Chuyển Pháp Luân
Bài giảng thứ chín
Khí công và thể dục
Ở tầng bình thường, người ta dễ nhìn nhận rằng khí công có quan hệ trực tiếp với rèn luyện thể dục. Tất nhiên ở tầng thấp mà giảng, từ phương diện chữa bệnh khoẻ người mà xét, thì khí công và rèn luyện thể dục là đều cùng mục đích. Tuy nhiên phương pháp rèn luyện cụ thể của nó, phương tiện [nó] sử dụng là khác hẳn với thể dục. Muốn rèn luyện thể dục để đạt [được] thân thể người khoẻ mạnh, thì cần tăng cường lượng vận động của con người, tăng cường huấn luyện thân thể của con người; còn tu luyện khí công lại hoàn toàn trái lại, không yêu cầu người ta [cử] động, nếu có [cử] động thì cũng là ‘hoãn mạn viên’, thậm chí còn bất động, tĩnh chỉ. Điều ấy khác hẳn so với hình thức rèn luyện thể dục. Còn nếu từ tầng cao mà xét, thì khí công không chỉ là chữa bệnh khoẻ người, nó có những thứ ở tầng cao hơn, có nội hàm thâm sâu hơn. Khí công không phải [chỉ] là một đôi điều ở tầng người thường, nó là siêu thường; hơn nữa tại các tầng khác nhau nó đều có hiển hiện khác nhau; nó là những gì vượt rất xa người thường.
Xét theo bản chất [phương pháp] rèn luyện, chúng khác nhau rất nhiều. Vận động viên cần phải tăng cường vận động, nhất là các vận động viên hiện nay, để thân thể thích ứng cho được với mức độ cạnh tranh hiện đại, để đạt được tiêu chuẩn như thế, họ cần phải làm sao cho thân thể luôn luôn ở trạng thái tốt nhất. Để đạt mục tiêu ấy, cần tăng cường vận động, sao cho thân thể người ta có được tuần hoàn máu đầy đủ nhất, từ đó tăng cường năng lực [tân trần] đại tạ, làm cho thân thể luôn luôn bảo trì ở trạng thái hướng lên. Tại sao cần tăng cường năng lực [tân trần] đại tạ? Bởi vì thân thể vận động viên cần phải luôn luôn thể hiện ra trạng thái hướng lên tốt nhất cho cạnh tranh. Thân thể người ta do vô số tế bào tổ hợp tạo thành; những tế bào ấy đều có một quá trình: tế bào mới phân tách có sinh mệnh [sống] rất mạnh mẽ, thể hiện ra [sự] phát triển lên trên. Khi đạt đến hạn độ cực [điểm] rồi, thì nó không thể tiếp tục phát triển [lên trên] được nữa, chỉ có thể giáng hạ xuống, một mạch cho đến cực điểm, rồi sẽ lại có tế bào mới thay thế nó. Chẳng hạn, lấy ví dụ mười hai giờ đồng hồ [trong] một ngày; từ lúc 6 giờ sáng tế bào [mới được] phân tách ra, liên tục thể hiện ra [trạng thái] hướng lên, hướng lên, đến 8, 9 giờ, cho đến 10 giờ vẫn là thời kỳ còn rất tốt. Cho đến lúc 12 giờ, nó không lên tiếp được nữa, chỉ có thể rớt xuống. Đến lúc ấy tế bào vẫn còn một nửa lực sống, chính nửa lực sinh mệnh ấy là không thích hợp với trạng thái cạnh tranh của vận động viên.
Vậy làm sao đây? Họ cần tăng cường huấn luyện, gia tăng tuần hoàn máu, sau đó các tế bào mới được sinh ra thay thế tế bào cũ; họ [chọn] đi con đường ấy. Nghĩa là, quá trình toàn bộ của tế bào chưa đi hết, mới đi hết một nửa tiến trình sinh mệnh thôi, thì chúng đã bị bài tiết rồi; do vậy thân thể vẫn bảo trì được trạng thái cường tráng, hướng lên trên. Tuy nhiên tế bào của con người không thể phân tách vô hạn [lần] được như thế, số lần tế bào phân tách là có giới hạn. Chẳng hạn trong một đời người có thể phân tách một trăm lần; thực ra còn hơn cả trăm vạn lần. Ví như tế bào của người ta bình thường phân tách 100 lần [và họ] có thể sống 100 tuổi, nhưng hiện nay tế bào chỉ sống có một nửa đời của nó, do vậy họ chỉ có thể sống được 50 tuổi thôi. Nhưng chúng ta không thấy vận động viên nào có vấn đề nghiêm trọng cả; bởi vì các vận động viên hiện nay chưa đến 30 tuổi đã bị đào thải; nhất là mức độ cạnh tranh bây giờ rất cao, số lượng vận động viên bị đào thải cũng lớn; do đó họ khôi phục trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường, nhìn bề ngoài không thấy họ chịu ảnh hưởng gì. Từ lý luận mà xét thực chất là như vậy, có thể làm cho thân thể của họ bảo trì một cơ thể khoẻ mạnh, nhưng lại rút ngắn sinh mệnh của họ lại. Từ bên ngoài mà nhìn, thì vận động viên mười mấy tuổi sẽ trông như hai mấy tuổi; vận động viên hai mấy tuổi sẽ trông như ba mấy tuổi. Thông thường các vận động viên làm cho người ta [có] cảm giác lớn sớm và trông già hơn tuổi; có lợi có hại; nhìn nhận một cách biện chứng; thực ra là [họ] chọn con đường ấy.
Tu luyện khí công trái ngược hẳn với rèn luyện thể dục; về động tác không yêu cầu vận động mạnh mẽ, nếu có động tác cũng là ‘hoãn mạn viên’, chậm rãi vô cùng, thậm chí bất động, tĩnh chỉ hẳn lại. Như mọi người đã biết phương pháp thiền định, tĩnh chỉ hẳn lại, tốc độ nhịp tim cũng chậm lại, tuần hoàn máu cũng như hết thảy mọi thứ đều giảm xuống chậm lại. Ấn Độ có rất nhiều thầy yoga, có thể ngồi toạ trong nước hàng mấy ngày liền, chôn xuống đất mấy ngày liền, hoàn toàn làm cho bản thân họ tĩnh chỉ hẳn lại, thậm chí cả nhịp tim cũng được khống chế vững chắc. Chẳng hạn tế bào người ta một ngày phân tách một lần, thì những người tu luyện ấy làm cho tế bào thân thể người ta hai ngày phân tách một lần, một tuần phân tách một lần, nửa tháng phân tách một lần, thậm chí thời gian lâu hơn nữa, như thế họ đã kéo dài sinh mệnh của họ. Đây là công pháp chỉ tu tính không tu mệnh, nó cũng có thể đạt đến điểm này, cũng có thể kéo dài sinh mệnh bản thân. Có người nghĩ: sinh mệnh của người ta, đời của người ta chẳng phải đã định [trước] rồi ư? [Ai] không tu mệnh thì làm sao sống [lâu hơn] được? Đúng thế, vì tầng của người tu luyện đã đột phá tam giới nên [mới] có thể kéo dài [sinh mệnh] được, nhưng từ bề ngoài mà nhìn thì trông già cỗi phi thường.
Công pháp tu mệnh thật sự, cần liên tục đưa vật chất cao năng lượng đã thâu thập được tồn trữ vào tế bào của thân thể người ta; khi liên tục gia tăng mật độ, thì cũng dần dần ức chế vững tế bào người thường, dần dần thay thế tế bào người thường. Đến lúc ấy liền phát sinh biến hoá về chất, cá nhân ấy sẽ mãi thanh xuân. Tất nhiên quá trình tu luyện là một quá trình rất chậm, phải phó xuất rất lớn. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí, không dễ dàng chút nào. Ở trong va chạm giữa người với người thì tâm ấy có thể bất động hay không? Trước những lợi ích thiết thân của cá nhân thì cái tâm ấy có bất động hay không? Những sự việc ấy làm được rất khó; do đó không phải muốn đạt được mục đích ấy liền có thể đạt được đâu. Tâm tính của người ta, đức của người ta đều cần phải tu lên trên mới có thể đạt được mục đích như vậy.
Xưa nay rất nhiều người coi khí công lẫn lộn cùng với rèn luyện thể dục thông thường, thực ra sự khác biệt rất to lớn, là một việc hoàn toàn khác hẳn. Chỉ khi luyện khí tại tầng thấp nhất, [chỉ] chú trọng chữa bệnh khoẻ người, để đạt một thân thể khoẻ mạnh, thì mục đích ở tầng thấp nhất [đối] với rèn luyện thể dục là cùng một tính. Nhưng lên đến tầng cao, thì hoàn toàn là việc khác. Tịnh hoá thân thể trong khí công cũng có mục đích, còn phải dùng [Pháp] lý siêu thường để yêu cầu người luyện công, không thể dùng [đạo] lý của người thường để yêu cầu. Rèn luyện thể dục chỉ là việc của người thường.
Ý niệm
Bàn về ý niệm, cũng chính là hoạt động tư duy của tư tưởng con người chúng ta. Giới tu luyện nhìn nhận ý niệm con người trong hoạt động tư duy đại não như thế nào? Xét các hình thức khác nhau của tư duy (ý niệm) con người ra sao? Thể hiện ra như thế nào? Y học hiện đại nghiên cứu đại não con người vẫn còn rất nhiều vấn đề nan giải, bởi vì nó không dễ như những thứ bề mặt thân thể chúng ta. Tại tầng thâm sâu, ở các tầng khác nhau đều có hình thức khác nhau. Tuy nhiên cũng không giống như một số khí công sư giảng. Một số khí công sư bản thân họ không biết điều ấy là gì, họ nói không rõ ràng. Họ cho rằng đại não của bản thân mình hễ động [niệm], hễ sản sinh ý niệm liền có thể thực hiện sự việc, nên họ nói rằng tư tưởng của họ thực hiện, ý niệm của họ thực hiện; kỳ thực hoàn toàn không phải là ý niệm của họ thực hiện.
Trước hết chúng ta giảng về [nguồn] nguyên lai của tư duy con người. Trung Quốc cổ đại có một cách nói: “tâm tưởng”. Tại sao lại nói ‘tim suy nghĩ’? Khoa học Trung Quốc cổ đại đã vô cùng phát triển, bởi vì họ nghiên cứu trực tiếp nhắm thẳng vào những điều như thân thể người, sinh mệnh và vũ trụ. Có người thực sự cảm giác thấy ‘tim’ đang suy nghĩ vấn đề, nhưng có người cảm thấy như đại não suy nghĩ vấn đề. Vì sao xuất hiện tình huống ấy? Họ giảng ‘tâm tưởng’ cũng rất có đạo lý, bởi vì chúng tôi thấy nguyên thần của người thường rất bé, tín tức chân chính phát xuất ra trong đại não người không phải là bản thân đại não người ta phát huy tác dụng, không phải bản thân đại não phát xuất ra, mà là nguyên thần của người ta phát xuất ra. Nguyên thần con người không chỉ lưu trú tại nê hoàn cung. Nê hoàn cung mà Đạo gia nói đến chính là thể tùng quả mà Y học hiện đại chúng ta vẫn nhìn nhận. Nếu nguyên thần ở nê hoàn cung, thì chúng ta thực sự cảm thấy như đại não đang suy xét vấn đề, đang phát xuất ra tín tức; nếu như nó ở tim, thì thực sự cảm thấy tim đang suy xét vấn đề.
[Thân] thể người là một tiểu vũ trụ, rất nhiều thể sinh mệnh của người luyện công đều có khả năng có tác dụng hoán vị. Nếu nguyên thần có sự hoán vị, [và] nó chạy vào bụng, thì sẽ thực sự cảm thấy như bụng đang suy nghĩ vấn đề; nếu nguyên thần chạy sang bắp chân hay gót chân, thì sẽ cảm thấy như bắp chân hay gót chân đang suy xét vấn đề, đảm bảo là như vậy; nghe vậy rất huyền [hoặc]. Khi chư vị tu luyện tại tầng không cao quá, chư vị sẽ cảm nhận thấy tồn tại hiện tượng này. Thân thể người ta nếu không có nguyên thần của mình, không có tính khí tính cách, đặc tính, không có những thứ ấy, thì chính là một tảng thịt; nó không thể là một con người hoàn chỉnh, có mang theo cá tính tự ngã độc lập. Như vậy đại não của con người khởi tác dụng gì? Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó. Đại não của chúng ta sau khi tiếp thụ chỉ lệnh ấy, liền biến đổi nó thành ngôn ngữ hiện nay, hình thức biểu đạt như thế. Chúng ta thông qua tư thế tay, ánh mắt, hay các động tác đủ loại để biểu đạt nó ra; đại não là có tác dụng ấy. [Còn] chỉ lệnh chân chính, tư duy thật sự là do nguyên thần của con người phát xuất ra. Người ta thường vẫn tưởng rằng đây là tác dụng độc lập trực tiếp của đại não; thực ra có những lúc nguyên thần ngụ tại tim, có người thực sự cảm thấy rằng tâm đang suy nghĩ.
