Pháp Luân Công
Chương III • Tu luyện tâm tính
Người tu luyện Pháp Luân Công nhất định phải đặt tu luyện tâm tính lên hàng đầu, nhận định rằng tâm tính là then chốt của việc tăng trưởng công, đây là Lý của luyện công tầng thứ cao. Nói một cách nghiêm khắc, công lực mà quyết định tầng thứ là không phải do luyện ra, mà là dựa vào tâm tính để tu ra. ‘Đề cao tâm tính’ ấy nói thì dễ, nhưng làm thì khó lắm khó lắm. Người tu luyện cần phải phó xuất cực lớn, cần đề cao ngộ tính, phải có thể chịu khổ trong khổ, phải nhẫn những việc khó nhẫn, v.v. Tại sao một số người luyện công nhiều năm mà không tăng công? Nguyên nhân căn bản trong đó: một là không chú trọng tâm tính; hai là không đắc được chính Pháp tầng thứ cao. Vấn đề này nhất định phải làm rõ ra. Rất nhiều sư phụ dạy công đều giảng tâm tính, đó là thật sự dạy công; một số chỉ dạy động tác và thủ pháp thôi chứ không giảng tâm tính, trên thực tế thì cũng bằng như dạy tà pháp. Vì thế, người luyện công ắt phải một phen bỏ nhiều công phu vào đề cao tâm tính, thì có thể tiến nhập vào tu luyện tầng thứ cao hơn.
I. Nội hàm của tâm tính
Tâm tính mà Pháp Luân Công giảng, không phải chỉ “đức” là có thể hàm chứa được, phạm vi bao quát của nó rộng lớn hơn “đức” nhiều lắm, nó gồm có nội dung đủ các phương diện của “đức”. Về tâm tính của một người thì “đức” chỉ đơn thuần là một loại biểu hiện, nếu chỉ đơn thuần lấy “đức” để lý giải nội hàm của tâm tính thì không đủ. Tâm tính [còn] gồm cả việc đối đãi như thế nào đối với hai mặt “được” và “bỏ”[1]. “Được” ấy chính là đạt được đồng hoá với đặc tính của vũ trụ. Tính chất riêng cấu thành của vũ trụ là “Chân-Thiện-Nhẫn”, sự đồng hoá của một người luyện công với đặc tính vũ trụ chính là thể hiện ở “đức” ấy. “Bỏ” chính là vứt bỏ những tư tưởng và hành vi bất lương như tham, lợi, sắc, dục, giết, đánh, trộm, cướp, gian trá, tật đố, v.v. Nếu tu luyện lên tầng thứ cao, thì cần phải vứt bỏ tất cả truy cầu cố hữu của con người đối với dục vọng, tức là cần vứt bỏ hết thảy các tâm chấp trước, chính là cần coi hết thảy những thứ như danh lợi cá nhân thật nhẹ nhàng đạm bạc.
[1] đắc → được; khí → bỏ, vứt bỏ đi.
Người là do thân xác thịt và tính cách cấu thành nên một người hoàn chỉnh. Vũ trụ cũng như thế, ngoài [những gì có] tính vật chất ra, cũng đồng thời tồn tại đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn”. Trong mỗi vi lạp không khí đều có tồn tại đặc tính này. Thể hiện trong xã hội người thường, làm việc tốt thì được biểu dương rộng rãi, làm việc xấu thì bị trừng phạt. Ở tầng thứ cao là thể hiện xuất ra [trạng] thái công năng. Ai thích ứng với loại đặc tính này thì là người tốt, ai rời xa Nó thì là người xấu, ai phù hợp với Nó, đồng hoá với Nó thì chính là người đắc Đạo. Đã là như vậy nên yêu cầu người luyện công ắt phải có tâm tính cực cao để đồng hoá với đặc tính này, như thế mới có thể tu luyện lên tầng thứ cao.
Làm người tốt thì dễ hơn, nhưng muốn tu luyện tâm tính thì không dễ như thế. Người tu luyện cần có chuẩn bị về tinh thần, mong muốn ‘chính tâm’, trước mang ‘thành ý’. Người ta sống ở thế gian, xã hội phức tạp lắm, chư vị muốn hành Thiện, nhưng có thể có người không để chư vị hành Thiện; chư vị chẳng muốn làm hại người khác, nhưng có thể người khác sẽ vì nguyên nhân đủ loại mà tới hại chư vị. Một số ở đó là xuất ra từ những nguyên nhân phi tự nhiên, chư vị có thể ‘ngộ’ ra đó là vì sao hay không? Chư vị nên làm thế nào? Hết thảy các thứ ở thế gian là thị phi lẫn lộn, bất kỳ lúc nào cũng đang khảo nghiệm tâm tính của chư vị. Khi đối mặt với những khuất nhục không kể tên ra nổi, khi lợi ích thiết thân của chư vị bị tổn thất, lúc đối mặt với kim tiền, lúc đối mặt với nữ sắc, khi trong đấu tranh quyền lực, khi ghen ghét thù hận của đấu đá, khi trong thống khổ hữu hình và vô hình của các loại chỉ trích nơi xã hội cũng như mâu thuẫn gia đình, chư vị có thể mọi thời mọi lúc lấy yêu cầu nghiêm khắc về tâm tính để giữ mình vững vàng hay không? Đương nhiên, nếu cái gì chư vị cũng đều có thể làm được, thì chư vị đã là Giác Giả rồi. Nhìn chung thì người luyện công dù sao cũng là bắt đầu từ người thường, tu luyện tâm tính cũng là đề cao lên từng chút từng chút. Người có chí tu luyện mà có quyết tâm chịu nỗi khổ lớn và ứng phó những khó khăn lớn, cuối cùng sẽ đắc chính quả. Mong rằng đông đảo những người tu luyện, hãy thủ vững tâm tính, sớm ngày đề cao công lực!
II. Mất và được
Tại giới khí công và giới tôn giáo đều giảng về ‘mất’ và ‘được’[2]. Có người nhìn nhận rằng ‘mất’ chính là bố thí, làm một số việc tốt, thấy người khó khăn thì giúp một chút; và ‘được’ chính là được công. Hoà thượng ở chùa cũng nói thế, rằng nên bố thí. Đó là nhìn cái ‘mất’ quá hạn hẹp. Còn ‘mất’ mà chúng ta nói là nghĩa rộng, là điều rất lớn. Chúng ta yêu cầu mất đi là những cái tâm người thường, là những tâm chấp trước mà không buông, nếu có thể mất đi những gì mà chư vị cho là trọng yếu, có thể mất đi những gì mà chư vị cho là không thể buông bỏ, thì đó mới là cái ‘mất’ thật. Giúp người làm một vài việc tốt, biểu thị tâm từ bi, đó chỉ đơn thuần là một phần của ‘mất’ thôi.
[2] thất → mất; đắc → được.
Làm người thường muốn nổi danh hơn, được lợi hơn, muốn cuộc sống khá giả hơn, thoải mái hơn, nhiều tiền hơn, đó là mục tiêu của người thường. Nhưng người tu luyện chúng ta chính là không như thế, điều chúng ta được là ‘công’, chứ không phải những thứ kia. Chúng ta cần ‘mất’ bớt một chút những lợi ích cá nhân, coi nhẹ những thứ đó hơn, nhưng không phải là khiến chư vị thật sự mất đi thứ gì. Chúng ta là tu luyện trong xã hội người thường, vẫn cần bảo trì giống với người thường, then chốt là chư vị phải vứt bỏ cái tâm kia, chứ không phải muốn chư vị thật sự mất đi thứ gì. Cái của chư vị thì sẽ không mất, còn cái không phải của chư vị thì kiếm chác cũng không được, cố giành được thì rồi cũng cấp cho người ta, có cái được thì ắt có cái mất. Đương nhiên, lập tức đều làm được rất cao thì không thể, qua một đêm liền thành Giác Giả thì cũng không làm được thế. Nhưng tu từng điểm từng chút, đề cao từng bước thì có thể làm được, chư vị có thể mất bao nhiêu thì sẽ được bấy nhiêu. Về quan hệ lợi ích thì chư vị luôn coi thật nhẹ nhàng, thà đắc được ít đi nhưng [tâm] an nhàn còn hơn. Chư vị có thể chịu thiệt về vật chất, nhưng sẽ được thêm về đức, sẽ được thêm về công, ấy là có đạo lý ở đó, nhưng không phải là chư vị cố ý đem danh dự lợi lộc đi đổi, điều này là cần dùng ngộ tính tiến bộ một bước nữa mà thể nghiệm ra.
