên Tân bị bức hại, các học viên khác chẳng phải nên phản ánh tình hình tới các cơ quan hữu quan với thiện ý sao? Đối với những báo cáo sai lệch của giới truyền thông, nói với họ rằng như vậy là không đúng, và nói với họ tình huống chân thực của chúng ta. Đối với những bức hại ác ý đối với Đại Pháp, chư vị không thể nghe thấy vậy mà mặc kệ; [việc họ] ảnh hưởng đến cơ hội đắc Pháp của người khác là một việc lớn. Bởi vì các bài báo đều có thể sao chép lẫn nhau, một người viết một bài, những người khác cũng có thể sao chép lại. Kinh nghiệm bản thân mà chư vị đã trải qua có sức thuyết phục hơn nhiều so với những bài báo đó. [Nếu chư vị] nói rằng, tôi, Lý Hồng Chí, là tốt, tôi sẽ không để ý, [nếu chư vị] nói tôi là xấu, tôi cũng không để ý. Người thường không thể động đến tâm của tôi. Nhưng mà, là một học viên, chư vị duy hộ Đại Pháp, đó là [việc chư vị] nên làm, nhưng chư vị không thể dùng mặt ác của mình để tranh đấu với họ. Chư vị phải dùng thiện tâm nói cho họ biết tình huống chân thực, như vậy chính là duy hộ Pháp.

Đệ tử: Toàn thể đệ tử ở Thâm Quyến xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: (1) Xin hỏi Pháp thân của tượng Lục Phật Nguyên thủy ở chùa Phụng Quốc là đại diện cho tầng thứ căn bản của họ hay tầng thứ trong tu luyện của họ?

Sư phụ: Là Phật mà, họ đã là Phật, không có vấn đề về tầng thứ tu luyện. Tại sao chư vị hỏi về vấn đề này? Việc này không phải của Đại Pháp và không có quan hệ gì với sự đề cao tu luyện.

Đệ tử: (2) Có phải Lục Phật Nguyên thủy là những sinh mệnh nguyên thủy mà Ngài nói đến?

Sư phụ: Danh hiệu của họ chỉ là những danh hiệu đặc định của những vị Phật đó mà thôi. Nói “nguyên thủy”, là nói đến thời gian tồn tại của cái tên đó, và trong sự hoán chuyển họ không nhất định là sinh mệnh nguyên thủy nhất nữa. Tại những tầng thứ khác nhau và cảnh giới khác nhau có những nhận thức khác nhau về “nguyên thủy”. Đối với nhân loại dường như bất cứ thứ gì vượt qua lịch sử của nền văn minh nhân loại hay có lịch sử vài nghìn năm sẽ được coi là nguyên thủy, nhưng trong con mắt của Phật mà xét đó chỉ là một cái chớp mắt. Đối với các sinh mệnh cao tầng mà nói, họ không phải nguyên thủy đến mức như vậy.

Đệ tử: (3) Tại sao tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lại quay về hướng Tây?

Sư phụ: Chư vị là tu Phật giáo, phải vậy không, vậy nên chư muốn hỏi tôi sự việc về Phật? Tôi là đang giảng Đại Pháp, đối với Phật giáo là không có quan hệ gì. Chư vị ngồi đây chính là duyên phận của chư vị, tôi có thể giải đáp vấn đề của chư vị. Miếu được xây theo hướng nào cũng có, có cái quay về hướng Đông, có cái quay về hướng Tây, cũng có cái quay về hướng Nam. Nếu đại điện của nó quay về hướng nào, khẳng định tượng Phật quay về hướng đó. Những thứ đó cũng không có hàm ý gì, đều là do con người làm ra. Phật là chân thật, là một Đại Giác Giả, mà thứ chư vị nói đến chỉ là bức tượng lớn bằng bùn. Một cá nhân muốn tu Phật, cần phải chân chính đặt tâm vào phương diện đề cao mới đúng, hết thảy những việc hữu vi hoặc chính bản thân chấp trước vào Phật giáo không phải là tu luyện, mà là chướng ngại.

Đệ tử: Chân, Thiện, Nhẫn có phải là siêu vật chất không? Đó có phải là sinh mệnh nguyên thủy không? Đó có phải là sinh mệnh siêu nguyên thủy không?

Sư phụ: Lại là Phật giáo. [Chư vị] tới đây cũng là duyên phận, nên tôi vẫn muốn trả lời chư vị. Chân, Thiện, Nhẫn là đặc tính của hết thảy hết thảy vũ trụ, Pháp của vũ trụ đều là từ Chân, Thiện, Nhẫn mà xuất lai. Càng xuống thấp, Pháp càng phức tạp, yêu cầu càng nhiều càng lớn, giống như hình dáng của kim tự tháp. Đại Pháp này đã khai sáng hoàn cảnh sinh tồn ở các tầng thứ khác nhau cho các chúng sinh trong vũ trụ, tạo ra Phật, Đạo, Thần và con người ở các tầng thứ khác nhau cũng như ma quỷ và các chúng sinh khác bao gồm cả thiên, địa và hết thảy vật chất. Vũ trụ này thật phức tạp mà không thể dùng ngôn ngữ con người mà miêu tả cho rõ được; còn có những trạng thái khác, cấp cho hết thảy chúng sinh những nhân tố sinh tồn tại các tầng thứ khác nhau như tương sinh tương khắc, âm dương, v.v., nhiều, nhiều thứ, [chúng] đều từ trong Đại Pháp vũ trụ này mà xuất sinh. (vỗ tay)

Đệ tử: Trước đại hội, con có liên lạc với người phụ trách để hỏi về yêu cầu để được tham gia đại hội, người tiếp điện thoại hỏi con có phải là đệ tử Đại Pháp không, nhất thời con không trả lời được bởi vì con là tự học đã được một năm; thưa thầy Lý, xin hỏi con có thể được xem là đệ tử của Ngài không?

