(Lý Hồng Chí, 26- 2-2005)
(vỗ tay một lúc lâu) Chào tất cả, mọi người vất vả quá.
Mùa Đông đã qua, mùa Xuân đã tới. Lịch sử chính là như Xuân Hạ Thu Đông mà hoán chuyển trong dòng sông dài lịch sử nhân loại, không ngừng sinh ra các chủng các dạng sự việc, đặt định và tạo ra văn hoá cần thiết cho [lúc] cuối cùng cho nhân loại. Trong lịch sử cũng từng xuất hiện rất nhiều người tu luyện, có rất nhiều phương thức tu luyện; nhưng những phương thức tu luyện ấy đều có chỗ bất đồng; đặc biệt là tới khoảng hai nghìn năm gần đây, đã xuất hiện một số tôn giáo chính tín. Tuy những tôn giáo ấy tín [ngưỡng] vào đều là Thần, nhưng phương thức tu luyện đều khác nhau; thậm chí còn đều là bài xích nhau, không thừa nhận nhau. Đương nhiên, trong việc bài xích nhau ấy là có mục đích của họ, [làm] như vậy có thể duy trì [sự] ổn định và bất biến của hình thức tôn giáo của họ. Nói cách khác, [các] phương thức chính tín vào Thần là khác nhau; trước khi Pháp Chính Nhân Gian thì không có loại phương thức tu luyện nào là đặc định trong vũ trụ, [là] phương thức dứt khoát thống nhất cố định, [là] con người thế gian tin vào Thần đều phải chiểu theo con đường ấy mà đi; điều ấy là chưa từng có trong lịch sử quá khứ. Như mọi người đã thấy, phương thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp hôm nay, là khác với các tôn giáo khác và các chủng loại phương thức tu luyện ở các thời kỳ trong lịch sử; không chỉ là bất đồng, xét trên sự khác biệt cũng thấy rất lớn. Vì trong lịch sử quá khứ, chư Thần đều đã thấy một vấn đề [này], chính là người tu luyện không thoát ly xã hội người thường mà tu hành trong thế tục, thì đều cảm giác người ta tu luyện không thành; bởi vì người thường đối [diện] với lợi ích hiện thực, can nhiễu của các loại nhân tâm trong xã hội hiện thực đối với người tu luyện, khiến người tu luyện rất khó đề cao, vị [Thần] độ nhân cũng cảm thấy lực bất tòng tâm; chưa có ai dám đi trên con đường ấy. Đặc biệt là độ nhân trên diện rộng, khi đối diện với rất nhiều người tu luyện, khi mà người tu luyện hễ trộn lẫn vào xã hội người thường, [thì] cảm giác là không biện pháp quản lý, không có biện pháp độ hoá; vậy nên các chủng loại phương thức tu luyện và phương thức độ nhân được tạo thành trong quá khứ, thì ngay cả nghĩ cũng không dám nghĩ như thế này, còn nói gì nữa đến việc người tu luyện làm như thế này một cách thực tế tại thế tục.
Con đường mà đệ tử Đại Pháp hôm nay đang đi là chưa từng có trong lịch sử xưa nay. Rất nhiều con người thế gian trong đầu não đã hình thành một loại quan niệm cố hữu: bất kể là tín ngưỡng tôn giáo cũng vậy, hay là bản thân mình là một người tu luyện cũng vậy, [thì] không xuất gia không rời thế tục là không được. Vậy đã là hình thức tu luyện này của đệ tử Đại Pháp mà xét, thì chưa có ai [làm], không có khuôn mẫu. Trước đây tôi vẫn luôn giảng rằng trong tu luyện thì đệ tử Đại Pháp không có khuôn mẫu; không chỉ là trong tu luyện cá nhân chư vị cần phải đi [thành] con đường của chính mình, mà ngay cả hình thức tu luyện tôi cấp cho chư vị cũng không có tham chiếu; con đường ấy cần phải được tự mọi người đi thành. Tại sao? Trong tu luyện trước đây mọi người có thể đã thể ngộ đến đó rồi, trong những hoàn cảnh khác nhau tôi cũng đã giảng Pháp như vậy rồi, là vì trách nhiệm lịch sử được giao cho các đệ tử Đại Pháp quá trọng đại, đối diện với quá nhiều chúng sinh, yêu cầu đối với đệ tử Đại Pháp quá cao; ngoài ra bản thân nguyên thần của chúng sinh ở thế gian hôm nay có căn cơ cũng to lớn. Như mọi người đã biết, chư vị là đệ tử Đại Pháp, thuộc về đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Trách nhiệm của “đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp” to lớn phi thường, nội hàm của danh hiệu ấy là quá hồng đại. Đệ tử Đại Pháp thế nào có thể đạt đến uy đức lớn như thế; điều này đã quyết định đặc thù của hình thức tu luyện của chư vị. Nếu chư vị không chọn dùng hình thức tu luyện thế này, hoặc là chọn dùng một loại phương thức nào đó của quá khứ, [thì] đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp đều không đạt được mục đích tu luyện, không hoàn thành được sứ mệnh trọng đại trong lịch sử, lại càng không đạt đến tầng thứ và quả vị thành tựu mà đệ tử Đại Pháp cần phải đạt.
Như vậy trong đó thể hiện ra một vấn đề, một cá nhân từ trong thế tục mà bước ra, từ trong con người mà bước ra là cực kỳ khó khăn, hơn nữa lịch sử không hề lưu lại tham chiếu nào; nếu án chiếu theo tôn giáo trước đây hoặc hiện đại mà tu thì không được. Con người đã hiểu về hoà thượng tu thế nào, đạo sỹ tu ra sao, người tu Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo tu thế nào, con người thế gian tín ngưỡng Thần ra sao. Tất nhiên tín ngưỡng Thần khác với tu sỹ tự thân mình tu luyện; vì tín Thần [dẫu] nhiều nhất cũng là Thần sẽ [ở mức độ] nhất định trông chừng cho người ta, cấp phúc báo cho chư vị, hoặc con người thế gian đặc biệt tốt có thể sẽ thăng thượng lên làm chúng sinh trong thế giới của Thần; nhưng họ đều không có quả vị. Cái ‘tín’ thông thường không bằng được với ‘tu luyện’, mà ‘tu luyện’ chính là muốn thành tựu quả vị; nói cách khác, đã có quả vị thì họ không phải là một chúng sinh thông thường trên thiên thượng, họ là có ‘Thần vị’ rồi. Ngoài ra đệ tử Đại Pháp là có yêu cầu có quả vị lớn, vì trách nhiệm lớn cũng khiến người tu luyện bị đẩy đến bước ấy, quyết phải gánh vác trách nhiệm lớn đến như thế, nên mức độ khó khăn thể hiện xuất lai là to lớn phi thường. Tại đây tôi không giảng về mức khó khăn do cựu thế lực gán ép, mà là mức độ khó nạn do bản thân hình thức tu luyện tạo thành. Trong thực tiễn, chư vị đã cảm thụ thấy cái khổ và ma nạn phải chịu trong phương thức tu luyện này, gian nan của [việc] bước ra từ con người. Trong quá trình tu luyện, chư vị đều từ các loại nhân tâm, các loại lợi ích, các loại khái niệm mà [có] xung đột về mọi phương diện; mà trong đó thấm đầy ‘tình’ cùng ‘mê’ tạo thành nhân tâm khó mà đoạn đứt trong lúc bất lý trí, bất thanh tỉnh; trong hiện thực thì gia đình, xã hội, công tác, tu luyện, cộng thêm vào đó là áp lực đến từ cuộc bức hại đối với các đệ tử Đại Pháp, khó nạn về mọi phương diện do cuộc bức hại tạo thành. Thực ra đó là bộ phận mà bản thân chư vị có thể cảm thụ đến được, còn có bộ phận chư vị không cảm thụ đến được. Nhìn bề ngoài thì những việc chư vị làm là bình thường, xem như chư vị làm các việc rất giống việc mà người thường [nếu] chịu khổ thì cũng có thể làm được. [Thực ra] là khác, cùng một việc mà đệ tử Đại Pháp làm thì khác với người thường làm, gánh chịu [cũng] khác.
Nhìn bề mặt thì điều kiện như nhau, [nhưng] thực chất là khác nhau. Tại sao? Tôi lấy thí dụ. Một số nơi trên thế giới có những người tin theo Jesus, mỗi [năm] khi đến ngày [kỷ niệm] Jesus chịu nạn, họ đều muốn cử hành một số hoạt động. Có người tự đóng đinh mình lên cây thập tự. Họ làm thế với mục đích có thể là muốn để chư Thần thấy: tôi cũng chịu nỗi khổ giống như thế. Điều này so với Jesus thụ nạn là tuyệt đối bất đồng. Tại sao lại khác? Khi Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự, con người nhìn không thấy rằng Ông đang chuộc tội thay cho con người thế gian, tội nghiệp rất lớn của hằng bao nhiêu con người thế gian như thế đều áp lên thân của Ông, nhiều phi thường, to lớn phi thường, mật độ dày đặc phi thường, đó chính là tạo thành thống khổ cự đại ở đó. Bấy giờ Ông chưa chịu hành hình mà đã đứng không vững, gánh nặng quá lớn khiến Ông muốn thở chút hơi cũng đã khó lắm rồi. Loại áp lực của nghiệp lực to lớn của bao nhiêu chúng sinh như thế phản ánh thành thống khổ, đả kích đáng sợ trong tư tưởng, đối với thân thể từng tế bào đều tạo thành phản ứng sát thương; đó không phải [điều] mà con người có thể gánh chịu nổi. Đó không phải [điều] con người thế gian bình thường có thể gánh chịu nổi. Ở loại tình huống thống khổ ấy, lại thêm việc đóng đinh vào cây thập tự thì hãy thử xem nó có tư vị gì? Cùng một việc đồng dạng, [nhưng] không phải [điều] người thường có thể tưởng tượng được. Nhìn ngoài thì thấy rất tương tự như sự việc của người thường, nhưng trên thực tế thì tình huống phía sau là hoàn toàn bất đồng, khác xa nghìn dặm.
Tuy Sư phụ đã giảm bớt rất nhiều nghiệp lực vốn có của đệ tử Đại Pháp, nhưng trách nhiệm mà đệ tử Đại Pháp gánh trên vai là trọng đại, nên trong tu luyện đệ tử Đại Pháp trừ việc chịu nhận khó nạn nhất định do nghiệp lực mang đến ra, về căn bản đều là thống khổ mà đề cao tâm tính phản ánh xuất lai. Cuộc bức hại này là cựu thế lực cưỡng thêm vào, không phải trong [những gì] Chính Pháp cần; dù vậy thì các đệ tử Đại Pháp cũng đã vượt qua rồi. Con đường này dẫu khó thế nào, gian khổ thế nào, mọi người khi đối diện với khó nạn đều không thoái lùi, vẫn luôn tiến trên con đường [thành] Thần. Đương nhiên có [người] vấp váp, ngã trái ngã phải; có [người] bước đi khá tốt, khá ổn định. Dù thế nào đi nữa, hình thế tu luyện chỉnh thể của các đệ tử Đại Pháp và hình thế đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp là ổn định phi thường. Trong mắt chư Thần, hình thế tu luyện của đệ tử Đại Pháp là không thể ngăn cản. Nói cách khác, dù con đường này khó đi như thế nào, tuy rằng trong lịch sử chưa từng có phương thức tu luyện này, các đệ tử Đại Pháp cũng đã đột phá qua rồi. Chư vị trong chứng thực Pháp đã thấy rất nhiều chỗ giống hệt và rất tương tự với hình thức của người thường; nhưng nhân tố đằng sau, xuất phát điểm, trách nhiệm phải gánh vác và mục đích cần đạt của đệ tử Đại Pháp về căn bản là khác hẳn với người thường.
Hiện nay vì gián cách và can nhiễu do nhân tố cựu thế lực và nhân tố cựu vũ trụ tạo thành ở xã hội nhân loại, Thần không thể xuất hiện công khai ở nơi đây, ma can nhiễu cùng với biểu hiện [chúng] bị đánh hạ xuống [và] tiêu huỷ cũng không thể để chúng sinh nhìn thấy; trạng thái của người tu luyện mà hoàn toàn khác với người thường cũng vẫn luôn bị gián cách ngăn trở; khi Pháp Chính Nhân Gian còn chưa đến thì tà ác vẫn luôn làm những việc phá hoại. Chính Pháp thực hiện ở nơi con người nơi đây tuyệt nhiên không phải vì để làm mê đệ tử Đại Pháp và bản thân Chính Pháp. Sáng tạo hoàn cảnh Tam giới là để Chính Pháp dùng, mục đích là làm chỗ này thành trường Chính Pháp, không can nhiễu đến Thần giới; vậy nên mới lợi dụng hoàn cảnh này, dùng phương thức này của con người mà chứng thực Pháp. Nhưng không có nghĩa là tán đồng với can nhiễu của cựu thế lực đối với Chính Pháp, không có nghĩa là đồng ý với những thứ mà chúng an bài. Xã hội nhân loại đều ở trong mê, người ta không thấy được chân tướng của vũ trụ, không thấy được tình huống chân thực của sinh mệnh. Đó là trạng thái của sinh mệnh ở tầng thứ này, nhưng tình huống trong Chính Pháp là do Đại Pháp chủ trì, là theo yêu cầu của Đại Pháp cứu độ chúng sinh mà biến hoá. Kỳ thực thời nay đệ tử Đại Pháp làm Thần sự là tất yếu; vì tu luyện cá nhân của đệ tử Đại Pháp đã không còn ở vị trí số một nữa; trong Chính Pháp cứu độ chúng sinh và tùng tổ đại khung mới là mục đích. Việc Chính Pháp và việc cứu độ chúng sinh là nhất định phải làm; như vậy cần phải phá trừ loại trở ngại hoàn cảnh này, chứng thực Đại Pháp. Khi mà không thể hoàn toàn như Thần thấy được biến hoá thực chất của mình trong tu luyện, lại còn cái khổ do can nhiễu và cắt bỏ tâm chấp trước thì khi vượt quan [ải] đều dựa vào chính niệm sinh ra nhờ không ngừng học tập Đại Pháp mà tiến về phía trước, có thể vượt qua được là rất khó; vậy mà về chỉnh thể thì các đệ tử Đại Pháp đều vượt qua rồi. Nhất là trong cuộc bức hại đã mấy năm nay do cựu thế lực an bài đối với đệ tử Đại Pháp, có thể vượt qua thì thật sự xuất sắc. Các đệ tử Đại Pháp về chỉnh thể thật sự đã vượt qua rồi. Trong quãng thời gian này dù chư vị có phát sinh sự việc gì đi nữa, chớ ngại rằng xuất hiện một số việc mà quả là không nên [có], xuất hiện một số việc mà mọi người không hài lòng; thực ra trên tổng thể là tốt đẹp phi thường, về chỉnh thể vẫn luôn đang tiến về phía trước.
Con đường vẫn chưa đi được hết đến cuối cùng, cuộc bức hại này còn chưa kết thúc; vì vậy vẫn cần bước tiếp con đường của chư vị. Về phần đường còn lại, tôi nghĩ rằng, mọi người trong tâm có chỗ dựa rồi. Bây giờ rất nhiều những tà ác đã bức hại đệ tử Đại Pháp và can nhiễu Chính Pháp đều hối hận nhưng đã muộn: Lúc đầu tại sao phải bức hại Pháp Luân Công kia chứ? Không bức hại Pháp Luân Công thì đâu có loại kết cục này? Nói cách khác, tiền đồ và vị lai đang đặt ở trước mặt đệ tử Đại Pháp là ngày càng quang minh; mọi người cũng tự thấy được điều này rồi. Hình thế Chính Pháp ở toàn bộ vũ trụ có biến hoá cũng rất nhanh, vì Chính Pháp đang tiến tới phía trước vượt trên tất cả thời gian, ngày càng tiếp cận cái gọi là ‘không gian hiện thực’ này, khoảng cách đến phạm vi mà mắt con người có thể nhìn thấy ngày càng gần. Đi từ vi quan đến bề mặt đã gần hơn rồi, phạm vi còn lại cũng rất nhỏ rồi. Đương nhiên, phạm vi còn lại ở bề mặt không gian nhân loại nhỏ lại rồi, nhưng như mọi người đã biết, nhân tố tối hậu cũng cao hơn rồi, nhân tố gián cách có thể tích cũng lớn hơn rồi, do vậy hiện nay sự khiếm khuyết của tà ác sau khi giảm thiểu linh [thể] thấp và loạn quỷ đang được nhân tố gián cách bù đắp rồi; tốc độ tiến tới tuy đang tăng nhanh, nhưng lực cản vẫn tồn tại. Dẫu thế nào đi nữa, giờ đây tựa như chính [và] tà đặt lên hai đầu bàn cân, phía tà ác hiện nay đã hoàn toàn thất thế rồi, còn tỷ trọng của phía đệ tử Đại Pháp bên này đã nhanh chóng ấn đầu bên này xuống đến đáy rồi. Nói cách khác, Chính Pháp và tu luyện của đệ tử Đại Pháp sẽ ‘tất thành’ là đã là điều chân thực rồi. [Nay] việc cuối cùng vẫn chưa làm xong, đối với tu luyện cá nhân mà xét, mỗi một bước có thể đều là then chốt cho [việc] mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp có thể viên mãn hay không. Tôi nghĩ rằng cuối cùng dẫu đến mức độ thế nào đi nữa, can nhiễu lớn đến mấy, hoặc trong Chính Pháp khiến bản thân chư vị hoàn toàn minh bạch, thì cũng cần phải tu luyện một cách đường đường chính chính; không được chịu nhận can nhiễu nào của các sự việc cả hai phía chính-phản; quyết không được bị can nhiễu bởi những biến động [có lợi] do hình thế mang đến hoặc [do] hình thế nào đó phát sinh.
Thực ra cho tới hôm nay thì đệ tử Đại Pháp đã rất trầm tĩnh rồi, có rất nhiều sự việc mọi người đều có thể dùng chính niệm đối đãi, trầm tĩnh suy xét; với tác dụng của chính niệm đã ổn định chắc chắn hình thế chỉnh thể chứng thực Pháp của các đệ tử Đại Pháp. Vì mọi người đã trưởng thành rồi, rất nhiều việc cũng đã minh bạch rồi; như thế khiến cho sóng gió can nhiễu nào cũng không nổi lên được; như thế thì nhân tố tà ác không còn khe hở để dùi vào. Trong đệ tử Đại Pháp hễ có nhân tâm phản ánh ra, thì liền bị tà ác dùi vào chỗ sơ hở ấy, tà ác sẽ lợi dụng việc ấy để làm việc xấu mà chúng muốn làm. Đệ tử Đại Pháp có ít nhân tâm đi rồi, chính niệm mạnh rồi, đều rất trầm tĩnh, đều rất ổn định rồi, thì tà ác cũng không có cơ hội lợi dụng nữa, lại khiến hình thế chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp càng ổn định hơn; đặc biệt là thời kỳ gần đây trong nội bộ các đệ tử Đại Pháp các việc sự vụ nổi cộm lên cũng rất ít rồi. Tôi không chỉ giảng về bên ngoài Trung Quốc, mà các đệ tử Đại Pháp trong Trung Quốc cũng như thế, cũng ngày càng ổn định.
