Falundafa.org

Pháp Luân Công

Chương I • Khái luận

Khí công ở nước ta có nguồn gốc xa xưa, có lịch sử rất lâu dài, vì thế, nhân dân nước ta tu luyện khí công là có điều kiện hậu đãi trời ban. Về tu luyện khí công chính Pháp của hai ‘gia’ lớn là Phật gia và Đạo gia, [nay] đã công khai rất nhiều đại pháp bí truyền rồi. Những phương pháp tu luyện của Đạo gia rất độc đáo đặc biệt; Phật gia cũng có những phương pháp tu luyện của mình. Pháp Luân Công là đại pháp tu luyện tầng thứ cao của khí công Phật gia. Tại lớp học truyền thụ này, trước tiên tôi cần điều chỉnh thân thể mọi người cho đến trạng thái thích hợp với tu luyện lên tầng thứ cao, sau đó còn cần cài Pháp Luân và khí cơ lên thân [thể] mọi người, và còn dạy công pháp cho mọi người nữa. Ngoài đó ra, tôi còn có những Pháp thân bảo hộ chư vị. Tuy nhiên, chỉ ngần ấy thôi vẫn rất là không đủ, vẫn không thể đạt mục đích tăng trưởng công, vẫn cần yêu cầu mọi người phải hiểu rõ đạo lý tu luyện tầng thứ cao. Đó chính là nội dung mà cuốn sách này cần giảng đến.

Tôi giảng công ở tầng thứ cao, do đó tôi không giảng về tu cái mạch nào, cái huyệt nào, hay đường kinh lạc nào; tôi là giảng tu luyện Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện chân chính lên tầng thứ cao. Mới nghe có thể cảm thấy huyền [hoặc], nhưng đối với người có chí tu luyện khí công, chỉ cần cẩn thận thể ngộ, thì [sẽ thấy] những điều huyền diệu đều ở trong đó.

I. Khởi nguồn của khí công

‘Khí công’ mà chúng ta hiện nay nói đến ấy, trên thực tế không hề gọi là ‘khí công’. Nó là từ nguồn gốc tu đơn độc của người cổ đại Trung Quốc, hoặc từ tu luyện của tôn giáo. Hãy giở hết những cuốn sách ‘Đan Kinh’, ‘Đạo Tạng’, hãy giở hết những cuốn ‘Đại Tạng Kinh’, cũng không tìm thấy hai chữ “khí công” này. Trong sự phát triển cho đến giai đoạn ở mức độ này của văn minh nhân loại hiện nay, nó đã trải qua thời kỳ sơ khởi của tôn giáo. Trước khi hình thành tôn giáo, đã tồn tại khí công rồi. Sau khi có tôn giáo, nó mang theo màu sắc của tôn giáo ở mức nào đó. Những tên nguyên gốc của nó là ‘Tu Phật Đại Pháp’, ‘Tu Đạo Đại Pháp’; còn có những tên khác như ‘Cửu Chuyển Kim Đan Thuật’, ‘La Hán Pháp’, ‘Kim Cương Thiền’. Hiện nay chúng ta gọi nó là “khí công”, là để thích hợp hơn với ý thức con người hiện đại chúng ta, là để dễ phổ cập hơn ở xã hội. Thực chất nó là những điều thuần tuý tu luyện [thân] thể người của Trung Quốc chúng ta.

Khí công không phải là nhân loại chúng ta lần này phát minh, nó có lịch sử với niên đại rất xa xưa. Vậy khí công sinh ra từ thời gian nào? Có người giảng rằng khí công có lịch sử ba nghìn năm, thịnh hành vào triều đại nhà Đường. Có người giảng rằng có lịch sử năm nghìn năm, cũng xa xưa như văn hoá dân tộc Trung Hoa. Có người giảng, xét từ những văn vật khai quật được, nó có lịch sử bảy nghìn năm. Tôi nhìn nhận rằng khí công không phải do nhân loại hiện đại phát minh, nó là văn hoá tiền sử. Căn cứ theo người có công năng tra cứu, vũ trụ mà chúng ta đang sống đã trải qua chín lần tổ hợp lại sau khi tạc nổ. Tinh cầu mà chúng ta đang sống từng bị huỷ diệt nhiều lần. Sau mỗi lần tinh cầu tổ hợp lại mới, thì nhân loại lại sinh sôi lại mới. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện thế giới có rất nhiều thứ vượt khỏi văn minh hiện đại. Chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin, loài người là do người vượn tiến hoá thành, văn minh là cũng không quá một vạn năm. Nhưng từ những văn vật khai quật thì phát hiện rằng, trong động đá dãy núi Apls ở châu Âu có những bức bích hoạ hai mươi lăm vạn năm trước, có giá trị thưởng thức nghệ thuật cao, mà người hiện đại không theo kịp. Tại Bảo tàng của Đại học Quốc gia của Peru có một khối đá lớn, trên đó khắc hình một người, tay đang cầm kính viễn vọng quan sát thiên thể. Hình người này đã có hơn ba vạn năm lịch sử. Như mọi người biết, Galiléo, năm 1609 ông ấy phát minh ra kính viễn vọng thiên văn phóng đại ba mươi lần, tính đến nay chẳng qua là hơn ba trăm năm lịch sử, vậy ba vạn năm trước ở đâu có được kính viễn vọng? Ấn Độ có một cây cột sắt, độ thuần của hàm lượng sắt trên 99%. Theo kỹ thuật nấu luyện hiện nay cũng không thể luyện ra được sắt với độ thuần cao như thế, đã vượt khỏi chuẩn mực khoa học kỹ thuật hiện đại. Là ai đã sáng tạo ra văn minh đó? Bấy giờ nhân loại có lẽ vẫn còn là vi sinh vật, làm sao có thể chế tạo những thứ ấy? Phát hiện ra những điều ấy, đã dấy lên coi trọng của các nhà khoa học các nước trên thế giới. Vì không giải thích nổi, nên bèn gọi những thứ đó là “văn hoá tiền sử”.

Chuẩn mực khoa học của mỗi thời kỳ là khác nhau, có thời kỳ nó khá là cao, vượt khỏi chuẩn mực của nhân loại hiện đại chúng ta. Nhưng những văn minh đó bị huỷ diệt rồi, vì thế tôi nói, khí công không phải do người hiện đại chúng ta phát minh ra, không phải người hiện đại sáng tạo ra, mà là được người hiện đại phát hiện và hoàn thiện, nó là văn hoá tiền sử.

Khí công không hề là sản vật riêng của Trung Quốc, ngoại quốc cũng có. Nhưng họ không gọi là ‘khí công’, các nước phương Tây gọi đó là ‘ma thuật’, ở các nước như Mỹ quốc, Anh quốc thì người ta gọi như vậy. Tại Mỹ có một nhà ảo thuật, thực ra anh này là một đại sư có công năng đặc dị, đã từng biểu diễn đi xuyên qua tường của Vạn Lý Trường Thành. Bấy giờ khi anh ta xuyên qua thì lấy tấm vải trắng che chắn [tầm nhìn của khán giả], rồi áp vào bức tường thành, sau đó anh ta xuyên qua. Vì sao anh ta làm như thế? Làm theo cách đó, thì nhiều người xem, và hiểu đó là ảo thuật. Vì anh ta không làm thế cũng không được. Anh ta biết rằng Trung Quốc chúng ta có rất nhiều cao nhân, anh ta e rằng sẽ bị can nhiễu, do đó anh ta che mình lại rồi mới đi vào. Đến khi đi ra, bèn duỗi một tay ra, mở tấm vải và người bèn đi ra. “Trong nghề nhìn chiêu pháp, ngoài nghề nhìn náo nhiệt”, khán giả thì nhìn nhận rằng đó là ma thuật. Họ sở dĩ gọi những thứ đó là ma thuật, bởi vì họ không dùng những thứ ấy để tu luyện thân thể, mà dùng để biểu diễn trên sân khấu hiển thị ra những điều thần kỳ và giải trí. Như vậy, từ tầng thứ thấp mà giảng, khí công là cải biến tình trạng của thân thể, đạt được mục đích trừ bệnh khoẻ thân; từ tầng cao mà giảng, thì khí công là nói về tu luyện bản thể.

