Pháp Luân Công
Chương II • Pháp Luân Công
Pháp Luân Công nguyên xuất phát từ Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp của Phật gia, Nó là một loại phương pháp đặc thù của tu luyện khí công Phật gia, nhưng Nó có những chỗ độc đáo khác với phương pháp tu luyện thông thường của Phật gia. Trong quá khứ công pháp này yêu cầu người tu luyện phải tu luyện tăng cường một cách đặc thù vốn thuộc về cái học của người đại căn khí với tâm tính cực cao. Để nhiều người luyện công hơn nữa đắc được đề cao, đồng thời cũng thoả mãn yêu cầu của đông đảo những người có chí tu luyện, [tôi] đã đặc cách chỉnh lý bộ công pháp này để đưa ra một bộ phương pháp thích hợp cho việc tu luyện phổ cập, tuy như vậy, Nó cũng vẫn vượt hơn rất xa về học thuật và tầng thứ so với các công pháp thông thường.
I. Tác dụng của Pháp Luân
Pháp Luân của Pháp Luân Công mang đầy đủ đồng dạng đặc tính với vũ trụ, Nó là ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Người tu luyện Pháp Luân Công không chỉ có thể nhanh chóng tăng trưởng công năng và công lực, mà còn trong một thời gian ngắn sẽ luyện thành Pháp Luân có uy lực không gì sánh được. Pháp Luân sau khi hình thành, sẽ tồn tại như một thể sinh mệnh có linh tính, lúc bình thường tự động xoay chuyển không ngừng ở chỗ bụng dưới người tu luyện, không ngừng thu thập và diễn hoá năng lượng vũ trụ, cuối cùng ở trong bản thể người tu luyện chuyển hoá thành ‘công’, từ đó đạt được hiệu quả ‘Pháp luyện người’, nghĩa là, tuy người ta không phải lúc nào cũng luyện công, mà Pháp Luân đang không ngừng luyện người, Pháp Luân dùng bên trong để độ bản thân, có đầy đủ tác dụng khiến thân thể khoẻ mạnh, khai mở trí huệ và bảo hộ người luyện công khỏi bị thiên sai, ngoài ra cũng bảo hộ người tu luyện khỏi bị xâm nhiễu bởi những người tâm tính kém; Pháp Luân dùng bên ngoài để độ nhân, có thể giúp người trị bệnh trừ tà, cải biến hết thảy những trạng thái bất thường. Pháp Luân không ngừng xoay chuyển ở chỗ bụng dưới, xoay chuyển thuận (chiều kim đồng hồ) chín vòng, xoay ngược (chiều kim đồng hồ) chín vòng. Xoay thuận thì mạnh mẽ hấp thu năng lượng từ vũ trụ, năng lượng lớn phi thường. Thuận theo việc công lực tăng trưởng thì lực lượng xoay chuyển càng ngày càng lớn, dù cố ý bưng khí quán đỉnh cũng không đạt tới như thế; khi xoay ngược thì phát phóng năng lượng, phổ độ chúng sinh, chỉnh lại những trạng thái không ngay chính, người ở gần người luyện công đều được lợi ích. Ở nước ta trong tất cả môn khí công được truyền ra, thì duy nhất Pháp Luân Công là công pháp đạt được ‘Pháp luyện người’.
Pháp Luân là trân quý nhất, lấy bao nhiêu vàng cũng không đổi được. Khi truyền Pháp Luân cho tôi thì Sư phụ của tôi đã bảo tôi rằng: ‘Pháp Luân này không thể cho bất kỳ ai, cả những người tu Đạo hàng nghìn năm cũng muốn đắc được Nó nhưng họ không đắc được’. Pháp môn chúng tôi trải qua hằng bao nhiêu niên đại vô cùng lâu dài mới có thể truyền cho một người, khác với những [công pháp] mà cứ mấy chục năm là truyền cho một người, do đó Pháp Luân là cực kỳ trân quý. Hiện nay, chúng tôi tuy rằng đưa Nó ra diễn hoá và không còn uy lực to lớn như nguyên ban đầu, nhưng Nó cũng cực kỳ trân quý. Người tu luyện đắc được Nó cũng bằng như tu thành một nửa rồi, còn lại chỉ là cần chư vị đề cao tâm tính, tương lai là một tầng thứ rất cao đang đón chờ chư vị. Đương nhiên, người mà không có duyên phận, thì tương lai tự họ luyện luyện và không đạt, Pháp Luân cũng không tồn tại nữa.
Pháp Luân Công là công [pháp] Phật gia, nhưng Nó đã hoàn toàn vượt xa khỏi phạm vi của Phật gia, [điều được] luyện là vũ trụ hoàn chỉnh. Trong quá khứ tu luyện Phật gia là giảng Lý của Phật gia, tu luyện Đạo gia là giảng Lý của Đạo gia, không ai nói thấu suốt về vũ trụ từ căn bản. Vũ trụ cũng như người, ngoài cấu thành vật chất ra, thì còn tồn tại đặc tính của nó, nói khái quát chính là ba chữ, gọi là “Chân-Thiện-Nhẫn”. Tu luyện của Đạo gia chủ yếu là ngộ ở chữ “Chân”, nói lời Chân, làm việc Chân, phản bổn quy chân, cuối cùng đạt tới làm Chân Nhân. Tu luyện của Phật gia trọng điểm đặt ở chữ “Thiện”, sinh ra tâm Đại Từ Bi, phổ độ chúng sinh. Pháp môn của chúng ta là đồng thời tu “Chân-Thiện-Nhẫn”, trực tiếp dựa trên đặc tính căn bản của vũ trụ mà tu luyện, cuối cùng đạt tới đồng hoá với vũ trụ.
