Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội Canada [1999]

Lý Hồng Chí
Toronto, ngày 23 tháng 5 năm 1999

Chào tất cả mọi người! Thời gian [nghỉ] có lẽ hơi gấp, một số người có lẽ chỉ vừa dùng xong bữa trưa, một số người còn chưa quay lại hội trường. Tôi nghe nói rằng khoảng sau 4 giờ chiều một số học viên cần phải ra về, cho nên chúng ta bắt đầu sớm hơn một chút.

Dường như chúng ta đã hình thành một thông lệ, trước khi kết thúc mỗi Pháp hội đều mời Sư phụ tới giải đáp vấn đề. Hôm nay tôi nhắc nhở với mọi người rằng: ở các địa khu khác nhau có thể những Pháp hội như thế này sẽ thường xuyên được tổ chức, nhưng tôi không thể Pháp hội nào cũng đến được. Lời này tôi nói trước với mọi người. Đôi khi chư vị có mời tôi đến, nhưng có thể tôi không đến được. Bởi vì Pháp đều đã truyền cho mọi người rồi, cho nên với những vấn đề mà tôi giải đáp cho mọi người ở đây, kỳ thực, chỉ cần chư vị tu luyện, thì mọi người sẽ đều có thể rõ ràng. Tuy nhiên, nêu ra vấn đề ấy, thông thường đều đa số là học viên mới hoặc những người trong khi vượt quan cứ mãi bị mắc ở một tầng nào đấy. Tôi nghĩ, chỉ cần dụng tâm mà tu, thì vấn đề nào cũng đều có thể giải quyết, tất cả những sự tình mà chư vị trong một giai đoạn thời gian không ngộ ra được thì trong tương lai đều có thể ngộ ra. Pháp hội mà mọi người cùng nhau mở ra hôm nay, đều là do các học viên chúng ta tự phát tổ chức, bởi vì tu luyện là chư vị tự mình tu luyện. Tất cả các sự việc có tính hình thức như thế này, tôi trước giờ không can thiệp vào. Đặc biệt có rất nhiều học viên không thể gặp được tôi, mà tôi cũng phải có trách nhiệm đối với chư vị, cho nên tôi mới nói với mọi người rằng phải dĩ Pháp vi Sư, đọc sách cho nhiều, học Pháp cho nhiều, thì vấn đề nào cũng đều có thể giải quyết. (Vỗ tay) Nếu đã tới rồi, nên tôi vẫn sẽ giải đáp câu hỏi cho mọi người.

Trước tiên tôi có một yêu cầu, chúng ta ngồi đây có một số học viên mới và tham gia Pháp hội lần đầu, vậy thì có thể chư vị sẽ có rất nhiều câu hỏi muốn hỏi, kỳ thực những câu hỏi mà chư vị muốn hỏi đều đã có trong sách. Bởi vì việc các học viên có thể tổ chức một lần Pháp hội và để tôi có thể gặp mặt các học viên một lần cũng là điều rất không dễ dàng, thời gian cũng ít, các câu hỏi mà chư vị nêu lên nhất định là rất sơ cấp nông cạn, cũng có những câu hỏi là chưa hiểu chút gì về Pháp Luân Đại Pháp cả, chư vị tự mình đọc sách cũng có thể giải quyết được. Bởi vì thời gian khá là quý báu, nên ở đây tôi chỉ có thể giải đáp cho mọi người các vấn đề gặp phải trong quá trình tu luyện. Ngoài ra, còn có một số người, khá quan tâm đến xã hội người thường, có thể nêu ra một số vấn đề trong xã hội người thường, hoặc vấn đề thuộc các phương diện khác, tôi nghĩ rằng không nên đưa ra. Bởi vì tôi không quản bất kỳ sự việc nào của xã hội người thường. Chư vị cũng đã thấy rõ rồi, hiện tại tôi chỉ chịu trách nhiệm với những người tu luyện, những sự việc nằm ngoài tu luyện thì tôi đều không quản, và cũng sẽ không thể giải đáp cho chư vị các câu hỏi như vậy. Được rồi, bây giờ bắt đầu trả lời các câu hỏi.

Đệ tử: Có học viên đã gặp phải ma nạn một thời gian rất dài nhưng vẫn không vượt qua được, người khác chỉ ra cho anh ta có được không, hay nên để cho anh ta thông qua học Pháp mà tự ngộ ra?

Sư phụ: Mọi người đã nhìn thấy nguyên nhân khiến anh ta không tiến bộ được, tại sao không chỉ ra cho anh ta? Thiện ý mà nói với anh ta, thì không thành vấn đề. Là sợ chuốc lấy tức giận [của anh ta] phải không? Thái độ của đối phương chẳng phải vừa hay dùng để [chư vị] tu luyện sao? Cho dù lời chư vị nói ra anh ta không hiểu, thì cũng không thành vấn đề, cái tình này của người thường chẳng phải chúng ta phải buông bỏ sao? Nếu nhìn thấy vấn đề thì [chư vị] nhất định cần nói với anh ta. Một số người cứ luôn mắc ở một tầng thứ mà không lên được, càng không lên được họ lại càng không đọc sách, càng không biết đường tinh tấn, thì cái quan, cái nạn đó lại càng lớn, lại càng khiến cho anh ta dao động, khiến cho cuối cùng anh ta không thể tu luyện được nữa. Từ đầu cho đến cuối là có vấn đề như vậy tồn tại. Tu luyện là một việc nghiêm túc phi thường, không thể qua loa một chút nào, nếu chư vị không đạt được tiêu chuẩn kia, thì tuyệt đối không thể tiến nhập vào tầng thứ đó. Là một người thường rất bình thường lại muốn đạt đến viên mãn, giống như một Đại Giác Giả thần thánh như thế, nhưng đối với vấn đề này chư vị lại không thể thanh tỉnh mà nhận thức, thậm chí cũng không coi trọng lên được thì liệu có được không?

Đệ tử: Trong tập thơ “Hồng Ngâm” có nhiều hình minh họa rất mỹ diệu, theo như trong sách [Chuyển Pháp Luân] thì vòng tròn xung quanh thân thể vị Phật là đại biểu cho ‘Phật vị’, vậy thì vòng tròn trên đầu của vị Phật đại biểu cho điều gì? Thưa tại sao trên đầu hay quanh thân thể của Phật lại không chỉ có một vòng tròn?

Sư phụ: Hình tượng Phật mà chư vị nhìn thấy trong các chùa hay trên các bức bích họa cổ, thông thường đều là do người thường vẽ ra. Nhưng có một số bức họa đúng là cực kỳ chân thực, và nhìn chung đã thực sự thể hiện ra được hình tượng của Thần, Phật. Tại sao lại như vậy? Mọi người đều biết, trong xã hội hiện nay, tuyệt đại đa số người ta do chịu ảnh hưởng của ‎ý thức tư tưởng hiện đại, không tin vào những điều mà khoa học chưa phát hiện ra, thế nên cứ như vậy đã khiến người ta bị hãm vào trong một loại trạng thái tự phong bế, khiến họ càng ngày càng không nhìn thấy các tình huống chân thực mà khoa học chưa nhận thức được. Tuy nhiên những hiện tượng siêu thường này không nhất định là không thể hiện ra, hay biểu lộ ra, nhưng thông thường khi chúng thể hiện, biểu lộ ra, thì người ta lại coi chúng như những hiện tượng bất minh hay hiện tượng tự nhiên, hoặc là nói không rõ ràng, và câu chuyện thế là kết thúc, cũng không dám tiếp xúc, thậm chí không dám tìm hiểu chúng. Nếu như có người tìm hiểu chúng, thì những vị được gọi là tự xem mình là những nhà khoa học chính thống sẽ đứng lên phản đối, nên càng khiến cho người ta không dám tin.

Mọi người biết đấy, dù là Thiên Chúa giáo cũng vậy, Cơ Đốc giáo cũng vậy, hay là Phật giáo vào thời kỳ toàn thịnh của họ, cũng tức là khi gần như toàn dân đều tin, ai ai cũng đều tin có Thần tồn tại, thì đồng thời cũng có thể phá trừ cái quan niệm không tin vào Thần của người ta, nên cũng khiến con người dễ dàng nhìn thấy thể hiện chân thực của vũ trụ và sự hiển hiện của Thần. Đây là một Lý của vũ trụ: tin trước, thấy sau. Chư vị càng không tin thì càng không cho chư vị thấy, điều này trên thực tế là do tâm bất chính của bản thân người ta tạo thành. Có một số giáo đường cổ, đặc biệt trong các cung điện ở Paris, tôi đã nhìn thấy một số bức họa vẽ về thế giới thiên quốc và hình tượng của Thần, mà thật sự rất đúng như thế, thật sự rất giống. Đặc biệt là những hình tượng Phật vẽ trong các ngôi chùa cổ ở Trung Quốc, làm thế nào con người có thể vẽ ra được? Làm thế nào con người biết được Phật có hình tượng như thế? Chính là vào thời mà con người đều tin vào Thần ấy, đã có rất nhiều người có thể nhìn thấy, rất nhiều người trong số này là người có các nghề nghiệp khác nhau, bao gồm nghệ nhân.

Trong số những người học Đại Pháp chúng ta ngồi tại đây hôm nay, có họa sĩ, nhà điêu khắc, những người có chuyên môn khác nhau, khi mà những nghệ thuật gia này vừa nhìn một cái, họ đã có thể vẽ ra cảnh tượng nhìn thấy chỉ trong giây lát. Do đó, vào thời kỳ tôn giáo toàn thịnh khi đó, có rất nhiều người vừa là tín đồ tôn giáo thành kính, vừa đồng thời là nghệ thuật gia, họ bèn đem những cảnh tượng này vẽ ra. Còn các bức tượng Phật ở phương Đông chúng ta, mọi người biết rằng, làm thế nào mà người ta biết được hình tượng của Phật là như thế? Mặc áo cà sa màu vàng, lại còn biết được là tóc màu xanh lam? Nói cách khác, có người nhìn thấy được điều đó. Chưa đạt đến tầng thứ đó thì Ông sẽ không hiển hiện chân tướng cho chư vị, hình tượng mà mọi người nhìn thấy thông thường đều là điều nhìn thấy ở các tầng thứ khác nhau của họ. Nghĩa là, họ nhìn thấy được thế giới thiên quốc, họ cũng thấy được Thần, chư vị cũng nhìn thấy Thần và thế giới thiên quốc, nhưng rất có thể [những gì] hai người nhìn thấy không phải cùng một loại cảnh tượng, cũng tức là, mỗi cá nhân là ở một tầng thứ khác nhau. Những người ngồi ở đây, chư vị không một ai có tư tưởng ở cùng một cảnh giới. Chân tướng của vũ trụ là cực kỳ phức tạp, kích thước lớn nhỏ của các lạp tử quyết định các không gian khác nhau, [kích cỡ] hơi kém đi một chút thì đã là một tầng lạp tử khác, cảnh giới và tầng thứ có sự phân chia hết sức phức tạp, đột phá một chút thì đã không còn ở trong cảnh giới đó nữa. Do đó, không ở tại cảnh giới của Phật, thì khi chư vị nhìn thấy Phật, điều họ hiển hiện cho chư vị chỉ là hiển tượng có thể cho phép chư vị nhìn thấy tại cảnh giới đó.

Vậy vòng hào quang đằng sau thân vị Phật đại biểu cho điều gì? Kỳ thực, xung quanh thân thể của Phật có mang theo một trường rất lớn. Khi giảng về Huyền quan thiết vị, tôi đã giảng về [quá trình] sinh thành của nó, ban đầu nó là một loại hình thức huyền quan. Sau đó, sau khi huyền quan này quy vị, thì nó ở trong thân thể dần dần bành trướng theo sự lớn lên của [thân] thể kim cương bất hoại, thuận theo thân thể mà lớn lên. Cuối cùng, khi Phật thể này, tức là Thần thể mà chư vị đã tu luyện ra, lớn đến kích cỡ bằng hình tượng của bản thân chư vị, thế thì, huyền quan này đã mở rộng ra bên ngoài thân thể, đồng thời nó bao phủ một phạm vi hơi lớn hơn thân thể một chút, tôi gọi nó là thế giới của Phật, chính là thế giới của bản thân họ. Mà trong thế giới này phong phú đến mức cái gì cũng có, hết sức phong phú, muốn gì có nấy. Vậy thì, mọi người thử nghĩ xem, muốn gì có nấy, thì cảnh tượng mà vị đó thể hiện ra tất nhiên là vĩ đại, thù thắng và tráng lệ không cách nào hình dung được. Từ vi quan đến hoành quan, trong ấy hết thảy vị ấy đều có, cho nên, thông thường những điều mọi người nhìn thấy đều là phóng ra hào quang tứ phía, lấp lánh mãn nhãn, đẹp đẽ vô cùng. Chư vị có một số người nhìn thấy đằng sau tượng Phật, thông thường có hình vẽ về thứ gì đó giống như một con thuyền (loại trạng thái mà hiện ra đằng sau tượng của vị Phật đang đứng), kỳ thực chính là [họ] đã nhìn thấy cảnh tượng của Phật vị. Tuy nhiên, chưa đạt đến tầng thứ Như Lai, họ chưa thể nhìn thấy đầy đủ chân tướng của Phật, chỉ có thể nhìn thấy đến mức như vậy thôi.

Hình thức tồn tại chân thực của loại trường này con người sử dụng bút vẽ thì không vẽ ra được, [vì] con người cũng không có loại màu sắc như vậy. Bởi vì tất cả các màu sắc trong thế gian này là do lạp tử phân tử tổ hợp thành, tất cả mọi thứ trong không gian này của nhân loại đều do lạp tử phân tử tổ hợp thành, màu sắc của chất [liệu] màu trong thế gian cũng là do lạp tử phân tử tổ hợp thành, nhưng màu sắc của chất [liệu] màu trong không gian của họ lại do các lạp tử vi quan hơn tổ hợp thành, nên không có các màu sắc này thì không thể vẽ ra được. Khi người ta nhìn thấy liền cảm thấy: “Ồ, thật quá đẹp! Cảnh tượng này mỹ diệu quá!” Thông thường họ đều có cảm giác như vậy. Thế còn vòng hào quang trên đầu của vị Phật thì đại biểu cho điều gì? Kỳ thật nó chính là tượng trưng cho trí huệ của Phật, trí huệ của Thần, là phát ra từ trong tư tưởng trí huệ của họ. Mà [khái niệm] tư tưởng mà tôi đang giảng và đại não mà con người nói đến là hai khái niệm [khác nhau]. Bởi vì tư tưởng của con người mà tôi giảng là chỉ tư tưởng của chân thể chư vị, vậy mới cấu thành nên nguồn gốc thật sự của động cơ, tư duy của chư vị. Còn đại não của con người, nó chỉ là một cái túi da của toàn bộ sinh mệnh chư vị trong tầng thứ con người này, là thứ nông cạn nhất, nó so với tư tưởng là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên khi người ta biểu đạt điều gì, tư tưởng [của người đó] liền thông qua đại não của con người mà phát xuất ra. Đương nhiên, còn có rất nhiều rất nhiều hình thức biểu hiện của Phật, cực kỳ nhiều.

Đệ tử: Khi nhìn thấy học viên khác chấp trước gì đó, [con] thường cũng chỉ nghĩ rằng: qua một giai đoạn thời gian tự họ [sẽ] ngộ ra và sửa đổi. Nếu thời gian lâu rồi, thì nó có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉnh thể đề cao không?

Sư phụ: [Nó] không có ảnh hưởng tiêu cực nào đối với việc tu luyện của người khác, đó chỉ là trạng thái của cá nhân họ. Nhưng để tôi dẫn một ví dụ này, Sư phụ nhìn thấy cá nhân này có chấp trước ở phương diện nào, liền cố ý phơi bày nó ra cho chư vị, để chư vị chỉ nó ra cho họ, để cho chư vị thấy, thế thì chư vị có nói cho người đó hay không? Bởi vì chư vị đều là đang tu Chân-Thiện-Nhẫn, ở đâu cũng cần làm một người tốt. Vậy khi thấy người khác có chỗ thiếu sót, không đề cao lên được, thì tại sao lại không thể thiện ý mà bảo cho họ một chút? Đương nhiên, trong các tầng thứ tu luyện khác nhau sẽ có các trạng thái khác nhau, do đó trong tu luyện học viên sẽ đều có các biểu hiện khác nhau thể hiện ra tại các tầng thứ khác nhau, cụ thể thì tự mình giải quyết.

Đệ tử: Con nằm mộng rất nhiều, nhưng đôi khi con không thể phân biệt được đó là điểm hóa của Thầy, hay là thấy được các cảnh tượng của quá khứ, tương lai hoặc các không gian khác.

Sư phụ: Về vấn đề giấc mộng, tôi đã nói rất rõ ràng rồi, trong quá khứ chưa có ai có thể giảng rõ giấc mộng là gì cả, cho nên, tôi đã nhắm vào vấn đề này giảng riêng cho mọi người. Con người có các [nguyên] thần khác nhau, bản thân sinh mệnh của chư vị cũng có sự tồn tại của các thể sinh mệnh với hình tượng khác nhau, là cực kỳ phức tạp, cho nên chưa từng có ai giảng về nó. Tuy nhiên, [khi] có một tình huống như sau xuất hiện thì nó lại không phải là giấc mộng: Khi ý thức bề mặt của nhục thân rơi vào trạng thái tê liệt hay đang nghỉ ngơi, hay trong trạng thái tĩnh công, [mà] thực sự tiếp xúc đến được cảnh tượng hay sinh mệnh ở không gian khác, mà trạng thái đó lại hết sức chân thực, thì đó không phải là giấc mộng, mà là đã thật sự tiếp xúc đến rồi. Còn về nghiệp lực tư tưởng trong tư tưởng hoặc các chủng quan niệm phản ánh ra đủ thứ trong khi chư vị ngủ, đều không phải là hành vi của chủ ý thức, thì đều không cần quan tâm đến chúng.

Đệ tử: Thưa một người chưa được đi học làm thế nào để lý giải một cách thấu đáo Pháp Luân Đại Pháp, họ có thể tu viên mãn không?

Sư phụ: Người chưa được đi học đương nhiên có thể lý giải, những ví dụ ở Trung Quốc hết sức nhiều. Trung Quốc có rất nhiều người già, vào thời niên thiếu gia cảnh rất khó khăn, không được đi học, [nên] rất nhiều người không có văn hóa. Bộ phận những người này, tôi phát hiện là trong tu luyện họ hoàn toàn không bị rớt lại, hơn nữa còn tu rất tốt. Đặc biệt là trong quá trình tu luyện, tâm thuần tịnh của họ có thể khiến họ khi đọc sách Đại Pháp thì phát sinh kỳ tích. Tín niệm kiên định vào Pháp của họ, đã khiến các Phật, Đạo, Thần ở trong nội hàm đằng sau của Đại Pháp đều cảm thấy xuất sắc quá, về phương diện này đã xuất hiện rất nhiều kỳ tích.

Ví như có người không biết chữ, người đó nghĩ: người khác đều đang tinh tấn, đọc sách, thậm chí còn học thuộc Pháp, mình ngay cả chữ còn không biết, mình học làm sao? Anh ta rất lo lắng, sự [xúc] động chân tâm của họ chính là chân niệm. Có rất nhiều người cứ ở trong trạng thái này, nghiêm chỉnh học Pháp [và] phát hiện ra họ dần dần nhận biết được chữ. Ví dụ loại này cũng rất nhiều. Còn có học viên không biết chữ đã rất sốt ruột, nghĩ tới nghĩ lui, “Mình làm thế nào đây?” Người đó bèn nằm úp sấp [mặt] lên sách mà ngủ. Nhưng trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, người đó phát hiện rằng tất cả các chữ trong sách đều biến thành sắc vàng, từng chữ đều bay vào trong não của mình. Khi tỉnh lại, người đó có thể đọc được toàn bộ cuốn sách. Tuy nhiên người này trước giờ chưa từng đọc sách, trước kia là người mà đến cái tên của mình cũng không biết viết, [giờ] tất cả các chữ trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” toàn bộ đều biết hết. Hiện tượng này cũng rất nhiều, nhưng không thể đi truy cầu. Không thể nói rằng nếu đã có tình huống này, vậy tôi trở về cũng làm như vậy, thế thì chư vị chính là ôm giữ một cái tâm có mục đích, tâm chấp trước mà làm. [Còn] họ là không có suy nghĩ rằng phải đạt được điều gì, họ chỉ thật sự lo lắng về việc bản thân không đắc được Pháp, cái tâm đó là khác. Thế nên tôi đã giảng rằng khi chư vị chân chính tu luyện Đại Pháp, khi tâm chư vị sắp đặt cho chính, cái tâm kiên định đó, [thì] thật sự xuất sắc, Thần nhìn thấy đều cho rằng chư vị xuất sắc, [khi đó] kỳ tích sẽ xuất hiện.

Đương nhiên, cuốn “Chuyển Pháp Luân” phiên bản tiếng Anh cũng có cùng hiệu quả như vậy. Hiện nay không chỉ là bản tiếng Anh, mà phiên bản của các ngôn ngữ khác cũng [có hiệu quả] giống như vậy. Chỉ có là tại các dân tộc khác, thì trước mắt Pháp này vẫn chưa được nhiều người hơn nữa liễu giải, cho nên nó chưa hình thành một hoàn cảnh giống như ở Trung Quốc, [nơi mà] mọi người đều có một sự hiểu biết tương đối sâu sắc về Đại Pháp, [nên] đã hình thành một hoàn cảnh tu luyện, và hoàn cảnh đó sẽ thúc đẩy người ta tiến lên.

Đệ tử: Có phải là phải từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo thì mới có thể học Pháp Luân Đại Pháp không?

Sư phụ: Về vấn đề tôn giáo, tôi đã từng giảng nhiều lần rồi. Tôi không phản đối việc chư vị học bất kỳ tôn giáo nào, nhưng chúng tôi không phải là tôn giáo, cho nên chư vị cũng đừng xếp chúng tôi cùng chỗ với tôn giáo. Nhưng mà, tôi cũng nói với chư vị một đạo lý, tu luyện là một việc nghiêm túc phi thường. Tôn giáo nó là tu luyện, nó hết sức thuần túy chính là tu luyện. Vậy chư vị vừa muốn tu cái này, chư vị vừa muốn tu cái kia, thế thì rốt cuộc chư vị tu cái gì đây? Bởi vì chư vị không thể tu luyện chuyên nhất, [nên] chư vị sẽ không thể viên mãn trong môn đó. Cho nên tôi chỉ là nói với mọi người rằng, chư vị muốn tu cái gì là tự chư vị lựa chọn. Nhưng tôi lại nói với chư vị rằng, tu luyện nhất định phải chuyên nhất, chuyên nhất mới có thể khiến người ta viên mãn, nếu không chuyên nhất thì tuyệt đối không thể viên mãn. Vấn đề này tôi chỉ giảng chừng đó thôi.

Bàn đến vấn đề tôn giáo tôi cũng thuận tiện nói thêm đôi câu. Ngồi ở đây có thể có những phóng viên, đối với vấn đề này cứ luôn thấy hứng thú. Tôi giảng rằng chúng tôi không phải là tôn giáo. [Pháp] hội mà chúng tôi hôm nay tổ chức ở đây, hoàn toàn là do các học viên tổ chức lên một cách tự phát. Bởi vì mọi người luyện công cùng nhau, họ đều là học viên ở khu vực Canada này, họ muốn cùng nhau giao lưu [chia sẻ] thể hội học Pháp, những khu vực khác cũng làm như thế này, mỗi người đều phát huy năng lực của chính mình, có người đi thuê một hội trường, có người phụ trách [làm] tài liệu, có người đi làm cái này, đi làm cái kia – khiến cho [Pháp] hội được mở ra. Đại Pháp không có bất kể hình thức như trong tôn giáo nào cả.

