Falundafa.org

Kiến nghị tại Hội nghị Phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh

17 tháng Chạp, 1994

Tôi đứng giảng [để] mọi người nhìn rõ.

Khá lâu rồi tôi không gặp mặt mọi người. Vì có rất nhiều việc về phương diện truyền công đều cần xử lý, đều là [điều] mà người thường không dễ lý giải lắm, không có thể lý giải lắm, cho nên dừng việc mở lớp. Trong đoạn thời gian đó chính là xử lý những vấn đề ấy, bây giờ về cơ bản những vấn đề đó đều đang kết thúc rồi. Nguyên [dự định] là sau khi hoàn tất, sau khi làm xong những việc đó, thì tôi mới lại ra an bài các việc truyền công sau này sẽ thế nào. Nhưng mà, mở lớp học lần này ở Quảng Châu, vì bấy giờ định ra rất vội, báo chí cũng đăng rồi, quảng cáo cũng lên rồi, còn nhận rất nhiều học phí rồi. Do đó tôi không thể không giữa chừng bước ra, nghĩa là trước khi mở lớp ở Quảng Châu, thì tới Bắc Kinh trước để chuẩn bị một số công tác. Vì thế [tôi] nhân cơ hội này gặp mặt mọi người, gặp mọi người tôi rất vui.

Trước đây tôi từng giảng một câu, tôi nói rằng chuẩn mực đạo đức con người hiện nay đã rất thấp rồi, trong các ngành nghề rất khó tìm được một miền đất thanh tịnh. Tuy nhiên, một khi tới đây, tôi là thấy chúng ta một trường hết sức an hoà, miền đất của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta, tôi dám nói đó là một miền ‘tịnh thổ’ (vỗ tay). Đồng thời, tôi cũng thấy mọi người chúng ta tu luyện được thành quả hết sức đáng mừng, mọi người đều có tâm yêu cầu đề cao hướng Thiện, thật đáng mừng phi thường. Cho nên bầu không khí này hoàn toàn giống như tâm thái chúng ta, nói cách khác, [mọi người] đã không uổng công học Đại Pháp, đều thu được thành quả nhất định. Tôi cũng không uổng truyền Đại Pháp này, đây là việc thật sự khiến tôi hài lòng. Thời mà tôi mới vừa tới Bắc Kinh giảng Pháp truyền công, lớp học đầu tiên chính là ngần này người. Nhưng chúng ta qua một đoạn thời gian, tới nay cũng mới có hai năm, thực ra tôi chính thức truyền Pháp này chỉ là một năm, thời bắt đầu là lấy hình thức rất thấp là khí công để truyền Pháp. Chúng ta hiện nay, chỉ riêng nơi Bắc Kinh này, các phụ đạo viên đã có thể nhiều ngần này rồi, [điều ấy] nói lên rằng Pháp Luân Đại Pháp chúng ta đã được nhiều người thiện lương hơn nữa nhận biết, có thể đạt được đề cao trong Pháp này, và tu luyện chính mình, đó là việc hết sức đáng mừng. Bây giờ thống kê cụ thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta có bao nhiêu người, thì đã rất khó thống kê rồi; người truyền người, không đếm được. Có những nơi là có một hai người học ở một huyện hoặc một thị, rồi kết quả phát triển thành hơn nghìn người. Khá nhiều nơi đều là hình thế như vậy, phát triển phi thường mau chóng.

Tại sao như vậy? Vì như tôi đã giảng, Pháp Luân Đại Pháp chúng ta là tu luyện tâm tính người ta, yêu cầu người ta đề cao chuẩn mực đạo đức. Cũng thật sự chỉ ra nguyên nhân căn bản chúng ta tu luyện tại sao không tăng công, điểm trúng vấn đề ấy, do đó chúng ta là nói tới vấn đề thực chất. Trước đây tôi từng giảng, có người từng kể với tôi trong bài tâm đắc thể hội, nói rằng sau khi Pháp này của Thầy được truyền xuất ra, là gây dựng những chỗ rất tốt cho văn minh tinh thần nơi xã hội chúng ta. Tất nhiên như tôi đã giảng, mục đích chủ yếu vẫn không phải điều đó, tôi chỉ là muốn lưu Pháp này cho con người, đưa Ông truyền ra để nhiều người hơn nữa được lợi ích, có thể thật sự được đề cao. Dùng lời của Phật gia chúng ta mà nói, thì là có thể thật sự thăng hoa lên trên, đắc được viên mãn. Nhưng Pháp này nhất định mang tới hiệu quả như vậy, khiến chuẩn mực đạo đức con người được đề cao lên. Vì yêu cầu của công pháp chúng ta, tôi nói rằng chúng ta điểm trúng vào chỗ thực chất, yêu cầu người ta coi trọng tu luyện tâm tính. Vì sao nhiều người thế, gồm cả rất nhiều tăng nhân, các đạo sỹ tu luyện chuyên nghiệp cũng như thế, họ đã không biết đề cao như thế nào nữa, họ chỉ coi trọng những điều ở hình thức, chứ không coi trọng những điều thực chất.

Người ta tâm tính nếu không thăng hoa lên được, thì tôi nói rằng hoàn toàn không thể nào đề cao lên được, vì đặc tính của vũ trụ này, Ông không cho phép [ai] tâm tính không cao mà lại thăng hoa lên đó. Nếu người có thể đạt tới trình độ đó, thì nghĩa là ở mức độ khác nhau đã được đề cao, và tôi nói rằng người ấy chẳng hạn không viên mãn, thì họ cũng có ích cho xã hội, họ sẽ không đã biết rõ mà vẫn làm điều xấu, họ biết rằng làm điều xấu sẽ mang tới một số hậu quả rất không tốt cho bản thân họ. Như vậy là họ là có đề cao tương ứng cho sự kiến thiết văn minh tinh thần của xã hội và cho chuẩn mực đạo đức của nhân loại, điều này là khẳng định. Chúng tôi truyền ra công này là cũng có trách nhiệm với con người, có trách nhiệm với xã hội, do đó chúng tôi cũng có thể làm được điều ấy, ảnh hưởng sinh ra nơi quần chúng cũng như trong những người tu luyện cũng là rất tốt. Chúng tôi vẫn luôn giữ vững yêu cầu của Pháp này như thế mà làm, công pháp chúng ta cũng không đi lệch, vẫn luôn duy trì trạng thái tu luyện thuần khiết và thuần tịnh như vậy.