Tất nhiên, là tu luyện, khẳng định sẽ có một số chấp trước nhân tâm phản ánh ra, vì là con người tu luyện, không phải Thần tu luyện. Đã là con người tu luyện, thì có nhân tâm biểu hiện ra trong khi tu luyện; vậy nên sẽ thấy một số hiện tượng không tinh tấn. Đặc biệt là có một số học viên hành động nông nổi, cũng có một số học viên chính niệm còn kém, bị cựu thế lực lợi dụng làm một số việc không tốt. Thông qua bài học giáo huấn ấy, về sau này khi chứng thực Pháp mọi người cần chú ý; đừng lại bị nhân tố tà ác lợi dụng. Nhất là những học viên nào không học Pháp, chính niệm không mạnh mà tư tưởng con người lại quá nhiều, liên tục làm những việc không tốt, tôi nói với chư vị rằng, cơ hội nằm phía trước chư vị đang ngày càng ít đi rồi đó. Tôi biết rằng dẫu rằng chư vị đã làm rất nhiều việc hổ thẹn với Đại Pháp, nhưng chư vị không muốn thật sự ly khai Đại Pháp, nhưng khi hết thảy việc này đều kết thúc, khi các đệ tử Đại Pháp đều viên mãn, thì chư vị thế nào đây? Trước lúc ấy sẽ còn xuất hiện đại đào thải ở nhân loại. Đối diện cuộc đại đào thải ấy, chư vị ra sao đây? Sư phụ điều gì cũng biết, [nhưng] tôi không nói gì cả; chư vị cứ biểu hiện bản thân chư vị trong chính-phản thôi. Chư vị hoặc là đường đường chính chính làm một đệ tử Đại Pháp, hoặc chư vị chấp trước vào phía con người. Ở nơi người thường chư vị có thể sống với mục đích nào đó truy cầu của con người, hoặc vì tâm sợ hãi mà sống thầm trong bóng tối; nhưng đã đến gần với Đại Pháp vậy rồi, tôi mong rằng chư vị có cơ hội được cứu độ; vậy nên tôi vẫn luôn liên tục cấp cơ hội, cấp cơ hội cho chư vị. Tôi cũng vẫn sẽ cho chư vị cơ hội; nhưng chư vị có thể trở thành đệ tử Đại Pháp hay không, chư vị có muốn cơ hội như thế hay không, chư vị có thể khởi lý trí lên để sống vì chính mình hay không, thì tính đến hôm nay đã không còn kéo dài cơ hội mãi nữa. Ngay từ bây giờ chư vị bắt đầu bù đắp hết thảy, đuổi theo lên, thì cũng chỉ còn rất ít cơ hội mà thôi. Qua một đoạn thời gian nữa, thì tôi nghĩ rằng một chút cơ hội ấy cũng mất.
Hiện nay hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp đang làm khi phản bức hại khiến con người thế gian chấn động. Người ta đều đã thấy rằng đệ tử Đại Pháp khi bị đàn áp điên cuồng [vẫn] có biểu hiện kiên cường, đại Thiện đại Nhẫn và có lý tính. Rất nhiều người nói rằng, học viên Pháp Luân Công thật xuất sắc, kiên cường như thế, trụ vững trước tà ác to lớn đến thế. Cả một chính phủ bị ác đảng tà ác nhất khống chế đã dốc toàn sức khai mở cuộc đàn áp, toàn bộ bộ máy tuyên truyền quốc gia bịa đặt vu khống một cách che cả trời đất lừa dối dân chúng, hầu như toàn dân đều tham dự bức hại. Trong cuộc trấn áp mang tính tà ác nhất này, trong cuộc khủng bố đỏ khốc liệt đến thế, các đệ tử Đại Pháp đã đứng vững vượt qua; điều ấy quả thực làm con người thế gian phải dõi nhìn. Thực ra con người thế gian chỉ có thể thấy được phía ‘hiện thực’ thôi. Họ không thể lý giải được nội tại của đệ tử Đại Pháp và nội hàm của Đại Pháp, không lý giải được trạng thái của đệ tử Đại Pháp vốn là người tu luyện; nhưng ngay cả biểu hiện ‘hiện thực’ ấy cũng đủ làm thanh tỉnh những ai thuận theo hàng ngũ tà ác và những ai lý trí chưa thanh tỉnh. Vì sao đệ tử Đại Pháp có thể làm xuất sắc như thế? Vì sao có thể chính niệm kiện định đến như vậy ngay trong cuộc bức hại này? Vì sao có thể khiến tà ác làm chúng tự sụp đổ khi bức hại đệ tử Đại Pháp? Là vì đó là sinh mệnh Chính Pháp Chính Giác do Đại Pháp tạo thành, là các đồ [đệ] Đại Pháp có căn cơ rất thâm hậu mang theo sứ mệnh lịch sử và đang đi trên con đường [thành] Thần. Trên thực tế đó là khi mà Chính Pháp hồng thế của Đại Pháp chưa tới, đã khiến hình thế [ở] thế gian biến chuyển rồi; hơn nữa, hết thảy những gì biểu hiện ra từ chính niệm chính hành của đệ tử Đại Pháp cũng đã ở không gian ‘hiện thực’ này của con người mà trải ra một trường Đại Pháp; trường này đã đang khởi tác dụng chính diện rất to lớn rồi. Vì mọi người vẫn trong quá trình tu luyện, nếu như hoán đổi loại phương thức, biểu hiện của trường này đã khởi tác dụng chủ đạo rồi. Nếu không phải vì chư vị vẫn chưa đi hết con đường tu luyện của mình, thì trường [ngay] chính ấy của Đại Pháp đã có thể khiến bất kể nhân tố tà ác nào ở thế gian và hết thảy nhân tố bất chính của quá khứ đều bị giải thể, thanh trừ, và thoái vị rồi. Mọi người đã thấy cả rồi, tà ác khi bức hại Pháp Luân Công, lúc đầu huênh hoang đến thế, tà ác thế, mà giờ đây tại sao chúng có biểu hiện khác rồi? Đó là vì tà ác kia và các chủng nhân tố chống lưng cho kẻ xấu cùng với trường mà chúng hình thành trong quá khứ đã bị tiêu huỷ rồi. Còn nhân tố [ngay] chính và to lớn của Đại Pháp đã đang ức chế và tiêu huỷ những tà ác đó rồi; kẻ xấu đã ‘lục thần vô chủ’ rồi.
Nói cách khác, trong biến hoá to lớn như thế vẫn còn có những người chưa thanh tỉnh; cũng cần phải thanh tỉnh thanh tỉnh đi thôi, cần phải biết một cách minh bạch rằng bản thân đang làm gì. [Đạo] Lý mà tôi, Lý Hồng Chí, giảng ra là Đạo Lý mà hằng trăm nghìn năm, hằng ức vạn năm dẫu là ai độ nhân, dẫu bao nhiêu Giác Giả hạ thế, dẫu bao nhiêu Thần Tiên minh ngộ ra chân lý cũng chưa từng giảng ra. (vỗ tay) Đây không phải là điều người thường có thể làm nổi. Tu luyện của đệ tử Đại Pháp, những gì thể hiện ra và những gì biểu hiện ra trong quá trình tu luyện, và những gì bản thân có thể chứng ngộ tới được, đó đều không phải là [điều] người thường có thể nhận thức được, cũng không phải là [điều] mà trạng thái của tu luyện quá khứ có thể sánh nổi. Đặc biệt là độ nhân trên diện rộng như thế này và loại hình thức tu luyện [với quản lý] nới lỏng này, nhất là trạng thái của người ta khi tu luyện biểu hiện ra trong trạng thái của quản lý nới lỏng này, đó đều là chưa từng có. Nói một cách khác, từ phương diện nào mà xét đều nên phải khiến chư vị trầm tĩnh hơn, hãy thật sự suy xét cho mình, và nhận thức một cách thanh tỉnh một chút về hình thế Đại Pháp hồng truyền hôm nay.
Từ 20 tháng Bảy 1999 đến hôm nay, hình thế không ngừng biến hoá. Mọi người đã thấy rồi, hình thế Chính Pháp của Đại Pháp trong vũ trụ ngày càng nhanh chóng thay đổi, cũng ngày càng biểu hiện đến [tầng] ‘hiện thực’ này nơi con người. Nhưng vẫn luôn có một số học viên —tất nhiên, lời tôi giảng cũng bao gồm cả học viên ở Trung Quốc— mà nói rằng, miệng luôn nói: “Chúng ta phải theo kịp tiến trình Chính Pháp. Sư phụ nói sao, chúng ta làm vậy”. Thực ra khi thật sự cần phải làm gì đó, tôi không nhất định nói rõ rằng đó đã là hình thế mới rồi. Như mọi người đều biết, trong chứng thực Pháp quả thực là thay đổi về hình thế, đó là tất nhiên. [Hình thế] Sư phụ đang Chính Pháp và trước khi Chính Pháp là khác nhau, bất kể sự việc gì làm và chưa làm, cũng như đang trong quá trình làm, cũng đều biến đổi một cách từ từ; sự việc có phạm vi rộng thì sẽ có biến hoá về hình thế.
Vậy là mọi người ai đều đang nói đi theo kịp tiến trình Chính Pháp; nhưng khi «Cửu Bình» công bố ra trở đi, rất nhiều học viên vẫn không lý giải được. Sau đó tôi lại viết hai bài ngắn, [trong đó có] “Chuyển Luân hướng thế gian”. Bấy giờ mọi người dường như đột nhiên minh bạch: A, Sư phụ đã làm thế rồi, vậy chúng ta cũng nên làm như thế. Thực ra [khi] đệ tử Đại Pháp không dùng nhân tâm, trầm tĩnh mà suy xét một chút là minh bạch ngay. Mọi người có thể mang theo lòng tin vào Trung Cộng và nhận thức “Trung Cộng đang đàn áp Pháp Luân Công là tốt” đến viên mãn chăng? Tuyệt đối không thể. Đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp chúng ta đều đã đọc «Cửu Bình» rồi; nó {Trung Cộng} đã là như thế rồi, có bao nhiêu người thế gian bị nó mê hoặc, và không tin Thần? Có bao nhiêu người đang thuận theo nó bức hại đệ tử Đại Pháp và phạm tội với Đại Pháp? Có thể không cứu độ những người đó chăng? Có thể chấp nhận nó chăng? Vậy nên tôi thấy có học viên vẫn dùng nhân tâm làm chướng ngại chính mình, còn có chính niệm không đủ tưởng rằng đây là tham dự chính trị; vì thế tôi mới viết hai bài văn ngắn ấy. Tuy thế, tôi biết rằng ở Trung Quốc còn có một số học viên mà nhân tâm đang tác quái, không định minh bạch. Thực ra, chẳng phải cũng là tâm sợ hãi và chấp trước vào lợi ích mà tạo thành tâm không buông bỏ được nó? Trong cứu độ đã mở ra cánh cửa thuận tiện rộng lớn nhất rồi, chẳng phải đã nói rằng dùng tên mượn cũng có thể công bố [thoái Đảng] sao? Dùng tên nào thì cũng thế thôi; Thần nhìn là nhìn vào nhân tâm. Con người khởi xuất niệm nào, làm việc gì, Thần đều sẽ thấy; [ai] có nguyên nhân khách quan thì dùng tên nào cũng thế cả; nguyên lai cái tên ở mặt đất này là không có được dùng trên thiên thượng. Con người trên mặt đất đặt cái tên, thì Thần có gọi theo như thế không? Không. Ngoài ra người có trùng tên rất nhiều. Con người ở mặt đất được đánh [số] hiệu, họ gọi theo [số] hiệu. (mọi người cười)
Việc này không phải để nói rằng một số học viên không theo nổi hình thế Chính Pháp, cũng không phải là tư tưởng ngốc trệ; mà là ý thức một số người bị nhân tố tà đảng đang can nhiễu, là có nhân tố của tà đảng đang khởi tác dụng, trong văn hoá Đảng do tà ác tạo thành mà bị làm cho rối loạn lý niệm nhận rõ được nó. Loại văn hoá biến dị ấy là từ tiểu học, trung học, trưởng thành, thậm chí từ khi chư vị bắt đầu nhớ được sự việc, liên tục suốt đường [đời] toàn là nhồi nhét một cách có mục đích [vào đầu chư vị] mà hình thành. Nói cách khác, toàn bộ người [dân] ở Trung Quốc hiện nay đều dùng văn hoá của tà đảng tư duy. Tất nhiên trong Chính Pháp, nếu tà đảng Trung Cộng không bức hại Pháp Luân Công, thì cũng không hề gì, vì rất nhiều văn hoá và lý niệm với nhận thức không rõ ràng sẽ trong Chính Pháp mà tự nhiên quy chính; về phương diện này cũng không cần người tu luyện phải làm gì cả; còn về tà linh của ác đảng ấy sẽ được ‘chính’ trở lại mà được cứu. Nhưng một khi nó bức hại Pháp Luân Công thì nó đã trở thành linh [thể] tà ác nhất trong khi đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp và khi Đại Pháp Chính Pháp. Như vậy đệ tử Đại Pháp cần nhận rõ nó, và con người thế gian đang đại biểu cho nó cũng phải biểu hiện rõ thái độ, rằng đi theo ác đảng hoặc lựa chọn sinh [mệnh] quang minh vĩnh [hằng]; nhất định phải nhận thức thật thanh tỉnh việc này rồi. Thần đích thị phải thanh tẩy nó khỏi nhân loại; hơn nữa mấy năm qua nó quả thực bức hại một cách cực kỳ tà ác các đệ tử Đại Pháp, can nhiễu Chính Pháp. Vậy còn con người thế gian tại sao phải biểu đạt thái độ? Vì người ta đều nói lời rằng sẽ đi theo nó; khi tuyên thệ gia nhập Đảng, đoàn, đội thì người ta đều giơ nắm tay trước đầu nói lời thề rằng sẽ phấn đấu suốt đời vì chủ nghĩa cộng sản tà ác, sẽ dâng hiến cuộc đời cho ác đảng. Tà linh của ác đảng cũng nắm cứng vào điểm này để muốn bức hại người ta đến chết. Tà linh nói rằng ban đầu họ đã làm bảo chứng thế rồi, rằng họ nói họ cấp sinh mệnh cho nó rồi; nó lợi dụng điểm này để bức hại con người. Hơn nữa nhân tố ác đảng đều có tồn tại trong tư tưởng và thân thể của những ai nhận thức nó chưa rõ; vì vậy không nhận thức rõ nó còn có được không? Chính là nhận thức rõ nó rồi thì trừ bỏ nó.
Tất nhiên, trước đây tôi chưa có đề xuất một cách rất minh xác vấn đề tà đảng Trung Cộng này; là vì bấy giờ vẫn luôn cấp cơ hội cho chúng sinh, cũng gồm cả ác đảng tà linh ấy. Còn một nguyên nhân nữa là bấy giờ rất rất nhiều nhân tố tà ác ngoại lai tham dự can nhiễu Chính Pháp, bức hại đệ tử Đại Pháp; đối diện với vô cùng nhiều các loại sinh mệnh tà ác rất to lớn được ép nhập vào Tam giới, biện pháp tốt nhất là tập trung lực lượng thanh trừ chúng. Thanh trừ xong, thì cần lôi ra ai dẫn khởi ác ma đó tới. Ai tại thế gian phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, hơn nữa vẫn luôn có tác dụng chủ đạo? Chính là đảng tà ác này và tên hề bại hoại ở cõi người. Tiểu xú đại ma đầu ấy chính là tên cầm đầu ác đảng đó; đố kỵ đã khiến nó dẫn đầu hành ác đối với đệ tử Đại Pháp ở thế gian. Cái thứ linh [thể] thấp chui vào thai người ấy, bản thân nó không là gì cả, chính cái đố kỵ của nó là chỗ mà tà linh ác đảng lợi dụng. Người xấu và tà linh ‘thông gian’. Kẻ xấu dẫn đầu, tà linh ác đảng là hung thủ thật sự bám vào nhân thể mà bức hại đệ tử Pháp Luân Công. Hết thảy các nhân tố tà ác từ ngoài hạ xuống Tam giới cũng lại đang lợi dụng tà linh ác đảng mà cùng nhau bức hại đệ tử Đại Pháp; hết thảy tà ác trong bức hại đều tham gia vào trong đó. Điều tôi giảng đây thì mọi người đều nhận thức được rồi; đã công bố «Cửu Bình» một thời gian lâu rồi, rất nhiều học viên đã rõ ràng ra lắm rồi.
Trong Chính Pháp khẳng định là có hình thế biến đổi không ngừng. Có người hỏi tôi, nói: “Thưa Sư phụ, hiện nay chúng ta phải chăng là đã tiến nhập vào loại hình thế như thế nào rồi?” Tôi bảo rằng: “Chư vị cứ làm những việc của hiện tại”. Chính Pháp vũ trụ không phải cứ tuỳ thời nói biến là biến hoá theo. (mọi người cười) Khi trong Chính Pháp cần xuất hiện biến hoá gì, thì nhất định sẽ có một hình thế biểu hiện xuất lai; nhưng khi hình thế mới xuất hiện cũng sẽ động chạm tới một số chấp trước nhân tâm. Vì là con người đang tu luyện, chấp trước chưa hạ bỏ sẽ khởi tác dụng, vậy nên sẽ có người mà nội tâm phản ánh ra một loại tình trạng không đúng đắn, thậm chí còn lẫn lộn với nhận thức người thường. Sau «Cửu Bình» một thời gian có học viên vẫn chưa hiểu nói rằng, ‘chẳng phải chúng ta tham dự chính trị rồi ư?’, v.v. Thực ra bất kể việc gì cũng đều sẽ bị kẻ xấu bức hại chư vị nói thành “làm chính trị”. Chư vị làm bất kể việc gì cũng sẽ bị bóp méo, vì nó chính là muốn bức hại chư vị, nó chính là muốn giở trò lưu manh với chư vị; do vậy chư vị nói gì thì nó cũng quay lật lại lợi dụng phỉ báng; chư vị làm việc tốt đẹp đến mấy thì nó vẫn nói rằng chư vị làm điều xấu; lúc vạch trần bức hại của nó, thì nó liền bảo rằng chư vị tham dự chính trị, lấy đó để kích động nhân tâm, tìm lý do cho cuộc bức hại. Không được để cho kẻ xấu nói gì mà bị [tác] động; người thường không thể [dao] động người tu luyện; người tu luyện là [người] mà người thường không [lay] động được. Chư vị đã kinh qua hết thảy rồi, quả thực lý trí rồi. Bất kể nhân tố nào muốn can nhiễu Đại Pháp, phá hoại hình thế đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh —tôi nghĩ rằng— từ nay trở đi sẽ không thể tiếp tục làm dao động đệ tử Đại Pháp được nữa. Nhất là thời gian gần đây, có rất nhiều việc mà đệ tử Đại Pháp làm, mà tôi về cơ bản không có tham dự, cũng rất ít nói, là vì làm thế nào thì chư vị đã biết nên phải làm thế nào rồi. Mọi người hãy thuận theo tiến trình Chính Pháp mà làm.