Sư phụ: Chỉ cần chư vị học thực sự, thì chư vị là [đệ tử] bất kể chư vị có phải là tự học hay không. (vỗ tay). Chẳng phải những biến hóa ở chư vị và những điểm hóa ngày thường của tôi đối với chư vị đã nói cho chư vị điểm này sao? Bởi vì chư vị không có hoàn cảnh tu luyện cùng với mọi người, cho nên có nhiều sự tình chư vị không ngộ được, nhưng không phải là chư vị không có tu. [Chư vị] nên luyện công cùng với các học viên khác nhiều hơn, thì có thể đề cao nhanh hơn.

Đệ tử: Sư phụ nói rằng kể từ năm 1992, chúng Thần của các tôn giáo không còn quản sự tình của nhân gian, đệ tử ngộ tính thấp, chưa có minh bạch hàm nghĩa đó, xin Sư phụ giải thích một chút.

Sư phụ: Vấn đề này, tại nhiều lần giảng Pháp đều đã giảng, Pháp giảng cho mọi người lúc này đây, không chỉ đơn giản là để độ nhân, đây là vũ trụ đang Chính Pháp, là có liên hệ với nhân loại. Đó là để nói rằng, ngay cả những Thần của tín ngưỡng trước đây đều đang trong Chính Pháp lần này, là đang đặt định lại vị trí của mình, con người lại càng như vậy. Họ làm sao vẫn còn quản sự tình của nhân loại đây?

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp từ các thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Thẩm Dương, Duyên Biên xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người (vỗ tay)

Đệ tử: Có một người nói không tốt về Đại Pháp và con đã tranh luận với người đó, có phải con không tuân theo “Nhẫn” của Chân, Thiện, Nhẫn của Đại Pháp không? Tranh luận với người khác có tính là chấp trước không?

Sư phụ: [Chư vị hãy] thiện tâm thiện ý mà giảng đạo lý cho họ, nói cho họ, họ mà thực sự không muốn nghe thì thôi. Kỳ thực, chư vị còn không ý thức được rằng, chư vị giảng Pháp lý của Đại Pháp cho người đó, chư vị là đang giảng Pháp cho anh ta, đang truyền Pháp cho anh ta, chư vị đang giúp anh ta, đang độ anh ta! Anh ta có nghe không là lựa chọn của anh ta, hà cớ gì lại đi tranh luận với anh ta? Nếu chư vị đối đãi với hết thảy đều bằng thiện niệm, hiệu quả sẽ tốt hơn.

Đệ tử: Trong học Pháp có lúc con ngộ được một Pháp lý, nhưng khi vừa nghĩ đến nói ra thì cảm thấy nhận thức này không còn đúng nữa; loại cảm giác này càng ngày càng rõ.

Sư phụ: Đúng rồi! Không phải tôi vừa mới giảng về điều này sao? Chỉ có thể tâm lĩnh thần hội, không thể diễn tả bằng lời. Chư vị chỉ cần giảng ra thông qua ngôn ngữ người thường, nó lập tức hạ xuống ngang hàng với đạo lý của người thường.

Đệ tử: Trong số người tu luyện, tỷ lệ nữ cao hơn tỷ lệ nam?

Sư phụ: Xem ra nữ giới hiện tại nhận thức Đại Pháp nhanh hơn, đây thật sự là việc tốt.

Đệ tử: Con vốn rất thích trẻ con và cũng rất muốn có con, sau khi tiếp xúc với Đại Pháp, thấy rằng tầng nhân loại thấp như thế nào, đạo đức nhân loại bại hoại như thế nào; vậy cần gì phải sinh con để làm cho [một người có] tâm linh thuần khiết bị ô nhiễm mất?

Sư phụ: Tôi nói cho chư vị này, không phải chư vị tạo ra sinh mệnh, mà là một sinh mệnh tiến nhập vào bào thai người [mà] chuyển sinh. Họ có nghiệp lực hay không là tự họ mang theo, không sinh ra từ chư vị, thì sẽ sinh ra từ chỗ khác cũng giống như vậy. Chư vị là học viên Đại Pháp còn sợ con cái bị ô nhiễm sao?

Đệ tử: Con là một giáo viên mẫu giáo của trẻ em người dân tộc, công tác của con là đến các nhà trẻ khác nhau để dạy văn hóa và truyền thống Trung Hoa, con rất muốn truyền năm bộ công pháp của Sư phụ cho trẻ nhỏ; con có thể làm vậy không?

Sư phụ: Tốt lắm. Kỳ thực có địa phương mà từ hiệu trưởng của trường mầm non đến giáo viên đều luyện, cả các em nhỏ cũng đều luyện. Trẻ em không có chấp trước, chúng tới ngồi ở đó. Chà! Thật tốt quá – thật sự thuần tịnh, thật tuyệt lắm. Đương nhiên việc này là tốt đấy, dùng giáo lý của Đại Pháp mà giáo dục trẻ em, đối với các em cả đời đều có lợi vô cùng.

Đệ tử: Có người chân thành tu Cơ Đốc giáo, Phật giáo, v.v., cũng không có cơ hội đắc Pháp Luân Đại Pháp, họ sẽ có lối thoát nào không?

Sư phụ: Trước khi tôi làm sự việc này, các Thần của họ đã chỉ rõ điều này cho những ai có thể chân chính đắc độ. Có người tin và có người không tin. Tôi không xét họ thuộc tôn giáo gì hay có tước vị cao đến đâu, tôi không xét họ là ai, chỉ xét nhân tâm. Bất luận người nào, ở trước mặt tôi, trước tiên cũng là con người, và tôi chỉ xét nhân tâm. Chư vị không muốn [tu], thì tôi không quản chư vị, chư vị muốn [tu], thì tôi độ chư vị. Là như vậy! Tôi không xét hình thức, không xét chức vị, không xét tôn giáo. (vỗ tay)

Đệ tử: Con đã tu Đại Pháp được mấy năm, vài tháng gần đây, khi giao lưu với mọi người, con thấy có một số đệ tử thao thao bất tuyệt không ngừng, bản thân con lại càng không muốn nói nhiều; thỉnh Sư phụ, trạng thái này có đúng không.