Căn cứ hình thế hiện nay của chúng ta, tương lai tôi nghĩ rằng công này có thể truyền rộng rãi hơn. Gần nhất, hẳn là sang năm đi, khả năng sẽ truyền công nhiều hơn nữa ở nước ngoài, như vậy sẽ không chỉ có ảnh hưởng ở nước ta, thực ra ảnh hưởng ở nước ngoài cũng rất lớn rồi. Có người từ nước ngoài trở về đã nói với tôi, nói rằng khi họ đi ăn ở một nhà hàng tại Mỹ quốc, thấy treo ở đó giới thiệu về tình hình Pháp Luân Công, và anh ta cảm thấy rất lạ, sau đó bèn hỏi người ta. Chúng ta chưa biết điều này, cũng chưa nắm vững tình huống này, mà khả năng đà phát triển đã rất nhanh chóng rồi. Nguyên nhân căn bản ấy chỉ là chúng ta rất coi trọng việc đề cao tâm tính, đối với xã hội cũng vậy, với người các giai tầng khác nhau cũng vậy, với người có các cách nghĩ khác nhau cũng vậy, đều có thể tiếp thu Pháp Luân Đại Pháp. Đây là điều tôi vừa giảng, chỉ là nói lược qua một chút, chính là Pháp Luân Đại Pháp chúng ta bây giờ là có tình huống phát triển như thế.

Vì đây là hội nghị của các phụ đạo viên, nên tôi giảng một chút về phương diện này. Từ tình huống phát triển của Pháp Luân Đại Pháp các nơi mà xét, đều là có những sở trường khác nhau, cũng tổng kết được không ít kinh nghiệm, cũng có không ít kinh nghiệm rất hay về việc học tập Đại Pháp và trong tu luyện. Vì quãng thời gian này tôi là ở nhà, vẫn luôn ở Trường Xuân, cho nên nắm bắt tình huống Trường Xuân có phần nhiều hơn, nói ví dụ như, hiện tại Trường Xuân đang dấy lên làn sóng học Pháp, làn sóng học Pháp thế nào? Hiện nay ở các địa phương khác, lấy việc luyện động tác là có tính rất trọng yếu. Tất nhiên điều đó là rất trọng yếu, [đã là] công pháp tính mệnh song tu, đương nhiên đó là không thể thiếu. Nhưng tại Trường Xuân, người ta đặt Pháp ở vị trí còn trọng yếu hơn để mà học, cho nên họ kiên trì mỗi ngày sau khi luyện công, bèn ngồi ở đó bắt đầu đọc sách, bắt đầu học Pháp. Sau khi học Pháp mọi người còn cần thảo luận, thảo luận từng đoạn từng đoạn. Sau này, họ phát triển thành học thuộc sách, họ cảm thấy ‘những điều này quá tốt’ (tất nhiên đây là lời học viên nói, không phải [lời] của tôi nói), trong quá khứ rất nhiều kinh sách trong đó bàn luận rất không minh xác, đều nói một cách rất lờ mờ, [thế mà] người ta còn học thuộc lòng. Tất nhiên [các học viên] còn nói những ý kiến khác. Tôi chỉ là nói về ý tứ này, nói rằng những điều tốt đến thế thì vì sao chúng ta không học thuộc đi? Mọi thời mọi khắc yêu cầu chúng ta có thể làm người tốt nơi người thường, có thể đề cao, chư vị thuộc rồi thì chẳng phải còn tốt hơn sao? Mọi thời mọi lúc đều có đối chiếu. Như vậy là khởi phát làn sóng học thuộc sách.

Hiện nay ở Trường Xuân khả năng có trên vạn người đang học thuộc sách, hình thức họ học Pháp bây giờ có tình huống thế nào? Chính là ngồi xuống bắt đầu học, không cần sách, họ từ đầu bắt đầu đọc thuộc sách, dừng lại, và người khác tiếp tục đọc thuộc, không sai một chút nào, đọc thuộc tiếp không sai một chữ nào. Sau đó [tiếp tục] người này đọc thuộc một đoạn người kia đọc thuộc một đoạn. Sau này phát triển thành sao chép sách. Nếu chép sai một chữ, bèn làm lại toàn bộ, sao lại toàn bộ lại mới. Mục đích là gì? Chính là để nhận thức và lý giải sâu sắc hơn nữa về Pháp, làm như vậy đối với các học viên là cực kỳ có lợi. Là vì họ đã có ấn tượng sâu sắc đến thế trong tư tưởng của mình, họ khi hành động thì mỗi khi làm việc gì, họ đều có thể dùng tiêu chuẩn người luyện công để yêu cầu chính mình, thật sự có khác biệt.

Trước đây tôi chưa có yêu cầu học viên chúng ta như thế. Chính là vừa mới nói ra; ở những địa phương khác thì những kinh nghiệm khác được tổng kết ra đều rất tốt. Tôi cũng nói với trạm phụ đạo Trường Xuân, tôi nói rằng kinh nghiệm của chư vị là nên quảng bá ra toàn quốc. Những học viên này từ khi học Pháp như thế về sau đề cao phi thường mau chóng, tầng thứ đề cao cũng hết sức nhanh, đều là tất nhiên. Nhưng khá nhiều người chúng ta, vì chúng ta luyện công, mọi người ngồi đây đều là các phụ đạo viên, tôi có thể nói sâu hơn, đều không sao cả. Trong sách của tôi thì mỗi từng chữ, tại tầng thứ nông mà nhìn thì là một Pháp Luân; tại tầng thứ thâm sâu mà nhìn thì đều là Pháp thân của tôi, ngay cả bộ thủ ở bên cũng đều là có riêng, khi qua miệng của chư vị mà đọc ra, thì cũng là khác nhau. Khá nhiều người đã tu luyện ra công rất khá, khi đọc các chữ ra thì đều có hình tượng, từ miệng phát ra đều là Pháp Luân. Nói cách khác cuốn sách này không phải là một cuốn sách bình thường, tất nhiên nếu tầng thứ không đủ thì vẫn là không được [như thế]. Riêng bản thân việc có thể khiến chư vị đọc sách học Pháp thì đã đang đề cao, vì chúng ta chú trọng vào tu luyện tâm tính, bản thân việc nhận thức Ông từ lý tính đã là đề cao rồi.

