(Lý Hồng Chí, ngày 25 tháng 2, 2006)
(vỗ tay nhiệt liệt) (các đệ tử: Kính chào Sư phụ! Kính chào Sư phụ!)
Tốt; mọi người hãy ngồi xuống. Cảm ơn tất cả, mọi người đã vất vả quá. (vỗ tay nhiệt liệt)
Chớp mắt là lại qua một năm. Trong quá trình này, khi các đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh, chứng thực Pháp và phản [đối] bức hại, chúng ta đã trải qua sáu năm, [nay] sang đầu năm thứ bảy. Là các đệ tử Đại Pháp mà nói, mọi người đã thấy được biến hoá về hình thế của Chính Pháp, cũng thấy được nhận thức của toàn xã hội đối với các đệ tử Đại Pháp, và [thấy được] biến đổi về phương diện này. Biến đổi của toàn thể hình thế là có quan [hệ] với hình thế chỉnh thể của Chính Pháp, và cũng có quan hệ trực tiếp với tác dụng rất to lớn mà các đệ tử Đại Pháp phát huy trong chứng thực Pháp. Vậy cũng nói rằng, hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp làm đều không uổng phí; hơn nữa những [điều] đã làm có thành tích rất to lớn; hết thảy những gì chư vị làm đều hiển lộ rõ ràng, đều có thể thấy được; bản thân mọi người cũng có thể tự cảm thấy. Vậy cũng là nói rằng, tuy đã qua sáu, bảy năm [trên lịch], nhưng hiện nay tuyệt đối không thể buông lơi những gì mà các đệ tử Đại Pháp cần làm.
Bản thân chư vị cũng đều đã rõ, thông qua học Pháp và tu luyện, [chư vị] hoàn toàn rõ rằng mình đang làm gì. Chúng ta tuyệt nhiên không phải là một đoàn thể chính trị nào đó nơi người thường. Chúng ta tuyệt nhiên cũng không phải là một ‘câu lạc bộ’ nào đó mang tính giải trí nơi người thường. Ở đây là ‘tu luyện’, là quá trình sinh mệnh chuyển hoá về bản chất [thành] sinh mệnh cao cấp; nói cách khác, những [ai] ngồi đây đều là các sinh mệnh đi trên con đường thành Thần. Như vậy, đối với chư vị mà xét, đặc biệt là trong thời khắc then chốt trong lịch sử này, [thì] hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp làm khi chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh đều hết sức trọng yếu.
Thực ra, giảng ra thì hết thảy những gì mọi người đang nếm trải đều đã được an bài từ niên đại xa xưa lắm rồi. Nhưng dù sự việc nào nơi nhân loại, đặc biệt là sự tu luyện của các đệ tử Đại Pháp, đều sẽ không thể hoàn toàn là như Thần đang triển hiện tựa như tại [thế] giới của Thần. Nếu là thế thì chính là Thần đang trực tiếp làm rồi, cũng không có gì là các đệ tử Đại Pháp tu luyện nữa, cũng không có gì là các đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh nữa; từ trên xuống dưới thì ai đạt ai không đạt [tiêu chuẩn] là cứ lựa chọn lựa chọn ra là xong việc; cũng không có sự việc này như hiện nay. Do đó tôi nói rằng lịch sử này của nhân loại đã trải qua một quá trình mấy nghìn năm mà con người thế gian có thể biết được, từ lịch sử của Trái Đất mà xét, là một đoạn quá trình rất ngắn. Lịch sử từ trước đó đối với con người hiện đại cũng có quan hệ trực tiếp và gián tiếp. Hơn nữa trên Trái Đất lần trước rất xa xưa rồi, đã từng có một lần diễn thử vì để Chính Pháp lần này; lần này là chân thực. [Do vậy,] hết thảy đều đã vì Chính Pháp mà được khai sáng, cũng là vì cho hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp hôm nay đang làm mà được khai sáng; tuy nhiên biểu hiện ra cũng giống như trạng thái của người thường. Chỉ trong trạng thái như vậy mới có thể cứu độ chúng sinh, chỉ trong trạng thái ‘mê’ ấy mới có thể khiến sinh mệnh thăng hoa, mới có thể nhìn thấy ‘nhân tâm’, mới có thể phân biệt ai là đạt và không đạt. Nếu như trong [hoàn cảnh] toàn là Thần triển hiện tại xã hội người thường, thì không xác định được ai đạt và không đạt, bởi vì hoạt động tâm lý của con người vẫn không thay thế cho hành vi của con người ta được. Nếu như vậy, con người hễ nhìn thấy Thần, trong tư tưởng đảm bảo là tư tưởng xấu nào cũng không nghĩ tới, tâm chấp trước nào cũng không so sánh tốt như Thần nữa; vậy cũng không thấy được hành vi thật sự của con người. Khi ở trước mặt một vị Thần đang sống rành rành ở đó, thì quả thực sẽ đều là chính niệm. Nhưng sinh mệnh kia rốt cuộc là như thế nào? Liệu có thể đạt hay không đạt? Trải qua năm tháng lâu dài đằng đẵng như thế, hết thảy đều phải là phân biệt ở trong trạng thái [cõi] ‘mê’ này. Tu luyện cũng lại như thế, chỉ có ở trong ‘mê’ mới có thể khiến sinh mệnh đề cao lên nhanh nhất. Cũng nói, tuy rằng mức độ của ‘mê’ ấy là khác nhau, nhưng chỉ có tại quá trình trong mê ấy mới nói chuyện đề cao được; nếu không có mê thì cũng không còn nói về đề cao nữa. Trước đây tôi đã giảng, tôi giảng rằng chư Thần rất khó đề cao tầng thứ; chứng ngộ đến cảnh giới nào thì là Thần của cảnh giới đó. Tại sao? Là vì hết thảy những gì triển hiện trước mắt [Thần] đều là chân tướng của vũ trụ, không có ‘mê’ nào nữa; như thế cũng không tồn tại vấn đề ‘tu luyện’ nữa, cũng không tồn tại vấn đề chư vị có ngộ hay không ngộ nữa.
Tôi vừa giảng những điều đó là để nói với mọi người rằng, dẫu phải trải qua thời gian sóng gió lâu dài đến mấy, hoặc cần phải thêm thời gian lâu dài đến mấy, thì đều không thể chấp trước vào thời gian. Tà ác càng điên cuồng thì càng thể hiện được uy đức đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh, vào lúc càng khẩn cấp có tính quyết định thì càng hiển lộ ra chỗ xuất sắc của đệ tử Đại Pháp. Chính thế, chư vị đang tu luyện trong ‘mê’, do vậy trạng thái biểu hiện ra, có những lúc khá là giải đãi, có những lúc bị can nhiễu, có những lúc còn biểu hiện rất ‘thường nhân hoá’. Đương nhiên, đó đều là các biểu hiện trạng thái trong quá trình tu luyện. Nếu không phải như vậy, thì cũng không còn là tu luyện nữa, cũng không phải là con người đang tu luyện, mà là Thần đang tu luyện. Tất nhiên Thần tu luyện là [điều] không tồn tại. Cũng nói, bất kể là như thế nào, chư vị có nhận thức tốt về vấn đề đang đối mặt hay nhận thức chưa tốt, vượt ‘quan’ được tốt hay chưa tốt, bỏ các chấp trước được nhiều hay ít, thực ra, cũng đều là thực tiễn của tu luyện, cũng đều là biểu hiện trong quá trình tu luyện. Vượt quan được tốt hay chưa tốt cũng đều là bình thường, cũng sẽ không phải vì học viên nào đó nhất thời hồ đồ và mắc lỗi, hoặc vì một học viên nào đó trong một đoạn thời gian không tinh tấn hoặc là trong một đoạn thời gian không vượt qua được [khảo nghiệm] hoặc thậm chí làm điều sai mà nói rằng học viên đó không tu luyện nữa, hoặc nói rằng họ không đạt nữa. Thực ra đó chẳng đều là biểu hiện trong tu luyện? Chính là vì so sánh với bản thân việc tu luyện, thì mới hiển lộ rằng chư vị đã thực thi tốt hay không tốt, chư vị đạt hay không đạt, chư vị chấp trước hay không chấp trước. Nói cách khác, trong quá trình tu luyện ấy sẽ có biểu hiện như vậy, tuy nhiên chỉnh thể hình thế Chính Pháp và hết thảy những gì đệ tử Đại Pháp làm là dòng chính, toàn thể là [ngay] chính, đang tiến lên một cách hết sức tốt đẹp.
Như mọi người đã biết, Chính Pháp là có biểu hiện hình thế; đệ tử Đại Pháp về cơ bản đều đang tiến bước ổn định chắc chắn [theo] những gì cần thiết cho các hình thế Chính Pháp khác nhau. Tất nhiên, tu luyện là quá trình thành tựu sinh mệnh, nhưng giảng theo một cách khác, nếu không thật đúng là một ‘khối liệu’, thì tu luyện cũng là một quá trình đào thải. Do vậy mỗi khi xuất hiện một loại trạng thái [nào đó], chắc chắn sẽ có một số cách nghĩ của con người xuất hiện; bởi vì con người đang tu luyện mà. Nói thí dụ như trước đây có một số biến đổi hình thế khá rõ ràng; trước tháng 7-1999 là giai đoạn tu luyện cá nhân của các đệ tử Đại Pháp, và sau tháng 7-1999 là các đệ tử Đại Pháp tu luyện trong khi ‘phản bức hại’. Từ khi “Cửu Bình” được công bố, trong tư tưởng một số người bèn nghĩ: việc này có quan hệ với tu luyện của chúng ta không? Những [ai] học Pháp thật tốt, chính niệm mạnh thì biết rằng cuộc bức hại này là do cựu thế lực lợi dụng thế lực ác của nhân loại là ác đảng Trung Cộng để khởi tác dụng, [chỉ] dưới chính quyền tà ác của Trung Cộng thì mới có thể có cuộc bức hại như thế này. Nếu không có chính quyền tà ác của ác đảng Trung Cộng thì cũng không tồn tại cuộc bức hại như thế này; tà linh kia dù ghê gớm đến mấy thì nó cũng phải lợi dụng kẻ xấu làm điều ác. Những kẻ xấu bình thường trên thế giới không thể tạo nên hình thế cuộc bức hại to lớn đến vậy; mà đây là vì cái đảng lưu manh tà ác kia đang nắm chính quyền tà ác, nên nhân tố của tà linh mới có thể lợi dụng nó để tạo ra cuộc bức hại như thế này. Nhưng về vấn đề này cũng có những người không qua được chỗ đường rẽ đó, và [trở nên] hồ đồ. Thật ra tại sao hồ đồ như thế? Điểm then chốt, như tôi thấy, ấy cũng là do tâm ‘sợ hãi’ đang khởi tác dụng; nói thẳng ra là còn có tâm chấp trước; những thứ khác đều là mượn cớ.
Giảng tới đây, tôi muốn nhắc lại về phương thức tu luyện của các đệ tử Đại Pháp. Thực ra tôi vẫn luôn giảng cho mọi người rằng, tu luyện của các đệ tử Đại Pháp ngày hôm nay là một loại phương thức tu luyện ‘Đại Đạo vô hình’. Mỗi người đều ở trong xã hội người thường, mỗi người đều có công tác khác nhau trong xã hội, mỗi người đều ở các giai tầng khác nhau trong xã hội, mỗi người đều có nghề nghiệp khác nhau, mỗi người đều có tình huống khác nhau của mình, nói cách khác, đều hoàn toàn ở trong xã hội, không có tu luyện [theo] hình thức nào cả. Tôi nhớ rằng trong một Pháp hội có học viên viết giấy hỏi: ‘Thưa Sư phụ, chúng ta có phải là theo hình [thức] ‘vô hình’ không?’ “Vô hình” cũng là một hình [thức]. Tôi thấy rằng mọi người cũng đã có thể nghĩ đến điểm này. (cười) Thực ra, mọi người hãy nghĩ xem, “vô” là gì? Trước đây tôi giảng rồi, giảng rằng “không” mà con người nhận thức là không tồn tại gì cả; cũng có người giảng “vô” là không có gì cả; nếu “vô” quả thực là không có gì nữa thì bản thân cái “vô” ấy là gì đây? “Không” là không còn gì nữa thì bản thân cái “không” ấy là gì? Nếu quả thực không có gì tồn tại nữa thì ngay cả khái niệm danh từ cũng sẽ không có nữa. Nói cách khác, tu luyện ‘Đại Đạo vô hình’ thực ra cũng là một hình thức chủng loại ‘vô hình’ vậy.
Mọi người biết đó, trong lịch sử thì dù là Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử, hay Jesus cũng vậy, và còn có rất nhiều những Giác Giả, thánh nhân trong tiền sử đã truyền Pháp truyền Đạo; các phương thức [mà họ] sử dụng cũng chỉ có hai loại. Một là tu luyện ‘xuất gia’, và một là theo phương thức như Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo đã chọn. Do đó, qua kinh nghiệm từ lịch sử, người ta đã hình thành một lối nhận thức rất hạn hẹp về Thần, hình thành một loại văn hoá; do vậy mỗi khi nói đến những việc như thăng hoa, đề cao, tu luyện, v.v. của sinh mệnh, thì con người thế gian liền nghĩ đến hình thức tôn giáo này trong lịch sử và hiện đại. Nhưng hình thức tôn giáo đó lại không phải là hình thức duy nhất trong vũ trụ; nó không đại biểu cho vô lượng vô số những Pháp tự kiến chứng của các chủng loại khác nhau của chư Thần, không đại biểu cho hình thức tự thành tựu của họ. Chư Thần [chỉ riêng] ở một tầng nhỏ đã nhiều đến mức vô lượng không đếm được; hai hình thức ấy lẽ nào có thể đại biểu hết [cho họ]? Khẳng định là không đại biểu được. Như vậy rốt cuộc có bao nhiêu hình thức tu luyện?
Mọi người đọc thấy trong cuốn «Chuyển Pháp Luân» đã giảng rồi: Phật gia có tám vạn bốn nghìn pháp môn, Đạo gia có ba nghìn sáu trăm pháp môn; thực ra đó cũng là tại một tầng rất nhỏ mà giảng vậy, [là] nhận thức tại một tầng nhất định; hơn nữa, đó chỉ là giảng cho nhận thức của con người. Mọi người đã biết cao hơn Phật cũng có Phật, cao hơn Trời cũng có Trời, cao hơn Thần cũng có Thần. Vũ trụ này rốt cuộc to lớn nhường nào? Quả thực vô cùng vô tận. Tôi trong Chính Pháp thực thi các việc tới nay, tuy rằng đã đang giải quyết sự việc cuối cùng rồi, nhưng nhân tố tối tối căn bản cấu thành nên vũ trụ này cũng chính là sinh mệnh cự đại tồn tại phương thức, mà đối với các sinh mệnh cao tầng trong vũ trụ mà giảng cũng là to lớn vô tỷ, là xa xôi không thể [với] đến nổi; huống nữa là [đối với] con người? Vậy cũng nói rằng, vũ trụ có nhiều sinh mệnh to lớn đến như vậy, những Thần trong đó đều có phương thức thành tựu [của] bản thân mình, đều có nhận thức về vũ trụ và Pháp Lý hình thành [theo] đó của bản thân mình. Ấy là tôi dùng ngôn ngữ của con người để hình dung ra vậy. Hơn nữa trong vũ trụ còn tồn tại hàng mấy nghìn vạn các thể hệ cự đại khác nhau. Các thể hệ cự đại ấy, tất nhiên, cũng đều đang tiếp thụ Chính Pháp [bước] cuối cùng của toàn thể vũ trụ.
Mọi người thử nghĩ, nếu các thể hệ cự đại đó cũng đều là Thần; liệu họ sẽ nói: ‘Chư Phật các ông lẽ nào hơn chúng tôi không? Lấy Phật Pháp để truyền Đại Pháp của vũ trụ, lấy Phật Pháp để chính toàn thể vũ trụ, [mà] thể hệ chúng tôi không có quan hệ trực tiếp đến các ông, chư Phật các ông lẽ nào có thể làm chính lại cái Pháp của chúng tôi ở đây? Chư Thần trong thể hệ của các ông lẽ nào có thể quản được thể hệ của chúng tôi? Phương thức Chính Pháp của các ông đối với thể hệ của chúng tôi mà giảng thì có thích hợp không? Đối với phương thức nhận thức về tồn tại của sinh mệnh so với những gì chúng tôi có là nhận thức hoàn toàn khác; về nhận thức [so] với nhau là có rất nhiều điều không tương dung; biểu hiện của các ông sẽ được lý giải thế nào tại chỗ chúng tôi nơi đây? Đã không hợp thì làm thế nào để chính lại Pháp của chúng tôi?’ Vũ trụ quá phức tạp, quá mênh mang; các sinh mệnh có các phương thức tồn tại, quan niệm, và nhận thức về sinh mệnh đều có khác biệt rất nhiều. Con người nhìn nhận rằng con người là tuyệt lắm; [nhưng] có những Thần cho rằng con người đi trên đường với tay vung tới vung lui trông sao mà khó coi thế? (mọi người cười) ‘Hãy nhìn cặp cánh đại bàng và thân thể tựa sư tử oai hùng của tôi; chẳng phải rất uy vũ sao?’ (mọi người cười) Chư Thần tại các thể hệ cự đại rất xa xôi còn khác biệt nhiều nữa về khái niệm nhận thức về sinh mệnh so với thể hệ của chúng ta. ‘Nhận thức tốt-xấu của các ông là khác với chúng tôi; trong Chính Pháp thì làm sao có thể đo lường tốt-xấu của chúng tôi nơi đây?’ Các sinh mệnh có sự khác biệt vô cùng lớn. Đại Pháp mà tôi truyền là bao dung hết thảy Đại Pháp căn bản của vũ trụ; chỉ là dùng hình tượng Phật, và hình thức bề mặt của Phật Lý; những vị đó không hiểu [điều đó], do vậy mới có những suy nghĩ như thế.
Nói cách khác, trong Chính Pháp, chẳng phải sinh mệnh của tất cả các thể hệ đều có liên quan? Nếu đều được bao quát trong ấy, thì chư Thần trong các thể hệ sinh mệnh ấy, họ không biết chư vị căn bản là ai, hỏi họ có thể để chư vị muốn làm thế nào liền làm thế ấy hay không? Đã là sự việc của toàn vũ trụ, thì họ có thể không tham dự chăng? Mỗi một thể hệ đều có Chủ rất lớn của bản thân thể hệ đó, hỏi vị ấy có thể buông tay bàng quan không? (cười) Thực ra, [nếu] tính tất cả lại thì họ cũng chỉ biết được những việc trong cảnh giới của họ; những gì vượt cao hẳn hơn họ, hoặc những việc tối hậu thì họ hoàn toàn không thể biết được; do đó họ cho rằng: ‘Sự việc này đã là bao gồm cả chúng tôi, các ông muốn đối với tôi như thế nào thì sẽ là như thế hay sao? Tôi cũng có vô lượng chúng sinh, tôi cũng cần được lựa chọn’. Thiên thể cự đại này có biết bao nhiêu thể hệ nếu đều suy nghĩ như vậy cả, thì chẳng phải tất cả các thể hệ đều là có gì đó [làm] với việc Chính Pháp? Vậy nên Trái Đất nhỏ tí xíu này trở thành tiêu điểm của vũ trụ trong Chính Pháp.
Trước đây tôi thường giảng rằng, tôi nói rằng Trái Đất này là tiêu điểm của Chính Pháp vũ trụ; nhưng không ai có thể nghĩ đến thiên thể vũ trụ này to lớn nhường nào; chư vị cũng không có được khái niệm mênh mang đến như vậy để nhận thức về nó. [Nó] rất là to lớn; nhưng [họ] đều hình thành trên Trái Đất này những phương thức biểu hiện mà họ muốn. Nói một cách cụ thể: nhân loại dẫu đã trải qua mấy nghìn vạn năm đi nữa —tôi không giảng về những gì xa quá, chỉ giảng về cận đại thôi— những người được lưu lại khi văn minh của nhân loại lần trước bại hoại rồi đến huỷ diệt đã tiến nhập sang thời nhân loại này, bắt đầu từ trạng thái không có tư liệu sinh hoạt gì cả bước tiếp cho đến hôm nay; dùng khoa học hiện đại mà giảng thì chính là bắt đầu từ cái gọi là ‘thời đại đồ đá’. Tất nhiên [những thứ của] ‘thuyết tiến hoá’ là không có tồn tại. Dù thế nào đi nữa, lịch sử có liên quan đến lô các sinh mệnh này ước lượng gần một vạn năm; còn có liên quan đến văn minh cận đại ước lượng khoảng bảy nghìn năm; tức là lịch sử có liên quan đến việc hình thành nền văn hoá này ước lượng khoảng bảy nghìn năm. Trong quá trình ấy thì biểu hiện của các sinh mệnh, hết thảy những gì triển hiện của lịch sử đều có quan hệ trực tiếp đến lần Chính Pháp này. Nhưng lịch sử cổ đại chỉ là đặt định trong tư tưởng con người [sao cho] con người có thể nhận thức Pháp và nhận thức Thần, cũng như xác định ra phương thức sinh hoạt của con người và lý niệm của con người như thế nào; có nhận thức về tốt và xấu, đẹp và xấu, thiện và ác, v.v. những nội hàm rộng lớn trong văn hoá. Toàn thể thời kỳ lịch sử cổ đại chính là quá trình đặt định tư tưởng cho con người, đặt định hành vi của con người. Hành vi của con người hôm nay, nhận thức về tốt-xấu của con người, mặc quần áo thế nào là đẹp, con người suy xét các vấn đề thế nào, con người đối đãi với cha-mẹ ra sao, con người đối đãi với bạn bè thân quyến thế nào, con người đối đãi với hết thảy mọi thứ ở xã hội ra sao, con người nhận thức thiên-địa-vật thế nào, thực ra, là đều trải qua tháng năm đằng đẵng lâu dài mới đặt định ra được; nếu không thì tư tưởng của con người sẽ trống rỗng hoặc sẽ mang ‘thú tính’, nếu thế thì Pháp của tôi hôm nay làm sao giảng được đây? Lẽ gì mà chư Thần dùng thân [thể] người để đầu sinh vào thế gian này? Chư thần sẽ đối đãi với con người ra sao? Do vậy phải để cho con người có quá trình [để] nhận thức đầy đủ và hoàn thiện; [những ai] đã đi hết qua đó tới nay chính là nhân loại ngày nay.
Nhưng trong lịch sử nhân loại, dẫu là đã trải qua mấy nghìn năm, thì từ xưa đến nay chưa hề có hình thức xã hội giống như hiện nay. Bởi vì quá khứ là để đặt định, [và] hiện tại là triển hiện. Nhân loại quá khứ có cuộc sống đơn giản hơn, dù là ở Đông phương hay Tây phương cũng vậy. Trung Quốc vẫn luôn là địa phương chủ yếu nơi chư Thần phụ đạo và truyền bá văn hoá; cái tên “Trung Quốc” thời cận đại cũng là ám chỉ điều ấy. Các nước khác vừa là khán giả cho vũ đài trung tâm nhân loại, vừa cũng có vai trò phối hợp. Đó là mục đích quá trình lịch sử. Vậy thì tại sao hiện đại đột nhiên xuất hiện các chủng các dạng văn hoá, các chủng các dạng học thuyết, các chủng các dạng hình thức biểu hiện ở xã hội? Đó chính là những thứ của các thể hệ vũ trụ vĩ đại đã tạo thành [khi] biểu hiện tại tầng thấp nhất [là] nhân loại; mục đích cũng là [để] được lựa chọn. Như mọi người đã biết rằng ở Trung Quốc cũng vậy hay ở xã hội Tây phương cũng vậy, tại xã hội cổ đại, trừ mấy tôn giáo lớn ra, thì về phương diện nào cũng không có hệ thống và hình thức văn hoá độc lập nào cả. Ví như nói về âm nhạc sau thời ‘văn nghệ phục hưng’, mỹ thuật sau thời văn nghệ phục hưng, các loại học thuyết thời lịch sử cận đại, cũng như hình thức biểu hiện của các ngành các nghề tại xã hội cận đại, kể cả biểu hiện chính [diện] và phản [diện] về hành vi của con người, thảy đều đột nhiên xuất hiện đầy đủ một cách bùng nổ. Đặc biệt là một trăm năm gần đây, đã chẳng mấy chốc biến xã hội nhân loại hàng nghìn năm thành xã hội như hiện nay. Thế gian con người [là] ô trọc; [mà] có nhiều người cảm thấy tự hào lắm, cho rằng khoa học đã mang lại cho con người sự tiến bộ. Giáo dục hiện đại đã khiến con người chỉ có thể dùng thuyết ‘tiến hoá luận’ sai lầm để nhìn nhận rằng con người đã tiến hoá tới bước này, rằng xã hội đã đạt đến mức độ có khoa học khá là cao, rằng con người đã sáng tạo ra văn hoá của chính mình, sáng tạo ra nền văn minh hiện đại. Thực ra hoàn toàn không phải vậy. Vì vậy, rất nhiều người, dưới tác dụng của tư tưởng như thế, đang hưởng thụ nền văn minh mà cái gọi là khoa học kia đem đến. Những người đã bị khoa học giáo dục trở thành không còn tin vào Thần nữa ấy, đang như cá gặp nước, vui thích xiết bao, tận tình hưởng lạc; hình thức văn hoá biến dị hiện đại rất nhiều, đang khiến cho biểu hiện của xã hội này quả thực là hoa lên rối cả mắt.
Thực ra chư Thần từ trước tới nay không hề muốn con người sinh sống như vậy. Là con người mà nói, thì [họ] không thấy được quá trình luân [hồi] báo [ứng] của xã hội nhân loại, cũng không thấy được tác dụng do nhân duyên tương hỗ gây ra; thực hiện bất kể sự việc gì —do không thấy được rốt ráo của [cõi] mê— thì cũng không tính gì tới hậu quả; do đó cũng không có cảm giác thoả mãn. Kỳ thực, dẫu xã hội hào hoa đến mấy, thậm chí vượt xa trình độ phát triển thời hiện đại, thì con người cũng không thoả mãn. Thần chính là khiến con người truy cầu không ngừng [để] tồn tại phải không? Ngày xưa khi người ta có được con ngựa tốt, chà, [vị ấy] sẽ cảm thấy quả là hơn người rồi, khi cưỡi ngựa tốt ngoài đường thì mọi người chiêm ngưỡng lắm: ‘Úi chao, ngựa quá tốt! Ra coi người ta có con ngựa hay chưa này’. So với cảm giác của con người hiện đại khi có được một chiếc ô tô đẹp thì cũng vậy thôi. Nhưng hôm nay nếu ai cưỡi ngựa đi ngoài đường thì người ta sẽ thấy kỳ lạ lắm, và con người cũng không còn có khái niệm nhận thức [như trước] nữa. Hiện nay người ta thấy ai lái xe hơi tốt: ‘Chà, xe đẹp quá! Đúng là ngựa quý [1]! (mọi người cười), (Sư phụ cười) Xe thật tuyệt!’ Con người có thể sinh sống trong các trạng thái khác nhau, [nhưng] cảm thụ trong cuộc sống là giống nhau. [Nếu] không cấp cho con người trạng thái sinh hoạt này, thì con người cũng sẽ không biết được là có trạng thái ấy; hàng nghìn năm qua nhân loại sống trong trạng thái của con người thông thường thì tình [cảm lạc] thú cũng có sự thoả mãn như vậy; trong vũ trụ, con người là sinh mệnh tầng này. Con người ngày nay có xe ô tô; nhưng khi người ta biết rằng còn có đĩa bay, thứ đó không dùng loại năng lượng hiện nay, lập tức liền bay ngay, muốn tới đâu thì chỉ trong tích tắc là tới, món trò chơi ấy mới thật là tiện dụng hơn. Bấy giờ hỏi ai muốn ô tô nữa? Ô tô kia là thứ gì vậy? Lạc hậu quá! (mọi người cười) Thực ra con người hiện đại nếu thật sự sinh tồn trong hoàn cảnh như thế thì rồi cũng sẽ không thoả mãn như vậy thôi; họ sẽ còn không ngừng truy cầu những thứ tốt hơn nữa. Tất nhiên, con người có thể sáng tạo ra những gì thì cũng là [dưới] tác dụng của chư Thần, cũng không phải là con người làm ra mà thành. Hiện nay những gì chư Thần cấp cho con người cũng không phải là để cho con người sinh sống như vậy; mục đích là triển hiện những ‘tạo hoá’ của thể hệ của họ, từ đó có cơ hội sẽ được lựa chọn. Nói cách khác, tuy rằng con người đang [theo] cái gọi là truy cầu nghiên cứu, nhưng thực ra không phải là con người truy cầu mà đạt được. Con người không thấy được điều ‘mê’ ấy, không thấy được chân tướng ấy, do vậy con người mới đang tận tình thưởng thức niềm vui trong cái xã hội ‘hiện đại hoá’ này.