Sư phụ: Nếu họ nói thao thao bất tuyệt không ngừng, càng nói chư vị càng không thích nghe, càng nói chư vị càng khó chịu, thì chư vị là có một tâm chấp trước. Mà họ càng nói nhiều lại càng không ngừng, thực ra chính là nhắm vào chư vị, mặc dù không phải là nhắm vào chư vị mà nói. (vỗ tay). Chính là đang lộ ra tâm của chư vị, thực chất là tâm chư vị đã lộ ra, chỉ là chư vị còn đang cố che đậy, nói rằng người kia nói thao thao bất tuyệt. Chẳng phải tôi đã bảo chư vị gặp bất kể sự việc gì đều xét bản thân sao? Chẳng phải là tâm nào đó của chư vị đang nổi lên sao? Bởi vì chư vị là một người tu luyện, người siêu thường, tại sao lại muốn xem người thường bất hảo thế nào, mà so sánh với người thường? Tuy anh ta là một người tu luyện, nhưng cũng lại đang tu luyện giữa người thường, vẫn còn tâm chưa bỏ và vẫn có biểu hiện của người thường. Nếu người đó không có những thứ này, anh ta chẳng phải là Phật rồi sao? Chẳng phải là Thần rồi sao? Không phải là đạo lý này sao? Cho nên giữa các học viên mà xuất hiện vấn đề này vấn đề nọ, thì [chư vị] đã nói, xem kìa, người kia tu luyện sao tệ vậy, không xét chính mình. Trong giảng Pháp tôi đã bảo mọi người rằng, hai người mà phát sinh mâu thuẫn, người thứ ba chứng kiến cũng cần phải tự ngẫm xem: “Ơ kìa, giữa họ phát sinh mâu thuẫn, sao lại để mình nhìn thấy? Có phải là mình có tâm gì đó chăng? Có phải là mình cũng có vấn đề như vậy chăng?” Cho nên chư vị tu luyện cần chân chính có trách nhiệm với chính mình, cần xét chính mình. Mặt khác, tôi cũng nói một chút rằng có học viên lúc học Pháp tập thể thì thao thao bất tuyệt về những việc không có quan hệ gì đến Đại Pháp hay tu luyện, là đang can nhiễu đến các học viên và việc tu luyện của họ; [chư vị] cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này, đối với việc như vậy cần chỉ rõ ra.

Đệ tử: Khi thấy mặt tự tư của người tu luyện, tâm [con thấy] rất khó chịu.

Sư phụ: Vậy thì chư vị chính là có một chấp trước, đối với người tu luyện, cần phải là ai cũng không thể làm động tâm. Chư vị nhìn thấy tư tâm của người ta biểu hiện ra, biểu hiện ra có thể là để bảo chư vị nói cho người đó, khiến cho họ có thể nhận ra nó, buông bỏ nó. [Nếu] chư vị bị động tâm bởi tư tâm của người đó, chư vị vì nó mà thấy khó chịu, chư vị còn không có tâm chấp trước nào sao? Phải vậy không?

Đệ tử: Vì sao tự tâm sinh ma thì sẽ bị rớt xuống đến đáy và không thể tu lại được nữa?

Sư phụ: Tôi là đưa ra một loại miêu tả như vậy. Nếu người đó tự tâm sinh ma đến độ hậu quả khó vãn hồi được nữa, thì sẽ rớt xuống đến tận đáy. Nếu người đó có thể ý thức được, vậy thì còn có thể cứu vãn được. Tôi là tại Pháp lý mà nói với mọi người sự nguy hiểm của tự tâm sinh ma.

Đệ tử: Người tu luyện có thể cải thiện hệ thống giáo dục khiến cho người trong xã hội có thể dễ dàng tiếp thụ Đại Pháp hơn không?

Sư phụ: Có nhiều học viên cảm thấy Đại Pháp rất tốt, có thể cải biến hết thảy nhân tâm, có thể khiến con người đề cao, có thể khiến cho xã hội thực sự đạt đến trạng thái tốt nhất, một xã hội có đạo đức cao thượng. Do vậy, nhiều học viên và người thường vốn không tu luyện nghĩ rằng nếu nó được người dân của cả xã hội tiếp thụ rộng rãi, và khiến thêm nhiều người làm như vậy, xã hội chẳng phải sẽ tốt đẹp lên ư! Kỳ thực tâm chư vị vẫn là đang ở xã hội người thường. Tôi chỉ có thể nói thế này với chư vị, bởi vì đối với Pháp chư vị chưa có nhận thức thâm sâu, còn chưa hiểu rõ rằng Pháp mà tôi truyền không phải để đạt được điều này điều nọ trong xã hội người thường; mà là Pháp giảng cho người tu luyện, khiến cho người tu luyện đắc độ. Xã hội người thường chính là xã hội người thường, nếu thật sự có một số người có chức vị cao trong người thường dùng Pháp lý Thiện của Đại Pháp để cải biến đạo đức xã hội vốn đang trượt dốc hàng ngày, thì đó là biểu hiện của nhân tâm thiện, tôi không phản đối. Vì truyền Đại Pháp ra là tốt cho con người, chính là như vậy. Đó là việc của người thường, là việc ở bước tiếp theo sau này trong thời Pháp Chính Nhân Gian.

Đệ tử: Tất cả học viên ở Đài Loan gửi lời vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay)

Đệ tử: Hiện giờ con có một vài vấn đề xin thỉnh giáo Sư phụ, năng lực của một người cao thấp thế nào là do nguyên thần vốn có lúc sinh ra, hay được an bài theo đức và nghiệp của người đó?

Sư phụ: Năng lực mà chư vị nói đến là có hai loại. Loại thứ nhất là sự thông minh của người thường, đó không phải thứ gì tốt trong tu luyện, mà trái lại, là chướng ngại nghiêm trọng; một loại khác là năng lực siêu việt người thường thể hiện trong tu luyện, cái này có nhân tố tiên thiên và cả nhân tố hậu thiên. Nhưng trong tu luyện nó không phải là tiêu chuẩn dùng để đánh giá tầng thứ [của một người]; muốn xem một người tu thế nào, khả năng nhận thức Pháp ra sao, thì phải xét căn cơ. Bản tính tiên thiên của một người đã bị mai một qua bao năm tháng đằng đẵng chuyển sinh từ đời này sang đời khác, bản tính tiên thiên của một người còn lộ ra được bao nhiêu thì căn cơ và ngộ tính của người đó tốt bấy nhiêu.

