Falundafa.org

Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc [1999]

Lý Hồng Chí
Ngày 26 tháng 6 năm 1999 tại Chicago

Chào tất cả! (Vỗ tay) Lại qua một khoảng thời gian không gặp mặt mọi người, đặc biệt là chúng ta ngồi đây có một bộ phận là học viên mới, loại [hình thức] Pháp hội này đối với học viên mới mà nói rất khó có được, là điều rất cần thiết đối với sự đề cao của họ, vô cùng có ích cho việc thúc đẩy họ, cho nên chúng ta mới mở Pháp hội. Sau lần Pháp hội Chicago này, lấy Chicago làm trung tâm mà bắt đầu tổ chức học Pháp ở địa khu miền Trung, tôi cảm thấy cũng rất cần thiết. Đồng thời tôi mượn cơ hội này gặp mặt mọi người một chút. Trong khi chư vị chia sẻ tâm đắc thể hội, tôi cũng muốn nghe xem mọi người có những đề cao gì, có nhận thức như thế nào trong quá trình tu luyện giai đoạn này. Hôm qua phóng viên hỏi tôi: rằng sự việc gì [khiến] ông cảm thấy vui mừng nhất trong cuộc đời, đương nhiên cả cuộc đời tôi là làm sự việc này, đối với những thứ của người thường tôi nói rằng tôi không thấy có gì vui mừng nhất cả, khi tôi nghe hoặc xem học viên nói về tâm đắc thể hội tôi thấy yên lòng nhất. (Vỗ tay) Mỗi bước đề cao của học viên, đều rất không dễ dàng gì, phải chịu khổ rất nhiều. Trong xã hội lợi ích hiện thực này, trong cái tình nơi nhân thế này, có thể buông bỏ nhân tâm, có thể làm được việc không giống như người thường mà đối đãi với mâu thuẫn, điều này không phải [cứ] nói miệng là có thể làm được, thực tế đi làm thì rất khó. Trước những lợi ích nơi thế gian này mà bất động tâm, trước những tức hận vẫn phải mỉm cười đối đãi với hết thảy điều này, trong mâu thuẫn vẫn phải tìm nguyên nhân ở bản thân chúng ta, đây là điều người thường không thể làm được. Trên thực tế khi vượt quan là rất khổ.

Cho nên khi tôi nhìn thấy tâm đắc thể hội của chư vị, hoặc nghe chư vị nói về tâm đắc thể hội, tôi đều có thể biết được tất cả quá trình mà chư vị đã đi qua. Quá trình tu luyện của mỗi một cá nhân đều có thể viết [thành] một cuốn sách, có những điều bản thân chư vị biết, có những điều chư vị còn chưa minh xác, còn chưa biết, còn có nguyên nhân [từ] những nhân tố khác đằng sau nó. Đợi sau khi chư vị viên mãn, chư vị sẽ thấy được quá trình tu luyện của mỗi người chính là quá trình kiến lập uy đức cho bản thân chư vị, lúc đó mới có thể thấy được sự vĩ đại của một sinh mệnh. (Vỗ tay) Trong lịch sử có bao nhiêu người có thể tu xuất lai? Lác đác không được mấy người. Từ trong một số câu chuyện, truyền thuyết thần thoại của người tu luyện được lưu truyền lại trong lịch sử, mọi người cũng biết một chút. Trên thế giới có nhiều người như vậy, vì sao đại đa số người đều không tu được, vì sao không có nhiều người hơn có thể tu thành, chính là người ta không thể buông bỏ được con người. Con người cứ luôn dùng lý của con người để đo lường tất cả, bao gồm cả nhận thức trong khoa học của con người hiện đại, những thần kỳ xuất hiện trong giới tu luyện, hoặc sự thành kính đối với tín ngưỡng của con người trong tôn giáo, con người cứ luôn dùng tiêu chuẩn của con người, dùng cảnh giới của con người, ở trong phương thức tư duy thói quen đã dưỡng thành từ hậu thiên [để] đo lường hết thảy điều này, [thì] vĩnh viễn cũng không thể đo lường được rõ ràng. Con người đối với lợi ích càng ngày càng [trở nên] thực dụng, con người không thể buông bỏ được [những thứ của] con người, cho nên trong lịch sử mới không có bao người có thể tu xuất lai. Đương nhiên hôm nay tôi đã giảng cho mọi người chân Pháp của vũ trụ này, cũng thể hiện ra [phương] diện không gì là không thể của Pháp, vả lại hiện nay xác thực là cũng có rất nhiều người thực sự có thể tu, cũng thực sự có thể tu được lên trên, [nên] mới có nhiều đệ tử Đại Pháp như vậy, mới có nhiều người đang tinh tấn như vậy, mới có nhiều người như vậy [sẽ] viên mãn trong tương lai. (Vỗ tay)

Các phóng viên cứ luôn hỏi tôi, vì sao có nhiều người học đến vậy? Họ cảm thấy không thể tưởng tượng nổi. Không chỉ có phóng viên [mà] rất nhiều người trên thế giới đều ôm giữ quan niệm [muốn] tìm hiểu xem vì sao [có nhiều người] như vậy đọc sách Đại Pháp. [Ngay cả] khi đã cầm cuốn “Chuyển Pháp Luân” lên, họ vẫn còn tìm xem, vì sao có nhiều người học như vậy, trong đó rốt cuộc có thứ gì? Kết quả là lật đi lật lại cũng không nhìn thấy điều gì. (Cười) Bởi vì chủng tâm này bản thân chính là một chướng ngại mạnh mẽ. Vô cầu nhi tự đắc, bất cứ sự việc gì trong xã hội nhân loại đều có thể đạt được thông qua nỗ lực phấn đấu, duy chỉ có sự việc siêu việt khỏi người thường là không thể đạt được thông qua [cái mà] con người cho là nỗ lực và phấn đấu. Mà hoàn toàn ngược lại chư vị phải buông bỏ chủng tâm chấp trước muốn tìm thứ gì đó thì mới có thể đắc được Pháp lý, đây là điều hoàn toàn tương phản với nhận thức của nhân loại. Cho nên rất nhiều người cứ ôm giữ nhận thức của con người mà đối đãi với hết thảy, vĩnh viễn cũng không nhìn được rõ. Vì sao chúng ta có nhiều người tới học như vậy? Là vì có nhiều người như vậy đã nhìn thấy Pháp lý của vũ trụ, đơn giản vậy thôi. Vậy vì sao có nhiều người đến như vậy lại không nhìn thấy Pháp lý của vũ trụ, đó chính là vấn đề ngộ tính của con người. Có người họ cứ dùng quan niệm của con người, chấp trước của con người để đo lường hết thảy điều này. Nhưng có người họ không ôm giữ bất cứ quan niệm nào, họ sẽ có thể nhìn thấy chỗ tồn tại của Pháp, họ sẽ có thể nhìn thấy thực chất của Pháp. (Vỗ tay) Thậm chí có một số người mà tư tưởng dưỡng thành hậu thiên của họ không cách nào buông bỏ được, họ dùng tư tưởng có mang theo quan niệm để đối đãi với hết thảy sự việc, dùng phương thức ấy để đối đãi với Đại Pháp. Hễ nhìn thấy thứ gì, liền dùng quan niệm được hình thành trong người thường mà đo lường, nhưng bản thân quan niệm của họ có đúng không? Có sai không? Có phải là chân lý không? Bản thân họ lại không thử suy nghĩ một cách thiết thực, đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến rất nhiều người không thể đắc được Pháp. Thông qua một thời gian tu luyện, có rất nhiều học viên xác thực là đề cao rất nhiều, đặc biệt là học viên cũ, đều có thể từ trong Pháp nhận thức Pháp, thực sự thể hiện ra được cảnh giới và biểu hiện khác với người thường, thực sự rất giỏi.

Trong tu luyện có học viên cứ nói với tôi rằng, vì sao đã tu luyện thời gian lâu như vậy rồi mà vẫn còn có rất nhiều tư tưởng bất hảo của người thường thường xuyên phản ánh ra, thậm chí có những tư tưởng phản ánh ra rất bất hảo. Vấn đề này tôi đã nhiều lần giảng cho mọi người rồi, người tu luyện muốn thực sự loại bỏ tâm chấp trước của con người là rất khó. Nhưng không phải nói rằng trong khi tu luyện vẫn còn tâm chấp trước thì [là] tu chưa tốt, chư vị cảm thấy mình có tâm chấp trước bản thân đó chính là biểu hiện sau khi đề cao. Kỳ thực chấp trước mà người tu luyện biểu hiện ra đã là biểu hiện sau khi đã [được] giảm bớt. Đôi khi tư tưởng phản ánh ra rất bất hảo, bởi vì nó chính là bất hảo như vậy, đó là thứ sản sinh ra trong người thường trước kia khi chưa tu luyện. Người thường chính là như vậy, cho nên ở trong người thường cũng không phát hiện được nó là bất hảo. Thuận theo sự không ngừng đề cao trong tu luyện, [nó] sẽ càng ngày càng ít. Nhưng khi chưa loại bỏ hoàn toàn, mặc dù nó càng ngày càng ít, trên biểu hiện thì nó vẫn bất hảo như thế, cho nên có học viên tu mấy năm rồi phát hiện rằng vẫn còn những tâm chấp trước bất hảo như thế, chính là nguyên nhân này.

Ngoài ra người tu luyện trong quá khứ đều không thực sự loại bỏ tâm chấp trước, chỉ là áp chế hoặc ức chế những tâm bất hảo, tư tưởng bất hảo đó. Chỉ có đệ tử tu luyện Đại Pháp là thực sự đang loại bỏ triệt để hết thảy các chấp trước, bởi vì chỉ có Đại Pháp mới có thể làm được.

Do tâm chấp trước và tư tưởng bất hảo của người tu luyện không ngừng giảm bớt, tâm chấp trước và tư tưởng bất hảo trên biểu hiện cũng càng ngày càng yếu, vậy thì sự khác biệt giữa biểu hiện của người tu luyện với người thường sẽ càng ngày càng lớn. Là người tu luyện thì tâm tính cao bao nhiêu, công của họ cao bấy nhiêu. Bởi vì chư vị là một người tu luyện, chư vị trong tu luyện tâm chấp trước và tư tưởng bất hảo ít đi rồi, [thì] nhìn nhận vấn đề sẽ khác với người thường, cảnh giới tư tưởng của chư vị nâng lên, vậy thì công của chư vị cũng sẽ nâng lên, cảnh giới tư tưởng không nâng lên thì công này cũng không nâng lên được. Không như con người cho rằng công cao lên rồi, có thần thông rồi lại sợ rằng sau khi đắc đạo sẽ làm chuyện xấu, cho nên mới nhấn mạnh phải trọng đức. Thế thì như thể là đối với bản thân người tu luyện không trọng đức cũng không sao. Không phải như vậy! Mà là chư vị không trọng đức thì căn bản không thể tu lên được. Tôi cũng đã nói đến vấn đề vật chất và tinh thần là nhất tính. Hết thảy vật chất trong vũ trụ đều là do Pháp lý của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn tạo ra. Hết thảy vật chất, hết thảy các nhân tố sinh mệnh đều là do đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn tạo thành, chư vị không phù hợp với Ông thì chư vị sẽ không thể lên trên được. Tinh thần và vật chất là nhất tính. Hôm nay tôi không muốn giảng quá nhiều, bởi vì Pháp hội chỉ có một ngày, còn rất nhiều người phải phát biểu. Vậy chúng ta vẫn làm theo thông lệ, buổi sáng mọi người phát biểu, [ai] chưa phát biểu thì buổi chiều tiếp tục phát biểu. Thời gian còn lại, tôi sẽ giải đáp cho mọi người những vấn đề trong tu luyện của chư vị, sau đó mọi người có thể đưa tờ câu hỏi lên, hiện giờ tôi chỉ giảng bấy nhiêu thôi. (Vỗ tay)

Các học viên đã chia sẻ tâm đắc thể hội trong cả buổi sáng và một phần thời gian buổi chiều, nói rất hay. Hơn nữa có học viên còn có nhận thức về Pháp rất cao, điều này rất tốt. Cũng chính là nói Pháp hội này của chúng ta đã đạt được mục đích, thông qua việc cùng nhau chia sẻ thể hội, giao lưu giữa các học viên, nhiều người hơn nữa có thể tìm được thiếu sót và chỗ thua kém trong tu luyện của mình. Xem người khác tu như thế nào, chúng ta nên bắt kịp như thế nào. Trên thực tế là phải khởi được tác dụng như vậy, không thể để việc tu luyện cá nhân chạy theo hình thức, mà phải thực sự có thể khởi được tác dụng khiến học viên đề cao. Tôi cảm thấy Pháp hội này của chúng ta diễn ra rất tốt, dưới đây tôi sẽ mượn thời gian buổi chiều để giải đáp câu hỏi cho mọi người.

Đệ tử: Có rất nhiều người giống như con không biết liệu khi chúng con luyện công, ngoài bài công pháp thứ hai và thứ năm ra, [các bài công pháp khác] có thể làm bao nhiêu lần thì làm bấy nhiêu lần, hay có thể làm chín lần được không?

Sư phụ: Tôi nghĩ không vấn đề gì. Trong tình huống đặc thù chư vị có thời gian thì làm nhiều một chút, không có thời gian thì chư vị có thể làm ít một chút. Nhưng thông thường mọi người phải dựa theo số lần yêu cầu luyện công hiện nay mà luyện, về cơ bản là có thể giúp chư vị đảm bảo việc tu luyện rồi, đặc biệt là khi luyện công tập thể thì nhất định phải thống nhất. Tất nhiên, [trong] tu luyện nếu chư vị có thời gian có thể luyện nhiều hơn một chút thì đương nhiên càng tốt. Chủ yếu là suy xét phương thức tu luyện Đại Pháp hôm nay là tu luyện trong xã hội người thường, việc tu luyện của chư vị phải kết hợp với hình thức này của xã hội người thường, cho nên yêu cầu luyện công quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến công tác, sẽ ảnh hưởng đến học tập, như vậy sẽ không thể cân bằng được mối quan hệ này. Vì để có thể khiến việc tu luyện đạt được mục đích tôi đã suy xét đầy đủ đến điểm này rồi, chiếu theo số lần yêu cầu mà luyện là có thể đạt được mục đích rồi. Nhưng nếu số lần chư vị luyện mà nhiều, thì cũng không có vấn đề, bởi vì tôi đã giảng nếu thực sự bận rộn, chư vị luyện ít, sau này có cơ hội thì luyện nhiều hơn bổ sung lại cũng được. Về luyện công thì có thể căn cứ theo thời gian của mình mà điều chỉnh, nhưng về [phương diện] đề cao tâm tính, học Pháp thì nhất thiết không được hàm hồ, không có thời gian cũng phải dành thời gian đọc sách, phương diện này phải hết sức chú ý.

Đê tử: Nói cách khác đối với năm bài công pháp, thì mỗi bài công pháp khác nhau nên làm mỗi bài bao nhiêu lần?

Sư phụ: Điều này làm theo yêu cầu trong sách của tôi là đủ rồi, nếu chư vị có thời gian thì có thể luyện nhiều hơn. Chiếu theo thời gian trong băng ghi âm mà luyện là được rồi, là đã đạt yêu cầu rồi.

Đệ tử: Ngài có giảng tại Pháp hội Canada, rằng tình yêu của mẹ dành cho con không thể trở thành chấp trước của người tu luyện, cảm tạ Ngài, con chính là người mẹ đó, con đã mua cuốn “Chuyển Pháp Luân” cho con trai của con.

Sư phụ: Người mẹ đối với con là thương yêu, tình yêu của mẹ là điều không thể thiếu trong cõi người. Nhưng là một người tu luyện, chúng ta phải biến tình yêu này trở thành cao thượng hơn, rộng lớn hơn, khiến nhiều người hơn nữa cảm nhận được sự từ bi, khiến tất cả những đứa trẻ đều có thể cảm nhận được sự từ bi của đệ tử Đại Pháp, khiến cái tâm này của chúng ta mở rộng thành lòng từ bi với tất cả mọi người, thế mới càng tốt. Đồng thời trong khi tu luyện mọi người cũng phải chú ý một vấn đề, đệ tử Đại Pháp tu luyện trong người thường phải xử lý tốt mối quan hệ giữa gia đình và họ hàng bè bạn. Phải thiện, phải từ bi, không được đối với ai cũng lạnh lùng một cách cố ý, điều này không đúng. Người tu luyện thực sự đạt được việc buông bỏ chấp trước vào tình so với việc chư vị nhất quyết phải làm như vậy là hoàn toàn khác nhau. Cho nên đề cao là trong một quá trình dần dần mà phản ánh ra các trạng thái khác nhau. Vậy thì trong quá trình tu luyện, chư vị có thể yêu thương che chở con cái của chư vị, yêu thương bảo vệ người già, điều này không sai, là một người tu luyện mà nói cũng không sai. Điều quan trọng là không được quá chấp trước, bởi vì người tu luyện thì sợ chấp trước, bất kể một sợi dây thừng nào buộc chặt chư vị, chư vị cũng sẽ không thể rời đi.

Đệ tử: Trái đất xinh đẹp này đang bị bạo lực, ô nhiễm công nghiệp của con người phá hoại nghiêm trọng. (1) Trái đất yếu ớt mẫn cảm này có thể duy trì được bao lâu?

Sư phụ: Tốt hơn là hiện nay tôi không giảng những điều này, cho dù tôi giảng ra tình huống chân thực của nó, thì con người nhất thời cũng sẽ không tin, còn về người tu luyện chúng ta đối với vấn đề trái đất có thể duy trì được bao lâu, điều này [chư vị] không cần quản nó. Bởi vì việc nó duy trì được bao lâu đều không có quan hệ gì với việc tu luyện cá nhân của chư vị, bởi vì chư vị phải siêu việt khỏi người thường, chư vị phải hoàn toàn đạt được trạng thái của một người siêu thường. Trong quá trình phản bổn quy chân, trong khi tu luyện, chư vị đã dần dần thoát ly khỏi trạng thái của người thường, bất cứ thiên tai nhân họa nào đều không có quan hệ gì với chư vị, cho nên vẫn là không quản nó thì tốt hơn.