II. ‘Khí’ và ‘công’

Khí “” mà hiện nay chúng ta nói ấy, thì người xưa gọi đó là khí “”, về bản chất đều là như nhau, đều là nói về khí của vũ trụ, là nói về một loại vật chất vô hình vô tướng trong vũ trụ này. Nó không phải nói về khí của không khí này. Thân thể người thông qua tu luyện, thì điều động được năng lượng của chủng loại vật chất ấy, có thể cải biến tình trạng của thân thể người, đạt tác dụng trừ bệnh khoẻ thân. Tuy nhiên, khí chỉ là khí, người này cũng có khí, người kia cũng có khí, giữa khí và khí với nhau là không có tác dụng chế ước. Có người giảng rằng khí có thể trị bệnh; hoặc nói rằng ‘bạn hãy phát một chút khí vào ai đó, trị bệnh cho họ xem sao’. Những thuyết nói đó rất không khoa học, vì khí hoàn toàn không trị nổi bệnh. Người luyện công khi ở trên thân vẫn còn khí, thì nói lên rằng thân thể họ vẫn chưa phải là ‘nãi bạch thể’, thuyết minh rằng họ vẫn có bệnh.

Người luyện tới công phu cao rồi, họ phát xuất ra không phải là khí, mà là các đám năng lượng cao, là biểu hiện vật chất cao năng lượng có hình thức ánh sáng, những hạt của nó rất nhỏ, mật độ rất lớn, đó chính là ‘công’, bấy giờ mới có thể có tác dụng chế ước với người thường, mới có thể chữa bệnh cho người. Có câu rằng: ‘Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh’. Ý tứ là đối với người tu luyện chính Pháp mà nói, năng lượng mà họ mang theo rất là lớn, ở những chỗ họ đi qua, trong phạm vi mà năng lượng của họ che phủ, thì có thể chỉnh lại cho chính tất cả những trạng thái bất thường, khiến cho biến thành trạng thái bình thường, Ví dụ như thân thể người kia có bệnh, chính là trên thân thể có trạng thái bất thường, hiệu chỉnh loại trạng thái bất bình thường ấy thì bệnh cũng tiêu trừ. Nói một cách thông tục, ‘công’ chính là năng lượng. ‘Công’ có mang tính vật chất, người luyện công thông qua tu luyện, có thể cảm nhận được sự tồn tại khách quan của nó.

III. ‘Công lực’ và ‘công năng’

1. Công lực là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai

Cái ‘công’ mà thật sự quyết định tầng thứ công lực của người ta là không phải luyện mà xuất lai, nó là dựa vào chủng vật chất “đức” này chuyển hoá thành, dựa vào tu tâm tính mà xuất lai. Quá trình chuyển hoá này cũng không phải luyện ra như ‘an đỉnh thiết lư, thái dược luyện đan’ mà người thường vẫn tưởng tượng. Công mà chúng ta nói ấy là sản sinh ở ngoài [thân] thể, bắt đầu từ nửa dưới của [thân] thể người, rồi thuận theo tâm tính đề cao mà tăng trưởng lên dưới dạng thức xoáy ốc, hoàn toàn hình thành ngoài [thân] thể, sau đó hình thành cột công trụ trên đỉnh đầu. Công trụ cao ngần nào, thì chính là quyết định cá nhân ấy có công cao ngần nấy. Công trụ ở không gian rất ẩn giấu, người bình thường không dễ nhìn thấy được.

‘Công năng’ dựa vào gia trì của công lực, người có công lực cao, tầng thứ cao thì công năng lớn, và vận dụng được thuận ý; người mà công lực thấp thì công năng nhỏ, vận dụng không thuận ý, thậm chí vận dụng không nổi. Bản thân công năng không hề đại biểu cho công lực của người ta là lớn hay nhỏ, tầng thứ cao hay thấp. Quyết định tầng thứ một người là cao hay thấp ấy là công lực chứ không phải công năng. Có người luyện khi bị “khoá”, công lực của họ rất là cao, nhưng không nhất định có mấy công năng. Công lực là có tác dụng quyết định, là dựa vào tu tâm tính mà xuất lai, đây là điều then chốt nhất.

2. Công năng không phải là truy cầu của người luyện công

Tất cả những người luyện công đều quan tâm công năng, thần thông có sức dụ hoặc rất lớn ở xã hội, rất nhiều người đều muốn có được công năng nào đó. Tuy nhiên, tâm tính mà không tốt, thì sẽ không có những công năng ấy.

Một số công năng là người thường có thể có, chẳng hạn như mở thiên mục, thông thiên nhĩ, truyền cảm tư duy, công năng tiên đoán, v.v. Nhưng những công năng đó mỗi người một khác, và không có được toàn bộ trong trạng thái tiệm ngộ. Một số công năng là người thường không thể có được, chẳng hạn như khiến một loại vật thể của không gian hiện thực này biến thành một loại vật thể khác, đó là điều người thường không thể có. Các đại công năng là dựa vào hậu thiên luyện mà thành. Pháp Luân Công là chiểu theo nguyên lý của vũ trụ mà diễn hoá mà thành, công năng nào tồn tại trong vũ trụ thì đều có trong Pháp Luân Công, [có được nó hay không] ấy là xét xem người luyện công tu luyện thế nào. Suy nghĩ muốn đắc những công năng đó thì không có tính là sai, tuy nhiên, truy cầu mạnh mẽ, thì đã không phải lối nghĩ thông thường nữa rồi, chính là sẽ sinh ra hậu quả không tốt. Ở tầng thứ thấp mà đắc chút công năng thì không có được bao nhiêu tác dụng, chỉ muốn dùng thử, muốn hiển thị trước mặt người thường một chút bản sự, làm ‘cường giả’ nơi người thường. Nếu là như thế, thì quả đã nói lên rằng tâm tính không cao, và không cấp công năng [cho người ấy] là đúng. Có một số công năng, nếu như cấp cho người có tâm tính bất hảo thì có thể dùng để làm việc xấu, vì tâm tính không vững vàng thì không cách nào đảm bảo rằng người kia sẽ không làm chuyện xấu.

Một phương diện khác, hễ thuộc loại công năng có thể lấy ra biểu diễn, thì đều không thể dùng để cải biến xã hội nhân loại, không cải biến nổi cuộc sống bình thường của xã hội. Công năng cao cấp chân chính thì không cho phép lấy ra biểu diễn, là vì ảnh hưởng và sự nguy hiểm của nó quá lớn. Chẳng hạn như không thể biểu diễn đánh sập một toà cao ốc. Đối với những công năng hết sức lớn, thì trừ phi là người mang theo sứ mệnh đặc thù mới được phép sử dụng, nếu không thì không được phép dùng, có lấy ra cũng không lấy ra được, vì phải chịu khống chế của thượng sư ở kia.

Nhưng thường hay có người thường cứ muốn khí công sư phải biểu diễn, bức bách họ lấy ra cho xem. Người có công năng đều không muốn lấy công năng ra biểu diễn, là vì không được phép lấy ra, lấy ra sẽ ảnh hưởng trạng thái của toàn thể xã hội. Người thật sự có đức rất lớn, công năng của họ là không được phép lấy ra đâu. Một số khí công sư khi biểu diễn cảm thấy tâm tình rất khó chịu, sau khi họ quay về, thì chỉ hận không khóc lớn lên một hồi. Đừng bức bách họ biểu diễn! Họ đưa ra những thứ đó thì họ thấy rất khó chịu. Có học viên đưa tôi một cuốn tạp chí, tôi rất phản cảm khi thấy những thứ ấy. Ý là: khai mở hội nghị khí công quốc tế, ai có công năng thì có thể lấy ra và tham gia tỉ thí, và ai có công năng mạnh thì sẽ vào [hội nghị]. Tôi xem xong, thì trong tâm khó chịu đến mấy ngày. Những cái đó là không thể lấy ra tỉ thí được, lấy ra thì sau sẽ hối hận. Người thường kia họ là chú trọng những gì ‘thực tế’ ở thế gian, nhưng khí công sư cần phải tự trọng.

Mục đích muốn công năng là vì sao? Nó phản ánh ra cảnh giới tư tưởng và truy cầu của người luyện công, tư tưởng có chỗ truy cầu không thuần chính, không vững vàng, thì không thể đắc công năng cao. Trong đó có một nguyên nhân, ấy là khi chư vị chưa khai ngộ, thì cái tốt-xấu ở các sự vật mà chư vị nhìn thấy, chẳng qua là chiểu theo tiêu chuẩn thị-phi của thế gian Pháp mà thôi, chư vị không nhìn thấy chân tướng của sự việc, không thấy quan hệ nhân duyên của các việc. Những việc đánh chửi hay nạt dối giữa người với người là ắt phải có nhân duyên tồn tại, chư vị nhìn không thấu thì chỉ có thể là càng giúp càng hỏng việc. Nơi người thường thì ân ân oán oán, thị thị phi phi, đã tự có thế gian Pháp quản, người luyện công không nên quản. Là vì chư vị trước khi khai ngộ, thì chân tướng của những sự việc mà chư vị thấy trước mắt không nhất định giống như điều chư vị thấy đâu. Người này đánh người kia một đấm, có thể là họ đang kết toán nợ “nghiệp”, chư vị quản vào thì có thể cản trở việc họ kết toán “nghiệp” ấy. “Nghiệp” là một loại đen đen ở quanh thân thể, nó là tồn tại vật chất ở một không gian khác, những thứ đó có thể chuyển hoá thành bệnh hoặc tai ương.

