Ngồi tại đây đều là phụ đạo viên và cốt cán, về kiến thiết Pháp Luân Đại Pháp, đặc biệt về kiến thiết Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân là có tác dụng cực kỳ quan trọng. Học viên tại rất nhiều điểm luyện công đặt ra rất nhiều câu hỏi. Phụ đạo viên và cốt cán chúng ta về một số câu hỏi là giải đáp không rõ ràng hoặc giải đáp không nổi, ở đây có hai nguyên nhân: Một là lý giải về Pháp không được sâu. Thực ra chúng tôi đều đã giảng cả tại lớp truyền thụ rồi, chỉ cần lý giải sâu sắc về Pháp, thì giải đáp được hết. Đó là một nguyên nhân, và là nguyên nhân chủ yếu nhất. Một [nguyên nhân] nữa là một số câu hỏi cụ thể mà học viên đưa ra là không hề dễ giải đáp. Vì phụ đạo viên là tiếp xúc trực tiếp với các học viên, có nhiều câu hỏi cụ thể là không dễ giải đáp.
Tôi vẫn luôn giữ thái độ như thế này, tôi đã giảng Pháp một cách khái quát phổ biến ra rồi, về vấn đề tu luyện của bản thân chư vị là cần tuân theo Pháp này mà làm. Chỉ là nếu cái gì cũng giảng ra hết thì không còn gì để chư vị tu luyện nữa, do đó tôi không thể giảng nhiều hơn nữa. Giảng nhiều hơn nữa thì cũng bằng như tôi đưa thẳng chư vị lên. Phần còn lại là những vấn đề cụ thể. Nhưng còn có các học viên là vẫn muốn hỏi, chính là không buông cái tâm đó xuống được. Họ không hỏi được tôi, thì vẫn là muốn hỏi các phụ đạo viên chúng ta hoặc một số đệ tử cũ có thời gian luyện công lâu hơn, nhưng những vấn đề mà phụ đạo viên hoặc đệ tử cũ chưa tự thân đụng phải thì không dễ giải đáp.
Vì sao tôi bảo mọi người luyện công tập thể cùng nhau? Khi đụng phải vấn đề thì có thể trao đổi với nhau, cùng nhau tìm tòi và những vấn đề đó có thể giải quyết. Tự luyện công một mình khi đụng phải vấn đề mà không rõ ra được, thì rất bối rối, nhưng ở điểm luyện công, mọi người có thể cùng nhau trao đổi trao đổi, và rất nhiều vấn đề đều có thể giải quyết. Thực ra nắm vững một vấn đề, thì hãy tìm ở tâm tính, vấn đề nào cũng đều có thể giải quyết. Nhưng vẫn còn có một số vấn đề cụ thể mà phụ đạo viên xác thực là rất khó xử lý, [hôm nay] tôi dành một buổi họp này cho chư vị nhắm vào những vấn đề đó. Đây cũng là thiên vị các phụ đạo viên Trường Xuân, các địa phương khác vẫn chưa có cơ hội thế này. Trở về [thành phố quê nhà] lần này [tôi] có rất nhiều vấn đề cần xử lý, các học viên đều biết, cho nên, hết sức tránh quấy nhiễu tôi. Có thể một hồi chuông điện thoại cũng dẫn tới can nhiễu tôi rất mạnh, do đó rất nhiều học viên ngay cả gọi điện thoại cũng không gọi, tôi biết điều này. Gọi mọi người tập hợp lại [thế này] là giải đáp một số vấn đề cho mọi người. Tổng trạm [phụ đạo] đưa [cho tôi] tâm đắc thể hội của một số học viên, còn có một số câu hỏi được quy nạp lại nữa, [nhưng] tôi vẫn chưa kịp đọc, là vì tôi đang chỉnh sửa cuốn sách thứ ba —«Chuyển Pháp Luân»— còn có nhiều việc cũng cần xử lý.
Hôm nay giải đáp câu hỏi cho mọi người, chủ yếu là để thuận tiện hơn cho công tác của mọi người từ nay về sau. Giảng tới đây tôi còn muốn nói một vấn đề: Các phụ đạo viên ngồi đây là phải có trách nhiệm, chỉ phụ đạo về động tác thôi thì vẫn là không được, cần lý giải Pháp thật sâu, thật sự nắm vững. Cần phải đọc sách cho nhiều, nghe băng tiếng cho nhiều, ít nhất cũng phải minh bạch hơn những học viên bình thường thì mới có thể thật sự làm tốt phụ đạo viên, nhất định phải lý giải một cách rõ ràng về Pháp. Các học viên có câu hỏi gì, ít nhất cũng có thể giải đáp ở mức thông thường, tuy không thể nói rằng có tác dụng chỉ đạo, [nhưng] có thể nói minh bạch trên đại thể. Truyền công chân chính lên tầng thứ cao, ấy chính là độ nhân, chính là tu luyện chân chính. Nếu nhìn nhận như thế, thì cũng không khác chi so với tu luyện chuyên môn ở nhà chùa hoặc trong núi sâu rừng già.
Pháp chúng ta là chủ yếu mở ra ở xã hội người thường, đại bộ phận tu luyện trong người thường. Như vậy chúng ta yêu cầu người tu luyện, [rằng] biểu hiện của tu luyện nơi người thường về cơ bản nên là nhất trí như người thường. Nói thẳng ra, người phụ trách của điểm luyện công là cũng như trụ trì, phương trượng tu luyện trong chùa. Tôi chỉ là lấy tỷ dụ thế, chứ không có ai phong chức hay hứa hẹn gì cho chúng ta cả. Chúng ta chính là chủng loại hình thức tu luyện như thế, chư vị nghĩ xem chẳng phải là như nhau sao? Dẫn dắt thật tốt một nhóm người tu luyện là việc công đức vô lượng; mà dẫn dắt không tốt, tôi nói rằng chính là không tròn trách nhiệm. Chính là xuất phát từ mục đích như vậy mà gọi mọi người tới. Ngay cả người phụ trách Tổng trạm còn nói với tôi về vấn đề này: ‘Phải chăng mở thêm một lớp nữa?’ Tôi cảm thấy rằng Pháp này nếu giảng quá minh hiển thì sẽ không có lợi cho tu luyện, thế sẽ thành đạo lý nơi người thường, chúng ta không cần giảng vấn đề tu luyện như thế nào như thế nào nơi người thường. Một lát nữa tôi sẽ giải đáp cho mọi người những vấn đề trong các tờ câu hỏi, thời gian còn lại thì chư vị có câu hỏi gì thì hãy đặt ra. Muốn thăm dò tri thức nào đó thì chư vị đừng hỏi, các vấn đề liên quan tới chính sách quốc gia thì cũng đừng hỏi. Chúng ta trong quá trình tu luyện mà gặp các vấn đề tương đối điển hình, [tôi] chủ yếu là giải đáp những vấn đề ấy, mọi người có thể hỏi.
Chúng tôi thông tri chỉ cho những phụ đạo viên và nhân viên công tác tới tham gia hội họp, sau này nhất định đừng đưa tới những ai không nhận được thông tri. Người tới nhiều, một số việc sẽ khó làm. Vì đều là phụ đạo viên, nguyên là muốn giảng cao hơn, cụ thể hơn, thuận tiện cho công tác sau này của phụ đạo viên. Nhưng có những học viên mới mà mới học có một khoá, thậm chí có người còn chưa từng tham gia học lớp nào, lập tức nghe tới những điều cao thâm đến thế, thì rất khó tiếp thu, đối với họ là không có tác dụng tốt, dễ làm họ nảy sinh cảm giác mâu thuẫn, sẽ huỷ hại những người ấy.
Phụ đạo viên là cần có trách nhiệm, học viên mới động tác không chuẩn xác thì cần chỉnh sửa cho họ. Một số học viên cũ động tác đã tốt rồi, chỉ hơi sai một chút, thì hãy bảo cho họ sau lúc luyện công, để tránh can nhiễu việc nhập tĩnh, khi luyện công không được quấy nhiễu họ. Học viên mới nhất định cần phụ đạo, có người hỏi các vấn đề thì kiên nhẫn giải thích, tất cả học viên ở các điểm luyện công chúng ta đều có trách nhiệm này: cần phổ độ chúng sinh. Thế nào là ‘phổ độ chúng sinh’? Để chúng sinh đắc Pháp mới là chân chính phổ độ chúng sinh. Người ta tới hỏi, chư vị còn không giải thích thì có được chăng?
Phụ đạo viên luyện công nhất định phải chuyên nhất. Đối với học viên nào không thể luyện công chuyên nhất thì cần bảo họ, giúp họ, [nếu] thật sự là không chuyên nhất, họ không buông bỏ được những thứ kia của họ, thì khuyên họ rời đi mà luyện công khác, tránh can nhiễu học viên chúng ta. Họ mà thật sự không đi thì cũng không có biện pháp gì khác, họ luyện cũng sẽ không đắc gì, đó là ngộ tính bất hảo. Phật gia chúng ta xuất phát từ từ bi, nếu nói trị họ một chập thì cũng là không được, nếu không phải phá hoại nghiêm trọng chính Pháp thì không thể tuỳ tiện xuất thủ.
Có người chữa bệnh cho người khác, hoặc bảo người khác tới điểm luyện công của chúng ta để chữa bệnh, thì đều là phá hoại Đại Pháp. Đây là một vấn đề nghiêm túc phi thường, không ai được phép làm thế. Nếu làm thế thì đã không là đệ tử của tôi; nếu phụ đạo viên làm thế thì lập tức thay người, kiên quyết cắt đứt hai loại hiện tượng này.
Các phụ đạo viên cần hết sức có trách nhiệm với công tác, các việc nề hà cũng cần chủ động làm. Có những phụ đạo viên có thể đã cao tuổi, lý giải về Pháp là có phần kém hơn, tự mình cảm thấy là tốt, nhưng nói không được rõ ràng, thì có thể tìm một số trợ thủ phụ giúp phụ đạo viên công tác. Là mang trách nhiệm với Pháp, chứ không phải là được-mất cá nhân của chư vị, [mà] được-mất cá nhân của chư vị cũng là liên hệ gần gũi với Pháp. Làm công tác phụ đạo viên, không được đưa các loại niệm đầu của cá nhân lẫn vào, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tu luyện của cá nhân và tập thể. Động tác của phụ đạo viên cần chuẩn xác hết mức, cố gắng cho thật giống như trong băng hình, về đại thể là phải giống. Còn những sai khác không đáng kể thì rất khó tránh khỏi, tuyệt đối giống hệt tựa như đúc ra từ cùng một khuôn thì có thể không làm được. Giống về cơ bản là khả dĩ, nhưng sai khác nhiều quá thì không được, nhất là với các phụ đạo viên, chư vị dạy người ta thế thì sai lệch mất.
Tiếp theo bắt đầu giải đáp câu hỏi.
Đệ tử: ‘Hình thần câu diệt’ là loại trạng thái như thế nào?
Sư phụ: ‘Hình thần câu diệt’ là một danh từ cổ xưa, chúng ta gọi đó là ‘hình thần toàn diệt’. Chữ ‘câu’ phát âm không tiện lắm, ‘diệt’ tức là tản mất đi; chữ ‘câu’ đọc đồng âm với chữ ‘tụ’, mà ‘tụ’ tức là hợp nó lại, do đó về sau chúng ta gọi đó là ‘hình thần toàn diệt’. Tất nhiên sách vẫn viết là ‘hình thần câu diệt’, cuốn sách đó vẫn là tài liệu đọc thời quá độ. Khi cuốn sách thứ nhất của chúng ta, «Pháp Luân Công», đưa ra thì có một số phương diện rất giống với khí công tầng thứ thấp. Cuốn sách thứ hai chính là «Pháp Luân Công (bản hiệu chỉnh)», đã cao hơn khí công rất nhiều. Hiện nay tôi đang chỉnh lý [cuốn sách về] toàn bộ Pháp mà tôi đã giảng, tương lai viết ra chính là Đại Pháp để chỉ đạo chúng ta chân tu. Trong cuốn sách mới sẽ có nhiều danh từ được chỉnh lại.
‘Hình’, tức là nói về thân thể hữu hình, chứ không phải chỉ là nói về thân thể không gian vật chất này mà chúng ta dùng cặp mắt thịt có thể nhìn thấy. Các không gian đều tồn tại thân thể của chư vị, đều là hữu hình, đều là tồn tại vật chất, một mạch cho tới cực vi quan đều có thân thể tồn tại. Nghĩa là có bao nhiêu không gian, con người có bấy nhiêu thân thể. ‘Hình thần toàn diệt’ chính là nói về những thân thể đó đều không tồn tại nữa.
‘Thần’, chính là nói về nguyên thần của người. [Đối với] dù là chủ nguyên thần cũng vậy, phó nguyên thần cũng vậy, các loại sinh mệnh thể cũng vậy, thì tới lúc ‘hình thần toàn diệt’, đều vô cùng đáng sợ! Trong toàn vũ trụ là không có việc gì đáng sợ hơn; chính là toàn diệt rồi, chả còn gì cả. Đương nhiên, còn có tồn tại vật chất ở vi quan vô hạn, tôi từng giảng rằng chân không là cũng có vật chất tồn tại. Nghiên cứu vật lý học của chúng ta hiện nay chỉ đạt tới tầng thứ neutrino, vật chất nhỏ nhất là neutrino. Cách xa lắm so với vật chất bản nguyên của vật chất, và với vật chất bản nguyên nhỏ nhất của sinh mệnh, còn cách xa lắm. Vật chất ở cực vi quan, khi bị tiêu huỷ cho tới trạng thái nguyên thuỷ nhất, chúng tôi gọi đó là ‘hình thần toàn diệt’. Vì đã về trạng thái nguyên thuỷ nhất rồi, nên nó không tồn tại nữa, ngay cả các Đại Giác Giả tầng thứ rất cao nhìn cũng không thấy. Đồng thời không có tư duy, hoàn toàn là hình thức tán loạn ở vi quan nhất, quá khứ tại tầng thứ cao mà xúc phạm Đại Pháp thì mới xử lý như thế. Tiêu huỷ của nhân loại cũng là như thế, bởi vì họ đã rớt xuống tầng thứ thấp nhất rồi, họ làm điều xấu thì sẽ đối mặt với vấn đề như vậy. Cũng chính là triệt để tiêu trừ họ khỏi vũ trụ này, không có tư duy, hầu như không có vật chất, tiêu huỷ tới trạng thái nguyên thuỷ nhất nguyên thuỷ nhất.
Đệ tử: Giới tính Phật nam và Phật nữ là do giới tính thân xác thịt của người tu luyện, hay là do giới tính của chủ nguyên thần?
Sư phụ: Người ta khi tu luyện tới tu luyện xuất thế gian pháp, thì đã tiến nhập vào tu luyện quả vị La Hán, chính là ‘La Hán sơ quả’. Bấy giờ đã có thể nói là ‘Phật’ rồi, thực ra [khi ấy] chư vị đã là tu luyện ‘Phật thể’ rồi. La Hán phân ra thành ‘La Hán sơ quả’, ‘La Hán chính quả’, và ‘Đại La Hán’. Khoảng cách giữa mỗi tầng thứ đó đều kéo ra rất lớn, mà ‘Đại Bồ Tát’ cũng có thể nói là ‘Phật Đà’. Khi tu luyện đạt tới quả vị La Hán mà khai ngộ, dù là nam hay nữ thì đều hiện hình tượng thân nam. Chư vị tu luyện trong người thường, [nên] giới tính thân xác thịt chư vị không đổi. [Nếu] thân xác thịt của chư vị một lúc lại là nam, một lúc lại là nữ, thì ra sao chứ! Quá khứ có người tu luyện đạt tới viên mãn ở quả vị La Hán, viên mãn và đạt tới cảnh giới là hai việc khác nhau. Người ta nếu chỉ có thể đạt tới viên mãn ở quả vị La Hán, họ không thể tu tiếp lên được nữa, ngay từ đầu đã định [như thế] rồi. Họ một khi khai công khai ngộ, thì dù nguyên ban đầu là nam hay là nữ, thì toàn bộ hiện ra hình tượng thân nam. Vì thân thể họ là Phật thể mà họ tu luyện ra, ở quả vị La Hán thì đều là biểu hiện thân nam.
Nguyên thần thật sự, có thể là nam hoặc là nữ. Thân thể của họ, dù là do vật chất cao năng lượng chuyển hoá thành cũng vậy, hoặc là thân thể kim cương bất hoại mà họ tu thành cũng vậy, hoặc là Phật thể mà Phật cấp cho họ lúc niết bàn cũng vậy, đều là hiện ra hình tượng thân nam tại quả vị La Hán. Tới cảnh giới Bồ Tát thì đều biểu hiện hình tượng thân nữ, nhưng giới tính của nguyên thần không đổi. Khi tới cảnh giới Phật, họ vẫn có mang thân thể, chẳng qua loại thân thể ấy là vật chất cao năng lượng cấu thành. Lên cao hơn nữa cũng có mang thân thể, chính là các thân thể (Phật thể) ở các không gian khác nhau, đạt tới cảnh giới Phật thì giới tính khôi phục thành giới tính của nguyên thần, Phật nam thì là Phật nam, Phật nữ thì là Phật nữ.
Đệ tử: Ý nghĩa của tu bản thể và Phật thể?
Sư phụ: ‘Bản thể’ mà chúng ta nói ở đây là một danh từ khái quát trong tu luyện ở tầng thứ thấp, là nói về thân thể chư vị ở các từng không gian, thân xác thịt của chư vị cũng bao hàm trong đó.
Đệ tử: Đắc chính Pháp, thành chính quả, là xem như viên mãn, vậy thì chúng ta tu luyện tới trình độ nào thì mới viên mãn?
Sư phụ: Viên mãn và quả vị cao hay thấp của chúng ta là hai điều khác nhau, chính là chư vị tu luyện tới quả vị La Hán rồi, chư vị đã là tu luyện Phật thể rồi. Quá khứ chỉ có Như Lai mới gọi là ‘Phật’, hiện nay, [gọi là] Phật thì có nhiều hơn. Phân ra thì chính là Như Lai cũng quản một số Phật, mà những vị Phật đó chưa đạt tầng thứ Như Lai, vượt quá Bồ Tát thì gọi là Phật, Đại Bồ Tát cũng gọi là Phật, thậm chí La Hán và Bồ Tát cũng gọi là ‘Phật’, vì đều là Phật gia. Cho nên tôi bảo chư vị, chư vị tu tới quả vị La Hán thì chính là đang tu luyện Phật thể rồi, chính là ý tứ đó. Nhưng mà, chư vị đành rằng đang tu luyện Phật thể, nhưng chư vị không nhất định viên mãn. Căn cơ người ta khác nhau, sức chịu đựng khác nhau. Có người có thể tu tới quả vị Bồ Tát, có người có thể tu tới quả vị Phật, có người có thể tu tới cao hơn nữa, vượt khỏi quả vị Như Lai, có người chỉ có thể đạt tới quả vị La Hán. Dù đạt tới tầng thứ nào, thì đều là nhảy khỏi tam giới, đều được tính là đắc quả vị rồi, nghĩa là chư vị đã đắc chính quả rồi, nhưng không nhất định viên mãn. Ví như chư vị được an bài sẽ tại quả vị Bồ Tát mà khai ngộ, mà tu thành viên mãn, [thế thì] nếu chư vị đã đạt tới quả vị La Hán, nhưng chưa đạt mục đích tu luyện cuối cùng của chư vị, thì chưa viên mãn. Chính là một tầng quan hệ như thế. Chư vị phó xuất bao nhiêu, tu luyện ngần nào, thì đắc được ngần nấy. Tuy chư vị chưa tu luyện viên mãn, nhưng chư vị đã đắc quả vị rồi. Tuy thế chư vị dù sao vẫn chưa tu luyện viên mãn, vẫn tồn tại vấn đề về tầng thứ, còn chưa đạt mục đích tu luyện cuối cùng của chư vị.
Đệ tử: Quan hệ giữa ‘Phản bổn quy chân’ và ‘đắc chính quả’? Hàm nghĩa của [các chữ] ‘bổn’ và ‘chân’?
Sư phụ: ‘Phản bổn quy chân’ khác với ‘phản phác quy chân’ mà người thường nói. Chúng ta giảng ‘phản bổn quy chân’ chính là quay trở về bản tính tiên thiên của chư vị, trở về bản tính của chư vị, bản chất của chư vị, ‘bản lai diện mục’ của chư vị. Chư vị là rơi rớt xuống xã hội người thường này, đã che đậy mất bản lai diện mục của chư vị rồi. Tại xã hội người thường trắng đen lẫn lộn, điên đảo thị phi, chư vị cần phải quay về. ‘Quy chân’ là danh từ của Đạo gia, vì những gì chúng ta tu luyện này rất là to lớn, đã vượt khỏi phạm vi bản thân Phật gia rồi, có một số Pháp được giảng trong Đạo gia. Đạo gia tu thành xong, thì là Chân Nhân, nghĩa là tu thành Phật, họ gọi là ‘Chân Nhân’, ‘người chân chính’.