Có vị tu Đại Đạo từng nói rằng, ‘cái người khác muốn thì tôi không muốn, cái người khác có thì tôi không có; nhưng cái mà tôi có thì người khác không có, cái người khác không muốn thì tôi muốn’. Làm một người thường thì rất khó có lúc thoả mãn, cái gì họ cũng muốn. Chỉ có cục đá ở mặt đất thì họ chẳng thèm nhặt. Mà vị tu Đạo kia nói rằng ‘tôi là muốn nhặt cục đá ấy’. Tục ngữ rằng cái gì hiếm thì mới quý, cái gì ít thì mới lạ, cục đá ấy ở bên này không đáng tiền, [nhưng] sang bên [không gian] kia thì rất giá trị. Đây là nói lên triết lý mà người thường không nói ra được. Không ít cao nhân đại đức đã tu thành, họ đều không có [tài vật] gì cả, đối với họ, không có gì mà cá nhân [họ] không thể buông bỏ được.
Con đường luyện công này là đúng đắn nhất, người luyện công mới là thông minh nhất. Người thường muốn tranh những gì, muốn đạt những chỗ tốt nào đều là nhất thời, vả lại tranh được rồi, [miễn phí] nhặt được rồi, hoặc đạt được một chút chỗ tốt kia thì có thể sao chứ? Người thường có câu rằng: khi sinh chẳng mang tới, khi chết chẳng mang theo; khi tới thân trống trơn, khi đi thân trơn trống, ngay cả xương cốt cũng hoả thiêu thành tro. Dù chư vị giầu nứt đố đổ vách, quan cao chức trọng, thì chư vị cũng chẳng mang theo được gì hết, nhưng ‘công’ là có thể mang theo, là vì nó chính là sinh trưởng trên thân chủ ý thức chư vị. Tôi bảo chư vị lời này, ‘công’ này có được không dễ đâu, nó quá trân quý quá khó được, bao nhiêu vàng cũng không đổi được. Khi công của chư vị đã rất cao rồi, nếu một ngày kia chư vị bảo rằng không nguyện ý luyện công nữa, thì chỉ cần chư vị đừng làm điều xấu, thì bấy giờ công của chư vị sẽ chuyển hoá thành hết thảy những thứ vật chất mà chư vị cần, đều có thể đắc được. Nhưng mà, ngoại trừ những thứ ở thế gian là chư vị đắc được, thì những thứ mà người tu luyện đắc được là chư vị sẽ không có lại nữa.
Có những người chỉ vì lợi ích cá nhân nào đó, mà lấy những thứ vốn không thuộc về mình, bằng thủ đoạn không chính đáng để đoạt lấy, họ cho rằng chiếm được lợi, trên thực tế lợi ích mà họ đắc được ấy là dùng đức trao đổi với người ta, chỉ là họ không biết mà thôi. Đối với người luyện công thì khấu trừ vào công; đối với người không luyện công thì khấu trừ vào thọ mệnh, hoặc giảm trừ vào phương diện khác. Tóm lại, khoản ấy là phải kết toán, đó là điều trong Thiên Lý. Còn có những người cứ bắt nạt người khác, lời ác làm thương tổn người khác, v.v., thì cùng theo hành vi đó phát sinh, họ đang đưa một phần đức tương ứng sang người kia rồi, lấy đức trao đổi lấy việc bắt nạt làm nhục người khác.
Một số người cho rằng, làm người tốt thì chịu thiệt. Tại người thường mà xét thì thấy họ chịu thiệt thòi, nhưng họ lại được những thứ mà người thường không cách nào được, ấy chính là “đức” —vật chất màu trắng— đó là thứ cực kỳ trân quý. Không có đức sẽ không có công, đó là chân lý tuyệt đối. Nhiều người như thế luyện công nhưng vì sao không tăng công? Chính là không có tu đức lên. Nhiều người như thế đều đang giảng về đức, đều yêu cầu đức, nhưng không thật sự giảng ra đạo lý về chuyển hoá đức trở thành công, mà dựa vào cá nhân ngộ ra. Đại Tạng Kinh viết tới vạn cuốn, Pháp mà Thích Ca Mâu Ni hơn 40 năm tại thế giảng ra, đều là giảng cái ‘đức’ này; sách tu Đạo thời Trung Quốc cổ đại đều bàn về ‘đức’ này; Lão Tử từng viết cuốn «Đạo Đức Kinh» năm nghìn chữ là cũng giảng cái ‘đức’ này, nhưng vẫn có người cứ không ngộ ra.
Chúng ta giảng về ‘mất’, có được thì có mất, chư vị thật sự muốn tu luyện, thì sẽ đụng phải một số ma nạn. Thể hiện trong cuộc sống, một là gặp phải chút tội [khổ] trên thân thể, khó chịu chỗ này khó chịu chỗ kia, nhưng không phải bệnh. Tiếp nữa chính là biểu hiện đều có thể xuất hiện ở xã hội, gia đình, đơn vị [công tác], đột nhiên phát sinh mâu thuẫn vì lợi ích, xuất hiện va chạm về tình cảm, mục đích chính là để chư vị đề cao tâm tính. Những việc ấy thường đến một cách rất đột nhiên, nhìn thì thấy rất mãnh liệt. Nếu chư vị đụng phải việc rất là rắc rối, đẩy chư vị vào chỗ bế tắc, rất mất mặt, rất xấu hổ, vậy bấy giờ chư vị đối đãi như thế nào? Chư vị rất thản nhiên, có thể làm được điểm ấy, thì tâm tính của chư vị đã đề cao qua một khó nạn đó, công của chư vị cũng tăng trưởng cao lên tương ứng. Chư vị có thể làm được chút nào, thì chư vị có thể đắc được chút nấy; chư vị phó xuất bao nhiêu, thì chư vị có thể được bấy nhiêu. Khi ở trong nạn người ta không nhất định là ngộ ra được, nhưng chúng ta cần ngộ ra, không thể lẫn lộn cùng giống người thường, khi mâu thuẫn sinh ra cần có phong thái cao. Chúng ta tu luyện trong người thường, ma luyện tâm tính cũng cần ma luyện trong người thường, cần vấp ngã mấy lần, từ đó học được bài học giáo huấn. Muốn chẳng hề gặp phải phiền toái nào hết, cứ tăng trưởng công một cách quá ư thoải mái, điều đó là không thể.
III. Tu “Chân-Thiện-Nhẫn” đồng thời
Pháp môn chúng ta là tu “Chân-Thiện-Nhẫn” đồng thời. “Chân”, chính là nói lời chân, làm việc chân, phản bổn quy chân, cuối cùng làm Chân Nhân. “Thiện”, chính là sinh ra tâm từ bi, hành thiện độ nhân. Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng nhẫn, chỉ có Nhẫn, mới có thể tu xuất kẻ sỹ đại đức, Nhẫn ấy, nó là điều rất mạnh mẽ, là vượt khỏi Chân và Thiện. Toàn bộ quá trình tu luyện đều cần phải khiến chư vị nhẫn, giữ tâm tính vững vàng, không thể tuỳ tiện khinh suất.