Hiện nay những vị nghiên cứu thân thể người cho rằng, đại não phát xuất ra một thứ có hình thức tương tự như sóng điện; thực chất nó phát xuất ra cái gì thì chúng tôi không giảng trước, tuy nhiên họ đã thừa nhận rằng đó là một loại vật chất tồn tại; như vậy đây không phải là mê tín. Những gì phát xuất ra ấy có tác dụng như thế nào? Có khí công sư giảng: ‘Tôi dùng ý niệm để ban vận, dùng ý niệm khai [mở] thiên mục cho các vị, dùng ý niệm trị bệnh cho các vị v.v.’ Thực ra có những khí công sư không hiểu biết rằng bản thân họ có những công năng gì, cũng không [biết] rành mạch rõ ràng. Họ chỉ biết rằng họ muốn làm gì thì nghĩ là được rồi. Kỳ thực khi ý niệm của họ hoạt động, thì công năng tiếp nhận khống chế từ ý niệm [của] đại não, đã thực hiện những việc cụ thể dưới sự chỉ huy của ý niệm; còn bản thân ý niệm của họ không có khả năng làm gì cả. Khi một người luyện công làm một việc cụ thể nào đó, thì ấy là công năng của họ khởi tác dụng.
Công năng là tiềm năng của thân thể người, tuỳ theo sự phát triển của xã hội chúng ta, tư duy của đại não con người càng ngày càng trở nên phức tạp, càng ngày càng coi trọng ‘hiện thực’, càng ngày càng trở nên ỷ lại vào công cụ hiện đại hoá; như vậy, bản năng con người càng ngày càng thoái hoá. Đạo gia giảng phản bổn quy chân, trong quá trình tu luyện, chư vị phải ‘chân’, cuối cùng phản bổn quy chân, quay trở về bản tính nguyên thuỷ của chư vị, rồi chư vị mới có thể hiển lộ những bản năng ấy của chư vị. Cái mà chúng ta hiện nay gọi là công năng đặc dị, thực ra chính là bản năng của người ta. Xã hội nhân loại dường như đang tiến bộ, nhưng kỳ thực là thoái lùi, càng ngày càng rời xa đặc tính vũ trụ chúng ta. Hôm rồi tôi giảng Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược, [người ta] không lý giải được ý nghĩa đó là gì. Ông thấy rằng tiến lên lại chính là thụt lùi, con người càng ngày càng rời xa đặc tính vũ trụ. Trong quá trình diễn hoá của vũ trụ, nhất là hiện nay từ khi tiến nhập vào trào lưu kinh tế hàng hoá mạnh mẽ ấy, rất nhiều người đạo đức đã trở nên bại hoại, càng ngày càng xa rời đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ; những người ở cõi người thường trong trào lưu ấy cũng trôi theo mà không cảm nhận được mức độ đạo đức bại hoại đến đâu; do vậy có người còn cho rằng như thế là tốt; chỉ ai có tâm tính tu luyện lên trên rồi sau đó ngoảnh lại nhìn, mới có thể nhận ra rằng đạo đức của nhân loại đã bại hoại đến mức độ đáng sợ như thế nào.
Có khí công sư giảng: ‘Tôi khai phát công năng cho các vị’. Khai phát công năng nào đây? Công năng của họ nếu không có năng lượng thì không dùng được, [chúng] chưa xuất lai thì chư vị có thể khai phát cho xuất lai được không? Công năng của người kia chưa được năng lượng gia trì cho thành hình thì chư vị có thể khai phát cho chúng xuất lai được không? Hoàn toàn không được. Cái mà họ nói là ‘khai phát công năng’, chẳng qua chỉ là lập ra liên hệ giữa công năng đã thành hình của chư vị với đại não của chư vị, chịu nhận sự chỉ huy của ý niệm chư vị mà khởi tác dụng; thế là được tính là ‘khai phát công năng’; thực ra họ chưa hề khai phát công năng nào hết, chỉ làm chút việc ấy mà thôi.
Đối với người luyện công mà xét, thì ý niệm chỉ huy công năng người ta để thực hiện các việc; còn đối với người thường mà xét, thì ý niệm chỉ huy tứ chi, các giác quan để làm các việc; tương tự như phòng sản xuất của nhà máy: ban giám đốc ra các chỉ lệnh, và cụ thể [là do] các bộ phận chức năng thực hiện công việc. Cũng giống như bộ phận chỉ huy trong quân đội: tư lệnh ra các mệnh lệnh chỉ huy toàn bộ quân đội hoàn thành nhiệm vụ. Khi tôi đi các nơi mở lớp [giảng bài] thường hay đàm luận về vấn đề này với những lãnh đạo Hội Nghiên cứu khí công vùng sở tại. Họ sửng sốt lắm: ‘Chúng tôi vẫn luôn nghiên cứu rằng tư duy con người có năng lượng tiềm tàng và ý thức tiềm tàng thật to lớn’. Thực ra không phải vậy, họ từ đầu đã trệch rồi. Chúng tôi nói rằng khoa học về [thân] thể người, cần có sự thay đổi lớn về tư duy [quan niệm] của người ta, chứ không thể dùng phương pháp suy lý và phương pháp nhận thức vấn đề của người thường để nhận thức những điều siêu thường như vậy được.
Nói về ý niệm, còn có một số hình thức ý niệm. Ví như có người nói về tiềm ý thức, hạ ý thức, linh cảm, giấc mộng, v.v. Nói về giấc mộng, không có khí công sư nào muốn giải thích về nó. Bởi vì lúc chư vị giáng sinh, thì trong rất nhiều không gian vũ trụ đều có một chư vị đồng thời giáng sinh, cùng với chư vị trở thành một thể hoàn chỉnh, đều có mối liên hệ tương hỗ, đều có quan hệ liên đới về tư duy. Ngoài ra chư vị còn có chủ nguyên thần, phó nguyên thần, còn có hình tượng của các loại thể sinh mệnh khác tồn tại trong [thân] thể; mỗi tế bào, lục phủ ngũ tạng đều là tín tức hình tượng của chư vị với hình thức tồn tại ở không gian khác; do đó vô cùng phức tạp. Khi chư vị mê ngủ lúc thì thế này lúc lại thế khác, rốt cuộc là từ đâu đến? Trong Y học, [người ta] nói rằng có [xảy ra] sự biến đổi ở vỏ não của chúng ta. Ấy là biểu hiện phản ánh tại hình thức vật chất là như vậy, thực ra là nó đã chịu tác dụng của tín tức từ không gian khác. Do vậy khi chư vị ở trong giấc mộng mà chư vị cảm thấy mơ mơ màng màng, thì nó không có quan hệ gì với chư vị, chư vị cũng không cần quan tâm đến nó. Có một loại giấc mộng có quan hệ trực tiếp với chư vị, với loại giấc mộng này chúng ta không thể gọi đó là giấc mộng được. Chủ ý thức của chư vị, nó cũng chính là chủ nguyên thần, ở trong giấc mộng mộng thấy gặp thân quyến; hoặc cảm thấy một sự việc hết sức xác thực; đã thấy gì đó hoặc thực hiện việc nào đó. Ấy chính là chủ nguyên thần của chư vị thật sự ở một không gian khác đã thực thi một việc nào đó, gặp một chuyện gì đó, cũng thực thi rồi, ý thức rõ ràng, chân thực; sự việc kia thực sự có tồn tại, chẳng qua [nó] ở trong một không gian vật chất khác, thực thi tại một thời-không khác. Liệu chư vị có thể gọi đó là giấc mộng được không? Không được. Thân thể của chư vị ở phía bên này đúng là đang nằm ngủ tại nơi đây, nên cũng đành gọi nó là giấc mộng vậy; chỉ có loại giấc mộng ấy là có quan hệ trực tiếp với chư vị.
Nói về những thứ như linh cảm, hạ ý thức, tiềm ý thức của người ta, tôi nói rằng những danh từ ấy không phải do các nhà khoa học đưa ra, mà là các danh từ do nhà văn đưa ra dựa vào trạng thái tập quán quen dùng nơi người thường; chúng không có tính khoa học. ‘Tiềm ý thức’ mà người ta nói đến rốt cuộc là gì? Rất khó nói rõ ràng, rất chung chung, bởi vì các chủng tín tức quá phức tạp, [nó] giống như một chút ký ức mờ nhạt nào đó. Còn như điều mà họ gọi là ‘hạ ý thức’, thì chúng tôi có thể giải thích rõ. Căn cứ theo định nghĩa về trạng thái hạ ý thức: thông thường khi nói về một người lúc đang mơ mơ màng màng mà làm một điều gì đó, thì thường người ta nói rằng vị ấy thực hiện một cách ‘hạ ý thức’, không phải ‘hữu ý’ thực hiện. Hạ ý thức ấy chính là điều mà chúng ta gọi là ‘phó ý thức’. Bởi vì sau khi chủ ý thức lơi lỏng ra, khi không còn khống chế đại não, mơ mơ màng màng giống như ngủ vậy, hoặc là khi đang trong giấc mộng, ở trong trạng thái vô ý thức thì dễ bị phó ý thức, cũng chính là phó nguyên thần làm chủ. Vào lúc ấy phó ý thức có thể thực hiện một số sự việc; tức là bản thân chư vị đang trong trạng thái mơ mơ màng màng mà thực hiện một [số sự việc]. Tuy nhiên, thông thường những sự việc được thực hiện ấy không dễ mà thực hiện không tốt, bởi vì phó ý thức ở không gian khác có thể thấy được bản chất của sự vật, không thụ nhận chỗ mê của xã hội người thường. Do đó những sự việc được làm, đến lúc tỉnh lại rồi xét: ‘Việc này sao mà thực hiện dở quá, lúc mình tỉnh táo minh bạch đã không làm thế’. Nhưng hiện nay chư vị nói là không tốt, đợi mươi hôm hay nửa tháng sau xét lại: ‘Ái chà, việc ấy thực hiện sao tuyệt vời đến vậy! Lúc ấy sao mà mình làm được thế không biết?’ Vấn đề này thường hay xuất hiện. Bởi vì phó ý thức không quan tâm rằng lúc ấy sự việc có tác dụng gì, mà đến tương lai mới có tác dụng tốt đẹp. Cũng có những việc [sẽ] không có kết quả gì, chính là lúc ấy đã có tác dụng [rồi]; tuy nhiên sự việc được phó ý thức thực thi vào lúc ấy hết sức tốt đẹp.
Còn có một hình thức nữa, thông thường chúng ta có những người căn cơ rất tốt, dễ chịu nhận sự khống chế của sinh mệnh cao cấp để thực hiện một số công việc. Tất nhiên đó là chuyện khác, ở đây chúng ta không giảng, chủ yếu là giảng về loại ý thức đến từ tự thân con người chúng ta.