Chúng ta là công pháp tính mệnh song tu, bản thân động tác chủ yếu là cải biến bản thể, nghĩa là cải biến nhục thân của chúng ta và các hình thức biến hoá của thân thể vật chất tồn tại ở mỗi từng không gian, chủ yếu là có ý nghĩa đó. Còn có những thứ thuật loại nữa. Thật sự muốn được đề cao, tôi nói rằng cần phải đề cao trong Pháp. Nếu tâm tính chúng ta không lên được, không thể đạt được đề cao trong Pháp, thì những cái khác đều là nói suông thôi. Tại sao nói như vậy? Là vì chư vị chưa có tầng thứ, tâm tính chưa lên, nên chưa có cái công xác định tầng thứ cao thấp. Không tu luyện tâm tính thì không có công, không có sự gia trì của năng lượng đó, chư vị muốn cải biến bản thể của chư vị thì cải biến như thế nào? Đã thiếu mất điều then chốt nhất. Không có loại năng lượng ấy để gia trì, thì chư vị không cải biến được gì cả, cho nên học Pháp là cực kỳ trọng yếu. Tôi nghĩ rằng, người tu luyện cần đọc sách nhiều hơn nữa, bảo đảm mọi người đề cao sẽ rất nhanh chóng. ([Học viên] ngắt lời: Họ nói rằng Ngài hẳn là mệt lắm, thỉnh Thầy ngồi xuống, để giảng thêm một chút.) Là muốn tôi giảng nhiều hơn một chút. (vỗ tay nhiệt liệt)

Vừa rồi chủ yếu là giảng một chút về hình thế phát triển của Pháp Luân Đại Pháp chúng ta. Danh từ “Pháp Luân Công” là cách gọi của chúng ta khi truyền công ở Bắc Kinh thời kỳ đầu. Vì như tôi đã giảng, ‘khí công’ là một loại danh từ mà người hiện đại sáng tạo ra, mà thực chất ‘khí công’ chính là một loại tu luyện. [Những điều] phổ cập nơi người thường, chẳng qua là những thứ hình thức thấp nhất của khí công. Chỉ vừa vặn có thể cải biến [thân] thể người hướng về luyện công, bất quá chỉ là những điều của giai đoạn đầu, đưa chúng truyền xuất ra, chứ thực chất đó là ‘tu luyện’. Công pháp chúng ta trực tiếp chính là truyền ở tầng thứ cao. Vì bao nhiêu năm nay khi khí công phổ biến ra, đã đặt cho người ta một cơ sở nhận thức sơ bộ về khí công rồi, do đó không cần phải giảng lại những điều đó nữa. Chúng ta lập tức là ở tầng thứ cao mà bàn về vấn đề tu luyện này, chúng ta sau này không nên lại gọi Ông là ‘khí công’ hoặc ‘khí công gì gì đó’ nữa.

‘Pháp Luân Công’ chúng ta, đương nhiên khi chưa được [người ta] nhận thức thì chư vị gọi như vậy, cũng khả dĩ. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nguyên vốn là ‘Pháp Luân Tu Luyện Pháp’, ‘Pháp Luân Tu Luyện’, hoặc gọi là ‘Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp’. Đó là một vấn đề nói đến ở đây, tức là cách gọi tên như thế. Tôi cũng liên tưởng tới một vấn đề, chính là khá nhiều học viên chúng ta, lặng lẽ làm những việc tốt. Tại xã hội, ở các hoàn cảnh khác, trong công tác, đã làm rất nhiều việc tốt, ‘bất lưu danh bất kể báo’, những ví dụ như thế có vô cùng nhiều, tôi biết việc này, chư vị không nói tôi cũng rõ ràng. Chúng ta không lưu danh ấy là điều tốt. Tuy nhiên mọi người chúng ta thử nghĩ xem công pháp này của chúng ta đã truyền ra, hiện nay đã có hiện tượng khiến nhân tâm hướng Thiện đạo đức thăng hoa ở xã hội như thế. Nếu đạt được tình trạng đó, tôi nghĩ rằng ảnh hưởng của Pháp Luân Đại Pháp cũng là có ảnh hưởng nhất định. Cho nên tôi nhìn nhận rằng, khi một số người làm điều tốt đẹp, và người ta hỏi chư vị: ‘Tên bạn là gì?’ mà chư vị lặng thinh, không lưu danh không kể hồi báo, điều chúng ta cầu là công đức mà. Tôi nghĩ rằng chư vị không nên không nói, chư vị bảo: ‘Tôi là tu luyện Pháp Luân Công’, hoặc nói ‘Tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp’. Làm như thế sẽ có chỗ tốt cho ảnh hưởng đối với xã hội, cho hồng truyền Đại Pháp chúng ta. Người ta đều tới cầu chính Pháp thì chẳng phải tốt đẹp sao? Tôi nghĩ rằng như thế thì sẽ tốt hơn. Vì những ảnh hưởng của chúng ta, các nơi toàn quốc có rất nhiều người học công rồi, ảnh hưởng này cũng đã rất lớn. Hiện nay có người làm một chút điều tốt ở xã hội, thì người ta đều cảm thấy lạ lắm. Tất nhiên một số người, còn cảm thấy ‘Thời này rồi còn xuất hiện [người như] Lôi Phong, những người này quả là tốt!’ Chúng ta không ngại gì thì có thể nói rõ cho họ.

