Falundafa.org

Pháp Luân Công

Chương IV • Các bài công pháp Pháp Luân Công

Pháp Luân Công là một phương pháp đặc thù của tu luyện Phật gia, có những chỗ độc đáo riêng của mình khác với các phương pháp tu luyện Phật gia thông thường. Là vì công pháp này là đại pháp tu luyện thượng thừa, quá khứ [là] pháp tu luyện cường hoá đặc thù mà yêu cầu cái học của người có tâm tính cực cao hoặc người đại căn cơ, do đó khó mà phổ cập. Nhưng để khiến nhiều người luyện công hơn nữa được đề cao, hiểu rõ được pháp môn này, đồng thời cũng thoả mãn yêu cầu của đông đảo người có chí tu luyện, nên [tôi] lấy công pháp này chỉnh lý thành một bộ phương pháp tu luyện thích hợp cho phổ cập để truyền ra. Ngay cả là như vậy, Nó cũng vượt rất rất xa về những điều sở học và tầng thứ so với các công pháp thông thường.

Người tu luyện Pháp Luân Công không chỉ có thể nhanh chóng tăng trưởng công lực và công năng, mà còn sẽ trong một thời gian rất ngắn mà luyện xuất ra một Pháp Luân uy lực không gì sánh được. Sau khi Pháp Luân hình thành rồi, lúc bình thường sẽ tự động xoay chuyển không ngừng ở chỗ bụng dưới, không ngừng thâu thập và diễn hoá năng lượng từ vũ trụ, cuối cùng chuyển hoá thành ‘công’ ở trong bản thể của người tu luyện, từ đó đạt được mục đích ‘Pháp luyện người’.

Bộ công pháp này do năm bài động tác hợp thành, đó là: Phật Triển Thiên Thủ pháp, Pháp Luân Trang pháp, Quán Thông Lưỡng Cực pháp, Pháp Luân Chu Thiên pháp, và Thần Thông Gia Trì pháp.

I. Phật Triển Thiên Thủ pháp

Công lý: Cốt lõi của “Phật Triển Thiên Thủ pháp” là duỗi ra, khiến tất cả các mạch đều thông. Đối với người mới học khí công mà nói, có thể rất nhanh chóng đắc khí thông qua luyện công; đối với người có kinh nghiệm luyện công mà nói thì có thể nhanh chóng đạt được đề cao. Bài công pháp này ngay từ đầu yêu cầu ‘bách mạch giai thông’, để người luyện công luyện ở một tầng thứ rất cao. Động tác của công pháp này khá đơn giản, là vì Đại Đạo là chí giản chí dị, động tác tuy đơn giản, nhưng là ở hoành quan mà khống chế chỉnh thể những thứ mà công pháp cần luyện ra. Khi học và luyện công này, sẽ cảm thấy thân thể nóng lên, cảm thụ đặc thù của trường năng lượng rất mạnh, nguyên nhân là triển khai và khai thông toàn bộ thông đạo khí toàn thân mà thành như thế. Mục đích của nó là đả thông những chỗ khí bị tắc, [trở nên] thông suốt không trở ngại, điều động làm cho khí ở trong thân thể và ở dưới da vận động mạnh mẽ, hấp thu một lượng lớn năng lượng vũ trụ, đồng thời có thể khiến người luyện công rất nhanh tiến nhập vào trạng thái ở trong trường năng lượng. Bài công pháp này được luyện như bài công pháp cơ sở của Pháp Luân Công, mỗi khi luyện công thì thông thường tu luyện bài công pháp này trước, [đây] là một trong những phương pháp cường hoá tu luyện.

Quyết[1]:

Shēnshén héyī, dòngjìng suíjī;
Dǐngtiān dúzūn, qiānshǒu Fó lì.

[1] quyết: trong sách này tạm hiểu là bài khẩu quyết, nhẩm đọc (mặc niệm) một lần trước mỗi bài công pháp. Chú ý: do đặc điểm của khẩu quyết cũng như các câu chú khác, học viên cần nghe trực tiếp tiếng Hán và phát âm tiếng Hán cũng như lặp theo phát âm Hán (có trong băng tiếng nhạc nền bài tập).


Hình 1.1

Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong một chút, đầu gối và háng trạng thái lỏng tự nhiên; hàm dưới hơi thu, lưỡi chạm hàm trên, hàm răng hơi hở một tí, môi miệng khép lại, hai mắt hơi nhắm, nét mặt mang ý an hoà. Khi luyện công sẽ cảm thấy bản thân rất là cao lớn.

Hai tay kết ấn: Nâng hai tay lên, lòng tay ngửa ra. Hai đầu ngón tay cái nhẹ nhàng nối tiếp nhau, từng bộ bốn ngón tay khác xếp chồng lên nhau, nam tay trái ở trên, nữ tay phải ở trên, tạo thành tựa như hình bầu dục, đặt ở chỗ bụng dưới. Hai bắp tay hơi hướng phía trước, hai cùi chỏ chếch lên, khiến chỗ nách có khoảng không, (như hình 1.1).

     
Hình 1.2 và hình 1.3

Di Lặc duỗi lưng: Từ thế ‘kết ấn’, khi giữ thủ ấn đưa lên, thuận theo bàn tay đưa lên, hai chân dần dần duỗi thẳng, khi bàn tay lên tới chỗ trước mặt, tháo kết ấn ra, vẫn dần dần xoay lòng bàn tay hướng lên, khi tới vị trí phía trên đầu, lòng tay hướng lên, 10 ngón chỉ vào nhau, khoảng cách giữa các ngón tay khoảng 20~25cm (như hình 1.2). Đồng thời lúc ấy, dựng đầu thẳng lên, hai chân dẫm xuống, thân thể căng thẳng, đặt lực vào hai gốc bàn tay để đẩy lên, toàn thân dần dần kéo căng thẳng, ước chừng khoảng 2~3 giây đồng hồ, sau đó toàn thân lập tức buông chùng. Đặc biệt là chỗ đầu gối và háng khôi phục lại trạng thái thả lỏng tự nhiên.