Tôn giáo nó là có một giáo đường, hoặc nếu nó không có giáo đường, thì thể nào cũng phải có hoàn cảnh, địa điểm hoặc trụ sở gì đó, chúng tôi đều không có. Mọi người đều là một thành viên trong xã hội, mỗi người đều có một công việc, đều làm việc mà bản thân cần phải làm, chỉ là học tập, tu luyện, và luyện công vào thời gian rảnh, họ đều là như vậy, cho nên không thể nói là tôn giáo, không có hình thức sùng bái, cũng không có giới luật như trong Phật giáo. Còn trong tôn giáo khác có thể có một số quy định, chư vị không tuân thủ những quy định đó là không được. Chúng tôi ở đây không có gì cả, chư vị muốn học thì chư vị tới, chư vị không [muốn] học thì chư vị đi, không có bất kỳ ai quản chư vị, hạn chế chư vị. Mà việc chịu trách nhiệm đối với học viên trong tu luyện thì lại không thể hiện tại không gian này của người thường. Hà tất phải chấp trước vào những hình thức của người thường này? Đại Pháp không có bất kể hình thức nào cả, nên chư vị làm sao có thể gọi Ông là tôn giáo đây? Chúng tôi không có bất kể danh sách đăng ký nào, ai tên là gì, cư trú ở đâu? Không có điều đó. Chỉ là có một số học viên phục vụ mọi người một cách tự nguyện, ví dụ như tôi tên là thế này, mọi người nếu muốn luyện công thì đến tìm tôi, tôi muốn làm chút việc cho mọi người, đều là làm những việc này một cách tự phát. Thế thì có người họ không chịu hiểu, họ nói các vị là tôn giáo. Ngoại trừ những tôn giáo được người ta biết đến trong quá khứ, những cái khác [họ] đều [cho] là “tà giáo”, vì thế, họ bèn nói rằng các vị là “tà giáo”. Thế nào gọi là “tà giáo”? Chúng tôi không có “giáo”, lại càng không có “tà giáo”. Mọi người biết rằng tà giáo này, nó có một số tình huống như sau: vơ vét [tiền] tài, lừa người, dẫn dắt người ta làm một số việc xấu, tức là bất chính, như thế thì đều gọi là tà. Mà ở đây chúng tôi bảo mọi người tu tâm, hướng thiện, làm việc gì đều nghĩ đến người khác, trong bất kể hoàn cảnh công tác nào chư vị đều cần làm tốt công việc của mình, chư vị đều phải khiến cho người ta nói rằng chư vị là người tốt. Như vậy, tôi bảo mọi người làm như vậy, thì là tà sao? Ngoài những điều này tôi chưa từng bảo mọi người làm bất cứ điều gì khác, chỉ là bảo mọi người làm tốt hơn, làm một người tốt, làm một người tốt hơn nữa, tôi bảo chư vị làm một người còn tốt hơn cả những người tốt trong người thường, cuối cùng làm một người siêu thường, đạt đến viên mãn.

Đệ tử: Tôi là một người theo đạo Thiên chúa và luôn cảm thấy rằng những lời cầu nguyện của tôi được trả lời. Liệu tôi có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà không bỏ cầu nguyện không?

Sư phụ: Tôi vẫn là câu như thế này, bởi vì tu luyện là phải chuyên nhất, chư vị muốn tu gì tôi đều không quản. Chư vị muốn tu gì thì chư vị tu nấy. Nhưng tôi khuyên chư vị, nếu muốn tu thì nhất định phải chọn một phương thức tu luyện chuyên nhất, không thể vừa theo thứ này vừa theo thứ khác. Tôi giảng ra là có trách nhiệm với chư vị. [Nếu] chư vị cảm thấy ở trong Giáo hội Công giáo Rôma chư vị có thể lên thiên quốc thì chư vị cứ tu, tôi không phản đối. Nếu chư vị cảm thấy có thể tu luyện viên mãn ở trong Pháp Luân Đại Pháp chúng tôi, thì chư vị cứ tu, đây là quan điểm của tôi. Không có bất kỳ hình thức nào có thể cưỡng ép khiến người ta cứ phải làm thế này, cứ phải làm thế kia. Trên bề mặt ép chư vị ở đây làm việc này, nhưng tư tưởng của chư vị lại không [muốn] làm, tư tưởng của chư vị không ở đây [thì] có tác dụng gì? Do đó tôi không chú trọng hình thức, phải là bản thân chư vị nguyện ý [làm] thì mới được.

Nhưng mà nhân tiện tôi cũng nói một câu, lần trước có một phóng viên hỏi tôi rằng: ‘Ông có cho rằng điều mà Ông đang làm là việc chân chính nhất trên thế giới không?’ Tôi nói tôi cho rằng những gì bản thân tôi làm là việc chân chính nhất! (Vỗ tay) Tôi không lấy một xu nào từ mọi người, chỉ phó xuất vì chư vị, đương nhiên tôi đang làm việc chân chính nhất! Tôi cũng là vì muốn tốt cho chư vị, vì để chư vị thật sự có thể viên mãn, đương nhiên tôi chính là làm một cách chính nhất! Vậy thì, tôi cũng thuận tiện nói với mọi người rằng, tôi không phản đối bất kỳ tôn giáo nào, đặc biệt là chính giáo, những gì như Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo, Do Thái giáo, tôi chưa bao giờ phản đối chúng, bao gồm cả Phật giáo. Nhưng mà chư vị có thể viên mãn trong những tôn giáo đó không? Trong những tôn giáo đó ai có thể khiến chư vị viên mãn? Đó mới là vấn đề. Vì sự vĩnh viễn của sinh mệnh bản thân hãy suy nghĩ một chút về vấn đề này, tôi nghĩ vẫn là tốt hơn. Tôi dám nói rằng nếu chư vị chân chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi có thể khiến chư vị viên mãn. Nếu chư vị đang trong một hoàn cảnh khác, ở trong tôn giáo, chư vị đi hỏi mục sư ấy cũng vậy, giáo chủ ấy cũng vậy, chư vị đi hỏi họ rằng: ‘Liệu ông có thể khiến tôi viên mãn không?’ Nếu ông ấy có thể khiến chư vị viên mãn, thì chư vị cứ tu. Vấn đề này tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi.

Đệ tử: Giữa tình và duyên có mối liên hệ gì? Có thể nhảy ra khỏi tình, nhưng liệu có thể nhảy ra khỏi duyên hay không?

Sư phụ: Tình và duyên là hai chuyện khác nhau, hoàn toàn là hai khái niệm khác nhau. [Về] tình, chúng tôi đã từng giảng rất rõ ràng rồi. Nhân loại sống vì cái gì? Chính là vì tình. Hôm nay bất kể chư vị yêu thích gì, hỷ, nộ, ai, lạc của con người, cao hứng làm gì, không cao hứng làm gì, thích có được công việc gì, không thích có công việc gì, thích người này, không thích người kia, yêu người này, không yêu người kia, chư vị muốn có cái này, không muốn có cái kia, hết thảy ý nguyện của chư vị đều là xuất phát từ cái tình này, cho nên, con người là vì tình mà sống. Nếu chư vị muốn tu luyện thì chư vị phải nhảy ra khỏi cái tình này. Nếu chư vị không nhảy ra khỏi cái tình này, thì chư vị là [sống] trong cái tình này. Mà cái tình này lại biểu hiện cụ thể qua đủ loại phương diện trong [xã hội] người thường, những gì chư vị chấp trước, những gì chư vị cảm thấy tốt, đều là những tâm không buông bỏ được.

Còn nói về “duyên”, ví như có những người hôm nay đã bước vào đây rồi, tôi không quan tâm chư vị đến để làm gì, chư vị là đến thu thập tin tức, đến học Pháp, đến để nghe ngóng tin tức, hoặc giả chư vị muốn đến để thám thính gì đó, miễn là chư vị bước vào đây, tôi đều coi chư vị như một con người, chỉ là công tác khác nhau mà thôi, dù cho chư vị là đặc vụ, chư vị đều có tâm con người, tôi đều sẽ xem chư vị như một cá nhân phổ thông, tôi không xét công tác của chư vị. Tất cả các công tác trong xã hội nhân loại đều là công tác của người thường mà thôi. Chư vị có thể bước vào đây, có thể nghe được tôi giảng Pháp tại đây, đặc biệt là chư vị nghe được Phật Pháp, đó chẳng chính là “duyên” sao? Hy vọng chư vị có thể trân quý. Đương nhiên cái duyên này mà giảng kỹ ra, thì có rất nhiều phương diện, bởi vì cái duyên này chính là một loại quan hệ nhân duyên. Ví như chư vị nói, đời trước người này thiếu nợ người kia, đã từng làm việc xấu gì đó, đời sau hai người này còn phải gặp lại nhau, người này phải trả lại thứ mà anh ta đã nợ, đây là một loại duyên oan oán; còn nếu trong đời trước chư vị đối xử với anh ta rất tốt, anh ta phát thệ đời sau tôi có làm trâu làm ngựa cũng phải báo đáp anh, được thôi, đời sau chư vị có thể đi làm trâu làm ngựa, cũng có thể làm vợ của anh ta, hoặc làm chồng của cô ta, hoặc là người giúp đỡ người đó, đây là một loại duyên khác, gọi là thiện duyên. Thế còn duyên kết với Đại Pháp, rất có khả năng là một loại duyên cao thượng hơn, cũng có lẽ là trong người thường chúng ta đã từng là thân bằng hảo hữu, những điều này đều có thể thúc đẩy thành duyên phận, trong tương lai khiến cái duyên được kết, chính là một loại tình huống như vậy. Nhưng mà tôi hy vọng chư vị đừng có phá hoại Đại Pháp, như thế sẽ kết thành một loại nhân duyên [xấu] ác nhất, vĩnh viễn cũng không hoàn trả hết, vĩnh viễn đều phải hoàn trả.

Đệ tử: Con vượt những quan lớn tương đối tốt, nhưng con lại sợ hãi với những con động vật nhỏ, [chẳng hạn như] con mèo, con chó, thậm chí cả bướm và muỗi.

Sư phụ: Thế thì có chút nhút nhát. Nhút nhát, kỳ thực nó là một loại chấp trước, loại chấp trước này là do quan niệm hình thành. Ví dụ, khi còn nhỏ chư vị rất không thích côn trùng, không thích những thứ này, thậm chí chư vị nhìn thấy nó là cảm thấy bẩn thỉu. Thế thì sau khi loại quan niệm này từ từ hình thành, đến cuối cùng [chư vị] đến sờ cũng không muốn sờ, chạm cũng không muốn chạm, không dám để chúng lại gần, dần dần [chư vị] có thể sẽ trở nên càng ngày càng sợ. Cái này là do một loại quan niệm hình thành hậu thiên của con người tạo thành, kỳ thực nó biểu hiện ra một loại chấp trước. Mà loại chấp trước này lại khác với những chấp trước khác, [mà] có một tư tưởng ý thức rõ ràng mong muốn như thế này như thế kia, [đây] chính là biểu hiện một loại của quan niệm hình thành hậu thiên.

Đệ tử: Trong giấc mộng con luôn cứu người, con ngộ rằng: phải hồng Pháp để nhiều người hơn nữa đắc Pháp.

Sư phụ: Chính như loại duyên mà tôi vừa giảng, [nó] có thể có quan hệ với duyên mà sinh mệnh của bản thân chư vị đã kết trong các không gian khác nhau. Tuy nhiên, nó không có quan hệ trực tiếp với sự tu luyện đề cao của chư vị. Chư vị cứ nắm vững Đại Pháp mà tu, bất luận chư vị gặp phải điều gì, nhìn thấy gì, mơ thấy gì, chư vị [hãy] cứ kiên định vào Đại Pháp, tất cả những điều kia chẳng qua chỉ là một trạng thái biểu hiện ra trong khi chư vị tu luyện, cũng giống như có người thần thông đại hiển, anh ta ngay cả động cũng không muốn động, chạm cũng không muốn chạm, dùng một chút cũng không muốn dùng, anh ta cảm thấy rằng anh ta không có cái tâm đó.

Đệ tử: Các Phật, Đạo và Thần ở các tầng thứ khác nhau có phải là dựa theo biến hoá của thiên tượng nhất định mà hành sự không?

Sư phụ: Ý nguyện của các vị Thần rất cao rất lớn chính là thiên tượng, hành vi của chúng Thần cũng là những thể hiện cụ thể của thiên tượng, chúng thần cũng đều duy hộ thiên ý. Hết thảy sự việc xuất hiện trong xã hội người thường đều không phải là ngẫu nhiên. Bất kể là con người chấp trước như thế nào, con người muốn làm cái gì, họ đã suy tính vô cùng tốt đẹp thế nào, họ vẫn không thực hiện được. Chẳng hạn mỗi một dân tộc, một quốc gia, thậm chí là tổng thống có thể đều suy tính hết sức tốt, nhưng thông thường đều là lực bất tòng tâm. [Với] con người bất kể là chư vị suy tính thế nào, chư vị mong muốn như thế nào, hoặc chư vị sợ cái gì, thì cái đáng có nhất định sẽ có, cái không đáng có thì sẽ không có. Tôi thấy hết thảy mọi thứ đều đã được định trước rồi, con người chỉ bất quá là đang thực hiện nghĩa vụ của mình thuận theo điều đã được định trước. Thế nhưng, ở đây còn tồn tại một vấn đề: Chẳng phải đã định trước rồi, vậy thì chúng ta cứ thế này mà làm là được rồi? Con người vẫn chỉ là con người, bởi vì con người ở trong mê, cho nên họ sẽ không tin. Cho nên họ sẽ vẫn cứ đi phấn đấu, đi tranh giành như trước, muốn làm gì thì làm nấy, vậy thì theo đó họ sẽ tạo nghiệp.

Ai có thể nói rằng người nào đó vĩnh viễn cả đời làm quan, thậm chí đến âm gian vẫn còn có thể làm quan ư? Thế thì, có rất nhiều người họ sẽ sử dụng quyền lực trong tay để làm rất nhiều điều tốt trong những năm còn sống. Bởi vì sự tồn tại của sinh mệnh không phải vì để làm người, sinh mệnh của chư vị cũng sẽ không bởi vì thân thể con người chết đi thì chư vị sẽ chết đi, cho nên sinh mệnh của chư vị sẽ còn tiếp tục [kéo dài]. Thế thì những người tương đối sáng suốt, những người thật sự trí tuệ, họ sẽ lợi dụng điều kiện thuận lợi vì tương lai mà sáng tạo ra những hoàn cảnh sinh mệnh tốt hơn nữa, nói cách khác họ sẽ làm rất nhiều điều tốt; vậy thì cũng có người họ sẽ lợi dụng quyền lực trong tay làm điều xấu. Đây là điều duy nhất con người có thể làm. Chính là khi có một sự việc gì xảy ra, ở trong sự việc này chư vị làm gì, làm tốt [hay] xấu, thì ấy là vấn đề của bản thân chư vị, nhưng mà sự việc này vẫn phải có. Cho nên con người tại sự việc đó là đóng những vai khác nhau.

Đệ tử: Hàm nghĩa của tu bổ là hướng nội tìm, thành trụ hoại tự động tu bổ phải không?

Sư phụ: Thành, trụ, hoại và tu bổ không có quan hệ với tu luyện cá nhân của chư vị. Tu luyện chính là đi tìm ở chính mình, tìm chính mình xem chỗ nào thiếu sót, chỗ nào có tâm chấp trước, chỗ nào có tồn tại tư tưởng bất hảo, chư vị làm thế nào để tốt hơn nữa, đem tư tưởng bất hảo bỏ đi, đó là hướng nội tu. Còn nói về thành trụ hoại đó là quy luật trong vũ trụ, không còn tốt nữa tu bổ như thế nào ấy là việc của Pháp, với tu luyện cá nhân là hai chuyện khác nhau.

Đệ tử: Sau khi tu thành không biết được lý của những tầng thứ cao hơn, liệu có thể phạm sai lầm mà rớt xuống không?

Sư phụ: Mọi người đều cười rồi. Đó nghĩa là hiện giờ chư vị vẫn dùng tư tưởng của con người để xét sự tình của Thần, thì vĩnh viễn cũng nghĩ không thông, không cách nào nghĩ được. Sau khi người ta viên mãn rồi tư tưởng của họ hoàn toàn là tư tưởng của Thần, không có tư tưởng của con người, xuất phát điểm khi suy xét vấn đề, suy nghĩ vấn đề, cho đến phương thức tư duy của họ là hoàn toàn khác với con người. Hơn nữa hoàn cảnh và cảnh giới cũng khác rồi, hoàn toàn là chuyện khác. Cũng không tồn tại [việc] không minh bạch cái lý kia, không minh bạch cái lý kia thì chư vị không thể đến được tầng thứ đó. Vì sao lại như vậy? Mọi người biết rằng [khi] chư vị tu luyện, vì sao bảo chư vị đọc Pháp cho nhiều, đọc sách cho nhiều, chính là chư vị đạt đến tầng thứ nào, chư vị phải biết được lý của tầng thứ đó, biết được Pháp của tầng thứ đó, cho nên chư vị mới có thể ở tại tầng thứ đó. Thế nhưng vì thân người của chư vị lại đang tu luyện, mà trên thân người của chư vị tất nhiên có tồn tại những tư tưởng của con người, lại không thể để tư tưởng của con người biết được nhiều Pháp lý đến như vậy, cho nên nhận thức đối với Pháp trong tu luyện lại không thể để phía con người được biết quá nhiều.

Trong “Chuyển Pháp Luân”, tôi cũng là giảng cho chư vị một cách khái quát, để khải ngộ cái ‘chân giác’ của chư vị. Mà Pháp chân chính kia nếu để cho con người biết được thì làm sao có thể được chứ? Cho nên chư vị trong quá trình tu luyện, chỉ có thể cảm thụ rằng: Ồ! Đột nhiên minh bạch ra một trạng thái, hoặc minh bạch ra một đạo lý, nhưng thông thường chư vị dùng ngôn ngữ của con người thì không thể nói được rõ ràng. Một khi chư vị giảng ra, thì không còn là chuyện đó nữa. Nhưng khi chư vị minh bạch được đạo lý đó, thì xác thực là đã ở trên tầng thứ đó rồi, chỉ là cho chư vị minh bạch được Pháp lý một cách khái quát, chỉ một chút xíu vô cùng giản lược như vậy. Những lý cụ thể, hồng đại đó [nếu] ngay lập tức để cho một người hoàn toàn minh bạch, vậy phía con người này chẳng phải đã ở tại cảnh giới của Phật rồi sao, làm sao có thể như vậy được?! Là không được. Bởi vì chư vị vẫn còn đang tu luyện, còn có tâm người thường, còn cần phải bỏ, vì thế không thể để con người biết được. Chư vị chỉ có thể biết được bấy nhiêu đó thôi, nhưng mà đó chính là một hình thức biểu hiện đề cao của chư vị. Cho nên, tu luyện cao bao nhiêu, thì tất nhiên sẽ biết được lý cao bấy nhiêu. Vào thời khắc mà bộ phận tu tốt của chư vị được cách khai ra, thì nó đã minh bạch được tất cả Pháp lý của tầng thứ đó rồi.

Đệ tử: Khi sóng lớn cuốn cát đi và [khi] vượt đại quan, đại nạn, sẽ có người bị tụt lại, rời bỏ [tu luyện]. Vào lúc đó, [chúng con] có nên giúp họ vượt qua, hay để họ tự vượt qua?

Sư phụ: Tu luyện là giống như sóng lớn cuốn cát đi, [ai] không kiên trì được có thể bị sàng lọc đi. Còn lại là phát quang lấp lánh tuy rằng không nhiều như thế, nhưng đó là vàng ròng, thật sự có thể viên mãn. Tu luyện chính là nghiêm túc, cho nên trong khi vượt quan, trên biểu hiện của [khó] nạn, vào thời khắc then chốt, ấy chính là tuyệt đối không thể hàm hồ. Xem chư vị bước ra được bước ấy như thế nào, nhận thức như thế nào, [là] cực kỳ quan trọng. Thấy được rồi nếu [chư vị] có thể giúp thì cứ giúp, có thể bảo cho họ, để họ tỉnh ngộ. Tất nhiên, trong tu luyện đã định xong việc [một người] mỗi một quan đi như thế nào, mỗi một nạn vượt qua như thế nào, mỗi một cái tâm bỏ đi như thế nào, một khi chúng ta mất đi cơ hội đó, thì thông thường rất khó lại tìm lại được. Đặc biệt là ở vấn đề then chốt, [là quyết định] chư vị có thể viên mãn không, ở vấn đề trọng đại, nếu có người không vượt qua được, vậy thì chư vị có thể thực sự đã mất đi cơ duyên như thế. Có lẽ vẫn có cơ hội, tôi chỉ có thể giảng là có lẽ. Nhưng đó là nhờ học Pháp vô cùng thấu đáo, gây dựng cơ sở vững vàng mới có thể giúp người ta qua được một quan đó, đó không phải là điều mà chư vị dùng tư tưởng gì đó để chuẩn bị, hay chư vị mong muốn làm như thế nào là vượt qua được đâu.

Đệ tử: [Con] cứ nhìn thấy Ngài hoặc xem [băng hình] giảng Pháp của Ngài là con đều rơi lệ, nhưng mà có người thấy con rất kỳ lạ, con giải thích với họ thế nào?

Sư phụ: Không cần phải giải thích, bởi vì tu luyện của chư vị không cần cho người khác xem. Trong trạng thái tu luyện, tự mình đang tu luyện chính mình, tự mình đang đề cao. Kỳ thực kiểu rơi lệ này, chúng ta có rất nhiều người đều đã từng trải qua quá trình như vậy, đại đa số chúng ta đều từng có quá trình như vậy. Cho nên không chỉ mình chư vị xuất hiện loại tình huống này. Có những người đời đời kiếp kiếp chính là chờ đợi ngày hôm nay đắc Pháp, thật sự đã chịu rất nhiều khổ, nếm đủ mọi gian khổ, cuối cùng đã tìm được Pháp này. Mọi người thử nghĩ xem đó là tâm tình gì! Con người ấy, họ có phía mặt minh bạch, và cũng có phía mặt không minh bạch. Phía bề mặt nhất này của con người là mê, là không minh bạch, nhưng mà phía mặt tồn tại trong không gian khác kia lại vô cùng minh bạch. Cho nên mỗi cá nhân làm việc tốt [hay] làm việc xấu, sự đánh giá nghiệp báo đối với chư vị là tuyệt đối công chính. Chư vị nói rằng tôi không biết, [nhưng] chỉ là trên bề mặt chư vị không biết, bởi vì chư vị đã rớt vào nơi ‘không biết’, cho nên chư vị mới không biết, nhưng mà vẫn còn có mặt mà có thể biết đấy.

Đệ tử: Có người nhiệt tình hồng Pháp, có người lại không, việc đó liên quan đến nguyên nhân gì?

Sư phụ: Có những người, họ chính là không có nhiệt tâm làm việc này, nhưng cũng không phải là họ không thể tu, thậm chí có thể [họ] tu luyện được rất tốt, chỉ là họ không có cái nhiệt tình đi làm, người như thế cũng có rất nhiều.

Vậy thì có người chính là có nhiệt tình, chính là muốn đi làm điều tốt cho người khác, những người như vậy cũng không phải là thiểu số. Việc đó không có quan hệ gì với việc chư vị tu luyện, có thể tu luyện hay không hoặc có thể viên mãn hay không. Nhưng mà tôi nghĩ, bởi vì người tu luyện làm các việc đều phải nghĩ cho người khác mà, cho nên thông thường khi mọi người đắc được một thứ tốt nhất thì đều muốn đem Nó nói với người khác để nhiều người hơn nữa được đắc độ, thông thường đều là như vậy. Nhưng mà, cũng có thể là thực hiện lời hứa gì đó của bản thân, hoặc là đang tìm những người bạn bè thân quyến có duyên ở những đời trước của mình để họ đắc Pháp.

Đệ tử: Liệu những người không tin vào Pháp một ngày trong tương lai sẽ nhận ra rằng mình đã bỏ lỡ cơ hội lần này không?

Sư phụ: [Họ] cũng có thể có cơ hội đó, cũng có thể không có cơ hội đó. Bởi vì lịch sử xưa nay là không xem trọng những người bị đào thải kia sẽ ra sao. Nhưng những người không học tốt, tức là họ học không đủ tinh tấn, nếu mà về sau họ lại tinh tấn lên, những người này sẽ biết hối hận, sẽ có cơ hội để hối hận.

Đệ tử: Điều con đã chờ đợi qua rất nhiều năm chính là Đại Pháp, trong lòng không khỏi tự hỏi: “Tại sao con lại được an bài đắc Pháp muộn thế này?”

Sư phụ: Cũng có thể là xem xét toàn diện một người mà quyết định, cũng có thể có nguyên nhân nào đó khác. Bởi vì khi truyền Pháp này là không hề tuyên truyền qua kênh thông tin nào, [hay] công cụ dư luận nào. Tôi nhất mực không đi con đường đó, chưa hề làm thế. Bởi vì tôi đã thấy rồi, có rất nhiều những thứ giả, thứ tà đang tự khoe khoang trên quảng cáo, như thế những thứ thật người ta cũng sẽ chẳng đoái hoài gì, cho rằng các vị là đang lừa người, như vậy đối với Pháp mà nói là cực kỳ không nghiêm túc, giống như khoe khoang làm quảng cáo vậy, vì thế chúng ta cứ nhất mực không đi con đường đó, để gắng hết mức bảo trì tính nghiêm túc của Đại Pháp. Cũng có thể có người do vậy mà đắc [Pháp] muộn, dù sao đi nữa chư vị cũng đắc [Pháp] rồi, vậy cũng không nên nghĩ nhiều nữa, buông tâm xuống mà tu thôi.