Đệ tử: Con phát nguyện sẽ vĩnh viễn tu tiếp, [điều ấy] có quan hệ gì với con đường mà Thầy an bài cho chúng con?
Sư phụ: Chư vị phát nguyện vĩnh viễn tu, cái ‘vĩnh viễn’ ấy hẳn là cũng không tuyệt đối; không đắc chính quả không viên mãn mà cứ tu mãi ư? Tu là phải có mục tiêu, tu tới tầng thứ cao, là căn cứ theo nguyện bản thân chư vị phát ra, kết hợp với chư vị rốt cuộc có thể tu cao ngần nào, Sư phụ mới an bài cho chư vị, đều rất là khoa học. Chư vị nguyên vốn là một khối thép, [mà lại] an bài cho chư vị thành khối sắt, thế thì không được. Chư vị có thể tu tới quả vị Bồ Tát, [mà lại] an bài cho chư vị quả vị La Hán, thế thì không được. [Tôi] nhìn rất chuẩn, không nhìn sai lệch một chút nào.
Đệ tử: Trong vũ trụ có những thứ hoàn toàn giống nhau hay không?
Sư phụ: Phương pháp tu luyện là một pháp môn do một Đại Phật chủ trì, đâu cũng vậy cả. Tuy nhiên phương pháp tu luyện là khác nhau; thứ giống như Pháp Luân này của chúng ta hôm nay, thì không có. Nhưng cũng có một số thứ nào đó xoay chuyển, trái đất đang xoay chuyển, Mật tông dùng ý niệm để đẩy một loại bánh xe xoay chuyển. Những thứ đó là có, ở Trường Xuân có một khí công sư ABC cũng luyện thái cực xoay chuyển, nhưng không hề giống điều này của chúng ta, điều của ông ấy là thu [năng lượng] vào chứ không phóng ra ngoài, khác với của chúng ta. Các hành tinh quay quanh ngôi sao, điện tử quay quanh hạt nhân nguyên tử, đều tồn tại ‘toàn cơ’, nhưng nội hàm khác xa nhau nhiều lắm. Hai loại giống hệt nhau là có thể tồn tại, nhưng cực ít cực hiếm, tôi vẫn là chưa từng thấy.
Tôi giảng cho mọi người, các Đại Giác Giả đã an bài sự việc ngày hôm nay, như vậy tất cả các việc trong quá trình diễn hoá của vũ trụ thảy đều là mở đường cho sự việc này. Thời kỳ đầu vũ trụ hình thành chính là đã làm những an bài cho đại sự cuối cùng này rồi, như thế rất nhiều việc đều có thể là vì thời mạt kiếp hôm nay, [vì] lần cuối cùng truyền chính Pháp mà an bài. Tôi nói rằng tại sao ở thế kỷ này niên đại này đã xuất hiện cơn sốt khí công chưa từng có trong lịch sử, điều đó không ngẫu nhiên đâu. Tại sao xuất hiện các chủng các dạng công pháp, điều đó cũng không ngẫu nhiên. Ở đây không hề đơn giản như người thường vẫn nghĩ.
Đệ tử: Pháp Luân và Thế giới Pháp Luân là có quan hệ gì?
Sư phụ: Thế giới Pháp Luân là thế giới rộng lớn và mỹ diệu phi thường do Như Lai của Thế giới Pháp Luân chủ trì. Pháp Luân chỉ là thể hiện của Pháp về [phương] diện ‘công’, Ông còn có thể hiện về [phương] diện Pháp. Thể hiện về [phương] diện Pháp, thì ngoài Pháp mà tôi giảng ra, [còn có] Pháp và hình thái cao hơn mà chúng tôi không công khai, không cho phép công khai. [Về] [phương] diện công, tôi đã vẽ ra đồ hình rồi đó, nhưng Ông còn có [phía] mặt Pháp nữa, [phía] mặt công chính là hình thức ấy. Các học viên chúng ta trong tương lai đắc chính quả, sau khi tu đắc quả vị, thì tự mình sẽ có thể tu luyện ra Pháp Luân, chỉ có thể tu xuất một cái. Chư vị tới tầng thứ rất cao cũng chỉ là một Pháp Luân, đó là thể hiện của chính bản thân chư vị, Nó sẽ thay thế Pháp Luân mà tôi cấp cho chư vị, ở vị trí bụng dưới, đó là thành quả chân chính của chư vị. Nhưng Pháp Luân lại là thể hiện của Pháp, Ông có thể phân thể, khi chư vị sử dụng một chút thần thông, Ông có thể phân thể. Chư vị cũng có thể phóng ra một số Pháp Luân, nhưng sẽ không có các loại hình thức và nhiều thể độc lập được như [Pháp Luân] mà tôi tu hiện nay.
Mọi người biết cái này to lớn đến thế, trân quý đến thế, là người hằng bao nhiêu thế hệ sáng tạo ra. Chư vị muốn trong một quá trình tu luyện mà tu luyện được ra điều to lớn như của tôi tu thì đó là không thể, tuyệt đối không thể. Mọi người có thể tu xuất ra một Pháp Luân, đó là khẳng định. Pháp Luân này uy lực rất là lớn, nếu có thể thật sự đưa tới không gian này, Ông hễ động, thì quả thực quá ghê gớm rồi, là điều rất lợi hại. Ngay cả Pháp Luân mà chư vị tương lai tu luyện ra, [nếu] quay một cái ở không gian này, thì tôi xem chừng sẽ quét ra một trận cuồng phong vòi rồng lớn, Ông là điều có uy lực phi thường to lớn. Tại sao không để Ông hiển hiện ra ở xã hội người thường? Vì sao không để Ông khởi tác dụng thấu cho tới không gian này đi? Chính là vì uy lực của Ông thực sự quá lớn. Ngay cả để Ông khởi tác dụng tại không gian khác đã đủ bảo hộ chư vị rồi, khởi tác dụng rất lớn.
Đệ tử: Pháp Luân là ảnh thu nhỏ của vũ trụ, Thế giới Pháp Luân có to lớn như vũ trụ không?
Sư phụ: Không. Thế giới Pháp Luân là một thế giới đơn nguyên ở tầng thứ rất cao trong vũ trụ chúng ta. Vũ trụ to lớn lắm. Vì có một số học viên mới, [nên] có một số lời tôi không tiện giảng ra, họ không tiếp thu nổi. Trong vũ trụ rất rộng lớn này của chúng ta, có vô số các tiểu vũ trụ. Nhân loại là tồn tại trong một tiểu vũ trụ đó, mà trong những tiểu vũ trụ đó có vô số hệ ngân hà. Phật ở tầng thứ Như Lai mà nhìn một tiểu vũ trụ thì nhìn không tới biên [giới]; đại vũ trụ to lớn nhường nào, quá khứ là không để cho con người biết, nó quả thực quá to lớn rồi. Người ta trong quá trình tu luyện, thân thể sẽ khuếch triển ra ngoài, nghĩa là dung lượng thân thể cần to lớn lên, dung lượng thân thể sẽ lớn dần lên, tâm cũng lớn lên, tư tưởng cũng thăng hoa, tầng thứ cũng đang đề cao. Nhưng thân thể người thường bên này thì nhìn không ra [những gì] biến hoá, vẫn giống như người thường, trừ phi tới lúc viên mãn, [thì các phần đó] chúng mới sẽ hợp với nhau. Ấy vậy ngay trong tích tắc khi hợp thành một ấy, thậm chí khi mà chư vị còn chưa có thể thể hội Pháp lực nơi người thường, thì đã đưa chư vị rời đi rồi. Bởi vì can nhiễu của nó đối với người thường sẽ quá lớn, đều là như thế. Tôi thường giảng, có những lão đạo [sỹ] tu luyện hằng bao nhiêu năm ở núi sâu, người ta tưởng rằng bản sự của họ rất là lớn, kỳ thực bản sự của họ rất nhỏ, thì mới cho phép họ khai phóng thần thông tại thế gian, nhưng mà hiện nay cũng rất ít [vị] mà có hiển thị cho người ta, họ cũng biết rằng không thể phá hoại xã hội người thường, nếu không chính họ cũng xong rồi.
Đệ tử: Chưa từng tham gia lớp [học Pháp Luân Đại Pháp] thì có thể tu xuất Pháp Luân hay không?
Sư phụ: Tôi giảng nhiều lần vấn đề này rồi mà, đọc sách cũng như nhau, chừng nào chư vị chân chính chiểu theo Đại Pháp mà tu, thì chư vị [cho dù] chính là một người đang ở nơi hẻo lánh nhất, cũng không thành vấn đề. Trong sách của tôi là có Pháp thân của tôi, mỗi từng chữ tại tầng thứ nông mà nhìn thì đều là những điều lớn như Pháp Luân, chư vị hễ động niệm Ông đều biết hết, [vậy] cũng là như nhau, thật sự có thể tu thì có thể đắc. Tự đọc sách mà luyện, rồi tới điểm luyện công cùng luyện với các học viên tu lâu thì cũng được, chỉ cần chư vị chân tu thì đều có thể đắc. Mọi người biết, Thích Ca Mâu Ni không ở đây trên hai nghìn năm rồi, thời trước thời kỳ mạt pháp, có rất nhiều tăng nhân tu luyện xuất lai, có những người tu tới tầng thứ rất là cao. Không hề nói rằng chư vị nhất định phải ở trước mặt Thầy, đích thân [Thầy] truyền thụ thì mới có thể tu.
Đệ tử: Con tại không gian này tu tới Thế giới Pháp Luân rồi, tại các không gian khác còn có rất nhiều ‘con’ nữa, cũng có thể tu tới Thế giới Pháp Luân chăng?
Sư phụ: Cái đó không nhất định. Nếu như họ tu được và hình thành một chỉnh thể cùng với chư vị, thì [họ] có thể tồn tại như hộ Pháp của chư vị, nhưng chư vị là chủ đạo, họ được tính là hộ Pháp và không khác nhiều so với phó nguyên thần. Nếu họ không tu được, họ cũng là các thể sinh mệnh độc lập, thế thì họ không được đâu. Chư vị đã tu và cũng chỉ là chư vị đắc, ai tu người ấy đắc.
Đệ tử: Pháp Luân Đại Pháp là tiệm ngộ, hỏi chúng con khi nào tiến nhập trạng thái tiệm ngộ?
Sư phụ: Khá nhiều học viên chúng ta đã tiến nhập trạng thái tiệm ngộ rồi. Khá nhiều học viên tu được tốt lắm, im ắng không nói, họ chính là không nói gì cả. Tôi giảng ở lớp tại Cáp Nhĩ Tân, tôi nói rằng trên bốn nghìn người ngồi ở đây, có bao nhiêu người có thể tu xuất lai, tương lai có bao nhiêu người đắc Đạo, tôi nói tôi vẫn không lạc quan, chính là để xem mọi người tu thế nào. Lẽ nào có thể nói hơn bốn nghìn người này một chốc một lát đều thành Phật, hơn bốn nghìn người đều tiến nhập trạng thái tiệm ngộ, điều đó là không khả năng. Ngay cả ở điểm luyện công mà luyện Pháp Luân Đại Pháp hỏi có bao nhiêu người tiến nhập trạng thái tiệm ngộ? Chân chính thực tu? Tiến nhập các trạng thái tiệm ngộ khác nhau, không có nói rằng chư vị hễ tiến nhập trạng thái tiệm ngộ thì liền đại hiển thần thông.
Tiện ở đây nói một vấn đề này, khá nhiều người chúng ta đã tiến nhập trạng thái tiệm ngộ rồi, nhưng họ luôn e sợ. E sợ điều gì? Là vì xã hội nhân loại ngày nay tâm chấp trước quá lớn. Về phương diện này thì tôi nhấn mạnh rất nặng, tôi nói rằng công năng đã xuất ra thì đừng quản nó, thiên mục khai mở rồi cũng đừng truy cầu. Nhưng tôi bảo mọi người này: [Nếu] thiên mục chư vị thật sự khai [mở] rồi, chư vị không có tâm truy cầu gì, thì chư vị cứ nhìn thôi không sao cả. Thần thông của chư vị xuất lai thì ở chỗ không người mà vận dụng một chút cũng không có vấn đề gì. Nói rõ điều này cho mọi người, đừng khiến nó thành tâm chấp trước. Là Pháp của bản thân chư vị, chư vị vận dụng Pháp của bản thân chư vị, cái đó là khác với tâm chấp trước. Hiện nay đã có người tiến nhập trạng thái tiệm ngộ rồi, tự họ e sợ, cứ ngập ngừng và không dùng. Thiên mục của khá nhiều người đã khai [mở] rồi, họ vẫn cứ cảm thấy đó là ảo giác, như vậy không được đâu, đã khai [mở] rồi, có thể nhìn thì nhìn, không sao cả. Chấp trước và thể nghiệm là hai việc khác nhau.
Đệ tử: Hiện nay đã có người đạt tới ‘tam hoa tụ đỉnh’ không? Có [người] đắc chính quả chăng?
Sư phụ: Hiện nay có khá nhiều người đã vượt qua tam hoa tụ đỉnh. Bây giờ chưa có [ai] đạt viên mãn, đều đang tu tại quả vị, tu tại quả vị ở các tầng thứ khác nhau.
Đệ tử: Chúng con kể từ bây giờ bắt đầu khắc khổ luyện công và tu tâm tính, trong một năm rưỡi có thể đạt tu luyện xuất thế gian pháp chăng?
Sư phụ: Không có hạn chế thời gian, tu hay không là vấn đề cá nhân của chư vị. Tu cao đến đâu, lực nhẫn nại lớn ngần nào, sức chịu đựng được bao nhiêu, cũng là vấn đề cá nhân của chư vị. Chư vị nói Thầy quy định thời gian tu xuất lai cho chư vị, thì tâm của chư vị có thể đạt tới điểm đó chăng? Tâm tính có thể thăng hoa tới đó chăng? Nhận thức về Pháp có thể đạt cao tới đó chăng? Tâm chấp trước tại người thường thì chư vị có thể buông xuống không? Khi đứng trước lợi ích cá nhân, trong các việc tranh đấu với người thì chư vị có thể buông xuống không? Đều là vấn đề tu của cá nhân, không có ai quy định cho chư vị, không có hạn chế thời gian. Người ta tu tới quả vị La Hán, có thể là tu lên đó rất mau chóng. Nhưng có người mà có thể cần tu cả một đời [mới tới quả vị đó], chính là tuỳ vào năng lực chịu đựng của bản thân chư vị, yêu cầu bản thân có nghiêm khắc hay không, đây đều là vấn đề cá nhân.
Đệ tử: Chúng con tu tới có thể tự bảo hộ mình rồi, nhưng chúng con còn muốn tu lên nữa, thì làm thế nào?
Sư phụ: Vừa rồi tôi đã giảng, Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế nữa, đệ tử của Ông vẫn có thể tu lên. Chẳng hạn như Thầy quả thật không còn tại thế nữa, thì các Pháp thân của tôi vẫn còn mà, tôi cũng không hề thật sự tiêu mất, cũng không phải hình thần toàn diệt.
Đệ tử: Một số người vì tránh nạn mà [tới] luyện công, kết cục của họ sẽ thế nào?
Sư phụ: Bất kể ôm giữ tâm hữu cầu nào mà tới luyện công đều sẽ không đắc chính quả. Tuy nhiên người ta về việc nhận thức đối với Pháp, chư vị phải để người ta có quá trình nhận thức. Có rất nhiều người luyện công là vì trị bệnh mà tới đây, qua nhận thức dần dần thì mới biết có những điều tầng thứ cao. Hôm nay chúng tôi truyền Pháp tại tầng thứ cao, người ta là mới tiến vào lớp chưa biết ra sao, đột nhiên nghe nói truyền công lên tầng thứ cao, người ta thông qua chúng tôi giảng Pháp, [vậy là] họ nhận thức tới được. Chư vị để cho họ có một quá trình như thế, ấy là khẳng định. Họ là mang cái tâm trị bệnh, tránh nạn, dù họ mang theo tâm nào mà tới đây, họ cần phải buông cái tâm đó xuống, thì mới có thể đạt mục đích tu luyện. [Nếu không] mặc dù vì mục đích trừ bệnh khoẻ thân, họ mang theo lối suy nghĩ tiêu tránh nạn mà tới thì cũng không được.
Nạn là bản thân tạo thành, qua các đời tiếp nhau bản thân mình làm những điều bất hảo mà mắc nợ, thì phải hoàn trả. Những cái khổ chư vị chịu trong quá trình tu luyện, đó đều là nghiệp lực bản thân chư vị tạo thành [nay] cản trở chư vị. Nhưng đó cũng là ‘hảo sự’, chúng ta lợi dụng [chúng], dùng để đề cao tâm tính của chư vị, đó chẳng phải hảo sự sao? Có thể tu thành Phật và có thể thành ma, chính là đạo lý này. Có nghiệp lực tồn tại, trong mê thì mới có thể khiến chư vị tu luyện.
Đệ tử: Rất nhiều ‘tôi’ ở không gian khác là các tầng thứ không gian trong thân xác thịt phải không?
Sư phụ: Không phải vậy, [họ] ở tầng thứ không gian khác mà chúng ta không nhìn thấy. Tại không gian tầng thứ đồng đẳng, thì ngoại trừ thân thể này mà nhân loại chúng ta có ra, còn có một không gian có thân thể người, người của không gian đó mạnh hơn nhiều so với chúng ta ở đây. Họ không có ‘danh’ và ‘lợi’, nhưng có ‘tình’, do đó họ có mang ‘sắc thân’. Hình dáng không khác mấy so với người chúng ta, trông phần nào dễ nhìn hơn chúng ta đây. Mà thân thể của họ có thể bay lơ lửng, họ không đi bộ, cho nên về cơ bản là không nhìn thấy chân, bay tới bay lui, có không gian như thế. Đây là không gian ngang bằng về tầng thứ.
Tôi lại giải thích một chút cho mọi người về vấn đề không gian. Các nhà khoa học chúng ta ngày nay nghiên cứu phát hiện rằng, điện tử xoay quanh hạt nhân nguyên tử, vận chuyển của nó chẳng phải cũng tương tự như trái đất chúng ta xoay quanh mặt trời? Chẳng phải giống nhau sao? Hiện nay chúng ta chưa có kính hiển vi có thể nhìn thấy được trên điện tử có những gì, nếu chư vị có thể nhìn, thì có lẽ chư vị có thể phát hiện rằng trên bề mặt đó có các thể sinh mệnh. Tôi từng giảng, điều này là phù hợp với nhận thức của vật lý học chúng ta hôm nay, nhưng các biện pháp của khoa học chúng ta hiện nay vẫn còn cực kỳ hữu hạn.
Đệ tử: Rất nhiều học viên cực kỳ mẫn cảm về hoàn cảnh chung quanh, về khí bệnh, và khí đen, đó là chuyện gì?
Sư phụ: Loại học viên này đều đang sắp sửa xuất công, nhưng vẫn chưa ra khỏi tầng thấp luyện khí. Tại hình thức cao nhất của luyện khí, khi đã tiến nhập trạng thái ‘nãi bạch thể’ đều sẽ có thể hiện như thế. Nhưng ấy là một quá trình rất ngắn tạm thời, chư vị đừng quản nó, không phải e sợ, cứ kệ nó. Chư vị e sợ quá mức thì cũng là một loại tâm chấp trước, đừng quan tâm nó, hết thảy đều coi như là tất nhiên, cứ tuỳ kỳ tự nhiên là được. Bước qua khỏi tầng thứ này, chư vị sẽ không thể nghiệm [điều này] nữa, sau khi xuất công thì thân thể chư vị sẽ được công bao bọc. Những khí đen khí bệnh kia chính là không tiến nhập nổi vào thân thể chư vị nữa, do đó không có cảm giác [đó] nữa.
Đệ tử: Có những học viên không ngừng đề cao tâm tính, nhưng ngồi đả toạ không thể song bàn [xếp cả hai chân], cưỡng chế dùng vật nặng đè xuống, dùng dây trói buộc thì có được chăng?
Sư phụ: Quá khứ có những hoà thượng khi ngồi đả toạ, theo tôi biết là dùng tảng đá mài, cối đá ấn xuống, nhưng dù là dùng đá mài hay cối đá cũng vậy, đều là xuất phát từ tự nguyện, họ bảo người ta làm [giùm]. Nhưng mà đạo sỹ thì không làm thế, Đạo gia dẫn dắt đồ đệ chỉ dẫn một người hai người, trong đó chỉ có một người là chân truyền. Quản đồ đệ rất nghiêm, hơi một chút là đánh đập đồ đệ, họ không quan tâm chư vị chịu đựng hay không, cứ khiến chư vị vượt qua. Cho nên họ thường đều chọn biện pháp mạnh, buộc chân đệ tử lại, trói tay ra sau lưng, tự chư vị không tháo ra được, có nằm xuống chư vị cũng không tháo ra được, do đó có những [đồ đệ] đau quá ngất đi. Quá khứ là có làm như thế, tu luyện thời đó rất là khổ.