Mỗi cá nhân đều có con đường tự mình cần chứng thực Pháp. Có rất nhiều học viên cùng nhau lập các kênh thông tin, có rất nhiều học viên tổ chức hình thức này chứng thực Pháp, hình thức khác giảng chân tướng phản bức hại; vậy cứ làm thôi. Tôi biết rằng thời gian gần đây, việc mọi người làm đều tốt đẹp phi thường, hơn nữa ngày càng tốt hơn. Sư phụ thật mừng. Đôi khi lên mạng lưới [Internet] xem một chút, xem báo chí, TV; thử nghe và xem một chút xem chư vị thực hiện các việc; [tôi] thấy rất cảm khái. Trước đây rất ít khi tôi có tâm tình như thế, vì hình thế hiện nay biến hoá rất nhanh, các đệ tử Đại Pháp đều trưởng thành rồi, phía chính diện thể hiện xuất lai thật sự xuất sắc. Đặc biệt là các học viên giảng chân tướng ở Manhattan, khi trời rất lạnh, hoàn cảnh rất gian khổ, tình huống mà các loại điều kiện và quỹ tiền đều không đủ, các đệ tử Đại Pháp đã khắc phục các loại khó khăn để làm việc giảng chân tướng cứu độ chúng sinh chứng thực Pháp, ý chí kiên định biểu hiện ra làm chấn động trời đất. Chư Thần tận mắt thấy rồi, rất xuất sắc, thật sự xuất sắc. Tất nhiên, ở hoàn cảnh khác cũng thế. Liên tục ở Sứ quán, hoặc ở hoàn cảnh khác mà giảng chân tướng chứng thực Đại Pháp; các đệ tử Đại Pháp ở đó đều phát quang lấp lánh, đều khởi tác dụng chứng thực Pháp.
Tôi giảng vậy thôi. Thời gian còn lại, mọi người muốn hỏi gì, thì cứ theo cách làm cũ, (vỗ tay) mọi người có thể viết tờ giấy nhỏ đưa lên. Tôi giải đáp cho mọi người, nhắm vào tình huống hiện tại mà giải quyết một số vấn đề trước mắt. Mọi người có câu hỏi gì thì có thể biên giấy đưa lên.
Đệ tử: Xin Sư phụ tôn kính khai thị liên quan đến “Chuyển Luân Thánh Vương”. (mọi người cười, vỗ tay)
Sư phụ: Những học viên trước đã từng đọc kinh Phật của Thích giáo có thể biết rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni thời những năm giảng Pháp ấy đã nói về “Pháp Luân Thánh Vương”, cũng gọi là “Chuyển Luân Thánh Vương”. Cách gọi “Chuyển Luân Thánh Vương” này là được gọi khá nhiều ở thế gian; [còn] “Pháp Luân Thánh Vương” là một xưng hô trên thiên thượng.
Bấy giờ Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “Pháp Luân Thánh Vương” [ấy] là một vị Như Lai trong vũ trụ thần thông quảng đại nhất, có năng lực nhất. Phật Như Lai cũng chính là Pháp Vương. Vương của thế giới [của] Phật chính là Phật Như Lai. Chúng ta gọi ‘Như Lai Phật’ là từ loại lý niệm của tu luyện và chứng ngộ mà gọi; ‘Như Lai Phật’ chính là có ý [nói] đứng trên ‘chân lý như ý’ mà đến; do đó ở thế gian đều coi tất cả Pháp Vương gọi là ‘Như Lai’. Như vậy dùng khái niệm đó mà lý giải cũng là đúng, vì họ là nắm trong tay chân lý một tầng ấy; giữa những chúng sinh ở trong phạm vi của họ thì họ là tối cao, nắm trong tay chân lý tối cao của tầng ấy; do vậy họ chính là Pháp Vương, chính là Vương của tầng ấy hoặc của bộ phận chúng sinh ấy. Pháp Vương là rất nhiều; tất nhiên, đối với con người mà giảng thì có vô số Như Lai; Pháp Luân Thánh Vương là một trong số đó. Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ đề cập đến Pháp Luân Thánh Vương? Là vì Pháp Luân Thánh Vương sau này sẽ hạ thế truyền Pháp độ nhân. Tất nhiên mọi người có thể còn nghe nói, rằng Phật Thích Ca Mâu Ni cũng giảng về Di Lặc cũng sẽ hạ thế độ nhân. Thực ra, “Di Lặc” là danh tự {tên}, “Chuyển Luân Thánh Vương” là xưng hô của vị Vương; [nếu] dùng lời của con người mà giảng thì đó là chức danh. (Sư phụ cười)
Trước đây tôi từng giảng cho mọi người, tôi nói rằng Thần [ở] các tầng tiếp cận với Tam giới ấy, họ cứ đến thời nhất định là phải hoán đổi. Nhưng hoán đổi ấy lại mang đến một vấn đề, chính là, nhận thức về Thần của chúng sinh hạ giới nên phải là vĩnh hằng; vậy nên không thể nói vị Thần này đã đi rồi, vị Thần ấy đi đâu thì con người cũng không biết, không ai biết. Vậy liên tục hoán đổi như thế, đối với chúng sinh trong Tam giới mà giảng, sẽ tạo thành một loại hỗn loạn. Chúng sinh ở hạ giới là có ‘tình’, sẽ cảm thấy bối rối. Chúng sinh sẽ nghĩ: ‘Thần mà tôi tín [ngưỡng] đi đâu rồi? Ôi, Ngài đi rồi; Ngài đi rồi thì ai đến quản tôi?’ Sẽ xuất hiện vấn đề ấy. Vì thế người mà vị Thần trước muốn độ, thì vị Thần sau vào lúc tiếp [quản thay] thế cũng sẽ tiếp tục quản họ. Vì vị [này] cần tiếp [quản thay] thế vị [kia], nên vị ấy tiếp [quản thay] thế vị [kia] đồng thời tiếp thế luôn xưng hiệu của vị [kia], thậm chí cả hình tượng nữa. Hình tượng không tuyệt đối hoàn toàn giống nhau, nhưng về cơ bản là giống nhau, rất giống nhau, rất tương tự. Về căn bản mà giảng, là tiếp thế xưng hiệu của Thần Phật. Người ta đều biết Bồ Tát Quán Âm; có bao nhiêu Bồ Tát Quán Âm? [Nếu] ngồi hết ở một chỗ kia thì, A, phải nhiều đến mức dường như mất rất nhiều thời gian mới đếm hết. Còn nói đến Phật Thích Ca Mâu Ni thì có bao nhiêu? Cũng phải khá là nhiều; qua hai nghìn năm trăm năm thì cũng có đến mấy nghìn vị rồi. Có bao nhiêu Phật A Di Đà? Bao nhiêu Jesus? Bao nhiêu thánh Mary? Bao nhiêu Nguyên Thuỷ Thiên Tôn? Cũng phải nhiều đến mức mắt nhìn thì thấy hàng đoàn hàng đoàn. Ở đây nói không phải là Pháp thân và phân thân. Vì họ cách Tam giới quá gần; hễ gần Tam giới quá, thì cái ‘tình’ trong Tam giới, và các loại biểu hiện của chúng sinh trong Tam giới, và nhân tố phản ánh xuất từ quan niệm con người thế gian, [thảy] đều được họ trực tiếp nhìn thấy, trực tiếp phản ánh đến họ ở đó, và cũng sẽ can nhiễu đến họ. Họ là Thần ngoài Tam giới, khác với chúng sinh trong Tam giới, nhưng cứ kéo dài thế mãi thì cũng có can nhiễu đối với họ.
Mọi người đã biết, trước đây tôi đã giảng cho chư vị một Đạo Lý, đó là một cá nhân bất kể là vị ấy nhìn thấy gì, vị ấy đều trút vào trong não. Rót vào nhiều thứ tốt thì vị ấy là người tốt; rót vào nhiều thứ xấu thì vị ấy là người xấu. Đệ tử Đại Pháp không ngừng đọc sách Đại Pháp, thì họ là sinh mệnh chính Pháp, tu thành Thần thì họ sẽ là Pháp Vương. Thần ở nơi cao nhìn biểu hiện chúng sinh trong Tam giới, tuy rằng họ là Thần, nhưng qua thời gian lâu thì họ cũng sẽ bị can nhiễu. Đành rằng sinh mệnh trong Tam giới và họ khác nhau rất nhiều, nhưng cũng can nhiễu đến họ; vậy nên Thần ngoài Tam giới đến thời kỳ nhất định thì họ cần [được] hoán đổi, cần rời đi, cần ly khai. Hễ ly khai rồi, thì con người [được] độ bên dưới ở đó vẫn đang niệm Jesus, Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Quán Âm, nhưng Thần đã rời đi rồi thì làm sao đây? Vậy ai sẽ đến quản họ? Thần khi đã rời đi rồi thì quả thực sẽ không còn quản bất kể việc gì trước đó nữa. Như vậy trước khi vị ấy rời đi, vị ấy sẽ độ một người lên đó tiếp thế cho mình, cấp cho người đó Pháp lực đồng đạng, khiến người đó luyện xuất ra hình dạng giống, chính là Thần thể. Hình tượng đều như nhau, vì là hình tượng mà Thần [kỳ] trước luyện ra cấp cho họ; do đó rất giống với hình tượng của Thần [kỳ] trước; thêm lên đó là nhân tố của bản thân họ; [tuy] có khác nhưng rất giống nhau. Hơn nữa uy đức và từ bi, Pháp lực của Thần về cơ bản là không khác nhiều, vì để hoán đổi vào đó nhất định phải đạt tới tầng thứ đó, rồi thì mới có thể tiếp thế vị ấy. Sẽ không thể là chư vị kêu là ‘Trương Tam’ còn vị ấy kêu là ‘Lý Tứ’, rồi thì chư vị lên đó, hỏi chư vị là ai thì chư vị nói chư vị là Trương Tam chứ không phải Lý Tứ. Như thế không được; chư vị phải là Bồ Tát Quán Âm, chư vị phải là Jesus, chư vị phải là Thích Ca Mâu Ni, chư vị phải là Nguyên Thuỷ Thiên Tôn; cái tên ở mặt đất này sẽ không thể gọi đến nữa. Nói cách khác, đến thời kỳ nhất định thì Thần sẽ hoán đổi; nhưng Thần vị, danh hiệu của Thần, uy đức của Thần sẽ không thể hoán đổi.
Còn Phật Di Lặc; mọi người đều biết ở thế gian này có khá nhiều [người] tu thành Phật Di Lặc rồi. Trước đây có một vị tu thành Phật Di Lặc là hoà thượng Bố Đại; khi còn tại thế toàn mang cái bao vải, là để khi hoá duyên thì cho những đồ ăn quyên được vào đó, vác trên lưng. Thời bấy giờ hoà thượng Bố Đại thường ở dải đất Hàng Châu. Mùa hè ở Giang Nam khá nóng, nên Ông thường hay mở phanh áo, hở cả bụng ra ngoài, béo béo; do vậy từ đó Phật Di Lặc ở Trung Quốc Hán địa đã xuất hiện hình tượng ấy. Vì khi Ông viên tịch, Ông viết một khổ thơ, nói rằng chính Ông là Di Lặc, “Di Lặc Di Lặc chân Di Lặc”. Con người thế gian và người xuất gia bấy giờ đều không lý giải được là việc gì; người ta đều nhìn nhận rằng đó là Di Lặc chuyển thế: A, hoà thượng Bố Đại ông ấy nguyên lai là Di Lặc chuyển thế. Thực ra không phải là Di Lặc chuyển thế, [mà là] Ông tu thành Di Lặc. Trong Phật giáo truyền ở [Tây] Tạng, yêu cầu lạt-ma đối trước một vị Thần được chọn mà tu cũng chính là mục đích ấy. Về căn bản là vì sao, thì họ không có rõ lắm; thực ra mục đích cũng là như thế. Hễ tu thành thì trở thành Thần tiếp thế cho vị Thần ấy; nhưng đều là phó nguyên thần tu, phó nguyên thần tiếp [quản thay] thế.
Trong lịch sử đã tu lên thành rất nhiều Phật Di Lặc. Thực ra họ đều là được tuyển chọn định ra từ thế giới thiên quốc, phái xuống để tu. Di Lặc là Phật thừa, là một Pháp hiệu của Phật. Vào thời đại Phật Thích Ca Mâu Ni, trong những đệ tử của Ông có một vị sau sẽ thành tựu Di Lặc; vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni mới giảng về việc Phật Di Lặc vào thời mạt Pháp trong tương lai sẽ hạ thế. Thực ra không phải là [nói về] vị Di Lặc bấy giờ; Ông giảng là về cái Phật hiệu ấy và rằng tương lai có một vị Phật Di Lặc hạ thế. Nói cách khác đã là một xưng hiệu của Phật, vậy nên Thần tiếp thế vào đó là ai thì cũng không thể để con người thế gian biết, danh tự nguyên từ đầu cũng không trọng yếu nữa. Nhưng cho đến lịch sử hôm nay, chúng sinh đều biết về thuyết Pháp Luân Thánh Vương và Phật Di Lặc hạ thế; như vậy rốt cuộc họ có quan hệ gì, [điều ấy] trở thành rất trọng yếu. Di Lặc đến lần này, Ông rốt cuộc là ai, [điều ấy] trở thành vấn đề mà chúng sinh quan tâm. Trước đây đối với con người mà giảng, thì không thể để con người biết rằng có việc tiếp thế Phật hiệu, lại càng không thể để con người biết Thần ở đó ông ấy là ai. Nhưng ở Thần Tiên giới, [và] ở nơi các đệ tử Đại Pháp mà giảng, thì không sao cả.
Vậy cũng nói, Ông Di Lặc mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, trên thực tế chính là Phật Di Lặc mà vào thời mạt thế, tại tối hậu của nhân loại sẽ hạ thế cứu người. Thực ra việc này thì ở thế gian con người cũng có một số người biết rồi, không chỉ ở Đông phương, mà ở xã hội Tây phương cũng có một số người biết; thật sự đến đây chính là Di Lặc; vì Thần trong Phật hiệu ấy hôm nay chính là vị cứu vớt duy nhất của chúng sinh vũ trụ, Vô thượng Vương của Vương của vạn Vương trên thiên thượng, với Phật hiệu ‘Di Lặc’ mà cứu vớt chúng sinh vũ trụ. Đã là lấy xưng hiệu Phật là ‘Di Lặc’, thì trước khi hạ thế Ông là ai? Là đến từ nơi còn cao hơn nữa, đều đã chuyển sinh qua rất nhiều các tầng thứ chúng sinh khác nhau, khi đi qua tầng tầng [Ông] đã là rất nhiều Thần của các tầng, đều có Pháp hiệu của các tầng khác nhau vào những thời ấy, khi hạ đến Pháp giới thì chính là Pháp Luân Thánh Vương, cũng gọi là Chuyển Luân Thánh Vương. (vỗ tay)
[Tại] tình huống thông thường, từ trên tầng thứ cao trực tiếp hạ xuống tiếp [quản thay] thế một vị Thần như thế là rất hiếm thấy; tình huống Thần tại tầng thứ đồng đẳng trực tiếp tại thiên thượng mà tiếp thế cũng là rất hiếm thấy. Nhưng Thần được sinh ra ở tầng thứ đồng đẳng [để tiếp thế] là việc thông thường. Không cứ nhất thiết đều phải là từ bên dưới tu lên. Nói cách khác, [để tiếp thế thì Thần] được sinh ra trên thượng giới theo cách thông thường ấy là rất nhiều, phái xuống để lại từ dưới mà tu lên từ khi có Tam giới trở đi cũng không ít; do vậy sau này cách làm kế thừa xưng hiệu của Phật và Thần như thế đã rất phổ biến rồi. Pháp Luân Thánh Vương chính là Di Lặc hạ thế độ nhân vào thời kỳ này, còn Di Lặc đã là một xưng hiệu của Phật. Thích Ca Mâu Ni bấy giờ giảng rằng, đương thời Di Lặc trong các đệ tử của Ông là quả vị Bồ Tát, như vậy trong tư tưởng con người, đặc biệt là trong tôn giáo đã hình thành một nhận thức rằng trước khi Di Lặc hạ thế thì là ở quả vị Bồ Tát; hễ hạ thế độ nhân đến khi viên mãn chứng đắc quả vị Như Lai, cũng chính là chứng quả vị Phật. Đó là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về cái Lý [thông] thường; nhưng không phải là toàn bộ tình huống của Di Lặc và tình huống cụ thể của một Di Lặc nào. Thực ra, về Pháp Luân Thánh Vương, những năm ấy Phật Thích Ca Mâu Ni đã bàn đến rất kỹ, rất nhiều. Như mọi người đã biết, kinh Phật là năm trăm năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế [mới được] chỉnh lý xuất lai; vậy là đối với người đời sau mà xét, trong những lời được lưu truyền lại dần dần có mất mát rất nhiều lời mà Phật năm đó đã giảng. Cho đến khi viết ra thành kinh Phật, thì rất nhiều không còn là lời nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni nữa; hơn nữa cũng không thể phản ánh hoàn toàn được hoàn cảnh thời mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Pháp, thời gian địa điểm, và tính chuẩn xác của [Phật Thích Ca] đề cập đến; do vậy đã không đưa toàn bộ tình huống Pháp Luân Thánh Vương hạ thế vào biên soạn lưu lại.
Ở đây tôi không phải nói là kinh Phật của Thích giáo không tốt; trong quá khứ kinh Phật của Ông là có thể tu luyện, là có Phật quản. Nhưng là vì thế gian con người là ‘ngũ độc ác thế’, nên thượng giới quy định rằng Pháp lưu lại cho con người ở thế gian không thể hoàn toàn là chân kinh. Do đó những lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng có rất nhiều lời nguyên gốc là không thể được ghi lại vào thời ấy. Dùng lời của con người giảng thì đó là Thiên Ý, dùng lời của Thần mà giảng thì đó là Chính Pháp cần [như vậy]. Vì sao những lời gốc mà Jesus giảng cũng là người đời sau nhớ lại chỉnh lý? Vì sao Lão Tử một đời giảng Đạo mà chỉ lưu [cuốn] «Ngũ Thiên Ngôn» thôi? Chính là vì không thể lưu cấp toàn bộ chân kinh cho thế gian hiểm ác này, là Thần ở cao hơn không cho phép lưu cấp cho con người toàn bộ chân kinh. Thực ra đã không hề lưu chân kinh cho con người, một là vì xã hội nhân loại không phải xã hội chư Thần, Tam giới nên phải là thế giới của ‘phản Lý’, lưu chân kinh [cho con người] là một loại vũ nhục đối với Thần; chỉ có Pháp giới và các giới từ Pháp giới trở lên mới là thế giới Thần Phật có chân Pháp chân kinh. Một nguyên nhân nữa là, Thần làm bất kể việc gì cũng không phải giản giản đơn đơn chỉ biểu hiện vì một mục đích, vì thế họ có rất rất nhiều nhân tố trong đó. Họ biết rằng sự tạo thành và tồn tại của Tam giới và nhân loại có mục đích căn bản là vì để Chính Pháp tối hậu sử dụng; họ không muốn Pháp mà chính mình giảng lưu đến tương lai rồi can nhiễu đến Đại Pháp căn bản của vũ trụ được truyền vào Chính Pháp cuối cùng; ấy là nguyên nhân căn bản. Tuy nhiên người đời sau bất kể là nhớ được cũng vậy, mà chỉnh lý thành kinh thư cũng vậy, đó là con người hướng Thiện, con người truy tầm Thần; đây là một việc khác rồi. (vỗ tay)
Đệ tử: Ngài trong «Chuyển Pháp Luân» ở chỗ giảng yêu cầu không được uống rượu là có bao gồm cả đồ ăn đồ uống có mang tính rượu hay không? Ví như, khi dùng bữa mà làm một ly bia như đồ uống; (mọi người cười) bữa sáng làm một bát cháo, rượu nếp, hoặc bình thường có đôi lúc ăn miếng sô-cô-la có rượu; (mọi người cười) có vi phạm yêu cầu kiêng rượu hay không?