Nhưng những thứ đó không phải là cấp cho con người để hưởng thụ. Xưa nay chư Thần không muốn khiến con người trở thành như thế, [mà] mục đích là để triển hiện bản thân họ. Có người cảm thấy họ quả thực sống như thần tiên; tất nhiên thật sự mà so với Thần thì không so sánh được; con người ở trong hoàn cảnh như thế này thì càng không kể gì đến hậu quả, càng không tin vào Thần, càng dễ tạo nghiệp, càng huỷ diệt bản thân nhanh hơn. Hơn nữa công nghiệp hiện đại đã tạo thành ô nhiễm nghiêm trọng cho hoàn cảnh sinh thái, khiến vật chất phát sinh biến dị, xã hội nhân loại vĩnh viễn không thể giải quyết nổi được nữa. Không chỉ như vậy, nó đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các không gian khác [trong] vũ trụ, bởi vì vũ trụ là một thể hệ tuần hoàn, vật chất do sinh vật [ở] một không gian này chiết lọc ra lại [được] tái chiết lọc tại không gian tầng cao hơn. Một khi sinh mệnh của không gian nhân loại có vật chất chiết lọc [trở nên] bất thuần, thì những thứ được tái chiết lọc lại ra ở trên kia, từng tầng từng tầng, cũng sẽ bất thuần; do đó sự biến dị của xã hội nhân loại hiện đại, kể cả sự biến dị của quan niệm, là cũng đều tạo thành ảnh hưởng đối với chư Thần; sinh vật tại tầng cao hơn nữa cũng có tạo thành biến dị. Tại sao vũ trụ cần Chính Pháp? Tất nhiên sự biến dị đó không chỉ là phát sinh tại không gian nhân loại, tại cả thiên thể vũ trụ mênh mang cũng đã xuất hiện các loại tình huống khác nhau; ở đây tôi chỉ nói về biểu hiện tại nhân loại này.
Thực ra xã hội nhân loại có những thứ xuất hiện thời cận đại, biểu hiện gọi là văn hoá phong phú ấy, kỳ thực là những [điều] do chư Thần từ các vũ trụ khác nhau, từ các thiên thể mênh mang xa xôi lôi vào đây. Dùng lời của con người mà nói thì cũng là hình thức duy hộ của sinh mệnh ở thể hệ của họ, [những gì] được lôi vào đây là Pháp Tắc về thăng hoa và giáng hạ về tầng thứ của các sinh mệnh trong thể hệ của họ với hình thức biểu hiện ở nơi thấp nhất là xã hội nhân loại. Tất nhiên những thứ đó, đối với các sinh mệnh mà giảng, nếu như có Đại Pháp chỉ đạo, thì các loại hình thức đó có thể khiến sinh mệnh thăng hoa, cũng có thể khiến các sinh mệnh bất hảo bị giáng hạ. Tôi giảng “Đại Đạo vô hình” là dẫn xuất tới những lời này. Mọi người đã từng nghĩ đến chưa? Nếu như trong xã hội này có rất nhiều ngành nghề, rất nhiều lĩnh vực ấy đều là những thứ do họ, các thể hệ sinh mệnh từ xa xôi, mang tới; các đệ tử Đại Pháp đang ở trong hoàn cảnh này mà tu luyện, trong các loại nghề nghiệp đều có đệ tử Đại Pháp tu luyện, thì chẳng phải là tương đương với [việc] đang dùng Pháp để ‘chính’ lại họ? Chẳng phải thừa nhận sự tồn tại của họ? Chẳng phải là đang cứu độ họ?
Tất nhiên, tôi không thể lưu lại cho nhân loại [tất cả] các loại hình thức biểu hiện của họ trong xã hội nhân loại; [được] cứu độ là chúng sinh trong các thể hệ ấy. Bởi vì bất kể điều gì [khi] đã đến chỗ con người đây, thì do quan hệ của tầng thứ, đều biến thành rất không tốt, cũng đều biến thành rất thấp kém; tất nhiên Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp cũng không thể chứng thực cho bản thân các hình thức thấp kém như thế. Lấy ‘tôn giáo’ mà nói, những người thật sự hiểu rõ là [người] vận dụng hình thức tôn giáo để tu luyện bản thân mình, còn [ai] không minh bạch thì lại đang duy hộ cho hình thức của tôn giáo. Nói cách khác, những hình thức ấy ở nhân loại không phải là [điều] mà chư Thần cần; chư Thần muốn chư vị vận dụng những hình thức ấy để thăng hoa. Khi chư vị có thể vận dụng hình thức ấy để thăng hoa, [thì] chư vị chính là đang chứng thực Pháp, chứng thực Thần và cứu độ chúng sinh; phải vậy không? (vỗ tay) Các đệ tử Đại Pháp tu luyện trong các ngành nghề, [đó] chính là thừa nhận các sinh mệnh của thể hệ đó, cũng là đang cứu độ hết thảy các chúng sinh. Quá khứ tôi từng giảng cho chư vị, rằng [những gì] tôi truyền là Đại Pháp của vũ trụ, và điều gì cũng được bao quát ở trong đó hết; chư vị nghĩ xem Pháp ấy có vĩ đại không? Tôi nói đến sự vô hình của [chữ] ‘đại’ ấy, vô hình mà lại bao dung hết thảy, (vỗ tay) Chính Pháp đang ‘chính’ lại các sinh mệnh của chỉnh thể vũ trụ, và đang gắng hết sức cứu vãn hết thảy những thứ nguyên thuỷ mà chư Thần lưu lại.
Hồi mới bắt đầu, không có sinh mệnh nào biết được tôi đang thực hiện điều gì; ngay cả người ngoài hành tinh cũng tưởng rằng tôi là một trong bọn chúng. (mọi người cười) Không có người nào biết cả, vì vậy các Thần khác nhau tại từng cảnh giới —trong lần Chính Pháp này của tôi— mới biểu hiện như nhìn mà chẳng thấy sự can nhiễu của cựu thế lực. Do đó tôi từng giảng rằng, tôi nói rằng toàn thể các chúng sinh trong vũ trụ này đều đang phạm tội đối với sự việc này, tôi nói rằng ‘các vị đều mắc nợ tôi, bởi vì tôi là đang cứu các vị’; bộ Pháp này chính là căn bản của hết thảy các sinh mệnh.
Thực ra bất kể một điều gì ở xã hội nhân loại, tôi chỉ cần [quyết] định chọn nó, [thì] đều có thể dùng nó để các đệ tử Đại Pháp tu luyện. Ví như nói về việc trước đây tôi bàn về âm nhạc; nếu con người trong khi học tập và sáng tác âm nhạc mà có Đại Pháp chỉ đạo, thì có thể tiến bộ và trong tư tưởng có khả năng có linh cảm, có khả năng nhận thức được và nghĩ đến được những gì cần; đó là điểm hoá của chư Thần. Nói cách khác, dẫu chư vị là ở lĩnh vực nào, thì phương diện kỹ năng của chư vị có thể đề cao là biểu hiện sau khi chư vị không ngừng khiến cảnh giới của mình đề cao, trên biểu hiện là chư vị đang làm người tốt, đang tu tâm; từ giác độ con người mà nói thì chư vị đang trở thành người tốt; vì học Pháp nội tu [và] chư vị thực thi càng ngày càng tốt, [nên] chư Thần mới cấp cho chư vị trí huệ mà chư vị đáng được có và cấp cho chư vị linh cảm, khiến chư vị trong học tập mà minh bạch ra rất nhiều [điều], khiến chư vị sáng tạo ra những thứ tốt đẹp hơn, khiến chư vị có kỹ thuật cao hơn, khiến chư vị vượt lên. Mọi người thử nghĩ coi, trong xã hội con người, ngành nghề chính [diện] nào cũng có thể là như vậy phải không? Chư vị không chỉ thực hiện tốt mọi việc trong công tác mà đồng thời cũng tu luyện bản thân mình; chư vị chẳng phải có thể đề cao lên? Tại xã hội hiện nay, tôi lựa chọn bất kể hình thức nào để làm hình thức tu luyện cho chư vị thì đều có thể khiến chư vị tu thành, (vỗ tay) chỉ là vì tôi không có chọn những thứ đó mà thôi; tôi không hề chọn những thứ đó cho chư vị; tôi đã lựa chọn hình thức Phật, dùng hình thức Phật để giảng Pháp của vũ trụ, đồng thời dùng năm bộ công pháp và phương thức tu luyện mà tôi sáng chế ra, dạy chư vị chiểu theo loại phương thức đó mà tu luyện, cứu hết thảy các chúng sinh, bao gồm hết thảy Phật, Đạo, Thần và con người. Nhiều hình thức quá như trên, tất nhiên, tôi không thể tuyển dụng tất cả được; tôi đã lựa chọn hình thức Phật; nhưng thực chất [điều] tôi giảng là Đại Pháp của vũ trụ; tuy rằng về hình thức là Pháp Lý của Phật, đứng tại Pháp Lý của Phật mà giảng, [nhưng] về thực chất là giảng về Đại Pháp căn bản của vũ trụ; con đường mà tôi bảo chư vị đi trong khi tu luyện mới là hết thảy các con đường của các Đại Thần tại các thể hệ khác nhau trong vũ trụ. Điều gì cũng đều đang được ‘chính’; có điều gì mà không bao quát ở trong bộ Pháp này không? Đây chính là Đại Pháp.
Như tôi vừa giảng, khi “Cửu Bình” mới công bố, có người không lý giải được, nói rằng chúng ta chẳng phải tham dự chính trị phải không? Thế nào gọi là chính trị? Nếu như tôi Lý Hồng Chí quả thực dẫn dắt mọi người tu luyện trong chính trị thì có thể tu thành không? (vỗ tay) Nhất định là được. Chỉ cần người tu luyện trong quá trình làm các công tác luôn không ngừng dùng Đại Pháp để chỉ đạo cho sự tu luyện của chư vị [và] làm người tốt và làm người tốt hơn nữa; lấy Đại Pháp để dung luyện chư vị, thì chư vị sẽ không ngừng đề cao, không ngừng thăng hoa, chính là có thể tu đạt đến viên mãn. Nếu như tôi hôm nay dẫn dắt mọi người, lấy hình thức vua-tôi dẫn dắt một đoàn thần dân [như] chư vị tu luyện, [như thế] có thể tu luyện không? (vỗ tay) Cũng nhất định là được, cũng nhất định có thể viên mãn như thế; chỉ là bước đi con đường ấy như thế nào, có trách nhiệm với các chúng sinh như thế nào, làm sao để khiến sinh mệnh đề cao; chỉ cần chiểu theo chỉ đạo của bộ Đại Pháp này mà làm thì có thể làm được. Về hình thức cụ thể thì tôi không lựa chọn những thứ ấy; chúng ta hôm nay đã đến bước này rồi cũng không thể [quay lại] lựa chọn lại nữa. Chúng ta là theo hình thức tu luyện như thế này, chính là hình thức tu luyện như vậy.
Trong vô minh, trong mê, [thì] con người ta không thấy được bộ Pháp này to lớn nhường nào. [Nếu] thật sự thấy được, [thì] các biểu hiện của chấp trước trong trạng thái tu luyện đều tương đương với đang phạm tội với chư Thần; chính bởi vì không nhìn thấy nên cũng không tính [là tội]. Chư vị có thể tinh tấn lên một chút, [hoặc] chư vị có thể nhận thức còn kém một chút, (cười) nói một cách tương đối, thì cái hình thức ‘mê’ chính là ‘nới lỏng’ đối với bản thân việc tu luyện. Có người nghĩ: ‘Tôi nếu biết được mọi thứ, thấy được mọi thứ thì tốt quá’. Con đường tu luyện như thế sẽ hẹp đến mức không cho phép chư vị xuất hiện [dù chỉ] một vấn đề nhỏ; nếu khai ngộ hết thì chư vị đã không được tính là tu luyện rồi, đã là không cho phép chư vị tu rồi. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng Bảy, 1999, có một bộ phận các đệ tử Đại Pháp đã trong trạng thái tiệm ngộ ở mức độ rất cao rồi; trong việc phản [đối] bức hại này [họ] không được tham dự. Không ai dám bức hại họ, và họ cũng không tham dự. [Nếu] họ hợp lại thì có thể khiến cuộc bức hại này chấm dứt rồi; nhưng họ đều minh bạch mọi điều cả. [Tôi] vừa giảng là về hình thức tu luyện; tôi đang giảng từ góc độ như thế; tôi nghĩ rằng tư tưởng mọi người đã mở mang ra rồi, lập tức hiểu ra rất nhiều điều; và biết được rõ hơn rằng bộ Đại Pháp này thật rộng lớn nhường nào, và trách nhiệm của chư vị là nặng nề ngần nào. (vỗ tay)
Giảng tới đây, tôi muốn quay lại nói một chút; đã là đệ tử Đại Pháp mà nói, chư vị có một quá khứ rất xuất sắc, và cũng đáng nên có một hiện tại xuất sắc. Có những lúc mọi người khi chứng thực Pháp cũng như khi chỉnh thể Đại Pháp thực hiện các việc và kể cả việc tu luyện cá nhân, thực sự vẫn tồn tại rất nhiều chỗ còn chưa được hài lòng. Nổi rõ nhất và lớn nhất, và cũng là điều đã từ bao lâu nay vẫn chưa giải quyết, cũng là điều mà chư Thần vẫn luôn nói bên tai tôi và là điều mà họ không hài lòng nhất, nhưng từ trước đến nay về phương diện này tôi không có giảng một cách trọng điểm, và tôi cũng chưa có nói nhấn mạnh. Vì sao? Vì các đệ tử Đại Pháp khi chứng thực Pháp hôm nay vẫn cần có một chút ‘dũng khí’ của con người, do vậy tôi chưa giảng. Tôi muốn lưu lại đến cuối cùng rồi mới giảng, [tôi đã định] đến thời thích hợp thì tôi mới giảng. Đó là phương diện gì? Chính là đệ tử Đại Pháp mắc lỗi nhưng không muốn để người [khác] nói; không ai có thể bảo được nữa, hễ nói liền giãy nẩy lên. Khi đúng thì không thích nghe người khác đề xuất ý kiến; mà khi sai thì cũng không thích nghe người khác nói; hễ [bị] nói liền không hài lòng. Vấn đề này đã rất là xấu tệ rồi đó. (vỗ tay)
Vì sao đến bây giờ tôi mới giảng? Là vì trong một đoạn [thời gian] chứng thực Pháp trước đây, khi vạch trần tà ác, thì tôi không muốn mọi người trở thành quá nhu nhược về mặt hành vi, như thế khi giảng chân tướng dễ [xảy ra là] giảng không đủ mức. Nếu như chư vị khi giảng chân tướng thì người khác hễ nói điều gì là chư vị cũng không giải thích nữa, thế thì không được. Hiện nay đã thành thục rồi, đã lý trí rồi, đã biết cách làm như thế nào rồi, sẽ không ảnh hưởng đến việc giảng chân tướng nữa; do vậy tôi lưu lại đến hôm nay mới giảng. Mọi người về phương diện này đã rất nổi rõ rồi đó. Đã là người tu luyện, mọi người hãy nghĩ xem, trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” và [tôi] từ thời kỳ đầu trong khi giảng Pháp đã bàn đến [việc này] rồi; tôi nói rằng “đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu”; người ta đối xử tệ với chư vị thì chư vị chỉ cần cười một cái thôi; khi [thấy] người khác có nảy sinh mâu thuẫn, [dẫu] là người thứ ba [ngoài cuộc] thì chư vị đều nên suy xét xem: ‘Tôi nên làm như thế nào cho tốt, đối với sự việc này nếu tráo đổi sang là tôi thì có thể giữ vững bản thân được không, có được như người tu luyện đối diện với phê bình và ý kiến hay không?’ Tu luyện chính là hướng nội mà tìm, dù đúng hay sai cũng đều tìm trong bản thân mình; tu chính là tu bỏ cái tâm con người. [Nếu] cứ không tiếp thu chỉ trích và phê bình, cứ hướng ngoại mà chỉ trích, cứ phản bác ý kiến và phê bình của người khác, [thì] đó là tu luyện sao? Đó là tu luyện thế nào vậy? Đã quen với việc chỉ nhìn thấy chỗ thiếu sót của người khác, từ trước đến nay vẫn không coi trọng việc tự xét bản thân; người ta tu tốt cả rồi còn chư vị vẫn như vậy hay sao? Sư phụ chẳng phải đang trông chờ chư vị tu tốt ư? Tại sao chư vị không tiếp thu ý kiến và chỉ luôn đi nhìn vào người khác? Mà không hướng nội tu và [tự] tìm trong bản thân mình? Mỗi khi bị nói về bản thân mình, tại sao chư vị thấy không vui? Các vị ngồi ở đây liệu có bao nhiêu người nếu đột nhiên bị người ta trỏ vào mặt rồi chửi mà vẫn có thể làm được ‘tâm tình thật thản nhiên’? Có mấy người khi đối diện với [tình huống] bị người khác phê bình và chỉ trích mà tâm bất động và [tự] tìm nguyên nhân của bản thân mình?
Không phải là trách mọi người, không phải là các đệ tử Đại Pháp của tôi làm không tốt, (cười) nói cách khác là Sư phụ đã để chư vị lưu lại một điểm đó. Nhưng hôm nay tôi đã giảng ra rồi, mọi người từ nay trở đi phải chú trọng vấn đề này. (vỗ tay) Có những học viên vào thời kỳ này thường biên cho tôi những tờ giấy, thư hoặc lời nhắn rằng người này hay người kia đã không đúng như thế này thế kia, (mọi người cười) rằng người nào đó có vấn đề ra làm sao. Tôi đều biết cả, tôi cũng biết rất rõ ràng. Hãy tu bản thân chư vị, tôi không muốn hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp bị biến thành hoàn cảnh chỉ trích lẫn nhau; tôi muốn hoàn cảnh này trở thành một hoàn cảnh đều có thể tiếp thu phê bình đồng thời hướng nội mà tìm. [Mọi người] đều tu bản thân mình, ai ai cũng đều hướng nội mà tìm, ai ai cũng tu bản thân cho thật tốt, [thì] chẳng phải xung đột sẽ ít đi? Đạo lý này tôi vẫn luôn giảng từ khi bắt đầu truyền Pháp cho đến hôm nay; chẳng phải như vậy sao? Người tu nhất định không phải là [vì] chỉ trích mà [trở nên] tốt, cũng không phải [vì] tôi làm Sư phụ phê bình ai đó [mà thành] tốt, cũng không phải là [vì] chư vị phê bình chỉ trích lẫn nhau mà tốt; mà là mọi người tự tu bản thân mình cho tốt. Hôm nay Sư phụ đã giảng đến đây rồi, chư vị từ nay trở đi phải chú trọng phương diện này. (vỗ tay nhiệt liệt)
Chư vị cần có chuẩn bị về tư tưởng, (mọi người cười) có lẽ chư vị vừa về [nhà] là gặp đó. Nhưng khi chư vị gặp phải, chắc chắn không có dự cảm từ trước. (mọi người cười) Khi mâu thuẫn đến cũng chắc chắn sẽ không đối đãi với chư vị giống như với Thần đâu, cũng sẽ không biểu hiện như Thần. Đều là biểu hiện của người thường, đều là phương thức biểu hiện của loại mâu thuẫn giữa người thường với người thường; nhất định sẽ không nể nang gì đến thể diện đâu; ngoại trừ tôi, Lý Hồng Chí, thì [ai] cũng không [được đối đãi] gì đặc thù. Nhất định sẽ không siêu việt khỏi [đạo] lý ở tầng của người thường và [không] biểu hiện siêu việt khỏi tầng của người thường; do đó đều là trong tầng hình thức biểu hiện của con người. Về điểm này, tôi nghĩ rằng đã là đệ tử Đại Pháp, học Pháp tu luyện đã qua thời gian lâu như vậy, về đạo lý cụ thể hơn nữa cũng không cần tôi giảng thì mọi người đều đã biết, cũng đều minh bạch cả.
Vấn đề này đã hết sức nổi rõ. Chư vị có biết chăng? Mấy năm nay các sinh mệnh cao tầng thường ở bên tai tôi nhắc lại về vấn đề này; [nhưng] tôi vẫn bất động. Vì tôi cần các đệ tử Đại Pháp trong chứng thực Pháp phải có dũng khí vạch rõ chân tướng; do đó tôi không giảng [vấn đề này]. Tôi muốn chọn định một thời gian, một thời cơ rồi mới làm, [mới] giảng vấn đề này. Hôm nay đã đến lúc, tôi đặc biệt muốn nói về vấn đề này, cũng nhân tiện nói với mọi người, rằng việc này trong hình thế chỉnh thể của chúng ta đã là rất nổi rõ rồi; có người đã đến mức hoàn toàn không đụng được đến họ nữa, tôi thấy rằng nếu vẫn không giảng ra thì sẽ hỏng mất. [Có người biểu hiện] giống như que diêm vậy, hễ quẹt là [phát hoả]. Cũng giống như quả mìn: hễ dẫm phải là nổ. ‘Bạn chớ nói gì về tôi, hễ nói về tôi là không chịu được’. Ý kiến nào cũng không chịu nghe; thiện ý hay ác ý, hữu ý hay vô ý, thảy đều không tiếp thu; càng không hướng nội mà tìm nữa, khá là nghiêm trọng rồi. Đây không phải là trách mọi người; chư vị từ nay trở đi đều phải chú ý vấn đề này; phải đạt đến độ là ai nói [chư vị] cũng được; nếu nói đúng thì sửa đi, còn nếu không thì cũng chú ý; chư vị có thể đối diện với phê bình và chỉ trích mà bất động tâm thì chính là chư vị đang đề cao. (vỗ tay)
Thường có học viên nói: ‘có học viên biết rằng bản thân mình có ‘bệnh’, có vấn đề, nhưng không để người khác nói [phê bình]’. Tất nhiên tôi không có chủ trương bảo [chư vị] đều đến trách người khác; nhưng người khác nếu thấy là có vấn đề hoặc ảnh hưởng đến giảng chân tướng, ảnh hưởng đến việc phối hợp của mọi người thì cũng nên nói; Pháp thân của tôi cũng sẽ thông qua miệng của học viên kia để điểm hoá chư vị. Chư vị đã đi qua một quá trình tu luyện lâu dài như thế, mọi người đã hy sinh nhiều đến thế, quả thực rất vất vả rồi. Tôi đều thấy được hết thảy những gì chư vị làm, thật là xuất sắc; tuy nhiên điều này — từ căn bản nhất, từ bản chất nhất — là minh chứng rằng một cá nhân có phải là người tu luyện hay không; nhất định phải vứt bỏ cái [tâm] không chịu để người khác nói. Chư vị [dẫu] phương diện nào làm cũng tốt, [còn] phương diện này không tốt, thì [chư vị] cũng không thể là người tu luyện được. Trong quá khứ người tu luyện vừa mới vào liền trước tiên phải làm về phương diện này, đó cũng là điều kiện chọn đệ tử. Trước 20 tháng Bảy năm 1999 khi các đệ tử Đại Pháp chưa bị bức hại tôi đã làm như vậy; cho đến 20 tháng Bảy trở về sau tôi không tiếp tục nói nhấn mạnh về vấn đề này nữa. Hôm nay tôi lại đề xuất vấn đề này, đồng thời giúp mọi người gỡ bỏ những vật chất đã hình thành, (vỗ tay) tuy nhiên cái tập quán đã hình thành kia thì chư vị phải sửa đổi đi, nhất định phải sửa. Nhất định phải chú ý nhé, từ nay trở đi, ai lại không để người khác nói [phê bình] nữa, thì người đó là không tinh tấn; ai lại không để người ta nói [phê bình], thì người đó có biểu hiện ra không phải là trạng thái của người tu luyện; ít nhất là về điểm này. (vỗ tay) Ai nếu vẫn không vượt qua được quan ải này — tôi nói với mọi người — thì đó đã là quá nguy hiểm rồi! Bởi vì đó là điều căn bản nhất của người tu luyện, cũng là thứ cần thiết phải bỏ đi nhất, cũng là nhất định phải được vứt bỏ; không bỏ thì chư vị không đến viên mãn được. Không nên trở thành người thường đang làm sự việc của đệ tử Đại Pháp. [Chư vị] cần viên mãn, chứ không phải là vì cần phúc báo.
Người thường muốn làm các việc của Đại Pháp có làm được chăng? Người ta đã làm [thế] rồi: ‘Tôi cũng hô ‘Đại Pháp hảo’, tôi cũng đi phát truyền đơn’. Những việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm [nếu] để người thường làm, nhưng họ lại không tu luyện, hỏi họ có thể viên mãn như các đệ tử Đại Pháp không? Không thể. Nhưng đã làm được việc lớn như thế, lại là vào lúc quan trọng của lịch sử này, thì sinh mệnh ấy sẽ [được] xét sao đây? Đó thật sự sẽ là được phước báo, đại phước báo. Tôi mong rằng mọi người ngồi tại đây đã tu luyện một thời gian lâu đến vậy, không được để rồi cuối cùng sẽ được phước báo phải không? (mọi người cười) Hết thảy những gì vĩ đại hơn, huy hoàng hơn, quả thực rất tuyệt diệu cho các sinh mệnh hiện đang chờ đợi chư vị; do đó việc tu luyện của các đệ tử Đại Pháp không phải là để vì phước báo. Từ nay trở đi, chư vị không chỉ là trong việc tiếp xúc với người thường, mà cả giữa các đệ tử Đại Pháp với đệ tử Đại Pháp, về phương diện này, mọi người cần phải cải thiện [những quan hệ ấy] thật triệt để; những lời này tôi giảng đến đây thôi; mọi người cần phải làm như thế. (vỗ tay nhiệt liệt)
Nhân đây [tôi] nói một việc. Thời gần đây các đệ tử Đại Pháp, nhất là các [đệ tử] tại Bắc Mỹ, và tại các vùng khác cũng tồn tại vấn đề này, rất nhiều các đệ tử Đại Pháp đều đang tham gia bán vé và chuẩn bị hội cho Dạ hội mừng năm mới của Đài truyền hình Tân Đường Nhân. Vì thời tiết khá lạnh, mọi người đã thật vất vả, và cũng đã thật lao tâm khổ tứ. Tôi thấy các đệ tử Đại Pháp dưới trời băng tuyết mặc áo mỏng mảnh biểu diễn trên phố để bán vé. Có thể giữa những người chư vị với nhau thì đều là cùng làm, không cảm thấy cảm giác nhiều nhặn gì, nhưng trong con mắt chư Thần thì không phải như vậy; tôi là Sư phụ cũng thấy đặc biệt cảm khái. Mọi người thật xuất sắc. Nói đến đây tôi giảng một chút về sự kiện Dạ hội người Hoa toàn cầu này tại sao quan trọng đến thế. Chư vị có biết rằng Dạ hội người Hoa toàn cầu đảm [nhận] những sự việc trọng đại đến mức nào không?