Quá khứ cổ nhân có câu: “Triêu văn Đạo, tịch khả tử”. Pháp đã đắc rồi còn sợ gì nữa, chỉ là vấn đề xem chư vị tu như thế nào. Kỳ thực vẫn còn rất nhiều người hữu duyên còn chưa đắc Pháp đấy! Khi mà những công cụ dư luận không chịu trách nhiệm, không liễu giải chúng ta kia tiến hành bôi nhọ chúng ta, những người đó rất có thể vì vậy mà mất đi cơ duyên, đó là đáng tiếc nhất! Mà xã hội nhân loại ngày nay đã bại hoại đến mức độ này rồi, những phóng viên kia sẽ căn cứ vào quan niệm và tưởng tượng của họ mà tùy ý bình luận và phát huy, họ không thật sự đi tìm hiểu chư vị, họ cho rằng những thứ mà họ học được, nhận thức được lúc hậu thiên là chân lý, nên họ dám làm như vậy. Hiện giờ thật sự có rất nhiều người có duyên phận thậm chí có duyên phận rất lớn, vẫn chưa đắc được Pháp.

Đệ tử: Trước khi học Đại Pháp, con là một người đồng tính, về vấn đề về ma sắc con chưa nhìn được thấu đáo, con không biết làm thế nào mới có thể giải quyết vấn đề này?

Sư phụ: Tôi là nghĩ thế này, nếu vì để giải quyết vấn đề này mà mới học Đại Pháp, vậy thì có thể sẽ không được giải quyết. Bởi vì Pháp là nghiêm túc, là để cho người ta viên mãn, không phải là tuỳ tiện giải quyết vấn đề người thường nào đó cho một người thường mà truyền. Nhưng nói ngược lại, chư vị nói tôi là thật sự kiên định tu Đại Pháp, từ nay trở đi, làm bất cứ việc gì đều có thể dùng tiêu chuẩn của người tu luyện, tiêu chuẩn của người luyện công chân chính mà yêu cầu bản thân, tu luyện một cách đường đường chính chính, [thì] tôi nghĩ, cái quan này sẽ lập tức qua được ngay. (Vỗ tay) Kỳ thực, khi chúng ta có rất nhiều người không vượt quan được, đều là vì chư vị cứ lôi thôi không vứt bỏ những thứ cỏn con của con người, mới khiến cho cái quan này cứ kéo dài. Nếu chư vị có thể thực sự quyết đoạn tuyệt chấp trước, đi con đường mà [chư vị] muốn đi, mọi thứ đều sẽ thay đổi. Đặc biệt là những chuyện can nhiễu chư vị học Pháp, rất nhanh sẽ thay đổi.

Đệ tử: Việc các đệ tử biểu đạt kính ý với Thầy, dường như những thứ hình thức hóa và nhân tình hóa hơi nhiều.

Sư phụ: Điều này tôi cũng thấy rồi. Nhưng mà, mọi người trước đây cũng đã hỏi tôi về những chuyện này, và tôi cũng đã trả lời cho mọi người rồi. Tôi không chú trọng hình thức, nhưng cũng như Pháp hội như thế này của chúng ta hôm nay, hoặc là mọi người luyện công tập thể, nếu chư vị không có hình thức như thế này, thì chư vị sẽ không có được cái trường tường hoà được sinh ra khi những người tu luyện ở cùng một chỗ, [sẽ không có] một hoàn cảnh như thế này nơi mà thảo luận giữa những người tu luyện đều là nhận thức cao thượng. Mà những gì được bàn luận giữa người với người trong xã hội người thường đều là những chuyện về lợi ích cá nhân. Hàng mấy nghìn năm qua, người ta vẫn cứ đàm luận mãi về cùng một vấn đề, chỉ bất quá là thêm vào những danh từ hiện đại hóa mà thôi. [Nếu] không có một hoàn cảnh mà một người tu luyện có được như thế này, đối với sự tu luyện của chư vị, đối với sự viên mãn và tinh tấn của chư vị sẽ tạo thành khó khăn rất lớn. Giống như hôm nay có một học viên phát biểu vậy, anh ta cảm thấy bản thân hai tháng tự học ở nhà ngay cả học rất tốt, bởi vì anh ta cảm thấy mình cũng khá thông minh. Nhưng anh ta phát hiện rằng bước vào trong hoàn cảnh này, anh ta liền cảm thấy không phải chuyện như vậy. Bởi vì có hoàn cảnh này rồi, mọi người có thể thúc đẩy, đề cao lẫn nhau, như vậy tốt vô cùng! [Trong] nhân gian tìm không ra một miền tịnh thổ. Chư vị đến những nơi tôn giáo, hiện giờ điều họ nói tới toàn là tiền và chính trị, thậm chí cả những thứ sắc tình cũng tiến vào trong tôn giáo rồi. Duy chỉ có tại nơi Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đây, mới là miền tịnh thổ tuyệt đối kiền tịnh. (Vỗ tay)

Có một số phóng viên không hiểu, tại sao lại có trên 100 triệu người học công này nhỉ? Lời tôi vừa giảng chính là câu trả lời cho các vị. Đây là một miền tịnh thổ còn sót lại duy nhất trong nhân gian. Nơi này có thể khiến con người thật sự [trở nên] đạo đức cao thượng, có thể khiến con người trở nên tốt, có thể khiến con người đã trở nên vô cùng bất hảo một lần mới quay trở về trạng thái tốt nhất. Ngoài Đại Pháp ra, xin hỏi hiện nay liệu có nơi nào có thể làm được điểm này? Ở đây chúng tôi có thể làm được, cho nên mới có nhiều người đến như vậy tới [học].

Đệ tử: Con có cần phải tháo một thiết bị mạch máu nhân tạo đã được đặt vào trong cơ thể con trước đây trong quá trình hoá liệu không?

Sư phụ: Chư vị trước đây đã làm phẫu thuật gì, đã làm những gì chư vị đều không cần quản nữa. Chỉ cần chư vị làm một người tu luyện chân chính, thì khả năng gì cũng đều có thể phát sinh. Chúng ta trước đây có một người tu luyện, trong chân của anh ta có gắn đinh thép, miếng thép, đã bị thay xương, thậm chí đã thay một số bộ phận khác, sau này anh ta phát hiện rằng [chúng] đã không cánh mà bay, còn thân thể anh ta lại không hề hấn gì. (Vỗ tay) Tuy nhiên, trở lại mà giảng, tôi không phải làm những sự tình này cho người thường mà tới, tôi là vì để người tu luyện có thể viên mãn mới làm. Ôm giữ bất kỳ tâm hữu cầu nào đều sẽ không đắc được.

Đệ tử: Từ khi học Pháp Luân Đại Pháp, dòng năng lượng bên trong thân thể con trở nên càng ngày càng mạnh, hiện giờ con có thể dùng lực từ [trường] để hút đồ vật, đồng thời con rất cần ở dưới ánh sáng mặt trời để đắc được năng lượng.

Sư phụ: Tôi nói với chư vị, lúc đầu nó là một chuyện tốt, sau đó, chư vị bắt đầu chấp trước vào chuyện này, chư vị đã sản sinh tâm chấp trước. Chư vị cảm thấy đã có công năng như vậy rồi, cảm thấy rất tốt, chư vị chấp trước vào cái công năng này. Mà mục đích của tu luyện, bản thân việc viên mãn, đối với chư vị mà nói, đã trở thành không còn quan trọng so với việc chư vị có được cái công năng này. Cho nên, nó sẽ mất đi tác dụng của nó, thậm chí mất đi cái công năng này. Chư vị cảm thấy chư vị dường như thu thập được một chút ánh sáng mặt trời, thu thập được một chút năng lượng khác để bổ sung cho chư vị. Nhưng mà, chư vị sẽ phát hiện rằng nó sẽ càng ngày càng yếu, mà loại bổ sung đó dường như quá nhỏ.

Trong “Chuyển Pháp Luân”, “Hồng Ngâm” tôi đã giảng cho mọi người một cách minh xác rằng “Công năng bản tiểu thuật”, nó chỉ là sản phẩm phụ trong tu luyện, nhất thiết không được coi nó là mục đích tu luyện, nếu thế chư vị vĩnh viễn cũng không viên mãn được. Hình thành chấp trước đối với sự việc này, tạo ra một bức tường chặn đứng con đường viên mãn của chính mình, chư vị sẽ không vượt qua được. Phải buông bỏ tất cả chấp trước của tâm người thường, chư vị mới có thể vượt qua, hướng về viên mãn. Với những người trong chư vị ngồi đây, tôi chỉ cần động thủ một chút cho họ, họ sẽ thần thông đại hiển. Nhưng tôi không thể, bởi vì tôi phải khiến họ viên mãn. Như vậy trong [quá trình] tu luyện của chư vị, công năng tự nhiên xuất hiện, thì tốt nhất là không xem trọng nó, đừng coi trọng nó, đừng để nó trong tâm, có thì là có thôi, không thành vấn đề. So sánh với Phật, Thần, chúng có thể được tính là gì đây? Đó không phải là mục đích mà chư vị theo đuổi. Mục tiêu mà chư vị theo đuổi là cao hơn lớn hơn nhiều, mãi cho đến viên mãn, khi đó là thần thông quảng đại không gì không thể. Có lẽ [nếu] chư vị thật sự có thể kiên định, làm theo như những gì mà tôi giảng đây, công năng này của chư vị có khi lại trở nên càng ngày càng mạnh, vì tất cả công năng trong [quá trình] tu luyện đều sẽ được năng lượng không ngừng gia cường. Tôi nghĩ chư vị đã nghe rõ loại quan hệ giữa chính phản này.

Đệ tử: Chúng ta trong quá trình tu luyện, khi chưa đạt đến cảnh giới bản nguyên cao nhường ấy, liệu vật chất bản nguyên có thể được cải biến không?

Sư phụ: Kỳ thực chư vị chưa học Pháp kỹ lưỡng. Tôi đã giảng như thế này: từ sinh mệnh chư vị và từ vi quan nhất tạo nên sinh mệnh chư vị mà bắt đầu cải biến chư vị. Vậy cái vi quan nhất đó của sinh mệnh chư vị ở đâu? Tôi không có giảng cho chư vị, có lẽ là cực kỳ vi quan, có lẽ là không được cực kỳ vi quan đến thế. Lời này [có] nguyên ý là như vậy, phần bề mặt nhất của chư vị còn chưa đạt đến cảnh giới bản nguyên cao như thế, không phải là chư vị đều chưa đạt đến cảnh giới bản nguyên đó, đó là tôi để chư vị tu đảo ngược lại.

Chư vị biết rằng, quá khứ tại địa phương Trung Quốc này, hễ nói về chuyện tu luyện, người ở rất nhiều vùng đều có thể hiểu rõ. Thường thường khi một người tu luyện, là từ trên bề mặt mà bắt đầu biến hóa. Từ thân thể do tầng lạp tử phân tử này tạo thành bắt đầu biến hoá, sau đó là tầng lạp tử thứ hai từ phân tử ngược trở xuống biến hóa, không ngừng hướng đến các lạp tử vi quan mà biến hóa, không ngừng biến hóa tiếp tục như vậy, con đường tu luyện của họ là đi như vậy. Cho nên, một khi tu luyện, nội trong một thời gian rất ngắn, họ có thể đại hiển thần thông, trên bề mặt đã hoàn toàn biến hoá thành một dạng khác rồi. Nhưng mà, mọi người thử nghĩ xem: Pháp này mà hôm nay tôi truyền, là truyền trong xã hội người thường, cần phải khiến người tu luyện ở trong xã hội người thường không can nhiễu đến xã hội người thường, đồng thời xã hội người thường lại có thể cấp cho chư vị một hoàn cảnh tu luyện, chúng ta cũng không thể phá hoại hoàn cảnh xã hội người thường này. Cho nên chư vị biểu hiện ra giống hệt như người thường, chư vị cần phải có công việc, chư vị cần phải có việc cần làm trong xã hội. Người trong xã hội người thường sẽ cấp cho chư vị cơ hội tu luyện, sẽ tạo phiền phức, thống khổ cho chư vị, thông qua đó chư vị sẽ đạt được đề cao, tiêu nghiệp. Vượt qua mỗi một quan thật tốt, chư vị sẽ đạt được thăng hoa. Do vậy, hoàn cảnh của chúng ta là không thể phá hoại.

Chúng ta không được phá hoại cái hoàn cảnh này, như vậy mới có thể khiến mọi người tu luyện ở đây. Vậy thì chư vị phải có một pháp tu phù hợp với loại hoàn cảnh này để tu, khiến cho biến hóa trên bề mặt của chư vị ít hơn so với biến hóa ở vi quan. Trước đây là cải biến người ta từ bề mặt, hôm nay tôi sẽ cải biến chư vị từ vi quan nhất của sinh mệnh chư vị. Nhưng mà, tôi nói với chư vị rằng, quá khứ là không có ai làm như vậy. Bởi vì con người hôm nay, có những người tới từ những tầng rất cao, thậm chí người [có ý định] độ chư vị họ cũng không có tầng thứ cao đến thế, làm sao họ có thể cải biến bản nguyên của chư vị đây? Điều tôi vừa giảng, mọi người có lẽ nghe hiểu rồi. Chính là, không ai trong quá khứ làm sự việc như vậy, [nhưng] hôm nay tôi là làm như vậy. Nhưng cái ‘chư vị’ ở bản nguyên đó, đó mới thực sự là chư vị. Bởi vì niệm đầu của chư vị, tư tưởng của chư vị, động cơ mà chư vị muốn làm gì [đều] bắt nguồn tại chỗ đó, đó mới là chư vị thật sự. Mà những ngôn ngữ, hình thức tư duy mà biểu đạt trong người thường, chẳng qua chỉ là [qua] từng tầng từng tầng truyền đến nơi này, [khi] nó đã đi qua các tầng thứ khác nhau, những quan niệm của những tầng thứ khác nhau những cảnh giới khác nhau được thêm vào trong đó, cuối cùng tới chỗ con người đây biểu hiện ra [thành] ngôn ngữ, tư duy, hành vi.

Vậy ở vi quan nhất mới là chư vị thật sự, tôi bắt đầu cải biến chư vị từ tận vi quan nhất. Tuy nhiên cũng không thể nói rằng trên bề mặt không thay đổi chút nào, chư vị dù sao cũng là một người tu luyện, so với người thường là có chỗ khác biệt. Vì thế tôi phải đem những thứ ảnh hưởng chư vị tu luyện, tuyệt đại bộ phận những thứ bất hảo đó gỡ xuống, thậm chí cả bệnh tật mà ảnh hưởng chư vị tu luyện đều phải loại bỏ. Có người nói: Pháp Luân Công [thật] thần kỳ, hễ tu luyện, bệnh chẳng còn. Đúng, một người tu luyện chân chính hễ bước vào là cải biến, hễ bước vào là bệnh tật được loại bỏ. [Nếu] nói tôi là vì trị bệnh mà đến, thế thì không bỏ đi được. Bởi vì tôi không phải tới để làm những điều đó cho người thường, tôi là vì để những người tu luyện của tôi có thể viên mãn mà làm.

Đệ tử: Năng lượng của ái tình có thể chuyển hoá thành năng lượng tinh thần không?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, cái đó không có năng lượng, nó chỉ là tình và nhiệt lượng của con người. Khi chư vị quá chấp trước vào tình, cộng thêm bản năng của thân thể con người có thể sản sinh ra một loại hưng phấn. Nhưng loại hưng phấn này, những người làm y học chúng ta biết rằng, khi muốn đạt đến sự hưng phấn đó, phải cần đến một loại vật chất, gọi là nhiệt lượng. Nhiệt lượng tiêu hao hết rồi thì suy kiệt, mệt mỏi. Chư vị thấy có một số người trẻ tuổi, cảm thấy có sức lực đến mức không có chỗ sử dụng, đi bộ cứ muốn nhún nhảy, họ chính là [có] nhiệt lượng lớn. Vì thế nó không phải là năng lượng, nhất thiết đừng coi nó là năng lượng.

Đệ tử: Khi chúng ta hoà tan vào chân lý của vũ trụ, sẽ dựa vào hình thức như thế nào để tồn tại?

Sư phụ: Tôi chưa bao giờ giảng cho chư vị lời nào như thế. Có thể là chư vị biết được một số thứ từ trong các môn khí công khác, đặc biệt là trong khí công Đạo gia. Trong mọi nơi mọi chuyện, thậm chí mỗi một niệm đều có thể bảo trì nhất trí với yêu cầu của Pháp, thì đó chính là sinh mệnh sau viên mãn. Có rất nhiều người giảng, rằng Phật không có hình tượng, đó chính là lý luận trong Thiền tông của Phật giáo Trung Quốc, không có Phật, không có [hình] tượng. Vậy nên bản thân Đạt Ma giảng rằng, chỉ có Pháp sáu đời có thể truyền, sau đó thì không còn gì có thể giảng nữa. Vào thời Trung Quốc cổ đại, mãi cho đến trước Đại Cách mạng Văn hóa, Phật giáo đều cho rằng Thiền tông là ‘dùi sừng bò’, vào thời đó trong giới tôn giáo vẫn luôn tranh luận với Thiền tông. Kỳ thực Thiền tông đến đời nhà Tống trở về sau, cũng tức là ở Trung Quốc từ hơn 1.000 năm trước nó đã không còn tồn tại nữa. Nhưng mà người đời sau luôn cảm thấy rằng cái đạo lý mà Đạt Ma giảng ấy rất gần gũi với triết học của người thường, cho nên một số người liền xem nó như là triết học, dường như là triết học tối cao. Có người điên điên cuồng cuồng, cảm thấy quả đúng là đã ngộ được cái gốc của triết lý. Kỳ thực, nó là nhận thức rất thấp, chính bởi vì nó là thấp nên người thường mới dễ dàng tiếp thu.

Phật là có hình tượng, mà cấu thành thân thể của Ông là do những lạp tử vi quan hơn tổ thành, cũng là do vật chất cấu thành, cho nên mắt con người không nhìn thấy. Nhưng mà, không nhìn thấy cũng không nhất định là không tồn tại. Con người chỉ có thể nhìn thấy ánh sáng khả kiến, trong toàn bộ quang phổ mà nói, những gì con người có thể nhìn thấy thì hầu như quá nhỏ. Mà tất cả những gì con người nhìn thấy đều là ánh sáng chiếu xạ cho chư vị nhìn thấy, những gì mà ánh sáng khả kiến này không chiếu đến, thì chư vị không nhìn thấy, chư vị có thể nói là nó không tồn tại chăng? Hiện tại, ở Mỹ có rất nhiều kính thiên văn viễn vọng lớn, chúng phát hiện có rất nhiều thiên thể, chỉ có thể dùng ánh sáng ngoài vùng ánh sáng khả kiến mới có thể nhìn thấy, ví như tia X-quang, tia gamma, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, thậm chí [chỉ] dưới trạng thái này, chư vị mới có thể quan sát được [chúng], vậy chư vị có thể nói là chúng không tồn tại chăng? Nếu trước khi phát minh ra kính viễn vọng này, nếu chư vị nói là chúng có tồn tại, liệu những người cố chấp có nói chư vị là mê tín không? Vậy thì cũng giống như những gì chúng ta giảng hôm nay, [rằng] đã nhìn thấy thế giới của Phật, có thể nhìn thấy Phật, có người sẽ không tin. Bởi vì con mắt của chư vị là do phân tử tổ thành, chứ không phải do nguyên tử tổ thành, cho nên chư vị không thể nhìn thấy bất kỳ thứ gì được tổ thành bởi tầng lạp tử nguyên tử. Mà thân thể của Phật là do nguyên tử tổ thành, làm sao chư vị có thể nhìn thấy được? Đó là để nói rằng, họ không nằm trong phạm vi của vùng quang phổ khả kiến của chư vị.

Đệ tử: Có phải sinh mệnh trên Trái Đất đều sẽ kết thúc? Hay là có một chuyển biến vào một thời điểm thích hợp?

Sư phụ: Vấn đề này là vấn đề mà tôi không giảng, tôi ở đây là không giảng. [Cho dù] có hay không có, chủ trương của tôi là mọi người chúng ta đều không quản nó. Vì sao vậy? Mọi người hãy nghĩ xem, hết thảy trong vũ trụ đều không phải tồn tại ngẫu nhiên, chỉ là con người không tin có sự tồn tại của Thần, nhưng họ có mặt ở khắp mọi nơi {vô xứ bất tại}, trải khắp hết thảy trong vũ trụ. Con người cái gì cũng dám làm, đạo đức của con người đã bại hoại đến cực điểm rồi. Mọi người hãy nghĩ xem, con người ngày nay muốn gì làm nấy, tùy ý tùy tiện giết người, có súng là dám sát nhân, tư tưởng quan niệm của họ không còn bị cản trở gì nữa. Sự bại hoại đạo đức của con người, khiến người ta dám làm bất cứ chuyện gì. Rất nhiều người đều nói rằng [vì] nhân loại đều đã bại hoại đến mức độ này, tai họa xuất hiện ở các khu vực nhiều như vậy, con người càng bất hảo, thì tai họa càng nhiều.

Nhưng ngược lại mà giảng, hôm nay chúng ta có 100 triệu người đang học Đại Pháp. Bất kể có bao nhiêu người có thể viên mãn, thì những người này ít nhất cũng đã trở thành người tốt. Nếu mọi sự đều kết thúc, những người tốt này phải làm sao? Đặc biệt là hôm nay mọi người có thể tu luyện, kiên định tu Đại Pháp, những người tốt đường đường chính chính này thì phải làm sao? Vậy nên tôi nói với mọi người rằng, chỉ cần chư vị còn tu luyện, [về] căn bản chư vị không cần phải đi lo nghĩ về những vấn đề khác nữa, lo lắng liệu có hay không có, nếu có nạn, thì cũng không phải việc của chư vị. (Vỗ tay). Nhưng người xấu thì chạy không thoát đâu.

Đệ tử: Sư phụ nói rằng: có một loại người, những thứ bản thân họ mang theo và lực nhẫn nại của họ kết hợp lại là cố định, loại người này tu không cao.

Sư phụ: Con người trong xã hội nhân loại hôm nay, đến từ tầng thứ nào cũng có. Cũng có [người] đến từ tầng thứ thấp, cho nên, người như vậy có lẽ sẽ không thể tu được thật cao, nhưng vượt ra ngoài Tam Giới và viên mãn thì không thành vấn đề, nhưng mà [có thể] tu cao tu không cao. Nếu một người tu trong Pháp, đắc được Pháp rồi, đó cũng không phải chuyện đơn giản. Lần này là sắp đặt lại từ đầu vị trí của sinh mệnh, những thứ mà tự thân mang theo mà ít thì có thể bổ sung. Nhưng còn có một bộ phận người, họ ngay cả đắc Pháp cũng không xứng, còn có những người căn bản không thể đắc Pháp.

Đệ tử: Con cảm thấy uy lực của Đại Pháp có thể cải biến hết thảy, vì sao Đại Pháp lại không cải biến được loại người như thế?

Sư phụ: Tôi nói với chư vị này, một vị Phật thông thường, chẳng hạn như một vị Như Lai, Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Chúa Jesus hay Thánh Maria [chỉ] một cái phẩy tay thôi, hết thảy mọi thứ trong xã hội nhân loại đều biến đổi. Sao mà không cải biến được? Vậy vì sao mà họ lại không làm thế? Bởi vì bản thân con người đã làm điều xấu, con người muốn làm như thế, là tự họ muốn làm như thế. Tôi phẩy tay một cái là loại bỏ nghiệp lực cho chư vị, không còn thứ gì xấu nữa rồi, rồi chư vị lại quay ra vẫn tiếp tục làm điều xấu tiếp tục tạo nghiệp, tại sao tôi phải làm thế cho chư vị? Nếu muốn cứu người, [làm] như thế thì không cứu được, cần phải khiến cho con người hiểu được đạo lý, để con người tự tâm cải biến bản thân, thì mới thực sự là cứu người. Một vị Như Lai mà đã có lực lượng lớn như thế, Đại Pháp vũ trụ này muốn cải biến một con người thì quá dễ dàng rồi. Hôm rồi tôi đã lấy một ví dụ, dù chỉ là một ví dụ rất nhỏ, giống như một cái lò luyện thép, [nếu] rơi vào một mạt gỗ, trong nháy mắt nó sẽ biến mất, chư vị không thấy dấu vết của nó đâu. Trong Đại Pháp này, con người cũng giống như cái mạt gỗ kia. Tại sao tôi lại bảo bản thân chư vị tu? Nếu như thực sự dùng Đại Pháp để tái tạo chư vị, không để cho chư vị tu, từ vi quan của sinh mệnh cho đến bề mặt, tương lai sẽ vĩnh viễn không còn là chư vị nữa. Tất cả ký ức, tất cả tư tưởng và phương thức tồn tại của chư vị đều sẽ cải biến, chư vị [sẽ] không biết mình là ai, đó được gọi là tái tạo lại mới. Đó là sự việc rất đáng sợ, đó không phải là vấn đề độ nhân nữa rồi. Vì sao phải độ nhân? Không phải là Pháp không có lực lượng đó, [mà] là Pháp đã khai sáng cho con người một lần cơ hội.