Gặp phải sự cố thì không dễ mà có thể nhẫn được. Có người nói: ‘‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, thậm chí bị rất mất mặt trước bạn bè thân quyến mà vẫn nhẫn được, thế chẳng phải đã thành “A-Q” rồi?!’ Tôi nói rằng chư vị biểu hiện hoàn toàn như thường về đủ các phương diện, trí lực cũng không kém gì người khác, chỉ duy nhất phương diện lợi ích cá nhân thì coi rất nhẹ nhàng đạm bạc, [thế thì] không ai nói chư vị là ngốc cả. Có thể nhẫn nhịn thì không phải là yếu đuối đâu, không phải là “A-Q”, mà là biểu hiện của ý chí kiên cường, là biểu hiện của hàm dưỡng. Hàn Tín trong lịch sử Trung Quốc, từng chịu nhục chui háng, chính là đại nhẫn. Cổ đại có câu rằng: “thất phu bị nhục, tuốt kiếm ra đấu”. Một người thường khi họ bị nhục mạ, thì họ sẽ rút kiếm ra đấu lại, họ sẽ mở miệng lăng mạ người, vung nắm đấm đánh người. Người ta tới [sinh ra ở] thế gian này là không dễ gì, có người chỉ vì một khẩu khí [hơn thua] mà sống, như thế quá là không đáng, và cũng quá mệt mỏi. Trung Quốc có câu rằng: “lùi một bước, biển rộng trời trong”. Khi chư vị gặp chuyện phiền phức mà thoái lùi một bước, chư vị sẽ phát hiện đã là một cảnh tượng khác rồi.
Đã là người luyện công, đối với người phát sinh mâu thuẫn với chư vị, đối với người làm nhục nhã chư vị, thì chư vị không những phải nhẫn, phải có phong thái cao, mà còn phải cảm ơn họ. Nếu không có họ phát sinh mâu thuẫn với chư vị, thì chư vị làm sao có thể đề cao tâm tính, làm sao sẽ ở trong khi chịu thống khổ mà khiến vật chất màu đen chuyển hoá thành vật chất màu trắng, và làm sao tăng trưởng công? Ở trong kiếp nạn thì người ta rất khó chịu, nhưng lúc bấy giờ nhất định phải khắc chế vững vàng, là vì thuận theo việc công lực tăng trưởng lên, thì kiếp nạn kia cũng không ngừng gia tăng, chính là để xem tâm tính chư vị có thể đề cao lên hay không. Lúc bắt đầu có lẽ là quấy rầy làm chư vị cáu giận, tức giận đến mức chư vị khó chịu, bắt nạt làm chư vị khó chịu lắm, bực mình đến mức chư vị đau khổ cả tim gan, nhưng chư vị không hề phát tác, chư vị nhẫn được, thế thì tốt, chư vị đã bắt đầu nhẫn rồi, một loại nhẫn một cách hữu ý. Chư vị sẽ không ngừng dần dần đề cao tâm tính, chư vị sẽ thật sự coi nhẹ những việc đó, và khi đó chư vị sẽ đề cao nhiều hơn nữa. Những va chạm hay một chút sự việc thì người thường cho là rất lớn, lời nói ra đều là để hơn thua cho mình, không thể nhẫn, bực tức lên thì việc gì cũng dám làm. Nhưng đã là người luyện công, thì những thứ mà người khác cho là rất lớn, thì chư vị nhìn thấy rất nhỏ, nhỏ lắm, quá nhỏ bé. Là vì chư vị có mục tiêu hết sức lâu dài, rất xa và rộng lớn, chư vị là sẽ cùng tuổi với vũ trụ. Chư vị thử nghĩ lại xem, có thể có [những thứ kia] hoặc có thể không có, [nhưng] chư vị nghĩ hướng đến [những điều] lớn hơn, thì đều có thể vượt qua những thứ đó.
IV. Vứt bỏ tâm tật đố
Tâm tật đố [ghen tị] là chướng ngại cực lớn trong luyện công, ảnh hưởng phi thường to lớn tới người luyện công, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới công lực của người luyện công, làm hại người đồng Đạo, can nhiễu nghiêm trọng đến tu luyện lên cao của chúng ta. Làm người luyện công thì cần 100% trừ bỏ [tâm này]. Có người luyện công tới một tầng thứ nhất định, nhưng tâm tật đố không buông bỏ, hơn nữa khi càng không buông bỏ thì càng dễ tăng cường. Loại phản tác dụng ấy khiến những tâm tính khác mà họ đã đề cao biến thành phi thường yếu đuối. Tại sao giảng riêng tâm tật đố này ra? Là vì ở người Trung Quốc tâm tật đố biểu hiện mạnh mẽ nhất, nổi cộm nhất, tỷ trọng lớn nhất trong tâm người ta, thế mà rất nhiều người không ý thức ra [điều ấy]. Tâm tật đố là có riêng ở Đông phương, gọi là ‘tật đố Đông phương’ hoặc ‘tật đố Châu Á’. Người Trung Quốc rất hướng nội, rất hàm súc, không dễ biểu hiện ra ngoài, điều ấy dễ sinh ra tâm tật đố. Sự vật đều là tuy một mà lại có hai mặt, tính cách hướng nội ấy là có mặt tốt, và cũng có mặt không tốt. Người Tây phương là tương đối hướng ngoại hơn, chẳng hạn như, một đứa trẻ ở trường được 100 điểm, nó sẽ rất vui mừng vừa chạy về nhà vừa la lớn: “con được 100 điểm,…”, và hàng xóm cũng mở cửa chính, mở cửa sổ và chúc mừng nó: “Tom, chúc mừng nha!” và mừng thay cho nó. Nếu ở Trung Quốc thì chư vị thử nghĩ xem, hễ nghe liền thấy phản cảm: ‘được 100 điểm thì có gì ghê gớm đâu, có gì đáng khoe chứ!’ Phản ứng khác biệt rất rõ ràng, có một loại tâm lý tật đố [ghen tị].
Người có tâm tật đố là coi thường người khác, không để người khác hơn mình, thấy người khác hơn họ thì họ chẳng cân bằng trong tâm, không chịu nổi, không phục. [Họ cho rằng] tăng lương thì cùng tăng, được thưởng thì cùng nhiều như nhau, trời sập xuống thì mọi người cùng đỡ. Thấy người khác kiếm nhiều tiền hơn thì họ ghen tị, dù thế nào đi nữa hễ vượt họ thì quả là không được. Có người làm ra thành quả khoa học nhưng không dám lĩnh thưởng, sợ người khác sẽ tật đố; có người được bình chọn danh hiệu vinh dự nào đó mà không dám nói gì, ngại bị ganh ghét trào phúng. Thấy khí công sư khác giảng bài thì không chịu phục, và tới nơi đó gây rối, đây chính là vấn đề tâm tính. Mọi người cùng nhau luyện công, có người luyện công một thời gian ngắn, nhưng đã xuất công năng. Và thế là có người bèn nói: ‘Anh ta có gì giỏi chứ, tôi luyện hằng bao nhiêu năm, có cả chồng chứng chỉ tốt nghiệp, tôi còn chưa xuất công năng thì anh ta làm sao có thể xuất?’ Tâm tật đố nổi lên rồi. Luyện công là hướng nội tìm, tự mình hãy tu luyện chính mình nhiều hơn, tìm nguyên nhân ở tự thân. Rằng mình làm còn thiếu sót ở phương diện nào, [thì] mình cần tranh thủ đề cao, dùng nỗ lực vào trong. Người mà toàn là dùng sức lực ra bên ngoài, người khác đều tu tốt cả rồi, đã lên cả rồi, mà chư vị vẫn không lên, chư vị chẳng phải tự hoang phí [thời gian] sao? Tu luyện cần phải tu chính mình!