Tà đảng Trung Cộng vẫn luôn lấy diễn xuất văn nghệ làm công cụ của nó để tuyên truyền văn hoá Đảng cũng như tẩy não và nhồi sọ người dân Trung Quốc. Những ai đến từ Trung Quốc đều biết rằng hàng năm nó vẫn làm dạ hội “Xuân tiết liên hoan”, mà các tiết mục đều là những thứ ca tụng ác đảng và có tính chính trị rất mạnh. Dạ hội mừng năm mới của Tân Đường Nhân lại còn lớn hơn, mang tên “Dạ hội năm mới người Hoa toàn cầu”. ‘Toàn cầu’ tất nhiên cũng là bao quát cả Trung Quốc nữa; do đó mọi người thử nghĩ xem sự việc này là rất lớn phải không? ‘Toàn cầu’ tức là quốc tế; và quốc tế như vậy là cần phải là chuẩn mực quốc tế, phải vậy không? Các học viên thật sự thật xuất sắc, có thể diễn được Dạ hội mấy năm tốt như vậy và chuẩn mực cao như vậy. Dù tổng thể chuẩn mực cá nhân là như thế nào, nhưng ít nhất người ta cũng không thấy sai sót gì, (cười) (mọi người cười, vỗ tay) những phản ánh [về dạ hội] cũng rất tốt đẹp. Do vậy, mỗi diễn viên, biên đạo, soạn nhạc, dàn nhạc, v.v. mỗi cá nhân ấy đều phải có yêu cầu chuẩn mực cao, do vậy có một số việc cần phải làm từ nền tảng trở đi. Ngoài ra, mọi người đã biết rằng trước đây tôi từng giảng, rằng dẫu là hiệu quả của toàn thể đêm dạ hội cũng vậy, hay là từng bài được hát lên cũng vậy, hay là các nốt nhạc được diễn tấu cũng vậy, thì hết thảy các biểu hiện mà các đệ tử Đại Pháp nghe thấy ấy, tại không gian khác đều đang khởi tác dụng chứng thực Pháp, năng lượng phóng ra rất to lớn, là đang giải thể tà ác. Hơn nữa các đệ tử Đại Pháp làm việc gì, thì con người tương lai sẽ muốn học theo. Lưu lại cho con người tương lai văn hoá gì là do các đệ tử Đại Pháp đang khởi đầu, hơn nữa cũng là đang tẩy sạch văn hoá của ác đảng; phải vậy không? Do vậy ác đảng Trung Cộng mới muốn làm nhiễu loạn một cách tà ác như vậy. Trong diễn xuất cũng đang khởi tác dụng trực tiếp chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh thế gian; vậy nên ảnh hưởng cũng to lớn hơn; tác dụng tạo ra cũng tốt đẹp hơn. Nếu như chúng ta có thể tiếp tục và không ngừng làm thế này, chứ không phải như bây giờ chỉ diễn một số lần là xong; diễn nhiều lần hơn nữa, thì sẽ có bao nhiêu chúng sinh được cứu độ? Chư vị biết chăng? Những người xem xong đêm dạ hội ấy khi ra khỏi nhà hát kịch, thì tất cả những tư tưởng bất hảo của họ đều giải thể, những niệm đầu bất hảo đều không tồn tại nữa, (vỗ tay) vậy nên người ta mới cảm thấy xúc động mạnh đến vậy.
Tôi chỉ giảng vậy thôi. Tất nhiên tôi biết mọi người vẫn muốn nghe nữa, (cười) (vỗ tay) tôi biết rằng trong một đoạn thời gian trở lại đây quả thực tồn tại rất nhiều vấn đề trong tu luyện, giữa các học viên với nhau có ý kiến [khác nhau]. Tiếp đây tôi sẽ dùng một chút thời gian để giải đáp các câu hỏi, mọi người có thể biên giấy đưa câu hỏi lên. (vỗ tay) Để có thể giải quyết vấn đề một cách thực chất, các học viên biên giấy đưa câu hỏi chúng ta hãy cân nhắc một chút về vấn đề của mình xem có cần đưa ra hỏi không, (cười) nếu không thì cả một chồng giấy các câu hỏi đưa lên, và chúng ta hôm nay đọc không xong và cũng không giải đáp hết cho được. Mọi người hãy đưa các tờ giấy câu hỏi lên.
Đệ tử: Chúng con theo định kỳ dùng thư điện tử [gửi] cho các [thành phần] dòng chính của xã hội, các chính phủ và các đoàn thể tại những quốc gia [khác nhau] để giảng chân tướng vạch trần tà ác theo góc độ nhân quyền; thu được hiệu quả rất tốt; đã lập được cơ sở dữ liệu mấy trăm vạn địa chỉ. Một bộ phận có ý kiến nhìn nhận rằng tài nguyên quý giá của chúng con như vậy nên tập trung vào sử dụng cho nhiệm vụ chủ yếu là giảng chân tướng và vạch trần tà ác; một số người khác lại nhìn nhận rằng nên tận dụng nguồn tài nguyên ấy để làm gồm cả các hoạt động như thông tri, công bố, quảng cáo dạ hội, thông báo các hoạt động bảo vệ [nhân] quyền ở Trung Quốc, v.v. Vấn đề này rất cụ thể, nhưng cũng rất quan trọng; vì nếu không thực thi thật tốt thì sẽ khởi tác dụng xấu.
Sư phụ: Về những việc chư vị làm hôm nay, mọi người trước hết phải hiểu thật rõ. Chư vị đang cứu độ chúng sinh, những việc không quan hệ tới cứu độ chúng sinh đều không phải là [việc] mà chư vị cần làm. Khi đã bảo cho họ về chân tướng rằng đệ tử Đại Pháp bị bức hại, và về Đại Pháp rồi, thì những điều khác kia đều trở nên không chủ yếu nữa.
Tất nhiên vấn đề cụ thể này cần phải xét cụ thể. Nếu chư vị muốn khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động bảo vệ [nhân] quyền của người thường, thì đó không phải là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp. Các kênh thông tin mà chư vị làm có thể đặt tiêu điểm vào đó, cung cấp tin tức cho xã hội, vạch trần ác đảng Trung Cộng. Chư vị nhất định phải rõ một điểm này: không phải vì để duy [hộ nhân] quyền mà chư vị tồn tại, mà là sự xuất hiện hình thức duy [hộ nhân] quyền ấy đang hỗ trợ các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, (vỗ tay) chư vị nhất định phải phân biệt rõ [vai trò] chính-phụ này! Còn nếu là việc bán vé dạ hội, thì đương nhiên đó cũng là để họ hiểu rõ về Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp. (cười)
Đệ tử: Chúng con có một ý tưởng này, lấy một phần của lịch sử Trung Quốc hiện đại và một phần lịch sử Trung Quốc cận đại làm phim tài liệu phổ cập, giúp con người ta chỉnh lại trong đầu những chỗ nhận thức sai liên quan đến lịch sử.
Sư phụ: Tôi biết những sự việc ấy; [chư vị] có thể cứ làm [như vậy] đi.
Đệ tử: Chúng con làm thế nào mới có thể phân biệt và lựa chọn được các tư liệu lịch sử chính xác, từ đó có được kết luận chính xác?
Sư phụ: Những điều ấy trong lịch sử, nếu có phim tài liệu là tốt nhất; chúng không thể là giả. Nếu là lấy bằng chứng từ nhiều phương diện mà hiểu rõ sự việc ấy, thì tôi nghĩ rằng cũng sẽ có được kết luận chính xác nhất. Có một điểm này cần chú ý, đó là những gì ác đảng Trung Cộng đưa ra đều là giả; chư vị đừng tin. Ác đảng ấy trong những năm qua toàn lừa dối nhân dân Trung Quốc, đều là đang lừa dối toàn dân trăm họ.
Đệ tử: Chúng con trong quá trình giảng chân tướng và vạch trần tà ác cho những đoàn thể dân chúng xã hội dòng chính người Tây phương, đã nhận được rất nhiều phản ánh rất tốt; có người còn hỏi xem họ có thể làm [giúp] cụ thể việc gì. Vì vậy chúng con đã thành lập Hội quỹ Lương tri; để thuận lợi cho những nhân sỹ chính nghĩa tuy không phải học viên nhưng cũng muốn tham gia vào ủng hộ [Đại Pháp] chúng ta. Chúng con có câu hỏi: Có người quyên góp để cấp cho đệ tử Đại Pháp bị nạn, vậy chúng con cần chuyển và phối hợp như thế nào? Các khoản quyên góp và góp tiền trong tương lai nên xử lý thế nào?
Sư phụ: Về vấn đề này, ngay từ đầu thời truyền Pháp tôi đã bảo mọi người rồi; tôi nói rằng đã là tu luyện Đại Pháp mà giảng, là không thể gom tiền tích vật; làm thế chỉ có thể tăng trưởng chấp trước, đối với tu luyện là không có điểm gì tốt. Ngoài ra chư vị đang tu luyện trong xã hội người thường, [nên] cũng không cần sự cấp dưỡng của người thường. Tất nhiên, có một số đệ tử Đại Pháp xuất gia, [nhưng] đó thuộc về tình huống đặc biệt; tôi là giảng về tình huống phổ biến. Vậy, trong hình huống như thế, tôi hoàn toàn ngăn chặn việc thâu gom [tiền vật]; không cho thu thập quỹ từ học viên, cũng không cho phép thu thập quỹ từ xã hội như các tôn giáo khác; chúng ta không hề làm những việc như thế.
Nhưng từ 20-7-1999 bị bức hại trở đi, thì tình hình ấy đã có thay đổi. Các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng cứu độ chúng sinh là cần có quỹ; thu nhập cá nhân là có hạn, thời gian duy trì cuộc bức hại này lại lâu dài. Muốn giải quyết vấn đề này, ắt cần có rất nhiều quỹ để vạch trần bức hại, ít nhất thì mọi người in truyền đơn cũng cần có quỹ in ấn. Truyền hình, truyền thanh và báo chí do đệ tử Đại Pháp làm cũng đều cần quỹ. Còn có nhiều việc nữa, nhiều hạng mục cũng cần. Tại tình huống như vậy, tôi đã giảng cho những đệ tử Đại Pháp phụ trách một số hạng mục đó, tôi nói rằng chúng ta chỉ thỉnh cầu trợ giúp làm những việc này từ các cơ quan chính phủ các nước, hoặc các hội gây quỹ các loại, hoặc các hãng tập đoàn lớn. Nhưng trên thực tế thì cựu thế lực đang ngăn trở rất ghê gớm về phương diện này. Những đầu tư tăng vọt vào Trung Quốc mấy năm qua, các nước đều đến đầu tư, [nên họ] không dám trợ giúp Pháp Luân Công, [họ] sợ Trung Cộng gây bất lợi cho công ty của họ; xem chừng với lợi ích đặt ngay trước mặt cũng đều bán mất lương tâm. Tại tình huống này rất khó thỉnh lấy quỹ từ họ.
Như vậy có nhiều học viên trong quá trình giảng chân tướng đã thật sự gặp một số nhân dân rất tốt; sau khi họ biết được sự tà ác của cuộc bức hại này, rất nhiều người đã chủ động muốn giúp đỡ cấp một số tiền cho học viên. Với tình huống ấy thì làm thế nào? Tôi vẫn nói vậy: phải cố gắng không thâu nhận quỹ từ dân chúng, không được làm thế. Nếu quả thực [họ] chủ động đưa, thì nhận là nhận thôi; hãy dùng cho chỗ nào cần mà còn thiếu quỹ nhất; chỉ có thể nói như vậy. Tôi không chủ trương thực thi [việc ấy], nhưng khi [họ] quả thật muốn cấp, thì có lúc chư vị không nhận là họ cảm thấy chư vị kỳ lạ lắm; nếu vậy thì nhận. Đôi khi những việc chư vị thực hiện cũng cần để họ hiểu được thì mới có thể cứu độ họ; do đó nếu thật sự gặp tình huống như vậy thì cứ nhận.
Tuy nhiên, việc quản lý quỹ không được để nảy sinh vấn đề. Tôi biết có một số hạng mục, có quỹ tại một số nơi đã xuất hiện vấn đề; tôi cũng không định nói. Về phương diện này mà xuất hiện vấn đề thì tôi thấy như là chư vị không muốn tu nữa, chư Thần đều đang nhìn chư vị; đối với người tu luyện mà xét [việc này] cũng quá nghiêm trọng rồi.
Đệ tử: Chúng con làm thế nào thu xếp cho tốt quan hệ giữa việc ủng hộ nhân quyền và chống bức hại của dân chúng hiện nay và việc thúc đẩy “tam thoái”?
Sư phụ: [Khuyến khích] “tam thoái” là chư vị đang cứu người, đang cứu chúng sinh, đang cứu nhân dân Trung Quốc; bên ngoài Trung Quốc không tồn tại vấn đề này. Tôi đã giảng rồi, khi toàn thể phe Chủ nghĩa cộng sản Đông Âu giải thể, dân chúng nơi đó đã làm những gì mà họ nên cần làm: họ khiến nó giải thể. Là người Trung Quốc mà nói thì vẫn chưa có hành động thực tế ấy; do vậy nếu họ muốn gột sạch bản thân mình thì ắt phải ly khai khỏi các tổ chức tà ác của tà đảng Trung Cộng.
Như tôi vừa giảng, vận động ủng hộ nhân quyền là của người thường; Pháp Luân Công quyết sẽ không là đoàn thể chính trị. Chư vị phải nhớ rõ điểm này: Vô luận là tại Trung Quốc có [ai] bước ra sang bên ngay chính, hoặc là vì Pháp Luân Công mà bước ra lên tiếng, đó đều là chư Thần an bài để họ hỗ trợ đệ tử Đại Pháp, nhưng quyết không phải là đệ tử Đại Pháp hỗ trợ họ. Báo cáo nhiều hơn nữa về họ trên các kênh truyền tin và quan tâm hơn đến họ, như thế không thành vấn đề; nhưng chư vị không được lầm lẫn giữa bên nặng bên nhẹ; cần phải làm gì, không nên làm gì, [chư vị] nhất định phải rõ những việc ấy! Chúng ta không là đoàn thể chính trị người thường; chúng ta không được hoàn toàn dấn sâu vào trong đó; nhưng chư vị có thể vận dụng các kênh truyền thông của chư vị để đăng bài và vạch trần bức hại. Tất nhiên cũng có những người trực tiếp vì đứng ra nói những lời cho Pháp Luân Công mà bị bức hại; với những tình huống ấy chư vị có thể quan tâm nhiều hơn, báo cáo nhiều hơn; nhất là về vấn đề an toàn của họ cũng cần phải theo sát; thực hiện như vậy thì không vấn đề gì. Then chốt là ở chỗ mọi người nhất định phải hiểu rõ; hãy nghe cho kỹ: Chư vị giúp đỡ thực hiện những việc đó cũng được, nhưng chư vị phải tỉnh táo: những việc ấy xuất hiện là để trợ giúp chư vị, còn tu luyện và cứu độ chúng sinh mới là việc trọng yếu nhất của chư vị. (vỗ tay)
Đệ tử: [Thưa Sư phụ,] khẩu quyết của năm bài công pháp có thể phiên dịch thành ngoại ngữ không?
Sư phụ: Hồi mới phiên dịch sang tiếng Anh tôi đã giảng rằng, các khẩu quyết Chính Pháp là không thể phiên [dịch]. Tại sao không thể phiên? Khẩu quyết Chính Pháp là câu thông với âm của vũ trụ, với rất nhiều nhân tố vũ trụ và với tín tức vũ trụ. Chư vị niệm đến nó, thì mới khởi tác dụng cự đại hiệp đồng với vũ trụ. Nếu như âm ấy mà đổi đi thì không khởi tác dụng đó nữa. Chư Thần biết hết, niệm của chư vị là gì thì chư vị không cần xuất ra thành tiếng mà chư vị nghĩ trong tư tưởng thì họ cũng biết cả. Nhưng nếu chư vị trực tiếp dùng nó để nó khởi tác dụng thì không làm được [nếu không đúng âm]; do đó tôi vẫn luôn luôn không để mọi người phiên dịch.
Thực ra tôi vẫn luôn giảng cho mọi người, tôi nói rằng văn hoá Trung Quốc là văn hoá mà Thần truyền tại nhân loại, là văn hoá nửa-Thần; do vậy trong đó có rất nhiều nhân tố văn hoá là mang theo nội hàm rất thâm sâu; còn văn tự của ngôn ngữ các dân tộc khác là không có trên thiên thượng. Nhưng chủng loại chữ viết này của Trung Quốc là rất gần với văn tự trên thiên thượng, so với cách viết trên thiên thượng là cũng giống về cách viết, [nhưng] đường bút vẽ là khác. Chữ viết của các dân tộc khác là không có trên thiên thượng. Cũng có người thấy thiên thần trên thiên thượng dùng văn tự của dân tộc nào đó viết cho họ những gì đó triển hiện cho con người; thực ra, đó chỉ là Thần diễn hoá cho con người bằng văn tự mà chư vị đọc hiểu được mà thôi. Vì văn hoá Trung Quốc là văn hoá nửa-Thần, [nên] không hoàn toàn [Thần], cũng không hoàn toàn không; chính là trạng thái ấy
Đệ tử: [Thưa Sư phụ,] nghề nghiệp nào không có đệ tử Đại Pháp [làm] thì sẽ không tồn tại nữa, đúng không? (mọi người cười) Như đặc vụ v.v. chẳng hạn. (mọi người cười)
Sư phụ: Đúng. Tôi từng nói rằng tương lai sẽ không tồn tại đặc vụ, đã triệt tiêu tương lai của nó rồi. (vỗ tay) Còn nói về sự tồn tại và không tồn tại của các nghề khác, thực ra như tôi biết, thì các ngành nghề dường như đều có đệ tử Đại Pháp. Tôi biết rằng cấp tổng thống cũng có [đệ tử], tầng rất cao trong xã hội cũng đều có [người] tu; chỉ là biểu hiện của họ khác thôi. Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc là có ở các loại ngành nghề, nghề nào cũng có người đang tu luyện Đại Pháp.
Đệ tử: [Thưa Sư phụ,] tà linh cộng sản vốn dĩ ban đầu đã xuất hiện tại Công xã Pa-ri, thì nó có còn cái gốc ở đó không? Có còn tồn tại một cách đặc biệt tại Paris và Pháp không? Hiện giờ có ảnh hưởng gì?
Sư phụ: Cái gốc của nó không ở đó, gốc của nó tại Trung Quốc; nhưng cũng đã bị nhổ đi rồi. Toàn thể ác đảng tà linh, cái con ác long màu đỏ ấy đã bị đánh tan hoàn toàn rồi; còn có các nhân tố mà nó gây dựng qua thời gian lâu trong tư tưởng của dân chúng và các lĩnh vực văn hoá, những thứ đó đều đang bị thanh lý, đều đang trong [quá trình] thanh lý. Còn nói về các nước khác, chỉ cần không phải là quốc gia của ác đảng thì đều không có ảnh hưởng trực tiếp.
Đệ tử: Xin Ngài nói chi tiết cho chúng con về tác dụng của mạng Minh Huệ, nhất là mạng Minh Huệ đa ngữ……
Sư phụ: Đặc điểm của website Minh Huệ là lấy việc báo cáo tình huống chân thực cuộc bức hại đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc làm chủ [yếu]; đó là tư liệu đầu nguồn về vạch trần tà ác; các báo cáo có trên 99% hoàn toàn là sự thật, thậm chí 100%. Nó không giống các kênh thông tin khác. Chư vị có thể dịch những tình huống chân thực sang các ngôn ngữ khác đưa lên mạng. Nếu có năng lực, có nguồn tài lực thì có thể làm, làm Minh Huệ đa ngữ; chính là đưa thông tin hàng ngày trên website Minh Huệ cho toàn thế giới đọc.
Đệ tử: Cựu thế lực có khả năng an bài sinh mệnh phụ diện trong phó nguyên thần của đệ tử Đại Pháp không?
Sư phụ: Đừng nghĩ nhiều thế. (mọi người cười) Cựu thế lực là không khe hở nào là không luồn vào; ngay cả với đệ tử Đại Pháp thật sự do tôi dẫn dắt từ trong lịch sử cũng bị chúng tác động. Không sao cả, chỉ cần đệ tử Đại Pháp có thể chiểu theo yêu cầu chứng thực Pháp, chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà thực thi thì không vấn đề gì.
Đệ tử: Nếu có thể, thì các đệ tử Đại Pháp chung quanh mình có thể cùng nhau phát chính niệm để phủ định và thanh trừ triệt để thì có được không?
Sư phụ: Chư vị khi phát chính niệm thanh trừ các nhân tố bất hảo của bản thân là đã kèm theo nhân tố đó rồi, đã làm [việc đó] từ lâu nay rồi.
Đệ tử: Xin Sư phụ giảng một chút về ảnh hưởng đến [việc] đệ tử Đại Pháp cứu độ chúng sinh do cơ chế của chiếc ‘đĩa’ {bàn} do cựu thế lực sắp đặt.
Sư phụ: Trong mỗi không gian đều có một chiếc ‘đĩa’, mỗi đĩa ấy thực ra đều là biểu hiện của Pháp của vũ trụ quá khứ, nó cũng là chỉnh [thể] vũ trụ từ vi quan đến hồng quan, chính là [những] chiếc đĩa xuyên suốt từ không gian cấu thành từ các hạt lạp vi quan cho đến không gian bề mặt cấu thành từ các lạp tử to lớn nhất, có một cái trục. Đó chính là hình thức biểu hiện của Pháp của vũ trụ quá khứ; tương lai sẽ không như thế, (cười) do vậy tôi mới có thể giảng cho chúng sinh nghe. Nhưng đối với việc Chính Pháp chúng còn làm những chiếc đĩa đặc thù; mỗi không gian chúng đều có thao túng; hơn nữa liên quan cả đến con người thế gian, thậm chí nó còn cài đặt loại đĩa ấy trong thân thể con người; do vậy nó hễ [chuyển] động là con người trên Trái Đất sẽ xuất hiện biến hoá về hình thế; chính là do những thứ đó đang khởi tác dụng. Trong Chính Pháp, những thứ đó đều đang bị thanh lý, chúng đã không còn có tác dụng quyết [định] nữa.
Đệ tử: [Con xin hỏi] giữa sự thành thục [tu] luyện chỉnh thể của các đệ tử Đại Pháp và kết thúc Chính Pháp có quan hệ gì?
Sư phụ: Xét theo hiện tại, thì hầu như về cơ bản là đang tiến hành đồng bộ.
Đệ tử: Nếu đặc vụ tà ác xông vào nhà chúng con, thì chúng con có thể tự vệ không? (mọi người cười)
Sư phụ: Có thể tự vệ. Thực ra nếu chư vị có chính niệm rất mạnh mẽ, thì đều có thể bắt chúng định cứng lại. (vỗ tay) Nói quay trở lại, là người tu luyện, nếu bản thân tâm cảnh bất thuần, chính niệm không đủ, trong tâm sợ hãi, thì đều không thể khởi tác dụng ấy.
Đệ tử: [Đoàn nhạc] “Thiên Quốc nhạc đoàn” cứu độ chúng sinh như thế nào? Xin Ngài chỉ rõ? (mọi người cười)
Sư phụ: Chư vị muốn nghe thì tôi sẽ nói cho chư vị. (vỗ tay) Như mọi người đã biết [những] lần trước khi đoàn nhạc diễu hành tại khu phố Tàu và khu Flushing ở New York, tôi đều thấy cảnh tượng này: khi đoàn nhạc diễn tấu, năng lượng phóng xuất ra rất lớn. Bất kể là từ năng lượng phóng xuất ra dù là thanh âm của chư vị phóng xuất ra hay là âm nhạc hoặc bản thân nốt nhạc cũng vậy, đều khởi tác dụng chứng thực Pháp và phóng xạ năng lượng.
Ngày có diễu hành ở khu phố Tàu, các từng không gian trên thiên thượng có vô số chư Thần, khắp trời đều là chư Thần, đang đánh trống trận. Rất rất nhiều các thiên binh thiên tướng ấy đang xung tiến lên. Các đệ tử Đại Pháp thổi nhạc có năng lượng phóng xuất ra lớn phi thường. Mọi người thấy trong phim trái bom nguyên tử khi nổ một cái là sinh ra một sóng xung kích rất to lớn phải không? Còn to lớn hơn lực lượng ấy nữa. (vỗ tay) Bởi vì năng lượng mà đệ tử Đại Pháp phóng xuất ra có thành phần lớn hơn nguyên tử; hơn nữa lạp tử mỗi tầng đều rất lớn mạnh. Nên cũng nói, bấy giờ hễ có âm thanh xuất ra là một màn ánh sáng. Bom nguyên tử kia cũng chỉ có một quá trình xung kích thôi, sau đó sóng xung kích xung ra tạo thành trận bão bụi rất lớn, phải không? Đợi bão bụi lắng xuống thì nó mới làm tịnh. [Còn] đây là làm tịnh tức thời, sau đó ở nơi cách rất xa nơi xung kích ánh sáng chiếu rọi mới là đám bụi khói rất to lớn; thuận theo [nhạc] diễn tấu mà ánh sáng trở nên to lớn mau lẹ, vừa lại làm tịnh cực kỳ nhanh, vừa không ngừng khởi lên bụi khói ở xa; hễ nơi nào ánh sáng đến, thì toàn bộ đã làm tịnh xong.
Vậy nên khi diễu hành trên phố, dẫu là có bao nhiêu người xem, lúc ấy tôi thấy tư tưởng người thường ấy, họ về cơ bản là [say] mê đi, (mọi người cười) nhất là người Trung Quốc, họ sững sờ xem, họ không còn suy nghĩ nữa. Đây là việc gì thế? Các tư tưởng bất hảo đều bị thanh lý hết, [xem] xong họ mới nghĩ ra, (vỗ tay) nói rằng: Chà, Pháp Luân Công thật là tuyệt! (mọi người cười) Có người nói: Ái chà, Pháp Luân Công này tại xã hội Mỹ quốc sao mà đột nhiên có được một đội nhạc lớn với nhiều người làm sao! (mọi người cười) Tại xã hội Mỹ quốc cũng có được một đoàn nhạc lớn làm sao, đột nhiên có bao nhiêu người diễn tấu! Đặc biệt là, các thành viên chủ yếu của đoàn nhạc là các khuôn mặt người Trung Quốc, các khuôn mặt đệ tử Đại Pháp người Tây phương có ít hơn; phổ biến là các khuôn mặt người Trung Quốc. Vậy nên người dân khu phố Tàu khi xem xong [đều] nghĩ: Không ngờ [đội nhạc] đã khiến người Trung Quốc mở mày mở mặt như vậy! (mọi người cười) Chính là trong tư tưởng của họ đã không còn những thứ phản [đối] nữa, những tư tưởng có tác dụng phản diện đã không còn nữa. Quả thực là đã có tác dụng ấy; đó là về người Trung Quốc. Còn về người Tây phương mà xét, thì cũng thấy là rất tân kỳ, là chưa từng thấy, đột nhiên xuất hiện một đội nhạc lớn với những khuôn mặt người Trung Quốc; rất nhiều người vỗ tay và nói: “diễn lại diễn lại”! Như vậy hiệu quả rất là tốt.