Pháp Luân Công là công pháp ‘tính mệnh song tu’, sau khi công lực và tâm tính đạt tới một tầng thứ nhất định, yêu cầu ở thế gian đạt được trạng thái khai công (khai ngộ), [và] tu thành [thân] thể bất hoại. Pháp Luân Công về đại thể là phân thành ‘thế gian pháp’ và ‘xuất thế gian pháp’ vốn [mỗi cái] có rất nhiều tầng thứ, mong rằng đông đảo những người có chí sẽ chuyên cần tu luyện, không ngừng đề cao tâm tính, đạt tới viên mãn.
II. Hình thái cấu thành của Pháp Luân
Pháp Luân của Pháp Luân Công là thể vật chất cao năng lượng xoay chuyển có linh tính. Pháp Luân là chiểu theo quy luật vận hành của chỉnh thể vũ trụ thiên thể mà xoay chuyển, theo một ý nghĩa nào đó mà nói, Pháp Luân là ảnh thu nhỏ của vũ trụ.
Trong Pháp Luân là phù [hiệu] chữ “卍” của Phật gia (chữ “卍”, đọc là “vạn”, là Srivatsa trong tiếng Phạn, mang nghĩa “thâu tập may mắn cát tường” (xem [từ điển] «Từ Hải»)), đó là hạch tâm của Pháp Luân, màu sắc của Nó gần như màu vàng kim, và màu nền là màu đỏ tươi sáng. Màu nền của hình tròn bên ngoài là màu cam. Thái Cực ở bốn bên và hình Pháp Luân của Phật gia[1] ở bốn bên được sắp xếp xen kẽ, đặt ở tám phương vị. Hình Thái Cực tổ hợp từ màu đỏ và màu đen là của Đạo gia; hình Thái Cực tổ hợp từ màu đỏ và xanh lam là của Tiên Thiên Đại Đạo. Bốn hình Pháp Luân nhỏ[2] cũng là màu vàng kim, màu nền của Pháp Luân là thay đổi, chu kỳ biến hoá đỏ cam vàng lục xanh lam tím, màu sắc hết sức đẹp (xem hình ở đầu cuốn sách). Màu của chữ “卍” ở giữa và các hình Thái Cực là không đổi. Các Pháp Luân nhỏ và lớn này cũng như hình chữ “卍” đều tự xoay chuyển. Gốc rễ của Pháp Luân gắn nơi vũ trụ, vũ trụ đang xoay chuyển, các thiên hà đang xoay chuyển, do đó Pháp Luân cũng đang xoay chuyển. Với người có thiên mục tầng thứ thấp, có thể là thấy Pháp Luân giống như quạt máy đang quay; đối với người có thiên mục tầng thứ cao, có thể thấy toàn cảnh Pháp Luân, hết sức đẹp mắt, vô cùng tươi sáng, sẽ khiến tu luyện của người luyện công càng thêm dũng mãnh tinh tấn.
[1] Hiểu là hình chữ “卍”.
[2] Hiểu là hình chữ “卍”.
III. Đặc điểm tu luyện Pháp Luân Công
1. Pháp luyện người
Người học Pháp Luân Công không chỉ có thể nhanh chóng tăng trưởng công lực và công năng, mà còn có thể luyện xuất ra Pháp Luân. Pháp Luân sẽ hình thành trong một thời gian rất ngắn, một khi hình thành, uy lực rất lớn, Nó có thể bảo hộ người luyện khỏi xuất [hiện] thiên sai, hơn nữa có thể bảo hộ người ấy khỏi bị xâm nhiễu của những người tâm tính kém. Về lý luận là hoàn toàn khác với các pháp tu truyền thống. Bởi vì Pháp Luân sau khi hình thành, sẽ tự chuyển không ngừng, tồn tại như một thể sinh mệnh có linh tính, lúc bình thường luôn ở vị trí bụng dưới mà không ngừng tích trữ năng lượng. Pháp Luân là thông qua xoay chuyển mà tự động thu gom năng lượng từ vũ trụ. Chính là vì Nó tự chuyển không ngừng, mà đạt được mục đích ‘Pháp luyện người’, nghĩa là người ta không luyện công mọi thời mọi lúc, nhưng Pháp Luân đang liên tục ‘luyện người’. Người ta đều biết, người thường ban ngày cần đi làm công tác, tối cần nghỉ ngơi, thời gian luyện công rất hữu hạn, nếu muốn đạt được 24 giờ đều không ngừng luyện công, thì chỉ có cái gọi là ‘suy nghĩ mọi thời đều đang luyện công’ thì không được đâu, hoặc là chọn một phương pháp nào đó, đều khó mà đạt được mục đích thật sự là 24 giờ đều đang luyện công. Nhưng mà Pháp Luân xoay chuyển không ngừng, từ vũ trụ mà xoay hút vào trong những lượng lớn khí (hình thức tồn tại của năng lượng thời ban đầu), ngày đêm không ngừng, mọi thời mọi lúc đều không ngừng hút khí vào và ở các vị trí trong Pháp Luân mà trữ tồn chuyển hoá, khiến khí ấy biến thành vật chất cao cấp hơn, cuối cùng chuyển hoá thành “công” ở [thân] thể người tu luyện, đó chính là ‘Pháp luyện người’. Tu luyện của Pháp Luân Công hoàn toàn khác với học thuyết luyện công kiểu khí công ‘đan đạo’ các ‘gia’ và các ‘môn phái’.