Đệ tử: Đối đãi với ma nạn trong tu luyện như thế nào? Ngài cũng có trải qua cùng loại ma nạn giống như chúng con trong quá trình tu luyện phải không?

Sư phụ: [Đây là] câu hỏi của học viên mới. Tôi xưa nay không hề muốn nói về chuyện của cá nhân tôi. Nhưng có một điều tôi [muốn] nói cho chư vị, chư vị là người tu luyện, nhưng tôi thì không. Chư vị đều phải chiếu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm, không có một ngoại lệ nào, đều phải đạt đến cảnh giới và tiêu chuẩn viên mãn. Nhưng tôi không giống như chư vị, tôi là đến để dạy Pháp này cho chư vị. Nạn mà tôi chịu là nạn của chúng sinh các giới, những gì tôi đã trải qua là không thể nói với bất cứ người nào, chư vị không thể nào hiểu được. Chư vị cảm thấy tu luyện rất dễ dàng, tôi chỉ nói với chư vị [thế này], tôi đã tiêu trừ một nửa nghiệp lực cho chư vị, để chư vị có thể tu luyện. Kỳ thực chư vị hãy nghĩ xem, trong vũ trụ này, những chuyện xấu mà chư vị đã làm trước kia liệu có thể chỉ vì chư vị tu luyện rồi mà tính là xong được không? Tôi đã từng nói lời thế này, tôi nói rằng tôi biết tại sao Jesus lại bị đóng đinh trên giá thập tự. Cha của Ông là Giê-hô-va không thể khiến Ông được giải thoát sao? Lực lượng của bản thân Ông không thể khiến Ông thoát khỏi việc phải bị đóng đinh trên giá thập tự sao? Những chuyện này không phải là điều chư vị có thể tưởng tượng, việc độ nhân là rất khó. Có người mà điều họ thiếu nợ là những việc bất hảo [khi là] người thường đã làm qua đời đời kiếp kiếp mà từ đó sản sinh ra nghiệp lực, cái nợ này sẽ mãi buộc vào người ta, đời đời kiếp kiếp cũng không thoát được. Mà có người, khi rớt xuống từ các tầng khác nhau họ đã mắc nợ ở các tầng thứ khác nhau, nợ của Thần, làm sao trả? Cho nên độ nhân không phải là việc đơn giản như thế. Trong tôn giáo có người nói, nói là tôi tu xong rồi tôi sẽ độ nhân, tôi nói đó là tâm chấp trước. Làm sao gỡ bỏ được tấm lưới nghiệp lực buộc con người đan xen ngang dọc mà lại vượt khỏi tầng thứ của người độ nhân rất cao, rất rộng? Độ nhân là việc đơn giản như vậy sao?! Vấn đề này chỉ giảng bấy nhiêu thôi.

Đệ tử: Xin Thầy chỉ dạy, chúng con làm thế nào để tránh khỏi việc thần tượng hóa Ngài?

Sư phụ: Tôi rất hiểu tâm tình của học viên. Bởi vì chư vị biết được, tôi đã biến chư vị từ người thường nghiệp lực đầy thân trở thành một người tu luyện, cấp cho chư vị những gì, gỡ bỏ cho chư vị những gì, cái tâm tình cảm kích đó tôi rất hiểu, cho nên có những người muốn dùng một số cách tôn kính trên hình thức đối với Sư phụ. Nhưng tôi không có bảo chư vị [phải] tôn kính tôi, cũng không thể giảng như vậy, bởi vì dù sao tôi cũng là sư phụ của chư vị, chư vị phải tôn kính tôi. Nhưng tôi cũng không giảng những thứ về hình thức. Nhưng mà có những học viên, họ vẫn chưa thể nhận thức được thật cao như rất nhiều học viên [khác], nếu không tôn kính một chút với Sư phụ thì họ có lẽ cảm thấy như vậy thì có lỗi với Sư phụ, kỳ thực cũng không sai. Nhưng mà tôi đã từng giảng về đạo lý này, có người cảm thấy họ bái Phật, họ xây bao nhiêu chùa, thì họ có thể thành Phật, tôi nói rằng đó là chuyện cười. Thích Ca Mâu Ni đã giảng, Pháp hữu vi như bóng nước huyền ảo. Đó là những việc hữu vi, không là gì cả, bất quá chỉ là tích được chút đức của người thường mà thôi. Chư vị tưởng rằng cái chùa kia là chư vị xây cho Phật sao? Chư vị xây chùa rồi, thì Phật sẽ phải đến đó sao? Chư vị nói là tôi xây cái chùa ở đó thì Phật sẽ phải tới, chư vị ra lệnh cho Phật tới thì Phật sẽ phải tới sao? Không có chuyện như vậy. Cũng có người cảm thấy tôi đã dập đầu rồi, tôi đã dập đầu lạy Ông rồi, Ông phải bảo hộ cho tôi bình an, để tôi viên mãn. Chư vị tôn kính tôi, chư vị tưởng rằng ông Phật đó có tâm giống như người thường, chư vị nói tốt với tôi là tôi vui mừng ư! Giống như người thường, chư vị hàng ngày vây quanh tôi [mà] nói tốt, thì tôi phải đề bạt chư vị lên làm cán bộ và tăng lương cho chư vị chăng? Con người ấy, đã nhân cách hóa, nhân tình hóa Phật, căn bản là không có chuyện đó. Vậy nên, tôi không có bảo mọi người phải đối xử với tôi như thế nào đó. Nhưng chẳng hạn có vài nơi, người học viên này, họ có tập quán của dân tộc ấy, họ nghĩ rằng làm thế là tốt, cũng không thể nói là họ sai, chỉ là Đại Pháp chúng ta không giảng hình thức.

Tôi đã nói về vấn đề này nhiều lần rồi. [Chư vị nên] làm thế nào đây? Cứ dựa vào cái tâm của mình mà làm. Thế nhưng, đối với Pháp hội giống như của chúng ta hôm nay, cái hình thức này nếu chúng ta không làm thì không được. Mọi người cùng một chỗ tu luyện, đều cảm thấy rất tường hòa [khi] tiến nhập vào trường này. Tâm của mỗi người đều sẽ không nghĩ đến những chuyện không tốt, phát xuất ra đều là từ bi và năng lượng vô cùng tốt. Những gì mọi người nói đến đều là vấn đề trong tu luyện, làm thế nào cho tốt hơn. Hoàn cảnh này là không thể thiếu. Qua việc chia sẻ kinh nghiệm, mọi người giúp nhau tìm ra chỗ thiếu sót, khiến cho người khác cũng có thể tinh tấn, đây là một loại hình thức cực kỳ tốt. Mà loại hình thức này lại là tổ chức tự phát mà ra, tôi xuất chút tiền để thuê hội trường, tôi xuất chút tiền in ấn tư liệu, anh xuất chút tiền để thu xếp việc khác, mọi người đều là làm như vậy. Làm một trạm phụ đạo thì không tồn trữ một đồng nào, người thực hiện bản thân làm xong việc rồi, hoàn thành việc rồi, giao việc này lại cho họ, thế là xong, thông thường đều là như vậy.

Tôi nhớ có bài báo trên đó viết về tôi, nói rằng ông Lý Hồng Chí không lấy tiền, nhưng mà đệ tử của ông ấy khi tổ chức Pháp hội ở New York, chỉ một lần đã lấy ra 35.000 đô-la để thuê hội trường. Nhưng tâm [của vị ấy] thật tốt, vì Đại Pháp vĩ đại, vì Pháp hội thần thánh, mới làm như vậy, trong tâm anh ta chỉ có hội trường tốt nhất mới xứng với Đại Pháp. Nhân loại có thể dùng một khoản tiền cực lớn vào những chuyện bừa bãi sai trái, mà cho một Pháp hội thần thánh và vĩ đại tại sao không thể thuê một chỗ tốt chứ? Nhưng mà, về việc này mọi người cũng phải chú ý, sau này, chúng ta gắng hết sức không thuê hội trường quá đắt, sau này chúng ta chú ý việc này một chút. 35.000 đô-la ở Mỹ có vẻ như không tính là lớn, nhưng nếu mang về Trung Quốc thì sẽ là vài trăm nghìn. Nhưng mà, đến một xu chỗ tiền này tôi cũng không thấy, cả bóng dáng chỗ tiền này tôi cũng không thấy. Chỉ là người học viên lấy ra một tấm chi phiếu 35.000 đô-la thuê hội trường này, thuê xong rồi, anh ta nói với trạm phụ đạo rằng hội trường tôi đã thuê xong rồi đấy, hết 35.000 đô-la, dùng vào ngày này ngày này, thế là xong. Thực sự đã tiêu 35.000 đô-la, đó là tấm lòng của học viên, tấm lòng chân thành đối với Đại Pháp.

Thuận tiện tôi nói thêm chút nữa, bởi vì có những phóng viên ở đây, cũng có người nói: “Ông Lý Hồng Chí có phải là triệu phú không?” Các vị có thể xem tôi là triệu phú, tỷ phú hay tỷ tỷ phú, đều được thôi! Bởi vì những gì tôi có thì tất cả tiền bạc mà nhân loại đang có cũng không đổi được! (Vỗ tay hồi lâu)

Kỳ thực tôi nghĩ, từ một góc độ khác mà giảng, tôi có tiền hay không thì có nghĩa gì đâu? Dù là tôi có tiền, bản thân tôi cũng không để tâm đến nó. Ví dụ, tôi có 100 triệu học viên đang học Pháp, nếu bây giờ tôi nói một câu: Mọi người mỗi người hãy đưa tôi một đồng, mọi người hãy nghĩ xem, mỗi người đưa tôi một đồng thì tôi sẽ là triệu triệu phú, hơn nữa mọi người có thể tùy lúc mà đưa cho tôi, chư vị sẽ khiến tôi thành triệu triệu phú rồi! Có người còn đi khắp nơi để tìm hiểu tôi, rằng bán sách đã kiếm được bao nhiêu tiền. Tôi nói với mọi người rằng, sách được xuất bản bởi nhà xuất bản chính thức ở Trung Quốc, thì mỗi lần tiền nhuận bút là vài nghìn nhân dân tệ, tổng cộng tất cả [số] họ đưa tôi là hơn 20.000 nhân dân tệ, tương đương với khoảng vài nghìn đô-la, chỉ có bấy nhiêu. Vì nhà xuất bản là của nhà nước, họ không trả tiền nhuận bút cho các vị như nhà xuất bản ở các nước khác, chính là tình huống đó. Còn ở những nơi khác, một khi ký hợp đồng rồi, họ sẽ trả cho tác giả tiền nhuận bút là 5%, 6%, 7% hay nhiều nhất là 8%. Nhưng mà [những gì] tôi nhận được là rất ít ỏi, về cơ bản tôi chính là sống dựa vào tiền nhuận bút. Tôi nói với mọi người, chư vị không cần chấp trước vào vấn đề này, các vị điều tra cũng vô dụng. Tôi hao tổn công sức như vậy kiếm tiền để làm gì? Tôi chỉ cần nói một câu rằng mỗi người hãy đưa tôi 10 đồng, thì tôi chính là tỷ phú! Thật quá dễ dàng và nhanh chóng! Ai cũng đều vui vẻ mà đưa cho tôi, tôi lại đường đường chính chính, tôi hà tất phải tốn công sức như thế? Cho nên tôi thấy rằng đôi khi động cơ của người ta không thuần, họ suy nghĩ sự việc rất hẹp hòi, rất ngu xuẩn.

Đệ tử: Sau khi Ngài gỡ bỏ nghiệp lực cho chúng con, thì nó đi đâu?

Sư phụ: Tôi tiêu trừ [nó] cho chư vị. (Vỗ tay) Độ nhân là rất khó. Tôi nhớ là có một lần ở Pháp hội đã từng giảng cho chư vị, tôi nói rằng là có một người, vào ngày nào đó trong đời này anh ta nhất định sẽ bị mắc bệnh nghẽn mạch máu não, đó là nghiệp lực luân báo của anh ta, anh ta đương nhiên sẽ phải mắc. Thế nhưng sau khi anh ta học Đại Pháp rồi (không phải là chư vị học Đại Pháp rồi, thì không phải trả nghiệp nào nữa, thế không được), tôi đã tiêu trừ rất nhiều rất nhiều những thứ đó cho anh ta, mãi cho đến khi rất nhẹ nhàng để anh ta có thể chịu đựng được, nhưng cái trạng thái đó cần xuất hiện. Có một hôm anh ta đột nhiên ngã xuống đất, về biểu hiện chính là triệu chứng nghẽn mạch máu não, nhưng anh ta lại không coi mình là người luyện công. Mặc dù vậy, nghiệp thì cũng đã tiêu rồi, không còn nặng như thế nữa. Nếu mà anh ta có thể coi mình là người luyện công, anh ta kiên trì đứng lên, thì lập tức anh ta sẽ không có chuyện gì, chính là cái quan như thế. Nhưng mà anh ta không vượt qua được, mặc dù [quan] nhỏ, anh ta vẫn không vượt qua được. Thế nhưng, dù sao [vẫn] là quan nhỏ, sau ba ngày anh ta có thể ra khỏi giường, một tuần thì có thể đi lại được, một tháng sau thì anh ta như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Mọi người đều biết, nghẽn mạch máu não chữa ở bệnh viện cũng không thể nhanh như thế. Ngược lại anh ta lại nói, ‘Tôi đã học Pháp Luân Công rồi, vậy mà sao vẫn bị nghẽn mạch máu não nhỉ?’ Lúc đó bởi vì tôi vừa mới truyền Pháp, khi ấy tôi bèn nghĩ, độ nhân quả thật rất khó. Anh ta không biết rằng khi tôi gánh chịu cái nạn này cho anh ta, khi đó tôi đã bị trút cho [uống] một bát thuốc độc. (Vỗ tay)

Đệ tử: Tình khởi tác dụng thông qua quan niệm, quan niệm biến dị của con người hiện đại biến dị đang lạm dụng tình.

Sư phụ: Không phải là quan niệm biến dị đang lạm dụng tình, [mà] là con người không còn tin vào bất cứ thứ gì và không còn bất kể ước thúc nào về đạo đức nữa. Mọi người đều biết là trong quá khứ có tôn giáo, ít nhất người ta còn biết rằng làm điều xấu rồi thì tương lai sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên con người hiện nay, đặc biệt là người trẻ tuổi, họ thấy điều đó thật khôi hài, trừng phạt gì chứ? Thần ở đâu chứ? Họ không tin, họ không tin là có Thần tồn tại. Mọi người hãy nghĩ xem, họ không biết là họ làm điều xấu là có Thần nhìn thấy, họ không biết là họ làm điều xấu tương lai sẽ có báo ứng, như vậy không có những ước thúc này thì họ chẳng phải là cái gì cũng dám làm sao? Sát nhân phóng hỏa, không việc ác nào không làm.

Tại sao người xưa, con người trong quá khứ [có] đạo đức cao thượng? Con người thật ra rất yếu kém, không phải nói là họ thực sự có tiêu chuẩn đạo đức rất cao thượng, [mà] là vì họ biết rằng bản thân làm điều xấu rồi sẽ bị báo ứng, làm điều tốt sẽ có phúc báo, [rằng] con người nên sống lương thiện. Hiện nay đã không còn sự ước thúc này nữa rồi, người ta coi việc đi nhà thờ thành một loại hoạt động văn minh, xem việc đi chùa là một loại hành vi cầu tiền tài, cầu con trai, được phù hộ, tiêu tai giải nạn, họ không phải là thật sự tin. Mọi người nghĩ xem, như vậy xã hội này ngày nay đã hoàn toàn mất kiểm soát về ước thúc đạo đức rồi, như thế con người chẳng phải điều gì cũng dám làm sao? Họ sẽ nhấn mạnh tuyệt đối vào cá tính tự ngã, tôi muốn làm gì thì làm nấy. Chư vị muốn làm gì thì làm nấy, chư vị cho rằng rất tốt, nhưng thần lại thấy là không tốt. Chư vị chớ quên rằng chư vị là do Thần tạo ra, khi Thần cảm thấy chư vị không tốt, họ sẽ không cần chư vị nữa, họ sẽ hủy đi chư vị!

Đệ tử: Chúng sinh trong vũ trụ quá khứ không biết về Pháp của vũ trụ, vậy các chúng sinh trong vũ trụ tương lai gồm cả các đệ tử tu luyện viên mãn có thể biết được hết thảy Pháp lý ở tầng thứ sở tại của bản thân không?

Sư phụ: Những gì chư vị biết, những gì chư vị hiểu, tôi nói với chư vị rằng, cũng giống như việc bản thân mình lý giải trên Pháp khi chư vị đọc sách, những gì chư vị biết được chỉ là một phần mà Đại Pháp của vũ trụ cho phép bản thân chư vị chứng ngộ được, nhưng Pháp chân chính kia là không thể cho chư vị biết được. Không chỉ là nhân loại, mà tất cả sinh mệnh trong vũ trụ đều không cho phép họ biết được hình thức tồn tại cụ thể của bộ Pháp này. Tôi chỉ là thông qua ngôn ngữ của người thường, hình thức tư duy của người thường mà nói cho chư vị đạo lý này một cách khái quát. Còn phương thức tồn tại thực sự của Ông, thì chư vị không thể biết được. Có lẽ trong ý thức tư tưởng của chư vị có lưu lại một ý thức như thế này, tương lai chư vị sẽ biết là trong vũ trụ có một bộ Pháp, nhưng cụ thể là gì, thì chư vị không cách nào biết được. Vì sinh mệnh ở các cảnh giới khác nhau trong các tầng thứ khác nhau có trạng thái của các cảnh giới khác nhau, một vị [có thể] là Thần ở tầng thứ kia, Thần ở tầng thứ rất cao, rất cao so với họ, quay đầu nhìn thử thì thấy họ cũng là người thường. Tiêu chuẩn đó là càng lên trên thì càng cao.

Đệ tử: Dùng tâm thái thuần tịnh thông đọc “Chuyển Pháp Luân”, gặp mâu thuẫn thì hướng nội tìm, đường đường chính chính tu luyện, thì có thể đạt được dũng mãnh tinh tấn chưa?

Sư phụ: Đây đã là biểu hiện của tinh tấn rồi. Nếu có thể đạt đến điểm này, thì đã là biểu hiện của tinh tấn rồi. Nếu chư vị muốn viên mãn, có thể sẽ còn có việc vượt quan. Tôi biết các học viên đã có lý giải vô cùng thâm sâu về Pháp rồi, khi tôi nhìn chư vị phát biểu qua màn hình TV, tôi nói rằng các học viên đều đã thành thục rồi, đúng là như vậy. Các học viên ở trong nước rất thành thục rồi, bởi vì họ đã bắt đầu tinh tấn từ vài năm trước, hôm nay một lô lớn các học viên ở quốc ngoại cũng đều càng ngày càng thành thục rồi. Chư vị có thể nói về Pháp ở trong Pháp, điều này hết sức tốt.

Đệ tử: ‘Chúng ta không phải là tôn giáo, nhân loại sau này sẽ cho rằng chúng ta là tôn giáo.’ Nên phải chú ý như thế nào trên các phương diện hồng Pháp để cố gắng không tạo cho người ta ấn tượng này.

Sư phụ: Bởi vì tình huống mỗi nơi đều khác nhau, trong khi hồng Pháp, chư vị xác thực cần chú ý đến điều này. Chư vị muốn người khác đắc Pháp, khiến những ai có duyên mà chưa đắc Pháp có thể đắc Pháp, trong xã hội phải đặc biệt chú ý phương diện này, không được tạo cho người ta một loại cảm giác rằng, dường như [đây] là một loại tôn giáo. Nhưng tôi cũng phát hiện rằng, người da trắng cận đại, dường như [khi] có một số người tập luyện gì đó, làm gì đó, thì bèn nói các vị là tôn giáo. Khái niệm về tôn giáo của họ không có tiêu chuẩn gì.

Đệ tử: Tầng thứ tu luyện viên mãn trên thực tế có quan hệ trực tiếp với quan sinh tử mà người đó vượt qua không?

Sư phụ: Về vấn đề này, trước đây tại Pháp hội ở Úc tôi đã giảng rồi. Kỳ thực trong tu luyện [của] chư vị, không phải đợi đến lúc người tu luyện này đi đến bước cuối cùng, mới xem chư vị có thể viên mãn hay không. Mà là trong quá trình tu luyện của một người, [khi] thấy người đó gần đạt đến đó, sẽ bắt đầu tiến hành khảo nghiệm một quan [xem] có thể viên mãn hay không, cho nên [nó] là vô cùng trọng yếu. Chỉ cần là người tu luyện, mỗi người đều sẽ gặp phải, mà quan này đối với một người mà nói quả đúng là một khảo nghiệm sinh tử. Đương nhiên không phải ai cũng đều nhất định gặp phải, chẳng hạn có người muốn giết chư vị, hay muốn làm gì đó chư vị, không nhất định là như vậy. Cũng giống như ví dụ tôi đưa ra, tôi giảng có người trong chúng ta đối với tiền đồ của bản thân, nào là công tác, nào là sự nghiệp tại thời khắc then chốt đều có thể buông bỏ, như vậy người này chẳng phải đã vượt qua quan đó rồi sao? Con người sống là vì cái gì? Không phải là vì để có thể có tiền đồ, một sự nghiệp vừa ý trong người thường sao, cho đến lý tưởng của bản thân, muốn đạt đến một mức độ nào đó. Nếu những thứ này đều bày ra trước mặt họ, khi những thứ đó thực sự bị uy hiếp, họ có thể vượt ra được không, thật sự có thể vượt ra thì chẳng phải là đã vượt qua sinh tử rồi sao? Con người ta sống chẳng phải là vì cái đó sao? Khi ngay cả những thứ đó họ đều buông bỏ được, thì chẳng phải là họ có thể buông bỏ sinh tử sao?

Tại thời khắc then chốt, một người có thể buông bỏ sinh tử, buông bỏ [cái tâm] sợ mất đi cái gọi là hạnh phúc, đi được bước đó, buông bỏ cái tâm đó vậy chẳng phải là cái quan được bày ra cho chư vị sao? Tôi đã giảng đi giảng lại, không có bất kể việc gì là ngẫu nhiên. Người khác tại sao có thể đi ra được bước đó? Còn chư vị lại không đi ra được ư? Chư vị còn cho rằng chư vị nói là đúng, lại còn khuyên can người khác nữa.

Đệ tử: Liệu có thể nói rằng quan niệm vì nghiệp lực mà tồn tại, nghiệp lực không còn thì quan niệm cũng không còn?

Sư phụ: Mối quan hệ giữa hai cái đó là như thế này: Con người khi được sinh ra là tư tưởng thuần tịnh, chưa hề có nhận thức cố hữu hình thành hậu thiên nào. Người ta cho rằng thứ này là tốt và thứ kia không tốt, sự việc này nên làm thế này, thì dần dần những quan niệm của con người sẽ hình thành. Đặc biệt là có người còn dạy con cái làm thế nào để bảo vệ bản thân và lợi ích [của mình], sửa trị người khác thế nào, cố ý dạy con cái làm người xấu, lại còn xem đó là kinh nghiệm tốt. Nếu là một người trưởng thành bình thường, nếu mà không có những quan niệm này, thì chư vị là lý trí nhất. Cái gì chư vị cũng rõ ràng, cái gì cũng đều biết, khi nhận định mọi vấn đề chư vị đều sẽ không bị hãm vào trong bất kể quan niệm nào, hết thảy điều gì gặp phải, đụng phải, hay nhìn thấy, chư vị chỉ liếc mắt một cái là hiểu. Đó mới là tự kỷ chân chính, mới là trí huệ.