Tâm tật đố còn làm hại người đồng Đạo, ví như nói những lời khó nghe khiến tâm của người khác không sao nhập tĩnh được; khi họ có công năng nhất định, xuất phát từ tật đố mà có thể dùng công năng làm hại người đồng Đạo. [Tôi] dẫn một ví dụ rằng có một người tu luyện được rất khá đang đả toạ luyện công, vì trên thân họ có công, [nên họ] ngồi ở đó như một toà núi. Bấy giờ có hai sinh mệnh phiêu [đãng bay] tới, một trong đó trước đây là hoà thượng, vì có tâm tật đố mà chưa tu lên được, tuy có được công lực nhất định, nhưng chưa tu thành. Khi họ tới chỗ người đả toạ nơi ấy, một sinh mệnh nói: ‘ở đây có ai đó đang tu luyện, chúng ta vòng tránh qua là được!’ Nhưng sinh mệnh kia nói: ‘nhớ lại năm đó ta một chưởng đập bay một góc núi Thái Sơn’. Thế rồi nhắm vào người luyện công mà đập một chưởng. Nhưng giơ tay lên rồi mà không sao phóng xuống được. Bởi vì người luyện công kia là tu luyện chính Pháp, là có lồng phòng hộ, họ đập không nổi. Họ muốn làm hại người tu luyện chính Pháp, [thì] vấn đề đã nghiêm trọng rồi, [sẽ] gặp trừng phạt. Người có tâm tật đố đã hại mình còn hại người.
V. Tống khứ tâm chấp trước
‘Tâm chấp trước’ là nói rằng đối với một sự việc hay một mục tiêu nào đó thì người luyện công cứ kiên trì không buông, có mang truy cầu quá phận, không thể siêu thoát khỏi, thậm chí cố chấp phi thường, không nghe khuyên giải. Có người truy cầu một số công năng tại thế gian, điều này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến tu luyện lên tầng thứ cao, tâm lý này càng mạnh mẽ, thì càng không dễ buông bỏ, tâm lý sẽ càng không cân bằng càng không ổn định, về sau sẽ cho rằng bản thân mình chẳng đắc được gì cả, mang thái độ hoài nghi thậm chí cả với những gì đã học được. Tâm chấp trước sinh ra từ dục vọng của người ta, đặc điểm của nó là [có] mục tiêu hoặc mục đích là mang tính cục bộ rất rõ ràng, khá là minh xác và cụ thể, [vậy mà] thông thường chính người đó nhận thức không ra. Tâm chấp trước của người thường rất là nhiều, họ vì mục đích truy cầu một thứ nào đó nhưng không đạt được, họ có thể chẳng từ thủ đoạn để thâu tóm trong tay. Là người luyện công thì tâm chấp trước còn là một phía biểu hiện khác. Chẳng hạn như truy cầu loại công năng nào đó, trầm mê trong loại cảnh tượng nào đó, quá nhiệt huyết vào loại biểu hiện nào đó, v.v. Làm người luyện công, chư vị dù cầu điều gì thì cũng là không đúng, cái thứ đó là cần trừ rớt đi. Đạo gia giảng ‘vô’, Phật gia giảng ‘không’, vào cửa ‘không môn’, chúng ta cuối cùng cần đạt tới ‘không’ ‘vô’, cần tống khứ hết thảy các tâm chấp trước, những gì chư vị vẫn chưa buông bỏ ấy thì đều phải buông bỏ hết. Chẳng hạn như truy cầu đối với công năng, chư vị cầu tức là muốn dùng, trên thực tế đó là trái ngược với đặc tính của vũ trụ chúng ta, thực tế vẫn là vấn đề tâm tính. Muốn đắc được [chúng], chính là định thể hiện trước mặt người ta, hoặc hiển thị hiển thị. Những cái đó không phải là để hiển thị cho người khác xem. Mà nếu mục đích sử dụng của chư vị rất thuần [khiết], chính là muốn làm việc tốt, nhưng việc tốt ấy chư vị làm ra rồi cũng không nhất định là việc tốt đâu, việc của người thường mà chư vị đem biện pháp siêu thường đi quản nó thì không nhất định là việc tốt. Có người nghe rằng tôi ở lớp truyền thụ giảng rằng có 70% người có thiên mục khai mở, từ đó bèn cứ nghĩ mãi: ‘tại sao mình vẫn không cảm giác được?’ Đến khi về nhà luyện công thì lực chú ý đều tập trung ở thiên mục, nghĩ đến nhức cả đầu, kết quả vẫn là chẳng nhìn thấy chi cả, đó chính là tâm chấp trước. Mỗi cá nhân có tố chất thân thể khác nhau, căn cơ cũng không như nhau, thiên mục không thể nào đồng thời nhìn thấy được, cũng không thể nào đều có tầng thứ như nhau. Có người có thể nhìn thấy rồi, có người chưa nhìn thấy, đó đều là bình thường.
Tâm chấp trước có thể khiến công lực của người luyện công xuất hiện tình trạng đình trệ và luẩn quẩn, nghiêm trọng còn có thể dẫn dắt người luyện công bước sang đường tà. Đặc biệt là có một số công năng, tâm tính mà không tốt thì có thể dùng để làm việc xấu. Có những ví dụ do tâm tính không vững vàng mà dùng công năng làm điều xấu. Ở địa phương kia có một nam sinh đại học xuất một loại công năng khống chế tư duy, công năng này có thể dùng tư duy của cậu này để khống chế tư tưởng hành vi của người khác, cậu này bèn dùng nó để làm điều xấu. Có người khi luyện công xuất hiện một số cảnh tượng, bèn luôn muốn nhìn được minh bạch, [muốn] thấu được rốt ráo là sao, đó cũng là tâm chấp trước. Có người có sở thích nào đó nặng đến như nghiện vậy, rất khó buông bỏ, [đó] cũng là chấp trước. Do căn cơ khác nhau, mục đích khác nhau, có người luyện công là để đạt cảnh giới cao nhất; có người thì chính là để đắc một số thứ. Loại tư tưởng thứ hai tất nhiên sẽ khiến mục đích luyện công mang tính cuộc hạn. Loại tâm chấp trước này mà không bị tiêu trừ, thì có luyện công cũng sẽ không tăng công. Do đó, người luyện công cần coi hết thảy lợi ích vật chất đều rất nhẹ nhàng đạm bạc, không có truy cầu, hết thảy là thuận theo tự nhiên, như thế thì sẽ tránh được sự xuất hiện của tâm chấp trước, cái này chính là xét xem tâm tính người luyện công như thế nào. Tâm tính mà không đề cao từ căn bản, mang theo bất kể tâm chấp trước gì thì đều tu không thành.
VI. Nghiệp lực
1. Sự sinh ra của nghiệp lực
Nghiệp lực là một loại vật chất màu đen tương phản với ‘đức’. Trong Phật giáo gọi đó là ‘ác nghiệp’; tại đây chúng ta gọi là ‘nghiệp lực’. Thế nên làm điều xấu thì gọi là ‘tạo nghiệp’. ‘Nghiệp’ hoặc ‘nghiệp lực’ là do người ta lầm lỗi ở đời này hoặc đời trước mà sinh ra, ví như từng sát sinh, từng bắt nạt ai đó, từng tranh đoạt lợi ích của ai, từng nghị luận sau lưng ai, từng không hữu hảo với ai, v.v., đều sẽ sinh ra nghiệp lực. Còn có nghiệp lực do tổ tiên hoặc bạn bè thân quyến chuyển dịch tới. Khi một người đấm người ta, thì đồng thời vật chất màu trắng đã bay sang đối phương, và khối [không gian] chỗ đó trên thân của mình là bị vật chất màu đen thay thế. Sát sinh là tạo nghiệp to lớn nhất, làm chuyện xấu, sẽ gia tăng nghiệp lực rất nặng. Nghiệp lực là nguyên nhân trọng yếu khiến người ta mắc bệnh, tất nhiên nó không chỉ phản ánh ra là một loại bệnh, cũng có thể là đụng phải rắc rối phiền phức nào đó, v.v., đều là nghiệp lực đang khởi tác dụng. Do đó người luyện công quyết không thể làm những việc bất hảo, hết thảy hành vi không tốt đều sinh ra tín tức không tốt, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề luyện công của chư vị.