Còn nói về ‘linh cảm’, nó cũng là danh từ do các nhà văn đưa ra. Những người bình thường nhìn nhận như thế này: ‘linh cảm chính là tri thức tích luỹ trong đời của người ta, và trong một tích tắc nó vụt loé lên xuất ra’. Tôi nói rằng nếu chiểu theo chủ nghĩa duy vật mà xét, thì tri thức tích luỹ trong đời của con người ấy, nếu tri thức tích luỹ càng nhiều, đại não của con người càng dùng nhiều thì càng linh hoạt. Đến khi sử dụng nó lẽ ra phải tuôn trào như nguồn [nước]; vậy không thể nói là vấn đề linh cảm được. Hễ linh cảm thực sự xuất hiện, hoặc khi mà linh cảm đến, thì nó không phải trạng thái ấy. Thông thường là khi người ta sử dụng đại não, liên tục sử dụng, cho đến lúc cảm thấy như tri thức khô kiệt rồi, hệt như là không còn dùng được nữa; viết bài văn đến chỗ đó là không có hạ bút [viết tiếp] được nữa; sáng tác một bài hát đến chỗ đó là không có nghĩ thêm được nữa; làm nghiên cứu khoa học đến chỗ đó là không có làm tiếp được nữa. Thông thường lúc ấy mệt mỏi lắm không chịu được, đầu thuốc lá vứt đầy mặt đất, bí bách đau đầu, mà không nghĩ được gì. Rốt cuộc linh cảm đến trong trạng thái nào? Chẳng hạn lúc mệt quá bèn nghĩ: “Mặc kệ nó, nghỉ một lát”. Bởi vì chủ ý thức càng khống chế vững chắc đại não, thì sinh mệnh khác càng không sáp nhập vào được. Hễ họ vừa nghỉ ngơi một cái, tư tưởng của họ vừa buông lơi một cái, không nghĩ đến nó nữa, thì đúng trong lúc vô ý ấy liền suy nghĩ ra được, từ trong đại não liền nghĩ ra. Linh cảm đều đến như vậy.
Vậy hỏi tại sao lúc ấy linh cảm đến? Bởi vì lúc đại não con người đang được chủ ý thức khống chế, càng dùng đại não nhiều thì nó khống chế càng chặt, phó ý thức càng không tiến nhập vào được. Khi họ suy nghĩ đến mức nhức đầu, suy nghĩ đến lúc cảm thấy khó chịu, thì phó ý thức ấy cũng là một bộ phận của thân thể, cùng từ thai mẹ đồng thời giáng sinh mà ra, nó cũng làm chủ một bộ phận thân thể, nó cũng rất khó chịu; khi [họ] nhức đầu, nó cũng đau nhức không chịu được. Nhưng khi chủ ý thức vừa buông lơi ra, phó ý thức liền đưa những gì nó biết phản ánh lên đại não, bởi vì lúc ở không gian khác nó có thể nhìn thấy bản chất sự vật, như vậy liền làm [tiếp] được, viết [tiếp] được, sáng tác ra được.
Có người nói: ‘Vậy thì chúng ta sẽ vận dụng phó ý thức’. Giống như có người vừa viết mấy chữ [đưa tôi]: ‘Làm thế nào nắm được liên hệ với phó ý thức?’ Chư vị không liên hệ được, bởi vì chư vị là người mới bắt đầu luyện công thôi, là người chưa có bản sự gì cả; chư vị cũng đừng liên hệ, mục đích chắc chắn là chấp trước. Có người nghĩ: ‘Chúng ta vận dụng phó ý thức để sáng tạo ra những giá trị [vật chất] cho chúng ta, đưa xã hội nhân loại phát triển; thế có được không?’ Không được! Tại sao? Bởi vì những sự việc mà phó ý thức biết được cũng rất có hạn. Không gian phức tạp nhường ấy, tầng thứ nhiều như thế, kết cấu của vũ trụ này hết sức phức tạp, mà nó cũng chỉ có thể biết được những gì trong không gian sở tại của nó thôi; những gì vượt ra ngoài không gian sở tại của nó, thì nó cũng không biết. Ngoài ra còn có rất nhiều không gian ngang dọc khác nhau; sự phát triển của nhân loại phải do sinh mệnh cao cấp tại tầng rất cao mới có thể khống chế được, [nó] đang được tiến hành chiểu theo quy luật phát triển.
Xã hội nhân loại chúng ta đang phát triển chiểu theo quy luật lịch sử; chư vị nghĩ rằng phát triển thế này, đạt mục tiêu thế kia; tuy nhiên sinh mệnh cao cấp kia lại không nghĩ thế. Con người cổ đại ấy, họ có nghĩ đến máy bay, tầu hoả, xe đạp của ngày hôm nay không? Tôi nói rằng không nhất định là không nghĩ đến. Là vì lịch sử chưa phát triển đến quá trình ấy, họ cũng chưa sáng tạo ra. Trên bề mặt theo nhận thức lý luận truyền thống của người thường chúng ta [mà xét], từ góc độ của tri thức hiện hữu của nhân loại mà xét, thì là vì khoa học nhân loại chưa đạt đến trình độ ấy, nên chưa sáng tạo ra được. Thực ra khoa học nhân loại dẫu phát triển như thế nào đi nữa, thì cũng đang chiểu theo an bài trong lịch sử mà phát triển thôi; chư vị vì [theo nỗ lực của] con người mà muốn đạt được mục đích nào đó, thì cũng không đạt được. Tất nhiên cũng có người có phó ý thức dễ khởi tác dụng; có tác giả nói: ‘Một ngày tôi có thể viết hàng vạn chữ, không mệt mỏi chút nào; muốn viết thật mau liền viết được ngay; người khác đọc sách cũng thấy [viết] hay lắm’. Tại sao như vậy? Bởi vì đó là kết quả sự chung sức giữa chủ ý thức và phó ý thức của họ; phó ý thức của họ cũng có thể phát huy phân nửa tác dụng. Tuy nhiên không phải [ai cũng] đều như vậy. Tuyệt đại đa số phó ý thức đều không quan tâm; chư vị muốn họ thực hiện công việc, có khi trái lại còn tệ hơn, kết quả trái lại.
Tâm thanh tịnh
Có nhiều người [khi] luyện công không nhập tĩnh được, đến khắp nơi tìm hỏi khí công sư: ‘Thưa thầy, tại sao con luyện công không nhập tĩnh được, hễ nhập tĩnh liền suy nghĩ đủ thứ, tư tưởng hỗn loạn’. Đúng là sông biển quay lộn, cái gì cũng xuất hiện, chư vị hoàn toàn không nhập tĩnh được. Vì sao không tĩnh lại được? Có người không hiểu, [họ] cho rằng có bí quyết nào đó; họ bèn tìm đến danh sư: ‘Xin dạy con chiêu thuật cao siêu, để con tĩnh lại được’. Theo tôi thấy, đó là hướng ngoại mà cầu. Nếu chư vị muốn đề cao bản thân, thì chư vị phải hướng nội mà tìm, đặt công phu vào cái tâm ấy. Chư vị mới có thể thật sự đề cao lên trên. Khi ngồi đả toạ chư vị mới có thể tĩnh lại được; có thể tĩnh lại được chính là công; định lực thâm sâu ngần nào [cũng] là thể hiện của tầng.
Người thường có thể tự nhiên tĩnh lại được không? Hoàn toàn không tĩnh lại được, trừ những người có căn cơ rất tốt. Cũng nói, nguyên nhân căn bản làm người ta không tĩnh lại được, không phải là vấn đề thủ pháp, không phải vì có tuyệt chiêu nào đó, mà là vì tư tưởng của chư vị, cái tâm của chư vị không tịnh. Chư vị ở nơi xã hội người thường, ở trong mâu thuẫn giữa người với người, chỉ vì lợi ích cá nhân, thất tình lục dục cũng như các chủng chấp trước dục vọng, chư vị đấu tranh với người ta, những thứ ấy chư vị chưa vứt bỏ được, chưa có thể coi nhẹ chúng được, vậy mà chư vị muốn tĩnh lại ngay, nói sao dễ vậy? Có người khi luyện công nói: ‘Tôi không tin, tôi tĩnh được ngay thôi, không nghĩ loạn nữa’. Vừa nói dứt, liền đảo lộn trở lại; cái tâm ấy của chư vị bất tịnh, do đó chư vị không tĩnh lại được.
Có thể có người không đồng ý với quan điểm của tôi: ‘Chẳng phải có khí công sư dạy người ta sử dụng các thủ pháp nào đó hay sao? Có thể đặt tâm vào một thứ, quán tưởng, đặt ý đan điền, nhìn vào trong nơi đan điền, hoặc niệm Phật, v.v.’ Đó là một loại phương pháp, tuy nhiên nó không chỉ là phương pháp, nó là thể hiện của công phu. Công phu ấy có quan hệ trực tiếp với tâm tính tu luyện được của chúng ta, [với] sự đề cao tầng của chúng ta; nó cũng không phải là một phương pháp được sử dụng chuyên nhất để cho tĩnh lại. Nếu không tin chư vị hãy thử đi, khi các chủng dục vọng và tâm thái chấp trước quá cường thịnh, chưa vứt bỏ được gì cả, chư vị thử xem chư vị có thể tĩnh lại được không. Có người nói ‘niệm Phật hiệu’ là được đấy; niệm Phật hiệu hỏi chư vị có thể đạt đến nhập tĩnh được không? Có người nói: ‘Pháp môn của Phật A Di Đà dễ luyện, niệm Phật hiệu là được rồi.’ Chư vị đã thử niệm chưa? Tôi nói rằng đó cũng là công phu; chư vị nói dễ, còn tôi nói không dễ; không có pháp môn nào dễ dàng cả.
Như mọi người đã biết Thích Ca Mâu Ni giảng “định”; hỏi trước khi “định” thì Ông giảng gì? Ông giảng “giới”, giới cấm hẳn hết thảy các dục vọng, thèm muốn, không còn gì nữa, rồi mới định lại được. Đạo lý là vậy phải không? Vả lại “định” cũng là công phu, chư vị không thể lập tức đạt đến mức độ ‘giới’ tất cả ngay được; thuận theo việc hết thảy những thứ bất hảo dần dần bị giới cấm, thì định lực cũng đi từ nông cạn đến thâm sâu. Niệm Phật hiệu thì người ta phải niệm một cách nhất tâm bất loạn, trong tâm không suy nghĩ gì cả, niệm đến mức các bộ phận khác trong đại não đều tê liệt, không còn biết gì nữa, một niệm thay vạn niệm; từng chữ từng chữ “A Di Đà Phật” đều có thể hiển hiện trước mắt. Đó chẳng phải công phu là gì? Lập tức có đạt được vậy không? Không đạt được; chưa đạt được thế thì khẳng định là chưa nhập tĩnh được; nếu không tin thì chư vị hãy thử đi. Ngoài miệng niệm hết lượt này lượt khác, nhưng trong tâm thì cái gì cũng nghĩ đến: ‘Tại sao lãnh đạo đơn vị công tác chỗ mình không coi trọng mình nhỉ, thưởng tháng này sao ít quá vậy’. Càng nghĩ càng bực mình, bực không chịu được, miệng vẫn còn đang niệm Phật hiệu; chư vị nói xem như thế luyện công được không? Đó chẳng phải vấn đề công phu hay sao? Đó chẳng phải vấn đề bản thân chư vị tâm bất tịnh hay sao? Có người khai thiên mục rồi, có thể nhìn vào đan điền. Bởi vì đan tích tụ lại ở nơi bụng dưới của người ta, vật chất năng lượng ấy càng thuần thì càng sáng, càng bất thuần thì càng tối, càng đen. Nhìn vào đan điền hỏi có thể nhập tĩnh không? Không nhập tĩnh được, không phải do bản thân phương pháp; then chốt là ở tư tưởng và ý niệm của người ta không thanh tịnh. Chư vị nhìn vào đan điền, thấy cái đan ấy sáng tinh anh rất đẹp, một lúc cái đan ấy biến hoá, biến thành căn hộ. “Phòng này để con trai lấy vợ rồi sẽ dùng, phòng này để cho con gái, hai vợ chồng mình là ở phòng này, ở giữa là phòng khách, tuyệt quá! Căn hộ này có thể cấp cho mình không? Mình phải nghĩ ra cách nào để có thôi, làm thế nào đây?” Con người cứ chấp trước vào những thứ ấy, chư vị nói xem thế có tĩnh lại được không? Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình.
Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm. Có pháp môn giảng rằng ‘Phật tại tâm trung’, cũng có đạo lý. Có người lý giải câu này không đúng, nói rằng Phật ở trong tim, cứ như thể bản thân họ đã là Phật rồi, cứ như thể trong quả tim đã có ông Phật rồi. Họ lý giải như thế, vậy chẳng phải sai hay sao? Lý giải vậy sao được. Ý nghĩa chính là chư vị phải hướng tâm mà tu, thì chư vị mới có thể tu thành; đạo lý chính là ở chỗ ấy. Trong thân chư vị hỏi ở đâu có ông Phật? Chư vị phải tu thì mới tu thành được.