Đệ tử: (2) Là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sự từ bi của con có phải cũng nên vươn tới trái đất và các chủng sinh vật?

Sư phụ: Từ bi của người tu luyện là có [hàm] nghĩa rộng, chúng ta có thể từ bi với tất cả chúng sinh, bởi vì tất cả chúng sinh đều đang ở trong khổ. Nhưng mà, chúng ta tuyệt đối không được coi động vật bình đẳng với con người. Vì sao vậy, tôi nói với chư vị một tình huống chân thực, sự phồn vinh trên trái đất là vì nhân loại mà được tạo ra. Tất cả [các loài] sinh vật, gồm cả thực vật và động vật đều vì con người mà tồn tại, cho nên tuyệt đối không được lẫn lộn chúng với con người. Sự từ bi và yêu thương che chở đối với các sinh vật khác tuyệt đối không được vượt quá sự yêu thương che chở dành cho con người. Chư vị có thể thấy tất cả chúng sinh đều khổ, có thể từ bi chúng, nhưng tuyệt đối không được đối đãi ngang hàng.

Đệ tử: Trái đất sẽ bảo vệ bản thân mình bằng các biện pháp tai họa tự nhiên như bệnh tật, núi lửa có phải không?

Sư phụ: Hết thảy mọi thứ trên trái đất đều không tồn tại ngẫu nhiên, hết thảy mọi việc xảy ra trên trái đất đều không ngẫu nhiên, đều có nguyên nhân. Nhưng mà không phải như chư vị nhận thức như vậy, [mà] là Thần đang duy hộ Pháp lý và sinh mệnh của tầng này. Những thứ như tai họa tự nhiên, bệnh tật là nguyên nhân nhân tạo gây ra, cũng chính là nghiệp lực của nhân loại lớn tạo thành. Nếu khi nhân tâm của con người trở nên vô cùng bất hảo, thì mảnh đất đó cũng sẽ khô cằn, nước cũng sẽ khan hiếm, tai họa tự nhiên sẽ [xuất hiện] nhiều, nào là động đất, núi lửa đều sẽ có. Bởi vì tất cả những điều này là vì con người mà được tạo ra, người tốt thì mọi thứ đều tốt, người bất hảo thì mọi thứ đều bất hảo.

Đệ tử: Con người làm thế nào có thể trở thành những cư dân tốt hơn trên trái đất?

Sư phụ: Đề cao đạo đức, nếu nhân loại có thể thăng hoa đạo đức đến trạng thái tốt nhất của họ, tôi nghĩ nhất định sẽ giảm thiểu tai họa tự nhiên và các loại bệnh tật uy hiếp loài người, bao gồm cả chiến tranh. Nếu đạo đức của nhân loại không thể thăng hoa lên, thì mọi chuyện đều có thể sẽ có, kỳ thực hết thảy đều không được nữa chính là vì nhân tâm không được nữa rồi. Tôi vừa mới giảng cho chư vị một câu, tôi nói rằng trái đất này là vì con người mà tạo ra, vì con người mà [hình] thành, vậy nếu con người không được nữa rồi, thì một cách tương ứng [nó] cũng không được nữa rồi.

Đệ tử: Con nhiều lần nhìn thấy hoặc nghe thấy những chuyện ly kỳ xảy ra với người khác hoặc với bản thân con, con biết rằng trước đây đã từng xảy ra, nhưng con không thể nhớ lại được chi tiết, nhưng con biết rõ 100% rằng trước đây đã từng nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều con nhìn thấy hoặc nghe thấy, nhưng nhớ không rõ, mãi cho đến khi nó lại xảy ra nữa. Đây là vì sao?

Sư phụ: Đây chính là chủng công năng nhận biết, nhận biết được một vài sự việc trong quá khứ hoặc trong tương lai. Kết cấu của vũ trụ này chính là có tồn tại những thời gian khác nhau, tồn tại những không gian khác nhau. Vấn đề này chúng tôi đã bàn đến trong cuốn “Pháp Luân Công” và cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Ngoài ra tất cả mọi thứ trong không gian này của chúng ta đều là do phân tử cấu thành, không khí, sắt, bao gồm cả cái microphone này, bao gồm cả thân thể người, con mắt người, cho nên [điều] con người nhìn thấy chỉ là thế giới cấu thành từ phân tử. Mà phân tử nó không phải là lạp tử duy nhất trong vũ trụ, nó là do những lạp tử vi quan hơn tổ thành. Phân tử có thể tổ thành hoàn cảnh tồn tại của nhân loại như con người chúng ta nhìn thấy hiện nay. Vậy thế giới mà được tổ thành từ những lạp tử nhỏ hơn phân tử mà nhân loại có thể nhìn thấy này, thì con mắt này của con người không thể nhìn thấy. Vậy con người ắt phải có con mắt như thế, tức là con mắt được tổ thành từ các lạp tử vi quan như thế, thì mới có thể nhìn được tầng đó. Người tu luyện có thể nhìn thấy là bởi vì trong tu luyện đã đả khai con mắt vi quan hơn, kỳ thực lạp tử vi quan cũng do những lạp tử vi quan hơn cấu thành. Vậy thì mỗi một tầng lạp tử đều có hình thức tồn tại của con mắt. Người tu luyện chính là khiến con mắt đó có thể phát huy tác dụng, có thể khởi được [tác dụng] câu thông với con người bên này, thì chư vị sẽ nhìn thấy được, đây là giảng về thiên mục từ một góc độ khác.

Đệ tử: Con đã phát biểu tại Pháp hội Toronto, có rất nhiều người muốn xin bài phát biểu của con. Họ nói rằng có ích cho việc hồng Pháp cho người phương Tây, vậy con có thể phân phát bài phát biểu của con không?

Sư phụ: Nếu học viên chúng ta dùng vì mục đích hồng Pháp thì có thể được, cho thì cho thôi. Nhưng dùng xong thì không được làm thứ để học tập hay mọi người đều truyền nhau đọc, không được gây ảnh hưởng đến Pháp, không được tổ chức phân phát. Trong tình huống đặc thù khi hồng Pháp mà cần dùng đến, cho thì cho thôi, đó lại thuộc về chuyện khác.

Đệ tử: Chúng con liên tục nhận được những lời hỏi thăm chân thành từ rất nhiều địa khu gửi tới thầy Lý, vì có quá nhiều lời thăm hỏi, nên đặc biệt gom chúng chỉnh lý lại như sau: Những lời vấn an từ Trung Quốc Đại lục, gồm những địa khu dưới đây: thành phố Hồ Lô Đảo tỉnh Liêu Ninh, Uy Hải, Thẩm Dương, Quảng Châu, Côn Minh, Trịnh Châu, Trùng Khánh, Ninh Ba, Bàn Cẩm, Bảo Định, Thập Yển, Nam Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Thiên Tân, Doanh Khẩu Liêu Ninh, Bình Đỉnh Sơn, Trung Sơn Quảng Đông, Tần Hoàng Đảo, Thạch Gia Trang, Bắc Kinh, Yên Đài, Tương Đàm, họ đều rất nhớ Sư phụ, và xin Sư phụ hãy yên tâm dù gặp phải can nhiễu và khảo nghiệm lớn thế nào cũng không thể dao động được quyết tâm và tín tâm kiên tu Đại Pháp của họ, [sẽ] nộp cho Sư phụ một bài thi đạt yêu cầu. (Vỗ tay) Đệ tử tại địa khu Washington Mỹ quốc, Michigan, Houston, Florida, Oakland California, Chicago, Singapore, Canada, Toronto, Indonesia bày tỏ với Sư phụ lòng tôn kính cao nhất.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay)

Đệ tử: Họ đều bày tỏ sự kiên tu Đại Pháp dũng mãnh tinh tấn, thẳng đến viên mãn.

Sư phụ: Biểu hiện của học viên rất tốt. Có thể nhận thức Đại Pháp như vậy, kỳ thực là họ có lý giải sâu sắc về Đại Pháp trong tu luyện và nhận thức sâu sắc về bản thân việc tu luyện, thì mới có thể làm được.

Đệ tử: Xin hỏi Sư phụ, khi Giê-su sắp bị đóng đinh vào cây thập tự giá, các đệ tử của Ông đang làm gì? Xin Sư phụ chuyển lời cho thế nhân và thiên thượng, đệ tử Đại Pháp chúng con tuyệt đối không cho phép sự việc như vậy xuất hiện.

Sư phụ: (Vỗ tay nhiệt liệt) Cảm ơn mọi người! Người tu luyện không bị tư tưởng của người thường dẫn động, mọi người đều là người tu luyện. Tôi cảm ơn cái tâm này của mọi người đối với Đại Pháp, đối với Sư phụ, tôi đều biết.

Đệ tử: Khi đệ tử đang tiêu nghiệp trên thân thể, bản thân càng khó chịu thì càng thấy buồn cho Ngài, không biết Sư phụ đã phải gánh chịu bao nhiêu?

Sư phụ: Đừng nghĩ quá nhiều về Sư phụ, đừng nghĩ những chuyện này.

Đệ tử: Một người mắc bệnh nghẽn mạch máu não, thì Ngài bị đổ [cho uống] một bát thuốc độc. Vậy một người bị ung thư thì sao? Một người bị kết án tử hình thì sao? Hơn trăm triệu đệ tử thì Ngài phải gánh chịu bao nhiêu?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người, bởi vì mọi người ngồi đây đều là người tu luyện, nên có thể cảm nhận được một số tình huống của Sư phụ. Kỳ thực việc của tôi không thể dễ dàng mà giảng ra, hơn nữa tôi cảm thấy càng ngày càng không thể giảng ra trong xã hội người thường, con người càng ngày càng không thể tiếp nhận, con người cũng không hiểu nổi. Tương lai chư vị đều sẽ biết, chỉ cần chư vị viên mãn, lúc đó chư vị sẽ phát hiện ra sự vĩ đại của bản thân chư vị và Sư phụ của chư vị cũng không làm chư vị thất vọng. (Vỗ tay)

Đệ tử: Hình thế Đại Pháp trong nước thì con hiểu, đối với mỗi đệ tử tu luyện trong nước đều là một lần khảo nghiệm lớn hướng về viên mãn, nhưng đệ tử tại hải ngoại vẫn đang tu luyện rất thoải mái trong tình huống không có áp lực, chúng con làm sao có thể viên mãn được?

Sư phụ: Không thể nhìn nhận vấn đề như vậy được, đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể, hải ngoại có tình huống của hải ngoại. Mọi người thử nghĩ xem, chúng ta có một số học viên họ [ngay cả] kiếm miếng ăn cũng là cả vấn đề, nhưng họ vẫn kiên tu Đại Pháp, [dẫu] không có gì để ăn họ cũng sẽ không từ bỏ, học viên từ Trung Quốc Đại lục tới Mỹ quốc có bao nhiêu đều đã từng [phải] làm trong nhà hàng, thậm chí làm những công việc rất thấp kém mới có thể duy trì được. Có những lúc, phải đối mặt với khảo nghiệm rất lớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến tiền đồ, tương lai của chư vị mà đều có thể bất động tâm, vậy là đủ rồi. Không phải là nói mỗi người đều cứ nhất thiết phải gặp cùng một vấn đề. Kỳ thực tôi nghĩ rằng, cái nạn rất lớn này, cũng không toàn là nhắm vào bản thân học viên, nó là nhắm vào toàn bộ Đại Pháp. Đối mặt với khó khăn như vậy có thể bước đi cho chính, đây là điều cực kỳ quan trọng. Sự vĩ đại của Pháp có thể thể hiện ra sự vĩ đại của người tu luyện, bởi vì Đại Pháp tại tầng thế gian này biểu hiện [được như] kim cương bất hoại, [thì] mỗi một thành viên trong Đại Pháp đều cực kỳ quan trọng. Trong rất nhiều lần ma nạn, tôi thấy mọi người đều đã vượt qua, Đại Pháp đã vượt qua khảo nghiệm. (Vỗ tay)

Đệ tử: Có một vài đệ tử về nước phản ánh tình hình.

Sư phụ: Những việc này cá nhân chúng ta không được đi làm. Kỳ thực tôi nghĩ, chính phủ Trung Quốc đã rất hiểu tình hình của chúng ta, họ hoàn toàn biết những người này là người tốt. Còn nói về tương lai đối đãi với chúng ta như thế nào, tôi và mọi người cũng đều đang quan sát, chính là như vậy.

Đệ tử: Những đệ tử làm công tác Đại Pháp, có người vô cùng bận rộn, thời gian học Pháp, luyện công ít, cũng khó tĩnh tâm lại được, tình huống này nên đối đãi như thế nào?

Sư phụ: Dù bận rộn thế nào, dù là làm công tác Đại Pháp, cũng phải đặt việc học Pháp lên vị trí hàng đầu, chỉ có thể là như vậy. Đối với học viên mà nói, mỗi người đều có công việc của mình, có việc gia đình, có việc ngoài xã hội, còn phải học Pháp luyện công, rất là khó. Khó cũng có lẽ chính là đang kiến lập uy đức đi trên con đường [trở thành] Giác Giả. Ngoài ra còn giảng một vấn đề, hầu như mỗi đệ tử Đại Pháp khi mới đắc Pháp đều không hề dễ dàng. Không phải nói có người chặn ở cửa trông coi không cho chư vị bước vào. Thông thường biểu hiện tại khảo nghiệm về tâm tính, xem tâm chư vị động như thế nào, về vấn đề có đắc Pháp hay không xem tâm chư vị động thế nào, đối đãi thế nào. Có người sẽ có thể bước vào được. Trước đây rất nhiều học viên đều biết khi tôi mở lớp tại Trung Quốc, chỉ cần hễ tôi mở lớp ở đó, thì cách tôi chưa đầy 100m, đảm bảo cũng có một môn khí công giả đang mở lớp ở đó. Tà ác không để con người đắc chính Pháp, nói rằng cái gọi là khảo nghiệm con người, xem chư vị bước vào cửa nào, thông thường đều như vậy. Năm đó khi Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, mọi người biết lúc đó có rất nhiều tà môn oai đạo phá hoại, trong sự phá hoại này cũng chỉ có thể xem chư vị muốn [vào] cửa {môn} nào, chỉ có thể là tự mình lựa chọn. Khi Lão Tử truyền Pháp, đã xuất hiện các loại học thuyết của bách gia chư tử, lúc đó cũng chỉ có thể xem chư vị tiến vào cửa nào. Bất cứ một thời kỳ nào chỉ cần truyền chính Pháp, thì đảm bảo đều sẽ như vậy. Đối với [trường hợp] chỉ là tu luyện thì có thể an bài như vậy, nhưng đối với Chính Pháp hôm nay mà nói, an bài như vậy chính là phá hoại Chính Pháp, là không thể thừa nhận. Là [phải] phủ nhận triệt để.

Đệ tử: Đệ tử trong nước viết rất nhiều thư công khai, con cảm thấy nên đăng trên báo tiếng Trung của phương Tây, nhưng có học viên viết quá cao, tính chính trị quá mạnh, nên nhìn nhận như thế nào?

Sư phụ: Những việc này người phụ trách các nơi nắm vững một chút, không được tham dự chính trị. Người khác đối đãi với chúng ta như vậy, nhưng chúng ta không được đối đãi với người khác giống như thế. Trong bất kỳ tình huống nào, cũng không được tham dự chính trị.

Đệ tử: Từ kết cấu tổ thành của lạp tử vi quan đến lạp tử hồng quan mà xét, thì phân tử của thân thể người không phải là nhỏ nhất, cũng không phải là lớn nhất, lý giải thế nào về Pháp lý rằng xã hội nhân loại là thể hiện của Pháp tại tầng thấp nhất?

Sư phụ: Điều này rất đơn giản, trung tâm của vũ trụ này nó khẳng định không phải là lớn nhất, lớn nhất thì đã thành vỏ ngoài của vũ trụ rồi. Cho nên trung tâm của vũ trụ vừa hay chính là lạp tử ở giữa các lạp tử lớn nhỏ này, từ lạp tử vi quan nhất đến tầng lạp tử lớn nhất ở vỏ ngoài của toàn bộ vũ trụ, cho nên là trung gian của toàn bộ lạp tử, mới có thể là vị trí trung tâm của vũ trụ này. Thân thể người là do tầng lạp tử này tổ thành.

Đệ tử: Có đệ tử dùng lượng lớn thời gian, ở trên mạng thảo luận với một số cư sỹ Phật giáo về quan điểm của mỗi bên, trả lời những câu hỏi họ nêu ra, hy vọng có thể nhờ vậy mà khiến họ đắc Pháp, cách làm này có hiệu quả không?

Sư phụ: Tôi nghĩ điều này lại không hề có quan hệ gì lớn, nhưng chúng ta hết sức phải giữ vững không đi tranh luận với người ta. Phật độ người hữu duyên, họ không muốn đắc thì cũng không có cách nào. Chư vị chỉ có thể nói cho họ Pháp lý, cùng lắm cũng chỉ là khuyến thiện, không được tranh luận với họ, kể cả họ mắng chửi người khác thì học viên cũng không được giống như họ, họ là người. Người xuất gia không đắc chính Pháp thì cũng là người thường.

Đệ tử: Hy vọng cư sỹ Phật giáo có thể đắc Pháp, vì vậy mà thời gian đọc sách, luyện công của các đệ tử ít đi, có phải là ma hay nghiệp lực can nhiễu không?