Đặc điểm lớn nhất của tu luyện Pháp Luân Công là tu luyện Pháp Luân, không theo đan đạo. Hiện nay truyền xuất ra kia bất kể là công pháp của gia nào môn phái nào, công phái của Phật giáo hay Đạo giáo, của Phật gia hay Đạo gia, hay trong dân gian, và rất nhiều pháp tu của bàng môn nữa, đều là tẩu ‘đan đạo’, gọi là ‘khí công đan đạo’. Tu luyện của hoà thượng, ni cô, lão đạo đều là theo con đường đan đạo ấy. Khi hoả táng lúc trăm tuổi [lâm chung], thì sẽ luyện ra xá-lợi-tử. Các máy đo lường khoa học ngày nay đo không ra được nó là cấu thành từ vật chất gì, phi thường cứng rắn và đẹp mắt. Trên thực tế nó là vật chất cao năng lượng gom chọn từ không gian khác, chứ không phải là thứ của không gian này của chúng ta, đó là ‘đan’. Khí công đan đạo hết sức khó mà đạt được trạng thái khai ngộ trong những năm tháng cuộc đời, quá khứ có rất nhiều người luyện khí công đan đạo [muốn] ‘đề đan’, khi [đề] tới ‘nê hoàn cung’ thì không xuất ra được, và người đó bị tắc và chết ở đó. Có người muốn cố ý tạc nổ nó, nhưng không có cách nào tạc nổ nó cả. Có người như thế này, ông của họ không luyện thành, trăm tuổi [lâm chung] bèn nhổ ra đưa cho bố của họ; rồi bố của họ tu không thành, khi trăm tuổi [lâm chung] bèn nhổ ra đưa cho họ. Tới giờ họ vẫn không là gì cả, rất khó! Đương nhiên, có rất nhiều công pháp cũng rất là tốt, nếu được chân truyền thì cũng tốt lắm, chỉ e rằng họ không truyền cho chư vị những thứ cao cấp mà thôi.
2. Tu luyện chủ ý thức
Mỗi người đều có một chủ ý thức, bình thường làm các việc, suy nghĩ vấn đề thì chính là bằng vào chủ ý thức. Ngoài chủ ý thức ra mỗi người còn tồn tại một hoặc vài phó ý thức, đồng thời còn có tín tức của tổ tiên trong gia tộc. Phó ý thức và chủ ý thức là mang cùng tên. Thông thường phó ý thức đều có năng lực mạnh hơn và tầng thứ cao hơn so với chủ ý thức, họ không bị ‘mê’ bởi xã hội người thường chúng ta, họ có thể nhìn thấy không gian đặc định của họ. Rất nhiều công pháp đều theo con đường tu luyện phó ý thức, thân xác thịt và chủ ý thức của họ chỉ có tác dụng làm ‘tải thể’, người luyện công thông thường còn chưa biết sự việc này, thậm chí còn đắc ý lắm. Người ta sống ở xã hội, những thứ ‘hiện thực’ khiến họ rất khó mà buông bỏ nổi, nhất là những thứ mà họ chấp trước. Do đó rất nhiều Pháp môn nhấn mạnh vào việc trải qua trong ‘định’, nhập định một cách tuyệt đối, khi diễn hoá ở trong định, thì đó là phó ý thức đang diễn hoá ở xã hội kia, trong diễn hoá mà đề cao lên. Một ngày kia phó ý thức tu lên rồi, nó mang theo công của chư vị mà rời đi, chủ ý thức và bản thể của chư vị sẽ không còn gì cả, cả một đời tu luyện của chư vị bao công sức là bỏ phí, thế thì rất đáng thương. Có một số khí công sư nổi tiếng, các loại công năng rất lớn, danh vọng cao lắm, nhưng công của họ hoàn toàn không phải là tăng trưởng trên thân của chính họ, mà họ cũng không biết [điều ấy].
Pháp Luân Công chúng ta là tu luyện trực tiếp thẳng vào chủ ý thức, yêu cầu ‘công’ hết sức thực tại chân chính tăng trưởng trên thân của chư vị, tất nhiên phó ý thức cũng đắc một phần, nó ở vị trí phụ thuộc mà đề cao lên theo. Công pháp này của chúng ta chính là yêu cầu một cách nghiêm khắc về tâm tính, để chư vị ngay trong xã hội người thường này, trong điều kiện phức tạp này mà ma luyện tâm tính, từ đó mà đề cao lên, [như] hoa sen mọc lên từ bùn, vì thế mà cho phép chư vị tu thành. Chỗ trân quý của Pháp Luân Công chính là trân quý ở chỗ này, trân quý là trân quý rằng chính chư vị đắc công. Nhưng cũng phi thường khó khăn, khó là khó rằng chư vị bước trên con đường ma luyện trong hoàn cảnh phức tạp nhất.