Ai ai cũng có công năng, vấn đề là phải thông qua tu luyện không ngừng mới khai phát và làm cho mạnh lên. Làm người luyện công, nếu chỉ truy cầu đắc được công năng, thì cái nhìn quá nhỏ hẹp, tư tưởng không thuần, dù họ muốn công năng để làm gì, thì trong đó đều bao hàm ‘tư tâm’, tất nhiên sẽ cản trở luyện công, và kết quả sẽ không đắc được công năng.

3. Nắm giữ công lực

Có một số người luyện công mà thời gian luyện công chưa lâu, đã muốn trị bệnh cho người, thử xem có linh nghiệm không. Đối với người công lực không cao, chư vị hễ duỗi tay ra, liền đưa một lượng lớn khí đen, khí bệnh, khí ô trọc từ trong thân thể người bệnh hút lên thân của mình. Vì chư vị chưa có năng lực phòng ngự khí bệnh, trên thân không có lớp chắn bảo hộ, giữa [bản thân] và bệnh nhân hình thành một trường, công lực không cao thì không phòng bị được, bản thân sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nếu không có ai quản chư vị, thì qua thời gian lâu, sẽ tạo thành khắp thân là bệnh. Vì thế, người mà công lực không cao, là không thể coi bệnh cho người khác. Trừ phi chư vị đã xuất ra công năng, đã có được công lực nhất định nào đó rồi, thì mới có thể dùng khí công chữa bệnh. Một số người tuy đã xuất công năng rồi, có thể khám bệnh rồi, nhưng khi mà tầng thứ rất thấp, thì thực tế chính là dùng công lực tồn trữ để khám bệnh, dùng năng lượng của tự thân để khám bệnh. Bởi vì công chính là năng lượng, là linh thể, là không hề dễ dàng tích tồn được, mà lại đưa cái công ấy ra thì chính là tiêu hao bản thân mình. Cùng theo việc chư vị phát công ra ngoài, độ cao của công trụ trên đầu sẽ ngắn lại, đang tiêu hao, điều ấy rất là không đáng giá. Do đó, tôi không chủ trương rằng khi công lực chưa cao đã đi chữa bệnh cho người. Vô luận thủ pháp của chư vị cao đến mấy, vẫn là đang tiêu hao năng lượng tự thân.

Công lực đến một trình độ nhất định, sẽ xuất hiện các loại công năng, sử dụng công năng đó ra sao, cũng phải hết sức cẩn thận. Chẳng hạn thiên mục khai mở rồi, không nhìn cũng không được, [vì] luôn luôn không dùng sẽ dễ bị đóng lại. Mà nhìn thì cũng không thể thường xuyên nhìn, [vì] nhìn nhiều quá thì năng lượng tiết ra cũng sẽ nhiều. Như vậy, phải chăng muốn mọi người vĩnh viễn không dùng? Tất nhiên không phải thế. Nếu vĩnh viễn không dùng thì tu luyện để làm chi? Vấn đề là khi nào dùng. Chỉ có tu luyện tới một trình độ nhất định, khi đã có năng lực tự bản thân mình bồi bổ, thì có thể dùng. Tu luyện Pháp Luân Công khi đến một trình độ nhất định, phát xuất ra bao nhiêu công, thì Pháp Luân có thể tự động diễn hoá để bổ sung, tự động bảo trì mức độ công lực của người luyện công, từng thời từng khắc sẽ không bị ít đi, đây là đặc điểm của Pháp Luân Công. Chỉ tới lúc đó, mới có thể sử dụng công năng.

IV. Thiên mục

1. Khai thiên mục

Đường thông chủ yếu của thiên mục là ở quãng giữa trước trán và sơn căn. Người thường dùng cặp mắt thịt nhìn các vật là đồng dạng như nguyên lý của máy ảnh, tuỳ theo cự ly xa gần và ánh sáng mạnh yếu, mà thông qua điều chỉnh thuỷ tinh thể hoặc là con ngươi lớn nhỏ, khiến cho hình tượng thông qua dây thần kinh mà truyền tạo hình ảnh lên thể tùng quả ở phía nửa sau bộ não. Công năng đặc dị ‘thấu thị’ chính là thông qua thiên mục mà trực tiếp để cho thể tùng quả nhìn ra ngoài. Một người bình thường thì thiên mục không thông, ở vị trí đường thông chính được tách mở ra rất hẹp, rất tối, bên trong không có linh khí, không phát quang. Một số người bị tắc nghẽn, do đó nhìn không thấy.

Chúng ta khai mở thiên mục, thứ nhất là thông qua ngoại lực hoặc tự mình tu luyện mà đánh mở ra một đường thông. Đường thông của mỗi cá nhân có hình dạng khác nhau, có hình bầu dục, hình tròn, hình quả trám, hình tam giác, luyện được càng tốt thì có thể tu được càng tròn. Thứ hai là do sư phụ cho chư vị một con mắt, nếu như là bản thân tự tu thì cần phải tự mình tu [thành con mắt đó]. Thứ ba là ở bộ vị thiên mục cần có ‘khí tinh hoa’.

Thông thường chúng ta nhìn các thứ là thông qua cặp mắt này để nhìn, chính là cặp mắt này đã cách trở chúng ta thông hướng sang đường thông [nhìn] không gian khác, nó có tác dụng che chắn, và chúng ta chỉ có thể thấy những gì ở không gian vật chất này của chúng ta. Khai thiên mục chính là tránh khỏi cặp mắt này để nhìn. Sau khi tới tầng thứ rất cao, cũng có thể tu xuất ‘chân nhãn’, chính là có thể dùng chân nhãn của thiên mục để nhìn hoặc dùng chân nhãn vị trí sơn căn để nhìn. Theo Phật gia giảng: mỗi lỗ chân lông đều là con mắt, toàn thân đều là con mắt. Chiểu theo Đạo gia giảng: mỗi huyệt vị đều là con mắt. Nhưng đường thông chính ở thiên mục, cần khai mở nó trước tiên. Trên lớp truyền thụ, tôi đều cài cho mỗi người những gì để khai thiên mục. Vì mỗi người tố chất thân thể khác nhau, nên hiệu quả xuất hiện cũng khác nhau. Có người nhìn thấy một hắc động tựa như một cái giếng sâu, vậy là đường thông của thiên mục là tối đen. Có người nhìn thấy thông đạo màu trắng, còn nếu nhìn thấy trước mặt có gì đó thì tức là sắp khai mở rồi. Có người nhìn thấy có gì đó đang xoay chuyển, đó chính là thứ mà Sư phụ đã cài vào để khai thiên mục, sau khi xoáy thông toàn bộ thiên mục thì có thể nhìn được rồi. Có người thiên mục có thể nhìn thấy một con mắt lớn, bèn cho đó là ‘mắt Phật’, thực ra đó là con mắt của chính họ, đây thường là những người có căn cơ tiên thiên tương đối tốt.

Theo chúng tôi thống kê, mỗi lần mở lớp thì số người khai mở thiên mục đều hơn một nửa. Vì thiên mục sau khi khai mở liền động chạm một vấn đề: người tâm tính không cao dễ dùng nó để làm điều xấu. Để phòng ngừa vấn đề đó, tôi trực tiếp đánh khai thiên mục của chư vị tới tầng thứ ‘huệ nhãn thông’, nghĩa là tới tầng thứ cao, để chư vị trực tiếp nhìn thấy cảnh tượng không gian khác, để chư vị nhìn thấy những gì xuất hiện trong luyện công, để chư vị tin tưởng, sẽ tăng cường tín tâm vào luyện công cho chư vị. Người vừa mới bắt đầu luyện công, tâm tính vẫn chưa thể đạt tới độ cao vượt khỏi người thường, một khi có được những thứ siêu việt người thường này, sẽ dễ đi làm một số việc bất hảo. Ví dụ nói đùa thế này, nếu chư vị đi ngoài đường phát hiện ra đang bán vé số, có thể chư vị sẽ cầm ngay vé giải nhất, là nói ý tứ như thế, ấy là không cho phép làm vậy. Một nguyên nhân khác, chúng ta ở đây cũng thuộc về khai thiên mục cho diện rộng, nếu giả sử đều khai mở ở tầng thứ thấp, mọi người thử nghĩ xem, nếu mỗi người đều có thể ‘thấu thị nhân thể’, đều có thể ‘cách tường khán vật’, tôi thử hỏi còn là xã hội nhân loại chăng? Can nhiễu nghiêm trọng trạng thái xã hội người thường, do đó không được phép, cũng là không thể làm như thế được, ngoài ra đối với người luyện công cũng không có chỗ gì tốt, làm tăng trưởng tâm chấp trước của người luyện công. Do đó không đả khai cho chư vị ở tầng thứ thấp, mà trực tiếp đả khai cho chư vị tới tầng thứ cao.