Khi một người đụng phải vấn đề gì, biết được nên giải quyết như thế nào, động não như thế nào, đó là cái mà người thường gọi là ‘tiểu thông minh’, nó không được gọi là trí huệ. Đó là các loại quan niệm hình thành hậu thiên khiến chư vị hình thành những thứ giảo hoạt bảo vệ tư lợi, mà những thứ đó tự bản thân nó lại có thể làm chuyện xấu, khiến chư vị tạo nghiệp. Bởi vì chư vị muốn bảo vệ lợi ích của bản thân, [thì] mới hình thành những quan niệm đó, khi những quan niệm này làm điều xấu, nó sẽ sinh ra nghiệp lực. Những quan niệm này dẫn động hành vi của chư vị, khi chư vị làm việc gì, nó sẽ sản sinh ra nghiệp lực. Nhưng nghiệp lực không phải là quan niệm. Có người cho rằng họ sống khá tốt, có người cho rằng họ rất thông minh, rất có tài năng. [Họ] khổ sở tranh đấu với người khác chỉ để được một chút lợi ích nhỏ nhoi, kỳ thực, tôi thấy họ sống rất khổ, họ không biết họ sống vì cái gì. Họ cảm thấy họ rất thông minh, đôi lúc khi họ muốn làm điều gì đó, họ liền cho rằng bản thân tư tưởng của họ đang làm [việc đó], thực ra là các quan niệm của họ đang chỉ huy và khống chế họ, họ không có bản tính của chính mình. Những người trong xã hội hiện nay, tuyệt đại đa số đều là cái trạng thái này, nào có phải chính bản thân họ thật sự đang sống đâu? Con người chính là như vậy, họ không thể thoát ra được, vì vậy quan niệm tất nhiên sẽ hình thành, chẳng qua nhiều ít là khác nhau.

Đệ tử: Những người ở cùng một tầng thứ, [nhưng] lại khác nhau rất lớn về bản chất và nguyên lai, có phải là những người từ tầng thứ thấp hạ xuống không có vật chất bản nguyên như sinh mệnh đến từ tầng thứ cao hơn không?

Sư phụ: Con người đều ở trong cảnh giới con người này, nhưng nguồn gốc lại là khác nhau. Vậy nên có người không có được lạp tử vi quan hơn ở cảnh giới cao hơn cấu thành nên bản nguyên sinh mệnh của họ, có nghĩa là lạp tử cơ sở nhất sản sinh ra sinh mệnh là khác nhau. Có sinh mệnh không có cảnh giới cao nhường ấy, không được vi quan đến thế, ý là như vậy. Cho nên sự khác biệt là ở đó.

Nhưng là trong những người chúng ta ngồi đây mà giảng, thì chư vị hoàn toàn không cần phải suy nghĩ về vấn đề này. Chư vị nói rằng có phải sinh mệnh của chư vị không được vi quan như người khác, thì chư vị không thể tu được cao như thế? Kỳ thực chư vị toàn là dùng tư tưởng của con người mà tưởng tượng. Trước tiên là liệu chư vị có thể quay trở về hay không, chư vị có thể viên mãn hay không. Khi chư vị viên mãn, [và] chư vị có thể thực sự trở về, chư vị sẽ phát hiện rằng chư vị hoàn toàn không phải lối nghĩ đó nữa. Vũ trụ to lớn đến mức không tả được, không như tư tưởng của con người chư vị kia đâu, [cứ] xa vời viển vông, hoàn toàn không phải vậy. Lấy ví dụ chẳng hạn, có những người, dù đi đến bất cứ đâu, cứ luôn cảm thấy nhà [mình] mới tốt, họ muốn về nhà. Ví dụ này cũng không khớp lắm. Nghĩa là, [khi] chư vị không còn tư duy con người nữa, chư vị sẽ cảm thấy nơi kia của chư vị là tốt nhất, không nơi nào tốt bằng nơi đó, có cao hơn nữa cũng không tốt bằng nơi đó của chư vị, nó hoàn toàn là một loại phương pháp tư duy khác rồi.

Đệ tử: Thưa làm thế nào để phân biệt giữa biểu hiện của phản bổn quy chân và làm điều gì đó khác người biểu hiện ra do chấp trước?

Sư phụ: Lý trí thêm vào đó là đối chiếu với Pháp. Những việc không phù hợp với Pháp, biểu hiện khi làm công tác Đại Pháp mà lại hành vi của người thường, đó đều là những thứ cần phải bỏ. Nếu như làm những việc cụ thể, như về việc hồng Pháp, có một biện pháp tốt có thể giúp người ta đắc Pháp, vừa không phá hoại hình ảnh của Đại Pháp lại vừa không gượng ép lôi kéo người ta học Pháp, vậy thì đều là bình thường và chính đáng, không tồn tại chấp trước cũng như vấn đề làm cái gì khác người. Nghĩ biện pháp để cho người khác đắc Pháp là thật sự cứu mệnh của người ta, cũng như việc người ta muốn viên mãn trở về nơi ban đầu của sinh mệnh, đó đều không thuộc về chấp trước. Tôi nói với mọi người, chư vị ngồi đây đều đang trong quá trình tu luyện, ai ai cũng đều đang tu luyện, cũng có nghĩa là chư vị đều có các tâm người thường. Vấn đề mà chư vị hỏi, vấn đề mà chư vị nghĩ, chư vị nói về người khác [ra sao], giữa chư vị với nhau, kể cả chư vị có thể đều có chấp trước, bởi vì chư vị đều có các tâm người thường. Nếu như một cá nhân mà làm công tác Đại Pháp, nhằm cầu danh cầu lợi, thì tôi nói rằng tâm ấy nếu không bỏ không thể viên mãn. Nhưng ngược lại mà nói, [nếu] chư vị cũng thật lòng muốn làm các việc cho Đại Pháp, vậy thì cũng phải trước tiên đặt mình vào Đại Pháp, tiếp theo mới là cách nghĩ của chư vị. Bỏ qua Đại Pháp không màng, cứ luôn nhấn mạnh bản thân, thì tôi cho rằng vậy thì không đúng. Đại Pháp là đệ nhất tính.

Đệ tử: Chân, Thiện, Nhẫn là vĩnh hằng bất biến, nếu như sinh mệnh trở nên càng ngày càng bất thuần, liệu đến cả Chân, Thiện, Nhẫn cũng sẽ biến dị phải không?

Sư phụ: Cho dù sinh mệnh có thuần hay không, nhưng Pháp là bất biến. Nói thế này nhé, ba chữ Chân, Thiện, Nhẫn đến lúc nào đi nữa Nó cũng vẫn là Chân, Thiện, Nhẫn, chư vị không thể đọc Nó khác đi, đúng không? Còn nói về sinh mệnh rời xa khỏi tiêu chuẩn ấy xa gần thế nào, thì là vấn đề của sinh mệnh, cho nên chúng ta sẽ căn cứ theo Pháp, Pháp bất động để liên tục tu chính lại các sinh mệnh đã rời xa khỏi Pháp, đó gọi là viên dung.

Đệ tử: Con trai con đã 15 tuổi, vì con không thể khống chế được nó, nên con đành phải đưa nó đến trại giam giữ trẻ vị thành niên. Con yêu con trai của mình, hơn nữa con nguyện làm bất cứ điều gì để giúp nó. Điều này có phải một loại chấp trước không?

Sư phụ: Trong quá trình tu luyện của chư vị, với loại tình yêu cha mẹ này, thì trước mắt không thể nói nó là chấp trước. Nhưng tôi cũng nói với các đệ tử tu luyện của tôi rằng, kỳ thực mỗi người có mệnh của mình. Chư vị có thể làm hết trách nhiệm của cha mẹ, con của chư vị cũng đã hình thành quan niệm của nó hoặc nó đã trưởng thành rồi, thì chư vị sẽ rất khó lại thay đổi được nó. Đương nhiên việc giáo dục nó, là bản thân cần phải làm, nếu quả thực chư vị không thể giáo dục được, nó cứ khăng khăng làm điều gì đó, thì chư vị cũng chẳng còn cách nào. Miễn là nó không phạm tội, thì chư vị thực sự không có cách nào. Đương nhiên khi nó phạm tội, thì chư vị có thể nhờ đến pháp luật để ngăn chặn nó. Nhưng nếu nó chưa phạm tội, lại làm những việc bất hảo, có giáo dục thế nào nó cũng không nghe, thì chư vị thực sự chẳng có cách nào, trừ phi nó học Đại Pháp.

Mỗi người có mệnh của mình, không ai có thể chi phối được người khác, kể cả nếu đó là con đẻ của chư vị. Chư vị nói rằng chư vị cứ muốn nó tương lai sẽ thế này thế kia, tôi nói với chư vị, nếu chư vị có để lại tài sản tiền tỷ cho nó, nhưng nếu nó không có cái phúc phận đó, thì cũng sẽ một mồi lửa là cháy sạch, hoặc là sẽ khiến chư vị rất nhanh chóng tiêu xài hết, nó phải có cái phúc phận đó mới kế thừa được. Tức là nói mỗi cá nhân, họ phải có cái mệnh đó. Kỳ thực có người nghĩ rằng: con của tôi tôi muốn cho nó được đi học ở trường nào đấy, trải qua nỗ lực tôi cuối cùng cũng cho nó đạt được. Kỳ thực trong mệnh của nó đã có. Còn cái nỗ lực mà chư vị chấp trước không thể buông bỏ kia, cũng chính là một loại hành vi mà người thường tất yếu phải làm, bởi vì với con người tuyệt đối sẽ không có chuyện nằm trên giường chờ bánh từ trên trời rơi xuống. Có nói với người ta rằng đến lúc nào sẽ như thế nào, thì họ sẽ không tin, cho nên con người cứ như vậy mà bôn ba, làm việc vất vả, con người chính là con người, cho nên sự làm việc vất vả của họ cũng đã trở thành điều tất nhiên. Con cái nếu như chưa thành niên, thì chúng ta có thể tiếp tục giáo dục. Nếu đã thành niên rồi, thì thực sự là khó giáo dục, đó cũng không tính là lỗi của chư vị.

Đệ tử: Đối với những người mà bị phó nguyên thần khống chế, có biện pháp nào để giúp họ có thể gia cường chủ ý thức.

Sư phụ: Tôi đã giảng cho mọi người rồi, tôi chỉ chịu trách nhiệm với người tu luyện. Nếu là một người tu luyện thì không tồn tại vấn đề này. Trước kia chư vị có tồn tại, trước kia chư vị không tu luyện. Hiện tại chư vị tu luyện rồi, thì chư vị phải đường đường chính chính mà tu luyện, buông bỏ tất cả những thứ đó, chỉ quan tâm đến tu luyện, [thì] vấn đề gì cũng đều có thể được giải quyết, bởi vì chư vị là người tu luyện. Nếu chư vị luyện công chỉ vì để giải quyết chuyện này, thế cũng không được, bởi vì chư vị không hoàn toàn là người luyện công hay người tu luyện, chư vị vẫn có trong đó thành phần vì để giải quyết chuyện này mà luyện, chư vị [vẫn] còn một chút tâm ở đó, chư vị vẫn chưa hoàn toàn tự coi mình là người tu luyện.

Còn nói về việc có biện pháp nào? Mọi người đều biết học viên chúng ta có trên 100 triệu người, nghiêm trọng hơn vấn đề này không biết có bao nhiêu, nhưng đều được giải quyết rồi. Hơn nữa người mà câu hỏi này của chư vị nói đến cũng không nhất định là vấn đề phó nguyên thần, chư vị còn chưa biết được tình huống chân thực của họ. Thế nên tôi đã giảng rằng, nếu chân chính tu luyện, thì phải thật sự buông bỏ nó, cái gì cũng không nghĩ nữa. Nhưng mà rất khó làm được, bởi vì bất kể sự tình nào cũng đều là có quan hệ nhân duyên, không phải là ngẫu nhiên, có lẽ trước kia giữa anh ta với ai đó đã từng có ân oán. Thế nên, vẫn phải thật sự coi mình là người tu luyện mà đối đãi. Nhưng có thể vẫn sẽ gặp phải dạng ma nạn này, kéo dài trong một đoạn thời gian. Tôi cũng muốn xem người đó đối đãi với vấn đề đó thế nào, tâm có kiên định hay không. Nếu thực sự không còn quản nó nữa, kiên định được rồi, thực sự có tâm thái của một người tu luyện rồi, thì một cách không biết không cảm thấy có thể sẽ không có [vấn đề] gì nữa, mọi thứ có thể đều đã được điều chỉnh cho chư vị rồi. Vậy nên tu luyện là cực kỳ nghiêm túc, tuyệt đối không phải trò đùa con trẻ, tuyệt không phải giống như trong xã hội người thường mà trả một ít tiền, để bảo ai đó giải quyết vấn đề gì đó cho chư vị, đây là thứ mà dùng tiền bạc cũng không đổi được.

Đệ tử: Những người đã mê trong người thường, nhưng lại có căn cơ tốt, thì liệu sau khi chân tướng đại hiển vẫn còn có một số cơ hội làm người lại từ đầu không?

Sư phụ: Những việc này chư vị nghĩ quá nhiều rồi, đó đều là sự việc của tương lai. Khi chúng sinh của vũ trụ đã đi lệch rời khỏi Pháp vũ trụ, như vậy vũ trụ đang Chính Pháp, tất cả các sinh mệnh không phù hợp với các tầng thứ khác nhau sẽ bị giáng hạ tầng thứ của họ, nếu lại không phù hợp thì lại bị giáng hạ, giáng tiếp giáng tiếp. Một số sẽ giáng hạ tầng thứ, một số giáng xuống làm người, cũng có một số ngay cả làm người cũng không được. Chính là nói rằng mọi sinh mệnh đang sắp đặt các vị trí khác nhau của mình. Đó là do thể hiện chân thực của hành vi và của cảnh giới của bản thân họ tạo thành. Mọi hành vi trong xã hội nhân loại hôm nay, đều có một tiêu chuẩn đánh giá, nói cách khác con người cũng đang an bài cho mình các vị trí khác nhau trong tương lai. Xã hội nhân loại không thể cứ tiếp tục bại hoại như thế này mãi, có sinh mệnh có thể sẽ bị tiêu hủy đi, và cũng có người tu luyện lên trên, cũng có [sinh mệnh] có thể sẽ làm người, cũng có thể làm thứ gì khác. Nói cách khác, thái độ được biểu hiện ra của tất cả các sinh mệnh đối với Đại Pháp đều là đang sắp đặt vị trí cho mình.

Đệ tử: Rất nhiều khi con cảm thấy về đạo lý thì biết được phải làm như thế nào, chứ không hề xuất phát từ nơi sâu trong bản tính, cũng như không thể động được tâm [của người khác].

Sư phụ: Trong quá trình tu luyện chư vị đôi khi biểu hiện ra một số biểu hiện bất động tâm đối với những sự việc của người thường hay của thế gian. Bởi vì các học viên vẫn còn có tâm người thường, nên khi giữa các học viên với nhau đàm luận một số sự việc thì có lúc cũng cảm thấy nhàm chán, cũng có thể xuất hiện trạng thái này. Tuy nhiên nếu như về việc học Pháp mà bất động tâm, thì đó lại là vấn đề rồi. Khi làm việc Đại Pháp, nếu như lời nói ra ở trong Pháp thì sẽ đả động được nhân tâm, nếu lời nói ra không ở trong Pháp thì sẽ không đả động được nhân tâm.

Đệ tử: Có một học viên phương Tây muốn học Đại Pháp mà hiện tại đang học “Hoàng Đế nội kinh” của Trung y, đó là nội dung của khóa học. Anh ấy muốn hỏi như vậy có ảnh hưởng gì không?

Sư phụ: Không ảnh hưởng. Tại sao không ảnh hưởng? Bởi vì phàm là loại tình huống này, chúng tôi đều coi nó như là công tác, là sự việc nơi xã hội người thường. Cho nên những gì chư vị học chỉ là kỹ năng của người thường, đối với vấn đề này, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý khác, sẽ không ảnh hưởng.

Đệ tử: Đang trong giai đoạn ngồi song bàn còn rất khó khăn, thì liệu có khả năng thông đại chu thiên không?

Sư phụ: Nghĩa là khi chư vị ngồi song bàn vẫn rất khó chịu, chu thiên có thể thông không? Là ý tứ này phải không? Trong tu luyện không có loại an bài tuyệt đối nhất trí [giống nhau] như vậy. Khi tu luyện rồi, bất kể chư vị khó chịu đến đâu, thì cũng không thể coi nó như một loại hình thức tồn tại đơn nhất. Khi mà chư vị đau nhức ấy là biểu hiện của việc tiêu nghiệp, đồng thời thân thể của chư vị trong khi luyện công cũng phát sinh biến hóa, đó đều là tương phụ tương thành. Nhưng mà chư vị nói rằng có khi chúng ta ép ép chân, không luyện công nhưng cũng ngồi song bàn [thì thế nào], bởi vì chư vị là người tu luyện, nên mọi lúc đều sẽ lợi dụng cơ hội để cho chư vị đề cao.

Đệ tử: Giả như có một ngày đệ tử trở thành đối tượng bị người ta phá hoại, thì nên học Pháp như thế nào?

Sư phụ: Trong bất kể tình huống nào vẫn kiên định tu Đại Pháp vậy là được rồi, tại sao lại phải nghĩ đến việc bị người ta phá hoại chứ? Chư vị làm một người tu luyện, cho dù là những sự việc xung quanh hay sau khi phát sinh, nếu chư vị phân tích cẩn thận thì đều có đạo lý của nó ở đó.

Đệ tử: Ý nghĩa của xuất thế gian Pháp nhiều lần?

Sư phụ: Ý chư vị là nói tu luyện lặp đi lặp lại, phải không? Kỳ thực đúng là như vậy, một mạch cho đến cảnh giới viên mãn cần phải đến. Thần trên thiên thượng sẽ không tạo ra nạn cho chư vị, cũng tức là chư vị vẫn phải tu tại nơi con người này, vì để đạt đến tầng thứ vô cùng cao nên khi tu xong một lần lại tiếp tục trở lại tái tu, mãi cho đến tiêu chuẩn mà chư vị nên phải đạt đến. Công ở trên kia vẫn đang tăng, nó đang đột phá tầng thứ, còn chư vị tu luyện vẫn là ở nơi con người này, chính là cái ý này. Có loại tình huống như vậy nhưng không phải toàn là như vậy.

Đệ tử:Có một số học viên đặc biệt chú ý đến vòng tròn tăng trưởng tại trán của họ, điều đó liệu có quan hệ với xuất thế gian Pháp nhiều lần không?

Sư phụ: Không phải chuyện như vậy. Kỳ thực người ta trong quá trình tu luyện, sự biến hóa của thân thể tại mỗi tầng đều có tồn tại trạng thái của mỗi tầng, đều không giống nhau. Nếu như chư vị có thể nhìn thấy cảnh tượng tu luyện của bản thân, thì trước tiên là hoảng sợ, sau đó thì tâm của chư vị sẽ bắt đầu không chịu được. Những cảnh tượng vĩ đại và tráng lệ của Thần Phật, hơn nữa còn có các trạng thái phức tạp không thể hình dung bằng ngôn ngữ của con người, và các biểu hiện cụ thể của các trạng thái ngoại quan mang theo ở các tầng thứ khác nhau, thì con người không thể chịu nổi. Mọi người biết rằng, mỗi một tầng thứ đều có các hình thức biểu hiện khác nhau, từ đầu đến chân, và gồm cả trường chung quanh thân thể chư vị đều đang biến hóa, nên có những người khi đột phá rất nhanh, khi tầng thứ đề cao rất nhanh, thì đó là mỗi ngày một biến hóa. Mọi người có thể nhìn thấy có tượng Phật như thế này, trên đầu Phật có bốn cái đầu, sau đó trên bốn cái đầu đó lại có ba cái đầu, trên ba cái đầu đó lại có hai cái đầu, trên hai cái đầu lại có một cái đầu nữa, giống điệp La Hán. Đó cũng là hình tượng chân thực của Phật, hình thức biểu hiện trong các tầng thứ khác nhau, trang nghiêm vĩ đại, đều không thể dùng tư duy của con người mà có thể tưởng tượng được.

Đệ tử: Con biết rằng tu luyện phải chịu khổ nhiều, nhưng mà con yêu cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp, muốn làm tốt công việc, đó là chấp trước phải không?

Sư phụ: Trong quá trình chư vị tu luyện, chúng đều không tính là chấp trước. Tôi không có bảo chư vị cứ phải từ bỏ cuộc sống tốt đẹp, không có chí hướng, không làm tốt công việc. Trái lại tôi còn bảo chư vị phải làm tốt công việc của chư vị, nếu chư vị không làm tốt công việc, thì chư vị làm sao là người tốt được? Đặt chư vị ở đâu cũng đều phải là người tốt thì mới là người tu luyện chân chính. Thế nên tôi chỉ là nói với mọi người, trong quá trình tu luyện, chư vị chỉ cần đọc sách cho nhiều, học Pháp cho nhiều, tu luyện bản thân, khi vượt quan và vượt qua khổ nạn có thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, khi gặp mâu thuẫn, thì hướng vào nội tâm bản thân mà tìm, chư vị chỉ cần theo cách này mà làm, dần dần cảnh giới của chư vị sẽ được đề cao, còn về câu hỏi mà chư vị nêu ra, [chư vị] sẽ có cách nhìn mới, nhận thức mới. Nhưng đó lại không phải bắt nguồn từ việc bản thân chư vị mong muốn thế nào đó một cách cố ý, mà trong khi chư vị tu luyện nó sẽ tự nhiên xảy ra biểu hiện của thăng hoa và nhận thức lại từ đầu.

Đệ tử: Con là một tiểu đệ tử 10 tuổi của Ngài. Trong khi con luyện công, chân của con cứ chuyển động mãi, một khi con khống chế thì động tác lại dừng lại.

Sư phụ: Đây đều là trạng thái tạm thời, bởi vì trẻ con mà, nên xếp bằng tuyệt đối sẽ không thể giống như người lớn, khiến chư vị phải đau đến chết đi sống lại, nhưng cũng vẫn có trạng thái tiêu nghiệp, có thể không đau đớn lắm. Đó là biểu hiện của một trạng thái, sau này sẽ tốt thôi.

Đệ tử: Khi Thầy giảng về khái niệm siêu vật chất, có nói rằng nó còn vật chất hơn cả không gian này của chúng ta.

Sư phụ: Lại thấy hứng thú với những việc này rồi, Sư phụ không phải đang lên lớp dạy vật lý. Tôi chỉ là nhắm vào kết cấu của vũ trụ khi có quan hệ với trạng thái thăng hoa mà hiện nay chư vị đang biểu hiện ra, thì tôi mới nói đến kết cấu của vũ trụ, cho nên đừng chấp trước vào những thứ này. Hiện giờ nếu đem kết cấu của vũ trụ đều giảng cho mọi người, dốc hết ra [giảng] cho chư vị, thế thì không được. Hơn nữa vũ trụ cũng cực kỳ phức tạp, ngôn ngữ của nhân loại cũng không cách nào hình dung nó ra được. Khi giảng Pháp tại Thụy Sỹ tôi đã mô tả về cái vũ trụ này, trong khi giảng, [tôi thấy] rất khó biểu đạt được rõ ràng, [nên] khi xuất bản cuốn sách tôi đã lại sửa đổi nó cẩn thận, chư vị thử xem cuốn sách đó thì có thể sẽ rõ ràng hơn. Kỳ thực cũng chỉ có thể giảng đến mức như vậy thôi, hơn nữa thì cũng không có ngôn ngữ nào có thể biểu đạt rõ ràng, hơn nữa dùng ngôn ngữ của người thường hễ giảng ra thì lại không còn là chuyện đó nữa.

Đệ tử: Con cứ luôn nghe thấy âm nhạc của Pháp Luân Công, đôi khi ngủ cũng xuất hiện.

Sư phụ: Đây đều là việc tốt. Vì đó là âm nhạc Đại Pháp, nên trong tu luyện nó đã thể hiện ra phương diện của Pháp rồi, cũng có nội hàm đằng sau của Pháp.

Đệ tử: Đầu năm tại Pháp hội ở California, Sư phụ có đề cập về “Tứ Đại”, Sư phụ có thể giảng thêm chút được không?