Mục đích luyện công đã là tu luyện chủ ý thức, thì ắt phải lúc nào cũng là chủ ý thức chi phối việc luyện công của mình, chủ ý thức quyết định, chứ không thể giao cho phó ý thức. Nếu không thì một ngày nào đó, phó ý thức tu luyện lên rồi, công cũng mang đi rồi, mà bản thể và chủ ý thức sẽ không còn gì cả. Khi chư vị tu luyện lên tầng thứ cao, mà chủ ý thức của chư vị như đang ngủ mà không biết, chư vị luyện công gì cũng không biết, như thế thì không được. Chư vị nhất định phải rõ ràng rằng chư vị đang luyện công, đang tu lên, đang đề cao tâm tính, tới lúc ấy chư vị mới có quyền chủ động, chư vị mới có thể đắc công. Có những lúc chư vị mơ màng, mà việc kia được làm xong rồi, chư vị cũng không biết rằng nó là làm thế nào, thì thực chất chính là phó ý thức đang khởi tác dụng, là phó ý thức đang chỉ huy. Chẳng hạn như chư vị ngồi đả toạ, mở mắt nhìn về đối diện, đối diện lại có một cái tôi nữa, thì đó chính là phó ý thức của chư vị. Hoặc chẳng hạn như chư vị ngồi đả toạ ở đây, chư vị quay về phía Bắc, nhưng chư vị đột nhiên phát hiện, rằng chư vị đang ở phía Bắc, chư vị nghĩ rằng tại sao mình lại xuất ra nhỉ, thì ấy là cái tôi thật sự của chư vị đã xuất ra rồi, còn thân xác thịt cùng với phó ý thức của chư vị vẫn ngồi ở kia. Điều này là có thể phân biệt được.
Tu luyện Pháp Luân Công là không được hoàn toàn ‘vong ngã’, vong ngã là không phù hợp với tu luyện Đại Pháp của Pháp Luân Công, luyện công nhất định phải bảo trì đại não thanh tỉnh. Khi luyện công thì chủ ý thức mạnh mẽ hơn một chút, sẽ không bị sai lệch, những thứ thông thường là không xâm hại nổi chư vị. [Nếu] chủ ý thức rất yếu, thì có những thứ sẽ đến.
3. Luyện công không chú trọng phương hướng, thời gian.
Rất nhiều công pháp đều chú trọng luyện công cần hướng mặt về phương hướng nào mới tốt, luyện công lúc mấy giờ mới tốt. Ở đây chúng ta hoàn toàn không giảng vậy. Tu luyện Pháp Luân Công là chiểu theo đặc tính của vũ trụ mà luyện, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà luyện, cho nên không giảng phương vị hay thời gian. Chúng ta luyện công tương đương với luyện khi ngồi toạ nơi Pháp Luân, vốn là toàn phương vị, luôn luôn xoay chuyển, Pháp Luân của chúng ta là đồng bộ với vũ trụ. Vũ trụ đang vận động, hệ Ngân Hà đang vận động, chín đại hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời, bản thân Trái Đất cũng đang tự xoay, vậy đâu là Đông Tây Nam Bắc? Đông Tây Nam Bắc mà chúng ta nói là người của Trái Đất đứng tại góc độ nơi Trái Đất này mà phân ra, do đó, chư vị đứng ở phương vị nào mà luyện cũng là đang đứng tại toàn phương vị mà luyện.
Có người giảng rằng giờ Tý luyện công tốt, giờ Ngọ luyện công tốt, hoặc thời gian nào đó là tốt. Chúng ta cũng không giảng những cái đó. Là vì [khi] chư vị không luyện công [thì] Pháp Luân đang luyện chư vị, Pháp Luân đang giúp chư vị luyện công mọi thời mọi lúc, ‘Pháp luyện người’. Khí công đan đạo là người đi luyện đan, Pháp Luân Công là Pháp luyện người. Chư vị nhiều thời gian thì luyện nhiều, ít thời gian thì luyện ít, đó rất là tuỳ ý.
IV. Tính mệnh song tu
Tu luyện Pháp Luân Công là vừa ‘tu tính’ vừa ‘tu mệnh’, là thông qua luyện công mà trước hết cải biến bản thể, bản thể không mất, chủ ý thức và [thân] thể xác thịt hợp nhất, đạt tới tu thành chỉnh thể.
1. Cải biến bản thể
Thân thể người là do máu thịt và xương cấu thành, có các kết cấu và thành phần phân tử khác nhau. Thông qua luyện công sẽ khiến thành phần phân tử của thân thể chuyển hoá thành vật chất năng lượng cao, như vậy, cấu thành của [thân] thể người đã không còn là thành phần vật chất nguyên ban đầu nữa, mà đã phát sinh biến hoá về bản chất. Nhưng người tu luyện là tu luyện ở xã hội người thường, sinh sống trong quần thể người, không thể vi phạm trạng thái xã hội nhân loại, do đó loại biến hoá kia sẽ không thay đổi kết cấu của phân tử ban đầu, thứ tự sắp xếp của phân tử sẽ không thay đổi, chỉ thay đổi thành phần ban đầu của phân tử. [Thân] thể người ta thịt vẫn là mềm, xương vẫn là cứng, huyết dịch vẫn là lưu động, dao cắt một cái hẳn vẫn chảy máu thôi. Căn cứ theo học thuyết ngũ hành của Trung Quốc cổ đại, kim mộc thuỷ hoả thổ cấu thành nên vạn vật, và [thân] thể người cũng thế. Khi người tu luyện đã phát sinh biến hoá ở bản thể, lấy vật chất năng lượng cao để thay thế thành phần ban đầu của phân tử, thì bấy giờ [thân] thể người đã không còn cấu thành từ vật chất nguyên như ban đầu nữa. Đó gọi là “không trong ngũ hành”, chính là đạo lý này.