2. Tầng thứ của thiên mục

Thiên mục có nhiều loại tầng thứ. Tầng thứ khác nhau, không gian nhìn được cũng khác nhau. Theo “ngũ thông” mà Phật giáo giảng, tức là nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, Pháp nhãn thông, và Phật nhãn thông. Mỗi tầng thứ còn có phân ra thượng, trung, hạ. Ở tầng thứ thiên nhãn thông trở xuống, chỉ có thể nhìn thấy thế giới vật chất này của chúng ta. Tại tầng thứ huệ nhãn thông trở lên, mới có thể nhìn thấy các không gian khác. Một số người có công năng ‘thấu thị’, hơn nữa nhìn rất chuẩn xác, còn rõ ràng hơn cả quét ảnh cắt lớp “CT”. Nhưng điều họ thấy vẫn là thế giới vật chất chúng ta này thôi, vẫn không vượt khỏi không gian mà chúng ta đang tồn tại, vẫn không tính là thiên mục có tầng thứ cao.

Một người có tầng thứ thiên mục cao ngần nào là quyết định bởi người đó có khí tinh hoa nhiều hay ít và đường thông chính rộng hay hẹp, độ sáng cũng như mức độ tắc nghẽn của đường thông. Thiên mục khai mở có thấu hay không, thì khí tinh hoa ở trong đó là nhân tố then chốt. Đối với em bé sáu tuổi trở xuống, khai thiên mục hết sức dễ dàng, tôi chẳng cần dùng thủ pháp, tôi nói một cái thì bé đã đả khai rồi. Là vì tiên thiên của trẻ tiếp thụ rất ít ảnh hưởng không lành mạnh của thế giới vật chất này, bản thân cũng chưa làm chuyện gì xấu, loại khí tinh hoa tiên thiên kia được bảo tồn tốt lắm. Trẻ nhỏ sáu tuổi trở lên, thì thiên mục dần dần khó khai mở hơn, bởi vì thuận theo tuổi tăng lên, tiếp thụ ảnh hưởng từ bên ngoài cũng gia tăng. Nhất là giáo dục không lành mạnh hậu thiên, phóng túng trở thành xấu có thể khiến khí tinh hoa của họ tiêu tán, đến một mức nhất định có thể tản hết. Đối với người mà khí tinh hoa đã tản hết, là có thể thông qua tu luyện hậu thiên mà bù đắp dần dần, nhưng phải mất thời gian rất lâu, phải phó xuất khổ cực rất nhiều. Vậy nên nói, khí tinh hoa là cực kỳ trân quý.

Tôi không chủ trương khai thiên mục cho người ở tầng thứ thiên nhãn thông, vì người luyện công khi mà công lực không lớn, thì trong luyện công năng lượng tích tụ không nhiều kịp với năng lượng phải phó xuất khi thấu thị. Linh khí tản mất nhiều rồi, thiên mục có thể sẽ bị đóng trở lại, một khi đóng lại rồi thì khai mở lại sẽ không hề dễ dàng. Vì thế, thường thường tôi khai thiên mục cho người là khai mở ở tầng thứ huệ nhãn thông. Dù chư vị nhìn được rõ ràng hay không, đều có thể khiến người tu luyện nhìn tới gì đó ở không gian khác. Chịu ảnh hưởng của điều kiện tiên thiên, có người nhìn được rất rõ ràng; có người mà điều nhìn thấy chợt ẩn chợt hiện; có người nhìn chẳng rõ ràng, nhưng thấp nhất là có thể khiến chư vị nhìn thấy ánh sáng. Như vậy thì đối với người luyện công phát triển hướng tới tầng thứ cao là có chỗ tốt, nhìn không rõ ràng thì có thể thông qua luyện công hậu thiên mà bù đắp.

Người có khí tinh hoa không đủ, cảnh tượng thiên mục nhìn thấy là đen-trắng; người có khí tinh hoa tương đối nhiều, cảnh tượng thiên mục nhìn thấy có màu, cảnh tượng nhìn thấy cũng rõ ràng hơn. Khí tinh hoa càng nhiều, độ rõ ràng càng cao. Tuy nhiên, mỗi người một khác, có người khi sinh ra thiên mục đã mở rồi, có người bị đóng tắc khá là chặt. Cảnh tượng khi thiên mục khai mở, có chút giống như hoa nở, nở ra từng tầng từng tầng. Khi ngồi đả toạ, bắt đầu phát hiện thiên mục có một đoàn ánh sáng, ban đầu ánh sáng không sáng lắm, sau đó đỏ lên. Có người thiên mục bế tắc khá chặt, khi khai mở thì có thể là phản ứng rất kịch liệt. Sẽ cảm thấy đường thông chính và chỗ sơn căn thịt căng lên, giống hệt như thịt chỗ đó tụ lại xoáy vào trong, huyệt thái dương và trước trán phát trướng lên và đau, đó đều là phản ứng khai thiên mục. Người mà thiên mục dễ khai mở, ngẫu nhiên có thể thấy gì đó. Tại lớp truyền thụ có người trong lúc vô ý nhìn thấy Pháp thân của tôi, khi họ cố ý nhìn thì lại không thấy nữa, thực ra là vì dùng sang mắt [thịt] để nhìn rồi. Khi nhắm mắt và thấy gì đó, bèn thuỷ chung bảo trì trạng thái đó, dần dần có thể thấy được rõ hơn. Khi định nhìn chi tiết hơn, kỳ thực chính là động sang con mắt [thịt] này rồi, chạy sang dây thần kinh thị giác rồi, thì không nhìn thấy nữa.

Tầng thứ thiên mục khác nhau thì không gian nhìn thấy cũng khác nhau, có những khoa nghiên cứu [vì] không hiểu đạo lý này, khiến những khí công sư thí nghiệm không đạt hiệu quả dự kiến, thậm chí xuất hiện những kết quả tương phản. Ví như, có một đơn vị định kế hoạch ra một phương pháp trắc nghiệm công năng đặc dị, để khí công sư nhìn xem trong một cái hộp kín có gì. Vì tầng thứ thiên mục của các khí công sư là khác nhau, nên kết quả trả lời cũng không tương đồng, vì thế, nhân viên trắc nghiệm bèn cho rằng thiên mục là giả, là gạt người. Loại trắc nghiệm này thì người có thiên mục tầng thứ thấp ‘thấu thị’ là hiệu quả tốt, vì thiên mục của họ chỉ khai mở ở tầng thứ thiên nhãn thông, chỉ thích nghi cho quan sát sự vật ở không gian vật chất này, do đó người mà không hiểu thiên mục lại tưởng rằng công năng của họ là cao nhất. Bất kể vật thể nào, vô luận nó là vật hữu cơ hay vật vô cơ, thì ở các không gian khác nhau đều hiển thị các dạng khác nhau. Ví dụ một cái cốc, khi nó được sản xuất ra, thì đồng thời có một linh thể tồn tại ở một không gian khác, hơn nữa linh thể ấy trước khi tồn tại [trong cái cốc] có thể đã từng là thứ khác. Tầng thứ thiên mục thấp nhất thì nhìn thấy cái cốc; ở một tầng cao hơn thì nhìn thấy linh thể kia ở không gian khác, ở một tầng cao hơn nữa thì thấy hình thức vật chất từ trước đó của linh thể ấy.