Ngày nay chúng ta không yêu cầu như vậy, vì môn chúng ta là trực chỉ nhân tâm mà tu, cho nên, chúng ta coi việc đề cao tâm tính người ta là cực kỳ quan trọng. Mà tu luyện hình thể được coi là vị trí thứ hai; chư vị cần hết sức nhẫn chịu, kéo dài thời gian ngồi song bàn của chư vị. Nhưng không thể quy định mang tính cứng nhắc, tại sao? Như mọi người biết thời đại Thích Ca Mâu Ni có ‘giới luật’, vì khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế là không có kinh sách, không lưu lại văn tự nào cả. Sau khi Thích Ca Mâu Ni rời khỏi thế gian, người sau nhớ lại những lời Thích Ca Mâu Ni từng giảng mà chỉnh lý ra thành kinh sách. Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế đã chế định rất nhiều quy định tu luyện, coi đó là ‘giới quy’, những điều này là có văn tự lưu lại. Nhưng chúng ta hôm nay có Pháp ở đây, cho nên không có giới luật. Tu hay không tu, có thể tu hay không, đủ hợp cách không, đều là lấy Pháp tới đo lường, do đó chúng ta tu luyện không đặt ra quy định mang tính rập khuôn cứng nhắc. Mọi người nghĩ xem, đã tới thời mạt kiếp rồi, có những người hoàn toàn không còn tốt nữa, không trong [phạm vi] hoá độ nữa, mà là trong [phạm vi] tiêu huỷ. Khi [tôi] mở các lớp học tập, có thể có những người như thế cũng vào, có thể là do lôi kéo vào. Khi chư vị bảo họ làm như [trong câu hỏi], có thể sẽ gãy xương, cho nên chúng ta không có quy định mang tính cứng nhắc. Mà chọn theo phương pháp tự nguyện, chư vị có thể nhẫn, thì cứ tận sức nhẫn chịu. Nhưng tôi bảo mọi người này, thật sự muốn tu, người mà thật sự cảm nhận được uy lực của Pháp đều có thể tu, chư vị hãy đặt công phu, không ngại gì thì cứ thử làm đi, sẽ không thành vấn đề.
Đệ tử: Vũ trụ có biên [giới hạn] hay không?
Sư phụ: Vũ trụ là có biên, nhưng chớ có thăm dò cái này. Biên [duyên] ấy quá to lớn, ngay cả tại tầng thứ Như Lai mà nói về ‘biên của vũ trụ’ thì cũng là biên của tiểu vũ trụ thôi. Mà tiểu vũ trụ này, đừng nói tới nhân loại, ngay cả Phật Như Lai cũng coi đó là vô biên vô tế, là không thể thăm dò, nó là phi thường vô cùng rộng lớn.
Đệ tử: Trong [tạp chí] «Cửa Sổ Văn Nghệ» viết một con mãng xà từng dẫn đường cho Thầy Lý Hồng Chí, có phải thật vậy không?
Sư phụ: Đó là «Cửa Sổ Văn Nghệ» đứng ở góc độ tác phẩm văn nghệ mà biên soạn ra. Học viên đó đã nghe hai khoá học, lý giải không sâu. Nghe xong khoá lần thứ nhất, anh này bèn bắt đầu viết, anh ta kích động lắm, anh ta nhìn nhận rằng Pháp này quá tốt, nên cầm bút viết. Nghe khoá học lần thứ hai thì anh này nghe trong khi ôm giữ lối nghĩ sẽ viết ra điều gì đó. Như mọi người biết, chỉ có tĩnh tĩnh mà nghe thì mới có thể lĩnh hội, do đó anh này vẫn là chưa lĩnh hội được, vậy là viết ra hình thức tác phẩm văn nghệ như mọi người chúng ta thấy. Một số chuyện là có ‘gia công’ nghệ thuật, câu chuyện mãng xà là không tồn tại. [Còn] nói Bồ Tát Quán Âm là sư phụ của tôi, đó cũng là phần gia công nghệ thuật chứ không tồn tại. Nhưng mục đích của anh này là tốt, chính là muốn tuyên dương Pháp này, động cơ là tốt, điểm này là phải khẳng định. Vì lý giải của anh ta còn có hạn, nên viết ra tác phẩm như thế. Tác phẩm văn nghệ mà, anh này vốn dĩ đứng ở góc độ văn nghệ mà viết. Vì tiểu thuyết là có thể khoa trương, tính co dãn có thể to lắm. [Mọi người] đừng coi nó như là điều gì chỉ đạo chúng ta học tập là khả dĩ rồi. Còn như ‘ngũ giới’ và ‘thập ác thập thiện’ ở trong đó thì đều là trong Phật giáo nguyên thuỷ. Chúng ta không giảng ‘giới’, tiêu chuẩn của tu hay không tu thì chúng tôi đã giảng cho mọi người ở trong Pháp rồi.
Đệ tử: Khác biệt giữa “huyền Pháp chí cực” và “toàn Pháp chí hư” là gì.
Sư phụ: ‘Huyền Pháp chí cực’, điều chúng ta giảng là một danh từ khái quát. Đây là vấn đề lý giải thời đầu truyền Pháp. Không phải chữ “huyền”, mà nên phải là chữ ‘toàn’ trong từ ‘toàn chuyển’. Pháp chúng ta vốn là Pháp viên dung, do đó Ông là xoay chuyển, Pháp Luân có hình thức biểu hiện tựa như bánh xe. ‘Toàn Pháp chí cực’, không sai, có thể đạt tới cảnh giới rất cao, đạt tới cực điểm, là ý tứ đó. ‘Toàn Pháp chí hư’, đây là danh từ trong quá trình chúng ta tu luyện, cũng là một chú quyết trong bài công [pháp] của chúng ta.
Chư vị biết về chú quyết, nó có thể dẫn mời Giác Giả tới, hoặc Giác Giả trong pháp môn tu luyện ấy, hoặc Giác Giả có thành tựu trong pháp môn ấy tới để hộ Pháp cho chư vị, gia trì chư vị; nó có thể có loại tác dụng như thế. Trong tôn giáo thì chú ngữ cũng là khởi tác dụng này. Còn nếu nói niệm chú quyết [thì] tăng trưởng công, đó là hoàn toàn không thể nào; nó chỉ có tác dụng kia thôi. [Về từ] ‘chí hư’, cũng là nói đến tầng thứ rất cao. Cảnh giới người ta không nhìn thấy [được] gọi là ‘hư giới’, chính là ý tứ đó. Trong Đạo gia thường xuất hiện danh từ đó, trước khi ‘thái cực’ còn chưa hình thành thì gọi là ‘thái hư’, chính là nó rất nguyên thuỷ rất cao.
Đệ tử: Khi đả toạ thì để thời gian lâu hơn, [bèn] mặc niệm khẩu quyết lặp lại nhiều lượt, [chẳng hạn] niệm hơn nghìn lần, thì sẽ làm Pháp Luân biến hình hay không?
Sư phụ: Niệm khẩu quyết là có chỗ tốt, niệm hơn nghìn lượt cũng sẽ không khiến Pháp Luân biến hình. Đương nhiên thuận theo việc chư vị khai công khai ngộ thì chư vị sẽ minh bạch, tới tầng thứ rất cao chư vị không thể niệm khẩu quyết, chư vị niệm thì lực chấn động sẽ quá lớn, chư vị cứ niệm mãi thì chấn [động] tới mức người ta không chịu được, u u [váng cả đầu].
Đệ tử: Có những học viên sau khi luyện công, cái đầu tựa như tách nứt ra là vì sao?
Sư phụ: “Tách nứt” ra là đúng đấy. Chúng ta giảng ‘khai đỉnh’, [nói] “tách nứt” ra là đúng, có người khi nứt ra thì [chỉ] ‘pa’ một tiếng, không có cảm giác quá lớn. Có người khi nứt ra là từ từ, khó chịu lắm. Nhưng các sự việc là cần nhìn từ hai phương diện, có những người không buông bỏ tâm chấp trước, không muốn trừ bỏ những thứ bất hảo được chiêu dẫn tới, khi luyện công thì Pháp là cần thanh lý rớt chúng đi, chúng bèn khiến chư vị đau đầu, không để chư vị tu chính Pháp, cũng sẽ xuất hiện loại tình huống này. Then chốt là để xem chư vị có thể tu hay không, có thể dùng Pháp để đo lường không, vứt bỏ những thứ đó đi.
Đệ tử: Có người luyện công đầu đổ mồ hôi lạnh, tiếp cận trạng thái ngất xỉu, vậy nên làm thế nào?
Sư phụ: Loại hiện tượng này là có thể [xảy ra], ở lớp học của chúng ta là có người như vậy, ở lớp nào cũng có. Tại sao? Vì khi cần thanh lý thân thể tống khứ bệnh, đều phản ứng rất mạnh mẽ. Tuy nhiên ở điểm luyện công thì thông thường sẽ không mãnh liệt thế, bởi vì nó là bị trừ đi từ từ. Nếu cá nhân ấy rất khá, tôi nghĩ [đó] cũng là bình thường. Nếu như người đó không nghiêm khắc yêu cầu tự thân, vị ấy buông lơi cẩu thả, biểu hiện ra lúc này luyện công này, lúc khác luyện công khác, cũng không ổn định, tâm tính không cao, thì có thể là vấn đề. Có thể khuyên họ tạm dừng lại, hỏi xem họ còn luyện công nào chăng, hoặc làm lầm lỗi việc nào đó, qua quãng căng thẳng đó rồi hẵng luyện lại xem, vì hiện nay người tới luyện công không thể đảm bảo đều là người tu luyện chân chính.
Đệ tử: Xoa bóp huyệt vị thì có khả dĩ chăng?
Sư phụ: Chúng ta không làm cái xoa bóp huyệt vị nào cả, tu luyện thế gian pháp không bảo trị bệnh cho người khác, không hề có thứ này. Người chân tu là không có bệnh, Pháp thân của tôi đều gỡ bỏ cho chư vị rồi, cần làm gì thì đã làm rồi, không có chuyện xoa bóp huyệt vị. Nghiệp lực của người tu luyện thì xoa bóp có thể trừ bỏ đi chăng? Chư vị xoa bóp cho người khác sẽ mang theo công, chúng ta cũng không hề chủ trương [làm thế]. Nếu [chư vị] là bác sĩ thì không thành vấn đề, là vì đó là nghề nghiệp nơi người thường của chư vị.
Đệ tử: Phó ý thức của người ta là theo người ta suốt đời, nó có tác dụng gì?
Sư phụ: Phó ý thức của người ta chủ yếu là khiến người ta không làm điều xấu trong trạng thái vô ý thức. Khi chủ ý thức người ta rất mạnh thì nó vẫn là không trông nom được.
Đệ tử: Con ngồi đả toạ đôi khi có thể xếp bằng rất là lâu, đôi lúc chỉ có thể 10 phút, nguyên nhân là vì sao?
Sư phụ: Cái đó bình thường mà, xếp bằng cũng là tiêu nghiệp, ‘khổ cái tâm chí’, ‘nhọc cái gân cốt’. Chúng ta nhọc cái gân cốt như thế nào? Đó là thời gian luyện công tăng lên, xếp bằng khó chịu đựng hơn, chủ yếu là thể hiện ở hai phương diện ấy. Bản thân việc ‘nhọc cái gân cốt’ chính là quá trình tiêu nghiệp và đề cao. Ngồi xếp bằng chẳng phải tiêu nghiệp sao? Mà nghiệp ấy không có nói là lập tức đẩy hết [nghiệp] vào chân. Nó là từng cục từng khối, [đẩy] vào một khối, đau không chịu nổi, tiêu qua đi, rồi thư giãn. Ngồi xếp bằng thông thường là khó chịu một chập, thư giãn một chập, rồi lại khó chịu, đều là như thế. Chư vị tiêu bỏ khối nghiệp ấy, thời gian lần xếp bằng ấy lâu lên. Nhưng khi nghiệp tới, chư vị vừa xếp bằng thì có thể rất khó chịu. Nhưng khi chư vị có thể nhẫn vững vàng, thời gian ngồi xếp bằng sẽ cũng thế, nguyên vốn có thể xếp bằng lâu ngần nào, thì vẫn có thể xếp bằng lâu ngần nấy, chỉ là đau khó chịu thôi.
Đệ tử: Uống rượu phải chăng có thể dẫn tới việc các thể sinh mệnh mà người luyện công luyện ra ly khai thân thể?
Sư phụ: Phải rồi. Hút thuốc cũng sẽ dẫn tới việc như thế. Chư vị hễ [để] thứ đó hun vào, thì chúng sẽ không ở lại trên thân chư vị nữa, sẽ không còn gì cả, người khác nhìn thấy trên thân chư vị không có công. Chúng tôi giảng rồi, muốn tu luyện chân chính, thì ngay cả chút tâm chấp trước ấy còn không bỏ được ư? Không được coi tu luyện như trò đùa con trẻ, đây là một vấn đề rất nghiêm túc. Chúng tôi không nói nhân loại sẽ đụng phải phiền toái lớn như thế nào, [và không nói vấn đề] tu để bảo đảm mạng sống, chúng tôi không giảng cái đó, cũng không lấy cái đó làm động lực thúc đẩy chư vị tu luyện. Chúng tôi chính là giảng rằng, tu luyện chân chính chẳng phải giải quyết vấn đề vĩnh viễn của cá nhân chư vị sao?
Trong Phật giáo người ta giảng ‘lục đạo luân hồi’, nói rằng người ở xã hội người thường, chư vị cảm thấy thời gian rất dài, nhưng từ không gian có thời gian dài hơn mà nhìn, thì thời gian của nhân loại trôi qua nhanh chóng phi thường. Hai vị kia ngồi đó nói chuyện, ngoảnh đầu lại thì thấy chư vị được sinh ra; chuyện trò đôi lời rồi quay đầu nhìn thì thấy chư vị đã trăm tuổi [qua đời] và chôn xuống đất rồi. Người ta cớ chi không tận dụng giai đoạn có thân thể người này mà tu luyện để bảo trụ thân thể người? Trong Phật giáo giảng, hễ nhập lục đạo luân hồi, khó nói được chư vị chuyển sinh thành thứ gì đó. Chuyển sinh thành động vật, [thì có lẽ] phải mấy trăm năm mấy nghìn năm mới có thể lại một lần được thân người. Nếu chuyển sinh thành tảng đá, tảng đá ấy mà chẳng tan nát, thì chư vị không ra được, vạn năm không ra. Động vật là không được phép tu, nhưng bản thân chúng [nếu] có điều kiện tiên thiên [thì] có thể tu, đó là hoàn cảnh tự nhiên tạo thành, nhưng không cho phép chúng tu lên cao công, hễ xuất được cao công, thì chúng chính là ma. Vì chúng không có bản tính người, cho nên phải giết chúng, động vật tu lên cao thì sẽ phải giết chúng, sét đánh chúng. Vì sao chúng muốn phụ thể? Chúng muốn đắc được thân thể người, đắc thân thể người thì có thể đường đường chính chính mà tu. Quá khứ là như thế, chúng có thân thể người thì cho phép chúng tu, ngày nay [dù] có thân thể người cũng không được đâu. Các vị muốn tu, muốn đắc Pháp, thì các vị phải bị tẩy não tới nơi người thường mà đắc, hiện tại đã quy định chết cứng [như thế] rồi. [Trong trạng thái] minh bạch rõ ràng mà tới người thường đều không được, [phải] tẩy não rồi tu trong ngộ. Điều gì cũng biết cả, hỏi ai chẳng đến tu? Vị Phật kia còn muốn đề cao tầng thứ, tới người thường chịu khổ, thì cũng phải tẩy não. Chứ minh bạch rõ ràng cái gì cũng thấy cái gì cũng biết thì ai mà chẳng tu? Thế thì không tồn tại vấn đề đề cao nữa. Ý là muốn bảo cho mọi người rằng tu luyện là việc rất nghiêm túc, bất kể chấp trước nào cũng sẽ ảnh hưởng tu luyện.
Đệ tử: Các bà đã qua thời mãn kinh, không còn kinh nguyệt nữa, thì có thể tu chăng?
Sư phụ: Các bà đã qua thời mãn kinh, không còn kinh nguyệt nữa, có thể khi tu luyện sẽ từ từ có. Có những phụ nữ cao tuổi quả thực cần tận dụng thời gian, có những người trong số họ nếu không tận dụng thời gian thì sẽ không được đâu. Hễ nói tận dụng thời gian bèn tận sức luyện động tác, [thực ra] nên minh bạch rằng tu tâm tính mới là quan trọng nhất. [Trường hợp] cực cá biệt về phương diện này là sẽ có chậm hơn, nhưng [ai tu luyện] bình thường thì hẳn đều sẽ có.
Đệ tử: Vì sao học viên có những chỗ đau, nhức đầu, đau bụng…
Sư phụ: Các loại phản ứng trong luyện công đều là bình thường. Tiêu nghiệp là không có không khó chịu, trừ bệnh là khó chịu lắm. Có những học viên chuẩn bị xuất công, cái công ấy trên thân chư vị, mà không chỉ là hơn vạn loại công năng. Mỗi công đều là khối vật chất cao năng lượng có năng lượng rất lớn, mật độ rất cao, và uy lực rất mạnh; [nó] hễ động một chút trong thân thể chư vị thì chư vị đều sẽ khó chịu. Ngoài ra các công với hình thái khác nhau, công năng với hình thái khác nhau, các thứ thuật loại với hình thái khác nhau, sẽ thể hiện xuất lai ở thân thể chư vị, chúng hễ động thì chư vị đều khó chịu. Chư vị nói chúng là bệnh, [thì] chư vị nói xem chư vị như thế làm sao tu? Chư vị hãy chân chính chiểu theo Pháp mà tu, chư vị sẽ phát hiện hết thảy đều là bình thường.
Có người trước đây trên thân có phụ thể. Có khí công sư từng bảo họ: ‘Trên thân của anh có phụ thể là mãng xà’. Anh này vẫn luôn cảm thấy là có mãng xà phụ thể. Tôi bảo anh ta, nói rằng bây giờ anh không còn [phụ thể] nữa, anh ta vẫn không tin, anh này vẫn nhìn nhận rằng [nó] đang động tới động lui trong thân thể mình. Được rồi, ngươi cho rằng đó là phụ thể, [thế thì] trạng thái đã có khi mãng xà từng ở đó sẽ phản ứng ra trên thân thể anh ta. Chừng nào anh ta chưa bỏ cái tâm đó, thì nó còn không dừng, chính là để chư vị tống khứ cái tâm đó. Nếu như để nó trở thành một loại mà chấp trước vào đó, thì sẽ khó bỏ, qua thời gian rất lâu người ta mới bỏ đi.
Đệ tử: Đối đãi với công năng như thế nào, chẳng hạn thiên mục nhìn thấy một số thứ và ánh sáng, thì có nhìn hay không nhìn?
Sư phụ: Có thể thấy được thì cứ nhìn thôi, khi luyện công mà tĩnh tĩnh quan sát, đó không thuộc về chấp trước.
Đệ tử: Có học viên khai thiên mục và nhìn thấy một số cảnh tượng, còn phụ đạo viên không có công năng và không nhìn thấy.
Sư phụ: Nhìn thấy được và không nhìn thấy được là căn cứ theo trạng thái tiệm ngộ của những người khác nhau tu luyện tại các tầng thứ khác nhau. Ngay cả đã đạt tiệm ngộ cũng không nhất định là hễ chư vị có công rất cao, thì sẽ khai mở rất cao cho chư vị, và công của họ rất thấp thì khai mở rất thấp [cho họ], là không giống nhau. Vì tầng thứ cao thấp của thiên mục không thể quyết định tầng thứ cao thấp của công của người ta. Căn cứ theo nhân tố và điều kiện của tự thân, theo nguyên nhân nhiều phương diện mà quyết định xem chư vị nhìn được rõ hay nhìn không rõ, hoặc nhìn thấy hay nhìn không thấy, là nguyên nhân nhiều mặt quyết định ra. Nó không thể nói lên rằng người ấy tu luyện tốt hay không tốt; nhất định phải chú ý điểm này. Nói ‘tôi đã khai thiên mục rồi, tôi có công cao hơn người khác’ thì đó là nhận thức sai lầm.