Sư phụ: Có khả năng đó chính là cái được chẳng bõ cho cái mất. Bảo cho người khác đắc Pháp là việc tốt. Nếu chư vị cũng đã luyện công xong, đọc sách [xong], lúc nghỉ ngơi lên mạng xem một chút, thì không vấn đề gì. Nhưng chỉ vì những điều này mà ảnh hưởng đến việc tu luyện của chư vị vậy cái được chẳng bõ cho cái mất, thế thì đừng làm như vậy nữa.

Đệ tử: Đạo gia trọng điểm tu “Chân”, Phật gia trọng điểm tu “Thiện”, có pháp môn nào trọng điểm tu “Nhẫn” không?

Sư phụ: Chịu khổ có thể khởi một tác dụng tiêu nghiệp. Nhưng chịu rất nhiều khổ cũng không nhất định sẽ tiêu được bao nhiêu, bởi vì con người không tu luyện mà tiêu nghiệp thì rất khó tiêu được nhiều nghiệp, cũng không thể gánh chịu được bao nhiêu. Trong quá khứ vào thời đại của Thích Ca Mâu Ni là có chuyên môn khổ tu, chuyên môn đi chịu khổ. Loại người này vẫn luôn có, dưới trời băng đất tuyết, tự đóng băng mình, dùng roi quất vào người mình, dùng dao rạch vào người mình. Loại tu luyện này xưa nay đều coi nó là tiểu đạo hoặc không đi con đường chính lộ, không đắc chính Pháp đại Đạo [thì] cuối cùng tôi thấy rằng đều không đắc được chính quả, cho nên họ cũng rất khó tu xuất khỏi tam giới. Cũng dễ hình thành một loại chấp trước khác, vì tiêu nghiệp mà tiêu nghiệp.

Đệ tử: Đệ tử kiên định tin vào Đại Pháp, vợ [của đệ tử] là người thường kiên quyết muốn phá thai, đệ tử rất khó xử?

Sư phụ: Hiện nay những chuyện phức tạp này cũng thật là nhiều. Vậy chỉ có thể khuyên cô ấy đừng làm như vậy, bởi vì phá thai đối với con người mà nói là phạm tội. Mọi người biết rằng bất kỳ vật thể nào khi vừa sản sinh ra thì nó đã có sinh mệnh, bao gồm cả máy móc, sản phẩm tạo ra trong nhà máy. Chỉ cần sản xuất ra một thứ gì, sản phẩm hễ xuất hiện, thì tại không gian khác, nó đã có một linh thể được rót vào, cho nên thứ gì cũng đều là sống. Đứa trẻ đang mang thai đó nói một cách chính xác chính là con người, bỏ đi, chính là sát sinh, là giết người. Chớ thấy rằng [nó] chưa sinh ra, việc phá thai này chính là giết người. Con người cho rằng ở trong bụng chưa sinh ra, chư vị bỏ đi thì không hề gì, đó là con người hiện đại với quan niệm biến dị nhìn nhận như vậy. Thần và tất cả những sinh mệnh cao cấp siêu việt khỏi con người đều không nhìn nhận như vậy. Mọi người biết rằng khi sinh mệnh muốn chuyển sinh thì sẽ phải đầu thai, sau khi đầu thai sinh mệnh của họ sẽ tiến nhập vào [vòng] luân hồi của các sinh mệnh tại thế gian. Vậy thì Thần đã an bài xong tương lai cho họ, nhưng ngay cả sinh ra họ cũng không được sinh ra, [mà] đã bị giết đi, vậy lúc này mọi người thử nghĩ xem, họ sẽ đi đâu? Rất có thể họ phải đợi đến năm cuối cùng của mấy chục năm trong an bài, giống như con người lẽ ra phải sống tới bảy, tám mươi tuổi rồi mới chết, mới có thể lại tiến nhập vào lần luân hồi thứ hai. Lúc đó mới có Thần đến quản họ, nhỏ như vậy không những đã giết nó, mà còn đặt nó vào một hoàn cảnh cực kỳ thống khổ, nhưng nó lại là sinh mệnh nhỏ bé yếu ớt như thế, vô cùng đáng thương! Phải không.

Đệ tử: Trang 117 trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” có nhắc tới: “Đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng.” Xin hỏi Sư phụ, có thể lý giải là trong tương lai của lịch sử, sẽ không bao giờ truyền Pháp lớn như thế này phải không?

Sư phụ: Nói tới đây trước tiên tôi giải thích một chút thế nào là thời kỳ mạt Pháp, thời kỳ mạt Pháp ấy tôi nói cho mọi người ý nghĩa là gì. Có một số người thường, phóng viên trong xã hội, họ không hiểu lại giả vờ là hiểu. Họ hễ nghe tới thời kỳ mạt Pháp, họ liền nói là: “Không được rồi, Pháp Luân Công này đang nói về ngày mạt thế của thế giới”. Họ căn bản không hiểu là chuyện gì. Câu thời kỳ mạt Pháp này là do Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ra. Nó có ý nghĩa gì? Thích Ca Mâu Ni nói: ‘Trong khi ta còn tại thế và trong vòng 500 năm sau khi không còn tại thế, người ta đều có thể chiểu theo Pháp của ta mà tu luyện, có thể đắc độ; từ 500 năm sau trở đi, chính là Pháp mà ta truyền đã đến thời kỳ mạt Pháp’, mạt Pháp chính là Pháp đó đã tới lúc cuối cùng rồi, đã tới lúc Pháp cũng không còn được nữa rồi, là ý nghĩa này. Chính là không thể khiến Nó độ nhân được nữa, mạt Pháp mà, Pháp mạt thì làm sao độ nhân được? Chính là thời kỳ mạt của Pháp mà Ông giảng, là ý nghĩa này, căn bản không liên can gì đến kiếp nạn gì đó của vũ trụ. Hơn nữa bây giờ là thời kỳ mạt Pháp của thời kỳ mạt Pháp, Thích Ca Mâu Ni đã không còn tại thế những 2.500 năm rồi, đã vượt quá bốn lần rồi, mạt Pháp của mạt Pháp cũng không còn nữa rồi. Nhưng con người mà, vẫn luôn có lòng tôn kính và tín ngưỡng vào Phật, vẫn duy trì hình thức của Phật giáo, nhưng lại rất khó tu xuất lai. Có lẽ tương lai sẽ không bao giờ có việc truyền Đại Pháp của vũ trụ thế này nữa, tôi có lẽ sẽ không tới nữa.

Đệ tử: Xin hỏi Sư phụ trước ngày tu luyện kết thúc, người đắc Pháp còn có cơ hội viên mãn không?

Sư phụ: Lời này bây giờ nói ra thì hơi sớm. Đệ tử tu luyện Đại Pháp hiện nay và người tu luyện trong tương lai là khác nhau. Hiện nay là đang Chính Pháp, còn chư vị là đắc Pháp tại tầng thứ thấp nhất của Chính Pháp đồng thời lại là một phần tử viên dung Đại Pháp tại thế gian. Cũng chính là nói tu luyện hiện nay của chư vị và toàn bộ sự việc Chính Pháp này là có liên hệ với nhau, cho nên chỗ vĩ đại thật sự là ở đây. Có thể trợ Sư chứng thực Pháp ở trên thế giới, đây mới là điều vĩ đại nhất. Do vậy việc đắc Pháp của chư vị không gian nan như việc đắc Pháp của các [pháp môn] tu luyện khác trong lịch sử, hơn nữa tương lai có thể vững tâm, [làm] ổn định Đại Pháp, điều này là hết sức xuất sắc. Không chỉ xét vấn đề tâm tính của cá nhân chư vị, cũng đồng thời [xét] sự cống hiến cho Pháp. Đây là chỗ vĩ đại thật sự, tương lai con người tu luyện sẽ không có việc như vậy, họ chỉ là người tu luyện, chỉ là tu luyện cá nhân. Tất nhiên, con người tương lai tu luyện thì cũng sẽ dùng Đại Pháp mà tôi truyền để tu luyện, cho nên có rất nhiều người, có một lô lớn người sẽ đắc độ. Tương lai cũng sẽ như vậy, điều này cũng [chỉ] hạn định trong một thời kỳ lịch sử. Về sau nữa, Pháp này sẽ không lưu lại cho con người nữa. Pháp này không thể lưu lại cho con người tương lai làm văn hóa, điều này tuyệt đối không được.

Đệ tử: Thiên quốc của Phật Như Lai là do huyền quan của Ông diễn hóa ra, hay là tự bản thân Ông tạo ra?

Sư phụ: Thế nào gọi là Như Lai? Hàm nghĩa bản thân [từ] Như Lai, chính là mang Pháp lý như ý mà tới thế gian con người, là mang chân Pháp lý như ý viên dung bất phá mà tới. Có thể phiên dịch ra như vậy, bởi vì nó không phải là tiếng Trung Quốc, [mà] là tiếng Phạn cổ. Trên thiên thượng gọi Như Lai là Pháp Vương. [Các vị] Như Lai đều có thế giới thiên quốc của mình, cho nên họ phải quản lý thế giới thiên quốc của bản thân họ. Hơn nữa việc quản lý của họ hoàn toàn là dùng Thiện, [dùng] từ bi mà thiện hóa chúng sinh, không giống như biện pháp hành chính gì đó của con người, không phải như vậy. Vậy thì thế giới của Ông từ đâu đến? Có hai loại tình huống chính, một loại là đại đa số Phật, Đạo, Thần và chúng sinh họ chính là sinh mệnh được sản sinh ra tại cảnh giới đó, một tình huống nữa chính là trong quá trình họ tu luyện thì đồng thời kiến lập cùng với uy đức của họ, nói cụ thể một chút, trong đó bao gồm một phần được tu xuất lai trong phương thức tu luyện huyền quan trong tu luyện thời kỳ đầu. Tình huống của Thần Phật dùng lời của con người mà giảng ra thì chính là không tốt đẹp lắm, trong quá trình tu luyện chư vị có thể gọi nó là huyền quan. Khi vị Phật vĩ đại tu thành viên mãn, khi thế giới của họ đồng thời viên mãn đã trở thành hiện thực, thì chư vị không thể lại ví von nó như vậy nữa, đó chính là bất kính. Tất cả những gì vĩ đại của Ông đã là sự thể hiện trang nghiêm vĩ đại của Phật và thế giới Phật rồi.

Đệ tử: Sau khi xem xong bài kinh văn “Một chút cảm tưởng của tôi” mà Sư phụ viết, có học viên tâm tình rất nặng nề, và đã gửi thư khắp nơi ngăn chặn sự việc này xảy ra.

Sư phụ: Về vấn đề dẫn độ của chính phủ Trung Quốc [tôi] đã đề cập rằng đó là bịa đặt. Dù là lời bịa đặt do ai tạo ra, dù sao cũng là lời bịa đặt, nghĩa là không có sự việc này. Không có sự việc này, [nhưng] nó khẳng định là có xuất xứ. Tôi biết rằng, điều này không phải do đại diện chính phủ Trung Quốc làm, cũng có lẽ là người có dụng tâm khác người muốn lợi dụng Pháp Luân Công để leo lên làm ra, những người muốn Pháp Luân Công và chính phủ Trung Quốc trở nên đối lập nhau làm ra.

Đệ tử: Tất cả những chuyện xảy ra trong nước gần đây, ngoài việc khảo nghiệm các đệ tử trong nước có thể viên mãn hay không, phải chăng cũng có tồn tại nhân tố phá hoại nhằm vào bản thân Đại Pháp?

Sư phụ: Những sự tình này mọi người đều không cần quản, dù sao thì chính phủ Trung Quốc đã phát đi văn kiện số 27, những chuyện đã qua thì cứ để nó qua đi. Mọi người vốn dĩ đều là người tu luyện, không chấp trước vào những sự tình nơi người thường. Với những điều mà người thường đã làm đúng cũng vậy, sai cũng vậy, chúng ta đều không để trong tâm, như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Nhưng về việc đối đãi với chúng ta thế nào, thì đó là việc của họ, mọi người chỉ quản việc tu luyện cho tốt thôi. Là Sư phụ tôi cũng đang quan sát. Hiện nay mọi người cũng đừng nhắc lại những chuyện này nữa. Nhưng nếu học viên trong nước Trung Quốc Đại lục vì tu luyện mà xuất hiện việc bị bức hại, tất nhiên tôi và các học viên hải ngoại cũng phải quan tâm, điểm này là khẳng định.

Vậy thì từ không gian cao tầng mà xét thì chính là có thế lực cũ đang lợi dụng những sinh mệnh bất hảo tại không gian tầng thấp để phá hoại.

Đệ tử: Thầy nói nếu chư vị không thể yêu kẻ thù của chư vị, thì chư vị không thể viên mãn. Con cảm thấy dù thế nào con cũng sẽ không yêu những kẻ đã công kích Thầy và Đại Pháp.

Sư phụ: (Cười) Mọi người còn nhớ tôi đã từng giảng câu như thế này, tôi nói rằng chư vị đều là người tu luyện, tôi thì không phải, tôi là người truyền Pháp cho chư vị. Mọi người nghĩ xem Pháp lý của vũ trụ đã khai sáng hoàn cảnh sinh tồn cho các sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau, các sinh mệnh tại các trạng thái khác nhau trong vũ trụ, đã tạo ra sinh mệnh tại các tầng thứ khác nhau, vậy thì con người ngay cả Pháp của vũ trụ này cũng có thể phản [đối], thì họ sẽ đi đâu trong vũ trụ này đây? Không có vị trí của họ. Người như vậy họ đã xấu đến mức vượt ra ngoài Pháp, vậy họ còn không phải là người xấu sao? Những người phá hoại Pháp lý vĩnh viễn không thể đánh đồng với kẻ thù cá nhân của chư vị. Chư vị phải yêu kẻ thù của mình là ý gì? Bởi vì mỗi người chư vị đều đang tu luyện, phải từ bi. Chư vị không thể chỉ giới hạn rằng anh tốt với tôi thì tôi sẽ từ bi với anh, anh không tốt với tôi thì tôi sẽ không từ bi với anh, như vậy có gì khác biệt với [lý] trong người thường là anh tốt với tôi, thì tôi tốt với anh? Không có gì khác biệt cả. Bởi vì chư vị là một người tu luyện phải siêu xuất khỏi cảnh giới của người thường, phải cao hơn cảnh giới của người thường. Người thường thấp thế này, chư vị cao thế kia, chư vị coi người thấp hơn chư vị nhiều đến như vậy là kẻ thù thì điều này có nên không? Khi chư vị coi người này là kẻ thù, chẳng phải chư vị cũng đã giáng [hạ] xuống thấp như vậy sao, giáng xuống nơi con người này rồi hay sao? Phải vậy không. Cho nên Thần xưa nay chưa từng coi con người là kẻ thù, con người cũng không xứng. Từ góc độ từ bi mà nói cũng không thể coi con người là kẻ thù.

Nhưng phá hoại Pháp và Chính Pháp lại là chuyện khác rồi. Trong tình huống vô tri mà hùa theo cũng không được, cho dù con người đã làm gì thì đều phải gánh chịu. Tất cả những người tu luyện chư vị ngồi tại đây, trong lịch sử chư vị đã làm những gì, chư vị cũng đã từng phải gánh chịu như vậy. Con người làm gì cũng đều phải gánh chịu, đừng cho rằng mình là bị động, hoặc là buột miệng nói bừa, hoặc do bị áp lực mới nói, mới làm ra, hoặc bị tà ác thao túng, cho dù thế nào, những điều này đều không thể trở thành lý do.

Đệ tử: Hiện giờ [con] mới thể hội được phương thức từ bi nhất mà Thầy dùng, Chính Pháp tại thế gian [đã] không dễ dàng như vậy, có phải Chính Pháp ở bên trên còn khó hơn nhiều không, xin Sư phụ khai thị một vài điều?

Sư phụ: (Cười) Kỳ thực, sinh mệnh bên trên họ không có nhiều tư tưởng xấu như con người, họ là không có tư tưởng của con người, nhưng họ cũng sẽ cố thủ quan niệm của bản thân họ. Khi mỗi một sinh mệnh từ thời kỳ rất tốt đẹp mà trở nên bại hoại, họ không có cảm giác gì, chúng sinh đều không biết rằng mình đã bại hoại, chúng sinh đều thích so sánh bản thân với những sinh mệnh không bằng mình, còn cảm thấy mình hơn người khác. [Họ] đều đang đo lường như vậy, kỳ thực họ đang so sánh với người sau khi đã bại hoại, chứ không so sánh với tiêu chuẩn mà vũ trụ yêu cầu sinh mệnh. Thần mặc dù không có tư tưởng của con người, nhưng họ cũng không còn phù hợp với tiêu chuẩn ban đầu trong cảnh giới đó của họ. Trong Chính Pháp, khi bảo toàn bản thân họ đã hình thành nên một loại thế lực và trở ngại, can nhiễu Chính Pháp, phá hoại nghiêm trọng Chính Pháp. Pháp lý của vũ trụ là như nhau, ai đã làm gì thì đều phải tự mình hoàn trả.

Đệ tử: [Con] cảm nhận sâu sắc rằng Thầy và Đại Pháp đã cấp cho chúng con quá nhiều, mà chúng con lại phó xuất quá ít, nhất là khi Đại Pháp và các đệ tử trong nước trải qua khảo nghiệm nghiêm khắc như vậy, chúng con ngoài việc kiên định thực tu, còn nên phải làm thế nào?

Sư phụ: Mọi người chỉ quản việc tinh tấn thực tu. Chỉ cần không có người can nhiễu chư vị luyện công, thì chúng sinh trên trời dưới đất đều có thể cứu rồi, bởi vì ai can nhiễu Chính Pháp đều sẽ bị đào thải. Kỳ thực đệ tử Đại Pháp cũng chỉ là vì tu luyện mà thôi, không cầu được quá nhiều. Người cá biệt không hiểu chúng ta, hãy cho họ thời gian nhận thức là được rồi. Ông mắng chửi, ông công kích, chúng ta sẽ không đối đãi giống như họ, chúng ta tu bản thân chúng ta là đủ rồi. Con người làm gì họ đều phải tự mình gánh chịu, đây là điều chắc chắn.