Sư phụ: Nếu đã thật sự nhận thức được vì sao tu luyện, thì những việc này sẽ minh bạch. Bất quá xã hội hiện đại đã khiến cái gì cũng loạn cả rồi; chư vị không uống rượu, trong lương thực đã cho lẫn nhân tố rượu; chư vị không uống rượu, nhưng vào trong bụng chư vị là có thể có rượu rồi. Vì xã hội này đã như thế rồi, cũng không thể vì như thế mà mọi người đều không ăn nữa. Hơn nữa tập quán sinh hoạt của xã hội Tây phương lại còn tồn tại vấn đề này, đặc biệt là người Pháp, khi dùng bữa có ly rượu như một phần trong ẩm thực. Người ta đều như thế cả, tự mình không làm thế, thì người nhà đều cảm thấy kỳ lạ quá. Vì thế thời những năm truyền Pháp tôi giảng, tôi nói rằng nếu là tình huống như vậy, thì học viên mới, chư vị uống một ly bé thì cũng không sao; tu luyện mà, xem là xem nhân tâm. Nhưng là người tu luyện mà giảng, nếu tinh tấn thì sẽ rất nghiêm túc đối đãi việc tu luyện. Nếu thật sự có thể nghiêm khắc yêu cầu với bản thân, thì mọi người đều có thể làm tốt hơn nữa về phương diện này; bản thân [nếu] cảm thấy về phương diện này không có khẩn yếu gì thì sẽ phóng túng hơn. Thế thì sẽ có khác biệt.
Nói đến đây, tôi còn muốn nói một chút về bản thân mình. Như chư vị đều biết mấy năm trước Sư phụ thường không dừng lại ở một chỗ, vì trong bức hại có rất nhiều tà ác không gian khác đến khắp nơi [truy] tìm tôi. Bấy giờ nhân tố tà ác quá nhiều rồi, nội trong Tam giới đã đầy khắp hết thảy không gian rồi. Chúng cũng khống chế kẻ xấu tìm tôi, từ đó can nhiễu việc tôi tập trung tinh lực làm Chính Pháp và thanh trừ những tà ác ấy; do vậy tôi không ngừng chuyển chỗ. Bấy giờ về cơ bản thì suốt ngày trong xe hơi, ngày nào cũng đi. Tôi viết [câu] thơ “Xa hành thập vạn lý”, trên thực tế chính là tình huống lúc ấy. Không ngừng di động, thêm vào đó là phòng hộ của Thần và công cường đại; đối với tà ác mà giảng thì hết thảy đều là ẩn hình, tà ác cũng không tra ra được tôi ở đâu, về cơ bản không ai biết tôi ở đâu, mục đích là tôi cần phải cấp tốc thanh lý nhân tố tà ác, tăng nhanh tiến trình Chính Pháp, còn phải xử lý các việc trong Chính Pháp mọi phương diện [để] không bị can nhiễu; đồng thời tôi cũng coi xem các học viên thực thi thế nào. Đã là như thế thì sẽ có vấn đề về ăn uống; trên đường thì không phải đến đâu cũng có quán ăn Trung Hoa, (mọi người cười) rất nhiều lúc là vào ăn đồ ăn Mỹ, đồ ăn Nhật, đồ ăn Hàn, đồ ăn Âu. Tôi thì gì cũng ăn được, nhưng nhiều quán ăn, tôi vào chỉ là ăn gì đó, không uống đồ uống thì chủ quán không vui lắm, (Sư phụ cười) đặc biệt là khi có đông người xếp hàng, vì rất nhiều quán có lãi chủ yếu từ bán đồ uống. Tôi bèn nghĩ đến một biện pháp; hiện nay có loại bia không cồn, tôi lấy một ly bia không chứa rượu này, là để ứng phó. Lời là giảng ra như vậy, nhưng không phải bảo chư vị học theo tôi.
Nói tới đây, tôi nhớ đến một việc, đã nhiều năm tôi vẫn luôn có một Pháp này chưa giảng cho mọi người. Lúc cuộc bức hại rất nghiêm trọng, đặc biệt là năm 2000, các học viên Trung Quốc vạch trần tuyên truyền vu khống của tà ác đối với Sư phụ, có học viên nói một đoạn thoại khiến tôi có ấn tượng rất sâu; hơn nữa cũng quyết phải ‘chính’ lại nhận thức ấy. Tên đại ma đầu và Trung Cộng bịa đặt nói với chư vị rằng Sư phụ nhiều tiền thế này thế kia, tại Bắc Kinh và Trường Xuân ở nhà lầu lớn thế này thế kia, sinh hoạt xa xỉ thế này thế kia. Bấy giờ ở Trung Quốc khi truyền Pháp cuộc sống của tôi rất đơn giản. Một học viên ở Trung Quốc đã nói, bảo rằng ‘Sư phụ chúng tôi là tốt nhất, sẽ không như thế đâu; nếu Sư phụ chúng tôi mà thế thì tôi đã không chịu’. Lúc ấy trong tâm tôi thấy rất khó chịu; tôi càng hiểu rõ hơn nỗi khổ những năm ấy của những vị Thần hạ thế độ nhân trong quá khứ. Tu luyện là tu luyện chính mình; vì sao lại nhìn người khác?
Tôi dạy mọi người tu luyện, chứ không phải tương đương với việc tôi cũng đang tu luyện giống chư vị. Nếu là thế, thì tôi không đạt tốt, thì chư vị không tu nữa, phải vậy sao? Trong Pháp tôi truyền cho chư vị không có nói rằng Sư phụ cũng đồng dạng khổ tu giống như người tu luyện. Tôi là vì chúng sinh mà chịu khổ nên mới bị tà ác công kích. Đặc biệt là Đại Pháp tu luyện không có cách ly thế tục mà tu, đệ tử ở giai tầng xã hội nào cũng có, làm sao mà [tôi] giống như tất cả đệ tử được? Mà vì sao cứ phải sinh sống giống như học viên có nghiệp lực rất lớn hoặc khốn khổ nhất? Nếu Sư phụ làm không có giống với chư vị thì không được, thì không tu nữa sao? [Muốn] độ chư vị thì Sư phụ cần phải giống chư vị, đó chẳng phải là độc hại của văn hoá tà đảng Trung Cộng sao? Người ta thật sự muốn Sư phụ đang độ người phải cùng chịu khổ với người thì mới chấp nhận sao? Thực ra [điều] tôi muốn khai sáng, vấn đề tôi muốn giải quyết trong Chính Pháp, là bao quát vấn đề [sao cho] từ nay về sau Thần hạ thế độ nhân sẽ không phải bị chúng sinh trong Tam giới bức hại. Thần độ nhân là tới để cứu người, không thể nào giống như người được. Quá khứ họ biểu hiện [chịu] khổ cùng dạng với con người, thậm chí còn khổ hơn con người, là vì con người khó độ, Thần đã tự mình thay người gánh chịu tội nghiệp, cũng lại lấy chính mình [làm mẫu] dạy người, để người ta học được, cố ý làm thế cho con người, để người ta học tốt. Thần không có tội nghiệp thì lại lẽ nào có khổ? Là bị luỵ bởi nghiệp lực của con người.
Trên thực tế Thần độ nhân là không thể giống như người được độ. Một người bị ngã hố bùn, giả sử tôi ở trên bờ kéo chư vị lên thì chư vị không chịu, chư vị nói ‘ông cũng phải nhảy xuống giống tôi thì mới có thể cứu tôi’, phải thế sao? Không có đạo lý ấy. Trong cuộc bức hại tà ác này có bao nhiêu học viên mang theo cái tâm ấy và trượt ngã rớt xuống sau khi thấy và nghe phải tuyên truyền vu khống về Sư phụ? Quá khứ khi giảng Pháp tôi từng giảng một Đạo Lý, ví như trong văn hoá của tà đảng Trung Cộng có nói rằng: khi bảo người khác làm tốt thì trước tiên mình phải làm tốt; như thế khi có người làm điều xấu, bị người ta chỉ ra bèn nói: ông làm còn chưa tốt thì ông đừng có quản tôi, ông muốn quản tôi thì trước hết ông làm tốt đi đã. Cái này cũng giống như nhận thức bên trên đều là cái lý bất chính. Sư phụ độ nhân thì không tồn tại vấn đề làm không tốt. Là tà lý trong văn hoá biến dị của ác đảng, cũng nói là, bất kể là Thần chọn dùng phương pháp nào độ nhân, thì vị Thần ấy phải cũng giống như con người; đó tuyệt đối không phải là chân lý. Nhưng Thần sẽ lựa chọn dùng phương pháp [dùng] lời [để] dạy hoặc [dùng] thân [để] dạy để cứu người, thì đó [đều] là từ bi của Thần; chứ quyết không phải là Thần cần phải làm như thế; điểm này mọi người nhất định phải hiểu biết rõ ràng. (vỗ tay) Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy, Chúa Jesus cũng vậy, đều vì con người mà chịu rất nhiều khổ ở thế gian; trên thực tế họ hoàn toàn không cần [phải làm] như thế. Do chịu thay nghiệp lực quá lớn cho con người, đồng thời [cũng vì] về phương diện này thì cũng có loại tình huống Pháp quá khứ của vũ trụ không viên dung được mà tạo thành [như thế], khiến họ phải khất thực và bị con người làm hại, thậm chí suốt đời rất khổ sở. Điểm này mọi người nhất định phải rõ ràng.
Tiếp theo [phần] tôi vừa giảng, nếu trong đồ ăn có nhân tố rượu, kẹo sô-cô-la có nhân rượu, thì đó không là chuyện gì lớn cả; nhưng yêu cầu đối với bản thân cần phải nghiêm thì mới làm được tốt hơn. Học viên mới hoặc học viên học Pháp chưa nhiều thì cũng không vì điều này mà nhìn nhận rằng mình làm thế là rất bất hảo. Hãy tự mình cân nhắc, Pháp là giảng như vậy, Sư phụ cũng bảo chư vị hãy phù hợp với người thường một cách tối đa mà tu luyện; nhưng vẫn luôn có yêu cầu bản thân tinh tấn hơn, yêu cầu đối với bản thân cao hơn; đó là sự khác biệt. Là một người tu luyện Đại Pháp, nếu nói ‘tôi là cần uống rượu’, thì đó là chư vị đang chấp trước.
Đệ tử: Trong Chính Pháp, hết thảy trong vũ trụ đã [được] làm đến lúc cuối cùng rồi, lịch sử sẽ rất nhanh tiến nhập sang giai đoạn mới; nhưng tư thế kính lễ [chào] Sư phụ vẫn chưa nhất trí. (mọi người cười)
Sư phụ: Đối với Sư phụ như thế nào? Thực ra tôi ngay từ khi bắt đầu truyền Pháp đã giảng rất rõ ràng rồi. Người ta gọi tôi là gì cũng được; chư vị gọi tôi bằng tên, gọi tôi là Thầy, gọi là Sư phụ, thế nào cũng được, Sư phụ không khắt khe [việc ấy]. Tuy nhiên, [khi] chư vị thật sự là đệ tử Đại Pháp, chư vị trực tiếp gọi lớn tên tôi thì không được. Người thường gọi tên tôi thì không sao cả; họ gọi sao cũng được. Đệ tử Đại Pháp cần gọi là Sư phụ, Lão Sư, tuỳ [chư vị]; chư vị muốn gọi thế nào thì gọi thế ấy; nhưng quyết không gọi là ‘Phật’. Vì dù thế nào đi nữa, Sư phụ đang bằng thân người giảng Pháp, hình thức thân người đang độ chư vị, ở thế gian lấy thân người mà biểu hiện ra. Thân người không thể gọi là ‘Phật’ được; nếu gọi thân người thành ‘Phật’ thì chính là vũ nhục Phật. Lại có học viên trong tâm nghĩ: ‘trong tâm của con thì biết Ngài là ai’. Đó là trong tâm chư vị biết như vậy, (mọi người cười, vỗ tay) trong tâm thì chư vị gọi thế nào cũng không sao cả. (Sư phụ cười)
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở Thành Đô và Nam Sung thuộc Tứ Xuyên gửi đến Sư phụ lòng kính trọng và lời chúc trang trọng nhất. Thưa Sư phụ, những người ở vùng núi non xa xôi không nhận được tin tức, vậy làm thế nào?
Sư phụ: Cảm ơn các đệ tử Đại Pháp ở Nam Sung. Không cần vội; mọi người chớ quên rằng rất nhiều sự việc chẳng phải đã có Pháp thân của Sư phụ sao? Còn có chư Thần khởi tác dụng chính diện đang giúp. Ngoài ra ở Trung Quốc có nhiều học viên Đại Pháp như thế, rất nhiều việc họ sẽ đứng ra làm. Họ thật sự không nghe [tin tức], thì cũng có biện pháp đối đãi. [Ai] thật sự để rớt lại thì cũng sẽ xử lý. Thực ra sẽ không để rớt lại. Chư vị biết chăng? «Cửu Bình» sau khi xuất bản ra, chỉ thời gian một tháng là toàn Trung Quốc biết rồi; vì đó là cấp cho tất cả con người, nhất là người Trung Quốc, nhất định sẽ khiến ai ai cũng có cơ duyên. (vỗ tay) Thôn làng xa xôi là có một số nơi tương đối bế tắc, Thần đều đang giúp truyền; thuận theo lưu truyền ấy, sẽ rất nhanh biết thôi; là vì ai ai cũng cần biểu [đạt] thái [độ] vào thời khắc then chốt nhất này.
Đệ tử: Đối với rất nhiều người ở Trung Quốc mà giảng, nhất là sáu nghìn vạn đảng viên tà đảng Trung Cộng, có thể nhận thức rõ ràng bản chất tà ác của tà đảng từ đó triệt để kiên quyết cắt đứt, thì cần một quá trình. Nếu một khi bắt đầu thanh toán ác đảng, thì những ai đã bị ấn ký của con thú đánh [dấu] sẽ thế nào?
Sư phụ: Việc mà Thần muốn làm thì nhất định là chu toàn; cơ hội cấp cho mỗi cá nhân là đồng đẳng. Sau này chư vị đều sẽ thấy được; nếu trong Chính Pháp này, việc Đại Pháp khai truyền mà bảo rằng không đến tai của ai đó, thì sao có thể vậy được? Con người thế gian khi mà né tránh bức hại bảo là chưa từng nghe thấy Đại Pháp, thì đó không phải là thật. Tất nhiên, lần này đệ tử Đại Pháp tu luyện trong khi chứng thực Pháp là khác, không phải tất cả con người đều có thể làm đệ tử Đại Pháp; nhưng điều này quan hệ đến đại sự tồn vong của chúng sinh; tồn tại của Tam giới là vì để Chính Pháp lần này; sự việc cuối cùng cứu độ chúng sinh lớn thế này nếu không truyền cấp cho mọi người trên quả đất, không truyền tới chúng sinh, thì tôi —người làm Chính Pháp— sẽ không bỏ qua họ. (vỗ tay) Con người đều sẽ biết, không một cá nhân nào sót lại; lựa chọn thế nào là việc của bản thân họ; đó là vấn đề then chốt nhất. Chỉnh thể Tam giới, lịch sử lâu dài, chúng sinh nội trong Tam giới cũng là vì sự việc Chính Pháp này mà tạo thành, con người hôm nay liệu có thể bị để sót không? Điều ấy là không thể. Tôi nghĩ rằng về điều này sẽ là không có vấn đề.
Đệ tử: Xin hỏi Sư tôn, gần đây có một số học viên cảm giác bị vật chất không gian khác áp bức rất ghê gớm. Đó có phải có liên quan đến hình thế Chính Pháp?
Sư phụ: Cách đây không lâu có học viên bị ho, có học viên xuất hiện một số phản ứng bất thường, đặc biệt là từ khi «Cửu Bình» được công bố ra một đoạn thời gian. Chính là tà linh của ác đảng [với] nhân tố ở trong thân thể người làm ra; khi mọi người phát chính niệm cần phải thanh trừ chúng. Đối với đệ tử Đại Pháp thì chúng không có tác dụng gì quá lớn, nhưng chúng sẽ can nhiễu. Thời kỳ gần đây kể cả địa phương khác cũng xuất hiện tất cả can nhiễu; về cơ bản đều là nhân tố tà ác đó làm ra.
Nhân tố tà ác trong ngoài Tam giới ép xuống [từ hồi] 20 tháng Bảy, 1999 [thì nay] về cơ bản đã bị thanh lý đến không còn gì cả; chính là khi mà Chính Pháp hồng thế chưa đạt tới không gian bề mặt này, thì ở đây vẫn có nhân tố mà cựu thế lực tạo thành trong quá khứ; thêm vào đó là nhân tố tà linh của ác đảng còn đang hành ác. Vì trong không gian này cũng có cái công mà tôi lưu từ thời kỳ đầu, còn có một số chư Thần [ngay] chính, và đệ tử Đại Pháp cùng nhân tố [ngay] chính của đệ tử Đại Pháp đã khiến những nhân tố tà ác đang bức hại đệ tử Đại Pháp bị thanh lý đến chỉ còn không đến một phần 100 triệu của trước đây; rất nhiều tà ác đã bị thanh lý xong rồi. Hiện nay không gian bề mặt chỉ 8%, 9% của trước đây. (vỗ tay) Mà nhân tố của tà linh ác đảng cũng đang bị tiêu huỷ trên diện rộng; đặc biệt là thời gian gần đây, thanh lý phi thường nhanh chóng; ở không gian khác mà đã Chính Pháp xong thì đều bị tiêu huỷ rồi; hiện nay ở không gian bề mặt chỉ có không đến một phần vạn của tổng số trước đây; ước chừng ở không gian bề mặt chỉ còn [chiếm] 7%. Đại Pháp trải ra ở thế gian một trường chiếm không gian này phải bao phủ đến 45%. Từ tỷ lệ ấy mà xét, nhân tố mà cựu thế lực lưu tại không gian bề mặt, và lạn quỷ [và] thêm vào đó là nhân tố của tà linh ác đảng gộp hết lại là 15%; Đại Pháp ở không gian này trải ra một trường chiếm 45%; đó là chưa tính đến tác dụng của bản thân đệ tử Đại Pháp. Tôi là đã tính đến [tất cả] nhân tố tà ác bức hại đệ tử Đại Pháp, chỉ có 15%. Điều ấy nói rằng khi Chính Pháp hồng thế chưa đến bề mặt, hiện nay [ở] trường không gian bề mặt của nhân loại, thì trường nhân tố Đại Pháp chiếm 45%, chưa tính đến bản thân đệ tử Đại Pháp.
Đệ tử: Xin giảng một chút làm thế nào phân biệt tách khai tu luyện và công tác. Hiện nay chúng con rất nhiều hạng mục có tồn tại vấn đề quản lý.
Sư phụ: Nếu là đệ tử Đại Pháp làm các việc chứng thực Pháp, kỳ thực bản thân [đó] chính là tu luyện, nhưng không thể nói là làm việc Đại Pháp là thay thế cho học Pháp; thế không được. Tôi chẳng phải đã giảng rằng, ba việc đều cần làm, ba việc đều cần làm tốt hay sao?
Ở ngoài Trung Quốc, một số học viên họ đã thành lập một số [với] hình thức kênh truyền thông, hoặc hình thức chứng thực Pháp mang tính chất công ty, chiểu theo hình thức công ty người thường mà quản lý. Đó không sai; mọi người không được nhìn nhận đó là sai. Nếu như việc nào đó mà không thể đi quản lý nó một cách chính quy, [thì] đối với chứng thực Đại Pháp không nhất định sẽ có lợi. Kênh truyền thông cũng vậy, thành lập công ty cũng vậy, đó đều là hình thức xã hội nhân loại. Tại [cõi] người nơi đây nó có một bộ hình thức quản lý, đệ tử Đại Pháp có thể tham khảo; không thể nói đó là sai. Nhưng vào thời kỳ nhất định khi mà công ty không thể hoàn toàn hoạt động bình thường, thì sẽ có khó khăn; nhưng dần dần phải làm sao để thật sự quản lý như một công ty, phát huy hữu hiệu hơn nữa tác dụng chứng thực Pháp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; tôi nghĩ rằng mọi người cần phải hết sức phối hợp cho tốt. Có lợi với chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp thì gắng sức làm cho tốt.