Chính nơi Trường Xuân chúng ta chẳng phải xuất hiện người như thế? Anh ta mở thiên mục rồi, cảm thấy giỏi hơn mọi người. [Anh ta] nói rằng trên thân người này có phụ thể, người kia là có gì đó, đều là tự anh ta nghĩ ra thôi. Làm loạn một hồi ở điểm luyện công chúng ta, cuối cùng anh ta không phục ai cả, anh ta nói anh ta cao hơn cả tôi. Vì thế chúng ta không được lấy việc khai mở thiên mục để đo lường ai tu tới tầng thứ cao ngần nào. Trong tình huống bình thường thì [chúng là] tương phụ tương thành với nhau. Chúng ta có những [trường hợp] đặc biệt tốt, vẫn không để họ nhìn, đợi tu luyện tới rất cao thì mới để họ nhìn, do đó không được lấy cái đó để đo lường tốt xấu.
Từ nay về sau mọi người dù có thể gặp được tôi hay không gặp được tôi cũng vậy, chính là như vừa có người đề cập đến, nói rằng Thầy nếu không có mặt thì chúng ta làm sao đây? Bấy giờ khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế cũng có người từng hỏi: ‘Thưa Sư tôn, khi Ngài không tại đây, thì lấy ai làm Thầy?’ Thích Ca Mâu Ni nói: ‘Hãy lấy Giới [luật] làm Thầy’. Còn chúng ta là ‘dĩ Pháp vi Sư’ [lấy Pháp làm Thầy]. Phải lấy tâm tính cao thấp ngần nào làm tiêu chuẩn đo lường tu luyện tốt xấu ra sao, không được lấy công năng lớn nhỏ ngần nào làm tiêu chuẩn. Nếu không thì chẳng phải đều chạy theo truy cầu công năng? Công năng là những thứ mang kèm tới trong quá trình chư vị tu luyện. Công năng xuất lai trong tu luyện tại thế gian pháp đều là bản năng của người, thuận theo việc tư tưởng con người trở nên phức tạp, mà dần dần thoái hoá.
Thuận theo thời gian chư vị tu luyện, chúng sẽ tự nhiên xuất lai. Chư vị phản bổn quy chân, khi quay trở về, thì mới có thể đưa bản tính người ta tái hiện. Họ nhìn rõ đến đâu cũng không nhìn thấy tầng thứ mà tôi nhìn thấy. Họ nhìn rõ đến mấy thì vẫn cách rất xa với chân lý tối cao của vũ trụ. Điều họ thấy chỉ là thể hiện ở một tầng thứ nào đó, không được coi đó là chân lý. Người ta trong quá trình tu luyện, dùng một tầng thứ nào đó làm tiêu chuẩn đo lường thì là không đúng. Giảng “Pháp vô định Pháp”, chính là đạo lý này, không được lấy thể hiện ở một tầng nào đó làm chân lý. Pháp vô định Pháp, Pháp tại một tầng thứ nào đó chỉ khởi tác dụng ở một tầng thứ đó. Cho nên họ nhìn thấy những thứ ở một tầng thứ nào đó, trạng thái của tầng thứ ấy, lại nếu nhìn được rất rõ ràng thì bèn hiu hiu tự mãn, [kỳ thực] đó là những gì ở tầng thứ rất nông cạn thôi, nhất định phải nhớ kỹ điều này.
Đệ tử: Trẻ em tu luyện có buộc phải làm năm bài công pháp chăng?
Sư phụ: Trẻ em có thể luyện nhiều thì luyện nhiều, có thể luyện ít thì luyện ít. Mục đích chủ yếu của tu luyện là đề cao tâm tính người ta, do đó đối với trẻ nhỏ thì giảng thêm những điều liên quan tới phương diện tâm tính là có chỗ tốt cho chúng. Khi tôi còn rất ít tuổi hoàn toàn không luyện nổi những thứ ngoại hình, [nên] chủ yếu là tu về tâm tính. Ngày nay có những trẻ nhỏ, chư vị chớ coi chúng như trẻ nhỏ bình thường. Có những đứa trẻ rất xuất sắc, là vì từ đầu khi định rằng chúng tôi sẽ làm sự việc này, thì có những người ở tầng thứ rất cao đã hạ xuống theo. Khi tôi tới [thế gian này], thì các tầng thứ đều có người theo đó mà hạ xuống đây, họ đã dự tính được tôi sẽ làm sự việc này. Nhất là thời kỳ gần đây, trong tiểu vũ trụ này và trong hệ Ngân Hà chúng ta là đặc biệt nhiều [vị] đã tới. Vì sớm hơn một chút, thì họ dự tính không ra, chỉ vào đoạn thời gian ngay trước lúc tôi ra công chúng, thì họ biết được, nhìn thấy sắp xuất hiện việc gì rồi, nên có không ít [các vị] đã theo đó mà xuống. Tới để làm gì? Tới đắc Pháp. Họ biết rằng Pháp trước đó đã bị bại hoại rồi, [nên] cần rèn luyện lại từ mới đầu. Chư vị chớ coi họ như những người bình thường, họ đều rất là xuất sắc, nhưng không phải là trẻ con của ai cũng đều như vậy cả, [chỉ] có một bộ phận trẻ con là rất khá.
Đệ tử: Làm sao biết được bản thân mình luyện tới tầng thứ nào?
Sư phụ: Chúng ta có học viên đã đạt tới trạng thái tiệm ngộ, có học viên sẽ dần dần đạt tới trạng thái tiệm ngộ. [Những ai] đã đạt tới hoặc chưa đạt tới ấy, hoặc chư vị là nhìn được rõ cũng vậy, nhìn không rõ cũng vậy, ở điểm luyện công thì sau khi luyện công xong, khi chia sẻ với nhau thì có thể nói một chút cho mọi người, không sao. Chư vị nói mà không ôm giữ tâm lý hiển thị, [thì] đối với toàn thể tu luyện chúng ta là có chỗ tốt. Có người bảo rằng thiên mục nhìn thấy gì cũng không thể nói, hễ nói thì thiên mục sẽ đóng lại, cái này là điều mà trong tu luyện quá khứ đã được người ta nhận thức chung như thế, [thực ra] không phải là vì họ nói nên thiên mục mất đi. Mọi người nghĩ xem, thời phổ cập khí công thì [những người] luyện công nào có ai rất coi trọng đức? Rất ít là tu luyện chân chính, họ không biết coi trọng đức, nhìn thấy sự tình gì thì họ nói ra, mang theo chấp trước cá nhân của bản thân họ, mang theo tâm lý hiển thị của bản thân họ, vậy thiên mục đương nhiên sẽ bị đóng lại.
Còn có người mà những gì dù nên nói hay không nên nói thì họ đều nói ra, do đó thiên mục của họ bèn phải đóng lại, chính vì nguyên nhân ấy. Còn nếu là để đề cao nhận thức về Pháp, giúp nhau tìm hiểu, tôi nói rằng sẽ không có vấn đề gì cả, điểm này là cần phân biệt rõ. Nếu thiên mục của họ bị đóng lại, bị thương, thì đó là vì họ nói lời mà không nên nói cho người thường hoặc mang theo tâm lý hiển thị. Tâm hiển thị của người luyện công chẳng phải là thể hiện của tâm chấp trước? Nên bèn phải đóng lại. Thời đầu khi thiên mục một số người bị đóng lại cũng là cho họ một cơ hội, khi họ nhìn được rõ hoặc không rõ, có những lúc nhìn thấy, có những lúc nhìn không thấy, chính là đang cảnh tỉnh họ, nhưng những người đó không ngộ ra, cuối cùng đã đóng lại triệt để. Có người quả thực là bị thương [thiên mục], bị thương rất nghiêm trọng.
Đệ tử: Đắc chính quả và viên mãn, là ở tầng thứ nào?
Sư phụ: Vấn đề này thì tôi đã giảng rồi. ‘Đắc chính quả’, tới quả vị La Hán thì là chính quả rồi. Viên mãn thì là tu luyện kết thúc, thông thường để nói đã đắc chính quả và đã khai công, chính là cả hai đồng thời tu luyện kết thúc ấy là ‘viên mãn’.
Đệ tử: Sau này tu luyện như thế nào? Có gì khác với người thường?
Sư phụ: Vẫn là phải ở nơi người thường mà chịu khổ giống như người thường. [Dù] chư vị đã đắc quả vị La Hán, những trẻ nhỏ vớ vẩn nơi người thường có khi còn mạ lỵ chư vị, vì chư vị vẫn tu luyện nơi người thường, vẫn cần tiếp tục tống khứ các tâm của chư vị. Có người, người có căn cơ rất cao, những tâm của họ đã trừ bỏ đi rất tốt rồi, [vậy] có thể cần cho chư vị quay lại một lần nữa. Tu luyện thông thường, tu luyện chính thường, [qua] một quá trình là viên mãn rồi; có những người là xuất hiện phản hồi lại cho chư vị, để chư vị phản hồi lần hai. Nếu chư vị vẫn tu lên cao nữa, [thì] quay lại lần ba; đã tu qua hết rồi, lại phản hồi lại để chư vị tu. Là tu tới cao hơn nữa mà, chính là sẽ xuất hiện vấn đề này, cho nên chư vị vẫn cần ở nơi người thường mà tu. Nếu như nói chư vị tu thành quả vị La Hán rồi, không ai còn tạo thành phiền toái cho chư vị nữa, nơi người thường ai cũng không gây rắc rối cho chư vị nữa, chư vị thoát ly hoàn cảnh này thì làm sao tu đây! Nếu như [sinh mệnh] tạo phiền phức cho chư vị không phải là người thường, ở người thường xuất hiện những vị Phật, Bồ Tát, La Hán nào đó, tới tạo thành phiền toái để trừ bỏ tâm chấp trước cho chư vị, điều đó là không thể nào. Ngay cả Sư phụ an bài các việc phiền toái cho chư vị, an bài những sự tình đó, an bài hết thảy các nạn, thì cũng đều là lợi dụng người thường tới làm, người thường tới can nhiễu chư vị, tại hoàn cảnh người thường mà đề cao.
Đệ tử: Một số học viên tham gia lớp học rồi, lại đi tham gia công pháp khác, nhưng vẫn muốn tiếp tục tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì làm thế nào?
Sư phụ: Loại người này họ thường là ngộ tính có phần kém, nhưng chúng ta giảng tu luyện là phải tuỳ duyên. Người ta muốn đắc, thì họ học Pháp Luân Đại Pháp, không ai bắt họ tới học; họ cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp không hay, thì họ không học nữa. Sau này họ lại cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp là tốt, thì họ lại tới học; vậy là các vị có thể học thì các vị tới học là được rồi. Có thể tu được hay không là vấn đề cá nhân của họ. Còn nói đến việc có thể tiến vào nhóm Pháp Luân Đại Pháp chúng ta ở đây và trở thành đệ tử chân tu, thì chúng ta cần trịnh trọng nói với họ: Các vị tu nơi chúng tôi đây, thì phải là tu luyện đơn nhất, chuyên tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nếu không các vị sẽ chẳng đắc được gì, các vị ở đây luyện loạn không chuyên nhất thì vô dụng. Chúng ta có thể thiện ý giảng cho họ, đừng nói: Các vị không được luyện công nơi chúng tôi đây. Chúng ta cũng không có quyền lực gì, không có vốn liếng mệnh lệnh cho người khác, chỉ có thể khuyên người ta, khuyến thiện, khuyến thiện.
Đệ tử: Tình huống mở các lớp ở các nơi, hình thế toàn quốc của Pháp Luân Đại Pháp như thế nào?
Sư phụ: Hiện nay [về việc] mở lớp Pháp Luân Đại Pháp [tôi] tạm thời đều từ chối. Nguyên nhân từ chối chính là hiện nay tôi có rất nhiều việc cần xử lý, sự tình về các phương diện đều cần phải xử lý. Còn như nói về sau này làm thế nào, bây giờ còn chưa có kế hoạch. Đợi sau khi xử lý xong, căn cứ tình huống xử lý mà quyết định. Nói về tình huống phát triển của Pháp Luân Đại Pháp, tôi có thể bảo chư vị: Pháp Luân Đại Pháp chúng ta hiện nay người truyền người, học viên học Pháp Luân Đại Pháp có số người đã khả quan lắm, tôi nói rằng có mấy chục vạn rồi. Là vì mỗi khi tôi tới một thành thị mở lớp, thì đều có người từ các thị, huyện địa phương tới, hầu như không để sót mất huyện nào. Như thế, hễ trở về thì họ sẽ truyền tới truyền lui, cứ vậy mà tiếp tục truyền, cho nên phát triển đã rất nhanh, số người rất nhiều rồi. Hồ Bắc có một huyện thành nọ, từ hồi đầu có hai người học, hiện giờ phát triển đến hơn nghìn người, những sự việc như thế có nhiều ví dụ lắm. Có [người] tới luyện ở điểm luyện công, có [người] không tới luyện ở điểm luyện công, rất khó thống kê con số cụ thể.
Đệ tử: Người từng bị bệnh tâm thần và người bệnh động kinh có thể luyện công hay không?
Sư phụ: Tôi khuyên mọi người, đừng đưa những người như thế tới điểm luyện công của chúng ta hoặc lớp học của chúng ta, chư vị xử lý không khéo thì là tới phá hoại Pháp chúng ta. Nếu như họ phát bệnh tại lớp hoặc ở điểm luyện công chúng ta, người ta đều sẽ nói là luyện Pháp Luân Đại Pháp mà luyện thành như thế, chư vị chẳng phải phá hoại Pháp chúng ta sao? Vì thế chúng ta là có một tiền đề: Không được trị bệnh cho người. Mà chúng ta là có một điều kiện, [với] người tu luyện chân chính, những bệnh nhẹ của họ, ngay lúc đó là có thể giải quyết cho họ. Người mắc bệnh nặng, người trên thân thể mang quá nhiều những thứ bất hảo, chỉ khi họ cải biến lối nghĩ, thì mới động tới được, họ mong muốn tu luyện thì mới có thể trừ nghiệp cho họ. Đương nhiên, có một số người còn chưa nghĩ gì tới tu luyện, mà họ đã được động tới rồi, vừa đọc sách là họ đã được động tới rồi. Tại sao? Là vì căn cơ của họ rất tốt, họ chính là đáng được [điều ấy], cái này không thể rập khuôn nhìn nhận nghìn trường hợp như một được. [Chư vị] ở nhà có người bệnh như thế, cảm thấy Đại Pháp là tốt, thì bảo họ học, chư vị có thể bảo họ học ở nhà. Chúng tôi có lời nói trước, rằng tôi cũng không thể tuỳ tiện giải quyết vấn đề của người thường. Họ có thể tu hay không, thì phải xem bản thân họ; họ không thể tu, thì chư vị đừng bảo họ tu. Một khi xuất hiện vấn đề là sẽ phá hoại Đại Pháp, tôi nào có thể giải quyết những vấn đề đó của người thường? Tôi không trị cho họ, họ đi các nơi gây kích động, nói luyện Pháp Luân Đại Pháp mắc bệnh tâm thần rồi, Thầy không chữa trị cho, họ bại hoại [thanh danh] tôi. Dù sao thì chúng ta có lời nói trước, ở lớp học là không nhận, ở điểm luyện công cũng không để họ vào. Người bệnh động kinh thông thường không có vấn đề. Trên lớp học chúng tôi chưa hề minh xác đề xuất rằng người bệnh động kinh là không thể tham gia lớp học tập. Nhưng thường thì nhân viên công tác của chúng tôi sẽ không thích để họ vào, vì khi họ còn chưa cải biến tư tưởng, thì dễ phát bệnh. Thời gian phát bệnh dễ tạo thành ảnh hưởng cho chúng tôi. Người bệnh động kinh là khác với người bệnh tâm thần, vì họ là [một vấn đề] đơn nhất, chỉ là trong não họ còn có thứ đó, lấy thứ bất hảo đó ra thì sẽ khỏi, thông thường là như vậy.
Đệ tử: ‘Đề cao chỉnh thể’ được lý giải thế nào?
Sư phụ: ‘Đề cao chỉnh thể’ chính là đề cao một cách hoàn chỉnh. Chúng ta trong quá trình tu luyện, trên thân thể chư vị thì tất cả các thể sinh mệnh và các sinh mệnh thể do chư vị tu luyện đều cùng đề cao theo chư vị. ‘Điều chỉnh chỉnh thể’ mà chúng tôi giảng, [là] chỉnh thể điều chỉnh thân thể cho chư vị, cho các học viên. ‘Đề cao chỉnh thể’ chủ yếu là nói về việc tâm tính chư vị đã lên rồi, công của chư vị cũng cần lên theo, tựa như tôi vừa giảng. Như có người đề xuất, vì sao không ra kinh nguyệt? Tâm tính chư vị đã lên rồi, công cũng lên theo rồi. Người có nghiệp lực quá lớn [khi] điều chỉnh thân thể, một bộ phận không lên theo, họ có thể cũng sẽ tụt hậu, nghĩa là đề cao chỉnh thể ấy, điều kiện tiên quyết ắt phải là đề cao tâm tính. Nói ‘tôi chỉ là muốn cải biến thân thể’, ‘tôi chỉ là muốn tránh nạn’, thế vẫn là không được, là vì tu luyện nếu muốn cải biến chư vị, thì ắt phải bắt đầu từ tu tâm tính. Không có cái công quyết định tầng thứ cao thấp, nghĩa là những thứ về tâm tính cao thấp của chư vị, thì chỉ là nói chuyện quân sự trên giấy [nói suông] mà thôi.
Đệ tử: Một số học viên đặt [câu hỏi], ‘đối đãi như thế nào về can nhiễu của ma đối với Đại Pháp?’
Sư phụ: [Tôi] bảo mọi người này, chúng ta truyền chính Pháp mà nếu không có ai tới phản đối, đó mới là chuyện lạ! Mọi người nghĩ thử xem, hôm nay tôi nếu không làm việc này, thì tôi là nhàn nhã nhất. Chính vì tôi làm những việc này cho chư vị, [cho nên] những phiền toái mà tôi gặp phải ở đây và những phiền toái chư vị đụng phải, đều là trở ngại Pháp này, không để người đắc Pháp. Con người đã tới bước này rồi, muốn đắc Pháp, thì chúng ma kia mới là không chịu, chúng muốn ngăn trở chư vị. Chúng nghĩ: ‘Những gì ngươi nợ ta, ta vẫn tìm ngươi đòi hoàn trả, ngươi đắc Pháp rồi, những gì nợ ta thì làm sao đây?’ Chúng còn hận chư vị! Nhân tố các phương diện đều có một loại tác dụng ngăn trở. Nói trắng ra, cũng đều là bản thân con người tạo thành, người đều có nghiệp lực. Quá khứ Jesus giảng: ‘Con người! Các ngươi là có tội.’ Ông giảng rằng người là có tội, nói ‘nghiệp’ thành ‘tội’, trên thực tế cũng là như thế. Chính là vì bản thân người từng làm những sự việc bất hảo mà tạo thành nghiệp lực, đó chẳng phải là tội sao? Chúng sẽ gây tác dụng ngăn trở trên các loại phương diện. Chư vị đã đắc chính Pháp, vậy đương nhiên [chúng] phải can nhiễu chư vị, chính là nguyên nhân này, do đó chúng ta đụng phải những sự tình đó thảy đều là khảo nghiệm tâm tính chúng ta. Có người sẽ nói rằng, học Pháp Luân Đại Pháp là không tốt như thế nào đó, hoặc thế này thế kia, chính là để xem chư vị có thể kiên định ý chí hay không, có thể từ bản chất mà nhận thức Pháp hay không. Chư vị vẫn chưa nhận thức được Pháp này từ bản chất, thì chư vị làm sao tu? Khi chư vị chưa khai ngộ, đều luôn luôn tồn tại một loại quan niệm như thế rằng có thể kiên định vào Pháp hay không, ở môn [pháp] nào cũng như thế cả. Những điều ở bản chất mà chư vị vẫn không thể kiên định, thì chư vị còn tu gì đây? Cho nên họ có khảo nghiệm và can nhiễu về phương diện này.
Chư vị coi, khi mà hễ tôi mở lớp học tập, bảo đảm sẽ có rất nhiều lớp học khí công cũng đồng thời mở ra. Nếu tôi không mở lớp ở đó thì không có nhiều chuyện thế, tôi hễ mà mở lớp thì vèo một cái lập tức rất nhiều tà công đều tới mở lớp. Tại sao? Chính là Ông muốn làm việc này, thì một cách ‘tương phụ tương thành’ hẳn là có những ma đó muốn theo tới, cũng là đã an bài như thế. Chính là để xem người ta vào cửa nào, đắc chính Pháp hay là đắc tà pháp; chư vị là muốn vào cửa nào, chính xem chư vị. Chẳng phải giảng rằng, người rất khó tu, chính là cần phải như thế đó, rất khó ấy cũng là cần phải thế, bởi vì hết thảy những gì của chúng ta đều là do chính mình tạo thành. Mà khó nạn ấy, từ trong đó thể hiện người ta về tâm tính, ngộ, nguyên nhân về các phương diện như có thể đề cao hay không, đó cũng là tương phụ tương thành, [hãy] nhìn nhận những việc này một cách biện chứng, do đó họ sẽ có can nhiễu.