Quãng thời gian này, còn có một số vấn đề. Chẳng hạn một số học viên trong quá trình tu luyện có rất nhiều câu hỏi mà họ mãi vẫn không tự giải khai được, ‘Tại sao như thế?’ ‘Thế này là có ý tứ gì?’ Chính là những câu hỏi [như thế], những phụ đạo viên chúng ta ngồi đây, chư vị mà không tin thì nếu tôi ở đây bảo chư vị đặt câu hỏi, chư vị sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi mà các học viên đặt ra ở lớp học. Tại sao như thế? Chính là như tôi vừa giảng, nhận thức về Pháp vẫn chưa thâm sâu, vì tôi là kết hợp những điều của các tầng thứ khác nhau lại khi giảng. Có người đọc sách xong một lượt, họ cảm thấy là rất tốt. Sau đó lại đọc lại thì lại có lĩnh hội mới, đọc lại nữa thì lại có lĩnh hội mới, dường như chữ ấy có ý nghĩa đã biến đổi rồi. Rất nhiều người chúng ta đều có cảm giác đó, chính bởi vì cuốn sách này là tôi kết hợp những điều của các tầng thứ khác nhau mà giảng, thuận theo sự thăng hoa của chư vị thì sẽ có các nhận thức khác nhau, đây chính là Pháp. Tôi nghĩ rằng nếu chư vị thật sự có thể học Pháp này một cách hết sức thiết thực, lấy Pháp để đối chiếu, thì vấn đề gì của chư vị cũng đều có thể giải được dễ dàng, khẳng định là như vậy, miễn là câu hỏi về tu luyện thì đều có thể giải khai được.

Tôi nhớ lớp học ở Tế Nam là lần giảng toàn bộ nhất, rất nhiều vấn đề đều giảng ra rồi, tuy những vấn đề cực kỳ cá biệt có thể chưa giảng chi tiết lắm, nhưng ý tứ là đã được điểm tới. Chư vị không tin thì khi mọi người chúng ta thật sự có thể học Pháp nhập tâm, thì câu hỏi gì cũng có thể đạt được giải đáp. Kỳ thực chúng ta có rất nhiều câu hỏi, có người nói ‘Tôi [cảm thấy] khó chịu ở chỗ này, khó chịu ở chỗ kia’. Rất nhiều người vẫn không nghĩ rằng, nếu chư vị mà không khó chịu gì cả thì là hỏng rồi, tôi là không quản chư vị. Bởi vì chư vị muốn tu luyện —thì vẫn là lời nói ấy— chính là không dễ dàng gì. Chúng ta có thể nói rằng, người ta đều có tồn tại nghiệp lực, lẽ nào không hoàn trả? Nếu nói riêng cá nhân chư vị ngay lập tức được tiêu bỏ mọi thứ đó đi, để chư vị làm Phật, [phải chăng] ấy là xem chư vị đặc thù sao? Tôi chính là nói ý tứ đó. Người nào chẳng phải đều trải qua tu luyện mới có thể đề cao? Trong quá trình tu luyện chính là tiêu nghiệp, chính là chịu khổ. Chư vị không chịu khổ thì nghiệp kia vẫn không tiêu được, cho nên những thống khổ trên thân thể ấy, cái đó không nhất định là chuyện xấu. Những phiền toái trong cuộc sống chư vị đụng phải ấy, cái đó cũng không nhất định là chuyện xấu, chư vị chịu đựng qua rồi, mà chư vị không biết.

Chúng ta nói một ví dụ, quá khứ trong Phật giáo giảng rằng, tu luyện ấy, cần chịu khổ rất nhiều. Vì chư vị còn chưa biết, một chút khổ mà chư vị chịu ấy nào đáng gì? Vì đã có Sư phụ đang quản chư vị rồi, tiêu trừ cho chư vị rất nhiều. Đời này qua đời khác hỏi ai chưa từng làm điều xấu? Tôi nói rằng con người hôm nay, khi đã tới bước này, nói chưa từng sát sinh, người chưa từng nợ nghiệp lực rất lớn thì rất khó tìm thấy. Chúng ta thử đảo qua lịch sử, thời đó, khi chư vị làm những điều còn xấu tệ hơn, thì người khác phải chịu nạn lớn ngần nào? Như thế chư vị hôm nay chịu nhận một chút ấy, mà chư vị đã không chịu nổi rồi. Đương nhiên ý này là được giảng tới đó, rất nhiều người nhìn không thấy [điều ấy], ở đây là giảng tu luyện mà, chính là giảng vấn đề ngộ tính. Chư vị không nhìn thấy, thì là không nhìn thấy, [nếu] chư vị đều nhìn thấy cả, thì cũng không làm điều xấu nữa, cũng không tồn tại vấn đề tu luyện nữa. Do đó người đã rơi rớt xuống tới bước này, thì chính là để chư vị không nhìn thấy, rơi vào trong mê mà tu luyện.

Còn có một vấn đề, đã nói tới đây thì tôi cũng thuận tiện giảng một chút. Chính là chúng ta có rất nhiều người đã khai mở thiên mục, khai thiên mục ở các tầng thứ khác nhau. Nhưng đều chưa đạt tới tầng thứ rất cao, những điều nhìn thấy được lại không phải bản chất của sự vật, không nhìn tới được quan hệ nhân duyên của chúng. Cho nên ở đây còn mang tới một vấn đề, chính là họ có thể sẽ tuỳ tiện nói. Họ một khi giảng nói tuỳ tiện, thì sẽ đưa tới hậu quả nghiêm trọng. Người kia [nghe và] bảo, ‘Tôi luyện làm sao mà tới mức độ này, làm sao như thế được?’ Kỳ thực, điều họ nhìn thấy không chuẩn xác. Ví như, khá nhiều người mà thiên mục khai mở nói: Người này có phụ thể, người kia có phụ thể, đều có phụ thể. Ngay từ đầu tôi đã nói lời như vầy, tôi nói rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người tu luyện chân chính chúng ta là không có phụ thể, tôi đều đã thanh lý hết những cái đó rồi. Thế thì tại sao có những người nhìn thấy một số hình tượng động vật, thấy được một số hình tượng thế này, một số hình tượng thế kia? Thật ra tôi bảo mọi người này, chúng ta có rất nhiều người không phân biệt rõ ràng hình thức tồn tại của chủ nguyên thần, phó nguyên thần và phụ thể. Kỳ thực điều họ nhìn thấy chẳng qua là [hình tượng] đời trước của phó nguyên thần chư vị, hoặc đời trước của chủ nguyên thần chư vị, chẳng qua là tình huống đó thôi. Chư vị một khi giảng loạn như thế, thì chẳng phải tạo thành khủng hoảng tâm lý cho người khác sao? Chư vị nói ai đó ai đó có phụ thể, nhưng thật ra họ hoàn toàn không là phụ thể.