Đệ tử: Sau khi công bố «Cửu Bình», người nhà [của con] không tu luyện trong đó có người không hiểu. Ở đây có phản ánh chỗ thiếu sót trong tu luyện của đệ tử trước đây. Thanh trừ loại can nhiễu này thế nào?
Sư phụ: Người nhà trước đây tuy lý giải được, cũng rất nông cạn thôi; chư vị là chưa thật sự giảng rõ chân tướng cho họ.
Từ sau «Cửu Bình» là xuất hiện một tình huống, chính là thay mặt người nhà thanh minh thoái Đảng. Người nhà [trong một số tình huống] cá biệt không chịu, [và học viên nói] “Không chịu không được! Tôi cứ thay mặt anh thoái Đảng rồi”. (mọi người cười) Thực ra nếu họ không chịu thì quả thực không được. Có thể thay mặt người khác mà làm, nhưng họ phải đồng ý, họ không đồng ý thì không được; Thần đều xét vào sự lựa chọn của con người. Điều này phản ánh rằng khá nhiều học viên với việc giảng chân tướng cho người nhà làm chưa tốt, làm chưa đủ, hoặc làm chưa thông. Chư vị có biết nguyên nhân lớn nhất là gì không? Chính là chư vị coi họ là thân nhân của chư vị. Chư vị không coi họ như một trong chúng sinh, chư vị chưa coi họ cũng là và giống như tất cả sinh mệnh độc lập. Chư vị phải hết sức nghiêm túc cẩn thận giảng cho người nhà giống như giảng chân tướng với con người thế gian. Nếu chư vị đã coi họ như thân nhân của mình, biểu hiện ra không có sốt sắng, thì không đạt kết quả thật tốt được. Thậm chí chư vị cảm thấy rằng ‘họ là thân nhân của tôi, tôi có thể thay mặt họ’. Thế không được. Cấu thành của Tam giới đều là vì Chính Pháp hôm nay, sự việc to lớn nhường ấy mà làm qua loa là không được. Sinh mệnh nào có thể là quá đơn giản không? Vào thời khắc then chốt thì sinh mệnh nào có thể được người khác thay mặt? Sinh mệnh nào có thể không cấp cơ hội cho chính mình vốn để họ lựa chọn tương lai bản thân mình? Thời khắc then chốt các sinh mệnh đều phải chứng thực bản thân; vì vậy mọi người [nếu] ở nhà có loại tình huống này, đều cần phải thận trọng giảng thanh chân tướng. Sự việc người thường mà thay mặt họ làm đều có thể được, nhưng sự việc lớn thế này có quan hệ tới tương lai cả một sinh mệnh thì không thay mặt được. Nếu chư vị thật sự muốn cứu vớt thân nhân, thì chư vị hãy giảng cho họ giống như là giảng chân tướng với người khác. Vì con người ta có phía minh bạch của họ đều biết rằng, ‘đời này tôi là thân thân của ông, đời sau thì không biết đâu được là thân nhân của ai, chúng ta chỉ là duyên phận một đời’. Tựa như [trọ] ở khách sạn vậy; tá túc một đêm, hôm sau rời xa. Ai có thể thay mặt cho ai đây? Trên thực tế chính là như thế.
Đệ tử: Làm thế nào để thúc đẩy án kiện ở châu Phi đối với kẻ ác? Tình huống hiện nay mãi có can nhiễu. Tác dụng của vụ kiện Giang [Trạch Dân] ở châu Phi trong Chính Pháp?
Sư phụ: Việc mà mọi người làm đó thì Sư phụ đều là khẳng định, hơn nữa làm được hết sức tốt; có thể nói là tại châu Phi đã làm được mấy việc rất hay. Chấn [động] nhiếp [phục] tà ác và kẻ xấu, khiến con người thế gian hiểu được tà ác, cũng là đang cứu vãn chúng sinh cũng như về mọi phương diện đều khởi tác dụng phi thường tốt. Nên làm thế, cũng không có phí công. Còn như nói rằng làm thế nào để tốt hơn, thúc đẩy thế nào, những việc đó thì cứ tuỳ chư vị làm. Làm đến mức độ nào thì cũng cần xét theo chư vị. Thực ra đối với mỗi người tu luyện mà giảng, đó đều là đang đi trên con đường cần phải đi của bản thân chư vị. Việc này làm hết sức tốt. Có lúc thấy chư vị làm những việc này, tôi thật sự nói ‘Tuyệt hảo!’ vì chư vị.
Đệ tử: Con có một người thân thích là đảng viên tà đảng, ở Trung Quốc. Cá nhân anh ấy không nguyện ý thoái Đảng; con có khuyên giải nữa, cũng không nghe. Đến khi đào thải thì sẽ mất sinh mệnh không? (mọi người cười)
Sư phụ: (Sư phụ cười) Đào thải hay không đào thải, lưu lại hay không lưu lại, đó là việc của bước tiếp theo. Hiện nay chỉ có thể suy xét đến việc cứu người; chấp trước vào tương lai cũng vô dụng, vì Chính Pháp đến đây là có tiêu chuẩn. Nhưng có một điểm là khẳng định: dẫu chúng ta làm thế nào, [thì vẫn] có một bộ phận lớn con người là không cứu được. Trong đó cũng bao quát những người không muốn nghe chân tướng, đối với chân tướng thì không muốn nghe, «Cửu Bình» cũng không muốn xem; đó là lựa chọn của họ, mọi người nên làm gì thì đã làm rồi. Các đệ tử Đại Pháp đang trong bức hại tà ác nhất vẫn muốn cứu độ chúng sinh, đột phá khó nạn trùng trùng để nói chân tướng cho con người; vậy mà những người đó không muốn nghe; hơn nữa đệ tử Đại Pháp là khi bị bức hại vẫn cứu người; không muốn nghe, không muốn xem cũng là một loại phương thức lựa chọn của con người; không muốn được cứu thì hẳn chỉ là đi theo ác đảng rồi.
Đệ tử: Trước tu luyện và sau tu luyện [con] vẫn không có đi làm; sau khi tu luyện ở nhà càng có nhiều thời gian làm việc hồng Pháp. Như vậy có phù hợp với hình thức tu luyện xã hội người thường không? Bây giờ có cần ra tìm việc làm không?
Sư phụ: Nếu gia đình chư vị về phương diện kinh tế không có khó khăn gì, không có gánh nặng, [thì làm] công tác hay không là chư vị tự quyết định; không tồn tại vấn đề không phù hợp hình thức tu luyện. Tôi biết có những học viên vay rất nhiều tiền, bản thân không đi làm, nói rằng mình chứng thực Pháp không có thời gian làm công tác, tiền vay rồi không trả nổi, hơn nữa còn vay không ngừng; đó là vấn đề rồi. Chư vị từng nghĩ chưa? Sư phụ trong Pháp Lý đã từng giảng rồi, ‘nợ thì phải trả’. Tu luyện rồi hoặc viên mãn rồi, món nợ nào cũng không trả rồi rời đi, viên mãn làm Thần rời đi rồi, thì món nợ ấy ai trả? Ngay cả nợ đệ tử Đại Pháp cũng không được. Tất nhiên có học viên nói ‘không cần, tôi đã tặng bạn rồi’, thế thì là chuyện khác. Đó là tặng; với nợ nần là hai khái niệm khác nhau. Không được đến cực đoan. Trong tâm phải chi cũng nghĩ rằng ‘khi việc chứng thực Pháp kết thúc rồi, thì những gì tôi nợ bạn, tôi cũng không cần trả nữa, đến lúc ấy đã kết thúc là xong hết rồi mà’. (mọi người cười) Thế có thể được không? Tư tưởng ấy đúng không? Đó là vô trách nhiệm. Tôi chẳng phải đã giảng rằng, đệ tử Đại Pháp ở đâu cũng phải làm người tốt sao? Vì đệ tử Đại Pháp đại đa số đều vừa làm công tác, vừa chứng thực Pháp. Tất nhiên, nếu bảo là ‘tôi không cần làm việc, kinh tế không thành vấn đề, tôi cũng có thể tách khỏi [việc] gia đình’, thế thì đó là việc khác. Mọi người đều có gia đình, có công việc xã hội cần làm, đều đang tu luyện trong hoàn cảnh xã hội con người, chứng thực Pháp trong thế tục, vậy tại sao cứ phải tự ý không chiếu theo yêu cầu của Pháp mà làm? Đương nhiên, người nhà nếu nói rằng không cần tiền, ‘gia đình chúng tôi không cần tôi đi làm’, thế thì là việc khác. Cái đó đương nhiên không thành vấn đề.
Đệ tử: Xin Sư phụ chỉ rõ ý nghĩa sâu sắc của “Chuyển Luân hướng thế gian”.
Sư phụ: “Chuyển Luân hướng thế gian”, chuyển bánh xe nào? Tất nhiên là Pháp Luân. (vỗ tay) Pháp Luân hướng thế gian mà xoay chuyển thì chẳng phải là hướng thế gian mà Chính Pháp sao? Chính là ý đó. (vỗ tay)
Đệ tử: Kinh văn “Chuyển Luân hướng thế gian” của Sư phụ sau khi công bố, một số đệ tử cảm thấy như kinh văn là để đệ tử đọc, một số đệ tử cảm thấy nên để đăng báo cho người thường đọc; con không rõ cân nhắc [thế nào].
Sư phụ: Đưa người thường đọc cũng được. Trong người thường cũng có những người minh bạch có thể đọc là hiểu, nhưng cũng xác thực có rất nhiều người hồ đồ đọc không hiểu, hơn nữa có thể khởi tác dụng bất hảo. Xã hội nhân loại hiện nay đã là như thế rồi; vì vậy những việc cụ thể này chư vị tự thảo luận. Như ảnh Sư phụ được đưa lên báo cũng thế; đành rằng Sư phụ nói là có thể làm, chư vị cũng làm rồi, không thành vấn đề, nhưng không thể đưa những [gì] tôi viết, tôi nói in ra truyền đơn để phát. Những việc này mọi người cần hết sức lý trí mà làm. Có trách nhiệm với Pháp, có trách nhiệm với cứu độ chúng sinh, cũng chính là có trách nhiệm với chính mình.
Đệ tử: Có những người thường ở xã hội Tây phương, nhất là những giáo sư học giả, đam mê nghiên cứu Chủ nghĩa cộng sản tà ác và Chủ nghĩa Mác tà ác. Nhưng những người thường đó tịnh không phải đảng viên của ác đảng Trung Cộng. Xin hỏi Sư phụ, đối với những người thường đó, thì chúng ta nên giúp đỡ thế nào?
Sư phụ: Hãy đưa họ đọc «Cửu Bình». Chư vị nói [với họ] rằng ‘Nghiên cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của các ông thế nào? [Các ông] hãy đọc thử xem?’ (vỗ tay) Phải vậy không? ‘Chúng tôi là từ xã hội đó ra, nghiên cứu là khi chính chúng tôi thể nghiệm rồi; các ông đọc thử xem chúng ta ai nghiên cứu minh bạch hơn, chúng ta cùng thử tham khảo nhé’ (Sư phụ cười) (vỗ tay)
Đệ tử: Đệ tử đắc Pháp vào tháng Năm năm ngoái; xin cảm tạ Sư phụ từ bi cứu độ; sau khi đắc Pháp, đệ tử mau chóng tham gia các việc Đại Pháp; có lúc bận đến mức căn bản không có thời gian luyện công; rất sốt ruột. Xin Sư phụ giảng một chút nữa về học viên mới như thế nào bước đi tốt con đường tu luyện cá nhân cũng như chứng thực Pháp.
Sư phụ: Là học viên mà xét thì tu luyện không có đường tắt; học viên mới cũng vậy; chính là tu một cách hết sức thiết thực, làm tốt ba việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm. Nhìn thì thấy bình thường, [nhưng] hết thảy uy đức, hết thảy viên mãn của đệ tử Đại Pháp trong tương lai, đều từ đó mà ra. Không được sốt ruột, cũng không được làm những việc cực đoan, chính là thực thi một cách chính thường, có lý trí; hình thức tu luyện của chư vị là như thế; ‘có chí thì nên’.
Đệ tử: Học viên Tây phương nên đối đãi việc thoái Đảng như thế nào? Học viên Tây phương vốn từng sống ở Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của tà linh Trung Cộng hay không?
Sư phụ: Có người có chịu ảnh hưởng, có người không chịu ảnh hưởng; là vì rất nhiều người Tây phương đến Trung Quốc không nhất định là hoà nhập vào cộng đồng người Trung Quốc ở đó. Đại đa số là không chịu ảnh hưởng, nhưng cũng có [người] cực kỳ cá biệt muốn chui vào ác đảng. Là đệ tử Đại Pháp mà xét, ở đâu cũng không thành vấn đề.
Đệ tử: Sư phụ Ngài hảo; con đã thoái Đảng rồi, nhưng đảng phí là vẫn thông qua khấu trừ vào lương; vậy làm thế nào? (mọi người cười)
Sư phụ: Vậy thì tính là bị tà giáo đó cướp mất. (mọi người cười) Không sao cả.
Đệ tử: Có một số học viên muốn thoái Đảng cho người đã khuất của gia đình; có cần thiết không?
Sư phụ: Có thể, không thành vấn đề. Vì đã qua đời rồi, họ không thể sang bên này tìm Đại Kỷ Nguyên để đăng công bố thanh minh lên mạng Internet. (mọi người cười) (vỗ tay) Có thể [làm vậy]; có khởi tác dụng không? Là có tác dụng. (vỗ tay)
Đệ tử: Đệ tử ở hải ngoại dùng tên giả để thoái Đảng; về [mặt] chính tín chính niệm chính hành thì so với dùng tên thật để thoái Đảng thì có như nhau không?
Sư phụ: Cũng như nhau. Tôi vừa giảng rồi, dùng tên giả không sao cả, vì chư Thần nhìn nhân tâm. Nhưng hình thức đối [với] con người của xã hội nhân loại thì lại có [tác dụng] truyền cảm hứng; cũng là tất yếu cho việc cứu người.
Đệ tử: Con nên làm thế nào để vận dụng một cách trí huệ kênh thông tin điện ảnh và truyền hình để thâm nhập tốt hơn xã hội chủ lưu?
Sư phụ: Nếu có năng lực về phương diện đó thì hãy thực hiện thôi; dùng hình thức ấy chứng thực Pháp, vạch trần bức hại, cứu độ chúng sinh, như thế đương nhiên tốt hơn. Thâm nhập xã hội chủ lưu; duy có một điểm có thể giải quyết [sẽ] khả dĩ, chính là thật sự có thể tung ra những chương trình thật tốt; bất quá điều kiện kinh tế cũng cần phải đưa vào [cân nhắc]. Làm kênh truyền thông cũng thế, nếu thật sự làm rất tốt, thì nhất định có thể tiến nhập vào xã hội chủ lưu, tiến nhập vào các kênh thông tấn xã hội chủ lưu; như thế tất nhiên rất tốt. Tôi biết rằng rất nhiều việc, trên thực tế, mọi người đều đang rất nỗ lực, cũng đều sẽ làm tốt. Tôi tin rằng dần dần rồi sẽ có ngày, nhất định sẽ [được như thế]. (vỗ tay) Tôi vẫn là câu nói ấy, rằng không chỉ sẽ làm tốt, mà tương lai nhất định sẽ là kênh truyền thông đệ nhất. (vỗ tay) Khi nhân loại minh bạch được hết thảy việc này, tôi thấy rằng nhân loại đối với cái gì [khác] cũng không có hứng thú lớn như thế nữa, chỉ có làm sao [nghe] được âm thanh thông tấn của Đại Pháp, cho họ tự lựa chọn tương lai tốt đẹp thì mới là vị trí số một .(vỗ tay)
Đệ tử: Vì sản phẩm Trung Quốc chế tạo được tiêu thụ ở Mỹ quốc, kim tiền sẽ chuyển về Trung Quốc và được dùng cho bức hại học viên Pháp Luân Công, thế nên con không mua sản phẩm Trung Quốc chế tạo nữa. Loại phương thức tư tưởng con nói ấy đúng chăng?
Sư phụ: Tất nhiên không sai; rất nhiều học viên chúng ta chẳng phải đều không mua nữa sao? (Sư phụ cười) Nhưng chỉ là học viên không mua nữa thì dường như ảnh hưởng không lớn. (Sư phụ cười) Cũng không được vì điều này mà tạo thành khó khăn cho cuộc sống [của mình]; cuộc sống cần phải mua thì cũng không sao cả. Nếu con người thế gian đều có thể nhận thức hết thảy việc này, thì sẽ là quá đáng sợ đối với tà ác.
Đệ tử: Nếu [một] người thế gian có thái độ chính diện [tích cực] đối với Đại Pháp, nhưng vẫn không có nhận thức chính xác đối với tà linh tà đảng, kết quả sau này sẽ thế nào?
Sư phụ: Vậy cần xem xem tình huống của vị ấy; là vì thái độ đối với Đại Pháp là vị trí số một, đệ nhất tính. Nếu vị ấy thâm căn cố đế ủng hộ tà đảng, thừa nhận tà đảng, thì đối với vị ấy mà giảng là thật sự nguy hiểm.
Đệ tử: Học viên ở Trung Quốc mong muốn hỏi Sư phụ; rất nhiều người thường từng là hồng tiểu binh, đoàn viên, xin hỏi có cần thoái không?
Sư phụ: Vứt bỏ chỗ chịu ấn ký tà ác là tất yếu. Công bố thoái xuất tuy là hình thức, nhưng nếu con người có thể bước ra công bố, thì nói lên rằng vị ấy có thể đến được bước đó; thông qua việc ấy nhân tâm cũng cải biến; như vậy độc tố trong thân thể người cũng sẽ bị thanh lý rớt đi. Có người nói ‘tôi không cần viết, trong tâm tôi đã thoái rồi’, [vậy] vẫn chưa nhất định có thể đạt được thanh lý nhân tố độc hại trong thân thể. Thần cũng đang nhìn xem con người là kiên định hay không; vì [nguyên] nhân khởi [ra] niệm đầu tư tưởng của con người là rất phức tạp; thế nên hành vi con người mới là biểu thị chuẩn xác nhất của con người.
Đệ tử: Còn có rất nhiều người thường nói rằng bản thân từ lâu đã không đóng đảng phí đoàn phí nữa, từ lâu không là đảng viên nữa, không cần đến hình thức thoái Đảng. Đối đãi như thế nào với vấn đề này?
Sư phụ: Vẫn là vấn đề ấy; nó không chỉ là vấn đề hình thức nhập Đảng, nó đã thật sự đóng dấu ấn tà giáo lên người ta, nhập vào biên tịch chúng nó rồi. Dấu ấn đó cần phải xoá đi. Loại dấu ấn này không biểu hiện ở hình thức thế gian nhân loại, khởi tác dụng còn có nhân tố [của Đảng] bên trong thân thể người. Vì người ta đã phát lời thề độc trước cờ máu rồi, sinh mệnh đã giao cấp cho nó rồi, chư vị nói chư vị không công bố thoái xuất mà chỉ suy nghĩ trong tâm thì có được tính không? Kỳ thực giảng [việc này] ra thì cái ác đảng ấy đích thị là tà ác cùng cực, nó bảo người ta phát thề độc trước cờ máu, sinh mệnh dâng hiến cho tà đảng, trọn đời cống hiến cho sự [nghiệp] mà ác đảng ấy muốn làm; cổ kim xưa nay chưa có một đảng chính trị nào, một tổ chức nhân loại nào hiểm độc đến mức độ ấy.