Đệ tử: Đệ tử tại Đại Liên xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (Vỗ tay)

Đệ tử: Một khoảng thời gian trước có phụ đạo viên, thậm chí trạm trưởng phân trạm đã đem giấu Pháp tượng của Thầy và sách Đại Pháp đi, còn bảo học viên cũng làm như vậy, nói là để bảo hộ Pháp và sách Đại Pháp.

Sư phụ: Vấn đề này đừng nhắc tới nữa, chúng ta có người, khi thấy Đại Pháp chịu tổn hại và tổn thất, [liền] nghĩ một số biện pháp của con người để ứng phó ứng phó, cũng không coi là sai. Nhưng mà, mọi người phải cố gắng bảo vệ sách Đại Pháp cho tốt, làm như vậy thì tốt hơn. Nếu làm vì tâm sợ hãi, thì chính là không phù hợp với yêu cầu của đệ tử Đại Pháp.

Đệ tử: Toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Khố Nhĩ Lặc Tân Cương xin vấn an Sư phụ.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người!

Sư phụ: Nhiều thế này, tôi đọc luôn một thể.

Đệ tử: Đệ tử ở Mẫu Đơn Giang vấn an Sư phụ; đệ tử tại công viên Nhân Định Hồ ở Bắc Kinh, mấy vạn đệ tử tại Đại Khánh, toàn thể đệ tử tại công viên Bát Nhất ở Nam Xương, đệ tử tại ngành hàng không và lục viện Bắc Kinh, học viên Đài Loan nhớ đến Sư phụ, toàn thể học viên Đại Pháp tại Austin Texas, học viên Đại Pháp tại Tần Hoàng Đảo, đệ tử Đại Pháp tại Đại học Quân y số 1, đệ tử tại Thẩm Quyến xin vấn an Sư phụ tôn kính.

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! Thật là tốt! Những đệ tử này thật tốt!

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc, Sơn Hải quan, Triều Dương, Tiềm Giang tỉnh Hồ Bắc, miền trung nước Mỹ vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người!

Đệ tử: [Con] đã học [Pháp] vài năm rồi, cũng hàng ngày học Pháp, nhưng [hễ] gặp phải vấn đề hình thế trước mắt hơi phức tạp một chút, đã lẫn lộn không biết làm thế nào. Nghe người khác nói đều thấy có đạo lý, bản thân lại không thể [áp] dụng Pháp, thậm chí còn tránh né vấn đề then chốt, [áp] dụng Nhẫn một cách đơn giản máy móc, sâu thẳm trong tâm là bảo toàn bản thân không phạm sai lầm, chấp trước trong đó nên loại bỏ như thế nào?

Sư phụ: Điều này lại không có gì to tát cả, chỉ là vấn đề về quyết tâm. Tôi nghĩ cách tốt nhất chính là học Pháp cho nhiều, kiên định chính niệm rồi thì chấp trước sẽ dễ bỏ. Dùng Pháp để đo lường đúng và sai, kỳ thực bản thân việc học Pháp cho nhiều chính là đang loại bỏ những thứ bất hảo.

Đệ tử: Trong bài “Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân”, trang 77, có một đoạn giảng là: “Thụ [phong] người chết, đừng thụ [phong] người sống”, xin Thầy chỉ rõ.

Sư phụ: Chính là trước kia cứ luôn thích phong người chết làm gương. Khi còn sống họ vĩ đại như thế nào, sau khi chết người ta mới tưởng niệm họ. Người sống thì họ không tưởng niệm, người còn sống thì không thể làm như vậy, cho rằng người sống không chừng một ngày nào đó lại phạm phải sai lầm, dựng lên rồi lại lật đổ thì không dễ xử lý, cho nên thông thường là thụ [phong] người chết không thụ [phong] người sống. Đây là chuyện của con người mà! Kỳ thực khi nói một người là tốt cũng không nhất định bắt buộc phải nói người này điều gì cũng tốt, người thường có thể không có sai lầm sao? Nếu không phải như vậy, vậy thì chẳng hạn ai đó có thành tựu ở phương diện nào đó, cũng không cần phải lo lắng nữa. Con người sẽ có sai sót hoặc tái phạm sai lầm, về những phương diện này thì trí tuệ của con người quá ư hữu hạn.

Hỏi: Khi quyết định có cần làm hoạt động không, có cần người phụ trách trạm phụ đạo hoặc người phụ trách tổng trạm nhận định không? Nếu có, thì làm thế nào đảm bảo rằng họ ngộ chính xác?

Sư phụ: Tôi biết chư vị là như thế nào, con người a, cứ hay dùng tư tưởng của con người để đo lường người tu luyện, vĩnh viễn cũng nghĩ không minh bạch ra được. Hôm nay tôi nói rõ như thế này nhé, những người dùng quan niệm người thường của chư vị để đo lường tôi và Pháp Luân Đại Pháp, chư vị sẽ vĩnh viễn cũng nghĩ không minh bạch được, nghiên cứu [cũng] không thấu. Có người hỏi, vì sao những học viên đến Trung Nam Hải kia lại có tính tổ chức, tính kỷ luật cao như vậy, trong tâm mỗi học viên chúng ta đều cảm thấy buồn cười, bởi vì từ này dùng [thật] buồn cười. Đến nay xã hội người thường cũng không thể lý giải, vẫn còn đang dùng từ này, bởi vì họ vĩnh viễn không thể lý giải được người tu luyện. Chúng ta không cần mệnh lệnh nào cả, không cần động viên gì cả, mỗi người đều đang tự giác và không tự giác, dù là khi đơn độc, [hay] khi ở cùng với mọi người, đều sẽ làm được tốt phi thường. Người tu luyện biết được làm như thế nào, người tu luyện biết rằng bản thân mình không nên làm việc xấu, nên làm việc tốt, người tu luyện biết rằng bản thân mình trong tình huống như thế nào cũng vẫn đảm bảo mình là một người tốt. Mọi người biết rằng những người đến Trung Nam Hải đều âm thầm không có khẩu hiệu, có người còn nghĩ sao không ai hô lên nhỉ, sao lại có tính tổ chức cao như vậy, đều đứng đó bất động. Điều này [đến] làm lính cũng phải huấn luyện huấn luyện mới có thể đạt được. Nhưng người thường trong xã hội nhân loại ngày nay không một ai biết nguyên nhân căn bản khiến nhân loại bại hoại là [do] nhân tâm, tư tưởng đạo đức đã bại hoại. Nếu tâm của con người mà chính, chuẩn mực đạo đức tư tưởng thăng hoa lên rồi, chư vị xem xem họ không cần chư vị tổ chức, họ biết rằng họ làm gì cũng đều phải làm cho tốt. Rất nhiều người đều biết, trước mỗi lần luyện công, mọi người thường hay nói chuyện, đi lại, làm chuyện gì cũng có, [nhưng] hễ âm nhạc vang lên, soạt, liền chỉnh tề, không có ai động viên cũng không có ai hô khẩu hiệu, [đều] đứng thẳng tắp, còn ngay ngắn hơn cả binh lính. (Vỗ tay) Bởi vì người tu luyện biết rằng mình ở đâu cũng đều nên làm cho tốt, huống hồ đang ở trong Đại Pháp! Đây chính là điều mà họ không thể lý giải được. Sau khi các học viên rời đi, [ngay cả] đầu mẩu thuốc lá của cảnh sát hút cũng đều nhặt hết, mặt đất sạch tinh không có lấy một mảnh giấy. (Vỗ tay) Họ lại càng cho rằng sao mà kỷ luật lại nghiêm minh như vậy nhỉ. Kỳ thực những người tu luyện này quả thực người thường không dễ mà lý giải được, tư tưởng của người thường và tư tưởng của người tu luyện Đại Pháp cách nhau quá xa. Họ là người thường, vĩnh viễn đều sẽ dùng tư tưởng tự tư {ích kỷ} của con người mà đối đãi với mọi thứ, mà tư tưởng của con người lại vô cùng phức tạp, có người làm chính trị, có người làm kinh tế, có người làm phóng viên, có người làm cảnh sát, họ đều sẽ dùng quan niệm hình thành hậu thiên khác nhau của mình để đối đãi với thế giới này và hết thảy sự vật. Còn những người tu luyện này là siêu việt khỏi người thường, cho nên họ dùng quan niệm của người thường thì không thể lý giải nổi, cũng không thể nhận thức rõ được người tu luyện. Học viên Đại Pháp ở đâu cũng đều sẽ làm rất tốt, quả thực giống như một số người nói rằng Pháp Luân Công đối với bất kỳ một chính phủ hay dân tộc nào trên toàn thế giới đều là trăm phần lợi không có một phần hại. (Vỗ tay)

Đệ tử: Có phải Tần Thủy Hoàng giết bao nhiêu người cũng không có nghiệp lực, là bởi vì thiên tượng biến hóa?

Sư phụ: Không phải, có người là liên quan đến việc đối nhân xử thế của bản thân họ, có người là do thiên tượng tạo thành. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đây là điều tất yếu của lịch sử, là thiên tượng tạo thành. Sự thay đổi của một chính quyền cũng như vậy, nước cờ này Thần trên thiên thượng đã bày ở đó rồi, cho nên nó chính là như vậy. Vậy còn nói về trong quá trình này áp dụng biện pháp nào đối đãi với thế nhân, thì đó là sự lựa chọn của con người. Cho nên nói khi một người thường có được quyền lực, có được địa vị rồi, họ đối nhân xử thế như thế nào, trong quá trình sinh sống họ làm như thế nào, đó là việc của bản thân họ. Có người rất có thể lợi dụng điều kiện thuận lợi của mình đã làm rất nhiều việc thiện, vậy đời sau sẽ đắc phúc báo. Một đời báo không hết thì đời sau vẫn được báo, không chừng mấy đời làm quan lớn, nói chung phúc phận quá lớn thì một đời cũng không thể hưởng thụ hết. Vậy thì cũng có người rất có thể lợi dụng quyền lực của họ làm rất nhiều việc xấu, nếu đạo đức của bản thân họ không cao thượng, lòng dạ lại hẹp hòi, vậy thì sẽ làm rất nhiều việc xấu. Làm nhiều [việc xấu] thì sẽ tổn thọ, mà đời sau còn phải chịu ác báo, ác báo ấy đương nhiên mọi người thử nghĩ xem, cũng có thể là không có tiền, không có quyền, phải xin ăn, chịu khổ. Quá ác, thì một đời không báo hết, không chừng phải báo trong mấy đời. Người già nhìn thấy người ta khi gặp đại nạn thường nói rằng [do] đời trước không làm việc tốt, (cười) nói thật là đúng.

Đệ tử: Duyên cũng là vật chất, đúng vậy không? Lý giải về duyên như thế nào?

Sư phụ: Dùi sừng bò rồi, đương nhiên không loại trừ nhân tố vật chất. Tôi đã từng giải thích rất rõ ràng duyên là gì, nó là một loại biểu hiện, đồng thời cũng là một mối liên hệ thực chất. Mà mối liên hệ thực chất này không thể hiện trong trạng thái của người thường. Tôi và anh buộc một sợi dây, đi tới đâu cũng đều kéo lại với nhau, không phải là cái ý này. Đó là thể hiện tại không gian khác, con người không nhìn thấy, cho nên con người cũng nói không rõ ràng, liền đặt ra cái tên gọi là duyên, có duyên, có duyên phận. Đương nhiên hết thảy mọi thứ trong vũ trụ này kỳ thực đều là vật chất, tôi đã giảng tinh thần chính là vật chất, vật chất chính là tinh thần.

Đệ tử: Hầu như tất cả chính Pháp, đều nói nam cao hơn nữ. Hình như Phật giáo nói phải tích rất nhiều đức mới có thể chuyển [sinh] thành thân nam, còn [tượng] Phật chỉ là tượng nam, tượng nữ hình như không có ý nghĩa thực chất. Sư phụ chọn thân nam, hình như chưa từng nghe nói tới Phật nữ?

Sư phụ: Trong nhiều lần giảng Pháp tôi đã nhắc đến vấn đề này rồi, Phật nam Phật nữ đều có, nam Như Lai nữ Như Lai đều có. Con người trong khi tu luyện, khi đạt đến quả vị La Hán thì đã xuất khỏi tam giới rồi. La Hán không chỉ là một quả vị, có La Hán sơ quả, có La Hán chính quả, có Đại La Hán. Khi đạt đến quả vị La Hán, thì dù họ là nam hay nữ, viên mãn trong tầng thứ này thì đều là thân nam. Quả vị La Hán là quả vị đầu tiên xuất khỏi tam giới. Đạt đến quả vị Bồ Tát, thì dù là Đại Bồ Tát, Tiểu Bồ Tát, dù chư vị là nam giới tu lên hay nữ giới tu lên, đều sẽ hiển tượng thân nữ. Thân thể mà chư vị tu xuất lai đạt đến viên mãn trong cảnh giới Bồ Tát, thì tất cả những thân thể trong quá trình tu luyện của chư vị đều là thân nữ, cho nên thân thể tương lai của chư vị chính là nữ. Đương nhiên Thần sẽ biến hóa, nhưng thân thể cố định của Họ thì chính là như vậy. Nếu một người tu thành Phật, thì đều là thân nam. Nếu tu thành Phật Như Lai, thì dù là nam hay nữ đều sẽ hiện thân vốn có của người ấy, tức là sinh mệnh ban đầu của Họ rốt cuộc là gì thì sẽ hiện ra như vậy. Vốn dĩ trong quá trình tu luyện tại thế gian thân thể khác nhau, [nhưng] khi đạt đến Phật Như Lai, nguyên thần của Họ là gì thì chính là thân đó. Đương nhiên có [tình huống] đặc thù, chúng ta giảng [là] hiện tượng phổ biến. Vậy kỳ thực con người trên thế gian là chuyển sinh qua lại, là nam hay là nữ thì do phúc phận và quan hệ nhân duyên mà định. Nhìn thấy họ là thân nữ, rất có thể là người nam chuyển sinh, cũng có thể một số người nam họ là nữ chuyển sinh, ở đây tồn tại vấn đề nghiệp lực luân báo. Tại đây tôi không kỳ thị nữ giới. Trong quá khứ Phật giáo cũng từng giảng, Thích Ca Mâu Ni cũng chính miệng giảng những lời như vậy, nói con người muốn chuyển sinh thành thân nam thì đời trước phải tích đức mới được chuyển sinh thành thân nam. Dù cho chư vị là nam hay là nữ, chư vị đã làm việc bất hảo, hoặc đã làm việc bất hảo tại phương diện nào đó, thì đời sau chư vị có thể sẽ chuyển sinh thành thân nữ, trong quá khứ là như vậy. Con người hiện đại không tồn tại vấn đề này. Tương lai sẽ vẫn tồn tại. Hơn nữa tôi có rất nhiều nữ đệ tử tu tốt phi thường. Trước khi đắc Pháp có người còn đặc biệt muốn chuyển sinh thành thân nữ mà tu, chỗ này có một nguyên nhân lịch sử, cũng có lẽ là nữ giới không dễ tạo nghiệp lớn.

Đệ tử: Khi con hồng Pháp cho những người xung quanh, họ đều nói họ không thể lý giải nổi việc chúng con tập trung [nhiều] như vậy vào học Pháp, luyện công, hồng Pháp, chúng con cảm thấy chưa làm được như lời Sư phụ chỉ dạy chúng con là tu luyện phù hợp ở mức độ tối đa với xã hội người thường, từ đó gây trở ngại người khác đắc Pháp, có phải chúng con đã tạo thành tổn thất không thể vãn hồi?

Sư phụ: Không nghiêm trọng đến vậy, chưa làm tốt thì lần sau cải chính lại. Mọi người đều muốn khiến nhiều người hơn nữa đắc Pháp, cứu độ thế nhân. Trong cõi người, thứ gì cũng đều vô thường, bất kỳ thứ gì chư vị cũng đều sẽ không thể mang theo tới khi sinh, mang theo đi khi chết, đều không thể mang theo. Duy chỉ có tu luyện, một khi chư vị đắc được Phật Pháp rồi, thì có thể vĩnh viễn đắc được. Thứ này khi sinh có thể mang tới, khi tử cũng có thể mang đi, vậy thì Ông chính là điều trân quý nhất, cho nên chư vị cấp cho người ta thứ gì cũng không bằng cho người ta Pháp. Rất nhiều người chúng ta đều có một cách nghĩ, muốn khiến cho Đại Pháp được nhiều người hơn nữa biết đến, nhất là Ông là chân lý vĩ đại nhất, mới muốn khiến nhiều người hơn nữa biết đến, làm việc hồng Pháp. Một khoảng thời gian làm chưa tốt, vậy thì lần sau làm cho tốt, nhưng người tu Thiện luôn phải có tâm từ bi với chúng sinh.

Đệ tử: Ba, bốn năm trước đã có một lô lớn học viên khai công khai ngộ, ba bốn năm sau này, [họ] vẫn luôn chịu khổ tu luyện tại nhân gian, có phải tầng thứ [của họ] vẫn đang không ngừng đề cao?

Sư phụ: Chúng ta nói như thế này nhé, liên tục có người mới bước vào tu luyện, [khi] chưa viên mãn mọi người vẫn còn phải tiếp tục tu. Trong tu luyện có quan vượt được tốt, tu được rất nhanh, rất tinh tấn, vậy cũng có quan vượt qua không tốt, không được tinh tấn như vậy, kéo dài một thời gian. Còn nói về viên mãn hay không viên mãn, điều này hiện nay chúng ta đừng nói tới, mỗi một học viên chỉ cần vẫn còn ở đây, thì đều phải tu.