Nguyên nhân chư vị chưa tĩnh lại được, là vì tư tưởng của chư vị chưa phải là ‘không’, chư vị chưa có tầng cao đến thế; như vậy [nhập tĩnh] từ nông cạn vào thâm sâu có quan hệ tương phụ tương thành với việc đề cao tầng. Chư vị vứt bỏ tâm chấp trước, tầng chư vị mới nâng lên, thì định lực của chư vị cũng thâm sâu hơn. [Nếu] chư vị muốn thông qua thủ pháp hay phương pháp nào đó mà [nhập] tĩnh, thì tôi nói rằng ấy đều là hướng ngoại mà cầu. Mà ‘luyện công thiên sai’, ‘lệch sang tà đạo’, chính là để nói về người hướng ngoại mà cầu. Nhất là trong Phật giáo, nếu chư vị hướng ngoại mà cầu, thì họ nói chư vị ‘đi sang ma đạo’. Còn tu luyện chân chính phải tu cái tâm ấy; chỉ khi chư vị đề cao tâm tính, thì tâm chư vị mới có thể đạt được vô vi thanh tịnh; chỉ khi chư vị đề cao tâm tính, thì mới đồng hoá với đặc tính vũ trụ chúng ta; vứt bỏ các chủng dục vọng, tâm chấp trước và những thứ bất hảo của con người, thì chư vị mới bài xuất khỏi thân thể chư vị những thứ không tốt, chư vị mới có thể nổi lên trên. Không chịu ước chế của đặc tính vũ trụ nữa, thì loại vật chất đức của chư vị mới có thể chuyển hoá thành công, nó chẳng phải tương phụ tương thành là gì? Đây chính là đạo lý!
Ấy là nguyên nhân chủ quan vì bản thân không đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn người tu luyện nên mới không tĩnh lại được. Hiện nay về mặt khách quan cũng tồn tại một tình huống này, đang can nhiễu nghiêm trọng làm chư vị không tu luyện lên cao tầng được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người luyện công. Như mọi người đã biết, thuận theo [trào lưu] khai mở cải cách, năng động kinh tế, thì chính sách cũng nới rộng. Có nhiều khoa học kỹ thuật mới cũng được tiến nhập vào, mức sống người ta cũng nâng cao, người thường ai cũng cho rằng thế là tốt. Tuy nhiên cần xét theo cả hai mặt, [cần] nhìn nhận một cách biện chứng; những thứ bất hảo cũng thuận theo sự khai mở mà tiến nhập vào, đủ thứ đủ loại. Trong tác phẩm văn hoá nếu không có chỗ viết về tình dục, thì dường như cuốn sách đó không bán được, bởi vì phải xét đến vấn đề số lượng [sản phẩm] tiêu thụ; trên truyền hình hay điện ảnh nếu thiếu mấy cảnh chăn gối, thì dường như [chương trình] truyền hình điện ảnh ấy sẽ không có người xem, vì phải xét đến vấn đề tỷ lệ khán giả; còn trong tác phẩm mỹ thuật, thì không ai biết nổi rằng đó là nghệ thuật chân chính hay là một cái gì đó; nền nghệ thuật dân tộc cổ xưa của Trung Quốc chúng ta vốn không hề có những thứ ấy. Mà truyền thống dân tộc Trung Hoa của chúng ta cũng không phải là do ai phát minh, ai sáng tác ra cả. Khi giảng về văn hoá tiền sử tôi đã nói rồi, hết thảy mọi thứ đều có căn nguyên của nó. Chuẩn mực đạo đức của nhân loại đã méo mó hẳn rồi, đã thay đổi rồi; tiêu chuẩn nhận định tốt và xấu đều đã thay đổi rồi; ấy là việc tại cõi người thường; còn tiêu chuẩn đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ là tiêu chuẩn duy nhất nhận định người tốt và xấu, nó không thể thay đổi. Là người luyện công, chư vị nếu muốn nhảy xuất ra, thì chư vị phải dùng tiêu chuẩn ấy mà nhận định, chư vị không được dùng tiêu chuẩn của người thường mà nhận định; do đó về khách quan cũng tồn tại can nhiễu như thế. Mà không chỉ có vậy, điều gì cũng đã thay đổi rồi, nào là đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục, hút hít ma tuý, đủ thứ loạn bậy đều đã xuất hiện.
Ngày nay xã hội nhân loại đã phát triển đến bước này, mọi người thử nghĩ xem, phát triển tiếp như thế nữa sẽ ra sao? Có cho phép nó tồn tại mãi như vậy hay không? Người không trị thì trời trị. Mỗi khi phát sinh kiếp nạn thì nhân loại đều ở trong trạng thái như thế. Qua nhiều khoá học rồi, tôi chưa bàn về vấn đề đại kiếp nạn của nhân loại. Tôn giáo cũng giảng về nó, rất nhiều người cũng giảng về đề tài nóng bỏng ấy. Tôi đặt vấn đề này ra cho mọi người, mọi người thử nghĩ xem: tại xã hội người thường chúng ta, chuẩn mực đạo đức con người đã thay đổi đến mức như thế! Mức độ căng thẳng giữa người với người đã đến mức độ như thế! Chư vị có nghĩ rằng nó chẳng phải đã đến hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm hay sao? Do đó những hoàn cảnh tồn tại khách quan ấy, cũng đang can nhiễu nghiêm trọng đến những người luyện công chúng ta đang tu luyện lên cao tầng. Tranh ảnh khoả thân bày ngay ở đằng kia, treo ngay chỗ đại lộ, hễ ngẩng đầu lên liền nhìn thấy.
Lão Tử từng giảng câu: ‘Thượng sỹ văn đạo, cần nhi hành chi’. Kẻ sỹ bậc thượng được nghe Đạo, [hiểu ra] đắc chính Pháp không hề dễ dàng gì, hôm nay không tu thì đợi bao giờ nữa? Hoàn cảnh phức tạp, tôi nghĩ rằng trái lại lại là điều hay; càng phức tạp thì càng có khả năng xuất hiện cao nhân; nếu từ nơi đây mà vọt trội lên được thì mới tu được chắc chắn nhất.
Người nào có thể thật sự hạ quyết tâm tu luyện, tôi nói rằng trái lại [hoàn cảnh này] lại là điều tốt. Nếu không có mâu thuẫn nảy sinh, không tạo ra cơ hội đề cao tâm tính cho chư vị, thì chư vị không lên được. Chư vị tốt tôi cũng tốt, hỏi tu luyện làm sao? Là một người tu luyện bình thường, thuộc hạng “trung sỹ văn Đạo”, luyện cũng được chẳng luyện cũng xong, kiểu người như thế rồi có lẽ sẽ không thành. Có người ngồi đây nghe Sư phụ giảng thấy rất có đạo lý, [nhưng] quay về xã hội người thường, lại [thấy] lợi ích hiện thực mới là thực tại. Đúng là thực tại ghê lắm, không chỉ chư vị, có rất nhiều triệu phú và những người giàu có bên Tây phương, đến khi trăm tuổi [lâm chung] họ liền thấy họ chẳng còn gì; những của cải vật chất khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi, rất [trống rỗng] hư không. Vậy công kia vì lẽ gì mà trân quý như thế? Bởi vì nó trực tiếp đeo bên thân nguyên thần của chư vị, khi sinh mang theo đến, khi tử mang theo đi. Chúng tôi giảng nguyên thần bất diệt, điều ấy cũng không phải mê tín. Khi những tế bào của chúng ta trút ra rồi, thì những thành phần phần tử nhỏ bé hơn tồn tại ở không gian vật chất khác không hề diệt mất, nó chỉ trút khỏi cái xác kia mà thôi.
Điều tôi vừa giảng đều thuộc về vấn đề tâm tính của con người. Thích Ca Mâu Ni đã giảng câu này, Đạt Ma cũng giảng thế: ‘Vùng Trung Quốc đông thổ ấy là nơi xuất ra những kẻ sỹ đại đức’. Trong lịch sử Trung Quốc chúng ta có rất nhiều tăng nhân, có nhiều người Trung Quốc rất tự hào. Ý nghĩa [câu trên] là có thể tu lên cao công, do vậy có nhiều vị cao hứng lắm, tự mình vinh hạnh lắm: ‘Chẳng phải người Trung Quốc chúng ta, ở vùng đất Trung Quốc xuất hiện những người đại căn khí, xuất hiện những kẻ sỹ đại đức’. Thực ra rất nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa trong câu ấy; vì sao tại vùng đất Trung Quốc có thể xuất hiện những kẻ sỹ đại đức, tại sao có thể xuất được cao công? Rất nhiều người không biết được hàm nghĩa chân chính của những lời mà người tại cao tầng giảng thuyết, cũng không biết được cảnh giới cũng như trạng thái tư tưởng của người tại cao tầng tại cảnh giới cao đang ở. Tất nhiên chúng tôi giảng rồi, [nay] không nói về ý nghĩa của nó là gì; [mà] mọi người nghĩ xem, chỉ có ở chỗ quần thể con người phức tạp đến thế, ở hoàn cảnh phức tạp nhất mới có thể tu lên cao công; là có ý như thế.
Căn cơ
Căn cơ được quyết định theo lượng nhiều ít của chất đức mà người ta mang theo thân thể ở một không gian khác. Đức ít, vật chất màu đen nhiều, thì trường nghiệp lực lớn, như thế là thuộc loại căn cơ không tốt; đức nhiều, vật chất màu trắng nhiều, thì trường nghiệp lực nhỏ, như thế là thuộc loại căn cơ tốt. Hai loại vật chất là vật chất màu trắng và vật chất màu đen của người ta có thể chuyển hoá tương hỗ với nhau; chuyển hoá thế nào? Làm điều tốt sẽ sinh ra vật chất màu trắng; vật chất màu trắng là khi chịu khổ, chịu đựng điều thống khổ rồi, [hay] làm điều tốt rồi mà được. Còn vật chất màu đen là khi làm điều xấu, làm điều bất hảo mà sinh ra; nó là nghiệp lực. Nó có một quá trình chuyển hoá như vậy; đồng thời nó còn có quan hệ mang theo. Bởi vì nó trực tiếp đi theo nguyên thần, [nó] không phải là thứ chỉ thuộc về một đời, mà đã được tích luỹ từ những niên đại rất xa xưa. Do đó mới giảng ‘tích nghiệp’, ‘tích đức’, ngoài ra tổ tiên cũng có thể tích lại cho đời sau. Có những lúc tôi nhớ rằng người xưa Trung Quốc hoặc người già hay nói: ‘tổ tiên tích đức’ hoặc ‘tích đức’, ‘khuyết đức’; những lời ấy hết sức đúng đắn, đúng đắn phi thường.
Căn cơ tốt hay xấu có thể quyết định ngộ tính cá nhân ấy là tốt hay dở. Người căn cơ không tốt có thể làm cho ngộ tính người ta trở nên rất kém. Vì sao? Vì người có căn cơ tốt có nhiều vật chất màu trắng; vật chất màu trắng ấy dung hiệp với vũ trụ của chúng ta, dung hiệp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn, không có phân cách. Vậy nên đặc tính vũ trụ phản ánh trực tiếp lên thân thể của chư vị, trực tiếp câu thông với thân thể của chư vị. Còn chủng vật chất màu đen là tương phản hẳn lại, là khi làm điều xấu mà nhận phải, [nó] trái ngược với đặc tính của vũ trụ của chúng ta; do vậy phát sinh một sự cách ly giữa chủng vật chất màu đen ấy với đặc tính vũ trụ của chúng ta. Khi chủng vật chất màu đen ấy có nhiều, thì nó hình thành một trường bao quanh thân thể con người lại, bao con người vào trong. Mà trường này càng lớn, thì mật độ của nó càng lớn, càng dày, nên làm cho ngộ tính của cá nhân càng không tốt. Bởi vì họ không thể tiếp thu chủng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ; cũng là vì họ đã làm điều xấu mới sinh ra vật chất màu đen như thế. Thông thường những người này đã như thế lại càng không tin vào tu luyện; ngộ tính càng không tốt, thì càng tiếp thụ trở ngại của nghiệp lực; chịu khổ càng nhiều, thì lại càng không tin, nếu [họ] tu luyện thì càng khó khăn.