Đặc điểm lớn nhất của công pháp tính mệnh song tu là kéo dài sinh mệnh người ta, hoãn lại việc già yếu. Pháp Luân Công chúng ta có đầy đủ đặc điểm dễ thấy ấy. Pháp Luân Công theo con đường thế này: cải biến từ căn bản thành phần phân tử [thân] thể người, gom chọn vật chất năng lượng cao rồi trữ tồn trong mỗi từng tế bào, cuối cùng thì vật chất năng lượng cao thay thế thành phần của phân tử, và sẽ không xảy ra tân trần đại tạ nữa, họ đã ra khỏi ngũ hành, trở thành thân thể cấu thành từ vật chất không gian khác, không bị chế ước bởi thời gian không gian chúng ta nữa, người đó sẽ trẻ trung rất là lâu.
Cao tăng đời xưa có thọ mệnh rất dài, hiện nay có những người mấy trăm tuổi đi trên đường phố mà chư vị nhìn không ra [khác biệt ở] họ, trông họ như thanh niên, ăn mặc như người bình thường, chư vị nhìn không ra. Thọ mệnh của người ta không nên ngắn ngủi như hiện nay. Giảng từ góc độ của khoa học hiện đại, con người có thể sống đến hơn hai trăm tuổi. Theo ghi chép, Anh quốc có người tên là Femcath thọ tới 207 tuổi. Nhật Bản có người tên là Mitsu Taira thọ tới 242 tuổi. Triều đại nhà Đường nước ta có hoà thượng Huệ Chiêu, thọ tới 290 tuổi. Ghi chép ‘huyện chí’ của huyện Vĩnh Thái thuộc Phúc Kiến chép rằng, Trần Tuấn sinh năm Trung Hoà thứ nhất thời vua Hy Tông triều đại nhà Đường (tức là năm 881), và chết năm 1324 thuộc những năm Thái Định triều đại nhà Nguyên, thọ 443 tuổi. Những cái đó đều có chứng cứ có thể tra được, chứ không phải truyện hư cấu. Học viên Pháp Luân Công chúng ta thông qua tu luyện, nếp nhăn trên mặt giảm đi rõ rệt, hồng quang đầy mặt, thân thể nhẹ nhàng, đi đường hay làm việc đều không cảm thấy mệt, đây là hiện tượng phổ biến. Bản thân tôi tu luyện mấy chục năm, người khác nói rằng dung mạo của tôi không thay đổi gì nhiều hai mấy năm qua, chính là nguyên nhân này. Pháp Luân Công chúng ta có mang những thứ tu mệnh rất mạnh mẽ, người tu luyện Pháp Luân Công trông rất khác về tuổi tác so với người thường, nhìn không thấy hợp với tuổi, do đó, đặc điểm lớn nhất của công pháp tính mệnh song tu là có thể kéo dài sinh mệnh của người ta, trì hoãn sự già yếu, kéo dài thọ mệnh con người.
2. Pháp Luân chu thiên
[Thân] thể người chúng ta là ‘tiểu vũ trụ’, năng lượng của [thân] thể người chạy quanh thân thể trọn một vòng, thì gọi là ‘tuần hoàn tiểu vũ trụ’, cũng gọi là ‘tuần hoàn chu thiên’. Kết nối hai mạch Nhâm-Đốc, theo tầng thứ mà nói, đó vẫn chỉ là chu thiên vỏ ngoài nông cạn, không có tác dụng tu mệnh. Tiểu chu thiên chân chính là từ nê hoàn cung tới đan điền, tuần hoàn ở bên trong, thông qua tuần hoàn ở bên trong mà dẫn động [các kinh mạch] thân thể mở rộng từ trong ra ngoài, ‘bách mạch giai thông’. Pháp Luân Công chúng ta ngay bắt đầu là đã yêu cầu bách mạch giai thông.
Đại chu thiên chính là tuần hoàn của kỳ kinh bát mạch, chạy khắp toàn thể thân thể một vòng. Nếu đại chu thiên đã thông rồi, thì sẽ mang tới một trạng thái: người luyện công có thể phiêu đãng bay lên, “bạch nhật phi thăng” được viết trong «Đan Kinh» chính là có ý tứ đó. Tuy nhiên, thông thường sẽ khiến thân thể chư vị có chỗ nào đó bị khoá lại, làm chư vị không bay lên được, tuy vậy sẽ khiến chư vị tới một trạng thái như thế này: đi bộ rất nhẹ và nhanh, leo núi như có người đẩy chư vị. Sau khi đại chu thiên khai thông rồi thì sẽ đưa đến một loại công năng: có thể khiến khí giao hoán giữa các bộ phận nội tạng bên trong thân thể người: khí ở tim chạy sang dạ dày, khí ở dạ dày chạy sang ruột, v.v. Cùng theo việc công lực tăng và mạnh lên, đưa nó ra ngoài thân thể thì đó là công [năng] ‘ban vận’. Loại chu thiên này cũng gọi là ‘tý-ngọ’ chu thiên hoặc là ‘càn khôn’ chu thiên. Nó vận chuyển là vẫn không thể đạt mục đích diễn hoá thân thể, vẫn cần tồn tại một loại chu thiên đối ứng với nó, đó gọi là ‘mão-dậu’ chu thiên. Vận chuyển của mão-dậu chu thiên như sau: bắt đầu từ huyệt hội âm hoặc bách hội, chạy theo giao giới của hai mặt âm dương của thân thể, tức là chạy ở hai bên thân thể.