Đệ tử: Các loại hình tượng nghiêm trang của Phật, Đạo, Thần biểu hiện trong các tác phẩm điêu khắc và các bức vẽ ở khắp nơi trên thế giới là được lưu lại từ trước, thông qua loại hình thức nào mà lưu lại ở nhân gian?

Sư phụ: Chư vị đang hỏi con người làm sao mà biết về hình tượng của Phật. Con người, sống trong thời kỳ mà đạo đức văn minh nhân loại còn rất tốt và trong thời kỳ mà đạo đức nhân loại đã bất hảo, thì khác biệt rất lớn. Đạo đức xã hội nhân loại mà cao, thì Thần triển hiện càng nhiều chân tướng của vũ trụ cho con người và đây là trạng thái do chỉnh thể xã hội mang đến. Thế thì xã hội ngày nay là không được rồi, bởi vì xã hội ngày nay là tín ngưỡng đối với khoa học, chứ không phải Thần, cho nên [con người] càng ngày càng không thấy. Mà cái khoa học này là do người ngoài hành tinh sáng tạo ra cho nhân loại, người ngoài hành tinh cũng là sinh mệnh thuộc không gian này, chỉ có điều họ là sinh mệnh từ tinh cầu khác mà thôi. Có những bức bích họa trong cung điện Louvre ở Pháp, nhiều [bức] trong số đó chính là vẽ về sự việc của Thần, vẽ rất chân thật, tôi đã xem những bức họa đó, đúng là như vậy đó; chúng được lưu lại từ thời kỳ Cơ Đốc giáo đang hưng thịnh nhất, nói cách khác, là được lưu lại từ thời kỳ tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại đang tốt nhất và con người tin vào Thần nhất. Có nhiều họa sỹ cũng là những giáo đồ Cơ Đốc giáo thành kính; do vậy, Thần sẽ triển hiện cho họ thấy, họ là có thể thấy [Thần]. Bởi vì mọi người đều biết khả năng ghi nhớ tức thời của các nghệ nhân tốt thế nào, họ vừa nhìn thấy những cảnh tượng của Thần này là họ có thể vẽ chúng ra. Tôi cảm thấy họ vẽ rất là giống, rất là chân thật, đúng là như thật vậy. Có nhiều người sau khi xem những bức bích họa như vậy, thì khởi lên một cảm giác vừa thần thánh, vừa kính ngưỡng – một loại kính ngưỡng đối với các vị Thần vĩ đại. Tượng Phật cũng được lưu lại cho nhân loại theo cách như vậy.

Đệ tử: Vật chất [hình thành qua] tu luyện đến viên mãn là trân quý [đối với các sinh mệnh] ở tầng cao hơn. Đó là nói về phản bổn quy chân cộng thêm quá trình tu luyện phải không?

Sư phụ: Không phải cái liên hệ này của chư vị, [vì] quá trình tu luyện của chư vị chính là phản bổn quy chân. “Vật chất [hình thành qua] tu luyện đến viên mãn là trân quý [đối với các sinh mệnh] ở tầng cao hơn” – câu này [nghe] không thông. Đối với Thần ở cao hơn, vượt quá cảnh giới mà chư vị viên mãn mà nói, [nó] lại không nhất định là trân quý. Đối với Thần cao hơn mà nói, họ cho rằng nó chỉ là đất. Kỳ thực cái gì mà không tốt trong vũ trụ đều bị rớt xuống xã hội nhân loại này.

Đệ tử: Giáo đồ Cơ Đốc giáo có thể tu luyện Đại Pháp không?

Sư phụ: Tôi vừa mới giảng câu này, tôi đã nói rằng về căn bản Thần không xem trọng bất cứ tôn giáo nào, [vì] thứ đó là do con người tạo ra. Khi Jesus còn tại thế, hoàn toàn không có giáo đường, và khi Jesus còn tại thế, thì hoàn toàn không có Cơ Đốc giáo. Và khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, thì không có chùa chiền, [đó] là do con người làm ra; khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế thì không có kinh thư, và khi Jesus còn tại thế thì không có kinh thánh; là con người sau này đã nhớ lại những gì họ giảng lúc trước mà viết ra.

Cho nên Phật và Thần hoàn toàn không coi trọng con người tạo ra hình thức như thế nào hay không, vậy thì quản chư vị theo hình thức nào để làm gì? Tôn giáo đối với nhân loại không phải là điều xấu, nhưng nếu con người chấp trước vào chính hình thức, thì họ không phải là đệ tử chân thành của Thần hay Phật. Chư vị đều biết, vào thời Cách mạng Văn hóa, những đền chùa đó đều bị đập phá; tại sao lúc đó Phật không quản? Quản để làm gì chứ? Người nào cũng đến đền chùa đó, cái gì cũng cầu xin. Những người cầu Phật đó là không tu, mục đích bái Phật là để xin Phật độ cho sinh quý tử, cho phát tài, bảo hộ cho tai qua nạn khỏi; Phật có cấp cho những thứ này không? Phật căn bản là giải quyết sự cứu độ của chúng sinh, độ chư vị lên thiên quốc, nhưng chư vị lại cầu được thoải mái giữa người thường. Cho nên đối với Phật, tâm cầu Phật này là tâm bất hảo nhất, là tâm mà khiến Phật khó chịu nhất. Con người không biết bản thân đang làm gì, [họ] dùng tình của người thường mà đối đãi với Phật: “Tôi nói rằng Phật và Bồ Tát là tốt, là đại từ bi, [thế thì] Phật và Bồ Tát phải thỏa mãn nguyện vọng của tôi nha; tôi nói rằng vị Phật này là tốt, thì nhất định Phật sẽ cao hứng”. Con người tưởng rằng nói vài lời như vậy thì Phật sẽ cao hứng, [tưởng rằng] nhân tâm có thể động đến tâm của Phật, rằng một vài lời tán dương sẽ khiến Phật cao hứng – thật tức cười. Một người như vậy ở đó bái lạy tượng Phật, Phật có thể còn ở đó không? Nghe thấy điều đó là Phật đã khó chịu, đã sớm không ở đó nữa rồi, Phật không còn ở trên tượng nữa, linh thể tà ác làm loạn thế sẽ ra đòi hương hỏa. Vậy con người bái cái gì đây? Mọi người nghĩ xem, giữ lại cái chùa đó để làm gì? Nếu con người không đập phá nó, chính bản thân Phật sẽ dùng sét mà phá tan nó, không phải đạo lý này sao? Cho nên Thần chỉ xét nhân tâm, nếu tâm chư vị không đạt đến tiêu chuẩn của tu luyện, chư vị duy hộ Phật giáo hay tôn giáo nào khác, những thứ đó có ích lợi gì, đó là những thứ con người tạo ra. Cái chư vị duy hộ là tôn giáo và chấp trước vào chính bản thân tôn giáo. Chư vị nói: “Tôi đã duy hộ tôn giáo này, thì tôi có thể thành Phật, tôi có thể thành Thần, và tôi có thể lên thiên quốc”. Không phải đó là chuyện cười sao?