Người có nhiều vật chất màu trắng tu luyện sẽ dễ dàng hơn; bởi vì trong quá trình tu luyện họ chỉ cần đồng hoá với đặc tính vũ trụ, tâm tính của họ có thể đề cao lên trên, thì chất đức của họ sẽ trực tiếp diễn hoá [trở] thành công. Còn người có nhiều vật chất màu đen, thì giống như sản xuất ra sản phẩm ở nhà máy vậy, phải thêm một thủ tục nữa; người ta đã [có vật] liệu sẵn sàng rồi, còn họ mới [có nguyên] liệu thô, cần phải gia công thêm một lượt nữa, phải qua một quá trình ấy. Do vậy trước tiên họ phải chịu khổ, để hạ bỏ nghiệp lực của họ, chuyển thành vật chất màu trắng; sau khi hình thành chất đức ấy rồi mới có thể tăng công lên cao. Tuy nhiên loại người này bản thân họ ngộ tính không tốt, chư vị bảo họ chịu thêm chút khổ nữa, thì họ càng không tin, càng không chịu được; do đó người có nhiều vật chất màu đen khó tu luyện. Đạo gia hoặc các pháp môn đơn truyền trong quá khứ đều giảng rằng sư phụ tìm chọn đồ đệ, chứ không phải đồ đệ tìm sư phụ, cũng là để xem những thứ mang theo nhiều [hay] ít trên thân thể [đồ đệ] mà quyết định.
Căn cơ quyết định ngộ tính của người ta, tuy nhiên cũng không tuyệt đối. Có người căn cơ rất dở, nhưng hoàn cảnh gia đình rất tốt, rất nhiều người đều luyện công, cũng có một số người là cư sỹ trong tôn giáo, rất tin vào những chuyện tu luyện. Trong hoàn cảnh như thế, cũng có thể làm cho họ trở nên tin tưởng hơn, ngộ tính trở nên tốt; do vậy nó không tuyệt đối. Cũng có người căn cơ rất tốt, nhưng thường hay chịu nhận sự giáo dục tri thức nhỏ bé của xã hội hiện hữu này, nhất là phương pháp giáo dục tư tưởng tuyệt đối hoá ở mấy năm trước đây, làm cho tư tưởng con người ta trở nên vô cùng chật hẹp, hết thảy những gì vượt khỏi phạm vi mà họ đã biết thì họ đều không chịu tin, nên cũng có thể làm cho ngộ tính của họ chịu can nhiễu nghiêm trọng.
Lấy một thí dụ, khi tôi mở lớp giảng dạy, ngày thứ hai giảng khai [mở] thiên mục. Có một vị căn cơ rất tốt, nên lập tức mở thiên mục cho vị ấy tại tầng rất cao, vị này nhìn thấy được rất nhiều cảnh tượng mà người khác không nhìn thấy. Vị ấy nói với mọi người: ‘Ái chà, tôi thấy toàn bộ trường truyền Pháp đều có Pháp Luân giăng như hoa tuyết rơi lên thân thể của mọi người; tôi thấy chân thể của Sư phụ Lý Hồng Chí như thế này thế này, tôi nhìn thấy vòng hào quang của Sư phụ Lý Hồng Chí, thấy được Pháp Luân là như thế như thế, có bao nhiêu Pháp thân. Thấy tại các tầng khác nhau đều có Sư phụ Lý Hồng Chí đang giảng Pháp, Pháp Luân đang điều chỉnh thân thể cho học viên như thế nào. Còn thấy rằng khi Sư phụ giảng bài thì từng tầng từng tầng tại các tầng khác nhau đều có công thân của Sư phụ đang giảng; ngoài ra còn thấy các thiên nữ trải hoa, v.v.’ Vị ấy đều nhìn thấy được những điều mỹ diệu như thế, điều ấy nói lên rằng căn cơ của cá nhân này rất khá. Vị ấy nói tới nói lui, cuối cùng nói một câu: ‘Tôi không tin những điều này’. Có rất nhiều điều đã được khoa học hiện hữu này chứng thực rồi, có rất nhiều điều có thể lý giải từ khoa học hiện hữu này, có nhiều điều mà chúng ta cũng luận [giải] được rồi. Bởi vì chỗ nhận thức của khí công thật sự vượt trên nhận thức của khoa học; điều này là khẳng định. Như vậy có thể thấy rằng căn cơ không hoàn toàn ước chế ngộ tính.
Ngộ
“Ngộ” là gì? Danh từ “ngộ” xuất phát ban đầu trong tôn giáo. Trong Phật giáo là nói về việc người tu luyện lý giải đối với Phật Pháp thế nào, ngộ trên nhận thức và ngộ cuối cùng, là ý nói về ‘huệ ngộ’. Tuy nhiên hiện nay đã đưa vào ứng dụng ở người thường, nói rằng cá nhân ấy rất thông minh, biết được trong tâm của lãnh đạo đang nghĩ gì, lập tức có thể lĩnh hội được ngay, khi lãnh đạo có mặt liền có thể làm vừa lòng. Người ta giảng rằng như thế là ngộ tính tốt; [họ] thường lý giải như vậy. Tuy nhiên [khi] chư vị vượt qua tầng của người thường, đến tầng cao hơn một chút, thì chư vị liền phát hiện rằng, [đạo] lý ở chỗ nhận thức của người thường, thông thường là sai. ‘Ngộ’ mà chúng tôi nói đến hoàn toàn không phải là cái ‘ngộ’ ấy. Ngộ tính của kẻ khôn khéo quá trái lại là không tốt; bởi vì kẻ thông minh thái quá sẽ thực hiện hời hợt bề mặt, lấy lòng lãnh đạo vừa ý thượng cấp. Công việc thật sự chẳng phải để người khác làm hay sao? Như vậy họ sẽ mắc nợ những thứ của người khác; bởi vì họ khôn, họ sẽ biết lấy lòng người, họ có thể được nhiều thứ tốt, người khác do vậy sẽ phải nhận nhiều thứ xấu; bởi vì họ khôn, nên họ cũng không thể chịu thiệt, họ không dễ chịu thiệt, và người khác phải chịu thiệt. Họ ngày càng coi trọng những lợi ích thực tiễn nhỏ nhoi ấy, như vậy bụng dạ của họ ngày càng hẹp hòi, họ ngày càng cho rằng lợi ích vật chất có được ở nơi người thường mới là những thứ không thể buông bỏ được, họ cũng nhận rằng bản thân họ coi trọng hiện thực, họ cũng không chịu thiệt thòi.
Có người còn ngưỡng mộ [kẻ ấy]! Tôi nói với chư vị rằng, chớ có ngưỡng mộ họ. Chư vị đâu biết rằng họ sống mệt mỏi ra sao, họ ăn không ngon ngủ không yên, trong mơ cũng lo lợi ích của mình bị tổn thất. Đối với lợi ích cá nhân, họ cứ dùi mãi vào sừng bò, chư vị nói xem họ sống vậy có mệt mỏi không; cả một đời họ cứ sống vì điều đó. Chúng ta nói rằng khi gặp mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước biển rộng trời cao, đảm bảo sẽ là một cảnh tượng khác. Nhưng loại người kia sẽ không chịu lùi, họ sống một cách mệt mỏi nhất, chư vị không được học theo họ. Trong giới tu luyện giảng rằng: những người này là mê nhất, chỉ vì lợi ích vật chất mà đã hoàn toàn mê tại cõi người thường. Bảo họ thủ đức ư, không dễ đâu! [Nếu] chư vị bảo họ luyện công, họ có thể không tin: ‘Luyện công sao? Người luyện công các vị đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu. Người ta bắt nạt các vị thật tệ hại mà trong tâm các vị không được đối xử với người ta như thế, mà trái lại phải cảm tạ người ta. Các vị đều là A-Q mất rồi! Ai ai cũng bị tâm thần hết cả!’ Người như thế, họ không cách nào lý giải được tu luyện. Họ nói rằng chư vị thật khó hiểu lắm lắm, họ bảo chư vị mới là ngốc. Chư vị nói xem hoá độ họ có khó không?
‘Ngộ’ mà chúng tôi nói không phải là cái ‘ngộ’ ấy. Chính cái mà họ nói là ‘ngốc’ về lợi ích vật chất của chúng ta; ‘ngộ’ mà chúng tôi giảng là cái ‘ngộ’ ấy. Tất nhiên, không phải là ngốc thật, chúng ta chỉ là coi nhẹ vấn đề lợi ích thiết thân thôi, còn tại các phương diện khác, thì chúng ta đều rất sáng suốt. Các công trình khoa học nghiên cứu mà chúng ta làm, lãnh đạo giao nhiệm vụ nào, hoàn thành công tác nào, chúng ta đều tỉnh táo minh bạch làm cho thật tốt. Nhưng chính ở điểm lợi ích cá nhân của bản thân chúng ta, [hoặc] khi gặp mâu thuẫn giữa người với người, [thì] chúng ta coi [chúng] rất nhẹ. Ai nói chư vị là ngốc? Không ai nói chư vị ngốc cả; đảm bảo là như vậy.
Chúng ta hãy nói về kẻ ngốc trong những kẻ ngốc; cái lý ở trên cao tầng đều phản đảo lại. Một kẻ ngốc kia ở nơi người thường không thể làm điều xấu gì lớn, không thể đấu tranh chỉ vì lợi ích cá nhân, không cầu danh, và vị ấy không tổn đức. Nhưng người khác lại cấp đức cho vị ấy; đánh vị ấy, [nhục] mạ vị ấy đều là cấp đức cho vị ấy; mà chủng vật chất này cực kỳ trân quý. Trong vũ trụ này của chúng ta có [Pháp] lý thế này: bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất. Người ta nhìn thấy kẻ đại ngốc, ai đều lăng mạ: ‘Mi là đồ ngốc’. Thuận theo lời [nhục] mạ tuôn ra từ cái mồm kia, thì một khối đức đã bay sang. Chư vị chiếm tiện nghi nên thuộc về bên được, như vậy chư vị phải mất. Đi qua đá cho vị ấy một cước: ‘Đồ đại ngốc nhà mi’. Tốt thôi, một khối đức lại bay sang. Ai nạt dối vị ấy, ai đá vị ấy, vị ấy cũng đều khoan khoái: ‘Các ngươi cứ đến đi, thế nào cũng cấp đức cho ta mà, ta không đẩy ra chút nào hết đâu!’ Như vậy nếu chiểu theo [Pháp] lý tại cao tầng, thì mọi người nghĩ xem, hỏi ai khôn? Chẳng phải vị ấy khôn là gì? Vị ấy là khôn nhất. Vị ấy không rơi rớt chút đức nào hết, còn chư vị cấp đức cho vị ấy, vị ấy cũng không đẩy trở lại một chút nào, đều nhận hết, nhận một cách rất khoan khoái. Đời này ngốc đời sau không ngốc, nguyên thần không ngốc. Trong tôn giáo giảng rằng, người kia nếu nhiều đức, thì đời sau làm quan lớn, phát tài lớn, đều dùng đức mà giao hoán.
Chúng tôi giảng, đức có thể trực tiếp diễn hoá [trở] thành công. Chư vị tu cao được đến đâu, chẳng phải chính là đức kia diễn hoá mà thành? Nó trực tiếp có thể diễn hoá [trở] thành công. Quyết định tầng của người ta cao thấp ra sao, công lực lớn nhỏ thế nào, chẳng phải chính là do chủng vật chất ấy diễn hoá mà thành? Chư vị nói xem nó có trân quý không? Nó quả là mang theo đến khi sinh, mang theo đi khi chết. Trong Phật giáo giảng rằng chư vị tu luyện cao đến đâu, đó là quả vị của chư vị. Chư vị phó xuất nhiều đến đâu, thì sẽ đắc được nhiều đến đó; đấy chính là đạo lý. Trong tôn giáo giảng rằng, có đức mà đến đời sau thì sẽ làm quan lớn, phát tài lớn. Ít đức thì có xin ăn cũng không được [ai cho], bởi vì không có đức giao hoán; bất thất bất đắc! Không một chút đức, thì sẽ hình thần toàn diệt, sẽ chết thật sự.