Vận chuyển chu thiên của Pháp Luân Công lớn hơn rất nhiều so với vận chuyển ‘kỳ kinh bát mạch’ mà các công pháp thông thường vẫn giảng, đây là các khí mạch ngang dọc giao nhau của toàn thân thể đều vận hành, yêu cầu chỉnh thể lập tức thông thấu toàn bộ, toàn bộ đều vận chuyển. Trong Pháp Luân Công chúng ta đã tự có những điều ấy rồi, không cần chư vị cố ý đi luyện, cũng không cần dùng ý niệm dẫn đạo, chư vị mà làm như thế thì chư vị sẽ sai lệch. Ở lớp truyền thụ tôi cài cho chư vị khí cơ bên ngoài [thân] thể, nó tuần hoàn tự động. Khí cơ là một loại những thứ chỉ có ở luyện công tại tầng thứ cao, là một bộ phận trong luyện công tự động của chúng ta, nó cũng thường chuyển không ngừng giống như Pháp Luân, dẫn động các khí mạch trong thân thể vận động theo. Chư vị chưa luyện chu thiên, mà thực tế là khí mạch đã được cùng dẫn động vận chuyển rồi, từ sâu bên trong cũng như bên ngoài đều cùng vận động, chúng ta thông qua thủ pháp là để gia cường khí cơ bên ngoài [thân] thể.
3. Thông mạch
Mục đích của thông mạch là khiến năng lượng vận chuyển, cải biến thành phần phân tử của tế bào, chuyển hoá hướng tới vật chất năng lượng cao. Người không luyện công thì mạch là ứ tắc thậm chí rất nhỏ, người luyện công thì mạch sẽ dần dần sáng lên, chỗ không thông sẽ thông. Luyện công một thời gian có mạch mở rộng hơn, tu luyện đến tầng thứ cao mạch sẽ rộng hơn nữa, có người mạch rộng như đầu ngón tay. Nhưng bản thân việc thông mạch không đại biểu rằng đã tu tới trình độ nào, công cao bao nhiêu. Thông qua luyện công sẽ khiến cho các mạch sáng hơn rộng hơn, cuối cùng trăm mạch nối liền thành một mảng, khi đạt tới đó thì người ấy không còn mạch cũng không còn huyệt, nói cách khác, toàn thân đều là mạch và cũng đều là huyệt. Bấy giờ điều đó vẫn không thể nói lên rằng người ấy đã đắc Đạo, nó chỉ là một loại thể hiện trong quá trình tu luyện Pháp Luân Công, là thể hiện của một tầng thứ. Khi đã tới bước ấy, thì tu luyện ‘thế gian pháp’ đã đi tới tận cùng, đồng thời từ ngoài nhìn thì thấy có mang một trạng thái rất là minh hiển: ‘tam hoa tụ đỉnh’. Công ấy đã xuất ra rất lợi hại rồi, đều có hình trạng cả, cột công trụ cũng rất cao, ngoài ra trên đầu xuất hiện ba đoá hoa, một đoá tựa như hoa sen, một đoá tựa như hoa cúc. Ba đoá hoa tự xoay chuyển, tự chuyển đồng thời cũng xoay chuyển luân phiên. Trên mỗi đoá hoa có một cột trụ, cột trụ thông thiên, cao phi thường. Ba cột trụ này cũng chuyển động theo sự xoay chuyển của hoa, cũng tự xoay chuyển, bản thân họ sẽ cảm thấy đầu rất nặng. Lúc bấy giờ, họ chỉ là bước xong bước cuối cùng trong tu luyện ‘thế gian pháp’.
V. Ý niệm
Tu luyện Pháp Luân Công là không mang ý niệm. Ý niệm bản thân nó không làm được gì cả, nhưng nó có thể phát ra các chỉ lệnh. Có tác dụng chân chính ấy là công năng, chúng có năng lực tư duy của linh thể, [và] tiếp thụ chỉ huy từ tín tức của đại não. Nhưng khá nhiều người, đặc biệt là trong giới khí công thì có nhiều quan điểm, nhìn nhận rằng ý niệm có thể làm được rất là nhiều việc. Có người giảng rằng [họ dùng] ý niệm đả khai công năng, ý niệm khai thiên mục, ý niệm trị bệnh, ý niệm vận chuyển [các vật thể từ xa], v.v., đó là các nhận thức sai lầm. Tại tầng thứ thấp, ở nơi người thường thì ý niệm chỉ huy các giác quan và tứ chi. Tại tầng thứ cao, ở người luyện công thì ý niệm có thể thăng hoa, chỉ huy công năng làm các việc, cũng chính là công năng chịu sự chi phối của ý niệm. Đó là cái nhìn của chúng tôi về ‘ý niệm’. Có những lúc thấy khí công sư trị bệnh cho người ta, chưa hề động thủ mà bệnh nhân đã nói khỏi rồi, bèn tưởng rằng đó là ý niệm đã trị khỏi, trên thực tế thì họ xuất ra là một loại công năng, [và] chỉ huy công năng đi trị bệnh hoặc làm việc nào đó, là vì công năng đi ở không gian khác, mắt của người thường nhìn không thấy, [nên] không biết mà tưởng rằng ý niệm đã làm rồi. Có người tưởng rằng có thể dùng ý niệm để trị bệnh, dẫn người ta đi lệch lạc hết, cách nhìn nhận ấy ắt cần phải chỉnh lại cho rõ.