Đệ tử: Cơ Đốc giáo có phải không khác biệt nhiều so với Pháp Luân Đại Pháp, chỉ bất quá là sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây thôi?

Sư phụ: Sự khác biệt này là rất lớn, Pháp Luân Đại Pháp là Pháp tạo nên vũ trụ, bao gồm hết thảy chúng sinh, bao gồm người và Thần, thiên địa, vạn sự vạn vật. Hết thảy chư Thần đều là Đại Pháp của vũ trụ tạo thành. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân này, chư vị nên đọc. Trong sách này, tôi đã giải thích rõ các vấn đề này. Chư vị có thể đọc sách, vì có bản Chuyển Pháp Luân tiếng Anh.

Đệ tử: Con có một câu hỏi mong Sư phụ giải đáp. Con hiện đang tu luyện và trong vòng hơn ba năm con đã có thể dễ dàng vượt qua các ma nạn, nhưng năm ngoái các khảo nghiệm đã bắt đầu xuất hiện. Con bị đi ngoài ra máu đã nhiều tháng nay. Tại sao lại [xảy ra] như vậy? Hiện giờ nó đã ảnh hưởng đến thân thể của con, như vậy liệu con có thể tu luyện lên trên được không?

Sư phụ: Có thể mọi người đều đã nhận rõ ra rồi, bản thân câu hỏi này là có vấn đề. Chư vị muốn bình an như ba năm kia, nhưng đó là tu luyện chăng? Chư vị có thật sự tinh tấn trong ba năm đó không? [Chư vị] có thật sự đối đãi bản thân như một người tu luyện không? Chư vị đã đạt tiêu chuẩn này chưa? Có lúc trong tâm chư vị xem trọng việc gia đình hơn Pháp, những gì chư vị nghĩ đến đều là kiếm tiền và chấp trước vào tình cảm gia đình, [tất cả những thứ đó] đều xem trọng hơn Pháp, và đối với nghiệp lực của bản thân thì chư vị không muốn tiêu trừ, không muốn chịu khổ; như vậy có phải là đệ tử chân tu không? Ngay cả tu mười năm như vậy cũng không có gì cải biến. Khi tôi bắt đầu đưa chư vị lên cao, bắt đầu thanh lý thân thể chư vị, ứ huyết, phế huyết, và những thứ xấu trước đây đều được bài xuất, [nhưng] ngay lập tức chư vị cho rằng thân thể có vấn đề. [Chư vị] không thể kiên định chính niệm, không tin rằng Sư phụ đang thanh lý cho chư vị trong tu luyện. Tu luyện là một việc nghiêm túc như vậy, nhưng chư vị lại cho đó là bệnh; tôi phải xem vấn đề này thế nào đây? Đây là đang vượt quan ư? Tâm lý [của chư vị] vẫn bất ổn. Thanh lý thân thể cho chư vị, đó vốn là điều tốt. Ai có thể làm việc này cho chư vị? Đó không phải vì chư vị muốn tu luyện mà cấp cho chư vị sao? Khi đối mặt với vấn đề này, chư vị không thể nhận thức một cách chính xác, vẫn còn tu luyện chậm chạp như vậy, chưa thể tinh tấn được. [Khi chư vị] không thể ở trong Pháp mà nhận thức được những vấn đề này, quá trình thanh lý thân thể của chư vị sẽ kéo dài, lâu cũng không hết, trạng thái đó kéo dài đã vài tháng. Tư tưởng chư vị càng bất ổn hơn, thời gian trôi qua khó nạn dường như ngày càng lớn hơn, chính là càng khó vượt qua hơn; [chư vị nghĩ:] “Tại sao nó kéo dài như vậy mà vẫn không hết?” Tư tưởng chư vị bắt đầu lay động: “Môn tu luyện này có phải không hiệu quả? Sư phụ không quản mình nữa chăng? Điều gì đang diễn ra vậy?” Nó đã ảnh hưởng đến thân thể chư vị rồi. Trong vấn đề này chư vị đã không tự xem mình là người luyện công.