3. Dao thị

Sau khi khai thiên mục, có người xuất hiện ‘dao thị’, có thể nhìn thấy những thứ cách xa nghìn dặm. Mỗi người đều có một không gian do riêng mình chiếm cứ, trong không gian ấy họ lớn tựa như vũ trụ vậy, trong không gian đặc định của họ, ở trước trán họ có một chiếc gương, mà ở không gian chúng ta đây thì không nhìn thấy. Ai cũng có chiếc gương đó, chỉ là người không luyện công thì mặt gương này bị úp lại; người luyện công thì mặt gương này dần dần lật qua. Sau khi lật thì có thể chiếu xạ những gì mà họ muốn nhìn. Trong không gian đặc định của họ, thì họ khá to lớn, thân thể họ rất là lớn, và mặt gương ấy cũng rất to lớn, muốn nhìn gì thì mặt kính đó đều có thể chiếu tới. Nhưng chiếu tới rồi họ vẫn chưa nhìn thấy được, hình tượng vẫn là dừng ở trên mặt kính ở trong tích tắc đó. Khi mặt kính chuyển lật, đưa những vật thể chiếu xạ ấy cho chư vị nhìn một cái rồi lại lật qua, rất nhanh chóng liền lật qua, không ngừng lật qua lật lại. Phim điện ảnh mỗi giây 24 hình thì nhìn là động tác liên tục. Tốc độ lật của gương còn nhanh hơn thế, do đó nhìn thì thấy là liên tục, nhìn được rất rõ ràng, đây chính là dao thị. Đạo lý của dao thị chính là đơn giản vậy. Đó vốn là bí mật trong bí mật, tôi qua mấy lời là nói điều ấy ra rồi.

4. Không gian

Không gian, chúng ta nhìn nó rất phức tạp. Nhân loại chúng ta chỉ biết về không gian mà nhân loại hiện đang tồn tại, các không gian khác là vẫn không cách nào thăm dò ra được. Đối với không gian khác, khí công sư chúng tôi đã nhìn được mấy chục tầng thứ không gian, từ lý luận cũng có thể giải thích được, nhưng về khoa học thì không cách nào chứng thực. Có những điều dù chư vị không thừa nhận sự tồn tại của chúng, nhưng chúng đã phản ánh một cách hết sức thực tại đến không gian chúng ta rồi. Chẳng hạn, trên thế giới có nơi gọi là quần đảo Bermuda, người ta gọi đó là tam giác ma quỷ, một số tàu thuyền đến đó liền biến mất; có những phi cơ đến đó cũng biến mất, trải qua bao nhiêu năm lại xuất hiện. Không ai giải thích được nguyên nhân, không ai vượt ra khỏi lý luận của tư duy mà nhân loại đang có. Trên thực tế nó chính là lối thông sang một không gian khác. Nó không giống như chiếc cửa của chúng ta có cửa một cách chính quy đâu, nó trong tình huống bất thường là ở trạng thái đó, tàu thuyền tiến vào thì cửa đó tình cờ mở ra, dễ bị lọt vào đó. Người ta cảm giác không ra sự sai khác về không gian này, nháy mắt liền tiến vào đó, sự khác biệt của nó với thời-không chúng ta, là không thể dùng cách đo lường bình thường để biểu thị, xa cách mười vạn tám nghìn dặm, thì ở đây chỉ là một điểm, chính là tồn tại một cách đồng thời và ở cùng một chỗ. Tàu thuyền lọt vào đó loanh quanh một hồi, bất chợt lại đi ra, nhưng ở thế gian này có thể đã trôi qua mấy chục năm rồi, vì hai không gian là có thời gian khác nhau. Trong mỗi không gian còn có thế giới đơn nguyên, chính là như hình kết cấu nguyên tử mà chúng ta vẽ, giữa các quả cầu có mối liên kết, giao thoa cả bảy tám hình cầu, đều có liên kết, chính là rất phức tạp.[1]

[1] Trong đoạn văn này, lối nói của người Hoa, mười vạn tám nghìn dặm là nói về khoảng cách xa xôi lắm, chứ không nhất nhất là con số 108.000 dặm. Tương tự, giao thoa bảy tám cái là nói giao thoa qua lại nhiều, phức tạp, rắc rối, chứ không nhất định là con số 7, số 8. Tất cả các ghi chú trong sách đều do người dịch soạn, chỉ để tham khảo.

Bốn năm trước khi Đại chiến Thế giới lần thứ hai, Không quân Anh quốc có một phi công đi chấp hành nhiệm vụ, trên đường đụng phải cơn bão lớn, dựa vào kinh nghiệm của mình anh này bèn tìm một phi trường bỏ hoang. Khi phi trường này xuất hiện ở trước mắt, đột nhiên là một cảnh tượng khác, đột nhiên bầu trời trong sáng không còn mây nữa, tựa như lọt vào một thế giới khác. Các phi cơ ở trên phi trường có hình vẽ màu vàng, trên mặt đất có người bận rộn qua lại, anh này cảm thấy quá kỳ lạ! Hạ cánh xuống thì không ai để ý đến anh cả, tháp chỉ huy cũng không liên lạc với anh. Anh thấy trời đã tạnh rồi, bèn nhanh chóng rời đi, anh lại bay lên. Khi bay tới khoảng cách bằng với cự ly mà từ đó anh nhìn thấy phi trường ấy trước đó không lâu, thì lập tức lại tiến vào cơn bão. Rốt cuộc cũng quay trở về. Anh này báo cáo tình huống, cả nhật ký phi hành cũng chép ra, cấp trên không tin. Bốn năm sau, Đại chiến Thế giới lần thứ hai nổ ra. Điều động anh tới phi trường bỏ hoang kia. Anh liền nhớ lại cảnh tượng bốn năm về trước là cũng giống như thế. Những khí công sư chúng tôi đều biết đó là chuyện gì, anh này chính là đã chạy trước tới đó làm một phen những việc của bốn năm sau, anh chính là đã chạy tới đó và diễn trước một màn, trường diễn thứ nhất chưa bắt đầu anh đã diễn trước rồi, sau quay lại rồi diễn lại đúng thứ tự vốn có.

V. Trị bệnh bằng khí công và trị bệnh ở bệnh viện

Từ lý luận mà giảng, trị bệnh bằng khí công hoàn toàn khác với trị bệnh ở bệnh viện. Tây Y khám bệnh là dùng thủ pháp xã hội người thường, dù đó là hoá nghiệm, kiểm tra bằng X-quang hay thủ pháp gì, cũng đều chỉ có thể quan sát được nguồn bệnh ở không gian này, không nhìn thấy được các tín tức ở không gian khác, không thấy được nguyên nhân từ đó dẫn đến bệnh. Nếu bệnh của họ tương đối nhẹ, thuốc là có thể khiến nguyên nhân của bệnh (mà Tây Y giảng là do ‘bệnh độc’, khí công giảng là do ‘nghiệp’) bị tiêu diệt hoặc gạt đi. Trong tình huống bệnh rất nặng, sức thuốc không giải quyết nổi, nếu tăng lượng thuốc thì người ta chịu không được. Là vì một số bệnh không giới hạn bên trong thế gian Pháp, có những bệnh lớn lắm, vượt khỏi phạm vi thế gian Pháp, cho nên bệnh viện không trị nổi.

Trung Y là y học truyền thống của nước ta, không tách rời khỏi công năng đặc dị của tu luyện nhân thể. Thời cổ đại rất chú ý đến tu luyện thân thể người, Nho gia, Đạo gia, Phật gia, kể cả học sinh học Nho cũng giảng đả toạ. Ngồi đả toạ được xem là một loại công phu, dần dần qua thời gian, thì tuy không luyện công, nhưng cũng có thể xuất công và công năng. Châm cứu của Trung Y tại sao các đường kinh lạc được tìm ra rõ ràng rành mạch như thế? Tại sao giữa huyệt vị với nhau không nối theo hàng ngang? Tại sao không nối chồng chéo? Tại sao nối theo đường dọc? Tại sao vẽ miêu tả chuẩn xác đến như vậy? Người có công năng đặc dị thời hiện đại, dùng mắt nhìn sẽ thấy được giống như miêu tả trong Trung Y, nguyên nhân chính là các danh y cổ đại thường thường đều có công năng đặc dị. Lịch sử nước ta có Lý Thời Trân, Tôn Tư Mạc, Biển Thước, Hoa Đà, thực ra đều là những đại sư khí công có công năng đặc dị. Trung Y mà truyền tới hiện nay, đã rơi rớt phần công năng đó rồi, chỉ giữ lại các thủ pháp. Quá khứ Trung Y là dùng mắt (gồm cả công năng đặc dị) để khám bệnh, sau này mới tổng kết ra phương pháp bắt mạch. Nếu dùng thủ pháp khám bệnh của Trung Y rồi thêm trở lại vào đó phương pháp công năng đặc dị, thì có thể nói là trải qua rất nhiều năm nữa Tây Y của ngoại quốc cũng không theo kịp Trung Y của Trung Quốc.