Tất nhiên trong đoàn nhạc cũng thấy có các đệ tử Đại Pháp từ những dân tộc khác; và họ cũng rất xuất sắc, vì các đệ tử Đại Pháp là một [chỉnh] thể mà. Thực ra các học viên tham dự đội nhạc ấy khi diễn tấu thì tự bản thân họ cũng đều cảm động, cảm thấy rất thần thánh.
Đệ tử: [Thưa Sư phụ] đêm hội tân niên năm tới có thể lưu [diễn] toàn cầu không?
Sư phụ: Sự việc năm tới còn phải căn cứ theo tình hình mà xét; nếu không có quỹ đủ lớn thì không làm được. Như mọi người đã biết, hễ đưa hàng trăm hàng chục người đi lại thì phải dùng chi phí rất lớn.
Đệ tử: Có một số quan chức tại xã hội Tây phương bị ảnh hưởng của Trung Cộng, có hành vi rất bất hảo. Khi giảng chân tướng cho họ thì có thể nói với họ hay không, rằng hành vi của họ giống quan chức Trung Cộng hơn là giống quan chức các quốc gia dân chủ?
Sư phụ: Việc ấy không thành vấn đề. Tà linh của ác đảng Trung Cộng không nhất định là thao túng khống chế ai; dẫu chư vị là quan chức Tây phương hay là quan chức Trung Quốc. Tư tưởng nếu phù hợp với nó, thì nó liền thao túng khống chế chư vị.
Đệ tử: Chúng con có nên tin rằng Pháp sẽ cấp trí huệ cho chúng con? Đến lớp của người thường có đáng hay không? Gần đây trong hạng mục viết văn con có gặp một số khó khăn; con muốn biết rằng chuẩn mực của con cần phải đề cao lên? Hay là có nguyên nhân khác?
Sư phụ: Nếu những gì chư vị sáng tác là theo con đường đúng thì khó khăn sẽ ít, còn theo đường sai thì khó khăn sẽ lớn; hoặc là ở trong một vấn đề nếu có vấn đề trong nhận thức thì khó khăn sẽ lớn, còn trong nhận thức không có vấn đề thì khó khăn sẽ nhỏ; bảo đảm là như vậy. Rất nhiều kỳ tích là do các đệ tử Đại Pháp sáng tạo xuất lai. Có một số điều thì chư vị cũng nên đi học, việc ấy không thành vấn đề. Nếu hao phí rất nhiều thời gian để học, mất hàng tháng trời, hàng năm trời để học, rồi chư vị quay lại chứng thực Pháp, thì tôi nghĩ rằng đã xong qua mất rồi, (mọi người cười) học cũng phí công. Vậy nên tôi nghĩ rằng, có một số việc tự bản thân cần phải suy nghĩ kỹ xem. Là đệ tử Đại Pháp mà giảng, thì phải dùng tư tưởng của người tu luyện mà xét vấn đề này.
Đệ tử: “Cửu Bình” đối với người Việt Nam có quan trọng không? Người Việt Nam có cần phải thoái Đảng không?
Sư phụ: Là Việt Nam, hay Cu Ba, Bắc Triều Tiên cũng vậy, Trung Cộng hễ sụp đổ thì chúng đều sụp đổ. Nguyên lai là an bài sự tồn tại của chúng để [cổ vũ] khí thế cho Trung Cộng. Nếu thật sự chỉ còn lại một mình Trung Cộng, thì những người kia đều không ngẩng đầu nổi ở trước mặt toàn thế giới. Trên thực tế là cựu thế lực đã an bài. Là đệ tử Đại Pháp mà giảng thì chỉ là tu luyện; chính là ác đảng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, nên các đệ tử Đại Pháp mới nhắm vào ác đảng Trung Cộng để vạch trần bức hại và giải thể sự bức hại của nó. Cái gốc là ở Trung Quốc, nhân tố Trung Cộng hễ giải thể rồi thì những thứ khác cũng đều giải thể, không cần thực thi một cách chuyên biệt. Tuy nhiên mấy thứ đó chúng đều là xã hội của ác đảng, ở đó còn chưa phát sinh bức hại các đệ tử Đại Pháp, do vậy cũng không đem đó làm trọng điểm để thực thi; trong tương lai sẽ thuận theo sự sụp đổ của Trung Cộng, [chúng] sẽ đều đổ, đều kết thúc; hiện nay không động chạm đến chúng.
Đệ tử: Nhiều đệ tử Đại Pháp đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn nghệ ưu tú, như âm nhạc, thơ ca, ca khúc, v.v. chúng con có thể hoàn chỉnh về nghệ thuật rồi sau đó đưa ra xã hội được không?
Sư phụ: Vậy đương nhiên là tốt. Những tác phẩm chúng ta sáng tác nếu như cũng để dân chúng hát, thì chẳng phải là quá tốt sao? Nếu nhiều người dân toàn thế giới gồm cả dân chúng tại Trung Quốc đều mặc áo T-shirt với chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, thì tôi nói rằng ác đảng Trung Cộng sẽ thật sự không còn cách nào nữa. (mọi người cười) Có người nói rằng viết trên tờ giấy bạc nhân dân tệ chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, “thoái Đảng”; tôi nói rằng biện pháp ấy rất hay. (vỗ tay) Tờ giấy bạc ấy vứt đi không vứt được, mà huỷ thì cũng không huỷ được. (mọi người cười)
Đệ tử: Toàn thể đệ tử Đại Pháp khu Hải Điến tại Bắc Kinh xin chúc sức khoẻ Sư phụ. Thưa Sư phụ, chúng con rất nhớ Ngài! (Sư phụ: Cảm ơn mọi người!) (vỗ tay) Mong Sư phụ yên tâm, chúng con nhất định làm thật tốt ba việc, không phụ kỳ vọng của Sư phụ tôn kính đối với chúng con! (Sư phụ: Tôi tin.) (vỗ tay)
Sư phụ: Nếu là mấy năm trước mà nói [vậy], tôi cảm thấy như các học viên đang khích lệ tôi. (cười) Hiện nay thì tôi cảm thấy chân thực rồi, tôi tin tưởng [như vậy].
Đệ tử: Chúng con làm thế nào để cứu độ những người đồng tính luyến ái hữu hiệu hơn nữa?
Sư phụ: [Họ cũng là] chúng sinh mà, hãy đều coi họ như mọi chúng sinh phổ thông mà cứu độ; có thể cứu được là cứu thôi, không coi họ như là người đặc thù; chư vị càng coi họ cho là đặc thù thì càng không cứu được họ. Cứu độ như dân chúng thông thường; có thể cứu là cứu thôi, không thể cứu được thì là không thể cứu.
Đệ tử: Trong băng hình dạy bài tập công nguyên ban đầu sao lục ra là có một đoạn Sư phụ đang giảng Pháp tại Đại học Công an, bối cảnh của băng hình là lễ đường của công an có treo cờ của tà đảng. Chúng con có cần phải xử lý bỏ đoạn đó đi hay không? Hay là bảo lưu tư liệu đương thời?
Sư phụ: Bỏ đi thì cứ bỏ đi thôi. Vì thời bấy giờ xác thực là chưa nghĩ rằng sẽ coi Trung Cộng là thứ tà ác nhất cần phải tiêu huỷ; hết thảy chúng sinh đều [được] cấp cơ hội. Là vì ác đảng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, nên chúng đã thành ác ma của chúng sinh trong vũ trụ, nên phải diệt bỏ nó đi, thanh trừ nó đi; ấy là do chúng đã tự lựa chọn như vậy
Đệ tử: [Thưa Sư phụ] khu phố Tàu tại San Francisco có giống như New York là các học viên từ nơi khác cũng cùng đến chi viện hay không?
Sư phụ: Tôi nghĩ rằng, nếu có năng lực, có điều kiện thì cứ đến xem giúp đỡ làm một chút. Tôi đã nói chuyện về vấn đề này với người phụ trách San Francisco rồi.
Đệ tử: Đã đắc Pháp, đã thoái Đảng, [nhưng] vì tâm sợ hãi nên đã bất kính với Đại Pháp, giờ [vị ấy] đã tạ thế rồi; [con xin hỏi] người như thế có còn có tương lai không?
Sư phụ: Việc này cần xem xét tình huống cụ thể. Là đệ tử Đại Pháp mà giảng, thì thoái Đảng không phải là [việc] số một; cứu độ chúng sinh, bảo chúng sinh thoái Đảng ấy mới là số một. Còn nói rằng còn có thể có tương lai hay không? Việc ấy phải lấy việc vị ấy đã đắc Pháp [nhưng] không chứng thực Pháp làm [điều] trọng yếu nhất.
Đệ tử: Dạ hội năm nay ai xem cũng khen hay; có thể để các đệ tử tại Trung Quốc phát tán rộng rãi cho người dân? Dùng hình thức ấy để xúc động tâm linh của quảng đại quần chúng?
Sư phụ: Có thể thực hiện như vậy.
Đệ tử: Sư phụ từng nói rằng 80% những gì được định ra trong tiền sử đều bị cựu thế lực cưỡng phá hỏng hết cả; điều ấy có ảnh hưởng đến sự mỹ hảo vô hạn và viên dung bất diệt của vũ trụ tương lai mà hiện nay đang cần hay không?
Sư phụ: Những gì chúng phá hỏng chỉ là những thứ đã an bài; vũ trụ mới như thế nào thì dù chúng muốn thấy cũng không thấy được. Lại nói, đệ tử Đại Pháp nếu tu thành viên mãn, thành Thần, Phật, [khi] họ muốn tạo một thế giới cho bản thân mình, thì một niệm là thành, vì Pháp của họ là ‘hiện thành’; do vậy việc ấy không thành vấn đề, đều là những việc vô cùng nhỏ bé. Dẫu huỷ hoại bao nhiêu, làm mất mát bao nhiêu thì chỉ là xét xem cần hay không cần, nếu thấy cần thì đều có thể thành; thậm chí khôi phục lại hoàn toàn không khác một chút nào cũng đều làm được.
Đệ tử: Khoảng nửa năm trước các đệ tử bắt đầu một hạng mục [công việc], nhưng vì tâm tật đố của người phụ trách không bỏ được nên tạo thành can nhiễu khiến các đệ tử dẫu muốn tự mở đường cho mình để đi cũng muôn vàn khó khăn. Bấy giờ các phương pháp phương thức được dùng đến rất bất hảo, còn mang theo cả văn hoá Đảng. Thêm vào đó phần đông họ nguyên vẫn ỷ lại vào người phụ trách và Phật Học Hội, nên hiểu lầm về chúng con càng sâu sắc hơn nữa. Đệ tử lúc bấy giờ không nói rõ nhiều lắm, vì lúc ấy ngộ rằng một mặt là cấp cho bản thân tu luyện, và mặt khác là để cấp mọi người tu luyện; chứ không ngộ rằng tà ác cũng đang siết chặt thời gian chúng ta; kết quả trở thành cuộc diện như thế này, cũng không biết làm sao nữa.
Sư phụ: Cần xét kỹ bản thân xem có phải là tư tưởng đã đúng chưa. Biểu hiện của đối phương trong mâu thuẫn mà càng bất lợi cho bản thân mình thì càng dễ nhìn nhận rằng họ không đúng, khẳng định rằng họ đã sai. Tu luyện rất phức tạp; vứt bỏ nhân tâm là khó nhất. Cần tìm bên trong mình hơn nữa, cứ tìm trong tâm bản thân mình. Mọi người đều tự tìm trong mình, cùng nhau phối hợp cho tốt là trọng yếu nhất.
Có một số việc cụ thể là đề xuất một số ý kiến hợp lý là khả dĩ rồi; nhưng cần phải xét xem ý kiến bản thân mình đề ra có phối hợp với cả chỉnh thể hay không. Là người phụ trách mà xét, họ cũng khó; [chư vị] không làm việc đó nên không đứng tại giác độ đó mà xét vấn đề. Rất nhiều học viên đều từ trường học mà ra, chưa từng làm công tác phụ trách nào, chưa có kinh nghiệm; hạng mục phụ trách cũng là khảo nghiệm đối với họ. Ngoài ra có một số học viên gửi thư cho tôi và tôi cũng xem cả, thì tuy là phản ánh vấn đề của người khác, nhưng trong các chữ thực ra toàn thấm đầy những chỗ thiếu sót trong tu luyện bản thân; cũng có [người] là rất chấp trước, thậm chí rất cực đoan; cũng có [người] mang theo nhân tâm mà nói với tôi, phàn nàn về những căm phẫn bất bình trong tâm. Là người phụ trách thì nhất định phải nghe những kiến nghị hợp lý, không làm người phụ trách thì các việc mình làm cũng nhất định phải phối hợp tốt. Chư vị đang tu luyện, không phải làm công tác vì để làm công tác.
Tất nhiên, ý kiến nào cần nêu ra thì vẫn cứ nêu ra thôi; hết thảy thực hiện đều phải như một đệ tử Đại Pháp. Là người phụ trách các hạng mục đã nghe thấy thì cũng phải tự tìm trong bản thân mình, cũng phải tu tốt bản thân; như vậy các việc làm ra mới là thần thánh.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp tại Tư Dương và Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên, Y Lê thuộc Tân Cương, Cáp Nhĩ Tân, Nam Kinh, Nam Ninh tỉnh Quảng Tây, Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc, Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc, Gia Dục Quan thuộc tỉnh Cam Túc, địa khu Lưu Gia tỉnh Liêu Ninh, địa khu Khai An tỉnh Cát Lâm, Hàng Châu, Sơn Tây, Thiều Quan, Phúc Châu, thành phố Cát An, các thành phố Alabama, Houston và Seattle tại Mỹ Quốc, Trường học vũ đạo Phi Thiên, Toronto tại Canada, Singapore, New Zealand, Nhật Bản, và từ Thiên Diệp tại Nhật Bản, tất cả chúc sức khoẻ Sư phụ vĩ đại từ bi!
Sư phụ: Cảm ơn mọi người! (vỗ tay) Các đệ tử tại Trung Quốc cũng như ngoại quốc về cơ bản đã đồng bộ rồi. Quá khứ có sự khác biệt nhất định, nhất là mấy năm trước có sự khác biệt rất lớn. Thời kỳ gần đây nhất, tôi cảm thấy các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc càng ngày càng thành thục và trầm tĩnh; về điểm này, các đệ tử Đại Pháp bên ngoài Trung Quốc, cũng là các đệ tử Đại Pháp các nơi trên thế giới và các dân tộc khác, chúng ta đừng để các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc bỏ lại phía sau, (vỗ tay) cần phải nỗ lực!
Đệ tử: Xin hỏi Sư phụ, nhân sỹ dân chủ ở trong và ngoài nước đều đang hỗ trợ cho tuyệt thực vì nhân quyền được phát khởi tại Trung Quốc; các đệ tử đang ở tại Trung Quốc có nên tham dự không? Lấy [đó] để duy hộ quyền lợi tín ngưỡng của các đệ tử Đại Pháp?
Sư phụ: Tôi vừa giảng như thế rồi, tu luyện và cứu độ chúng sinh của các đệ tử Đại Pháp là vị trí số một; đó là việc tất phải làm. Còn nói về sự xuất hiện của các việc kia, thực ra là để phối hợp với các đệ tử Đại Pháp. Đương nhiên, là luật sư lên tiếng cho đệ tử Đại Pháp mà bị ác đảng bức hại, thì phải hỗ trợ cho họ, hiệp trợ họ thực hiện một số việc là khả dĩ; nhưng cần phải nắm vững được chừng mực. Chúng ta không phải là đoàn thể chính trị. Chư vị là những người tu luyện.
Đệ tử: Một số đệ tử Đại Pháp người Tây phương đã dốc toàn lực vào công tác Đại Kỷ Nguyên tiếng Tây phương, thậm chí đã hoàn toàn không còn thời gian tham dự các hoạt động khác hoặc Pháp hội do các đệ tử Đại Pháp làm. Một số đồng tu Trung Quốc nhận thức rằng đệ tử người Tây phương là bị sa vào trong chấp trước làm việc. Xin hỏi Sư phụ, khi có hoạt động Đại Pháp khá là trọng yếu, thì chúng con có cần phải hay không là đừng quá coi trọng chất lượng báo chí, [hãy] hoàn thành thật nhanh, (mọi người cười) [để] tham dự hoạt động khác?
Sư phụ: Mọi người đều cười cả, không chú ý chất lượng thì nó còn có thể cứu độ chúng sinh được tốt chăng? (mọi người cười) Như thế cũng không được. Không được thì làm sao? Chúng ta hiện nay quả thực có khó khăn. Khó khăn cũng có thể là tạm thời, vì nhân lực chưa đủ, tài chính chưa đủ; đó khẳng định là rất ít đệ tử Đại Pháp đang bận việc ấy. Việc này Sư phụ đã biết rõ. Thực ra trong Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung ban đầu cũng rơi vào trạng thái ấy; nhưng không kéo dài lâu. Cũng có thể nhất thời làm trễ nải một số việc, một đoạn thời gian; hoặc là chọn lấy biện pháp nào đó mọi người giúp đỡ giải quyết một lúc; những việc cụ thể ấy tôi nghĩ rằng còn phải để chư vị bàn với nhau để giải quyết nó cho tốt.
Đệ tử: Toàn thể các đệ tử Đại Pháp địa khu Lang Phường, tỉnh Hà Bắc xin gửi lời chúc sức khoẻ đến Sư phụ! Các đệ tử vô cùng nhớ Sư phụ!
Sư phụ: Cảm ơn! Cảm ơn các đệ tử Đại Pháp địa khu Lang Phường! (vỗ tay)
Đệ tử: Tại Trung Quốc, có một số đệ tử đã nhiều lần bị giam cầm một cách phi pháp và bức hại bằng khổ hình, vẫn y nhiên kiên định tinh tấn. Nhưng có một số đệ tử hoặc vì [cho rằng] không thể làm gì trước cuộc bức hại, hoặc vì cầu an dật, nên đến giờ vẫn không cách nào bước ra được. Xin hỏi Sư phụ, phải chăng các đệ tử nào bị bức hại nhiều lần là đang phó xuất và chịu đựng thay thế cho đệ tử nào không bước ra?
Sư phụ: Không phải vậy; tu luyện cá nhân là sự việc của cá nhân. Hãy đi tìm hiểu rõ thêm nữa về những người chưa bước ra, và giúp đỡ giúp đỡ họ.
Đệ tử: Nghị lực, ý chí lực là tiên thiên mang đến, là thiên định. Ý chí lực của đệ tử không mạnh mẽ; cắn răng hạ quyết tâm thì nỗ lực có thể hàng mấy ngày, nhưng không thể lâu dài. Rất khổ não, không biết sai ở đâu. Nỗ lực học Pháp thuộc Pháp vẫn không đề cao, có phải là vì bản thân việc muốn thông qua học Pháp đề cao ý chí lực chính là [truy] cầu không? Hay là học Pháp vẫn chưa đủ? Nếu nguyên nhân căn bản là không trân quý bản thân mình, thì có còn cứu được không?
Sư phụ: Nếu một đệ tử Đại Pháp mà tu thật tốt, có thể nhận thức một cách lý tính về Đại Pháp là gì, thì nhất định dồn lực để làm, nhất định sẽ không giải đãi về phương diện này. Xoay lại mà giảng, không tinh tấn cũng là đang học Pháp, cũng biết Pháp rất tốt, nhưng không phải là ở trên Pháp [mà nhận thức], chính niệm không đủ, nhận thức tự nhiên không cao, chính là không thể chân chính lý giải sự trân quý của Pháp; do vậy không thể gắng sức lên được.
Đệ tử: Ăn thịt cá sống có phải là sát sinh không?
Sư phụ: Thịt của cá do người khác giết, kể cả ăn thịt cá sống cũng không tính là sát sinh. Nhưng quá khứ người ta biết có một câu này, rằng “ăn gì hoàn nấy”. Là người thường mà giảng thì nhất định là như vậy, con người làm gì đều phải hoàn [trả], những ai sát sinh thì đời sau phải bị người ta giết hoặc hạ địa ngục. Là đệ tử Đại Pháp thì không tồn tại vấn đề đó. Đặc biệt là hôm nay Đại Pháp khai truyền trong người thường; nhất định cần giải quyết những vấn đề này. Nói cách khác, coi việc tu luyện hướng đến viên mãn của đệ tử Đại Pháp là trên hết, còn đệ tử Đại Pháp trong lịch sử đã kết những oan và oán gì, thì trong quá trình tu luyện viên mãn sẽ làm nhân tố đề cao và lấy phúc báo để kết liễu oán [coi là] bồi thường.
Cũng nói, thiếu nợ và oán hận là trong quá trình tu viên mãn cần phải cấp phúc báo và cứu độ; điểm này là khẳng định; vì Sư phụ khi an bài con đường tu luyện cho từng đệ tử Đại Pháp là đã làm [như thế] rồi, đã an bài những thứ để kết liễu những oán đó. Chư vị tương lai có thể tu viên mãn thành Thần, có những [thứ] là đã trở thành chúng sinh trong thế giới của chư vị. Mà tất nhiên đến thế giới của Thần làm chúng sinh thì cũng là Thần, điều ấy đối với một sinh mệnh ở hạ giới mà giảng, thì đó là một bước lên trời rồi. Một sinh mệnh ở thế gian con người mà luân hồi, dẫu tốt đẹp mấy thì cũng luân hồi trong ‘khổ’, dẫu có phúc phận đến mấy thì cảnh giới cũng không đề cao. Lập tức thành sinh mệnh ở cảnh giới cao, thì ai cũng nguyện ý làm. Trước đây chẳng phải tôi từng giảng một chuyện cổ tu luyện rồi sao? Tôi nói rằng quá khứ có một hoà thượng ở chùa đang giảng kinh, trông thấy hai con chim đậu nơi cửa sổ mà không rời đi, ông bèn nói: ‘Hai ngươi nếu muốn nghe kinh Phật, hãy chuyển sinh thành người đến nghe’. Hai con chim lập tức bay lên đâm vào cái cây ở ngoài ngôi nhà mà chết. (Sư phụ cười) Hai mươi năm sau, có hai cậu thanh niên đến, muốn xuất gia. (Sư phụ cười) Chính là có ý như vậy. Khi sinh mệnh biết rằng có thể đến thế giới thiên quốc, thì không điều gì có thể sánh được nữa, chết cũng không đáng tiếc. Oán đổi thành phúc phận lớn như thế, thì đương nhiên cao hứng rồi.
Là đệ tử Đại Pháp mà giảng, tất cả những thiếu nợ trong quá khứ của chư vị đều là trong khi cấp chúng sinh phúc báo mà hoàn trả xong hết. Như vậy có người nghĩ: ‘Thế tốt rồi, từ nay trở đi tôi không phải để tâm gì nữa, giết người tôi cũng dám làm’. Không được! [Điều] chư vị tu là từ bi, các đệ tử Đại Pháp tu là để tốt đẹp cho chúng sinh. Nếu chư vị đúng là sát nhân phóng hoả làm điều xấu thì chư vị không phải là người tu luyện, càng không thể viên mãn, còn nói gì đến việc có phúc báo cho chúng sinh. Ngoài ra trong tu luyện, ma nạn cũng là hoàn trả nợ trên tinh thần, thêm nạn lớn lên nữa sẽ khiến chư vị tu không được, chư vị cũng không thể tu luyện nữa. [Điều] Tôi giảng chỉ là những thiếu nợ trước khi tu luyện, hoặc là trong quá trình tu luyện thì vì để duy trì sự sinh tồn một cách bình thường mà nảy sinh ra.
Nói về ăn thịt sống; ăn thịt sống là không tốt nhất. Tôi nhớ rằng Yahweh đã bảo với người mà Ông tạo ra rằng: ‘Các ngươi phải ăn những thứ đã làm chín’. Đối với con người mà giảng, thịt nhất định cần phải được làm chín mới ăn; tại sao như vậy? Người tu luyện trong quá khứ đều nhìn thấy một tình huống [rằng], khi một người chết đi hoặc một động vật chết đi, nhưng tế bào thân thể của họ chưa chết. Những tế bào khi vẫn chưa chết đi ấy, thì ‘linh’ của mỗi tế bào đều là hình tượng của họ. Hiện tại khoa học chẳng phải cũng biết rồi sao? Lấy con chuột bạch nhỏ cắt lớp ra rồi dùng sợi quang truyền lên màn huỳnh quang thì khi hình ảnh hiện ra, chính là hình tượng của chuột bạch nhỏ; nói cách khác, chư vị ăn thịt sống thì đều là một lô rất nhiều động vật sống vậy.
Nhưng thịt đã chín thì không còn những ‘linh’ đó nữa; nhưng nếu là [thịt] sống, thì chư vị ăn vào bụng rồi sẽ thế nào? Chính là chư vị đưa những động vật còn sống nguyên đó vào trong bụng mình rồi. Vì chúng rất nhỏ bé, nhất thời chư vị không cảm giác thấy gì cả, nhưng lâu dần thì sẽ ủ thành đại bệnh, chúng sẽ có phản ứng. Vì nhân thể rất đặc thù, bản thân nhân thể là [có] kết cấu vũ trụ, nên được gọi là tiểu vũ trụ. Chư vị ăn những thứ đó vào thì chúng chuyển sinh ra không được, chúng là ở trong dạ dày chư vị, lâu dần oán hận và nghiệp lực được hình thành sẽ tạo nên mầm bệnh, hình thành nghiệp lực rất lớn; rồi dạ dày sẽ có bệnh; nghiêm trọng thì có nào là bệnh dạ dày, u dạ dày, ung thư dạ dày; dù sao đi nữa thì điều gì cũng có thể. Tôi thấy ở Trung Quốc có người uống sống máu rắn, nhưng máu ấy có mỗi lạp tử tế bào đều là rắn; chư vị uống [đầy] một bụng rắn thì có thể tốt chăng? (mọi người cười) Vật chất bản thân nó có thể thông qua năng lực hấp thụ của thân thể người mà chuyển hoá, nhưng những ‘linh’ đó chẳng phải vẫn lưu lại ở trong bụng sao? Do vậy quyết không thể ăn thịt sống. Hiện nay một số người thích ăn cá sống, cái đó hết sức không tốt; đó tuyệt đối không phải văn hoá ẩm thực, mà là hết sức không tốt. Do vậy, không thể ăn đồ sống, quyết không thể ăn, đặc biệt là người tu luyện, tuyệt đối không thể ăn thịt sống.
Nhưng trái lại, như tôi đã giảng, những thứ đó được đun chín thì chẳng phải chết rồi sao? Linh thể đã rời đi rồi [và] bề mặt chỉ là vật chất. Người tu luyện có thể duy trì sinh mệnh [của mình] thì mới có thể tu luyện, mới có thể sinh sống nơi đây. Con người có phương thức sinh hoạt của con người, trong cuộc sống bình thường thì nghiệp lực sinh ra rất ít, người tu luyện còn ít hơn; là người tu luyện [thì] tiêu loại nghiệp lực đó không thành vấn đề, cũng không cần phải sang đời sau hoàn trả. Chư vị nếu viên mãn thành Thần trong một đời [này], thì Sư phụ sẽ giải quyết hết giúp cho chư vị, [và] bản thân chư vị trong quá trình tu luyện mà hoàn [trả nợ nghiệp], vậy nên trong cái khổ của tu luyện thì gặp phải những phiền phức và khổ não là bao quát nhân tố phương diện này; do đó không được đẩy ra. Vừa rồi tôi giảng, hễ [bị ai] nói đến bản thân có gì không tốt liền không chịu, hễ gặp phải phê bình liền không chịu; chư vị [nên] biết được trong những việc đó đều có nghiệp lực của chư vị mà.