Sư phụ: Kỳ thực “Tứ Đại” đầu tiên là do Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ra, chính là tứ đại Địa, Thủy, Hỏa, Phong. Nó là biểu hiện của nguyên nhân tồn tại của vũ trụ tại cảnh giới đó, nhưng nó không phải là nguyên nhân tối hậu. Do đó đối với chư vị mà nói, cũng giống như một vũ trụ, khi chư vị nhìn thấy cả vũ trụ chư vị cho rằng đó chính là vũ trụ, kỳ thực nó chỉ là phạm vi của một tiểu vũ trụ. Các vũ trụ đồng dạng có nhiều không đếm xuể, phân bố khắp phạm vi lớn hơn của vũ trụ, giống như sự phân bố của phân tử trong hết thảy không gian này, tại đây mọi thứ đều do phân tử tạo thành, chính là khái niệm này. Nó là một loại hình thức vũ trụ thể hiện trong một cảnh giới nhất định. Nhưng mà tại cảnh giới đó [cũng] có Pháp, là biểu hiện của Đại Pháp tại tầng đó. Bởi vì tại cảnh giới đó, nếu nó không phù hợp với tiêu chuẩn của Pháp, thì toàn bộ hệ thống bên dưới cảnh giới của nó cũng sẽ không tốt nữa. Do đó tôi phát hiện rằng, trong tháng năm dài đằng đẵng do lệch rời khỏi Pháp, đến cả “Tứ Đại” đó cũng đã phong hóa, giống như sắp giải thể. Tuy nhiên đó là chuyện trước kia mà [giờ] đã được canh tân xong.

Đệ tử: Sinh mệnh không tăng thêm cũng không giảm thiểu, liệu có tồn tại trong những tầng thứ nhất định của thiên thể vũ trụ……?

Sư phụ: Sinh mệnh không tăng không giảm, điều này là khẳng định. Nếu như có một sinh mệnh trong một cảnh giới kia bị tiêu hủy đi, vậy thì trong cùng tầng thứ đó sẽ có một sinh mệnh mới được sinh ra. Kỳ thực, trong lịch sử của Trái Đất này, thì cũng chưa hề thiếu đi một người nào, nhưng hiện nay mà giảng ra thì người ta cũng không tin. Trung Quốc vẫn đang chú trọng kế hoạch hóa gia đình, bởi vì động chạm đến rất nhiều vấn đề về chính sách tại Trung Quốc, những sự việc này chúng ta sẽ không giảng nữa. Hiện nay người ở xã hội phương Tây rất ít, có lẽ đều đã chuyển sinh đến đó để đắc Pháp rồi. (Vỗ tay)

Kỳ thực hiện nay bất kể chư vị là người châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc hay là châu Á, chư vị cũng không nhất định là người da vàng thực sự, chư vị cũng không nhất định là người da trắng thực sự. Cho nên, xã hội nước Mỹ có rất nhiều người da trắng là người da đen hoặc người da đỏ chuyển sinh, có rất nhiều người da đen cũng là từ người da trắng chuyển sinh. Vậy nên, đây chính là lý do vì sao trong những người da trắng có rất nhiều người duy hộ lợi ích của người da đen.

Đệ tử: Thầy nói rằng: những quan niệm của con người sẽ chi phối một đời của họ, nếu họ không cải biến, [chúng] sẽ vẫn cứ tiếp tục chi phối.

Sư phụ: Đúng vậy. Tôi đã từng giảng một câu thế này, tôi nói người da trắng đắc Pháp, nếu chư vị từ trên đạo lý mà nói với người đó, họ hễ nhìn thấy thì: “Ồ, tôi hiểu rồi, đây là chân lý.” Chỉ từ trên đạo lý mà lập tức đã phá thông quan niệm mà họ hình thành từ hậu thiên, cái vỏ ngoài ngăn cản chân lý, khiến [người đó] không nhìn thấy chân lý sẽ lập tức đả khai. Nhưng với người Trung Quốc thì lại khác, người Trung Quốc họ có các quan niệm xưa cũ, có lịch sử văn minh 5-6 nghìn năm, từ thời Bách Gia Chư Tử về sau cho đến các loại học thuyết ngày nay, từ trước Bách Gia Chư Tử đã có tín ngưỡng về các thứ, đã hình thành quan niệm về các thứ, những thứ được hình thành từ đời đời kiếp kiếp này đều luôn được lưu giữ trong chỉnh thể sinh mệnh của chư vị. Sinh mệnh của chư vị sẽ không tử vong, cái nhục thân này, nó chỉ là được thay phiên qua từng đời từng đời, tựa như bộ y phục. Các trạng thái tiên thiên cho đến ấn tượng được mang theo ở mỗi một đời sẽ biểu hiện ra, đương nhiên, người thường thì không dễ dàng nhận ra được.

Văn hóa của người Trung Quốc cũng lại sâu xa, những điều từ bao nhiêu triều đại đều có, những thứ này cũng khiến cho người Trung Quốc từng trải quá nhiều, muốn phá trừ những quan niệm này thì rất khó. Chư vị nói cho họ một chân lý, họ minh bạch rồi: “Ồ, là như vậy, thế thì tại sao lại như vậy?” Chư vị nói cho họ, là nguyên nhân như vậy nên mới như thế. “Ồ, hiểu rồi.” Không lâu sau họ lại nghĩ: “Thế thì tại sao như thế này thì mới thế kia?” Chư vị phải phá bỏ từng tầng từng tầng đến cùng. Ồ, họ đều minh bạch cả, không còn câu hỏi nữa rồi. Do đó đôi khi tôi phát hiện rằng những dân tộc với văn hóa có nội hàm lớn, thì họ thông minh hơn, bởi vì họ đã từng trải quá nhiều rồi. Nhưng thông thường nếu chư vị muốn khiến họ nhận thức chân lý, thì những điều này lại khởi tác dụng tiêu cực. Ví như người da trắng ở xã hội phương Tây, tư tưởng của họ rất đơn giản, [vì] họ không có nội hàm lớn như thế, không có nhiều trở ngại như thế, sau khi họ đã nhận thức được là chân lý rồi, họ sẽ lập tức minh bạch ngay.

Đệ tử: Cuốn “Luận ngữ” của Khổng Tử thường xuyên xuất hiện trong đầu của con, con tận lực chống lại nó, con làm có đúng không?

Sư phụ: Là người tu luyện thì đương nhiên làm đúng rồi, Khổng Tử chỉ là giảng những đạo lý làm người mà thôi. Kỳ thực quan niệm tư tưởng Nho giáo của người Trung Quốc đều rất mạnh mẽ. Có lẽ mọi thứ đều đang canh tân, dù sao nó cũng chỉ là thứ của con người, thì việc bài trừ đi, đối với việc tu luyện cũng là có chỗ tốt. Bởi vì điều mà chư vị muốn đạt được là những Pháp lý thuần tịnh nhất và cao hơn nữa. Nó dù có tốt thế nào, thì cũng chỉ là thứ của con người, chính là cái ý này. Nếu như nó can nhiễu đến sự tu luyện của chư vị, không ngừng xuất hiện trong đầu não của chư vị, ảnh hưởng chư vị tu luyện, vậy thì hãy chống lại nó, bài xích nó. Tôi nói với chư vị, không phải là bài xích tư tưởng của gia nào, tôi chỉ nói cho người tu luyện cách tu luyện thế nào. Ngồi đây đại đa số là đang tu luyện, tôi đang giảng Pháp cho các đệ tử tu luyện của tôi, chứ không phải giảng cho người thường, điểm này chư vị phải phân biệt rõ ràng!

Đệ tử: Chồng của con là khí công sư của một công pháp khác, mỗi khi con tiêu nghiệp, anh ấy cứ luôn dùng phương pháp của anh ấy để giúp con trị bệnh.

Sư phụ: Chư vị đều biết rằng điều tôi coi trọng là cái tâm. Chư vị hãy nói rằng ‘tôi sẽ kiên định tu Đại Pháp, những thứ đó của anh tôi không tiếp nhận, chúng ta có thể là vợ chồng, nhưng về tu luyện là nghiêm túc.’ Về hình thức thì chư vị không thoát khỏi những thứ mà anh ta muốn làm, nam giới thì cánh tay to, sức lực cũng lớn, chư vị không làm theo cũng không xong cứ khăng khăng làm, nhưng nếu tâm của bản thân chư vị thật sự kiên định, thì tôi nghĩ rằng sự việc sẽ phát sinh biến hóa. Đồng thời, nếu anh ta quả thật muốn làm cho chư vị, thì cũng không khởi được tác dụng gì cả. Sư phụ đang trông nom, chặn cho chư vị rất dễ dàng, mà anh ta cũng không nhìn thấy được.

Đệ tử: Khi luyện công trong tư tưởng có tạp niệm, liệu có thể dẫn đến luyện tà pháp không tự biết không?

Sư phụ: Trong tư tưởng có tạp niệm, đó là hiện tượng mà mỗi cá nhân chúng ta trong quá trình tu luyện đều có tồn tại, điều này sẽ không ảnh hưởng. Nhưng mà những thứ mà tôi vẫn nói, [thứ mà] sẽ khiến chư vị luyện không tốt, luyện tà [đi], là do trong tư tưởng của chư vị, trong khi luyện công thì hữu ý thêm vào những thứ của các loại tu luyện khác, hoặc bị những ý thức khác khống chế. Trừ những điều này ra, những chuyện mà không có liên quan gì đến tu luyện thì sẽ không hình thành cái gì cả, nhưng [vẫn] phải bài trừ tất cả các tạp niệm.

Đệ tử: Khi luyện tĩnh công thì cảm giác như ngồi trong vỏ trứng gà có phải là sau khi chân không còn đau nữa mới xuất hiện?

Sư phụ: Điều đó cũng không nhất định. Nếu chư vị chỉ có thể ngồi trong nửa giờ, trong khoảng nửa giờ này không đau, thì trong khoảng nửa giờ [đó] có thể xuất hiện. Vào ngày nào đó [có thể] tĩnh đến trạng thái đó, thả lỏng đến trạng thái đó rồi, thì có thể sẽ tiến nhập vào trạng thái đó. Nhưng nó lại không nhất định sẽ kéo dài, có lẽ chỉ có thể kéo dài trong vài giây, vài phút rồi sau đó liền xuất định, cũng có thể là như vậy.

Đệ tử: Rất nhiều lúc bản thân con đều không tự biết mà rời xa khỏi Chân, Thiện, Nhẫn, rất nhiều chấp trước ẩn sâu đã bị các chấp trước bên ngoài che đậy kín.

Sư phụ: Cái này không hề gì, chư vị yên tâm, chỉ cần chư vị kiên định tu, chư vị có thể biết loại bỏ những thứ đó, chư vị có thể nhận thức những tư tưởng bất hảo này, và bài trừ chúng, thì chư vị chính là đang trong tu luyện rồi. Chỉ e cứ giữ mãi chấp trước mà không buông. Ngoài ra, sẽ không vì vậy mà thế này thế kia, bởi vì chư vị đang tu luyện, và chư vị cũng thực sự đang tu luyện.

Đệ tử: Tất cả các tâm bất hảo của đệ tử đều có thể phơi bày ra không?

Sư phụ: Điều này là khẳng định, tôi nhất định sẽ phơi bày ra cho chư vị, chỉ e đến lúc đó chư vị không vượt qua được. Phơi bày ra rồi, phát hiện ra cái tâm không tốt, biết rõ là cái tâm không tốt, thì chư vị chớ che đậy nó, chư vị nhất định phải loại bỏ nó đi. Khi mâu thuẫn xuất hiện, nghĩa là tôi đang bảo chư vị cái tâm đó đã xuất hiện rồi. Nhưng mà chư vị cứ không đi xem xét bản thân, mà thông thường đi tìm xem người khác không tốt với chư vị ở chỗ nào, người khác sao mà không đúng thế, sao mà không phù hợp với ý kiến của mình, không phù hợp với tư tưởng của mình thế, lúc đó nếu chư vị nhìn lại bản thân thì sẽ có thể nhìn thấy được.

Đệ tử: Nhân loại tương lai sau khi khôi phục tiêu chuẩn đạo đức rồi, thì đẳng cấp của sinh mệnh có thể hiện lại từ đầu không?

Sư phụ: Sinh mệnh tại các thiên thể của các tầng thứ khác nhau có năng lực khác nhau, đẳng cấp của nhân loại là do mức độ thiện ác, [lượng] đức và nghiệp lực nhiều hay ít mà quyết định. Trên Trái Đất, sinh mệnh của nhân loại là cao hơn hết thảy các động vật, thực vật. Tôi cũng phát hiện một vấn đề, có rất nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là những người Trung Quốc sống bên ngoài [Trung Quốc] Đại lục, có quan niệm về gia đình, gia tộc rất mạnh, mạnh hơn cả [quan niệm về] Pháp. Tôi nghĩ đó xác thực là một chướng ngại rất nghiêm trọng đối với việc đắc Pháp, chẳng qua trong thực tiễn tu luyện, có rất nhiều người đã xác thực vượt qua rồi, nhưng tôi phát hiện nó là một chướng ngại to lớn. Con người nếu không có chuẩn tắc làm người, vậy thì không thể gọi là con người. Tại sao không gọi những con khỉ là người? Bởi vì con người có những chuẩn tắc của người, hành vi quan niệm và tiêu chuẩn đạo đức của người, thì mới là người. Nhưng mà thứ này mà đi sang cực đoan thì lại không được.

Đệ tử: Có phải lịch sử nhân loại chỉ có bảy tỷ người luân hồi trong những người đó?

Sư phụ: Có lẽ như vậy. Vấn đề này mà chư vị cũng cảm thấy hứng thú……, kỳ thực xã hội ngày nay, trong lịch sử là xưa nay đều chưa hề có. Mọi người có thể đã đọc trên báo, có người nói rằng tôi đã nói về vấn đề người ngoài hành tinh, họ còn cảm thấy đáng cười. Mọi người thử nghĩ xem, trong lịch sử xưa nay chưa từng có nhân loại như thế này, nhưng trong lịch sử lại đã từng có những thời kỳ mà khoa học của nhân loại còn phát triển hơn hiện nay, so với hiện nay thì phát triển vượt rất xa. Con người hiện nay hoàn toàn không thể làm ra một mặt trăng và phóng lên trời, nhưng nhân loại trong lịch sử lại có thể làm ra một cái mặt trăng và phóng lên trời. Nhưng cái khoa học, cái trạng thái mà nhân loại ngày nay đang phát triển, lại không phải là con đường phát triển duy nhất trong toàn thể quá trình phát triển của nhân loại, còn có những con đường phát triển khác. Khoa học của nhân loại hiện nay, trên thực tế chính là người ngoài hành tinh mang tới. Có người vẫn đang nghiên cứu người ngoài hành tinh, thu thập tín hiệu gì đó của người ngoài hành tinh, kỳ thực chúng chính là ở xung quanh chư vị, chỉ là chúng không tiếp xúc với chư vị, hơn nữa chúng cũng đang làm điều mà chúng muốn làm một cách rất hệ thống.

Mọi người hãy nghĩ xem, có lần tôi giảng khoa học là một tôn giáo, mọi người đều minh bạch ngay lập tức. Trong tôn giáo có giáo chủ và mục sư, khoa học cũng có các loại chức danh thế này chức danh thế khác, có hiệu trưởng, có tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, giáo sư, trợ giảng v.v.. Hơn nữa nó là một hình thức tôn giáo cực kỳ hoàn thiện, có hệ thống, và nơi nào cũng có. Sự tín ngưỡng của con người vào nó, đã vượt qua tất cả tín ngưỡng tôn giáo của chư vị, hơn nữa lại không biết không cảm thấy. Nếu chư vị không học tập nó cho tốt, chư vị sẽ bị cái xã hội này đào thải, chư vị sẽ không thể tìm được một công việc tốt, chư vị sẽ không có tương lai cuộc sống tốt đẹp. Một tôn giáo thông thường, mọi người biết rằng đó là bảo chư vị tín ngưỡng về mặt tinh thần, sau đó cho chư vị nhìn thấy, nghe thấy, cảm thụ được sự tồn tại của Thần một cách thực tế, chân thực. Còn cái tôn giáo khoa học này, nó khiến chư vị nhận thức về mặt vật chất, phát triển về vật chất, để đạt được sự ỷ lại của chư vị vào nó về mặt tinh thần. Nó là ngược lại.

Nhưng tôi lại không hề phản đối khoa học, vì nó cũng là một sản vật của vũ trụ. Tôi chỉ bảo cho chư vị khoa học là cái gì. Nhưng khoa học lại không hề khoa học, nó đã mang tới cho nhân loại rất nhiều tai họa vĩnh viễn không giải quyết được. Mọi người đều biết, về ô nhiễm không khí, công nghiệp khiến không khí ô nhiễm đến mức vĩnh viễn cũng không thể khôi phục về trạng thái thuần tịnh nhất; công nghiệp khiến nước bị ô nhiễm, cho dù chư vị dùng phương pháp tốt cỡ nào, chư vị cũng vĩnh viễn không thể khiến nó khôi phục về mức độ thuần tịnh nhất. Người ta hít thở không khí như vậy, đang uống thứ nước như vậy, nếu cứ phát triển tiếp tục như thế này, thì nhân loại (không kể các đệ tử Đại Pháp), đều sẽ biến dạng, kết cấu của tứ chi đều sẽ phát sinh biến dạng, hơn nữa sẽ càng ngày càng nghiêm trọng, đó là tai nạn mang lại về mặt vật chất. Về mặt tinh thần, cái khoa học này, khi nó chưa phát triển đến bước đó, nếu chư vị nói đến những điều mà khoa học chưa nhận thức được, hoặc sự tồn tại của Thần, hoặc người tốt sẽ có thiện báo, kẻ xấu sẽ có ác báo, vậy thì nó sẽ nói chư vị mê tín, nó sẽ nói chư vị không khoa học, nó sẽ vung cây gậy khoa học lên đánh chư vị. Nhưng điều bị đánh rớt đi lại là gì đây? Điều bị đánh rớt đi chính là tín ngưỡng của con người đối với Thần, điều bị đánh rớt chính là quan niệm đạo đức duy hộ con người. Nó đánh rớt điều đó rồi, tiêu chuẩn đạo đức duy hộ nhân loại cũng bị hủy triệt để rồi. Cho nên con người ngày nay việc xấu nào người ta cũng dám làm, đó chẳng phải là những điều mà cái khoa học không hề phát triển này mang tới sao?

Tôi chỉ bảo cho chư vị tình huống chân thực. Tôi không hề nói là tôi phản đối khoa học, chỉ là bởi vì việc nhân loại quá mê tín vào nó nên đã tạo thành nguy hiểm cho nhân loại. Mà cái khoa học này vừa vặn là người ngoài hành tinh mang tới. Mục đích của chúng là gì? Chúng cấp cho nhân loại một cách hệ thống những môn học như toán lý hoá, sau đó, trong thân thể của chư vị, trong tư tưởng của chư vị, đã hình thành một thứ tư tưởng mà chúng muốn. Ngày nay nhân loại về [mặt] công cụ lao động sản xuất, phương thức lao động, đồ dụng sinh hoạt cho đến phương thức sinh hoạt do khoa học mang tới, đã tạo thành phương thức tư tưởng của con người, hết thảy hành vi của con người, đã hoàn toàn cấu thành một loại tư tưởng hiện đại làm biến dị nhân loại. Con người hiện nay hầu như ai ai cũng đều như vậy, đều đã có những tư tưởng mà người ngoài hành tinh chế tạo cho con người, ai cũng không thoát khỏi. Bởi vì hết thảy những thứ chư vị tiếp xúc đều là do khoa học hiện đại mang tới. Bởi vì nó là không khe hở nào không lọt vào, cho nên hết thảy mọi thứ trong sinh hoạt của chư vị đều không thể tách khỏi cái khoa học này.

Như thế, trong tư tưởng của chư vị sẽ hình thành một phương thức tư duy và tư tưởng do quan niệm cấu thành dựa trên nhận thức đối với hoàn cảnh vật chất cấu thành bởi thế giới ngoại quan {bề ngoài} được tạo ra bởi khoa học hiện đại, nó cũng là một tầng lạp tử cấu thành. Mà hành vi của chư vị là bị tư tưởng chi phối, cho nên những thứ mà chư vị thao tác, xe hơi chư vị lái, tất cả những sự việc chư vị làm, cũng đều do cái khoa học này mang lại. Thế thì, trong thân thể và tư tưởng của chư vị đều đã hình thành một tầng lạp tử, cái khoa học mà người ngoài hành tinh mang tới cho nhân loại, đã cấu thành một tầng lạp tử của khoa học người ngoài hành tinh. Điều này vừa vặn là một sự an bài có hệ thống của người ngoài hành tinh để có được thân thể người.

Sau đó, mọi người biết rằng, khoa học lợi dụng dục vọng của con người, con người đang ở trong những dục vọng của mình mà phát triển. Mỗi khi ai đó đưa ra nghi vấn về khoa học hiện nay, thường sẽ dẫn đến sự phản đối từ một số các nhà khoa học, người ta không biết rằng tư tưởng không dung nhẫn với những nghi vấn này chính là do tác dụng của bản thân khoa học này [gây ra]. Có thể thấy được rằng, việc không thể dung nhẫn của những người được gọi là ‘khoa học gia’ này là do cảm tình dẫn động, chứ không phải do lý trí. Kỳ thực tôi nói với chư vị, tới bước này của ngày hôm nay, những thứ mà các nhà khoa học có thể phát minh, có thể sáng tạo ra hoàn toàn không phải là do con người tạo ra. Là do ai tạo ra? Chính là do cái kết cấu được tạo thành trong não người do người ngoài hành tinh thao túng sản sinh ra, mà cái kết cấu này vừa vặn là bị người ngoài hành tinh nắm chặt. Chúng sẽ cho chư vị linh cảm, để chư vị phát minh ra cái gì đó, chúng đã bắt đầu chiếm hữu nhân loại một cách hệ thống rồi.

Sau đó, mọi người biết đấy, dục vọng của con người sẽ khiến con người không ngừng phát triển. Thoạt đầu họ muốn chế tạo người máy, hiện giờ không chỉ là người máy nữa, họ muốn tạo ra người, người nhân bản. Nếu con người thật sự được tạo ra bằng cách nhân bản, mọi người hãy nghĩ xem, con người là được Thần an bài, khi một người được sinh ra, nếu không có nguyên thần của người ở đó, thì đó chỉ là một thi thể. Tại sao có người không chỗ nào bị vấn đề gì mà người đó lại chết đi? Họ lại đột nhiên tử vong? Là bởi vì nguyên thần của người đó đã rời đi rồi, nguyên thần không ở đó nữa thì nó chỉ là một khối thịt. Có nguyên thần của người ở đó, thì họ mới sống. Thân thể người giống như một bộ y phục, khi người ta mặc nó vào, nó mới có thể động, nếu không được mặc nó sẽ bất động. Mọi người hãy nghĩ xem, nếu chư thần không rót nguyên thần của người vào người nhân bản, bởi vì là con người tạo ra người, Thần chắc chắn sẽ không thừa nhận, vậy thì làm thế nào? Người ngoài hành tinh vừa hay sẽ thừa cơ nhập vào, nó đến làm nguyên thần của người đó, nó sẽ có thân thể người, nó sẽ chiếm hữu con người. Loại người như thế này sẽ càng ngày càng nhiều hơn, dục vọng của con người sẽ khiến con người không ngừng chế tạo, chế tạo càng ngày càng nhiều, chúng sẽ trở thành đa số, và chúng cũng sẽ trở thành một phần tử của nhân loại, chúng còn thông minh hơn con người. Tư tưởng của con người cũng đã có một tầng lạp tử của chúng ở đó, và cũng đang bị chúng khống chế. Chúng sẽ chế định ra pháp luật, để từ nay về sau không cho phép con người sinh sản nữa, sẽ hoàn toàn là nhân bản, chúng sẽ xâm chiếm Trái Đất trên diện rộng. Trên bề mặt trông thì giống dáng vẻ con người, nhưng đã là sinh vật ngoài hành tinh chứ không phải con người. Mọi người hãy nghĩ xem, tôi tuyệt đối không phải đang giảng chuyện thần thoại cho con người! (Vỗ tay)

Đương nhiên, khi đối diện với tình huống này, con người hoàn toàn bất lực, không thể thoát khỏi hết thảy những gì khoa học mang lại cho con người, bởi vì khoa học của chư vị là bị chúng nắm chắc, [nên] con người căn bản là không phát hiện ra chúng. Con người còn muốn liên hệ với người ngoài hành tinh, [nhưng] tất cả mọi thứ của nhân loại hôm nay hầu như đều là do chúng phát minh, con người cho rằng chúng không liên hệ với mình, nhưng kỳ thực con người mọi lúc đều đang liên hệ với sinh vật ngoài hành tinh, còn cần chư vị phải đi tìm chúng ư? Vì thế khi đối diện với hết thảy những thứ này, nhân loại là bất lực, không giải quyết được. Đây là tôi thấy được một trong những vấn đề lớn nhất của nhân loại hiện tại, tôi đã giảng ra rồi, nói cho nhân loại rồi.