Trị bệnh bằng khí công là trừ rớt nguyên nhân của bệnh từ gốc rễ. Tôi nhìn nhận rằng bệnh chính là một loại “nghiệp”, trị bệnh chính là giúp đỡ tiêu nghiệp. Có những khí công sư trị bệnh bèn giảng rằng bài trừ khí đen, bài khí bổ khí, ở tầng thứ nông nhất thì họ loại bỏ khí đen rồi, nhưng nguyên nhân căn bản mà sinh ra khí đen kia thì họ không biết, nên khí đen kia lại trở lại, bệnh lại tái phát. Trên thực tế không phải do khí đen khiến họ có bệnh, sự tồn tại của khí đen chỉ khiến họ khó chịu thôi. Chứ nguyên nhân căn bản tạo thành bệnh của họ là ở không gian khác có một linh thể. Khá nhiều khí công sư không hiểu rõ chuyện này. Vì linh thể kia rất lợi hại, thông thường không động tới nó được, cũng không dám động tới. Pháp Luân Công chữa bệnh chính là hạ thủ nhắm thẳng vào linh thể đó, trừ bỏ cái gốc sinh bệnh đó đi, hơn nữa đặt một cái lồng chắn ở đó, không cho bệnh kia chui vào xâm thực lại nữa.

Khí công có thể chữa bệnh, nhưng không thể can nhiễu trạng thái xã hội người thường. Nếu ứng dụng trên diện rộng thì chính là can nhiễu trạng thái xã hội người thường, điều đó không được phép, hiệu quả cũng sẽ không tốt. Mọi người biết, phàm là mở phòng khám khí công, bệnh viện khí công, trung tâm khôi phục sức khoẻ khí công, thì khi họ chưa bắt đầu trị liệu thì hiệu quả có thể là khá lắm, nhưng hễ bắt đầu chữa bệnh, thì hiệu quả kia sẽ lập tức rơi xuống rất nhiều, chính là [vì] không cho phép dùng Pháp mà siêu việt người thường để thay cho chức năng xã hội người thường. Làm thế thì ắt phải cũng thấp xuống giống như Pháp của xã hội người thường.

Công năng đặc dị ‘thấu thị nhân thể’ có thể nhìn được kiểu như cắt lớp, nhìn theo từng tầng từng tầng, có thể thấy được bất kể bộ phận nào của cơ quan mềm cũng như thân thể. Quét ảnh CT hiện nay tuy có thể nhìn được rất rõ ràng, nhưng nó dù sao cũng là dùng cơ khí, rất tốn thời gian, tốn rất nhiều ảnh chụp, rất chậm, rất tốn tiền. Không thuận tiện và chuẩn xác như công năng đặc dị. Khí công sư nhắm mắt nhìn một cái, là có thể trực tiếp nhìn rõ ràng bất kể bộ phận nào của người bệnh. Đó chẳng phải khoa học kỹ thuật cao sao? Nó là khoa học kỹ thuật cao còn cao hơn khoa học kỹ thuật cao hiện nay. Vậy mà chuẩn mực ấy ngay ở Trung Quốc cổ đại đã là như thế rồi, là từ cổ đại đã có loại khoa học kỹ thuật cao ấy rồi. Hoa Đà nhìn thấy trong đầu Tào Tháo nảy sinh khối u, muốn mổ cho ông ta. Tào Tháo không tiếp thu, tưởng rằng muốn làm hại ông ấy, ông ta bèn bắt Hoa Đà giam vào ngục, kết quả Tào Tháo vẫn là chết vì khối u trong não. Trong lịch sử rất nhiều đại y học gia Trung Y đều có công năng đặc dị, chỉ là, ở xã hội hiện đại vì người ta quá truy cầu những thứ ‘hiện thực’, đã quên những truyền thống cổ xưa rồi.

Tu luyện khí công tầng thứ cao của chúng ta, chính là nhận thức lại một lần mới những điều truyền thống, tiếp tục kế thừa và truyền rộng những điều ấy ra thực tiễn, một lần nữa dùng nó để tạo phúc cho xã hội nhân loại.

VI. Khí công Phật gia và Phật giáo

Một khi chúng tôi đề cập đến khí công Phật gia, khá nhiều người bèn liên tưởng tới một vấn đề: Phật gia là tu Phật, vậy bèn nghĩ tới những việc trong Phật giáo. Tại đây tôi trịnh trọng nói rõ ràng rằng, Pháp Luân Công là khí công Phật gia, là Đại Pháp chính truyền, nhưng không có quan hệ gì tới Phật giáo. Khí công Phật gia là khí công Phật gia, [mà] Phật giáo là Phật giáo, tuy rằng mục đích tu luyện là như nhau, nhưng đường lối khác nhau, Pháp môn khác nhau, yêu cầu cũng khác nhau. Ở đây tôi đề cập một chữ “Phật”, và sau này giảng công ở cao tầng tôi cũng sẽ đề cập nữa, bản thân chữ đó không có sắc thái ‘mê tín’ gì. Có những người hễ nghe tới “Phật” thì liền khó tiếp thu, nói rằng ‘các vị tuyên truyền mê tín’; không phải thế đâu. Bản thân chữ “Phật” là tiếng Phạn, được truyền từ Ấn Độ sang, phiên âm thành hai chữ đọc là “Phật Đà” (Buddha), [sau này] người ta lược đi chữ “Đà”, và đọc là “Phật”, dịch sang tiếng Trung Quốc thì nghĩa là “Giác Giả”, là người đã giác ngộ (xem [từ điển] «Từ Hải»).

1. Khí công Phật gia

Khí công Phật gia được truyền ra hiện nay là có hai loại. Một loại là thoát ly ra từ Phật giáo, qua mấy nghìn năm phát triển đã xuất hiện rất nhiều cao tăng, họ trong quá trình tu luyện, khi tu tới tầng thứ rất cao, bèn có thượng sư truyền cho họ một số điều, đắc được những điều chân truyền của tầng thứ cao hơn. Những điều ấy trong Phật giáo trước đây đều là đơn truyền. Khi vị cao tăng sắp trăm tuổi [lâm chung] thì mới truyền cho một đệ tử, [họ] chiểu theo lý luận của Phật giáo mà tu, đề cao một cách chỉnh thể. Loại khí công này, xem ra có liên hệ khăng khít với Phật giáo. Về sau những tăng nhân bị đẩy khỏi chùa, chẳng hạn như thời Cách mạng Văn hoá, và những công pháp đó lưu lạc nơi dân gian, cũng phát triển lượng lớn ở dân gian.

Một loại khác cũng là khí công Phật gia, loại khí công Phật gia này trong lịch sử không hề nhập vào Phật giáo, vẫn luôn tĩnh tu nơi dân gian hoặc trong núi sâu. Loại công pháp này đều có những chỗ độc đáo, nó đều yêu cầu là lựa chọn một đồ đệ tốt, là kẻ sỹ đại đức mà thật sự đầy đủ khả năng luyện lên tầng thứ cao. Người như thế hằng bao nhiêu năm mới có thể xuất thế một vị. Những công pháp đó không thể công khai, yêu cầu về tâm tính rất cao, công tăng lên cũng rất nhanh, có không ít công pháp loại này. Đạo gia cũng thế, cùng là các công [pháp] Đạo gia, phân thành các phái Côn Lôn, phái Nga Mi, phái Võ Đang, v.v. Trong mỗi phái còn có các pháp môn khác nhau, và mỗi môn công pháp đều khác nhau rất là xa, đều không thể trộn lẫn với nhau cùng luyện.

2. Phật giáo

Phật giáo là một bộ những điều tu luyện do Thích Ca Mâu Ni quãng hơn hai nghìn năm trước tại Ấn Độ tự mình chứng ngộ trên cơ sở tu luyện mà ông vốn có. Nói khái quát chính là ba chữ “Giới-Định-Huệ”. ‘Giới’ là vì ‘Định’. Phật giáo không giảng luyện công, mà thực tế là đang luyện công, họ ngồi định xuống ở đó thì là luyện công. Vì người ta hễ tĩnh lại hễ thu tâm, thì năng lượng vũ trụ sẽ tụ tập trên thân của họ, có tác dụng luyện công. ‘Giới’ của Phật giáo, chính là giới cấm buông bỏ tất cả dục vọng của người thường, xả bỏ tất cả chấp trước người thường, từ đó đạt trạng thái ‘vô vi thanh tĩnh’, chính là có thể định lại được, từ trong định mà không ngừng đề cao tầng thứ, sau đó khai ngộ khai huệ, nhận thức vũ trụ, nhìn được tới chân tướng vũ trụ.