Đệ tử: Đài Loan có phải nhất thiết là Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng đều làm Dạ hội Năm mới không? Có ảnh hưởng đến việc giảng chân tướng cho Trung Quốc Đại Lục hay không?
Sư phụ: Không thể vì việc này mà ảnh hưởng đến việc giảng chân tướng ở Trung Quốc. Vấn đề này tôi nhìn nhận thế này, các đệ tử Đại Pháp dường như đều đang phỏng theo cách làm của Bắc Mỹ, nhất là học theo cách làm của New York; vì mọi người đều biết rằng Sư phụ tại New York, nói ở đó làm gì thì chúng ta làm thế. Không thể như vậy được, vì tình huống bất đồng, mỗi địa phương đều cần căn cứ theo tình hình thực tế mà làm.
Đài Loan không ai bức hại Pháp Luân Công, dân chúng Đài Loan đối với Pháp Luân Công thì tuyệt đại đa số đều hiểu cả, cho nên ở đó giảng chân tướng như thế nào với người Đài Loan, phá trừ nhân tố của ác đảng Trung Cộng trong đầu não họ như thế nào với người Đài Loan, làm những việc đó hoàn toàn không phù hợp; Đài Loan không tồn tại vấn đề đó. Tất nhiên hiện nay có một số người trẻ tuổi không mấy hiểu rõ về lịch sử Trung Quốc, ác đảng Trung Cộng hễ đề ra “thống chiến” thì họ liền bị lừa, vậy nên hãy để người Đài Loan đều biết về chỗ tà ác đó của ác đảng Trung Cộng. Tóm lại, hãy căn cứ theo tình huống cụ thể của chư vị mà bàn với nhau.
Nhưng việc học viên Đài Loan trợ giúp giảng chân tướng ở Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông cũng như giảng chân tướng cho các [cộng đồng] xã hội người Hoa địa phương khác, việc ấy rất chủ yếu; Sư phụ tuyệt đối khẳng định những việc chư vị làm đó. Đặc biệt là giảng chân tướng cho Trung Quốc Đại Lục, việc đó làm với độ lực rất lớn, hiệu quả hết sức tốt! Điều này tôi đã giảng nhiều lần với các học viên Đài Loan rồi, việc này được thực hiện hết sức tốt đẹp. (vỗ tay)
Đệ tử: Tại sao ở gia đình một số đệ tử Đại Pháp mấy người đều tu luyện mà không cách nào giải quyết mâu thuẫn? Thậm chí còn đánh nhau không thôi, (mọi người cười) [nên] thân nhân trong nhà vốn không tu luyện liền thay đổi không ủng hộ Đại Pháp nữa.
Sư phụ: Chư vị đừng quên rằng là người đang tu, không phải Thần đang tu. Người thường là mắc sai lầm, người tu luyện là cũng phạm lỗi, chỉ là phạm ít hơn và phạm rồi là sẽ sửa. Tất nhiên những việc loại này nhất định là [vì] học viên làm không tốt; ngay cả vì để thực thi những việc mà đệ tử Đại Pháp cần làm thì chư vị cũng không nên ra tay đánh nhau chứ. (mọi người cười)
Nói tới đây, tôi muốn nói một chút, một số người thực hiện việc giảng chân tướng cho người trong nhà mãi không làm được tốt; là vì chư vị thực hiện chưa đúng. Một là chư vị không biết họ lầm ở chỗ nào, chư vị không hiểu rõ bởi nguyên nhân gì. Hơn nữa khi mọi người giảng chân tướng cho người nhà, thì đều coi người nhà như thân nhân của mình mà đối đãi chứ không coi họ như chúng sinh cần được cứu độ. Chư vị là người tu luyện, chư vị là siêu xuất khỏi người thường; chư vị biết rằng đời này chư vị là một người nhà, nhưng chư vị có biết rằng đời trước chư vị chẳng phải là một người nhà không? Chư vị biết rằng bà ấy đời này là vợ chư vị, đến đời sau thì biết đâu là vợ cho ai? Đời này là con chư vị, vậy chư vị có biết được đời trước đó là con của ai?
Là người tu luyện đều cần phải hết sức hiểu rõ ràng điểm này; không được bị hãm vào trong [vòng] quan niệm ‘thân thích’ của người thường. Nên coi họ như chúng sinh, đến cứu độ như nhau với các chúng sinh khác, [thì] khi chư vị làm việc đó thì hiệu quả sẽ khác; bảo đảm là như vậy. Chư vị trước hết đừng coi họ là thân nhân của chư vị; chư vị coi họ là một đối tượng cần được cứu độ và đến giảng chân tướng thì sẽ khác. Thực ra phía bên minh bạch trong sinh mệnh của họ là [đã] biết, rằng ‘Tôi đời này là thân nhân của ông, đời sau thì tôi sẽ thành thân nhân của người khác’, bản chất sinh mệnh của họ là biết đó. Nhưng khi chư vị thật sự dùng chính niệm và cứu độ họ, [thì] chân niệm của họ là phân biệt rõ ràng, cũng sẽ không bị hãm vào trong cái ‘tình’ của người thường.
Đệ tử: Những đệ tử hải ngoại đã vào danh sách đen của tà đảng qua bao năm rồi không được về Trung Quốc; bây giờ thời cơ về nước thăm họ hàng và chứng thực Pháp là đã đến lúc chín muồi chưa?
Sư phụ: (cười) Hiện nay đừng về vội. Chư vị nằm trong danh sách đen của chúng, chúng muốn bức hại chư vị. Ngay cả khi chúng không bức hại chư vị, chúng cũng dùng các loại thủ đoạn lôi kéo để đối phó chư vị; hãy hết sức giảm thiểu việc tìm những phiền phức đó. Chư vị đã đang ở đây chứng thực Pháp, vậy đây chính là nơi tu luyện của chư vị. Thực ra nhân tố bảo chư vị quay trở về cũng có khả năng là kiểm nghiệm ‘nhân tâm’, bởi vì ‘tu luyện’ mới là con đường của chư vị. Trung Quốc là có học viên Trung Quốc đang làm rồi, chư vị đừng lo, họ nhất định sẽ thực hiện tốt; tôi tin. (vỗ tay)
Đệ tử: [Con] biết được tính trọng yếu của phát chính niệm, nhưng có lúc như là việc làm theo lệ, hoặc sức chú ý dễ lãng lạc đi. Các đồng tu khác cũng có tình huống tương tự. Làm thế nào để phát chính niệm đề cao một cách chân chính?
Sư phụ: Tôi nói thế này nhé, đệ tử Đại Pháp tiến về viên mãn cần làm tốt ba việc; phải vậy không? Phát chính niệm là một việc trong đó, trọng yếu như thế thì vì sao thực hiện chưa tốt?! Tại sao coi nó [quá] đơn giản, không coi trọng nó? Đã biết được rằng trọng yếu đến vậy rồi, ngoài ra một trong ba việc ấy chư vị thực hiện không tốt thì làm sao đây?
Tôi thấy rất nhiều học viên dù sao đi nữa hễ phát chính niệm là nghi thức thế này. (làm trạng thái ngủ gật của học viên khi phát chính niệm) (cười) (mọi người cười) Nhân tố của tà linh ác đảng kia chính là làm chư vị mê [màng mơ] hồ, chư vị càng mê hồ thì nó càng làm cho chư vị mê hồ mạnh hơn. Nó chính là không để chư vị phát chính niệm, vì chư vị phát chính niệm thanh trừ nó, chư vị phát chính niệm tiêu huỷ nó thì nó phải can nhiễu.
Đệ tử Đại Pháp trong tu luyện thì thân thể ở không gian khác là to lớn không thể sánh. Không gian trong tam giới bị đệ tử Đại Pháp phân cắt thành bao nhiêu phần; hãy nói thế này, nói rộng ra hơn một chút, vũ trụ tương lai có bao nhiêu phần thì đệ tử Đại Pháp phải bao dung bấy nhiêu phần. Trong phạm vi [những gì] chư vị bao dung, trách nhiệm do chư vị gánh vác, những nhân tố bất hảo và tà ác trong đó mà chư vị không thanh trừ thì làm sao được? Chư vị phải thanh trừ chứ. Có một số đệ tử Đại Pháp không coi trọng phát chính niệm, không chỉ bản thân bị can nhiễu, mà nhân tố tà ác kia còn can nhiễu đến đệ tử Đại Pháp khác. Điều bản thân cần làm thì đều làm không tốt sao? Bản thân không chỉ là phải làm tốt phần của mình, mà còn cần giúp đỡ người khác.
Đệ tử: Trung Quốc có những đệ tử Đại Pháp bị công an giám sát đã lâu, bản thân không chú ý an toàn, các học viên khác khuyên giải thì họ không nghe. [Con] xin hỏi Sư phụ, nên làm thế nào?
Sư phụ: Có học viên quá là không chú ý đến an toàn. Tựa như vừa bị tà ác thả ra, bị bức hại đến thảm hại, [vậy mà] chỉ qua hai ngày là quên rồi. An toàn của chư vị cũng ảnh hưởng đến an toàn của đệ tử Đại Pháp khác, do đó, nhất định phải chú ý về phương diện này, cần coi trọng, không được bị nhân tố cựu thế lực dùi vào chỗ sơ hở. Rất nhiều học viên ngoài nước thấy đệ tử Đại Pháp trong nước không chú ý an toàn, bảo không được, [nên] rất lo lắng. Không chú ý [thì] bản thân bị bức hại [và] cũng phải đem lại tổn thất cho người khác.
Đệ tử: Con là một học viên tu lâu đắc Pháp từ năm 1996, nhưng hôm nay là lần đầu tiên gặp Ngài, cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Trong nước [Trung Quốc] còn có rất nhiều học viên tu lâu nhưng chưa từng gặp Sư tôn, họ rất hâm mộ học viên hải ngoại; mong đệ tử hải ngoại trân quý [cơ hội gặp] tôn Sư. Có phải chăng là đệ tử có thể có cơ hội xuất ngoại đều nên cố gắng lưu lại ở ngoại quốc?
Sư phụ: Vấn đề đó thì tự bản thân thu xếp. Nếu chư vị tới ngoại quốc có thể thực hiện tốt [hơn], muốn tham gia các công việc đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại chứng thực Pháp thì tôi không phản đối; về nước thì liên tục bị bức hại và bị truy nã, vậy thì chư vị nhất định phải ở lại. Nếu như không phải tình huống đó, điều kiện là có phần nới rộng, trong nước lại còn có nhiều chúng sinh chư vị cần cứu độ mà chư vị chưa đến cứu độ, hoặc còn có rất nhiều ân hận và muốn làm lại chúng cho tốt, thì tôi nghĩ rằng hãy đi thực hiện cho tốt. Sư phụ chỉ là đề nghị cho chư vị, còn cụ thể làm thế nào là tuỳ theo quyết định của chư vị.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp tại Trịnh Châu ở Hà Nam, các đệ tử Đại Pháp ở Anh quốc, toàn thể đệ tử Đại Pháp vùng An Sơn ở Liêu Ninh xin chúc sức khoẻ Sư phụ.
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay)
Đệ tử: Con luyện công đã một năm, nhưng con không rõ là vì sao gần đây luôn có ác mộng. Lẽ nào con tu luyện không tốt? (Sư phụ: [Đây là câu hỏi của] học viên Tây phương)
Sư phụ: Trong nhiều [lần] giảng Pháp tôi đã bàn về trạng thái của học viên mới. Có những học viên mới từ một người thường lập tức bước sang thành người tu luyện, họ sẽ lập tức đối mặt với vấn đề bị đòi nợ [nghiệp]. Vấn đề này thì các học viên tu lâu đều biết, có lúc là gặp ác mộng, gặp một số sự việc cổ quái hiếm thấy; thực ra đó đều là do biểu hiện phải đi ra khỏi người thường, phải kết liễu ân ân oán oán. Một người bình thường họ sẽ [phải] luân báo, đời trước nợ đời sau trả; ông nợ tôi [gì] thì tôi không lo, đời sau ông phải hoàn trả tôi. Nhưng chư vị tu luyện rồi, phải ly khai tam giới, chúng sẽ nghĩ: món nợ ông nợ tôi còn chưa hoàn trả, ông mà đi rồi thì tìm ông không được nữa, vậy ông nợ tôi gì thì ông phải hoàn trả thôi. Vậy nên chúng sẽ phải tìm chư vị trước, do đó sẽ gặp những sự việc cổ quái hiếm thấy. Nhưng Sư phụ đều bảo hộ chư vị, có sợ nhưng không nguy hiểm. Dẫu thế nào đi nữa, là đệ tử Đại Pháp mà giảng, nên phải có chính niệm thật đầy đủ, như một người tu luyện [mà] đối đãi những sự việc đó.
Đệ tử: Có học viên từ trên núi về, đã đem bài văn trên bia đá ghi xuống rồi truyền cho một số nhóm nhỏ học Pháp, để các học viên khi học nhóm học Pháp đọc đi đọc lại nhiều lần, nhưng không đọc «Chuyển Pháp Luân». [Con] xin hỏi Sư phụ, như vậy có khả dĩ không?
Sư phụ: Tất nhiên là không thể. Tôi đã nhiều lần nói rằng những lời [giảng] đó, Pháp mà tôi từng giảng trong phạm vi nhỏ trên núi là không được tuỳ tiện truyền, sẽ can nhiễu đến hình thế toàn thể đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Lúc nào cũng có người đi truyền, [nên] tôi đã dứt khoát không giảng nữa, do vậy gần đây mọi người không còn nghe nữa phải không?
Luôn có người đi truyền những tin đồn đại. Tất nhiên những việc đó tôi nghĩ rằng họ cũng làm một cách lén lén lút lút, nên tôi không nói thêm nữa; từ nay trở đi đừng làm thế nữa. Các đệ tử Đại Pháp đều phải có chính niệm mạnh mẽ hơn, như một người tu luyện. Tâm người thường nhiều như thế, toàn là muốn mới lạ khác người, toàn là muốn hiển thị hiển thị, toàn là bảo người khác rằng tôi ở trước Sư phụ được đắc riêng những thứ này khác. Không hề có chuyện đó, mỗi người đều phải tu luyện bản thân, [dẫu] tôi giảng Pháp nhiều nữa, [nhưng] chư vị không gắng tu tốt, [thì] chư vị vẫn tu không thành như vậy thôi.
Đệ tử: Khi chuẩn bị mở diễn đàn nghiên cứu Cửu Bình, chúng con tiếp xúc với không ít người bỏ đi từ các nước cộng sản, kể cả những nước cộng sản anh em ngoài Trung Quốc; nhưng họ đã an cư lạc nghiệp ở ngoại quốc rồi, lại còn muốn tận dụng cơ hội đầu tư về quốc gia trước của họ, [chứ] không nguyện ý bước ra vạch trần sự tà ác của ác đảng; xin hỏi Sư phụ làm thế nào?
Sư phụ: [Về] các quốc gia khác [thì] trước mắt không coi đó là trọng điểm để làm. Nhưng về phương diện giảng chân tướng mà nói thì chúng sinh là bình đẳng, như nhau; chúng ta đối với tất cả mọi người mà giảng chân tướng. Vì nhân tố của ác đảng là có tính toàn thế giới, chứ không chỉ ở quốc gia cộng sản mới có. Dù là người nào, họ mang thái độ gì, điều ấy sẽ chính là vấn đề của bản thân họ rồi.
Đệ tử: Âm nhạc, mỹ thuật là [từ] các thiên thể khổng lồ đến; thế còn thể dục? (mọi người cười)
Sư phụ: ‘Thể dục’ là gộp chung rất nhiều thứ mà gọi chung là ‘thể dục’. Trong đó rất nhiều thứ cũng là của các hệ thiên thể khác nhau, không tuyệt đối; có rất nhiều thứ cũng là đến từ các hệ thiên thể khác nhau. Vì sao các hệ thiên thể khác nhau đều đến? Vì có quan hệ với Chính Pháp. Truyền Đại Pháp là chư vị phải chuyển sinh đến địa cầu, chư vị cần phải truyền Pháp ở nơi đây, chư vị dùng hình thức bề mặt gì để truyền Pháp; không ai biết trước được [những điều ấy]. Bấy giờ tôi cũng chưa có lựa chọn một cách cụ thể. Đợi đến trước lúc cần truyền Pháp, khi hết thảy những thứ đó triển hiện lại trước mặt tôi, thì tôi lựa chọn là dùng Phật Pháp, hình tượng Phật mà truyền Pháp của vũ trụ.
Đệ tử: Bộ phận an ninh ở quốc ngoại bảo cho chúng con tên một số đặc vụ Trung Cộng, chúng con cần công bố cho các học viên hay không?
Sư phụ: Trước hết hãy hoãn lại đã; tôi nghĩ rằng [họ] đã tiếp xúc với Đại Pháp rồi, hãy cho họ cơ hội nữa. (vỗ tay) Chưa đến lúc tuyệt đối cứu vãn không được thì tôi không muốn vạch trần họ, tôi rất có niềm tin. Bộ Pháp này to lớn như vậy, tôi không tin rằng không độ được chư vị. (vỗ tay) Có bao nhiêu học viên trước đây đã làm những việc không nên làm, có bao nhiêu học viên trước đây bản thân đã từng làm việc đó, đều đã tu Đại Pháp rồi; đó chẳng phải uy đức của Đại Pháp sao? (vỗ tay)
Đệ tử: Khi phát chính niệm con hầu hết không thể nhập tĩnh, là vì con đã bị can nhiễu hay là vì tầng thứ tu luyện của con còn thấp? Rất nhiều lúc con cảm giác khi phát chính niệm có tác dụng rất nhỏ.
Sư phụ: Nói như thế này, là học viên mới mà giảng, nếu khi phát chính niệm chư vị ít có cảm giác, nguyên nhân chủ yếu là quá trình tu luyện của chư vị còn ngắn, nên tình huống biến hoá chỉnh thể thân thể là chưa đến mức độ rất linh mẫn được. Thực ra rất nhiều [học viên] tu luyện rất lâu rồi mà cũng không nhất định là linh mẫn. Vì sao đến lúc phát chính niệm có một số người ngủ? Chính vì họ cảm giác không được.
Vừa rồi tôi giảng một câu, tôi nói rằng vì tu luyện trong ‘mê’, tu luyện trong ‘đại mê’ như vậy, nên mới có thể khiến chư vị tu lên cao như thế. Dưới trạng thái như vậy mà yêu cầu đối với chư vị lại cao đến thế, chư vị có thể một mạch chính niệm rất mạnh mà bước tiếp, như thế mới thật xuất sắc, nhất định có thể viên mãn. Thông thường khi phát chính niệm là có rất nhiều học viên cảm giác không linh mẫn, cảm giác không rõ rệt lắm. Vì phía bên thật sự phát huy tác dụng là cách khai khỏi bộ phận chưa tu xong; nhưng bên chưa hoàn toàn tu luyện xong lại là chủ thể, là bộ phận chủ yếu nhất thì chính niệm mạnh mẽ hay không là then chốt bậc nhất! Trong tu luyện mà chính niệm mạnh mẽ là chư vị đang đề cao, không ngừng phát sinh biến hoá. Chư vị chính niệm mạnh mẽ, chư vị phát xuất ra chính niệm rất to lớn, thì bên mặt tu xong của chư vị cũng sẽ phát xuất năng lực rất to lớn. Bên mặt tu xong bị gián cách, con người cũng bị ức chế rồi, cho nên cũng không rất mẫn cảm như thế nữa. Nếu như không có gián cách ấy, cho dù chư vị không mẫn cảm, thì lực lượng lớn mạnh ấy hễ xuất ra, tôi nghĩ rằng bên này của chư vị cũng bị chấn động không chịu đựng nổi, lực lượng lớn mạnh như thế thì bộ phận chưa tu xong ấy của thân thể con người cũng không chịu đựng nổi.
Có rất nhiều học viên không coi trọng phát chính niệm, một nguyên nhân lớn chính là vì họ không mẫn cảm. Dẫu mẫn cảm hay không mẫn cảm, Sư phụ bảo chư vị làm thì chư vị cứ làm, nó nhất định khởi tác dụng; quyết không phải chỉ là hình thức! Sư phụ tuyệt đối không bảo chư vị làm điều vô dụng. (vỗ tay) Nếu mà như thế, thì đối với chư vị, đối với tôi, đối với Chính Pháp và chư vị chứng thực Pháp, đối với chúng sinh mà nói đều không có ý nghĩa; ngoài ra phát chính niệm đã là đặt vào vị trí trọng yếu như thế. Mọi người nhất định phải coi trọng, dẫu có cảm giác được, hay không cảm giác được, thì đều phải chính niệm mạnh mẽ hơn nữa mà làm; tôi nghĩ rằng thời gian lâu rồi thì đều sẽ có cảm giác.
Khi phát chính niệm không yêu cầu loại trạng thái tĩnh là không nghĩ gì cả. Phát chính niệm là có nghĩ, hơn nữa niệm rất mạnh. Trước mắt chủ yếu nghĩ chính là nhắm vào tà linh của ác đảng Trung Cộng và những hắc thủ lạn quỷ; giải thể, tiêu diệt và thanh trừ chúng. Điều đó là khác với hoàn toàn tĩnh chỉ hẳn lại.
Đệ tử: Con là bé gái 10 tuổi, con muốn biết được khi nào mở lớp múa cho trẻ em. (mọi người cười)
Sư phụ: (cười) Không phải Sư phụ [mở lớp], (mọi người cười) có những lúc Sư phụ trợ giúp phần phối hợp, [cho] thực hiện nhanh hơn; đều là đệ tử Đại Pháp làm. Bây giờ lực lượng giáo viên tốt rất hạn chế, đợi điều kiện cho phép mới mở lớp.
Đệ tử: Kính chào Sư tôn. Đệ tử muốn hỏi một chút, hiện nay còn có rất nhiều đồng tu ở Trung Quốc bị tà ác giam cầm một cách phi pháp, rất nhiều trong số họ có thể vẫn chưa biết được tin “tam thoái”. Nếu đến ngày thanh toán Trung Cộng, những đệ tử bị giam cầm phi pháp ấy vẫn chưa đăng bản tuyên bố “tam thoái”, thì có ảnh hưởng gì đến họ không?
Sư phụ: Là đệ tử Đại Pháp mà giảng, chư vị đã là đệ tử Đại Pháp rồi, những điều khác không còn chủ yếu nữa. Nhưng là tu luyện, vẫn luôn có [người] có tâm người thường mạnh mẽ, luôn có [người] chính niệm không đầy đủ, luôn có học viên mới; vậy [nếu] chư vị cũng đã là học viên như thế mà không biểu thị [tam thoái] thì quả thật không ổn. Là học viên tu lâu tinh tấn, đã tu bao nhiêu năm, thì cái đó không quan trọng. Sự việc là như vậy. Quan trọng nhất là cứu độ chúng sinh, để cho người thường thoái [Đảng], đừng [để họ] chịu chết theo tà đảng Trung Cộng.
Đệ tử: Thưa Sư phụ, đệ tử đã ở trước ảnh của Ngài phát thệ rằng sẽ không phạm lỗi ‘cửa ải về sắc’; nhưng sau đó lại phạm phải. Đệ tử rất khổ tâm, sợ sẽ mất hết tất cả.
Sư phụ: Việc này, đã là người tu luyện, là đệ tử Đại Pháp mà giảng thì quả thực là việc chẳng đẹp đẽ gì. Trong Phật giáo giảng Giới, phạm ‘sắc giới’, việc này là một việc vô cùng to lớn! Chư vị có biết chăng? Đệ tử Đại Pháp là thoát thai ra từ cựu vũ trụ, là từ cựu Pháp Lý mà bước xuất lai; nhưng mà cựu vũ trụ, cựu Pháp Lý, cựu sinh mệnh, hết thảy đều đang kéo giữ chư vị!
Tôi nói về cựu thế lực can nhiễu; chư vị từng nghĩ đến chưa? Đó cũng là nhân tố trói buộc đó! Cựu thế lực, cựu vũ trụ coi điều gì là nặng nhất? Chính là ‘sắc’, sự không ý tứ giữa nam nữ, đó là thứ được xét là nặng nhất. Trong quá khứ hễ phạm phải giới luật về phương diện ấy, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà chùa, hoàn toàn không thể tu nữa. Còn trước mắt Thần thì xem xét ra sao? Chư vị có biết rằng họ đã lưu lại những dự ngôn nói thế nào không? Họ dự ngôn rằng: Những đệ tử Đại Pháp còn lại cuối cùng đều là [ai] giữ vững được thuần khiết về phương diện này. Chính là nói rằng họ coi việc này là quan trọng phi thường, cho nên ai phạm phải giới [cấm] ấy, ai thực hiện không tốt về phương diện này, thì cựu thế lực, tất cả chư Thần trong vũ trụ ấy đều sẽ không bảo [vệ] chư vị, hơn nữa còn đẩy chư vị xuống. Chúng biết rằng: ‘Ngài, Lý Hồng Chí, sẽ không buông bỏ đệ tử của Ngài, thì chúng tôi sẽ khiến Ngài buông bỏ’; vậy nên chúng sẽ khiến học viên nào từng phạm tội sẽ phạm sai lầm hết lần này lần khác, cuối cùng làm điều xấu, đi sang bên phản diện, ‘[chúng tôi] rót đầy đầu não của họ những cái lý tà ngộ, phá hoại Đại Pháp, để xem Ngài còn muốn họ nữa không’. Chư vị [nên] biết rằng chúng là làm như vậy. Có [những vị] tà ngộ, chư vị tưởng rằng chân tâm của họ hướng về tà ác ư? Đều là có nguyên nhân.
Do vậy nhất quyết phải chú ý về phương diện này, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi; chưa kết hôn thì nhất định không được có hành vi nam nữ, đã kết hôn rồi thì càng không được xuất hiện sự việc loại này. Đệ tử Đại Pháp ở xã hội người thường mà tu luyện thì đương nhiên có thể kết hôn, điều đó không thành vấn đề; [nhưng] tuyệt đối không được phạm lỗi về phương diện này! Nhất định không được để nhân tố cựu thế lực, để sinh mệnh tà ác dùi vào chỗ sơ hở để chư vị bị bức hại đến cuối cùng không thể tu luyện nữa, như thế chư vị là đánh mất cơ duyên rồi.
Điều Sư phụ giảng đó là tuyệt đối chính xác. Dẫu chư vị biết tinh tấn cũng vậy, không tinh tấn cũng vậy, dẫu chư vị đã đến với Đại Pháp này như thế nào, an bài mấy nghìn năm trên địa cầu này đều là vì để sự kiện hôm nay. Nhất định phải nắm vững thời cơ, đừng để mất cơ duyên này. Thực ra các chúng sinh trên địa cầu này dù đang giữ thái độ đối đãi với Đại Pháp như thế nào đi nữa, thì đều đang vì không hiểu biết mà làm những việc xấu. [Nếu] họ thật sự biết được điều bản thân họ chờ đợi [lâu nay] chính là điều này, [thì] chư vị có đánh chết họ, họ cũng sẽ không làm những việc xấu có lỗi với Đại Pháp.