Quá khứ có một khí công sư, khi mới xuất sơn có tầng khá cao; khí công sư này về sau đã rớt ở nơi danh lợi. Sư phụ anh ta đã mang phó nguyên thần của anh ta đi, bởi vì anh ta cũng thuộc về [môn] tu luyện phó nguyên thần. Khi còn phó nguyên thần tại đó, thì [anh ta] chịu sự khống chế của phó nguyên thần. Lấy một ví dụ; một hôm đơn vị [công tác] phân nhà, lãnh đạo nói: ‘Ai thiếu nhà ở hãy qua đây, trình bày hoàn cảnh, nói xem cá nhân cần nhà ở như thế nào’. Mỗi người đều nói về mình, riêng anh kia không nói gì cả. Cuối cùng lãnh đạo xét qua liền thấy rằng anh này khó khăn hơn mọi người khác, cần cấp nhà cho anh ta. Người khác nói: ‘Không được, nhà ấy không thể cấp cho anh ta, cần cấp cho tôi, tôi cần căn hộ như thế như thế’. Anh ta nói: ‘Thế thì ông lấy đi’. Nếu người thường xét, thì cá nhân kia thật ngốc. Có người biết rằng anh ta là người luyện công, bèn hỏi anh ta: ‘Người luyện công các anh không muốn gì cả; hỏi anh muốn gì?’ Anh ta nói: ‘Điều người khác không muốn, tôi muốn’. Thực ra anh ta không ngốc chút nào hết, rất tinh minh. Chính về mặt lợi ích thiết thân của cá nhân, thì đối đãi như vậy; anh ta giảng tuỳ kỳ tự nhiên. Người kia lại hỏi: ‘Hiện nay có gì mà người ta không muốn?’ Anh ta nói: ‘Cái cục đá bị đá đi đá lại trên mặt đất kia là không ai cần cả; vậy tôi nhặt cục đá ấy’. Người thường thấy vậy thật không thể hiểu nổi; người thường không thể lý giải được người luyện công, không cách nào lý giải được; cảnh giới tư tưởng khác nhau quá xa, cách biệt về tầng quá to lớn. Tất nhiên anh ta sẽ không nhặt cục đá ấy đâu, anh ta nói ra [Pháp] lý mà người thường không ngộ ra được: ‘Tôi không cầu những thứ của người thường’. Hãy nói về cục đá ấy; mọi người đều biết trong kinh Phật viết: [ở] thế giới Cực Lạc cây cũng là vàng, đất cũng là vàng, chim cũng là vàng, hoa cũng là vàng, nhà cũng là vàng, ngay cả Phật thể cũng lấp lánh ánh vàng kim. Đến đó sẽ không tìm đâu được một cục đá; nghe nói tiền để tiêu ở đó chính là đá; anh ta rồi sẽ không mang được cục đá lên trên đó đâu, nhưng anh ta đã nói lên được một [Pháp] lý mà người thường không lý giải được. Người luyện công thật sự giảng rằng: những cái mà người thường vẫn truy cầu thì chúng tôi không truy cầu; thứ mà người thường có thì chúng tôi cũng không quan tâm; nhưng thứ mà chúng tôi có thì người thường có muốn cũng không được.
Thực ra, ‘ngộ’ mà chúng tôi vừa giảng, nó vẫn còn thuộc về loại ‘ngộ’ trong quá trình tu luyện, nó hoàn toàn tương phản với cái ‘ngộ’ ở nơi người thường. ‘Ngộ’ chân chính của chúng ta, chính là nói về Pháp mà sư phụ giảng trong quá trình chúng ta luyện công, Đạo mà sư phụ trong Đạo gia giảng, trước những ma nạn bản thân gặp phải trong quá trình tu luyện, thì có thể ngộ được rằng bản thân là người tu luyện hay không, có thể lý giải [theo Pháp] hay không, có thể tiếp thụ [Pháp] hay không, trong quá trình tu luyện có thể chiểu theo Pháp mà hành xử hay không. Có người có làm thế nào mà giảng họ cũng không tin, vẫn [chỉ tin vào] những lợi ích thiết thực nơi người thường. Họ vẫn ôm giữ những quan niệm cố hữu mà không bỏ, làm cho [họ] không thể tin [vào Pháp]. Có người muốn trị bệnh, ở đây tôi giảng khí công hoàn toàn không phải dùng để trị bệnh, tư tưởng của họ liền cảm thấy phản đối, từ đó không tin vào những điều giảng sau đó nữa.
Có người không nâng ngộ tính lên được; có người lấy cuốn sách này của tôi mà tuỳ tiện vẽ vẽ vạch vạch vào đó. Những ai đã khai [mở] thiên mục trong chúng ta đều thấy rằng, cuốn sách này nhìn là thấy ngũ quang thập sắc, lấp lánh ánh vàng kim, mỗi chữ đều là hình tượng Pháp thân của tôi. Nếu tôi nói lời giả thì chính là lừa đảo mọi người; đường vẽ kia từ bút của chư vị là đen thui, chư vị dám tuỳ tiện vẽ lên đó là sao? Chúng tôi đang làm gì tại nơi đây? Chẳng phải đưa chư vị tu lên trên là gì? Có những sự việc chư vị cũng cần suy nghĩ một chút; cuốn sách này có thể chỉ đạo chư vị tu luyện; chư vị có nghĩ rằng nó trân quý hay không? Chư vị bái Phật có thể làm cho chư vị tu luyện chân chính không? Chư vị rất thành kính, chẳng dám chạm khẽ vào tượng Phật, hàng ngày đốt hương cho tượng; vậy mà chư vị dám làm hư hại Đại Pháp vốn thật sự có thể chỉ đạo chư vị tu luyện.
Giảng về vấn đề ngộ tính của con người, đây mới chỉ là trong quá trình tu luyện, với những điều nào đó hay Pháp nào đó xuất hiện tại các tầng hoặc trong những gì sư phụ giảng, thì chư vị lý giải chúng đến mức độ nào. Tuy nhiên vẫn chưa phải là ‘ngộ căn bản’ mà chúng tôi nói đến; ‘ngộ căn bản’ chúng tôi nói đến chính là trong những năm tháng cuộc đời của họ, từ khi bắt đầu tu luyện, không ngừng thăng hoa lên trên, không ngừng vứt bỏ các tâm chấp trước các chủng dục vọng của con người, công cũng không ngừng tăng trưởng lên trên, cuối cùng đã liên tục đi cho đến bước cuối cùng con đường tu luyện của mình. Toàn bộ chủng vật chất đức cũng đã diễn hoá [trở] thành công, con đường tu luyện mà sư phụ an bài cho cũng đã đi đến đầu chót rồi; tại đúng tích tắc ấy, nổ “păng” một cái là mở tung các khoá. Thiên mục đạt đến điểm cao nhất trong tầng sở tại của họ, thấy được chân tướng trong các không gian trong tầng sở tại của họ, hình thức tồn tại của các thể sinh mệnh của các thời-không, hình thức tồn tại của vật chất trong các thời-không, nhìn thấy được chân lý trong vũ trụ chúng ta. Thần thông đại hiển, đều có thể câu thông với các loại thể sinh mệnh. Đến bước đó thì chẳng phải đã là Đại Giác Giả là gì? Người đã tu luyện giác ngộ rồi đúng không? Phiên [dịch] sang tiếng Ấn Độ cổ thì chính là Phật {Buddha}.
Ngộ mà chúng tôi giảng ấy, ngộ căn bản ấy vẫn thuộc về hình thức ‘đốn ngộ’. ‘Đốn ngộ’ tức là trong những năm tháng cuộc đời thì họ bị khoá, không biết công của mình cao đến đâu, không biết hình thái mà công mình luyện được là gì, hoàn toàn không có phản ứng gì, thậm chí các tế bào của thân thể bản thân mình đều bị khoá, công luyện xuất ra được đều bị khoá; liên tục tu luyện cho đến bước cuối cùng rồi mới được mở tung ra. Đây phải là người đại căn khí mới có thể làm vậy, tu luyện rất khổ. Bắt đầu từ chỗ làm con người tốt [rồi tu] lên, một mực đề cao tâm tính bản thân mình, một mực chịu khổ, một mực tu lên trên, một mực yêu cầu đề cao tâm tính, nhưng lại không thấy được công của bản thân mình. Loại người này tu khó khăn nhất, đây phải là người đại căn khí; tu biết bao nhiêu năm, mà không biết được gì.
Còn một loại nữa gọi là ‘tiệm ngộ’. Ngay từ đầu có rất nhiều người đều cảm thấy Pháp Luân đang xoay chuyển, đồng thời tôi cũng giúp mọi người khai [mở] thiên mục. Có người vì nguyên nhân này khác, sẽ từ chỗ nhìn không thấy cho đến chỗ nhìn thấy được, từ chỗ nhìn không rõ cho đến chỗ nhìn được rõ, từ chỗ không dùng được đến chỗ sử dụng được, không ngừng đề cao tầng. Thuận theo việc tâm tính chư vị đề cao lên và tâm chấp trước vứt bỏ đi, các chủng công năng đều xuất ra ngoài. Sự diễn biến của toàn bộ quá trình tu luyện, quá trình chuyển hoá thân thể đều xảy ra những biến đổi trong trạng thái mà bản thân chư vị có thể thấy hoặc cảm nhận được. Cứ như thế mà cho đến bước cuối cùng, hoàn toàn nhận thức được chân lý của vũ trụ, tầng đã đạt đến đỉnh điểm cao nhất mà chư vị nên phải tu luyện đến được. Sự biến hoá của bản thể, gia trì của công năng đều đã đạt đến một mức độ nhất định, dần dần cũng đạt mục đích ấy. Điều này thuộc về tiệm ngộ. Phương pháp tu luyện theo loại tiệm ngộ cũng không dễ dàng gì, đã có công năng rồi, có những người tâm chấp trước chưa vứt bỏ, nên rất dễ hiển thị, nên dễ phạm phải điều xấu. Như vậy chư vị sẽ mất công, chư vị sẽ tu mà như không, cuối cùng sẽ huỷ [hoại]. Có người có thể nhìn, có thể thấy sự thể hiện của các chủng sinh mệnh tại các tầng khác nhau, họ có thể bảo chư vị làm điều này điều nọ, họ có thể bảo chư vị luyện những thứ của họ, thu chư vị làm đồ đệ, nhưng bản thân họ lại không thể [giúp] chư vị đắc chính quả, bởi vì họ cũng không đắc chính quả.
Ngoài ra, người ở cao tầng đều là Thần, biến thành rất to lớn, thần thông đại hiển, hễ tâm bất chính, chư vị liền đi theo họ phải không? Một khi chư vị đi theo họ, thì đã tu lại như không. Dẫu họ là Phật thật, là Đạo thật, thì chư vị cũng phải tu luyện lại từ đầu. Người ở biết bao nhiêu tầng trời, đó chẳng phải Thần Tiên là gì? Chỉ có tu luyện đến tầng cực cao, sau khi đạt được mục đích rồi, thì mới có thể hoàn toàn nhảy vượt ra. Tuy nhiên, trước mắt một con người bình thường thì Thần Tiên ấy thực sự hiển thị vừa cao vừa lớn, bản sự cũng rất to lớn; nhưng có thể họ chưa hề đắc chính quả. Khi chịu can nhiễu của các chủng tín tức, trong các cảnh tượng dụ dỗ mê hoặc, chư vị có thể bất động tâm được hay không? Vậy mới nói khai mở thiên mục tu cũng khó, giữ vững tâm tính càng khó hơn. Tuy nhiên rất nhiều người trong chúng ta sẽ giữa chừng được đả khai công năng cho chư vị, tiến nhập vào trạng thái tiệm ngộ. Thiên mục của ai cũng được khai [mở], rất nhiều người có công năng [nhưng] không cho phép chư vị được xuất ra. Khi tâm tính chư vị dần dần đề cao đến một tầng nhất định, khi tâm thái ổn định và có thể giữ vững bản thân, thì sẽ lập tức khai nổ cho chư vị. Đến tầng ấy sẽ cho phép chư vị xuất hiện trạng thái tiệm ngộ; lúc đó đã dễ dàng giữ vững bản thân rồi, các chủng công năng đều đã xuất hiện rồi, bản thân tu lên trên, cho đến cuối cùng hoàn toàn khai [mở]. Đến giữa chừng quá trình tu luyện sẽ cho phép chư vị xuất hiện [công năng], chúng ta có rất nhiều người thuộc loại này; do đó mọi người đừng sốt ruột [mong] nhìn thấy được.