Thích Ca Mâu Ni thời bắt đầu truyền Pháp mỗi ngày chỉ làm ba việc: giảng Pháp (điều được truyền chủ yếu là La Hán Pháp), và đệ tử nghe Pháp; sau đó là mang bình bát đi hoá duyên (khất thực); rồi sau đó đả toạ thực tu. Sau khi Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế và sau khi trải qua đấu tranh giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo, hai loại tôn giáo này hợp nhất thành một loại là Ấn Độ giáo, do đó ngày nay ở Ấn Độ không có Phật giáo. Trong quá trình diễn biến phát triển sau đó, đã xuất hiện Đại Thừa Phật giáo, lưu truyền vào nội địa Trung Quốc trở thành Phật giáo hiện nay [ở Trung Quốc]. Đại Thừa Phật giáo không chỉ tín [ngưỡng] Thích Ca Mâu Ni như là tổ tôn, mà còn tín ngưỡng nhiều vị Phật, tín ngưỡng rất nhiều vị Như Lai, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, v.v. Giới luật cũng nhiều lên, mục tiêu tu luyện cũng cao hơn. Bồ Tát Pháp do Thích Ca Mâu Ni thời bấy giờ đã truyền trong [một số] đệ tử cá biệt, sau này những điều ấy được chỉnh lý rồi phát triển thành Đại Thừa Phật giáo ngày nay, tu Bồ Tát giới. Bây giờ ở vùng Đông Nam Á vẫn bảo lưu truyền thống Tiểu Thừa Phật giáo, vận dụng thần thông làm các Pháp sự. Trong quá trình diễn biến của Phật giáo, có một chi đã truyền nhập vào Tây Tạng nước ta gọi là ‘Tạng Mật’; một chi khác trải qua Tân Cương truyền nhập vào Hán địa và gọi là ‘Đường Mật’ (sau thời ‘diệt Phật’ trong những năm Hội Xương thì [Mật tông nhà Đường này] đã tiêu mất); một chi khác tại Ấn Độ mà hình thành Du Già công.

Trong Phật giáo không giảng luyện công, cũng không luyện khí công, đó là để duy hộ phương pháp tu luyện truyền thống của Phật giáo, cũng là nguyên nhân trọng yếu để Phật giáo có thể truyền rộng suốt hơn hai nghìn năm mà không suy bại. Chính vì họ không tiếp thụ những thứ ngoại lai, nên mới dễ bảo lưu truyền thống của bản thân. Các pháp tu của Phật giáo cũng không hoàn toàn tương đồng. Tiểu Thừa Phật giáo nghiêng về tự độ, tu tự thân; Đại Thừa Phật giáo đã phát triển đến ‘độ kỷ độ nhân’, ‘phổ độ chúng sinh’.

VII. Chính Pháp và tà pháp

1. Bàng môn tả đạo

‘Bàng môn tả đạo’ cũng [dùng để] gọi ‘Kỳ Môn tu pháp’. Trước khi có tôn giáo, các môn khí công đã tồn tại rồi. Có rất nhiều công pháp nằm ngoài tôn giáo vẫn truyền thừa ở dân gian, đa số không có thành một hệ thống tu luyện hoàn chỉnh, không có một bộ lý luận hoàn chỉnh, mà Kỳ Môn Tu Pháp có phương pháp tu luyện cường hoá đặc thù hoàn thiện có hệ thống, cũng truyền thừa ở dân gian. Loại công pháp này thường bị gọi là ‘bàng môn tả đạo’. Tại sao bị gọi là ‘bàng môn tả đạo’? Từ bề mặt chữ mà xét, ‘bàng môn’ là cửa bên cạnh, ‘tả đạo’ là vụng về dốt ngốc. Người ta nhìn nhận rằng phương pháp tu luyện của hai nhà Phật và Đạo là chính Pháp, còn các công pháp khác đều là bàng môn tả đạo, hoặc là tà pháp. Thực ra không phải như vậy. Bàng môn tả đạo qua các đời đều là đơn truyền mật tu, không thể mang ra cho người coi. Một khi truyền ra, người ta không lý giải được tốt lắm. Họ cũng tự xưng công pháp của mình không phải Phật cũng không phải Đạo. Phương pháp tu luyện của họ cũng yêu cầu tâm tính một cách nghiêm khắc, đó là chiểu theo đặc tính vũ trụ mà tu luyện, chú trọng hành Thiện, giữ tâm tính. Những cao nhân trong đó đều có tuyệt chiêu, một số kỹ năng độc đáo cũng rất lợi hại. Tôi từng gặp ba cao nhân bên Kỳ Môn, [họ] truyền thụ cho tôi một số điều, mà không thể tìm thấy trong Phật gia và Đạo gia, những điều ấy đều khá là khó trong quá trình tu luyện, công mà luyện ra được đều rất độc đáo đặc biệt. Trái lại, trong những gì gọi là công pháp của Phật gia và Đạo gia ngày nay đang truyền, có những cái thiếu yêu cầu nghiêm khắc về tâm tính, vì thế mà tu không được cao, cho nên, cần nhìn nhận một cách biện chứng đối với công pháp của các nhà.

2. Khí công võ thuật

Khí công võ thuật được hình thành qua những niên đại lịch sử lâu dài, có một bộ hệ thống lý luận và phương pháp tu luyện hoàn chỉnh, đã hình thành hệ thống độc lập. Nhưng nói một cách nghiêm khắc, nó chỉ là thể hiện công năng mà xuất hiện ở tầng thứ thấp nhất trong công pháp tu nội. Những công năng xuất hiện trong tu luyện võ thuật, đều xuất hiện trong công [pháp] tu nội. Tu luyện khí công võ thuật cũng là bắt đầu từ luyện khí, chẳng hạn như khi chặt tảng đá, thì bắt đầu là vung tay vận khí, qua thời gian lâu thì khí sẽ phát sinh biến hoá một cách thực chất, hình thành một khối năng lượng, nhìn thì thấy như tồn tại một loại ánh quang, khi đạt tới mức độ đó rồi, thì công sẽ khởi tác dụng. Bởi vì công là vật chất cao cấp, có mang theo linh tính, nó chịu khống chế của tư duy đại não, và tồn tại ở không gian khác. Khi đánh nhau không cần vận khí nữa, lúc nghĩ là công tới rồi. Thuận theo việc tu luyện, công sẽ không ngừng mạnh hơn, hạt lạp tử [của nó] sẽ nhỏ mịn hơn, năng lượng sẽ lớn hơn, xuất hiện công phu “thiết sa chưởng”, “chu sa chưởng”. Từ phim ảnh và tạp chí có thể thấy, mấy năm gần đây đã xuất hiện kỹ năng “kim chung tráo”, “thiết bố sam”, những cái này là đồng thời tu cả võ thuật và nội tu mà hình thành, là ‘nội ngoại kiêm tu’ mà xuất ra. Muốn tu nội thì phải [coi] trọng đức, phải tu tâm tính. Từ lý luận mà giảng công phu của họ đạt tới một mức độ nhất định, sẽ khiến công từ trong [thân] thể phát xuất ra, phát phóng ra ngoài [thân] thể, vì mật độ lớn, nên hình thành một cái tráo [vỏ bọc] phòng hộ. Khí công võ thuật từ lý luận mà giảng có khác biệt lớn nhất so với tu nội của chúng ta là ở chỗ võ thuật là luyện trong khi vận động mãnh liệt, không nhập tĩnh. Không nhập tĩnh thì khí chạy dưới da, khí thoát qua cơ bắp, không nhập đan điền, nên không tu mệnh, cũng không thể tu mệnh.

3. Phản tu và tá công

Có người chưa từng luyện khí công, nhưng đột nhiên qua một đêm liền có công, năng lượng cũng không nhỏ, còn có thể chữa bệnh cho người khác, người ta cũng gọi họ là ‘khí công sư’, họ cũng dạy cho người khác; có những người mặc dù chưa hề học công pháp, hoặc từng học vài động tác, tự họ chỉnh sửa đi một chút để dạy người khác. Loại người này không xứng làm khí công sư đâu, họ không có gì có thể truyền thừa cho người khác. Điều họ dạy ấy xác thực không thể tu luyện lên tầng thứ cao, nhiều nhất chỉ có thể trừ bệnh khoẻ thân. Loại công này đã tới như thế nào? Trước hết giảng một chút về ‘phản tu’. Cái gọi là ‘phản tu’ là để chỉ một số người hết sức tốt [bụng] có tâm tính cực cao, thông thường lớn tuổi, trên năm mươi tuổi, nếu bảo họ bắt đầu tu luyện từ mới đầu thì đã không đủ thời gian, mà muốn gặp được sư phụ cao [minh] tính mệnh song tu thì không dễ. Khi họ hễ muốn luyện công, thì thượng sư cấp thêm cho họ năng lượng rất lớn trên cơ sở tâm tính của họ, tu ngược từ trên xuống, thì sẽ nhanh hơn nhiều. Thượng sư diễn hoá ở không trung, không ngừng cấp thêm năng lượng từ ngoài [thân] thể cho họ, đặc biệt là khi họ khám chữa bệnh, khi hình thành một trường, thì năng lượng của thượng sư tựa như qua một đường ống mà truyền cho họ, có những người mà bản thân không biết được đó là từ đâu tới. Đây chính là ‘phản tu’.