Tất nhiên những điều tôi giảng ấy, là học viên mới mà giảng thì có thể không mấy dễ dàng lý giải nổi; hãy tu luyện dần dần, tương lai sẽ hiểu. Là vì các đệ tử Đại Pháp đã trải qua một thời gian tu luyện lâu đến thế, nhận thức với rất nhiều vấn đề đã rất rõ ràng rồi; do đó đối với học viên mới mà giảng thì có thể không dễ lý giải lắm. Những gì xã hội nhân loại tôn sùng không hẳn nhất định đều là tốt, điều con người tôn sùng hoàn toàn không nhất định được chư Thần tán thành.
Đệ tử: Đệ tử Đại Pháp ở Bắc Mỹ có không ít người đang nghĩ đến biện pháp di chuyển về thành phố New York và New Jersey, có một số công tác ở địa phương bên ngoài cũng muốn tìm công việc làm khác tại miền Đông Mỹ quốc, càng gần Sư phụ càng tốt. (mọi người cười) Việc đó là có thể hiểu được, nhưng các địa phương khác cũng cần học viên ở đó chứng thực Đại Pháp, nhất là ở những nơi tà linh Trung Cộng vô cùng điên cuồng.
Sư phụ: Đó chính là vấn đề; có học viên chuyển chỗ là vì có sở trường riêng, thật sự cần đến họ; cái đó không thành vấn đề. Còn các học viên khác không nên vội vàng mù quáng di chuyển. Đừng tạo thêm khó khăn cho sinh hoạt bản thân về mọi phương diện. Chư vị gây khó khăn rồi, chư vị hàng ngày đều phải nghĩ đến hôm nay vấn đề ăn uống của mình giải quyết sao nhỉ, ngày mai vấn đề nơi ở giải quyết làm sao, như thế việc chư vị chứng thực Pháp sẽ không chứng thực được nữa phải không? Chính là không nên tự tạo khó khăn cho chính mình, phá hoại hoàn cảnh tu luyện của mình, phá hoại điều kiện chứng thực Pháp của mình. Xem ra tôi, tương lai tôi cũng phải lên miền Tây sống ở đó. (cười) (mọi người cười, vỗ tay) Khi qua đợt bận rộn này tôi cũng thay đổi nơi ở. (mọi người cười, vỗ tay)
Đệ tử: Trạng thái tinh thần và sức khoẻ một số đệ tử Đại Pháp cao tuổi tu luyện nhiều năm ở quanh [chúng ta] là tốt đẹp phi thường, so với những người không tu luyện cùng tuổi thì biểu hiện là trẻ hơn rất nhiều; nhưng họ vẫn xuất hiện các hiện tượng lão hoá khác nhau.
Sư phụ: Ở bề mặt thì bộ phận chưa cải biến toàn bộ trạng thái trong tu luyện là chưa ly khai khỏi sự hạn chế của thời gian không gian này. Bên này cũng tu luyện thì không bị hạn chế của thời gian này nữa, [thì] hoàn toàn thoát ly khỏi thời gian của không gian này rồi, vậy thời gian này đối với chư vị không khởi tác dụng nữa; có một bộ phận học viên là có tình huống ấy; nhưng không phải [tất cả] đều là như vậy. Đường tu luyện mỗi cá nhân là khác nhau; trạng thái được an bài cũng khác nhau. Đa số có phía bên mặt tu luyện xong vì đã bị cách ly nên không thể được phía bên mặt Thần thúc đẩy.
Còn có một nguyên nhân chính là nhân tố can nhiễu của cựu thế lực vẫn đang gây tác dụng. Tôi từng giảng một câu, tôi nói rằng, chư Thần trong vũ trụ không coi con người là gì cả. Con người đều nói Thần là từ bi; đúng, họ là từ bi, điều họ tu là từ bi; nhưng từ bi của họ không tương đương với từ bi đối với con người; họ với con người là không liên can. Tất nhiên khi họ tiếp xúc với con người thì con người cảm thấy được rằng họ có từ bi rất lớn mạnh; nhưng đó là [vì] họ vốn là chư Thần như vậy, họ không phải từ bi riêng đối với chư vị; từ bi chính là trạng thái của họ. Thực ra rất nhiều chư Thần của cựu vũ trụ cho rằng, ‘đệ tử Đại Pháp các vị tu cao đến thế, sau này các vị quyết định tương lai của vũ trụ, vậy nên các vị kém một chút thôi là tôi cũng không để các vị lên được’. Về phương diện này đương nhiên không thể nói những sinh mệnh đó tàn khốc, đó là tuyệt đối sẽ không ‘mở lối ngách’ đâu, sẽ không vì chư vị làm được việc tốt mà thả lỏng chư vị đâu.
Tôi vào những năm mới bắt đầu truyền Pháp, chính là vì việc này mà tôi và chúng cương trì với nhau mãi, làm trễ thời gian một năm. Sau này tôi biết rằng nếu vẫn tiếp tục không truyền, thì rất nhiều học viên sẽ thậm chí không kịp đắc Pháp, rất nhiều chúng sinh muốn cứu đều cũng không kịp. Vậy nên có rất nhiều việc tôi mãi giằng co với chúng. Bấy giờ tôi muốn sự chuyển hoá của bề mặt thân thể và bộ phận đã tu xong là hiệp điệu với nhau, để thân thể trong tu luyện mà ly khai khỏi trạng thái con người, để đệ tử tu luyện dùng chính niệm của mình mà bảo trì trạng thái giống như con người. Chính vì những vấn đề ấy, mà cương trì với chúng một năm. Bấy giờ tôi chính là vì việc đó mà không bước ra truyền [Pháp], cương trì mất thời gian một năm. Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể thừa nhận những gì mà chúng kiên trì, tương lai tôi cũng tuyệt đối không thừa nhận; hết thảy những sinh mệnh có liên quan đến can nhiễu phá hoại đều sẽ vì điều đó mà bị giải thể trong khi bồi thường. Điều tôi muốn thì dẫu khiến lịch sử quay trở về mà làm lại hết thì cũng phải [làm] để hoàn thành việc của tôi. Đó là nội dung và quá trình cần thiết trong Chính Pháp; đó không phải nói về việc của Pháp Chính Nhân Gian.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở Bắc Kinh và các đệ tử Đại Pháp ở Trương Gia Khẩu xin chúc sức khoẻ Sư phụ. Sư tôn trong Pháp từng giảng nói rằng Trung Quốc có thể cứu độ 50% người là đã là khá lắm rồi (không phải lời nguyên gốc), con số đó có quan hệ với hai chủng vật chất ước chế tầng không gian này của nhân loại được đề cập trong kinh văn “Phật tính và Ma tính” hay không?
Sư phụ: Phật tính và Ma tính không phải nói về vấn đề ấy; đó là nói về trong nhân tố cấu thành của vũ trụ là có tồn tại hai chủng vật chất ‘chính’ và ‘phụ’. Hai chủng vật chất ấy càng xuống dưới thì khác biệt càng lớn, vật chất chính thì càng Thiện, vật chất phụ thì càng ác. Trong vật chất khi tạo ra con người đã tồn tại hai chủng vật chất thiện-ác này, do đó bản thân con người được tạo ra đã mang theo nhân tố của hai phía thiện-ác. Con người khi không lý trí mà hò hét lớn lối mà phát tiết thì chính là ma tính đang phát tác, chính là phía mặt ma tính đang khởi tác dụng. Con người rất từ bi, rất từ thiện, rất hoà ái, rất ôn hoà, thì đó là phía mặt thiện đang khởi tác dụng.
Tu luyện Chính Pháp Chính Giác chính là để mọi người ức chế ma tính, tống khứ ma tính. Quá khứ trong Phật giáo tu luyện chính là ức chế, ức chế ma tính, phát huy Phật tính một cách đầy đủ. Cuối cùng lực ức chế rất mạnh mẽ, ma tính kia hoàn toàn không khởi tác dụng nữa, như đã bị khoá cứng lại rồi. Lần Chính Pháp này là cần chỉnh [thể] vũ trụ phát sinh biến hoá về căn bản, do vậy các đệ tử Đại Pháp trong khi tu luyện từ trên vi quan là được điều chỉnh lại mới rồi, trực tiếp đẩy những thứ không cần thiết bỏ đi rồi, đó là cải biến từ căn bản trạng thái của sinh mệnh ấy, đó là khác với tu luyện trước đây.
Đệ tử: Chính trị là hình thức của ‘nhân quyền và chủ quyền là của dân’ ở xã hội Tây phương; còn “làm chính trị” là thể hiện của văn hoá chính trị sau khi bị Trung Cộng làm méo mó đi; nhận thức như vậy có đúng không?
Sư phụ: Là Trung Cộng khi mà có lợi cho nó thì cổ động dân chúng phải “quan tâm đến chính trị”. Nhất là thời “đại cách mạng văn hóa”, mọi người đều biết rồi, cá nhân nào bị nói là “lạc hậu về chính trị”, thì tức là nói cá nhân đó “tư tưởng lạc hậu rồi”, là “không quan tâm đến chính trị”. Nhưng đến khi ác đảng ấy cảm thấy bị uy hiếp, thì chư vị mà tham dự chính trị thì chư vị là ‘phạm pháp’. Nó nắm quyền là muốn nói sao thì nói.
Ở quốc gia Tây phương [thì] khác, khái niệm ‘chính trị’ là: những hoạt động xã hội không thuộc phạm trù tôn giáo, không thuộc về hoạt động xã hội của hành vi cá nhân thì đều là chính trị. Do vậy xã hội Tây phương mà nhận thức về “Pháp Luân Công có phải tôn giáo không”, thì họ là kết luận thế này: ‘không thuộc về hoạt động xã hội loại hoạt động chính trị ở xã hội, các vị là tôn giáo’. Chư vị có tín ngưỡng, vậy họ nhìn nhận rằng đó là tôn giáo.
Vì vậy tại đây tôi thuận tiện nói với mọi người một chút, từ nay trở đi ai lại đề cập vấn đề rằng chúng ta có phải tôn giáo hay không, thì mọi người không đưa giải đáp cho người bình thường, không giải đáp nữa. Con người cho rằng có là [tôn giáo] hay không thì tuỳ họ; [chư vị] nghe rõ chưa? Tại xã hội Trung Quốc, chư vị có là tôn giáo hay không là có một khái niệm hết sức minh xác; tôn giáo có chùa, có lễ bái, có hình thức tôn giáo mà người ta phải gia nhập, [có] thụ giới, lễ rửa [tội]; cái đó hết sức rõ ràng; [có như thế] chư vị mới là giáo đồ, chư vị mới là hoạt động tôn giáo; không có những thứ đó thì không thuộc về tôn giáo. Điều ấy khác hoàn toàn với khái niệm của xã hội Tây phương; vì vậy ở xã hội Tây phương một người bình thường nếu lại nói chư vị có là tôn giáo hay không, thì mọi người có thể không cần giải đáp, cũng không cần đối đãi một cách nghiêm trọng quá. Nếu là chính phủ, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính, nghị sỹ,… mà nói chư vị là tôn giáo, thì cũng không cần nói rằng chúng tôi không phải tôn giáo. Còn như khi liên quan đến vấn đề pháp luật, thì mọi người có thể dùng danh nghĩa và điều khoản tôn giáo để xử lý, vậy nên trong tình huống như vậy, chư vị có thể nói ‘là tôn giáo’. Nhất là khi liên quan đến vấn đề pháp luật; mọi người nghe rõ chưa? Đó là quan niệm khác nhau giữa Đông và Tây phương, điều đó cũng không trái với Pháp mà tôi giảng. Trước đây trong cuốn «Tinh Tấn Yếu Chỉ» tôi đã từng giảng. Tôi nói: “Chúng ta không phải là tôn giáo, nhưng người thường sẽ nhìn nhận chúng ta như tôn giáo”. Về điểm này mọi người phải hết sức rõ ràng.
Đệ tử: Xin hỏi Sư phụ tại thắng cảnh du lịch mà luyện công và giảng chân tướng lại cũng treo băng-rôn đề “Trung Cộng chính quyền tàn bạo” và «Cửu Bình». Như vậy đối với cứu độ chúng sinh có tác dụng như thế nào, xin Sư phụ chỉ rõ.
Sư phụ: Ngay từ khi bắt đầu công bố «Cửu Bình», bấy giờ người thường ở xã hội, kể cả người ở Trung Quốc, đều nằm trong khống chế cao độ của các loại nhân tố tà ác và tà linh ác đảng Trung Cộng. Bấy giờ [nếu truyền] «Cửu Bình» và giảng chân tướng là làm cùng một lúc với nhau, thì nó sẽ rất khó cứu độ những người cần cứu độ. Rồi trải qua một năm nữa, nhất là cho đến hiện nay, tình huống đó đã thay đổi rồi: linh thể của ác đảng Trung Cộng đã bị tiêu huỷ đến mức không còn năng lực thao [túng] khống [chế] người thường được nữa, hiện nay con người đều có thể tự mình suy xét vấn đề rồi, không còn tà linh ác đảng đang khống chế nữa. Trong tình huống như vậy mọi người làm như thế là không có vấn đề.
Ngoài ra chúng ta phát «Cửu Bình» và bảo người ta thoái Đảng là có mục đích hết sức rõ ràng, chư vị có thể giải thích cho người thường như thế này: ác đảng Trung Cộng bức hại đệ tử Đại Pháp trải qua nhiều năm như thế, thời gian đó cũng đã cấp cho ác đảng Trung Cộng cơ hội rồi, mọi người cũng đều biết hết sức rõ rằng ác đảng Trung Cộng đang bức hại Pháp Luân Công. Chúng ta đã cho nó cơ hội bao nhiêu năm vậy mà vẫn không chấm dứt bức hại, vẫn đang không ngừng bức hại đến chết các đệ tử Đại Pháp, vậy chúng ta chỉ có vạch trần cuộc bức hại của ác đảng, (vỗ tay) chỉ có đưa sự tà ác của ác đảng Trung Cộng và tội ác mà nó đã gây ra khi bức hại người Trung Quốc trong lịch sử và hiện nay bức hại đệ tử Pháp Luân Công, đưa tất cả bày rõ ra, để người dân hiểu được nó, [hiểu được] ác đảng vì sao bức hại Pháp Luân Công. Giải thể ác đảng đó chẳng phải là biện pháp tốt nhất để chặn đứng bức hại người Trung Quốc và Pháp Luân Công sao? Chúng ta đối với chính quyền ác đảng là không cảm thấy hứng thú, chúng ta đối với chính trị cũng không có truy cầu, chúng ta chính là muốn chặn đứng bức hại. Ác đảng Trung Cộng ngày nào còn chưa chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công, chúng ta vẫn không ngừng vạch trần sự bức hại của nó ngày ấy, và vẫn không ngừng giải thể nó ngày ấy. (vỗ tay nhiệt liệt) Thực ra vấn đề này đã quá rõ rồi, ai cũng đều biết ác đảng Trung Cộng đang bức hại Pháp Luân Công, hỏi tại sao chúng ta không thể phát «Cửu Bình» để vạch trần nó?!
Đệ tử: Chúng con có thể tổ chức dàn nhạc orchestra thanh thiếu niên ở các địa phương không? Các đệ tử Đại Pháp ở Toronto xin kính chúc sức khoẻ Sư phụ.
Sư phụ: Mọi người đều biết [tôi] vừa giảng về tác dụng của đội nhạc rồi. Các địa phương cũng biết rằng tại khu vực New York đã lập một đội nhạc diễu hành lớn. Hình thức đội nhạc diễu hành đó cũng gọi là đội quân nhạc, vì phát nguồn từ quân đội, sau mới có trong dân gian, nên gọi như vậy. Đặc biệt là đến thời cận đại, khi lưu hành trong giới học sinh, họ vẫn gọi đó là đội quân nhạc, cũng có gọi là đội nhạc diễu hành. Tổ chức đội nhạc đó thực trên thực tế rất không dễ dàng. Nếu các địa khu khác cũng làm như thế, nếu năng lực lại không đầy đủ và điều kiện không đầy đủ, thì quả thực còn làm trì hoãn những việc khác mà đệ tử Đại Pháp đang làm. Việc đệ tử Đại Pháp làm chứng thực Pháp là quyết không thể bị ảnh hưởng quá mạnh.
Đệ tử: Nên đối đãi như thế nào với đoàn diễn xuất từ Trung Quốc? Nếu họ không dùng danh nghĩa “đồng nhất thủ ca”, nhưng cũng là xuất khẩu văn hóa của Trung Cộng; vậy có đối đãi vẫn như thế không? Cần xử lý thế nào?
Sư phụ: Trung Quốc đã phái đi nhiều đoàn văn nghệ rồi, không cần thiết để ý đến, không có liên quan gì đến chúng ta. Miễn chúng không phải đến vì Pháp Luân Công thì không cần để ý; còn nếu trong [đoàn] đó có [người] bức hại đệ tử Đại Pháp thì nhất định không buông lơi nó.
Đệ tử: Các đệ tử Đại Pháp ở Đức, Thiên Tân, Đại Liên, Bắc Kinh, Hoài Nhu, Anh Sơn tại Hồ Bắc, Hy Thuỷ, La Điền, Vũ Hán, Triều Dương, Hải Điến, Ninh Ba, Đường Sơn, An Huy, Trùng Khánh, Cam Túc, Trường Xuân kính cẩn vấn an Sư phụ!
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Tôi biết rằng ngồi ở đây cũng có đệ tử Đại Pháp đến từ Trường Xuân.
Đệ tử: Đệ tử mới đắc Pháp chưa lâu có thể được gọi là đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp không? Có thể cùng đệ tử tu lâu tu đắc viên mãn cùng lúc hay không?
Sư phụ: Trong các học viên mới xác thực là có một lô là thuộc về lô các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Pháp Chính Nhân Gian sau này. Nhưng dẫu là [thuộc về] thời kỳ nào đi nữa, có thể đắc Pháp và gia nhập vào đây là không hề dễ dàng. Khi chân tướng đại hiển trong tương lai, khi người ta đều biết Pháp Luân Công là gì rồi, thì bấy giờ ai cũng muốn vào đây là không dễ dàng nữa, không phải nói ai muốn vào cũng vào được, (Sư phụ cười) nó khác hẳn với tu luyện của các đệ tử Đại Pháp hôm nay; vậy nên hiện nay có thể gia nhập vào đây đã là tốt nhất rồi.
Đệ tử: [Có] học viên nhìn nhận rằng an bài của điều phối viên là không tốt, mục tiêu dẫn đến là không thể đạt đến điều gì tốt lắm; vậy nên anh ấy nỗ lực chiểu theo nhận thức bản thân mình về [Pháp] lý chứng thực Pháp để xử lý độc lập. Con nhìn nhận rằng cách làm anh ấy có lợi cho chứng thực Pháp, [nên] quyết định giúp đỡ anh ấy cùng nỗ lực [làm].
Sư phụ: Việc như vậy là có; người phụ trách suy nghĩ không toàn diện, hoặc là người phụ trách quả thực không có làm tốt về phương diện đó. Có học viên muốn để tự mình chủ động làm cho tốt, việc về phương diện này cũng có nhiều. Nhưng có học viên khi tập thể muốn làm sự việc gì thì vị ấy không đồng ý, vị ấy muốn làm cách khác, và lôi kéo một số người theo. Tôi bảo mọi người rằng, dẫu người phụ trách về phương diện đó làm không tốt đi nữa, thì đều vẫn cần phối hợp để cho nó làm cho tốt, không thể lôi kéo người ra làm đơn lẻ; ai làm thế là đều là làm sai; tôi, Sư phụ, sẽ không thừa nhận việc đó.
Đệ tử: Có công ty lớn ở Tây phương hỏi chúng con rằng: Có nên chấm dứt việc đầu tư chi viện vào Trung Quốc không? Chúng con nên trả lời như thế nào?
Sư phụ: Lợi ích đặt để đó mà không lấy, không đi đầu tư vào Trung Quốc nữa; tôi nghĩ rằng hiện nay không có mấy [ai] làm được như vậy; tất nhiên họ nếu có thể làm được thế thì tốt nhất. Sư phụ nhìn nhận vấn đề đó như thế này; lần trước khi giảng Pháp tôi từng bàn đến việc đó rồi, đối với việc đầu tư vào Trung Quốc, khiến người dân Trung Quốc giàu có hơn lên, người dân có cuộc sống tốt, cái đó không thành vấn đề. Điều tôi phản đối là trong khi Pháp Luân Công bị bức hại, lại không ngừng đưa một lượng lớn tiền vào đó, khiến tà đảng Trung Cộng có năng lực bức hại Pháp Luân Công. Thời chúng hung ác nhất, mỗi năm chúng lấy một phần tư tổng sản lượng kinh tế quốc dân để cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Một lượng kim ngạch rất lớn! Chúng không có tiền thì chúng bức hại nổi Pháp Luân Công không? Tuyệt đối bức hại không được! Hiện nay người Trung Quốc đều không còn tin vào ác đảng, [nên] chúng không đưa tiền thì tuyệt đối không làm cho chúng; hơn nữa người ta đều biết rằng các đệ tử Đại Pháp toàn là người tốt. Không đưa tiền thì những người xấu có thể làm không?
Đệ tử: Ngài dạy chúng con rằng không nên chỉ ra vấn đề của người khác, đúng không? Có lúc con không rõ là đó là vấn đề của họ hay đó là vấn đề của tự mình nữa.
Sư phụ: Tôi không phải là bảo không thể chỉ ra vấn đề của người khác; tôi là nói rằng chỉnh thể hình thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp cần phải là hoàn cảnh mà ai ai cũng tự hướng nội mà tìm! (vỗ tay) Hoàn cảnh chỉnh thể của các đệ tử Đại Pháp quyết không thể là ai ai cũng đề cao trong khi chỉ trích lẫn nhau! (vỗ tay) Vậy nên là Sư phụ mà giảng, tôi chỉ có thể khích lệ chư vị tìm vào bên trong, khi xuất hiện vấn đề thì tìm vấn đề ở tự mình. Ai ai cũng có thể làm như vậy là tốt nhất, nhận thức không được [chỗ sai của mình] thì người chỉ cho, [điều ấy] tất nhiên không có gì sai; nhưng khi chỉ ra thì nhất định phải là thiện ý. Điều chư vị tu cũng là từ bi; cần thiện ý. Vậy nên hai điểm này đều phải được chú ý, đều cần làm được đến như vậy; tôi nghĩ rằng rất nhiều vấn đề đều sẽ dễ giải quyết.
Đệ tử: Một số trí thức người Tây phương nói xấu Đại Pháp [và] lại cố chấp vào nhìn nhận của mình; vấn đề đó quan trọng không? Làm thế nào để giúp họ phá trừ quan niệm bất hảo của họ?
Sư phụ: Là người Tây phương mà nói Đại Pháp không tốt, nói đệ tử Đại Pháp không tốt, tôi nghĩ rằng nhất định là đã nghe tuyên truyền của Trung Cộng. Vì họ không biết đệ tử Đại Pháp là gì, họ làm sao nói rằng không tốt? Vậy, khẳng định là đã nghe tuyên truyền vu khống của tà ác. Như thế hãy giải thích cho họ. Thực ra mọi người mấy năm qua chẳng phải đang giảng chân tướng sao?
Từ 20-7-1999 [khi] cuộc bức hại bắt đầu, tất cả kênh thông tin của Trung Cộng —báo chí, đài— từ quốc gia đến tỉnh, từ tỉnh đến huyện; một nước Trung Quốc rộng lớn thế, mà tất cả đài truyền hình, kênh thông tin, báo chí —trên một nghìn đài truyền hình, mấy trăm loại báo chí— toàn bộ như rợp trời dậy đất mà đả kích và bức hại Pháp Luân Công. Toàn thế giới tất cả kênh thông tin các quốc gia đều theo tin tức từ Trung Quốc để báo cáo về Pháp Luân Công, đều đang giúp đỡ chúng bức hại Pháp Luân Công; toàn thể Trái Đất đều đen [tối]. Người ở rất nhiều địa khu không biết Pháp Luân Công rốt cuộc là gì, đều nghe tuyên truyền của ác đảng Trung Cộng. Những năm ấy chẳng phải trong khi giảng chân tướng mà phá trừ hết thảy những thứ đó sao? Các đệ tử Đại Pháp hôm nay có thể khiến con người thế gian nhìn với cặp mắt khác xưa, chư vị chẳng phải là làm như vậy mà nên sao?
Chính là đem chân tướng nói ra, phá trừ tuyên truyền vu khống lưu manh của tà đảng Trung Cộng, điều này chư vị đã làm rồi. Nhưng vẫn còn có một số người chưa rõ chân tướng, vẫn có [người] như [tả] trong tờ giấy do học viên đưa câu hỏi lên này; vậy mọi người hãy làm tiếp; đến chừng nào ai ai cũng biết rõ ác đảng lưu manh là gì. Tất nhiên có người mà bản thân họ đã không tốt nữa, chư vị có làm thế nào họ vẫn không đạt nữa; tôi cũng biết việc đó, vậy nên tôi mới nói, rằng chư vị có thể cứu được một nửa [số] người Trung Quốc, thì được tính là khá lắm rồi. Những địa khu khác cũng như vậy, chư vị nói tất cả con người đều có thể được cứu thì có khả năng không? Tôi có thể nói với mọi người rằng, đó là không thể. Mọi người có thể có nguyện vọng như vậy, có thể từ bi với chúng sinh mà làm; nhưng không được vì có [người] không thể cứu được thì liền không làm nữa hoặc buông lơi; điều đó tuyệt đối không được.
Đệ tử: Nơi công tác của con có người có đi lại mật thiết với Lãnh sự quán Trung Quốc, chịu độc hại rất sâu của tà đảng cộng sản; người như vậy còn có cứu nữa không?
Sư phụ: Cứ giảng chân tướng cho họ, cho họ thấy được sự thực. Nếu thật sự không cứu được, thì không cứu được.
Đệ tử: Học viên Trung Quốc mang thai lần thứ hai rồi, thì cần phải sinh nở không? Bị phá thai và sinh nở thuận theo bình thường thì khác gì nhau về [phương diện] tạo nghiệp?
Sư phụ: Trung Quốc có tình huống của Trung Quốc, vậy nên về cơ bản trên Pháp Lý Sư Phụ đều đã giảng rồi. Tình huống cụ thể này thì Sư phụ không muốn nói ở đây, vì ảnh hưởng là to lớn. Nhưng chế độ cưỡng chế người ta phá thai của ác đảng Trung Cộng, là cũng bị toàn người dân thế giới phỉ nhổ. Là học viên mà giảng, việc bảo hộ sinh mệnh, tất nhiên, có thể nói là không hề sai. Chỉ có thể nói vậy; tình huống cụ thể thì cần phải xét cụ thể.
Đệ tử: Trong đá hoa cương vì sao không có sinh mệnh?
Sư phụ: Lẽ nào còn có hỏi việc này? (cười) ‘Không có sinh mệnh’ cũng chỉ là nói về việc nhân loại nhìn thấy hình thức của đá hoa cương ở bề mặt; vật chất hình thành nên đá hoa cương ở vi quan hơn là khác. Lý, ở một tầng này là cái lý đó, còn ở tầng khác có thể không phải là cái lý đó nữa. Pháp ở tầng thấp đối với Pháp ở cao tầng mà giảng thậm chí còn là phản lại, là sai. Lý là không ngừng thăng hoa; chư vị phải rõ ràng về điểm này.