Có thể mọi người đã nghe qua thuyết Thiền tông cũng giảng về phân biệt ‘đốn’ và ‘tiệm’. Lục tổ Huệ Năng của Thiền tông giảng đốn ngộ, Thần Tú ở Bắc Phái giảng tiệm ngộ. Tại lịch sử giữa hai vị này đã phát sinh cuộc tranh luận rất lâu dài trong Phật học, tranh luận tới lui mãi. Tôi nói rằng thật vô nghĩa; tại sao? Bởi vì [ngộ mà] họ nói chẳng qua là về nhận thức đối với [Pháp] lý trong quá trình tu luyện. Về [Pháp] lý ấy, có người lập tức nhận thức ra ngay; có người ngộ ra, nhận thức ra một cách từ từ. Ngộ thế nào là không được? Lập tức nhận thức ra thì tốt hơn, ngộ ra một cách từ từ thì cũng được; chẳng phải cùng là ngộ? Đều là ngộ cả thôi; do đó không [ai] sai cả.
Người đại căn khí
Thế nào là người đại căn khí? Người đại căn khí có chỗ khác biệt với [người có] căn cơ tốt hay dở. Người đại căn khí kia vô cùng khó tìm; đều phải trải qua một thời kỳ lịch sử rất lâu dài, mới có thể xuất sinh một người [như vậy]. Tất nhiên người đại căn khí trước tiên cần phải có đức rất lớn, trường của chủng vật chất màu trắng ấy rất to lớn; điểm này là khẳng định. Đồng thời họ phải có thể chịu cái khổ trong những cái khổ, còn phải có tâm Đại Nhẫn, còn phải có thể xả, còn phải có thể thủ đức, còn phải có ngộ tính tốt, v.v.
Thế nào là ‘cái khổ trong những cái khổ’? Trong Phật giáo nhận thức rằng làm người là khổ; hễ chư vị làm người, thì phải chịu khổ. Nó cho rằng sinh mệnh của tất cả các không gian đều không có cái thân thể người thường này của chúng ta, nên sẽ không mắc bệnh, cũng không tồn tại vấn đề sinh lão bệnh tử, nên cũng không tồn tại loại thống khổ như thế. Người tại không gian khác có thể phiêu [đãng bay] lên, không có [trọng lượng] nặng nhẹ, mỹ diệu phi thường. Người thường chính là vì có cái thân thể này, nên xuất hiện một vấn đề: lạnh không chịu được, nóng không chịu được, khát không chịu được, đói không chịu được, mệt không chịu được, lại còn có sinh lão bệnh tử; thế nào thì chư vị cũng không thể thoải mái.
Tôi đã từng xem một tờ báo đăng rằng khi có địa chấn ở Đường Sơn, đã có rất nhiều người tử vong trong trận động đất ấy; nhưng có một số người được cứu sống lại. Một cuộc điều tra xã hội đặc biệt đã được thực hiện dành cho bộ phận những người này: hỏi xem họ có cảm giác gì khi ở trong trạng thái tử vong? Nhưng bất ngờ là những người đó đều nói về một tình huống đặc thù, hơn nữa đều giống nhau; chính là khi người ta vào đúng tích tắc đang chết ấy không có cảm giác sợ hãi, mà hoàn toàn trái lại đột nhiên cảm thấy một loại cảm [giác] giải thoát, có một loại cảm [giác] hưng phấn tiềm tại; có người cảm thấy lập tức không còn sự câu thúc của thân thể nữa, nhẹ nhàng phiêu đãng bay lên một cách rất tuyệt đẹp, còn nhìn thấy được thân thể của mình; có người còn thấy được các thể sinh mệnh ở không gian khác; có người còn đến các địa phương nào đó. Tất cả mọi người đều nói rằng vào đúng tích tắc ấy cảm giác thấy một loại cảm giác hưng phấn giải thoát tiềm tại, không có cảm giác thống khổ. Nghĩa là chúng ta có nhục thân của con người chính là khổ; tuy nhiên mọi người đều từ thai mẹ mà ra như thế cả, nên cũng không biết [thế là] khổ.
Tôi nói rằng con người phải chịu khổ trong những cái khổ. Hôm rồi tôi đã nói, khái niệm không gian thời-không ở nhân loại và của thời-không lớn hơn khác là khác nhau; ở đây một thời thần của chúng ta là hai giờ đồng hồ, thì lại là một năm ở không gian của họ. Nếu cá nhân kia ở hoàn cảnh khổ thế này mà luyện công, thì thật khá lắm; nếu cá nhân kia có tâm cầu Đạo, mong muốn tu luyện, thì cá nhân ấy quả thật xuất sắc. Khổ đến như thế mà vị ấy vẫn chưa rơi mất bản tính của mình, vị ấy vẫn còn muốn tu luyện quay trở về. Vì sao có thể giúp đỡ người tu luyện một cách vô điều kiện? Chính là như vậy đó. Nếu cá nhân kia ở trong không gian người thường ngồi đả toạ một đêm, người ta hễ nhìn thấy, liền nói rằng cá nhân ấy quả thực là xuất sắc, anh ta đã ngồi ở nơi ấy sáu năm rồi. Bởi vì một thời thần của chúng ta là một năm ở nơi đó. [Không gian của] nhân loại chúng ta là một không gian cực kỳ đặc thù.
Thế nào là chịu khổ trong những cái khổ? Lấy thí dụ; cá nhân kia một hôm đi làm. Đơn vị [công tác] làm ăn không khá, tình cảnh người nhiều việc ít thế mãi là không được; đơn vị cần cải cách, nhận [nhân viên] hợp đồng; các nhân viên dư ra đều [bị] sa thải. Cá nhân ấy nằm trong số đó, đột nhiên bị mất miếng cơm. Cảm thấy thế nào? Không còn chỗ khác để kiếm tiền nữa, vậy sống sao bây giờ? Không còn kỹ năng khác nữa nên đành buồn bã trở về nhà. Vừa về đến nhà, cụ già ở nhà ngã bệnh rất nặng, bèn vội vội vàng vàng đưa đến bệnh viện; thật cũng không hề dễ gì mà vay được tiền nhập viện. Rồi quay về nhà chuẩn bị đồ cho cụ già; vừa mới về nhà, thì thầy giáo ở trường đến bảo: ‘Con ông đánh người ta ghê lắm, ông lập tức đến coi đi’. Xử lý việc đó xong rồi trở về nhà, vừa ngồi xuống điện thoại liền reo: ‘Vợ ông ngoại tình rồi’. Tất nhiên mọi người không gặp phải sự việc như vậy. Một người bình thường không chịu nổi nỗi khổ ấy, liền nghĩ: ‘Sống nữa làm gì, kiếm cái dây treo lên cho rồi, khỏi sống nữa! Một cái là xong hết!’ Tôi nói rằng con người phải chịu khổ trong những cái khổ; tất nhiên không phải nhất định đều là dưới hình thức ấy. Khi lục đục đấu đá giữa người với người, ma sát về tâm tính, trong khi tranh đoạt về lợi ích cá nhân thì nó cũng không kém điều đó đâu. Có bao nhiêu người chỉ vì một khẩu khí mà sống, chịu không nổi liền treo lên mà chết. Do đó chúng ta phải ở trong hoàn cảnh phức tạp như vậy mà tu luyện, cần chịu khổ trong những cái khổ; đồng thời còn phải có tâm Đại Nhẫn.
Thế nào là tâm Đại Nhẫn? Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy? Có người nói: ‘Nhẫn đến như thế khó làm lắm, tính tôi vốn nóng nảy’. Nóng tính thì phải sửa; người luyện công nhất định phải Nhẫn. Có người khi quản giáo con cái cũng nóng giận, nổi cơn tam bành; khi quản giáo con cái thì chư vị đừng làm thế, chư vị không được thật sự nóng giận; chư vị cần giáo dục con cái một cách có lý trí, như thế mới có thể thật sự giáo dục chúng được tốt. Việc nhỏ không nhịn được, đã vội nóng, mà lại muốn tăng công là sao. Có người nói: ‘Đi ngoài đường, bị người ta đá một cước, nhưng không ai biết mình là ai, thì cũng có thể Nhẫn được’. Tôi nói rằng vậy không đủ; trong tương lai có khi đang ở trước mặt người mà chư vị không muốn mất mặt nhất thì chư vị bị người ta tát cho hai cái, không cất đầu lên nổi; chư vị đối đãi vấn đề ấy như thế nào, xem chư vị có thể Nhẫn được hay không. Nếu chư vị có thể Nhẫn được vững, nhưng trong tâm vẫn không dứt bỏ, thì như thế vẫn chưa được. Như mọi người đã biết, [khi đã] đạt đến tầng La Hán, [thì] gặp sự việc gì cũng không để trong tâm, hết thảy những sự việc nơi người thường đều hoàn toàn không để tâm, đều là vui vẻ thoải mái; chịu thiệt thòi lớn đến mấy, vẫn cứ vui vẻ thoải mái. [Nếu] thật sự có thể làm được vậy, thì chư vị đã đạt đến quả vị sơ cấp của La Hán.
Có người nói: ‘Nhẫn kia phải đến mức độ ấy thì người thường sẽ nói chúng ta quá nhu nhược, quá dễ bị bắt nạt’. Tôi nói rằng, đó không phải là nhu nhược. Mọi người thử nghĩ xem, những người cao tuổi và người có văn hoá ở nơi người thường cũng giảng về hàm dưỡng như thế, không so đo với người khác. Huống nữa là người luyện công? Như vậy đâu phải là nhu nhược? Tôi nói đó là thể hiện của tâm Đại Nhẫn, là thể hiện của ý chí kiên cường; chỉ người luyện công mới có thể có tâm Đại Nhẫn như vậy. Có câu rằng: ‘Thất phu bị nhục, tuốt kiếm tương đấu’. [Đạo lý ấy] là đương nhiên đối với người thường: ông [nhục] mạ tôi thì tôi [nhục] mạ ông, ông đánh tôi thì tôi đánh ông. Như thế chính là người thường rồi, có thể nói họ là người luyện công hay không? Là một người luyện công, nếu chư vị không có ý chí kiên cường, nếu chư vị không khống chế được bản thân, thì chư vị không thể làm được việc này.
Mọi người đều biết [Trung Quốc] cổ đại có Hàn Tín, kể rằng Hàn Tín rất có bản lĩnh, là đại tướng quân của Lưu Bang, là bậc lương đống của quốc gia. Vì sao có thể có năng lực lớn vậy? Kể rằng Hàn Tín từ tấm bé đã khác người bình thường. Có điển cố về chuyện Hàn Tín chịu nhục chui háng. Thời thiếu niên Hàn Tín luyện võ; người luyện võ đều khoác bảo kiếm. Một hôm đi ngoài đường, có một kẻ vô lại tay chống nạnh chặn đường anh ta và nói: ‘Ngươi khoác kiếm làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Ngươi dám sát nhân thì hãy chặt đầu ta đi’. [Kẻ vô lại] vừa nói vừa vươn cổ ra. Hàn Tín nghĩ: ‘Mình chặt đầu hắn làm gì?’ Vào thời ấy nếu chặt đầu người ta sẽ bị báo quan đền mạng, hỏi có thể tuỳ tiện sát nhân không? Kẻ kia thấy Hàn Tín không dám giết, bèn nói: ‘Ngươi không dám giết ta, vậy ngươi chui háng ta’. Hàn Tín thật sự đã chui qua háng của kẻ kia. Điều đó đã chứng tỏ rằng Hàn Tín có tâm Đại Nhẫn thật phi thường. Ông ta không giống như người bình thường khác, vậy nên ông mới làm được những việc to lớn. ‘Con người tranh hơn nhau khẩu khí’, ấy là câu nói của người thường. Nếu sống là vì chút khẩu khí, mọi người thử nghĩ xem sống như thế có mệt mỏi không? Có khổ sở không? Có đáng vậy không? Hàn Tín dù sao thì cũng chỉ là người thường, chúng ta là người tu luyện, chúng ta còn phải hơn cả ông ta nữa. Mục tiêu của chúng ta là đạt đến tầng siêu xuất khỏi người thường, hướng đến tầng cao hơn mà tiến đến. Việc như [Hàn Tín] thì chúng ta không gặp, [nhưng] người tu luyện tại người thường khi chịu khuất nhục, khi chịu tủi nhục, cũng không nhất định là thua kém. Ma sát tâm tính giữa người với người, tôi nói rằng cũng không kém sự việc trên, có [việc] còn hơn cả như thế, cũng rất khó khăn.