Tư duy người là một loại tín tức, là một loại năng lượng, là một loại hình thức tồn tại vật chất. Khi người ta tư duy suy nghĩ vấn đề, thì trong đại não sinh ra một loại tần số. Có những lúc niệm chú ngữ rất là hữu hiệu, tại sao? Là vì vũ trụ cũng có tần số chấn động của mình, khi chú ngữ mà chư vị niệm là phát sinh cộng hưởng với tần số của vũ trụ thì có thể sinh ra hiệu ứng. Tất nhiên phải là tín tức lành mạnh thì mới có thể có tác dụng, là vì trong vũ trụ là không cho phép tồn tại những thứ tà. Ý niệm cũng là một loại phương thức tư duy đặc định, Pháp thân của các đại khí công sư tầng thứ cao là do tư duy của chủ thể khống chế và chỉ huy. Pháp thân cũng là có tư duy của tự mình, cũng có năng lực xử lý vấn đề và làm các việc một cách độc lập của mình, họ hoàn toàn là ‘cái tôi’ độc lập. Đồng thời, Pháp thân có thể biết được tư duy chủ thể của khí công sư, và chiểu theo tư duy của chủ thể mà làm việc. Nếu khí công sư muốn trị bệnh cho một người, thì Pháp thân sẽ đi [làm]; còn khi không có ý niệm đó phát ra, thì Pháp thân không đi. Khi Pháp thân thấy việc nào đó rất là tốt đẹp thì sẽ chủ động đi làm. Có những đại sư chưa đạt tới mức độ khai ngộ, thì một số việc họ chưa biết, mà Pháp thân của họ đã biết rồi.
‘Ý niệm’ còn có một hàm nghĩa nữa gọi là ‘linh cảm’. Linh cảm không phải phát ra từ chủ ý thức của người ta. Phía tri thức của chủ ý thức là rất hữu hạn, nếu muốn làm ra gì đó chưa từng có ở xã hội, mà chỉ dựa vào chủ ý thức thì không được. Linh cảm đến từ phó ý thức. Có người soạn tác phẩm hay làm nghiên cứu khoa học, khi nghĩ vỡ cả đầu mà vẫn không xuất ra cái gì, bèn buông lỏng nghỉ ngơi, ra ngoài đi dạo một vòng. Đột nhiên, trong lúc vô ý thì linh cảm đến, lập tức vung bút thành sách, [hoặc] sáng tạo ra được. Đó là vì khi chủ ý thức rất mạnh, khống chế đại não, [thì] không xuất ra được gì. Khi chủ ý thức vừa buông lỏng, thì phó ý thức khởi tác dụng rồi, nó làm chủ đại não. Phó ý thức là [ở] một không gian khác, không chịu trói buộc của không gian này, có thể sáng tạo ra điều mới mẻ. Nhưng phó ý thức cũng không thể vượt lên trên và can nhiễu trạng thái của xã hội người thường, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của xã hội.
Linh cảm đến từ hai phương diện, một là phó ý thức cung cấp, phó ý thức không bị mê bởi thế gian, họ có thể sinh ra linh cảm. Một nữa là đến từ những cao linh [thể] ở tầng thứ cao chỉ huy và chỉ điểm. Khi có cao linh chỉ điểm, mạch tư duy rộng mở, có thể làm ra những thứ tân kỳ. Phát triển của chỉnh thể xã hội và vũ trụ đều là có quy luật đặc định, hết thảy đều không hề ngẫu nhiên.
VI. Tầng thứ tu luyện Pháp Luân Công
1. Tu luyện tầng thứ cao
Pháp Luân Công là đứng ở tầng thứ rất cao mà tu luyện, cho nên xuất công một cách đặc biệt mau lẹ. Đại Đạo là ‘chí giản chí dị’. Từ hoành quan mà nhìn thì thấy động tác Pháp Luân Công rất là ít, nhưng nó khống chế các phương diện của thân thể, khống chế rất nhiều những thứ cần xuất ra. Chỉ cần tâm tính lên theo kịp, công sẽ vùn vụt tăng trưởng lên, không cần cố ý phí nhiều sức, chọn dùng biện pháp nào đó, hoặc ‘an đỉnh thiết lư, thái dược luyện đan’, điều chỉnh hoả lực, điều chỉnh dược vật [thuốc]. Dựa vào ý niệm để dẫn đạo thì rất phức tạp, rất dễ bị lệch lạc. Chúng tôi ở đây cung cấp cho mọi người pháp môn thuận tiện nhất, pháp môn tốt nhất, cũng là pháp môn khó khăn nhất. Thân thể người luyện công đạt tới trạng thái ‘nãi bạch thể’, thì ở công pháp khác cần luyện mười mấy năm, mấy mươi năm hoặc còn lâu hơn nữa, mà chúng tôi lập tức đưa chư vị tới bước đó rồi. Khi chư vị còn chưa thể nghiệm ra, thì tầng thứ đó đã vượt qua xong rồi, cũng có thể chỉ có mấy giờ đồng hồ. Có một hôm, chư vị cảm thấy [thân thể] rất linh mẫn, qua một lúc thì không linh mẫn nữa, thực tế là đã vượt qua một tầng thứ lớn rồi.