Đệ tử: Có một người tích cực giúp đỡ đệ tử Đại Pháp làm các việc, nhưng đối với việc con người viên mãn rồi sẽ đi đâu thì không thể lý giải nổi. Anh ấy thừa nhận Sư phụ, nhưng không thường xuyên học Pháp. Không giải khai chỗ khúc mắc trong tâm của anh ấy, có phải là do con làm chưa tốt không? Hôm nay anh ấy có ngồi đây. (Sư phụ cười) (mọi người cười)
Sư phụ: Đối với nhiều người thường, chư vị không thể yêu cầu quá cao. Chư vị là đệ tử Đại Pháp, tất nhiên chư vị có tâm cấp thiết muốn để cho họ đắc Pháp. Tất nhiên ai nếu có thể làm đệ tử đại Pháp, đối với một sinh mệnh mà giảng, là quá tốt, đó là nguyện vọng của chư vị, nhưng từ tình huống hiện thực mà giảng, con người có thể nhận thức được bao nhiêu đó thì không thể nói là người ta sai. Hơn nữa là một sinh mệnh mà giảng, khi có thể giúp đỡ đệ tử Đại Pháp làm các việc, thì sinh mệnh đó đã là rất xuất sắc rồi; họ nhất định sẽ có tương lai tốt đẹp, khẳng định như vậy; vì giờ này khác với bất kể thời kỳ nào khác, vì đệ tử Đại Pháp đang ở thời kỳ chịu nạn.
Đệ tử: Sư phụ nói gì liền tin điều đó, không suy nghĩ nhiều thêm sâu thêm, trạng thái đó có đúng không?
Sư phụ: Chư Thần thấy nhất định sẽ nhìn nhận rằng người đó quá tốt rồi; nhưng tôi còn là muốn chư vị đọc sách học Pháp thật nhiều vào. Bình thường khi tôi giảng Pháp, mọi người có thể đều sẽ cảm thấy trường từ bi đó rất lớn, lực lượng rất lớn, có thể giải quyết rất nhiều vấn đề. Nhưng tôi khi sinh hoạt bình thường thì tôi không thể như vậy, tôi không dùng lực lượng đó. Ngoài ra tôi còn có một công năng tư tưởng [theo phương] thức người thường [mà tôi] đã chuẩn bị; tôi vốn dùng cái đó trong sinh hoạt. Vào thời gian đó tôi có thể sẽ nói đùa, sẽ nói ngôn ngữ của cuộc sống; chư vị sẽ cảm thấy ‘Sư phụ lẽ nào lại không ở trong Pháp nhỉ?’ (cười) (mọi người cười, vỗ tay) Ở nơi con người này là phiền phức như vậy.
Đệ tử: Một chương mục nào đó của [báo] Đại Kỷ Nguyên có thể tìm đến doanh nhân để có tài trợ [quảng cáo] không? Nhưng nội dung là do chúng ta khống chế, chủ yếu là nói về chương mục phụ.
Sư phụ: Doanh nhân tài trợ [quảng cáo] cho toàn một chương mục, vậy họ đăng gì thì cần ghi rõ ở hợp đồng.
Đệ tử: Tại công tác của người thường mà muốn kiếm thêm chút tiền hoặc thăng chức, [thì] có thể làm công tác tốt hơn để đắc được những gì muốn đắc. Tại kênh truyền thông hoặc công ty do đệ tử Đại Pháp làm, [thì] cũng có thể thông qua việc nỗ lực để có được chức vị và tiền bạc mong muốn được không?
Sư phụ: Ở xã hội người thường chư vị làm tốt thì tự nhiên sẽ thăng chức, ông chủ hài lòng sẽ trả cho chư vị thù lao nhiều hơn. Nhưng các kênh truyền thông mà đệ tử Đại Pháp làm có phần doanh thu rất hữu hạn, vẫn chưa đạt đến trạng thái của kênh truyền thông lớn nơi xã hội. Nếu không làm được vậy, thì cách nghĩ đó chẳng phải có bàn cũng như không sao? Còn nói về làm thế nào để đạt được chức vị mong muốn, về phương diện này mà nghĩ nhiều quá thì có thể có phần không đúng nữa; hệt như không còn là một chấp trước bình thường nữa. Đệ tử Đại Pháp đều là tự nguyện làm các việc; xem ra tôi chưa từng nghe nói về ai đó có vấn đề muốn chức vị nào đó. (Sư phụ cười) (mọi người cười) Muốn chức vị không phải là điều các đệ tử Đại Pháp nghĩ đến, đúng không? Làm sao để đạt chức vị lại càng không đúng, phải không? Các kênh truyền thông đệ tử Đại Pháp làm là để chứng thực Pháp, giảng chân tướng cứu độ chúng sinh, hơn nữa là làm vô điều kiện và không tính công, không có ai coi chức vị là quan trọng cả, phải không? Tất nhiên kênh truyền thông nếu thật sự hoạt động rất tốt đẹp, thì đều có thể trả lương, thậm chí phát nhiều phần thưởng nữa, phát nhiều phúc lợi nữa; điều đó tôi cũng mừng cho chư vị; [nhưng] trước hết là phải có điều kiện này.
Đệ tử: Sau khi gặp gỡ nhiều hơn các học viên Tây phương và các học viên Đài Loan, cảm thấy sâu sắc rằng các học viên Trung Quốc lớn lên trong văn hoá tà đảng bị đầu độc không ít. Từ quán tính tư duy đến cử chỉ ngôn hành; thật sự, chúng con thấy cần đào sâu tận gốc rễ.
Sư phụ: Thực ra người từ Trung Quốc xuất [ngoại] sau khi sang xã hội Tây phương, biểu hiện đầu tiên là chỉ trích xã hội Tây phương chỗ này không tốt, chỗ kia không thuận mắt. Vì sao? Là vì đã quen với những thứ của ác đảng Trung Cộng, đến khi qua một thời gian lâu mới phát hiện những thứ của ác đảng mới chính là bất hảo, ngoài ra rất tà ác nữa. Đó là bị văn hoá ác đảng nhồi nhét vào qua một thời gian lâu mà thành. Còn phương thức sinh hoạt bên ngoài ác đảng mới là phương thức sinh hoạt tự nhiên của con người, không ai nhồi nhét gì vào chư vị; vậy nên ai sống một thời gian lâu bên ngoài Trung Quốc mà quay trở về Trung Quốc, thì hễ nghe người Trung Quốc nói chuyện thì cảm thấy buồn cười lắm, thấy câu nào cũng đều theo lối hành văn của ác đảng, vì văn hoá của tà đảng đã thâm nhập vào cuộc sống con người rồi, thậm chí từng chi tiết nhỏ trong tư duy, khiến cho hành vi, cử chỉ, lời nói của người ta, thậm chí cả biểu đạt tình cảm, ánh mắt thảy đều là văn hoá ác đảng. (mọi người cười) Tất nhiên những thứ đó không phải là vấn đề then chốt nào cả. Chỉ cần đệ tử Đại Pháp chính niệm mạnh một chút, biết được thế nào là đúng là sai, thì tập quán đã hình thành ấy sẽ dần dần [bị tu] mất đi; những thứ đó đều không chủ yếu.
Đệ tử: Trong giai đoạn tu luyện cá nhân, khi đệ tử trải qua ‘quan’ nghiệp bệnh thì biết rằng đó là đang tiêu nghiệp, thông qua chịu đựng và kiên định vào Pháp mà vượt ‘quan’, cuối cùng Sư phụ gỡ bỏ nghiệp đó đi. Nhưng trong giai đoạn tu luyện Chính Pháp nếu như là cựu thế lực cũng như hắc thủ lạn quỷ và những thứ như tà linh của ác đảng bức hại lên thân thể đệ tử, mà biểu hiện của nó cũng là nghiệp bệnh, vì không thừa nhận bức hại của cựu thế lực, không thể một mực chịu đựng, đệ tử bằng kiên định vào Pháp và phát chính niệm phủ định bức hại, vậy có thể tiêu trừ nhân tố tà ác đằng sau cũng như vậy hay không?
Sư phụ: Thực hiện với chính niệm lớn mạnh [điều gì] cũng không cản trở được. Đệ tử Đại Pháp từ ngày bắt đầu tu luyện, một đời này của chư vị đã được an bài lại mới rồi. Cũng nói, đời này của chư vị đã là một đời của người tu luyện, việc gì cũng đều không ngẫu nhiên nữa, cũng sẽ không xuất hiện những việc ngẫu nhiên; hết thảy những gì trên đường đời con người với sự đề cao và tu luyện của chư vị là có quan hệ trực tiếp. An bài tốt rồi là không ai có thể động [sửa]; động [sửa] là phạm Thiên Pháp, chỉ có Sư phụ có thể động đến. Như cựu thế lực vì để phá hoại hết thảy những điều ấy, các sinh mệnh của cựu vũ trụ bị Chính Pháp động chạm đến cũng lấy danh nghĩa ‘giúp đỡ Chính Pháp’ đều tới tham dự, như vậy đã hình thành ‘gián cách’ rất to lớn. Pháp thân của tôi tuy có thể [tác] động, nhưng là [vì] đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp an bài đã khá chi tiết rồi, nếu muốn cải biến một chút cho đệ tử Đại Pháp, thì phải xoay lại làm từ đầu. Công trình vĩ đại đó là khi hồng thế Chính Pháp đang thúc tiến mà được tiến hành đồng thời với việc đệ tử Đại Pháp cải biến cá nhân. Hơn nữa 99% các bộ phận của chỉnh thể vũ trụ đã được Chính Pháp xong rồi, các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp đã đang về giai đoạn cuối cùng rồi, không thể chỉ vì sự cải biến một sinh mệnh mà đưa cả phần vũ trụ đã Chính Pháp xong mà cải biến lại nữa. Vậy nên có nhiều đệ tử Đại Pháp khi tu luyện chưa tốt, hoặc khi xuất hiện vấn đề nào đó, hoặc biểu hiện lúc vượt quan là rất nghiêm trọng; những lúc đó [nếu] chư vị muốn Sư phụ trực tiếp ra tay cho chư vị và giải quyết cho chư vị, như vậy Sư phụ phải đưa hết thảy những gì có quan hệ với chư vị ở tân vũ trụ và cựu vũ trụ mà làm lại, những thứ đã trải qua mấy năm rồi trong Chính Pháp cũng đều phải động đến, thời gian cũng phải quay trở lại, cái gì cũng phải sửa lại nữa; chính là liên quan đến vấn đề lớn như thế, vậy nên —tôi bảo mọi người— quả thực không thể động đến được. Chư vị có thể tu đến tầng thứ nào thì đã là tầng thứ đó rồi, cuối cùng biểu hiện không lên được nữa thì cũng là trạng thái do nhân tố cựu thế lực can nhiễu. Thực ra xuất hiện biểu hiện không vượt qua quan được cũng là nhân tố nhiều phương diện. [Đệ tử nào] quả thực đã ra đi sớm, miễn là đệ tử Đại Pháp đang làm ba việc, thì nhất định viên mãn; chỉ là tầng thứ bất đồng.
[Nếu] tôi tự thân ra tay cho chư vị, thì tà ác cũng sẽ dùi vào sơ hở. Tân vũ trụ sẽ bị ô nhiễm. Chính Pháp là tuyệt đối nghiêm túc, khi bắt đầu tu luyện thì những gì cần làm là Sư phụ đã làm cho chư vị rồi; hiện nay là phải dựa vào chính niệm của chư vị mà vượt quan. Chư vị chính niệm đầy đủ thì Sư phụ có thể giúp chư vị. Chư vị chính niệm không đầy đủ, không đạt tiêu chuẩn, thì hễ Sư phụ động đến liền liên quan đến những việc lớn đó. Vậy nên đệ tử Đại Pháp, một khi đã an bài xong đường tu luyện của chư vị rồi, về cơ bản là ai cũng không dễ mà động đến đó nữa; vô luận là tốt hay là xấu, đối với chư vị, đều không thể nào. Ai muốn cho chư vị một chút gì tốt đặc thù nào đó cũng không thêm vào được, ai muốn cấp chư vị một thứ đặc thù nhưng không phải là vốn đã có trong quá trình tu luyện của chư vị, ai muốn bức hại chư vị quá đi, thì đều làm không nổi. Trừ phi bản thân chư vị thực hiện không tốt mà gây ra. Đã hiểu rõ những điều tôi nói chưa? (vỗ tay)
Có nhiều học viên trước đây từng thấy tôi trị bệnh cho người thường, tôi hoàn toàn không cần động thủ. Tôi chỉ nhìn nhìn là chư vị khỏi rồi. Khi nhìn chư vị là đã đả xuất những thứ ra rồi, tôi là từ bất kể chỗ nào ở thân thể của tôi đều có thể đả xuất ra thần thông. Sau khi đả xuất ra thì chư vị đều lập tức khỏi. Con người rốt cuộc vẫn là con người, có lúc trong tư tưởng cảm giác: ‘Ngài không động thủ cho tôi thì sao có thể khỏi?’ Vậy nên rất nhiều khi tôi phải có động tác tay. Về cơ bản thì tay tới là bệnh hết, bất kể đó là gì. Người thường [có] bệnh gì thì tôi đều có thể trị, đều có thể trị khỏi. Nhưng đệ tử Đại Pháp thì khác. Tuy là nói như vậy, nhưng mọi người đừng mang người thường tới đây; tôi sẽ không trị bệnh nữa. Các đệ tử Đại Pháp tu luyện đến hôm nay không hề dễ dàng gì, tôi không muốn có bất kể rắc rối nào lại tới can nhiễu nữa. Vì trị khỏi bệnh cho một người thường là cũng phải liên quan đến [đường] đời của người đó và cân bằng quan hệ nhân duyên của họ trong các từng không gian, thì mới chữa khỏi bệnh họ được. Những món nợ ấy đều phải Thiện giải, đều phải cấp thứ tốt cho sinh mệnh chủ nợ, thì mới có thể giải quyết được bệnh đó. Hiện nay Sư phụ cũng không muốn làm những việc đó nữa, do đó tôi về cơ bản là không động [thủ chữa bệnh] cho ai nữa, [cũng là] để đảm bảo rằng trong quá trình tu luyện của đệ tử Đại Pháp sẽ không xuất hiện phiền phức nào nữa. Vì hễ phương diện nào xử lý không tốt liền lập tức có phiền phức đến, những phiền phức thêm lên trên đó sẽ tạo thành can nhiễu; vậy nên về cơ bản sẽ là tình huống như vậy.
Đệ tử: Vô luận là kẻ ác hay là tà linh ở không gian khác bức hại đệ tử rất nghiêm trọng, khi ấy một số đệ tử tới bệnh viện và dùng tới một số phương thức xử lý của người thường, tiêm và uống thuốc tiến hành giải bớt [đau đớn]. Như vậy đối với thân thể người tu luyện có gây phá hoại lớn không? Còn có thể tu không? Khi chưa thoát khỏi tà ác bức hại về thân thể, thì có thể dùng cách [trị bệnh] của người thường không?
Sư phụ: Người tu luyện giảng là chính niệm. [Khi] chính niệm rất mạnh mẽ, chư vị sẽ là không gì cản trở được, và điều gì cũng làm được. Vì chư vị là người tu luyện, chư vị là người đang trên đường trở thành Thần, chư vị là người không bị các nhân tố của người thường và Pháp Lý ở tầng thấp khống chế. (vỗ tay)
Từ hồi đầu tôi đã giảng cho chư vị rồi, với mỗi cá nhân đệ tử Đại Pháp tôi đều trừ [bỏ] tên [chư vị] ở địa ngục rồi; người thường ai ai cũng có tên trong danh sách dưới đó. Những tên của đệ tử Đại Pháp có trong danh sách địa ngục trước đây đều được tôi gạch bỏ cho chư vị, gọi là ‘địa ngục trừ danh’; dưới đó không còn tên chư vị nữa. Nói cách khác, chư vị hoàn toàn không thuộc về sinh mệnh trong tam giới, chư vị không còn thuộc về người thường nữa; vậy nên chính niệm mạnh mẽ thì điều gì chư vị cũng giải quyết được. Phản ứng của một nghiệp bệnh phát sinh trên thân chư vị là vượt quan; về bề mặt nhất định là trạng thái nghiệp bệnh, tuyệt [đối] không phải là phản ứng của Thần mắc bệnh. Vậy cần dùng chính niệm mà đối đãi; vì chư vị là người tu luyện, nên đó tuyệt đối không phải là bệnh thật, nhưng bề mặt xuất hiện ra lại cũng không hề đơn giản. Chư vị biết cựu thế lực nghĩ như thế nào không? Chúng nghĩ, ‘Ô, Ngài là Sư phụ đã giảng Pháp về nghiệp bệnh rõ ràng đến thế rồi.’ Đúng vậy, tôi những năm ấy đối diện với học viên khi mà rất khó vượt quan nghiệp bệnh, tôi đã giảng về phương diện này quả là rất rõ ràng rồi; những học viên ngồi đây cũng đều biết. Nhưng Pháp Lý giảng rõ ràng đến mấy thì mức khó khăn của tu luyện sẽ không vì thế mà bớt đi, thậm chí có thể còn nghiêm [khắc hơn]; ví như về biểu hiện chỉ là ngộ được đến đó nhưng vẫn không đạt, [mà] phải chính niệm chính hành mới khả dĩ. Trong tu luyện chính niệm không mạnh mẽ thì không vượt quan nổi, cứ dai dẳng mãi, hơn nữa chính niệm không được mạnh mẽ cũng khiến tín tâm bị sứt mẻ; vậy nên chẳng phải có người đánh mất tín tâm và thậm chí còn tà ngộ đó sao? Do đó có những lúc chư vị muốn xin Sư phụ giảng Pháp cặn kẽ hơn nữa, đối với học viên không có tín niệm kiên định vào Pháp Lý, thì điều đó không thể nào thay thế cho tu luyện của chư vị được. Tất nhiên từ một phương diện khác mà xét, đối với đệ tử Đại Pháp đã có chính niệm mạnh mẽ, Pháp Lý minh bạch rồi thì tín [tâm] kiên định hơn, thì quan nào cũng có thể trụ vững ngay.
Nhưng nói cách khác, rằng ‘tôi là học viên mới’, hoặc là bản thân cũng không cảm thấy tinh tấn đầy đủ đến vậy, có bệnh còn là đến bệnh viện. Vậy đi [bệnh viện] là cứ đi [bệnh viện] thôi; cũng tính là quá trình tu luyện, sau này khi tu tốt hơn sẽ dần dần minh bạch thực hiện như thế nào. Tu luyện vẫn cần một quá trình, vẫn phải cấp cơ hội cho người ta. Tất nhiên tinh tấn rồi thì khỏi phải nói nữa. [Với ai] mà trong tâm vẫn chưa rõ: chư vị đi [bệnh viện] thì Sư phụ cũng không thể nói gì. Trong tu luyện mà từng bước đều bước rất tốt, cá nhân đó là ai cũng bội phục, Thần cũng bội phục, Sư phụ cũng bội phục. Nếu như một đệ tử từng bước mạnh dạn phăng cho đến viên mãn, (mọi người cười) không một lần trượt ngã, (mọi người cười) thì tôi bảo mọi người rằng, cá nhân đó có thể là Thần; (mọi người cười) hay cũng có thể là [do] Sư phụ an bài chưa được tốt cho anh ta, các quan đều quá nhỏ, anh ta đều có thể qua rồi. Vậy nên quan nào được an bài cũng thường là chỉ cần đề cao là có thể vượt qua; chư vị không đề cao là không thể qua; cơ bản đều như vậy. Thực hiện sai cũng chỉ có thể nói là một trạng thái trong quá trình tu luyện, không thể nói cá nhân đó là hỏng rồi, cũng không thể nói cá nhân đó là trạng thái này khác; đó chỉ là trạng thái trong [cả] quá trình. Nói rằng ‘có những lúc tôi quả thực chính niệm không tốt, thật sự không trụ vững nữa, vậy thì làm sao?’ Vậy chư vị cứ đi [bệnh viện] thôi, (mọi người cười) là vậy đó. (Sư phụ cười) Vậy cứ đến bệnh viện là được rồi.
Đạo Lý là giảng như vậy. Một Thần Tiên lẽ nào lại để người thường khám bệnh [cho mình]? Người thường lẽ nào khám ra bệnh của Thần? (vỗ tay) (Sư phụ cười) Đó là Pháp Lý. Nhưng thông thường biểu hiện xuất lai chư vị quả thực là không có chính niệm mạnh mẽ nhường ấy, khi không giữ vững được tốt, thì chư vị cứ đi [bệnh viện]. Trong tâm lo lắng quá bản thân cũng không đạt tiêu chuẩn, thời gian để kéo dài cũng không phát sinh cải biến gì. Vì giữ thể diện mà chấp trước lại thêm chấp trước. Lúc ấy chỉ có hai loại chọn lựa; hoặc là đến bệnh viện là từ bỏ quan đó, hoặc là để tâm nhất loạt buông bỏ hết như đường đường là một đệ tử Đại Pháp, không oán không chấp, buông xuôi cho Sư phụ an bài, có thể làm được điểm đó thì chính là Thần.
Đệ tử: Giảng chân tướng ở Manhattan kết thúc, học viên các nơi trở về nơi của mình đi chứng thực Pháp. Như vậy chúng con là đệ tử Đại Pháp từ Trung Quốc đến thì cũng căn cứ theo tình huống của mình mà trở về Trung Quốc giảng chân tướng hay không? (mọi người cười)
Sư phụ: Nếu chư vị là bị bức hại mà ra khỏi Trung Quốc, thì chư vị nhất định không nên quay về. Đã ra khỏi rồi thì là ra khỏi rồi, hãy giảng chân tướng ở đây. Nếu như sau khi chư vị quay về mà hoàn cảnh nới lỏng hơn, thì đó là chuyện khác. Như thế thì về, không thành vấn đề. Nếu nói quay về là sẽ có nguy hiểm, thì đừng trở về.
Đệ tử: Dạ hội mừng Năm mới đã là để cứu chúng sinh nên cần phải cho vé, không nên bàn việc kiếm tiền; hoặc giá vé phải thấp. Cách nói như vậy có chính xác không?
Sư phụ: Không chính xác. Đệ tử Đại Pháp là đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Hồi đầu chư vị mua sách Đại Pháp, tôi rất muốn cho không chư vị luôn, nhưng đó là đối với người tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp mà làm. Là người thường mà giảng, thì đắc được gì đó một cách vô điều kiện, điều ấy cũng không phù hợp với Lý của không gian này. Là đệ tử Đại Pháp, chư vị là có thể cho họ một cách vô điều kiện, ấy cũng là từ bi của đệ tử Đại Pháp.
Nhưng mọi người đã nghĩ đến việc đệ tử Đại Pháp làm các kênh truyền thông khó hay không? Chư vị không tham gia [đó] thì không biết; duy trì đài truyền hình đó, duy trì tờ báo đó, chi phí duy trì kênh truyền thông đó rất eo hẹp. Mọi người vẫn luôn nghĩ sao khiến quảng cáo của kênh truyền thông có đột phá, có thể đạt đến [hoạt động] tuần hoàn thật tốt. Đó cũng là nguyện vọng của tôi, cũng là nguyện vọng của tất cả học viên làm các kênh truyền thông, cũng vẫn luôn nỗ lực về phương diện này. Làm dạ hội của Truyền hình Tân Đường Nhân, có thể kiếm một chút tiền đó chẳng phải là việc tốt sao? Những [người] diễn xuất mùa Giáng sinh tại rạp hát Radio City, bản thân họ cũng thừa nhận nói rằng ‘chúng tôi không diễn hay bằng các bạn, tiết mục không hay bằng các bạn’, nhưng giá vé rất cao. Họ một tháng này diễn 90 lần, tất cả phí tổn cả năm đều kiếm đủ [qua một tháng đó] rồi, tiền lương cũng kiếm rồi; Tân Đường Nhân vì sao không thể?
Nói đến vấn đề giá vé, trên thực tế từ trình độ diễn xuất Dạ hội Năm mới và hao tổn của các đệ tử Đại Pháp mà xét, thì giá vé đó thực ra không cao. Ở Mỹ quốc dẫu ở đâu thì cũng như vậy cả, mức sống ở Mỹ là không khác nhau gì giữa các địa phương. Vấn đề thật sự tồn tại là vấn đề mức độ danh tiếng. Cũng có học viên muốn mua thêm vé để cho người ta: ‘Giá vé không cao mà rẻ hơn một chút hơn thì tôi muốn mua nhiều hơn nữa để tặng người ta, đắt quá thì tôi không mua nổi, cũng không tặng nổi’. Khả năng là có vấn đề đó, vậy nên có một số học viên phàn nàn. Tất nhiên vé là không phải đều cùng một giá, nó có mức rẻ, vị trí ghế ngồi cũng khác nhau. Nhưng thông qua hai lần kinh nghiệm này, lần sau giá vé sẽ có điều chỉnh là khả dĩ rồi, hoặc làm chương trình biểu diễn chuyên cho các đệ tử Đại Pháp là cũng khả dĩ.
Đệ tử: [Chúng con] có kế hoạch mở một xê-ri phim truyền hình về đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp. Tình tiết liên quan đến cảnh Trung Quốc, vậy [chúng con] làm thế nào?
Sư phụ: Thực ra nền cảnh quay cũng dễ giải quyết thôi. Mọi người biết điện ảnh ghép cảnh cũng là kỹ thuật rất đơn giản. Chư vị cần cảnh nào đó, thì cử người quay cảnh đó gửi về là xong.
Đệ tử: San Francisco có nhiều người đồng tính luyến ái, ở đó rất nhiều người thường cũng tán thành loại hành vi ấy. Tà ác đã ‘đoạn chương thủ nghĩa’ {trích-dẫn/lấy-ý tách khỏi toàn bài} lấy một số câu nói về đồng tính luyến ái trong kinh văn của Sư tôn để công kích Đại Pháp. Xin hỏi Sư tôn, chúng con là trả lời công khai trên quy mô lớn? Hay là giảng chân tướng cho những người cá biệt bị đầu độc?
Sư phụ: Giảng chân tướng cho từng người cá biệt là được rồi; không cần để ý đến nó. Như mọi người biết, có một điểm mà tôi nắm rất chắc: Những việc thời Pháp Chính Nhân Gian là tuyệt đối không liên đới gì với hiện tại cả. Dẫu nó là cựu thế lực hay là tà ác lạn quỷ, thì [dù] muốn nhảy ra ngoài những sự việc thuộc về hiện tại, thì cũng không nhảy ra được. Chư vị chớ nghe chúng hò hét biểu diễn, chúng ta cũng không cần để ý quá đến chúng. Tôi biết tôi đang làm gì, ai nói gì tôi có thể suy xét vấn đề của chư vị, nhưng tôi muốn làm gì là tuyệt đối sẽ không bị can nhiễu. Hôm nay tôi chứng thực Pháp cũng là như thế, toàn thể vũ trụ Chính Pháp cũng là như thế; ai kiến nghị thì tôi đều có thể nghe, nhưng tôi vẫn chiếu theo những gì tôi cần làm mà làm; không ai động đến được. (vỗ tay) Chư vị cũng như thế, phải biết được chư vị là đang làm gì, tuyển chọn một cách chính xác là xác định rồi, ai [hoặc] điều gì nữa thì cũng không thể bị can nhiễu. Trong quá trình đệ tử Đại Pháp tu luyện, giảng chân tướng cứu chúng sinh, phản bức hại sẽ xuất hiện sự việc đủ loại; đều không thể bị nó ảnh hưởng đến việc ở vị trí số một của chư vị. Điều này nhất định phải giữ vững! Tuyệt [đối] không thể vì một sự kiện nào đó xuất hiện ở xã hội, thậm chí cả những việc có lợi cho việc phản bức hại của đệ tử Đại Pháp, mà đệ tử Đại Pháp không tu nữa, [để] đi làm những việc đó; như vậy không được! Tu luyện chính là tu luyện.