Đệ tử: Có một số học viên Tây phương nhìn nhận rằng ngữ khí của «Cửu Bình» không dễ được xã hội Tây phương tiếp thu, khi chúng con giới thiệu «Cửu Bình» đến xã hội Tây phương thì nên chú ý thế nào?
Sư phụ: Không phải việc như thế; cứ làm như cũ không hề có vấn đề, không được cường điệu những cái đó. Đông phương Tây phương có phương thức tư duy có khác biệt; nhưng đằng sau «Cửu Bình» là có nhân tố của Thần, sẽ khởi tác dụng chính diện với con người, bất kể là người Đông phương hay Tây phương. Có một số người [có] nhân tố cựu thế lực lưu lại đang tạm thời vẫn không cho họ nhúng tay vào Đại Pháp, có thể sẽ ức chế họ; cần xét tình huống cụ thể. Rất nhiều người Tây phương không bị tà đảng Trung Cộng đầu độc, vậy đối với những người đó mà giảng, thì họ có thể sẽ biểu hiện thờ ơ; như vậy cũng không sao. Còn nói về «Cửu Bình», bây giờ đối với nhân loại mà nói thì chính là một bước trọng yếu cứu độ con người thế gian. Bước tiếp theo, có lẽ sẽ rất nhanh là ai ai ở thế giới cũng phải biểu [đạt] thái [độ] có muốn tà đảng đó không, ai ai cũng phải lựa chọn tương lai. Quốc gia mà không phải của tà đảng trên thực tế cũng là một bộ [các thứ] của cộng sản; trong một dự ngôn chẳng phải giảng rằng cái ABC đó thống trị thiên hạ sao?
Có người nói «Cửu Bình» dài quá, có thể lược ngắn một chút không? Không thể. Hơn một trăm năm qua tập đoàn lưu manh cộng sản vẫn luôn tranh đấu không ngừng với xã hội tự do, [mà] không ai nói rõ được tà đảng Trung Cộng ấy là gì. Trung Hoa Dân Quốc {Đài Loan} và Trung Cộng cũng đấu nhau cả mấy chục năm, các bài viết không ngừng, nhưng đều như nhau là không có nói rõ được ác đảng ấy là gì. Chúng ta là lần đầu tiên nói rõ nó ra; còn có thể rút ngắn thế nào đây? Còn muốn làm thành một bài văn ngắn không trúng mục tiêu giống như trước đây sao? Như thế có thể đạt được tác dụng và trách nhiệm to lớn mà lịch sử đã giao phó không? Mục đích việc chúng ta nói rõ ra tà đảng Trung Cộng là vạch trần bản chất của ác đảng, để con người thấy rõ nó, từ đó cứu độ con người thế gian, cũng là để con người thế gian minh bạch rằng nó vì sao điên cuồng đàn áp đệ tử Đại Pháp. Chúng ta không làm chính trị; đây cũng không phải là điều mà chính trị có thể kham nổi. Ôm ấp trong ta là đại nguyện cứu độ chúng sinh; không cần phải bảo chứng gì với những sinh mệnh có tư tưởng bất chính; lịch sử sẽ chứng minh hết thảy. Đối với ác đảng Trung Cộng ấy tôi cũng đã cho nó cơ hội rất nhiều lần rồi; lúc nó tà ác đến cực điểm tôi cũng vẫn luôn cảnh cáo: Tôi Lý Hồng Chí biết tất cả, điều gì cũng có thể giảng rõ. Là tà ác điên cuồng đến mất cả lý trí, đến tận bây giờ chúng vẫn đang lý trí không thanh tỉnh mà bức hại các đệ tử Đại Pháp; hãy xem rồi sau này sẽ thế nào.
Đệ tử: Còn có người thường nhìn nhận rằng «Cửu Bình» tốt phi thường, nhưng không tiếp thu Đại Pháp.
Sư phụ: Tư tưởng người thường rất nhiều lúc là quan niệm đang khởi tác dụng, không phải là lời đã qua suy nghĩ một cách chân chính. Thông thường là ‘ngôn bất do trung, tự thị nhi phi’. [Ở] tình huống loại này thì cần [làm sao] cho họ thanh tỉnh. ‘Bạn không tiếp thu Đại Pháp’ là nghĩa làm sao? Là họ không [muốn] học? ‘Không học thì không học, không ai bắt các vị học. Chỉ có tà giáo mới cứ bắt người ta học, hơn nữa các vị thoái xuất khỏi [nó] cũng không được. Đại Pháp không quản những cái đó; các vị nguyện ý học thì học, không học thì không học. Hôm nay tôi giảng cho mọi người chính là nói chân tướng cho mọi người, tôi để các vị minh bạch Đại Pháp là gì, vì sao tà đảng Trung Cộng muốn bức hại, giúp con người thanh trừ độc tố trong đầu não. Còn nói về các vị muốn học hay không muốn học, đó là việc của chư vị. Các vị nếu thật sự không tán đồng Đại Pháp, thì đó là lựa chọn tương lai rồi’.
Đệ tử: Từ khi công bố «Cửu Bình», bản thân con rất nhiệt tình viết bài vạch trần tà ác, nhưng học Pháp lại buông lơi. Làm thế nào để cân bằng?
Sư phụ: Cái đó không nhất định là can nhiễu nào cả; là cần phải dành thời gian học Pháp. Học Pháp một cách hết sức thiết thực; đừng [học như] diễn chiếu lệ. Ba việc đều cần làm; viết bài thì chư vị cũng là một phương diện chứng thực Pháp, nhưng không thể thay cho hai việc kia được.
Đệ tử: Có đồng tu ở Trung Quốc nhìn nhận rằng có bài viết của Ban biên tập Minh Huệ [minghui.org] đi trái với tinh thần Đại Pháp. Thuyết phục đồng tu ở Trung Quốc ấy như thế nào?
Sư phụ: Việc này không có sao cả. Nói Minh Huệ có vấn đề, chẳng phải đối với tu luyện của đệ tử Đại Pháp [làm] Minh Huệ là có tác dụng thúc đẩy sao? Cũng khởi tác dụng chính diện. Vậy chúng ta hãy tu cho được nhiều hơn, tu bản thân chúng ta, sai rồi thì chúng ta sửa. Không sai thì cần kiên trì, đừng để những học viên đang mang tâm con người làm cho dao động. Tất nhiên cũng không nhất định đều là học viên còn mang tâm người thường, cũng có thể là về cách làm thì còn biện pháp tốt hơn. Giảng về tổng thể, Minh Huệ ngày càng tốt hơn, con đường là ‘chính’. Tình huống ở Trung Quốc cũng phức tạp; có một số học viên chấp trước nhân tâm rất mạnh, nhân tố can nhiễu của tà đảng Trung Cộng đang khởi tác dụng; cũng có kẻ xấu đang giả mạo làm học viên; cũng không sao cả, không can nhiễu Minh Huệ được nữa.
Đệ tử: Thời Sư phụ mới giảng Pháp, nói rằng cứu độ hoà thượng và ni cô là [được] định vào cuối cùng; có phải là giảng chân tướng cho họ đặt ở vị trí thứ yếu một cách tương đối không?
Sư phụ: Cứu độ nhắm vào người của tôn giáo khác là cuối cùng; bước sau làm. Có người nói ‘Tại sao đệ tử Đại Pháp lại đặc biệt thế? So với người của tôn giáo thì đặc thù hơn? Vì sao trước tiên không thể độ họ thành đệ tử Đại Pháp mà hiện nay đang độ người thường kia làm đệ tử Đại Pháp?’ Con người nhìn con người thì chỉ nhìn thấy một đời này thôi; thực ra, những người đang ở đây lúc này, trong quá khứ lịch sử rất nhiều từng là lô giáo đồ đệ nhất của mấy chính giáo lớn ở Đông phương và Tây phương, người đã tự thân nghe Thích Ca, Jesus giảng Pháp. Đệ tử Đại Pháp mới đúng là tín đồ chính tín kiên định chân chính, (vỗ tay) hơn nữa những thánh đồ danh tiếng, hoà thượng danh tiếng, đạo sỹ danh tiếng, và môn đồ danh tiếng Cơ Đốc giáo trong lịch sử đều ở trong đệ tử Đại Pháp. (vỗ tay)
Đệ tử: Một số giáo đồ Phật giáo không lý giải đối với câu chuyện cổ về Phật Thích Ca Mâu Ni được kể đến tại Bài giảng thứ bảy trong «Chuyển Pháp Luân» của Sư phụ; [họ] nói rằng tra hết cả «Đại Tạng Kinh» cũng không tra thấy, vì thế ảnh hưởng đến việc lý giải của họ với Đại Pháp.
Sư phụ: Đúng rồi; tôi có thể giảng xuất ra hết thảy Pháp, tôi có thể giảng xuất ra tất cả [những gì] của hết thảy Phật, hết thảy Thần ở thiên thượng; tôi có thể giảng xuất ra quá khứ, hiện tại và tương lai của Phật Thích Ca Mâu Ni; đều là không có trong kinh sách [Phật giáo]. Tôi còn có thể giảng ra về quá khứ, hiện tại và vị lai của vũ trụ, cho đến vạn sự vạn vật cùng hết thảy chúng sinh. Chư Thần mà Phật Thích Ca Mâu Ni không giảng tới thì tôi cũng có thể giảng xuất lai, thậm chí về đầu đuôi câu chuyện của họ, tình huống chí cực to lớn hơn nữa của vũ trụ, các trời khác nhau là như thế nào; đương nhiên trời của tầng thứ khác nhau cũng là Thần, thiên thể của các tầng khác nhau là được sản sinh thế nào, căn bản của hết thảy hết thảy [mọi thứ], chỉ có tôi mới có thể giảng chúng xuất lai. (vỗ tay) Gồm cả hết thảy mọi thứ của nhân loại trong lịch sử Tam giới, gồm cả những việc thậm chí nhỏ bé tí tẹo cho đến to lớn nhất phát sinh trong lịch sử, thì tôi cũng có thể nói thuyết về chúng. Kinh thư của Phật giáo làm sao có thể ghi chép nổi hết thảy mọi thứ ấy? Phật Thích Ca Mâu Ni khi tại thế từng giảng rất nhiều lời thoại, vẫn chưa có chép trong kinh thư ấy. Phật Thích Ca Mâu Ni trong 49 năm giảng Pháp chỉ là giảng mấy cuốn kinh sách đó sao? Không thể? Con người ơi con người, vẫn toàn là dùng quan niệm của con người làm trở ngại chính mình. Khỏi phải quan tâm đến ý kiến của những người thường đó. Ai là người tu luyện? Ai là người đang chân chính trên con đường [thành] Thần? Ai là người chân chính có thể tu thành? Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại, thì chỉ có chư vị thôi! (vỗ tay)
Trước đây tôi từng giảng rằng, tu luyện trong quá khứ, tôn giáo trong quá khứ, chư Thần trong quá khứ từng hạ thế độ nhân, họ thật sự độ nhân chăng? Trên thực tế tác dụng mà họ thật sự làm được là đặt định văn hoá cho Tam giới, đặt định văn hoá cho nhân loại, trải thảm cho Chính Pháp vũ trụ lúc tối hậu. Ngoài ra bấy giờ [được] độ ấy là phó nguyên thần của người ta, chứ không phải thật sự bản thân con người ấy. Đành là như thế, những phó nguyên thần được cứu độ kia cũng là sinh mệnh [chú] định là được phái xuống lúc ấy. Nguyên nhân là sau khi Tam giới được tạo thành, có một bộ phận các thiên thể cách quá gần Tam giới, như vậy chư Thần ở gần Tam giới liền nhìn thấy, thậm chí tiếp xúc đến Tam giới; như thế thì chư Thần gần Tam giới sẽ dễ bị ô nhiễm và từ đó rớt xuống. Trong Tam giới là có ‘tình’, cái Lý của chúng sinh là ‘phản’ lại, hoàn cảnh là khổ, con người lại chấp trước mạnh mẽ; vậy mà chính Thần là từ bi, dễ bị chúng sinh trong Tam giới ở hoàn cảnh rất khổ làm can nhiễu; do vậy Thần ở gần Tam giới cần hoán đổi thường xuyên. Dùng thời gian của con người mà tính thì ước rằng nội trong 10 năm thì nhất định hoán đổi; chính là xuất hiện vấn đề này. Như thế cũng xuất hiện tình huống lợi dụng hình thức xã hội người thường trong Tam giới để tu luyện khổ [hạnh], và phó nguyên thần của người ta sau khi viên mãn liền tiếp [quản thay] thế Thần cần phải hoán đổi. Những sinh mệnh từ thế giới Thiên Thần được phái xuống, để họ ở thế gian làm phó nguyên thần của con người tu luyện; thực ra cũng giáng sinh vào sinh vật khác nữa; sau khi viên mãn trở về thì trở thành Thần mà họ cần phải tiếp thế. Loại tình huống này là sau khi có Tam giới thì mới xuất hiện; trước đó chưa có việc hoán đổi chư Thần. Nhưng đó không phải là mục đích tạo ra Tam giới; mà là Tam giới xuất lai rồi mới xuất hiện hiện tượng ấy và biện pháp giải quyết can nhiễu đối với Thần. Mục đích chân chính [khi] tạo ra Tam giới chính là để Chính Pháp dùng. Trong quãng thời gian ấy hết thảy những gì Thần làm đối với Tam giới, cũng như hết thảy những gì biểu hiện xuất ra ở thế gian, đều là để đặt định văn hoá cho con người, đặt định quá trình cơ sở nhận thức Pháp cho con người.
Ngôn ngữ này mà hôm nay tôi sử dụng được nói rất khoáng đạt, chư vị nghe cũng thấy khoáng đạt, nhận thức và hiểu được [nó] cũng rất khoáng đạt. Thời gian, không gian, lịch sử, vạn vật, thiên địa, chúng sinh, vạn sự, tu luyện, âm dương, sướng khổ, gồm cả người và Thần, tôi đều giảng ra rất khoáng đạt [những khái niệm ấy]; chư vị có hiểu không? Khái niệm của mỗi từ, nội hàm của nó, đều là kinh qua lịch sử hằng nghìn vạn năm thực tế diễn hoá cho đến nay, trong quá trình lịch sử đã dung dưỡng nội hàm trong ngôn ngữ. Chủ yếu là về Hán ngữ. Hết thảy vật thể mà nhân loại nhận thức được, mỗi từng sự việc đều có thể dùng từ vựng ngôn ngữ con người để khái quát nó, hình dung nó, biểu đạt nó ra; đó không phải chỉ đơn giản là tạo ra một văn tự là có thể giải quyết được đâu; cần phải có [nội hàm] rất sâu, mà con người thật sự có thể cảm thụ được, mà tự thân thể ngộ đến được, trải qua quá trình rất thực tế mà lại sâu sắc được tạo ra cho con người; thế mới khiến con người nhận thức một cách thiết thực nội hàm mà chữ ấy, từ ấy, ngữ vựng ấy biểu đạt. Nói rằng Pháp được giảng hôm nay, mọi người lập tức nghe hiểu ngay; nếu như không có quá trình kia, thì hôm nay tôi giảng [những gì] thì chư vị cũng không hiểu gì cả.
Từ “tu luyện” là gì? Vì sao gọi ‘tu luyện’? Tu luyện tu thế nào? Hình thức tu luyện biểu hiện ra sao? Người tu luyện trông thế nào? Hết thảy con người đều không hiểu [khái niệm đó] thì rắc rối rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, Jesus, những vị Thần ấy cần phải hạ thế, chính là cần phải diễn xuất một cách thực tế màn [diễn] đó ra, lưu lại văn hoá đó cho con người, dạy con người hiểu được nội hàm của họ, minh bạch được đó là gì, gồm cả quá trình người tu luyện kinh qua khổ tu và chính tín để đạt viên mãn, v.v. và v.v. Phật, Đạo, Thần cũng đều lưu lại quá trình chính tín, chính tu cho đến đề cao quả vị chứng đắc, con người minh bạch được họ là gì. Tuy rằng như thế, hết thảy điều ấy chưa xứng hợp với loại hình thức tu luyện của Đại Pháp đồ hôm nay; vì vậy tôi nói rằng tu luyện của đệ tử Đại Pháp là không có khuôn mẫu, con đường là cần bản thân chư vị đi mà thành.
Đệ tử: Tiểu tổ ‘giải cứu’ trong quá trình cứu trẻ mồ côi giảng chân tướng, phát hiện rằng đó là một phương thức quá trình rất tốt để giảng chân tướng thêm bước nữa cho các giai tầng xã hội như chính phủ, giới tài chính ngân hàng, đồng thời cũng nhận thức rằng đó là một quá trình rất tốt cho hợp tác phối hợp tốt hơn nữa với các tiểu tổ giảng chân tướng. Làm thế nào để giảm thiểu việc làm công tác chồng chéo, ứng dụng tốt hơn nữa các nguồn tiền vốn rất hữu hạn của các đệ tử Đại Pháp hiện nay để làm tốt công tác giải cứu trẻ mồ côi? Xin Sư phụ khai thị.
Sư phụ: Việc này thì mọi người đều đang ấp ủ, đều là trong quá trình thực hiện. Làm như vậy là đúng, nên làm. Là vì những việc này cần động chạm đến rất nhiều phương diện xã hội, gồm cả chính phủ Mỹ quốc, do đó những việc này cần phải thực thi rất thiết thực thì mới có tác dụng. Tôi không giảng quá cụ thể, vì cụ thể vẫn là cần chư vị làm, mà việc này nhất định cần làm tốt. Con của các đệ tử Đại Pháp, những đứa trẻ đã mất đi thân nhân, [thì] chúng ta không thể không quản; đó là tiểu đệ tử của tôi, tiểu đồng tu của chư vị. Tôi làm Sư phụ vẫn luôn suy nghĩ về việc này, tôi nghĩ rằng đưa các cháu lên núi, tập trung lại mở trường cho các cháu, tập trung lại để nuôi nấng. (vỗ tay)
Đệ tử: Hiện nay có học viên vẫn cho rằng thân thể tiêu nghiệp không ra nổi khỏi giường là do nghiệp lực bản thân tạo thành, là vì đã đạt đến giai đoạn cuối cùng nghiệp lực phải bị tiêu bỏ. Xin hỏi là suy nghĩ đó đúng không?
Sư phụ: Không phải hoàn toàn là thế; vì con người ta sinh sống liền tạo nghiệp; mọi người trong tu luyện cũng là quá trình không ngừng tiêu nghiệp. Chỉ cần ở thế gian liền sản sinh nghiệp lực, vậy nên trong quá trình tu luyện cũng là đang không ngừng tiêu nghiệp. Là vì đệ tử Đại Pháp là đang trong tu luyện Chính Pháp, so với người thường thì [nghiệp] ít lại càng ít hơn; tiêu nghiệp loại này đã không là vấn đề nữa rồi. Trước đây chẳng phải tôi nói rằng người tu luyện an bài từng bước từng bước cho chư vị sao? Chính là an bài [tiêu nghiệp] từng bước từng bước cho đến bước này; vẫn còn rất ít [nghiệp] mới sản sinh. Nhưng những điều ấy đều có thể khiến các đệ tử Đại Pháp khởi tác dụng chính diện sau khi đối đãi chính xác [các việc], không đủ tạo thành can nhiễu đến đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Khi đến bước này về phương diện này thì cơ bản đều giảm đến còn rất nhẹ rồi, bởi vì không thể can nhiễu đến đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp.