Đệ tử: Những vị Thần không có hình thể, giống như du Thần tản Tiên, [họ] không có thiên quốc của mình phải không?

Sư phụ: Những vị Thần không có hình thể và du Thần tản Tiên là khác nhau. Du Thần tản Tiên là tôi dùng ngôn ngữ của người thường để giảng ra, tôi có thể giảng như vậy. Biết được ý nghĩa này là được rồi. Chính là nói có những vị Thần họ không có thế giới thiên quốc, tôi lấy một ví dụ để giảng: Giống như du Thần tản Tiên, đi khắp nơi. Kỳ thực đạo trong quá khứ chính là như vậy, Đạo giáo là thời kỳ sau này kiến lập lên, trong quá khứ trên thiên thượng Đạo họ là không có thế giới. Bản thân họ tu thành viên mãn rồi, tự do tự tại trong vũ trụ, có thể tìm một sơn động, làm cho thật đẹp, tự mình ở đó thanh tĩnh tự tại. Những vị Thần không có hình thể là chỉ khi Họ sinh ra đã không có hình thể, hoặc tu luyện đạt đến cảnh giới đó thì không cho phép có hình thể. Nhưng Họ có thể biến ra hình thể. Những vị Thần không có hình thể thông thường đều tương đối cao. Hễ Họ nghĩ là [hình] dạng gì thì là [hình] dạng đó. Nhưng họ không muốn như vậy, họ cảm thấy quá phiền phức. Làm như vậy để làm gì, quá phiền phức. Như thế này tốt biết bao, không có gì hết. Tất nhiên ở đây tôi giảng như vậy, dùng tư tưởng của con người rất khó có thể lý giải được.

Đệ tử: Trong không gian khác, sinh mệnh được sinh ra, một khi tồn tại thì đã có sẵn Pháp trong tầng thứ đó, [được] sinh ra trong tầng thứ đó, vậy chính là sinh ra theo tiêu chuẩn mà Pháp tại tầng thứ đó chế định ra cho sinh mệnh. Không giống như trẻ sơ sinh ở nhân gian có [quá trình] thức tỉnh lâu dài, học tập từ bên ngoài.

Sư phụ: Ngoài tam giới ra, sinh mệnh sinh ra tại các tầng thứ khác nhau đặc biệt là không gian của Thần, nhất định là tiêu chuẩn của sinh mệnh tại tầng đó, cũng là Pháp của tầng đó tạo ra. Trẻ sơ sinh sinh ra trong cảnh giới của Thần cũng là Thần. Còn nói về con người phải có một [quá trình] thức tỉnh, học tập, cái gọi là sự phát triển ngày nay, về vật chất là biến dị, phi nhân loại, về bản tính của sinh mệnh là thoái lùi. Không thể nói là thức tỉnh, [mà] là đi vào trong mê, kỳ thực chính là một quá trình bại hoại, quá trình mất đi sự thuần chân. Con người gọi nó là quá trình phát triển, Thần gọi nó là quá trình thoái lùi.

Đệ tử: Trong thời kỳ chuyển sinh việc tẩy não do Thần nào khống chế?

Sư phụ: Là cầu tri thức, hiếu kỳ rồi. Có thể bảo bất kỳ một vị Thần nào tới quản, sinh mệnh khác nhau có Thần khác nhau quản. Nhưng tiêu chuẩn của vũ trụ là một, không giống như chư vị tưởng tượng, đều vô cùng tự nhiên. Nói một cách hình tượng, có Thần quản việc các sinh mệnh chuyển sinh trong tam giới tới quản.

Đệ tử: Thầy Lý Hồng Chí tôn kính, tại Pháp hội Toronto chúng con có rất nhiều đệ tử từ ngoại quốc vội vàng tới và những đệ tử không thể tham dự Pháp hội, những câu hỏi trình lên Thầy đều bị cái gọi là người sàng lọc loại bỏ đi, điều này khiến đệ tử không hiểu.

Sư phụ: Tâm tình [của chư vị] thì [tôi] có thể hiểu, kỳ thực Pháp hội có một hai nghìn người, nếu mỗi người [đưa] một câu hỏi, vậy chúng ta phải đến tối mai mới kết thúc được. Vậy không thể giải đáp hết được thì làm thế nào, thì cần sàng lọc đi. Sàng lọc mà, rất có thể trong đó có một số vấn đề quan trọng quả thực muốn Sư phụ giải đáp, [lại] bị sàng lọc mất. Ngay cả như vậy mọi người trong quá trình học Pháp nhất định có thể tìm được câu trả lời. Kỳ thực khi họ sàng lọc, tôi nói với họ một nguyên tắc: Vấn đề chính trị thì chư vị đừng đưa lên cho tôi, câu hỏi cầu tri thức cố gắng ít đưa lên, những việc không có liên quan đến tu luyện Đại Pháp cố gắng sàng lọc đi. Đảm bảo chất lượng Pháp hội của chúng ta, chính là mục đích này.

Tại đây có nhân tố từ hai phương diện, tất nhiên những học viên sàng lọc cũng là người tu luyện, rất có thể vấn đề quan trọng liên quan đến tu luyện cũng sàng lọc đi mất, cũng có thể. Tôi nghĩ rằng sau này họ sẽ làm việc này tốt hơn.

Đệ tử: Louis XIV trong lịch sử nước Pháp vô cùng huy hoàng, giống như thái dương, nguyên thần của ông có phải đến từ thiên thượng, con ngộ ra Louis XIV chính là Ngài……

Sư phụ: Tôi từng chuyển sinh vào rất nhiều quốc gia, hầu như loại người nào tôi cũng đều đã từng chuyển sinh. Đôi khi không thể chuyển sinh hết được. Bởi vì các thời kỳ lịch sử khác nhau đều có người hạ thế để tiếp duyên đắc Pháp, tôi cần phải tìm được họ, đi kết cái duyên đó. Sau này không thể chuyển sinh hết, bèn phân thân mà chuyển sinh. Trong cùng một đời có thể có mấy người đều là tôi, nói vui thế thôi. (Vỗ tay)

Đệ tử: Thầy giảng sau khi chúng con tu luyện, Thầy sẽ độ những sinh mệnh mà bản thân chúng con đã giết đến thế giới của bản thân chúng con, nếu chúng con chỉ có thể tu thành La Hán hoặc Bồ Tát không có thế giới do mình chủ trì thì làm thế nào?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người rằng, mỗi một học viên chúng ta ngồi đây tôi đều đã khai sáng cho chư vị con đường viên mãn. Tu luyện viên mãn trong cảnh giới nào, chư vị đều không cần suy nghĩ. Còn nói về những việc này xử lý như thế nào, tôi đều có biện pháp xử lý. Tôi chỉ nói một chút một cách khái quát về việc biến việc xấu thành hảo sự, biến như thế nào, vậy tất nhiên đều có biện pháp để làm. Nếu chư vị trả không hết nghiệp lực của chư vị, thì chư vị không thể viên mãn, có thể hôm nay chư vị không thể ngồi được ở đây. (Vỗ tay nhiệt liệt) Tôi phải nhắc lại một lần nữa, cũng chính là nói [nếu] con đường mà tôi an bài cho chư vị này không thể khiến chư vị đi lên, vậy có thể chư vị không thể làm được học viên Đại Pháp. Tôi đã an bài cho chư vị con đường rất tốt, vậy tu thế nào còn phải xem bản thân [chư vị]. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân!

Đệ tử: Tại trang 91 cuốn “Chuyển Pháp Luân” Sư tôn có giảng: “Đến tu luyện tại cao tầng, …. Chư vị chỉ cần đề cao tâm tính của mình, công của chư vị sẽ tăng trưởng; thậm chí chư vị không cần phải làm bất cứ thủ pháp nào hết.” Cao tầng ở đây thể hiện như thế nào, khi nào thì chúng con mới không [cần] làm bất cứ thủ pháp nào hết?

Sư phụ: Trong tu luyện thời xưa có rất nhiều phương pháp thời kỳ đầu động tác rất phức tạp, đến cuối cùng những thứ đó đều không còn tác dụng nữa, lúc cuối cùng khi đến cảnh giới cao thì thủ pháp nào cũng không cần nữa, hoàn toàn đều là ngồi đó tĩnh tu, không có động tác về ngoại hình. Nhưng Đại Pháp mà chư vị tu luyện hôm nay, bất kể trước kia chư vị là một sinh mệnh mang đặc điểm gì, chư vị đều phải tu luyện theo phương thức mà hôm nay tôi dạy chư vị, vì sao? Bởi vì tôi là không ngừng đồng hóa chư vị từ vi quan đến bề mặt, tốc độ rất nhanh, mỗi ngày đều nhìn thấy người ta đang biến đổi, hễ đến tam giới, trên thực tế chính là thân thể người được cấu thành từ tất cả các lạp tử trong tam giới đều gọi là nhân thân. Một khi tiến nhập vào tam giới, ngay lập tức tốc độ sẽ chậm lại, thậm chí đình trệ không tiến lên. Không tiến nhập được vào phần con người này, cũng chính là nói phần con người này của chư vị tu luyện tâm tính đề cao lên, thì con người sẽ biến hóa.

Còn tu luyện trong quá khứ là chọn dùng cách biến đổi trên bề mặt trước tiên, hễ bắt đầu, [trong] thời gian không lâu, mọi người biết rằng biện pháp mà Đạo gia chọn trong tu luyện phải nuốt đan, chính là nhanh nhất có thể khiến người tu luyện trừ bệnh, bài trừ xuất ra tất cả những thứ như nghiệp bệnh bất hảo ẩn giấu trong thân thể bề mặt của chư vị, đều phóng xuất ra, cái thân thể này sẽ được tịnh hóa. Sau đó hễ bắt đầu luyện công là bắt đầu cải biến từ tế bào bề mặt, tế bào và phân tử bề mặt một khi cải biến, mọi người thử nghĩ xem, vậy người này lập tức chính là Thần Tiên. Họ tu không cao, họ vừa mới cải biến những lạp tử phân tử ở tầng thứ nhất của thân thể. Cũng chính là nói, họ vừa tiến nhập vào tầng trời đầu tiên trong tam giới, vừa mới rời khỏi cảnh giới của người phàm. Đối với con người mà nói họ đã đại hiển thần thông rồi, mọi thứ của nhân loại đều không còn trói buộc đối với họ nữa. Bởi vì hết thảy mọi thứ con người nhìn thấy đều do phân tử cấu thành, mà tầng phân tử và tế bào này hễ cải biến, vậy thì họ có thể bay lên được rồi, từ bên này tường đi sang bên kia, liếc mắt một cái là có thể nhìn thấy được tình huống không gian cấu thành bởi một tầng các lạp tử khác ngoài phân tử. Đương nhiên cao hơn thì họ vẫn không nhìn thấy, vi quan hơn nữa cũng không nhìn thấy, bởi vì tầng thứ của họ hữu hạn.

Như vậy cứ tiếp tục tu sâu tiếp, khi tu đến tầng cao nhất, thì phương pháp mà họ áp dụng tại tầng thấp đều không thể dùng được nữa. Tất cả những phương pháp luyện công của họ, [đều] không dùng được nữa. Khi hoàn toàn đến cao tầng, thì không cần thủ pháp nữa, họ chỉ là tĩnh tu, cho nên động tác nào cũng không có nữa, là chỉ ý tứ này.

Nhưng tu luyện Đại Pháp thì không được, bởi vì [nếu] đại đa số hoặc tất cả các học viên chúng ta một khi bắt đầu mà đã cải biến từ bề mặt rồi, mọi người nghĩ xem, hôm nay có 100 triệu người học Đại Pháp, mỗi người đều bắt đầu cải biến từ bề mặt nhất, tôi nói với chư vị rằng hôm nay trên thế giới này chính là có 100 triệu vị Thần ở đây, hình thức của xã hội nhân loại sẽ bị phá hủy triệt để. Chúng ta vẫn phải duy trì hình thức này của xã hội người thường, bởi vì nó cũng là một tầng thứ thấp nhất mà Đại Pháp vũ trụ khai sáng cho chúng sinh, mọi người vẫn phải ở tại đây tu luyện đề cao. Có được hoàn cảnh này chúng ta mới có thể đề cao bản thân, cải biến bản thân với tốc độ nhanh nhất, cho nên chúng ta trân quý hoàn cảnh này. Nhân loại rất bất hảo, nhưng nhân loại lại có thể khiến chúng ta tu luyện nhanh hơn. Nhân loại có rất nhiều [thứ] mà con người cho là chân lý, lại vừa đúng là chấp trước mà chúng ta phải buông bỏ trong tu luyện. Con người hôm nay học Pháp so với người cổ đại học Pháp người nào tu dễ hơn? Nhân tố xã hội không nhiều, điều then chốt là Đại Pháp đang độ nhân, lại là học viên thời kỳ Chính Pháp, tôi nói rằng Đại Pháp càng có thể [khiến con người] tu cao hơn, hơn nữa là nhanh nhất. Còn con người trong xã hội cổ đại đều tin vào Thần, càng có thể lý giải được chân Đạo chân Pháp, xét một cách tương đối, thì cũng không thể tu được cao như vậy. Toàn bộ xã hội đều có thể lý giải, xét một cách tương đối tiêu chuẩn đạo đức của con người đều rất cao, vậy cũng không có nạn lớn như vậy. Vậy hôm nay càng bất hảo, mới có thể càng thể hiện ra chúng ta tu càng gian khổ, càng vĩ đại, mới có thể tu được cao, nó là mối quan hệ như vậy.

Đệ tử: Đệ tử tại Thẩm Dương xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (Vỗ tay)

Đệ tử: Thế nhân đã biết hết về Pháp Luân Đại Pháp.

Sư phụ: Hiện nay xem ra là thế này, chúng ta tĩnh lặng không muốn can nhiễu đến xã hội, để người tu luyện tu luyện trong môi trường yên tĩnh. Xem ra ngay lập tức đã đẩy chúng ta lên vũ đài thế giới, rất nhiều người chúng ta cũng vì thế mà trở thành người nổi tiếng. (Cười) Giảng ra thì cũng khá thú vị, người tu luyện chúng ta không muốn như vậy.

Đệ tử: Có một số người cố ý phản đối, phát tán một số lời không có thực làm mê hoặc nhân tâm khiến một số người hữu duyên mất đi cơ hội tốt, làm thế nào mới có thể vãn hồi ảnh hưởng phụ diện do những người phá hoại Đại Pháp gây nên. Những người cố tình phá hoại Đại Pháp, tương lai của họ sẽ như thế nào?

Sư phụ: Tôi nói với mọi người, hiện nay thực sự phá hoại Đại Pháp chỉ có mấy người, chư vị đừng thấy họ tạo nên khí thế rất lớn, đừng cho rằng có rất nhiều người làm. Con người làm gì cũng đều phải gánh chịu. Tung ra một số tin đồn, thực là xấu xa, quả thực quá xấu xa. Tôi vẫn là giảng lời đó, đừng lo không có người học Pháp, Phật độ người hữu duyên. (Vỗ tay) Con người nếu có thể phá hoại Phật Pháp, vậy thì làm sao có thể được.

Đệ tử: Con cho rằng những việc phát sinh gần đây, bài kinh văn “Một chút cảm tưởng của tôi” của Sư phụ ngày 2 tháng 6 đối với rất nhiều đệ tử hải ngoại cũng là một lần khảo nghiệm xem có thể viên mãn hay không, có thể vứt bỏ tự ngã và hết thảy quan niệm của con người hay không. Ngộ như vậy có đúng không?

Sư phụ: Đều không sai, mỗi người đều có nhận thức khác nhau, đều không sai. Nhưng điều ngộ được đều rất chính xác.

Đệ tử: Con thường xuyên dao động, sau mỗi lần Pháp hội đều vô cùng hối hận không dứt, quyết tâm phải dũng mãnh tinh tấn, sau một thời gian lại không được nữa. Đôi khi con cảm thấy bản thân mình không xứng làm đệ tử của Sư phụ, xấu hổ với sự từ bi của Sư phụ, ngoài việc đọc sách cho nhiều, học Pháp cho nhiều ra, thì không còn cách nào khác hay sao? Con thực sự muốn kiên định thực tu, chẳng hạn như nhìn thấy một chút không gian khác, khai thiên mục sẽ giúp được phần nào chăng?

Sư phụ: Câu vừa rồi của chư vị nói rằng: Con thực sự muốn kiên định thực tu. Dù cho chư vị viết ra trong trạng thái nào, thì câu này là thuần chân, đây là tự ngã của chư vị. Nhưng những lời sau đó lại lập tức bị quan niệm hậu thiên can nhiễu rồi, cho nên chư vị cảm thấy không thể tinh tấn nổi. Nếu không trừ bỏ quan niệm hậu thiên, chư vị thực sự sẽ không tinh tấn nổi. Không có cách nào khác, duy chỉ có đọc sách cho nhiều, đột phá khó khăn này. Chư vị đã từng nghĩ đến chưa, bản thân việc chư vị không thể tinh tấn, nó chính là một hình thức cản trở. Chư vị đột phá cái hình thức này, chư vị xem xem sẽ thế nào?

Đệ tử: Tu luyện Phật gia có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, có bao gồm các tầng thứ không? Điều đó và không gian khác liệu có……

Sư phụ: Tu luyện Phật Pháp có 8 vạn 4 nghìn Pháp môn là điều Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ra, là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng ra điều Ông có thể cho con người biết. Mọi người biết rằng Phật Thích Ca Mâu Ni Ông cũng không phải là chủ cuối cùng của vũ trụ, cho nên sự việc ở phạm vi to lớn hơn của toàn bộ vũ trụ cuối cùng thì Ông cũng không biết. Vậy thì cũng chính là nói Phật Thích Ca Mâu Ni là đứng tại cảnh giới của mình mà giảng, tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, đây là điều có thể giảng cho con người, cũng không sai. Giảng cho con người 10 vạn pháp môn có lẽ con người cũng không biết có tác dụng gì.