Đệ tử: Thời xưa có nhiều chuyện cổ cao thượng về vua và người sáng suốt mà bị chỉ trích, [nhưng] lại cảm tạ không oán; [con] cảm thấy bản thân mình về phương diện tiếp thu phê bình là chưa tu được đủ vững vàng. Có lúc không thể giao tiếp tốt, là vì đặt tâm vào việc biện giải [bao biện].
Sư phụ: Nói về biện giải, (Sư phụ cười) tôi lại nhớ lại là có người nói với tôi, và tôi cũng quả thực nhìn thấy tình huống ấy, cũng có người bảo tôi, nói rằng học viên Trung Quốc và học viên Đài Loan đối đãi vấn đề là chỗ khác biệt. Học viên Đài Loan có một việc làm chưa tốt, thì chư vị nói với họ họ liền nghe; họ sẽ không biện giải. Nhưng học viên Trung Quốc có một việc làm chưa tốt, thì khi người khác chỉ ra họ lập tức nói: Bạn không biết đó thôi, lúc đó là tình huống này, là như thế này thế kia. (cười) (mọi người cười, vỗ tay) Họ biết rằng trực tiếp phản bác khi đã là người tu luyện thì không hay, [nên] họ tránh vòng qua đi, họ chuyển sang góc khác để biện giải. Sai tức là sai rồi, hãy thẳng thắn, đã làm sai tức là sai rồi. Ai dám thừa nhận lỗi lầm, thì mới được người khác tôn trọng, mới được người khác bội phục, Thần đều bội phục. (vỗ tay) Nếu ai từ con đường này đi đến cuối cùng, [ví như] chư Thần hỏi chư vị, rằng chư vị lúc bị mọi người phê bình chư vị thì chư vị đều đối đãi đúng đắn phải không? Hãy cho chúng tôi coi? Không có. (mọi người cười) Chư vị nói ‘Tôi không làm sai gì cả, không ai phê bình tôi cả’. Có thể vậy không?
Làm người có thể nào không sai? [Người] tu luyện là con người có thể nào không sai? Nhưng vẫn không thấy chư vị thừa nhận sai lầm? (mọi người cười) Chư vị chẳng phải đang tránh né việc này sao? Chư vị khi tu luyện chẳng phải vẫn là ‘hữu lậu’ sao? Tôi từ giờ trở đi sẽ xem xem ai có thể thừa nhận sai lầm. (mọi người cười, vỗ tay) Ai có thể không phạm lỗi lầm chứ? Đã sai lầm thì đã sao? Chúng ta thực hiện cho tốt là được rồi, phải vậy không? Nhưng then chốt là cái tâm đó của chư vị. Chẳng phải là tu bỏ ‘nhân tâm’ ư? Chư vị cứ mãi tránh né, cứ mãi che chắn, mãi không muốn tống khứ [nhân tâm đó] đi, đó mới là vấn đề lớn.
Đệ tử: Xin Sư phụ giảng giải về tính trọng yếu và tính đặc thù của việc giảng chân tướng Khu phố Tàu ở San Francisco?
Sư phụ: Chư vị biết Khu phố Tàu đó chứ? Toàn thể những cửa hàng khu phố đó hầu hết đều là kinh doanh [từ] Trung Quốc, chủ cửa hàng đều là đến từ Trung Quốc. Vùng Bay Area dẫu làm tốt đến mấy, thì người Hoa [ở đó] đều là sống tản mát, và tà ác Trung Cộng không có khán thính giả ở đó. Hơn nữa người sống tản mát cũng thường đến khu phố Tàu; do đó địa phương đó là không thể xem nhẹ được. Không cho tà ác Trung Cộng còn chỗ đặt chân, (vỗ tay) ở đâu cũng thanh trừ nó. Chính là không thể để ác ma ấy ở đó hại người.
Đệ tử: Khi giảng chân tướng có rất nhiều người thường biết Đại Pháp tốt và đối xử thiện với đệ tử Đại Pháp; nhưng [họ] không muốn thoái Đảng. Những người đó có tương lai không? Nên làm thế nào?
Sư phụ: Người ta muốn làm thế nào là bản thân họ quyết định. [Điều] chư vị nên làm, thì các đệ tử Đại Pháp nhất định cần làm cho được, cần phải không hổ thẹn với chính mình.
Đệ tử: Chúng con là Thời báo Đại Kỷ Nguyên [chi nhánh] địa phương gặp phải khó khăn khá lớn về tài chính; trong tình huống ấy có thể dùng phương thức quyên góp trong các học viên tham gia vào kênh truyền thông này để giải quyết vấn đề tài chính không?
Sư phụ: Việc này tôi xưa nay chưa từng làm. Vì tôi biết rằng khi vào thời mới truyền Pháp tôi là tuyệt đối không cho phép quyên góp tiền vật. Đến thời về sau lúc tình huống rất khó khăn, tôi đều vẫn luôn không đồng ý quyên góp tiền vật trong các đệ tử Đại Pháp. Thật ra mỗi đệ tử Đại Pháp đều là dùng thu nhập của bản thân để chứng thực Đại Pháp, rất là xuất sắc. Đó không phải là quyên góp, mà là bản thân phát tự nội tâm, đó là uy đức. Nếu áp dụng cách làm của một số tôn giáo, thì tôi luôn nghĩ là có hại cho Đại Pháp; vậy nên tôi vẫn luôn không làm như vậy, cũng không bảo mọi người làm như vậy. Không có quyên góp tiền vật, mà là mọi người đều tự bản thân chủ động làm; cách trên là bị động, cách sau là phát tự nội tâm; các đệ tử Đại Pháp đang chứng thực Pháp, uy đức là của bản thân mình. Còn nếu tôi quyên góp tiền vật để làm, thì uy đức không phải là của đệ tử Đại Pháp mà là của tôi. Mọi người hết sức tránh làm thế. Thực sự có khó khăn, vậy hãy đến một số học viên cá biệt mà có năng lực [đó] để nói chuyện thử xem.
Đệ tử: Ngài nói về số người được cứu độ là một nửa, ấy là nói về nửa số người của người Trung Quốc, hay là nói về nửa số người toàn cầu?
Sư phụ: Chưa có đặt kết luận. Tôi là nói [nếu] có thể cứu một nửa [số] người Trung Quốc, [thì] tôi là Sư phụ thì rất mừng cho chư vị, cảm thấy vui vẻ và yên tâm cho chúng sinh. Chư vị không thấy được người Trung Quốc hôm nay là đã như thế nào rồi; nếu thấy được thì chư vị sẽ kinh sợ lắm! Không thấy được hoàn cảnh của Trung Quốc ấy đã thế nào rồi; hoàn cảnh chân thực ấy nếu triển hiện trước mắt chư vị, thì quá ư đáng sợ. Ác đảng đang biến người Trung Quốc thành quỷ, hành vi những người [ở đó] đã thấp lắm rồi, đã trượt xuống xa lắm lắm dưới ranh giới thấp nhất của con người rồi; lại còn thêm cuộc bức hại Pháp Luân Công này vào đó nữa.
Đệ tử: Con thay mặt các đệ tử Thái Lan kính chúc sức khoẻ Sư phụ. Các đệ tử Đại Pháp ở khu Phủ Sơn, Đức quốc, thành phố Thẩm Dương, thành phố Triều Dương tỉnh Liêu Ninh, và Trường Sa, các đệ tử Đại Pháp bị giam cầm phi pháp tại Hồ Nam, xin kính chúc sức khoẻ Sư phụ!
Sư phụ: Cảm ơn mọi người. (vỗ tay) Có một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc chúc sức khoẻ tôi, tôi không đọc tên nữa; các đệ tử Đại Pháp cần được bảo hộ.
Đệ tử: Khi chúng con hợp tác cùng đồng tu về phát triển mạng lưới Internet Nhật Bản, vẫn hay gặp học viên mà trước từng đi chệch đường. Mọi người có ý kiến khác nhau [về việc này], mà học viên biết kỹ thuật lại ít. Xin Sư phụ chỉ cho, có thể hợp tác với học viên như thế được không?
Sư phụ: Đi chệch đường tức là sai rồi, có thể quay lại là tốt rồi; e ngại là [ai] vẫn trong chấp trước. Nếu đã quay lại, và cũng không còn làm sự việc gì bất hảo trong các đệ tử Đại Pháp, thì cụ thể là chư vị hãy tự định [đoạt]; việc này đừng để Sư phụ đến quyết định.
Đệ tử: Trong tiết mục bình luận của đài truyền hình, mời nhiều người thường hơn đến tham dự, chỉ cần họ không phản đối Đại Pháp, mà lại phản đối tà đảng; vậy có khả dĩ không?
Sư phụ: Được. Tôi nghĩ rằng đó không có vấn đề. Làm tiết mục bình luận, có thể vậy được.
Đệ tử: Vợ của con tham dự một hạng mục [công việc] kỹ thuật, đã tốn rất nhiều thời gian và sức lực, nhưng cô ấy cho rằng người điều phối đối xử bất công với cô ấy, cô ấy không muốn phối hợp với nhóm lớn các học viên; thế rồi kỹ thuật của cô ấy bây giờ không được sử dụng cho Chính Pháp. Con lo là cô ấy đã sai lệch, [con] xin Sư phụ từ bi chỉ bảo.
Sư phụ: Kỳ thực chính là không buông bỏ tâm được, khi quan [ải] lớn lên thì không chịu được nữa. Thực ra chư vị có thấy [vấn đề] hay không? Chư vị đã đi ra khỏi trạng thái tu luyện của đệ tử Đại Pháp, sắp đi ra khỏi hoàn cảnh của chư vị chứng thực Pháp rồi.
Có những lúc bị người làm xúc động bản thân [và] cái tâm không muốn bị người khác làm mình dao động quả thực rất khó chịu; cũng có người chính là không muốn nghe ý kiến người khác, cũng còn có một số người mà nếu ý kiến của mình không được chọn dùng thì không hài lòng. Đó chính là tâm người thường, đó đều là nhân tâm rất ngoan cố. Chư vị nói ra liền phải chọn dùng theo sao? Có người nói: ‘tôi nói đi nói lại mãi rồi, rất nhẫn nại nói mãi rồi mà vẫn không được’. Trên thực tế tình huống khách quan có phải là đơn giản như chư vị nghĩ hay không? Có rất nhiều việc đều phải điều phối. Lại nữa, rất có thể là người hợp tác với chư vị quả thực chưa có tu tốt như chư vị; như vậy cứ chưa tu tốt bằng chư vị thì không phải là đệ tử Đại Pháp sao? Thì không phối hợp nữa sao? Ngoài ra [với] một sự việc thì ai cũng có cách nghĩ của mình, cách nghĩ dù hay hơn đi nữa nhưng vẫn có thể không được tiếp thu; vậy thì không làm nữa sao? Phụ trách hạng mục là cần suy xét những ý kiến được đề xuất cũng như tiếp nối của các việc toàn cuộc, và quan hệ giữa [chúng]; đó chính là vấn đề cơ bản của sự bất đồng trong cách nghĩ giữa người chủ trì và người khác.
Có học viên chỉ nghĩ rằng kỹ thuật của mình là tốt nhất, ‘bạn nói là không được thì tôi cứ tự mình làm tới’. Trên thực tế chư vị là đã ép buộc quá rồi; không nên như thế. Người chủ trì họ chắc chắn là có cách nghĩ của những thứ bản thân họ. Giữa các đệ tử Đại Pháp với nhau thì nên phối hợp như thế nào cho tốt hơn nữa. Dẫu ý kiến bản thân có tốt đến mấy, nếu không được chọn dùng, [chư vị nên nghĩ] ‘Các bạn cảm thấy thế nào được thì tôi cũng phối hợp, tôi cũng giúp để làm tốt, hơn nữa cố gắng làm thật tốt những gì bản thân cần làm, vì tôi là đang tu luyện’. Không thể nói ‘kỹ thuật của tôi được dùng thì mới tu luyện đề cao’. Phối hợp thế nào cho tốt, sao cho những việc đó cùng nhau làm thật tốt, đó mới là trạng thái của người tu luyện, mới là [điều] ở vị trí số một.
Tôi giảng tới đây thôi, cũng đã [trả lời] hết tờ câu hỏi rồi. (vỗ tay nhiệt liệt) Tất nhiên tôi biết có một số tờ câu hỏi có thể đã bị lọc ra từ trước. Vì liên quan đến thời gian, [nên] quả thực là cũng không giảng nhiều [đến hết câu hỏi] được; vậy nên mỗi lần Pháp hội họ đều lọc ra những cái trùng lặp, hoặc không có tác dụng gì lớn cho chỉnh thể Pháp hội. Dù thế nào đi nữa, đã là người tu luyện thì nhất định phải dùng phương thức của người tu luyện, dùng tư tưởng của người tu luyện mà suy xét vấn đề, quyết không thể dùng tư tưởng của người thường để suy xét vấn đề. Chư vị gặp phải vấn đề nào thì cũng không phải là giản đơn, không phải ngẫu nhiên, đều không phải là vấn đề người thường, nhất định có quan hệ với tu luyện, có quan hệ với đề cao của chư vị. Vì chư vị là người tu luyện, đường sinh mệnh của chư vị là đã được cải biến rồi, đường tu luyện của chư vị là đã được an bài lại mới, do vậy trên con đường đó là không có sự việc ngẫu nhiên. Nhưng biểu hiện xuất lai lại nhất định là ở trạng thái ngẫu nhiên, vì ở trong mê này, ở trạng thái như của người thường này, mới có thể biểu hiện xuất lai là chư vị có phải đang tu không, chư vị tu có tốt không, chư vị có thể vượt qua hết quan này đến quan khác không. Đó chính là ‘tu luyện’, đó chính là ‘chính ngộ’!
Đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp tạm thời là như vậy. Tương lai sẽ không như thế, tương lai đệ tử Đại Pháp tu luyện sẽ không là trạng thái đó. Bởi vì đệ tử Đại Pháp thời kỳ đó có yêu cầu phải cao, trách nhiệm là lớn, sứ mệnh lịch sử gánh vác là quá lớn, (vỗ tay) vậy trạng thái tu luyện trong mê đã trở thành rất trọng yếu. Do đó không được cho rằng ‘tôi không cảm giác được, tôi không thấy được thực chất tu luyện của tôi thực thì [tôi] không tinh tấn’; mọi người quyết phải hết sức chú ý. Rất nhiều việc trong hoàn cảnh tu luyện là chư vị sẽ gián tiếp biết được, minh bạch được. Thêm Pháp Lý của Đại Pháp nữa, tôi nghĩ rằng đó là đã đủ để khiến chính niệm chư vị mạnh mẽ hơn nữa.
Về Pháp Lý của bộ Pháp mà Sư phụ giảng này, chư vị đang ngồi đây, trước đây có nhiều [người] đã đọc sách trong Phật giáo, trong Đạo giáo, thậm chí đã từng làm cư sỹ, thậm chí đã tu ở đâu đó rồi, thử xem có Pháp Lý được giảng đến bước này không? Có [Pháp] nào giảng hồng đại như thế này, rõ ràng như thế này không? Đây là điều chưa từng có trong lịch sử xưa nay. Nếu chỉ là nói chơi, tôi nghĩ rằng quyết sẽ không có sự tình như thế này xuất hiện, cũng quyết không xuất hiện những sự việc mà chư vị thấy, ác đảng tà linh cũng sẽ không hoảng sợ đến vậy. Những điều mà tôi, Lý Hồng Chí giảng —dùng những gì người thường hiểu biết mà nói— đã siêu việt xa xa lắm khỏi nhận thức của con người hiện đại và phạm trù tri thức hiện đại, thậm chí rất nhiều chỗ mê {ẩn đố} được bàn đến trong nhiều học thuật cũng đều được tôi phá giải rồi; những điều ấy là không thể đọc thấy trong sách, cũng không thể học được từ xã hội. Chư vị trong tu luyện thảy đều biết rồi, đây là Phật Pháp, đây là Đại Pháp của vũ trụ, đây là Pháp chân chính tiết lộ Chân Lý của vũ trụ. Tôi có thể giảng rất rất nhiều điều mà nhân loại cảm thấy hứng thú hơn nữa; nhưng đó là tại bước tiếp sau. [Nguồn gốc] nguyên khởi của nhân loại, những sự việc chi tiết ấy, những chỗ mê {ẩn đố} của từng thời kỳ khác nhau của lịch sử, các chủng các dạng sự kiện tại các thời kỳ khác nhau của nhân loại, các nhân vật khác nhau trong lịch sử, những hiện tượng ‘bất minh’ mà người ta không tin, kể cả những Thần Tiên vân vân và vân vân, trong tương lai đều sẽ triển hiện xuất lai trong hiện thực xã hội nhân loại. Bấy giờ tôi sẽ dùng phương thức khác để dẫn dắt đệ tử Đại Pháp tương lai, dùng phương thức khác để cấp cho họ từng trạng thái tu luyện. Còn hôm nay thì chính là thế này.
Các đệ tử Đại Pháp, [trong suốt] một mạch cho đến bước cuối khi chư vị đạt viên mãn, thì chư vị vẫn đang được khảo nghiệm xem có thể đạt không, liên tục đến khi chư vị chỉ còn một bước nữa là xong việc thì đều có thể là một khảo nghiệm vô cùng then chốt, vô cùng then chốt đối với chư vị; vì mỗi bước đối với tu luyện của chư vị, đối với khảo nghiệm của chư vị đều càng ngày càng then chốt, nhất là đến giai đoạn cuối cùng. Như chư vị đã biết những loạn thần kia của cựu vũ trụ, chừng nào chúng còn ở đó, chúng sẽ muốn điều khiển cho đến cuối cùng. Chư vị không đạt [gì đó] là chúng nhất định nghĩ biện pháp khiến chư vị rơi rụng xuống. Chúng biết rằng, Lý Hồng Chí sẽ không xả bỏ chư vị, vậy chúng sẽ tìm các loại phương thức để khiến chư vị rơi rớt xuống. Người ta hễ sai một niệm, liền sẽ khiến bản thân phát sinh dao động. Vậy nên càng về cuối thì khảo nghiệm đối với chư vị cũng càng nghiêm khắc, càng then chốt.
Một thời gian dài trong trạng thái bị bức hại như thế này, các đệ tử Đại Pháp vẫn đang kiên định, không ngừng chứng thực Pháp, rất vất vả, những gì đắc được đã không dễ, [nên] càng không thể giải đãi. Không được chỉ vì nhất thời hồ đồ, hoặc là dần dần phóng túng bản thân, mà khiến cho bản thân mình thoát ly khỏi trạng thái tu luyện này; cơ duyên hễ mất thì mọi thứ sẽ là hết rồi. Tà ác là nghĩ mọi biện pháp để lôi chư vị xuống, có những Thần mà chúng chẳng hề muốn để chư vị tu lên. Chư vị không được có cách nghĩ thế này: ‘Chúng cũng là muốn tốt cho tôi, để cho tôi tu lên’. Không phải đâu! Chúng là nghĩ mọi biện pháp để lôi chư vị xuống, không cho chư vị lên. Chư vị cần suy nghĩ như thế, [và] thực chất cũng chính là như thế. Chư Thần các cảnh giới khác nhau ôm giữ các cách nghĩ của các cảnh giới khác nhau; trong Chính Pháp họ không thấy được chân tướng của vũ trụ cuối cùng sẽ là gì; có những [vị] không phục Chính Pháp và các đệ tử Đại Pháp. Chỉ có những [vị nào] biết được chân tướng, họ mới thấy tính nghiêm trọng của vấn đề này, họ mới không dám làm ẩu. Giả sử chỉnh thể Chính Pháp vũ trụ lần này thất bại, thì vũ trụ sẽ không tồn tại nữa, hết thảy sẽ giải thể hết. Bản nguyên vật chất cũng giải thể hết, nếu muốn trong thiên thể vô vật mà hình thành gì đó lại mới, thì quá trình đó quả là một quá trình thời gian lâu đáng sợ lắm; ngoài ra không có cơ duyên này, không có điều kiện này thì cũng không hình thành được.
Các đệ tử Đại Pháp đều biết, những điều tôi giảng càng giảng càng cao, càng giảng càng lớn, càng đưa một số sự việc trong Chính Pháp triển hiện xuất lai. Là đệ tử mới mà nói, là học viên không tinh tấn mà nói, khả năng là với năng lực lý giải của chư vị càng dễ tạo thành [như] không liền mạch, càng dễ khiến lý giải không [thông]. Không còn cách [khác], tôi phải từ chỉnh thể hình thế Chính Pháp mà giảng Pháp, vậy nên phải giảng như thế. Tôi mong rằng tất cả những ai đã đắc bộ Pháp này đều có thể trân quý Ông; đừng để mất cơ duyên lần này. Quá khứ vào thời đầu giảng Pháp tôi đã từng nói về lời thế này, nếu tôi không độ được chư vị thì không ai độ được chư vị đâu. Thực ra không chỉ là không độ được, mà là sẽ không còn có cơ duyên như thế này nữa đâu, bởi vì nhân loại lần này đi đến bước này đã là đến cuối cùng rồi. Lần Chính Pháp và Pháp Chính Nhân Gian này kết thúc rồi, thì lần nhân loại tiếp theo sẽ là tân nhân loại rồi; những người có thể [được] quá độ vượt qua thì cũng sẽ phát sinh biến hoá, ngay cả ngoại hình đều sẽ phát sinh biến hoá.
Thôi không giảng thêm nữa; mong rằng mọi người cuối cùng càng ngày càng tốt hơn, quyết không được giải đãi, quyết không được phóng túng, nhất quyết không thờ ơ. Lại nữa, tôi vừa giảng rồi, một khâu khiếm khuyết của đệ tử Đại Pháp, một thứ còn thiếu sót, chính là vấn đề nghe không lọt những phê bình giữa [mọi người] với nhau. Không được không tiếp thu ý kiến chính diện, thậm chí ý kiến phản diện của người khác, không được không cho động chạm đến, cái tâm ấy bắt đầu từ bây giờ là phải trừ bỏ. Đây không phải là một vấn đề về đề cao lên một điểm mà tôi yêu cầu mọi người trong giảng Pháp bình thường, đây là vấn đề rất then chốt, rất lớn cuối cùng mà ngay hiện nay phải gỡ bỏ. [Tôi] giảng đến vậy thôi. (vỗ tay nhiệt liệt thời gian lâu)
Các học viên ở phía cuối cùng đều nghe rõ cả chứ, phải không? (vỗ tay) Các học viên ở phía cuối dẫu xa cũng không sao, vô số Pháp thân của tôi đều đang ở sau lưng chư vị. (Sư phụ cười) (các đệ tử vỗ tay nhiệt liệt)
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn giải chữ nghĩa, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch từ bản gốc tiếng Hán: //minghui.ca/mh/articles/2006/3/26/123734.html.
Có tham khảo bản tiếng Anh: //en.minghui.org/emh/articles/2006/4/1/2006_LA_Lecture.html.
Dịch ngày: 12-2-2008. Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.
▪ [1] bảo mã: ngựa quý (theo nghĩa từng chữ), và cũng là tên của hãng xe hơi BMW theo cách đọc của người Hoa; chỗ này chơi chữ.
▪ an dật: nhàn tản, an nhàn, không nỗ lực tinh tấn.
▪ bàng quan: chỉ nhìn, quan sát mà không có can thiệp hay hành động gì.
▪ bàng đại: mênh mang to lớn.
▪ chính phụ: chính và phản (phụ) diện.
▪ chủ lưu: dòng chính, dòng chủ đạo; thành phần chính (trong xã hội).
▪ cự đại: to lớn, vĩ đại.
▪ Cửu Bình: Chín bài bình luận về đảng cộng sản, một xê-ri các bài luận do Đại Kỷ Nguyên (www.dajiyuan.com) công bố.
▪ cương trì: căng thẳng, làm găng.
▪ dự ngôn: tiên tri, lời dự báo.
▪ đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu: bị đánh không đấm trả, bị chửi không nói lại (diễn trên chữ nghĩa).
▪ độ nhân: cứu độ con người.
▪ đồng nhất thủ ca: khi một học viên bị ép tẩy não là phải hát một bài tên như vậy, sau Trung Cộng đẻ ra chương trình mang cái tên này trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) (//minghui.ca/mh/articles/2003/8/18/55799.html); một số đoàn diễn do Trung Cộng phái xuất ra nước ngoài cũng diễn những thứ ma quỷ này để xuất khẩu văn hoá Đảng.
▪ Đường nhân: người triều đại nhà Đường, người Hoa nói chung; trong bài này, khu phố Đường nhân được dịch là khu phố Tàu.
▪ giải đãi: lười nhác, biếng, chểnh mảng, không cố gắng nỗ lực; giải đãi là trái nghĩa với tinh tấn.
▪ giai tầng: giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
▪ giáng hạ: rớt xuống; trái với thăng hoa là thăng lên trên.
▪ hiệp điệu: cùng điệu, phối hợp [với nhau].
▪ hồng đại: to lớn, mênh mang.
▪ lậu: rò gỉ, tạm hiểu là thiếu sót, chưa hoàn thiện; vô lậu không còn khiếm khuyết, đã hoàn thiện; hữu lậu còn thiếu sót, chưa hoàn thiện, chưa viên mãn.
▪ nội tu: tu bên trong, hướng nội mà tu.
▪ ngoại tinh nhân: tạm dịch là người ngoài hành tinh.
▪ nhân thể: thân thể người.
▪ Ông: Sư phụ gọi Pháp, Chân-Thiện-Nhẫn, cuốn «Chuyển Pháp Luân»,… bằng ngôi thứ 3 chỉ người, vậy từ nay sẽ người dịch sẽ dịch là Ông cho sát hơn với nguyên tác.
▪ phúc báo: báo ứng tốt lành, phước báo.
▪ quan: cửa, cửa ải, khảo nghiệm; quá quan → vượt quan, vượt qua khảo nghiệm.
▪ tà linh: linh thể tà ác; có những lúc là để nói về tà linh cộng sản.
▪ tà ngộ: ngộ theo đường tà, hiểu sai Pháp; cũng có nghĩa là hiểu sai và lạc theo ác đảng tà ác.
▪ tam thoái: thoái đảng/đoàn/đội, thoái xuất khỏi các tổ chức liên quan đến Trung Cộng.
▪ Tân Đường Nhân điện thị đài: Đài truyền hình Tân Đường Nhân (//www.ntdtv.com/); tiếng anh viết là New Tang Dynasty TV. Tân Đường nhân hiểu theo nghĩ của chữ là người triều đại nhà Đường mới; người Hoa vẫn thường tự gọi mình là người nhà Đường.
▪ tầng: dịch từ từ tầng, tầng thứ mà Sư phụ thường dùng.
▪ thể hệ: hệ thống; hệ các hệ thống, hệ thống các thiên thể.
▪ thống chiến: thống nhất thành cùng phe; thủ đoạn chính trị mà Trung Cộng vẫn dùng trong lịch sử. Khi cần hỗ trợ của tầng lớp địa chủ tiểu tư sản thì tỏ ra cùng phe, nhưng sau lại đàn áp; khi cần ủng hộ của trí thức, thì cũng đề cao tầng lớp trí thức, sau thì coi đó là giai cấp xấu; khi cần ủng hộ của nông dân công nhân thì gọi đó là giai cấp tiên phong, nhưng sau bần cùng hoá họ, còn bản thân đảng viên trở thành thế hệ tư bản đỏ.
▪ Toàn cầu Hoa nhân vãn hội: Dạ hội người Hoa toàn cầu; tiếng Anh viết là Chinese New Year Global Gala.
▪ Trung Cộng: Đảng cộng sản Trung Quốc.
▪ vô tỷ: không [gì] sánh được.
▪ xuân tiết liên hoan: tên một chương trình đón xuân chiếu trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).