Còn một loại nữa là ‘tá công’. ‘Tá công’ không có hạn chế về tuổi. Ngoài chủ ý thức ra thì người ta còn có phó ý thức, thông thường phó ý thức có tầng thứ cao hơn chủ ý thức. Có người phó ý thức có tầng thứ rất là cao, có thể liên hệ với các Giác Giả, loại người này khi mà muốn luyện công, thì phó ý thức cũng muốn đề cao tầng thứ, bèn lập tức liên hệ với Đại Giác Giả để mượn công. Sau khi họ mượn được công, thì cũng là sau một đêm liền có được công, sau khi đắc công cũng có thể khám chữa bệnh cho người khác, giải trừ thống khổ cho bệnh nhân. Thông thường họ chọn biện pháp hình thành một trường, hoặc cũng có thể cho một người đơn lẻ nhận năng lượng, dạy người ta một số thủ pháp.

Thường hay có người như thế này, ban đầu rất là tốt, rồi có được công, danh tiếng rất lớn, danh lợi đều được. Danh lợi chiếm một bộ phận tỷ lệ rất lớn trong đầu não, vượt cả [phần] luyện công, từ đó công hạ xuống, công càng ngày càng nhỏ, cuối cùng không còn chi nữa.

4. Vũ trụ ngữ

Có người đột nhiên có thể nói ra một loại ngôn ngữ, loại ngôn ngữ này được nói ra khá lưu loát, nhưng nó không phải ngôn ngữ ở xã hội nhân loại. Gọi đó là gì? Là ‘vũ trụ ngữ’. Cái gọi là ‘vũ trụ ngữ’ ấy, nó chẳng qua là loại ngôn ngữ của thể sinh mệnh không cao lắm. Hiện nay những người luyện khí công trong nước có không ít người xuất hiện tình huống loại này, thậm chí có người nói được hằng mấy loại ngôn ngữ khác nhau. Tất nhiên, những ngôn ngữ của nhân loại chúng ta cũng rất phức tạp, có hơn một nghìn loại. Vũ trụ ngữ có được tính là công năng hay không? Tôi nói rằng nó không thể được tính, nó không phải một loại công năng của tự thân, cũng không phải công năng từ bên ngoài cấp cho chư vị, mà là do một loại thể sinh mệnh ngoại lai thao túng. Thể sinh mệnh ấy nguyên đến từ tầng thứ hơi cao một chút, tối thiểu là phải cao hơn một chút so với nhân loại chúng ta, đó là chúng đang nói đó. Người mà nói vũ trụ ngữ, họ chỉ có tác dụng truyền lời thoại. Đa số người nói rằng tự bản thân họ cũng không biết ý tứ đại khái lời nói ra đó là gì, chỉ ai có công năng “tha tâm thông”, họ có thể cảm ứng được ý tứ đại khái. Vì đó không phải là công năng, [vậy mà] khá nhiều người sau khi nói, cảm thấy tự mãn lắm, còn tưởng rằng là giỏi lắm, tưởng đó là công năng. Trên thực tế người có thiên mục tầng thứ cao là đã có thể quan sát được, rằng chếch bên trên họ đảm bảo là có một thể sinh mệnh ở đó đang nói lời thoại, lợi dụng cái miệng của người đang nói kia để nói ra.

Nó dạy cho họ vũ trụ ngữ, cũng đồng thời truyền công cho họ một phần, tuy nhiên, người kia từ đó trở đi là bị nó khống chế trong tay, đấy không phải chính Pháp. Chư vị chớ thấy nó ở tầng không gian cao cao một chút, nó không phải là tu luyện chính Pháp, nên nó cũng không biết làm thế nào khiến người tu luyện trừ bệnh khoẻ thân, là vì thế nên mới chọn loại phương pháp ấy, rằng thông qua lời nói mà phát ra năng lượng. Vì năng lượng ấy là tản xạ, lực lượng rất nhỏ, nó đối với một số bệnh nhẹ thì có thể khởi tác dụng nhất định, nhưng bệnh nặng thì chịu. Trong Phật giáo giảng người ở trên trời không có khổ mà chịu, không có mâu thuẫn, không thể tu luyện, không đạt được ma luyện, không thể đề cao tầng thứ, thế nên mới nghĩ tới biện pháp giúp người trừ bệnh khoẻ thân, từ đó bản thân đắc được một chút đề cao. Đó là vũ trụ ngữ. Vũ trụ ngữ không phải công năng, cũng không phải khí công.

5. Tín tức phụ thể

Nguy hiểm rất lớn của tín tức phụ thể là bị phụ thể bởi linh [thể] [tầng] thấp, đó đều là tu luyện tà pháp mà chiêu dẫn tới. Nó làm hại người ta rất ghê gớm, người mà bị phụ thể thì hậu quả rất đáng sợ. Có những người luyện công luyện chưa được bao nhiêu, đã khởi tâm khám bệnh cho người khác, muốn phát tài, cứ giằng co mãi với những việc ấy. Vốn dĩ là người khá tốt, hoặc vốn đã có sư phụ quản họ. Nhưng họ hễ cứ vướng mãi vào việc khám chữa bệnh, những việc phát tài thì vậy là hỏng rồi, họ bèn chiêu dẫn những thứ đó tới, chúng không ở không gian vật chất chúng ta, nhưng chúng tồn tại một cách hết sức xác thực đó.

Người luyện công kia đột nhiên cảm thấy đã khai mở thiên mục, đã có công, thực ra đó là phụ thể đã làm chủ đại não của họ rồi, hình ảnh mà nó nhìn thấy bèn phản ánh lên đại não của họ, [họ] cảm thấy thiên mục của mình đã mở, kỳ thực hoàn toàn chưa khai mở. Tại sao phụ thể muốn cấp công cho họ? Tại sao muốn giúp họ? Là vì vũ trụ này của chúng ta không cho phép động vật tu thành, động vật không giảng tâm tính, không đề cao lên được, không cho phép chúng đắc chính Pháp. Vì vậy chúng muốn phụ [bám vào] thân người, muốn đắc được tinh hoa của [thân] thể người. Vũ trụ còn có một cái Lý này, gọi là ‘bất thất bất đắc’. Chúng thoả mãn yêu cầu danh lợi cho chư vị, để chư vị phát tài, để chư vị nổi danh. Nhưng chúng sẽ không giúp không chư vị đâu, chúng cũng muốn đắc, muốn đắc được tinh hoa của chư vị. Tới khi chúng rời khỏi chư vị, chư vị sẽ không còn gì cả, trở thành rất yếu đuối, hoặc thành người thực vật! Đó là tâm tính bất chính đã chiêu dẫn tới. ‘Nhất chính áp bách tà’, tâm chư vị rất là ‘chính’ thì sẽ không chiêu dẫn ‘tà’, nghĩa là, hãy đường đường chính chính làm một người luyện công, đừng muốn bất kể những thứ loạn bậy nào cả, chính là muốn tu luyện chính Pháp.

6. Công pháp ngay chính cũng có thể luyện ra tà pháp

Có những người tuy rằng công mà họ học là chính Pháp, nhưng vì [họ] không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, không [coi trọng] giảng tâm tính, khi luyện công lại suy nghĩ những thứ bất hảo, đó đã là luyện tà pháp một cách không tự biết. Chẳng hạn như luyện công đứng trạm trang hoặc là ngồi đả toạ, [đành rằng] người là ở đó luyện công, nhưng trên thực tế tư tưởng đang nghĩ đến nào là tiền, nghĩ tới nào là danh lợi, nghĩ tới nào là ‘ai đó đối xử bất hảo với ta thì đến khi ta xuất công năng sẽ chỉnh chỉnh họ’; hoặc nghĩ tới công năng này công năng kia, v.v. đưa những thứ bất hảo đó thêm vào trong công, trên thực tế chính đã đang luyện tà pháp rồi. Điều này rất nguy hiểm, chính là có khả năng chiêu dẫn những thứ bất hảo tới, chẳng hạn như những linh [thể] [tầng] thấp, có lẽ họ đã chiêu dẫn tới mà họ không hề biết. Là vì tâm chấp trước của họ quá mạnh mẽ, ôm giữ tâm hữu cầu mà học Đạo thì không được đâu, tâm địa của họ bất chính, thì sư phụ cũng không cách nào bảo hộ họ được. Do đó, người luyện công nhất định phải giữ gìn vững chắc tâm tính, tâm chính vô sở cầu, nếu không sẽ có thể xuất hiện vấn đề.