Có những người chủ trương thu khí của thực vật, khi dạy công cũng dạy là thu khí thực vật như thế nào. Rằng khí cây nào thì tốt, khí cây nào có màu gì, giảng thật hào hứng. Ở một công viên vùng Đông Bắc chúng ta, có những người thật không biết là luyện loại công gì, lăn lộn khắp đất, bò dậy quanh cây thông, thu khí cây thông, qua thời gian nửa năm cả một đám cây thông đều úa vàng cả, đó chính là hành vi tạo nghiệp, đó cũng là sát sinh! Vô luận là từ phương diện xanh hoá tổ quốc cân bằng sinh thái hay là từ tầng thứ cao mà giảng, thì thu khí thực vật đều là không tốt. Vũ trụ mênh mang vô biên vô tận này, khí có ở khắp nơi thì chư vị cứ thu đi, chư vị tận sức thu cũng được mà, tại sao cứ phải đi bắt nạt thực vật? Làm người luyện công thì tâm từ bi của chư vị đi đâu mất rồi?
Vạn vật đều có linh [tính]. Khoa học hiện đại cũng nhận thức được rằng thực vật không chỉ có sinh mệnh, mà còn có linh tính, có tư duy và cảm tình, thậm chí có công năng siêu cảm. Khi chư vị mở thiên mục tới Pháp Nhãn Thông, chư vị sẽ phát hiện thế giới này là một cảnh tượng khác, chư vị vừa ra khỏi cửa, thì tảng đá, tường, cây, v.v., đều sẽ nói chuyện với chư vị. Vật thể nào cũng đều có thể sinh mệnh tồn tại, khi mà nó hình thành, thì đã có một thể sinh mệnh nhập vào đó. ‘Vật chất hữu cơ’ và ‘vật chất vô cơ’ là do nhân loại trên Trái Đất chúng ta đây phân loại ra. Người trong chùa đánh vỡ một cái bát thì trong tâm họ thấy khó chịu, là vì một khi nó bị phá hoại, thì thể sinh mệnh ở bên kia phóng thích ra, nó chưa hoàn thành con đường sinh mệnh của mình, và không có chỗ để đi. Cho nên vô cùng [oán] hận người đã giết nó, càng hận người đó thì nghiệp lực càng lớn. Có những “khí công sư” còn đi săn, tâm từ bi của họ đi đâu rồi? Phật gia và Đạo gia đều không vi phạm Thiên Lý mà hành sự. Người kia làm như thế chính là hành vi sát sinh.
Có người nói rằng quá khứ họ đã tạo rất nhiều nghiệp, giết gà, giết cá, bắt cá, v.v., phải chăng không thể luyện công nữa? Không phải đâu. Bấy giờ chư vị làm mà không hiểu biết, nó sẽ không tạo thành nghiệp lực lớn hơn, từ nay trở đi thì không được làm những việc đó là được rồi. Lại làm nữa thì là cố tình phạm khi biết rõ, thế thì không được. Có những học viên là đã tồn tại loại nghiệp lực đó rồi. Chư vị tới tham gia lớp truyền thụ này là có duyên phận, chư vị là có thể tu luyện lên. Ruồi muỗi [bay] vào nhà thì có thể đập không? Hiện nay mọi người ở tầng thứ này làm việc ấy, đánh chết [ruồi muỗi] cũng không tính là sai. Đuổi không ra thì đập chết thì là đập chết thôi. Một thứ gì đó đến lúc phải chết, thì tự nhiên nó phải chết thôi. Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, có một lần Ông muốn tắm, bảo đệ tử đi dọn sạch bồn tắm. Đệ tử phát hiện rằng trong bồn tắm có côn trùng, bèn quay lại hỏi Ông là làm thế nào? Ông nói lại một lần nữa: ‘Ta muốn con dọn sạch là bồn tắm’. Đệ tử lĩnh ngộ ra, bèn dọn bồn tắm sạch sẽ. Có một số vấn đề thì chư vị không nên quá coi trọng chúng, chúng tôi không bảo chư vị làm một người cẩn thận cả những điều nhỏ nhặt. Tại hoàn cảnh phức tạp, kéo căng tinh thần mọi thời mọi khắc đến mức rất khẩn trương, cứ sợ làm sai chỉ chút chuyện vặt, tôi nói rằng thế là không được, đó chính là một loại chấp trước rồi, bản thân ‘sợ’ ấy chính là chấp trước.
Chúng ta cần có một trái tim từ bi, đối đãi với bất kể việc gì thì cũng mang một trái tim từ thiện, thì sẽ không dễ xuất hiện vấn đề. Đối với lợi ích cá nhân thì hãy coi nhẹ nhàng hơn, tâm địa thiện lương hơn, chư vị làm việc gì cũng đều sẽ chịu chế ước của nó, cho nên chư vị không thể làm ra những việc xấu. Nếu không tin thì chư vị hãy coi thử, chư vị nếu lúc nào cũng mang thái độ khó đăm đăm, toàn là tranh giành đấu đá, thì việc tốt có ở ngay trước mặt thì cũng sẽ làm thành việc xấu. Tôi thường hay thấy có những người [hễ] có lý là không nhường ai, khi họ nắm được lý rồi, thì họ có thể nắm được cái để trị người khác. Đồng thời chúng ta cũng không thể vì thấy không vừa mắt một việc nào đó, bèn khuấy động thị phi, đôi khi điều mà chư vị thấy không vừa mắt là có thể không sai đâu. Làm người luyện công khi không ngừng đề cao tầng thứ, chư vị nói ra một lời nói là cũng mang theo năng lượng, chư vị là có thể chế ước người thường, nhưng không được nói lung tung. Đặc biệt là khi chư vị nhìn không thấy chân tướng của vấn đề, khi nhìn không thấy quan hệ nhân duyên, thì dễ làm ra điều xấu, dễ tạo nghiệp.
2. Tiêu nghiệp
Lý của thế gian giống như Lý trên thiên thượng, rằng nợ người ta gì thì phải hoàn trả, ngay cả người thường nợ người ta thì cũng phải trả. Suốt cả đời người, những khó khăn và khó nạn chư vị gặp phải đều là hậu quả của nghiệp lực đã sinh ra, chư vị phải hoàn trả những thứ đó. Những người tu luyện chân chính chúng ta, đường đời của chư vị sẽ cải biến, cần an bài lại mới cho chư vị một con đường mà thích hợp cho chư vị tu luyện, nghiệp lực kia của chư vị được Sư phụ gỡ xuống một phần, còn lại đều là dùng để đề cao tâm tính cho chư vị, bản thân chư vị thông qua luyện công và tu luyện tâm tính mà hoán đổi chúng, bồi thường chúng. Từ nay trở đi chư vị gặp phải vấn đề gì thì đều không hề ngẫu nhiên, chư vị hãy có chuẩn bị tư tưởng như vậy. [Sẽ] khiến chư vị trải qua một số nạn, những thứ người thường không buông bỏ được thì toàn là khiến chư vị buông bỏ. Chư vị sẽ gặp rất nhiều chuyện phiền não, vấn đề nảy sinh từ các loại phương diện như gia đình hay xã hội; hoặc đột nhiên gặp phải tai nạn nào đó; thậm chí vốn là tại người kia không tốt, nhưng rồi những trách cứ và oan uổng lại đổ lên thân chư vị, v.v. Người luyện công lẽ ra không mắc bệnh, nhưng [chư vị] thường hay đột nhiên lâm cơn bệnh nặng, bệnh tới như núi đổ, hành hạ khó mà chịu nổi, đến bệnh viện kiểm tra lại không tra ra bệnh, nhưng không biết tại sao bệnh lại không chữa mà khỏi, thực tế là món mà chư vị từng nợ đã thông qua hình thức đó mà được trả rồi. Có lẽ một hôm nào đó, vợ hoặc chồng chư vị vô duyên vô cớ gây sự hoặc phát cáu với chư vị, một việc không đâu cũng biến thành tranh chấp lớn, về sau cảm thấy thế kỳ lạ quá. Làm người luyện công thì chư vị nên hiểu rõ rằng vì sao nảy sinh những việc này, chính là thứ đó đến, đòi chư vị hoàn trả nghiệp ấy. Bấy giờ chư vị cần giữ mình vững vàng, giữ vững tâm tính hoá giải việc đó, trân quý và cảm ơn họ đã giúp chư vị tiêu nghiệp.