Đồng thời người tu luyện còn phải ‘xả’, xả bỏ các chủng chấp trước các chủng dục vọng của người thường. Không thể làm xong ngay một lúc được, chúng ta có thể từ từ mà làm. Hôm nay chư vị lập tức làm được thế, thì hôm nay chư vị chính là Phật. Tu luyện cần từ từ mà làm, nhưng chư vị không được buông lơi. Chư vị nói: ‘Sư phụ giảng rồi, tu luyện cần từ từ mà làm, vậy nên từ từ mà làm’. Không thể như thế được! Chư vị phải yêu cầu một cách nghiêm khắc, tu luyện Phật Pháp yêu cầu chư vị dũng mãnh tinh tấn.
Còn phải thủ đức, phải giữ tâm tính, không thể làm bừa. Chư vị không được tuỳ tiện muốn làm gì liền làm nấy, chư vị phải có thể giữ vững tâm tính của mình. Mọi người thường nghe câu như thế này trong người thường: tích đức làm việc tốt. [Nhưng] người luyện công không giảng tích đức, chúng ta giảng ‘thủ đức’. Tại sao giảng thủ đức? Bởi vì chúng tôi thấy được tình huống như thế này: tích đức là điều giảng nơi người thường, họ cần tích đức, hành Thiện, đời sau [sống] tốt. Nhưng chúng ta tại đây không có vấn đề này; nếu chư vị tu thành tức là đắc Đạo xong, thì không còn đời sau nữa. Tại đây chúng ta giảng thủ đức; còn có một tầng ý nghĩa nữa, tức là, hai chủng vật chất mà chúng ta đem theo bên thân thể kia không phải là do một đời tích luỹ mà thành, chúng đã từ niên đại xa xưa di lưu lại. Chư vị đi xe khắp thành phố, cũng không nhất định gặp được việc tốt mà làm. Hàng ngày chư vị làm thế, cũng không nhất định gặp.
Còn có một tầng ý nghĩa nữa, [nếu] để chư vị tích đức, chư vị coi thấy việc kia là việc tốt, nhưng [hễ] chư vị thực hiện, có khi lại hoá ra là việc xấu; khi mà chư vị coi việc này là xấu mà chư vị lại quản [nó], có khi lại hoá ra là việc tốt. Tại sao? Bởi vì chư vị không nhìn thấy được quan hệ nhân duyên ở trong đó. Pháp luật quản những việc nơi người thường, như thế không thành vấn đề. Làm người luyện công đã là siêu thường rồi, chư vị đã là người siêu thường rồi, nên phải dùng [Pháp] lý siêu thường để yêu cầu chư vị, chứ không thể dùng [đạo] lý nơi người thường để nhận định. Chư vị không biết được quan hệ nhân duyên của một sự việc, nên chư vị dễ sai sót nếu thực hiện việc đó. Do đó chúng tôi giảng ‘vô vi’, chư vị không thể muốn làm gì liền làm nấy. Có người nói: ‘Tôi [chỉ] muốn xử lý những kẻ xấu’. Tôi nói rằng người này mà làm cảnh sát là được đấy. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể không làm gì khi gặp chuyện sát nhân phóng hoả. Tôi giảng cho mọi người: giữa người với người mà phát sinh mâu thuẫn, vị kia đá người ta một cước, vị này đấm người ta một quyền, thì có thể là trước đây người kia nợ vị ấy, nay hai người tính sổ [với nhau]. Nếu chư vị xử lý vào, thì giữa họ không kết được, phải đợi đến sau này làm lại. Tức là chư vị không thấy được quan hệ nhân duyên, dễ làm điều xấu, từ đó tổn đức.
Người thường quản sự việc của người thường thì không hề gì, họ dùng [đạo] lý của người thường mà nhận định. Chư vị phải dùng [Pháp] lý siêu thường mà nhận định; [nhưng nếu] chư vị thấy [việc] sát nhân phóng hoả mà không quản thì đó lại là vấn đề tâm tính; nếu không thì thể hiện là người tốt sao được? Sát nhân phóng hoả mà chư vị cũng chẳng quản, thì hỏi chư vị quản việc gì nữa đây? Tuy nhiên có một điểm: những việc ấy không có chút quan hệ nào đến người tu luyện chúng ta. Không nhất định là đã an bài cho chư vị như thế, không nhất định để chư vị gặp. Chúng ta giảng thủ đức là để chư vị tránh phạm điều xấu; có khi chư vị vừa mới làm chút gì đó, như thế đã là làm điều xấu rồi, như thế chư vị phải thất đức. Hễ chư vị thất đức, thì hỏi chư vị đề cao lên trên thế nào đây? Làm thế nào đạt đến mục tiêu cuối cùng của chư vị? Tại đây có vấn đề như thế. Ngoài việc đó ra, còn phải có ngộ tính tốt, căn cơ tốt có thể có ngộ tính tốt, ảnh hưởng của hoàn cảnh cũng có tác dụng.
Chúng tôi cũng giảng, nếu ai ai trong chúng ta cũng đều hướng nội mà tu, ai ai cũng tìm trong tâm tính của bản thân mình cho ra nguyên nhân ở tự mình đã không làm tốt, để lần sau làm cho tốt, khi thực thi đều nghĩ đến người khác. Như thế xã hội nhân loại sẽ biến đổi thành tốt, đạo đức cũng thăng hoa trở lại, văn hoá tinh thần cũng tốt lên, tình trạng trị an cũng tốt, có khi cũng chẳng còn cảnh sát nữa. Không cần ai quản, [mà] ai ai cũng đều tự quản, hướng tâm của bản thân mà tìm; chư vị thấy thế có tốt không. Như mọi người đã biết pháp luật ngày nay đang dần dần kiện toàn, dần dần hoàn thiện, nhưng có người vì sao vẫn làm điều xấu? Có pháp [luật] mà không [tuân] theo là sao? Chính là vì chư vị không quản được tâm của họ; lúc không nhìn thấy, họ vẫn làm điều xấu. Nếu như ai ai cũng đều hướng vào nội tâm mà tu, thì hiển nhiên sẽ khác hẳn. Cũng không cần chư vị chống đối lại những điều bất bình nữa.
Pháp chỉ có thể giảng đến tầng này thôi, cao hơn nữa thì cần dựa vào bản thân chư vị tu rồi mới đắc. Có người hỏi các vấn đề càng ngày càng cụ thể; [nếu] các vấn đề sinh hoạt [cụ thể] ra làm sao cũng để tôi giải đáp, thì bản thân chư vị tu luyện gì nữa! Chư vị phải tự mình mà tu, tự mình mà ngộ; nếu tôi giảng hết cả ra rồi, thì chư vị tu gì nữa. Điều tốt là Đại Pháp đã truyền xuất ra rồi, chư vị có thể chiểu theo Đại Pháp mà làm.
* * * * * * * * *
Tôi nghĩ rằng thời tôi truyền Pháp nói chung sắp kết thúc, do đó [tôi] muốn lưu lại cho mọi người những điều chân chính, thuận tiện cho mọi người trong khi tu luyện từ nay trở về sau, đều có Pháp chỉ đạo mọi người. Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, tôi cũng chịu trách nhiệm đối với mọi người, đồng thời cũng chịu trách nhiệm đối với xã hội; trên thực tế tôi cũng thực thi dựa trên nguyên tắc đó; còn như việc thực thi ấy hay dở thế nào thì tôi không giảng nói, đã tự có công luận. Nguyện vọng của tôi là đưa Đại Pháp này truyền xuất ra, để cho chúng ta có nhiều người hơn nữa thu được lợi ích, làm cho những người thật sự muốn tu luyện sẽ theo Pháp mà tu luyện lên trên. Đồng thời trong quá trình truyền Pháp, chúng tôi cũng giảng đạo lý làm người; cũng mong rằng chư vị từ sau khi học lớp này trở đi, nếu như không phải là người có thể chiểu theo Đại Pháp mà tu luyện, thì ít nhất cũng có thể làm người tốt; như vậy cũng có lợi ích đối với xã hội chúng ta. Thực ra chư vị biết làm người tốt rồi, từ nay trở đi, chư vị cũng có thể làm người tốt.
Trong quá trình truyền Pháp cũng có những chỗ không thuận lợi, can nhiễu đủ mọi phương diện cũng rất lớn. Nhờ đơn vị chủ quản và giới lãnh đạo các cấp đã góp sức hỗ trợ cũng như nỗ lực của các nhân viên công tác, lớp học của chúng ta đã viên mãn rất tốt đẹp.
Tại lớp, những điều tôi giảng đều là những điều chỉ đạo mọi người tu luyện lên trên cao tầng; trong giảng Pháp tại quá khứ đều không có ai giảng những điều ấy. Những điều tôi giảng đã minh [bạch] phi thường, kết hợp với khoa học hiện đại và nhân thể học hiện đại mà giảng, hơn nữa điều giảng có tầng rất cao. Chủ yếu là vì mọi người, để cho mọi người sau này có thể đắc Pháp một cách chân chính, tu luyện lên trên; ấy là xuất phát điểm của tôi. Trong quá trình tôi truyền Pháp truyền công có rất nhiều người cho rằng Pháp này tốt lắm nhưng thực hiện lại khó quá. Thực ra tôi thấy rằng khó hay không khó; đối với một người nào đó mà xét, một cá nhân hết sức phổ thông, vốn không muốn tu luyện, thì vị ấy sẽ thấy tu luyện quả thực là khó quá, không thể nghĩ bàn, không [thể] tu thành. Họ là người thường, họ không muốn tu luyện, thì họ sẽ thấy rất khó. Lão tử giảng: “Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sỹ văn Đạo, nhược tồn nhược vong; hạ sỹ văn Đạo, đại tiếu chi; bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo.” [Đối với] người tu luyện chân chính, tôi nói rằng [nó] rất dễ, [nó] không phải là cái gì đó cao quá không với tới được. Thực ra có rất nhiều học viên lâu năm ngồi tại đây và học viên lâu năm không có mặt ở đây đã tu luyện lên đến tầng rất cao rồi. Tôi không giảng cho chư vị điều ấy vì e rằng chư vị sẽ sản sinh tâm chấp trước, [sản sinh] nhân tố thấy khoan khoái tự mãn cá nhân v.v, sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng công lực của chư vị. Làm người tu luyện chân chính có quyết tâm, họ có thể Nhẫn được vững chắc; với các chủng lợi ích trước mắt họ có thể vứt bỏ các tâm chấp trước, có thể coi chúng rất nhẹ, chỉ [những ai] có thể làm được như thế thì mới thấy không khó. Người nào mà nói là khó, thì chính là vì họ không vứt bỏ được những thứ ấy. Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó. Bởi vì đang trong lợi ích hiện thực thì rất khó vứt bỏ nó được, lợi ích kia đang ở đó, chư vị nói xem cái tâm ấy vứt bỏ như thế nào đây? Họ thấy rằng khó, trên thực tế chính là khó ở chỗ này. Khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với người, chúng ta không Nhẫn được cái khẩu khí kia, thậm chí còn không thể đối đãi với bản thân mình như là người tu luyện; [thế thì] tôi nói rằng không được. Thời tôi tu luyện trong quá khứ, có rất nhiều cao nhân đã giảng cho tôi câu này, họ nói: “Nan Nhẫn năng Nhẫn, nan hành năng hành”. Thực ra đúng là như vậy. Nếu không ngại gì thì khi về nhà chư vị hãy thử đi. Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!
Bởi vì tôi giảng đã nhiều rồi, giảng nhiều quá chư vị khó nhớ hết được. Điểm yêu cầu chủ yếu mà tôi đề xuất là: mong rằng mọi người từ nay trở đi trong quá trình tu luyện, hãy thật sự coi mình là người luyện công, tiếp tục tu luyện một cách chân chính. Tôi mong rằng các học viên mới và cũ đều có thể tu luyện trong Đại Pháp, đều có thể công thành viên mãn! Mong rằng mọi người về nhà hãy tranh thủ thời gian để thực tu.