2. Hình thức biểu hiện của ‘công’
Thân thể học viên Pháp Luân Công trải qua điều chỉnh thì đã đạt tới trạng thái thích hợp với tu luyện Đại Pháp, đó chính là trạng thái “nãi bạch thể”. Chỉ khi điều chỉnh tới trạng thái đó thì mới có thể xuất công. Người có thiên mục tầng thứ cao có thể nhìn thấy, công xuất ra trên bề mặt da của người luyện công, sau đó lại tiến vào trong thân thể người luyện công; sau đó lại trở ra, lại tiến vào, tiến hành lặp đi lặp lại như thế, đi từng tầng thứ từng tầng thứ, có những lúc tiến bước rất nhanh. Đó là công lượt thứ nhất. Sau khi công lượt thứ nhất xuất rồi, thân thể người luyện công đã không còn là thân thể bình phàm nữa, sau khi đạt tới nãi bạch thể, từ đó trở đi sẽ không mắc bệnh nữa. Sau đó xuất hiện đau chỗ này, đau chỗ kia, hoặc một chỗ nào đó thấy khó chịu, giống như có bệnh, nhưng đó không phải bệnh đâu, mà là nghiệp lực đang khởi tác dụng. Đợi qua lượt xuất công thứ hai, thì những linh thể kia đã rất lớn rồi, chúng sẽ động, sẽ nói thoại. Có lúc chúng xuất ra rời rạc, có lúc xuất ra mật độ lớn, chúng còn nói chuyện với nhau. Trong những linh thể đó có tồn tại một lượng lớn năng lượng, chúng là dùng để cải biến bản thể.
Tu luyện Pháp Luân Công tới trình độ rất cao, có lúc xuất hiện ‘anh hài’, có ở khắp thân, chúng rất tinh nghịch, ham chơi, rất thiện lương. Còn có thể luyện xuất ra một loại thân thể nữa, đó chính là ‘nguyên anh’. Nguyên anh ngồi trên đài hoa sen, trông đẹp vô cùng. Nguyên anh được luyện ra ấy chính là do âm dương của [thân] thể người hoà hợp mà thành, người tu luyện nam hay nữ đều có thể luyện ra nguyên anh. Lúc đầu nguyên anh rất là bé, rồi từ từ lớn lên, cuối cùng lớn cỡ như người luyện công, trông cùng khuôn dạng, ở bên trong thân thể của họ. Người có công năng đặc dị là có thể nhìn thấy nguyên anh, nói rằng người kia có hai thân thể, trên thực tế chính là họ đã tu thành ‘chân thân’. Ngoài ra, sẽ còn tu xuất rất nhiều Pháp thân. Tóm lại, trong vũ trụ có thể xuất công năng gì thì trong Pháp Luân Công đều có cả; trong các công pháp khác có thể xuất công năng gì thì trong Pháp Luân Công cũng đều có.
3. Tu luyện xuất thế gian pháp
Người luyện công thông qua việc luyện công khiến mạch rộng ra, không ngừng mở rộng, khiến các mạch liền thành một mảng, cũng chính là luyện tới không có mạch cũng không có huyệt; nói cách khác, khắp thân đều là mạch, đều là huyệt. Đó vẫn chưa nói lên rằng chư vị đã đắc Đạo, đó chỉ là một loại thể hiện trong quá trình tu luyện Pháp Luân Công, thể hiện của một tầng thứ. Khi tới bước đó rồi, đã tới tận cùng trong tu luyện thế gian pháp, thì công kia xuất ra đã rất lợi hại rồi, đều có hình trạng, cột công trụ cũng rất cao, ngoài ra trên đầu xuất hiện ba đoá hoa. Bấy giờ, họ chỉ là bước hết bước cuối cùng trong tu luyện thế gian pháp.
Khi tu tiến tiếp thêm bước nữa, chính không còn gì cả, đưa toàn bộ công ép nhập vào một không gian thâm sâu nhất trong thân thể, họ đã biến thành trạng thái ‘tịnh bạch thể’, thân thể người ấy đã là thấu minh [trong suốt]. Lại tiến tiếp một bước nữa, thì tiến nhập vào tu luyện ‘xuất thế gian pháp’, cũng gọi là tu luyện Phật thể. Công lại xuất ra nữa thì thuộc về các loại thần thông rồi. Bấy giờ, họ có uy lực vô cùng, phi thường lớn, khi tới cảnh giới cao hơn nữa thì tu thành Đại Giác Giả rồi. Ấy vẫn là xem chư vị tu luyện tâm tính như thế nào, tu luyện tới tầng nào, quả vị là tới tầng đó. Người có chí lớn đắc chính Pháp, thành chính quả, ấy là viên mãn.