Ngồi đả toạ thời gian nhiều lên thì sẽ đau chân, có người cảm thấy đau như chết đi sống lại. Người có thiên mục tầng thứ cao nhìn thấy rằng, khi rất đau, thì từ cả trong và ngoài thân thể người luyện công có một khối lớn màu đen hạ xuống tiêu đi. Cái đau của đả toạ là đau từng trận và làm tâm rất khó chịu, có người có ngộ tính, bèn không tháo ra, [chất] đen tiêu đi thì chuyển hoá thành trắng, [và sẽ] chuyển hoá thành ‘công’. Nghiệp lực của người luyện công là không thể thông qua ngồi đả toạ và luyện công mà tiêu trừ hết, vẫn cần đề cao tâm tính và ngộ tính, nếm trải và chịu đựng những ma nạn đó. Quan trọng là chúng ta làm người là phải thiện lương, Thiện tâm trong Pháp Luân Công chúng ta là xuất ra rất sớm, khá nhiều người luyện công vừa tới kia ngồi [xếp bằng], liền chảy nước mắt vô danh, nghĩ gì cũng thấy tâm cay đắng, thấy rằng ai cũng khổ, đó chính là sinh ra tâm từ bi, thiên tính của chư vị, ‘cái tôi’ chân chính [của chư vị] thuở ban đầu là câu thông với đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” của vũ trụ. Khi mà Thiện tâm của chư vị xuất ra, thì chư vị làm các việc sẽ rất là Thiện, từ biểu hiện của nội tâm cho tới bên ngoài, hễ nhìn là đã thấy rất thiện lương rồi, bấy giờ không ai bắt nạt chư vị nữa. Bấy giờ nếu có người thật sự bắt nạt chư vị, thì tâm đại từ bi của chư vị khởi tác dụng, chư vị sẽ không đánh trả, nó là một loại lực lượng, nó cũng thúc đẩy để chư vị không như người thường nữa.
Khi chư vị đụng phải kiếp nạn, thì tâm từ bi ấy sẽ giúp chư vị vượt qua quan [ải] khó khăn ấy, đồng thời Pháp thân của tôi sẽ coi sóc chư vị, bảo hộ sinh mệnh của chư vị, nhưng nạn ấy nhất định là khiến chư vị qua. Ví dụ khi tôi mở lớp ở Thái Nguyên có một đôi vợ chồng cao tuổi tới tham gia lớp của tôi [và khi] vội vàng qua chỗ đường ô-tô, lúc ấy đang ở giữa đường, thì một ô-tô con tới, chạy rất nhanh, lập tức đâm ngã và cuốn lấy bác gái, lôi đi xa hơn mười mét, ngã ngay trên đường. Chiếc xe con này chạy tiếp hơn hai chục mét mới dừng lại được. Lái xe nhảy xuống xe và nói ra những lời khó nghe; người ngồi trong xe cũng nói những lời chẳng dễ nghe lắm. Bác gái cũng không nói gì hết, bấy giờ nhớ lại lời mà tôi giảng, bèn đứng lên, rồi bác gái nói: ‘Không sao, không sao cả, không đâu bị sao cả’, rồi bà cùng ông chồng dắt nhau tới lớp học. Bấy giờ nếu mà bà nói một câu: ‘Úi chà! Chỗ này tôi bị rồi, chỗ kia hỏng rồi, cậu đưa tôi đến bệnh viện đi’. Thế thì có thể thật sự bị rồi, nhưng bà ấy không làm thế. Bác gái ấy nói với tôi rằng: ‘Thưa Thầy, con biết đây là việc gì, đây là giúp con tiêu nghiệp! Tiêu đi một nạn lớn, tiêu mất một cục nghiệp to lớn’. Mà nghĩ xem tâm tính và ngộ tính của bà rất là tốt, tuổi tác cao ngần ấy, xe chạy nhanh như thế, bị lôi đi xa như thế, bị ngã xuống đường mạnh như thế, [vậy mà] đứng lên, tâm rất là ‘chính’.
Đôi lúc khi mà kiếp nạn tới, xem ra to lớn phi thường, quả thực là nghĩ thế nào cũng không có đường [ra]. [Nhưng] có lẽ qua mới có vài ngày, đột nhiên đường lộ ra, đột nhiên sự việc phát sinh chuyển biến lớn, trên thực tế chính là tâm tính chúng ta đề cao lên, thì thứ đó tự nhiên tiêu mất đi.
Muốn đề cao cảnh giới tư tưởng thì ắt phải thông qua các loại khảo nghiệm ma nạn ở thế gian, trong quá trình ấy tâm tính chư vị thật sự đi lên rồi, ổn định rồi, [thì] nghiệp cũng tiêu đi rồi, ma nạn của chư vị cũng qua đi rồi, công cũng tăng rồi. Nếu trong cơ hội khảo nghiệm tâm tính, mà không giữ tâm tính vững vàng, làm điều lầm lỗi, thì bấy giờ chư vị không được nản lòng, cần tổng kết một cách tích cực từ bài giáo huấn đó, tìm chỗ kém ở đâu, thêm công phu vào [tu luyện] “Chân-Thiện-Nhẫn”. Một đề [bài] khó kế tiếp để khảo nghiệm tâm tính có thể sẽ sắp tới ngay tiếp theo. Cùng với việc đề cao công lực, thì các ma nạn để khảo nghiệm tâm tính có thể đến một cách mãnh liệt hơn, đột nhiên hơn. Mỗi khi chư vị qua một quan [ải] thì công lực sẽ tăng lên một chút; quan ấy mà không qua được thì công lực đình trệ. Khảo nghiệm nhỏ tăng trưởng ít; khảo nghiệm lớn tăng trưởng nhiều. Mong rằng mỗi người luyện công đều chuẩn bị chịu cái khổ lớn, cần có quyết tâm và nghị lực nghênh tiếp những khó nạn lớn. Không có phó xuất thì không đạt được công chân thật. Nghĩ rằng an nhàn thoải mái không phó xuất gì, không chịu khổ mà đắc công, là không có đạo lý đó đâu. Tâm tính không cải biến thành tốt từ căn bản, vẫn mang bất kể tâm chấp trước nào của người thường thì không tu thành Đại Giác Giả được.
VII. Chiêu ma
Chiêu [dẫn] ma là nói về [việc] người luyện công trong quá trình luyện công thì xuất hiện hiện tượng hoặc cảnh tượng làm ảnh hưởng đến luyện công, mục đích là ngăn trở không để người luyện công tu luyện lên tầng thứ cao, cũng có thể nói là ma tới đòi nợ.
Công pháp khi tu luyện tới tầng thứ cao, hẳn sẽ gặp vấn đề ‘chiêu ma’ này. Suốt một đời của một người hoặc là tổ tiên của vị ấy không tránh khỏi làm một số việc bất hảo, những việc bất hảo đó gọi là nghiệp lực. ‘Căn cơ’ một người là tốt hay không, chính là quyết định bởi nghiệp lực người ấy mang theo nhiều hay ít, ngay cả một người rất là tốt, nhưng cũng không thể không có nghiệp lực. Là vì chư vị không tu luyện, nên chư vị không thể nhận ra được [chúng]. Nếu chư vị chỉ để trừ bệnh khoẻ thân, thì không ma nào tới quản chư vị, đến khi chư vị muốn tu luyện lên tầng thứ cao, chúng bèn muốn quản chư vị, chúng có thể dùng tới các loại phương pháp tới quấy nhiễu chư vị, mục đích là không để chư vị tu luyện lên tầng thứ cao, khiến chư vị tu không thành. Phương thức mà ma xuất hiện là có nhiều loại, có [loại] là bằng hiện tượng trong cuộc sống thường ngày của chúng ta để xuất hiện, có [loại] là bằng hình thức tín tức đến từ không gian khác để tiến hành can nhiễu, khiến chư vị hễ vừa ngồi xuống liền có loại việc nào đó đến quấy nhiễu, làm chư vị không cách nào nhập tĩnh, không cách nào tu lên tầng thứ cao; có những lúc chư vị hễ ngồi đả toạ liền trầm trầm muốn ngủ hoặc suy nghĩ miên man, không cách nào nhập vào [trạng] thái luyện công; có những lúc chư vị hễ luyện công, hoàn cảnh vốn vẫn an tĩnh, thì đột nhiên có tiếng bước chân, tiếng sập cửa, tiếng còi ô-tô, có điện thoại can nhiễu, các loại quấy rầy, khiến chư vị không tĩnh xuống được.