Tôi đã nói rằng tôi không muốn phản đối cái khoa học gì đó, nhưng tôi đã nhìn thấy tình huống chân thực của nhân loại. Bởi vì tôi cũng đang độ chư vị trong hoàn cảnh này, cho nên tôi phải sinh sống ở chỗ này, tôi cũng phải đi lại bằng ô tô và máy bay. Khoa học và người ngoài hành tinh cũng là một sản vật trong vũ trụ. Nhưng mà, sự phát triển của nhân loại sẽ luôn có quá trình từ lúc bắt đầu đi đến ngày diệt vong, đó là quy luật. Tôi chỉ là nói với chư vị một hiện tượng của ngày hôm nay, vì để các học viên trong khi tu luyện có thể liễu giải được vũ trụ. Những việc cụ thể kia nếu giảng ra, thì rất nhiều người thường sẽ không tin, do vậy, tôi cũng không giảng. Kỳ thực, đối với con người mà nói, sự phát triển của máy tính là cực kỳ đáng sợ, tự mình đã hủy diệt chính mình mà còn không biết làm sao mà hủy diệt. Hiện giờ con người dựa vào máy tính để lưu trữ dữ liệu, sau đó dùng máy tính phân tích kết quả, phát triển tiếp nữa thì sẽ dùng máy tính để ra quyết định, vậy là bắt đầu việc con người nghe theo máy tính rồi, sau đó máy tính sẽ hoàn toàn chỉ huy con người, máy tính sẽ trở nên ngày càng thông minh, con người cũng càng ngày càng phụ thuộc vào máy tính, cho đến cuối cùng thì hoàn toàn bị máy tính khống chế, đây chính là dục vọng của bản thân con người bị lợi dụng để hủy diệt chính mình.

Đệ tử: Những bài kinh văn mà Sư phụ viết thường nhắm vào những bối cảnh cụ thể, liệu có ảnh hưởng các đệ tử hải ngoại lý giải đối với Pháp không?

Sư phụ: Sẽ không ảnh hưởng, đều như nhau. “Tinh Tấn Yếu Chỉ” mà tôi viết, chủ yếu là để trong tu luyện không ngừng tu chính lại các vấn đề mọi người xuất hiện trong tu luyện. Còn về tu luyện, chúng ta cứ nắm chắc cuốn “Chuyển Pháp Luân” mà tu, sẽ không ảnh hưởng.

Đệ tử: Khi học Pháp tập thể, đọc đến một đoạn nào đó con có chỗ lĩnh ngộ, nhưng đợi đến khi con minh bạch rồi, thì mọi người đã đọc qua một hai đoạn rồi.

Sư phụ: Đó không thành vấn đề. Mục đích của học Pháp chính là để chư vị minh bạch, minh bạch mới là vị trí số một. Khi chư vị đọc Pháp, mọi người nhất định phải biết hàng chữ mình đang đọc có ý nghĩa gì, tối thiểu chư vị phải biết được ý nghĩa bề mặt. Còn về việc chư vị đọc xong liền quên rồi, cái đó chư vị cũng đừng quản, không thành vấn đề, chư vị chỉ quản việc đọc. Nhưng nếu chư vị ngay cả là chữ gì cũng không biết, cứ nhìn vậy thôi, cứ nhìn, miệng vẫn đọc, mắt vẫn nhìn, nhưng tư tưởng thì không ở đây, như vậy không được, không đạt được mục đích tu luyện.

Đệ tử: Tại sao Phật gia đặc biệt chú trọng duyên?

Sư phụ: Kỳ thực, ai cũng đều chú trọng duyên. Có rất nhiều chân tướng về vũ trụ, tôi không thể nói với chư vị, là bởi vì họ là Thần, tôi không muốn để chư vị dùng tư tưởng của con người mà nghĩ về họ. Con người nghĩ rằng họ tu trong tôn giáo là có thể lên thiên quốc, bản thân con người cho rằng: ‘Miễn là tôi kính ngưỡng họ, chiểu theo những điều họ nói mà làm thế nào đó, thì họ sẽ quản tôi’. Kỳ thực chư vị căn bản là không biết được, trong lịch sử quá khứ con người muốn tu luyện lên trên, quá khó rồi. Chỉ cần rớt xuống, thì căn bản sẽ không thể để chư vị lên, chính là không cho chư vị quay trở về. Bởi vì họ cảm thấy dù chư vị tu như thế nào, cũng sẽ ô nhiễm tới họ, không thuần tịnh được như họ. Nhưng hiện giờ đã khác rồi, mọi người đều biết, từ bản nguyên chúng ta không những làm được tốt hơn, mà còn vượt qua hết thảy mọi thứ cũ của họ, sẽ đạt đến vượt khỏi trạng thái tốt nhất trong thời kỳ lịch sử của vũ trụ. (Vỗ tay)

Đệ tử: Không ít đệ tử vẫn chưa có cảm giác về xuất thế gian pháp, liệu họ có thể kịp tu luyện viên mãn không?

Sư phụ: Pháp cũng đắc rồi, chỉ cần buông bỏ tâm mà tu. Nếu không kịp thì tôi đã không độ rồi. Kỳ thực, điều tôi lo lắng nhất là liệu chư vị có thể tu luyện đến cùng trong Đại Pháp không? Chứ không phải vấn đề thời gian. Còn nói về cảm giác, chúng ta có người đã tu được rất cao rồi, mà họ vẫn không hề có cảm giác gì. Không thể dựa vào cảm giác để đo lường việc chư vị tu luyện cao hay thấp đâu. Cảm giác đó là gì chứ? Có người chính là không cho họ cảm giác, bởi vì họ đến từ những tầng thứ cao. Có một chút cảm giác thì sẽ phá hoại một số mê và ngộ, có thể họ sẽ không bao giờ quay về chỗ cũ được, bởi vì yêu cầu đối với họ phải cao. Những người khác có thể nhìn thấy, vẫn có thể quay về. Còn họ không những không nhìn thấy, đến cảm giác cũng không thể cho họ có, sai một chút họ cũng sẽ không trở về được vị trí tiên thiên. Chẳng phải là đạo lý này sao?

Đệ tử: Đọc “Hồng Ngâm” của Sư phụ, con rất cảm động bởi sự hào hùng của Sư tôn đến nỗi mắt đẫm lệ, con đã cảm nhận một cách mạnh mẽ một sự từ bi hồng đại không thể diễn tả bằng lời. (Vỗ tay) Nếu đệ tử không thể báo đáp Sư phụ thì đó sẽ là sự hối tiếc vĩnh hằng của đệ tử.

Sư phụ: Kỳ thực không có gì hối tiếc cả, chư vị đắc được [Pháp] cũng không dễ dàng. Chư vị biết rằng là hiện giờ ngẫu nhiên dường như người khác nói với chư vị, vậy là đắc được Pháp rồi. [Nhưng] đó là một thứ chôn sâu trong tâm của chư vị, giống như một cái ổ cắm, ngay khi chạm vào là điện sẽ thông. Nhưng mà có người, cái ổ cắm đó của họ đã bị bụi bặm và bùn đất bao phủ rồi không khởi tác dụng nữa, có cắm vào ổ cắm thì vẫn không có điện. Có rất nhiều người vì để đắc Pháp, trong lịch sử đã phải rơi đầu, trong lịch sử cũng có tu, hơn nữa trong tu luyện cũng đã chịu rất nhiều khổ.

Đệ tử: Nếu trẻ con không tu luyện, thì sau khi cha mẹ chúng tu luyện viên mãn rồi chúng sẽ được an bài như thế nào?

Sư phụ: Với tình huống hiện tại của chư vị, tôi không thể nói chư vị có chấp trước. Bởi vì chư vị hiện giờ chính là cảnh giới này. Nhưng vấn đề này, nếu chư vị đứng tại một cảnh giới cao mà nghĩ một chút, thì là chấp trước rồi, bản thân mình có thể viên mãn hay không chính mình còn không biết, tại sao còn có nhiều mối lo về sau như vậy chứ?

Nhưng chư vị đã từng nghĩ chưa? Một người tu luyện viên mãn rồi, thì những nợ nần và ân oán mà chư vị nợ từ đời này qua đời khác, chư vị chỉ phủi phủi là không còn gì nữa, cứ như vậy rời đi, làm sao có thể được đây? Cái chư vị hoàn trả ở đây chỉ là thiếu nợ về mặt tinh thần, còn những thứ thiếu nợ về thực chất chư vị chưa hề hoàn trả. Như vậy làm sao có thể viên mãn? Tôi đều phải giải quyết cho chư vị, phải làm cho chư vị rất nhiều việc! Chư vị thử nghĩ xem, tất cả ân oán của chư vị đều phải kết. Kết như thế nào? Tiền đề trước tiên là nếu chư vị thực sự có thể tu luyện viên mãn, trong thế giới của chư vị không thể trống không. Chẳng phải Phật giảng phổ độ chúng sinh sao? Trong thế giới của chư vị cũng sẽ có chúng sinh, vậy rất có thể những sinh mệnh mà chư vị trước đây đã từng giết hại, chư vị thiếu nợ, hoặc là tốt với chư vị, cả ân và oán, hai loại duyên này đều phải kết cho chư vị, như thế có rất nhiều sinh mệnh có thể sẽ đến làm chúng sinh trong thế giới của chư vị.

Những ân ân oán oán trong lịch sử, đều phải kết liễu, vậy những duyên hiện nay của chư vị chẳng phải cũng phải kết liễu sao? Có rất nhiều các cô gái, đối với những người thân sinh cốt nhục thì……, thật sự là đang ảnh hưởng chư vị tu luyện. Hãy buông tâm xuống, chỉ quản việc tu. Kỳ thực một cá nhân, nếu chư vị có không bỏ được người đó đến đâu, đến khi chư vị qua đời, chư vị không bỏ được cũng phải bỏ. Có lẽ trong chư vị có người mà sinh mệnh không được lâu đến vậy, đến một ngày nào đó sẽ hết, không bỏ cũng không được. Nếu chư vị có thể tu luyện viên mãn, thì chư vị muốn độ ai, Sư phụ cũng đều biết. Nhưng mà, chư vị không được coi nó là một loại chấp trước, lại chấp trước vào nó theo một cách biến tướng.

Đệ tử: Có một người tu luyện rất khá nói một câu như sau: “Hữu vi cũng là ở trong vô vi.” Con cảm thấy đôi chút khó hiểu.

Sư phụ: Cái này chẳng phải là can nhiễu sao, nếu không phải là lời tôi đã giảng trong Pháp, thì chư vị đừng nghĩ về nó. Ngay cả do đệ tử tu luyện trong Đại Pháp nói ra, nó cũng có thể là thứ anh ta đã ngộ ra tại những trạng thái khác nhau và các cảnh giới khác nhau của anh ta, hoặc là đúng hoặc là không đúng, đừng quản nó. Tôi giảng như thế nào, chư vị hãy làm theo như vậy. Hãy để tâm tư dùng vào Pháp, đừng chấp trước vào những điều mà người khác nói.

Việc truyền Pháp, độ nhân, mọi người phải rõ ràng, đây không phải trong phạm vi của hữu vi hay vô vi, đây không phải là điều mà sinh mệnh bình thường có thể hiểu được. Hơn nữa, những việc được làm, đều không biểu hiện tại nơi con người đây. Tôi đã từng giảng cho chư vị một câu rằng, ý là thế giới của Phật cũng là cực kỳ phong phú và đa dạng, hơn nữa còn mỹ hảo hơn nữa. Nếu không thì ai tới đó làm gì chứ? Không giống như con người tưởng tượng như thế. Mà từ Phật, Đạo, Thần mà xét, rất nhiều việc mà con người vẫn làm, đều là những chướng ngại ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến việc họ tới thế giới của Phật, cho nên đều là chấp trước hữu vi. Còn việc độ nhân này, lại là một chuyện khác. Hơn nữa, tôi nói với chư vị rằng, tôi đã nói rằng kỳ thực tôi không chỉ là cứu độ chúng sinh, độ nhân chỉ là một phần của điều mà tôi muốn làm, cho nên có những nguyên nhân khác. Lấy một ví dụ, vũ trụ này đang sắp giải thể, chẳng hạn có một vị Thần có thể giải quyết được, nhưng mà ông ấy cứ nhìn nó giải thể mà không quản, vậy chư vị nói xem ông ấy quản thì là “hữu vi”, hay là không quản thì là “vô vi” đây? Đây là dùng ngôn ngữ con người để giảng những chuyện của một cảnh giới cao nhường ấy, mà trong cảnh giới cao nhường ấy nó lại là một chuyện khác, khái niệm hữu vi của con người không thể bao trùm được cảnh giới của Phật và cảnh giới cao hơn.

Đệ tử: Giữa núi Thái Sơn và con có một mối duyên không giải được, trong tâm con có vô số chỗ mê [khó giải] về chuyện này. Sư phụ có thể giúp đệ tử phá giải một chút khúc mắc không?

Sư phụ: Không thể. Tôi chỉ có thể giảng những sự việc trong tu luyện cho những người tu luyện, chịu trách nhiệm với sự viên mãn của chư vị. Những việc từ đời này qua đời khác, nếu chấp trước thì không viên mãn nổi, giảng cho chư vị thì cũng bằng như khiến cho chư vị chấp trước.

Đệ tử: Có lúc trong tâm con có một loại mong muốn làm phụ đạo viên hoặc trạm trưởng, liệu có phải đó là một chấp trước mạnh mẽ và đang trong hữu vi không?

Sư phụ: Kỳ thực rất nhiều phụ đạo viên của chúng ta, là không có ai tuyển chọn họ. Chính là họ đắc Pháp rồi, trong khu vực đó không có người luyện, họ bèn tổ chức một nhóm người tới học, vậy là họ tự nhiên thành trạm trưởng, phụ đạo viên. Mà trạm trưởng ấy cũng không phải là điều đặc thù của Đại Pháp chúng ta, đó chỉ là một danh từ trong người thường. Trước kia chi nhánh của Hội nghiên cứu khí công, nó được gọi là trạm, nên đều gọi là trạm phụ đạo.

Mong muốn làm việc cho người khác đó là chuyện tốt. Nhưng mà, nếu vì muốn làm người phụ trách mà làm, thế thì không tốt. Vì ở đây không có chức quan, cũng sẽ không có trả lương cho chức quan đó, không có gì cả. Tôi biết rằng chư vị muốn làm các việc cho mọi người, nếu có điều kiện thì khả dĩ, không làm chức quan gì cả cũng vẫn có thể làm các việc cho mọi người như nhau, dựa vào nhiệt tình. Hiện giờ có rất nhiều khu vực có số người học Đại Pháp rất đông, đó đều là kết quả của việc học viên đã làm rất nhiều công tác hồng Pháp.

Đệ tử: Khi chúng con ở đây nghe Ngài giảng Pháp, các thân thể khác của chúng con ở các không gian [khác] cũng được như vậy phải không?

Sư phụ: Chẳng phải tôi cải biến thân thể chư vị từ bản nguyên nhất phải không? Vậy còn lo lắng điều đó làm gì? (Vỗ tay) Ở bên này, chư vị chỉ là đang nghe, biến hóa rất nhỏ, nhưng ở bên kia là thật sự đang biến hóa.

Đệ tử: Mỗi lần trước khi tham gia Pháp hội, con đều gặp phải những trở ngại và ma nạn, không biết là do nghiệp lực của mình gây ra hay là con đã làm sai điều gì?

Sư phụ: Khi gặp vấn đề hãy tìm ở chính mình. Ma nạn cũng không phải là ngẫu nhiên, tuyệt đối là để bỏ đi cái tâm nào đó của chư vị, sau đó khiến cho chư vị đề cao.

Đệ tử: Sau khi học Pháp, con cảm thấy những sự việc trong người thường có thể làm hoặc không làm, vậy làm thế nào để nhận định được bản thân vẫn còn tâm chấp trước vào làm một việc nào đó?

Sư phụ: Tôi lại giảng thêm một bước cho mọi người, chư vị tu luyện trong người thường, phải cố gắng hết sức phù hợp với trạng thái của người thường mà tu luyện. Ý nghĩa câu này của tôi bao trùm rất rộng. Việc ăn ở đi lại, sinh hoạt, công tác, học tập của chư vị, tất cả mọi thứ đều bao hàm trong đó, phải phù hợp ở mức độ tối đa với người thường mà tu luyện. Đừng giống như những người tu luyện trong quá khứ: một khi tu luyện rồi, đã nhìn thấu cõi hồng trần rồi, [liền nói] ‘Tôi phải xuất gia thôi’. Tôi là bảo chư vị tu luyện trong người thường. Hơn nữa tôi cũng muốn bảo chư vị rằng, hết thảy mọi việc chư vị làm, còn phải làm tốt hơn trước. Bởi vì khi Pháp này được truyền ra, tôi đã suy xét đầy đủ đến việc những người hiện nay có công tác, những người bận rộn thì tu luyện như thế nào. Vì thế ngoài thời gian chư vị làm việc thì chư vị tu luyện, học Pháp, bảo đảm sẽ không để chư vị rớt lại phía sau, sẽ không bỏ lỡ [điều gì]. Tôi muốn bỏ đi tâm chấp trước của chư vị, chứ không phải bỏ những thứ vật chất gì của chư vị. Nếu như là vậy, thì những người xin ăn ngoài đường đều là cao nhân rồi. Nhưng không phải như vậy. Cái bỏ đi là tâm con người, những tâm chấp trước mà không buông.

Tôi đã giảng rồi, nhà của chư vị đều dùng gạch vàng xây lên, nhưng trong tâm chư vị không hề quan tâm đến nó, chư vị không coi tiền như mạng, không có dục vọng lớn như thế, có thì là có thôi, trong sinh mệnh của chư vị có nó, không sao cả. Nếu chúng ta có thể làm được điểm này, chính là có thể bỏ được chấp trước này, thì chư vị có cái gì đều không thành vấn đề. Chư vị nói tôi không có cái tâm chấp trước của người thường kia, nhưng mọi người cứ đối tốt với chư vị, nhất quyết để chư vị làm quan, thế thì chư vị cứ đi làm là được rồi, không sao cả. Chư vị nói việc kinh doanh của tôi là rất lớn, nó chính là để kiếm tiền, vậy thì chư vị cứ kiếm tiền thôi, không thành vấn đề. Bất kể chư vị thuộc giai tầng nào, chư vị đều có thể tu luyện. Nhất quyết không được đi sang cực đoan, trước kia có người như thế này, một khi tu luyện đắc được chân Pháp rồi, họ không làm gì nữa cả, như vậy không được. Bởi vì điều tôi bảo chư vị là phương pháp tu luyện như thế này. Tu luyện trong Đại Pháp khi chưa viên mãn nhất định sẽ có tâm người thường, cho nên mới có thể làm công tác của người thường, như thế cũng nhất định sẽ có cái tình của con người ở một mức độ nhất định.

Đệ tử: Nhận thức được rằng có thể là một chấp trước, nhưng con cứ mãi không bỏ được, liệu nó có giống như vấn đề ăn thịt là từ trong công mà phản ánh ra không?

Sư phụ: Đã nhận thức được đó là tâm chấp trước rồi còn không bỏ nó đi? Tất nhiên, chư vị ngay lập tức thì không bỏ hết được, mỗi người đều là như vậy, từ từ khắc chế bản thân, yêu cầu bản thân làm tốt hơn, chẳng phải dần dần sẽ làm được sao? Đương nhiên nếu chư vị nói: ‘Thầy giảng rằng làm được một cách từ từ, vậy chúng ta cứ làm từng chút một thôi.’ Thế thì chư vị không tiến lên, không tinh tấn rồi, không có trách nhiệm với sự tu luyện của mình. Chính là trong tu luyện chư vị làm sao coi mình là một người luyện công, tôi nghĩ nếu bản thân chư vị có thể làm được điểm này, thì cái gì cũng đều không khó lý giải.

Đệ tử: Trong lần Pháp hội này, có học viên đã nói về việc tìm cầu việc thân thể chịu khổ để tiêu nghiệp.

Sư phụ: Đó là sai, là không đúng. Không được an bài cho bản thân biện pháp tu luyện tiêu nghiệp đó, tự mình tìm khổ mà chịu, không được, như vậy chư vị sẽ làm loạn hệ thống tu luyện mà tôi an bài cho chư vị. Vì thế, chư vị chỉ quản việc đọc sách, học Pháp, tu luyện, gặp vấn đề thì tìm trong bản thân mình. Về công việc thì làm tốt hơn chút, về học tập thì học tốt hơn chút, vậy là được rồi. (Vỗ tay)

Đệ tử: Con càng tu luyện càng cảm thấy quan niệm người thường càng mạnh, đến mức không biết mình có phải là người tu luyện không.

Sư phụ: Tôi nói với mọi người, chư vị trong tu luyện, có thể càng ngày càng ý thức một cách minh xác các tâm chấp trước của bản thân, thì tôi nói với chư vị, đó không phải là thụt lùi, đó là tiến bộ. Người thường là không thể ý thức được, nhưng chư vị lại có thể ý thức được một cách minh xác, thực sự có thể nói rằng chư vị tu được rất khá. Nhưng mà, tại sao vẫn còn một số tâm mà nhất thời rất khó bỏ được? Chính là vì phương thức tu luyện mà tôi cấp cho chư vị đã quyết định việc chư vị không thể ngay lập tức loại bỏ hết tất cả chấp trước của chư vị, mà là phân tầng ra loại bỏ từng tầng từng tầng. Như thế, chư vị vẫn sẽ có một vài tâm người thường, để có thể sinh sống trong người thường, dần dần tu luyện tiếp, đề cao tiếp. Nếu không như vậy, không có cái tâm đó, thì chư vị cũng không đề cao được, tu luyện sẽ kết thúc, cũng không thể ở lại nơi người thường được nữa. Cho nên Đại Pháp là tu luyện như vậy.

Đệ tử: Khi đọc “Chuyển Pháp Luân”, sau khi thông đọc một bài giảng, vì để ghi nhớ nội dung, con lại nhẩm đi nhẩm lại một vài câu, đọc như vậy có đúng không?

Sư phụ: Cũng khả dĩ, nhưng tôi nói với mọi người rằng, cứ từng lượt từng lượt thông đọc, thì là tốt nhất.

Đệ tử: Dưới mắt phải không có đường thông phụ, điều này có quan hệ với Pháp không?

Sư phụ: Đây là hình thức tồn tại mà Pháp khai sáng cho sinh mệnh ở tầng thứ này, nó cũng là biểu hiện trong một tầng thứ. Nếu tầng thứ rất cao, thì nó lại có biến hóa. Đến tầng thứ cao, con mắt đó nó có thể lập tức xuyên thấu và nhìn thấu rất nhiều tầng không gian, nhìn thấu từ hoành quan đến vi quan, nhìn thấu sự tồn tại của những sinh mệnh phức tạp hơn nữa và hình thức tồn tại của không gian. Không gian cao tầng cũng không làm điều xấu giống như cách con người, con mắt với hình thức đó đã không còn tác dụng nữa. Cho nên, con mắt ở mỗi một tầng thứ cũng phát sinh biến hóa. Chẳng phải tôi vừa giảng rồi sao? Thân thể con người ấy, tại mỗi tầng thứ đều có hình thức biểu hiện [khác nhau], hình thức biểu hiện bề ngoài cũng đều biến hóa. Ví dụ có một tầng thứ nào đó, cũng có thể là cả khuôn mặt sẽ xuất hiện một con mắt như mắt của chuồn chuồn, bên trong có vô số con mắt, cũng có thể sẽ xuất hiện loại tình huống này. Khi tu luyện, hình thức biểu hiện của nó tại các tầng thứ khác nhau rất phức tạp. Tôi không muốn giảng cho chư vị những điều này, nói cách khác chư vị không nên chấp trước vào những chuyện này. Nếu tình huống tại mỗi tầng thứ chư vị đều nhìn thấy thì chư vị sẽ chấp trước vào nó suốt đời, sẽ không thể tu luyện lên được. Cứ mãi chấp trước, cứ mãi nghĩ rằng: Thật là tuyệt! Cho nên, như thế thì không được. Khi tu luyện ở tầng thứ rất thấp, nguyên nhân là không có đường thông ở đây, chẳng hạn khi người ta nổ súng sát nhân thì cũng dùng con mắt này, bắn tên cũng dùng con mắt này, nói chung là cứ hay dùng con mắt này làm điều không tốt. Tất nhiên còn có những nguyên nhân khác nữa, nên nó không xuất được chân nhãn có trí huệ.

Đệ tử: Con hễ luyện tĩnh công thì lại lắc đầu hoặc gật đầu.