Tôi thấy phương thức tu luyện của 8 vạn 4 nghìn pháp môn mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dường như đều có quan hệ với chúng sinh nội trong tam giới. Còn nói về việc thể hệ không gian khác thì xưa nay chưa hề giảng cho con người, con người cũng không biết. Hơn nữa hoàn cảnh giống như trái đất này trong vũ trụ không chỉ có một trái đất. Nhưng nó đều không phải là vị trí trung tâm của vũ trụ.

Đệ tử: Một thời gian trước điểm luyện công đã tổ chức một vài hoạt động hồng Pháp, học viên cũng đầu tư một thời gian nhất định. Nhưng có hoạt động dường như hiệu quả rất ít.

Sư phụ: Hiệu quả hồng Pháp như thế nào, mọi người gắng hết sức làm đến mức nào thì làm đến mức đó. Thế lực cũ ấy, tôi giảng thế lực cũ nó không phải là ma thật sự, nó chính là những sinh mệnh đã bại hoại tại các tầng thứ khác nhau, chính phụ đều có. Chúng đều cảm thấy chúng đang giúp tôi, nhưng vừa vặn sự giúp đỡ của chúng lại trở thành chướng ngại cho tôi. Có tồn tại nhân tố [gây] cản trở, cho nên tiến độ hồng Pháp của chúng ta gặp trở ngại, học viên mới đắc Pháp rất khó khăn, có người đã đắc Pháp rồi lại bị chúng làm cho tê liệt đối với Pháp, lại không học nữa. Những vấn đề này cũng đều đang được giải quyết, nhưng đừng để những khó khăn này dọa nạt, nên làm gì thì mọi người vẫn cứ làm vậy, những vấn đề này đều đang được giải quyết.

Đệ tử: Ngài nói hồng Pháp không liên quan đến viên mãn, nhưng hồng Pháp lại là việc thần thánh nhất, có thể thực sự cứu vãn sinh mệnh của những người chưa đắc Pháp, vậy thì không nhiệt tình với việc hồng Pháp có phải cũng là một thứ mà bản thân cần đột phá không?

Sư phụ: Hồng Pháp và viên mãn là hai khái niệm, giữa hai khái niệm này không có quan hệ trực tiếp. Viên mãn cần trải qua sự khổ tu của chư vị, đi hết con đường tu luyện này của chư vị, đạt đến cảnh giới viên mãn đó là viên mãn. Còn hồng Pháp chỉ là trong quá trình tu luyện của chư vị, là việc mà một người đại từ đại bi cần làm, là việc nên làm ngoài việc đề cao cá nhân chư vị ra. Nhưng tất cả những gì chư vị làm khi hồng Pháp, lại sẽ không coi nó là một kiểu phúc báo trong người thường một cách độc lập, bởi vì đời sau chư vị cũng không muốn tiếp tục làm người, chư vị cần viên mãn, vậy thì cũng sẽ có quan hệ với sự từ bi trong tu luyện và việc cứu độ chúng sinh của chư vị, cũng sẽ coi nó là một phần uy đức được kiến lập trong [quá trình] tu luyện của chư vị.

Đệ tử: Con gái [con] thích đẹp là thiên tính, hay là chấp trước?

Sư phụ: Tôi nghĩ cháu gái thích trang điểm một chút tôi thấy hiện nay cũng không thể nói cháu là [có] chấp trước. Có người nói nữ giới có thiên tính này, kỳ thực tôi thấy nữ giới là nên chú ý phương diện này, lôi tha lôi thôi thì ai nhìn thấy cũng không thấy đẹp. Nhưng quá diễm lệ lả lướt thì lại phản tác dụng. Không phải [chỉ] tôi nói [rằng nó] không tốt, có thể người thường cũng cảm thấy không đẹp. Quần áo ăn mặc của con người là cần trang điểm. Thần Phật Bồ Tát trên thiên thượng tráng quan thần thánh mỹ lệ vô cùng, lạp tử của lớp da thịt của họ được cấu thành từ những lạp tử cực kỳ vi quan, chư vị nghĩ xem nước da ấy mịn màng tới mức nào. Đến lúc đó thì không cần phải trang điểm đặc biệt nữa.

Đệ tử: Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân” rằng: “Khi vượt qua tiến trình sinh mệnh thiên định ban đầu, [thì] sinh mệnh được kéo dài thêm kia, hoàn toàn chỉ để cho chư vị dùng để tu luyện; chư vị suy nghĩ chỉ chệch đi chút xíu, là sinh mệnh gặp nguy hiểm ngay”. Xin Sư phụ giảng cụ thể một chút về nội dung trên, con tu luyện đã hơn ba năm, khắp thân đủ thứ bệnh đều đã khỏi, cũng đã vứt bỏ lọ thuốc bất ly thân mấy chục năm qua, hiện nay mặc dù hơn 60 tuổi, nhưng thân thể còn khỏe hơn nhiều so với lúc hơn 40 tuổi. [Con] muốn những lúc tu luyện rảnh rỗi làm một số việc vừa với sức mình, không biết có được không?

Sư phụ: Tất nhiên là được, chỉ cần không ảnh hưởng đến học Pháp luyện công thì đều được. Vượt quá tuổi thiên định là chỉ một người trong một đời chỉ có thể sống được mấy chục tuổi, vậy khi đến độ tuổi đó rồi, thì sẽ phải qua đời. Nhưng khi họ sắp đến tuổi thiên định, họ lại tu luyện. Không tu thì thôi, hễ tu là rất tinh tấn, hễ nhìn là thấy người này là một khối nguyên liệu [tốt]. Cho dù tuổi tác lớn nhỏ, tôi cũng không nhìn vào tuổi tác lớn nhỏ. Mọi người biết Trương Tam Phong hơn 70 tuổi mới đắc Đạo, sống tới hơn 130 tuổi. Hơn 70 tuổi ông mới bắt đầu tu luyện, chính thức tu luyện. Cũng tức là nói tu luyện nó không nằm ở tuổi tác, chỉ xem chư vị có thể tinh tấn hay không. Nếu thực sự có thể buông bỏ sinh tử, ‘tuổi tác gì chứ, mình nghĩ những thứ này làm gì, đã đắc Pháp rồi, thì cứ tu tiếp’. (Vỗ tay) Thực sự coi bản thân là một người tu luyện, không coi bản thân là một người thường, khi [chư vị] không ngừng tu luyện, sinh mệnh của chư vị sẽ không ngừng được kéo dài, sinh mệnh này sẽ không ngừng tăng thêm, để chư vị đủ dùng cho tu luyện. Vậy có người họ không tinh tấn, không tinh tấn tới [mức] họ quả thực không thể viên mãn trong đời này, vậy thì cũng sẽ không thể tiếp tục kéo dài được, nên [sống] hết tuổi thọ thì mặc họ đi thôi. Đời này vừa tu không thành, [mà] việc đời sau lại bị lỡ mất, vậy làm thế nào, vậy thì rời đi thôi. Chính là chuyện như vậy. Cho nên người lớn tuổi đã [sống] mấy chục năm, [trải qua] bao nhiêu gió mưa tại cõi người cũng nên minh bạch rằng hết thảy những chấp trước trên đời, những truy cầu trong cả cuộc đời chẳng qua cũng chỉ là chuyện như vậy mà thôi, bản thân cũng nên minh bạch ra, còn gì có thể không thể buông bỏ được chứ. Nhưng nói thì dễ, làm thì rất khó.

Đệ tử: Qua sự việc xảy ra tại Bắc Kinh và Thiên Tân lần này con đã được gợi mở và đề cao rất lớn, dù là một người tu luyện vào thời khắc then chốt cũng rất khó làm được Chân, Thiện, Nhẫn, nhưng họ đã làm được “Chân”. Họ đã đi để nói lời chân thật, hoàn toàn dựa vào thiện ý, họ không làm bất kể điều gì không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện, họ nhẫn [được đến mức] tâm bình khí hòa. Xin Sư phụ yên tâm, những đệ tử chân tu chân chính tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sẽ không phụ lòng Sư phụ, chúng con nói đúng hay sai?

Sư phụ: Là đúng. Trong thực tiễn, tôi đã nhìn thấy rồi, tôi đã viết trong bài “Một chút cảm tưởng của tôi”, tôi nói “người ta có ý chí riêng của mình”. Đời này của tôi cũng chính là làm sự việc này, vì sự viên mãn của những người có thể tu luyện của tôi mà chịu trách nhiệm. Khi tôi nhìn thấy học viên của tôi đều có thể vượt qua từng đại quan một [quyết định] có thể viên mãn hay không, chư vị có biết tâm trạng của tôi là gì không?! (Vỗ tay nhiệt liệt) Rất giỏi, quả thực rất giỏi, không hổ [danh] là những vị Thần vĩ đại! Tôi còn nhớ hình như Nostradamus có nói một câu như thế này, nói rằng trong một khoảng thời gian là những ngày tháng con người và Thần cùng tại thế. Dù cho điều ông ấy [ám] chỉ là gì, nhưng tôi nghĩ quả thực không thể coi chư vị là người thường được nữa. Những thứ người thường không thể buông bỏ thì chư vị có thể buông bỏ, những gì người thường không thể chịu đựng được thì chư vị đã chịu đựng được. Ài, cho nên con người cũng không thể lý giải được chư vị. Nhưng chúng ta phải làm được gắng hết mức để con người lý giải được. (Cười)

Đệ tử: Trong tu luyện đệ tử làm thế nào để có thể nắm vững chuẩn xác mối quan hệ giữa Đại Pháp là nghiêm túc và Đại Pháp là viên dung?

Sư phụ: Đại Pháp là nghiêm túc, một người muốn tu luyện viên mãn mà không nghiêm túc có được không? Đại Pháp có một chút sai lệch đều sẽ khiến người tu luyện không thể viên mãn, tà pháp kia có thể khiến con người tu thành những vị Thần vĩ đại không? Tuyệt đối không. Cho nên Pháp là nghiêm túc, mỗi đệ tử Đại Pháp trong mỗi một cảnh giới sở tại ắt phải đạt được tiêu chuẩn, điều này là nghiêm túc. Trong quá trình tu luyện những điều nên bỏ thì phải loại bỏ đi, không thể nào hàm hồ. Đại Pháp có thể độ nhân, có thể tạo ra mọi thứ trong vũ trụ, có Pháp lý của Ông tại các tầng khác nhau, mỗi một tầng Pháp lý đều quán xuyến toàn bộ Pháp này, quán xuyến từ trên xuống dưới, quán xuyến từ trong ra ngoài, quán xuyến từ vi quan đến hồng quan, quán xuyến lẫn nhau, bất kỳ một tầng thứ nào cũng đều có thể quán thông một cách đơn độc, cho nên Pháp này đứng ở góc độ nào mà giảng thì Ông cũng đều là viên dung, đều có thể nói rõ ràng, bất phá, về Pháp lý có thể nói rõ một cách viên mãn hết thảy. Bởi vì vũ trụ đều là do Ông tạo nên, đương nhiên Ông có thể biểu hiện chân lý một cách viên mãn mà không nơi nào không có, không gì là không thể. Ông có thể biến tất cả mọi việc bất hảo thành hảo sự, Ông có thể cứu vớt hết thảy mọi thứ và chúng sinh trong vũ trụ. Trong quá khứ chẳng phải tồn tại Thành, Trụ, Hoại, Diệt sao, Đại Pháp có thể khiến hết thảy mọi thứ đang đi về phía hủy hoại quay trở lại thành những thứ mới, những thứ tốt đẹp. Ông có thể khởi mọi tác dụng, là vạn năng, cho nên Đại Pháp này là tuyệt đối viên dung bất phá. (Vỗ tay)

Đệ tử: Sau ngày 25 tháng 4, đệ tử chúng con nghe thấy những người bức hại Đại Pháp nhắc tới Đại Pháp, có may mắn được biết đến Đại Pháp, chỉ trong vòng hai tháng đã cảm nhận sâu sắc sự bác đại tinh thâm của Đại Pháp.

Sư phụ: Người xấu sẽ nghe thấy thứ xấu, người tốt thì có thể nghe thấy điều tốt! Khi tay chân của tà ác mạ lỵ Đại Pháp, rốt cuộc thì họ cũng phải nhắc tới ba chữ “Pháp Luân Công”. Vị học viên này của chúng ta liền thấy được “Pháp Luân Công”, thấy được [Pháp] này [là] tốt. (Vỗ tay) Phật Pháp là điều con người không thể phá hoại nổi, tà ác lợi dụng người xấu mỗi lần phá hoại chúng ta kỳ thực đều là đang hồng dương cho chúng ta! (Vỗ tay nhiệt liệt) Nhưng tâm của những người làm việc xấu là xấu, điểm này là khẳng định. Đó là vị trí sinh mệnh của họ.

Đệ tử: Làm thế nào để có thể kiên định vào nhận thức cao hơn của bản thân đối với Đại Pháp?

Sư phụ: Điều tôi dạy chư vị là Pháp lý, ban đầu các học viên cũng chỉ là cảm thấy Pháp lý này tốt, mới đến học. Dần dần họ nhìn thấy Pháp lý này không chỉ là dạy người ta làm [người] tốt, Ông là một cuốn sách tu luyện, là một cuốn Phật Pháp, thiên Pháp, Đại Pháp của vũ trụ, [đó] là điều họ dần dần nhận thức được. (Vỗ tay) Cho nên có thể không ôm giữ bất kể cách nghĩ nào mà tu thì tôi cảm thấy tốt hơn. Nói rằng cả ngày tôi [chỉ] mong muốn đến thế giới của Phật, kỳ thực điều đó cũng sẽ hình thành chấp trước. Gọi là ‘vô cầu nhi tự đắc’, chỉ quản việc tu, tất cả đều sẽ triển hiện ra. Triển hiện ra nhưng cảm thấy: Ồ, đây đều là điều tự nhiên. Bởi vì cảnh giới đã ở đó rồi, nên cũng cảm thấy rất tự nhiên. Con người chỉ là cảnh giới của con người lại muốn nhìn thấy những thứ cao hơn cảnh giới của bản thân, đều là cái tâm này. Người tu luyện khi ở tại cảnh giới đó mà nhìn thấy rồi cũng cảm thấy không kỳ lạ, vô cùng tự nhiên.

Đệ tử: Đệ tử tại Quảng Châu vô cùng tưởng nhớ Ngài, rất muốn gặp Ngài.

Sư phụ: Cảm ơn học viên tại Quảng Châu, hiện giờ không nói trước được. (Cười) Bởi vì tạm thời còn chưa được.

Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp tại điểm trạm đường Đa Luân Nam Kinh và tất cả các đệ tử Đại Pháp tại Nam Kinh xin vấn an Sư phụ từ bi vĩ đại. Đồng thời xin bày tỏ lòng thành kính cao nhất!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người!

Đệ tử: Toàn thể đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh, Lan Châu, Cáp Nhĩ Tân, Tề Tề Cáp Nhĩ, Nội Mông, Quảng Châu, Thượng Hải, Vũ Hán xin vấn an Sư phụ, xin Sư phụ yên tâm!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người!

Đệ tử: Khang Hy Đại Đế cả đời trị vì có ích cho dân có phải đã dựng lập nên một tấm gương cho các quân vương đời sau không?

Sư phụ: Cuộc đời của Khang Hy Đại Đế khá vĩ đại, Khang Càn thịnh thế trong lịch sử người ta vẫn đang lưu truyền. Chuyện của con người tôi sẽ không giảng, Khang Hy là một vị hoàng thượng vĩ đại.

Đệ tử: Đệ tử đã từng hỏi một vấn đề khiến Ngài rất đau lòng.

Sư phụ: Không có gì đau lòng cả, có lẽ tư tưởng của tôi đang nghĩ chuyện khác. Vấn đề mà tôi nghĩ đến không giống như chư vị [hỏi], điều chư vị nhìn thấy chỉ là hình thức bề mặt, điều tôi nhìn thấy mới là thể hiện chân thực.

Đệ tử: Ma sắc xuất hiện trong mộng lại là chồng con, có phải cũng là ma đang đảo loạn?

Sư phụ: Bởi vì chồng chư vị đang ở đó {cạnh chư vị} mà, anh ta {người trong mơ} nhất định không phải là chồng của chư vị, cho nên anh ta khẳng định là diễn hóa ra. Phải chú ý.

Đệ tử: Em gái con là sinh viên học viện Trung y, kỳ học sau có một môn khí công bắt buộc, cô ấy hỏi phải chăng là không nên tu môn này?

Sư phụ: Sinh viên học viện Trung y, đúng vậy, viện y học của Trung Quốc hiện nay, cũng đã bắt đầu nhận thức được tác dụng trị liệu trực tiếp của khí công đối với Trung y, cũng bắt đầu học. Nhưng theo tôi được biết, có rất ít [người] học được khí công chính [pháp] môn. Bởi vì khi mới bắt đầu phổ cập thì chỉ có một vài môn khí công tương đối tốt. Sau này dần dần khí công giả bắt đầu xuất hiện. Công pháp tương đối tốt đầu tiên xuất hiện là Thái Cực Quyền. Hiện nay cũng có một số người cải biến Thái Cực Quyền đến mức không còn ra gì nữa, đã cải biến thì chắc chắn sẽ có hại. Sau đó đã xuất hiện Dịch Cân Kinh. Thái Cực là của Đạo Gia, Dịch Cân Kinh là của Phật gia, Dịch Cân Kinh là thứ nội tu của hòa thượng Thiếu Lâm Tự trước kia. Tiếp đó lại xuất hiện phương thức tu luyện dân gian—Ngũ Cầm Hý. Những thứ này đều khá có ích đối với nhân loại, còn có những môn khác nữa, chúng ta không kể ra từng môn một. Hiện giờ đều là những công [do] phụ thể loạn bát nháo, nếu đưa vào trong trường học mà học, thì lại làm hại sinh viên.