Còn có một loại nữa là ma ‘sắc’, người luyện công khi ngồi đả toạ hoặc trong mộng, trước mặt họ xuất hiện con trai đẹp hoặc con gái đẹp, hấp dẫn chư vị quyến rũ chư vị, làm một số động tác kích thích tính [dục] của chư vị, dẫn khởi tâm tham luyến sắc đẹp của chư vị. Chỉ cần chư vị không vượt qua một lần, nó sẽ từng bước thăng cấp, dẫn dụ chư vị, mãi đến khi chư vị từ bỏ ý nghĩ tu luyện lên tầng thứ cao mới thôi. Quan [ải] này rất khó vượt qua, không ít người luyện công vì điều này mà sớm chấm dứt. Mong chư vị có chuẩn bị tinh thần, nếu có người tâm tính không đủ vững vàng, một lần không qua thì hãy nghiêm chỉnh học bài giáo huấn này, nó sẽ nhiều lần quấy rối chư vị, cho đến khi chư vị giữ vững tâm tính, hoàn toàn vứt bỏ tâm chấp trước loại ấy thì mới thôi. Đây là một quan [ải] lớn, nhất định phải vượt qua, nếu không thì không thể đắc Đạo, không thể tu thành.
Một loại hình thức nữa của ma là khi luyện công hoặc khi ngủ mơ, đột nhiên nhìn thấy một số bộ mặt đáng sợ, rất hung ác, trông rất thật, hoặc cầm dao sắp giết người, nhưng nó chỉ là hù doạ người, nó thật sự tới chặt chém cũng không chém được, là vì Sư phụ đã đặt lồng phòng hộ bên ngoài [thân] thể người luyện công, chém không tới. Nó hù doạ người có mục đích là không để chư vị luyện công. Những thứ đó đều là biểu hiện ở một tầng thứ ấy, ở một giai đoạn ấy, [người luyện công] rất nhanh sẽ nhảy vượt qua, [trải qua] mấy hôm, một tuần hoặc hoặc vài tuần. Là để xem tâm tính cao bao nhiêu, xem chư vị nhìn nhận và đối đãi việc này như thế nào.
VIII. Căn cơ và ngộ tính
‘Căn cơ’ là nói về vật chất màu trắng mà người ta mang theo khi sinh ra[3], chính là ‘đức’, loại vật chất hữu hình ấy, mang nhiều [đức] thì tất nhiên căn cơ là tốt. Người có căn cơ tốt dễ quy chân, dễ ngộ Đạo, là vì tư tưởng của họ không có chướng ngại, hễ nghe tới học khí công, hễ nghe tới những điều tu luyện, thì họ liền nảy sinh hứng thú, họ nguyện ý đi học, có thể câu thông với vũ trụ. Chính như điều mà Lão Tử từng thuyết: “Thượng sỹ văn Đạo, cần nhi hành chi; trung sỹ văn Đạo, nhược tồn nhược vong, hạ sỹ văn Đạo, đại tiếu chi, bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo”. Người mà dễ quy chân và ngộ Đạo là thuộc về kẻ “thượng sỹ”. Trái lại, người có nhiều vật chất màu đen, người có căn cơ kém thì ở ngoài [thân] thể của họ có hình thành một lớp chắn, khiến họ không thể tiếp thụ những thứ tốt. Nếu như tiếp xúc với thứ tốt thì khi đó nó sẽ thúc đẩy khiến họ không tin theo, trên thực tế đây là tác hại của nghiệp lực.
[3] tiên thiên là để chỉ là cái gì nguyên vốn có, trời ban, sinh ra là như thế rồi.
Bàn về ‘căn cơ’ ắt động chạm tới vấn đề ‘ngộ tính’. Hễ nói tới ‘ngộ’, có người liền cho rằng ‘ngộ’ nghĩa là ‘thông minh’. Người ‘thông minh’ hoặc ‘khôn khéo’ mà người thường nói đến ấy thực ra là cách rất xa với tu luyện mà chúng ta giảng, người thông minh loại này thông thường không dễ khai ngộ, họ chỉ coi trọng thế giới vật chất hiện thực, cái gì cũng không chịu thiệt, cái gì tốt cũng không chịu buông tay. Nhất là có một số người cá biệt, tự cho rằng có học vấn cao, có trí thức, rất thông minh, [và] coi tu luyện như chuyện [hư cấu] Nghìn Lẻ Một Đêm. Luyện công tu tâm tính, đối với họ mà nói là quá khó tin, họ cho rằng những người luyện công đều là kẻ ngốc, là mê tín. ‘Ngộ’ mà chúng ta giảng, không phải là ‘thông minh’ kia, mà là nói về sự quy chân của [bản] tính người ta, làm một người tốt, phù hợp với đặc tính vũ trụ. Căn cơ quyết định ngộ tính của cá nhân, căn cơ tốt, thì ngộ tính cũng tốt. Căn cơ quyết định ngộ tính, ngộ tính cũng không hoàn toàn chịu chế ước của căn cơ. Căn cơ dù tốt đến đâu, [nhưng] lý giải kém, ngộ không ra thì vẫn là không được. Có người căn cơ không tốt lắm, nhưng ngộ tính của họ tốt, có thể tu lên. Chúng ta là ‘phổ độ chúng sinh’, xét ngộ tính chứ không xét căn cơ. Cho dù chư vị mang theo nhiều thứ xấu, nhưng chỉ cần chư vị quyết tâm tu lên, thì niệm ấy của chư vị xuất ra trên thực tế đó là chính niệm. Có ý nghĩ ấy, chư vị cũng chỉ bất quá [cần] phó xuất nhiều hơn một chút so với người khác thôi, cuối cùng vẫn có thể tu thành.
Thân thể người luyện công đã là thuần tịnh rồi, sau khi xuất công thì thân thể không thể có bệnh, vì vật chất cao năng lượng bên trong [thân] thể đã không cho phép vật chất màu đen tồn tại nữa. Nhưng có những người không tin, vẫn cứ tưởng rằng mình có bệnh, nói ‘sao mà tôi khó chịu thế này!’ Chúng ta nói điều chư vị đắc được là ‘công’, chư vị đắc được những thứ tốt đến thế, còn có thể khó chịu sao? Tu luyện mà, chính là cần phó xuất một cách tương ứng. Trên thực tế đó đều là những thứ bề mặt, không ảnh hưởng chút gì tới thân thể chư vị, xem ra dường như là bệnh, [nhưng] hoàn toàn không phải bệnh, ấy là cần dựa vào chư vị tự mình ngộ. Người luyện công không chỉ cần chịu khổ trong khổ, mà còn phải có ngộ tính tốt. Có người khi gặp việc phiền não vẫn không ngộ [ra], chúng ta ở đây giảng tầng thứ cao, lấy tiêu chuẩn cao để yêu cầu tự mình như thế nào, nhưng họ vẫn tự lẫn mình cùng như người thường, họ thậm chí không thể tự đặt mình vào trạng thái của người luyện công mà tu luyện, cũng không tin rằng mình sẽ ở tầng thứ cao.