Như vậy tại sao xuất hiện những [trường hợp nghiệp] khá nặng ấy? Tôi từng bảo chư vị rồi, các loại nhân tố tà ác đều dùi vào khe hở nơi mà đệ tử Đại Pháp vẫn còn chấp trước và khi nhất thời không ý thức được cái tâm người thường. Như vậy, hiện nay can nhiễu lớn nhất và minh hiển nhất chính là tác hại mà tà linh ác đảng gây ra. Đặc biệt là hiện nay, tình huống khi mà tà ác khác đang bị tiêu huỷ đến mức không còn gì cả, biểu hiện rõ rệt chính là nhân tố tà ác của ác đảng đang gây tác hại. Bây giờ các loại can nhiễu và bức hại chính là vì nguyên nhân này, do vậy, cần nghiêm túc đối đãi và thanh trừ nó. Người thường không tin rằng tà đảng Trung Cộng có tà linh lạn quỷ, [nhưng] đệ tử Đại Pháp biết. Vì có cái trường của tà linh, mà tà đảng Trung Cộng mới có thể có chỗ đứng ở thế gian. Từ Công xã Paris qua hơn trăm năm đến nay, tà linh tại không gian nhân loại đã [bài] bố một trường rất lớn, trước đây mật độ của trường này rất lớn. Xã hội Tây phương tuy phản đối cái đảng tà thuyết ấy, [nhưng] thực chất xã hội Tây phương cũng đang thực hành Chủ nghĩa cộng sản tà ác của tà linh ác đảng. Xã hội Tây phương hiện nay có đánh thuế cao, phúc lợi cao, là rất giống với những thứ mà tà đảng đề xuất thời bấy giờ. Tà đảng chỉ bất quá là cưỡng chế lấy [của] người khác bằng bạo lực, còn ở xã hội Tây phương chỉ bất quá là dùng phương pháp pháp luật để cũng làm như thế; thực chất là đang thực thi những thứ của Chủ nghĩa cộng sản tà ác; chứ [đó] không phải là hình thức vận tác một cách chính thường của xã hội nhân loại. Xã hội Tây phương phản đối tà thuyết cộng sản [vậy] tại sao còn xuất hiện tình huống này? Chính là vì nhân tố tà ác tại không gian khác đang khởi tác dụng. Ở Trung Quốc về hình thức là thực thi Chủ nghĩa cộng sản tà ác, thực chất thì nó là bang phái lưu manh cộng với tà giáo. Ở xã hội Tây phương về hình thức thì nó phản đối Chủ nghĩa cộng sản tà ác, thực chất thì cũng thực thi Chủ nghĩa tà ác của cộng sản.
Đệ tử: Gần đây Đại Kỷ Nguyên đã đăng rất nhiều có liên quan đến dự ngôn tà đảng sẽ diệt vong. Xin Sư phụ khai thị.
Sư phụ: [Dự ngôn] đó đều là Thần từ các tầng thứ khác nhau hạ thế lưu lại cho người thường đọc. Đệ tử Đại Pháp chúng ta chính là đi con đường chứng thực Pháp của chính mình.
Đệ tử: Ngài dạy rằng hệ Ngân Hà sẽ phân ly với vũ trụ để tịnh hoá Tam giới; đó có phải ngụ ý rằng Tam giới là hệ Ngân Hà chứ không phải là hệ mặt trời.
Sư phụ: Đúng thế, trước đây chẳng phải tôi đã giảng như vậy sao? Thực ra vị trí chuẩn xác của Tam giới là không thể dùng nhận thức phạm vi cố định của con người [mà nhận thức]. Trong nhận thức vật chất hoá hiện đại của nhân loại, hệ mặt trời chính là Tam giới tại biên duyên của tầng này; nhưng con người nhìn không thấy các bộ phận cấu thành từ lạp tử vi quan khác nhau vốn đối ứng với những không gian khác nhau rộng lớn hơn. Ở tầng sở tại của bề mặt của con người này [Tam giới] đối ứng [là] hệ Mặt Trời, ở trong phạm vi một tầng thứ vi quan nhất định có đối ứng phạm vi là hệ Ngân Hà; nhưng tầng thứ vi quan hơn đối ứng với phạm vi to lớn hơn nữa; cấu thành Tam giới là do rất nhiều lạp tử từ vi quan hơn cho đến to lớn hơn tổ hợp lại, các lạp tử khác nhau cấu thành các cảnh giới khác nhau, các phạm vi khác nhau; thực ra, đó cũng là dùng tư duy con người, bộ phận mà ngôn ngữ có thể biểu đạt; đó chỉ là đối ứng —mà mắt người có thể nhìn thấy— của các không gian cấu thành từ các lạp tử khác nhau, và các phạm vi [con người] có thể hình dung ra. Thực ra phạm vi to lớn hơn của Tam giới lại đối ứng với toàn thể tiểu vũ trụ này; Ông Bàn Cổ trong truyền thuyết thực ra chính là khai [mở] bộ phận thiên địa này. Phạm vi ấy nếu nói thế cũng là không chuẩn xác, là vì trong phạm vi đó cũng đồng dạng đối ứng [có] nội bộ thuộc về cảnh giới ngoài Tam giới. Ngôn [ngữ] của con người hữu hạn, dùng phương thức tư duy con người giảng Pháp, thì không thể dùng [Pháp] Lý toàn phương vị và [của] các tầng [để] đồng thời nhận thức, [không thể] dùng tư duy và giảng Pháp [bằng] ngôn ngữ toàn phương vị. Hệ Ngân Hà và thiên thể bên ngoài phân ly thì nhìn là phạm vi ấy phân ly ra; không còn thấy thiên thể ở bên ngoài hệ Ngân Hà nữa; mắt thịt của con người và kính viễn vọng dẫu có khả năng đến mấy cũng sẽ nhìn không thấy nữa. Thực ra các cảnh giới khác nhau cấu thành nên Tam giới cũng có các tình huống khác nhau. Tuy nhiên Pháp là giảng cho người trong tu luyện; mức độ khó là lớn, ngôn ngữ phức tạp sẽ khiến rất nhiều người khó cho tu luyện; thật sự có thể tu thành viên mãn thì mới thấy được tình huống chân thực của vũ trụ. Cần phải kinh qua giai đoạn thời gian Pháp Chính Nhân Gian rồi, [thì] địa cầu, Tam giới hoàn toàn đạt tịnh hoá rồi mới có thể hồi quy.
Đệ tử: Đệ tử cảm thấy rằng, khi một số việc mà trước đây làm chưa tốt rồi sau bù đắp rồi, thì chỉnh thể hình thế Chính Pháp sẽ nhanh lên rất nhiều. Vậy khi các đệ tử ở một địa khu nào đó làm chưa tốt, phải chăng sẽ ảnh hưởng toàn thể tiến trình Chính Pháp?
Sư phụ: Tiến trình Chính Pháp sẽ không [bị] ảnh hưởng, việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp sẽ chịu ảnh hưởng, là bị ngáng trở. Là vì ở chỗ khác đều đã thanh lý làm tịnh rồi, nhưng một số địa phương tà ác còn đang khởi tác dụng, không kết thúc được bức hại, không tiêu trừ được tà ác. Chư vị biết rằng hiện nay con người trượt xuống dốc càng ngày càng nhanh; con người hiện nay đạo đức bại hoại đến [mức] rất đáng sợ. [Nếu] không dừng lại nữa, thì con người thật sự có muốn [được vũ trụ] giữ cũng không thể giữ nữa rồi.
Đệ tử: Đại Kỷ Nguyên là một kênh truyền thông đại chúng, hiện nay chỉ có một số ít học viên tham gia kinh doanh quảng cáo. Gần đây có một người phụ trách của Phật Học Hội tích cực tham gia, nhưng có một số học viên có chỗ không hiểu. Xin hỏi Sư phụ làm thế nào khiến nhiều học viên tham gia hơn nữa?
Sư phụ: Đúng rồi, người phụ trách tham dự muốn làm Đại Kỷ Nguyên là điều tốt, người phụ trách thực tế là người [đứng ra] phối hợp, có thể khiến nhiều hơn nữa những người có năng lực tham gia, đó mới là [điểm] then chốt. Bản thân một cá nhân chư vị có thể khởi tác dụng lớn đến đâu? Trên chỉnh thể đều có thể khởi tác dụng, đó mới là người phụ trách làm được tốt. Bản thân [riêng] người phụ trách làm hết sức tốt, [thì] chư vị làm thật tốt cũng chỉ là một học viên làm tốt, vậy thì làm một học viên bình thường [làm] tốt. Then chốt là trách nhiệm của người phụ trách, cần có được tác dụng ấy. Lại nói một vấn đề, người phụ trách các nơi cần phải bỏ tác phong là quản hết việc lớn việc nhỏ. Các nơi phát huy đầy đủ việc học viên địa phương chủ động đứng ra chứng thực Pháp, không được hạn chế, trừ [học viên] thường hay đến cực đoan; các đệ tử Đại Pháp [tu] lâu đều đã thành thục rồi, chư vị đều đang đi [thành] con đường viên mãn của chính mình; hãy thanh tỉnh.
Đệ tử: Đệ tử ở Đông Âu có cần thoái Đảng và thoái Đoàn không?
Sư phụ: Con người thế gian đều phải biểu [đạt] thái [độ] về việc này; nhưng hiện nay [việc mà chư vị vừa nói] không chủ yếu lắm. Ác đảng ở Đông Âu dẫu sao cũng đã giải thể rồi. Nếu ở đó có người vẫn đang là tín đồ kiên định của tà đảng, thì sẽ bị thanh trừ cũng như thế. Trung Cộng là chủ thể của tà linh ác đảng tối hậu, cứu độ người Trung Quốc chính là giải thể tà linh của ác đảng.
Đệ tử: Con cảm thấy học viên Tây phương cho rằng «Cửu Bình» là việc của học viên người Hoa. Ngài có thể chỉ rõ ra được không?
Sư phụ: Chủ yếu là học viên người Hoa, điều này không thành vấn đề. Nhưng con người thế gian đều cần phải biểu [đạt] thái [độ]; hơn nữa Tây phương có rất nhiều người cũng là nhận thức chưa rõ về ác đảng Trung Cộng.
[Khi] con người thế gian nói rằng Pháp Luân Công thật xuất sắc thì bao quát cả mấy tầng hàm nghĩa trong đó. Một vấn đề trong đó là, hơn một trăm năm qua, xã hội của tập đoàn cộng sản và xã hội tự do vẫn liên tục đấu tranh với nhau, hơn nữa vẫn luôn gay gắt như thế; thời kỳ chiến tranh lạnh dường như là bất kỳ lúc nào cũng có thể có nguy hiểm đánh bom nguyên tử; [vậy mà] không có người có thể nói rõ ra tà đảng Trung Cộng là gì. Ai nói được rõ? Chỉ bất quá là hai bên chỉ trích nhau. Có nhiều người và tổ chức nghiên cứu ác đảng ấy như thế mà cũng không nghiên cứu được rằng nó là gì. Quốc Dân Đảng và Trung Cộng đấu đá mấy chục năm, cũng chẳng nói rõ được ác đảng Trung Cộng là gì. Pháp Luân Công đã nói rõ được ác đảng ấy ra; đó chẳng phải xuất sắc sao? Đó chẳng phải khiến con người thế giới ngạc nhiên sao? Vì lẽ gì mà xã hội người thường có nhiều người đến thế bội phục đệ tử Đại Pháp? Rất nhiều việc của nhân loại mà người thường rất khó nói rõ được. Đệ tử Đại Pháp có thể đưa nó nói rõ ràng, đó quả là xuất sắc.
Không chỉ là xã hội Tây phương, [mà] toàn nhân loại cũng chưa nhận rõ ra tà đảng là gì. Giờ đây [điều] mọi người cần giải quyết khẩn cấp là cứu độ người [ở] Trung Quốc bị đầu độc thâm sâu nhất, để người Trung Quốc thấy rõ được ác đảng Trung Cộng. Nhưng Tây phương cũng có nhiều người nhận thức chưa rõ về tà đảng, cũng có một số rất ít người thậm chí còn ủng hộ ác đảng; điều ấy đối với họ mà giảng chẳng nguy hiểm sao? Chỉ là hiện nay cần giải quyết gấp rút vấn đề Trung Quốc có quá nhiều người bị đầu độc; vậy nên mới chưa đặt việc các dân tộc khác bị đầu độc không nghiêm trọng nhất ở vị trí số một. Các địa phương khác [ngoài Trung Quốc] như hiện nay mà nói thì dẫu sao cũng bị đầu độc số lượng rất ít; đại đa số đều không tin những thứ của ác đảng cộng sản ấy, hơn nữa còn là bài xích [cộng sản]. Nhưng người Trung Quốc thì lại khác; người Trung Quốc qua mấy chục năm giáo dục văn hoá của tà đảng Trung Cộng, hỏi còn bao nhiêu người vẫn có thể nhận thức rõ ra ác đảng ấy? Trước khi công bố «Cửu Bình», mỗi cá nhân người Trung Quốc đều nói không được rõ và nhận thức cũng không rõ ác đảng ấy; mạ lỵ nó thì cũng là mạ lỵ trong văn hoá do nó tạo thành; hoàn toàn bị đầu độc đến không thanh tỉnh rồi; thậm chí trong thanh minh thoái Đảng vẫn dùng từ do tà đảng tạo ra, ví như: “tôi sinh ra dưới thời Trung Quốc “mới”, “tôi là thế hệ người lớn lên dưới ngọn cờ đỏ”, “tôi làm suốt đời vì “Đảng”, v.v.
Đệ tử: Các đệ tử Bulgary xin vấn an Sư phụ. Chúng con đang dịch cuốn «Chuyển Pháp Luân» sang tiếng Bulgary, Ngài có thể nói đôi lời chỉ đạo một chút không?
Sư phụ: (Sư phụ cười) Có thể phiên dịch sách Đại Pháp thật tốt, thực ra cũng là một quá trình tu luyện bản thân. Không được hoàn toàn dùng nhận thức cao tầng của nhận thức của người tu luyện để phiên dịch; vì chư vị có tầng thứ tu luyện cao thấp của mỗi cá nhân là khác nhau, cùng một câu thoại thì mọi người đối với Pháp mà lý giải là khác nhau, do đó sẽ phát sinh việc tranh luận không dừng. Chỉ cần nghĩa của từ ấy, câu thoại ấy phù hợp với ý tứ bề mặt văn hoá con người thì là đạt rồi. Là vì nội hàm cao tầng là thể hiện của Pháp, thế nên nội hàm là không phiên dịch ra nổi. Người Đông phương và người Tây phương có phương thức tư duy có chỗ bất đồng, lúc thuở đầu nhận thức Pháp là có một chút không quen, nhưng nếu đọc với [tâm] chân chính học thì không ảnh hưởng, vì Thần đang khởi tác dụng.
Đệ tử: Xin hỏi nguồn gốc của Chủ nghĩa cộng sản tà ác với tà đảng Trung Cộng khác biệt gì.
Sư phụ: Đó chính là vì tà đảng Trung Cộng [nên mới] làm ra thuyết Chủ nghĩa cộng sản tà ác lừa người; không có khác biệt gì, đều là một thứ đó thôi. Đảng viên của ác đảng là cá nhân, một đống đảng viên thì là tập thể ác đảng ấy. Tập thể ấy có phương pháp lừa đảo người ta, nói rằng muốn làm “thiên đường nhân gian”, đó chính là cái gọi là Chủ nghĩa cộng sản. Nhân gian làm sao mà thành thiên đường? Khi Thần tạo ra Tam giới, hoàn toàn không có ý biến nó thành thiên đường, mà là để Chính Pháp dùng. (Sư phụ cười) Nếu tương lai Tam giới vẫn tồn tại, hình thức xã hội nhân loại sẽ vĩnh viễn là xã hội con người; là vì đó là điều vũ trụ cần. Biến thành thiên đường nào đây? Trong vũ trụ là ở đâu cũng là thiên đường; so với nhân loại thì thiên đường nhiều hơn nhiều nhiều lần. Xuất khỏi tầng không gian bề mặt thì đều là thế giới Thiên Thần, trong vũ trụ thì đều là thiên đường.
Đệ tử: Trận sóng thần lớn ở Nam Á vừa rồi là việc gì?
Sư phụ: Nghiệp lực của nhân loại [khi] to lớn rồi thì xuất hiện vấn đề; nhưng từ nhiều tình huống mọi người có thể thấy rằng, những việc xuất hiện ở nhân loại hôm nay rất nhiều đều là do vì nhân tố cựu thế lực, [mà] đối với con người thì không có tác dụng chính diện nào cả. Khi nhân loại xuất hiện một việc nào đó thì cũng cần phải có bài học [mang tính] chính diện cho nhân loại; thế mới có thể khiến con người thật sự minh bạch rằng đó là Thần trừng phạt con người, từ đó cứu vãn nhiều người hơn nữa. [Còn] đơn thuần vì trừng phạt mà trừng phạt, thì con người sẽ càng không tin Thần. Nhân tố cựu thế lực làm ra những việc ấy đối với nhân loại thì không có tác dụng chính diện gì hết. Người nào không còn tốt liền đào thải đi. Trận sóng thần xuất hiện thời gian này cũng là cảnh tỉnh con người; mất đi ba chục vạn người chỉ trong vài giây. Năm đó địa chấn ở Đường Sơn Trung Quốc chẳng phải cũng mất đi mấy chục vạn người trong khoảnh khắc sao? Trung Cộng nói rằng [nó] có mấy trăm vạn quân đội; nếu nó trở nên thật sự tà ác, thì có lẽ chỉ khoảnh khắc sẽ bị tiêu mất. (Sư phụ cười) (vỗ tay) Nhân tố cựu thế lực không coi con người là gì cả, chỉ có đệ tử Đại Pháp đang cứu người.
Đệ tử: Một lô học viên tu lâu ở Trung Quốc đang tận dụng thời cơ cuối cùng vững bước ra chứng thực Pháp, có [người] dùng tên thật thoái đảng. Họ uỷ thác [chúng con] vấn an Sư Tôn. Các đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc làm công tác cơ quan chính phủ gửi lời vấn an Sư phụ.
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Những học viên bị bức hại tà ác rất nghiêm trọng, cũng là vì tâm chấp trước tạo thành. Do chấp trước lại không ngừng xuất hiện lặp lại, hôm nay dưới áp lực mà viết “hối quá thư”; đến khi ra thì hối hận, công bố bản thanh minh; đến mai bị tà ác bắt đi, chính niệm không đủ tạo thành bức hại nghiêm trọng, họ lại viết “hối quá thư”, rồi sau đó bước ra họ lại thanh minh. Bị bức hại nghiêm trọng nhất chính là những học viên này. Còn những học viên chính niệm rất mạnh, quả thực làm được tốt phi thường. Vì những báo cáo của Minh Huệ là để vạch trần bức hại, [về] các đệ tử Đại Pháp thực hiện phi thường tốt chưa phải là trọng điểm thâu tập [thông tin]. Trên thực tế [số học viên] có biểu hiện tốt là khá nhiều, nhiều lắm.
Đệ tử: Là học viên mới vừa bước vào Đại Pháp được mấy tháng, nên cân nhắc như thế nào tỷ lệ thời gian việc học tập «Chuyển Pháp Luân» và các kinh văn mới cũng như rất nhiều kinh văn trước đó? Là vì chúng con đắc Pháp ở trong thời kỳ Chính Pháp, vậy nên muốn trước nhất cần rõ việc này.