Với nhiều vấn đề cụ thể, bình thường tôi không muốn nói cho chư vị về chúng; nhưng chư vị nghĩ xem, có nhiều người sau khi tu luyện Đại Pháp, nào là [người mắc] bệnh nan y, nào là người bệnh trong tình trạng nguy kịch, đều đã khỏi. Bởi vì họ không có chấp trước, họ đang tinh tấn, và hoàn toàn không nghĩ gì về bệnh của họ. “Bệnh viện đều đã phán án tử hình rồi, tại sao mình còn sợ chết? Hôm nay đắc được Đại Pháp, [mình sẽ] tu! Được bao nhiêu thì là bấy nhiêu, [mình vẫn] tiếp tục tu! Luyện công thôi!” Vô hình trung, bệnh của họ đều khỏi, vì họ không có bất kỳ chấp trước nào vào bệnh. Nhưng cũng có người mắc bệnh nặng, bao gồm cả những bệnh nhân mắc bệnh nan y, và họ đã chết; tại sao như vậy? Bởi vì họ đến hoàn toàn để trị bệnh, trong khi luyện công họ không thể buông bỏ chấp trước của bản thân. Họ nghĩ: “Người này người kia luyện Pháp Luân Công đã khỏi bệnh nan y. Mình cũng có thể luyện được như vậy! Mình đến luyện, ông thầy này nhất định cũng sẽ quản mình”! Đầu họ đang nghĩ rằng: “Miễn là mình đọc sách, miễn là mình luyện công, thầy nhất định sẽ chữa khỏi bệnh cho mình”. Chư vị thấy đó, tâm lý của họ luôn bị sai lệch như vậy; họ còn nghĩ rằng: “Thầy nhất định sẽ chữa khỏi bệnh cho mình”. Biểu hiện bề ngoài thì họ đang tu và đọc sách như mọi người, nhưng chẳng phải họ đọc sách vì căn bệnh đó sao? Tôi phải nhìn vào bản chất của họ! Tu luyện là việc nghiêm túc. Chư vị đang lừa dối Phật sao? Chư vị là đang lừa dối Sư phụ sao? Chư vị chỉ đang lừa dối bản thân thôi; bản chất của chư vị không thay đổi, chư vị có được tính là chân tu hay không? Tại sao các học viên trong mộng lại gặp các khảo nghiệm? Khi tất cả những ý định có thể che giấu các tâm [chấp trước] của chư vị đều đã ngủ, [chúng tôi] sẽ lại nhìn xem trạng thái của chư vị như thế nào. Chư vị phải chân chính đạt được tiêu chuẩn của người tu luyện, đó chẳng phải là đạo lý sao? Chư vị bây giờ đã học Đại Pháp, vẫn còn không tinh tấn; dù thế nào đi nữa cũng đừng bỏ lỡ cơ hội; có bao nhiêu người còn chưa thể đắc được Pháp này.

Đệ tử: Tại sao mỗi khi con tham gia luyện công tập thể, ái nhân của con thấy rất khó chịu?

Sư phụ: [Đó] là vì nghiệp lực của chư vị tạo thành. Con người trước kia từ đời này qua đời khác, đã mắc nợ rất nhiều, chư vị sau khi tu luyện là có thể không trả nợ, có thể thản nhiên trở thành Thần sao? Làm sao có thể như vậy được? Như vậy sẽ gọi là loại Thần nào? Tạo nghiệp mà không bị tính sổ, có thể như vậy được không! [Khi] Thần nhìn vào sinh mệnh của một cá nhân, ông không nhìn vào một đời của người đó. Chuyển sinh từ đời này sang đời khác chỉ tựa như chuyển từ ngày này sang ngày khác thôi; [chư vị] không thể thức dậy một buổi sáng và nói rằng chư vị không thừa nhận những gì mình đã làm ngày hôm qua, thế không được. Có phải vậy không? Thần nhìn vào sinh mệnh của chư vị như một chỉnh thể, chư vị tại mỗi giai đoạn làm điều gì cũng đều được xét đến.

Đệ tử: Làm thế nào để tăng mức độ khoan dung?

Sư phụ: Trong khi chư vị tu luyện nó sẽ tự nhiên tăng lên, bởi vì đây không phải là thứ có thể làm một cách hữu ý. Càng từ bỏ nhiều chấp trước, tâm của một người càng độ lượng hơn, sự khoan dung cũng càng lớn hơn.

Đệ tử: Con mơ thấy Sư phụ gửi cho con bốn cái ly uống nước, nhưng chỉ có một cái còn nguyên vẹn; ngày tiếp theo con mơ thấy con có bốn người con gái, nhưng chỉ có một người sống sót; các đồng tu thì hiểu rằng có lẽ con chỉ mới nhận được một phần tư những gì Sư phụ cấp cho; có phải đúng là như vậy không?

Sư phụ: [Nó được] cấp cho chư vị để [chư vị] ngộ, nên tôi không thể giảng; nếu tôi giảng nó, chẳng phải là cấp cho tôi tự mình ngộ sao?

Đệ tử: Sau khi đạt tới cảnh giới và tầng thứ của Phật, có phải vẫn còn chủ nguyên thần và phó nguyên thần không?

Sư phụ: Tới điểm đó thì không có nữa; chẳng phải tôi đã giảng trong Chuyển Pháp Luân rằng sau khi viên mãn thì phó nguyên thần chỉ tồn tại như hộ Pháp hoặc ở một hình thức khác sao?

Đệ tử: Trung Quốc là một môi trường tu luyện tốt, nếu sống ở Úc châu một thời gian rồi thì hiệu quả tu luyện có bị ảnh hưởng không?

Sư phụ: Không. Miễn là chư vị tu, ở đâu cũng như nhau.

Đệ tử: Khi con đả tọa một giờ, thường con cảm thấy lâu và [phải] nhịn đau để hoàn thành; nhưng con phát hiện mỗi khi đang tiêu nghiệp và đả tọa, thời gian trôi qua rất nhanh, một lúc là hoàn thành xong và có cảm giác khác biệt; tình huống này có đúng không?

Sư phụ: Đây đều là trạng thái xuất hiện khi chư vị luyện công, đây đều là những trạng thái xuất hiện rất tự nhiên.

Đệ tử: [Nếu con] đả tọa khi đang tiêu nghiệp, cả hai bên đều tiêu nghiệp phải không?

Sư phụ: Hai bên nào? Bên tu luyện tốt sẽ không thấy đau, còn với hai chân trên thân thể, chúng đương nhiên sẽ đau. Sau khi đả tọa lâu, không chỉ chân bị đau, lưng bị đau và tê, tâm không yên, cảm thấy buồn nôn, đều sẽ nổi lên. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí là vậy! Đau chân chỉ là điều chịu đựng ngoài thân thể thôi, đồng thời [khi] đả tọa, tâm sẽ còn náo loạn nữa! Chư vị muốn bỏ chân xuống. Nhiều người trong chư vị đều có những cảm giác này. Chịu khổ có thể tiêu nghiệp.