Đệ tử: Dùng tiêu chuẩn của người tu luyện để đo lường bản thân mình, luôn luôn sợ Sư phụ không thừa nhận con là một đệ tử chân tu, nhưng người khác luôn cảm thấy con không tệ lắm, gần đây lại bảo con làm phụ đạo viên. Con biết rõ rằng bản thân mình không xứng, con sợ làm tổn hại hình tượng Đại Pháp.

Sư phụ: Nỗi sợ này dường như là có chút sợ quá nhiều rồi. Kỳ thực phụ đạo viên cũng không có quá nhiều việc, lại không phải là quan chức gì, chỉ là hàng ngày đến điểm luyện công tổ chức mọi người luyện công, học Pháp, không có quá nhiều việc. Đừng sợ nhiều như thế, cảm thấy bản thân mình tu không tốt, bản thân điều này [lại] rất tốt, là bản thân mình có thể nhìn thấy chỗ sai kém của mình. Nhìn thấy khuyết điểm và sai lầm rồi cũng đừng sợ hãi. Có, vậy thì loại bỏ nó đi, nếu không có chấp trước và sai lầm thì cũng không cần tu nữa. Trong quá trình tu luyện đều sẽ có tâm người thường, điểm này là khẳng định.

Đệ tử: Khi con đang gặp khổ nạn, biết rằng đây là một quan, cố gắng tâm bất động. Nhưng gặp chuyện vui mừng, lại không tránh khỏi phải vui mừng.

Sư phụ: Vậy thì vui mừng thôi, không hề gì. Vui mừng thường vẫn tốt hơn nhiều cảm giác quan mà bản thân cảm thấy rất khó không thể vượt qua nổi, kỳ thực tâm vui mừng của chư vị, thuận theo việc cảnh giới của chư vị đề cao tự nhiên sẽ tiêu đi, chư vị không cần cố ý đi ức chế nó. Đương nhiên hễ có chuyện vui mừng là hoa chân múa tay, vậy thì không nên. Mọi người đều là những người có lý trí có tri thức, cho nên tôi nghĩ cái này không hề gì. Nhưng mà cái quan ải khổ sở đó, cái đó là rất khó vượt qua.

Đệ tử: (1) Giác Giả có tầng thứ cao thấp không?

Sư phụ: Đương nhiên là có, ngay cả Như Lai cũng không chỉ là một tầng thứ. Bởi vì tôi đã giảng Họ là Pháp vương, người tu luyện gọi chung Họ là Như Lai. Còn có Đại Pháp Vương, Đại Pháp Vương cao hơn nữa.

Đệ tử: (2) Nếu có, sinh mệnh của Giác Giả thấp hơn có phải là do Giác Giả cao hơn an bài không?

Sư phụ: Điều này lại không phải như chư vị nghĩ, đừng dùng tư tưởng của con người để nghĩ về Thần, sẽ không nghĩ được minh bạch, cũng là bất kính. Một khi tu thành Như Lai, trong phạm vi năng lực của Ông, tất cả đều là tự [do] như [ý], không gì là không thể.

Đệ tử: Con là học viên thời kỳ đầu, nếu chúng con gắng hết mức nỗ lực tối đa, nhưng do căn cơ của bản thân kém, nếu vào ngày tu luyện kết thúc, vẫn không thể viên mãn, chúng con có thể đi theo Sư phụ không, còn có thể đến……

Sư phụ: Gắng hết mức nỗ lực tối đa mà tu, vậy thì quá ư thiếu tự tin. Chư vị gắng hết mức nỗ lực tối đa mà tu, còn không thể viên mãn, vậy thì không đúng rồi. Lời này mâu thuẫn, (cười) không tồn tại vấn đề này. Chỉ cần tinh tấn, chư vị cũng không biết được chư vị căn cơ thế nào, sao lại nói là căn cơ kém, đã gắng hết mức nỗ lực tối đa, thì điều chờ đợi chư vị chính là viên mãn! (Vỗ tay)

Đệ tử: Coi trái đất như một lạp tử, giống với một phân tử. Vậy thì thứ do phân tử trái đất này cấu thành, sẽ thấp hơn tầng con người này, bởi vì tầng thứ càng cao, vật chất cấu thành nó càng tinh tế.

Sư phụ: Nếu tôi nói hết ra mọi thứ trong vũ trụ này vậy cũng không được. Nhưng tôi bảo chư vị rồi, càng tinh tế càng vi quan, [thì] tầng thứ càng cao. Nhưng tôi cũng nói với chư vị địa cầu là ở tầng thứ thấp nhất. Tầng thứ thấp nhất này nằm giữa đại lạp tử và tiểu lạp tử. Vậy thì trên thực tế tôi cũng đã nói với chư vị rồi, nó thấp hơn đại lạp tử, và cũng thấp hơn tiểu lạp tử. Bởi vì nó ở giữa mà, nó là thấp nhất. Thứ lớn hơn đó chúng ta cũng đã giảng rồi, cũng cao hơn con người.

Đệ tử: Con không có máy thu âm, khi luyện công phát nhạc Pháp Luân Đại Pháp khi luyện động công có thể dựa vào đếm số để chuyển tư thế không?

Sư phụ: Có thể, bởi vì vào thời kỳ đầu chúng ta luyện công, khi tôi dạy học viên chưa có âm nhạc, là dùng cách đếm số lượt. Tu luyện dẫu sao cũng là điều siêu thường, bởi vì chúng ta có cơ chế tự động, đến khi cơ chế rất mạnh thì động tác tay này hễ đến khi làm xong chín lần, hai tay sẽ tự điệp khấu tiểu phúc. Cho nên khi chúng ta luyện công gọi là ‘tùy cơ nhi hành’, một khi cơ chế hình thành thì sẽ tự động vận chuyển, khiến cơ chế dẫn động thân thể mà luyện công. Đảm bảo sẽ làm một cách tự động. Vậy thì mục đích tôi bảo học viên nghe âm nhạc mà luyện công là để những người mới học nhanh chóng đạt được việc không cho những tư tưởng tạp loạn can nhiễu, bản thân việc nghe nhạc đã là không nghĩ những chuyện khác nữa. Dùng phương thức một niệm thay vạn niệm này, sử dụng biện pháp như vậy. Vậy thì bản thân việc nghe nhạc cũng là một niệm, nhưng tôi cũng thêm vào trong âm nhạc này nội hàm của Pháp và công, khiến Nó khởi được tác dụng phụ trợ cho tu luyện, vậy đây chính là mục đích nghe nhạc khi luyện công.

Nếu có thể làm chuẩn thì trong tình huống không có âm nhạc luyện công thì cũng như nhau, sẽ không ảnh hưởng.

Đệ tử: Con có thể luyện công thay cho ngủ không? Như vậy có được hay không?

Sư phụ: Không được, bởi vì điều này lại bước sang một cực đoan khác. Chư vị trong quá trình tu luyện vẫn phải dựa vào cái thân thể này để tu luyện, không có cái thân thể này thì hết thảy điều này cũng không thể tu luyện được nữa. Cho nên phải ăn cơm, phải ngủ, bảo đảm trạng thái khỏe mạnh của cái thân thể này, cho nên mọi người phải ngủ. Còn nói về việc công việc bận lên thì làm thế nào, bận việc Đại Pháp hoặc công việc quá bận, thiếu ngủ vài ngày, đó là thỉnh thoảng, đó là chuyện khác. Sau khi thông qua luyện công, sẽ lập tức khôi phục trở lại. Nói tôi trường kỳ luyện công không ngủ như vậy, lấy việc luyện công thay cho việc ngủ điều này không được. Đại Pháp không phải tu như vậy, hà tất phải luyện như vậy chứ. Bởi vì tu luyện của chư vị thì vị trí hàng đầu là đề cao tâm tính mới có thể khiến chư vị thật sự đề cao. Nếu tâm tính của chư vị không đề cao, vậy thì chư vị luyện công bao nhiêu cũng không đề cao được. Không phải dựa vào cố ý, cưỡng ép khiến việc luyện công đề cao, tâm tính không đề cao thì chư vị có luyện thế nào nó cũng không đề cao được.

Đệ tử: Đệ tử biết rằng chơi cổ phiếu là không tốt, nhưng không thể lý giải được thực chất của nó. Các công ty của Mỹ còn coi cổ phiếu là một loại phúc lợi mà phát cho mọi người, đây có phải là của cải phi nghĩa không? Cổ phiếu có phải là một thủ đoạn gom vốn phát triển của công ty không?

Sư phụ: Tôi có thể nói với mọi người, những điều mà con người cho là đúng đắn nó lại không nhất định là điều đúng đắn. Nhất là khi đạo đức nhân loại không còn tốt nữa, điều con người cho là tốt rất có thể là xấu. Mọi người biết rằng có được nhờ lao động, hoặc thông qua việc phó xuất trí óc, hoặc chư vị làm kinh doanh rất lớn, chư vị có cái tài năng này, đây đều là kiếm tiền một cách bình thường, kiếm bao nhiêu cũng không hề gì. Dùng biện pháp đầu cơ, tôi luôn cảm thấy không thật tốt lắm, bởi vì trong vũ trụ này có một lý gọi là bất thất bất đắc. Cũng có thể khi đắc được chỗ tiền tài này cũng không biết bản thân mình đã mất đi bao nhiêu thứ tốt, bởi vì chư vị không phó xuất. Cổ phiếu này có tăng thì có giảm, nhân tâm cũng theo đó mà động, tu luyện mà làm chuyện này sao được. Có người phát tài rồi, vậy rất có thể sẽ có người nhảy lầu. Kỳ thực cổ phiếu chính là đánh bạc, vậy thì làm một người tu luyện thì có nên đánh bạc hay không, tôi nói là không nên. Tất nhiên tôi không bảo người thường trong xã hội người thường đối đãi với vấn đề cổ phiếu này như thế nào, con người có nên chơi cổ phiếu không, đó là chuyện của người thường. Tại đây tôi chỉ giảng đạo lý tu luyện cho người tu luyện. Chư vị luôn phải có trạng thái siêu việt người thường, luôn phải dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu bản thân. Phải không? [Cổ phiếu] được cơ quan phát cho như là một phần phúc lợi hoặc tiền lương thì có thể trực tiếp đổi ra tiền.

Đệ tử: Người tu luyện không thể thay thân nhân gánh chịu nghiệp lực, vì sao trẻ nhỏ không có nghiệp lực có thể thay chúng ta gánh chịu nghiệp lực?

Sư phụ: Có thể đứa bé đó thấy cha mẹ khi vượt quan khổ sở, kém quá, [nên] thay chư vị gánh chịu một chút, [chư vị] còn không biết cảm kích, vì sao con cái khổ sở thay cho mình? (Cười) Chỉ là nói một đạo lý, cũng không nhất định là như vậy. Nhưng cũng chỉ có con của đệ tử Đại Pháp mới có chuyện này.

Đệ tử: Con trai con năm tuổi đã tu luyện được hai năm, cháu nói trước trán có một cái ti-vi, Sư phụ giảng Pháp cho cháu cả ngày lẫn đêm, là can nhiễu hay là trạng thái đúng đắn?

Sư phụ: Trẻ nhỏ không phải là can nhiễu, có lẽ chính là thông qua cách này để trẻ đắc Pháp. Nhưng tuyệt đối sẽ không ảnh hưởng việc đứa trẻ nghỉ ngơi.

Đệ tử: Trong xã hội người thường, trong tình huống có thế lực với ma tính cực lớn phá hoại Đại Pháp trên diện rộng, thậm chí muốn diệt trừ, phương thức viên dung Đại Pháp tốt nhất là gì?

Sư phụ: Có học viên nói với tôi rằng con tu Đại Pháp là hễ tu sẽ đến cùng, dẫu đầu bị chém rớt rồi cái thân con vẫn ngồi đây đả tọa. (Vỗ tay) Tư tưởng của người ta bất động, thì bất kỳ biện pháp cưỡng chế nào cũng chỉ có thể trị được trên bề mặt, chứ không thể trị đến gốc. Trong tu luyện tôi bảo người ta minh bạch từ trên đạo lý, nếu chỉ quản người ta trên hình thức, không cho họ [làm] như thế nào đó, như vậy có được không? Có phải vậy không. Đương nhiên cũng có học viên nói với tôi rằng ‘con dù thế nào, can nhiễu thế nào vẫn cứ bất động’, điều đó là tốt nhất. Đương nhiên là tư tưởng bất động, chứ không phải là người ta bất động.

Đệ tử: Suốt ngày nghĩ việc hồng Pháp như vậy có phải cũng sẽ bị ma lợi dụng?

Sư phụ: Nghĩ chuyện hồng Pháp là việc tốt, không sai, nhưng cũng đừng để ảnh hưởng đến tu luyện, việc hồng Pháp là đệ tử Đại Pháp mà nói xác thực là nên làm.

Đệ tử: Trong xã hội phương Tây người ta khá chú trọng tới mỹ quan của răng, là đệ tử chúng con có thể đi tẩy [trắng] răng không?

Sư phụ: Muốn tẩy thì tẩy thôi, chuyện này không đáng kể là gì cả, coi như chư vị muốn tân trang một chút mà thôi. Đây đều là việc của người thường.

Đệ tử: Khi Phật Thích Ca Mâu Ni và Giê-su truyền Pháp độ nhân, chúng sinh của vũ trụ đã lệch rời khỏi Pháp. Vì sao lúc đó không có Chính Pháp?

Sư phụ: Họ chỉ là Như Lai, cho nên họ không thể chính được Pháp của vũ trụ. Họ chỉ có thể chính [lại] Pháp của bản thân mình.

Đệ tử: Xin hỏi Thầy: Có phải mỗi người đều đã vượt qua quan khảo nghiệm viên mãn này, người chưa vượt quan được sau này còn có cơ hội không?

Sư phụ: Điều này tôi đều không thể giảng, nếu tôi bảo với chư vị rằng vẫn còn, chư vị bèn đợi bèn chuẩn bị như thế cũng không được tính. Tôi bảo với chư vị đều có thể viên mãn rồi, có bao nhiêu người đã viên mãn, điều này cũng không thể nói.

Đệ tử: Con sống ở Mỹ đã rất lâu rồi, đối với [những người ở] trong nước, con luôn có cái tâm vui lòng giúp đỡ, đặc biệt là những học sinh bần hàn, con nghĩ đây là một chủng tâm thương hại. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đối với chủng tâm lý này con có sự giằng co, không biết là nên giúp hay không, trong tâm đấu tranh rất kịch liệt, không biết tâm này là cái tình trong người thường, hay là sự từ bi thăng hoa?

Sư phụ: Có một loại tình cảm đồng bào với những người nơi quê hương mình điều này cũng không có gì sai. Thấy ai nghèo khó thì giúp đỡ một chút cũng không sai. Nhưng điều tôi giảng là người tu luyện nên dồn nhiều tinh lực hơn vào việc tu luyện. Bởi vì có rất nhiều sự tình chư vị không thấy được nhân duyên của nó, người mà chư vị giúp đó nếu tương lai họ là người phá hoại Đại Pháp thì làm thế nào. Đương nhiên nếu người chư vị giúp đỡ mà tương lai đều học Đại Pháp, thì chư vị lại có công đức vô lượng, bởi vì tương lai họ phải thiện báo chư vị. Bất kỳ việc gì cũng đều phải dùng tiêu chuẩn cao của người tu luyện để yêu cầu bản thân. Có người nói tôi xây chùa [là] làm việc tốt, kỳ thực tôi nói rằng, Thích Ca Mâu Ni cũng từng giảng Pháp mà hữu vi thì chỉ như bóng nước huyền ảo. Không tu bản thân thì vĩnh viễn không thể lên được, chư vị có xây chùa khắp trong thành [phố] chư vị cũng không thành Phật được, bởi vì chư vị không tu. [Cho rằng] vị Phật đó còn dẫn [người ta] đi cửa sau, xem chư vị tu sửa chùa chiền cho ta nhiều thì [ta cho] chư vị lên đây, dùng tâm của người thường mà đo lường. Có phải chuyện đó không? Không phải, ai không tu là không được. Trái lại có lẽ chùa mà chư vị xây không có Phật, Phật cũng không đến, đều bị cáo chồn quỷ rắn chiếm lấy. Vậy chư vị là trợ Trụ vi ngược, ngược lại chư vị đã làm điều xấu rồi. Nói chung chính là mối quan hệ như vậy, con người nhìn không thấu, chúng ta là người tu luyện thì phải minh bạch.

Đệ tử: Trang 72 trong cuốn “Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải” nói: “Nếu như quả thực vẫn có thể tu tiếp, nói như ‘mình vẫn có thể tu, vẫn muốn tu’, thế thì đưa nghiệp lực bạn bè thân quyến tới, chư vị tiêu nó đi, vẫn biến thành đức. Dù sao cũng rất khó, vì nó là tương phụ tương thành với tâm tính và dung lượng cái tâm của người ta, cho nên đã tới bước đó thì đã chứa đầy rồi, chứa thêm nữa không được, nó có thể hiện như thế. Chịu khổ thêm nữa thì người ta có thể do dung lượng không đủ mà trở nên xấu, rớt xuống, tu như không.” Xin hỏi Sư phụ câu cuối cùng lý giải thế nào.