Như Lai quán đỉnh: Tiếp theo thế trước, đồng thời xoay hai bàn tay ra ngoài cổ tay tạo góc 140° “hình cái phễu”, duỗi cổ tay và đưa bàn tay xuống, (như hình 1.3). Khi hai tay xuống xoay vào trước ngực, lòng bàn tay cách ngực khoảng 10cm, và tiếp tục chuyển động tới chỗ bụng dưới (như hình 1.4).

     
Hình 1.4 và hình 1.5

Hai tay hợp thập[2]: Bàn tay ở chỗ bụng dưới rồi, lập tức đưa lên và hai tay “hợp thập” trước ngực (như hình 1.5). Khi “hợp thập”, khép chặt giữa các ngón tay với nhau và giữa hai gốc lòng bàn tay với nhau, [còn] trung tâm lòng bàn tay là có khoảng không, cùi chỏ chếch ra, hai cẳng tay tạo thành hình chữ nhất[3]. (Ngoài lúc hai tay ở thế “hợp thập” và “kết ấn” ra, thì đều là tay “liên hoa chưởng”[4], phía dưới đây cũng như thế).

[2] song thủ hợp thập: hai tay làm thế “hợp thập”.

[3] tạo thành hình chữ nhất: hiểu là lập thành đường thẳng.

[4] liên hoa chưởng: bàn tay sen, bàn tay mở tự nhiên với các ngón tay thẳng, thả lỏng và không chạm nhau, ngón giữa để thẳng và hơi nhíu vào phía trong lòng bàn tay; “liên hoa chưởng” là được duy trì trong suốt các bài công pháp, trừ lúc hai tay chạm nhau như “kết ấn” hoặc “hợp thập” (theo chú thích của bản dịch tiếng Anh).

     
Hình 1.6 và hình 1.7

Chưởng chỉ càn khôn[5]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Hai bàn tay tách ra, cách nhau chừng 2~3cm, đồng thời bắt đầu xoay bàn tay, nam tay trái (nữ tay phải) xoay hướng vào ngực, tay phải hướng ra ngoài ngực, hình thành tay trái ở trên, tay phải ở dưới và cẳng tay giống hình chữ “nhất” (nữ thì trái phải ngược lại), (như hình 1.6) Tiếp theo, cẳng tay trái duỗi thẳng chếch lên bên trái, bàn tay úp xuống, độ cao bàn tay ngang với đầu thì dừng; tay phải đặt chỗ trước ngực, bàn tay ngửa lên. Thuận theo khi tay trái dần dần tới vị trí, thì toàn thân cũng dần dần căng thẳng, đầu dựng lên, chân dẫm xuống. Tay trái duỗi thẳng phía chếch bên trái, tay phải ở trước ngực, bắp tay thẳng hướng phía ngoài (như hình 1.7). Duỗi khoảng 2~3 giây đồng hồ, rồi toàn thân lập tức buông chùng, tay trái lại thu về chỗ trước ngực và cùng với tay phải thành trạng thái “hợp thập”. Sau đó lại xoay bàn tay, triển khai tay phải (nữ tay trái) ở trên, tay trái ở dưới (như hình 1.8). Tay phải lặp lại động tác vừa rồi của tay trái, tức là cẳng tay duỗi chếch sang bên phải, bàn tay úp xuống, bàn tay có độ cao ngang đầu; tay trái vẫn ở chỗ trước ngực, bàn tay ngửa lên. Sau khi duỗi căng xong (như hình 1.9) toàn thân lập tức buông chùng. Thu tay về sau đó hai tay “hợp thập” trước ngực (như hình 1.5)

[5] chưởng chỉ càn khôn: bàn tay chỉ càn khôn, tay chỉ trời tay chỉ đất (diễn nghĩa bề mặt chữ).

     
Hình 1.8 và hình 1.9

Kim hầu phân thân[6]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Hai tay từ vị trí trước ngực tách khỏi nhau và duỗi sang hai bên, cùng với vai tạo thành hình chữ “nhất”, toàn thân dần dần căng thẳng, đầu dựng lên, chân đạp xuống, hai tay dùng lực căng sang hai bên, lực kéo ra bốn phía (như hình 1.10), kéo căng khoảng 2~3 giây đồng hồ, rồi toàn thân lập tức buông chùng, hai tay trở về “hợp thập” trước ngực.

[6] Kim hầu phân thân: khỉ vàng phân [tách] thân [thể].

     
Hình 1.10 và hình 1.11

Song long hạ hải[7]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”, hai tay vừa tách nhau ra, vừa duỗi ra phía trước. Khi hai tay tách ra để song song và duỗi thẳng, thì tạo một góc khoảng 30° so với bắp chân (như hình 1.11). Toàn thân dần dần kéo thẳng, đầu dựng lên, chân đạp xuống, kéo căng khoảng 2~3 giây đồng hồ, sau đó toàn thân lập tức buông lỏng, thu tay trở về, và “hợp thập” trước ngực.

[7] song long hạ hải: hai rồng xuống biển.

Bồ Tát phù liên[8]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Hai tay vừa tách nhau ra, vừa duỗi chếch sang hai bên thân. Khi tay tới tư thế chếch chếch, thì hai tay duỗi thẳng, lập thành góc khoảng 30° so với bắp chân (như hình 1.12). Bấy giờ, toàn thân dần dần căng thẳng, các ngón tay dùng lực kéo xuống, sau đó, toàn thân lập tức buông lỏng, hai tay trở về “hợp thập” trước ngực.

[8] Bồ Tát phù liên: Bồ Tát vịn hoa sen.

     
Hình 1.12 và hình 1.13

La Hán bối sơn[9]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Hai tay vừa tách nhau ra, vừa duỗi về phía sau thân, đồng thời hai lòng bàn tay hướng về phía sau. Khi hai tay tới chỗ hai bên thân, thì dần dần cong hai cổ tay lên; khi tay tới tư thế, thì cổ tay làm thành [so với thân] một góc 45° (như hình 1.13). Toàn thân dần dần duỗi thẳng, khi tay tới vị trí, thì đầu dựng lên, chân dẫm xuống, thân thể thẳng lên, trong khoảng 2~3 giây đồng hồ, rồi toàn thân lập tức buông chùng. Hai tay thu trở về, khôi phục thế “hợp thập” trước ngực.

[9] La Hán bối sơn: La Hán vác núi.

          
Hình 1.14, hình 1.15, và hình 1.16

Kim Cương bài sơn[10]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Hai tay vừa tách nhau ra, vừa đẩy bàn tay dựng lên ra phía trước, ngón chỉ lên trên, cánh tay cao ngang bằng vai. Khi tay duỗi thẳng, thì dùng lực căng ra, đầu dựng lên, chân dẫm xuống, thân thể căng thẳng (như hình 1.14). Khoảng chừng 2~3 giây đồng hồ, toàn thân lập tức buông chùng, hai tay trở về “hợp thập” trước ngực.

[10] Kim Cương bài sơn: Kim Cương đẩy núi.

Điệp khấu tiểu phúc[11]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Hai tay chầm chậm đưa xuống, lòng bàn tay hướng vào chỗ bụng dưới, khi bàn tay tới chỗ bụng dưới thì hai tay xếp chồng, nam tay trái ở trong, nữ tay phải ở trong, tâm của lòng bàn tay thẳng với nhau. Giữa các bàn tay và giữa bàn tay và bụng dưới có một khoảng cách khoảng 3cm, thời gian ‘điệp khấu’ xếp chồng này thông thường cỡ 40~100 giây đồng hồ (như hình 1.15).

[11] Điệp khấu tiểu phúc: [hai tay] xếp trùng điệp ở chỗ bụng dưới.

Thu thế: Hai tay kết ấn (như hình 1.16).

II. Pháp Luân Trang pháp

Công lý: Bài công pháp này là bài công pháp thứ hai của Pháp Luân Công, thuộc về bài đứng tĩnh. Do bốn động tác ‘bão luân’ ôm bánh xe cấu thành, động tác khá đơn điệu, nhưng mỗi động tác yêu cầu luyện với thời gian rất lâu. Người mới học ‘trạm trang’, lúc mới bắt đầu luyện công thì hai tay sẽ rất nặng, rất nhức mỏi, nhưng luyện xong sẽ lập tức cảm thấy thân thể nhẹ nhàng, không có cảm giác mệt mỏi như sau khi làm việc. Thuận theo việc gia tăng thời gian, gia tăng số lần luyện công, nơi hai tay sẽ xuất hiện “Pháp Luân” xoay chuyển. Thường luyện bài Pháp Luân Trang pháp sẽ khiến toàn thân toàn bộ quán thông, tăng gia công lực. “Pháp Luân Trang pháp” là thuộc về công pháp tu đủ cả tăng huệ, đề cao tầng thứ, và gia trì thần thông; công tuy đơn giản nhưng những thứ được luyện xuất ra là rất nhiều và rất toàn diện. Bài công pháp này động cần tác tự nhiên, chính tự mình biết rằng đang luyện công, không được lắc động, [tuy nhiên] có lay động một chút thì cũng là bình thường. Bài công pháp này cũng giống như các bài công pháp khác của Pháp Luân Công, khi luyện xong không hề thu công, là vì Pháp Luân là thường chuyển và không thể thu dừng, luyện công thì yêu cầu về thời gian mỗi động tác là tuỳ theo từng người, càng lâu càng tốt.

Quyết:

Shēng huì zēng lì, róng xīn qīng tǐ,
Shì miào shì wù, Fǎlún chū qǐ.

     
Hình 2.1 và hình 2.2

Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong một chút, đầu gối và háng trạng thái lỏng tự nhiên; cằm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng cách nhau một tí, môi miệng khép lại, hai mắt hơi nhắm, nét mặt mang ý an hoà.

Hai tay kết ấn (như hình 2.1)

Đầu tiền bão luân[12]: Bắt đầu từ thế kết ấn. Hai tay từ chỗ trước bụng dưới chầm chậm đưa lên, rồi tháo kết ấn. Khi hai bàn tay tới phía trước mặt, thì lòng bàn tay hướng vào trước mặt, ngang độ cao với lông mày, mười ngón tay chỉ vào nhau, khoảng cách khoảng 15cm, cánh tay ôm tròn, toàn thân buông lỏng (như hình 2.2).

[12] Đầu tiền bão luân: ôm (bão) bánh xe (luân) trước đầu, trước mặt (đầu tiền).

     
Hình 2.3 và hình 2.4

Phúc tiền bão luân[13]: Hai tay từ trạng thái “đầu tiền bão luân” từ tốn hạ xuống, [khi] giữ nguyên thế tay, [mà] hạ một mạch xuống chỗ bụng dưới, tay cách bụng dưới khoảng 10cm, cùi trỏ chếch lên, mở khoảng không ở chỗ nách, lòng bàn tay hướng lên trên, mười ngón chỉ vào nhau, khoảng cách giữa các ngón khoảng 10cm, cánh tay ôm tròn (như hình 2.3).

[13] Phúc tiền bão luân: ôm bánh xe trước bụng.

Đầu đỉnh bão luân[14]: Bắt đầu từ thế “phúc tiền bão luân”, giữ nguyên thế tay, hai tay từ tốn đưa lên đỉnh đầu, ôm bánh xe trên đỉnh đầu. Hai tay có mười ngón chỉ vào nhau, bàn tay úp xuống, cách nhau khoảng 20~30cm, hai tay ôm thành hình tròn, hai vai, cánh tay, khuỷu tay, cổ tay toàn bộ thả lỏng (như hình 2.4).

[14] Đầu đỉnh bão luân: ôm bánh xe trên đỉnh đầu.

     
Hình 2.5 và hình 2.6

Lưỡng trắc bão luân[15]: Hai tay hạ xuống từ “đầu đỉnh bão luân”, một mạch cho tới hai bên đầu, lòng bàn tay hướng vào hai tai, hai vai buông lỏng, cẳng tay dựng thẳng, không để tay quá gần tai (như hình 2.5).

[15] Lưỡng trắc bão luân: ôm bánh xe hai bên.

Điệp khấu tiểu phúc: Hai tay hạ xuống từ thế “lưỡng trắc bão luân”, cho đến chỗ bụng dưới và thành trạng thái điệp khấu tiểu phúc (như hình 2.6). [Sau một lúc] hai tay thu thế về “kết ấn”.

III. Quán Thông Lưỡng Cực pháp

Công lý: Bài công pháp này là [công] pháp lấy khí vũ trụ và khí trong [thân] thể hỗn hợp quán thông [với nhau], đưa ra nạp vào những lượng lớn, khiến người luyện công trong một thời gian cực ngắn, đưa khí bệnh khí đen trong thân thể bài xuất ra ngoài [thân] thể, rồi nhập lượng lớn khí vũ trụ, tịnh hoá thân thể, sớm tiến nhập vào trạng thái “tịnh bạch thể”. Đồng thời, công này còn có thể “khai đỉnh” trong khi xung quán, cũng có thể đánh khai ra đường thông ở dưới chân trong khi xung quán.

Trước lúc luyện công ý tưởng một chút rằng tự mình [như] là hai thùng rỗng rất cao lớn, sừng sững giữa trời đất, cao lớn không gì sánh được[16]. Khí bên trong [thân] thể thuận theo tay mà [chuyển] động lên xuống, xung lên khỏi đỉnh đầu, trực tiếp tới cực nơi cao nhất của vũ trụ; khí xung xuống sẽ qua từng chân mà xung ra, xung tới cực nơi thấp nhất của vũ trụ. Sau đó khí theo tay mà [chuyển] động, từ hai cực mà quay về trong [thân] thể, rồi lại xuất ra theo hướng ngược lại, lặp lại như thế chín lần. Khi xung quán tới lần thứ chín, thì tay trái (nữ tay phải) ở cực trên mà đợi tay phải (nữ tay trái) đưa lên. Sau đó [hai tay] đồng thời quay về hạ xuống quán nhập vào chỗ cực nơi thấp, [rồi lại] qua thân thể mà xung quán lên, sau khi lặp lại chín lần thì thu khí trở về. Sau khi thu trở lại, thì ở chỗ bụng dưới mà xoay chuyển Pháp Luân theo chiều kim đồng hồ, làm cho khí bên ngoài [thân] thể xoay trở về bên trong [thân] thể, sau đó kết ‘định ấn’[17], luyện công xong thì thu thế chứ không thu công.

[16] đỉnh thiên lập địa, cao đại vô tỷ: tạm dịch là sừng sững giữa trời đất, cao lớn không gì sánh được.

[17] kết định ấn cũng gọi là kết ấn, như hình 3.8.

Quyết:

Jìnghuà běntǐ, Fǎ kāi dǐng dǐ;
Xīn cí yì měng, tōngtiān chè dì.

     
Hình 3.1 và hình 3.2

Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi cong chùng một chút, đầu gối và háng trạng thái buông lỏng tự nhiên; cằm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, răng hơi mở một chút, môi miệng khép lại, hai mắt hơi nhắm, nét mặt mang ý an hoà. Hai tay kết ấn, [sau đó] hợp thập.

Đơn thủ xung quán[18]: Bắt đầu từ thế “hợp thập”. Làm động tác từng tay xung lên quán xuống, tay [di] động theo khí cơ bên ngoài [thân] thể, khí ở trong [thân] thể là động theo tay lên xuống. Nam đưa tay trái lên trước, (như hình 3.1), nữ đưa tay phải lên trước. Tay từ chỗ bên cạnh phía trước mặt mà từ từ xung lên, xung lên khỏi đỉnh đầu; đồng thời thì tay phải (nữ tay trái) từ từ quán xuống, sau đó, hai tay đổi chỗ cho nhau mà xung quán (như hình 3.2). Lòng bàn tay hướng vào thân thể, duy trì khoảng cách tới thân thể khoảng 10cm. Khi làm [động tác] cần thả lỏng toàn thân, tay đưa lên một lần rồi đưa xuống một lần thì tính là một lần [xung quán], xung quán tổng cộng chín lần.

[18] Đơn thủ xung quán: xung (lên) quán (xuống) từng tay.

          
Hình 3.3, hình 3.4, và hình 3.5

Song thủ xung quán[19]: Khi đơn thủ xung quán tới lần thứ chín tức là tay trái (nữ tay phải) đang ở trên, thì đưa tay kia lên theo, nghĩa là, hai tay đều ở vị trí xung lên (như hình 3.3), sau đó hai tay đồng thời xung quán xuống (như hình 3.4). Khi hai tay xung quán, lòng bàn tay hướng vào thân thể, cách thân thể 10cm, mỗi lần lên và xuống thì tính là một lần [xung quán], tổng cộng xung quán chín lần.

[19] song thủ xung quán hoặc đồng thời xung quán: hai tay đồng thời xung lên hoặc quán xuống.

          
Hình 3.6, hình 3.7, và hình 3.8

Song thủ suy động Pháp Luân[20]: Khi hoàn thành lần thứ chín, hai tay từ trên đỉnh đầu đi [xuống] qua mặt và ngực hướng tới chỗ bụng dưới, khi tới chỗ bụng dưới, thì ở chỗ bụng dưới mà đẩy động Pháp Luân (như hình 3.5, 3.6, và 3.7). Nam tay trái ở bên trong, nữ tay phải ở bên trong, giữa tay với nhau và giữa tay với bụng dưới là cách nhau khoảng 4cm, thuận theo chiều kim đồng hồ mà xoay chuyển Pháp Luân bốn vòng, đem năng lượng ngoài [thân] thể toàn bộ xoay trở về trong [thân] thể. Khi xoay chuyển Pháp Luân thì hai tay không được ra khỏi phạm vi bụng dưới.

[20] song thủ suy động Pháp Luân: hai tay đẩy động Pháp Luân (diễn nghĩa bề mặt).

Hai tay kết ấn (như hình 3.8).

IV. Pháp Luân Chu Thiên pháp

Công lý: Bài [công] pháp này là khiến năng lượng [thân] thể người ta lưu động ở diện rộng, không phải một đường mạch hoặc vài đường mạch đang chạy, mà là từ mặt âm của [thân] thể toàn diện tuần hoàn sang mặt dương, rồi quay lại lặp lại không ngừng, vượt rất rất xa khỏi cách thông mạch thông thường, hoặc đại chu thiên hay tiểu chu thiên. Bài công pháp này thuộc về bài công pháp tầng trung trong Pháp Luân Công. Trên cơ sở ba bài công pháp trước, thông qua luyện bài công pháp này có thể nhanh chóng đả khai các khí mạch toàn thân (trong đó gồm cả đại chu thiên), từ trên xuống dưới dần dần thông khắp toàn thân. Đặc điểm lớn nhất của bài công pháp này là dùng sự xoay chuyển của “Pháp Luân” để chỉnh lại trạng thái không đúng đắn của [thân] thể người, khiến tiểu vũ trụ của nhân thể được quy về trạng thái nguyên sơ, đạt được khí mạch toàn thân thông suốt không trở ngại. Khi luyện tới trạng thái đó, là đã đạt tới tầng thứ rất cao trong tu luyện ‘thế gian pháp’, người đại căn khí có thể tiến nhập vào tu luyện Đại Pháp. Bấy giờ, công lực và thần thông sẽ tăng mạnh. Khi luyện, tay [di] động theo khí cơ, động tác cần ‘hoãn mạn viên’.

Quyết:

Xuánfǎ zhì xū, xīn qīng sì yù;
Fǎnběn guīzhēn, yōuyōu shì qǐ.

     
Hình 4.1 và hình 4.2

Thế dự bị: Toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, hai chân giang rộng bằng vai, đứng thẳng tự nhiên, hai chân hơi chùng một chút, đầu gối và háng trạng thái lỏng tự nhiên; hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một tí, môi miệng ngậm lại, hai mắt hơi nhắm, nét mặt mang ý an hoà.

Hai tay kết ấn, [sau đó] hợp thập.

Hai tay vừa tháo khỏi trạng thái “hợp thập”, vừa hạ xuống phía chỗ bụng dưới, đồng thời xoay lòng bàn tay hướng vào thân thể. Bàn tay cách thân thể khoảng 10cm, vượt qua chỗ bụng dưới và duỗi xuống chỗ giữa hai chân, xuống theo mé trong hai chân, đồng thời khom lưng ngồi xuống, (như hình 4.1). Khi hai đầu các ngón tay gần chạm mặt đất, bàn tay từ chỗ đầu ngón chân, qua bên ngoài chân mà vạch một [vòng cung] bên ngoài ra phía sau chân (như hình 4.2).

          
Hình 4.3, hình 4.4, và hình 4.5

     
Hình 4.6 và hình 4.7

Sau đó, hai cổ tay hơi cong lên, từ phía sau chân từ từ đi lên dọc theo phía sau chân (như hình 4.3), vừa đưa hai tay lên sau lưng vừa thẳng eo lên, (như hình 4.4). Trong toàn bộ bài Pháp Luân Chu Thiên pháp, hai bàn tay không được chạm vào bất kể chỗ nào trên thân thể, nếu không, năng lượng trên tay sẽ thu vào trong [thân] thể. Khi hai tay tới chỗ mà không thể đưa lên hơn nữa, thì tay nắm không (như hình 4.5)[21], rồi rút tay qua chỗ nách, hay tay giao nhau trước ngực (không có yêu cầu đặc biệt tay nào ở trên tay nào ở dưới, tuỳ thói quen cá nhân mà quyết định, không phân biệt nam nữ) (như hình 4.6), buông nắm tay ra, hai bàn tay ở trên vai (có khoảng cách). [Đưa bàn tay] theo sát mặt dương của cánh tay[22] và tới chỗ cổ tay, [sau đó] hai tâm lòng bàn tay đối nhau, bàn tay ngoài có ngón cái hướng lên, bàn tay trong có ngón cái hướng xuống, hai bàn tay cách nhau khoảng 3~4cm, lúc đó bàn tay và cẳng tay làm thành hình chữ “nhất”, (như hình 4.7). Tiếp theo là ‘tay xoay quả cầu’[23], khiến bàn tay ngoài trở thành bàn tay trong, tay trong thành tay ngoài. Sau đó hai bàn tay vừa dẫn theo mặt âm của cẳng tay và bắp tay, vừa đưa [tay] lên vòng qua đầu, (như hình 4.8). Sau khi qua đầu thì hai tay ở trạng thái giao nhau, vẫn tiếp tục di động hướng tới phía sống lưng (như hình 4.9). Hai bàn tay tách khỏi thế giao nhau, ngón tay hướng xuống, tiếp [nối] với năng lượng ở bộ phận lưng, tiếp tục với hai tay song song di chuyển qua đỉnh đầu và tới trước ngực, (như hình 4.10). Như thế là một lần tuần hoàn chu thiên, [làm] tổng cộng chín lần. Sau khi hoàn thành lần thứ chín, hai bàn tay đi qua chỗ trước ngực mà xuống tới chỗ bụng dưới.

[21] tay nắm không hiểu là tay nắm thành hình nắm đấm, nhưng không chặt, bên trong có khoảng không.

[22] Bản tiếng Anh diễn giải mặt dương của cánh tay là mặt ngoài (outer side), còn mặt âm là mặt phía trong (inner side) của cánh tay.

[23] tay xoay quả cầu: xoay xoay hai bàn tay đối diện nhau tựa như đang xoay một quả bóng ở giữa.

          
Hình 4.8, hình 4.9, và hình 4.10

Điệp khấu tiểu phúc, [sau đó] hai tay kết ấn.

V. Thần Thông Gia Trì pháp

Công lý: “Thần Thông Gia Trì pháp” là thuộc về pháp tu luyện tĩnh công của Pháp Luân Công, là công pháp mà dùng thủ ấn của “Phật” xoay chuyển “Pháp Luân” gia trì thần thông (gồm cả công năng) và đồng [thời] tu luyện nhiều hạng công lực. Bài pháp này thuộc về công pháp trung tầng trở lên, nguyên là thuộc về pháp ‘bí luyện’[24]. Vì để thoả mãn yêu cầu của những người đã có cơ sở nhất định, [tôi] đặc biệt truyền xuất bài công pháp này ra, truyền ra độ những người có duyên. Bài công pháp này yêu cầu luyện trong khi ngồi xếp bằng, tốt nhất là ngồi song bàn, dùng đơn bàn cũng khả dĩ[25]. Khi tu luyện thì dòng khí khá mạnh mẽ, trường năng lượng ngoài [thân] thể khá to lớn. Động tác được làm thuận theo khí cơ mà Sư phụ đã cài, khi di động tay thì tâm động theo ý[26]. Khi gia trì thần thông, thì ‘ý không’, tiềm ý thức hơi hơi ở tại hai bàn tay. Lòng bàn tay sẽ có cảm giác nhiệt, nặng, điện tê, tựa như có vật, v.v. Nhưng không được dùng ý truy cầu, hãy ‘tuỳ kỳ tự nhiên’. Thời gian ngồi xếp bằng yêu cầu càng lâu càng tốt, mà căn cứ theo công mà định[27], thời gian càng lâu, cường độ càng lớn, xuất công càng nhanh. Khi luyện công, (không suy nghĩ gì hết, không có bất kể ý niệm gì) thì dần dần nhập tĩnh, từ trạng thái của động công là ‘tự tĩnh phi định’[28] mà dần dần nhập định. Nhưng chủ ý thức biết rằng mình đang luyện công.

[24] bí luyện chi pháp: hiểu là công pháp nguyên dùng trong tu luyện bí mật, không phổ cập.

[25] bàn toạ: ngồi xếp bằng; đơn bàn: ngồi xếp đơn với một chân ở trên chân kia; song bàn: ngồi xếp đôi với hai chân chéo lên nhau (đây là diễn nghĩa bề mặt chữ, bàn → cái bàn, cái khay).

[26] tâm tuỳ ý động: tạm dịch là tâm động theo ý.

[27] căn cứ công đê nhi định: tuỳ theo công phu, sự thuần thục, sức bỏ ra, sức chịu đựng mà định, tạm dịch là căn cứ theo công mà định (diễn giải theo bản tiếng Anh).

[28] tự tĩnh phi định: tựa như tĩnh, không phải định.

Quyết:

Yǒuyì wúyì, yìn suíjī qǐ;
Shì kōng fēi kōng, dòngjìng rúyì

     
Hình 5.1 và hình 5.2

Hai tay kết ấn: Xếp bằng đả toạ, toàn thân thả lỏng, lỏng nhưng không oải, lưng ngay cổ thẳng, hàm dưới hơi thu, lưỡi đặt hàm trên, hàm răng hơi hở một tí, môi miệng ngậm lại, hai mắt hơi nhắm, tâm sinh ‘từ bi’, nét mặt mang ý an hoà. Hai tay “kết ấn” ở chỗ bụng dưới, dần dần nhập tĩnh (như hình 5.1).

     
Hình 5.3 và hình 5.4

Thủ ấn thứ nhất: (Khi di chuyển tay, tâm động theo ý, thuận theo khí cơ mà Sư phụ đã cài cho mà làm, cần ‘hoãn mạn viên’) Hai tay từ trạng thái “kết ấn” đưa lên một cách từ tốn, khi tới chỗ trước mặt thì từ từ xoay bàn tay lên, cùng lúc khi tâm lòng bàn tay hướng lên, thì tay cũng tới chỗ cao nhất (như hình 5.2), tiếp đó hai tay tách ra, ở đỉnh đầu vẽ một đường cong, chuyển động sang hai bên, một mạch chuyển tới chỗ trước mặt, (như hình 5.3). Ngay tiếp đó, hai tay từ từ hạ xuống, cùi chỏ hướng hết mức vào trong, hai lòng bàn tay hướng lên, ngón tay chỉ ra phía trước, (như hình 5.4). Sau đó, vừa duỗi hai cổ tay ra, vừa giao nhau ở chỗ trước ngực. Nam tay trái vận hành bên ngoài, nữ tay phải ở bên ngoài (như hình 5.5), khi hai tay giao nhau tạo thành hình chữ “nhất”, thì tay ở phía ngoài, cổ tay xoay hướng phía ngoài, vừa xoay cho lòng bàn tay hướng lên, vừa vạch một nửa hình tròn, và trở thành lòng bàn tay hướng lên, ngón tay chỉ ra phía sau, tay là có lực độ nhất định; [còn] tay phía trong thì sau khi giao nhau, lòng bàn tay từ từ chuyển hướng phía dưới, duỗi [tay] thẳng hết ra, bàn tay và cánh tay chuyển động sao cho lòng bàn tay hướng ra ngoài, bàn tay và cánh tay nghiêng xuống dưới thành một góc khoảng 30° so với thân thể, (như hình 5.6).

     
Hình 5.5 và hình 5.6

Thủ ấn thứ hai: Tiếp theo tư thế trước (hình 5.6), tay trái (tay ở phía trên) đi ở phía trong, tay phải vừa xoay lòng bàn tay hướng vào trong vừa đưa lên, động tác chỉ là như thủ ấn thứ nhất với tay trái và phải đổi nhau, vị trí của tay là tương phản lại (như hình 5.7).

     
Hình 5.7 và hình 5.8

Thủ ấn thứ ba: Nam tay phải (nữ tay trái) vừa duỗi cổ tay, lòng bàn tay [xoay] hướng vào thân thể, sau khi đi qua chỗ giao nhau trước ngực, thì lòng bàn tay hướng xuống, một mạch đi chếch xuống tới chỗ cẳng chân, cần duỗi thẳng tay; nam tay trái (nữ tay phải) xoay cho lòng bàn tay hướng vào trong, vừa đi lên, sau khi đi qua chỗ giao nhau, thì vừa xoay cổ tay vừa chuyển về phía vai trái (nữ vai phải), khi tay tới vị trí, thì lòng bàn tay hướng lên, ngón tay chỉ về phía trước (như hình 5.8).

     
Hình 5.9 và hình 5.10

Thủ ấn thứ tư: Như thủ ấn thứ ba với hai tay đổi nhau, nam tay trái (nữ tay phải) di chuyển bên trong, nam tay phải (nữ tay trái) di chuyển bên ngoài, động tác chỉ là hai tay trái phải đổi nhau, vị trí tay là tương phản (như hình 5.9). Trong bốn thủ ấn đầu tiên này, động tác là liên tục, không dừng nghỉ.

Gia trì thần thông hình cầu: Làm tiếp theo “thủ ấn thứ tư”. Tay bên trên di chuyển ở trong, tay bên dưới di chuyển ở ngoài, nam tay phải từ từ xoay tay, lòng bàn tay hạ xuống hướng vào ngực. Nam tay trái (nữ tay phải) đưa lên, khi hai cẳng tay tới trước ngực thì thành hình chữ “nhất” (như hình 5.10). Hai bàn tay vừa tách ra đi sang hai bên, (như hình 5.11) vừa xoay lòng bàn tay úp xuống dưới, khi hai bàn tay ra ngoài đầu gối, thì tay có độ cao ngang eo, cẳng tay và cổ tay để ngang [song song mặt đất], hai cánh tay thả lỏng (như hình 5.12). Tư thế này là đem thần thông trong [thân] thể đưa ra bàn tay để gia trì, là thần thông với dạng hình cầu. Khi gia trì thần thông, thì lòng bàn tay sẽ có cảm giác nhiệt, nặng, điện tê, tựa như có vật, v.v., nhưng không được dùng ý truy cầu, [hãy] tuỳ kỳ tự nhiên. Thực hiện tư thế này càng lâu càng tốt, một mạch cho đến khi không thể kiên trì mới thôi.

     
Hình 5.11 và hình 5.12

Gia trì thần thông hình trụ: Tiếp theo tư thế trên. Tay phải (nữ tay trái) vừa xoay lòng bàn tay hướng lên, vừa chuyển động về phía bụng dưới, khi tay tới vị trí, thì lòng bàn tay ngửa lên tại vị trí bụng dưới; đồng thời với động tác của tay phải, thì tay trái (nữ tay phải) vừa đưa lên, vừa chuyển động về phía cằm dưới, lòng bàn tay úp xuống, bàn tay có độ cao ngang với cằm, cẳng tay và cổ tay để ngang [song song mặt đất]. Bấy giờ, tâm của hai lòng bàn tay là đối vào nhau, định [lại ở] tư thế [này] (như hình 5.13), đây là ‘gia trì thần thông hình trụ’, những loại như ‘chưởng thủ lôi’[29]. Làm cho tới khi cảm thấy mình không thể kiên trì được nữa thì thôi. Sau đó, tay bên trên vạch ra phía trước một nửa hình tròn, rơi vào chỗ bụng dưới; trong lúc đó, tay phía dưới đi lên, đồng thời xoay lòng bàn tay ngửa lên, đạt tới chỗ hàm dưới, (như hình 5.14). Tay cao bằng vai, hai lòng bàn tay đối vào nhau. Đây cũng là gia trì thần thông hình trụ, chỉ là đảo lại tư thế tay. Thực hiện thời gian cho đến khi mỏi không thể kiên trì nữa là được.

[29] chưởng thủ lôi: bàn tay sấm sét.

     
Hình 5.13 và hình 5.14

Tu luyện tĩnh công: Tiếp theo tư thế trên, sau đó, tay trên vạch một nửa hình tròn ra phía trước và rơi vào chỗ bụng dưới, hai tay trở thành trạng thái kết ấn (như hình 5.15), tiến nhập vào tu luyện tĩnh công. Nhập định, thời gian càng lâu càng tốt.

     
Hình 5.15 và hình 5.16

Thu thế: Hai tay “hợp thập” (như hình 5.16), xuất định, giải trừ trạng thái ngồi xếp bằng.

Một số yêu cầu cơ bản và điều cần chú ý của tu luyện Pháp Luân Công

1. Năm bài công pháp Pháp Luân Công, có thể luyện theo thứ tự [như trên], cũng có thể tuỳ ý chọn mà luyện. Nhưng thông thường yêu cầu luyện bài số 1 trước, ngoài ra luyện [liền] ba lần là thích hợp. Tất nhiên, không luyện bài số 1 thì cũng có thể luyện bài khác trước. Mỗi bài đều có thể luyện riêng lẻ.

2. Động tác cần phải chuẩn xác, tiết tấu rõ ràng, bàn tay và cánh tay cần mềm mại, khi lên xuống, trước sau, trái phải thì đều cần “hoãn mạn viên” thuận theo khí cơ mà làm. Không được nhanh quá, cũng không được chậm quá.

3. Trong luyện công phải lấy chủ ý thức khống chế bản thân mình. Pháp Luân Công là tu luyện chủ ý thức, không được cố ý truy cầu những lắc động, nếu có lắc động thì cần giữ vững [không cho dao động], khi cần thiết, có thể mở to mắt ra.

4. Toàn thân thả lỏng. Đặc biệt là chỗ đầu gối và háng cần buông lỏng, [nếu] đứng quá thẳng, mạch khí sẽ không thông thoáng.

5. Khi luyện công, động tác cần nhẹ nhàng tự nhiên, rộng rãi khoáng đãng, trong nhu có cương, liền mạch như ý, đã có lực độ nhất định, mà lại không ngay đơ cứng ngắc. Làm các động tác như thế, công hiệu sẽ hiển lộ rõ ràng.

6. Mỗi khi luyện công kết thúc, “chỉ thu thế, không thu công”, chỉ làm động tác “kết ấn” là được rồi, kết ấn xong là thu thế xong. Không được dùng ý niệm để thu công, vì Pháp Luân là không thể ngừng xoay chuyển.

7. Người bệnh lâu thân yếu, có thể căn cứ theo tình huống thực tế mà luyện ít hơn, hoặc chọn một bài nào đó mà tu luyện. Không thể luyện động tác thì có thể ngồi đả toạ. Luyện công thông thường là không nên gián đoạn.

8. Địa điểm, thời gian, và phương hướng luyện công là không có yêu cầu đặc biệt, nhưng yêu cầu nơi luyện công cần thanh khiết, hoàn cảnh cần an tĩnh.

9. Luyện công này là không mang ý niệm, sẽ không xuất thiên [sai]. Nhưng không được thêm lẫn vào công pháp khác, nếu khi luyện công mà thêm vào công pháp khác, thì Pháp Luân sẽ biến hình.

10. Khi luyện công mà không tĩnh xuống được, có thể niệm tên của Sư phụ, dần dần sẽ tự nhiên tĩnh xuống được.

11. Khi luyện công sẽ gặp một số ma nạn, ma nạn là một loại phương thức trả “nghiệp”. Mỗi người đều có “nghiệp”, khi thân thể xuất hiện không thoải mái, thì không được tưởng đó là bệnh. Vì tiêu “nghiệp”, quét sạch con đường cho tu luyện, thì ma nạn sẽ tới nhanh hơn, sớm hơn.

12. Khi ngồi đả toạ mà không chéo chân lên được, có thể trước hãy tạm ngồi ở mép ghế để luyện công, cũng có thể tu được hiệu quả đồng dạng. Nhưng, là người luyện công, ắt phải có thể ngồi xếp bằng, thời gian lâu dần sẽ rốt cuộc cũng chéo chân lên được.

13. Khi luyện tĩnh công, nếu nhìn thấy các hình ảnh hoặc một số cảnh tượng, thì không được đi chú ý tới chúng, mà cứ luyện công của mình. Nếu có hiện tượng kinh khiếp làm can nhiễu, hoặc khi phải chịu uy hiếp nào đó, thì cần lập tức nghĩ: ‘ta có Thầy của Pháp Luân Công bảo hộ, không sợ gì cả’; hoặc hô tên của Thầy, cứ tiếp tục luyện công.