Quá khứ, trong Phật giáo từng giảng ‘lục đạo luân hồi’, Phật giáo còn giảng một câu rằng: Người chuyển [sinh thành] người là quá hiếm hoi, mà động vật chuyển [sinh thành] người thì nhiều hơn. Đương nhiên, có đúng là tình huống đó hay không, ấy là trong Phật giáo giảng thế, tôi [chỉ] là dẫn ví dụ ấy, là để nói cái ý này. Tất nhiên mọi người cũng đừng bi quan, đời này qua đời khác hằng bao nhiêu lần ấy hỏi ai biết được [đã từng] là gì? Hôm nay là họp mặt các phụ đạo viên, những ai chưa từng nghe giảng ở lớp mà nếu không tin thì chư vị cứ xem như nghe một câu chuyện xưa là được rồi. Theo quá khứ giảng, nói rằng khi người từ bên đó đến đều muốn làm động vật, [vì] chúng không có quan hệ xã hội phức tạp, sinh sống được tự tại. Mà muốn làm động vật cũng không dễ lắm, so sánh ra thì làm người dễ hơn, người cần phải chịu khổ, chính là ý tứ đó. Nhưng chính vì người là khổ, nên người mới có thể tu luyện, [sinh mệnh] khác thì không tu luyện được, tu luyện lên thì cũng là tà pháp, không cho phép nó lên cao. Do đó chúng ta từ nay trở đi mà đã khai thiên mục, thì nhất định phải chú ý vấn đề này, không được nói loạn, chư vị nhìn không có chuẩn. Ngoài ra một số việc mà chư vị cảm ứng tới, thì những tín hiệu mà chư vị cảm ứng được ấy là đến từ nơi nào? Có thể là ma truyền cho chư vị, vì thế nhất định không được chấp trước vào những thứ đó.

Các học viên chúng ta cũng không được coi người đã khai mở thiên mục là cao, là tầng thứ cao. Bởi vì những cái đó không phải là chiểu theo tầng thứ thiên mục mà khai mở thế nào, không chiểu theo tầng thứ tu luyện của người ta mà khai mở. Có thể chư vị chưa khai mở, [nhưng] chư vị còn cao hơn họ nhiều lắm, điều ấy quá phổ biến rồi, hiện tượng loại này không phải cá biệt. Chúng ta nhìn xem một người tu luyện tốt xấu thế nào, ấy là nhìn tâm tính cá nhân ấy cao thấp ngần nào, và mức độ lý giải về Pháp. Có người nói rằng nếu như Thầy không tại đây hoặc là Thầy đã truyền công xong rồi, mọi người không gặp nữa thì sao? Có người bảo thế thì tu không được nữa. Không có chuyện tu không được nữa đâu. Mọi người thử nghĩ xem, tôi truyền Pháp này là vì điều gì? Thích Ca Mâu Ni trong những năm còn tại thế, Ông không lưu lại văn tự, điều mà Ông lưu lại chỉ là những điều Thích Ca Mâu Ni từng giảng mà người sau còn nhớ một cách rời rạc từng đoạn từng đoạn trong ký ức, là không hệ thống, mọi người đọc kinh sách [Phật giáo] là như thế. Vì thời bấy giờ chỉ có thể để người biết mức độ đó thôi, nên cố ý làm như vậy, trong đó còn tạp lẫn những điều không phải Thích Ca Mâu Ni giảng. Pháp chúng ta ngày nay được giảng rõ ràng hơn. Những năm đó Thích Ca Mâu Ni chỉ lưu lại ‘giới luật’, khi Thích Ca Mâu Ni còn tại thế là không lưu lại văn tự. Thời những năm cuối Thích Ca Mâu Ni, trong quá trình tu luyện, vì để người ta có thể đạt được tu luyện, có thể tu luyện lên trên, bèn định ra khá nhiều giới luật. Mà chúng ta ngày nay không có những điều đó. Trên thực tế những gì then chốt nhất mà Thích Ca Mâu Ni lưu lại chính là giới luật.

Chúng tôi không cần giới cấm gì, cũng không cần quy định chư vị phải làm gì. Tại sao? Tại vì ngày nay chúng tôi đã lưu lại Pháp, Pháp này là đã bảo chư vị nên làm thế nào. Do đó tôi nói rằng, khi tôi không tại đây hoặc khi chư vị không gặp được tôi cũng vậy, [đều] cần “dĩ Pháp vi Sư”, tức là học Pháp này. Chư vị thành [công] hay không, có đạt được hay không đều là [ở] Pháp này. Nếu như hôm nay Lý Hồng Chí chẳng hạn thấy học viên nào đó rất được, bèn mở lối cửa sau cho chư vị, cũng cấp một chút công cho chư vị, để chư vị lên. Mọi người thử nghĩ xem, tình huống như thế chẳng phải cũng bằng như tôi đang phá hoại Pháp? Thế nên mọi người nhất định là ai ai cũng phải tu luyện, đều phải tu, tu một cách hết sức thiết thực. Đương nhiên, chúng ta có một số người làm ra một số cống hiến cực kỳ đặc thù cho Đại Pháp, đó cũng là đang tu, chẳng qua hình thức tu luyện là khác, họ là một loại phương pháp tu luyện khác. Kỳ thực vừa rồi tôi giảng bấy nhiêu đó, cũng là để mọi người có thể học Pháp thật nghiêm túc, tu luyện thật nghiêm chỉnh.

Tương lai cơ hội tôi truyền công ở trong nước có thể sẽ không nhiều nữa, do đó then chốt là mọi người làm thế nào để nắm vững thật tốt Pháp này. Đã lưu lại Pháp cho mọi người rồi, kỳ thực mục đích của tôi chính là lưu lại Pháp này cho mọi người. Tôi nếu cứ mãi mãi [trông] coi ai tu, tôi ở trước mặt chư vị, [nhưng] chư vị không chiểu theo tôi nói mà làm, thì có tác dụng gì chứ? Đều vô dụng. Tôi đã giảng, tôi nói rằng Pháp thân của tôi có thể bảo hộ chư vị. Kỳ thực tôi chưa giảng tình huống cao hơn, còn chưa giảng rộng lớn hơn. Vì người ta đều có các thân thể ở không gian khác, mà các thân thể kia của mỗi người khi có được năng lượng nhất định thì đều sẽ to lớn lên. Những thân thể tu luyện ở bên kia của tôi đã to lớn lắm rồi, hỏi to lớn đến mức độ nào? Một số người hỏi tôi: ‘Thầy sang Mỹ quốc, thì con luyện thế nào? Thầy có thể bảo hộ con hay không?’ Tôi nói rằng có Pháp thân bảo hộ chư vị. Kỳ thực còn có một tầng ý tứ, không chỉ là Pháp thân của tôi bảo hộ chư vị, [mà] một phạm vi không gian rất rộng lớn, một phạm vi không gian nhất định của vũ trụ, thảy đều không ra khỏi bụng này của tôi! Chư vị chạy tới đâu, thì chẳng phải đều ở tôi đây sao? Nghĩa là chư vị hãy tận sức tu là được rồi.

Tất nhiên còn có tồn tại một số ma. Tại sao có một số ma tồn tại? Tôi đã giảng, về một số vấn đề xử lý gần đây, trong đó gồm cả việc này. Mọi người thử nghĩ xem, các nơi trên toàn quốc hoặc ở điểm luyện công nào của chúng ta cũng thường xuất hiện sự việc như thế, phá hoại Pháp chúng ta. Có người mạ lỵ tôi, có người nói Pháp Luân Đại Pháp không tốt thế này thế kia, can nhiễu nghiêm trọng đến tu luyện của chúng ta. Nhưng mọi người thử nghĩ xem, những việc đó, chúng chẳng phải là hảo sự sao? Chư vị trong toàn bộ quá trình tu luyện đều đang tồn tại một vấn đề nhận thức căn bản về Pháp, vấn đề chư vị có kiên định hay không, một mạch cho đến khi chư vị tu luyện tới bước cuối cùng, vẫn đang khảo nghiệm chư vị có kiên định vào Pháp hay không. Vấn đề căn bản này không giải quyết, thì các vấn đề khác đều không bàn đến được, chưa thể nói đến cái gì hết, chẳng phải vấn đề này sao? Chư vị còn chưa kiên định đối với bản thân Pháp này, thì chư vị có thể chiểu theo Pháp mà làm chăng? Những cái khác chẳng phải đều dao động? Người kia cho rằng đều là giả, thì từ đầu chí cuối họ luôn tồn tại vấn đề này, nên bèn tồn tại hình thức của loại ma như thế đến can nhiễu chúng ta. Nếu như không có loại ma đó thì sẽ như thế nào? Người ta cũng nói, rằng ‘Pháp Luân Đại Pháp chư vị nếu không có những phá hoại đó, nếu không có những thứ đó tới can nhiễu, thì chư vị tu ở đây cũng quá dễ dàng rồi, nào thấy được người ta đề cao lên trên? Chỉ có một chút khó chịu đó, thân thể khó chịu, toàn chỉ là những phiền phức mà chư vị bình thường gặp phải, vậy chư vị chẳng phải sơ sót mất điều gì đó? Về phương diện rằng chư vị có kiên định vào Pháp hay không thì làm sao đây?’ Người ta tu luyện là cần đề cao ở đủ các phương diện. Tâm dao động cũng là một loại chấp trước bất ổn định, cũng là tâm chấp trước.

Thuận tiện ở đây tôi lại nhắc một vấn đề, giảng thêm một chuyện nữa. Vì đã giảng tới đây rồi, tôi thấy mọi người đều muốn tôi giảng thêm một chút. Chính là khi tôi ở lớp học tập, đã bàn tới một vấn đề, là vấn đề liên quan tới nghiệp lực. Làm điều xấu thì nhận phải nghiệp lực, làm điều tốt có thể tích đức, được đức. Tôi khi ở mấy lần [giảng] lớp gần đây, cũng nói rằng người ta sẽ sinh ra một loại nghiệp lực tư tưởng, điều này trước đây chưa được giảng chi tiết, bởi vì tôi chỉ là giảng một cách chung chung về nghiệp lực tồn tại. Liên quan đến nghiệp lực tư tưởng thì chưa từng giảng chi tiết, vậy loại nghiệp lực này nó sẽ gây tác dụng xấu gì? Mọi người đều là phụ đạo viên, tương lai gặp loại tình huống này có thể giải thích cho mọi người. Có một số học viên mới hễ luyện công, thì mạ lỵ Thầy; có một số học viên mới hễ luyện công, liền mạ lỵ Pháp Luân Đại Pháp, tư tưởng không kiên định.

Tại sao xuất hiện tình huống này? Hơn nữa lăng mạ rất nhiều lời dơ bẩn, cả những từ ngữ bẩn thỉu bình thường không nghĩ tới cũng có thể nói ra khỏi miệng, thậm chí không mở miệng thì chúng cũng nổi lên trong tư tưởng. Rất nhiều người từng qua quá trình này, đặc biệt là luyện công thời đầu là xuất hiện vấn đề này. Khi chư vị chân chính thực tu, rất nhiều người đều sẽ đụng phải vấn đề này, do đó có người bèn nghĩ: “Tại làm sao mình lại mạ lỵ Thầy?” và tư tưởng ấy bèn sinh ra “Pháp này là giả rồi! Không thể học theo”, sẽ có lối nghĩ ấy. Có những người tư tưởng không kiên định, bèn theo đó mà rớt xuống, không luyện nữa, không tin theo nữa. Chúng tôi giảng rồi, bộ công pháp này tu luyện là tu luyện chủ ý thức người ta, chư vị bản thân còn không thể giữ vững chính mình, thì ai cũng không độ chư vị được. Tại sao chúng ta nhấn mạnh rằng người bệnh tâm thần là không được cho vào lớp? Chính là bản thân họ còn chẳng làm chủ chính họ, không giữ được chính mình. Vậy chúng tôi độ ai đây? Chúng tôi chẳng phải độ chính bản thân chư vị sao? Do đó chúng tôi giảng vấn đề này.

Nhưng một số người có thể phân biệt ra. Có người nghĩ: “Ta sao lại mạ lỵ Thầy? Ta sao lại mạ lỵ Pháp? Ta khống chế nó.” Thời gian lâu dần tạo thành tinh thần khẩn trương, [vì] bản thân cũng khống chế không vững, nhưng Pháp thân của tôi đều sẽ biết. Hễ thấy tư tưởng chư vị kiên định đến thế, thì sẽ giúp chư vị tiêu bỏ nghiệp lực tư tưởng đó đi. Thực ra, đều là nghiệp lực tư tưởng đó đang tác quái, trong quá khứ chư vị mạ lỵ người ta, những tư tưởng bất hảo kia của chư vị trước đây nay đều có thể trỗi lên. Tại sao xuất hiện tình huống này? Mọi người hãy nghĩ xem, chúng ta luyện công chính là tiêu nghiệp. Ở không gian khác hết thảy vật thể đều là ‘sống’, tôi từ lâu đã giảng lời này, ở trên lớp tôi đã có lời rằng, nghiệp lực kia cũng là sống. Chư vị tiêu nghiệp, nghiệp đó mà tiêu bỏ đi, thì chúng có thể sẽ chết đi, mất đi, thế thì chúng có chịu không? Chúng vốn đã là sống rồi, do đó chúng chính là không để chư vị luyện. Không để cho luyện bởi vì chúng muốn sống tiếp, [muốn] chư vị đừng tiêu bỏ chúng, do đó chúng phản ánh những lời thoại đó vào trong não chư vị, không để chư vị tin Pháp Luân Đại Pháp, thậm chí còn mạ lỵ tôi, lời lẽ nào cũng có thể nghĩ tới. Có những người cho rằng họ [giải] nói không rõ ràng, phải chăng ai đó đang điểm hoá họ, hoặc đó là bản thân họ biết thế, họ phân biệt không rõ, nên theo đó mà rớt xuống, người đó là xong rồi, không ai hoá độ được nữa. Kỳ thực chính là nghiệp lực tư tưởng kia đang khởi tác dụng cản trở.

Nó là một giai đoạn, một giai đoạn rất ngắn, chỉ cần tư tưởng chư vị có thể duy trì kiên định, thì có thể khiến nó tiêu bỏ đi, thì có thể tiêu bỏ nghiệp lực tư tưởng ấy. Trước đây khi mở lớp [tôi] chưa giảng trọng điểm về những điều này, thời kỳ gần đây, có không ít người phản ánh tình huống này cho tôi. Mọi người đừng lo, chư vị dù là mạ lỵ tôi hay là mạ lỵ Pháp Luân Đại Pháp, đó đều không phải chính bản thân chư vị lăng mạ. Nhất định phải phân biệt rõ ràng, chủ ý thức nếu không thanh [tỉnh], thì xong rồi, không ai hoá độ được nữa. Rất nhiều địa phương đều có xuất hiện hiện tượng này, có người thậm chí còn nghĩ “Mình làm sao lại có lỗi với Thầy? Mình làm sao lại mạ lỵ Thầy?” Tại Trường Xuân có học viên bảo: “Mình sao lại lăng mạ Thầy, lăng mạ Pháp Luân Đại Pháp?” bèn ở trước ảnh chụp hình tôi mà nói: “Thưa Thầy, con không luyện nữa, con hễ luyện thì trong tư tưởng liền mạ lỵ Ngài, con không luyện nữa, con có lỗi với Thầy.” Hễ tiếp xúc tới Pháp Luân Đại Pháp liền mạ ly, cầm cuốn sách lên thì trong tư tưởng liền mạ lỵ. Cuối cùng nói: “Thầy tốt như thế, Pháp tốt như thế, mình quá là không xứng rồi.” Đương nhiên học viên đó của chúng ta, tư tưởng của anh ta không hồ đồ chút nào, anh ta hết sức minh bạch, nói rằng mình mà làm thế là có lỗi với Thầy. Về sau anh này khi luyện công bèn kể chuyện này cho phụ đạo viên ở điểm luyện công. Phụ đạo viên lập tức phản ánh lên Tổng trạm. Mọi người căn cứ theo tình huống như thế, bảo anh ta rằng đều do ma khởi tác dụng, thực ra nghiệp lực tư tưởng đó cũng là một loại hình thức của ma. Trong đoạn thời gian mà anh ta luyện công chiêu ma thì mọi người luyện quanh anh ấy, vây quanh anh ta thành vòng mà đọc sách cho anh, đầu não của anh bèn thanh tỉnh, trên thực tế là tiêu nghiệp giúp anh ấy.

Tất nhiên, sách của tôi là có thể khởi tác dụng như vậy. Chư vị mà không tin thì có người mắc bệnh, tất nhiên tôi không muốn nói ‘mắc bệnh’, thực ra bệnh kia, những vi khuẩn và những virus cũng như các loại vi sinh vật kia, đều là thể hiện của nghiệp lực trên thân thể chư vị không gian này. Do đó niệm đọc sách của tôi là có thể tiêu bỏ chúng, khi đọc niệm sách của tôi thì những gì xuất ra đều là công, xuất ra đều là Pháp, nên có thể khởi tác dụng tiêu nghiệp. Anh ta bèn cảm thấy đầu rất thanh tỉnh, rất tốt. Nhưng về nhà thì anh ta lại bị lại. Tại sao lại bị lại? Kỳ thực quãng thời gian ấy, chính vì nghiệp lực tư tưởng của anh ta khá lớn, anh ta cần phải chịu đựng nhiều hơn một chút so với người khác. Mà anh ta đã minh bạch ra, anh ta chịu đựng qua được, trải qua thời gian không lâu, Pháp thân của tôi tiêu nghiệp giúp anh ta, tiêu bỏ phần còn lại đi, anh ta cũng vượt qua rồi. Hiện tại tốt rồi, không sao cả. Xuất hiện vấn đề này, mọi người cũng không được coi đó như là tinh thần bất hảo, hoặc phụ thể, không phải là tình huống ấy.