Đệ tử: Con rất vinh hạnh được gặp mặt Ngài, và giờ con có một câu hỏi; Ngài có nói về bất nhị pháp môn; nếu trong cuộc sống hàng ngày, con đọc kinh và sách Phật giáo, con nghĩ rằng đối với một học viên ở tầng thấp như con, hẳn sẽ có ích; [chúng con có thể] từ từ đạt tới tiêu chuẩn, bởi vì Phật giáo cũng là Phật Pháp; có đúng không?

Sư phụ: Tư tưởng của chư vị không đúng, bởi vì Đại Pháp và Phật giáo không phải là cùng một thứ. Chư vị nên đọc Chuyển Pháp Luân nhiều hơn; những gì tôi muốn giảng cho chư vị, thật sự rất nhiều, và những điều chư vị muốn biết cũng rất nhiều, nhưng hôm nay tôi không có đủ thời gian. Ở đây tôi đang thảo luận với các đệ tử về những vấn đề mà họ gặp phải trong khi tu luyện tại các tầng khác nhau. Nếu chư vị muốn tu luyện, hãy đọc sách, đọc Chuyển Pháp Luân, sau đó chư vị có thể quyết định được. Chư vị có thể tự mình quyết định sẽ tu hay là đọc kinh Phật. Đại Pháp và tất cả các tôn giáo là không phải cùng một thứ.

Đệ tử: Gặp Ngài, con rất kích động và không nói nên lời; con muốn nói gì đó nhưng lại không biết phải nói gì; như vậy có phải là chủ ý thức của con không thanh tỉnh, hay là tại cái tình người thường của con quá mạnh?

Sư phụ: Cả hai đều không phải; nhiều học viên – không chỉ có chư vị – gặp Sư phụ, họ không biết nói gì; đó là vì khi đó, phần đã tu luyện tốt của chư vị đã khởi tinh thần lên. Phần tu luyện tốt biết mọi thứ về Pháp lý trong cảnh giới đó, vì vậy sau khi gặp Sư phụ sẽ không có gì để hỏi. Sư phụ đã làm rất nhiều cho mọi người, và phần minh bạch của chư vị cũng biết. Ngoài bề mặt, Sư phụ chỉ là giảng Pháp lý cho chư vị, nhưng sự đề cao chân chính của chư vị ở những phương diện khác, kể cả việc tiêu trừ nghiệp lực cho chư vị và nhiều thứ đã được làm cho chư vị – một phần của chư vị có thể thấy chúng. Vì vậy sau khi gặp Sư phụ, chư vị chỉ muốn khóc. Nhưng phần chưa tu luyện tốt của chư vị không biết lý do tại sao lại khóc, chính là trạng thái này. Đó là vì chư vị biết không có cách nào diễn tả những thứ Sư phụ đã làm cho chư vị. Trong thời kỳ loạn thế không thể cứu được, trong trạng thái nhân tâm đạo đức hạ thấp nhanh chóng, [Sư phụ] giúp chư vị tiêu nghiệp và cấp cho chư vị nhiều thứ; nếu [Sư phụ] không cho chư vị cơ hội này thì sẽ không có ai làm cả. Vì vậy phần đó của chư vị đã nhìn thấy điều này, chính là trạng thái này. (vỗ tay)

Đệ tử: Con muốn hỏi, con muốn hỏi một chút, làm sao biết được con đã đắc Pháp? Trong quá khứ, con đã bị tiểu đường và cholesterol cao, và sau khi tu luyện Pháp Luân Công thì mọi thứ đều tốt. Có phải như vậy nghĩa là con đã đắc Pháp không?

Sư phụ: Chẳng phải đó có nghĩa là chư vị đã được quản rồi sao? Tu luyện trước hết là điều chỉnh thân thể cho tốt, sau đó là tiến nhập vào giai đoạn tu luyện chính thức. Chư vị đã trải qua sự thay đổi; nếu Sư phụ không quản, sẽ không có những biến hóa đó; chẳng phải đó là biến hóa đã [xảy ra] trong Pháp sao? Chư vị nên đọc sách nhiều, học Pháp nhiều, và tinh tấn lên.

Đệ tử: Trong tu luyện, chúng con có được niệm khẩu quyết trong khi đang luyện công không?

Sư phụ: Niệm khẩu quyết trước khi luyện công; trong khi luyện công thì không cần niệm, và tốt nhất là đừng nghĩ gì cả; đó là tốt nhất.

Đệ tử: Những học viên hiện vừa bắt đầu tu luyện có thể viên mãn cùng với những đệ tử đã tu nhiều năm không? Có vài người cao tuổi có trình độ văn hóa hạn chế, và có một vài nhân tố của bản thân họ, nhất là khả năng lý giải Pháp thấp; [chúng ta] phải xem việc tu luyện viên mãn của họ thế nào?

Sư phụ: Chư vị đừng xem thường người già, mỗi cá nhân đều xét mức độ tinh tấn của bản thân người đó ra sao, [và chư vị] không thể nhìn vào tuổi tác của người ta như thế. Một khi chư vị đắc Pháp, tôi luôn cho chư vị rất nhiều thời gian. Nhưng nếu chư vị không thể tinh tấn, nếu chư vị không thể tự xem mình là người luyện công, thì cái gì cũng đều vô ích. Tôi cho chư vị nhiều thời gian, là cấp nhiều thời gian để chư vị tinh tấn, không phải thời gian để chư vị tu luyện nửa vời.

Đệ tử: Ba ngày sau khi con của đệ tử chào đời, đệ tử thấy một người ngoại quốc lớn tuổi mặc đồ đen và đầu đội mũ, bao bọc đứa nhỏ bằng một cái chăn; mọi người trong gia đình đệ tử đều tu luyện Đại Pháp, vì vậy lẽ ra đó phải là Pháp thân của Sư phụ chứ không phải ông ngoại quốc đó; đệ tử không hiểu rõ, xin Sư phụ giải thích có được không?