Sư phụ: Là học viên mới mà xét, chủ yếu là học «Chuyển Pháp Luân», sau đó đọc thêm các kinh sách Đại Pháp khác. Dẫu là [sách của] thời kỳ nào cũng vậy, kể cả «Tinh tấn yếu chỉ», có thời gian thì đều đọc. Cũng đừng có cách nghĩ rằng có ít thời giờ mà lại phải đọc hết tất cả; không phải thế. Học viên mới [mà] có thể làm những việc mà đệ tử Đại Pháp nên làm, [thì] thật sự rất xuất sắc. Then chốt bậc nhất là đọc «Chuyển Pháp Luân»; các [sách khác là] phụ trợ khác thì cũng đọc, có thời gian liền đọc, không có thời gian thì chỉ đọc «Chuyển Pháp Luân» là được rồi.
Đệ tử: Ngài có thể nói một chút về tính trọng yếu của diễn xuất [nghệ thuật ca vũ nhạc]?
Sư phụ: Mọi người làm chương trình Dạ hội Mừng năm mới, khi bài xếp rất vất vả. Tiết mục làm rất hay; chỉ diễn một lần rồi thôi, thì quả thực có chút chưa muốn buông. Ngoài ra còn có thể khởi tác dụng chính diện rất lớn; tại sao không để nhiều người hơn nữa xem? Hãy đi qua các thành phố lớn, như diễn luân lưu vậy, để cho nhiều người hơn nữa xem. Đó chẳng phải là một việc rất tốt sao? Nhưng có một điểm cần chú ý; nhất định phải [là người] có điều kiện, không ai được bước sang cực đoan, không ai được phá hoại hình thức tu luyện của mình, phá hoại hoàn cảnh tu luyện của mình. Tôi là giảng “[những ai] có điều kiện”; [ai] không có điều kiện thì không được; không được bỏ học, tạm nghỉ học. Điều kiện kinh tế không đủ mà lại không làm việc để làm diễn viên thì không được. Hơn nữa chỉ cần [người] vào đoạn thời gian năm mới thôi; thời gian không lâu dài; không được tạm ngưng học, bỏ làm. Đừng sang cực đoan, sang cực đoan sẽ mang đến rất nhiều phiền phức.
Đệ tử: Khi Pháp Chính Nhân Gian thì ở thế gian con người, Trung Cộng sẽ bị giải thể toàn diện, đại ôn dịch lưu hành, xã hội loạn động, v.v. trong đó thì nhân tố nào trọng yếu nhất?
Sư phụ: Dường như sẽ không loạn vậy chứ? Xã hội nhân loại là được Thần khống chế; Thần bảo xã hội con người loạn, thì nó không loạn là không được; Thần muốn nó ổn định, thì nó không ổn định cũng phải ổn định; đúng không? Huống là sự kiện lớn thế này đều là được an bài vì Chính Pháp, như vậy hình thế ấy liệu có thể không được nắm chắc không?
Đệ tử: Đệ tử nghĩ đến tổ chức trong các đệ tử làm nghề giáo viên ở Đài Loan một hạng mục [công việc] mới, biên soạn một bộ tài liệu giáo dục tiếng Trung, từ lớp 1 đến lớp 12. Hạng mục [việc] này có lượng [việc] rất lớn; có ảnh hưởng đến các công tác chứng thực Pháp khác quan trọng hơn không?
Sư phụ: Nếu việc này và chứng thực Pháp có quan hệ thì chư vị cứ làm; nếu không có quan hệ với chứng thực Pháp thì không thể động đến nguồn lực học viên. Nếu có thể có tác dụng chính diện đối với đạo đức nhân loại thăng hoa trở lại thì cũng khả dĩ; có thể làm thử xem.
Đệ tử: Có một số học viên làm kinh doanh, nhưng sản phẩm lại đến từ Trung Quốc. Loại kinh doanh đó có phải là không nên làm không?
Sư phụ: Một chút kinh doanh của chư vị không đáng kể gì cả; những cơ quan tài chính lớn mang tính quốc tế kia đang không ngừng tiếp máu vào đó. Vì học viên cũng cần phải sống, còn phải chứng thực Pháp, còn có hoàn cảnh chứng thực Pháp; những thứ đó không có vấn đề gì lớn. Nếu những tập đoàn tài chính lớn kia không làm những việc đó nữa, thì một chút [kinh doanh] của chư vị cũng không cứu sống nổi Trung Cộng đâu; hơn nữa đệ tử Đại Pháp làm gì cũng là có nhân tố chứng thực Pháp của đệ tử Đại Pháp.
Đệ tử: Sau khi người ở Trung Quốc dùng tên giả để thoái Đảng, Trung Cộng liền muốn tăng cường học tập đảng tính, yêu cầu đảng viên học tập và viết bút ký. Người dùng tên giả thoái Đảng nếu tham gia học tập, thì có lại bị đánh dấu ấn của con thú không?
Sư phụ: Thoái rồi thì tức là thoái rồi; trong tâm họ là đã được tính thế rồi, hễ họ thanh minh thoái rồi thì sẽ có sinh mệnh quản họ. (vỗ tay)
Đệ tử: Có học viên làm nghề chia bài ở sòng bạc casino; vậy có tăng nghiệp lực không? Có phải là không nên làm công việc này không?
Sư phụ: Công tác thì là công tác. Xã hội nhân loại đã đến bước này rồi; bảo rằng công việc ở sòng bạc là bất hảo; thực ra xã hội nhân loại hiện nay có công việc nào là công việc của một nhân loại chân chính không? Đã tới chủng loại hình thức xã hội hôm nay rồi, cái gì cũng theo hình thức xã hội mà biến đổi theo; vì thế [hiểu đó] chỉ là một công việc mà thôi. Nếu có thể có công việc khác thì chư vị chuyển thôi; còn không có công việc khác thì chư vị cứ làm tiếp; vì xã hội hiện nay đã là một xã hội như thế rồi.
Nói tới đây, tôi lại muốn nói về một tình huống nữa. Rất nhiều người Tây phương đến sòng bạc, thực tế cũng là đến để chơi rồi đi, giải trí rồi đi; nhưng người Trung Quốc, và cũng có một số người Đông phương từ quốc gia khác, họ thật sự là đến để đánh bạc, thậm chí đánh bạc lớn lắm; mục đích khác nhau.
Đệ tử: Ngài nói rằng đệ tử Đại Pháp không thể đang mang nợ mà viên mãn; nhưng con đã mua một căn hộ, vay năm vạn từ ngân hàng, phải mất 3 năm mới có thể trả hết, (mọi người cười) con nên xử lý việc này như thế nào?
Sư phụ: Bất kể sự việc gì nơi nhân loại đều không hề ngẫu nhiên. Nếu chư vị bảo chư vị vay một khoản từ ngân hàng, mấy chục năm mới trả hết, nhưng đệ tử Đại Pháp cần phải viên mãn, làm sao có thể nào đợi mấy chục năm? Thế thì việc này là làm thế nào? Việc này động chạm đến bước tiếp theo của nhân loại. Hễ động chạm đến thời gian của bước tiếp sau của nhân loại, bố cục xã hội và hình thức xã hội của nhân loại đều biến đổi. Lại nữa, khi đệ tử Đại Pháp thật sự đến viên mãn, tất cả mọi việc của chư vị thì Sư phụ đều phải xử lý giải quyết cho chư vị; thực ra lúc bấy giờ bản thân chư vị cũng có năng lực xử lý rồi. (vỗ tay) Điều này khác với vấn đề mà tôi giảng lúc nãy; đây là việc trong cuộc sống chính thường. Có học viên trong đầu đang nghĩ: ‘Mình vay tiền cũng không cần trả, hễ rời đi thì chúng ta đều mọi việc xong hết’. (mọi người cười) Xuất phát điểm đó là không được, xuất phát điểm là không đúng thì thảy đều không được đâu.
Đệ tử: (văn dịch) Con luyện công đã một năm rưỡi rồi; con nhận được rất nhiều lợi ích; từ đáy lòng mình con cảm tạ Ngài.
Sư phụ: Đều là chư vị chứng ngộ ra được; Sư phụ chỉ là trợ giúp chư vị mà thôi. Chư vị có thể kiên định bước đi cho đến cuối cùng, không bị dao động, bất kể là qua can nhiễu như thế này, hay can nhiễu như thế kia, chư vị thật sự có thể kiên định đi tiếp; chư vị không cần cảm tạ tôi; chư Thần toàn vũ trụ đều bội phục chư vị! (vỗ tay)
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp từ hai mươi mốt quốc gia và sáu địa khu —Sơn Đông, Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, Hành Dương, Phật Sơn thuộc tỉnh Quảng Đông, Hà Nguyên, Quảng Châu, Mậu Danh, thành phố Trung Sơn, Đông Hoàn, Thẩm Quyến, Hải Nam, Sơn Tây, Thành Đô, Lư Châu, Quý Dương, Giai Mộc Tư, Phủ Thuận, Thái Nguyên, Yên sơn, Bắc Kinh, khu Phong Đài thuộc Bắc Kinh, khu Sùng Văn, đại học Bắc Kinh, đại học Thanh Hoa, Đường Sơn, Thạch Gia Trang, Thừa Đức, Thiên Tân, Trạm Giang, Đại Liên, Yên Đài, Bản Khê, Tần Hoàng Đảo, Thượng Hải, Côn Minh, Tân Cương, Phúc Châu, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hợp Phì, Cáp Nhĩ Tân, Khai An, Sơn Tây, Nam Kinh, Liêu Ninh, Nội Mông Cổ, Hô Hoà Hạo Đặc, (mọi người cười) Hà Lan, Nhật Bản, New Zealand, Pháp quốc, Đức quốc, Indonesia, Singapore, Anh quốc, Úc châu, Đan Mạch, Nepal, Đài Loan, Ma Cao, Thuỵ Điển, Toronto, San Francisco thuộc California, Auckland, San Jose, Cupertino, Malaysia, Argentina, Hồng Kông, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, khu hải địa Ca-ri-bê, Việt Nam— xin gửi lời vấn an Sư phụ!
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay nhiệt liệt)
Tôi đã giải đáp hết các tờ giấy [câu hỏi] rồi. Dẫu tôi giảng bao nhiêu, con đường tu luyện ấy là chư vị phải tự mình đi. Làm thế nào có thể đi tốt con đường ấy, đi cho đến cuối cùng, đó mới là xuất sắc nhất. Là vì trong quá trình chư vị đi con đường ấy sẽ có khó nạn, sẽ có các chủng các dạng khảo nghiệm, sẽ có ma nạn mà chư vị chưa nghĩ đến, sẽ có các chủng các dạng chấp trước và can nhiễu của ‘tình’ mà chư vị chưa nghĩ đến. Nguồn của những loại can nhiễu ấy là từ gia đình, xã hội, bạn bè thân quyến, thậm chí giữa các đồng tu chư vị với nhau; hơn nữa còn có can nhiễu [từ] hình thế xã hội nhân loại, can nhiễu [từ] quan niệm hình thành trong xã hội nhân loại. Hết thảy hết thảy những điều đó đều có thể lôi kéo chư vị trở về trong chốn người thường. Chư vị có thể xung phá hết thảy điều ấy, thì chư vị có thể bước hướng Thần. Do đó đã là một người tu luyện mà giảng, có thể kiên định bản thân, có thể có được chính niệm kiên định không gì có thể lay động được, đó mới thật là xuất sắc. Như kim cương, vững như bàn thạch, không ai lay động nổi, tà ác thấy thế đều thấy sợ. Nếu thật sự có thể khi khó nạn trước mặt mà niệm đầu rất chính, khi bức hại tà ác ở trước mặt, khi can nhiễu ở trước mặt, chư vị nói một câu [với] chính niệm kiên định liền có thể khiến tà ác lập tức giải thể, (vỗ tay) liền có thể khiến những ai bị tà ác lợi dụng phải cúi đầu đào tẩu, liền khiến bức hại mà tà ác nhắm vào chư vị [phải tan đi như] khói tiêu mây tản, liền khiến can nhiễu mà tà ác nhắm vào chư vị tiêu mất không còn tung tích. Chính một niệm chính tín này, ai có thể giữ vững chính niệm này, ai có thể đi đến cuối cùng, thì người đó có thể thành vị Thần vĩ đại được tạo ra trong Đại Pháp. (vỗ tay thời gian lâu)
Tôi mong đợi tin tức tốt lành từ chư vị. (vỗ tay nhiệt liệt)
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //big5.minghui.org/mh/articles/2005/4/14/99645.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh: //en.falundafa.org/eng/lectures/20050226L.html.
Dịch ngày: 11-3-2009. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ ABC: trong một số trường hợp tên của địa điểm, người, vật,… không được nêu ra trực tiếp, thì tạm dùng ABC, hoặc XYZ để thay thế; trong nguyên bản tiếng Trung Hoa, viết là “mỗ mỗ”, còn trong bản tiếng Anh được viết thành “*****”.
▪ biên duyên: phần ở biên rìa, biên giới, vành ngoài.
▪ Bố Đại: tên một vị hoà thượng; từ bố đại nghĩa là cái bao|đãy (đại) vải (bố).
▪ «Cửu Bình»: Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản, do Đại Kỷ Nguyên (dajiyuan.com) công bố tháng 11-2004; bản tiếng Việt có tại 9binh.com.
▪ chân kinh: kinh chân thật.
▪ chính: một từ chính này, một khái niệm chính này có mấy sắc thái khác nhau; ta tham khảo các từ trái nghĩa: (i) tà, oai với nghĩa là bất chính, không ngay chính; ví dụ: tà môn oai đạo; (ii) phụ với nghĩa tiêu cực, không chính diện, hoặc chỉ một trong hai chủng vật chất cao tầng; ví dụ: phụ diện (mang tính tiêu cực), vật chất phụ (hai loại vật chất chính và phụ); và (iii) phản với nghĩa đối lập, trái với lẽ thuận; ví dụ: phản Lý; người dịch giữ nguyên cách dùng từ chính-tà, chính-phụ, chính-phản này; như vậy, cặp từ chính-phụ là không có giống nghĩa mà người Việt thường hiểu.
▪ chính Thần: Thần chân chính (trái với tà Thần), Thần có tác dụng chính diện (trái với phụ Thần).
▪ chính thường: bình thường theo cái lẽ của nó phải là như thế; trong bài này có chỗ dịch là bình thường, có chỗ dịch là thông thường.
▪ chính tín: đức tin chân chính.
▪ chủ lưu: dòng chính; xã hội chủ lưu → giai tầng xã hội chính, chủ đạo.
▪ cự đại: to lớn; cự → to lớn.
▪ dự ngôn: lời báo trước (dự báo), tiên tri.
▪ đại khung: cái khung lớn (cũng gọi là thương khung: trời xanh, gầm trời, gầm trời rộng lớn).
▪ gia cường: tăng thêm, củng cố (gia) cho mạnh lên (cường).
▪ hạ thế: hiểu là từ thiên thượng hạ xuống thế gian.
▪ hoá danh: dùng tên khác không phải tên thật; trong bài này dịch là tên giả.
▪ hồng đại: to lớn, có khí thế lớn.
▪ hồi quy: quay trở về.
▪ khai thị: chỉ rõ ra; khai → mở ra, thị → làm mẫu, hướng dẫn, cho thấy.
▪ lục thần vô chủ: thất thần, mất phương hướng, mất chỗ dựa.
▪ ngôn bất do trung, tự thị nhi phi: lời nói không phải từ đáy lòng (do trung), là thế (thị) nhưng kỳ thực không phải thế (phi) (diễn trên chữ nghĩa).
▪ ngũ độc ác thế: thế gian hiểm ác như|với năm thứ độc (diễn trên chữ nghĩa); người Hoa nói ngũ độc thường là nói về năm con vật tối độc (rắn, rết, bọ cạp,…) hoặc là năm tâm tối độc (sân hận, tật đố,…) hoặc năm thứ độc hại (uống rượu, đánh bạc, đĩ điếm,…)
▪ «Ngũ Thiên Ngôn»: tức là cuốn «Đạo Đức Kinh» mà Lão Tử để lại cho hậu thế, cuốn kinh có năm nghìn chữ.
▪ nhân thể: [thân] thể người.
▪ Như Lai: có chữ như trong từ như ý, và lai nghĩa là đến; trong bài giảng Pháp này có đoạn viết: Như Lai Phật tựu thị đạp trước như ý chân lý nhi lai đích ý tư → [gọi là] Phật Như Lai chính là có ý [nói] đứng trên ‘chân lý như ý’ mà đến.
▪ ôn dịch: dịch bệnh.
▪ phản bức hại: chống lại cuộc bức hại.
▪ phản Lý: cái Lý phản đảo lại.
▪ tất thành: ắt sẽ thành công, tất yếu thành công, chắc chắn thành công.
▪ tác dụng chính diện, phụ diện: hiểu là có tác dụng tích cực (chính), hoặc tiêu cực (phụ).
▪ thanh minh thoái đảng: công bố rằng mình thoái Đảng; thanh minh → nói rõ ràng, lên tiếng rõ ràng.
▪ thành thục: trưởng thành (thành) chín chắn (thục); nhiều chỗ dịch thoáng là trưởng thành.
▪ Thần sự: việc của Thần, việc Thần giao cho, việc thần thánh; tựa như trong quá khứ vẫn hay dùng từ Phật sự để chỉ các việc nhà Phật do tăng nhân hoặc cư sỹ đứng ra làm.
▪ Thần vị, Phật vị: quả vị Phật, quả vị Thần.
▪ Thích giáo: tôn giáo của họ Thích (diễn theo chữ nghĩa), tức là Phật giáo (một cách gọi phổ biến của người Hoa, cũng như Lão giáo, Khổng giáo); người Việt ta thường gọi là Phật giáo.
▪ thoái Đảng: (i) thoái xuất khỏi Đảng cộng sản, rút khỏi Đảng và các tổ chức của nó; (ii) nói tắt của thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội tức là tam thoái. Khi công bố «Cửu Bình», thời báo Đại Kỷ Nguyên (dajiyuan.com) cũng triển khai thoái Đảng, khuyến khích người dân thế giới (chủ yếu là ở Trung Quốc, cũng như các quốc gia cộng sản) thoái xuất khỏi Đảng cộng sản và các tổ chức liên đới.
▪ tiếp thế: tiếp trong từ tiếp quản, kế tiếp; thế trong từ thế thân, thay thế; trong bài giảng này, Sư phụ dùng từ tiếp thế khi giảng về việc hoán chuyển chư Thần.
▪ tiểu tổ: nhóm nhỏ.
▪ Trung Cộng: Đảng cộng sản Trung Quốc.
▪ Trương Tam, Lý Tứ: những tên người chung chung, kiểu như người Việt ta nói anh Nam, cu Tí…
▪ tùng tổ: tổ chức lại mới, tổ hợp lại mới (trước vẫn được viết là trùng tổ).
▪ vô quan thống dưỡng: gãi mà không trúng chỗ ngứa, cho thuốc mà nhằm không trúng chỗ đau; trong bài giảng này có đoạn ví những luận giải về cộng sản được viết trước đây (trước «Cửu Bình») là ‘vô quan thống dưỡng’; ở đây tạm dịch là ‘không trúng mục tiêu’; thống → đau, dưỡng → ngứa, vô quan → không liên quan.
▪ vô thượng: cao nhất, cùng tột (vô thượng diễn theo chữ nhĩa là không còn gì cao hơn nữa).
▪ xa hành thập vạn lý: xe đi chục vạn dặm (một câu trong bài thơ “Trừ Ác” trong tập thơ «Hồng Ngâm II»).