Cuối cùng tôi đề cập một chút về [điều tôi] kỳ vọng. Không muốn chiếm dụng thêm thời gian của mọi người, vì đây là buổi họp mặt của các phụ đạo viên, ở các trạm của chư vị còn có các việc khác. Mong mọi người từ nay trở đi có thể dấy khởi làn sóng học Pháp. Không được coi việc luyện công hàng ngày trọng yếu hơn việc học Pháp, chúng ta hàng ngày luyện công cần kiên trì, hàng ngày học Pháp cũng đồng dạng cần kiên trì. Chân chính học nhập tâm Pháp này thì mới có thể chỉ đạo chư vị tu luyện. Có những người cứ đợi Thầy, có việc liền đợi Thầy giải đáp cho họ. Kỳ thực trong Pháp này đã có cả rồi, chư vị chỉ cần học thì cái gì cũng có thể được giải đáp. Đương nhiên nếu chư vị không tin, dao động đối với Pháp, thì tôi nói đó chính là vấn đề ngộ tính. Còn nữa, các chư vị ngồi đây đều là phụ đạo viên, đang làm công tác phụ đạo viên, tất nhiên, chư vị đều là tự nguyện, đối với chư vị chúng tôi không có yêu cầu có tính miễn cưỡng chư vị làm thế này thế kia, [hoặc là] thực thi như thế nào. Đương nhiên chúng tôi yêu cầu các phụ đạo viên cần nghiêm túc có trách nhiệm, luyện công phải chuyên nhất, điều này ắt không thể thiếu. Chúng tôi không cần bất kỳ phương thức hành chính nào để chế ước ai, chúng tôi cũng không có quyền lực gì, tu luyện là dựa vào tự bản thân mình. Chúng ta chẳng qua chỉ là đảm nhận tình nguyện [các việc] như tổ chức mọi người, giúp đỡ mọi người giải quyết một số vấn đề.

Vậy tôi nghĩ rằng phụ đạo viên nên là đối với Pháp cần có lý giải cao hơn so với học viên bình thường, do đó cần học Pháp cho nhiều. Một số học viên đặt câu hỏi mà [chư vị] giải đáp không nổi, thì tôi nghĩ đó cũng là vấn đề. Chư vị không có văn hoá [cao] cũng không sao, khi tổ chức mọi người học Pháp, khi mọi người đọc sách, khi mọi người thảo luận nhận thức thì chính là đề cao đối với chư vị. Tôi tại Trường Xuân, họ mở một cuộc họp các phụ đạo viên, và tôi đã giảng một câu thế này, tôi nói là hình thức tu luyện của chúng ta hiện nay, những người tu luyện nơi xã hội người thường, thì là cùng dạng như người thường, nhưng mà thực chất thì chúng ta là người luyện công, là khác với người thường. Như vậy làm một phụ đạo viên, khi chư vị tổ chức một nhóm người luyện công, thì trách nhiệm của chư vị là gì? Nếu là tu luyện chuyên nghiệp, thì chính là phương trượng, là trụ trì của nhà chùa. Mọi người nghĩ xem, vậy chúng ta chẳng phải nên làm thật tốt công tác này? Làm một người tu luyện, chư vị phải tu luyện, còn cần giúp đỡ mọi người tu luyện nữa. [Tôi] không phải nói có yêu cầu cao đối với mọi người, mà thực chất chính là như thế. Mọi người nhất định cần có tác dụng dẫn đầu cho tốt, tổ chức học viên cho tốt, sao cho Pháp Luân Đại Pháp có thể phát dương quang đại tốt đẹp hơn nữa, tạo phúc cho nhân loại. Đây là điều chúng ta giảng ở tầng thứ thấp nhất. Về thực chất cũng là như thế.

Còn một tình huống nữa, mà tôi nghĩ tới, vừa rồi đề xuất mấy điểm yêu cầu cho mọi người chúng ta. Còn một số người vẫn cứ không chuyên tâm công tác lắm. Xem ra đều mặc kệ các sự việc nơi xã hội, [họ] chính là đợi chờ ‘kiếp nạn’ kia tới. Có người còn hỏi tôi, ‘kiếp nạn’ ấy là bao giờ bắt đầu?’ Khi ở lớp học tôi đã giảng về vấn đề này rồi. Tôi nói ‘kiếp nạn gì?’ Mọi người hãy nghĩ xem, kiếp nạn là tới nhắm vào ai? Người tốt là không trong kiếp nạn, khi thật sự có kiếp nạn thì người tốt đều được lưu lại, đó là để đào thải người xấu. Vậy thì chư vị là người tu luyện, chư vị đang đề cao, chư vị còn quan tâm cái đó làm chi. Nó muốn nạn gì đi nữa, nạn nào cũng vậy, đều không phải chuyện của chư vị. Đó là nói nếu quả thực có kiếp nạn. Nhưng hôm nay tôi có thể bảo mọi người một cách minh xác rằng: Kiếp nạn ấy đã không tồn tại nữa. Quá khứ người ta giảng, nào là Trái Đất nổ tung, nào là va phải vệ tinh, nào là đại hồng thuỷ, như mọi người biết những nạn ấy, quá khứ định ra các nạn cái này tiếp cái kia, các nạn được định ra ở các tầng thứ khác nhau ấy thảy đều qua rồi. Sao chổi đã đụng vào Sao Mộc, chứ không va vào Trái Đất. [Hồng] thuỷ kia cũng đã qua rồi, năm ngoái nước lên rất lớn, là mang tính toàn thế giới, [nay] đã yếu nhược rất nhiều, nhỏ tới mức cũng là qua đi rồi. Rất nhiều sự việc đều đã qua đi rồi, chính là nó đã không tồn tại ‘nạn’ như thế nữa. Duy nhất tồn tại ấy chính là —chúng tôi cũng không có gì ẩn giấu— duy nhất tồn tại ấy có thể là tương lai cần đào thải một lô những người, những người rất bất hảo, có thể là qua một loại bệnh tật cường đại mà bị đào thải, cái đó là có khả năng. Cho nên chúng ta giảng rằng [đành rằng] có những người cứ thảo luận về chuyện này, chư vị đừng quản những việc đó, tai nạn kia đã không tồn tại nữa. Tu luyện như thế nào, đề cao bản thân mình ra sao, đó là vấn đề then chốt.

Tôi giảng bấy nhiêu thôi, tiếp theo chúng ta còn tiếp tục họp. (vỗ tay nhiệt liệt)

Thu âm của Tổng trạm Phụ đạo Pháp Luân Đại Pháp Bắc Kinh.

● ● ● ● ● ● ● ● ●

Ghi chú: (ghi chú của người dịch Trung Việt, chỉ có tác dụng tham khảo).

▪ bất lưu danh bất kể báo: [làm việc tốt mà] không để lại tên không tính được báo đáp (cách nói của người Hoa).

▪ chỉ thượng đàm binh: bàn chuyện quân sự trên giấy, trong bài tạm dịch là nói suông.