Sư phụ: Giảng từ Pháp lý [nếu] thực sự có tình huống này thì cũng có biện pháp để người ta tu lên. Nếu quan của một người tu luyện quá lớn không thể gánh chịu được, thì họ sẽ bước sang một cực đoan khác. Khi một người thường phê bình một người khác họ không thể quá mức, hễ quá mức người kia sẽ không tiếp thu nổi, còn có thể lập tức đi sang một cực đoan khác, đây là một người thường xử lý vấn đề không thích đáng. Tu luyện cũng là như vậy, khi tu luyện đến bước đó, thêm vào cho chư vị một nạn quá lớn, chư vị thực sự sẽ rất nguy hiểm, khi vượt quan cũng sẽ không bảo cho chư vị, liệu có thể bảo cho chư vị không? Nói rằng đây là quan để chư vị vượt, chư vị đang tu luyện, sẽ không bảo cho chư vị. Vả lại có một người tu luyện đã viên mãn rồi nhất định sẽ lập tức khai ngộ, đây là điều khẳng định. Giả dụ chư vị tu đến đó đã mãn {đầy} rồi còn không để chư vị khai ngộ, chư vị đã đến cực hạn rồi, mà vẫn không thể khai ngộ, thì sẽ lập tức trở nên tuyệt vọng, vô vọng lập tức sẽ khiến người ta đi sang một cực đoan khác, điều đó rất nguy hiểm. Chính là ý này.

Đệ tử: Học viên Phủ Thuận và Tây An xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người!

Đệ tử: Người nhà của con ở trong nước tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong tình huống có người ngoài can nhiễu không thể luyện công tại điểm luyện công, tu luyện ở nhà, quyết tâm tu luyện không đổi, xin hỏi Sư phụ điều này có ảnh hưởng đến [việc] họ tu thành viên mãn không?

Sư phụ: Câu này tôi sớm đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân” rồi, trong nhà [hay] bên ngoài đều như nhau, nhưng mọi người đừng để mất đi một điều kiện để có thể cùng nhau đề cao như vậy. Đại Pháp có thể khiến học viên tiến đến viên mãn, học viên cũng phải viên dung Đại Pháp.

Đệ tử: Đệ tử có thể có cơ hội nghe Ngài đích thân đọc “Hồng Ngâm” không? Có thể là trong băng ghi hình……

Sư phụ: Tương lai có cơ hội thì có thể.

Đệ tử: Ngài dạy bảo chúng con phải tốt với người khác, nữ đệ tử phải làm được nhu. Nhưng thông thường sẽ dẫn đến sự hiểu lầm của những người khác giới, có phải vẫn đối đãi với người khác giới bằng thái độ như của người thường?

Sư phụ: Đúng vậy, vậy lẽ nào chúng ta biểu hiện cứ phải nói chuyện giống với nam giới? Nữ giới nên ra dáng nữ giới, làm việc gì cũng ra dáng nữ giới, tôi chỉ là bảo chư vị làm như vậy. Còn về việc dẫn đến hiểu lầm, bình thường sẽ không có [chuyện đó]. Khi đối nhân xử thế đừng quá phận, hãy tự nhiên thoải mái, nhất định sẽ không có vấn đề.

Đệ tử: Chồng con là người Mỹ, sau khi đắc Đại Pháp con giới thiệu Đại Pháp cho anh ấy, trong quá trình anh ấy đọc, con nhìn thấy Pháp Luân trên đầu anh ấy, nhưng đột nhiên một hôm anh ấy lại học yoga, còn nói yoga giúp anh ấy có thân thể cường tráng, và hầu như tối nào cũng đòi hỏi chuyện ấy……

Sư phụ: Có một số sự việc hãy thử nhìn nhận một cách trầm tĩnh, phải nhìn lại bản thân mình trước tiên, có phải là bản thân mình chỗ nào có vấn đề, nếu không phải thì đó chính là can nhiễu của ma. Nhưng dù là can nhiễu cũng vậy, hay bản thân chúng ta có vấn đề cũng vậy, có thể giảng đạo lý cho chồng mình, con người là có lý trí. Chúng ta đều phải giữ vững tâm tính, người khác có thể không đúng, [nhưng] bản thân chúng ta không thể không đúng. Nếu bản thân có thể giữ vững tâm tính, qua một khoảng thời gian những chuyện này đều sẽ qua đi, sẽ không lâu dài, cuối cùng do tầng thứ tu luyện của bản thân chúng ta đột phá họ chắc chắn sẽ có sự thay đổi, đảm bảo là như vậy! (Vỗ tay)

Đệ tử: Nguyện vọng chủ quan có quan hệ [thế nào] với vô tư vô ngã.

Sư phụ: Đừng trộn lẫn cách nghĩ của người thường với trạng thái tu luyện. Nguyện vọng chủ quan mà chư vị nói rất có thể là chấp trước của người thường. Vô tư vô ngã là điều tôi yêu cầu chư vị phải đạt được trong tu luyện, chứ không phải bảo chư vị cố ý làm được, nhưng trong khi chư vị tu luyện nếu không nỗ lực làm được điểm này vậy thì lại không phải là tu luyện. Tức là nói chư vị không thể cưỡng ép mà làm, hễ bắt đầu là tôi phải làm được vô tư vô ngã, vô tư vô ngã thế nào tôi còn chưa biết. Cho nên thuận theo việc đề cao trong tu luyện hết thảy đều sẽ có thể nhận thức được, mới có thể làm được.

Đệ tử: Chồng con xé sách Đại Pháp, đã từng nói rất nhiều những lời bất kính với Đại Pháp, lại còn mấy lần làm chuyện bất kính với Đại Pháp, đệ tử vô cùng khổ sở, anh ấy chưa từng đọc sách Đại Pháp.

Sư phụ: Những người chúng ta đang ngồi đây cũng có [người] trước kia không lý giải được Đại Pháp cũng từng làm chuyện như vậy, sau này họ đã học Pháp. Hãy xem thử xem có phải do nguyên nhân nào đó của bản thân mình tạo thành, hay thực sự là một loại can nhiễu. Nhưng có một điểm cho dù là can nhiễu, hay là trạng thái xuất hiện trong tu luyện, học viên đều phải giữ vững tâm tính. Con người có thể làm chuyện xấu, làm chuyện sai trái, nhưng chúng ta thì không được. Kỳ thực con người làm gì cũng đều phải hoàn trả, tội phá hoại Đại Pháp là rất lớn.

Đệ tử: Đôi khi đệ tử Đại Pháp tập trung vào luyện công, học Pháp, khiến những người xung quanh không lý giải được, thậm chí không dám tiến tới. Điều này có phải là đệ tử chưa làm được việc phù hợp ở mức tối đa với xã hội người thường mà tu luyện.

Sư phụ: Vậy thì phải xem tập trung như thế nào. Nếu học viên thường xuyên học Pháp luyện công cả ngày, việc trong nhà cũng không làm nữa, công tác cũng không làm nữa, thế thì không được. Hơn nữa nếu chúng ta bình thường khi luyện công mọi người đều mặc quần áo vàng, vậy người thường sẽ cảm thấy chư vị là tôn giáo, sẽ không dám dính líu vào. Nếu chúng ta khi luyện công, mọi người đều tùy ý mặc quần áo thường ngày, giống những người bình thường, cố gắng giống với những người xung quanh, vậy có thể có người sẽ tới tham gia luyện công, tới đắc Pháp.

Đệ tử: Trước mắt con như treo một lớp màng giống như vỏ khí cầu trong suốt, đã hơn hai năm rồi, trong lớp màng có rất nhiều điểm đen đang biến đổi, không biết có quan hệ gì với huyền quan hay không? Xin Sư phụ chỉ giáo.

Sư phụ: Cũng có lẽ như vậy, trạng thái cụ thể của từng người tôi đều không muốn giảng ra, điều này đối với tu luyện của chư vị là có chỗ tốt.

Đệ tử: Con có một đứa cháu gái ngoại nhỏ một tuổi là con lai, con mang cháu 24 giờ [trong ngày]. Khi con đọc sách cháu thường muốn hôn “Chuyển Pháp Luân” và Pháp tượng của Sư phụ. Không biết có thể mở băng ghi âm giảng Pháp của Sư phụ cho cháu nghe không, để giúp cháu đắc Pháp?

Sư phụ: Tất nhiên là được, tất nhiên là được. Con của đệ tử Đại Pháp, thì khác với con của người thường.

Đệ tử: Con đại diện cho các đệ tử Đại Pháp tại Hải Định Bắc Kinh xin vấn an Sư phụ!

Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (Vỗ tay)

Đệ tử: Trong tu luyện càng đào xới và loại trừ tâm chấp trước của bản thân, thì càng có thể nhận thức được trùng trùng các chấp trước mà người thường có và những thứ xấu xa bao hàm trong các chủng chấp trước này, xin hỏi Sư phụ nên đối đãi với tâm thái như thế nào?

Sư phụ: Điều này là bình thường, qua một khoảng thời gian tu luyện, đều sẽ có thể hội như vậy. Những thứ được hình thành trong xã hội người thường này, mỗi người trong xã hội người thường đều có, người thường là không nhìn thấy được. Chư vị có thể nhìn thấy là vì trong tu luyện đã siêu xuất khỏi người thường. Nhưng phải có suy nghĩ bài trừ nó bài xích nó.

Đệ tử: Khi phiên dịch “Pháp luân trong Phật gia, âm dương trong Đạo gia, hết thảy những gì của thế giới mười phương, không gì là không phản ánh tại Pháp Luân”, có người dịch Pháp luân trong Phật gia, thành “Bánh xe Dharma”, “Bánh xe Dharma” có gì khác biệt so với Pháp Luân mà Đại Pháp giảng? Xin Sư phụ minh xác chỉ rõ, từ “Dharma” này trong tiếng Anh là chỉ giáo nghĩa của Phật giáo. Sư phụ đã từng chỉ thị rằng hai chữ “Pháp Luân” này đều nên phải dựa vào bính âm của tiếng Hán dịch thẳng thành ‘Falun’.

Sư phụ: Đúng vậy, dịch thẳng sẽ tốt hơn. Bởi vì có một số danh từ là phải dịch thẳng, có một vài loại ngôn ngữ xác thực rất khó phản ánh ra hàm nghĩa chân thực của Pháp Luân. Cho nên có một số thứ là không phiên dịch nổi, tôi nghĩ là thế này, không thể dùng “Bánh xe Dharma”, bởi vì nội hàm căn bản là khác nhau.

Đệ tử: (1) Đầu tháng khi nhìn thấy bài báo đăng trên Nhật báo thế giới, nói “dẫn độ……”, trong lòng đệ tử thực sự rất buồn. [Con] thường hay một mình đứng trước Pháp tượng của Sư phụ rơm rớm nước mắt, sinh ra niệm đầu muốn quay trở về Trung Quốc chịu nạn thay Sư phụ.

Sư phụ: Tâm của mọi người, điều này tôi đều thấy được.

Đệ tử: (2) Xin hỏi Sư phụ đây là vì Sư phụ đã làm quá nhiều quá nhiều [nên] đệ tử mới như vậy, hay là đệ tử đang dùng tâm của con người để đối đãi với hết thảy chuyện này?

Sư phụ: Không phải, đều không phải. Đều không phải…… Cách nghĩ này cũng là tự nhiên thôi. (Vỗ tay)

Đệ tử: Chồng [con] đề xuất ly hôn mà [con] không đồng ý thì có thất đức không?

Sư phụ: Người khác làm gì chư vị cũng sẽ không thất đức, nhưng những sự việc này bản thân hãy nắm vững, dù thế nào bản thân cũng phải coi mình là người luyện công, là người tu luyện. Ly hôn thường không phải là chuyện tốt, nhưng thông thường đối phương lại rất khó thuyết phục, [thì] sự việc đều rất khó xử lý, chẳng qua tình huống nào cũng đều có, trong đó không loại trừ việc bỏ đi tâm gì đó. Cho dù thế nào bản thân chúng ta đều phải làm tốt.

Đệ tử: Đệ tử không xử lý tốt việc học tập và sinh hoạt của người thường, giả dụ [phải] ly hôn có phải là bất đắc dĩ không? Con học Pháp lượng lớn cũng không thể đột phá, con có thể buông bỏ cái tình này mà chấp nhận nó, thì có phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện không?

Sư phụ: Tôi chỉ có thể bảo chư vị chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm. Đúng là có rất nhiều người tại phương diện này có [những thứ] không buông bỏ được. Tôi biết có học viên cũng từng có loại sự việc này, ly hôn, khuyên thế nào cũng không được, sống cùng nhau cũng không sống được, vậy thì ly hôn thôi. Đối phương xem chừng [có vẻ là] thật, cũng không gây chuyện nữa. Trong tâm học viên thật sự có thể buông bỏ được, không phải là đối đầu, mà đối phương lại không ly hôn, ngược lại còn nói chư vị muốn luyện thì luyện đi, cũng có loại chuyện này. Nhưng không phải rập theo một khuôn đều như vậy, chúng ta xác thực có một số người cũng có ly hôn, cho nên tôi vẫn không thể bảo chư vị như vậy. Tôi chỉ có thể bảo chư vị hãy chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm, bản thân chúng ta làm tốt rồi, thử xem sự việc phát triển thế nào.

Đệ tử: Khi con luyện công tại Vũ Hán, phụ đạo viên tại điểm luyện công của chúng con nói rằng, chị gái con là một học viên lâu năm, nhưng chị ấy mãi vẫn không vượt qua quan sắc. Con cho rằng chị ấy không phải là một người tu luyện chân chính, đây là nhận thức cá nhân của con, nhận thức này có đúng không?

Sư phụ: Tôi nghĩ vậy phải xem thế nào, nếu giữa vợ chồng với nhau thì chư vị cũng không thể nhìn nhận như vậy. Bởi vì tôi cũng bảo mọi người hãy tu luyện phù hợp ở mức tối đa với người thường, giữa vợ chồng với nhau không được vì chư vị tu luyện rồi mà ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, chúng ta là tu luyện tại nơi người thường này. Tu luyện phù hợp ở mức tối đa với người thường. Nếu như không phải là giữa vợ chồng với nhau, vậy thì là một học viên mà nói thì điều đó rất có vấn đề.

Đệ tử: Con là họa sỹ, hiện đang có một công việc bình thường, ngoài thời gian làm việc trong tâm [con] có lúc thường muốn vẽ một vài bức tranh [mình] thích, nhưng lại sợ chiếm dụng thời gian học Pháp, cho nên thường ức chế lối suy nghĩ này. Mà người nhà, bạn bè đều cho rằng sau khi học Pháp Luân Công con không còn cầu tiến nữa, đã vứt bỏ mục tiêu ban đầu của mình. Có phải con nên phù hợp với xã hội người thường tùy kỳ tự nhiên, vẽ những thứ mà trong tâm mình muốn vẽ hay không?

Sư phụ: Ở đây tôi phải phân thành hai vấn đề để giảng cho chư vị. Một là chư vị chưa cân bằng được mối quan hệ giữa công việc của chư vị và học Pháp, nếu chư vị cân bằng được tốt thì sẽ không ảnh hưởng đến việc chư vị vẽ tranh, sẽ không ảnh hưởng đến việc chư vị sáng tác. Mỗi người chúng ta đều có công việc, mỗi người đều là một thành viên trong xã hội, hơn nữa có rất nhiều người cân bằng được các mối quan hệ hết sức tốt. Hơn nữa vừa rồi tôi còn nói với phóng viên. Sau khi học Pháp, họ không còn chấp trước nữa thì làm sao vẽ đẹp được? Trí huệ của người thường là hữu hạn, vắt kiệt óc, ăn không ngon, ngủ không yên, cứ dày vò nó, hình thành ý tưởng, phác thảo ra, vẽ ra, cũng không nhất định là đẹp. Vậy thì một người tu luyện, mà vẽ tranh lại là chuyên ngành của mình, chính là nghề nghiệp này, vậy thì nên làm tốt công việc của mình. Vậy thì trong tu luyện cảnh giới tư tưởng của chư vị cũng thăng hoa thuận theo sự tu luyện của chư vị, cảnh giới tư tưởng cao hơn người thường thì tạo ý tưởng gì đó còn cần chư vị vắt hết óc mà suy nghĩ sao? Tất cả những gì chư vị muốn vẽ, thủ pháp biểu đạt, thành tựu nghệ thuật của chư vị nhất định sẽ cao hơn người thường. Có phải là quan hệ như vậy không? Nhưng cho dù thế nào, vẽ tranh là cần thời gian, điều này thì tôi biết. Điều này cũng có thể cân bằng, hàng ngày tôi học Pháp bao nhiêu, luyện công bao nhiêu, sau đó thời gian dư ra [dành cho] công việc là được rồi, điều này không ảnh hưởng.

Còn nữa, ở đây chư vị đề cập đến một vấn đề. Người họa sỹ đôi khi chú trọng linh cảm, linh cảm hễ tới, anh ta liền có một loại cảm xúc mãnh liệt muốn đi vẽ. Vẽ thứ gì? Vậy thì phải xem, thứ đến trong tư tưởng mà bản thân chư vị muốn sáng tác là gì. Nếu là thứ không phù hợp với tiêu chuẩn của người tu luyện, đương nhiên chúng ta không thể vẽ, là người tu luyện trong xã hội người thường chư vị phải tu luyện phù hợp ở mức tối đa với người thường, nhưng có một số thứ mà ngay cả đạo đức người thường cũng không còn phù hợp nữa, vậy thì chúng ta không được vẽ. Đó chính là tạo nghiệp mà, làm chuyện xấu mà, thứ chư vị vẽ ra còn phải để người khác xem nữa. Nếu chúng ta vẽ ra những thứ thực sự mỹ hảo, vậy thì chư vị cứ vẽ.

Tất cả những tờ câu hỏi đều đã giải đáp xong, hôm nay tôi giải đáp câu hỏi cho chư vị tới đây là hết. Cảm ơn mọi người! (Vỗ tay thời gian dài)

Trong bất kỳ hoàn cảnh gian nan nào, mọi người đều [phải] ổn trụ [vững] tâm. Một cái bất động sẽ ức chế vạn động! (Vỗ tay nhiệt liệt)

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.falundafa.org/chibig5/chicago.htm

Dịch ngày: 08-10-2016; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.