Sư phụ: Đó là một hiện tượng rất tự nhiên. Chúng ta có rất nhiều người đều biết rằng, nếu như tý ngọ chu thiên sắp thông, bất kể là đại chu thiên hay tiểu chu thiên, nếu hình thức tý ngọ chu thiên này khai thông, nó sẽ gật đầu, nếu nó chuyển ngược lại, thì đầu sẽ ngả về sau. Mạch chuyển theo chiều xuôi thì sẽ gật đầu, khi mạch chuyển ngược lại thì đầu sẽ ngả về sau, xung đến nỗi đầu này sẽ gật. Nếu mão dậu chu thiên thông, nó sẽ lắc đầu. Nếu xung hướng về bên này thì nó sẽ lắc sang bên này, nếu xung hướng sang bên kia nó sẽ lắc sang bên kia. Nhưng mà, chư vị không nên thuận theo nó lắc động mà lắc động, đó là một loại chấp trước, tâm hoan hỷ, vậy nên, chư vị phải cố hết sức giữ cho bản thân chư vị bất động. Không có vị Phật nào hay Đạo nào lại ở đó gật đầu, phải không, không có hiện tượng đó. Giai đoạn đầu khi chư vị luyện công có thể xuất hiện trạng thái này, nhưng mà, chư vị hãy cố gắng hết sức để không động theo nó.

Đệ tử: Con đang nghĩ về việc đề nghị một tờ báo đăng tiểu sử của Sư phụ, xin hỏi điều đó có thích hợp không?

Sư phụ: Không thích hợp. Tôi không muốn nói về việc của cá nhân tôi, mọi người cũng chớ nói. Bởi vì mọi người muốn tìm hiểu về tôi, nên trong “Chuyển Pháp Luân” đã có tiểu sử rất đơn giản, rất đơn giản, hiện tại tôi cũng bảo họ gỡ xuống rồi. Những gì tôi nói cho chư vị chính là Pháp, mọi người chỉ học bộ Pháp này thôi. Đối với tình huống của tôi cũng đừng cảm thấy hứng thú gì, chỉ học bộ Pháp này, sẽ khiến chư vị viên mãn (Vỗ tay)

Đệ tử: Một học viên công tác tại một công ty, nếu ông chủ yêu cầu anh này vì công việc mà nói dối thì phải làm sao?

Sư phụ: Về vấn đề cụ thể này tôi đã từng giảng rồi, chư vị làm thế nào, thì cũng là bản thân đang tu luyện, việc này cũng dễ làm thôi. Nếu chư vị thực sự không tránh được việc đó, thì cũng không thể tính là chư vị làm. Nhưng mà nếu chư vị là một người tu luyện chân chính, những việc loại này dần dần sẽ ít đi. Hơn nữa khi chư vị đi làm một cách cụ thể, chư vị cũng phải nắm vững chừng mực. Có những tình huống cụ thể, chư vị tự mình đi giải quyết, những tình huống như vậy tôi không thể cứ bảo chư vị phải làm như thế nào, thế thì chư vị không có tu.

Đệ tử: Trong những sách in lậu trong nước, khi đóng sách đồ hình Pháp Luân được đặt trước ảnh của Ngài, xin hỏi những cuốn sách như vậy có vấn đề gì không?

Sư phụ: Bây giờ những sách in lậu cũng rất ghê gớm. Sách Đại Pháp của tôi là giảng về các Pháp lý‎ siêu thường, nhưng mà, tôi đều gắng hết sức đứng từ quan điểm học thuật mà nói. Những thứ loạn bát nháo khiêu dâm trong xã hội, khiêu dâm đến mức chẳng còn ra gì, những sách bảo người ta làm điều xấu, những thứ loạn bát nháo, cái gì cũng có, những cuốn sách như vậy lại đều có thể xuất bản, còn sách của chúng ta dạy người ta làm người tốt thì lại không được xuất bản, có vấn đề gì không ổn đây? Mọi người hãy nghĩ xem, với 100 triệu người học Đại Pháp, quốc gia có thể có nguồn thu tương đối lớn từ thuế, cuốn sách như vậy mà không xuất bản, còn sách lậu lại vô cùng nhiều. Sách lậu thì đương nhiên nó không nộp thuế, vậy nó cũng mất đi nguồn thu thuế, ở đây có điều gì đó không ổn.

Đối với sách in lậu tôi là nghĩ thế này, vì chúng ta không thể đi tìm nó. Vậy làm sao đây? Thế thì với loại sách được sắp chữ và in lại này, thì mọi người đừng mua, bởi vì nó chắc chắn sẽ có chữ sai. Mọi người đều biết cuốn sách kia việc hiệu đính khi xuất bản là rất gian nan, vì đó là Pháp, còn có ma can nhiễu, tư tưởng của con người có nghiệp lực cũng sẽ đảo loạn, cho nên là vô cùng khó. Họ lại không phải là học viên, mà làm việc đó, nên rất có khả năng là họ không làm tốt được. Trước đây khi xuất bản tại nhà xuất bản chính quy ở Trung Quốc, việc hiệu đính đều do học viên chúng ta đến hiệu đính. Do đó, sách in lậu thế nào cũng có lỗi, mất chữ sót chữ, thậm chí thiếu trang hay đảo trang, sách như vậy thì đừng mua. Phàm là sách chế bản laser, tức là sao chép lại từ sách gốc của chúng ta, sách như thế mọi người có thể mua, bởi vì nó không hề thay đổi nội dung của Đại Pháp.

Đệ tử: Các nhà khoa học phát hiện thấy tốc độ giãn nở của vũ trụ vốn luôn giảm, thì đột nhiên lại tăng lên, càng ngày càng nhanh. Các nhà khoa học đang băn khoăn không hiểu động lực nào thúc đẩy nó?

Sư phụ: Vũ trụ mà nhân loại biết đến, mà nhìn được qua kính viễn vọng, cũng là một thứ trong không gian do tầng lạp tử bề mặt do phân tử tổ thành này cấu thành, vậy nên nó vẫn không vượt khỏi không gian này. Còn về sự vận động của vũ trụ này, tất nhiên mọi người biết rằng Trái Đất đang vận chuyển xung quanh Mặt Trời, điện tử vận chuyển xung quanh hạt nhân nguyên tử, vật chất đang vận động, kỳ thực còn có những hình thức vận động lớn hơn nữa. Vài năm trước các nhà khoa học đã phát hiện rằng Trái Đất dường như đang thở, nó giãn nở ra rồi lại co lại. Địa cầu này của chúng ta được cấu thành bởi các phân tử, vậy thì những tổ hợp thể các sinh mệnh vi quan hơn, nhỏ hơn mà sinh tồn ở bên trong Trái Đất, khi nhìn Trái Đất thì chẳng phải cũng là một vũ trụ sao? Hết thảy những phân tử cấu thành bên trong Trái Đất chẳng phải đều là những tinh cầu sao? Chúng cũng là một tầng vụ trụ. Vậy thì, mọi người hãy nghĩ xem, chúng sẽ chuyển động như thế nào? Đó chẳng phải giống như hiện tượng mà ngày nay họ nhìn thấy trong vũ trụ sao? Về việc nó đột nhiên nhanh, hoặc là chậm, nó cũng có nguyên nhân khác nữa. Tất nhiên tôi cũng đã từng nói với mọi người, bởi vì khi sự việc Chính Pháp này đang thực hiện, là siêu việt thời gian mà làm, đồng thời, siêu việt hết thảy không gian mà làm, nếu không thì hết cả một đời cũng không làm xong.

Đệ tử: Có lúc trong não con xuất hiện niệm đầu khi trước đây làm những việc xấu, con cảm thấy mình rất không xứng luyện Đại Pháp.

Sư phụ: Chư vị không được thật sự không học nữa, ngược lại, chư vị có thể ý thức được việc những thứ này can nhiễu lại là chuyện tốt. Có nghĩa là, chư vị có thể ý thức được những thứ này không phải chư vị, chư vị khắc phục nó, ức chế nó, thì lúc đó chính là đang tiêu trừ nó. Nếu như tư tưởng của chư vị không động niệm đầu nào cả, mà trong đại não lại xuất ra một niệm đầu bất hảo, tự nhiên chạy đến, thì đó chính là nghiệp lực đang can nhiễu chư vị, không cho chư vị luyện, khiến chư vị cảm thấy bản thân không xứng để luyện, bởi vì mọi vật thể đều là sống. Đặc biệt là nghiệp lực đó hình thành trong tư tưởng của chư vị, cho nên nó liên hệ trực tiếp với tư tưởng của chư vị, từ trong đầu của chư vị phản ánh ra, chư vị lại xem nó như tư tưởng của bản thân mình, nhưng nó không phải là tư tưởng của chư vị.

Đệ tử: Chúng con là học viên Australia, chúng con đến Canada tham dự Pháp hội, vậy có sai không?

Sư phụ: Không có sai. Đến để cầu Pháp còn sai sao? Sư phụ chỉ e thời gian chư vị thực tu bị thiếu thôi.

Đệ tử: Nhìn lại những khảo nghiệm mà bản thân đã trải qua, con phát hiện rằng con chỉ mới làm được trên bề mặt, chứ không thể làm được một cách thực sự thành tâm.

Sư phụ: Chư vị có thể nghĩ đến điểm này, từ căn bản mà cải biến bản thân, nhìn lại xem xét những quan mà bản thân đã trải qua, [thấy được] vẫn tồn tại thiếu sót, tôi nói với chư vị rằng, đó chính là tu luyện! Nói một cách cụ thể, chư vị phát hiện rằng tu vẫn chưa đủ [tốt], làm sao để tinh tấn hơn, như vậy rất tốt.

Đệ tử: Con nhìn thấy trạm phụ đạo ở các nơi tặng huy hiệu Pháp Luân Công cho nhau, mặc trang phục luyện công màu vàng đơn sắc, điều này khiến con nhớ lại mọi thứ vào thời Đại Cách mạng văn hóa.

Sư phụ: Có thể ấn tượng của chư vị về Đại Cách mạng văn hóa quá sâu đậm. Nhưng [điểm khác biệt là] Đại Cách mạng văn hóa ấy là ‘tạo phản có lý’, còn ở đây chúng ta lại không ủng hộ việc tạo phản có lý. Chúng ta ở đây yêu cầu lấy thiện đãi người và làm người tốt.

Về việc mặc trang phục, kỳ thực tôi đã giảng với họ rồi, khi mọi người hoạt động tập thể, khi nhất thiết phải mặc trang phục thống nhất, nếu chư vị muốn mặc thì chư vị cứ mặc. Nhưng kiểu trang phục này tôi cũng không biết là từ đâu làm ra, dường như các khu vực khác nhau đều tự làm lấy. Khi mọi người cao hứng thì họ thống nhất làm một số trang phục, giống như đồng phục thể thao. Nhưng mà, tôi nghĩ, khi chư vị luyện công lúc bình thường, thì không nên mặc. Thứ nhất, người ta sẽ cảm thấy giống tôn giáo; thứ hai, khi chư vị mặc kiểu đồng phục này mà ở đó luyện công, những người không mặc y phục đó mà muốn tới học [luyện công] sẽ cảm thấy như là người ngoài. Vậy nên, bình thường không nên mặc, tốt nhất là mặc khi có hoạt động tập thể nếu cần thiết.

Đệ tử: Sư tôn đã giảng, nếu không yêu kẻ thù của chư vị thì chư vị sẽ không viên mãn được. Đã một năm trôi qua, con vẫn chưa làm được yêu cầu của Sư tôn và tha thứ cho sự ích kỷ và thói giả tạo của người khác.

Sư phụ: Không phải như vậy. Mọi người thử nghĩ xem, sự ích kỷ và giả tạo của con người, chính là con người đang tự hủy hoại mình, như vậy chẳng đáng thương sao? Họ ích kỷ và giả tạo, khi điều họ làm càng ngày càng bất hảo, họ sẽ đối diện với sự hủy diệt. Còn chư vị lại có thể đạt được ngày càng tốt hơn, ngày càng đi lên, nhìn thấy họ chư vị không thấy đáng thương sao? Nhưng bản thân tính ích kỷ và thói giả tạo thì không thể thương hại. Nhưng con người thì khác, vậy nên, chư vị nên tha thứ cho họ. Ngoài ra, những ‘kẻ thù’ mà con người định ra, họ chỉ là kẻ thù của con người thôi, nhưng mọi người thử nghĩ xem, đó không phải là kẻ thù của người tu luyện. Chư vị phải siêu việt khỏi người thường, Thần có thể coi người thường là kẻ thù không? Một người cao hơn tầng thứ người thường không thể coi người thường là kẻ thù được. Cho nên, tôi nói với chư vị rằng, nếu chư vị không thể yêu kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được. (Vỗ tay) Còn ma phá hoại Đại Pháp thì ngoại lệ.

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp ở 48 địa khu thuộc 25 tỉnh, thành phố và khu ở Trung Quốc thay mặt cho đệ tử Đại Pháp ở địa phương xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay)

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp từ 16 quốc gia thay mặt cho đệ tử Đại Pháp ở quốc gia mình xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn tất cả. (Vỗ tay)

Đệ tử: Sau khi giảng Pháp xong xin Sư phụ làm một bộ đại thủ ấn?

Sư phụ: Làm bộ đại thủ ấn à? Không phải là tôi không thể làm, tôi có thể làm cho mọi người, nhưng chư vị ở những khu vực khác, tôi nghĩ sau này đừng đưa tờ câu hỏi như thế này lên nữa. Vì rất nhiều học viên của chúng ta rất khó lý giải được nội hàm thực sự của đại thủ ấn, chư vị đừng coi Nó như là Sư phụ ở đây biểu diễn, nếu thế tâm trạng của tôi sẽ rất buồn. Nếu con người không thể hiểu được ý nghĩa vĩ đại của Nó, vậy thì tôi sẽ không làm. Cho nên mọi người phải chú ý những vấn này.

Được rồi, bây giờ tôi sẽ làm một bộ đại thủ ấn cho mọi người.

Pháp hội của chúng ta cũng sắp kết thúc rồi, bởi vì phần giảng Pháp của tôi là phần cuối cùng.

Tôi biết rằng các học viên cũ đã càng ngày càng thành thục hơn. Nhìn thấy điều này, tôi thật sự rất mừng. Mọi người có thể từ trong Pháp mà nhận thức Pháp, thực sự có thể coi bản thân là một người tu luyện, chỉ riêng điều đó, đã khiến cho hình thức của Đại Pháp trong hoàn cảnh người thường tại thế gian được ổn định vững chắc và mạnh mẽ. Không hình thức nào có thể phá hoại được, sét đánh cũng bất động. (Vỗ tay)

Điều mà một người muốn làm ở trong tâm, thì bất kỳ hình thức bên ngoài nào đối với họ đều không thể làm gì được. Đương nhiên, tôi là bảo người ta làm điều tốt, mọi người đều đang trong tu luyện, tôi đã thấy tác dụng mà lực lượng kiên định vững như bàn thạch đó của các học viên sinh ra. Đồng thời, chúng ta ngồi tại đây cũng có những người còn chưa hiểu về Đại Pháp, cũng có những người đi vào hội trường này vì những lý‎ do khác. Nhưng mà, tôi không quan tâm chư vị là nhà báo, trinh thám, hay chư vị làm công tác nào đi nữa, tôi nghĩ rằng, sự việc như thế này, trong cả đời chư vị, có thể chư vị chưa bao giờ gặp được. Những gì tôi giảng không phải là điều mà người thường có thể giảng ra được. Dù giáo sư cao cấp nhất hay một nhà khoa học hàng đầu trong người thường, họ cũng không thể giảng ra được, bởi vì hết thảy những điều này không bắt nguồn từ tri thức của nhân loại. Thử giở tất cả các cuốn sách, cổ kim trong và ngoài nước, chư vị cũng sẽ không tìm được. Đúng là có vài cuốn sách nói về tu luyện, nhưng đều là giữ kín không để lộ, không có nói cho chư vị những chân cơ đâu, cũng không thể dùng để tu luyện được. Những người có thể giảng ra hết thảy những điều về tu luyện chân chính ấy, thật sự đem nó giảng ra, tại thời kỳ văn minh nhân loại lần này cũng không có mấy người. Nhưng mà, không phải tôi đang so sánh với họ, tôi cũng không muốn. Nhưng những gì tôi nói cho chư vị thực sự là những điều chư vị vĩnh viễn cũng không còn được nghe lại nữa đâu! (Vỗ tay hồi lâu)

Đời người sẽ không lâu, con đường là do người ta tự đi, con đường này của sinh mệnh chư vị bước đi như thế nào, đều là người ta tự định đoạt, không ai ép ai cả. Chúng ta ngồi ở đây cảm thấy [Pháp này] tốt, đều là họ cảm thấy tốt nên mới tu luyện. Vậy nên nói rằng mỗi một người, đều nên thật sự đặt mình vào vị trí ấy và suy xét xem mình vì điều gì mà sống, vì ai mà sống. Có lẽ cơ duyên chạm vào rồi qua đi, thế thì sẽ là hối hận vĩnh viễn cũng không thể bù đắp được. Cho dù ngày hôm nay chư vị bước vào đây theo cách nào, đó có lẽ chính là một loại phương thức dẫn dắt chư vị đến đắc Pháp. (Vỗ tay)

Khi tôi, Lý Hồng Chí làm sự việc này, tôi đã suy xét cẩn thận rằng tôi muốn chịu trách nhiệm với con người, chịu trách nhiệm với xã hội, khi đó tôi mới làm việc này. Nếu tôi phụ xã hội và phụ con người, thì tôi tuyệt đối đã không làm việc này, hôm nay cũng sẽ không có nhiều người như vậy tới học. Thực tiễn chứng minh rằng, tôi không hề đem tới phiền phức gì cho xã hội, trái lại, có rất nhiều thứ bất chính ở trước mặt tôi và Đại Pháp, đã phơi bày sự bất chính của chúng, chúng liền muốn đứng lên phản đối tôi và Đại Pháp, thì đó không phải là trách nhiệm của tôi. Tôi bảo người ta làm điều tốt, như thế tuyệt đối không có gì sai cả, bảo người ta làm tốt hơn nữa, cũng không sai. Thế nhưng chính bởi tôi và các học viên làm được quá chính, nên hết thảy những thứ bất chính và không đủ chính, liền cảm thấy trong tâm bất bình.

Phải rồi, tôi đã từng giảng, tôi nói rằng bảo một người làm người tốt rất khó! Không phải là việc khiến một cá nhân đạt được cải biến về hình thức bề mặt, phải là tâm của người ta thực sự động thì họ mới có thể cải biến. Mà sự cải biến này thì không lực lượng nào có thể khiến họ lại thay đổi nữa. (Vỗ tay) Tôi cũng thấy được rằng con người có Phật tính, bất kể xã hội nhân loại đã bại hoại đến mức độ nào, con người vẫn còn có thiện niệm, vậy nên tôi đã thực hiện việc này.

Thực tiễn chứng minh tôi đã làm được rồi. Tôi thấy được hiện nay các đệ tử Đại Pháp có thể tinh tấn trong Đại Pháp, hơn nữa không ngừng đề cao tầng thứ của bản thân, đây là việc khiến tôi hài lòng nhất. Còn như việc trong xã hội nhìn nhận tôi như thế nào, tôi nghĩ miễn là tôi và Đại Pháp đi được chính, miễn là các học viên của tôi thực thi được tốt, thì bất kể có bao nhiêu thiên kiến đi nữa, thì tôi nghĩ cũng sẽ xoay chuyển trở lại. (Vỗ tay) Tất cả những ai không hiểu chúng ta và những ai công kích chúng ta, đều nói một câu giống nhau thế này: ‘Các vị làm tốt vậy cơ à? Không thể nào’. Chính là nói rằng họ không tin rằng nhân loại vẫn còn có thể tồn tại người tốt, vậy thì chúng ta hãy làm cho họ coi thử xem!!! (Vỗ tay)

Tôi nghĩ rằng, có một số người không rõ chân tướng phản đối chúng ta, nguyên nhân chủ yếu là vì họ không đủ hiểu chúng ta, chúng ta có thể để cho họ hiểu, để họ nhận thức được, thông qua phương pháp nào cũng được. Cho dù là qua kênh bình thường hay không bình thường, mọi người chúng ta đều mở rộng cửa, muốn biết điều gì cứ cho họ biết, muốn xem cái gì thì chúng ta đều cho họ xem. Các vị muốn tìm hiểu điều gì, nếu như các vị không cố ý tới phá hoại, thì các vị có thể tùy ý tìm hiểu. Nếu như ở đây thực sự có vấn đề, thì chúng tôi ở đây sẽ tuyệt đối không có miền tịnh thổ nữa. Tôi dám để mọi người làm như vậy, tôi dám để chư vị làm như vậy, nghĩa là chúng tôi có thể đạt được điểm này, chúng tôi ở đây thực sự là miền tịnh thổ!!! (Vỗ tay)

Chúng tôi không phải là tôn giáo, càng không phải là tà giáo, các học viên chỉ là tu luyện. Những ai không thể viên mãn, họ cũng sẽ làm một người tốt trong xã hội. Với nhiều người như vậy khởi tác dụng trong xã hội, bất luận là ở quốc gia nào, đều cũng sẽ có ích. Có thể ổn định vững chắc xã hội, có thể khiến nhân tâm hướng thiện, nên tôi nghĩ rằng tương lai [Đại Pháp] sẽ được chào đón ở bất kỳ quốc gia nào. Cho nên, đối với tôi và các học viên mà nói, đương nhiên không hề hữu ý muốn làm gì cho xã hội người thường. Tôi, Lý Hồng Chí từ lâu đã nói rằng, tôi không định làm việc gì cho xã hội người thường, nhưng những việc mà tôi làm thì nhất định có ích cho xã hội người thường. Tôi không hề muốn làm gì cho xã hội người thường, tôi chỉ muốn có trách nhiệm với những người tu luyện này mà thôi. Tất nhiên, khi có nhiều người hơn nữa học Đại Pháp, tác dụng mà họ khởi lên trong xã hội tất nhiên sẽ có ích cho xã hội. Họ sẽ hình thành nên một trường rất lớn, sẽ hình thành một nhóm người rất lớn, sẽ kéo theo đạo đức toàn bộ xã hội được nâng cao trở lại. (Vỗ tay)

Có rất nhiều nhà báo, có rất nhiều người đang băn khoăn, tại sao lại có nhiều người đến học Pháp này như vậy? Có thể những người ngồi đây hôm nay các vị đã thấy được rồi. Bởi vì sao? Bởi vì ở đây là bảo người ta đi theo con đường chính, hơn nữa là làm một người tốt thực sự. Ở đây không có bất kể những thứ loạn bát nháo như trong xã hội, [chúng tôi] sẽ tịnh hóa hết thảy những gì không đúng đắn, làm một người hữu ích cho người khác, hữu ích cho xã hội, cho đến khi trở thành những người đạt đến tiêu chuẩn viên mãn. Ở đây chúng tôi không thu phí, không dẫn dắt người ta làm những chuyện không tốt kia, không tham dự chính trị, cho nên mới có nhiều người [học] đến vậy. Những ai không tin rằng nhân loại vẫn còn người tốt đã đánh giá thấp điểm này!!! (Vỗ tay)

Tôi không muốn tuyên dương cá thân tôi, cho nên tôi cố gắng hết sức không gặp gỡ với giới truyền thông. Với những ai không hiểu [chúng tôi] và muốn phỏng vấn, chúng tôi có rất nhiều học viên, họ đều sẽ nói cho chư vị. Nếu như chư vị khăng khăng tìm gặp tôi, tôi nghĩ nếu chư vị không hiểu Pháp của chúng tôi, chư vị muốn hỏi Pháp Luân Công là gì? Thì tôi cũng sẽ không gặp chư vị. Chư vị trước tiên hãy đọc sách của tôi, tìm hiểu một chút về nhóm người này của chúng tôi, sau đó tôi sẽ gặp chư vị. (Vỗ tay)

Mọi người đều biết rằng, chỉ với dăm ba câu thì không thể giảng rõ được sự việc này. Đại Pháp không phải là sự việc trong người thường, do đó những nhà báo không hiểu chúng tôi kia mới đoạn chương thủ nghĩa, căn cứ vào quan niệm của bản thân họ mà phát huy, tưởng tượng, và bình luận. Tôi không muốn những chuyện như vậy lại xảy ra nữa, bởi vì họ đều đang làm người tốt, các vị lại cứ nói họ là tà, điều này thật không công bằng, thật khiến họ tổn thương, (vỗ tay) những bản tin của các vị đã sai lệch quá xa. Ở đây tôi không muốn nói quá nhiều, tôi hy vọng đệ tử Đại Pháp của tôi đều sẽ mau chóng tinh tấn thực tu, sớm ngày viên mãn. (Vỗ tay hồi lâu) Cảm ơn mọi người!

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản tiếng Anh: //www.falundafa.org/book/eng/lectures/19990523L.html.
Có tham khảo bản tiếng Hán: //www.falundafa.org/book/chigb/canada.htm.
Đăng ngày: 17-10-2016. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.