Sư phụ: Tôi có hình tượng khác nhau ở các tầng khác nhau, và tôi có các thiên quốc khác nhau ở các tầng khác nhau. Còn về việc đứa bé từ đâu đến để đắc Pháp, hay có Thần đi theo và trông nom nó không, tôi không thể giảng cho chư vị tất cả những điều này. Hãy cứ tiếp tục tu luyện, thấy được những điều như vậy, thì càng nên tinh tấn hơn.

Đệ tử: Chúng con rất hy vọng những đệ tử da trắng đã đạt được những lợi ích từ Đại Pháp có thể chủ động giới thiệu Đại Pháp cho đồng bào dân tộc của họ.

Sư phụ: Mỗi đệ tử Đại Pháp, bất kể da trắng, người Trung Quốc, hay một người thuộc dân tộc khác, biết họ cần làm gì trong tu luyện.

Đệ tử: Sau khi đến Úc châu, đệ tử mất bốn tháng để tìm thấy một điểm luyện công; tất cả các học viên đều trông rất quen thuộc, nhưng con trước đây chưa từng gặp họ; tại hội nghị chia sẻ kinh nghiệm, tất cả các đệ tử Đại Pháp con thấy đều giống như con đã từng gặp họ trước đây và họ không có vẻ gì là xa lạ cả; không biết tại sao lại như vậy?

Sư phụ: Tất nhiên nó phải như vậy. Các đệ tử Đại Pháp chúng ta đều cùng tu luyện một Pháp, đều đang tu luyện trong Đại Pháp; phần tu luyện tốt đều biết nhau rất rõ, và giữa chư vị, có lẽ chư vị biết nhau từ những đời khác.

Đệ tử: Não của con thường thấy trống rỗng, nhưng thỉnh thoảng có người hỏi con “Anh nói Pháp Luân Công là tốt, vậy tại sao anh không thể nhớ bất cứ thứ gì?”

Sư phụ: Đó là vì phần tu luyện tốt, phần đã tu luyện đến trạng thái minh bạch, đã [được] tách ra, trong khi phần không minh bạch luôn là phần chưa tu luyện tốt. Đừng để những thứ can nhiễu đến chư vị khởi tác dụng.

Đệ tử: Từ nhỏ con đã cảm thấy tự ti. Có phải tự ti cũng là một tâm chấp trước cần bỏ?

Sư phụ: Đúng vậy. Bỏ nó đi, vì hôm hay chư vị đã là sinh mệnh hạnh phúc nhất trong vũ trụ, chư vị đã là học viên Đại Pháp rồi, ngay cả Thần trên thiên thượng cũng ganh tỵ với chư vị, vậy chư vị còn tự ti gì nữa.

Buổi hội nghị hai ngày của chúng ta sắp kết thúc. Tôi nghĩ rằng qua hai ngày Pháp hội, mọi người đều có những đề cao nhất định. Hơn nữa Pháp hội này cũng đã viên mãn phi thường, tốt phi thường, đã đạt được hiệu quả mong muốn. Thông qua Pháp hội này đã giúp mỗi học viên tìm thấy những chỗ còn thiếu sót, và trong tu luyện sau này, không ngừng tinh tấn, tăng cường tín tâm tu luyện của mọi người, và làm Pháp hội này thật sự xứng đáng với mục đích của nó, đó chính là mục đích của việc mở hội nghị này. Tôi cũng hy vọng mọi người coi Pháp hội này như là một động lực, và trong tu luyện sau này chư vị sẽ có trách nhiệm với bản thân. Có khá nhiều học viên mới ngồi ở đây, và có những người không hiểu biết nhiều về Đại Pháp. Bởi vì chư vị đã tiến vào cửa này và thấy tất cả những điều này, tôi hy vọng chư vị sẽ lấy quyển sách và tìm hiểu, tìm hiểu nó. [Hãy nghĩ xem], tại sao có nhiều người học nó như vậy, và tại sao có nhiều người tu luyện như vậy? Trong hoàn cảnh này của chúng tôi, có lẽ chư vị đã cảm thụ được môi trường hòa ái, hiện nay, cho dù chư vị ở trong tình huống nào hay hoàn cảnh nào cũng đều tìm không được [thứ gì như vậy].

Trong khi thực hiện việc này, tôi đã xem xét sao cho có trách nhiệm với con người, có trách nhiệm với xã hội, lại càng không tạo ra phiền nhiễu cho xã hội. Cho dù học viên của chúng tôi sống ở đâu, họ đều sẽ làm người tốt. Mỗi khi chúng tôi gặp phiền hà hay khó khăn, chúng ta đều dùng thiện tâm và thiện ý để giảng cho người khác, và tuyệt đối không để mặt ác khởi tác dụng.

Pháp hội này sắp kết thúc, và tôi hy vọng rằng tất cả chư vị từ nay sẽ tinh tấn hơn nữa. Sau Pháp hội này thậm chí sẽ có nhiều học viên hơn nữa học Pháp, kế thừa từ quá khứ và mở ra tương lai, tôi nghĩ tất cả chư vị sẽ có thể làm tốt. Cuối cùng, tôi hy vọng tất cả chư vị sẽ không ngừng tinh tấn và sớm ngày viên mãn! (vỗ tay)

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo)

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //www.falundafa.org/book/chibig5/australia.htm
Có tham khảo bản tiếng Anh: //www.falundafa.org/book/eng/lectures/19990502L.html
Dịch ngày 17-11-2013. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc, thắng giả vi anh hùng: dùng binh chinh phục thiên hạ, bậc làm vua cai trị đất nước, kẻ thắng được coi là anh hùng (diễn giải trên chữ nghĩa bề mặt).
chính giác: cảm giác chân chính.
tiên tha hậu ngã: người khác trước bản thân mình sau, vì người trước rồi mới đến mình.
giác hơi: một phương pháp trị liệu của Trung Y.