‘Ngộ’ được giảng ở tầng thứ cao là ‘khai ngộ’. Ngộ, có phân biệt ‘đốn ngộ’ và ‘tiệm ngộ’. Đốn ngộ là nói về toàn bộ quá trình tu luyện đều luyện khi bị khoá. Sau khi chư vị đi hết quá trình tu luyện rồi, sau khi tâm tính đề cao rồi, rồi tới thời khắc cuối cùng, công năng toàn bộ nổ xuất ra, thiên mục chỉ trong nháy mắt đạt tầng thứ cao nhất, tư duy có thể tiếp xúc với các sinh mệnh cao cấp ở không gian khác, ngay tức khắc nhìn thấy chân tướng của các không gian và các thế giới đơn nguyên ở toàn thể vũ trụ, đồng thời còn [có thể] câu thông với họ, có thể thi triển thần thông lớn. Con đường đốn ngộ này là khó đi nhất, các thế hệ trước đây đều là chọn người có căn cơ rất cao làm đệ tử, thế hệ trước đều là công pháp đơn truyền. Một người bình thường sẽ không chịu nổi đâu! Tôi là đã đi con đường đốn ngộ này.
Hiện nay tôi cấp cho mọi người là những điều thuộc về tiệm ngộ. Nó trong quá trình tu luyện, nên xuất công năng nào thì là xuất công năng ấy, nhưng không có tuyệt đối rằng xuất công năng nào thì liền cấp cho chư vị dùng. Khi tâm tính chư vị chưa đạt tới một tầng thứ nhất định, giữ mình chưa vững vàng, dễ phạm điều xấu, thì công năng là tạm thời không cho chư vị dùng, nhưng cuối cùng sẽ cấp cho chư vị. Thông qua tu luyện, tầng thứ sẽ dần dần đề cao, dần dần nhận thức được chân tướng của vũ trụ, cũng như đốn ngộ là cuối cùng cũng đạt viên mãn. Con đường tiệm ngộ dễ đi hơn, không có tính nguy hiểm. Cái khó là quá trình tu luyện chư vị đều nhìn thấy, [nên] chư vị càng phải nghiêm túc yêu cầu bản thân mình.
IX. Tâm thanh tĩnh
Một số người luyện công không tĩnh lại được, và đang tìm kiếm phương pháp nhập tĩnh. Có người hỏi tôi: ‘Thưa Thầy, con luyện công vì sao mà không tĩnh lại được. Thầy dạy cho con biện pháp nào đó, chọn dùng một thủ pháp nào đó, khiến con ngồi đả toạ có thể tĩnh lại được’. Tôi nói chư vị làm sao có thể tĩnh lại được! Thần Tiên tới dạy chư vị các phương pháp thì chư vị cũng không tĩnh lại được. Tại sao? Là vì tự thân chư vị tâm không thanh tĩnh. Người sinh sống ở xã hội này, thất tình lục dục, lợi ích cá nhân về đủ mọi phương diện, những thứ của mình và thậm chí của cả bạn bè thân quyến cũng được chư vị đặt trong tâm, chiếm một tỷ trọng lớn trong não, đặt ở vị trí khá là cao, khi ngồi đả toạ luyện công liệu có thể tĩnh lại không? Cố ý áp chế [nó], mà tự nó ở đó sẽ ào xuất ra.
Trong pháp tu của Phật giáo giảng “Giới-Định-Huệ”. Giới, chính là cần vứt bỏ những thứ chấp trước kia. Có người sử dụng niệm Phật hiệu, cần ‘nhất tâm bất loạn’ mà niệm, khiến tư tưởng của mình đạt tới trạng thái một niệm thay vạn niệm. Nhưng đó là một loại công phu, chứ không phải là một loại phương pháp. Nếu không tin chư vị thử niệm đi, bảo đảm là trên miệng đang niệm Phật hiệu, mà trong đầu nổi lên liên miên các thứ. Ngay từ đầu Lạt-ma giáo Tây Tạng niệm Phật hiệu là phải mỗi ngày niệm mấy trăm vạn lượt, niệm cả một tuần. Niệm đến đầu não mê mụ đi, cuối cùng trong đầu không còn gì nữa, một niệm đã thay cho vạn niệm rồi. Đó là một loại công phu, chư vị không nhất định làm nổi. Cũng có một số công pháp dạy phương pháp rằng chư vị đặt ý đan điền, đếm số hoặc mắt nhìn vật, v.v., trên thực tế những cái đó đều không thể khiến chư vị tĩnh xuống một cách tuyệt đối được đâu. Người luyện công cần phải có cái tâm thanh tĩnh, phải xả bỏ dần những lợi ích cá nhân, buông bỏ tâm tham muốn dục vọng đi.
Trên thực tế có thể tĩnh lại hay không, định lại hay không, [ấy] là phản ánh một người có công phu cao hay thấp, tầng thứ cao hay thấp. Hễ ngồi toạ liền có thể tĩnh lại, đó là thể hiện của tầng thứ. Tạm thời không tĩnh lại được, làm không được thì cũng đừng sốt ruột, chư vị có thể dần dần làm được qua quá trình tu luyện. Tâm tính là dần dần đề cao, công là dần dần tăng trưởng. Nếu chẳng coi nhẹ hết thảy lợi ích và dục vọng cá nhân, thì công sẽ không cách nào tăng trưởng.
Người luyện công mỗi thời mỗi khắc đều cần lấy tiêu chuẩn cao mà yêu cầu tự mình. Các loại hiện tượng phức tạp ở xã hội, rất nhiều thứ cấp thấp, không lành mạnh, những thứ thất tình lục dục, không lúc nào là không can nhiễu người tu luyện. Những thứ quảng bá trong truyền hình, điện ảnh, và các tác phẩm văn nghệ, chúng là dẫn dắt người ta làm ‘kẻ mạnh’ nơi người thường, làm người thường càng vì cái hiện thực này. Chư vị mà không siêu thoát khỏi những thứ ấy, thì chư vị càng ngày càng cách xa với tâm tính và tâm cảnh của người luyện công, công mà chư vị đắc ngày càng ít đi. Người, luyện công cần [giảm] thiểu hoặc không tiếp xúc với những thứ cấp thấp, không lành mạnh, nên làm được ‘thị nhi bất kiến’, ‘thính nhi bất văn’[4], không động [tâm] vì người khác, bất động tâm. Tôi thường nói, tâm của người thường không đả động được tôi, ai nói lời tốt về tôi, tôi sẽ không vì thế mà cao hứng; ai mạ [lỵ] tôi không tốt, tôi cũng sẽ không vì thế mà tức giận, can nhiễu tâm tính giữa người với nhau hoặc giữa những người thường thì dù nghiêm trọng đến đâu cũng không khởi tác dụng đối với tôi. Người luyện công cần coi thật nhẹ nhàng hết thảy những thứ lợi ích đắc được, không để gì trong tâm cả, bấy giờ cái tâm ngộ Đạo của chư vị mới được tính là trưởng thành chín chắn. Không có tâm cưỡng cầu về danh lợi, coi danh lợi địa vị như chẳng là gì đáng kể, [thì] chư vị không phiền não, không tức giận, vĩnh viễn ở trạng thái tâm lý bình ổn. Cái gì cũng buông bỏ hết, thì tự nhiên sẽ thanh tĩnh.
[4] thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn: nhìn mà [như] không nhìn thấy, nghe mà [như] không nghe thấy.
Tôi đã giảng Đại Pháp cho chư vị rồi, năm bài công pháp đều dạy cho chư vị rồi, điều chỉnh tốt thân thể cho chư vị rồi, cài lên thân cho chư vị “Pháp Luân” và “khí cơ”, còn có Pháp thân của tôi bảo hộ chư vị. Những gì cần cấp cho chư vị thì đều cấp cho chư vị rồi. Trong thời gian của lớp học thì trông vào tôi, từ nay về sau là trông vào [bản thân] chư vị. ‘Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân’[5]. Chừng nào chư vị còn học thấu Đại Pháp, tinh tâm thể ngộ, mọi lúc đều giữ tâm tính vững vàng, cần cù thực tu, có thể chịu đựng khổ trong khổ, có thể nhẫn cả những việc khó nhẫn, [thì] tôi nghĩ rằng chư vị nhất định sẽ tu luyện thành công.
[5] Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân: Sư phụ dẫn vào cửa, tu hành ở tự cá nhân bản thân mình.
Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tác chu[6]
[6] Tạm dịch: Tu luyện có đường tâm là tắt, Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền.