Falundafa.org

Pháp Luân Công

Chương V • Trả lời nghi vấn

I. Pháp Luân và Pháp Luân Công

Đệ tử: Pháp Luân do gì cấu thành?

Thầy: Pháp Luân là một loại linh thể cấu thành từ vật chất cao năng lượng, tự mình chuyển hoá công, không tồn tại ở không gian này của chúng ta.

Đệ tử: Pháp Luân [trông] như thế nào?

Thầy: Màu sắc của Pháp Luân chỉ có thể nói đó là màu vàng kim, không gian này của chúng ta không có loại màu sắc đó. Nền của hình tròn là màu đỏ hết sức tươi sáng; nền của hình tròn ngoài là màu da cam; có hai Thái Cực màu đỏ-đen là Đạo gia; có hai Thái Cực đỏ-xanh lam là Tiên Thiên Đại Đạo; chúng là những điều khác nhau. Phù [hiệu] chữ vạn “” là màu vàng kim. Người có thiên mục tầng thứ thấp nhìn thấy là xoay xoay như quạt điện, nếu có thể thấy được rõ ràng thì sẽ trông thấy rất đẹp, sẽ khiến người luyện công tu luyện dũng mãnh tinh tấn hơn.

Đệ tử: Ban đầu Pháp Luân ở vị trí nào? Sau đó là ở vị trí nào?

Thầy: Pháp Luân mà tôi chân chính cấp cho chư vị là chỉ có một cái, ở chỗ bụng dưới, cũng chính là vị trí mà chúng ta gọi là luyện đan giữ đan, vị trí của Nó không thay đổi. Có người có thể nhìn thấy rất nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển, đó là Pháp thân của tôi sử dụng bên ngoài để điều chỉnh thân thể cho chư vị.

Đệ tử: Luyện công, có thể luyện xuất ra Pháp Luân không? Có thể luyện xuất ra bao nhiêu? Cái này có gì khác với cái mà Thầy cấp cho?

Thầy: Luyện công có thể luyện xuất ra Pháp Luân, khi công lực của chư vị không ngừng thâm sâu hơn, Pháp Luân sẽ càng ngày càng nhiều, Pháp Luân đều cùng một dạng, chỉ là Pháp Luân ở vị trí bụng dưới sẽ không di động các nơi, đó là gốc.

Đệ tử: Làm thế nào cảm nhận biết được sự tồn tại và xoay chuyển của Pháp Luân?

Thầy: Không cần đi thể nghiệm, có người rất mẫn cảm, họ sẽ cảm thấy Pháp Luân đang xoay. Ban đầu mới cài Pháp Luân, chư vị có thể sẽ cảm thấy trong [thân] thể có gì đó không thích ứng, đau bụng, có gì đó đang động, có cảm giác nóng, v.v. Qua một thời gian thích ứng rồi, thì không còn cảm giác nữa. Nhưng người có công năng là có thể nhìn thấy, chính là tựa như dạ dày của chư vị, chư vị sẽ không cảm thấy dạ dày đang động.

Đệ tử: Phương hướng xoay chuyển của Pháp Luân trên đồ [hình] Pháp Luân khác với [Pháp Luân trên] thẻ học viên (nói về [lớp học] kỳ 1 và kỳ 2 ở Bắc Kinh), Pháp Luân ở trên thẻ học viên dùng khi nghe bài giảng là xoay ngược chiều kim đồng hồ, tại sao như thế?

Thầy: Mục đích là cấp cho mọi người một chút những điều tốt đẹp, Nó phát phóng năng lượng ra ngoài là điều chỉnh thân thể cho mọi người, nên không phải là xoay theo chiều kim đồng hồ, chư vị có thể nhìn thấy Nó đang xoay chuyển.

Đệ tử: Thời điểm nào Thầy cài Pháp Luân cho mỗi từng học viên?

Thầy: Ở đây chúng tôi cùng mọi người nói một chút, một số học viên chúng ta từng luyện rất nhiều công pháp, khó chính là khó ở chỗ xử lý sạch hết những thứ loạn lung tung trên thân họ, cái tốt lưu lại, cái xấu bỏ đi, [vậy là] thêm một đoạn thủ tục. Sau đó, thì có thể cài Pháp Luân. Căn cứ họ luyện công tầng thứ cao thấp, mà Pháp Luân được cài là lớn nhỏ khác nhau. Có người chưa từng luyện công, thông qua điều chỉnh, căn cơ cũng rất khá, ở lớp học này của tôi thì cũng trừ bỏ bệnh rồi, đi xuất khỏi tầng thứ luyện khí, và tiến nhập trạng thái ‘nãi bạch thể’, cũng có thể cài Pháp Luân. Khá nhiều người thân thể khá kém, [từ đó đến nay] vẫn luôn điều chỉnh, [ai] chưa điều chỉnh xong thì làm sao cài Pháp Luân? Đó chỉ là một phần nhỏ số người là vẫn chưa cài được, đừng sốt ruột, tôi đã cài khí cơ mà sẽ hình thành Pháp Luân rồi.

Đệ tử: Pháp Luân là được mang theo như thế nào?

Thầy: Đó không phải là ‘mang theo’. Tôi đưa Pháp Luân ra cài vào chỗ bụng dưới của chư vị, nhưng không phải tại không gian vật chất này của chúng ta, mà tại không gian khác, nếu mà ở không gian này, thì trong bụng dưới chư vị có ruột, có ruột ở đó thì xoay chuyển là xoay chuyển được sao? Nó là ở không gian vật chất khác, không có xung đột gì với chư vị ở bên này.

Đệ tử: Lớp học truyền thụ kế tiếp thì có tiếp tục cấp Pháp Luân không?

Thầy: Chư vị là đắc một cái [thôi]. Có người cảm thấy có rất nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển, đó là dùng bên ngoài, dùng để điều chỉnh thân thể chư vị. Công này của chúng ta có đặc điểm lớn nhất là khi phát phóng năng lượng là xuất ra một xâu chuỗi Pháp Luân, cho nên khi chư vị không luyện công thì có rất nhiều Pháp Luân đang chuyển tới chuyển lui trên thân thể chư vị, điều chỉnh thân thể chư vị. Còn Pháp Luân mà chân chính cấp cho chư vị là cái ở vị trí bụng dưới.

Đệ tử: Không luyện công nữa thì phải chăng ngụ ý là Pháp Luân sẽ tiêu mất? Pháp Luân tồn tại bao lâu?

Thầy: Chừng nào chư vị đối đãi bản thân như người tu luyện, chiểu theo yêu cầu tâm tính do tôi giảng mà làm, thì khi chư vị không luyện công, Nó không những không tiêu mất, mà trái lại còn mạnh hơn, công lực của chư vị vẫn sẽ tăng trưởng. Nhưng [nếu] trái lại, chư vị luyện công cần cù hơn bất kỳ ai, nhưng không chiểu theo tâm tính do tôi yêu cầu mà làm, thì e rằng luyện cũng như không, tuy rằng luyện công, cũng không tác dụng. Dù chư vị luyện loại công pháp nào, nếu không chiểu theo yêu cầu mà làm, thì có thể là luyện tà pháp. Nếu chư vị trong đầu não toàn nghĩ chuyện bất hảo, ‘Ai đó sao mà tệ quá? Đợi ta có công năng sẽ không thể không trị ngươi một chuyến’. Thì dù là học Pháp Luân Công, [nếu] trong luyện công cứ thêm lẫn những thứ đó vào, không chiểu theo yêu cầu tâm tính do tôi nói, thì chẳng cũng đang luyện tà pháp sao?

Đệ tử: Thầy thường nói “Pháp Luân là dù tiêu trăm triệu đồng cũng không có nổi” là ngụ ý gì?[1]

[1] nguyên: đồng nhân dân tệ Trung Quốc.

Thầy: Là nói rằng, Nó quá trân quý. Tôi cấp cho chư vị ấy không chỉ là Pháp Luân, còn có những điều đảm bảo cho chư vị tu luyện và đó đều là quý giá, dù lấy bao nhiêu vàng cũng không đổi được.

Đệ tử: Tới muộn thì có thể đắc Pháp Luân không?

Thầy: Chỉ cần chư vị tới vào trước ba ngày cuối [của khoá học], đều có thể được điều chỉnh, đồng thời cài Pháp Luân và những thứ khác. Trong ba ngày cuối mới đến [học] thì khó nói lắm, nhưng cũng sẽ được điều chỉnh, còn cài những thứ kia thì rất khó, có lẽ điều kiện của chư vị rất khá thì cũng cài được rồi.

Đệ tử: Dùng Pháp Luân để chỉnh lại cho ‘chính’ trạng thái không đúng đắn của [thân] thể người thì đó có phải là một loại phương pháp?

Thầy: Không phải toàn chỉ dùng Pháp Luân để chỉnh lại, Thầy sẽ dùng rất nhiều phương pháp để chỉnh.

Đệ tử: Sáng lập Pháp Luân Công có bối cảnh tiền sử như thế nào?

Thầy: Tôi nghĩ rằng vấn đề này lớn quá, cao quá, vượt khỏi phạm vi mà tầng thứ này của chúng ta nên biết, không thể giảng ở đây. Nhưng có một điểm, mọi người cần biết, đây không phải là khí công Phật giáo, đây là khí công Phật gia, Nó không phải là Phật giáo. Nhưng chúng ta và Phật giáo là có một mục tiêu chung, chỉ là pháp môn tu khác nhau, con đường đi khác nhau thôi, còn mục tiêu là nhất trí.

Đệ tử: Pháp Luân Công có lịch sử bao lâu?

Thầy: Công pháp mà tôi luyện không hoàn toàn giống với bộ những thứ được truyền ra này. Pháp Luân mà tôi luyện là uy lực lớn hơn nếu so với [Pháp Luân] truyền ra, tăng trưởng công cũng nhanh hơn so với bộ công hiện tại này. Tuy là như vậy, bộ công pháp này do tôi truyền ra hiện nay cũng đã tăng công rất nhanh rồi, do đó yêu cầu tâm tính đối với người tu luyện là cao hơn nghiêm túc hơn [so với công pháp thông thường]. Những điều tôi truyền ra là đã qua chỉnh lý rồi đưa ra, yêu cầu không cao như thế kia, nhưng vẫn cao hơn công thông thường, Nó không đồng dạng với những điều nguyên lai, cho nên nói tôi là người sáng lập. Còn nếu như hỏi Pháp Luân Công có lịch sử bao lâu, không tính lúc chưa truyền ra, thì tôi là tháng Năm năm ngoái (1992) bắt đầu truyền công ở vùng Đông Bắc [Trung Quốc], chư vị có thể nói Nó là bắt đầu từ tháng Năm năm ngoái.

Đệ tử: [Khi] chúng con nghe giảng, thì Thầy cấp cho chúng con những gì?

Thầy: Đã cấp Pháp Luân cho mọi người rồi. Có Pháp Luân để tu luyện, còn có Pháp Luân để điều chỉnh thân thể, đồng thời còn có Pháp thân của tôi quản chư vị, mỗi người đều có, chỉ cần chư vị là luyện Pháp Luân Công. Chư vị không luyện công thì Pháp thân tự nhiên sẽ không quản chư vị, bảo họ tới họ cũng không tới. Chư vị đang nghĩ gì, Pháp thân của tôi đều biết rất rõ ràng, hết sức minh bạch.

Đệ tử: Pháp Luân Công có thể khiến bản thân con tu thành chính quả hay không?

Thầy: Đại Pháp vô biên. Chính là tu tới tầng thứ Như Lai, cũng không phải đỉnh cao nhất. Chúng ta là chính Pháp, chư vị cứ tu đi! Điều đắc được đều là chính quả.

II. Công lý và công pháp

Đệ tử: Có người làm xong “đại chu thiên” rồi về [nhà], nằm mộng thấy bay lơ lửng ở trên trời, nhìn thấy rất rõ, đó là chuyện gì?

Thầy: Tôi bảo mọi người này, chư vị khi đả toạ hoặc khi mộng mà xuất hiện loại tình huống như thế, [thì đó] không phải là mộng, mà là nguyên thần ly thể, điều này khác biệt hẳn với mộng. Mộng là sẽ không nhìn thấy rõ ràng như vậy, cụ thể như vậy. Nguyên thần ly thể, chư vị nhìn thấy những gì, thậm chí phiêu đãng bay thế nào, chư vị sẽ thấy rất thật, nhớ cũng rất rõ ràng.

Đệ tử: Pháp Luân biến hình thì sẽ có hậu quả không lành mạnh gì?

Thầy: Là nói lên rằng họ thiên [sai] rồi, Pháp Luân mất hiệu quả, hơn nữa còn mang tới rất nhiều chuyện phiền toái cho tu luyện của chư vị, kiểu như là đường lớn đại đạo này thì chư vị không đi, mà đi đường nhánh rồi mê đường lạc lối, tìm không ra đường nữa, sẽ gặp phiền toái. Những việc này sẽ phản ánh tới trạng thái cuộc sống [ở] người thường.

Đệ tử: Một người [riêng lẻ] luyện công, hoàn cảnh ở nhà xử lý thế nào? Trong nhà có thể có Pháp Luân không?

Thầy: Ngồi tại đây, đã có khá nhiều người nhìn thấy trong nhà có tồn tại Pháp Luân, người nhà cũng bắt đầu thụ ích. Chúng ta từng giảng, cùng lúc cùng chỗ là có tồn tại rất nhiều không gian, nhà của chư vị cũng không ngoại lệ, [cũng] cần xử lý. Phương pháp xử lý, thông thường là xử rớt đi những thứ bất hảo, sau đó gắn một cái lồng [bảo vệ], những thứ bất hảo nào sẽ không tiến vào được nữa.

Đệ tử: Trong luyện công khí xông vào chỗ bệnh, cảm giác sưng đau thì đó là vì sao?

Thầy: Bệnh là một loại cục năng lượng khí đen. Tại thời kỳ đầu lớp truyền thụ thì đánh tan chúng, và sau đó sẽ cảm thấy chỗ bệnh sưng lên, nhưng chúng đã mất gốc rồi, và đang phát tán ra ngoài, sẽ rất nhanh bài xuất ra, bệnh sẽ không tồn tại nữa.

Đệ tử: Chỗ mà vẫn có bệnh thì đi học mấy ngày đã tiêu rớt rồi, nhưng qua mấy ngày lại đột nhiên xuất hiện, đó là vì sao?

Thầy: Là vì công này tăng trưởng tầng thứ nhanh chóng phi thường, một tầng thứ chỉ trong thời gian ngắn là qua rồi, chư vị không cảm giác thấy, trên thực tế bệnh đã khỏi rồi. Bệnh trạng về sau là điều mà tôi gọi là “kiếp nạn” đã tới, chư vị quan sát cảm nhận thật chi tiết xem, là không giống với bệnh trạng vốn có của chư vị. Chư vị có đi tìm khí công sư khác để điều trị, thì họ cũng không động tới nổi, [đây] là phản ánh của nghiệp lực khi công tăng trưởng lên.

Đệ tử: Luyện công rồi thì còn cần uống thuốc không?

Thầy: Hãy tự ngộ ra vấn đề này, luyện công mà uống thuốc là không tin rằng luyện công có thể trị bệnh, tin thì chư vị còn uống thuốc gì nữa. Nhưng chư vị không chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính mà yêu cầu chính mình, xuất vấn đề thì chư vị sẽ nói Lý Hồng Chí không cho uống thuốc, nhưng Lý Hồng Chí còn bảo chư vị nghiêm khắc yêu cầu tâm tính của mình, chư vị làm được điều đó chăng? Người chân chính tu luyện Đại Pháp, trên thân mang theo đều không là thứ của người thường, bệnh mà người thường mắc là không cho phép ở trên thân chư vị. Nếu thu xếp tâm của chư vị cho ‘chính’, tin rằng luyện công là có thể luyện tốt, dừng hẳn uống thuốc, mặc kệ nó, không đi [chữa] trị, thì có người [chữa] trị cho chư vị rồi. Mọi người ở đây đều thấy tốt [khoẻ] hơn lên từng ngày, [thân thể] thoải mái hơn từng ngày, đó là vì sao? Khá là nhiều người mà trên thân họ có Pháp thân của tôi không ngừng vào ra, rất bận rộn, chính là làm việc này giúp chư vị. Nếu bản thân không ổn định trong tâm, vừa luyện công, vừa mang thái độ không tin tưởng hoặc muốn thử xem, thì chư vị sẽ không đắc được gì cả. Chư vị tin Phật hay không, là do ngộ tính và căn cơ của chư vị quyết định. Nếu Phật xuất hiện ra, ngay ở nơi đây dùng mắt thịt cũng có thể thấy rõ ràng, thế thì người ta đều tới học Phật cả, sẽ không tồn tại vấn đề thay đổi tư tưởng. Chư vị là cần tin trước, sau mới có thể thấy được.

Đệ tử: Có một số người muốn thỉnh mời Thầy và đệ tử của Thầy đi chữa bệnh, có thể hay không?

Thầy: Mục đích tôi ra công chúng[2] không phải để trị bệnh. Có người thì nên là có bệnh. Lời tôi giảng thì có một số người không minh bạch, tôi không giải thích thêm nữa. Công pháp Phật gia là phổ độ chúng sinh, khám chữa bệnh cho người là có thể. Chúng tôi khám chữa bệnh cho người khác, là có tổ chức, là mang theo tính tuyên truyền. Bởi vì tôi vừa mới ra công chúng, ít người biết đến, người khác không biết tôi, khi truyền công có thể là không ai tới nghe, thông qua tư vấn [chữa bệnh] để mọi người thấy, hiệu quả thực tế rất tốt, làm tuyên truyền đó, chứ không phải là chuyên môn đi trị bệnh. Dùng công cao [tầng] làm trị bệnh chuyên nghiệp là không được phép, dùng siêu thế gian Pháp để thay cho thế gian Pháp là không được đâu, [nếu thế sẽ] không còn là trạng thái này nữa, có lúc hiệu quả trị liệu sẽ không tốt. Vì để có trách nhiệm với học viên luyện công, thì ắt phải điều chỉnh thân thể chư vị cho tới không có bệnh, thì mới có thể tu lên tầng thứ cao. Nếu chư vị toàn nghĩ về bệnh của chư vị, hoàn toàn không nghĩ tới luyện công, tuy chẳng nói ra, nhưng tư duy của chư vị thì Pháp thân của tôi liễu giải được rõ ràng rành mạch cả, [thế thì] cuối cùng chư vị không đắc được gì cả. Chúng tôi ở trên lớp đã điều chỉnh thân thể cho mọi người rồi, tất nhiên chư vị trước hết phải là người luyện công. Nếu tôi trị bệnh chư vị nửa chừng rồi đòi tiền, cái đó là chúng tôi không làm đâu. Nếu bệnh của chư vị chưa khỏi, thì đó vẫn là vấn đề ngộ tính. Đương nhiên cũng không ngoại lệ rằng có những người cá biệt mà bệnh rất nặng, có thể là phản ánh trên thân của chư vị không minh hiển [ra hiệu quả ấy], nhưng thực tế là rất lớn rất lớn. Một lần có thể điều chỉnh chưa xong, nhưng chúng tôi đã tận lực rồi, không phải là không có trách nhiệm với chư vị, [mà là] thực tế là bệnh lớn quá, chư vị trở về [nhà] luyện công thì vẫn sẽ một mực trị cho chư vị, đến tận khi chư vị khỏi bệnh mới thôi, loại tình huống này là thiểu số.

[2] xuất sơn ở đây được hiểu là ra công chúng.

Đệ tử: Khi luyện công thì làm thế nào mới có thể nhập tĩnh? Khi luyện công nghĩ tới vấn đề khó trong công việc thì có tính là chấp trước không?

Thầy: Hãy coi những việc lợi ích thật nhẹ nhàng đạm bạc, lúc bình thường hãy bảo trì tâm thanh tĩnh. Nếu chư vị có chuẩn bị, [biết được] kiếp nạn lúc nào tới, là sẽ như thế nào, thế thì không xứng là ‘kiếp nạn’ nữa. Thông thường đều là đến đột nhiên, chư vị vững tâm thì khẳng định có thể vượt qua, như thế mới có thể nhìn ra tâm tính chư vị cao ngần nào. Tâm chấp trước của chư vị trừ bỏ rồi, tâm tính đề cao rồi, đều buông bỏ hết những tranh đấu oán hận v.v. với người ta, tư tưởng không loạn nữa, bấy giờ hãy nói tới định lực. Nếu vẫn không tĩnh lại được, thì bản thân chư vị hãy làm như người thứ hai, nhìn nhận rằng tư tưởng kia không phải là chư vị, kệ nó nghĩ hỗn loạn ra sao, chư vị nhảy ra ngoài, kệ nó nghĩ tưởng là được. Còn có người nói về ‘niệm Phật hiệu’, hoặc đếm số, đó đều là những loại thủ pháp luyện công. Chúng ta luyện công không yêu cầu ý thủ[3], nhưng chư vị cần phải biết rằng tự mình đang luyện. Những việc khó giải trong công tác, không thuộc về lợi ích cá nhân, [thì] không phải tâm chấp trước, mà là việc tốt. Tôi quen một hoà thượng, ông rất hiểu những thứ tu luyện về phương diện này. Ông là trụ trì ở chùa, bề bộn các việc, nhưng hễ ông ngồi xuống đả toạ thì là cắt đứt khỏi chúng, bảo đảm là không nghĩ, đó cũng là công. Thực chất thì khi thật sự luyện công, trong đầu não không nghĩ gì cả, không có một chút tư tâm tạp niệm nào hết. Việc công tác không bị những thứ cá nhân lẫn vào, [thì] chư vị vẫn là có thể làm tốt.

[3] Hiểu là đặt ý (thủ ý) vào chỗ nào đó, điểm nào đó, vấn đề nào đó.

Đệ tử: Khi luyện công mà trong tư tưởng có những thứ bất hảo thì làm sao?

Thầy: Trong luyện công có lúc sẽ xuất hiện rất nhiều những thứ bất hảo, mọi người mới luyện công, không thể lập tức đạt tới cảnh giới rất cao, hiện tại cũng là không yêu cầu rất cao đối với chư vị, [nếu] bảo chư vị trong tư tưởng đừng nghĩ tới dù chỉ một chút thứ xấu, cái đó không hiện thực. Mà dần dần, thời bắt đầu thì cũng khả dĩ, nhưng chư vị không được buông thả bản thân mình, đợi qua thời gian lâu dần, tư tưởng chư vị thăng hoa lên, yêu cầu đối với bản thân là có yêu cầu cao, bởi vì chư vị đã tu luyện Đại Pháp rồi, từ lớp học này trở đi đã không còn là người thường nữa, những thứ trên thân đã quá đặc biệt rồi, cho nên yêu cầu tâm tính cho chư vị là phải nghiêm khắc.

Đệ tử: Khi luyện công cảm giác đầu và bụng dưới xoay chuyển, cảm thấy chỗ ngực khó chịu?

Thầy: Đó là Pháp Luân xoay chuyển thời đầu, về sau này không nhất định là có triệu chứng như thế nữa.

Đệ tử: Khi luyện công chiêu dẫn tới những động vật nhỏ thì làm thế nào?

Thầy: Luyện công gì cũng đều có thể chiêu dẫn động vật nhỏ tới, hãy kệ chúng là được rồi. Vì trong trường năng lượng tốt, đặc biệt là công của Phật gia, trong công tồn tại nhân tố phổ độ chúng sinh. Pháp Luân của chúng ta khi xoay thuận chiều kim đồng hồ là độ mình; khi xoay ngược chiều kim đồng hồ là phổ độ chúng sinh. Sau đó sẽ quay trở lại, do đó xung quanh chúng ta thì vạn vật đều thụ ích.

Đệ tử: Quán Thông Lưỡng Cực pháp là đưa tay một lần lên một lần xuống là tính một lần? Khi Phật Triển Thiên Thủ pháp, thì trước khi duỗi tay ra có cần nghĩ tưởng rằng mình rất cao lớn không?

Thầy: Hai tay mỗi cái làm một lần [lên xuống] là tính một lần. Khi làm Phật Triển Thiên Thủ pháp, chư vị không nghĩ về mình, cũng vẫn sẽ cảm thấy cao lớn. Chư vị chỉ cần có loại ý niệm cảm thấy ‘ta thiên địa độc tôn, tới đứng ở đó’ là được rồi, không được cứ ý niệm truy cầu, đó là những thứ chấp trước.

Đệ tử: Ngồi đả toạ luyện công, không xếp chân được thì làm thế nào?

Thầy: Xếp bằng không được thì có thể ngồi ở mép ghế mà luyện, cũng nhận hiệu quả đồng dạng. Nhưng chư vị là người luyện công, ắt phải luyện đôi chân của chư vị, ắt phải xếp lên được. Ngồi tại mép ghế và dần dần luyện chân của chư vị, cuối cùng cũng xếp bằng được.

Đệ tử: Nếu người nhà làm điều không tốt, không phù hợp “Chân-Thiện-Nhẫn”, thì làm thế nào?

Thầy: Người nhà chư vị không phải là luyện Pháp Luân Công, thì vấn đề này không có quan hệ gì, chủ yếu tu luyện bản thân mình. Chính bản thân chư vị tu, đừng nghĩ quá phức tạp, còn cần dễ tính hơn [với người khác], đặt nhiều công phu hơn vào tự thân.

Đệ tử: Cuộc sống thường ngày có lúc làm điều lầm lỗi và rất hối hận, mà còn có lặp lại, phải chăng là vì tâm tính thấp quá?

Thầy: Chư vị có thể viết ra [như thế này], chứng minh rằng tâm tính chư vị đã đề cao rồi, có thể nhận thức tới điểm này. Người thường làm điều lầm lỗi là không nhận thức ra, vậy nói lên rằng chư vị đã vượt khỏi người thường rồi. Lần thứ nhất phạm lỗi, tâm tính giữ không vững, đây là có một quá trình, lần sau lại gặp vấn đề, lại đề cao.

Đệ tử: Người đã bốn mươi năm mươi tuổi thì có thể đạt “tam hoa tụ đỉnh” hay không?

Thầy: Vì chúng ta là công pháp tính mệnh song tu, nên không quan trọng vào tuổi tác lớn nhỏ, chừng nào chư vị chuyên tâm mà luyện, có thể chiểu theo tâm tính mà tôi nói để yêu cầu tự mình, thì sẽ xuất hiện hiện tượng rằng không ngừng luyện công thì không ngừng kéo dài sinh mệnh, thời gian luyện công của chư vị vậy chẳng đủ sao? Nhưng có một điểm, đặc biệt là công pháp tính mệnh song tu, khi tới lúc sinh mệnh chư vị kéo dài rồi, nếu tâm tính chư vị xuất hiện vấn đề, thì lập tức sẽ xuất hiện nguy hiểm đến sinh mệnh, là vì luyện công nên mới kéo dài sinh mệnh chư vị ra, do đó tâm tính hễ lệch lạc, thì lập tức sẽ xuất hiện nguy hiểm đến sinh mệnh.

Đệ tử: Làm sao nắm vững vấn đề lực độ “trong nhu có cương”?

Thầy: Việc này chư vị thử tự mày mò xem, chẳng hạn như, khi chúng ta làm đại thủ ấn, nhìn [bàn tay] thủ là ‘nhu’, nhưng làm ra nó thì thực tế phải dùng lực, nơi cẳng tay và cổ tay cũng như giữa các ngón tay là lực độ rất lớn. Nhưng mà nhìn thì thấy là rất ‘nhu’, nhưng thực tế thì lực độ hết sức lớn. Đó chính là “trong nhu có cương”. Khi tôi đả thủ ấn cho mọi người [xem], thì những thứ ấy đã cấp cho mọi người rồi, từ từ qua luyện công mà chư vị thể nghiệm quan sát xem.

Đệ tử: Chuyện nam nữ phải chăng không cần thiết, thanh niên cần ly hôn không?[4]

[4] khả hữu khả vô (có cũng được mà không có cũng được) được dịch ở đây là không cần thiết.

Thầy: Về vấn đề ‘sắc’ ở trên đã giảng rồi, tại tầng thứ hiện có của chư vị, [thì] không bảo chư vị làm hoà thượng hay ni cô, [trừ phi] là tự bản thân chư vị muốn làm hoà thượng hoặc ni cô. Then chốt là bảo chư vị vứt bỏ cái tâm ấy! Đem những tâm nào chư vị chưa vứt bỏ được thì bỏ hết đi. Làm người thường thì cái đó là một loại dục vọng, ở chúng ta thì cần buông bỏ, cần xem nhẹ. Có người chính là truy cầu cái đó, chui đầy vào đầu, [ngay cả] là người thường thế cũng là quá mức rồi. Làm người luyện công thì càng không nên thế. Vì chư vị luyện công, người nhà không luyện công, [cho nên] sống cuộc sống sinh hoạt bình thường ở giai đoạn này là được phép, sau khi tới tầng thứ cao, tự chư vị sẽ biết nên làm như thế nào.

Đệ tử: Ngủ khi ngồi đả toạ có được không? Xử lý thế nào? Có những lúc xuất hiện hôn mê tới 3 phút, không biết chuyện gì nữa?

Thầy: Ngủ là không được đâu, luyện công sao có thể ngủ? Ngủ khi đả toạ là một loại ‘ma’. Hiện tượng ‘hôn mê’ mà chư vị nói sẽ không xuất hiện, chư vị phải chăng viết không rõ? Không ý thức trong ba phút cũng không tính là gì cả, người có định lực rất cao thường hay xuất hiện trạng thái ‘vô ý thức’, [còn nếu] như thế thời gian lâu thì là không được.

Đệ tử: Phải chăng người có quyết tâm tu thành chính quả đều có thể thành chính quả? Căn cơ kém một chút thì sao?

Thầy: Chính là xem chư vị có quyết tâm đó hay không, then chốt là quyết tâm đó lớn ngần nào. Với người căn cơ hơi kém, thì vẫn là xét quyết tâm và ngộ tính của chư vị.

Đệ tử: Sốt cao cảm mạo thì có thể luyện công không?

Thầy: Tôi nói rằng chư vị từ lớp học này về sau đều là không có bệnh, chư vị có lẽ không tin, đồ đệ của tôi có lúc giống như cảm mạo, sốt cao thì đó là sao, đó là phản ánh của vượt quan, vượt nạn, cần đề cao tầng thứ. Bản thân họ đều minh bạch cả, mặc kệ nó thì tự mình có thể vượt qua.

Đệ tử: Phụ nữ mang thai thì có thể luyện Pháp Luân Công hay không?

Thầy: Không sao cả, vì Pháp Luân là cài ở một không gian khác, công pháp chúng ta không có vận động mạnh, không có ảnh hưởng gì với phụ nữ mang thai, mà là có chỗ tốt với thân thể của họ.

Đệ tử: Thầy ly khai chúng con, thì có khoảng cách không gian không?

Thầy: Khá nhiều người đều có suy nghĩ thế này: ‘Thầy không ở Bắc Kinh nữa, thì chúng con sao bây giờ?’ Chư vị luyện công pháp khác cũng như thế, thầy không thể hàng ngày trông nom chư vị. Pháp, tôi đã dạy cho mọi người rồi; Lý, đã dạy mọi người rồi; bộ công pháp này cũng dạy mọi người rồi; một bộ đầy đủ hoàn chỉnh là đã cấp cho chư vị rồi, chính là xem bản thân chư vị tu thế nào. Chư vị không thể nói rằng có tôi ở bên thì có bảo đảm, còn không có tôi ở bên thì không bảo đảm. Chúng ta lấy ví dụ thế này, như đồ đệ Phật giáo chẳng hạn, Thích Ca Mâu Ni đã không còn tại thế hơn hai nghìn năm rồi, họ chẳng phải vẫn không ngừng kế thừa tiếp nối, chẳng phải vẫn một lòng không đổi mà luyện tiếp đó sao? Cho nên luyện hay không là vấn đề của tự mình.

Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công sẽ ‘tịch cốc’ chăng?

Thầy: Sẽ không, vì loại phương pháp ‘tịch cốc’ ấy là trước khi Phật [giáo] và Đạo [giáo][5] tồn tại thì đã có tu luyện Đại Đạo rồi, trước khi hình thành tôn giáo là đã có rồi, thông thường loại phương pháp này đều thuộc về tu luyện đơn độc. Vì lúc bấy giờ không có chế độ nhà chùa, chỉ có thể ở lưng chừng núi, không có người cung cấp đồ ăn, khi tu luyện thì cần ‘bế quan’, cần nửa năm cả năm là bất động, cho nên đã chọn dùng loại phương pháp này. Chúng ta hôm nay tu luyện, không cần như thế, vì đó là một loại phương pháp được chọn dùng trong hoàn cảnh đặc định, chứ không phải công năng nào cả. Có người dạy cái này, tôi nói rằng con người toàn thế giới mà không ăn cơm nữa, thế là phá hoại trạng thái xã hội người thường, thế sẽ thành vấn đề, ai ai cũng không ăn cơm nữa, đó là xã hội con người sao? Đó là không được, sẽ không như thế.

[5] Diễn giải theo bản dịch tiếng Anh, Phật Đạo ở bản gốc tiếng Trung được diễn giải là Phật giáo và Đạo giáo trong ngữ cảnh này.

Đệ tử: Năm bài công pháp này là có thể luyện tới tầng thứ nào?

Thầy: Năm bài công pháp này đã có thể đủ cho chư vị luyện tới tầng thứ cực cao cực cao rồi. Tất nhiên chư vị cần luyện tới tầng thứ nào, khi đến lúc thì chư vị sẽ tự biết. Vì ‘công vô chỉ cảnh’[6], chư vị thật sự tới bước đó, thì là có duyên phận đó, còn có thể đắc Đại Pháp ở tầng thứ cao hơn nữa.

[6] công vô chỉ cảnh: tạm hiểu là công là không có cảnh giới cao nhất; chỉ → dừng lại, đứng lại (như trong từ đình chỉ, tĩnh chỉ, cấm chỉ).

Đệ tử: Pháp luyện người, Pháp Luân thường chuyển thì phải chăng có thể không luyện công nữa?

Thầy: Luyện công là không giống cách tu ở nhà chùa. Kỳ thực ở nhà chùa trong tâm mà muốn tu, thì thực tế cũng phải ngồi đả toạ, cần phải luyện công phu ấy, không thể nói là chỉ cứ tăng công mà không luyện gì cả, và chỉ nói thôi là trên đầu có công; tôi nói rằng đấy không phải người luyện công phải không? Một bộ công phu nào thì cũng đều có truyền thừa một bộ các thứ, là yêu cầu luyện ra một bộ những thứ đó.

Đệ tử: Người luyện công [pháp] khác nói: công mà không có ý niệm thì không phải là công pháp, vậy có đúng không?

Thầy: Nói thế này nói thế kia nhiều lắm, nhưng không ai như tôi đưa Đại Pháp như thế này nói cho chư vị cả. Phật gia giảng rằng ‘pháp hữu vi’ là sẽ không cao lắm, ‘pháp hữu vi’ không phải nói về động tác, họ ngồi đả toạ, kết ấn cũng là động tác, do đó không phải là ở chỗ động tác lớn hay nhỏ. ‘Hữu vi’ ‘vô vi’ ấy là ở chỗ ý niệm, ở chỗ truy cầu; có ý niệm, có truy cầu, thì là chấp trước, là hữu vi; là nói về những điều ấy.

Đệ tử: ‘Tâm tính’ không tương đương với ‘đức’, Ngài nói đức nhiều hay ít sẽ quyết định tầng thứ, lại nói tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, hai điều ấy phải chăng mâu thuẫn?

Thầy: Có lẽ chư vị nghe không rõ ràng. ‘Tâm tính’ bao quát rất là rộng, mà ‘đức’ là một phần trong đó; còn gồm cả “nhẫn”, năng lực chịu khổ, ngộ tính, đối đãi mâu thuẫn [như thế nào], v.v., hết thảy đều thuộc vấn đề tâm tính, trong đó còn có vấn đề diễn hoá của công, diễn hoá của đức, đây là điều có nghĩa rộng. Đức nhiều ít bao nhiêu không phải là nói lên công của chư vị cao bao nhiêu, mà là nói lên chư vị tương lai tăng trưởng công đến bao nhiêu. Đức còn cần thông qua ma luyện đề cao tâm tính sau đó, nó mới chuyển hoá thành ‘công’ .

Đệ tử: Một nhà mấy người mà luyện không cùng một loại công [pháp], sẽ ảnh hưởng lẫn nhau hay không?

Thầy: Sẽ không [ảnh hưởng học viên chúng ta]. Tuy nhiên, có ảnh hưởng giữa họ với nhau không thì tôi không biết. Về Pháp Luân Công chúng ta thì không ai can nhiễu nổi, hơn nữa chư vị là có chỗ tốt đối với họ, vì chư vị là tu luyện chính Pháp, sẽ không xuất thiên [sai].

Đệ tử: Hiện nay ở xã hội lưu hành rất nhiều lối nghĩ [khác nhau], chẳng hạn như thư chuỗi, đối đãi như thế nào?

Thầy: Tôi bảo chư vị này, những thứ đó thuần tuý là lừa người, chư vị không cần trả lời thư cho họ, quả là vô nghĩa, chư vị có thể mặc kệ. Chư vị xem họ cái đó là chính hay bất chính, nhìn một cái là có thể thấy ngay, Pháp này của chúng ta yêu cầu nghiêm khắc tu tâm tính. Có một số khí công sư mà tôi gọi họ là thương [nhân] khí công, coi khí công như một loại mặt hàng thương mại, biến thành vốn liếng để kiếm tiền, người như thế mà dạy công thì cũng chẳng dạy được gì đâu, dù có chút gì đó thì cũng không cao, còn có những thứ là tà nữa.

Đệ tử: Học viên Pháp Luân Công đã quy y ở nhà chùa rồi thì làm sao? Có cần thoái xuất khỏi không?

Thầy: Nó không quan hệ gì với chúng ta, tuy chư vị đã quy y, [nhưng] ấy là những thứ ở hình thức thôi.

Đệ tử: Có mấy người chúng ta từ sau lớp học thì cảm thấy đầu trướng, đầu váng?

Thầy: Có thể là học viên mới tham gia, thân thể vẫn chưa điều chỉnh xong, tôi đưa ra năng lượng rất lớn, khí bệnh phát ra thì thấy đầu trướng lên, đầu trướng lên là trừ bỏ bệnh ở đầu cho chư vị, đây là việc tốt, nhưng trừ bỏ mạnh mẽ quá thì phản ứng sẽ lớn. Chúng tôi mở khoá học bảy ngày thì có người không chịu nổi, thời gian ngắn nữa thì có thể xuất hiện vấn đề, năng lượng xuất ra là lớn, phản ứng rất ghê, đầu trướng lên không chịu nổi, xem ra lớp mười ngày là khá ổn, những người vào sau thì phản ứng sẽ lớn hơn.

Đệ tử: Luyện công có thể hút thuốc, uống rượu không? Vì đặc điểm công tác cần uống rượu thì làm thế nào?

Thầy: Về vấn đề này thì tôi nhìn nhận như thế này, chúng ta luyện công của Phật gia là phải ‘giới tửu’[7], một thời gian dài không uống thì chư vị có thể vẫn nghĩ tới, [vậy] hãy giới cấm dần dần. Nhưng không được quá lâu, quá lâu [mà không bỏ rượu] thì sẽ gặp trừng phạt! Về hút thuốc, tôi nhìn nhận ấy là vấn đề ý chí, chỉ cần chư vị muốn giới là có thể giới được ngay. Người thường thường nghĩ: “hôm nay ta bỏ thuốc lá”. Qua mấy hôm thì không kiên trì được nữa. Qua hai ngày lại muốn trở lại, rồi lại giới, cứ như thế thì họ mãi không giới được. Người thường sinh sống ở thế gian, người ta ở thế gian giao thiệp với nhau thì khó tránh khỏi những giao tiếp khách khứa. Tuy nhiên, chư vị nghĩ xem chư vị không còn là người thường nữa, đã bắt đầu tu luyện rồi. Có ý chí, thì có thể đạt được mục đích. Tất nhiên, những đồ đệ của tôi có người vẫn còn hút thuốc, tự họ cũng có thể giới được rồi, nhưng người khác mời họ [điếu thuốc], họ quá ngại [từ chối] và vẫn muốn hút, hai hôm không hút thì thấy khó chịu, mà hút thì cũng thấy khó chịu. Tự thân nhất định phải khống chế chắc! Có người là phải giao tiếp cộng đồng, thường thường uống rượu cùng người ta, vấn đề đó rất khó giải quyết. Tận sức uống ít, nếu không chư vị phải nghĩ biện pháp giải quyết!

[7] giới tửu: cấm rượu.

Đệ tử: Khi chưa thể nhìn thấy Pháp Luân chuyển động, nếu đưa vào ý niệm thuận chiều kim đồng hồ, thì có tạo thành ảnh hưởng cho Pháp Luân mà đang xoay ngược chiều kim đồng hồ hay không?

Thầy: Pháp Luân là tự chuyển, không cần dẫn đạo bằng ý niệm của chư vị. Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa, không được dùng ý niệm, ý niệm cũng không khống chế Nó được. Không được lấy ý niệm của chư vị để khống chế Nó quay theo hướng ngược lại. Pháp Luân ở chỗ bụng dưới là không chịu khống chế của ý niệm. Các Pháp Luân bên ngoài mà điều chỉnh thân thể, chư vị bảo Nó chuyển, thì có thể Nó sẽ tiếp nhận hoạt động tư duy của chư vị, có thể sinh ra một loại cảm giác. Tôi giảng cho chư vị: chư vị đừng làm thế, không được luyện một cách cố ý. Luyện một cách cố ý thì chẳng phải vẫn là ‘người luyện công’ sao? [Đây là] Pháp Luân luyện, là ‘Pháp luyện người’. Tại sao cứ không buông bỏ những thứ ý niệm của chư vị? Bất kể công pháp nào khi tới tầng rất cao, dù là công pháp Đạo gia cũng thế, thì đều không có ý niệm đạo dẫn đâu.

Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công thì thời gian, địa điểm, phương vị nào là có hiệu quả tốt nhất? Luyện bao nhiêu lần thì thích hợp? Trước khi ăn hoặc sau khi ăn mà luyện thì có sao không?

Thầy: Vì Pháp Luân là tròn, là ảnh thu nhỏ của vũ trụ này của chúng ta, [điều] luyện ấy cũng là Lý của vũ trụ, hơn nữa vũ trụ là vận động, mà dù sao thì cũng là ‘Pháp luyện người’. Chư vị không luyện công, Nó luyện chư vị, khác với lý luận của tất cả các công pháp [khác] đang truyền, [công pháp] của tôi là ‘Pháp luyện người’ duy nhất. Tất cả công pháp khác đều là phái tẩu đan đạo[8], cố ý luyện công và tồn đan, chúng ta không cần [như thế]. Công pháp chúng ta luyện lúc nào cũng được, chư vị không luyện công công luyện chư vị, không cần lựa chọn thời gian, thời gian nhiều thì luyện nhiều, thời gian ít thì luyện ít. Công pháp này của chúng ta là không yêu cầu hết sức nghiêm [về mặt này], nhưng chúng ta yêu cầu về tâm tính là nghiêm [khắc] phi thường. Công pháp chúng ta cũng không giảng phương hướng, đứng tại phương vị nào cũng được. Vì vũ trụ đang xoay chuyển, đang biến động, chư vị đứng ở phía Tây thì cũng không nhất định là phía Tây, chư vị đứng tại phía Đông thì cũng không nhất định là phía Đông. Tôi yêu cầu đệ tử luyện công xoay mặt về phía Tây, chỉ là ý tôn kính, chứ thực ra không khởi tác dụng gì. Luyện công luyện ở đâu cũng khả dĩ, trong nhà ngoài nhà đều được cả. Nhưng tôi cảm thấy vẫn là chọn một không gian, một hoàn cảnh, một nơi không khí tốt lành hơn chút, nhất là cách xa những thứ bẩn thỉu như thùng rác, nhà vệ sinh, v.v. Những cái khác thì không quan hệ gì. Tu luyện Đại Pháp không giảng thời gian, địa điểm và phương vị. Trước hoặc sau bữa ăn thì đều có thể luyện, nhưng nếu chư vị ăn no quá, lập tức luyện thì khó chịu thôi, tốt nhất là đợi một lát. Còn khi bụng đói kêu vang thì cũng là khó nhập tĩnh, mọi người hãy thu xếp tuỳ theo tình huống của bản thân mình.

[8] tẩu đan đạo: theo con đường luyện đan.

Đệ tử: Luyện xong công thì sau đó có yêu cầu gì? Có cần chà sát mặt không?

Thầy: Chúng ta sau khi luyện xong công cũng không ngại những gì đó như nước lạnh, cũng không cần chà xát mặt, chà xát tay, đó là đều là những gì dùng thời đầu khi để khai mở huyệt mạch trên [thân] thể người. Chúng ta là tu luyện của Đại Pháp, không có những thứ đó, hiện giờ đã không còn là trạng thái mới bắt đầu vào cải biến [thân] thể người nữa. Người thường mà muốn thành người luyện công thì xem ra khó lắm khó lắm, hơn nữa một số công pháp còn không cách nào trực tiếp cải biến [thân] thể người, đối với nó mà nói thì một số yêu cầu rất phức tạp, chúng ta ở đây đều không có [những điều ấy], cũng không đề cập tới. [Những gì] tôi không giảng tới thì chư vị cũng không cần quản, chỉ quan tâm luyện thôi. Vì chúng ta là tu luyện Đại Pháp, thân thể chư vị với trạng thái thời đầu ngại điều này ngại điều kia, hoặc là quá trình yêu cầu này yêu cầu kia, thì chỉ trong mấy ngày là qua rồi. Tôi không nói rằng cũng [bằng] như công pháp khác với công phu hàng mấy năm, nhưng cũng không khác là mấy. Những thứ ở tầng thấp, phương vị này, đường mạch kia, v.v. những thứ đó thì tôi đều không giảng, chúng ta giảng những điều ở tầng thứ cao. Tu luyện Đại Pháp, luyện công chân chính, là chữ luyện “” này chứ không phải chữ luyện “” này.

Đệ tử: Luyện công xong có thể lập tức đại tiện tiểu tiện không? Trong tiểu tiện có rất nhiều bọt khí, có phải là bị rò rỉ mất khí?

Thầy: Không sao cả. Người luyện công chúng ta ở tầng thứ cao, đại tiểu tiện quả thực có mang năng lượng ra, chẳng qua một chút năng lượng đó không đáng gì cả, không ảnh hưởng gì. Luyện Đại Pháp còn cần phổ độ chúng sinh, không cần coi một chút đó là chuyện gì hết, chúng ta đắc được hơn thế nhiều lắm. Làm lớp học này, tôi đưa ra năng lượng rất mạnh rất mạnh, cả trên tường cũng lưu lại rất nhiều những thứ đó.

Đệ tử: Có thể tuyên truyền Pháp Luân Công hay không? Có thể dạy luyện Pháp Luân Công cho người chưa từng tới lớp nghe giảng hay không? Người chưa từng tới lớp nghe giảng có thể luyện công ở trạm phụ đạo hay không? Gửi băng thu âm và sách cho bạn bè thân quyến ở địa phương khác thì có được không?

Thầy: Phổ cập công pháp chúng ta, để nhiều người hơn nữa nhận được lợi ích, thì không sai lệch gì. Tôi giảng ra cho chư vị rất nhiều Pháp, là để chư vị biết được Pháp, liễu giải được những điều ở tầng thứ cao, thấy được những điều ở tầng thứ cao. Giảng ra trước là vì e rằng tới khi chư vị thấy hoặc gặp phải thì sẽ không hiểu. Chư vị có thể dạy người khác luyện công, nhưng chư vị không cài được Pháp Luân. Làm sao bây giờ? Tôi giảng rồi, nếu chư vị luyện công chẳng chuyên cần, thì Pháp thân của tôi sẽ ly khai chư vị. Nếu chư vị luyện công một cách chân chính, Pháp thân sẽ quản chư vị. Do đó khi chư vị dạy công cho họ, thì mang theo tín tức mà tôi dạy, thì mang theo khí cơ mà hình thành Pháp Luân. Người chư vị dạy mà có tâm luyện [công], thì có thể hình thành Pháp Luân. Có duyên phận, căn cơ tốt, thì lúc đó có thể đắc Pháp Luân. Sách chúng ta đã viết rất chi tiết, không cần người dạy, cũng có thể luyện được tốt.

Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công thì có giảng hô hấp không? Điều tức như thế nào?[9]

[9] điều tức: điều [khiển] hơi thở hô hấp, tập thở.

Thầy: Luyện Pháp Luân Công, là không cần điều tức, cũng không giảng hô hấp, đó là những điều học ở công pháp sơ cấp, là không cần ở chúng ta nơi đây. Vì điều tức hô hấp là để luyện đan, [kiểu như] thêm gió, thêm lửa. Nghịch thức hô hấp, thuận thức hô hấp, nuốt nước bọt, đó đều là luyện đan, chúng ta không luyện những cái đó. Hết thảy những gì chư vị cần đều do Pháp Luân hoàn thành, có những thứ cao hơn khó hơn, thì do Pháp thân của Sư phụ tới hoàn thành. Bất kể một phái nào, nhất là Đạo gia còn giảng chi tiết hơn, nhưng cũng không hữu ý luyện ra [những thứ ấy], thực tế là thượng sư trong phái của họ đã diễn luyện cho họ, cấp cho họ, chỉ là không để họ biết. Tự mình có cố ý làm cũng không được, chỉ người đã khai ngộ, khai công mới có thể làm được.

Đệ tử: Luyện công có ý thủ hay không? Ý niệm của công pháp đặt ở chỗ nào?

Thầy: Chúng ta đây không có ý thủ, [tôi] vẫn luôn không bảo mọi người ý thủ, [tôi] bảo mọi người buông bỏ chấp trước, đừng có ý niệm nào cả. Bài công pháp thứ ba, hai tay mang khí để quán thông lưỡng cực, thì nghĩ một cái là được rồi, các bài khác thì không cần nghĩ.

Đệ tử: Thu thập năng lượng thì cũng giống như thu khí phải không?

Thầy: Chúng ta thu khí làm gì? Chúng ta tu luyện ấy là Đại Pháp, tương lai cả khí cũng không phát ra được. Chúng ta luyện ấy không phải là khí ở tầng thứ thấp, mà phát ra là ánh sáng. Việc thu thập năng lượng, thì dùng Pháp Luân để làm, chứ không cần bản thân chúng ta làm. Mà chẳng hạn như Quán Thông Lưỡng Cực pháp, Nó không phải là thu khí, trên thực tế là quán thông thân thể, [tuy] cũng có tác dụng thu thập năng lượng, nhưng chủ yếu không phải mục đích ấy. Muốn nói thu khí thì thu thế nào? Tu luyện của Đại Pháp, một cái huơ tay thì đỉnh đầu cảm thấy áp lực rất lớn, lập tức tới rất nhiều rất nhiều, nhưng muốn khí làm chi? Năng lượng cũng không cần cố ý đi thu.

Đệ tử: Pháp Luân Công có trăm ngày trúc cơ và thai tức hay không?[10]

[10] trúc cơ: đắp (trúc) nền (), tạo dựng nền tảng; thai tức: thở (tức) như bào thai trong bụng mẹ. (đây là diễn nghĩa bề mặt chữ)

Thầy: Đó đều là thứ thấp, chúng ta không luyện. Chúng ta từ lâu đã qua thời kỳ đầu bất ổn định đó rồi.

Đệ tử: Pháp Luân Công có cân bằng âm dương hay không?

Thầy: Những cái đó đều thuộc về luyện khí, là những điều ở tầng thứ thấp, khi chư vị vượt qua tầng thứ về khí rồi, thân thể chư vị sẽ không tồn tại vấn đề cân bằng âm dương đó nữa. Dù chư vị luyện công pháp nào, miễn là chư vị đắc được chân truyền của sư phụ, thì bảo đảm là khi chư vị bước ra khỏi tầng thứ thấp, thì chính là bỏ toàn bộ những thứ chư vị đã luyện từ trước đi, nhất loạt không cần nữa! Ở tầng thứ mới lại luyện một bộ những thứ mới, rồi lại thông qua một tầng nữa, thì lại luyện một bộ những thứ mới, chính là như thế.

Đệ tử: Khi có sấm sét thì có thể luyện công hay không? Khi luyện Pháp Luân Công có sợ âm thanh không?

Thầy: Tôi dẫn thí dụ này cho chư vị, tôi từng dạy học sinh ở một toà nhà lớn tại Bắc Kinh, lúc đó sắp mưa, sấm sét rất ghê gớm. Bấy giờ công mà họ luyện là công mà tôi truyền cho đệ tử, khi luyện thì cần vừa đứng luyện vừa du động trên Pháp Luân. Tôi thấy mưa rồi, mà công của họ vẫn chưa luyện xong, nhưng lúc đó mưa lớn kia là hoàn toàn không hạ xuống được. Mây rất thấp, những đám mây cuồn cuộn trên toà nhà, sét đánh rất lợi hại, trời rất tối, lúc bấy giờ sét đánh lên vòng Pháp Luân, nhưng không thương tổn tí gì tới chúng tôi cả. Tình huống mà sét đánh xuống đất trông hết sức rõ ràng, cũng không đả thương chúng tôi. Điều ấy nói lên rằng công này của chúng ta là có bảo hộ. Bình thường tôi luyện công là không phân biệt thời tiết nào cả, muốn thì cứ luyện thôi, có thời gian thì luyện, cũng không e ngại âm thanh. Các công khác đều sợ âm thanh, vì chư vị vào lúc rất tĩnh rất tĩnh mà đột nhiên nghe thấy một âm thanh rất vang, chư vị sẽ có một loại cảm giác, quả là như khắp thân trên dưới thì tất cả khí đều tựa như nổ tung lên vậy, loé một cái là chạy khỏi [thân] thể. Nhưng đừng lo, công của chúng ta sẽ không xuất thiên [sai] [kiểu như thế]. Tất nhiên vẫn là tận sức tìm một chỗ an tĩnh mà luyện công thì tốt hơn.

Đệ tử: Có cần quán tưởng hình tượng của Thầy không?[11]

[11] Hiểu là: [trong lúc luyện công] dùng ý tưởng tượng ra hình ảnh của Thầy, như là có Sư phụ hiện diện tại đó.

Thầy: Không cần quán tưởng, thiên mục của chư vị khai mở thì có thể nhìn thấy Pháp thân của tôi bên cạnh.

Đệ tử: Khi luyện năm bài công pháp này thì có yêu cầu gì? Có phải bắt buộc luyện hết một lúc? Yêu cầu luyện chín lần thì đếm trong tâm thì có được không? Vượt quá chín lần hoặc nhớ sai động tác thì có phản tác dụng không?

Thầy: Năm bài công pháp thì luyện cái nào cũng được, tôi nghĩ rằng khi luyện công thì trước hết tốt nhất là luyện bài công pháp số 1 trước, vì nó sẽ khai mở hoạt động của cả thân thể, chư vị luyện nó trước một lần, thân thể khai mở hoạt động đầy đủ, thì sau luyện các bài công pháp khác sẽ có hiệu quả tốt hơn. Thời gian nhiều thì luyện nhiều, thời gian ít thì luyện ít, hoặc chọn ra một bài công pháp trong đó mà luyện. Bài công pháp số 3, số 4 một lần luyện có chín lượt, trong sách đã viết là đếm trong tâm, chư vị về [nhà] có thể thử xem, bảo con của chư vị đứng ở bên cạnh đếm, [còn] chư vị làm. Khi tới lần thứ chín mà lại làm nữa thì khí cơ cũng không làm nữa, vì những điều ấy của tôi chính là như thế, mới đầu thì cần dùng tư duy để nghĩ, đến khi quen rồi thì tự nhiên sẽ dừng. Nhớ sai động tác hoặc là làm nhiều hơn hoặc ít hơn, thì chỉnh sửa lại cho đúng là được rồi.

Đệ tử: Vì sao thu thế không thu công?

Thầy: Pháp Luân tự động xoay chuyển, Nó lập tức biết được chư vị không luyện công nữa. Nó có năng lượng rất lớn, lập tức có thể thu hồi trở lại những gì đã phóng xuất ra, còn tốt hơn chư vị cố ý thu về. Đây cũng không phải là thu công, chỉ là thu hồi năng lượng thôi. Các công pháp khác nói dừng tức là dừng. Công pháp này của chúng ta là vẫn cứ luyện, có dừng [động tác] thì vẫn luyện, do đó không thể thu dừng lại. Dù muốn Pháp Luân dừng lại, thì chư vị cũng dừng không nổi. Nói thâm sâu thì chư vị không lý giải được, nếu chư vị có thể khiến Nó dừng lại, thì tôi đây cũng phải dừng lại, chư vị có thể khiến tôi đây dừng hẳn lại không?

Đệ tử: Kết ấn và hai tay hợp thập thì có thể coi như trạm trang mà luyện không?

Thầy: Bài công pháp thứ nhất, Phật Triển Thiên Thủ, cũng không thể coi như trạm trang mà luyện, căng mạnh lâu, thì căng mãi khéo thành bệnh mất.

Đệ tử: Khi luyện công chỗ nách phải chăng yêu cầu có khoảng không? Khi luyện lần đầu cảm thấy chỗ nách căng thẳng thì có sao không?

Thầy: Phải chăng chư vị có bệnh? Tại trạng thái thời đầu, khi cải biến thân thể chư vị, phát hiện hiện tượng này khác, sẽ có triệu chứng, nhưng không phải do công mang dẫn tới.

Đệ tử: Người chưa từng tới lớp nghe Thầy Lý giảng bài, thì có thể luyện công ở công viên cùng các học viên không?

Thầy: Có thể. Học viên đều có thể dạy người khác luyện công. Học viên dạy người khác luyện công không giống như tôi dạy, tôi trực tiếp cải biến thân thể cho mọi người. Nhưng cũng có người hễ luyện liền xuất Pháp Luân, là vì bên thân của học viên là có Pháp thân của tôi, họ sẽ tới xử lý trực tiếp. Cái này chính là xem duyên phận, duyên phận mà lớn, thì lúc đó có thể đắc Pháp Luân; duyên phận không lớn, thì thông qua luyện công trường kỳ, tự mình dần dần hình thành loại huyền cơ ấy. Luyện tiếp nữa thì loại huyền cơ ấy sẽ hình thành Pháp Luân.

Đệ tử: Bài tĩnh công “Thần Thông Gia Trì pháp” thì hàm nghĩa của động tác thủ ấn là gì?

Thầy: Dùng ngôn ngữ của chúng ta thì giải thích không nổi điều này, mỗi động tác bao quát hàm nghĩa nhiều lắm, về đại thể là: ‘ta chuẩn bị luyện công, chuẩn bị luyện Phật Pháp, điều chỉnh tốt thân thể, tiến nhập trạng thái luyện công’.

Đệ tử: Khi luyện thành ‘nãi bạch thể’, phải chăng các lỗ chân lông lớn nhỏ đều mở hết, hình thành ‘thể hô hấp’[12]?

[12] Hiểu là hô hấp bằng thân thể, chứ không chỉ bằng phổi.

Thầy: Mọi người thể nghiệm thể nghiệm thử xem, chư vị đã vượt qua tầng đó rồi, vì tôi muốn điều chỉnh thân thể chư vị tới trạng thái nãi bạch thể, [nên] cần giảng Pháp hơn 10 giờ đồng hồ, không thể rút ngắn hơn được. Chư vị ở công pháp khác cần luyện mười mấy năm mấy chục năm hoặc thời gian lâu hơn, mà chúng ta ở đây lập tức đưa chư vị tới bước đó rồi. Là vì tới bước đó không cần yêu cầu tâm tính, căn cứ vào năng lực của Sư phụ mà làm, khi chư vị còn chưa thể hội tới, thì tầng thứ đó đã qua rồi, cũng có thể chỉ là mấy giờ đồng hồ. Có một hôm, chư vị cảm thấy rất linh mẫn, nhưng một lúc sau không linh mẫn nữa, trên thực tế chính là đi qua một đại tầng thứ rồi, mà chư vị ở công pháp khác là cần bảo trì loại trạng thái đó một năm hoặc vài năm, những cái đó, thực tế đều là những thứ ở tầng thấp.

Đệ tử: Trên xe buýt hoặc khi xếp hàng, thì nghĩ các tư thế của Pháp Luân Công thì có được không?

Thầy: Công [pháp] chúng ta là không động ý niệm, cũng không yêu cầu hàng ngày bắt buộc luyện bao lâu, tất nhiên càng luyện nhiều thời gian thì càng tốt. Khi chư vị không luyện, thì xoay trở lại là Nó luyện chư vị. Nhưng luyện công thời đầu là cần luyện nhiều, để gia cường Nó. Một số học viên từng xuất hiện tình huống thế này, phải đi công tác mất một hai tháng, và trong một hai tháng đó bận rộn các việc mang tính sự vụ, không luyện công, sau khi quay về cũng không bị ảnh hưởng tí nào, Pháp Luân vẫn đang xoay chuyển, là vì Nó không dừng. Trong đầu não chư vị suy nghĩ chư vị là người luyện công, tâm tính bảo trì vững vàng, thì Nó sẽ khởi tác dụng. Chỉ là có một điểm này, chư vị vừa không luyện công, vừa tự lẫn lộn mình cùng như người thường, thế thì Nó sẽ hoá mất đi.

Đệ tử: Pháp Luân Công có thể cùng luyện với Mật tông hay không?

Thầy: Mật tông cũng là [có] pháp luân, nhưng không thể luyện [lẫn] cùng với chúng ta. Nếu chư vị luyện Mật tông và pháp luân đã thành hình rồi, thì chư vị có thể luyện Mật tông, vì Mật tông cũng là chính Pháp, nhưng luyện đồng thời [hai công pháp] thì không được. Pháp luân của Mật tông là tu ‘trung mạch’, xoay theo chiều ngang, pháp luân của họ không như của chúng ta, trên bánh xe của họ có chú ngữ. Pháp Luân của chúng ta là đặt đứng ở chỗ bụng dưới, mặt phẳng hướng ra phía ngoài, bụng dưới chỉ lớn ngần ấy thôi, một bánh xe của tôi chiếm đầy rồi, bỏ thêm một cái vào thì lẫn lộn hỏng mất.

Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công thì có thể luyện công pháp khác của Phật gia không? Có thể nghe băng thu âm Quán Âm không? Cư sỹ tại gia mà đã học công rồi thì có thể niệm kinh? Phải chăng có thể đồng thời luyện công pháp khác?

Thầy: Vấn đề này tôi nghĩ rằng là không thể được. Mỗi pháp môn đều là một loại phương pháp tu luyện, tu luyện chân chính chứ không phải trừ bệnh khoẻ thân, thì ắt phải chuyên nhất, đây là vấn đề nghiêm túc. Tu luyện lên tầng thứ cao thì phải vững theo một môn mà tu, đó là chân lý tuyệt đối. Mà những pháp môn trong Phật gia là cũng không thể trộn lẫn. Công pháp mà chúng tôi giảng là tầng thứ cao, đã lưu truyền qua những niên đại vô cùng xa xưa, dựa vào cảm giác của chư vị thì không được. Từ không gian khác mà nhìn quá trình diễn hoá của Nó, đều là cực kỳ huyền diệu, cực kỳ phức tạp. Giống như một bộ máy tinh vi chính xác, nếu tháo đi một linh kiện nào đó, hoán đổi cái khác vào đó, thì lập tức hỏng. Công pháp đều là như thế cả, bất kỳ cái gì đều không thể trộn lẫn, trộn lẫn thì bảo đảm sẽ sai lệch. Các môn công pháp đều như thế cả, chư vị mà muốn luyện thì nhất định phải chuyên nhất. Chư vị không chuyên nhất thì hoàn toàn không tu được đâu. Lối nói ‘lấy sở trường của mọi người’, là lối nói ở tầng trừ bệnh khoẻ thân kia thôi, họ không thể đưa chư vị lên tầng thứ cao được.

Đệ tử: Luyện công cùng [một chỗ] với người luyện công pháp khác thì có ảnh hưởng lẫn nhau không?

Thầy: Mặc kệ là họ luyện công gì, dù là Đạo gia công, Thần công, hay Phật gia công, thì miễn là chính Pháp, sẽ không can nhiễu gì tới chúng ta, chư vị cũng không can nhiễu tới họ. Họ luyện gần chư vị thì có chỗ tốt cho họ, vì Pháp Luân là linh thể, không phải luyện đan, Nó có thể tự động giúp đỡ.

Đệ tử: Có thể gọi khí công sư [môn] khác tới đều chỉnh thân thể hay không? Nghe bài thuyết của các khí công sư khác thì có ảnh hưởng không?

Thầy: Tôi nghĩ rằng từ sau học lớp này, mọi người đều thể hội được thân thể của chư vị là như thế nào, qua một đoạn thời gian sẽ không cho phép chư vị có bệnh nữa. Lại có bệnh, thì có thể giống như cảm mạo, có thể tựa như đau bụng, trên thực tế là đã không phải là những thứ đó nữa. Mà là kiếp nạn, là vượt quan. Chư vị tìm khí công sư khác để điều [chỉnh], thì ấy là chư vị không ngộ, không tin lời tôi nói, ôm giữ tư tưởng có truy cầu, sẽ chiêu dẫn những tín tức bất lương tới can nhiễu tu luyện của chư vị, ‘khí công sư’ kia mà là công của phụ thể, thì có thể là chư vị sẽ chiêu dẫn những thứ đó tới. Đi nghe bài thuyết cũng thế, muốn đi nghe thì chẳng phải là đi [truy] cầu? Về vấn đề này thì tự thân chư vị ngộ ra thôi. Đây là vấn đề tâm tính, tôi không quản. Nếu điều họ giảng là Pháp rất cao, giảng về vấn đề tâm tính thì cũng khả dĩ. Chư vị tham gia lớp học của tôi, thân thể chư vị được điều chỉnh ấy là không hề dễ dàng gì, nguyên vốn tín tức mà thân thể chư vị luyện là rất tạp, trên thân loạn nháo cả, hiện nay đã điều chỉnh thuận rồi, gỡ bỏ cái xấu, giữ lại cái tốt. Tất nhiên tôi không phản đối học công pháp khác, chư vị cảm thấy Pháp Luân Công không thích hợp thì có thể học công khác, nhưng tôi nghĩ rằng học pha tạp là không được đâu. Chư vị đã tu Đại Pháp rồi, Pháp thân đang bên thân chư vị, đã đắc những thứ cao rồi còn quay về tìm kiếm nữa ư!

Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công rồi có thể học công pháp khác không? Chẳng hạn như xoa bóp, võ tự vệ, Nhất Chỉ Thiền, Thái Cực Quyền, v.v., không luyện những công kia nhưng mà đọc sách về phương diện đó có sao không?

Thầy: Học tập xoa bóp, võ tự vệ thì cũng được thôi, nhưng có lúc phát tâm tàn nhẫn thì cảm thấy không được tự tại nữa. Nhất Chỉ Thiền, Thái Cực Quyền là thuộc về khí công, [nếu] đã luyện, [thì] sẽ thêm những thứ vào trong này. Những gì của tôi trên thân chư vị sẽ không thuần chính nữa. Đọc sách giảng về tâm tính thì còn khả dĩ. Nhưng có một số sách mà ngay bản thân tác giả chưa hề minh bạch, mà đã đưa ra kết luận rồi, sẽ làm loạn tư tưởng của chư vị.

Đệ tử: Khi [làm tư thế] “đầu tiền bão luân” thì có lúc để chạm ngón tay, thế có sao không?

Thầy: Đừng để chạm, chúng tôi yêu cầu là cách ra mà, nếu để chạm, thì năng lượng trên bàn tay sẽ quay về.

Đệ tử: Luyện bài công pháp thứ hai khi tay không kiên trì được, thì hạ xuống [nghỉ chút] rồi luyện [tiếp] được không?

Thầy: Luyện công rất là khổ, hễ đau mỏi liền hạ xuống thì bằng như không có tác dụng, yêu cầu thời gian càng lâu càng tốt, nhưng cần lượng sức mà làm.

Đệ tử: Khi ngồi song bàn thì tại sao nữ chân trái ở dưới, chân phải ở trên?

Thầy: Là vì chúng ta luyện công là giảng về cơ điểm [rằng], thân nữ và thân nam là khác nhau, cho nên muốn bản thể của họ đi diễn luyện tự nó, thì cần phù hợp với sinh lý nữ tính thì mới hữu hiệu, nữ thì thường là chân trái đỡ chân phải, phù hợp với trạng thái tự thân, nam thì ngược lại, cơ điểm khác nhau.

Đệ tử: Nghe băng thu âm hoặc nghe nhạc hoặc niệm khẩu quyết [khi] luyện công thì có được không?

Thầy: Nếu có âm nhạc tốt của Phật gia thì nghe cũng được, nhưng luyện công chân chính thì không cần âm nhạc nào cả, là vì yêu cầu định lực, nghe băng thu âm là để một niệm thay vạn niệm.

Đệ tử: Bài Quán Thông Lưỡng Cực pháp là thả lỏng, hay là yêu cầu dùng lực?

Thầy: Quán Thông Lưỡng Cực yêu cầu đứng thẳng tự nhiên, thả lỏng, không yêu cầu giống như bài công pháp thứ nhất, các bài khác của chúng ta cũng đều không như bài công pháp thứ nhất, đều cần buông lỏng.

III. Tu luyện tâm tính

Đệ tử: Con muốn làm được “Chân-Thiện-Nhẫn”, nhưng hôm qua trong giấc mộng đã cãi vã với người khác, cãi vã rất ghê, con muốn nhẫn, nhưng không nhẫn được, đó có phải là đang giúp con đề cao tâm tính?

Thầy: Tất nhiên rồi. Trong mộng là chuyện gì thì chúng ta đã giảng rồi, tự mọi người hãy ngộ ra. Những việc đề cao tâm tính là tới một cách đột nhiên, chứ không đợi chư vị làm tốt chuẩn bị tư tưởng để nghênh đón nó thì nó mới tới. Nhìn xem một cá nhân là tốt hay xấu, chỉ trong tình huống chưa chuẩn bị tư tưởng thì mới có thể thử ra được.

Đệ tử: “Nhẫn” trong “Chân-Thiện-Nhẫn” của Pháp Luân Công, phải chăng hết thảy sự vật đều cần Nhẫn, bất kể là đúng đắn hay không đúng?

Thầy: “Nhẫn” mà tôi giảng, là nói tới đề cao tâm tính chư vị về vấn đề liên quan tới lợi ích cá nhân của chư vị, và về những gì chư vị chấp trước và không buông được. Trên thực tế “Nhẫn” không phải là việc xấu, mà cả với người thường mà nói cũng không là xấu. Chúng ta kể một chuyện xưa: Hàn Tín là đại tướng quân, từ nhỏ đã hiếu võ, bấy giờ người luyện võ thích đeo kiếm. Khi Hàn Tín đi trên đường, một kẻ vô lại tới và nói: “Ngươi khoác cái kia làm gì? Ngươi dám sát nhân không? Ngươi dám giết người thì trước hãy giết ta đi.” Vừa nói vừa vươn cổ ra: “Nếu không dám, thì hãy chui háng ta!” Hàn Tín bèn chui qua, khả năng “nhẫn” của ông rất lớn. Có người cho rằng nhẫn là mềm yếu dễ bị bắt nạt, kỳ thực người có thể nhẫn thì ý chí rất là kiên cường. Còn về sự việc đúng hay không, thì cần xét xem nó có chân chính phù hợp với Lý của vũ trụ hay không. Chư vị nhìn nhận rằng một việc là không phải lỗi chư vị, mà là người khác làm chư vị phát cáu, mà thật ra chư vị không biết rốt cuộc là sao? Chư vị [bèn] nói: “Tôi biết, chỉ là vì một chuyện nhỏ thôi.” Điều tôi nói là một cái Lý khác, không phải điều nhìn thấy được ở không gian vật chất chúng ta. Nói đùa thế này, có lẽ đời trước chư vị mắc nợ người ta, chư vị làm sao có thể phán đoán nó là đúng hay sai? Chúng ta cần phải nhẫn. Lẽ nào trước tiên làm người khác nổi cáu rồi thì [ta] nhẫn [trước sự nổi cáu của họ]? Đối với người thật sự làm chư vị cáu giận, thì chư vị không chỉ cần phải nhẫn, mà còn cảm ơn họ. Họ mạ lỵ chư vị, đi cáo trạng chư vị trước mặt Thầy, chư vị quay lại thì trong tâm còn cảm ơn họ. Chư vị bảo: “Đó chẳng phải là A-Q sao?” Ấy là chư vị nghĩ thế thôi. Thông qua việc này, nếu chư vị đối đãi với họ không giống [họ đối đãi chư vị], thì tâm tính chư vị đã đề cao rồi. Tại không gian vật chất này họ đã chiếm được, thì ở bên kia chẳng phải họ đưa cho chư vị gì đó? Tâm tính chư vị đề cao rồi, vật chất màu đen đã chuyển hoá rồi, nhất cử tam đắc[13], sao còn không cảm tạ người ta? Đứng ở góc độ người thường thì không dễ mà lý giải cho được. Tôi không phải đang giảng cho người bình thường, mà là đang giảng cho người luyện công.

[13] nhất cử tam đắc: một lần làm mà được cả ba, một mũi tên trúng ba con chim.

Đệ tử: Người không bị phụ thể đề cao tâm tính thì có thể miễn khỏi phụ thể, còn người có phụ thể rồi thì sao? Làm thế nào mới có thể thoát khỏi?

Thầy: ‘Nhất chính áp bách tà’. Hôm nay chư vị đắc Pháp này, sau này [con phụ thể] mang ‘chỗ tốt’ cho chư vị chư vị cũng không cần. Còn nếu khi thứ kia mang đến tiền, danh, lợi cho chư vị, và trong tâm chư vị cảm thấy rất vui mừng, “hãy xem ta là có bản lĩnh”, và hiển thị trước mặt người khác. Khi chư vị thấy khó chịu chư vị không muốn [nó] nữa, liền muốn tìm Thầy để trị [nó] cho chư vị, vậy [hỏi] lúc nó mang ‘chỗ tốt’ cho chư vị thì chư vị đã làm gì? Nên [tôi] không thể quản [những việc như thế], vì lúc nó cấp chỗ tốt cho chư vị thì chư vị nhận rồi, chư vị muốn toàn là lấy chỗ tốt thôi thì không được đâu. Chỉ khi mà tự tâm chư vị không cần, mang điều tốt tới cũng không cần, chỉ chiểu theo phương pháp mà Thầy nói để tu luyện. Hễ chư vị làm người ngay chính, tâm kiên định, thì nó sẽ sợ hãi, đưa thứ tốt tới chư vị cũng không cần, thì nó phải rời đi. Nếu vẫn không đi thì đã là làm điều xấu rồi, lúc ấy tôi có thể quản nó, huơ tay một cái là nó [biến mất] không còn dấu tích. Nhưng chư vị cứ nghĩ tới những ‘thứ tốt’ kia thì không được.

Đệ tử: Luyện công ở công viên sẽ có phụ thể không?

Thầy: Tôi đã giảng cho mọi người bao nhiêu lần rồi, chúng ta là tu luyện chính Pháp, ‘tâm chính áp bách tà’! Tu luyện chính Pháp, tâm rất thuần chính, [thì] sẽ không có thứ gì bám lên nổi. Mà Pháp Luân là điều rất mạnh, những thứ bất hảo sẽ không chỉ không gắn lên nổi, mà ở gần thì chúng sẽ thấy sợ hãi. Nếu không tin thì chư vị thử tới chỗ khác luyện công, chúng đều sợ chư vị. [Nếu] tôi nói ra con số [những người bị phụ thể], mọi người sẽ cảm thấy bị hù doạ, có rất nhiều người là bị phụ thể đó. Đạt mục đích trừ bệnh khoẻ thân rồi và tiếp tục luyện, chư vị nghĩ muốn đắc điều gì? Tâm mà bất chính sẽ chiêu dẫn những thứ đó tới. Chẳng qua cũng không trách người ta được, họ không biết Lý này, mục đích tôi ra công chúng cũng bao gồm việc này, là để chỉnh lại sai lầm ấy cho mọi người.

Đệ tử: Tương lai sẽ xuất hiện công năng gì?

Thầy: Tôi không muốn giảng ra, vì tình huống mỗi cá nhân là khác nhau, cho nên rất khó nói. Ở tầng thứ này thì xuất cái này, ở tầng thứ kia thì xuất cái kia, điều then chốt là tâm tính chư vị tại mỗi tầng thứ. Tâm chấp trước ở phương diện nào đó có thể trừ bỏ đi, thì phương diện đó xuất hiện công năng, nhưng chư vị xuất công năng ấy ắt là sơ kỳ, chứ sẽ không phải rất là cao. Khi mà tâm tính chưa đạt tới rất cao, thì công năng cũng không thể cấp cho chư vị. Nhưng ở lớp truyền thụ chúng ta có những người căn cơ rất tốt, đã xuất hiện thần túc thông, [có người] đi dưới trời mưa mà không bị ướt, cũng có người xuất hiện ban vận [công].

Đệ tử: Tu tâm tính, trừ bỏ hết thảy tâm chấp trước, phải chăng là nói về đạt tới cái “không” của Phật gia, cái “vô” của Đạo gia?

Thầy: Tâm tính hay là “đức” mà chúng ta nói đến, đều không bao dung trong cái “không” của Phật gia, cái “vô” của Đạo gia, mà trái lại, những thứ của họ đều bao hàm ở trong ‘tâm tính’ của chúng ta.

Đệ tử: Phật có phải vĩnh viễn là Phật?

Thầy: Người tu luyện đắc Đạo, đã khai ngộ, thì chư vị thuộc về Đại Giác Giả, cũng chính là sinh mệnh cao cấp, nhưng không thể bảo đảm rằng chư vị vĩnh viễn không làm điều xấu. Tuy rằng thông thường khi ở tầng thứ đó thì chư vị không làm điều xấu, vì đã nhìn thấy chân tướng, nhưng nếu làm điều xấu, thì vẫn là hạ xuống giống vậy thôi. Vĩnh viễn làm điều tốt thì vĩnh viễn ở đó.

Đệ tử: Thế nào là người ‘đại căn khí’?

Thầy: Cái này là do nhân tố về mấy phương diện mà có thể quyết định: (1) người ấy có căn cơ rất là tốt; (2) ngộ tính rất cao; (3) lực nhẫn nại rất mạnh; (4) tâm chấp trước là nhỏ, rất xem nhẹ những thứ của thế gian, đó chính là ‘đại căn khí’. Người đại căn khí rất là khó gặp.

Đệ tử: Người mà không phải đại căn cơ mà luyện Pháp Luân Công thì có thể xuất công không?

Thầy: Người không phải đại căn cơ cũng có thể xuất công, vì mỗi cá nhân đều có mang thành phần đức. Không có một thành phần đức nào là điều không thể, không có người như thế. Nếu trên thân chư vị hết vật chất màu trắng, mà vẫn còn vật chất màu đen, [thì] vật chất màu đen thông qua luyện công có thể hoán chuyển thành vật chất màu trắng, chẳng qua thêm một đoạn thủ tục thôi. Trong luyện công chư vị chịu khổ, đề cao tâm tính, có phó xuất, thì cũng có công, ‘luyện’ là điều kiện tiên quyết, sau nữa là do Pháp thân của Sư phụ hoá nó thành ‘công’.

Đệ tử: Khi một người được sinh ra, cả cuộc đời người đó đã được định xong rồi, vậy thông qua phấn đấu là có thể cải biến không?

Thầy: Tất nhiên có thể cải biến, [mà] ‘phấn đấu’ của chư vị cũng là được an bài xong rồi, không phấn đấu cũng không được, chư vị là người thường, mà những thứ lớn là không cải biến nổi.

Đệ tử: Trong tình huống chưa mở thiên mục, làm thế nào phân biệt được tín tức nhận được là tốt hay xấu?

Thầy: Tự chư vị không dễ phân biệt đâu, trong luyện công của chư vị, tồn tại rất nhiều khảo nghiệm về vấn đề tâm tính chư vị. Pháp thân bảo hộ chư vị là để chư vị không xuất hiện nguy hiểm đến sinh mệnh, nhưng có những thứ xuất hiện mà họ không nhất định là sẽ quản, [mà] cần chư vị tự vượt qua, tự hoá [giải], tự ngộ. Có những lúc tín tức bất lương tới, nó bảo chư vị rằng hôm nay xổ số là số bao nhiêu, có lẽ đúng, có lẽ sai, hoặc bảo chư vị việc khác nào đó, ấy là để xem chư vị làm thế nào. ‘Tâm chính tà bất xâm’. Chừng nào chư vị giữ vững tâm tính thì sẽ không sao cả.

Đệ tử: Khi tâm tình, cảm tình bất ổn định thì có thể luyện công chăng?

Thầy: Khi tâm tình không tốt lắm chư vị ngồi xuống đó cũng không tĩnh lại được, tư tưởng cứ nghĩ chuyện bất hảo; luyện công là có tồn tại tín tức, trong đầu não mà suy nghĩ những thứ bất hảo, chư vị luyện công thì sẽ luyện lẫn vào, [ấy là] do mình mà luyện tà pháp. Công mà chư vị luyện có lẽ do danh sư dạy chư vị, có lẽ do thượng sư nào đó dạy chư vị, hoặc Phật sống của Mật tông truyền cho, nhưng chư vị mà không nghiêm khắc chiểu theo tâm tính do họ yêu cầu mà yêu cầu [tự mình] thì đó vẫn không phải là công của họ, dù đó là họ dạy đi nữa. Mọi người chúng ta thử nghĩ, ví như chư vị ở kia luyện trạm trang đã mỏi lắm rồi, nhưng trong đầu vẫn chạy loạn: ‘ABC ở đơn vị [công tác] mình sao mà tệ quá? Nó cáo trạng mình là sao?’ ‘Có cách nào tăng lương nhỉ?’ ‘Bây giờ vật giá đang lên, mình cần mua nhiều hơn một chút’. Đó chẳng phải chư vị luyện tà pháp một cách cố ý, [nhưng lại] không ý thức được, không tự biết? Do đó khi tâm tình không tốt thì hết sức không nên luyện.

Đệ tử: Tiêu chuẩn “tâm tính cực cao” là gì?

Thầy: Tâm tính là tu luyện [mà ra], không có tiêu chuẩn gì, toàn là dựa vào tự chư vị ngộ ra. Nếu cứ phải là có tiêu chuẩn, vậy hễ khi đụng việc gì thì chư vị hãy nghĩ: ‘Nếu Giác Giả thì họ sẽ làm thế nào?’ Những mẫu hình tiên tiến tất nhiên là tốt, nhưng họ chỉ là tấm gương của người thường thôi.

Đệ tử: Đối với các báo cáo và thuyết giảng của các khí công sư thì không thể mang thái độ hoài nghi, nhưng gặp phải [thầy khí công] lừa người lừa tiền thì làm thế nào?

Thầy: Cái đó là không nhất định, trước hết chư vị cần xem giảng là điều gì. Gặp phải [kẻ] lừa người, thì tự chư vị phân biệt. Xét một khí công sư tốt xấu thế nào, thì có thể xem tâm tính của họ, tâm tính cao bao nhiêu, thì công cao bấy nhiêu.

Đệ tử: Tiêu trừ nghiệp lực như thế nào, tức là tiêu ‘nghiệp chướng’ giảng trong Phật giáo?

Thầy: Bản thân việc luyện công đã là tiêu nghiệp. Tốt nhất là đề cao tâm tính của mình, có thể chuyển hoá vật chất màu đen thành những thứ màu trắng, tức là vật chất “đức”, chuyển hoá ‘đức’ thành ‘công’.

Đệ tử: Luyện Pháp Luân Công có ‘giới luật’ gì?

Thầy: Những thứ trong Phật giáo yêu cầu ‘giới’ cấm, thì đại bộ phận [trong đó] chúng ta cũng ‘giới’ cấm. Nhưng cách nhìn nhận là không giống, chúng ta không phải người xuất gia, cần sinh sống trong người thường, cho nên không giống. Có một số điều là [chỉ cần] coi nó thật nhẹ nhàng đạm bạc, là được rồi. Tuy nhiên, thuận theo công lực không ngừng đề cao, khi đạt tới tầng thứ cực cao, thì yêu cầu tâm tính chư vị cũng là cực cao.

IV. Thiên mục

Đệ tử: Khi Thầy thuyết Pháp thì [con] thấy trên đầu có vòng sáng vàng kim cao ba thước, sau lưng có nhiều vòng sáng vàng kim cỡ khoảng đầu người?

Thầy: Thiên mục của vị này có tầng thứ đã không hề thấp nữa.

Đệ tử: [Con] nhìn thấy khi trị bệnh cho người khác thì đệ tử của Thầy phun ra rượu có lấp lánh màu vàng kim?

Thầy: Tôi nói vị này luyện công rất là khá, nhìn thấy cả công năng đả xuất ra.

Đệ tử: Trẻ em mở thiên mục có ảnh hưởng đến trẻ em đó không? Thiên mục khai mở rồi có phóng thích năng lượng không?

Thầy: Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống rất dễ khai mở thiên mục, trẻ nhỏ không luyện công, khai thiên mục sẽ tiết năng lượng ra ngoài, nhưng trong nhà nhất định là có người luyện công. Tốt nhất là bảo cháu mỗi ngày nhìn một lần, bảo trì rằng không đóng lại, và đồng thời cũng không tiết ra ngoài nhiều quá. Trẻ nhỏ tốt nhất là tự mình luyện công. Dùng nhiều thì năng lượng tiết ra nhiều, ảnh hưởng của nó không phải là ở thân xác thịt của trẻ, mà là những thứ căn bản nhất. Nhưng nếu bảo trì tốt, sẽ không có ảnh hưởng. Tôi vừa giảng ấy là về trẻ nhỏ, không phải [giảng về] người lớn. Có những người thiên mục không phải hễ khai mở liền sợ phóng năng lượng đâu, nó mở rộng, không sợ phóng năng lượng, nhưng mà nhìn không tới những thứ ở tầng thứ cao. Cũng có [người] có thể nhìn tới tầng thứ cao, khi nhìn, thì Pháp thân hoặc thượng sư của họ cung cấp năng lượng cho họ, như thế không có vấn đề.

Đệ tử: [Con] nhìn thấy trên thân của Thầy xuất hiện ánh sáng vàng chói lọi, còn có bóng ảnh của Thầy, nhưng đảo mắt một cái thì biến mất, đó là chuyện gì?

Thầy: Đó chính là Pháp thân tôi, tôi đang giảng Pháp, trên đỉnh đầu có cột công trụ, ở tầng thứ của tôi thì là vậy đó. Đảo mắt một cái liền mất, là [vì] chư vị vẫn chưa biết dùng thiên mục, đã dùng mắt [thường] để nhìn rồi.

Đệ tử: Vận dụng công năng đặc dị như thế nào?

Thầy: Dùng công năng đặc dị vào khoa học quân sự hoặc khoa học kỹ thuật cao khác, hoặc dùng trong tình báo, [thì] tôi nghĩ rằng có vấn đề ở đó. Vũ trụ chúng ta là có đặc tính, chừng nào nó phù hợp với đặc tính ấy, thì nó mới linh [nghiệm]; không phù hợp đặc tính ấy, thì nó không dùng được. Ngay cả bảo họ làm việc tốt, thì họ không làm được những gì ở tầng thứ cao đâu, cũng chỉ là cảm ứng một chút. Còn những tiểu thuật đối với xã hội phát triển bình thường thì không sao cả. Nếu họ là muốn cải biến gì đó, muốn làm việc rất to lớn nào đó, thì có cần họ làm hay không cần, ấy là họ không quyết định được, bởi vì sự phát triển của xã hội là không vận chuyển chiểu theo ý chí của con người. [Có thể là] họ muốn đạt được mức độ nào đó, [nhưng] việc đó không ai làm chủ được.

Đệ tử: Ý thức của con người là vào ra như thế nào?

Thầy: Ý thức mà chúng ta giảng ấy, thông thường xuất ra từ đỉnh đầu. Tất nhiên, không chỉ giới hạn như vậy, nó có thể xuất ra từ bất kỳ chỗ nào. Không hề giống như một số công pháp nhấn mạnh rằng nhất định phải xuất ra từ đỉnh đầu, mà có thể ‘ly thể’ từ bất kỳ chỗ nào. Tiến vào thì cũng như thế.

Đệ tử: Khu thiên mục [của con] có ánh sáng đỏ, chỗ giữa có lỗ đen, hoa khai nở rất nhanh, đó là đang khai thiên mục chăng? Đôi khi vẫn là có ánh sao, điện chớp?

Thầy: Khi chư vị mở tới lúc có ánh sao là đã mở gần xong, có điện chớp thì trên thực tế sắp khai mở thấu hẳn rồi.

Đệ tử: [Con] nhìn thấy trên đỉnh đầu và trên thân của Thầy có quầng sáng màu đỏ, màu xanh lá cây, nhưng nhắm mắt thì không thấy gì, đó có phải là dùng ‘dư quang’ để nhìn chăng?

Thầy: Không phải dùng ‘dư quang’ để nhìn, chư vị chỉ là không biết nhìn khi nhắm mắt, là [chỉ biết] nhìn khi mở mắt. Thông thường người ta mở thiên mục xong sẽ không biết dùng, đôi lúc vô ý mở mắt có thể nhìn thấy, nhưng chư vị muốn nhất định nhìn kỹ, thì thực tế là dùng sang con mắt [thường], và lại không thấy nữa, lúc chư vị không chú ý thì lại nhìn thấy.

Đệ tử: Con gái của con nhìn thấy những vòng tròn trên không, cháu nói không được rành mạch, bảo cháu thử nhìn đồ hình Pháp Luân, thì cháu bảo rằng chính là cái đó, phải chăng cháu quả thật đã khai thiên mục?

Thầy: Đồ hình Pháp Luân của chúng ta, trẻ nhỏ sáu tuổi trở xuống hễ nhìn là khai thiên mục, nhưng chư vị [người lớn] đừng đi làm việc đó, trẻ nhỏ là có thể nhìn thấy.

Đệ tử: Thiên mục [của con] mở rồi mà không biết dùng, thỉnh Thầy giải đáp?

Thầy: Khi thiên mục khai mở thấu hết, thì không biết dùng cũng sẽ biết dùng; khi rất sáng, rất dễ dùng, thì không biết dùng cũng sẽ biết dùng. Dùng thiên mục nhìn các thứ là trong trạng thái vô ý mà nhìn thấy, khi muốn nhìn kỹ, thì khi vô ý đã sang mắt [thường], đi qua thần kinh thị giác, nên không thấy nữa.

Đệ tử: Thiên mục khai mở rồi thì những gì nhìn thấy phải chăng là những thứ của toàn thể không gian vũ trụ?

Thầy: Chúng ta khai thiên mục là có phân tầng thứ, nghĩa là chư vị thấy chân tướng được bao nhiêu, là do phân tầng thứ quyết định. Khai thiên mục không phải nhìn thấy hết thảy những gì trong vũ trụ, mà là trong tu luyện về sau dần dần đề cao tầng thứ của chư vị, cuối cùng đạt tới ‘khai ngộ’, thì chư vị mới nhìn thấy nhiều tầng thứ hơn, khi đó cũng không bảo chứng rằng chư vị nhìn thấy là Chân Lý của toàn thể vũ trụ. Vì Thích Ca Mâu Ni bấy giờ khi truyền Pháp trong những năm tại thế, cũng là không ngừng đề cao, mỗi khi đề cao thêm một tầng thứ, Ông phát hiện rằng những điều giảng trước đó cũng không ổn định, lên cao hơn mà nhìn xuống thì thấy là không còn đúng, do đó cuối cùng Ông giảng “Pháp vô định Pháp”, mỗi tầng thứ một Lý. Ông cũng không thể hoàn toàn nhìn thấy Chân Lý toàn thể vũ trụ. Từ một người bình thường chúng ta mà nhìn, thế gian tu luyện cho tới tầng thứ Như Lai thì đã là điều rất khó tưởng tượng nổi rồi, là vì họ chỉ là biết tới tầng thứ Như Lai ấy. Những gì cao hơn thì họ không biết, nên không tiếp thu nổi, [nhưng mà] Như Lai chỉ là một tầng thứ rất rất nhỏ trong Phật Pháp, [nói] ‘Đại Pháp vô biên’, là có ý như vậy.

Đệ tử: Những gì chúng con nhìn thấy trên thân của Ngài phải chăng thật sự tồn tại?

Thầy: Đương nhiên là thật sự tồn tại, tất cả không gian đều là vật chất cấu thành, chỉ bất quá kết cấu khác với [không gian] chúng ta thôi.

Đệ tử: Dự cảm của con thông thường rất nhất trí với những gì phát sinh?

Thầy: Đó chính là công năng ‘dự trắc’ [tiên đoán] mà chúng ta nói đến, trên thực tế chính là giai đoạn tầng thứ thấp của ‘túc mệnh thông’. Công mà chúng ta luyện đều ở không gian khác, ở không gian đó không có khái niệm thời không, bất kể là cách bao nhiêu cũng đều như nhau.

Đệ tử: Trong luyện công xuất hiện người có màu sắc, bầu trời nhiều màu, các hình ảnh?

Thầy: Thiên mục chư vị đã khai mở, những gì chư vị thấy là của không gian khác. Không gian khác là có phân tầng thứ, điều chư vị thấy có thể là một tầng thứ trong ấy, nó chính là đẹp đẽ như vậy.

Đệ tử: Khi luyện công đột nhiên một âm thanh vang lên, cảm thấy thân thể được xung khai mở ra, có rất nhiều điều đột nhiên trở nên minh bạch [hiểu rõ]?

Thầy: Một số người khi luyện công dễ xuất hiện tình huống loại này —khai nổ một phần của thân thể, khai ngộ phương diện nào đó— đây là thuộc tình huống ‘tiệm ngộ’. Khi chư vị luyện công bước hết qua một tầng thứ, thì khai nổ phần ấy, đó đều là bình thường.

Đệ tử: Đôi lúc cảm giác không động đậy nổi, nguyên nhân là gì?

Thầy: Luyện công thời kỳ đầu, chư vị có thể sẽ có loại cảm giác này, đột nhiên tay hoặc bộ phận nào đó không động được nữa, tại sao? Là vì chư vị đã có một loại công năng, gọi là ‘định công’. Đây là công năng mà bản thân chư vị đã có. Công năng này bản sự rất lớn, khi một người làm điều xấu và đang bỏ chạy, chư vị nói “định”, thì người đó bèn không động được nữa.

Đệ tử: Tới khi nào thì có thể chữa bệnh [cho người khác]? Trước đây con chữa bệnh là có một số hiệu quả, sau khi học Pháp Luân Công, có người tìm con để chữa bệnh, con có thể chữa cho họ chăng?

Thầy: Tôi thấy những người ở lớp học này, bất kể chư vị trước đây từng học công pháp của ‘gia’ nào, luyện bao nhiêu lâu, đã đạt mức độ chữa bệnh hay chưa, thì ở tầng thứ thấp, là không muốn bảo chư vị chữa bệnh, vì bản thân chư vị còn không biết được tự mình là trạng thái nào. Chư vị mà đi khám chữa bệnh cho người khác, có thể vì chư vị lúc đó tâm chính, nên khởi tác dụng, cũng có thể vị sư phụ qua đường kia giúp chư vị một chút, vì chư vị đang làm việc tốt mà. Ngay cả nếu chút năng lượng do chư vị luyện có thể khởi tác dụng, thì cũng không bảo hộ nổi bản thân [chư vị]. Chư vị khi chữa bệnh, là ở cùng một trường với bệnh nhân, dần dà, với khí đen trên thân ấy, chư vị bệnh còn nặng hơn cả người bệnh. Hỏi bệnh nhân: ‘Khỏi bệnh chưa?’ Họ nói “Thấy dễ chịu hơn chút rồi”, đó là chữa bệnh kiểu gì chứ? Có khí công sư nói: ‘Mai lại tới lần nữa, hôm sau nữa thì lại tới lần nữa, tôi sẽ chữa cho chư vị theo một liệu trình’. Họ cũng giảng “liệu trình” ư, đó chẳng phải lừa người? Hãy đợi chư vị tới tầng thứ cao rồi xem sẽ tốt hơn ngần nào? Chữa một cái là khỏi ngay một người, rất nhanh gọn! Nếu chư vị đã xuất công rồi, hơn nữa cũng không thấp, và thực tại tới lúc cần chữa bệnh, thì tôi sẽ khai mở tay cho chư vị, tôi có thể để chư vị xuất ra công năng trị bệnh của chư vị. Nhưng mà chư vị tu lên tầng thứ cao, thì tôi nghĩ rằng tốt nhất vẫn là đừng làm loại việc này. Vì để tuyên truyền Đại Pháp và tham gia hoạt động xã hội, có một phần trong các đệ tử của tôi là có khám chữa bệnh, vì họ ở bên tôi, tôi mang họ theo, họ có bảo đảm, cho nên không thành vấn đề.

Đệ tử: Xuất công năng rồi thì có thể nói cho người khác không?

Thầy: Xuất công năng rồi nói với người luyện Pháp Luân Công, khiêm tốn một chút, thì không có vấn đề. [Tôi] bảo mọi người tập trung lại luyện công chính là để mọi người có thể trao đổi. Đương nhiên, ở bên ngoài mà gặp người có công năng thì cũng có thể nói với họ, không sao cả, chỉ là không được khoe khoang, nếu khoe khoang rằng ta có khả năng này nọ thì không được đâu. Khoe khoang một thời gian lâu lâu, thì những thứ đó sẽ mất. Nếu là muốn giảng về hiện tượng khí công, tham khảo thử chút, không có tạp niệm cá nhân trong đó, thì tôi nói rằng không thành vấn đề.

Đệ tử: Phật gia giảng “không” Đạo gia giảng “vô”, chúng ta giảng gì?

Thầy: Cái “không” của Phật gia, cái “vô” của Đạo gia là những điều riêng có ở công của họ, tất nhiên chúng ta đây cũng yêu cầu đạt tới loại cảnh giới đó. Chúng ta giảng ‘hữu tâm luyện công vô tâm đắc công’. Tu tâm tính, vứt bỏ tâm chấp trước, nên vẫn là ‘không’ ‘vô’, nhưng chúng ta không nhấn mạnh một cách đặc thù về điều ấy. Vì chư vị sinh sống trong thế giới vật chất, chư vị cần đi làm, chư vị cần công tác, tất nhiên cần làm các việc. Làm các việc thì tất nhiên mang tới vấn đề việc tốt việc xấu, vậy làm thế nào? Điều chúng ta tu là tâm tính, đây là điều nổi bật nhất trong công của chúng ta, miễn là tâm chư vị ‘chính’, những việc làm ra phù hợp với yêu cầu chúng tôi, thì tâm tính sẽ không có vấn đề.

Đệ tử: Bình thường chúng ta làm sao mới thể hội được sự tăng trưởng của công năng?

Thầy: Vào thời đầu luyện công, nếu xuất công năng thì sẽ thể hội ra. Nếu không xuất công năng [nhưng] nếu thân thể mẫn cảm, có thể thể hội ra được. Nếu đều không phải là hai loại trên, thì không có cách nào cảm giác được, chỉ cứ là [như] nhắm mắt mà luyện. Học viên chúng ta có 60%~70% đã khai thiên mục, có thể nhìn thấy; tôi đều biết. [Mặc dù] chư vị lẳng lặng không nói gì chỉ mở mắt nhìn; tại sao [tôi] bảo mọi người luyện công cùng nhau? Là muốn nội bộ trong nhóm nhỏ của chư vị trao đổi giao lưu với nhau. Nhưng mang trách nhiệm với công pháp, ra ngoài không được nói lung tung, giao lưu và đề cao với nhau trong nội bộ là được rồi.

Đệ tử: Pháp thân như thế nào? Tự bản thân con có Pháp thân không?

Thầy: Pháp thân trông cũng như bản thân người đó. Hiện nay chư vị không có Pháp thân, đợi khi luyện tới trình độ nhất định, ra khỏi thế gian pháp, tu luyện tiến nhập tới mức độ cực cao, thì mới xuất Pháp thân.

Đệ tử: Sau khi kết thúc lớp truyền thụ, thì Pháp thân của Thầy vẫn có thể theo bao lâu?

Thầy: Một học viên mà đột nhiên luyện những điều ở tầng thứ cao, đối với họ mà nói thì chính là chuyển biến rất to lớn, không phải nói về chuyển biến của tư tưởng, mà là chuyển biến của toàn thể cá nhân đó. Vì một người thường đột nhiên đắc được những điều mà một người thường như họ lẽ ra không có được, thế thì nguy hiểm, sinh mệnh sẽ chịu uy hiếp, Pháp thân của tôi ắt phải bảo hộ họ. Nếu tôi không làm nổi điều ấy, mà cứ truyền Pháp nơi đây, thì chính là hại người. Hằng bao nhiêu khí công sư không dám làm, không dám truyền, chính là vì họ không gánh nổi trách nhiệm ấy. Pháp thân của tôi sẽ luôn một mạch bảo hộ chư vị, một mạch cho tới khi chư vị tu thành. Nếu giữa chừng chư vị không tu nữa, thì Pháp thân sẽ tự mình rời đi.

Đệ tử: Thầy nói rằng: Người bình thường tu hành là không phải bằng vào luyện công, mà là bằng vào tâm tính. Phải chăng có thể nói, chỉ cần tâm tính cao và không cần luyện công cũng có thể đắc ‘chính quả’?

Thầy: Về lý thì đúng như vậy, chỉ cần chư vị tu tâm tính, ‘đức’ sẽ có thể chuyển hoá thành ‘công’. Nhưng, chư vị nhất định phải đặt mình làm người luyện công. Chư vị mà không [đặt mình] làm người luyện công, [thì] chỉ có thể tích đức tích đức, chư vị có thể tích nhiều đức lắm, thuần tuý làm người tốt đi tích đức, mà ngay cả đặt mình làm người luyện công cũng không được, [vì] chư vị còn chưa đắc Pháp tầng thứ cao. Mọi người biết, tôi giảng ra rất nhiều điều, không có Sư phụ bảo hộ chư vị, thì chư vị rất khó tu lên, chư vị ngay cả một ngày luyện công lên tầng thứ cao cũng không làm được. Cho nên muốn đắc chính quả không dễ thế đâu. Tuy nhiên, tâm tính khi đã đề cao, [thì] đồng hoá với đặc tính vũ trụ.

Đệ tử: Nguyên lý trị [bệnh] từ xa là gì?

Thầy: Đạo lý rất đơn giản, vũ trụ có thể phóng lớn thu nhỏ, công năng phát ra cũng có thể thành lớn thành nhỏ. Tôi ở nguyên chỗ này bất động, nhưng công năng phát ra có thể động chạm tới bệnh nhân xa như ở Mỹ quốc. Có thể đưa công năng tới đó, cũng có thể trực tiếp điều nguyên thần của người đó qua đây. Đó chính là đạo lý của trị [bệnh] từ xa.

Đệ tử: Có thể biết được có bao nhiêu loại công năng xuất ra hay không?

Thầy: Công năng có hơn cả vạn loại, biết được cụ thể là bao nhiêu cũng không quan trọng, biết được Lý này, Pháp này là được rồi, còn lại chính là tự mình đi luyện. Cũng không tất yếu phải biết nhiều những cái kia đâu, đối với chư vị không có chỗ tốt. [Ngày xưa] sư phụ chọn đồ đệ, nhận đồ đệ, mà đồ đệ ấy không biết gì cả, cũng không bảo cho chư vị, toàn bằng tự mình ngộ.

Đệ tử: Tại lớp con nhắm mắt có thể thấy Ngài ở trên đó giảng bài, phần thân trên là đen, cái bàn cũng là đen, tấm màn phía sau là màu phấn, đôi lúc quanh Ngài là một mảng ánh sáng màu xanh lá cây, đó là chuyện gì?

Thầy: Đây là vấn đề tầng thứ của chư vị. Vì khi thiên mục mới khai mở sẽ nhìn trắng thành đen, nhìn đen thành trắng. Sau khi đề cao tầng thứ một chút, nhìn hết thảy đều là trắng; lại đề cao tầng thứ nữa, thì màu sắc sẽ phân biệt được ra.

V. Ma nạn

Đệ tử: Ma nạn là khảo nghiệm do Sư phụ an bài cho đệ tử đúng không?

Thầy: Có thể nói như thế. Đây là an bài để đề cao tâm tính của mọi người. Chẳng hạn như tâm tính chư vị chưa tu lên cao thế mà để chư vị tu lên đó thì có thể được chăng? Ví như một học sinh tiểu học, đưa vào đại học thì có được chăng? Tôi nghĩ là sẽ không được đâu! Khi mà tâm tính chư vị chưa hề đạt được đề cao chân chính, đối với mọi thứ không thể xem nhẹ nhàng đạm bạc và không thể buông bỏ, giả sử cứ để chư vị tu lên, [thế thì] chỉ vì chút việc nhỏ chư vị bèn nháo lên với các Giác Giả, thế là không được! Tại sao coi trọng tâm tính đến thế, chính là đạo lý này.

Đệ tử: Ma nạn của người luyện công và của người thường có gì khác nhau?

Thầy: [Ma nạn của] người luyện công chúng ta và [của] người thường không có gì khác biệt. Ma nạn của chư vị là được an bài chiểu theo con đường của người tu luyện, còn người thường là hoàn trả nghiệp người thường, đều có ma nạn, không nói rằng chư vị luyện công liền có [ma nạn ấy], chứ người thường không có, đều có như nhau thôi. Chẳng qua ma nạn của chư vị được xếp đặt để đề cao tâm tính chư vị; còn ma nạn của họ được xếp đặt để hoàn trả hết nghiệp của họ. Thực ra ma nạn là nghiệp lực của tự mình, tôi lợi dụng để đề cao tâm tính của đệ tử.

Đệ tử: Ma nạn phải chăng giống như 81 nạn đi Tây Thiên thỉnh kinh?

Thầy: Có chút tương tự. Một đời của người luyện công đã được an bài xong rồi, sẽ không nhiều hơn, sẽ không ít hơn. Nhưng không nhất định là 81 nạn. Đây là xét theo căn cơ của chư vị có thể tu cao ngần nào, là căn cứ theo mức độ chư vị có thể đạt tới mà an bài. Những thứ mà người thường có nhưng người tu luyện cần phải trừ bỏ ấy, đều phải vượt qua một lượt, xác thực sẽ rất khổ đấy. Những gì chư vị chưa buông bỏ được thì đều tìm mọi cách để chư vị buông bỏ, thông qua ma luyện mà đề cao tâm tính chư vị.

Đệ tử: Khi luyện công có người phá hoại thì làm thế nào?

Thầy: Luyện Pháp Luân Công không sợ người khác phá hoại. Thời kỳ đầu, có Pháp thân của tôi bảo hộ chư vị, tuy nhiên chư vị không phải là tuyệt đối sẽ không đụng phải gì cả. Cả ngày ngồi ghế sô-pha, uống trà rồi thì công tăng trưởng lên, không phải như thế đâu! Có lúc chư vị gặp ma nạn, gọi tên tôi, và nhìn thấy tôi ở trước mắt chư vị, có lẽ không giúp chư vị, đó là vì chư vị cần phải vượt qua quan [ải] ấy. Nhưng chư vị quả thật gặp lúc nguy hiểm thì [tôi] sẽ quản chư vị. Chẳng qua là, thông thường nguy hiểm thật sự ấy là sẽ không tồn tại, vì con đường của chư vị đã được cải biến rồi, không cho phép lọt vào những việc ngoài ý liệu.

Đệ tử: Đối đãi ma nạn như thế nào?

Thầy: Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rồi, hãy giữ vững tâm tính của chư vị! Việc làm ra mà chư vị tin tưởng rằng không làm sai thì [đó] là rất tốt. Nhất là những lúc vì việc nào đó mà người khác xâm phạm lợi ích của chư vị, chư vị cũng giống người thường đi gây lộn với họ, thế thì chư vị chính là người thường rồi. Vì chư vị là người luyện công, nên không được đối đãi như thế. Việc can nhiễu đến tâm tính chư vị mà chư vị đụng phải ấy, đều đang đề cao tâm tính của chư vị, chính là nhìn xem chư vị đối đãi như thế nào, nhìn xem chư vị có thể trụ vững hay không, nhìn xem chư vị có thể đề cao tâm tính chư vị trong sự việc đó hay không?

VI. Không gian và nhân loại

Đệ tử: Vũ trụ có bao nhiêu tầng thứ không gian?

Thầy: Theo tôi biết, trong vũ trụ có vô số tầng thứ không gian, đối với sự tồn tại của nhiều tầng thứ không gian hơn, cũng như những không gian đó có gì, ai ở trong đó? Thì bằng phương pháp khoa học hiện nay rất khó biết được, khoa học hiện đại vẫn không thể làm ra chứng thực. Nhưng một số khí công sư chúng tôi và người có công năng đặc dị là có thể nhìn thấy không gian khác, vì chỉ có thể dùng thiên mục mới nhìn thấy không gian khác, chứ không thể dùng mắt thịt để nhìn.

Đệ tử: Các không gian đều bao hàm đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” phải không?

Thầy: Đúng thế, mỗi từng không gian đều bao hàm đặc tính “Chân-Thiên-Nhẫn”. Người thuận với đặc tính này, chính là người tốt; còn hành xử trái đi, thì là người xấu; [ai] đồng hoá với Ông thì chính là người đắc Đạo.

Đệ tử: Nhân loại tối nguyên sơ là từ đâu tới?

Thầy: Vũ trụ tối [nguyên] sơ không có nhiều tầng thứ hướng dọc như thế này, cũng không có nhiều tầng thứ hướng ngang như thế này, nó rất là đơn nhất. Trong quá trình nó phát triển vận chuyển thì sản sinh các sinh mệnh, tức là điều mà chúng ta gọi là ‘sinh mệnh tối nguyên thuỷ’, họ là đồng hoá với vũ trụ, không tồn tại những thứ bất hảo. Đồng hoá vũ trụ, chính là cùng giống như vũ trụ, hết thảy công năng trong vũ trụ thì họ đều có. Thuận theo sự phát triển và diễn hoá của vũ trụ, bèn xuất hiện một số thiên quốc. Về sau xuất hiện càng ngày càng nhiều sinh mệnh hơn, tại tầng thứ thấp của chúng ta mà giảng, thì chính là hình thành các quần thể xã hội, và phát sinh những liên hệ với nhau. Trong quá trình diễn biến ấy, có những người đã phát sinh biến đổi, càng ngày càng rời xa đặc tính vũ trụ, biến thành không còn tốt như thế nữa, thần thông cũng nhỏ đi. Cho nên người luyện công phải giảng “quy chân”, chính là hồi quy về trạng thái nguyên thuỷ, tầng thứ càng cao, càng đồng hoá với vũ trụ, bản sự sẽ càng lớn. Bấy giờ trong sự diễn hoá của vũ trụ một số sinh mệnh biến thành bất hảo rồi, mà không thể huỷ diệt họ, bèn nghĩ biện pháp để họ đề cao trở lại đồng hoá với vũ trụ, để họ tới một tầng thứ thấp hơn, chịu chút khổ, đề cao đề cao. Sau này không ngừng có những người tới tầng thứ đó. Rồi sau đó ở tầng thứ đó phát sinh sự phân hoá, người mà tâm tính bất hảo hơn nữa, không ngụ tại tầng thứ đó được nữa, vì thế sáng tạo một tầng thứ thấp hơn nữa. Cứ như thế, càng ngày càng hạ xuống, dần dần phân hoá, một mạch cho tới hôm nay, sinh ra tầng thứ này nơi nhân loại chúng ta đang ở. Đó chính là [nguồn gốc] nguyên lai của nhân loại.