Chẳng hạn như ở Trường Xuân chúng ta có một người, anh ta nói: ‘Ta là Phật rồi, các vị đừng theo người khác học, ta là thế này thế kia’, can nhiễu các loại phương diện, thậm chí sẽ có cả việc phá hoại danh dự cá nhân tôi, do vậy hãy xem chư vị nghe theo hay không, chư vị tin hay không, chư vị sẽ như thế nào. Chúng sẽ viện tới thủ đoạn đủ các phương diện để phá hoại, chính là để dao động cái tâm của chư vị, xem chư vị có thể ổn hay không?
Có người nói ‘ta sẽ vững tâm tu chính Pháp, ta không tin những thứ của ngươi’. Kỳ thực rất nhiều học viên chúng ta đã thể nghiệm được uy lực của Pháp, hơn nữa biến hoá của tự thân rất lớn, cũng minh bạch đạo lý mà tôi giảng ra này. [Thế mà] họ vẫn không ổn, đây chẳng phải vấn đề ngộ tính ư, ngộ tính chính là quá thấp mà, chính là đạo lý này. Cho nên những can nhiễu ấy, tôi nói rằng đó là chính thường. Tu luyện chính là như sóng lớn cuốn cát đi, cát đều bị sàng lọc đi, còn lại thì mới là vàng kim. Có thể còn lại bao nhiêu vàng, đó chính là xem bản thân mọi người tu luyện thế nào.
Đệ tử: Liên quan tới tài liệu tuyên truyền Pháp Luân Đại Pháp nên chăng làm nhiều hơn, để tuyên truyền ở điểm luyện công?
Sư phụ: Tuyên truyền của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, [và] toàn thể phương pháp truyền công, đều khác phương pháp tuyên truyền của các môn khí công hiện nay. Có lẽ mọi người đều thấy rồi, chúng ta không hề khoa trương phóng đại việc nào đó, cũng không có đem gì đó ra tâng bốc lên, không hề có chuyện như thế. Các khí công sư khác nếu chữa trị tốt một bệnh nhân, thì họ liền tuyên truyền rất ghê, đến tận lúc họ tuyên dương tới mức không ai nghe nữa mới thôi. Chúng ta không có chuyện đó, học viên chúng ta tới hàng chục vạn người, họ đều không còn bệnh nữa, mà chúng ta cũng không nói gì, không đề cập tới những việc đó. Tất nhiên vào thời đầu, mọi người đọc thấy một số bài tin trên báo. Tại sao? Vì thời kỳ đầu, chúng ta là xuất hiện qua hình thức khí công thông thường, [nếu] lập tức liền giảng cao đến thế, thì người ta không tiếp thu nổi. Do đó chúng ta cũng đi qua quá trình sơ bộ dần dần để người ta nhận thức. Như mọi người biết, khi chúng ta mở lớp thời đầu tại Trường Xuân, tôi giảng cũng là rất cao, nhưng, vẫn là luôn miệng nói về khí công. Còn chúng ta ngày nay, vì đã truyền công lên tầng thứ cao rồi, chính là không giảng những điều đó nữa, đó cũng là một quá trình dần dần để người ta nhận thức.
Đệ tử: “Motor City” là cơ quan có trên 10 vạn công nhân viên chức, [chúng ta ở đó] khai triển không tốt thì làm thế nào?
Sư phụ: Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, tại nhà máy ô-tô này nguyên lúc đầu triển khai khá tốt. Mọi người có thể đã biết đến những ma kia, chúng can nhiễu rất ghê gớm, đó chính là ma rồi. Nhưng chúng ta đã giảng, những sự việc này là tương phụ tương thành; có bao nhiêu người có thể tu, có bao nhiêu người không thể tu, ấy chính là nhìn xem người ta [thế nào]. Nói rằng không có can nhiễu, đó làm sao có thể; nói như không ai can nhiễu, thế chẳng phải chư vị tu quá dễ dàng rồi?! Đường lớn kia bình thản bằng phẳng thế, cứ tu lên, không có nạn gì, thì đó đâu phải tu luyện, phải vậy không? Có ma nạn mới có thể nhìn xem người ta có thể tu hay không, mới có thể tống khứ các loại tâm chấp trước của con người. Nhưng ma này xác thực rất là lớn, chúng gây ra tác hại rất to lớn, huỷ một lô rất nhiều người, tác hại gây ra đã vượt quá tác hại của những ma thông thường. Những việc này thì ở tầng thứ rất cao đều biết cả, các sinh mệnh cao cấp cũng đều biết. Xử lý như thế nào? Vì có một số việc cần tôi gật đầu [chấp thuận], tôi muốn lưu một lần cơ hội cho người ta. Nhưng xem ra cơ hội ấy là không thể lưu lại nữa, tương lai người học Đại Pháp ở nhà máy ô-tô này cũng nhất định sẽ nhiều lên.
Đệ tử: Một số học viên đã chuẩn bị tham gia lớp học, nhưng mãi vẫn không thể tham gia, học viên của các điểm luyện công sáng sớm và chiều muộn thì làm thế nào?
Sư phụ: ‘Một số học viên đã chuẩn bị tham gia lớp học’, ngay cả nếu tôi tiếp tục làm lớp học này, thì có mở 10 năm nữa vẫn có người ‘chuẩn bị tham gia’. Chúng ta có nhiều học viên cũ như thế này, còn có sách, băng tiếng và băng hình của tôi, đều có thể có tác dụng truyền bá Pháp này và hoá độ người. Kỳ thực mọi người đã có tác dụng của lực lượng chủ lực rồi, đặc biệt trong quãng thời gian này, chư vị bảo đảm đã là chủ lực rồi. Không cần tôi trực tiếp truyền [họ] cũng có thể đắc [Pháp], phải vậy không? Đã là như vậy, tôi nghĩ rằng mọi người chúng ta hãy làm thêm một chút công tác về phương diện này, trợ giúp hơn nữa những người khác, nhất là người ta là tới học ở điểm luyện công, tôi nói rằng các phụ đạo viên càng nên có trách nhiệm hơn nữa. Trách nhiệm chư vị không nhỏ đâu, chớ coi đó như là tập hợp mọi người một cách đơn giản, hãy gắng sức lĩnh hội Pháp, học Pháp nhiều hơn, nắm vững thêm một số điều.
Còn một điểm nữa mà tôi cần đặc biệt đề xuất ra, tại các điểm luyện công chúng ta, phàm là xuất hiện loại người gây rắc rối, xuất hiện thiên sai, thần hồn điên đảo, thì đều là luyện loại công khác, không có vứt bỏ những truy cầu khác, điều này là khẳng định, tuyệt đối không sai nhầm chút nào đâu. Phàm là người như thế thì 100% là đã luyện thứ khác, hoặc ở nhà cúng cái gì đó khác, chưa hề buông bỏ, đó là một. Một nữa là Pháp Luân đã biến hình, cũng là luyện lẫn với công pháp khác, hoặc đã lẫn vào trong ý thức. Về hai loại tình huống này tôi có thể giảng cho mọi người rằng, đảm bảo rằng chính là do tình huống ấy tạo thành, chỉ có hai loại tình huống này là Pháp thân của tôi thông thường sẽ không quản. Vì họ luyện công khác, họ luyện tạp lẫn vào, họ không phải người của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, Pháp thân của tôi không quản họ, cũng không cấp Pháp cho họ. Những ma loạn bát nháo kia nhìn thấy họ bắt đầu luyện Pháp Luân Đại Pháp, thì đương nhiên tới ‘chăm sóc’ họ, làm hại họ, họ thì thần hồn điên đảo, không chừng sẽ phá hoại Pháp Luân Đại Pháp, sẽ xuất hiện vấn đề này. Có người chính là nhất tâm luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng trong ý niệm của họ hoặc trong động tác cứ là muốn có cảm thụ của bản thân, thêm vào một chút gì đó khác. Trước đây từng luyện công khác và có chút cảm giác, lần này luyện Pháp Luân Đại Pháp rồi, không còn loại cảm giác đó nữa. Họ vẫn là muốn cảm giác, đó chẳng phải chấp trước truy cầu sao, họ hễ thêm vào những thứ nguyên của họ từ trước, thì Pháp Luân sẽ biến hình, pháp [của họ] sẽ xuất hiện vấn đề, bảo đảm sẽ là như vậy.
Đệ tử: Ý nghĩa chân chính của đời người phải chăng là để sống được tốt hơn?
Sư phụ: Có người vẫn còn lối nghĩ như vầy, nói rằng ‘Mình tu thành Phật để làm gì?’ [Điều đó] nói lên rằng nhận thức về Phật rất kém, nói ‘Tu Phật có tác dụng gì chứ?’ Chư vị chớ cười, họ quả thực không biết mà. Vì sao tu Phật? Một là vĩnh viễn bảo [trì] thân người; hai là vĩnh viễn không chịu khổ, vĩnh viễn mỹ hảo. Một đời người rất tạm và ngắn, bảo trụ được thân người là một phương diện; ngoài ra họ không chịu khổ, nơi sinh ra sinh mệnh của chư vị là không gian rất cao của vũ trụ. [Chư vị] tới từ không gian vũ trụ, nguyên bản đặc tính là thiện lương. Chính vì tự mình biến thành không tốt nữa, từng bước từng bước rơi xuống đây, chính là đang đợi huỷ diệt rồi, họ là một quá trình như thế. Muốn nói quay về đó để làm gì? Nơi mà chư vị thật sự được sinh ra là ở không gian cao tầng, nơi đó mới là tốt đẹp nhất, chư vị là nên ở nơi ấy.
Dùng lời của Đại Giác Giả mà nói thì chính là tựa như con người đều rơi vào đầm lầy cả rồi, ở đây mà chơi nghịch bùn đất. Nhưng khi người ta tới [cõi này] đều giống nhau, còn cảm thấy tốt lắm. Người ta đều cảm thấy rất tốt, ở nơi bùn nhão mà lăn qua lăn lại, họ còn cảm thấy rất thoải mái, rất là tốt. Chúng ta lấy một ví dụ, đây không phải là mạ lỵ con người; chẳng hạn nói con heo, nó ngủ trong ổ heo, cả phân và nước tiểu lẫn lộn trong đám bùn ấy, nhưng ở cảnh giới của nó mà cảm giác, nó cảm thấy rất là tốt. Con người ở cảnh giới này đây, một khi họ thăng hoa lên trên, họ ngoảnh đầu lại coi thì quả thực không sao nhìn nổi nữa, chính là đạo lý này. Người ta thuyết rằng con người ở người thường chính là lăn lộn trong bùn, nơi nào cũng rất dơ bẩn, chính là ý tứ đó. Tại hoàn cảnh không kiền tịnh này họ còn cảm thấy mình kiền tịnh hơn người khác chút nào thì thấy tốt hơn chút nấy, trên thực tế cũng chẳng qua là dùng nước bùn mà tẩy cái thân thể nhuốm đầy bùn đất mà thôi, tôi nói rằng cũng chẳng kiền tịnh hơn là bao.
Đệ tử: Ý nghĩa chân chính của đời người phải chăng là tu luyện cho tốt, biến thành Phật?
Sư phụ: Không phải ‘biến thành Phật’, mà là ‘phản bổn quy chân’. Tu luyện xong xuôi, quay trở về, đây là ý nghĩa chân chính, từ sinh mệnh cao cấp mà nhìn thì là như vậy đó. Nhưng chư vị ở nơi người thường mà hỏi thầy giáo ở trường học nơi người thường chư vị, thì họ có lẽ sẽ không trả lời chư vị như vậy. Vì người thường quá coi trọng những việc nơi người thường, vì họ không nhìn thấy những chân tướng kia của vũ trụ. Bị tràn đầy bởi tri thức truyền từ phương Tây, hiện nay nhân loại [tư tưởng] quá tuyệt đối rồi, hơn nữa càng ngày khiến con người vật chất hoá. Lấy lý luận hiện hữu để đo lường tất cả, nhân loại càng ngày càng sa lầy tệ hại hơn vào người thường này.
Đệ tử: Trong mộng chạy khắp nơi tìm nhà vệ sinh, [cuối cùng] tìm được một nơi cũng khá dễ dàng, tỉnh dậy thì đã tiết ra rồi?
Sư phụ: Lấy một ví dụ này cho mọi người. Núi Võ Đang là nơi tu luyện của Chân Võ tức là Huyền Vũ, Huyền Vũ Đại Đế mà Đạo gia giảng. Tại núi Võ Đang thấy được một câu chuyện tu luyện của Huyền Vũ, kể về quá trình tu luyện của ông, mà trong đó có một đoạn miêu tả câu chuyện này của ông. Ông tu luyện rất nhiều năm rồi, hẳn là trên 40 năm, ông đã tu luyện tới tầng thứ rất cao rồi. Một hôm trong mộng, ma tới can nhiễu ông trong huyễn cảnh, cũng là hoá thành mỹ nữ, cũng là không mặc chút gì. Kết quả khi mê man ông không thủ trụ vững, ông đã động tình. Sau việc đó ông tức giận, và rất hối hận, ông nghĩ rằng tu luyện của mình liệu còn hy vọng không? Đã tu bao nhiêu năm như thế mà một việc nhỏ cũng không thành, vẫn không giữ vững tâm của mình, trong tâm không chịu được, trong cơn giận dữ đã xuống núi. Xuống núi được nửa đường, trông thấy một cụ bà đang ở đó mài kim, dùng một que sắt mài thành kim. Có lẽ bấy giờ người cổ đại đều là dùng cách mài kim như vậy.
‘Này’, ông hỏi bà lão: ‘Sao bà dùng thanh sắt to như thế để mài kim?’ Bà cụ nói với ông: ‘Lâu rồi tất nhiên sẽ mài thành kim.’ Chân Võ máy động tâm một cái. Lúc này bà cụ lúc mài kim thì đổ nước vào trong bát, nước đã đầy rồi, mà bà vẫn đổ vào. Ông bèn nói với bà lão: ‘Nước tràn cả ra rồi.’ Bà nói: ‘Đầy thì tự nhiên sẽ tràn ra thôi.’ Bà này trên thực tế là điểm hoá cho ông, ý của bà ấy là nói với ông: ‘[Là] một người trong quá trình tu luyện, ông chớ coi trọng điều ấy quá. Một lần chưa làm tốt, thì lần sau làm cho tốt.’ Là vì [thân] thể người đều có bản năng, đầy rồi thì nó tiết ra. Bà lão là điểm hoá cái ý đó cho ông. Nhưng ở đây là kể câu chuyện này như thế, cũng không đầy đủ lắm, xem ra cũng không đích xác như thế lắm. Nhưng tôi bảo mọi người, sự việc này cũng có thể là như thế. Chính là như tờ giấy vừa viết đây cũng có thể là chuyện như vậy.
Đệ tử: Mỗi khi [con luyện công] trạm trang hoặc ngồi bàn toạ, tiến nhập vào trạng thái luyện công, thì lập tức không muốn luyện nữa, dừng [luyện] thì sau đó hối hận?
Sư phụ: Đó chính là can nhiễu của tự tâm sinh ma, tâm người thường chính là có thể sinh ma (can nhiễu của nghiệp lực tư tưởng). Đó là vì sao? Là vì những vật chất tư tưởng bất hảo trước đây từng sinh ra trong tâm, trong tư tưởng chư vị đều khởi tác dụng gây xung đột. Chư vị mà tu tốt thì chủng vật chất xấu đó sẽ tiêu diệt, cho nên chúng không chịu, chúng chính là không để chư vị luyện. Tại sao chư vị luyện công cứ dao động? Trong tư tưởng nghĩ: ‘Thôi không luyện nữa, khổ thế.’ Tôi bảo chư vị này, cái tư tưởng đó là có nguyên nhân, không phải là có ma bên ngoài can nhiễu thì là có ma ở tự thân can nhiễu. Bởi vì vật chất bất hảo kia đang khởi tác dụng, bất kể vật chất nào đều là linh thể ở không gian khác.
Tôi chẳng phải từng giảng lời này sao, chư vị muốn hoàn thành tu luyện thì phải tiêu diệt chúng, đem chúng diệt đi thì chư vị mới có thể tu xong, chư vị mới có thể tống khứ những tư tưởng xấu. Có những người ngồi đả toạ không nhập tĩnh được, các niệm đầu cứ mãi ào ra, chính là vì chư vị có cái vật chất kia tồn tại. Chúng cũng là ‘sống’, chúng chính là sinh ra trước đây trong tư tưởng chư vị, do đó chúng khởi tác dụng can nhiễu. Chư vị mà tu tốt, chúng sẽ bị tiêu diệt, càng ngày bị diệt còn càng ít, cuối cùng tiêu diệt toàn bộ, vậy chúng cam chịu ư? Chư vị tu luyện, chúng bèn can nhiễu.
Có những tư tưởng trong đó còn lăng mạ Sư phụ, mạ lỵ Đại Pháp chúng ta. Nhưng [chư vị] nhất định cần phân biệt rõ, đó không phải là chủ ý thức chư vị muốn mạ lỵ, mà là chủng vật chất xấu nghiệp tư tưởng kia phản ánh vào trong tư tưởng chư vị mà thành. Hễ khi xuất hiện vấn đề này thì cần lập tức tẩy chay chúng! Chủ ý thức nhất định phải mạnh mẽ, ‘không để cho luyện ta cứ luyện’, bài trừ chúng. Như thế thì, Pháp thân của tôi thấy chư vị tư tưởng rất kiên định, thì sẽ giúp chư vị tiêu trừ đại bộ phận, cho nên chư vị có thể nghiệm như vậy.
Đệ tử: Tầng thứ luyện công là đã được định rồi, nhưng mà ‘Đại Pháp vô biên’, vẫn có thể tu thành Đại Phật cao thâm phải chăng là nói rằng người ấy tu tới tầng thứ đó rồi, chẳng hạn tới La Hán rồi bèn phát nguyện lại tu luyện nữa?
Sư phụ: Một người tu tới quả vị La Hán rồi, nguyên ban đầu định ra viên mãn [tại] quả vị La Hán, [rồi] nói ‘Không được, mình còn tu lên cao hơn’. Chư vị nếu quả thực có năng lực đó, thì chư vị lại phát nguyện, còn có thể tu lên cao hơn. Quá khứ từng có như thế, nhưng không gặp nhiều. Vì sao không gặp nhiều? Vì thông thường khi an bài cho người tu luyện, tầng thứ được an bài đã là căn cứ theo tình huống của tự thân họ mà an bài, các chủng vật chất bao nhiêu là do năng lực chịu đựng của bản thân định ra, do đó thông thường không chênh lệch nhiều quá như vậy. Nhưng cũng có [trường hợp] cá biệt mà cực kỳ tốt, họ có những thứ ẩn giấu, tại tầng thứ kia thì nhìn không thấy. Có người mà phát hiện rằng, sau khi tu luyện tới một tầng thứ nhất định, thì sư phụ [của họ] nhìn liền thấy không [đủ năng lực] quản được nữa, ông bèn tự động rút lui, lại có một người khác tới quản tiếp, cũng là có tình huống như vậy. Đưa lên tầng thứ cao hơn, cũng không cần bản thân [chư vị] nói, ông đã đưa chư vị hướng tới tầng thứ cao rồi.
Đệ tử: Có một hôm trong mộng gặp Thầy Lý, Thầy nói rằng, tình huống của con có một số đặc thù, xem ra là ý nói rằng, con có phương diện nào đó là không được, sau đó Thầy Lý đã điều chỉnh thân thể cho con, con bèn cảm giác thấy ở bụng dưới, ở gan bàn chân ‘xoạt’ một cái…
Sư phụ: Cái này rất đơn giản, đây không phải là nói chư vị không thể tu, mà là trong quá trình chư vị tu luyện còn có nguyên nhân khác, thông thường Pháp thân có thể giải quyết. Loại trạng thái này không phải mộng, mà là hết sức chân thực, đều là tiếp xúc tới được, vì ban ngày chư vị định lực không đủ, chư vị trong định là không thể nhìn, cho nên khi nằm mộng mà nhìn thấy thì cũng không cần khẩn trương. Gặp tôi trong giấc mộng là bình thường.
Đệ tử: Để tu luyện được tốt hơn, thầm niệm Chân-Thiện-Nhẫn trong sinh hoạt thường ngày có được không?
Sư phụ: Trong sinh hoạt thường ngày nhẩm niệm Chân-Thiện-Nhẫn, như thế không có gì không tốt, không sao cả, còn trong lúc luyện công thì không được động niệm.
Đệ tử: Trên tờ báo «Tin chiều Trường Xuân» có bài viết, rằng Hè năm nay Tây Tạng có vị ABC giảng kinh, có khoảng hơn 200 Phật sống tham gia, nhìn nhận việc này như thế nào?
Sư phụ: Hoà thượng, lạt-ma cũng là người, họ muốn làm gì thì làm nấy thôi. Điều họ làm không phải là Phật làm, cũng không phải do Phật bảo làm, người thường rất coi trọng những việc đó. Người tu luyện thì cần phải hiểu rõ, ‘giảng kinh’ cũng như vậy, là một loại hoạt động tôn giáo của người tu hành mà thôi. Lại nói, thời kỳ mạt pháp cũng không còn gì có thể giảng nữa. Ngoài ra giảng một vấn đề này, như mọi người biết, hoà thượng cũng vậy, mà lạt-ma cũng vậy, là không thể can thiệp chính trị và pháp lệnh của quốc gia, không can thiệp vào những sự việc người thường. Còn làm những gì là đi ‘diễn hành’, nháo lên ‘độc lập’ nào đó, mọi người hãy nghĩ xem, là một người tu luyện thì làm những việc đó sao? Đó chẳng phải tâm chấp trước trong người thường ư? Quá coi trọng những sự việc người thường sao? Chính là nói về việc này, đó chẳng phải là tâm chấp trước mà người tu luyện cần tống khứ sao? Tôi nói Pháp Luân Đại Pháp chúng ta cộng đồng này là một vùng đất thanh tịnh, tôi dám nói như vậy, các học viên chúng ta là yêu cầu tâm tính rất là cao. Chúng ta yêu cầu học viên coi trọng tu luyện tâm tính. Tôi nói rằng các nhân vật anh hùng mẫu mực ấy, họ dù sao vẫn là nhân vật anh hùng mẫu mực trong người thường thôi. Chúng tôi yêu cầu chư vị hoàn toàn là một người siêu thường, hoàn toàn buông bỏ những lợi ích cá nhân, hoàn toàn vì người khác. Những vị Đại Giác Giả kia họ là vì điều gì? Họ hoàn toàn là vì người khác. Cho nên nói, chúng ta yêu cầu người tu luyện cũng rất cao, và học viên đề cao lên cũng rất nhanh.
Chúng ta lấy ví dụ này nhé, lời mà tôi vừa giảng không quá bốc hoả đâu. Các nơi trên toàn quốc chư vị dù là tới hội nghị lớn nào do các ngành nghề mở ra, thì đồ thất lạc là chư vị rất khó tìm lại được, đương nhiên vẫn là có những người tốt cá biệt, nhưng họ là cá biệt thôi. Lớp học Pháp Luân Đại Pháp chúng ta thì đồ thất lạc là hoàn toàn tìm lại được, các lớp các nơi đều như thế cả. Lớp hàng mấy nghìn người học thì nhặt được nào là đồng hồ đeo tay, vòng vàng, nhẫn, tiền, ít nhiều, to nhỏ đều có, lượng tiền nhiều ít đều có, cả trên nghìn đồng cũng có, nhặt được đều giao lên. Tôi ở đó tuyên bố, ai mất thì hãy tới nhận. Các học viên cũng nói rằng, loại tình huống này là vào những năm ‘học theo Lôi Phong’ là từng chứng kiến, nhưng bây giờ bao nhiêu năm là chưa từng gặp lại. Sau khi lớp học kết thúc các học viên đều có thể tự giác yêu cầu tâm tính, có trách nhiệm vì người khác và vì xã hội, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, tôi nói rằng cộng đồng chúng ta là miền đất ‘tịnh thổ’ chẳng đúng sao?
Đệ tử: Có học viên từng giở qua một cuốn sách nào đó của ‘tự nhiên gì gì đó công’, trong sách [giở] đúng tới chỗ phản bác người khác và tự khoác lác về công của mình, hạ thấp Pháp Luân Đại Pháp, học viên đó sau khi xem hai trang, [thì nhìn thấy] trong công [của mình] có ảnh của động vật của công kia đang di động, ảnh hưởng nhập tĩnh?
Sư phụ: Tôi đều giảng rồi, những thứ đó là không thể đọc, chư vị đọc chúng làm gì! Đệ tử chân tu đều đem những thứ giả thứ tà đó đốt đi rồi, thế mà chư vị còn đọc, sai kém sao nhiều như vậy? Chư vị đọc chúng chẳng phải ôm giữ tâm hữu cầu? Đừng xem những thứ loạn bát nháo nào hết. Những công pháp chân chính, người ta không bước ra truyền, họ cũng không quản những việc của chư vị; những khí công sư mà phổ cập khí công, người ta đã làm xong sự việc đó rồi. Giờ đây, hôm nay nhảy ra công này, ngày mai nhảy ra công khác, những khí công đó, về cơ bản đều là giả. Ở ngoài kia, chính đang làm loạn và phá hoại việc truyền chính Pháp.
Những khí công sư minh bạch đều không truyền nữa, các vị mà còn truyền nữa, thì các vị chẳng phải đang can nhiễu Pháp rồi? Những gì nên làm thì đã bước ra làm rồi, lập được công lớn rồi, [nhưng] các vị mà làm nữa thì là can nhiễu. Cho nên về cơ bản thì những khí công sư giả vì tiền, vì danh, vì lợi kia đều là ma, bản thân họ không biết được mình đã là ma rồi. Nhưng chúng ta ở lớp học thì không có nói [điều này] một cách tuyệt đối, chủ yếu là e rằng có người không tiếp thu nổi, kỳ thực về cơ bản là ma đang can nhiễu.
Đệ tử: Học viên khi nhập tĩnh luyện công, luôn là có tà niệm xuất hiện?
Sư phụ: Phải rồi, đó cũng là điều tôi vừa giảng, vì quá khứ tự mình làm những sự việc không tốt nên các loại vật chất của lối suy nghĩ mà được sinh ra ấy đều đang tồn tại, những thứ đó đều khởi tác dụng. Khi chư vị ngồi đó luyện công thì có thể những lối nghĩ bất hảo kia, muốn mạ lỵ người, còn nghĩ những chuyện xấu, bức bách chư vị nghĩ, chính là những vật chất trước đây sinh ra trong tư tưởng của chư vị vẫn đang khởi tác dụng, thậm chí còn muốn mạ lỵ Thầy. Chư vị không phải lo, chư vị gắng sức áp chế chúng, bài xích chúng, chúng sẽ bị huỷ rớt đi, nhất định bài xích những loại lối nghĩ bất hảo ấy. Một khi xuất hiện thì không được lo lắng, đó không phải chư vị muốn mạ lỵ Thầy đâu, mà là nghiệp lực tư tưởng đang phản ánh lên đại não của chư vị.
Đệ tử: Học viên khi nhập tĩnh luyện công, luôn là có học viên [khác] và người khác nói chuyện rằng công ABC là công của phụ thể con chồn, đến tối thì học viên này nằm mộng, có người dạy anh ấy thắp hương?
Sư phụ: Về sau thì những lời thế này không nên nói quá trực tiếp nhắm vào những người luyện những công khác loạn bát nháo kia. Chúng ta có học viên mà có bạn rất thân, họ luyện những cái công phụ thể, [thế thì] chư vị có thể bảo cho họ, không sao cả, tốt nhất là bảo một cách gián tiếp. [Nhưng nếu] chư vị tới nhóm rất nhiều những người không quen biết, và họ luyện những công của phụ thể để nói rằng loại công đó là không tốt ra làm sao, thế thì tất nhiên họ sẽ công kích chư vị, bao vây công kích chư vị, thậm chí còn nói những lời khó nghe, chúng ta cần tránh những chuyện phiền toái đó. Chúng ta giảng khuyến Thiện, họ có thể nhận thức được thì nhận thức được, nhưng chúng ta hết sức tránh những việc này. Những người thật sự tiến nhập vào cánh cửa của loại công đó, và tại đó cũng không hề nguyện ý muốn ra, thì họ đã tiến vào oai môn tà đạo rồi, bản tính của họ đã mê mất rồi, ít nhất thì là ngộ tính không tốt. Những người ấy nếu cải biến thì đương nhiên là tốt, nhưng không cải biến trở lại, chư vị cường ngạnh khuyên bảo thì không được. Dù sao thì hãy chú ý một chút về phương pháp sách lược, chú ý một chút về những việc này là được rồi, những thứ tà sẽ không hại được chư vị.
Đệ tử: Có người chụp ảnh tờ lịch [mà trên đó có ảnh Sư phụ], in thành các bản rồi đưa cho các học viên và có thu phí, [nhưng] không lấy lãi chút nào thì có được không?
Sư phụ: Về những việc đó thì tôi nghĩ thế này, [tôi] nói các học viên chúng ta rất là tốt, làm giúp cho mọi người các việc, trên nguyên tắc cũng không vi phạm gì cả. Nhưng ở đây có một vấn đề trả và nhận tiền, dù là giá vốn thì cũng dính đến tiền rồi. Tôi nhìn nhận rằng hãy hết sức tránh những điều ấy, chớ có động chạm tới tiền. Là vì chư vị mà đụng chạm tiền bạc rồi, thì không khéo thời gian lâu dần lên trong tâm sẽ mất sự bình thản. Cứ làm mãi những việc này thì sẽ có lối nghĩ: ‘Mình đây cũng không theo được, chi phí đi lại của mình chẳng phải từ đây ra’, ‘mình có chút tổn thất này thì phải chăng cũng đưa vào’, nó sẽ giúp tăng trưởng các loại tâm người thường. Dần dần không trụ vững trước những thứ này, do đó nhất định cần chú ý những việc này.
Như mọi người biết, chúng ta vì sao không để mọi người động tới tiền? 2500 năm trước Thích Ca Mâu Ni vì không để mọi người động tới tiền và vật, [nên đã] dẫn mọi người vào tu luyện trong núi sâu rừng già. Chỉ có một chiếc bát xin ăn, mà vẫn còn giảng một lần Pháp nhắm vào bát xin ăn này, rằng không được chấp trước ngay cả vào bát xin ăn đó. Những việc này làm không khéo sẽ can nhiễu nghiêm trọng người ta, ảnh hưởng người ta tu luyện, cho nên nhất định phải chú ý việc này. Chư vị nói năm xưa Jesus chẳng cũng dẫn mọi người đi tới đâu ăn ở đó [tuỳ theo hoàn cảnh], và không động chạm tới tiền sao? Tôi chính là nói việc này, đưa ra ví dụ đó. Chư vị có thể không lý giải được thâm sâu như thế. Tôi nhất định phải đi cho chính. Tôi cũng không thể dạy chư vị làm như thế. [Nếu không] nhiều năm qua đi và những người sau sẽ nói rằng, thời kỳ Lý Hồng Chí chính là có người làm như thế, vậy thì Pháp này còn có thể truyền chăng? Đã sớm kết thúc rồi, qua thời gian không lâu liền xong rồi. Có người muốn chụp ảnh [tôi], [nếu] muốn, [thì] chư vị tự lấy ra chụp, chư vị tự lấy đi tráng ảnh cũng được thôi, nhưng chúng ta gắng sức bảo trì trong nội bộ học viên. Tương lai thì những điều này, chúng ta có thể cần phát hành ra công chúng ở xã hội, bởi vì ngay cả lịch treo [có hình] của tôi cũng là có mã số [xuất bản]. Tương lai chúng ta cần thống nhất quản lý những sự việc này, nhất quyết không được tự ý chủ trương, làm không tốt thì sẽ phá hoại Đại Pháp.
[Chư vị] bán thế nào đây, thu bằng vốn cũng không được. Nhất định không được khởi bất kể tâm nào loại này, không có tác dụng gì. Tự mình tu luyện đề cao, giúp đỡ người khác, cũng không nhất định phải dùng hình thức ấy. Để người ta biết đến Pháp, nói với mọi người về Pháp [thế thì] tốt hơn mọi cách khác. Tâm tính người ta đề cao lên là tốt hơn nhiều so với đề cao những thứ bề ngoài. Những cái đó thống nhất do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công quản lý. Tổng trạm, các phân trạm, các điểm phụ đạo không cho phép động tới tiền bạc. Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công chúng ta làm việc gì cũng đều qua tôi đồng ý thì họ mới làm. [Mượn cớ] những [hạng] danh mục mà tự mình đi làm, đều không được đâu, là xâm phạm bản quyền, pháp luật của xã hội cũng là không cho phép.
Đệ tử: Có người muốn tu luyện thật tốt tâm tính, nhưng trong sinh hoạt thường ngày không có gì động chạm tới tâm linh anh ta, cũng không có giấc mộng, [anh này] lo rằng Sư phụ không quản anh ấy?
Sư phụ: Không phải vậy đâu. Là vì với mỗi người, những thứ tự thân họ mang theo cũng như trạng thái của bản thân họ là khác nhau, những thứ họ mang theo có thể rất phức tạp, tất nhiên tôi có thể lấy một ví dụ cho mọi người. Mà cũng không phải nói về một ai đó; một số người cá biệt đến từ tầng thứ khá là cao, họ không cần chịu khổ, họ là đến để đồng hoá với Pháp này, đồng hoá xong thì họ tính là xong việc. Cũng có một số người, là có cực ít người như thế, nhưng không nhất định là tình huống mà chư vị nói, tôi chỉ là giảng ý tứ này. Có rất nhiều người có thể là vì tồn tại các loại nhân tố, nhưng mà, dù chư vị có chịu khổ hay không, [thì] đồng hoá với Pháp này, học Pháp này mới là quan trọng nhất.
Đệ tử: Không ít học viên trong mộng gặp Sư phụ dạy công không phải là trong năm bài công pháp thì làm thế nào?
Sư phụ: Không phải động tác trong năm bài công pháp, thì chính là ma tới dạy chư vị, đó đều là giả, khẳng định không phải là tôi tới dạy chư vị. Điều tôi truyền cho mọi người hôm nay chính là năm bài công pháp này, những điều ấy đã đủ để cải biến thân thể chư vị và luyện ra tất cả các thuật loại cùng những gì hữu hình rồi. Còn cái công thật sự quyết định tầng thứ cao thấp của chư vị, vì là không phải do luyện xuất lai, [nên] đó đã đủ dùng rồi. Trong mộng mà luyện công, trong đầu não phản ánh [và nhận] ra thì chư vị đừng luyện nữa. Luyện cái đó là tâm tính không vững chắc lắm, nếu vững vàng thì hễ động niệm liền phản ánh [và nhận] ra rồi.
Đệ tử: Một khi có người tu chưa viên mãn mà đã rời khỏi [thế gian] thì làm sao?
Sư phụ: Chưa tu viên mãn, chưa đạt viên mãn, họ ở quả vị nào, đã đắc tới quả vị rồi, thì họ cũng là tu thành rồi. Mà nếu chưa xuất khỏi ngay cả thế gian pháp, thế thì dở quá. Đành rằng chưa ra khỏi thế gian pháp, họ có thể có chỗ đi lại của mình trong không gian ở các tầng thứ khác nhau nội trong tam giới, họ tu tới tầng thứ nào thì là tại tầng thứ đó, cũng là có chỗ tốt. Nếu họ nói: ‘Không được, ta chưa tu xong, ta phát tâm nguyện đời sau tu tiếp.’ Vậy thì có thể dẫn tới đời sau họ thật sự vẫn nhập vào trạng thái tu luyện, vẫn sẽ tu luyện tiếp. Nhưng có điểm này, nếu giữ không vững thì sẽ rất nguy hiểm, tu lại cũng không tốt, thì vẫn như thế mà giáng hạ xuống, còn không được như ban đầu. Nếu tu tốt, thì sẽ tốt hơn ban đầu, họ đều có tồn tại quan hệ như thế.
Đệ tử: Trong quá trình tu luyện tâm tính mọi thời khắc e rằng mình sẽ làm sai, luôn luôn dùng Pháp đo lường, [nhưng mà] vẫn có chuyện, không biết [làm như vậy] đúng hay không?
Sư phụ: Mỗi khi làm một việc đều rất lo lắng, [thế thì] tôi nghĩ rằng không nên chấp trước đến thế. Rất khó thu xếp quan hệ này, nghĩ nhiều thì là chấp trước; mà nếu nghĩ ít, xem ra chúng ta sẽ e sợ làm sai việc nào đó. Tôi nghĩ rằng không đến mức làm tư tưởng khẩn trương đến thế, cho nên mỗi khi chúng ta làm việc nào đó, với các việc thông thường thì hễ làm là biết được tốt xấu thế nào. Hơn nữa chư vị cũng hẳn là không có nhiều việc đến thế, [đến mức như] buông việc này xuống thì lại có việc khác. Tôi nghĩ rằng những việc trong người thường thì không cần nghĩ cũng biết nó là việc tốt hay xấu. Một số sự tình đột nhiên xuất hiện, chúng ta cần cân nhắc một chút, rằng đây là việc tốt hay việc xấu? [Còn như] mọi lúc đều nghĩ thế, mỗi khi làm một việc đều nghĩ thế, việc nhỏ nhặt cũng nghĩ, [thế thì] tôi nói rằng chính là quá chấp trước rồi. Hãy tu luyện một cách đường đường chính chính, để mắt vào những việc lớn. Tất nhiên ở đây vẫn là trong quá trình tu luyện, sự việc mà ta chưa nhận thức tới, làm sai rồi hoặc xử lý không tốt, thì tôi nghĩ rằng đó là chư vị còn chưa tu tới đó. Có một số việc mà chư vị còn chưa phản ánh ra, chư vị đừng quá chấp trước, tới lúc nên phải tống khứ cái tâm đó, thì nó tự nhiên phản ánh ra.
Đệ tử: Tính mệnh song tu là trùng hợp với nguyên anh đúng không?
Sư phụ: Nghĩa là chư vị tính mệnh song tu ấy, cải biến của bản thể và nguyên anh tu luyện ra khi đến lúc đều hợp lên nguyên thần chư vị, hợp thành nhất thể.
Đệ tử: Ăn thịt có nghiệp lực hay không?
Sư phụ: Bản thân việc ăn thịt, nó không có nghiệp lực, cũng không tồn tại khái niệm sát sinh. Bản thân việc ăn thịt không phải tâm chấp trước, ăn thịt có thể tăng trưởng tâm chấp trước đối với mùi vị thịt.
Đệ tử: Đức trên thân mỗi người là có hạn, tu cao công là đã định rồi, sau khai công khai ngộ thì còn có thể tích đức đề cao nữa không?
Sư phụ: Đức là hữu hạn, sau khai công khai ngộ là tuyệt đối không thể đề cao nữa. Là vì khai công rồi thì cá nhân ấy cái gì cũng thấy được, cái gì cũng tiếp xúc được, cái gì cũng minh bạch cả rồi, nên không tồn tại ngộ tính nữa. [Nếu] một cách rất minh bạch chịu khổ là có thể tu lên cao, thì còn ai không làm, những vị Phật kia mà tiếp tục tu lên, hỏi tại sao họ tu rất chậm, chính là họ đã hầu như không có biện pháp chịu khổ nữa. Họ chỉ khi có cống hiến đặc thù, thì họ mới đề cao lên từng chút đó thôi, ở đây là có một tầng quan hệ như thế. Nói như đức mà không đủ, thì đức không đủ chẳng phải vẫn có nghiệp lực sao, sau khi chịu khổ, nghiệp lực vẫn có thể chuyển hoá, chuyển hoá thành đức. Nếu như quả thực vẫn có thể tu tiếp, nói như ‘mình vẫn có thể tu, vẫn muốn tu’, thế thì đưa nghiệp lực bạn bè thân quyến tới, chư vị tiêu nó đi, vẫn biến thành đức. Dù sao cũng rất khó, vì nó là tương phụ tương thành với tâm tính và dung lượng cái tâm của người ta, cho nên đã tới bước đó thì đã chứa đầy rồi, chứa thêm nữa không được, nó có thể hiện như thế. Chịu khổ thêm nữa thì người ta có thể do dung lượng không đủ mà trở nên xấu, rớt xuống, tu như không.
Đệ tử: Thích Ca Mâu Ni đã khai công rồi, tại sao truyền Pháp 49 năm mới đạt tới Như Lai?
Sư phụ: Người tới từ tầng thứ rất rất là cao, vượt quá gấp nhiều lần Như Lai, họ mà tu, có thể sau khai công, là không cần dùng tới 49 năm, trải qua một nửa quá trình của Ông hoặc một đoạn quá trình còn ngắn hơn là có thể đạt tới cảnh giới rất cao. Đây là có quan hệ với căn cơ của họ, cũng có quan hệ trực tiếp với tầng thứ sở tại của họ, có quan hệ rất lớn với tầng thứ sở tại đời trước của họ, không thể rập khuôn cả nghìn như một cho mỗi từng người.
Đệ tử: Thích Ca Mâu Ni qua 49 năm đạt tầng thứ Như Lai, ai diễn hoá công cho Ông? Ông là thuộc về đốn ngộ hay tiệm ngộ?
Sư phụ: Ông là thuộc về ‘đốn ngộ’, Ông đến đây để độ nhân, không phải đến để tu luyện. Hỏi ai diễn hoá công cho Ông, không ai diễn hoá công cho Ông cả. Phàm là xuống đây để làm việc như thế này, thì trước khi hạ xuống, cần thảo luận cùng rất nhiều Đại Giác Giả về sự việc này, tự bản thân Ông đã trông nom và định ra những việc cần làm về sau. Định ra xong rồi, bèn chiểu theo kế hoạch mà tiến hành, đến lúc nào khai công, đến lúc nào viên mãn, đến lúc nào xong việc, những điều này đều định xong rồi. [Mà] Ông cũng không phải là [khái niệm] ‘khai công’ ‘khai ngộ’ mà chúng ta nói. Chư vị vẫn là không thể liễu giải lắm, chính là đột nhiên ký ức của Ông mở tung ra, người ta bèn nghĩ tới những điều tu luyện cuả bản thân Ông trước đây, Ông lấy những điều ấy ra truyền cho người. Tôi nói rằng Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền lúc bấy giờ, Pháp ở trong tôn giáo ấy, Pháp ở trong Phật giáo ấy là không cao, đây không phải nói rằng Thích Ca Mâu Ni không cao. Bởi vì Thích Ca Mâu Ni không hoàn toàn đưa những gì của mình toàn bộ truyền xuất lai, Ông là nhắm vào loại người 2500 năm trước đây mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ mà truyền, đó không phải là toàn bộ Pháp của Ông.
Đệ tử: Phải chăng chỉ có trong ngồi đả toạ mới diễn hoá công? Hay cùng lúc tâm tính đề cao?
Sư phụ: Khi ngồi đả toạ, khi luyện công, khi chịu khổ, khi thụ nạn, đều đang diễn hoá công, quá trình tâm tính đề cao cũng là đang tăng trưởng cái công [xác định] tầng thứ cao thấp.
Đệ tử: Có người giảng [Bồ Tát] Quán Thế Âm cũng đã thành Phật rồi?
Sư phụ: Đừng nghe người ta loạn giảng rồi cũng tin. Tôi bảo mọi người này, xã hội nhân loại tới thời kỳ mạt pháp, chư Giác Giả đều buông tay không quản nữa rồi, [mà] cũng không cho phép họ quản nữa. [Họ] không chỉ buông tay không quản xã hội nhân loại, mà trong mạt pháp thì cảnh xứ của họ cũng rất khó khăn rồi, ngay cả chiếu cố bản thân cũng không nổi. Vì những điều ấy, tại tầng thứ sở tại của họ cũng đã xuất hiện vấn đề. Trước đây tôi đã giảng những lời này cho chư vị, tôi nói rằng hiện nay không có ai quản nữa, tôi không phải là nói chuyện giật gân đâu. Tôi bảo chư vị, đây là hoàn toàn chính xác. Chư vị bái Phật cũng vậy, chư vị bái tượng của các loại tôn giáo cũng vậy, trên đó đều đã không có gì nữa. [Một số trường hợp] cá biệt có thể tồn tại một hình tượng ở đó, nhưng họ ngoại trừ có thể nói mấy lời ra, họ không làm gì nữa rồi. Đây đã là mạt kiếp, tới thời này thì chính là như vậy.
Bồ Tát Quán Âm mà người ta hiện nay biết tới cũng tức là Bồ Tát Quán Âm mà những năm trước người ta vẫn bái. Công của Bà trên thực tế là cao hơn một chút so với Phật Như Lai và Phật A Di Đà, là vì bản thân Đại Bồ Tát đã là Phật rồi. Tuy vậy, Bà vẫn chưa đạt tới cảnh giới Như Lai, nhưng Bà cũng có công cá biệt có thể vượt quá Như Lai. Là vì [điều] Bà tu chính là Bồ Tát, Bà làm những việc của mình, ở đây có những đạo lý rất cao thâm, không thể giảng, bởi vì những điều này là không nên để nhân loại biết được. Không phải như chư vị nghĩ đâu, cũng không như loại quan hệ cấp trên [cấp] dưới của người thường, đây là những điều khác.
Đệ tử: Có người giảng Bồ Tát, La Hán trong Thế giới Pháp Luân thậm chí có một số vị còn cao hơn Phật một số thế giới khác, có phải như vậy không?
Sư phụ: Có thể giảng điều này như thế. Phật của một số thế giới cao hơn Phật của một số thế giới khác, đó là đúng, bởi vì tầng thứ là quyết định ra vị trí sở tại thế giới của Phật. Phật tại tầng thứ Như Lai, nếu cũng lĩnh đạo rất nhiều người đạt tới quả vị Phật, [thì] những người đó cũng là có cao có thấp. Khắp cả Thế giới Pháp Luân đều tồn tại hiện tượng này. Còn nói rằng La Hán và Bồ Tát của Thế giới Pháp Luân là cao hơn Phật của thế giới khác, [đó là vì] tầng thứ của Thế giới Pháp Luân là cao phi thường. Pháp chúng tôi truyền hôm nay rất to lớn, không hề hạn cuộc trong Thế giới Pháp Luân mà truyền. Điều mà tôi để người ta nên biết là Thế giới Pháp Luân, nhưng những điều vượt khỏi Thế giới Pháp Luân thì không thể để người biết, là vì không cho phép con người biết. Tôi nói rằng khá nhiều người đã cảm thụ được rồi, Pháp này là điều to lớn đến thế, nhiều đến thế những Đại Giác Giả tới để đồng hoá với Pháp này, Ông không phải một Pháp bình thường, Ông dẫn người ta tu tới rất cao, điểm này là khẳng định. [Tôi] không nói rằng tu luyện của mỗi người đều hạn cuộc trong Thế giới Pháp Luân, điểm này cũng là khẳng định. Thích Ca Mâu Ni, A Di Đà Phật cũng không nói rằng ai tu luyện ở trong môn của họ thì đều lên chỗ của họ, hoặc lên chỗ nào đó khác. Đã vượt khỏi phạm vi của họ rồi, thì có thể lên tới nơi khác.
Đệ tử: Khi đạt tới La Hán độ cao của công có tiêu chuẩn không? La Hán sơ quả phải chăng là do độ cao của tâm tính và công quyết định?
Sư phụ: Tầng thứ La Hán là tiêu chuẩn bất biến do các thế giới của chư Phật khác nhau xác định ra.
Tâm tính học viên cao thấp ngần nào là cũng như chỉnh thể sự diễn hoá công của vị ấy, đều đạt tới bước đó, toàn bộ thay thế bằng vật chất cao năng lượng, chúng là tương phụ tương thành với nhau. Tôi đặc biệt nhấn mạnh những điều này, các phụ đạo viên hẳn đã có thể giải thích những điều này. Tu luyện xuất thế gian pháp chẳng phải chính là tu luyện Phật thể rồi? Tu luyện xuất thế gian pháp, chư vị đã có Phật thể rồi, Phật thể là thân thể đã được vật chất cao năng lượng hoàn toàn thay thế. Xuất khỏi thế gian pháp tiến nhập vào ‘tịnh bạch thể’ chẳng phải chính là thân thể trong suốt toàn thân đã do vật chất cao năng lượng thay thế? Tu tiếp lên nữa thì chẳng phải là Phật thể rồi? Chẳng phải chính là tiến nhập La Hán sơ quả? Chính là như vậy.
Đệ tử: Thân thể xuất ra các thể sinh mệnh, như rồng chẳng hạn thì có trong lục đạo luân hồi không?
Sư phụ: Trong lục đạo luân hồi cũng có một số sinh vật, ngoài lục đạo luân hồi cũng có động vật tồn tại. Tại tầng thứ cao hơn nữa cũng có, chúng thông thường không phải là tu lên đó, chúng là sinh ra trong hoàn cảnh tự nhiên ở đấy. Thân thể của người tu luyện tại tầng thứ cao sinh ra các thể sinh mệnh như là rồng thì đương nhiên là [của] chư vị, cũng theo chư vị viên mãn mà lên cao tầng.
Đệ tử: Thể sinh mệnh mà xuất sinh trong thân thể thì có chú định tu theo Đạo nào hay không, người tu Đạo nếu như chuyên nhất, thì tu Phật có khả dĩ không?
Sư phụ: Điều này không có quy định mang tính cứng nhắc, ví như chư vị là tu Phật rồi chư vị tu Đạo cũng như thế, điều đó cũng không sao, chỉ là sư phụ của môn kia từ đầu là sẽ không buông chư vị. Thật sự không [cản] được nữa, thì ông ấy sẽ không quản chư vị nữa. Chẳng hạn chư vị kiên định cứ là phải tu [môn này], thì ông cũng không quản được chư vị nữa. Còn nếu chân đặt trên hai thuyền mà tu, thì không được đâu, sư phụ của bên nào cũng sẽ không quản chư vị, đây là vấn đề tâm tính, đây là vấn đề phá hoại hai pháp môn.
Đệ tử: Có [trường hợp] chú định là tu tà đạo hay không?
Sư phụ: Có. Có [những người] chuyên môn vào thời mạt pháp mà bước ra phá hoại Pháp, dùng các loại hình thức là đều có. Về biểu hiện có thể là công khai công kích Pháp Luân Đại Pháp, công khai công kích tôi, các học viên chúng ta đều có thể phân biệt ra. Loại ma này thì không đáng sợ, khí công giả thì cũng không đáng sợ, các học viên chúng ta có thể đánh giá phân biệt ra. Hiện nay ít nhất thì mọi người đều có thể trầm tĩnh lại, suy xét xem đó là thật hay giả, sau khi minh bạch ra, thì sẽ không mù quáng theo học như trước đây.
Khó phân biệt ra nhất chính là loại ma như vầy, lực phá hoại của chúng rất lớn. Nó cũng tới học Pháp Luân Đại Pháp, cũng nói Pháp Luân Đại Pháp là tốt, nói còn kích động hơn những người khác, cảm thụ còn mạnh hơn người khác, còn nhìn thấy những hình tượng nào đó. Sau đó nó đột nhiên chết đi, hoặc nó đột nhiên đi theo con đường ngược lại, [chúng là] đến phá hoại Pháp Luân Đại Pháp. Chính là loại người đó là khó phân biệt ra nhất, khó phân biệt cho nên sức phá hoại to lớn nhất. Hình thức phá hoại của chúng là đã được an bài như vậy, chú định rằng chúng sẽ làm thế, rắc rối lớn thế nào chúng cũng tìm tới cho chư vị. Tôi vừa giảng ma có lực phá hoại lớn đó là thuộc về loại này.
Đệ tử: Bồ Tát Địa Tạng có thể tu thành Phật hay không?
Sư phụ: Đại Bồ Tát đã có thể được gọi là Phật rồi. Đại Bồ Tát, chư vị là nói ‘Địa Tạng Vương’ phải không? Về Địa Tạng Bồ Tát thì người ta có thể gọi Ông là Phật rồi, chính là ý đó, nhưng Ông ấy là làm những việc của Ông ấy.
Đệ tử: Nguyên thần của người là tới như thế nào?
Sư phụ: Tôi đã giảng điều này rồi, sinh mệnh nguyên thuỷ chính là được sản sinh dưới tác dụng của sự vận động của các loại vật chất bàng đại trong vũ trụ.
Đệ tử: Có người nói những lời đồn đại?
Sư phụ: Đừng nghe những lời đồn đại của người ta, đặc biệt là những lời đồn ảnh hưởng tới Pháp của tôi, phá hoại hình tượng môn pháp chúng ta, mọi người đều không được truyền. Tới chư vị thì đóng kín lại, ai ai đều thế cả, thì nó cũng không có chỗ truyền nữa.
Đệ tử: Bình luận công và lỗi của người khác thì có tạo nghiệp hay không?
Sư phụ: Tốt và xấu, công và lỗi nơi người thường, tôi nghĩ rằng đã làm một người tu luyện thì nên chăng coi [chúng] nhẹ nhàng đạm bạc hơn. Các việc nơi người thường thì chư vị đừng đàm luận phấn khích như vậy. Chư vị cảm thấy hứng thú và chấp trước vào những điều đó, hay chư vị muốn tu luyện? Nơi người thường chỉ là chút việc đó thôi. Chẳng phải tôi đã giảng, những sự tình ở người thường chẳng qua chỉ thế mà thôi, nói đi nói lại, đó chẳng phải đều là người thường đang nói người thường sao?
Đệ tử: Sau khi khai ngộ người ta không cách nào tu lên nữa, vậy vì sao Thích Ca Mâu Ni sau khi khai ngộ dưới cội bồ đề vẫn tiếp tục tu lên?
Sư phụ: Người đã viên mãn thì không cách nào tu lên nữa, khai ngộ tức là viên mãn rồi. Thích Ca Mâu Ni bấy giờ Ông là thuộc trạng thái bán khai ngộ, mà một bộ phận ký ức của Ông đã đả khai rồi, nhưng còn rất rất nhiều là chưa đả khai, còn có rất nhiều điều Ông không biết, [nên] Ông mới có thể tu lên tiếp. Nếu cái gì Ông cũng biết cả, thì Ông hẳn là không tu lên nữa. Ông dùng 49 năm truyền Pháp là tu luyện đạt tới tầng thứ Như Lai, cũng vì trạng thái bán khai ngộ của Ông đạt tới rất cao mà thành. Bán khai ngộ của chúng ta sẽ không đạt tới cao đến thế, là vì Thích Ca Mâu Ni là tới để độ nhân, là người cá biệt, tôi là vẫn nhấn mạnh rằng một số người cá biệt có thể sẽ rất cao, vì tình huống từng người là khác nhau.
Đệ tử: Người ta sau khi chết thì quan hệ thân thuộc không tồn tại nữa, nguyên thần đường ai nấy đi, tại sao đức và nghiệp lực của tổ tiên có thể tích lại cho con cháu?
Sư phụ: Đúng, vũ trụ này chính là có cái Lý ấy, đó cũng là một Lý ước thúc con người. Nghiệp của chư vị, chư vị tử vong, con cháu đời sau chư vị cần hoàn trả nghiệp. Do đó [vì] muốn tạo phúc cho người đời sau, họ muốn kiếm hằng bao nhiêu kim tiền, tự họ biết rằng dùng chẳng được bao nhiêu, [mà là] lưu lại cho người đời sau hưởng phúc. Họ rất coi trọng những sự việc thế gian, rất coi trọng đời sau của họ, thậm chí rất coi trọng cái danh của quan hệ nơi họ ở xã hội, rất coi trọng cái danh của họ sau khi qua đời, họ là có nhân tố đó, thế nên họ sẽ tích nghiệp, tích nghiệp cho con cháu đời sau.
Đệ tử: Như [người ta] nói một người thành Phật, chín tổ thăng thiên?
Sư phụ: Chúng ta có người làm việc đại thiện, hoặc tu được rất tốt, thì cha mẹ có thể nhờ vậy mà được siêu độ qua đó. Nhưng siêu độ tới tầng thứ nào, ấy là căn cứ theo tình huống nguyên lai của cha mẹ họ, còn có tình huống tu luyện chúng ta là cũng có ảnh hưởng đối với họ. Tổ tiên tích đức là đã tự có phúc báo. Người nói ‘một người tu luyện, tổ tiên tích đức’; nói chư vị đã tu thành Phật, thì cha mẹ của chư vị có thể tích đại đức. Nhưng xuất tam giới là rất hiếm, họ chỉ là đã tích đức, đã làm điều tốt. Có một con trai là chư vị, [hoặc] có một con gái là chư vị, họ được tính là tích đức rồi, bởi vì có tồn tại nhân tố ấy. Nhưng nói rằng cha mẹ do vậy mà cũng thành Phật, thế không được đâu. Phải tu mới được, họ chỉ làm một người trời ở các tầng thứ khác nhau mà hưởng phúc thôi. Không có cái gì là ‘chín tổ thăng thiên’, đó là nhảm nhí.
Đệ tử: Một đêm trong ngủ mộng gặp cha mẹ tu luyện, lại còn xé những tờ giấy cúng ở nhà và chúng tự cháy, vì người nhà không nghe lời khuyên, con muốn tìm Sư phụ. Thế là, còn thấy Sư phụ tới và nói về tình hình, cha mẹ thuận tay thiêu cháy một tờ giấy, và giấy đó cũng cháy rồi, sau đó nhìn thấy người kia không phải Sư phụ nữa, mặc y phục của đồ tể, đứng chợ và bán thịt, tay cầm micro, con theo đó mà khóc, [như vậy là sao]?
Sư phụ: Đó khẳng định là ma rồi, đó là ám chỉ mạ lỵ người ta. Bài vị của ma đó bị thiêu rồi, bị giết rồi, ý tứ nghĩa là đồ tể sát nhân, chính là ý tứ đó. Vì nó cũng có một chút bản sự, cho nên nó có thể diễn hoá ra những thứ đó, mê hoặc người ta. Vì sao hôm nay những thứ ma đó cần bị thanh lý sạch sẽ? Mọi người thử nghĩ xem, chính là như ví dụ quả táo mà tôi đã dẫn, xã hội nhân loại đã tới bước này rồi, mà không chỉ nhân loại, cả thực vật và những động vật kia nữa, đều mang theo nghiệp mà luân hồi, chúng đều có nghiệp, hơn nữa [nghiệp] rất to lớn. Chư vị chớ xem chúng biết tu luyện gì đó, v.v. những sự việc nơi nhân loại là tuyệt đối không thể để những động vật kia can nhiễu hay làm chủ, [thế mà] chúng đã khởi tác dụng đó rồi, điều này chính là vi phạm Thiên Lý. Ma mà đại nghịch thì nên phải bị giết, đây là điều không tránh khỏi thời mạt pháp mạt kiếp. Chúng tu luyện xuất công cao một chút thì nên bị giết đi. Hiện nay quả thực loạn lung tung cả.
Tôi từng giảng, [điều] người ta nhìn nhận là Lý, thì lên tầng thứ cao nhìn đều thấy sai. Mà các Đại Giác Giả tầng thứ cao hễ nhìn, [thì thấy] những yêu ma quỷ quái kia ở xã hội nhân loại đều đã chạy ra rồi, con nào muốn lấy những thứ trên thân người thì lấy, muốn quản người thì quản. Chúng còn cảm thấy rằng đã làm việc tốt, coi bệnh cho người ta, hỏi coi bệnh gì chứ? Chúng coi bệnh chẳng phải chính là đưa những thứ của chúng lên thân người hay sao? Có thể nói rằng đó đã là làm điều xấu rồi.
Đệ tử: Về quá khứ những động vật thời kỳ viễn cổ mà chúng ta phát hiện ra [thì sao]?
Sư phụ: Thuyết rằng động vật ngày nay là tiến hoá mà thành, tôi nói rằng hoàn toàn không phải vậy. Do sự biến đổi của bản khối đại lục, các diễn hoá của các thời kỳ lịch sử khác nhau, là thay đổi các loài vật. Chẳng hạn nếu bản khối đại lục chúng ta hôm nay chìm xuống, [và] các bản khối đại lục trong Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương thăng lên, [thì] sẽ có tồn lại các loài vật mới, sinh ra các vật chủng mới. Mà nếu chúng lại chìm xuống, thì sẽ sinh ra các vật chủng mới, nếu như địa bản khối này hoán chuyển với địa bản khối kia, rồi lại trải qua bao nhiêu năm, rồi địa bản khối ấy lại hoán chuyển trở lại, thế thì nó sẽ không phải những vật chủng nguyên ban đầu nữa, nó sẽ còn sinh ra các vật chủng mới. Do đó nó đã như thế, người ta bèn nói đó là tiến hoá thành, [thực ra] hoàn toàn không phải vấn đề đó. Vậy hỏi tại sao các vị không phát hiện những thứ giữa các giai đoạn trong quá trình tiến hoá? Đều là thấy hình thức tồn tại khác nhau của hai loại vật chủng, mà không có tồn tại hình thức quá độ ở giữa.
Đệ tử: Người tu luyện sau khi đã thành Phật, thì thân thể nào sẽ thành Phật? Là chân thể? Hay là [cái mà] Sư phụ cấp cho?
Sư phụ: Trong quá khứ, người tu luyện trong Tịnh Độ tông, họ không giảng tu luyện thân thể, chỉ giảng tu hành tâm tính, nhất là những pháp môn mà không giảng ‘đả toạ thực tu’. Như vậy Phật thể của họ là do vị Phật tiếp dẫn diễn hoá cho họ. Khi tới tiếp dẫn họ thì trực tiếp cấp Phật thể cho họ. Mà những [pháp môn] chân chính đả toạ thực tu, họ có thể tự mình tu xuất nguyên anh. Hơn nữa trong một số phương pháp tu luyện đặc thù của Phật gia và Đạo gia, có thể cải biến tự thân đạt tới tính mệnh song tu và cũng có thể tu xuất một số điều khác nữa, do chủ nguyên thần của mình làm chủ tể hết thảy.
Đệ tử: Nguyên thần là vật chất cao năng lượng phải không?
Sư phụ: Không thể lý giải như vậy. Nguyên thần của chư vị là do vật chất vi quan nhất, vi tiểu nhất, do vật chất bản nguyên nhất cấu thành. Tính cách của chư vị, đặc tính của chư vị chính là đã được chú định ra tại vật chất bản nguyên rồi, cho nên, trải qua hằng bao nhiêu năm, bao nhiêu đời đều rất khó thay đổi, mà bản tính là thiện lương.
Đệ tử: Jesus là đến để hoá độ những người đến từ thiên quốc của Ông đúng không?
Sư phụ: Lời nói ấy cũng không có nói sai, là vì nhân chủng Châu Âu, nhân chủng nguyên thuỷ nhất [ở Châu Âu] đều đến từ không gian đặc định của họ, họ ở đó có tình huống đặc thù ở nơi của họ.
Đệ tử: Trước khi con học Pháp Luân Đại Pháp, đã thấy Ngài trong mộng là nghĩa làm sao?
Sư phụ: Trước khi học Đại Pháp, rất nhiều người từng nhìn thấy tôi. Có hằng bao nhiêu năm, trước mấy chục năm có người đã biết tôi rồi, cũng có [người] là trong mộng nhìn thấy tôi, [người] như thế rất nhiều. Còn có những người toán quái [bói quẻ] đã từng nói ra từ hằng bao nhiêu năm trước, v.v. đây là phản ánh của các thời-không khác nhau.
Đệ tử: Con của con nói rằng đã thấy Ngài, cũng biết Ngài?
Sư phụ: Đứa trẻ nhỏ đó có căn cơ cũng khá, trẻ con nói không sai. Có một số trẻ nhỏ là có lai lịch, là đến để đắc Pháp.
Đệ tử: Đức, công và Chân-Thiện-Nhẫn phải chăng là vật chất đồng loại?
Sư phụ: Chân-Thiện-Nhẫn là không thể dùng vật chất thông thường để nhận thức, không thể là khái niệm đó. Mà bất kể gì đều là vật chất cấu thành, nhưng Ông không phải là khái niệm đó. Ông tựa như nguyên thần con người chúng ta, chư vị nói Ông và thân thể người chúng ta là do vật chất nào đó cấu thành, thì cũng như vấn đề mà tôi vừa đề cập đến, nó là không chính xác. Nhưng bất kể vật chất nào đều là vật thể, chân thực tồn tại là loại đặc tính này, cũng là thể hiện của Pháp. Mà đức và công chính là lấy hình thức vật chất mà thể hiện ra. Nhưng đều không phải là vật chất cùng loại, mặc dù đều là đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ.
Đệ tử: Có thể ăn hành gừng tỏi chăng?
Sư phụ: Ngày nay chúng ta tu luyện nơi người thường không có đề xuất vấn đề đó một cách cụ thể, nhưng trong tu luyện chuyên nghiệp của chúng ta, hoà thượng tương lai là cần giới [cấm] những thứ ấy. [Những ai] thật sự cùng mọi người đả toạ tập thể thực tu, thì cũng không thể ăn [những thứ đó]. Quá khứ đã từng vì nó can nhiễu người ta tu luyện, nên mới đề xuất vấn đề ấy. Hành gừng tỏi có thể kích thích thần kinh người, do đó hay ăn và ăn nhiều thì nghiện. Không ăn sẽ nghĩ tới, có thể khởi tâm chấp trước; những thứ đó thì hãy coi nhẹ chúng. Còn nếu đã đun chín thì không thành vấn đề, nó không còn mùi nữa, làm hành băm cũng khả dĩ. Chúng ta từ ý nghĩa thực tế mà nhìn, vì những năm đó Thích Ca Mâu Ni không cho ăn [những thứ ấy], chính vì [chúng] can nhiễu người ta tu luyện, mùi xuất ra rất ảnh hưởng người ta, không nhập tĩnh được. Bấy giờ mười vị, tám vị hoà thượng quanh thành một vòng, nhập tĩnh đả toạ, mùi đó xuất ra, thì mọi người không ai nhập tĩnh được. Vì đả toạ thực tu được coi là rất trọng yếu, thế nên giới [cấm] những thứ đó được xem là rất nghiêm túc.
Đệ tử: Đức, công và Chân-Thiện-Nhẫn là cùng loại vật chất hay không?
Sư phụ: Đức là một loại vật chất màu trắng, là một loại vật chất đặc thù. Nghiệp lực cũng là một loại vật chất đặc thù. Còn về công thì đó là một loại hình thành từ vật chất đức thăng hoa, và hoà với một số vật chất khác trong vũ trụ. Chân-Thiện-Nhẫn là Pháp, là một loại đặc tính, không thể dùng khái niệm vật chất thông thường để nhận thức, [đó] là siêu vật chất.
Đệ tử: [Thân] thể bất hoại được hiểu như thế nào?
Sư phụ: Đã xuất khỏi thế gian pháp thì là ‘bất hoại chi thể’. Phật thể liệu có thể bị hoại chăng? Ông là cấu thành từ vật chất phong phú nhất tốt nhất trong vũ trụ, vũ trụ bất hoại thì Ông cũng bất hoại.
Đệ tử: Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cuối cùng phải chăng đều tới Thế giới Pháp Luân?
Sư phụ: Thế giới Pháp Luân của tôi vẫn là không chứa hết được đâu! Chỉ có [ai] chân chính đắc chính quả viên mãn thì mới có thể đi. Nói ‘tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì tới Thế giới Pháp Luân’, hỏi hiện nay người có hằng bao nhiêu ức! Tương lai còn nhiều [người] hơn nữa học Đại Pháp, con người trải qua đời này qua đời khác vẫn cần sinh sôi tiếp tục tu, [nếu] đều tới Thế giới Pháp Luân thì hẳn là không chứa nổi. [Ai] tu không viên mãn [thì] tới không gian cao tầng cũng là tốt đẹp. Trong học viên chúng ta có một phần lớn là đến từ các tầng thứ cao khác nhau, sau khi đắc Pháp thì quay trở về thế giới nguyên lai của mình.
Đệ tử: Cháu ngoại gái năm tuổi của con đã tham gia hai kỳ lớp học, trong mộng thường dậy luyện công, người lớn nói thì cháu cũng không trả lời, như thế có bình thường không? Cháu cũng thường thấy được Thầy dạy cho biết chữ, dạy vẽ, gặp Thầy ở trong hư không và mây các màu, [đó là sao]?
Sư phụ: Điều luyện là Pháp Luân Đại Pháp thì là bình thường. Là đứa trẻ căn cơ rất khá, nhất định chớ để cháu học những thứ công loạn bát nháo kia, không được làm hỏng đứa nhỏ. Những trẻ nhỏ loại này đều là tới để đắc Pháp, nhất định chớ để con trẻ làm điều xấu. Toàn quốc có một lô lớn những trẻ em như thế.
Đệ tử: Tiêu chuẩn tiếp nhận học viên mới là gì?
Sư phụ: Không có. Có thể luyện thì cứ luyện thôi, tất nhiên cũng nên chỉ ra hai loại bệnh là không thể tu, đây là điều tôi đề xuất: người bệnh trầm trọng nguy hiểm nghiệp lực quá lớn, cũng không thể tu luyện; người bệnh tâm thần nghiệp lực tư tưởng quá lớn, chủ nguyên thần không thanh [tỉnh] cũng không thể tu luyện.
Đệ tử: Tu luyện nơi người thường không cải biến kết cấu phân tử trong [thân] thể, vậy thì chúng ta xuất thế gian pháp phải chăng sẽ cải biến kết cấu phân tử trong [thân] thể?
Sư phụ: [Nếu] trong tu luyện chư vị không cải biến, sau khi xuất thế gian pháp, thì chư vị còn cải biến thế nào? Tại thế gian pháp là đã bắt đầu từng bước từng bước cải biến và đề cao, khi tới xuất thế gian pháp, về cơ bản đã toàn bộ cải biến xong rồi.
Đệ tử: Trên TV chiếu “Câu chuyện Đạt-Ma”, thì không để học viên xem là có đúng chăng?
Sư phụ: Cái này không sao cả, học viên sẽ coi đó như một câu chuyện cổ mà xem thôi, sẽ không chiểu theo đó mà học. Về con người hiện nay chư vị mà không dạy họ Pháp thì họ khẳng định sẽ không học, ngay cả hoà thượng Phật giáo hôm nay ngồi toạ nơi kia, nói thế nào họ cũng không học. Cái này không sao cả, vì chúng ta đã nhấn mạnh khi ở trên lớp rồi, pháp môn Thiền Tông đã không tồn tại nữa, mà không chỉ bây giờ là không tồn tại nữa, tới [sau] lục tổ Huệ Năng là đã mất rồi. Hàng mấy trăm năm [qua] nó đã không còn từ lâu rồi, điều lưu lại là lịch sử. Chư vị xem hoà thượng Thiền Tông ngày nay họ là đọc gì? Như là kinh Phật A Di Đà họ cũng lấy ra đọc, họ không còn những điều của Thiền Tông nữa. Pháp của Thiền Tông đã không còn tại thế gian nữa, thực ra vào thời kỳ mạt pháp thì Pháp nào cũng không còn, không chỉ nói về Pháp của Thiền Tông.
Đệ tử: Có những người chưa từng tham gia lớp học nhưng đã tham gia luyện công, đã mua sách và huy chương Pháp Luân, nhưng về sau không luyện nữa, hỏi nên thu hồi sách và huy chương hay không?
Sư phụ: Họ đã mua thì là mua rồi, không cách nào thu hồi lại, vì họ đã bỏ tiền ra rồi. Chúng ta cũng không có phương pháp quản lý hành chính nào. Ban đầu tôi không hề chủ trương đưa ra những thứ ấy, vì các học viên, các đệ tử yêu cầu nên nay mới đưa ra, chỉ có thể như vậy thôi.
Đệ tử: Làm “đầu đỉnh bão luân” thì đầu luôn cảm thấy rất nặng, không ngẩng lên được thì là sao?
Sư phụ: Mặc kệ những cái đó, đầu nặng không nhất định là chuyện xấu. Tu xuất ra công trụ rồi cũng có trọng lượng, cũng có cảm giác. Nếu trên đó xuất ra một quả cầu ánh sáng lớn thì nó cũng áp chư vị, trên đó nếu ngồi toạ một vị Phật thì còn áp chư vị hơn nữa. Đừng quản rằng trên đó có những gì, mà luyện công đều như vậy, đều là ‘hảo sự’. Trên đỉnh đầu người sẽ xuất hiện rất nhiều thứ, [người khác] luyện khí còn xuất hiện một cột trụ khí rất lớn nữa kia.
Đệ tử: Trong mộng khi gặp khảo nghiệm, phản ứng làm ra còn tốt hơn khi thanh tỉnh, đó là phó nguyên thần chăng?
Sư phụ: Thế đương nhiên rất tốt, không phải phó nguyên thần. Phó nguyên thần làm việc không để chư vị thấy, chư vị vẫn chưa biết, kia là bản thân chư vị.
Đệ tử: Khi tu luyện tới tầng thứ tịnh bạch thể trở lên, trên thân phải chăng không có những phản ứng về lạnh, nóng, tê, sưng, v.v.
Sư phụ: Cũng vẫn có. Vì đó là thể hiện của những thứ khác nhau tại các tầng thứ khác nhau trên thân chư vị, những trạng thái khó chịu giống như mắc bệnh sẽ càng ngày càng ít, nhưng cũng không nói rằng cái gì cũng không có. Tôi giảng cho chư vị, rằng Thái Thượng Lão Quân có một câu thế này, và trong sách của Đạo gia cũng có câu như thế: ‘Dù tu cao đến đâu, sao vẫn khó chịu thế này? Chỉ vì tại người thường.’
Đệ tử: Pháp Luân Đại Pháp có mâu thuẫn với tôn giáo hay không?
Sư phụ: Trong lịch sử chúng tôi chưa từng tiến nhập vào tôn giáo. Hiện tại chúng ta phần lớn đều tu luyện trong người thường, nên Ông không phải tôn giáo. Mục đích của tôn giáo: Một là tu luyện, hai là hoá độ người, bảo người ta làm điều tốt, để cho đạo đức thế gian con người kéo dài. Đó là hai điều mà họ làm. Chúng ta tu luyện nơi người thường cũng có thể khởi tác dụng đó, nhưng chúng ta không có hình thức tôn giáo. Tương lai hẳn sẽ có đệ tử chuyên nghiệp tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa tiến hành tới bước đó. Hỏi đối đãi vấn đề này như thế nào? Hiện nay có những hoà thượng đã tu luyện Đại Pháp rồi, dù sao đi nữa, Pháp chúng ta là có ích cho xã hội, có ích cho người. Chúng ta không can thiệp chính trị của xã hội, không vi phạm chính sách của chính phủ, chúng ta không làm những việc đó. Đối với quốc gia đối với xã hội người thường đối với sự việc gì [chúng ta] cũng không có chỗ có hại, chỉ có thể là có chỗ tốt.
Đệ tử: Khi con đả toạ thì thường tựa như ngồi thang máy trượt xuống, bản thân biến thành rất bé, không biết là sao?
Sư phụ: Cái đó cũng bình thường. Là vì nguyên thần chính là rất nhỏ, cũng có thể biến thành rất lớn. Cho nên người ta khi luyện công thì thân thể sẽ nở rộng ra ngoài. Do đó có người cảm thấy tựa như ‘đỉnh thiên lập địa’; có người cảm thấy biến thành rất nhỏ, đều là bình thường. Nhưng có một điểm này, người tu luyện một khi làm điều không tốt lắm thì cũng sẽ có cảm giác rơi rớt xuống, đó là tầng thứ rơi rụng xuống, dung lượng của thân thể cũng rút nhỏ lại.
Đệ tử: Mấy tháng gần đây, con trong mộng vẫn luôn cùng một số người thân thích chung quanh đang bận rộn ở nơi bùn lầy rất trơn trượt.
Sư phụ: Đó chính là người ở nơi người thường, người ta nhìn nhân loại thì chính là hoà với bùn đất.
Đệ tử: Pháp Luân Đại Pháp tu luyện đắc chính quả thì có nhất định cần phải mang theo bản thể không?
Sư phụ: Pháp môn này của chúng ta yêu cầu viên mãn là mang theo bản thể. [Nếu] không mang theo bản thể được, [hoặc] thân thể ấy chưa đạt tới hình thức loại đó thì có thể là không được đâu. Vì sao? Vì chúng ta đều có thể đạt tới, chân chính tu luyện thì hẳn đều có thể đạt tới, chỉ cần chư vị tiến nhập quả vị mà tu luyện xuất thế gian pháp, thì thân thể chư vị đã thành rồi, khá nhiều người đã đạt tới bước đó rồi [chỉ là] tự mình không biết. Là vì thân thể có một bộ phận bị khoá chắc lại và chịu một số trói buộc, cho nên cảm giác không ra. Thuận theo việc chư vị tu luyện thì sẽ càng ngày càng minh hiển. Nhưng [tôi] cần nói rõ một vấn đề, có người có thể vì những nguyên nhân nhiều mặt mà hạn chế đạt không tới viên mãn, chỉ có thể làm người trời (Thần Tiên) ở các tầng thứ khác nhau, do đó thân thể biến hoá rất ít. Kỳ thực từ người bình thường mà nhìn thì đã là đại phúc phận cao không với tới được, tốt đẹp không cầu tới được rồi. Ở những khí công thông thường và [khí] công phụ thể và tà pháp thì hoàn toàn không đạt tới đó được.
Đã hết các tờ câu hỏi rồi. Hôm nay những câu hỏi mà tôi giải đáp ấy là tôi muốn chủ yếu nhắm vào các phụ đạo viên và cốt cán chúng ta mà giảng. Tất nhiên, [tại đây] chúng ta có một số học viên thậm chí chưa từng tham gia lớp học hoặc chỉ tham gia một lần lớp học, lẽ ra không nên đến nhưng đã đến. [Tôi] không nói rằng chư vị không nên nghe Pháp này, cũng không nói rằng chư vị không thể tu, mà chính là nói rằng chư vị vẫn chưa tiếp thu được những điều này, nó động chạm tới vấn đề rất lớn. Không để chư vị vào thì chư vị có thể sẽ có ý kiến, tâm tính mà không cao, thì có thể sẽ nhận xét linh tinh; để [chư vị] vào thì lại e chư vị tiếp thu không nổi, sinh ra hoài nghi làm hỏng tương lai của chư vị. Dù sao đi nữa, nếu nghe mà không tin thì hãy xem như nghe một câu chuyện cổ, nhất định đừng nảy sinh cảm giác mâu thuẫn.
Giảng Pháp này chủ yếu là giảng cho phụ đạo viên và cốt cán chúng ta, có chỗ tốt cho chư vị sau này triển khai công tác. Một số câu hỏi là có tính tương tự, [dù] học viên đề xuất ra mà giải đáp không được, [thì] ít nhất chúng ta có thể biết được một số điều. Kỳ thực tôi đã nói, không tổ chức buổi họp các phụ đạo viên này [thì chư vị] cũng có thể làm được. Nói như, khi tôi giảng xong bài tại lớp học ở Tế Nam và sắp rời đi, rất nhiều Giác Giả đều nói với tôi: Lớp học này đã giảng hết tất cả rồi. Ý là những gì nên để người thường biết thì đã đều giảng ra rồi. Tôi nói rằng chính là chiểu theo Pháp này mà học, chỉ cần chư vị học thấu Ông thì không có vấn đề không giải quyết được. Pháp này mà tôi giảng ấy, không chỉ là tình huống của trong một môn này của tôi, do đó nói rằng Ông là một điều rất to lớn. Tất nhiên những việc mà chúng ta làm hôm nay là khác với công truyền ra và những việc làm trong quá khứ. Người ta giảng ‘phổ độ chúng sinh’, Thích Ca Mâu Ni cũng đưa cả động vật bao gồm trong đó. Thích Ca Mâu Ni giảng phổ độ chúng sinh và Ông có thể phổ độ chúng sinh, đối với hết thảy sinh mệnh Ông đều cần từ bi. Tại sao chúng ta hôm nay không làm thế? Chúng ta độ nhân còn muốn lựa chọn? Vào lớp học chúng ta là cần có điều kiện tuyển chọn? Bởi vì hết thảy sự tình đều đã khác xưa, có những người xấu xa đến mức không thể được nữa, chính là cần bị thanh lý. Có những người là cần lưu lại, có những người có thể tu luyện lên, chính là xuất hiện vấn đề như thế đó.
Được rồi, tôi nghĩ rằng chúng ta cần đối đãi buổi họp này thế nào? Điều nên nói và không nên nói về sau này thì làm thế nào? Mọi người chúng ta đều biết nên làm thế nào, tôi cũng không nhấn mạnh vấn đề này nữa. Chỉ là nói một câu: Hãy có trách nhiệm với Pháp này của chúng ta, hãy có trách niệm về cá nhân chư vị, thì chư vị biết được nên làm thế nào, [tôi] giảng bấy nhiêu thôi.
…… Chúng ta sau khi trải qua thảo luận, có thể tiến thêm một bước nhận thức sâu hơn về Đại Pháp, cũng thống nhất nhận thức của chúng ta, tương lai thì việc giải đáp cho các học viên thì tôi nghĩ là sẽ tốt hơn nhiều, đây là một điều. Còn điều nữa mà tôi chưa có nói điều này cho một số người phụ trách chúng ta, chính là chư vị hãy mở đầu ở quê tôi, tổ chức một chút, chúng ta không thể chỉ luyện công tập thể, chúng ta hãy tìm và định ra thời gian tập thể cùng đến học Pháp. Từng chương từng mục, mọi người niệm đọc, thảo luận một chút. An bài thời gian học tập là cố định lại tựa như luyện công tập thể. Tôi nghĩ rằng làm như thế là tốt hơn, có tính nhắm thẳng, như vậy thì đối với tương lai chúng ta, khi gặp vấn đề thực tế thì có Pháp để có thể dựa vào. Chúng ta mở đầu, tại những trạm phụ đạo các nơi toàn quốc có thể có tác dụng dẫn đầu rất là tốt. Sau này các nơi toàn quốc có thể phỏng theo, làm như vậy là có chỗ hết sức tốt đẹp cho việc đề cao nhận thức của chúng ta, [tôi] đưa ra kiến nghị như vậy.
Băng thu âm của Tổng trạm Pháp Luân Đại Pháp Trường Xuân
● ● ● ● ● ● ● ● ●